SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
PHẠM THU HƯƠNG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62 34 04 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2017
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hữu Tùng
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Kế Tuấn
Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Phản biện 2: TS Đặng Huy Thái
Trường ĐH Mỏ - Địa chất
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Định
Trường ĐH Quốc gia Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …. giờ … ngày …
tháng… năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1- Thư viện quốc gia
2- Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới góc độ lý thuyết, NLCT của DN luôn là mối quan tâm hàng đầu
không chỉ của các DN mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà
nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Có khá nhiều nghiên cứu về NLCT
của DN đã được thực hiện, tuy nhiên khái niệm về NLCT của DN vẫn
chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhân tố
tác động đến NLCT của DN cũng được tiếp cận theo nhiều hướng
nghiên cứu khác nhau, đặc biệt có rất ít các nghiên cứu về NLCT của
DNNVV ở cả trong và ngoài nước tiếp cận dựa trên lý thuyết về năng
lực của DN.
Theo Sanchez & Heence (1996, 2004) thì năng lực cạnh tranh của
DN dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của DN nhằm tạo ra lợi thế
cạnh tranh. “Năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì,
triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp công ty
đạt được mục tiêu của nó” (Sanchez & Heene, 1996, 2004). Như vậy,
tiếp cận dựa trên nguồn lực dựa vào lợi thế nguồn lực của DN so với đối
thủ cạnh tranh còn tiếp cận dựa trên năng lực thì dựa vào khả năng kết
hợp các nguồn lực để tạo ra năng lực - đòi hỏi DN phải năng động, hệ
thống, nhận thức và toàn diện trong quản lý chiến lược (Sanchez, 2008).
Bản chất của năng lực cạnh tranh đã được chuyển hướng chú trọng vào
năng lực thay vì nguồn lực (Sanchez & Heence, 1996, Sanchez, 2001;
Freiling & ctg, 2008). Theo quan điểm dựa trên năng lực của DN thì
năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt hiệu
quả cao (Grant,1996; Jackson, Hitt & DeNisi, 2003; Teece, Pisano
& Shuen, 1997; Sanchez & Heence, 1996, 2004; Sanchez, 2008).
Dưới góc độ thực tiễn, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới,
các DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội
khối lượng hàng hóa lớn và giải quyết nhiều việc làm cho người lao
động, các DNNVV còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận
dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương.
Mặt khác, DNNVV giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các DN lớn tạo thành
mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển.
Tại Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2014,
DNNVV chiếm hơn 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và
2
đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách [21]. Bên cạnh ưu thế về dễ
khởi nghiệp, linh hoạt, phát huy được nghề truyền thống, là vườn ươm
tài năng kinh doanh thì các DNNVV Việt Nam lại có quy mô nhỏ, trình
độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận vốn
vay hạn chế [10]. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO,
là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và đang tiếp tục thực hiện
lộ trình đã cam kết hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới qua các
hiệp định thương mại đã tham gia. Quá trình hội nhập kinh tế vừa mang
lại cho DNNVV những lợi ích nhưng cũng tạo những thách thức to lớn
đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng và khó
lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng
gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã tạo ra nhiều thách thức
đối với các DNNVV Việt Nam.
Đứng trước các thách thức đó, để tồn tại và phát triển bền vững, cạnh
tranh ngang bằng với các DN trên thế giới, các DNNVV Việt Nam phải
không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các lợi thế cạnh tranh
của riêng mình.
Để đáp ứng yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các
nghiên cứu trước tác giả lựa chọn đề tài:"Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm nội
dung nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về NLCT và các
nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, qua đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao NLCT của DNNVV ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là NLCT và các nhân tố ảnh hưởng
đến NLCT của DNNVV ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện đối với
các DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đang hoạt động
trong các lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ; Xây dựng và Công nghiệp. Đối
với các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV, luận án chỉ nghiên
cứu tác động của các nhân tố bên trong đến NLCT của DNNVV.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án
được thu thập trong giai đoạn 2011-2015. Số liệu điều tra sơ cấp được
thu thập trong năm 2015.
3
- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các
DNNVV trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà nội, đây là nơi có số lượng
DNNVV tập trung đông nhất trên cả nước hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp
nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng.
Nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT
của DNNVV, nghiên cứu định lượng để xây dựng thang đo và đo lường
các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV. Nội dung các phương
pháp này được mô tả chi tiết trong chương 3 của luận án.
Công cụ xử lý số liệu được sử dụng trong luận án là phần mềm SPSS
với các công cụ chủ yếu như: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố
khám phá EFA - Exploratory Factor Analysis; phân tích phương sai;
phân tích tương quan và hồi quy...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã
xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm
của DNNVV Việt Nam đồng thời đánh giá được mức độ tác động của
từng nhân tố đến NLCT của DNNVV.
* Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc phân tích thực trạng NLCT và các nhân tố ảnh hưởng
đến NLCT của DNNVV tại thành phố Hà nội, luận án đã đề xuất được
một số giải pháp chủ yếu để nâng cao NLCT của DNNVV ở Việt Nam.
Bên cạnh đó luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các DNNVV, cho
các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao
NLCT cho các DNNVV ở Việt Nam hiện nay.
7. Điểm mới của luận án
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, luận án
đã đưa ra quan điểm về NLCT của DNNVV theo lý thuyết năng lực,
khác với các nghiên cứu trong nước trước đây chủ yếu tiếp cận NLCT
theo lý thuyết cạnh tranh truyền thống.
Luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với
đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam một cách có hệ thống, đồng thời đã
4
đánh giá được mức tác động của các nhân tố này đến NLCT của
DNNVV.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, luận án đã bổ sung thêm
nhân tố: Năng lực thiết lập các mối quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh
hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam, đồng thời kiểm định và phát
triển thang đo nhân tố này. Đây là một nội dung mới mà chưa có nghiên
cứu nào đã thực hiện trước đây.
8. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, luận án được chia thành 4 chương được trình bày
với kết cấu như sau:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu và định hướng
nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Chương 3. Thiết kế nghiên cứu
Chương 4. Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNVV qua kết quả
nghiên cứu và các khuyến nghị
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
Tổng thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như
Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005), Flanagan và cộng sự (2007) đã
chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh
tranh trên thế giới bước vào thời kỳ "bùng nổ" với số lượng công trình
nghiên cứu được công bố rất lớn. Các hướng nghiên cứu về NLCT qua
nghiên cứu của tác giả được chia thành 5 hướng chính:
(1)NLCT tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền
thống;(2) NLCT tiếp cận theo chuỗi giá trị;(3)NLCT tiếp cận theo định
hướng thị trường; (4)NLCT tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN; (5)
NLCT tiếp cận theo lý thuyết năng lực
Năng lực cạnh tranh tiếp cận từ lý thuyết năng lực
Quan điểm cạnh tranh dựa trên năng lực (Competence-based View -
CBV) của DN tập trung vào khả năng sử dụng, kết hợp tài sản, nguồn,
năng lực nhằm đạt được tăng trưởng và hiệu quả tổng thể của tổ chức.
5
Nó được phát triển chủ đạo bởi các nghiên cứu của Barney (1991),
Wernerfelt (1984), Peteraf (1993), Sanchez & Heene (1996, 2004, 2008,
2010). Đặc biệt, lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực tương thích với lý
thuyết tiến hóa trong việc phân tích các mối tương tác kinh tế giữa DN
và môi trường tạo ra thông qua sự ảnh hưởng bởi sự thay đổi liên tục
(Freiling, 2004; Freiling & ctg, 2008). Nổi bật trong quan điểm nền tảng
năng lực là giả định rằng môi trường công ty là năng động và do vậy yêu
cầu phải xây dựng năng lực và tận dụng năng lực liên tục để duy trì lợi
thế cạnh tranh (Sanchez & Heene, 1996).
Lý thuyết dựa trên năng lực thông qua một tập hợp các khái niệm nền
tảng của các thực thể nguyên thủy mà nó đại diện và sử dụng làm cơ sở cho
việc phân tích DN, thị trường và sự tương tác của chúng (cả cạnh tranh và
hợp tác). Các thực thể này bao gồm: Tài sản, Khả năng, Năng lực
- Tài sản là bất cứ gì hữu hình hoặc vô hình có thể có ích cho một
công ty trong việc phát triển và thực hiện các sản phẩm (phần cứng, phần
mềm hoặc dịch vụ) để tạo ra giá trị kinh tế trong thị trường sản phẩm của
mình. Tài sản có thể là tài sản cụ thể của DN (Firm-specific) hay được
tiếp cận của công ty từ thị trường yếu tố nguồn lực (Firm-addressable).
Các nguồn lực (resources) là những tài sản mà một DN thực sự có thể
truy cập và sử dụng (access and use) trong quá trình triển khai và phát
triển các sản phẩm để tạo ra giá trị trong thị trường của mình. Sự khác
biệt giữa tài sản và nguồn lực được giải thích để làm cho rõ ràng rằng
không phải tất cả các tài sản sẽ nhất thiết phải là các nguồn lực cho một
công ty (Sanchez & Heence, 1996).
- Khả năng được định nghĩa là “mẫu lặp lại hành động” (Sanchez &
Heene,1996) mà một công ty có thể tích hợp, xây dựng và cấu trúc lại để
tạo ra năng lực cho phép nó thực hiện giá trị gia tăng. Khả năng là
phương tiện mà các nguồn lực của công ty được triển khai bởi các nhà
quản lý của nó (Amit & Schoemaker, 1993; Sanchez & Heene, 1996).
Hubbard & ctg (2008) cho rằng, trong lý thuyết CBV có hai loại chính
của khả năng là (1) “khả năng thông thường - ordinary capabilities” được
sử dụng trong điều hành hàng ngày của DN và (2) “khả năng năng động
– dynamic capabilities” cho phép chuyển hóa “khả năng thông thường”
của một công ty (Winter, 2003). Khả năng động của một công ty là cần
thiết để đáp ứng thành công với những thay đổi trên thị trường (giới
thiệu công nghệ mới hoặc các sản phẩm và dịch vụ mới) (Teece & ctg,
6
1997). Khả năng động bao gồm các quá trình mang tính chất như sự phát
triển của sản phẩm, đưa ra quyết định chiến lược và các quá trình liên kết
cho phép một công ty xây dựng năng lực mới (Eisenhardt & Martin,
2000). Trong thị trường năng động, khả năng động của một DN là rất
cần thiết cho thích ứng dài hạn và sự sống còn, vì chúng hoạt động để
kéo dài, cải tiến, hoặc tạo ra khả năng thông thường - những khả năng
mà cho phép một công ty để tồn tại trong ngắn hạn (Winter, 2003).
Sanchez & Heence (1996) định nghĩa khả năng tích hợp như khả
năng kết hợp và tái kết hợp các nguồn lực của công ty. Khả năng hoạt
động nhằm thay đổi ranh giới của DN từ đó tạo ra dòng chảy có khả
năng sản xuất và tạo ra giá trị của tri thức bên trong và ngoài ranh giới
của DN. Như vậy, khả năng tích hợp bổ sung cho khả năng năng động,
và có thể được phân biệt chúng bằng cách tập trung vào việc xác định và
thực hiện các ranh giới công ty phù hợp.
Khả năng năng động của DN là sử dụng năng lực của mình để kết
hợp và tái kết hợp khả năng hoạt động hiện tại và mới để đáp ứng với
những thay đổi trên thị trường. Khả năng tích hợp bổ sung vào khả năng
năng động bằng cách làm cho DN tổ chức nguồn lực và khả năng hoạt
động, phát triển hiệu quả nội bộ và cơ sở quản lý tri thức của công ty.
Theo quan điểm năng lực, khả năng tích hợp cung cấp sự phối hợp cần
thiết các nguồn lực của DN và khả năng khác nhau. Năng lực của một
công ty sau đó được tạo ra bằng cách kết hợp và tái kết hợp, khả năng
năng động, và tích hợp thông thường để tạo ra giá trị trong thị trường
mục tiêu thông qua việc sản xuất, sử dụng các nguồn lực chiến lược của
công ty (Sanchez & Heence, 1996).
Như vậy, “các nguồn lực và khả năng” đề cập đến tất cả các tài sản
mà DN có thể sử dụng để phát triển và triển khai với mục tiêu sản xuất
và cung cấp sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng lợi nhuận. Tài sản bao gồm
tất cả các yếu tố đầu vào tài chính, vật chất, trí tuệ, công nghệ và tổ chức
mà DN sử dụng để phát triển, sản xuất, sửa đổi, cải tiến và cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng. Sau đó, khả năng của
công ty có thể là tập trung trong hoạt động điều hành, và mỗi loại khả
năng của DN có một chu kỳ sống khác nhau (Helfat & Peteraf, 2003).
Khả năng điều hành của một công ty cấu thành năng lực của công ty để
kết hợp, lắp ráp, và triển khai các tài sản khác nhau mà nó sử dụng với
cách thức định trước, hoạt động, thói quen, quy trình, hệ thống và các kỹ
7
năng của nhân viên để làm cho sản phẩm và dịch vụ là một nguồn lợi
nhuận tiềm năng của công ty. Chúng thường bao gồm các hoạt động
công ty đã t ập trung vào năng lực quản lý, kỹ thuật và tiếp thị (Spanos &
Lioukas, 2001).
- Năng lực là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và
khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu trong những bối cảnh
cạnh tranh (Sanchezb& Heene, 1996, 2004) - đòi hỏi sự phối hợp của cả
nguồn lực và khả năng và do đó chiếm một cấp độ thứ bậc cao hơn so
với các nguồn lực và khả năng. Năng lực cũng có thể được xem như là
biểu hiện của “quá trình học hỏi liên quan đến công ty, đặc biệt là làm
thế nào để phối hợp các kỹ năng sản xuất đa dạng và tích hợp nhiều dòng
công nghệ” (Prahalad & Hamel, 1990; Ljungquist, 2007). Các công ty
khác nhau không chỉ trong nguồn gốc của các nguồn lực và khả năng,
mà còn ở khả năng triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng của
mình. Do đó, các công ty cạnh tranh dựa vào năng lực và khả năng khác
nhau của mình.
Năng lực là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của DN. Nó
trực tiếp phản ánh bản chất cấu trúc nguồn lực của DN đưa ra theo thời
gian bởi khả năng năng động. Điều này phù hợp với nghiên cứu cho thấy
rằng trong môi trường thay đổi liên tục thì các nguồn lực của công ty
không nhất thiết phải là hiếm, có giá trị, không thể bắt chước và không
thể thay thế (Barney, 1991; Eisenhardt & Martin, 2000), mà nhấn mạnh
đến sự phù hợp về các mối quan hệ hệ thống nguồn lực của DN (Sanchez
& Heene, 1996, 2004) và sự kết hợp mới của các nguồn lực có thể là
nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể
bắt chước hoặc cải tiến trong dài hạn (Galunic & Rodan,1998).
1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp
Nghiên cứu NLCT của DN “lý thuyết, khung phân tích và mô
hình” của tác giả Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về
NLCT ở cấp độ DN. Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt
động quản trị trong DN và NLCT. Nghiên cứu của Thompson,
Strickland & Gamble (2007) đã đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến
NLCT tổng thể của một DN dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy tín, công
nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi
phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và
trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi). Nghiên cứu của Onar &
8
Polat (2010) về các nhân tố tác động tới NLCT và lựa chọn chiến lược
kinh doanh của 104 DN niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Istabul -
Thổ Nhĩ Kỳ
1.2. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài cho thấy: quan điểm
năng lực cạnh tranh của DN từ nguồn lực nội tại đã xác định thành công
của DN xuất phát từ những tài sản, nguồn lực và năng lực tạo ra giá trị
gia tăng, từ đó nâng cao NLCT của DN. Trong khi đó, quan điểm định
hướng thị trường, DN thành công đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp
nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường năng động. Như vậy, cả lý thuyết
định hướng thị trường (Kohli & Jaworski 1990; Narver & Slater 1990;
Day, 1994), dựa vào nguồn lực (Barney,1991), dựa trên năng lực
(Sanchez & Heene, 1996) đã trực tiếp giải quyết các thách thức cơ bản
nhất ở trung tâm của sự sống còn đối với DN: Những gì tạo ra NLCT và
làm thế nào duy trì được sự phát triển của DN.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã được thực hiện trên cơ sở các DN ở
nước ngoài, so với DN Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều
kiện nghiên cứu. Trong khi đó, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về
các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV theo hướng tiếp cận từ lý
thuyết năng lực. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu của luận án là các
DNNVV Việt Nam, các DNNVV đang hoạt động trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, chắc
chắn có sự khác biệt nhất định so với nền kinh tế thị trường ở các nước
phát triển. Do vậy, mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT
của DNNVV ở Việt Nam chắc chắn có nhiều khác biệt so với các mô hình
đã được nghiên cứu ở nước ngoài.
Tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy các đề tài nghiên cứu
về NLCT đã đề cập tới các nhân tố tác động đến NLCT và đánh giá thực
trạng NLCT của các đối tượng nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những nhận
định chủ quan về NLCT mà chưa đánh giá, xây dựng thang đo và lượng
hóa sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới NLCT. Mặt khác, hiện nay chưa
có nghiên cứu thực nghiệm nào ở quy mô luận án Tiến sỹ nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cũng như mức độ tác động của các
nhân tố này tới NLCT của DNNVV một cách có hệ thống, đặc biệt chưa
có nghiên cứu nào về NLCT của DNNVV tiếp cận từ lý thuyết năng lực.
Đây sẽ là hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án khi xem xét về NLCT
và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV.
9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan các nghiên cứu về NLCT của DN.
Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy các hướng nghiên cứu về NLCT
được chia thành 5 hướng chính: (1)NLCT tiếp cận theo quan điểm của lý
thuyết cạnh tranh truyền thống;(2) NLCT tiếp cận theo chuỗi giá
trị;(3)NLCT tiếp cận theo định hướng thị trường; (4) NLCT tiếp cận theo
lý thuyết nguồn lực DN; (5) NLCT tiếp cận theo lý thuyết năng lực.
Tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy các đề tài nghiên cứu
về NLCT đã đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT và đánh giá
thực trạng NLCT của các đối tượng nghiên cứu từ đó đưa ra những nhận
định chủ quan về NLCT mà chưa đánh giá, xây dựng thang đo và lượng
hóa sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới NLCT. Mặt khác, hiện nay chưa
có nghiên cứu thực nghiệm nào ở quy mô luận án Tiến sỹ nghiên cứu về
NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam
một cách có hệ thống, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về NLCT của
DNNVV tiếp cận từ lý thuyết năng lực.
Để thực theo hướng nghiên cứu này, chương 2 của luận án sẽ xem xét
cơ sở lý thuyết về NLCT tiếp cận từ lý thuyết năng lực và các đặc điểm
riêng của loại hình DNNVV ở Việt Nam
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV Việt Nam là những DN có quy mô về vốn hoặc lao động thỏa
mãn các quy định của Chính phủ, tương ứng với từng ngành nghề khác
nhau
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác, sử dụng các
yếu tố năng lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt
được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng
với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
2.1.3. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
- Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Năng suất các yếu tố sản xuất
10
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DNNVV
Năng lực tổ chức quản lý DN
Năng lực Marketing
Năng lực Tài chính
Năng lực
tiếp cận và đổi mới CN
Năng lực
Tổ chức dịch vụ
Năng lực
Tạo lập mối quan hệ
H1
H2
H3
H4
H5
H6
- Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp
- Khả năng thu hút nguồn lực
- Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
- Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
(1) Năng lực tổ chức quản lý DN
(2) Năng lực Marketing
(3) Năng lực tài chính
(4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ
(5) Năng lực tổ chức dịch vụ
(6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ.
- Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Theo lô gíc truyền thống, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân chia thành các nhóm
sau đây: thị trường, thể chế - chính sách, kết cấu hạ tầng, các ngành hỗ
trợ.
2.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hình 2.4. Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT
của DNNVV
11
Hàm tổng quát của mô hình có dạng:
Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6)
Trong đó:
X1: Năng lực tổ chức quản lý DN (QL)
X2: Năng lực Marketing (MA)
X3: Năng lực tài chính (TC)
X4: Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN)
X5: Năng lực tổ chức dịch vụ (DV)
X6: Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH)
Y: Năng lực cạnh tranh của DNNVV
Các giả thiết của mô hình:
H1: Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức quản lý DN đến
NLCT của DN
H2: Có sự tác động dương của Năng lực Marketing đến NLCT của
DN
H3: Có sự tác động dương của Năng lực tài chính đến NLCT của DN
H4: Có sự tác động dương của Năng lực tiếp cận và đổi mới công
nghệ đến NLCT của DN
H5: Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức dịch vụ đến NLCT
của DN
H6: Có sự tác động dương của Năng lực tạo lập các mối quan hệ đến
NLCT của DN
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 của luận án đã xây dựng khung lý thuyết nghiên
cứu về NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV Việt
Nam. Theo quan điểm của tác giả thì cách tiếp cận NLCT theo lý thuyết
năng lực là phù hợp với đặc điểm của các DNNVV và các điều kiện về
môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Với quan điểm này, khái
niệm về NLCT của DNNVV được hiểu như sau:
Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác, sử dụng các yếu
tố năng lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được
kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với
những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Với cách tiếp cận NLCT như trên, chương 2 của luận án cũng đã xác
định được 6 nhóm nhân tố và khái niệm về từng nhân tố ảnh hưởng đến
NLCT của DNNVV Việt Nam, các nhóm nhân tố này bao gồm:(1) Năng
12
Tổng quan
tài liệu
Xây dựng đề
cương phỏng vấn
sâu các chuyên gia
và thực hiện
phỏng vấn
Xây dựng và phát
triển thang đo các
nhân tố tác động đến
NLCT của DNNVV
Tổng hợp sơ bộ
các nhân tố tác
động đến NLCT
của DNNVV
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định tính
lực tổ chức quản lý DN; (2) Năng lực Marketing; (3) Năng lực tài chính;
(4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; (5) Năng lực tổ chức dịch
vụ và (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ.
Việc xây dựng thang đo của từng nhân tố và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến NLCT của DNNVV sẽ được trình bày chi tiết
trong chương 3 của luận án
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Do đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là
phương pháp hỗn hợp, kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
3.2. Nghiên cứu định tính
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu định tính ở trên, luận án đã xác
định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV và các chỉ
tiêu đo lường từng nhân tố như trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thang đo các nhân tố tác động đến
NLCT của DNNVV Việt Nam
Nhân tố Biến quan sát Tính chất thang đo
1.Năng lực
tổ chức
quản lý DN
DN có bộ máy tổ chức hoạt động
hiệu quả, linh hoạt
Kế thừa
Porter, 1980; Ho, 2005;
Tổng hợp ý kiến chuyên gia
DN hoạch định được các chiến lược,
kế hoạch phát triển kinh doanh tốt
Kế thừa
Porter, 1980; Ho, 2005
Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân
sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt
động SXKD của DN
Kế thừa
Porter, 1980; Ho, 2005
Năng lực lãnh đạo của chủ DN
Kế thừa
Porter, 1980; Tổng hợp ý
kiến chuyên gia
2.Năng lực
Marketing
Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu
khách hàng của DN luôn đảm bảo
Kế thừa
Kotler và cộng sự, 2006;
Homburg và cộng sự, 2007;DN luôn phản ứng tốt với đối thủ
13
Nhân tố Biến quan sát Tính chất thang đo
cạnh tranh Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn
Thị Mai Trang, 2011DN có khả năng thích ứng tốt với
biến động của môi trường
Chiến lược phát triển các hoạt động
marketing của DN luôn phát huy
hiệu quả
Kế thừa
Keh và cộng sự, 2007;
Benedetto và cộng sự 2008
Chất lượng mối quan hệ của DN với
khách hàng luôn đảm bảo
Kế thừa
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn
Thị Mai Trang, 2011
3.Năng lực
tài chính
Quy mô nguồn vốn của DN Kế thừa
Phạm Quang Trung, 2012;
Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm,
2010; Thảo luận chuyên gia
Khả năng huy động vốn
Khả năng thanh toán
Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
4.Năng lực
tiếp cận và
đổi mới
công nghệ
Mức độ cập nhật và ứng dụng công
nghệ mới vào hoạt động SXKD
Kế thừa
Hudson 2001; Quian, Li
2003; Thảo luận chuyên gia
Mức độ đầu tư vào nghiên cứu và
triển khai (R&D) công nghệ
Nguồn vốn dành cho đổi mới công nghệ
Khả năng ứng dụng công nghệ mới
vào hoạt động SXKD
5.Năng lực
tổ chức dịch
vụ
Thái độ và cung cách phục vụ của
nhân viên
Kế thừa
A.Parasuraman, Valarie A.
Zeithaml, Leonard L.Berry
Năng lực phục vụ của nhân viên
Kế thừa
Tahir & Bakar 2007; Thảo
luận chuyên gia
Tạo được niềm tin cho khách hàng
Kế thừa
Tahir & Bakar 2007; Thảo
luận chuyên gia
6.Năng lực
tạo lập các
mối quan hệ
Khả năng quan hệ với nhà cung cấp Phát hiện mới
Khả năng quan hệ với các nhà phân
phối
Phát hiện mới
Khả năng quan hệ với các tổ chức
tín dụng
Phát hiện mới
Khả năng liên minh, liên kết với các
DN cùng ngành
Phát hiện mới
Khả năng quan hệ với các cấp chính
quyền tại địa phương
Phát hiện mới
14
Thu thập
kết quả
điều tra
Nhập và
xử lý
số liệu
thô
Kiểm
định
thang đo
Phân tích
nhân tố
khám phá
(EFA)
Phân tích
hệ số khẳng
định CFA
Thang đo chính
thức các nhân tố
ảnh hưởng đến
NLCT của
DNNVV
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo
Thang đo
Mã
hóa
Cronbach’s's
Alpha
1.Năng lực tổ chức quản lý DN QL 0,81
2.Năng lực Marketing MA 0,85
3.Năng lực tài chính TC 0,82
4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ CN 0,86
5.Năng lực tổ chức dịch vụ DV 0,80
6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ QH 0,88
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu được mô tả trong sơ đồ
hình 3.2
Hình 3.2. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng
Bảng 3.5. Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT
của DNNVV Việt Nam
Yếu tố/Biến quan sát Mã hóa
1.Năng lực tổ chức quản lý DN QL
DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt QL01
DN luôn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt khi môi trường
kinh doanh thay đổi
QL02
Lãnh đạo DN có năng lực tổ chức và quản lý tốt QL03
2.Năng lực Marketing MA
Hoạt động marketing trong DN luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách
hàng
MA01
DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường MA02
Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của DN luôn phát huy
hiệu quả
MA03
DN luôn có mối quan hệ tốt với khách hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng
MA04
3.Năng lực tài chính TC
DN luôn có đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu SXKD TC01
15
Yếu tố/Biến quan sát Mã hóa
DN luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động
SXKD
TC02
DN luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ TC03
4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ CN
DN thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động
SXKD
CN01
DN luôn coi trọng đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) công
nghệ mới
CN02
DN có đủ nguồn vốn để đầu tư vào đổi mới công nghệ CN03
5.Năng lực tổ chức dịch vụ DV
Nhân viên của DN luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng DV01
Nhân viên của DN có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng mọi yêu cầu
của khách hàng
DV02
Nhân viên của DN luôn được khách hàng tin tưởng DV03
6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ QH
DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp QH01
DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà phân phối QH02
DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng QH03
DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với chính quyền QH04
DN đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các DN trong ngành QH05
Năng lực cạnh tranh hiện tại của DN
DN đang cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành NL01
DN là một đối thủ cạnh tranh mạnh NL02
DN đã tận dụng tốt 6 yếu tố năng lực trên trong hoạt động sản xuất
kinh doanh
NL03
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày phương pháp và quy trình nghiên cứu được sử
dụng trong luận án. Phương pháp nghiên cứu trong luận án bao gồm một
sự kết hợp của phương pháp định tính và định lượng. Nội dung nghiên
cứu định tính trong chương này đã trình bày phương pháp thực hiện và
kết quả nghiên cứu định tính xác định thang đo sơ bộ 6 nhân tố ảnh
hưởng đến NLCT của DNNVV với 24 biến quan sát.
Nội dung nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm kiểm định độ tin cậy
của thang đo và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả kiểm định độ
tin cậy (Cronbach’s Alpha) đã loại đi biến MA02 do không đảm bảo
độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã loại đi biến QL02
do không thỏa mãn các giá trị. Chương này cũng đã xác định mô
16
hình nghiên cứu chính thức và trình bày phương pháp cho nghiên
cứu định lượng chính thức.
Như vây thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT bao gồm 6 nhân
tố (không có sự thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu) với 21 biến
quan sát (có 1 biến đã bị loại khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha
và 1 biến bị loại khi phân tích nhân tố EFA) và 1 yếu tố đánh giá
NLCT của DNNVV gồm 3 biến quan sát (không có biến bị loại) sẽ
được đưa vào để thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát chính thức.
Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV
và kết quả khảo sát chính thức sẽ được sử dụng để phân tích thực trạng
NLCT của DNNVV ở Việt Nam trong chương 4 của luận án.
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DNNVV QUA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
4.1.2. Kết quả phân tích hệ số khẳng định CFA (Confirmatory Factor
Analysis)
* Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến
trong thang nănglực tổchức quảnlýDN
Estimate (r) SE CR P-value
QL01 <--- QL 0.796 0.0320 6.368 0.000
QL02 <--- QL 0.853 0.0276 5.322 0.000
QL03 <--- QL 0.808 0.0312 6.157 0.000
* Năng lực Marketing
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến
trong thang đo năng lực Marketing
Estimate (r) SE CR P-value
MA01 <--- MA 0.798 0.0319 6.333 0.000
MA02 <--- MA 0.793 0.0322 6.420 0.000
MA03 <--- MA 0.769 0.0338 6.828 0.000
MA04 <--- MA 0.773 0.0336 6.761 0.000
* Năng lực tài chính
17
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến
trong thang đo năng lực tài chính
Estimate (r) SE CR P-value
TC03 <--- TC 0.801 0.0317 6.281 0.000
TC02 <--- TC 0.756 0.0346 7.043 0.000
TC01 <--- TC 0.812 0.0309 6.086 0.000
* Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến
trong thang đo năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ
Estimate (r) SE CR P-value
CN03 <--- CN 0.705 0.0318 5.361 0.000
CN02 <--- CN 0.826 0.0325 6.489 0.000
CN01 <--- CN 0.815 0.0289 5.400 0.000
* Năng lực tổ chức dịch vụ
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến
trong thang đo năng lực tổ chức dịch vụ
Estimate (r) SE CR P-value
DV01 <--- DV 0.851 0.0278 5.361 0.000
DV02 <--- DV 0.789 0.0325 6.489 0.000
DV03 <--- DV 0.849 0.0280 5.400 0.000
* Năng lực tạo lập các mối quan hệ
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến
trong thang đo năng lực tạo lập các mối quan hệ
Estimate (r) SE CR P-value
QH01 <--- QH 0.74 0.0360 7.416 0.000
QH02 <--- QH 0.76 0.0319 6.333 0.000
QH03 <--- QH 0.78 0.0320 6.351 0.000
QH04 <--- QH 0.84 0.0263 5.023 0.000
QH05 <--- QH 0.75 0.0337 6.794 0.000
18
4.2. Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
4.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả hồi quy trong bảng 4.10 cho thấy, trị số R = 0,756, có
nghĩa mối quan hệ giữa các biến trong mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị
R2
= 0,572 thể hiện sự phù hợp của mô hình, hệ số R2
hiệu chỉnh là 0,560
(giải thích được 6 yếu tố có tác động đến 56,0% NLCT của DNNVV) và
kiểm định F với giá trị F là 70.616 tại mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ là .000.
Bảng 4.10. Bảng tóm tắt hệ số hồi quy
Mô
hình
R
R
2
R
2
hiệu
chỉnh
Độ lệch
chuẩn của
ước lượng
Thống kê thay đổi Durbin-
Watson
R
2
thay
đổi
F
thay
đổi df1 df2
Mức ý
nghĩa
F thay
đổi
1
.756
a .572 .560 .66319992 .572 47.577 6 368 .000 2.146
Mức độ phù hợp của mô hình:
- Kết quả đánh giá giá trị R2
ở trên cho biết được mô hình hồi quy
tuyến tính đã xây dựng là phù hợp. Tuy nhiên để có thể suy diễn mô hình
này thành mô hình của tổng thể ta cần phải tiến hành kiểm định F thông
qua phân tích phương sai.
- Theo kết quả trong bảng 4.11 phân tích phương sai (ANOVA)
cho thấy Sig.= 0,000 <0,01. Như vậy, mô hình các nhân tố tác động đến
NLCT của DNNVV phù hợp với dữ liệu thực tế nghiên cứu. Hay nói
cách khác, các biến độc lập có liên quan tuyến tính với các biến phụ
thuộc với mức độ tin cậy 99%.
Bảng 4.11. Phân tích phương sai (ANOVA
b
)
Mô hình Tổng bình
phương
df Bình phương
trung bình
F Sig.
Hồi qui 146.481 620.926 47.577
.000
a
Phần dư 109.519 249 .440
Tổng 368.000 368
Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả
19
Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến NLCT của
DNNVV được trình bày trong bảng 4.12 sau.
Bảng 4.12. Bảng hệ số hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn
hóa
Giá trị
t
Mức ý
nghĩa
Sig
Thống kê đa
cộng tuyến
Trọng số
hồi quy
Sai lệch
chuẩn
Beta
Hệ số
chấp
nhận
Hệ số
phóng đại
phương sai
VIF
Hằng số 1,51E-13 .041
X1 .383 .041 .383 9.237 .000 .714 1.401
X2 .145 .041 .145 3.501 .001 .750 1.334
X3 .388 .041 .388 9.366 .000 .608 1.645
X4 .279 .041 .279 6.725 .000 .480 2.083
X5 .139 .041 .139 3.356 .001 .614 1.628
X6 .234 .041 .234 5.643 .000 .820 1.219
Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả
Kết quả kiểm định các giả định của mô hình hồi quy rút ra từ
phương pháp Enter cũng cho thấy các giả định không bị vi phạm và
không có hiện tượng đa cộng tuyến vì VIF nhỏ hơn 3.
Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy 6 biến độc lập của mô hình đều có ý
nghĩa thống kê vì có giá trị Sig.< 0,01(ở mức độ tin cậy đạt 99%), hơn
nữa các hệ số hồi quy này đều >0, có nghĩa, chúng đều có tác động
dương đến NLCT của DNNVV theo các mức độ khác nhau
Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Y = 0,383X1 + 0,145X2 + 0,388X3 + 0,279X4 + 0,139X5 + 0,234X6
Với kết quả phân tích hồi quy từ bảng 4.12 có thể sắp xếp các nhân tố theo
mức độ tác động đến NLCT của DNNVV từ cao xuống thấp như sau:
Bảng 4.13. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV
Biến Tên gọi
Mức độ tác động
(Hệ số Beta)
X3 Năng lực tài chính (TC) .388
X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) .383
X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) .279
X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) .234
X2 Năng lực Marketing (MA) .145
X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) .139
20
Mô hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố tới NLCT của
DNNVV được viết lại như sau:
NLCT = 0,388TC + 0.383QL + 0.279CN + 0.234QH + 0.145MA +
0.139DV
4.2.3.Kiểm định sự khác biệt của mô hình theo lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp
Bảng 4.15: Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way
ANOVA)
Tổng bình
phương
Bậc
tự do
Trung bình
bình phương
F
Mức ý
nghĩa
Giữa các nhóm 159.976 2 39.994 1.049 .382
Trong nhóm 14300.264 368 38.134
Tổng 14460.239 368
Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả
Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát bằng 0.382 >
0.05 cho thấy có sự khác biệt về mức độ tác động của từng nhân tố trong
mô hình đến NLCT của DNNVV theo 2 lĩnh vực hoạt động của DN. Điều
này có thể giải thích là do do đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN
trong các lĩnh vực là khác nhau nên mức độ tác động của từng nhân tố
trong mô hình đến NLCT có sự thay đổi theo lĩnh vực hoạt động của DN.
Để thấy được sự khác biệt về mức độ tác động của từng nhân tố trong
mô hình nghiên cứu tới NLCT của DNNVV, tiếp tục sử dụng phân tích
phương sai (ANOVA) cho cho từng lĩnh vực hoạt động của DN. Kết quả
phân tích như sau:
* Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực thương
mại, dịch vụ
Bảng 4.17. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV
thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Biến Tên gọi
Mức độ tác động
(Hệ số Beta)
X3 Năng lực tài chính (TC) 0.308
X2 Năng lực Marketing (MA) 0.265
X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) 0.249
X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) 0.203
X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) 0.194
X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) 0.089
21
* Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực công nghiệp
Bảng 4.19. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV
thuộc lĩnh vực công nghiệp
Biến Tên gọi
Mức độ tác
động
(Hệ số Beta)
X3 Năng lực tài chính (TC) 0.365
X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) 0.268
X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) 0.206
X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) 0.196
X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) 0.126
X2 Năng lực Marketing (MA) 0.106
4.2.4.Kiểm định giả thuyết
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình
Kí
hiệu
Giả thuyết P value Kết luận
H1
Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức
quản lý DN đến NLCT của DN
0,000< 5%
Chấp nhận
giả thiết
H2
Có sự tác động dương của Năng lực
Marketing đến NLCT của DN
0,000<5%
Chấp nhận
giả thiết
H3
Có sự tác động dương của Năng lực tài chính
đến NLCT của DN
0,001<5%
Chấp nhận
giả thiết
H4
Có sự tác động dương của Năng lực tiếp cận
và đổi mới công nghệ đến NLCT của DN
0,001<5%
Chấp nhận
giả thiết
H5
Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức
dịch vụ đến NLCT của DN
0,000<5%
Chấp nhận
giả thiết
H6
Có sự tác động dương của Năng lực tạo lập
các mối quan hệ đến NLCT của DN
0,000<5%
Chấp nhận
giả thiết
Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả
22
4.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn thành phố Hà nội
Bảng 4.21. Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến NLCT của DNNVV trên địa bàn thành phố Hà nội
Thang đo
Cỡ
mẫu
Giá trị
thấp
nhất
Giá trị
cao
nhất
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
1. Năng lực tổ chức quản lý
DN
368 2,45 5,00 3,86 0,70
2. Năng lực Marketing 368 2,38 5,00 3,76 0,68
3. Năng lực tài chính 368 2,20 5,00 3,58 0,85
4. Năng lực tiếp cận đổi
mới công nghệ
368 2,25 5,00 3,89 0,84
5. Năng lực tổ chức dịch vụ 368 3,20 5,00 4,53 0,78
6. Năng lực thiết lập các
mối quan hệ
368 2,68 5,00 3,26 0,85
4.4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa
4.4.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao năng lực tổ chức quản lý DN, Năng lực Marketing,
Năng lực tài chính, Năng lực tiếp cận đổi mới công nghệ, Năng
lực tổ chức dịch vụ, Năng lực thiết lập các mối quan hệ
4.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
- Xây dựng và ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực công nghệ
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xúc tiến, mở rộng thị trường
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã phân tích thực trạng NLCT của DNNVV trên địa
bàn thành phố Hà Nội theo 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT.
Thông qua các kết quả khảo sát của luận án kết hợp với nguồn số
23
liệu phân tích thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế trung ương, kết quả phân tích về NLCT theo 6 nhóm nhân tố
ảnh hưởng đến NLCT cho thấy: NLCT của các DNNVV trên địa bàn
thành phố Hà nội chỉ ở mức trung bình và còn khá thấp, hầu hết các nhân
tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV đều ở mức trung bình. Các DN
đang gặp rất nhiều khó khăn như: khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công
nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức quản lý ở mức trung bình, khả năng liên
minh, liên kết giữa các DNNVV còn yếu.
Để nâng cao NLCT của các DNNVV, đòi hỏi các DN trước hết phải
tìm mọi biện pháp để nâng cao các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT, trong
phạm vi nghiên cứu luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính
chất khuyến nghị đối với các DN để các DN làm căn cứ nâng cao NLCT
của mình.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua nghiên cứu đề tài "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội", luận án đã đạt được các
kết quả sau:
- Luận án đã đưa ra quan điểm về NLCT của DNNVV theo hướng
tiếp cận lý thuyết năng lực. Theo quan điểm của tác giả thì cách tiếp cận
NLCT theo lý thuyết năng lực là phù hợp với đặc điểm của các DNNVV
và các điều kiện về môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Với
quan điểm này, khái niệm về NLCT của DNNVV được hiểu như sau:
Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác, sử dụng các yếu tố
năng lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được
kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với
những thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án
đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc
điểm của DNNVV Việt Nam đồng thời đã xây dựng được các chỉ tiêu đo
lường của từng thang đo các yếu tố này. Trên cơ sở kế thừa các nghiên
24
cứu trước, luận án đã bổ sung thêm yếu tố: Năng lực thiết lập các mối
quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở
Việt Nam, đồng thời kiểm định và phát triển thang đo yếu tố này. Đây là
một nội dung mới mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện trước đây.
- Luận án đã đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố đến
NLCT của DNNVV, theo đó năng lực tài chính là nhân tố có tác động
mạnh nhất đến NLCT của DNNVV, tiếp theo là nang lực tổ chức quản lý
doanh nghiệp; năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; năng lực tạo lập
các mối quan hệ; năng lực marketing và năng lực tổ chức dịch vụ.
- Thông qua việc phân tích thực trạng NLCT của DNNVV Việt Nam
theo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT đã nghiên cứu, luận án đã đề xuất
được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao NLCT của DNNVV Việt
Nam. Bên cạnh đó luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các DNNVV,
cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao
NLCT cho các DNNVV ở Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Phạm Thu Hương (2016), “Năng lực cạnh tranh và nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, một nghiên cứu
tổng quan”. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Số 478 tháng
9 /2016.
2. Phạm Thu Hương (2016), Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Số 477 tháng 9 /2016.
3. Phạm Thu Hương (2015), Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố
tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
khai thác khoáng sản Việt Nam. Hội thảo quốc tế Quản lý kinh tế
trong khai thác khoáng sản EMMA 2, 10/2015.

More Related Content

What's hot

Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nguyen thi thuy hien
Nguyen thi thuy hienNguyen thi thuy hien
Nguyen thi thuy hien
Luoi TuTu
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dung
Thanhxuan Pham
 
De tai thay dung
De tai thay dungDe tai thay dung
De tai thay dung
Ngoc Dep
 

What's hot (19)

Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
 
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩmChính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
Chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của công ty thực phẩm
 
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
Luận văn: Tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các...
 
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAYLuận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải PhòngLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
 
Nguyen thi thuy hien
Nguyen thi thuy hienNguyen thi thuy hien
Nguyen thi thuy hien
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dung
 
Nghien cuu ve moi truong kinh doanh tai vietnam
Nghien cuu ve moi truong kinh doanh tai vietnamNghien cuu ve moi truong kinh doanh tai vietnam
Nghien cuu ve moi truong kinh doanh tai vietnam
 
De tai thay dung
De tai thay dungDe tai thay dung
De tai thay dung
 
Loi nhuan 252
Loi nhuan 252Loi nhuan 252
Loi nhuan 252
 
TomtaT
TomtaTTomtaT
TomtaT
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Luận văn: Hoạch định ngân sách hàng năm tại Công ty Thép
Luận văn: Hoạch định ngân sách hàng năm tại Công ty ThépLuận văn: Hoạch định ngân sách hàng năm tại Công ty Thép
Luận văn: Hoạch định ngân sách hàng năm tại Công ty Thép
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạoLuận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
 
Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội, HAY
Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội, HAYQuản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội, HAY
Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
 

Similar to Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY

C0111 luan van tot nghiep nhom 11 vn
C0111 luan van tot nghiep nhom 11   vnC0111 luan van tot nghiep nhom 11   vn
C0111 luan van tot nghiep nhom 11 vn
PVFCCo
 

Similar to Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY (20)

Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoánCơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
 
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp khí Vietsovpetro
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp khí VietsovpetroLuận văn: Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp khí Vietsovpetro
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp khí Vietsovpetro
 
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Xí n...
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Xí n...Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Xí n...
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Xí n...
 
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.docPhát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
 
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Phát Triển Công Ty Oridat Đến Năm 2020
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Phát Triển Công Ty Oridat Đến Năm 2020Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Phát Triển Công Ty Oridat Đến Năm 2020
Luận Văn Hoạch Định Chiến Lược Phát Triển Công Ty Oridat Đến Năm 2020
 
C0111 luan van tot nghiep nhom 11 vn
C0111 luan van tot nghiep nhom 11   vnC0111 luan van tot nghiep nhom 11   vn
C0111 luan van tot nghiep nhom 11 vn
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh D...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh D...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh D...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh D...
 
Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ kiểm soát côn trùng tại thị trường việt ...
Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ kiểm soát côn trùng tại thị trường việt ...Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ kiểm soát côn trùng tại thị trường việt ...
Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ kiểm soát côn trùng tại thị trường việt ...
 
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
 
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệpQuản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
Quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp
 
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docQuản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Công nghệ Tân Tiến
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Công nghệ Tân TiếnXây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Công nghệ Tân Tiến
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Công nghệ Tân Tiến
 
Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh t...
Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh t...Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh t...
Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh t...
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
 
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THU HƯƠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2017
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hữu Tùng Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Kế Tuấn Trường ĐH Kinh tế quốc dân Phản biện 2: TS Đặng Huy Thái Trường ĐH Mỏ - Địa chất Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Định Trường ĐH Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …. giờ … ngày … tháng… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1- Thư viện quốc gia 2- Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dưới góc độ lý thuyết, NLCT của DN luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các DN mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Có khá nhiều nghiên cứu về NLCT của DN đã được thực hiện, tuy nhiên khái niệm về NLCT của DN vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhân tố tác động đến NLCT của DN cũng được tiếp cận theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, đặc biệt có rất ít các nghiên cứu về NLCT của DNNVV ở cả trong và ngoài nước tiếp cận dựa trên lý thuyết về năng lực của DN. Theo Sanchez & Heence (1996, 2004) thì năng lực cạnh tranh của DN dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của DN nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. “Năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó” (Sanchez & Heene, 1996, 2004). Như vậy, tiếp cận dựa trên nguồn lực dựa vào lợi thế nguồn lực của DN so với đối thủ cạnh tranh còn tiếp cận dựa trên năng lực thì dựa vào khả năng kết hợp các nguồn lực để tạo ra năng lực - đòi hỏi DN phải năng động, hệ thống, nhận thức và toàn diện trong quản lý chiến lược (Sanchez, 2008). Bản chất của năng lực cạnh tranh đã được chuyển hướng chú trọng vào năng lực thay vì nguồn lực (Sanchez & Heence, 1996, Sanchez, 2001; Freiling & ctg, 2008). Theo quan điểm dựa trên năng lực của DN thì năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt hiệu quả cao (Grant,1996; Jackson, Hitt & DeNisi, 2003; Teece, Pisano & Shuen, 1997; Sanchez & Heence, 1996, 2004; Sanchez, 2008). Dưới góc độ thực tiễn, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, các DNNVV còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương. Mặt khác, DNNVV giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các DN lớn tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển. Tại Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2014, DNNVV chiếm hơn 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và
  • 4. 2 đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách [21]. Bên cạnh ưu thế về dễ khởi nghiệp, linh hoạt, phát huy được nghề truyền thống, là vườn ươm tài năng kinh doanh thì các DNNVV Việt Nam lại có quy mô nhỏ, trình độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế [10]. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và đang tiếp tục thực hiện lộ trình đã cam kết hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới qua các hiệp định thương mại đã tham gia. Quá trình hội nhập kinh tế vừa mang lại cho DNNVV những lợi ích nhưng cũng tạo những thách thức to lớn đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã tạo ra nhiều thách thức đối với các DNNVV Việt Nam. Đứng trước các thách thức đó, để tồn tại và phát triển bền vững, cạnh tranh ngang bằng với các DN trên thế giới, các DNNVV Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các lợi thế cạnh tranh của riêng mình. Để đáp ứng yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các nghiên cứu trước tác giả lựa chọn đề tài:"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm nội dung nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của DNNVV ở Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện đối với các DNNVV thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đang hoạt động trong các lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ; Xây dựng và Công nghiệp. Đối với các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV, luận án chỉ nghiên cứu tác động của các nhân tố bên trong đến NLCT của DNNVV. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập trong giai đoạn 2011-2015. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong năm 2015.
  • 5. 3 - Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các DNNVV trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà nội, đây là nơi có số lượng DNNVV tập trung đông nhất trên cả nước hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, nghiên cứu định lượng để xây dựng thang đo và đo lường các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV. Nội dung các phương pháp này được mô tả chi tiết trong chương 3 của luận án. Công cụ xử lý số liệu được sử dụng trong luận án là phần mềm SPSS với các công cụ chủ yếu như: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA - Exploratory Factor Analysis; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồi quy... 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa khoa học Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm của DNNVV Việt Nam đồng thời đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố đến NLCT của DNNVV. * Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc phân tích thực trạng NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tại thành phố Hà nội, luận án đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao NLCT của DNNVV ở Việt Nam. Bên cạnh đó luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các DNNVV, cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao NLCT cho các DNNVV ở Việt Nam hiện nay. 7. Điểm mới của luận án Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, luận án đã đưa ra quan điểm về NLCT của DNNVV theo lý thuyết năng lực, khác với các nghiên cứu trong nước trước đây chủ yếu tiếp cận NLCT theo lý thuyết cạnh tranh truyền thống. Luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam một cách có hệ thống, đồng thời đã
  • 6. 4 đánh giá được mức tác động của các nhân tố này đến NLCT của DNNVV. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, luận án đã bổ sung thêm nhân tố: Năng lực thiết lập các mối quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam, đồng thời kiểm định và phát triển thang đo nhân tố này. Đây là một nội dung mới mà chưa có nghiên cứu nào đã thực hiện trước đây. 8. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, luận án được chia thành 4 chương được trình bày với kết cấu như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 3. Thiết kế nghiên cứu Chương 4. Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNVV qua kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh Tổng thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005), Flanagan và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước vào thời kỳ "bùng nổ" với số lượng công trình nghiên cứu được công bố rất lớn. Các hướng nghiên cứu về NLCT qua nghiên cứu của tác giả được chia thành 5 hướng chính: (1)NLCT tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống;(2) NLCT tiếp cận theo chuỗi giá trị;(3)NLCT tiếp cận theo định hướng thị trường; (4)NLCT tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN; (5) NLCT tiếp cận theo lý thuyết năng lực Năng lực cạnh tranh tiếp cận từ lý thuyết năng lực Quan điểm cạnh tranh dựa trên năng lực (Competence-based View - CBV) của DN tập trung vào khả năng sử dụng, kết hợp tài sản, nguồn, năng lực nhằm đạt được tăng trưởng và hiệu quả tổng thể của tổ chức.
  • 7. 5 Nó được phát triển chủ đạo bởi các nghiên cứu của Barney (1991), Wernerfelt (1984), Peteraf (1993), Sanchez & Heene (1996, 2004, 2008, 2010). Đặc biệt, lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực tương thích với lý thuyết tiến hóa trong việc phân tích các mối tương tác kinh tế giữa DN và môi trường tạo ra thông qua sự ảnh hưởng bởi sự thay đổi liên tục (Freiling, 2004; Freiling & ctg, 2008). Nổi bật trong quan điểm nền tảng năng lực là giả định rằng môi trường công ty là năng động và do vậy yêu cầu phải xây dựng năng lực và tận dụng năng lực liên tục để duy trì lợi thế cạnh tranh (Sanchez & Heene, 1996). Lý thuyết dựa trên năng lực thông qua một tập hợp các khái niệm nền tảng của các thực thể nguyên thủy mà nó đại diện và sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích DN, thị trường và sự tương tác của chúng (cả cạnh tranh và hợp tác). Các thực thể này bao gồm: Tài sản, Khả năng, Năng lực - Tài sản là bất cứ gì hữu hình hoặc vô hình có thể có ích cho một công ty trong việc phát triển và thực hiện các sản phẩm (phần cứng, phần mềm hoặc dịch vụ) để tạo ra giá trị kinh tế trong thị trường sản phẩm của mình. Tài sản có thể là tài sản cụ thể của DN (Firm-specific) hay được tiếp cận của công ty từ thị trường yếu tố nguồn lực (Firm-addressable). Các nguồn lực (resources) là những tài sản mà một DN thực sự có thể truy cập và sử dụng (access and use) trong quá trình triển khai và phát triển các sản phẩm để tạo ra giá trị trong thị trường của mình. Sự khác biệt giữa tài sản và nguồn lực được giải thích để làm cho rõ ràng rằng không phải tất cả các tài sản sẽ nhất thiết phải là các nguồn lực cho một công ty (Sanchez & Heence, 1996). - Khả năng được định nghĩa là “mẫu lặp lại hành động” (Sanchez & Heene,1996) mà một công ty có thể tích hợp, xây dựng và cấu trúc lại để tạo ra năng lực cho phép nó thực hiện giá trị gia tăng. Khả năng là phương tiện mà các nguồn lực của công ty được triển khai bởi các nhà quản lý của nó (Amit & Schoemaker, 1993; Sanchez & Heene, 1996). Hubbard & ctg (2008) cho rằng, trong lý thuyết CBV có hai loại chính của khả năng là (1) “khả năng thông thường - ordinary capabilities” được sử dụng trong điều hành hàng ngày của DN và (2) “khả năng năng động – dynamic capabilities” cho phép chuyển hóa “khả năng thông thường” của một công ty (Winter, 2003). Khả năng động của một công ty là cần thiết để đáp ứng thành công với những thay đổi trên thị trường (giới thiệu công nghệ mới hoặc các sản phẩm và dịch vụ mới) (Teece & ctg,
  • 8. 6 1997). Khả năng động bao gồm các quá trình mang tính chất như sự phát triển của sản phẩm, đưa ra quyết định chiến lược và các quá trình liên kết cho phép một công ty xây dựng năng lực mới (Eisenhardt & Martin, 2000). Trong thị trường năng động, khả năng động của một DN là rất cần thiết cho thích ứng dài hạn và sự sống còn, vì chúng hoạt động để kéo dài, cải tiến, hoặc tạo ra khả năng thông thường - những khả năng mà cho phép một công ty để tồn tại trong ngắn hạn (Winter, 2003). Sanchez & Heence (1996) định nghĩa khả năng tích hợp như khả năng kết hợp và tái kết hợp các nguồn lực của công ty. Khả năng hoạt động nhằm thay đổi ranh giới của DN từ đó tạo ra dòng chảy có khả năng sản xuất và tạo ra giá trị của tri thức bên trong và ngoài ranh giới của DN. Như vậy, khả năng tích hợp bổ sung cho khả năng năng động, và có thể được phân biệt chúng bằng cách tập trung vào việc xác định và thực hiện các ranh giới công ty phù hợp. Khả năng năng động của DN là sử dụng năng lực của mình để kết hợp và tái kết hợp khả năng hoạt động hiện tại và mới để đáp ứng với những thay đổi trên thị trường. Khả năng tích hợp bổ sung vào khả năng năng động bằng cách làm cho DN tổ chức nguồn lực và khả năng hoạt động, phát triển hiệu quả nội bộ và cơ sở quản lý tri thức của công ty. Theo quan điểm năng lực, khả năng tích hợp cung cấp sự phối hợp cần thiết các nguồn lực của DN và khả năng khác nhau. Năng lực của một công ty sau đó được tạo ra bằng cách kết hợp và tái kết hợp, khả năng năng động, và tích hợp thông thường để tạo ra giá trị trong thị trường mục tiêu thông qua việc sản xuất, sử dụng các nguồn lực chiến lược của công ty (Sanchez & Heence, 1996). Như vậy, “các nguồn lực và khả năng” đề cập đến tất cả các tài sản mà DN có thể sử dụng để phát triển và triển khai với mục tiêu sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng lợi nhuận. Tài sản bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào tài chính, vật chất, trí tuệ, công nghệ và tổ chức mà DN sử dụng để phát triển, sản xuất, sửa đổi, cải tiến và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng. Sau đó, khả năng của công ty có thể là tập trung trong hoạt động điều hành, và mỗi loại khả năng của DN có một chu kỳ sống khác nhau (Helfat & Peteraf, 2003). Khả năng điều hành của một công ty cấu thành năng lực của công ty để kết hợp, lắp ráp, và triển khai các tài sản khác nhau mà nó sử dụng với cách thức định trước, hoạt động, thói quen, quy trình, hệ thống và các kỹ
  • 9. 7 năng của nhân viên để làm cho sản phẩm và dịch vụ là một nguồn lợi nhuận tiềm năng của công ty. Chúng thường bao gồm các hoạt động công ty đã t ập trung vào năng lực quản lý, kỹ thuật và tiếp thị (Spanos & Lioukas, 2001). - Năng lực là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu trong những bối cảnh cạnh tranh (Sanchezb& Heene, 1996, 2004) - đòi hỏi sự phối hợp của cả nguồn lực và khả năng và do đó chiếm một cấp độ thứ bậc cao hơn so với các nguồn lực và khả năng. Năng lực cũng có thể được xem như là biểu hiện của “quá trình học hỏi liên quan đến công ty, đặc biệt là làm thế nào để phối hợp các kỹ năng sản xuất đa dạng và tích hợp nhiều dòng công nghệ” (Prahalad & Hamel, 1990; Ljungquist, 2007). Các công ty khác nhau không chỉ trong nguồn gốc của các nguồn lực và khả năng, mà còn ở khả năng triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng của mình. Do đó, các công ty cạnh tranh dựa vào năng lực và khả năng khác nhau của mình. Năng lực là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của DN. Nó trực tiếp phản ánh bản chất cấu trúc nguồn lực của DN đưa ra theo thời gian bởi khả năng năng động. Điều này phù hợp với nghiên cứu cho thấy rằng trong môi trường thay đổi liên tục thì các nguồn lực của công ty không nhất thiết phải là hiếm, có giá trị, không thể bắt chước và không thể thay thế (Barney, 1991; Eisenhardt & Martin, 2000), mà nhấn mạnh đến sự phù hợp về các mối quan hệ hệ thống nguồn lực của DN (Sanchez & Heene, 1996, 2004) và sự kết hợp mới của các nguồn lực có thể là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể bắt chước hoặc cải tiến trong dài hạn (Galunic & Rodan,1998). 1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nghiên cứu NLCT của DN “lý thuyết, khung phân tích và mô hình” của tác giả Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về NLCT ở cấp độ DN. Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong DN và NLCT. Nghiên cứu của Thompson, Strickland & Gamble (2007) đã đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT tổng thể của một DN dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy tín, công nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi). Nghiên cứu của Onar &
  • 10. 8 Polat (2010) về các nhân tố tác động tới NLCT và lựa chọn chiến lược kinh doanh của 104 DN niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Istabul - Thổ Nhĩ Kỳ 1.2. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài cho thấy: quan điểm năng lực cạnh tranh của DN từ nguồn lực nội tại đã xác định thành công của DN xuất phát từ những tài sản, nguồn lực và năng lực tạo ra giá trị gia tăng, từ đó nâng cao NLCT của DN. Trong khi đó, quan điểm định hướng thị trường, DN thành công đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường năng động. Như vậy, cả lý thuyết định hướng thị trường (Kohli & Jaworski 1990; Narver & Slater 1990; Day, 1994), dựa vào nguồn lực (Barney,1991), dựa trên năng lực (Sanchez & Heene, 1996) đã trực tiếp giải quyết các thách thức cơ bản nhất ở trung tâm của sự sống còn đối với DN: Những gì tạo ra NLCT và làm thế nào duy trì được sự phát triển của DN. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã được thực hiện trên cơ sở các DN ở nước ngoài, so với DN Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều kiện nghiên cứu. Trong khi đó, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV theo hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu của luận án là các DNNVV Việt Nam, các DNNVV đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, chắc chắn có sự khác biệt nhất định so với nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển. Do vậy, mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam chắc chắn có nhiều khác biệt so với các mô hình đã được nghiên cứu ở nước ngoài. Tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy các đề tài nghiên cứu về NLCT đã đề cập tới các nhân tố tác động đến NLCT và đánh giá thực trạng NLCT của các đối tượng nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những nhận định chủ quan về NLCT mà chưa đánh giá, xây dựng thang đo và lượng hóa sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới NLCT. Mặt khác, hiện nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào ở quy mô luận án Tiến sỹ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cũng như mức độ tác động của các nhân tố này tới NLCT của DNNVV một cách có hệ thống, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về NLCT của DNNVV tiếp cận từ lý thuyết năng lực. Đây sẽ là hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án khi xem xét về NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV.
  • 11. 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày tổng quan các nghiên cứu về NLCT của DN. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy các hướng nghiên cứu về NLCT được chia thành 5 hướng chính: (1)NLCT tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống;(2) NLCT tiếp cận theo chuỗi giá trị;(3)NLCT tiếp cận theo định hướng thị trường; (4) NLCT tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN; (5) NLCT tiếp cận theo lý thuyết năng lực. Tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy các đề tài nghiên cứu về NLCT đã đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT và đánh giá thực trạng NLCT của các đối tượng nghiên cứu từ đó đưa ra những nhận định chủ quan về NLCT mà chưa đánh giá, xây dựng thang đo và lượng hóa sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới NLCT. Mặt khác, hiện nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào ở quy mô luận án Tiến sỹ nghiên cứu về NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam một cách có hệ thống, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về NLCT của DNNVV tiếp cận từ lý thuyết năng lực. Để thực theo hướng nghiên cứu này, chương 2 của luận án sẽ xem xét cơ sở lý thuyết về NLCT tiếp cận từ lý thuyết năng lực và các đặc điểm riêng của loại hình DNNVV ở Việt Nam CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV Việt Nam là những DN có quy mô về vốn hoặc lao động thỏa mãn các quy định của Chính phủ, tương ứng với từng ngành nghề khác nhau 2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác, sử dụng các yếu tố năng lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh. 2.1.3. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: - Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Năng suất các yếu tố sản xuất
  • 12. 10 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV Năng lực tổ chức quản lý DN Năng lực Marketing Năng lực Tài chính Năng lực tiếp cận và đổi mới CN Năng lực Tổ chức dịch vụ Năng lực Tạo lập mối quan hệ H1 H2 H3 H4 H5 H6 - Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp - Khả năng thu hút nguồn lực - Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Các yếu tố bên trong doanh nghiệp (1) Năng lực tổ chức quản lý DN (2) Năng lực Marketing (3) Năng lực tài chính (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (5) Năng lực tổ chức dịch vụ (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ. - Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Theo lô gíc truyền thống, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân chia thành các nhóm sau đây: thị trường, thể chế - chính sách, kết cấu hạ tầng, các ngành hỗ trợ. 2.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Hình 2.4. Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV
  • 13. 11 Hàm tổng quát của mô hình có dạng: Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6) Trong đó: X1: Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) X2: Năng lực Marketing (MA) X3: Năng lực tài chính (TC) X4: Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) X5: Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) X6: Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) Y: Năng lực cạnh tranh của DNNVV Các giả thiết của mô hình: H1: Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức quản lý DN đến NLCT của DN H2: Có sự tác động dương của Năng lực Marketing đến NLCT của DN H3: Có sự tác động dương của Năng lực tài chính đến NLCT của DN H4: Có sự tác động dương của Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ đến NLCT của DN H5: Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức dịch vụ đến NLCT của DN H6: Có sự tác động dương của Năng lực tạo lập các mối quan hệ đến NLCT của DN KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Nội dung chương 2 của luận án đã xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về NLCT và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV Việt Nam. Theo quan điểm của tác giả thì cách tiếp cận NLCT theo lý thuyết năng lực là phù hợp với đặc điểm của các DNNVV và các điều kiện về môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Với quan điểm này, khái niệm về NLCT của DNNVV được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác, sử dụng các yếu tố năng lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Với cách tiếp cận NLCT như trên, chương 2 của luận án cũng đã xác định được 6 nhóm nhân tố và khái niệm về từng nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV Việt Nam, các nhóm nhân tố này bao gồm:(1) Năng
  • 14. 12 Tổng quan tài liệu Xây dựng đề cương phỏng vấn sâu các chuyên gia và thực hiện phỏng vấn Xây dựng và phát triển thang đo các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV Tổng hợp sơ bộ các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định tính lực tổ chức quản lý DN; (2) Năng lực Marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; (5) Năng lực tổ chức dịch vụ và (6) Năng lực tạo lập các mối quan hệ. Việc xây dựng thang đo của từng nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NLCT của DNNVV sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3 của luận án CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu Do đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp hỗn hợp, kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 3.2. Nghiên cứu định tính Tổng hợp các kết quả nghiên cứu định tính ở trên, luận án đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV và các chỉ tiêu đo lường từng nhân tố như trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thang đo các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV Việt Nam Nhân tố Biến quan sát Tính chất thang đo 1.Năng lực tổ chức quản lý DN DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt Kế thừa Porter, 1980; Ho, 2005; Tổng hợp ý kiến chuyên gia DN hoạch định được các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh tốt Kế thừa Porter, 1980; Ho, 2005 Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự luôn đảm bảo tốt cho các hoạt động SXKD của DN Kế thừa Porter, 1980; Ho, 2005 Năng lực lãnh đạo của chủ DN Kế thừa Porter, 1980; Tổng hợp ý kiến chuyên gia 2.Năng lực Marketing Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của DN luôn đảm bảo Kế thừa Kotler và cộng sự, 2006; Homburg và cộng sự, 2007;DN luôn phản ứng tốt với đối thủ
  • 15. 13 Nhân tố Biến quan sát Tính chất thang đo cạnh tranh Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của DN luôn phát huy hiệu quả Kế thừa Keh và cộng sự, 2007; Benedetto và cộng sự 2008 Chất lượng mối quan hệ của DN với khách hàng luôn đảm bảo Kế thừa Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011 3.Năng lực tài chính Quy mô nguồn vốn của DN Kế thừa Phạm Quang Trung, 2012; Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm, 2010; Thảo luận chuyên gia Khả năng huy động vốn Khả năng thanh toán Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh 4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ Mức độ cập nhật và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD Kế thừa Hudson 2001; Quian, Li 2003; Thảo luận chuyên gia Mức độ đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ Nguồn vốn dành cho đổi mới công nghệ Khả năng ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD 5.Năng lực tổ chức dịch vụ Thái độ và cung cách phục vụ của nhân viên Kế thừa A.Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L.Berry Năng lực phục vụ của nhân viên Kế thừa Tahir & Bakar 2007; Thảo luận chuyên gia Tạo được niềm tin cho khách hàng Kế thừa Tahir & Bakar 2007; Thảo luận chuyên gia 6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ Khả năng quan hệ với nhà cung cấp Phát hiện mới Khả năng quan hệ với các nhà phân phối Phát hiện mới Khả năng quan hệ với các tổ chức tín dụng Phát hiện mới Khả năng liên minh, liên kết với các DN cùng ngành Phát hiện mới Khả năng quan hệ với các cấp chính quyền tại địa phương Phát hiện mới
  • 16. 14 Thu thập kết quả điều tra Nhập và xử lý số liệu thô Kiểm định thang đo Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích hệ số khẳng định CFA Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV 3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo Thang đo Mã hóa Cronbach’s's Alpha 1.Năng lực tổ chức quản lý DN QL 0,81 2.Năng lực Marketing MA 0,85 3.Năng lực tài chính TC 0,82 4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ CN 0,86 5.Năng lực tổ chức dịch vụ DV 0,80 6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ QH 0,88 3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu được mô tả trong sơ đồ hình 3.2 Hình 3.2. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng Bảng 3.5. Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV Việt Nam Yếu tố/Biến quan sát Mã hóa 1.Năng lực tổ chức quản lý DN QL DN có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt QL01 DN luôn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt khi môi trường kinh doanh thay đổi QL02 Lãnh đạo DN có năng lực tổ chức và quản lý tốt QL03 2.Năng lực Marketing MA Hoạt động marketing trong DN luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng MA01 DN có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường MA02 Chiến lược phát triển các hoạt động marketing của DN luôn phát huy hiệu quả MA03 DN luôn có mối quan hệ tốt với khách hàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng MA04 3.Năng lực tài chính TC DN luôn có đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu SXKD TC01
  • 17. 15 Yếu tố/Biến quan sát Mã hóa DN luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động SXKD TC02 DN luôn thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ TC03 4.Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ CN DN thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động SXKD CN01 DN luôn coi trọng đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ mới CN02 DN có đủ nguồn vốn để đầu tư vào đổi mới công nghệ CN03 5.Năng lực tổ chức dịch vụ DV Nhân viên của DN luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng DV01 Nhân viên của DN có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng DV02 Nhân viên của DN luôn được khách hàng tin tưởng DV03 6.Năng lực tạo lập các mối quan hệ QH DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp QH01 DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với nhà phân phối QH02 DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng QH03 DN đã thiết lập tốt các mối quan hệ với chính quyền QH04 DN đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các DN trong ngành QH05 Năng lực cạnh tranh hiện tại của DN DN đang cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành NL01 DN là một đối thủ cạnh tranh mạnh NL02 DN đã tận dụng tốt 6 yếu tố năng lực trên trong hoạt động sản xuất kinh doanh NL03 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 đã trình bày phương pháp và quy trình nghiên cứu được sử dụng trong luận án. Phương pháp nghiên cứu trong luận án bao gồm một sự kết hợp của phương pháp định tính và định lượng. Nội dung nghiên cứu định tính trong chương này đã trình bày phương pháp thực hiện và kết quả nghiên cứu định tính xác định thang đo sơ bộ 6 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV với 24 biến quan sát. Nội dung nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) đã loại đi biến MA02 do không đảm bảo độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã loại đi biến QL02 do không thỏa mãn các giá trị. Chương này cũng đã xác định mô
  • 18. 16 hình nghiên cứu chính thức và trình bày phương pháp cho nghiên cứu định lượng chính thức. Như vây thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT bao gồm 6 nhân tố (không có sự thay đổi so với mô hình đề xuất ban đầu) với 21 biến quan sát (có 1 biến đã bị loại khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha và 1 biến bị loại khi phân tích nhân tố EFA) và 1 yếu tố đánh giá NLCT của DNNVV gồm 3 biến quan sát (không có biến bị loại) sẽ được đưa vào để thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát chính thức. Thang đo chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV và kết quả khảo sát chính thức sẽ được sử dụng để phân tích thực trạng NLCT của DNNVV ở Việt Nam trong chương 4 của luận án. CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV QUA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.1.2. Kết quả phân tích hệ số khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) * Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp Bảng 4.4. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang nănglực tổchức quảnlýDN Estimate (r) SE CR P-value QL01 <--- QL 0.796 0.0320 6.368 0.000 QL02 <--- QL 0.853 0.0276 5.322 0.000 QL03 <--- QL 0.808 0.0312 6.157 0.000 * Năng lực Marketing Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng lực Marketing Estimate (r) SE CR P-value MA01 <--- MA 0.798 0.0319 6.333 0.000 MA02 <--- MA 0.793 0.0322 6.420 0.000 MA03 <--- MA 0.769 0.0338 6.828 0.000 MA04 <--- MA 0.773 0.0336 6.761 0.000 * Năng lực tài chính
  • 19. 17 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng lực tài chính Estimate (r) SE CR P-value TC03 <--- TC 0.801 0.0317 6.281 0.000 TC02 <--- TC 0.756 0.0346 7.043 0.000 TC01 <--- TC 0.812 0.0309 6.086 0.000 * Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ Estimate (r) SE CR P-value CN03 <--- CN 0.705 0.0318 5.361 0.000 CN02 <--- CN 0.826 0.0325 6.489 0.000 CN01 <--- CN 0.815 0.0289 5.400 0.000 * Năng lực tổ chức dịch vụ Bảng 4.8. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng lực tổ chức dịch vụ Estimate (r) SE CR P-value DV01 <--- DV 0.851 0.0278 5.361 0.000 DV02 <--- DV 0.789 0.0325 6.489 0.000 DV03 <--- DV 0.849 0.0280 5.400 0.000 * Năng lực tạo lập các mối quan hệ Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong thang đo năng lực tạo lập các mối quan hệ Estimate (r) SE CR P-value QH01 <--- QH 0.74 0.0360 7.416 0.000 QH02 <--- QH 0.76 0.0319 6.333 0.000 QH03 <--- QH 0.78 0.0320 6.351 0.000 QH04 <--- QH 0.84 0.0263 5.023 0.000 QH05 <--- QH 0.75 0.0337 6.794 0.000
  • 20. 18 4.2. Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Kết quả hồi quy trong bảng 4.10 cho thấy, trị số R = 0,756, có nghĩa mối quan hệ giữa các biến trong mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị R2 = 0,572 thể hiện sự phù hợp của mô hình, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,560 (giải thích được 6 yếu tố có tác động đến 56,0% NLCT của DNNVV) và kiểm định F với giá trị F là 70.616 tại mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ là .000. Bảng 4.10. Bảng tóm tắt hệ số hồi quy Mô hình R R 2 R 2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn của ước lượng Thống kê thay đổi Durbin- Watson R 2 thay đổi F thay đổi df1 df2 Mức ý nghĩa F thay đổi 1 .756 a .572 .560 .66319992 .572 47.577 6 368 .000 2.146 Mức độ phù hợp của mô hình: - Kết quả đánh giá giá trị R2 ở trên cho biết được mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp. Tuy nhiên để có thể suy diễn mô hình này thành mô hình của tổng thể ta cần phải tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai. - Theo kết quả trong bảng 4.11 phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy Sig.= 0,000 <0,01. Như vậy, mô hình các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV phù hợp với dữ liệu thực tế nghiên cứu. Hay nói cách khác, các biến độc lập có liên quan tuyến tính với các biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%. Bảng 4.11. Phân tích phương sai (ANOVA b ) Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Hồi qui 146.481 620.926 47.577 .000 a Phần dư 109.519 249 .440 Tổng 368.000 368 Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả
  • 21. 19 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến NLCT của DNNVV được trình bày trong bảng 4.12 sau. Bảng 4.12. Bảng hệ số hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Sig Thống kê đa cộng tuyến Trọng số hồi quy Sai lệch chuẩn Beta Hệ số chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai VIF Hằng số 1,51E-13 .041 X1 .383 .041 .383 9.237 .000 .714 1.401 X2 .145 .041 .145 3.501 .001 .750 1.334 X3 .388 .041 .388 9.366 .000 .608 1.645 X4 .279 .041 .279 6.725 .000 .480 2.083 X5 .139 .041 .139 3.356 .001 .614 1.628 X6 .234 .041 .234 5.643 .000 .820 1.219 Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả Kết quả kiểm định các giả định của mô hình hồi quy rút ra từ phương pháp Enter cũng cho thấy các giả định không bị vi phạm và không có hiện tượng đa cộng tuyến vì VIF nhỏ hơn 3. Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy 6 biến độc lập của mô hình đều có ý nghĩa thống kê vì có giá trị Sig.< 0,01(ở mức độ tin cậy đạt 99%), hơn nữa các hệ số hồi quy này đều >0, có nghĩa, chúng đều có tác động dương đến NLCT của DNNVV theo các mức độ khác nhau Phương trình hồi quy có dạng như sau: Y = 0,383X1 + 0,145X2 + 0,388X3 + 0,279X4 + 0,139X5 + 0,234X6 Với kết quả phân tích hồi quy từ bảng 4.12 có thể sắp xếp các nhân tố theo mức độ tác động đến NLCT của DNNVV từ cao xuống thấp như sau: Bảng 4.13. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV Biến Tên gọi Mức độ tác động (Hệ số Beta) X3 Năng lực tài chính (TC) .388 X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) .383 X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) .279 X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) .234 X2 Năng lực Marketing (MA) .145 X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) .139
  • 22. 20 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV được viết lại như sau: NLCT = 0,388TC + 0.383QL + 0.279CN + 0.234QH + 0.145MA + 0.139DV 4.2.3.Kiểm định sự khác biệt của mô hình theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Bảng 4.15: Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA) Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm 159.976 2 39.994 1.049 .382 Trong nhóm 14300.264 368 38.134 Tổng 14460.239 368 Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát bằng 0.382 > 0.05 cho thấy có sự khác biệt về mức độ tác động của từng nhân tố trong mô hình đến NLCT của DNNVV theo 2 lĩnh vực hoạt động của DN. Điều này có thể giải thích là do do đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN trong các lĩnh vực là khác nhau nên mức độ tác động của từng nhân tố trong mô hình đến NLCT có sự thay đổi theo lĩnh vực hoạt động của DN. Để thấy được sự khác biệt về mức độ tác động của từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu tới NLCT của DNNVV, tiếp tục sử dụng phân tích phương sai (ANOVA) cho cho từng lĩnh vực hoạt động của DN. Kết quả phân tích như sau: * Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ Bảng 4.17. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ Biến Tên gọi Mức độ tác động (Hệ số Beta) X3 Năng lực tài chính (TC) 0.308 X2 Năng lực Marketing (MA) 0.265 X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) 0.249 X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) 0.203 X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) 0.194 X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) 0.089
  • 23. 21 * Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực công nghiệp Bảng 4.19. Mức độ tác động của các nhân tố tới NLCT của DNNVV thuộc lĩnh vực công nghiệp Biến Tên gọi Mức độ tác động (Hệ số Beta) X3 Năng lực tài chính (TC) 0.365 X4 Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ (CN) 0.268 X1 Năng lực tổ chức quản lý DN (QL) 0.206 X6 Năng lực tạo lập các mối quan hệ (QH) 0.196 X5 Năng lực tổ chức dịch vụ (DV) 0.126 X2 Năng lực Marketing (MA) 0.106 4.2.4.Kiểm định giả thuyết Bảng 4.20. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình Kí hiệu Giả thuyết P value Kết luận H1 Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức quản lý DN đến NLCT của DN 0,000< 5% Chấp nhận giả thiết H2 Có sự tác động dương của Năng lực Marketing đến NLCT của DN 0,000<5% Chấp nhận giả thiết H3 Có sự tác động dương của Năng lực tài chính đến NLCT của DN 0,001<5% Chấp nhận giả thiết H4 Có sự tác động dương của Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ đến NLCT của DN 0,001<5% Chấp nhận giả thiết H5 Có sự tác động dương của Năng lực tổ chức dịch vụ đến NLCT của DN 0,000<5% Chấp nhận giả thiết H6 Có sự tác động dương của Năng lực tạo lập các mối quan hệ đến NLCT của DN 0,000<5% Chấp nhận giả thiết Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả
  • 24. 22 4.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội Bảng 4.21. Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV trên địa bàn thành phố Hà nội Thang đo Cỡ mẫu Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1. Năng lực tổ chức quản lý DN 368 2,45 5,00 3,86 0,70 2. Năng lực Marketing 368 2,38 5,00 3,76 0,68 3. Năng lực tài chính 368 2,20 5,00 3,58 0,85 4. Năng lực tiếp cận đổi mới công nghệ 368 2,25 5,00 3,89 0,84 5. Năng lực tổ chức dịch vụ 368 3,20 5,00 4,53 0,78 6. Năng lực thiết lập các mối quan hệ 368 2,68 5,00 3,26 0,85 4.4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.4.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nâng cao năng lực tổ chức quản lý DN, Năng lực Marketing, Năng lực tài chính, Năng lực tiếp cận đổi mới công nghệ, Năng lực tổ chức dịch vụ, Năng lực thiết lập các mối quan hệ 4.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước - Xây dựng và ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực công nghệ - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xúc tiến, mở rộng thị trường KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chương 4 đã phân tích thực trạng NLCT của DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội theo 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT. Thông qua các kết quả khảo sát của luận án kết hợp với nguồn số
  • 25. 23 liệu phân tích thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, kết quả phân tích về NLCT theo 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cho thấy: NLCT của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà nội chỉ ở mức trung bình và còn khá thấp, hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV đều ở mức trung bình. Các DN đang gặp rất nhiều khó khăn như: khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức quản lý ở mức trung bình, khả năng liên minh, liên kết giữa các DNNVV còn yếu. Để nâng cao NLCT của các DNNVV, đòi hỏi các DN trước hết phải tìm mọi biện pháp để nâng cao các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT, trong phạm vi nghiên cứu luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính chất khuyến nghị đối với các DN để các DN làm căn cứ nâng cao NLCT của mình. KẾT LUẬN CHUNG Qua nghiên cứu đề tài "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội", luận án đã đạt được các kết quả sau: - Luận án đã đưa ra quan điểm về NLCT của DNNVV theo hướng tiếp cận lý thuyết năng lực. Theo quan điểm của tác giả thì cách tiếp cận NLCT theo lý thuyết năng lực là phù hợp với đặc điểm của các DNNVV và các điều kiện về môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Với quan điểm này, khái niệm về NLCT của DNNVV được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của DNNVV là việc khai thác, sử dụng các yếu tố năng lực của DN để duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh. - Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT phù hợp với đặc điểm của DNNVV Việt Nam đồng thời đã xây dựng được các chỉ tiêu đo lường của từng thang đo các yếu tố này. Trên cơ sở kế thừa các nghiên
  • 26. 24 cứu trước, luận án đã bổ sung thêm yếu tố: Năng lực thiết lập các mối quan hệ vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV ở Việt Nam, đồng thời kiểm định và phát triển thang đo yếu tố này. Đây là một nội dung mới mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện trước đây. - Luận án đã đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của DNNVV, theo đó năng lực tài chính là nhân tố có tác động mạnh nhất đến NLCT của DNNVV, tiếp theo là nang lực tổ chức quản lý doanh nghiệp; năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ; năng lực tạo lập các mối quan hệ; năng lực marketing và năng lực tổ chức dịch vụ. - Thông qua việc phân tích thực trạng NLCT của DNNVV Việt Nam theo các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT đã nghiên cứu, luận án đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao NLCT của DNNVV Việt Nam. Bên cạnh đó luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các DNNVV, cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao NLCT cho các DNNVV ở Việt Nam hiện nay.
  • 27. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Phạm Thu Hương (2016), “Năng lực cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, một nghiên cứu tổng quan”. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Số 478 tháng 9 /2016. 2. Phạm Thu Hương (2016), Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Số 477 tháng 9 /2016. 3. Phạm Thu Hương (2015), Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam. Hội thảo quốc tế Quản lý kinh tế trong khai thác khoáng sản EMMA 2, 10/2015.