SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
HỨA THỊ KIỀU HOA
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
Công trình được hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nguời hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh
Phản biện 1: ..................................................................
Phản biện 2: ..................................................................
Phản biện 3: ..................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học
họp tại: TRƢỜNGĐẠIHỌCSƢPHẠM-ĐẠIHỌCTHÁINGUYÊN
Vào hồi…..giờ …..ngày …. tháng …. Năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thƣ viện Quốc gia
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hứa Thị Kiều Hoa (2012),“Lồng ghép nội dung giáo dục
đạo đức công vụ vào chương trình Trung cấp Chính trị - Hành chính”,
Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2, 10/2012, Tr. 23 - 24.
2. Hứa Thị Kiều Hoa (2012), “Xây dựng và sử dụng tình
huống công vụ trong dạy học tại trường chính trị tỉnh hiện nay”, Tạp
chí Khoa học Công nghệ, Đại học Thái Nguyên tập 98, số 10/2012,
Tr. 103 - 106.
3. Hứa Thị Kiều Hoa (2013),“Giáo dục đạo đức công vụ cho
học viên trường chính trị cấp tỉnh hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, Bộ
Giáo dục và Đào tạo kỳ 2, 10/2013, Tr. 27 - 28.
4. Hứa Thị Kiều Hoa (2013),“Đổi mới nội dung chương
trình dạy học Trung cấp Chính trị - Hành chính theo hướng tăng
cường giáo dục đạo đức công vụ cho học viên”, Tạp chí Khoa học
Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo số 99 tháng 12/2013, Tr. 41 - 44.
5. Hứa Thị Kiều Hoa (2015), “Định hướng giáo dục đạo đức
công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh hiện nay”, Tạp chí Tổ
chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, số tháng 5/2015, Tr. 41 - 43.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với người cán bộ, công chức, đạo đức là gốc, là nền tảng để
quyết định mọi vấn đề có liên quan đến chất lượng thực thi công vụ;
sinh thời Bác Hồ có dạy“Có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức được hình thành và
phát triển phải là một quá trình lâu dài, liên tục và thống nhất, bao
gồm các ảnh hưởng khách quan và tác động chủ quan của toàn xã
hội. Trong những tác động xã hội ảnh hưởng đến việc rèn luyện, giáo
dục đạo đức công vụ có những tác động của nhà trường, của các đoàn
thể, của gia đình, của các đồng nghiệp, các nhóm bạn, của các cơ
quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường, của các cơ quan thông tin
đại chúng,… trong đó nhà trường là khâu quan trọng trong việc giáo
dục đạo đức công vụ cho người học.
Trường chính trị cấp tỉnh là khâu trung tâm tổ chức phối hợp,
dẫn dắt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là một mắt xích quan
trọng trong quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức công vụ cho cán bộ,
công chức. Bởi lẽ, trường chính trị tỉnh là cơ quan nhà nước đặc trách
về giáo dục của Đảng, được sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của
Đảng, nắm quan điểm và đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa và có
đội ngũ chuyên gia sư phạm chuyên trách.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Giáo dục đạo đức công
vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía
Bắc” làm đề tài Luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về đạo đức công vụ, giáo dục đạo đức công
vụ và thực tiễn giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá
trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh, từ đó đề xuất
biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị
cấp tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của trường
chính trị tỉnh và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức đang học tập
tại nhà trường.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình
đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh.
2
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa quá trình đào tạo, bồi dưỡng với quá trình
giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh; các
biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở các trường chính
trị cấp cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
4. Giả thuyết khoa học
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh là một
trong những con đường quan trọng để tác động đến đạo đức công vụ của
học viên là cán bộ, công chức đang học tập tại trường. Nếu xây dựng
được hệ thống chuẩn mực đạo đức công vụ và xác định các biện pháp
giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu
vực miền núi phía Bắc thông qua hoạt động dạy học, hoạt động thực
tiễn, thực hành giải quyết các tình huống công vụ thì sẽ nâng cao được
hiệu quả giáo dục đạo đức công vụ cho học viên của nhà trường, góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức công vụ cho học
viên trường chính trị cấp tỉnh.
Xây dựng hệ thống phẩm chất đạo đức công vụ cần giáo dục cho
học viên trường chính trị cấp tỉnh.
Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho
học viên ở các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và thực nghiệm.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu giáo dục đạo đức công vụ thông qua quá trình đào
tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh.
Nghiên cứu học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính.
Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Chính trị tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái và Sơn La.
Số liệu khảo sát được thực hiện từ năm 2011 - 2014.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài luận án dựa vào một số tiếp cận như: Phương pháp tiếp
cận giá trị và phương pháp tiếp cận hệ thống
3
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; các
phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp sử dụng toán thống kê.
8. Các luận điểm cần bảo vệ của luận án
Đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức được hình thành
và phát triển qua một quá trình lâu dài với rất nhiều tác động ở các giai
đoạn khác nhau. Đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh là một
quá trình, một giai đoạn có tác động mạnh mẽ đến việc rèn luyện, giáo
dục đạo đức công vụ của học viên là cán bộ, công chức.
Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp
tỉnh là quá trình giáo dục có tính đặc thù cần tác động vào các yếu tố
nhận thức, ý chí và hành vi thông qua đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt
động giao lưu đa dạng của người học nhằm tạo nền tảng về nhận thức
và đưa đến hành vi đạo đức công vụ đúng đắn.
Thông qua trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị
tỉnh, người học sẽ pháp triển nhận thức, ý chí và hành vi đạo đức công
vụ nếu có các biện pháp tác động đến người học như: Tác động tới
nhận thức của người học về đạo đức công vụ; tổ chức thực hành giải
quyết các tình huống công vụ; tổ chức các phong trào thi đua, trải
nghiệm thực tiễn trong quá trình học tập tại nhà trường.
9. Đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về giáo dục đạo
đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại
trường chính trị cấp tỉnh. Hệ thống được chuẩn mực đạo đức công vụ
cần giáo dục cho học viên thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại
trường chính trị cấp tỉnh.
Đánh giá được thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho học
viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị cấp tỉnh
khu vực miền núi phía Bắc hiện nay, làm căn cứ thực tiễn cho đề xuất
biện pháp.
Đề xuất được biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong quá trình
đào tạo, bồi dưỡng tại nhà trường.
4
10. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo luận án gồm 3 chương và các phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức công vụ cho học
viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giáo dục đạo đức công vụ cho
học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.
Chương 3. Biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và thực nghiệm.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CHO HỌC VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ
BỒI DƢỠNG Ở TRƢỜNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục đạo đức
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu vấn đề giáo dục
đạo đức đã được nhiều học giả quan tâm, nhìn nhận, đánh giá dưới các
góc độ khác nhau và đã có những đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực
nghiên cứu này như: “Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo
dục” của Phạm Minh Hạc (1986); “Giá trị - Định hướng giá trị nhân
cách và giáo dục giá trị” của Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc
Văn Trang, (1995); “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị
xã hội” của Huỳnh Khái Vinh, (2001);…
1.1.2. Các nghiên cứu về giáodục đạo đức công vụ cho cánbộ, công chức
Các nghiên cứu về đạo đức công vụ và việc rèn luyện đạo đức
của cán bộ, công chức
Có các nghiên cứu như “Tác động của đạo đức và dịch vụ công:
Triển vọng của Nam Phi” của Raga, Kishore (2005); “Về đạo đức” của
Hồ Chí Minh (1993); “Đạo đức trong nền công vụ” của Tô Tử Hạ,
Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo (2002); “Xây dựng đạo đức
cán bộ, công chức Việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” của Bùi Thế Vĩnh (2003); “Kỹ năng
giao tiếp trong hành chính” của Mai Hữu Khuê (1997);…
5
Nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và giáo
dục đạo đức công vụ cho học viên tại các trường chính trị cấp tỉnh.
Trên thế giới, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
rất đa dạng và khác nhau ở mỗi nước nhưng đều nhằm mục đích nâng
cao năng lực, phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực, góp phần xây dựng
một nền hành chính công minh bạch, hiện đại. Đáng quan tâm nhất
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Trung Quốc và
đào tạo công chức các loại ở một số nước như Pháp và Hàn Quốc
trong nghiên cứu “Phương pháp dạy học trong các trường Đảng ở
Trung Quốc” của Võ Thị Mai (2007); “Kinh nghiệm quản lý nhân sự
ở Hàn Quốc và Trung Quốc” của Thu Huyền (2007);…
Ở Việt Nam, đã có nhiều nhà nghiên cứu phân tích thực trạng và
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức như: “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ” của Ngô Thành Can
(2014); “Suy nghĩ về công tác giáo dục đạo đức công chức” của Trần
Minh Tố (2014).
Nghiên cứu về giáo dục đạo đức công vụ cho cấn bộ, công chức
thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị cấp
tỉnh đến nay chưa có công trình nào, chỉ có một số nghiên cứu liên
quan như: “Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên ở cơ sở” của Vũ Ngọc Am (2003); “Công tác tư tưởng - văn
hóa ở cấp huyện” của Đào Duy Quát, Hà Nội (2003); “Mô hình quản
lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn
hiện nay” của Đặng Thị Bích Liên (2009); “Khảo sát, đánh giá thực
trạng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở đã được Trường
Chính trị tỉnh đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 1997 - 2002, từ đó đề xuất
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thời gian tới” của Nguyễn
Trọng Chinh (2002);“Tăng cường sự thân thiện và thuận lợi trong giao
tiếp hành chính giữa cán bộ, công chức với công dân tại UBND cấp xã
trên địa bàn thị xã Đồng Xoài” của Nguyễn Thanh Thuyên (2002);…
Qua các công trình nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy rằng:
Thứ nhất, về giáo dục đạo đức nói chung; giáo dục đạo đức cho
cán bộ, công chức nói riêng đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên
6
cứu đề cập đến. Tuy nhiên, nghiên cứu việc giáo dục đạo đức công vụ
cho học viên trường chính trị cấp tỉnh ít được quan tâm nghiên cứu.
Thứ hai, có một số công trình nghiên cứu đã đề ra các giải pháp
nâng cao đạo đức công vụ nhằm thực hiện một số nội dung cải cách
hành chính ở Việt Nam, các kết quả đưa ra thường là các giải pháp
lớn, mang tính định hướng.
Thứ ba, có một số nghiên cứu khẳng định giáo dục đạo đức công
vụ cần thông qua nhiều con đường; trường chính trị tỉnh không chỉ
cung cấp những nội dung về lý luận chính trị mà có vai trò quan
trọng trong việc giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu nào xây dựng được các biện pháp giáo dục
đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh một cách cụ thể
và có hệ thống.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Đạo đức công vụ
Đạo đức công vụ là hệ thống những quy tắc, quy định nhận
thức, thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ, công chức trong thi hành
nhiệm vụ, công vụ nhằm xây dựng một nền hành chính chính quy,
hiện đại; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh.
1.2.2. Giáo dục đạo đức công vụ
Giáo dục đạo đức là quá trình tổ chức giáo dục của nhà trường
(xã hội) nhằm giúp người học (học viên, sinh viên, học sinh) có nhận
thức đúng đắn, hiểu biết những chuẩn mực, hệ thống giá trị. Hình
thành xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, rèn luyện, có những thói
quen, hành vi phù hợp với các giá trị khách quan của xã hội đòi
hỏi…, tự giác tự hoàn thiện các phẩm chất nhân cách.
Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở trường chính trị cấp
tỉnh là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
giáo dục nhằm giúp cho học viên là cán bộ, công chức nhận thức
đúng về quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ; biến
những quy tắc, chuẩn mực đạo đức đó thành thói quen, hành vi trong
hoạt động công vụ.
1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là tổ chức cho cán bộ,
công chức được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân
lực của tổ chức và xây dựng một nền hành chính chính quy, hiện đại.
7
1.3. Cơ sở về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức
1.3.1. Những yếu tố cơ bản để cấu thành đạo đức công vụ
Gồm đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ công chức và những quy định pháp lý cho cán bộ, công chức
khi thực thi công vụ.
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ
Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ của cán bộ,
công chức được xem xét theo hai cách tiếp cận:
Thứ nhất, quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ
của cán bộ, công chức là một quá trình phát triển nhận thức từ tự phát
(đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội) đến thể chế hóa thành luật pháp
của nhà nước và cuối cùng nâng lên theo tiêu chuẩn đạo đức mang
tính tự giác.
Thứ hai, quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ của
cán bộ, công chức trải qua ba quá trình: Quá trình đào tạo tại các
trường chuyên nghiệp trước khi là cán bộ, công chức; quá trình trải
nghiệm trong thực tiễn công vụ; quá trình cán bộ, công chức được cử
đi đào tạo, bồi dưỡng.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức công vụ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công
chức hiện nay, đó là: Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia;giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; pháp luật và việc tổ chức
thực hiện pháp luật; vai trò của cơ quan hành chính; hoạt động giáo
dục, đào tạo của nhà trường; trình độ, năng lực nhận thức và ý thức tu
dưỡng rèn luyện đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.
1.4. Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên là cán bộ, công chức
trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh
1.4.1. Đặc điểm học viên của trường chính trị cấp tỉnh
Học viên trường chính trị cấp tỉnh chủ yếu là cán bộ chủ chốt
của các đơn vị xã, phường, thị trấn và CBCC của các sở, ban, ngành,
các huyện, thành phố, thị xã... là người lớn, người trưởng thành, đã
được đào tạo ở một trường chuyên nghiệp nhất định.
8
1.4.2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh và
việc rèn luyện đạo đức công vụ của học viên
Thông qua việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, học viên sẽ
được nâng cao về năng lực tư duy khoa học, năng lực hoạt động thực
tiễn công vụ.
Trên cơ sở được nâng cao về trình độ lý luận chính trị, học viên
mới có khả năng nhận thức đúng đắn đường lối cũng như những mục
tiêu chính trị của Đảng, vận dụng nó một cách hiệu quả vào điều kiện
cụ thể trong hoạt động công vụ tại địa phương, đơn vị mình.
1.4.3. Mục tiêu giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
Về nhận thức: Giúp học viên nhận thức đúng về đạo đức công vụ;
về những kỹ năng cơ bản để nhận diện, đánh giá, rèn luyện đạo đức
công vụ; về nhiệm vụ cách mạng; thái độ, trách nhiệm đối với công việc,
với đồng nghiệp và với nhân dân.
Về thái độ tình cảm: Giúp học viên có thái độ đúng đắn với hành vi
đạo đức trong thi hành công vụ; tậm tân, tậm lực vì công việc.
Về hành vi: Chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy
chế của cơ quan, đơn vị trong hoạt động công vụ. Có hành vi phù hợp
với chuẩn mực đạo đức, có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng,
gần gũi với nhân dân.
1.4.4. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
Nội dung giáo dục đạo đức công vụ bao gồm: Giáo dục ý
thức chính trị, tinh thần trách nhiệm, hành vi đạo đức, ý thức pháp
luật, ý thức cá nhân về đạo đức công vụ; bồi dưỡng văn hóa đạo đức,
tình cảm đạo đức công vụ.
Phương pháp giáo dục đạo đức công vụ bao gồm: phương
pháp đòi hỏi sư phạm, phương pháp giao công việc, phương pháp
tạo dư luận xã hội, phương pháp tạo tình huống giáo dục, phương
pháp đàm thoại, phương pháp tranh luận, phương pháp nêu gương,
phương pháp thi đua, phương pháp khen thưởng, phương pháp
trách phạt.
1.4.5. Các con đường giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
Giáo dục đạo đức công vụ là một bộ phận của quá trình giáo
dục, nó được tiến hành với những con đường cơ bản: Thông qua kết
9
hợp giữa các lực lương tham gia giáo dục đạo đức công vụ; thông
qua hoạt động dạy học; thông qua tổ chức các hoạt động phong phú
và đa dạng cho học viên; thông qua sinh hoạt tập thể; qua trải
nghiệm thực tiễn công tác tại địa phương, đơn vị; học viên tự giáo dục,
tự tu dưỡng.
1.4.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ
cho học viên ở trường chính trị cấp tỉnh
Bên cạnh sự tác động của những biến động trên thế giới, tình hình
trong nước và tình hình của địa phương trên các lĩnh vực của đời sống
xã hội, công tác giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở trường chính
trị cấp tỉnh còn ảnh hưởng bởi các yếu tố trực như: Nội dung, chương
trình giáo dục; chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy và đối
tượng giáo dục;cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy.
1.4.7. Những yêu cầu trong giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và
định hướng chính trị; thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; thống nhất
ý thức và hành động của học viên trong công tác giáo dục; sự thống
nhất giữa vai trò chủ đạo của chủ thể giáo dục với vai trò tự giác, tích
cực, độc lập của học viên; giáo dục phải tác động vào nhận thức, tình
cảm, hành vi.
Kết luận chƣơng 1
Đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức được cấu thành
bởi những yêu cầu về đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội của cán bộ,
công chức và những quy định pháp lý của cán bộ, công chức khi thực
thi công vụ. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ gắn
liền với quá trình đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, quá trình trải
nghiệm thực tiễn công vụ và quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức.
Những nghiên cứu về đạo đức công vụ, quá trình giáo dục đạo
đức công vụ ở trường chính trị tỉnh đã góp phần khẳng định đạo đức
công vụ là một phẩm chất không thể thiếu của người cán bộ, công
chức; giáo dục đạo đức công vụ cần thông qua nhiều con đường,
trong đó có thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường;
trường chính trị tỉnh không chỉ cung cấp những nội dung về lý luận
10
chính trị mà có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức công
vụ cho cán bộ, công chức.
Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1 là
căn cứ để chúng tôi khảo sát, nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất các
biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên các trường chính trị
cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc hiện nay.
Chƣơng 2
CƠ SỞ THỰCTIỄN CỦAGIÁO DỤCĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CHO HỌC VIÊNTRƢỜNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH
KHU VỰCMIỀNNÚI PHÍA BẮC
2.1. Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức hiện nay
2.1.1. Căn cứ xác định chuẩn mực đạo đức công vụ
Tư tưởng Hồ Chí Minh với những vấn đề liên quan tới đạo đức
công vụ.
Văn bản pháp lý của Việt Nam thể hiện đạo đức công vụ.
Quy định về đạo đức công vụ ở một số nước trên thế giới
2.1.2. Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức
- Trung thành với Tổ quốc.
-Thựchiệnnghiêmtúccácquyđịnhcủaphápluậtliênquanđếncôngvụ
-Có ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệmtrongcông tác.
-Thực hiện tốt mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới và đồng sự.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân.
-Sử dụng các phương tiện của công theo đúng quy định của nhà nước.
- Sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn, cần kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư.
2.2. Khái quát hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ở
các trƣờng chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực miền núi phía Bắc
Khu vực miền núi phía Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược
quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và là
địa bàn trọng yếu về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trong
công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
11
2.2.2. Khái quát về đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị tỉnh
khu vực miền núi phía Bắc
Bình quân mỗi năm mỗi trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền
núi phía Bắc đào tạo, bồi dưỡng từ 2.500 đến 3.500 lượt HV; chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường ngày càng nâng lên. Số HV
tốt nghiệp ra trường hằng năm xếp loại giỏi chiếm từ 20 - 30%, xếp
loại khá 50 - 60%, xếp loại trung bình 5 - 10%.
2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trƣờng chính trị
cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc
2.3.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.3.1.1. Mục địch khảo sát
Đánh giá nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức
công vụ cho học viên tại các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền
núi phía Bắc và xác định nguyên nhân của thực trạng.
2.3.1.2. Đối tượng khảo sát
Khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên công tác tại trường chính
trị tỉnh, số lượng khảo sát là 100 người.
Khảo sát học viên đang theo học tại trường chính trị tỉnh, số
lượng khảo sát là 800 người.
2.3.1.3. Nội dung khảo sát
Thực trạng nhận thức về đạo đức công vụ và giáo dục đạo đức
công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh.
Thực trạng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức
công vụ cho học viên của trường chính trị tỉnh.
Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng giáo
dục đạo đức công vụ cho học viên ở trường chính trị tỉnh hiện nay.
2.3.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả
Sử dụng phương pháp điều tra viết, quan sát, đàm thoại, phỏng
vấn, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp toán học.
2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về đạo đức công vụ
Từ kết quả điều tra học viên là cán bộ, công chức đang theo học
tại trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, cho thấy hiểu
biết của hhọc viên về đạo đức công vụ tương đối cụ thể, nhưng chủ
yếu dựa trên sự suy luận từ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế, hoàn
toàn chưa có tính khoa học.
12
2.3.2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục đạo đức công vụ cho học
viên trường chính trị tỉnh
Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên tại các trường chính trị
tỉnh cần thực hiện ở nhiều nơi: Ở cơ quan, đơn vị công tác; ở ngoài
xã hội; tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và ở mọi
địa điểm, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của trường chính trị
tỉnh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của
địa phương.
2.3.2.3. Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
của trường chính trị tỉnh
Mức độ thực hiện giáo dục các nội dung đạo đức công vụ cho
học viên đã được trường chính trị tỉnh quan tâm thực hiện, đặc biệt là
nội dung giáo dục về tư tưởng chính trị. Những nội dung đạo đức liên
quan trực tiếp đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức chưa
được nhà trường quan tâm giáo dục đúng mức.
2.3.2.4. Thực trạng các phương pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học
viên của trường chính trị tỉnh
Việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức công vụ cho
học viên ở trường chính trị tỉnh đã được thực hiện nhưng không đồng
đều. Có những phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giáo dục
đạo đức công vụ chưa được thực hiện có hiệu quả như: “Phương
pháp tạo tình huống đạo đức công vụ để học viên giải quyết”,
“Phương pháp thảo luận”.
2.3.2.5. Thực trạng hình thức (con đường) giáo dục đạo đức công vụ
cho học viên trường chính trị tỉnh
Các con đường giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường
chính trị tỉnh đã được thực hiện ở trường chính trị tỉnh nhưng chủ yếu
được “giáo dục thông qua hoạt động dạy các môn học trong chương
trình đào tạo, bồi dưỡng”, “thông qua việc tự rèn luyện, tự tu dưỡng,
tự giáo dục của học viên”, “giáo dục qua trải nghiệm thực tiễn công
tác tại địa phương, đơn vị”. Đây là những hoạt động tất yếu và có
trong chương trình đào tạo. Còn các con đường giáo dục được đánh giá
tại là rất cần thiết trong giáo dục đạo đức công vụ cho học viên thì
được thực hiện chưa đúng mức như hình thức “giáo dục thông qua kết
hợp giữa các lực lương tham gia giáo dục đạo đức công vụ”, “giáo
13
dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng cho học
viên”, “giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể”, “giáo dục thông qua
dạy học chuyên đề về đạo đức công vụ”.
2.3.2.6. Kết quả giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính
trị tỉnh
Trường chính trị cấp tỉnh hiện nay chủ yếu quan tâm đến dạy lý
luận chính trị mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện ý thức đạo đức
công vụ, thói quen hành vị đạo đức của người cán bộ, công chức
trong hoạt động công vụ cho học viên là cán bộ, công chức đang học
tập tại nhà trường. Mặt khác, nội dung, chương trình,đào tạo, bồi
dưỡng của trường chính trị tỉnh chưa có môn học nào, chuyên đề nào
về đạo đức công vụ. Để có đánh giá về kết quả giáo dục đạo đức công
vụ cho học viên trường chính trị tỉnh, chúng tôi đã phỏng vấn xin ý
kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý của địa phương; cán bộ, giảng
viên và học viên trường chính trị tỉnh. Chúng tôi thu được kết quả: Đa
số ý kiến cho rằng chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức công vụ
cho học viên trường chính trị tỉnh thông qua hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng của nhà trưởng chỉ ở mức độ trung bình.
2.3.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ cho học
viên trường chính trị tỉnh
Hoạt động giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính
trị cấp tỉnh bị chi phối bởi các yếu tố: Những biến đổi trên thế giới và
tình hình trong nước hiện nay; đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương;
nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức công vụ; nội dung
chương trình học tập; sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và đơn vị cử đi
đào tạo; các hình thức giáo dục đạo đức công vụ ở nhà trường; trình độ,
năng lực của cán bộ, giảng viên; ý thức, thái độ học tập của học viên;
công tác thi đua khen thưởng, hoạt động tập thể; tính tích cực của học
viên trong việc rèn luyện đạo đức công vụ.
Trong các yếu tố trên, yếu tố chủ quan được đánh giá có tác
động cao nhất đến chất lượng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
trường chính trị tỉnh.
2.3.3. Đánh giá thực trạng
2.3.3.1. Những ưu điểm
Nhìn chung cán bộ, giảng viên, học viên trường chính trị tỉnh có
nhận thức đúng về đạo đức công vụ; về vai trò, vị trí của công tác
giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi
14
dưỡng của nhà trường. Vì vây, các nhà trường đã có một số biện
pháp giáo dục đạo đức công vụ một cách tích cực nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay.
2.3.3.2. Những vần đề cần khắc phục, hoàn thiện
Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, trường chính trị tỉnh chủ
yếu quan tâm đến dạy lý luận chính trị mà chưa chú trọng đến việc
rèn luyện ý thức đạo đức công vụ, thói quen hành vị đạo đức của
người cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ cho học viên là cán
bộ, công chức đang học tập tại trường.
Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh chưa
được tiến hành đồng bộ; nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục
đạo đức công vụ chưa được đề cập cụ thể và có hệ thống trong quá
trình đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường.
2.3.3.3. Nguyên nhân của thực trạng
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
đạo đức công vụ cho học viên các trường chính trị cấp tỉnh khu vực
miền núi phía Bắc, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là do nội dung
chương trình học tập (hiện nay nội dung đạo đức công vụ chưa có trở
thành môn học, chuyên đề độc lập trong chương trình đào tạo, bồi
dưỡng của nhà trường); sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ sở đào tạo
và đơn vị cử đi đào tạo; tính tích cực của học viên trong việc rèn
luyện đạo đức công vụ còn chưa cao; các hình thức giáo dục đạo đức
công vụ ở nhà trường còn có những hạn chế nhất định; chưa tìm ra
một hệ thống biện pháp giáo dục đồng bộ; chưa có sự chú trọng khai
thác thế mạnh mang tính đặc thù nhằm giáo dục hiệu quả đạo đức công
vụ cho học viên.
Kết luận chƣơng 2
Đạo đức công vụ là một bộ phận quan trọng trong phẩm chất
nhân cách của người cán bộ, công chức. Đạo đức được cấu thành bởi
những hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức khác nhau; sự hình thành
và phát triển đạo đức công vụ trải qua các giai đoạn nhất định, chịu
sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó có
thời gian đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị cấp tỉnh. Thời gian
15
học tập tại trường chính trị cấp tỉnh là giai đoạn học viên được trang
bị thêm những kiến thức trong khối lý luận và thực tiễn; giúp cho mỗi
HV hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ, công chức
trong hoạt động thực tiễn công vụ.
Thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính
chị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc hiện nay có nhiều ưu điểm
song còn có những vần đề cần khắc phục, hoàn thiện. Học viên
trường chính trị tỉnh đa phần là những cán bộ, công chức, nhiều kiến
thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức công vụ học viên còn chưa nắm
vững. Vì vậy, trong quá trình giáo dục đạo đức công vụ cho học viên,
trường chính trị tỉnh cần quan tâm nâng cao chất lượng về mọi mặt,
trong đó đặc biệt coi trọng đến nội dung, chưong trình đào tạo, bồi
dưỡng; các hình thức giáo dục; các phương pháp giáo dục.
Những vấn đề thực tiễn được lý giải trên đây cùng với lý luận
đã được phân tích là cơ sở để đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo
đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh hiện nay đảm bảo tính
sát thực và mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các trường chính trị tỉnh khu
vực miền núi phía Bắc, khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên.
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KHU VỰC
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ THỰC NGHIỆM
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo đáp ứng các mục tiêu chính trị của Nhà nước Việt Nam
Các biện pháp giáo dục được xây dựng phải phù hợp với quan
điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức cho cán bộ, công
chức trong thời kỳ kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa;
chú trọng đến các nội dung, yêu cầu của Luật Cán bộ, Công chức
năm 2008; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/3/2010 của Thủ
tướng Chính phủ “Về đào tạo, bồi dưỡng công chức” và Nghị quyết
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9, khoá XI năm
2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
16
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của trường
chính trị cấp tỉnh
Các biện pháp giáo dục được xây dựng phải xuất phát từ yêu
cầu đào tạo, bồi dưỡng của các trường chính trị tỉnh. Qua đó, vừa
đảm bảo thực hiện được mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức chính quy, hiện đại vừa đảm bảo tính lý luận và thực tiễn
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh; tạo ra sự
thống nhất giữa quá trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường với giáo
dục xã hội và quá trình tự giáo dục của học viên; làm cho những học
viên từ chỗ nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đạo đức công vụ
đến chủ động phối hợp cùng các chủ thể giáo dục trong việc trau dồi, rèn
luyện, nâng cao đạo đức trong thực thi công vụ và trong cuộc sống.
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm và điều kiện học tập của học viên
Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phải đảm bảo cho quá
trình giáo dục đạo đức công vụ ở trường chính trị tỉnh phù hợp với đối
tượng học viên là người lớn, người trưởng thành. Do đó, cần lựa chọn
hướng tiếp cận và phương pháp giáo dục phù hợp để khắc phục
những yếu điểm và phát huy những thế mạnh của học viên; lựa chọn
nội dung giáo dục có liên quan tới kinh nghiệm và những vấn đề mà
học viên đã và sẽ gặp trong hoạt động thực tiễn công vụ tại địa
phương, đơn vị.
3.1.4. Đảm bảo phù hợp với nội dung của chuẩn mực đạo đức công vụ
Chuẩn mực đạo đức công vụ là thước đo giá trị cần có ở mỗi
người cán bộ, công chức, là cơ sở để các nhà quản lý xác định các
hoạt động, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của
người cán bộ, công chức cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của
hoạt động công vụ. Do đó, các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ
cho học viên trường chính trị tỉnh phải phù hợp với nội dung của
chuẩn mực đạo đức công vụ.
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống logic
Các biện pháp được đề xuất phải là một bộ phận hữu cơ của
quá trình giáo dục - đào tạo nói chung và quá trình giáo dục đạo đức
công vụ nói riêng; phải thể hiện tính hệ thống, toàn diện, tính lịch sử,
cụ thể, đồng bộ. Những biện pháp đặt ra phải đồng bộ với nhau cùng
nhằm vào mục tiêu giáo dục đạo đức công vụ, phải cùng xuất phát và
thực hiện các biện pháp chỉ đạo chung trên tất cả các mặt, các khâu,
quá trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường nhưng phải phù hợp với
17
yêu cầu thực tế của địa phương và nhu cầu của từng đối tượng trong
từng giai đoạn khác nhau.
3.2. Biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trƣờng
chính trị các tỉnh miền núi phía Bắc
3.2.1. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình
dạy học
Giáo dục đạo đức công vụ qua các phần học lý luận chính trị -
hành chính là thực hiện các mục tiêu giáo dục đạo đức cho cán bộ,
công chức. Trong đó, tri thức của bài học là cái có trước, có sẵn và
cố định; tri thức đạo đức công vụ là cái được lựa chọn để đưa vào
và nó là cái có sau, cái có thể thay đổi. Tuỳ vào mục tiêu cụ thể,
giảng viên có thể dùng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong
tiết học, bài học, nhằm giúp học viên luôn có những suy xét, bài học
cho bản thân mình về những yêu cầu đạo đức khi thi hành công vụ.
Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình dạy
học phần học cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Phân tích chương trình học tập để xác định nội dung
lồng ghép cho phần học.
- Bước 2: Xác định mục tiêu bài giảng.
- Bước 3: Thu thập và xử lý tài liệu.
- Bước 4: Thiết kế bài giảng.
Để thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào
quá trình dạy học phần học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cán bộ, giảng viên trong nhà trường có sự đồng thuận, nhất trí và
quyết tâm thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã đề ra.
- Giảng viên các bộ môn có kỹ năng lựa chọn và lồng ghép nội
dung giáo dục đạo đức công vụ vào môn học của mình.
- Tăng cường kinh phí, trang thiết bị, tài liệu cần thiết phục vụ
cho công tác dạy và học các môn trong chương trình.
3.2.2. Xây dựng và sử dụng tình huống công vụ trong dạy học
Tình huống công vụ là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra
có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ
quan hành chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải
có biện pháp giải quyết thích hợp. Việc đưa ra cách thức xây dựng
tình huống công vụ phù hợp với nội dung thực tiễn của phần học
trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính,
cùng với việc tổ chức cho HV giải quyết tình huống công vụ sẽ nâng
18
cao khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó nâng cao được
nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi đạo đức công vụ cho học viên.
Xây dựng và sử dụng tình huống công vụ trong dạy học cần thực
hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu đặc trưng cơ bản của tình huống công vụ.
- Bước 2: Xác định các nội dung tình huống công vụ.
- Bước 3: Viết tình huống công vụ trong dạy học lý luận chính trị.
- Bước 4: Tổ chức giải quyết tình huống công vụ.
Để thực hiện xây dựng và sử dụng tình huống công vụ trong dạy
học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thành lập Tổ sưu tầm, soạn thảo tình huống công vụ phục
vụ cho việc học tập, giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
trường chính trị tỉnh.
- Giảng viên tăng cường rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng
hợp và giải quyết tình huống để giúp học viên thích nghi với việc giảng
dạy gắn lý luận với thực tiễn nhiệm vụ của cán bộ, công chức ở địa
phương, đơn vị.
3.2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ
đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ
Thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học trong chương
trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính sẽ góp phần mở rộng và
đào sâu nội dung môn học; bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra
trong chương trình chính khoá; phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo trong giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh.
Hội thảo tạo ra các cuộc đối thoại thẳng thắn giữa các thành viên
của tập thể về các chủ đề thời sự đang diễn ra trong thực tế thi hành
công vụ tại địa phương, cơ sở; giúp cho học viên cùng trao đổi, tranh
luận, giải đáp những vấn đề bức xúc, những tình huống công vụ khó
xử, những sự kiện cụ thể, qua đó sẽ tạo ra dư luận tốt để điều chỉnh
nhận thức về đạo đức công vụ của mỗi cá nhân.
Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về nội
dung giáo dục đạo đức công vụ cần thực hiện theo các bước sau:
Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học
- Bước 1: Xác định các hoạt động ngoại khóa phần học dựa vào
các nội dung của phần học.
- Bước 2: Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học.
19
Tổ chức hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ
- Bước 1: Lựa chọn nội dung tổ chức hội thảo
- Bước 2: Tổ chức hội thảo
Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về
nội dung giáo dục đạo đức công vụ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tập huấn để đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường có kỹ năng
tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn học và tổ chức hội thảo theo
chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ.
- Huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động ngoại khoá
môn học và tổ chức hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo
đức công vụ.
3.2.4. Xây dựng chuyên đề “đạo đức công vụ” để giảng dạy trong
chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh
Xây dựng được chuyên đề “đạo đức công vụ” để giảng dạy trong
chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính có tính
cần thiết và khả thi trong đạo tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị tỉnh;
kích thích được hứng thú, tính tích cực, chủ động học tập và tự giáo
dục của học viên, gắn được lý luận với thực tiễn.
Xây dựng chuyên đề “Đạo đức công vụ” để giảng dạy trong
chương trình đào tạo ở trường chính trị cấp tỉnh cần thực hiện theo
các bước sau:
- Bước 1: Xác định đặc trưng cơ bản của chuyên đề.
- Bước 2: Xác định nguyên tắc xây dựng chuyên đề.
- Bước 3: Viết chuyên đề.
- Bước 4: Góp ý nội dung chuyên đề.
- Bước 5: Tổ chức giảng dạy chuyên đề.
- Bước 6: Lấy ý kiến đánh giá và hoàn chỉnh chuyên đề.
Xây dựng chuyên đề “Đạo đức công vụ” để giảng dạy trong
chương trình đào tạo ở trường chính trị cấp tỉnh cần đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Ban Giám hiệu nhà trường thành lập Tổ biên soạn chuyên đề
phục vụ cho việc học tập, giáo dục đạo đức công vụ cho học viên
trường chính trị tỉnh.
- Việc xây dựng chuyên đề cần có sự bàn bạc, thống nhất trong
Ban Giám hiệu nhà trường và khoa chuyên môn. Nội dung chuyên đề
đưa vào giảng dạy cần được thông qua Hội đồng khoa học của nhà
trường và được sự nhất trí, ủng hộ của cơ quan cấp trên.
20
3.2.5. Giáo dục nhu cầu rèn luyện đạo đức công vụ thông qua các
phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực tế
Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực
tế giúp cho cho học viên xây dựng được động cơ, mục đích học tập,
rèn luyện đúng đắn; trên cơ sở đó phát huy cao độ khả năng tự học, tự
bồi dưỡng, tự rèn luyện để hoàn thiện đạo đức công vụ của bản thân.
Giáo dục nhu cầu rèn luyện đạo đức công vụ cho học viên
trường chính trị tỉnh thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động
trải nghiệm thực tế, tạo ra sự thống nhất giữa quá trình đào tạo, bồi
dưỡng của nhà trường và hoạt động tự hoàn thiện của cá nhân mỗi học
viên một cách tự giác. Giúp học viên tìm kiếm chân lý và loại bỏ
những động cơ cá nhân không phù hợp với chuẩn mực của người cán
bộ, công chức; vững vàng, tự tin điều khiển và điều chỉnh ý thức,
hành vi của mình trong hoạt động thực tiễn để phát triển đạo đức
công vụ của cá nhân.
Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực
tế cần thực hiện các nội dung sau:
Tổ chức các phong trào thi đua
- Bước 1: Xác định các phong trào thi đua dựa vào hình thức,
mục tiêu, nội dung đào tạo
- Bước 2: Tổ chức các phòng trào thi đua
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế
- Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động
- Bước 2: Thực hiện hoạt động
- Bước 3: Đánh giá hoạt động
Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực
tế cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lãnh đạo nhà trường cần nắm vững các nguồn lực của địa
phương để biết cách khai thác, tổ chức các phong trào thi đua, các
hoạt động trải nghiệm thực tế phù hợp và hiệu quả. Đồng thời nắm
vững nguyên tắc tài chính, cân đối ngân sách hợp lý để dành một
phần cho công tác giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường
chính trị tỉnh.
- Phát huy khả năng tự chủ, tự lực; khai thác các tiềm năng sẵn
có ngay trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường.
Xây dựng được uy tín của nhà trường, tạo được niềm tin đối với các
tổ chức, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.
21
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo sát tính cần thiết,
tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Mỗi biện pháp đều có chức năng, vai trò nhất định trong sự hỗ
trợ, bổ sung cho nhau và đều nhằm giáo dục đạo đức công vụ cho học
viên trường chính trị tỉnh.
3.2.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo sát đã khẳng định các biện pháp đề xuất có cơ sở
để áp dụng vào thực tiễn và hoàn toàn có tính cần thiết và tính khả thi
trong điều kiện ở các trường chính trị tỉnh thuộc khu vực miền núi
phía Bắc hiện nay.
3.4. Thực nghiệm sƣ phạm
3.4.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm
3.4.1.1. Mục đích thực nghiệm
Nhằm kiểm định tính đúng đắn của giả thiết khoa học và tính
khả thi của các biện pháp được đề xuất. Tập trung tiến hành thực
nghiệm hai biện pháp trọng điểm, có tính đột phá, đó là: Biện pháp
lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình dạy học
phần học; tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ
đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ.
3.4.1.2. Đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành tại hai Trường Chính trị tỉnh Sơn La
và Bắc Giang từ tháng 10/2012 đến tháng 8/2013. Đối tượng thực
nghiệm là học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính.
3.4.1.3. Nội dung thực nghiệm
Lựa chọn nội dung thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục trong
quá trình đào tạo để nâng cao nhận thức về chuẩn mực đạo đức công vụ
của cán bộ, công chức và rèn luyện tính tích cực tu dưỡng đạo đức công
vụ cho học viên trường chính trị tỉnh để tiến hành thực nghiệm.
3.4.1.4. Tiến trình thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành theo 3 bước cơ bản.
Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm
Bước 2: Tiến hành các tác động thực nghiệm
Bước 3: Kết thúc thực nghiệm
3.4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá
Tiêu chí 1: Mức độ nhận thức của học viên về đạo đức công vụ.
22
Tiêu chí 2: Tình cảm, thái độ, hứng thú của học viên về đạo đức
công vụ
Tiêu chí 3: Tính tích cực rèn luyện đạo đức công vụ của học viên.
3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
Các kết quả thực nghiệm được phân tích cụ thể cả về mặt định
lượng và định tính, đạt tới độ tin cậy cần thiết; cho phép khẳng định
các biện pháp được đề xuất là đúng đắn. Thông qua thực nghiệm cho
thấy nếu chúng ta tích cực, mạnh dạn có những tác động sư phạm như
đã tiến hành thực nghiệm thì sẽ có tác dụng nâng cao nhận thức về các
chuẩn mực đạo đức công vụ và phát huy được tính tích cực rèn luyện
đạo đức công vụ của học viên trường chính trị tỉnh hiện nay; góp phần
đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường chính trị tỉnh
trong tình hình mới. Có thể khẳng định, Các luận điểm cần bảo vệ của
luận án giả đã xác định được chứng minh là đúng.
Kết luận chƣơng 3
Giáo dục đạo đức công vụ là quá trình lâu dài, khó khăn, phức
tạp; đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực, tích cực cao của các lực lượng. Quá
trình đó cần có sự tác động thường xuyên, liên tục tới các mặt nhận
thức, tình cảm, ý chí và hành vi của học viên; cần phải căn cứ vào
logic của quá trình giáo dục và đặc điểm của đối tượng để có những
tác động giáo dục phù hợp.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất năm biện
pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên các trường chính trị cấp
tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Các biện pháp giáo dục được đề xuất
có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ nhau tạo thành một
chỉnh thể thống nhất, nhằm rèn luyện, phát triển đạo đức công vụ cho
học viên ngày càng vững chắc.
Các kết quả thực nghiệm được phân tích cụ thể cả về mặt định
lượng và định tính, đạt tới độ tin cậy cần thiết; cho phép khẳng định
các biện pháp được đề xuất là đúng đắn. Thông qua thực nghiệm cho
thấy nếu chúng ta tích cực, mạnh dạn có những tác động sư phạm như
đã tiến hành thực nghiệm thì sẽ có tác dụng nâng cao nhận thức về
chuẩn mực đạo đức công vụ và phát huy được tính tích cực rèn luyện
đạo đức công vụ của học viên trường chính trị tỉnh hiện nay; góp phần
đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng
23
yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường chính trị tỉnh
trong tình hình mới. Có thể khẳng định, các luận điểm cần bảo vệ của
luận án tác giả đã xác định được chứng minh là đúng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức có vai trò rất quan
trọng, góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của
mỗi quốc gia. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ là
một quá trình lâu dài với rất nhiều tác động khác nhau và gắn liền với
quá trình đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, quá trình trải nghiệm
thực tiễn công vụ và quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Học viên trường chính trị tỉnh cấp tỉnh đa phần là cán bộ, công
chức; hoạt động chủ đạo của học viên nhà trường gồm hoạt động nhận
thức, hoạt động trải nghiệm và hoạt động thực tiễn tại địa phương, đơn
vị. Đây là một ưu thế của trường chính trị cấp tỉnh trong việc thông qua
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động giao lưu đa dạng của
người học để pháp triển nhận thức, ý chí và hành vi đạo đức công vụ
cho học viên.
Hiện nay, việc giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường
chính trị tỉnh còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình
hình thực tiễn. Nhà trường chưa có những nội dung cụ thể về chuẩn
mực đạo đức công vụ để giáo dục cho học viên; các hoạt động sư
phạm nặng về trang bị kiến thức lý luận chính trị, chưa đề cao tính
giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi
dưỡng; nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chưa phù hợp
cho đối tượng của từng lớp học, của từng địa phương; sự phối hợp
giữa các chủ thể giáo dục (nhà trường, đơn vị quản lý học viên)
chưa đồng bộ, còn mang tính hình thức.
Để giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh
đạt hiệu quả, pháp triển được nhận thức, ý chí và hành vi đạo đức
công vụ cho người học trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo
dục cần có những tác động tới nhận thức của người học về đạo đức
công vụ; tổ chức thực hành giải quyết các tình huống công vụ; tổ chức
các phong trào thi đua, trải nghiệm thực tiễn trong quá trình học tập tại
nhà trường.
24
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục đạo đức
công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh hiện nay, hệ thống
các biện pháp được đề xuất, tác giả luận án đã tiến hành thực
nghiệm, sử dụng một số tác động sư phạm để nâng cao nhận thức và
phát huy tính tích cực rèn luyện đạo đức công vụ cho học viên trong
quá trình đào tạo ở trường chính trị tỉnh. Kết quả thực nghiệm thu
thập được bước đầu cho phép nhận định rằng những biện pháp mà
luận án đề xuất là đúng đắn, thực tế và có tính khả thi.
2. Khuyến nghị
2.1. Cơ quan Trung ương
Bộ Nội vụ xây dựng mô hình về phẩm chất và năng lực của
người cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ theo hướng chuẩn
hoá về trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy
chuẩn quốc gia; tham mưu, đề xuất ban hành Luật Đạo đức Công vụ.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu
phát triển lý luận giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức công vụ cho
học viên trường chính trị tỉnh nói riêng; biên soạn tài liệu về những
chuẩn mực đạo đức công vụ và xác định nội dung, biện pháp giáo
dục phù hợp với đặc điểm đối tượng đào tạo của trường chính trị tỉnh.
2.2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy
Tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy phê duyệt kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng hành năm của trường chính trị tỉnh theo
hướng tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho học viên.
Thường xuyên kiểm tra tính chính trị, tính tư tưởng và tính thực
tiễn trong công tác giảng dạy của nhà trường chính trị tỉnh.
2.3. Trường Chính trị cấp tỉnh
Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo
dục đạo đức công vụ cho học viên theo hướng tăng năng lực, kỹ năng
thực hành nghề nghiệp và nâng cao đạo đức công vụ cho học viên.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đạo đức công vụ
trong nhà trường, coi đó là tiêu chí kiểm định chất lượng dạy học -
giáo dục của trường chính trị tỉnh hiện nay.
Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Bồi dưỡng
về phẩm chất và năng lực sư phạm cho giảng viên, những người làm
công tác quản lý giáo dục ở trường chính trị tỉnh thông qua các đợt tập
huấn hàng năm, qua các hội nghị chuyên đề, các buổi hội thảo, phổ
biến kinh nghiệm về giáo dục, tự giáo dục và quản lý học viên.

More Related Content

What's hot

Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (16)

Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamLuận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Luận văn: Chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trịNâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
 
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộLuận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
 
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái NguyênLuận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
 
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOTLuận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
 
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAYĐào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Luận án: Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, HAY
Luận án: Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, HAYLuận án: Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, HAY
Luận án: Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, HAY
 

Similar to Luận án: Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị

Similar to Luận án: Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị (20)

Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOTLuận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
 
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAYQuản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
 
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAYLuận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên.docLuận Văn Thạc Sĩ  Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên.doc
 
Luận văn: Chính sách phát triển giảng viên dạy nghề tại trường công lập
Luận văn: Chính sách phát triển giảng viên dạy nghề tại trường công lậpLuận văn: Chính sách phát triển giảng viên dạy nghề tại trường công lập
Luận văn: Chính sách phát triển giảng viên dạy nghề tại trường công lập
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Ubnd Phường Phúc...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Ubnd Phường Phúc...Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Ubnd Phường Phúc...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Ubnd Phường Phúc...
 
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAYLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện chính...
Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện chính...Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện chính...
Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện chính...
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
 
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng NamThực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường ĐH Quảng Nam
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạmLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Luận án: Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HỨA THỊ KIỀU HOA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62.14.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2015
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguời hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh Phản biện 1: .................................................................. Phản biện 2: .................................................................. Phản biện 3: .................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học họp tại: TRƢỜNGĐẠIHỌCSƢPHẠM-ĐẠIHỌCTHÁINGUYÊN Vào hồi…..giờ …..ngày …. tháng …. Năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Quốc gia
  • 3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hứa Thị Kiều Hoa (2012),“Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào chương trình Trung cấp Chính trị - Hành chính”, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2, 10/2012, Tr. 23 - 24. 2. Hứa Thị Kiều Hoa (2012), “Xây dựng và sử dụng tình huống công vụ trong dạy học tại trường chính trị tỉnh hiện nay”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Thái Nguyên tập 98, số 10/2012, Tr. 103 - 106. 3. Hứa Thị Kiều Hoa (2013),“Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2, 10/2013, Tr. 27 - 28. 4. Hứa Thị Kiều Hoa (2013),“Đổi mới nội dung chương trình dạy học Trung cấp Chính trị - Hành chính theo hướng tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho học viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo số 99 tháng 12/2013, Tr. 41 - 44. 5. Hứa Thị Kiều Hoa (2015), “Định hướng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, số tháng 5/2015, Tr. 41 - 43.
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với người cán bộ, công chức, đạo đức là gốc, là nền tảng để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến chất lượng thực thi công vụ; sinh thời Bác Hồ có dạy“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức được hình thành và phát triển phải là một quá trình lâu dài, liên tục và thống nhất, bao gồm các ảnh hưởng khách quan và tác động chủ quan của toàn xã hội. Trong những tác động xã hội ảnh hưởng đến việc rèn luyện, giáo dục đạo đức công vụ có những tác động của nhà trường, của các đoàn thể, của gia đình, của các đồng nghiệp, các nhóm bạn, của các cơ quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường, của các cơ quan thông tin đại chúng,… trong đó nhà trường là khâu quan trọng trong việc giáo dục đạo đức công vụ cho người học. Trường chính trị cấp tỉnh là khâu trung tâm tổ chức phối hợp, dẫn dắt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là một mắt xích quan trọng trong quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức. Bởi lẽ, trường chính trị tỉnh là cơ quan nhà nước đặc trách về giáo dục của Đảng, được sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng, nắm quan điểm và đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa và có đội ngũ chuyên gia sư phạm chuyên trách. Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc” làm đề tài Luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận về đạo đức công vụ, giáo dục đạo đức công vụ và thực tiễn giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh, từ đó đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của trường chính trị tỉnh và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức đang học tập tại nhà trường. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh.
  • 5. 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa quá trình đào tạo, bồi dưỡng với quá trình giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh; các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở các trường chính trị cấp cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. 4. Giả thuyết khoa học Quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh là một trong những con đường quan trọng để tác động đến đạo đức công vụ của học viên là cán bộ, công chức đang học tập tại trường. Nếu xây dựng được hệ thống chuẩn mực đạo đức công vụ và xác định các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc thông qua hoạt động dạy học, hoạt động thực tiễn, thực hành giải quyết các tình huống công vụ thì sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục đạo đức công vụ cho học viên của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của địa phương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh. Xây dựng hệ thống phẩm chất đạo đức công vụ cần giáo dục cho học viên trường chính trị cấp tỉnh. Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và thực nghiệm. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu giáo dục đạo đức công vụ thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh. Nghiên cứu học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái và Sơn La. Số liệu khảo sát được thực hiện từ năm 2011 - 2014. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Đề tài luận án dựa vào một số tiếp cận như: Phương pháp tiếp cận giá trị và phương pháp tiếp cận hệ thống
  • 6. 3 7.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp sử dụng toán thống kê. 8. Các luận điểm cần bảo vệ của luận án Đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài với rất nhiều tác động ở các giai đoạn khác nhau. Đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh là một quá trình, một giai đoạn có tác động mạnh mẽ đến việc rèn luyện, giáo dục đạo đức công vụ của học viên là cán bộ, công chức. Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh là quá trình giáo dục có tính đặc thù cần tác động vào các yếu tố nhận thức, ý chí và hành vi thông qua đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động giao lưu đa dạng của người học nhằm tạo nền tảng về nhận thức và đưa đến hành vi đạo đức công vụ đúng đắn. Thông qua trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị tỉnh, người học sẽ pháp triển nhận thức, ý chí và hành vi đạo đức công vụ nếu có các biện pháp tác động đến người học như: Tác động tới nhận thức của người học về đạo đức công vụ; tổ chức thực hành giải quyết các tình huống công vụ; tổ chức các phong trào thi đua, trải nghiệm thực tiễn trong quá trình học tập tại nhà trường. 9. Đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị cấp tỉnh. Hệ thống được chuẩn mực đạo đức công vụ cần giáo dục cho học viên thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị cấp tỉnh. Đánh giá được thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc hiện nay, làm căn cứ thực tiễn cho đề xuất biện pháp. Đề xuất được biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại nhà trường.
  • 7. 4 10. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận án gồm 3 chương và các phụ lục. Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Chương 3. Biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và thực nghiệm. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO HỌC VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG Ở TRƢỜNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục đạo đức Về mặt lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức đã được nhiều học giả quan tâm, nhìn nhận, đánh giá dưới các góc độ khác nhau và đã có những đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu này như: “Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục” của Phạm Minh Hạc (1986); “Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” của Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang, (1995); “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” của Huỳnh Khái Vinh, (2001);… 1.1.2. Các nghiên cứu về giáodục đạo đức công vụ cho cánbộ, công chức Các nghiên cứu về đạo đức công vụ và việc rèn luyện đạo đức của cán bộ, công chức Có các nghiên cứu như “Tác động của đạo đức và dịch vụ công: Triển vọng của Nam Phi” của Raga, Kishore (2005); “Về đạo đức” của Hồ Chí Minh (1993); “Đạo đức trong nền công vụ” của Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo (2002); “Xây dựng đạo đức cán bộ, công chức Việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” của Bùi Thế Vĩnh (2003); “Kỹ năng giao tiếp trong hành chính” của Mai Hữu Khuê (1997);…
  • 8. 5 Nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và giáo dục đạo đức công vụ cho học viên tại các trường chính trị cấp tỉnh. Trên thế giới, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức rất đa dạng và khác nhau ở mỗi nước nhưng đều nhằm mục đích nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực, góp phần xây dựng một nền hành chính công minh bạch, hiện đại. Đáng quan tâm nhất hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Trung Quốc và đào tạo công chức các loại ở một số nước như Pháp và Hàn Quốc trong nghiên cứu “Phương pháp dạy học trong các trường Đảng ở Trung Quốc” của Võ Thị Mai (2007); “Kinh nghiệm quản lý nhân sự ở Hàn Quốc và Trung Quốc” của Thu Huyền (2007);… Ở Việt Nam, đã có nhiều nhà nghiên cứu phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như: “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ” của Ngô Thành Can (2014); “Suy nghĩ về công tác giáo dục đạo đức công chức” của Trần Minh Tố (2014). Nghiên cứu về giáo dục đạo đức công vụ cho cấn bộ, công chức thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị cấp tỉnh đến nay chưa có công trình nào, chỉ có một số nghiên cứu liên quan như: “Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở” của Vũ Ngọc Am (2003); “Công tác tư tưởng - văn hóa ở cấp huyện” của Đào Duy Quát, Hà Nội (2003); “Mô hình quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay” của Đặng Thị Bích Liên (2009); “Khảo sát, đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở đã được Trường Chính trị tỉnh đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 1997 - 2002, từ đó đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thời gian tới” của Nguyễn Trọng Chinh (2002);“Tăng cường sự thân thiện và thuận lợi trong giao tiếp hành chính giữa cán bộ, công chức với công dân tại UBND cấp xã trên địa bàn thị xã Đồng Xoài” của Nguyễn Thanh Thuyên (2002);… Qua các công trình nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy rằng: Thứ nhất, về giáo dục đạo đức nói chung; giáo dục đạo đức cho cán bộ, công chức nói riêng đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên
  • 9. 6 cứu đề cập đến. Tuy nhiên, nghiên cứu việc giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh ít được quan tâm nghiên cứu. Thứ hai, có một số công trình nghiên cứu đã đề ra các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ nhằm thực hiện một số nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam, các kết quả đưa ra thường là các giải pháp lớn, mang tính định hướng. Thứ ba, có một số nghiên cứu khẳng định giáo dục đạo đức công vụ cần thông qua nhiều con đường; trường chính trị tỉnh không chỉ cung cấp những nội dung về lý luận chính trị mà có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xây dựng được các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh một cách cụ thể và có hệ thống. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Đạo đức công vụ Đạo đức công vụ là hệ thống những quy tắc, quy định nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ, công chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nhằm xây dựng một nền hành chính chính quy, hiện đại; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 1.2.2. Giáo dục đạo đức công vụ Giáo dục đạo đức là quá trình tổ chức giáo dục của nhà trường (xã hội) nhằm giúp người học (học viên, sinh viên, học sinh) có nhận thức đúng đắn, hiểu biết những chuẩn mực, hệ thống giá trị. Hình thành xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, rèn luyện, có những thói quen, hành vi phù hợp với các giá trị khách quan của xã hội đòi hỏi…, tự giác tự hoàn thiện các phẩm chất nhân cách. Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở trường chính trị cấp tỉnh là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể giáo dục nhằm giúp cho học viên là cán bộ, công chức nhận thức đúng về quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ; biến những quy tắc, chuẩn mực đạo đức đó thành thói quen, hành vi trong hoạt động công vụ. 1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là tổ chức cho cán bộ, công chức được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của tổ chức và xây dựng một nền hành chính chính quy, hiện đại.
  • 10. 7 1.3. Cơ sở về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức 1.3.1. Những yếu tố cơ bản để cấu thành đạo đức công vụ Gồm đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức và những quy định pháp lý cho cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. 1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ của cán bộ, công chức được xem xét theo hai cách tiếp cận: Thứ nhất, quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ của cán bộ, công chức là một quá trình phát triển nhận thức từ tự phát (đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội) đến thể chế hóa thành luật pháp của nhà nước và cuối cùng nâng lên theo tiêu chuẩn đạo đức mang tính tự giác. Thứ hai, quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trải qua ba quá trình: Quá trình đào tạo tại các trường chuyên nghiệp trước khi là cán bộ, công chức; quá trình trải nghiệm trong thực tiễn công vụ; quá trình cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức công vụ Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức hiện nay, đó là: Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; pháp luật và việc tổ chức thực hiện pháp luật; vai trò của cơ quan hành chính; hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường; trình độ, năng lực nhận thức và ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. 1.4. Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên là cán bộ, công chức trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh 1.4.1. Đặc điểm học viên của trường chính trị cấp tỉnh Học viên trường chính trị cấp tỉnh chủ yếu là cán bộ chủ chốt của các đơn vị xã, phường, thị trấn và CBCC của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã... là người lớn, người trưởng thành, đã được đào tạo ở một trường chuyên nghiệp nhất định.
  • 11. 8 1.4.2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh và việc rèn luyện đạo đức công vụ của học viên Thông qua việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, học viên sẽ được nâng cao về năng lực tư duy khoa học, năng lực hoạt động thực tiễn công vụ. Trên cơ sở được nâng cao về trình độ lý luận chính trị, học viên mới có khả năng nhận thức đúng đắn đường lối cũng như những mục tiêu chính trị của Đảng, vận dụng nó một cách hiệu quả vào điều kiện cụ thể trong hoạt động công vụ tại địa phương, đơn vị mình. 1.4.3. Mục tiêu giáo dục đạo đức công vụ cho học viên Về nhận thức: Giúp học viên nhận thức đúng về đạo đức công vụ; về những kỹ năng cơ bản để nhận diện, đánh giá, rèn luyện đạo đức công vụ; về nhiệm vụ cách mạng; thái độ, trách nhiệm đối với công việc, với đồng nghiệp và với nhân dân. Về thái độ tình cảm: Giúp học viên có thái độ đúng đắn với hành vi đạo đức trong thi hành công vụ; tậm tân, tậm lực vì công việc. Về hành vi: Chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị trong hoạt động công vụ. Có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, gần gũi với nhân dân. 1.4.4. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên Nội dung giáo dục đạo đức công vụ bao gồm: Giáo dục ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm, hành vi đạo đức, ý thức pháp luật, ý thức cá nhân về đạo đức công vụ; bồi dưỡng văn hóa đạo đức, tình cảm đạo đức công vụ. Phương pháp giáo dục đạo đức công vụ bao gồm: phương pháp đòi hỏi sư phạm, phương pháp giao công việc, phương pháp tạo dư luận xã hội, phương pháp tạo tình huống giáo dục, phương pháp đàm thoại, phương pháp tranh luận, phương pháp nêu gương, phương pháp thi đua, phương pháp khen thưởng, phương pháp trách phạt. 1.4.5. Các con đường giáo dục đạo đức công vụ cho học viên Giáo dục đạo đức công vụ là một bộ phận của quá trình giáo dục, nó được tiến hành với những con đường cơ bản: Thông qua kết
  • 12. 9 hợp giữa các lực lương tham gia giáo dục đạo đức công vụ; thông qua hoạt động dạy học; thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng cho học viên; thông qua sinh hoạt tập thể; qua trải nghiệm thực tiễn công tác tại địa phương, đơn vị; học viên tự giáo dục, tự tu dưỡng. 1.4.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở trường chính trị cấp tỉnh Bên cạnh sự tác động của những biến động trên thế giới, tình hình trong nước và tình hình của địa phương trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, công tác giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở trường chính trị cấp tỉnh còn ảnh hưởng bởi các yếu tố trực như: Nội dung, chương trình giáo dục; chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy và đối tượng giáo dục;cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy. 1.4.7. Những yêu cầu trong giáo dục đạo đức công vụ cho học viên Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và định hướng chính trị; thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; thống nhất ý thức và hành động của học viên trong công tác giáo dục; sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của chủ thể giáo dục với vai trò tự giác, tích cực, độc lập của học viên; giáo dục phải tác động vào nhận thức, tình cảm, hành vi. Kết luận chƣơng 1 Đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức được cấu thành bởi những yêu cầu về đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội của cán bộ, công chức và những quy định pháp lý của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ gắn liền với quá trình đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, quá trình trải nghiệm thực tiễn công vụ và quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Những nghiên cứu về đạo đức công vụ, quá trình giáo dục đạo đức công vụ ở trường chính trị tỉnh đã góp phần khẳng định đạo đức công vụ là một phẩm chất không thể thiếu của người cán bộ, công chức; giáo dục đạo đức công vụ cần thông qua nhiều con đường, trong đó có thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường; trường chính trị tỉnh không chỉ cung cấp những nội dung về lý luận
  • 13. 10 chính trị mà có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1 là căn cứ để chúng tôi khảo sát, nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc hiện nay. Chƣơng 2 CƠ SỞ THỰCTIỄN CỦAGIÁO DỤCĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO HỌC VIÊNTRƢỜNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH KHU VỰCMIỀNNÚI PHÍA BẮC 2.1. Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức hiện nay 2.1.1. Căn cứ xác định chuẩn mực đạo đức công vụ Tư tưởng Hồ Chí Minh với những vấn đề liên quan tới đạo đức công vụ. Văn bản pháp lý của Việt Nam thể hiện đạo đức công vụ. Quy định về đạo đức công vụ ở một số nước trên thế giới 2.1.2. Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức - Trung thành với Tổ quốc. -Thựchiệnnghiêmtúccácquyđịnhcủaphápluậtliênquanđếncôngvụ -Có ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệmtrongcông tác. -Thực hiện tốt mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới và đồng sự. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân. -Sử dụng các phương tiện của công theo đúng quy định của nhà nước. - Sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 2.2. Khái quát hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ở các trƣờng chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực miền núi phía Bắc Khu vực miền núi phía Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và là địa bàn trọng yếu về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
  • 14. 11 2.2.2. Khái quát về đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị tỉnh khu vực miền núi phía Bắc Bình quân mỗi năm mỗi trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đào tạo, bồi dưỡng từ 2.500 đến 3.500 lượt HV; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường ngày càng nâng lên. Số HV tốt nghiệp ra trường hằng năm xếp loại giỏi chiếm từ 20 - 30%, xếp loại khá 50 - 60%, xếp loại trung bình 5 - 10%. 2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trƣờng chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc 2.3.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.3.1.1. Mục địch khảo sát Đánh giá nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức công vụ cho học viên tại các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và xác định nguyên nhân của thực trạng. 2.3.1.2. Đối tượng khảo sát Khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên công tác tại trường chính trị tỉnh, số lượng khảo sát là 100 người. Khảo sát học viên đang theo học tại trường chính trị tỉnh, số lượng khảo sát là 800 người. 2.3.1.3. Nội dung khảo sát Thực trạng nhận thức về đạo đức công vụ và giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh. Thực trạng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức công vụ cho học viên của trường chính trị tỉnh. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở trường chính trị tỉnh hiện nay. 2.3.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả Sử dụng phương pháp điều tra viết, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp toán học. 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng 2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về đạo đức công vụ Từ kết quả điều tra học viên là cán bộ, công chức đang theo học tại trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, cho thấy hiểu biết của hhọc viên về đạo đức công vụ tương đối cụ thể, nhưng chủ yếu dựa trên sự suy luận từ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế, hoàn toàn chưa có tính khoa học.
  • 15. 12 2.3.2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên tại các trường chính trị tỉnh cần thực hiện ở nhiều nơi: Ở cơ quan, đơn vị công tác; ở ngoài xã hội; tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và ở mọi địa điểm, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của trường chính trị tỉnh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của địa phương. 2.3.2.3. Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức công vụ cho học viên của trường chính trị tỉnh Mức độ thực hiện giáo dục các nội dung đạo đức công vụ cho học viên đã được trường chính trị tỉnh quan tâm thực hiện, đặc biệt là nội dung giáo dục về tư tưởng chính trị. Những nội dung đạo đức liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức chưa được nhà trường quan tâm giáo dục đúng mức. 2.3.2.4. Thực trạng các phương pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên của trường chính trị tỉnh Việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên ở trường chính trị tỉnh đã được thực hiện nhưng không đồng đều. Có những phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức công vụ chưa được thực hiện có hiệu quả như: “Phương pháp tạo tình huống đạo đức công vụ để học viên giải quyết”, “Phương pháp thảo luận”. 2.3.2.5. Thực trạng hình thức (con đường) giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh Các con đường giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh đã được thực hiện ở trường chính trị tỉnh nhưng chủ yếu được “giáo dục thông qua hoạt động dạy các môn học trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng”, “thông qua việc tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của học viên”, “giáo dục qua trải nghiệm thực tiễn công tác tại địa phương, đơn vị”. Đây là những hoạt động tất yếu và có trong chương trình đào tạo. Còn các con đường giáo dục được đánh giá tại là rất cần thiết trong giáo dục đạo đức công vụ cho học viên thì được thực hiện chưa đúng mức như hình thức “giáo dục thông qua kết hợp giữa các lực lương tham gia giáo dục đạo đức công vụ”, “giáo
  • 16. 13 dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng cho học viên”, “giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể”, “giáo dục thông qua dạy học chuyên đề về đạo đức công vụ”. 2.3.2.6. Kết quả giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh Trường chính trị cấp tỉnh hiện nay chủ yếu quan tâm đến dạy lý luận chính trị mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện ý thức đạo đức công vụ, thói quen hành vị đạo đức của người cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ cho học viên là cán bộ, công chức đang học tập tại nhà trường. Mặt khác, nội dung, chương trình,đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh chưa có môn học nào, chuyên đề nào về đạo đức công vụ. Để có đánh giá về kết quả giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh, chúng tôi đã phỏng vấn xin ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý của địa phương; cán bộ, giảng viên và học viên trường chính trị tỉnh. Chúng tôi thu được kết quả: Đa số ý kiến cho rằng chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trưởng chỉ ở mức độ trung bình. 2.3.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh Hoạt động giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh bị chi phối bởi các yếu tố: Những biến đổi trên thế giới và tình hình trong nước hiện nay; đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức công vụ; nội dung chương trình học tập; sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và đơn vị cử đi đào tạo; các hình thức giáo dục đạo đức công vụ ở nhà trường; trình độ, năng lực của cán bộ, giảng viên; ý thức, thái độ học tập của học viên; công tác thi đua khen thưởng, hoạt động tập thể; tính tích cực của học viên trong việc rèn luyện đạo đức công vụ. Trong các yếu tố trên, yếu tố chủ quan được đánh giá có tác động cao nhất đến chất lượng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh. 2.3.3. Đánh giá thực trạng 2.3.3.1. Những ưu điểm Nhìn chung cán bộ, giảng viên, học viên trường chính trị tỉnh có nhận thức đúng về đạo đức công vụ; về vai trò, vị trí của công tác giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi
  • 17. 14 dưỡng của nhà trường. Vì vây, các nhà trường đã có một số biện pháp giáo dục đạo đức công vụ một cách tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. 2.3.3.2. Những vần đề cần khắc phục, hoàn thiện Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, trường chính trị tỉnh chủ yếu quan tâm đến dạy lý luận chính trị mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện ý thức đạo đức công vụ, thói quen hành vị đạo đức của người cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ cho học viên là cán bộ, công chức đang học tập tại trường. Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh chưa được tiến hành đồng bộ; nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức công vụ chưa được đề cập cụ thể và có hệ thống trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường. 2.3.3.3. Nguyên nhân của thực trạng Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là do nội dung chương trình học tập (hiện nay nội dung đạo đức công vụ chưa có trở thành môn học, chuyên đề độc lập trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường); sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ sở đào tạo và đơn vị cử đi đào tạo; tính tích cực của học viên trong việc rèn luyện đạo đức công vụ còn chưa cao; các hình thức giáo dục đạo đức công vụ ở nhà trường còn có những hạn chế nhất định; chưa tìm ra một hệ thống biện pháp giáo dục đồng bộ; chưa có sự chú trọng khai thác thế mạnh mang tính đặc thù nhằm giáo dục hiệu quả đạo đức công vụ cho học viên. Kết luận chƣơng 2 Đạo đức công vụ là một bộ phận quan trọng trong phẩm chất nhân cách của người cán bộ, công chức. Đạo đức được cấu thành bởi những hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức khác nhau; sự hình thành và phát triển đạo đức công vụ trải qua các giai đoạn nhất định, chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó có thời gian đào tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị cấp tỉnh. Thời gian
  • 18. 15 học tập tại trường chính trị cấp tỉnh là giai đoạn học viên được trang bị thêm những kiến thức trong khối lý luận và thực tiễn; giúp cho mỗi HV hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ, công chức trong hoạt động thực tiễn công vụ. Thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính chị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc hiện nay có nhiều ưu điểm song còn có những vần đề cần khắc phục, hoàn thiện. Học viên trường chính trị tỉnh đa phần là những cán bộ, công chức, nhiều kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức công vụ học viên còn chưa nắm vững. Vì vậy, trong quá trình giáo dục đạo đức công vụ cho học viên, trường chính trị tỉnh cần quan tâm nâng cao chất lượng về mọi mặt, trong đó đặc biệt coi trọng đến nội dung, chưong trình đào tạo, bồi dưỡng; các hình thức giáo dục; các phương pháp giáo dục. Những vấn đề thực tiễn được lý giải trên đây cùng với lý luận đã được phân tích là cơ sở để đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh hiện nay đảm bảo tính sát thực và mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các trường chính trị tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên. Chƣơng 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ THỰC NGHIỆM 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Đảm bảo đáp ứng các mục tiêu chính trị của Nhà nước Việt Nam Các biện pháp giáo dục được xây dựng phải phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức cho cán bộ, công chức trong thời kỳ kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; chú trọng đến các nội dung, yêu cầu của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ “Về đào tạo, bồi dưỡng công chức” và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9, khoá XI năm 2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
  • 19. 16 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị cấp tỉnh Các biện pháp giáo dục được xây dựng phải xuất phát từ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các trường chính trị tỉnh. Qua đó, vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức chính quy, hiện đại vừa đảm bảo tính lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh; tạo ra sự thống nhất giữa quá trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường với giáo dục xã hội và quá trình tự giáo dục của học viên; làm cho những học viên từ chỗ nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đạo đức công vụ đến chủ động phối hợp cùng các chủ thể giáo dục trong việc trau dồi, rèn luyện, nâng cao đạo đức trong thực thi công vụ và trong cuộc sống. 3.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm và điều kiện học tập của học viên Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phải đảm bảo cho quá trình giáo dục đạo đức công vụ ở trường chính trị tỉnh phù hợp với đối tượng học viên là người lớn, người trưởng thành. Do đó, cần lựa chọn hướng tiếp cận và phương pháp giáo dục phù hợp để khắc phục những yếu điểm và phát huy những thế mạnh của học viên; lựa chọn nội dung giáo dục có liên quan tới kinh nghiệm và những vấn đề mà học viên đã và sẽ gặp trong hoạt động thực tiễn công vụ tại địa phương, đơn vị. 3.1.4. Đảm bảo phù hợp với nội dung của chuẩn mực đạo đức công vụ Chuẩn mực đạo đức công vụ là thước đo giá trị cần có ở mỗi người cán bộ, công chức, là cơ sở để các nhà quản lý xác định các hoạt động, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của người cán bộ, công chức cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của hoạt động công vụ. Do đó, các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh phải phù hợp với nội dung của chuẩn mực đạo đức công vụ. 3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống logic Các biện pháp được đề xuất phải là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục - đào tạo nói chung và quá trình giáo dục đạo đức công vụ nói riêng; phải thể hiện tính hệ thống, toàn diện, tính lịch sử, cụ thể, đồng bộ. Những biện pháp đặt ra phải đồng bộ với nhau cùng nhằm vào mục tiêu giáo dục đạo đức công vụ, phải cùng xuất phát và thực hiện các biện pháp chỉ đạo chung trên tất cả các mặt, các khâu, quá trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường nhưng phải phù hợp với
  • 20. 17 yêu cầu thực tế của địa phương và nhu cầu của từng đối tượng trong từng giai đoạn khác nhau. 3.2. Biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trƣờng chính trị các tỉnh miền núi phía Bắc 3.2.1. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình dạy học Giáo dục đạo đức công vụ qua các phần học lý luận chính trị - hành chính là thực hiện các mục tiêu giáo dục đạo đức cho cán bộ, công chức. Trong đó, tri thức của bài học là cái có trước, có sẵn và cố định; tri thức đạo đức công vụ là cái được lựa chọn để đưa vào và nó là cái có sau, cái có thể thay đổi. Tuỳ vào mục tiêu cụ thể, giảng viên có thể dùng nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học, bài học, nhằm giúp học viên luôn có những suy xét, bài học cho bản thân mình về những yêu cầu đạo đức khi thi hành công vụ. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình dạy học phần học cần thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Phân tích chương trình học tập để xác định nội dung lồng ghép cho phần học. - Bước 2: Xác định mục tiêu bài giảng. - Bước 3: Thu thập và xử lý tài liệu. - Bước 4: Thiết kế bài giảng. Để thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình dạy học phần học cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Cán bộ, giảng viên trong nhà trường có sự đồng thuận, nhất trí và quyết tâm thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã đề ra. - Giảng viên các bộ môn có kỹ năng lựa chọn và lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào môn học của mình. - Tăng cường kinh phí, trang thiết bị, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác dạy và học các môn trong chương trình. 3.2.2. Xây dựng và sử dụng tình huống công vụ trong dạy học Tình huống công vụ là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải có biện pháp giải quyết thích hợp. Việc đưa ra cách thức xây dựng tình huống công vụ phù hợp với nội dung thực tiễn của phần học trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, cùng với việc tổ chức cho HV giải quyết tình huống công vụ sẽ nâng
  • 21. 18 cao khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, qua đó nâng cao được nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi đạo đức công vụ cho học viên. Xây dựng và sử dụng tình huống công vụ trong dạy học cần thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Nghiên cứu đặc trưng cơ bản của tình huống công vụ. - Bước 2: Xác định các nội dung tình huống công vụ. - Bước 3: Viết tình huống công vụ trong dạy học lý luận chính trị. - Bước 4: Tổ chức giải quyết tình huống công vụ. Để thực hiện xây dựng và sử dụng tình huống công vụ trong dạy học cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Thành lập Tổ sưu tầm, soạn thảo tình huống công vụ phục vụ cho việc học tập, giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh. - Giảng viên tăng cường rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống để giúp học viên thích nghi với việc giảng dạy gắn lý luận với thực tiễn nhiệm vụ của cán bộ, công chức ở địa phương, đơn vị. 3.2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ Thông qua tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính sẽ góp phần mở rộng và đào sâu nội dung môn học; bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh. Hội thảo tạo ra các cuộc đối thoại thẳng thắn giữa các thành viên của tập thể về các chủ đề thời sự đang diễn ra trong thực tế thi hành công vụ tại địa phương, cơ sở; giúp cho học viên cùng trao đổi, tranh luận, giải đáp những vấn đề bức xúc, những tình huống công vụ khó xử, những sự kiện cụ thể, qua đó sẽ tạo ra dư luận tốt để điều chỉnh nhận thức về đạo đức công vụ của mỗi cá nhân. Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ cần thực hiện theo các bước sau: Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học - Bước 1: Xác định các hoạt động ngoại khóa phần học dựa vào các nội dung của phần học. - Bước 2: Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học.
  • 22. 19 Tổ chức hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ - Bước 1: Lựa chọn nội dung tổ chức hội thảo - Bước 2: Tổ chức hội thảo Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tập huấn để đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường có kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn học và tổ chức hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ. - Huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn học và tổ chức hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ. 3.2.4. Xây dựng chuyên đề “đạo đức công vụ” để giảng dạy trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh Xây dựng được chuyên đề “đạo đức công vụ” để giảng dạy trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính có tính cần thiết và khả thi trong đạo tạo, bồi dưỡng tại trường chính trị tỉnh; kích thích được hứng thú, tính tích cực, chủ động học tập và tự giáo dục của học viên, gắn được lý luận với thực tiễn. Xây dựng chuyên đề “Đạo đức công vụ” để giảng dạy trong chương trình đào tạo ở trường chính trị cấp tỉnh cần thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Xác định đặc trưng cơ bản của chuyên đề. - Bước 2: Xác định nguyên tắc xây dựng chuyên đề. - Bước 3: Viết chuyên đề. - Bước 4: Góp ý nội dung chuyên đề. - Bước 5: Tổ chức giảng dạy chuyên đề. - Bước 6: Lấy ý kiến đánh giá và hoàn chỉnh chuyên đề. Xây dựng chuyên đề “Đạo đức công vụ” để giảng dạy trong chương trình đào tạo ở trường chính trị cấp tỉnh cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Ban Giám hiệu nhà trường thành lập Tổ biên soạn chuyên đề phục vụ cho việc học tập, giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh. - Việc xây dựng chuyên đề cần có sự bàn bạc, thống nhất trong Ban Giám hiệu nhà trường và khoa chuyên môn. Nội dung chuyên đề đưa vào giảng dạy cần được thông qua Hội đồng khoa học của nhà trường và được sự nhất trí, ủng hộ của cơ quan cấp trên.
  • 23. 20 3.2.5. Giáo dục nhu cầu rèn luyện đạo đức công vụ thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực tế Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp cho cho học viên xây dựng được động cơ, mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn; trên cơ sở đó phát huy cao độ khả năng tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để hoàn thiện đạo đức công vụ của bản thân. Giáo dục nhu cầu rèn luyện đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực tế, tạo ra sự thống nhất giữa quá trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường và hoạt động tự hoàn thiện của cá nhân mỗi học viên một cách tự giác. Giúp học viên tìm kiếm chân lý và loại bỏ những động cơ cá nhân không phù hợp với chuẩn mực của người cán bộ, công chức; vững vàng, tự tin điều khiển và điều chỉnh ý thức, hành vi của mình trong hoạt động thực tiễn để phát triển đạo đức công vụ của cá nhân. Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực tế cần thực hiện các nội dung sau: Tổ chức các phong trào thi đua - Bước 1: Xác định các phong trào thi đua dựa vào hình thức, mục tiêu, nội dung đào tạo - Bước 2: Tổ chức các phòng trào thi đua Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế - Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động - Bước 2: Thực hiện hoạt động - Bước 3: Đánh giá hoạt động Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực tế cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Lãnh đạo nhà trường cần nắm vững các nguồn lực của địa phương để biết cách khai thác, tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm thực tế phù hợp và hiệu quả. Đồng thời nắm vững nguyên tắc tài chính, cân đối ngân sách hợp lý để dành một phần cho công tác giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh. - Phát huy khả năng tự chủ, tự lực; khai thác các tiềm năng sẵn có ngay trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường. Xây dựng được uy tín của nhà trường, tạo được niềm tin đối với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.
  • 24. 21 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp Mỗi biện pháp đều có chức năng, vai trò nhất định trong sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau và đều nhằm giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh. 3.2.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Kết quả khảo sát đã khẳng định các biện pháp đề xuất có cơ sở để áp dụng vào thực tiễn và hoàn toàn có tính cần thiết và tính khả thi trong điều kiện ở các trường chính trị tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc hiện nay. 3.4. Thực nghiệm sƣ phạm 3.4.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm 3.4.1.1. Mục đích thực nghiệm Nhằm kiểm định tính đúng đắn của giả thiết khoa học và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Tập trung tiến hành thực nghiệm hai biện pháp trọng điểm, có tính đột phá, đó là: Biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình dạy học phần học; tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ. 3.4.1.2. Đối tượng thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành tại hai Trường Chính trị tỉnh Sơn La và Bắc Giang từ tháng 10/2012 đến tháng 8/2013. Đối tượng thực nghiệm là học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 3.4.1.3. Nội dung thực nghiệm Lựa chọn nội dung thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục trong quá trình đào tạo để nâng cao nhận thức về chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và rèn luyện tính tích cực tu dưỡng đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh để tiến hành thực nghiệm. 3.4.1.4. Tiến trình thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành theo 3 bước cơ bản. Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm Bước 2: Tiến hành các tác động thực nghiệm Bước 3: Kết thúc thực nghiệm 3.4.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá Tiêu chí 1: Mức độ nhận thức của học viên về đạo đức công vụ.
  • 25. 22 Tiêu chí 2: Tình cảm, thái độ, hứng thú của học viên về đạo đức công vụ Tiêu chí 3: Tính tích cực rèn luyện đạo đức công vụ của học viên. 3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm Các kết quả thực nghiệm được phân tích cụ thể cả về mặt định lượng và định tính, đạt tới độ tin cậy cần thiết; cho phép khẳng định các biện pháp được đề xuất là đúng đắn. Thông qua thực nghiệm cho thấy nếu chúng ta tích cực, mạnh dạn có những tác động sư phạm như đã tiến hành thực nghiệm thì sẽ có tác dụng nâng cao nhận thức về các chuẩn mực đạo đức công vụ và phát huy được tính tích cực rèn luyện đạo đức công vụ của học viên trường chính trị tỉnh hiện nay; góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường chính trị tỉnh trong tình hình mới. Có thể khẳng định, Các luận điểm cần bảo vệ của luận án giả đã xác định được chứng minh là đúng. Kết luận chƣơng 3 Giáo dục đạo đức công vụ là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp; đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực, tích cực cao của các lực lượng. Quá trình đó cần có sự tác động thường xuyên, liên tục tới các mặt nhận thức, tình cảm, ý chí và hành vi của học viên; cần phải căn cứ vào logic của quá trình giáo dục và đặc điểm của đối tượng để có những tác động giáo dục phù hợp. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất năm biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Các biện pháp giáo dục được đề xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất, nhằm rèn luyện, phát triển đạo đức công vụ cho học viên ngày càng vững chắc. Các kết quả thực nghiệm được phân tích cụ thể cả về mặt định lượng và định tính, đạt tới độ tin cậy cần thiết; cho phép khẳng định các biện pháp được đề xuất là đúng đắn. Thông qua thực nghiệm cho thấy nếu chúng ta tích cực, mạnh dạn có những tác động sư phạm như đã tiến hành thực nghiệm thì sẽ có tác dụng nâng cao nhận thức về chuẩn mực đạo đức công vụ và phát huy được tính tích cực rèn luyện đạo đức công vụ của học viên trường chính trị tỉnh hiện nay; góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng
  • 26. 23 yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường chính trị tỉnh trong tình hình mới. Có thể khẳng định, các luận điểm cần bảo vệ của luận án tác giả đã xác định được chứng minh là đúng. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi quốc gia. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ là một quá trình lâu dài với rất nhiều tác động khác nhau và gắn liền với quá trình đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, quá trình trải nghiệm thực tiễn công vụ và quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Học viên trường chính trị tỉnh cấp tỉnh đa phần là cán bộ, công chức; hoạt động chủ đạo của học viên nhà trường gồm hoạt động nhận thức, hoạt động trải nghiệm và hoạt động thực tiễn tại địa phương, đơn vị. Đây là một ưu thế của trường chính trị cấp tỉnh trong việc thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động giao lưu đa dạng của người học để pháp triển nhận thức, ý chí và hành vi đạo đức công vụ cho học viên. Hiện nay, việc giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình thực tiễn. Nhà trường chưa có những nội dung cụ thể về chuẩn mực đạo đức công vụ để giáo dục cho học viên; các hoạt động sư phạm nặng về trang bị kiến thức lý luận chính trị, chưa đề cao tính giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng; nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chưa phù hợp cho đối tượng của từng lớp học, của từng địa phương; sự phối hợp giữa các chủ thể giáo dục (nhà trường, đơn vị quản lý học viên) chưa đồng bộ, còn mang tính hình thức. Để giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh đạt hiệu quả, pháp triển được nhận thức, ý chí và hành vi đạo đức công vụ cho người học trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo dục cần có những tác động tới nhận thức của người học về đạo đức công vụ; tổ chức thực hành giải quyết các tình huống công vụ; tổ chức các phong trào thi đua, trải nghiệm thực tiễn trong quá trình học tập tại nhà trường.
  • 27. 24 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh hiện nay, hệ thống các biện pháp được đề xuất, tác giả luận án đã tiến hành thực nghiệm, sử dụng một số tác động sư phạm để nâng cao nhận thức và phát huy tính tích cực rèn luyện đạo đức công vụ cho học viên trong quá trình đào tạo ở trường chính trị tỉnh. Kết quả thực nghiệm thu thập được bước đầu cho phép nhận định rằng những biện pháp mà luận án đề xuất là đúng đắn, thực tế và có tính khả thi. 2. Khuyến nghị 2.1. Cơ quan Trung ương Bộ Nội vụ xây dựng mô hình về phẩm chất và năng lực của người cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ theo hướng chuẩn hoá về trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy chuẩn quốc gia; tham mưu, đề xuất ban hành Luật Đạo đức Công vụ. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu phát triển lý luận giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh nói riêng; biên soạn tài liệu về những chuẩn mực đạo đức công vụ và xác định nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm đối tượng đào tạo của trường chính trị tỉnh. 2.2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hành năm của trường chính trị tỉnh theo hướng tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho học viên. Thường xuyên kiểm tra tính chính trị, tính tư tưởng và tính thực tiễn trong công tác giảng dạy của nhà trường chính trị tỉnh. 2.3. Trường Chính trị cấp tỉnh Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức công vụ cho học viên theo hướng tăng năng lực, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và nâng cao đạo đức công vụ cho học viên. Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đạo đức công vụ trong nhà trường, coi đó là tiêu chí kiểm định chất lượng dạy học - giáo dục của trường chính trị tỉnh hiện nay. Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực sư phạm cho giảng viên, những người làm công tác quản lý giáo dục ở trường chính trị tỉnh thông qua các đợt tập huấn hàng năm, qua các hội nghị chuyên đề, các buổi hội thảo, phổ biến kinh nghiệm về giáo dục, tự giáo dục và quản lý học viên.