SlideShare a Scribd company logo
1 of 207
Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
NGUYÔN KH¾C Hµ
X¢Y DùNG §éi ngò c¸n bé l·nh ®¹o, qu¶n lý
chuyªn tr¸ch c«ng t¸c thi ®ua, khen th­ëng
ë n­íc ta giai ®o¹n hiÖn nay
luËn ¸n tiÕn sÜ khoa häc chÝnh trÞ
Hµ Néi – 2014
Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
NguyÔn kh¾c hµ
X¢Y DùNG §éi ngò c¸n bé l·nh ®¹o, qu¶n lý
chuyªn tr¸ch c«ng t¸c thi ®ua, khen th­ëng
ë n­íc ta giai ®o¹n hiÖn nay
Chuyªn ngµnh: X©y dùng §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam
M· sè: 62 31 23 01
luËn ¸n tiÕn sÜ khoa häc chÝnh trÞ
Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS, TS Lª Kim ViÖt
Hµ Néi - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận án là
trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận đưa ra
trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Khắc Hà
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CBLĐQL Cán bộ lãnh đạo quản lý
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HTCT Hệ thống chính trị
Nxb Nhà xuất bản
TĐKT Thi đua, khen thưởng
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc”[105, tr. 269]; “công việc thành công hoặc thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém”[105, tr. 273]. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ, đặc biệt
là cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐQL) các ngành, các cấp. Đây là đội ngũ
cán bộ quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, các
cấp, các ngành và thắng lợi của cách mạng. Nhờ luôn chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ, Đảng đã đề ra đường lối, các chủ trương, nghị quyết đúng đắn và
triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao, đạt kết quả to lớn. Đội ngũ
cán bộ các ngành, các cấp ở nước ta, trong đó có đội ngũ CBLĐQL được xây
dựng ngày càng vững mạnh, góp phần quan trọng đưa cách mạng nước ta đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,
HĐH) đất nước, với mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề và có nhiều mới mẻ,
được thực hiện trong điều kiện có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng gặp
không ít khó khăn, thách thức quyết liệt, đội ngũ cán bộ nói chung, CBLĐQL
nói riêng càng có vai trò rất quan trọng. Nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc
đổi mới chỉ có thể được hoàn thành khi xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là
CBLĐQL có chất lượng tốt. Bởi “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng…”[57, tr. 66]. Tổng kết 10 năm
thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta
tiếp tục nhấn mạnh: “Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ,
đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”[64,
2
tr. 239-240]. Đồng thời, Đảng chỉ rõ "Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
dạo, quản lý trên các lĩnh vực.... những tài năng và những chuyên gia giỏi trên
các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..."[64, tr. 241]. Xây dựng đội ngũ
cán bộ, nói chung, đội ngũ CBLĐQL, các chuyên gia giỏi các ngành, các cấp,
nói riêng đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và được toàn Đảng,
các cấp uỷ đảng và cả hệ thống chính trị (HTCT) triển khai thực hiện. Nhờ đó,
chất lượng đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, kể cả đội ngũ CBLĐQL, các
chuyên gia hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ của
công cuộc đổi mới. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu công cuộc đổi
mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, từng bước tiến đến mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội (CNXH), Đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là CBLĐQL, các
chuyên gia trên các lĩnh vực có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, cao về
chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng.
Xây dựng đội ngũ CBLĐQL có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
công cuộc đổi mới những năm tới phải được tiến hành đồng bộ ở các cấp, các
ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó, xây dựng đội ngũ CBLĐQL
chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) là một bộ phận rất quan
trọng, bởi TĐKT đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, TĐKT lại càng có vai trò và tác dụng đối với
sư nghiệp đổi mới. Đó là động lực thúc đẩy những cá nhân, tập thể năng động,
sáng tạo tìm tòi các giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của
ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển.
Để phát huy vai trò, tác dụng của TĐKT trong giai đoạn hiện nay, Bộ Chính
trị đã ban hành Chỉ thị 35-CT/TW ngày 3/6/1998 “Về đổi mới công tác thi
đua, khen thưởng trong giai đoạn mới”; tiếp theo là Chỉ thị số 39-CT/TW,
3
ngày 21/5/2004 “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước,
phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”. Gần đây, Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khóa X) có Kết luận số 83-KL/TW ngày 30-8-2010
tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị, trong đó nhấn mạnh
phải tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và xây dựng đội ngũ
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có chất lượng tốt.
Thực hiện các chỉ thị, kết luận nêu trên, việc xây dựng đội ngũ
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đã có chuyển biến tích cực trên tất cả
các khâu, như: cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ; quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ và thực hiện
chính sách cán bộ... Nhờ đó, chất lượng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công
tác TĐKT đã được nâng lên một bước: số lượng và cơ cấu từng bước được cải
thiện; bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt, năng
lực và tính chuyên nghiệp trong công việc được nâng lên, tích lũy được nhiều
kinh nghiệm công tác; từng bước đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT của ngành,
địa phương, cơ quan, đơn vị trong thời kỳ mới...
Tuy nhiên, đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém về nhiều mặt: Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ chưa
phù hợp; nhiều cán bộ thiếu hụt kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, kinh
tế thị trường và kiến thức về các khoa học khác, nên còn lúng túng và có sai sót
trong công việc, nhất là về chỉ đạo các phong trào thi đua trong các lĩnh vực,
các giai tầng xã hội và trong thẩm định hồ sơ khen thưởng. Một số cán bộ chưa
đáp ứng tốt nhiệm vụ tổ chức triển khai, kiểm tra các phong trào thi đua và
tham mưu các giải pháp quản lý nhà nước về TĐKT đạt hiệu quả. Bởi vậy,
chưa ngăn chặn một cách cơ bản tình trạng một số ngành, địa phương, đơn vị
tuỳ tiện đặt ra các hình thức tôn vinh không đúng quy định của Luật TĐKT, cá
biệt còn để xảy ra một số trường hợp lợi dụng TĐKT nhằm tạo danh hiệu cho
cá nhân và tập thể vì mục đích riêng.
4
Nhìn một cách tổng thể, đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT mới cơ bản đáp ứng yêu cầu về thẩm định hồ sơ khen thưởng cho tập
thể và cá nhân ở một số ngành, lĩnh vực nhất định nên đã xảy ra những sai sót,
gây phức tạp... Tình trạng khá phổ biến là hẫng hụt CBLĐQL chuyên trách
công tác TĐKT kế cận có trình độ quản lý, chuyên môn cao và có nhiều kinh
nghiệm công tác. Việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm, nổi lên là: tiêu chuẩn chức danh
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT tuy đã được cụ thể hóa, song vẫn còn
chung chung, hạn chế kết quả thực hiện các khâu của công tác cán bộ; quy
hoạch CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT tuy đã được nhiều nơi xây dựng,
song việc thực hiện quy hoạch còn nhiều lúng túng, nhất là việc đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển cán bộ; quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ
vẫn là khâu yếu; chưa tạo được sự liên thông trong công tác cán bộ giữa Ban
TĐKT trung ương với các địa phương, ban ngành, đơn vị...
Bởi vậy, nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp khả thi nhằm
phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, xây dựng
đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
công tác TĐKT trong những năm tới là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Để góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nêu trên, tôi chọn và thực hiện
đề tài luận án tiến sĩ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên
trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội
ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đọan hiện nay, luận
án đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm xây dựng đội ngũ CBLĐQL
chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong
những năm tới.
5
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Luận giải rõ những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ CBLĐQL
chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đọan hiện nay, gồm: khái niệm, vai
trò, đặc điểm của công tác TĐKT và đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT; khái niệm, nội dung, phương thức xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên
trách công tác TĐKT...
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách
công tác TĐKT ở nước ta và thực trạng việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL
chuyên trách công tác TĐKT từ năm 2001 đến nay, chỉ ra nguyên nhân, kinh
nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu xây dựng
đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
công tác TĐKT trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng đội ngũ CBLĐQL
chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án khảo sát, nghiên cứu thực trạng CBLĐQL chuyên trách công
tác TĐKT và thực trạng xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT của các Vụ, Ban, Phòng TĐKT thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, các ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương; các tổng
công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước và của cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn từ năm 2001 đến nay.
6
Phương hướng, giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ và về TĐKT.
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác
xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta trong
những năm qua.
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng
thời sử dụng các phương pháp: logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống
kê, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm : Xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở, ở
ban, bộ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở trung ương, ở các tổng
công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, cán bộ, đảng viên và các tổ chức có liên
quan về thực hiện các khâu của công tác cán bộ nhằm tạo nên đội ngũ
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có phẩm chất chính trị, phẩm chất
đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo, quản lý và tham mưu đề xuất, là những
chuyên gia trong lĩnh vực TĐKT.
- Ba kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT từ năm 2001 đến nay:
Một là, cấp uỷ địa phương, đơn vị cần nhận thức đúng đắn về vai trò,
tác dụng, yêu cầu của công tác TĐKT và tầm quan trọng của việc xây dựng
đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT trong điều kiện hiện nay; trên
cơ sở đó, đề ra các chủ trương, giải pháp đúng, có quyết tâm chính trị cao
trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện là nhân tố quan trọng hàng đầu để xây dựng
đội ngũ CBCLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đạt kết quả.
7
Hai là, cấp ủy tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên và kết hợp
chặt chẽ với Ban TĐKT Trung ương trong công tác cán bộ nói chung và xây
dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT nói riêng trong tất cả
các khâu của công tác cán bộ, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh,
nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ CBCLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Ba là, các cấp ủy đảng cần coi trọng công tác tạo nguồn và thực hiện
tốt công tác quy hoạch CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT, mạnh dạn đưa
những cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, có triển vọng vào dự nguồn các chức
danh LĐQL công tác TĐKT ở cơ cơ quan, địa phương, đơn vị mình.
- Hai giải pháp đột phá: Tăng cường công tác tạo nguồn và quy hoạch
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và
luân chuyển CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT theo chiều dọc giữa các
địa phương, bộ, ban với Ban TĐKT Trung ương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý
luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT
ở nứơc ta giai đọan hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo trong quá trình xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT ở các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong những năm tới. Đồng
thời, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập và
nghiên cứu tại Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ thuộc Ban TĐKT Trung ương.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là CBLĐQL các cấp trong giai đoạn
hiện nay thu hút nhiều cơ quan và các nhà khoa học nghiên cứu từ những góc
độ khác nhau, ở các địa bàn khác nhau. Kết quả nghiên cứu của nhiều công
trình đã được công bố trên sách, báo, tạp chí và được thể hiện trong các tham
luận hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ... Sau đây là một số
công trình tiêu biểu:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TRONG NƯỚC
1.1.1. Đề tài khoa học
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.09, “Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân” của Bộ Nội vụ (2002-2004) [122].
Đề tài nêu bật sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
đáp ứng đòi hỏi xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Trong đó, đề cập đến một số tiêu chuẩn và giải pháp xây dựng đội ngũ
CBLĐQL các cấp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân hiện nay, nhấn mạnh
những quy định về pháp lý đối với trách nhiệm cá nhân từng chức danh
CBLĐQL và đề xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ này,
theo chức danh cán bộ thay vì đào tạo, bồi dưỡng chung tất cả cán bộ ở các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước hiện nay.
Một số kết quả nghiên cứu của đề tài rất bổ ích cho việc thực hiện luận
án, nhất là về đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng CBLĐQL chuyên trách
công tác TĐKT theo chức danh.
9
- Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005, KX. 05. 6,
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Vũ Văn Hiền làm Chủ
nhiệm [70].
Các nhà khoa học đã làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn
về xây dựng đội ngũ CBLĐQL nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước; phân tích, đánh giá sâu sắc thực trạng đội ngũ CBLĐQL ở
nước ta hiện nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, nhấn mạnh nguyên
nhân của khuyết điểm. Đồng thời, khẳng định nguyên nhân chủ yếu của
những ưu điểm và khuyết điểm của đội ngũ CBLĐQL thuộc về những ưu,
khuyết điểm của công tác cán bộ. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ
yếu xây dựng đội ngũ CBLĐQL đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
Nhiều nội dung của đề tài có giá trị tham khảo quan trọng đối với luận
án để đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT.
- Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005, KX.05. 07,
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, do Thang Văn
Phúc làm chủ nhiệm [121].
Các nhà khoa học đã luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận về xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, khảo sát, đánh
giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và thể chế quản lý cán bộ, công
chức hiện nay; đưa ra những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức của một số nước trên thế giới. Một nội dung quan trọng được
trình bày là tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, trong đó đã phân
tích quan điểm của Người về vai trò, phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ;
phân tích nội dung, các quan điểm và nguyên tắc đổi mới cán bộ và công
10
tác cán bộ của Đảng ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu
tham khảo bổ ích đối với tác giả luận án trong việc làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn của luận án.
- Đề tài khoa học cấp bộ năm 2011, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, do Trần Minh Tuấn làm chủ nhiệm [144].
Đề tài đã luận giải rõ yêu cầu cấp thiết hiện nay về đào tạo, bồi dưỡng
CBLĐQL theo chức danh; công tác đào tạo, bồi dưỡng CBLĐQL theo chức
danh tại Học viện từ 2005 đến nay – thực trạng và những vấn đề đặt ra cần
giải quyết; quan điểm và những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng CBLĐQL theo chức danh tại Học viện. Trong đó, một số giải
pháp có giá trị: xác định đối tượng và mục tiêu đào tạo; đổi mới chương
trình đào tạo; phân định rõ các chương trình đào tạo và các chương trình
bồi dưỡng; mỗi chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải hướng tới một loại
đối tượng cụ thể và từng chức danh; chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải
đa dạng, mang tính “mềm” và phải tiến tới theo nhu cầu của người học, sát
với từng chức danh đào tạo; phải nâng cao chất lượng giảng viên, báo cáo
viên và đổi mới quá trình dạy và học theo hướng tích cực…
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo tốt để tác giả luận án
làm rõ cơ sở lý luận và giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT.
- Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước (2010-2013), Cơ sở lý luận và
thực tiễn đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, Mã
số: 02/2010, do Trần Thị Hà làm chủ nhiệm [71].
Các nhà khoa học đã luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận chung về
công tác TĐKT, đưa ra các khái niệm thi đua, khái niệm khen thưởng; ý
nghĩa, bản chất của TĐKT; mối quan hệ biện chứng giữa thi đua và khen
thưởng; quản lý nhà nước về TĐKT; hệ thống hóa những quan điểm của chủ
11
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về TĐKT.
Đề tài cũng đề cập đến những vấn đề chủ yếu về TĐKT ở các nước: Liên-Xô
(trước đây); chế độ khen thưởng của Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp; Trung
Quốc...cùng những kinh nghiệm có giá trị.
Đề tài đã tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng công tác TĐKT và
quy định của pháp luật về TĐKT; tổ chức, bộ mày và cán bộ làm công tác
TĐKT, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân. Đồng thời, nêu mục tiêu, nội
dung, các giải pháp chủ yếu đổi mới công tác TĐKT trong giai đọan hiện nay
và các kiến nghị. Các kiến nghị của Đề tài, gồm: Đề nghị Bộ Chính trị ban
hành Nghị quyết để tiếp tục phát huy truyền thống thi đua yêu nước và sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011- 2016); kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ
sung Luật TĐKT; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu
nước gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người; đổi mới
hoạt động của các cơ quan truyền thông để tuyên truyền các gương điển hình
tiên tiến; ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tổ chức TĐKT; củng
cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng TĐKT các cấp; đẩy mạnh
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TĐKT; thành lập
Viện Nghiên cứu bồi dưỡng, đào tạo cán bộ TĐKT.
Kết quả nhiên cứu của Đề tài có giá trị tham khảo tốt, trực tiếp để giúp
tác giả thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án, nhất là một số nội dung về
công tác cán bộ.
1.1.2. Sách
- Trần Xuân Sầm (chủ biên) (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán
bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội [131].
Cuốn sách đã khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, như: việc phát hiện, lựa chọn, đào tạo, rèn
12
luyện nhà cách mạng chủ yếu là qua phong trào đấu tranh cách mạng của
quần chúng. Để cách mạng giành thắng phải tạo được đội ngũ cán bộ đủ sức
gánh vác nhiệm vụ cách mạng. Khi cách mạng chuyển giai đoạn phải có sự
thay đổi cần thiết trong cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ. Các tác giả chỉ rõ, cán bộ
phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ lãnh đạo; đồng thời phải tích cực
tu dướng rèn luyện các đức tính khiêm tốn, ham học hỏi, không giấu dốt,
thường xuyên tự phê bình và phê bình, không chủ quan tự mãn, gặp thất bại
không nản chí… Đây là những phẩm chất thuộc tiêu chuẩn hàng đầu của
người cán bộ lãnh đạo.
Qua khảo sát, phân tích thực trạng cơ cấu tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo
chủ chốt, xuất phát từ yêu cầu công cuộc đổi mới, các tác giả đưa ra tiêu
chuẩn chung đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt trên các mặt: chính trị, đạo đức,
trình độ, năng lực, ý thức tổ chức kỷ luật... Đồng thời, đề xuất một số giải
pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt theo cơ cấu, tiêu
chuẩn đã dược các tác giả đề ra. Các tác giả cũng luận bàn và nhấn mạnh việc
cụ thể hóa cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ cho từng tổ chức, từng cấp, từng ngành.
- Nguyễn Phú trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), (2001), Luận
cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội [143].
Cuốn sách đã luận giải sâu sắc cơ sở lý luận và phương pháp luận của
việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; đưa ra và phân tích rõ những kinh nghiệm
xây dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng ta phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng
giai đoạn cách mạng, trong đó nhấn mạnh những tiêu chuẩn về phẩm chất
chính trị, lòng trung thành với Đảng, sự nghiệp cách mạng và với nhân dân,
phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực tổ chức thực tiễn... Đồng thời, đưa ra
những quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
13
bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đặc biệt, nhấn mạnh nâng cao chất
lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ; tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu
chuẩn hóa cán bộ; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và
bảo vệ cán bộ; xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ; kiện toàn,
nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ; cải
cách tổ chức, bộ máy và cơ chế vận hành của HTCT.
Đề tài có giá trị tham khảo tốt để xây dựng các khái niệm và đề xuất
phương hướng, giải pháp của luận án.
- Vũ Minh Giang (2004), “Vấn đề luân chuyển quan lại trong lịch sử
trung đại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về đánh giá, luân chuyển cán bộ ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội [89].
Tác giả chỉ rõ việc luân chuyển quan lại bắt đầu từ thời nhà Lý (1009 -
1015) đến cuối thế kỷ XIX và nêu một số nguyên tắc về bố trí, điều động quan
lại. Nhà Trần (1225 - 1400), đã áp dụng những nguyên tắc điều động, luân
chuyển quan lại của nhà Lý và đặc biệt coi trọng việc sử dụng những người
trong hoàng tộc và áp dụng chính sách thưởng phạt nghiêm minh kể cả quan
lại trong hoàng tộc. Nhà Trần còn quy định rõ thời hạn đánh giá thực hiện
công việc của quan lại, cứ 15 năm có hai lần xét duyệt, nếu không mắc sai
phạm thì sau 10 năm trấn trị thăng tước một cấp, 15 năm thăng một bậc. Nhà
Lê, nhà Nguyễn cũng tiến hành luân chuyển các quan lại.
Qua việc luân chuyển quan lại trong các triều đại phong kiến nước ta,
tác giả rút ra một số nhận xét có giá trị tham khảo đối với luận án: Điều động,
luân chuyển quan lại theo chiều dọc từ Trung ương về địa phương và ngược
lại từ địa phương về Trung ương; theo chiều ngang giữa các địa phương với
nhau và giữa các bộ phận trong triều đình với nhau; điều động, luân chuyển
14
quan lại ở địa phương không dùng người ở địa phương cai trị tại địa phương;
quy định rõ về thời gian luân chuyển (nhà Lê quy định 4 năm, nhà Nguyễn 6
năm); đánh giá thường xuyên (khảo khoá) làm cơ sở cho việc thăng - giáng
chức qua luân chuyển, điều động quan lại; việc thăng - giáng và phục hồi
chức của quan lại được tiến hành thường xuyên.
- Trần Đình Hoan (chủ biên), (2008) Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội [75].
Các tác giả đã đưa ra và phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về
đánh giá, quy hoạch, luân chuyển CBLĐQL thời kỳ CNH, HĐH đất nước;
khảo sát và đánh giá thực trạng việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
CBLĐQL những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và tổng kết
được những kinh nghiệm có giá trị. Đặc biệt, các tác giả đã nêu kinh nghiệm
về đánh giá, luân chuyển, chuẩn bị quan lại của các triều đại phong kiến nước
ta và những kinh nghiệm về vấn đề này. Trên cơ sở đó, đưa ra những vấn đề
cần giải quyết đối với việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển CBLĐQL ở
nước ta giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp có giá trị để thực
hiện tốt việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển CBLĐQL ở nước ta những
năm tới.
- Trương Thị Thông và Lê Kim Việt (đồng chủ biên), (2008), Bệnh
quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [141].
Các tác giả đã đưa ra quan niệm về bệnh quan liêu trong công tác cán
bộ; phân tích sâu sắc nguồn gốc, bản chất và những tác hại của nó. Đặc biệt,
đã luận giải có sức thuyết phục những biểu hiện của bệnh quan liêu trong các
khâu của công tác cán bộ. Đồng thời, cũng phân tích những biểu hiện của
bệnh quan liêu ở chủ thể công tác cán bộ; khẳng định bệnh quan liêu do nhiều
15
nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu thuộc về chủ thể công tác cán bộ.
Trên cơ sở đó, cuốn sách cung cấp cho người đọc quan điểm, phương hướng
và những giải pháp có giá trị, khả thi nhằm phòng, chống bệnh quan liêu
trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay.
Cuốn sách có giá trị tham khảo tốt đối với luận án nhất là về đề xuất
các giải pháp phòng chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ngành TĐKT.
- Thân Minh Quế (2012), Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [125].
Cuốn sách đã làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền
núi phía Bắc; phân tích rõ thực trạng đội ngũ cán thuộc diện Ban Thường vụ
tỉnh ủy quản lý và thực trạng xây dựng quy hoạch cán bộ này, chỉ ra ưu, khuyết
điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm bổ ích. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ tỉnh ủy các tỉnh miền núi phía Bắc quản lý, gồm: nâng cao nhận
thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí uỷ viên ban
thường vụ tỉnh uỷ và cấp uỷ viên các cấp, cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị,
địa phương về công tác quy hoạch cán bộ; cụ thể hoá tiêu chuẩn từng chức
danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý phù hợp với từng tỉnh;
đánh giá cán bộ, tạo nguồn cán bộ dồi dào, nhất là cán bộ là người dân tộc thiểu
số, cán bộ trẻ, cán bộ nữ; đổi mới, hoàn thiện nội dung, quy trình xây dựng quy
hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý; thực hiện tốt việc
kiểm tra, rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ; chủ động phát hiện,
khắc phục các biểu hiện tiêu cực, tư tưởng cục bộ khép kín, tự ti dân tộc; xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ....
16
1.1. 3. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
- Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Luận án tiến sĩ khoa học
chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [90].
Tác giả đã làm rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã và công tác cán bộ cấp xã; đánh giá thực trạng, nêu kinh nghiệm và những
vấn đề đặt ra cần giải quyết; xác định rõ mục tiêu, quan điểm và đưa ra hệ
thống giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng
sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, các giải pháp đáng quan
tâm: tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
và quản lý, kiểm tra đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; xây dựng HTCT và
phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở để rèn luyện, bồi dưỡng, tuyển
chọn, kiểm tra cán bộ; tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ
cấp xã và tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp huyện.
Đây là luận án có giá trị tham khảo tốt, nhất là phần cơ sởp lý luận và
thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng
bằng sông Cửu Long và một số giải pháp.
- Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, Luận án tiến sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [132].
Luận án đã luận giải vị trí, vai trò, chức năng của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp tỉnh; đánh giá đúing thực trạng đội ngũ cán bộ và việc xây
dựng đội ngũ cán bộ này, ở đồng bằng sông Hồng. Từ đó xác định nguyên nhân
của ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và rút ra 5 kinh nghiệm có giá trị.
Luận án phân tích đặc điểm, vai trò, vị trí, yêu cầu CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và những vấn đề đặt ra
17
cần giải quyết; xác định tiêu chuẩn chung cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh
và tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ. Đồng thời, đề xuất sáu giải pháp có giá
trị về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở đồng bằng sông
Hồng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
- Huỳnh Văn Long (2003), Xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch
uỷ ban nhân dân huyện ở đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi hỏi của
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sĩ Chính trị học,
chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [118].
Luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng
đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) huyện ở đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay; khảo sát, phân tích thực trạng đội
ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện vùng này, từ 1996 đến 2003; đề
xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch
UBND huyện những năm tới. Trong đó, đáng chú ý là các giải pháp: đổi mới
công tác đánh giá cán bộ; nêu cao ý thức trách nhiệm cá nhân của cán bộ gắn
với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi
công vụ của CBLĐQL chủ chốt ở cấp huyện.
- Trần Thanh Sơn (2006), Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc
diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận
văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
[133].
Luận văn đã làm sáng tỏ khái niệm CBLĐQL; đội ngũ CBLĐQL thuộc
Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý; vị trí, vai trò và đặc điểm của đội
ngũ cán bộ này; làm sáng tỏ quan niệm về luân chuyển CBLĐQL; nêu lên
những vấn đề có tính nguyên tắc và qui trình thực hiện luân chuyển CBLĐQL.
Đồng thời, phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác luân
chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý, những
18
kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, chỉ ra những nguyên nhân, rút ra một số
kinh nghiệm bổ ích. Trên cơ sở đó, đề xuất sáu giải pháp khả thi tăng cường
luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý
trong những năm tới. Luận văn có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện
luận án ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn về luân chuyển CBLĐQL thuộc
diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý.
- Trịnh Thanh Tâm (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ hệ
thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ
khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [134].
Luận án đã đề cập khá đầy đủ những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt là nữ hệ HTCT xã ở đồng bằng sông Hồng; đánh giá rõ thực
trạng xây dựng đội ngũ cán bộ này từ năm 2001 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết
điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm. Luận án đề xuất những giải pháp
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ HTCT trị ở đồng bằng sông Hồng
những năm tới, gồm: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ,
các tổ chức có liên quan. Thứ hai, tiếp tục cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ chủ
chốt của HTCT xã và nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ. Thứ ba, nâng cao chất lượng việc quản lý, đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm
cán bộ chủ chốt là nữ của HTCT xã. Thứ tư, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học
tập, rèn luyện của cán bộ và thực hiện tốt chính sách cán bộ nữ. Thứ năm, phát
huy vai trò của đảng uỷ, các tổ chức trong HTCT xã và nhân dân, coi trọng vai
trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và
tạo điều kiện thuận lợi của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể huyện và cấp trên.
1.1.4. Các bài báo khoa học
- Võ Văn Kiệt (2005), Quản lý cán bộ phải sâu sát, chặt chẽ, Tạp chí
Xây dựng Đảng, số 08 [93].
Theo tác giả, quản lý cán bộ nói chung, cán bộ trung, cao cấp nói riêng
hiện nay còn lỏng lẻo, không sâu sát hoạt động thực tiễn của cán bộ. Hiện
19
tượng khá phổ biến là người đứng đầu của ngành, địa phương, đơn vị coi như
không có trách nhiệm gì đối với cán bộ dưới quyền khi cán bộ phạm sai lầm,
khuyết điểm, thậm chí khuyết điểm rất nghiêm trọng. Tác giả cho rằng, quản
lý cán bộ không thể theo cách gián tiếp, phải coi đó là biểu hiện của bệnh
quan liêu trong quản lý cán bộ, và nhấn mạnh cấp uỷ quản lý cán bộ cấp nào
thì phải nắm chắc, sâu sát cán bộ cấp đó…
- Trần Đình Hoan (2002), Luân chuyển cán bộ - khâu đột phá nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới.
Tạp chí Cộng sản, số 7 [75].
Tác giả đã nêu những kinh nghiệm quý trong việc dùng người của ông
cha ta, đồng thời chỉ ra những thành công, hạn chế trong công tác luân chuyển
cán bộ hiện nay và khẳng định chưa bao giờ công tác luân chuyển cán bộ lại
cấp bách như hiện nay và phải được coi là một trong những khâu đột phá có
tính quyết định đối với việc xây dựng chiến lược cán bộ ngang tầm nhiệm vụ
cách mạng mới. Tác giả cũng nêu ra những nguyên tắc và phương châm chỉ
đạo công tác luân chuyển cán bộ và bốn nhóm công việc cần thực hiện thống
nhất, mạnh mẽ và hiệu quả.
- Nguyễn Trọng Điều (2005), Về đánh giá, quy hoạch và luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 10 [69].
Tác giả đã phân tích và luận giải sự khác nhau giữa đánh giá, nhận xét
con người và đánh giá, nhận xét cán bộ; luận giải sự khác nhau giữa luân
chuyển cán bộ và điều động cán bộ. Đồng thời, xem xét việc đánh giá, quy
hoạch, luân chuyển cán bộ ở nước ta qua các thời kỳ và rút ra cái được và
chưa được, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ hiện nay.
- Thanh Toàn (2007), Năng lực, phẩm chất người lãnh đạo trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10 [139].
20
Tác giả chỉ ra phẩm chất, năng lực người lãnh đạo, gồm 7 tiêu chí cơ
bản: có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, với
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có tư duy lãnh đạo; có năng
lực định hướng hoạt động cho tập thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có năng lực
tổ chức; có năng lực xử lý đúng đắn các mối quan hệ; có nghệ thuật giao tiếp,
ứng xử linh hoạt, khoa học; độ lượng, nhân hậu, yêu thương cấp dưới.
- Văn Tất Thu (2008), Quan điểm và nghệ thuật tuyển dụng nhân tài
trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc, Tạp chí Tổ
chức Nhà nước - Bộ Nội vụ, số 5 [138].
Tác giả khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, học tập và vận dụng sáng
tạo quan điểm và nghệ thuật trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhất định sẽ phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng được nhiều nhân tài
cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Nguyễn Thế Thắng (2011), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua
yêu nước trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, www.tutuonghochiminh.vn ngày
23/01/2011 [137].
Tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng và tính
tất yếu của thi đua; thi đua là bản tính của con người... Đồng thời, nhấn mạnh
những điểm cần thiết để vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua
yêu nước trong sự nghiệp đổi mới, gồm: phát động các phong trào thi đua thiết
thực, sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; thi đua phải có mục đích,
mục tiêu; xây phải đi đôi với chống; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và cải
tiến thủ tục, quy trình xét khen thưởng, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời và
đảm bảo tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng...
- Nguyễn Thế Thắng (2012), Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng, Tạp chí Cộng sản
điện tử, ngày 29/01/2012 [136].
21
Tác giả đã phân tích một số quan điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin
về thi đua và chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa cạnh tranh trong xã hội tư bản
với thi đua XHCN. Đồng thời, đi sâu vào phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thi
đua ái quốc và nhấn mạnh: phải làm cho mọi người tự nguyện, tự giác tham gia
phong trào thi đua ái quốc; Đảng phải lãnh đạo thi đua; phải đổi mới nội dung và
hình thức thi đua...
- Nguyễn Thị Doan (2013), Bài phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ
làm công tác thi đua, khen thưởng nhân kỷ niệm 65 ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh
ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2013), Tạp chí Thi đua- Khen
thưởng, số 12 năm 2013 [47].
Sau khi khẳng định vai trò của các phong trào thi đua yêu nước từ khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, tác giả khẳng định vai trò,
tác dụng của TĐKT trong giai đoạn hiện nay, và nhấn mạnh những nhiệm vụ
trọng tâm ngành TĐKT cần tập trung thực hiện: Một là, phong trào thi đua và
công tác khen thương phải nhằm động viên được sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, của cả HTCT vào việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị. Hai là, nội dung và phương thức thi đua phải gắn kết
chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ba là, khen
thưởng phải đảm bảo tính nêu gương, giáo dục; khắc phục bệnh thành tích, tính
hình thức trong TĐKT. Chuyển trọng tâm TĐKT về cơ sở, nhất là những cơ sở
trực tiếp sản xuất. Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác
TĐKT theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ. Năm là, củng cố,
kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ công tác TĐKT. Sáu là, phối hợp với Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành liên quan đưa
tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong hệ
thống trường Đảng và các trường đại học, cao đẳng.
22
- Trần Thị Hà (2013), Diễn văn kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013), Tạp chí Thi đua -
Khen thưởng, số 12 năm 2013 [72].
Tác giả đã nêu khái quát lịch sử công tác TĐKT từ khi Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc và thành tựu đạt được qua các thời kỳ cách
mạng, nhấn mạnh vai trò tác dụng to lớn của công tác TĐKT trong giai đoạn
hiện nay. Đồng thời, khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngành
TĐKT, nhất là đội ngũ CBLĐQL chuyên trách của Ngành, và nhấn mạnh:
Với các hình thức tổ chức bộ máy, đầu mối trực thuộc khác nhau
theo từng giai đoạn lịch sử, các thế hệ cán bộ làm công tác thi đua
khen thưởng vẫn luôn tiếp nối được truyền thống vẻ vang của ngành
thi đua khen thưởng, làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho các cấp lãnh
đạo, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong từng thời kỳ, đảm
bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao [70, tr. 3].
Tác giả nêu những nhiệm vụ trọng tâm của công tác TĐKT trong những
năm tới, và nhấn mạnh, thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội và phải được thực hiện thường xuyên; cán bộ, đảng viên phải
tích cực vận động quần chúng tham gia và đi đầu làm gương cho mọi người;
kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là
thu hoạch”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT, nhất là đội
ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ công tác TĐKT trong điều kiện hiện nay.
- Trần Thị Thu Hà (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua
khen thưởng, Tạp chí diện tử Bạn đọc làm báo, ngày 15/5/2014 [73].
Tác giả đã luận giải vai trò, tác dụng và sự cần thiết của TĐKT trong
điều kiện hiện nay; phân tích các quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác
TĐKT; chỉ ra ưu, khuyết điểm công tác TĐKT ở Bộ Khoa học và Công nghệ và
23
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công TĐKT những năm tới, gồm: Tiếp
tục đổi mới nội dung và hình thức công tác TĐKT bảo đảm phù hợp và sát thực
tiễn, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Bộ, đơn vị. Chú trọng công tác
phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.
Đề cao vai trò chỉ đạo, điều hành đối với công tác TĐKT. Công tác TĐKT phải
bảo đảm công bằng, kịp thời, đánh giá đúng mức sự nỗ lực, thành tích đạt được.
Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác
TĐKT và các quy chế, quy định nội bộ của Bộ.
1.1.5. Những công trình của các nhà khoa học Việt Nam viết về cán
bộ của một số nước
- Chu Hảo (2002), Cần thêm gì vào tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản
lý trong thời đại kinh tế trí thức?, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 02 [74].
Tác giả đưa ra và phân tích 5 phẩm chất cần có đối với cán CBLĐQL
trong thời đại kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, do ông Phi-
lip-Yeo, Chủ tịch Uỷ ban Phát triển Kinh tế Sin-ga-po đưa ra trong bài phát
biểu tại Hội nghị Quốc tế về Kinh tế Tri thức (Ku-a-la Lăm-pua, tháng 4-
2000). Đó là: biết xử lý tốt thông tin (biến thông tin thành tri thức và áp dụng
có hiệu quả); phân biệt nhanh được các ý tưởng tốt và xấu; kiên quyết hơn và
dám chấp nhận mạo hiểm; nhận thức rõ việc tiếp xúc trực tiếp có vai trò rất
quan trọng trong công việc và phải biết tạo cảm hứng khích lệ người khác.
- Nguyễn Duy Hùng, Lê Văn Yên (2009), Về kinh nghiệm xây dựng đội
ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [88].
Các tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ
như: chế độ công vụ của cán bộ, công chức; việc cải cách thể chế chính trị;
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; việc xây dựng tố chất và năng lực của
CBLĐQL; công tác đào tạo, bồi dưỡng; tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và
đánh giá CBLĐQL của Trung Quốc.
24
- Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Tổ chức Trung ương, Quy định về
công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, của Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc, GS,TS Đỗ Tiến Sâm, dịch (2006), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội [49].
Cuốn sách gồm 7 chương, 31 điều, với những nội dung: Nguyên tắc
chung; Đối tượng luân chuyển; phạm vi và cách thức luân chuyển; tổ chức thực
hiện; kỷ luật cán bộ luân chuyển; biện pháp bảo đảm; các điều khoản kèm theo.
Những nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án: Tổng thuật về công
tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền của Trung Quốc; đánh giá
công tác luân chuyển cán bộ, những thành tựu, kinh nghiệm và một số hạn
chế. Giá trị nhất là 4 kinh nghiệm về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo
đảng, chính quyền: Một là, phải đưa công tác luân chuyển cán bộ vào kế
hoạch tổng thể cải cách chế độ nhân sự. Hai là, xây dựng phương hướng dùng
người được bồi dưỡng từ cơ sở, nhân tài trưởng thành từ sản xuất; chú trọng
tuyển chọn, đề bạt những người có kinh nghiệm công tác, lãnh đạo ở cơ sở
làm cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đảng, chính quyền cấp trên. Ba là, nắm
chắc việc luân chuyển cán bộ lãnh ở các bộ, ban, ngành có quyền lực và các
vị trí then chốt, đặc biệt là người chịu trách nhiệm chính trong ban lãnh đạo
đảng, chính quyền. Bốn là, luân chuyển một cách có kế hoạch, đúng thời điểm,
đảm bảo ổn định tình hình và ưu hoá kết cấu ban lãnh đạo.
- Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên, (2009), Kinh nghiệm xây
dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [46].
Các tác giả đã chỉ rõ: trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách, mở cửa, Đảng và
Nhà nước Trung Quốc rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt,
gồm: có tố chất cao, có tri thức, nắm vững nghiệp vụ, hoàn thành tốt trọng trách
được giao, trung thành với chủ nghĩa Mác, kiên trì con đường XHCN, biết lãnh
đạo, quản lý đất nước, xã hội, đặc biệt là quản lý nền kinh tế thị trường XHCN
của Trung Quốc... Cuốn sách đã đề cấp các giải pháp để có đội ngũ cán bộ hội
đủ những yêu cầu đó: Chế độ cán bộ, công chức; cải cách thể chế chính trị; tăng
25
cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao tố chất và năng lực cán bộ lãnh đạo;
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và nhận
xét, đánh giá cán bộ; quản lý cán bộ...
1.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM NƯỚC
NGOÀI
1.2.1. Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài
* Các công trình của các nhà khoa học Trung Quốc
- Mã Linh - Lý Minh, (2004), Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước, Nxb
Lao động, Hà Nội, 2004, biên dịch từ tác phẩm “Hồ Cẩm Đào- từ đâu tới và sẽ đi
về đâu?” của hai tác giả trên, Nxb Minh Báo- Hồng Kông năm 2003.
Các tác giả cho rằng, Trung Quốc đã sớm phát hiện và tạo điều kiện thuận
lợi cho một nhân tài trẻ tuổi thăng tiến vượt cấp - Trường hợp Tổng Bí thư - Chủ
tịch Nước Hồ Cẩm Đào. Con đường đi đến đỉnh cao quyền lực của ông do nhiều
yếu tố tạo nên: Tài năng, sự phấn đấu, thời thế và việc sớm phát hiện, tiến cử và
nâng đỡ, dìu dắt của một số lãnh đạo thế hệ trước. Theo tác giả, tài năng của Hồ
Cẩm Đào có điều kiện phát triển rất thuận lợi vì có đường lối “bốn hoá” cán bộ
của Đặng Tiểu Bình (cách mạng hoá, trẻ hoá, tri thức hoá, chuyên môn hoá).
Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì việc cán bộ lãnh đạo phải biết phát hiện và tiến
cử người tài cho đất nước.
- Triệu Gia Kỳ, (Ban Tổ chức Thành ủy Bắc Kinh), (2004) “Tăng
cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh
đạo”, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh
nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [95].
Tác giả đã phân tích công tác xây dựng Đảng của Thành ủy Bắc Kinh
và chỉ ra những kinh nghiệm: Một là, kiên trì bao quát toàn cục, điều hoà các
mặt, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng ủy địa phương, gồm:
kiện toàn và hoàn thiện thể chế lãnh đạo để Đảng ủy địa phương phát huy vai
26
trò hạt nhân chính trị; quán triệt và thực hiện tốt đường lối, phương châm và
chính sách của Đảng; kiên trì lập Đảng vì công, cầm quyền vì dân. Hai là,
nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết thực là thúc đẩy kinh tế - xã
hội địa phương phát triển toàn diện, hài hoà và bền vững; tối ưu hoá môi
trường phát triển, đẩy mạnh sáng tạo về thể chế; kiên trì giải quyết tốt mối
quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Ba là, tăng cường xây dựng
Đảng, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền của
Đảng, gồm: quán triệt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kiện toàn và
hoàn thiện hơn nữa cơ chế nghị sự và ra quyết sách của Đảng ủy địa phương.
Công trình này có giá trị tham khảo đối với luận án, nhất là những kinh
nghiệm nêu trên.
- Tôn Hiểu Quần (Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc), (2004), Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng
lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt, Hội thảo lý luận giữa
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng
cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội [124].
Những giải pháp xây dựng tập thể và các nhân ban lãnh đạo, có giá trị
tham khảo đối với luận án, gồm: Coi trọng việc lấy chủ nghĩa Mác-Lênin để
vũ trang nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; coi trọng nâng cao trình độ và năng
lực công tác của ban lãnh đạo và cán bộ trong thực tiễn; kiên trì tiêu chuẩn
trong chọn người, dùng người một cách khoa học, xác lập định hướng công
tác cán bộ đúng đắn; đi sâu cải cách chế độ tự chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh
đạo Đảng và chính quyền các cấp; thiết thực tăng cường giám sát đối với cán
bộ lãnh đạo.
- Chu Phúc Khởi (Cục cán bộ 1 Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc), (2004), Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng
xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao, Hội thảo lý luận giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm
27
quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội [92].
Tác giả đã làm rõ những vấn đề: Ý nghĩa chiến lược của việc xây
dựng đội ngũ cán bộ dự bị và đề xuất các giải pháp. Những giải pháp về xây
dựng đội ngũ cán bộ dự bị có giá trị tham khảo đối với luận án, gồm: Xuất
phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy
hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; tăng cường xây
dựng chế độ hoá, quy phạm hoá chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu
đối với các khâu trong công tác cán bộ dự bị; thực hiện quản lý sự biến động,
đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ kết hợp với sử
dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín muồi một cách
có kế hoạch.
- Giả Cao Kiến (Trường Đảng Trung ương, Đảng Cộng sản Trung
Quốc), (2004), Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác
giáo dục và đào tạo cán bộ, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam
và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của
Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [94].
Tác giả đã phân tích và làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống
trường Đảng ở Trung Quốc, khái quát về hoạt động giáo dục và đào tạo cán
bộ của các trường Đảng, nhấn mạnh những ưu, khuyết điểm chính và đề xuất
các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ
thống trường Đảng.
Các giải pháp có giá trị tham khảo đối với luận án: Phân biệt rõ yêu cầu,
nội dung và phương thức tổ chức hai loại lớp học, đào tạo và bồi dưỡng; phân
loại, phân tầng việc thiết kế nội dung dạy học; những vấn đề có tính nguyên
tắc về phát huy vai trò của trường Đảng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
* Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Lào
- Nich Khăm, (2013), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội
Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới,
28
Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam [91].
Luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và quan điểm về xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào; khảo sát, đánh
giá thực trạng cán bộ lãnh đạo các cấp của Hội Liên hiệp phụ nữ Lào; đề xuất
phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào trong giai đoạn hiện nay.
Những nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án: quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về cán bộ và
công tác cán bộ; những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào, gồm: xác định cơ cấu và quy hoạch cán bộ gắn
với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng các quy chế công tác cán bộ Hội Liên
hiệp phụ nữ; xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ Hội.
- On Kẹo Phôm Ma Kon (2012), Đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức
của đảng và hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào, Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp nhà nước
(hợp tác giữa Việt Nam và Lào): “Xây dựng Đảng cầm quyền trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và Lào” [120].
Tác giả đã làm rõ: Vị trí, vai trò của việc đổi mới, kiện toàn hệ thống bộ
máy tổ chức, cán bộ của HTCT từ Trung ương đến cơ sở trong quá trình phát
triển kinh tế hành hóa định hướng XHCN ở Lào; thực trạng đổi mới, kiện
toàn hệ thống bộ máy tổ chức và cán bộ của HTCT ở Lào; quan điểm, biện
pháp đổi mới, kiện toàn hệ thống HTCT ở Lào.
Vấn đề có giá trị tham khảo đối với luận án là củng cố kiện toàn bộ máy
hành chính Nhà nước và sắp xếp bố trí cán bộ một cách hợp lý theo hướng
tinh gọn và có quy chế quản lý theo ngành; nhất thể hóa chức danh cán bộ
đứng đầu tổ chức đảng với cán bộ đứng đầu chính quyền cùng cấp.
29
1.2.2. Những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của
một số nước.
* Kinh nghiệm của một số nước tư bản (nguồn Đề tài độc lập cấp
Nhà nước: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong
giai đoạn hiện nay” do Trần Thị Hà, làm chủ nhiệm [71].
Qua nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ công chức của một số nước tư
bản có thể rút ra những kinh nghiệm:
Một là, coi trọng đào tạo bài bản, bồi dưỡng thường xuyên
Các nước tư bản rất coi trọng đào tạo một cách bài bản công chức nói
chung và công chức làm việc trong lĩnh vực khen thưởng nói riêng. Các công
chức đều phải được đào tạo một cách bài bản theo chương trình thống nhất
quốc gia và thực hiện quy trình chặt chẽ theo vị trí việc làm. Kết quả đào tạo
chỉ là một căn cứ để tuyển chọn công chức theo vị trí việc làm. Nội dung thi
tuyển công chức là những vấn đề cơ bản về lý thuyết và nghiệp vụ, nên buộc
những ứng viên muốn trúng tuyển trong các kỳ thi tuyển công chức hằng năm
phải bằng mọi cách để được đào tạo bài bản.
Công chức đã trúng tuyển trong các kỳ thi tuyển công chức, có việc
làm phải được bồi dưỡng thường xuyên theo công việc đảm nhiệm và vị trí
việc làm. Đây là quy định bắt buộc trong toàn quốc. Chương trình bồi dưỡng
được quy định chung thống nhất cho các loại công chức (phần cứng), chương
trình bồi dưỡng linh hoạt đối với công chức ở từng ngành (chương trình mở).
Hai là, có quy định bắt buộc về thời gian đi thực tế hằng năm đối với
công chức làm việc trong lĩnh vực khen thưởng
Nhiều nước tư bản có quy định này được cơ quan quản lý thực hiện
nghiêm chỉnh, công chức tự giác sắp xếp thời gian vầ đề nghị được đi thực tế
để hoàn thành nhiệm vụ theo quy định. Công chức ở cấp trung ương hàng
năm phải đi thực tế ở các Bộ, Cục, Tỉnh, quận để tìm hiểu thực tế, phát hiện
những vấn đề mới, bức xúc về khen thưởng liên quan đến những quy định
30
hiện hành để kiến nghị, bổ sung cho hoàn chỉnh, hoặc đề nghị bãi bỏ và xây
dựng quy định mới nếu cần thiết. Vì vậy, công chức làm việc trong lĩnh vực
khen thưởng có chuyên môn rất sâu, tính chuyên nghiệp cao và tri thức rộng.
Ba là, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức làm công tác khen
thưởng ở các cấp đề xác định vị trí việc làm và số lượng công chức. Cơ quan
làm công tác khen thưởng ở trung ương trực thuộc văn phòng tổng hay phủ
toàn quyền được xác định rất linh hoạt phù hợp với từng nước.
Từ kinh nghiệm trên, nên đội ngũ công chức làm việc trong lĩnh vực
khen thưởng không có tình trạng thừa công chức yếu kém về năng lực, trình
độ và vừa thiếu những công chức có trình độ chuyên môn cao và sâu.
Các tổ chức, bộ phận khen thưởng được bố trí từ trung ương tới địa
phương, cơ sở. Tổ chức bộ máy khen thưởng thường trực cấp trung ương
thuộc Văn phòng Tổng thống (Nga), Phủ Tổng thống (Pháp); Ban thư ký khen
thưởng trực thuộc phủ toàn quyền (Úc), một số nước có cơ quan khen thưởng
thuộc Bộ Ngoại giao....
* Kinh nghiệm của Nhật Bản (nguồn Đề tài độc lập cấp Nhà nước:
“Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện
nay” do Trần Thị Hà làm chủ nhiệm [71].
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp lớn đều có một
nguyên tắc sử dụng cán bộ, công nhân viên chính thức) đến suốt đời.
Thứ hai, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp đều rất coi trọng
giá trị tinh thần tập thể và cộng đồng.
Thứ ba, Nhật Bản rất coi trọng và tạo điều kiện cho nhân sự phát triển
toàn diện, trở thành những người có khả năng tổng hợp.
Thứ tư, đánh giá công chức thông qua thành tích chung của tập thể, cơ
quan mà cá nhân đó lãnh đạo hoặc là thành viên; rất coi trọng sự đánh giá và
tín nhiệm của những người đồng cấp trong cơ quan và ngoài cơ quan.
31
* Kinh nghiệm của Trung Quốc (nguồn Đề án của Bộ Chính trị: “Đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” [35].
Một là, tập trung xây dựng những quy phạm về công tác cán bộ và chỉ
đạo thực hiện nghiêm.
Những quy phạm về công tác cán bộ được xây dựng, bổ sung, hoàn
chỉnh, được thực hiện nghiêm đã có tác dụng tích cực trong việc lựa chọn, đề
bạt, sử dụng cán bộ; đồng thời có tác dụng ngăn ngừa và khắc phục những
lệch lạc trong việc dùng người.
Hai là, luôn coi trọng việc thẩm tra, nhận xét cán bộ.
Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành
"Quy định về thẩm tra đánh giá cán bộ đảng và chính quyền". Các địa phương
và bộ, ngành đã xây dựng chế độ đánh giá hiệu quả công việc, chế độ trách
nhiệm trong thẩm tra đánh giá cán bộ.
Ba là, thực hiện thí điểm phương thức thi tuyển cạnh tranh các chức
danh CBLĐQL thay cho phương thức bổ nhiệm CBLĐQL theo kiểu truyền
thống, sau đó thực hiện trong cả nước..
Phương thức này, được thực hiện thí điểm ở một số địa phương từ năm
1994; từ 2001 được thực hiện trong cả nước. Đây là phương thức mới, nhằm
thay thế phương thức bổ nhiệm CBLĐQL truyền thống.
Bốn là, luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, tăng cường tính chủ động và hiệu quả trong đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ.
Năm là, không ngừng tăng cường công tác giám sát cán bộ.
Sáu là, thăm dò ý kiến công luận trước khi bổ nhiệm cán bộ.
Dữ liệu cơ bản về triển vọng của CBLĐQL như: tên tuổi, chức vụ hiện
tại, quá trình đào tạo, vị trí dự kiến được bổ nhiệm…được thông báo công
khai ra công luận nhằm thỉnh cầu ý kiến của quảng đại quần chúng.
32
* Kinh nghiệm của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (nguồn Đề án
của Bộ Chính trị: “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn
hiện nay” [35].
Một là, ngăn chặn và loại trừ có hiệu quả những tác động tiêu cực từ
phong tục, tập quán, cách nghĩ, tầm nhìn người sản xuất nhỏ, manh mún, tản
mạn, phân tán, quan hệ huyết thống..., xây dựng đội ngũ cán bộ gắn liền với
những quan điểm mới về công tác tổ chức Nhân dân cách mạng Lào, sẽ có đội
ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là nước đa dân tộc, gồm nhiều bộ tộc,
kinh tế chủ yếu phụ thuộc thiên nhiên, tự túc, tự cấp, đang triển khai mạnh mẽ
xây dựng nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Những phong tục tập quán của các bộ tộc, cách nghĩ tầm nhìn của người sản
xuất nhỏ phân tán, tản mạn, manh mún, quan hệ huyết thống... còn ảnh hưởng
nặng nề đối với công tác tổ chức, cán bộ. Song, qua thực tiễn ở Lào cho thấy,
nơi nào ngăn chặn và loại trừ có hiệu quả những tiêu cực nêu trên, gắn chặt
việc xây dựng đội ngũ cán bộ với những quan điểm mới về công tác tổ chức
của Đảng Nhân dân cách mạng Lào sẽ có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn liền với việc phát động, duy
trì phong trào cách mạng của quần chúng tại các bộ tộc, dựa vào quần chúng
để xây dựng đội ngũ cán bộ.
Ba là, xây dựng và thực hiện tốt quy phạm thi tuyển cạnh tranh, trong lựa
chọn và bổ nhiệm cán bộ, có tính đến cơ cấu dân tộc, các bộ tộc.
*
* *
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác cán
bộ nói chung, trong đó có một số công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ
33
CBLĐQL các cấp ở các địa phương trong giai đoạn hiện nay đạt kết quả đáng
trân trọng về lý luận và thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học nêu trên có giá trị tham khảo tốt để thực hiện mục đích và
nhiệm vụ của luận án. Tuy nhiên, do mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau và góc độ
nghiên cứu có những điểm khác nhau, các công trình khoa học nêu trên chưa
có điều kiện đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về xây dựng
đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay.
34
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHUYÊN TRÁCH
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
2.1.1. Thi đua, khen thưởng - Khái niệm, nội dung, hình thức và
mối quan hệ
2.1.1.1. Khái niệm, mục đích, nội dung, hình thức thi đua
* Khái niệm thi đua
Theo Đại từ điển tiếng Việt: Thi đua là cùng nhau đưa hết khả năng ra
làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất: thi đua sản xuất; thi đua dạy
tốt, học tốt; phong trào thi đua ở các đơn vị... [148, tr. 1559].
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi luận bàn về thi đua, đã nhấn mạnh:
Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những việc hàng ngày. Thật
ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta
vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở. Nay ta thi đua ăn, ở, mặc sao cho sạch, cho hợp vệ
sinh, khỏi đau ốm. Xưa nay ta vẫn làm ruộng nay ta thi đua làm cho ruộng tốt
hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi việc đều thi đua như vậy [104, tr. 658].
Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua là công việc diễn ra hàng
ngày trong một tập thể trên tất cả các mặt hoạt động nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Luật TĐKT định nghĩa: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham
gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt
nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [126, tr. 1].
35
Từ những điều nêu trên, có thể định nghĩa: thi đua là hoạt động tự
nguyện, có tổ chức diễn ra trong tất cả các tổ chức, các ngành, các cấp, các
lĩnh vực đời sống xã hội nhằm làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt nhất
góp phần xây dựng đất nước vững mạnh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Khái niệm thi đua, có nhiều điểm liên quan đến khái niệm cạnh tranh.
Hai khái niệm này, tuy có nhiều điểm tương đồng, song cũng có những điểm
khác nhau căn bản. Sự tương đồng giữa thi đua và cạnh tranh thể hiện ở: thi
đua thúc đẩy, khuyến khích cá nhân, tập thể hoạt động đạt kết quả tốt nhất.
Cạnh tranh, nhất là cạnh tranh lành mạnh cũng có tác dụng làm cho hoạt động
của cá nhân và tập thể tốt hơn, song cạnh tranh kiểu này không nhiều. Điểm
khác biệt chủ yếu giữa thi đua với cạnh tranh là ở động cơ và mục đích của
thi đua và của cạnh tranh. Mọi hoạt động thi đua đều xuất phát từ động cơ
làm cho hoạt động của cá nhân, tập thể đạt kết quả tốt nhất, góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Còn cạnh tranh thường nặng về động cơ vì cá nhân
hoặc một nhóm người nhằm chiếm ưu thế và kết quả vượt trội so với cá nhân
hoặc nhóm người khác. Nguy hại hơn, cạnh tranh không lành mạnh, cạnh
tranh tự do nhiều khi gây hậu quả to lớn, khó lường, ảnh hưởng đến sự phát
triển của tập thể và đất nước.
* Mục đích thi đua
Ở nước ta, thi đua nhằm huy động, khai thác mọi tiềm năng của mỗi cá
nhân và toàn xã hội làm cho hoạt động của cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt
nhất, đơn vị, ngành, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần
xây dựng đất nước vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong giai đoạn
hiện nay, thi đua nhằm làm cho cá nhân và tập thể, ngành, địa phương, đơn vị
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ
công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Thi đua theo ý nghĩa đó, được gọi
là thi đua yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ điều này, đã đưa ra cách
36
tiếp cận và nhìn nhận mới về thi đua ở nước ta: “Thi đua là yêu nước, yêu
nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước
nhất”[104, tr. 473].
* Nội dung thi đua
Hoạt động thi đua ở nước ta có nội dung rất đa dạng, phong phú, bao
hàm tất cả hoạt động của cá nhân và tập thể trên các lĩnh vực đời sống xã hội,
như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh...: thi đua phát
triển kinh tế - xã hội; thi đua phát triển khoa học và ứng dụng học công nghệ
vào sản xuất, công tác...; thi đua phát triển và thực hiện chương trình giáo dục,
đào tạo; thi đua giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo; thi đua bảo vệ Tổ
quốc, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội; thi đua xây dựng nếp sống văn
minh và văn hóa, làm việc theo pháp luật, thực hành tiết kiệm, phòng chống
tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác; thi đua rèn luyện phẩm chất
đạo đức, lối sống và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
* Hình thức thi đua
Hình thức thi đua rất đa dạng, phong phú, gồm các hình thức chủ yếu:
Thi đua thường xuyên hằng năm, thường được quán triệt, phát động từ
đầu năm cùng với triển khai nhiệm vụ trong năm tất cả các ngành, địa
phương, đơn vị, được duy trì và tiến hành bình xét các danh hiệu thi đua vào
cuối năm; cũng có nhiều đơn vị các hoạt động thi đua được tiến hành theo
năm học, nhất là ở các trường học, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ...
Thi đua theo đợt dài ngày hoặc ngắn ngày diễn ra trên quy mô toàn
quốc hoặc ở địa phương, ngành, đơn vị để lập thành tích chào mừng một kiện
quan trọng nào đó, của đất nước, của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, như chào
mừng ngày thành lập Nước, thành lập Đảng, đoàn thể, ngày giải phóng Thủ
đô Hà Nội, ngày thành lập tỉnh, thành phố, ngày tỉnh, thành phố được giải
phóng khỏi ách áp bức của đế quốc...
37
Trong hình thức này, còn có loại: thi đua đột xuất, trước đây thường
gọi là “thi đua nước rút” được tổ chức trong thời gian ngắn ở ngành, địa
phương, đơn vị nhằm tập trung cao độ thực hiện tốt một số nhiệm vụ, chỉ tiêu
nào đó; thi đua đột kích tập trung vào một vấn đề hay một nhiệm vụ trọng
tâm nào đó, trong thời gian không dài, tạo chuyển biến, tạo thuận lợi thực
hiện các nhiệm vụ khác.
2.1.1.2. Khái niệm, mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức khen
thưởng
* Khái niệm về khen thưởng
Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: khen thưởng là khen và thưởng bằng
hiện vật xứng với thành tích, công lao: khen thưởng về thành tích lao động
sáng tạo; khen thưởng các học sinh giỏi [148, tr. 896].
Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, ghi rõ việc khen thưởng
các Sứ thần Triều Lê: Khen thưởng người có công trong chiến trận, người có
công trong việc đi sứ, người phò tá có công lao tài đức, người tiến cử người
hiền tài, người có lời tâu đúng, người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị
nể người quyền quý cấp trên, người có công làm thuỷ lợi, người có tài văn
chương, người cao tuổi [48, tr.95].
Quốc lệnh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, được Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký, ban hành vào ngày 26/01/1946 gồm:
1. Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng; 2. Ai lập được quân công
sẽ được thưởng; 3. Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng; 4. Ai ra trận can đảm
phi thường sẽ được thưởng; 5. Ai làm việc một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ
được thưởng; 6. Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc, được dân chúng
mến phục sẽ được thưởng; 7. Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ
được thưởng; 8. Ai bắt được nhiều kẻ phản quốc sẽ được thưởng; 9. Ai liều
mình vì công việc sẽ được thưởng; 10. Ai cứu được người bị nạn sẽ được
thưởng[102, tr. 163].
38
Tại khoản 2 Điều 3 Luật TĐKT, năm 2003 quy định: “Khen thưởng là
việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích
vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”[126, tr. 1].
Từ những điều nêu trên có thể định nghĩa: khen thưởng là việc ghi nhận,
biểu dương, tôn vinh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công trạng
và thành tích xuất sắc của cá nhân, tập thể trong học tập, lao động và công
tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Mục đích khen thưởng
Mục đích khen thưởng là động viên, khích lệ tính tích cực, tinh thần
hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm của cá nhân tập thể điển hình tiên tiến trong
lao động sản xuất, chiến đấu, học tập và công tác để nhân ra diện rộng góp
phần giáo dục, động viên thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Đối tượng khen thưởng
Mọi người dân từ 11 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ dân tộc, tôn
giáo, trình độ, kể cả người nước ngoài có nhiều công lao đối với nước ta.
* Nội dung khen thưởng
Khen thưởng các cá nhân và tập thể hoạt động trên tất cả các lĩnh vực
đời sống xã hội có công trạng thành tích xuất sắc.
* Hình thức khen thưởng
Nhà nước có các hình thức khen thưởng: các danh hiệu anh hùng, các
loại huy chương, huân chương, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
nước, các danh hiệu thi đua...
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị, chính quyền, đoàn thể địa phương có
các hình thức khen thưởng: các danh hiệu như bằng khen, giấy khen...
Các cấp ủy đảng có hình thức khen thưởng như: giấy khen, bằng khen,
cờ. Trong toàn Đảng có các huy hiệu 30, 40, 50, 55, 60, 65 ... năm tuổi Đảng.
39
Trong các hình thức khen thưởng đều kết hợp khen thưởng về tinh
thần và động viên vật chất.
2.1.1.3. Quan hệ giữa thi đua với khen thưởng
Thi đua và khen thưởng quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể
thống nhất.
Khen thưởng là sự công nhận, tôn vinh kết quả của thi đua, là nhân tố
thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, khen thưởng đúng, kịp thời sẽ thúc đẩy
thi đua tiếp tục phát triển sâu rộng hơn, hiệu quả hơn. Thi đua là động lực
thúc đẩy cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đó là cơ sở
thuận lợi để khen thưởng đạt kết quả và phát huy tác dụng tốt. Có thi đua mới
có khen thưởng, song nhiều trường hợp khen thưởng không liên quan đến thi
đua, như tôn vinh một phát minh, sáng chế...
2.1.2. Công tác thi đua, công tác khen thưởng - Khái niệm, nội
dung, vai trò, mối quan hệ và đặc điểm
2.1.2.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của công tác thi đua
* Khái niệm công tác thi đua
Sách tra cứu các mục từ về tổ chức cho rằng: “Công tác là công việc của tổ
chức, cơ quan, đơn vị (Đảng, Nhà nước, đoàn thể, đơn vị kinh tế, sự nghiệp...)
cùng nhau thực hiện hoặc giao cho từng thành viên trong tổ chức, cơ quan,
đơn vị đó thực hiện”[108, tr. 174]. Trên thực tế, “Công tác” thường được gọi
là việc công.
Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Công tác thi đua là hoạt
động của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân
nhằm xác định nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch, phát động, tổ
chức thực hiện, sơ kết, tổng kết, rút kinh nhiệm về các phong trào thi đua
làm cho các họat động của các tổ chức, các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa
phương đạt kết quả tốt nhất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của đơn vị, địa phương.
40
* Nội dung công tác thi đua
Nội dung công tác thi đua, gồm các hoạt động của các cấp ủy, tổ chức
đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân về xác định chủ trương và nội dung
của từng phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch tiến hành; tổ
chức thực hiện nội dung, chương trình thi đua đã được xây dựng, gồm tuyên
truyền, phát động, duy trì các phong trào thi đua; kiểm tra việc thực hiện; sơ
kết, tổng kết đánh giá kết quả các phong trào thi đua để khen thưởng và rút ra
những kinh nghiệm. Như vậy, nội dung công tác thi đua, gồm :
Xác định chủ trương về từng phong trào thi đua và nội dung thi đua, có thể
xác định tên của từng phong trào thi đua, tư tưởng chỉ đạo, phương thức tổ chức,
biện pháp và phương tiện thực hiện. Trong đó, cần xác định rõ nội dung từng
phong trào thi đua, thuộc lĩnh vực nào, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh...tập trung vào những mặt, những vấn đề trọng tâm của nhiệm vụ chính trị
của địa phương, đơn vị.
Tiến hành công tác tư tưởng và phát động phong trào thi đua: tổ chức lễ
phát động phong trào thi đua; cán bộ được phân công nhiệm vụ này, thường là
thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiến hành quán triệt trong toàn thể cán bộ, công
nhân, viên chức, công chức cơ quan, đơn vị về lý do, nội dung, mục tiêu,
chương trình, kế hoạch thực hiện; các đơn vị trình bày kế hoạch hành động và
thách thức thi đua.
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua theo chương trình, kế hoạch để thực
hiện nội dung thi đua và duy trì phong trào thi đua.
Định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nội dung,
mục tiêu của phong trào thi đua để nêu gương những cá nhân, đơn vị thực hiện
tốt, nhắc nhở những cá nhân và tổ chức thực hiện chưa tốt, uốn nắn kịp thời
những lệch lạc để phong trào thi đua diễn ra đúng hướng và đạt kết quả.
Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm về phong trào
thi đua để triển khai các phong trào thi đua khác đạt kết quả tốt hơn.
41
Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, nhất là CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở các địa phương,
các ngành, các cấp.
* Vai trò của công tác thi đua
V.I. Lênin đã khẳng định vai trò và tác dụng của thi đua khi được tổ
chức và lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước – công tác thi đua. Công tác
này, được triển khai rộng rãi, được đông đảo nhân dân tham gia với trí tuệ và
sức lực cao nhất, đem lại kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Người viết:
Chủ nghĩa xã hội không những không dập tắt thi đua, mà trái lại lần đầu
tiên đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách rộng rãi, với quy mô thật sự
to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt
động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực của mình, phát hiện
những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận, những tài năng mà
chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén, bóp nghẹt mất hàng nghìn, hàng triệu.
Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi Chính phủ xã hội chủ nghĩa đang cầm
quyền là phải tổ chức thi đua[115, tr. 234-235].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò và tác dụng của công tác thi đua.
Đó là nơi thể hiện và khẳng định lòng yêu nước của mỗi người dân. Thực
hiện tốt công tác thi đua, làm cho nó ăn sâu, lan rộng trong các lĩnh vực đời
sống xã hội và các tầng lớp nhân dân, sẽ giúp giúp Đảng, Nhà nước và nhân
dân vượt qua khó khăn, gian khổ, cách mạng dành thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, công tác thi đua có vai trò to lớn đối
với sự phát triển, tiến bộ của mọi người dân. Người nhấn mạnh: “Thi đua
không phải là tranh đua… không giấu nghề, người đi trước hiểu biết, dẫn
người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ”. Đó là “một cách rất tốt, rất
thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ” [104, tr 270].
42
Trên cơ sở quan điểm của V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò của công tác thi đua có thể khái quát về vai trò của công tác thi đua trong
công cuộc đổi mới hiện nay, thể hiện ở:
Công tác thi đua là nhân tố đặc biệt quan trọng khơi dậy tính quần
chúng, toàn diện của thi đua (tham gia các phong trào thi đua gồm mọi cá
nhân, tổ chức và đông đảo nhân dân; thi đua triển khai trên tất các các lĩnh
vực đời sống xã hội) trên tất cả các mặt, các hoạt động của công cuộc đổi mới.
Nhờ công tác thi đua mà bản thân thi đua thể hiện rõ sức thu hút, sự
huy động của mình đối với mọi nguồn lực (sức lực, trí tuệ của đông đảo nhân
dân; tiền tài, vật lực trong nhân dân...) vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của
địa phương, đơn vị và mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới.
Công tác thi đua có vai trò to lớn trong khắc phục lệch lạc trong các
phong tào thi đua, đưa các phong trào thi đua theo đúng đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, nâng cao chất
lượng, hiệu quả các phong trào thi đua, phục vụ đắc lực việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị của địa phương, đơn vị và mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới.
Qua công tác thi đua các phong trào thi đua được tổng kết, rút ra những
kinh nghiệm có giá trị để nhân rộng và chỉ đạo các phong trào thi đua tiếp
theo, kích thích các phong tào thi đua đạt và vượt kết quả các phong trào thi
đua trước đó. Qua đó, góp phần phát triển lý luận về thi đua trong điều kiện
hiện nay.
2.1.2.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của công tác khen thưởng
* Khái niệm công tác khen thưởng
Từ khái niệm “công tác” và quan niệm về “khen thưởng” nêu trên,
có thể đưa ra định nghĩa: “Công tác khen thưởng” là toàn bộ hoạt động của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm
ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và thành tích xuất sắc của cá
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua
Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua

More Related Content

What's hot

Luân văn bệnh kinh nghiem
Luân văn bệnh kinh nghiemLuân văn bệnh kinh nghiem
Luân văn bệnh kinh nghiemCucsngthngngy
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...nataliej4
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...nataliej4
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...nataliej4
 

What's hot (17)

Luân văn bệnh kinh nghiem
Luân văn bệnh kinh nghiemLuân văn bệnh kinh nghiem
Luân văn bệnh kinh nghiem
 
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nayXây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
 
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sátĐề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
 
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc BộLuận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
 
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
 
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hộiSự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà NẵngLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn TâyLuận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
 
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộLuận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
 
Luận án: Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, HAY
Luận án: Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, HAYLuận án: Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, HAY
Luận án: Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh, HAY
 

Similar to Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua

Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...sividocz
 
Chuyen de 2 nghi-quyet-dai-hoi-dbk-nk-2020-2025-chinh-thuc (1).doc
Chuyen de 2 nghi-quyet-dai-hoi-dbk-nk-2020-2025-chinh-thuc (1).docChuyen de 2 nghi-quyet-dai-hoi-dbk-nk-2020-2025-chinh-thuc (1).doc
Chuyen de 2 nghi-quyet-dai-hoi-dbk-nk-2020-2025-chinh-thuc (1).docTuyetPham57
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ OnTimeVitThu
 

Similar to Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua (20)

Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOTLuận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
 
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quanNăng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
 
Chuyen de 2 nghi-quyet-dai-hoi-dbk-nk-2020-2025-chinh-thuc (1).doc
Chuyen de 2 nghi-quyet-dai-hoi-dbk-nk-2020-2025-chinh-thuc (1).docChuyen de 2 nghi-quyet-dai-hoi-dbk-nk-2020-2025-chinh-thuc (1).doc
Chuyen de 2 nghi-quyet-dai-hoi-dbk-nk-2020-2025-chinh-thuc (1).doc
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
 
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
 
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpChất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAYĐào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
 
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAYĐề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
 
Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị vùng Đông Nam Bộ
Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị vùng Đông Nam BộQuản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị vùng Đông Nam Bộ
Quản lý đội ngũ giảng viên trường chính trị vùng Đông Nam Bộ
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Ngân hàng Nhà nước
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Ngân hàng Nhà nướcLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Ngân hàng Nhà nước
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Ngân hàng Nhà nước
 
Hiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Hiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộHiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Hiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
 
Chinh
ChinhChinh
Chinh
 
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAYCông tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Đội ngũ cán bộ quản lí chuyên trách công tác thi đua

  • 1. Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh NGUYÔN KH¾C Hµ X¢Y DùNG §éi ngò c¸n bé l·nh ®¹o, qu¶n lý chuyªn tr¸ch c«ng t¸c thi ®ua, khen th­ëng ë n­íc ta giai ®o¹n hiÖn nay luËn ¸n tiÕn sÜ khoa häc chÝnh trÞ Hµ Néi – 2014
  • 2. Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh NguyÔn kh¾c hµ X¢Y DùNG §éi ngò c¸n bé l·nh ®¹o, qu¶n lý chuyªn tr¸ch c«ng t¸c thi ®ua, khen th­ëng ë n­íc ta giai ®o¹n hiÖn nay Chuyªn ngµnh: X©y dùng §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam M· sè: 62 31 23 01 luËn ¸n tiÕn sÜ khoa häc chÝnh trÞ Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS, TS Lª Kim ViÖt Hµ Néi - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Khắc Hà
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CBLĐQL Cán bộ lãnh đạo quản lý CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội HTCT Hệ thống chính trị Nxb Nhà xuất bản TĐKT Thi đua, khen thưởng TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[105, tr. 269]; “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[105, tr. 273]. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐQL) các ngành, các cấp. Đây là đội ngũ cán bộ quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, các cấp, các ngành và thắng lợi của cách mạng. Nhờ luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng đã đề ra đường lối, các chủ trương, nghị quyết đúng đắn và triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao, đạt kết quả to lớn. Đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp ở nước ta, trong đó có đội ngũ CBLĐQL được xây dựng ngày càng vững mạnh, góp phần quan trọng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, với mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề và có nhiều mới mẻ, được thực hiện trong điều kiện có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức quyết liệt, đội ngũ cán bộ nói chung, CBLĐQL nói riêng càng có vai trò rất quan trọng. Nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc đổi mới chỉ có thể được hoàn thành khi xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là CBLĐQL có chất lượng tốt. Bởi “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng…”[57, tr. 66]. Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”[64,
  • 6. 2 tr. 239-240]. Đồng thời, Đảng chỉ rõ "Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh dạo, quản lý trên các lĩnh vực.... những tài năng và những chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..."[64, tr. 241]. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nói chung, đội ngũ CBLĐQL, các chuyên gia giỏi các ngành, các cấp, nói riêng đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và được toàn Đảng, các cấp uỷ đảng và cả hệ thống chính trị (HTCT) triển khai thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, kể cả đội ngũ CBLĐQL, các chuyên gia hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, từng bước tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH), Đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là CBLĐQL, các chuyên gia trên các lĩnh vực có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Xây dựng đội ngũ CBLĐQL có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới những năm tới phải được tiến hành đồng bộ ở các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó, xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) là một bộ phận rất quan trọng, bởi TĐKT đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, TĐKT lại càng có vai trò và tác dụng đối với sư nghiệp đổi mới. Đó là động lực thúc đẩy những cá nhân, tập thể năng động, sáng tạo tìm tòi các giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển. Để phát huy vai trò, tác dụng của TĐKT trong giai đoạn hiện nay, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 35-CT/TW ngày 3/6/1998 “Về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới”; tiếp theo là Chỉ thị số 39-CT/TW,
  • 7. 3 ngày 21/5/2004 “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”. Gần đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) có Kết luận số 83-KL/TW ngày 30-8-2010 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị, trong đó nhấn mạnh phải tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có chất lượng tốt. Thực hiện các chỉ thị, kết luận nêu trên, việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đã có chuyển biến tích cực trên tất cả các khâu, như: cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ... Nhờ đó, chất lượng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đã được nâng lên một bước: số lượng và cơ cấu từng bước được cải thiện; bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt, năng lực và tính chuyên nghiệp trong công việc được nâng lên, tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác; từng bước đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong thời kỳ mới... Tuy nhiên, đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém về nhiều mặt: Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ chưa phù hợp; nhiều cán bộ thiếu hụt kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, kinh tế thị trường và kiến thức về các khoa học khác, nên còn lúng túng và có sai sót trong công việc, nhất là về chỉ đạo các phong trào thi đua trong các lĩnh vực, các giai tầng xã hội và trong thẩm định hồ sơ khen thưởng. Một số cán bộ chưa đáp ứng tốt nhiệm vụ tổ chức triển khai, kiểm tra các phong trào thi đua và tham mưu các giải pháp quản lý nhà nước về TĐKT đạt hiệu quả. Bởi vậy, chưa ngăn chặn một cách cơ bản tình trạng một số ngành, địa phương, đơn vị tuỳ tiện đặt ra các hình thức tôn vinh không đúng quy định của Luật TĐKT, cá biệt còn để xảy ra một số trường hợp lợi dụng TĐKT nhằm tạo danh hiệu cho cá nhân và tập thể vì mục đích riêng.
  • 8. 4 Nhìn một cách tổng thể, đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT mới cơ bản đáp ứng yêu cầu về thẩm định hồ sơ khen thưởng cho tập thể và cá nhân ở một số ngành, lĩnh vực nhất định nên đã xảy ra những sai sót, gây phức tạp... Tình trạng khá phổ biến là hẫng hụt CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT kế cận có trình độ quản lý, chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm công tác. Việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm, nổi lên là: tiêu chuẩn chức danh CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT tuy đã được cụ thể hóa, song vẫn còn chung chung, hạn chế kết quả thực hiện các khâu của công tác cán bộ; quy hoạch CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT tuy đã được nhiều nơi xây dựng, song việc thực hiện quy hoạch còn nhiều lúng túng, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ vẫn là khâu yếu; chưa tạo được sự liên thông trong công tác cán bộ giữa Ban TĐKT trung ương với các địa phương, ban ngành, đơn vị... Bởi vậy, nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp khả thi nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong những năm tới là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nêu trên, tôi chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đọan hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong những năm tới.
  • 9. 5 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện các mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Luận giải rõ những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đọan hiện nay, gồm: khái niệm, vai trò, đặc điểm của công tác TĐKT và đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT; khái niệm, nội dung, phương thức xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT... - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta và thực trạng việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT từ năm 2001 đến nay, chỉ ra nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo sát, nghiên cứu thực trạng CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT và thực trạng xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT của các Vụ, Ban, Phòng TĐKT thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước và của cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn từ năm 2001 đến nay.
  • 10. 6 Phương hướng, giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ và về TĐKT. Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta trong những năm qua. Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp: logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm : Xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở, ở ban, bộ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở trung ương, ở các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, cán bộ, đảng viên và các tổ chức có liên quan về thực hiện các khâu của công tác cán bộ nhằm tạo nên đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo, quản lý và tham mưu đề xuất, là những chuyên gia trong lĩnh vực TĐKT. - Ba kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT từ năm 2001 đến nay: Một là, cấp uỷ địa phương, đơn vị cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng, yêu cầu của công tác TĐKT và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT trong điều kiện hiện nay; trên cơ sở đó, đề ra các chủ trương, giải pháp đúng, có quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện là nhân tố quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ CBCLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đạt kết quả.
  • 11. 7 Hai là, cấp ủy tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên và kết hợp chặt chẽ với Ban TĐKT Trung ương trong công tác cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT nói riêng trong tất cả các khâu của công tác cán bộ, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ CBCLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Ba là, các cấp ủy đảng cần coi trọng công tác tạo nguồn và thực hiện tốt công tác quy hoạch CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT, mạnh dạn đưa những cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, có triển vọng vào dự nguồn các chức danh LĐQL công tác TĐKT ở cơ cơ quan, địa phương, đơn vị mình. - Hai giải pháp đột phá: Tăng cường công tác tạo nguồn và quy hoạch CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT theo chiều dọc giữa các địa phương, bộ, ban với Ban TĐKT Trung ương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nứơc ta giai đọan hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong những năm tới. Đồng thời, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập và nghiên cứu tại Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ thuộc Ban TĐKT Trung ương. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
  • 12. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là CBLĐQL các cấp trong giai đoạn hiện nay thu hút nhiều cơ quan và các nhà khoa học nghiên cứu từ những góc độ khác nhau, ở các địa bàn khác nhau. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã được công bố trên sách, báo, tạp chí và được thể hiện trong các tham luận hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ... Sau đây là một số công trình tiêu biểu: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TRONG NƯỚC 1.1.1. Đề tài khoa học - Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.09, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của Bộ Nội vụ (2002-2004) [122]. Đề tài nêu bật sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Trong đó, đề cập đến một số tiêu chuẩn và giải pháp xây dựng đội ngũ CBLĐQL các cấp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân hiện nay, nhấn mạnh những quy định về pháp lý đối với trách nhiệm cá nhân từng chức danh CBLĐQL và đề xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ này, theo chức danh cán bộ thay vì đào tạo, bồi dưỡng chung tất cả cán bộ ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước hiện nay. Một số kết quả nghiên cứu của đề tài rất bổ ích cho việc thực hiện luận án, nhất là về đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT theo chức danh.
  • 13. 9 - Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005, KX. 05. 6, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Vũ Văn Hiền làm Chủ nhiệm [70]. Các nhà khoa học đã làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBLĐQL nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; phân tích, đánh giá sâu sắc thực trạng đội ngũ CBLĐQL ở nước ta hiện nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, nhấn mạnh nguyên nhân của khuyết điểm. Đồng thời, khẳng định nguyên nhân chủ yếu của những ưu điểm và khuyết điểm của đội ngũ CBLĐQL thuộc về những ưu, khuyết điểm của công tác cán bộ. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ CBLĐQL đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế. Nhiều nội dung của đề tài có giá trị tham khảo quan trọng đối với luận án để đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT. - Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005, KX.05. 07, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, do Thang Văn Phúc làm chủ nhiệm [121]. Các nhà khoa học đã luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và thể chế quản lý cán bộ, công chức hiện nay; đưa ra những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của một số nước trên thế giới. Một nội dung quan trọng được trình bày là tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, trong đó đã phân tích quan điểm của Người về vai trò, phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ; phân tích nội dung, các quan điểm và nguyên tắc đổi mới cán bộ và công
  • 14. 10 tác cán bộ của Đảng ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả luận án trong việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của luận án. - Đề tài khoa học cấp bộ năm 2011, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, do Trần Minh Tuấn làm chủ nhiệm [144]. Đề tài đã luận giải rõ yêu cầu cấp thiết hiện nay về đào tạo, bồi dưỡng CBLĐQL theo chức danh; công tác đào tạo, bồi dưỡng CBLĐQL theo chức danh tại Học viện từ 2005 đến nay – thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết; quan điểm và những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBLĐQL theo chức danh tại Học viện. Trong đó, một số giải pháp có giá trị: xác định đối tượng và mục tiêu đào tạo; đổi mới chương trình đào tạo; phân định rõ các chương trình đào tạo và các chương trình bồi dưỡng; mỗi chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải hướng tới một loại đối tượng cụ thể và từng chức danh; chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đa dạng, mang tính “mềm” và phải tiến tới theo nhu cầu của người học, sát với từng chức danh đào tạo; phải nâng cao chất lượng giảng viên, báo cáo viên và đổi mới quá trình dạy và học theo hướng tích cực… Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo tốt để tác giả luận án làm rõ cơ sở lý luận và giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT. - Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước (2010-2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, Mã số: 02/2010, do Trần Thị Hà làm chủ nhiệm [71]. Các nhà khoa học đã luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận chung về công tác TĐKT, đưa ra các khái niệm thi đua, khái niệm khen thưởng; ý nghĩa, bản chất của TĐKT; mối quan hệ biện chứng giữa thi đua và khen thưởng; quản lý nhà nước về TĐKT; hệ thống hóa những quan điểm của chủ
  • 15. 11 nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về TĐKT. Đề tài cũng đề cập đến những vấn đề chủ yếu về TĐKT ở các nước: Liên-Xô (trước đây); chế độ khen thưởng của Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp; Trung Quốc...cùng những kinh nghiệm có giá trị. Đề tài đã tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng công tác TĐKT và quy định của pháp luật về TĐKT; tổ chức, bộ mày và cán bộ làm công tác TĐKT, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân. Đồng thời, nêu mục tiêu, nội dung, các giải pháp chủ yếu đổi mới công tác TĐKT trong giai đọan hiện nay và các kiến nghị. Các kiến nghị của Đề tài, gồm: Đề nghị Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết để tiếp tục phát huy truyền thống thi đua yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011- 2016); kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung Luật TĐKT; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người; đổi mới hoạt động của các cơ quan truyền thông để tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến; ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tổ chức TĐKT; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng TĐKT các cấp; đẩy mạnh bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TĐKT; thành lập Viện Nghiên cứu bồi dưỡng, đào tạo cán bộ TĐKT. Kết quả nhiên cứu của Đề tài có giá trị tham khảo tốt, trực tiếp để giúp tác giả thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án, nhất là một số nội dung về công tác cán bộ. 1.1.2. Sách - Trần Xuân Sầm (chủ biên) (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [131]. Cuốn sách đã khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, như: việc phát hiện, lựa chọn, đào tạo, rèn
  • 16. 12 luyện nhà cách mạng chủ yếu là qua phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Để cách mạng giành thắng phải tạo được đội ngũ cán bộ đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng. Khi cách mạng chuyển giai đoạn phải có sự thay đổi cần thiết trong cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ. Các tác giả chỉ rõ, cán bộ phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ lãnh đạo; đồng thời phải tích cực tu dướng rèn luyện các đức tính khiêm tốn, ham học hỏi, không giấu dốt, thường xuyên tự phê bình và phê bình, không chủ quan tự mãn, gặp thất bại không nản chí… Đây là những phẩm chất thuộc tiêu chuẩn hàng đầu của người cán bộ lãnh đạo. Qua khảo sát, phân tích thực trạng cơ cấu tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt, xuất phát từ yêu cầu công cuộc đổi mới, các tác giả đưa ra tiêu chuẩn chung đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt trên các mặt: chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, ý thức tổ chức kỷ luật... Đồng thời, đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt theo cơ cấu, tiêu chuẩn đã dược các tác giả đề ra. Các tác giả cũng luận bàn và nhấn mạnh việc cụ thể hóa cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ cho từng tổ chức, từng cấp, từng ngành. - Nguyễn Phú trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [143]. Cuốn sách đã luận giải sâu sắc cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; đưa ra và phân tích rõ những kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng ta phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng, trong đó nhấn mạnh những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, lòng trung thành với Đảng, sự nghiệp cách mạng và với nhân dân, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực tổ chức thực tiễn... Đồng thời, đưa ra những quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
  • 17. 13 bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đặc biệt, nhấn mạnh nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ; xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ; cải cách tổ chức, bộ máy và cơ chế vận hành của HTCT. Đề tài có giá trị tham khảo tốt để xây dựng các khái niệm và đề xuất phương hướng, giải pháp của luận án. - Vũ Minh Giang (2004), “Vấn đề luân chuyển quan lại trong lịch sử trung đại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, luân chuyển cán bộ ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [89]. Tác giả chỉ rõ việc luân chuyển quan lại bắt đầu từ thời nhà Lý (1009 - 1015) đến cuối thế kỷ XIX và nêu một số nguyên tắc về bố trí, điều động quan lại. Nhà Trần (1225 - 1400), đã áp dụng những nguyên tắc điều động, luân chuyển quan lại của nhà Lý và đặc biệt coi trọng việc sử dụng những người trong hoàng tộc và áp dụng chính sách thưởng phạt nghiêm minh kể cả quan lại trong hoàng tộc. Nhà Trần còn quy định rõ thời hạn đánh giá thực hiện công việc của quan lại, cứ 15 năm có hai lần xét duyệt, nếu không mắc sai phạm thì sau 10 năm trấn trị thăng tước một cấp, 15 năm thăng một bậc. Nhà Lê, nhà Nguyễn cũng tiến hành luân chuyển các quan lại. Qua việc luân chuyển quan lại trong các triều đại phong kiến nước ta, tác giả rút ra một số nhận xét có giá trị tham khảo đối với luận án: Điều động, luân chuyển quan lại theo chiều dọc từ Trung ương về địa phương và ngược lại từ địa phương về Trung ương; theo chiều ngang giữa các địa phương với nhau và giữa các bộ phận trong triều đình với nhau; điều động, luân chuyển
  • 18. 14 quan lại ở địa phương không dùng người ở địa phương cai trị tại địa phương; quy định rõ về thời gian luân chuyển (nhà Lê quy định 4 năm, nhà Nguyễn 6 năm); đánh giá thường xuyên (khảo khoá) làm cơ sở cho việc thăng - giáng chức qua luân chuyển, điều động quan lại; việc thăng - giáng và phục hồi chức của quan lại được tiến hành thường xuyên. - Trần Đình Hoan (chủ biên), (2008) Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [75]. Các tác giả đã đưa ra và phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển CBLĐQL thời kỳ CNH, HĐH đất nước; khảo sát và đánh giá thực trạng việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển CBLĐQL những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và tổng kết được những kinh nghiệm có giá trị. Đặc biệt, các tác giả đã nêu kinh nghiệm về đánh giá, luân chuyển, chuẩn bị quan lại của các triều đại phong kiến nước ta và những kinh nghiệm về vấn đề này. Trên cơ sở đó, đưa ra những vấn đề cần giải quyết đối với việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển CBLĐQL ở nước ta giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp có giá trị để thực hiện tốt việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển CBLĐQL ở nước ta những năm tới. - Trương Thị Thông và Lê Kim Việt (đồng chủ biên), (2008), Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [141]. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về bệnh quan liêu trong công tác cán bộ; phân tích sâu sắc nguồn gốc, bản chất và những tác hại của nó. Đặc biệt, đã luận giải có sức thuyết phục những biểu hiện của bệnh quan liêu trong các khâu của công tác cán bộ. Đồng thời, cũng phân tích những biểu hiện của bệnh quan liêu ở chủ thể công tác cán bộ; khẳng định bệnh quan liêu do nhiều
  • 19. 15 nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu thuộc về chủ thể công tác cán bộ. Trên cơ sở đó, cuốn sách cung cấp cho người đọc quan điểm, phương hướng và những giải pháp có giá trị, khả thi nhằm phòng, chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay. Cuốn sách có giá trị tham khảo tốt đối với luận án nhất là về đề xuất các giải pháp phòng chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ngành TĐKT. - Thân Minh Quế (2012), Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [125]. Cuốn sách đã làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc; phân tích rõ thực trạng đội ngũ cán thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý và thực trạng xây dựng quy hoạch cán bộ này, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm bổ ích. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy các tỉnh miền núi phía Bắc quản lý, gồm: nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ và cấp uỷ viên các cấp, cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác quy hoạch cán bộ; cụ thể hoá tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý phù hợp với từng tỉnh; đánh giá cán bộ, tạo nguồn cán bộ dồi dào, nhất là cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ, cán bộ nữ; đổi mới, hoàn thiện nội dung, quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý; thực hiện tốt việc kiểm tra, rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ; chủ động phát hiện, khắc phục các biểu hiện tiêu cực, tư tưởng cục bộ khép kín, tự ti dân tộc; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ....
  • 20. 16 1.1. 3. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ - Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [90]. Tác giả đã làm rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và công tác cán bộ cấp xã; đánh giá thực trạng, nêu kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết; xác định rõ mục tiêu, quan điểm và đưa ra hệ thống giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, các giải pháp đáng quan tâm: tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý, kiểm tra đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; xây dựng HTCT và phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở để rèn luyện, bồi dưỡng, tuyển chọn, kiểm tra cán bộ; tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã và tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp huyện. Đây là luận án có giá trị tham khảo tốt, nhất là phần cơ sởp lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long và một số giải pháp. - Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án tiến sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [132]. Luận án đã luận giải vị trí, vai trò, chức năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; đánh giá đúing thực trạng đội ngũ cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ này, ở đồng bằng sông Hồng. Từ đó xác định nguyên nhân của ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và rút ra 5 kinh nghiệm có giá trị. Luận án phân tích đặc điểm, vai trò, vị trí, yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và những vấn đề đặt ra
  • 21. 17 cần giải quyết; xác định tiêu chuẩn chung cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh và tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ. Đồng thời, đề xuất sáu giải pháp có giá trị về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. - Huỳnh Văn Long (2003), Xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện ở đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [118]. Luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) huyện ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay; khảo sát, phân tích thực trạng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện vùng này, từ 1996 đến 2003; đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện những năm tới. Trong đó, đáng chú ý là các giải pháp: đổi mới công tác đánh giá cán bộ; nêu cao ý thức trách nhiệm cá nhân của cán bộ gắn với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của CBLĐQL chủ chốt ở cấp huyện. - Trần Thanh Sơn (2006), Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [133]. Luận văn đã làm sáng tỏ khái niệm CBLĐQL; đội ngũ CBLĐQL thuộc Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý; vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ này; làm sáng tỏ quan niệm về luân chuyển CBLĐQL; nêu lên những vấn đề có tính nguyên tắc và qui trình thực hiện luân chuyển CBLĐQL. Đồng thời, phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý, những
  • 22. 18 kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, chỉ ra những nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm bổ ích. Trên cơ sở đó, đề xuất sáu giải pháp khả thi tăng cường luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý trong những năm tới. Luận văn có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện luận án ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn về luân chuyển CBLĐQL thuộc diện Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội quản lý. - Trịnh Thanh Tâm (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [134]. Luận án đã đề cập khá đầy đủ những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ hệ HTCT xã ở đồng bằng sông Hồng; đánh giá rõ thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ này từ năm 2001 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm. Luận án đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ HTCT trị ở đồng bằng sông Hồng những năm tới, gồm: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, các tổ chức có liên quan. Thứ hai, tiếp tục cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt của HTCT xã và nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thứ ba, nâng cao chất lượng việc quản lý, đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt là nữ của HTCT xã. Thứ tư, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học tập, rèn luyện của cán bộ và thực hiện tốt chính sách cán bộ nữ. Thứ năm, phát huy vai trò của đảng uỷ, các tổ chức trong HTCT xã và nhân dân, coi trọng vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể huyện và cấp trên. 1.1.4. Các bài báo khoa học - Võ Văn Kiệt (2005), Quản lý cán bộ phải sâu sát, chặt chẽ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 08 [93]. Theo tác giả, quản lý cán bộ nói chung, cán bộ trung, cao cấp nói riêng hiện nay còn lỏng lẻo, không sâu sát hoạt động thực tiễn của cán bộ. Hiện
  • 23. 19 tượng khá phổ biến là người đứng đầu của ngành, địa phương, đơn vị coi như không có trách nhiệm gì đối với cán bộ dưới quyền khi cán bộ phạm sai lầm, khuyết điểm, thậm chí khuyết điểm rất nghiêm trọng. Tác giả cho rằng, quản lý cán bộ không thể theo cách gián tiếp, phải coi đó là biểu hiện của bệnh quan liêu trong quản lý cán bộ, và nhấn mạnh cấp uỷ quản lý cán bộ cấp nào thì phải nắm chắc, sâu sát cán bộ cấp đó… - Trần Đình Hoan (2002), Luân chuyển cán bộ - khâu đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới. Tạp chí Cộng sản, số 7 [75]. Tác giả đã nêu những kinh nghiệm quý trong việc dùng người của ông cha ta, đồng thời chỉ ra những thành công, hạn chế trong công tác luân chuyển cán bộ hiện nay và khẳng định chưa bao giờ công tác luân chuyển cán bộ lại cấp bách như hiện nay và phải được coi là một trong những khâu đột phá có tính quyết định đối với việc xây dựng chiến lược cán bộ ngang tầm nhiệm vụ cách mạng mới. Tác giả cũng nêu ra những nguyên tắc và phương châm chỉ đạo công tác luân chuyển cán bộ và bốn nhóm công việc cần thực hiện thống nhất, mạnh mẽ và hiệu quả. - Nguyễn Trọng Điều (2005), Về đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 10 [69]. Tác giả đã phân tích và luận giải sự khác nhau giữa đánh giá, nhận xét con người và đánh giá, nhận xét cán bộ; luận giải sự khác nhau giữa luân chuyển cán bộ và điều động cán bộ. Đồng thời, xem xét việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở nước ta qua các thời kỳ và rút ra cái được và chưa được, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ hiện nay. - Thanh Toàn (2007), Năng lực, phẩm chất người lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10 [139].
  • 24. 20 Tác giả chỉ ra phẩm chất, năng lực người lãnh đạo, gồm 7 tiêu chí cơ bản: có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có tư duy lãnh đạo; có năng lực định hướng hoạt động cho tập thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có năng lực tổ chức; có năng lực xử lý đúng đắn các mối quan hệ; có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử linh hoạt, khoa học; độ lượng, nhân hậu, yêu thương cấp dưới. - Văn Tất Thu (2008), Quan điểm và nghệ thuật tuyển dụng nhân tài trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc, Tạp chí Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ, số 5 [138]. Tác giả khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm và nghệ thuật trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất định sẽ phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng được nhiều nhân tài cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Nguyễn Thế Thắng (2011), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, www.tutuonghochiminh.vn ngày 23/01/2011 [137]. Tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng và tính tất yếu của thi đua; thi đua là bản tính của con người... Đồng thời, nhấn mạnh những điểm cần thiết để vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong sự nghiệp đổi mới, gồm: phát động các phong trào thi đua thiết thực, sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; thi đua phải có mục đích, mục tiêu; xây phải đi đôi với chống; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và cải tiến thủ tục, quy trình xét khen thưởng, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời và đảm bảo tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng... - Nguyễn Thế Thắng (2012), Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 29/01/2012 [136].
  • 25. 21 Tác giả đã phân tích một số quan điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin về thi đua và chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa cạnh tranh trong xã hội tư bản với thi đua XHCN. Đồng thời, đi sâu vào phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc và nhấn mạnh: phải làm cho mọi người tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi đua ái quốc; Đảng phải lãnh đạo thi đua; phải đổi mới nội dung và hình thức thi đua... - Nguyễn Thị Doan (2013), Bài phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ làm công tác thi đua, khen thưởng nhân kỷ niệm 65 ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2013), Tạp chí Thi đua- Khen thưởng, số 12 năm 2013 [47]. Sau khi khẳng định vai trò của các phong trào thi đua yêu nước từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, tác giả khẳng định vai trò, tác dụng của TĐKT trong giai đoạn hiện nay, và nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm ngành TĐKT cần tập trung thực hiện: Một là, phong trào thi đua và công tác khen thương phải nhằm động viên được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả HTCT vào việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Hai là, nội dung và phương thức thi đua phải gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ba là, khen thưởng phải đảm bảo tính nêu gương, giáo dục; khắc phục bệnh thành tích, tính hình thức trong TĐKT. Chuyển trọng tâm TĐKT về cơ sở, nhất là những cơ sở trực tiếp sản xuất. Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác TĐKT theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ. Năm là, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ công tác TĐKT. Sáu là, phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành liên quan đưa tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong hệ thống trường Đảng và các trường đại học, cao đẳng.
  • 26. 22 - Trần Thị Hà (2013), Diễn văn kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013), Tạp chí Thi đua - Khen thưởng, số 12 năm 2013 [72]. Tác giả đã nêu khái quát lịch sử công tác TĐKT từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc và thành tựu đạt được qua các thời kỳ cách mạng, nhấn mạnh vai trò tác dụng to lớn của công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngành TĐKT, nhất là đội ngũ CBLĐQL chuyên trách của Ngành, và nhấn mạnh: Với các hình thức tổ chức bộ máy, đầu mối trực thuộc khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử, các thế hệ cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng vẫn luôn tiếp nối được truyền thống vẻ vang của ngành thi đua khen thưởng, làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho các cấp lãnh đạo, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong từng thời kỳ, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao [70, tr. 3]. Tác giả nêu những nhiệm vụ trọng tâm của công tác TĐKT trong những năm tới, và nhấn mạnh, thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải được thực hiện thường xuyên; cán bộ, đảng viên phải tích cực vận động quần chúng tham gia và đi đầu làm gương cho mọi người; kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT, nhất là đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong điều kiện hiện nay. - Trần Thị Thu Hà (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, Tạp chí diện tử Bạn đọc làm báo, ngày 15/5/2014 [73]. Tác giả đã luận giải vai trò, tác dụng và sự cần thiết của TĐKT trong điều kiện hiện nay; phân tích các quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác TĐKT; chỉ ra ưu, khuyết điểm công tác TĐKT ở Bộ Khoa học và Công nghệ và
  • 27. 23 đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công TĐKT những năm tới, gồm: Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức công tác TĐKT bảo đảm phù hợp và sát thực tiễn, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Bộ, đơn vị. Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến. Đề cao vai trò chỉ đạo, điều hành đối với công tác TĐKT. Công tác TĐKT phải bảo đảm công bằng, kịp thời, đánh giá đúng mức sự nỗ lực, thành tích đạt được. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác TĐKT và các quy chế, quy định nội bộ của Bộ. 1.1.5. Những công trình của các nhà khoa học Việt Nam viết về cán bộ của một số nước - Chu Hảo (2002), Cần thêm gì vào tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời đại kinh tế trí thức?, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 02 [74]. Tác giả đưa ra và phân tích 5 phẩm chất cần có đối với cán CBLĐQL trong thời đại kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, do ông Phi- lip-Yeo, Chủ tịch Uỷ ban Phát triển Kinh tế Sin-ga-po đưa ra trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Kinh tế Tri thức (Ku-a-la Lăm-pua, tháng 4- 2000). Đó là: biết xử lý tốt thông tin (biến thông tin thành tri thức và áp dụng có hiệu quả); phân biệt nhanh được các ý tưởng tốt và xấu; kiên quyết hơn và dám chấp nhận mạo hiểm; nhận thức rõ việc tiếp xúc trực tiếp có vai trò rất quan trọng trong công việc và phải biết tạo cảm hứng khích lệ người khác. - Nguyễn Duy Hùng, Lê Văn Yên (2009), Về kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [88]. Các tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ như: chế độ công vụ của cán bộ, công chức; việc cải cách thể chế chính trị; vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; việc xây dựng tố chất và năng lực của CBLĐQL; công tác đào tạo, bồi dưỡng; tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và đánh giá CBLĐQL của Trung Quốc.
  • 28. 24 - Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Tổ chức Trung ương, Quy định về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, GS,TS Đỗ Tiến Sâm, dịch (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [49]. Cuốn sách gồm 7 chương, 31 điều, với những nội dung: Nguyên tắc chung; Đối tượng luân chuyển; phạm vi và cách thức luân chuyển; tổ chức thực hiện; kỷ luật cán bộ luân chuyển; biện pháp bảo đảm; các điều khoản kèm theo. Những nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án: Tổng thuật về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền của Trung Quốc; đánh giá công tác luân chuyển cán bộ, những thành tựu, kinh nghiệm và một số hạn chế. Giá trị nhất là 4 kinh nghiệm về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền: Một là, phải đưa công tác luân chuyển cán bộ vào kế hoạch tổng thể cải cách chế độ nhân sự. Hai là, xây dựng phương hướng dùng người được bồi dưỡng từ cơ sở, nhân tài trưởng thành từ sản xuất; chú trọng tuyển chọn, đề bạt những người có kinh nghiệm công tác, lãnh đạo ở cơ sở làm cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đảng, chính quyền cấp trên. Ba là, nắm chắc việc luân chuyển cán bộ lãnh ở các bộ, ban, ngành có quyền lực và các vị trí then chốt, đặc biệt là người chịu trách nhiệm chính trong ban lãnh đạo đảng, chính quyền. Bốn là, luân chuyển một cách có kế hoạch, đúng thời điểm, đảm bảo ổn định tình hình và ưu hoá kết cấu ban lãnh đạo. - Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên, (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [46]. Các tác giả đã chỉ rõ: trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách, mở cửa, Đảng và Nhà nước Trung Quốc rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, gồm: có tố chất cao, có tri thức, nắm vững nghiệp vụ, hoàn thành tốt trọng trách được giao, trung thành với chủ nghĩa Mác, kiên trì con đường XHCN, biết lãnh đạo, quản lý đất nước, xã hội, đặc biệt là quản lý nền kinh tế thị trường XHCN của Trung Quốc... Cuốn sách đã đề cấp các giải pháp để có đội ngũ cán bộ hội đủ những yêu cầu đó: Chế độ cán bộ, công chức; cải cách thể chế chính trị; tăng
  • 29. 25 cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao tố chất và năng lực cán bộ lãnh đạo; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và nhận xét, đánh giá cán bộ; quản lý cán bộ... 1.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài * Các công trình của các nhà khoa học Trung Quốc - Mã Linh - Lý Minh, (2004), Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004, biên dịch từ tác phẩm “Hồ Cẩm Đào- từ đâu tới và sẽ đi về đâu?” của hai tác giả trên, Nxb Minh Báo- Hồng Kông năm 2003. Các tác giả cho rằng, Trung Quốc đã sớm phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho một nhân tài trẻ tuổi thăng tiến vượt cấp - Trường hợp Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Hồ Cẩm Đào. Con đường đi đến đỉnh cao quyền lực của ông do nhiều yếu tố tạo nên: Tài năng, sự phấn đấu, thời thế và việc sớm phát hiện, tiến cử và nâng đỡ, dìu dắt của một số lãnh đạo thế hệ trước. Theo tác giả, tài năng của Hồ Cẩm Đào có điều kiện phát triển rất thuận lợi vì có đường lối “bốn hoá” cán bộ của Đặng Tiểu Bình (cách mạng hoá, trẻ hoá, tri thức hoá, chuyên môn hoá). Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì việc cán bộ lãnh đạo phải biết phát hiện và tiến cử người tài cho đất nước. - Triệu Gia Kỳ, (Ban Tổ chức Thành ủy Bắc Kinh), (2004) “Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo”, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [95]. Tác giả đã phân tích công tác xây dựng Đảng của Thành ủy Bắc Kinh và chỉ ra những kinh nghiệm: Một là, kiên trì bao quát toàn cục, điều hoà các mặt, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng ủy địa phương, gồm: kiện toàn và hoàn thiện thể chế lãnh đạo để Đảng ủy địa phương phát huy vai
  • 30. 26 trò hạt nhân chính trị; quán triệt và thực hiện tốt đường lối, phương châm và chính sách của Đảng; kiên trì lập Đảng vì công, cầm quyền vì dân. Hai là, nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết thực là thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển toàn diện, hài hoà và bền vững; tối ưu hoá môi trường phát triển, đẩy mạnh sáng tạo về thể chế; kiên trì giải quyết tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Ba là, tăng cường xây dựng Đảng, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền của Đảng, gồm: quán triệt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kiện toàn và hoàn thiện hơn nữa cơ chế nghị sự và ra quyết sách của Đảng ủy địa phương. Công trình này có giá trị tham khảo đối với luận án, nhất là những kinh nghiệm nêu trên. - Tôn Hiểu Quần (Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc), (2004), Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [124]. Những giải pháp xây dựng tập thể và các nhân ban lãnh đạo, có giá trị tham khảo đối với luận án, gồm: Coi trọng việc lấy chủ nghĩa Mác-Lênin để vũ trang nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; coi trọng nâng cao trình độ và năng lực công tác của ban lãnh đạo và cán bộ trong thực tiễn; kiên trì tiêu chuẩn trong chọn người, dùng người một cách khoa học, xác lập định hướng công tác cán bộ đúng đắn; đi sâu cải cách chế độ tự chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp; thiết thực tăng cường giám sát đối với cán bộ lãnh đạo. - Chu Phúc Khởi (Cục cán bộ 1 Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc), (2004), Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm
  • 31. 27 quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [92]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề: Ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị và đề xuất các giải pháp. Những giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị có giá trị tham khảo đối với luận án, gồm: Xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; tăng cường xây dựng chế độ hoá, quy phạm hoá chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu trong công tác cán bộ dự bị; thực hiện quản lý sự biến động, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín muồi một cách có kế hoạch. - Giả Cao Kiến (Trường Đảng Trung ương, Đảng Cộng sản Trung Quốc), (2004), Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [94]. Tác giả đã phân tích và làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống trường Đảng ở Trung Quốc, khái quát về hoạt động giáo dục và đào tạo cán bộ của các trường Đảng, nhấn mạnh những ưu, khuyết điểm chính và đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống trường Đảng. Các giải pháp có giá trị tham khảo đối với luận án: Phân biệt rõ yêu cầu, nội dung và phương thức tổ chức hai loại lớp học, đào tạo và bồi dưỡng; phân loại, phân tầng việc thiết kế nội dung dạy học; những vấn đề có tính nguyên tắc về phát huy vai trò của trường Đảng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. * Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Lào - Nich Khăm, (2013), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới,
  • 32. 28 Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [91]. Luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào; khảo sát, đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo các cấp của Hội Liên hiệp phụ nữ Lào; đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào trong giai đoạn hiện nay. Những nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về cán bộ và công tác cán bộ; những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào, gồm: xác định cơ cấu và quy hoạch cán bộ gắn với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng các quy chế công tác cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ; xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ Hội. - On Kẹo Phôm Ma Kon (2012), Đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức của đảng và hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào, Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp nhà nước (hợp tác giữa Việt Nam và Lào): “Xây dựng Đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và Lào” [120]. Tác giả đã làm rõ: Vị trí, vai trò của việc đổi mới, kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức, cán bộ của HTCT từ Trung ương đến cơ sở trong quá trình phát triển kinh tế hành hóa định hướng XHCN ở Lào; thực trạng đổi mới, kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức và cán bộ của HTCT ở Lào; quan điểm, biện pháp đổi mới, kiện toàn hệ thống HTCT ở Lào. Vấn đề có giá trị tham khảo đối với luận án là củng cố kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước và sắp xếp bố trí cán bộ một cách hợp lý theo hướng tinh gọn và có quy chế quản lý theo ngành; nhất thể hóa chức danh cán bộ đứng đầu tổ chức đảng với cán bộ đứng đầu chính quyền cùng cấp.
  • 33. 29 1.2.2. Những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của một số nước. * Kinh nghiệm của một số nước tư bản (nguồn Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” do Trần Thị Hà, làm chủ nhiệm [71]. Qua nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ công chức của một số nước tư bản có thể rút ra những kinh nghiệm: Một là, coi trọng đào tạo bài bản, bồi dưỡng thường xuyên Các nước tư bản rất coi trọng đào tạo một cách bài bản công chức nói chung và công chức làm việc trong lĩnh vực khen thưởng nói riêng. Các công chức đều phải được đào tạo một cách bài bản theo chương trình thống nhất quốc gia và thực hiện quy trình chặt chẽ theo vị trí việc làm. Kết quả đào tạo chỉ là một căn cứ để tuyển chọn công chức theo vị trí việc làm. Nội dung thi tuyển công chức là những vấn đề cơ bản về lý thuyết và nghiệp vụ, nên buộc những ứng viên muốn trúng tuyển trong các kỳ thi tuyển công chức hằng năm phải bằng mọi cách để được đào tạo bài bản. Công chức đã trúng tuyển trong các kỳ thi tuyển công chức, có việc làm phải được bồi dưỡng thường xuyên theo công việc đảm nhiệm và vị trí việc làm. Đây là quy định bắt buộc trong toàn quốc. Chương trình bồi dưỡng được quy định chung thống nhất cho các loại công chức (phần cứng), chương trình bồi dưỡng linh hoạt đối với công chức ở từng ngành (chương trình mở). Hai là, có quy định bắt buộc về thời gian đi thực tế hằng năm đối với công chức làm việc trong lĩnh vực khen thưởng Nhiều nước tư bản có quy định này được cơ quan quản lý thực hiện nghiêm chỉnh, công chức tự giác sắp xếp thời gian vầ đề nghị được đi thực tế để hoàn thành nhiệm vụ theo quy định. Công chức ở cấp trung ương hàng năm phải đi thực tế ở các Bộ, Cục, Tỉnh, quận để tìm hiểu thực tế, phát hiện những vấn đề mới, bức xúc về khen thưởng liên quan đến những quy định
  • 34. 30 hiện hành để kiến nghị, bổ sung cho hoàn chỉnh, hoặc đề nghị bãi bỏ và xây dựng quy định mới nếu cần thiết. Vì vậy, công chức làm việc trong lĩnh vực khen thưởng có chuyên môn rất sâu, tính chuyên nghiệp cao và tri thức rộng. Ba là, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức làm công tác khen thưởng ở các cấp đề xác định vị trí việc làm và số lượng công chức. Cơ quan làm công tác khen thưởng ở trung ương trực thuộc văn phòng tổng hay phủ toàn quyền được xác định rất linh hoạt phù hợp với từng nước. Từ kinh nghiệm trên, nên đội ngũ công chức làm việc trong lĩnh vực khen thưởng không có tình trạng thừa công chức yếu kém về năng lực, trình độ và vừa thiếu những công chức có trình độ chuyên môn cao và sâu. Các tổ chức, bộ phận khen thưởng được bố trí từ trung ương tới địa phương, cơ sở. Tổ chức bộ máy khen thưởng thường trực cấp trung ương thuộc Văn phòng Tổng thống (Nga), Phủ Tổng thống (Pháp); Ban thư ký khen thưởng trực thuộc phủ toàn quyền (Úc), một số nước có cơ quan khen thưởng thuộc Bộ Ngoại giao.... * Kinh nghiệm của Nhật Bản (nguồn Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” do Trần Thị Hà làm chủ nhiệm [71]. Thứ nhất, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp lớn đều có một nguyên tắc sử dụng cán bộ, công nhân viên chính thức) đến suốt đời. Thứ hai, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp đều rất coi trọng giá trị tinh thần tập thể và cộng đồng. Thứ ba, Nhật Bản rất coi trọng và tạo điều kiện cho nhân sự phát triển toàn diện, trở thành những người có khả năng tổng hợp. Thứ tư, đánh giá công chức thông qua thành tích chung của tập thể, cơ quan mà cá nhân đó lãnh đạo hoặc là thành viên; rất coi trọng sự đánh giá và tín nhiệm của những người đồng cấp trong cơ quan và ngoài cơ quan.
  • 35. 31 * Kinh nghiệm của Trung Quốc (nguồn Đề án của Bộ Chính trị: “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” [35]. Một là, tập trung xây dựng những quy phạm về công tác cán bộ và chỉ đạo thực hiện nghiêm. Những quy phạm về công tác cán bộ được xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh, được thực hiện nghiêm đã có tác dụng tích cực trong việc lựa chọn, đề bạt, sử dụng cán bộ; đồng thời có tác dụng ngăn ngừa và khắc phục những lệch lạc trong việc dùng người. Hai là, luôn coi trọng việc thẩm tra, nhận xét cán bộ. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành "Quy định về thẩm tra đánh giá cán bộ đảng và chính quyền". Các địa phương và bộ, ngành đã xây dựng chế độ đánh giá hiệu quả công việc, chế độ trách nhiệm trong thẩm tra đánh giá cán bộ. Ba là, thực hiện thí điểm phương thức thi tuyển cạnh tranh các chức danh CBLĐQL thay cho phương thức bổ nhiệm CBLĐQL theo kiểu truyền thống, sau đó thực hiện trong cả nước.. Phương thức này, được thực hiện thí điểm ở một số địa phương từ năm 1994; từ 2001 được thực hiện trong cả nước. Đây là phương thức mới, nhằm thay thế phương thức bổ nhiệm CBLĐQL truyền thống. Bốn là, luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tăng cường tính chủ động và hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Năm là, không ngừng tăng cường công tác giám sát cán bộ. Sáu là, thăm dò ý kiến công luận trước khi bổ nhiệm cán bộ. Dữ liệu cơ bản về triển vọng của CBLĐQL như: tên tuổi, chức vụ hiện tại, quá trình đào tạo, vị trí dự kiến được bổ nhiệm…được thông báo công khai ra công luận nhằm thỉnh cầu ý kiến của quảng đại quần chúng.
  • 36. 32 * Kinh nghiệm của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (nguồn Đề án của Bộ Chính trị: “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay” [35]. Một là, ngăn chặn và loại trừ có hiệu quả những tác động tiêu cực từ phong tục, tập quán, cách nghĩ, tầm nhìn người sản xuất nhỏ, manh mún, tản mạn, phân tán, quan hệ huyết thống..., xây dựng đội ngũ cán bộ gắn liền với những quan điểm mới về công tác tổ chức Nhân dân cách mạng Lào, sẽ có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là nước đa dân tộc, gồm nhiều bộ tộc, kinh tế chủ yếu phụ thuộc thiên nhiên, tự túc, tự cấp, đang triển khai mạnh mẽ xây dựng nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Những phong tục tập quán của các bộ tộc, cách nghĩ tầm nhìn của người sản xuất nhỏ phân tán, tản mạn, manh mún, quan hệ huyết thống... còn ảnh hưởng nặng nề đối với công tác tổ chức, cán bộ. Song, qua thực tiễn ở Lào cho thấy, nơi nào ngăn chặn và loại trừ có hiệu quả những tiêu cực nêu trên, gắn chặt việc xây dựng đội ngũ cán bộ với những quan điểm mới về công tác tổ chức của Đảng Nhân dân cách mạng Lào sẽ có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn liền với việc phát động, duy trì phong trào cách mạng của quần chúng tại các bộ tộc, dựa vào quần chúng để xây dựng đội ngũ cán bộ. Ba là, xây dựng và thực hiện tốt quy phạm thi tuyển cạnh tranh, trong lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ, có tính đến cơ cấu dân tộc, các bộ tộc. * * * Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác cán bộ nói chung, trong đó có một số công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ
  • 37. 33 CBLĐQL các cấp ở các địa phương trong giai đoạn hiện nay đạt kết quả đáng trân trọng về lý luận và thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên có giá trị tham khảo tốt để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án. Tuy nhiên, do mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau và góc độ nghiên cứu có những điểm khác nhau, các công trình khoa học nêu trên chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay.
  • 38. 34 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 2.1.1. Thi đua, khen thưởng - Khái niệm, nội dung, hình thức và mối quan hệ 2.1.1.1. Khái niệm, mục đích, nội dung, hình thức thi đua * Khái niệm thi đua Theo Đại từ điển tiếng Việt: Thi đua là cùng nhau đưa hết khả năng ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất: thi đua sản xuất; thi đua dạy tốt, học tốt; phong trào thi đua ở các đơn vị... [148, tr. 1559]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi luận bàn về thi đua, đã nhấn mạnh: Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở. Nay ta thi đua ăn, ở, mặc sao cho sạch, cho hợp vệ sinh, khỏi đau ốm. Xưa nay ta vẫn làm ruộng nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi việc đều thi đua như vậy [104, tr. 658]. Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua là công việc diễn ra hàng ngày trong một tập thể trên tất cả các mặt hoạt động nhằm đạt kết quả tốt nhất. Luật TĐKT định nghĩa: “Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [126, tr. 1].
  • 39. 35 Từ những điều nêu trên, có thể định nghĩa: thi đua là hoạt động tự nguyện, có tổ chức diễn ra trong tất cả các tổ chức, các ngành, các cấp, các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt nhất góp phần xây dựng đất nước vững mạnh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Khái niệm thi đua, có nhiều điểm liên quan đến khái niệm cạnh tranh. Hai khái niệm này, tuy có nhiều điểm tương đồng, song cũng có những điểm khác nhau căn bản. Sự tương đồng giữa thi đua và cạnh tranh thể hiện ở: thi đua thúc đẩy, khuyến khích cá nhân, tập thể hoạt động đạt kết quả tốt nhất. Cạnh tranh, nhất là cạnh tranh lành mạnh cũng có tác dụng làm cho hoạt động của cá nhân và tập thể tốt hơn, song cạnh tranh kiểu này không nhiều. Điểm khác biệt chủ yếu giữa thi đua với cạnh tranh là ở động cơ và mục đích của thi đua và của cạnh tranh. Mọi hoạt động thi đua đều xuất phát từ động cơ làm cho hoạt động của cá nhân, tập thể đạt kết quả tốt nhất, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Còn cạnh tranh thường nặng về động cơ vì cá nhân hoặc một nhóm người nhằm chiếm ưu thế và kết quả vượt trội so với cá nhân hoặc nhóm người khác. Nguy hại hơn, cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh tự do nhiều khi gây hậu quả to lớn, khó lường, ảnh hưởng đến sự phát triển của tập thể và đất nước. * Mục đích thi đua Ở nước ta, thi đua nhằm huy động, khai thác mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và toàn xã hội làm cho hoạt động của cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt nhất, đơn vị, ngành, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đất nước vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, thi đua nhằm làm cho cá nhân và tập thể, ngành, địa phương, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Thi đua theo ý nghĩa đó, được gọi là thi đua yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ điều này, đã đưa ra cách
  • 40. 36 tiếp cận và nhìn nhận mới về thi đua ở nước ta: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”[104, tr. 473]. * Nội dung thi đua Hoạt động thi đua ở nước ta có nội dung rất đa dạng, phong phú, bao hàm tất cả hoạt động của cá nhân và tập thể trên các lĩnh vực đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh...: thi đua phát triển kinh tế - xã hội; thi đua phát triển khoa học và ứng dụng học công nghệ vào sản xuất, công tác...; thi đua phát triển và thực hiện chương trình giáo dục, đào tạo; thi đua giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo; thi đua bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội; thi đua xây dựng nếp sống văn minh và văn hóa, làm việc theo pháp luật, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác; thi đua rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... * Hình thức thi đua Hình thức thi đua rất đa dạng, phong phú, gồm các hình thức chủ yếu: Thi đua thường xuyên hằng năm, thường được quán triệt, phát động từ đầu năm cùng với triển khai nhiệm vụ trong năm tất cả các ngành, địa phương, đơn vị, được duy trì và tiến hành bình xét các danh hiệu thi đua vào cuối năm; cũng có nhiều đơn vị các hoạt động thi đua được tiến hành theo năm học, nhất là ở các trường học, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ... Thi đua theo đợt dài ngày hoặc ngắn ngày diễn ra trên quy mô toàn quốc hoặc ở địa phương, ngành, đơn vị để lập thành tích chào mừng một kiện quan trọng nào đó, của đất nước, của Đảng, Nhà nước, đoàn thể, như chào mừng ngày thành lập Nước, thành lập Đảng, đoàn thể, ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội, ngày thành lập tỉnh, thành phố, ngày tỉnh, thành phố được giải phóng khỏi ách áp bức của đế quốc...
  • 41. 37 Trong hình thức này, còn có loại: thi đua đột xuất, trước đây thường gọi là “thi đua nước rút” được tổ chức trong thời gian ngắn ở ngành, địa phương, đơn vị nhằm tập trung cao độ thực hiện tốt một số nhiệm vụ, chỉ tiêu nào đó; thi đua đột kích tập trung vào một vấn đề hay một nhiệm vụ trọng tâm nào đó, trong thời gian không dài, tạo chuyển biến, tạo thuận lợi thực hiện các nhiệm vụ khác. 2.1.1.2. Khái niệm, mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức khen thưởng * Khái niệm về khen thưởng Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: khen thưởng là khen và thưởng bằng hiện vật xứng với thành tích, công lao: khen thưởng về thành tích lao động sáng tạo; khen thưởng các học sinh giỏi [148, tr. 896]. Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, ghi rõ việc khen thưởng các Sứ thần Triều Lê: Khen thưởng người có công trong chiến trận, người có công trong việc đi sứ, người phò tá có công lao tài đức, người tiến cử người hiền tài, người có lời tâu đúng, người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị nể người quyền quý cấp trên, người có công làm thuỷ lợi, người có tài văn chương, người cao tuổi [48, tr.95]. Quốc lệnh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, ban hành vào ngày 26/01/1946 gồm: 1. Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng; 2. Ai lập được quân công sẽ được thưởng; 3. Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng; 4. Ai ra trận can đảm phi thường sẽ được thưởng; 5. Ai làm việc một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng; 6. Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc, được dân chúng mến phục sẽ được thưởng; 7. Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ được thưởng; 8. Ai bắt được nhiều kẻ phản quốc sẽ được thưởng; 9. Ai liều mình vì công việc sẽ được thưởng; 10. Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng[102, tr. 163].
  • 42. 38 Tại khoản 2 Điều 3 Luật TĐKT, năm 2003 quy định: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[126, tr. 1]. Từ những điều nêu trên có thể định nghĩa: khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công trạng và thành tích xuất sắc của cá nhân, tập thể trong học tập, lao động và công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Mục đích khen thưởng Mục đích khen thưởng là động viên, khích lệ tính tích cực, tinh thần hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm của cá nhân tập thể điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, chiến đấu, học tập và công tác để nhân ra diện rộng góp phần giáo dục, động viên thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Đối tượng khen thưởng Mọi người dân từ 11 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ dân tộc, tôn giáo, trình độ, kể cả người nước ngoài có nhiều công lao đối với nước ta. * Nội dung khen thưởng Khen thưởng các cá nhân và tập thể hoạt động trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội có công trạng thành tích xuất sắc. * Hình thức khen thưởng Nhà nước có các hình thức khen thưởng: các danh hiệu anh hùng, các loại huy chương, huân chương, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, các danh hiệu thi đua... Các tổ chức, cơ quan, đơn vị, chính quyền, đoàn thể địa phương có các hình thức khen thưởng: các danh hiệu như bằng khen, giấy khen... Các cấp ủy đảng có hình thức khen thưởng như: giấy khen, bằng khen, cờ. Trong toàn Đảng có các huy hiệu 30, 40, 50, 55, 60, 65 ... năm tuổi Đảng.
  • 43. 39 Trong các hình thức khen thưởng đều kết hợp khen thưởng về tinh thần và động viên vật chất. 2.1.1.3. Quan hệ giữa thi đua với khen thưởng Thi đua và khen thưởng quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Khen thưởng là sự công nhận, tôn vinh kết quả của thi đua, là nhân tố thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, khen thưởng đúng, kịp thời sẽ thúc đẩy thi đua tiếp tục phát triển sâu rộng hơn, hiệu quả hơn. Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đó là cơ sở thuận lợi để khen thưởng đạt kết quả và phát huy tác dụng tốt. Có thi đua mới có khen thưởng, song nhiều trường hợp khen thưởng không liên quan đến thi đua, như tôn vinh một phát minh, sáng chế... 2.1.2. Công tác thi đua, công tác khen thưởng - Khái niệm, nội dung, vai trò, mối quan hệ và đặc điểm 2.1.2.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của công tác thi đua * Khái niệm công tác thi đua Sách tra cứu các mục từ về tổ chức cho rằng: “Công tác là công việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị (Đảng, Nhà nước, đoàn thể, đơn vị kinh tế, sự nghiệp...) cùng nhau thực hiện hoặc giao cho từng thành viên trong tổ chức, cơ quan, đơn vị đó thực hiện”[108, tr. 174]. Trên thực tế, “Công tác” thường được gọi là việc công. Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Công tác thi đua là hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân nhằm xác định nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch, phát động, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết, rút kinh nhiệm về các phong trào thi đua làm cho các họat động của các tổ chức, các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương đạt kết quả tốt nhất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương.
  • 44. 40 * Nội dung công tác thi đua Nội dung công tác thi đua, gồm các hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân về xác định chủ trương và nội dung của từng phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch tiến hành; tổ chức thực hiện nội dung, chương trình thi đua đã được xây dựng, gồm tuyên truyền, phát động, duy trì các phong trào thi đua; kiểm tra việc thực hiện; sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả các phong trào thi đua để khen thưởng và rút ra những kinh nghiệm. Như vậy, nội dung công tác thi đua, gồm : Xác định chủ trương về từng phong trào thi đua và nội dung thi đua, có thể xác định tên của từng phong trào thi đua, tư tưởng chỉ đạo, phương thức tổ chức, biện pháp và phương tiện thực hiện. Trong đó, cần xác định rõ nội dung từng phong trào thi đua, thuộc lĩnh vực nào, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...tập trung vào những mặt, những vấn đề trọng tâm của nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Tiến hành công tác tư tưởng và phát động phong trào thi đua: tổ chức lễ phát động phong trào thi đua; cán bộ được phân công nhiệm vụ này, thường là thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiến hành quán triệt trong toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, công chức cơ quan, đơn vị về lý do, nội dung, mục tiêu, chương trình, kế hoạch thực hiện; các đơn vị trình bày kế hoạch hành động và thách thức thi đua. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua theo chương trình, kế hoạch để thực hiện nội dung thi đua và duy trì phong trào thi đua. Định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nội dung, mục tiêu của phong trào thi đua để nêu gương những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt, nhắc nhở những cá nhân và tổ chức thực hiện chưa tốt, uốn nắn kịp thời những lệch lạc để phong trào thi đua diễn ra đúng hướng và đạt kết quả. Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm về phong trào thi đua để triển khai các phong trào thi đua khác đạt kết quả tốt hơn.
  • 45. 41 Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở các địa phương, các ngành, các cấp. * Vai trò của công tác thi đua V.I. Lênin đã khẳng định vai trò và tác dụng của thi đua khi được tổ chức và lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước – công tác thi đua. Công tác này, được triển khai rộng rãi, được đông đảo nhân dân tham gia với trí tuệ và sức lực cao nhất, đem lại kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người viết: Chủ nghĩa xã hội không những không dập tắt thi đua, mà trái lại lần đầu tiên đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách rộng rãi, với quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực của mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận, những tài năng mà chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén, bóp nghẹt mất hàng nghìn, hàng triệu. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi Chính phủ xã hội chủ nghĩa đang cầm quyền là phải tổ chức thi đua[115, tr. 234-235]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò và tác dụng của công tác thi đua. Đó là nơi thể hiện và khẳng định lòng yêu nước của mỗi người dân. Thực hiện tốt công tác thi đua, làm cho nó ăn sâu, lan rộng trong các lĩnh vực đời sống xã hội và các tầng lớp nhân dân, sẽ giúp giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân vượt qua khó khăn, gian khổ, cách mạng dành thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, công tác thi đua có vai trò to lớn đối với sự phát triển, tiến bộ của mọi người dân. Người nhấn mạnh: “Thi đua không phải là tranh đua… không giấu nghề, người đi trước hiểu biết, dẫn người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ”. Đó là “một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ” [104, tr 270].
  • 46. 42 Trên cơ sở quan điểm của V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của công tác thi đua có thể khái quát về vai trò của công tác thi đua trong công cuộc đổi mới hiện nay, thể hiện ở: Công tác thi đua là nhân tố đặc biệt quan trọng khơi dậy tính quần chúng, toàn diện của thi đua (tham gia các phong trào thi đua gồm mọi cá nhân, tổ chức và đông đảo nhân dân; thi đua triển khai trên tất các các lĩnh vực đời sống xã hội) trên tất cả các mặt, các hoạt động của công cuộc đổi mới. Nhờ công tác thi đua mà bản thân thi đua thể hiện rõ sức thu hút, sự huy động của mình đối với mọi nguồn lực (sức lực, trí tuệ của đông đảo nhân dân; tiền tài, vật lực trong nhân dân...) vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới. Công tác thi đua có vai trò to lớn trong khắc phục lệch lạc trong các phong tào thi đua, đưa các phong trào thi đua theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua, phục vụ đắc lực việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới. Qua công tác thi đua các phong trào thi đua được tổng kết, rút ra những kinh nghiệm có giá trị để nhân rộng và chỉ đạo các phong trào thi đua tiếp theo, kích thích các phong tào thi đua đạt và vượt kết quả các phong trào thi đua trước đó. Qua đó, góp phần phát triển lý luận về thi đua trong điều kiện hiện nay. 2.1.2.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của công tác khen thưởng * Khái niệm công tác khen thưởng Từ khái niệm “công tác” và quan niệm về “khen thưởng” nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa: “Công tác khen thưởng” là toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và thành tích xuất sắc của cá