SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG VĂN SÁU
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP
TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG VĂN SÁU
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP
TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số : 8 38 01 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sĩ Tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm về “Phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với
các luận văn khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong Luận
văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Hà.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Trương Văn Sáu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN ........................................................................7
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ...........7
1.2. Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản........9
1.3. Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản............................13
1.4. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản........................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH..24
2.1. Khái quát tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...24
2.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình ...............................................................................................................38
2.3. Nhận xét, đánh giá khái quát..............................................................................53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ...............................................................60
3.1. Dự báo tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong
thời gian tới ...............................................................................................................60
3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình................................................63
KẾT LUẬN..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ANTT An ninh trật tự
2 ANCT An ninh chính trị
3 ANTQ An ninh tổ quốc
4 BLHS Bộ luật hình sự
5 CQĐT Cơ quan điều tra
6 PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật
7 TAND Tòa án nhân dân
8 TTATXH Trật tự an toàn xã hội
9 UBND Ủy ban nhân dân
10 VKSND Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1
Thống kê hoạt động và kết xử lý tội phạm trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.2
Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ và số
người phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ
năm 2014 đến năm 2018
PL
2.3
Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 (tính
trên 100.000 dân)
PL
2.4
Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo loại tội phạm trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.5
Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.6
Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.7
Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.8
Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.9
Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.10
Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo phương thức, thủ đoạn
phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm
2018
PL
2.11
Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.12
Mức độ tăng giảm số vụ và số đối tượng phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.13
Tỷ lệ tăng giảm về số vụ và số đối tượng phạm tội trộm cắp tài
sản so với số vụ và số đối tượng phạm tội về trật tự xã hội trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.14
Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội trộm cắp tài
sản bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến
năm 2018
PL
2.15
Mức độ tăng hàng năm của số vụ đồng phạm trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018
PL
2.16
Mức độ tăng hàng năm của số người tái phạm, tái phạm nguy
hiểm phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm
2014 đến năm 2018
PL
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, nơi giao thoa
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa hai miền Bắc Nam. Với diện tích
tự nhiên 8.051 km2, dân số khoảng 936.607 người bao gồm 01 thành phố
thuộc tỉnh và 07 huyện, thị xã trong đó có 159 phường, xã, thị trấn. Với vị trí
địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia
và khu vực, là địa bàn có hệ thống giao thông với đầy đủ các loại hình giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Bao gồm các
tuyến đường quốc lộ 1A, 12A, 15A, đường Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông
đường sắt Bắc Nam, đường thủy, có cửa khẩu quốc tế Chalo, các cảng biển
Sông Gianh, cảng biển Nhật Lệ và cảng biển Hòn La rất thuận lợi cho giao
lưu trong nước và quốc tế. Đây là những điệu kiện hết sức thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế, xã hội của Quảng Bình, bên cạnh đó cũng là điều kiện của
việc phát sinh các loại tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng.
Các luồng tư tưởng tiêu cực, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, mang tính bạo
lực, thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng gia tăng làm phát sinh các tệ nạn xã
hội và tội phạm.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng có chiều hướng gia tăng và diễn
biến phức tạp cả về số vụ lẫn số đối tượng. Các đối tượng phạm tội này rất
tinh vi trong việc che dấu hành vi phạm tội của mình nên gây rất nhiều khó
khăn cho công tác phòng ngừa và phát hiện kịp thời của chủ tài sản cũng như
các cơ quan chức năng đã gây hoang mang, lo lắng trong dư luận đời sống -
xã hội.
Theo số liệu thống kê trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, trên
2
địa bàn tỉnh xảy ra 2.899 vụ phạm tội về trật tự xã hội, trong đó các vụ phạm
tội trộm cắp tài sản là 1442 vụ, 1.568 đối tượng, gây thiệt hại về tài sản là
40.531.5403.000 đồng, chiếm 49,7 % tổng số các vụ phạm tội về trật tự xã
hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Trước tình hình đó, cấp ủy đảng, chính quyền phối hợp chặt chẽ với các
ban ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp phòng ngừa
tình tội phạm trộm cắp tài sản, góp phần ổn định tình hình, đảm bảo an ninh
trật tự, phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Tuy nhiên,
tình hình tội phạm trộm cắp tài sản vẫn còn diễn biến phức tạp, chiếm tỉ lệ lớn
trong cơ cấu tội phạm. Việc đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trong thời gian tới là một đòi
hỏi cấp bách, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống
tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước.
Với những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tình hình
tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn
thạc sỹ của mình có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả
nghiên cứu về Lý luận phòng ngừa; phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung
và phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng. Đơn cử như:
- Giáo trình “Tội phạm học” (2008) của GS.TS Võ Khánh Vinh, NXB
Công an nhân dân;
- Giáo trình “Tội phạm học” (2012) của trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân;
- “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” (2007) của
PGS.TS Phạm Văn Tỉnh, NXB Công an nhân dân;
3
- Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội
phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
- Vũ Việt Hùng (2011), Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành
quyền công tố, kiểm sát các vụ án trộm cắp tài sản. Chuyên đề khoa học,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Phùng Đặng Hoài Thanh (2015), “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
Tỉnh Tiền Giang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Luận
văn Thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội;
- Nguyễn Việt Hùng (2014), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
điều tra tội trộm cắp tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Cảnh
sát nhân dân;
- Phạn Thị Bé (2014), “Tội trộm cắp tài sản tại tỉnh Quảng Nam: Tình
hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Luận văn Thạc sỹ luật học,
Học viện khoa học xã hội;
- Nguyễn Anh Tấn (2013), “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ luật
học, Học viện khoa học xã hội;
Các công trình trên về cơ bản đã đánh giá khái quát được tình hình tội
trộm cắp tài sản trên phạm vi cả nước hoặc trên một số địa bàn nhất định, xác
định các nguyên nhân của tội phạm và từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa
tội phạm tương ứng. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị giúp tác giả
nắm rõ được những lý luận cơ bản và thực tiễn của công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm trộm cắp tài sản. Quảng Bình với những đặc điểm riêng nên
tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng cũng có
những vấn đề khác biệt. Chính vì vậy, phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phải có các biện pháp mang tính
4
khoa học, chuyên sâu thích hợp với những đặc điểm của tình hình và nguyên
nhân của tội phạm thì mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa
có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ thống về
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” có thể khẳng định không trùng với
bất kỳ các công trình nào đã công bố trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần bổ sung, hoàn thiện và phát triển lý luận phòng ngừa tình
hình tội phạm nói chung; phòng ngừa tình hình tội phạm cụ thể nói riêng của
khoa học pháp lý tội phạm học.
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích khái quát để làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình
hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2014
đến năm 2018.
- Làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của các mặt trong hoạt động
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Đưa ra dự báo tình hình tội phạm trộm cắp tài sản và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình dưới góc độ khoa học pháp lý Tội phạm học cả trên phương diện lý luận và
thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và
duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng; Pháp luật của Nhà nước về
phòng, chống tội phạm và các luận điểm chung của khoa học pháp lý Tội
phạm học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Ngoài phương pháp luận chung, đề tài còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể để luận giải các vấn đề đặt ra từ đề tài như: Phương pháp hệ
thống, thống kê; phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn, phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp tọa đàm,
phương pháp chuyên gia…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự. Việc nghiên cứu đề tài
là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản một cách khoa học và hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của
luận văn góp phần làm rõ hơn lý luận tội phạm học về phòng ngừa tình
6
hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã làm rõ thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa
phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Vì thế kết quả nghiên cứu của
luận văn có thể giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo để vận dụng vào
việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức cho quần chúng nhân
dân và vận dụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình phạm tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia làm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp
tài sản
1.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
Trong quá trình phát triển của đất nước ta hiện nay, phòng ngừa tình hình
tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng chính là một trong
những nội dung quan trọng và chiếm một vị trí đặc biệt của lý luận về tội
phạm học. Nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm chính là nghiên cứu những cơ
sở, nền tảng, nguyên nhân và điều kiện hình thành tội phạm. Do vậy, công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản chính là đi nghiên cứu những
nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, hình thành tội phạm trộm cắp tài sản để
từ đó đề ra những giải pháp nhằm triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện đó
góp phần làm giảm tội phạm trộm cắp tài sản.
Ở nước ta hiện nay, có rất nhều quan điểm khi đưa ra khái niệm về
phòng ngừa tội phạm.
Theo Từ điển Luật: “Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa tội phạm và loại
trừ các nguyên nhân phát sinh tội phạm bằng toàn bộ những biện pháp liên
quan với nhau do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành”[18].
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ
thống nhiều mức độ và biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội và Nhà
nước - xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm
hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và
dần dần loại bỏ tình hình tội phạm” [42, tr.154].
Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm: “Phòng ngừa tội phạm là tổng hợp
các biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau, được tiến hành bởi cơ quan nhà
8
nước và các tổ chức xã hội nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và hạn chế,
loại trừ những nguyên nhân sinh ra tội phạm” ” [43, tr.132].
Tất các quan điểm trên đều đưa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội
phạm, mỗi quan điểm đều dựa trên những cơ sở, lý luận riêng nhưng chủ yếu
theo hai xu hướng là hoạt động phòng và chống tội phạm hoặc hoạt động tác
động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm ngăn ngừa trước
không cho tội phạm xẩy ra.
Tổng hợp các quan điểm khoa học, cũng như những phân tích, đánh giá
của tác giả về tình hình tội phạm trộm cắp tài sản, có thể đưa ra khái niệm
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản như sau: Phòng ngừa tình
hình tội phạm trộm cắp tài sản là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân bằng việc sử dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau nhằm loại bỏ
những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản,
đồng thời cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội góp phần bảo vệ
an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
1.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
- Ý nghĩa về lý luận của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản:
Nghiên cứu về tội phạm học khẳng định, phòng ngừa tình hình tội phạm chỉ
có thể đạt được trên cơ sở đã hiểu rõ tình hình tội phạm cũng như xác định
được quy luật vận động của khách thể đó. Như vậy, việc nghiên cứu tội phạm
trộm cắp tài sản chính là chúng ta đi nghiên cứu những nguyên nhân, điều
kiện làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản cũng như đi nghiên cứu những
yếu tố tác động đến người có hành vi lệch chuẩn với xã hội. Chính vì vậy,
muốn phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản đạt hiệu quả phải khống chế hoặc
loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản và
các tệ nạn khác liên quan.
- Ý nghĩa về thực tiễn của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài
9
sản: Việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trộm
cắp tài sản. Vì nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
chính là đi tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm cũng như
những yếu tố tác động đến người thực hiện hành vi phạm tội.
Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản là một phương hướng mang tính
chiến lược lâu dài, không phải một sớm, một chiều mà có thể xóa bỏ hoặc
triệt tiêu ra khỏi xã hội, mà chỉ có thể từng bước kìm hãm và giảm đi tình
trạng tội phạm trộm cắp tài sản. Giúp cho các cơ quan chức năng phát hiện
những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản. Ngoài ra,
việc thực hiện phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản còn có ý nghĩa
chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản sẽ góp phần giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ tính mạng, tài sản người dân.
1.2. Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp
tài sản
1.2.1. Mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
Tùy mỗi thời kỳ, giải đoạn phát triển cụ thể của đất nước để chúng ta đặt
ra những mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm thích hợp. Trong sự
chuyển mình mạnh mẽ và tham gia hộp nhập quốc tế, đất nước ta đã có những
bước phát triển vượt bậc về mọi mặt bên cạnh đó công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm cũng được Đảng ta hết sức quan tâm. Chỉ thị số 48-CT/TW
“về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm trong tình hình mới” trong đó đã chỉ rõ: “trong thời gian tới công tác
phòng chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là các
loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới, tạo môi trường lành mạnh phục vụ
có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và
10
bình yên của nhân dân” [7, Tr 5].
Mục đích phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản bao gồm những nội
dung sau:
- Hạn chế, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện các vụ phạm tội trộm cắp tài
sản, không để nẩy sinh và phát triển loại tội phạm này.
- Ngăn chặn không để xẩy ra các hành vi phạm tội mới.
- Phòng ngừa tái phạm tội.
1.2.2. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động phòng ngừa tình
hình tội phạm trộm cắp tài sản được hiểu là hoạt động phòng ngừa tình hình
tội phạm này phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Để cho hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tuân
thủ nguyên tắc pháp chế, cần thiết và nhất định phải có một hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh, thống nhất, toàn diện để làm công cụ, vũ khí cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật sử dụng để quản lý xã hội, để phòng chống tội phạm.
pháp luật cần được phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân để họ hiểu
và làm theo đúng các quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này được tôn trọng thì quyền con người sẽ được bảo vệ, trách
nhiệm của các chủ thể phòng ngừa được tăng cường.
- Nguyên tắc dân chủ.
Nguyên tắc dân chủ là những vấn đề thuộc về quan điểm và nguyên tắc
của Chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HCM mà Đảng và Nhà nước XHCN do
Đảng lãnh đạo phải thực hiện nhất quán trong thực tiễn mọi hoạt động của
mình, đây là một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện bản chất của xã hội
nước ta.
Nguyên tắc này đòi hỏi sự tham gia tích cực và có hiệu quả của tất cả các
11
tầng lớp xã hội và các nhân vào hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói
chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng. Để nguyên tắc dân chủ đảm bảo
được thực hiện trên thực tế, cần có cơ chế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho
các chủ thể tham gia phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, đồng thời
tuyên truyền ý thức phòng chống tội trộm cắp tài sản trong toàn dân, tập huấn
chuyên môn, kỹ năng cho các tổ tự quản, các câu lạc bộ tình nguyên. Thực
hiện tốt nguyên tắc này sẽ tận dụng tốt mọi tiềm năng để làm tốt công tác
phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản.
- Nguyên tắc nhân đạo.
Nguyên tắc nhân đạo là thể hiện quan điểm vì con người của nhà nước
ta, quan điểm nhân đạo, đề cao giáo dục nhân cách trong con người là chủ
yếu, đây là giá trị xã hội rất tiến bộ và được đề cao trong xã hội hiện đai.
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp
tài sản được xây dựng và áp dụng trong thực tiễn không có tính chất làm
nhục, đối xử tàn bạo hay hạ thấp danh dự nhân phẩm và các quyền cơ bản của
con người, mà phải hướng đến việc định hướng hành vi, lối sống cho họ theo
hướng hòa nhập với xã hội, làm những việc có ích cho xã hội. Muốn vậy,
pháp luật cần có những quy định hệ thống các biện pháp, chế tài có tính nhân
đạo cùng với áp dụng chặt chẽ, phù hợp. Khi ban hành chương trình, nội
dung, kế hoạch phải ưu tiên các biện pháp mang tính xã hội tích cực, hạn chế
các biện pháp mang tính cưỡng chế. Tuân thủ nguyên tắc này thì hoạt động
phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản sẽ đạt được kết quả cao, hạn chế
những tác động tiêu cực, những tác động ảnh hưởng xấu đến người phạm tội.
- Nguyên tắc khoa học và tiến bộ.
Xã hội ngày càng phát triễn với các cuộc cách mang về khoa học kỹ
thuật, kéo theo đó tội phạm với nhiều thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi
và hiện đại, đặc biệt là các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao… Chính vì
12
vậy trong phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tôi phạm trộm cắp tài
sản nói riêng thì việc áp dụng nguyên tắc khoa học và tiến bộ trong áp dụng
các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm phải được xây dựng đồng bộ
trên cơ sở khoa học và kết hợp khai thác, ứng dụng các thành tựu của khoa
học và công nghệ trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Nhà nước cần có những nghiên cứu khoa học và ứng dụng có hiệu quả các
kết quả nghiên cứu đó. Tính khoa học sẽ đảm bảo khả năng thành công, tiết
kiệm sức lực, tiền bạc và hạn chế được các rủi ro, tổn thất trong hoạt động
phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản.
- Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa.
Các chủ thể có khả năng và thẩm quyền khác nhau trong hoạt động
phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, do đó đòi hỏi các chủ thể có sự
phối hợp hoạt động với nhau để phát huy hiệu quả cao nhất. Cần cung cấp
thông tin, tài liệu, thiết kế nội dung các chương trình, kế hoạch, thực hiện các
biện pháp - giải pháp. Để có sự phối hợp, trước hết phải thống nhất từ một cơ
quan đầu mối, có cơ chế phối hợp được nêu rõ trong các nội dung của các
chương trình, kế hoạch. Cần nêu cao trách nhiệm cá nhân trong công tác phối
hợp từ đó tánh việc đùn đẩy, cản trở gây khó khăn, làm chậm quá trình phối
hợp. Làm tốt nguyên tắc trên, sẽ phát huy nhiều lợi thế của các chủ thể từ đố
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn.
- Nguyên tắc cụ thể hóa trong hoạt động phòng ngừa.
Căn cứ vào tình hình cụ thể, những đặc điểm riêng có của từng địa bàn,
lĩnh vực hoạt động, điều kiện của việc phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp ài sản để xây dựng tốt nguyên tắc này. Chính vì vậy, công tác phòng ngừa
tình hình tội phạm trộm cắp tài sản cần thể hiện được tính cụ thể, rõ ràng ở
từng biện pháp, ở từng giải pháp có tính khả thi cao nhất và phù hợp với điều
kiện đặc thù về phòng chống tội trộm cắp tài sản của mỗi mỗi địa bàn, mỗi
13
lĩnh vực hoạt động cụ thể. Thực hiện tốt nội dung này, ngoài vấn đề làm tốt
chương trình kế hoạch chung của nhà nước, các đơn vị ở địa phương, các ban
ngành ngành cần cần xây dựng những chương trình, kế hoạch riêng của mình
và trên cơ sở cụ thể hóa các nội dung của chương trình kế hoạch chung của
nhà nước để áp dụng phù hợp với điều kiện riêng của từng địa phương, từng
chủ thể.
1.3. Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
1.3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam
Khoản 1, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 có quy định “Đảng cộng sản Việt
Nam…là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [22].
Đảng đề ra đường lối chiến lược, sách lược bảo vệ Tổ quốc, đường lối
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, đường lối xây dựng nền quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân; Đảng là người lãnh đạo trực tiếp, tuyệt
đối về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân - những lực
lượng làm nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia; Đảng
còn là người chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, đảng viên và nhân
dân, giúp họ có phẩm chất, năng lực, trí tuệ, bản lĩnh để có đủ điều kiện bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Đảng còn là người tổ chức,
xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và giữ vững an ninh quốc gia.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản luôn là một trong những
nhân tố hết sức cơ bản, chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia từ trước cho đến hiện nay; nhất là đối
với thời kỳ nước ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu: Dân giàu,
14
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đưa đất nước tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội
1.3.2. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Quốc hội.
Theo Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, “Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối
cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội là chủ thể phòng ngừa tình
hình tội phạm có vai trò trong việc ban hành các luật điều chỉnh hoạt động
phòng ngừa tình hình các tội phạm trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản.
Là chủ thể của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, Quốc hội tiến
hành phòng ngừa tội phạm trên các phương diện sau: Kịp thời ban hành các
đạo luật, các nghị quyết, các văn bản pháp lý làm cơ sở và tạo điều kiện cho
các cơ quan, tổ chức xã hội, công dân làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm;
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động đấu tranh
phòng, chống tội phạm của các cơ quan, tổ chức xã hội khác; Bằng uy tín, vai
trò của mình, các đại biểu Quốc hội góp phần to lớn vào công tác phòng ngừa
tội phạm, tuyên truyền phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành
pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.
- Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên.
15
Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân có vai trò quan trọng trong cpông tác
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản như: quyết định những chủ
trương, biện pháp, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước
trong đó có phòng ngừa tình hình trộm cắp tài sản.
Bên cạn đó, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt
động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của
Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa
phương có liên quan đến công tác phòng ngừa tình hình trộm cắp tài sản.
1.3.3. Các cơ quan quản lý chung và quản lý kinh tế
- Chính phủ.
Vai trò phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của Chỉnh phủ
thể hiện như sau: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục trong phạm vi quốc gia, nhằm nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân, từ đó có tác dụng phòng ngừa tình hình tội
phạm trộm cắp tài sản; Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội,
Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp để củng cố và tăng
cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, trật tự an toàn xã hội; tổ
chức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm
trộm cắp tài sản, các vi phạm pháp luật; Lãnh đạo hoạt động phòng chống tội
phạm quốc gia (thông qua Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống tội phạm, cơ
quan chuyên môn của Bộ Tư pháp, Thanh tra nhà nước chuyên ngành); thực
hiện hoạt động phòng chống tội phạm; xây dựng các chương trình quốc gia
phòng chống tội phạm.
16
- Ủy ban nhân dân các cấp
Vai trò phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của Ủy ban nhân
dân các cấp thể hiện như sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, ở địa phương để nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần nhân dân, từ đó có tác dụng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản; Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Ủy
ban nhân dân các cấp có vai trò phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài
sản cụ thể như: thiết kế nội dung chương trình, kế hoạch và lãnh đạo hoạt
động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ở địa phương của mình;
tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm về đấu tranh,
phòng ngừa tội phạm tội phạm trộm cắp tài sản; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật của địa phương mình quản lý.
1.3.4. Các cơ quan bảo vệ pháp luật
- Cơ quan Công an.
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,
đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo
vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống
các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản.
Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với
Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật,
chiến lược trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản; kết hợp
chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,
đấu tranh phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế,
17
văn hóa, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc
phòng và đối ngoại.
Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm
mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an
ninh quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an
ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kinh tế, quốc
phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường và các lợi ích khác của
quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan công an
là một trong những cơ quan tham gia chính vào việc phối hợp và xây dựng
kế hoạch tổng thể trong phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản mà
cụ thể ở đây là lực lượng CSĐTTP về TTXH ở các cấp với việc tiến hành
phòng ngừa theo hai hướng đó là phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp
vụ; là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, tạo điều kiện
cho các chủ thể khác, nhất là quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản.
- Viện kiểm sát nhân dân.
Theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, VKSND thực
hiện chức năng công tố, kiểm sát việc thực hiện theo đúng pháp luật quy định
trong hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án...Khi thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình, VKS sử dụng tổng thể các quyền năng pháp lý được Nhà nước
giao để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi trộm
cắp tài sản sao cho đúng người, đúng tội, không bỏ lọt, làm oan người vô tội.
Bên cạnh đó, VKS còn giám sát việc tuân thủ chấp hành pháp luật của các
chủ thể khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, bất cứ chủ thể nào có
18
hành vi vi phạm điều có chế tài xử lý phù hợp tương xứng với hành vi đã gây
ra, tránh việc lạm quyền để vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh,
công bằng của pháp luật đối với mọi người dân trong xã hội.
VKS còn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong
việc làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội phạm trộm cắp tài
sản, phát hiện nhanh chóng, chính xác tội phạm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
thống kê, nghiên cứu tội phạm và các vi phạm pháp luật khác để đề ra các giải
pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tội phạm trộm cắp tài sản với các cơ quan
có thẩm quyền đạt hiệu quả cao.
- Tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình,
Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức
đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Tòa án nhân
danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự
trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản và giải quyết các việc khác theo quy
định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng
cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra
bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng
hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản,
quyền nhân thân. Bên cạnh đó, TAND các cấp còn thể hiện tốt vai trò cảu
mình trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao hiều quả
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản.
19
1.3.5. Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa
và mọi thành viên xã hội
- Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa.
Các tổ chức xã hội được Hiến pháp Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thừa nhận như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên
của nó như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn thanh
niên cộng sản, Hội phụ nữ... và các tổ chức xã hội khác. Các tổ chức xã hội
này luôn bám sát mọi hoạt động trên địa bàn dân cư. Vì vậy thông qua hoạt
động của họ công các tuyên truyền phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản
có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: Phát tài liệu, ấn phẩm truyền thông tới
các hộ gia đình; Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết không có thành viên
phạm trộm cắp tài sản; Xét duyệt Gia đình Văn hóa, Tổ dân phố Văn minh là
các gia đình, tổ dân phố không có tệ nạn xã hộ, vi hạm pháp luật; Vận động
các gia đình có con em nghiện ma túy đi cai nghiện hoặc các đối tượng đã cai
nghiện trở về tham gia các chương trình chống tái nghiện; Vận động dân cư
trên địa bàn tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng trộm cắp sau tù tha về
tái hòa nhập cộng đồng, tạo công việc làm ổn định.. Thông qua các Câu lạc
bộ của Hội Phụ nữ, các hội viên đươc trang bị những kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm giáo dục, quản lý con em phòng, tránh tệ nạn ma túy, các tệ nạn
xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong đấu tranh, tố giác tội phạm trộm
cắp tài sản và các tội phạm khác, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
- Công dân.
Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Thực
hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của mình đã được quy định cụ rhể trong Hiến pháp,
tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.Tích cực, chủ động phát hiện
mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng. Đồng thời
phải phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện
20
tốt chương trình “Quốc gia phòng chống tội phạm”. Thực hiện tốt các phong
trào: “Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tố giác ồng tội phạm, cảm hoá
giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”, làm tốt công tác tái
hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương. Quần chúng
nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ tài sản, tích cực tham gia
phòng ngừa, đấu tranh tố giác các loại tội phạm nhất là tội phạm trộm cắp tài
sản. Khi phát hiện các thông tin về các đối tượng nghi vấn trộm cắp tài sản, tiêu
thụ tài sản trộm cắp, các đối tượng có biểu hiện thường xuyên lui tới, nắm tình
hình hoặc tiếp cận nhà, tài sản của người khác… Kịp thời thông báo cho cơ quan
chức nơi gần nhất để kịp thời giải quyết.
1.4. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
Muốn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản có hiệu quá cần phải có
các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội
phạm trộm cắp tài sản rất đa dạng, phong phú tùy thuộc theo từng chủ thể,
từng lĩnh vực hoạt động và địa bàn khac nhau. Có nhiều tiêu chí để làm căn
cứ phân loại các biện pháp phòng ngừa, ví dụ như: xét vào phạm vi, mức độ
tác động của biện pháp; xét vào nội dung, tính chất của biện pháp phòng
ngừa; xét vào chủ thể chịu tác động của biện pháp phòng ngừa; xét vào địa
bàn, lĩnh vực phòng ngừa…
Đối với phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản thường áp dụng
biện pháp phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và biện pháp phòng ngừa
riêng (phòng ngừa nghiệp vụ).
- Biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tình hình tội trộm cắp tài sản là
những biện pháp phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Quá trình tiến hành
đấu tranh với tội phạm này đòi hỏi sự tham gia của các ngành, các cấp, các
tổ chức quần chúng, xã hội. Bên cạnh đó, thực tế công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm trộm cắp tài sản cũng cho thấy: Sự quan tâm, tham gia của
21
các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng và xã hội chưa cao, nhận thức
của một bộ phận cho rằng trách nhiệm phòng ngừa là của lực lượng Công
an, trong đó giữ vai trò trọng yếu là lực lượng Cảnh sát hình sự... Do đó,
cần tập trung xây dựng những chính sách thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển, đảm bảo an sinh xã hội, tạo các điều kiện tốt nhất để người dân có thể
chăm sóc, giáo dục và giả qyết tốt việc làm, các tệ nạn xã hội bị đẩy lùi.
Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để giải
quyết tình trạng thất nghiệp, trẻ em phải mưu sinh kiếm sống khi tuổi đời
còn rất nhỏ, đảm bảo cho các em có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ
trong một môi trường phát triển lành mạnh.
Tổ chức ký kết nghị quyết liên tịch với Mặt trận Tổ quốc và các thành
viên của Mặt trận Tổ quốc như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội Liên hiệp Phụ nữ, ngành Lao động thương binh và xã hội... Trong đó, tập
trung vào gia đình, nhà trường và chính quyền cơ sở nhằm tạo mối quan hệ
chặt chẽ giữa các lực lượng của xã hội trong phòng ngừa tội phạm trộm cắp
tài sản.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, vận động
quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản.
Thực tế cho thấy, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân
dân tham gia phòng ngừa tội phạm chưa mang lại kết quả cao và thiếu sự
đồng bộ. Có nơi, có lúc công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chỉ mang
tính hình thức nên chưa thật sự đi sâu vào đời sống của quần chúng nhân dân,
chưa huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho người dân,
xây dựng các khu vui chơi, giải trí lành mạnh góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã
hội, nâng cao trình độ học vấn, giáo dục ý thức cho công dân, gải quyết tốt
22
việc làm cho người thất nghiệp làm gảm bớt khoảng cách giàu nghèo….từ đó
làm cho tình hình tội phạm trộm cắp tài sản không còn điều kiện để tồn tại và
phát sinh trong đồi sống xã hội.
- Biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ) là những biện
pháp phòng ngừa nghiệp vụ riêng của các chủ thể nhằm tác động đến từng
người phạm tội của tội phạm trộm cắp tài sản. Thông qua công tác khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; quản lý các đối tượng hình sự, các đối
tượng có tiền án, tiền sự, những đối tượng có điều kiện, khả năng, biểu hiện
hay có dấu hiệu phạm tội trộm cắp tài sản tù đó hạn chế đi đến loại bỏ nguyên
nhân, điều kiện của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Mặc dù ở phạm vi
hẹp nhưng nó tác động đến tôi phạm trộm cắp tài sản một cách sâu, cụ thể. Ví
dụ, tuyên truyền pháp luật về trộm cắp tài sản và trang bị hệ thống camera
giám sát an ninh tốt sẽ có tác dụng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn dân cư; tuyên truyền cho người dân biết về âm mưu, phương
thức, thủ đoạn hoạt động sẽ giúp chò người dân tăng cường đề phòng, tránh
những sơ hở; tăng cường tuần tra, kiểm soát ở những khu vự tập trung nhiều
tại sản sẽ hạn chế khả năng gây án của các đối tượng có ý định phạm tội. Tòa
án xét xử nghiêm minh sẽ là tấm ngương có tác dụng răn đe chung cho toàn
xã hội…
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề lý luận phòng
ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Trong hệ thống lý luận đó là khái
niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản; mục đích,
các nguyên tắc; chủ thể; các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản.
Những vấn đề lý luận cơ bản này là cơ sở để nghiên cứu, khảo sát và
đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
23
bàn tỉnh Quảng Bình một cách có hệ thống, khoa học từ đó mang lại những
kiến thức quý báu phục vụ có hiệu quả cho hoạt động phòng ngừa tình hình
tôi phạm này.
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình
- Đặc điểm địa lý.
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam ở vị trí địa lý
17°28’07” độ vĩ Bắc, 106°15’15” độ kinh Đông, cách Thủ đô Hà Nội 488km
về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1150km về phía Nam. Quảng
Bình là nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây dải đất hình chữ S của Việt Nam,
phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với dãy Hoành Sơn làm ranh giới tự nhiên, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào với dãy Trường Sơn làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Biển Đông.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065,3 km2
.
Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 7
huyện, thị xã (bao gồm thành phố Đồng Hới, huyện Lệ Thủy, huyện Quảng
Ninh, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa, huyện Minh
Hóa và thị xã Ba Đồn), với 159 xã/phường/thị trấn. Đặc biệt Quảng Bình có
di sản thiên nhiên thế giới đó là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, ngoài
ra còn có Hang Sơn Đoòng được công nhận là hang động lớn nhất thế giới.
Với hệ thống hang động phong phú được tìm thấy cho đến nay, Quảng Bình
được mệnh danh là “Vương quốc hang động”. Quảng Bình có vị trí địa lý rất
thuận lợi không những cho phát triển kinh tế, xã hội mà và giao lưu văn hóa,
nghệ thuật với các địa phương trong nước và ngoài nước.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng
25
của quốc gia và khu vực, là địa bàn có hệ thống giao thông với đầy đủ các
loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
Bao gồm các tuyến đường quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, quốc lộ 15A, đường Hồ
Chí Minh, hệ thống giao thông đường sắt Bắc Nam, đường thủy, có cửa khẩu
quốc tế Chalo, các cảng biển Sông Gianh, cảng biển Nhật Lệ và cảng biển
Hòn La rất thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế. Đây là những điệu
kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình.
Tuy nhiên tỉnh cũng có nhiều địa bàn miền núi, điều kiện đi lại còn khó khăn,
nhiều tuyến đường liên huyện và khu dân cư chưa được chiếu sáng gây ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, tuần tra
bảo vệ, tổ chức các biện pháp phòng ngừa, công tác nắm tình hình, tiếp nhận,
xử lý tin báo tố giác về tội phạm, đặc biệt là tội phạm trộm cắp tài sản có điều
kiện tồn tại, phát sinh.
- Đặc điểm dân cư.
Tính đến hết năm 2018, dân số Quảng Bình là 936.607 người, với mật độ
dân số trung bình là 109 người/km2; Trên địa bàn có 24 dân tộc anh em cùng
sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh tiếp đến là dân tộc Khùa, dân tộc
Mã Liềng, dân tộc Rục, dân tộc Sách, dân tộc Vân kiều, dân tộc Chứt, dân tộc
Mày, dân tộc Arem, các dân tộc còn lại mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người.
Dân cư phân bố không đều, 80,36% sống ở vùng nông thôn và 19,64% sống ở
vùng thành thị.
Quảng Bình có cơ cấu dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào với trên
421.328 người chiếm 49,28% dân số toàn tỉnh. Cơ cấu dân số trẻ là một yếu
tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, tuy nhiên điều này đặt
ra nhiều vấn đề cấp bách nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho công dân
trong độ tuổi lao động, ổn định cuộc sống nếu không giải quyết tốt vấn đề nêu
trên thì số lượng lao động nhàn rổi đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên
26
không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự nói chung và
công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm nói riêng.
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Từ khi tách tỉnh đến nay, Quảng Bình từng bước gặt hái được những
thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế đã đạt
được sự chuyển dịch đúng hướng. Các vấn đề xã hội đã được tập trung giải
quyết đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống xã hội.
Quy mô và tiềm lực kinh tế của tỉnh từng bước đã được mở rộng và tăng
cường; phương thức sản xuất kinh doanh và quản lý trong nền kinh tế thị
trường bước đầu đã được xác lập. Năm 2018 tỉnh đã đóng góp vào ngân sách
nhà nước 3.067 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
22,9%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 25,7%; Dịch vụ chiếm 51,4%; Tổng
mức đầu tư toàn tỉnh tính trong năm 2018 là 10.824 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường có tác
động không nhỏ đến đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, sự phân hóa
giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc, tỷ lệ hộ nghèo bình quân chiếm 14,6%.
Một bộ phận dân cư nghèo muốn nhanh chóng làm giàu, dễ dẫn đến các hoạt
động phạm tội; tỷ lệ thất nghiệp trên toàn tỉnh vẫn còn ở mức cao (chiếm
2,29%); tệ nạn xã hội kéo theo đó cũng diễn biến rất phức tạp. Số người
nghiện ma túy có chiều hướng gia tăng gây không ít khó khăn cho công tác
đảm bảo an ninh trật tự.
Sự du nhập của văn hoá phẩm đồi trụy, đặc biệt là sự phát triển chóng
mặt của hệ thống mạng Internet đã tạo nên lối sống buông thả, coi trọng lợi
ích vật chất, ngại làm việc trong khi nhu cầu sinh hoạt luôn tăng cao… ảnh
hưởng đến một bộ phận dân cư, chủ yếu là tầng lớp thanh, thiếu niên.
Ngoài ra, Quảng Bình là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng
không chỉ trong nước mà còn đối với quốc tế với di sản thiên nhiên thế giới
27
đó là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, ngoài ra còn có Hang Sơn Đoòng
được công nhận là hang động lớn nhất thế giới bên cạnh đó còn có nhiều hệ
thống hang động khác. Chính vì thế, cùng với những hoạt động quảng bá du
lịch ngày càng phát triển đã thu hút mạnh mẽ số lượng lớn du khách đến tham
quan, vui chơi, giải trí, đặc biệt là trong những ngày lễ, hội, tết và đây cũng
được các đối tượng xem như là “mảnh đất màu mỡ” cho các hoạt động phạm
tội, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản.
2.1.2. Thực trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình
2.1.2.1. Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình
- Về tội phạm rõ.
Theo báo cáo tổng kết công tác Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình thì
tổng số vụ phạm tội trộm cắp tài sản bị xét xử từ năm 2014 đến năm 2018 là
1.442 vụ, 1.568 bị cáo, với mức thiệt hại về tài sản là hơn 40.531.540.000
đồng và nhiều tài sản có giá trị khác [Bảng 1.1 phụ lục]. Cụ thể:
Năm 2014, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 292 vụ, 315 đối tượng,
với số tài sản thiệt hại là 8.701.141.000 đồng.
Năm 2015, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 271 vụ, 293 đối tượng, với
số tài sản thiệt hại là 8.696.685.000 đồng.
Năm 2016, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 315 vụ, 349 đối tượng, với
số tài sản thiệt hại là 7.939.300.000 đồng.
Năm 2017, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 277 vụ, 301 đối tượng, với
số tài sản thiệt hại là 8.976.697.000 đồng.
Năm 2018, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 287 vụ, 310 đối tượng, với
số tài sản thiệt hại là 6.217.717.000 đồng.
Từ số liệu thống kê hoạt động và kết quả xử lý tội phạm trộm cắp tài sản
28
từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tuy chưa phác họa
toàn bộ bức tranh của tội phạm trộm cắp tài sản nhưng cũng góp phần quan
trọng phản ánh được tình hình phức tạp và đáng báo động của tội phạm trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm qua.
So sánh tội trộm cắp tài sản trong mối tương quan với các vụ phạm tội về
trật tự xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng cho ta thấy chân dung
bức tranh về tội phạm trộm cắp tài sản được rõ ràng hơn [Bảng 1.2 phụ lục].
Từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình xảy ra
2.889 vụ phạm tội về trật tự xã hội. Trong trong đó số vụ trộm cắp tài sản là
1.442 vụ, chiếm tới 49,7% trong tổng số các vụ phạm tội về trật tự xã hội. Tội
phạm trộm cắp tài sản không chỉ có số vụ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ
phạm tội về trật tự xã hội nói chung ở Quảng Bình mà số người phạm tội này
ở Quảng Bình cũng không hề nhỏ. Từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn
toàn tỉnh Quảng Bình có 4.409 người phạm tội, trong đó, riêng số người
phạm tội về tội trộm cắp tài sản là 1.568 người, chiếm 44,09% tổng số người
phạm tội về trật tự xã hội nói chung.
Từ năm 2014 đến năm 2018, chỉ số tội phạm trộm cắp tài sản và chỉ số
người phạm tội trộm cắp tài sản ở Quảng Bình là tương đối cao: Chỉ số tội
phạm từ năm 2014 đến năm 2018 là 32,78 và chỉ số người phạm tội của cả
giai đoạn là 35,64. Điều này cho thấy mức độ phổ biến cao của loại tội này
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây [Bảng 1.3 phụ lục].
- Về tội phạm ẩn.
Bên cạnh những thông số về số vụ phạm tội cũng như số người phạm tội
trộm cắp tài sản đã được điều tra khởi tố thì vẫn còn một phần “tảng băng
chìm” chưa được làm rõ, đó chính là tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy có
nhiều kinh nghiệm của các lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh
29
phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình cho thấy: Tội phạm
ẩn đối với các tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chiếm
tỷ lệ cao. Tỷ lệ tội phạm ẩn cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó
chủ yếu xuất phát từ người bị hại như: Tài sản bị thiệt hại không lớn nên
không trình báo, ngại tiếp xúc với cơ quan chức năng vì sợ thủ tục phiền hà,
sợ mất thời gian hoặc cho rằng cơ quan chức năng không thể tìm ra thủ
phạm... Thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thống kê, đánh
giá tình hình tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra trên thực tế, ảnh hưởng đến việc
hoạch định các chiến lược, chính sách, biện pháp… đấu tranh phòng, chống
tội phạm trong tương lai. Ngoài ra còn tác động tiêu cực đến ý thức pháp luật
của nhân dân, giảm lòng tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật và làm giảm nhiệt
tình của quần chúng trong việc tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc…
Trong 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018 xảy ra 1.442 vụ trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ án chưa được
phát hiện hoặc chưa được khởi tố, xét xử vì các lý do khác nhau như hết thời
hiệu điều tra, người thực hiện hành vi chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
(TNHS), đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, đối tượng phạm tội đã chết, miễn
truy cứu TNHS. Bên cạnh đó, có trường hợp người dân không trình báo…
2.1.2.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình
- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm.
Trên cơ sở nghiên cứu ngẩu nhiên 200 bản án hình sự với 280 người
phạm tội đã được xét sử sơ thẩm từ 1.442 vụ án trôm cắp tài sản đã được xét
xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014
đến năm 2018 chúng ta có thể thấy: Các vụ án trộm cắp tài sản ở Quảng Bình
tập trung vào loại tội ít nghiêm trọng chiếm tỉ lệ 75,00%; sau đó là tội nghiêm
trọng theo chiếm tỉ lệ 17,85%, tội rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 5,35% và tội
30
đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỉ lệ 1,78%. [Bảng 1.4 phụ lục]
- Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội.
Tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến
năm 2018 chủ yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ, chiếm tỉ
lệ 81,21 %. Hình thức phạm tội đồng phạm chiếm tỉ lệ 18,79 % [Bảng 1.5
phụ lục]. Phần lớn các vụ án phạm tội theo hình thức riêng lẻ người phạm tội
thường trộm cắp những tài sản có giá trị tài sản thấp, nhỏ gọn, lợi dụng sở hở
trộm cắp ví dụ: Như trộm xe đạp, ví tiền, điện thoại ở phòng trọ, móc túi ở
các chợ nhỏ lẻ, khu vực công cộng…bên cạnh các trường hợp phạm tội thông
thường thì phạm tội dưới hình thức đồng phạm tuy chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng
có dấu hiện ngày càng gia tăng về số vụ án. Các đối tượng phạm tội thường
có xu hướng hình thành các bang, ổ nhom để thực hiện hành vi phạm tội.
Việc hình thành các băng, ổ nhóm sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong các
khuâ như canh gác, đứng che tầm nhìn của người có tài sản, gây mất cảnh
giác hoặc chặn đường, gây cản trở lực lượng truy đuổi, tạo điều kiện trong
khâu tiêu thụ tài sản, xóa dấu vết hay đối phó với cơ quan chức năng khi bị
phát hiện điều tra.
- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn thực hiện tội phạm.
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
xảy ra 1442 vụ trộm cắp tài sản tập trung chủ yếu trên các đại bàn: thành phố
Đồng Hới với 306 vụ, chiếm tỉ lệ 21,1 %, huyện Bố trạch với 247 vụ, chiếm tỉ lệ
17,4 %, thi xã Ba Đồn với 242 vụ chiếm 16,7 %, huyện Lệ Thủy với 182 vụ,
chiếm 12,6 %. Đây là những địa bàn có kinh tế, cơ sở hạ tầng phát triển, tập
trung nhiêu khu vực vui chơi, giải trí, tổ chức nhiều lễ hội…chính vì vậy các đối
tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường hướng đến để hoạt động. Những huyện
còn lại như Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa số vụ phạm tội
trộm cắp tài sản xảy ra ít hơn. [Bảng 1.6 phụ lục]
31
- Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo địa điểm thực hiện tội phạm.
Trong số 1442 vụ trộm cắp tài sản từ năm 2014 đến năm 2018 xảy ra
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có: 553 vụ xảy ra ở nhà dân, chiếm tỷ lệ cao
nhất 38,4%; 382 vụ xảy ra ở nhà trọ, chiếm tỷ lệ 26,4%; 288 vụ xảy ra ở nơi
công cộng, chiếm tỷ lệ 20%; 112 vụ xảy ra cơ quan, trường học, chiếm tỷ lệ
7,8% và 107 vụ xảy ra ở các nơi khác, chiếm tỉ lệ 7,4% [Bảng 1.7 phụ lục].
Như vậy, địa điểm mà các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường
hướng tới để gây án chủ yếu xảy ra nhiều ở các khu vự nhà ở của công dân,
các khu nhà trọ đặc biệt là khu nhà trọ dành cho sinh viên, công nhân, những
nơi công cộng tập trung đông người. Những nơi này thương tập trung nhiều
tài sản có giá trị, ít người trông coi, bảo về, chủ tài sản thường đi vắng, mất
cảnh giác hoặc những khu vực tập trung đông người như những nơi công
cộng, chợ, các khu vực thường diễn ra các lễ hội, tổ chức các sự kiện. Các đối
tượng lợi dụng lúc đông người, chen lấn, xô đẩy, mất cảnh giác trong lúc
tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để thực hiện hành vi phạm tội. Các
khu vực như cơ quan, trường học hay các nơi khác thì xảy ra ít hơn vì đây là
những địa điểm thường có nhiều người làm việc, có bảo vệ trông coi, có hệ
thống quan sát, bảo vệ nên dể bị phát hiện khi thực hiện hành vi phạm tội
hơn. Tuy nhiên, hiện nay trình trạng trộm cắp đặc biệt là ở các địa điểm du
lịch, các bãi biển tập trung nhiều du khách đặc biệt là du khách người nước
ngoài đang diễn ra nhiều hơn. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến
tình hình an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng đến chiến lược phát triển du lịch là
ngành mũi nhọn của tỉnh, gây nên hình ảnh xấu trong mắt bạn bè trong và
ngoài nước.
- Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo thời gian thực hiện tội phạm.
[Bảng 1.8 phụ lục].
Qua 1442 vụ án trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ
32
năm 2014 đến năm 2018 cho thấy: Khoảng thời gian tội trộm cắp tài sản diễn
ra nhiều nhất là từ 0h – 6h có 660 vụ, chiếm 45,7%. Đây là khoảng thời gian
vào đêm khuya khi mà mọi người đã đi ngủ, thời gian mà các lực lượng chức
năng đã nghỉ ngơi, mọi người ít đi lại và vẵng vẽ, ít đề phòng trong khâu bảo
vệ tài sản nên rất thuận lợi để các đối tượng thực hiện các hành vi phạm tội.
Tiếp đến là khoảng thời gian từ 6h – 12h có 312 vụ, chiếm 21,6% và khoảng
thời gian 12h – 18h có 282 vụ, chiếm 19,7%. Đây là khoảng thời gian mà mọi
người đi làm, học sinh, sinh viên đi học chính vì vậy thường không có người
trông coi, bảo vệ tại sản. Ở những nơi công cộng đây là khoảng thời gian tập
trung đông người để tham gia các hoạt động chính vì vậy đây cũng là khoảng
thời gian mà các đối tượng chọn để thực hiện hành vi phạm tội. Khoảng thời
gian từ 18h – 24h có 188 vụ, chiếm 13%. Đây là khoảng thời gian mà mọi
người đang sinh hoạt ở các gia đình sau một ngày làm việc, trên đường mọi
người đông đúc, công tác tuần tra khiểm soát của các cơ quan chức năng được
tăng cường, mọi người thường chú ý hơn trong khâu bảo vệ tài sản chính vì
vậy các đối tượng thường ít chọn khoảng thời gian này đề thực hiện hành vi
phạm tội.
Nghiên cứ về thời gian, địa bàn, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội có
ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa tình hình của loại tội phạm
này. Giúp các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp như tuần tra kiểm
soát ở những khoảng thời gian, địa bàn, địa điểm mà đối tượng lợi dụng để
gây án, người dân chú ý hơn và có biện pháp thích hợp để tự bảo vệ tốt tài sản
của mình.
- Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt.
Tài sản bị chiếm đoạt trong số 1.442 vụ trộm cắp tài sản từ năm 2014 đến
năm 2018 xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thường là tiền, vàng, xe máy,
xe đạp điện, xe đạp, điện thoại di động, một số đồ dùng gia đinh, đồ dùng cá
33
nhân và một số loại tài sản có giá trị khác. Cụ thể: Tiền, vàng có 643 vụ,
chiếm 44,6%; xe máy, xe đạp điện, xe đạp có 250 vụ, chiếm 17,3%; điện
thoại di động có 242 vụ chiếm 16,8%; số đồ dùng gia đinh, đồ dùng cá nhân
có 195 vụ, chiếm 13,5%; các loại tài sản khác có 112 vụ, chiếm 7,8%[Bảng
1.9 phụ lục].
Quan đây chúng ta có thể thấy tài sản mà các đối tượng trộm cắp tài sản
thường hướng đến chủ yếu là những loại tài sản có giá trị, nhỏ gọn, dễ di
chuyển, dễ cất dấu, dễ tiêu thụ hoặc là các loại tài sản sau khi chiếm được có
thể dùng làm phương tiện nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường.
- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ, phương tiện phạm tội.
Công cụ, phương tiện được các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi
trộm cắp tài sản rất đa dạng tuy thuộc theo cấu trúc của từng địa điểm, từng
loại tài sản mà đối tượng sẽ chuẩn bị trướng những công cụ, phương tiện để
phạm tội. Đối tượng chủ yếu dùng chìa khóa vạn năng, vam phá khóa, tuốt nơ
vít, kìm cộng lực, và các loại vật cứng như búa, xà beng, thanh sắt… Phương
tiện sử dụng chủ yếu là xe máy, xe ô tô. Trong số 200 bản án đã được xét xử
sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản đã được nghiên cứu có đến 136 vụ (chiếm
68,00%) có sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Bên
cạnh đó các đối tượng khi đi gây án có mang theo công cụ là dao, lê, bình xít
hơi cay, ớt bột...để chống trá khi bị người dân hoặc cơ quan chức năng phát
hiện, truy đuổi.
- Cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm.
Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 qua 1.442 vụ trộm cắp tài
sản được Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Bình xét sử sơ thẩm có 707 vụ
(chiếm 49,03%) các đối tượng sử dụng công cụ cạy phá để đột nhập vào nhà;
272 vụ (chiếm 18,87%) lợi dụng việc chen lấn, xô đẩy, mất trật tự ở những
nơi công cộng để móc túi hay trộm cắp tài sản; 294 vu (chiếm 20,38%) lợi
34
dụng sơ hở của chủ tài sản trong quản lý để trộm cắp tài sản; 169 vụ (chiếm
11, 72%) các đối tượng sử dụng các phương thức thủ đoạn khác%[Bảng 1.10
phụ lục].
Qua đây chúng ta có thể thấy, tội phạm trộm cắp tài sản chủ yếu được
thực hiện bằng thủ đoạn sử dụng công cụ cạy phá để đột nhập vào nhà chiếm
đoạt tài sản. Với phương thức này các đối tượng đã nghiên cứu, thăm do
trước về đặc điểm cấu trúc của các địa điểm, quy luật hoạt động của chủ nhà
sau đó chuẩn bị công cụ phương tiện chuẩn bị sẵn nhằm cạy phá để đột nhập
vào nhà để thực hện hành vi trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó, người phạm tội
còn dùng phương thức thủ đoạn như lợi dụng sơ hở trong quản lý của chủ tài
sản, hay lợi dụng chỗ tập trung đông người như chợ, bến xe, các khu vui chơi,
nơ tổ chức lễ hội, tổ chức sự kiện lợi dụng chen lấn, xô đẩy để móc túi trộm
cắp tài sản.
- Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội.
Trước sự tác động tiêu cực của mặt trái nên kinh tế thị trường, sự phân
hóa giàu nghèo, thiếu việc làm, các loại hình văn hóa phầm độc hại, các tệ
nạn xã hội… đã dẫn đến một số bộ phận người không nhỏ trong xã hội có lối
sống không lành mạnh, lười lao động, thích hưởng thụ…Chính vì vậy, xuất
hiện các động cơ khác nhau trong phạm tội trộm cắp tài sản.
Trên cơ sở nghiên cứu ngẩu nhiên 200 bản án hình sự với 280 người
phạm tội đã được xét sử sơ thẩm từ 1.442 vụ án trôm cắp tài sản đã được xét
xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014
đến năm 2018 cho thấy đa số người phạm tội có động cơ trộm cắp tài sản để
phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, trang trải cuộc sống có 125 người phạm
tội (chiếm 44,6%); để mua ma túy có 56 người phạm tội (chiếm 20%) đặc
biệt trong những năm gần đây tệ nạn ma túy phát triễn mạnh mẽ không chỉ ở
khu vực thành thị mà nó đã len lõi đến các vùng nông thôn làm cho người
35
nghiện ma túy đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên để có tiền sử dụng ma
túy buộc họ phải có các hành vi trộm cắp tài sản để lấy tiền mua ma túy, còn
lại trộm cắp tài sản để phục vụ các mục đích khác, chủ yếu là mục đích ăn
chơi hưởng thụ như để uống rượu, bia, đánh bạc, chơi game...
- Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo một số đặc điểm về nhân thân của
người phạm tội
Từ 1.568 bị cáo của 1.442 vụ án trộm cắp tài sản đã được Tòa án nhân
dân các cấp của tỉnh Quảng Bình xét xử có một số đặc điểm về nhân thân
người phạm tội như sau:
+ Đặc điểm về giới tính và độ tuổi.
Trong các vụ án phạm tội xảy ra, phần lớn đối tượng bị bắt, xét xử là
nam giới chiếm đa số. Tính từ năm 2014 đến năm 2018 đã bắt, xét xử 1.454
đối tượng là nam giới chiếm 92,72%, 114 đối tượng là nữ giới chiếm 7,28%.
Nhóm người phạm tội có độ tuổi từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất với 895 bị cáo chiếm 57,08%. Tiếp theo là nhóm người phạm tội có độ
tuổi từ đủ 30 tuổi trở lên cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 25,82%.. Tỷ lệ người
chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản ở Quảng Bình cũng chiếm tỷ lệ
đáng kể là 17.10%[Bảng 1.11 phụ lục].
+ Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Từ 1.568 bị cáo bị xét xử về phạm tội trộm cắp tài sản cho thấy thấy đa
số người phạm tội không có hoặc có trình độ văn hóa thấp, chiếm tới gần
70% số người phạm tội. Trong đó tỷ lệ người mù chữ chiếm 3,3%; số còn lại
có học vấn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên cũng phạm tội trộm cắp tài sản.
Những người không có học hành hoặc có trình độ văn hóa thấp thường là
những người không có công việc ổn định hoặc không có nghề nghiệp. Trong
số 1.568 bị cáo: có 895 người phạm tội không nghề nghiệp, chiếm đa số là
57,07%; 673 người phạm tội có nghề nghiệp không ổn định, chiếm 42,93%;
36
232 người phạm tội có nghề nghiệp ổn định, chiếm 15,74%.
+ Đặc điểm về tái phạm.
Trong số 1.568 người phạm tội có 970 trường hợp phạm tội lần đầu,
chiếm tỷ lệ 61,86%, 598 người phạm tội “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”,
chiếm tỷ lệ 38,14%. Từ số liệu cho thấy số đối tượng phạm tội trộm cắp tài
sản có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ thấp hơn đối tượng phạm tội lần đầu. Đây là
đặc điểm khác biệt so với các loại tội phạm khác xảy ra ở Quảng Bình. Qua
đó cho thấy, các đối tượng có tiền án, tiền sự đều có thủ đoạn hoạt động tinh
vi, xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn để che giấu tội phạm nên rất khó phát hiện,
mặt các đối tượng này không trực tiếp thực hiện tội phạm mà thường chỉ giữ
vai trò chủ mưu, cầm đầu, lôi kéo, xúi giục các đối tượng khác thực hiện.
+ Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình
Trong số 1.568 người phạm tội trộm cắp tài sản đã bị xét xửa từ năm
2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho thấy, rất nhiều người
phạm tội có hoàn cảnh gia đình phức tạp: có 435 người (chiếm 27,74%) sống
trong gia đình khiếm khuyết như có cha mẹ đã ly hôn hoặc đã chết; có 279
người (chiếm 17,79%) sống trong gia đình đã có người có tiền án, tiền sự và
có 241 người (chiếm 15,37%) sống trong gia đình có người mắc các tệ nạn
như ma túy, cờ bạc....
2.1.2.3. Thực trạng về diễn biến của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình
- Về mức độ của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2018 tình hình tội phạm trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ta thấy về số vụ và số đối tượng phạm tội có
sự tăng giảm thất thường không theo quy luật. Cụ thể: Năm 2014 xẩy ra 292
vụ với 315 đối tượng. Năm 2015 xẩy ra 271 vụ với 293 đối tượng, giảm so
với năm 2014 là 21 vụ và 22 đối tượng. Năm 2016 xẩy ra 315 vụ với 349 đối,
37
tăng so với năm 2015 là 44 vụ và 56 đối tượng. Năm 2017 xẩy ra 277 vụ với
301 đối tượng, giảm so với năm 2016 là 38 vụ và 48 đối tượng. Năm 2018
xẩy ra 287 vụ với 310 đối tượng, tăng so với năm 2017 là 10 vụ và 9 đối
tượng% [Bảng 2.12 phụ lục].
So sánh với mức độ của tổng số các vụ phạm tội về TTXH trong khoảng
thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 chúng ta có thể thấy, về số vụ và số đối
tượng phạm tội đều có sự tăng giảm thất thường không theo quy luật. Tuy
nhiên, số vụ và số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản lại chiếm tỷ lệ rất cao
(tỷ lệ cao nhất) trong cơ cấu của các vụ phạm tội về TTXH. Cụ thể: Năm
2014 số vụ chiếm 46,9%, số đối tượng chiếm 31,46%. Năm 2015 số vụ chiếm
50,4%, số đối tượng chiếm 34,35%. Năm 2016 số vụ chiếm 50,9%, số đối
tượng chiếm 40,3%. Năm 2017 số vụ chiếm 47,4%, số đối tượng chiếm
34,92%. Năm 2018 số vụ chiếm 53,5%, số đối tượng chiếm 36,73% [Bảng
2.13 phụ lục].
- Về tính chất của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Tỷ lệ người phạm tội bị xét xử tăng, giảm không theo quy luật: Theo số
liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình nếu lấy năm
2014 làm gốc ta thấy rõ điều này, năm 2014 có 315 người bị xét xử đến năm
2015 có 293 người bị xét xử, giảm 6,99%. Năm 2016 có 349 người bị xét xử
tăng 10,79%. Năm 2017 có 301 người bị xét xử, giảm 4,44%. Năm 2018 có
310 người bị xét xử, giảm 1,59% [Bảng 2.14 phụ lục]. Điều này cho thấy mức
độ biến động phức tạp và không theo quy luật của loại tội phạm này.
Tỷ lệ vụ phạm tội với hình thức đồng phạm ngày càng tăng: Theo số liệu
thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 có
271 vụ phạm tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm
và tỷ lệ số vụ phạm tội dưới hình thức đồng phạm ngày càng tăng, tăng thấp
nhất là năm 2015, tăng 31,4% và tăng cao nhất là năm 2018, tăng 108,5%.
38
Như vậy, số vụ phạm tội dưới hình thức đồng phạm có xu hướng tăng đã phản
ánh một khía cạnh của tính chất nghiêm trọng của tội phạm trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 [Bảng 2.15 phụ lục].
Tỷ lệ người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”
ngày càng tăng: Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình
từ năm 2014 đến năm 2018 có 531 người phạm tội thuộc trường hợp “tái
phạm, tái phạm nguy hiểm và tỷ lệ phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái
phạm nguy hiểm ngày càng tăng, tăng thấp nhất là năm 2015, tăng 16,9% và
tăng cao nhất là năm 2018, tăng 68,8%. Như vậy, cũng giống với số vụ phạm
tội dưới hình thức đồng phạm thì tỷ lệ người phạm tội thuộc trường hợp “tái
phạm, tái phạm nguy hiểm” có xu hướng tăng đã phản ánh một khía cạnh của
tính chất nghiêm trọng của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bản tỉnh Quảng
Bình từ năm 2014 đến năm 2018 [Bảng 2.16 phụ lục].
2.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình trong những năm qua từ thực tiễn cho thấy về phòng
ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản đã đươc nhận thức một cách nghiêm
túc, có trọng tâm, trọng điểm và gắn với tình hình cụ thể của địa phương.
Nòng cốt là lực lượng Công an phối hợp chặt chẽ với, Viện kiểm sát, Tòa
án, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến phường, xã
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai nhiều hoạt động và các
giải pháp nhằm ngăn chặn loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2014
đến năm 2018 đã xây dựng mới nhiều mô hình điểm về xã, phường, khu dân
cư không có tệ nạn, không có tội phạm. Ủy ban Mặt trận các cấp đã phối hợp
xây dựng được 28 loại mô hình về đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở,
39
trong đó nhiều mô hình phát huy tốt hiệu quả, góp phần giải quyết những vấn
đề bức xúc về ANTT trên địa bàn. Nổi bật là mô hình “Tổ liên gia tự quản”,
“Dòng họ tự quản”, “Dòng họ kiểu mẫu”, “Đoạn đường xanh, sạch, đẹp, an
toàn văn hóa” ở thành phố Đồng Hới và các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch;
“Xứ, họ đạo bình yên, gia đình hòa thuận” ở các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa;
“Tổ xung kích tự quản về ANTT”, “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm qua
đường dây nóng”, “Câu lạc bộ Pháp luật” ở các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy
và thị xã Ba Đồn;”Đường biên an toàn, an ninh hữu nghị”, “Bản tự quản về
ANTT”, “Ba giữ” ở các xã vùng biên của các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa,
Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy...
Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận các cấp tiếp tục củng cố, kiện toàn 522
“Nhóm nòng cốt” tuyên truyền pháp luật tại khu dân cư; xây dựng, duy trì
được 236 “Điểm sáng chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư”; xây dựng,
duy trì và nhân rộng 41 mô hình về phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS. Mặt khác, Hội Nông dân tỉnh xây dựng được 64 câu lạc bộ nông
dân phòng, chống tội phạm, 68 câu lạc bộ nông dân với pháp luật, 1.228 tổ tự
quản có gần 122.000 hộ nông dân tham gia...; Hội Phụ nữ phối hợp với Bộ
đội Biên phòng vận động 641 tổ phụ nữ với 18.387 hộ gia đình đăng ký tham
gia phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc bảo vệ
thôn, bản khu vực biên giới”; Đoàn Thanh niên thành lập 98 câu lạc bộ pháp
luật, phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội với 1.938 hội viên, 726 đội
thanh niên xung kích với trên 5.000 đội viên... Đặc biệt, tại các địa phương có
6.131 tổ quần chúng bảo vệ ANTT đang hoạt động có hiệu quả, góp phần xây
dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, đảm bảo ANTT từ cơ sở.
Qua đó cho chúng ta thấy, nhận thức về tầm quan trọng của cônt tác
phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
40
trong những năm qua ngày càng tăng lên đã góp phần kìm hãm sự phát triển
của loại tội phạm này.
Tuy nhiên, công tác phòng ngừa trog thời gian qua cũng còn một số hạn
chế như: Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, diễn biến phức
tạp, số vụ án chưa được khám phá, xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng xấu tới
niềm tin của nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở địa phương, các
cơ quan tiến hành tố tụng mà chủ yếu là lực lượng Công an chưa làm tốt công
tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng hình sự, chưa thu hút được nhiều sự
tham gia của toàn thể nhân dân vào công tác tố giác và phòng ngừa tình hình
tội trộm cắp tài sản.
Công tác nghiệp vụ ngày càng được nâng cao nhưng do thiếu về số
lượng, không đồng đều về chất lượng, sự phân bố không đồng điều giữa các
địa bàn trong tỉnh nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tình hình
tội phạm trộm cắp tài sản, đặc biệt việc sử dụng mạng lưới CTVBM chưa
đảm bảo, hiệu quả cao. Nhận thức và trình độ của một số cán bộ tiến hành
hoạt động phòng ngừa, một số cơ quan tổ chức chưa đầy đủ, chưa theo kịp với
sự phát triển chung của xã hội, chưa vận động được các tầng lớp trong xã hội
tích cực tham gia nên hoạt động này còn có những hạn chế nhất định.
Bên cạnh đó, các đối tượng phạm tội ngày càng sử dụng những thủ đoạn
hết sức tinh vi để đối phó, qua mặt người dân, cơ quan chức năng, nhiều đối
tượng hoạt động lưu động, liên huyện, tỉnh gây khó khăn cho lực lượng theo
dõi, truy bắt. Công cụ, phương tiện sử dụng trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Đây là một trong những khó
khăn, vướng mắc cần phải khắc phục để công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm trộm cắp tài sản trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
Một khi các Cơ quan, Ban, Ngành và toàn bộ người dân của tỉnh Quảng
Bình nhận thức được tầm quan trọng, vào cuộc với một quyết tâm cao; các
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAYPhòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng NaiLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà NộiLuận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuýLuận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đLuận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
Luận văn: Phòng ngừa tội cướp giật tài sản tại quận Thủ Đức, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOTLuận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đNhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà NộiLuận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
 

Similar to Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình

Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...
Luận văn:  Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...Luận văn:  Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình (20)

Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Huế, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Huế, HAYLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Huế, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Huế, HAY
 
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu GiangLuận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂMLuận văn Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...
Luận văn:  Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...Luận văn:  Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền GiangNguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạcLuận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long AnLuận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
 
Điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tỉnh Đồng Nai, 9đ
Điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tỉnh Đồng Nai, 9đĐiều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tỉnh Đồng Nai, 9đ
Điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP Đà Nẵng
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP Đà NẵngLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP Đà Nẵng
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, 9đLuận văn: Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, 9đ
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Tội trộm cắp tài sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Tội trộm cắp tài sản, HAYBÀI MẪU Luận văn Tội trộm cắp tài sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Tội trộm cắp tài sản, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại TP Đà Nẵng
 
Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, 9đ
Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, 9đPhòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, 9đ
Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
 
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAYNhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG VĂN SÁU PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG VĂN SÁU PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 8 38 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sĩ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm về “Phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các luận văn khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Hà. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Trương Văn Sáu
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN ........................................................................7 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ...........7 1.2. Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản........9 1.3. Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản............................13 1.4. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản........................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH..24 2.1. Khái quát tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...24 2.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...............................................................................................................38 2.3. Nhận xét, đánh giá khái quát..............................................................................53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ...............................................................60 3.1. Dự báo tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới ...............................................................................................................60 3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình................................................63 KẾT LUẬN..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 ANTT An ninh trật tự 2 ANCT An ninh chính trị 3 ANTQ An ninh tổ quốc 4 BLHS Bộ luật hình sự 5 CQĐT Cơ quan điều tra 6 PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật 7 TAND Tòa án nhân dân 8 TTATXH Trật tự an toàn xã hội 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 VKSND Viện kiểm sát nhân dân
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Thống kê hoạt động và kết xử lý tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.2 Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ và số người phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.3 Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 (tính trên 100.000 dân) PL 2.4 Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.5 Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.6 Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.7 Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.8 Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.9 Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.10 Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo phương thức, thủ đoạn phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.11 Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL
  • 7. 2.12 Mức độ tăng giảm số vụ và số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.13 Tỷ lệ tăng giảm về số vụ và số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ và số đối tượng phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.14 Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội trộm cắp tài sản bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.15 Mức độ tăng hàng năm của số vụ đồng phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL 2.16 Mức độ tăng hàng năm của số người tái phạm, tái phạm nguy hiểm phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 PL
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa hai miền Bắc Nam. Với diện tích tự nhiên 8.051 km2, dân số khoảng 936.607 người bao gồm 01 thành phố thuộc tỉnh và 07 huyện, thị xã trong đó có 159 phường, xã, thị trấn. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực, là địa bàn có hệ thống giao thông với đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Bao gồm các tuyến đường quốc lộ 1A, 12A, 15A, đường Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông đường sắt Bắc Nam, đường thủy, có cửa khẩu quốc tế Chalo, các cảng biển Sông Gianh, cảng biển Nhật Lệ và cảng biển Hòn La rất thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế. Đây là những điệu kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của Quảng Bình, bên cạnh đó cũng là điều kiện của việc phát sinh các loại tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Các luồng tư tưởng tiêu cực, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, mang tính bạo lực, thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng gia tăng làm phát sinh các tệ nạn xã hội và tội phạm. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp cả về số vụ lẫn số đối tượng. Các đối tượng phạm tội này rất tinh vi trong việc che dấu hành vi phạm tội của mình nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa và phát hiện kịp thời của chủ tài sản cũng như các cơ quan chức năng đã gây hoang mang, lo lắng trong dư luận đời sống - xã hội. Theo số liệu thống kê trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, trên
  • 9. 2 địa bàn tỉnh xảy ra 2.899 vụ phạm tội về trật tự xã hội, trong đó các vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 1442 vụ, 1.568 đối tượng, gây thiệt hại về tài sản là 40.531.5403.000 đồng, chiếm 49,7 % tổng số các vụ phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Trước tình hình đó, cấp ủy đảng, chính quyền phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp phòng ngừa tình tội phạm trộm cắp tài sản, góp phần ổn định tình hình, đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, tình hình tội phạm trộm cắp tài sản vẫn còn diễn biến phức tạp, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu tội phạm. Việc đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trong thời gian tới là một đòi hỏi cấp bách, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước. Với những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về Lý luận phòng ngừa; phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng. Đơn cử như: - Giáo trình “Tội phạm học” (2008) của GS.TS Võ Khánh Vinh, NXB Công an nhân dân; - Giáo trình “Tội phạm học” (2012) của trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân; - “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” (2007) của PGS.TS Phạm Văn Tỉnh, NXB Công an nhân dân;
  • 10. 3 - Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; - Vũ Việt Hùng (2011), Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các vụ án trộm cắp tài sản. Chuyên đề khoa học, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Phùng Đặng Hoài Thanh (2015), “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội; - Nguyễn Việt Hùng (2014), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra tội trộm cắp tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; - Phạn Thị Bé (2014), “Tội trộm cắp tài sản tại tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội; - Nguyễn Anh Tấn (2013), “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội; Các công trình trên về cơ bản đã đánh giá khái quát được tình hình tội trộm cắp tài sản trên phạm vi cả nước hoặc trên một số địa bàn nhất định, xác định các nguyên nhân của tội phạm và từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm tương ứng. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị giúp tác giả nắm rõ được những lý luận cơ bản và thực tiễn của công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Quảng Bình với những đặc điểm riêng nên tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng cũng có những vấn đề khác biệt. Chính vì vậy, phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phải có các biện pháp mang tính
  • 11. 4 khoa học, chuyên sâu thích hợp với những đặc điểm của tình hình và nguyên nhân của tội phạm thì mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ thống về phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” có thể khẳng định không trùng với bất kỳ các công trình nào đã công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Góp phần bổ sung, hoàn thiện và phát triển lý luận phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung; phòng ngừa tình hình tội phạm cụ thể nói riêng của khoa học pháp lý tội phạm học. - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích khái quát để làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018. - Làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của các mặt trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Đưa ra dự báo tình hình tội phạm trộm cắp tài sản và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
  • 12. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình dưới góc độ khoa học pháp lý Tội phạm học cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: địa bàn tỉnh Quảng Bình - Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng; Pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm và các luận điểm chung của khoa học pháp lý Tội phạm học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Ngoài phương pháp luận chung, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể để luận giải các vấn đề đặt ra từ đề tài như: Phương pháp hệ thống, thống kê; phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp tọa đàm, phương pháp chuyên gia… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự. Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản một cách khoa học và hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn lý luận tội phạm học về phòng ngừa tình
  • 13. 6 hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã làm rõ thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Vì thế kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo để vận dụng vào việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức cho quần chúng nhân dân và vận dụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian tới. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
  • 14. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản 1.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản Trong quá trình phát triển của đất nước ta hiện nay, phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng chính là một trong những nội dung quan trọng và chiếm một vị trí đặc biệt của lý luận về tội phạm học. Nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm chính là nghiên cứu những cơ sở, nền tảng, nguyên nhân và điều kiện hình thành tội phạm. Do vậy, công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản chính là đi nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, hình thành tội phạm trộm cắp tài sản để từ đó đề ra những giải pháp nhằm triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện đó góp phần làm giảm tội phạm trộm cắp tài sản. Ở nước ta hiện nay, có rất nhều quan điểm khi đưa ra khái niệm về phòng ngừa tội phạm. Theo Từ điển Luật: “Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa tội phạm và loại trừ các nguyên nhân phát sinh tội phạm bằng toàn bộ những biện pháp liên quan với nhau do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành”[18]. Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ và biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội và Nhà nước - xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm” [42, tr.154]. Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm: “Phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau, được tiến hành bởi cơ quan nhà
  • 15. 8 nước và các tổ chức xã hội nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và hạn chế, loại trừ những nguyên nhân sinh ra tội phạm” ” [43, tr.132]. Tất các quan điểm trên đều đưa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm, mỗi quan điểm đều dựa trên những cơ sở, lý luận riêng nhưng chủ yếu theo hai xu hướng là hoạt động phòng và chống tội phạm hoặc hoạt động tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm ngăn ngừa trước không cho tội phạm xẩy ra. Tổng hợp các quan điểm khoa học, cũng như những phân tích, đánh giá của tác giả về tình hình tội phạm trộm cắp tài sản, có thể đưa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản như sau: Phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng việc sử dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau nhằm loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản, đồng thời cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. 1.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản - Ý nghĩa về lý luận của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản: Nghiên cứu về tội phạm học khẳng định, phòng ngừa tình hình tội phạm chỉ có thể đạt được trên cơ sở đã hiểu rõ tình hình tội phạm cũng như xác định được quy luật vận động của khách thể đó. Như vậy, việc nghiên cứu tội phạm trộm cắp tài sản chính là chúng ta đi nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản cũng như đi nghiên cứu những yếu tố tác động đến người có hành vi lệch chuẩn với xã hội. Chính vì vậy, muốn phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản đạt hiệu quả phải khống chế hoặc loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản và các tệ nạn khác liên quan. - Ý nghĩa về thực tiễn của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài
  • 16. 9 sản: Việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản. Vì nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản chính là đi tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm cũng như những yếu tố tác động đến người thực hiện hành vi phạm tội. Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản là một phương hướng mang tính chiến lược lâu dài, không phải một sớm, một chiều mà có thể xóa bỏ hoặc triệt tiêu ra khỏi xã hội, mà chỉ có thể từng bước kìm hãm và giảm đi tình trạng tội phạm trộm cắp tài sản. Giúp cho các cơ quan chức năng phát hiện những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm trộm cắp tài sản. Ngoài ra, việc thực hiện phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản còn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản sẽ góp phần giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản người dân. 1.2. Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản 1.2.1. Mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản Tùy mỗi thời kỳ, giải đoạn phát triển cụ thể của đất nước để chúng ta đặt ra những mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm thích hợp. Trong sự chuyển mình mạnh mẽ và tham gia hộp nhập quốc tế, đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt bên cạnh đó công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng được Đảng ta hết sức quan tâm. Chỉ thị số 48-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới” trong đó đã chỉ rõ: “trong thời gian tới công tác phòng chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới, tạo môi trường lành mạnh phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và
  • 17. 10 bình yên của nhân dân” [7, Tr 5]. Mục đích phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản bao gồm những nội dung sau: - Hạn chế, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện các vụ phạm tội trộm cắp tài sản, không để nẩy sinh và phát triển loại tội phạm này. - Ngăn chặn không để xẩy ra các hành vi phạm tội mới. - Phòng ngừa tái phạm tội. 1.2.2. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản được hiểu là hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm này phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Để cho hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tuân thủ nguyên tắc pháp chế, cần thiết và nhất định phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất, toàn diện để làm công cụ, vũ khí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sử dụng để quản lý xã hội, để phòng chống tội phạm. pháp luật cần được phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân để họ hiểu và làm theo đúng các quy định của pháp luật. Nguyên tắc này được tôn trọng thì quyền con người sẽ được bảo vệ, trách nhiệm của các chủ thể phòng ngừa được tăng cường. - Nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc dân chủ là những vấn đề thuộc về quan điểm và nguyên tắc của Chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HCM mà Đảng và Nhà nước XHCN do Đảng lãnh đạo phải thực hiện nhất quán trong thực tiễn mọi hoạt động của mình, đây là một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện bản chất của xã hội nước ta. Nguyên tắc này đòi hỏi sự tham gia tích cực và có hiệu quả của tất cả các
  • 18. 11 tầng lớp xã hội và các nhân vào hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng. Để nguyên tắc dân chủ đảm bảo được thực hiện trên thực tế, cần có cơ chế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, đồng thời tuyên truyền ý thức phòng chống tội trộm cắp tài sản trong toàn dân, tập huấn chuyên môn, kỹ năng cho các tổ tự quản, các câu lạc bộ tình nguyên. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tận dụng tốt mọi tiềm năng để làm tốt công tác phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. - Nguyên tắc nhân đạo. Nguyên tắc nhân đạo là thể hiện quan điểm vì con người của nhà nước ta, quan điểm nhân đạo, đề cao giáo dục nhân cách trong con người là chủ yếu, đây là giá trị xã hội rất tiến bộ và được đề cao trong xã hội hiện đai. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản được xây dựng và áp dụng trong thực tiễn không có tính chất làm nhục, đối xử tàn bạo hay hạ thấp danh dự nhân phẩm và các quyền cơ bản của con người, mà phải hướng đến việc định hướng hành vi, lối sống cho họ theo hướng hòa nhập với xã hội, làm những việc có ích cho xã hội. Muốn vậy, pháp luật cần có những quy định hệ thống các biện pháp, chế tài có tính nhân đạo cùng với áp dụng chặt chẽ, phù hợp. Khi ban hành chương trình, nội dung, kế hoạch phải ưu tiên các biện pháp mang tính xã hội tích cực, hạn chế các biện pháp mang tính cưỡng chế. Tuân thủ nguyên tắc này thì hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản sẽ đạt được kết quả cao, hạn chế những tác động tiêu cực, những tác động ảnh hưởng xấu đến người phạm tội. - Nguyên tắc khoa học và tiến bộ. Xã hội ngày càng phát triễn với các cuộc cách mang về khoa học kỹ thuật, kéo theo đó tội phạm với nhiều thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi và hiện đại, đặc biệt là các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao… Chính vì
  • 19. 12 vậy trong phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tôi phạm trộm cắp tài sản nói riêng thì việc áp dụng nguyên tắc khoa học và tiến bộ trong áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm phải được xây dựng đồng bộ trên cơ sở khoa học và kết hợp khai thác, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Nhà nước cần có những nghiên cứu khoa học và ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu đó. Tính khoa học sẽ đảm bảo khả năng thành công, tiết kiệm sức lực, tiền bạc và hạn chế được các rủi ro, tổn thất trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. - Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa. Các chủ thể có khả năng và thẩm quyền khác nhau trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, do đó đòi hỏi các chủ thể có sự phối hợp hoạt động với nhau để phát huy hiệu quả cao nhất. Cần cung cấp thông tin, tài liệu, thiết kế nội dung các chương trình, kế hoạch, thực hiện các biện pháp - giải pháp. Để có sự phối hợp, trước hết phải thống nhất từ một cơ quan đầu mối, có cơ chế phối hợp được nêu rõ trong các nội dung của các chương trình, kế hoạch. Cần nêu cao trách nhiệm cá nhân trong công tác phối hợp từ đó tánh việc đùn đẩy, cản trở gây khó khăn, làm chậm quá trình phối hợp. Làm tốt nguyên tắc trên, sẽ phát huy nhiều lợi thế của các chủ thể từ đố nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn. - Nguyên tắc cụ thể hóa trong hoạt động phòng ngừa. Căn cứ vào tình hình cụ thể, những đặc điểm riêng có của từng địa bàn, lĩnh vực hoạt động, điều kiện của việc phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp ài sản để xây dựng tốt nguyên tắc này. Chính vì vậy, công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản cần thể hiện được tính cụ thể, rõ ràng ở từng biện pháp, ở từng giải pháp có tính khả thi cao nhất và phù hợp với điều kiện đặc thù về phòng chống tội trộm cắp tài sản của mỗi mỗi địa bàn, mỗi
  • 20. 13 lĩnh vực hoạt động cụ thể. Thực hiện tốt nội dung này, ngoài vấn đề làm tốt chương trình kế hoạch chung của nhà nước, các đơn vị ở địa phương, các ban ngành ngành cần cần xây dựng những chương trình, kế hoạch riêng của mình và trên cơ sở cụ thể hóa các nội dung của chương trình kế hoạch chung của nhà nước để áp dụng phù hợp với điều kiện riêng của từng địa phương, từng chủ thể. 1.3. Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản 1.3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam Khoản 1, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 có quy định “Đảng cộng sản Việt Nam…là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [22]. Đảng đề ra đường lối chiến lược, sách lược bảo vệ Tổ quốc, đường lối thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; Đảng là người lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân - những lực lượng làm nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia; Đảng còn là người chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp họ có phẩm chất, năng lực, trí tuệ, bản lĩnh để có đủ điều kiện bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Đảng còn là người tổ chức, xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và giữ vững an ninh quốc gia. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản luôn là một trong những nhân tố hết sức cơ bản, chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia từ trước cho đến hiện nay; nhất là đối với thời kỳ nước ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu: Dân giàu,
  • 21. 14 nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và đưa đất nước tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội 1.3.2. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp - Quốc hội. Theo Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội là chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm có vai trò trong việc ban hành các luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tình hình các tội phạm trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản. Là chủ thể của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, Quốc hội tiến hành phòng ngừa tội phạm trên các phương diện sau: Kịp thời ban hành các đạo luật, các nghị quyết, các văn bản pháp lý làm cơ sở và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức xã hội, công dân làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm; Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan, tổ chức xã hội khác; Bằng uy tín, vai trò của mình, các đại biểu Quốc hội góp phần to lớn vào công tác phòng ngừa tội phạm, tuyên truyền phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước. - Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
  • 22. 15 Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân có vai trò quan trọng trong cpông tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản như: quyết định những chủ trương, biện pháp, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước trong đó có phòng ngừa tình hình trộm cắp tài sản. Bên cạn đó, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương có liên quan đến công tác phòng ngừa tình hình trộm cắp tài sản. 1.3.3. Các cơ quan quản lý chung và quản lý kinh tế - Chính phủ. Vai trò phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của Chỉnh phủ thể hiện như sau: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục trong phạm vi quốc gia, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từ đó có tác dụng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản; Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp để củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, trật tự an toàn xã hội; tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản, các vi phạm pháp luật; Lãnh đạo hoạt động phòng chống tội phạm quốc gia (thông qua Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống tội phạm, cơ quan chuyên môn của Bộ Tư pháp, Thanh tra nhà nước chuyên ngành); thực hiện hoạt động phòng chống tội phạm; xây dựng các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
  • 23. 16 - Ủy ban nhân dân các cấp Vai trò phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của Ủy ban nhân dân các cấp thể hiện như sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, ở địa phương để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, từ đó có tác dụng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản; Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản cụ thể như: thiết kế nội dung chương trình, kế hoạch và lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ở địa phương của mình; tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm về đấu tranh, phòng ngừa tội phạm tội phạm trộm cắp tài sản; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật của địa phương mình quản lý. 1.3.4. Các cơ quan bảo vệ pháp luật - Cơ quan Công an. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế,
  • 24. 17 văn hóa, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan công an là một trong những cơ quan tham gia chính vào việc phối hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể trong phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản mà cụ thể ở đây là lực lượng CSĐTTP về TTXH ở các cấp với việc tiến hành phòng ngừa theo hai hướng đó là phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chủ thể khác, nhất là quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. - Viện kiểm sát nhân dân. Theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, VKSND thực hiện chức năng công tố, kiểm sát việc thực hiện theo đúng pháp luật quy định trong hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án...Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKS sử dụng tổng thể các quyền năng pháp lý được Nhà nước giao để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi trộm cắp tài sản sao cho đúng người, đúng tội, không bỏ lọt, làm oan người vô tội. Bên cạnh đó, VKS còn giám sát việc tuân thủ chấp hành pháp luật của các chủ thể khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, bất cứ chủ thể nào có
  • 25. 18 hành vi vi phạm điều có chế tài xử lý phù hợp tương xứng với hành vi đã gây ra, tránh việc lạm quyền để vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật đối với mọi người dân trong xã hội. VKS còn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội phạm trộm cắp tài sản, phát hiện nhanh chóng, chính xác tội phạm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thống kê, nghiên cứu tội phạm và các vi phạm pháp luật khác để đề ra các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tội phạm trộm cắp tài sản với các cơ quan có thẩm quyền đạt hiệu quả cao. - Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bên cạnh đó, TAND các cấp còn thể hiện tốt vai trò cảu mình trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao hiều quả phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản.
  • 26. 19 1.3.5. Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa và mọi thành viên xã hội - Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa. Các tổ chức xã hội được Hiến pháp Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của nó như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội phụ nữ... và các tổ chức xã hội khác. Các tổ chức xã hội này luôn bám sát mọi hoạt động trên địa bàn dân cư. Vì vậy thông qua hoạt động của họ công các tuyên truyền phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: Phát tài liệu, ấn phẩm truyền thông tới các hộ gia đình; Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết không có thành viên phạm trộm cắp tài sản; Xét duyệt Gia đình Văn hóa, Tổ dân phố Văn minh là các gia đình, tổ dân phố không có tệ nạn xã hộ, vi hạm pháp luật; Vận động các gia đình có con em nghiện ma túy đi cai nghiện hoặc các đối tượng đã cai nghiện trở về tham gia các chương trình chống tái nghiện; Vận động dân cư trên địa bàn tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng trộm cắp sau tù tha về tái hòa nhập cộng đồng, tạo công việc làm ổn định.. Thông qua các Câu lạc bộ của Hội Phụ nữ, các hội viên đươc trang bị những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giáo dục, quản lý con em phòng, tránh tệ nạn ma túy, các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong đấu tranh, tố giác tội phạm trộm cắp tài sản và các tội phạm khác, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. - Công dân. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của mình đã được quy định cụ rhể trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng. Đồng thời phải phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện
  • 27. 20 tốt chương trình “Quốc gia phòng chống tội phạm”. Thực hiện tốt các phong trào: “Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tố giác ồng tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”, làm tốt công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương. Quần chúng nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ tài sản, tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh tố giác các loại tội phạm nhất là tội phạm trộm cắp tài sản. Khi phát hiện các thông tin về các đối tượng nghi vấn trộm cắp tài sản, tiêu thụ tài sản trộm cắp, các đối tượng có biểu hiện thường xuyên lui tới, nắm tình hình hoặc tiếp cận nhà, tài sản của người khác… Kịp thời thông báo cho cơ quan chức nơi gần nhất để kịp thời giải quyết. 1.4. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản Muốn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản có hiệu quá cần phải có các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản rất đa dạng, phong phú tùy thuộc theo từng chủ thể, từng lĩnh vực hoạt động và địa bàn khac nhau. Có nhiều tiêu chí để làm căn cứ phân loại các biện pháp phòng ngừa, ví dụ như: xét vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp; xét vào nội dung, tính chất của biện pháp phòng ngừa; xét vào chủ thể chịu tác động của biện pháp phòng ngừa; xét vào địa bàn, lĩnh vực phòng ngừa… Đối với phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản thường áp dụng biện pháp phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ). - Biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tình hình tội trộm cắp tài sản là những biện pháp phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Quá trình tiến hành đấu tranh với tội phạm này đòi hỏi sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng, xã hội. Bên cạnh đó, thực tế công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản cũng cho thấy: Sự quan tâm, tham gia của
  • 28. 21 các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng và xã hội chưa cao, nhận thức của một bộ phận cho rằng trách nhiệm phòng ngừa là của lực lượng Công an, trong đó giữ vai trò trọng yếu là lực lượng Cảnh sát hình sự... Do đó, cần tập trung xây dựng những chính sách thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, tạo các điều kiện tốt nhất để người dân có thể chăm sóc, giáo dục và giả qyết tốt việc làm, các tệ nạn xã hội bị đẩy lùi. Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để giải quyết tình trạng thất nghiệp, trẻ em phải mưu sinh kiếm sống khi tuổi đời còn rất nhỏ, đảm bảo cho các em có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ trong một môi trường phát triển lành mạnh. Tổ chức ký kết nghị quyết liên tịch với Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, ngành Lao động thương binh và xã hội... Trong đó, tập trung vào gia đình, nhà trường và chính quyền cơ sở nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các lực lượng của xã hội trong phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản. Thực tế cho thấy, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tội phạm chưa mang lại kết quả cao và thiếu sự đồng bộ. Có nơi, có lúc công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chỉ mang tính hình thức nên chưa thật sự đi sâu vào đời sống của quần chúng nhân dân, chưa huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho người dân, xây dựng các khu vui chơi, giải trí lành mạnh góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ học vấn, giáo dục ý thức cho công dân, gải quyết tốt
  • 29. 22 việc làm cho người thất nghiệp làm gảm bớt khoảng cách giàu nghèo….từ đó làm cho tình hình tội phạm trộm cắp tài sản không còn điều kiện để tồn tại và phát sinh trong đồi sống xã hội. - Biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ) là những biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ riêng của các chủ thể nhằm tác động đến từng người phạm tội của tội phạm trộm cắp tài sản. Thông qua công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; quản lý các đối tượng hình sự, các đối tượng có tiền án, tiền sự, những đối tượng có điều kiện, khả năng, biểu hiện hay có dấu hiệu phạm tội trộm cắp tài sản tù đó hạn chế đi đến loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Mặc dù ở phạm vi hẹp nhưng nó tác động đến tôi phạm trộm cắp tài sản một cách sâu, cụ thể. Ví dụ, tuyên truyền pháp luật về trộm cắp tài sản và trang bị hệ thống camera giám sát an ninh tốt sẽ có tác dụng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn dân cư; tuyên truyền cho người dân biết về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động sẽ giúp chò người dân tăng cường đề phòng, tránh những sơ hở; tăng cường tuần tra, kiểm soát ở những khu vự tập trung nhiều tại sản sẽ hạn chế khả năng gây án của các đối tượng có ý định phạm tội. Tòa án xét xử nghiêm minh sẽ là tấm ngương có tác dụng răn đe chung cho toàn xã hội… Tiểu kết chương 1 Trong Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề lý luận phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Trong hệ thống lý luận đó là khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản; mục đích, các nguyên tắc; chủ thể; các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Những vấn đề lý luận cơ bản này là cơ sở để nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
  • 30. 23 bàn tỉnh Quảng Bình một cách có hệ thống, khoa học từ đó mang lại những kiến thức quý báu phục vụ có hiệu quả cho hoạt động phòng ngừa tình hình tôi phạm này.
  • 31. 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình - Đặc điểm địa lý. Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam ở vị trí địa lý 17°28’07” độ vĩ Bắc, 106°15’15” độ kinh Đông, cách Thủ đô Hà Nội 488km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1150km về phía Nam. Quảng Bình là nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây dải đất hình chữ S của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với dãy Hoành Sơn làm ranh giới tự nhiên, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với dãy Trường Sơn làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065,3 km2 . Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 7 huyện, thị xã (bao gồm thành phố Đồng Hới, huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa, huyện Minh Hóa và thị xã Ba Đồn), với 159 xã/phường/thị trấn. Đặc biệt Quảng Bình có di sản thiên nhiên thế giới đó là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, ngoài ra còn có Hang Sơn Đoòng được công nhận là hang động lớn nhất thế giới. Với hệ thống hang động phong phú được tìm thấy cho đến nay, Quảng Bình được mệnh danh là “Vương quốc hang động”. Quảng Bình có vị trí địa lý rất thuận lợi không những cho phát triển kinh tế, xã hội mà và giao lưu văn hóa, nghệ thuật với các địa phương trong nước và ngoài nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng
  • 32. 25 của quốc gia và khu vực, là địa bàn có hệ thống giao thông với đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Bao gồm các tuyến đường quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông đường sắt Bắc Nam, đường thủy, có cửa khẩu quốc tế Chalo, các cảng biển Sông Gianh, cảng biển Nhật Lệ và cảng biển Hòn La rất thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế. Đây là những điệu kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên tỉnh cũng có nhiều địa bàn miền núi, điều kiện đi lại còn khó khăn, nhiều tuyến đường liên huyện và khu dân cư chưa được chiếu sáng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, tuần tra bảo vệ, tổ chức các biện pháp phòng ngừa, công tác nắm tình hình, tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm, đặc biệt là tội phạm trộm cắp tài sản có điều kiện tồn tại, phát sinh. - Đặc điểm dân cư. Tính đến hết năm 2018, dân số Quảng Bình là 936.607 người, với mật độ dân số trung bình là 109 người/km2; Trên địa bàn có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh tiếp đến là dân tộc Khùa, dân tộc Mã Liềng, dân tộc Rục, dân tộc Sách, dân tộc Vân kiều, dân tộc Chứt, dân tộc Mày, dân tộc Arem, các dân tộc còn lại mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người. Dân cư phân bố không đều, 80,36% sống ở vùng nông thôn và 19,64% sống ở vùng thành thị. Quảng Bình có cơ cấu dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào với trên 421.328 người chiếm 49,28% dân số toàn tỉnh. Cơ cấu dân số trẻ là một yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, tuy nhiên điều này đặt ra nhiều vấn đề cấp bách nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho công dân trong độ tuổi lao động, ổn định cuộc sống nếu không giải quyết tốt vấn đề nêu trên thì số lượng lao động nhàn rổi đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên
  • 33. 26 không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự nói chung và công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm nói riêng. - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Từ khi tách tỉnh đến nay, Quảng Bình từng bước gặt hái được những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế đã đạt được sự chuyển dịch đúng hướng. Các vấn đề xã hội đã được tập trung giải quyết đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống xã hội. Quy mô và tiềm lực kinh tế của tỉnh từng bước đã được mở rộng và tăng cường; phương thức sản xuất kinh doanh và quản lý trong nền kinh tế thị trường bước đầu đã được xác lập. Năm 2018 tỉnh đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 3.067 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,9%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 25,7%; Dịch vụ chiếm 51,4%; Tổng mức đầu tư toàn tỉnh tính trong năm 2018 là 10.824 tỷ đồng. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc, tỷ lệ hộ nghèo bình quân chiếm 14,6%. Một bộ phận dân cư nghèo muốn nhanh chóng làm giàu, dễ dẫn đến các hoạt động phạm tội; tỷ lệ thất nghiệp trên toàn tỉnh vẫn còn ở mức cao (chiếm 2,29%); tệ nạn xã hội kéo theo đó cũng diễn biến rất phức tạp. Số người nghiện ma túy có chiều hướng gia tăng gây không ít khó khăn cho công tác đảm bảo an ninh trật tự. Sự du nhập của văn hoá phẩm đồi trụy, đặc biệt là sự phát triển chóng mặt của hệ thống mạng Internet đã tạo nên lối sống buông thả, coi trọng lợi ích vật chất, ngại làm việc trong khi nhu cầu sinh hoạt luôn tăng cao… ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư, chủ yếu là tầng lớp thanh, thiếu niên. Ngoài ra, Quảng Bình là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn đối với quốc tế với di sản thiên nhiên thế giới
  • 34. 27 đó là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, ngoài ra còn có Hang Sơn Đoòng được công nhận là hang động lớn nhất thế giới bên cạnh đó còn có nhiều hệ thống hang động khác. Chính vì thế, cùng với những hoạt động quảng bá du lịch ngày càng phát triển đã thu hút mạnh mẽ số lượng lớn du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí, đặc biệt là trong những ngày lễ, hội, tết và đây cũng được các đối tượng xem như là “mảnh đất màu mỡ” cho các hoạt động phạm tội, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản. 2.1.2. Thực trạng tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.1.2.1. Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình - Về tội phạm rõ. Theo báo cáo tổng kết công tác Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình thì tổng số vụ phạm tội trộm cắp tài sản bị xét xử từ năm 2014 đến năm 2018 là 1.442 vụ, 1.568 bị cáo, với mức thiệt hại về tài sản là hơn 40.531.540.000 đồng và nhiều tài sản có giá trị khác [Bảng 1.1 phụ lục]. Cụ thể: Năm 2014, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 292 vụ, 315 đối tượng, với số tài sản thiệt hại là 8.701.141.000 đồng. Năm 2015, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 271 vụ, 293 đối tượng, với số tài sản thiệt hại là 8.696.685.000 đồng. Năm 2016, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 315 vụ, 349 đối tượng, với số tài sản thiệt hại là 7.939.300.000 đồng. Năm 2017, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 277 vụ, 301 đối tượng, với số tài sản thiệt hại là 8.976.697.000 đồng. Năm 2018, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là 287 vụ, 310 đối tượng, với số tài sản thiệt hại là 6.217.717.000 đồng. Từ số liệu thống kê hoạt động và kết quả xử lý tội phạm trộm cắp tài sản
  • 35. 28 từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tuy chưa phác họa toàn bộ bức tranh của tội phạm trộm cắp tài sản nhưng cũng góp phần quan trọng phản ánh được tình hình phức tạp và đáng báo động của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm qua. So sánh tội trộm cắp tài sản trong mối tương quan với các vụ phạm tội về trật tự xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng cho ta thấy chân dung bức tranh về tội phạm trộm cắp tài sản được rõ ràng hơn [Bảng 1.2 phụ lục]. Từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình xảy ra 2.889 vụ phạm tội về trật tự xã hội. Trong trong đó số vụ trộm cắp tài sản là 1.442 vụ, chiếm tới 49,7% trong tổng số các vụ phạm tội về trật tự xã hội. Tội phạm trộm cắp tài sản không chỉ có số vụ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ phạm tội về trật tự xã hội nói chung ở Quảng Bình mà số người phạm tội này ở Quảng Bình cũng không hề nhỏ. Từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có 4.409 người phạm tội, trong đó, riêng số người phạm tội về tội trộm cắp tài sản là 1.568 người, chiếm 44,09% tổng số người phạm tội về trật tự xã hội nói chung. Từ năm 2014 đến năm 2018, chỉ số tội phạm trộm cắp tài sản và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản ở Quảng Bình là tương đối cao: Chỉ số tội phạm từ năm 2014 đến năm 2018 là 32,78 và chỉ số người phạm tội của cả giai đoạn là 35,64. Điều này cho thấy mức độ phổ biến cao của loại tội này trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây [Bảng 1.3 phụ lục]. - Về tội phạm ẩn. Bên cạnh những thông số về số vụ phạm tội cũng như số người phạm tội trộm cắp tài sản đã được điều tra khởi tố thì vẫn còn một phần “tảng băng chìm” chưa được làm rõ, đó chính là tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy có nhiều kinh nghiệm của các lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh
  • 36. 29 phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản tỉnh Quảng Bình cho thấy: Tội phạm ẩn đối với các tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ tội phạm ẩn cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó chủ yếu xuất phát từ người bị hại như: Tài sản bị thiệt hại không lớn nên không trình báo, ngại tiếp xúc với cơ quan chức năng vì sợ thủ tục phiền hà, sợ mất thời gian hoặc cho rằng cơ quan chức năng không thể tìm ra thủ phạm... Thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thống kê, đánh giá tình hình tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra trên thực tế, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chiến lược, chính sách, biện pháp… đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tương lai. Ngoài ra còn tác động tiêu cực đến ý thức pháp luật của nhân dân, giảm lòng tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật và làm giảm nhiệt tình của quần chúng trong việc tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc… Trong 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018 xảy ra 1.442 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ án chưa được phát hiện hoặc chưa được khởi tố, xét xử vì các lý do khác nhau như hết thời hiệu điều tra, người thực hiện hành vi chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS), đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, đối tượng phạm tội đã chết, miễn truy cứu TNHS. Bên cạnh đó, có trường hợp người dân không trình báo… 2.1.2.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình - Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu ngẩu nhiên 200 bản án hình sự với 280 người phạm tội đã được xét sử sơ thẩm từ 1.442 vụ án trôm cắp tài sản đã được xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 chúng ta có thể thấy: Các vụ án trộm cắp tài sản ở Quảng Bình tập trung vào loại tội ít nghiêm trọng chiếm tỉ lệ 75,00%; sau đó là tội nghiêm trọng theo chiếm tỉ lệ 17,85%, tội rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 5,35% và tội
  • 37. 30 đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỉ lệ 1,78%. [Bảng 1.4 phụ lục] - Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội. Tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 chủ yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ, chiếm tỉ lệ 81,21 %. Hình thức phạm tội đồng phạm chiếm tỉ lệ 18,79 % [Bảng 1.5 phụ lục]. Phần lớn các vụ án phạm tội theo hình thức riêng lẻ người phạm tội thường trộm cắp những tài sản có giá trị tài sản thấp, nhỏ gọn, lợi dụng sở hở trộm cắp ví dụ: Như trộm xe đạp, ví tiền, điện thoại ở phòng trọ, móc túi ở các chợ nhỏ lẻ, khu vực công cộng…bên cạnh các trường hợp phạm tội thông thường thì phạm tội dưới hình thức đồng phạm tuy chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng có dấu hiện ngày càng gia tăng về số vụ án. Các đối tượng phạm tội thường có xu hướng hình thành các bang, ổ nhom để thực hiện hành vi phạm tội. Việc hình thành các băng, ổ nhóm sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong các khuâ như canh gác, đứng che tầm nhìn của người có tài sản, gây mất cảnh giác hoặc chặn đường, gây cản trở lực lượng truy đuổi, tạo điều kiện trong khâu tiêu thụ tài sản, xóa dấu vết hay đối phó với cơ quan chức năng khi bị phát hiện điều tra. - Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn thực hiện tội phạm. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xảy ra 1442 vụ trộm cắp tài sản tập trung chủ yếu trên các đại bàn: thành phố Đồng Hới với 306 vụ, chiếm tỉ lệ 21,1 %, huyện Bố trạch với 247 vụ, chiếm tỉ lệ 17,4 %, thi xã Ba Đồn với 242 vụ chiếm 16,7 %, huyện Lệ Thủy với 182 vụ, chiếm 12,6 %. Đây là những địa bàn có kinh tế, cơ sở hạ tầng phát triển, tập trung nhiêu khu vực vui chơi, giải trí, tổ chức nhiều lễ hội…chính vì vậy các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường hướng đến để hoạt động. Những huyện còn lại như Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa số vụ phạm tội trộm cắp tài sản xảy ra ít hơn. [Bảng 1.6 phụ lục]
  • 38. 31 - Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo địa điểm thực hiện tội phạm. Trong số 1442 vụ trộm cắp tài sản từ năm 2014 đến năm 2018 xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có: 553 vụ xảy ra ở nhà dân, chiếm tỷ lệ cao nhất 38,4%; 382 vụ xảy ra ở nhà trọ, chiếm tỷ lệ 26,4%; 288 vụ xảy ra ở nơi công cộng, chiếm tỷ lệ 20%; 112 vụ xảy ra cơ quan, trường học, chiếm tỷ lệ 7,8% và 107 vụ xảy ra ở các nơi khác, chiếm tỉ lệ 7,4% [Bảng 1.7 phụ lục]. Như vậy, địa điểm mà các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường hướng tới để gây án chủ yếu xảy ra nhiều ở các khu vự nhà ở của công dân, các khu nhà trọ đặc biệt là khu nhà trọ dành cho sinh viên, công nhân, những nơi công cộng tập trung đông người. Những nơi này thương tập trung nhiều tài sản có giá trị, ít người trông coi, bảo về, chủ tài sản thường đi vắng, mất cảnh giác hoặc những khu vực tập trung đông người như những nơi công cộng, chợ, các khu vực thường diễn ra các lễ hội, tổ chức các sự kiện. Các đối tượng lợi dụng lúc đông người, chen lấn, xô đẩy, mất cảnh giác trong lúc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để thực hiện hành vi phạm tội. Các khu vực như cơ quan, trường học hay các nơi khác thì xảy ra ít hơn vì đây là những địa điểm thường có nhiều người làm việc, có bảo vệ trông coi, có hệ thống quan sát, bảo vệ nên dể bị phát hiện khi thực hiện hành vi phạm tội hơn. Tuy nhiên, hiện nay trình trạng trộm cắp đặc biệt là ở các địa điểm du lịch, các bãi biển tập trung nhiều du khách đặc biệt là du khách người nước ngoài đang diễn ra nhiều hơn. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng đến chiến lược phát triển du lịch là ngành mũi nhọn của tỉnh, gây nên hình ảnh xấu trong mắt bạn bè trong và ngoài nước. - Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo thời gian thực hiện tội phạm. [Bảng 1.8 phụ lục]. Qua 1442 vụ án trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ
  • 39. 32 năm 2014 đến năm 2018 cho thấy: Khoảng thời gian tội trộm cắp tài sản diễn ra nhiều nhất là từ 0h – 6h có 660 vụ, chiếm 45,7%. Đây là khoảng thời gian vào đêm khuya khi mà mọi người đã đi ngủ, thời gian mà các lực lượng chức năng đã nghỉ ngơi, mọi người ít đi lại và vẵng vẽ, ít đề phòng trong khâu bảo vệ tài sản nên rất thuận lợi để các đối tượng thực hiện các hành vi phạm tội. Tiếp đến là khoảng thời gian từ 6h – 12h có 312 vụ, chiếm 21,6% và khoảng thời gian 12h – 18h có 282 vụ, chiếm 19,7%. Đây là khoảng thời gian mà mọi người đi làm, học sinh, sinh viên đi học chính vì vậy thường không có người trông coi, bảo vệ tại sản. Ở những nơi công cộng đây là khoảng thời gian tập trung đông người để tham gia các hoạt động chính vì vậy đây cũng là khoảng thời gian mà các đối tượng chọn để thực hiện hành vi phạm tội. Khoảng thời gian từ 18h – 24h có 188 vụ, chiếm 13%. Đây là khoảng thời gian mà mọi người đang sinh hoạt ở các gia đình sau một ngày làm việc, trên đường mọi người đông đúc, công tác tuần tra khiểm soát của các cơ quan chức năng được tăng cường, mọi người thường chú ý hơn trong khâu bảo vệ tài sản chính vì vậy các đối tượng thường ít chọn khoảng thời gian này đề thực hiện hành vi phạm tội. Nghiên cứ về thời gian, địa bàn, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa tình hình của loại tội phạm này. Giúp các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp như tuần tra kiểm soát ở những khoảng thời gian, địa bàn, địa điểm mà đối tượng lợi dụng để gây án, người dân chú ý hơn và có biện pháp thích hợp để tự bảo vệ tốt tài sản của mình. - Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản bị chiếm đoạt trong số 1.442 vụ trộm cắp tài sản từ năm 2014 đến năm 2018 xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thường là tiền, vàng, xe máy, xe đạp điện, xe đạp, điện thoại di động, một số đồ dùng gia đinh, đồ dùng cá
  • 40. 33 nhân và một số loại tài sản có giá trị khác. Cụ thể: Tiền, vàng có 643 vụ, chiếm 44,6%; xe máy, xe đạp điện, xe đạp có 250 vụ, chiếm 17,3%; điện thoại di động có 242 vụ chiếm 16,8%; số đồ dùng gia đinh, đồ dùng cá nhân có 195 vụ, chiếm 13,5%; các loại tài sản khác có 112 vụ, chiếm 7,8%[Bảng 1.9 phụ lục]. Quan đây chúng ta có thể thấy tài sản mà các đối tượng trộm cắp tài sản thường hướng đến chủ yếu là những loại tài sản có giá trị, nhỏ gọn, dễ di chuyển, dễ cất dấu, dễ tiêu thụ hoặc là các loại tài sản sau khi chiếm được có thể dùng làm phương tiện nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường. - Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ, phương tiện phạm tội. Công cụ, phương tiện được các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản rất đa dạng tuy thuộc theo cấu trúc của từng địa điểm, từng loại tài sản mà đối tượng sẽ chuẩn bị trướng những công cụ, phương tiện để phạm tội. Đối tượng chủ yếu dùng chìa khóa vạn năng, vam phá khóa, tuốt nơ vít, kìm cộng lực, và các loại vật cứng như búa, xà beng, thanh sắt… Phương tiện sử dụng chủ yếu là xe máy, xe ô tô. Trong số 200 bản án đã được xét xử sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản đã được nghiên cứu có đến 136 vụ (chiếm 68,00%) có sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó các đối tượng khi đi gây án có mang theo công cụ là dao, lê, bình xít hơi cay, ớt bột...để chống trá khi bị người dân hoặc cơ quan chức năng phát hiện, truy đuổi. - Cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm. Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 qua 1.442 vụ trộm cắp tài sản được Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Bình xét sử sơ thẩm có 707 vụ (chiếm 49,03%) các đối tượng sử dụng công cụ cạy phá để đột nhập vào nhà; 272 vụ (chiếm 18,87%) lợi dụng việc chen lấn, xô đẩy, mất trật tự ở những nơi công cộng để móc túi hay trộm cắp tài sản; 294 vu (chiếm 20,38%) lợi
  • 41. 34 dụng sơ hở của chủ tài sản trong quản lý để trộm cắp tài sản; 169 vụ (chiếm 11, 72%) các đối tượng sử dụng các phương thức thủ đoạn khác%[Bảng 1.10 phụ lục]. Qua đây chúng ta có thể thấy, tội phạm trộm cắp tài sản chủ yếu được thực hiện bằng thủ đoạn sử dụng công cụ cạy phá để đột nhập vào nhà chiếm đoạt tài sản. Với phương thức này các đối tượng đã nghiên cứu, thăm do trước về đặc điểm cấu trúc của các địa điểm, quy luật hoạt động của chủ nhà sau đó chuẩn bị công cụ phương tiện chuẩn bị sẵn nhằm cạy phá để đột nhập vào nhà để thực hện hành vi trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó, người phạm tội còn dùng phương thức thủ đoạn như lợi dụng sơ hở trong quản lý của chủ tài sản, hay lợi dụng chỗ tập trung đông người như chợ, bến xe, các khu vui chơi, nơ tổ chức lễ hội, tổ chức sự kiện lợi dụng chen lấn, xô đẩy để móc túi trộm cắp tài sản. - Cơ cấu của tội phạm trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội. Trước sự tác động tiêu cực của mặt trái nên kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, thiếu việc làm, các loại hình văn hóa phầm độc hại, các tệ nạn xã hội… đã dẫn đến một số bộ phận người không nhỏ trong xã hội có lối sống không lành mạnh, lười lao động, thích hưởng thụ…Chính vì vậy, xuất hiện các động cơ khác nhau trong phạm tội trộm cắp tài sản. Trên cơ sở nghiên cứu ngẩu nhiên 200 bản án hình sự với 280 người phạm tội đã được xét sử sơ thẩm từ 1.442 vụ án trôm cắp tài sản đã được xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 cho thấy đa số người phạm tội có động cơ trộm cắp tài sản để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, trang trải cuộc sống có 125 người phạm tội (chiếm 44,6%); để mua ma túy có 56 người phạm tội (chiếm 20%) đặc biệt trong những năm gần đây tệ nạn ma túy phát triễn mạnh mẽ không chỉ ở khu vực thành thị mà nó đã len lõi đến các vùng nông thôn làm cho người
  • 42. 35 nghiện ma túy đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên để có tiền sử dụng ma túy buộc họ phải có các hành vi trộm cắp tài sản để lấy tiền mua ma túy, còn lại trộm cắp tài sản để phục vụ các mục đích khác, chủ yếu là mục đích ăn chơi hưởng thụ như để uống rượu, bia, đánh bạc, chơi game... - Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo một số đặc điểm về nhân thân của người phạm tội Từ 1.568 bị cáo của 1.442 vụ án trộm cắp tài sản đã được Tòa án nhân dân các cấp của tỉnh Quảng Bình xét xử có một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội như sau: + Đặc điểm về giới tính và độ tuổi. Trong các vụ án phạm tội xảy ra, phần lớn đối tượng bị bắt, xét xử là nam giới chiếm đa số. Tính từ năm 2014 đến năm 2018 đã bắt, xét xử 1.454 đối tượng là nam giới chiếm 92,72%, 114 đối tượng là nữ giới chiếm 7,28%. Nhóm người phạm tội có độ tuổi từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 895 bị cáo chiếm 57,08%. Tiếp theo là nhóm người phạm tội có độ tuổi từ đủ 30 tuổi trở lên cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 25,82%.. Tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản ở Quảng Bình cũng chiếm tỷ lệ đáng kể là 17.10%[Bảng 1.11 phụ lục]. + Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp. Từ 1.568 bị cáo bị xét xử về phạm tội trộm cắp tài sản cho thấy thấy đa số người phạm tội không có hoặc có trình độ văn hóa thấp, chiếm tới gần 70% số người phạm tội. Trong đó tỷ lệ người mù chữ chiếm 3,3%; số còn lại có học vấn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên cũng phạm tội trộm cắp tài sản. Những người không có học hành hoặc có trình độ văn hóa thấp thường là những người không có công việc ổn định hoặc không có nghề nghiệp. Trong số 1.568 bị cáo: có 895 người phạm tội không nghề nghiệp, chiếm đa số là 57,07%; 673 người phạm tội có nghề nghiệp không ổn định, chiếm 42,93%;
  • 43. 36 232 người phạm tội có nghề nghiệp ổn định, chiếm 15,74%. + Đặc điểm về tái phạm. Trong số 1.568 người phạm tội có 970 trường hợp phạm tội lần đầu, chiếm tỷ lệ 61,86%, 598 người phạm tội “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, chiếm tỷ lệ 38,14%. Từ số liệu cho thấy số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ thấp hơn đối tượng phạm tội lần đầu. Đây là đặc điểm khác biệt so với các loại tội phạm khác xảy ra ở Quảng Bình. Qua đó cho thấy, các đối tượng có tiền án, tiền sự đều có thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn để che giấu tội phạm nên rất khó phát hiện, mặt các đối tượng này không trực tiếp thực hiện tội phạm mà thường chỉ giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, lôi kéo, xúi giục các đối tượng khác thực hiện. + Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình Trong số 1.568 người phạm tội trộm cắp tài sản đã bị xét xửa từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho thấy, rất nhiều người phạm tội có hoàn cảnh gia đình phức tạp: có 435 người (chiếm 27,74%) sống trong gia đình khiếm khuyết như có cha mẹ đã ly hôn hoặc đã chết; có 279 người (chiếm 17,79%) sống trong gia đình đã có người có tiền án, tiền sự và có 241 người (chiếm 15,37%) sống trong gia đình có người mắc các tệ nạn như ma túy, cờ bạc.... 2.1.2.3. Thực trạng về diễn biến của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình - Về mức độ của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2018 tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ta thấy về số vụ và số đối tượng phạm tội có sự tăng giảm thất thường không theo quy luật. Cụ thể: Năm 2014 xẩy ra 292 vụ với 315 đối tượng. Năm 2015 xẩy ra 271 vụ với 293 đối tượng, giảm so với năm 2014 là 21 vụ và 22 đối tượng. Năm 2016 xẩy ra 315 vụ với 349 đối,
  • 44. 37 tăng so với năm 2015 là 44 vụ và 56 đối tượng. Năm 2017 xẩy ra 277 vụ với 301 đối tượng, giảm so với năm 2016 là 38 vụ và 48 đối tượng. Năm 2018 xẩy ra 287 vụ với 310 đối tượng, tăng so với năm 2017 là 10 vụ và 9 đối tượng% [Bảng 2.12 phụ lục]. So sánh với mức độ của tổng số các vụ phạm tội về TTXH trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 chúng ta có thể thấy, về số vụ và số đối tượng phạm tội đều có sự tăng giảm thất thường không theo quy luật. Tuy nhiên, số vụ và số đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản lại chiếm tỷ lệ rất cao (tỷ lệ cao nhất) trong cơ cấu của các vụ phạm tội về TTXH. Cụ thể: Năm 2014 số vụ chiếm 46,9%, số đối tượng chiếm 31,46%. Năm 2015 số vụ chiếm 50,4%, số đối tượng chiếm 34,35%. Năm 2016 số vụ chiếm 50,9%, số đối tượng chiếm 40,3%. Năm 2017 số vụ chiếm 47,4%, số đối tượng chiếm 34,92%. Năm 2018 số vụ chiếm 53,5%, số đối tượng chiếm 36,73% [Bảng 2.13 phụ lục]. - Về tính chất của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Tỷ lệ người phạm tội bị xét xử tăng, giảm không theo quy luật: Theo số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình nếu lấy năm 2014 làm gốc ta thấy rõ điều này, năm 2014 có 315 người bị xét xử đến năm 2015 có 293 người bị xét xử, giảm 6,99%. Năm 2016 có 349 người bị xét xử tăng 10,79%. Năm 2017 có 301 người bị xét xử, giảm 4,44%. Năm 2018 có 310 người bị xét xử, giảm 1,59% [Bảng 2.14 phụ lục]. Điều này cho thấy mức độ biến động phức tạp và không theo quy luật của loại tội phạm này. Tỷ lệ vụ phạm tội với hình thức đồng phạm ngày càng tăng: Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 có 271 vụ phạm tội trộm cắp tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm và tỷ lệ số vụ phạm tội dưới hình thức đồng phạm ngày càng tăng, tăng thấp nhất là năm 2015, tăng 31,4% và tăng cao nhất là năm 2018, tăng 108,5%.
  • 45. 38 Như vậy, số vụ phạm tội dưới hình thức đồng phạm có xu hướng tăng đã phản ánh một khía cạnh của tính chất nghiêm trọng của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 [Bảng 2.15 phụ lục]. Tỷ lệ người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” ngày càng tăng: Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 có 531 người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm và tỷ lệ phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm ngày càng tăng, tăng thấp nhất là năm 2015, tăng 16,9% và tăng cao nhất là năm 2018, tăng 68,8%. Như vậy, cũng giống với số vụ phạm tội dưới hình thức đồng phạm thì tỷ lệ người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” có xu hướng tăng đã phản ánh một khía cạnh của tính chất nghiêm trọng của tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bản tỉnh Quảng Bình từ năm 2014 đến năm 2018 [Bảng 2.16 phụ lục]. 2.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình trong những năm qua từ thực tiễn cho thấy về phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản đã đươc nhận thức một cách nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm và gắn với tình hình cụ thể của địa phương. Nòng cốt là lực lượng Công an phối hợp chặt chẽ với, Viện kiểm sát, Tòa án, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến phường, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai nhiều hoạt động và các giải pháp nhằm ngăn chặn loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2014 đến năm 2018 đã xây dựng mới nhiều mô hình điểm về xã, phường, khu dân cư không có tệ nạn, không có tội phạm. Ủy ban Mặt trận các cấp đã phối hợp xây dựng được 28 loại mô hình về đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở,
  • 46. 39 trong đó nhiều mô hình phát huy tốt hiệu quả, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc về ANTT trên địa bàn. Nổi bật là mô hình “Tổ liên gia tự quản”, “Dòng họ tự quản”, “Dòng họ kiểu mẫu”, “Đoạn đường xanh, sạch, đẹp, an toàn văn hóa” ở thành phố Đồng Hới và các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch; “Xứ, họ đạo bình yên, gia đình hòa thuận” ở các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa; “Tổ xung kích tự quản về ANTT”, “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm qua đường dây nóng”, “Câu lạc bộ Pháp luật” ở các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và thị xã Ba Đồn;”Đường biên an toàn, an ninh hữu nghị”, “Bản tự quản về ANTT”, “Ba giữ” ở các xã vùng biên của các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy... Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận các cấp tiếp tục củng cố, kiện toàn 522 “Nhóm nòng cốt” tuyên truyền pháp luật tại khu dân cư; xây dựng, duy trì được 236 “Điểm sáng chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư”; xây dựng, duy trì và nhân rộng 41 mô hình về phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Mặt khác, Hội Nông dân tỉnh xây dựng được 64 câu lạc bộ nông dân phòng, chống tội phạm, 68 câu lạc bộ nông dân với pháp luật, 1.228 tổ tự quản có gần 122.000 hộ nông dân tham gia...; Hội Phụ nữ phối hợp với Bộ đội Biên phòng vận động 641 tổ phụ nữ với 18.387 hộ gia đình đăng ký tham gia phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc bảo vệ thôn, bản khu vực biên giới”; Đoàn Thanh niên thành lập 98 câu lạc bộ pháp luật, phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội với 1.938 hội viên, 726 đội thanh niên xung kích với trên 5.000 đội viên... Đặc biệt, tại các địa phương có 6.131 tổ quần chúng bảo vệ ANTT đang hoạt động có hiệu quả, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, đảm bảo ANTT từ cơ sở. Qua đó cho chúng ta thấy, nhận thức về tầm quan trọng của cônt tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
  • 47. 40 trong những năm qua ngày càng tăng lên đã góp phần kìm hãm sự phát triển của loại tội phạm này. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa trog thời gian qua cũng còn một số hạn chế như: Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, diễn biến phức tạp, số vụ án chưa được khám phá, xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng xấu tới niềm tin của nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng mà chủ yếu là lực lượng Công an chưa làm tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng hình sự, chưa thu hút được nhiều sự tham gia của toàn thể nhân dân vào công tác tố giác và phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. Công tác nghiệp vụ ngày càng được nâng cao nhưng do thiếu về số lượng, không đồng đều về chất lượng, sự phân bố không đồng điều giữa các địa bàn trong tỉnh nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản, đặc biệt việc sử dụng mạng lưới CTVBM chưa đảm bảo, hiệu quả cao. Nhận thức và trình độ của một số cán bộ tiến hành hoạt động phòng ngừa, một số cơ quan tổ chức chưa đầy đủ, chưa theo kịp với sự phát triển chung của xã hội, chưa vận động được các tầng lớp trong xã hội tích cực tham gia nên hoạt động này còn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, các đối tượng phạm tội ngày càng sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi để đối phó, qua mặt người dân, cơ quan chức năng, nhiều đối tượng hoạt động lưu động, liên huyện, tỉnh gây khó khăn cho lực lượng theo dõi, truy bắt. Công cụ, phương tiện sử dụng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Đây là một trong những khó khăn, vướng mắc cần phải khắc phục để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Một khi các Cơ quan, Ban, Ngành và toàn bộ người dân của tỉnh Quảng Bình nhận thức được tầm quan trọng, vào cuộc với một quyết tâm cao; các