SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN NHỊ HỒNG THỦY
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG
KHUẨN, KHÁNG NẤM, KHÁNG OXI HÓA CỦA CÂY LẠC TIÊN
(PASSIFLORA FOETIDA L.) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG
DUNG MÔI HỮU CƠ ÍT PHÂN CỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Thừa Thiên Huế, Năm 2016
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN NHỊ HỒNG THỦY
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG
KHUẨN, KHÁNG NẤM, KHÁNG OXI HÓA CỦA CÂY LẠC TIÊN
(PASSIFLORA FOETIDA L.) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG
DUNG MÔI HỮU CƠ ÍT PHÂN CỰC
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN CHÍ BẢO
Thừa Thiên Huế, Năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Họ tên tác giả
Nguyễn Nhị Hồng Thủy
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại phòng thí nghiệm hợp chất tự nhiên, trường
Đại học Sư phạm Huế.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Chí Bảo, người thầy
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Hóa nói chung và tổ Hóa
hữu cơ nói riêng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu về chuyên môn giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học trường
Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Nguyễn Nhị Hồng Thủy
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA..................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................iii
MỤC LỤC..............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.......................................4
MỞ ĐẦU................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................5
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ......................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
4. Bố cục luận văn ...................................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................7
1. Giới thiệu về chi Passiflora .................................................................................7
1.1. Đặc điểm thực vật.............................................................................................7
1.2. Một số loài thuộc chi Passiflora phân bố ở Việt Nam.......................................7
1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora.........10
1.3.1. Các hợp chất flavonoid ................................................................................12
1.3.2. Các hợp chất alkaloid...................................................................................15
1.3.3. Các hợp chất cyanogen glycoside ................................................................16
1.3.4. Các hợp chất khác........................................................................................18
1.4. Giới thiệu về cây lạc tiên ................................................................................20
1.4.1. Đặc điểm thực vật........................................................................................20
1.4.2. Phân bố sinh thái của cây lạc tiên.................................................................21
1.4.3. Công dụng của cây lạc tiên ..........................................................................21
1.4.4. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây lạc tiên.................................22
1.4.4.1. Thành phần hóa học..................................................................................22
1.4.4.2. Hoạt tính sinh học.....................................................................................23
CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM ..........................................................................24
2.1. Phương pháp xử lí mẫu thực vật .....................................................................24
2
2.1.1. Thu và xử lí mẫu..........................................................................................24
2.1.2. Xác định tên khoa học .................................................................................24
2.2. Hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu ........................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24
2.3.1. Phương pháp chiết mẫu................................................................................24
2.3.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết cây
lạc tiên...................................................................................................................27
2.3.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa............................................28
2.3.4. Xác định thành phần các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây lạc tiên29
2.3.5. Phân lập và xác định cấu trúc của các cấu tử tách được................................29
2.3.5.1. Phân lập chất.............................................................................................29
2.3.5.2. Xác định cấu trúc......................................................................................34
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................35
3.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của các cao
chiết cây lạc tiên....................................................................................................35
3.1.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm............................................35
3.1.2. Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa.............................................................36
3.2. Kết quả xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết
n-hexan từ cây lạc tiên...........................................................................................36
3.3. Các hợp chất phân lập từ cao chiết điclometan của cây lạc tiên.......................37
3.3.1. Hợp chất PED1............................................................................................38
3.3.2. Hợp chất PED4............................................................................................40
3.3.3. Hỗn hợp PED2 và PED3..............................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................48
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên gọi
13
C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13
C
ĐCM Điclometan
EtOAc Etyl axetat
EtOH Etanol
GC/MS Sắc ký khí ghép khối phổ
1
H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
HTSH Hoạt tính sinh học
IR Phổ hồng ngoại
Me Metyl
MeOH Metanol
P. Passiflora
SKBM Sắc ký bản mỏng
SKC Sắc ký cột
TPHH Thành phần hóa học
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
 DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Passiflora phân bố ở Việt Nam.................................. 8
Bảng 1.2. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora ........................... 10
Bảng 1.4. Thành phần hóa học của cây lạc tiên..................................................... 22
Bảng 2.2. Kết quả sắc ký cột cao chiết điclometan cây lạc tiên............................. 31
Bảng 3.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết cây lạc
tiên ....................................................................................................................... 35
Bảng 3.2. Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết cây lạc tiên........ 36
Bảng 3.4. Các cấu tử dễ bay hơi được định danh trong cao chiết n-hexan của cây lạc
tiên ....................................................................................................................... 37
Bảng 3.16. Số liệu phổ 1
H-NMR của hỗn hợp chất PED2 và PED3 với hỗn hợp
stigmasterol và -sitosterol................................................................................... 45
 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết mẫu ............................................................................. 26
Sơ đồ 2.3. Phân lập chất từ cao chiết điclometan cây lạc tiên................................ 33
 DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây lạc tiên............................................................. 21
Hình 3.3 Sắc ký đồ GC cao chiết n-hexan............................................................. 36
Hình 3.5. Phổ hồng ngoại của hợp chất PED1...................................................... 38
Hình 3.6. Phổ 1
H-NMR giãn rộng của hợp chất PED1 ........................................ 38
Hình 3.7. Phổ 13
C-NMR của hợp chất PED1........................................................ 39
Hình 3.8. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED1..................................................... 40
Hình 3.9. Phổ 13
C-NMR của hợp chất PED4........................................................ 41
Hình 3.10. Phổ 13
C-NMR và DEPT của hợp chất PED4....................................... 41
Hình 3.11. Phổ 1
H-NMR giãn rộng của hợp chất PED4 ....................................... 42
Hình 3.12. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED4................................................... 43
Hình 3.13. Phổ 1
H-NMR của hợp chất PED2 và PED3........................................ 44
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lạc tiên hay còn gọi là cây nhãn lồng có tên khoa học Passiflora foetida
L. thuộc họ lạc tiên (Passifloraceae); là cây dây leo thân cỏ, có lá và quả ăn được.
Cây có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ, Mexico, vùng Caribe, Trung Mỹ và Nam
Mỹ. Loài lạc tiên này được du nhập đến các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như
Đông Nam Á hay Hawai [39].
Theo Đông y, nhờ quả có tính ngọt, tính bình nên ban đầu tác dụng của
cây lạc tiên chỉ đơn giản là để thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, chữa ho do phế
nhiệt, chữa ung nhọt, lở loét...Khi sử dụng cây lạc tiên cùng một số thảo dược
khác hoặc thái nhỏ, phơi khô sẽ có tác dụng tốt hơn như: giúp an thần, mát gan,
chữa trị đau đầu [35].
Theo nghiên cứu của Tây Âu, ngoài các tác dụng của nghiên cứu Đông y, lạc
tiên còn có thể chữa trị các bệnh như: hỗ trợ đặc trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ,
chống stress, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể, tim mạch. Bên cạnh đó còn
giúp chống co thắt các cơ trơn, làm giãn và chữa được các chứng đau co thắt, đường
tiêu hóa, tử cung [35].
Theo chúng tôi được biết, hiện nay trên thế giới đã có một số công trình
khoa học nghiên cứu về thành phần hóa học (TPHH) và hoạt tính sinh học (HTSH)
của cây lạc tiên cũng như họ Passifloraceae nhằm nâng cao giá trị sử dụng của nó.
Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu cụ thể về TPHH và HTSH của cây lạc tiên
còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm,
kháng oxi hóa của cây lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế
bằng dung môi hữu cơ ít phân cực”.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Cây lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
6
* Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát TPHH, phân lập và xác định cấu trúc của một số cấu tử trong các
cao chiết bằng dung môi hữu cơ ít phân cực: n-hexan, điclometan.
Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa các cao chiết từ cây
lạc tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên.
Tổng quan các tài liệu về đặc điểm thực vật, TPHH, HTSH của một số cây
thuộc chi Passiflora.
* Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm
Sử dụng phương pháp chiết rắn - lỏng để điều chế các cao chiết cây lạc tiên
trong các dung môi n-hexan, điclometan, EtOAc, MeOH.
Thử hoạt tính sinh học của các cao chiết thu được.
Đo GC/MS cao chiết n-hexan để xác định thành phần các cấu tử dễ bay hơi.
Phân lập 1-2 cấu tử từ cao chiết trong các dung môi ít phân cực (n-hexan,
điclometan) bằng phương pháp sắc ký bản mỏng (SKBM), sắc ký cột (SKC)…
Xác định cấu trúc của các cấu tử tách được bằng các phương pháp phổ: IR,
MS, 1
H-NMR, 13
C-NMR, DEPT.
4. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm: 51 trang.
Mục lục: 2 trang.
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt: 1 trang.
Danh mục các bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ: 1 trang.
Phần mở đầu: 2 trang.
Phần nội dung: 40 trang.
Chương 1. Tổng quan: 17 trang
Chương 2. Thực nghiệm: 11 trang.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 12 trang.
Phần kết luận và kiến nghị: 1 trang
Phần tài liệu tham khảo: 4 trang.
7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Giới thiệu về chi Passiflora
1.1. Đặc điểm thực vật
Họ lạc tiên (Passifloraceae) là một họ thực vật có hoa chứa hơn 750 loài với
khoảng 27 chi bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và phân bố ở vùng
nhiệt đới [39].
Chi Passiflora là một chi thực vật thuộc họ lạc tiên (Passifloraceae). Chi này
có khoảng 500 loài chủ yếu là cây dây leo, có một số là cây bụi, và một số loài là
cây thân thảo. Hầu hết các loài được tìm thấy ở Nam Mỹ, Nam Á, Đông Á và New
Guinea [38].
Hầu hết các loài thuộc chi Passiflora có tua cuốn, thân thảo hoặc thân cỏ,
dây leo. Các loài thuộc chi Passiflora có rễ mọc khá cạn, có thể quan sát thấy 60%
rễ cách mặt đất 30 cm. Hoa có thể đơn tính hoặc lưỡng tính, màu sáng, có nhiều sợi
hoặc hình khuyên phụ giữa tràng hoa và nhụy hoa, những đặc điểm này làm hoa có
hình thức rất đa dạng. Đài hoa gồm 3 đến 5 lớp xếp đè lên nhau, nằm tự do hoặc ở
trên lá đài. Mỗi hoa có khoảng 3 đến 5 nhụy dưới bao hoa hoặc ở đầu noãn hoa. Lá
so le, đơn, đôi khi lá kép, thùy lá giống hình bàn tay, một vài trường hợp có lông
mịn. Một số loài có sự khác biệt giữa lá non và lá trưởng thành về hình dáng và kích
thước. Quá trình thụ phấn được thực hiện bởi côn trùng, màu sắc đẹp của hoa đóng
vai trò quan trọng trong việc thu hút côn trùng thụ phấn [12].
1.2. Một số loài thuộc chi Passiflora phân bố ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo danh mục các loài thực vật Việt Nam, chi Passiflora có
khoảng 15 loài, được phân bố rộng rãi trên khắp cả nước từ bắc chí nam. Trong số
15 loài phân bố ở Việt Nam, có đến 10 loài được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm
dân gian [2].
8
Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Passiflora phân bố ở Việt Nam
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố Công dụng
1 Passiflora
caerulea L.
Chùm bao; Lạc
tiên cảnh.
Quảng Nam,
TP. Hồ Chí
Minh.
Làm cảnh. Lá làm thuốc trị
nhức đầu, sốt. Rễ, Thân và
quả làm thuốc trừ phong
thấp.
2 Passiflora
cupiforms
Mast.
Nhãn lồng hình
ly
Lào Cai, Vĩnh
Phúc, Huế,
Đà Nẵng.
Toàn cây tác dụng giải độc
tán ứ, hoạt huyết, trị ung
nhọt, rắn cắn. Nước uống trị
viêm gan, sốt rét, liệt do
phong thấp.
3 Passiflora
eberhardtii
Gagnep.
Lạc tiên
eberhardtii;
nhãn lồng
eberhardtii.
Bắc cạn.
4 Passiflora edulis
Sims
Dây mát,
chùm bao
trứng.
Hà Nội, Kon
Tum, Gia Lai,
Lâm Đồng.
Làm cảnh, quả ăn được
hoặc làm rau, tác dụng bổ,
làm cường tráng và hưng
phấn, chữa đau bụng kinh.
5 Passiflora foetida
L.
Lạc tiên,
Chùm bao,
nhãn lồng.
Mọc hoang
khắp nơi ở
Việt Nam.
Ngọn và lá non làm rau,
Quả chín ăn được. Có tác
dụng an thần, điều kinh,
chữa ho suy nhược thần
kinh, phù thũng. Lá giã đắp
chữa mụn nhọt, lở loét ở
chân, viêm mủ da. Toàn cây
chữa bỏng lửa, bỏng nước
sôi.
6 Passiflora
incarnata L.
Lạc tiên tây,
mắc mát.
Hà Nội, Lâm
Đồng.
Đọt non ăn được có tác
dụng an thần, Quả chín ăn
được chữa mất ngủ, đau
dây thần kinh, đau bụng đi
ngoài, kiết lị, trĩ, bại liệt,
9
nhiễm độc Morphin.
7 Passiflora
laurifolia L.
Guồi tây, Dưa
tây.
TP. Hồ Chí
Minh
Quả chín thơm, vị chua, ăn
ngon. Lá có độc, tác dụng
an thần, hơ nóng đắp mụn
nhọt đang mưng mủ.
8 Passiflora
moluccana
Reinw.ex Blume
Lạc tiên
Molucca.
Cả nước. Thanh nhiệt, giải độc chữa
ghẻ lở.
9 Passiflora
pertriloba
Merr.
Lạc tiên ba
thùy, nhãn lồng
ba thùy.
Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh.
10 Passiflora
quadrangulrs
L.
Dưa gang tây. Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh.
Làm cảnh, Thực phẩm. Rễ
an thần gây ngủ mạnh. Lá
độc nhẹ.
11 Passiflora
siamica Craib.
Lạc tiên thái,
nhãn lồng thái.
Bắc bộ, Tây
Nguyên.
12 Passiflora
suberora L.
Lạc tiên
Bần, nhãn lồng
sube.
TP. Hồ Chí
Minh.
13 Passiflora
sumatrana
Blume.
Lạc tiên
sumatrana,
nhãn lồng
sumatrana.
Thừa Thiên
Huế.
14 Passiflora
tonkinensis
W. Wide.
Lạc tiên
bắc, nhãn lồng
bắc.
Lạng sơn
15 Passiflora
wilsonii
Hemsl.
Lạc tiên
Wilson.
Lào Cai. Toàn cây trị phong thấp,
ngăn tổn thương, mụn nhọt,
chữa sốt rét. Dùng ngoài da
bó gãy xương.
10
1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Passiflora cho thấy sự xuất
hiện của nhiều lớp chất như: alkaloid, phenolic, glycosyl flavonoid và cyanogen…
Bảng 1.2. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora
KH Loài Thành phần hóa học TLTK
1 P. adenopoda
Moc.& Sesse
Cyanogen glycoside: linamarin (29),
lotaustralin (30).
[9],
[33]
2 P. alata Dryand. C-glycosyl flavanoid: vitexin (3), isovitexin
(4), orientin (10).
[9]
3 P.apetala Linn. Cyanogenic glycoside: Passibiflorine (34). [9]
4 P. biflora Domb. O- và C-glycosylflavon: swertisin (5), 2”-O-
rhamnosyl isoorientin (23) và 2”-O-
rhamnosyl isovitexin (22).
Cyanogenic glycoside: passibiflorine (34) và
epipassibiflorine (35).
[9],
[16]
5 P. caerulea Linn. Flavone: chrysin (17).
Cyanogen glycoside sulphate: tetraphyllin B-
4-sulphate và epitetraphyllin B-4-sulphate.
[9]
6 P. coccinea Aubl. Cyanogenic glycoside: passicoccin (45). [9]
7 P. coriacea Fuss. Cyanogenic glycoside: baterin (40). [9]
8 P. cyanea Mast. Hợp chất coumarin: esculetin (54). [9]
9 P. edulis Hợp chất phenol: 4-hydroxyl- -ionol, 2,6-
dimethylocta-1,7-dien-2,6-diol, 2,6-dimethyl-
1,8-octandiol, 2,6-dimethyl-octa-1,7-dien-
3,6-diol.
Alkaloid: harmane (24), harmine (26),
harmaline (28), harmalol (27).
Hợp chất glycoside: passiflorine (33)
passicapsin (36), passibiflorine (34).
Triterpenoid: cyclopasssifloside XII (46) và
[9],
[34],
[35]
11
cyclopasssifloside XIII (47).
Flavonoid: luteolin-8-C- -
digitoxopyranosyl-4’-O- -D-
glucopyranoside (12), apigenin-8-C- -
digitoxopyranoside (14), apigenin-8-C- -
boivinopyranoside (15), luteolin-8-C- -
boivinopyranoside (13), vicenin-2 (20),
isoorientin (9), isovitexin (4) và 6,8-di-C-
glycosylchrysin (21).
10 P. incarnata Flavonoid: apigenin (6), luteolin (11),
quercetin (2), kaempferol (1), vitexin (3),
isovitexin (4), orientin (10), isoorientin (9),
schaftoside (7), isoschaftoside (8).
Alkaloid: harmane (24), harmol (75),
harmine (26), harmalol (27) và harmalin
(28).
[9]
11 P. laurifolia Linn. Axit pantothenic (52), axit ascorbic (51). [9]
12 P. lutea Linn. Cyanogenic glycoside: linamarin (29),
lotaustralin (30) và passibiflorin (34).
[9]
13 P. menispermifolia
H.B.K
Flavonoid: vitexin (3), orientin (10) và
luteolin-7- -D-glycoside (19)
Coumarin: esculetin (54).
[9]
14 P. molliseria DC Acid ascorbic (51). [9]
15 P. mollissima
Bayley
Passiflorine (33).
Hợp chất dễ bay hơi: 1,8 cineole, 3-
sulfanylhexyl acetate, linalool, hexanal.
[8], [9]
16 P. oerstedii Mast. C-glycosyl flavonoid: 2’’-O-xylosyl vitexin
(64); -sitosterol (55).
[9]
17 P. palmeri Linn. Flavonoid: isovitexin (4), vitexin (3),
quercetin (2), luteolin (11), isoorientin (9),
[6]
12
luteolin-7-glucoside (19), vicenin-2 (20), 2’’-
O-rhamnosyl vitexin (18).
18 P.pendens Linn. Linamarin (29), lotaustralin (30), linustatin
(31) và neolinustatin (32).
[9]
19 P. pittieri C-glycoside flavonoid: isovitexin (4),
schaftoside (7) và isoschaftoside (8),
luteolin-7-O-glucoside (19).
[9]
20 P. quadrangularis
Linn.
Passiflorine (33); triterpene glycoside
quadranguloside (48).
[9],
[19]
21 P. sexflora Fuss. Flavonoid: luteolin (16), luteolin-7-O-
glucoside (19).
[9]
22 P. suberosa Linn. Cyanogenic glycoside: passisuberosin (37),
epipassisuberosin (38).
[9],
[33]
23 P. subpeltata
Orteg.
Cyanogenic glycoside: barterin (40);
quercetin (2), acid gallic (53), apigenin (6).
[9],
[28]
24 P. talamansis Cyanogenic glycoside: passibiflorine (34) và
epipassibiflorine (35).
[9]
25 P. trifasciata Lem. Cyanogenic glycoside: passitrifasciatin (39). [9]
Dựa theo việc phân loại các hợp chất tự nhiên được phân lập từ các loài
thuộc chi Passiflora, có thể thống kê các lớp chất chủ yếu sau:
1.3.1. Các hợp chất flavonoid
Flavonoid là lớp chất thứ cấp thường gặp trong các loài thực vật. Các
flavonoid có cấu trúc chung là bộ khung 15 cacbon gồm hai vòng phenyl và một dị
vòng. Cấu trúc cacbon này có thể được viết tắt C3-C6-C3 [41].
Hiện nay, hơn 5000 flavonoid được tìm thấy ở các loài thực vật trong tự
nhiên và được phân loại theo cấu trúc hóa học thành 5 nhóm chất gồm:
anthoxanthin, flavanone, flavanonol, flavan, anthocyanidin [41].
Năm 2004, theo thống kê của Dhawan và cộng sự cho thấy flavonoid là
nhóm chất chính trong thành phần hóa học của các loài trong chi Passiflora. Trong
đó các flavonoid, chủ yếu là C-glycoside và O-glycoside của khung flavon gồm:
13
kaempferol (1), quercetin (2), vitexin (3), isovitexin (4), swertisin (5), apigenin (6),
schaftoside (7), isoschaftoside (8), isoorientin (9), orientin (10), luteolin (11) [9].
(1) (2)
(3) R: A (4) R: A
(18) R: B (22) R: B
(5) R: A (6) R: H
(14) R: D
(15) R: C
R R1 (9) R: A
(7) A E (23) R: B
(8) E A
14
(10) R: A (11)
A B
C D E
Năm 2013, nhóm nghiên cứu Fengquing Xu đã phân lập được 5 hợp chất C-
dideoxyhexosyl flavone mới từ loài P. edulis Sims gồm: luteolin-8-C- -
digitoxopyranosyl-4’-O- -D-glucopyranoside (12), luteolin-8-C- -
boivinopyranoside (13), apigenin-8-C- -digitoxopyranoside (14), apigenin-8-C- -
boivinopyranoside (15) và 3 hợp chất flavonoid đã biết gồm : luteolin (11), chrysin
(16), chrysin-7-O- -D-glucopyranoside (17) [35].
R R1 R2 R R1 R2
(12) D A H (16) H H H
(13) C H H (17) H A H
(19) H H A (21) A H A
15
Năm 2015, khi tiến hành so sánh hai loài P. edulis phổ biến là P. edulis fo
edulis và P. edulis fo. flavicarpa, Ayres và nhóm nghiên cứu đến từ Brazil đã xác
định được vitexin-2”-O-rhamnoside (18), luteolin-7-O-glucoside (19) là 2 flavonoid
chủ yếu có trong P. edulis fo edulis và isovitexin (4), isoorientin (9), vicenin-2 (20),
6,8-di-C-glycosylchrysin (21) là thành phần chính trong P. edulis fo. flavicarpa [7].
R R1
(20) A A
Năm 2015, Modesti và cộng sự đã phân lập từ loài P. bogotensis hợp chất C-
glycosyl flavonnoid gồm isovitexin (4), isovitexin-2”-O-rhamnoside (22),
isoorientin-2”-O-rhamnoside (23) [17].
1.3.2. Các hợp chất alkaloid
Bên cạnh nhóm chất flavonoid, nhóm chất alkaloid cũng được phân lập từ
các loài thuộc chi Passiflora. Theo Dhawan và cộng sự, các alkaloid có mặt trong
chi Passiflora có cấu trúc indol và khung cơ bản β-carbolin, gồm: harmane (24),
harmol (25), harmine (26), harmalol (27) và harmaline (28) [9].
Tuy nhiên theo Ingale, các alkaloid này tuy có mặt phổ biến trong các loài
thuộc chi Passiflora nhưng hàm lượng tương đối nhỏ [13].
R
(24) H
(25) OH
(26) OCH3
R
(27) OH
(28) OCH3
16
1.3.3. Các hợp chất cyanogen glycoside
Ngoài hai nhóm chất chính là flavonoid và alkaloid, các hợp chất cyanogen
glycoside cũng được phát hiện có trong một số loài thuộc chi Passiflora.
Năm 1986, khi tiến hành nghiên cứu 3 loài P. pendens, P. adenopoda, P.
warmingii, Spencer đã phân lập được 4 hợp chất cyanogen glycoside gồm:
linamarin (29), lotaustralin (30), linustatin (31), neolinustatin (32) [32].
Năm 1987, khi nghiên cứu loài P. suberosa, Spencer và cộng sự tiếp tục
phân lập được 2 hợp chất cyanogen glycoside là passisuberosin (37) và
epipassisuberosin (38) [33].
Năm 2004, theo kết quả thống kê của Dhawan và cộng sự, có 14 hợp chất
cyanogen glycoside được phân lập từ chi Passiflora bao gồm: linamarin (29),
lotaustralin (30), linustatin (31), neolinustatin (32), passiflorine (33), passibiflorine
(34), epipassibiflorine (35), passicapsin (36), passisuberosin (37), epipassisuberosin
(38), passitrifasciatin (39), baterin (40), tetraphyllin A (41), tetraphyllin B (42),
deidaclin (43), volkenin (44), passicoccin (45) [9].
(29) (30)
(31) (32)
17
(33) (34)
(35) (36)
(37) (38)
(39) (40)
18
(41) (42)
(43) (44)
(45)
1.3.4. Các hợp chất khác
Năm 2014, những nghiên cứu của Saravanan và đồng nghiệp cho thấy trong
cao chiết axeton từ quả của loài P. ligularis Juss. có hàm lượng lớn các hợp chất
polyphenol, tannin và flavonoid [29].
* Triterpenoid: Năm 2013, Cong Wang và cộng sự phân lập được 2 hợp chất
cycloartane triterpenoid saponin từ loài P. edulis Sims là cyclopasssifloside XII (46)
và cyclopasssifloside XIII (47) [34].
19
(46) (47)
Quadranguloside (48) là một triterpenoid được nhóm nghiên cứu của Orsini
phân lập từ loài P. quadrangularis [19].
(48)
* Các axit hữu cơ: Axit linoleic (49), axit linolenic (50) [30], axit ascorbic (51),
axit pantothenic (52), axit gallic (53) [9].
(49)
(50)
20
(51) (52) (53)
* Các hợp chất khác: Ngoài ra, các hợp chất coumarin như esculetin (54) và sterol
như -sitosterol (55) cũng được tìm thấy trong một số loài thuộc chi Passiflora [9].
(54) (55)
1.4. Giới thiệu về cây lạc tiên
1.4.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học : Passiflora foetida L.
Tên Việt Nam : Lạc tiên, nhãn lồng, lồng đèn, hồng tiên.
Chi : Passiflora
Họ : Lạc tiên (Passifloraceae)
Lạc tiên là một loại cây dây leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm. Lá
mềm, mọc so le, hình tim, dài 6-10 cm, rộng 5-8 cm, mép lượn sóng và xẻ hơi sâu
thành 3 thùy, đáy lá hình tim, mép lá có lông mịn, cuốn lá dài 7-8 cm. Đầu tua cuốn
thành lò xo. Hoa đơn độc, 5 cánh màu trắng và hơi tím nhạt, đường kính 5,5 cm, lá
đài màu trắng phía dưới có gân xanh, dưới lá đài có 3 gân chính với những gân phụ
trông như lá mà không có phiến chỉ có gân lá. Một đĩa có 2 tầng tua, mặt tua trên có
màu tím trong vàng, trong cùng có lông mịn. Trụ cao có đầu tim đỏ, 5 nhị có bao
phấn màu vàng gục xuống dưới. Quả hình trứng dài 2-3 cm [4].
21
Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây lạc tiên
1.4.2. Phân bố sinh thái của cây lạc tiên [3]
Cây lạc tiên phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như
Đông Nam Á và Hawaii.
Ở Việt Nam, cây lạc tiên mọc hoang ở khắp mọi nơi, nhất là các tỉnh Hòa
Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam.
Lạc tiên là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trùm lên các cây bụi ven rừng,
đồi, nhất là các trảng cây bụi, tái sinh sau nương rẫy. Cây sinh trưởng mạnh khoảng
giữa tháng 3 đến tháng 8. Hoa quả nhiều quanh năm. Mùa đông cây có hiện tượng
hơi rụng lá. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Nguồn lạc tiên ở Việt Nam nhìn chung
khá dồi dào.
1.4.3. Công dụng của cây lạc tiên
Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Ngọn non của cây thường được thu hái để luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi
ngủ vài giờ. Dạng thuốc thông thường là cao lỏng có đường [3].
 Bài thuốc có lạc tiên
Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, hồi hộp: lạc tiên 150 g, lá vông 130 g,
tâm sen 2,2 g, lá dâu 10 g, đường 90 g. Tất cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100 mL.
Ngày dùng 2-4 thìa to, uống trước khi đi ngủ [3].
22
1.4.4. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây lạc tiên
1.4.4.1. Thành phần hóa học
Theo tác giả Patil.A.S và Paikrao.H.M, trong lạc tiên có mặt các nhóm chất:
flavonoid, alkaloid, steroid, tannin, saponin, anthraquinon, phenolic [21].
Bảng 1.4. Thành phần hóa học của cây lạc tiên
STT Bộ phận Thành phần Tài liệu tham khảo
1 Nhựa cây Polyketide -pyrone gọi là passifloricin A
(56), passiflorincin B (57), passifloricin C
(58); ermanin (59).
[9], [10], [11], [22]
2 Hạt, mầm Cyanohydrin glycoside: tetraphyllin A
(41), tetraphyllin B (42), tetraphyllin B
sulphate, deidaclin (43), volkenin (44).
[6], [9], [22]
3 Lá C-glycosyl flavonoid: apigenin (8),
isovitexin (4), vitexin (3), luteolin-7- -D-
glucoside (19), kaempferol (1),
pachypodol (60), 7,4’-dimethoxyl
apigenin (61), 4’,7-O-dimethyl naringenin
(62), 3,5-dihydroxy-4’,7-dimethoxy
flavanone (63), 2”-xylosyl vitexin (64).
Alkaloid: harmane (24), harmalol (27),
harmine (26), harmaline (28).
Axit linoleic (49) và axit linolenic (50).
[9], [15], [18], [22]
(56) (57) R= H
(58) R= CH3CO
23
(60) (61)
(62) (63)
với
(64) R: F F
1.4.4.2. Hoạt tính sinh học
Theo tác giả Vũ Ngọc Lộ và Hoàng Tích Huyền, alkaloid chiết từ cây lạc
tiên có tác dụng giảm hoạt động của chuột nhắt trắng được kích thích do dùng
cafein và kéo dài thời gian gây ngủ của hexobarbital [3].
Theo Ranganatha. N và cộng sự, cao chiết EtOH từ cây lạc tiên giúp nâng
cao chỉ số thực bào trong hoạt động thực bào, kích thích hệ thống miễn dịch trong
cơ thể [24].
Trong một nghiên cứu của Santosh P chỉ ra cao chiết MeOH của cây lạc tiên
có tác dụng chống trầm cảm trên chuột nhắt trắng trong mô hình thực nghiệm [25].
Các kết quả nghiên cứu của Sasikala. V và cộng sự cho thấy tác dụng giảm
đau và khả năng kháng viêm rất tốt từ cây lạc tiên, có tiềm năng dùng trong dược
phẩm [26].
Một nghiên cứu khác của Sasikala. V cũng cho thấy hoạt tính kháng oxi hóa
cao từ cao chiết EtOH của cây lạc tiên thu hái ở phía nam Ấn Độ [27].
24
CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Phƣơng pháp xử lí mẫu thực vật
2.1.1. Thu và xử lí mẫu
Phần trên mặt đất cây lạc tiên được thu hái vào tháng 1 năm 2016 ở huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây lạc tiên tươi được rửa sạch, loại bỏ các lá sâu bệnh,
héo úa để ráo nước có khối lượng 9 kg. Cắt nhỏ, tiến hành phơi khô dưới trời nắng
dịu trong thời gian 1 tuần, xay mịn, khối lượng mẫu khô thu được là 1,6 kg.
2.1.2. Xác định tên khoa học
Mẫu cây lạc tiên được giám định tên khoa học bởi NGƯT Đỗ Xuân Cẩm,
nguyên giảng viên Phân loại học Thực vật trường Đại học Nông lâm Huế.
Kết quả giám định mẫu cây thu hái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
trong luận văn này chính là cây lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetida L.
2.2. Hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu
2.2.1. Hóa chất
Hóa chất hữu cơ: n-hexan, điclometan, clorofom, EtOAc, MeOH, EtOH,
axeton, CH3COOH, thuốc thử vanilin/axit sunfuric.
2.2.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu
Máy cô đuổi dung môi RE-52CS-1.
Máy UV WFH-203 ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm của công ty
Shanghai Jingle Industrial.
Máy chiết siêu âm Amsco Reliance sonic 550.
Cột sắc ký với các loại kích cỡ khác nhau.
Bản mỏng nhôm tráng sẵn silica gel 60 F254, độ dày 0,200 mm.
Cân phân tích chính xác 0,001 gam.
Silica gel pha thường Merck 60 cỡ hạt 0,040-0,063 mm.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp chiết mẫu
Mẫu lạc tiên sau khi được phơi khô, xay nhỏ cho vào bình thủy tinh cỡ 5 lít
rồi cho dung môi n-hexan vào ngập quá lượng mẫu. Đậy kín bình để hạn chế dung
25
môi bay hơi, thỉnh thoảng khuấy mẫu và để trong thời gian 24 giờ. Sau thời gian
trên, tiến hành tách lấy phần dịch chiết rồi lọc phần bã còn lại, tiếp tục ngâm với
dung môi n-hexan thêm bốn lần nữa với thời gian mỗi lần là 24 giờ để chiết các hợp
chất kém phân cực trong mẫu thô ban đầu.
Gộp các phần dịch chiết thu được tiến hành cô đuổi dung môi bằng máy cô
quay dưới áp suất thấp. Nhiệt độ cô đuổi dung môi không được lớn hơn 60o
C vì ở
nhiệt độ này có thể làm hư hại một số hợp chất kém bền nhiệt có trong dịch chiết.
Sau khi cô đuổi dung môi, ta thu được cao chiết n-hexan của cây lạc tiên.
Phần bã còn lại tiếp tục được ngâm chiết trong dung môi điclometan. Cách
tiến hành và thời gian ngâm chiết tương tự như khi tiến hành với dung môi n-hexan.
Dịch chiết thu được khi chiết bằng dung môi điclometan được tiến hành cô đuổi
dung môi để thu cao chiết.
Phần bã rắn còn lại tiếp tục được ngâm chiết với dung môi etyl axetat và cuối
cùng là dung môi metanol. Cách tiến hành tương tự như trên.
26
Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết mẫu
SKC, SKBM
Cô đuổi
dung môi
Cô đuổi
dung môi
Đo GC/MS
Bã chiết n-hexan
Ngâm chiết
n-hexan
Ngâm chiết
etyl axetat
Ngâm chiết
điclometan
Mẫu cây lạc tiên (1,6 kg)
Dịch chiết n-hexan
Cao chiết n-hexan
(17,894 g)
Thành phần cấu
tử dễ bay hơi
Dịch chiết
điclometan
Bã chiết
điclometan
Cao chiết
điclometan
(25,985 g)
Dịch chiết
etyl axetat
Cấu tử tinh
khiết
Cô đuổi
dung môi
Cao chiết
etyl axetat
(4,392 g)
Bã chiết
etyl axetat
Dịch chiết
metanol
Cao chiết
metanol
(108,052 g)
Ngâm chiết
metanol
27
2.3.2. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết
cây lạc tiên
2.3.2.1. Các chủng vi sinh vật và nấm kiểm định
Các chủng vi sinh vật và nấm đại diện gây bệnh ở người bao gồm:
Vi khuẩn:
Gram (-) Pseudomonas aeruginosa (Pa) ATCC 15442
Escherichia coli (Ec) ATCC 25922
Gram (+) Staphylococcus aureus (Sa) ATCC 13709
Bacillus subtilis (Bs) ATCC 6633
Lactobasillus fermentum N4
Enterococus faecium B650
Nấm: Candida albicans (Ca) ATCC 10231
2.3.2.2. Môi trƣờng nuôi cấy
MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller-Hinton Agar), TSB (Tryptic
Soy Broth), TSA (Tryptic Soy Agar) cho vi sinh vật; SAB (Soy Agar Broth), SA
(Soy Agar) cho nấm.
2.3.2.3. Phƣơng pháp: phƣơng pháp pha loãng đa nồng độ
* Pha loãng mẫu thử
Mẫu ban đầu được pha trong DMSO (dimetyl sulfoxid) với nồng độ thích
hợp theo yêu cầu và mục đích thử.
Các mẫu được pha thành dãy các nồng độ khác nhau có thể dãy 5 nồng độ
hoặc 10 nồng độ.
Mẫu ban đầu có nồng độ 40 mg/mL được pha loãng thành các nồng độ khác
nhau để thử hoạt tính với các chủng từ nồng độ 256 g/mL; 64 g/mL, 16 g/mL; 4
g/mL; 1 g/mL.
* Thử hoạt tính
Chuẩn bị dung dịch vi sinh vật hoặc nấm với nồng độ 5.105
cfu/mL khi tiến
hành thử.
Lấy 10 L dung dịch mẫu thử theo các nồng độ đã được pha loãng, thêm 200
L dung dịch vi sinh vật và nấm, ủ 370
C. Sau 24 giờ, bổ sung 50 L MTT (3-(4,5-
28
dimetylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl-2H-tetrazolium bromid) (1mg/mL) vào các giếng
thử và đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị MIC được xác định tại giếng có
nồng độ chất thử thấp nhất không chuyển hoá MTT thành MTT formazan cho màu
tím đậm. Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy
Tecan (Genios) và phần mềm raw data.
* Chất tham khảo
Kháng sinh Ampicilin cho các chủng vi khuẩn gram (+) và chủng vi khuẩn
Ec gram (-) với giá trị IC50 trong khoảng 0,05-2 g/mL.
Hỗn hợp kháng sinh Pen/Step cho chủng vi khuẩn Pa gram (-) với giá trị IC50
trong khoảng 4-5 g/mL.
Amphotericin B cho nấm với giá trị IC50 trong khoảng 0,5-1 g/mL.
2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa
Nguyên tắc của phương pháp: 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) là chất
tạo ra gốc tự do được dùng để sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của các chất nghiên
cứu. Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc làm giảm màu của DPPH, được xác
định bằng cách đo quang ở bước sóng  = 517 nm.
Phương pháp tiến hành: Pha dung dịch DPPH có nồng độ 1 mM trong
Metanol (MeOH). Chất thử được pha trong DMSO 100% sao cho nồng độ cuối
cùng đạt được một dãy các nồng độ 256; 64; 16; 4; 1 g/mL. Để thời gian phản ứng
30 phút ở 370
C, đọc mật độ hấp thụ của DPPH còn lại bằng máy đọc Genios Tecan
ở bước sóng 517 nm. Phần trăm quét gốc tự do DPPH của mẫu thử được tính theo
công thức sau:
SC% = (OD trắng – OD mẫu thử)/ ODtrắng (%).
EC50 được tính theo giá trị SC tương quan với các nồng độ khác nhau của
chất thử, thí nghiệm được lặp lại với n = 3.
29
Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ DPPH và mật độ quang học:
2.3.4. Xác định thành phần các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây
lạc tiên
Trích một ít cao chiết n-hexan, hòa tan trong 3 mL n-hexan Merck, cho một
ít Na2SO4 khan vào để loại nước (nếu có). Sau đó lọc qua đầu lọc để loại hết chất
bẩn. Dịch chiết thu được đem phân tích bằng phương pháp sắc kí khí - khối phổ liên
hợp (GC/MS).
Sắc kí khí - khối phổ liên hợp (GC/MS) được thực hiện trên máy GC/MS
QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản) tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ
phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế.
2.3.5. Phân lập và xác định cấu trúc của các cấu tử tách đƣợc
2.3.5.1. Phân lập chất
* Sắc ký lớp mỏng
Trước khi triển khai sắc ký cột, sử dụng sắc kí lớp mỏng để tìm hệ dung môi
giải ly thích hợp với các bước:
Mẫu cần sắc ký được hòa tan trong dung môi phù hợp.
Chuẩn bị bản mỏng, chấm lên mỗi tấm một chấm dung dịch mẫu.
Mỗi bản mỏng được triển khai với một loạt hệ dung môi giải ly khác nhau,
tiếp đến hiện hình các vết trên bản bằng thuốc thử axit.
Đồ thị tương quan giữa mật độ quang học và nồng độ DPPH
y = 0.3225x + 0.0241
R2
= 0.9938
0.0000
0.2000
0.4000
0.6000
0.8000
1.0000
1.2000
1.4000
1.6000
1.8000
0.0000 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 6.0000
Nồng độ DPPH mM
Mậtđộquanghọc(OD)
30
Trích một ít cao chiết n-hexan và điclometan, hòa tan trở lại trong dung môi
tương ứng. Tiến hành sắc kí bản mỏng với các hệ dung môi thích hợp để triển khai
sắc ký cột. Sau quá trình giải ly, làm hiện hình các vết bằng máy UV ở bước sóng
254 và 365 nm, thuốc thử vanilin/axit sunfuric, hơ nóng.
Thuốc thử axit: Cho từ từ 10 mL axit sunfuric đặc vào 200 mL metanol.
Thêm 25 mL axit axetic đặc và 3 gam vanilin.
Từ kết quả sắc kí bản mỏng, chúng tôi đã chọn cao chiết điclometan để tiến
hành sắc kí cột với hệ dung môi giải ly là n-hexan:axeton.
* Sắc kí cột cao chiết điclometan của cây lạc tiên
- Chuẩn bị cột chạy sắc kí:
Cột thủy tinh có khóa và cổ nhám, đường kính 3,4 cm, chiều dài 80 cm, rửa
sạch, sấy khô, cố định cột trên giá sắt theo chiều thẳng đứng.
- Nạp chất hấp thu vào cột:
Nhồi cột theo phương pháp nhồi cột ướt: silica gel (loại silica gel 60 cỡ hạt
0,040 - 0,063 mm, Merck) cho vào cốc chứa hệ dung môi n-hexan:axeton (95:5,
v/v) cũng chính là hệ dung môi bắt đầu triển khai SKC. Khuấy đều đến khi thu được
hỗn hợp sệt đồng nhất rồi cho vào cột, vừa cho vào vừa dùng bóp cao su gõ nhẹ cho
chặt cột. Cho hệ dung môi n-hexan:axeton (95:5, v/v) vào chảy liên tục một thời
gian để ổn định cột. Trong khi nạp cột, dung môi liên tục chảy qua cột và không để
khô dung môi ở đầu cột. Sau đó hạ mức dung môi sát với bề mặt chất hấp thu có
trong cột. Khi nạp xong, mặt thoáng của silica gel trong cột phải nằm ngang.
- Nạp mẫu chất vào cột:
Nạp mẫu chất vào cột ở dạng khô: khối lượng cao điclometan sử dụng là
14,9 gam, hòa tan cao chiết trong điclometan, cho thêm silica gel (khoảng 20 gam),
cô đuổi dung môi bằng máy siêu âm, vừa siêu âm vừa khuấy liên tục đến khi thu
được hỗn hợp khô, mịn, lúc này cao chiết đã được tẩm lên bề mặt các hạt silica gel.
Cho mẫu này lên trên đầu cột, cho hệ dung môi chảy qua cột để ổn định bề mặt mẫu
chất, khi hệ dung môi còn cách mặt thoáng mẫu chất 3 cm thì cho tiếp một lớp silica
gel khoảng 2 cm lên trên mặt thoáng của mẫu để bảo vệ cột.
- Tiến hành giải ly cột:
31
Tiến hành giải ly cột với hệ dung môi n-hexan:axeton (95:5, v/v). Hứng dung
môi giải ly bằng cốc thủy tinh nhỏ được đánh số thứ tự và có kí hiệu, mỗi cốc hứng
khoảng 50 mL.
Vừa giải ly cột, vừa theo dõi dung dịch giải ly bằng sắc kí bản mỏng để thu
được các phân đoạn, mỗi phân đoạn gồm những cốc cho kết quả sắc kí bản mỏng
gần giống nhau.
Khi kết quả sắc kí bản mỏng của một vài cốc hiện vết lên thấp hoặc không
còn hiện vết nữa, thì chúng tôi thay đổi hệ dung môi phân cực hơn.
Trong quá trình triển khai SKC chúng tôi tăng dần độ phân cực của hệ dung
môi n-hexan:axeton từ (95:5, v/v) đến (0:100, v/v). Kết hợp với sắc kí bản mỏng để
thu được các phân đoạn.
Bảng 2.2. Kết quả sắc ký cột cao chiết điclometan cây lạc tiên
Phân đoạn Số thứ tự cốc Hệ dung môi giải ly Khối lƣợng cao (g)
LTĐ1 1
n-hexan:axeton = 95:05
0,021
LTĐ2 2-3 0,077
LTĐ3 4-7 0,302
LTĐ4 8-16 0,501
LTĐ5 17-21 0,371
LTĐ6 22-29 0,248
LTĐ7 30-33 0,293
LTĐ8 34-43 0,310
LTĐ9 44-51
n-hexan:axeton = 90:10
0,086
LTĐ10 52-65 0,080
LTĐ11 66-74 0,134
LTĐ12 75-83 0,098
LTĐ13 84-88 0,163
LTĐ14 89-93 0,159
LTĐ15 94-99 0,132
LTĐ16 100-105 0,140
LTĐ17 106-109 0,084
32
LTĐ18 110-119 0,191
LTĐ19 120-123 0,081
LTĐ20 124-125 0,068
LTĐ21 126-128
n-hexan:axeton = 80:20
0,860
LTĐ22 129-140 0,219
LTĐ23 141-142 0,079
LTĐ24 143-144 0,093
LTĐ25 145-150 0,280
LTĐ26 151-153 0,085
LTĐ27 154-160 0,080
LTĐ28 161-164
n-hexan:axeton = 70:30
0,095
LTĐ29 165-166 0,108
LTĐ30 167-181 0,309
LTĐ31 182-187 0,219
LTĐ32 188-200 0,259
LTĐ33 201-207
n-hexan:axeton = 50:50
0,343
LTĐ34 208-218 0,543
LTĐ35 219-227 0,171
LTĐ36 228-246 0,332
LTĐ37 247-298 0,751
LTĐ38 299-412 0,398
LTĐ39 413-425
n-hexan:axeton = 0 : 100
0,075
LTĐ40 426-439 0,157
LTĐ41 440-445 0,056
LTĐ42 446-462 0,098
LTĐ43 463-480 0,084
LTĐ44 481-498 0,134
LTĐ45 499-518 1,425
33
Sơ đồ 2.3. Phân lập chất từ cao chiết điclometan cây lạc tiên
* Phân lập chất từ phân đoạn LTĐ2:
Phân đoạn LTĐ2 có khối lượng 77 mg được cho vào cốc sạch, hòa tan trong
hỗn hợp n-hexan:etyl axetat, cho thêm silica gel (khoảng 80 mg), cô đuổi dung môi
bằng máy siêu âm, vừa siêu âm vừa khuấy liên tục đến khi thu được bột silica gel
khô, mịn, lúc này mẫu đã được tẩm lên bề mặt các hạt silica gel. Cho mẫu này lên
trên đầu cột, cho hệ dung môi chảy qua cột để ổn định bề mặt mẫu chất, khi hệ dung
môi còn cách mặt thoáng mẫu chất 2 cm thì cho tiếp một lớp silica gel lên trên mặt
thoáng của mẫu.
Sau đó rửa giải cột với hệ dung môi n-hexan:etyl axetat (99:1-98:2, v/v).
Dựa vào SKBM thu được 8 phân đoạn kí hiệu lần lượt là LTĐ2.1-LTĐ2.8
Phân đoạn LTĐ2.1 có khối lượng 54 mg thu được khi giải ly với hệ dung
môi n-hexan:etyl axetat (99:1, v/v). Tiến hành tinh chế phân đoạn này bằng cách kết tinh
lại nhiều lần trong n-hexan thu được 33 mg chất kí hiệu PED4.
PED4: chất bột màu trắng, Rf = 0,428 (n-hexan:điclometan = 10:1, v/v), hiện
màu xanh hơi tím với thuốc thử vanilin/ H2SO4 đặc, hơ nóng.
* Phân lập chất từ phân đoạn LTĐ8:
Phân đoạn LTĐ8 có khối lượng 310 mg được cho vào cốc sạch. Hòa tan hoàn
toàn trong dung môi điclometan, sau đó làm lạnh một thời gian thì thấy có kết tủa trắng.
Sắc kí cột n-
hexan:etyl axetat
(99:1-98:2, v/v)
Sắc kí cột n-hexan:axeton
(95:5-0:100, v/v)
Rửa, kết tinh lại
nhiều lần
Rửa, kết tinh lại
nhiều lần
Cao chiết điclometan (14,9 g)
LTĐ2
PED1PED4
LTĐ13LTĐ8
Hỗn hợp PED2, PED3
34
Tách lấy phần chất kết tủa này và tiến hành tinh chế lại nhiều lần trong điclometan thu
được 43 mg chất kí hiệu là PED1.
PED1: chất bột màu trắng, Rf = 0,5 (n-hexan:etyl axetat = 9:1, v/v), hiện
màu hơi vàng với thuốc thử H2SO4 10%, hơ nóng.
* Phân lập chất từ phân đoạn LTĐ13:
Phân đoạn LTĐ13 có khối lượng 163 mg được cho vào cốc sạch. Hòa
tan hoàn toàn hỗn hợp với lượng tối thiểu dung môi axeton, sau đó làm lạnh
một thời gian thì thấy có kết tinh màu trắng, hình kim bám trên thành cốc. Tách
lấy chất kết tinh này và tinh chế lại nhiều lần trong axeton thu được 30 mg chất
là hỗn hợp gồm hai chất kí hiệu lần lượt là PED2 và PED3.
PED2 và PED3: chất kết tinh hình kim, màu trắng, Rf = 0,487 (n-
hexan:axeton = 85:15, v/v), hiện màu hồng với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc, hơ
nóng.
2.3.5.2. Xác định cấu trúc
Các cấu tử phân lập được từ các phân đoạn của cao chiết điclometan cây lạc
tiên được xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ: IR, MS, 1
H-NMR, 13
C-
NMR, DEPT.
35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của các cao
chiết cây lạc tiên
3.1.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết từ cây lạc
tiên được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết cây
lạc tiên
Tên mẫu
Cao
chiết
n-hexan
Cao
chiết
ĐCM
Cao
chiết
EtOAc
Cao
chiết
MeOH
Nồng
độ ức
chế
50% sự
phát
triển
của vi
sinh vật
và nấm
kiểm
định –
IC50
(µg/mL)
Vi
khuẩn
Gram
(+)
Staphylococcus
aureus
> 128 > 128 > 128 > 128
Bacillus
subtilis
> 128 > 128 > 128 > 128
Lactobacillus
fermentum
> 128 > 128 > 128 > 128
Vi
khuẩn
Gram
(-)
Salmonella
enteria
> 128 > 128 > 128 > 128
Escherichia
coli
> 128 > 128 > 128 > 128
Pseudomonas
aeruginosa
> 128 > 128 > 128 > 128
Nấm
Candida
albicans
> 128 > 128 > 128 > 128
 Nhận xét
Theo kết quả bảng 3.1 ta thấy các mẫu cao chiết cây lạc tiên không có hoạt
tính kháng các chủng vi sinh vật kiểm định ở nồng độ < 128 g/mL.
36
3.1.2. Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa
Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết từ cây lạc tiên được
thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết cây lạc tiên
STT Tên mẫu
Giá trị EC50 ( g/mL)
trên hệ DPPH
1 Cao chiết n-hexan >128
2 Cao chiết ĐCM >128
3 Cao chiết EtOAc >128
4 Cao chiết MeOH 71,11
Chất tham khảo Quercetin 10,82
 Nhận xét
Theo kết quả bảng 3.2 ta thấy chỉ có cao chiết metanol thể hiện hoạt tính
kháng oxi hóa tương đối yếu còn các cao chiết n-hexan, điclometan, etyl axetat
không có hoạt tính kháng oxi hóa ở nồng độ <128 g/mL.
3.2. Kết quả xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết
n-hexan từ cây lạc tiên
Hình 3.3. Sắc ký đồ GC cao chiết n-hexan
37
Bảng 3.4. Các cấu tử dễ bay hơi đƣợc định danh trong cao chiết n-hexan của
cây lạc tiên
STT Tên chất
Hàm
lƣợng %
Công thức
phân tử
Công thức hóa học
1 p-Cymene 15,53 C10H14
2
1,2,4,5-
Tetramethylbenzene
32,63 C10H14
3 Naphthalene 26,54 C10H8
4 Germacrene B 25,29 C15H24
Kết quả sắc ký khí- khối phổ cao chiết n-hexan của cây lạc tiên cho thấy có 4
cấu tử được định danh là: p-cymene (15,53%), 1,2,4,5-tetramethylbenzene (32,63%),
naphthalene (26,54%), germacrene B (25,29%). Trong đó, p-cymene là thành phần
có trong một số loại tinh dầu như cỏ xạ hương, húng quế...germacrene B được tìm
thấy trong tinh dầu cây nghệ tím, hoắc hương.
3.3. Các hợp chất phân lập đƣợc từ cao chiết điclometan của cây lạc tiên
Từ cao chiết điclometan của cây lạc tiên, bằng phương pháp sắc kí cột trên
chất hấp phụ silica gel và rửa, kết tinh lại nhiều lần với các hệ dung môi thích hợp,
chúng tôi đã phân lập được 2 hợp chất và 1 hỗn hợp hai chất kí hiệu lần lượt là
PED1, PED4, và hỗn hợp PED2, PED3.
38
3.3.1. Hợp chất PED1
Hợp chất PED1 là chất bột màu trắng, có khối lượng 43 mg, giá trị Rf =
0,5 trong hệ dung môi n-hexan:etyl axetat = 9:1.
Hình 3.5. Phổ hồng ngoại của hợp chất PED1
Phổ hồng ngoại của hợp chất PED1 có peak hấp thụ ở 3421.72 cm-1
, đặc
trưng cho dao động hóa trị của liên kết O-H; peak hấp thụ ở 2846.93 cm-1
và
2916.37 cm-1
là dao động hóa trị của các liên kết Csp3-H; peak ở 1060.85 cm-1
đặc
trưng cho dao động hóa trị của liên kết đơn C-O và peak hấp thụ ở 721.38 cm-1
đặc
trưng cho dao động biến dạng của nhiều nhóm metylen -(CH2)n-.
Hình 3.6. Phổ 1
H-NMR giãn rộng của hợp chất PED1
O-H
C-H
𝛿CH2
 C-O
39
Phổ 1
H-NMR (500 MHz, CDCl3,  ppm) xuất hiện tín hiệu triplet ở H =
3,637 (2H, t, 6,5 Hz, H-1) là tín hiệu của hai proton trong nhóm metylen oxi. Điều
này hoàn toàn phù hợp tín hiệu của nhóm metylen oxi ở C = 63,12 ppm trên phổ
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3,  ppm).
Tín hiệu ở H = 1,565 ppm (2H, t, 6,75 Hz, H-2) trên phổ 1
H-NMR của
PED1 là tín hiệu của 2 proton của nhóm methylen ở vị trí β; tương ứng với tín hiệu
ở C = 32,85 ppm trên phổ 13
C-NMR của hợp chất này.
Tại H = 0,880 (3H, t, 6 Hz, H-30) là tín hiệu của nhóm metyl đầu mạch. Tín
hiệu ở H = 1,255 ppm là tín hiệu của các nhóm CH2 chồng chập lên nhau.
Hình 3.7. Phổ 13
C-NMR của hợp chất PED1
Từ phổ IR, 13
C-NMR và 1
H-NMR ta xác định hợp chất PED1 là một ancol
no, đơn chức, mạch dài có dạng CnH2n+1OH.
40
Hình 3.8. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED1.
Phổ ESI-MS (+) xuất hiện peak ion giả phân tử ở m/z = 439 [M + H]+
suy ra
công thức phân tử của chất này là C30H62O (M = 438). Do đó PED1 được xác định
là triacontan-1-ol với công thức cấu tạo như sau:
Theo các tài liệu mà chúng tôi tham khảo được, triacontanol là hợp chất lần
đầu tiên được phân lập từ cây lạc tiên.
Triacontanol là hợp chất có tác dụng điều hòa sinh trưởng, đặc biệt là kích
thích sinh trưởng mạnh mẽ khi được sử dụng ở nồng độ thích hợp. Triacontanol
được phân lập lần đầu tiên từ cỏ Linh Lăng (Medicago sativa L.). Nó thường được
tìm thấy trong lớp sáp của tế bào thực vật và trong sáp ong dưới dạng palmitat.
Triacontanol là một chất không độc, có tác dụng tăng năng suất thu hoạch của ngũ
cốc, cây bông vải, cà tô mạch, cây thuốc lá, cây khoai lang, cây cà phê, bắp cải.
Tính chất kích thích tăng trưởng của triacontanol được nghiên cứu nhiều nhất tại
Mỹ [1].
3.3.2. Hợp chất PED4
Hợp chất PED4 là chất bột màu trắng, có khối lượng 33 mg, giá trị Rf =
0,428 trong hệ dung môi n-hexan:điclometan =10:1.
41
Hình 3.9. Phổ 13
C-NMR của hợp chất PED4
Hình 3.10. Phổ 13
C-NMR và DEPT của hợp chất PED4
Từ dữ kiện phổ 13
C-NMR kết hợp với phổ DEPT cho thấy phân tử chất
PED4, bao gồm 2xCH3, rất nhiều nhóm CH2, 1xCq và không có nhóm CH. Căn cứ
vào phổ cho thấy có 1 tín hiệu đặc trưng của C trong nhóm >C=O (Cq) ở δC =
174,04 ppm. Tín hiệu tại δC = 64,42 ppm đặc trưng cho cacbon có liên kết với oxi
(C-O) và δC = 34,45 ppm đặc trưng cho cacbon liên kết với nhóm >C=O.
42
Hình 3.11. Phổ 1
H-NMR giãn rộng của hợp chất PED4
Phổ 1
H-NMR (500 MHz, CDCl3, δppm): phổ 1
H-NMR của PED4 cho các tín
hiệu đặc trưng của một este no mạch dài bao gồm: tín hiệu δH = 4,053 (t, 7 Hz, H-
1’) đặc trưng cho proton ở cacbon liên kết với oxi của nhóm -CH2-O-CO-; tín hiệu
ở δH = 2,28 (t, 7,5 Hz, H-1) đặc trưng cho proton ở cacbon liên kết với nhóm >C=O
(-CH2-CO-O-). Ngoài ra, phổ 1
H-NMR còn cho thấy sự xuất hiện của rất nhiều tín
hiệu proton liên kết với cacbon no cộng hưởng chồng chập ở độ dịch chuyển hóa
học khoảng δH = 1,255 ppm.
Từ các phân tích trên cho thấy chất PED4 là một este no, mạch hở, không
phân nhánh. Chiều dài mạch cacbon được xác định thông qua các số liệu phổ MS.
Phổ ESI-MS (+) xuất hiện peak ion giả phân tử ở m/z = 341 [M + H]+
suy ra
công thức phân tử của chất này là C22H44O2 (M = 340).
43
Hình 3.12. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED4
Phổ ESI-MS (+) xuất hiện các peak:
+ m/z = 313 tương ứng với chuyển vị Mc Lafferty dịch chuyển hai nguyên
tử hidro [14]:
+ m/z = 295 tương ứng với phân cắt :
Từ các phân tích số liệu phổ MS ở trên có thể xác định PED4 là este của axit
icosanoic (C20H40O2) với ancol etylic (C2H5OH) có công thức cấu tạo:
ethyl icosanoate
44
Theo các tài liệu mà chúng tôi tham khảo được, hợp chất ethyl icosanoate là
hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ cây lạc tiên.
3.3.3. Hỗn hợp PED2 và PED3
Hỗn hợp PED2 và PED3 là chất kết tinh hình kim, màu trắng, khối lượng
30 mg, giá trị Rf = 0,487 trong hệ n-hexan:axeton = 85:15.
stigmasterol (PED2) -sitosterol (PED3)
Hình 3.13. Phổ 1
H-NMR của hỗn hợp PED2 và PED3
Phổ 1
H-NMR (500 MHz, CDCl3,  ppm) xuất hiện 2 tín hiệu singlet tại H =
1,015 (3H, s, Me-18); H = 0,690 (3H, s, Me-19), 2 tín hiệu cụm doublet ở H =
45
0,812 (3H, d, Me-26); H = 0,845 (3H, d, Me-27), tín hiệu triplet ở H = 0,859 (3H,
t, Me-29), tín hiệu doublet tại H = 0,923 (3H, d, Me-21) và tín hiệu của nhóm metin
liên kết với oxi tại H = 3,521 (1H, tdd, H-3).
Phổ 1
H-NMR xuất hiện tín hiệu của proton olefin H = 5,348 (1H, t, 2 Hz, H-
6) của cả hai chất và tín hiệu H = 5,019 (1H, dd, 8,5 Hz và 15 Hz); H = 5,155 (1H,
dd, 8,5 Hz và 15 Hz) có thể gán cho H-22 và H-23 của stigmasterol. Từ các tín hiệu
trên phổ 1
H-NMR có thể dự đoán hỗn hợp PED2 và PED3 là hỗn hợp stigmasterol
và -sitosterol với tỉ lệ tương ứng khoảng 1:1.
So sánh phổ 1
H-NMR của hỗn hợp chất PED2 và PED3 với hỗn hợp chất
stigmasterol và -sitosterol ở tài liệu [23], ta có bảng 3.16.
Bảng 3.16. Số liệu phổ 1
H-NMR của hỗn hợp chất PED2 và PED3 với
hỗn hợp chất stigmasterol và -sitosterol [23]
Vị trí Hỗn hợp PED2
và PED3
Hỗn hợp stigmasterol và
-sitosterol
Nhóm
1 CH2
2 CH2
3 3,521 (1H, tdd) 3,51 (1H, tdd) CH
4 CH2
5 C =
6 5,348 (1H, t) 5,31 (1H, t) = CH
7 CH2
8 CH
9 CH
10 C
11 CH2
12 CH2
13 C
14 CH
15 CH2
16 CH2
17 CH
46
18 1,015 (3H, s) 1,03 (3H, s) CH3
19 0,690 (3H, s) 0,71 (3H, s) CH3
20 CH
21 0,923 (3H, d) 0,91 (3H, d) CH3
22 5,019 (1H, dd) 4,98 (1H, m) CH = CH
23 5,155 (1H, dd) 5,14 (1H, m) CH = CH
24 CH
25 CH
26 0,812 (3H, d) 0,80 (3H, d) CH3
27 0,845 (3H, d) 0,82 (3H, d) CH3
28 CH2
29 0,859 (3H, t) 0,83 (3H, t) CH3
Từ dữ liệu phổ 1
H-NMR trong bảng 3.12. có thể kết luận hỗn hợp 2 chất
PED2 và PED3 là hỗn hợp stigmasterol và -sitosterol.
β-Sitosterol là một phytosterol (sterol thực vật) có cấu trúc hóa học tương tự
như cholesterol. β-Sitosterol không tan trong nước nhưng tan trong một số dung
môi hữu cơ, trong thiên nhiên thường ở dạng ester hoặc glycosid [37].
-Sitosterol có rất nhiều hoạt tính sinh học có giá trị như: kháng viêm, giảm
đau, chống gây đột biến, điều hòa miễn dịch, chống oxi hóa, ức chế sự phát triển tế
bào ung thư tuyến tiền liệt ở mức độ thấp…[31].
Stigmasterol là một trong các sterol thực vật, có nhiều trong các loại rau,
đậu, hạt...Nó cũng được sử dụng như là tiền chất của vitamin D3. Nghiên cứu chỉ ra
rằng stigmasterol hữu ích trong việc phòng ngừa một số bệnh ung thư bao gồm: ung
thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Các nghiên
cứu cũng đã cho thấy một chế độ ăn uống có chứa nhiều stigmasterol có thể ức chế
sự hấp thu cholesterol bằng cách cạnh tranh sự hấp thu đường ruột. Khi cho động
vật thí nghiệm ăn stigmasterol thì thu được kết quả cả cholesterol và sitosterol hấp
thu giảm 23% và 30%, trong khoảng thời gian 6 tuần. Ngoài ra nó cũng có khả năng
chống oxy hóa, hạ đường huyết và ức chế tuyến giáp ở một nồng độ nhất định [20].
47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu về cây lạc tiên thu hái ở huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
1. Bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS) đã xác định
được thành phần hóa học dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây lạc tiên có 4
cấu tử, trong đó 1,2,4,5-tetramethylbenzene là cấu tử có hàm lượng lớn nhất
(32,63%).
2. Kết quả thử hoạt tính sinh học cho thấy các cao chiết n-hexan, ĐCM,
EtOAc, MeOH của cây lạc tiên không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.
Cao chiết MeOH thể hiện tính kháng oxi hóa yếu (71,11 g/mL) còn các cao chiết
n-hexan, ĐCM, EtOAc không thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa.
3. Bằng phương pháp sắc ký cột trên chất hấp phụ silica gel kết hợp sắc kí
bản mỏng với hệ dung môi thích hợp, chúng tôi đã phân lập được 2 hợp chất và 1
hỗn hợp hai chất từ cao chiết ĐCM kí hiệu là PED1, PED4 và hỗn hợp PED2,
PED3. Bằng các phương pháp phổ: IR, MS, 1
H-NMR, 13
C-NMR, DEPT, chúng tôi
đã xác định được cấu trúc của các hợp chất này là:
PED1 : triacontanol.
PED4 : ethyl icosanoate.
PED2 và PED3 : hỗn hợp stigmasterol và -sitosterol.
 KIẾN NGHỊ
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chúng tôi chưa khảo sát hết các cao chiết
khác của cây lạc tiên cũng như chưa thử các hoạt tính sinh học khác của chúng. Vì
vậy, việc tiếp tục khảo sát, phân lập các cao chiết còn lại và thử các hoạt tính sinh
học khác là điều rất cần thiết.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh (2013), “Nghiên cứu phân lập chất kích thích sinh trưởng
thực vật Triacontanol từ cây sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm) và cây
đậu cọc rào (Jatropha Curcas Linn.)”, Tạp chí hóa học & ứng dụng, số 21.
2. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản
Nông Nghiệp.
3. Đỗ Huy Bích và tập thể tác giả (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, tr. 138-140.
4. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
5. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Tiếng Anh
6. Andersen Lise et al. (1998), “Cyanogenesis of Passiflora foetida”,
Phytochemistry, Vol. 47(6), pp. 1049-1050.
7. Ayres S.F.S.J. Adriana et al. (2015), “Comparative central effects of the
aqueous leaf extract of two populations of Passiflora edulis”, Revista
Brasileira de Farmacognosia.
8. Conde-Matínez Natalia et al. (2014), “Chemical studies on curuba (Passiflora
Mollissima (Kunth) L. H. Bailey) fruit flavour”, Food Chemistry, (157), pp.
356-363.
9. Dhawan Kamaldeep et al. (2004), “Passiflora: a review update”, Journal of
Ethnopharmacology, (94), pp. 1-23.
10. Echeverri Fernando et al. (1991), “Ermanin: an insect deterrent flavonoid from
Passiflora foetida L.”, Phytochemistry, Vol. 30(1), pp. 153-155.
11. Echeverri Fernando et al. (2001), “Passifloricins, polyketides -pyrones from
Passiflora foetida resin”, Phytochemistry, (56), pp. 881-885.
49
12. Fánor Casierra-Posada1, Alfredo Jarma-Orozco (2016), “Nutritional
composition of Passiflora species”, Nutritional Composition of Fruit
Cultivars, pp. 517-531.
13. Ingale. A. G and Hivrale. A. U (2010), “Pharmacological studies of Passiflora
sp. and their bioactive compounds”, Academic Journals, African Journal of
Plant Science, Vol. 4(10), pp. 417-426.
14. Jürgen H. Gross (2011), Mass Spectrometry: A Textbook, Springer Science &
Business Media, pp. 297.
15. Krishnaveni A et al. (2011), “Harmaline from Passiflora foetida”, Int. J.
Pharm & Ind. Res, Vol. 01(04).
16. McCormick Susan and T. J. MaBry (1983), “O- and C-glycosyflavones from
Passiflora biflora”, Phytochemistry, Vol. 22(3), pp. 798-799.
17. Modesti Costa. G et al. (2015) “Isolation of C-glycosylflavonoids with –
glucosidase inhibitory activity from Passiflora bogotensis Benth by gradient
high-speed counter-current chromatography”, Jounal of Chromatography B,
(990), pp. 104-110.
18. Odewo et al. (2014), “Proximate and Spectroscopic Analysis of Passiflora
foetida L.”, International Journal of Scientific and Technology Research, Vol.
3(9), pp. 353-356.
19. Orsini Fulvia et al. (1986), “Quadranguloside, a cycloartane triterpene
glycoside from Passiflora quadrangularis”, Phytochemistry, Vol. 25(1), pp.
191-193.
20. Panda S, Jafri M, Kar A and Meheta BK. (2009), “Thyroid inhibitory,
antiperoxidative and hypoglycemic effects of stigmasterol isolated from Butea
monosperma”, Fitoterapia, Vol. 80(2), pp. 123-126.
21. Patil A. S and Paikrao H. M (2012) “Bioassay guided phytometabolites
extraction for screening of potent antimicrobials in Passiflora foetida L.”,
Journal of Applied Pharmaceutical Science, Vol. 2(9), pp. 137-142.
50
22. Patil. A. S, PaiKrao. H. M and Patil. S. R (2013), “Passiflora foetida Linn.: a
complete morphological and phytopharmacological review”, International
Journal of Pharma and Bio Science, Vol. 4(1), pp. 285-296.
23. Pierre Lokadi Luhata et al. (2015), “Isolation and characterisation of
stigmasterol and -sitosterol from Odontonema strictum (Acanthaceae)”,
Jounal of Innovation in Pharmaceuticals and Biological Sciences, Vol. 2(1),
pp. 88-95.
24. Ranganatha. N et al. (2013) “Assessment of immunomodulatory activity of
areal parts of Passiflora foetida Linn.”, World Journal of Pharmacy and
Pharmaceutical Sciences, Vol. 2(3), pp. 1-11.
25. SanTosh P et al. (2011) “Antidepressant activity of metanolic extract of
Passiflora foetida leaves in mice”, International Journal of Pharmacy and
Pharmaceutical Sciences, Vol. 3(1).
26. Sasikala. V et al. (2011) “Analgesic and anti-inflammatory activities of
Passiflora foetida L.”, Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, pp. 600-
603.
27. Sasikala. V et al. (2011) “Evaluation of antioxidant potential of different parts
of wild edible plant Passiflora foetida L.”, Journal of Applied Pharmaceutical
Science, Vol. 01(04), pp. 89-96.
28. Saravanan Shannugam et al. (2014), “Antioxidant, analgesic, anti-
inflammatory and antipyretic effects of polyphenols from Passiflora
subpeltata leaves- a promising species of Passiflora”, Industrial Crops and
Products, (54), pp. 272-280.
29. Saravanan Shanmugam et al. (2014), “In vitro antioxidant, antimicrobial and
anti-diabetic properties of polyphenols of Passiflora ligularis Juss. fruit pulp”,
Food Science and Human Wellness, pp. 1-30.
30. Shucheng L., et al. (2008), “Physical and chemical analysis of Passiflora seeds
and seed oil from China", International Journal of Food Sciences and
Nutrition, Vol. 59(7-8), pp. 706-715.
51
31. Soodabeh Saeidnia, Azadeh Manayi, Ahmad R. Gohari, Mohammad Abdollahi
(2014), “The story of beta-sitosterol- A Review", European Journal of
Medicinal Plants, Vol. 4(5).
32. Spencer. C. K et al. (1986), “Linamarin, lotaustralin, linustatin and
neolinustatin from Passiflora species”, Phytochemistry, Vol. 25(3), pp. 645-
647.
33. Spencer. C. Kenvin and Seigler. S David (1987), “Passisuberosin and
epipassisuberosin: two cyclopentenoid cyanogenic glycosides from Passiflora
suberosa”, Phytochemistry, Vol. 26, pp. 1665-1667.
34. Wang Cong et al. (2013), “Cycloartane triterpenoid saponins from water
soluble of Passiflora edulis Sims and their antidepressant-like effects”, Jounal
of Ethnopharmacology, (148), pp. 812-817.
35. Xu Fengquing et al. (2013), “C-dideoxyhexosyl flavones from the stems and
leaves of Pasiflora edulis Sims”, Food Chemistry, (136), pp. 94-99.
III. Trang Web
36. Công ty cổ phần thương mại Tâm Dược (2015), “Tác dụng của cây lạc tiên”,
tamduoc.com, 16/09/2016.
37. Wikipedia (2016), “Beta-sitosterol”, en.wikipedia.org, 16/09/2016.
38. Wikipedia (2016), “Passiflora”, en.wikipedia.org, 16/09/2016.
39. Wikipedia (2016), “Passifloraceae”, en.wikipedia.org, 16/09/2016.
40. Wikipedia (2016), “Passiflora foetida”, en.wikipedia.org, 16/09/2016.
41. Wikipedia (2016), “Flavonoid”, en.wikipedia.org, 16/09/2016.
PHỤ LỤC
P1
P2
P3
P4
Hình P4. Sắc ký đồ GC cao chiết n-hexan
P5
Hình P5. Phổ hồng ngoại của hợp chất PED1
P6
Hình P6. Phổ 1
H-NMR của hợp chất PED1
P7
Hình P7. Phổ 1
H-NMR giãn rộng của hợp chất PED1
P8
Hình P8. Phổ 13
C-NMR của hợp chất PED1
P9
Hình P9. Phổ 13
C-NMR giãn rộng của hợp chất PED1
P10
Hình P10. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED1
P11
Hình P11. Phổ 1
H-NMR của hợp chất PED4
P12
Hình P12. Phổ 1
H-NMR giãn rộng của hợp chất PED4
P13
Hình P13. Phổ 13
C-NMR của hợp chất PED4
P14
Hình P14. Phổ 13
C-NMR giãn rộng của hợp chất PED4
P15
Hình P15. Phổ 13
C-NMR-DEPT của hợp chất PED4
P16
Hình P16. Phổ 13
C-NMR-DEPT giãn rộng của hợp chất PED4
P17
Hình P17. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED4
P18
Hình P18. Phổ 1
H-NMR của hỗn hợp PED2 và PED3
P19
Hình P19, P20. Phổ 1
H-NMR giãn rộng của hỗn hợp PED2 và PED3
P20
Hình P20

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...nataliej4
 
Kĩ thuật bào chế thuốc cốm
Kĩ thuật bào chế thuốc cốmKĩ thuật bào chế thuốc cốm
Kĩ thuật bào chế thuốc cốmangTrnHong
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponinBai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponinNguyen Thanh Tu Collection
 
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)nguyenhoangdaochi
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019hanhha12
 
Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng viên nén paracetamol 500mg ...
Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng viên nén paracetamol 500mg ...Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng viên nén paracetamol 500mg ...
Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng viên nén paracetamol 500mg ...nataliej4
 
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binhBai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binhNguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfGiáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfMan_Ebook
 
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocCac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocNguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà Thủ ô đỏ, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà Thủ ô đỏ, 9đĐề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà Thủ ô đỏ, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà Thủ ô đỏ, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAYĐề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
 
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Khai Thác Và Sử Dụng Tài Nguyên Cây Thuốc Của ...
 
Kĩ thuật bào chế thuốc cốm
Kĩ thuật bào chế thuốc cốmKĩ thuật bào chế thuốc cốm
Kĩ thuật bào chế thuốc cốm
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
 
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponinBai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
 
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
 
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành dược, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ngây (moringacaeae)
 
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
 
Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng viên nén paracetamol 500mg ...
Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng viên nén paracetamol 500mg ...Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng viên nén paracetamol 500mg ...
Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng viên nén paracetamol 500mg ...
 
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplc
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplcKn bang sac ky long hieu nang cao hplc
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplc
 
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binhBai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
 
Ung dung gmp trong san xuat vien nen bao phim
Ung dung gmp trong san xuat vien nen bao phimUng dung gmp trong san xuat vien nen bao phim
Ung dung gmp trong san xuat vien nen bao phim
 
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfGiáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
 
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocCac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của cây lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế bằng dung môi hữu cơ ít phân cực

Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa nataliej4
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của cây lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế bằng dung môi hữu cơ ít phân cực (20)

Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vậtPhân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác thanLuận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
 
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồngSử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
 
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soiLuận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
 
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóaTiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolosis) ở tỉnh thá...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khíLuận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đLuận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, HAY
Tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, HAYTình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, HAY
Tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Luận văn: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của cây lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế bằng dung môi hữu cơ ít phân cực

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN NHỊ HỒNG THỦY NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM, KHÁNG OXI HÓA CỦA CÂY LẠC TIÊN (PASSIFLORA FOETIDA L.) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG DUNG MÔI HỮU CƠ ÍT PHÂN CỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Thừa Thiên Huế, Năm 2016
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN NHỊ HỒNG THỦY NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM, KHÁNG OXI HÓA CỦA CÂY LẠC TIÊN (PASSIFLORA FOETIDA L.) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG DUNG MÔI HỮU CƠ ÍT PHÂN CỰC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 60 44 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN CHÍ BẢO Thừa Thiên Huế, Năm 2016
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Họ tên tác giả Nguyễn Nhị Hồng Thủy
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại phòng thí nghiệm hợp chất tự nhiên, trường Đại học Sư phạm Huế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Chí Bảo, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Hóa nói chung và tổ Hóa hữu cơ nói riêng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu về chuyên môn giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Nguyễn Nhị Hồng Thủy
  • 5. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA..................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................iii MỤC LỤC..............................................................................................................1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.......................................4 MỞ ĐẦU................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................5 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ......................................................................5 3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6 4. Bố cục luận văn ...................................................................................................6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................7 1. Giới thiệu về chi Passiflora .................................................................................7 1.1. Đặc điểm thực vật.............................................................................................7 1.2. Một số loài thuộc chi Passiflora phân bố ở Việt Nam.......................................7 1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora.........10 1.3.1. Các hợp chất flavonoid ................................................................................12 1.3.2. Các hợp chất alkaloid...................................................................................15 1.3.3. Các hợp chất cyanogen glycoside ................................................................16 1.3.4. Các hợp chất khác........................................................................................18 1.4. Giới thiệu về cây lạc tiên ................................................................................20 1.4.1. Đặc điểm thực vật........................................................................................20 1.4.2. Phân bố sinh thái của cây lạc tiên.................................................................21 1.4.3. Công dụng của cây lạc tiên ..........................................................................21 1.4.4. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây lạc tiên.................................22 1.4.4.1. Thành phần hóa học..................................................................................22 1.4.4.2. Hoạt tính sinh học.....................................................................................23 CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM ..........................................................................24 2.1. Phương pháp xử lí mẫu thực vật .....................................................................24
  • 6. 2 2.1.1. Thu và xử lí mẫu..........................................................................................24 2.1.2. Xác định tên khoa học .................................................................................24 2.2. Hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu ........................................................24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24 2.3.1. Phương pháp chiết mẫu................................................................................24 2.3.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết cây lạc tiên...................................................................................................................27 2.3.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa............................................28 2.3.4. Xác định thành phần các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây lạc tiên29 2.3.5. Phân lập và xác định cấu trúc của các cấu tử tách được................................29 2.3.5.1. Phân lập chất.............................................................................................29 2.3.5.2. Xác định cấu trúc......................................................................................34 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................35 3.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của các cao chiết cây lạc tiên....................................................................................................35 3.1.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm............................................35 3.1.2. Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa.............................................................36 3.2. Kết quả xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan từ cây lạc tiên...........................................................................................36 3.3. Các hợp chất phân lập từ cao chiết điclometan của cây lạc tiên.......................37 3.3.1. Hợp chất PED1............................................................................................38 3.3.2. Hợp chất PED4............................................................................................40 3.3.3. Hỗn hợp PED2 và PED3..............................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................48 PHỤ LỤC
  • 7. 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên gọi 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C ĐCM Điclometan EtOAc Etyl axetat EtOH Etanol GC/MS Sắc ký khí ghép khối phổ 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton HTSH Hoạt tính sinh học IR Phổ hồng ngoại Me Metyl MeOH Metanol P. Passiflora SKBM Sắc ký bản mỏng SKC Sắc ký cột TPHH Thành phần hóa học
  • 8. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH  DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Passiflora phân bố ở Việt Nam.................................. 8 Bảng 1.2. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora ........................... 10 Bảng 1.4. Thành phần hóa học của cây lạc tiên..................................................... 22 Bảng 2.2. Kết quả sắc ký cột cao chiết điclometan cây lạc tiên............................. 31 Bảng 3.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết cây lạc tiên ....................................................................................................................... 35 Bảng 3.2. Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết cây lạc tiên........ 36 Bảng 3.4. Các cấu tử dễ bay hơi được định danh trong cao chiết n-hexan của cây lạc tiên ....................................................................................................................... 37 Bảng 3.16. Số liệu phổ 1 H-NMR của hỗn hợp chất PED2 và PED3 với hỗn hợp stigmasterol và -sitosterol................................................................................... 45  DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết mẫu ............................................................................. 26 Sơ đồ 2.3. Phân lập chất từ cao chiết điclometan cây lạc tiên................................ 33  DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây lạc tiên............................................................. 21 Hình 3.3 Sắc ký đồ GC cao chiết n-hexan............................................................. 36 Hình 3.5. Phổ hồng ngoại của hợp chất PED1...................................................... 38 Hình 3.6. Phổ 1 H-NMR giãn rộng của hợp chất PED1 ........................................ 38 Hình 3.7. Phổ 13 C-NMR của hợp chất PED1........................................................ 39 Hình 3.8. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED1..................................................... 40 Hình 3.9. Phổ 13 C-NMR của hợp chất PED4........................................................ 41 Hình 3.10. Phổ 13 C-NMR và DEPT của hợp chất PED4....................................... 41 Hình 3.11. Phổ 1 H-NMR giãn rộng của hợp chất PED4 ....................................... 42 Hình 3.12. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED4................................................... 43 Hình 3.13. Phổ 1 H-NMR của hợp chất PED2 và PED3........................................ 44
  • 9. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây lạc tiên hay còn gọi là cây nhãn lồng có tên khoa học Passiflora foetida L. thuộc họ lạc tiên (Passifloraceae); là cây dây leo thân cỏ, có lá và quả ăn được. Cây có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ, Mexico, vùng Caribe, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loài lạc tiên này được du nhập đến các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như Đông Nam Á hay Hawai [39]. Theo Đông y, nhờ quả có tính ngọt, tính bình nên ban đầu tác dụng của cây lạc tiên chỉ đơn giản là để thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, chữa ho do phế nhiệt, chữa ung nhọt, lở loét...Khi sử dụng cây lạc tiên cùng một số thảo dược khác hoặc thái nhỏ, phơi khô sẽ có tác dụng tốt hơn như: giúp an thần, mát gan, chữa trị đau đầu [35]. Theo nghiên cứu của Tây Âu, ngoài các tác dụng của nghiên cứu Đông y, lạc tiên còn có thể chữa trị các bệnh như: hỗ trợ đặc trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, chống stress, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể, tim mạch. Bên cạnh đó còn giúp chống co thắt các cơ trơn, làm giãn và chữa được các chứng đau co thắt, đường tiêu hóa, tử cung [35]. Theo chúng tôi được biết, hiện nay trên thế giới đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về thành phần hóa học (TPHH) và hoạt tính sinh học (HTSH) của cây lạc tiên cũng như họ Passifloraceae nhằm nâng cao giá trị sử dụng của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu cụ thể về TPHH và HTSH của cây lạc tiên còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của cây lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế bằng dung môi hữu cơ ít phân cực”. 2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Cây lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 10. 6 * Mục đích nghiên cứu: Khảo sát TPHH, phân lập và xác định cấu trúc của một số cấu tử trong các cao chiết bằng dung môi hữu cơ ít phân cực: n-hexan, điclometan. Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa các cao chiết từ cây lạc tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên. Tổng quan các tài liệu về đặc điểm thực vật, TPHH, HTSH của một số cây thuộc chi Passiflora. * Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm Sử dụng phương pháp chiết rắn - lỏng để điều chế các cao chiết cây lạc tiên trong các dung môi n-hexan, điclometan, EtOAc, MeOH. Thử hoạt tính sinh học của các cao chiết thu được. Đo GC/MS cao chiết n-hexan để xác định thành phần các cấu tử dễ bay hơi. Phân lập 1-2 cấu tử từ cao chiết trong các dung môi ít phân cực (n-hexan, điclometan) bằng phương pháp sắc ký bản mỏng (SKBM), sắc ký cột (SKC)… Xác định cấu trúc của các cấu tử tách được bằng các phương pháp phổ: IR, MS, 1 H-NMR, 13 C-NMR, DEPT. 4. Bố cục luận văn Luận văn bao gồm: 51 trang. Mục lục: 2 trang. Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt: 1 trang. Danh mục các bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ: 1 trang. Phần mở đầu: 2 trang. Phần nội dung: 40 trang. Chương 1. Tổng quan: 17 trang Chương 2. Thực nghiệm: 11 trang. Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 12 trang. Phần kết luận và kiến nghị: 1 trang Phần tài liệu tham khảo: 4 trang.
  • 11. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Giới thiệu về chi Passiflora 1.1. Đặc điểm thực vật Họ lạc tiên (Passifloraceae) là một họ thực vật có hoa chứa hơn 750 loài với khoảng 27 chi bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và phân bố ở vùng nhiệt đới [39]. Chi Passiflora là một chi thực vật thuộc họ lạc tiên (Passifloraceae). Chi này có khoảng 500 loài chủ yếu là cây dây leo, có một số là cây bụi, và một số loài là cây thân thảo. Hầu hết các loài được tìm thấy ở Nam Mỹ, Nam Á, Đông Á và New Guinea [38]. Hầu hết các loài thuộc chi Passiflora có tua cuốn, thân thảo hoặc thân cỏ, dây leo. Các loài thuộc chi Passiflora có rễ mọc khá cạn, có thể quan sát thấy 60% rễ cách mặt đất 30 cm. Hoa có thể đơn tính hoặc lưỡng tính, màu sáng, có nhiều sợi hoặc hình khuyên phụ giữa tràng hoa và nhụy hoa, những đặc điểm này làm hoa có hình thức rất đa dạng. Đài hoa gồm 3 đến 5 lớp xếp đè lên nhau, nằm tự do hoặc ở trên lá đài. Mỗi hoa có khoảng 3 đến 5 nhụy dưới bao hoa hoặc ở đầu noãn hoa. Lá so le, đơn, đôi khi lá kép, thùy lá giống hình bàn tay, một vài trường hợp có lông mịn. Một số loài có sự khác biệt giữa lá non và lá trưởng thành về hình dáng và kích thước. Quá trình thụ phấn được thực hiện bởi côn trùng, màu sắc đẹp của hoa đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút côn trùng thụ phấn [12]. 1.2. Một số loài thuộc chi Passiflora phân bố ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo danh mục các loài thực vật Việt Nam, chi Passiflora có khoảng 15 loài, được phân bố rộng rãi trên khắp cả nước từ bắc chí nam. Trong số 15 loài phân bố ở Việt Nam, có đến 10 loài được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian [2].
  • 12. 8 Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Passiflora phân bố ở Việt Nam TT Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố Công dụng 1 Passiflora caerulea L. Chùm bao; Lạc tiên cảnh. Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh. Làm cảnh. Lá làm thuốc trị nhức đầu, sốt. Rễ, Thân và quả làm thuốc trừ phong thấp. 2 Passiflora cupiforms Mast. Nhãn lồng hình ly Lào Cai, Vĩnh Phúc, Huế, Đà Nẵng. Toàn cây tác dụng giải độc tán ứ, hoạt huyết, trị ung nhọt, rắn cắn. Nước uống trị viêm gan, sốt rét, liệt do phong thấp. 3 Passiflora eberhardtii Gagnep. Lạc tiên eberhardtii; nhãn lồng eberhardtii. Bắc cạn. 4 Passiflora edulis Sims Dây mát, chùm bao trứng. Hà Nội, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng. Làm cảnh, quả ăn được hoặc làm rau, tác dụng bổ, làm cường tráng và hưng phấn, chữa đau bụng kinh. 5 Passiflora foetida L. Lạc tiên, Chùm bao, nhãn lồng. Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Ngọn và lá non làm rau, Quả chín ăn được. Có tác dụng an thần, điều kinh, chữa ho suy nhược thần kinh, phù thũng. Lá giã đắp chữa mụn nhọt, lở loét ở chân, viêm mủ da. Toàn cây chữa bỏng lửa, bỏng nước sôi. 6 Passiflora incarnata L. Lạc tiên tây, mắc mát. Hà Nội, Lâm Đồng. Đọt non ăn được có tác dụng an thần, Quả chín ăn được chữa mất ngủ, đau dây thần kinh, đau bụng đi ngoài, kiết lị, trĩ, bại liệt,
  • 13. 9 nhiễm độc Morphin. 7 Passiflora laurifolia L. Guồi tây, Dưa tây. TP. Hồ Chí Minh Quả chín thơm, vị chua, ăn ngon. Lá có độc, tác dụng an thần, hơ nóng đắp mụn nhọt đang mưng mủ. 8 Passiflora moluccana Reinw.ex Blume Lạc tiên Molucca. Cả nước. Thanh nhiệt, giải độc chữa ghẻ lở. 9 Passiflora pertriloba Merr. Lạc tiên ba thùy, nhãn lồng ba thùy. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. 10 Passiflora quadrangulrs L. Dưa gang tây. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Làm cảnh, Thực phẩm. Rễ an thần gây ngủ mạnh. Lá độc nhẹ. 11 Passiflora siamica Craib. Lạc tiên thái, nhãn lồng thái. Bắc bộ, Tây Nguyên. 12 Passiflora suberora L. Lạc tiên Bần, nhãn lồng sube. TP. Hồ Chí Minh. 13 Passiflora sumatrana Blume. Lạc tiên sumatrana, nhãn lồng sumatrana. Thừa Thiên Huế. 14 Passiflora tonkinensis W. Wide. Lạc tiên bắc, nhãn lồng bắc. Lạng sơn 15 Passiflora wilsonii Hemsl. Lạc tiên Wilson. Lào Cai. Toàn cây trị phong thấp, ngăn tổn thương, mụn nhọt, chữa sốt rét. Dùng ngoài da bó gãy xương.
  • 14. 10 1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Passiflora cho thấy sự xuất hiện của nhiều lớp chất như: alkaloid, phenolic, glycosyl flavonoid và cyanogen… Bảng 1.2. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora KH Loài Thành phần hóa học TLTK 1 P. adenopoda Moc.& Sesse Cyanogen glycoside: linamarin (29), lotaustralin (30). [9], [33] 2 P. alata Dryand. C-glycosyl flavanoid: vitexin (3), isovitexin (4), orientin (10). [9] 3 P.apetala Linn. Cyanogenic glycoside: Passibiflorine (34). [9] 4 P. biflora Domb. O- và C-glycosylflavon: swertisin (5), 2”-O- rhamnosyl isoorientin (23) và 2”-O- rhamnosyl isovitexin (22). Cyanogenic glycoside: passibiflorine (34) và epipassibiflorine (35). [9], [16] 5 P. caerulea Linn. Flavone: chrysin (17). Cyanogen glycoside sulphate: tetraphyllin B- 4-sulphate và epitetraphyllin B-4-sulphate. [9] 6 P. coccinea Aubl. Cyanogenic glycoside: passicoccin (45). [9] 7 P. coriacea Fuss. Cyanogenic glycoside: baterin (40). [9] 8 P. cyanea Mast. Hợp chất coumarin: esculetin (54). [9] 9 P. edulis Hợp chất phenol: 4-hydroxyl- -ionol, 2,6- dimethylocta-1,7-dien-2,6-diol, 2,6-dimethyl- 1,8-octandiol, 2,6-dimethyl-octa-1,7-dien- 3,6-diol. Alkaloid: harmane (24), harmine (26), harmaline (28), harmalol (27). Hợp chất glycoside: passiflorine (33) passicapsin (36), passibiflorine (34). Triterpenoid: cyclopasssifloside XII (46) và [9], [34], [35]
  • 15. 11 cyclopasssifloside XIII (47). Flavonoid: luteolin-8-C- - digitoxopyranosyl-4’-O- -D- glucopyranoside (12), apigenin-8-C- - digitoxopyranoside (14), apigenin-8-C- - boivinopyranoside (15), luteolin-8-C- - boivinopyranoside (13), vicenin-2 (20), isoorientin (9), isovitexin (4) và 6,8-di-C- glycosylchrysin (21). 10 P. incarnata Flavonoid: apigenin (6), luteolin (11), quercetin (2), kaempferol (1), vitexin (3), isovitexin (4), orientin (10), isoorientin (9), schaftoside (7), isoschaftoside (8). Alkaloid: harmane (24), harmol (75), harmine (26), harmalol (27) và harmalin (28). [9] 11 P. laurifolia Linn. Axit pantothenic (52), axit ascorbic (51). [9] 12 P. lutea Linn. Cyanogenic glycoside: linamarin (29), lotaustralin (30) và passibiflorin (34). [9] 13 P. menispermifolia H.B.K Flavonoid: vitexin (3), orientin (10) và luteolin-7- -D-glycoside (19) Coumarin: esculetin (54). [9] 14 P. molliseria DC Acid ascorbic (51). [9] 15 P. mollissima Bayley Passiflorine (33). Hợp chất dễ bay hơi: 1,8 cineole, 3- sulfanylhexyl acetate, linalool, hexanal. [8], [9] 16 P. oerstedii Mast. C-glycosyl flavonoid: 2’’-O-xylosyl vitexin (64); -sitosterol (55). [9] 17 P. palmeri Linn. Flavonoid: isovitexin (4), vitexin (3), quercetin (2), luteolin (11), isoorientin (9), [6]
  • 16. 12 luteolin-7-glucoside (19), vicenin-2 (20), 2’’- O-rhamnosyl vitexin (18). 18 P.pendens Linn. Linamarin (29), lotaustralin (30), linustatin (31) và neolinustatin (32). [9] 19 P. pittieri C-glycoside flavonoid: isovitexin (4), schaftoside (7) và isoschaftoside (8), luteolin-7-O-glucoside (19). [9] 20 P. quadrangularis Linn. Passiflorine (33); triterpene glycoside quadranguloside (48). [9], [19] 21 P. sexflora Fuss. Flavonoid: luteolin (16), luteolin-7-O- glucoside (19). [9] 22 P. suberosa Linn. Cyanogenic glycoside: passisuberosin (37), epipassisuberosin (38). [9], [33] 23 P. subpeltata Orteg. Cyanogenic glycoside: barterin (40); quercetin (2), acid gallic (53), apigenin (6). [9], [28] 24 P. talamansis Cyanogenic glycoside: passibiflorine (34) và epipassibiflorine (35). [9] 25 P. trifasciata Lem. Cyanogenic glycoside: passitrifasciatin (39). [9] Dựa theo việc phân loại các hợp chất tự nhiên được phân lập từ các loài thuộc chi Passiflora, có thể thống kê các lớp chất chủ yếu sau: 1.3.1. Các hợp chất flavonoid Flavonoid là lớp chất thứ cấp thường gặp trong các loài thực vật. Các flavonoid có cấu trúc chung là bộ khung 15 cacbon gồm hai vòng phenyl và một dị vòng. Cấu trúc cacbon này có thể được viết tắt C3-C6-C3 [41]. Hiện nay, hơn 5000 flavonoid được tìm thấy ở các loài thực vật trong tự nhiên và được phân loại theo cấu trúc hóa học thành 5 nhóm chất gồm: anthoxanthin, flavanone, flavanonol, flavan, anthocyanidin [41]. Năm 2004, theo thống kê của Dhawan và cộng sự cho thấy flavonoid là nhóm chất chính trong thành phần hóa học của các loài trong chi Passiflora. Trong đó các flavonoid, chủ yếu là C-glycoside và O-glycoside của khung flavon gồm:
  • 17. 13 kaempferol (1), quercetin (2), vitexin (3), isovitexin (4), swertisin (5), apigenin (6), schaftoside (7), isoschaftoside (8), isoorientin (9), orientin (10), luteolin (11) [9]. (1) (2) (3) R: A (4) R: A (18) R: B (22) R: B (5) R: A (6) R: H (14) R: D (15) R: C R R1 (9) R: A (7) A E (23) R: B (8) E A
  • 18. 14 (10) R: A (11) A B C D E Năm 2013, nhóm nghiên cứu Fengquing Xu đã phân lập được 5 hợp chất C- dideoxyhexosyl flavone mới từ loài P. edulis Sims gồm: luteolin-8-C- - digitoxopyranosyl-4’-O- -D-glucopyranoside (12), luteolin-8-C- - boivinopyranoside (13), apigenin-8-C- -digitoxopyranoside (14), apigenin-8-C- - boivinopyranoside (15) và 3 hợp chất flavonoid đã biết gồm : luteolin (11), chrysin (16), chrysin-7-O- -D-glucopyranoside (17) [35]. R R1 R2 R R1 R2 (12) D A H (16) H H H (13) C H H (17) H A H (19) H H A (21) A H A
  • 19. 15 Năm 2015, khi tiến hành so sánh hai loài P. edulis phổ biến là P. edulis fo edulis và P. edulis fo. flavicarpa, Ayres và nhóm nghiên cứu đến từ Brazil đã xác định được vitexin-2”-O-rhamnoside (18), luteolin-7-O-glucoside (19) là 2 flavonoid chủ yếu có trong P. edulis fo edulis và isovitexin (4), isoorientin (9), vicenin-2 (20), 6,8-di-C-glycosylchrysin (21) là thành phần chính trong P. edulis fo. flavicarpa [7]. R R1 (20) A A Năm 2015, Modesti và cộng sự đã phân lập từ loài P. bogotensis hợp chất C- glycosyl flavonnoid gồm isovitexin (4), isovitexin-2”-O-rhamnoside (22), isoorientin-2”-O-rhamnoside (23) [17]. 1.3.2. Các hợp chất alkaloid Bên cạnh nhóm chất flavonoid, nhóm chất alkaloid cũng được phân lập từ các loài thuộc chi Passiflora. Theo Dhawan và cộng sự, các alkaloid có mặt trong chi Passiflora có cấu trúc indol và khung cơ bản β-carbolin, gồm: harmane (24), harmol (25), harmine (26), harmalol (27) và harmaline (28) [9]. Tuy nhiên theo Ingale, các alkaloid này tuy có mặt phổ biến trong các loài thuộc chi Passiflora nhưng hàm lượng tương đối nhỏ [13]. R (24) H (25) OH (26) OCH3 R (27) OH (28) OCH3
  • 20. 16 1.3.3. Các hợp chất cyanogen glycoside Ngoài hai nhóm chất chính là flavonoid và alkaloid, các hợp chất cyanogen glycoside cũng được phát hiện có trong một số loài thuộc chi Passiflora. Năm 1986, khi tiến hành nghiên cứu 3 loài P. pendens, P. adenopoda, P. warmingii, Spencer đã phân lập được 4 hợp chất cyanogen glycoside gồm: linamarin (29), lotaustralin (30), linustatin (31), neolinustatin (32) [32]. Năm 1987, khi nghiên cứu loài P. suberosa, Spencer và cộng sự tiếp tục phân lập được 2 hợp chất cyanogen glycoside là passisuberosin (37) và epipassisuberosin (38) [33]. Năm 2004, theo kết quả thống kê của Dhawan và cộng sự, có 14 hợp chất cyanogen glycoside được phân lập từ chi Passiflora bao gồm: linamarin (29), lotaustralin (30), linustatin (31), neolinustatin (32), passiflorine (33), passibiflorine (34), epipassibiflorine (35), passicapsin (36), passisuberosin (37), epipassisuberosin (38), passitrifasciatin (39), baterin (40), tetraphyllin A (41), tetraphyllin B (42), deidaclin (43), volkenin (44), passicoccin (45) [9]. (29) (30) (31) (32)
  • 21. 17 (33) (34) (35) (36) (37) (38) (39) (40)
  • 22. 18 (41) (42) (43) (44) (45) 1.3.4. Các hợp chất khác Năm 2014, những nghiên cứu của Saravanan và đồng nghiệp cho thấy trong cao chiết axeton từ quả của loài P. ligularis Juss. có hàm lượng lớn các hợp chất polyphenol, tannin và flavonoid [29]. * Triterpenoid: Năm 2013, Cong Wang và cộng sự phân lập được 2 hợp chất cycloartane triterpenoid saponin từ loài P. edulis Sims là cyclopasssifloside XII (46) và cyclopasssifloside XIII (47) [34].
  • 23. 19 (46) (47) Quadranguloside (48) là một triterpenoid được nhóm nghiên cứu của Orsini phân lập từ loài P. quadrangularis [19]. (48) * Các axit hữu cơ: Axit linoleic (49), axit linolenic (50) [30], axit ascorbic (51), axit pantothenic (52), axit gallic (53) [9]. (49) (50)
  • 24. 20 (51) (52) (53) * Các hợp chất khác: Ngoài ra, các hợp chất coumarin như esculetin (54) và sterol như -sitosterol (55) cũng được tìm thấy trong một số loài thuộc chi Passiflora [9]. (54) (55) 1.4. Giới thiệu về cây lạc tiên 1.4.1. Đặc điểm thực vật Tên khoa học : Passiflora foetida L. Tên Việt Nam : Lạc tiên, nhãn lồng, lồng đèn, hồng tiên. Chi : Passiflora Họ : Lạc tiên (Passifloraceae) Lạc tiên là một loại cây dây leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm. Lá mềm, mọc so le, hình tim, dài 6-10 cm, rộng 5-8 cm, mép lượn sóng và xẻ hơi sâu thành 3 thùy, đáy lá hình tim, mép lá có lông mịn, cuốn lá dài 7-8 cm. Đầu tua cuốn thành lò xo. Hoa đơn độc, 5 cánh màu trắng và hơi tím nhạt, đường kính 5,5 cm, lá đài màu trắng phía dưới có gân xanh, dưới lá đài có 3 gân chính với những gân phụ trông như lá mà không có phiến chỉ có gân lá. Một đĩa có 2 tầng tua, mặt tua trên có màu tím trong vàng, trong cùng có lông mịn. Trụ cao có đầu tim đỏ, 5 nhị có bao phấn màu vàng gục xuống dưới. Quả hình trứng dài 2-3 cm [4].
  • 25. 21 Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây lạc tiên 1.4.2. Phân bố sinh thái của cây lạc tiên [3] Cây lạc tiên phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như Đông Nam Á và Hawaii. Ở Việt Nam, cây lạc tiên mọc hoang ở khắp mọi nơi, nhất là các tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Lạc tiên là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trùm lên các cây bụi ven rừng, đồi, nhất là các trảng cây bụi, tái sinh sau nương rẫy. Cây sinh trưởng mạnh khoảng giữa tháng 3 đến tháng 8. Hoa quả nhiều quanh năm. Mùa đông cây có hiện tượng hơi rụng lá. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Nguồn lạc tiên ở Việt Nam nhìn chung khá dồi dào. 1.4.3. Công dụng của cây lạc tiên Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Ngọn non của cây thường được thu hái để luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Dạng thuốc thông thường là cao lỏng có đường [3].  Bài thuốc có lạc tiên Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, hồi hộp: lạc tiên 150 g, lá vông 130 g, tâm sen 2,2 g, lá dâu 10 g, đường 90 g. Tất cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100 mL. Ngày dùng 2-4 thìa to, uống trước khi đi ngủ [3].
  • 26. 22 1.4.4. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây lạc tiên 1.4.4.1. Thành phần hóa học Theo tác giả Patil.A.S và Paikrao.H.M, trong lạc tiên có mặt các nhóm chất: flavonoid, alkaloid, steroid, tannin, saponin, anthraquinon, phenolic [21]. Bảng 1.4. Thành phần hóa học của cây lạc tiên STT Bộ phận Thành phần Tài liệu tham khảo 1 Nhựa cây Polyketide -pyrone gọi là passifloricin A (56), passiflorincin B (57), passifloricin C (58); ermanin (59). [9], [10], [11], [22] 2 Hạt, mầm Cyanohydrin glycoside: tetraphyllin A (41), tetraphyllin B (42), tetraphyllin B sulphate, deidaclin (43), volkenin (44). [6], [9], [22] 3 Lá C-glycosyl flavonoid: apigenin (8), isovitexin (4), vitexin (3), luteolin-7- -D- glucoside (19), kaempferol (1), pachypodol (60), 7,4’-dimethoxyl apigenin (61), 4’,7-O-dimethyl naringenin (62), 3,5-dihydroxy-4’,7-dimethoxy flavanone (63), 2”-xylosyl vitexin (64). Alkaloid: harmane (24), harmalol (27), harmine (26), harmaline (28). Axit linoleic (49) và axit linolenic (50). [9], [15], [18], [22] (56) (57) R= H (58) R= CH3CO
  • 27. 23 (60) (61) (62) (63) với (64) R: F F 1.4.4.2. Hoạt tính sinh học Theo tác giả Vũ Ngọc Lộ và Hoàng Tích Huyền, alkaloid chiết từ cây lạc tiên có tác dụng giảm hoạt động của chuột nhắt trắng được kích thích do dùng cafein và kéo dài thời gian gây ngủ của hexobarbital [3]. Theo Ranganatha. N và cộng sự, cao chiết EtOH từ cây lạc tiên giúp nâng cao chỉ số thực bào trong hoạt động thực bào, kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể [24]. Trong một nghiên cứu của Santosh P chỉ ra cao chiết MeOH của cây lạc tiên có tác dụng chống trầm cảm trên chuột nhắt trắng trong mô hình thực nghiệm [25]. Các kết quả nghiên cứu của Sasikala. V và cộng sự cho thấy tác dụng giảm đau và khả năng kháng viêm rất tốt từ cây lạc tiên, có tiềm năng dùng trong dược phẩm [26]. Một nghiên cứu khác của Sasikala. V cũng cho thấy hoạt tính kháng oxi hóa cao từ cao chiết EtOH của cây lạc tiên thu hái ở phía nam Ấn Độ [27].
  • 28. 24 CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Phƣơng pháp xử lí mẫu thực vật 2.1.1. Thu và xử lí mẫu Phần trên mặt đất cây lạc tiên được thu hái vào tháng 1 năm 2016 ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây lạc tiên tươi được rửa sạch, loại bỏ các lá sâu bệnh, héo úa để ráo nước có khối lượng 9 kg. Cắt nhỏ, tiến hành phơi khô dưới trời nắng dịu trong thời gian 1 tuần, xay mịn, khối lượng mẫu khô thu được là 1,6 kg. 2.1.2. Xác định tên khoa học Mẫu cây lạc tiên được giám định tên khoa học bởi NGƯT Đỗ Xuân Cẩm, nguyên giảng viên Phân loại học Thực vật trường Đại học Nông lâm Huế. Kết quả giám định mẫu cây thu hái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong luận văn này chính là cây lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetida L. 2.2. Hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu 2.2.1. Hóa chất Hóa chất hữu cơ: n-hexan, điclometan, clorofom, EtOAc, MeOH, EtOH, axeton, CH3COOH, thuốc thử vanilin/axit sunfuric. 2.2.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu Máy cô đuổi dung môi RE-52CS-1. Máy UV WFH-203 ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm của công ty Shanghai Jingle Industrial. Máy chiết siêu âm Amsco Reliance sonic 550. Cột sắc ký với các loại kích cỡ khác nhau. Bản mỏng nhôm tráng sẵn silica gel 60 F254, độ dày 0,200 mm. Cân phân tích chính xác 0,001 gam. Silica gel pha thường Merck 60 cỡ hạt 0,040-0,063 mm. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp chiết mẫu Mẫu lạc tiên sau khi được phơi khô, xay nhỏ cho vào bình thủy tinh cỡ 5 lít rồi cho dung môi n-hexan vào ngập quá lượng mẫu. Đậy kín bình để hạn chế dung
  • 29. 25 môi bay hơi, thỉnh thoảng khuấy mẫu và để trong thời gian 24 giờ. Sau thời gian trên, tiến hành tách lấy phần dịch chiết rồi lọc phần bã còn lại, tiếp tục ngâm với dung môi n-hexan thêm bốn lần nữa với thời gian mỗi lần là 24 giờ để chiết các hợp chất kém phân cực trong mẫu thô ban đầu. Gộp các phần dịch chiết thu được tiến hành cô đuổi dung môi bằng máy cô quay dưới áp suất thấp. Nhiệt độ cô đuổi dung môi không được lớn hơn 60o C vì ở nhiệt độ này có thể làm hư hại một số hợp chất kém bền nhiệt có trong dịch chiết. Sau khi cô đuổi dung môi, ta thu được cao chiết n-hexan của cây lạc tiên. Phần bã còn lại tiếp tục được ngâm chiết trong dung môi điclometan. Cách tiến hành và thời gian ngâm chiết tương tự như khi tiến hành với dung môi n-hexan. Dịch chiết thu được khi chiết bằng dung môi điclometan được tiến hành cô đuổi dung môi để thu cao chiết. Phần bã rắn còn lại tiếp tục được ngâm chiết với dung môi etyl axetat và cuối cùng là dung môi metanol. Cách tiến hành tương tự như trên.
  • 30. 26 Sơ đồ 2.1. Quy trình chiết mẫu SKC, SKBM Cô đuổi dung môi Cô đuổi dung môi Đo GC/MS Bã chiết n-hexan Ngâm chiết n-hexan Ngâm chiết etyl axetat Ngâm chiết điclometan Mẫu cây lạc tiên (1,6 kg) Dịch chiết n-hexan Cao chiết n-hexan (17,894 g) Thành phần cấu tử dễ bay hơi Dịch chiết điclometan Bã chiết điclometan Cao chiết điclometan (25,985 g) Dịch chiết etyl axetat Cấu tử tinh khiết Cô đuổi dung môi Cao chiết etyl axetat (4,392 g) Bã chiết etyl axetat Dịch chiết metanol Cao chiết metanol (108,052 g) Ngâm chiết metanol
  • 31. 27 2.3.2. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết cây lạc tiên 2.3.2.1. Các chủng vi sinh vật và nấm kiểm định Các chủng vi sinh vật và nấm đại diện gây bệnh ở người bao gồm: Vi khuẩn: Gram (-) Pseudomonas aeruginosa (Pa) ATCC 15442 Escherichia coli (Ec) ATCC 25922 Gram (+) Staphylococcus aureus (Sa) ATCC 13709 Bacillus subtilis (Bs) ATCC 6633 Lactobasillus fermentum N4 Enterococus faecium B650 Nấm: Candida albicans (Ca) ATCC 10231 2.3.2.2. Môi trƣờng nuôi cấy MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller-Hinton Agar), TSB (Tryptic Soy Broth), TSA (Tryptic Soy Agar) cho vi sinh vật; SAB (Soy Agar Broth), SA (Soy Agar) cho nấm. 2.3.2.3. Phƣơng pháp: phƣơng pháp pha loãng đa nồng độ * Pha loãng mẫu thử Mẫu ban đầu được pha trong DMSO (dimetyl sulfoxid) với nồng độ thích hợp theo yêu cầu và mục đích thử. Các mẫu được pha thành dãy các nồng độ khác nhau có thể dãy 5 nồng độ hoặc 10 nồng độ. Mẫu ban đầu có nồng độ 40 mg/mL được pha loãng thành các nồng độ khác nhau để thử hoạt tính với các chủng từ nồng độ 256 g/mL; 64 g/mL, 16 g/mL; 4 g/mL; 1 g/mL. * Thử hoạt tính Chuẩn bị dung dịch vi sinh vật hoặc nấm với nồng độ 5.105 cfu/mL khi tiến hành thử. Lấy 10 L dung dịch mẫu thử theo các nồng độ đã được pha loãng, thêm 200 L dung dịch vi sinh vật và nấm, ủ 370 C. Sau 24 giờ, bổ sung 50 L MTT (3-(4,5-
  • 32. 28 dimetylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl-2H-tetrazolium bromid) (1mg/mL) vào các giếng thử và đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị MIC được xác định tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất không chuyển hoá MTT thành MTT formazan cho màu tím đậm. Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy Tecan (Genios) và phần mềm raw data. * Chất tham khảo Kháng sinh Ampicilin cho các chủng vi khuẩn gram (+) và chủng vi khuẩn Ec gram (-) với giá trị IC50 trong khoảng 0,05-2 g/mL. Hỗn hợp kháng sinh Pen/Step cho chủng vi khuẩn Pa gram (-) với giá trị IC50 trong khoảng 4-5 g/mL. Amphotericin B cho nấm với giá trị IC50 trong khoảng 0,5-1 g/mL. 2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa Nguyên tắc của phương pháp: 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) là chất tạo ra gốc tự do được dùng để sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của các chất nghiên cứu. Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc làm giảm màu của DPPH, được xác định bằng cách đo quang ở bước sóng  = 517 nm. Phương pháp tiến hành: Pha dung dịch DPPH có nồng độ 1 mM trong Metanol (MeOH). Chất thử được pha trong DMSO 100% sao cho nồng độ cuối cùng đạt được một dãy các nồng độ 256; 64; 16; 4; 1 g/mL. Để thời gian phản ứng 30 phút ở 370 C, đọc mật độ hấp thụ của DPPH còn lại bằng máy đọc Genios Tecan ở bước sóng 517 nm. Phần trăm quét gốc tự do DPPH của mẫu thử được tính theo công thức sau: SC% = (OD trắng – OD mẫu thử)/ ODtrắng (%). EC50 được tính theo giá trị SC tương quan với các nồng độ khác nhau của chất thử, thí nghiệm được lặp lại với n = 3.
  • 33. 29 Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ DPPH và mật độ quang học: 2.3.4. Xác định thành phần các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây lạc tiên Trích một ít cao chiết n-hexan, hòa tan trong 3 mL n-hexan Merck, cho một ít Na2SO4 khan vào để loại nước (nếu có). Sau đó lọc qua đầu lọc để loại hết chất bẩn. Dịch chiết thu được đem phân tích bằng phương pháp sắc kí khí - khối phổ liên hợp (GC/MS). Sắc kí khí - khối phổ liên hợp (GC/MS) được thực hiện trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản) tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế. 2.3.5. Phân lập và xác định cấu trúc của các cấu tử tách đƣợc 2.3.5.1. Phân lập chất * Sắc ký lớp mỏng Trước khi triển khai sắc ký cột, sử dụng sắc kí lớp mỏng để tìm hệ dung môi giải ly thích hợp với các bước: Mẫu cần sắc ký được hòa tan trong dung môi phù hợp. Chuẩn bị bản mỏng, chấm lên mỗi tấm một chấm dung dịch mẫu. Mỗi bản mỏng được triển khai với một loạt hệ dung môi giải ly khác nhau, tiếp đến hiện hình các vết trên bản bằng thuốc thử axit. Đồ thị tương quan giữa mật độ quang học và nồng độ DPPH y = 0.3225x + 0.0241 R2 = 0.9938 0.0000 0.2000 0.4000 0.6000 0.8000 1.0000 1.2000 1.4000 1.6000 1.8000 0.0000 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 6.0000 Nồng độ DPPH mM Mậtđộquanghọc(OD)
  • 34. 30 Trích một ít cao chiết n-hexan và điclometan, hòa tan trở lại trong dung môi tương ứng. Tiến hành sắc kí bản mỏng với các hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cột. Sau quá trình giải ly, làm hiện hình các vết bằng máy UV ở bước sóng 254 và 365 nm, thuốc thử vanilin/axit sunfuric, hơ nóng. Thuốc thử axit: Cho từ từ 10 mL axit sunfuric đặc vào 200 mL metanol. Thêm 25 mL axit axetic đặc và 3 gam vanilin. Từ kết quả sắc kí bản mỏng, chúng tôi đã chọn cao chiết điclometan để tiến hành sắc kí cột với hệ dung môi giải ly là n-hexan:axeton. * Sắc kí cột cao chiết điclometan của cây lạc tiên - Chuẩn bị cột chạy sắc kí: Cột thủy tinh có khóa và cổ nhám, đường kính 3,4 cm, chiều dài 80 cm, rửa sạch, sấy khô, cố định cột trên giá sắt theo chiều thẳng đứng. - Nạp chất hấp thu vào cột: Nhồi cột theo phương pháp nhồi cột ướt: silica gel (loại silica gel 60 cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm, Merck) cho vào cốc chứa hệ dung môi n-hexan:axeton (95:5, v/v) cũng chính là hệ dung môi bắt đầu triển khai SKC. Khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp sệt đồng nhất rồi cho vào cột, vừa cho vào vừa dùng bóp cao su gõ nhẹ cho chặt cột. Cho hệ dung môi n-hexan:axeton (95:5, v/v) vào chảy liên tục một thời gian để ổn định cột. Trong khi nạp cột, dung môi liên tục chảy qua cột và không để khô dung môi ở đầu cột. Sau đó hạ mức dung môi sát với bề mặt chất hấp thu có trong cột. Khi nạp xong, mặt thoáng của silica gel trong cột phải nằm ngang. - Nạp mẫu chất vào cột: Nạp mẫu chất vào cột ở dạng khô: khối lượng cao điclometan sử dụng là 14,9 gam, hòa tan cao chiết trong điclometan, cho thêm silica gel (khoảng 20 gam), cô đuổi dung môi bằng máy siêu âm, vừa siêu âm vừa khuấy liên tục đến khi thu được hỗn hợp khô, mịn, lúc này cao chiết đã được tẩm lên bề mặt các hạt silica gel. Cho mẫu này lên trên đầu cột, cho hệ dung môi chảy qua cột để ổn định bề mặt mẫu chất, khi hệ dung môi còn cách mặt thoáng mẫu chất 3 cm thì cho tiếp một lớp silica gel khoảng 2 cm lên trên mặt thoáng của mẫu để bảo vệ cột. - Tiến hành giải ly cột:
  • 35. 31 Tiến hành giải ly cột với hệ dung môi n-hexan:axeton (95:5, v/v). Hứng dung môi giải ly bằng cốc thủy tinh nhỏ được đánh số thứ tự và có kí hiệu, mỗi cốc hứng khoảng 50 mL. Vừa giải ly cột, vừa theo dõi dung dịch giải ly bằng sắc kí bản mỏng để thu được các phân đoạn, mỗi phân đoạn gồm những cốc cho kết quả sắc kí bản mỏng gần giống nhau. Khi kết quả sắc kí bản mỏng của một vài cốc hiện vết lên thấp hoặc không còn hiện vết nữa, thì chúng tôi thay đổi hệ dung môi phân cực hơn. Trong quá trình triển khai SKC chúng tôi tăng dần độ phân cực của hệ dung môi n-hexan:axeton từ (95:5, v/v) đến (0:100, v/v). Kết hợp với sắc kí bản mỏng để thu được các phân đoạn. Bảng 2.2. Kết quả sắc ký cột cao chiết điclometan cây lạc tiên Phân đoạn Số thứ tự cốc Hệ dung môi giải ly Khối lƣợng cao (g) LTĐ1 1 n-hexan:axeton = 95:05 0,021 LTĐ2 2-3 0,077 LTĐ3 4-7 0,302 LTĐ4 8-16 0,501 LTĐ5 17-21 0,371 LTĐ6 22-29 0,248 LTĐ7 30-33 0,293 LTĐ8 34-43 0,310 LTĐ9 44-51 n-hexan:axeton = 90:10 0,086 LTĐ10 52-65 0,080 LTĐ11 66-74 0,134 LTĐ12 75-83 0,098 LTĐ13 84-88 0,163 LTĐ14 89-93 0,159 LTĐ15 94-99 0,132 LTĐ16 100-105 0,140 LTĐ17 106-109 0,084
  • 36. 32 LTĐ18 110-119 0,191 LTĐ19 120-123 0,081 LTĐ20 124-125 0,068 LTĐ21 126-128 n-hexan:axeton = 80:20 0,860 LTĐ22 129-140 0,219 LTĐ23 141-142 0,079 LTĐ24 143-144 0,093 LTĐ25 145-150 0,280 LTĐ26 151-153 0,085 LTĐ27 154-160 0,080 LTĐ28 161-164 n-hexan:axeton = 70:30 0,095 LTĐ29 165-166 0,108 LTĐ30 167-181 0,309 LTĐ31 182-187 0,219 LTĐ32 188-200 0,259 LTĐ33 201-207 n-hexan:axeton = 50:50 0,343 LTĐ34 208-218 0,543 LTĐ35 219-227 0,171 LTĐ36 228-246 0,332 LTĐ37 247-298 0,751 LTĐ38 299-412 0,398 LTĐ39 413-425 n-hexan:axeton = 0 : 100 0,075 LTĐ40 426-439 0,157 LTĐ41 440-445 0,056 LTĐ42 446-462 0,098 LTĐ43 463-480 0,084 LTĐ44 481-498 0,134 LTĐ45 499-518 1,425
  • 37. 33 Sơ đồ 2.3. Phân lập chất từ cao chiết điclometan cây lạc tiên * Phân lập chất từ phân đoạn LTĐ2: Phân đoạn LTĐ2 có khối lượng 77 mg được cho vào cốc sạch, hòa tan trong hỗn hợp n-hexan:etyl axetat, cho thêm silica gel (khoảng 80 mg), cô đuổi dung môi bằng máy siêu âm, vừa siêu âm vừa khuấy liên tục đến khi thu được bột silica gel khô, mịn, lúc này mẫu đã được tẩm lên bề mặt các hạt silica gel. Cho mẫu này lên trên đầu cột, cho hệ dung môi chảy qua cột để ổn định bề mặt mẫu chất, khi hệ dung môi còn cách mặt thoáng mẫu chất 2 cm thì cho tiếp một lớp silica gel lên trên mặt thoáng của mẫu. Sau đó rửa giải cột với hệ dung môi n-hexan:etyl axetat (99:1-98:2, v/v). Dựa vào SKBM thu được 8 phân đoạn kí hiệu lần lượt là LTĐ2.1-LTĐ2.8 Phân đoạn LTĐ2.1 có khối lượng 54 mg thu được khi giải ly với hệ dung môi n-hexan:etyl axetat (99:1, v/v). Tiến hành tinh chế phân đoạn này bằng cách kết tinh lại nhiều lần trong n-hexan thu được 33 mg chất kí hiệu PED4. PED4: chất bột màu trắng, Rf = 0,428 (n-hexan:điclometan = 10:1, v/v), hiện màu xanh hơi tím với thuốc thử vanilin/ H2SO4 đặc, hơ nóng. * Phân lập chất từ phân đoạn LTĐ8: Phân đoạn LTĐ8 có khối lượng 310 mg được cho vào cốc sạch. Hòa tan hoàn toàn trong dung môi điclometan, sau đó làm lạnh một thời gian thì thấy có kết tủa trắng. Sắc kí cột n- hexan:etyl axetat (99:1-98:2, v/v) Sắc kí cột n-hexan:axeton (95:5-0:100, v/v) Rửa, kết tinh lại nhiều lần Rửa, kết tinh lại nhiều lần Cao chiết điclometan (14,9 g) LTĐ2 PED1PED4 LTĐ13LTĐ8 Hỗn hợp PED2, PED3
  • 38. 34 Tách lấy phần chất kết tủa này và tiến hành tinh chế lại nhiều lần trong điclometan thu được 43 mg chất kí hiệu là PED1. PED1: chất bột màu trắng, Rf = 0,5 (n-hexan:etyl axetat = 9:1, v/v), hiện màu hơi vàng với thuốc thử H2SO4 10%, hơ nóng. * Phân lập chất từ phân đoạn LTĐ13: Phân đoạn LTĐ13 có khối lượng 163 mg được cho vào cốc sạch. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp với lượng tối thiểu dung môi axeton, sau đó làm lạnh một thời gian thì thấy có kết tinh màu trắng, hình kim bám trên thành cốc. Tách lấy chất kết tinh này và tinh chế lại nhiều lần trong axeton thu được 30 mg chất là hỗn hợp gồm hai chất kí hiệu lần lượt là PED2 và PED3. PED2 và PED3: chất kết tinh hình kim, màu trắng, Rf = 0,487 (n- hexan:axeton = 85:15, v/v), hiện màu hồng với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc, hơ nóng. 2.3.5.2. Xác định cấu trúc Các cấu tử phân lập được từ các phân đoạn của cao chiết điclometan cây lạc tiên được xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ: IR, MS, 1 H-NMR, 13 C- NMR, DEPT.
  • 39. 35 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của các cao chiết cây lạc tiên 3.1.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết từ cây lạc tiên được thể hiện ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các cao chiết cây lạc tiên Tên mẫu Cao chiết n-hexan Cao chiết ĐCM Cao chiết EtOAc Cao chiết MeOH Nồng độ ức chế 50% sự phát triển của vi sinh vật và nấm kiểm định – IC50 (µg/mL) Vi khuẩn Gram (+) Staphylococcus aureus > 128 > 128 > 128 > 128 Bacillus subtilis > 128 > 128 > 128 > 128 Lactobacillus fermentum > 128 > 128 > 128 > 128 Vi khuẩn Gram (-) Salmonella enteria > 128 > 128 > 128 > 128 Escherichia coli > 128 > 128 > 128 > 128 Pseudomonas aeruginosa > 128 > 128 > 128 > 128 Nấm Candida albicans > 128 > 128 > 128 > 128  Nhận xét Theo kết quả bảng 3.1 ta thấy các mẫu cao chiết cây lạc tiên không có hoạt tính kháng các chủng vi sinh vật kiểm định ở nồng độ < 128 g/mL.
  • 40. 36 3.1.2. Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết từ cây lạc tiên được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết cây lạc tiên STT Tên mẫu Giá trị EC50 ( g/mL) trên hệ DPPH 1 Cao chiết n-hexan >128 2 Cao chiết ĐCM >128 3 Cao chiết EtOAc >128 4 Cao chiết MeOH 71,11 Chất tham khảo Quercetin 10,82  Nhận xét Theo kết quả bảng 3.2 ta thấy chỉ có cao chiết metanol thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa tương đối yếu còn các cao chiết n-hexan, điclometan, etyl axetat không có hoạt tính kháng oxi hóa ở nồng độ <128 g/mL. 3.2. Kết quả xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan từ cây lạc tiên Hình 3.3. Sắc ký đồ GC cao chiết n-hexan
  • 41. 37 Bảng 3.4. Các cấu tử dễ bay hơi đƣợc định danh trong cao chiết n-hexan của cây lạc tiên STT Tên chất Hàm lƣợng % Công thức phân tử Công thức hóa học 1 p-Cymene 15,53 C10H14 2 1,2,4,5- Tetramethylbenzene 32,63 C10H14 3 Naphthalene 26,54 C10H8 4 Germacrene B 25,29 C15H24 Kết quả sắc ký khí- khối phổ cao chiết n-hexan của cây lạc tiên cho thấy có 4 cấu tử được định danh là: p-cymene (15,53%), 1,2,4,5-tetramethylbenzene (32,63%), naphthalene (26,54%), germacrene B (25,29%). Trong đó, p-cymene là thành phần có trong một số loại tinh dầu như cỏ xạ hương, húng quế...germacrene B được tìm thấy trong tinh dầu cây nghệ tím, hoắc hương. 3.3. Các hợp chất phân lập đƣợc từ cao chiết điclometan của cây lạc tiên Từ cao chiết điclometan của cây lạc tiên, bằng phương pháp sắc kí cột trên chất hấp phụ silica gel và rửa, kết tinh lại nhiều lần với các hệ dung môi thích hợp, chúng tôi đã phân lập được 2 hợp chất và 1 hỗn hợp hai chất kí hiệu lần lượt là PED1, PED4, và hỗn hợp PED2, PED3.
  • 42. 38 3.3.1. Hợp chất PED1 Hợp chất PED1 là chất bột màu trắng, có khối lượng 43 mg, giá trị Rf = 0,5 trong hệ dung môi n-hexan:etyl axetat = 9:1. Hình 3.5. Phổ hồng ngoại của hợp chất PED1 Phổ hồng ngoại của hợp chất PED1 có peak hấp thụ ở 3421.72 cm-1 , đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết O-H; peak hấp thụ ở 2846.93 cm-1 và 2916.37 cm-1 là dao động hóa trị của các liên kết Csp3-H; peak ở 1060.85 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết đơn C-O và peak hấp thụ ở 721.38 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng của nhiều nhóm metylen -(CH2)n-. Hình 3.6. Phổ 1 H-NMR giãn rộng của hợp chất PED1 O-H C-H 𝛿CH2 C-O
  • 43. 39 Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3,  ppm) xuất hiện tín hiệu triplet ở H = 3,637 (2H, t, 6,5 Hz, H-1) là tín hiệu của hai proton trong nhóm metylen oxi. Điều này hoàn toàn phù hợp tín hiệu của nhóm metylen oxi ở C = 63,12 ppm trên phổ 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3,  ppm). Tín hiệu ở H = 1,565 ppm (2H, t, 6,75 Hz, H-2) trên phổ 1 H-NMR của PED1 là tín hiệu của 2 proton của nhóm methylen ở vị trí β; tương ứng với tín hiệu ở C = 32,85 ppm trên phổ 13 C-NMR của hợp chất này. Tại H = 0,880 (3H, t, 6 Hz, H-30) là tín hiệu của nhóm metyl đầu mạch. Tín hiệu ở H = 1,255 ppm là tín hiệu của các nhóm CH2 chồng chập lên nhau. Hình 3.7. Phổ 13 C-NMR của hợp chất PED1 Từ phổ IR, 13 C-NMR và 1 H-NMR ta xác định hợp chất PED1 là một ancol no, đơn chức, mạch dài có dạng CnH2n+1OH.
  • 44. 40 Hình 3.8. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED1. Phổ ESI-MS (+) xuất hiện peak ion giả phân tử ở m/z = 439 [M + H]+ suy ra công thức phân tử của chất này là C30H62O (M = 438). Do đó PED1 được xác định là triacontan-1-ol với công thức cấu tạo như sau: Theo các tài liệu mà chúng tôi tham khảo được, triacontanol là hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ cây lạc tiên. Triacontanol là hợp chất có tác dụng điều hòa sinh trưởng, đặc biệt là kích thích sinh trưởng mạnh mẽ khi được sử dụng ở nồng độ thích hợp. Triacontanol được phân lập lần đầu tiên từ cỏ Linh Lăng (Medicago sativa L.). Nó thường được tìm thấy trong lớp sáp của tế bào thực vật và trong sáp ong dưới dạng palmitat. Triacontanol là một chất không độc, có tác dụng tăng năng suất thu hoạch của ngũ cốc, cây bông vải, cà tô mạch, cây thuốc lá, cây khoai lang, cây cà phê, bắp cải. Tính chất kích thích tăng trưởng của triacontanol được nghiên cứu nhiều nhất tại Mỹ [1]. 3.3.2. Hợp chất PED4 Hợp chất PED4 là chất bột màu trắng, có khối lượng 33 mg, giá trị Rf = 0,428 trong hệ dung môi n-hexan:điclometan =10:1.
  • 45. 41 Hình 3.9. Phổ 13 C-NMR của hợp chất PED4 Hình 3.10. Phổ 13 C-NMR và DEPT của hợp chất PED4 Từ dữ kiện phổ 13 C-NMR kết hợp với phổ DEPT cho thấy phân tử chất PED4, bao gồm 2xCH3, rất nhiều nhóm CH2, 1xCq và không có nhóm CH. Căn cứ vào phổ cho thấy có 1 tín hiệu đặc trưng của C trong nhóm >C=O (Cq) ở δC = 174,04 ppm. Tín hiệu tại δC = 64,42 ppm đặc trưng cho cacbon có liên kết với oxi (C-O) và δC = 34,45 ppm đặc trưng cho cacbon liên kết với nhóm >C=O.
  • 46. 42 Hình 3.11. Phổ 1 H-NMR giãn rộng của hợp chất PED4 Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3, δppm): phổ 1 H-NMR của PED4 cho các tín hiệu đặc trưng của một este no mạch dài bao gồm: tín hiệu δH = 4,053 (t, 7 Hz, H- 1’) đặc trưng cho proton ở cacbon liên kết với oxi của nhóm -CH2-O-CO-; tín hiệu ở δH = 2,28 (t, 7,5 Hz, H-1) đặc trưng cho proton ở cacbon liên kết với nhóm >C=O (-CH2-CO-O-). Ngoài ra, phổ 1 H-NMR còn cho thấy sự xuất hiện của rất nhiều tín hiệu proton liên kết với cacbon no cộng hưởng chồng chập ở độ dịch chuyển hóa học khoảng δH = 1,255 ppm. Từ các phân tích trên cho thấy chất PED4 là một este no, mạch hở, không phân nhánh. Chiều dài mạch cacbon được xác định thông qua các số liệu phổ MS. Phổ ESI-MS (+) xuất hiện peak ion giả phân tử ở m/z = 341 [M + H]+ suy ra công thức phân tử của chất này là C22H44O2 (M = 340).
  • 47. 43 Hình 3.12. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED4 Phổ ESI-MS (+) xuất hiện các peak: + m/z = 313 tương ứng với chuyển vị Mc Lafferty dịch chuyển hai nguyên tử hidro [14]: + m/z = 295 tương ứng với phân cắt : Từ các phân tích số liệu phổ MS ở trên có thể xác định PED4 là este của axit icosanoic (C20H40O2) với ancol etylic (C2H5OH) có công thức cấu tạo: ethyl icosanoate
  • 48. 44 Theo các tài liệu mà chúng tôi tham khảo được, hợp chất ethyl icosanoate là hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ cây lạc tiên. 3.3.3. Hỗn hợp PED2 và PED3 Hỗn hợp PED2 và PED3 là chất kết tinh hình kim, màu trắng, khối lượng 30 mg, giá trị Rf = 0,487 trong hệ n-hexan:axeton = 85:15. stigmasterol (PED2) -sitosterol (PED3) Hình 3.13. Phổ 1 H-NMR của hỗn hợp PED2 và PED3 Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3,  ppm) xuất hiện 2 tín hiệu singlet tại H = 1,015 (3H, s, Me-18); H = 0,690 (3H, s, Me-19), 2 tín hiệu cụm doublet ở H =
  • 49. 45 0,812 (3H, d, Me-26); H = 0,845 (3H, d, Me-27), tín hiệu triplet ở H = 0,859 (3H, t, Me-29), tín hiệu doublet tại H = 0,923 (3H, d, Me-21) và tín hiệu của nhóm metin liên kết với oxi tại H = 3,521 (1H, tdd, H-3). Phổ 1 H-NMR xuất hiện tín hiệu của proton olefin H = 5,348 (1H, t, 2 Hz, H- 6) của cả hai chất và tín hiệu H = 5,019 (1H, dd, 8,5 Hz và 15 Hz); H = 5,155 (1H, dd, 8,5 Hz và 15 Hz) có thể gán cho H-22 và H-23 của stigmasterol. Từ các tín hiệu trên phổ 1 H-NMR có thể dự đoán hỗn hợp PED2 và PED3 là hỗn hợp stigmasterol và -sitosterol với tỉ lệ tương ứng khoảng 1:1. So sánh phổ 1 H-NMR của hỗn hợp chất PED2 và PED3 với hỗn hợp chất stigmasterol và -sitosterol ở tài liệu [23], ta có bảng 3.16. Bảng 3.16. Số liệu phổ 1 H-NMR của hỗn hợp chất PED2 và PED3 với hỗn hợp chất stigmasterol và -sitosterol [23] Vị trí Hỗn hợp PED2 và PED3 Hỗn hợp stigmasterol và -sitosterol Nhóm 1 CH2 2 CH2 3 3,521 (1H, tdd) 3,51 (1H, tdd) CH 4 CH2 5 C = 6 5,348 (1H, t) 5,31 (1H, t) = CH 7 CH2 8 CH 9 CH 10 C 11 CH2 12 CH2 13 C 14 CH 15 CH2 16 CH2 17 CH
  • 50. 46 18 1,015 (3H, s) 1,03 (3H, s) CH3 19 0,690 (3H, s) 0,71 (3H, s) CH3 20 CH 21 0,923 (3H, d) 0,91 (3H, d) CH3 22 5,019 (1H, dd) 4,98 (1H, m) CH = CH 23 5,155 (1H, dd) 5,14 (1H, m) CH = CH 24 CH 25 CH 26 0,812 (3H, d) 0,80 (3H, d) CH3 27 0,845 (3H, d) 0,82 (3H, d) CH3 28 CH2 29 0,859 (3H, t) 0,83 (3H, t) CH3 Từ dữ liệu phổ 1 H-NMR trong bảng 3.12. có thể kết luận hỗn hợp 2 chất PED2 và PED3 là hỗn hợp stigmasterol và -sitosterol. β-Sitosterol là một phytosterol (sterol thực vật) có cấu trúc hóa học tương tự như cholesterol. β-Sitosterol không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ, trong thiên nhiên thường ở dạng ester hoặc glycosid [37]. -Sitosterol có rất nhiều hoạt tính sinh học có giá trị như: kháng viêm, giảm đau, chống gây đột biến, điều hòa miễn dịch, chống oxi hóa, ức chế sự phát triển tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở mức độ thấp…[31]. Stigmasterol là một trong các sterol thực vật, có nhiều trong các loại rau, đậu, hạt...Nó cũng được sử dụng như là tiền chất của vitamin D3. Nghiên cứu chỉ ra rằng stigmasterol hữu ích trong việc phòng ngừa một số bệnh ung thư bao gồm: ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy một chế độ ăn uống có chứa nhiều stigmasterol có thể ức chế sự hấp thu cholesterol bằng cách cạnh tranh sự hấp thu đường ruột. Khi cho động vật thí nghiệm ăn stigmasterol thì thu được kết quả cả cholesterol và sitosterol hấp thu giảm 23% và 30%, trong khoảng thời gian 6 tuần. Ngoài ra nó cũng có khả năng chống oxy hóa, hạ đường huyết và ức chế tuyến giáp ở một nồng độ nhất định [20].
  • 51. 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu về cây lạc tiên thu hái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 1. Bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS) đã xác định được thành phần hóa học dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây lạc tiên có 4 cấu tử, trong đó 1,2,4,5-tetramethylbenzene là cấu tử có hàm lượng lớn nhất (32,63%). 2. Kết quả thử hoạt tính sinh học cho thấy các cao chiết n-hexan, ĐCM, EtOAc, MeOH của cây lạc tiên không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm. Cao chiết MeOH thể hiện tính kháng oxi hóa yếu (71,11 g/mL) còn các cao chiết n-hexan, ĐCM, EtOAc không thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa. 3. Bằng phương pháp sắc ký cột trên chất hấp phụ silica gel kết hợp sắc kí bản mỏng với hệ dung môi thích hợp, chúng tôi đã phân lập được 2 hợp chất và 1 hỗn hợp hai chất từ cao chiết ĐCM kí hiệu là PED1, PED4 và hỗn hợp PED2, PED3. Bằng các phương pháp phổ: IR, MS, 1 H-NMR, 13 C-NMR, DEPT, chúng tôi đã xác định được cấu trúc của các hợp chất này là: PED1 : triacontanol. PED4 : ethyl icosanoate. PED2 và PED3 : hỗn hợp stigmasterol và -sitosterol.  KIẾN NGHỊ Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chúng tôi chưa khảo sát hết các cao chiết khác của cây lạc tiên cũng như chưa thử các hoạt tính sinh học khác của chúng. Vì vậy, việc tiếp tục khảo sát, phân lập các cao chiết còn lại và thử các hoạt tính sinh học khác là điều rất cần thiết.
  • 52. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyễn Tuấn Anh (2013), “Nghiên cứu phân lập chất kích thích sinh trưởng thực vật Triacontanol từ cây sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm) và cây đậu cọc rào (Jatropha Curcas Linn.)”, Tạp chí hóa học & ứng dụng, số 21. 2. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 3. Đỗ Huy Bích và tập thể tác giả (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, tr. 138-140. 4. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 5. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. II. Tiếng Anh 6. Andersen Lise et al. (1998), “Cyanogenesis of Passiflora foetida”, Phytochemistry, Vol. 47(6), pp. 1049-1050. 7. Ayres S.F.S.J. Adriana et al. (2015), “Comparative central effects of the aqueous leaf extract of two populations of Passiflora edulis”, Revista Brasileira de Farmacognosia. 8. Conde-Matínez Natalia et al. (2014), “Chemical studies on curuba (Passiflora Mollissima (Kunth) L. H. Bailey) fruit flavour”, Food Chemistry, (157), pp. 356-363. 9. Dhawan Kamaldeep et al. (2004), “Passiflora: a review update”, Journal of Ethnopharmacology, (94), pp. 1-23. 10. Echeverri Fernando et al. (1991), “Ermanin: an insect deterrent flavonoid from Passiflora foetida L.”, Phytochemistry, Vol. 30(1), pp. 153-155. 11. Echeverri Fernando et al. (2001), “Passifloricins, polyketides -pyrones from Passiflora foetida resin”, Phytochemistry, (56), pp. 881-885.
  • 53. 49 12. Fánor Casierra-Posada1, Alfredo Jarma-Orozco (2016), “Nutritional composition of Passiflora species”, Nutritional Composition of Fruit Cultivars, pp. 517-531. 13. Ingale. A. G and Hivrale. A. U (2010), “Pharmacological studies of Passiflora sp. and their bioactive compounds”, Academic Journals, African Journal of Plant Science, Vol. 4(10), pp. 417-426. 14. Jürgen H. Gross (2011), Mass Spectrometry: A Textbook, Springer Science & Business Media, pp. 297. 15. Krishnaveni A et al. (2011), “Harmaline from Passiflora foetida”, Int. J. Pharm & Ind. Res, Vol. 01(04). 16. McCormick Susan and T. J. MaBry (1983), “O- and C-glycosyflavones from Passiflora biflora”, Phytochemistry, Vol. 22(3), pp. 798-799. 17. Modesti Costa. G et al. (2015) “Isolation of C-glycosylflavonoids with – glucosidase inhibitory activity from Passiflora bogotensis Benth by gradient high-speed counter-current chromatography”, Jounal of Chromatography B, (990), pp. 104-110. 18. Odewo et al. (2014), “Proximate and Spectroscopic Analysis of Passiflora foetida L.”, International Journal of Scientific and Technology Research, Vol. 3(9), pp. 353-356. 19. Orsini Fulvia et al. (1986), “Quadranguloside, a cycloartane triterpene glycoside from Passiflora quadrangularis”, Phytochemistry, Vol. 25(1), pp. 191-193. 20. Panda S, Jafri M, Kar A and Meheta BK. (2009), “Thyroid inhibitory, antiperoxidative and hypoglycemic effects of stigmasterol isolated from Butea monosperma”, Fitoterapia, Vol. 80(2), pp. 123-126. 21. Patil A. S and Paikrao H. M (2012) “Bioassay guided phytometabolites extraction for screening of potent antimicrobials in Passiflora foetida L.”, Journal of Applied Pharmaceutical Science, Vol. 2(9), pp. 137-142.
  • 54. 50 22. Patil. A. S, PaiKrao. H. M and Patil. S. R (2013), “Passiflora foetida Linn.: a complete morphological and phytopharmacological review”, International Journal of Pharma and Bio Science, Vol. 4(1), pp. 285-296. 23. Pierre Lokadi Luhata et al. (2015), “Isolation and characterisation of stigmasterol and -sitosterol from Odontonema strictum (Acanthaceae)”, Jounal of Innovation in Pharmaceuticals and Biological Sciences, Vol. 2(1), pp. 88-95. 24. Ranganatha. N et al. (2013) “Assessment of immunomodulatory activity of areal parts of Passiflora foetida Linn.”, World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, Vol. 2(3), pp. 1-11. 25. SanTosh P et al. (2011) “Antidepressant activity of metanolic extract of Passiflora foetida leaves in mice”, International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, Vol. 3(1). 26. Sasikala. V et al. (2011) “Analgesic and anti-inflammatory activities of Passiflora foetida L.”, Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, pp. 600- 603. 27. Sasikala. V et al. (2011) “Evaluation of antioxidant potential of different parts of wild edible plant Passiflora foetida L.”, Journal of Applied Pharmaceutical Science, Vol. 01(04), pp. 89-96. 28. Saravanan Shannugam et al. (2014), “Antioxidant, analgesic, anti- inflammatory and antipyretic effects of polyphenols from Passiflora subpeltata leaves- a promising species of Passiflora”, Industrial Crops and Products, (54), pp. 272-280. 29. Saravanan Shanmugam et al. (2014), “In vitro antioxidant, antimicrobial and anti-diabetic properties of polyphenols of Passiflora ligularis Juss. fruit pulp”, Food Science and Human Wellness, pp. 1-30. 30. Shucheng L., et al. (2008), “Physical and chemical analysis of Passiflora seeds and seed oil from China", International Journal of Food Sciences and Nutrition, Vol. 59(7-8), pp. 706-715.
  • 55. 51 31. Soodabeh Saeidnia, Azadeh Manayi, Ahmad R. Gohari, Mohammad Abdollahi (2014), “The story of beta-sitosterol- A Review", European Journal of Medicinal Plants, Vol. 4(5). 32. Spencer. C. K et al. (1986), “Linamarin, lotaustralin, linustatin and neolinustatin from Passiflora species”, Phytochemistry, Vol. 25(3), pp. 645- 647. 33. Spencer. C. Kenvin and Seigler. S David (1987), “Passisuberosin and epipassisuberosin: two cyclopentenoid cyanogenic glycosides from Passiflora suberosa”, Phytochemistry, Vol. 26, pp. 1665-1667. 34. Wang Cong et al. (2013), “Cycloartane triterpenoid saponins from water soluble of Passiflora edulis Sims and their antidepressant-like effects”, Jounal of Ethnopharmacology, (148), pp. 812-817. 35. Xu Fengquing et al. (2013), “C-dideoxyhexosyl flavones from the stems and leaves of Pasiflora edulis Sims”, Food Chemistry, (136), pp. 94-99. III. Trang Web 36. Công ty cổ phần thương mại Tâm Dược (2015), “Tác dụng của cây lạc tiên”, tamduoc.com, 16/09/2016. 37. Wikipedia (2016), “Beta-sitosterol”, en.wikipedia.org, 16/09/2016. 38. Wikipedia (2016), “Passiflora”, en.wikipedia.org, 16/09/2016. 39. Wikipedia (2016), “Passifloraceae”, en.wikipedia.org, 16/09/2016. 40. Wikipedia (2016), “Passiflora foetida”, en.wikipedia.org, 16/09/2016. 41. Wikipedia (2016), “Flavonoid”, en.wikipedia.org, 16/09/2016.
  • 57. P1
  • 58. P2
  • 59. P3
  • 60. P4 Hình P4. Sắc ký đồ GC cao chiết n-hexan
  • 61. P5 Hình P5. Phổ hồng ngoại của hợp chất PED1
  • 62. P6 Hình P6. Phổ 1 H-NMR của hợp chất PED1
  • 63. P7 Hình P7. Phổ 1 H-NMR giãn rộng của hợp chất PED1
  • 64. P8 Hình P8. Phổ 13 C-NMR của hợp chất PED1
  • 65. P9 Hình P9. Phổ 13 C-NMR giãn rộng của hợp chất PED1
  • 66. P10 Hình P10. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED1
  • 67. P11 Hình P11. Phổ 1 H-NMR của hợp chất PED4
  • 68. P12 Hình P12. Phổ 1 H-NMR giãn rộng của hợp chất PED4
  • 69. P13 Hình P13. Phổ 13 C-NMR của hợp chất PED4
  • 70. P14 Hình P14. Phổ 13 C-NMR giãn rộng của hợp chất PED4
  • 71. P15 Hình P15. Phổ 13 C-NMR-DEPT của hợp chất PED4
  • 72. P16 Hình P16. Phổ 13 C-NMR-DEPT giãn rộng của hợp chất PED4
  • 73. P17 Hình P17. Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PED4
  • 74. P18 Hình P18. Phổ 1 H-NMR của hỗn hợp PED2 và PED3
  • 75. P19 Hình P19, P20. Phổ 1 H-NMR giãn rộng của hỗn hợp PED2 và PED3