SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM
TS.BS. HUỲNH THOẠI LOAN
I. ĐẠI CƯƠNG
Nhiễm trùng tiểu (NTT) là một vấn đề lâm sàng rất thường gặp ở trẻ em. NTT trên (viêm
đài bể thận) có thể dẫn đến hình thành sẹo tại chủ mô thận và gây ra cao huyết áp, bệnh thận
giai đoạn cuối. Mặc dù viêm đài bể thận ở trẻ em có kèm sốt, tuy nhiên trên lâm sàng đôi khi
khó phân biệt giữa viêm đài bể thận và viêm bàng quang, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới hai tuổi.
Nhiễm trùng tiểu được định nghĩa là có vi khuẩn hiện diện trong đường tiết niệu, trong
đó đề cập đến NTT trên (viêm đài bể thận) là hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm lấn
chủ mô thận, còn NTT dưới (viêm bàng quang) là khi hiện tượng nhiễm trùng tại niêm mạc
bàng quang.
NTT rất thường gặp ở trẻ em, với tỷ lệ là 3-5% trẻ gái và 1-2% trẻ trai trước tuổi dậy thì.
Ở trẻ nhỏ dưới hai tuổi có sốt, tỷ lệ này là 3-5%. Tỷ lệ thay đổi tùy theo tuổi và giới tính,
có 4 nhóm bệnh nhân cần nhận diện như sau: trẻ trai dưới một tuổi (3%), trẻ trai trên một tuổi
(3%), trẻ gái dưới dưới một tuổi (7%), trẻ gái trên một tuổi (8%).
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (4-9%) trẻ NTT có kèm hiện tượng du khuẩn huyết, vì vậy nhiều
giả thuyết cho rằng NTT là do hiện tượng vi khuẩn di chuyển ngược dòng trong hệ thống
đường tiết niệu.
Việc tập trung các vi khuẩn đường ruột gây bệnh tại xung quanh lỗ niệu đạo là bước đầu
tiên của tình trạng NTT. Tuy nhiên, hiện tượng này không đủ gây ra NTT, vi khuẩn tập trung
tại đây cần thêm các yếu tố hỗ trợ để có thể bám dính và gây hiện tượng viêm ở niêm mạc
đường tiểu (glycosphingolipid receptors ở tế bào biểu bì, toll-like receptors giúp nhận diện
kháng nguyên của vi khuẩn).
Nhiều loại vi khuẩn có độc lực đều có các khả năng trên, nhưng vi khuẩn E.coli có lông
mao ở bề mặt là vi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất.
1. Yếu tố cơ địa
Có một số yếu tố cơ địa khiến bệnh nhân dễ mẩn cảm với tình trạng NTT
1. Tuổi: NTT gặp nhiều nhất ở trẻ trai dưới một tuổi và trẻ gái dưới 4 tuổi.
2. Tình trạng cắt da quy đầu:
Trẻ trai không cắt da quy đầu khi sốt có khả năng NTT hơn trẻ có cắt da quy đầu từ
4-8 lần. Có hai giả thuyết giải thích cho tình trạng khác biệt này:
- Bề mặt niêm mạc ở trẻ không cắt da quy đầu khiến vi khuẩn gây bệnh dễ bám
dính vào hơn.
- Tắc nghẽn một phần vùng đầu lỗ tiểu ở trẻ không cắt da quy đầu tạo điều kiện
làm cho tỉ lệ nhiễm trùng tiểu cao hơn ở trẻ này.
3. Trẻ gái nhũ nhi: có tỉ lệ nhiễm trùng tiểu cao hơn trẻ trai nhũ nhi từ 2-4 lần, có thể là
do tình trạng niệu đạo ngắn, tuy nhiên tỉ lệ này lại không tăng ở trẻ sơ sinh nữ, do đó
giả thuyết này vẫn còn cần xem xét lại.
4. Màu da, sắc tộc: trẻ da trắng có tỉ lệ nhiễm trùng tiểu cao hơn trẻ da màu từ 2-4 lần,
tuy nhiên không giải thích được nguyên nhân.,
5. Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu: trẻ có tắc nghẽn đường tiết niệu có tỉ lệ nhiễm
trùng tiểu cao hơn, nước tiểu nơi tắc nghẽn là môi trường cấy tốt cho đa số các loại
vi khuẩn gây bệnh. Các trường hợp tắc nghẽn có thể là do bất thường giải phẫu như:
van niệu đạo sau, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản; do nguyên nhân thần kinh: thoát
vị tủy - màng tủy trong bàng quang thần kinh; hoặc do chức năng: rối loạn chức
năng ruột - bàng quang.
6. Rối loạn chức năng ruột - bàng quang: có các biểu hiện sau:
- Bài xuất phân, nước tiểu bất thường: bón, rối loạn đi tiểu (tiểu gắt, tiểu gấp)
- Són phân, nước tiểu
- Nín giữ nước tiểu
Tình trạng này thường gặp ở những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thường ở độ tuổi đi học
và kéo dài nhiều tháng, có thể liên quan đến thói quen, hoặc bất thường các cơ vùng chậu, cơ
vòng, cơ bàng quang. Tình trạng này khá phổ biến, có thể chiếm đến 15%, nhưng thường
không được chẩn đoán ra, với các biểu hiện như tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, tiểu dầm, són tiểu,
nhiễm trùng tiểu..
Tình trạng này cần được kiểm tra ở những trẻ được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, vì có
đến 40% các trẻ đã tự kiểm soát được việc đi tiểu bị nhiễm trùng tiểu lần đầu và 80% trẻ
nhiễm trùng tiểu tái phát có vấn đề về rối loạn chức năng kể trên.
7. Trào ngược bàng quang - niệu quản:
Đây là tình trạng nước tiểu đi ngược từ bàng quang vào đường tiểu trên, điều này
làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu trên và gây sẹo trên chủ mô thận.
8. Quan hệ tình dục:
Có sự liên hệ giữa quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm trùng tiểu ở trẻ gái.
9. Đặt thông tiểu:
Việc đặt thông tiểu kéo dài làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
2. Tương quan giữa vi khuẩn và cơ địa:
Bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa chủng vi khuẩn thường trú ở xung quanh niệu
đạo và việc bám dính của các vi khuẩn qua hai sự việc như sau :
1. Trong một nghiên cứu cho thấy có hiện tượng vi khuẩn E.coli và các trực khuẩn
gram âm gây bệnh khác hiện diện nhiều hơn ở niêm mạc đầu lổ tiểu nhiều hơn ở trẻ
không cắt bao quy đầu.
2. Một nghiên cứu ở nhóm trẻ nhỏ cho thấy việc sử dụng kháng sinh cho các nhiễm
trùng đường hô hấp trên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu ở những trẻ có tình
trạng khuẩn niệu.
2. Nghiên cứu ở khỉ cho thấy việc sử dụng penicillin và các cephlosporin làm rối loạn
khuẩn thường trú ở âm đạo và thúc đẩy vi khuẩn E.coli phát triển.
III. LÂM SÀNG
Nhiễm trùng tiểu có thể có những triệu chứng không đặc hiệu, nhất là ở trẻ nhỏ.
1. Trẻ nhỏ:
Theo một nghiên cứu đa trung tâm, ở các trẻ này, các triệu chứng sau đây gợi ý tình
trạng nhiễm trùng tiểu:
- Tiền sử có NTT (LR 2.3)
- Sốt trên 40o
C (LR 3.2)
- Căng đau trên xương mu (LR 4.4)
- Không có cắt bao quy đầu (LR 2.8)
- Sốt >39o
C mà không có các nguyên nhân rõ ràng (LR 4.0)
- Sốt < 39o
C, hiện diện nguyên nhân khác gây sốt (LR 0.37)
Việc kết hợp các yếu tố trên giúp ích nhiều cho chẩn đoán NTT hơn là các triệu chưng
riêng lẻ.
Nhiều nghiên cứu tiên cứu cho thấy sốt có khi là triệu chứng duy nhất ở trẻ nhũ nhi và
trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
Tỷ lệ NTT gặp nhiều hơn ở trẻ sốt cao > 39o
C, 16% so với 7% ỡ trẻ < 60 ngày tuổi, và
4% so với 2% ở trẻ < 2 tuổi. Nếu trẻ có kèm một ổ nhiễm trùng nào giải thích cho triệu chứng
sốt, thì đó cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng có kèm NTT.
Các triệu chứng khác: ít gặp hơn, như vàng da tăng bilirubine trực tiếp (trẻ < 28 ngày
tuổi), quấy khóc, bú kém, hoặc bỏ bú.
Cha mẹ có thể ghi nhận nước tiểu của bé có mùi hôi, hoặc có các triệu chứng của đường
tiêu hóa (ói mửa, tiêu chảy..).
2. Trẻ lớn:
Các triệu chứng bao gồm: sốt, các triệu chứng của đường tiểu (tiểu khó, tiểu gấp, tiểu
không tự chủ, tiểu lắt nhắt, tiểu máu đại thể) và đau bụng.
Các triệu chứng như sốt cao, lạnh run, đau hông lưng gợi ý NTT trên.
Đôi khi, các trẻ lớn có biểu hiện của tình trạng lùn, chậm lên cân, hoặc cao huyết áp thứ
phát sau hiện tượng tạo sẹo tại thận do NTT không được nhận biết trước đó.
Trong một nghiên cứu đa trung tâm, các triệu chứng sau được ghi nhận là có giá trị trong
chẩn đoán NTT:
 Đau bụng (LR 6.3)
 Đau lưng (LR 3.6)
 Tiểu khó, tiểu lắt nhắt, hoặc cả hai (LR 2.2)
 Tiểu không tự chủ mới xuất hiện (LR 4.6)
3. Khám lâm sàng:
Trẻ NTT cần được khám và đánh giá lâm sàng ngay để được điều trị kịp thời.
a. Hỏi tiền sử bệnh:
Sốt: từ bao lâu, sốt cao nhất là bao nhiêu. Các triệu chứng đường tiểu: tiểu khó, tiểu lắt
nhắt, tiều gấp, tiểu không tự chủ. Các triệu chứng đau bụng, đau hông lưng, khó chịu vùng
trên xương mu. Các triệu chứng khác như: ói mửa, các bệnh cấp tính vừa mắc phải.
Tiền sử uống kháng sinh. Tiền sử quan hệ tình dục ở trẻ gái.
Các tiền sử khác cần khai thác là:
 Các triệu chứng đường tiểu mạn tính: tiểu không tự chủ, lắt nhắt, tiểu gấp, nhịn tiểu..
 Táo bón
 Tiền sử NTT
 Trào ngược bàng quang-niệu quản
 Các đợt bệnh không rõ chẩn đoán.
 Tiền sử gia đình: NTT tái phát, trào ngược bàng quang - niệu quản, và các bất
thường hệ niệu - dục khác.
 Các dị tật tiền sản đã được chẩn đoán.
 Cao huyết áp, chậm tăng trưởng.
b. Khám lâm sàng
1. Dấu hiệu sinh tồn: HA, nhiệt độ.
2. Chiều cao, cân nặng, đánh giá tăng trưởng
3. Khám bụng tìm các khối bất thường (cầu bàng quang, chạm thận trong trường hợp
thận to do tắc nghẽn)
4. Khám vùng trên xương mu, vùng cột sống thắt lưng
5. Khám cơ quan sinh dục ngoài để tìm các bất thường về giải phẫu (hẹp bao quy đầu,
dính mép môi lớn), các dấu hiệu của viêm âm hộ, dị vật âm đạo, các biểu hiện bệnh
lý lây qua đường tình dục.
6. Khám vùng thắt lưng đánh giá các dấu hiệu ẩn của bệnh loạn sản tủy tiềm ẩn (đậm
sắc tố đường giữa, u mỡ, bất thường về mạch máu, túm lông) có thể đi kèm tình
trạng bàng quang thần kinh.
7. Tìm các nguyên nhân khác gây sốt.
IV. CẬN LÂM SÀNG
1. Xét nghiệm nước tiểu:
a. Cách lấy nước tiểu:
Rất quan trọng, dựa vào tuổi, giới, tiền căn.
Có 4 cách lấy nước tiểu như sau:
 Lấy nước tiểu sạch giữa dòng: thường dành cho trẻ lớn, hợp tác
 Đặt sond tiểu: thường dùng đối với trẻ nhỏ, trẻ cần cấy nước tiểu
 Dán túi hứng nước tiểu: ít khuyến cáo trong trường hợp cấy nước tiểu vì thường cho
kết quả dương tính giả (85%)
 Chọc hút trên xương mu: thường dành cho trẻ sơ sinh, hoặc trong trường hợp dị tật
không thể đặt được sond tiểu, hay đặt sond tiểu nhưng cho kết quả không chính xác.
Việc quan trọng nữa là sau khi lấy nước tiểu phải cần đưa đến phòng xét nghiệm ngay,
vì môi trường nhiệt độ phòng sẽ làm thay dổi kết quả cấy theo hướng (–) hoặc (+) giả.
Đánh giá kết quả TPT nước tiểu như sau:
 Hiện diện bạch cầu: hiện diện bạch cầu trong TPTNT cho thấy nhiều khả năng có
NTT. Tuy nhiên hiện diện bạch cầu có thể gặp trong một số bệnh lý khác (bệnh
Kawasaki).
Hiện diện bạch cầu trong nước tiểu có độ nhạy cao (67-94%), nhưng độ đặc hiệu lại
thấp.
 Hiện diện nitrit trong TPTNT: hiện diện nitrit trong TPTNT cho thấy nhiều khả năng
có NTT. Đây là một dấu hiệu có độ đặc hiệu cao, tỷ lệ dương tính giả thấp. Tuy
nhiên tỷ lệ âm tính giả lại cao, vì nước tiểu cần hiện diện trong bàng quang ít nhất là
4 giờ để có thể tạo ra một lượng nitrit đủ nhiều để được phát hiện. Do đó nếu không
có nitrit cũng không loại trừ được NTT.
Hiện diện nitrit trong nước tiểu có độ đặc hiệu cao (90-100%) nhưng độ nhạy lại
thấp (16-82%).
 Xét nghiệm tế bào nước tiểu:
Xét nghiệm này đòi hỏi một ê-kíp có tay nghề hơn, mẫu nước tiểu được quay ly tâm,
xét nghiệm tìm bạch cầu và vi khuẩn. Khi xem xét dưới kính hiển vi quang trường
40, tiểu tế bào mủ được định nghĩa khi có ≥5 tế bào bạch cầu/quang trường.
 Cấy nước tiểu:
Đây là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán NTT. Nước tiểu sau khi được lấy cần đưa
ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, nếu chậm trễ vài giờ có thể cho kết
quả âm tính hoặc dương tính giả.
Tùy cách lấy nước tiểu mà có các định nghĩa về NTT như sau:
+ Chọc hút trên xương mu: chỉ cần có hiện diện vi khuẩn.
+ Sond tiểu : ≥50,000 khúm vi khuẩn/mL, một loại vi khuẩn
+ Hứng nước tiểu giữa dòng: ≥100,000 khúm vi khuẩn/mL, một loại vi khuẩn
2. Xét nghiệm khác:
Giúp cho chẩn đoán NTT, phân biệt NTT trên (viêm đài bể thận) hoặc NTT dưới (viêm
bàng quang).
a. Xét nghiệm về phản ứng viêm:
 Tăng bạch cầu đa nhân / công thức máu
 Tốc độ lắng máu tăng
 CRP tăng > 20 mg/l
 Tăng procalcitonin.
Tuy nhiên vì các xét nghiệm này có độ đặc hiệu và độ nhạy cảm thấp nên không có
giá trị nhiều giúp chẩn đoán phân biệt.
 Creatinin máu: xét nghiệm này không giúp cho chẩn đoán phân biệt NTT, nhưng cần
thực hiện trong các trường hợp NTT tái phát để đánh giá chức năng thận.
b. Cấy máu :
Tình trạng du khuẩn huyết gặp với tỷ lệ 4-9% các trường hợp NTT ở trẻ nhũ nhi.
3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh:
a. Siêu âm bụng
Siêu âm bụng là một xét nghiệm không xâm lấn, có thể mô tả kích thước và hình dạng
hai thận, hiện các dị tật tiết niệu (thận đôi, dãn niệu quản, các bất thường khác...) Siêu âm
bụng cũng phát hiện tình trạng áp xe thận hoặc thận mủ là biến chứng của NTT không đáp
ứng điều trị kháng sinh.
Do ưu điểm của siêu âm bụng, khuyến cáo xét nghiệm này trong các chỉ định sau:
 Trẻ < 2 tuổi bi NTT có sốt lần đầu
 Trẻ bị NTT tái phát
 Trẻ NTT có tiền sử gia đình có bệnh thận, bệnh tiết niệu, có kèm cao huyết áp, chậm
tăng trưởng.
 Trẻ không đáp ứng điều trị.
b. Chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng
Chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng là xét nghiệm được chọn để phát hiện sự hiện
diện và mức độ nặng của tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản. Khoảng 40% trẻ nhỏ
có NTT kèm sốt có bất thường này. Nguy cơ gây sẹo tại chủ mô thận gia tăng ở trẻ có trào
ngược bàng quang niệu quản (41% so với 17%)
Khuyến cáo chỉ định xét nghiệm này khi :
 Trẻ NTT kèm sốt hơn một lần
 Trẻ bị NTT có tiền sử gia đình có bệnh lý thận, tiết niệu, trẻ có kèm cao huyết áp,
chậm tăng trưởng.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm này là vài tuần sau khi bị NTT, tuy nhiên có thể chụp
sớm hơn ngay khi bệnh nhân hết triệu chứng.
Các mức độ trào ngược bàng quang niệu quản
c. Xạ hình thận
Xạ hình thận với DMSA (dimercaptosuccinic acid) có thể phát hiện viêm đài bể thận cấp
và sẹo chủ mô thận. Xét nghiệm này đắt tiền, xâm lấn và trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi tia xạ.
Vai trò của xạ hình thận trong xử trí NTT ở trẻ em còn bàn cãi. Xạ hình giúp chẩn đoán
tổn thương chủ mô thận, ngoài ra còn giúp phát hiện trẻ có trào ngược bàng quang niệu quản
mức độ trung bình - nặng.
Khuyến cáo dùng xét nghiệm này để chẩn đoán viêm đài bể thận trong trường hợp chẩn
đoán khó khăn, và dùng để theo dõi 6-12 tháng hiện tượng tạo sẹo chủ mô thận sau khi bị
NTT.
Chụp xạ hình DMSA cho thấy hình ảnh tổn thương chủ mô thận cực trên thận trái.
1Độ
Ni u qu n không dãnệ ả
2Độ
C n quang ài bả ở đ ể
th n không dãnậ
3Độ
Dãn nh n trungẹ đế
bình ni u qu n àiệ ả đ
b th nể ậ
4Độ
Dãn trung bình và
xo n ni u qu n, dãnắ ệ ả
ài b th nđ ể ậ
5Độ
Dãn n ng và xo nặ ắ
ni u qu n, dãn ài bệ ả đ ể
th n và m t hìnhậ ấ
d ngạ
V. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán NTT khi cấy nước tiểu dương tính trên trẻ có tiểu bạch cầu.
Các trường hợp có NTT mà cấy nước tiểu âm tính :
 Bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước đó.
 Bệnh nhân tiểu liên tục nên không đủ thời gian ủ nước tiểu
2. Chẩn đoán vị trí NTT
Cần kết hợp lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.
a. NTT trên (Viêm đài bể thận)
Lâm sàng:
 Sốt cao, > 38,5o
C
 Dấu hiệu toàn thân ở trẻ nhỏ: ói, quấy, bỏ bú, tiêu chảy...
 Đau hông lưng ở trẻ lớn
Cận lâm sàng :
 Tăng bạch cầu đa nhân trung tính trên CTM
 Phản ứng viêm: VS, CRP. Procalcitonin tăng
Chẩn đoán hình ảnh : dấu hiệu tổn thương chủ mô thận trên chụp xạ hình DMSA
b. NTT dưới (Viêm bàng quang)
Lâm sàng : hiếm khi sốt > 38o
C
 Kèm các dấu hiệu đường tiểu dưới: tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu không tự chủ, tiểu
máu đại thể...
 Cận lâm sàng: không có biểu hiện của phản ứng viêm toàn thân.
VI. ĐIỀU TRỊ
1. Mục tiêu điều trị:
Mục tiêu điều trị bao gồm:
 Loại trừ nhiễm trùng và ngăn ngừa tình trạng thận mủ
 Ngừa tái phát và các biến chứng lâu dài như sẹo chủ mô thận, cao huyết áp, chậm
tăng trưởng.
 Giảm các triệu chứng (sốt, tiểu đau, tiểu lắt nhắt).
Xử trí trước mắt là dùng kháng sinh và đánh giá các yếu tố thuận lợi của NTT (ví dụ các
dị tật tiết niệu)
Xử trí lâu dài là ngăn ngừa tái phát và các biến chứng.
Các chỉ định nhập viện bao gồm :
 Trẻ < 2 tháng tuổi
 NTT nặng (ví dụ: tổng trạng xấu, hạ huyết áp..)
 Trẻ suy giảm miễn dịch
 Ói hoặc không dung nạp thuốc uống
 Không có phương tiện theo dõi tại nhà (nhà xa, ba mẹ la lắng..)
 Không đáp ứng điều trị thuốc uống.
2. Kháng sinh
a. Nguyên tắc
Điều trị kháng sinh làm thay đổi đáng kể tiên lượng (tử vong trước thời đại kháng sinh là
20%, tỷ lệ biến chứng và thận mủ giảm ngoạn mục)
Việc chọn lựa kháng sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, mức độ nặng của NTT, bệnh
nhân có ói hay không, thời gian kéo dài của sốt, bệnh nền và các vấn đề niệu khoa, vấn đề đề
kháng kháng sinh ở địa phương.
Việc điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm phải nên tiến hành trong vòng 72 giờ, ngay
sau khi đã thực hiện cấy nước tiểu, cho các đối tượng sau :
 Sốt ( >39°C hoặc >48 hours)
 Tổng trạng xấu
 Sưng đau hông lưng
 Suy giảm miễn dịch
 Có bất thường hệ niệu
Lựa chọn kháng sinh: Nhuộm gram sẽ hướng dẫn điều trị kháng sinh, trong tường hợp
không có kết quả nhuộm gram, nên chọn lựa kháng sinh điều trị E. Coli (chiếm 80% trường
hợp NTT) và các vi khuẩn gram âm khác như: Klebsiella, Proteus, Enterobacter, và
Citrobacter, các vi khuẩn gram dương: Staphylococcus saprophyticus, Enterococcus, và
Staphylococcus aureus.
b. Các loại kháng sinh
Cephalosporin thế hệ thứ ba ( cefpodoxime, cefixime, cefdinir, ceftibuten, cefotaxime,
ceftriaxone) và aminoglycosides ( gentamicin, amikacin) là các loại kháng sinh được khuyến
cáo chọn lựa.
Trong trường hợp trẻ không có dị tật tiết niệu và có thể uống được, có thể sử dụng
cephalosporin thế hệ thứ ba (cefixime cefdinir, ceftibuten)
Liều các kháng sinh sử dụng :
 Ampicillin (100 mg/kg/ngày)
 Gentamicin (7.5 mg/kg/ngày)
 Cefotaxime (150 mg/kg/ ngày )
 Ceftriaxone (75 mg/kg / ngày)
 Cefepime (100 mg/kg per day /ngày)
 Cefixime (16 mg/kg /ngày đầu tiên,sau đó 8 mg/kg /ngày)
 Cefdinir (14 mg/kg /ngày)
 Ceftibuten (9 mg/kg /ngày)
Thời gian dùng kháng sinh: 7-14 ngày.
Đáp ứng điều trị:
Đa số bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng sau 48 giờ điều trị.
Đối với bệnh nhân không có đáp ứng sau 48 giờ, nên đổi kháng sinh theo kết quả kháng
sinh đồ, và cần thực hiện siêu âm bụng để xác định xem có biến chứng áp xe thận hay ácc dị
tật tiết niệu nặng cần can thiệp ngay hay không?
Việc cấy nước tiểu kiểm tra lại thường không cần thiết nếu bệnh nhân có đáp ứng trên
lâm sàng.
Kháng sinh dự phòng: tuy còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của việc điều trị này được
chỉ định trong các trường hợp sau:
 Trào ngược bàng quang niệu quản từ độ III trở lên
 Các dị tật tiết niệu chưa được phẫu thuật triệt để.
 Các trường hợp NTT dưới tái phát nhiều lần.
Câu hỏi:
1. Cách thức lấy nước tiểu để cấy ở trẻ em:
a. Lấy nước tiểu sạch giữa dòng
b. Đặt sond tiểu
c. Chọc hút trên xương mu
d. a b c
2. Chỉ số có giá trị đặc hiệu cao trong chẩn đoán NTT/ TPTNT là
a. Bạch cầu
b. Hồng cầu
c. Nitrit
d. a c
3. Vi khuẩn gây NTT thường gặp nhất ở trẻ em
a. E. Coli
b. Proteus
c. Klebsiella
d Staphylococcus
4. Chẩn đoán NTT khi cấy nước tiểu có
a. 100. 000 khúm vi khuẩn/ ml
b. 50.000 khúm vi khuẩn/ ml
c. Mọc một loại vi khuẩn
d. Tất cả đều sai
5. Chẩn đoán hình ảnh cần thiết trong NTT là
a. Siêu âm bụng
b. Bàng quang niệu đạo ngược dòng
c. Xạ hình thận
d. Tất cả đều đúng
6. Chẩn đoán xác định tổn thương chủ mô thận bằng
a. Cấy nước tiểu dương tính mạnh
b. CRP máu tăng cao
c. Siêu âm bụng
d. Xạ hình thận DMSA
7. Các loại NTT ở trẻ em
a. Viêm đài bể thận
b. Viêm bàng quang
c. Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng
d. Tất cả đều đúng
8. Nguyên tắc điều trị NTT ở trẻ em
a. Điều trị nhiễm trùng
b. Giải quyết dị tật tiết niệu
c. Điều trị táo bón
d. a b
9. Chỉ định kháng sinh dự phòng trong NTT trẻ em
a. Bàng quang thần kinh
b. Trào ngược bàng quang niệu quản độ IV
c. Táo bón nặng
d. Tất cả đều đúng
10. Kháng sinh được lựa chọn theo kinh nghiệm điều trị NTT trẻ em
a. Ampicillin
b. Cephalosporin thế hệ 3
c. Aminoglycosid
d. b c

More Related Content

What's hot

VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
VIÊM PHỔI.docx
VIÊM PHỔI.docxVIÊM PHỔI.docx
VIÊM PHỔI.docxSoM
 
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMTIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMSoM
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMSoM
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGNHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGSoM
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPSoM
 
Gãy xương đòn và xương cánh tay
Gãy xương đòn và xương cánh tayGãy xương đòn và xương cánh tay
Gãy xương đòn và xương cánh tayKhai Le Phuoc
 
Phân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo aoPhân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo aoNguyen Kieu My
 
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINBAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINSoM
 
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPVIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPSoM
 
liệt thần kinh quay
liệt thần kinh quayliệt thần kinh quay
liệt thần kinh quaySoM
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtbacsyvuive
 
VIÊM CẦU THẬN CẤP
VIÊM CẦU THẬN CẤPVIÊM CẦU THẬN CẤP
VIÊM CẦU THẬN CẤPSoM
 
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệuNhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệuMartin Dr
 
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMTIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMSoM
 
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRẺ EM
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRẺ EMNHIỄM TRÙNG TIỂU TRẺ EM
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRẺ EMSoM
 

What's hot (20)

VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
VIÊM PHỔI.docx
VIÊM PHỔI.docxVIÊM PHỔI.docx
VIÊM PHỔI.docx
 
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EMTIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
TIẾP CẬN CO GIẬT TRẺ EM
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNGNHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
 
Gãy xương đòn và xương cánh tay
Gãy xương đòn và xương cánh tayGãy xương đòn và xương cánh tay
Gãy xương đòn và xương cánh tay
 
Viêm não
Viêm não Viêm não
Viêm não
 
Phân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo aoPhân loại gãy xương theo ao
Phân loại gãy xương theo ao
 
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEINBAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
BAN XUẤT HUYẾT HENOCH SCHONLEIN
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
 
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPVIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
 
liệt thần kinh quay
liệt thần kinh quayliệt thần kinh quay
liệt thần kinh quay
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
 
Xo gan Y hà nội
Xo gan Y hà nộiXo gan Y hà nội
Xo gan Y hà nội
 
VIÊM CẦU THẬN CẤP
VIÊM CẦU THẬN CẤPVIÊM CẦU THẬN CẤP
VIÊM CẦU THẬN CẤP
 
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệuNhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu
 
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMTIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
 
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRẺ EM
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRẺ EMNHIỄM TRÙNG TIỂU TRẺ EM
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRẺ EM
 

Similar to NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM

Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ Em - Ths.Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (BV Nhi Đồng 2)
Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ Em - Ths.Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (BV Nhi Đồng 2)Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ Em - Ths.Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (BV Nhi Đồng 2)
Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ Em - Ths.Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (BV Nhi Đồng 2)Phiều Phơ Tơ Ráp
 
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệuCa lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệuHA VO THI
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtBác sĩ nhà quê
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóHongBiThi1
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay nha
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay nhaSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay nha
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay nhaHongBiThi1
 
Csbn nhiễm trùng tiểu
Csbn nhiễm trùng tiểuCsbn nhiễm trùng tiểu
Csbn nhiễm trùng tiểubamboopork
 
Bệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhBệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhNhan Tam
 
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUBỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUSoM
 
Fetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranFetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranTnTrn96
 
37 nghiem-khuan-hau-san
37 nghiem-khuan-hau-san37 nghiem-khuan-hau-san
37 nghiem-khuan-hau-sanDuy Quang
 
ỐI VÕ NON _ NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VÕ NON _ NHIỄM TRÙNG ỐIỐI VÕ NON _ NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VÕ NON _ NHIỄM TRÙNG ỐISoM
 
33 nhiem-khuan-duong-sinh-san
33 nhiem-khuan-duong-sinh-san33 nhiem-khuan-duong-sinh-san
33 nhiem-khuan-duong-sinh-sanDuy Quang
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptxNhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptxGiangKieuHoang
 
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Phi Phi
 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laohướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laoSoM
 
Chandoan
ChandoanChandoan
ChandoanSoM
 

Similar to NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM (20)

Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ Em - Ths.Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (BV Nhi Đồng 2)
Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ Em - Ths.Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (BV Nhi Đồng 2)Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ Em - Ths.Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (BV Nhi Đồng 2)
Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ Em - Ths.Bs. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (BV Nhi Đồng 2)
 
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệuCa lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
Ca lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu
 
Kst thuong gap
Kst thuong gapKst thuong gap
Kst thuong gap
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay nha
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay nhaSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay nha
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay nha
 
Csbn nhiễm trùng tiểu
Csbn nhiễm trùng tiểuCsbn nhiễm trùng tiểu
Csbn nhiễm trùng tiểu
 
Bệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhBệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnh
 
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUBỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
 
Fetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranFetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan Tran
 
37 nghiem-khuan-hau-san
37 nghiem-khuan-hau-san37 nghiem-khuan-hau-san
37 nghiem-khuan-hau-san
 
ỐI VÕ NON _ NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VÕ NON _ NHIỄM TRÙNG ỐIỐI VÕ NON _ NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VÕ NON _ NHIỄM TRÙNG ỐI
 
33 nhiem-khuan-duong-sinh-san
33 nhiem-khuan-duong-sinh-san33 nhiem-khuan-duong-sinh-san
33 nhiem-khuan-duong-sinh-san
 
Nktn
NktnNktn
Nktn
 
Tắc-ruột.pptx
Tắc-ruột.pptxTắc-ruột.pptx
Tắc-ruột.pptx
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptxNhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
Nhóm 7 Bài 4 D5K5.pptx
 
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laohướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
 
Chandoan
ChandoanChandoan
Chandoan
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hayHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptxPhương Phạm
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 

Recently uploaded (20)

SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 

NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM

  • 1. NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM TS.BS. HUỲNH THOẠI LOAN I. ĐẠI CƯƠNG Nhiễm trùng tiểu (NTT) là một vấn đề lâm sàng rất thường gặp ở trẻ em. NTT trên (viêm đài bể thận) có thể dẫn đến hình thành sẹo tại chủ mô thận và gây ra cao huyết áp, bệnh thận giai đoạn cuối. Mặc dù viêm đài bể thận ở trẻ em có kèm sốt, tuy nhiên trên lâm sàng đôi khi khó phân biệt giữa viêm đài bể thận và viêm bàng quang, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới hai tuổi. Nhiễm trùng tiểu được định nghĩa là có vi khuẩn hiện diện trong đường tiết niệu, trong đó đề cập đến NTT trên (viêm đài bể thận) là hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm lấn chủ mô thận, còn NTT dưới (viêm bàng quang) là khi hiện tượng nhiễm trùng tại niêm mạc bàng quang. NTT rất thường gặp ở trẻ em, với tỷ lệ là 3-5% trẻ gái và 1-2% trẻ trai trước tuổi dậy thì. Ở trẻ nhỏ dưới hai tuổi có sốt, tỷ lệ này là 3-5%. Tỷ lệ thay đổi tùy theo tuổi và giới tính, có 4 nhóm bệnh nhân cần nhận diện như sau: trẻ trai dưới một tuổi (3%), trẻ trai trên một tuổi (3%), trẻ gái dưới dưới một tuổi (7%), trẻ gái trên một tuổi (8%). II. CƠ CHẾ BỆNH SINH Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (4-9%) trẻ NTT có kèm hiện tượng du khuẩn huyết, vì vậy nhiều giả thuyết cho rằng NTT là do hiện tượng vi khuẩn di chuyển ngược dòng trong hệ thống đường tiết niệu. Việc tập trung các vi khuẩn đường ruột gây bệnh tại xung quanh lỗ niệu đạo là bước đầu tiên của tình trạng NTT. Tuy nhiên, hiện tượng này không đủ gây ra NTT, vi khuẩn tập trung tại đây cần thêm các yếu tố hỗ trợ để có thể bám dính và gây hiện tượng viêm ở niêm mạc đường tiểu (glycosphingolipid receptors ở tế bào biểu bì, toll-like receptors giúp nhận diện kháng nguyên của vi khuẩn). Nhiều loại vi khuẩn có độc lực đều có các khả năng trên, nhưng vi khuẩn E.coli có lông mao ở bề mặt là vi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất. 1. Yếu tố cơ địa Có một số yếu tố cơ địa khiến bệnh nhân dễ mẩn cảm với tình trạng NTT 1. Tuổi: NTT gặp nhiều nhất ở trẻ trai dưới một tuổi và trẻ gái dưới 4 tuổi. 2. Tình trạng cắt da quy đầu: Trẻ trai không cắt da quy đầu khi sốt có khả năng NTT hơn trẻ có cắt da quy đầu từ 4-8 lần. Có hai giả thuyết giải thích cho tình trạng khác biệt này: - Bề mặt niêm mạc ở trẻ không cắt da quy đầu khiến vi khuẩn gây bệnh dễ bám dính vào hơn. - Tắc nghẽn một phần vùng đầu lỗ tiểu ở trẻ không cắt da quy đầu tạo điều kiện làm cho tỉ lệ nhiễm trùng tiểu cao hơn ở trẻ này.
  • 2. 3. Trẻ gái nhũ nhi: có tỉ lệ nhiễm trùng tiểu cao hơn trẻ trai nhũ nhi từ 2-4 lần, có thể là do tình trạng niệu đạo ngắn, tuy nhiên tỉ lệ này lại không tăng ở trẻ sơ sinh nữ, do đó giả thuyết này vẫn còn cần xem xét lại. 4. Màu da, sắc tộc: trẻ da trắng có tỉ lệ nhiễm trùng tiểu cao hơn trẻ da màu từ 2-4 lần, tuy nhiên không giải thích được nguyên nhân., 5. Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu: trẻ có tắc nghẽn đường tiết niệu có tỉ lệ nhiễm trùng tiểu cao hơn, nước tiểu nơi tắc nghẽn là môi trường cấy tốt cho đa số các loại vi khuẩn gây bệnh. Các trường hợp tắc nghẽn có thể là do bất thường giải phẫu như: van niệu đạo sau, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản; do nguyên nhân thần kinh: thoát vị tủy - màng tủy trong bàng quang thần kinh; hoặc do chức năng: rối loạn chức năng ruột - bàng quang. 6. Rối loạn chức năng ruột - bàng quang: có các biểu hiện sau: - Bài xuất phân, nước tiểu bất thường: bón, rối loạn đi tiểu (tiểu gắt, tiểu gấp) - Són phân, nước tiểu - Nín giữ nước tiểu Tình trạng này thường gặp ở những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thường ở độ tuổi đi học và kéo dài nhiều tháng, có thể liên quan đến thói quen, hoặc bất thường các cơ vùng chậu, cơ vòng, cơ bàng quang. Tình trạng này khá phổ biến, có thể chiếm đến 15%, nhưng thường không được chẩn đoán ra, với các biểu hiện như tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, tiểu dầm, són tiểu, nhiễm trùng tiểu.. Tình trạng này cần được kiểm tra ở những trẻ được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, vì có đến 40% các trẻ đã tự kiểm soát được việc đi tiểu bị nhiễm trùng tiểu lần đầu và 80% trẻ nhiễm trùng tiểu tái phát có vấn đề về rối loạn chức năng kể trên. 7. Trào ngược bàng quang - niệu quản: Đây là tình trạng nước tiểu đi ngược từ bàng quang vào đường tiểu trên, điều này làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu trên và gây sẹo trên chủ mô thận. 8. Quan hệ tình dục: Có sự liên hệ giữa quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm trùng tiểu ở trẻ gái. 9. Đặt thông tiểu: Việc đặt thông tiểu kéo dài làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. 2. Tương quan giữa vi khuẩn và cơ địa: Bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa chủng vi khuẩn thường trú ở xung quanh niệu đạo và việc bám dính của các vi khuẩn qua hai sự việc như sau : 1. Trong một nghiên cứu cho thấy có hiện tượng vi khuẩn E.coli và các trực khuẩn gram âm gây bệnh khác hiện diện nhiều hơn ở niêm mạc đầu lổ tiểu nhiều hơn ở trẻ không cắt bao quy đầu. 2. Một nghiên cứu ở nhóm trẻ nhỏ cho thấy việc sử dụng kháng sinh cho các nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu ở những trẻ có tình trạng khuẩn niệu.
  • 3. 2. Nghiên cứu ở khỉ cho thấy việc sử dụng penicillin và các cephlosporin làm rối loạn khuẩn thường trú ở âm đạo và thúc đẩy vi khuẩn E.coli phát triển. III. LÂM SÀNG Nhiễm trùng tiểu có thể có những triệu chứng không đặc hiệu, nhất là ở trẻ nhỏ. 1. Trẻ nhỏ: Theo một nghiên cứu đa trung tâm, ở các trẻ này, các triệu chứng sau đây gợi ý tình trạng nhiễm trùng tiểu: - Tiền sử có NTT (LR 2.3) - Sốt trên 40o C (LR 3.2) - Căng đau trên xương mu (LR 4.4) - Không có cắt bao quy đầu (LR 2.8) - Sốt >39o C mà không có các nguyên nhân rõ ràng (LR 4.0) - Sốt < 39o C, hiện diện nguyên nhân khác gây sốt (LR 0.37) Việc kết hợp các yếu tố trên giúp ích nhiều cho chẩn đoán NTT hơn là các triệu chưng riêng lẻ. Nhiều nghiên cứu tiên cứu cho thấy sốt có khi là triệu chứng duy nhất ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Tỷ lệ NTT gặp nhiều hơn ở trẻ sốt cao > 39o C, 16% so với 7% ỡ trẻ < 60 ngày tuổi, và 4% so với 2% ở trẻ < 2 tuổi. Nếu trẻ có kèm một ổ nhiễm trùng nào giải thích cho triệu chứng sốt, thì đó cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng có kèm NTT. Các triệu chứng khác: ít gặp hơn, như vàng da tăng bilirubine trực tiếp (trẻ < 28 ngày tuổi), quấy khóc, bú kém, hoặc bỏ bú. Cha mẹ có thể ghi nhận nước tiểu của bé có mùi hôi, hoặc có các triệu chứng của đường tiêu hóa (ói mửa, tiêu chảy..). 2. Trẻ lớn: Các triệu chứng bao gồm: sốt, các triệu chứng của đường tiểu (tiểu khó, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu lắt nhắt, tiểu máu đại thể) và đau bụng. Các triệu chứng như sốt cao, lạnh run, đau hông lưng gợi ý NTT trên. Đôi khi, các trẻ lớn có biểu hiện của tình trạng lùn, chậm lên cân, hoặc cao huyết áp thứ phát sau hiện tượng tạo sẹo tại thận do NTT không được nhận biết trước đó. Trong một nghiên cứu đa trung tâm, các triệu chứng sau được ghi nhận là có giá trị trong chẩn đoán NTT:  Đau bụng (LR 6.3)  Đau lưng (LR 3.6)  Tiểu khó, tiểu lắt nhắt, hoặc cả hai (LR 2.2)  Tiểu không tự chủ mới xuất hiện (LR 4.6) 3. Khám lâm sàng: Trẻ NTT cần được khám và đánh giá lâm sàng ngay để được điều trị kịp thời.
  • 4. a. Hỏi tiền sử bệnh: Sốt: từ bao lâu, sốt cao nhất là bao nhiêu. Các triệu chứng đường tiểu: tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiều gấp, tiểu không tự chủ. Các triệu chứng đau bụng, đau hông lưng, khó chịu vùng trên xương mu. Các triệu chứng khác như: ói mửa, các bệnh cấp tính vừa mắc phải. Tiền sử uống kháng sinh. Tiền sử quan hệ tình dục ở trẻ gái. Các tiền sử khác cần khai thác là:  Các triệu chứng đường tiểu mạn tính: tiểu không tự chủ, lắt nhắt, tiểu gấp, nhịn tiểu..  Táo bón  Tiền sử NTT  Trào ngược bàng quang-niệu quản  Các đợt bệnh không rõ chẩn đoán.  Tiền sử gia đình: NTT tái phát, trào ngược bàng quang - niệu quản, và các bất thường hệ niệu - dục khác.  Các dị tật tiền sản đã được chẩn đoán.  Cao huyết áp, chậm tăng trưởng. b. Khám lâm sàng 1. Dấu hiệu sinh tồn: HA, nhiệt độ. 2. Chiều cao, cân nặng, đánh giá tăng trưởng 3. Khám bụng tìm các khối bất thường (cầu bàng quang, chạm thận trong trường hợp thận to do tắc nghẽn) 4. Khám vùng trên xương mu, vùng cột sống thắt lưng 5. Khám cơ quan sinh dục ngoài để tìm các bất thường về giải phẫu (hẹp bao quy đầu, dính mép môi lớn), các dấu hiệu của viêm âm hộ, dị vật âm đạo, các biểu hiện bệnh lý lây qua đường tình dục. 6. Khám vùng thắt lưng đánh giá các dấu hiệu ẩn của bệnh loạn sản tủy tiềm ẩn (đậm sắc tố đường giữa, u mỡ, bất thường về mạch máu, túm lông) có thể đi kèm tình trạng bàng quang thần kinh. 7. Tìm các nguyên nhân khác gây sốt. IV. CẬN LÂM SÀNG 1. Xét nghiệm nước tiểu: a. Cách lấy nước tiểu: Rất quan trọng, dựa vào tuổi, giới, tiền căn. Có 4 cách lấy nước tiểu như sau:  Lấy nước tiểu sạch giữa dòng: thường dành cho trẻ lớn, hợp tác  Đặt sond tiểu: thường dùng đối với trẻ nhỏ, trẻ cần cấy nước tiểu  Dán túi hứng nước tiểu: ít khuyến cáo trong trường hợp cấy nước tiểu vì thường cho kết quả dương tính giả (85%)
  • 5.  Chọc hút trên xương mu: thường dành cho trẻ sơ sinh, hoặc trong trường hợp dị tật không thể đặt được sond tiểu, hay đặt sond tiểu nhưng cho kết quả không chính xác. Việc quan trọng nữa là sau khi lấy nước tiểu phải cần đưa đến phòng xét nghiệm ngay, vì môi trường nhiệt độ phòng sẽ làm thay dổi kết quả cấy theo hướng (–) hoặc (+) giả. Đánh giá kết quả TPT nước tiểu như sau:  Hiện diện bạch cầu: hiện diện bạch cầu trong TPTNT cho thấy nhiều khả năng có NTT. Tuy nhiên hiện diện bạch cầu có thể gặp trong một số bệnh lý khác (bệnh Kawasaki). Hiện diện bạch cầu trong nước tiểu có độ nhạy cao (67-94%), nhưng độ đặc hiệu lại thấp.  Hiện diện nitrit trong TPTNT: hiện diện nitrit trong TPTNT cho thấy nhiều khả năng có NTT. Đây là một dấu hiệu có độ đặc hiệu cao, tỷ lệ dương tính giả thấp. Tuy nhiên tỷ lệ âm tính giả lại cao, vì nước tiểu cần hiện diện trong bàng quang ít nhất là 4 giờ để có thể tạo ra một lượng nitrit đủ nhiều để được phát hiện. Do đó nếu không có nitrit cũng không loại trừ được NTT. Hiện diện nitrit trong nước tiểu có độ đặc hiệu cao (90-100%) nhưng độ nhạy lại thấp (16-82%).  Xét nghiệm tế bào nước tiểu: Xét nghiệm này đòi hỏi một ê-kíp có tay nghề hơn, mẫu nước tiểu được quay ly tâm, xét nghiệm tìm bạch cầu và vi khuẩn. Khi xem xét dưới kính hiển vi quang trường 40, tiểu tế bào mủ được định nghĩa khi có ≥5 tế bào bạch cầu/quang trường.  Cấy nước tiểu: Đây là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán NTT. Nước tiểu sau khi được lấy cần đưa ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, nếu chậm trễ vài giờ có thể cho kết quả âm tính hoặc dương tính giả. Tùy cách lấy nước tiểu mà có các định nghĩa về NTT như sau: + Chọc hút trên xương mu: chỉ cần có hiện diện vi khuẩn. + Sond tiểu : ≥50,000 khúm vi khuẩn/mL, một loại vi khuẩn + Hứng nước tiểu giữa dòng: ≥100,000 khúm vi khuẩn/mL, một loại vi khuẩn 2. Xét nghiệm khác: Giúp cho chẩn đoán NTT, phân biệt NTT trên (viêm đài bể thận) hoặc NTT dưới (viêm bàng quang). a. Xét nghiệm về phản ứng viêm:  Tăng bạch cầu đa nhân / công thức máu  Tốc độ lắng máu tăng  CRP tăng > 20 mg/l  Tăng procalcitonin.
  • 6. Tuy nhiên vì các xét nghiệm này có độ đặc hiệu và độ nhạy cảm thấp nên không có giá trị nhiều giúp chẩn đoán phân biệt.  Creatinin máu: xét nghiệm này không giúp cho chẩn đoán phân biệt NTT, nhưng cần thực hiện trong các trường hợp NTT tái phát để đánh giá chức năng thận. b. Cấy máu : Tình trạng du khuẩn huyết gặp với tỷ lệ 4-9% các trường hợp NTT ở trẻ nhũ nhi. 3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: a. Siêu âm bụng Siêu âm bụng là một xét nghiệm không xâm lấn, có thể mô tả kích thước và hình dạng hai thận, hiện các dị tật tiết niệu (thận đôi, dãn niệu quản, các bất thường khác...) Siêu âm bụng cũng phát hiện tình trạng áp xe thận hoặc thận mủ là biến chứng của NTT không đáp ứng điều trị kháng sinh. Do ưu điểm của siêu âm bụng, khuyến cáo xét nghiệm này trong các chỉ định sau:  Trẻ < 2 tuổi bi NTT có sốt lần đầu  Trẻ bị NTT tái phát  Trẻ NTT có tiền sử gia đình có bệnh thận, bệnh tiết niệu, có kèm cao huyết áp, chậm tăng trưởng.  Trẻ không đáp ứng điều trị. b. Chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng Chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng là xét nghiệm được chọn để phát hiện sự hiện diện và mức độ nặng của tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản. Khoảng 40% trẻ nhỏ có NTT kèm sốt có bất thường này. Nguy cơ gây sẹo tại chủ mô thận gia tăng ở trẻ có trào ngược bàng quang niệu quản (41% so với 17%) Khuyến cáo chỉ định xét nghiệm này khi :  Trẻ NTT kèm sốt hơn một lần  Trẻ bị NTT có tiền sử gia đình có bệnh lý thận, tiết niệu, trẻ có kèm cao huyết áp, chậm tăng trưởng. Thời điểm thực hiện xét nghiệm này là vài tuần sau khi bị NTT, tuy nhiên có thể chụp sớm hơn ngay khi bệnh nhân hết triệu chứng.
  • 7. Các mức độ trào ngược bàng quang niệu quản c. Xạ hình thận Xạ hình thận với DMSA (dimercaptosuccinic acid) có thể phát hiện viêm đài bể thận cấp và sẹo chủ mô thận. Xét nghiệm này đắt tiền, xâm lấn và trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi tia xạ. Vai trò của xạ hình thận trong xử trí NTT ở trẻ em còn bàn cãi. Xạ hình giúp chẩn đoán tổn thương chủ mô thận, ngoài ra còn giúp phát hiện trẻ có trào ngược bàng quang niệu quản mức độ trung bình - nặng. Khuyến cáo dùng xét nghiệm này để chẩn đoán viêm đài bể thận trong trường hợp chẩn đoán khó khăn, và dùng để theo dõi 6-12 tháng hiện tượng tạo sẹo chủ mô thận sau khi bị NTT. Chụp xạ hình DMSA cho thấy hình ảnh tổn thương chủ mô thận cực trên thận trái. 1Độ Ni u qu n không dãnệ ả 2Độ C n quang ài bả ở đ ể th n không dãnậ 3Độ Dãn nh n trungẹ đế bình ni u qu n àiệ ả đ b th nể ậ 4Độ Dãn trung bình và xo n ni u qu n, dãnắ ệ ả ài b th nđ ể ậ 5Độ Dãn n ng và xo nặ ắ ni u qu n, dãn ài bệ ả đ ể th n và m t hìnhậ ấ d ngạ
  • 8. V. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán NTT khi cấy nước tiểu dương tính trên trẻ có tiểu bạch cầu. Các trường hợp có NTT mà cấy nước tiểu âm tính :  Bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước đó.  Bệnh nhân tiểu liên tục nên không đủ thời gian ủ nước tiểu 2. Chẩn đoán vị trí NTT Cần kết hợp lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. a. NTT trên (Viêm đài bể thận) Lâm sàng:  Sốt cao, > 38,5o C  Dấu hiệu toàn thân ở trẻ nhỏ: ói, quấy, bỏ bú, tiêu chảy...  Đau hông lưng ở trẻ lớn Cận lâm sàng :  Tăng bạch cầu đa nhân trung tính trên CTM  Phản ứng viêm: VS, CRP. Procalcitonin tăng Chẩn đoán hình ảnh : dấu hiệu tổn thương chủ mô thận trên chụp xạ hình DMSA b. NTT dưới (Viêm bàng quang) Lâm sàng : hiếm khi sốt > 38o C  Kèm các dấu hiệu đường tiểu dưới: tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu không tự chủ, tiểu máu đại thể...  Cận lâm sàng: không có biểu hiện của phản ứng viêm toàn thân. VI. ĐIỀU TRỊ 1. Mục tiêu điều trị: Mục tiêu điều trị bao gồm:  Loại trừ nhiễm trùng và ngăn ngừa tình trạng thận mủ  Ngừa tái phát và các biến chứng lâu dài như sẹo chủ mô thận, cao huyết áp, chậm tăng trưởng.  Giảm các triệu chứng (sốt, tiểu đau, tiểu lắt nhắt). Xử trí trước mắt là dùng kháng sinh và đánh giá các yếu tố thuận lợi của NTT (ví dụ các dị tật tiết niệu) Xử trí lâu dài là ngăn ngừa tái phát và các biến chứng. Các chỉ định nhập viện bao gồm :  Trẻ < 2 tháng tuổi  NTT nặng (ví dụ: tổng trạng xấu, hạ huyết áp..)  Trẻ suy giảm miễn dịch  Ói hoặc không dung nạp thuốc uống
  • 9.  Không có phương tiện theo dõi tại nhà (nhà xa, ba mẹ la lắng..)  Không đáp ứng điều trị thuốc uống. 2. Kháng sinh a. Nguyên tắc Điều trị kháng sinh làm thay đổi đáng kể tiên lượng (tử vong trước thời đại kháng sinh là 20%, tỷ lệ biến chứng và thận mủ giảm ngoạn mục) Việc chọn lựa kháng sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, mức độ nặng của NTT, bệnh nhân có ói hay không, thời gian kéo dài của sốt, bệnh nền và các vấn đề niệu khoa, vấn đề đề kháng kháng sinh ở địa phương. Việc điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm phải nên tiến hành trong vòng 72 giờ, ngay sau khi đã thực hiện cấy nước tiểu, cho các đối tượng sau :  Sốt ( >39°C hoặc >48 hours)  Tổng trạng xấu  Sưng đau hông lưng  Suy giảm miễn dịch  Có bất thường hệ niệu Lựa chọn kháng sinh: Nhuộm gram sẽ hướng dẫn điều trị kháng sinh, trong tường hợp không có kết quả nhuộm gram, nên chọn lựa kháng sinh điều trị E. Coli (chiếm 80% trường hợp NTT) và các vi khuẩn gram âm khác như: Klebsiella, Proteus, Enterobacter, và Citrobacter, các vi khuẩn gram dương: Staphylococcus saprophyticus, Enterococcus, và Staphylococcus aureus. b. Các loại kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ ba ( cefpodoxime, cefixime, cefdinir, ceftibuten, cefotaxime, ceftriaxone) và aminoglycosides ( gentamicin, amikacin) là các loại kháng sinh được khuyến cáo chọn lựa. Trong trường hợp trẻ không có dị tật tiết niệu và có thể uống được, có thể sử dụng cephalosporin thế hệ thứ ba (cefixime cefdinir, ceftibuten) Liều các kháng sinh sử dụng :  Ampicillin (100 mg/kg/ngày)  Gentamicin (7.5 mg/kg/ngày)  Cefotaxime (150 mg/kg/ ngày )  Ceftriaxone (75 mg/kg / ngày)  Cefepime (100 mg/kg per day /ngày)  Cefixime (16 mg/kg /ngày đầu tiên,sau đó 8 mg/kg /ngày)  Cefdinir (14 mg/kg /ngày)  Ceftibuten (9 mg/kg /ngày) Thời gian dùng kháng sinh: 7-14 ngày.
  • 10. Đáp ứng điều trị: Đa số bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng sau 48 giờ điều trị. Đối với bệnh nhân không có đáp ứng sau 48 giờ, nên đổi kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ, và cần thực hiện siêu âm bụng để xác định xem có biến chứng áp xe thận hay ácc dị tật tiết niệu nặng cần can thiệp ngay hay không? Việc cấy nước tiểu kiểm tra lại thường không cần thiết nếu bệnh nhân có đáp ứng trên lâm sàng. Kháng sinh dự phòng: tuy còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của việc điều trị này được chỉ định trong các trường hợp sau:  Trào ngược bàng quang niệu quản từ độ III trở lên  Các dị tật tiết niệu chưa được phẫu thuật triệt để.  Các trường hợp NTT dưới tái phát nhiều lần.
  • 11. Câu hỏi: 1. Cách thức lấy nước tiểu để cấy ở trẻ em: a. Lấy nước tiểu sạch giữa dòng b. Đặt sond tiểu c. Chọc hút trên xương mu d. a b c 2. Chỉ số có giá trị đặc hiệu cao trong chẩn đoán NTT/ TPTNT là a. Bạch cầu b. Hồng cầu c. Nitrit d. a c 3. Vi khuẩn gây NTT thường gặp nhất ở trẻ em a. E. Coli b. Proteus c. Klebsiella d Staphylococcus 4. Chẩn đoán NTT khi cấy nước tiểu có a. 100. 000 khúm vi khuẩn/ ml b. 50.000 khúm vi khuẩn/ ml c. Mọc một loại vi khuẩn d. Tất cả đều sai 5. Chẩn đoán hình ảnh cần thiết trong NTT là a. Siêu âm bụng b. Bàng quang niệu đạo ngược dòng c. Xạ hình thận d. Tất cả đều đúng 6. Chẩn đoán xác định tổn thương chủ mô thận bằng a. Cấy nước tiểu dương tính mạnh b. CRP máu tăng cao c. Siêu âm bụng d. Xạ hình thận DMSA 7. Các loại NTT ở trẻ em a. Viêm đài bể thận b. Viêm bàng quang c. Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng d. Tất cả đều đúng 8. Nguyên tắc điều trị NTT ở trẻ em a. Điều trị nhiễm trùng b. Giải quyết dị tật tiết niệu c. Điều trị táo bón d. a b 9. Chỉ định kháng sinh dự phòng trong NTT trẻ em a. Bàng quang thần kinh b. Trào ngược bàng quang niệu quản độ IV c. Táo bón nặng d. Tất cả đều đúng 10. Kháng sinh được lựa chọn theo kinh nghiệm điều trị NTT trẻ em a. Ampicillin b. Cephalosporin thế hệ 3 c. Aminoglycosid d. b c