SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
CÔNG TY
Địa điểm:
DỰ ÁN
TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
Địa điểm:
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
0918755356- 0903034381
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 4
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 4
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 4
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 4
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 6
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 7
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 7
5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 7
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 9
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................. 9
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kon Tum.............................................................. 9
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum ....................................................14
1.3. Huyện Kon Plông ...................................................................................15
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................17
2.1. Thị trường dược liệu trong nước và thế giới.............................................17
2.2. Thực trạng, phân bố và tiềm năng phát triển dược liệu ở Kon Tum............19
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................22
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................22
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).....23
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................25
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................25
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................25
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
2
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................25
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............26
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................27
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............27
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......27
2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)................................................................27
2.2. Kỹ thuật trồng cây dược liệu....................................................................29
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................45
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................45
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................45
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................45
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................45
1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................45
1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................46
1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................47
1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................47
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................49
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................49
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............49
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................50
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................50
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................52
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................53
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................53
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................55
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
3
V. KẾT LUẬN..............................................................................................56
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................57
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................57
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................59
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................59
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................59
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................60
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................60
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................61
KẾT LUẬN ..................................................................................................64
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................64
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................64
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................65
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................65
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................66
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................69
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................70
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................71
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................71
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................72
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................76
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................77
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
4
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG”
Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:
25.379,0 m2
.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: đồng.
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 1.251.506.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản lượng từ trồng trọt khác 13 tấn/năm
Sản lượngtừ trồng ba kích 4,350 tấn/năm
Sản lượngtừ vườn ươm 6.000 cây/năm
Sản lượngtừ sơ chế dược liệu 48 tấn/năm
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của
cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên
thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ
truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm
sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm
nguồn cung cấp những thuốc này.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
5
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn
trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn
dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận
lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường.
Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày
càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý
chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín
của y dược cổ truyền Việt Nam.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với
những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra
khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh
tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún,
quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng
không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm
không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng
cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông
nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là
trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng
vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.
Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh Kon Tum được đánh giá là phù
hợp với trồng cây dược liệu cho chất lượng tốt, mặt khác, với diện tích canh tác
cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của tỉnh được xem là quỹ đất để trồng cây
dược liệu dưới tán, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả, đây được xem
là trung tâm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chiết xuất của nhà máy hoạt động
sau này. Cho thấy việc đầu tư trồng cây dược liệu công nghệ cao và xây dựng
nhà máy chiết xuất tại tỉnh là tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản
xuất sau này.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
6
Dự án hoạt động theo hướng sản xuất xanh theo tiêu chí môi trường.
Chính vì vậy, để tận dụng khoảng trống tại các đường phân lô, mái nhà
xưởng,… Chúng tôi tiến hành đầu tư hệ thống điện mặt trời để sản xuất điện mặt
trời, cung cấp năng lượng cho hoạt động của toàn dự án. Đây là hướng đi mới
trong thời kỳ công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao giá trị sản xuất và chung tay góp
phần bảo vệ môi trường xanh – bền vững.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trồng
dược liệu dưới tán rừng”tại Thôn Măng Pành, xã Măng Cành, huyện Kon
Plong, tỉnh Kon Tumnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng
thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để
đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệpcủatỉnh Kon Tum.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
7
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020;
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Trồng dược liệu dưới tán rừng” theohướng chuyên
nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế
cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhnông nghiệp, đảm bảo tiêu
chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu,
đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như
của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Kon Tum.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Kon Tum.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hìnhnông nghiệpchuyên nghiệp, hiện đại,trồng dược liệu
dưới tán rừng góp phần cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng,
giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược chế biến khắp khu vực tỉnh tỉnh
Kon Tum và khu vực lân cận.
 Hình thànhmô hình khutrồng trọt chất lượng cao và sử dụng công nghệ
hiện đại.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản lượng từ trồng trọt khác 13 tấn/năm
Sản lượng từ trồng ba kích 4,350 tấn/năm
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
8
Sản lượng từ vườn ươm 6.000 cây/năm
Sản lượng từ sơ chế dược liệu 48 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Kon
Tumnói chung.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
9
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kon Tum.
Địa giới tỉnh Kon Tum nằm trong vùng từ 107020'15" đến 108032'30" kinh
độ Đông và từ 13055'12" đến 15027'15" vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc Kon Tum giáp địa phận tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới
142 km.
- Phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai chiều dài ranh giới 203 km.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
10
- Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km.
- Phía Tây giáp với nước CHDCND Lào (142,4 km) và Vương quốc
Campuchia (138,3 km).
Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn
quốc
Địa hình
Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần
từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng:
đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:
- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những
đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến
chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m)
- nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu
Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao
liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon
Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m);
ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các
thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có
dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy
núi Chưmomray.
- Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh,
có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn
sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành
phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về
phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa
dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên
nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Khí hậu
Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung
bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động
trong ngày 8 - 90C.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
11
Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình
khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234
mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng
đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm
không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng
3 (khoảng 66%).
Khoáng sản
Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa
chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma
đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản
như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ,
đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng... đã được phát hiện.
Nhiều vùng có triển vọng khoáng sản đang được điều tra thành lập bản đồ địa
chất tỷ lệ 1/50.000, cùng với những công trình nghiên cứu chuyên đề khác... sẽ
là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Qua khảo sát của các cơ quan chuyên môn, hiện nay, Kon Tum đang
chú trọng đến một số loại khoáng sản sau:
1) Nhóm khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: nhóm này rất đa
dạng, bao gồm: sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi, đá granít,
puzơlan....
2) Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường, bao
gồm diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum.
3) Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: gồm có silimanit, dolomit, quazit tập
trung chủ yếu ở các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi.
4) Nhóm khoáng sản cháy: gồm có than bùn, tập trung chủ yếu ở
thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô.
5) Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: gồm có
măngan ở Đăk Hà; thiếc, molipden, vonfram, uran, thori, tập trung chủ yếu ở
Đăk Tô, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Konplong; bauxit tập trung chủ yếu ở Kon Plông.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
12
6) Nhóm khoáng sản đá quý: gồm có rubi, saphia, opalcalcedon tập trung ở
Đăk Tô, KonPlong.
Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum
Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất
chính:
1) Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù
sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối.
2) Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và đất
xám trên phù sa cổ.
3) Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ
vàng trên mácma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá
bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.
4) Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt
có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ
trên mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít.
5) Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản
phẩm dốc tụ.
Tài nguyên nước
1) Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông
bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao
gồm:
- Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô
Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng
bắc - nam. Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía
nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh
Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.
- Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc
đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và
Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn
từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với
biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
13
Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng... của nguồn nước mặt thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi.
2) Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và
trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m
có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm
có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và
chữa bệnh.
Rừng và tài nguyên rừng
1) Rừng:
Kon Tum có các kiểu rừng chính sau:
- Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: đây là kiểu rừng điển hình của
rừng tỉnh Kon Tum, phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, có ở hầu hết huyện, thị
trong tỉnh.
- Rừng lá ẩm nhiệt đới: có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven
sông.
- Rừng kín á nhiệt đới: phân bố ở vùng núi cao.
- Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc
Hồi, huyện Đăk Glei (dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia).
2) Tài nguyên rừng:
- Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn
300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 loài, 5
chi, 4 họ; cây hạt kín có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19
chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285 loài, 156 chi, 65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất
là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan
và họ trám. Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại
rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai
cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay,
nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai
lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba
lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,... Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến
vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng
sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bị
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
14
thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng. Nhưng
nhìn chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao.
- Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm
chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ,
10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ
như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng... Trong đó, voi có nhiều ở vùng
tây nam Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa
học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk
Tô; bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa
Thầy, Đăk Tô, Kon Plông đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn
tại của loài thú quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó
sói.
Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo
vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn. Trong điều kiện rừng bị xâm
hại, việc săn bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh
hưởng đến sự sinh tồn của các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý
hiếm. Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưa
vào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng
thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động,
thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói chung.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum
Trong quý I năm 2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới vi rút Corona (Covid-19) diễn biến phức tạp đã phần nào ảnh hưởng
đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân
trên địa bàn tỉnh nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, hướng dẫn kịp
thời của các Bộ, ngành Trung ương và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,
tình hình dịch bệnh trong cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng vẫn
trong tầm kiểm soát. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được đảm bảo theo
đúng lịch thời vụ; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng; hoạt động thương
mại phát triển tương đối ổn định; công tác an sinh xã hội được bảo đảm; trật tự,
an toàn xã hội được giữ vững.
Tăng trưởng kinh tế
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
15
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 02 tháng đầu năm đạt 554.199 triệu
đồng, đạt 15,8% dự toán và tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân
sách địa phương 02 tháng đầu năm đạt 1.592.913 triệu đồng đạt 19,2% dự toán
và tăng 35,5% so cùng kỳ năm trước.
Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp quý I năm 2020 tăng 7,76% so cùng
kỳ năm trước. Ước tính vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh quý I năm 2020 là
3.739.778 triệu đồng, tăng 22,21% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ
hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh quý I năm 2020 ước tính đạt
4.596,61 tỷ đồng, tăng 8,42% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu vận tải, kho
bãi ước tính quý I năm 2020 đạt 455.825,9 triệu đồng, tăng 4,14% so với cùng
kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I năm 2020 tăng 5,14%
so với cùng kỳ năm trước.
Dân số, đời sống dân cư
- Dân số: Ước tính dân số trung bình năm 2018 là 532.573 người, tăng
2,41% so với năm 2017, trong đó nam 281.858 người, thành thị 189.515 người.
1.3. Huyện Kon Plông
Huyện Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Kon Tum, có
vị trí địa lý:
 Phía đông giáp huyện Sơn Hà và huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
 Phía tây giáp huyện Tu Mơ Rông
 Phía tây nam giáp huyện Kon Rẫy
 Phía nam giáp huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
 Phía bắc giáp huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Huyện Kon Plông có diện tích là 1.371,2 km2, dân số năm 2019 là 27.227
người, các dân tộc bản địa gồm Xê Đăng (sinh sống tập trung chủ yếu tại xã
Măng Buk, Đăk Tăng), Mơ Nâm (tập trung tại Măng Cành, Xã Hiếu), Ka Dong
(tập trung tại Đăk Nên, Đăk Ring, Ngọc Tem), H’rê (Pờ Ê), chiếm 85,4% dân
số. Người Kinh sống tập trung tại Măng Đen chủ yếu là công chức, viên chức.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
16
Theo thống kê năm 2020, huyện Kon Plông có diện tích 1.371,2 km², dân
số là 26.025 người, trong đó: dân số thành thị là 4.966 người chiếm 19% và dân
số nông thôn là 21.059 người, mật độ dân số đạt 20 người/km²
Địa hình
Chủ yếu là đồi núi hình bát úp. Có cao nguyên Kon Plông trải dài khắp
huyện.
Với nhiều sông suối nhỏ, nơi đây còn lưu trữ được nhiều loài cá quý, ngon,
bổ như cá Niêng, cá trình, cá Phá,... ngoài ra trong những năm gần đây huyện
còn phát triển nuôi cá tầm đẻ trứng, cá hồi,... tuy nhiên quy mô còn nhỏ hẹp.
Khí hậu
Khí hậu được chia thành nhiều tiểu vùng: khí hậu kiểu tủ lạnh (tương tự Đà
Lạt) kèm theo mưa và gió tập trung tại Măng Đen, xã Hiếu, Măng Cành, mưa
gió hầu như diễn ra quanh năm, nhìn chung khí hậu rất khắc nghiệt. Tuy nhiên
từ tháng 1 đến tháng 6 hằng năm, khí hậu rất mát. Đôi lúc ở tháng 11 - 12, khí
hậu lạnh khoảng từ 12 °C đến 7 °C như năm 2020.
Kinh tế
Kon Plông là một huyện nghèo; điểm mạnh vượt trội của Kon Plông trước
hết là tài nguyên rừng, độ che phủ của rừng đạt 78% diện tích đất tự nhiên, cao
nhất toàn quốc. Rừng còn lưu giữ nhiều loại gỗ quí hiếm như pơ mu, thông tre,
dổi, hoàng đàn trắng, xoan đào, xá xị, sơn huyết. Tuy nhiên do nạn phá rừng,
làm đường giao thông và thủy điện khiến trữ lượng rừng suy giảm khá nhiều
trong những năm gần đây.
Kinh tế của người dân chủ yếu là làm nông. Cạnh các bản làng là những
cánh đồng lúa nhỏ nằm cạnh các con suối, dưới chân những ngọn núi thoai
thoải.
Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng mì, tuy nhiên đa số không phải để bán
mà để làm rượu ghè. Huyện không có cây công nghiệp chủ lực, ngành chăn nuôi
không tạo ra hàng hóa, công nghiệp, thương nghiệp hầu như không có.
Cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái rừng phong phú, nguyên vẹn, rừng
thông cổ thụ rộng lớn với hệ động, thực vật nhiệt đới quý hiếm, là điều kiện
thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa
học. Vùng thiên nhiên còn hoang sơ này còn là nơi cư trú của hơn 20.000 cư dân
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
17
thuộc năm dân tộc anh em bản địa sinh sống là Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong,
H’rê và Kinh với nhiều nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống lâu đời
vẫn còn mãi lưu truyền và phát triển cho đến ngày nay.
Giao thông
Huyện Kon Plông và thôn Măng Đen được vinh dự là một trong ba vùng
kinh tế động lực của tỉnh. Bên cạnh khu kinh tế Cửa Khẩu Quốc tế Bờ Y- Ngọc
Hồi và Thành phố Kon Tum. Kon Plông có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh
tế, có quốc lộ 24 đi qua nối liền khu kinh tế Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, nối
liền các tỉnh Duyên hải Miền Trung với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, là cửa
ngõ của Tây Nguyên trong giao lưu kinh tế với các nước ASEAN thông qua cửa
khẩu Quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi. Tuyến đường Đông Trường Sơn nối từ đường
Hồ Chí Minh đi Đà Lạt có 50 km chạy qua huyện Kon Plông. Đây còn là điểm
nhấn du lịch của "Con đường xanh Tây Nguyên".
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Thị trường dược liệu trong nước và thế giới
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất
sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với
bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc
có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam
Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển
hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có
tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có
một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất
lượng và đa dạng về chủng loại.
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của
cơ thể.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
18
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên
thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ
truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm
sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm
nguồn cung cấp những thuốc này. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, 1/4
số thuốc thống kê trong các đơn đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Và ngày nay,
việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là
một xu thế rất được các nhà khoa học quan tâm.
Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi
năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử
dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp
dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ
dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ
truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện
đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động
khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ
truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn
trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn
dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận
lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường.
Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự
cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn
lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa
được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài
thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản
phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và
chưa được sử dụng rộng rãi.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
19
Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y
dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn
bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.
Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa
việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực
vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Như vậy, bảo tồn, lưu giữ và phát triển các loài dược liệu và cây thuốc
quý là vấn đề cấp bách.
2.2. Thực trạng, phân bố và tiềm năng phát triển dược liệu ở Kon Tum
Thực trạng
Kết quả điều tra từ năm 2003-2005 và những kết quả nghiên cứu gần đây
có thể khẳng định rằng nguồn cây thuốc ở Kon Tum đã và đang bị suy giảm
nhiều. Vì hầu hết các loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao trong tự
nhiên đang dần cạn kiệt. Do khai thác liên tục nhiều năm thiếu chú ý bảo vệ tái
sinh, phá rừng làm nương rẫy,… đã làm mất đi nhiều diện tích rừng, trong đó có
cây thuốc. Từ các nguyên nhân trên dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng về các cây
thuốc quý như:
- Vàng đắng: Ở Kon Tum đã 2 lần khai thác lớn vào các năm từ 1978-
1985 và từ 1990-1993 (khai thác lại). Những vùng có vàng đắng ở Sa Thầy, Đắk
Tô, Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Đắk Hà trước kia, nay chỉ còn là những cây tái sinh
nhỏ. Nơi duy nhất có thể khai thác được cây thuốc này là ở một số vùng rừng rất
xa thuộc huyện Kon Plông và Kon Rẫy.
- Đẳng sâm cũng là một cây thuốc quý ở các xã xung quanh núi Ngọc
Linh. Trong các năm (từ 1990 trở về trước) thường xuyên thu mua cây thuốc
này, với khối lượng từ vài tạ đến 2 - 3 tấn một năm. Vài năm trở lại, nguồn dược
liệu tự nhiên được xem như đã cạn kiệt và phải đầu tư hỗ trợ nông dân trồng
mới.
- Sa nhân vốn là một nguồn dược liệu đặc sản ở các huyện Đắk Tô (cũ)
nay là Tu Mơ Rông, Kon Plông và Sa Thầy,… trước kia. Nhưng hiện nay do nạn
phá rừng lấy đất canh tác đã làm mất đi nhiều đám sa nhân rộng lớn ở xung
quanh thị trấn Sa Thầy, thuộc xã Sa Sơn, Sa Nhơn, cũng như huyện Tu Mơ
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
20
Rông và Kon Plông. Trong những năm qua người dân ở các huyện trong tỉnh
vẫn đi thu hái được sa nhân hoang dại, tuy nhiên do không tập trung, sản lượng
nhỏ do đó việc mua bán gặp rất nhiều khó khăn. Qua thực tế điều tra và kết quả
thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác, bước đầu đã thống kê được danh sách
các loài cây thuốc làm thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam,
hiện có ở KonTum, gồm 35 loài, thuộc 27 họ thực vật thuộc diện quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.
Tiềm năng phát triển
Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh Kon Tum rất thuận lợi để phát
triển kinh tế về nuôi trồng, phát triển dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Đất
lâm nghiệp chiếm hơn 70% đất tự nhiên, là nơi dự trữ nguồn dược liệu phong
phú, nơi có môi trường thuận tiện cho nhiều dược liệu di thực. Thực vật ở tỉnh
Kon Tum đa dạng và phong phú, qua khảo sát có khoảng 1.168 loại có ích, trong
đó cây quý có 62 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007; 853 loài cây thuốc và
nấm làm thuốc có tên trong diện những cây thuốc cần quan tâm bảo tồn ở Việt
Nam. Nổi bật lên trong số này là cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis). Tại
vùng cao xung quanh núi Ngọc Linh (Đăk Glei; Tu Mơ Rông) và ở huyện Kon
Plông, có nền nhiệt độ tương đối ôn hòa, có thể trồng được nhiều loại cây thuốc
có nguồn gốc ôn đới, mang lại giá trị kinh tế cao. Còn ở các vùng đất màu mỡ
khác ở vùng thấp, đều có thể trồng các cây thuốc nhiệt đới quen thuộc như: Đinh
lăng (Polyscias fruticosa), Nghệ vàng (curcuma longa L.), Đậu ván trắng
(Dolichos purpureus L.D. lablab L.), Địa liền (Kacpleria galang), Sa nhân
(Amomum xanthioides), Gừng (Zingiber officinale),…và cả các cây tinh dầu
đang có nhu cầu cao trên thị trường: Hương nhu trắng ( Herba Ocimi 18
gratissimi), Sả (Cymbopogon Citratus (L) Pers), Trà tiên (Ocimum basilicum L.,
var. Pilosum (Willd.) Benth),…
Tuy nhiên nguồn dược liệu tự nhiên hiện nay đang bị khai thác thiếu kiểm
soát, không khoa học. Việc sử dụng dược liệu theo kinh nghiệm truyền miệng,
mua bán dược liệu tự phát, bán đại trà cho thương lái ngoài tỉnh, việc thu hái
không đúng thời vụ, sử dụng không đúng bộ phận dùng làm thuốc... là những
cách sử dụng dược liệu lãng phí, kém hiệu quả. Đến nay, việc thu hái, mua bán
dược liệu vẫn đang hoạt động. Nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng nguồn dược liệu là
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
21
không tránh khỏi, ví dụ: Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis) Hà thủ ô đỏ
(Fallopia multiflora), Sa nhân (Amonum Xanthioides Wall), Vàng đắng
(Coscinium usitatum). Theo kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất có 41 loài
cây dược liệu có thể đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng sản
xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.
Tình hình sản xuất và thị trường dược liệu tỉnh Kon Tum
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc,
30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 25 loài cây thuốc
được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh
và kinh tế cao như: Cây Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm (Hồng Đảng sâm), Đương
quy, Ngũ vị tử và một số loài khác, đặc 32 biệt có một số cây thuốc mang tính
đặc trưng riêng của người bản địa Kon Tum như Prác, Tà liền chuông, Gừng
lúa… Ngoài ra, còn nhiều loại cây được nhân dân sử dụng trị bệnh chưa được
định danh.
Thời gian qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm và đã có nhiều văn bản chỉ
đạo, điều hành công tác bảo tồn và phát triển cây thuốc; có cơ chế, chính sách
ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng và phát triển cây thuốc như:
Miễn tiền thuê đất, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật
trồng cây thuốc; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý bảo vệ rừng,
bảo vệ nguồn dược liệu; việc phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các lực
lượng Quân đội, Công an, dân quân tự vệ ngày càng chặt chẽ hơn; cơ chế chính
sách thu hút các tổ chức cá nhân nuôi trồng dược liệu luôn được quan tâm. Năm
2012, đưa Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh vào hoạt động, đồng thời phát triển
khoa y học cổ truyền của các trung tâm y tế huyện. Tỉnh Kon Tum đã tạo mọi
điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân triển khai các dự án, đề án, đề tài
nghiên cứu trồng cây thuốc, cụ thể: - Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon
Tum đã trồng được khoảng 300 ha Sâm Ngọc Linh; hiện tại Công ty đang tiếp
tục mở rộng diện tích trồng phát triển cây Sâm Ngọc Linh dự kiến đến năm 2020
đạt khoảng 500 ha. Ngoài ra Công ty đang tiếp tục đầu tư khu chế biến Sâm
Ngọc Linh tại huyện Đăk Tô.
- Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô đã trồng được 13,1 ha Sâm
Ngọc Linh, đồng thời Công ty đã xây dựng Trung tâm Bảo tồn phát triển nguồn
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
22
gen Sâm Ngọc Linh nhằm cung cấp giống Sâm Ngọc Linh để mở rộng diện tích
trồng trong thời gian tới; Mặt khác Công ty đã phối hợp với người dân tại các xã
Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu huyện Tu Mơ Rông để mở rộng diện tích trồng
Sâm Ngọc Linh nhằm phát triển kinh tế vùng.
- Công ty TNHH Thái Hòa đã được UBND tỉnh cấp trên 100 ha; trong đó,
trên 40 ha đã trồng cây thuốc tại xã Măng Ri, Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rông và
xã Đăk Long, Măng Cành huyện Kon Plông gồm: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm,
Đương quy, Nghệ vàng, Gừng, Ngũ vị tử, Kan Khương, Diệp hạ châu đắng, Ba
kích, Độc hoạt, Sả, Xạ đen, Râu mèo, Giảo cổ lam.
Ngoài ra các hộ gia đình tại các xã Măng Ri, Ngọc Yêu, Ngọc Lây, Đăk
Na huyện Tu Mơ Rông đã được UBND huyện hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng Sâm
Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Ngũ vị tử cũng mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 25.379,0 m2
1 Khu nhà văn phòng 250,0 m2
2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 m2
3 Khu nhà xe 100,0 m2
4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 m2
5 Nhà bảo vệ 12,0 m2
6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 m2
7 Khu vườn ươm 1.500,0 m2
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
23
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 25.379,0 m2 1.265.950
1 Khu nhà văn phòng 250,0 m2 1.700 425.000
2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 m2 1.560 780.000
3 Khu nhà xe 100,0 m2 350 35.000
4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 m2 10 12.690
5 Nhà bảo vệ 12,0 m2 1.105 13.260
6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 m2 -
7 Khu vườn ươm 1.500,0 m2 -
II Thiết bị 165.000
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 50.000 50.000
2 Thiết bị sơ chế, trồng trọt Trọn Bộ 100.000 100.000
3 Thiết bị khác Trọn Bộ 15.000 15.000
III Chi phí quản lý dự án
3,108
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
44.474
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 127.306
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * 8.099
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
24
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
ĐMTL%
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
0,943
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
13.494
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 27.851
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 15.318
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,064
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
916
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
0,182
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
2.604
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 2.393
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 2.317
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 32.889
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 1.185
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 20.241
VI Chi phí vốn lưu động TT 100.000
VII Chi phí dự phòng 5% 85.136
Tổng cộng 1.787.866
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
25
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Trồng dược liệu dưới tán rừng” được thực hiệntại
Vị trí vùng thực hiện dự án
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
1 Khu nhà văn phòng 250,0 0,99%
2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 1,97%
3 Khu nhà xe 100,0 0,39%
4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 5,00%
5 Nhà bảo vệ 12,0 0,05%
6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 85,69%
Vị trí thực hiện dự án
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
26
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
Tổng cộng 25.379,0 100%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
27
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 25.379,0 m2
1 Khu nhà văn phòng 250,0 m2
2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 m2
3 Khu nhà xe 100,0 m2
4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 m2
5 Nhà bảo vệ 12,0 m2
6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 m2
7 Khu vườn ươm 1.500,0 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)
2.1.1. Mục tiêu
Công ty thuê rừng để QLBVR nhằm phát huy thế mạnh của rừng, bảo vệ và
phát triển được vốn rừng, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, làm thay đổi tập quán
canh tác lạc hậu của đồng bào thiểu số; Đồng thờitạo công ăn việc làm, dần dần
nâng cao đời sống cho người dân trong vùng dự án, đem lại nguồn thu lớn cho
doanh nghiệp và ngân sách cho địa phương.
2.1.2. Tổ chức QLBVR
Về tổ chức, quản lý:
- Giám đốc dự án là chủ tài khoản chịu trách nhiệm chung trong việc điều
hành và thực hiện các giải pháp đã nêu ra trong dự án.
- Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn tài chính,
hạch toán tài chính để dự án đạt kết quả cao.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
28
- Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch tác nghiệp
hàng năm và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hạng mục lâm sinh của dự án.
Việc thi công các hạng mục của dự án ưu tiên sử dụng lực lượng lao động
tại chổ và xung quanh vùng dự án (chủ yếu là người đồng bào dan tộc thiểu số)
nhằm tăng thêm thu nhập cho họ và ổn định kinh tế. Từng bước gắn liền trách
nhiệm của họ với khu rừng mà họ sinh sống nhằm phát triển nghề rừng theo
hướng hiện nay.
Giải pháp về kỹ thuật:
Tổ chức quản lý bảo vệ rừng.
Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng và phổ biến rộng rãi cho toàn dân.
Hộ gia đình phải thực hiện đúng qui ước, thường xuyên tuần tra, kiểm tra
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được giao và có báo cáo kịp thời với chủ
rừng hoặc các cấp chính quyền khi phát hiện các trường hợp vi phạm lâm luật.
Ở những vùng rừng tập trung, vùng trọng điểm lửa rừng thì tiến hành
tuyên truyền PCCC rừng, xây các biển báo cấm lửa, thường xuyên tuần tra canh
gác và đốt có điều khiển (nếu cần thiết) để đề phòng cháy rừng. Đồng thời xây
dựng đường ranh cản lửa được thiết kế theo các hệ thống dọc các lô và bao
quanh khu vực rừng trồng, cứ 2 hoặc 3 lô thì làm các đường ranh ngăn cách,
đường ranh rộng 10m.
Chủ rừng phải xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với rừng tự nhiên công tác quản lý bảo vệ thực hiện giao khoán quản
lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng cụ thể như sau:
- Thống kê quỹ rừng hiện còn và công bố danh sách các hộ gia đình được
giao khoán bảo vệ rừng.
- Lập biểu thống kê diện tích rừng giao khoán, thống nhất với các chủ rừng.
- Tiến hành giao rừng ngoài thực địa.
+ Họp dân để phổ biến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân sau khi nhận
khoán bảo vệ rừng, bàn bạc dân chủ với người dân, thống nhất phương thức giao
đất giao rừng và tìm hiểu nguyện vọng của người dân. Hướng dẫn người dân ký
kết các văn bản liên quan.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
29
+ Sơ thám thực địa, sơ bộ phân chia lô khoảnh, xác định vị trí ranh giới,
diện tích của từng lô rừng trên bản đồ cũng như ngoài thực địa.
+ Bàn giao hiện trường cho hộ gia đình: Trên cơ sở phân chia lô trên bản
đồ, tổ công tác cùng với hộ gia đình và các ngành chức năng liên quan xác định
cụ thể ngoài thực địa, phát đánh dấu ranh giới lô khoảnh sau đó đo đạc, tính diện
tích theo từng trạng thái cho từng lô.
+ Làm mốc lô, sản xuất bảng tôn, đóng đúng vị trí ngoài thực địa để xác
định tên lô, hộ nhận rừng.
+ Lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng.
+ Kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
Để phát huy thế mạnh cộng đồng trong việc bảo vệ rừng cần xúc tiến
thành lập một ban đại diện gồm những người có uy tín, có khả năng vận động
người dân tham gia bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp. Ban này
có trách nhiệm nhắc nhở bà con thực hiện đúng luật bảo vệ và phát triển rừng
đồng thời điều phối các hoạt động sản xuất và giải quyết những mâu thuẫn nảy
sinh.
2.2. Kỹ thuật trồng cây dược liệu
Các đối tượng cây trồng được áp dụng cho dự án là ba kích, đương quy,
đẳng sâm, ngũ vị tử...
2.2.1. Cây Ba Kích
Ba kích (Mã kích, Dây ruột gà) có tên khoa học là Morinda officinalis
How, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.
Ba kích tím là một loại dược liệu quý có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh
gân cốt, khử phong thấp, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau, hỗ trợ thần
kinh….
Ba kích có dạng dây leo thường xanh, thân cỏ sống nhiều năm, cuốn lên
cây khác. Thân hình trụ tròn, phân nhánh nhiều. Cành non có lông thô màu nâu,
cành già nhẵn không lông. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, có cuống.
Phiến lá hình elip thuôn dài, lá non màu tím có lông, lá già màu xanh không
lông. Hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả khi chín màu hồng. Rễ có thịt dầy, hình trụ
tròn, cong và thắt thành từng đoạn như ruột gà, giữa có lõi dai. Rễ được sử dụng
làm thuốc như một loài dược liệu quý. Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 12.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
30
Ba kích mọc hoang nhiều dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng khoanh
nuôi phục hồi, có độ tàn che từ 0,3 – 0,5, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc
như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Bắc Cạn... Đây là loài cây ưa bóng khi cây non và ưa sáng khi trưởng thành,
thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa mùa, phát triển tốt trên vùng đất ẩm mát và
thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn,
tơi xốp (đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi). Tuyệt đối không
trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước, trường hợp trồng
trong vườn và ruộng nơi đất thấp cần lên luống cao trước khi trồng. Cây sinh
trưởng sau 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch, năng suất bình quân 8- 12kg củ
tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.
a) Chọn giống
Việc chọn thời điểm nào để trồng còn phụ thuộc vào tuổi của cây giống:
+ Đối với vụ Xuân (tháng 3 -4): Thời tiết mát mẻ, độ ẩm lớn. Cây giống ít
nhất phải đảm bảo trên 6 tháng tuổi. Cây cần được luyện trong thời gian khoảng
1 tháng (Đảo cây và điều chỉnh độ chiếu sáng lớn và độ ẩm đất thấp).
+ Đối với vụ Thu (tháng 8 -9): Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Cây giống
phải đảm bảo từ 10 đến 12 tháng tuổi. Cây phải được luyện trong điều kiện ánh
sáng, độ ẩm gần với điều kiện trồng ngoài thực tiễn.
Cây giống không đủ tuổi, không được luyện cây trước khi trồng và trồng
trong điều kiện thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp tỷ lệ sống thấp (dưới 60%)
Cây hom thân: chồi thứ cấp cao 20-25 cm, rễ dài 5-6 cm, có 5-6 cặp lá trở
lên sau 2-3 tháng tuổi. Cây con từ hạt: 3-4 tháng tuổi, cây cao 20-25 cm, có 5-6
cặp lá, cây sinh trưởng tốt
b) Kỹ thuật trồng
* Thời vụ: Trồng vụ xuân hoặc thu, chọn những ngày râm mát hoặc mưa
nhỏ.
+ Vụ Xuân: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 1 – 2, nên chuẩn bị hố trồng
trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 3 – 4.
+ Vụ Thu: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 6 – 7, nên chuẩn bị hố trồng
trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 8 – 9.
c) Kỹ thuật trồng dưới tán cây (trồng xen)
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
31
+ Xử lý thực bì: Phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m, chú
ý chừa cây để làm giá đỡ cho cây leo.
+ Làm đất: Hố đào kích cỡ 60 x 60 x 60 cm, bón lót 8-10 kg phân chuồng
hoai + 0,3 kg supe lân cho mỗi hố.
+ Cách trồng: Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây
giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt (mỗi hố 1 cây). Trồng xong
tưới nước đẫm để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Dùng các vật
liệu như rơm, rạ, che phủ cho cây, tưới nước hàng ngày trong15 ngày sau đó
giảm dần. Cắm cọc tre hoặc gỗ dài 1,0-1,5m làm giá đỡ cho cây leo trước khi
cây có thể bám vào các cây thân gỗ tầng cao. Sau khi cây bén rễ, cần định kỳ
tưới thúc bằng nước phân chuồng hoặc phân đạm.
d) Chăm sóc
* Chăm sóc sau trồng: Trong 2 năm đầu, cần làm cỏ xới đất quanh khóm
cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép 3 - 4 lần/năm sau đó mỗi năm 2 –
3 lần. Năm thứ 2 trở đi bón bổ sung 3kg phân chuồng hoai + 0,3kg NPK che tủ
gốc cẩn thận. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50% tuỳ theo giai đoạn.
* Phòng trừ sâu bệnh: Ba kích ít khi bị bệnh. Nhưng có thể bị vàng lá khi
thâm canh cao. Cần sử dụng Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat
0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Ba kích thường bị Dế mèn và Chuột
phá hại cần rắc vôi và có những biện pháp thích hợp để phòng chống hai đối
tượng này.
e) Thu hoạch
Cây trồng sau 3-5 năm có thể thu hoạch được. Thời vụ thu hoạch vào giai
đoạn sau khi quả chín (tháng 10- 11). Đào rộng cần tránh làm sây sát, đứt đoạn
rễ ở nhiều chỗ. Khi thu hoạch cần kết hợp lấy dây thân làm hom giống. Dùng
cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác để mọc thành bụi mới.
Củ thu hoạch về được phân làm 3 loại:
+ Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên;
+ Loại B: đường kính củ từ 0,8 - 1,1 cm trở lên;
+ Loại C: đường kính củ nhỏ hơn 0,8 cm.
f) Chế biến
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
32
Củ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con, ủ 18- 24 giờ, phơi nắng nhẹ đến khi
phần thịt rễ dẻo lại (2 ngày nắng nhẹ) độ ẩm còn khoảng 50 %, đập nhẹ hoặc
nén nhẹ cho dẹp phần thịt rễ. Không làm nát hoặc bong phần thịt rễ ra khỏi lõi
gỗ, sau đó tiếp tục phơi cho khô hẳn (độ ẩm không quá 13 %) cắt thành đoạn 10-
13 cm. Củ hình cong queo, có dạng chuỗi hạt, vỏ có màu nâu nhạt, xù xì, có vân
cứng. Mặt cắt rễ có màu tím xám hoặc nâu hồng. Ba kích khô có vị hơi ngọt.
Dược liệu đựng trong bao 2 lớp: trong bao nilôn g buộc kín ngoài bao gai có ghi
nhẫn đầy đủ: mã lô sản xuất, nơi và ngày đóng gói.
2.2.2. Cây Đẳng Sâm
Đẳng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc,
Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào
Cai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng…
Đẳng sâm thường mọc trên các nương, rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất
tương đối màu mỡ và ẩm.
a. Chọn vùng trồng
Cây đẳng sâm chủ yếu sinh trưởng tốt ở vùng trung du và miền núi, có độ
cao từ 400m trở lên so với mặt nước biển. Chọn đất nơi cao ráo, nhiều mùn, tơi
xốp, thoát nước, có nhiều chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoải, ruộng bậc thang
hay chấn ruộng cao là thích hợp nhất. Các loại đất khác có thể trồng được nhưng
năng suất thấp, pH thích hợp 5,5 – 6,5.
b. Giống và kỹ thuật nhân giống
Dùng hạt giống của cây đã được trồng từ 2 – 3 năm. Không nên dùng hạt
của cây trồng 1 năm vì vừa ít hạt, chất lượng thấp. Nên dùng hạt mới thu hoạch,
chọn hạt già, đảm bảo chất lượng, có tỷ lệ mọc cao từ 75 % trở cao, lượng hạt
cần dùng 5 – 6 kg/ha.
Đẳng sâm sinh sản chủ yếu hữu tính bằng hạt. Ngoài ra có thể sinh sản vô
tính bằng mầm của đầu rễ (khi cần thiết).
Làm đất vườn ươm: Cần chọn đất tơi xốp, bằng phẳng, ít sỏi đá, thuận
tiện tưới tiêu, nhặt sạch cỏ dại, cày hoặc cuốc sâu 30 cm. Phơi ải, bừa kỹ.
Lên luống: lên luống cao 30 cm, rộng 80 – 90 cm, dài tuỳ ý
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
33
Phân bón: Bón lót gồm phân chuồng hoai mục bón 10 tấn + 150 kg phân
lân + 100 kg phân KCl cho 1 ha vườn ươm, các loại phân trộn đều dải trên mặt
luống, xáo nhẹ và san phẳng mặt luống để láp phân. Bón thúc vườn ươm cần
150 kg ure/ha pha loãng khi cây cao 7 – 10 cm, có 5 – 6 lá.
Gieo hạt: Hạt được đãi sạch, trộn đều đất bột khô, chia đều cho các
luống, gieo làm 3 lần, xong lấp đất dày 1 – 2 cm, cuối cùng phủ một lớp rơm rạ
hoặc trấu mỏng lên trên mặt luống. Lượng hạt dùng để gieo cho 1ha vườn ươm
là 25 – 27 kg, đủ giống trồng cho 5 – 6 ha.
Chăm sóc vườn ươm: Luôn tưới đủ ẩm bằng ô doa, nếu không mưa hàng
ngày tưới 1 lần vào buổi chiều mát.
Sau 10 – 15 ngày hạt mọc, khi hạt mọc chọn ngày không mưa bỏ rơm rạ
tưới ẩm thường xuyên làm cỏ tỉa loại bớt cây bị sâu hại, định kỳ 15 – 20 ngày
tưới nước phân đạm pha loãng 1/10.
Cây được 5 – 6 lá thật, tỉa bớt cây để khoảng cách cây 3 – 5 cm. Cây được
9 – 10 lá (khoảng 3 tháng tuổi) chọn cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh đánh trồng
ra ruộng sản xuất. Khi đánh cây tránh làm xây sát và đứt rễ củ.
c. Thời vụ gieo trồng
Mỗi năm có thể gieo trồng 2 thời vụ:
+ Thời vụ 1: Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2 – đầu tháng 3) và đánh cây
con trồng vào tháng 5 – 6.
+ Thời vụ 2: Gieo hạt vào mùa thu (tháng 9 – 10) và đánh cây con trồng
vào tháng 2 – 3.
d. Kỹ thuật trồng
Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Trồng
thẳng rễ, lấp chặt rễ, trồng xong tưới ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7
ngày cây bắt đầu bén rễ hồi xanh.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
34
Hình: Cây Đẳng Sâm
2.2.3. Đương quy
Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần
(Apiaceae). Đây là cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Thân hình trụ, có
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
35
rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to
ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp
nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn
không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bé, dẹt, có rìa màu tím nhạt.
Mùa hoa quả tháng 7-9.
Rễ đương quy là bộ phận được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Rễ dài 10 –
20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu,
phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 –
3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 – 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có
nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm
tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay và hơi đắng.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, đương quy chứa nhiều nhóm hoạt chất
quí như: Tinh dầu, trong đó quan trọng nhất là ligustilid có tác dụng làm tăng
tuần hoàn máu và n-butylphtalid chữa đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính;
polycacharid tăng cường miễn dịch và ức chế khối u; các coumarin có tác dụng
hoạt huyết; phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến
yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp; acid hữu cơ ferulic có
tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu
* Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch:
Khi trồng, cũng dùng bay, tạo một khe nhỏ, nhẹ nhàng trồng cây Đương
quy con vào khe đất, rút bay lên, nén đất cho cây yên vị. Trồng với mật độ 20cm
& 20cm. Trồng xong tưới nhẹ nhàng bằng thùng tưới có hoa sen. Lúc đầu ngày
nào cũng phải tưới 1 lần. Khi cây đã cứng cáp thì các lần 2 tưới có thể thưa hơn.
Khi cây đã kín luống thì có thể tưới bằng cách đưa nước vào ruộng ngập rãnh,
dùng tay té nước lên mặt luống rồi tháo nước ngay, làm như vậy sẽ có độ ẩm
cho cây trồng. Giai đoạn này có thể dùng phân NPK tổng hợp, pha loãng tưới
vào toàn cây và mặt luống để thúc cho cây giao tán. Nếu có cỏ thì nhổ cỏ cho
cây, một đôi lần.
Trừ sâu bệnh hại:
Đương quy nói chung ít sâu bệnh nhưng ở thời kỳ cây con, dễ bị sâu xám
cắn. Dùng DDT sữa pha với tỷ lệ 1% phun hoặc tưới quanh gốc vài lần là hết.
Cũng có thể kết hợp bắt bằng tay để giảm độc tố trong cây trồng. Nếu cây có
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
36
nấm bệnh trên mặt lá thì dùng dung dịch Boócđô tức là hỗn hợp vôi + đồng
Sunfat + nước với tỷ lệ 1-1-100 để tưới vào cây. Nếu gặp sương muối thì sáng
hôm sau phải tưới rửa lá ngay để cây khỏi bị táp lá.
Thu hoạch và chế biến sơ bộ:
Khoảng tháng 5-6, khi cây đã có một số lá vàng ở gốc, đào thử thấy củ to
và chắc, là có thể thu hoạch được. Dùng liềm cắt toàn bộ lá trên mặt đất để lại 5-
10cm thân. Số lá này sẽ tập trung để ủ phân xanh. Dùng cuốc để thu hoạch.
Cuốc từng vầng to để khỏi phạm vào rễ. Rũ sạch đất, cho củ vào rổ đem đi rửa.
Rửa xong đem về sân, cắt cụt thân, phơi cho ráo nước rồi xếp vào lò hoặc cót để
xông lưu huỳnh. Xông lưu huỳnh xong thì đem phơi cho đến khi khô kiệt. phơi
khô xong, đóng vào bao tải, để nơi khô mát.
2.2.4. Ngũ vị tử
Ngũ vị tử là một cây thuốc quý, loại dây leo dài đến 3m. Lá tròn dài, dài 9-
12cm, hoa có 9-15 cánh màu vàng, quả tròn màu đỏ, đường kính 3cm, hạt tròn
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
37
màu vàng. Bắc ngũ vị (Schizandra) có quả xếp thành bông thưa. Nam ngũ vị
(Kadsura) có quả xếp thành đầu hình cầu.
Kỹ thuật gieo trồng:
- Giống
Có thể trồng cây con từ hạt hoặc cây giâm cành. Số lượng cây giống cho 1 ha
sản xuất: là 2200 cây/ ha, khoảng cách trồng là 3m*1,5m. Cây giống đạt các
tiêu chuẩn cơ sở.
Cây trồng từ hạt có tiêu chuẩn chiều cao 10-15cm, có 3-4 đôi lá thật, đường
kính thân từ 0,3-0,5cm cây khỏe, không bị sâu bênh. Hạt dược gieo tromg bầu
hoặc trong vườn ươm, lượng hạt cần cho 1 ha là 0,5 – 1, kg/ha; với khối lượng
1000 hạt là 45-50g.
Cây trồng từ hom giâm có tiêu chuẩn chiều cao là 20-25cm, đường kính thân
là 0,8-1cm. Hom sử ụng làm cây giống là hom bánh tẻ, không sâu bệnh, chiều
dài là 30-35cm. Hom được giâm trên nền cát ẩm, có lưới đen che phủ.
- Thời vụ trồng
Thời vụ chính khoảng tháng 5 và tháng 6
- Đất trồng và kỹ thuật làm đất
Ngũ vị tử có thể phát triển tốt nhất ở vùng đất có cấu trúc tơi, xốp, nhiều
mùn giàu dinh dưỡng, độ ẩm cao, dễ thoát nước, PH 5,0-6,5. Cây phát triển tốt ở
điệu kiện độ cao 1.300-1.600m có điều kiện tưới tiêu tốt. Ngũ vị tử là cây ưa
bóng nên trồng dưới tán rừng có độ che phủ từ 50-75% ánh sang.
Đất ươm tốt nhất là loại đất nhẹ, có điều kiện tưới tiêu tốt. Đất vườn ươm
cần cày sâu, bừa kỹ, nhặt hết cỏ dại, lên luống rộng từ 100-110cm, cao 20-25cm,
rãnh thoát nước lớn, Đất trồng cây con cần cày bừa kỹ, đập đất nhỏ tơi, sạch cỏ.
Bỏ hốc với khoảng cách 1,5m* 3m để trồng.
Kỹ thuật làm giàn leo
Ngũ vị tử là cây thân leo, nên làm giàn leo là biện pháp tối ưu, tang chỉ số
diện tích lá, giúp cây tận dụng hết nguồn ánh sáng tang hiêu suất quang hợp,
phát triển thân lá. Từ đó tang năng suất cá thể, tang năng suất hoa, quả. Loại
giàn phù hợp cho ngũ vị tử là giàn ngang
Cách làm giàn:
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
38
Giàn leo: chọn gỗ tốt hoặc tre đực to đã ngâm làm cọc giàn. Cọc giàn
bằng bê tông hoặc xi măng cốt thép thì càng tốt. Chôn cọc xong, buộc xà dọc
ngang, mỗi xà cách nhau không quá 2m. Tốt nhất là ùng dây thép mạ kẽm
đường kính 3mm căng thàng giàn.
Trồng cây con: Đào hốc ở bốngóc giàn, mỗi hốc có đường kính 40-50cm,
không đào sát quá sẽ làm cọc yếu đi, bón lót phân chuồng vào đáy cốc. trồng
cây con vào các hốc, chú ý trước khi lấp đất và nén chặt tiếp tục tưới cây giữ
ẩm. Buộc que tre từ gốc cây mới trồng nối với cọc giàn leo. Khi cây bén rễ,
ngọn vươn ài, điều chỉnh cho cây leo vào que tre, và vào cọc giàn leo. Khi cây
đã lên măt giàn, thường xuyên điều chỉnh cho các ngọn cây bò lan tỏa ra kín
giàn, tạo thành bóng mát đều đặn.
Kỹ thuật trồng:
Giai đoạn vườn ươm: vườn ươm cây ngũ vị tử nên chọn gần ruộng trồng, gần
nguồn nước tưới. Diện tích vườn ươm chỉ cần 3-5% so iện tích sản xuất đại trà
Giai đoạn trồng sản xuất: Cây trồng trên hốc đã bón lót mùn núi và lân, trồng
sâu 5cm, không quá 10cm. khoảng cách trồng 3m*1,5m
Thu hái, chế biến:
Vào mùa thu quả chín, hái về loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
39
STT Cây Hình ảnh Tên khoa học
Thành phần hóa
học
Công dụng
1 Sâm
Ngọc
Linh
Panax
vietnamensis
saponintriterpen,
14 axít béo, 16
axít amin với 8
axít amin không
thay thế cùng 18
nguyên tố đa
lượng, vi lượng.
Phục hồi cơ thể, tăng cường sức khỏe
ở những người mới ốm dậy, người bị suy
nhược cơ thể, người đang hỗ trợ điều trị
bệnh, sức khỏe kém.
- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.
- Tăng cường trí nhớ, giúp đầu óc minh
mẫn, tỉnh táo.
- Có tác dụng tăng cường kích thích, giúp
cơ thể hưng phấn, tăng hiệu quả làm việc,
tăng vận động
- Kích thích hoạt động của não bộ, chống
suy nhược thần kinh.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
40
STT Cây Hình ảnh Tên khoa học
Thành phần hóa
học
Công dụng
- Bổ máu, tăng cường lưu thông máu.
- Hỗ trợ các bệnh về hô hấp, hen suyễn,
viêm đường hô hấp mãn tính.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
41
STT Cây Hình ảnh Tên khoa học
Thành phần hóa
học
Công dụng
2 Tam
Thất
Panax
pseudoginsen
g
saponin A, B và
16 loại acid amin
khác
- Tác dụng tăng lực (được thử nghiệm trên
động vật như chuột, ếch)
- Giãn mạch ngoại biên và không ảnh
hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung
ương
- Điều hòa miễn dịch, kích thích chuyển
dạng lympho bào ở mức độ nhẹ
- Kích thích tâm thần, chống trầm uất
- Có tác dụng tiêu máu tốt trong điều trị
nhãn khoa
- Tăng lưu lượng máu động mạch vành
- Panacrin có tác dụng hạn chế sự di
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
42
STT Cây Hình ảnh Tên khoa học
Thành phần hóa
học
Công dụng
căn của tế bào ung thư
3 Địa
Liền
Kaempferia
galanga L.
bocneola metyl,
metyl p.cumaric
axitetyl este,
xinamic axit etyl
este, pentadecan
C15H32 xinamic
andehyt và
xineola.
-Chữa cảm sốt nhức đầu
- Chữa tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau
- Chữa ho gà
- Trị chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày
- Trị đau nhức, tê phù, đau mỏi gân cốt,
đau lưng, trị tê thấp
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
43
STT Cây Hình ảnh Tên khoa học
Thành phần hóa
học
Công dụng
4 Đẳng
Sâm
Codonopsis
pilosula
(Franch)
Nannf.
insulin, alkaloid,
sucrose, glucose,
saponin,
fructose,
choline,tangshen
oside,…
- Tăng cường sức đề kháng
- Kích thích tiêu hóa
- Ngăn ngừa bệnh về tim mạch và huyết áp
- Giảm nguy cơ mắc bệnh về máu
- Chống suy nhược ở người già
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
44
STT Cây Hình ảnh Tên khoa học
Thành phần hóa
học
Công dụng
5 Đinh
Lăng
Polyscias
fruticosa,
Tieghentopa
nax
fruiticosus,
Nothopanax
fruticosum,
Panax
fruticosum
- Thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa
kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu
huyết xông nhức mỏi.
- Thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu
tiện, chữa kiết lỵ.
- Thân và cành chữa phong thấp, đau lưng.
- Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt. saung
tấy, sưng vú
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
45
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
KhuvựclậpDựánkhôngcódâncưsinhsốngnênkhôngthựchiệnviệctái định cư.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
1.4. Các phương án xây dựng công trình
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 25.379,0 m2
1 Khu nhà văn phòng 250,0 m2
2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 m2
3 Khu nhà xe 100,0 m2
4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 m2
5 Nhà bảo vệ 12,0 m2
6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 m2
7 Khu vườn ươm 1.500,0 m2
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị sơ chế, trồng trọt Trọn Bộ
3 Thiết bị khác Trọn Bộ
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
46
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn
thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
1.5. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết
kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
 Hệ thống xử lý nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
47
trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu
trong quá trình sản xuất).
 Hệ thống cấp điện
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài
nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.
1.6. Phương án tổ chức thực hiện
Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình
hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng)
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/nă
m
1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500
2
Ban quản lý,
điều hành
2 15.000 360.000 77.400 437.400
3
Công nhân
viên
10 6.500 780.000 167.700 947.700
Cộng 13 120.000 1.440.000 309.600 1.749.600
1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầutư.
Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
48
+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 18 tháng.
STT Nội dung công việc Thời gian
1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý III/2021
2
Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1/500
Quý IV/2021
3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý IV/2021
4
Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng
đất
Quý I/2022
5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý II/2022
6
Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê
duyệt TKKT
Quý II/2022
7
Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây
dựng theo quy định)
Quý III/2022
8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng
Quý III/2022
đến Quý
III/2023
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
49
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Trồng
dược liệu dưới tán rừng”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực
ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các
giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn
chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt
động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
50
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định
về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên
ngoài và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh
khu vực thực hiện dự án“Trồng dược liệu dưới tán rừng”tại Tvà khu vực lân
cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự
báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các
giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng
và giai đoạn đi vào hoạt động.
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án.
Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật
liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy
móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công
trường sẽ gây ra tiếng ồn.
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
51
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy
nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không
có.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải
được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng
các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
+ Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ
quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn
phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể
bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề
vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái
sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây
tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận
chuyển chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như
sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính
như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong
khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người
Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381
52
dân trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ
tác động không đáng kể.
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
– Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
– Từ quá trình sản xuất:
 Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;
 Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất;
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa
nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động
sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy
bằng dầu DO.
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho
và công suất sản xuất mỗi ngày của nhà máy.
Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều
trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ,
tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này
góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ
dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự
án trong giai đoạn này.
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG

More Related Content

Similar to THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG

Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án sản xuất thiết bị y tế
dự án sản xuất thiết bị y tếdự án sản xuất thiết bị y tế
dự án sản xuất thiết bị y tếLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tâydự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tâyLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG (20)

Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
 
dự án sản xuất thiết bị y tế
dự án sản xuất thiết bị y tếdự án sản xuất thiết bị y tế
dự án sản xuất thiết bị y tế
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
chăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docxchăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docx
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tâydự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
 
TRỒNG RỪNG KẾT HỢP
TRỒNG RỪNG KẾT HỢPTRỒNG RỪNG KẾT HỢP
TRỒNG RỪNG KẾT HỢP
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINHLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
 

THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG CÔNG TY Địa điểm:
  • 2. DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG Địa điểm: ĐƠN VỊ TƯ VẤN 0918755356- 0903034381
  • 3. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 4 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 4 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 4 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 4 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 6 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 7 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 7 5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 7 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 9 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................. 9 1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kon Tum.............................................................. 9 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum ....................................................14 1.3. Huyện Kon Plông ...................................................................................15 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................17 2.1. Thị trường dược liệu trong nước và thế giới.............................................17 2.2. Thực trạng, phân bố và tiềm năng phát triển dược liệu ở Kon Tum............19 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................22 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................22 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).....23 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................25 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................25 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................25 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25
  • 4. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 2 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................25 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............26 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................27 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............27 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......27 2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)................................................................27 2.2. Kỹ thuật trồng cây dược liệu....................................................................29 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................45 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................45 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................45 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................45 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................45 1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................45 1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................46 1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................47 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................47 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................49 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................49 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............49 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................50 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................50 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................52 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................53 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................53 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................55
  • 5. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 3 V. KẾT LUẬN..............................................................................................56 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................57 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................57 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................59 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................59 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................59 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................60 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................60 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................61 KẾT LUẬN ..................................................................................................64 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................64 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................64 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................65 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................65 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................66 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................69 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................70 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................71 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................71 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................72 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................76 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................77
  • 6. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 4 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “TRỒNG DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG” Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 25.379,0 m2 . Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: đồng. Trong đó: + Vốn tự có (30%) : đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 1.251.506.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Sản lượng từ trồng trọt khác 13 tấn/năm Sản lượngtừ trồng ba kích 4,350 tấn/năm Sản lượngtừ vườn ươm 6.000 cây/năm Sản lượngtừ sơ chế dược liệu 48 tấn/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.
  • 7. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 5 Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y dược cổ truyền Việt Nam. Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá. Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh Kon Tum được đánh giá là phù hợp với trồng cây dược liệu cho chất lượng tốt, mặt khác, với diện tích canh tác cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của tỉnh được xem là quỹ đất để trồng cây dược liệu dưới tán, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả, đây được xem là trung tâm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chiết xuất của nhà máy hoạt động sau này. Cho thấy việc đầu tư trồng cây dược liệu công nghệ cao và xây dựng nhà máy chiết xuất tại tỉnh là tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất sau này.
  • 8. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 6 Dự án hoạt động theo hướng sản xuất xanh theo tiêu chí môi trường. Chính vì vậy, để tận dụng khoảng trống tại các đường phân lô, mái nhà xưởng,… Chúng tôi tiến hành đầu tư hệ thống điện mặt trời để sản xuất điện mặt trời, cung cấp năng lượng cho hoạt động của toàn dự án. Đây là hướng đi mới trong thời kỳ công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao giá trị sản xuất và chung tay góp phần bảo vệ môi trường xanh – bền vững. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trồng dược liệu dưới tán rừng”tại Thôn Măng Pành, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tumnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệpcủatỉnh Kon Tum. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
  • 9. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 7 xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020; V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Trồng dược liệu dưới tán rừng” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhnông nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Kon Tum.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Kon Tum.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hìnhnông nghiệpchuyên nghiệp, hiện đại,trồng dược liệu dưới tán rừng góp phần cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.  Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược chế biến khắp khu vực tỉnh tỉnh Kon Tum và khu vực lân cận.  Hình thànhmô hình khutrồng trọt chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Sản lượng từ trồng trọt khác 13 tấn/năm Sản lượng từ trồng ba kích 4,350 tấn/năm
  • 10. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 8 Sản lượng từ vườn ươm 6.000 cây/năm Sản lượng từ sơ chế dược liệu 48 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Kon Tumnói chung.
  • 11. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 9 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kon Tum. Địa giới tỉnh Kon Tum nằm trong vùng từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ Đông và từ 13055'12" đến 15027'15" vĩ độ Bắc. - Phía Bắc Kon Tum giáp địa phận tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới 142 km. - Phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai chiều dài ranh giới 203 km.
  • 12. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 10 - Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km. - Phía Tây giáp với nước CHDCND Lào (142,4 km) và Vương quốc Campuchia (138,3 km). Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc Địa hình Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó: - Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m) - nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray. - Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. - Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khí hậu Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C.
  • 13. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 11 Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam. Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%). Khoáng sản Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng... đã được phát hiện. Nhiều vùng có triển vọng khoáng sản đang được điều tra thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000, cùng với những công trình nghiên cứu chuyên đề khác... sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua khảo sát của các cơ quan chuyên môn, hiện nay, Kon Tum đang chú trọng đến một số loại khoáng sản sau: 1) Nhóm khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: nhóm này rất đa dạng, bao gồm: sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi, đá granít, puzơlan.... 2) Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường, bao gồm diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum. 3) Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: gồm có silimanit, dolomit, quazit tập trung chủ yếu ở các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi. 4) Nhóm khoáng sản cháy: gồm có than bùn, tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô. 5) Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: gồm có măngan ở Đăk Hà; thiếc, molipden, vonfram, uran, thori, tập trung chủ yếu ở Đăk Tô, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Konplong; bauxit tập trung chủ yếu ở Kon Plông.
  • 14. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 12 6) Nhóm khoáng sản đá quý: gồm có rubi, saphia, opalcalcedon tập trung ở Đăk Tô, KonPlong. Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất chính: 1) Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối. 2) Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và đất xám trên phù sa cổ. 3) Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên mácma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan. 4) Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít. 5) Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản phẩm dốc tụ. Tài nguyên nước 1) Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm: - Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng bắc - nam. Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh. - Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San.
  • 15. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 13 Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng... của nguồn nước mặt thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi. 2) Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh. Rừng và tài nguyên rừng 1) Rừng: Kon Tum có các kiểu rừng chính sau: - Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: đây là kiểu rừng điển hình của rừng tỉnh Kon Tum, phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, có ở hầu hết huyện, thị trong tỉnh. - Rừng lá ẩm nhiệt đới: có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven sông. - Rừng kín á nhiệt đới: phân bố ở vùng núi cao. - Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi, huyện Đăk Glei (dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia). 2) Tài nguyên rừng: - Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 loài, 5 chi, 4 họ; cây hạt kín có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19 chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285 loài, 156 chi, 65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan và họ trám. Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,... Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bị
  • 16. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 14 thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng. Nhưng nhìn chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao. - Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng... Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói. Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn. Trong điều kiện rừng bị xâm hại, việc săn bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm. Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưa vào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động, thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói chung. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum Trong quý I năm 2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona (Covid-19) diễn biến phức tạp đã phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, hướng dẫn kịp thời của các Bộ, ngành Trung ương và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình hình dịch bệnh trong cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng vẫn trong tầm kiểm soát. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được đảm bảo theo đúng lịch thời vụ; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng; hoạt động thương mại phát triển tương đối ổn định; công tác an sinh xã hội được bảo đảm; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Tăng trưởng kinh tế
  • 17. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 15 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 02 tháng đầu năm đạt 554.199 triệu đồng, đạt 15,8% dự toán và tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách địa phương 02 tháng đầu năm đạt 1.592.913 triệu đồng đạt 19,2% dự toán và tăng 35,5% so cùng kỳ năm trước. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp quý I năm 2020 tăng 7,76% so cùng kỳ năm trước. Ước tính vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh quý I năm 2020 là 3.739.778 triệu đồng, tăng 22,21% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh quý I năm 2020 ước tính đạt 4.596,61 tỷ đồng, tăng 8,42% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính quý I năm 2020 đạt 455.825,9 triệu đồng, tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I năm 2020 tăng 5,14% so với cùng kỳ năm trước. Dân số, đời sống dân cư - Dân số: Ước tính dân số trung bình năm 2018 là 532.573 người, tăng 2,41% so với năm 2017, trong đó nam 281.858 người, thành thị 189.515 người. 1.3. Huyện Kon Plông Huyện Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Kon Tum, có vị trí địa lý:  Phía đông giáp huyện Sơn Hà và huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi  Phía tây giáp huyện Tu Mơ Rông  Phía tây nam giáp huyện Kon Rẫy  Phía nam giáp huyện Kbang, tỉnh Gia Lai  Phía bắc giáp huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Huyện Kon Plông có diện tích là 1.371,2 km2, dân số năm 2019 là 27.227 người, các dân tộc bản địa gồm Xê Đăng (sinh sống tập trung chủ yếu tại xã Măng Buk, Đăk Tăng), Mơ Nâm (tập trung tại Măng Cành, Xã Hiếu), Ka Dong (tập trung tại Đăk Nên, Đăk Ring, Ngọc Tem), H’rê (Pờ Ê), chiếm 85,4% dân số. Người Kinh sống tập trung tại Măng Đen chủ yếu là công chức, viên chức.
  • 18. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 16 Theo thống kê năm 2020, huyện Kon Plông có diện tích 1.371,2 km², dân số là 26.025 người, trong đó: dân số thành thị là 4.966 người chiếm 19% và dân số nông thôn là 21.059 người, mật độ dân số đạt 20 người/km² Địa hình Chủ yếu là đồi núi hình bát úp. Có cao nguyên Kon Plông trải dài khắp huyện. Với nhiều sông suối nhỏ, nơi đây còn lưu trữ được nhiều loài cá quý, ngon, bổ như cá Niêng, cá trình, cá Phá,... ngoài ra trong những năm gần đây huyện còn phát triển nuôi cá tầm đẻ trứng, cá hồi,... tuy nhiên quy mô còn nhỏ hẹp. Khí hậu Khí hậu được chia thành nhiều tiểu vùng: khí hậu kiểu tủ lạnh (tương tự Đà Lạt) kèm theo mưa và gió tập trung tại Măng Đen, xã Hiếu, Măng Cành, mưa gió hầu như diễn ra quanh năm, nhìn chung khí hậu rất khắc nghiệt. Tuy nhiên từ tháng 1 đến tháng 6 hằng năm, khí hậu rất mát. Đôi lúc ở tháng 11 - 12, khí hậu lạnh khoảng từ 12 °C đến 7 °C như năm 2020. Kinh tế Kon Plông là một huyện nghèo; điểm mạnh vượt trội của Kon Plông trước hết là tài nguyên rừng, độ che phủ của rừng đạt 78% diện tích đất tự nhiên, cao nhất toàn quốc. Rừng còn lưu giữ nhiều loại gỗ quí hiếm như pơ mu, thông tre, dổi, hoàng đàn trắng, xoan đào, xá xị, sơn huyết. Tuy nhiên do nạn phá rừng, làm đường giao thông và thủy điện khiến trữ lượng rừng suy giảm khá nhiều trong những năm gần đây. Kinh tế của người dân chủ yếu là làm nông. Cạnh các bản làng là những cánh đồng lúa nhỏ nằm cạnh các con suối, dưới chân những ngọn núi thoai thoải. Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng mì, tuy nhiên đa số không phải để bán mà để làm rượu ghè. Huyện không có cây công nghiệp chủ lực, ngành chăn nuôi không tạo ra hàng hóa, công nghiệp, thương nghiệp hầu như không có. Cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái rừng phong phú, nguyên vẹn, rừng thông cổ thụ rộng lớn với hệ động, thực vật nhiệt đới quý hiếm, là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học. Vùng thiên nhiên còn hoang sơ này còn là nơi cư trú của hơn 20.000 cư dân
  • 19. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 17 thuộc năm dân tộc anh em bản địa sinh sống là Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, H’rê và Kinh với nhiều nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống lâu đời vẫn còn mãi lưu truyền và phát triển cho đến ngày nay. Giao thông Huyện Kon Plông và thôn Măng Đen được vinh dự là một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh. Bên cạnh khu kinh tế Cửa Khẩu Quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi và Thành phố Kon Tum. Kon Plông có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế, có quốc lộ 24 đi qua nối liền khu kinh tế Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, nối liền các tỉnh Duyên hải Miền Trung với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, là cửa ngõ của Tây Nguyên trong giao lưu kinh tế với các nước ASEAN thông qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi. Tuyến đường Đông Trường Sơn nối từ đường Hồ Chí Minh đi Đà Lạt có 50 km chạy qua huyện Kon Plông. Đây còn là điểm nhấn du lịch của "Con đường xanh Tây Nguyên". II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Thị trường dược liệu trong nước và thế giới Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể.
  • 20. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 18 Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Và ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế rất được các nhà khoa học quan tâm. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi.
  • 21. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 19 Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia. Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. Như vậy, bảo tồn, lưu giữ và phát triển các loài dược liệu và cây thuốc quý là vấn đề cấp bách. 2.2. Thực trạng, phân bố và tiềm năng phát triển dược liệu ở Kon Tum Thực trạng Kết quả điều tra từ năm 2003-2005 và những kết quả nghiên cứu gần đây có thể khẳng định rằng nguồn cây thuốc ở Kon Tum đã và đang bị suy giảm nhiều. Vì hầu hết các loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao trong tự nhiên đang dần cạn kiệt. Do khai thác liên tục nhiều năm thiếu chú ý bảo vệ tái sinh, phá rừng làm nương rẫy,… đã làm mất đi nhiều diện tích rừng, trong đó có cây thuốc. Từ các nguyên nhân trên dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng về các cây thuốc quý như: - Vàng đắng: Ở Kon Tum đã 2 lần khai thác lớn vào các năm từ 1978- 1985 và từ 1990-1993 (khai thác lại). Những vùng có vàng đắng ở Sa Thầy, Đắk Tô, Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Đắk Hà trước kia, nay chỉ còn là những cây tái sinh nhỏ. Nơi duy nhất có thể khai thác được cây thuốc này là ở một số vùng rừng rất xa thuộc huyện Kon Plông và Kon Rẫy. - Đẳng sâm cũng là một cây thuốc quý ở các xã xung quanh núi Ngọc Linh. Trong các năm (từ 1990 trở về trước) thường xuyên thu mua cây thuốc này, với khối lượng từ vài tạ đến 2 - 3 tấn một năm. Vài năm trở lại, nguồn dược liệu tự nhiên được xem như đã cạn kiệt và phải đầu tư hỗ trợ nông dân trồng mới. - Sa nhân vốn là một nguồn dược liệu đặc sản ở các huyện Đắk Tô (cũ) nay là Tu Mơ Rông, Kon Plông và Sa Thầy,… trước kia. Nhưng hiện nay do nạn phá rừng lấy đất canh tác đã làm mất đi nhiều đám sa nhân rộng lớn ở xung quanh thị trấn Sa Thầy, thuộc xã Sa Sơn, Sa Nhơn, cũng như huyện Tu Mơ
  • 22. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 20 Rông và Kon Plông. Trong những năm qua người dân ở các huyện trong tỉnh vẫn đi thu hái được sa nhân hoang dại, tuy nhiên do không tập trung, sản lượng nhỏ do đó việc mua bán gặp rất nhiều khó khăn. Qua thực tế điều tra và kết quả thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác, bước đầu đã thống kê được danh sách các loài cây thuốc làm thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam, hiện có ở KonTum, gồm 35 loài, thuộc 27 họ thực vật thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Tiềm năng phát triển Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh Kon Tum rất thuận lợi để phát triển kinh tế về nuôi trồng, phát triển dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 70% đất tự nhiên, là nơi dự trữ nguồn dược liệu phong phú, nơi có môi trường thuận tiện cho nhiều dược liệu di thực. Thực vật ở tỉnh Kon Tum đa dạng và phong phú, qua khảo sát có khoảng 1.168 loại có ích, trong đó cây quý có 62 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007; 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc có tên trong diện những cây thuốc cần quan tâm bảo tồn ở Việt Nam. Nổi bật lên trong số này là cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis). Tại vùng cao xung quanh núi Ngọc Linh (Đăk Glei; Tu Mơ Rông) và ở huyện Kon Plông, có nền nhiệt độ tương đối ôn hòa, có thể trồng được nhiều loại cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, mang lại giá trị kinh tế cao. Còn ở các vùng đất màu mỡ khác ở vùng thấp, đều có thể trồng các cây thuốc nhiệt đới quen thuộc như: Đinh lăng (Polyscias fruticosa), Nghệ vàng (curcuma longa L.), Đậu ván trắng (Dolichos purpureus L.D. lablab L.), Địa liền (Kacpleria galang), Sa nhân (Amomum xanthioides), Gừng (Zingiber officinale),…và cả các cây tinh dầu đang có nhu cầu cao trên thị trường: Hương nhu trắng ( Herba Ocimi 18 gratissimi), Sả (Cymbopogon Citratus (L) Pers), Trà tiên (Ocimum basilicum L., var. Pilosum (Willd.) Benth),… Tuy nhiên nguồn dược liệu tự nhiên hiện nay đang bị khai thác thiếu kiểm soát, không khoa học. Việc sử dụng dược liệu theo kinh nghiệm truyền miệng, mua bán dược liệu tự phát, bán đại trà cho thương lái ngoài tỉnh, việc thu hái không đúng thời vụ, sử dụng không đúng bộ phận dùng làm thuốc... là những cách sử dụng dược liệu lãng phí, kém hiệu quả. Đến nay, việc thu hái, mua bán dược liệu vẫn đang hoạt động. Nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng nguồn dược liệu là
  • 23. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 21 không tránh khỏi, ví dụ: Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis) Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Sa nhân (Amonum Xanthioides Wall), Vàng đắng (Coscinium usitatum). Theo kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất có 41 loài cây dược liệu có thể đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Tình hình sản xuất và thị trường dược liệu tỉnh Kon Tum Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, 30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 25 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao như: Cây Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm (Hồng Đảng sâm), Đương quy, Ngũ vị tử và một số loài khác, đặc 32 biệt có một số cây thuốc mang tính đặc trưng riêng của người bản địa Kon Tum như Prác, Tà liền chuông, Gừng lúa… Ngoài ra, còn nhiều loại cây được nhân dân sử dụng trị bệnh chưa được định danh. Thời gian qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm và đã có nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành công tác bảo tồn và phát triển cây thuốc; có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng và phát triển cây thuốc như: Miễn tiền thuê đất, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thuốc; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn dược liệu; việc phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các lực lượng Quân đội, Công an, dân quân tự vệ ngày càng chặt chẽ hơn; cơ chế chính sách thu hút các tổ chức cá nhân nuôi trồng dược liệu luôn được quan tâm. Năm 2012, đưa Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh vào hoạt động, đồng thời phát triển khoa y học cổ truyền của các trung tâm y tế huyện. Tỉnh Kon Tum đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân triển khai các dự án, đề án, đề tài nghiên cứu trồng cây thuốc, cụ thể: - Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã trồng được khoảng 300 ha Sâm Ngọc Linh; hiện tại Công ty đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng phát triển cây Sâm Ngọc Linh dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 500 ha. Ngoài ra Công ty đang tiếp tục đầu tư khu chế biến Sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Tô. - Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô đã trồng được 13,1 ha Sâm Ngọc Linh, đồng thời Công ty đã xây dựng Trung tâm Bảo tồn phát triển nguồn
  • 24. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 22 gen Sâm Ngọc Linh nhằm cung cấp giống Sâm Ngọc Linh để mở rộng diện tích trồng trong thời gian tới; Mặt khác Công ty đã phối hợp với người dân tại các xã Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu huyện Tu Mơ Rông để mở rộng diện tích trồng Sâm Ngọc Linh nhằm phát triển kinh tế vùng. - Công ty TNHH Thái Hòa đã được UBND tỉnh cấp trên 100 ha; trong đó, trên 40 ha đã trồng cây thuốc tại xã Măng Ri, Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rông và xã Đăk Long, Măng Cành huyện Kon Plông gồm: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Nghệ vàng, Gừng, Ngũ vị tử, Kan Khương, Diệp hạ châu đắng, Ba kích, Độc hoạt, Sả, Xạ đen, Râu mèo, Giảo cổ lam. Ngoài ra các hộ gia đình tại các xã Măng Ri, Ngọc Yêu, Ngọc Lây, Đăk Na huyện Tu Mơ Rông đã được UBND huyện hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Ngũ vị tử cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau: TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 25.379,0 m2 1 Khu nhà văn phòng 250,0 m2 2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 m2 3 Khu nhà xe 100,0 m2 4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 m2 5 Nhà bảo vệ 12,0 m2 6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 m2 7 Khu vườn ươm 1.500,0 m2
  • 25. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 23 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng) TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 25.379,0 m2 1.265.950 1 Khu nhà văn phòng 250,0 m2 1.700 425.000 2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 m2 1.560 780.000 3 Khu nhà xe 100,0 m2 350 35.000 4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 m2 10 12.690 5 Nhà bảo vệ 12,0 m2 1.105 13.260 6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 m2 - 7 Khu vườn ươm 1.500,0 m2 - II Thiết bị 165.000 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 50.000 50.000 2 Thiết bị sơ chế, trồng trọt Trọn Bộ 100.000 100.000 3 Thiết bị khác Trọn Bộ 15.000 15.000 III Chi phí quản lý dự án 3,108 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 44.474 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 127.306 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * 8.099
  • 26. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 24 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT ĐMTL% 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 13.494 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 27.851 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 15.318 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 916 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 2.604 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 2.393 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 2.317 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 32.889 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 1.185 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 20.241 VI Chi phí vốn lưu động TT 100.000 VII Chi phí dự phòng 5% 85.136 Tổng cộng 1.787.866
  • 27. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 25 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Trồng dược liệu dưới tán rừng” được thực hiệntại Vị trí vùng thực hiện dự án 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Khu nhà văn phòng 250,0 0,99% 2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 1,97% 3 Khu nhà xe 100,0 0,39% 4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 5,00% 5 Nhà bảo vệ 12,0 0,05% 6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 85,69% Vị trí thực hiện dự án
  • 28. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 26 TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) Tổng cộng 25.379,0 100% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 29. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 27 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 25.379,0 m2 1 Khu nhà văn phòng 250,0 m2 2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 m2 3 Khu nhà xe 100,0 m2 4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 m2 5 Nhà bảo vệ 12,0 m2 6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 m2 7 Khu vườn ươm 1.500,0 m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) 2.1.1. Mục tiêu Công ty thuê rừng để QLBVR nhằm phát huy thế mạnh của rừng, bảo vệ và phát triển được vốn rừng, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của đồng bào thiểu số; Đồng thờitạo công ăn việc làm, dần dần nâng cao đời sống cho người dân trong vùng dự án, đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và ngân sách cho địa phương. 2.1.2. Tổ chức QLBVR Về tổ chức, quản lý: - Giám đốc dự án là chủ tài khoản chịu trách nhiệm chung trong việc điều hành và thực hiện các giải pháp đã nêu ra trong dự án. - Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn tài chính, hạch toán tài chính để dự án đạt kết quả cao.
  • 30. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 28 - Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch tác nghiệp hàng năm và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hạng mục lâm sinh của dự án. Việc thi công các hạng mục của dự án ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại chổ và xung quanh vùng dự án (chủ yếu là người đồng bào dan tộc thiểu số) nhằm tăng thêm thu nhập cho họ và ổn định kinh tế. Từng bước gắn liền trách nhiệm của họ với khu rừng mà họ sinh sống nhằm phát triển nghề rừng theo hướng hiện nay. Giải pháp về kỹ thuật: Tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng và phổ biến rộng rãi cho toàn dân. Hộ gia đình phải thực hiện đúng qui ước, thường xuyên tuần tra, kiểm tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được giao và có báo cáo kịp thời với chủ rừng hoặc các cấp chính quyền khi phát hiện các trường hợp vi phạm lâm luật. Ở những vùng rừng tập trung, vùng trọng điểm lửa rừng thì tiến hành tuyên truyền PCCC rừng, xây các biển báo cấm lửa, thường xuyên tuần tra canh gác và đốt có điều khiển (nếu cần thiết) để đề phòng cháy rừng. Đồng thời xây dựng đường ranh cản lửa được thiết kế theo các hệ thống dọc các lô và bao quanh khu vực rừng trồng, cứ 2 hoặc 3 lô thì làm các đường ranh ngăn cách, đường ranh rộng 10m. Chủ rừng phải xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với rừng tự nhiên công tác quản lý bảo vệ thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng cụ thể như sau: - Thống kê quỹ rừng hiện còn và công bố danh sách các hộ gia đình được giao khoán bảo vệ rừng. - Lập biểu thống kê diện tích rừng giao khoán, thống nhất với các chủ rừng. - Tiến hành giao rừng ngoài thực địa. + Họp dân để phổ biến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân sau khi nhận khoán bảo vệ rừng, bàn bạc dân chủ với người dân, thống nhất phương thức giao đất giao rừng và tìm hiểu nguyện vọng của người dân. Hướng dẫn người dân ký kết các văn bản liên quan.
  • 31. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 29 + Sơ thám thực địa, sơ bộ phân chia lô khoảnh, xác định vị trí ranh giới, diện tích của từng lô rừng trên bản đồ cũng như ngoài thực địa. + Bàn giao hiện trường cho hộ gia đình: Trên cơ sở phân chia lô trên bản đồ, tổ công tác cùng với hộ gia đình và các ngành chức năng liên quan xác định cụ thể ngoài thực địa, phát đánh dấu ranh giới lô khoảnh sau đó đo đạc, tính diện tích theo từng trạng thái cho từng lô. + Làm mốc lô, sản xuất bảng tôn, đóng đúng vị trí ngoài thực địa để xác định tên lô, hộ nhận rừng. + Lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng. + Kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Để phát huy thế mạnh cộng đồng trong việc bảo vệ rừng cần xúc tiến thành lập một ban đại diện gồm những người có uy tín, có khả năng vận động người dân tham gia bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp. Ban này có trách nhiệm nhắc nhở bà con thực hiện đúng luật bảo vệ và phát triển rừng đồng thời điều phối các hoạt động sản xuất và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh. 2.2. Kỹ thuật trồng cây dược liệu Các đối tượng cây trồng được áp dụng cho dự án là ba kích, đương quy, đẳng sâm, ngũ vị tử... 2.2.1. Cây Ba Kích Ba kích (Mã kích, Dây ruột gà) có tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae. Ba kích tím là một loại dược liệu quý có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau, hỗ trợ thần kinh…. Ba kích có dạng dây leo thường xanh, thân cỏ sống nhiều năm, cuốn lên cây khác. Thân hình trụ tròn, phân nhánh nhiều. Cành non có lông thô màu nâu, cành già nhẵn không lông. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, có cuống. Phiến lá hình elip thuôn dài, lá non màu tím có lông, lá già màu xanh không lông. Hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả khi chín màu hồng. Rễ có thịt dầy, hình trụ tròn, cong và thắt thành từng đoạn như ruột gà, giữa có lõi dai. Rễ được sử dụng làm thuốc như một loài dược liệu quý. Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 12.
  • 32. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 30 Ba kích mọc hoang nhiều dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi phục hồi, có độ tàn che từ 0,3 – 0,5, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn... Đây là loài cây ưa bóng khi cây non và ưa sáng khi trưởng thành, thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa mùa, phát triển tốt trên vùng đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp (đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi). Tuyệt đối không trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước, trường hợp trồng trong vườn và ruộng nơi đất thấp cần lên luống cao trước khi trồng. Cây sinh trưởng sau 5 đến 7 năm mới cho thu hoạch, năng suất bình quân 8- 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt. a) Chọn giống Việc chọn thời điểm nào để trồng còn phụ thuộc vào tuổi của cây giống: + Đối với vụ Xuân (tháng 3 -4): Thời tiết mát mẻ, độ ẩm lớn. Cây giống ít nhất phải đảm bảo trên 6 tháng tuổi. Cây cần được luyện trong thời gian khoảng 1 tháng (Đảo cây và điều chỉnh độ chiếu sáng lớn và độ ẩm đất thấp). + Đối với vụ Thu (tháng 8 -9): Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Cây giống phải đảm bảo từ 10 đến 12 tháng tuổi. Cây phải được luyện trong điều kiện ánh sáng, độ ẩm gần với điều kiện trồng ngoài thực tiễn. Cây giống không đủ tuổi, không được luyện cây trước khi trồng và trồng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp tỷ lệ sống thấp (dưới 60%) Cây hom thân: chồi thứ cấp cao 20-25 cm, rễ dài 5-6 cm, có 5-6 cặp lá trở lên sau 2-3 tháng tuổi. Cây con từ hạt: 3-4 tháng tuổi, cây cao 20-25 cm, có 5-6 cặp lá, cây sinh trưởng tốt b) Kỹ thuật trồng * Thời vụ: Trồng vụ xuân hoặc thu, chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ. + Vụ Xuân: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 1 – 2, nên chuẩn bị hố trồng trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 3 – 4. + Vụ Thu: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 6 – 7, nên chuẩn bị hố trồng trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 8 – 9. c) Kỹ thuật trồng dưới tán cây (trồng xen)
  • 33. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 31 + Xử lý thực bì: Phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m, chú ý chừa cây để làm giá đỡ cho cây leo. + Làm đất: Hố đào kích cỡ 60 x 60 x 60 cm, bón lót 8-10 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg supe lân cho mỗi hố. + Cách trồng: Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt (mỗi hố 1 cây). Trồng xong tưới nước đẫm để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Dùng các vật liệu như rơm, rạ, che phủ cho cây, tưới nước hàng ngày trong15 ngày sau đó giảm dần. Cắm cọc tre hoặc gỗ dài 1,0-1,5m làm giá đỡ cho cây leo trước khi cây có thể bám vào các cây thân gỗ tầng cao. Sau khi cây bén rễ, cần định kỳ tưới thúc bằng nước phân chuồng hoặc phân đạm. d) Chăm sóc * Chăm sóc sau trồng: Trong 2 năm đầu, cần làm cỏ xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép 3 - 4 lần/năm sau đó mỗi năm 2 – 3 lần. Năm thứ 2 trở đi bón bổ sung 3kg phân chuồng hoai + 0,3kg NPK che tủ gốc cẩn thận. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50% tuỳ theo giai đoạn. * Phòng trừ sâu bệnh: Ba kích ít khi bị bệnh. Nhưng có thể bị vàng lá khi thâm canh cao. Cần sử dụng Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Ba kích thường bị Dế mèn và Chuột phá hại cần rắc vôi và có những biện pháp thích hợp để phòng chống hai đối tượng này. e) Thu hoạch Cây trồng sau 3-5 năm có thể thu hoạch được. Thời vụ thu hoạch vào giai đoạn sau khi quả chín (tháng 10- 11). Đào rộng cần tránh làm sây sát, đứt đoạn rễ ở nhiều chỗ. Khi thu hoạch cần kết hợp lấy dây thân làm hom giống. Dùng cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác để mọc thành bụi mới. Củ thu hoạch về được phân làm 3 loại: + Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên; + Loại B: đường kính củ từ 0,8 - 1,1 cm trở lên; + Loại C: đường kính củ nhỏ hơn 0,8 cm. f) Chế biến
  • 34. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 32 Củ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con, ủ 18- 24 giờ, phơi nắng nhẹ đến khi phần thịt rễ dẻo lại (2 ngày nắng nhẹ) độ ẩm còn khoảng 50 %, đập nhẹ hoặc nén nhẹ cho dẹp phần thịt rễ. Không làm nát hoặc bong phần thịt rễ ra khỏi lõi gỗ, sau đó tiếp tục phơi cho khô hẳn (độ ẩm không quá 13 %) cắt thành đoạn 10- 13 cm. Củ hình cong queo, có dạng chuỗi hạt, vỏ có màu nâu nhạt, xù xì, có vân cứng. Mặt cắt rễ có màu tím xám hoặc nâu hồng. Ba kích khô có vị hơi ngọt. Dược liệu đựng trong bao 2 lớp: trong bao nilôn g buộc kín ngoài bao gai có ghi nhẫn đầy đủ: mã lô sản xuất, nơi và ngày đóng gói. 2.2.2. Cây Đẳng Sâm Đẳng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng… Đẳng sâm thường mọc trên các nương, rẫy đã bỏ hoang lâu ngày có cỏ tranh, đất tương đối màu mỡ và ẩm. a. Chọn vùng trồng Cây đẳng sâm chủ yếu sinh trưởng tốt ở vùng trung du và miền núi, có độ cao từ 400m trở lên so với mặt nước biển. Chọn đất nơi cao ráo, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có nhiều chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoải, ruộng bậc thang hay chấn ruộng cao là thích hợp nhất. Các loại đất khác có thể trồng được nhưng năng suất thấp, pH thích hợp 5,5 – 6,5. b. Giống và kỹ thuật nhân giống Dùng hạt giống của cây đã được trồng từ 2 – 3 năm. Không nên dùng hạt của cây trồng 1 năm vì vừa ít hạt, chất lượng thấp. Nên dùng hạt mới thu hoạch, chọn hạt già, đảm bảo chất lượng, có tỷ lệ mọc cao từ 75 % trở cao, lượng hạt cần dùng 5 – 6 kg/ha. Đẳng sâm sinh sản chủ yếu hữu tính bằng hạt. Ngoài ra có thể sinh sản vô tính bằng mầm của đầu rễ (khi cần thiết). Làm đất vườn ươm: Cần chọn đất tơi xốp, bằng phẳng, ít sỏi đá, thuận tiện tưới tiêu, nhặt sạch cỏ dại, cày hoặc cuốc sâu 30 cm. Phơi ải, bừa kỹ. Lên luống: lên luống cao 30 cm, rộng 80 – 90 cm, dài tuỳ ý
  • 35. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 33 Phân bón: Bón lót gồm phân chuồng hoai mục bón 10 tấn + 150 kg phân lân + 100 kg phân KCl cho 1 ha vườn ươm, các loại phân trộn đều dải trên mặt luống, xáo nhẹ và san phẳng mặt luống để láp phân. Bón thúc vườn ươm cần 150 kg ure/ha pha loãng khi cây cao 7 – 10 cm, có 5 – 6 lá. Gieo hạt: Hạt được đãi sạch, trộn đều đất bột khô, chia đều cho các luống, gieo làm 3 lần, xong lấp đất dày 1 – 2 cm, cuối cùng phủ một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng lên trên mặt luống. Lượng hạt dùng để gieo cho 1ha vườn ươm là 25 – 27 kg, đủ giống trồng cho 5 – 6 ha. Chăm sóc vườn ươm: Luôn tưới đủ ẩm bằng ô doa, nếu không mưa hàng ngày tưới 1 lần vào buổi chiều mát. Sau 10 – 15 ngày hạt mọc, khi hạt mọc chọn ngày không mưa bỏ rơm rạ tưới ẩm thường xuyên làm cỏ tỉa loại bớt cây bị sâu hại, định kỳ 15 – 20 ngày tưới nước phân đạm pha loãng 1/10. Cây được 5 – 6 lá thật, tỉa bớt cây để khoảng cách cây 3 – 5 cm. Cây được 9 – 10 lá (khoảng 3 tháng tuổi) chọn cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh đánh trồng ra ruộng sản xuất. Khi đánh cây tránh làm xây sát và đứt rễ củ. c. Thời vụ gieo trồng Mỗi năm có thể gieo trồng 2 thời vụ: + Thời vụ 1: Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2 – đầu tháng 3) và đánh cây con trồng vào tháng 5 – 6. + Thời vụ 2: Gieo hạt vào mùa thu (tháng 9 – 10) và đánh cây con trồng vào tháng 2 – 3. d. Kỹ thuật trồng Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Trồng thẳng rễ, lấp chặt rễ, trồng xong tưới ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 ngày cây bắt đầu bén rễ hồi xanh.
  • 36. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 34 Hình: Cây Đẳng Sâm 2.2.3. Đương quy Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần (Apiaceae). Đây là cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Thân hình trụ, có
  • 37. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 35 rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bé, dẹt, có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả tháng 7-9. Rễ đương quy là bộ phận được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Rễ dài 10 – 20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 – 3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 – 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay và hơi đắng. Theo nghiên cứu y học hiện đại, đương quy chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như: Tinh dầu, trong đó quan trọng nhất là ligustilid có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và n-butylphtalid chữa đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính; polycacharid tăng cường miễn dịch và ức chế khối u; các coumarin có tác dụng hoạt huyết; phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp; acid hữu cơ ferulic có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu * Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch: Khi trồng, cũng dùng bay, tạo một khe nhỏ, nhẹ nhàng trồng cây Đương quy con vào khe đất, rút bay lên, nén đất cho cây yên vị. Trồng với mật độ 20cm & 20cm. Trồng xong tưới nhẹ nhàng bằng thùng tưới có hoa sen. Lúc đầu ngày nào cũng phải tưới 1 lần. Khi cây đã cứng cáp thì các lần 2 tưới có thể thưa hơn. Khi cây đã kín luống thì có thể tưới bằng cách đưa nước vào ruộng ngập rãnh, dùng tay té nước lên mặt luống rồi tháo nước ngay, làm như vậy sẽ có độ ẩm cho cây trồng. Giai đoạn này có thể dùng phân NPK tổng hợp, pha loãng tưới vào toàn cây và mặt luống để thúc cho cây giao tán. Nếu có cỏ thì nhổ cỏ cho cây, một đôi lần. Trừ sâu bệnh hại: Đương quy nói chung ít sâu bệnh nhưng ở thời kỳ cây con, dễ bị sâu xám cắn. Dùng DDT sữa pha với tỷ lệ 1% phun hoặc tưới quanh gốc vài lần là hết. Cũng có thể kết hợp bắt bằng tay để giảm độc tố trong cây trồng. Nếu cây có
  • 38. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 36 nấm bệnh trên mặt lá thì dùng dung dịch Boócđô tức là hỗn hợp vôi + đồng Sunfat + nước với tỷ lệ 1-1-100 để tưới vào cây. Nếu gặp sương muối thì sáng hôm sau phải tưới rửa lá ngay để cây khỏi bị táp lá. Thu hoạch và chế biến sơ bộ: Khoảng tháng 5-6, khi cây đã có một số lá vàng ở gốc, đào thử thấy củ to và chắc, là có thể thu hoạch được. Dùng liềm cắt toàn bộ lá trên mặt đất để lại 5- 10cm thân. Số lá này sẽ tập trung để ủ phân xanh. Dùng cuốc để thu hoạch. Cuốc từng vầng to để khỏi phạm vào rễ. Rũ sạch đất, cho củ vào rổ đem đi rửa. Rửa xong đem về sân, cắt cụt thân, phơi cho ráo nước rồi xếp vào lò hoặc cót để xông lưu huỳnh. Xông lưu huỳnh xong thì đem phơi cho đến khi khô kiệt. phơi khô xong, đóng vào bao tải, để nơi khô mát. 2.2.4. Ngũ vị tử Ngũ vị tử là một cây thuốc quý, loại dây leo dài đến 3m. Lá tròn dài, dài 9- 12cm, hoa có 9-15 cánh màu vàng, quả tròn màu đỏ, đường kính 3cm, hạt tròn
  • 39. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 37 màu vàng. Bắc ngũ vị (Schizandra) có quả xếp thành bông thưa. Nam ngũ vị (Kadsura) có quả xếp thành đầu hình cầu. Kỹ thuật gieo trồng: - Giống Có thể trồng cây con từ hạt hoặc cây giâm cành. Số lượng cây giống cho 1 ha sản xuất: là 2200 cây/ ha, khoảng cách trồng là 3m*1,5m. Cây giống đạt các tiêu chuẩn cơ sở. Cây trồng từ hạt có tiêu chuẩn chiều cao 10-15cm, có 3-4 đôi lá thật, đường kính thân từ 0,3-0,5cm cây khỏe, không bị sâu bênh. Hạt dược gieo tromg bầu hoặc trong vườn ươm, lượng hạt cần cho 1 ha là 0,5 – 1, kg/ha; với khối lượng 1000 hạt là 45-50g. Cây trồng từ hom giâm có tiêu chuẩn chiều cao là 20-25cm, đường kính thân là 0,8-1cm. Hom sử ụng làm cây giống là hom bánh tẻ, không sâu bệnh, chiều dài là 30-35cm. Hom được giâm trên nền cát ẩm, có lưới đen che phủ. - Thời vụ trồng Thời vụ chính khoảng tháng 5 và tháng 6 - Đất trồng và kỹ thuật làm đất Ngũ vị tử có thể phát triển tốt nhất ở vùng đất có cấu trúc tơi, xốp, nhiều mùn giàu dinh dưỡng, độ ẩm cao, dễ thoát nước, PH 5,0-6,5. Cây phát triển tốt ở điệu kiện độ cao 1.300-1.600m có điều kiện tưới tiêu tốt. Ngũ vị tử là cây ưa bóng nên trồng dưới tán rừng có độ che phủ từ 50-75% ánh sang. Đất ươm tốt nhất là loại đất nhẹ, có điều kiện tưới tiêu tốt. Đất vườn ươm cần cày sâu, bừa kỹ, nhặt hết cỏ dại, lên luống rộng từ 100-110cm, cao 20-25cm, rãnh thoát nước lớn, Đất trồng cây con cần cày bừa kỹ, đập đất nhỏ tơi, sạch cỏ. Bỏ hốc với khoảng cách 1,5m* 3m để trồng. Kỹ thuật làm giàn leo Ngũ vị tử là cây thân leo, nên làm giàn leo là biện pháp tối ưu, tang chỉ số diện tích lá, giúp cây tận dụng hết nguồn ánh sáng tang hiêu suất quang hợp, phát triển thân lá. Từ đó tang năng suất cá thể, tang năng suất hoa, quả. Loại giàn phù hợp cho ngũ vị tử là giàn ngang Cách làm giàn:
  • 40. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 38 Giàn leo: chọn gỗ tốt hoặc tre đực to đã ngâm làm cọc giàn. Cọc giàn bằng bê tông hoặc xi măng cốt thép thì càng tốt. Chôn cọc xong, buộc xà dọc ngang, mỗi xà cách nhau không quá 2m. Tốt nhất là ùng dây thép mạ kẽm đường kính 3mm căng thàng giàn. Trồng cây con: Đào hốc ở bốngóc giàn, mỗi hốc có đường kính 40-50cm, không đào sát quá sẽ làm cọc yếu đi, bón lót phân chuồng vào đáy cốc. trồng cây con vào các hốc, chú ý trước khi lấp đất và nén chặt tiếp tục tưới cây giữ ẩm. Buộc que tre từ gốc cây mới trồng nối với cọc giàn leo. Khi cây bén rễ, ngọn vươn ài, điều chỉnh cho cây leo vào que tre, và vào cọc giàn leo. Khi cây đã lên măt giàn, thường xuyên điều chỉnh cho các ngọn cây bò lan tỏa ra kín giàn, tạo thành bóng mát đều đặn. Kỹ thuật trồng: Giai đoạn vườn ươm: vườn ươm cây ngũ vị tử nên chọn gần ruộng trồng, gần nguồn nước tưới. Diện tích vườn ươm chỉ cần 3-5% so iện tích sản xuất đại trà Giai đoạn trồng sản xuất: Cây trồng trên hốc đã bón lót mùn núi và lân, trồng sâu 5cm, không quá 10cm. khoảng cách trồng 3m*1,5m Thu hái, chế biến: Vào mùa thu quả chín, hái về loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.
  • 41. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 39 STT Cây Hình ảnh Tên khoa học Thành phần hóa học Công dụng 1 Sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis saponintriterpen, 14 axít béo, 16 axít amin với 8 axít amin không thay thế cùng 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng. Phục hồi cơ thể, tăng cường sức khỏe ở những người mới ốm dậy, người bị suy nhược cơ thể, người đang hỗ trợ điều trị bệnh, sức khỏe kém. - Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. - Tăng cường trí nhớ, giúp đầu óc minh mẫn, tỉnh táo. - Có tác dụng tăng cường kích thích, giúp cơ thể hưng phấn, tăng hiệu quả làm việc, tăng vận động - Kích thích hoạt động của não bộ, chống suy nhược thần kinh.
  • 42. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 40 STT Cây Hình ảnh Tên khoa học Thành phần hóa học Công dụng - Bổ máu, tăng cường lưu thông máu. - Hỗ trợ các bệnh về hô hấp, hen suyễn, viêm đường hô hấp mãn tính.
  • 43. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 41 STT Cây Hình ảnh Tên khoa học Thành phần hóa học Công dụng 2 Tam Thất Panax pseudoginsen g saponin A, B và 16 loại acid amin khác - Tác dụng tăng lực (được thử nghiệm trên động vật như chuột, ếch) - Giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương - Điều hòa miễn dịch, kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ - Kích thích tâm thần, chống trầm uất - Có tác dụng tiêu máu tốt trong điều trị nhãn khoa - Tăng lưu lượng máu động mạch vành - Panacrin có tác dụng hạn chế sự di
  • 44. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 42 STT Cây Hình ảnh Tên khoa học Thành phần hóa học Công dụng căn của tế bào ung thư 3 Địa Liền Kaempferia galanga L. bocneola metyl, metyl p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và xineola. -Chữa cảm sốt nhức đầu - Chữa tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau - Chữa ho gà - Trị chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày - Trị đau nhức, tê phù, đau mỏi gân cốt, đau lưng, trị tê thấp
  • 45. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 43 STT Cây Hình ảnh Tên khoa học Thành phần hóa học Công dụng 4 Đẳng Sâm Codonopsis pilosula (Franch) Nannf. insulin, alkaloid, sucrose, glucose, saponin, fructose, choline,tangshen oside,… - Tăng cường sức đề kháng - Kích thích tiêu hóa - Ngăn ngừa bệnh về tim mạch và huyết áp - Giảm nguy cơ mắc bệnh về máu - Chống suy nhược ở người già
  • 46. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 44 STT Cây Hình ảnh Tên khoa học Thành phần hóa học Công dụng 5 Đinh Lăng Polyscias fruticosa, Tieghentopa nax fruiticosus, Nothopanax fruticosum, Panax fruticosum - Thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. - Thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. - Thân và cành chữa phong thấp, đau lưng. - Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt. saung tấy, sưng vú
  • 47. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 45 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: KhuvựclậpDựánkhôngcódâncưsinhsốngnênkhôngthựchiệnviệctái định cư. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. 1.4. Các phương án xây dựng công trình Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 25.379,0 m2 1 Khu nhà văn phòng 250,0 m2 2 Khu nhà sơ chế, nhà kho 500,0 m2 3 Khu nhà xe 100,0 m2 4 Hạ tầng kỹ thuật 1.269,0 m2 5 Nhà bảo vệ 12,0 m2 6 Khu rừng dược liệu 21.748,1 m2 7 Khu vườn ươm 1.500,0 m2 II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị sơ chế, trồng trọt Trọn Bộ 3 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 48. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 46 Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 1.5. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.  Hệ thống xử lý nước thải Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
  • 49. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 47 trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).  Hệ thống cấp điện Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng. 1.6. Phương án tổ chức thực hiện Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng) TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/nă m 1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500 2 Ban quản lý, điều hành 2 15.000 360.000 77.400 437.400 3 Công nhân viên 10 6.500 780.000 167.700 947.700 Cộng 13 120.000 1.440.000 309.600 1.749.600 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư. Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: + Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng
  • 50. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 48 + Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 18 tháng. STT Nội dung công việc Thời gian 1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý III/2021 2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 Quý IV/2021 3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý IV/2021 4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất Quý I/2022 5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý II/2022 6 Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê duyệt TKKT Quý II/2022 7 Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng theo quy định) Quý III/2022 8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng Quý III/2022 đến Quý III/2023
  • 51. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 49 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Trồng dược liệu dưới tán rừng”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • 52. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 50 - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực thực hiện dự án“Trồng dược liệu dưới tán rừng”tại Tvà khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng và giai đoạn đi vào hoạt động. 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án. Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn: Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.
  • 53. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 51 Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. + Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau: – Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư; – Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người
  • 54. Tư vấn dự án: 0918755356- 0903034381 52 dân trong khu vực dự án; – Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. – Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ tác động không đáng kể. 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Tác động do bụi và khí thải Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính: – Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án); – Từ quá trình sản xuất:  Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;  Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất; Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho và công suất sản xuất mỗi ngày của nhà máy. Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này.