SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
THUYẾT MINH DỰ ÁN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
CÔNG TY
Địa điểm:
DỰ ÁN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Địa điểm:
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 6
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 9
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 9
5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................11
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................11
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................11
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.......................................................13
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................14
2.1. Thị trường phân bón hữu cơ ....................................................................14
2.2. Nhu cầu thị trường thịt ............................................................................24
2.3. Thị trường rau quả ..................................................................................28
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................30
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................30
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................32
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................33
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................33
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................33
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
2
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.33
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................33
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............33
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................34
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............34
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......35
2.1. Quy trình sản xuất phân hữu cơ ...............................................................35
2.2. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học......................................................37
2.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo............................................................................39
2.4. Trang trại nuôi bò ...................................................................................54
2.5. Kỹ thuật chăn nuôi gà .............................................................................68
2.6. Kỹ thuật nuôi cá ao .................................................................................74
2.7. Kỹ thuật trồng một số cây lâu năm...........................................................77
2.8. Công nghệ nhà màng...............................................................................99
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...........................109
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG..................................................................109
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ................................................................................109
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:..............109
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật..................................109
1.4. Các phương án xây dựng công trình.......................................................109
1.5. Các phương án kiến trúc........................................................................111
1.6. Phương án tổ chức thực hiện .................................................................113
1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý ...................113
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
3
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..............................115
I. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................115
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. .............115
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ....................................116
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án......................................................................116
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................118
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM .............................120
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án......................................................................120
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................121
V. KẾT LUẬN............................................................................................123
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ...........................................................................124
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN................................................124
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.....................126
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án......................................................126
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:......................127
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ..............................................................127
2.4. Phương ánvay. ......................................................................................127
2.5. Các thông số tài chính của dự án............................................................128
KẾT LUẬN ................................................................................................131
I. KẾT LUẬN. ............................................................................................131
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ...................................................................131
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................132
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...............................132
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .....................................................132
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
4
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm..................................137
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................137
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................138
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.Error! Bookmark not define
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).Error! Bookmark not defined
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).Error! Bookmark not defin
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
5
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“nông nghiệp công nghệ cao”
Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:
1.000,0 m2
.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: .908.000 đồng.
(Ba trăm chín mươi hai tỷ, năm trăm hai mươi mốt triệu, chín trăm linh tám
nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 274.336.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Doanh thu từ phân bón 600.000 tấn/năm
Doanh thu từ chế phẩm sinh học 10.000 tấn/năm
Doanh thu từ chăn nuôi lợn 400 con/năm
Doanh thu từ chăn nuôi bò 210 con/năm
Doanh thu chăn nuôi gà 20.000 con/năm
Doanh thu từ thủy sản 15 tấn/năm
Doanh thu từ trồng trọt 48 tấn/năm
Doanh thu từ dịch vụ nông nghiệp 18.250 lượt khách/năm
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách
mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng.
Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng
trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần
đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và
chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực
phẩm đặc biệt là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh
hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông
nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là
vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn
nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu
tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho
ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.
Hiện nay các hộ, cơ sở chăn nuôi, trồng trọt kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn
còn ít. Quy mô của các hộ, cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị
trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn, chất lượng đảm bảo. Trong khi đó
nhu cầu về nông sản thực phẩm của thị trường là rất cao, nhất là sản phẩm được
sản xuất từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh
thực phẩm. Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu
còn bỡ ngỡ.
Về sản xuất và sử dụng phân bón, ngày nay, cùng với sự phát triển
chung của xã hội thì ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có những bước tiến rõ
rệt. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón hóa học trong thời gian dài đã
làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đất, gây ô nhiễm môi trường giảm chất
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
7
lượng nông sản, tồn dư phân bón trong sản phẩm nông nghiệp, và gây tổn hại
đến sức khỏe con người. Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp,
đặc biệt là phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ cao là hướng đi đúng đắn và
ngày càng được mở rộng, góp phần cải tạo chất lượng đất, giảm ô nhiễm môi
trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo sức khỏe cho người tiêu
dùng.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia rộng và sâu hơn vào các hiệp
định thương mại như WTO, FTA,… và gần đây nhất là TPP, nông sản Việt Nam
sẽ có cơ hội lớn thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc,
Canada…Muốn thâm nhập các thị trường này, nông sản Việt Nam phải đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu khắt khe của từng nước, trong đó yếu tố sạch và an toàn
được đặt lên hàng đầu. Do đó, bắt buộc người nông dân Việt Nam cần thay đổi
tập quán canh tác với việc sử dụng nhiều hơn các loại phân bón hữu cơ trong
quá trình chăm sóc cây trồng nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản đảm bảo các
tiêu chuẩn xuất khẩu.
Phân hữu cơ giúp cải tạo thành phần kết cấu đất, tăng độ phì nhiêu của
đất, làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác và qua đó tăng năng suất
cây trồng. Thứ nhất, chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của
đất tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa
và dễ dàng hấp thụ các nguồn dinh dưỡng; Thứ 2, chất hữu cơ sẽ lưu giữ các
khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần
cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng,
giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống
chịu khô hạn tốt hơn; Thứ 3, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống
cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh
thái, vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần làm tăng năng suất
và chất lượng nông sản.
Tính trung bình, khối lượng phân bón hữu cơ sử dụng trên 1ha đất trồng
cao hơn so với phân bón vô cơ (theo khuyến cáo của Cục trồng trọt và các nhà
sản xuất phân hữu cơ: Lượng phân chuồng (phân hữu cơ truyền thống) được cục
trồng trọt khuyến cáo sử dụng là 10-20 tấn/ha. Các công ty sản xuất phân bón
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
8
hữu cơ hướng dẫn sử dụng trung bình 1.000 kg – 2.000 kg/ha, tùy theo loại cây
trồng, báo cáo của Công ty Axis – 2010). Trong khi đó tính đến năm 2014, khối
lượng phân bón hữu cơ cung cấp ra thị trường chỉ tương đương 5% nhu cầu về
phân bón nói chung (nhu cầu phân bón hữu cơ, phân bón lá trên thị trường trong
năm 2014 vào khoảng 500 nghìn tấn trong khi tổng nhu cầu phân bón các loại
vào khoảng 11 triệu tấn. Nguồn: Báo cáo thường niên PVFcco). Do đó, tiền
năng của các sản phẩm hữu cơ là rất cao.
Với vai trò đóng góp quan trọng và cùng phát triển với ngành nông
nghiệp thì nhiều nhà máy sản xuất phân hữu cơ nội địa ra đời đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng. Đặc biệt ở thị trường Tây Nguyên, Miền Bắc, Miền trung. Nhu
cầu phân hữu cơ chất lượng phân hữu cơ rất lớn do sự chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng có giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây. Hiện nay, các
công ty phân bón trong nước đều chưa sản xuất được mặt hàng chất lượng cao
này mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Do tính khác biệt sản phẩm nhập khẩu có giá trị cao hơn các mặt hàng
hữu cơ truyền thống, góp phần gia tăng biên độ lợi nhuận của các đại lý phân
phối. Do đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh tận dụng
nguồn nguyên liệu trong nước là hướng đi bền vững tạo sự khác biệt so với các
sản phẩm nội địa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh/kinh tế của đơn vị.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Tổ hợp
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”tại Thôn Thọ Khang, Xã Thăng Thọ,
Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa,sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh
học, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi và chuyển giao
công nghệđế với người nông dân, cơ sở sản xuấtnhằm phát huy được tiềm năng
thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật thiết yếuđể đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệp của tỉnh
Thanh Hóa.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
9
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020;
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Tổ hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”
theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất,
hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp,
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần
tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
10
khu vực tỉnh Thanh Hóa.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Thanh Hóa.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển theo mô hình“Tổ hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao”sản xuất phân bónhữu cơ, chế phẩm sinh học, cung cấp các sản phẩm nông
nghiệp, trồng trọt chăn nuôi và chuyển giao công nghệ đem lại sản phẩm chất
lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao cho địa phương và cho cả nước.
 Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:
Doanh thu từ phân bón 600.000 tấn/năm
Doanh thu từ chế phẩm sinh học 10.000 tấn/năm
Doanh thu từ chăn nuôi lợn 400 con/năm
Doanh thu từ chăn nuôi bò 210 con/năm
Doanh thu chăn nuôi gà 20.000 con/năm
Doanh thu từ thủy sản 15 tấn/năm
Doanh thu từ trồng trọt 48 tấn/năm
Doanh thu từ dịch vụ nông nghiệp 18.250 lượt khách/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh
Thanh Hóanói chung.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
X
Huyện Nông Cống nằm ở phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, có diện tích
292,5 km², dân số năm 2018 là 271.250 người, 87,9% số dân làm nông nghiệp.
Huyện Nông Cống có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp huyện Triệu Sơn
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
12
Phía nam và đông nam giáp huyện Tĩnh Gia
Phía tây giáp huyện Như Thanh
Phía đông giáp huyện Quảng Xương
Phía đông bắc giáp huyện Đông Sơn.
Địa hình huyện chủ yếu là đồng bằng, vùng đồi chiếm 37% diện tích.
Sông Yên (sông Chuối), sông Lãng Giang chảy qua địa bàn huyện.
Huyện Nông Cống có quốc lộ 45, tỉnh lộ 505, tỉnh lộ 506, và đường sắt
Thống Nhất đi qua. Đây cũng là địa phương có tuyến Đường cao tốc Ninh Bình
- Thanh Hóa đi qua đang được xây dựng.
Địa hình huyện chủ yếu là đồng bằng, vùng đồi chiếm 37% diện tích. Sông
Yên (Sông Chuối) chảy qua địa bàn huyện.
Khí hậu
Huyện Nông cống có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với mùa hè
nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá,
sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất
liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối
làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 - 230C, song phân hóa rất khác
nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong
năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 410C, song về mùa
đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 20C ở vùng núi, kèm theo sương giá,
sương muối.
Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi
núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm,
dao động trung bình từ 1 - 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có
thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng
11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà
Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
13
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án
Kinh tế
Năm 2019 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thanh Hóa
(GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong
đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp - xây
dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm
chiếm 8,8%, tăng 2,5%.
Sản xuất nông nghiệp mặc dù bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh,
nhưng vẫn phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; tổng giá trị sản xuất
toàn ngành ước đạt 28.199 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó một số ngành có nhiều khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ ước đạt 108.643 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch, tăng 15,2%
so với cùng kỳ. Năm 2019, toàn tỉnh ước đón 9,65 triệu lượt khách, vượt 1,6%
kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ, trong đó có 300 nghìn lượt khách quốc tế,
tăng 30,3%; doanh thu du lịch ước đạt 14.525 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng
kỳ… Năm 2019 thu ngân sách nhà nước ước đạt 27.359 tỷ đồng, vượt 2,7% dự
toán và tăng 18% so với cùng kỳ.
Năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện đồng bộ, có
hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển
đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững; cải thiện mạnh mẽ môi trường
đầu tư kinh doanh, tạo động lực mới phát triển; huy động tối đa và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện để
khởi công các dự án lớn, trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt tốc
độ cao trong năm 2020, góp phần hoàn thành vượt mục tiêu của Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Dân số
Dân số tại huyện Nông Cống năm 2018 là 271.250 người, trong đó, chủ
yếu là làm nông nghiệp, chiếm khoảng 87,9% số dân của huyện.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
14
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Thị trường phân bón hữu cơ
Thị trường trong nước
Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các
loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000
tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu
tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400.000 – 500.000 tấn phân bón các loại là
vi sinh, phân bón lá.
Trên thế giới, lượng tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác của
Việt Nam ở mức khá cao. Vào năm 2016, Việt Nam tiêu thụ 430 kg phân bón
trên một hecta đất canh tác, chỉ sau một số quốc gia như New Zealand(1.717
kg/ha), Malaysia (1.539 kg/ha), Ai Cập (645,5 kg/ha), Trung Quốc (503 kg/ha).
Mức tiêu thụ tại Việt Namcao gấp 3,1 lần mức trung bình thế giới (138 kg/ha
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
15
năm 2016).
So với các quốc gia sản xuất nông nghiệp trong khu vực, Việt Nam chỉ
đứng sau Trung Quốc về mức độ tiêu thụ phân bón. Các quốc gia còn lại tiêu thụ
phân bón trên một hecta đất canh tác ở mức khá thấp: Ấn Độ (166 kg/ha), Thái
Lan (162 kg/ha), Philippin (157 kg/ha), Campuchia (17,8 kg/ha) (số liệu năm
2016).
Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai
nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây
trồng, làm tơ xốp đất, phù hợp với các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Thanh
Long, cao su, cà phê.v.v.v. Trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại
phân chuồng từ các trang trai chăn nuôi trong nước.
Kinh tế Việt Nam đang hồi phục. Bên cạnh đó, diện tích cây trồng cũng
được mở rộng kéo nhu cầu phân bón trong nước cao hơn, đặc biệt là nền nông
nghiệp ngày càng phát triển, chính vì vậy đây là cơ hội cho ngành sản xuất phân
bón phát triển trong thời gian tới.
Diện tích và cơ cấu cây trồng tại các vùng miền ảnh hưởng đến nhu cầu
phân bón
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
16
Lúa gạo là loại cây trồng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu phân
bón trong nước. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế
giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 60% tổng
diện tích đất canh tác cả nước. Vì vậy, biến động diện tích gieo trồng và cơ cấu
giống lúa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu phân bón hàng năm.
Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 6/2019, diện tích gieo cấy
cả nước đạt 5.327,6 nghìn ha lúa (giảm 1,1% yoy), trong đó, các địa phương
phía Nam chiếm 72,6% tổng diện tích. Nguyên nhân sụt giảm diện tích gieo
trồng cả nước là do vụ Hè Thu năm nay gặp khó khăn, thời tiết nắng nóng kéo
dài, gây hạn hán, thiếu nước tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên và xâm ngập
mặn tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Diện tích lúa Hè Thu đã sụt giảm
đáng kể tại các khu vực này (giảm 4,7% yoy, trong đó, ĐB Sông Cửu Long
giảm 4,3% yoy). Điều này khiến nhu cầu phân bón nửa đầu năm 2019 giảm
mạnh so với cùng kỳ.
Xét về loại phân bón, các loại cây trồng khác nhau sẽ cần cơ cấu dinh
dưỡng khác nhau. N, P2O5, K2O là các thành phần cần thiết đối với cây trồng
và không thể thay thế cho nhau. Các loại cây trồng lấy lá hay cần kích thích lá
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
17
(rau, ngô) cần nhiều phân đạm (N). Cây trồng lấy củ, quả, đường cần nhiều phân
Kali (K2O). Đối với các loại cây lấy hạt, cần bón nhiều phân lân (P2O5) để chất
lượng hạt tốt và năng suất cao. Một số loại cây khác như cây lấy dầu, cây họ đậu
hay cây gia vị, cần bổ sung thêm lưu huỳnh khi bón phân. Trong các thành phần
dinh dưỡng trên, Ni-tơ là yếu tố cần thiết cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây nên tỷ trọng thành phần Ni-tơ sẽ cao nhất cho tất cả các loại
cây trồng.
Thị trường phân bón hữu cơ tại Miền Bắc, Miền Trung.
Khu vực Đồng bằng Sông Hồng có diện tích lúa, cây rau màu lớn và có
nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cao, mặt khác khu vực này có nguồn nguyên
liệu dồi dào để sản xuất phân hữu cơ là than bùn với trữ lượng lớn và các nguồn
chất bã thải của các nông trại, phụ phẩm nông nghiệp. Do vậy, các tỉnh đồng
bằng Sông Hồng vừa là thị trường tiêu thụ lớn vừa gần với vùng nguyên liệu nên
được đánh giá khá thuận lợi để đặt nhà máy sản xuất phân hữu cơ.
Hiện nay, ở khu vực Miền Bắc bà con nông dân bắt đầu chú trọng đến
chất lượng sản phẩm do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sạch, an
toàn, bền vững và có giá trị kinh tế cao, trong khi đất ngày càng bạc màu do bón
nhiều phân hóa học, nếu sử dụng phân bón kém chất lượng không chỉ làm thất
thu trong một năm mà còn ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm tiếp theo.
Các sản phẩm hữu cơ trong nước hiện nay rất đa dạng, nhiều nhà cung cấp,
chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ, ít tạo được sự khác biệt trong các sản
phẩm, Các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tập trung nhiều ở thị trường Miền
Nam do đặt tính sản xuất nông nghiêp theo hướng xuất khẩu. Những thương
hiệu lớn về phân bón hữu cơ trên thị trường gồm Sông Gianh, Quế Lâm, Vedan,
Komic, Lio Thai, Humic…hiện thị trường Miền Bắc, Miền Trung mới chỉ có
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
18
Sông Giang, Quế Lâm chiếm hầu hết thị phần, còn lại là một số xưởng sản xuất
hữu cơ đơn lẻ. Vào những năm gần đây nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Bỉ, Hà
Lan, Nhật Bản, Đức cũng dần khẳng định tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên, do
tính đặc thù của thị trường nên vẫn chưa có đơn vị sản xuất phân bónhữu cơ nào
dẫn dắt thị trường như loại phân bón vô cơ.
Về chính sách bán hàng của nhà sản xuất cho đại lý: qua khảo sát, đối với
mặt hàng hữu cơ, các nhà sản xuất đều cho cửa hàng nợ (Như Quế Lâm là 03
tháng). Hình thức phổ biến là chiết khấu theo sản lượng (5-7% cho mỗi 100 tấn
bán ra) và du lịch nước ngoài 1 lần/năm. Về chính sách đại lý cho người nông
dân: Các đại lý đa số cho người nông dân mua nợ, các hình thức chủ yếu là tặng
kèm áo, mũ, bột ngọt, chậu…
Hiện nay, các dòng phân hữu cơ/vi sinh được các đơn vị nhập khẩu về Việt
Nam có xuất xứ từ Nhật, Hà Lan, Bỉ… là những nước có nền nông nghiệp hữu
cơ phát triển mạnh. Các sản phẩm tạo được sự khác biệt nhờ hàm lượng hữu cơ
đảm bảo và các chủng vi sinh vật (có tích hợp dòng vi sinh có tác dụng cải tạo
đất tốt, đề kháng sâu bệnh, tạo chất dinh dưỡng) có ích đúng như công bố chất
lượng, nở và tan nhanh nên được nông dân trong khu vực sử dụng và ngày càng
ưa chuộng. Sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất đối với các dòng phân nhập khẩu này
mới chỉ tập trung ở một số tỉnh thành Hòa Bình (Vùng cam Cao Phong), Bắc
Giang (Lục Nam, Lục Ngạn)... và các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh
trên các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn trái là chủ yếu, còn đối với
các khu vực trồng hoa, rau màu và các khu vực có diện tích canh tác lúa lớn
phân bón nhập khẩu vẫn khó thâm nhập do giá bán sản phẩm nhập khẩu cao nên
bà con nông dân vẫn hạn chế trong việc sử dụng.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
19
Qua phân tích tổng quan thị trường phân hữu cơ khu vực Miền Bắc, Miền
Trung thị trường mục tiêu tiềm năng của sản phẩm là rất rộng. Đặc biệt, với xu
hướng hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn như hiện nay thì triển vọng
phát triển phân bón hữu cơ là rất lớn.
Thị trường thế giới
Thị trường đầu ra tiềm năng cho xuất khẩu phân bón của Việt Nam trước
hết là thị trường Campuchia, khi nhu cầu phân bón dùng cho các cây trồng tại
Campuchia vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Năm 2018, tiêu thụ phân bón thế giới tăng trưởng +1% yoy, ước đạt 189,4
triệu tấn chất dinh dưỡng. Trong đó, Đông Á, Nam Á, Tây & Trung Âu chiếm
tới 62% lượng tiêu thụ toàn cầu. Những năm gần đây, nhu cầu trì trệ ở các khu
vực này khiến tốc độ tăng trưởng tiêu thụ phân bón toàn cầu chậm dần chỉ từ
0,5% – 1,4%/năm.
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu phân bón bị thu hẹp chủ yếu đến từ điều kiện
thời tiết, giá cả các mặt hàng nông sản gây bất lợi cho các khu vực nông nghiệp.
Chính sách môi trường ở Trung Quốc và chiến lược cải tạo phân bón ở Ấn
Độ đã tác động đến nhu cầu phân bón của các quốc gia tiêu thụ phân bón lớn
nhất thế giới này. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón hiệu quả hơn ở các quốc
gia phát triển cũng khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng trưởng chậm lại.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
20
Triển vọng thị trường và giá phân bón thế giới
Trong ngắn hạn, không có yếu tố hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng nhu cầu
phân bón toàn cầu. Ngành nông nghiệp thế giới năm 2019 không khởi sắc hơn
so với năm 2018. Sản xuất ngũ cốc toàn cầu niên vụ2019/2020 kỳ vọng tăng
trưởng khoảng +2% yoy. Giá các mặt hàng nông sản được dự báo tăng
nhẹ.Trong trung hạn, nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng trong khi nhu cầu phân
bón duy trì ổn định
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
21
► Nhu cầu phân bón thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 1,3%/năm trong
5 năm tới. Tổng lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu đạt 201,5 triệu tấn chất dinh
dưỡng năm 2023. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao được FAO và IFA dự báo ở
Châu Phi, EECA và Nam Mỹ, những khu vực có tiềm năng tăng trưởng nông
nghiệp cao nhất trong giai đoạn tới.
► Công suất toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng ở tất cả các phân khúc.
Giai đoạn 2018 – 2023, vốn đầu tư ngành phân bón lên tới gần 110 tỷ USD vào
70 nhà máy mới, tương ứng với công suất bổ sung khoảng 60 triệu tấn/năm.
► Thị trường phân bón toàn cầu tiếp tục bị chi phối bởi nguồn cung. Trong
khi nhu cầu phân bón chỉ tăng trưởng khiêm tốn trung bình 1,3%/năm giai đoạn
2019 - 2023, nguồn cung toàn cầu được dự báo tăng trưởng trung bình
1,6%/năm.
Các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
22
Phân bón hữu cơ có các dòng như: Phân hữu cơ truyền thống, Phân hữu cơ
sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân khoáng
hữu cơ, phân sinh học (chế phẩm axit humic, axit fulvic) với thành phần dinh
dưỡng theo các ngưỡng qui định của Nhà nước.
Đối với phân bón hữu cơ truyền thống là loại phân bón có nguồn gốc từ
động vật, các phế phụ phẩm trồng trọt chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản,
phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ
truyền thống. Từ xa xưa người nông dân biết tận dụng các nguồn thải từ vật nôi,
người cây trồng để sản xuất phân bón và ít gây ô nhiễm môi trường trong quá
trình sử dụng. Tuy nhiên, phân hữu cơ truyền thống thường phải bón với khối
lượng lớn, vận chuyển cồng kềnh và có tác dụng chậm đối với cây trồng nên
nông dân trong sản xuất nông nghiệp hiện đại thường ngại sử dụng. Để có thể sử
dụng hiệu quả các nguồn phân hữu cơ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp
đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức và kỹ thuật xử lý phù hợp. Vấn đề này
là một thách thức và rào cản đối với việc sử dụng phân hữu cơ truyền thống của
nông dân Việt Nam. Phân bón hữu cơ chưa chế biến có nguồn gốc từ phân gia
súc thường được người dân trồng cây công nghiệp lâu năm sử dụng vào đầu mùa
mưa và bón lót cho các loại cây hàng năm nhằm tăng độ phì nhiêu của đất trồng.
Tuy nhiên, qui mô sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống ở đây còn nhiều hạn
chế so với lượng phân bón vô cơ mà người nông dân sử dụng.
Đối với phân hữu cơ sản xuất công nghiệp là loại phân được sản xuất từ
nguyên liệu hữu cơ, được xử lý và sử dụng công nghệ lên men vi sinh với sự
tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật nhằm chuyển các chất hữu cơ
phức tạp sang dạng cây trồng dễ hấp thụ. Theo ý kiến của các chuyên gia, trong
các nhóm phân bón hữu cơ thì phân hữu cơ sinh học là loại được tiêu thụ tốt
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
23
nhất, tuy chỉ chiếm 34% trong tổng số danh mục các loại phân bón hữu cơ được
phép sản xuất và kinh doanh, nhưng lại chiếm đến 57% tổng sản lượng phân bón
hữu cơ, tương đương với khoảng 400 nghìn tấn bán ra thị trường. Nguyên nhân
chính khiến phân hữu cơ sinh học bán chạy là do loại phân bón này có giá cả
phải chăng, thích hợp với nhiều loại cây trồng giúp nâng cao năng suất và cải
tạo đất canh tác. Do đó, phân hữu cơ sinh học thường được nông dân mua với
khối lượng lớn, dùng để bón cho tất cả các loại cây trồng, từ cây công nghiệp
như cao su, café, tiêu, chè, cây ăn trái… cho đến các loại cây hàng năm và ngắn
ngày như lúa, ngô, rau màu.
Đối với phân hữu cơ khoáng là loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ được
trộn thêm một hay nhiều yếu dinh dưỡng khoáng đa, trung và vi lượng. Đây là
loại phân hữu cơ chiếm số lượng nhiều nhất về chủng loại trong danh mục các
loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ được phép sản xuất và kinh doanh của Cục
Bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, tổng sản phẩm phân hữu cơ khoáng cung ứng cho
thị trường chỉ khoảng 200 tấn tương đương với 29% sản lượng phân bón hữu cơ
đã qua chế biến trong thị trường. Do phân hữu cơ khoáng chỉ yêu cầu hàm lượng
hữu cơ không thấp hơn 15%, được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng,
nên thường có giá cao hơn các loại phân bón hữu cơ khác. Phân hữu cơ khoáng
thường được người dân sử dụng cả bón lót và bón thúc, thích hợp cho nhiều loại
cây trồng. Đáp ứng nhu cầu cho từng loại cây trồng, các nhà sản xuất phân hữu
cơ khoáng thường đưa ra thị trường các loại phân chuyên dùng dành cho từng
loại cây, ví dụ phân chuyên dùng cho cây café, cây chè, rau màu … hoặc phân
hữu cơ khoáng tổng hợp.
Đối với phân hữu cơ vi sinh là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu
cơ có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích trong đó, mật độ mỗi chủng
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
24
vi sinh vật có ích không thấp hơn 1x106 cfu/g. Phân vi sinh là loại phân trong
thành phần chủ yếu có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm
nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali, phân giải xenlulo, vi
sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và các vi sinh vật có ích
khác với mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1x108 cfu/g. Trong
thực tế do phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh chỉ khác biệt ở chủng vi sinh vật
có ích nên không có sự phân chia rõ ràng giữa hai loại này.
Hiện nay, bà con nông dân trong nước đã dần nhận được tác dụng của việc
sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ, tuy nhiên tuy nhiên nhu cầu sử dụng
phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh còn hạn chế. Tổng cầu phân hữu cơ vi sinh
và phân vi sinh được ước tính ở mức 100 tấn, tương đương với 14% tổng sản
lượng phân bón hữu cơ trên thị trường. Do đó, nông dân ở các khu vực trồng
nhiều lúa, rau màu và cây ăn trái sử dụng kết hợp phân vi sinh bón lót để cải tạo
đất, ngoài ra kết hợp phân vi sinh và phân vô cơ để bón thúc giúp tăng sản lượng
cây trồng.
2.2. Nhu cầu thị trường thịt
a) Nhu cầu thị trường nội địa
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2025,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 5 triệu tấn. Chiếm gần
65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt bò vẫn sẽ chiếm tỷ trọng dinh dưỡng lớn trong
bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-
5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia
cầm và thịt bò trong thời gian tới.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
25
Tổng đàn bò thịt tại thời điểm tháng 12/2019 là 5.640.730 tăng khoảng
2,4% so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả
năm 2019 đạt 349,2 nghìn tấn, tăng 4,4% (quý IV ước đạt 84,3 nghìn tấn, tăng
5,0% so quý IV/2018).
Tổng đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng
2018 2019 Tăng/giảm (%)
Tổng đàn bò (con) 5.508.525 5.640.730 +2,4
Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng
(1.000 tấn)
334,5 349,2 +4,4
Tổng đàn bò sữa (con) 294.382 321.232 +9,1
Nguồn:VITIC tổng hợp từ Tổng cục Thống kê
Đàn bò thịt tăng trưởng khá do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi
ở mức tốt, người chăn nuôi có lãi ổn định, đồng thời được sự hỗ trợ nguồn vốn,
hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của các ngành, các cấp và chính quyền địa
phương. Nhiều mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt, kết hợp xử lý chất thải làm
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
26
phân bón hữu cơ rất có hiệu quả như ở Hòa Bình; chăn nuôi bò sữa phát triển tốt
do nhiều tỉnh có đề án phát triển bò sữa.
b) Sự thay đổi trong thị trường thịt toàn cầu
Trên phạm vi toàn cầu, sản xuất thịt trong thập kỷ tới cũng sẽ chậm lại so
với tốc độ tăng trưởng trước đó. Theo dự báo của FAO, sản xuất thịt toàn cầu sẽ
tăng chậm từ mức tăng trung bình 2,2% mỗi năm trong thập kỷ trước xuống còn
1,8% mỗi năm, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nước
Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil và Argentina, cũng như chi phí đầu vào tăng cao.
Sản xuất thịt gia cầm và thịt heo với mức tăng tương ứng 14% và 5% mỗi
năm trong thập kỷ qua, được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình trong khoảng 2%
mỗi năm đến năm 2025. Nhìn chung, các nước đang phát triển sẽ chiếm 77%
tăng trưởng sản xuất thịt trong giai đoạn đến năm 2025. Sản xuất gia cầm sẽ tiếp
tục tăng với tốc độ nhanh nhất (2,2% mỗi năm) so với các loại thịt khác và sẽ
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
27
vượt qua thịt heo vào cuối năm 2021 với sản lượng cao nhất. Đến năm 2021, sản
lượng thịt gia cầm có thể sẽ đạt hơn 127,2 triệu tấn, so với gần 126 triệu tấn thịt
heo.
Cùng với nhu cầu cao về trứng, phần lớn lượng tiêu thụ thịt sẽ tập trung ở
các nước châu Á và Thái Bình Dương, chiếm 56% mức tăng nhu cầu thịt toàn
cầu trong giai đoạn 2010 - 2021. Đến năm 2021, người tiêu dùng ở các nước
phát triển sẽ chọn thịt gia cầm với tỷ lệ là 90% trong tổng lượng thịt tiêu thụ của
họ, ngoại trừ ở các nước Đông Âu. Riêng ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tiêu
thụ hàng năm khoảng 62% thịt gia cầm, 19% thịt heo, 13% thịt bò và 6% thịt
cừu. Dự báo tiêu thụ thịt gia cầm ở các nền kinh tế phát triển vào năm 2021 có
thể sẽ đạt 44,7 triệu tấn, trong khi các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiêu thụ
khoảng 82,3 triệu tấn.
Tăng trưởng thương mại hàng năm về thịt gia cầm sẽ chậm lại đáng kể so
với giai đoạn trước đó, chỉ ở mức dưới 2%/năm đến năm 2030, so với mức bình
quân 5,5%/năm trong thập kỷ qua. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng thương
mại gia cầm sẽ là Mỹ và Brazil, chiếm gần 80% thương mại gia cầm thế giới
trong giai đoạn 2021 - 2025. Tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ được dẫn dắt bởi
các quốc gia ở Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latinh
c) Nhu cầu xuất khẩu thịt
Sản lượng toàn cầu được dự báo sẽ tăng nhẹ (1%) trong năm 2019 lên 63,6
triệu tấn, chủ yếu đạt được từ Brazil, Hoa Kỳ và Argentina. Sự mở rộng của
Brazil do nhu cầu ổn định trong nước và tăng trưởng xuất khẩu vững chắc sang
các thị trường trọng điểm châu Á. Tăng trưởng của Argentina được thúc đẩy, bởi
việc tăng khối lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ hơn cho các động
vật có trọng lượng nặng hơn. Điều kiện thời tiết nóng và khô kéo dài của
Australia dẫn đến tình trạng đồng cỏ tệ đi, giá ngũ cốc tăng cao và nguồn cấp
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
28
nước thấp buộc nhiều gia súc biến thành động vật để lấy thịt. Với số lượng gia
súc ít hơn kì vọng vào đầu năm 2019, sản xuất thịt bò được dự báo là sẽ thấp
hơn. Dù cho mở rộng việc tăng đàn gia súc vào 2019 thì vẫn sẽ có ít gia súc có
sẵn cho việc giết mổ.
Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu thịt các loại tăng khá, thịt bò tăng
mạnh, với mức tăng là 33% so với năm trước, đạt mức 8.831 USD/tấn.
Xuất khẩu thịt các loại trong năm 2019
Chủng loại
Lượng
(tấn)
Tăng/giảm so
với năm 2020
(%)
Trị giá
(Nghìn
USD)
Tăng/giảm so
với năm
2020(%)
Thịt trâu 394 -71,9 1.591 -35,6
Thịt bò 68 -37,6 597 -17,0
Nguồn: VITIC tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam
2.3. Thị trường rau quả
Thị trường thế giới
Thái Lan: Theo nguồn producereport.com, tại Thái Lan, vùng trồng sầu
riêng chính ở miền đông nước này sẽ sớm bắt đầu vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do
đại dịch Covid-19, những quy định nghiêm ngặt được triển khai tại các tỉnh
Chanthaburi, Rayong và Trat đang tác động lên xuất khẩu tất cả các loại trái cây,
đặc biệt là sầu riêng. Trong năm 2020, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu
riêng lớn nhất của Thái Lan. Để đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng và củng cố niềm
tin với người tiêu dùng, Ủy ban Thương mại Thái Lan triển khai hàng loạt biện
pháp, bao gồm khử trùng các loại trái cây và dán nhãn “NoCOVID-19”, tạo điều
kiện cho các nhà chức trách Trung Quốc tra soát quy trình trồng, đóng gói và
vận chuyển sầu riêng.
Theo cơ quan Hải quan Thái Lan, năm 2020, trị giá xuất khẩu sầu riêng
của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 576 nghìn tấn, trị giá 2,51 tỷ USD, giảm
4,6% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với năm 2019. Trị giá xuất khẩu
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
29
sầu riêng tăng mạnh là do giá xuất khẩu tăng cao. Do tác động của đại dịch, tốc
độ xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh trong nửa cuối năm 2020. Trong nửa đầu
năm 2020 trị giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan đạt 1,64 tỷ USD, trong khi
trong nửa cuối năm 2020 chỉ đạt 868 triệu USD. Tính riêng tháng 12/2020, xuất
khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 7.143 tấn, trị giá 38,4 triệu
USD, là mức thấp nhất theo tháng trong năm 2020.
Nhu cầu sầu riêng tại Trung Quốc tăng trong những năm gần đây đã thúc
đẩy người trồng sầu riêng Thái Lan tăng diện tích trồng, đây là nguyên nhân làm
giảm sản lượng của các cây trồng khác. Theo Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp
của Thái Lan, sản lượng sầu riêng của miền Nam Thái Lan dự báo tăng 22%
trong năm 2021 so với năm 2020.
Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam
Trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu, nhóm quả và quả hạch xuất khẩu
trong tháng 1/2021 ghi nhận mức tăng trưởng cao, đạt 216,44 triệu USD, tăng
26,4% so với tháng 12/2020 và tăng 4,1% so với tháng 1/2020. Trong đó, trị giá
xuất khẩu thanh long tươi hoặc đông lạnh đạt 119,85 triệu USD, tăng 64% so
với tháng 12/2020 và tăng 14,7% so với tháng 1/2020. Thanh long tươi hoặc
đông lạnh là chủng loại quả xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng
rau quả xuất khẩu trong tháng 1/2021. Bên cạnh đó, trị giá xuất khẩu nhiều
chủng loại trái cây và hạt chính cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá cao trong
tháng 01/2021 như xoài, dừa, chuối, hạt óc chó, hạt macadamia.
Đối với nhóm sản phẩm chế biến, trị giá xuất khẩu trong tháng 01/2021
đạt 64,43 triệu USD, giảm 21,1% so với tháng 12/2020, nhưng tăng 29,3% so
với tháng 1/2020. Trong đó, mặt hàng nước dừa, cơm dừa sấy xuất khẩu đạt
11,45 triệu USD, tăng 237,3% so với tháng 1/2020. Ngoài ra, trị giá xuất khẩu
một số chủng loại rau, củ, quả đã qua chế biến tăng so với tháng 12/2020 và so
với tháng 1/2020 như lá nho chế biến, nước dứa, dứa sấy, khoai lang sấy, nước
mãng cầu, thạch, nước lạc tiên.
Đáng chú ý, nhóm hàng rau củ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất so
với các nhóm hàng khác, trong tháng 1/2021 đạt 26,9 triệu USD, tăng 35,4% so
với tháng 12/2020, tăng 46,3% so với tháng 1/2020. Trong đó, ớt là chủng loại
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
30
xuất khẩu nhiều nhất đạt 6,8 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng 12/2020, tăng
67,2% so với tháng 1/2020. Bắp cải xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng rất cao
trong tháng 1/2021.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 180.000,0 m2
A Nhà máy sảnxuất phân bón hữu cơ 86.820,0
1 Nhà văn phòng 600,0 m2
2 Bãi tập kết nguyên liệu 30.000,0 m2
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
31
TT Nội dung Diện tích ĐVT
3 Kho ủ tập trung 20.000,0 m2
4 Kho lưu thành phẩm khối ủ 20.000,0 m2
5 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng hạt tròn 3.000,0 m2
6 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng hạt nở 3.000,0 m2
7 Nhà ăn cán bộ, công nhân 300,0 m2
8 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng bột 3.000,0 m2
9 Kho thành phẩm 5.000,0 m2
10
Các công trình phụ trợ như nhà bảo vệ, đường nội
bộ,câyxanh
1.920,0 m2
B Nhà máy sảnxuất chiết phẩm sinh học 3.180,0 m2
1 Phòng phân tích và thí nghiệm 180,0 m2
2 Nhà xưởng 3.000,0 m2
C
Trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ và
phát triển nông nghiệp hữu cơ
90.000,0 m2
1 Trại lợn chăn nuôi sinh học hữu cơ 5.000,0 m2
2 Trại bò chăn nuôi sinh học hữu cơ 10.000,0 m2
3 Trại gà chăn nuôi sinh học hữu cơ 5.000,0 m2
4
Trang trại canh tác cây ăn quả theo quy trình hữu
cơ bền vững
40.000,0 m2
5
Hồ nuôi thủy sản áp dụng CN kết hợp giữa sinh
học và công nghệ song trong ao
30.000,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
32
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
ĐVT: 1000 đồng
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
33
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“nông nghiệp công nghệ cao” được thực
Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
34
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 180.000,0 m2
A Nhà máy sảnxuất phân bón hữu cơ 86.820,0
1 Nhà văn phòng 600,0 m2
2 Bãi tập kết nguyên liệu 30.000,0 m2
3 Kho ủ tập trung 20.000,0 m2
4 Kho lưu thành phẩm khối ủ 20.000,0 m2
5 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng hạt tròn 3.000,0 m2
6 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng hạt nở 3.000,0 m2
7 Nhà ăn cán bộ, công nhân 300,0 m2
8 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng bột 3.000,0 m2
9 Kho thành phẩm 5.000,0 m2
10
Các công trình phụ trợ như nhà bảo vệ, đường nội
bộ,câyxanh
1.920,0 m2
B Nhà máy sảnxuất chiết phẩm sinh học 3.180,0 m2
1 Phòng phân tích và thí nghiệm 180,0 m2
2 Nhà xưởng 3.000,0 m2
C
Trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ và
phát triển nông nghiệp hữu cơ
90.000,0 m2
1 Trại lợn chăn nuôi sinh học hữu cơ 5.000,0 m2
2 Trại bò chăn nuôi sinh học hữu cơ 10.000,0 m2
3 Trại gà chăn nuôi sinh học hữu cơ 5.000,0 m2
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
35
TT Nội dung Diện tích ĐVT
4
Trang trại canh tác cây ăn quả theo quy trình hữu cơ
bền vững
40.000,0 m2
5
Hồ nuôi thủy sản áp dụng CN kết hợp giữa sinh học và
công nghệ song trong ao
30.000,0 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Quy trình sản xuất phân hữu cơ
Quy trình sản xuất phân hữu cơ
Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ
* Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ (các phế thải nông lâm nghiệp,
chăn nuôi, phân từ gia súc, gia cầm chăn nuôi (phân bò, heo, gà), trồng trọt,
chăn nuôi thủy sản, chế biến thực phẩm,…) được thu gom từ các hộ, các trang
trại chăn nuôi trong địa phương và khu vực lân cận. Các phế thải nông lâm
nghiệp được khai thác hoặc thu mua được tập kết tại bãi phơi nguyên liệu.
Tiến hành phơi kết hợp kiểm tra độ ẩm, chất lượng nguyên liệu cho đến độ ẩm
28 – 32% cho vào nghiền mịn bằng máy nghiền búa với kích thước hạt từ 0,1-
0,5 mm sau đó được đưa vào kho chứa mùn để chuẩn bị cho việc sản xuất tiếp
theo.
* Bước 2: Ủ men vi sinh vật phân giải xelluloza.
 Nguyên liệu đạt yêu cầu sản xuất được đưa vào máy ủ men siêu tốc.
 Thực hiện ủ men theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt.
- Chuẩn bị mặt bằng nơi ủ: Nơi ủ phải gần nơi chứa mùn hữu cơ để tiết
kiệm công vận chuyển và công sức lao động.
- Chuẩn bị thùng pha men, máy phun men hoặc thùng ôzoa, men phân
giải, nguồn cấp nước sạch đủ để ủ cho khối lượng hữu cơ đã định.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
36
- Lấy 6 lít men phân giải xelluloza đã được pha chế để ủ cho 01 tấn thành
phẩm, nếu ủ khối lượng lớn thì cứ theo công thức trên mà tính toán đủ cho khối
lượng mùn cần ủ, khi ủ phải điều tiết độ ẩm của nguyên liệu ở độ ẩm 35%-50%
- Cách ủ như sau:
+ Cho một lớp mùn dầy khoảng 15 - 20 cm xuống dưới sau đó tưới đều
một lượt men phân giải lên trên, khi đã tưới xong lớp thứ nhất thì tiếp tục cho
lớp thứ hai, cứ như vậy cho đến khi đống ủ hoàn tất việc ủ men.
+ Đống ủ cần được vun cao và tạo khối lớn có kích thước rộng từ 2 - 3 m,
cao từ 1- 1,6 m, độ dài tùy thuộc vào mặt bằng của từng nhà máy để tiết kiệm
diện tích ủ.
+ Thời gian ủ men phân giải xelluloza cho nguyên liệu hữu cơ lần 1 từ 7 –
15 ngày. Sau khi ủ đủ thời gian thì tiến hành nghiền và sàng để loại bỏ tạp chất,
rồi chuyển vào kho chứa. Nếu nhu cầu của sản xuất phân bón và thời vụ chăm
sóc cây trồng chưa gấp thì thời gian ủ có thể để lâu hơn.
+ Sau khi đã nghiền mịn ta thu được sản phẩm là phân nền hữu cơ để
chuẩn bị cho việc sản xuất phân bón tiếp theo.
b.2. Sản xuất phân bón
* Bước 1: Chuẩn bị đủ lượng mùn hữu cơ. Than bùn, phế thải nông lâm
nghiệp và các nguồn hữu cơ khác đã lên men đủ chín và khối lượng mùn hữu cơ
cần sản xuất 1 tấn phân bón thực tế tại từng nhà máy sản xuất cụ thể.
* Bước 2: Chuẩn bị đủ lượng N,P,K Căn cứ vào công thức sản xuất của
từng chủng loại phân để từ đó chuẩn bị đủ lượng NPK cần cho sản xuất 1 tấn
phân bón. Nếu sản xuất số lượng phân bón từ 20 đến 30 tấn trở lên thì cứ lấy
khối lượng NPK của 1 tấn mà nhân lên cho đủ khối lượng NPK cần cho sản
xuất.
* Bước 3: Bổ sung hỗn hợp vi lượng. Căn cứ vào số lượng phân bón cần
sản xuất mà chuẩn bị hỗn hợp vi lượng (2kg/tấn phân hữu cơ vi sinh)
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
37
* Bước 4: Bổ sung vi sinh vật hữu ích. Căn cứ vào số lượng phân bón cần
sản xuất mà chuẩn bị men VSV hữu ích (2 – 4 lít/tấn phân hữu cơ vi sinh)
* Bước 5: Bổ sung Axit humic. Căn cứ vào số lượng phân bón cần sản
xuất mà chuẩn bị Axit Humic (4 lít/tấn phân hữu cơ vi sinh)
* Bước 6: Phối trộn đều bằng máy trộn chuyên dùng.
* Bước 7: Kiểm tra chất lượng phân bón sản xuất ra.
* Bước 8: Đóng bao 10, 25, 50 kg/bao.
* Bước 9: Chuyển vào kho chứa thành phẩm và bảo quản nơi khô ráo
thoáng mát.
Máy lên men siêu tốc
2.2. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học
đòi hỏi cần phải biết tới cách thức hoạt động của vi sinh vật trong hợp
chất này:
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
38
– Sản xuất enzyme và các chất kháng khuẩn
– Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch
– Duy trì và bảo vệ sức khỏe đường ruột, gan tụy trên vật nuôi
– Hỗ trợ tăng cường quá trình chuyển hóa các chất cho vật nuôi
Cách làm chế phẩm sinh học cần quan tâm đến các cơ chế tác động của chúng
Thông thường, quy trình sản xuất chế phẩm sinh học được diễn ra theo
các bước cơ bản sau:
 Lựa chọn nguyên liệu
 Nhân giống
 Lên men
 Dịch men
 Chuyển hóa
 Ổn định
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
39
 Cố định vi sinh vật
 Đóng gói tùy theo từng dạng chế phẩm (dạng nước hoặc dạng bột)
Bên cạnh những nguồn nguyên liệu tự nhiên thì vi sinh vật cũng giữ vai
trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình hình thành chế phẩm. Vi sinh vật
có khả năng bám thành ruột, không độc hại và có khả năng sinh trưởng tốt.
=> Lưu ý: Trong quy trình sản xuất chế phẩm sinh học cần phải chú ý từ bước
chuẩn bị nguyên liệu đến suốt quá trình lên men cho đến khi đóng gói.
2.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo
2.3.1. Trang trại nuôi heo giống
+ Khu vực chăn nuôi cách xa nhà ở;
+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng có hố sát trùng;
+ Thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;
+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
40
Trang trại giống heo
2.3.2. Chọn lọc và theo dõi heo nái
Để chọn được heo nái tốt cần chú ý các đặc điểm sau:
- Trước tiên chọn theo gia phả, những con sữa tốt, sai con, mau lớn… sẽ đẻ
ra đàn con, cháu mang những đặc điểm di truyền tốt.
- Chọn ngoại hình tốt: Đòn dài, đùi to, mỡ lưng mỏng (đo bằng máy siêu
âm), mông lớn (đo bằng thướt kẹp) cho dễ đẻ, bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ
khung xương vững chắc, đi trên ngón, không đi trên bàn, móng chân đều chắc
chắn, không có móng dài móng ngắn, không có khuyết tật. Bước đi nhanh nhẹn
không.
a. Lúc cai sữa:
Chọn lọc vào thời điểm này dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ,
ông bà và ngoại hình của heo con. Chọn những con bụ bẫm, tăng trưởng tốt, trội
nhất trong đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
41
thường, số vú từ 12 trở lên, các vú cách nhau đều. Heo lanh lợi không ủ rũ, bệnh
tật.
b. Lúc 60 – 70 ngày tuổi:
Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các chỉ
tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe để chuyển qua khu nuôi làm
giống, những con còn lại không đạt sẽ chuyển sang cho các trang trại nuôi thịt.
c. Lúc 4 – 6 tháng tuổi:
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
42
Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc.
Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu
chuẩn định sẵn bên dưới.
Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái (Nguồn: www.vcn.vn)
STT Bộ phận Ưu điểm
1
Đặc
điểmgiống, thể
chất, lông da
Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển
cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải.
Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng
không hung dữ.
2 Vai và ngực
Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu
rông, không lép.
3
Lưng sườn và
bụng
Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng
không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn.
4
Mông và đùi
sau
Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn,
ít nhăn.
5 Bốn chân
Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng
cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân
trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi
đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân.
6
Vú và bộ phận
sinh dục
Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều
nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt.
d. Lúc 7 – 10 tháng tuổi:
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
43
Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại
hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này chú ý đến những biểu hiện động dục
lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này
sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu,
quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên
loại thải).
e. Dinh dưỡng
Heo từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh
dưỡng dành cho heo con. Khi đạt 70 – 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức
ăn cho heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn
heo hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo
ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này heo
khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.
Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai
đoạn này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
44
nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức
ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên
ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục,
buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo
bị ngộ độc.
d. Môi trường nuôi dưỡng
Chuồng nuôi heo hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng,
có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế
chuồng cho heo không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè.
Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nuôi chung chú ý đến sự tương đương tầm
vóc.
Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là 16
giờ.
Cho heo hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc
có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 – 15 phút mỗi ngày.
Tuổi phối giống là 7.5 – 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20
– 22 mm, trọng lượng là 120 – 130 kg.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
45
e. Công tác thú y
Trước khi phối giống 2 – 3 tuần thực hiện chương trình vaccine. Chương
trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả
dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2.
Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin
Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức
ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi.
2.3.3. Cách chọn heo đực giống
Heo đực giống có đặc tính cải tiến, năng suất vượt trội so với các giống khác.
Đáp ứng được thị hiếu của người chăn nuôi về mọi mặt
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
46
Heo giống quyết định chất lượng đàn heo con
Một con heo đực giống có ảnh hưởng đến sức sản xuất của 40 - 50 heo nái
khi cho phối giống trực tiếp và có ảnh hưởng gấp 10 lần khi sử dụng kỹ thuật
gieo tinh nhân tạo. Như vậy, mỗi năm một con heo đực giống tốt có thể ảnh
hưởng tới hàng nghìn con thế hệ sau.
Từ 2 - 4 tháng tuổi: Đây là thời điểm heo bắt đầu phát dục, tùy theo giống
ngoại hay lai, cần kiểm tra trọng lượng (lúc này heo đực giống sẽ có trọng lượng
khoảng 40 - 60 kg), ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, sức đề kháng với bệnh tật…
Heo 7 - 8 tháng tuổi: Giai đoạn bắt đầu phối giống. Kiểm tra các đặc điểm
ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình…
Chọn theo ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, quy trình
nuôi. Ngoại hình và thể chất: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lưng thẳng, ngực nở, cơ
thể rắn chắc, da có độ đàn hồi tốt. Thân hình cân đối, không béo hay gầy, 4 chân
thẳng, chắc chắn, không dị tật, đi bằng móng. Heo đực có vú đều và cách xa
nhau, ít nhất 6 cặp vú trở lên. Bộ phận sinh dục (2 dịch hoàn) lộ rõ, nở căng và
đều nhau. Đực giống phàm ăn, tăng trọng tốt, tính dục hăng, không xuất tinh quá
sớm.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
47
Heo đực giống được chọn được theo dõi rõ ràng về các mặt sau: Sinh trưởng
phát dục tốt từ cai sữa đến lúc trưởng thành; trước khi được phối giống lần đầu,
heo đực giống phải đạt tiêu chuẩn cấp I (C1) trở lên, hàng năm phải giám định
giống và xếp cấp lại cho từng heo đực giống; heo đực hậu bị muốn bán làm
giống cần phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý heo giống cấp. Heo đực
giống khi xuất bán cần phải được khảo sát theo phương pháp kiểm tra đời sau.
Giống heo đực
2.3.4. Dinh dưỡng cho đực giống
Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein
thô và năng lượng. Đối với heo đực giống thì việc định mức lượng protein thô
và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời
gian sử dụng heo đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi
heo đực giống như sau:
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
48
a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 – 50 kg)
Giai đoạn này cần cho heo đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các
cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do.
Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng
có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của heo đực giống
như: selen, kẽm, mangan, iot).
b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống)
Giai đoạn này heo đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi
trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh
gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình
tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành
tinh dịch và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến
nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên
quan trực tiếp đến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động
của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy
để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh
đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các acid
amin.
c. Giai đoạn 3: (giai đoạn khai thác)
Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết. Dựa
vào bảng dưới đây, ta có thể định mức 2 chỉ tiêu ấy cho một heo đực giống ăn
vào trong 1 ngày đêm như sau:
Giống
Trọng lượng heo
(kg)
Năng lượng – ME
(Kcal)
Protein thô – CP
(gram)
Giống heo nội 61 – 70
71 – 80
5.000
6.000
352
384
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
49
Giống
Trọng lượng heo
(kg)
Năng lượng – ME
(Kcal)
Protein thô – CP
(gram)
81 – 90 6.250 400
Giống heo ngoại
140 – 160
167 – 180
181 – 200
201 - 250
9.000
9.500
10.000
11.500
600
633
667
767
Nguồn: Kỹ thuật nạc hóa đàn heo. NXB Trẻ - 2002
Ở giai đoạn này cũng chú ý đến kết quả của các lần phối giống để điều
chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ngoài ra nên định kỳ bổ sung premix
vitamin E cho đực giống.
2.3.5. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đực giống
Muốn nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch, ngoài nuôi dưỡng tốt cần
phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Cụ thể như sau:
Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa
hè, được xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng heo nái, bố trí trước hướng
gió so với chuồng heo nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy, diện
tích bình quân khoảng 6m2/1 heo đực giống.
Cho heo đực vận động thường xuyên để có thân thể chắc khỏe và khả năng
nhảy giá tốt, nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tính hăng, tăng quá trình trao
đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Có chế độ vận động thích hợp tùy
theo điều kiện khí hậu thời tiết và mức độ ăn uống mà có sự thay đổi. Trước
mùa chuẩn bị giao phối cho đực giống tăng cường vận động, trong mùa sử dụng
giao phối nên cho heo vận động vừa phải.
Thời tiết mát mẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Qua nghiên cứu
cho thấy từ tháng 1 đến tháng 4 có nhiệt độ thích hợp (25ºC) là thời gian heo
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
50
đực có lượng tinh dịch cao, phẩm chất tinh dịch tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Nên
thường xuyên tám chải cho heo luôn sạch, xịt mát bộ phận sinh dục, tránh để khí
hậu hầm nóng làm xệ túi da dịch hoàn. Việc vệ sinh cho heo đực sẽ làm tăng quá
trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn,
tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với heo hơn,
tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện và sử dụng.
Lịch tiêm phòng cho heo đực giống:
Số lần Vaccie
1 lần/ năm Dịch tả
2 lần/ năm FMD
2 lần/ năm Aujeky
2 lần/ năm PRRS
Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của
đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý.
Đối với những đực giống đã trưởng thành thì trọng lượng qua các tháng không
thay đổi nhiều, nhưng với heo đực còn non thì yêu cầu trọng lượng tăng dần ở
các tháng đồng thời cơ thể phải rắn chắc, khỏe mạnh không được quá béo, quá
gầy. Việc kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dịch hàng ngày để phát
hiện kịp thời những thay đổi về thể tích (V), màu sắc, mùi vị và hình dạng tinh
trùng. Các chỉ tiêu cần kiểm tra định kỳ như:
+ Thể tích một lần xuất tinh: trung bình mỗi lần xuất tinh đối với heo
ngoại từ 200 – 300 ml.
+ Nồng độ (C): số tinh trùng trong mỗi cm3 là 100.000.000 đến
3000.000.000
+ Hoạt lực (A): số tinh trùng tiến thẳng phải trên 75%
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
51
Nếu kiểm tra màu tinh thấy đục trắng như sữa thì đó là chứa nhiều tinh
trùng, trắng trong là chứa ít tinh trùng, nếu tinh có màu bất thường như màu
vàng, nâu, có máu.. thì phải ngưng cho giao phối với nái và nhốt riêng để theo
dõi.
Cần kiểm tra sự phát triển của dịch hoàn trong suốt thời kỳ sử dụng đực, nếu
dịch hoàn không đều nhau, hoặc một trong hai phát triển to hơn, hoặc teo nhỏ thì
phải nuôi nhốt riêng để theo dõi.
2.3.6. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống
a. Huấn luyện:
Việc huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng heo
đực giống, nhất là huấn luyện để lấy tinh cho việc gieo tinh nhân tạo. Nếu quy
trình huấn luyện không phù hợp có thể gây xáo trộn khả năng tính dục của heo,
gây ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Cần chú ý 2 yếu tố chính khi tiến hành
huấn luyện đực giống:
+ Về thể trọng: thông thường tiến hành huấn luyện khi heo giống ngoại đạt
100 – 120 kg, heo lai đạt 80 – 90 kg, khoảng 5 – 6 tháng.
+ Về phản xạ tính dục: Khi thể trọng đạt và phải kết hợp với các biểu hiện
tính dục của đực giống (hiếu động, thường nhảy lên con khác…)
Phương pháp huấn luyện thông thường là con đực tơ tham quan con đực
thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá. Khi cho đực tơ phối giống chú ý
ghép phối với những nái có tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì, nái
hiền không hung dữ cắn đực, làm đực hoảng sợ. Tránh cho đực thấp phối với nái
cao chân hoặc đực cao chân phối với nái thấp. Sau khi phối giống trực tiếp thành
thục có thể tập cho đực nhảy giá lấy tinh (dùng dịch tiết âm hộ nái động dục bôi
lên giá nhảy).
Heo đực hung hăng hoặc nhút nhát trong khi đưa đi phối lưu ý huấn luyện lại
hoặc cho loại thải. Những đực già có răng nanh dài bén nhọn chú ý không làm
chúng hung hăng tấn công người chăm sóc hoặc nái khi đi phối.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
52
b. Sử dụng
Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 25 - 30 cái.
Nếu thụ tinh nhân tạo thì một đực có thể phối giống cho 200 - 250 cái.
Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào
tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông
thường, nếu nuôi heo đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên heo có khả năng
phối giống cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với heo mới bắt đầu làm việc
và heo đực già.
Tần suất phối giống của heo đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau:
Heo từ 8 - 12 tháng tuổi: phối 2- 3 lần/ tuần.
Heo từ 12 - 24 tháng tuổi: phối 3-4 lần/ tuần.
Heo từ 24 tháng tuổi trở lên: phối 2-3/ tuần.
Nếu Thụ Tinh Nhân Tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 - 3 lần.
* Chú ý: Nếu sử dụng heo phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không gồ
ghề, yên tĩnh. Khi cho heo giao phối hoặc lấy tinh xong và cho heo nghỉ ngơi 30
- 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. Nên chỉ lấy tinh, hoặc cho
giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm). Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3
năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm
khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần. Theo kinh
nghiệm sử dụng heo đực giống ở một số nước như Úc, Mỹ thì việc sử dụng heo
đực giống nên trong thời gian 1,5 – 2 năm, nên sử dụng đực giống trẻ để nâng
cao sức cải tạo giống.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
53
c. Quản lý đực giống
Quản lý đực giống có vai trò rất quan trọng trong chương trình phát triển và
lai tạo giống của đàn heo cho cả một quốc gia hay cả một khu vực. Nếu việc
quản lý này không tốt thì nguy cơ bị cận huyết hoặc đồng huyết rất dễ xảy ra,
gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc chăn nuôi heo. Thông thường có 2 chỉ tiêu
quan trọng cần ghi chép cẩn thận:
Sổ lý lịch: sổ này ghi chép lại các số liệu như: gia phả, nguồn gốc, các chỉ
tiêu sinh trưởng (tăng trọng, mức ăn..), chỉ tiêu sinh sản (tuổi bắt đầu phối, năng
suất..), các số liệu về tiêm phòng và các tác động thú y khác (bệnh tật..)
Sổ phối giống: sổ này ghi lại các số liệu như ngày phối giống, lý lịch của nái
mà đực đó đã phối, kết quả của những lần phối.
2.3.7. Nhập giống lợn
Lợn nhập vào trang trại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm
dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
54
nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ mua lợn mới
từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.
Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để
nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình
nuôi thích nghi.
Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến
một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh
sản (PRRS)….
Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều
trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
2.4. Trang trại nuôi bò
a) Giống và đặc điểm giống:
Bò thịt có đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn,
cơ bắp, nhiều thịt, tỷ lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh). Đặc điểm nổi bật
của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800
kg, con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%,
thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo. Về ngoại hình, chọn con có thân hình
vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình
chữ nhật. Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao động từ 250 kg đến 350 kg/con
và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con.
Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo
nhanh hơn bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ
tuổi. Bò nuôi từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác
nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ,
mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
55
thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi
được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn.
b) Chọn và phối giống:
Chọn giống:
Muốn chăn nuôi bò thịt đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao, cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản như: Giống, tuổi, giới tính, khối
lượng lúc giết mổ, dinh dưỡng và phương thức vỗ béo. Giống là một trong
những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát
triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau. Bò nuôi lấy thịt, mục tiêu chung là làm sao để
bò ở giai đoạn tuổi thích hợp đạt trọng lượng cao, kết cấu ngoại hình vững chắc,
tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chọn bò dùng để nuôi thịt hoặc dùng để sản xuất giống thịt, cần chọn bò có
những đặc điểm như sau:
 Có tầm vóc lớn, khung xương to nhưng xương nhỏ, nhiều thịt.
 Da bóng mượt, hơi nhăn đùn (lỏng lẻo).
 Háo ăn, chịu đựng được điều kiện ăn khó khăn, dễ nuôi, ít bệnh.
 Hiền lành, dễ khống chế.
 Kiểm tra độ mập ốm trong trường hợp muốn vỗ béo chúng trong thời gian
nhất định bằng cách quan sát từ xa, quan sát gần, dùng tay xoa những góc
xương để xác định mập ốm hay là nhéo ở góc xương.
Trong chăn nuôi bò thịt, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với
điều kiện sinh thái của từng vùng. Đây là yếu tố chính quyết định tới năng suất.
Vì vậy chúng tôi kiến nghị lựa chọn những giống bò sau:
Giống bò Brahman
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
56
- Nguồn gốc:
Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn
Độ (Bos primigenius indicus). Bò được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính
của tôn giáo Ấn Độ. Đây là loại bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.
- Ðặc điểm:
+ Màu sắc: trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, đực trưởng thành
màu lông sậm hơn con cái. Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn các vùng khác.
Ở ÚC, người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt, còn
nuôi Brahman màu đỏ chủ yếu để xuất cho các nước Châu Á do các nước này
chuộng màu đỏ.
+ Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát
triển.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
57
+ Tính mắn đẻ, dẽ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi.
+ Kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng.
Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Khả
năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như
vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất. Việc đầu tư
chăm sóc ở mức tối thiểu.
- Tính năng sản xuất
+ Trọng lượng bê sơ sinh: 20 – 30 kg.
+ Trọng lượng 6 tháng tuổi: 120 - 150 kg.
+ Bò đực trưởng thành: 700 - 1000 kg.
+ Bò cái trưởng thành: 450 - 600 kg.
+ Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày.
+ Giai đoạn vỗ béo bò tăng trưởng: 1200 - 1500 gram/ngày.
+ Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 - 14 tháng.
+ Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi.
+ Tỷ lệ xẻ thịt đạt đến 53%-58%
Bò Drought Master:
Bò Droughmaster (có nghĩa là Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu hạn)
hay còn gọi là bò Úc là một giống bò thịt được lai tạo ở Úc tại bang Queensland.
Đây là giống bò có 50% máu bò giống ShortHorn (Anh) và 50% máu giống
Brahman.
Con trưởng thành có thể tới 700–800 kg. Khả năng tăng trọng và phẩm chất thịt
tốt, tỷ lệ thịt xẻ cao. Bò kháng ve và các bệnh ký sinh trùng đường máu tốt, thích
ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn.
- Nguồn gốc:
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
58
Bò được nhập về từ bang Queensland, Australia. Giống phát triển tốt ở
vùng Bắc Mĩ, thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn
rất tốt.
- Đặc điểm:
+Thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn rất tốt.
Là giống lớn con trung bình, thân dài, tròn, lông ngắn, thưa, mượt, da mỏng, đàn
hồi tốt.
+ Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm.
+ Phần lớn bò đều không sừng, u lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe.
+ Không bị trúng nắng, mò mắt, ung thư mắt, kháng ve, kí sinh trùng.
+ Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt.
- Tính năng sản xuất
+ Trọng lượng bê sơ sinh đạt: 20 - 25 kg/con.
+ Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 - 170 kg/con.
+ Trọng lượng 12 tháng tuổi: 240 - 270 kg/con.
+ Trọng lượng 24 - 36 tháng tuổi: 450 - 600 kg/con.
+ Trọng lượng lúc giết mổ (24 - 27 tháng tuổi): 500 - 550 kg.
+ Ðẻ lần đầu: 12 - 16 tháng.
+ Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 11 - 12 tháng.
+ Tỉ lệ thịt xẻ (móc hàm): 58 - 60%.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
59
Bò Angus
Bò Angus đỏ hay còn gọi là bò Red Angus hay còn gọi là bò Úc hoặc gọi
là bò cọp, vì bò có hình dáng giống như con cọp con là một giống bò thịt có
nguồn gốc từ Tô Cách Lan, đây là giống bò được lại tạo trên nền tảng của giống
Bò Angus. Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn
cho người chăn nuôi.
- Nguồn gốc:
Vào những năm 1870 của thế kỉ thứ 19, bò Angus được xuất khẩu sang
Hoa Kỳ với mục đích lai tạo thí nghiệm. Nhưng sau nhiều năm, bò Angus trở
nên phổ biến và nổi tiếng vì chất lượng thịt của nó.
- Đặc điểm:
+ Màu sắc: Toàn thân bò có màu đen hoặc màu đỏ, vằn vàng đỏ nhạt.
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
60
+ Là giống có ngoại hình, thể chất chắc chắn, khỏe mạnh.
+ Bò thường không có sừng và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước
ta.
+ Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho
nhà chăn nuôi.
+ Bò Red Angus chủ yếu được biết đến như một loại thực phẩm tươi giá
trị cao và là loại thịt bò chất lượng cao.
+ Bò có chất lượng thịt tốt, có vân mỡ trắng xen kẽ trong những thớ thịt
giúp thịt mềm và và có vị béo rất dễ chịu.
+ Thịt bò Red Angus có màu đỏ tươi sáng, ngoài ra bò Red Angus có khả
năng sinh sản cao và trưởng thành sớm bò red angus.
+ Giống bò Red Angus con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt
nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể.
- Tính năng sản xuất:
+ Trọng lượng bê sơ sinh: 24 – 30 kg
+ Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 – 180 kg
+ Bò đực lúc trưởng thành: 800 – 1000kg
+ Bò cái lúc trưởng thành: 550 – 700 kg
+ Tốc độ tăng trưởng nhanh: 1000 gram/ngày
+ Tốc độ tăng trưởng lúc vỗ béo: 1000 – 2000 gram/ ngày
+ Tỷ lệ xẻ thịt: trên 70% (60% thịt + 40% xương)
Dự án “nông nghiệp công nghệ cao”
61
Bò Lai Sind
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

More Related Content

Similar to DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợpnông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợpLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợpDự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợpLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓ
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓNÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓ
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO (20)

chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢNDỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
 
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
 
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợpnông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
 
TRỒNG RỪNG KẾT HỢP
TRỒNG RỪNG KẾT HỢPTRỒNG RỪNG KẾT HỢP
TRỒNG RỪNG KẾT HỢP
 
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợpDự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp
 
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓ
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓNÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓ
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓ
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINHLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
 

DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CÔNG TY Địa điểm:
  • 2. DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Địa điểm: ĐƠN VỊ TƯ VẤN
  • 3. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 6 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 9 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 9 5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................11 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................11 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................11 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.......................................................13 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................14 2.1. Thị trường phân bón hữu cơ ....................................................................14 2.2. Nhu cầu thị trường thịt ............................................................................24 2.3. Thị trường rau quả ..................................................................................28 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................30 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................30 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................32 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................33 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................33 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................33
  • 4. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 2 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.33 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................33 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............33 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................34 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............34 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......35 2.1. Quy trình sản xuất phân hữu cơ ...............................................................35 2.2. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học......................................................37 2.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo............................................................................39 2.4. Trang trại nuôi bò ...................................................................................54 2.5. Kỹ thuật chăn nuôi gà .............................................................................68 2.6. Kỹ thuật nuôi cá ao .................................................................................74 2.7. Kỹ thuật trồng một số cây lâu năm...........................................................77 2.8. Công nghệ nhà màng...............................................................................99 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...........................109 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG..................................................................109 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ................................................................................109 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:..............109 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật..................................109 1.4. Các phương án xây dựng công trình.......................................................109 1.5. Các phương án kiến trúc........................................................................111 1.6. Phương án tổ chức thực hiện .................................................................113 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý ...................113
  • 5. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 3 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..............................115 I. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................115 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. .............115 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ....................................116 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án......................................................................116 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................118 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM .............................120 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án......................................................................120 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................121 V. KẾT LUẬN............................................................................................123 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ...........................................................................124 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN................................................124 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.....................126 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án......................................................126 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:......................127 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ..............................................................127 2.4. Phương ánvay. ......................................................................................127 2.5. Các thông số tài chính của dự án............................................................128 KẾT LUẬN ................................................................................................131 I. KẾT LUẬN. ............................................................................................131 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ...................................................................131 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................132 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...............................132 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .....................................................132
  • 6. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 4 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm..................................137 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................137 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................138 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.Error! Bookmark not define Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).Error! Bookmark not defined Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).Error! Bookmark not defin
  • 7. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 5 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “nông nghiệp công nghệ cao” Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 1.000,0 m2 . Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: .908.000 đồng. (Ba trăm chín mươi hai tỷ, năm trăm hai mươi mốt triệu, chín trăm linh tám nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (30%) : đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 274.336.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Doanh thu từ phân bón 600.000 tấn/năm Doanh thu từ chế phẩm sinh học 10.000 tấn/năm Doanh thu từ chăn nuôi lợn 400 con/năm Doanh thu từ chăn nuôi bò 210 con/năm Doanh thu chăn nuôi gà 20.000 con/năm Doanh thu từ thủy sản 15 tấn/năm Doanh thu từ trồng trọt 48 tấn/năm Doanh thu từ dịch vụ nông nghiệp 18.250 lượt khách/năm
  • 8. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại. Hiện nay các hộ, cơ sở chăn nuôi, trồng trọt kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Quy mô của các hộ, cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn, chất lượng đảm bảo. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm của thị trường là rất cao, nhất là sản phẩm được sản xuất từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ. Về sản xuất và sử dụng phân bón, ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội thì ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón hóa học trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đất, gây ô nhiễm môi trường giảm chất
  • 9. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 7 lượng nông sản, tồn dư phân bón trong sản phẩm nông nghiệp, và gây tổn hại đến sức khỏe con người. Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp, đặc biệt là phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ cao là hướng đi đúng đắn và ngày càng được mở rộng, góp phần cải tạo chất lượng đất, giảm ô nhiễm môi trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia rộng và sâu hơn vào các hiệp định thương mại như WTO, FTA,… và gần đây nhất là TPP, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội lớn thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Canada…Muốn thâm nhập các thị trường này, nông sản Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của từng nước, trong đó yếu tố sạch và an toàn được đặt lên hàng đầu. Do đó, bắt buộc người nông dân Việt Nam cần thay đổi tập quán canh tác với việc sử dụng nhiều hơn các loại phân bón hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu. Phân hữu cơ giúp cải tạo thành phần kết cấu đất, tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác và qua đó tăng năng suất cây trồng. Thứ nhất, chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thụ các nguồn dinh dưỡng; Thứ 2, chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn; Thứ 3, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái, vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Tính trung bình, khối lượng phân bón hữu cơ sử dụng trên 1ha đất trồng cao hơn so với phân bón vô cơ (theo khuyến cáo của Cục trồng trọt và các nhà sản xuất phân hữu cơ: Lượng phân chuồng (phân hữu cơ truyền thống) được cục trồng trọt khuyến cáo sử dụng là 10-20 tấn/ha. Các công ty sản xuất phân bón
  • 10. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 8 hữu cơ hướng dẫn sử dụng trung bình 1.000 kg – 2.000 kg/ha, tùy theo loại cây trồng, báo cáo của Công ty Axis – 2010). Trong khi đó tính đến năm 2014, khối lượng phân bón hữu cơ cung cấp ra thị trường chỉ tương đương 5% nhu cầu về phân bón nói chung (nhu cầu phân bón hữu cơ, phân bón lá trên thị trường trong năm 2014 vào khoảng 500 nghìn tấn trong khi tổng nhu cầu phân bón các loại vào khoảng 11 triệu tấn. Nguồn: Báo cáo thường niên PVFcco). Do đó, tiền năng của các sản phẩm hữu cơ là rất cao. Với vai trò đóng góp quan trọng và cùng phát triển với ngành nông nghiệp thì nhiều nhà máy sản xuất phân hữu cơ nội địa ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Đặc biệt ở thị trường Tây Nguyên, Miền Bắc, Miền trung. Nhu cầu phân hữu cơ chất lượng phân hữu cơ rất lớn do sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng có giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây. Hiện nay, các công ty phân bón trong nước đều chưa sản xuất được mặt hàng chất lượng cao này mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Do tính khác biệt sản phẩm nhập khẩu có giá trị cao hơn các mặt hàng hữu cơ truyền thống, góp phần gia tăng biên độ lợi nhuận của các đại lý phân phối. Do đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước là hướng đi bền vững tạo sự khác biệt so với các sản phẩm nội địa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh/kinh tế của đơn vị. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Tổ hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”tại Thôn Thọ Khang, Xã Thăng Thọ, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa,sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi và chuyển giao công nghệđế với người nông dân, cơ sở sản xuấtnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếuđể đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
  • 11. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 9 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020; V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Tổ hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
  • 12. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 10 khu vực tỉnh Thanh Hóa.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Thanh Hóa.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển theo mô hình“Tổ hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”sản xuất phân bónhữu cơ, chế phẩm sinh học, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi và chuyển giao công nghệ đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao cho địa phương và cho cả nước.  Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau: Doanh thu từ phân bón 600.000 tấn/năm Doanh thu từ chế phẩm sinh học 10.000 tấn/năm Doanh thu từ chăn nuôi lợn 400 con/năm Doanh thu từ chăn nuôi bò 210 con/năm Doanh thu chăn nuôi gà 20.000 con/năm Doanh thu từ thủy sản 15 tấn/năm Doanh thu từ trồng trọt 48 tấn/năm Doanh thu từ dịch vụ nông nghiệp 18.250 lượt khách/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Thanh Hóanói chung.
  • 13. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 11 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý X Huyện Nông Cống nằm ở phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, có diện tích 292,5 km², dân số năm 2018 là 271.250 người, 87,9% số dân làm nông nghiệp. Huyện Nông Cống có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Triệu Sơn
  • 14. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 12 Phía nam và đông nam giáp huyện Tĩnh Gia Phía tây giáp huyện Như Thanh Phía đông giáp huyện Quảng Xương Phía đông bắc giáp huyện Đông Sơn. Địa hình huyện chủ yếu là đồng bằng, vùng đồi chiếm 37% diện tích. Sông Yên (sông Chuối), sông Lãng Giang chảy qua địa bàn huyện. Huyện Nông Cống có quốc lộ 45, tỉnh lộ 505, tỉnh lộ 506, và đường sắt Thống Nhất đi qua. Đây cũng là địa phương có tuyến Đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa đi qua đang được xây dựng. Địa hình huyện chủ yếu là đồng bằng, vùng đồi chiếm 37% diện tích. Sông Yên (Sông Chuối) chảy qua địa bàn huyện. Khí hậu Huyện Nông cống có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 - 230C, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 410C, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 20C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối. Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm, dao động trung bình từ 1 - 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng 11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng.
  • 15. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 13 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án Kinh tế Năm 2019 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thanh Hóa (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%. Sản xuất nông nghiệp mặc dù bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, nhưng vẫn phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 28.199 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó một số ngành có nhiều khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 108.643 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Năm 2019, toàn tỉnh ước đón 9,65 triệu lượt khách, vượt 1,6% kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ, trong đó có 300 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 30,3%; doanh thu du lịch ước đạt 14.525 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ… Năm 2019 thu ngân sách nhà nước ước đạt 27.359 tỷ đồng, vượt 2,7% dự toán và tăng 18% so với cùng kỳ. Năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo động lực mới phát triển; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện để khởi công các dự án lớn, trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao trong năm 2020, góp phần hoàn thành vượt mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Dân số Dân số tại huyện Nông Cống năm 2018 là 271.250 người, trong đó, chủ yếu là làm nông nghiệp, chiếm khoảng 87,9% số dân của huyện.
  • 16. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 14 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Thị trường phân bón hữu cơ Thị trường trong nước Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400.000 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá. Trên thế giới, lượng tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác của Việt Nam ở mức khá cao. Vào năm 2016, Việt Nam tiêu thụ 430 kg phân bón trên một hecta đất canh tác, chỉ sau một số quốc gia như New Zealand(1.717 kg/ha), Malaysia (1.539 kg/ha), Ai Cập (645,5 kg/ha), Trung Quốc (503 kg/ha). Mức tiêu thụ tại Việt Namcao gấp 3,1 lần mức trung bình thế giới (138 kg/ha
  • 17. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 15 năm 2016). So với các quốc gia sản xuất nông nghiệp trong khu vực, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về mức độ tiêu thụ phân bón. Các quốc gia còn lại tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác ở mức khá thấp: Ấn Độ (166 kg/ha), Thái Lan (162 kg/ha), Philippin (157 kg/ha), Campuchia (17,8 kg/ha) (số liệu năm 2016). Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, phù hợp với các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Thanh Long, cao su, cà phê.v.v.v. Trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại phân chuồng từ các trang trai chăn nuôi trong nước. Kinh tế Việt Nam đang hồi phục. Bên cạnh đó, diện tích cây trồng cũng được mở rộng kéo nhu cầu phân bón trong nước cao hơn, đặc biệt là nền nông nghiệp ngày càng phát triển, chính vì vậy đây là cơ hội cho ngành sản xuất phân bón phát triển trong thời gian tới. Diện tích và cơ cấu cây trồng tại các vùng miền ảnh hưởng đến nhu cầu phân bón
  • 18. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 16 Lúa gạo là loại cây trồng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu phân bón trong nước. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 60% tổng diện tích đất canh tác cả nước. Vì vậy, biến động diện tích gieo trồng và cơ cấu giống lúa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu phân bón hàng năm. Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 6/2019, diện tích gieo cấy cả nước đạt 5.327,6 nghìn ha lúa (giảm 1,1% yoy), trong đó, các địa phương phía Nam chiếm 72,6% tổng diện tích. Nguyên nhân sụt giảm diện tích gieo trồng cả nước là do vụ Hè Thu năm nay gặp khó khăn, thời tiết nắng nóng kéo dài, gây hạn hán, thiếu nước tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên và xâm ngập mặn tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Diện tích lúa Hè Thu đã sụt giảm đáng kể tại các khu vực này (giảm 4,7% yoy, trong đó, ĐB Sông Cửu Long giảm 4,3% yoy). Điều này khiến nhu cầu phân bón nửa đầu năm 2019 giảm mạnh so với cùng kỳ. Xét về loại phân bón, các loại cây trồng khác nhau sẽ cần cơ cấu dinh dưỡng khác nhau. N, P2O5, K2O là các thành phần cần thiết đối với cây trồng và không thể thay thế cho nhau. Các loại cây trồng lấy lá hay cần kích thích lá
  • 19. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 17 (rau, ngô) cần nhiều phân đạm (N). Cây trồng lấy củ, quả, đường cần nhiều phân Kali (K2O). Đối với các loại cây lấy hạt, cần bón nhiều phân lân (P2O5) để chất lượng hạt tốt và năng suất cao. Một số loại cây khác như cây lấy dầu, cây họ đậu hay cây gia vị, cần bổ sung thêm lưu huỳnh khi bón phân. Trong các thành phần dinh dưỡng trên, Ni-tơ là yếu tố cần thiết cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nên tỷ trọng thành phần Ni-tơ sẽ cao nhất cho tất cả các loại cây trồng. Thị trường phân bón hữu cơ tại Miền Bắc, Miền Trung. Khu vực Đồng bằng Sông Hồng có diện tích lúa, cây rau màu lớn và có nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cao, mặt khác khu vực này có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân hữu cơ là than bùn với trữ lượng lớn và các nguồn chất bã thải của các nông trại, phụ phẩm nông nghiệp. Do vậy, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng vừa là thị trường tiêu thụ lớn vừa gần với vùng nguyên liệu nên được đánh giá khá thuận lợi để đặt nhà máy sản xuất phân hữu cơ. Hiện nay, ở khu vực Miền Bắc bà con nông dân bắt đầu chú trọng đến chất lượng sản phẩm do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sạch, an toàn, bền vững và có giá trị kinh tế cao, trong khi đất ngày càng bạc màu do bón nhiều phân hóa học, nếu sử dụng phân bón kém chất lượng không chỉ làm thất thu trong một năm mà còn ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm tiếp theo. Các sản phẩm hữu cơ trong nước hiện nay rất đa dạng, nhiều nhà cung cấp, chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ, ít tạo được sự khác biệt trong các sản phẩm, Các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tập trung nhiều ở thị trường Miền Nam do đặt tính sản xuất nông nghiêp theo hướng xuất khẩu. Những thương hiệu lớn về phân bón hữu cơ trên thị trường gồm Sông Gianh, Quế Lâm, Vedan, Komic, Lio Thai, Humic…hiện thị trường Miền Bắc, Miền Trung mới chỉ có
  • 20. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 18 Sông Giang, Quế Lâm chiếm hầu hết thị phần, còn lại là một số xưởng sản xuất hữu cơ đơn lẻ. Vào những năm gần đây nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản, Đức cũng dần khẳng định tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên, do tính đặc thù của thị trường nên vẫn chưa có đơn vị sản xuất phân bónhữu cơ nào dẫn dắt thị trường như loại phân bón vô cơ. Về chính sách bán hàng của nhà sản xuất cho đại lý: qua khảo sát, đối với mặt hàng hữu cơ, các nhà sản xuất đều cho cửa hàng nợ (Như Quế Lâm là 03 tháng). Hình thức phổ biến là chiết khấu theo sản lượng (5-7% cho mỗi 100 tấn bán ra) và du lịch nước ngoài 1 lần/năm. Về chính sách đại lý cho người nông dân: Các đại lý đa số cho người nông dân mua nợ, các hình thức chủ yếu là tặng kèm áo, mũ, bột ngọt, chậu… Hiện nay, các dòng phân hữu cơ/vi sinh được các đơn vị nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ từ Nhật, Hà Lan, Bỉ… là những nước có nền nông nghiệp hữu cơ phát triển mạnh. Các sản phẩm tạo được sự khác biệt nhờ hàm lượng hữu cơ đảm bảo và các chủng vi sinh vật (có tích hợp dòng vi sinh có tác dụng cải tạo đất tốt, đề kháng sâu bệnh, tạo chất dinh dưỡng) có ích đúng như công bố chất lượng, nở và tan nhanh nên được nông dân trong khu vực sử dụng và ngày càng ưa chuộng. Sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất đối với các dòng phân nhập khẩu này mới chỉ tập trung ở một số tỉnh thành Hòa Bình (Vùng cam Cao Phong), Bắc Giang (Lục Nam, Lục Ngạn)... và các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh trên các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn trái là chủ yếu, còn đối với các khu vực trồng hoa, rau màu và các khu vực có diện tích canh tác lúa lớn phân bón nhập khẩu vẫn khó thâm nhập do giá bán sản phẩm nhập khẩu cao nên bà con nông dân vẫn hạn chế trong việc sử dụng.
  • 21. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 19 Qua phân tích tổng quan thị trường phân hữu cơ khu vực Miền Bắc, Miền Trung thị trường mục tiêu tiềm năng của sản phẩm là rất rộng. Đặc biệt, với xu hướng hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn như hiện nay thì triển vọng phát triển phân bón hữu cơ là rất lớn. Thị trường thế giới Thị trường đầu ra tiềm năng cho xuất khẩu phân bón của Việt Nam trước hết là thị trường Campuchia, khi nhu cầu phân bón dùng cho các cây trồng tại Campuchia vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2018, tiêu thụ phân bón thế giới tăng trưởng +1% yoy, ước đạt 189,4 triệu tấn chất dinh dưỡng. Trong đó, Đông Á, Nam Á, Tây & Trung Âu chiếm tới 62% lượng tiêu thụ toàn cầu. Những năm gần đây, nhu cầu trì trệ ở các khu vực này khiến tốc độ tăng trưởng tiêu thụ phân bón toàn cầu chậm dần chỉ từ 0,5% – 1,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu phân bón bị thu hẹp chủ yếu đến từ điều kiện thời tiết, giá cả các mặt hàng nông sản gây bất lợi cho các khu vực nông nghiệp. Chính sách môi trường ở Trung Quốc và chiến lược cải tạo phân bón ở Ấn Độ đã tác động đến nhu cầu phân bón của các quốc gia tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới này. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón hiệu quả hơn ở các quốc gia phát triển cũng khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng trưởng chậm lại.
  • 22. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 20 Triển vọng thị trường và giá phân bón thế giới Trong ngắn hạn, không có yếu tố hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng nhu cầu phân bón toàn cầu. Ngành nông nghiệp thế giới năm 2019 không khởi sắc hơn so với năm 2018. Sản xuất ngũ cốc toàn cầu niên vụ2019/2020 kỳ vọng tăng trưởng khoảng +2% yoy. Giá các mặt hàng nông sản được dự báo tăng nhẹ.Trong trung hạn, nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng trong khi nhu cầu phân bón duy trì ổn định
  • 23. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 21 ► Nhu cầu phân bón thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 1,3%/năm trong 5 năm tới. Tổng lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu đạt 201,5 triệu tấn chất dinh dưỡng năm 2023. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao được FAO và IFA dự báo ở Châu Phi, EECA và Nam Mỹ, những khu vực có tiềm năng tăng trưởng nông nghiệp cao nhất trong giai đoạn tới. ► Công suất toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng ở tất cả các phân khúc. Giai đoạn 2018 – 2023, vốn đầu tư ngành phân bón lên tới gần 110 tỷ USD vào 70 nhà máy mới, tương ứng với công suất bổ sung khoảng 60 triệu tấn/năm. ► Thị trường phân bón toàn cầu tiếp tục bị chi phối bởi nguồn cung. Trong khi nhu cầu phân bón chỉ tăng trưởng khiêm tốn trung bình 1,3%/năm giai đoạn 2019 - 2023, nguồn cung toàn cầu được dự báo tăng trưởng trung bình 1,6%/năm. Các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ
  • 24. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 22 Phân bón hữu cơ có các dòng như: Phân hữu cơ truyền thống, Phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân khoáng hữu cơ, phân sinh học (chế phẩm axit humic, axit fulvic) với thành phần dinh dưỡng theo các ngưỡng qui định của Nhà nước. Đối với phân bón hữu cơ truyền thống là loại phân bón có nguồn gốc từ động vật, các phế phụ phẩm trồng trọt chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống. Từ xa xưa người nông dân biết tận dụng các nguồn thải từ vật nôi, người cây trồng để sản xuất phân bón và ít gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, phân hữu cơ truyền thống thường phải bón với khối lượng lớn, vận chuyển cồng kềnh và có tác dụng chậm đối với cây trồng nên nông dân trong sản xuất nông nghiệp hiện đại thường ngại sử dụng. Để có thể sử dụng hiệu quả các nguồn phân hữu cơ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức và kỹ thuật xử lý phù hợp. Vấn đề này là một thách thức và rào cản đối với việc sử dụng phân hữu cơ truyền thống của nông dân Việt Nam. Phân bón hữu cơ chưa chế biến có nguồn gốc từ phân gia súc thường được người dân trồng cây công nghiệp lâu năm sử dụng vào đầu mùa mưa và bón lót cho các loại cây hàng năm nhằm tăng độ phì nhiêu của đất trồng. Tuy nhiên, qui mô sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống ở đây còn nhiều hạn chế so với lượng phân bón vô cơ mà người nông dân sử dụng. Đối với phân hữu cơ sản xuất công nghiệp là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, được xử lý và sử dụng công nghệ lên men vi sinh với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật nhằm chuyển các chất hữu cơ phức tạp sang dạng cây trồng dễ hấp thụ. Theo ý kiến của các chuyên gia, trong các nhóm phân bón hữu cơ thì phân hữu cơ sinh học là loại được tiêu thụ tốt
  • 25. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 23 nhất, tuy chỉ chiếm 34% trong tổng số danh mục các loại phân bón hữu cơ được phép sản xuất và kinh doanh, nhưng lại chiếm đến 57% tổng sản lượng phân bón hữu cơ, tương đương với khoảng 400 nghìn tấn bán ra thị trường. Nguyên nhân chính khiến phân hữu cơ sinh học bán chạy là do loại phân bón này có giá cả phải chăng, thích hợp với nhiều loại cây trồng giúp nâng cao năng suất và cải tạo đất canh tác. Do đó, phân hữu cơ sinh học thường được nông dân mua với khối lượng lớn, dùng để bón cho tất cả các loại cây trồng, từ cây công nghiệp như cao su, café, tiêu, chè, cây ăn trái… cho đến các loại cây hàng năm và ngắn ngày như lúa, ngô, rau màu. Đối với phân hữu cơ khoáng là loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu dinh dưỡng khoáng đa, trung và vi lượng. Đây là loại phân hữu cơ chiếm số lượng nhiều nhất về chủng loại trong danh mục các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ được phép sản xuất và kinh doanh của Cục Bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, tổng sản phẩm phân hữu cơ khoáng cung ứng cho thị trường chỉ khoảng 200 tấn tương đương với 29% sản lượng phân bón hữu cơ đã qua chế biến trong thị trường. Do phân hữu cơ khoáng chỉ yêu cầu hàm lượng hữu cơ không thấp hơn 15%, được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng, nên thường có giá cao hơn các loại phân bón hữu cơ khác. Phân hữu cơ khoáng thường được người dân sử dụng cả bón lót và bón thúc, thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Đáp ứng nhu cầu cho từng loại cây trồng, các nhà sản xuất phân hữu cơ khoáng thường đưa ra thị trường các loại phân chuyên dùng dành cho từng loại cây, ví dụ phân chuyên dùng cho cây café, cây chè, rau màu … hoặc phân hữu cơ khoáng tổng hợp. Đối với phân hữu cơ vi sinh là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích trong đó, mật độ mỗi chủng
  • 26. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 24 vi sinh vật có ích không thấp hơn 1x106 cfu/g. Phân vi sinh là loại phân trong thành phần chủ yếu có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác với mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1x108 cfu/g. Trong thực tế do phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh chỉ khác biệt ở chủng vi sinh vật có ích nên không có sự phân chia rõ ràng giữa hai loại này. Hiện nay, bà con nông dân trong nước đã dần nhận được tác dụng của việc sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ, tuy nhiên tuy nhiên nhu cầu sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh còn hạn chế. Tổng cầu phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh được ước tính ở mức 100 tấn, tương đương với 14% tổng sản lượng phân bón hữu cơ trên thị trường. Do đó, nông dân ở các khu vực trồng nhiều lúa, rau màu và cây ăn trái sử dụng kết hợp phân vi sinh bón lót để cải tạo đất, ngoài ra kết hợp phân vi sinh và phân vô cơ để bón thúc giúp tăng sản lượng cây trồng. 2.2. Nhu cầu thị trường thịt a) Nhu cầu thị trường nội địa Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2025, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 5 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt bò vẫn sẽ chiếm tỷ trọng dinh dưỡng lớn trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3- 5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới.
  • 27. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 25 Tổng đàn bò thịt tại thời điểm tháng 12/2019 là 5.640.730 tăng khoảng 2,4% so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm 2019 đạt 349,2 nghìn tấn, tăng 4,4% (quý IV ước đạt 84,3 nghìn tấn, tăng 5,0% so quý IV/2018). Tổng đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2018 2019 Tăng/giảm (%) Tổng đàn bò (con) 5.508.525 5.640.730 +2,4 Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng (1.000 tấn) 334,5 349,2 +4,4 Tổng đàn bò sữa (con) 294.382 321.232 +9,1 Nguồn:VITIC tổng hợp từ Tổng cục Thống kê Đàn bò thịt tăng trưởng khá do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi ở mức tốt, người chăn nuôi có lãi ổn định, đồng thời được sự hỗ trợ nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương. Nhiều mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt, kết hợp xử lý chất thải làm
  • 28. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 26 phân bón hữu cơ rất có hiệu quả như ở Hòa Bình; chăn nuôi bò sữa phát triển tốt do nhiều tỉnh có đề án phát triển bò sữa. b) Sự thay đổi trong thị trường thịt toàn cầu Trên phạm vi toàn cầu, sản xuất thịt trong thập kỷ tới cũng sẽ chậm lại so với tốc độ tăng trưởng trước đó. Theo dự báo của FAO, sản xuất thịt toàn cầu sẽ tăng chậm từ mức tăng trung bình 2,2% mỗi năm trong thập kỷ trước xuống còn 1,8% mỗi năm, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil và Argentina, cũng như chi phí đầu vào tăng cao. Sản xuất thịt gia cầm và thịt heo với mức tăng tương ứng 14% và 5% mỗi năm trong thập kỷ qua, được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình trong khoảng 2% mỗi năm đến năm 2025. Nhìn chung, các nước đang phát triển sẽ chiếm 77% tăng trưởng sản xuất thịt trong giai đoạn đến năm 2025. Sản xuất gia cầm sẽ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh nhất (2,2% mỗi năm) so với các loại thịt khác và sẽ
  • 29. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 27 vượt qua thịt heo vào cuối năm 2021 với sản lượng cao nhất. Đến năm 2021, sản lượng thịt gia cầm có thể sẽ đạt hơn 127,2 triệu tấn, so với gần 126 triệu tấn thịt heo. Cùng với nhu cầu cao về trứng, phần lớn lượng tiêu thụ thịt sẽ tập trung ở các nước châu Á và Thái Bình Dương, chiếm 56% mức tăng nhu cầu thịt toàn cầu trong giai đoạn 2010 - 2021. Đến năm 2021, người tiêu dùng ở các nước phát triển sẽ chọn thịt gia cầm với tỷ lệ là 90% trong tổng lượng thịt tiêu thụ của họ, ngoại trừ ở các nước Đông Âu. Riêng ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tiêu thụ hàng năm khoảng 62% thịt gia cầm, 19% thịt heo, 13% thịt bò và 6% thịt cừu. Dự báo tiêu thụ thịt gia cầm ở các nền kinh tế phát triển vào năm 2021 có thể sẽ đạt 44,7 triệu tấn, trong khi các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiêu thụ khoảng 82,3 triệu tấn. Tăng trưởng thương mại hàng năm về thịt gia cầm sẽ chậm lại đáng kể so với giai đoạn trước đó, chỉ ở mức dưới 2%/năm đến năm 2030, so với mức bình quân 5,5%/năm trong thập kỷ qua. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng thương mại gia cầm sẽ là Mỹ và Brazil, chiếm gần 80% thương mại gia cầm thế giới trong giai đoạn 2021 - 2025. Tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ được dẫn dắt bởi các quốc gia ở Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latinh c) Nhu cầu xuất khẩu thịt Sản lượng toàn cầu được dự báo sẽ tăng nhẹ (1%) trong năm 2019 lên 63,6 triệu tấn, chủ yếu đạt được từ Brazil, Hoa Kỳ và Argentina. Sự mở rộng của Brazil do nhu cầu ổn định trong nước và tăng trưởng xuất khẩu vững chắc sang các thị trường trọng điểm châu Á. Tăng trưởng của Argentina được thúc đẩy, bởi việc tăng khối lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ hơn cho các động vật có trọng lượng nặng hơn. Điều kiện thời tiết nóng và khô kéo dài của Australia dẫn đến tình trạng đồng cỏ tệ đi, giá ngũ cốc tăng cao và nguồn cấp
  • 30. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 28 nước thấp buộc nhiều gia súc biến thành động vật để lấy thịt. Với số lượng gia súc ít hơn kì vọng vào đầu năm 2019, sản xuất thịt bò được dự báo là sẽ thấp hơn. Dù cho mở rộng việc tăng đàn gia súc vào 2019 thì vẫn sẽ có ít gia súc có sẵn cho việc giết mổ. Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu thịt các loại tăng khá, thịt bò tăng mạnh, với mức tăng là 33% so với năm trước, đạt mức 8.831 USD/tấn. Xuất khẩu thịt các loại trong năm 2019 Chủng loại Lượng (tấn) Tăng/giảm so với năm 2020 (%) Trị giá (Nghìn USD) Tăng/giảm so với năm 2020(%) Thịt trâu 394 -71,9 1.591 -35,6 Thịt bò 68 -37,6 597 -17,0 Nguồn: VITIC tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam 2.3. Thị trường rau quả Thị trường thế giới Thái Lan: Theo nguồn producereport.com, tại Thái Lan, vùng trồng sầu riêng chính ở miền đông nước này sẽ sớm bắt đầu vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19, những quy định nghiêm ngặt được triển khai tại các tỉnh Chanthaburi, Rayong và Trat đang tác động lên xuất khẩu tất cả các loại trái cây, đặc biệt là sầu riêng. Trong năm 2020, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Thái Lan. Để đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng và củng cố niềm tin với người tiêu dùng, Ủy ban Thương mại Thái Lan triển khai hàng loạt biện pháp, bao gồm khử trùng các loại trái cây và dán nhãn “NoCOVID-19”, tạo điều kiện cho các nhà chức trách Trung Quốc tra soát quy trình trồng, đóng gói và vận chuyển sầu riêng. Theo cơ quan Hải quan Thái Lan, năm 2020, trị giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 576 nghìn tấn, trị giá 2,51 tỷ USD, giảm 4,6% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với năm 2019. Trị giá xuất khẩu
  • 31. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 29 sầu riêng tăng mạnh là do giá xuất khẩu tăng cao. Do tác động của đại dịch, tốc độ xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh trong nửa cuối năm 2020. Trong nửa đầu năm 2020 trị giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan đạt 1,64 tỷ USD, trong khi trong nửa cuối năm 2020 chỉ đạt 868 triệu USD. Tính riêng tháng 12/2020, xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 7.143 tấn, trị giá 38,4 triệu USD, là mức thấp nhất theo tháng trong năm 2020. Nhu cầu sầu riêng tại Trung Quốc tăng trong những năm gần đây đã thúc đẩy người trồng sầu riêng Thái Lan tăng diện tích trồng, đây là nguyên nhân làm giảm sản lượng của các cây trồng khác. Theo Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp của Thái Lan, sản lượng sầu riêng của miền Nam Thái Lan dự báo tăng 22% trong năm 2021 so với năm 2020. Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu, nhóm quả và quả hạch xuất khẩu trong tháng 1/2021 ghi nhận mức tăng trưởng cao, đạt 216,44 triệu USD, tăng 26,4% so với tháng 12/2020 và tăng 4,1% so với tháng 1/2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu thanh long tươi hoặc đông lạnh đạt 119,85 triệu USD, tăng 64% so với tháng 12/2020 và tăng 14,7% so với tháng 1/2020. Thanh long tươi hoặc đông lạnh là chủng loại quả xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu trong tháng 1/2021. Bên cạnh đó, trị giá xuất khẩu nhiều chủng loại trái cây và hạt chính cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá cao trong tháng 01/2021 như xoài, dừa, chuối, hạt óc chó, hạt macadamia. Đối với nhóm sản phẩm chế biến, trị giá xuất khẩu trong tháng 01/2021 đạt 64,43 triệu USD, giảm 21,1% so với tháng 12/2020, nhưng tăng 29,3% so với tháng 1/2020. Trong đó, mặt hàng nước dừa, cơm dừa sấy xuất khẩu đạt 11,45 triệu USD, tăng 237,3% so với tháng 1/2020. Ngoài ra, trị giá xuất khẩu một số chủng loại rau, củ, quả đã qua chế biến tăng so với tháng 12/2020 và so với tháng 1/2020 như lá nho chế biến, nước dứa, dứa sấy, khoai lang sấy, nước mãng cầu, thạch, nước lạc tiên. Đáng chú ý, nhóm hàng rau củ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các nhóm hàng khác, trong tháng 1/2021 đạt 26,9 triệu USD, tăng 35,4% so với tháng 12/2020, tăng 46,3% so với tháng 1/2020. Trong đó, ớt là chủng loại
  • 32. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 30 xuất khẩu nhiều nhất đạt 6,8 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng 12/2020, tăng 67,2% so với tháng 1/2020. Bắp cải xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong tháng 1/2021. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau: TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 180.000,0 m2 A Nhà máy sảnxuất phân bón hữu cơ 86.820,0 1 Nhà văn phòng 600,0 m2 2 Bãi tập kết nguyên liệu 30.000,0 m2
  • 33. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 31 TT Nội dung Diện tích ĐVT 3 Kho ủ tập trung 20.000,0 m2 4 Kho lưu thành phẩm khối ủ 20.000,0 m2 5 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng hạt tròn 3.000,0 m2 6 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng hạt nở 3.000,0 m2 7 Nhà ăn cán bộ, công nhân 300,0 m2 8 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng bột 3.000,0 m2 9 Kho thành phẩm 5.000,0 m2 10 Các công trình phụ trợ như nhà bảo vệ, đường nội bộ,câyxanh 1.920,0 m2 B Nhà máy sảnxuất chiết phẩm sinh học 3.180,0 m2 1 Phòng phân tích và thí nghiệm 180,0 m2 2 Nhà xưởng 3.000,0 m2 C Trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ và phát triển nông nghiệp hữu cơ 90.000,0 m2 1 Trại lợn chăn nuôi sinh học hữu cơ 5.000,0 m2 2 Trại bò chăn nuôi sinh học hữu cơ 10.000,0 m2 3 Trại gà chăn nuôi sinh học hữu cơ 5.000,0 m2 4 Trang trại canh tác cây ăn quả theo quy trình hữu cơ bền vững 40.000,0 m2 5 Hồ nuôi thủy sản áp dụng CN kết hợp giữa sinh học và công nghệ song trong ao 30.000,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống
  • 34. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 32 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư ĐVT: 1000 đồng
  • 35. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 33 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“nông nghiệp công nghệ cao” được thực Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 36. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 34 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 180.000,0 m2 A Nhà máy sảnxuất phân bón hữu cơ 86.820,0 1 Nhà văn phòng 600,0 m2 2 Bãi tập kết nguyên liệu 30.000,0 m2 3 Kho ủ tập trung 20.000,0 m2 4 Kho lưu thành phẩm khối ủ 20.000,0 m2 5 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng hạt tròn 3.000,0 m2 6 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng hạt nở 3.000,0 m2 7 Nhà ăn cán bộ, công nhân 300,0 m2 8 Xưởng sản xuất và đóng gói dạng bột 3.000,0 m2 9 Kho thành phẩm 5.000,0 m2 10 Các công trình phụ trợ như nhà bảo vệ, đường nội bộ,câyxanh 1.920,0 m2 B Nhà máy sảnxuất chiết phẩm sinh học 3.180,0 m2 1 Phòng phân tích và thí nghiệm 180,0 m2 2 Nhà xưởng 3.000,0 m2 C Trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ và phát triển nông nghiệp hữu cơ 90.000,0 m2 1 Trại lợn chăn nuôi sinh học hữu cơ 5.000,0 m2 2 Trại bò chăn nuôi sinh học hữu cơ 10.000,0 m2 3 Trại gà chăn nuôi sinh học hữu cơ 5.000,0 m2
  • 37. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 35 TT Nội dung Diện tích ĐVT 4 Trang trại canh tác cây ăn quả theo quy trình hữu cơ bền vững 40.000,0 m2 5 Hồ nuôi thủy sản áp dụng CN kết hợp giữa sinh học và công nghệ song trong ao 30.000,0 m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Quy trình sản xuất phân hữu cơ Quy trình sản xuất phân hữu cơ Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ * Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ (các phế thải nông lâm nghiệp, chăn nuôi, phân từ gia súc, gia cầm chăn nuôi (phân bò, heo, gà), trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, chế biến thực phẩm,…) được thu gom từ các hộ, các trang trại chăn nuôi trong địa phương và khu vực lân cận. Các phế thải nông lâm nghiệp được khai thác hoặc thu mua được tập kết tại bãi phơi nguyên liệu. Tiến hành phơi kết hợp kiểm tra độ ẩm, chất lượng nguyên liệu cho đến độ ẩm 28 – 32% cho vào nghiền mịn bằng máy nghiền búa với kích thước hạt từ 0,1- 0,5 mm sau đó được đưa vào kho chứa mùn để chuẩn bị cho việc sản xuất tiếp theo. * Bước 2: Ủ men vi sinh vật phân giải xelluloza.  Nguyên liệu đạt yêu cầu sản xuất được đưa vào máy ủ men siêu tốc.  Thực hiện ủ men theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt. - Chuẩn bị mặt bằng nơi ủ: Nơi ủ phải gần nơi chứa mùn hữu cơ để tiết kiệm công vận chuyển và công sức lao động. - Chuẩn bị thùng pha men, máy phun men hoặc thùng ôzoa, men phân giải, nguồn cấp nước sạch đủ để ủ cho khối lượng hữu cơ đã định.
  • 38. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 36 - Lấy 6 lít men phân giải xelluloza đã được pha chế để ủ cho 01 tấn thành phẩm, nếu ủ khối lượng lớn thì cứ theo công thức trên mà tính toán đủ cho khối lượng mùn cần ủ, khi ủ phải điều tiết độ ẩm của nguyên liệu ở độ ẩm 35%-50% - Cách ủ như sau: + Cho một lớp mùn dầy khoảng 15 - 20 cm xuống dưới sau đó tưới đều một lượt men phân giải lên trên, khi đã tưới xong lớp thứ nhất thì tiếp tục cho lớp thứ hai, cứ như vậy cho đến khi đống ủ hoàn tất việc ủ men. + Đống ủ cần được vun cao và tạo khối lớn có kích thước rộng từ 2 - 3 m, cao từ 1- 1,6 m, độ dài tùy thuộc vào mặt bằng của từng nhà máy để tiết kiệm diện tích ủ. + Thời gian ủ men phân giải xelluloza cho nguyên liệu hữu cơ lần 1 từ 7 – 15 ngày. Sau khi ủ đủ thời gian thì tiến hành nghiền và sàng để loại bỏ tạp chất, rồi chuyển vào kho chứa. Nếu nhu cầu của sản xuất phân bón và thời vụ chăm sóc cây trồng chưa gấp thì thời gian ủ có thể để lâu hơn. + Sau khi đã nghiền mịn ta thu được sản phẩm là phân nền hữu cơ để chuẩn bị cho việc sản xuất phân bón tiếp theo. b.2. Sản xuất phân bón * Bước 1: Chuẩn bị đủ lượng mùn hữu cơ. Than bùn, phế thải nông lâm nghiệp và các nguồn hữu cơ khác đã lên men đủ chín và khối lượng mùn hữu cơ cần sản xuất 1 tấn phân bón thực tế tại từng nhà máy sản xuất cụ thể. * Bước 2: Chuẩn bị đủ lượng N,P,K Căn cứ vào công thức sản xuất của từng chủng loại phân để từ đó chuẩn bị đủ lượng NPK cần cho sản xuất 1 tấn phân bón. Nếu sản xuất số lượng phân bón từ 20 đến 30 tấn trở lên thì cứ lấy khối lượng NPK của 1 tấn mà nhân lên cho đủ khối lượng NPK cần cho sản xuất. * Bước 3: Bổ sung hỗn hợp vi lượng. Căn cứ vào số lượng phân bón cần sản xuất mà chuẩn bị hỗn hợp vi lượng (2kg/tấn phân hữu cơ vi sinh)
  • 39. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 37 * Bước 4: Bổ sung vi sinh vật hữu ích. Căn cứ vào số lượng phân bón cần sản xuất mà chuẩn bị men VSV hữu ích (2 – 4 lít/tấn phân hữu cơ vi sinh) * Bước 5: Bổ sung Axit humic. Căn cứ vào số lượng phân bón cần sản xuất mà chuẩn bị Axit Humic (4 lít/tấn phân hữu cơ vi sinh) * Bước 6: Phối trộn đều bằng máy trộn chuyên dùng. * Bước 7: Kiểm tra chất lượng phân bón sản xuất ra. * Bước 8: Đóng bao 10, 25, 50 kg/bao. * Bước 9: Chuyển vào kho chứa thành phẩm và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Máy lên men siêu tốc 2.2. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học đòi hỏi cần phải biết tới cách thức hoạt động của vi sinh vật trong hợp chất này:
  • 40. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 38 – Sản xuất enzyme và các chất kháng khuẩn – Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch – Duy trì và bảo vệ sức khỏe đường ruột, gan tụy trên vật nuôi – Hỗ trợ tăng cường quá trình chuyển hóa các chất cho vật nuôi Cách làm chế phẩm sinh học cần quan tâm đến các cơ chế tác động của chúng Thông thường, quy trình sản xuất chế phẩm sinh học được diễn ra theo các bước cơ bản sau:  Lựa chọn nguyên liệu  Nhân giống  Lên men  Dịch men  Chuyển hóa  Ổn định
  • 41. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 39  Cố định vi sinh vật  Đóng gói tùy theo từng dạng chế phẩm (dạng nước hoặc dạng bột) Bên cạnh những nguồn nguyên liệu tự nhiên thì vi sinh vật cũng giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình hình thành chế phẩm. Vi sinh vật có khả năng bám thành ruột, không độc hại và có khả năng sinh trưởng tốt. => Lưu ý: Trong quy trình sản xuất chế phẩm sinh học cần phải chú ý từ bước chuẩn bị nguyên liệu đến suốt quá trình lên men cho đến khi đóng gói. 2.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo 2.3.1. Trang trại nuôi heo giống + Khu vực chăn nuôi cách xa nhà ở; + Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác; + Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi; + Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng có hố sát trùng; + Thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi; + Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
  • 42. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 40 Trang trại giống heo 2.3.2. Chọn lọc và theo dõi heo nái Để chọn được heo nái tốt cần chú ý các đặc điểm sau: - Trước tiên chọn theo gia phả, những con sữa tốt, sai con, mau lớn… sẽ đẻ ra đàn con, cháu mang những đặc điểm di truyền tốt. - Chọn ngoại hình tốt: Đòn dài, đùi to, mỡ lưng mỏng (đo bằng máy siêu âm), mông lớn (đo bằng thướt kẹp) cho dễ đẻ, bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ khung xương vững chắc, đi trên ngón, không đi trên bàn, móng chân đều chắc chắn, không có móng dài móng ngắn, không có khuyết tật. Bước đi nhanh nhẹn không. a. Lúc cai sữa: Chọn lọc vào thời điểm này dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ, ông bà và ngoại hình của heo con. Chọn những con bụ bẫm, tăng trưởng tốt, trội nhất trong đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất
  • 43. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 41 thường, số vú từ 12 trở lên, các vú cách nhau đều. Heo lanh lợi không ủ rũ, bệnh tật. b. Lúc 60 – 70 ngày tuổi: Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe để chuyển qua khu nuôi làm giống, những con còn lại không đạt sẽ chuyển sang cho các trang trại nuôi thịt. c. Lúc 4 – 6 tháng tuổi:
  • 44. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 42 Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới. Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái (Nguồn: www.vcn.vn) STT Bộ phận Ưu điểm 1 Đặc điểmgiống, thể chất, lông da Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ. 2 Vai và ngực Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông, không lép. 3 Lưng sườn và bụng Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn. 4 Mông và đùi sau Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn. 5 Bốn chân Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân. 6 Vú và bộ phận sinh dục Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt. d. Lúc 7 – 10 tháng tuổi:
  • 45. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 43 Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải). e. Dinh dưỡng Heo từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho heo con. Khi đạt 70 – 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn heo hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này heo khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm. Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai đoạn này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng
  • 46. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 44 nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo bị ngộ độc. d. Môi trường nuôi dưỡng Chuồng nuôi heo hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng cho heo không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè. Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nuôi chung chú ý đến sự tương đương tầm vóc. Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là 16 giờ. Cho heo hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 – 15 phút mỗi ngày. Tuổi phối giống là 7.5 – 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 – 22 mm, trọng lượng là 120 – 130 kg.
  • 47. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 45 e. Công tác thú y Trước khi phối giống 2 – 3 tuần thực hiện chương trình vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2. Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi. 2.3.3. Cách chọn heo đực giống Heo đực giống có đặc tính cải tiến, năng suất vượt trội so với các giống khác. Đáp ứng được thị hiếu của người chăn nuôi về mọi mặt
  • 48. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 46 Heo giống quyết định chất lượng đàn heo con Một con heo đực giống có ảnh hưởng đến sức sản xuất của 40 - 50 heo nái khi cho phối giống trực tiếp và có ảnh hưởng gấp 10 lần khi sử dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Như vậy, mỗi năm một con heo đực giống tốt có thể ảnh hưởng tới hàng nghìn con thế hệ sau. Từ 2 - 4 tháng tuổi: Đây là thời điểm heo bắt đầu phát dục, tùy theo giống ngoại hay lai, cần kiểm tra trọng lượng (lúc này heo đực giống sẽ có trọng lượng khoảng 40 - 60 kg), ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, sức đề kháng với bệnh tật… Heo 7 - 8 tháng tuổi: Giai đoạn bắt đầu phối giống. Kiểm tra các đặc điểm ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình… Chọn theo ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, quy trình nuôi. Ngoại hình và thể chất: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lưng thẳng, ngực nở, cơ thể rắn chắc, da có độ đàn hồi tốt. Thân hình cân đối, không béo hay gầy, 4 chân thẳng, chắc chắn, không dị tật, đi bằng móng. Heo đực có vú đều và cách xa nhau, ít nhất 6 cặp vú trở lên. Bộ phận sinh dục (2 dịch hoàn) lộ rõ, nở căng và đều nhau. Đực giống phàm ăn, tăng trọng tốt, tính dục hăng, không xuất tinh quá sớm.
  • 49. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 47 Heo đực giống được chọn được theo dõi rõ ràng về các mặt sau: Sinh trưởng phát dục tốt từ cai sữa đến lúc trưởng thành; trước khi được phối giống lần đầu, heo đực giống phải đạt tiêu chuẩn cấp I (C1) trở lên, hàng năm phải giám định giống và xếp cấp lại cho từng heo đực giống; heo đực hậu bị muốn bán làm giống cần phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý heo giống cấp. Heo đực giống khi xuất bán cần phải được khảo sát theo phương pháp kiểm tra đời sau. Giống heo đực 2.3.4. Dinh dưỡng cho đực giống Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng lượng. Đối với heo đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng heo đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi heo đực giống như sau:
  • 50. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 48 a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 – 50 kg) Giai đoạn này cần cho heo đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của heo đực giống như: selen, kẽm, mangan, iot). b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống) Giai đoạn này heo đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các acid amin. c. Giai đoạn 3: (giai đoạn khai thác) Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết. Dựa vào bảng dưới đây, ta có thể định mức 2 chỉ tiêu ấy cho một heo đực giống ăn vào trong 1 ngày đêm như sau: Giống Trọng lượng heo (kg) Năng lượng – ME (Kcal) Protein thô – CP (gram) Giống heo nội 61 – 70 71 – 80 5.000 6.000 352 384
  • 51. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 49 Giống Trọng lượng heo (kg) Năng lượng – ME (Kcal) Protein thô – CP (gram) 81 – 90 6.250 400 Giống heo ngoại 140 – 160 167 – 180 181 – 200 201 - 250 9.000 9.500 10.000 11.500 600 633 667 767 Nguồn: Kỹ thuật nạc hóa đàn heo. NXB Trẻ - 2002 Ở giai đoạn này cũng chú ý đến kết quả của các lần phối giống để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ngoài ra nên định kỳ bổ sung premix vitamin E cho đực giống. 2.3.5. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đực giống Muốn nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch, ngoài nuôi dưỡng tốt cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Cụ thể như sau: Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, được xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng heo nái, bố trí trước hướng gió so với chuồng heo nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy, diện tích bình quân khoảng 6m2/1 heo đực giống. Cho heo đực vận động thường xuyên để có thân thể chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt, nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tính hăng, tăng quá trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Có chế độ vận động thích hợp tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết và mức độ ăn uống mà có sự thay đổi. Trước mùa chuẩn bị giao phối cho đực giống tăng cường vận động, trong mùa sử dụng giao phối nên cho heo vận động vừa phải. Thời tiết mát mẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Qua nghiên cứu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 4 có nhiệt độ thích hợp (25ºC) là thời gian heo
  • 52. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 50 đực có lượng tinh dịch cao, phẩm chất tinh dịch tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Nên thường xuyên tám chải cho heo luôn sạch, xịt mát bộ phận sinh dục, tránh để khí hậu hầm nóng làm xệ túi da dịch hoàn. Việc vệ sinh cho heo đực sẽ làm tăng quá trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn, tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với heo hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện và sử dụng. Lịch tiêm phòng cho heo đực giống: Số lần Vaccie 1 lần/ năm Dịch tả 2 lần/ năm FMD 2 lần/ năm Aujeky 2 lần/ năm PRRS Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý. Đối với những đực giống đã trưởng thành thì trọng lượng qua các tháng không thay đổi nhiều, nhưng với heo đực còn non thì yêu cầu trọng lượng tăng dần ở các tháng đồng thời cơ thể phải rắn chắc, khỏe mạnh không được quá béo, quá gầy. Việc kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dịch hàng ngày để phát hiện kịp thời những thay đổi về thể tích (V), màu sắc, mùi vị và hình dạng tinh trùng. Các chỉ tiêu cần kiểm tra định kỳ như: + Thể tích một lần xuất tinh: trung bình mỗi lần xuất tinh đối với heo ngoại từ 200 – 300 ml. + Nồng độ (C): số tinh trùng trong mỗi cm3 là 100.000.000 đến 3000.000.000 + Hoạt lực (A): số tinh trùng tiến thẳng phải trên 75%
  • 53. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 51 Nếu kiểm tra màu tinh thấy đục trắng như sữa thì đó là chứa nhiều tinh trùng, trắng trong là chứa ít tinh trùng, nếu tinh có màu bất thường như màu vàng, nâu, có máu.. thì phải ngưng cho giao phối với nái và nhốt riêng để theo dõi. Cần kiểm tra sự phát triển của dịch hoàn trong suốt thời kỳ sử dụng đực, nếu dịch hoàn không đều nhau, hoặc một trong hai phát triển to hơn, hoặc teo nhỏ thì phải nuôi nhốt riêng để theo dõi. 2.3.6. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống a. Huấn luyện: Việc huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng heo đực giống, nhất là huấn luyện để lấy tinh cho việc gieo tinh nhân tạo. Nếu quy trình huấn luyện không phù hợp có thể gây xáo trộn khả năng tính dục của heo, gây ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Cần chú ý 2 yếu tố chính khi tiến hành huấn luyện đực giống: + Về thể trọng: thông thường tiến hành huấn luyện khi heo giống ngoại đạt 100 – 120 kg, heo lai đạt 80 – 90 kg, khoảng 5 – 6 tháng. + Về phản xạ tính dục: Khi thể trọng đạt và phải kết hợp với các biểu hiện tính dục của đực giống (hiếu động, thường nhảy lên con khác…) Phương pháp huấn luyện thông thường là con đực tơ tham quan con đực thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá. Khi cho đực tơ phối giống chú ý ghép phối với những nái có tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì, nái hiền không hung dữ cắn đực, làm đực hoảng sợ. Tránh cho đực thấp phối với nái cao chân hoặc đực cao chân phối với nái thấp. Sau khi phối giống trực tiếp thành thục có thể tập cho đực nhảy giá lấy tinh (dùng dịch tiết âm hộ nái động dục bôi lên giá nhảy). Heo đực hung hăng hoặc nhút nhát trong khi đưa đi phối lưu ý huấn luyện lại hoặc cho loại thải. Những đực già có răng nanh dài bén nhọn chú ý không làm chúng hung hăng tấn công người chăm sóc hoặc nái khi đi phối.
  • 54. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 52 b. Sử dụng Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 25 - 30 cái. Nếu thụ tinh nhân tạo thì một đực có thể phối giống cho 200 - 250 cái. Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông thường, nếu nuôi heo đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên heo có khả năng phối giống cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với heo mới bắt đầu làm việc và heo đực già. Tần suất phối giống của heo đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau: Heo từ 8 - 12 tháng tuổi: phối 2- 3 lần/ tuần. Heo từ 12 - 24 tháng tuổi: phối 3-4 lần/ tuần. Heo từ 24 tháng tuổi trở lên: phối 2-3/ tuần. Nếu Thụ Tinh Nhân Tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 - 3 lần. * Chú ý: Nếu sử dụng heo phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không gồ ghề, yên tĩnh. Khi cho heo giao phối hoặc lấy tinh xong và cho heo nghỉ ngơi 30 - 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. Nên chỉ lấy tinh, hoặc cho giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm). Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần. Theo kinh nghiệm sử dụng heo đực giống ở một số nước như Úc, Mỹ thì việc sử dụng heo đực giống nên trong thời gian 1,5 – 2 năm, nên sử dụng đực giống trẻ để nâng cao sức cải tạo giống.
  • 55. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 53 c. Quản lý đực giống Quản lý đực giống có vai trò rất quan trọng trong chương trình phát triển và lai tạo giống của đàn heo cho cả một quốc gia hay cả một khu vực. Nếu việc quản lý này không tốt thì nguy cơ bị cận huyết hoặc đồng huyết rất dễ xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc chăn nuôi heo. Thông thường có 2 chỉ tiêu quan trọng cần ghi chép cẩn thận: Sổ lý lịch: sổ này ghi chép lại các số liệu như: gia phả, nguồn gốc, các chỉ tiêu sinh trưởng (tăng trọng, mức ăn..), chỉ tiêu sinh sản (tuổi bắt đầu phối, năng suất..), các số liệu về tiêm phòng và các tác động thú y khác (bệnh tật..) Sổ phối giống: sổ này ghi lại các số liệu như ngày phối giống, lý lịch của nái mà đực đó đã phối, kết quả của những lần phối. 2.3.7. Nhập giống lợn Lợn nhập vào trang trại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất
  • 56. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 54 nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ mua lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại. Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi. Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS)…. Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh. Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu. 2.4. Trang trại nuôi bò a) Giống và đặc điểm giống: Bò thịt có đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn, cơ bắp, nhiều thịt, tỷ lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800 kg, con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo. Về ngoại hình, chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật. Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao động từ 250 kg đến 350 kg/con và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con. Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo nhanh hơn bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi. Bò nuôi từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ, mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không
  • 57. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 55 thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn. b) Chọn và phối giống: Chọn giống: Muốn chăn nuôi bò thịt đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản như: Giống, tuổi, giới tính, khối lượng lúc giết mổ, dinh dưỡng và phương thức vỗ béo. Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau. Bò nuôi lấy thịt, mục tiêu chung là làm sao để bò ở giai đoạn tuổi thích hợp đạt trọng lượng cao, kết cấu ngoại hình vững chắc, tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao. Chọn bò dùng để nuôi thịt hoặc dùng để sản xuất giống thịt, cần chọn bò có những đặc điểm như sau:  Có tầm vóc lớn, khung xương to nhưng xương nhỏ, nhiều thịt.  Da bóng mượt, hơi nhăn đùn (lỏng lẻo).  Háo ăn, chịu đựng được điều kiện ăn khó khăn, dễ nuôi, ít bệnh.  Hiền lành, dễ khống chế.  Kiểm tra độ mập ốm trong trường hợp muốn vỗ béo chúng trong thời gian nhất định bằng cách quan sát từ xa, quan sát gần, dùng tay xoa những góc xương để xác định mập ốm hay là nhéo ở góc xương. Trong chăn nuôi bò thịt, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Đây là yếu tố chính quyết định tới năng suất. Vì vậy chúng tôi kiến nghị lựa chọn những giống bò sau: Giống bò Brahman
  • 58. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 56 - Nguồn gốc: Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn Độ (Bos primigenius indicus). Bò được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính của tôn giáo Ấn Độ. Đây là loại bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. - Ðặc điểm: + Màu sắc: trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, đực trưởng thành màu lông sậm hơn con cái. Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn các vùng khác. Ở ÚC, người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt, còn nuôi Brahman màu đỏ chủ yếu để xuất cho các nước Châu Á do các nước này chuộng màu đỏ. + Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát triển.
  • 59. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 57 + Tính mắn đẻ, dẽ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi. + Kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng. Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Khả năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất. Việc đầu tư chăm sóc ở mức tối thiểu. - Tính năng sản xuất + Trọng lượng bê sơ sinh: 20 – 30 kg. + Trọng lượng 6 tháng tuổi: 120 - 150 kg. + Bò đực trưởng thành: 700 - 1000 kg. + Bò cái trưởng thành: 450 - 600 kg. + Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày. + Giai đoạn vỗ béo bò tăng trưởng: 1200 - 1500 gram/ngày. + Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 - 14 tháng. + Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi. + Tỷ lệ xẻ thịt đạt đến 53%-58% Bò Drought Master: Bò Droughmaster (có nghĩa là Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu hạn) hay còn gọi là bò Úc là một giống bò thịt được lai tạo ở Úc tại bang Queensland. Đây là giống bò có 50% máu bò giống ShortHorn (Anh) và 50% máu giống Brahman. Con trưởng thành có thể tới 700–800 kg. Khả năng tăng trọng và phẩm chất thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ cao. Bò kháng ve và các bệnh ký sinh trùng đường máu tốt, thích ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn. - Nguồn gốc:
  • 60. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 58 Bò được nhập về từ bang Queensland, Australia. Giống phát triển tốt ở vùng Bắc Mĩ, thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn rất tốt. - Đặc điểm: +Thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn rất tốt. Là giống lớn con trung bình, thân dài, tròn, lông ngắn, thưa, mượt, da mỏng, đàn hồi tốt. + Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm. + Phần lớn bò đều không sừng, u lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe. + Không bị trúng nắng, mò mắt, ung thư mắt, kháng ve, kí sinh trùng. + Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt. - Tính năng sản xuất + Trọng lượng bê sơ sinh đạt: 20 - 25 kg/con. + Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 - 170 kg/con. + Trọng lượng 12 tháng tuổi: 240 - 270 kg/con. + Trọng lượng 24 - 36 tháng tuổi: 450 - 600 kg/con. + Trọng lượng lúc giết mổ (24 - 27 tháng tuổi): 500 - 550 kg. + Ðẻ lần đầu: 12 - 16 tháng. + Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 11 - 12 tháng. + Tỉ lệ thịt xẻ (móc hàm): 58 - 60%.
  • 61. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 59 Bò Angus Bò Angus đỏ hay còn gọi là bò Red Angus hay còn gọi là bò Úc hoặc gọi là bò cọp, vì bò có hình dáng giống như con cọp con là một giống bò thịt có nguồn gốc từ Tô Cách Lan, đây là giống bò được lại tạo trên nền tảng của giống Bò Angus. Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho người chăn nuôi. - Nguồn gốc: Vào những năm 1870 của thế kỉ thứ 19, bò Angus được xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mục đích lai tạo thí nghiệm. Nhưng sau nhiều năm, bò Angus trở nên phổ biến và nổi tiếng vì chất lượng thịt của nó. - Đặc điểm: + Màu sắc: Toàn thân bò có màu đen hoặc màu đỏ, vằn vàng đỏ nhạt.
  • 62. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 60 + Là giống có ngoại hình, thể chất chắc chắn, khỏe mạnh. + Bò thường không có sừng và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. + Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho nhà chăn nuôi. + Bò Red Angus chủ yếu được biết đến như một loại thực phẩm tươi giá trị cao và là loại thịt bò chất lượng cao. + Bò có chất lượng thịt tốt, có vân mỡ trắng xen kẽ trong những thớ thịt giúp thịt mềm và và có vị béo rất dễ chịu. + Thịt bò Red Angus có màu đỏ tươi sáng, ngoài ra bò Red Angus có khả năng sinh sản cao và trưởng thành sớm bò red angus. + Giống bò Red Angus con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể. - Tính năng sản xuất: + Trọng lượng bê sơ sinh: 24 – 30 kg + Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 – 180 kg + Bò đực lúc trưởng thành: 800 – 1000kg + Bò cái lúc trưởng thành: 550 – 700 kg + Tốc độ tăng trưởng nhanh: 1000 gram/ngày + Tốc độ tăng trưởng lúc vỗ béo: 1000 – 2000 gram/ ngày + Tỷ lệ xẻ thịt: trên 70% (60% thịt + 40% xương)
  • 63. Dự án “nông nghiệp công nghệ cao” 61 Bò Lai Sind