SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LÊ THỊ QUỲNH
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
CÁC TRIỆU CHỨNG THÔNG THƯỜNG
TẠI NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn luận văn:
TS.DS. Võ Thị Hà
.
Huế, Năm 2018
LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất tới giảng
viên TS. DS. Võ Thị Hà, người đãhướng dẫn tôi xuyên suốt quá trình hoàn thành
luận văn này. Cô đã giành nhiều thời gian và tâm huyết để chỉ bảo và ủng hộ tôi.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng – Dược
xã hội đã góp ý để giúp tôi hoàn thiện được đề tài này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các sinh viên dược 4: Lương Minh Nhật,
Mai Trần Khánh Quân, Hồ Thủy Tiên và Nguyễn Thị Mỹ Bách đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong thực hiện quá trình quan sát trực tiếp hoạt động tư vấn sử dụng thuốc
không kê đơn tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế.
Nhân cơ hội này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các sinh viên dược 3:Bùi
Phước Thắng, Võ Đức Trí, Hồ Ngọc Lan Anh, Võ Thị Quỳnh Nhi, Hồ Thị Thanh
Nhàn và Nguyễn Hữu Kiều Trinh, vì đã hỗ trợ tôi hoàn thành đóng vai tại các nhà
thuốc.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô Ban giám hiệu, Phòng Đào
tạo đại học, Khoa Dược và toàn thể các giảng viên Trường Đại học Y dược Huế đã
giúp đỡ, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến 21 nhà thuốc đã đồng ý cho tôi thực hiện quan
sát và 38 dược sĩ nhà thuốc đã đồng ý tham gia buổi đào tạo, đồng ý chia sẻ thông
tin và thời gian cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này..
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè tôi, những người
luôn bên cạnh cổ vũ, động viên tinh thần trong suốt quá trình tôi học tập và làm đề
tài.
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lê Thị Quỳnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lê Thị Quỳnh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. Tình hình chung về sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam.........................3
1.2. Tư vấn sử dụng thuốc bởi dược sĩ tại nhà thuốc..............................................5
1.3. Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc ...................................................................11
1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc..............12
1.5. Phương pháp nâng cao chất lượng tư vấn tại nhà thuốc ................................17
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................21
2.1. Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại cácnhà thuốc
trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp quan sát trực tiếp........................21
2.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư
vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế ..........23
2.3. Vấn đề đạo đức nghiên cứu............................................................................27
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................28
3.1. Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn
thành phố Huế bằng quan sát trực tiếp..................................................................28
3.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng
thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế...............................31
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ....................................................................................41
4.1. Đặc điểm của dược sĩ và nhà thuốc tham gia đào tạo....................................41
4.2. Tình hình tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc .................................42
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng tư vấn quản lý cảm lạnh..46
4.4. Ưu, nhược điểm của nghiên cứu ....................................................................51
KẾT LUẬN..............................................................................................................53
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ/ giải thích
ADR Adverse Drug Reaction
Tác dụng có hại của thuốc
BN Bệnh nhân
CBYT Cán bộ y tế
CCĐ Chống chỉ định
DS Dược sĩ
DSCĐ Dược sĩ cao đẳng
DSĐH Dược sĩ đại học
DSNT Dược sĩ nhà thuốc
DSTH Dược sĩ trung học
GPP Thực hành tốt nhà thuốc
FDA
Food and Drug Administation
Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ
KH Khách hàng
NBT Người bán thuốc
NĐV Người đóng vai
NVNT Nhân viên nhà thuốc
N Tổng số biến khảo sát
n Số biến chọn trong các bảng
Mean Giá trị trung bình
SD Độ lệch chuẩn
OTC Thuốc không kê đơn
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế Giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc tại
Việt Nam..................................................................................................15
Bảng 3.1. Đặc điểm của các trường hợp tư vấn........................................................28
Bảng 3.2. Tỷ lệ thông tin thu thập.............................................................................29
Bảng 3. 3. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn......................................................30
Bảng 3. 4. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn.................................................................30
Bảng 3. 5. Đặc điểm chung của các dược sĩ tham gia đào tạo..................................31
Bảng 3. 6. Đặc điểm nhà thuốc .................................................................................32
Bảng 3. 7. Lý do không thực hiện tư vấn do các dược sĩ đưa ra....Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3. 8. Tỷ lệ các câu trả lời đúng trước và sau đào tạo .......................................32
Bảng 3. 9. Số các lời khuyên dược sĩ đưa ra trước và sau đào tạo ...........................34
Bảng 3. 10. Đặc điểm chung các trường hợp tư vấn.................................................35
Bảng 3. 11. Tỷ lệ thông tin thu thập..........................................................................36
Bảng 3. 12. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn....................................................36
Bảng 3. 13. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn...............................................................37
Bảng 3. 14. Tình huống mua thuốc trị cảm lạnh OTC cho người lớn - các thuốc được bán ...37
Bảng 3. 15. Tình huống mua thuốc trị cảm lạnh OTC cho trẻ <5 tuổi - các thuốc được bán...39
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Hình ảnh “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” ............................18
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu ..........................................................................26
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ câu trả lời đúng về kiến thức quản lý cảm lạnh trước và sau
đào tạo .......................................................................................................................34
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa phần người dân Việt Nam chưa có thói quen và điều kiện khám sức khỏe
định kì mà thường tự điều trị tại nhà hoặc đến các nhà thuốc để được tư vấn dùng
thuốc, bằng chứng là hơn 80% số người dân [35] sẽ trực tiếp tới các nhà thuốc khi có
vấn đề sức khỏe. Do đó, nhà thuốc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Dược sĩ nhà thuốc có vai trò cung cấp cho
người sử dụng các thuốc có chất lượng, đồng thời cung cấp thông tin, tư vấn sử dụng
thuốc an toàn – hợp lý – hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân tại
cộng đồng và giảm tải cho hệ thống điều trị tại bệnh viện.
Tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước Tây Âu hoạt động dược
tại cộng đồng rất phát triển và chú trọng đến việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh
nhân. Tuy nhiên hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc tại Việt Nam
vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả thuốc không kê đơn.
Tư vấn không được cung cấp thường quy cho cho tất cả bệnh nhân. Tần suất tư
vấn tại nhà thuốc thấp. Một nghiên cứu đóng vai bệnh nhân mua thuốc prednisolon
tại nhà thuốc ở Hà Nội cho thấy, dược sĩ đặt câu hỏi trong 41% trường hợp với 1,15
câu hỏi/bệnh nhân và khoảng 57% bệnh nhân nhận thông tin thuốc bằng miệng với
trung bình 1,47 lời khuyên/bệnh nhân [45].
Chất lượng của tư vấn thực tế tại nhà thuốc khác nhau rất nhiều. Một số nghiên
cứu cho thấy tư vấn tại nhà thuốc có nhiều thiếu sót. Một số nghiên cứu tại Úc và
nước khác cho thấy khi dược sĩ giành thời gian trao đổi, thảo luận với người mua thì
chất lượng lời khuyên cũng như chất lượng quyết định đưa ra của dược sĩ nhà thuốc
tốt hơn nhiều [35]. Tại Việt Nam, dược sĩ thường bán thuốc kê đơn mà không cần
đơn thuốc. Chất lượng thông tin/kiến thức tư vấn kém. Một nghiên cứu về quản lý
nhiễm khuẩn ở trẻ em tại nhà thuốc tư nhân cho thấy chỉ 36% được quản lý theo
hướng dẫn điều trị, và nửa số kháng sinh được bán với liều không đủ [49].
2
Năm 2011, Cục quản lý Dược Việt Nam đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn
Thực hành nhà thuốc tốt (GPP) nhằm xây dựng một chuẩn mực thiết yếu cho hoạt
động bán lẻ thuốc, trong đó có quy định rõ nhà thuốc phải tư vấn sử dụng thuốc cho
bệnh nhân [7]. Tuy đã có một số nghiên cứu về hoạt động tư vấn tại các nhà thuốc,
nhưng các nghiên cứu nâng cao chất lượng tư vấn còn rất ít. Nghiên cứu được thực
hiện với mong muốn cung cấp minh chứng về tình hình hoạt động tư vấn sử dụng
thuốc không kê đơn tại nhà thuốc, đồng thời xác định hiệu quả của biện pháp can
thiệp cải thiện chất lượng có hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với hai
mục tiêu chính là:
1. Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại các nhà thuốc trên
địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp quan sát trực tiếp.
2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao kĩ năng và kiến thức tư vấn
sử dụng thuốc không kê đơn của nhân viên nhà thuốc tại các nhà thuốc trên địa bàn
thành phố Huế.
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình chung về sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành công nghiệp dược phẩm
cũng có nhiều tiến bộ đáng kể với ngày càng nhiều mặt hàng thuốc xuất hiện trên thị
trường cũng như việc người dân có thể tiếp cận dễ dàng các thuốc phòng và chữa
bệnh theo nhu cầu. Song song với điều đó, thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do dùng
thuốc không đúng, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi, ... cũng là một thách thức
lớn cho ngành y tế các nước nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011 [60] về sử dụng
thuốc cho thấy:
Sử dụng thuốc không hợp lý đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu dẫn
đến sự lãng phí và gây hại cho người bệnh. Ở các nước đang phát triển và các nước
đang trong thời kì chuyển đổi, trong lĩnh vực chăm sóc ban đầu có ít hơn 40% bệnh
nhân ở khu vực công và 30% bệnh nhân ở khu vực tư nhân được điều trị phù hợp với
các hướng dẫn điều trị chuẩn. Kháng sinh bị sử dụng sai và sử dụng quá mức ở tất cả
các nơi trên thế giới. Một số nước tại châu Âu có lượng sử dụng kháng sinh trên đầu
người cao gấp 3 lần so với các nước khác. Ở các nước đang phát triển và chuyển đổi,
trong khi chỉ có 70% trường hợp viêm phổi được chỉ định kháng sinh thích hợp, thì
một nửa số trường hợp nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên do vius và tiêu chảy
virus được sử dụng kháng sinh không hợp lý.
Chỉ có khoảng 50% bệnh nhân tuân thủ điều trị trên thế giới, và tỷ lệ này thấp
hơn ở các nước đang phát triển và chuyển tiếp, nơi có đến 50% số trường hợp biến
cố cấp phát thuốc không đầy đủ (về hướng dẫn bệnh nhân và ghi nhãn thuốc được
cấp phát). Hậu quả tai hại của việc sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm gia tăng biến
cố bất lợi của thuốc, tăng nhanh đề kháng kháng sinh (do việc sử dụng quá mức kháng
sinh), và sự lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường máu như HIV hay viêm gan
4
virus B/C, những điều này làm trầm trọng thêm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cũng như
tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm.
Chưa đến một nửa số quốc gia trên thế giới đang thực hiện các chính sách cơ
bản cần thiết để đảm bảo sử dụng hợp lý các loại thuốc như: giám sát sử dụng thuốc,
cập nhật hướng dẫn điều trị và có trung tâm thông tin thuốc kê đơn, thuốc không kê
đơn (OTC), tổ chức các hội đồng thuốc và điều trị tại hầu hết các bệnh viện và khu
vực.
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi có những bất thường về sức
khỏe, phổ biến là những bệnh thông thường có 60 đến 85% người dân thường đến
các điểm bán lẻ như quầy thuốc, nhà thuốc để tìm kiếm sự giúp đỡ và mua thuốc điều
trị trước khi đến với các loại hình dịch vụ y tế khác nếu không khỏi bệnh [9]. Điều
này dẫn đến tình hình sử dụng thuốc của Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp, cơ sở
bán lẻ thuốc đóng vai trò quan trọng đảm bảo cung ứng trực tiếp cho người dân các
thuốc có chất lượng và cung cấp các lời khuyên sức khỏe cũng như hướng dẫn sử
dụng thuốc, tránh hiện tượng sử dụng sai thuốc, lạm dụng thuốc, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe người bệnh và gây nhiều hậu quả đáng tiếc về sau.
Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông
thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng
sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Trong
tổng số 2953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ
lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê
kháng sinh. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong
tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88%
(thành thị) và 91% (nông thôn) [5]. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có 70 –
80% thuốc kháng sinh được bán bởi các cơ sở bán lẻ thuốc mà không cần đơn của
bác sĩ và tư vấn đưa ra rất ít [21]. Điều này dẫn đến mức độ kháng kháng sinh ở Việt
Nam ngày càng tăng lên và trở thành một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Theo thông
5
báo của WHO: Việt Nam là một trong những nước có tình hình kháng kháng sinh cao
nhất thế giới [5], [40].
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh tùy tiện và không đúng theo nguyên tắc sử
dụng, việc sử dụng corticosteroid bừa bãi cũng xảy ra khá phổ biến ở Việt Nam gây
nên nhiều vấn đề đáng lo ngại, do đây là một nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ, có
thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân nếu sử dụng không đúng. Một nghiên
cứu thực hiện trên 50 nhà thuốc tư nhân tại tỉnh Bình Dương năm 2014 cho thấy
100% đồng ý bán thuốc corticosteroid cho khách hàng (KH) mà không cần đơn, trong
đó 28% số nhà thuốc không đưa ra bất kỳ lời hướng dẫn sử dụng nào cho KH và chỉ
có 6% số nhà thuốc quan tâm, lưu ý cho KH về tác dụng phụ của thuốc [27].
Như vậy trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề về sử dụng thuốc thiếu an toàn, hiệu quả, hợp lý trong cộng đồng. Để cải thiện
tình hình này, cần có nhiều biện pháp can thiệp đến từ cơ quan chức năng, trong đó
có vai trò không nhỏ của các cơ sở bán lẻ thuốc. Các cơ sở bán lẻ thuốc cần chú trọng
nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp của dược sĩ bán thuốc,
góp phần cải thiện và nâng cao tình hình sử dụng thuốc trong cộng đồng.
1.2. Tư vấn sử dụng thuốc bởi dược sĩ tại nhà thuốc
1.2.1. Khái niệm nhà thuốc
Theo Liên đoàn dược phẩm quốc tế (FIP) [44]: nhà thuốc cộng đồng là khu vực
hành nghề dược mà ở đó các loại thuốc và các sản phẩm liên quan được bán hay cung
cấp trực tiếp cho cộng đồng từ một đại lý bán lẻ (hay thương mại khác) được thiết kế
chủ yếu cho mục đích cung cấp thuốc. Việc bán hoặc cung cấp các loại thuốc có thể
là theo yêu cầu hoặc theo đơn của bác sĩ (hoặc nhân viêc chăm sóc sức khỏe khác),
hoặc không kê đơn OTC.
Theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016 thì ở Việt
Nam hiện nay có 4 loại cơ sở bán lẻ gồm: Nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán lẻ thuốc
của doanh nghiệp và tủ thuốc trạm y tế [22].
Bộ Y tế quy định các nhà thuốc phải đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành
tốt nhà thuốc” (GPP) [7].
6
1.2.2. Vai trò của người dược sĩ tại nhà thuốc
Vai trò của người dược sĩ tại nhà thuốc được thể hiện thông qua hình ảnh dược
sĩ cộng đồng. Theo WHO, người dược sĩ nhà thuốc không những là người cung ứng
thuốc có chất lượng cho cộng đồng mà còn là người giao tiếp và người giáo dục sức
khỏe. Bởi người dược sĩ là điểm tiếp cận đầu tiên của người bệnh, dược sĩ nên khuyên
bệnh nhân không nên dùng thuốc nếu chưa cần thiết. Người dược sĩ phải biết lắng
nghe khách hàng và đặt câu hỏi phù hợp để khai thác thông tin. Cung cấp thông tin
về thuốc cho khách hàng và tư vấn cách điều trị thích hợp.
Hình ảnh hiện tại về dược sĩ nhà thuốc tại Việt Nam còn nặng vềngười cung
ứng thuốc. Để có thể chuyển đổi hình ảnh dược sĩ nhà thuốc sang người giao tiếp hay
người giáo dục sức khỏecho cộng đồng, đòi hỏi nhiều thay đổi hệ thống từ chương
trình đào tạo dược sĩ, quy định về hành nghề nhà thuốc và các phương pháp thích hợp
làm thay đổi quan niệm của cộng đồng về vai trò của dược sĩ nhà thuốc [59].
1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP)
"Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản
đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc
của dược sĩ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và
chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
Khi xây dựng một nhà thuốc đạt chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP”
phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc chính sau:
➢ Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
➢ Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích
hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
➢ Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng
thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
➢ Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, có hiệu quả [3].
7
1.2.4. Một số tiêu chuẩn và yêu cầu chính của GPP Việt Nam liên quan đến hoạt
động tư vấn sử dụng thuốc
1.2.4.1. Về các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc
- Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà
người mua yêu cầu.
- Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng
dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo,
người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy,
in gắn lên đồ bao gói.
- Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về
nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
1.2.4.2. Về tư vấn cho người mua
- Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều
trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
- Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về
thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
- Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích
hợp hoặc bác sĩ điều trị.
- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán
thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh [3].
1.2.5. Các loại tư vấn sử dụng thuốc
1.2.5.1. Tư vấn thuốc theo đơn
Dược sĩ dựa theo đơn thuốc của bác sĩ kê và khai thác thêm các thông tin của
bệnh nhân để xác định các vấn đề trong đơn thuốc (nếu có) và trao đổi với bác sĩ hay
bệnh nhân để giải quyết [8]. Nếu dược sĩ không phát hiện bất kì vấn đề gì thì có thể
bán thuốc theo đơn cho bệnh nhân đồng thời tư vấn cách sử dụng từng loại thuốc
trong đơn. Kĩ thuật tư vấn thuốc theo đơn đòi hỏi sự tương tác giữa dược sĩ (DS) và
8
bệnh nhân (BN) chứ không đơn thuần chỉ là sự truyền tải thông tin một chiều. DS thu
thập các thông tin thiết yếu về BN và từ đó điều chỉnh cách tư vấn cho thích hợp. Kĩ
thuật này khuyến khích BN tham gia tích cực vào quá trình tư vấn. Và DS nhanh
chóng xác định những thông tin gì BN đã biết (thông qua các cán bộ y tế (CBYT)
khác) và chỉ tập trung vào các thông tin mà BN chưa biết. Điều chỉnh thông tin tư vấn
cho phù hợp với mục đích của từng BN. Trong một số trường hợp, việc nhắc lại các
thông tin do các CBYT khác truyền tải cho BN giúp tăng sự tuân thủ điều trị của BN
[31].
1.2.5.2.Tư vấn thuốc không cần kê đơn
Thuốc OTC là thuốc bệnh nhân có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.
Thuốc OTC là các thuốc có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và khi vào trong
cơ thể người không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không có những phản
ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản
lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài khuyến cáo có phản ứng có hại dẫn
đến một trong những hậu quả sau đây:
- Tử vong
- Đe dọa tính mạng
- Buộc người bệnh phải nhập viện để điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện
của người bệnh
- Để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn cho người bệnh
- Gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi
- Bất kỳ phản ứng có hại khác gây hậu quả nghiêm trọng về mặt lâm sàng cho
người bệnh do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đánh giá, nhận định.
Thuốc OTC có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng
đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng. Thuốc được chỉ định
trong điều trị các bệnh không phải là bệnh nghiêm trọng và người bệnh có thể tự điều
trị. Đường dùng, dạng thuốc đơn giản mà người sử dụng có thể tự dùng (chủ yếu là
đường uống, dùng ngoài da) với hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị.
9
Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thông dụng, ít có khả năng
gây tình trạng lệ thuộc thuốc và nguy cơ lạm dụng thuốc [4].
Đối với trường hợp BN mua thuốc OTC, DS cần đặt các câu hỏi thích hợp để
khai thác một cách hệ thống các thông tin về bệnh, thuốc của bệnh nhân để từ đó
quyết định là nên khuyên BN đi khám bác sĩ hay cùng thảo luận với BN chọn thuốc
OTC thích hợp. Nên mở đầu bằng các câu hỏi mở để thu thập được đầy đủ thông tin,
rồi sau đó có thể tiến hành các câu hỏi đóng để thu thập các thông tin cụ thể, chính
xác. DS tư vấn cụ thể cách sử dụng thuốc OTC, thường đưa thêm các lời khuyên về
chế độ ăn, luyện tập, vệ sinh [6].
Tháng 5/2017 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 07/2017/TT – BYT về Danh mục
thuốc không kê đơn mới, thay thế thông tư 23/2014/TT – BYT, gồm 243 hoạt chất
thuốc hóa dược và sinh phẩm và các loại thuốc cổ truyền và dược liệu [4]. Theo đó,
đối với tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục ngoài việc dựa trên nguyên tắc mới là
bảo đảm việc tiếp cận thuốc kịp thời cho người dân thì còn bổ sung một số tiêu chí
so với trước đây, như:
- Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích làm ảnh hưởng đến sự
an toàn của người sử dụng.
- Thuốc đã có thời gian lưu hành tại Việt Nam tối thiểu từ 05 năm trở lên.
Danh mục mới có sự thay đổi và điều chỉnh chỉ định, liều dùng một số thuốc và
loại bỏ khỏi danh mục các thuốc không còn phù hợp.
1.2.6. Các bước tư vấn sử dụng thuốc
1.2.6.1. Thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân
Giới thiệu bản thân với BN, giải thích mục đích và thời gian buổi tư vấn, hỏi sự
chấp thuận tham gia tư vấn của bệnh nhân, xác định các xưng hô hay ngôn ngữ lựa
chọn.
1.2.6.2. Thu thập thông tin từ bệnh nhân
Thu thập, đánh giá kiến thức của bệnh nhân về vấn đề sức khỏe và các thuốc sử
dụng, khả năng thể chất và nhận thức của bệnh nhân để sử dụng thuốc hợp lý, đặt câu
10
hỏi mở về mục đích điều trị của mỗi thuốc, bệnh nhân mong đợi điều gì và yêu cầu
bệnh nhân miêu tả hay biểu diễn lại cách bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc.
1.2.6.3. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân
Cung cấp thông tin bằng lời và dùng các công cụ trực quan hỗ trợ hoặc biểu
diễn để cung cấp thông tin cho BN, cung cấp thêm bằng các tài liệu viết để giúp BN
lưu giữ thông tin, biểu diễn cách dùng các thiết bị dùng thuốc như bình xịt mũi, miệng.
Các thông tin về thuốc cần cung cấp cho bệnh nhân:
➢ Tên thuốc: có thể là tên biệt dược hoặc tên hoạt chất, hoặc tên thường gọi
khác của thuốc, có thể cho bệnh nhân biết về phân nhóm điều trị hoặc hiệu quả của
thuốc khi thích hợp.
➢ Chỉ định của thuốc hay mục đích sử dụng thuốc, tác dụng mong đợi của
thuốc. Bao gồm các thông tin như thuốc điều trị bệnh, thuốc điều trị triệu chứng,
thuốc làm ngừng hoặc làm chậm tiến triển bệnh, hoặc dự phòng bệnh/triệu chứng.
➢ Thời điểm thuốc bắt đầu có tác dụng và cần làm gì khi thuốc không phát huy
tác dụng.
➢ Các thông tin về đường dùng, dạng dùng, liều dùng và lịch dùng thuốc.
➢ Các chỉ dẫn khi chuẩn bị dùng thuốc hoặc dùng thuốc, có thể điều chỉnh để
phù hợp với lối sống hay môi trường làm việc của bệnh nhân.
➢ Hướng dẫn xử lý khi bệnh nhân quên dùng thuốc.
➢ Các sự phòng ngừa cần theo dõi trong suốt quá trình dùng thuốc và những
nguy cơ của thuốc liên quan đến lợi ích. Ví dụ đối với thuốc tiêm và các thiết bị dùng
thuốc, cần chú ý đến vấn đề dị ứng latex.
➢ Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hoặc thường gặp, các việc làm
để phòng ngừa hoặc giảm thiểu chúng và cách xử lý khi chúng xảy ra.
➢ Kỹ thuật tự theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc.
➢ Các tương tác thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn và thuốc – bệnh tiềm năng, cũng
như chống chỉ định của thuốc.
➢ Bảo quản thuốc đúng cách.
11
➢ Xử lý thuốc hỏng, ngưng thuốc đúng cách và cách dùng các dạng thuốc đặc
biệt hoặc các thiết bị dùng thuốc.
➢ Bất cứ thông tin nào khác mang tính cá thể hóa dành cho bệnh nhân.
1.2.6.4. Kết thúc tư vấn
Kiểm tra lại kiến thức của BN về sử dụng thuốc, kỹ năng dùng thuốc của BN.
Có thể yêu cầu bệnh nhân trả lời lại các thông tin đã tư vấn hoặc mô tả lại cách dùng
thuốc. Tổng kết lại các thông tin đã tư vấn, hỏi bệnh nhân liệu bệnh nhân có còn thắc
mắc hay câu hỏi gì khác liên quan đến thuốc, bệnh hoặc điều trị bằng thuốc [31].
1.3. Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc
1.3.1. Trên thế giới
Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc trên các nước trên thế giới còn chưa khả quan:
- Theo một nghiên cứu tại Ả Rập Saudi (2015) [30] khi thực hiện phỏng vấn
trực tiếp 350 nhà thuốc thì 66,3% các nhà thuốc trả lời rằng thường hay tư vấn cho
bệnh nhân về mục đích các loại thuốc. Nhưng khi thực hiện đóng vai khách hàng bởi
4 sinh viên dược đã qua đào tạo, để kiểm tra tình trạng tư vấn tại 161 nhà thuốc thì
kết quả không khả quan vì chỉ 4,6% nhà thuốc cung cấp tư vấn cho khách hàng và
khi được yêu cầu tư vấn thì cũng chỉ 43,3% nhà thuốc cung cấp tư vấn trong 161 nhà
thuốc.
- Tại Đức (2003) [34], một nghiên cứu đóng vai khách hàng được thực hiện ở
49 nhà thuốc cho thấy rằng 98% các nhà thuốc có cung cấp tư vấn cho các khách
hàng. Tuy nhiên, trong đó thì 36% các nhà thuốc chỉ tư vấn khi được khách hàng yêu
cầu. Kết quả tương tự cũng được thấy ở các nghiên cứu khác tại Anh (2017) [56] và
tại Úc (2007) [53].
1.3.2. Tại Việt Nam
Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại nước ta còn là một vấn đề đáng lo ngại.
Theo Smith (2009), các nhà thuốc ở các nước chậm và đang phát triển, bao gồm cả
Việt Nam chưa cung ứng thuốc có hiệu quả và hỗ trợ cho khách hàng sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn, đặc biệt trong việc đưa ra lời khuyên [55].
12
Năm 2009, tác giả Phạm Thanh Phương [18] đã sử dụng phương pháp quan sát
trực tiếp tại nhà thuốc và đóng vai trò khách hàng để khảo sát thực trạng hoạt động
của các nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội cho thấy rằng việc tư vấn cho bệnh nhân
sử dụng thuốc còn chưa tốt, các câu hỏi và lời khuyên đưa ra chưa phù hợp. Kết quả
tương tự cũng được thấy ở các nghiên cứu khác tại Hà Nội (2009) [23], và Thanh
Hóa (2012) [24].
Không chỉ về mặt kỹ năng tư vấn, dược sĩ bán thuốc cũng thiếu cả những kiến
thức chuyên môn cần thiết trong thực hành, theo một nghiên cứu được thực hiện năm
2015 tại Đà Nẵng [29], chỉ có 5% DSNT trao đổi với BN bị tiêu chảy về dấu hiệu
mất nước, 2% giới thiệu họ đến cơ sở y tế, không có tư vấn nào về cách phòng tránh;
2% DSNT trao đổi với KH về ADR của thuốc tránh thai khẩn cấp và chỉ 7% trong số
họ khuyên KH sử dụng biện pháp tránh thai thường xuyên để thay thế. Tuy nhiên, tỉ
lệ này được cải thiện đáng kể sau khi họ được tập huấn về kỹ năng và kiến thức
chuyên môn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc
Chất lượng hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc là vấn đề nhận được
nhiều sự quan tâm tại nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam. Nhằm đánh giá chất
lượng tư vấn đưa ra bởi dược sĩ nhà thuốc, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành bằng
nhiều phương pháp nghiên cứu đa dạng.
1.4.1. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp điều tra được thực hiện bằng cách
phỏng vấn đối tượng được chọn, dựa theo bảng câu hỏi mẫu hoặc phiếu điều tra
mẫu được xây dựng sẵn. Phương pháp phỏng vấn cho phép người nghiên cứu có thể
linh hoạt thay đổi câu hỏi cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn mà vẫn giữ nguyên
được nội dung và mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm
là không thể đảm bảo tính trung thực trong câu trả lời của đối tượng phỏng vấn.
Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn, đối tượng
phỏng vấn có thể là khách hàng [1], [42] hoặc nhân viên nhà thuốc (NVNT) [1], [11],
[15].
13
1.4.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Phương pháp điều tra bằng phiếu là phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên
bảng câu hỏi được thiết kế bởi người nghiên cứu và nhận lại câu trả lời từ đối
tượng điều tra. Để thu thập các thông tin chính xác qua phương pháp này, cần nêu
ra các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốn nghiên cứu trước khi hoàn
thành thiết kế bảng câu hỏi, đồng thời bảng câu hỏi phải được thiết kế sao cho các
đối tượng đều hiểu như nhau vì khi điều tra không có sự thay đổi hay bổ sung như
đối với phương pháp phỏng vấn. Hạn chế của phương pháp này là câu trả lời có
thể không trung thực do người trả lời có xu hướng trả lời theo mong muốn của
người nghiên cứu hơn là trả lời đúng thực tế.
1.4.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng
con người hoặc máy móc ghi lại các hiện tượng, hành vi của đối tượng nghiên cứu
trong khu vực nghiên cứu. Phương pháp quan sát cho phép thu thập các thông tin
chính xác và đáng tin cậy hơn so với các phương pháp phụ thuộc vào câu trả lời
của đối tượng nghiên cứu (phương pháp điều tra) [41]. Phương pháp quan sát có
thể được phân loại gồm quan sát can thiệp và quan sát không can thiệp. Phần lớn
các nghiên cứu thực hiện tại nhà thuốc được thực hiện bằng phương pháp quan sát
không can thiệp [54]. Nghiên cứu quan sát có ưu điểm là giữ được tính khách quan
của sự việc trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp
này là người quan sát đóng vai trò thụ động, phải chờ đợi các hiện tượng diễn ra,
khó khăn trong việc đánh giá sự tồn tại của những điều kiện nảy sinh các hiện
tượng, sự kiện và do đó khó tách các mối liên hệ nhân quả.
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp quan
sát. Các nghiên cứu này được trình bày tóm tắt tại Bảng 1.1.
1.4.4. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách người đóng vai
(NĐV) tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thực hiện đóng vai theo kịch bản có sẵn.
NĐV phải được tập huấn về kịch bản, các kỹ năng đóng vai, thu thập dữ liệu thông

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ dược học.

Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.ssuser499fca
 
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongNcdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongHA VO THI
 
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...Man_Ebook
 

Similar to Luận văn thạc sĩ dược học. (20)

Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớpXây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
 
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đĐề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh việnBáo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhấtMẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
 
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uongNcdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
Ncdls_N1_Thuoc chong dong duong uong
 
Thuốc chống đông đường uống
Thuốc chống đông đường uốngThuốc chống đông đường uống
Thuốc chống đông đường uống
 
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
Đề tài: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô...
 
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAYLuận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
Luận án: Yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
Luận án: Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu m...
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với miso...
 
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghénKiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
Kiệu quả và an toàn của mifepriston với misoprostol để kết thúc thai nghén
 
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
Khảo sát nhu cầu tư vấn và thực trạng tư vấn dược tại bệnh viện Thống Nhất th...
 
Đề tài: Cơ sở dữ liệu thường dùng trong tra cứu tương tác thuốc
Đề tài: Cơ sở dữ liệu thường dùng trong tra cứu tương tác thuốcĐề tài: Cơ sở dữ liệu thường dùng trong tra cứu tương tác thuốc
Đề tài: Cơ sở dữ liệu thường dùng trong tra cứu tương tác thuốc
 
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốcĐánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
 
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đPhân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
Phân tích hiệu chỉnh liều kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, 9đ
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn thạc sĩ dược học.

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ THỊ QUỲNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CÁC TRIỆU CHỨNG THÔNG THƯỜNG TẠI NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC Người hướng dẫn luận văn: TS.DS. Võ Thị Hà . Huế, Năm 2018
  • 2. LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất tới giảng viên TS. DS. Võ Thị Hà, người đãhướng dẫn tôi xuyên suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Cô đã giành nhiều thời gian và tâm huyết để chỉ bảo và ủng hộ tôi. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội đã góp ý để giúp tôi hoàn thiện được đề tài này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các sinh viên dược 4: Lương Minh Nhật, Mai Trần Khánh Quân, Hồ Thủy Tiên và Nguyễn Thị Mỹ Bách đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thực hiện quá trình quan sát trực tiếp hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế. Nhân cơ hội này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các sinh viên dược 3:Bùi Phước Thắng, Võ Đức Trí, Hồ Ngọc Lan Anh, Võ Thị Quỳnh Nhi, Hồ Thị Thanh Nhàn và Nguyễn Hữu Kiều Trinh, vì đã hỗ trợ tôi hoàn thành đóng vai tại các nhà thuốc. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, Khoa Dược và toàn thể các giảng viên Trường Đại học Y dược Huế đã giúp đỡ, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến 21 nhà thuốc đã đồng ý cho tôi thực hiện quan sát và 38 dược sĩ nhà thuốc đã đồng ý tham gia buổi đào tạo, đồng ý chia sẻ thông tin và thời gian cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè tôi, những người luôn bên cạnh cổ vũ, động viên tinh thần trong suốt quá trình tôi học tập và làm đề tài. Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Quỳnh
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Quỳnh
  • 4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .....................................................................................3 1.1. Tình hình chung về sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam.........................3 1.2. Tư vấn sử dụng thuốc bởi dược sĩ tại nhà thuốc..............................................5 1.3. Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc ...................................................................11 1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc..............12 1.5. Phương pháp nâng cao chất lượng tư vấn tại nhà thuốc ................................17 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................21 2.1. Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại cácnhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp quan sát trực tiếp........................21 2.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế ..........23 2.3. Vấn đề đạo đức nghiên cứu............................................................................27 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................28 3.1. Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng quan sát trực tiếp..................................................................28 3.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế...............................31 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ....................................................................................41 4.1. Đặc điểm của dược sĩ và nhà thuốc tham gia đào tạo....................................41 4.2. Tình hình tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc .................................42 4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng tư vấn quản lý cảm lạnh..46 4.4. Ưu, nhược điểm của nghiên cứu ....................................................................51 KẾT LUẬN..............................................................................................................53 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ/ giải thích ADR Adverse Drug Reaction Tác dụng có hại của thuốc BN Bệnh nhân CBYT Cán bộ y tế CCĐ Chống chỉ định DS Dược sĩ DSCĐ Dược sĩ cao đẳng DSĐH Dược sĩ đại học DSNT Dược sĩ nhà thuốc DSTH Dược sĩ trung học GPP Thực hành tốt nhà thuốc FDA Food and Drug Administation Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ KH Khách hàng NBT Người bán thuốc NĐV Người đóng vai NVNT Nhân viên nhà thuốc N Tổng số biến khảo sát n Số biến chọn trong các bảng Mean Giá trị trung bình SD Độ lệch chuẩn OTC Thuốc không kê đơn WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế Giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc tại Việt Nam..................................................................................................15 Bảng 3.1. Đặc điểm của các trường hợp tư vấn........................................................28 Bảng 3.2. Tỷ lệ thông tin thu thập.............................................................................29 Bảng 3. 3. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn......................................................30 Bảng 3. 4. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn.................................................................30 Bảng 3. 5. Đặc điểm chung của các dược sĩ tham gia đào tạo..................................31 Bảng 3. 6. Đặc điểm nhà thuốc .................................................................................32 Bảng 3. 7. Lý do không thực hiện tư vấn do các dược sĩ đưa ra....Error! Bookmark not defined. Bảng 3. 8. Tỷ lệ các câu trả lời đúng trước và sau đào tạo .......................................32 Bảng 3. 9. Số các lời khuyên dược sĩ đưa ra trước và sau đào tạo ...........................34 Bảng 3. 10. Đặc điểm chung các trường hợp tư vấn.................................................35 Bảng 3. 11. Tỷ lệ thông tin thu thập..........................................................................36 Bảng 3. 12. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn....................................................36 Bảng 3. 13. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn...............................................................37 Bảng 3. 14. Tình huống mua thuốc trị cảm lạnh OTC cho người lớn - các thuốc được bán ...37 Bảng 3. 15. Tình huống mua thuốc trị cảm lạnh OTC cho trẻ <5 tuổi - các thuốc được bán...39
  • 7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1. Hình ảnh “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” ............................18 Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu ..........................................................................26 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ câu trả lời đúng về kiến thức quản lý cảm lạnh trước và sau đào tạo .......................................................................................................................34
  • 8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đa phần người dân Việt Nam chưa có thói quen và điều kiện khám sức khỏe định kì mà thường tự điều trị tại nhà hoặc đến các nhà thuốc để được tư vấn dùng thuốc, bằng chứng là hơn 80% số người dân [35] sẽ trực tiếp tới các nhà thuốc khi có vấn đề sức khỏe. Do đó, nhà thuốc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Dược sĩ nhà thuốc có vai trò cung cấp cho người sử dụng các thuốc có chất lượng, đồng thời cung cấp thông tin, tư vấn sử dụng thuốc an toàn – hợp lý – hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân tại cộng đồng và giảm tải cho hệ thống điều trị tại bệnh viện. Tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước Tây Âu hoạt động dược tại cộng đồng rất phát triển và chú trọng đến việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả thuốc không kê đơn. Tư vấn không được cung cấp thường quy cho cho tất cả bệnh nhân. Tần suất tư vấn tại nhà thuốc thấp. Một nghiên cứu đóng vai bệnh nhân mua thuốc prednisolon tại nhà thuốc ở Hà Nội cho thấy, dược sĩ đặt câu hỏi trong 41% trường hợp với 1,15 câu hỏi/bệnh nhân và khoảng 57% bệnh nhân nhận thông tin thuốc bằng miệng với trung bình 1,47 lời khuyên/bệnh nhân [45]. Chất lượng của tư vấn thực tế tại nhà thuốc khác nhau rất nhiều. Một số nghiên cứu cho thấy tư vấn tại nhà thuốc có nhiều thiếu sót. Một số nghiên cứu tại Úc và nước khác cho thấy khi dược sĩ giành thời gian trao đổi, thảo luận với người mua thì chất lượng lời khuyên cũng như chất lượng quyết định đưa ra của dược sĩ nhà thuốc tốt hơn nhiều [35]. Tại Việt Nam, dược sĩ thường bán thuốc kê đơn mà không cần đơn thuốc. Chất lượng thông tin/kiến thức tư vấn kém. Một nghiên cứu về quản lý nhiễm khuẩn ở trẻ em tại nhà thuốc tư nhân cho thấy chỉ 36% được quản lý theo hướng dẫn điều trị, và nửa số kháng sinh được bán với liều không đủ [49].
  • 9. 2 Năm 2011, Cục quản lý Dược Việt Nam đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành nhà thuốc tốt (GPP) nhằm xây dựng một chuẩn mực thiết yếu cho hoạt động bán lẻ thuốc, trong đó có quy định rõ nhà thuốc phải tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân [7]. Tuy đã có một số nghiên cứu về hoạt động tư vấn tại các nhà thuốc, nhưng các nghiên cứu nâng cao chất lượng tư vấn còn rất ít. Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn cung cấp minh chứng về tình hình hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại nhà thuốc, đồng thời xác định hiệu quả của biện pháp can thiệp cải thiện chất lượng có hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với hai mục tiêu chính là: 1. Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp quan sát trực tiếp. 2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao kĩ năng và kiến thức tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn của nhân viên nhà thuốc tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế.
  • 10. 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình chung về sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành công nghiệp dược phẩm cũng có nhiều tiến bộ đáng kể với ngày càng nhiều mặt hàng thuốc xuất hiện trên thị trường cũng như việc người dân có thể tiếp cận dễ dàng các thuốc phòng và chữa bệnh theo nhu cầu. Song song với điều đó, thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do dùng thuốc không đúng, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi, ... cũng là một thách thức lớn cho ngành y tế các nước nói riêng và toàn thế giới nói chung. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011 [60] về sử dụng thuốc cho thấy: Sử dụng thuốc không hợp lý đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu dẫn đến sự lãng phí và gây hại cho người bệnh. Ở các nước đang phát triển và các nước đang trong thời kì chuyển đổi, trong lĩnh vực chăm sóc ban đầu có ít hơn 40% bệnh nhân ở khu vực công và 30% bệnh nhân ở khu vực tư nhân được điều trị phù hợp với các hướng dẫn điều trị chuẩn. Kháng sinh bị sử dụng sai và sử dụng quá mức ở tất cả các nơi trên thế giới. Một số nước tại châu Âu có lượng sử dụng kháng sinh trên đầu người cao gấp 3 lần so với các nước khác. Ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, trong khi chỉ có 70% trường hợp viêm phổi được chỉ định kháng sinh thích hợp, thì một nửa số trường hợp nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên do vius và tiêu chảy virus được sử dụng kháng sinh không hợp lý. Chỉ có khoảng 50% bệnh nhân tuân thủ điều trị trên thế giới, và tỷ lệ này thấp hơn ở các nước đang phát triển và chuyển tiếp, nơi có đến 50% số trường hợp biến cố cấp phát thuốc không đầy đủ (về hướng dẫn bệnh nhân và ghi nhãn thuốc được cấp phát). Hậu quả tai hại của việc sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm gia tăng biến cố bất lợi của thuốc, tăng nhanh đề kháng kháng sinh (do việc sử dụng quá mức kháng sinh), và sự lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường máu như HIV hay viêm gan
  • 11. 4 virus B/C, những điều này làm trầm trọng thêm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cũng như tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm. Chưa đến một nửa số quốc gia trên thế giới đang thực hiện các chính sách cơ bản cần thiết để đảm bảo sử dụng hợp lý các loại thuốc như: giám sát sử dụng thuốc, cập nhật hướng dẫn điều trị và có trung tâm thông tin thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn (OTC), tổ chức các hội đồng thuốc và điều trị tại hầu hết các bệnh viện và khu vực. 1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi có những bất thường về sức khỏe, phổ biến là những bệnh thông thường có 60 đến 85% người dân thường đến các điểm bán lẻ như quầy thuốc, nhà thuốc để tìm kiếm sự giúp đỡ và mua thuốc điều trị trước khi đến với các loại hình dịch vụ y tế khác nếu không khỏi bệnh [9]. Điều này dẫn đến tình hình sử dụng thuốc của Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp, cơ sở bán lẻ thuốc đóng vai trò quan trọng đảm bảo cung ứng trực tiếp cho người dân các thuốc có chất lượng và cung cấp các lời khuyên sức khỏe cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc, tránh hiện tượng sử dụng sai thuốc, lạm dụng thuốc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh và gây nhiều hậu quả đáng tiếc về sau. Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Trong tổng số 2953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn) [5]. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có 70 – 80% thuốc kháng sinh được bán bởi các cơ sở bán lẻ thuốc mà không cần đơn của bác sĩ và tư vấn đưa ra rất ít [21]. Điều này dẫn đến mức độ kháng kháng sinh ở Việt Nam ngày càng tăng lên và trở thành một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Theo thông
  • 12. 5 báo của WHO: Việt Nam là một trong những nước có tình hình kháng kháng sinh cao nhất thế giới [5], [40]. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh tùy tiện và không đúng theo nguyên tắc sử dụng, việc sử dụng corticosteroid bừa bãi cũng xảy ra khá phổ biến ở Việt Nam gây nên nhiều vấn đề đáng lo ngại, do đây là một nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân nếu sử dụng không đúng. Một nghiên cứu thực hiện trên 50 nhà thuốc tư nhân tại tỉnh Bình Dương năm 2014 cho thấy 100% đồng ý bán thuốc corticosteroid cho khách hàng (KH) mà không cần đơn, trong đó 28% số nhà thuốc không đưa ra bất kỳ lời hướng dẫn sử dụng nào cho KH và chỉ có 6% số nhà thuốc quan tâm, lưu ý cho KH về tác dụng phụ của thuốc [27]. Như vậy trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về sử dụng thuốc thiếu an toàn, hiệu quả, hợp lý trong cộng đồng. Để cải thiện tình hình này, cần có nhiều biện pháp can thiệp đến từ cơ quan chức năng, trong đó có vai trò không nhỏ của các cơ sở bán lẻ thuốc. Các cơ sở bán lẻ thuốc cần chú trọng nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp của dược sĩ bán thuốc, góp phần cải thiện và nâng cao tình hình sử dụng thuốc trong cộng đồng. 1.2. Tư vấn sử dụng thuốc bởi dược sĩ tại nhà thuốc 1.2.1. Khái niệm nhà thuốc Theo Liên đoàn dược phẩm quốc tế (FIP) [44]: nhà thuốc cộng đồng là khu vực hành nghề dược mà ở đó các loại thuốc và các sản phẩm liên quan được bán hay cung cấp trực tiếp cho cộng đồng từ một đại lý bán lẻ (hay thương mại khác) được thiết kế chủ yếu cho mục đích cung cấp thuốc. Việc bán hoặc cung cấp các loại thuốc có thể là theo yêu cầu hoặc theo đơn của bác sĩ (hoặc nhân viêc chăm sóc sức khỏe khác), hoặc không kê đơn OTC. Theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016 thì ở Việt Nam hiện nay có 4 loại cơ sở bán lẻ gồm: Nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán lẻ thuốc của doanh nghiệp và tủ thuốc trạm y tế [22]. Bộ Y tế quy định các nhà thuốc phải đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) [7].
  • 13. 6 1.2.2. Vai trò của người dược sĩ tại nhà thuốc Vai trò của người dược sĩ tại nhà thuốc được thể hiện thông qua hình ảnh dược sĩ cộng đồng. Theo WHO, người dược sĩ nhà thuốc không những là người cung ứng thuốc có chất lượng cho cộng đồng mà còn là người giao tiếp và người giáo dục sức khỏe. Bởi người dược sĩ là điểm tiếp cận đầu tiên của người bệnh, dược sĩ nên khuyên bệnh nhân không nên dùng thuốc nếu chưa cần thiết. Người dược sĩ phải biết lắng nghe khách hàng và đặt câu hỏi phù hợp để khai thác thông tin. Cung cấp thông tin về thuốc cho khách hàng và tư vấn cách điều trị thích hợp. Hình ảnh hiện tại về dược sĩ nhà thuốc tại Việt Nam còn nặng vềngười cung ứng thuốc. Để có thể chuyển đổi hình ảnh dược sĩ nhà thuốc sang người giao tiếp hay người giáo dục sức khỏecho cộng đồng, đòi hỏi nhiều thay đổi hệ thống từ chương trình đào tạo dược sĩ, quy định về hành nghề nhà thuốc và các phương pháp thích hợp làm thay đổi quan niệm của cộng đồng về vai trò của dược sĩ nhà thuốc [59]. 1.2.3. Khái niệm và nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) "Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sĩ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu. Khi xây dựng một nhà thuốc đạt chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc chính sau: ➢ Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết. ➢ Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ. ➢ Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản. ➢ Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả [3].
  • 14. 7 1.2.4. Một số tiêu chuẩn và yêu cầu chính của GPP Việt Nam liên quan đến hoạt động tư vấn sử dụng thuốc 1.2.4.1. Về các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc - Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu. - Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói. - Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc. 1.2.4.2. Về tư vấn cho người mua - Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng. - Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn. - Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị. - Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh [3]. 1.2.5. Các loại tư vấn sử dụng thuốc 1.2.5.1. Tư vấn thuốc theo đơn Dược sĩ dựa theo đơn thuốc của bác sĩ kê và khai thác thêm các thông tin của bệnh nhân để xác định các vấn đề trong đơn thuốc (nếu có) và trao đổi với bác sĩ hay bệnh nhân để giải quyết [8]. Nếu dược sĩ không phát hiện bất kì vấn đề gì thì có thể bán thuốc theo đơn cho bệnh nhân đồng thời tư vấn cách sử dụng từng loại thuốc trong đơn. Kĩ thuật tư vấn thuốc theo đơn đòi hỏi sự tương tác giữa dược sĩ (DS) và
  • 15. 8 bệnh nhân (BN) chứ không đơn thuần chỉ là sự truyền tải thông tin một chiều. DS thu thập các thông tin thiết yếu về BN và từ đó điều chỉnh cách tư vấn cho thích hợp. Kĩ thuật này khuyến khích BN tham gia tích cực vào quá trình tư vấn. Và DS nhanh chóng xác định những thông tin gì BN đã biết (thông qua các cán bộ y tế (CBYT) khác) và chỉ tập trung vào các thông tin mà BN chưa biết. Điều chỉnh thông tin tư vấn cho phù hợp với mục đích của từng BN. Trong một số trường hợp, việc nhắc lại các thông tin do các CBYT khác truyền tải cho BN giúp tăng sự tuân thủ điều trị của BN [31]. 1.2.5.2.Tư vấn thuốc không cần kê đơn Thuốc OTC là thuốc bệnh nhân có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc OTC là các thuốc có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và khi vào trong cơ thể người không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không có những phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài khuyến cáo có phản ứng có hại dẫn đến một trong những hậu quả sau đây: - Tử vong - Đe dọa tính mạng - Buộc người bệnh phải nhập viện để điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện của người bệnh - Để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn cho người bệnh - Gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi - Bất kỳ phản ứng có hại khác gây hậu quả nghiêm trọng về mặt lâm sàng cho người bệnh do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đánh giá, nhận định. Thuốc OTC có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không phải là bệnh nghiêm trọng và người bệnh có thể tự điều trị. Đường dùng, dạng thuốc đơn giản mà người sử dụng có thể tự dùng (chủ yếu là đường uống, dùng ngoài da) với hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị.
  • 16. 9 Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thông dụng, ít có khả năng gây tình trạng lệ thuộc thuốc và nguy cơ lạm dụng thuốc [4]. Đối với trường hợp BN mua thuốc OTC, DS cần đặt các câu hỏi thích hợp để khai thác một cách hệ thống các thông tin về bệnh, thuốc của bệnh nhân để từ đó quyết định là nên khuyên BN đi khám bác sĩ hay cùng thảo luận với BN chọn thuốc OTC thích hợp. Nên mở đầu bằng các câu hỏi mở để thu thập được đầy đủ thông tin, rồi sau đó có thể tiến hành các câu hỏi đóng để thu thập các thông tin cụ thể, chính xác. DS tư vấn cụ thể cách sử dụng thuốc OTC, thường đưa thêm các lời khuyên về chế độ ăn, luyện tập, vệ sinh [6]. Tháng 5/2017 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 07/2017/TT – BYT về Danh mục thuốc không kê đơn mới, thay thế thông tư 23/2014/TT – BYT, gồm 243 hoạt chất thuốc hóa dược và sinh phẩm và các loại thuốc cổ truyền và dược liệu [4]. Theo đó, đối với tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục ngoài việc dựa trên nguyên tắc mới là bảo đảm việc tiếp cận thuốc kịp thời cho người dân thì còn bổ sung một số tiêu chí so với trước đây, như: - Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng. - Thuốc đã có thời gian lưu hành tại Việt Nam tối thiểu từ 05 năm trở lên. Danh mục mới có sự thay đổi và điều chỉnh chỉ định, liều dùng một số thuốc và loại bỏ khỏi danh mục các thuốc không còn phù hợp. 1.2.6. Các bước tư vấn sử dụng thuốc 1.2.6.1. Thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân Giới thiệu bản thân với BN, giải thích mục đích và thời gian buổi tư vấn, hỏi sự chấp thuận tham gia tư vấn của bệnh nhân, xác định các xưng hô hay ngôn ngữ lựa chọn. 1.2.6.2. Thu thập thông tin từ bệnh nhân Thu thập, đánh giá kiến thức của bệnh nhân về vấn đề sức khỏe và các thuốc sử dụng, khả năng thể chất và nhận thức của bệnh nhân để sử dụng thuốc hợp lý, đặt câu
  • 17. 10 hỏi mở về mục đích điều trị của mỗi thuốc, bệnh nhân mong đợi điều gì và yêu cầu bệnh nhân miêu tả hay biểu diễn lại cách bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc. 1.2.6.3. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân Cung cấp thông tin bằng lời và dùng các công cụ trực quan hỗ trợ hoặc biểu diễn để cung cấp thông tin cho BN, cung cấp thêm bằng các tài liệu viết để giúp BN lưu giữ thông tin, biểu diễn cách dùng các thiết bị dùng thuốc như bình xịt mũi, miệng. Các thông tin về thuốc cần cung cấp cho bệnh nhân: ➢ Tên thuốc: có thể là tên biệt dược hoặc tên hoạt chất, hoặc tên thường gọi khác của thuốc, có thể cho bệnh nhân biết về phân nhóm điều trị hoặc hiệu quả của thuốc khi thích hợp. ➢ Chỉ định của thuốc hay mục đích sử dụng thuốc, tác dụng mong đợi của thuốc. Bao gồm các thông tin như thuốc điều trị bệnh, thuốc điều trị triệu chứng, thuốc làm ngừng hoặc làm chậm tiến triển bệnh, hoặc dự phòng bệnh/triệu chứng. ➢ Thời điểm thuốc bắt đầu có tác dụng và cần làm gì khi thuốc không phát huy tác dụng. ➢ Các thông tin về đường dùng, dạng dùng, liều dùng và lịch dùng thuốc. ➢ Các chỉ dẫn khi chuẩn bị dùng thuốc hoặc dùng thuốc, có thể điều chỉnh để phù hợp với lối sống hay môi trường làm việc của bệnh nhân. ➢ Hướng dẫn xử lý khi bệnh nhân quên dùng thuốc. ➢ Các sự phòng ngừa cần theo dõi trong suốt quá trình dùng thuốc và những nguy cơ của thuốc liên quan đến lợi ích. Ví dụ đối với thuốc tiêm và các thiết bị dùng thuốc, cần chú ý đến vấn đề dị ứng latex. ➢ Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hoặc thường gặp, các việc làm để phòng ngừa hoặc giảm thiểu chúng và cách xử lý khi chúng xảy ra. ➢ Kỹ thuật tự theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc. ➢ Các tương tác thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn và thuốc – bệnh tiềm năng, cũng như chống chỉ định của thuốc. ➢ Bảo quản thuốc đúng cách.
  • 18. 11 ➢ Xử lý thuốc hỏng, ngưng thuốc đúng cách và cách dùng các dạng thuốc đặc biệt hoặc các thiết bị dùng thuốc. ➢ Bất cứ thông tin nào khác mang tính cá thể hóa dành cho bệnh nhân. 1.2.6.4. Kết thúc tư vấn Kiểm tra lại kiến thức của BN về sử dụng thuốc, kỹ năng dùng thuốc của BN. Có thể yêu cầu bệnh nhân trả lời lại các thông tin đã tư vấn hoặc mô tả lại cách dùng thuốc. Tổng kết lại các thông tin đã tư vấn, hỏi bệnh nhân liệu bệnh nhân có còn thắc mắc hay câu hỏi gì khác liên quan đến thuốc, bệnh hoặc điều trị bằng thuốc [31]. 1.3. Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc 1.3.1. Trên thế giới Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc trên các nước trên thế giới còn chưa khả quan: - Theo một nghiên cứu tại Ả Rập Saudi (2015) [30] khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp 350 nhà thuốc thì 66,3% các nhà thuốc trả lời rằng thường hay tư vấn cho bệnh nhân về mục đích các loại thuốc. Nhưng khi thực hiện đóng vai khách hàng bởi 4 sinh viên dược đã qua đào tạo, để kiểm tra tình trạng tư vấn tại 161 nhà thuốc thì kết quả không khả quan vì chỉ 4,6% nhà thuốc cung cấp tư vấn cho khách hàng và khi được yêu cầu tư vấn thì cũng chỉ 43,3% nhà thuốc cung cấp tư vấn trong 161 nhà thuốc. - Tại Đức (2003) [34], một nghiên cứu đóng vai khách hàng được thực hiện ở 49 nhà thuốc cho thấy rằng 98% các nhà thuốc có cung cấp tư vấn cho các khách hàng. Tuy nhiên, trong đó thì 36% các nhà thuốc chỉ tư vấn khi được khách hàng yêu cầu. Kết quả tương tự cũng được thấy ở các nghiên cứu khác tại Anh (2017) [56] và tại Úc (2007) [53]. 1.3.2. Tại Việt Nam Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại nước ta còn là một vấn đề đáng lo ngại. Theo Smith (2009), các nhà thuốc ở các nước chậm và đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam chưa cung ứng thuốc có hiệu quả và hỗ trợ cho khách hàng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đặc biệt trong việc đưa ra lời khuyên [55].
  • 19. 12 Năm 2009, tác giả Phạm Thanh Phương [18] đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tại nhà thuốc và đóng vai trò khách hàng để khảo sát thực trạng hoạt động của các nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội cho thấy rằng việc tư vấn cho bệnh nhân sử dụng thuốc còn chưa tốt, các câu hỏi và lời khuyên đưa ra chưa phù hợp. Kết quả tương tự cũng được thấy ở các nghiên cứu khác tại Hà Nội (2009) [23], và Thanh Hóa (2012) [24]. Không chỉ về mặt kỹ năng tư vấn, dược sĩ bán thuốc cũng thiếu cả những kiến thức chuyên môn cần thiết trong thực hành, theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2015 tại Đà Nẵng [29], chỉ có 5% DSNT trao đổi với BN bị tiêu chảy về dấu hiệu mất nước, 2% giới thiệu họ đến cơ sở y tế, không có tư vấn nào về cách phòng tránh; 2% DSNT trao đổi với KH về ADR của thuốc tránh thai khẩn cấp và chỉ 7% trong số họ khuyên KH sử dụng biện pháp tránh thai thường xuyên để thay thế. Tuy nhiên, tỉ lệ này được cải thiện đáng kể sau khi họ được tập huấn về kỹ năng và kiến thức chuyên môn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc Chất lượng hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam. Nhằm đánh giá chất lượng tư vấn đưa ra bởi dược sĩ nhà thuốc, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành bằng nhiều phương pháp nghiên cứu đa dạng. 1.4.1. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn là phương pháp điều tra được thực hiện bằng cách phỏng vấn đối tượng được chọn, dựa theo bảng câu hỏi mẫu hoặc phiếu điều tra mẫu được xây dựng sẵn. Phương pháp phỏng vấn cho phép người nghiên cứu có thể linh hoạt thay đổi câu hỏi cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn mà vẫn giữ nguyên được nội dung và mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không thể đảm bảo tính trung thực trong câu trả lời của đối tượng phỏng vấn. Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn, đối tượng phỏng vấn có thể là khách hàng [1], [42] hoặc nhân viên nhà thuốc (NVNT) [1], [11], [15].
  • 20. 13 1.4.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Phương pháp điều tra bằng phiếu là phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế bởi người nghiên cứu và nhận lại câu trả lời từ đối tượng điều tra. Để thu thập các thông tin chính xác qua phương pháp này, cần nêu ra các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốn nghiên cứu trước khi hoàn thành thiết kế bảng câu hỏi, đồng thời bảng câu hỏi phải được thiết kế sao cho các đối tượng đều hiểu như nhau vì khi điều tra không có sự thay đổi hay bổ sung như đối với phương pháp phỏng vấn. Hạn chế của phương pháp này là câu trả lời có thể không trung thực do người trả lời có xu hướng trả lời theo mong muốn của người nghiên cứu hơn là trả lời đúng thực tế. 1.4.3. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng con người hoặc máy móc ghi lại các hiện tượng, hành vi của đối tượng nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu. Phương pháp quan sát cho phép thu thập các thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn so với các phương pháp phụ thuộc vào câu trả lời của đối tượng nghiên cứu (phương pháp điều tra) [41]. Phương pháp quan sát có thể được phân loại gồm quan sát can thiệp và quan sát không can thiệp. Phần lớn các nghiên cứu thực hiện tại nhà thuốc được thực hiện bằng phương pháp quan sát không can thiệp [54]. Nghiên cứu quan sát có ưu điểm là giữ được tính khách quan của sự việc trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là người quan sát đóng vai trò thụ động, phải chờ đợi các hiện tượng diễn ra, khó khăn trong việc đánh giá sự tồn tại của những điều kiện nảy sinh các hiện tượng, sự kiện và do đó khó tách các mối liên hệ nhân quả. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp quan sát. Các nghiên cứu này được trình bày tóm tắt tại Bảng 1.1. 1.4.4. Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách người đóng vai (NĐV) tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thực hiện đóng vai theo kịch bản có sẵn. NĐV phải được tập huấn về kịch bản, các kỹ năng đóng vai, thu thập dữ liệu thông