SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Nhật Bản cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình
vòng cung, có diện tích tổng cộng là 379.954 km² nằm xoải theo bên sườn
phía đông lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đông của Hàn Quốc,
Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến Hoa Đông ở
phía nam.
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo
thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu cùng
hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi
và núi lửa, tiêu biểu như núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản
• Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản.
 Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama.
Hai ngôi làng Shirakawa-go và Gokayama nằm ở khu vực giáp ranh hai tỉnh
Gifu và Toyama của Nhật. Giá trị đóng góp cho du lịch Nhật Bản của hai
ngôi làng này không chỉ ở khung cảnh làng quê và đồng ruộng yên bình, mà
còn là kiến trúc nhà độc đáo với hai mái tranh tạo thành hình như bàn tay
đang chắp lại cầu nguyện. Các tòa nhà ở đây nhìn đơn giản nhưng vững
chãi, có thể chịu được sức nặng của tuyết đóng vào mùa đông tại khu vực
này.
Shirakawa-go
 Khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima – Genbaku Dome (Vòm
bom nguyên tử).
Vòm nguyên tử Genbaku Dome
Nói đến Nhật Bản người ta không thể không biết đến hai quả bom nguyên
tử đã giáng xuống đất nước này trong Chiến trang Thế giới thứ 2. Thành
phố Hiroshima, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của quả bom nguyên tử, hiện
nay đã trở thành một điểm du lịch phổ biến của du lịch Nhật Bản. Một trong
những điểm tham quan chính của thành phố này chính là khu tưởng niệm
hòa bình Hiroshima với vòm bom nguyên tử Genbaku Dome. Đây là tòa
kiến trúc duy nhất còn trụ lại trong khu vực gần địa điểm phát nổ của quả
bom.
 Đền Itsukushima.
Cổng torii ở Miyajima
Nằm ở đảo Miyajima thuộc tỉnh Hiroshima, đền Itsukushima (còn gọi là
thần xã Itsukushima) là công trình thần đạo quan trọng của du lịch Nhật
Bản, nổi tiếng với cánh cổng torii khổng lồ. Khung cảnh cánh cổng torii này
ngập trong nước biển phía trước núi Misen của đảo Miyajima là một trong 3
cảnh đẹp nhất của Nhật Bản.
Ngoài các địa điểm du lịch nổi tiếng trên. Nhật Bản còn rất nhiều địa điểm
du lịch nổi tiếng khác như Núi Phú Sĩ, Cụm di tích thành cổ Nara…
• Thông tin chặng bay và các hãng hàng không phổ biến đến Nhật
Bản.
Hiện tại ở Nhật Bản có 96 sân bay đang hoạt động, trong đó có 5 sân bay
chính là:
- Sân bay quốc tế Narita
- Sân bay quốc tế Kansai
- Sân bay quốc tế Tokyo
- Sân bay Chitose
- Sân bay Fukuoka.
Thêm vào đó, tại Việt Nam 2 sân bay quốc tế là Nội Bài (Hà Nội) và Tân
Sơn Nhất (TP HCM) cho phép phục vụ tối đa nhu cầu của quý khách tới
Nhật Bản.
Chặng bay phổ biến Hãng hàng không
Giá vé chỉ từ
(USD)
Chặng Hà Nội - Tokyo
Singapore Airlines và
Vietnam Airlines
300 USD
490 USD.
TP. HCM - Tokyo
Singapore Airlines;
Vietnam Airlines và
Philippines Airlines
300 USD
490 USD
Chỉ cần truy cập Vinair.vn – Đại lý vé máy bay chính hãng để biết thêm
thông tin chi tiết các chuyến bay.
• Ẩm thực và phong tục Nhật Bản .
- Ẩm thực :
Từ xưa, người Nhật Bản đã có “Tam ngũ” với các món ăn, đó là
“Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”. “Ngũ vị ” gồm ngọt, chua, cay, đắng,
mặn; “Ngũ sắc” gồm trắng, vàng, đỏ, xanh, đen còn “Ngũ pháp” là
sống, ninh, nướng, chiên và hấp. Ẩm thực Nhật luôn hướng đến việc
giữ lại các hương vị, màu sắc của thiên nhiên một cách tối đa. Các
món ăn truyền thống của Nhật luôn thể hiện sự cảm quan về thiên
nhiên bằng cách sử dụng các nguyên liệu thức ăn theo từng mùa để
tạo cho thực khách cảm nhận các vị xuân, hạ, thu, đông khi thưởng
thức.
Hãy điểm qua 1 số món ăn đặc trưng của Nhật như sau: gỏi Hijiki
aemono; món nhúng dấm Sunomono; hải sản lăn bột chiên Tempura;
món xào Itamemono; củ ngưu bàng xào Kinpira gobo; món hấp
Mushimono; trứng hấp Chawanmushi; lẩu Sukiyaki, Shabu-shabu,
Oden; thịt heo kho Kakuni; khoai tây hầm thịt Nikujaga; súp
Suimono; súp miso; bánh xèo Teppanyaki; gà nướng Yakitori; lươn
nướng Unagi; bạch tuộc lăn bột viên nướng Takoyaki; các loại dưa
muối: Asazuke, Gari, Beni shoga, Umeboshi, Takuan; Canh bánh
gạo zoni...
Bạn cũng đừng quên thưởng thức vị bản địa tươi ngon, hấp dẫn
không thể cưỡng của món Sushi, hương vị đậm đà đặc biệt của món
lẩu Sukiyaki…nếu có thể thì hãy nhấm nháp một chút hương vị Sake
thì bạn sẽ biết đến cảm giác được ở thiên đường là thế nào đấy!
- Phong tục :
Những tập tục của người Nhật Bản không chỉ được hình thành và
giữ gìn từ xa xưa, mà ngay cả những thói quen tốt đẹp dưới thời nay
cũng được lưu giữ. Nói đến Nhật Bản phải kể đến con người Nhật
Bản
Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài:
Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá
của nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những
biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh
hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật,
và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu
hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính
tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là
những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không
đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho
hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến.
Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự
tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật
rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài,
chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay.
Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai
một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.
Ý thức tập thể
Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được
thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện.
Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái
chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các
tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại
bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại
đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của
tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập
“văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn hoá tội lỗi” của phương
Tây.
Tôn trọng thứ bậc và địa vị:
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người
Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức
cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho
đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong
hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ
bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng
họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có
chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các
buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều
biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc
thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn
ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ
thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn
ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia
đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của
người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực
hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.
Óc thẩm mỹ
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc
nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí
nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều
khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc
thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu
hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung
cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan
của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của
mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù
khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa
với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật
Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục
tiêu khác không kém phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi
hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm
cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm
việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình,
luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá
nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động
kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.
Không những đó Nhật Bản còn nổi tiếng với trang phục Kimono.
Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố,
thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận
tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người già làm những
nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu
vào dịp lễ hội, đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải
mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi vai trò quan trọng của
nó như là một phần của văn hoá Nhật Bản. Đặc biệt là phụ nữ
thường gắn áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó vào
những dịp đặc biệt.
Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên
liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng
được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người
cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng
thình. Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ
của Trung Quốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong tranh minh hoạ ở các
sách của phương Tây. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản
và hẹp hơn. Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và
các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của
người Nhật Bản. Tuỳ theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được
chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ,
được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng, trái hẳn với một số
nước phương Tây ở đó màu lam nhạt được coi là thích hợp với trẻ
em. Ở một số nước, màu đỏ và những màu sáng khác thường được
coi là những màu thích hợp nhất đối với phụ nữ trưởng thành, nhưng
ở Nhật Bản, nhất là khi mặc kimono, màu sắc chỉ hạn chế ở những
màu dịu, không sặc sỡ. Họ cũng không mặc áo màu đen như những
phụ nữ đã lập gia đình ở một số nước Latinh. Xu hướng này thậm chí
còn được thể hiện ở trang phục kiểu phương Tây mà hầu hết phụ nữ
Nhật Bản hiện hay mặc. Các thiếu nữ thường mặc những quần áo có
màu sáng, còn người già thì dùng những màu dịu hơn tuỳ theo độ
tuổi.

More Related Content

What's hot

Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...jackjohn45
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfLuanvan84
 
BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ
BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ
BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ nataliej4
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...nataliej4
 

What's hot (9)

Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
bctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdfbctntlvn (21).pdf
bctntlvn (21).pdf
 
BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ
BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ
BÀI GIẢNG MÔN: BÓNG ĐÁ
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAYLuận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
 
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
 

Viewers also liked (7)

Oh, the Places You Read 2015
Oh, the Places You Read 2015Oh, the Places You Read 2015
Oh, the Places You Read 2015
 
Miguel montaño
Miguel montañoMiguel montaño
Miguel montaño
 
Du lich y
Du lich yDu lich y
Du lich y
 
Chema madoz
Chema madozChema madoz
Chema madoz
 
Make Your Public Profile Work For You
Make Your Public Profile Work For YouMake Your Public Profile Work For You
Make Your Public Profile Work For You
 
Chema madoz claudia
Chema madoz claudiaChema madoz claudia
Chema madoz claudia
 
LSS Spring 2015
LSS Spring 2015LSS Spring 2015
LSS Spring 2015
 

Similar to Nhat ban

ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN
ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢNẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN
ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢNNguyễn Duy Bình
 
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdfKNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdfHongYn889320
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Món ngon Nhật Bản
Món ngon Nhật BảnMón ngon Nhật Bản
Món ngon Nhật BảnEverest Travel
 
Sách tìm hiểu về cái trật tự về vũ trụ.pdf
Sách tìm hiểu về cái  trật tự về vũ trụ.pdfSách tìm hiểu về cái  trật tự về vũ trụ.pdf
Sách tìm hiểu về cái trật tự về vũ trụ.pdfstyle tshirt
 
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docxBÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docxbichbich123
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Ngô Chí Tâm
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thời trang nhật bản
Thời trang nhật bảnThời trang nhật bản
Thời trang nhật bảnYen Nguyen
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Trần Đức Anh
 
cẩm nang du học Nhật Bản
cẩm nang du học Nhật Bản cẩm nang du học Nhật Bản
cẩm nang du học Nhật Bản Quân Phạm
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Nhat ban (20)

ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN
ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢNẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN
ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN
 
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdfKNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
 
Hoanghaigroup mon-an-nhat-ban
Hoanghaigroup mon-an-nhat-banHoanghaigroup mon-an-nhat-ban
Hoanghaigroup mon-an-nhat-ban
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Món ngon Nhật Bản
Món ngon Nhật BảnMón ngon Nhật Bản
Món ngon Nhật Bản
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
Sách tìm hiểu về cái trật tự về vũ trụ.pdf
Sách tìm hiểu về cái  trật tự về vũ trụ.pdfSách tìm hiểu về cái  trật tự về vũ trụ.pdf
Sách tìm hiểu về cái trật tự về vũ trụ.pdf
 
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docxBÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
BÍCH VĂN HÓA GIAO TIẾP NHẬT BẢN.docx
 
TSG Làm Đẹp
TSG Làm ĐẹpTSG Làm Đẹp
TSG Làm Đẹp
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 
Thời trang nhật bản
Thời trang nhật bảnThời trang nhật bản
Thời trang nhật bản
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
 
LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN
LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢNLỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN
LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN
 
Đề tài sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc, 2018
Đề tài  sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc,  2018Đề tài  sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc,  2018
Đề tài sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc, 2018
 
cẩm nang du học Nhật Bản
cẩm nang du học Nhật Bản cẩm nang du học Nhật Bản
cẩm nang du học Nhật Bản
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
 

Nhat ban

  • 1. Nhật Bản cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 379.954 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến Hoa Đông ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản • Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản.  Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama. Hai ngôi làng Shirakawa-go và Gokayama nằm ở khu vực giáp ranh hai tỉnh Gifu và Toyama của Nhật. Giá trị đóng góp cho du lịch Nhật Bản của hai ngôi làng này không chỉ ở khung cảnh làng quê và đồng ruộng yên bình, mà còn là kiến trúc nhà độc đáo với hai mái tranh tạo thành hình như bàn tay đang chắp lại cầu nguyện. Các tòa nhà ở đây nhìn đơn giản nhưng vững chãi, có thể chịu được sức nặng của tuyết đóng vào mùa đông tại khu vực này. Shirakawa-go
  • 2.  Khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima – Genbaku Dome (Vòm bom nguyên tử). Vòm nguyên tử Genbaku Dome Nói đến Nhật Bản người ta không thể không biết đến hai quả bom nguyên tử đã giáng xuống đất nước này trong Chiến trang Thế giới thứ 2. Thành phố Hiroshima, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của quả bom nguyên tử, hiện nay đã trở thành một điểm du lịch phổ biến của du lịch Nhật Bản. Một trong những điểm tham quan chính của thành phố này chính là khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima với vòm bom nguyên tử Genbaku Dome. Đây là tòa kiến trúc duy nhất còn trụ lại trong khu vực gần địa điểm phát nổ của quả bom.
  • 3.  Đền Itsukushima. Cổng torii ở Miyajima Nằm ở đảo Miyajima thuộc tỉnh Hiroshima, đền Itsukushima (còn gọi là thần xã Itsukushima) là công trình thần đạo quan trọng của du lịch Nhật Bản, nổi tiếng với cánh cổng torii khổng lồ. Khung cảnh cánh cổng torii này ngập trong nước biển phía trước núi Misen của đảo Miyajima là một trong 3 cảnh đẹp nhất của Nhật Bản. Ngoài các địa điểm du lịch nổi tiếng trên. Nhật Bản còn rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Núi Phú Sĩ, Cụm di tích thành cổ Nara… • Thông tin chặng bay và các hãng hàng không phổ biến đến Nhật Bản. Hiện tại ở Nhật Bản có 96 sân bay đang hoạt động, trong đó có 5 sân bay chính là: - Sân bay quốc tế Narita - Sân bay quốc tế Kansai - Sân bay quốc tế Tokyo - Sân bay Chitose - Sân bay Fukuoka.
  • 4. Thêm vào đó, tại Việt Nam 2 sân bay quốc tế là Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP HCM) cho phép phục vụ tối đa nhu cầu của quý khách tới Nhật Bản. Chặng bay phổ biến Hãng hàng không Giá vé chỉ từ (USD) Chặng Hà Nội - Tokyo Singapore Airlines và Vietnam Airlines 300 USD 490 USD. TP. HCM - Tokyo Singapore Airlines; Vietnam Airlines và Philippines Airlines 300 USD 490 USD Chỉ cần truy cập Vinair.vn – Đại lý vé máy bay chính hãng để biết thêm thông tin chi tiết các chuyến bay. • Ẩm thực và phong tục Nhật Bản . - Ẩm thực : Từ xưa, người Nhật Bản đã có “Tam ngũ” với các món ăn, đó là “Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”. “Ngũ vị ” gồm ngọt, chua, cay, đắng, mặn; “Ngũ sắc” gồm trắng, vàng, đỏ, xanh, đen còn “Ngũ pháp” là sống, ninh, nướng, chiên và hấp. Ẩm thực Nhật luôn hướng đến việc giữ lại các hương vị, màu sắc của thiên nhiên một cách tối đa. Các món ăn truyền thống của Nhật luôn thể hiện sự cảm quan về thiên nhiên bằng cách sử dụng các nguyên liệu thức ăn theo từng mùa để tạo cho thực khách cảm nhận các vị xuân, hạ, thu, đông khi thưởng thức. Hãy điểm qua 1 số món ăn đặc trưng của Nhật như sau: gỏi Hijiki aemono; món nhúng dấm Sunomono; hải sản lăn bột chiên Tempura; món xào Itamemono; củ ngưu bàng xào Kinpira gobo; món hấp Mushimono; trứng hấp Chawanmushi; lẩu Sukiyaki, Shabu-shabu, Oden; thịt heo kho Kakuni; khoai tây hầm thịt Nikujaga; súp Suimono; súp miso; bánh xèo Teppanyaki; gà nướng Yakitori; lươn nướng Unagi; bạch tuộc lăn bột viên nướng Takoyaki; các loại dưa muối: Asazuke, Gari, Beni shoga, Umeboshi, Takuan; Canh bánh gạo zoni... Bạn cũng đừng quên thưởng thức vị bản địa tươi ngon, hấp dẫn không thể cưỡng của món Sushi, hương vị đậm đà đặc biệt của món lẩu Sukiyaki…nếu có thể thì hãy nhấm nháp một chút hương vị Sake thì bạn sẽ biết đến cảm giác được ở thiên đường là thế nào đấy! - Phong tục :
  • 5. Những tập tục của người Nhật Bản không chỉ được hình thành và giữ gìn từ xa xưa, mà ngay cả những thói quen tốt đẹp dưới thời nay cũng được lưu giữ. Nói đến Nhật Bản phải kể đến con người Nhật Bản Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài: Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc. Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn. Ý thức tập thể Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn hoá tội lỗi” của phương Tây. Tôn trọng thứ bậc và địa vị: Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có
  • 6. chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo). Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng. Óc thẩm mỹ Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”. Không những đó Nhật Bản còn nổi tiếng với trang phục Kimono. Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người già làm những nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu vào dịp lễ hội, đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi vai trò quan trọng của nó như là một phần của văn hoá Nhật Bản. Đặc biệt là phụ nữ thường gắn áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó vào những dịp đặc biệt.
  • 7. Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của Trung Quốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong tranh minh hoạ ở các sách của phương Tây. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Tuỳ theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng, trái hẳn với một số nước phương Tây ở đó màu lam nhạt được coi là thích hợp với trẻ em. Ở một số nước, màu đỏ và những màu sáng khác thường được coi là những màu thích hợp nhất đối với phụ nữ trưởng thành, nhưng ở Nhật Bản, nhất là khi mặc kimono, màu sắc chỉ hạn chế ở những màu dịu, không sặc sỡ. Họ cũng không mặc áo màu đen như những phụ nữ đã lập gia đình ở một số nước Latinh. Xu hướng này thậm chí còn được thể hiện ở trang phục kiểu phương Tây mà hầu hết phụ nữ Nhật Bản hiện hay mặc. Các thiếu nữ thường mặc những quần áo có màu sáng, còn người già thì dùng những màu dịu hơn tuỳ theo độ tuổi.