SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
Chủ đề: 
Ẩm thực ngày Tết Nhật Bản
MỤC LỤC 
I.MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................... 4 
2.Ẩm thực Tết Nhật Bản........................................................................................5 
II.NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................................................................................. 6 
1.Đồ cúng...............................................................................................................6 
2.Tiệc Bonnenkai – Bữa tiệc giã từ năm cũ của người Nhật Bản.......................10 
3.Đêm giao thừa:Thưởng thức Toshikoshi Soba trong đêm giao thừa................14 
3.1.Nguồn gốc .................................................................................................14 
3.2.Quá trình phát triển....................................................................................15 
3.3.Cách thưởng thức mỳ Soba nói chung và mỳ Toshikoshi Soba nói riêng.16 
3.4.Ý nghĩa của mì Toshikoki Soba ...............................................................17 
4.Ngày Mùng 1 Tết..............................................................................................18 
5.Osechi...............................................................................................................21 
5.1.Nguồn gốc..................................................................................................21 
5.2. Cách sắp xếp hộp Osechi..........................................................................22 
6.Mùng 7 tết.........................................................................................................29 
III.KẾT LUẬN......................................................................................................................................................... 33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................... 34 
2
Lời mở đầu 
Ẩm thực đã từ lâu luôn là thứ tạo nên những nét văn hóa riêng biệt ở từng quốc 
gia, từng vùng miền. Nó không chỉ là cơ sở nuôi dưỡng con người mà còn là một 
trong những giá trị văn hóa tiêu biểu tạo nên cái hồn dân tộc, và ở Nhật Bản điều 
này cũng không phải là một ngoại lệ. Đối với đất nước có nền văn hóa đa dạng và 
phong phú như Nhật, ở mỗi giá trị văn hóa ta đều thấy một vẻ đẹp không chỉ toát 
ra từ nét đẹp truyền thống mang hơi hướng Á Đông mà còn pha chút hiện đại tươi 
mới của nền văn minh Phương Tây. Điều này được chứng minh tiêu biểu qua góc 
nhìn về nghệ thuật ẩm thực. 
3
Tuy chỉ là một góc nhìn về một mảng đề tài của văn hóa nhưng nó không hề hẹp 
nghĩa chút nào, mà ngược lại trong nó bao hàm nhiều khía cạnh giá trị khác nhau. 
Trong giới hạn bài làm của mình chúng em xin được chọn chủ đề về “ẩm thực 
ngày tết Nhật Bản”, với mong muốn không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về 
những món ăn đặc trưng của Nhật mà hơn nữa là những món ăn trong dịp đầu 
năm, những ngày có ý nghĩa rất lớn đối với người Á Đông. Để phần nào thông 
qua đây, ta thấy được bên cạnh những hoạt động truyền thống sôi nổi thì ẩm thực 
cũng là một trong những thứ làm cho những ngày Tết của người Nhật thêm màu 
sắc và giàu ý nghĩa. 
I. MỞ ĐẦU 
1. Sơ lược về Tết Nhật Bản 
Ngày tết được gọi là ngày khởi đầu của mùa xuân, là thời điểm để mọi người 
sum họp cùng gia đình.Đối với nước Nhật,ngày tết cũng giống như các nước 
khác. Đó là một trong những lễ hội truyền thống lớn, là thời điểm giao mùa giữa 
năm cũ và năm mới, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Tuy nhiên, tết ở Nhật 
Bản không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn 
Quốc, Việt Nam…ở điểm là Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch tức 
là ngày 1-1 hằng năm và người Nhật gọi dịp này là “oshogatsu”-là dịp quan trọng 
nhất trong năm để nghênh đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. 
4
1.1. Nguồn gốc ngày Tết 
Tết Nhật được coi là một trong những nghi lễ tồn tại lâu đời ngang với nghi lễ 
Obon. Trước thời Minh Trị, năm mới của Nhật Bản dựa theo lịch Âm. Đến thời 
Minh Trị thứ 6 (tức năm 1873), Tết được tổ chức theo dương lịch. Nguyên nhân 
Nhật hoàng đưa ra quyết định như vậy là vì muốn chấm dứt thời kỳ học hỏi lâu 
dài nền văn minh Trung Hoa đồng thời muốn học hỏi phương Tây không bị lạc 
hậu, nghèo nàn. 
Hiện nay, hầu hết các vùng ở Nhật đều theo tết dương lịch ngoại trừ quần đảo 
Ryukyu -nơi có một nền văn hóa riêng biệt, năm mới vẫn đón chào theo Âm lịch.. 
1.2. Hoạt động ngày tết 
Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng nhưng ngày nay nó được dùng để chỉ 
khoảng thời gian từ mồng 1-4 của tháng đầu tiên trong năm. Vào ngày 8-12 chuẩn 
bị đón năm mới, ngày 30 gia đình sum họp uống rượu Sake đón giao thừa.Vào 
đêm giao thừa, ngay trước nửa đêm, ngôi chùa Phật giáo rung chuông 108 
lần. Đây được xem là nghi lễ để quên đi năm cũ và mở ra năm mới. Ngoài ra, còn 
có các hoạt động khác vào dịp tết giống như các nước châu Á như là đi chùa vào 
năm mới “Hatsu Mohde", chơi trò chơi dân gian như trò thả diều takoage, đánh 
cầu lông hanetsuki, lì xì đầu năm"otoshi-dama" , thắp hương cúng tổ tiên và các 
vị thần... Ngoài ra, tết Nhật bản còn mang đậm nét tính cổ truyền với các phong 
tục như treo shimenawa trước cửa nhà,đặt kadomatsu cạnh cửa, đặt wakazari 
trong bếp… 
2. Ẩm thực Tết Nhật Bản 
Nhắc đến Tết Nhật Bản không thể không nói đến ẩm thực vào ngày tết. Như 
chúng ta đã biết, các món ăn Nhật Bản có đặc trưng là thanh tao, nhẹ nhàng, 
không lạm dụng quá nhiều gia vị và thường phù hợp với thiên nhiên từng mùa. 
Món tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường đơn 
giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn 
được bày trí khéo léo, tỉ mỉ và trông rất đẹp mắt. 
Trước hết, phải kể đến Sashimi và Sushi là hai món ăn cá sống rất phổ biến và nổi 
tiếng của Nhật Bản. Thứ hai, một món ăn không thể thiếu vào ngày tết là Osechi. 
Điều thú vị ở Osechi là mỗi nguyên liệu cấu thành đều mang một ý nghĩa riêng 
5
hàm chứa lời chúc một năm mới nhiều may mắn. Ngoài Osechi còn có một món 
ăn khác, đó là món Zouni – món nướng thường gồm rau, cá, thịt gà cho vào nước 
sốt cùng với bánh dày... Đặc biệt, nếu ăn bánh dầy vào ngày Tết nghĩa là thêm 1 
tuổi, thêm sức sống vì bánh dày là món ăn do thần tặng. Bên cạnh đó, còn có 
nhiều món ăn với ý nghĩa khác nhau như: món đậu phụ chúc mạnh khỏe, món 
sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ, món 
trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui….Ngoài một số món ăn truyền 
thống cơ bản trên, tùy theo sở thích của từng gia đình Nhật, người ta có thể thêm 
các món khác theo kiểu ẩm thực Trung Hoa, Hàn Quốc hoặc kể cả các món ăn 
Âu, Mỹ. Về đồ uống, không thể thiếu rượu Sake-một loại rượu để trừ tà khí và 
kéo dài tuổi thọ, ngoài ra còn có một vài loại bia có thương hiệu nổi tiếng của 
Nhật như Ashahi, Sapporo hay Kirin. Từ đó cho ta thấy, mỗi món ăn của Nhật 
được chế biến bằng phương pháp khác nhau nhưng đều có ý nghĩa riêng, hàm 
chứa lời cầu chúc năm mới với nhiều may mắn,với niềm hy vọng vào một sự khởi 
đầu mới. 
Có thể thấy rằng tuy Tết Nhật Bản theo lịch Tây đã gần hơn một thế kỷ nhưng nó 
vẫn bảo tồn những phong tục đặc sắc của xứ sở hoa anh đào mà đặc biệt điều đó 
được thể hiện qua ẩm thực ngày Tết. 
II. NỘI DUNG CHÍNH 
1. Đồ cúng 
Đầu tiên nhắc đến các nghi lễ truyền thống ngày Tết không thể không nhắc đến 
việc cúng đầu năm theo phong cách người Á Đông. Theo truyền thống, tương tự 
như người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, ở các gia đình Nhật Bản, người chủ 
gia đình cũng đặt mâm cỗ trước bàn thờ và khấn mời tổ tiên về ăn Tết với con 
cháu và tin tưởng rằng với khả năng thần bí và siêu nhiên tổ tiên của họ sẽ luôn 
phù trợ cho con cháu của mình được hạnh phúc, may mắn trong năm mới. 
Mâm lễ thường bao gồm rượu Sake, Omochi, quả hồng khô, hạt dẻ khô, hạt 
thông, đậu đen, cá mòi, tôm, cá tráp, mực, Mochibana, quýt và nhiều thứ khác tùy 
6
từng địa phương nhưng Omochi và rượu Sake là hai thứ không thể thiếu đối với 
người Nhật. 
Tại Nhật Bản, từ xa xưa, mọi người luôn lòng tôn trọng đối với hạt gạo - loại ngũ 
cốc quý báu đã nuôi dưỡng họ bao đời. Bởi lẽ đó, bánh Mochi và rượu Sake làm 
từ gạo không chỉ được dùng để ăn uống trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật 
phẩm dâng lên thần linh và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn 
hóa người Nhật. 
Trước hết nói về rượu Sake, đối với họ, nó mang ý nghĩa tôn giáo – tâm linh vô 
cùng sâu sắc. Bởi lẽ, việc làm ra rượu Sake được bắt đầu đồng thời với việc 
người ta biết thờ phụng thần thánh. Bên cạnh đó, thần của rượu Sake chính là 
thần của gieo trồng và thu hoạch lúa nên khi muốn cầu xin để gieo trồng thuận 
lợi, mùa màng bội thu thì người ta luôn nghĩ tới thần rượu Sake. Vì vậy, loại rượu 
này không chỉ là cầu nối tình cảm giữa con người với con người mà còn là cầu 
nối giữa con người với thần linh. Do đó mà mặc cho sự du nhập của rất nhiều loại 
rượu nổi tiếng thế giới người dân xứ Phù Tang vẫn giữ thói quen uống rượu Sake 
trong những ngày lễ hội tôn giáo, những dịp quan trọng và đặc biệt là ngày tết. 
Để làm rượu Sake người Nhật sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo và nước. Tuy 
nhiên, việc lựa chọn gạo rất cầu kỳ, không phải gạo nào cũng nấu được mà phải 
là gạo Sakaima, hạt lớn, mềm, chỉ trồng được ở một số vùng nhất định, kỹ thuật 
canh tác phức tạp. Nước cũng phải là nước ngầm, hàm lượng sắt và magie thấp, 
không làm đổi màu rượu. Đôi khi để làm tăng thêm vị ngot dịu của rượu, người 
ta dùng thêm nấm Koji để chuyển hóa cơm thành đường. Bình rượu hay tách 
uống rượu cũng tùy theo từng thời điểm mà khác nhau, vào những ngày lễ hội 
năm mới như thế này thì người ta thường dùng chén Sakazuki và bình Choshi với 
màu đỏ và màu đen bóng. Bình đựng rượu để dâng cúng thần linh là loại bình 
màu trắng tinh khiết tượng trưng cho sự thiên liêng của thánh thần. 
7
Tiếp đến nói về bánh Mochi người nhật có quan niệm vô cùng độc đáo rằng: ngày 
tết ăn bánh dày sẽ thêm 1 tuổi, họ cho rằng lúa có hồn và bánh dày có vía nên ăn 
bánh dầy có nghĩa là tăng thêm sức sống. đặc biệt, bánh dầy ngày tết là do thần 
tặng nên có sức sống mạnh hơn. 
Bánh Mochi thường được bày trí ở bàn thờ Shinto của gia đình, hốc tường Toko 
noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này 
được gọi là Kagamimochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. 
Kagamimochi được tạo thành từ hai chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn 
chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Hình dạng tròn của chiếc bánh tượng trưng 
cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn, giống với hình dạng của chiếc gương 
đồng thời xưa, nên mới có tên là Kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng: 
Gương là nơi trú ngụ của các vị thần. Hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm 
vui, may mắn “chồng chất” –“niềm vui nối tiếp niềm vui”, hai bánh Mochi khác 
nhau tượng trưng cho năm cũ và năm mới, trái tim con người, "âm" và "dương", 
hay mặt trăng và mặt trời. Trên đỉnh của Kagamimochi, người ta đặt một quả 
cam với mong ước gia đình phồn thịnh và con cháu đầy đàn, gia đình được tiếp 
nối từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi nó có phát âm là daidai giống như từ “đời 
đời” (代々). Bánh ở trên một kệ được gọi là Sanpo, trên một tờ giấy gọi là 
Shihobeni được cho là để ngăn lửa cháy nhà cho năm sau. Các tờ giấy gọi là 
Gohei được gấp thành các hình tia sét giống như những gì nhìn thấy trên đai của 
đô vật sumo cũng được đính kèm. 
8
Ngoài ra, một số gia đình 
còn có thể trang trí cầu kỳ 
hơn bằng cách đặt thêm vào 
1 con tôm hùm, vì tôm hùm 
có hình dáng như cụ già 
đang khom lưng nên gia chủ 
mong muốn gia đình sẽ 
sống lâu trăm tuổi và có 
cuộc sống an khang thịnh 
vượng. 
Còn một phong tục thú vị về Kagamimochi trong ngày khai bánh đó là người ta 
thường dùng búa hay dùng tay để đập vỡ bánh rồi ninh, kho, ăn nấu cùng với 
ozoni; tuyệt đối không được dùng dao vì như thế sẽ mang ý nghĩa chia rẽ gia 
đình. 
Ngoài hình dáng hồ lô, bánh Mochi còn được người Nhật tạo hình theo nhiều 
cách khác. Bánh Mochi hoa anh đào được gọi là mochi bana, bana là biến âm 
của “hana”, cũng có nghĩa là hoa. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với 
nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá của màu thực phẩm, màu trắng tinh khôi, một 
nhúm nhỏ nặn thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân. Những cành mochi bana 
cũng được dùng để trưng bày ở Toko noma và gian thờ của căn bếp. Chúng 
được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng 
suốt cho gia chủ. Dù phải tới tháng 4 mới là mùa của hoa đào nở rộ ở Nhật Bản 
nhưng ngay từ đầu tháng 1, và thường kéo dài tới hết ngày 15. Thế là những 
cành “hoa bánh” Mochibana đua nhau “nở” rộ ở các cửa hàng, cửa tiệm, hay 
trong phòng khách mỗi gia đình luôn được xem là dấu hiệu cho một mùa xuân 
tốt lành đang đến. 
9
2. Tiệc Bonnenkai – Bữa tiệc giã từ năm cũ của người Nhật Bản 
Bonenkai (忘年会, dịch ngữ nghĩa ra là tiệc họp mặt quên đi năm cũ) là một 
bữa tiệc nhậu được tổ chức vào cuối năm, thông thường chúng được diễn ra 
giữa các nhóm đồng nghiệp và bạn bè. Mục đích của bữa tiệc, đúng như tên gọi 
của nó, là để quên đi những điều buồn phiền và lo lắng của năm cũ, sẵn sàng 
chào đón năm mới với tâm hồn tươi sáng. Đây cũng là dịp các nhân viên được 
lĩnh tiền thưởng cả năm (bằng 5-6 tháng lương) vì thế họ có tiền ăn chơi xả 
láng. 
Bonenkai không diễn ra vào một ngày nhất định mà được rục rịch tổ chức từ 
giữa tháng 12 cho đến hết năm, thường tổ chức vào ngày 28/12. Mang nghĩa là 
tiệc gặp gỡ cuối năm, vì thế về cơ bản, Bonenkai là bữa nhậu với lượng bia, 
rượu được tiêu thụ khá lớn. 
Không gian được lựa chọn để tổ chức Bonenkai là nhà hàng, các quán ăn có 
diện tích rộng, thoáng và phải mang phong cách truyền thống Nhật Bản với 
những bàn dài để mọi người có thể ngồi quây quần tạo không khí ấm cúng. Bên 
cạnh đó, nhiều công ty cũng chọn cách tổ chức trong những phòng hội thảo lớn, 
nơi có sẵn những trang thiết bị cần thiết như: Nhạc cụ, dàn âm thanh, máy 
chiếu… không khí khi đó sẽ trang trọng hơn, phù hợp với những công ty lớn. 
Trong hầu hết các bữa tiệc thì đều có mặt của những món ăn mang linh hồn của 
Nhật Bản như sushi và sashimi và trong Bonenkai cũng vậy. Ngoài ra trong bữa 
tiệc Bonenkai thì lẩu là món ăn được yêu thích nhất. Lẩu gần như luôn có mặt 
10
trong thực đơn của Bonenkai. Cũng dễ hiểu thôi, cùng nhau ăn một nồi lẩu nóng 
hổi giữa tiết trời rét căm căm của tháng 12 quả là tuyệt vời, cảm giác như lúc đó 
mọi người cũng xích lại gần nhau hơn. 
Lẩu là món ăn được yêu thích trong mùa đông, được chế biến từ hải sản, thịt gà 
hoặc thịt heo và rau quả. Đây là món ăn nấu trong nồi canh hầm để ngay trên 
bàn. Thành phần được sắp xếp trên đĩa phẳng để cho mỗi người tự ăn món mình 
thích. Loại lẩu thường gặp là mizutaki, yudofu, udonsaki, kanisuki, dotenabe, 
shabushabu và sukiyaki. Hai món thông dụng là Mizutaki (lẩu với nước dùng 
không béo, thịt gà, rau cải, cá) Yose nabe (thịt gà, hải sản, rau). 
Yose nabe Mizutaki 
Ăn cùng nhau là tính đặc trưng của lẩu, người châu Á nghĩ rằng ăn chung trong 
một nồi như vậy sẽ làm tăng tính tập thể và làm cho mối quan hệ giữa con người 
gần gũi với nhau hơn. Chính vì vậy người Nhật thường hay nói “鍋 を 囲む”, 
tức là “ngồi quanh nồi” có ngụ ý rằng tạo mối quan hệ ấm áp giữa mọi người 
khi ăn cùng nhau. 
Tùy theo từng địa phương mà có những nồi lẩu khác nhau: 
11
12 
Ishikari- nabe (Hokkaido) gồm có các 
thành phần: cá hồi, củ cải Nhật, hành tây, 
đậu hũ, bắp cải, tỏi tây, nấm shiitake. 
Kiritanpo- nanbe (Quận Tohoku) gồm 
có các thành phần kiritanpo, thịt gà, 
cây ngưu bàng, rau mùi tây, tỏi tây. 
Houtou- nabe(Huyện Kanto) gồm 
có các thành phần: bí đỏ, cải bắp 
Trung Quốc, cà rốt, khoai môn, mì 
houtou.
Để kích thích khẩu vị khi ăn, người Nhật thường cho thêm nước sốt vào. Có rất 
nhiều loại nước sốt, chẳng hạn như nước sốt mè được làm từ vừng, nước tương, 
rượu sake, tảo bẹ và đường. 
Trong bữa tiệc Bonekai dường như mọi người thân thiết hơn, mọi lễ nghĩa, 
nguyên tắc trong công việc hàng ngày không còn quá coi trọng, thậm chí rất 
nhiều các ông sếp còn khuyên nhân viên hãy thoải mái, thay đổi cách xưng hô 
để mọi người bớt xa cách. Sau khi ăn uống no say là đến một tiết mục sở 
trường của người Nhật – karaoke. Có thể nói đây là hình thức giải trí phổ biến 
và rất hiệu quả ở Nhật. Người Nhật quan niệm rằng chỉ cần hát lên là mọi ưu 
phiền sẽ tan biến hết. Và đây cũng chính là mục đích của bữa tiệc Bonenkai. 
13 
Momiji- nabe(các huyện trung du) 
gồm các thành phần: thịt nai, cây ngưu 
bàng, nấm shiitake, tỏi tây, đậu phụ, 
rau xanh.
3. Đêm giao thừa:Thưởng thức Toshikoshi Soba trong đêm giao thừa 
Vào ngày 31/12 là đêm tất 
niên (Oomisoka), là ngày 
quan trọng trong truyền 
thống của người Nhật vì 
đây là ngày cuối cùng của 
năm cũ. Sau khi hoàn tất 
công việc dọn dẹp nhà cửa 
trong ngày, vào đêm giao 
thừa, người Nhật sẽ ăn 
một bữa tối hoành tráng 
nhất trong năm. Bữa tối 
này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần 
lần cuối cùng trong năm cũ, lúc này trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản không 
thể thiếu các loại mỳ Nhật làm từ kiều mạch (tiếng Nhật gọi là Toshikoshi 
soba). 
Tại Nhật, kiều mạch được trồng cách đây hàng ngàn năm và là nguồn thực 
phẩm quan trọng chẳng kém gì hải sản. Từ xưa, gạo không phải là nguồn thực 
phẩm dồi dào và duy nhất của người Nhật. Ở những vùng nông thôn miền núi, 
người ta canh tác lúa rất ít vì điều kiện không thuận lợi. Kiều mạch trở thành 
loại cây được trồng phổ biến và là nguyên liệu chính làm ra nhiều món ăn của 
người dân miền núi. 
Mỳ Toshikoshi Soba nói riêng và mỳ Soba nói chung là loại mỳ có sợi dai và 
dài làm từ kiều mạch tượng trưng cho sự trường thọ và một năm tràn ngập niềm 
vui. Theo quan niệm truyền thống của người Nhật, sợi mỳ càng dài thì họ càng 
có nhiều may mắn trong năm mới, và việc ăn các món được làm từ kiều mạch, 
gạo vào thời khắc đầu tiên của năm mới sẽ là nguồn gốc giúp con người thành 
đạt. 
Khi đón chờ thời khắc chuyển giao năm mới, cả gia đình sẽ quây quần bên 
chiếc bàn sưởi Kotatsu và cùng thưởng thức Toshikoshi Soba. 
3.1. Nguồn gốc 
Phong tục này được duy trì từ thời Edo ( 1600-1868). Nguồn gốc của phong tục 
này là khi một người thợ kim hoàn vào thời điểm quét dọn nhà cửa đón năm 
14
mới đã thu thập các mạt vàng rơi vãi xung quanh nơi ông ta làm việc với bột 
bánh soba, sau đó đốt cháy soba trong lò than và thu lại các vụn vàng. Bởi vậy 
người ta cho rằng soba có thể thu thập được tiền và dần hình thành tập tục ăn 
Soba vào đêm giao thừa. Tuy nhiên ngày nay bởi vì soba dài và mảnh vì vậy 
người ta còn quan niệm nó có ý nghĩa trường thọ. 
3.2. Quá trình phát triển 
Giai đoạn đầu thời Edo, các khu vực xung quanh thành Edo, ngày nay là thủ đô 
Tokyo, chưa được mở mang rộng rãi như bây giờ. Chính quyền Mạc phủ quyết 
định tuyển mộ nhân công trên toàn quốc tham gia kế hoạch mở rộng vịnh Edo. 
Một lượng lớn lao động chân tay, chủ yếu là các thanh niên và thợ thủ công, đã 
tụ hội về thành Edo để đắp đê lấn biển và xây dựng lâu đài, cơ sở hạ tầng cho đô 
thị. Dân số đông khiến nhu cầu ăn uống cũng tăng theo. Hàng quán bên đường 
và nhà hàng nhanh chóng ra đời, trong đó có các cửa hàng phục vụ món mì kiều 
mạch. 
Ngoài thực đơn cao cấp dành cho giới quí tộc, võ sĩ và những thương nhân giàu 
có, người dân Edo còn chú trọng phát triển các món ăn bình dân phục vụ cho 
lượng lao động đông đúc. Cá và nguồn nông sản dồi dào từ vùng phụ cận đã tập 
trung về Edo. Thêm vào đó, khu vực Shinshyu và phía Bắc Kanto nổi tiếng là 
vùng sản xuất kiều mạch lớn nhất nước. Những yếu tố này đã giúp hình thành 
món mì soba ngày nay. 
Là món ăn rẻ tiền, đơn giản nhưng lại rất ngon miệng nên các đầu bếp ở Edo đã 
nỗ lực cải tiến để món mì Soba ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn hơn. Trước 
đây, sau khi luộc chín và chế qua nước nóng, những sợi mì Soba đứt đoạn rời 
rạc. Nhưng khi sử dụng phương pháp ủ kín sau khi chần nước nóng, sợi mì vẫn 
giữ nguyên hình dáng. 
Sợi mì lúc này có kích thước khá to. Giai đoạn giữa thời kì Edo, kỹ thuật làm mì 
Soba tiếp tục được cải tiến. Người ta đã kết hợp bột kiều mạch với một ít bột mì 
để tạo ra những sợi mì vừa thon vừa dài, khi nấu chín, nó vẫn không bị vỡ vụn. 
Cách làm này vẫn được duy trì đến ngày nay. Sự thay đổi này khiến món mì 
soba rất được ưa chuộng chẳng kém gì mì udon. Mì Soba trở nên rất thịnh hành 
trong giới bình dân vì nó vừa ngon vừa tiện lợi. 
Song song với sự phát triển của mì soba thì ngành chế biến nước tương cũng trở 
nên hưng thịnh. Người ta phát hiện ra rằng, mì Soba ăn kèm với nước tương tạo 
nên hương vị độc đáo. Món mì Soba dần trở nên hoàn thiện nhờ sự cải tiến về 
15
sợi mì, nước dùng và cách sử dụng. 
Sự nổi tiếng của mì Soba lúc bấy giờ đã được ghi nhận trong một số tài liệu. 
Theo số liệu thống kê, vào thời điểm đó, trong kinh thành Edo có khoảng 3.600 
quầy hàng và cửa hiệu phục vụ món mì nỲ. Đó là món ăn nhẹ tuyệt vời của 
người dân lao động giữa hai bữa ăn chính trong ngày. Dần dần, mì soba phát 
triển đa dạng, từ mì lạnh đến mì nóng với nhiều phụ liệu phong phú từ đậu hũ, 
thịt động vật đến hải sản. Nó đã góp phần tạo nên giá trị văn hóa ẩm thực Nhật 
Bản. 
3.3. Cách thưởng thức mỳ Soba nói chung và mỳ Toshikoshi Soba nói 
riêng. 
Có một điểm rất thú vị trong cách ăn món mì nổi tiếng này. Nó được xem là nền 
tảng và cũng là biểu tượng của mì soba. Điểm hấp dẫn của mì soba là sự cân 
bằng vị giác giữa nước dùng và sợi mì. Đó là sự xuất hiện của âm thanh khá lớn. 
Khi ăn mì soba, người Nhật có thói quen hút mạnh những sợi mì vào miệng để 
tạo ra tiếng động lớn. 
Không chỉ độc đáo ở cách ăn mì soba, cách sử dụng nước dùng cũng giữ một 
vai trò rất quan trọng. Có một số người khi ăn mì Soba, những đũa mì đầu tiên 
không chấm vào nước dùng. Mục đích của họ là muốn cảm nhận hết mùi thơm 
và hương vị nguyên thủy của sợi mì. Những đũa mì tiếp theo sẽ được ăn cùng 
với nước dùng. Khi đó, mùi thơm, vị đậm đà của nước dùng sẽ hòa quyện với 
mùi vị đặc trưng của mì Soba khiến người ăn không thể nào ngừng cho đến khi 
bụng họ không còn chứa được nữa. Điểm hấp dẫn của mì soba là sự cân bằng vị 
giác giữa nước dùng và sợi mì. Đó là sự tương hổ luôn được chú trọng trong ẩm 
thực của người Nhật. 
16
3.4. Ý nghĩa của mì Toshikoki Soba 
Mì Toshikoshi Soba dài khiến người ta liên tưởng đến một cuộc sống lâu dài và 
sung túc, vì thế Toshikoshi Soba cũng là biểu tượng cho một cuộc sống trường 
thọ khỏe mạnh và tràn đầy sức sống trong năm tới. 
Hơn nữa, mì Toshikoshi Soba cỏn giúp giữ của trong nhà và mang thêm vàng 
bạc, tiền tài đến với chủ nhà như theo nguồn gốc. 
17
Nhưng truyền thống này có một ý nghĩa thực tế hơn: cho phép người vợ nấu 
một món ăn đơn giản để họ nghỉ ngơi sau một năm bận rộn nấu những món cầu 
kỳ cho mọi người. 
Người ta tin rằng nếu ăn còn chừa lại, dù chỉ là một sợi mì toshi-koshisoba thì 
sẽ gặp điều xấu vào năm mới. 
4. Ngày Mùng 1 Tết 
Ngày được trông chờ nhất đó chính là buổi sáng đầu tiên của năm tức 1/1 
Dương Lịch, được gọi là ngày "Thịnh Vượng", là ngày quan trọng nhất để khởi 
đầu một năm mới. Vào ngày này cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, 
uống rượu Sake và ăn món súp Ozoni, món súp truyền thống gắn liền với ngày 
Tết. Sáng 1/1 Tết, các gia đình ở Nhật đều làm lễ đón mừng năm mới nên việc 
đầu tiên là họ sẽ uống rượu Sake mừng năm mới để trừ tà khí trong năm và để 
kéo dài tuổi thọ vì theo người Nhật rượu Sake chính là thức uống trường thọ. 
Tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni được chế biến bằng cách sử dụng tất cả 
các nguyên liệu như củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày 
cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật quan niệm rằng ăn 
uống những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ làm tăng thêm sức mạnh. 
Ozoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau. Vì nó 
quá phổ biến và dễ làm, nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính 
xác cho Ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị 
đặc biệt không thể trộn lẫn. Nhưng tất cả đều có một nguyên liệu chung không 
gì thay thế được là Mochi. Có thể nói, Mochi chính là cái hồn của món ăn này. 
18
Món canh ozoni đương nhiên không thể thiếu bánh dầy omochi. 
Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản, vào ngày mùng 1 Tết, vị thần 
Toshidon sẽ xuất hiện và ban tặng cho các em bé ngoan, vâng lời cha mẹ bánh 
dầy Ozoni. Từ truyền thuyết này, với mong muốn được hưởng nhiều món quà 
của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết. 
Một món ăn nữa không thể không nhắc đến trong ngày Tết đó là Osechi hay còn 
19
được gọi là Honzonshoku (thức ăn được dự trữ), một phần vì quan niệm xa xưa 
cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho vị thần bếp, phần 
khác vì để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn 
trong mấy ngày năm mới nên người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi 
là Osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các 
hộp Osechi như vậy. 
Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh 
nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn 
uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm 
mới). 
Ngày nay việc đón mừng năm mới của người Nhật không còn cầu kỳ, trang 
trọng như trước, một số nghi lễ được bỏ qua, đặc biệt ở các đô thị. Tuy nhiên 
còn nhiều phong tục vẫn được duy trì như đi chùa cầu an, khai bút đầu xuân,... 
và hiển nhiên, trong các ngày tết, phụ nữ Nhật sẽ mặc Kimono truyền thống , 
các gia đình sẽ ăn những thức ngày ngày tết đặc trưng mà không kém phần cầu 
kì và bổ dưỡng này. 
20
5. Osechi 
Ngày đầu tiên trong năm mới của Nhật có tên gọi là “Gantan”, nhưng từ mồng 1 
tới mồng 3 thì gọi chung là “Sanginichi”. Trong cả 3 ngày này cả gia đình sẽ 
quây quần và cùng ăn một bữa cơm chung đã được chuẩn bị sẵn từ trước đêm 
giao thừa gọi là “Osechi Ryori”. 
5.1. Nguồn gốc 
Phong tục này bắt đầu từ thời Heian (794 – 1185), đây là thời kì mà Nhật Bản 
chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi đạo Khổng Tử của Trung Quốc. Và đến thời Edo( 
1603 -1867) thì được phổ biến rộng rãi hơn. Osechi là món ăn được bắt nguồn 
từ một bữa ăn đầu năm ở Sechie, bữa tiệc do hoàng cung tổ chức để chúc mừng 
thời khắc giao mùa. Khi đó, hằng năm người ta tổ chức năm ngày lễ lớn gọi là 
Gosekku, bao gồm Jinjitsu (ngày 7 tháng 1), Joushi (ngày 3 tháng 3), Tango no 
sekku (ngày 5 thnags 5), Tanabata (ngày 7 tháng 7) và Chouyou no en (ngày 9 
tháng 9). Trước khi Jinjitsu được ấn định vào ngày 7 tháng 1 dưới thời thiên 
hoàng Meiji thì Osechi là những món ăn truyền thống trong bữa cơm trong suốt 
7 ngày đầu năm. 
Osechi Ryori ban đầu được làm để dâng lên Toshigami, vị thần được cho là sẽ 
xuống hạ giới để đén thăm các gia đình mỗi năm một lần vào đầu năm mới. Các 
món ăn trong thực đơn Osechi đều là đồ ăn nguội. Người ta tin rằng ăn Osechi 
vào ngày đầu năm mới sẽ mang lại sức khỏe cho gia đình, hạnh phúc, thịnh 
vượng trong cả năm đó. 
Osechi là hozonshoku, hay nói cách khác là thức ăn được dự trữ .Về phương 
diện lịch sử, nó được chuẩn bị trước để những người phụ nữ trong gia đình có 
thể có được vài ngày nghỉ không cần nấu nướng, thức ăn được làm giống như 
đồ ăn mà người Nhật từng ăn hàng thế kỉ trước. Ở Nhật, người ta tin rằng những 
ngày đầu năm có vai trò vô cùng quan trọng. Nó tượng trưng cho cả một năm 
mới vừa bắt đầu. Vì thế, trong những ngày này , mọi người luôn cố gắng để giữ 
cho không khí luôn vui vẻ. Theo truyền thống thì suốt 3 ngày Tết không ai làm 
gì mà chỉ tập trung vui chơi, mọi hoạt động nấu nướng, dọn dẹp,... đều bị ngưng 
lại. 
21
5.2. Cách sắp xếp hộp Osechi. 
Osechi-ryori gồm từ 20 đến 30 món ăn làm theo thực đơn ngày Tết rất cầu kỳ 
bày trong một cái hộp nhiều tầng gọi là Jubako. Về cơ bản, thức ăn trong mỗi 
hộp sẽ được sắp xếp theo quy tắc: hộp đầu tiên là các món hầm và luộc khai vị 
cùng cá, hộp thứ hai gồm món ăn nhẹ hoặc hơi có vị chua và hộp cuối cùng là 
các món ăn chính, món hầm nước hoặc kho. 
Thứ tự trình bày các món ăn trong Jubako không tuân theo một quy luật nhất 
định mà có nhiều khác biệt, tuỳ từng nơi và tuỳ theo số tầng của jubako, nhưng 
mỗi ngăn sẽ chỉ bày các món ăn có cách chế biến tương tự nhau. Không chỉ có 
tính chất trang trí, Jubako còn giúp bảo quản thức ăn chứa trong nó, giữ nguyên 
mùi vị của osechi trong suốt ba ngày đầu 
Cách xếp hộp món ăn ngày Tết Nhật: Chính thức thì món ăn ngày Tết Nhật 
được xếp vào 5 hộp chồng lên nhau. Nhưng hiện nay loại xếp 3 hộp là phổ biến. 
Đằng nào thì số hộp cũng là một số lẻ, điều này đã thành tục lệ từ xưa rồi. Nếu 
là 5 hộp, thì xếp như sau: 
Hộp 1: Món cá trang trí, chúc 
mừng 
Hộp 2: Các món chua 
Hộp 3: Các món nướng 
Hộp 4: Các món kho, nấu 
Hộp 5: Các món nặng 
22
Nếu là 3 hộp, thì xếp như sau: 
Hộp 1: Món cá trang trí, chúc 
mừng và món khai vị 
Hộp 2: Các món chua 
Hộp 3: Các món kho, nấu 
Mỗi một hộp Osechi là một tập hợp các món ăn với sự kết hợp hài hòa giữa đặc 
điểm từng vùng, từng địa phương của đất nước mặt trời mọc vào mùa xuân. 
Sự hấp dẫn của Osechi chính là sự hòa quyện giữa linh hồn và tính thẩm mỹ trong 
từng món ăn được thể hiện qua thị giác, khứu giác và vị giác. Nhìn vào đó ta dễ 
dàng liên tưởng đến núi, đến biển, đến con người Nhật bản. 
5.3. Phân loại Osechi 
 Osechi truyền thống: 
Vào những thời kỳ xa xưa hơn, Osechi chỉ gồm có Nimono(các món luộc), rau 
luộc trong nước tương, đường hoặc rượu ngọt mirin. Đó là cách nấu truyền thống 
của Nhật Bản nhằm giữ nguyên mùi vị thuần khiết của món ăn. 
Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc "tam ngũ": ngũ vị, ngũ sắc, ngũ 
pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, 
xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.So với những nước khác, 
cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, 
người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, 
rong biển, rau, gạo và đậu nành. 
23
Nhìn vào món ăn Osechi ta có thể cảm nhận một cách rõ nét nhất về triết lí món 
ăn của người Nhật. 
Trải qua nhiều đời, số lượng món ăn trong bữa osechi tăng dần lên. Ngày 
nay, Osechi gồm bất cứ món ăn nào dành riêng cho ngày Tết . 
 Osechi Trung Hoa: 
Các món ăn ngoại lai khi du nhập vào xứ sở hoa anh đào này lại được khóac một 
chiếc áo mới của mùi, vị và đôi khi tạo nên những món ăn bản xứ. Đó cũng là đặc 
trưng của văn hóa Nhật nói chung và văn hóa ẩm thực Nhật nói riêng trong việc 
đồng hóa tạo ra những món ăn nước ngoài với hương vị Nhật (Japanese style 
oversea dishes- Wafuu ryouri). 
"Osechi Trung Hoa" (中華風お節 chūkafū osechi), người ta cho vào hộp osechi 
món ăn như há cảo, bánh hoành thánh có xất xứ từ Trung Hoa. 
 Osechi phương Tây: 
Từ tiếng Bồ Đào Nha “pao” đã đem lại từ pan (bánh mì) trong vốn từ vựng của 
Nhật Bản. 
Cũng chính người Bồ Đào Nha được cho là có công khi giới thiệu món Tempura 
(xuất phát từ templo, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đền thờ) nổi tiếng (món lăn 
bột chiên). Chẳng bao lâu sau, Tempura được truyền khắp nước, đem lại món ăn 
ưa thích vừa có nguồn gốc Trung Quốc, vừa có nguồn gốc Châu Âu.Sự giao 
thương của Nhật Bản với các nước bên ngoài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, cũng 
đem đến cho Nhật Bản những ảnh hưởng mới. Vào thế kỷ 16, từ Campuchia, 
những người Bồ Đào Nha đã đem văn hoá châu Âu vào Nhật Bản cùng những 
loại rau khác từ Tân thế giới và những vùng khác từ châu Á như kabocha (bí đao). 
Sau đó, các loại bắp, khoai tây, khoai lang, đậu tây được đưa vào Nhật Bản. Kỹ 
thuật nấu ăn của người phương Tây thật sự đã đem lại sự hứng thú mới trong cách 
nấu ăn của người Nhật. 
Thời kỳ Meiji (1868 – 1912) đánh dấu sự giao thương mở cửa trở lại của Nhật 
Bản với bên ngoài. Cuối thế kỷ 19, thịt bò được phép đưa trở vào thực đơn và đến 
đầu thế kỷ 20, những gia vị nước ngoài như bơ, cà ri, kem, cà phê… bắt đầu được 
thịnh hành tại Nhật Bản. Phong trào canh tân và Âu hoá tiếp theo cũng đem cải 
bắp, củ hành, ngô, măng tây, cà chua từ châu Mỹ và châu Âu đến Nhật. Chẳng 
24
bao lâu sau, Nhật Bản bắt đầu trồng những loại rau này trong nước, cùng với dưa, 
dâu tây và các loại trái cây khác. 
Suốt thời kỳ Edo (1603 – 1857), Nhật Bản đã trải qua 3 thế kỷ đóng cửa với thế 
giới bên ngoài. Đây là thời gian Nhật Bản “tự nhìn lại chính mình”, chắt lọc 
nghiêm túc tinh hoa thế giới, và các nhà thương nhân giàu có của Nhật Bản trở 
nên sành điệu với những thị hiếu trong ẩm thực và nghệ thuật. Các nhà hàng Nhật 
Bản sinh sôi nảy nở trong suốt thời gian này và nigiri – zushi (cơm bọc các loại 
hản sản nướng) đã được ra đời. 
Chính sự tiếp xúc với phương Tây, học hỏi tiếp thu đồng thời giữ lại bản sắc 
truyền thống của dân tộc mà hình thành nên món ăn Osechi phương Tây với có ô 
đựng thức ăn với nguyên liệu xuất phát từ phương Tây cũng như cách chế biến 
theo kiểu phương Tây. Osechi phương Tây ngày càng phổ biến, và được ưa 
chuộng bởi hương vị món ăn không chỉ thuần Nhật mà có sự kết hợp độc đáo với 
cách chế biến phương Tây như cá nướng muối, thịt nướng kiểu Tây… 
Nhưng dù đa dạng và nhiều món như thế nào thì một Osechi-ryori luôn phải có đủ 
ba món cơ bản gọi là Mitsuzakana, bao gồm kazunoko, tazukuri, và kuromame. 
Ở vùng Kanto (phía Tokyo) thì 3 món này thông thường bao gồm đậu đen, khô cá 
mòi và trứng cá trích. Còn ở vùng Kansai (phía Osaka) thì 3 món này là rễ cây 
ngưu bàng (ごぼう), trứng cá trích và khô cá mòi/đậu đen. 
5.4. Ý nghĩa. 
Mỗi món ăn trong bữa osechi đều có ý nghĩa đặc biệt để đón chào năm 
mới.Osechi được tạo thành từ khá nhiều món khác nhau,xin được giới thiệu một 
số thành phần phổ biến trong oschi: 
Daidai (橙- Hán Việt: tranh- nghĩa là "cây/trái cam" ,cũng có nghĩa là "đắng"): 
đây là món cam đắng Nhật Bản. Daidai có nghĩa là "từ thế hệ này đến thế hệ 
khác" khi được viết bằng chữ kanji là 代々. Giống như món kazunoko dưới 
đây, món này biểu trưng cho lời chúc tốt đẹp dành cho trẻ em vào năm mới. 
Datemaki (伊達巻 hoặc 伊達巻き- y đạt 
quyển, trong đó từ "quyển" có nghĩa là 
"cuộn"), trứng cuộn vị 
ngọt ,trộn với tương 
25
cá ho c tôm nghi n. ặ ề Món này tượng trưng cho 
lời chúc có được nhiều ngày tốt lành. Từ kanji 
伊 (từ Hán Việt: "y") có nghĩa là "trang phục", 
bắt nguồn từ trang phục lộng lẫy của 
các samurai từ các thái ấp được sắc phong. 
Vào ngày lành (晴れの日,hare-no-hi), theo 
truyền thống, người Nhật mặc đồ đẹp để 
thấy vui vẻ. 
Kamaboko ( 蒲鉾): bánh cá nướng. Theo 
truyền thống, các lát Kamaboko trắng đỏ sẽ 
được xếp xen kẽ thành hàng hoặc xếp theo 
một hoa văn nào đó. Màu sắc và hình dạng 
của chúng gợi nhớ đến Nhật Bản với biệt 
danh "đất nước mặt trời mọc" 
Kazunoko ( 数の子): món trứng cá 
trích. Kazu có nghĩa là "số" và "ko" nghĩa "đứa 
trẻ". Món này tượng trưng cho lời chúc con 
đàn cháu đống dịp năm mới. 
Konbu (昆布) là một 
loại tảo biển. Từ này 
liên quan tới 
từ yorokobu, nghĩa là 
"vui vẻ". 
26
Kuro-mame (黒豆), đậu đen. Mame nghĩa là 
"khỏe mạnh", tượng trưng cho lời chúc sức 
khỏe trong năm mới. 
Kohaku-namasu (紅白なます), nghĩa là 
"rau kuai đỏ trắng", làm từ cà rốt và củ cải 
trắng xắt sợi, muối chua ngọt với giấm và 
nước quýt yuzu (cây lai giữa quýt và chanh 
Nghi Xương). 
Tai ( 鯛), cá tráp biển đỏ. Tai liên quan đến từ medetai trong tiếng 
Nhật tượng trưng cho những điều tốt lành. 
Tazukuri (田作り): cá mòi khô sốt nước 
tương. Viết bằng từ kanji, tên món ăn có 
nghĩa đen là "khai khẩn ruộng lúa", vì trong 
lịch sử, cá đã được sử dụng để làm giàu đất 
ruộng. Với ý nghĩa này,tazukuri tượng 
trưng cho vụ mùa bội thu. 
27
Z ou ni (雑煮): món canh gạo viên (mochi) 
nấu với nước dùng trong (ở miền đông Nhật 
Bản) hoặc với nước súp miso (ở miền tây 
Nhật Bản). 
Ebi ( エビ), tôm rim với 
rượu sake và nước tương. 
Nishiki tamago ( 錦卵): trứng cuộn với 
lòng trắng- lòng đỏ tách riêng, lòng đỏ 
tượng trưng cho vàng còn lòng trắng 
tượng trưng cho bạc. 
Nishime: các loại rau củ kho với mirin, đường và soysauce, giống mấy món ăn 
chay ở Việt nam mình nhưng ngọt hơn 1 tí vì người Nhật không nêm với muối mà 
toàn nêm đường và mirin. 
28
Kurikinton: 'Kuri' trong tiếng Nhật là 
hạt dẻ, còn 'kinton' có nghĩa là khoai 
lang. Kuri Kiton, làm từ hạt dẻ ngọt và 
khoai lang nghiền, là một trong những 
món ăn truyền thống của người Nhật 
trong dịp Năm Mới bởi màu vàng của nó 
tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu 
sang. 
6. Mùng 7 tết 
Sau những ngày đầu năm xôm tụ và cầu kỳ với nhiều món ăn mang các ý nghĩa 
khác nhau thì đến ngày Mùng Bảy tết các gia đình Nhật sẽ cùng ngồi lại quây 
quần bên một món ăn thanh đạm nhưng cũng không kém phần dinh dưỡng đó là 
món Nanakusa-gayu, một loại cháo được nấu bằng 7 loại rau củ và thảo mộc mọc 
vào mùa xuân. Ngày này có tên gọi là Jinjitsu (Nhân Nhật) hay còn gọi là “tiết 
bảy loại rau củ”- đây là một trong 5 ngày tiết điển hình của người Nhật. 
Cả gia đình cùng quây quần bên nồi cháo Nanakusa-gayu 
6.1. Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi. 
29
Ý nghĩa tên gọi Nanakusa Gayu(七草の節句): Nana trong tiếng Nhật có nghĩa là 
số 7, Kusa có nghĩa là lá cỏ, Gayu là cháo gạo đặc, ghép lại Nanakusa Gayu có 
nghĩa là “cháo 7 loại rau”. 
Về nguồn gốc của ngày lễ này trước hết bắt đầu từ phong tục tập quán: Đối với 
người Nhật họ rất kiêng con số 4 và số 9 (vì cách phát âm của số 4 trùng với chữ 
"tử", số 9 trùng với chữ "kurushii" (đau khổ). Nhưng ngược lại, số 7 lại rất được 
coi trọng và họ coi đó là một con số đem lại nhiều điều may mắn. Vì thế ngày 
Mùng 7 được diễn ra với mục đích là ngày lễ cầu mong cho sức khỏe và sự may 
mắn của họ trong suốt 1 năm, cũng như là để xua trừ tà ma xung quanh. 
Ngoài ra thói quen ăn cháo vào ngày này được truyền bá từ Trung Quốc sang từ 
năm 912 (thời Heian). Theo đó, ở Trung Quốc người ta dựa vào truyền thuyết bà 
Nữ Oa sáng tạo ra thế giới để gọi và kiêng cữ những ngày đầu năm như: ngày 1 
tháng 1 là ngày con gà, ngày 2 là con chó, ngày 3 là con lợn, ngày 4 là con cừu, 
ngày 5 là con bò, ngày 6 là con ngựa. Người ta sẽ không giết những động vật 
tương ứng của ngày hôm đó. Còn ngày 7 là ngày con người. Dân chúng sẽ ăn 
cháo và kiêng sát sinh trong ngày này. 
6.2. Nguyên liệu 
Theo truyền thống Nanakusa Gayu được nấu từ gạo trắng kết hợp với bảy loại rau 
cỏ dễ kiếm vào mùa xuân như: 芹 : せり seri: một loại rau cần ta 薺 : なずな 
nazuna: cây rau tề 御形 : ごぎょう gogyou: một loại cải cúc 繁縷 : はこべら 
hakobera: một loại thuộc họ cây tinh thảo 仏の座 : ほとけのざ hotokenoza: một 
loại cải cúc 菘 : すずな suzuna: củ cải tròn 蘿 : すずしろ suzushiro: củ cải 
(Raphanus sativus). 
Có nhiều sự khác nhau trong thành phần nguyên liệu, vài loại rau địa phương có 
thể được dùng thay thế. 
30
Bảy loại rau thường dùng để nấu Nakakusa-gayu 
6.3. Cách nấu 
Vì đây không chỉ là một món ăn đơn thuần mà nó còn mang nhiều yếu tố tâm linh 
của người Nhật nên cách nấu cũng rất đặc biệt. 
Vào đầu buổi sáng hoặc tối hôm trước, người ta chuẩn bị gạo, sau đó đặt rau củ, 
chày cối và một dụng cụ gọi là shamoji (muỗng xúc cơm dẹt chứ không dùng dao 
kim loại) lên trên thớt gỗ, đầu thớt hướng về một hướng may mắn. Sau đó tụng 
câu: “Trước khi những cánh chim từ đại lục bay về Nhật Bản, hãy dùng 
Nanakusa”, vừa tụng vừa thái nhỏ rau củ ra. Câu “thần chú ” này biến đối tùy 
theo vùng miền và mỗi nhà chứ không cố định. 
Nồi nấu cũng là loại nồi đất chứ không phải nồi kim loại. Khi thưởng thức cũng 
phải cho vào bát gốm, thìa bằng gỗ hoặc gốm. 
31
Nakakusa-gayu thường được đựng trong chén gốm 
6.4. Ý nghĩa 
Người ta tin rằng 7 loại rau này sẽ giúp con người ta tránh được tà ma và bệnh tật 
trong năm tới. Ngoài ra, về mặt y học, vào những dịp lễ tết mọi người thường ăn 
những thức ăn có quá nhiều chất béo vì vậy nên thay đổi khẩu vị bằng cách ăn 
một bát cháo với nhiều loại rau giàu vitamin như vậy sẽ rất tốt cho sức khoẻ, đặc 
biệt rau quả tươi sẽ có tác dụng tốt đối với dạ dày sau khi phải tiêu hoá những 
món ăn ngày Tết và bổ sung những nguồn dinh dưỡng thiếu vì mùa đông ít rau. 
Mỗi loại rau lại mang những giá trị dinh dưỡng riêng, ví dụ, “seri” có hiệu quả 
huyết tăng lên, “hakobera” xúc tiến ra nước tiểu, “suzuna” và “suzushiro” bao 
gồm yếu tố diastase có tác dụng xúc tiến tiêu hóa. 
Vì vào thời điểm này, rất ít rau có thể mọc được, nên 7 loại rau non này đã mang 
đến màu sắc cho bàn ăn và việc thưởng thức chúng vào dịp năm mới rất được 
lòng thần linh. 
Hơn nữa hình ảnh chén cháo thảo dược còn gợi cho ta hình ảnh tinh khiết thanh 
cao của người Nhật: Màu trắng của hạt gạo nấu nhừ tượng trưng cho sự thanh 
bạch tinh khiết trong tâm hồn, mà con người (Nhật Bản) muốn hướng đến.Màu 
xanh tươi của cây cỏ (dù đã qua nhiệt độ cao) tượng trưng cho sự xanh tươi của 
thiên nhiên đã là vị thuốc của trời rồi.Hai màu đặc trưng đó được cảm nhận bỡi 
thị giác, cùng với hương thơm của thảo dược bốc lên mà thính giác, cộng với vị 
mặn mòi của muối ấm nóng qua đầu môi … làm cho món ăn trở nên thanh tao và 
32
quý như một vị thuốc tẩy sạch bụi trần cho mọi người trước khi bước vào một 
năm mới; một mùa xuân mới… Rõ ràng đây là món ăn truyền thống mà mang dấu 
ấn tâm linh của người Nhật. 
Cháo chỉ nêm bằng muối hoặc xì dầu. Ăn thơm thơm, vị thanh, mát. 
Một nồi cháo Nanakusa-gayu mang nhiều ý nghĩa 
III. KẾT LUẬN 
Văn hóa xã hội Nhật Bản là một sự dung hòa tuyệt vời giữa truyền thống và hiện 
đại, trong đó các yếu tố hội nhập không những không bài trừ các nét đẹp văn hóa 
33
cổ truyền mà cả hai cùng tồn tại đan xen, bổ sung và làm phong phú cho nhau, tạo 
nên một nét đẹp văn hóa vừa trẻ trung tươi mới, lại vừa cổ kính và cũng đầy tính 
nhân văn. Và ẩm thực ngày tết là một minh chứng tiêu biểu cho nền văn hóa đặc 
sắc đó. 
Các món ăn ngày tết ở Nhật Bản không chỉ phong phú, nhiều màu sắc mà trong 
từng món còn mang những hương vị riêng, chứa đựng giá trị dinh dưỡng cao và 
những ý nghĩa vật chất cũng như tâm linh tiêu biểu. Từ những món đồ cúng giỗ 
mang đầy giá trị thiêng liêng, đến những món ăn nhiều màu sắc vô cùng hấp dẫn 
như Osechi hay Omochi, hay chỉ đơn thuần là chén cháo với rau thanh đạm 
Nanakusa-gayu. Mỗi thứ một vẻ nhưng tất cả đều toát lên vẻ đặc biệt riêng và đều 
là những thứ không thể thiếu tạo nên nét đặc trưng của đất nước và con người 
Nhật. 
Qua đó ta còn được mở mang thêm một cái nhìn mới về đất nước và con người 
Nhật. Những con người ham học hỏi luôn biết đón nhận và phát triển theo các yếu 
tố tốt đẹp của thời đại, nhưng bên cạnh đó vẫn không ngừng gìn giữ và phát huy 
các yếu tố truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo nên một cái hồn Nhật Bản rất 
riêng mà không bị lẫn với bất cứ nơi nào trên thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách Japanese Customs, Traditions & Annual Events của JohnMcDowel. 
2. Sách Japanese, the Cycle of Life của Prince Takamado. 
34
3. Cùng các trang web: 
http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Ftapchimonngon.com 
%2Fvan-hoa%2Fdu-lich-am-thuc%2F1723-mon-an-ngay-tet-cua-nguoi-nhat- 
ban.html&h=QAQGUy9O3 
http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fproguide.vn%2Fcb 
%2Fkham-pha%2Ftet-cua-mot-so-nuoc-o-chau-a-phan-1-nhat-ban 
%2F&h=QAQGUy9O3 
http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fduhoc.vietsse.vn 
%2F2013%2F01%2Fphong-tuc-don-nam-moi-cua-nhat-ban& 
h=QAQGUy9O3 
http://www.baomoi.com/Bonenkai--Bua-tiec-gia-tu-nam-cu-cua-nguoiNhatBan/ 
84/3683899.epi 
http://monngonvietnam.vn 
http://www.global-study.org/xe/amthucnhatban_list/676 
http://duhoc.viet-sse.vn/2011/12/nhung-ngay-cuoi-nam-cua-nguoi-nhat-ban 
http://www.duhoc-nhatban.edu.vn/am-thuc-nhat-ban/140-nabe-mono-mon-lau- 
nhat-ban.html 
http://www.rcc.ricoh-japan.co.jp 
http://www.crosscurrents.hawaii.edu 
http://ja.uncyclopedia.info/ 
http://japanest.com 
http://vnexpress.net 
35

More Related Content

What's hot

Ẩm thực 3 miền - powerpoint template
Ẩm thực 3 miền - powerpoint templateẨm thực 3 miền - powerpoint template
Ẩm thực 3 miền - powerpoint templatemrtomlearning
 
Văn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựcVăn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựckieutrinhsr
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...Chau Duong
 
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt NamVăn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Namluanvantrust
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[Soan Thao VB]Soan thao thong bao
[Soan Thao VB]Soan thao thong bao[Soan Thao VB]Soan thao thong bao
[Soan Thao VB]Soan thao thong baoLinh Linpine
 
Van hoa am thuc
Van hoa am thucVan hoa am thuc
Van hoa am thucminh toan
 
Đề tài Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch ...
Đề tài Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch ...Đề tài Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch ...
Đề tài Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Ẩm thực 3 miền - powerpoint template
Ẩm thực 3 miền - powerpoint templateẨm thực 3 miền - powerpoint template
Ẩm thực 3 miền - powerpoint template
 
Văn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựcVăn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thực
 
am thuc ba mien.ppt
am thuc ba mien.pptam thuc ba mien.ppt
am thuc ba mien.ppt
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tỉnh Bến Tre.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tỉnh Bến Tre.docKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tỉnh Bến Tre.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tỉnh Bến Tre.doc
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt NamVăn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
 
[Soan Thao VB]Soan thao thong bao
[Soan Thao VB]Soan thao thong bao[Soan Thao VB]Soan thao thong bao
[Soan Thao VB]Soan thao thong bao
 
Van hoa am thuc
Van hoa am thucVan hoa am thuc
Van hoa am thuc
 
CSVHVN. C1
CSVHVN. C1CSVHVN. C1
CSVHVN. C1
 
Đề tài Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch ...
Đề tài Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch ...Đề tài Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch ...
Đề tài Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phát triển du lịch ...
 
Phương pháp học đại học
Phương pháp học đại họcPhương pháp học đại học
Phương pháp học đại học
 
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAYLuận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
 
Hình thái và mô hình văn hóa
Hình thái và mô hình văn hóaHình thái và mô hình văn hóa
Hình thái và mô hình văn hóa
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
 

Similar to ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN

Món ngon Nhật Bản
Món ngon Nhật BảnMón ngon Nhật Bản
Món ngon Nhật BảnEverest Travel
 
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docxThuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx37NghQunh
 
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdfKNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdfHongYn889320
 
Japan cuisine - Ẩm thực Nhật Bản
Japan cuisine - Ẩm thực Nhật BảnJapan cuisine - Ẩm thực Nhật Bản
Japan cuisine - Ẩm thực Nhật BảnÔri Trang
 
Thời tiết tháng 1 Phú Quốc như thế nào?
Thời tiết tháng 1 Phú Quốc như thế nào?Thời tiết tháng 1 Phú Quốc như thế nào?
Thời tiết tháng 1 Phú Quốc như thế nào?ThoiTiet24H
 
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Trần Đức Anh
 
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtKhâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtCuongdienbaby
 
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtKhâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtJosé García
 
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtKhâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtJosé García
 
Tết dương lịch đi đâu chơi.docx
Tết dương lịch đi đâu chơi.docxTết dương lịch đi đâu chơi.docx
Tết dương lịch đi đâu chơi.docxMoinhatThoitiet
 

Similar to ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN (20)

Ăn tết theo kiểu Tây Bắc có gì đặc biệt?
Ăn tết theo kiểu Tây Bắc có gì đặc biệt?Ăn tết theo kiểu Tây Bắc có gì đặc biệt?
Ăn tết theo kiểu Tây Bắc có gì đặc biệt?
 
Nhat ban
Nhat banNhat ban
Nhat ban
 
Món ngon Nhật Bản
Món ngon Nhật BảnMón ngon Nhật Bản
Món ngon Nhật Bản
 
Hoanghaigroup mon-an-nhat-ban
Hoanghaigroup mon-an-nhat-banHoanghaigroup mon-an-nhat-ban
Hoanghaigroup mon-an-nhat-ban
 
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docxThuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
Thuyet_trinh_Tet_co_truyen_dan_toc.docx
 
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdfKNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
KNLVN - Văn hóa Hàn Quốc.pdf
 
Top các món ăn không ngán cho Tết dương lịch 2024
Top các món ăn không ngán cho Tết dương lịch 2024Top các món ăn không ngán cho Tết dương lịch 2024
Top các món ăn không ngán cho Tết dương lịch 2024
 
Japan cuisine - Ẩm thực Nhật Bản
Japan cuisine - Ẩm thực Nhật BảnJapan cuisine - Ẩm thực Nhật Bản
Japan cuisine - Ẩm thực Nhật Bản
 
Thời tiết tháng 1 Phú Quốc như thế nào?
Thời tiết tháng 1 Phú Quốc như thế nào?Thời tiết tháng 1 Phú Quốc như thế nào?
Thời tiết tháng 1 Phú Quốc như thế nào?
 
Những món ăn trong ngày tết của người Thái
Những món ăn trong ngày tết của người TháiNhững món ăn trong ngày tết của người Thái
Những món ăn trong ngày tết của người Thái
 
LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN
LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢNLỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN
LỄ HỘI HADAKA-NHẬT BẢN
 
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
 
Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam 9 điểm.doc
Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam 9 điểm.docTiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam 9 điểm.doc
Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam 9 điểm.doc
 
Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Campuchia
Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của CampuchiaTìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Campuchia
Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Campuchia
 
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtKhâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
 
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
 
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtKhâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
 
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhậtKhâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
Khâm phục bài học từ bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở nhật
 
Tết dương lịch đi đâu chơi.docx
Tết dương lịch đi đâu chơi.docxTết dương lịch đi đâu chơi.docx
Tết dương lịch đi đâu chơi.docx
 
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAYLuận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
 

More from Nguyễn Duy Bình

5S-BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN
5S-BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN5S-BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN
5S-BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢNNguyễn Duy Bình
 
TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢNTANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢNNguyễn Duy Bình
 
Bài giảng văn hóa kinh doanh
Bài giảng văn hóa kinh doanh  Bài giảng văn hóa kinh doanh
Bài giảng văn hóa kinh doanh Nguyễn Duy Bình
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Hướng Dẫn Phần mềm gửi mail hàng loạt Mail chimp
Hướng Dẫn Phần mềm gửi mail hàng loạt Mail chimpHướng Dẫn Phần mềm gửi mail hàng loạt Mail chimp
Hướng Dẫn Phần mềm gửi mail hàng loạt Mail chimpNguyễn Duy Bình
 

More from Nguyễn Duy Bình (6)

5S-BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN
5S-BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN5S-BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN
5S-BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN
 
TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢNTANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
TANG LỄ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
 
Bài giảng văn hóa kinh doanh
Bài giảng văn hóa kinh doanh  Bài giảng văn hóa kinh doanh
Bài giảng văn hóa kinh doanh
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Hướng Dẫn Phần mềm gửi mail hàng loạt Mail chimp
Hướng Dẫn Phần mềm gửi mail hàng loạt Mail chimpHướng Dẫn Phần mềm gửi mail hàng loạt Mail chimp
Hướng Dẫn Phần mềm gửi mail hàng loạt Mail chimp
 
email - marketing
email - marketingemail - marketing
email - marketing
 

ẨM THỰC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN

  • 1. Chủ đề: Ẩm thực ngày Tết Nhật Bản
  • 2. MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................... 4 2.Ẩm thực Tết Nhật Bản........................................................................................5 II.NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................................................................................. 6 1.Đồ cúng...............................................................................................................6 2.Tiệc Bonnenkai – Bữa tiệc giã từ năm cũ của người Nhật Bản.......................10 3.Đêm giao thừa:Thưởng thức Toshikoshi Soba trong đêm giao thừa................14 3.1.Nguồn gốc .................................................................................................14 3.2.Quá trình phát triển....................................................................................15 3.3.Cách thưởng thức mỳ Soba nói chung và mỳ Toshikoshi Soba nói riêng.16 3.4.Ý nghĩa của mì Toshikoki Soba ...............................................................17 4.Ngày Mùng 1 Tết..............................................................................................18 5.Osechi...............................................................................................................21 5.1.Nguồn gốc..................................................................................................21 5.2. Cách sắp xếp hộp Osechi..........................................................................22 6.Mùng 7 tết.........................................................................................................29 III.KẾT LUẬN......................................................................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................... 34 2
  • 3. Lời mở đầu Ẩm thực đã từ lâu luôn là thứ tạo nên những nét văn hóa riêng biệt ở từng quốc gia, từng vùng miền. Nó không chỉ là cơ sở nuôi dưỡng con người mà còn là một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu tạo nên cái hồn dân tộc, và ở Nhật Bản điều này cũng không phải là một ngoại lệ. Đối với đất nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú như Nhật, ở mỗi giá trị văn hóa ta đều thấy một vẻ đẹp không chỉ toát ra từ nét đẹp truyền thống mang hơi hướng Á Đông mà còn pha chút hiện đại tươi mới của nền văn minh Phương Tây. Điều này được chứng minh tiêu biểu qua góc nhìn về nghệ thuật ẩm thực. 3
  • 4. Tuy chỉ là một góc nhìn về một mảng đề tài của văn hóa nhưng nó không hề hẹp nghĩa chút nào, mà ngược lại trong nó bao hàm nhiều khía cạnh giá trị khác nhau. Trong giới hạn bài làm của mình chúng em xin được chọn chủ đề về “ẩm thực ngày tết Nhật Bản”, với mong muốn không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về những món ăn đặc trưng của Nhật mà hơn nữa là những món ăn trong dịp đầu năm, những ngày có ý nghĩa rất lớn đối với người Á Đông. Để phần nào thông qua đây, ta thấy được bên cạnh những hoạt động truyền thống sôi nổi thì ẩm thực cũng là một trong những thứ làm cho những ngày Tết của người Nhật thêm màu sắc và giàu ý nghĩa. I. MỞ ĐẦU 1. Sơ lược về Tết Nhật Bản Ngày tết được gọi là ngày khởi đầu của mùa xuân, là thời điểm để mọi người sum họp cùng gia đình.Đối với nước Nhật,ngày tết cũng giống như các nước khác. Đó là một trong những lễ hội truyền thống lớn, là thời điểm giao mùa giữa năm cũ và năm mới, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Tuy nhiên, tết ở Nhật Bản không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…ở điểm là Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch tức là ngày 1-1 hằng năm và người Nhật gọi dịp này là “oshogatsu”-là dịp quan trọng nhất trong năm để nghênh đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. 4
  • 5. 1.1. Nguồn gốc ngày Tết Tết Nhật được coi là một trong những nghi lễ tồn tại lâu đời ngang với nghi lễ Obon. Trước thời Minh Trị, năm mới của Nhật Bản dựa theo lịch Âm. Đến thời Minh Trị thứ 6 (tức năm 1873), Tết được tổ chức theo dương lịch. Nguyên nhân Nhật hoàng đưa ra quyết định như vậy là vì muốn chấm dứt thời kỳ học hỏi lâu dài nền văn minh Trung Hoa đồng thời muốn học hỏi phương Tây không bị lạc hậu, nghèo nàn. Hiện nay, hầu hết các vùng ở Nhật đều theo tết dương lịch ngoại trừ quần đảo Ryukyu -nơi có một nền văn hóa riêng biệt, năm mới vẫn đón chào theo Âm lịch.. 1.2. Hoạt động ngày tết Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng nhưng ngày nay nó được dùng để chỉ khoảng thời gian từ mồng 1-4 của tháng đầu tiên trong năm. Vào ngày 8-12 chuẩn bị đón năm mới, ngày 30 gia đình sum họp uống rượu Sake đón giao thừa.Vào đêm giao thừa, ngay trước nửa đêm, ngôi chùa Phật giáo rung chuông 108 lần. Đây được xem là nghi lễ để quên đi năm cũ và mở ra năm mới. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác vào dịp tết giống như các nước châu Á như là đi chùa vào năm mới “Hatsu Mohde", chơi trò chơi dân gian như trò thả diều takoage, đánh cầu lông hanetsuki, lì xì đầu năm"otoshi-dama" , thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần... Ngoài ra, tết Nhật bản còn mang đậm nét tính cổ truyền với các phong tục như treo shimenawa trước cửa nhà,đặt kadomatsu cạnh cửa, đặt wakazari trong bếp… 2. Ẩm thực Tết Nhật Bản Nhắc đến Tết Nhật Bản không thể không nói đến ẩm thực vào ngày tết. Như chúng ta đã biết, các món ăn Nhật Bản có đặc trưng là thanh tao, nhẹ nhàng, không lạm dụng quá nhiều gia vị và thường phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Món tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn được bày trí khéo léo, tỉ mỉ và trông rất đẹp mắt. Trước hết, phải kể đến Sashimi và Sushi là hai món ăn cá sống rất phổ biến và nổi tiếng của Nhật Bản. Thứ hai, một món ăn không thể thiếu vào ngày tết là Osechi. Điều thú vị ở Osechi là mỗi nguyên liệu cấu thành đều mang một ý nghĩa riêng 5
  • 6. hàm chứa lời chúc một năm mới nhiều may mắn. Ngoài Osechi còn có một món ăn khác, đó là món Zouni – món nướng thường gồm rau, cá, thịt gà cho vào nước sốt cùng với bánh dày... Đặc biệt, nếu ăn bánh dầy vào ngày Tết nghĩa là thêm 1 tuổi, thêm sức sống vì bánh dày là món ăn do thần tặng. Bên cạnh đó, còn có nhiều món ăn với ý nghĩa khác nhau như: món đậu phụ chúc mạnh khỏe, món sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ, món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui….Ngoài một số món ăn truyền thống cơ bản trên, tùy theo sở thích của từng gia đình Nhật, người ta có thể thêm các món khác theo kiểu ẩm thực Trung Hoa, Hàn Quốc hoặc kể cả các món ăn Âu, Mỹ. Về đồ uống, không thể thiếu rượu Sake-một loại rượu để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, ngoài ra còn có một vài loại bia có thương hiệu nổi tiếng của Nhật như Ashahi, Sapporo hay Kirin. Từ đó cho ta thấy, mỗi món ăn của Nhật được chế biến bằng phương pháp khác nhau nhưng đều có ý nghĩa riêng, hàm chứa lời cầu chúc năm mới với nhiều may mắn,với niềm hy vọng vào một sự khởi đầu mới. Có thể thấy rằng tuy Tết Nhật Bản theo lịch Tây đã gần hơn một thế kỷ nhưng nó vẫn bảo tồn những phong tục đặc sắc của xứ sở hoa anh đào mà đặc biệt điều đó được thể hiện qua ẩm thực ngày Tết. II. NỘI DUNG CHÍNH 1. Đồ cúng Đầu tiên nhắc đến các nghi lễ truyền thống ngày Tết không thể không nhắc đến việc cúng đầu năm theo phong cách người Á Đông. Theo truyền thống, tương tự như người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, ở các gia đình Nhật Bản, người chủ gia đình cũng đặt mâm cỗ trước bàn thờ và khấn mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu và tin tưởng rằng với khả năng thần bí và siêu nhiên tổ tiên của họ sẽ luôn phù trợ cho con cháu của mình được hạnh phúc, may mắn trong năm mới. Mâm lễ thường bao gồm rượu Sake, Omochi, quả hồng khô, hạt dẻ khô, hạt thông, đậu đen, cá mòi, tôm, cá tráp, mực, Mochibana, quýt và nhiều thứ khác tùy 6
  • 7. từng địa phương nhưng Omochi và rượu Sake là hai thứ không thể thiếu đối với người Nhật. Tại Nhật Bản, từ xa xưa, mọi người luôn lòng tôn trọng đối với hạt gạo - loại ngũ cốc quý báu đã nuôi dưỡng họ bao đời. Bởi lẽ đó, bánh Mochi và rượu Sake làm từ gạo không chỉ được dùng để ăn uống trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa người Nhật. Trước hết nói về rượu Sake, đối với họ, nó mang ý nghĩa tôn giáo – tâm linh vô cùng sâu sắc. Bởi lẽ, việc làm ra rượu Sake được bắt đầu đồng thời với việc người ta biết thờ phụng thần thánh. Bên cạnh đó, thần của rượu Sake chính là thần của gieo trồng và thu hoạch lúa nên khi muốn cầu xin để gieo trồng thuận lợi, mùa màng bội thu thì người ta luôn nghĩ tới thần rượu Sake. Vì vậy, loại rượu này không chỉ là cầu nối tình cảm giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh. Do đó mà mặc cho sự du nhập của rất nhiều loại rượu nổi tiếng thế giới người dân xứ Phù Tang vẫn giữ thói quen uống rượu Sake trong những ngày lễ hội tôn giáo, những dịp quan trọng và đặc biệt là ngày tết. Để làm rượu Sake người Nhật sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo và nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn gạo rất cầu kỳ, không phải gạo nào cũng nấu được mà phải là gạo Sakaima, hạt lớn, mềm, chỉ trồng được ở một số vùng nhất định, kỹ thuật canh tác phức tạp. Nước cũng phải là nước ngầm, hàm lượng sắt và magie thấp, không làm đổi màu rượu. Đôi khi để làm tăng thêm vị ngot dịu của rượu, người ta dùng thêm nấm Koji để chuyển hóa cơm thành đường. Bình rượu hay tách uống rượu cũng tùy theo từng thời điểm mà khác nhau, vào những ngày lễ hội năm mới như thế này thì người ta thường dùng chén Sakazuki và bình Choshi với màu đỏ và màu đen bóng. Bình đựng rượu để dâng cúng thần linh là loại bình màu trắng tinh khiết tượng trưng cho sự thiên liêng của thánh thần. 7
  • 8. Tiếp đến nói về bánh Mochi người nhật có quan niệm vô cùng độc đáo rằng: ngày tết ăn bánh dày sẽ thêm 1 tuổi, họ cho rằng lúa có hồn và bánh dày có vía nên ăn bánh dầy có nghĩa là tăng thêm sức sống. đặc biệt, bánh dầy ngày tết là do thần tặng nên có sức sống mạnh hơn. Bánh Mochi thường được bày trí ở bàn thờ Shinto của gia đình, hốc tường Toko noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagamimochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. Kagamimochi được tạo thành từ hai chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Hình dạng tròn của chiếc bánh tượng trưng cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn, giống với hình dạng của chiếc gương đồng thời xưa, nên mới có tên là Kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng: Gương là nơi trú ngụ của các vị thần. Hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn “chồng chất” –“niềm vui nối tiếp niềm vui”, hai bánh Mochi khác nhau tượng trưng cho năm cũ và năm mới, trái tim con người, "âm" và "dương", hay mặt trăng và mặt trời. Trên đỉnh của Kagamimochi, người ta đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh và con cháu đầy đàn, gia đình được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi nó có phát âm là daidai giống như từ “đời đời” (代々). Bánh ở trên một kệ được gọi là Sanpo, trên một tờ giấy gọi là Shihobeni được cho là để ngăn lửa cháy nhà cho năm sau. Các tờ giấy gọi là Gohei được gấp thành các hình tia sét giống như những gì nhìn thấy trên đai của đô vật sumo cũng được đính kèm. 8
  • 9. Ngoài ra, một số gia đình còn có thể trang trí cầu kỳ hơn bằng cách đặt thêm vào 1 con tôm hùm, vì tôm hùm có hình dáng như cụ già đang khom lưng nên gia chủ mong muốn gia đình sẽ sống lâu trăm tuổi và có cuộc sống an khang thịnh vượng. Còn một phong tục thú vị về Kagamimochi trong ngày khai bánh đó là người ta thường dùng búa hay dùng tay để đập vỡ bánh rồi ninh, kho, ăn nấu cùng với ozoni; tuyệt đối không được dùng dao vì như thế sẽ mang ý nghĩa chia rẽ gia đình. Ngoài hình dáng hồ lô, bánh Mochi còn được người Nhật tạo hình theo nhiều cách khác. Bánh Mochi hoa anh đào được gọi là mochi bana, bana là biến âm của “hana”, cũng có nghĩa là hoa. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá của màu thực phẩm, màu trắng tinh khôi, một nhúm nhỏ nặn thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân. Những cành mochi bana cũng được dùng để trưng bày ở Toko noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ. Dù phải tới tháng 4 mới là mùa của hoa đào nở rộ ở Nhật Bản nhưng ngay từ đầu tháng 1, và thường kéo dài tới hết ngày 15. Thế là những cành “hoa bánh” Mochibana đua nhau “nở” rộ ở các cửa hàng, cửa tiệm, hay trong phòng khách mỗi gia đình luôn được xem là dấu hiệu cho một mùa xuân tốt lành đang đến. 9
  • 10. 2. Tiệc Bonnenkai – Bữa tiệc giã từ năm cũ của người Nhật Bản Bonenkai (忘年会, dịch ngữ nghĩa ra là tiệc họp mặt quên đi năm cũ) là một bữa tiệc nhậu được tổ chức vào cuối năm, thông thường chúng được diễn ra giữa các nhóm đồng nghiệp và bạn bè. Mục đích của bữa tiệc, đúng như tên gọi của nó, là để quên đi những điều buồn phiền và lo lắng của năm cũ, sẵn sàng chào đón năm mới với tâm hồn tươi sáng. Đây cũng là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm (bằng 5-6 tháng lương) vì thế họ có tiền ăn chơi xả láng. Bonenkai không diễn ra vào một ngày nhất định mà được rục rịch tổ chức từ giữa tháng 12 cho đến hết năm, thường tổ chức vào ngày 28/12. Mang nghĩa là tiệc gặp gỡ cuối năm, vì thế về cơ bản, Bonenkai là bữa nhậu với lượng bia, rượu được tiêu thụ khá lớn. Không gian được lựa chọn để tổ chức Bonenkai là nhà hàng, các quán ăn có diện tích rộng, thoáng và phải mang phong cách truyền thống Nhật Bản với những bàn dài để mọi người có thể ngồi quây quần tạo không khí ấm cúng. Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng chọn cách tổ chức trong những phòng hội thảo lớn, nơi có sẵn những trang thiết bị cần thiết như: Nhạc cụ, dàn âm thanh, máy chiếu… không khí khi đó sẽ trang trọng hơn, phù hợp với những công ty lớn. Trong hầu hết các bữa tiệc thì đều có mặt của những món ăn mang linh hồn của Nhật Bản như sushi và sashimi và trong Bonenkai cũng vậy. Ngoài ra trong bữa tiệc Bonenkai thì lẩu là món ăn được yêu thích nhất. Lẩu gần như luôn có mặt 10
  • 11. trong thực đơn của Bonenkai. Cũng dễ hiểu thôi, cùng nhau ăn một nồi lẩu nóng hổi giữa tiết trời rét căm căm của tháng 12 quả là tuyệt vời, cảm giác như lúc đó mọi người cũng xích lại gần nhau hơn. Lẩu là món ăn được yêu thích trong mùa đông, được chế biến từ hải sản, thịt gà hoặc thịt heo và rau quả. Đây là món ăn nấu trong nồi canh hầm để ngay trên bàn. Thành phần được sắp xếp trên đĩa phẳng để cho mỗi người tự ăn món mình thích. Loại lẩu thường gặp là mizutaki, yudofu, udonsaki, kanisuki, dotenabe, shabushabu và sukiyaki. Hai món thông dụng là Mizutaki (lẩu với nước dùng không béo, thịt gà, rau cải, cá) Yose nabe (thịt gà, hải sản, rau). Yose nabe Mizutaki Ăn cùng nhau là tính đặc trưng của lẩu, người châu Á nghĩ rằng ăn chung trong một nồi như vậy sẽ làm tăng tính tập thể và làm cho mối quan hệ giữa con người gần gũi với nhau hơn. Chính vì vậy người Nhật thường hay nói “鍋 を 囲む”, tức là “ngồi quanh nồi” có ngụ ý rằng tạo mối quan hệ ấm áp giữa mọi người khi ăn cùng nhau. Tùy theo từng địa phương mà có những nồi lẩu khác nhau: 11
  • 12. 12 Ishikari- nabe (Hokkaido) gồm có các thành phần: cá hồi, củ cải Nhật, hành tây, đậu hũ, bắp cải, tỏi tây, nấm shiitake. Kiritanpo- nanbe (Quận Tohoku) gồm có các thành phần kiritanpo, thịt gà, cây ngưu bàng, rau mùi tây, tỏi tây. Houtou- nabe(Huyện Kanto) gồm có các thành phần: bí đỏ, cải bắp Trung Quốc, cà rốt, khoai môn, mì houtou.
  • 13. Để kích thích khẩu vị khi ăn, người Nhật thường cho thêm nước sốt vào. Có rất nhiều loại nước sốt, chẳng hạn như nước sốt mè được làm từ vừng, nước tương, rượu sake, tảo bẹ và đường. Trong bữa tiệc Bonekai dường như mọi người thân thiết hơn, mọi lễ nghĩa, nguyên tắc trong công việc hàng ngày không còn quá coi trọng, thậm chí rất nhiều các ông sếp còn khuyên nhân viên hãy thoải mái, thay đổi cách xưng hô để mọi người bớt xa cách. Sau khi ăn uống no say là đến một tiết mục sở trường của người Nhật – karaoke. Có thể nói đây là hình thức giải trí phổ biến và rất hiệu quả ở Nhật. Người Nhật quan niệm rằng chỉ cần hát lên là mọi ưu phiền sẽ tan biến hết. Và đây cũng chính là mục đích của bữa tiệc Bonenkai. 13 Momiji- nabe(các huyện trung du) gồm các thành phần: thịt nai, cây ngưu bàng, nấm shiitake, tỏi tây, đậu phụ, rau xanh.
  • 14. 3. Đêm giao thừa:Thưởng thức Toshikoshi Soba trong đêm giao thừa Vào ngày 31/12 là đêm tất niên (Oomisoka), là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ. Sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, lúc này trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản không thể thiếu các loại mỳ Nhật làm từ kiều mạch (tiếng Nhật gọi là Toshikoshi soba). Tại Nhật, kiều mạch được trồng cách đây hàng ngàn năm và là nguồn thực phẩm quan trọng chẳng kém gì hải sản. Từ xưa, gạo không phải là nguồn thực phẩm dồi dào và duy nhất của người Nhật. Ở những vùng nông thôn miền núi, người ta canh tác lúa rất ít vì điều kiện không thuận lợi. Kiều mạch trở thành loại cây được trồng phổ biến và là nguyên liệu chính làm ra nhiều món ăn của người dân miền núi. Mỳ Toshikoshi Soba nói riêng và mỳ Soba nói chung là loại mỳ có sợi dai và dài làm từ kiều mạch tượng trưng cho sự trường thọ và một năm tràn ngập niềm vui. Theo quan niệm truyền thống của người Nhật, sợi mỳ càng dài thì họ càng có nhiều may mắn trong năm mới, và việc ăn các món được làm từ kiều mạch, gạo vào thời khắc đầu tiên của năm mới sẽ là nguồn gốc giúp con người thành đạt. Khi đón chờ thời khắc chuyển giao năm mới, cả gia đình sẽ quây quần bên chiếc bàn sưởi Kotatsu và cùng thưởng thức Toshikoshi Soba. 3.1. Nguồn gốc Phong tục này được duy trì từ thời Edo ( 1600-1868). Nguồn gốc của phong tục này là khi một người thợ kim hoàn vào thời điểm quét dọn nhà cửa đón năm 14
  • 15. mới đã thu thập các mạt vàng rơi vãi xung quanh nơi ông ta làm việc với bột bánh soba, sau đó đốt cháy soba trong lò than và thu lại các vụn vàng. Bởi vậy người ta cho rằng soba có thể thu thập được tiền và dần hình thành tập tục ăn Soba vào đêm giao thừa. Tuy nhiên ngày nay bởi vì soba dài và mảnh vì vậy người ta còn quan niệm nó có ý nghĩa trường thọ. 3.2. Quá trình phát triển Giai đoạn đầu thời Edo, các khu vực xung quanh thành Edo, ngày nay là thủ đô Tokyo, chưa được mở mang rộng rãi như bây giờ. Chính quyền Mạc phủ quyết định tuyển mộ nhân công trên toàn quốc tham gia kế hoạch mở rộng vịnh Edo. Một lượng lớn lao động chân tay, chủ yếu là các thanh niên và thợ thủ công, đã tụ hội về thành Edo để đắp đê lấn biển và xây dựng lâu đài, cơ sở hạ tầng cho đô thị. Dân số đông khiến nhu cầu ăn uống cũng tăng theo. Hàng quán bên đường và nhà hàng nhanh chóng ra đời, trong đó có các cửa hàng phục vụ món mì kiều mạch. Ngoài thực đơn cao cấp dành cho giới quí tộc, võ sĩ và những thương nhân giàu có, người dân Edo còn chú trọng phát triển các món ăn bình dân phục vụ cho lượng lao động đông đúc. Cá và nguồn nông sản dồi dào từ vùng phụ cận đã tập trung về Edo. Thêm vào đó, khu vực Shinshyu và phía Bắc Kanto nổi tiếng là vùng sản xuất kiều mạch lớn nhất nước. Những yếu tố này đã giúp hình thành món mì soba ngày nay. Là món ăn rẻ tiền, đơn giản nhưng lại rất ngon miệng nên các đầu bếp ở Edo đã nỗ lực cải tiến để món mì Soba ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn hơn. Trước đây, sau khi luộc chín và chế qua nước nóng, những sợi mì Soba đứt đoạn rời rạc. Nhưng khi sử dụng phương pháp ủ kín sau khi chần nước nóng, sợi mì vẫn giữ nguyên hình dáng. Sợi mì lúc này có kích thước khá to. Giai đoạn giữa thời kì Edo, kỹ thuật làm mì Soba tiếp tục được cải tiến. Người ta đã kết hợp bột kiều mạch với một ít bột mì để tạo ra những sợi mì vừa thon vừa dài, khi nấu chín, nó vẫn không bị vỡ vụn. Cách làm này vẫn được duy trì đến ngày nay. Sự thay đổi này khiến món mì soba rất được ưa chuộng chẳng kém gì mì udon. Mì Soba trở nên rất thịnh hành trong giới bình dân vì nó vừa ngon vừa tiện lợi. Song song với sự phát triển của mì soba thì ngành chế biến nước tương cũng trở nên hưng thịnh. Người ta phát hiện ra rằng, mì Soba ăn kèm với nước tương tạo nên hương vị độc đáo. Món mì Soba dần trở nên hoàn thiện nhờ sự cải tiến về 15
  • 16. sợi mì, nước dùng và cách sử dụng. Sự nổi tiếng của mì Soba lúc bấy giờ đã được ghi nhận trong một số tài liệu. Theo số liệu thống kê, vào thời điểm đó, trong kinh thành Edo có khoảng 3.600 quầy hàng và cửa hiệu phục vụ món mì nỲ. Đó là món ăn nhẹ tuyệt vời của người dân lao động giữa hai bữa ăn chính trong ngày. Dần dần, mì soba phát triển đa dạng, từ mì lạnh đến mì nóng với nhiều phụ liệu phong phú từ đậu hũ, thịt động vật đến hải sản. Nó đã góp phần tạo nên giá trị văn hóa ẩm thực Nhật Bản. 3.3. Cách thưởng thức mỳ Soba nói chung và mỳ Toshikoshi Soba nói riêng. Có một điểm rất thú vị trong cách ăn món mì nổi tiếng này. Nó được xem là nền tảng và cũng là biểu tượng của mì soba. Điểm hấp dẫn của mì soba là sự cân bằng vị giác giữa nước dùng và sợi mì. Đó là sự xuất hiện của âm thanh khá lớn. Khi ăn mì soba, người Nhật có thói quen hút mạnh những sợi mì vào miệng để tạo ra tiếng động lớn. Không chỉ độc đáo ở cách ăn mì soba, cách sử dụng nước dùng cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Có một số người khi ăn mì Soba, những đũa mì đầu tiên không chấm vào nước dùng. Mục đích của họ là muốn cảm nhận hết mùi thơm và hương vị nguyên thủy của sợi mì. Những đũa mì tiếp theo sẽ được ăn cùng với nước dùng. Khi đó, mùi thơm, vị đậm đà của nước dùng sẽ hòa quyện với mùi vị đặc trưng của mì Soba khiến người ăn không thể nào ngừng cho đến khi bụng họ không còn chứa được nữa. Điểm hấp dẫn của mì soba là sự cân bằng vị giác giữa nước dùng và sợi mì. Đó là sự tương hổ luôn được chú trọng trong ẩm thực của người Nhật. 16
  • 17. 3.4. Ý nghĩa của mì Toshikoki Soba Mì Toshikoshi Soba dài khiến người ta liên tưởng đến một cuộc sống lâu dài và sung túc, vì thế Toshikoshi Soba cũng là biểu tượng cho một cuộc sống trường thọ khỏe mạnh và tràn đầy sức sống trong năm tới. Hơn nữa, mì Toshikoshi Soba cỏn giúp giữ của trong nhà và mang thêm vàng bạc, tiền tài đến với chủ nhà như theo nguồn gốc. 17
  • 18. Nhưng truyền thống này có một ý nghĩa thực tế hơn: cho phép người vợ nấu một món ăn đơn giản để họ nghỉ ngơi sau một năm bận rộn nấu những món cầu kỳ cho mọi người. Người ta tin rằng nếu ăn còn chừa lại, dù chỉ là một sợi mì toshi-koshisoba thì sẽ gặp điều xấu vào năm mới. 4. Ngày Mùng 1 Tết Ngày được trông chờ nhất đó chính là buổi sáng đầu tiên của năm tức 1/1 Dương Lịch, được gọi là ngày "Thịnh Vượng", là ngày quan trọng nhất để khởi đầu một năm mới. Vào ngày này cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, uống rượu Sake và ăn món súp Ozoni, món súp truyền thống gắn liền với ngày Tết. Sáng 1/1 Tết, các gia đình ở Nhật đều làm lễ đón mừng năm mới nên việc đầu tiên là họ sẽ uống rượu Sake mừng năm mới để trừ tà khí trong năm và để kéo dài tuổi thọ vì theo người Nhật rượu Sake chính là thức uống trường thọ. Tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni được chế biến bằng cách sử dụng tất cả các nguyên liệu như củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật quan niệm rằng ăn uống những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ làm tăng thêm sức mạnh. Ozoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau. Vì nó quá phổ biến và dễ làm, nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính xác cho Ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. Nhưng tất cả đều có một nguyên liệu chung không gì thay thế được là Mochi. Có thể nói, Mochi chính là cái hồn của món ăn này. 18
  • 19. Món canh ozoni đương nhiên không thể thiếu bánh dầy omochi. Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản, vào ngày mùng 1 Tết, vị thần Toshidon sẽ xuất hiện và ban tặng cho các em bé ngoan, vâng lời cha mẹ bánh dầy Ozoni. Từ truyền thuyết này, với mong muốn được hưởng nhiều món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết. Một món ăn nữa không thể không nhắc đến trong ngày Tết đó là Osechi hay còn 19
  • 20. được gọi là Honzonshoku (thức ăn được dự trữ), một phần vì quan niệm xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới không tốt cho vị thần bếp, phần khác vì để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn trong mấy ngày năm mới nên người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là Osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy. Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới). Ngày nay việc đón mừng năm mới của người Nhật không còn cầu kỳ, trang trọng như trước, một số nghi lễ được bỏ qua, đặc biệt ở các đô thị. Tuy nhiên còn nhiều phong tục vẫn được duy trì như đi chùa cầu an, khai bút đầu xuân,... và hiển nhiên, trong các ngày tết, phụ nữ Nhật sẽ mặc Kimono truyền thống , các gia đình sẽ ăn những thức ngày ngày tết đặc trưng mà không kém phần cầu kì và bổ dưỡng này. 20
  • 21. 5. Osechi Ngày đầu tiên trong năm mới của Nhật có tên gọi là “Gantan”, nhưng từ mồng 1 tới mồng 3 thì gọi chung là “Sanginichi”. Trong cả 3 ngày này cả gia đình sẽ quây quần và cùng ăn một bữa cơm chung đã được chuẩn bị sẵn từ trước đêm giao thừa gọi là “Osechi Ryori”. 5.1. Nguồn gốc Phong tục này bắt đầu từ thời Heian (794 – 1185), đây là thời kì mà Nhật Bản chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi đạo Khổng Tử của Trung Quốc. Và đến thời Edo( 1603 -1867) thì được phổ biến rộng rãi hơn. Osechi là món ăn được bắt nguồn từ một bữa ăn đầu năm ở Sechie, bữa tiệc do hoàng cung tổ chức để chúc mừng thời khắc giao mùa. Khi đó, hằng năm người ta tổ chức năm ngày lễ lớn gọi là Gosekku, bao gồm Jinjitsu (ngày 7 tháng 1), Joushi (ngày 3 tháng 3), Tango no sekku (ngày 5 thnags 5), Tanabata (ngày 7 tháng 7) và Chouyou no en (ngày 9 tháng 9). Trước khi Jinjitsu được ấn định vào ngày 7 tháng 1 dưới thời thiên hoàng Meiji thì Osechi là những món ăn truyền thống trong bữa cơm trong suốt 7 ngày đầu năm. Osechi Ryori ban đầu được làm để dâng lên Toshigami, vị thần được cho là sẽ xuống hạ giới để đén thăm các gia đình mỗi năm một lần vào đầu năm mới. Các món ăn trong thực đơn Osechi đều là đồ ăn nguội. Người ta tin rằng ăn Osechi vào ngày đầu năm mới sẽ mang lại sức khỏe cho gia đình, hạnh phúc, thịnh vượng trong cả năm đó. Osechi là hozonshoku, hay nói cách khác là thức ăn được dự trữ .Về phương diện lịch sử, nó được chuẩn bị trước để những người phụ nữ trong gia đình có thể có được vài ngày nghỉ không cần nấu nướng, thức ăn được làm giống như đồ ăn mà người Nhật từng ăn hàng thế kỉ trước. Ở Nhật, người ta tin rằng những ngày đầu năm có vai trò vô cùng quan trọng. Nó tượng trưng cho cả một năm mới vừa bắt đầu. Vì thế, trong những ngày này , mọi người luôn cố gắng để giữ cho không khí luôn vui vẻ. Theo truyền thống thì suốt 3 ngày Tết không ai làm gì mà chỉ tập trung vui chơi, mọi hoạt động nấu nướng, dọn dẹp,... đều bị ngưng lại. 21
  • 22. 5.2. Cách sắp xếp hộp Osechi. Osechi-ryori gồm từ 20 đến 30 món ăn làm theo thực đơn ngày Tết rất cầu kỳ bày trong một cái hộp nhiều tầng gọi là Jubako. Về cơ bản, thức ăn trong mỗi hộp sẽ được sắp xếp theo quy tắc: hộp đầu tiên là các món hầm và luộc khai vị cùng cá, hộp thứ hai gồm món ăn nhẹ hoặc hơi có vị chua và hộp cuối cùng là các món ăn chính, món hầm nước hoặc kho. Thứ tự trình bày các món ăn trong Jubako không tuân theo một quy luật nhất định mà có nhiều khác biệt, tuỳ từng nơi và tuỳ theo số tầng của jubako, nhưng mỗi ngăn sẽ chỉ bày các món ăn có cách chế biến tương tự nhau. Không chỉ có tính chất trang trí, Jubako còn giúp bảo quản thức ăn chứa trong nó, giữ nguyên mùi vị của osechi trong suốt ba ngày đầu Cách xếp hộp món ăn ngày Tết Nhật: Chính thức thì món ăn ngày Tết Nhật được xếp vào 5 hộp chồng lên nhau. Nhưng hiện nay loại xếp 3 hộp là phổ biến. Đằng nào thì số hộp cũng là một số lẻ, điều này đã thành tục lệ từ xưa rồi. Nếu là 5 hộp, thì xếp như sau: Hộp 1: Món cá trang trí, chúc mừng Hộp 2: Các món chua Hộp 3: Các món nướng Hộp 4: Các món kho, nấu Hộp 5: Các món nặng 22
  • 23. Nếu là 3 hộp, thì xếp như sau: Hộp 1: Món cá trang trí, chúc mừng và món khai vị Hộp 2: Các món chua Hộp 3: Các món kho, nấu Mỗi một hộp Osechi là một tập hợp các món ăn với sự kết hợp hài hòa giữa đặc điểm từng vùng, từng địa phương của đất nước mặt trời mọc vào mùa xuân. Sự hấp dẫn của Osechi chính là sự hòa quyện giữa linh hồn và tính thẩm mỹ trong từng món ăn được thể hiện qua thị giác, khứu giác và vị giác. Nhìn vào đó ta dễ dàng liên tưởng đến núi, đến biển, đến con người Nhật bản. 5.3. Phân loại Osechi  Osechi truyền thống: Vào những thời kỳ xa xưa hơn, Osechi chỉ gồm có Nimono(các món luộc), rau luộc trong nước tương, đường hoặc rượu ngọt mirin. Đó là cách nấu truyền thống của Nhật Bản nhằm giữ nguyên mùi vị thuần khiết của món ăn. Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc "tam ngũ": ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành. 23
  • 24. Nhìn vào món ăn Osechi ta có thể cảm nhận một cách rõ nét nhất về triết lí món ăn của người Nhật. Trải qua nhiều đời, số lượng món ăn trong bữa osechi tăng dần lên. Ngày nay, Osechi gồm bất cứ món ăn nào dành riêng cho ngày Tết .  Osechi Trung Hoa: Các món ăn ngoại lai khi du nhập vào xứ sở hoa anh đào này lại được khóac một chiếc áo mới của mùi, vị và đôi khi tạo nên những món ăn bản xứ. Đó cũng là đặc trưng của văn hóa Nhật nói chung và văn hóa ẩm thực Nhật nói riêng trong việc đồng hóa tạo ra những món ăn nước ngoài với hương vị Nhật (Japanese style oversea dishes- Wafuu ryouri). "Osechi Trung Hoa" (中華風お節 chūkafū osechi), người ta cho vào hộp osechi món ăn như há cảo, bánh hoành thánh có xất xứ từ Trung Hoa.  Osechi phương Tây: Từ tiếng Bồ Đào Nha “pao” đã đem lại từ pan (bánh mì) trong vốn từ vựng của Nhật Bản. Cũng chính người Bồ Đào Nha được cho là có công khi giới thiệu món Tempura (xuất phát từ templo, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đền thờ) nổi tiếng (món lăn bột chiên). Chẳng bao lâu sau, Tempura được truyền khắp nước, đem lại món ăn ưa thích vừa có nguồn gốc Trung Quốc, vừa có nguồn gốc Châu Âu.Sự giao thương của Nhật Bản với các nước bên ngoài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, cũng đem đến cho Nhật Bản những ảnh hưởng mới. Vào thế kỷ 16, từ Campuchia, những người Bồ Đào Nha đã đem văn hoá châu Âu vào Nhật Bản cùng những loại rau khác từ Tân thế giới và những vùng khác từ châu Á như kabocha (bí đao). Sau đó, các loại bắp, khoai tây, khoai lang, đậu tây được đưa vào Nhật Bản. Kỹ thuật nấu ăn của người phương Tây thật sự đã đem lại sự hứng thú mới trong cách nấu ăn của người Nhật. Thời kỳ Meiji (1868 – 1912) đánh dấu sự giao thương mở cửa trở lại của Nhật Bản với bên ngoài. Cuối thế kỷ 19, thịt bò được phép đưa trở vào thực đơn và đến đầu thế kỷ 20, những gia vị nước ngoài như bơ, cà ri, kem, cà phê… bắt đầu được thịnh hành tại Nhật Bản. Phong trào canh tân và Âu hoá tiếp theo cũng đem cải bắp, củ hành, ngô, măng tây, cà chua từ châu Mỹ và châu Âu đến Nhật. Chẳng 24
  • 25. bao lâu sau, Nhật Bản bắt đầu trồng những loại rau này trong nước, cùng với dưa, dâu tây và các loại trái cây khác. Suốt thời kỳ Edo (1603 – 1857), Nhật Bản đã trải qua 3 thế kỷ đóng cửa với thế giới bên ngoài. Đây là thời gian Nhật Bản “tự nhìn lại chính mình”, chắt lọc nghiêm túc tinh hoa thế giới, và các nhà thương nhân giàu có của Nhật Bản trở nên sành điệu với những thị hiếu trong ẩm thực và nghệ thuật. Các nhà hàng Nhật Bản sinh sôi nảy nở trong suốt thời gian này và nigiri – zushi (cơm bọc các loại hản sản nướng) đã được ra đời. Chính sự tiếp xúc với phương Tây, học hỏi tiếp thu đồng thời giữ lại bản sắc truyền thống của dân tộc mà hình thành nên món ăn Osechi phương Tây với có ô đựng thức ăn với nguyên liệu xuất phát từ phương Tây cũng như cách chế biến theo kiểu phương Tây. Osechi phương Tây ngày càng phổ biến, và được ưa chuộng bởi hương vị món ăn không chỉ thuần Nhật mà có sự kết hợp độc đáo với cách chế biến phương Tây như cá nướng muối, thịt nướng kiểu Tây… Nhưng dù đa dạng và nhiều món như thế nào thì một Osechi-ryori luôn phải có đủ ba món cơ bản gọi là Mitsuzakana, bao gồm kazunoko, tazukuri, và kuromame. Ở vùng Kanto (phía Tokyo) thì 3 món này thông thường bao gồm đậu đen, khô cá mòi và trứng cá trích. Còn ở vùng Kansai (phía Osaka) thì 3 món này là rễ cây ngưu bàng (ごぼう), trứng cá trích và khô cá mòi/đậu đen. 5.4. Ý nghĩa. Mỗi món ăn trong bữa osechi đều có ý nghĩa đặc biệt để đón chào năm mới.Osechi được tạo thành từ khá nhiều món khác nhau,xin được giới thiệu một số thành phần phổ biến trong oschi: Daidai (橙- Hán Việt: tranh- nghĩa là "cây/trái cam" ,cũng có nghĩa là "đắng"): đây là món cam đắng Nhật Bản. Daidai có nghĩa là "từ thế hệ này đến thế hệ khác" khi được viết bằng chữ kanji là 代々. Giống như món kazunoko dưới đây, món này biểu trưng cho lời chúc tốt đẹp dành cho trẻ em vào năm mới. Datemaki (伊達巻 hoặc 伊達巻き- y đạt quyển, trong đó từ "quyển" có nghĩa là "cuộn"), trứng cuộn vị ngọt ,trộn với tương 25
  • 26. cá ho c tôm nghi n. ặ ề Món này tượng trưng cho lời chúc có được nhiều ngày tốt lành. Từ kanji 伊 (từ Hán Việt: "y") có nghĩa là "trang phục", bắt nguồn từ trang phục lộng lẫy của các samurai từ các thái ấp được sắc phong. Vào ngày lành (晴れの日,hare-no-hi), theo truyền thống, người Nhật mặc đồ đẹp để thấy vui vẻ. Kamaboko ( 蒲鉾): bánh cá nướng. Theo truyền thống, các lát Kamaboko trắng đỏ sẽ được xếp xen kẽ thành hàng hoặc xếp theo một hoa văn nào đó. Màu sắc và hình dạng của chúng gợi nhớ đến Nhật Bản với biệt danh "đất nước mặt trời mọc" Kazunoko ( 数の子): món trứng cá trích. Kazu có nghĩa là "số" và "ko" nghĩa "đứa trẻ". Món này tượng trưng cho lời chúc con đàn cháu đống dịp năm mới. Konbu (昆布) là một loại tảo biển. Từ này liên quan tới từ yorokobu, nghĩa là "vui vẻ". 26
  • 27. Kuro-mame (黒豆), đậu đen. Mame nghĩa là "khỏe mạnh", tượng trưng cho lời chúc sức khỏe trong năm mới. Kohaku-namasu (紅白なます), nghĩa là "rau kuai đỏ trắng", làm từ cà rốt và củ cải trắng xắt sợi, muối chua ngọt với giấm và nước quýt yuzu (cây lai giữa quýt và chanh Nghi Xương). Tai ( 鯛), cá tráp biển đỏ. Tai liên quan đến từ medetai trong tiếng Nhật tượng trưng cho những điều tốt lành. Tazukuri (田作り): cá mòi khô sốt nước tương. Viết bằng từ kanji, tên món ăn có nghĩa đen là "khai khẩn ruộng lúa", vì trong lịch sử, cá đã được sử dụng để làm giàu đất ruộng. Với ý nghĩa này,tazukuri tượng trưng cho vụ mùa bội thu. 27
  • 28. Z ou ni (雑煮): món canh gạo viên (mochi) nấu với nước dùng trong (ở miền đông Nhật Bản) hoặc với nước súp miso (ở miền tây Nhật Bản). Ebi ( エビ), tôm rim với rượu sake và nước tương. Nishiki tamago ( 錦卵): trứng cuộn với lòng trắng- lòng đỏ tách riêng, lòng đỏ tượng trưng cho vàng còn lòng trắng tượng trưng cho bạc. Nishime: các loại rau củ kho với mirin, đường và soysauce, giống mấy món ăn chay ở Việt nam mình nhưng ngọt hơn 1 tí vì người Nhật không nêm với muối mà toàn nêm đường và mirin. 28
  • 29. Kurikinton: 'Kuri' trong tiếng Nhật là hạt dẻ, còn 'kinton' có nghĩa là khoai lang. Kuri Kiton, làm từ hạt dẻ ngọt và khoai lang nghiền, là một trong những món ăn truyền thống của người Nhật trong dịp Năm Mới bởi màu vàng của nó tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu sang. 6. Mùng 7 tết Sau những ngày đầu năm xôm tụ và cầu kỳ với nhiều món ăn mang các ý nghĩa khác nhau thì đến ngày Mùng Bảy tết các gia đình Nhật sẽ cùng ngồi lại quây quần bên một món ăn thanh đạm nhưng cũng không kém phần dinh dưỡng đó là món Nanakusa-gayu, một loại cháo được nấu bằng 7 loại rau củ và thảo mộc mọc vào mùa xuân. Ngày này có tên gọi là Jinjitsu (Nhân Nhật) hay còn gọi là “tiết bảy loại rau củ”- đây là một trong 5 ngày tiết điển hình của người Nhật. Cả gia đình cùng quây quần bên nồi cháo Nanakusa-gayu 6.1. Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi. 29
  • 30. Ý nghĩa tên gọi Nanakusa Gayu(七草の節句): Nana trong tiếng Nhật có nghĩa là số 7, Kusa có nghĩa là lá cỏ, Gayu là cháo gạo đặc, ghép lại Nanakusa Gayu có nghĩa là “cháo 7 loại rau”. Về nguồn gốc của ngày lễ này trước hết bắt đầu từ phong tục tập quán: Đối với người Nhật họ rất kiêng con số 4 và số 9 (vì cách phát âm của số 4 trùng với chữ "tử", số 9 trùng với chữ "kurushii" (đau khổ). Nhưng ngược lại, số 7 lại rất được coi trọng và họ coi đó là một con số đem lại nhiều điều may mắn. Vì thế ngày Mùng 7 được diễn ra với mục đích là ngày lễ cầu mong cho sức khỏe và sự may mắn của họ trong suốt 1 năm, cũng như là để xua trừ tà ma xung quanh. Ngoài ra thói quen ăn cháo vào ngày này được truyền bá từ Trung Quốc sang từ năm 912 (thời Heian). Theo đó, ở Trung Quốc người ta dựa vào truyền thuyết bà Nữ Oa sáng tạo ra thế giới để gọi và kiêng cữ những ngày đầu năm như: ngày 1 tháng 1 là ngày con gà, ngày 2 là con chó, ngày 3 là con lợn, ngày 4 là con cừu, ngày 5 là con bò, ngày 6 là con ngựa. Người ta sẽ không giết những động vật tương ứng của ngày hôm đó. Còn ngày 7 là ngày con người. Dân chúng sẽ ăn cháo và kiêng sát sinh trong ngày này. 6.2. Nguyên liệu Theo truyền thống Nanakusa Gayu được nấu từ gạo trắng kết hợp với bảy loại rau cỏ dễ kiếm vào mùa xuân như: 芹 : せり seri: một loại rau cần ta 薺 : なずな nazuna: cây rau tề 御形 : ごぎょう gogyou: một loại cải cúc 繁縷 : はこべら hakobera: một loại thuộc họ cây tinh thảo 仏の座 : ほとけのざ hotokenoza: một loại cải cúc 菘 : すずな suzuna: củ cải tròn 蘿 : すずしろ suzushiro: củ cải (Raphanus sativus). Có nhiều sự khác nhau trong thành phần nguyên liệu, vài loại rau địa phương có thể được dùng thay thế. 30
  • 31. Bảy loại rau thường dùng để nấu Nakakusa-gayu 6.3. Cách nấu Vì đây không chỉ là một món ăn đơn thuần mà nó còn mang nhiều yếu tố tâm linh của người Nhật nên cách nấu cũng rất đặc biệt. Vào đầu buổi sáng hoặc tối hôm trước, người ta chuẩn bị gạo, sau đó đặt rau củ, chày cối và một dụng cụ gọi là shamoji (muỗng xúc cơm dẹt chứ không dùng dao kim loại) lên trên thớt gỗ, đầu thớt hướng về một hướng may mắn. Sau đó tụng câu: “Trước khi những cánh chim từ đại lục bay về Nhật Bản, hãy dùng Nanakusa”, vừa tụng vừa thái nhỏ rau củ ra. Câu “thần chú ” này biến đối tùy theo vùng miền và mỗi nhà chứ không cố định. Nồi nấu cũng là loại nồi đất chứ không phải nồi kim loại. Khi thưởng thức cũng phải cho vào bát gốm, thìa bằng gỗ hoặc gốm. 31
  • 32. Nakakusa-gayu thường được đựng trong chén gốm 6.4. Ý nghĩa Người ta tin rằng 7 loại rau này sẽ giúp con người ta tránh được tà ma và bệnh tật trong năm tới. Ngoài ra, về mặt y học, vào những dịp lễ tết mọi người thường ăn những thức ăn có quá nhiều chất béo vì vậy nên thay đổi khẩu vị bằng cách ăn một bát cháo với nhiều loại rau giàu vitamin như vậy sẽ rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt rau quả tươi sẽ có tác dụng tốt đối với dạ dày sau khi phải tiêu hoá những món ăn ngày Tết và bổ sung những nguồn dinh dưỡng thiếu vì mùa đông ít rau. Mỗi loại rau lại mang những giá trị dinh dưỡng riêng, ví dụ, “seri” có hiệu quả huyết tăng lên, “hakobera” xúc tiến ra nước tiểu, “suzuna” và “suzushiro” bao gồm yếu tố diastase có tác dụng xúc tiến tiêu hóa. Vì vào thời điểm này, rất ít rau có thể mọc được, nên 7 loại rau non này đã mang đến màu sắc cho bàn ăn và việc thưởng thức chúng vào dịp năm mới rất được lòng thần linh. Hơn nữa hình ảnh chén cháo thảo dược còn gợi cho ta hình ảnh tinh khiết thanh cao của người Nhật: Màu trắng của hạt gạo nấu nhừ tượng trưng cho sự thanh bạch tinh khiết trong tâm hồn, mà con người (Nhật Bản) muốn hướng đến.Màu xanh tươi của cây cỏ (dù đã qua nhiệt độ cao) tượng trưng cho sự xanh tươi của thiên nhiên đã là vị thuốc của trời rồi.Hai màu đặc trưng đó được cảm nhận bỡi thị giác, cùng với hương thơm của thảo dược bốc lên mà thính giác, cộng với vị mặn mòi của muối ấm nóng qua đầu môi … làm cho món ăn trở nên thanh tao và 32
  • 33. quý như một vị thuốc tẩy sạch bụi trần cho mọi người trước khi bước vào một năm mới; một mùa xuân mới… Rõ ràng đây là món ăn truyền thống mà mang dấu ấn tâm linh của người Nhật. Cháo chỉ nêm bằng muối hoặc xì dầu. Ăn thơm thơm, vị thanh, mát. Một nồi cháo Nanakusa-gayu mang nhiều ý nghĩa III. KẾT LUẬN Văn hóa xã hội Nhật Bản là một sự dung hòa tuyệt vời giữa truyền thống và hiện đại, trong đó các yếu tố hội nhập không những không bài trừ các nét đẹp văn hóa 33
  • 34. cổ truyền mà cả hai cùng tồn tại đan xen, bổ sung và làm phong phú cho nhau, tạo nên một nét đẹp văn hóa vừa trẻ trung tươi mới, lại vừa cổ kính và cũng đầy tính nhân văn. Và ẩm thực ngày tết là một minh chứng tiêu biểu cho nền văn hóa đặc sắc đó. Các món ăn ngày tết ở Nhật Bản không chỉ phong phú, nhiều màu sắc mà trong từng món còn mang những hương vị riêng, chứa đựng giá trị dinh dưỡng cao và những ý nghĩa vật chất cũng như tâm linh tiêu biểu. Từ những món đồ cúng giỗ mang đầy giá trị thiêng liêng, đến những món ăn nhiều màu sắc vô cùng hấp dẫn như Osechi hay Omochi, hay chỉ đơn thuần là chén cháo với rau thanh đạm Nanakusa-gayu. Mỗi thứ một vẻ nhưng tất cả đều toát lên vẻ đặc biệt riêng và đều là những thứ không thể thiếu tạo nên nét đặc trưng của đất nước và con người Nhật. Qua đó ta còn được mở mang thêm một cái nhìn mới về đất nước và con người Nhật. Những con người ham học hỏi luôn biết đón nhận và phát triển theo các yếu tố tốt đẹp của thời đại, nhưng bên cạnh đó vẫn không ngừng gìn giữ và phát huy các yếu tố truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo nên một cái hồn Nhật Bản rất riêng mà không bị lẫn với bất cứ nơi nào trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Japanese Customs, Traditions & Annual Events của JohnMcDowel. 2. Sách Japanese, the Cycle of Life của Prince Takamado. 34
  • 35. 3. Cùng các trang web: http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Ftapchimonngon.com %2Fvan-hoa%2Fdu-lich-am-thuc%2F1723-mon-an-ngay-tet-cua-nguoi-nhat- ban.html&h=QAQGUy9O3 http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fproguide.vn%2Fcb %2Fkham-pha%2Ftet-cua-mot-so-nuoc-o-chau-a-phan-1-nhat-ban %2F&h=QAQGUy9O3 http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fduhoc.vietsse.vn %2F2013%2F01%2Fphong-tuc-don-nam-moi-cua-nhat-ban& h=QAQGUy9O3 http://www.baomoi.com/Bonenkai--Bua-tiec-gia-tu-nam-cu-cua-nguoiNhatBan/ 84/3683899.epi http://monngonvietnam.vn http://www.global-study.org/xe/amthucnhatban_list/676 http://duhoc.viet-sse.vn/2011/12/nhung-ngay-cuoi-nam-cua-nguoi-nhat-ban http://www.duhoc-nhatban.edu.vn/am-thuc-nhat-ban/140-nabe-mono-mon-lau- nhat-ban.html http://www.rcc.ricoh-japan.co.jp http://www.crosscurrents.hawaii.edu http://ja.uncyclopedia.info/ http://japanest.com http://vnexpress.net 35