SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN
ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
LƯƠNG THỊ HÀ THANH
Hà Nội - 2020
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN
ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI
VIỆT NAM
Ngành: Luật
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Họ và tên học viên: Lương Thị Hà Thanh
Người hướng dẫn: PGS. TS Hồ Thúy Ngọc
Hà Nội - 2020
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lương Thị Hà Thanh, học viên lớp cao học khóa 25 của Trường Đại
học Ngoại Thương, chuyên ngành Luật Kinh tế, mã số 60380107 với đề tài luận văn
thạc sĩ: “Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du
lịch tại Việt Nam ”, xin cam đoan:
- Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Hồ Thúy Ngọc.
- Các thông tin, số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ
những nguồn đáng tin cậy, được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định.
- Nội dung nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Người cam đoan
Lương Thị Hà Thanh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ
lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô, cũng như sự
động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu để thực hiện để tài này, tác giả đã nhận được
rất sự giúp đỡ vô cùng quý báu. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý
thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo trong suốt
thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS
Hồ Thúy Ngọc, người đã trực tiếp hướng dẫn, gợi ý, phân tích và giúp đỡ tác giả có
thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến
gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót; tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các bạn học
viên và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Học viên thực hiện Luận văn
Lương Thị Hà Thanh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ v
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN
QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH........................................ 7
1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu ................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu............................................................................................. 7
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu............................................................................................... 8
1.1.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.................................................................................. 8
1.1.4. Căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu .......................................... 11
1.2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu ................................................................ 14
1.2.1. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu......................................................................... 14
1.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu....................................... 15
1.3. Khái quát về tranh chấp nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch..................................... 19
1.3.1. Khái niệm tranh chấp nhãn hiệu......................................................................... 19
1.3.2. Phân loại tranh chấp ........................................................................................... 21
1.3.3. Chủ thể trong tranh chấp .................................................................................... 21
1.3.4. Đối tượng của tranh chấp ................................................................................... 22
1.3.5. Phương thức giải quyết tranh chấp..................................................................... 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU................................................ 37
TRONG DU LỊCH ....................................................................................................... 37
2.1.Các quy định pháp luật hiện hành về tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
trong du lịch.................................................................................................................. 37
2.1.1. Quy định về tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch ................................................ 37
2.1.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch ............................ 40
2.1.3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch ............. 44
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
iv
2.2. Nghiên cứu tranh chấp điển hình về SHTT liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch
giữa hai doanh nghiệp................................................................................................... 51
2.2.1 Tranh chấp nhãn hiệu giữa các công ty du lịch giải quyết bằng biện pháp hành
chính ............................................................................................................................. 51
2.2.2 Tranh chấp nhãn hiệu giữa các doanh nghiệp du lịch giải quyết tại Tòa án ....... 56
2.3. Đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch . 59
2.3.1 Mặt tích cực......................................................................................................... 59
2.3.2 Những mặt hạn chế.............................................................................................. 61
2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế ............................................................................. 65
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP NHÃN HIỆU TRONG DU LỊCH .................................................................... 70
3.1. Định hướng nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch 70
3.1.1. Xây dựng đầy đủ, thống nhất chế định pháp luật liên quan ............................... 70
3.1.2. Đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước chặt chẽ, thống nhất............................... 71
3.1.3. Tăng cường nhận thức pháp luật cho doanh nghiệp du lịch............................... 71
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch
72
3.2.1. Giải pháp về pháp luật........................................................................................ 72
3.2.2. Giải pháp nâng cao nhận thức về SHTT với nhãn hiệu của doanh nghiệp du lịch
78
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp ............................. 80
3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ vii
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. SHCN: Sở hữu công nghiệp
2. SHTT: Sở hữu trí tuệ
3. TAND: Tòa án nhân dân
4. TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường thì quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò
quan trọng, là một nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Tài sản trí tuệ là
đòn bẩy thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, nhãn hiệu là một trong những đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu đã và đang đóng góp vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước. Đối với doanh nghiệp, nhãn hiệu là
thành tố tạo nên thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ. Đối với người tiêu dùng, nhãn
hiệu là cơ sở để phân biệt giúp người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Cũng
chính vì vậy mà nhãn hiệu là một loại tài sản dễ bị xâm phạm nhất hiện nay.
Trong ngành du lịch, sau khi Luật Du lịch 2017 có hiệu lực, điều kiện kinh doanh
dịch vụ lữ hành được đơn giản hóa, số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng
nhanh dẫn đến nhu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Sự cạnh tranh này sẽ đào
thải những doanh nghiệp không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu hay đòi hỏi
của nền kinh tế. Để tồn tại được trong hoàn cảnh đó, không ít các doanh nghiệp lợi
dụng uy tín, danh tiếng của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khác để đưa ra thị
trường các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng và lừa dối người tiêu dùng. Điều này
không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn làm phương hại đến danh tiếng và hình ảnh
doanh nghiệp có nhãn hiệu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, các
tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong du lịch, đặc biệt là về nhãn hiệu, xuất hiện ngày càng
trở nên phổ biến và phức tạp.
Tuy nhiên, biện pháp giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu trong du lịch chưa thực
sự phát huy hiệu quả do Luật Sở hữu trí tuệ đã ban hành khá lâu, đến nay đã bộc lộ
nhiều bất cập cần được điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp hơn. Các biện pháp giải
quyết tranh chấp cũng thiếu tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi thấp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên
quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2
nghiệp, qua đó, phân tích thực trạng xử lý các tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan
đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch ở nước ta hiện nay đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm xử lý các tranh chấp một cách hiệu quả, từ đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
chủ sở hữu nhãn hiệu, lợi ích của người tiêu dùng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng
như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các công trình nghiên cứu đã
đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật tại các quốc gia cũng như các hiệp ước
quốc tế song phương và đa phương, phân tích tác động của việc áp dụng quy định pháp
luật về sở hữu trí tuệ đối với ngành kinh tế, cả trong phạm vi vĩ mô và vi mô cũng như
phân tích một số case cụ thể. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
như: Effects of the European Union trademark: Lessons for the harmonization of
intellectual property systems, B Herz, M Mejer, 2019 nghiên cứu về tác động của việc
hình thành Liên minh nhãn hiệu Châu Âu đến việc gia nhập thị trường và sáng tạo của
các công ty, đặc biệt là công ty nhỏ; Patent, copyright & trademark: an intellectual
property desk reference, R Stim, 2017 là cuốn sách giới thiệu chung về luật sở hữu trí
tuệ như các đối tượng được bảo hộ, điều kiện bảo hộ,…; Intellectual property and
trademark legal framework in BRICS countries: A comparative study, AB Deorsola,
MCMR Leal, MD Cavalcante, 2017 nghiên cứu về hệ thống bảo vệ nhãn hiệu của các
quốc gia trong nhóm BRICS thông qua việc so sánh hệ thống quy định bảo vệ nhãn
hiệu của các quốc gia trong nhóm này; China and intellectual property rights: A
challenge to the rule of law, JA Brander, V Cui, I Vertinsky - Journal of International
Business Studies, 2017 nghiên cứu thực trạng thực thi các quy định quốc tế về bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc hiện nay; The Limitations of Trademark Law in
addressing domain name disputes, 45 UCLA Law Rev. 1487 (1997-1998) nghiên cứu
về hạn chế của Luật liên quan đến nhãn hiệu trong việc giải quyết các tranh chấp về
tên miền tại Mỹ; The World's Trademark Powerhouse: A Critique of China's New
Trademark Law, XT Nguyen - Seattle UL Rev., 2016 – HeinOnline phân tích và đưa
ra các hạn chế liên quan đến các quy định
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
3
pháp luật về nhãn hiệu tại Trung Quốc; Internet Domain Name and Trademark dispute:
Shifting Paradigms in intellectual property, 43 Ariz. Law Rev. 465 (2001) nghiên cứu
về các tranh chấp nhãn hiệu khi Internet bùng nổ, từ đó thay đổi mô hình trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ,…
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tương tự với tình hình nghiên cứu nước ngoài, tại Việt Nam, liên quan đến việc
nghiên cứu các quy định pháp luật về việc bảo hộ của nhãn hiệu đã có nhiều đề tài
nghiên cứu như: Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam và so
sánh với pháp luật Châu Âu và Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Phan Ngọc Tâm, 2011; Hết
quyền đối với nhãn hiệu và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật nhãn hiệu của
Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Nguyễn Như Quỳnh, 2010; Các phương thức giải quyết
tranh chấp kinh tế hiện nay ở nước ta và xu thế lựa chọn, TS. Dương Thị Thanh Mai,
Đề tài nghiên cứu của Bộ Tư pháp, 1997, Pháp luật về sở hữu trí tuệ - Thực trạng và
xu hướng phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XXI,PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, Đề
tài nghiên cứu của Bộ Tư pháp, 2002, Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Thị
Nguyệt Thu, 2017…cũng như các bài viết nghiên cứu khác trên báo và các tạp chí
chuyên ngành như Thi hành án dân sự về tài sản trí tuệ, Nguyễn Vân Anh, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 3, 2016; Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của
Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương, Vũ Thị Hải Yến, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 2, 2016; Mối quan hệ giữa pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật
cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đặng Vũ Huân, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 8, 2003; Mô hình pháp luật sở hữu trí tuệ các nước và gợi mở đối với
Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 năm 2014; Hỗ trợ doanh nghiệp tránh
xâm phạm nhãn hiệu, Nguyễn Thu Phương, Tạp chí Khoa học & Phát triển, 2014,
Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu, Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 99-107, Hành vi xâm phậm quyền đối với nhãn
hiệu, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, Nguyễn Phương Thảo, Tạp chí Khoa học pháp lý
số 6/2016,…
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
4
Có thể thấy, các đề tài cũng như bài viết trước đó đã nghiên cứu cụ thể về pháp
luật điều chỉnh về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu, so sánh giữa nhãn hiệu với
các hình thức sở hữu công nghiệp khác cũng như so sánh luật pháp về sở hữu trí tuệ
giữa các quốc gia. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu cụ thể về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp trong từng ngành cụ thể, cũng như về giải quyết tranh chấp
liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn khá ít. Về vấn đề sở hữu trí tuệ
liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch cũng như về các tranh chấp trong lĩnh vực này
mà chủ yếu là các Hội thảo được tổ chức với chủ đề sở hữu trí tuệ trong du lịch như
Hội thảo khoa học quốc tế “Khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du
lịch” tổ chức tại Trường Đại học Ngoại thương vào năm 2014, Hội thảo "Sở hữu trí tuệ
với văn hóa, thể thao và du lịch" tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng do Sở Khoa
học và Công nghệ TP. Đà Nẵng tổ chức ngày 24/04/2019….
Sự phát triển mạnh của du lịch trong những năm gần đây khiến các tranh chấp
xảy ra liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu giữa hai công ty
xảy ra ngày càng nhiều với tính phức tạp cao. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tranh
chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam” là
vấn đề nghiên cứu của luận văn. Đây là vấn đề độc lập, không trùng lặp với các đề tài
trên. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả
mà các công trình khoa học, luận án, luận văn, các bài viết đã đạt được cũng như các
kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này bao gồm:
- Các quy định của pháp luật về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các luật liên quan
- Tranh chấp giữa 2 doanh nghiệpliên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu
- Thực trạng giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong
du lịch
4. Mục đích nghiên cứu
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
5
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra các định hướng, đề xuất và kiến nghị
nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch. Để đạt được mục
đích này, luận văn có các mục tiêu sau: (1) Làm sáng tỏ vấn đề về mặt lý luận và cơ sở
pháp lý liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu và phương pháp giải
quyết tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, (2) Nghiên cứu thực trạng về tranh chấp và
tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch, từ đó tìm ra mặt tích cực, mặt hạn chế và các
nguyên nhân của hạn chế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp chính như
sau:
- Phương pháp hệ thống hóa: áp dụng ở chương I, hệ thống lại các khái niệm,
định nghĩa cũng như các quy định pháp luật liên quan đến vẫn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: áp dụng ở Chương II và III, sử dụng hệ
thống lý luận và quy định pháp luật về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu cũng như tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu,…được trình bày ở chương I để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các quy định hiện
hành về tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch
cũng như thực hiện áp dụng pháp luật, từ đó rút ra các đề xuất phù hợp nhằm hoàn
thiện việc giải quyết tranh chấp.
- Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn: áp dụng xuyên suốt luận văn, kết hợp
phân tích lý luận cũng như quy định hiện hành về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu,… ở Chương I, kết hợp với việc phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp về
sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch thông qua một số vụ việc cụ thể ở
Chương II, từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật cũng như để giải
quyết các tranh chấp một cách hiệu quả tại Chương III của luận văn này.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, nội dung nghiên cứu tập trung giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam:
các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
6
thành viên, các vụ việc tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu trên lãnh thổ Việt Nam giữa 2 doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam
Về thời gian, khi nghiên cứu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu,
tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu từ khi Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 có hiệu
lực thi hành đến nay. Các vụ tranh chấp cụ thể mà tác giả đưa ra để làm dẫn chứng
cũng như phân tích trong luận văn cũng trong những năm gần đây (2014, 2015, 2018).
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu
đề tài gồm 03 chương, được triển khai theo kết cấu như sau:
Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn
hiệu trong lĩnh vực du lịch
Chương 2: Thực trạng về tranh chấp và giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ liên
quan đến nhãn hiệu trong du lịch
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
trong du lịch
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ
TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs). Tại
khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPs đưa ra khái niệm về nhãn hiệu như sau:
“Bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó,
đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các
màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu. Trong
trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ
tương ứng các thành viên rằng điều kiện để được khả năng đăng ký phụ thuộc vào tính
phân biệt đạt được thông qua sửdụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện
để được đăng ký dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.”
Theo định nghĩa của tổ chức SHTT thế giới (WIPO): “Nhãn hiệu (trademark) là
một dấu hiệu dùng để xác định hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt với hàng
hoá của một doanh nghiệp khác”.
Dựa trên tinh thần của các ĐƯQT đã ký kết, Việt Nam cũng đã cụ thể hóa khái
niệm nhãn hiệu vào trong Luật SHTT – luật chuyên ngành của Việt Nam về SHTT.
Khoản 16, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Nhãn hiệu
là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Từ các khái niệm nhãn hiệu được đưa ra, có thể kết luận nhãn hiệu là một dấu
hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, chữ
cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó. Dấu
hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được. Bên cạnh đó, dấu
hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này
với hàng hoá hoặc dịch vụcủa một doanh nghiệp khác. Như vậy, bất kỳdấu hiệu nào có
khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau không thuộc các
trường hợp bịtừ chối đăng ký đều có thể trở thành nhãn hiệu.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
8
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu
Theo quy định của Luật SHTT, có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể như:
- Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành
viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.1
- Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá
nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các
đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung
cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá,
dịch vụ mang nhãn hiệu.2
- Nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên
quan với nhau.3
- Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.4
1.1.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Có 2 điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ.5
Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
1
khoản 17, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
2
khoản 18, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
3
khoản 19, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
4
khoản 20, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
5
Điều 72 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
9
nhiều mầu sắc. Tuy nhiên, một số dấu hiệu như sau sẽ không không được bảo hộ với
danh nghĩa nhãn hiệu6
:
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc
huy của các nước
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy
hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho
phép
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút
danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước
ngoài
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu
kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử
dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận
• Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu
dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính
khác của hàng hoá, dịch vụ
Thứ hai, nhãn hiệu đó khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn
hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân
biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ
nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các
trường hợp sau7
:
• Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không
thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi
với danh nghĩa một nhãn hiệu
• Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá,
dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều
người biết đến
6
Điều 73, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
7
Điều 74, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 20
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
10
• Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,
chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính
mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt
thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
• Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
• Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu
đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được
đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
• Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự
trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp
đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo
điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự
từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu
tiên;
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó
đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm;
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là
nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng
hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không
tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt
của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn
hiệu nổi tiếng;
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người
khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn
gốc hàng hoá, dịch vụ;
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
11
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử
dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của
hàng hoá;
• Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch
nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu
hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ
từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
• Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của
người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp
đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký
nhãn hiệu.
1.1.4. Căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
1.1.4.1. Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh.8
Không giống như quyền tác giả đối với các loại tác phẩm (gồm tác phẩm âm
nhạc, tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, tác phẩm viết...) được mặc nhiên bảo
hộ quyền tác giả kể từ ngảy tác phẩm được hoàn thành thì quyền về quyền SHCN thì
lại khác. Cơ sở để xác lập và phát sinh quyền được bảo hộ đối với nhãn hiệu là chủ
nhãn hiệu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường
hợp đối với tên thương mại). Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện để được bảo hộ nhãn
hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, thì cá nhân/tổ chức
là chủ sở hữu của nhãn hiệu hoàn toàn được xác lập toàn bộ quyền bảo hộ của mình
đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập
trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký9
. Quyền SHCN đối với nhãn
hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó mà
8
khoản 4, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
9
điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
12
không cần thực hiện thủ tục đăng ký10
.Tuy nhiên, cũng có trường hợp, một nhãn hiệu
nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi tiêu chí làm nhãn hiệu đó nổi tiếng không
còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đó đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm,
dịch vụ nhất định thì nhãn hiệu sẽ không được coi là nổi tiếng nữa. Trường hợp này
còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu. Lịch sử đã từng có những trường hợp như vậy mà điển
hình là trường hợp của viên thuốc ASPIRIN. Khi không còn là nhãn hiệu nổi tiếng, cơ
chế bảo hộ vô thời hạn cũng sẽ không còn. Như vậy, quan niệm "nếu đã là nhãn hiệu
nổi tiếng thì sẽ được bảo hộ vô thời hạn" là sai. Bởi vì, mặc dù một nhãn hiệu đã từng
được coi là nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng sau một thời gian, nhãn hiệu đó đã bị lu mờ thì
sẽ không được bảo hộ vô thời hạn như trước nữa. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là cần
thiết bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu còn là cơ sở để chủ nhãn hiệu xem xét hàng
hoá và dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ
hay các quy định pháp luật khác hay không. Bởi trên thực tế có những trường hợp có
các nhãn hiệu đã được cá nhân hoặc tổ chức tiến hành đăng ký tại Cục SHTT nhưng
không được các chủ đơn này quảng cáo, sử dụng rộng rãi, nên các chủ thể kinh doanh
khác không thể biết được nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hay chưa. Việc không rõ ràng
này dẫn đến sự vi phạm pháp luật SHTT của các bên sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do vậy, đã xảy ra những
trường hợp chủ thể kinh doanh rõ ràng không biết, không muốn vi phạm pháp luật
nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về SHTT do sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với các sản phẩm do bên khác cung cấp.
Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lúc này sẽ được coi như là một công đoạn
kiểm tra tính độc quyền của nhãn hiệu, xem xét liệu nhãn hiệu có trùng lặp với nhãn
hiệu của người khác hay không để ngoài việc tránh vi phạm pháp luật thì còn tránh
lãng phí chi phí quảng cáo thương hiệu và sử dụng lên sản phẩm...cuối cùng các sản
phẩm này lại bị thu hồi, thương hiệu biến mất.
Để xác lập quyền SHCN với nhãn hiệu, theo quy định tại, các chủ thể có quyền
đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:11
Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu cho
10
khoản 2 Điều 6 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP
11
Điều 87 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
13
hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp; Tổ chức, cá nhân tiến hành
hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị
trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng
nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Bên cạnh đó quyền đăng ký với từng loại nhãn hiệu khác nhau còn được quy định
cụ thể như sau:
- Với nhãn hiệu tập thể: Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng
ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn
hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có
quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh
doanh tại địa phương đó.
- Với nhãn hiệu chứng nhận: Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất
lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có
quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
Trong trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một
nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: việc sử dụng
nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá,
dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh
doanh; và việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Quyền đăng ký nhãn hiệu có thể chuyển giao giữa người có quyền đăng ký và ổ
chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa
theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải
đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Thêm vào đó, đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều
ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng
ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người
đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý
của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
14
1.1.4.2. Thời hạn bảo hộ
Về không gian, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ
Việt Nam. Về thời gian, trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng đã được để cập ở trên, giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày
nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Để gia hạn hiệu lực
giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu
lực.12
1.2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu
1.2.1. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Quyền SHCN đối với nhãn hiệu được xác định theo văn bằng bảo hộ do cơ quan
quản lý nhà nước về quyền SHCN quốc gia, cụ thể là Cục SHTT cấp. Sau khi giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có các quyền sau:
- Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN nhãn hiệu:
Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau:13
Gắn nhãn hiệu được bảo
hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy
tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng
trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang
nhãn hiệu được bảo hộ.
Nhãn hiệu với chức năng là phân biệt hàng hóa sản phẩm của các chủ thể sản
xuất khác nhau thì việc gắn nhãn hiệu lên bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh là
hành vi phổ biến nhất trong ba hành vi nêu trên.
- Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu:
Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu trong
việc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ dựa trên việc quy định
các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại khoản 1 Điều 125Luật
SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019.
12
Điều 93 và 94 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
13
khoản 5 Điều 124 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
15
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người
khác sử dụng nhãn hiệu. Đó là các trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng khai
thác và sử dụng của chủ sở hữu và chứng minh được yếu tố trung thực của việc bảo hộ
đó trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Quyền định đoạt nhãn hiệu:
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản đặc biệt và là một trong những đối tượng
SHCN có giá trị và khả năng khai thác thương mại rất lớn. Quyền định đoạt tài sản này
sẽ thuộc về chủ sở hữu và được quy định cụ thể tại phần chuyển giao quyền SHCN14
.
Trong đó bao gồm chuyển nhượng và chuyển giao quyền SHCN. Chuyển nhượng,
chuyển giao tức là chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức khác sở hữu, sử dụng
nhãn hiệu đó.
Chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu phải được thực
hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi đã được
đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN.
1.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu
Để bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu, tùy từng trường hợp mà chủ thể quyền
có thể tự bảo vệ hoặc thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.2.2.1. Biện pháp tự bảo vệ quyền SHTTđối với nhãn hiệu
Biện pháp tự bảo vệ15
cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT về nhãn hiệu
được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của mình. Các biện pháp mà
chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT có thể lựa chọn để áp dụng là:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền
SHTT;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt
hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền
SHTT theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
14
chương X, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
15
Điều 198, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
16
Chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách
trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại,
gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, FAX hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để
bảo vệ quyền sở hữu của mình. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền SHTT của mình. Tuy
nhiên, việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền SHTTvề nhãn hiệu của
mình không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Trong thực tế, khi quyền SHTT bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên
được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của
chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn
chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.
1.2.2.2. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền
Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm16
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện gồm biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp
kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT. Các biện pháp này
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có (hoặc nghi ngờ có) hành vi xâm
phạm quyền SHTT xảy ra trên thực tế, trong đó:
- Biện pháp hành chính
Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính là việc cơ quan có
thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT.
Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra,
Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp
cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt
hành chính theo quy định của pháp luật17
.
Các hành vi xâm phạm quyền SHTT sau đây sẽ bị xử phạt hành chính18
:
16
Điều 199, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
17
Điều 200, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
18
Điều 213, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
17
• Thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng
hoặc cho xã hội;
• Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mặc dù đã được chủ thể
quyền SHTT thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
• Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT hoặc
giao cho người khác thực hiện hành vi này;
• Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền.Tuỳ
theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền SHTT còn có thể
bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu hàng hoá giả mạo;
đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
Ngoài các hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền SHTT còn có thể
bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: buộc tiêu huỷ hoặc
phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương; buộc đưa ra khỏi lãnh
thổ Việt Nam. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm
phạm quyền SHTTsẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính.
- Biện pháp hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.19
Các hành vi xâm phạm quyền SHTT được coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố
cấu thành một trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự 2017 như: tội xâm phạm
quyền SHCN (Điều 226),tội lừa dối khách hàng (Điều 198), tội sản xuất, buôn bán
hàng giả (Điều 192),...
Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp
cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp
luật.20
19
Điều 212, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
18
- Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ
thể quyền SHTT hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể
cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lí bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình
sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng
biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Việc áp dụng biện pháp dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp
cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp
luật.21
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành
vi xâm phạm quyền SHTT:22
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải
chính công khai;Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu
huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối
với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất,
kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến
khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.
- Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuliên quan đến SHTT
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến
SHTT thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Cụ thể, cơ quan hải quan áp dụng hai
loại biện pháp sau: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm
phạm quyền SHTT; kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm
quyền SHTT.23
Như vậy, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống các quy định tương đối đầy đủ về
quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu mang tính chất
quản lý nhà nước đối với quyền SHTT. Các quy định thực thi quyền SHCN đối với
nhãn hiệu chỉ dừng lại ở vấn đề xác định các hành vi xâm phạm quyền, hành vi cạnh
20
Điều 200, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
21
Điều 200, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
22
Điều 202, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
23
Điều 216, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
19
tranh không lành mạnh và đưa ra các biện pháp, cách thức xử lý xâm phạm, hướng tới
mục tiêu cuối cùng là quản lý nhà nước.
1.3. Khái quát về tranh chấp nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch
1.3.1. Khái niệm tranh chấp nhãn hiệu
Để nghiên cứu về tranh chấp sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực du
lịch, đầu tiên cần phải tìm hiểu khái niệm về tranh chấp về sở hữu trí tuệ đối với nhãn
hiệu. Hiện nay, khái niệm tranh chấp về SHTT nói chung cũng như tranh chấp nhãn
hiệu nói riêng chưa được xây dựng và ghi nhận chính thức trong các văn bản pháp luật
ở Việt Nam.
Từ các cơ sở lý luận đã nêu ở phần trên về nhãn hiệu, có thể thấy nhãn hiệu có
bản chất pháp lý là một loại tài sản, và quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng là các tài sản
trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu. Về bản chất, tài sản trí tuệ được hiệu là sự sáng tạo có
tính tinh thần, không phải là vật theo quan niệm của luật dân sự nói chung và luật về
vật quyền nói riêng. Tuy nhiên, tương tự với các quyền sở hữu được áp trên vật, quyền
sở hữu trí tuệ cũng có tính loại trừ. Tính loại trừ trong sở hữu ở đây có nghĩa là sự độc
quyền, quyền loại trừ những người khác. Điều này đồng nghĩa với việc không ai có thể
tiếp cận nhãn hiệu nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. BLDS 2015
cũng xác định quyền SHTT có cùng tính chất như các loại quyền tài sản khác. Bộ Luật
này định nghĩa: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản
đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dung đất và các quyền tài sản khác”24
Luật SHTT 2015 phân loại quyền SHTT thành quyền tác giả, quyền SHCN,
quyền đối với giống cây trồng25
. Các quyền này sau đó được phân chia thành các
nhóm quyền nhỏ hơn nhằm xác định căn cứ phát sinh quyền và thời điểm bảo hộ. Như
đã đề cập ở phần trên, đối với nhãn hiệu, có hai căn cứ phát sinh quyền: một là quyết
định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký;
hai là đã tiến hành sử dụng, không phụ thuộc và thủ tục đăng ký. Quyền đối với nhãn
hiệu có hai thời điểm phát sinh: thời điểm thủ tục đăng ký được hoàn tất hoặc thời
điểm nhãn hiệu đạt tới mức độ được sử dụng và thừa nhận rộng rãi hoặc đã trở thành
nổi tiếng. Thông thường quyền loại trừ của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ phát sinh
24
Điều 115 BLDS 2015
25
Điều 6 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung nam 2019
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
20
trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, quyền này còn được phát sinh bởi pháp luật
chẳng hạn như trong trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi,
nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có bản chất giống với vi phạm vật
quyền sở hữu mà thực chất là vi phạm quyền loại trừ. Để bảo vệ quyền loại trừ, pháp
luật cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng các chế tài đối với hành vi xâm phạm.
Tranh chấp, theo từ điển tiếng Việt, được hiểu theo nghĩa thông thường là “giành
nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào” và “đấu tranh giằng co khi có
ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”. Về mặt pháp lý,
“Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ
thể tham gia vào một quan hệ pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng”26
Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp về quyền SHTT, trừ trường hợp vì
mục đích lợi nhuận27
; những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp quyền SHTT giữa các cá nhân, tổ chức với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận28
. Như vậy, lợi nhuận chính là căn cứ để phân biệt
một tranh chấp nhãn hiệu là tranh chấp dân sự hay tranh chấp thương mại. Trong
ngành du lịch, với chức năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh
doanh, nhãn hiệu chỉ có ý nghĩa khi hàng hóa dịch vụ được lưu thông hay đưa vào kinh
doanh trên thị trường với mục tiêu đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Do đó, các
tranh chấp SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch đều có mục đích lợi nhuận và mang
tính chất của tranh chấp thương mại.
Từ các nghiên cứu trên, có thể định nghĩa tranh chấp về SHTT liên quan đến
nhãn hiệu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay
nhiều chủ thể liên quan đến quyền SHTT đối với một hoặc nhiều nhãn hiệu phát sinh
trong quá trình đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu đó, mà một hoặc nhiều bên cho rằng
26
Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, trang 382, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996
27
Khoản 4, Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
28
Khoản 2, Điều 30 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
21
việc đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân khác ảnh hưởng hoặc
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.3.2. Phân loại tranh chấp
Tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch, tương tự với tranh chấp nhãn hiệu trong các
lĩnh vực khác, có thể được phân loại dựa trên một vài thành tố của quan hệ pháp luật.
Căn cứ vào thời điểm xác lập quyền, có thể phân loại tranh chấp nhãn hiệu thành:
- Tranh chấp trước khi xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu
- Tranh chấp liên quan đến xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu
- Tranh chấp sau khi quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã được xác lập
Căn cứ vào chủ thể tranh chấp, tranh chấp nhãn hiệu được phân loại thành:
- Tranh chấp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu với người thứ ba xâm phạm nhãn hiệu
- Tranh chấp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng mà chủ sở hữu chuyển
nhượng hay cho phép sử dụng nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một trong những chỉ dẫn thương mại quan trọng nhất và là một
trong các đối tượng của quyền SHTT. Xuất phát từ lợi ích mà nhãn hiệu mang lại,
trong quá trình xác lập quyền và sử dụng quyền, không chỉ phát sinh các tranh chấp
giữa các nhãn hiệu với nhau mà còn xuất hiện nhiều trường hợp xung đột quyền, tranh
chấp giữa: nhãn hiệu - kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu - chỉ dẫn địa lý; nhãn hiệu -
tên thương mại; nhãn hiệu – hình tượng nhân vật thuộc phạm vụ bảo hộ quyền tác giải
của người khác; nhãn hiệu – tên miền. Trong bối cảnh số lượng các doanh nghiệp lữ
hành ngày càng tăng, tranh chấp về nhãn hiệu trong lĩnh vực này xuất hiện đa dạng và
ngày càng có tính phức tạp cao. Một số vụ việc tranh chấp điển hình sẽ được chọn lọc
và phân tích cụ thể tại chương thứ 2 của luận văn.
1.3.3. Chủ thể trong tranh chấp
Liên quan tới quyền SHCN đối với nhãn hiệu, chúng ta có thể thấy các quan hệ
cơ bản giữa các chủ thể gồm:Quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu với các chủ thể kinh
doanh khác; Quan hệ của chủ sở hữu nhãn hiệu với những người được phép sử dụng
nhãn hiệu; Quan hệ giữa người sáng tạo ra nhãn hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
22
Các chủ thể trong mối quan hệ thứ ba không liên quan đến chức năng của nhãn
hiệu là tạo nên lợi nhuận cho chủ sở hữu nhãn hiệu, cũng như không liên quan tới mục
đích nghiên cứu của luận văn. Các chủ thể trong tranh chấp nhãn hiệu sẽ tranh chấp về
việc ai có quyền được loại trừ hay người có quyền loại trừ đã tự giới hạn quyền của
mình như thế nào thông qua các điều kiện của hợp đồng.
Chủ thể trong tranh chấp về SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch thường là hai
doanh nghiệp. Các tranh chấp về SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch có thể xảy ra
giữa hai hay nhiều doanh nghiệp khác nhau, thường là các đối thủ cạnh tranh trong
cùng lĩnh vực. Do tranh chấp nhãn hiệu có tính “đa quốc gia” và có thể phát sinh từ
các mối quan hệtrải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau, do các chủ thể có thể có trụ sở
tại các quốc gia khác nhau, địa điểm xảy ra tranh chấp có thể cùng một lúc tại nhiều
vùng trên thế giới.
1.3.4. Đối tượng của tranh chấp
Đối tượng của tranh chấp về SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch là quyền và
lợi ích giữa hai hay nhiều chủ thể liên quan đến quyền SHTTđối với một hoặc nhiều
nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch. Nhãn hiệu với bản chất là tài sản vô hình, tồn tại dưới
dạng thông tin, có khả năng lan truyền, do đó có thể bị xâm phạm bởi nhiều chủ thể
khác nhau, diễn ra cùng lúc, cùng địa điểm hoặc tại nhiều thời điểm, địa điểm khác
nhau, thậm chí không chỉ là trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Bảo vệ nhãn hiệu
dưới dạng quyền tài sản khó khăn phức tạp và thiếu rõ ràng hơn so với các quyền tài
sản khác. Sự xâm phạm với tài sản hữu hình dễ dàng được nhận biết thông qua hành vi
chiếm hữu bất hợp pháp hoặc giá trị sử dụng bị ảnh hưởng hoặc là thiệt hại giá trị trao
đổi, hoặc thậm chí là tài sản bị tiêu biến. Thiệt hại của chủ sở hữu tài sản hữu hình có
thể được xác định thông qua các công cụ định giá. Trong khi đó, rất phức tạp để xác
định liệu một nhãn hiệu có đang bị xâm phạm hay không, cũng như để tính được mức
độ, phạm vi thiệt hại của chủ sở hữu nhãn hiệu. Đặc biệt là với các các doanh nghiệp
du lịch phát triển dựa vào uy tín, việc bị xâm phạm nhãn hiệu sẽ đem lại những hậu
quả vô cùng lớn đối với hoạt động kinh doanh.
Để đánh giá mức độ xung đột giữa các nhãn hiệu từ đó rút ra được mức độ ảnh
hưởng, xâm phạm đối với nhãn hiệu khác, cần đánh giá xem xét mức độ trùng hoặc
tương tự giữa các nhãn hiệu tranh chấp theo hai phương diện chính của nhãn hiệu đó là
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
23
dấu hiệu và sản phẩm dịch vụ được gắn dấu hiệu đó. Đồng thời, một cơ sở quan trọng
không kém khi xem xét một tranh chấp nhãn hiệu đó là nhận thức của người tiêu dùng
về việc phân biệt được các nhãn hiệu khác nhau của các tổ chức khác nhau. Ví dụ như
đối với nhãn hiệu nổi tiếng, được biết đến rộng rãi thì khó nhầm lẫn hơn những nhãn
hiệu mới, chưa được biết đến rộng rãi.
1.3.5. Phương thức giải quyết tranh chấp
1.3.5.1. Phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
Theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, mà cụ thể là trong Bộ luật Tố
tụng dân sự, tranh chấp về quyền sở hữu là tranh chấp dân sự. Các tranh chấp này
không có các phương thức giải quyết ngoài tòa án phong phú và linh động như đối với
tranh chấp thương mại. Mặc dù tranh chấp nhãn hiệu là tranh chấp về quyền sở hữu
nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có sự phân biệt giữa tranh chấp quyền SHTT,
chuyển giao công nghệ với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản nói chung. Đối với
tranh chấp quyền SHTT, chuyển giao công nghệ mà các bên đều nhằm mục đích lợi
nhuận, Bộ luật này sẽ coi là tranh chấp thương mại.
Như đã phân tích ở trên, nói chung, khó có thể xác định một tranh chấp liên quan
đến xâm phạm nhãn hiệu có liên quan đến mục tiêu lợi nhuận hay không. Nhưng nếu
xét về chức năng của nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh du lịch, đây là phương tiện
để phân biệt dịch vụ do thương nhân cung cấp trên thị trường nhằmmục tiêu lợi nhuận.
Do đó, luận văn sẽ xét tranh chấp nhãn hiệu như là một tranh chấp thương mại, và các
phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu cũng sẽ tương tự như phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại. Các tranh chấp thương mại có tính chất của tranh chấp
trong lĩnh vực luật tư - luật điều tiết quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng với nhau và có
quyền tự do định đoạt, tự thỏa thuận. Chính vì vậy, tranh chấp nhãn hiệu có thể giải
quyết bằng các phương thức của luật tư và chủ thể có quyền lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp.
Trên thế giới, ngoài các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu thông qua
nhà nước, các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu phi nhà nước cũng rất
phong phú. Có lẽ Hoa Kỳ là quốc gia xây dựng hệ thống các phương thức giải quyết
tranh chấp ngoài tòa án phong phú nhất bởi đây là khởi nguồn của thuật ngữ
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
24
Alternative Dispute Resolution (giải quyết tranh chấp ngoài tòa án). Tại Hoa Kỳ, ADR
được quan niệm là bất kỳ một cách thức chính thức hay bán chính thức nào (khác với
tố tụng tại tòa án) được sử dụng để giải quyết một tranh chấp kinh doanh. Hai loại xét
xử ngoài tòa án phổ biến nhất tại Hoa Kỳ là trọng tài và hòa giải, cả hai loại có thể
được chia nhỏ thành các biến thể khác nhau:29
Arbitration (Trọng tài): Xét xử trọng tài sử dụng sự can thiệp của bên thứ ba
trung lập và tương tự như một phiên tòa không chính thức. Sau khi nghe lập luận của
các bên, bên thứ ba đưa ra quyết định rằng các bên tranh chấp có thể đồng ý ràng buộc
hoặc không ràng buộc. Khi ràng buộc, quyết định có thể được thi hành bởi một tòa án
và được coi là quyết định cuối cùng. Mặc dù trọng tài là người hỗ trợ tích cực và sẽ là
người đưa ra quyết định cuối cùng, quá trình phân xử trọng tài vẫn không thể so sánh
được với một phiên tòa chính thức do nhiều quy tắc về chứng cứ không được áp dụng
Mediation (Hòa giải):Phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải và trọng tài có
một số điểm tương đồng. Một trong những khác biệt chính là bên hòa giải, hoặc bên
thứ ba khách quan, không thể buộc các bên đồng ý và không được phép quyết định kết
quả của tranh chấp. Hòa giải viên làm việc với các bên để đưa ra giải pháp được thực
hiện lẫn nhau và các thỏa thuận thường không ràng buộc. Tòa án có thể yêu cầu hòa
giải là bắt buộc, nhưng bản thân quá trình này vẫn là tự nguyện, do đó cho phép các
bên từ chối đi đến thỏa thuận. Trong khi hòa giải, các bên duy trì sự kiểm soát đáng kể
đối với quá trình này. Hòa giải là hoàn toàn bí mật và, vì nó không ràng buộc, các bên
vẫn có quyền theo đuổi kiện tụng theo quy trình hòa giải;
Med-Arb (Hòa giải-Trọng tài): Hình thức ADR này trọng tài sẽ bắt đầu với tư
cách là người hòa giải, nhưng, nếu hòa giải thất bại, trọng tài viên sẽ đưa ra quyết định
ràng buộc. Med-arb là một hỗn hợp của hòa giải và trọng tài lấy từ lợi ích của hai bên;
Tiểu xét xử (Mini Trial): Đây là một phương pháp ADR độc đáo, vì nó thường
xuất hiện sau khi kiện tụng chính thức, trái ngược với trước đây. Tiểu xét xử là một
quá trình giải quyết nơicác bên trình bày các lập luận của mình. Vào cuối phiên tiểu
xét xử, các đại diện cố gắng giải quyết vấn đề. Nếu các bên không thể giải quyết vấn
29
Mark V.B. Partidge, 2009
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
25
đề, một bên thứ ba có thể đóng vai trò trung gian hòa giải hoặc tuyên bố ý kiến không
ràng buộc về kết quả có thể xảy ra của vấn đề đang được đưa ra xét xử.
Giải quyết tranh chấp thông qua xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược (Summary
Jury Trial): Phương thức giải quyết tranh chấp này tương tự như tiểu xét xử. Tuy
nhiên, vụ việc được trình bày trước bồi thẩm đoàn và bồi thẩm đoàn sẽ đưa ra khuyến
nghị cho các bên. Ngoài ra, đó là lệnh của tòa án chứ không phải các bên. Sau phiên
xét xử, tòa án thường yêu cầu các bên ít nhất phải cố gắng giải quyết trước khi kiện
tụng.
Đàm phán (Negotiation): Trong đàm phán, không có bên thứ ba khách quan để
hỗ trợ các bên trong cuộc đàm phán, vì vậy các bên làm việc cùng nhau để đi đến thỏa
hiệp. Các bên có thể không xuất hiện trực tiếp, mà thay vào đó luật sư sẽ đại diện cho
các bên trong cuộc đàm phán.
Có thể thấy các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án tại Hoa Kỳ phong
phú hơn các phương thức trong luật thương mại Việt Nam. Luật thương mại 2005 xây
dựng ba phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án bao gồm thương lượng, hòa
giải và trọng tài30
.
Việc phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu sẽ dựa vào các
căn cứ sau: có bên thứ ba tham dự vào việc giải quyết tranh chấp hay không; nhà nước
có hay không tham dự vào việc giải quyết tranh chấp; căn cứ thiết lập phương thức
giải quyết tranh chấp; bản chất pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp.
Nếu theo căn cứ đầu tiên, thì chỉ có giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là
không có sự tham dự của bên thứ ba. Có nghĩa là các bên không cần tới sự giúp đỡ của
bên thứ ba để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, tất cả các phương thức giải quyết tranh
chấp khác đều cần thiết có sự tham dự của bên thứ ba và tùy thuộc vào bên thứ ba là ai
(nhànước hay phi nhà nước), người ta lại phân loại thành:
- Phương thức có sự tham dự của nhà nước vào việc giải quyết tranh chấp, bao
gồm: giải quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành
chính nhà nước
30
Điều 217 Luật Thương mai 2005
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
26
- Phương thức giải quyết tranh chấp không có sự tham dự của nhà nước, bao
gồm: giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, tiểu xét xử, xét xử bởi bồi thẩm đoàn
giản lược, trọng tài, hòa giải trọng tài, xét xử tư.
Nếu phân loại dựa trên căn cứ thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp chấp
mà không kể tới có hay không có sự tham dự của bên thứ ba, các phương thức giải
quyết tranh chấp sẽ được chia thành:
- Phương thức giải quyết tranh chấp được thiết lập bởi luật bao gồm giải quyết
tranh chấp bằng tòa án và giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước
- Phương thức giải quyết tranh chấp được thiết lập bởi hợp đồng bao gồm tất cả
các phương thức giải quyết tranh chấp còn lại.
Nếu căn cứ vào bản chất pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp, các phương
thức giải quyết tranh chấp được chia thành:
- Các phương thức có kết quả giải quyết tranh chấp là phán quyết của bên thứ ba
bao gồm giải quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan
hành chính nhà nước, giải quyết tranh chấp thông qua tiểu xét xử, giải quyết tranh
chấp thông qua xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược, giải quyết tranh chấp thông qua
trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trọng tài, và giải quyết tranh chấp bằng
xét xử tư
- Các phương thức có kết quả giải quyết tranh chấp là hợp đồng bao gồm giải
quyết tranh chấp bằng thương lượng, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
Việc phân loại phương thức giải quyết tranh chấp như trên không chỉ có ý nghĩa
trong việc thiết lập các quy chế pháp lý liên quan tới từng phân loại mà còn đóng vai
trò trong việc xác định các ưu điểm và hạn chế của từng phương thức giải quyết tranh
chấp, từ đó giúp các bên trong tranh chấp lựa chọn được phương thức giải quyết tranh
chấp thích hợp. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết
tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch tại Việt Nam, trong luận văn tác giả sẽ nghiên cứu
theo phân loại phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước và ngoài cơ
quan nhà nước.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
27
1.3.5.2. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch bằng cơ quan nhà nước
Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng các cơ quan nhà nước là phương thức giải
quyết tranh chấp quan trọng và không thể thiếu. Có thể lý giải về sự cần thiết của
phương thức giải quyết này như sau: (1) trải qua hơn 40 năm trong thời kỳ kinh tế xã
hội chủ nghĩa, tâm lý dựa vào nhà nước của người dân không dễ gì xóa bỏ được; (2)
các bên tranh chấp chưa có nhiều thông tin và sự tin tưởng vào phương thức giải quyết
tranh chấp ngoài nhà nước; (3) các bên phó mặc giải quyết tranh chấp cho nhà nước vì
cho là an toàn nhất; và (4) pháp luật chưa cung cấp được khuôn khổ pháp lý và mô
hình pháp lý cho các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài nhà nước. Tổ chức
SHTT thế giới đã khẳng định để thiết lập một hệ thống toàn diện và chi tiết nhằm bảo
vệ quyền SHTT và phổ biến các thông tin liên quan, không thể không hỗ trợ cho các
chủ sở hữu quyền thi hành các quyền của mình một cách hiệu quả trong một thế giới
mà việc mở rộng công nghệ đã tạo điều kiện cho việc vi phạm các quyền được bảo hộ
tới mức độ chưa từng có tiền lệ cho tới nay. Vì vậy, trong bối cảnh yếu tố quốc tế của
SHTT ngày càng trở nên mạnh mẽ và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, việc xây dựng
được mục tiêu, nguyên tắc giải quyết tranh chấp là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho chủ
sở hữu tài sản trí tuệ thi hành được các quyền của mình trên thực tế.
Bên cạnh đó, cũng cần xét về việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch
của các cơ quan hành chính, bởi tranh chấp nhãn hiệu cốt lõi là tranh chấp liên quan
tới quyền loại trừ của luật tư. Tuy nhiên, khác với các tài sản vô hình thông thường,
đối tượng của quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng chủ yếu tồn tại dưới dạng
thông tin. Chính vì vậy, chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị cóp nhặt, sao chép vả vật chất
hóa hàng loạt. Ở một số khía cạnh nhất định và trong một số trường hợp nhất định,
hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể coi là vi phạm luật công, nhất là luật
hành chính. Cụ thể, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu gây ra những hậu quả
sau:
- Gây suy giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời đánh mất niềm
tin của khách du lịch đối với dịch vụ mà chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp.
- Gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ có chất lượng không
đúng như kỳ vọng trong khi vẫn phải trả khoản chi phí tương đương với dịch vụ đúng
nhãn hiệu. Ví dụ như ở một khách sạn trùng tên với khách sạn nổi tiếng, phải trả một
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
28
mức giá cao nhưng mức dịch vụ lại không tương xứng. Hoặc một doanh nghiệp lữ
hành có nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của một doanh nghiệp nổi tiếng để lừa
dối người tiêu dùng, bán các tour không chất lượng hoặc thậm chí lừa đảo, cầm tiền và
biến mất,…Điều này gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của khách du lịch, xâm
phạm thương mại công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Nói cách khác,
xâm phạm nhãn hiệu còn là hành vi xâm phạm trật tự, lợi ích công cộng đang được
Nhà nước bảo vệ.
- Cản trở sự phát triển của ngành kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói
riêng. Các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của các doanh nghiệp trong ngành du lịch
sẽ tạo ấn tượng xấu về du lịch Việt Nam trong mắt khách du lịch trong nước và cả
quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu du lịch Việt Nam mà chúng ta đã xây
dựng bao năm nay.
Như vậy, ngoài việc xâm phạm quyền lợi tư, vi phạm quyền đối với nhãn hiệu
cũng ảnh hưởng quyền lợi công. Do đó, nhà nước cần có sự can thiệp sâu hơn trong
việc xử lý các vi phạm này để bảo vệ quyền lợi công. Từ đó, các biện pháp hành chính,
biện pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền nhãn hiệu nói
riêng đã được thiết lập. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước
không chỉ bảo vệ quyền lợi của người thứ ba và lợi ích chung của xã hội mà thông qua
đó còn gián tiếp bảo vệ quyền nhãn hiệu của chủ sở hữu.
Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải đáp ứng
các tiêu chuẩn được đặt ra bởi Hiệp định TRIPS (WTO Agreement on Trade - Related
Aspects of Intellectual Property Rights - Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Các tiêu chuẩn tối thiểu là định trong Hiệp định
này nhằm bảo đảm mỗi thành viên có hệ thống quy định về SHTT đầy đủ, hiệu quả.
Các tiêu chuẩn này có tính áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên của WTO.
Theo các quy định tại Hiệp định TRIPS, các thành viên phải bảo đảm rằng các thủ tục
thực thi quyền phải được quy định trong luật quốc gia của mình để tạo khả năng khiếu
kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT, trong đó có
những biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vị xâm phạm và những
biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Các thủ
tục đó phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
29
động thương mại hợp pháp và nhằm quy định các biện pháp bảo đảm cho các thủ tục
đó không bị lạm dụng.
Hiệp định TRIPS cũng quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với việc sử dụng các
biện pháp dân sự và hành chính trong việc thực thi quyền SHTT mà các quốc gia thành
viên WTO phải tuân thủ31
. Thêm vào đó, các quốc gia thành viên WTO cũng có nghĩa
vụ xây dựng các quy định liên quan đến SHTT trong luật hình sự và tố tụng hình sự,
trong các trường hợp như cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản
quyền với quy mô thương mại.
Từ đó có thể thấy, việc áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
trong du lịch bằng cơ quan nhà nước là cần thiết, phù hợp với yêu cầu đặt ra của thực
tế cũng như tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Phương thức giải quyết tranh chấp này có thể tại Tòa án hoặc ngoài Tòa án (biện pháp
hành chính).
Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước,
chủ thể giải quyết tranh chấp trong là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.
Tùy thuộc vào tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, việc trao thẩm quyền
giải quyết tranh chấp nhãn hiệu cho cơ quan hành chính ở từng nước có khác nhau.
Tuy nhiên, điểm chung giữa các quốc gia là quyết định của các cơ quan này chỉ mang
tính chất là các quyết định hành chính mặc dù công chức hành chính trong lĩnh vực
này có phần nào chức năng xét xử. Trình tự, thủ tục của việc giải quyết tranh chấp theo
cơ chế này được tiến hành bắt đầu bằng tiếp nhận đơn phản đối, đề nghị hủy bỏ hiệu
lực hoặc khiếu nại về việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tiếp sau đó là xem xét
tài liệu chứng minh, tranh luận và ra quyết định, trong đó có thể đưa ra các chế tài cụ
thể đối với hành vi vi phạm. Chế tài được đưa ra trong quyết định này là các chế tài
hành chính.
Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án, tranh chấp sẽ được giải quyết
theo tố tụng hình sự hay tố tụng dân sự. Các tranh chấp nhãn hiệu tại tòa án trong lĩnh
vực du lịch hầu như sẽ được giải quyết theo tố tụng dân sự. Những trường hợp có dấu
hiệu phạm tội mới được giải quyết theo vụ án hình sự. Tuy nhiên, tại một số quốc gia,
các chế tài dân sự, thương mại được áp dụng trong vụ án dân sự nhưng cũng có thể
31
Mục 2, phần 3 TRIPS
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
30
được áp dụng trong phần dân sự của một vụ án hình sự. Trong cơ chế giải quyết tranh
chấp bằng tòa án không thể không đề cập tới biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp
dụng trong những trường hợp đặc biệt và được tiến hành theo một thủ tục khác biệt.
Các biện pháp này có thể được thực hiện khi có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể
khắc phục được hoặc để bảo toàn chứng cứ về hành vi xâm phạm hoặc để chống lại
tình trạng tẩu tán hay phá hủy hàng hóa xâm phạm.
Cụ thể, theo quy định tại luật Việt Nam, với tranh chấp nhãn hiệu nói chung phát
sinh trong giai đoạn xác lập quyền, “kể từ ngày đơn đăng ký SHCN được công bố trên
Công báo SHCN đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ
ba nào cũng có quyển có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN về việc
cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ dối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn
bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin dể chứng minh"32
Ngoài ra, văn bằng bảo hộ có thể bị chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực trên cơ sở ý kiến
của các cơ quan, tổ chức. Việc giải quyết ý kiến phản đối và yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ
hiệu lực thuộc thấm quyền của Cục SHTT. Điều này đồng nghĩa với việc Cục SHTT -
cơ quan xác lập quyển - cũng đồng thời được trao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp.
Trong giai đoạn sử dụng quyền, tranh chấp nhãn hiệu chủ yếu phát sinh từ hành
vi xâm phạm quyền. Trong khi đó, LSHTT 2005 không để cập tới tranh chấp nhãn
hiệu mặc dù đã dành một phần riêng (phần thứ năm) gồm ba chương quy định về bảo
vệ quyền SHTT. Trong đó, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT được
giao cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Các cơ quan này có khả năng bao quát tất
cả các biện pháp thực thi quyền SHTT theo các khuyến nghị quốc tế tuy nhiên chỉ
được thực hiện các biện pháp xử lý đúng với nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan.
Cụ thể, các biện pháp thực thi quyền SHTT mà từng cơ quan có thẩm quyền áp dụng
bao gồm:
- Tòa án: biện pháp dân sự, hình sự hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân
các cấp: biện pháp hành chính, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
- Cơ quan Hải quan: biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
32
Điều 112 Luật SHTT 2005,
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

More Related Content

Similar to TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG CÁ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA  CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG  CÁ...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA  CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG  CÁ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG CÁ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN V...
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN V...CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN V...
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN V...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN K...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN K...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN K...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN K...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNPHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIQUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONEHOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án A...
Đề tài luận văn 2024 Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án A...Đề tài luận văn 2024 Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án A...
Đề tài luận văn 2024 Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án A...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM (20)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG CÁ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA  CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG  CÁ...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA  CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG  CÁ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA CỬA CUỐN AUSTDOOR CỦA KHÁCH HÀNG CÁ...
 
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN V...
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN V...CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN V...
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP: KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN V...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN K...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN K...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN K...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN K...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
 
bao_cao_athena_cuoi_ki_thuc_tap
bao_cao_athena_cuoi_ki_thuc_tapbao_cao_athena_cuoi_ki_thuc_tap
bao_cao_athena_cuoi_ki_thuc_tap
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
 
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
 
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNPHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
 
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIQUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
QUẢN TRỊ RỦI RO THẺ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VI...
 
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONEHOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
 
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
 
Đề tài luận văn 2024 Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án A...
Đề tài luận văn 2024 Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án A...Đề tài luận văn 2024 Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án A...
Đề tài luận văn 2024 Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án A...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai ChâuĐánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Business report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International OperationsBusiness report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International Operations
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogicTổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea asperaNghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
 
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai ChâuĐánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
 
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
 
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
 
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
 
Business report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International OperationsBusiness report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International Operations
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
 
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogicTổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea asperaNghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
 
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
 

TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế LƯƠNG THỊ HÀ THANH Hà Nội - 2020
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM Ngành: Luật Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107 Họ và tên học viên: Lương Thị Hà Thanh Người hướng dẫn: PGS. TS Hồ Thúy Ngọc Hà Nội - 2020
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lương Thị Hà Thanh, học viên lớp cao học khóa 25 của Trường Đại học Ngoại Thương, chuyên ngành Luật Kinh tế, mã số 60380107 với đề tài luận văn thạc sĩ: “Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam ”, xin cam đoan: - Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Hồ Thúy Ngọc. - Các thông tin, số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy, được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định. - Nội dung nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Người cam đoan Lương Thị Hà Thanh
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Trong quá trình học tập và tìm hiểu để thực hiện để tài này, tác giả đã nhận được rất sự giúp đỡ vô cùng quý báu. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Hồ Thúy Ngọc, người đã trực tiếp hướng dẫn, gợi ý, phân tích và giúp đỡ tác giả có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các bạn học viên và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên thực hiện Luận văn Lương Thị Hà Thanh
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ v PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH........................................ 7 1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu ................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu............................................................................................. 7 1.1.2. Phân loại nhãn hiệu............................................................................................... 8 1.1.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.................................................................................. 8 1.1.4. Căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu .......................................... 11 1.2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu ................................................................ 14 1.2.1. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu......................................................................... 14 1.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu....................................... 15 1.3. Khái quát về tranh chấp nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch..................................... 19 1.3.1. Khái niệm tranh chấp nhãn hiệu......................................................................... 19 1.3.2. Phân loại tranh chấp ........................................................................................... 21 1.3.3. Chủ thể trong tranh chấp .................................................................................... 21 1.3.4. Đối tượng của tranh chấp ................................................................................... 22 1.3.5. Phương thức giải quyết tranh chấp..................................................................... 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU................................................ 37 TRONG DU LỊCH ....................................................................................................... 37 2.1.Các quy định pháp luật hiện hành về tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch.................................................................................................................. 37 2.1.1. Quy định về tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch ................................................ 37 2.1.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch ............................ 40 2.1.3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch ............. 44
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net iv 2.2. Nghiên cứu tranh chấp điển hình về SHTT liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch giữa hai doanh nghiệp................................................................................................... 51 2.2.1 Tranh chấp nhãn hiệu giữa các công ty du lịch giải quyết bằng biện pháp hành chính ............................................................................................................................. 51 2.2.2 Tranh chấp nhãn hiệu giữa các doanh nghiệp du lịch giải quyết tại Tòa án ....... 56 2.3. Đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch . 59 2.3.1 Mặt tích cực......................................................................................................... 59 2.3.2 Những mặt hạn chế.............................................................................................. 61 2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế ............................................................................. 65 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU TRONG DU LỊCH .................................................................... 70 3.1. Định hướng nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch 70 3.1.1. Xây dựng đầy đủ, thống nhất chế định pháp luật liên quan ............................... 70 3.1.2. Đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước chặt chẽ, thống nhất............................... 71 3.1.3. Tăng cường nhận thức pháp luật cho doanh nghiệp du lịch............................... 71 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch 72 3.2.1. Giải pháp về pháp luật........................................................................................ 72 3.2.2. Giải pháp nâng cao nhận thức về SHTT với nhãn hiệu của doanh nghiệp du lịch 78 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp ............................. 80 3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ vii
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. SHCN: Sở hữu công nghiệp 2. SHTT: Sở hữu trí tuệ 3. TAND: Tòa án nhân dân 4. TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường thì quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng, là một nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Tài sản trí tuệ là đòn bẩy thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu đã và đang đóng góp vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước. Đối với doanh nghiệp, nhãn hiệu là thành tố tạo nên thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ. Đối với người tiêu dùng, nhãn hiệu là cơ sở để phân biệt giúp người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Cũng chính vì vậy mà nhãn hiệu là một loại tài sản dễ bị xâm phạm nhất hiện nay. Trong ngành du lịch, sau khi Luật Du lịch 2017 có hiệu lực, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành được đơn giản hóa, số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng nhanh dẫn đến nhu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Sự cạnh tranh này sẽ đào thải những doanh nghiệp không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu hay đòi hỏi của nền kinh tế. Để tồn tại được trong hoàn cảnh đó, không ít các doanh nghiệp lợi dụng uy tín, danh tiếng của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khác để đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng và lừa dối người tiêu dùng. Điều này không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn làm phương hại đến danh tiếng và hình ảnh doanh nghiệp có nhãn hiệu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong du lịch, đặc biệt là về nhãn hiệu, xuất hiện ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Tuy nhiên, biện pháp giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu trong du lịch chưa thực sự phát huy hiệu quả do Luật Sở hữu trí tuệ đã ban hành khá lâu, đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập cần được điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp hơn. Các biện pháp giải quyết tranh chấp cũng thiếu tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi thấp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2 nghiệp, qua đó, phân tích thực trạng xử lý các tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch ở nước ta hiện nay đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm xử lý các tranh chấp một cách hiệu quả, từ đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, lợi ích của người tiêu dùng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật tại các quốc gia cũng như các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương, phân tích tác động của việc áp dụng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với ngành kinh tế, cả trong phạm vi vĩ mô và vi mô cũng như phân tích một số case cụ thể. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Effects of the European Union trademark: Lessons for the harmonization of intellectual property systems, B Herz, M Mejer, 2019 nghiên cứu về tác động của việc hình thành Liên minh nhãn hiệu Châu Âu đến việc gia nhập thị trường và sáng tạo của các công ty, đặc biệt là công ty nhỏ; Patent, copyright & trademark: an intellectual property desk reference, R Stim, 2017 là cuốn sách giới thiệu chung về luật sở hữu trí tuệ như các đối tượng được bảo hộ, điều kiện bảo hộ,…; Intellectual property and trademark legal framework in BRICS countries: A comparative study, AB Deorsola, MCMR Leal, MD Cavalcante, 2017 nghiên cứu về hệ thống bảo vệ nhãn hiệu của các quốc gia trong nhóm BRICS thông qua việc so sánh hệ thống quy định bảo vệ nhãn hiệu của các quốc gia trong nhóm này; China and intellectual property rights: A challenge to the rule of law, JA Brander, V Cui, I Vertinsky - Journal of International Business Studies, 2017 nghiên cứu thực trạng thực thi các quy định quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc hiện nay; The Limitations of Trademark Law in addressing domain name disputes, 45 UCLA Law Rev. 1487 (1997-1998) nghiên cứu về hạn chế của Luật liên quan đến nhãn hiệu trong việc giải quyết các tranh chấp về tên miền tại Mỹ; The World's Trademark Powerhouse: A Critique of China's New Trademark Law, XT Nguyen - Seattle UL Rev., 2016 – HeinOnline phân tích và đưa ra các hạn chế liên quan đến các quy định
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 3 pháp luật về nhãn hiệu tại Trung Quốc; Internet Domain Name and Trademark dispute: Shifting Paradigms in intellectual property, 43 Ariz. Law Rev. 465 (2001) nghiên cứu về các tranh chấp nhãn hiệu khi Internet bùng nổ, từ đó thay đổi mô hình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ,… 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tương tự với tình hình nghiên cứu nước ngoài, tại Việt Nam, liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về việc bảo hộ của nhãn hiệu đã có nhiều đề tài nghiên cứu như: Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật Châu Âu và Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Phan Ngọc Tâm, 2011; Hết quyền đối với nhãn hiệu và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật nhãn hiệu của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Nguyễn Như Quỳnh, 2010; Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay ở nước ta và xu thế lựa chọn, TS. Dương Thị Thanh Mai, Đề tài nghiên cứu của Bộ Tư pháp, 1997, Pháp luật về sở hữu trí tuệ - Thực trạng và xu hướng phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XXI,PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, Đề tài nghiên cứu của Bộ Tư pháp, 2002, Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Thị Nguyệt Thu, 2017…cũng như các bài viết nghiên cứu khác trên báo và các tạp chí chuyên ngành như Thi hành án dân sự về tài sản trí tuệ, Nguyễn Vân Anh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, 2016; Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương, Vũ Thị Hải Yến, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, 2016; Mối quan hệ giữa pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đặng Vũ Huân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, 2003; Mô hình pháp luật sở hữu trí tuệ các nước và gợi mở đối với Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 năm 2014; Hỗ trợ doanh nghiệp tránh xâm phạm nhãn hiệu, Nguyễn Thu Phương, Tạp chí Khoa học & Phát triển, 2014, Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu, Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 99-107, Hành vi xâm phậm quyền đối với nhãn hiệu, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, Nguyễn Phương Thảo, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2016,…
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 4 Có thể thấy, các đề tài cũng như bài viết trước đó đã nghiên cứu cụ thể về pháp luật điều chỉnh về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu, so sánh giữa nhãn hiệu với các hình thức sở hữu công nghiệp khác cũng như so sánh luật pháp về sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu cụ thể về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong từng ngành cụ thể, cũng như về giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn khá ít. Về vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch cũng như về các tranh chấp trong lĩnh vực này mà chủ yếu là các Hội thảo được tổ chức với chủ đề sở hữu trí tuệ trong du lịch như Hội thảo khoa học quốc tế “Khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch” tổ chức tại Trường Đại học Ngoại thương vào năm 2014, Hội thảo "Sở hữu trí tuệ với văn hóa, thể thao và du lịch" tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng tổ chức ngày 24/04/2019…. Sự phát triển mạnh của du lịch trong những năm gần đây khiến các tranh chấp xảy ra liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu giữa hai công ty xảy ra ngày càng nhiều với tính phức tạp cao. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam” là vấn đề nghiên cứu của luận văn. Đây là vấn đề độc lập, không trùng lặp với các đề tài trên. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận án, luận văn, các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này bao gồm: - Các quy định của pháp luật về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các luật liên quan - Tranh chấp giữa 2 doanh nghiệpliên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu - Thực trạng giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch 4. Mục đích nghiên cứu
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 5 Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra các định hướng, đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch. Để đạt được mục đích này, luận văn có các mục tiêu sau: (1) Làm sáng tỏ vấn đề về mặt lý luận và cơ sở pháp lý liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu và phương pháp giải quyết tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, (2) Nghiên cứu thực trạng về tranh chấp và tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch, từ đó tìm ra mặt tích cực, mặt hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp chính như sau: - Phương pháp hệ thống hóa: áp dụng ở chương I, hệ thống lại các khái niệm, định nghĩa cũng như các quy định pháp luật liên quan đến vẫn đề nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp: áp dụng ở Chương II và III, sử dụng hệ thống lý luận và quy định pháp luật về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu,…được trình bày ở chương I để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành về tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch cũng như thực hiện áp dụng pháp luật, từ đó rút ra các đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp. - Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn: áp dụng xuyên suốt luận văn, kết hợp phân tích lý luận cũng như quy định hiện hành về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu,… ở Chương I, kết hợp với việc phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch thông qua một số vụ việc cụ thể ở Chương II, từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật cũng như để giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả tại Chương III của luận văn này. 6. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, nội dung nghiên cứu tập trung giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam: các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 6 thành viên, các vụ việc tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên lãnh thổ Việt Nam giữa 2 doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam Về thời gian, khi nghiên cứu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu từ khi Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 có hiệu lực thi hành đến nay. Các vụ tranh chấp cụ thể mà tác giả đưa ra để làm dẫn chứng cũng như phân tích trong luận văn cũng trong những năm gần đây (2014, 2015, 2018). 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu đề tài gồm 03 chương, được triển khai theo kết cấu như sau: Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch Chương 2: Thực trạng về tranh chấp và giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch
  • 14. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 7 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs). Tại khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPs đưa ra khái niệm về nhãn hiệu như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng các thành viên rằng điều kiện để được khả năng đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua sửdụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.” Theo định nghĩa của tổ chức SHTT thế giới (WIPO): “Nhãn hiệu (trademark) là một dấu hiệu dùng để xác định hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt với hàng hoá của một doanh nghiệp khác”. Dựa trên tinh thần của các ĐƯQT đã ký kết, Việt Nam cũng đã cụ thể hóa khái niệm nhãn hiệu vào trong Luật SHTT – luật chuyên ngành của Việt Nam về SHTT. Khoản 16, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Từ các khái niệm nhãn hiệu được đưa ra, có thể kết luận nhãn hiệu là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được. Bên cạnh đó, dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụcủa một doanh nghiệp khác. Như vậy, bất kỳdấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau không thuộc các trường hợp bịtừ chối đăng ký đều có thể trở thành nhãn hiệu.
  • 15. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 8 1.1.2. Phân loại nhãn hiệu Theo quy định của Luật SHTT, có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể như: - Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.1 - Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.2 - Nhãn hiệu liên kết Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.3 - Nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.4 1.1.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu Có 2 điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ.5 Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc 1 khoản 17, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 2 khoản 18, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 3 khoản 19, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 4 khoản 20, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 5 Điều 72 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
  • 16. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 9 nhiều mầu sắc. Tuy nhiên, một số dấu hiệu như sau sẽ không không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu6 : • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ Thứ hai, nhãn hiệu đó khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp sau7 : • Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu • Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến 6 Điều 73, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 7 Điều 74, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 20
  • 17. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 10 • Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; • Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm; • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • 18. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 11 • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; • Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; • Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. 1.1.4. Căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu 1.1.4.1. Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.8 Không giống như quyền tác giả đối với các loại tác phẩm (gồm tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, tác phẩm viết...) được mặc nhiên bảo hộ quyền tác giả kể từ ngảy tác phẩm được hoàn thành thì quyền về quyền SHCN thì lại khác. Cơ sở để xác lập và phát sinh quyền được bảo hộ đối với nhãn hiệu là chủ nhãn hiệu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp đối với tên thương mại). Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, thì cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu hoàn toàn được xác lập toàn bộ quyền bảo hộ của mình đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký9 . Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó mà 8 khoản 4, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 9 điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
  • 19. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 12 không cần thực hiện thủ tục đăng ký10 .Tuy nhiên, cũng có trường hợp, một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi tiêu chí làm nhãn hiệu đó nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đó đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định thì nhãn hiệu sẽ không được coi là nổi tiếng nữa. Trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu. Lịch sử đã từng có những trường hợp như vậy mà điển hình là trường hợp của viên thuốc ASPIRIN. Khi không còn là nhãn hiệu nổi tiếng, cơ chế bảo hộ vô thời hạn cũng sẽ không còn. Như vậy, quan niệm "nếu đã là nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ được bảo hộ vô thời hạn" là sai. Bởi vì, mặc dù một nhãn hiệu đã từng được coi là nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng sau một thời gian, nhãn hiệu đó đã bị lu mờ thì sẽ không được bảo hộ vô thời hạn như trước nữa. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu còn là cơ sở để chủ nhãn hiệu xem xét hàng hoá và dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không. Bởi trên thực tế có những trường hợp có các nhãn hiệu đã được cá nhân hoặc tổ chức tiến hành đăng ký tại Cục SHTT nhưng không được các chủ đơn này quảng cáo, sử dụng rộng rãi, nên các chủ thể kinh doanh khác không thể biết được nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hay chưa. Việc không rõ ràng này dẫn đến sự vi phạm pháp luật SHTT của các bên sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do vậy, đã xảy ra những trường hợp chủ thể kinh doanh rõ ràng không biết, không muốn vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về SHTT do sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các sản phẩm do bên khác cung cấp. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lúc này sẽ được coi như là một công đoạn kiểm tra tính độc quyền của nhãn hiệu, xem xét liệu nhãn hiệu có trùng lặp với nhãn hiệu của người khác hay không để ngoài việc tránh vi phạm pháp luật thì còn tránh lãng phí chi phí quảng cáo thương hiệu và sử dụng lên sản phẩm...cuối cùng các sản phẩm này lại bị thu hồi, thương hiệu biến mất. Để xác lập quyền SHCN với nhãn hiệu, theo quy định tại, các chủ thể có quyền đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:11 Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu cho 10 khoản 2 Điều 6 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP 11 Điều 87 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
  • 20. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 13 hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp; Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. Bên cạnh đó quyền đăng ký với từng loại nhãn hiệu khác nhau còn được quy định cụ thể như sau: - Với nhãn hiệu tập thể: Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. - Với nhãn hiệu chứng nhận: Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó. Trong trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; và việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ. Quyền đăng ký nhãn hiệu có thể chuyển giao giữa người có quyền đăng ký và ổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. Thêm vào đó, đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
  • 21. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 14 1.1.4.2. Thời hạn bảo hộ Về không gian, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời gian, trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng đã được để cập ở trên, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Để gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.12 1.2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu 1.2.1. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu Quyền SHCN đối với nhãn hiệu được xác định theo văn bằng bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN quốc gia, cụ thể là Cục SHTT cấp. Sau khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có các quyền sau: - Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN nhãn hiệu: Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau:13 Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. Nhãn hiệu với chức năng là phân biệt hàng hóa sản phẩm của các chủ thể sản xuất khác nhau thì việc gắn nhãn hiệu lên bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh là hành vi phổ biến nhất trong ba hành vi nêu trên. - Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu: Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ dựa trên việc quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại khoản 1 Điều 125Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019. 12 Điều 93 và 94 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 13 khoản 5 Điều 124 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
  • 22. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 15 Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Đó là các trường hợp không ảnh hưởng đến khả năng khai thác và sử dụng của chủ sở hữu và chứng minh được yếu tố trung thực của việc bảo hộ đó trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý - Quyền định đoạt nhãn hiệu: Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản đặc biệt và là một trong những đối tượng SHCN có giá trị và khả năng khai thác thương mại rất lớn. Quyền định đoạt tài sản này sẽ thuộc về chủ sở hữu và được quy định cụ thể tại phần chuyển giao quyền SHCN14 . Trong đó bao gồm chuyển nhượng và chuyển giao quyền SHCN. Chuyển nhượng, chuyển giao tức là chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức khác sở hữu, sử dụng nhãn hiệu đó. Chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi đã được đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN. 1.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu Để bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu, tùy từng trường hợp mà chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2.2.1. Biện pháp tự bảo vệ quyền SHTTđối với nhãn hiệu Biện pháp tự bảo vệ15 cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT về nhãn hiệu được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của mình. Các biện pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT có thể lựa chọn để áp dụng là: - Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; - Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 14 chương X, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 15 Điều 198, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
  • 23. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 16 Chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, FAX hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền SHTT của mình. Tuy nhiên, việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền SHTTvề nhãn hiệu của mình không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Trong thực tế, khi quyền SHTT bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm. 1.2.2.2. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm16 do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện gồm biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT. Các biện pháp này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có (hoặc nghi ngờ có) hành vi xâm phạm quyền SHTT xảy ra trên thực tế, trong đó: - Biện pháp hành chính Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật17 . Các hành vi xâm phạm quyền SHTT sau đây sẽ bị xử phạt hành chính18 : 16 Điều 199, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 17 Điều 200, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 18 Điều 213, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
  • 24. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 17 • Thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; • Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mặc dù đã được chủ thể quyền SHTT thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền.Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền SHTT còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu hàng hoá giả mạo; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền SHTT còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHTTsẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Biện pháp hình sự Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.19 Các hành vi xâm phạm quyền SHTT được coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành một trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự 2017 như: tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 226),tội lừa dối khách hàng (Điều 198), tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192),... Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.20 19 Điều 212, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
  • 25. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 18 - Biện pháp dân sự Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lí bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Việc áp dụng biện pháp dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.21 Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT:22 Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai;Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT. - Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuliên quan đến SHTT Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Cụ thể, cơ quan hải quan áp dụng hai loại biện pháp sau: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT; kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT.23 Như vậy, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống các quy định tương đối đầy đủ về quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu mang tính chất quản lý nhà nước đối với quyền SHTT. Các quy định thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu chỉ dừng lại ở vấn đề xác định các hành vi xâm phạm quyền, hành vi cạnh 20 Điều 200, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 21 Điều 200, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 22 Điều 202, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019 23 Điều 216, Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019
  • 26. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 19 tranh không lành mạnh và đưa ra các biện pháp, cách thức xử lý xâm phạm, hướng tới mục tiêu cuối cùng là quản lý nhà nước. 1.3. Khái quát về tranh chấp nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch 1.3.1. Khái niệm tranh chấp nhãn hiệu Để nghiên cứu về tranh chấp sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch, đầu tiên cần phải tìm hiểu khái niệm về tranh chấp về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Hiện nay, khái niệm tranh chấp về SHTT nói chung cũng như tranh chấp nhãn hiệu nói riêng chưa được xây dựng và ghi nhận chính thức trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Từ các cơ sở lý luận đã nêu ở phần trên về nhãn hiệu, có thể thấy nhãn hiệu có bản chất pháp lý là một loại tài sản, và quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng là các tài sản trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu. Về bản chất, tài sản trí tuệ được hiệu là sự sáng tạo có tính tinh thần, không phải là vật theo quan niệm của luật dân sự nói chung và luật về vật quyền nói riêng. Tuy nhiên, tương tự với các quyền sở hữu được áp trên vật, quyền sở hữu trí tuệ cũng có tính loại trừ. Tính loại trừ trong sở hữu ở đây có nghĩa là sự độc quyền, quyền loại trừ những người khác. Điều này đồng nghĩa với việc không ai có thể tiếp cận nhãn hiệu nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. BLDS 2015 cũng xác định quyền SHTT có cùng tính chất như các loại quyền tài sản khác. Bộ Luật này định nghĩa: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dung đất và các quyền tài sản khác”24 Luật SHTT 2015 phân loại quyền SHTT thành quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng25 . Các quyền này sau đó được phân chia thành các nhóm quyền nhỏ hơn nhằm xác định căn cứ phát sinh quyền và thời điểm bảo hộ. Như đã đề cập ở phần trên, đối với nhãn hiệu, có hai căn cứ phát sinh quyền: một là quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký; hai là đã tiến hành sử dụng, không phụ thuộc và thủ tục đăng ký. Quyền đối với nhãn hiệu có hai thời điểm phát sinh: thời điểm thủ tục đăng ký được hoàn tất hoặc thời điểm nhãn hiệu đạt tới mức độ được sử dụng và thừa nhận rộng rãi hoặc đã trở thành nổi tiếng. Thông thường quyền loại trừ của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ phát sinh 24 Điều 115 BLDS 2015 25 Điều 6 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung nam 2019
  • 27. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 20 trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, quyền này còn được phát sinh bởi pháp luật chẳng hạn như trong trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, nhãn hiệu nổi tiếng. Như vậy, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có bản chất giống với vi phạm vật quyền sở hữu mà thực chất là vi phạm quyền loại trừ. Để bảo vệ quyền loại trừ, pháp luật cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng các chế tài đối với hành vi xâm phạm. Tranh chấp, theo từ điển tiếng Việt, được hiểu theo nghĩa thông thường là “giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào” và “đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”. Về mặt pháp lý, “Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp về quyền SHTT, trừ trường hợp vì mục đích lợi nhuận27 ; những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp quyền SHTT giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận28 . Như vậy, lợi nhuận chính là căn cứ để phân biệt một tranh chấp nhãn hiệu là tranh chấp dân sự hay tranh chấp thương mại. Trong ngành du lịch, với chức năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh, nhãn hiệu chỉ có ý nghĩa khi hàng hóa dịch vụ được lưu thông hay đưa vào kinh doanh trên thị trường với mục tiêu đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Do đó, các tranh chấp SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch đều có mục đích lợi nhuận và mang tính chất của tranh chấp thương mại. Từ các nghiên cứu trên, có thể định nghĩa tranh chấp về SHTT liên quan đến nhãn hiệu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều chủ thể liên quan đến quyền SHTT đối với một hoặc nhiều nhãn hiệu phát sinh trong quá trình đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu đó, mà một hoặc nhiều bên cho rằng 26 Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, trang 382, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996 27 Khoản 4, Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 28 Khoản 2, Điều 30 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015
  • 28. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 21 việc đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân khác ảnh hưởng hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1.3.2. Phân loại tranh chấp Tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch, tương tự với tranh chấp nhãn hiệu trong các lĩnh vực khác, có thể được phân loại dựa trên một vài thành tố của quan hệ pháp luật. Căn cứ vào thời điểm xác lập quyền, có thể phân loại tranh chấp nhãn hiệu thành: - Tranh chấp trước khi xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu - Tranh chấp liên quan đến xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu - Tranh chấp sau khi quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã được xác lập Căn cứ vào chủ thể tranh chấp, tranh chấp nhãn hiệu được phân loại thành: - Tranh chấp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu với người thứ ba xâm phạm nhãn hiệu - Tranh chấp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng mà chủ sở hữu chuyển nhượng hay cho phép sử dụng nhãn hiệu Nhãn hiệu là một trong những chỉ dẫn thương mại quan trọng nhất và là một trong các đối tượng của quyền SHTT. Xuất phát từ lợi ích mà nhãn hiệu mang lại, trong quá trình xác lập quyền và sử dụng quyền, không chỉ phát sinh các tranh chấp giữa các nhãn hiệu với nhau mà còn xuất hiện nhiều trường hợp xung đột quyền, tranh chấp giữa: nhãn hiệu - kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu - chỉ dẫn địa lý; nhãn hiệu - tên thương mại; nhãn hiệu – hình tượng nhân vật thuộc phạm vụ bảo hộ quyền tác giải của người khác; nhãn hiệu – tên miền. Trong bối cảnh số lượng các doanh nghiệp lữ hành ngày càng tăng, tranh chấp về nhãn hiệu trong lĩnh vực này xuất hiện đa dạng và ngày càng có tính phức tạp cao. Một số vụ việc tranh chấp điển hình sẽ được chọn lọc và phân tích cụ thể tại chương thứ 2 của luận văn. 1.3.3. Chủ thể trong tranh chấp Liên quan tới quyền SHCN đối với nhãn hiệu, chúng ta có thể thấy các quan hệ cơ bản giữa các chủ thể gồm:Quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu với các chủ thể kinh doanh khác; Quan hệ của chủ sở hữu nhãn hiệu với những người được phép sử dụng nhãn hiệu; Quan hệ giữa người sáng tạo ra nhãn hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu
  • 29. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 22 Các chủ thể trong mối quan hệ thứ ba không liên quan đến chức năng của nhãn hiệu là tạo nên lợi nhuận cho chủ sở hữu nhãn hiệu, cũng như không liên quan tới mục đích nghiên cứu của luận văn. Các chủ thể trong tranh chấp nhãn hiệu sẽ tranh chấp về việc ai có quyền được loại trừ hay người có quyền loại trừ đã tự giới hạn quyền của mình như thế nào thông qua các điều kiện của hợp đồng. Chủ thể trong tranh chấp về SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch thường là hai doanh nghiệp. Các tranh chấp về SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch có thể xảy ra giữa hai hay nhiều doanh nghiệp khác nhau, thường là các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Do tranh chấp nhãn hiệu có tính “đa quốc gia” và có thể phát sinh từ các mối quan hệtrải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau, do các chủ thể có thể có trụ sở tại các quốc gia khác nhau, địa điểm xảy ra tranh chấp có thể cùng một lúc tại nhiều vùng trên thế giới. 1.3.4. Đối tượng của tranh chấp Đối tượng của tranh chấp về SHTT đối với nhãn hiệu trong du lịch là quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều chủ thể liên quan đến quyền SHTTđối với một hoặc nhiều nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch. Nhãn hiệu với bản chất là tài sản vô hình, tồn tại dưới dạng thông tin, có khả năng lan truyền, do đó có thể bị xâm phạm bởi nhiều chủ thể khác nhau, diễn ra cùng lúc, cùng địa điểm hoặc tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau, thậm chí không chỉ là trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Bảo vệ nhãn hiệu dưới dạng quyền tài sản khó khăn phức tạp và thiếu rõ ràng hơn so với các quyền tài sản khác. Sự xâm phạm với tài sản hữu hình dễ dàng được nhận biết thông qua hành vi chiếm hữu bất hợp pháp hoặc giá trị sử dụng bị ảnh hưởng hoặc là thiệt hại giá trị trao đổi, hoặc thậm chí là tài sản bị tiêu biến. Thiệt hại của chủ sở hữu tài sản hữu hình có thể được xác định thông qua các công cụ định giá. Trong khi đó, rất phức tạp để xác định liệu một nhãn hiệu có đang bị xâm phạm hay không, cũng như để tính được mức độ, phạm vi thiệt hại của chủ sở hữu nhãn hiệu. Đặc biệt là với các các doanh nghiệp du lịch phát triển dựa vào uy tín, việc bị xâm phạm nhãn hiệu sẽ đem lại những hậu quả vô cùng lớn đối với hoạt động kinh doanh. Để đánh giá mức độ xung đột giữa các nhãn hiệu từ đó rút ra được mức độ ảnh hưởng, xâm phạm đối với nhãn hiệu khác, cần đánh giá xem xét mức độ trùng hoặc tương tự giữa các nhãn hiệu tranh chấp theo hai phương diện chính của nhãn hiệu đó là
  • 30. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 23 dấu hiệu và sản phẩm dịch vụ được gắn dấu hiệu đó. Đồng thời, một cơ sở quan trọng không kém khi xem xét một tranh chấp nhãn hiệu đó là nhận thức của người tiêu dùng về việc phân biệt được các nhãn hiệu khác nhau của các tổ chức khác nhau. Ví dụ như đối với nhãn hiệu nổi tiếng, được biết đến rộng rãi thì khó nhầm lẫn hơn những nhãn hiệu mới, chưa được biết đến rộng rãi. 1.3.5. Phương thức giải quyết tranh chấp 1.3.5.1. Phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu Theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, mà cụ thể là trong Bộ luật Tố tụng dân sự, tranh chấp về quyền sở hữu là tranh chấp dân sự. Các tranh chấp này không có các phương thức giải quyết ngoài tòa án phong phú và linh động như đối với tranh chấp thương mại. Mặc dù tranh chấp nhãn hiệu là tranh chấp về quyền sở hữu nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có sự phân biệt giữa tranh chấp quyền SHTT, chuyển giao công nghệ với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản nói chung. Đối với tranh chấp quyền SHTT, chuyển giao công nghệ mà các bên đều nhằm mục đích lợi nhuận, Bộ luật này sẽ coi là tranh chấp thương mại. Như đã phân tích ở trên, nói chung, khó có thể xác định một tranh chấp liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu có liên quan đến mục tiêu lợi nhuận hay không. Nhưng nếu xét về chức năng của nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh du lịch, đây là phương tiện để phân biệt dịch vụ do thương nhân cung cấp trên thị trường nhằmmục tiêu lợi nhuận. Do đó, luận văn sẽ xét tranh chấp nhãn hiệu như là một tranh chấp thương mại, và các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu cũng sẽ tương tự như phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Các tranh chấp thương mại có tính chất của tranh chấp trong lĩnh vực luật tư - luật điều tiết quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng với nhau và có quyền tự do định đoạt, tự thỏa thuận. Chính vì vậy, tranh chấp nhãn hiệu có thể giải quyết bằng các phương thức của luật tư và chủ thể có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Trên thế giới, ngoài các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu thông qua nhà nước, các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu phi nhà nước cũng rất phong phú. Có lẽ Hoa Kỳ là quốc gia xây dựng hệ thống các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án phong phú nhất bởi đây là khởi nguồn của thuật ngữ
  • 31. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 24 Alternative Dispute Resolution (giải quyết tranh chấp ngoài tòa án). Tại Hoa Kỳ, ADR được quan niệm là bất kỳ một cách thức chính thức hay bán chính thức nào (khác với tố tụng tại tòa án) được sử dụng để giải quyết một tranh chấp kinh doanh. Hai loại xét xử ngoài tòa án phổ biến nhất tại Hoa Kỳ là trọng tài và hòa giải, cả hai loại có thể được chia nhỏ thành các biến thể khác nhau:29 Arbitration (Trọng tài): Xét xử trọng tài sử dụng sự can thiệp của bên thứ ba trung lập và tương tự như một phiên tòa không chính thức. Sau khi nghe lập luận của các bên, bên thứ ba đưa ra quyết định rằng các bên tranh chấp có thể đồng ý ràng buộc hoặc không ràng buộc. Khi ràng buộc, quyết định có thể được thi hành bởi một tòa án và được coi là quyết định cuối cùng. Mặc dù trọng tài là người hỗ trợ tích cực và sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng, quá trình phân xử trọng tài vẫn không thể so sánh được với một phiên tòa chính thức do nhiều quy tắc về chứng cứ không được áp dụng Mediation (Hòa giải):Phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải và trọng tài có một số điểm tương đồng. Một trong những khác biệt chính là bên hòa giải, hoặc bên thứ ba khách quan, không thể buộc các bên đồng ý và không được phép quyết định kết quả của tranh chấp. Hòa giải viên làm việc với các bên để đưa ra giải pháp được thực hiện lẫn nhau và các thỏa thuận thường không ràng buộc. Tòa án có thể yêu cầu hòa giải là bắt buộc, nhưng bản thân quá trình này vẫn là tự nguyện, do đó cho phép các bên từ chối đi đến thỏa thuận. Trong khi hòa giải, các bên duy trì sự kiểm soát đáng kể đối với quá trình này. Hòa giải là hoàn toàn bí mật và, vì nó không ràng buộc, các bên vẫn có quyền theo đuổi kiện tụng theo quy trình hòa giải; Med-Arb (Hòa giải-Trọng tài): Hình thức ADR này trọng tài sẽ bắt đầu với tư cách là người hòa giải, nhưng, nếu hòa giải thất bại, trọng tài viên sẽ đưa ra quyết định ràng buộc. Med-arb là một hỗn hợp của hòa giải và trọng tài lấy từ lợi ích của hai bên; Tiểu xét xử (Mini Trial): Đây là một phương pháp ADR độc đáo, vì nó thường xuất hiện sau khi kiện tụng chính thức, trái ngược với trước đây. Tiểu xét xử là một quá trình giải quyết nơicác bên trình bày các lập luận của mình. Vào cuối phiên tiểu xét xử, các đại diện cố gắng giải quyết vấn đề. Nếu các bên không thể giải quyết vấn 29 Mark V.B. Partidge, 2009
  • 32. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 25 đề, một bên thứ ba có thể đóng vai trò trung gian hòa giải hoặc tuyên bố ý kiến không ràng buộc về kết quả có thể xảy ra của vấn đề đang được đưa ra xét xử. Giải quyết tranh chấp thông qua xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược (Summary Jury Trial): Phương thức giải quyết tranh chấp này tương tự như tiểu xét xử. Tuy nhiên, vụ việc được trình bày trước bồi thẩm đoàn và bồi thẩm đoàn sẽ đưa ra khuyến nghị cho các bên. Ngoài ra, đó là lệnh của tòa án chứ không phải các bên. Sau phiên xét xử, tòa án thường yêu cầu các bên ít nhất phải cố gắng giải quyết trước khi kiện tụng. Đàm phán (Negotiation): Trong đàm phán, không có bên thứ ba khách quan để hỗ trợ các bên trong cuộc đàm phán, vì vậy các bên làm việc cùng nhau để đi đến thỏa hiệp. Các bên có thể không xuất hiện trực tiếp, mà thay vào đó luật sư sẽ đại diện cho các bên trong cuộc đàm phán. Có thể thấy các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án tại Hoa Kỳ phong phú hơn các phương thức trong luật thương mại Việt Nam. Luật thương mại 2005 xây dựng ba phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án bao gồm thương lượng, hòa giải và trọng tài30 . Việc phân loại các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu sẽ dựa vào các căn cứ sau: có bên thứ ba tham dự vào việc giải quyết tranh chấp hay không; nhà nước có hay không tham dự vào việc giải quyết tranh chấp; căn cứ thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp; bản chất pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp. Nếu theo căn cứ đầu tiên, thì chỉ có giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là không có sự tham dự của bên thứ ba. Có nghĩa là các bên không cần tới sự giúp đỡ của bên thứ ba để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp khác đều cần thiết có sự tham dự của bên thứ ba và tùy thuộc vào bên thứ ba là ai (nhànước hay phi nhà nước), người ta lại phân loại thành: - Phương thức có sự tham dự của nhà nước vào việc giải quyết tranh chấp, bao gồm: giải quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước 30 Điều 217 Luật Thương mai 2005
  • 33. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 26 - Phương thức giải quyết tranh chấp không có sự tham dự của nhà nước, bao gồm: giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, tiểu xét xử, xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược, trọng tài, hòa giải trọng tài, xét xử tư. Nếu phân loại dựa trên căn cứ thiết lập phương thức giải quyết tranh chấp chấp mà không kể tới có hay không có sự tham dự của bên thứ ba, các phương thức giải quyết tranh chấp sẽ được chia thành: - Phương thức giải quyết tranh chấp được thiết lập bởi luật bao gồm giải quyết tranh chấp bằng tòa án và giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước - Phương thức giải quyết tranh chấp được thiết lập bởi hợp đồng bao gồm tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp còn lại. Nếu căn cứ vào bản chất pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp, các phương thức giải quyết tranh chấp được chia thành: - Các phương thức có kết quả giải quyết tranh chấp là phán quyết của bên thứ ba bao gồm giải quyết tranh chấp bằng tòa án, giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước, giải quyết tranh chấp thông qua tiểu xét xử, giải quyết tranh chấp thông qua xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trọng tài, và giải quyết tranh chấp bằng xét xử tư - Các phương thức có kết quả giải quyết tranh chấp là hợp đồng bao gồm giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Việc phân loại phương thức giải quyết tranh chấp như trên không chỉ có ý nghĩa trong việc thiết lập các quy chế pháp lý liên quan tới từng phân loại mà còn đóng vai trò trong việc xác định các ưu điểm và hạn chế của từng phương thức giải quyết tranh chấp, từ đó giúp các bên trong tranh chấp lựa chọn được phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch tại Việt Nam, trong luận văn tác giả sẽ nghiên cứu theo phân loại phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước và ngoài cơ quan nhà nước.
  • 34. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 27 1.3.5.2. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch bằng cơ quan nhà nước Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng các cơ quan nhà nước là phương thức giải quyết tranh chấp quan trọng và không thể thiếu. Có thể lý giải về sự cần thiết của phương thức giải quyết này như sau: (1) trải qua hơn 40 năm trong thời kỳ kinh tế xã hội chủ nghĩa, tâm lý dựa vào nhà nước của người dân không dễ gì xóa bỏ được; (2) các bên tranh chấp chưa có nhiều thông tin và sự tin tưởng vào phương thức giải quyết tranh chấp ngoài nhà nước; (3) các bên phó mặc giải quyết tranh chấp cho nhà nước vì cho là an toàn nhất; và (4) pháp luật chưa cung cấp được khuôn khổ pháp lý và mô hình pháp lý cho các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài nhà nước. Tổ chức SHTT thế giới đã khẳng định để thiết lập một hệ thống toàn diện và chi tiết nhằm bảo vệ quyền SHTT và phổ biến các thông tin liên quan, không thể không hỗ trợ cho các chủ sở hữu quyền thi hành các quyền của mình một cách hiệu quả trong một thế giới mà việc mở rộng công nghệ đã tạo điều kiện cho việc vi phạm các quyền được bảo hộ tới mức độ chưa từng có tiền lệ cho tới nay. Vì vậy, trong bối cảnh yếu tố quốc tế của SHTT ngày càng trở nên mạnh mẽ và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, việc xây dựng được mục tiêu, nguyên tắc giải quyết tranh chấp là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ thi hành được các quyền của mình trên thực tế. Bên cạnh đó, cũng cần xét về việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch của các cơ quan hành chính, bởi tranh chấp nhãn hiệu cốt lõi là tranh chấp liên quan tới quyền loại trừ của luật tư. Tuy nhiên, khác với các tài sản vô hình thông thường, đối tượng của quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng chủ yếu tồn tại dưới dạng thông tin. Chính vì vậy, chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị cóp nhặt, sao chép vả vật chất hóa hàng loạt. Ở một số khía cạnh nhất định và trong một số trường hợp nhất định, hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể coi là vi phạm luật công, nhất là luật hành chính. Cụ thể, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu gây ra những hậu quả sau: - Gây suy giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời đánh mất niềm tin của khách du lịch đối với dịch vụ mà chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp. - Gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ có chất lượng không đúng như kỳ vọng trong khi vẫn phải trả khoản chi phí tương đương với dịch vụ đúng nhãn hiệu. Ví dụ như ở một khách sạn trùng tên với khách sạn nổi tiếng, phải trả một
  • 35. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 28 mức giá cao nhưng mức dịch vụ lại không tương xứng. Hoặc một doanh nghiệp lữ hành có nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của một doanh nghiệp nổi tiếng để lừa dối người tiêu dùng, bán các tour không chất lượng hoặc thậm chí lừa đảo, cầm tiền và biến mất,…Điều này gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của khách du lịch, xâm phạm thương mại công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Nói cách khác, xâm phạm nhãn hiệu còn là hành vi xâm phạm trật tự, lợi ích công cộng đang được Nhà nước bảo vệ. - Cản trở sự phát triển của ngành kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của các doanh nghiệp trong ngành du lịch sẽ tạo ấn tượng xấu về du lịch Việt Nam trong mắt khách du lịch trong nước và cả quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu du lịch Việt Nam mà chúng ta đã xây dựng bao năm nay. Như vậy, ngoài việc xâm phạm quyền lợi tư, vi phạm quyền đối với nhãn hiệu cũng ảnh hưởng quyền lợi công. Do đó, nhà nước cần có sự can thiệp sâu hơn trong việc xử lý các vi phạm này để bảo vệ quyền lợi công. Từ đó, các biện pháp hành chính, biện pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền nhãn hiệu nói riêng đã được thiết lập. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước không chỉ bảo vệ quyền lợi của người thứ ba và lợi ích chung của xã hội mà thông qua đó còn gián tiếp bảo vệ quyền nhãn hiệu của chủ sở hữu. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn được đặt ra bởi Hiệp định TRIPS (WTO Agreement on Trade - Related Aspects of Intellectual Property Rights - Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Các tiêu chuẩn tối thiểu là định trong Hiệp định này nhằm bảo đảm mỗi thành viên có hệ thống quy định về SHTT đầy đủ, hiệu quả. Các tiêu chuẩn này có tính áp dụng bắt buộc đối với tất cả các thành viên của WTO. Theo các quy định tại Hiệp định TRIPS, các thành viên phải bảo đảm rằng các thủ tục thực thi quyền phải được quy định trong luật quốc gia của mình để tạo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT, trong đó có những biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vị xâm phạm và những biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Các thủ tục đó phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt
  • 36. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 29 động thương mại hợp pháp và nhằm quy định các biện pháp bảo đảm cho các thủ tục đó không bị lạm dụng. Hiệp định TRIPS cũng quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với việc sử dụng các biện pháp dân sự và hành chính trong việc thực thi quyền SHTT mà các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ31 . Thêm vào đó, các quốc gia thành viên WTO cũng có nghĩa vụ xây dựng các quy định liên quan đến SHTT trong luật hình sự và tố tụng hình sự, trong các trường hợp như cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại. Từ đó có thể thấy, việc áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch bằng cơ quan nhà nước là cần thiết, phù hợp với yêu cầu đặt ra của thực tế cũng như tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Phương thức giải quyết tranh chấp này có thể tại Tòa án hoặc ngoài Tòa án (biện pháp hành chính). Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan hành chính nhà nước, chủ thể giải quyết tranh chấp trong là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc vào tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, việc trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhãn hiệu cho cơ quan hành chính ở từng nước có khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung giữa các quốc gia là quyết định của các cơ quan này chỉ mang tính chất là các quyết định hành chính mặc dù công chức hành chính trong lĩnh vực này có phần nào chức năng xét xử. Trình tự, thủ tục của việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế này được tiến hành bắt đầu bằng tiếp nhận đơn phản đối, đề nghị hủy bỏ hiệu lực hoặc khiếu nại về việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tiếp sau đó là xem xét tài liệu chứng minh, tranh luận và ra quyết định, trong đó có thể đưa ra các chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm. Chế tài được đưa ra trong quyết định này là các chế tài hành chính. Với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án, tranh chấp sẽ được giải quyết theo tố tụng hình sự hay tố tụng dân sự. Các tranh chấp nhãn hiệu tại tòa án trong lĩnh vực du lịch hầu như sẽ được giải quyết theo tố tụng dân sự. Những trường hợp có dấu hiệu phạm tội mới được giải quyết theo vụ án hình sự. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, các chế tài dân sự, thương mại được áp dụng trong vụ án dân sự nhưng cũng có thể 31 Mục 2, phần 3 TRIPS
  • 37. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 30 được áp dụng trong phần dân sự của một vụ án hình sự. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp bằng tòa án không thể không đề cập tới biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt và được tiến hành theo một thủ tục khác biệt. Các biện pháp này có thể được thực hiện khi có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được hoặc để bảo toàn chứng cứ về hành vi xâm phạm hoặc để chống lại tình trạng tẩu tán hay phá hủy hàng hóa xâm phạm. Cụ thể, theo quy định tại luật Việt Nam, với tranh chấp nhãn hiệu nói chung phát sinh trong giai đoạn xác lập quyền, “kể từ ngày đơn đăng ký SHCN được công bố trên Công báo SHCN đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyển có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ dối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin dể chứng minh"32 Ngoài ra, văn bằng bảo hộ có thể bị chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức. Việc giải quyết ý kiến phản đối và yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực thuộc thấm quyền của Cục SHTT. Điều này đồng nghĩa với việc Cục SHTT - cơ quan xác lập quyển - cũng đồng thời được trao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp. Trong giai đoạn sử dụng quyền, tranh chấp nhãn hiệu chủ yếu phát sinh từ hành vi xâm phạm quyền. Trong khi đó, LSHTT 2005 không để cập tới tranh chấp nhãn hiệu mặc dù đã dành một phần riêng (phần thứ năm) gồm ba chương quy định về bảo vệ quyền SHTT. Trong đó, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT được giao cho nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Các cơ quan này có khả năng bao quát tất cả các biện pháp thực thi quyền SHTT theo các khuyến nghị quốc tế tuy nhiên chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý đúng với nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Cụ thể, các biện pháp thực thi quyền SHTT mà từng cơ quan có thẩm quyền áp dụng bao gồm: - Tòa án: biện pháp dân sự, hình sự hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời - Cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp: biện pháp hành chính, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính - Cơ quan Hải quan: biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 32 Điều 112 Luật SHTT 2005,