SlideShare a Scribd company logo
1
XOẮN KHUẨN GIANG MAI
(Treponema pallidum)
Người soạn : Võ Thị Chi Mai
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nguồn gốc của bệnh này
cho tới nay vẫn chưa rõ ràng, phần vì bệnh có rất nhiều biểu hiện, phần vì còn thiếu những
chứng cứ khẳng định về mặt cổ sinh bệnh học. Vi khuẩn mới chỉ được phát hiện năm 1905
bởi Schaudinn và Hoffmann.
I.- ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC
1.- Hình thể – kích thước
Treponema pallidum là một xoắn khuẩn nhỏ, đường kính 0,1-0,15 m, dài 7-8 m với
8-12 sóng lượn. Do đường kính nhỏ nên xoắn khuẩn có thể chui qua màng lọc. Mỗi lượn
sóng có chiều rộng chừng 0,3 m và dài khoảng 0,6 m. Có thể nhuộm Giemsa hay
nhuộm bạc xem vi khuẩn với kính hiển vi quang học.
Cấu trúc căn bản là một trục hình xoắn cấu tạo bởi bào tương được bao bọc trong
phức hợp gồm màng bào tương và bên ngoài là một lớp mỏng peptidoglycan. Dưới kính
hiển vi điện tử, mỗi đầu tận của vi khuẩn có một cấu trúc núm, 3-4 nội tiên mao
(endoflagella), và những tiểu sợi bào tương (cytoplasmic fibrils) chạy dọc thân vi khuẩn
bên trong vách tế bào và màng bào tương. Nội tiên mao dài hơn phân nửa chiều dài vi
khuẩn, chạy dọc trục xoắn khuẩn, có cấu trúc giống hệt tiên mao của vi khuẩn Gram
dương, được coi là giữ chức năng di động. Thân của nội tiên mao gồm một lõi và một bao
ngoài. Ở đầu xa của tiên mao, bao ngoài có thể mất đi và tiên mao trở nên mỏng mảnh
hơn.
Một tính chất siêu cấu trúc quan trọng khác của T. pallidum là màng ngoài. Màng ngoài
có tính đàn hồi, chứa hàm lượng cao phospholipid. Nó cần thiết cho sự toàn vẹn của tế
bào xoắn khuẩn và được cho là thành phần giúp vi khuẩn né tránh đáp ứng miễn dịch của
ký chủ trong nhiễm khuẩn mạn tính.
2.- Nơi ở và sức đề kháng
Nguồn gốc bệnh giang mai cũng như xoắn khuẩn T. pallidum chưa được biết rõ. Xoắn
khuẩn bị bất động và bị chết khi tiếp xúc với oxy, nước cất, xà bông, kim loại nặng, và
những chất diệt khuẩn thông thường khác. Chúng chết rất nhanh khi ra khỏi cơ thể, khi
gặp sự khô, nhiệt độ tăng. Ở 39C chúng tồn tại được 5 giờ, còn ở 41,5C chỉ trong 1 giờ.
T. pallidum có thể lây qua máu nhiễm khuẩn, nhưng nguy cơ trong truyền máu không cao
vì xoắn khuẩn sẽ chết sau 3-4 ngày ở tủ lạnh hoặc chết nhanh trong huyết tương đông
khô.
3.- Tính chất nuôi cấy
Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm đầu tiên năm 1909, tuy nhiên các dòng nuôi
cấy được này không phải là dòng độc tính có khả năng gây bệnh ở người. Cho đến nay
người ta vẫn chưa nuôi cấy được Treponema pallidum trên môi trường nhân tạo, trong
nuôi cấy tế bào, trong noãn hoàng. Các dòng nuôi cấy được là những týp sinh học của
Treponema phagedenis hay T. refringens có cấu trúc kháng nguyên giống T. pallidum.
Dù chưa nuôi cấy được nhưng người ta có thể gây bệnh thực nghiệm cho thỏ hay khỉ
và từ đó nghiên cứu sinh lý và biến dưỡng của T. pallidum. Dòng vi khuẩn dùng nghiên
cứu là dòng T. pallidum Nichols. Trước đây xoắn khuẩn giang mai được xếp vào loại kỵ
khí tuyệt đối, nhưng hiện nay nó được công nhận là loại vi hiếu khí sau khi người ta phát
hiện hệ thống cytochrome của nó.
2
4.- Cấu tạo kháng nguyên
T. pallidum có khoảng 15 kháng nguyên chính, đa số có bản chất là lipoprotein.
II.- KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Bệnh giang mai chưa điều trị là một bệnh mạn tính tiến triển qua nhiều giai đoạn khác
nhau, mỗi giai đoạn có triệu chứng và bệnh lý riêng.
1.- Giang mai sơ kỳ hay giang mai I: sự lây truyền bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với tổn
thương nhiễm khuẩn. Trong nhiều giờ sau lần tiếp xúc đầu tiên, xoắn khuẩn phát tán khắp
cơ thể. Tuy nhiên, xoắn khuẩn nhân đôi tốt nhất ở tại chỗ xâm nhập gây ra tổn thương loét
đầu tiên gọi là săng (còn gọi là hạ cam), không đau, nền cứng, thường đơn độc nếu không
tiếp tục bị nhiễm để tạo thêm săng mới. Da xung quanh phù nề và thâm nhiễm tế bào
viêm. Trung tâm săng tích tụ thanh dịch chứa rất nhiều xoắn khuẩn. Thành phần chủ yếu
của dịch là hyaluronic acid và chondroitin sulphate. Săng có thể tự lành trong vòng 1-5
tuần.
Suốt thời kỳ giang mai I hạch lymphô bẹn hơi sưng to nhưng hiếm khi mềm. Kháng thể
thường chỉ xuất hiện 1-4 tuần sau khi săng hình thành.
2.- Giang mai kỳ II: xoắn khuẩn xâm nhập mọi cơ quan trong cơ thể và tất cả dịch cơ
thể. Những triệu chứng không đặc hiệu xuất hiện khoảng 1-5 tuần sau khi săng lành, gồm
sốt, nhức đầu, đau họng, đau các khớp và chán ăn. Triệu chứng đặc hiệu ngoài da là hồng
ban toàn thân, u lồi giang mai (condylomata lata). Những thay đổi biểu mô của những tổn
thương này gồm thâm nhiễm bạch cầu, hoại tử tế bào sừng, dày tế bào biểu mô, và tăng
sừng hóa nhiều mức độ khác nhau. Chúng tự lành trong vòng 2-6 tuần, nhưng có thể tái
hiện trong năm đầu tiên sau khi nhiễm khuẩn nếu bệnh nhân không chữa trị.
Phức hợp miễn dịch tuần hoàn gồm IgG và C3, được tìm thấy trong 80% trường hợp
giang mai II, có thể gây lắng đọng trong thận và sau đó làm tổn thương thận.
Tiếp theo giang mai kỳ II bệnh tiến triển từ cấp tính sang tình trạng mạn tính. Giai đoạn
này kéo dài ngắn hơn một năm, thường không có triệu chứng nên được coi là không lây
lan và được gọi là giang mai thời kỳ tiềm ẩn sớm. Suốt thời kỳ này, có thể tái xuất hiện
đợt nặng của giang mai kỳ II. Mặc dù được coi là không lây, phụ nữ có thai vẫn có thể
truyền sang thai nhi trong 4 năm sau lần nhiễm đầu tiên nếu không điều trị.
3.- Giang mai muộn: thường xuất hiện triệu chứng giang mai kỳ III hay giang mai
muộn 10-20 năm sau lần nhiễm đầu tiên.
Tổn thương gôm thấy ở 16% trường hợp không điều trị sau khi nhiễm bệnh. Gôm
giang mai xuất hiện trên da, trong xương, niêm mạc, nội tạng, cơ hay mắt.
Tổn thương tim mạch thấy ở 10% bệnh nhân không điều trị. Quá trình viêm nội mạc
động mạch chủ kéo dài nhiều năm tác động cả 3 lớp vách động mạch chủ dẫn tới thoái
hóa áo trong và hình thành mảng xơ vữa. Động mạch vành cũng có thể bị ảnh hưởng.
Tổn thương thần kinh thấy ở khoảng 6,5% trường hợp không điều trị. Mặc dù giang
mai thần kinh có thể phát triển trong giang mai kỳ II nhưng thường đó là biến chứng của
giang mai muộn xuất hiện chừng 2 năm sau lần nhiễm đầu tiên. Giang mai thần kinh có
nhiều dạng: viêm màng não mạn tính để lại dư chứng trên nhu mô và mạch máu trong não
và tủy sống; viêm màng não cấp tính với viêm nội tủy dạng hạt và viêm nội động mạch; teo
não; chất trắng vỏ não thoái hóa myelin… Tuy nhiên, triệu chứng giang mai thần kinh
không phải luôn luôn được biểu hiện.
4.- Giang mai bẩm sinh: xoắn khuẩn nhiễm trực tiếp vào hệ tuần hoàn thai nhi. Triệu
chứng thường xuất hiện từ 3 tuần đến 6 tháng sau khi trẻ chào đời. Đến 50% trẻ khi sinh
3
không có triệu chứng. Bệnh cảnh gồm có phì đại gan lách, tổn thương da, viêm sụn-
xương, biến dạng răng và xương, điếc, mù, thiểu năng trí tuệ.
III.- CHẨN ĐOÁN VI KHUẨN HỌC
Rất nhiều kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán giang mai đã được triển khai. Có thể xếp
chúng thành bốn loại: (1) soi trực tiếp dưới kính hiển vi khi có sang thương hiện diện, (2)
phản ứng huyết thanh không chuyên biệt dùng để tầm soát bệnh, (3) phản ứng huyết
thanh chuyên biệt dùng để khẳng định bệnh, và (4) phát hiện kháng nguyên trực tiếp dùng
trong nghiên cứu và dùng làm tiêu chuẩn vàng để đánh giá xét nghiệm.
1.- Kỹ thuật hiển vi trực tiếp: với sự hiện diện của tổn thương, việc phát hiện xoắn
khuẩn trực tiếp là cách chẩn đoán giang mai dễ dàng và đặc hiệu nhất nếu ta có thể loại
trừ tình trạng nhiễm những Treponema khác. Tuy nhiên, kết quả hiển vi âm tính chưa thể
loại trừ bệnh giang mai.
1.1.- Kính hiển vi nền đen: bệnh phẩm là thanh dịch không có hồng cầu và mảnh
vụn mô, lấy ở tổn thương săng, u lồi giang mai, mảng nhày, hoặc cổ tử cung và âm đạo
chứa rất nhiều vi khuẩn T. pallidum. Cũng có thể lấy chất dịch hút từ hạch lymphô sưng
gần tổn thương. Quan sát bệnh phẩm tức thì sau khi lấy. Dưới kính hiển vi nền đen T.
pallidum là những xoắn khuẩn mảnh, vòng xoắn lượn khít, chắc và đồng dạng, nó di
chuyển giống như mũi khoan bằng cách xoay quanh trục dọc.
Dùng kính hiển vi nền đen có thể chẩn đoán được giang mai sơ kỳ, kỳ II, giai đoạn
tái phát và giang mai bẩm sinh.
1.2.- Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang trực tiếp: dùng kháng thể đặc hiệu cộng hợp
huỳnh quang phát hiện T. pallidum trong chất bài tiết, chất tiết từ tổn thương, trong mô và
dịch cơ thể, trong vết loét ở miệng và ruột. Kỹ thuật này được dùng chẩn đoán giang mai
kỳ II, giang mai muộn, giang mai bẩm sinh.
2.- Huyết thanh học: là phản ứng được dùng chủ yếu với huyết thanh bệnh nhân, dù
vậy một ít sản phẩm thương mại có thể sử dụng huyết tương.
2.1.- Phản ứng không chuyên biệt: phát hiện kháng thể IgM và IgG bằng kháng
nguyên có thể là chất liệu lipoid từ tế bào bị tổn thương của ký chủ hoặc chất liệu
lipoprotein hoặc cardiolipin của Treponema hay cardiolipin trích từ tim bò. Kháng thể xuất
hiện khoảng một tuần sau săng giang mai nhưng không đặc hiệu vì còn có ở một số bệnh
khác như lupus, phong, sởi,… Những kỹ thuật thông dụng xét nghiệm bệnh là phản ứng
lên bông VDRL (Venereal Disease Research Laboratory), phản ứng ngưng kết latex RPR
(Rapid Plasma Reagin). Kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA (Enzyme-Linked
ImmunoSorbent Assay) không đặc hiệu cũng được triển khai dựa trên căn bản VDRL gắn
men.
Ba vấn đề chủ yếu của phản ứng không chuyên biệt là hiện tượng tiền vùng, phản
ứng dương giả và bình giải kết quả. Hiện tượng tiền vùng xảy ra ở chừng 2% bệnh nhân
giang mai II. Đó là do không có kinh nghiệm với huyết thanh có hạt nên kỹ thuật viên đọc
sai kết quả hoặc lúc thực hiện phản ứng lại nhỏ kháng nguyên vào huyết thanh trước khi
trải huyết thanh vào ô. Ngoài ra kết quả âm giả cũng xảy ra ở giang mai giai đoạn sớm,
giang mai muộn và giang mai tiềm ẩn.
Phản ứng dương giả phụ thuộc vào thử nghiệm và quần thể khảo sát. Khoảng 10%
người chích ma túy cho phản ứng giang mai dương giả. Phản ứng dương giả tồn tại dưới
6 tháng liên hệ với viêm gan, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm phổi do virus,
thủy đậu, sởi, nhiễm virus khác, sốt rét, chủng ngừa, có thai, hoặc do lỗi kỹ thuật. Phản
ứng dương giả mạn tính liên quan các bệnh mô liên kết hay bệnh immunoglobulin bất
thường.
4
Bình giải kết quả test không chuyên biệt phụ thuộc vào quần thể khảo sát và giai
đoạn bệnh. Phản ứng dương hay dương yếu có thể xảy ra trong mọi thời kỳ bệnh. Tuy
nhiên kết quả âm tính có thể xảy ra trong thời gian ủ bệnh. Khi xét nghiệm tầm soát bệnh
trong quần thể nguy cơ thấp cho kết quả dương tính thì phải được khẳng định bằng thử
nghiệm chuyên biệt.
Một căn nguyên chính gây lầm lẫn khi sử dụng thử nghiệm không chuyên biệt là
nhiệt độ phòng xét nghiệm quá nóng (> 29o
C) hay quá lạnh (< 23o
C). Ngoài ra còn do bản
chất sản phẩm, thời gian và vận tốc ly tâm.
Bảng so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của những thử nghiệm không chuyên biệt
(kháng nguyên không phải là T. pallidum)
Độ nhạy (%) % đặc hiệu
Thử nghiệm Kỳ I Kỳ II Tiềm ẩn Muộn
VDRL 74-87 100 88-100 37-94 96-99
RPR 77-100 100 95-100 73 93-99
ELISA 90 100 100 97
2.2.- Phản ứng huyết thanh chuyên biệt: về mặt kỹ thuật thì phức tạp hơn và đắt
tiền hơn phản ứng không chuyên biệt nên không dùng để sàng lọc giang mai. Phản ứng
chuyên biệt dùng khẳng định dương tính của phản ứng không chuyên biệt, hoặc để xác
định triệu chứng lâm sàng mà kết quả test không chuyên biệt âm tính. Khoảng 1% dân số
cho kết quả dương tính giả với phản ứng chuyên biệt. Phản ứng chuyên biệt không thể
dùng theo dõi trị liệu giang mai.
Phản ứng huyết thanh chuyên biệt sử dụng những sản phẩm dùng T. pallidum hay
thành phần của nó làm kháng nguyên, gồm phản ứng TPI, FTA-ABS, TPHA, kỹ thuật miễn
dịch thấm (immunoblotting).
TPI dùng dòng Nichols cấy trên dịch hoàn thỏ làm kháng nguyên, sự hiện diện của
bổ thể và kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân sẽ làm bất động các xoắn
khuẩn sống. Hiện tượng này nhìn thấy được dưới kính hiển vi nền đen. Nhược điểm thử
nghiệm TPI là phản ứng khá phức tạp về kỹ thuật, tốn thời gian và đắt tiền.
FTA-ABS là kỹ thuật kháng thể hùynh quang gián tiếp sử dụng dòng Nichols làm
kháng nguyên. Huyết thanh bệnh nhân được loại bỏ kháng thể không đặc hiệu rồi phủ lên
kháng nguyên. Kháng thể đặc hiệu sẽ bao lấy xoắn khuẩn. Cộng hợp (conjugate) gồm
kháng thể anti-Immunoglobulin người đã đánh dấu huỳnh quang được thêm vào, gắn với
phức hợp kháng thể bệnh nhân và xoắn khuẩn. Kết quả là xoắn khuẩn phát sáng dưới
kính hiển vi huỳnh quang. Kỹ thuật này có nhược điểm là nhiều thành phần phản ứng, đòi
hỏi kiểm tra chứng nhiều mức độ, cộng hợp phải được chuẩn độ và kính hiển vi phải dùng
màng lọc thích hợp.
Thử nghiệm ngưng kết hồng cầu (TPHA) dùng kháng nguyên là xoắn khuẩn dòng
Nichols gắn lên hồng cầu cừu. Kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân cho vào
sẽ làm ngưng kết hồng cầu. Phản ứng này đơn giản, rẻ tiền hơn và ít phản ứng dương giả
hơn FTA-ABS. Tuy nhiên, căn nguyên sai sót của kỹ thuật là dùng giá mang không đúng
loại hay lấm bụi, sử dụng micropipette không chính xác và sự rung động của phòng xét
nghiệm. Ngày nay đã có phản ứng TPHA tự động, được nhận định là đặc hiệu ít nhất gấp
đôi test RPR.
Ngoài ra, kỹ thuật ELISA cũng được vận dụng với kháng nguyên đặc hiệu là những
protein màng của T. pallidum. Hoặc trong kỹ thuật thấm miễn dịch, protein kháng nguyên
từ xoắn khuẩn được điện di ly trích và chuyển sang màng nitrocellulose để tạo nên bản
thấm kháng nguyên đặc hiệu.
5
Phản ứng huyết thanh chuyên biệt có thể cho kết quả dương giả (< 1%) với những
trạng thái như lupus ban đỏ hệ thống, lupus do thuốc, bệnh phong, tuổi già, người nghiện.
Ngoài ra, khoảng 85% người bệnh giang mai đã điều trị thành công còn cho kết quả
dương tính với các phản ứng chuyên biệt nhiều năm về sau.
3.- Kỹ thuật phát hiện trực tiếp khác: tiêm bệnh phẩm vào động vật thực nghiệm,
dùng đoạn dò DNA, sử dụng kỹ thuật PCR,…
IV.- TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN BỆNH GIANG MAI
1.- Giang mai kỳ I
1.1.- Xác định: nhận dạng T. pallidum trong sang thương, chất hạch, mảnh sinh
thiết.
1.2.- Khả nghi: sang thương điển hình; và có thêm 1 trong 2 điều kiện sau:
+ huyết thanh phản ứng với thử nghiệm không chuyên biệt hay chuyên biệt và
không có tiền căn giang mai. Hoặc:
+ bệnh nhân có tiền căn giang mai tăng hiệu giá kháng thể gấp 4 lần với thử
nghiệm không chuyên biệt định lượng.
1.3.- Gợi ý: sang thương giống săng giang mai và có quan hệ tình dục trong vòng 3
tháng trước với người bệnh giang mai.
2.- Giang mai kỳ II
2.1.- Xác định: nhận dạng T. pallidum trong sang thương, chất hạch, mảnh sinh
thiết.
2.2.- Khả nghi: sang thương điển hình của kỳ II ở da hay niêm mạc; và có thêm 1
trong 2 điều kiện sau:
+ huyết thanh phản ứng với thử nghiệm chuyên biệt, hiệu giá  8 với thử
nghiệm không chuyên biệt và không có tiền căn giang mai. Hoặc
+ bệnh nhân có tiền căn giang mai tăng hiệu giá kháng thể gấp 4 lần.
2.3.- Gợi ý (khi không thực hiện được test huyết thanh): hiện diện các dấu hiệu lâm
sàng như trên và có quan hệ tình dục trong vòng 6 tháng trước với người bệnh giang mai.
3.- Giang mai tiềm ẩn sớm
3.1.- Xác định: không có chẩn đoán xác định vì không hiện diện sang thương trong
thời kỳ tiềm ẩn.
3.2.- Khả nghi: không có dấu hiệu và triệu chứng; huyết thanh phản ứng với thử
nghiệm không chuyên biệt và chuyên biệt. Có thêm 1 trong 2 điều kiện sau:
+ năm trước đó test huyết thanh không chuyên biệt âm tính. Hoặc
+ hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần trên bệnh nhân có tiền căn giang mai hay
có tiền căn với những triệu chứng tương ứng với giang mai sớm.
3.3.- Gợi ý: phản ứng huyết thanh không chuyên biệt dương tính và có quan hệ tình
dục với người bệnh trong vòng 1 năm trước.
4.- Giang mai muộn lành tính và thể tim mạch
4.1.- Xác định: phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp tìm T. pallidum dương
tính với mảnh mô.
4.2.- Khả nghi: test chuyên biệt dương tính; không điều trị giang mai trước đó; triệu
chứng đặc biệt của giang mai muộn lành tính hay của thể tim mạch.
5.- Giang mai thần kinh
5.1.- Xác định: phản ứng huyết thanh chuyên biệt dương tính và có thêm 1 trong 2
điều sau:
+ phản ứng VDRL dương tính với dịch não tủy bệnh nhân. Hoặc
+ soi thấy T. pallidum trong dịch não tủy hay trong mô.
5.2.- Khả nghi: phản ứng huyết thanh chuyên biệt dương tính và có thêm 1 trong 2
điều sau:
6
+ dấu hiệu lâm sàng của giang mai thần kinh. Hoặc
+ protein hay bạch cầu trong dịch não tủy tăng mà không tìm ra nguyên do
khác.
6.- Giang mai bẩm sinh
6.1.- Xác định: soi trực tiếp thấy T. pallidum trong dây rốn, nhau, nước mũi hay
sang thương da.
6.2.- Khả nghi: bà mẹ đứa bé mắc bệnh mà chưa điều trị hay điều trị không đầy đủ
lúc sinh bé; phản ứng huyết thanh chuyên biệt của bé dương tính; và có thêm 1 trong 4
tiêu chí sau:
+ thăm khám bé phát hiện dấu hiệu lâm sàng giang mai bẩm sinh. Hoặc
+ xét nghiệm thấy dịch não tủy bất thường mà không có nguyên do khác. Hoặc
+ phản ứng VDRL dương tính với dịch não tủy của bé. Hoặc
+ kháng thể IgM đặc hiệu giang mai dương tính.
PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
1.- Phòng bệnh
Chưa có văcxin phòng bệnh. Phát hiện sớm và điều trị triệt để người mắc bệnh qua
khám sức khoẻ, kiểm tra huyết thanh trước khi kết hôn, và xét nghiệm cho sản phụ. Giáo
dục về tình dục an toàn.
2.- Điều trị
Dùng kháng sinh Penicillin hoặc thay thế bằng Tetracyclin (hay Doxycyclin) cho người
dị ứng với Penicillin. Hiện nay không còn sử dụng Erythromycin làm thuốc thay thế vì nguy
cơ kháng thuốc. Trong khi điều trị có thể xảy ra phản ứng Jarisch-Herxheimer trong 12 giờ
đầu do xoắn khuẩn bị diệt và phóng thích lượng kháng nguyên lớn.
Theo dõi hiệu quả bằng phản ứng huyết thanh định lượng mỗi 3 tháng cho đến ít nhất
một năm.

More Related Content

What's hot

TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤP
SoM
 
NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DA
SoM
 
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấp
Yen Ha
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
SoM
 
18 k vu 2007
18 k vu 200718 k vu 2007
18 k vu 2007Hùng Lê
 
NẤM DA
NẤM DANẤM DA
NẤM DA
SoM
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
SoM
 
Phân tích Công thức máu
Phân tích Công thức máuPhân tích Công thức máu
Phân tích Công thức máu
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNGVIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
SoM
 
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHIHỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
SoM
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bão Tố
 
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOAKHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
SoM
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
SoM
 
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sảnNhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản
SoM
 
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docxBệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
SoM
 
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAMKHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
SoM
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
SoM
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docx
SoM
 
Ung thư vú
Ung thư vúUng thư vú
Ung thư vúHùng Lê
 

What's hot (20)

TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤP
 
NHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DANHIỄM TRÙNG DA
NHIỄM TRÙNG DA
 
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấp
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
 
18 k vu 2007
18 k vu 200718 k vu 2007
18 k vu 2007
 
NẤM DA
NẤM DANẤM DA
NẤM DA
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
 
Phân tích Công thức máu
Phân tích Công thức máuPhân tích Công thức máu
Phân tích Công thức máu
 
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNGVIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
VIÊM ÂM ĐẠO DO VI TRÙNG
 
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHIHỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
 
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOAKHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
 
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sảnNhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản
 
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docxBệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
 
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAMKHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docx
 
Ung thư vú
Ung thư vúUng thư vú
Ung thư vú
 

Viewers also liked

Fiib2011
Fiib2011Fiib2011
Fiib2011
misael1967
 
La comune a1 n6 31marzo
La comune a1 n6 31marzoLa comune a1 n6 31marzo
La comune a1 n6 31marzo
StampaClandestina
 
BỆNH CHÀM
BỆNH CHÀMBỆNH CHÀM
BỆNH CHÀM
SoM
 
Edwin garzon ecologia_ib
Edwin garzon ecologia_ibEdwin garzon ecologia_ib
Edwin garzon ecologia_ibepgarzon1
 
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCMÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
SoM
 

Viewers also liked (7)

Fiib2011
Fiib2011Fiib2011
Fiib2011
 
La comune a1 n6 31marzo
La comune a1 n6 31marzoLa comune a1 n6 31marzo
La comune a1 n6 31marzo
 
Kaustubh Pimputkar RESUME
Kaustubh Pimputkar  RESUMEKaustubh Pimputkar  RESUME
Kaustubh Pimputkar RESUME
 
BỆNH CHÀM
BỆNH CHÀMBỆNH CHÀM
BỆNH CHÀM
 
Edwin garzon ecologia_ib
Edwin garzon ecologia_ibEdwin garzon ecologia_ib
Edwin garzon ecologia_ib
 
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCMÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
 
Tea2GoMarketingPlan
Tea2GoMarketingPlanTea2GoMarketingPlan
Tea2GoMarketingPlan
 

Similar to GIANG MAI

M.Tuberculosis.pptx
M.Tuberculosis.pptxM.Tuberculosis.pptx
M.Tuberculosis.pptx
TinNguyn263225
 
cac_xoan_khuan.pdf
cac_xoan_khuan.pdfcac_xoan_khuan.pdf
cac_xoan_khuan.pdf
Anh Nguyen
 
Rhinosporidiosis
Rhinosporidiosis Rhinosporidiosis
Rhinosporidiosis Tý Cận
 
9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt
SuongSuong16
 
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐCCÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
Dr Hoc
 
benh-giang-mai.docx
benh-giang-mai.docxbenh-giang-mai.docx
benh-giang-mai.docx
Phòng khám Hưng Thịnh
 
Dai Cuong Vi Sinh
Dai Cuong Vi SinhDai Cuong Vi Sinh
Dai Cuong Vi Sinh
Danh Lợi Huỳnh
 
Vi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gapVi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gap
Le Khac Thien Luan
 
Tiểu luận kỹ thuật.
Tiểu luận kỹ thuật.Tiểu luận kỹ thuật.
Tiểu luận kỹ thuật.
ssuser499fca
 
KY_SINH_TRUNG12_GIUN_SAN_-XetNghiem..ppt
KY_SINH_TRUNG12_GIUN_SAN_-XetNghiem..pptKY_SINH_TRUNG12_GIUN_SAN_-XetNghiem..ppt
KY_SINH_TRUNG12_GIUN_SAN_-XetNghiem..ppt
dieplientu304
 
Các loại vi khuẩn gây độc
Các loại vi khuẩn gây độcCác loại vi khuẩn gây độc
Các loại vi khuẩn gây độcLuong NguyenThanh
 
Bệnh lý dị ứng.pdf
Bệnh lý dị ứng.pdfBệnh lý dị ứng.pdf
Bệnh lý dị ứng.pdf
HuynhVu30
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
SoM
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONG
SoM
 
NHÓM 2 - KS gram + .pptx
NHÓM 2 - KS gram + .pptxNHÓM 2 - KS gram + .pptx
NHÓM 2 - KS gram + .pptx
NhtLm22
 
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Update Y học
 
Bệnh vi nấm Histoplasma
Bệnh vi nấm HistoplasmaBệnh vi nấm Histoplasma
Bệnh vi nấm HistoplasmaTý Cận
 
vikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdfvikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdf
vanluom2
 
vi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinhvi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinhcrystalnight
 

Similar to GIANG MAI (20)

M.Tuberculosis.pptx
M.Tuberculosis.pptxM.Tuberculosis.pptx
M.Tuberculosis.pptx
 
cac_xoan_khuan.pdf
cac_xoan_khuan.pdfcac_xoan_khuan.pdf
cac_xoan_khuan.pdf
 
Rhinosporidiosis
Rhinosporidiosis Rhinosporidiosis
Rhinosporidiosis
 
9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt
 
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐCCÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
 
benh-giang-mai.docx
benh-giang-mai.docxbenh-giang-mai.docx
benh-giang-mai.docx
 
Dai Cuong Vi Sinh
Dai Cuong Vi SinhDai Cuong Vi Sinh
Dai Cuong Vi Sinh
 
Vi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gapVi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gap
 
Tiểu luận kỹ thuật.
Tiểu luận kỹ thuật.Tiểu luận kỹ thuật.
Tiểu luận kỹ thuật.
 
Virus 130109070414-phpapp02
Virus 130109070414-phpapp02Virus 130109070414-phpapp02
Virus 130109070414-phpapp02
 
KY_SINH_TRUNG12_GIUN_SAN_-XetNghiem..ppt
KY_SINH_TRUNG12_GIUN_SAN_-XetNghiem..pptKY_SINH_TRUNG12_GIUN_SAN_-XetNghiem..ppt
KY_SINH_TRUNG12_GIUN_SAN_-XetNghiem..ppt
 
Các loại vi khuẩn gây độc
Các loại vi khuẩn gây độcCác loại vi khuẩn gây độc
Các loại vi khuẩn gây độc
 
Bệnh lý dị ứng.pdf
Bệnh lý dị ứng.pdfBệnh lý dị ứng.pdf
Bệnh lý dị ứng.pdf
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
BỆNH PHONG
BỆNH PHONGBỆNH PHONG
BỆNH PHONG
 
NHÓM 2 - KS gram + .pptx
NHÓM 2 - KS gram + .pptxNHÓM 2 - KS gram + .pptx
NHÓM 2 - KS gram + .pptx
 
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Bệnh vi nấm Histoplasma
Bệnh vi nấm HistoplasmaBệnh vi nấm Histoplasma
Bệnh vi nấm Histoplasma
 
vikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdfvikhuan lien cau lon.pdf
vikhuan lien cau lon.pdf
 
vi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinhvi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinh
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
SoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
SoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
SoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
SoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
SoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
SoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
SoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
SoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
SoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
SoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
SoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
SoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
SoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
SoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
SoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
SoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

Điều trị tiểu đường cập nhật mới 2024.pptx
Điều trị tiểu đường cập nhật mới 2024.pptxĐiều trị tiểu đường cập nhật mới 2024.pptx
Điều trị tiểu đường cập nhật mới 2024.pptx
HoangSinh10
 
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dânSGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
HongBiThi1
 
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hayB5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
HongBiThi1
 
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyếtB8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
HongBiThi1
 
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạnSGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
HongBiThi1
 
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdfB6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
HongBiThi1
 
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoidB14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
HongBiThi1
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Phngon26
 
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Phngon26
 
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptxQuy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Phu Thuy Luom
 
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ ẠSINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
HongBiThi1
 
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bànB12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
HongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid nucleic.pdf rất hay nha
SGK mới hóa học acid nucleic.pdf rất hay nhaSGK mới hóa học acid nucleic.pdf rất hay nha
SGK mới hóa học acid nucleic.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK sản huế dọa vỡ tử cung.pdf hay các bạn ạ
SGK sản huế dọa vỡ tử cung.pdf hay các bạn ạSGK sản huế dọa vỡ tử cung.pdf hay các bạn ạ
SGK sản huế dọa vỡ tử cung.pdf hay các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiềuB8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
HongBiThi1
 
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdfQuy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 

Recently uploaded (20)

Điều trị tiểu đường cập nhật mới 2024.pptx
Điều trị tiểu đường cập nhật mới 2024.pptxĐiều trị tiểu đường cập nhật mới 2024.pptx
Điều trị tiểu đường cập nhật mới 2024.pptx
 
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dânSGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
 
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hayB5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
 
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyếtB8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
 
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạnSGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
SGK cũ dọa vỡ tử cung.pdf hay nha các bạn
 
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdfB6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
 
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoidB14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
 
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
 
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
 
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptxQuy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
 
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
 
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ ẠSINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
 
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
 
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bànB12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
 
SGK mới hóa học acid nucleic.pdf rất hay nha
SGK mới hóa học acid nucleic.pdf rất hay nhaSGK mới hóa học acid nucleic.pdf rất hay nha
SGK mới hóa học acid nucleic.pdf rất hay nha
 
SGK sản huế dọa vỡ tử cung.pdf hay các bạn ạ
SGK sản huế dọa vỡ tử cung.pdf hay các bạn ạSGK sản huế dọa vỡ tử cung.pdf hay các bạn ạ
SGK sản huế dọa vỡ tử cung.pdf hay các bạn ạ
 
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiềuB8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
 
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdfQuy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
 

GIANG MAI

  • 1. 1 XOẮN KHUẨN GIANG MAI (Treponema pallidum) Người soạn : Võ Thị Chi Mai Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nguồn gốc của bệnh này cho tới nay vẫn chưa rõ ràng, phần vì bệnh có rất nhiều biểu hiện, phần vì còn thiếu những chứng cứ khẳng định về mặt cổ sinh bệnh học. Vi khuẩn mới chỉ được phát hiện năm 1905 bởi Schaudinn và Hoffmann. I.- ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC 1.- Hình thể – kích thước Treponema pallidum là một xoắn khuẩn nhỏ, đường kính 0,1-0,15 m, dài 7-8 m với 8-12 sóng lượn. Do đường kính nhỏ nên xoắn khuẩn có thể chui qua màng lọc. Mỗi lượn sóng có chiều rộng chừng 0,3 m và dài khoảng 0,6 m. Có thể nhuộm Giemsa hay nhuộm bạc xem vi khuẩn với kính hiển vi quang học. Cấu trúc căn bản là một trục hình xoắn cấu tạo bởi bào tương được bao bọc trong phức hợp gồm màng bào tương và bên ngoài là một lớp mỏng peptidoglycan. Dưới kính hiển vi điện tử, mỗi đầu tận của vi khuẩn có một cấu trúc núm, 3-4 nội tiên mao (endoflagella), và những tiểu sợi bào tương (cytoplasmic fibrils) chạy dọc thân vi khuẩn bên trong vách tế bào và màng bào tương. Nội tiên mao dài hơn phân nửa chiều dài vi khuẩn, chạy dọc trục xoắn khuẩn, có cấu trúc giống hệt tiên mao của vi khuẩn Gram dương, được coi là giữ chức năng di động. Thân của nội tiên mao gồm một lõi và một bao ngoài. Ở đầu xa của tiên mao, bao ngoài có thể mất đi và tiên mao trở nên mỏng mảnh hơn. Một tính chất siêu cấu trúc quan trọng khác của T. pallidum là màng ngoài. Màng ngoài có tính đàn hồi, chứa hàm lượng cao phospholipid. Nó cần thiết cho sự toàn vẹn của tế bào xoắn khuẩn và được cho là thành phần giúp vi khuẩn né tránh đáp ứng miễn dịch của ký chủ trong nhiễm khuẩn mạn tính. 2.- Nơi ở và sức đề kháng Nguồn gốc bệnh giang mai cũng như xoắn khuẩn T. pallidum chưa được biết rõ. Xoắn khuẩn bị bất động và bị chết khi tiếp xúc với oxy, nước cất, xà bông, kim loại nặng, và những chất diệt khuẩn thông thường khác. Chúng chết rất nhanh khi ra khỏi cơ thể, khi gặp sự khô, nhiệt độ tăng. Ở 39C chúng tồn tại được 5 giờ, còn ở 41,5C chỉ trong 1 giờ. T. pallidum có thể lây qua máu nhiễm khuẩn, nhưng nguy cơ trong truyền máu không cao vì xoắn khuẩn sẽ chết sau 3-4 ngày ở tủ lạnh hoặc chết nhanh trong huyết tương đông khô. 3.- Tính chất nuôi cấy Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm đầu tiên năm 1909, tuy nhiên các dòng nuôi cấy được này không phải là dòng độc tính có khả năng gây bệnh ở người. Cho đến nay người ta vẫn chưa nuôi cấy được Treponema pallidum trên môi trường nhân tạo, trong nuôi cấy tế bào, trong noãn hoàng. Các dòng nuôi cấy được là những týp sinh học của Treponema phagedenis hay T. refringens có cấu trúc kháng nguyên giống T. pallidum. Dù chưa nuôi cấy được nhưng người ta có thể gây bệnh thực nghiệm cho thỏ hay khỉ và từ đó nghiên cứu sinh lý và biến dưỡng của T. pallidum. Dòng vi khuẩn dùng nghiên cứu là dòng T. pallidum Nichols. Trước đây xoắn khuẩn giang mai được xếp vào loại kỵ khí tuyệt đối, nhưng hiện nay nó được công nhận là loại vi hiếu khí sau khi người ta phát hiện hệ thống cytochrome của nó.
  • 2. 2 4.- Cấu tạo kháng nguyên T. pallidum có khoảng 15 kháng nguyên chính, đa số có bản chất là lipoprotein. II.- KHẢ NĂNG GÂY BỆNH Bệnh giang mai chưa điều trị là một bệnh mạn tính tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có triệu chứng và bệnh lý riêng. 1.- Giang mai sơ kỳ hay giang mai I: sự lây truyền bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương nhiễm khuẩn. Trong nhiều giờ sau lần tiếp xúc đầu tiên, xoắn khuẩn phát tán khắp cơ thể. Tuy nhiên, xoắn khuẩn nhân đôi tốt nhất ở tại chỗ xâm nhập gây ra tổn thương loét đầu tiên gọi là săng (còn gọi là hạ cam), không đau, nền cứng, thường đơn độc nếu không tiếp tục bị nhiễm để tạo thêm săng mới. Da xung quanh phù nề và thâm nhiễm tế bào viêm. Trung tâm săng tích tụ thanh dịch chứa rất nhiều xoắn khuẩn. Thành phần chủ yếu của dịch là hyaluronic acid và chondroitin sulphate. Săng có thể tự lành trong vòng 1-5 tuần. Suốt thời kỳ giang mai I hạch lymphô bẹn hơi sưng to nhưng hiếm khi mềm. Kháng thể thường chỉ xuất hiện 1-4 tuần sau khi săng hình thành. 2.- Giang mai kỳ II: xoắn khuẩn xâm nhập mọi cơ quan trong cơ thể và tất cả dịch cơ thể. Những triệu chứng không đặc hiệu xuất hiện khoảng 1-5 tuần sau khi săng lành, gồm sốt, nhức đầu, đau họng, đau các khớp và chán ăn. Triệu chứng đặc hiệu ngoài da là hồng ban toàn thân, u lồi giang mai (condylomata lata). Những thay đổi biểu mô của những tổn thương này gồm thâm nhiễm bạch cầu, hoại tử tế bào sừng, dày tế bào biểu mô, và tăng sừng hóa nhiều mức độ khác nhau. Chúng tự lành trong vòng 2-6 tuần, nhưng có thể tái hiện trong năm đầu tiên sau khi nhiễm khuẩn nếu bệnh nhân không chữa trị. Phức hợp miễn dịch tuần hoàn gồm IgG và C3, được tìm thấy trong 80% trường hợp giang mai II, có thể gây lắng đọng trong thận và sau đó làm tổn thương thận. Tiếp theo giang mai kỳ II bệnh tiến triển từ cấp tính sang tình trạng mạn tính. Giai đoạn này kéo dài ngắn hơn một năm, thường không có triệu chứng nên được coi là không lây lan và được gọi là giang mai thời kỳ tiềm ẩn sớm. Suốt thời kỳ này, có thể tái xuất hiện đợt nặng của giang mai kỳ II. Mặc dù được coi là không lây, phụ nữ có thai vẫn có thể truyền sang thai nhi trong 4 năm sau lần nhiễm đầu tiên nếu không điều trị. 3.- Giang mai muộn: thường xuất hiện triệu chứng giang mai kỳ III hay giang mai muộn 10-20 năm sau lần nhiễm đầu tiên. Tổn thương gôm thấy ở 16% trường hợp không điều trị sau khi nhiễm bệnh. Gôm giang mai xuất hiện trên da, trong xương, niêm mạc, nội tạng, cơ hay mắt. Tổn thương tim mạch thấy ở 10% bệnh nhân không điều trị. Quá trình viêm nội mạc động mạch chủ kéo dài nhiều năm tác động cả 3 lớp vách động mạch chủ dẫn tới thoái hóa áo trong và hình thành mảng xơ vữa. Động mạch vành cũng có thể bị ảnh hưởng. Tổn thương thần kinh thấy ở khoảng 6,5% trường hợp không điều trị. Mặc dù giang mai thần kinh có thể phát triển trong giang mai kỳ II nhưng thường đó là biến chứng của giang mai muộn xuất hiện chừng 2 năm sau lần nhiễm đầu tiên. Giang mai thần kinh có nhiều dạng: viêm màng não mạn tính để lại dư chứng trên nhu mô và mạch máu trong não và tủy sống; viêm màng não cấp tính với viêm nội tủy dạng hạt và viêm nội động mạch; teo não; chất trắng vỏ não thoái hóa myelin… Tuy nhiên, triệu chứng giang mai thần kinh không phải luôn luôn được biểu hiện. 4.- Giang mai bẩm sinh: xoắn khuẩn nhiễm trực tiếp vào hệ tuần hoàn thai nhi. Triệu chứng thường xuất hiện từ 3 tuần đến 6 tháng sau khi trẻ chào đời. Đến 50% trẻ khi sinh
  • 3. 3 không có triệu chứng. Bệnh cảnh gồm có phì đại gan lách, tổn thương da, viêm sụn- xương, biến dạng răng và xương, điếc, mù, thiểu năng trí tuệ. III.- CHẨN ĐOÁN VI KHUẨN HỌC Rất nhiều kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán giang mai đã được triển khai. Có thể xếp chúng thành bốn loại: (1) soi trực tiếp dưới kính hiển vi khi có sang thương hiện diện, (2) phản ứng huyết thanh không chuyên biệt dùng để tầm soát bệnh, (3) phản ứng huyết thanh chuyên biệt dùng để khẳng định bệnh, và (4) phát hiện kháng nguyên trực tiếp dùng trong nghiên cứu và dùng làm tiêu chuẩn vàng để đánh giá xét nghiệm. 1.- Kỹ thuật hiển vi trực tiếp: với sự hiện diện của tổn thương, việc phát hiện xoắn khuẩn trực tiếp là cách chẩn đoán giang mai dễ dàng và đặc hiệu nhất nếu ta có thể loại trừ tình trạng nhiễm những Treponema khác. Tuy nhiên, kết quả hiển vi âm tính chưa thể loại trừ bệnh giang mai. 1.1.- Kính hiển vi nền đen: bệnh phẩm là thanh dịch không có hồng cầu và mảnh vụn mô, lấy ở tổn thương săng, u lồi giang mai, mảng nhày, hoặc cổ tử cung và âm đạo chứa rất nhiều vi khuẩn T. pallidum. Cũng có thể lấy chất dịch hút từ hạch lymphô sưng gần tổn thương. Quan sát bệnh phẩm tức thì sau khi lấy. Dưới kính hiển vi nền đen T. pallidum là những xoắn khuẩn mảnh, vòng xoắn lượn khít, chắc và đồng dạng, nó di chuyển giống như mũi khoan bằng cách xoay quanh trục dọc. Dùng kính hiển vi nền đen có thể chẩn đoán được giang mai sơ kỳ, kỳ II, giai đoạn tái phát và giang mai bẩm sinh. 1.2.- Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang trực tiếp: dùng kháng thể đặc hiệu cộng hợp huỳnh quang phát hiện T. pallidum trong chất bài tiết, chất tiết từ tổn thương, trong mô và dịch cơ thể, trong vết loét ở miệng và ruột. Kỹ thuật này được dùng chẩn đoán giang mai kỳ II, giang mai muộn, giang mai bẩm sinh. 2.- Huyết thanh học: là phản ứng được dùng chủ yếu với huyết thanh bệnh nhân, dù vậy một ít sản phẩm thương mại có thể sử dụng huyết tương. 2.1.- Phản ứng không chuyên biệt: phát hiện kháng thể IgM và IgG bằng kháng nguyên có thể là chất liệu lipoid từ tế bào bị tổn thương của ký chủ hoặc chất liệu lipoprotein hoặc cardiolipin của Treponema hay cardiolipin trích từ tim bò. Kháng thể xuất hiện khoảng một tuần sau săng giang mai nhưng không đặc hiệu vì còn có ở một số bệnh khác như lupus, phong, sởi,… Những kỹ thuật thông dụng xét nghiệm bệnh là phản ứng lên bông VDRL (Venereal Disease Research Laboratory), phản ứng ngưng kết latex RPR (Rapid Plasma Reagin). Kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay) không đặc hiệu cũng được triển khai dựa trên căn bản VDRL gắn men. Ba vấn đề chủ yếu của phản ứng không chuyên biệt là hiện tượng tiền vùng, phản ứng dương giả và bình giải kết quả. Hiện tượng tiền vùng xảy ra ở chừng 2% bệnh nhân giang mai II. Đó là do không có kinh nghiệm với huyết thanh có hạt nên kỹ thuật viên đọc sai kết quả hoặc lúc thực hiện phản ứng lại nhỏ kháng nguyên vào huyết thanh trước khi trải huyết thanh vào ô. Ngoài ra kết quả âm giả cũng xảy ra ở giang mai giai đoạn sớm, giang mai muộn và giang mai tiềm ẩn. Phản ứng dương giả phụ thuộc vào thử nghiệm và quần thể khảo sát. Khoảng 10% người chích ma túy cho phản ứng giang mai dương giả. Phản ứng dương giả tồn tại dưới 6 tháng liên hệ với viêm gan, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm phổi do virus, thủy đậu, sởi, nhiễm virus khác, sốt rét, chủng ngừa, có thai, hoặc do lỗi kỹ thuật. Phản ứng dương giả mạn tính liên quan các bệnh mô liên kết hay bệnh immunoglobulin bất thường.
  • 4. 4 Bình giải kết quả test không chuyên biệt phụ thuộc vào quần thể khảo sát và giai đoạn bệnh. Phản ứng dương hay dương yếu có thể xảy ra trong mọi thời kỳ bệnh. Tuy nhiên kết quả âm tính có thể xảy ra trong thời gian ủ bệnh. Khi xét nghiệm tầm soát bệnh trong quần thể nguy cơ thấp cho kết quả dương tính thì phải được khẳng định bằng thử nghiệm chuyên biệt. Một căn nguyên chính gây lầm lẫn khi sử dụng thử nghiệm không chuyên biệt là nhiệt độ phòng xét nghiệm quá nóng (> 29o C) hay quá lạnh (< 23o C). Ngoài ra còn do bản chất sản phẩm, thời gian và vận tốc ly tâm. Bảng so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của những thử nghiệm không chuyên biệt (kháng nguyên không phải là T. pallidum) Độ nhạy (%) % đặc hiệu Thử nghiệm Kỳ I Kỳ II Tiềm ẩn Muộn VDRL 74-87 100 88-100 37-94 96-99 RPR 77-100 100 95-100 73 93-99 ELISA 90 100 100 97 2.2.- Phản ứng huyết thanh chuyên biệt: về mặt kỹ thuật thì phức tạp hơn và đắt tiền hơn phản ứng không chuyên biệt nên không dùng để sàng lọc giang mai. Phản ứng chuyên biệt dùng khẳng định dương tính của phản ứng không chuyên biệt, hoặc để xác định triệu chứng lâm sàng mà kết quả test không chuyên biệt âm tính. Khoảng 1% dân số cho kết quả dương tính giả với phản ứng chuyên biệt. Phản ứng chuyên biệt không thể dùng theo dõi trị liệu giang mai. Phản ứng huyết thanh chuyên biệt sử dụng những sản phẩm dùng T. pallidum hay thành phần của nó làm kháng nguyên, gồm phản ứng TPI, FTA-ABS, TPHA, kỹ thuật miễn dịch thấm (immunoblotting). TPI dùng dòng Nichols cấy trên dịch hoàn thỏ làm kháng nguyên, sự hiện diện của bổ thể và kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân sẽ làm bất động các xoắn khuẩn sống. Hiện tượng này nhìn thấy được dưới kính hiển vi nền đen. Nhược điểm thử nghiệm TPI là phản ứng khá phức tạp về kỹ thuật, tốn thời gian và đắt tiền. FTA-ABS là kỹ thuật kháng thể hùynh quang gián tiếp sử dụng dòng Nichols làm kháng nguyên. Huyết thanh bệnh nhân được loại bỏ kháng thể không đặc hiệu rồi phủ lên kháng nguyên. Kháng thể đặc hiệu sẽ bao lấy xoắn khuẩn. Cộng hợp (conjugate) gồm kháng thể anti-Immunoglobulin người đã đánh dấu huỳnh quang được thêm vào, gắn với phức hợp kháng thể bệnh nhân và xoắn khuẩn. Kết quả là xoắn khuẩn phát sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang. Kỹ thuật này có nhược điểm là nhiều thành phần phản ứng, đòi hỏi kiểm tra chứng nhiều mức độ, cộng hợp phải được chuẩn độ và kính hiển vi phải dùng màng lọc thích hợp. Thử nghiệm ngưng kết hồng cầu (TPHA) dùng kháng nguyên là xoắn khuẩn dòng Nichols gắn lên hồng cầu cừu. Kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân cho vào sẽ làm ngưng kết hồng cầu. Phản ứng này đơn giản, rẻ tiền hơn và ít phản ứng dương giả hơn FTA-ABS. Tuy nhiên, căn nguyên sai sót của kỹ thuật là dùng giá mang không đúng loại hay lấm bụi, sử dụng micropipette không chính xác và sự rung động của phòng xét nghiệm. Ngày nay đã có phản ứng TPHA tự động, được nhận định là đặc hiệu ít nhất gấp đôi test RPR. Ngoài ra, kỹ thuật ELISA cũng được vận dụng với kháng nguyên đặc hiệu là những protein màng của T. pallidum. Hoặc trong kỹ thuật thấm miễn dịch, protein kháng nguyên từ xoắn khuẩn được điện di ly trích và chuyển sang màng nitrocellulose để tạo nên bản thấm kháng nguyên đặc hiệu.
  • 5. 5 Phản ứng huyết thanh chuyên biệt có thể cho kết quả dương giả (< 1%) với những trạng thái như lupus ban đỏ hệ thống, lupus do thuốc, bệnh phong, tuổi già, người nghiện. Ngoài ra, khoảng 85% người bệnh giang mai đã điều trị thành công còn cho kết quả dương tính với các phản ứng chuyên biệt nhiều năm về sau. 3.- Kỹ thuật phát hiện trực tiếp khác: tiêm bệnh phẩm vào động vật thực nghiệm, dùng đoạn dò DNA, sử dụng kỹ thuật PCR,… IV.- TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN BỆNH GIANG MAI 1.- Giang mai kỳ I 1.1.- Xác định: nhận dạng T. pallidum trong sang thương, chất hạch, mảnh sinh thiết. 1.2.- Khả nghi: sang thương điển hình; và có thêm 1 trong 2 điều kiện sau: + huyết thanh phản ứng với thử nghiệm không chuyên biệt hay chuyên biệt và không có tiền căn giang mai. Hoặc: + bệnh nhân có tiền căn giang mai tăng hiệu giá kháng thể gấp 4 lần với thử nghiệm không chuyên biệt định lượng. 1.3.- Gợi ý: sang thương giống săng giang mai và có quan hệ tình dục trong vòng 3 tháng trước với người bệnh giang mai. 2.- Giang mai kỳ II 2.1.- Xác định: nhận dạng T. pallidum trong sang thương, chất hạch, mảnh sinh thiết. 2.2.- Khả nghi: sang thương điển hình của kỳ II ở da hay niêm mạc; và có thêm 1 trong 2 điều kiện sau: + huyết thanh phản ứng với thử nghiệm chuyên biệt, hiệu giá  8 với thử nghiệm không chuyên biệt và không có tiền căn giang mai. Hoặc + bệnh nhân có tiền căn giang mai tăng hiệu giá kháng thể gấp 4 lần. 2.3.- Gợi ý (khi không thực hiện được test huyết thanh): hiện diện các dấu hiệu lâm sàng như trên và có quan hệ tình dục trong vòng 6 tháng trước với người bệnh giang mai. 3.- Giang mai tiềm ẩn sớm 3.1.- Xác định: không có chẩn đoán xác định vì không hiện diện sang thương trong thời kỳ tiềm ẩn. 3.2.- Khả nghi: không có dấu hiệu và triệu chứng; huyết thanh phản ứng với thử nghiệm không chuyên biệt và chuyên biệt. Có thêm 1 trong 2 điều kiện sau: + năm trước đó test huyết thanh không chuyên biệt âm tính. Hoặc + hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần trên bệnh nhân có tiền căn giang mai hay có tiền căn với những triệu chứng tương ứng với giang mai sớm. 3.3.- Gợi ý: phản ứng huyết thanh không chuyên biệt dương tính và có quan hệ tình dục với người bệnh trong vòng 1 năm trước. 4.- Giang mai muộn lành tính và thể tim mạch 4.1.- Xác định: phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp tìm T. pallidum dương tính với mảnh mô. 4.2.- Khả nghi: test chuyên biệt dương tính; không điều trị giang mai trước đó; triệu chứng đặc biệt của giang mai muộn lành tính hay của thể tim mạch. 5.- Giang mai thần kinh 5.1.- Xác định: phản ứng huyết thanh chuyên biệt dương tính và có thêm 1 trong 2 điều sau: + phản ứng VDRL dương tính với dịch não tủy bệnh nhân. Hoặc + soi thấy T. pallidum trong dịch não tủy hay trong mô. 5.2.- Khả nghi: phản ứng huyết thanh chuyên biệt dương tính và có thêm 1 trong 2 điều sau:
  • 6. 6 + dấu hiệu lâm sàng của giang mai thần kinh. Hoặc + protein hay bạch cầu trong dịch não tủy tăng mà không tìm ra nguyên do khác. 6.- Giang mai bẩm sinh 6.1.- Xác định: soi trực tiếp thấy T. pallidum trong dây rốn, nhau, nước mũi hay sang thương da. 6.2.- Khả nghi: bà mẹ đứa bé mắc bệnh mà chưa điều trị hay điều trị không đầy đủ lúc sinh bé; phản ứng huyết thanh chuyên biệt của bé dương tính; và có thêm 1 trong 4 tiêu chí sau: + thăm khám bé phát hiện dấu hiệu lâm sàng giang mai bẩm sinh. Hoặc + xét nghiệm thấy dịch não tủy bất thường mà không có nguyên do khác. Hoặc + phản ứng VDRL dương tính với dịch não tủy của bé. Hoặc + kháng thể IgM đặc hiệu giang mai dương tính. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ 1.- Phòng bệnh Chưa có văcxin phòng bệnh. Phát hiện sớm và điều trị triệt để người mắc bệnh qua khám sức khoẻ, kiểm tra huyết thanh trước khi kết hôn, và xét nghiệm cho sản phụ. Giáo dục về tình dục an toàn. 2.- Điều trị Dùng kháng sinh Penicillin hoặc thay thế bằng Tetracyclin (hay Doxycyclin) cho người dị ứng với Penicillin. Hiện nay không còn sử dụng Erythromycin làm thuốc thay thế vì nguy cơ kháng thuốc. Trong khi điều trị có thể xảy ra phản ứng Jarisch-Herxheimer trong 12 giờ đầu do xoắn khuẩn bị diệt và phóng thích lượng kháng nguyên lớn. Theo dõi hiệu quả bằng phản ứng huyết thanh định lượng mỗi 3 tháng cho đến ít nhất một năm.