SlideShare a Scribd company logo
Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng 
Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT 
Vaø soá 41/GP - SÑBS 
Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC 
TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 
27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi 
ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 
CHUÛ NHIEÄM 
GS. Hoaøng Chöông 
TOÅNG BIEÂN TAÄP 
Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa 
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC 
Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung 
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP 
Ts. Nguyeãn Minh San 
TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ 
Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai 
THÖ KYÙ TOØA SOAÏN 
Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn 
Nhaø baùo Töø My Sôn 
GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH 
Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân 
HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP 
GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ 
- Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. 
Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - 
TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh 
- TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong 
- NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng 
BAN CHUYEÂN ÑEÀ 
VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP 
Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM 
Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi 
ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn 
VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH 
Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi 
ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; 
Mobile: (+84)989.186661 
Email: trantrungvanhien@gmail.com 
Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn 
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 
288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM 
ÑT: (84.8)38.353.878 
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG 
Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng 
ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn 
Trình baøy - De. Quang Anh 
TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH 
Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM 
In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I 
GIAÙ: 50.000VNÑ 
nội dung 
SỐ 7+8 (260)-2014 
CULTURE OF VIETNAM 
SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 
4. 45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ 
(1969-2014):“Việc riêng” của Bác Hồ 
trong Di chúc của Người 
Ny San 
8. Thiên tài Hồ Chí Minh trong nhận 
diện, đối sách với hiểm họa dân tộc 
(qua đẩy đuổi 20 vạn quân Tầu Tưởng 
ra khỏi miền Bắc sau Cách mạng tháng 
8 / 1945) 
Trương Nguyễn 
12. Nỗi đau Vị Xuyên 
Mạc Công Lý 
16. Nhãn quan văn hóa Lê Duẩn 
Nguyễn Minh Hoàng 
20. Nhớ anh Sáu Dân qua những quyết 
sách đối với vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long 
Lữ Minh Châu 
22. Võ Thị Thắng - Sống mãi “Nụ cười 
Chiến thắng” 
Hoàng Linh Ny 
25. Những gương mặt trí thức tiêu biểu, 
là yếu nhân trong Cách mạng tháng 
Tám năm 1945 ở Sài Gòn 
Đặng Minh Phương 
29. An Lão mảnh đất anh hùng 
GS Hoàng Chương 
HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 
32. Vũ Khiêu - Người Hiền 
Ny San 
37. Tuổi 17 của Tô Hoài 
Châu Giang 
39. Những vấn đề đặt ra từ Tọa đàm 
khoa học “Thơ Nguyễn Thế Kỷ về 
Hoàng Sa, Trường Sa” 
Nguyễn Thuỳ Linh 
43. Tổ quốc Việt Nam 
Thơ Nguyễn Thế Kỷ 
44. “Về Tổ” - Bách khoa thư nhỏ về biển 
đảo … bằng thơ 
TS. Nguyễn Minh San 
Ảnh bìa 1: Ông Bùi Văn Thắng - Phó Bí thư 
Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhận 
Giải thưởng “Top 100 Nhà quản lý xuất sắc” - 
2014, từ Ông Chalơnnhiapaohơ - Bộ trưởng Bộ 
Tư pháp Lào và ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ 
trưởng BNG - Chủ tịch UBNN về người Việt 
Nam ở nước ngoài tại lễ Vinh danh các Đơn vị, 
cá nhân tiêu biểu Asean - 2014 
TỪ TRONG DI SẢN 
50. Đại Huệ sơn - núi thiêng - điểm du 
lịch văn hóa tâm linh xứ Nghệ 
Trương Nguyễn Hà Bình 
54. Sự khác và giống nhau về vũ đạo 
giữa sân khấu Tuồng và sân khấu Kinh 
kịch của Trung Quốc 
NSƯT-Võ sư Trần Hưng Quang 
57. Văn hóa của cư dân vùng biển đảo - 
văn hóa của những người canh giữ thành 
lũy an ninh quốc phòng cho đất nước 
ThS Đặng Vũ Cảnh Linh 
DIỄN ĐÀN 
61. Kinh doanh văn hóa 
GS.TS Lê Ngọc Trà 
63. Ca sĩ Anh Thơ đưa “Xa khơi” … 
xuống hạng 
Phạm Việt Long 
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 
66. Công ty CP Mía đường Sơn La - Người 
đồng hành với đồng bào dân tộc nghèo 
Quang Hòa 
68. Công ty Thép Việt Thái- Vươn lên từ 
truyền thống của làng nghề 
Đại Miêu 
DOANH NHÂN TÂM - TÀI 
70. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng- 
Người có “duyên nợ” với ngành TDTT 
Mộng Huệ 
72. Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài 
liệu & Khoa học Trung ương - Chị ấy là 
Phạm Thị Tuyết 
Trúc Lam 
THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC 
NHÌN VĂN HÓA 
74. Ngân hàng TMCP An Bình - Kiên trì 
với định hướng phát triển bền vững 
Thế Điệp 
76. Tổng Cty cấp nước Sài Gòn - TNHH 
MTV: “Cột trụ” vững chãi SaWaco 
Mộng Huệ 
78. Công ty CP Tập đoàn Thiên Long: 
Linh hoạt vượt khó 
Mộng Huệ 
ĐỜI SỐNG QUANH TA 
80. Lễ Vinh danh Các đơn vị, doanh 
nghiệp, cá nhân tiêu biểu Asean - 2014 
Bình Nguyên
EVENTS & COMMENTS 
4. 45 years of realising Uncle Ho’s 
Testament (1969-2014): “The individual 
matter” of Uncle Ho in will 
Ny San 
8. Ho Chi Minh genius to identify, to 
cope with potential hazard of the nation 
(To expel 20 thousand troops of Chiang 
Kai-shek after Revolution August/1945) 
Truong Nguyen 
12. Pain of Vi Xuyen 
Mac Cong Ly 
16. A Le Duan’s cultural view 
Nguyen Minh Hoang 
20. Remember brother Sau Dan through 
his decisions on the Mekong Delta 
Chau Lu Minh 
22. Vo Thi Thang - Live forever with 
“Winning Smile” 
Hoang Linh Ny 
25. The faces of the important 
typical intellectuals in the August 
Revolution/1945 in Saigon 
Dang Minh Phuong 
29. Heroic An Lao 
Prof. Hoang Chuong 
NMSTALENTS OF VIETNAMESE LAND 
32. Professor Vu Khieu - A person 
extremely rare! 
Ny San 
37. - Age 17 of write To Hoai 
Chau Giang 
39. The problems based on the scientific 
seminar “Nguyen The Ky’s Poetry on 
Paracel, Spratly Islands” 
Nguyen Thuy Linh 
43. Vietnam Fatherland 
Poet of Nguyen The Ky 
44. “Go Home” - A minimised Encyclopedia 
on sea, islands... by poetry 
Dr. Nguyen Minh San 
INSIDE HERITAGE 
50. Dai Hue mountain: The sacred 
mountain - A tourist spiritual cultural 
point in Nghe land 
Truong Nguyen Ha Binh 
Contents 
number 7+8 (260) - 2014 
54.The similarities and differences 
between Tuong stage and Chinese opera 
Eminent Artist, martial art Master 
Tran Hung Quang 
57. Culture of the inhabitants in islands: 
Culture of the guards to national 
ramparts, security of country 
Ma. Dang Vu Canh Linh 
FORUM 
61. Business of culture 
Prof. Dr. Le Ngoc Tra 
63. Singer Anh Tho degrades “Going off 
shore” ... relegation 
Dr. Pham Viet Long 
FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT 
66. Son La Sugar JS Corporation - 
Companion with poor minorities 
Quang Hoa 
68. Viet Thai Steel Corporation - Rising 
from villages traditional craft 
Dai Mieu 
BUSINESSMAN HEART - TALENT 
70. Danang University of Sport: A person 
has “destiny” with sports 
Hue Mong 
72. Limited Company - Central Firm of 
Scientific & Documentary Film - She is 
Pham Thi Tuyet 
Truc Lam 
TRADEMARK - BRAND NAME 
BY CULTURAL VIEW 
74. An Binh Commercial Joint Stock 
Bank - Persisting with the direction of 
sustainable development 
The Diep 
76. Saigon Water Supplying Corp.: “A 
firm column” SaWaco 
Hue Mong 
78. JSC Thien Long Group: Flexible 
overcoming difficulties 
Mong Hue 
LIFE AROUND US 
80. Ceremony Honoring units, 
businesses, individuals representing 
Asean - 2014 
Binh Nguyen
45 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC BÁC HỒ (1969 - 2014) 
“Việc riêng” của Bác Hồ 
trong Di chúc của người 
Trước khi từ biệt thế giới này đúng 4 năm, 3 tháng, 18 ngày, ngày 15/5/1965, vào dịp 75 tuổi, Bác Hồ 
đã viết bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, để “phòng khi sẽ đi gặp cụ C. Mác, cụ VI. Lênin 
và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột 
ngột”. Bản Di chúc Bác viết có sự Chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Thứ nhất BCHTƯ Đảng. 
Nguyên tác, Bác không đặt tên cho văn bản “Tuyệt đối bí mật” này là Di chúc, mà Bác chỉ viết là “để lại 
mấy lời này, chỉ tóm tắt vài việc thôi”. Điều này đã càng thêm khẳng định sự khiêm tốn, nhân cách cao 
cả của Bác. “Vài việc” mà Bác viết trong bản Di chúc, là: 1. Nói về Đảng; 2. Đoàn viên và thanh niên; 
3. Nhân dân lao động; 4. Cuộc kháng chiến chống Mỹ; 5. Về phong trào Cộng sản thế giới; 6. Về việc 
riêng. Bài viết này chỉ xin trình bày những suy nghĩ về “việc riêng” của Bác mà Bác viết trong Di chúc. 
l NY SAN 
Bác dùng một từ là “việc riêng”, tức là việc chỉ 
thuộc về cá nhân của Bác, để phân biệt với 
việc chung, mà Bác là lãnh tụ Đảng, là Chủ 
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bản Di 
chúc, Bác đề cập đến “việc riêng” của mình rất ít, tỷ 
lệ “việc riêng” trên “việc chung” chỉ chiếm 1/6 thôi. 
Qua đây, chúng ta cũng thấy Bác Hồ là người dành 
“cả một đời vì nước vì dân”. 
Khi Bác viết “Về việc riêng”, nếu không đọc kỹ 
những việc mà Bác kể cụ thể ra, ta sẽ nghĩ đến rất 
nhiều việc của một con người phải làm (hay sẽ làm) 
trong môi trường gia đình và xã hội, với chằng chịt 
các mối quan hệ mà, mỗi mối quan hệ đó đã (hoặc 
sẽ) nảy sinh không biết bao việc/chuyện. Nào là việc/ 
chuyện họ hàng bên nội, bên ngoại; việc/chuyện vợ 
chồng; việc/chuyện cha/mẹ - con cái; việc/chuyện 
con chung, con riêng, con ngoài giá thú; việc/chuyện 
đất đai/Sổ Đỏ, nhà cửa, xe cộ, tài khoản ngân hàng,… 
Nói chung, nếu một người đàn ông bình thường ở vào 
tuổi 75 như Bác, sẽ có vô số việc / chuyện riêng để 
lại cho người thân phải giải quyết nếu chẳng may qua 
đời. Không ít người, trong đó có cán bộ, Đảng viên 
4
có chức vụ cao trong Đảng, chính quyền khi sống 
luôn đặt quyền lợi riêng trên lợi ích chung, có những 
chuyện không minh bạch hoặc có những chuyện 
chưa thể nói, thấy không thể mang theo xuống mồ, 
vào lúc lâm chung, đã phải nói ra hoặc công bố di 
chúc, đã gây sốc cho người còn sống. Không ít gia 
đình, sau khi người thân qua đời, muốn tìm của, tìm 
đất đai, tìm con riêng của vợ hoặc chồng, đã đi tìm 
cứu cánh ở gọi hồn, đưa đến không biết bao nhiêu 
chuyện dở khóc, dở cười, có trường hợp gây nên thù 
oán, bởi tin lời hồn nói. Đó là lẽ thường tình, ai sinh ra 
rồi cũng có một lần. 
“Việc riêng” của Bác mà Bác nói/đặt vấn đề trong 
Di chúc, sau khi mình qua đời rồi, chỉ có Một - Việc - 
Duy - Nhất. Đó là việc lo đám tang của mình thế nào 
sau khi Bác qua đời. Về việc tang của mình, Bác dặn: 
“chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền 
bạc của nhân dân”. (3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, 
Bác có sửa chữa, bổ sung vào đoạn này như sau: 
“chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng 
phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”). 
Như để chỉ dẫn các việc phải làm để tránh tốn 
kém, lãng phí tiền bạc của nhân dân, Bác yêu cầu: 
“thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”, “Tro 
xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo 
và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 
một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để 
những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên 
có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng 
một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. 
Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong 
cảnh và lợi cho nông nghiệp. 
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống 
nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền 
Nam”. (3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, Bác có sửa 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
chữa, bổ sung vào đoạn này như sau: “Tôi yêu cầu thi 
hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng 
cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế 
đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn 
đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng 
tốt hơn. 
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. 
Một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung. Một 
hộp cho miền Nam. 
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà 
chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng 
đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, 
chắc chắn, mát mẻ để những người đến viếng thăm 
có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên và 
chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây 
làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt 
cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc 
nên giao phó cho các cụ phụ lão”. 
Bác Hồ là người sáng lập Đảng ta, người khai sinh 
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân 
chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Công lao của 
Bác với dân, với nước thật vô cùng vĩ đại. Song Bác 
không bao giờ yêu cầu, đòi hỏi ở Đảng, Nhà nước 
và nhân dân ta một đặc ân nào cho riêng mình. Khi 
kháng chiến 9 năm chống Pháp thành công, từ chiến 
khu Việt Bắc trở về Hà Nội, Bác đã từ chối đến ở trong 
Phủ Toàn quyền Đông Dương cũ (nay là Nhà khách 
Chính phủ), mà đến ở trong ngôi nhà anh thợ điện của 
Phủ Toàn quyền đã ở. Sau này, Bác ở trong ngôi nhà 
sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao cá trong Phủ Chủ tịch, 
do Trung ương làm theo yêu cầu của Bác. Hàng ngày, 
Bác ăn mặc giản dị, ăn uống thanh đạm. Bác đã từng 
từ chối nhận Huân chương Sao Vàng - Huân chương 
cao quí nhất của Nhà nước ta. Có thể nói, Bác không 
có một chút gì là của riêng tư/cá nhân, ngay cả thân 
thể của Bác sau khi qua đời Bác cũng muốn được 
hòa vào núi sông Đất Việt không muốn hoá thành 
tượng đồng bia đá. Sinh thời Bác từng nói, gia đình 
của Bác là dân tộc Việt Nam, con cháu của Bác là 
các cháu thanh, thiếu niên Việt Nam. Cả đời Bác chỉ 
có một mong muốn, mong muốn tột bậc là “Làm sao 
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn 
được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, 
ai cũng được học hành”. Cả cuộc đời Bác, chỉ một lần 
duy nhất, Bác có yêu cầu cho riêng mình, khi Người 
đã 75 tuổi. Lần đầu tiên trong đời, Bác đặt thẳng là 
“Tôi yêu cầu” một việc riêng cho mình. Song cái việc 
mà Bác - Yêu - Cầu đó, không gây sự tốn kém về vật 
5
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
Bác Hồ nói chuyện với bà con nông dân Hùng Sơn - Đại Từ 
- Thái Nguyên năm 1954. Ảnh tư liệu 
chất cho Đảng, cho dân, không đi ngược lại với truyền 
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không vì quyền lợi 
ích kỷ nào cho Bác và gia đình, họ hàng thân tộc của 
Bác. Trái lại, việc Bác - Yêu - Cầu làm cho Bác ấy, lại 
là việc có lợi cho dân cho nước, bảo tồn và phát huy 
truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Đó là, đỡ 
lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân, không 
lãng phí đất đai của nhà nước, giữ vệ sinh môi trường 
sống cho con cháu. Trước khi đi xa, Bác vẫn còn lo 
cho dân: “Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ 
được phổ biến. Vì như thế đối với người sống được tốt 
về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Bao giờ ta có 
nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn”. Bác còn lo 
cho người đến thăm Bác bị nắng gió, khuyên trồng 
cây trên đồi “để những người đến thăm viếng có chỗ 
nghỉ ngơi”. Bác khuyên: “Nên có kế hoạch trồng cây 
trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. 
Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều 
thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông 
nghiệp”. Sinh thời, nỗi nhớ miền Nam không lúc nào 
nguôi trong Bác: “Miền Nam luôn trong trái tim tôi”. 
Trước khi đi xa, Bác vẫn thương nhớ đồng bào Miền 
Nam đang ngày đêm đau khổ rên xiết dưới gót giầy 
của bọn xâm lược và bè lũ tay sai khát máu. Thương 
đồng bào xa xôi, nếu biết tin Bác qua đời sẽ không 
quản đường xa ra viếng Bắc, vì vậy, Bác căn dặn: 
“Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, 
thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. 
(3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, Bác có sửa chữa, bổ 
sung vào đoạn này như sau: “Tro thì chia làm 3 phần, 
bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một 
hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam”. 
Các triết gia đã dạy: Xem xét, đánh giá một Nhân 
Cách Lớn, hãy bắt đầu từ Những Việc Nhỏ. Trong 
hành trình 79 Mùa Xuân của mình, dù chỉ là những 
việc nhỏ hàng ngày, sinh hoạt đối nhân xử thế, việc 
chung hay việc riêng, nhất nhất ở Bác Hồ đều toát 
lên một lối sống giản dị, trong sạch, luôn luôn lo nghĩ 
và làm việc có lợi cho dân, cho nước, yêu thương và 
quan tâm tới đời sống của nhân dân. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Nhiều người 
nước ngoài đã bàn về sức cảm hóa kỳ lạ trong con 
người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có người cho đó là 
do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông minh tuyệt 
vời, do ý chí nghị lực phi thường của Người. Có người 
nói đó là do đức khiêm tốn, giản dị, do sự lạc quan, 
tin tưởng, do tính tình thẳng thắn, cởi mở, do sự từng 
trải, lịch thiệp của Người. Những điều ấy đều đúng. 
Nhưng bao trùm lên tất cả ở Hồ Chủ tịch, chính là 
sự quên mình vì mọi người, chính là sự ham muốn, 
“ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc” của Người 
là làm sao mang lại thật nhiều hạnh phúc cho dân, 
cho nước. Cuộc sống hoàn toàn không một chút bợn 
riêng tư, đã tạo nên ở Người một cái gì vô cùng trong 
sáng”. (Những chặng đường lịch sử, tr 292). 
Bác là một Nhân Cách Lớn không chỉ bởi Người 
đã khai sinh ra nước Việt Nam DCCH, đã đưa dân 
Bác Hồ đi thăm bà con nông dân xã Gia Thượng (Gia Lâm, 
Hà Nội). Ảnh tư liệu 
6
TOÀN VĂN “về VIỆC RIÊNG” CỦA BÁC 
TRONG 
DI CHÚC BÁC HỒ 
1. Trong bản đầu tiên viết ngày 15/5/1965, vào dịp 
mừng 75 tuổi, có sự chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, 
Bác viết: 
“Về việc riêng - Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức 
đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân. 
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa 
táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được 
phổ biến. Vì như thế đối với người sống được tốt về mặt vệ 
sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện 
táng” càng tốt hơn. 
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và 
Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái 
nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người 
đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng 
cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. 
Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành 
rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. 
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, 
thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. 
2. Sau bản trên, Bác còn có 3 lần sửa chữa, bổ sung 
vào bản đầu tiên, vào các dịp: bản đầu viết khi Bác tròn 78 
tuổi, vào 19/5/1968, bản hai Bác viết vào tháng 5/1968, 
bản 3 Bác viết ngày 10/5/1969. Song, trong 3 bản đó, chỉ 
có bản đầu tiên, Bác có viết “Về việc riêng”, như sau: 
“Về việc riêng: Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ 
Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay 
dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối 
hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, 
nhiều hơn nữa. 
Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh 
đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. 
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. 
Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. 
Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại 
không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” 
càng tốt hơn. 
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một 
hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung. Một hộp cho 
miền Nam. 
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn 
hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà 
nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát 
mẻ để những người đến viếng thăm có chỗ nghỉ ngơi. 
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai 
đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây 
nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông 
nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”. 
tộc Việt Nam vẻ vang trên trường Quốc tế, mà cả 
trong những việc riêng. Trong “việc riêng” mà Bác 
đề nghị giúp Bác, cũng thể hiện sự khiêm nhường, 
lo cho dân, không muốn phiền hà cho dân, lo nghĩ 
đến lợi ích lâu dài của dân của nước. Hơn ai hết, 
Bác hiểu rõ những hủ tục gây nhiều tác hại của 
nhân dân ta trong việc tang ma, gây mất vệ sinh, 
tốn kém tiền bạc cho những người còn sống khi có 
người thân qua đời. Vì vậy, Người muốn nêu gương 
trong việc tổ chức việc hậu sự cho mình, với mong 
muốn dân ta cùng thực hiện vì lợi ích của mỗi gia 
đình và cả xã hội. 
Thực hiện Di chúc của Bác, TP Hà Nội và TP 
Hồ Chí Minh đã đi đầu cả nước trong việc xây 
dựng khu hỏa táng/điện táng “Đài hóa thân hoàn 
vũ”. Sau nhiều năm họat động, đến nay, hình thức 
táng này đã nhận được sự hưởng ứng của không 
chỉ nhân dân của hai thành phố đó, mà còn là 
sự lựa chọn của nhân dân nhiều địa phương lân 
cận. Hà Nội đã chấm dứt họat động chôn cất tại 
Nghĩa trang Văn Điển, làm cho môi rường ở khu 
vực này dần dần được cải thiện, trong sạch hơn. 
Tuy nhiên, trong một bộ phận nhân dân, đặc biệt 
là trong không ít gia đình cán bộ, đảng viên không 
học tập và quán triệt Di chúc Bác Hồ, chưa đổi mới 
việc tang ma. Họ không chỉ vẫn giữ nguyên nghi 
thức tang ma cũ có nhiều hủ tục, gây tốn kém tiền 
của, đất đai nông nghiệp, mà nhiều người còn trục 
lợi qua tang ma người thân, rất đáng chê trách. 
Hiện tượng ganh đua kiểu “con gà tức nhau tiếng 
gáy” của một số kẻ hợm của, lại thiếu hiểu biết về 
văn hóa - tâm linh, lầm tưởng làm như thế là báo 
hiếu cha mẹ, biến nghĩa địa thành nơi khoe của, 
xây mồ mả to cao hoành tráng tốn kém hàng trăm 
triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng, chiếm nhiều đất 
đai, với nhiều kiểu cách lai căng, Tây hóa, Trung 
Quốc hóa, mầu mè, cầu kỳ đua nhau mọc lên ở 
các nghĩa địa mà hầu như ở địa phương nào cũng 
có, trong khi người dân địa phương vẫn còn nhiều 
gia đình nhà tranh vách đất, gây nên sự phản cảm 
ở chốn linh thiêng. 
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện 
nay, việc tang ma, nhân dân, trước hết là cán bộ, 
đảng viên ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị cần 
gương mẫu học tập và quán triệt lời căn dặn của 
Bác Hồ trong Di chúc, để việc tang ma vừa tiết 
kiệm, vừa văn minh./.n 
7 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
HỒ CHÍ MINH 
TRONG NHẬN DIỆN, ĐỐI SÁCH VỚI HIỂM HỌA LÂU DÀI CỦA DÂN TỘC 
(QUA VIỆC ĐẨY ĐUỔI 20 VẠN QUÂN TẦU TƯỞNG RA KHỎI MIỀN BẮC SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 /1945) 
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước 
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập 
ngày 2/9/1945. Ngay sau khi ra đời, nước Việt 
Nam mới đã phải đối phó với hoàn cảnh hết sức rối ren, 
thù trong giặc ngoài bốn bề như rươi. 
Kẻ thù bên ngoài đang lăm le xâm chiếm, chống 
phá nước ta có ba thế lực: một là đế quốc Mỹ, hai là với 
Trung Hoa Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, ba là 
với thực dân Pháp đã được Mỹ và Anh giúp trở lại xâm 
lược nước ta lần thứ hai. Cả ba thế lực này đều chống 
lại Việt Nam. Về ba kẻ thù này, trong tác phẩm Những 
chặng đường lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: 
“Khó khăn lớn nhất lúc này là các quân đội nước ngoài 
từ 4 phương cùng dồn dập kéo tới. Bọn ở gần, bọn ở 
xa. Chúng khác nhau về mầu da, về tiếng nói, nhưng 
l TRƯƠNG NGUYỄN 
rất giống nhau ở một dã tâm: muốn thôn tính đất nước 
chúng ta, muốn đẩy chúng ta trở về với cuộc sống nộ lệ” 
(tr 244). Trong mối tương quan lực lượng đó, cách mạng 
Việt Nam ở vào thế hết sức bất lợi, “như trứng chọi đá”. 
Để đưa con thuyền cách mạng nước ta vượt qua thác 
gềnh, đưa Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non 
trẻ thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh lãnh đạo Đảng ta, cùng với việc tổ chức xây dựng 
sức mạnh Đoàn kết của toàn dân để giữ cho được độc 
lập dân tộc, thống nhất lãnh thổ đất nước từ Bắc tới Nam, 
lấy điều này làm cái bất biến để ứng phó với cái vạn 
biến; đồng thời thực hiện việc phân hóa kẻ thù, lợi dụng 
những mâu thuẫn nội bộ của từng đối tượng và những 
mâu thuẫn giữa các đối tượng với nhau để tranh thủ thời 
gian củng cố và xây dựng lực lượng, tránh rơi vào thế 
Thiên tài 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký 
bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946. 
Ảnh tư liệu, nguồn: www.shopkienthuc.net 
8
một mình chúng ta phải đối phó với cả ba kẻ thù trên. 
Trong ba kẻ thù trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh răn Đảng 
ta xác định rõ hiểm họa lâu dài đối với độc lập và toàn 
vẹn lãnh thổ nước ta là kẻ thù đến từ nước láng giềng, 
bọn Quốc dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch. 
Do đó, chúng ta đã thi hành nhiều đối sách nhằm chặn 
đứng mưu mô của một số quân phiệt Trung Quốc định 
chiếm đóng lâu dài nước ta, đẩy đuổi 20 vạn quân Tưởng 
khỏi miền Bắc, để rảnh tay đối phó với quân Pháp quay 
trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. 
Tưởng Giới Thạch là người chống Cộng sản và ôm 
ấp mộng chiếm Việt Nam như mọi ông vua Trung Quốc 
trước đó. Từ cuối năm 1940, Mỹ đã hứa hẹn cho Tưởng 
vào Đông Dương thay Pháp. Vì thế, Tưởng đã chuẩn bị 
kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, “Diệt Cộng, cầm Hồ” 
(Tiêu diệt Cộng sản, bắt giữ Hồ Chí Minh). Để thực hiện 
kế hoạch chiếm đóng lâu dài nước ta, Tưởng đã tập hợp, 
nuôi dưỡng nhóm người Việt đang lưu vong bên Trung 
Quốc giả danh “cách mạng”, trong hai tổ chức “Việt 
Cách”, “Việt Quốc”, chờ cơ hội đưa chúng về nước lật đổ 
chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nay, với việc quân 
đội của Tưởng Giới Thạch được thay mặt quân Đồng 
Minh vào miền Bắc và miền Trung Việt Nam để tước khí 
giới quân Nhật, thì quả là cơ hội trời cho. Giới lãnh đạo 
quân phiệt Trùng Khánh tin rằng đây là một thời cơ rất 
thuận lợi để thôn tính miền Bắc và miền Trung Việt Nam 
mà không phải tốn một viên đạn. Chúng tính ít nhất từ 
Vĩ tuyến 16 trở ra sẽ có một chính quyền tay sai ngoan 
ngoãn của Trùng Khánh. 
Trên thực tế, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 năm 
1945, quân Tàu Tưởng đã theo nhiều ngả ào vào miền 
Bắc và miền Trung, với một số quân gần hai chục vạn 
đông gấp mấy chục lần các lực lượng vũ trang ta, lại 
được trang bị bằng vũ khí Mỹ, cùng với một nhóm tay 
sai người Việt trong đảng phản động Việt Quốc, Việt 
Cách. Bọn chúng tuyên bố thời gian quân đội Tưởng 
làm nhiệm vụ ở Việt Nam sẽ không có hạn định. Giữa 
tháng 9 năm 1945, đội quân Tầu Tưởng, theo sau là bọn 
phản động lưu vong trong đảng Việt Quốc, Việt Cách tới 
Hà Nội. Những viên tướng chỉ huy quân đội Tưởng vào 
đóng ngay tại Phủ Toàn quyền Đông Dương. Còn bọn 
Nguyễn Hải Thần chiếm khu trung tâm thành phố, biến 
nó thành khu tự trị để tiến hành những hoạt động chống 
phá cách mạng. 
Hai mươi vạn quân Tưởng tràn vào Việt Nam do 
tướng Lư Hán chỉ huy. Mang tiếng là đội quân thực hiện 
xứ mệnh của Đồng Minh đi tước khí giới Nhật, nhưng 
thực chất, đây là đội quân ô hợp, phần nhiều là dân ốm 
đói, ghẻ lở, bệnh tật từ Vân Nam đến. Vì là dân phù thũng 
nên dân ta mới gọi chúng là bọn “Tàu phù”. Tình thế này 
Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945 
lại đặt ra cho ta một hiểm họa nữa là thiếu lương thực 
trầm trọng. Nước ta đang gặp nạn đói, đã có gần 2 triệu 
người chết đói, nay lại phải nuôi các ông khách ốm đói, 
lương thực không đủ, khó khăn chồng chất khó khăn. 
Nguy cơ chết đói tiếp đã hiển hiện. Trong tác phẩm Pháp 
quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh (Nxb Văn hóa thông tin, 
H 2001), ông Vũ Đình Hòe, viết: “Đồng bào ta mọi nơi 
điêu đứng vì họ. Ta phải cung cấp gạo, tiền, nhà ở đến 
cả chiếc bóng đèn, cân đường và thuốc phiện. Những 
người thời đó, hiện nay còn sống, ắt còn lợm giọng, nhìn 
những đoàn quân “Tầu phù” nhếch nhác, gánh gồng nồi 
niêu, chổi cùn, rế rách, đầu tóc bù xù chấy rận, qua các 
chợ, thị xã vào cướp giật đủ thứ, ỉa đái lung tung. Tất 
nhiên là “Hoa quân” nhập Việt Thủ đô thì có chọn lọc, 
nên các đơn vị của tướng Hà Ứng Khâm đóng rải rác ở 
nội thành có sạch sẽ hơn, lịch thiệp hơn chút ít. Nhưng 
ách chiếm đóng vẫn đè nặng lên người dân mới được hít 
Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
9
thở không khí tự do….Chúng vào chiếm cả một dãy nhà 
lớn (ký túc xá sinh viên) trong sân Trường Đại học phố 
Bobillot. Bộ Giáo dục và nhà riêng tôi ở sát nách đấy, 
anh chị em bảo vệ bảo nhau khéo mềm mỏng, đãi bọn 
sĩ quan thuốc lào, kẹo vừng, kẹo lạc, thì quân của họ đỡ 
quậy. Nhưng chỉ ban ngày thôi, có đêm tôi về, lính Tàu 
chặn xe tôi lại, bẻ cả cờ hiệu cắm ở mui xe, tước cả súng 
ngắn của chú bảo vệ. Đối với mình còn như thế thì đối 
với dân chúng hách dịch và hỗn xược đến đâu. Trung 
ương Đảng Dân chủ nhận được không biết bao nhiêu 
thư khiếu nại của dân, nhất là đồng bào ngoại thành và 
các tỉnh khổ quá, hết chịu nổi”. 
Quân Tầu Tưởng còn ngang nhiên thiết lập các qui 
định phi lý của chúng ở Hà Nội, phớt lờ Chính phủ của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng còn áp đặt giá trị của đồng 
tiền Quan kim, tiền Quốc tệ những thứ tiền giấy từ lâu đã 
trở thành mớ giấy lộn. Hành động này không khác nào 
hành động cướp ngày, trắng trợn cướp đoạt tiền của của 
dân ta. Quân Tưởng còn dung túng cho các đảng phái 
tay sai Việt Quốc, Việt Cách cố tình phá hoại cuộc đàm 
phán Việt - Pháp. Họ gây áp lực để đưa người của những 
đảng này vào chính phủ ta. Họ cho tay sai khiêu khích, 
đẩy ta xung đột với Pháp để họ lợi dụng. 
Theo lệnh quan thầy, dựa vào sức mạnh của bọn Tàu 
Tưởng, các đảng phản động Việt Quốc, Việt Cách điên 
cuồng thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng 
và nhân dân ta. Chúng tuyên truyền, cho mình là cách 
mạng trong khi chưa hề đổ một giọt mồ hôi cho độc lập 
dân tộc. Chúng đòi giải tán chính phủ Việt Minh, đòi loại 
trừ những Bộ trưởng là đảng viên Đảng cộng sản, đòi 
thay đổi Quốc kỳ, Quốc ca, yêu cầu Chủ tịch Hồ chí Minh 
từ chức. Họ chỉ chửi bới, hạch sách mà không đưa ra 
được một biện pháp gì để lo cho đất nước. Trái lại, chúng 
chỉ lo cướp bóc, bắt cóc, tống tiền. Vì họ chỉ là theo đóm 
ăn tàn, cho nên khó lòng nói đến chuyện thống nhất, 
đoàn kết. Họ khủng bố ngay cả những người Việt Cách 
cùng về với họ nhưng có tinh thần dân tộc như các ông: 
Bồ Xuân Luật, Lê Tùng Sơn, Trương Trung Phụng. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Đảng ta đã nhìn 
thấy dã tâm của bọn Quốc dân Đảng Trung Hoa, và bọn 
phản động Việt Quốc, Việt Cách, đã chỉ rõ chúng là kẻ thù 
không đội trời chung của cách mạng. Ta phải cảnh giác đề 
phòng chúng lật ta để thay thế bằng bọn tay sai. 
Trước số quân đông và sự hung hăng của quân đội 
Tưởng và bọn tay sai, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương 
cần phải biết kiên nhẫn chịu đựng, giữ hòa hoãn, có thể có 
những nhân nhượng với quân Tưởng để có thể tập trung 
mũi nhọn và kẻ thù chính. Hồ Chủ tịch nói đó là “đường lối 
Câu Tiễn” để chuyển quan hệ từ yếu sang mạnh. Đại tướng 
Võ Nguyên Giáp kể lại: “Bác kiên quyết trong nguyên tắc 
và linh hoạt về sách lược. Và khi sách lược đã định rồi, 
Bác cũng rất kiên quyết thực hiện sách lược” (Sđd, tr 263). 
Biện pháp hòa hoãn và đường lối nhân nhượng kiểu Câu 
Tiễn với Trung Quốc được thể hiện: 
1. Chúng ta đề ra khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện”. 
2. Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán (Đảng 
ta thành lập Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, làm bình 
phong cho hoạt động lãnh đạo của Đảng). 
3. Đổi tên Chính phủ Lâm thời thành Chính phủ Liên 
hiệp lâm thời, trong đó có Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) 
là Phó chủ tịch, Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc) làm Bộ 
trưởng Ngoại giao, Chu Bá Phượng (Việt Quốc) làm Bộ 
trưởng Kinh tế và Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) làm Phó 
Chủ tịch, Luật sư Phan Anh (ngoài đảng) làm Bộ trưởng 
Quốc phòng, Huỳnh Thúc Kháng (ngoài đảng) làm Bộ 
trưởng Bộ Nội vụ. 
4. Quân Giải phóng Việt Nam được đổi tên là Vệ 
Quốc quân và được lệnh rút khỏi Hà Nội. 
Song, không phải toàn dân, và ngay cả những người 
cách mạng chân chính lúc đó cũng thông, cũng hiểu 
được đối sách đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Cụ Vũ Đình Hòe kể: “Anh em yêu cầu tôi phản ánh 
tình hình lên Hồ Chủ tịch. Cụ Hồ chỉ cười: “Ông tưởng tôi 
không biết à? Cán bộ đảng viên Dân chủ phải gương 
mẫu chịu đựng để cho dân theo và yên tâm. Phải tập “ăn 
dơ” như Câu Tiễn thuở xa xưa ấy! Đành phải giải quyết 
khuyên nhủ chứ ai yên tâm được! Nhưng đấy chỉ là việc 
nhỏ. Còn việc khó hơn gấp trăm, nghìn lần cơ. Tức “lộn 
ruột” lên ấy chứ. Càng nghĩ lại hồi đó, càng thương ông 
Cụ và bái phục Cụ. Người thường nếu không phát điên 
thì cũng lo lắng, buồn bực đến bạc đầu. Thế mà ông 
Cụ vẫn cứ bình tĩnh, nhún nhường, nhưng cương quyết 
bảo vệ nguyên tắc chủ quyền và lãnh thổ, ôn tồn thuyết 
đạo lý với họ để tìm giải pháp cho những yêu sách trịch 
thượng rồ dại của chúng đối với một dân tộc vừa tổng 
khởi nghĩa oanh liệt. Cụ kiên trì chiến lược, với chiến 
thuật khi thì cương, khi thì nhu…Cụ Hồ luôn nhắc nhở 
chúng tôi bình tĩnh, nhẫn nại, còn nước còn tát. Bàn tay 
có ngón dài, ngón ngắn, song tất cả đều tụ nơi bàn tay. 
Đã là người Việt Nam, nhiều ít ai cũng có lòng yêu nước. 
Thà là người phụ ta chứ ta không phụ người…Với nhân 
nghĩa ấy, Cụ cảm hóa được nhiều nhân vật trong họ, ít 
ra thì cũng trung lập được một số trong từng vấn đề gay 
cấn…. Phía Việt Minh cũng có anh em thừa hành không 
kìm được phẫn uất, đã bắn lén, có khi đụng đến cả binh 
lính Tàu. Ta nhớ vụ Chèm Vẽ. Vì bộ chỉ huy quân đội 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
10
chiếm đóng phản kháng kịch liệt, hăm dọa trả đũa, nên 
Cụ Hồ đành gạt nước mắt, ra lệnh xử bắn mấy chiến sĩ 
dân quân phạm kỷ luật. Chính trong bối cảnh phức tạp 
như thế mà theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Đảng cộng 
sản Đông Dương đã tuyên bố tự giải tán….(Pháp quyền 
nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Sđd, tr 68). 
Nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo của chúng 
ta, cộng với áp lực trong nước, sức ép của quan thầy 
Mỹ đã chuyển sang ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương, 
nhận thấy âm mưu chiếm đóng lâu dài đất nước ta 
không có cơ thực hiện, Tưởng Giới Thạch đã bán đứng 
Việt Nam cho Pháp. Ngày 28/2/1946, Chính phủ Trùng 
Khánh đã ký với Pháp Hiệp ước Trung - Pháp, qui 
định rõ việc quân Pháp được vào miền Bắc Việt Nam 
thay thế quân Tưởng, với thời hạn chậm nhất là ngày 
31/3/1946. Tuy không bị bất ngờ với hành động này, 
nhưng cũng đặt cách mạng Việt Nam trước tình thế 
cấp bách. Sau nhiều lần đàm phán, ngày 6/3/1946, Hồ 
Chủ tịch đã ký Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 năm 
1946 với Pháp. Nhiều người gọi Hiệp định 6/3/1946 
là “Hiệp ước Mác xít”, bởi vì nó khiến Tàu Tưởng rút 
về nước chúng, ta thoát một đám đông quấy nhiễu 
chính quyền cách mạng, và khi Lư Hán rút về thì bọn 
Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh chỉ còn cách sang 
Tàu. ..Thoát khỏi cái nợ Tàu trắng, công cuộc kháng 
chiến thuận tiện hơn và uy tín của Việt Minh không ai 
dám tranh cãi. Song, bọn Việt Cách, Việt Quốc, ra sức 
công kích, chống phá. Chúng đưa ra những khẩu hiệu 
cực đoan, kích động tinh thần chống Pháp của nhân 
dân, rêu rao “chính phủ bán nước”, “Hồ Chí Minh bán 
nước”, kêu gọi đánh Pháp ngay. Âm mưu của chúng 
là lợi dụng áp lực của nhân dân, đẩy chính phủ ta vào 
thế chống lại Hiệp ước Trung - Pháp. Nhưng chúng 
ta không mắc mưu chúng. Chỉ thị của Ban thường vụ 
Trung ương ngày 9 tháng 3 năm 1946 nêu rõ: “dã tâm 
của bọn Nguyễn Hải Thần và phái phản động Quốc 
dân đảng cố ý phá cuộc đàm phán giữa ta và Pháp, 
đẩy ta chống lại Hiệp ước Hoa - Pháp để cho cả ba lực 
lượng: Tầu trắng, thực dân Pháp và bọn phản động 
Việt Nam sẽ đứng ra lập chính phủ bù nhìn, đi đôi với 
thực dân Pháp đánh ta, buộc cho ta là phiến loạn, là 
chống Liên hiệp quốc, là phản hòa bình. Lúc đó, quân 
Tầu trắng sẽ có cớ ở lại Đông Dương cùng bọn thực 
dân Pháp và bọn phản động đánh ta”. Trong bối cảnh 
đó, đúng như cụ Vũ Đình Hòe khẳng định: “Tinh thần 
yêu nước, dũng cảm lúc này lại thể hiện bằng đường 
lối Câu Tiễn, muốn rửa sạch cái nhục lớn phải cam 
chịu cái nhục nhỏ”. Cụ Vũ Đình Hòe kể lại câu chuyện 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
diễn ra vào ngày 8/3/1946 (sau khi ký Hiệp định sơ bộ 
6 tháng 3 năm 1946): “Chúng tôi vào tận phòng Cụ 
Hồ đang nằm nghỉ. Không đủ ghế, chúng tôi ngồi ghé 
bên mép giường như là con cháu đến thăm cha ông 
ốm. Trình bày nỗi căm tức và cái khổ của đồng bào, có 
người nghẹn ngào bật khóc. Ông Cụ ngồi nhổm dậy, 
nắm lấy tay anh Đức (Hoàng Văn Đức) và một chị ôn 
tồn nói: “Mình hiểu nỗi khổ tâm của các cô, các chú 
phải nhìn trực tiếp hay thấy cảnh đau lòng của đồng 
bào. Nhưng làm sao được?.... Phải tính rằng một ngày 
dân ta nhắm mắt, bấm bụng “ăn dơ” thì dân ta rèn 
thêm được bao nhiêu đao kiếm, vót thêm được bao 
nhiêu tầm vông, mài được bao nhiêu giáo mác, đào 
được bao nhiêu hố, đắp được bao nhiêu ụ. Hiểu rồi 
chứ? Thế thì gắng sức an ủi động viên đồng bào. Cái 
khỏe của ta là ở đấy!”. 
Trên thực tế, chiến lược của Hồ Chí Minh hoàn 
toàn đúng đắn. Dù có cố tình dây dưa, trì hoãn kéo dài 
việc rút quân, đến ngày 18/9/1946, bộ phận cuối cùng 
của quân Tưởng cũng phải rời Hà Nội về nước. Chỗ 
dựa duy nhất của bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách 
là bọn Tàu Tưởng không còn thì những kẻ hung hăng 
nhất như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần, Vũ 
Hồng Khanh cũng cao chạy xa bay theo quan thầy. 
Trong các mạng, việc giành chính quyền đã khó, 
nhưng việc giữ chính quyền còn khó hơn. Chủ tịch Hồ 
Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người khai sinh 
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là người 
chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt 
qua bao thác gềnh tới đích thành công. Trong chặng 
đường đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng 
hòa non trẻ này, Hồ Chủ tịch đã tìm ra hướng cách 
mạng phải đi như thế nào để giữ vững chính quyền và 
độc lập dân tộc. Chỉ có thể là một người có một kinh 
nghiệm cách mạng toàn thế giới cũng như phải hiểu 
tình hình thực tế của từng nước, trong từng hoàn cảnh 
để đưa ra những yêu cầu vừa mức làm đà cho những 
yêu cầu khác quan trọng hơn, đồng thời phải biết cách 
xây dựng một nền tảng chính trị thực sự vững chắc để 
lấy cái bất biến này chống lại mọi biến đổi như Chủ 
tịch Hồ Chí Minh, mới thành công. May phúc cho dân 
tộc ta có Bác! Còn một may mắn nữa, như Đại tướng 
Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Thực là may phúc cho Việt 
Nam khi từ năm 1941 đến 1951, chỉ một mình Bác 
quyết định tất cả, nếu một người thứ hai xen vào thì 
nhất định thất bại”. (Phan Ngọc - Một thức nhận về văn 
hóa Việt Nam - Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông 
tin, H, 2005, tr 253)./. n 
11
KỶ NIỆM 30 NĂM TRẬN CHIẾN ĐÁNH ĐUỔI QUÂN TRUNG QUỐC Ở VỊ XUYÊN (12/7/1984 - 12/7/2014) 
Nỗi đau VỊ XUYÊN 
Cao điểm 772, Vị Xuyên - nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 12-7-1984 - Ảnh: Hoàng Điệp 
Tạo hóa khéo trêu ngươi khi bắt Việt Nam phải ở cạnh một nước lớn luôn có tham vọng xâm lược, thôn 
tính Việt Nam là Trung Quốc. Ngay từ thế kỷ XII, Toa Đô (Sogatu) đã nói với Hốt Tất Liệt (Khubilai): 
“Giao Chỉ liền đất với Chân Lạp, Chiêm Thành, Xiêm, Miến Điện, nên lập tỉnh ngay trên đất ấy…lấy 
lương thực ở đấy cấp cho binh sĩ, tránh được vận tải đường biển mệt nhọc”. Chiếm cho kỳ được Việt 
Nam hoặc bắt Việt Nam làm tay sai, đó là dã tâm chưa bao giờ thay đổi của các Hoàng đế Trung Hoa 
trước kia, của Quốc dân Đảng Trung Hoa Tưởng Giới Thạch, cũng như các thế lực diều hâu ở Trung 
Nam Hải từ năm 1949 đến nay. Bởi, chỉ có chiếm được Việt Nam hoặc bắt Việt Nam làm tay sai thì 
Trung Quốc mới làm chủ biển Đông, mở được cửa ngõ để xâm chiếm các nước Đông Nam Á. 
Để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng và nền độc lập của mình, cũng như thể hiện trách nhiệm cao cả với 
các nước trong khu vực, các thế hệ người Việt Nam đã kiên cường đứng lên chiến đấu để đánh đuổi 
quân Trung Quốc xâm lược. Trong cuộc chiến đấu ấy, quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc có vinh 
dự và tự hào là phên dậu, là những pháo đài thép giữ gìn toàn vẹn biên cương Tổ quốc. 
MỎ ĐỒNG LỚN TỤ LONG - VỊ XUYÊN ĐÃ MẤT VỀ TRUNG QUỐC 
Trước thời điểm Trung Quốc theo lệnh của Mao Trạch 
Đông đưa quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt 
Nam năm 1974 (lúc đó do Chính quyền Việt Nam Cộng 
hòa quản lý theo qui định của Hiệp định Giơnevơ năm 
1954, trong đó có sự tham gia của đại diện Chính phủ Cộng 
hòa Nhân dân Trung Hoa), lợi dụng địa lý hai nước núi liền 
núi, sông liền sông, ngoài những cuộc chiến tranh qui mô 
lớn (đưa đại quân sang xâm chiếm, sau đó áp đặt bộ máy 
cai trị), Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc chiến 
xâm phạm lãnh thổ, cướp đất đai trên toàn tuyến biên giới, 
đặc biệt là ở những vùng có nhiều khoáng sản quí hiếm. 
Khu mỏ đồng Tụ Long thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà 
Giang là một trong những địa điểm mà Trung Quốc đã dai 
dẳng tiến hành các cuộc xâm chiếm ấy. 
Vùng đất Vị Xuyên đời Hùng Vương thuộc bộ Tân 
Cương, một trong 15 bộ của nước Văn Lang; Đời Hán thuộc 
Mẹ Âu Cơ đã đi vòng trái đất 
Chọn vùng tâm bão để sinh con 
Thơ Trần Mạnh Hảo 
l MẠC CÔNG LÝ 
quận Giao Chỉ. Nước ta đời Trần gọi là châu Tuyên Quang 
thuộc lộ Quốc Oai, sau đổi làm trấn. Thời thuộc Minh, đổi 
làm phủ Tuyên Hóa. Năm 1644, người Mãn Châu xâm lược 
Trung Quốc, đánh đổ nhà Minh, lập nên triều nhà Thanh. 
Song trên thực tế, năm 1663, nhà Minh mới chính thức bị 
nhà Thanh xóa sổ. Sau khi nhà Thanh ổn định cai trị miền 
nam Trung Quốc, trong vòng 20 năm sau, quân Thanh 
liên tục xâm chiếm biên giới nước ta, trong đó có khu vực 
Vị Xuyên, một vùng có nhiều khoáng sản, đặc biệt là có 
nhiều mỏ đồng, vàng, bạc, sắt,…Tụ Long là một xã thuộc 
Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang; phía Tây giáp phủ Khai Hóa 
(Trung Quốc), phía Bắc giáp với Ngưu Dương (Trung Quốc) 
có sông Đổ Chú làm biên giới tự nhiên. Ruộng đất màu mỡ, 
mỗi năm cấy vụ mùa mỗi mẫu được 20 gánh thóc, có gỗ 
thông nổi tiếng, người Trung Quốc tranh nhau mua. Ngoài 
ra, có mỏ đồng và mỏ bạc ở làng Nà Ngọ. 
Trước một mảnh đất giàu tài nguyên như vậy, quan lại 
12
nhà Thanh đã tìm mọi cách để xâm chiếm. Năm 1688, quân 
Thanh đánh chiếm các động thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo 
Lạc, Thủy Vỹ, miền Tây Bắc nước ta, đặt tuần ty thu thuế 
buôn bán. Nhà Lê /Chúa Trịnh đưa thư yêu cầu trả lại đất, 
nhà Thanh không trả và không rút quân về nước. Năm sau 
(1689), quân Thanh lại xâm phạm miền Đông Bắc nước ta, 
lấn chiếm châu Lộc Bình (Lạng Sơn). Quân Thanh một mặt 
cho lính xuống chiếm giữ mỏ đồng Tụ Long, một mặt gửi 
thư sang báo cho bên ta là biên giới của phủ Khai Hóa kéo 
dài xuống phía Nam 240 dặm, không phải chỉ là sông Đổ 
Chú mà là sông Ninh Biên, lập mốc biên giới ở Xưởng Chí, 
vu cho phía ta đã xâm chiếm nội địa Trung Quốc 40 dặm. 
Chúng cho lập bia mốc, đắp dinh lũy và lập đồn ải. 
Trước việc xâm chiếm của quan lại nhà Thanh, triều 
đình Lê - Trịnh làm công văn kháng nghị gửi cho Tuần phủ 
Vân Nam và Hoàng đế nhà Thanh. Tuần phủ Vân Nam lúc 
đó là Ngạc Nhĩ Thái đã làm tờ thư trả lời bản tâu của triều 
đình Lê - Trịnh, quở trách nghiêm khắc ta “càn rỡ” và bảo 
phải làm bản tâu khác tạ tội. Triều đình Lê - Trịnh phái Trịnh 
Kính là trấn thủ Tuyên Quang đem quân lên đề phòng, thổ 
quan ở Tụ Long là Hoàng Văn Tuy quyết tâm giữ đất mỏ. 
Chúa Trịnh Cương nghiêm sức cho quan quân Việt Nam 
chuẩn bị sẵn sàng nhưng không được gây chiến trước. Thư 
từ vẫn được trao đổi giữa Chúa Trịnh và Tuần phủ Vân Nam 
và Hoàng đế nhà Thanh. Quân Thanh thấy quân Việt Nam 
chuẩn bị sẵn sàng, khó lòng mà chiếm đoạt được vùng mỏ 
Tụ Long bằng quân sự, chúng viết thư gửi triều đình ta. Bức 
thư có đoạn: “Địa giới từ sông Ninh Biên trở vào, từ con ngòi 
nhỏ núi Xưởng Chí trở ra, nói là địa phận của quý quốc (Việt 
Nam) cố nhiên có bằng cứ nhưng nói là địa phận của nội 
địa (nhà Thanh) cũng không phải là lời nói vu vơ, không 
phải nói chứng cớ của quý quốc lời nào cũng chính xác mà 
việc ghi chép của nội địa việc gì cũng khó tin, nhưng nay 
Thiên tử đã ban ơn mà quốc vương (vua Lê) đã chịu ơn trời 
ban cho, không cần tranh cãi về địa giới làm gì. Vậy nay 
nhất định phân chia địa giới chỗ đất 40 dặm kể từ con ngòi 
nhỏ núi Xưởng Chi trở vào và vùng Mã Bạc trở 
ra, mong quốc vương ủy cho viên chức thông 
thạo, định kỳ khám xét”. 
Năm 1726, chúa Trịnh Cương hạ lệnh cho 
Tiến sĩ Hồ Phi Tích và Thám hoa Vũ Công Tể 
lên Tụ Long cùng với quan lại nhà Thanh hội 
đàm. Cuộc đàm phán đã diễn ra gay gắt vì 
quan nhà Thanh đã cố tình mở rộng biên giới 
ra khỏi đường biên giới cũ mà hai nước đã phân 
định từ thời nhà Minh. Phải mất 5 năm trời việc 
đấu tranh ngoại giao để đòi lại đất Tụ Long mới 
đạt được kết quả. Trước thái độ cương quyết 
và mềm dẻo của phía ta qua những thư từ gửi 
cho chúng, vào năm 1728, Ngạc Nhĩ Thái đã chuyển cho 
ta một chỉ dụ của vua Ung Chính nhà Thanh sang cho vua 
Lê, viết: “… nghĩ thưởng cho đất 40 dặm”. Chúa Trịnh Cương 
đã cử một phái bộ lên Tụ Long để lập giới mốc, gồm: Tiến 
sĩ Nguyễn Huy Nhuận và Tiến sĩ Nguyễn Công Thái. Nhận 
trao trả đất, lấy sông Đổ Chú làm biên giới tự nhiên, nhưng 
quan lại nhà Thanh đã chỉ sông Đổ Chú giả để coi vùng Tụ 
Long vẫn là đất nhà Thanh. Huy Nhuận và Công Thái đã 
khảo sát kĩ càng, nhận ra sông Đổ Chú thật và dùng lý lẽ 
đấu tranh nên quan nhà Thanh mới phải chịu. Sự việc này 
được Ngô Cao Lãng ghi lại trong sách Lịch triều tạp kỷ, như 
sau: “Bấy giờ quan nhà Thanh cho chia gianh giới hai nước 
bằng sông Đổ Chú, nhưng thổ quan phủ Khai Hóa chỉ láo 
vào sông Đổ Chú giả để chực chặn lấy các thôn xã ở Bảo 
Sơn. Bọn Công Thái xông pha lam chướng, vượt nơi hiểm 
trở, đi qua các mỏ đồng mỏ bạc, nhận ra được sông Đỗ 
Chú thật, bèn cùng quan nhà Thanh, hai bên tư đi báo lại, 
tranh biện và bẻ lí mãi, rồi lập đồng trụ làm giới mốc. Thế 
là việc cương giới mới ổn định. Mỏ đồng Tụ Long lại thuộc 
về ta”. 
Trong sách Kiến văn tiểu lục, Lê Quí Đôn viết: “Nay chỗ 
lập giới mốc ở sông Đổ Chú, về phía đông sông là đất Tụ 
Long của nước ta, bên bờ sông có bia đá, có nhà lợp bằng 
tranh để che mưa nắng, cỏ mọc um tùm. Về phía Tây sông 
này là đất phủ Khai Hóa, có lập bia ở trên núi đất, có nhà lợp 
bằng ngói để che mưa nắng và có đặt đồn canh giữ”. Nhà 
bia dựng ở mép sông Đổ Chú của nước ta có một bia đá 
có khắc chữ như sau: “Giới mốc châu Vị Xuyên, trấn Tuyên 
Quang, nước An Nam, lấy sông Đổ Chú làm căn cứ. Ngày 
18 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6, chúng tôi là Nguyễn Huy 
Nhuận, Tả thị lang Bộ Binh, và Nguyễn Công Thái, Tế tửu 
Quốc tử giám, được triều đình phái ủy, vâng theo chỉ dụ lập 
bia này” (năm 1731). Văn bia của nhà Thanh ghi như sau: 
“… Bọn Sĩ, Côn chúng tôi, tuân theo tờ hịch của Tổng đốc 
Vân Quý (Vân Nam và Quý Châu), ngày 7 tháng 9 họp 
Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh Hà Thanh 
13
cùng Nguyễn Huy Nhuận và viên quan phái ủy của Giao 
Chỉ, cùng bàn định, lấy con sông nhỏ ở phía nam tấn Bạch 
Ma làm giới mốc. Chỗ này tức là chỗ trong tờ tâu ở quốc 
vương Giao Chỉ gọi là sông Đổ Chú. Vậy, chúng tôi tuân chỉ 
lập nhà bia giới mốc ở phía bắc sông. Từ đây biên cương 
bền vững lâu dài, ức muôn năm, được đội không bao giờ 
mai một. Ngày 18 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6”. Như vậy, 
qua 5 năm đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nước ta đã 
lấy lại được mỏ đồng Tụ Long và 17 thôn: Phủ Ni, Phủ Li, 
Phủ Chu, Trị Giang, Phủ Khổn, Ma Hô, Bố Ma, Hô Khâm, 
Mã Khao, Tà Lộ, Yên Mã, Mã Thọ, Tu Ca, Tông Sự và Mã 
Đề” (Lê Quí Đôn, Kiến văn tiểu lục, tr 346). 
Về phía ta, sau khi giữ được chủ quyền ở vùng Tụ Long, 
chúa Trịnh đã phái hơn hai ngàn quân lính lên canh giữ 
ngày đêm, đồng thời cho khai thác đồng, bạc và thu thuế. 
Theo sách Bang giao Đại Việt - triều Lê, Mạc, Lê Trung 
Hưng của tác giả Nguyễn Thế Long (Nxb Văn hóa thông 
tin, 2005, tr 150-154): “Dưới thời Lê - Trịnh, mỏ đồng Tụ 
Long mỗi năm nấu được tới 45 vạn cân đồng (cân ta). 100 
cân đồng trị giá 9 lạng bạc. Ngay ở xưởng đồng có khoảng 
300 nhà, cạnh đó là phố chợ có tới cả ngàn nhà sinh sống. 
Vào khoảng năm 1720 đến 1729, có tới hàng vạn người 
đúc đồng. Quặng sa nấu 4 lần mới thành đồng; đồng nấu 
2 lần nữa mới được bạc, 10.000 cân đồng nấu được 8 hốt 
bạc. Đồng được chở bằng ngựa thồ, mỗi con 70 cân, đi 5 
ngày mới ra tới Hà Giang”. Cuộc đấu tranh giữ vững chủ 
quyền lãnh thổ vào đầu thế kỷ XVIII đã thắng lợi là cuộc đấu 
tranh ngoại giao kết hợp với thực lực quân sự ở mức độ cần 
thiết, lúc cứng rắn, lúc mềm dẻo, với những viên quan có tài 
năng và trách nhiệm cao, đã thể hiện chính sách ngoại giao 
khéo léo của nước ta. 
Nhưng rồi một sự bất công của lịch sử đã diễn ra. Sau 
khi chiếm xong nước ta, thực dân Pháp, trong khi phân chia 
biên giới với nhà Thanh, muốn mở đường sắt Lào Cai - Vân 
Nam, tiến vào vùng Hoa Nam của Trung Quốc, nên đã 
đem vùng đất mỏ Tụ Long rộng khoảng 750km2 của nước 
ta cho nhà Thanh. Trung Quốc đã xơi không vùng mỏ đồng 
Tụ Long của Việt Nam từ đấy. 
VỊ XUYÊN - “THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ” Ở ĐỊA ĐẦU PHÍA BẮC 
Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước Việt Nam Dân chủ 
Cộng hòa và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong thời 
kỳ hai nước cùng phe XHCN, cùng trong Quốc tế Cộng 
sản, hai nước từng có một kẻ thù chung. Đó là Quốc dân 
Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, phát xít Nhật (giai 
đoạn từ năm 1941 - 1946), sau đó là đế quốc Mỹ. Quốc 
dân Đảng của Tưởng Giới Thạch là kẻ thù của nhân dân 
và cách mạng Trung Quốc, kẻ thù của Hồng quân Trung 
Quốc, kẻ thù của Mao Chủ tịch, vì vậy cũng là kẻ thù của 
nhân dân và cách mạng Việt Nam. Ngoài lý do đó, nhân 
dân ta còn vô cùng căm thù bọn Quốc dân Đảng Trung 
Hoa sau khi xua 20 vạn quân “Tầu phù” vào miền Bắc thực 
hiện giải giáp quân Nhật theo yêu cầu của Đồng Minh, thực 
chất là để thực hiện kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, “Diệt 
Cộng, cầm Hồ”, chiếm đóng lâu dài nước ta sau khi âm 
mưu không thành, chúng đã ký Hiệp ước Trung - Pháp 
(ngày 28/2/1946), bán đứng nước ta cho Pháp, với việc cho 
quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng 
với thời hạn chậm nhất là 31/3/1946 để làm tiếp nhiệm vụ 
của Đồng Minh. Thực chất là giúp quân Pháp trở lại Đông 
Dương hợp pháp, giúp Pháp thực hiện âm mưu xâm lược 
Việt Nam lần thứ hai. Trong cuộc chiến chống kẻ thù chung 
này, Trung Quốc đều bắt tay với kẻ thù, đâm sau lưng Việt 
Nam, bán rẻ đồng đội Việt Nam vì quyền lợi dân tộc ích kỷ, 
hẹp hòi của mình. Trường hợp với đế quốc Mỹ là bẩn thỉu 
và đê tiện nhất. Đế quốc Mỹ chỉ là kẻ thù chung của hai 
nước đến năm 1972 thôi. Bởi, năm 1972 đã diễn ra một 
sự kiện làm thay đổi hoàn toàn nền chính trị thế giới, ảnh 
hưởng đến phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Việt Nam. Đó 
là sự kiện Tổng thống Mỹ Ni xon sang thăm Trung Quốc. 
Trong chuyến đi này, Trung Quốc và chính quyền Ni xon 
đã thực hiện một cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân 
dân Việt Nam, thể hiện trong Thông báo Thượng Hải. Theo 
đó, Trung Quốc đã dùng “con bài Việt Nam” để được ngoi 
lên địa vị cường quốc lớn, bình thường hóa quan hệ Trung - 
Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Còn chính quyền Nixon 
có thể cứu vãn và khôi phục địa vị trên thế giới đã bị suy 
yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt 
Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến 
tranh” nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam 
mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nhằm 
xoa dịu hành động đâm sau lưng Việt Nam này, Mao Trạch 
Đông phát biểu với các đồng chí lãnh đạo nước ta: “Thành 
thực mà nói, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung 
Quốc phải cảm ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. 
Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc 
Kinh”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 
30 năm qua - Nxb Sự thật, H, 1979). Sau khi có thỏa thuận 
mua bán trên, và nhận được cái gật đầu của Mỹ, Mao Trach 
Đông đã triển khai ngay kế hoạch mà Trung Nam Hải mưu 
tính từ lâu, là cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa 
của Việt Nam lúc này đang do chính quyền Việt Nam Cộng 
hòa quản lý. Mỹ để mặc cho Trung Quốc đánh chiếm quần 
đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không có hành động can 
thiệp nào cứu chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thậm chí, 
Hạm đội 7 của Mỹ neo đậu gần đó còn không đếm xỉa đến 
ngay cả việc điều tầu nhân đạo đi cứu những người lính Việt 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
14
Nam bảo vệ đảo đang đuối sức trên biển. 
Chưa dừng lại ở đó, ngày 17/2/1979, với luận điệu “Đối 
Việt tự vệ phản kích chiến”, “Dạy cho Việt Nam một bài 
học”, dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã 
phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến 6 tỉnh 
biên giới nước ta. Với chiến thuật “Tiền pháo hậu xung và 
biển người”, tiến hành từ 17/2/1979 đến 16/3/1979, quân 
đội Trung Quốc đã gây cuộc chiến tranh đẫm máu chưa 
từng có trong lịch sử nước Trung Hoa mới với quân dân 6 
tỉnh biên giới nước ta. Trung Quốc khoe khoang cái gọi là sự 
lớn mạnh của quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc khi 
tuyên bố đã giết và làm bị thương 57.000 bộ đội Việt Nam, 
đánh thiệt hại nặng 4 sư đoàn quân chính qui và 10 trung 
đoàn trực thuộc khác. Đó là những thiệt hại về người, còn 
về kinh tế, thì thiệt hại là vô cùng lớn, 6 thị xã xinh đẹp mà 
bao đời nay nhân dân miền biên giới vất vả xây dựng, đã bị 
quân Trung Quốc san bằng địa. Do bị quân và dân ta đánh 
trả quyết liệt, đánh cho tơi bời, buộc Trung Quốc phải rút 
quân về nước (ngày 16/3/1979). Nhưng trên thực tế, Trung 
Quốc không từ bỏ dã tâm đánh chiếm lãnh thổ nước ta. 
Cuối tháng 3/1984, cay cú với việc ta mở chiến dịch truy 
quét tàn quân Khmer Đỏ - tay sai của Trung Quốc, đã tăng 
cường quân số và hỏa lực chiếm chốt nhiều vùng đất sâu 
trong lãnh thổ nước ta, trong đó có Vị Xuyên (Hà Giang). 
Tại đây, chúng đã chiếm và xây dựng các công sự kiên cố 
trên các cao điểm 468, 772, 685, 1509,…Từ các cao điểm 
này, pháo Trung Quốc thường xuyên bắn phá các khu dân 
cư và nơi quân đội ta đóng giữ. 
Sau nhiều cuộc đấu tranh ngoại giao của ta mà Trung 
Quốc vẫn chây ì, không chịu rút quân, trả lại đất đai xâm 
chiếm, Sư đoàn 356 cùng các Sư đoàn 313, 316, 312, 
314, .... của quân đội ta trên mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) 
được lệnh giải phóng Vị Xuyên. Ngày 12/7/1984, lực lượng 
ta bắt đầu mở cuộc phản công để giành lại cao điểm 468, 
để từ đó chiếm lại các cao điểm 772, 685, 1509,… bị Trung 
Quốc chiếm. Chỉ trong ngày hôm đó, tại điểm cao đó, hơn 
600 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 356 đã ngã xuống. Trận 
chiến ở Cao điểm 468 ác liệt không kém với trận chiến 
của quân ta ở thành cổ Quảng Trị mùa Hè năm 1972. Tại 
đây, cuộc chiến giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, giành giật 
nhau từng vách đá, mỏm núi. Những người lính Vị Xuyên 
đã nêu cao lời thề: “Sống bám đá, chết hóa đá, hóa thành 
bất tử”. Tên gọi cao điểm 772 là “đồi thịt băm”, “lò vôi thế 
kỷ”, “thung lũng gọi hồn” đã nói lên sự ác liệt của chiến 
trường Vị Xuyên. Sau 5 năm với quyết tâm “Dạy cho quân 
Bành trướng Trung Quốc một bài học” (1984-1989) chúng 
ta đã đánh bật quân Trung Quốc khỏi các điểm cao, đẩy 
lùi chúng về bên kia biên giới. Sau cuộc chiến, hơn 1.700 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
người lính trẻ, những người con ưu tú đến từ mọi miền Tổ 
quốc đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để giành lại từng tấc 
đất thiêng liêng của Tổ quốc ở Vị Xuyên đã được qui tập về 
Nghĩa trang Vị Xuyên. Vậy là, sau những Nghĩa trang Liệt sĩ 
Quốc gia là nơi yên nghỉ những anh hùng liệt sĩ chống Mỹ ở 
Quảng Trị, nay là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia chống quân 
Trung Quốc ở phía Bắc, trên địa đầu Tổ quốc. Đó là chưa 
kể còn rất nhiều chiến sĩ khác đến nay, sau 30 năm vẫn còn 
nằm trong khe đá, thung sâu của đất Vị Xuyên. 
Chưa yên đâu, Vị Xuyên! 
Hơn ai hết trên thế giới này, người Việt Nam hiểu rõ tâm 
đen của Trung Quốc trong cuồng vọng bành trướng. Bằng 
chứng là, sau tội ác trên đất liền Vị Xuyên năm 1984, thì 
4 năm sau, Trung Quốc xâm lược Trường Sa, chiếm đảo 
Gạc Ma và một số đảo khác, giết hại gần 80 chiến sĩ hải 
quân ta. Và, mới đây thôi, sự kiện Trung Quốc ngang nhiên 
đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của 
nước ta, cho hàng trăm tầu chấp pháp, tầu chiến hiện đại 
chống phá các tầu chấp pháp, phá hủy nhiều tầu cá của 
ngư dân ta trên vùng biển Hoàng Sa - chủ quyền Việt Nam. 
Sau những sự kiện trên cho thấy Trung Quốc đã tự lột bỏ 
bộ mặt giả dối, công khai mưu đồ, dã tâm nham hiểm của 
mình xâm chiếm Việt Nam, làm bá chủ Biển Đông. Nhưng 
thực lòng tôi vẫn chưa hết băn khoăn là hiện những người 
ngây thơ về chính trị, từ trước đến nay vẫn còn tin vào các 
luận điệu tuyên truyền bịp bợm của Trung Quốc, tin vào 
Trung Quốc thực tâm giữ gìn và vun đắp cho tình hữu nghị 
giữa hai dân tộc, làm theo 16 chữ vàng, hành xử theo 4 tốt, 
đã hết u mê. Còn tôi, tôi cho rằng chưa yên đâu, Vị Xuyên! 
Gen xâm lược Việt Nam luôn chảy trong huyết quản người 
Trung Quốc, không biết vào lúc nào, những cái đầu nóng ở 
Trung Nam Hải lại xua quân xâm chiếm Vị Xuyên (và các 
vùng đất khác của nước ta). 
Thông minh hơn, đẩy mạnh hoạt động kinh tế vùng biên 
hơn, duy trì tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới, 
song phải luôn nêu cao cảnh giác, mài sắc ý chí, sẵn sàng 
chiến đấu để không bị động với đòn tấn công xâm lược bất 
ngờ của Trung Quốc, là tâm thế của Vị Xuyên hôm nay và 
muôn sau để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng mà các thế 
hệ cha ông, trong đó có những chiến sĩ của Sư đoàn 356 đã 
ngã xuống nhuộm đỏ các điểm cao 468, 772, 685, 1509,… 
năm 1984 - 1989. Xây dựng Vị Xuyên trở thành vùng đất 
phên dậu, là một pháo đài bất khả xâm phạm canh giữ bình 
yên cho Tổ quốc là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. 
Cả dân tộc Việt Nam là điểm tựa của Vị Xuyên - nơi biên 
cương Tổ quốc./.n 
15
NHẬN XÉT VỀ VĂN HOÁ TRUNG QUỐC, VĂN HOÁ VIỆT 
NAM NGAY TRONG LẦN ĐẦU TIÊN SANG TRUNG QUỐC 
Tháng 6/1952, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy 
Nam Kỳ, được Bác Hồ và Trung ương gọi ra chiến 
khu Việt Bắc. Từ bưng biền Nam Bộ, sau gần 5 tháng 
luồn rừng, vượt qua bao hiểm nguy, trải qua bao vất 
vả, ngày 20/11/1952, đồng chí tới Văn phòng TƯ 
Đảng ở An Toàn khu. Sau nhiều lần từ chối không 
được, tháng 6/1953, đồng chí Lê Duẩn chấp hành 
quyết định của Bác Hồ và Trung ương, đồng ý sang 
l NGUYỄN MINH HOÀNG 
Trung Quốc để chữa bệnh. Đây là lần đầu tiên đi ra 
nước ngoài của ông. Vào cuối tháng 9 - 1953, trước 
khi về nước, đồng chí được bạn bố trí ở khách sạn 
Đại Hạ, một khách sạn lớn lúc bấy giờ, ở bờ sông 
Hoàng Phố, thành phố Thượng Hải. Thành phố 
Thượng Hải lúc đó mới bắt đầu cuộc sống cải tạo xã 
hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp, phố xá rất 
sầm uất, hàng hóa rất phong phú, nhất là hàng tiêu 
dùng, vừa đẹp vừa giá hạ.Cùng thời gian này, cũng 
ở khách sạn này, đồng chí đã gặp và nói chuyện với 
Nhãn quan 
Văn hóa 
LÊ DUẨN 
Đồng chí Lê Duẩn, là một trong những người học trò tiêu 
biểu, xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí 
không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một nhà chiến lược 
sáng tạo, một trí tuệ lớn của cách mạng Việt Nam, mà 
còn là người có một nhãn quan văn hóa vô cùng sâu rộng. 
Nhãn quan văn hóa ở Lê Duẩn bộc lộ rất sớm, từ khi đất 
nước ta đang trong khói lửa chiến tranh, và thường thông 
qua những cuộc trò chuyện thân mật trước khi biến thành 
quyết sách của Đảng. Qua qua những câu chuyện đó cho 
thấy Lê Duẩn có nhận thức rất đúng đắn và sự hiểu biết 
vô cùng sâu sắc, uyên thâm về bản chất, vẻ đẹp, vai trò, 
vị trí và sức mạnh của văn hóa Việt Nam. 
16
đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam vừa 
đi dự Đại hội liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế 
giới lần thứ IV ở Bucarét (Rumani) trở về nước, đang 
nghỉ cùng khách sạn. Đồng chí Nguyễn Khánh một 
thành viên trong đoàn (sau này là Phó Thủ tướng 
Chính phủ), kể lại: “Một buổi chiều, khoảng 5 giờ, 
mấy anh chị em đang ngồi chơi trong phòng anh Lưu 
Hữu Phước sau khi vừa đi thăm một nhà máy dệt về, 
thì có tiếng gõ cửa, người đàn ông cao lớn mặc quần 
áo Trung Quốc vào hỏi bằng tiếng Việt: “Xin lỗi, các 
đồng chí có phải là Đoàn đại biểu Thanh niên Việt 
Nam không?”. Anh Phước trả lời: “Đúng, chúng tôi 
là Đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam vừa đi Đại 
hội Thanh niên thế giới về”. Người kia nói tiếp: “Anh 
Ba mời các đồng chí lên chơi, Anh Ba ở tầng 8. Mời 
các đồng chí theo tôi”. Ngỡ ngàng không biết Anh 
Ba là ai, nhưng qua cách nói của người đến mời, tôi 
đoán chừng Anh Ba là một đồng chí lãnh đạo cấp 
cao của Đảng ta. Nhưng anh Phước biết, nói nhỏ 
với chúng tôi: “Chắc là anh Ba Duẩn, Trung ương Ủy 
viên”. Tôi cùng anh Lưu Hữu Phước và một anh nữa 
trong đoàn theo người đàn ông cao lớn lên tầng 8, 
đến một căn phòng khá rộng, cửa vừa mở đã thấy 
Anh Ba - một người gầy, xanh, tuổi ước gần 50 - từ 
một ghế bành đứng dậy tươi cười: “Chào các đồng 
chí thanh niên, mời vào đây”. Chúng tôi ngồi xuống 
ghế nhưng còn dè dặt, chưa biết nói gì thì Anh Ba đã 
nói: “Tôi sang đây dưỡng bệnh đã được gần 1 tháng. 
Được biết các anh chị đi họp thanh niên quốc tế 
về, có gì hay xin kể cho nghe”. Tôi thấy Anh Ba nói 
giọng miền Trung ấm áp và nói chậm rãi (chứ không 
nói nhanh như những năm sau này). 
Tôi thay mặt các anh có mặt hôm ấy báo cáo 
tóm tắt một số điểm về Đại hội III Đoàn Thanh niên 
Dân chủ thế giới và Đại hội liên hoan thanh niên và 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
Đồng chí Lê Duẩn 
báo cáo tình hình 
cách mạng miền 
Nam với Chủ tịch Hồ 
Chí Minh, năm 1957. 
Ảnh tư liệu 
sinh viên thế giới lần thứ IV ở Bucarét, về sự ca ngợi 
và ủng hộ nồng nhiệt của các bạn thanh niên hơn 
100 nước đối với cuộc kháng chiến gian khổ và anh 
dũng của nhân dân ta, về sự kính trọng, tôn vinh 
của các bạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, về sự đón 
tiếp và chăm sóc rất chu đáo, đầy tình cảm của các 
đồng chí Trung Quốc, Liên Xô, Rumani ở những nơi 
chúng tôi đi qua. Tôi kể về chuyến tầu hỏa đặc biệt 
mà các đồng chí Trung Quốc dành riêng cho 4 đoàn 
đại biểu thanh niên Trung Quốc, Việt Nam, Triều 
Tiên và Mông Cổ. Chuyến tầu đặc biệt này đến mỗi 
ga lớn trên đất Trung Quốc, Liên Xô, Rumani đều 
dừng lại khoảng 10 phút để các đoàn xuống ga dự 
mít tinhh của thanh niên và nhân dân địa phương 
chào mừng các đoàn, chào mừng những thắng lợi 
của nhân dân Việt Nam, nhân dân Triều Tiên trong 
các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc,…Thật ra, vì 
chưa biết ý tứ của Anh Ba thế nào, tôi chỉ báo cáo 
mấy điểm chung đã được chuẩn bị như đã nói ở vài 
nơi. 
Nghe tôi nói xong, Anh Ba mỉm cười và nói một 
cách hào hứng chừng 15 phút, đại ý: Các đồng chí 
đi họp thanh niên quốc tế như thế là rất tốt. Các bạn 
thế giới ngày càng hiểu ta, ủng hộ ta, có tình cảm 
sâu sắc với nhân dân Việt Nam, với Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, đó là điều rất quan trọng giúp chúng ta chiến 
đấu đến thắng lợi. Ta phải làm tốt hơn, làm nhiều 
hơn công tác tuyên truyền quốc tế. Tôi từ trong Nam 
ra rồi sang đây chữa bệnh, mới đi đến đây thôi chứ 
chưa có dịp đi Liên Xô và Đông Âu như các anh, 
các chị. Nhưng tôi muốn nói để các anh các chị biết 
sự suy nghĩ của tôi: Từ lúc đặt chân lên đất Trung 
Quốc và thăm một số nơi ở Trung Quốc, chân thì 
đi trên đất bạn mà đầu óc thì nghĩ về Việt Nam, về 
đất nước của mình nhiều hơn. Có biết tôi nghĩ như 
17
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
thế nào không? Nhìn cảnh vật của nước bạn thấy 
đồng ruộng, núi non, sông hồ chẳng khác gì ta. Nếu 
nói non sông gấm vóc thì ta chẳng kém gì Trung 
Quốc. Nói vẻ đẹp thiên nhiên thì Tây Hồ - Hàng 
Châu không hơn được Hồ Tây - Hà Nội, khó có cảnh 
thiên nhiên nào của bạn so sánh được với Vịnh Hạ 
Long. Nhưng có điều khác rõ nét là ở bên này hầu 
như quả núi nào, con sông nào cũng có những đền, 
chùa, lăng tẩm, những công trình văn hóa, lịch sử 
do con người tạo ra từ hàng trăm năm trước. Còn 
ở ta thì nhiều nơi chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, ít có 
các công trình và các công trình đều rất nhỏ. Như 
vậy phải chăng ông cha chúng ta không coi trọng 
văn hóa? Có phải người Việt Nam ta không có đầu 
óc sáng tạo? Không phải vậy đâu! Muốn hiểu đúng 
vấn đề này, phải hiểu rõ lịch sử Việt Nam, lịch sử 
cuộc sống và chiến đấu của người Việt Nam, dân 
tộc Việt Nam. 
Có lẽ từ khi lập quốc Việt Nam cho đến bây giờ, 
dân tộc Việt Nam phải liên tục chiến đầu, bằng cả 
sức mạnh và tài trí của mình để chống ngoại xâm, 
đánh đuổi bọn quan quân đô hộ, và bọn thực dân, 
gìn giữ nền độc lập và chủ quyền quốc gia của mình. 
Có những cuộc chiến đấu vì độc lập tự do kéo dài 
hàng chục năm, hàng trăm năm. Các cuộc chiến 
tranh xâm lược đã tàn phá, hủy hoại không biết bao 
nhiêu công trình văn hóa, lịch sử của đất nước ta. 
Cùng với chiến tranh kéo dài là thiên tai, bão lụt và 
hạn hán xẩy ra liên tiếp ở khắp nơi. Có lẽ vì thế mà 
dân ta không có nhiều thời gian và công sức để xây 
dựng các công trình văn hóa ở khắp nơi như ở Trung 
Quốc, cũng không có điều kiện khôi phục lại nhiều 
công trình văn hóa lịch sử đã bị chiến tranh tàn phá. 
Có phải vậy không? Nhưng không phải 
ít có công trình văn hóa thì có nghĩa 
là người Việt Nam, dân tộc Việt Nam 
không có một nền văn hóa dân tộc sâu 
sắc. Nền văn hóa Việt Nam có tính dân 
tộc và tính nhân dân sâu sắc, thể hiện 
ở tâm hồn người Việt Nam, ngôn ngữ 
Việt Nam, văn học và nghệ thuật Việt 
Nam, trong cuộc sống hòa bình và cả 
trong chiến tranh. Chính sự phong 
phú và sâu sắc của tâm hồn Việt Nam, 
của nền văn hóa dân tộc Việt Nam là 
nguồn sức mạnh của dân ta trong đấu 
tranh cách mạng và trong cuộc kháng 
chiến hiện nay. Các anh có đồng ý như 
vậy không? Đấy, đi trên đất bạn, ngồi trên đất bạn, 
ngắm cảnh nước bạn mà nghĩ về nước mình như 
vậy đấy. 
Rồi đây kháng chiến thắng lợi phải phát triển 
mạnh nền văn hóa Việt Nam. Phải làm mạnh và 
làm đồng thời hai việc: khôi phục và xây dựng mới 
các công trình văn hóa ở từng làng, xã, từng thị 
trấn, thành phố. Trong việc này ta phải học kinh 
nghiệm các bạn Trung Quốc, và sưu tầm, khai thác 
sức mạnh văn hóa trong tâm hồn và tri thức của 
nhân dân. Phải làm sao cho nước mình đẹp hơn, 
đẹp bằng cảnh vật thiên nhiên cộng với sức sáng 
tạo văn hóa của người Việt Nam. Các anh có đồng 
ý như vậy không?”. 
Cuộc gặp Anh Ba hôm ấy đã để lại ấn tượng rất 
mạnh trong chúng tôi. Chúng tôi suy nghĩ và nhớ 
từng ý, từng lời của Anh Ba nói về nền văn hóa Việt 
Nam khi ngồi trên đất bạn, khi đất nước ta đang 
trong khói lửa chiến tranh. Có những ý mà mãi sau 
này, khi làm những công việc có quan hệ nhiều đến 
lĩnh vực văn hóa, tôi mới hiểu hết. Những năm sau 
này tôi có nhiều dịp được làm việc trực tiếp với Anh 
Ba, được nghe Anh nói về nhiều vấn đề, nhiều lĩnh 
vực, nhưng tôi không bao giờ quên câu chuyện về 
văn hóa Việt Nam mà Anh Ba nói ở Thượng Hải gần 
50 năm trước, câu chuyện thể hiện tầm cao, chiều 
sâu về tâm hồn, ý tưởng và tư duy sáng tạo của 
một nhà chiến lược, một nhà văn hóa, một nhà tư 
tưởng”.(1) 
CHÚNG TA THẮNG VÌ CHÚNG TA THƯƠNG NHAU, VÌ 
CHÚNG TA ĐAU KHỔ! 
Nhân dịp Tết cổ truyền năm 1973, một số văn 
nghệ sĩ, trong đó một số là người miền Nam, đến 
Đồng chí Lê Duẩn thăm một lớp học ở vùng cao Mai Châu. 
Ảnh: www.baomoi.com 
18
thăm và chúc Tết đồng chí Lê Duẩn ở Hà Nội. Nhân 
đó, đồng chí nói về truyền thống nhân nghĩa của dân 
tộc. Nhà thơ Bảo Định Giang, một thành viên trong 
đoàn hôm đó, kể lại, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: 
“Con người lao động, về bản chất là lương thiện, là 
rất giàu lòng nhân nghĩa. Thời nguyên thủy, dù không 
tự giác, con người sinh ra là thương nhau và cùng 
lao động. Qua xã hội phong kiến thì khác. Giai cấp 
thống trị hay dùng chữ “nhân”. Hay nói điều “nhân”, 
nhưng thực chất chỉ là một thứ đạo đức giả. Chúng 
muốn bắt người khác làm con vật để riêng chúng 
được làm con người. Như thế, thử hỏi chúng làm con 
người ở chỗ nào? Và “nhân” ở chỗ nào? …Trong xã 
hội do giai cấp bóc lột thống trị, thì không thể có sự 
công bằng, không thể có tình thương cho tất cả mọi 
người. Chỉ có trong xã hội XHCN, khi chế độ người 
bóc lột người bị xóa bỏ, thì mới có tình thương chân 
chính. Vì vậy chúng ta phải giáo dục, bồi dưỡng tình 
thương yêu giữa những người lao động. Đối với trẻ 
em, theo tôi, nên bắt đầu giáo dục các em yêu Tổ 
quốc, yêu đồng bào, yêu người lao động, yêu chủ 
nghĩa xã hội, và vì tình yêu đó mà căm thù bọn xâm 
lược, bọn bóc lột, bọn phản động. Hình như có một 
số đồng chí cho rằng, nói đến tình thương là ủy mị, 
rằng đó là tư tưởng tiểu tư sản, thậm chí là tư tưởng 
tư sản. Không đúng đâu! Tình thương tiểu tư sản là 
thứ tình thương chật hẹp, nhiều khi vớ vẩn. Còn giai 
cấp phong kiến, tư sản chúng chỉ biết bóc lột nhân 
dân lao động thôi, chúng chỉ thương chúng thôi, chứ 
thương ai! Trong việc xây dựng con người mới, tôi 
mong rằng văn hóa văn nghệ sẽ hết sức coi trọng 
việc góp phần giáo dục lòng yêu thương giữa nhân 
dân lao động”.(2) 
Nhà văn Thép Mới (nguyên Phó Tổng biên tập 
Báo Nhân dân), trong lúc đi tìm câu trả lời: Vì sao 
ta thắng Mỹ, đã tìm được câu trả lời “giản dị mà có 
lẽ gần chân lý nhất” từ đồng chí Lê Duẩn. Đồng 
chí kể lại: “Đó là lần mà chị Mười Thập và chị Bảy 
Huệ trong Ban viết sử phong trào phụ nữ Nam Bộ 
đến thăm Anh Ba, nhân dịp Anh lưu lại ở TP Hồ 
Chí Minh. Nhân nói đến lịch sử phong trào, nói đến 
truyền thống, Anh Ba trầm ngâm suy nghĩ rồi nói ra 
một điều mà tôi thấy sâu, thấy mới: 
- Chúng ta đã thắng vì chúng ta thương nhau, vì 
chúng ta đau khổ. 
Đau thương biến thành sức mạnh, đó là điều mà 
tôi được trực tiếp thấy trong mùa Xuân hồng năm 
1959”(3). 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
YÊU NƯỚC VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC CỘI NGUỒN SỨC 
MẠNH ĐÁNH THẮNG MỌI KẺ THÙ XÂM LƯỢC! 
Đồng chí Vũ Thắng - Nguyên Ủy viên Trung ương 
Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên viết: “Anh 
Ba là một người hiểu biết sâu sắc, uyên thâm về văn 
hóa dân tộc. Có lần Anh hỏi tôi: “Chúng ta chiến thắng 
một kẻ thù mạnh như nước Mỹ là nhờ cái gì?”. Tôi trả 
lời là do Đảng lãnh đạo. Anh cười và nói: “Lại thêm một 
người bảo thủ, máy móc nữa”. Và Anh phân tích: Trước 
đây chưa có Đảng, sao cha ông ta thời Ngô Quyền, 
Trần Hưng Đạo, Quang Trung lại đánh thắng kẻ thù 
ngoại bang lớn như vậy được? Rõ ràng, đó là vấn đề 
yêu nước và văn hóa dân tộc. Trong thời đại ngày nay, 
lòng yêu nước quyện với văn hóa dân tộc và với sự 
lãnh đạo của Đảng đã đưa lại chiến thắng của chúng 
ta hôm nay. Chúng ta không nên nghĩ một chiều. Văn 
hóa dân tộc ta cao lắm. Đời xưa ở bên Trung Hoa, 
vì mục đích phục vụ cho chế độ phong kiến, nên tư 
tưởng của đạo Khổng là quân - sư - phụ, tam cương, 
ngũ thường, phu xướng phụ tùy. Những nguyên lý đó 
nêu lên nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp phong kiến. 
Đối với dân tộc ta không phải như vậy. Văn hóa dân 
tộc Việt Nam là yêu nước, thương dân, thương mình; là 
“bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng 
chung một giàn”, là “thuận vợ, thuận chồng tát biển 
Đông cũng cạn”, là “con hơn cha là nhà có phúc”… Tất 
cả các câu này chính là nội dung truyền thống quý báu 
của văn hóa dân tộc. Vì lẽ đó mà trước đây, ròng rã hơn 
1.000 năm Bắc thuộc, dân ta vẫn không bị đồng hóa. 
Đây là một vấn đề rất lớn, chúng ta cần suy nghĩ. Bất 
cứ văn hóa nào đến Việt Nam, thì người Việt Nam cũng 
biết phân biệt; tiếp thu những tinh hoa của nó để nâng 
tầm văn hóa dân tộc ta lên; đồng thời thải loại những 
gì phản tiến bộ, không lành mạnh trái với đạo lý Việt 
Nam. Chính vì vậy , văn hóa Việt Nam có sức mạnh to 
lớn và sức mạnh ấy xây đắp nên tinh thần làm chủ của 
dân tộc ta” (4). 
Những ý kiến của đồng chí Lê Duẩn về văn hóa 
Việt Nam được ông nêu ra cách đây mấy thập kỷ, 
song vẫn là những luận điểm rất cơ bản, đúng đắn, 
có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cao trong bảo 
tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam hôm 
nay và mai sau./.n 
------------- 
1. Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn 
của cách mạng Việt Nam - Nhiều tác giả - Hồi ký - Nxb Chính trị quốc 
gia, H, 2002, tr 245 - 248; 2. sđd, tr 848; 3. sđd tr 776; 4. sđd tr411 
19
Nhớ anh Sáu Dân 
qua những quyết sách 
đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long 
Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 
Nguyên Chủ tịch HĐQT đầu tiên của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL 
Ngày 11 tháng 6 năm 2014 vừa qua là ngày 
giỗ lần thứ 6 ông Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng 
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam. Tên khai sinh của cố Thủ tướng là Phan 
Văn Hòa ở ấp Bình Phụng, xã Trung Lương, huyện 
Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Sáu Dân là bí danh của 
Anh và là tên gọi thân thương quý mến của đồng 
bào, đồng chí khi nhắc tên Anh. Anh sống ấm tình, 
sống hết mình với Đồng bằng sông Cửu Long. 
Riêng tôi, còn nhớ mãi không bao giờ quên, 
tháng 5/1997, sau khi có ghị quyết của Bộ Chính trị, 
Anh đi khảo sát vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long 
Xuyên, Anh đề ra quyết sách “Phải sống chung với 
lũ”. Về đến Tp. Hồ Chí Minh, Anh gọi tôi đến và nói 
ngay: “Không thể để như vậy được, một vùng là vựa 
lúa của cả nước, đảm bảo an ninh lương thực cho 
Quốc gia, là nơi tập trung xuất khẩu thủy hải sản 
cao nhất cả nước, mà nông dân sống nhếch nhác 
tạm bợ hơn bất cứ vùng nào trong cả nước. Nhưng 
muốn phát triển được phải có vốn, vốn ai lo, Ngân 
hàng lo. Tôi giao cho ông xây dựng một Ngân hàng 
hoạt động theo kiểu mới thích hợp để chăm lo công 
việc này. Tôi thưa với Anh Sáu: “Tôi đã chuyển sang 
công tác khác sau bảy năm rồi, Anh Sáu nên giao 
l LỮ MINH CHÂU 
Nguyên Ủy viên TW Đảng. 
cho anh Cao Sĩ Kiêm, Thống đốc Ngân hàng Nhà 
nước hiện tại lo thì phù hợp hơn.” Anh Sáu nói “Tôi 
nghĩ kỹ rồi, việc này phải có người chuyên lo mới 
được. Tôi đã bàn với anh Cao Sĩ Kiêm, anh Kiêm 
cũng có ý giao cho anh đứng ra thành lập, anh Kiêm 
sẽ hỗ trợ tận tình. Do đó, anh cứ nhận làm, tôi trực 
tiếp chỉ đạo. Việc này không phải bây giờ mới bàn 
mà tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã 
có quyết định rồi.” 
Tiếp theo đó, ngày 14/6/1997, Thủ tướng gửi 
một thư riêng cho UBND các tỉnh ĐBSCL, UBND 
Tp. Hồ Chí Minh, các tổng công ty hoạt động trong 
lĩnh vực xây dựng, vật tư, sản phẩm nông nghiệp 
và các Ngân hàng thương mại, nội dung như sau: 
“Để góp phần đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng cơ 
sở và chăm lo đời sống cho nông dân Đồng bằng 
sông Cửu Long, qua đó khai thác tốt hơn tiềm năng 
của khu vực này đảm bảo an toàn thực phẩm cho 
cả nước, cần thiết phải có một định chế tài chính 
mới đủ tầm vóc và điều kiện góp phần giải quyết 
các vấn đề mà thực tiễn đời sống kinh tế xã hội ở 
Đồng bằng sông Cửu Long đặt ra.” Tiếp theo ngày 
1/7/1997, Thủ tướng đã ký quyết định số 461/TTg, 
chỉ định Ban Trù bị thành lập Ngân hàng Phát triển 
20
nhà ĐBSCL, giao trách nhiệm cho tôi làm trưởng 
ban; lúc đó tôi đã 68 tuổi rồi. 
Tôi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, 
gấp rút mời một số chuyên gia Ngân hàng am hiểu 
vùng ĐBSCL, có kinh nghiệm xây dựng và tổ chức 
các Ngân hàng làm việc khẩn trương trong 2 tháng. 
Kết quả phương án hoạt động, điều lệ của Ngân 
hàng đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua. 
Ngày 18/9/1997, Thủ tướng đã ký quyết định số 769/ 
TTg cho phép thành lập Ngân hàng Phát triển nhà 
ĐBSCL, khai sinh một định chế tài chính mới nhằm 
mở rộng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng 
Ngân hàng với mục tiêu trước mắt: Khai thác, huy 
động, tập trung các nguồn vốn để đầu tư phát triển 
nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần ổn định 
nhà ở cho người dân, nhất là người dân ở vùng lũ lụt. 
Mục tiêu lâu dài: góp phần chuyển dịch cơ cấu, hỗ 
trợ cho sự phát triển toàn bộ khu vực ĐBSCL 
Lúc đặt tên cho Ngân hàng, tôi có nói với Anh 
Sáu cái tên “Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu 
Long” nghe ra có tính cục bộ địa phương quá. Anh 
cười và khoát tay nói “Không sao, đặt tên vậy để 
người ta chú ý đến nhà ở vùng ĐBSCL với chỉ số 
nhà ở thấp nhất nước, sau này làm ăn khá thì phát 
triển ra khắp nước, có sao đâu!” 
Bây giờ ngồi ngẫm nghĩ lại thấy Anh Sáu nói 
đúng. Thưa với Anh Sáu, Ban Lãnh đạo Ngân hàng 
Phát triển nhà ĐBSCL hiện nay đã làm được một số 
việc có kết quả tốt và còn phải làm nhiều việc nữa 
mới đạt được ước vọng của Anh. 
Một là Anh nói: “Khi có điều kiện phải cổ phần 
hóa ngay” - Thưa với Anh ngày 14/08/2012, Ngân 
hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã chính thức đi vào 
hoạt động theo một hình thức Ngân hàng TMCP, 
vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
là 4.575 tỷ đồng, vốn điều lệ đến nay đã có 3.369 
tỷ đồng. 
Việc thứ hai là nhiệm vụ đối với vùng ĐBSCL, 
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 
Ngày 19/1/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt 
đến thăm và làm việc với tỉnh Bạc Liêu. 
Ảnh: Anh Rô 
Ngân hàng đã có một mạng lưới hoạt động đều khắp 
với hơn 230 chi nhánh và phòng giao dịch, là Ngân 
hàng đứng thứ 2 trong toàn hệ thống Ngân hàng 
tại khu vực này (chỉ sau Agribank). Các chi nhánh 
của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã triển khai 
tốt Nghị định 41/ND - CP ngày 12/4/2010 của Thủ 
tướng Chính phủ về việc ưu tiên phát triển tín dụng, 
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngân 
hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã dành đến 69% trên 
tổng số dư nợ cho nhiệm vụ này. 
Việc thứ ba Anh nói: “Khi làm tốt nhiệm vụ ở 
ĐBSCL thì mở rộng ra các tỉnh khác trong cả nước, 
có sao đâu” 
Thưa với Anh Sáu: Ngày 23/10/2001, Thủ tướng 
Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án cơ cấu lại Ngân 
hàng phát triển nhà ĐBSCL giai đoạn 2001 - 2010, 
chuyển toàn bộ hoạt động của Ngân hàng theo 
nguyên tắc thị trường, cạnh tranh có lợi nhuận và 
xây dựng Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL thành 
một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, 
hoạt động an toàn hiệu quả, có uy tín trong và ngoài 
nước, đủ sức cạnh tranh và hội nhập. Đến nay, Ngân 
hàng Phát triển nhà DDBSCL đã có mặt ở một số 
tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên. 
Và còn một điều mà Anh mong muốn là thông qua 
kênh huy động vốn để tuyên truyền cho nhân dân làm 
quen với việc tiết kiệm chi tiêu, có kế hoạch chi tiêu, 
đến nay cũng đã làm được. Nhân dân trong vùng đã 
gửi vào tiền tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng. 
Nhân dịp sắp đến ngày giỗ cố Thủ tướng Võ Văn 
Kiệt, tôi mong anh chị em trong Ngân hàng Phát 
triển nhà ĐBSCL (MHB) đến nay cũng đã đến hàng 
ngàn người, từ cán bộ lãnh đạo đến anh chị em nhân 
viên phải sống thật ân tình và làm việc hết mình theo 
gương Anh Sáu vượt qua mọi khó khăn thử thách để 
hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà cố Thủ tướng 
Võ Văn Kiệt đã thay mặt Bộ Chính trị giao phó khi 
thành lập. n 
21
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

More Related Content

What's hot

Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Chau Duong
 
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng v...
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam   nhật bản sự tương đồng v...Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam   nhật bản sự tương đồng v...
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng v...
jackjohn45
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Chau Duong
 
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAYLuận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Pham Long
 
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên QuangLuận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Man_Ebook
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Man_Ebook
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcLuận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Pham Long
 
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
longvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
longvanhien
 

What's hot (16)

Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng v...
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam   nhật bản sự tương đồng v...Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam   nhật bản sự tương đồng v...
Khóa luận tốt nghiệp âm nhạc truyền thống việt nam nhật bản sự tương đồng v...
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAYLuận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
 
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên QuangLuận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
 
20120906085052 tsv (1)
20120906085052 tsv (1)20120906085052 tsv (1)
20120906085052 tsv (1)
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcLuận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 

Similar to TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-blTăng Kiên
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
longvanhien
 
So 12
So 12So 12
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Pham Long
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Venerable Thich Nguyen Tang
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Man_Ebook
 
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAYĐề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
177
177177
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
ttkhhanam
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14Pham Long
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
Hán Nhung
 
Tư Liệu Họ Phạm Việt Nam
Tư Liệu Họ Phạm Việt NamTư Liệu Họ Phạm Việt Nam
Tư Liệu Họ Phạm Việt Nam
Phạm Khánh Dương
 
Tu lieu ho pham viet nam
Tu lieu ho pham viet namTu lieu ho pham viet nam
Tu lieu ho pham viet nam
Họ Phạm TPHCM
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namDung Le
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộiChuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
longvanhien
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Chau Duong
 

Similar to TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014 (20)

Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAYĐề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
 
177
177177
177
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
Tư Liệu Họ Phạm Việt Nam
Tư Liệu Họ Phạm Việt NamTư Liệu Họ Phạm Việt Nam
Tư Liệu Họ Phạm Việt Nam
 
Tu lieu ho pham viet nam
Tu lieu ho pham viet namTu lieu ho pham viet nam
Tu lieu ho pham viet nam
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộiChuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 

More from Cậu Ấm

TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014Cậu Ấm
 
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014Cậu Ấm
 
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀOHỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀOCậu Ấm
 
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cậu Ấm
 
Dn&th so 4 2014
Dn&th so 4 2014Dn&th so 4 2014
Dn&th so 4 2014Cậu Ấm
 
Trai tim viet nam
Trai tim viet namTrai tim viet nam
Trai tim viet namCậu Ấm
 
A3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
A3 gap doi 04 mat trai tim viet namA3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
A3 gap doi 04 mat trai tim viet namCậu Ấm
 
Ho so cup thang 07 2014
Ho so cup thang 07 2014 Ho so cup thang 07 2014
Ho so cup thang 07 2014 Cậu Ấm
 

More from Cậu Ấm (10)

TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
 
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
 
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀOHỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
 
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
 
Dn&th so 4 2014
Dn&th so 4 2014Dn&th so 4 2014
Dn&th so 4 2014
 
Trai tim viet nam
Trai tim viet namTrai tim viet nam
Trai tim viet nam
 
A3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
A3 gap doi 04 mat trai tim viet namA3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
A3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
 
D&NTH số 3
D&NTH số 3D&NTH số 3
D&NTH số 3
 
Ho so cup thang 07 2014
Ho so cup thang 07 2014 Ho so cup thang 07 2014
Ho so cup thang 07 2014
 
Dn&th so tet
Dn&th so tetDn&th so tet
Dn&th so tet
 

TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

  • 1.
  • 2. Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT Vaø soá 41/GP - SÑBS Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 CHUÛ NHIEÄM GS. Hoaøng Chöông TOÅNG BIEÂN TAÄP Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP Ts. Nguyeãn Minh San TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai THÖ KYÙ TOØA SOAÏN Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn Nhaø baùo Töø My Sôn GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng BAN CHUYEÂN ÑEÀ VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661 Email: trantrungvanhien@gmail.com Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM ÑT: (84.8)38.353.878 VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn Trình baøy - De. Quang Anh TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I GIAÙ: 50.000VNÑ nội dung SỐ 7+8 (260)-2014 CULTURE OF VIETNAM SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 4. 45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ (1969-2014):“Việc riêng” của Bác Hồ trong Di chúc của Người Ny San 8. Thiên tài Hồ Chí Minh trong nhận diện, đối sách với hiểm họa dân tộc (qua đẩy đuổi 20 vạn quân Tầu Tưởng ra khỏi miền Bắc sau Cách mạng tháng 8 / 1945) Trương Nguyễn 12. Nỗi đau Vị Xuyên Mạc Công Lý 16. Nhãn quan văn hóa Lê Duẩn Nguyễn Minh Hoàng 20. Nhớ anh Sáu Dân qua những quyết sách đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long Lữ Minh Châu 22. Võ Thị Thắng - Sống mãi “Nụ cười Chiến thắng” Hoàng Linh Ny 25. Những gương mặt trí thức tiêu biểu, là yếu nhân trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Sài Gòn Đặng Minh Phương 29. An Lão mảnh đất anh hùng GS Hoàng Chương HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 32. Vũ Khiêu - Người Hiền Ny San 37. Tuổi 17 của Tô Hoài Châu Giang 39. Những vấn đề đặt ra từ Tọa đàm khoa học “Thơ Nguyễn Thế Kỷ về Hoàng Sa, Trường Sa” Nguyễn Thuỳ Linh 43. Tổ quốc Việt Nam Thơ Nguyễn Thế Kỷ 44. “Về Tổ” - Bách khoa thư nhỏ về biển đảo … bằng thơ TS. Nguyễn Minh San Ảnh bìa 1: Ông Bùi Văn Thắng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhận Giải thưởng “Top 100 Nhà quản lý xuất sắc” - 2014, từ Ông Chalơnnhiapaohơ - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào và ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng BNG - Chủ tịch UBNN về người Việt Nam ở nước ngoài tại lễ Vinh danh các Đơn vị, cá nhân tiêu biểu Asean - 2014 TỪ TRONG DI SẢN 50. Đại Huệ sơn - núi thiêng - điểm du lịch văn hóa tâm linh xứ Nghệ Trương Nguyễn Hà Bình 54. Sự khác và giống nhau về vũ đạo giữa sân khấu Tuồng và sân khấu Kinh kịch của Trung Quốc NSƯT-Võ sư Trần Hưng Quang 57. Văn hóa của cư dân vùng biển đảo - văn hóa của những người canh giữ thành lũy an ninh quốc phòng cho đất nước ThS Đặng Vũ Cảnh Linh DIỄN ĐÀN 61. Kinh doanh văn hóa GS.TS Lê Ngọc Trà 63. Ca sĩ Anh Thơ đưa “Xa khơi” … xuống hạng Phạm Việt Long VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 66. Công ty CP Mía đường Sơn La - Người đồng hành với đồng bào dân tộc nghèo Quang Hòa 68. Công ty Thép Việt Thái- Vươn lên từ truyền thống của làng nghề Đại Miêu DOANH NHÂN TÂM - TÀI 70. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng- Người có “duyên nợ” với ngành TDTT Mộng Huệ 72. Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương - Chị ấy là Phạm Thị Tuyết Trúc Lam THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 74. Ngân hàng TMCP An Bình - Kiên trì với định hướng phát triển bền vững Thế Điệp 76. Tổng Cty cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV: “Cột trụ” vững chãi SaWaco Mộng Huệ 78. Công ty CP Tập đoàn Thiên Long: Linh hoạt vượt khó Mộng Huệ ĐỜI SỐNG QUANH TA 80. Lễ Vinh danh Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu Asean - 2014 Bình Nguyên
  • 3. EVENTS & COMMENTS 4. 45 years of realising Uncle Ho’s Testament (1969-2014): “The individual matter” of Uncle Ho in will Ny San 8. Ho Chi Minh genius to identify, to cope with potential hazard of the nation (To expel 20 thousand troops of Chiang Kai-shek after Revolution August/1945) Truong Nguyen 12. Pain of Vi Xuyen Mac Cong Ly 16. A Le Duan’s cultural view Nguyen Minh Hoang 20. Remember brother Sau Dan through his decisions on the Mekong Delta Chau Lu Minh 22. Vo Thi Thang - Live forever with “Winning Smile” Hoang Linh Ny 25. The faces of the important typical intellectuals in the August Revolution/1945 in Saigon Dang Minh Phuong 29. Heroic An Lao Prof. Hoang Chuong NMSTALENTS OF VIETNAMESE LAND 32. Professor Vu Khieu - A person extremely rare! Ny San 37. - Age 17 of write To Hoai Chau Giang 39. The problems based on the scientific seminar “Nguyen The Ky’s Poetry on Paracel, Spratly Islands” Nguyen Thuy Linh 43. Vietnam Fatherland Poet of Nguyen The Ky 44. “Go Home” - A minimised Encyclopedia on sea, islands... by poetry Dr. Nguyen Minh San INSIDE HERITAGE 50. Dai Hue mountain: The sacred mountain - A tourist spiritual cultural point in Nghe land Truong Nguyen Ha Binh Contents number 7+8 (260) - 2014 54.The similarities and differences between Tuong stage and Chinese opera Eminent Artist, martial art Master Tran Hung Quang 57. Culture of the inhabitants in islands: Culture of the guards to national ramparts, security of country Ma. Dang Vu Canh Linh FORUM 61. Business of culture Prof. Dr. Le Ngoc Tra 63. Singer Anh Tho degrades “Going off shore” ... relegation Dr. Pham Viet Long FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT 66. Son La Sugar JS Corporation - Companion with poor minorities Quang Hoa 68. Viet Thai Steel Corporation - Rising from villages traditional craft Dai Mieu BUSINESSMAN HEART - TALENT 70. Danang University of Sport: A person has “destiny” with sports Hue Mong 72. Limited Company - Central Firm of Scientific & Documentary Film - She is Pham Thi Tuyet Truc Lam TRADEMARK - BRAND NAME BY CULTURAL VIEW 74. An Binh Commercial Joint Stock Bank - Persisting with the direction of sustainable development The Diep 76. Saigon Water Supplying Corp.: “A firm column” SaWaco Hue Mong 78. JSC Thien Long Group: Flexible overcoming difficulties Mong Hue LIFE AROUND US 80. Ceremony Honoring units, businesses, individuals representing Asean - 2014 Binh Nguyen
  • 4. 45 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC BÁC HỒ (1969 - 2014) “Việc riêng” của Bác Hồ trong Di chúc của người Trước khi từ biệt thế giới này đúng 4 năm, 3 tháng, 18 ngày, ngày 15/5/1965, vào dịp 75 tuổi, Bác Hồ đã viết bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, để “phòng khi sẽ đi gặp cụ C. Mác, cụ VI. Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”. Bản Di chúc Bác viết có sự Chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Thứ nhất BCHTƯ Đảng. Nguyên tác, Bác không đặt tên cho văn bản “Tuyệt đối bí mật” này là Di chúc, mà Bác chỉ viết là “để lại mấy lời này, chỉ tóm tắt vài việc thôi”. Điều này đã càng thêm khẳng định sự khiêm tốn, nhân cách cao cả của Bác. “Vài việc” mà Bác viết trong bản Di chúc, là: 1. Nói về Đảng; 2. Đoàn viên và thanh niên; 3. Nhân dân lao động; 4. Cuộc kháng chiến chống Mỹ; 5. Về phong trào Cộng sản thế giới; 6. Về việc riêng. Bài viết này chỉ xin trình bày những suy nghĩ về “việc riêng” của Bác mà Bác viết trong Di chúc. l NY SAN Bác dùng một từ là “việc riêng”, tức là việc chỉ thuộc về cá nhân của Bác, để phân biệt với việc chung, mà Bác là lãnh tụ Đảng, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bản Di chúc, Bác đề cập đến “việc riêng” của mình rất ít, tỷ lệ “việc riêng” trên “việc chung” chỉ chiếm 1/6 thôi. Qua đây, chúng ta cũng thấy Bác Hồ là người dành “cả một đời vì nước vì dân”. Khi Bác viết “Về việc riêng”, nếu không đọc kỹ những việc mà Bác kể cụ thể ra, ta sẽ nghĩ đến rất nhiều việc của một con người phải làm (hay sẽ làm) trong môi trường gia đình và xã hội, với chằng chịt các mối quan hệ mà, mỗi mối quan hệ đó đã (hoặc sẽ) nảy sinh không biết bao việc/chuyện. Nào là việc/ chuyện họ hàng bên nội, bên ngoại; việc/chuyện vợ chồng; việc/chuyện cha/mẹ - con cái; việc/chuyện con chung, con riêng, con ngoài giá thú; việc/chuyện đất đai/Sổ Đỏ, nhà cửa, xe cộ, tài khoản ngân hàng,… Nói chung, nếu một người đàn ông bình thường ở vào tuổi 75 như Bác, sẽ có vô số việc / chuyện riêng để lại cho người thân phải giải quyết nếu chẳng may qua đời. Không ít người, trong đó có cán bộ, Đảng viên 4
  • 5. có chức vụ cao trong Đảng, chính quyền khi sống luôn đặt quyền lợi riêng trên lợi ích chung, có những chuyện không minh bạch hoặc có những chuyện chưa thể nói, thấy không thể mang theo xuống mồ, vào lúc lâm chung, đã phải nói ra hoặc công bố di chúc, đã gây sốc cho người còn sống. Không ít gia đình, sau khi người thân qua đời, muốn tìm của, tìm đất đai, tìm con riêng của vợ hoặc chồng, đã đi tìm cứu cánh ở gọi hồn, đưa đến không biết bao nhiêu chuyện dở khóc, dở cười, có trường hợp gây nên thù oán, bởi tin lời hồn nói. Đó là lẽ thường tình, ai sinh ra rồi cũng có một lần. “Việc riêng” của Bác mà Bác nói/đặt vấn đề trong Di chúc, sau khi mình qua đời rồi, chỉ có Một - Việc - Duy - Nhất. Đó là việc lo đám tang của mình thế nào sau khi Bác qua đời. Về việc tang của mình, Bác dặn: “chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân”. (3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, Bác có sửa chữa, bổ sung vào đoạn này như sau: “chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”). Như để chỉ dẫn các việc phải làm để tránh tốn kém, lãng phí tiền bạc của nhân dân, Bác yêu cầu: “thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”, “Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. (3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, Bác có sửa SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN chữa, bổ sung vào đoạn này như sau: “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn. Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến viếng thăm có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”. Bác Hồ là người sáng lập Đảng ta, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Công lao của Bác với dân, với nước thật vô cùng vĩ đại. Song Bác không bao giờ yêu cầu, đòi hỏi ở Đảng, Nhà nước và nhân dân ta một đặc ân nào cho riêng mình. Khi kháng chiến 9 năm chống Pháp thành công, từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, Bác đã từ chối đến ở trong Phủ Toàn quyền Đông Dương cũ (nay là Nhà khách Chính phủ), mà đến ở trong ngôi nhà anh thợ điện của Phủ Toàn quyền đã ở. Sau này, Bác ở trong ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao cá trong Phủ Chủ tịch, do Trung ương làm theo yêu cầu của Bác. Hàng ngày, Bác ăn mặc giản dị, ăn uống thanh đạm. Bác đã từng từ chối nhận Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quí nhất của Nhà nước ta. Có thể nói, Bác không có một chút gì là của riêng tư/cá nhân, ngay cả thân thể của Bác sau khi qua đời Bác cũng muốn được hòa vào núi sông Đất Việt không muốn hoá thành tượng đồng bia đá. Sinh thời Bác từng nói, gia đình của Bác là dân tộc Việt Nam, con cháu của Bác là các cháu thanh, thiếu niên Việt Nam. Cả đời Bác chỉ có một mong muốn, mong muốn tột bậc là “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cả cuộc đời Bác, chỉ một lần duy nhất, Bác có yêu cầu cho riêng mình, khi Người đã 75 tuổi. Lần đầu tiên trong đời, Bác đặt thẳng là “Tôi yêu cầu” một việc riêng cho mình. Song cái việc mà Bác - Yêu - Cầu đó, không gây sự tốn kém về vật 5
  • 6. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Bác Hồ nói chuyện với bà con nông dân Hùng Sơn - Đại Từ - Thái Nguyên năm 1954. Ảnh tư liệu chất cho Đảng, cho dân, không đi ngược lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không vì quyền lợi ích kỷ nào cho Bác và gia đình, họ hàng thân tộc của Bác. Trái lại, việc Bác - Yêu - Cầu làm cho Bác ấy, lại là việc có lợi cho dân cho nước, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Đó là, đỡ lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân, không lãng phí đất đai của nhà nước, giữ vệ sinh môi trường sống cho con cháu. Trước khi đi xa, Bác vẫn còn lo cho dân: “Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống được tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn”. Bác còn lo cho người đến thăm Bác bị nắng gió, khuyên trồng cây trên đồi “để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi”. Bác khuyên: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”. Sinh thời, nỗi nhớ miền Nam không lúc nào nguôi trong Bác: “Miền Nam luôn trong trái tim tôi”. Trước khi đi xa, Bác vẫn thương nhớ đồng bào Miền Nam đang ngày đêm đau khổ rên xiết dưới gót giầy của bọn xâm lược và bè lũ tay sai khát máu. Thương đồng bào xa xôi, nếu biết tin Bác qua đời sẽ không quản đường xa ra viếng Bắc, vì vậy, Bác căn dặn: “Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. (3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, Bác có sửa chữa, bổ sung vào đoạn này như sau: “Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam”. Các triết gia đã dạy: Xem xét, đánh giá một Nhân Cách Lớn, hãy bắt đầu từ Những Việc Nhỏ. Trong hành trình 79 Mùa Xuân của mình, dù chỉ là những việc nhỏ hàng ngày, sinh hoạt đối nhân xử thế, việc chung hay việc riêng, nhất nhất ở Bác Hồ đều toát lên một lối sống giản dị, trong sạch, luôn luôn lo nghĩ và làm việc có lợi cho dân, cho nước, yêu thương và quan tâm tới đời sống của nhân dân. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Nhiều người nước ngoài đã bàn về sức cảm hóa kỳ lạ trong con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có người cho đó là do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông minh tuyệt vời, do ý chí nghị lực phi thường của Người. Có người nói đó là do đức khiêm tốn, giản dị, do sự lạc quan, tin tưởng, do tính tình thẳng thắn, cởi mở, do sự từng trải, lịch thiệp của Người. Những điều ấy đều đúng. Nhưng bao trùm lên tất cả ở Hồ Chủ tịch, chính là sự quên mình vì mọi người, chính là sự ham muốn, “ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc” của Người là làm sao mang lại thật nhiều hạnh phúc cho dân, cho nước. Cuộc sống hoàn toàn không một chút bợn riêng tư, đã tạo nên ở Người một cái gì vô cùng trong sáng”. (Những chặng đường lịch sử, tr 292). Bác là một Nhân Cách Lớn không chỉ bởi Người đã khai sinh ra nước Việt Nam DCCH, đã đưa dân Bác Hồ đi thăm bà con nông dân xã Gia Thượng (Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh tư liệu 6
  • 7. TOÀN VĂN “về VIỆC RIÊNG” CỦA BÁC TRONG DI CHÚC BÁC HỒ 1. Trong bản đầu tiên viết ngày 15/5/1965, vào dịp mừng 75 tuổi, có sự chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bác viết: “Về việc riêng - Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống được tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn. Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. 2. Sau bản trên, Bác còn có 3 lần sửa chữa, bổ sung vào bản đầu tiên, vào các dịp: bản đầu viết khi Bác tròn 78 tuổi, vào 19/5/1968, bản hai Bác viết vào tháng 5/1968, bản 3 Bác viết ngày 10/5/1969. Song, trong 3 bản đó, chỉ có bản đầu tiên, Bác có viết “Về việc riêng”, như sau: “Về việc riêng: Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn. Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến viếng thăm có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”. tộc Việt Nam vẻ vang trên trường Quốc tế, mà cả trong những việc riêng. Trong “việc riêng” mà Bác đề nghị giúp Bác, cũng thể hiện sự khiêm nhường, lo cho dân, không muốn phiền hà cho dân, lo nghĩ đến lợi ích lâu dài của dân của nước. Hơn ai hết, Bác hiểu rõ những hủ tục gây nhiều tác hại của nhân dân ta trong việc tang ma, gây mất vệ sinh, tốn kém tiền bạc cho những người còn sống khi có người thân qua đời. Vì vậy, Người muốn nêu gương trong việc tổ chức việc hậu sự cho mình, với mong muốn dân ta cùng thực hiện vì lợi ích của mỗi gia đình và cả xã hội. Thực hiện Di chúc của Bác, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã đi đầu cả nước trong việc xây dựng khu hỏa táng/điện táng “Đài hóa thân hoàn vũ”. Sau nhiều năm họat động, đến nay, hình thức táng này đã nhận được sự hưởng ứng của không chỉ nhân dân của hai thành phố đó, mà còn là sự lựa chọn của nhân dân nhiều địa phương lân cận. Hà Nội đã chấm dứt họat động chôn cất tại Nghĩa trang Văn Điển, làm cho môi rường ở khu vực này dần dần được cải thiện, trong sạch hơn. Tuy nhiên, trong một bộ phận nhân dân, đặc biệt là trong không ít gia đình cán bộ, đảng viên không học tập và quán triệt Di chúc Bác Hồ, chưa đổi mới việc tang ma. Họ không chỉ vẫn giữ nguyên nghi thức tang ma cũ có nhiều hủ tục, gây tốn kém tiền của, đất đai nông nghiệp, mà nhiều người còn trục lợi qua tang ma người thân, rất đáng chê trách. Hiện tượng ganh đua kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy” của một số kẻ hợm của, lại thiếu hiểu biết về văn hóa - tâm linh, lầm tưởng làm như thế là báo hiếu cha mẹ, biến nghĩa địa thành nơi khoe của, xây mồ mả to cao hoành tráng tốn kém hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng, chiếm nhiều đất đai, với nhiều kiểu cách lai căng, Tây hóa, Trung Quốc hóa, mầu mè, cầu kỳ đua nhau mọc lên ở các nghĩa địa mà hầu như ở địa phương nào cũng có, trong khi người dân địa phương vẫn còn nhiều gia đình nhà tranh vách đất, gây nên sự phản cảm ở chốn linh thiêng. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay, việc tang ma, nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị cần gương mẫu học tập và quán triệt lời căn dặn của Bác Hồ trong Di chúc, để việc tang ma vừa tiết kiệm, vừa văn minh./.n 7 SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
  • 8. HỒ CHÍ MINH TRONG NHẬN DIỆN, ĐỐI SÁCH VỚI HIỂM HỌA LÂU DÀI CỦA DÂN TỘC (QUA VIỆC ĐẨY ĐUỔI 20 VẠN QUÂN TẦU TƯỞNG RA KHỎI MIỀN BẮC SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 /1945) Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 2/9/1945. Ngay sau khi ra đời, nước Việt Nam mới đã phải đối phó với hoàn cảnh hết sức rối ren, thù trong giặc ngoài bốn bề như rươi. Kẻ thù bên ngoài đang lăm le xâm chiếm, chống phá nước ta có ba thế lực: một là đế quốc Mỹ, hai là với Trung Hoa Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, ba là với thực dân Pháp đã được Mỹ và Anh giúp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Cả ba thế lực này đều chống lại Việt Nam. Về ba kẻ thù này, trong tác phẩm Những chặng đường lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Khó khăn lớn nhất lúc này là các quân đội nước ngoài từ 4 phương cùng dồn dập kéo tới. Bọn ở gần, bọn ở xa. Chúng khác nhau về mầu da, về tiếng nói, nhưng l TRƯƠNG NGUYỄN rất giống nhau ở một dã tâm: muốn thôn tính đất nước chúng ta, muốn đẩy chúng ta trở về với cuộc sống nộ lệ” (tr 244). Trong mối tương quan lực lượng đó, cách mạng Việt Nam ở vào thế hết sức bất lợi, “như trứng chọi đá”. Để đưa con thuyền cách mạng nước ta vượt qua thác gềnh, đưa Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng ta, cùng với việc tổ chức xây dựng sức mạnh Đoàn kết của toàn dân để giữ cho được độc lập dân tộc, thống nhất lãnh thổ đất nước từ Bắc tới Nam, lấy điều này làm cái bất biến để ứng phó với cái vạn biến; đồng thời thực hiện việc phân hóa kẻ thù, lợi dụng những mâu thuẫn nội bộ của từng đối tượng và những mâu thuẫn giữa các đối tượng với nhau để tranh thủ thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, tránh rơi vào thế Thiên tài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946. Ảnh tư liệu, nguồn: www.shopkienthuc.net 8
  • 9. một mình chúng ta phải đối phó với cả ba kẻ thù trên. Trong ba kẻ thù trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh răn Đảng ta xác định rõ hiểm họa lâu dài đối với độc lập và toàn vẹn lãnh thổ nước ta là kẻ thù đến từ nước láng giềng, bọn Quốc dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch. Do đó, chúng ta đã thi hành nhiều đối sách nhằm chặn đứng mưu mô của một số quân phiệt Trung Quốc định chiếm đóng lâu dài nước ta, đẩy đuổi 20 vạn quân Tưởng khỏi miền Bắc, để rảnh tay đối phó với quân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Tưởng Giới Thạch là người chống Cộng sản và ôm ấp mộng chiếm Việt Nam như mọi ông vua Trung Quốc trước đó. Từ cuối năm 1940, Mỹ đã hứa hẹn cho Tưởng vào Đông Dương thay Pháp. Vì thế, Tưởng đã chuẩn bị kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, “Diệt Cộng, cầm Hồ” (Tiêu diệt Cộng sản, bắt giữ Hồ Chí Minh). Để thực hiện kế hoạch chiếm đóng lâu dài nước ta, Tưởng đã tập hợp, nuôi dưỡng nhóm người Việt đang lưu vong bên Trung Quốc giả danh “cách mạng”, trong hai tổ chức “Việt Cách”, “Việt Quốc”, chờ cơ hội đưa chúng về nước lật đổ chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nay, với việc quân đội của Tưởng Giới Thạch được thay mặt quân Đồng Minh vào miền Bắc và miền Trung Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, thì quả là cơ hội trời cho. Giới lãnh đạo quân phiệt Trùng Khánh tin rằng đây là một thời cơ rất thuận lợi để thôn tính miền Bắc và miền Trung Việt Nam mà không phải tốn một viên đạn. Chúng tính ít nhất từ Vĩ tuyến 16 trở ra sẽ có một chính quyền tay sai ngoan ngoãn của Trùng Khánh. Trên thực tế, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 năm 1945, quân Tàu Tưởng đã theo nhiều ngả ào vào miền Bắc và miền Trung, với một số quân gần hai chục vạn đông gấp mấy chục lần các lực lượng vũ trang ta, lại được trang bị bằng vũ khí Mỹ, cùng với một nhóm tay sai người Việt trong đảng phản động Việt Quốc, Việt Cách. Bọn chúng tuyên bố thời gian quân đội Tưởng làm nhiệm vụ ở Việt Nam sẽ không có hạn định. Giữa tháng 9 năm 1945, đội quân Tầu Tưởng, theo sau là bọn phản động lưu vong trong đảng Việt Quốc, Việt Cách tới Hà Nội. Những viên tướng chỉ huy quân đội Tưởng vào đóng ngay tại Phủ Toàn quyền Đông Dương. Còn bọn Nguyễn Hải Thần chiếm khu trung tâm thành phố, biến nó thành khu tự trị để tiến hành những hoạt động chống phá cách mạng. Hai mươi vạn quân Tưởng tràn vào Việt Nam do tướng Lư Hán chỉ huy. Mang tiếng là đội quân thực hiện xứ mệnh của Đồng Minh đi tước khí giới Nhật, nhưng thực chất, đây là đội quân ô hợp, phần nhiều là dân ốm đói, ghẻ lở, bệnh tật từ Vân Nam đến. Vì là dân phù thũng nên dân ta mới gọi chúng là bọn “Tàu phù”. Tình thế này Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945 lại đặt ra cho ta một hiểm họa nữa là thiếu lương thực trầm trọng. Nước ta đang gặp nạn đói, đã có gần 2 triệu người chết đói, nay lại phải nuôi các ông khách ốm đói, lương thực không đủ, khó khăn chồng chất khó khăn. Nguy cơ chết đói tiếp đã hiển hiện. Trong tác phẩm Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh (Nxb Văn hóa thông tin, H 2001), ông Vũ Đình Hòe, viết: “Đồng bào ta mọi nơi điêu đứng vì họ. Ta phải cung cấp gạo, tiền, nhà ở đến cả chiếc bóng đèn, cân đường và thuốc phiện. Những người thời đó, hiện nay còn sống, ắt còn lợm giọng, nhìn những đoàn quân “Tầu phù” nhếch nhác, gánh gồng nồi niêu, chổi cùn, rế rách, đầu tóc bù xù chấy rận, qua các chợ, thị xã vào cướp giật đủ thứ, ỉa đái lung tung. Tất nhiên là “Hoa quân” nhập Việt Thủ đô thì có chọn lọc, nên các đơn vị của tướng Hà Ứng Khâm đóng rải rác ở nội thành có sạch sẽ hơn, lịch thiệp hơn chút ít. Nhưng ách chiếm đóng vẫn đè nặng lên người dân mới được hít Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945 SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 9
  • 10. thở không khí tự do….Chúng vào chiếm cả một dãy nhà lớn (ký túc xá sinh viên) trong sân Trường Đại học phố Bobillot. Bộ Giáo dục và nhà riêng tôi ở sát nách đấy, anh chị em bảo vệ bảo nhau khéo mềm mỏng, đãi bọn sĩ quan thuốc lào, kẹo vừng, kẹo lạc, thì quân của họ đỡ quậy. Nhưng chỉ ban ngày thôi, có đêm tôi về, lính Tàu chặn xe tôi lại, bẻ cả cờ hiệu cắm ở mui xe, tước cả súng ngắn của chú bảo vệ. Đối với mình còn như thế thì đối với dân chúng hách dịch và hỗn xược đến đâu. Trung ương Đảng Dân chủ nhận được không biết bao nhiêu thư khiếu nại của dân, nhất là đồng bào ngoại thành và các tỉnh khổ quá, hết chịu nổi”. Quân Tầu Tưởng còn ngang nhiên thiết lập các qui định phi lý của chúng ở Hà Nội, phớt lờ Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng còn áp đặt giá trị của đồng tiền Quan kim, tiền Quốc tệ những thứ tiền giấy từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Hành động này không khác nào hành động cướp ngày, trắng trợn cướp đoạt tiền của của dân ta. Quân Tưởng còn dung túng cho các đảng phái tay sai Việt Quốc, Việt Cách cố tình phá hoại cuộc đàm phán Việt - Pháp. Họ gây áp lực để đưa người của những đảng này vào chính phủ ta. Họ cho tay sai khiêu khích, đẩy ta xung đột với Pháp để họ lợi dụng. Theo lệnh quan thầy, dựa vào sức mạnh của bọn Tàu Tưởng, các đảng phản động Việt Quốc, Việt Cách điên cuồng thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng và nhân dân ta. Chúng tuyên truyền, cho mình là cách mạng trong khi chưa hề đổ một giọt mồ hôi cho độc lập dân tộc. Chúng đòi giải tán chính phủ Việt Minh, đòi loại trừ những Bộ trưởng là đảng viên Đảng cộng sản, đòi thay đổi Quốc kỳ, Quốc ca, yêu cầu Chủ tịch Hồ chí Minh từ chức. Họ chỉ chửi bới, hạch sách mà không đưa ra được một biện pháp gì để lo cho đất nước. Trái lại, chúng chỉ lo cướp bóc, bắt cóc, tống tiền. Vì họ chỉ là theo đóm ăn tàn, cho nên khó lòng nói đến chuyện thống nhất, đoàn kết. Họ khủng bố ngay cả những người Việt Cách cùng về với họ nhưng có tinh thần dân tộc như các ông: Bồ Xuân Luật, Lê Tùng Sơn, Trương Trung Phụng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Đảng ta đã nhìn thấy dã tâm của bọn Quốc dân Đảng Trung Hoa, và bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách, đã chỉ rõ chúng là kẻ thù không đội trời chung của cách mạng. Ta phải cảnh giác đề phòng chúng lật ta để thay thế bằng bọn tay sai. Trước số quân đông và sự hung hăng của quân đội Tưởng và bọn tay sai, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương cần phải biết kiên nhẫn chịu đựng, giữ hòa hoãn, có thể có những nhân nhượng với quân Tưởng để có thể tập trung mũi nhọn và kẻ thù chính. Hồ Chủ tịch nói đó là “đường lối Câu Tiễn” để chuyển quan hệ từ yếu sang mạnh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: “Bác kiên quyết trong nguyên tắc và linh hoạt về sách lược. Và khi sách lược đã định rồi, Bác cũng rất kiên quyết thực hiện sách lược” (Sđd, tr 263). Biện pháp hòa hoãn và đường lối nhân nhượng kiểu Câu Tiễn với Trung Quốc được thể hiện: 1. Chúng ta đề ra khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện”. 2. Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán (Đảng ta thành lập Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, làm bình phong cho hoạt động lãnh đạo của Đảng). 3. Đổi tên Chính phủ Lâm thời thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, trong đó có Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) là Phó chủ tịch, Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc) làm Bộ trưởng Ngoại giao, Chu Bá Phượng (Việt Quốc) làm Bộ trưởng Kinh tế và Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) làm Phó Chủ tịch, Luật sư Phan Anh (ngoài đảng) làm Bộ trưởng Quốc phòng, Huỳnh Thúc Kháng (ngoài đảng) làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 4. Quân Giải phóng Việt Nam được đổi tên là Vệ Quốc quân và được lệnh rút khỏi Hà Nội. Song, không phải toàn dân, và ngay cả những người cách mạng chân chính lúc đó cũng thông, cũng hiểu được đối sách đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ Vũ Đình Hòe kể: “Anh em yêu cầu tôi phản ánh tình hình lên Hồ Chủ tịch. Cụ Hồ chỉ cười: “Ông tưởng tôi không biết à? Cán bộ đảng viên Dân chủ phải gương mẫu chịu đựng để cho dân theo và yên tâm. Phải tập “ăn dơ” như Câu Tiễn thuở xa xưa ấy! Đành phải giải quyết khuyên nhủ chứ ai yên tâm được! Nhưng đấy chỉ là việc nhỏ. Còn việc khó hơn gấp trăm, nghìn lần cơ. Tức “lộn ruột” lên ấy chứ. Càng nghĩ lại hồi đó, càng thương ông Cụ và bái phục Cụ. Người thường nếu không phát điên thì cũng lo lắng, buồn bực đến bạc đầu. Thế mà ông Cụ vẫn cứ bình tĩnh, nhún nhường, nhưng cương quyết bảo vệ nguyên tắc chủ quyền và lãnh thổ, ôn tồn thuyết đạo lý với họ để tìm giải pháp cho những yêu sách trịch thượng rồ dại của chúng đối với một dân tộc vừa tổng khởi nghĩa oanh liệt. Cụ kiên trì chiến lược, với chiến thuật khi thì cương, khi thì nhu…Cụ Hồ luôn nhắc nhở chúng tôi bình tĩnh, nhẫn nại, còn nước còn tát. Bàn tay có ngón dài, ngón ngắn, song tất cả đều tụ nơi bàn tay. Đã là người Việt Nam, nhiều ít ai cũng có lòng yêu nước. Thà là người phụ ta chứ ta không phụ người…Với nhân nghĩa ấy, Cụ cảm hóa được nhiều nhân vật trong họ, ít ra thì cũng trung lập được một số trong từng vấn đề gay cấn…. Phía Việt Minh cũng có anh em thừa hành không kìm được phẫn uất, đã bắn lén, có khi đụng đến cả binh lính Tàu. Ta nhớ vụ Chèm Vẽ. Vì bộ chỉ huy quân đội SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 10
  • 11. chiếm đóng phản kháng kịch liệt, hăm dọa trả đũa, nên Cụ Hồ đành gạt nước mắt, ra lệnh xử bắn mấy chiến sĩ dân quân phạm kỷ luật. Chính trong bối cảnh phức tạp như thế mà theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Đảng cộng sản Đông Dương đã tuyên bố tự giải tán….(Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Sđd, tr 68). Nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo của chúng ta, cộng với áp lực trong nước, sức ép của quan thầy Mỹ đã chuyển sang ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương, nhận thấy âm mưu chiếm đóng lâu dài đất nước ta không có cơ thực hiện, Tưởng Giới Thạch đã bán đứng Việt Nam cho Pháp. Ngày 28/2/1946, Chính phủ Trùng Khánh đã ký với Pháp Hiệp ước Trung - Pháp, qui định rõ việc quân Pháp được vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng, với thời hạn chậm nhất là ngày 31/3/1946. Tuy không bị bất ngờ với hành động này, nhưng cũng đặt cách mạng Việt Nam trước tình thế cấp bách. Sau nhiều lần đàm phán, ngày 6/3/1946, Hồ Chủ tịch đã ký Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 năm 1946 với Pháp. Nhiều người gọi Hiệp định 6/3/1946 là “Hiệp ước Mác xít”, bởi vì nó khiến Tàu Tưởng rút về nước chúng, ta thoát một đám đông quấy nhiễu chính quyền cách mạng, và khi Lư Hán rút về thì bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh chỉ còn cách sang Tàu. ..Thoát khỏi cái nợ Tàu trắng, công cuộc kháng chiến thuận tiện hơn và uy tín của Việt Minh không ai dám tranh cãi. Song, bọn Việt Cách, Việt Quốc, ra sức công kích, chống phá. Chúng đưa ra những khẩu hiệu cực đoan, kích động tinh thần chống Pháp của nhân dân, rêu rao “chính phủ bán nước”, “Hồ Chí Minh bán nước”, kêu gọi đánh Pháp ngay. Âm mưu của chúng là lợi dụng áp lực của nhân dân, đẩy chính phủ ta vào thế chống lại Hiệp ước Trung - Pháp. Nhưng chúng ta không mắc mưu chúng. Chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương ngày 9 tháng 3 năm 1946 nêu rõ: “dã tâm của bọn Nguyễn Hải Thần và phái phản động Quốc dân đảng cố ý phá cuộc đàm phán giữa ta và Pháp, đẩy ta chống lại Hiệp ước Hoa - Pháp để cho cả ba lực lượng: Tầu trắng, thực dân Pháp và bọn phản động Việt Nam sẽ đứng ra lập chính phủ bù nhìn, đi đôi với thực dân Pháp đánh ta, buộc cho ta là phiến loạn, là chống Liên hiệp quốc, là phản hòa bình. Lúc đó, quân Tầu trắng sẽ có cớ ở lại Đông Dương cùng bọn thực dân Pháp và bọn phản động đánh ta”. Trong bối cảnh đó, đúng như cụ Vũ Đình Hòe khẳng định: “Tinh thần yêu nước, dũng cảm lúc này lại thể hiện bằng đường lối Câu Tiễn, muốn rửa sạch cái nhục lớn phải cam chịu cái nhục nhỏ”. Cụ Vũ Đình Hòe kể lại câu chuyện SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN diễn ra vào ngày 8/3/1946 (sau khi ký Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946): “Chúng tôi vào tận phòng Cụ Hồ đang nằm nghỉ. Không đủ ghế, chúng tôi ngồi ghé bên mép giường như là con cháu đến thăm cha ông ốm. Trình bày nỗi căm tức và cái khổ của đồng bào, có người nghẹn ngào bật khóc. Ông Cụ ngồi nhổm dậy, nắm lấy tay anh Đức (Hoàng Văn Đức) và một chị ôn tồn nói: “Mình hiểu nỗi khổ tâm của các cô, các chú phải nhìn trực tiếp hay thấy cảnh đau lòng của đồng bào. Nhưng làm sao được?.... Phải tính rằng một ngày dân ta nhắm mắt, bấm bụng “ăn dơ” thì dân ta rèn thêm được bao nhiêu đao kiếm, vót thêm được bao nhiêu tầm vông, mài được bao nhiêu giáo mác, đào được bao nhiêu hố, đắp được bao nhiêu ụ. Hiểu rồi chứ? Thế thì gắng sức an ủi động viên đồng bào. Cái khỏe của ta là ở đấy!”. Trên thực tế, chiến lược của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn. Dù có cố tình dây dưa, trì hoãn kéo dài việc rút quân, đến ngày 18/9/1946, bộ phận cuối cùng của quân Tưởng cũng phải rời Hà Nội về nước. Chỗ dựa duy nhất của bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách là bọn Tàu Tưởng không còn thì những kẻ hung hăng nhất như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh cũng cao chạy xa bay theo quan thầy. Trong các mạng, việc giành chính quyền đã khó, nhưng việc giữ chính quyền còn khó hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là người chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác gềnh tới đích thành công. Trong chặng đường đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ này, Hồ Chủ tịch đã tìm ra hướng cách mạng phải đi như thế nào để giữ vững chính quyền và độc lập dân tộc. Chỉ có thể là một người có một kinh nghiệm cách mạng toàn thế giới cũng như phải hiểu tình hình thực tế của từng nước, trong từng hoàn cảnh để đưa ra những yêu cầu vừa mức làm đà cho những yêu cầu khác quan trọng hơn, đồng thời phải biết cách xây dựng một nền tảng chính trị thực sự vững chắc để lấy cái bất biến này chống lại mọi biến đổi như Chủ tịch Hồ Chí Minh, mới thành công. May phúc cho dân tộc ta có Bác! Còn một may mắn nữa, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Thực là may phúc cho Việt Nam khi từ năm 1941 đến 1951, chỉ một mình Bác quyết định tất cả, nếu một người thứ hai xen vào thì nhất định thất bại”. (Phan Ngọc - Một thức nhận về văn hóa Việt Nam - Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, H, 2005, tr 253)./. n 11
  • 12. KỶ NIỆM 30 NĂM TRẬN CHIẾN ĐÁNH ĐUỔI QUÂN TRUNG QUỐC Ở VỊ XUYÊN (12/7/1984 - 12/7/2014) Nỗi đau VỊ XUYÊN Cao điểm 772, Vị Xuyên - nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 12-7-1984 - Ảnh: Hoàng Điệp Tạo hóa khéo trêu ngươi khi bắt Việt Nam phải ở cạnh một nước lớn luôn có tham vọng xâm lược, thôn tính Việt Nam là Trung Quốc. Ngay từ thế kỷ XII, Toa Đô (Sogatu) đã nói với Hốt Tất Liệt (Khubilai): “Giao Chỉ liền đất với Chân Lạp, Chiêm Thành, Xiêm, Miến Điện, nên lập tỉnh ngay trên đất ấy…lấy lương thực ở đấy cấp cho binh sĩ, tránh được vận tải đường biển mệt nhọc”. Chiếm cho kỳ được Việt Nam hoặc bắt Việt Nam làm tay sai, đó là dã tâm chưa bao giờ thay đổi của các Hoàng đế Trung Hoa trước kia, của Quốc dân Đảng Trung Hoa Tưởng Giới Thạch, cũng như các thế lực diều hâu ở Trung Nam Hải từ năm 1949 đến nay. Bởi, chỉ có chiếm được Việt Nam hoặc bắt Việt Nam làm tay sai thì Trung Quốc mới làm chủ biển Đông, mở được cửa ngõ để xâm chiếm các nước Đông Nam Á. Để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng và nền độc lập của mình, cũng như thể hiện trách nhiệm cao cả với các nước trong khu vực, các thế hệ người Việt Nam đã kiên cường đứng lên chiến đấu để đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược. Trong cuộc chiến đấu ấy, quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc có vinh dự và tự hào là phên dậu, là những pháo đài thép giữ gìn toàn vẹn biên cương Tổ quốc. MỎ ĐỒNG LỚN TỤ LONG - VỊ XUYÊN ĐÃ MẤT VỀ TRUNG QUỐC Trước thời điểm Trung Quốc theo lệnh của Mao Trạch Đông đưa quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (lúc đó do Chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý theo qui định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, trong đó có sự tham gia của đại diện Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), lợi dụng địa lý hai nước núi liền núi, sông liền sông, ngoài những cuộc chiến tranh qui mô lớn (đưa đại quân sang xâm chiếm, sau đó áp đặt bộ máy cai trị), Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc chiến xâm phạm lãnh thổ, cướp đất đai trên toàn tuyến biên giới, đặc biệt là ở những vùng có nhiều khoáng sản quí hiếm. Khu mỏ đồng Tụ Long thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là một trong những địa điểm mà Trung Quốc đã dai dẳng tiến hành các cuộc xâm chiếm ấy. Vùng đất Vị Xuyên đời Hùng Vương thuộc bộ Tân Cương, một trong 15 bộ của nước Văn Lang; Đời Hán thuộc Mẹ Âu Cơ đã đi vòng trái đất Chọn vùng tâm bão để sinh con Thơ Trần Mạnh Hảo l MẠC CÔNG LÝ quận Giao Chỉ. Nước ta đời Trần gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai, sau đổi làm trấn. Thời thuộc Minh, đổi làm phủ Tuyên Hóa. Năm 1644, người Mãn Châu xâm lược Trung Quốc, đánh đổ nhà Minh, lập nên triều nhà Thanh. Song trên thực tế, năm 1663, nhà Minh mới chính thức bị nhà Thanh xóa sổ. Sau khi nhà Thanh ổn định cai trị miền nam Trung Quốc, trong vòng 20 năm sau, quân Thanh liên tục xâm chiếm biên giới nước ta, trong đó có khu vực Vị Xuyên, một vùng có nhiều khoáng sản, đặc biệt là có nhiều mỏ đồng, vàng, bạc, sắt,…Tụ Long là một xã thuộc Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang; phía Tây giáp phủ Khai Hóa (Trung Quốc), phía Bắc giáp với Ngưu Dương (Trung Quốc) có sông Đổ Chú làm biên giới tự nhiên. Ruộng đất màu mỡ, mỗi năm cấy vụ mùa mỗi mẫu được 20 gánh thóc, có gỗ thông nổi tiếng, người Trung Quốc tranh nhau mua. Ngoài ra, có mỏ đồng và mỏ bạc ở làng Nà Ngọ. Trước một mảnh đất giàu tài nguyên như vậy, quan lại 12
  • 13. nhà Thanh đã tìm mọi cách để xâm chiếm. Năm 1688, quân Thanh đánh chiếm các động thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc, Thủy Vỹ, miền Tây Bắc nước ta, đặt tuần ty thu thuế buôn bán. Nhà Lê /Chúa Trịnh đưa thư yêu cầu trả lại đất, nhà Thanh không trả và không rút quân về nước. Năm sau (1689), quân Thanh lại xâm phạm miền Đông Bắc nước ta, lấn chiếm châu Lộc Bình (Lạng Sơn). Quân Thanh một mặt cho lính xuống chiếm giữ mỏ đồng Tụ Long, một mặt gửi thư sang báo cho bên ta là biên giới của phủ Khai Hóa kéo dài xuống phía Nam 240 dặm, không phải chỉ là sông Đổ Chú mà là sông Ninh Biên, lập mốc biên giới ở Xưởng Chí, vu cho phía ta đã xâm chiếm nội địa Trung Quốc 40 dặm. Chúng cho lập bia mốc, đắp dinh lũy và lập đồn ải. Trước việc xâm chiếm của quan lại nhà Thanh, triều đình Lê - Trịnh làm công văn kháng nghị gửi cho Tuần phủ Vân Nam và Hoàng đế nhà Thanh. Tuần phủ Vân Nam lúc đó là Ngạc Nhĩ Thái đã làm tờ thư trả lời bản tâu của triều đình Lê - Trịnh, quở trách nghiêm khắc ta “càn rỡ” và bảo phải làm bản tâu khác tạ tội. Triều đình Lê - Trịnh phái Trịnh Kính là trấn thủ Tuyên Quang đem quân lên đề phòng, thổ quan ở Tụ Long là Hoàng Văn Tuy quyết tâm giữ đất mỏ. Chúa Trịnh Cương nghiêm sức cho quan quân Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng nhưng không được gây chiến trước. Thư từ vẫn được trao đổi giữa Chúa Trịnh và Tuần phủ Vân Nam và Hoàng đế nhà Thanh. Quân Thanh thấy quân Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng, khó lòng mà chiếm đoạt được vùng mỏ Tụ Long bằng quân sự, chúng viết thư gửi triều đình ta. Bức thư có đoạn: “Địa giới từ sông Ninh Biên trở vào, từ con ngòi nhỏ núi Xưởng Chí trở ra, nói là địa phận của quý quốc (Việt Nam) cố nhiên có bằng cứ nhưng nói là địa phận của nội địa (nhà Thanh) cũng không phải là lời nói vu vơ, không phải nói chứng cớ của quý quốc lời nào cũng chính xác mà việc ghi chép của nội địa việc gì cũng khó tin, nhưng nay Thiên tử đã ban ơn mà quốc vương (vua Lê) đã chịu ơn trời ban cho, không cần tranh cãi về địa giới làm gì. Vậy nay nhất định phân chia địa giới chỗ đất 40 dặm kể từ con ngòi nhỏ núi Xưởng Chi trở vào và vùng Mã Bạc trở ra, mong quốc vương ủy cho viên chức thông thạo, định kỳ khám xét”. Năm 1726, chúa Trịnh Cương hạ lệnh cho Tiến sĩ Hồ Phi Tích và Thám hoa Vũ Công Tể lên Tụ Long cùng với quan lại nhà Thanh hội đàm. Cuộc đàm phán đã diễn ra gay gắt vì quan nhà Thanh đã cố tình mở rộng biên giới ra khỏi đường biên giới cũ mà hai nước đã phân định từ thời nhà Minh. Phải mất 5 năm trời việc đấu tranh ngoại giao để đòi lại đất Tụ Long mới đạt được kết quả. Trước thái độ cương quyết và mềm dẻo của phía ta qua những thư từ gửi cho chúng, vào năm 1728, Ngạc Nhĩ Thái đã chuyển cho ta một chỉ dụ của vua Ung Chính nhà Thanh sang cho vua Lê, viết: “… nghĩ thưởng cho đất 40 dặm”. Chúa Trịnh Cương đã cử một phái bộ lên Tụ Long để lập giới mốc, gồm: Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận và Tiến sĩ Nguyễn Công Thái. Nhận trao trả đất, lấy sông Đổ Chú làm biên giới tự nhiên, nhưng quan lại nhà Thanh đã chỉ sông Đổ Chú giả để coi vùng Tụ Long vẫn là đất nhà Thanh. Huy Nhuận và Công Thái đã khảo sát kĩ càng, nhận ra sông Đổ Chú thật và dùng lý lẽ đấu tranh nên quan nhà Thanh mới phải chịu. Sự việc này được Ngô Cao Lãng ghi lại trong sách Lịch triều tạp kỷ, như sau: “Bấy giờ quan nhà Thanh cho chia gianh giới hai nước bằng sông Đổ Chú, nhưng thổ quan phủ Khai Hóa chỉ láo vào sông Đổ Chú giả để chực chặn lấy các thôn xã ở Bảo Sơn. Bọn Công Thái xông pha lam chướng, vượt nơi hiểm trở, đi qua các mỏ đồng mỏ bạc, nhận ra được sông Đỗ Chú thật, bèn cùng quan nhà Thanh, hai bên tư đi báo lại, tranh biện và bẻ lí mãi, rồi lập đồng trụ làm giới mốc. Thế là việc cương giới mới ổn định. Mỏ đồng Tụ Long lại thuộc về ta”. Trong sách Kiến văn tiểu lục, Lê Quí Đôn viết: “Nay chỗ lập giới mốc ở sông Đổ Chú, về phía đông sông là đất Tụ Long của nước ta, bên bờ sông có bia đá, có nhà lợp bằng tranh để che mưa nắng, cỏ mọc um tùm. Về phía Tây sông này là đất phủ Khai Hóa, có lập bia ở trên núi đất, có nhà lợp bằng ngói để che mưa nắng và có đặt đồn canh giữ”. Nhà bia dựng ở mép sông Đổ Chú của nước ta có một bia đá có khắc chữ như sau: “Giới mốc châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang, nước An Nam, lấy sông Đổ Chú làm căn cứ. Ngày 18 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6, chúng tôi là Nguyễn Huy Nhuận, Tả thị lang Bộ Binh, và Nguyễn Công Thái, Tế tửu Quốc tử giám, được triều đình phái ủy, vâng theo chỉ dụ lập bia này” (năm 1731). Văn bia của nhà Thanh ghi như sau: “… Bọn Sĩ, Côn chúng tôi, tuân theo tờ hịch của Tổng đốc Vân Quý (Vân Nam và Quý Châu), ngày 7 tháng 9 họp Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh Hà Thanh 13
  • 14. cùng Nguyễn Huy Nhuận và viên quan phái ủy của Giao Chỉ, cùng bàn định, lấy con sông nhỏ ở phía nam tấn Bạch Ma làm giới mốc. Chỗ này tức là chỗ trong tờ tâu ở quốc vương Giao Chỉ gọi là sông Đổ Chú. Vậy, chúng tôi tuân chỉ lập nhà bia giới mốc ở phía bắc sông. Từ đây biên cương bền vững lâu dài, ức muôn năm, được đội không bao giờ mai một. Ngày 18 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6”. Như vậy, qua 5 năm đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nước ta đã lấy lại được mỏ đồng Tụ Long và 17 thôn: Phủ Ni, Phủ Li, Phủ Chu, Trị Giang, Phủ Khổn, Ma Hô, Bố Ma, Hô Khâm, Mã Khao, Tà Lộ, Yên Mã, Mã Thọ, Tu Ca, Tông Sự và Mã Đề” (Lê Quí Đôn, Kiến văn tiểu lục, tr 346). Về phía ta, sau khi giữ được chủ quyền ở vùng Tụ Long, chúa Trịnh đã phái hơn hai ngàn quân lính lên canh giữ ngày đêm, đồng thời cho khai thác đồng, bạc và thu thuế. Theo sách Bang giao Đại Việt - triều Lê, Mạc, Lê Trung Hưng của tác giả Nguyễn Thế Long (Nxb Văn hóa thông tin, 2005, tr 150-154): “Dưới thời Lê - Trịnh, mỏ đồng Tụ Long mỗi năm nấu được tới 45 vạn cân đồng (cân ta). 100 cân đồng trị giá 9 lạng bạc. Ngay ở xưởng đồng có khoảng 300 nhà, cạnh đó là phố chợ có tới cả ngàn nhà sinh sống. Vào khoảng năm 1720 đến 1729, có tới hàng vạn người đúc đồng. Quặng sa nấu 4 lần mới thành đồng; đồng nấu 2 lần nữa mới được bạc, 10.000 cân đồng nấu được 8 hốt bạc. Đồng được chở bằng ngựa thồ, mỗi con 70 cân, đi 5 ngày mới ra tới Hà Giang”. Cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ vào đầu thế kỷ XVIII đã thắng lợi là cuộc đấu tranh ngoại giao kết hợp với thực lực quân sự ở mức độ cần thiết, lúc cứng rắn, lúc mềm dẻo, với những viên quan có tài năng và trách nhiệm cao, đã thể hiện chính sách ngoại giao khéo léo của nước ta. Nhưng rồi một sự bất công của lịch sử đã diễn ra. Sau khi chiếm xong nước ta, thực dân Pháp, trong khi phân chia biên giới với nhà Thanh, muốn mở đường sắt Lào Cai - Vân Nam, tiến vào vùng Hoa Nam của Trung Quốc, nên đã đem vùng đất mỏ Tụ Long rộng khoảng 750km2 của nước ta cho nhà Thanh. Trung Quốc đã xơi không vùng mỏ đồng Tụ Long của Việt Nam từ đấy. VỊ XUYÊN - “THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ” Ở ĐỊA ĐẦU PHÍA BẮC Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong thời kỳ hai nước cùng phe XHCN, cùng trong Quốc tế Cộng sản, hai nước từng có một kẻ thù chung. Đó là Quốc dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, phát xít Nhật (giai đoạn từ năm 1941 - 1946), sau đó là đế quốc Mỹ. Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch là kẻ thù của nhân dân và cách mạng Trung Quốc, kẻ thù của Hồng quân Trung Quốc, kẻ thù của Mao Chủ tịch, vì vậy cũng là kẻ thù của nhân dân và cách mạng Việt Nam. Ngoài lý do đó, nhân dân ta còn vô cùng căm thù bọn Quốc dân Đảng Trung Hoa sau khi xua 20 vạn quân “Tầu phù” vào miền Bắc thực hiện giải giáp quân Nhật theo yêu cầu của Đồng Minh, thực chất là để thực hiện kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, “Diệt Cộng, cầm Hồ”, chiếm đóng lâu dài nước ta sau khi âm mưu không thành, chúng đã ký Hiệp ước Trung - Pháp (ngày 28/2/1946), bán đứng nước ta cho Pháp, với việc cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng với thời hạn chậm nhất là 31/3/1946 để làm tiếp nhiệm vụ của Đồng Minh. Thực chất là giúp quân Pháp trở lại Đông Dương hợp pháp, giúp Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trong cuộc chiến chống kẻ thù chung này, Trung Quốc đều bắt tay với kẻ thù, đâm sau lưng Việt Nam, bán rẻ đồng đội Việt Nam vì quyền lợi dân tộc ích kỷ, hẹp hòi của mình. Trường hợp với đế quốc Mỹ là bẩn thỉu và đê tiện nhất. Đế quốc Mỹ chỉ là kẻ thù chung của hai nước đến năm 1972 thôi. Bởi, năm 1972 đã diễn ra một sự kiện làm thay đổi hoàn toàn nền chính trị thế giới, ảnh hưởng đến phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Việt Nam. Đó là sự kiện Tổng thống Mỹ Ni xon sang thăm Trung Quốc. Trong chuyến đi này, Trung Quốc và chính quyền Ni xon đã thực hiện một cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam, thể hiện trong Thông báo Thượng Hải. Theo đó, Trung Quốc đã dùng “con bài Việt Nam” để được ngoi lên địa vị cường quốc lớn, bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Còn chính quyền Nixon có thể cứu vãn và khôi phục địa vị trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nhằm xoa dịu hành động đâm sau lưng Việt Nam này, Mao Trạch Đông phát biểu với các đồng chí lãnh đạo nước ta: “Thành thực mà nói, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải cảm ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua - Nxb Sự thật, H, 1979). Sau khi có thỏa thuận mua bán trên, và nhận được cái gật đầu của Mỹ, Mao Trach Đông đã triển khai ngay kế hoạch mà Trung Nam Hải mưu tính từ lâu, là cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc này đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Mỹ để mặc cho Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không có hành động can thiệp nào cứu chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thậm chí, Hạm đội 7 của Mỹ neo đậu gần đó còn không đếm xỉa đến ngay cả việc điều tầu nhân đạo đi cứu những người lính Việt SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 14
  • 15. Nam bảo vệ đảo đang đuối sức trên biển. Chưa dừng lại ở đó, ngày 17/2/1979, với luận điệu “Đối Việt tự vệ phản kích chiến”, “Dạy cho Việt Nam một bài học”, dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới nước ta. Với chiến thuật “Tiền pháo hậu xung và biển người”, tiến hành từ 17/2/1979 đến 16/3/1979, quân đội Trung Quốc đã gây cuộc chiến tranh đẫm máu chưa từng có trong lịch sử nước Trung Hoa mới với quân dân 6 tỉnh biên giới nước ta. Trung Quốc khoe khoang cái gọi là sự lớn mạnh của quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc khi tuyên bố đã giết và làm bị thương 57.000 bộ đội Việt Nam, đánh thiệt hại nặng 4 sư đoàn quân chính qui và 10 trung đoàn trực thuộc khác. Đó là những thiệt hại về người, còn về kinh tế, thì thiệt hại là vô cùng lớn, 6 thị xã xinh đẹp mà bao đời nay nhân dân miền biên giới vất vả xây dựng, đã bị quân Trung Quốc san bằng địa. Do bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt, đánh cho tơi bời, buộc Trung Quốc phải rút quân về nước (ngày 16/3/1979). Nhưng trên thực tế, Trung Quốc không từ bỏ dã tâm đánh chiếm lãnh thổ nước ta. Cuối tháng 3/1984, cay cú với việc ta mở chiến dịch truy quét tàn quân Khmer Đỏ - tay sai của Trung Quốc, đã tăng cường quân số và hỏa lực chiếm chốt nhiều vùng đất sâu trong lãnh thổ nước ta, trong đó có Vị Xuyên (Hà Giang). Tại đây, chúng đã chiếm và xây dựng các công sự kiên cố trên các cao điểm 468, 772, 685, 1509,…Từ các cao điểm này, pháo Trung Quốc thường xuyên bắn phá các khu dân cư và nơi quân đội ta đóng giữ. Sau nhiều cuộc đấu tranh ngoại giao của ta mà Trung Quốc vẫn chây ì, không chịu rút quân, trả lại đất đai xâm chiếm, Sư đoàn 356 cùng các Sư đoàn 313, 316, 312, 314, .... của quân đội ta trên mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) được lệnh giải phóng Vị Xuyên. Ngày 12/7/1984, lực lượng ta bắt đầu mở cuộc phản công để giành lại cao điểm 468, để từ đó chiếm lại các cao điểm 772, 685, 1509,… bị Trung Quốc chiếm. Chỉ trong ngày hôm đó, tại điểm cao đó, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 356 đã ngã xuống. Trận chiến ở Cao điểm 468 ác liệt không kém với trận chiến của quân ta ở thành cổ Quảng Trị mùa Hè năm 1972. Tại đây, cuộc chiến giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, giành giật nhau từng vách đá, mỏm núi. Những người lính Vị Xuyên đã nêu cao lời thề: “Sống bám đá, chết hóa đá, hóa thành bất tử”. Tên gọi cao điểm 772 là “đồi thịt băm”, “lò vôi thế kỷ”, “thung lũng gọi hồn” đã nói lên sự ác liệt của chiến trường Vị Xuyên. Sau 5 năm với quyết tâm “Dạy cho quân Bành trướng Trung Quốc một bài học” (1984-1989) chúng ta đã đánh bật quân Trung Quốc khỏi các điểm cao, đẩy lùi chúng về bên kia biên giới. Sau cuộc chiến, hơn 1.700 SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN người lính trẻ, những người con ưu tú đến từ mọi miền Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để giành lại từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc ở Vị Xuyên đã được qui tập về Nghĩa trang Vị Xuyên. Vậy là, sau những Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia là nơi yên nghỉ những anh hùng liệt sĩ chống Mỹ ở Quảng Trị, nay là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia chống quân Trung Quốc ở phía Bắc, trên địa đầu Tổ quốc. Đó là chưa kể còn rất nhiều chiến sĩ khác đến nay, sau 30 năm vẫn còn nằm trong khe đá, thung sâu của đất Vị Xuyên. Chưa yên đâu, Vị Xuyên! Hơn ai hết trên thế giới này, người Việt Nam hiểu rõ tâm đen của Trung Quốc trong cuồng vọng bành trướng. Bằng chứng là, sau tội ác trên đất liền Vị Xuyên năm 1984, thì 4 năm sau, Trung Quốc xâm lược Trường Sa, chiếm đảo Gạc Ma và một số đảo khác, giết hại gần 80 chiến sĩ hải quân ta. Và, mới đây thôi, sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, cho hàng trăm tầu chấp pháp, tầu chiến hiện đại chống phá các tầu chấp pháp, phá hủy nhiều tầu cá của ngư dân ta trên vùng biển Hoàng Sa - chủ quyền Việt Nam. Sau những sự kiện trên cho thấy Trung Quốc đã tự lột bỏ bộ mặt giả dối, công khai mưu đồ, dã tâm nham hiểm của mình xâm chiếm Việt Nam, làm bá chủ Biển Đông. Nhưng thực lòng tôi vẫn chưa hết băn khoăn là hiện những người ngây thơ về chính trị, từ trước đến nay vẫn còn tin vào các luận điệu tuyên truyền bịp bợm của Trung Quốc, tin vào Trung Quốc thực tâm giữ gìn và vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc, làm theo 16 chữ vàng, hành xử theo 4 tốt, đã hết u mê. Còn tôi, tôi cho rằng chưa yên đâu, Vị Xuyên! Gen xâm lược Việt Nam luôn chảy trong huyết quản người Trung Quốc, không biết vào lúc nào, những cái đầu nóng ở Trung Nam Hải lại xua quân xâm chiếm Vị Xuyên (và các vùng đất khác của nước ta). Thông minh hơn, đẩy mạnh hoạt động kinh tế vùng biên hơn, duy trì tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới, song phải luôn nêu cao cảnh giác, mài sắc ý chí, sẵn sàng chiến đấu để không bị động với đòn tấn công xâm lược bất ngờ của Trung Quốc, là tâm thế của Vị Xuyên hôm nay và muôn sau để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng mà các thế hệ cha ông, trong đó có những chiến sĩ của Sư đoàn 356 đã ngã xuống nhuộm đỏ các điểm cao 468, 772, 685, 1509,… năm 1984 - 1989. Xây dựng Vị Xuyên trở thành vùng đất phên dậu, là một pháo đài bất khả xâm phạm canh giữ bình yên cho Tổ quốc là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Cả dân tộc Việt Nam là điểm tựa của Vị Xuyên - nơi biên cương Tổ quốc./.n 15
  • 16. NHẬN XÉT VỀ VĂN HOÁ TRUNG QUỐC, VĂN HOÁ VIỆT NAM NGAY TRONG LẦN ĐẦU TIÊN SANG TRUNG QUỐC Tháng 6/1952, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, được Bác Hồ và Trung ương gọi ra chiến khu Việt Bắc. Từ bưng biền Nam Bộ, sau gần 5 tháng luồn rừng, vượt qua bao hiểm nguy, trải qua bao vất vả, ngày 20/11/1952, đồng chí tới Văn phòng TƯ Đảng ở An Toàn khu. Sau nhiều lần từ chối không được, tháng 6/1953, đồng chí Lê Duẩn chấp hành quyết định của Bác Hồ và Trung ương, đồng ý sang l NGUYỄN MINH HOÀNG Trung Quốc để chữa bệnh. Đây là lần đầu tiên đi ra nước ngoài của ông. Vào cuối tháng 9 - 1953, trước khi về nước, đồng chí được bạn bố trí ở khách sạn Đại Hạ, một khách sạn lớn lúc bấy giờ, ở bờ sông Hoàng Phố, thành phố Thượng Hải. Thành phố Thượng Hải lúc đó mới bắt đầu cuộc sống cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp, phố xá rất sầm uất, hàng hóa rất phong phú, nhất là hàng tiêu dùng, vừa đẹp vừa giá hạ.Cùng thời gian này, cũng ở khách sạn này, đồng chí đã gặp và nói chuyện với Nhãn quan Văn hóa LÊ DUẨN Đồng chí Lê Duẩn, là một trong những người học trò tiêu biểu, xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một nhà chiến lược sáng tạo, một trí tuệ lớn của cách mạng Việt Nam, mà còn là người có một nhãn quan văn hóa vô cùng sâu rộng. Nhãn quan văn hóa ở Lê Duẩn bộc lộ rất sớm, từ khi đất nước ta đang trong khói lửa chiến tranh, và thường thông qua những cuộc trò chuyện thân mật trước khi biến thành quyết sách của Đảng. Qua qua những câu chuyện đó cho thấy Lê Duẩn có nhận thức rất đúng đắn và sự hiểu biết vô cùng sâu sắc, uyên thâm về bản chất, vẻ đẹp, vai trò, vị trí và sức mạnh của văn hóa Việt Nam. 16
  • 17. đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam vừa đi dự Đại hội liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ IV ở Bucarét (Rumani) trở về nước, đang nghỉ cùng khách sạn. Đồng chí Nguyễn Khánh một thành viên trong đoàn (sau này là Phó Thủ tướng Chính phủ), kể lại: “Một buổi chiều, khoảng 5 giờ, mấy anh chị em đang ngồi chơi trong phòng anh Lưu Hữu Phước sau khi vừa đi thăm một nhà máy dệt về, thì có tiếng gõ cửa, người đàn ông cao lớn mặc quần áo Trung Quốc vào hỏi bằng tiếng Việt: “Xin lỗi, các đồng chí có phải là Đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam không?”. Anh Phước trả lời: “Đúng, chúng tôi là Đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam vừa đi Đại hội Thanh niên thế giới về”. Người kia nói tiếp: “Anh Ba mời các đồng chí lên chơi, Anh Ba ở tầng 8. Mời các đồng chí theo tôi”. Ngỡ ngàng không biết Anh Ba là ai, nhưng qua cách nói của người đến mời, tôi đoán chừng Anh Ba là một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng ta. Nhưng anh Phước biết, nói nhỏ với chúng tôi: “Chắc là anh Ba Duẩn, Trung ương Ủy viên”. Tôi cùng anh Lưu Hữu Phước và một anh nữa trong đoàn theo người đàn ông cao lớn lên tầng 8, đến một căn phòng khá rộng, cửa vừa mở đã thấy Anh Ba - một người gầy, xanh, tuổi ước gần 50 - từ một ghế bành đứng dậy tươi cười: “Chào các đồng chí thanh niên, mời vào đây”. Chúng tôi ngồi xuống ghế nhưng còn dè dặt, chưa biết nói gì thì Anh Ba đã nói: “Tôi sang đây dưỡng bệnh đã được gần 1 tháng. Được biết các anh chị đi họp thanh niên quốc tế về, có gì hay xin kể cho nghe”. Tôi thấy Anh Ba nói giọng miền Trung ấm áp và nói chậm rãi (chứ không nói nhanh như những năm sau này). Tôi thay mặt các anh có mặt hôm ấy báo cáo tóm tắt một số điểm về Đại hội III Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới và Đại hội liên hoan thanh niên và SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Đồng chí Lê Duẩn báo cáo tình hình cách mạng miền Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1957. Ảnh tư liệu sinh viên thế giới lần thứ IV ở Bucarét, về sự ca ngợi và ủng hộ nồng nhiệt của các bạn thanh niên hơn 100 nước đối với cuộc kháng chiến gian khổ và anh dũng của nhân dân ta, về sự kính trọng, tôn vinh của các bạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, về sự đón tiếp và chăm sóc rất chu đáo, đầy tình cảm của các đồng chí Trung Quốc, Liên Xô, Rumani ở những nơi chúng tôi đi qua. Tôi kể về chuyến tầu hỏa đặc biệt mà các đồng chí Trung Quốc dành riêng cho 4 đoàn đại biểu thanh niên Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Mông Cổ. Chuyến tầu đặc biệt này đến mỗi ga lớn trên đất Trung Quốc, Liên Xô, Rumani đều dừng lại khoảng 10 phút để các đoàn xuống ga dự mít tinhh của thanh niên và nhân dân địa phương chào mừng các đoàn, chào mừng những thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Triều Tiên trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc,…Thật ra, vì chưa biết ý tứ của Anh Ba thế nào, tôi chỉ báo cáo mấy điểm chung đã được chuẩn bị như đã nói ở vài nơi. Nghe tôi nói xong, Anh Ba mỉm cười và nói một cách hào hứng chừng 15 phút, đại ý: Các đồng chí đi họp thanh niên quốc tế như thế là rất tốt. Các bạn thế giới ngày càng hiểu ta, ủng hộ ta, có tình cảm sâu sắc với nhân dân Việt Nam, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là điều rất quan trọng giúp chúng ta chiến đấu đến thắng lợi. Ta phải làm tốt hơn, làm nhiều hơn công tác tuyên truyền quốc tế. Tôi từ trong Nam ra rồi sang đây chữa bệnh, mới đi đến đây thôi chứ chưa có dịp đi Liên Xô và Đông Âu như các anh, các chị. Nhưng tôi muốn nói để các anh các chị biết sự suy nghĩ của tôi: Từ lúc đặt chân lên đất Trung Quốc và thăm một số nơi ở Trung Quốc, chân thì đi trên đất bạn mà đầu óc thì nghĩ về Việt Nam, về đất nước của mình nhiều hơn. Có biết tôi nghĩ như 17
  • 18. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN thế nào không? Nhìn cảnh vật của nước bạn thấy đồng ruộng, núi non, sông hồ chẳng khác gì ta. Nếu nói non sông gấm vóc thì ta chẳng kém gì Trung Quốc. Nói vẻ đẹp thiên nhiên thì Tây Hồ - Hàng Châu không hơn được Hồ Tây - Hà Nội, khó có cảnh thiên nhiên nào của bạn so sánh được với Vịnh Hạ Long. Nhưng có điều khác rõ nét là ở bên này hầu như quả núi nào, con sông nào cũng có những đền, chùa, lăng tẩm, những công trình văn hóa, lịch sử do con người tạo ra từ hàng trăm năm trước. Còn ở ta thì nhiều nơi chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, ít có các công trình và các công trình đều rất nhỏ. Như vậy phải chăng ông cha chúng ta không coi trọng văn hóa? Có phải người Việt Nam ta không có đầu óc sáng tạo? Không phải vậy đâu! Muốn hiểu đúng vấn đề này, phải hiểu rõ lịch sử Việt Nam, lịch sử cuộc sống và chiến đấu của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Có lẽ từ khi lập quốc Việt Nam cho đến bây giờ, dân tộc Việt Nam phải liên tục chiến đầu, bằng cả sức mạnh và tài trí của mình để chống ngoại xâm, đánh đuổi bọn quan quân đô hộ, và bọn thực dân, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền quốc gia của mình. Có những cuộc chiến đấu vì độc lập tự do kéo dài hàng chục năm, hàng trăm năm. Các cuộc chiến tranh xâm lược đã tàn phá, hủy hoại không biết bao nhiêu công trình văn hóa, lịch sử của đất nước ta. Cùng với chiến tranh kéo dài là thiên tai, bão lụt và hạn hán xẩy ra liên tiếp ở khắp nơi. Có lẽ vì thế mà dân ta không có nhiều thời gian và công sức để xây dựng các công trình văn hóa ở khắp nơi như ở Trung Quốc, cũng không có điều kiện khôi phục lại nhiều công trình văn hóa lịch sử đã bị chiến tranh tàn phá. Có phải vậy không? Nhưng không phải ít có công trình văn hóa thì có nghĩa là người Việt Nam, dân tộc Việt Nam không có một nền văn hóa dân tộc sâu sắc. Nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ở tâm hồn người Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam, văn học và nghệ thuật Việt Nam, trong cuộc sống hòa bình và cả trong chiến tranh. Chính sự phong phú và sâu sắc của tâm hồn Việt Nam, của nền văn hóa dân tộc Việt Nam là nguồn sức mạnh của dân ta trong đấu tranh cách mạng và trong cuộc kháng chiến hiện nay. Các anh có đồng ý như vậy không? Đấy, đi trên đất bạn, ngồi trên đất bạn, ngắm cảnh nước bạn mà nghĩ về nước mình như vậy đấy. Rồi đây kháng chiến thắng lợi phải phát triển mạnh nền văn hóa Việt Nam. Phải làm mạnh và làm đồng thời hai việc: khôi phục và xây dựng mới các công trình văn hóa ở từng làng, xã, từng thị trấn, thành phố. Trong việc này ta phải học kinh nghiệm các bạn Trung Quốc, và sưu tầm, khai thác sức mạnh văn hóa trong tâm hồn và tri thức của nhân dân. Phải làm sao cho nước mình đẹp hơn, đẹp bằng cảnh vật thiên nhiên cộng với sức sáng tạo văn hóa của người Việt Nam. Các anh có đồng ý như vậy không?”. Cuộc gặp Anh Ba hôm ấy đã để lại ấn tượng rất mạnh trong chúng tôi. Chúng tôi suy nghĩ và nhớ từng ý, từng lời của Anh Ba nói về nền văn hóa Việt Nam khi ngồi trên đất bạn, khi đất nước ta đang trong khói lửa chiến tranh. Có những ý mà mãi sau này, khi làm những công việc có quan hệ nhiều đến lĩnh vực văn hóa, tôi mới hiểu hết. Những năm sau này tôi có nhiều dịp được làm việc trực tiếp với Anh Ba, được nghe Anh nói về nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nhưng tôi không bao giờ quên câu chuyện về văn hóa Việt Nam mà Anh Ba nói ở Thượng Hải gần 50 năm trước, câu chuyện thể hiện tầm cao, chiều sâu về tâm hồn, ý tưởng và tư duy sáng tạo của một nhà chiến lược, một nhà văn hóa, một nhà tư tưởng”.(1) CHÚNG TA THẮNG VÌ CHÚNG TA THƯƠNG NHAU, VÌ CHÚNG TA ĐAU KHỔ! Nhân dịp Tết cổ truyền năm 1973, một số văn nghệ sĩ, trong đó một số là người miền Nam, đến Đồng chí Lê Duẩn thăm một lớp học ở vùng cao Mai Châu. Ảnh: www.baomoi.com 18
  • 19. thăm và chúc Tết đồng chí Lê Duẩn ở Hà Nội. Nhân đó, đồng chí nói về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Nhà thơ Bảo Định Giang, một thành viên trong đoàn hôm đó, kể lại, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Con người lao động, về bản chất là lương thiện, là rất giàu lòng nhân nghĩa. Thời nguyên thủy, dù không tự giác, con người sinh ra là thương nhau và cùng lao động. Qua xã hội phong kiến thì khác. Giai cấp thống trị hay dùng chữ “nhân”. Hay nói điều “nhân”, nhưng thực chất chỉ là một thứ đạo đức giả. Chúng muốn bắt người khác làm con vật để riêng chúng được làm con người. Như thế, thử hỏi chúng làm con người ở chỗ nào? Và “nhân” ở chỗ nào? …Trong xã hội do giai cấp bóc lột thống trị, thì không thể có sự công bằng, không thể có tình thương cho tất cả mọi người. Chỉ có trong xã hội XHCN, khi chế độ người bóc lột người bị xóa bỏ, thì mới có tình thương chân chính. Vì vậy chúng ta phải giáo dục, bồi dưỡng tình thương yêu giữa những người lao động. Đối với trẻ em, theo tôi, nên bắt đầu giáo dục các em yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu người lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, và vì tình yêu đó mà căm thù bọn xâm lược, bọn bóc lột, bọn phản động. Hình như có một số đồng chí cho rằng, nói đến tình thương là ủy mị, rằng đó là tư tưởng tiểu tư sản, thậm chí là tư tưởng tư sản. Không đúng đâu! Tình thương tiểu tư sản là thứ tình thương chật hẹp, nhiều khi vớ vẩn. Còn giai cấp phong kiến, tư sản chúng chỉ biết bóc lột nhân dân lao động thôi, chúng chỉ thương chúng thôi, chứ thương ai! Trong việc xây dựng con người mới, tôi mong rằng văn hóa văn nghệ sẽ hết sức coi trọng việc góp phần giáo dục lòng yêu thương giữa nhân dân lao động”.(2) Nhà văn Thép Mới (nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân), trong lúc đi tìm câu trả lời: Vì sao ta thắng Mỹ, đã tìm được câu trả lời “giản dị mà có lẽ gần chân lý nhất” từ đồng chí Lê Duẩn. Đồng chí kể lại: “Đó là lần mà chị Mười Thập và chị Bảy Huệ trong Ban viết sử phong trào phụ nữ Nam Bộ đến thăm Anh Ba, nhân dịp Anh lưu lại ở TP Hồ Chí Minh. Nhân nói đến lịch sử phong trào, nói đến truyền thống, Anh Ba trầm ngâm suy nghĩ rồi nói ra một điều mà tôi thấy sâu, thấy mới: - Chúng ta đã thắng vì chúng ta thương nhau, vì chúng ta đau khổ. Đau thương biến thành sức mạnh, đó là điều mà tôi được trực tiếp thấy trong mùa Xuân hồng năm 1959”(3). SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN YÊU NƯỚC VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC CỘI NGUỒN SỨC MẠNH ĐÁNH THẮNG MỌI KẺ THÙ XÂM LƯỢC! Đồng chí Vũ Thắng - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên viết: “Anh Ba là một người hiểu biết sâu sắc, uyên thâm về văn hóa dân tộc. Có lần Anh hỏi tôi: “Chúng ta chiến thắng một kẻ thù mạnh như nước Mỹ là nhờ cái gì?”. Tôi trả lời là do Đảng lãnh đạo. Anh cười và nói: “Lại thêm một người bảo thủ, máy móc nữa”. Và Anh phân tích: Trước đây chưa có Đảng, sao cha ông ta thời Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung lại đánh thắng kẻ thù ngoại bang lớn như vậy được? Rõ ràng, đó là vấn đề yêu nước và văn hóa dân tộc. Trong thời đại ngày nay, lòng yêu nước quyện với văn hóa dân tộc và với sự lãnh đạo của Đảng đã đưa lại chiến thắng của chúng ta hôm nay. Chúng ta không nên nghĩ một chiều. Văn hóa dân tộc ta cao lắm. Đời xưa ở bên Trung Hoa, vì mục đích phục vụ cho chế độ phong kiến, nên tư tưởng của đạo Khổng là quân - sư - phụ, tam cương, ngũ thường, phu xướng phụ tùy. Những nguyên lý đó nêu lên nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp phong kiến. Đối với dân tộc ta không phải như vậy. Văn hóa dân tộc Việt Nam là yêu nước, thương dân, thương mình; là “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, là “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, là “con hơn cha là nhà có phúc”… Tất cả các câu này chính là nội dung truyền thống quý báu của văn hóa dân tộc. Vì lẽ đó mà trước đây, ròng rã hơn 1.000 năm Bắc thuộc, dân ta vẫn không bị đồng hóa. Đây là một vấn đề rất lớn, chúng ta cần suy nghĩ. Bất cứ văn hóa nào đến Việt Nam, thì người Việt Nam cũng biết phân biệt; tiếp thu những tinh hoa của nó để nâng tầm văn hóa dân tộc ta lên; đồng thời thải loại những gì phản tiến bộ, không lành mạnh trái với đạo lý Việt Nam. Chính vì vậy , văn hóa Việt Nam có sức mạnh to lớn và sức mạnh ấy xây đắp nên tinh thần làm chủ của dân tộc ta” (4). Những ý kiến của đồng chí Lê Duẩn về văn hóa Việt Nam được ông nêu ra cách đây mấy thập kỷ, song vẫn là những luận điểm rất cơ bản, đúng đắn, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cao trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam hôm nay và mai sau./.n ------------- 1. Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam - Nhiều tác giả - Hồi ký - Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr 245 - 248; 2. sđd, tr 848; 3. sđd tr 776; 4. sđd tr411 19
  • 20. Nhớ anh Sáu Dân qua những quyết sách đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Nguyên Chủ tịch HĐQT đầu tiên của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Ngày 11 tháng 6 năm 2014 vừa qua là ngày giỗ lần thứ 6 ông Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tên khai sinh của cố Thủ tướng là Phan Văn Hòa ở ấp Bình Phụng, xã Trung Lương, huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Sáu Dân là bí danh của Anh và là tên gọi thân thương quý mến của đồng bào, đồng chí khi nhắc tên Anh. Anh sống ấm tình, sống hết mình với Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng tôi, còn nhớ mãi không bao giờ quên, tháng 5/1997, sau khi có ghị quyết của Bộ Chính trị, Anh đi khảo sát vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Anh đề ra quyết sách “Phải sống chung với lũ”. Về đến Tp. Hồ Chí Minh, Anh gọi tôi đến và nói ngay: “Không thể để như vậy được, một vùng là vựa lúa của cả nước, đảm bảo an ninh lương thực cho Quốc gia, là nơi tập trung xuất khẩu thủy hải sản cao nhất cả nước, mà nông dân sống nhếch nhác tạm bợ hơn bất cứ vùng nào trong cả nước. Nhưng muốn phát triển được phải có vốn, vốn ai lo, Ngân hàng lo. Tôi giao cho ông xây dựng một Ngân hàng hoạt động theo kiểu mới thích hợp để chăm lo công việc này. Tôi thưa với Anh Sáu: “Tôi đã chuyển sang công tác khác sau bảy năm rồi, Anh Sáu nên giao l LỮ MINH CHÂU Nguyên Ủy viên TW Đảng. cho anh Cao Sĩ Kiêm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hiện tại lo thì phù hợp hơn.” Anh Sáu nói “Tôi nghĩ kỹ rồi, việc này phải có người chuyên lo mới được. Tôi đã bàn với anh Cao Sĩ Kiêm, anh Kiêm cũng có ý giao cho anh đứng ra thành lập, anh Kiêm sẽ hỗ trợ tận tình. Do đó, anh cứ nhận làm, tôi trực tiếp chỉ đạo. Việc này không phải bây giờ mới bàn mà tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã có quyết định rồi.” Tiếp theo đó, ngày 14/6/1997, Thủ tướng gửi một thư riêng cho UBND các tỉnh ĐBSCL, UBND Tp. Hồ Chí Minh, các tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vật tư, sản phẩm nông nghiệp và các Ngân hàng thương mại, nội dung như sau: “Để góp phần đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng cơ sở và chăm lo đời sống cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, qua đó khai thác tốt hơn tiềm năng của khu vực này đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả nước, cần thiết phải có một định chế tài chính mới đủ tầm vóc và điều kiện góp phần giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đời sống kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long đặt ra.” Tiếp theo ngày 1/7/1997, Thủ tướng đã ký quyết định số 461/TTg, chỉ định Ban Trù bị thành lập Ngân hàng Phát triển 20
  • 21. nhà ĐBSCL, giao trách nhiệm cho tôi làm trưởng ban; lúc đó tôi đã 68 tuổi rồi. Tôi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, gấp rút mời một số chuyên gia Ngân hàng am hiểu vùng ĐBSCL, có kinh nghiệm xây dựng và tổ chức các Ngân hàng làm việc khẩn trương trong 2 tháng. Kết quả phương án hoạt động, điều lệ của Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua. Ngày 18/9/1997, Thủ tướng đã ký quyết định số 769/ TTg cho phép thành lập Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, khai sinh một định chế tài chính mới nhằm mở rộng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Ngân hàng với mục tiêu trước mắt: Khai thác, huy động, tập trung các nguồn vốn để đầu tư phát triển nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần ổn định nhà ở cho người dân, nhất là người dân ở vùng lũ lụt. Mục tiêu lâu dài: góp phần chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ cho sự phát triển toàn bộ khu vực ĐBSCL Lúc đặt tên cho Ngân hàng, tôi có nói với Anh Sáu cái tên “Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long” nghe ra có tính cục bộ địa phương quá. Anh cười và khoát tay nói “Không sao, đặt tên vậy để người ta chú ý đến nhà ở vùng ĐBSCL với chỉ số nhà ở thấp nhất nước, sau này làm ăn khá thì phát triển ra khắp nước, có sao đâu!” Bây giờ ngồi ngẫm nghĩ lại thấy Anh Sáu nói đúng. Thưa với Anh Sáu, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL hiện nay đã làm được một số việc có kết quả tốt và còn phải làm nhiều việc nữa mới đạt được ước vọng của Anh. Một là Anh nói: “Khi có điều kiện phải cổ phần hóa ngay” - Thưa với Anh ngày 14/08/2012, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã chính thức đi vào hoạt động theo một hình thức Ngân hàng TMCP, vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 4.575 tỷ đồng, vốn điều lệ đến nay đã có 3.369 tỷ đồng. Việc thứ hai là nhiệm vụ đối với vùng ĐBSCL, SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Ngày 19/1/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm và làm việc với tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Anh Rô Ngân hàng đã có một mạng lưới hoạt động đều khắp với hơn 230 chi nhánh và phòng giao dịch, là Ngân hàng đứng thứ 2 trong toàn hệ thống Ngân hàng tại khu vực này (chỉ sau Agribank). Các chi nhánh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã triển khai tốt Nghị định 41/ND - CP ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu tiên phát triển tín dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã dành đến 69% trên tổng số dư nợ cho nhiệm vụ này. Việc thứ ba Anh nói: “Khi làm tốt nhiệm vụ ở ĐBSCL thì mở rộng ra các tỉnh khác trong cả nước, có sao đâu” Thưa với Anh Sáu: Ngày 23/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án cơ cấu lại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL giai đoạn 2001 - 2010, chuyển toàn bộ hoạt động của Ngân hàng theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh có lợi nhuận và xây dựng Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL thành một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, hoạt động an toàn hiệu quả, có uy tín trong và ngoài nước, đủ sức cạnh tranh và hội nhập. Đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà DDBSCL đã có mặt ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên. Và còn một điều mà Anh mong muốn là thông qua kênh huy động vốn để tuyên truyền cho nhân dân làm quen với việc tiết kiệm chi tiêu, có kế hoạch chi tiêu, đến nay cũng đã làm được. Nhân dân trong vùng đã gửi vào tiền tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng. Nhân dịp sắp đến ngày giỗ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi mong anh chị em trong Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) đến nay cũng đã đến hàng ngàn người, từ cán bộ lãnh đạo đến anh chị em nhân viên phải sống thật ân tình và làm việc hết mình theo gương Anh Sáu vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thay mặt Bộ Chính trị giao phó khi thành lập. n 21