SlideShare a Scribd company logo
TÒA SOẠN – TRỊ SỰ
52 Hương Viên – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
ĐT&Fax: 04.39764693
Email: vanhienvietnam@yahoo.com
vanhienvietnam1@gmail.com
Website: vanhien.vn
CHỦ NHIỆM
GS Hoàng Chương
TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Thế Khoa
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS Nguyễn Minh San
TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ
Nguyễn Hoàng Mai
TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀ
Nguyễn Hữu Thi
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ
Khiêu, GS NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn
Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB
Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND.
TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh,
TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết
Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ
TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM
76 Giải Phóng, P4, Q.Tân Bình, TP.HCM
Fax: 083. 948 5712
Điện thoại: 083. 948 5713
PHÓ CQĐD PHÍA NAM
KIÊM THƯ KÝ TÒA SOẠN
Trần Văn Thiện
BIÊN TẬP VIÊN
Xuân Minh
THIẾT KẾ
Nguyễn Lê Xuân Bình
VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
6. Nhà Trần Văn Khê: Mượn âm thanh nối tình người
8. Đào Tấn: Vị tướng nhân ái phong lưu
10. Những người thắp lửa cho Nhân tố mới thời đại
Hồ Chí Minh
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
14. Người khai sáng đường lối hội nhập
16. Xóa“treo”hàng loạt: Một quyết định sáng suốt
18. Phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
20. Thiếu sân chơi, nhiều trẻ em chết đuối
22. Thịt heo bẩn tràn lan thị trường
KINH TẾ
24. Thừa tiền cũng…khóc
26. Gói tín dụng khủng gây tranh cãi
KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH
28. Lời ăn năn muộn màng
CÂU CHUYỆN TÒA ÁN
30. Cặp đôi siêu trộm Đà Nẵng xộ khám
ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC
34. Mất đất vì thuê người trồng cao su
36. Mua đất liền ranh gặp rắc rối
37. Ông bảo cầm, bà nói bán
38. Một cơ sở trước nguy cơ phá sản
CHÂN DUNG NHÀ BÁO
44. Diễm Quỳnh: Từ cô sinh viên“mặt búng ra sữa”
đến sếp nữ kênh truyền hình
MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT
46. Hồ Trung Dũng: Sung sức đưa nhạc Jazz đến
gần khán giả
THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY
48. Cái chết của cuộc hôn nhân quyền lực
49. Nước Mỹ không ngủ yên
GIÁ: 17.700 đ
TRONG SỐ NÀY
Pháp luật & Xã hội - 4
Trang bìa: Nhà báo Trung Nghĩa (báo Tuổi
Trẻ) tác nghiệp tại World Cup 2012.
Pháp luật & Xã hội - 5
Cùng bạn đọc thân mến,
Sau bốn số phát hành, CĐ Pháp luật & Xã hội số thứ năm mà bạn đọc đang
cầm trên tay đã hoàn thiện cả về nội dung đến hình ảnh, thiết kế. Như cộng
hưởng với thành quả nỗ lực của Ban Biên tập, những ngày này, cả nước dành sự
tôn vinh đặc biệt cho nghề báo và người làm báo.
Bất cứ một nhà báo chân chính nào cũng hiểu một sự thật: nếu coi báo chí chỉ
là một nghề để kiếm sống, thì chắc chắn có không ít người làm báo đã bỏ nghề.
Bởi để làm nên sức ảnh hưởng lớn lao lên mọi mặt đời sống chính trị - xã hội,
đội ngũ các nhà báo phải chịu một áp lực rất lớn, thường xuyên đối mặt với nguy
hiểm, thậm chí có thể phải đánh đổi bằng cả tính mạng.
Trong phạm vi ấn phẩm CĐ Pháp luật & Xã hội nói riêng, nhóm phóng viên
điều tra làm nên chuyên mục Đồng hành cùng bạn đọc tiếp tục dấn thân để đem
về loạt bài điều tra phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực ở các địa phương trong cả
nước, như Mua đất liền ranh gặp rắc rối; Ông bảo bán, bà nói cầm; Một doanh
nghiệp trước nguy cơ phá sản; Lạm quyền bán xe công vụ… Đổi lấy niềm hạnh
phúc đòi lại được công lý cho nhiều người dân, doanh nghiệp chịu oan ức và bế
tắc trong pháp lý, nhóm phóng viên đã phải vượt qua nhiều đe dọa, thậm chí bị
các thế lực xấu hành hung.
Trong ấn phẩm số này, cũng nhân tháng Sáu của người làm báo, chúng tôi
trang trọng dành không gian đồng cảm, chia sẻ chuyện nghề với nữ MC – nhà
báo kỳ cựu Đặng Diễm Quỳnh. Đồng thời, kịp đăng tải nhiều bài vở, thông tin,
sự kiện đặc sắc và nóng hổi tính thời sự trên khắp các lĩnh vực trong và ngoài
nước: Câu chuyện quản lý lỏng lẻo dẫn đến quyết định xóa cả trăm dự án treo tại
TP.HCM; Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng giải cứu bất động sản gây tranh cãi; Hè
về, nhiều trẻ em chết đuối bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là thiếu sân chơi; Cái
chết của cuộc hôn nhân quyền lực nhất nước Nga…
Một lần nữa, chúng tôi đồng cảm và xin chúc mừng đồng nghiệp – những
người sẵn sàng dấn thân làm nghề nguy hiểm.
Xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của quý bạn đọc!
BAN BIÊN TẬP
Sứ mệnh dấn thân
C
òn nhớ giao thừa năm
Quý Mùi 2003, GS-TS
Trần Văn Khê đã có bài
thơ khai bút gửi đồng nghiệp thân
hữu, trong đó có đoạn: Quê nhà
về ở không do dự/ Đất khách rứt
đi hết buộc ràng/ Sự nghiệp tinh
thần trao đất nước/ Nâng đàn vui
khẩy tính tình tang.
Thỏa nguyện ước hồi cố
hương 	
Một người Việt Nam đã làm
nên tên tuổi ở nơi từng được coi là
thủ đô văn hoá châu Âu, từng được
tặng Chương Mỹ Bội tinh của
chính phủ Pháp, từng được tháp
tùng Tổng thống Pháp Miterrand
thăm Việt Nam, giáo sư của Đại
học Sorbonne lừng danh, người
thầy dân tộc nhạc học được chào
đón nồng nhiệt ở 67 quốc gia và
vùng lãnh thổ, ở tuổi 83, đã thổ lộ
nguyện ước mau chóng được trở
về quê nhà để “Sự nghiệp tinh thần
trao đất nước”.
GSTS Trần Văn Khê tâm sự:
“Ở Pháp, tôi đã thực hiện được
nguyện vọng là đem tiếng nhạc
Việt Nam giới thiệu khắp năm
châu bốn biển cũng như tiếp thu
được những cái hay cái đẹp của
âm nhạc các dân tộc thế giới. Do
vậy, tôi muốn đem về quê hương
tất cả những gì mình đã chuyên
tâm sưu tầm nghiên cứu tích luỹ
về âm nhạc trong suốt mấy chục
năm trời và được trực tiếp đưa tới
các trường học cũng như các nhà
nghiên cứu, nghệ sĩ, nghệ nhân”.
Đầu năm 2005, GS-TS Trần
Văn Khê đem theo 462 thùng
tư liệu hiện vật âm nhạc- gia tài
của cả cuộc đời ông, rời bỏ căn
hộ chung cư ở thành phố Vitry
sur Seine, ngoại ô Paris, trở về
TP.HCM. Trân trọng tấm lòng và
ước nguyện của ông, chỉ một năm
sau, UBND và Sở VHTT TP đã
cấp cho ông ngôi nhà 32 Huỳnh
Đình Hai, Bình Thạnh làm nơi lưu
giữ, trưng bày các tài liệu hiện vật
đó, cũng là nơi GS-TS Trần Văn
Khê có thể gặp gỡ trao đổi với
đồng nghiệp, và các thế hệ hậu
sinh cũng như người hâm mộ âm
nhạc truyền thống dân tộc.
Nhà Trần Văn Khê
MƯỢN ÂM THANH
NỐI TÌNH NGƯỜI
Cho đến nay, sau 8 năm, tại nhà Trần Văn Khê đã diễn ra gần 40 cuộc sinh hoạt nghệ
thuật hết sức phong phú và hấp dẫn.
Kể từ đầu tháng
1-2006, khi ngôi nhà
số 32 Huỳnh Đình
Hai, phường 14, quận
Bình Thạnh, TP.HCM
được sởVHTTTP.HCM
chính thức bàn giao
cho GS-TS Trần Văn
Khê, đến nay, nơi
đây đã trở thành địa
chỉ vàng của những
người yêu âm nhạc
truyềnthốngdântộc.
NHẬT ÁNH
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật & Xã hội - 6
GS-TS Trần Văn Khê tâm sự,
ông thật may mắn và hạnh phúc
khi được nhà nước Việt Nam dành
cho một ưu ái ngoài ước mong của
ông: có một ngôi nhà riêng ngay
trên đất nước quê hương để sống
và làm việc những năm cuối đời.
Trong ngôi nhà mong ước ấy, ông
đã trồng một cây dạ lý hương ngay
cạnh phòng ngủ và làm việc để
thoả nỗi nhớ mùi hoa dạ lý hương
suốt bao năm xa xứ. Và ông cũng
đã “phía trước trồng cau, phía sau
trồng chuối” ở ngôi nhà của mình
như bao ngôi nhà Việt truyền
thống khác. Ngôi biệt thự mặt phố
xinh xắn ấy có cả hàng dâm bụt,
bụi trúc, bông trang, hoa giấy, hoa
mai do những người bạn yêu mến
ông trồng tặng. Vợ mất đã lâu,
các con đều sinh sống ở xa, dù cô
đơn, ông đã được tận hưởng niềm
vui của tuổi già với việc chăm
sóc vườn hoa, tưới cây, bắt sâu,
được thanh thản đắm mình trong
say mê: “Vững bám hồn thơ xa
thế tục/Nhẹ nương cánh nhạc đến
thiên thai/Cuộc đời cô độc nhờ thơ
nhạc/Vui kém chi người vẹn trúc
mai” (Lạc quan độc hành ca – Thơ
Trần Văn Khê).
Thu hút khách nhạc bốn
phương
Từ đầu năm 2006, ngôi nhà
Trần Văn Khê tại 32 Huỳnh Đình
Hai, Bình Thạnh đã mở rộng cửa
chào đón tất cả những ai muốn đến
tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức
âm nhạc truyền thống dân tộc.
Đặc biệt tại đây, những năm đầu
cứ ba tháng một lần và gần đây là
hai tháng một lần, lại có một sinh
hoạt nghệ thuật định kỳ do chính
Trần Văn Khê tổ chức. GS-TS
Trần Văn Khê nói rằng ngay cả
lúc còn trẻ tuổi ở nước ngoài, các
nhu cầu sống riêng của ông vốn rất
khiêm tốn. Ông không hút thuốc,
không uống rượu, không ham
thích thời trang, không có nhu cầu
đổi xe theo mốt. Phần lớn thu nhập
ông dành cho sự nghiệp sưu tầm
nghiên cứu âm nhạc. Bây giờ về
già, về nước, nhu cầu của riêng
ông lại càng khiêm tốn. Trong
khoảng lương hưu hơn 24.000 fran
do nhà nước Pháp chu cấp hàng
năm, ông chỉ dành phân nửa cho
sinh hoạt cá nhân, phân nửa còn lại
ông dành để tổ chức các sinh hoạt
nghệ thuật tại nhà mình. Bởi vậy,
dù có tài trợ của các mạnh thường
quân hay không, cứ đến hẹn, các
sinh hoạt này vẫn đều đặn diễn ra.
Đó là các buổi sinh hoạt về
nhạc tài tử Nam Bộ, từ Dạ cổ hoài
lang đến Vọng cổ, bộ gõ và trống
Việt Nam, Nhã nhạc cung đình
Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên,
Nghệ thuật Hát Bội, Nghệ thuật
Ngâm thơ, Hát Ru, Nghệ thuật
Ca trù, Quan họ, Nghệ thuật Chầu
văn, Âm nhạc Phật giáo Việt Nam,
Đàn đá… Trong các buổi sinh hoạt
đó, ngoài phần nói chuyện súc
tích, sinh động, dễ hiểu của GS-
TS Trần Văn Khê, là phần trình
diễn của chính ông cùng các nghệ
sĩ hàng đầu các bộ môn nghệ thuật
được giới thiệu. Căn phòng khách
nhà Trần Văn Khê trong các đêm
sinh hoạt nghệ thuật định kỳ lúc
nào cũng chật kín cả trăm người
tham dự.
Nhà Trần Văn Khê cũng là
nơi Trần Văn Khê cùng các cộng
sự xây dựng chương trình, luyện
tập chuẩn bị cho những chuyến
viễn du giới thiệu nghệ thuật
truyền thống Việt Nam với các địa
phương trong nước, với bạn bè
thế giới tại các festival nghệ thuật
truyền thống ở Italia, Pháp, Mỹ,
Canada, các nước châu Á…
Nhớ lại những chuyến đi đầy
ắp kỷ niệm với thầy Trần Văn Khê,
nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng -
một hậu duệ tâm đắc của ông, đã
viết những câu thơ xúc động tặng
thầy:
Tim người là nhạc là thơ
Khi ngâm, khi hát, khi đùa năm
cung
Khi Âu Mỹ, khi Nhật Trung
Tranh, tỳ, trống, nguyệt… từng
rung cõi ngoài
Mượn âm thanh nối tình người
Về Đông, Đông mến, sang
Đoài, Đoài vui.
GS-TS Trần Văn Khê đã hiến tặng cho TP.HCM 420 kiện hiện vật quý, trong đó có
nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.
"
Hơn nửa thế kỷ mưu sinh nơi đất khách,
GS-TS Trần Văn Khê vẫn luôn mang một
tâm hồn Việt thuần phác, vẫn ngày ngày
“Dân ca luôn hát cao hơi vọng/ Quốc nhạc thường
đàn rộn tiếng vang”.
Pháp luật & Xã hội - 7
C
âu thơ trong bài thơ
Hành bộ ngẫu đắc (Đi
công cán hưng viết)
Đào Tấn viết trên đường công
cán ở cương vị tổng đốc An Tĩnh,
nguyên văn chữ Hán “Thanh
khoáng ngâm hoài tự thử trung”
được nhà thơ Xuân Diệu dịch là
“Trong sạch lòng thơ với nước
non”, có thể được coi là câu thơ
gói gọn cả một đời làm người và
làm nghệ thuật vì nước non của
danh nhân Đào Tấn.
Được ba triều vua trọng
dụng tài đức
Thế nhưng trời chẳng dễ chiều
lòng người, để theo đuổi cho được
sự thanh khoán ấy, cuộc đời Đào
Tấn đã phải trải qua bao năm
tháng ngập chìm vùng vẫy trong
chốn bụi lầm: “Cái cũ vội vội đi/
Cái mới xăm xăm đến/Gặp nhau
ngã ba đường/Thương thay đều
lấm bụi”.
Cái thứ bụi mà Đào Tấn nói
trong bài thơ trên và trong nhiều
bài thơ và từ khác của ông thực
ra không phải là bụi đường mà
là bụi đời, hay đúng hơn là bụi
chốn quan trường - nơi ông sống
gần nửa cuộc đời mình. “Ngã yểm
phong trần trì nhất xa” (Ta tuyệt
vọng bởi đã như một chiếc xe lỡ
lao vào gió bụi) - Đào Tấn từng
đau đớn thốt lên như thế trong một
bài thơ trò chuyện với người em
họ mình ở quê nhà ra thăm ông nơi
cửa quan chốn Hoan Thành.
Được mời vào triều từ năm 26
tuổi và chỉ rời triều khi sắp bước
vào tuổi 60, Đào Tấn có hơn 30
năm làm quan qua ba đời vua Tự
Đức, Đồng Khánh, Thành Thái.
Xét theo cái nhìn thông thường của
người đời, Đào Tấn thật hết sức
“công thành danh toại”. Với các
chức tổng đốc, thượng thư, Đào
Tấn đã có các chức quan vào hàng
nhất phẩm, nhị phẩm triều đình.
ThờiTự Đức, về đức làm quan, ông
được nêu danh “thanh, thận, cần”
và “bất uý cường ngự”. Về tài làm
tuồng thì được vua bút phê là “kỹ
thuật thần diệu”. Đến thời Thành
Thái, khi sắc phong tước “Vinh
quang từ” cho Đào Tấn (1902), vị
vua trẻ yêu nước dành hẳn một bài
chế để nêu gương ông khắp “trong
triều, ngoài quận”. Trong bài chế
ấy có hai câu “Văn chương chúa
mến, nghiệp bút nghiên giỏi việc
ĐÀO TẤN
VỊ TƯỚNG NHÂN ÁI PHONG LƯU
Ông tổ hát bội Đào Tấn (1845-1907) – người từng giữ chức vụ Tổng đốc An – Tĩnh
(Nghệ An – Hà Tĩnh) và Công bộ Thượng thư.
Những gì có thể làm
cho nước non, cho
nghệ thuật vì nước
non, Đào Tấn đã làm
và chính thế ông mới
có thể hoàn toàn
thanh thản để viết
câu thơ “Trong sạch
lòng thơ với nước
non”.
NGUYỄN THẾ KHOA
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật & Xã hội - 8
trung thư/Đức độ dân thương, tài
cai trị trội hơn tam phụ”. Như vậy
cả nghiệp bút nghiên và tài cai trị
của Đào Tấn luôn được các vua,
dù là vua Nguyễn, hay vị vua để
mất nước như Tự Đức hoặc vị vua
nuôi chí phục quốc như Thành
Thái, đều đánh giá rất cao. Nhìn bề
ngoài, đời làm quan của Đào Tấn
đáng xem là hết sức viên mãn dù
cũng lắm thăng trầm.
Tâm hồn lạc loài giữa chốn
lợi danh
Nếu xem thơ và từ của Đào
Tấn như cuốn nhật ký tâm hồn
ông như nhận xét của nhà thơ
Xuân Diệu, thì trong tâm hồn của
vị quan đầu triều, đầu tổng ấy,
đời hoạn lộ, chốn triều trung chỉ
là chốn bụi lầm, ô trọc, nơi đầy
rẫy những “beo”, những “mọt”,
mỗi khi tiếng “quan”, tiếng “thần”
vang lên thì kèm theo đấy bao giờ
cũng là những tiếng “thẹn”, tiếng
“hổ” (Thẹn lắm nghe ai gọi cựu
thần/ So với nàng ta thẹn xiết bao/
Ngồi già trên sông Hương/Thầm
hổ với vầng trăng...). Suốt ba
mươi năm làm quan, ông thượng
quan Mộng Mai luôn cảm thấy cô
đơn lạc loài vô hạn, luôn ôm một
“hương mộng” và khắc khoải ngày
đêm một mơ ước “hoàn hương”,
để được rời xa chốn dối gian nhơ
nhuốc, chốn hang hùm nọc rắn đó.
Đọc cuốn sách Búp sen xanh
của nhà văn Sơn Tùng về thời thơ
trẻ của Bác Hồ, trong cuộc trò
chuyện giữa thượng thư bộ binh
Đào Tấn và anh học trò nghèo
Nguyễn Sinh Sắc giữa một đêm
kinh thành, nghe Đào Tấn nói:
“Như người xưa đã luận giải:
Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ là bốn cái
rường cột để giữ vững quốc gia.
Nếu người trong nước mà vô lễ,
vô nghĩa, vô liêm, vô sỉ thì quốc
gia ấy ắt sụp đổ và có thể bị diệt
vong”, ta càng hiểu vì sao Đào Tấn
lại dị ứng với chốn quan trường
triều Nguyễn đến vậy: Người
trong nước chưa phải tất cả đã vô
lễ, vô nghĩa, vô sỉ, vô liêm, nhưng
người chốn triều trung thời ấy thì
đa phần đã vậy.
Chịu nhục nhập thế cứu
nước
Nếu Cao Chu Thần đoạn tuyệt
quan trường, dựng cờ khởi nghĩa,
khi sa cơ vẫn ngẩng cao đầu trên
đoạn đầu đài thì Đào Tấn vẫn ở lại
triều làm quan. Các sĩ phu đương
thời coi ông là “kẻ ở ẩn tại triều”,
kiểu “đại ẩn” đầy hy sinh của một
nhân cách lớn. Quả thật, Đào Tấn
sẵn lòng chịu bao nhục nhã tai
tiếng với người đương thời và cả
hậu thế, ở lại bên vị vua trẻ Thành
Thái trong một kế hoạch bí mật
phục quốc, liên kết các văn thân,
sĩ phu Nam Bắc, tạo điều kiện
hoạt động cho những nhân tài cứu
nước và âm thầm sáng tạo một loại
tuồng hát nghệ thuật cao cường tố
cáo lũ cướp nước và bọn tay sai
bán nước, luyện đức hy sinh, luyện
chí anh hùng, cổ vũ mạnh mẽ cho
cuộc đấu tranh cứu nước của nhân
dân.
Giữa đám
tham quan ô lại,
Đào Tấn ngời
sáng một đức
thanh liêm, trọn
đời tay trắng
thanh bần. Giữa
rất nhiều danh sĩ
bó gối xuôi tay,
tuyệt vọng, con
người “Thậm
cảm hưng vong
chuyện nước
nhà” ấy vẫn sẵn
sàng “Vì vương
mang gánh nghĩa
gánh tình/phải lịu
địu tay bồng tay ẵm”, âm thầm và
quyết liệt hành động vì một bình
minh tươi sáng cho non nước thân
yêu sau đêm trường lạnh cóng.
Một thế kỷ trước, ngày Đào
Tấn mất, các văn thân Nghệ Tĩnh
đã gửi đôi câu đối thành kính viếng
ông: “Hiền tướng phong lưu/
Hoan quận thập niên do truyền
thảo/Danh viên tiêu tức/ Lại Giang
thiên lý ức hàn mai”(Vị tướng
nhân ái phong lưu/Mười năm ở
Hoan quận đã để lại bao tác phẩm
đáng truyền tụng/Tin buồn lan đi
từ khu vườn danh tiếng/Nhớ cội
mai khí tiết sông Lại ngàn dặm).
Cội mai khí tiết sông Lại - có lẽ
với Đào Tấn không gì thoả nguyện
hơn khi được gọi bằng tên gọi
trên. Ông chỉ ước được hóa thành
một đóa mai nhưng đã thực sự là
một cội mai tuyệt đẹp trong lòng
dân tộc, trong tâm hồn mỗi chúng
ta hôm nay.
Tuồng Đào Tấn luôn gắn với những vấn đề mang ý nghĩa thời
sự của đất nước.
"
Không được làm một đoá mai giữa đất trời
thanh sạch, con người mang hiệu Mộng Mai ấy
đã lặng lẽ làm một đoá mai giữa chốn bụi lầm.
Pháp luật & Xã hội - 9
L
ễ tổng kết cuộc thi viết và
tôn vinh Nhân tố mới thời
đại Hồ Chí Minh do Vụ
Báo chí - Xuất bản; Vụ Văn hóa
- Văn nghệ, Tạp chí điện tử Văn
hiến Việt Nam, NXB Dân Trí tổ
chức vào tối 30-5 tại Nhà hát lớn
Hà Nội đã được thông tin đậm nét,
gây được sự chú ý của dư luận xã
hội.
Không chỉ được kênh Truyền
hình Công an nhân dân ANTV
truyền hình trực
tiếp, bản tin thời
sự trong nước
của truyền hình
Thông tấn, của
VOV, TTXVN, các báo Nhân
Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công
An Nhân Dân, Tiền Phong, Tin
Tức... cùng nhiều trang mạng điện
tử, trong đó có Cổng thông tin
Chính phủ, Cổng thông tin Quân
Đội Nhân Dân... đã thông tin về
tổng kết, trao giải cuộc thi viết và
lễ tôn vinh Nhân tố mới thời đại
Hồ Chí Minh.
Phong phú thể loại, đa dạng
đối tượng
Cuộc thi viết Nhân tố mới thời đại
Hồ Chí Minh đã góp phần hưởng
ứng Cuộc vận động về “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” do Bộ Chính trị, Ban
Chấp hành Trung Ương Đảng phát
động. Các bài viết tham gia dự thi
gồm nhiều thể loại phong phú,
phản ánh một cách sinh động, đa
dạng về các nhân tố mới, gương
sáng, điển hình tiên tiến, tập trung
giới thiệu gương giáo viên, thầy
thuốc có nhiều cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục và chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Nhiều bài viết
giới thiệu về những doanh nghiệp,
chân dung doanh nhân; những tập
thể, cá nhân có nhiều sáng kiến
khoa học kỹ thuật ứng dụng vào
sản xuất mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Các nhân tố mới được
phản ánh trong cuộc thi viết này
là những điển hình thực hiện tốt
nghị quyết đại hội đảng các cấp,
năng động trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo,
xây dựng nông thôn mới; những
tấm gương tiêu biểu giúp đỡ người
nghèo, người tàn tật, nạn nhân chất
độc da cam, đồng bào vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn
nhiều khó khăn, gương kết hợp
quốc phòng, an ninh với kinh tế xã
hội, đấu tranh chống tham nhũng,
tiêu cực, thực hành tiết kiệm; tích
cực học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh...
Làm tốt công tác phát hiện và
tôn vinh
Thông tin về cuộc thi viết và lễ
tôn vinh Nhân tố mới thời đại Hồ
Chí Minh, các đơn vị truyền thông
đều cho rằng: Những bài viết và
những nhân tố mới được tôn vinh
hôm nay tuy chưa nhiều, nhưng
cho thấy một sự
thực hiển nhiên
là trên đất nước
ta đâu đâu cũng
có những người
tốt, việc tốt. Trách nhiệm của
những người làm báo là phải phát
hiện và tôn vinh những nhân tố ấy
để nhân rộng ra trên phạm vi cả
nước. Những nhân tố mới ấy hàng
ngày hàng giờ vẫn âm thầm học
tập và làm theo tấm gương của Bác
Hồ, không khoa trương, mà bằng
những hành động thiết thực cống
hiến cho đất nước. Họ cho chúng
ta một bài học là có rất nhiều cách
thức để học tập Bác Hồ, trong đó
cách thức hiệu quả nhất là học đi
đôi với hành như Bác đã dạy. Mỗi
người học Bác ở những khía cạnh
phù hợp nhất với mình và áp dụng
ngay vào công việc, vào lối sống
thường ngày của mình.
Những người thắp lửa cho
NHÂN TỐ MỚI THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH
Toàn cảnh lễ tôn vinh “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”.
Các phương tiện
truyền thông đều
nhận xét: Cuộc thi
viết và tôn vinh Nhân
tố mới thời đại Hồ Chí
Minh là thành công
củacácđơnvịtổchức.
"
Hy vọng sau cuộc thi viết và lễ tôn vinh “Nhân
tố mới thời đại Hồ Chí Minh” sẽ trở thành
hoạt động thường niên trên diễn đàn nước ta.
XUÂN VŨ
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật & Xã hội - 10
Pháp luật & Xã hội - 11
“Gian phòng tri thức” gìn giữ
bộ sưu tập văn hóa phẩm có một
không hai của ông Đậu Xuân Tiêu
nằm ở xóm 12, xã Quỳnh Thạch,
huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông
Tiêu nguyên là giáo viên môn Ngữ
văn trường THPT của huyện nhà.
Trong chiếc tủ kính lớn trưng bày
hàng trăm cuốn
sách được ông
Tiêu gom góp từ
hồi còn là học
sinh tiểu học đến
nay. Đó là những
cuốn truyện, tiểu
thuyết, dịch thuật mang ý nghĩa
nhân văn của nhiều tác giả nổi
tiếng trong và ngoài nước như
Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Lev Tolstoi,
Macxim Gorki... Tất cả đều đã
phai màu, cũ kỹ, không ít cuốn
được viết từ thế kỷ 17 như sách
của Fukuzawa.
Bên cạnh tủ sách là những chồng
báo, tạp chí như báo Quân Đội
Nhân Dân, báo Tiền Phong, báo
Phụ Nữ… Mỗi chồng báo được
ông Tiêu phân ra từng loại khác
nhau. Và trong mỗi chồng ông
Tiêu lại sắp xếp chúng cẩn thận
theo trình tự thời gian của từng số
báo. Có nhiều tờ ra cách đây hơn
40 năm nhưng ông vẫn lưu giữ rất
cẩn thận như báo Quân Đội Nhân
Dân số ra thứ 2 ngày 14-6-1976,
báo Nhân Dân số ra ngày 8-1-
1972…
Trên hai bức tường gian phòng là
hàng trăm chiếc khung treo di ảnh
Bác Hồ, có những tấm ảnh được
chụp sau ngày Bác mất, cũng
không ít tấm ghi lại thời gian hoạt
động cách mạng của Người. Một
số tấm di ảnh Bác Hồ được chụp
cách đây 30- 40 năm nhưng vẫn
còn rất nguyên vẹn. Và cả một số
tấm ảnh của Bác được cựu giáo
làng cắt ra từ những tờ báo cũ rồi
đóng khung, treo lên trang trọng.
Ông Tiêu tâm sự: “Năm 1969, sau
khi nghe tin Bác Hồ qua đời, niềm
thương tiếc và hình ảnh Người
luôn thường trực trong tâm trí tôi
suốt thời gian dài. Sau đó một năm,
tôi bắt đầu sưu tầm ảnh Người”.
Ngoài ra, ôngTiêu còn dành không
ít thời gian cho công việc sưu tầm
câu ca dao tục ngữ, danh ngôn.
Ông luôn miệt mài mua sách, đón
đọc, nghe truyền thông hoặc đơn
thuần khi nghe ai đó đọc qua một
lần câu ca dao, tục ngữ hay là ông
nhớ, ghi chép một cách cẩn thận
vào vở. Hiện ông Tiêu đã sưu tầm
hơn 8000 câu
ca dao, tục ngữ,
danh ngôn.
Với ước mơ có
thể tự mình mở
một thư viện
nhỏ để lưu giữ
và bảo tồn những tri thức, ông Đậu
Xuân Tiêu dù đã ngoài 80 tuổi -
cái tuổi cần được nghỉ ngơi để an
dưỡng tuổi già nhưng ông vẫn cố
gắng chắt chiu khoản tiền hưu mua
sách báo rồi mài công đọc, chăm
chỉ viết… nhằm hiện thực hóa mơ
ước đáng quý của mình.
Sau hơn 60 năm miệt mài
sưu tầm, cựu giáo làng đã có
một kho tàng văn hóa phẩm
với hơn 31 đầu báo, hàng
trăm cuốn sách văn chương,
hơn 8000 câu ca dao tục
ngữ… và đặc biệt là gần 500
bức ảnh về Bác Hồ.
"
Năm xưa, khi đi học xa về nhà, nếu trong
hành lý những người bạn của ông Tiêu toàn
là quà cáp cho gia đình và tư trang thì ông lại
quang gánh toàn là sách báo.
HOÀNG HẢI
Bộ sưu tập
văn hóa phẩm
của cựu giáo làng
Sưu tầm văn hóa phẩm như một nhu cầu thúc bách ông Đậu Xuân Tiêu từ
thuở ông còn là một cậu nhóc đến nay.
K
hoảng thế kỷ thứ XVII,
ngã Ba Bến Cá là một
địa danh hội tụ và giao
lưu buôn bán cá nước ngọt nổi
tiếng ở miền Tây. Tên ngã ba Bến
Cá còn gắn liền với cù lao Tân
Triều - một địa danh hành chính
của một làng thuộc tổng Phước
Vĩnh Trung, huyện Phước Chánh.
Năm 1963, Tân Triều là xã thuộc
huyện Công Thanh và nay là xã
Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu.
Hoàng thành trù phú năm
xưa 	
Kiểu sống quần cư của người
dân Bến Cá tập trung bên bờ phía
Đông của dòng sông; bên kia bờ
phía tây là nơi dùng để chôn cất
người chết. Căn cứ vào những khu
mộ địa ở cù lao Tân Triều, cho
thấy nơi đây được hình thành từ
thế kỷ thứ XVII trở về sau này.
Đây chính là cơ sở để khẳng định
một điều, làng Bến Cá - Tân Triều
đã có từ giai đoạn Nguyễn Hữu
Cảnh đi mở đất phía đàng trong.
Một trong những đặc trưng nổi
bật ở Bến Cá - Tân Triều trong thời
kỳ đó, là nước từ rạch Bến Cá chảy
ngược ra sông Đồng Nai. Theo
thủy triều lên xuống, lợi dụng con
nước, sông trong và sông ngoài tạo
điều kiện thuận lợi trong việc buôn
bán bằng ghe thuyền của những
ngư dân miền Tây lên. Dĩ nhiên,
ngoài việc giao lưu buôn bán thì
người dân Bến Cá - Tân Triều xưa
còn tập trung làm nông nghiệp lúa
nước và lập vườn cây trái.
Đời sống văn hóa, tinh thần của
cư dân Bến Cá - Tân Triều trong
những năm sau này được thể hiện
Một góc làng bưởi Tân Triều hiện nay.
QUÁ KHỨ HUY HOÀNG CỦA
LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU
Nằm cách trung tâmTP Biên Hòa 9 km, trong quá trình hình thành và
phát triển, Bến Cá - Tân Triều là một vùng đất được xem như đầu mối
giao thương đường thủy hồi bấy giờ.
PHAN HỮU - BÌNH TRỌNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật & Xã hội - 12
rõ nét qua sự phát triển của đạo
giáo. Đó là nhà thờ Tân Triều có
từ năm 1778. Trải qua hàng trăm
năm tuổi, đến
nay nhà thờ
Tân Triều đã
được tu sửa
khang trang,
sạch đẹp. Điểm đặc biệt của nhà
thờ Tân Triều là tượng Chúa chịu
nạn bằng đồng, bên trong mặt nhật
có gắn gỗ thánh giá thật. Ngoài ra,
tháp chuông của nhà thờ được xây
dựng từ năm 1873 với lối kiến trúc
độc đáo, phản ánh mối giao lưu
giữa hai nền văn hóa Đông - Tây.
Ngoài đạo Thiên chúa thì Phật
giáo cũng là tôn giáo phát triển
mạnh ở Bến Cá - Tân Triều. Thực
tế, trong quá trình hình thành và
phát triển của cộng đồng dân cư ở
đây, đình (hay miếu) và chùa được
người dân chú ý xây dựng. Liên
quan đến đời sống văn hóa phi vật
thể ở Bến Cá, những năm 1820
đến 1853, các vua triều Nguyễn đã
nhiều lần sắc phong hoàng thành.
Căn cứ theo cấu trúc thì vào cuối
thế kỷ XVIII đã xuất hiện Chùa ở
Bến Cá - Tân Triều trên cơ sở hình
thành từ ngôi nhà bình thường.
Các chùa tên tuổi ở Tân Bình hiện
nay có thể kể đến: Hội Phước,
Kim Long và Vĩnh Hưng đều là
những ngôi chùa đã tồn tại hàng
trăm năm qua.
Nay làng bưởi nức tiếng
Ông Lê Văn Lâm - Phó Chủ tịch
UBND xã Tân Bình cho biết, đến
nay những dấu tích về làng cổ ở
Bến Cá xưa dường như chẳng còn
lại gì. Ngay cả rạch Bến Cá trước
đây rộng như dòng sông, nhưng
nay đã bị thu hẹp dần bởi phù sa
bồi đắp theo năm tháng.
Làng Bến Cá - Tân Triều ngày
trước cũng có đội đua thuyền nổi
tiếng với những con thuyền được
trạm trổ đầu ngựa. Đáng tiếc là
trải qua nhiều giai đoạn với những
biến động của lịch sử, đội đua
thuyền đã mai một, đến nay cũng
không thể tổ chức lại được. Điểm
độc đáo và nổi tiếng khác ở Tân
Bình từ trước đến nay là có loại
cá bay - loại các vượt ngược nước
theo mùa hoặc những lúc mưa lớn.
Từ xa xưa, người ta đã đề cao món
ăn này qua câu ca dao: “Cá bay ăn
với đậu rồng. Dù có xa mấy sông,
mấy rạch, mấy đồng em cũng
theo”.
Những năm gần đây, đời sống
người dân ở Tân Bình có nhiều
thay đổi, phần lớn đều đã khá lên.
Đặc sản bưởi Tân Triều, cũng như
rượu bưởi, gỏi bưởi đã
nổi tiếng cả nước. Thu
nhập từ trồng bưởi mỗi
năm bình quân đạt 120
triệu đồng/hecta. “Với
truyền thống cần cù, sáng tạo trong
lao động, tôi nghĩ rằng không bao
lâu nữa, Tân Bình ngày nay sẽ là
vùng đất phát triển xứng tầm, như
bề dầy lịch sử và văn hóa vốn có
của nó!” – ông Lâm nói.
Từ một vùng đất được công nhận
cách nay 300 năm, người dân Bến
Cá - Tân Triều có thể tự hào và
tin tưởng mạnh mẽ rằng, địa danh
xưa bây giờ đang từng ngày thay
da đổi thịt trong dòng chảy công
nghiệp chung của đất nước.
Làng bưởi Tân Triều nổi tiếng phong phú nhiều chủng loại bưởi, tất cả đều
mang hương vị riêng.
TẠO THANH THẾ CHO CÁCH MẠNG THẮNG LỢI
Trong giai đoạn chống quân xâm lược Pháp, làng Bến Cá cũng
là một trong những địa điểm hoạt động cách mạng. Năm
1935, chi bộ Đảng đầu tiên ở Tân Triều được thành lập, trở
thành hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh Biên
Hòa. Cho đến thời kỳ chống Mỹ, lực lượng cách mạng ở Tân
Triều và những vùng xung quanh được kiện toàn. Hoạt động
tổ chức vũ trang ở Bến Cá,TânTriều, BìnhÝ đã tạo được thanh
thế cho cách mạng trên con đường đấu tranh chống ngoại
xâm, đi đến kết thúc thắng lợi vào ngày 30-4-1975 lịch sử.
"
Công cuộc đô thị hóa đang dần đưa Bến Cá
- Tân Triều trở thành một điểm đến hấp dẫn
với làng bưởi và những dịch vụ kèm theo.
ĐẠI LÝ VÉ SỐ
NGHĨA
Chuyên cung cấp vé số giá sỉ cho Đại lý cấp 2, cấp 3, và người bán lẻ.
Địa chỉ: Số 6, Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Điện thoại: 0733. 977.893
Pháp luật & Xã hội - 13
T
rên tường nhà New
Zealand House ở thủ
đô London nước Anh,
nơi Bác Hồ từng làm việc để kiếm
sống năm xưa, có treo một tấm
biển bằng men, nền xanh, chữ
trắng với dòng viết: “Hồ chí Minh
(1989–1969) người kiến tạo ra
nước Việt Nam hiện đại”.
Phải độc lập mới hội nhập
Nguyễn Ái Quốc dấn thân vào
con đường cứu nước như một
chiến sĩ của phong trào Duy Tân
khởi động từ đầu thế kỉ XX. Do
đó, Người chịu ảnh hưởng không
ít tư tưởng của các bậc tiền nhân
như Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh… Sau những hoạt động
chính trị đầu tiên, người chiến sĩ
Duy Tân ấy nhận ra rằng cũng
như dân chủ, một tộc chỉ có thể
hội nhập với tư thế một quốc gia
độc lập. Trong khi hai cụ Phan lần
lượt nhận ra bế tắc của mục tiêu
dân chủ và hội nhập không thể
thực hiện được cùng với sự tồn tại
NGƯỜI KHAI SÁNG
ĐƯỜNG LỐI HỘI NHẬP
Tư tưởng hội nhập nổi rõ trong cả cuộc đời bôn ba và lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tưtưởngnhanhchónghộinhậpvớithếgiớihiệnđạiđểtìmconđường
phát triển cho đất nước là một sáng tạo và quyết tâm mạnh mẽ nhất
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng hội nhập của Người mang tính
hướng đạo cho công cuộc hội nhập ngày nay.
NGUYÊN NGỌC – BÌNH TRỌNG
CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
Pháp luật & Xã hội - 14
của chủ nghĩa thực dân và chế độ
thuộc địa. Vào thời điểm giữa hai
cuộc chiến tranh đế quốc, Nguyễn
Ái Quốc nhận ra rằng chỉ có chủ
nghĩa cộng sản mới đáp ứng được
điều đó.
Nguyễn Ái Quốc gia nhập
phong trào cộng sản, nhưng lại sớm
nhận ra sự bất cập trong đường lối
của quốc tế cộng sản đối với lợi
ích và con đường giải phóng dân
tộc. Nhà hoạt động cộng sản trẻ
tuổi ấy, vào năm 1924 đã nói đến
sự bất cập trong thời gian học tập
lý luận tại nước Nga Xô viết, khi
phân tích thực tiễn xã hội và giai
cấp ở Việt Nam,
khi vạch ra sự
cần thiết phải
bổ sung cho học
thuyết của Mác
những tri thức về phương Đông,
khi dũng cảm đưa ra một nguyên
lý còn “xa lạ” với quan điểm cộng
sản đương thời, rằng “chủ nghĩa
dân tộc là một động lực lớn”.
Hội nhập theo dòng chảy
lịch sử
Nguyễn Ái Quốc thành lập
Đảng Cộng sản và lãnh đạo cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc với
chủ trương đặt lợi ích và mục tiêu
giải phóng dân tộc lên trên hết.
Tổ chức và Cương lĩnh của Mặt
trận Việt Minh là nhân tố giúp dân
tộc Việt Nam giành được độc lập
bằng sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Sức mạnh của
dân tộc ấy lại được nhân lên bằng
lợi thế vận dụng những cơ hội mà
thời đại mở ra. Nó làm cho cuộc
Cách mạng giải phóng dân tộc
cũng đồng thời mở ra cơ hội cho
cuộc hội nhập lớn của dân tộc Việt
Nam.
Dẫn ra những đoạn trích trong
tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ
và tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của Pháp, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã xác định Việt Nam sẽ là
bước đi tiếp của những lý tưởng
chung mà nhân loại đã theo đuổi.
Đó là sự hội nhập theo dòng chảy
của lịch sử. Tất cả các chính sách
được ban hành và thực hiện ngay
sau khi nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời cho đến trước
khi phải lâm vào cuộc chiến tranh
triền miên đã thể hiện một cách
minh bạch và toàn diện của chủ
trương hội nhập.
Chủ nghĩa cộng sản thực
tiễn và chủ trương “mở cửa”
Tư tưởng Hội nhập của Hồ Chí
Minh được thể hiện một cách minh
bạch và nhất quán. Trong một
hoàn cảnh lịch sử hết sức phức tạp,
Hồ Chí Minh đưa ra rất nhiều sách
lược mềm mỏng để đoàn kết dân
tộc và tranh thủ sự ủng hộ quốc
tế, nhưng không bao giờ né tránh
khi nói đến mục tiêu mang tính lý
tưởng của mình là phấn đấu do chủ
nghĩa cộng sản. Nhưng chắc chắn
đó chưa phải là mục tiêu trước
mắt và chủ nghĩa cộng sản của
Hồ Chí Minh là một sự phấn đấu
lâu dài và bắt nguồn từ thực tiễn
chứ không phải là những giáo điều
đương đại và càng không phải là
một quan niệm phương Tây thuần
túy, càng không phải là Trung Hoa
thuần túy. Đặc biệt trên lĩnh vực
đối ngoại, những thông điệp của
nước Việt Nam độc lập là rõ ràng:
“Việt Nam muốn làm bạn với tất
cả các nước dân chủ, không muốn
gây thù oán với ai”, nước Việt
Nam chủ trương độc lập hoàn toàn
và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.
Thực hiện một chính sách “mở
cửa” thật rộng trong một thông
điệp gửi Liên Hiệp quốc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết: “Đối với các
nước dân chủ, nước Việt Nam thực
thi chính sách
mở cửa và
hợp tác trong
mọi lĩnh vực:
Nước Việt
Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi
cho đầu tư của các nhà tư bản, các
nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất
cả các ngành kỹ nghệ của mình.
Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng
tất cả các cảng, các sân bay và
đường sá giao thông cho việc buôn
bán và quá cảnh quốc tế. Nước
Việt Nam chấp nhận mọi tổ chức
hợp tác kinh tế dưới sự lãnh đạo
của Liên Hiệp quốc”.
"
Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam do Người
soạn thảo là một thông điệp rõ ràng nhất về tinh
thần hội nhập của dân tộc Việt Nam.
Pháp luật & Xã hội - 15
C
ác dự án “treo” được
xóa tập trung chủ yếu ở
các quận vùng ven, các
huyện ngoại thành. Đặc biệt, có
đến 20 dự án “treo” trong khu đô
thị mới Nam Sài Gòn cũng được
xóa “treo” trong đợt này.
Quản lý lỏng lẻo gây lãng
phí lớn
Theo Sở Tài nguyên - Môi
trường (TN-MT) TP.HCM, các dự
án xóa “treo” trong đợt này chủ
yếu do chậm triển khai và chưa
bồi thường giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, có trường hợp chủ đầu
tư đăng ký dự án để “đón đầu” chứ
không hề quan tâm triển khai.
Trong số 20 dự án tại khu đô thị
mới Nam Sài Gòn được xóa “treo”
đợt này, có nhiều dự án đã được
ban quản lý khu Nam chấp thuận
địa điểm đầu tư cách đây 12 năm,
nhưng qua nhiều lần gia hạn, đến
nay chủ đầu tư vẫn “dậm chân tại
chỗ” với việc lập thủ tục đầu tư và
bồi thường giải phóng mặt bằng
hết sức ì ạch.
Dù chưa thực hiện dự án, nhưng
UBND TP.HCM đã chấm dứt gia
hạn chủ trương chấp thuận đầu
tư. Cụ thể, dự án khu thương mại
và dân cư (khu số 19) của Công
ty cổ phần Lạc Hồng ở xã An Phú
Tây (huyện Bình Chánh) được
ban quản lý khu Nam chấp thuận
địa điểm đầu tư từ năm 2002, gia
hạn một lần vào năm 2009, nhưng
đến nay vẫn chưa thực hiện xong.
Khu dân cư 6B rộng hơn 8ha ở xã
Bình Hưng, huyện Bình Chánh,
do Công ty TNHH Phúc Ngọc làm
chủ đầu tư “ôm” từ năm 2001 đến
nay chưa thực hiện...
Ngoài ra, trong tháng Sáu này,
TP tiếp tục xem xét hủy bỏ 8 dự
án do Sở TN&MT và Ban Quản lý
Khu đô thị mới Nam Sài Gòn đề
xuất. Do những dự án này đã quyết
định thu hồi, giao đất nên bấy lâu
nay quyền lợi của người dân bị
ảnh hưởng rất nặng nề (như không
được cấp giấy chứng nhận, cấp
phép xây dựng, chuyển nhượng,
cầm cố…).
Tại buổi giám sát, ông Nguyễn
Hữu Tín - Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM, cho biết toàn TP có 130
dự án treo sẽ bị thu hồi và 41 dự
án đang được xem xét để xử lý dứt
điểm trong tháng Sáu.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm -
Chủ tịch HĐND TP.HCM, nhận
định: Làm thế nào để nâng cao
chất lượng, hiệu quả sử dụng
nguồn lực đất đai mới là cái gốc
của vấn đề. Thời gian qua TP đã
lãng phí quá nhiều về đất đai, điều
đó cản trở sự phát triển của TP và
XÓA "TREO" HÀNG LOẠT
Một quyết định sáng suốt
Thực hiện nghị
quyết 16 của
HĐND TP.HCM về
công tác lập, tổ
chức thực hiện và
quản lý quy hoạch
đô thị, UBND
TP.HCMđãxóagần
100 dự án “treo”
với tổng diện tích
gần 1.500 ha trên
toàn TP.
GIA HUY
CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
Pháp luật & Xã hội - 16
gây bức xúc cho dân. “Phải sớm
tháo gỡ các quyền lợi cho người
dân sau khi thu hồi dự án. Việc
công khai thông tin cũng cần có
phương pháp phù hợp, vì lâu nay
vẫn còn tình trạng công khai thì có
nhưng dân biết lại không nhiều” -
bà Tâm chỉ đạo.
Dân vui như đón tết
Có thể nói, việc UBND
TP.HCM quyết định xóa hàng loạt
dự án “treo” là thông tin vui đối
với rất nhiều người, nhất là với
hàng trăm ngàn gia đình có nhà,
đất bị “treo” cả chục năm nay. Và
việc thu hồi cùng lúc nhiều dự
án “treo” cũng cho thấy công tác
quản lý trước đây có phần lỏng
lẻo. Nhiều dự án được phê duyệt
dễ dãi, cơ quan có thẩm quyền
chưa đánh giá đúng năng lực của
chủ đầu tư. Vì vậy, cần có những
quy trình và tiêu chí minh bạch để
đánh giá năng lực của chủ đầu tư,
đồng thời quy rõ trách nhiệm của
cơ quan Nhà nước.
Ghi nhận của phóng viên sáng
16-5 tại phường Thới An (quận
12), người dân tại đây vui như đón
tết, mọi người “thi” nhau sửa sang
lại nhà cửa cho sạch sẽ khi mùa
mưa đã đến. Vì suốt 10 năm qua,
do các dự án treo nên người dân
không được phép xây, sửa nhà;
chuyển nhượng; hoặc cải tạo đất
để làm kinh tế.
Chị Kim Hương ngụ tại phường
Thới An (Q.12) háo hức cho biết:
“Nay đã xóa được dự án “treo”,
thế là từ đây giấc mơ được sửa nhà
trở thành hiện thực. Suốt thời gian
qua, già đình tôi phải sống trong
cảnh nhà dột, cột xiêu vì nằm trong
dự án đã có quyết định thu hồi đất
nên chính quyền phường không
cấp giấy phép sửa chữa. Trong khi
đó, chủ đầu tư cũng không thực
hiện đền bù, nên đi không được ở
cũng không xong”.
Còn bác Minh Hà, hàng xóm
của chị Hương, niềm vui lộ rõ trên
nét mặt cho hay: “Vui quá chú ơi!
Sống trên đất của mình mà cứ thấp
thỏm lo âu. Nay xóa được dự án
“treo” rồi, ngày mai tôi sẽ đi làm
giấy tờ nhà, đăng ký hộ khẩu cho
gia đình”.
Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó
Chủ tịch UBND phường Thới An,
cho biết: “Sau 10 năm bị “treo”,
toàn bộ nhà cửa của người dân
trong vùng quy hoạch dự án đã
xuống cấp, chưa được cấp giấy tờ.
Cơ sở hạ tầng đô thị như đường,
điện, nước… không được đầu tư.
Do vậy, cần khẩn trương đáp ứng
ngay điều người dân chờ đợi là cấp
giấy tờ nhà đất, để người dân có
thể chuyển mục đích sử dụng đất,
xin cấp phép sửa chữa, xây cất nhà
mới. Điều cần làm ngay là nhanh
chóng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, sớm xóa cảnh đồng hoang,
bưng biền giữa đô thị. UBND quận
cần sớm lập lại quy hoạch chi tiết
ở khu vực này, để làm cơ sở cấp
giấy tờ nhà đất cho người dân. Về
trách nhiệm của phường, chúng
tôi sẽ hướng dẫn, hỗ trợ người dân
làm giấy tờ nhà đất khi nhận được
quy hoạch chi tiết”.
Hàng ngàn gia đình được thỏa mong ước an cư lạc nghiệp tại TP.HCM sau quyết định
xóa “treo”.
"
“Sau khi xóa “treo”, người dân sẽ được khôi
phục tất cả quyền về nhà, đất theo luật định.
Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải
làm”- Khẳng định của Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM
Đào Anh Kiệt.
GỠ KHÓ CHO CHỦ ĐẦU TƯ
TP đang đề xuất Bộ TN&MT
xử lý theo 3 hướng: Thứ nhất
là tìm nhà đầu tư khác tốt
hơn để giải quyết vấn đề hậu
thu hồi; thứ hai là giảm quy
mô của dự án nhưng phải
giữ nguyên hạ tầng và thứ
ba là cần có sự hợp tác vì sau
khi chủ đầu ta đã hoàn tất
việc đền bù họ đã hết tiền và
vốn nên chúng ta phải cho
họ hợp tác với các đối tác
khác.
Pháp luật & Xã hội - 17
CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
Pháp luật & Xã hội - 18
V
ừa qua,
UBKHCN&MT của
Quốc hội đã làm việc
với tỉnh Đồng Nai, Bộ Tài Nguyên
- Môi Trường, Bộ Công Thương,
Bộ NN& PTNT, Công ty CP Tập
đoàn Đức Long Gia Lai (đơn vị
chủ đầu tư) về hai dự án thủy điện
Đồng Nai 6 và 6A nhằm thu thập ý
kiến báo cáo UB Thường vụ Quốc
hội xem xét.
Chủ đầu tư: dự án vô hại
đối với sinh thái
Trong văn bản gửi Khu Bảo
tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng
Nai cuối tháng 5-2013, Đức Long
Gia Lai cho rằng vị trí bậc thang
thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm
ở rìa phía bắc khu Cát Lộc của
Vườn quốc gia Cát Tiên. Toàn bộ
nhà máy, đường giao thông, đường
dây đấu nối, khu thi công đều nằm
ngoài phạm vi Vườn quốc gia Cát
Tiên thuộc vùng đệm khu dự trữ
sinh quyển Đồng Nai.
Theo Đức Long Gia Lai, diện
tích rừng phạm vi của dự án đã
được Sở NN&PTNT các tỉnh Lâm
Đồng, Đắk Nông, Bình Phước
phúc tra, thẩm định. Trong số
372 hecta diện tích rừng sử dụng
đất của các dự án này thì hiện
trạng rừng có hơn 4 hecta (chiếm
1,16%) là rừng giàu, còn lại trên
98% là rừng nghèo, lồ ô, hỗn giao,
đất trống và bãi đá.
Về hiệu quả kinh tế, Đức Long
Gia Lai cho rằng tổng sản lượng
điện hàng năm của thủy điện Đồng
Nai 6 và 6A gần 1 tỉ Kwh/năm, giá
trị sản lượng điện hàng năm gần
Nhiều khả năng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xây dựng sẽ ảnh hưởng đến việc UNESCO xem xét và công nhận Vườn quốc
gia Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới.
PHẢN ĐỐI THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 6 VÀ 6A
Trước khả năng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến dòng sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên,
dân Đồng Nai quyết liệt kiến nghị Chính phủ hủy bỏ hai dự án này.
PHAN HỮU
Pháp luật & Xã hội - 19
1.000 tỉ đồng, đóng các loại thuế là
323 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên,
dường như các lợi ích về kinh tế từ
hai dự án thủy
điện 6 và 6A
của chủ đầu tư
vẫn chưa làm
chuyên gia về
môi trường
yên tâm bởi
các nguy cơ,
rủi ro tiềm ẩn của hai dự án chưa
thể đánh giá hết được.
Dân Đồng Nai: Mất mát
quá lớn
Theo báo cáo về tác động của
thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được
Ban Quản lý Khu Dự trữ Sinh
quyền Đồng Nai gởi Thủ tướng
Chính phủ, UBKHCN&MT và
Quốc hội vào cuối tháng 5 vừa
qua, thì việc xây dựng hai dự án
thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ
làm xâm nhập mặn vào sâu hơn,
tăng khả năng ô nhiễm nguồn
nước sông Đồng Nai, ảnh hưởng
lớn trực tiếp đến nguồn nước sinh
hoạt và sản xuất công nghiệp của
cả Đồng Nai và TP.HCM.
Theo ông Trương Văn Vở -
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc
hội Đồng Nai, phần đóng góp điện
năng của hai dự án này “không
đáng kể và hoàn toàn có thể thay
thế bằng các dự án năng lượng
bền vững khác, trong khi phần
tác động về môi trường, xã hội và
sinh thái được xác định là rất lớn
và khó có thể phục hồi”. Còn ông
Võ Văn Chánh - Phó Giám đốc
Sở TN&MT Đồng Nai nói, lợi ích
kinh tế của hai dự án trên mang
lại là “không lớn so với những cái
mất để lại”.
Xét về mặt pháp lý, hai dự án
trên vi phạm Nghị quyết 49 của
Quốc hội ban hành năm 2010 vì dự
án chiếm dụng diện tích của vườn
quốc gia đến 170 ha, trong khi
theo Nghị quyết 49 của Quốc Hội
chỉ chiếm 50 ha vườn quốc gia là
phải trình Quốc Hội xem xét. Hai
dự án này còn vi phạm điều 7 Luật
Đa dạng sinh học.
Nhận xét về bản đánh giá tác
động môi trường của hai dự án
thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng
Nai 6A, đại diện Bộ TN-MT cho
rằng, đơn vị chủ đầu tư chưa làm
rõ nhiều vấn đề như sự thay đổi
dòng chảy, ranh giới các dự án xây
dựng thủy điện, ảnh hưởng đến
Vườn quốc gia Cát Tiên cũng như
diện tích rừng bị mất...
Ông Trần Văn Tư - Trưởng
đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng
Nai, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng
Nai cho biết, Thường trực Tỉnh uỷ,
Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND,
UBND tỉnh Đồng Nai đã gửi văn
bản lên Trung ương
chính thức phản đối
việc xây dựng hai dự
án thuỷ điện Đồng Nai
6 và Đồng Nai 6A với
trách nhiệm cao nhất
của Đảng bộ, chính
quyền trước nguyện
vọng của nhân dân Đồng Nai.
Như vậy, tính pháp lý quan
trọng nhất của hai dự án này chưa
được xác định, nên có thể nói
những đánh giá về các mặt của chủ
đầu tư thời gian qua là không có
giá trị. Quan điểm nhất quán của
lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đưa ra từ
trước đến nay là dừng ngay việc
triển khai đầu tư thủy điện Đồng
Nai 6 và 6A.
Đại biểu Quốc hội Trương Văn Vở khẳng định, Đồng Nai không phủ nhận vai trò của
thủy điện nhưng cũng không thể đánh đổi môi trường, văn hóa xã hội để phát triển kinh
tế
OẰN MÌNH GÁNH 10 DỰ ÁN THỦY ĐIỆN
Tài liệu nghiên cứu của Tập đoàn Đức Long Gia Lai về vị trí
tương quan của các dự án thủy điện đối với khu dự trữ sinh
quyển Đồng Nai cho thấy hiện khu dự trữ sinh quyển này
đang“gánh”đến 10 dự án thủy điện. Ngoài ra còn có năm bậc
thủy điện Tà Lài, Phú Tân 1, Phú Tân 2, Thanh Sơn và Ngọc
Định thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai nằm ở vùng đệm khu giữa
các vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là khu ngập nước
Trị An và khu Nam Cát Tiên của Vườn quốc gia Cát Tiên.
"
Việc triển khai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
được dự báo sẽ làm cạn kiệt nước vào mùa
khô, tăng lũ lụt vào mùa mưa, đồng thời phá
vỡ dòng chảy của sông Đồng Nai – dòng sông nội
sinh duy nhất của cả nước.
CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
Pháp luật & Xã hội - 20
T
heo thống kê chưa đầy
đủ, từ đầu năm đến
ngày 25-5, chỉ riêng
tỉnh Nghệ An đã xảy ra 11 vụ đuối
nước, làm chết 11 học sinh phổ
thông và 4 trẻ em mẫu giáo.
Nguy cơ trẻ chết đuối ở
khắp nơi
Hiện nay, các xã nông thôn ở
nước ta không chỉ thiếu địa điểm,
sân chơi mà những trò chơi bổ
ích để giúp các em phát triển toàn
diện cũng rất nghèo nàn. Thiếu
sân chơi, các em phải tự sáng tạo
ra những trò chơi theo ý thích của
mình, trong đó, không ít trò chơi
thiếu lành mạnh. Nhiều trẻ bị bạn
bè rủ rê vào những quán game
hoặc sa đà vào các tệ nạn xã hội.
Ngoài ra, do thiếu sân chơi nên
nhiều em thường tìm đến biển,
các con sông, kênh rạch để bơi lội
vì đây là thiên đường lý tưởng để
các em thỏa thích vui chơi trong
những ngày hè oi ả.
Không chỉ ở các tỉnh, những
vùng quê nghèo mà ngay cả ở
các thành phố lớn như TP.HCM
và Hà Nội, trẻ em vẫn “khát” sân
chơi đúng nghĩa, một khi các công
viên, trung tâm vui chơi - giải trí
xem ra đã quá quen thuộc và có
phần nhàm chán. Các chương trình
giải trí như hài kịch, xiếc, ảo thuật
dành cho thiếu nhi chỉ rộ lên trong
dịp 1-6, hoặc những ngày lễ tết rồi
sau đó chìm vào quên lãng. Trẻ em
hiện nay ngoài đọc truyện,
xem hoạt hình trên tivi thì
rất hiếm khi được đến rạp
hát xem các chương trình
hài kịch dành cho lứa tuổi
của mình. Vì thế, khi hè
về cũng là thời điểm các
em “khát” sân chơi nhất.
Theo chứng kiến của
chúng tôi, hầu như các
buổi chiều tại cầu bộ hành số 9 (địa
bàn phường 5, quận 5, TP.HCM)
đều có nhiều trẻ em leo lên cầu thi
nhau phóng xuống mặt nước từ
độ cao hơn 10m rồi bơi lội ngụp
lặn dưới dòng kênh đục ngầu, hôi
hám. Các em đa phần đều còn nhỏ
tuổi, hiếu động, chưa ý thức được
hiểm họa đang rình rập nên thách
đố nhau, trổ tài làm xiếc để nhận
sự cổ vũ của bạn bè.
Chị Phan Thị Hiền có hai con
trai nhỏ, sống ở quận 2, TP.HCM
lo lắng: “Hè về vợ chồng tôi không
THIẾU SÂN CHƠI
NHIỀU TRẺ EM CHẾT ĐUỐI
Thiếu sân chơi, trẻ em ở nông thôn thường tìm đến sông, rạch để nô đùa.
Dù mới bắt đầu bước
vào mùa hè nhưng
nhữngngàyqua,trên
cả nước liên tục xảy
ra nhiều vụ trẻ chết
đuối thương tâm.
Đến lúc này, không ít
người giật mình nhìn
ra nguyên nhân sâu
xa của các vụ việc, đó
là trẻ em đang thiếu
trầm trọng những
sân chơi.
NGỌC MINH
Pháp luật & Xã hội - 21
biết phải quản lý hai đứa con như
thế nào, trong khi chúng tôi vẫn
phải đi làm. Gần nhà tôi lại có
nhiều kênh rạch và những đứa trẻ
ở đây thường rủ nhau trốn nhà ra
tắm sông rồi thi nhau nhảy xuống
sông rất nguy hiểm”. Lo lắng của
chị Hiền cũng là nỗi băn khoăn
của nhiều bậc phụ huynh khác
trước tình trạng tai nạn đuối nước
xảy ra như cơm bữa hiện nay.
Phó mặc sinh mạng trẻ
Có lẽ, dư luận vẫn chưa quên
vụ 8 em học sinh THCS ở xã
Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An)
rủ nhau ra sông Lam tắm khiến 5
em bị đuối nước. Em Nguyễn Văn
Nam, học sinh lớp 12T7 trường
THPT Đô Lương 1 đi qua, nghe
tiếng kêu cứu vội lao mình xuống
sông cứu người. Sau khi đưa được
5 em nhỏ lên bờ, em Nam đã kiệt
sức và bị dòng nước nhấn chìm.
Hay mới đây, vụ việc 4 học sinh
lớp 6 chết đuối tại hồ nước thuộc
công trình thủy điện Sêrêpốk 4
(Buôn Đôn - Đắc Lắc), tiếp đến vụ
hai nữ sinh chết đuối ở Nghệ An
đã gây rúng động trong dư luận.
Nguyên nhân chính xuất phát từ
việc các em tắm sông rồi gặp nạn.
Đa số những vụ tai nạn đuối nước
xảy ra trên cả nước những ngày
qua tập trung ở các em nhỏ, học
sinh.
Ông Sáu, ngụ tại làng chài Phú
Hài, Phan Thiết đến giờ vẫn chưa
nguôi hờn trách bản thân khi thiếu
quan tâm để hai con trai chết tức
tưởi cách đây 3 năm. “Vợ chồng
tôi thường đi lặt đầu cá nên vắng
nhà liên tục. Chiều nào hai đứa
cũng âm thầm rủ nhau đi tắm biển.
Không ngờ…” - Ông Sáu nghẹn
lời.
Ở vùng sông nước ĐBSCL,
các bậc cha mẹ đều biết rằng chỉ
cần một tích tắc lơ đễnh, nhiều trẻ
đã phải trả giá bằng mạng sống.
Nhưng do cuộc
mưu sinh quá
khó khăn, nên
nhiều cha mẹ
không còn
nhiều thời gian để gần gũi, quan
tâm và chăm sóc con cái. Ngoài ra,
nhiều cha mẹ chủ quan, không dặn
dò con cái, đến khi cơ sự xảy ra
thì đã muộn. Đã vậy, nhà trường
không dạy bơi; truyền thông, giáo
dục trên báo đài còn hạn chế.
Sân chơi cho trẻ em vùng sâu
vùng xa trong những ngày hè là
nhu cầu thiết thực để các em có
nơi vui chơi lành mạnh, an toàn,
tránh xa cám dỗ và nguy hiểm.
Và việc trang bị cho trẻ kỹ năng
bơi lội, ứng phó khi có tai nạn xảy
ra là vô cùng bức bách, cần nhiều
sự chung tay của cả gia đình, nhà
trường và toàn xã hội.
Bất chấp biển báo cấm tụ tập trên cầu, những thiếu niên này
trèo lên thành cầu rồi lần lượt nhảy xuống nước.
"
Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta bình quân
mỗi năm có đến 3.500 trẻ em chết đuối, chiếm
50% số vụ tai nạn tử vong ở trẻ em và là nước có
tỷ lệ trẻ em chết đuối cao nhất trong khu vực. .
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
CHƯA CÓ GIẢI PHÁP KHẢ THI CHO TÌNH TRẠNG TRẺ EM
CHẾT ĐUỐI.
Trước thực trạng trẻ em đuối nước liên tục tăng nhanh, Bộ đã
chỉ thị cho các Sở Giáo dục triển khai việc thí điểm dạy bơi ở
các trường tiểu học, đặc biệt là những vùng sông nước. Tuy
nhiên, việc đưa chỉ thị này vào thực tế còn gặp nhiều khó
khăn do cơ sở vật chất và nguồn nhân lực ở nhiều tỉnh, thành
vẫn còn thiếu và yếu.
THỊT HEO BẨN
TRÀN LAN THỊ TRƯỜNG
Người chăn nuôi,
giới thương lái và
kinh doanh heo
ngày càng thẳng
tay sử dụng mọi
phương cách dã
man nhất trên đàn
heo, như cho ăn
chất tạo nạc, chích
thuốc an thần, bơm
nước... để heo tăng
trọng cũng chỉ bởi
giá thịt heo liên tục
tăng cao.
TRỌNG TÍN
Khi lựa chọn thịt heo, tránh chọn miếng thịt có màu sắc tươi khác thường và thịt không rõ
nguồn gốc.
C
ục trưởng Cục Quản lý
chất lượng nông lâm
sản và thủy sản cho
biết, Bộ sẽ có chỉ đạo các đơn vị
chức năng của điạ phương để điều
tra, làm rõ sự việc và có biện pháp
xử lý theo quy định của pháp luật.
Bơm nước cho đến…chết
Tại TP.HCM, heo bơm nước
chủ yếu tập kết về chợ đầu mối
nông sản thực phẩm Bình Điền và
Thủ Đức, sau đó phân phối về các
chợ trong thành phố để tiêu thụ.
Hiện nay, việc kiểm tra xử lý các
trại giết mổ bơm nước cũng đang
gặp nhiều khó khăn do không bắt
được tại trận.
Ngoài ra, tình trạng heo bơm
nước không chỉ diễn ra ở TP.HCM
và các tỉnh lân cận, mà cũng hết
sức báo động ở nhiều tỉnh miền
Tây. Tại Cà Mau, gần như 100% cơ
sở kinh doanh đều vi phạm khi lực
lượng chức năng tiến hành kiểm
tra. Đối với heo có trọng lượng
100 kg, nếu không bơm nước số
lượng thịt cho ra sau khi giết mổ
khoảng 84 kg, còn khi bơm nước
vào thì số lượng thịt sẽ tăng lên 95
kg. Bằng hình thức này, các chủ cơ
sở kinh doanh thu lợi từ 400 đến
500 ngàn đồng/con heo.
Vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh
Cà Mau khi kiểm tra lò mổ của
ông Nguyễn Quốc Tuấn (ấp Tân
Bữu, xã Tân Hưng Đông, huyện
Cái Nước) đã bắt quả tang ông
đang bơm nước vào đàn heo trước
khi mổ. Trước khi bơm, heo bị
ông Tuấn dùng dây buộc chặt
mõm, sau đó dùng ống bơm nước
trực tiếp vào cho đến khi heo chết
mới thôi. Qua kiểm tra giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cá thể
(số 61E8003071) của ông Tuấn
cho thấy, ông Tuấn chỉ đăng ký
bán thịt heo, chứ không đăng ký
giết mổ. Mức phạt đối với hành vi
vi phạm của ông Tuấn là 7,5 triệu
đồng (phạt bơm nước vào heo 3,5
triệu đồng; phạt lỗi không đảm
bảo vệ sinh thú y 3 triệu đồng).
Thịt heo bị bơm nước rất dễ bị nhiễm vi
sinh, thịt mau bị ôi, rỉ dịch.
CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
Pháp luật & Xã hội - 22
Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau
cũng cho biết thêm: “Để giữ được
nước trong heo thì phải làm cho
heo mê man trên 1 giờ, nhằm cho
nước thấm vào thịt nên chắc chắn
trong đó phải có hóa chất. Tuy
chưa xác định được loại hóa chất
nào, nhưng chắc chắn thịt heo bơm
nước gây nguy hiểm cho sức khỏe
của người tiêu dùng”.
Riêng loại heo
nái, gần như lò nào
cũng bơm nước do
loại heo này da nhăn
nheo, nếu để nguyên
sẽ khó bán. Khi bơm
nước, da thịt heo sẽ căng phồng
lên, màu sắc miếng thịt hồng hào;
đồng thời nước sẽ ngấm vào từng
thớ thịt làm tăng trọng lượng heo
thêm từ 4 kg - 10 kg.
Chị Thúy Bình - tiểu thương
bán thịt heo tại chợ Gò Vấp tiết lộ:
“Chuyện lấy nhầm thịt heo bơm
nước là chuyện cơm bữa. Lấy 100
kg thịt, đến khi bán xong thiếu hụt
mất 7-8 kg là chuyện thường tình”.
Bằng chứng là vừa bán, chị Bình
con kiêm luôn “nghề” thấm nước
bằng mốp xốp, và vắt nước liên
tục.
Vô tư sử dụng thuốc an
thần
Ngoài việc bơm nước vào heo,
nhiều người còn sử dụng chất tăng
trọng hoặc tiêm thuốc an thần. Dù
báo chí và nhiều cơ quan chức
năng đã liên tục xử lý, nhưng mọi
chuyện đâu vẫn vào đấy. Bởi vì
heo sử dụng chất tăng trọng và
chích thuốc an thần được thương
lái mua với giá cao hơn loại heo
bình thường từ 2.000 - 3.000 đồng/
kg lại ít mỡ, nạc nhiều và thịt có
màu đỏ như thịt bò.
Theo tìm hiểu của phóng viên,
nhiều lò giết mổ vẫn vô tư sử dụng
thuốc an thần kể cả các lò giết mổ
chính quy chứ không riêng gì lò
giết mổ lậu. Họ tiêm thuốc vào
heo trước 3 tiếng trước khi giết mổ
để cho thịt heo dẻo, ướt hơn nên để
lâu miếng thịt vẫn tươi ngon.
Theo giới kinh doanh, heo nuôi
bằng chất tăng trọng và bơm nước
sẽ rất dễ bị chết khi vận chuyển
đường xa nên gần đây thương
lái đối phó bằng cách chích cho
heo thuốc an thần giúp heo “ngủ
ngon” trong lúc vận chuyển để heo
không những không chết mà còn
giữ được trọng lượng.
Đứng trước thực trạng này,
nhiều người dân lo ngại không
dám dùng thịt heo trong bữa ăn
hàng ngày vì sợ nhiễm bệnh mà
thay vào đó là dùng hải sản và rau
củ. Chị Nguyễn Thị Thanh, ngụ
tại quận 5, TP.HCM hoang mang
cho hay: “Gia đình tôi luôn chọn
thịt heo là món ăn chính. Gần đây,
thông tin tiêm thuốc an thần chưa
nguôi, giờ đến bơm nước cho heo,
tôi chẳng dám ăn nữa vì sợ ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe”.
Còn chị Kim
Huyền - tiểu
thương bán thịt
heo ở chợ An
Sương (quận 12,
TP.HCM) buồn
rầu nói: “Mấy
ngày nay, khách hàng đến mua
thịt heo ít hẳn. Tôi không dám lấy
nhiều về sợ tiêu thụ không hết lại
lỗ”.
Bà NGUYỄN THỊ THU NGA- Chánh Thanh tra Chi cục Thú y TP.HCM:
KHÓ XỬ LÝ HEO BƠM NƯỚC
“Nạn bơm nước vào heo đang được Chi cục quan tâm và tìm mọi
biện pháp để ngăn chặn. Tuy nhiên, tình trạng bơm nước diễn ra
bên ngoài địa bàn TP nên công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều
khó khăn. Gần đây Chi cục Thú y TP.HCM cũng đã phối hợp với
Chi cục Thú y Long An tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng
này nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả.
"
Đối với lượng heo nhập tỉnh, trước khi giết
mổ ít nhất heo bị bơm nước hai lần: một lần
khi người nuôi xuất chuồng và một lần nữa
trước khi bị giết mổ.
Pháp luật & Xã hội - 23
G
iải quyết việc thừa vốn,
các ngân hàng (NH) đã
đổ hơn 60 ngàn tỷ để
mua trái phiếu với lãi suất thấp.
Mới đây, các NH buộc phải hạ lãi
suất huy động, ráo riết tìm kiếm
doanh nghiệp (DN) tốt cho vay
nhằm đẩy vốn ra để tự cứu mình.
Doanh nghiệp nhỏ khó tiếp
cận được vốn
Tại cuộc hội thảo “Quản trị tài
chính - cửa ngách thoát hiểm cho
doanh nghiệp”, Giám đốc Phát
triển kinh doanh khối DN nhỏ và
vừa (NH Việt Nam thịnh vượng
VPBank) Doãn Anh Tuấn đã “thật
thà” cho biết, hiện nay VPBank
đang thừa khoảng 8.000 tỷ đồng
không biết cho vay thế nào. NH
VPBank thì vẫn vướng phải nợ
xấu, còn DN không trả được nợ.
Một trong những nguyên nhân
theo ông Tuấn là do giữa NH và
DN chưa xác lập được mối quan
hệ bền vững và lâu dài.
Cùng suy tư về việc “ế” tiền
của NH dù lãi suất đang giảm, TS
Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội chia sẻ:
“Ngày nay thị trường BĐS đóng
băng, chứng khoán chẳng còn có
ăn như trước, người dân chỉ còn
biết gửi tiết kiệm. Tiền gửi vào NH
nhiều trong khi NH không cho DN
vay thì rõ ràng ăn vào mà không
có đầu ra sẽ chết ngay”.
Để giải quyết bài toán thừa vốn,
buộc các NH phải hạ lãi suất huy
động và cho vay. Đi đầu trong việc
hạ lãi suất huy động là NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcom-
bank). NH này vừa bất ngờ công
bố lãi suất huy động kỳ hạn từ
THỪA TIỀN
CŨNG...KHÓC
BÌNHTHUẬN
Mặc dù ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy
động vốn nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhưng dòng tiền
chảy vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng nhanh,
trong khi vốn cho vay tăng trưởng rất thấp.
Thực tế này đã dẫn đến nghịch lý, ngân hàng
“đau đầu” vì thừa tiền còn doanh nghiệp đang
“khát” vốn.
Lãnh đạo một số NH cho rằng mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng tâm lý DN còn chờ đợi sẽ
giảm tiếp nên chưa muốn vay.
KINH TẾ
Pháp luật & Xã hội - 24
1-3 tháng chỉ còn 7,5%/năm, sau
khi hạ xuống 7,8%/năm vài ngày
trước. Ở kỳ hạn dài từ 12-60 tháng,
lãi suất tiền gửi cũng giảm về
9,5%/năm. Đến lượt BIDV cũng
áp dụng mức lãi 6%/năm cho kỳ
hạn 1 tháng và 6,5% cho kỳ hạn 2
tháng nhưng từ 3 – 11 tháng là 7%/
năm và trên 12 tháng là 8%/năm.
Vietinbank cũng giảm lãi suất huy
động song mức giảm nhẹ hơn so
với hai NH trên. Từ 9-5, NH này
huy động với mức tối đa là 7%/
năm, giảm
0,5% so với
trần quy
định của
NHNN.
N h ư n g
hiện nay,
điều DN
quan tâm
không chỉ nằm ở lãi suất, mà quan
trọng là khơi nguồn tín dụng như
thế nào. Dù lãi suất cho vay của NH
có giảm nhưng nhiều DN vẫn khó
tiếp cận được nguồn vốn, nhiều
DN nhỏ và vừa hiện vẫn phải vay
với mức lãi suất trên 15%/năm,
thậm chí một số DN vay lãi suất
vẫn từ 18%/năm. Chỉ một số ít DN
lớn mới tiếp cận được mức lãi suất
từ 10%-12%/năm. Anh Ngọc Bảo
- chủ DN bao bì giấy ở quận 12
cho biết: “DN chúng tôi đã gõ cửa
cả hơn chục NH nhưng chẳng chỗ
nào cho vay và cũng chẳng thèm
nói lý do vì sao, cũng không chê
hồ sơ vay vốn. Có một chi nhánh
NH tại TP.HCM cho vay, nhưng
đòi “cắt” phí 5-6% số tiền vay, nên
chúng tôi không vay nữa”.
Nợ xấu “ngáng chân”
nhiều doanh nghiệp
Nguyên nhân tín dụng tăng
trưởng thấp là do sức mua của nền
kinh tế kém, dẫn đến hàng tồn kho
lớn đã hạn chế khả năng hấp thụ
vốn của DN; khả năng trả nợ của
DN suy giảm do khó khăn về đầu
ra; khả năng xây dựng dự án vay
vốn khả thi của DN còn hạn chế...
Do vậy các NH, tổ chức tín dụng
thận trọng hơn khi cho vay để hạn
chế rủi ro. Nhưng nhiều DN lại
phàn nàn, họ muốn vay mới để
đầu tư sản xuất nhưng khoản nợ
cũ chưa trả nên NH đành từ chối.
Vì thế, bài toán giải quyết nợ xấu ở
các DN vẫn là một vấn đề lớn, còn
nhiều thách thức và bản chất nợ
xấu là do nhiều DN sử dụng vốn
vay không có hiệu quả.
Hiện nay, ngoài đưa mặt bằng
lãi suất tốt, để đẩy
nhanh tín dụng, các NH
đang đơn giản hóa thủ
tục hành chính, chủ động liên kết
đối tác tạo ra những sản phẩm tín
dụng phù hợp hơn. Mới đây, ngân
hàng OCB phát hành thẻ tín dụng
nội địa ECC. Điểm nhấn của thẻ
tín dụng này đó là chủ thẻ không
cần mở tài khoản; hưởng lãi suất
0% trong vòng 6 tháng, và thậm
chí khi mua sắm bằng thẻ, khách
hàng còn được các nhà cung cấp
liên kết với NH chiết khấu 5 - 10%
giá trị hàng hóa.
Đặc biệt, hiện nay không ít NH
đưa ra nhiều “chiêu
bài” để tìm cách tiếp
cận các DN đáng
tin tưởng. Nhưng
nghịch lý là DN tốt
lại không cần vay
vốn, thậm chí họ
đang thừa rất nhiều
tiền nhưng vẫn bấm
bụng giữ tiền, vì trong thời kỳ kinh
tế đang gặp nhiều khó khăn, DN
không dám đầu tư dàn trải. Điển
hình như Công ty Cổ phần Dầu
thực vật Tường An vừa công bố
báo cáo tài chính quý I/2013 với
nguồn thu từ hoạt động tài chính
tăng vọt, và dư gần 250 tỷ đồng;
Nhựa Bình Minh cũng dư hơn 400
tỷ đồng trong quý I vừa qua, cao
hơn vốn điều lệ.
Trước thực tế kẻ thừa người
thiếu vốn, nhiều chuyên gia cũng
như các nhà quản lý cấp cao gần
đây cho rằng, tình hình kinh tế
khá nguy cấp, cần có giải pháp để
tránh tình trạng kinh tế suy giảm
hơn nữa.
Báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội dự kỳ họp
thứ 5, Quốc hội khóa XIII:
NÊN PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG CHO VAY
Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn
hạn và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi
tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được giải
quyết, các NH thương mại không có các giải pháp hữu
hiệu phân loại đối tượng cho vay mà vẫn siết chặt điều
kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi nền kinh tế.
"
Do khó tiếp cận nguồn vốn vay nên từ đầu
năm 2013 đến nay, đã có hàng ngàn DN,
nhất là các DN nhỏ và vừa bị phá sản, tạm
ngừng hoặc thu hẹp sản xuất dẫn đến số người mất
việc tiếp tục gia tăng.
Pháp luật & Xã hội - 25
V
iệc bơm 30.000 tỷ
đồng vào bất động
sản (BĐS) đã gặp
không ít những phản ứng gay gắt
từ nhiều chuyên gia kinh tế và dư
luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra:
“Liệu bơm tiền để cứu thị trường
BĐS thì tình hình có sáng sủa hơn
không ?” hoặc “Hãy để BĐS tự
cứu mình và theo đó mà trở về
giá trị thực?”… Vì suốt một thời
hoàng kim, giá BĐS bị thổi lên
như bong bóng mà người dân vẫn
chấp nhận.
Hậu quả của đầu tư
tham lam
Theo báo cáo của Ngân hàng
Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, dư
nợ cho vay BĐS trên địa bàn lên
tới 85.000 tỷ đồng, chiếm 10,6%
tổng dư nợ, trong đó cho vay đầu
tư kinh doanh BĐS hơn 66.000 tỷ
đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh
doanh BĐS khoảng 4.145 tỷ đồng,
chiếm 6,27% tổng dư nợ cho vay
kinh doanh BĐS.
Hiện nay, TP.HCM đang “tồn
kho” gần 15.000 căn nhà (gồm
14.490 căn hộ chung cư, 326 căn
nhà thấp tầng), hơn 300.000m2 đất
nền và gần 60.000m2 văn phòng
cho thuê, mặt bằng thương mại với
tổng trị giá 30.242 tỷ đồng.
Công bằng mà nói, thị trường
BĐS lâm vào cảnh khó khăn như
hiện nay có một phần trách nhiệm
không nhỏ của chính bản thân các
doanh nghiệp. Một thời gian dài,
chuyện đầu tư vào BĐS được xem
là “siêu” lợi nhuận và cũng chính
vì thế, người ta thấy các dự án
BĐS cứ thế mọc lên như “nấm sau
mưa”. Giới doanh nghiệp, người
người đổ xô vào BĐS, thậm chí,
họ sẵn sàng “đi đêm” với chính
quyền các cấp để tìm mọi cách
“sản sinh” ra một dự án BĐS mới.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh
Đình Dũng đã thẳng thắn cho biết:
Thị trường BĐS TP.HCM cũng
bộc lộ hàng loạt điểm yếu trong
suốt thời gian dài như phát triển tự
phát, mạnh ai người nấy làm, thiếu
Liệu việc bơm 30.000 tỷ vào thị trường BĐS có phá được “băng” sau một thời gian dài không có lối thoát?
GÓI TÍN DỤNG KHỦNG
GÂY TRANH CÃI
Mới đây, Bộ Xây
dựng ký kết vay
gói tín dụng
30.000 tỷ đồng với
lãisuất6%/nămđể
tháo gỡ khó khăn
cho thị trường bất
động sản, đặc biệt
là phân khúc nhà
ở xã hội, nhà ở cho
người có thu nhập
thấp.
TRÍ THIỆN
KINH TẾ
Pháp luật & Xã hội - 26
quy hoạch, đầu tư theo phong trào.
Theo chiến lược phát triển nhà
ở, chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị
của TP.HCM đến năm 2020 là 66
triệu m2, trong khi diện tích các dự
án đã giao chủ đầu tư lên tới 80
triệu m2. Do đó, vào thời điểm thị
trường chưa lao dốc, nhiều doanh
nghiệp cũng như nhà đầu tư thu lãi
khủng từ việc đầu tư vào BĐS.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi
Kiến Thành, trong những năm qua,
phần lớn nguồn vốn đầu tư cho các
dự án BĐS là tiền của ngân hàng.
BĐS vay ngân hàng với lãi suất rất
cao, có khi tới 20 -30%. Giờ BĐS
ngắc ngoải, khoản tiền ngân hàng
cho vay trở thành nợ xấu. Sự tham
lam của những ông chủ dự án lẫn
các ngân hàng khiến cho tiền kẹt
trong đống xi măng, cốt sắt. Nếu
BĐS phá sản thì hệ thống ngân
hàng sẽ nguy hiểm. Hỗ trợ BĐS
cũng chính là hỗ trợ ngân hàng và
ngược lại.
Có vốn vẫn gặp khó đủ
đường
Trong buổi làm việc của Thủ
tướng Chính phủ với UBND TP
Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Vương Đình Huệ cho rằng, hai
mấu chốt của thị trường BĐS
hiện nay là vốn tín dụng và khủng
hoảng niềm tin. Và vấn đề đầu
tiên cần tháo gỡ đó là tâm lý. Bởi
vì nếu không tạo ra niềm tin thì
người mua nhà vẫn tiếp tục chờ
đợi, do suốt thời kì “ăn trắng mặt
trơn”, khi chuyện đầu tư vào BĐS
được xem là lợi nhuận “khủng” thì
nhiều chủ đầu tư lại đưa ra mức
giá trên trời nhưng thông tin, chất
lượng BĐS lại không minh bạch
khiến cho giá BĐS bị đẩy lên quá
cao vượt xa nhu cầu và điều kiện
của người dân. Đến khi thị trường
BĐS đóng băng, người dân quay
lưng là điều dễ hiểu, dù doanh
nghiệp đã hạ mình sử dụng đến
các chiêu kích cầu như chiết khấu
căn hộ, tặng quà nội thất hay giảm
giá trực tiếp...
Vì thế, khi Bộ Xây dựng ký kết
vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng
với lãi suất 6%/năm thì hầu hết các
chuyên gia kinh tế đều phản đối
việc “bơm thuốc tăng trưởng” để
cứu thị trường BĐS. Các chuyên
gia cũng cho rằng, để giải quyết
được bài toán BĐS hiện nay thì lời
giải nên là để thị trường tự quyết.
Và việc “bơm tiền” vào thị trường
BĐS không khác gì “thổi bong
bóng” cho thị trường này.
Ngoài ra, với mức lãi suất 6%/
năm cho vay mua nhà, giới kinh
doanh nhà đất đang mong chờ thị
trường BĐS sẽ ấm dần lên trong
thời gian tới. Tuy nhiên, không ít
người cho rằng: Tuy lãi suất vay
mua nhà 6%/năm trong gói 30.000
tỷ đồng xem ra khá thấp so với mặt
bằng lãi suất hiện nay, nhưng lại
vẫn còn quá cao so với người làm
công ăn lương có thu nhập thấp.
Hơn nữa, để được vay vốn là điều
không phải dễ vì khách hàng phải
thỏa mãn 3 điều kiện tối thiểu là
nhà ở phải có diện tích dưới 70m2,
có đơn giá hợp đồng mua bán dưới
15 triệu đồng/m2 và người mua
thuộc đối tượng thu nhập thấp thì
mới đủ khả năng tiếp cận nguồn
vốn này. Ngoài ra, người có thu
nhập thấp phải có hộ khẩu thường
trú, còn có tạm trú tạm vắng thì
phải nộp bảo hiểm từ một năm trở
lên.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng:
CẦN CÁI NHÌN ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
“Lúc này, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần bình tĩnh, nhìn toàn
diện, tổng thể thị trường, phân tích các nguyên nhân, tồn tại của thị
trường và phải can đảm, phải vững vàng để vượt qua khó khăn, chứ
không ngã lòng, chán nản. Ngoài ra, phải khôn ngoan lựa chọn các
giải pháp như cấu trúc lại doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm cho
phù hợp với nhu cầu hoặc liên doanh liên kết để trụ vững, cùng nhau
vượt qua khó khăn”.
"
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình,
ngay trong Quý II và Quý III năm 2013,
hệ thống NH sẽ đưa khoảng 100.000 đến
150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, trong đó chủ yếu
tập trung vào nợ xấu liên quan đến BĐS.
Pháp luật & Xã hội - 27
KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH
Pháp luật & Xã hội - 28
C
ũng có cha có mẹ như
bao người khác nhưng
Đào Thị Thảo lại sớm
rời bỏ gia đình, sống lang thang
rày đây mai đó bằng đủ các nghề
làm thuê, làm mướn, phụ hồ...
nói chung ai thuê gì làm nấy, bất
cứ việc gì có thể kiếm được tiền.
Không biết viết, chẳng biết đọc
dù chỉ một chữ, nhưng Thảo tỏ ra
rất nhanh nhạy trong việc tiếp thu
những thủ đoạn kiếm sống ở bất
cứ hoàn cảnh nào.
Vô tư... sinh con
Trong suốt thời gian “sống
tự lập”, ngày đi làm, khi đêm
xuống, Thảo cũng chẳng cần bận
tâm đến chỗ ngả lưng. Với một
kẻ lang thang phiêu bạt, chỉ cần
một khoảng trống ở các trạm chờ
xe buýt hoặc trước mái hiên của
bất cứ ngôi nhà nào có thể được là
nơi cho Thảo vô tư trải giấc nồng.
Thậm chí Thảo có thể dễ dàng ngủ
nhờ ở nhà bất kỳ người bạn nào,
cho dù là đã thân quen hay chỉ mới
gặp nhau lần đầu tiên.
Kết quả của lối sống tự do
phóng túng một cách thái quá
là lần lượt một, rồi hai đứa bé ra
đời nhưng ngay đến mẹ chúng
cũng không thể xác định được cha
chúng là ai. Thậm chí vừa mới cất
tiếng khóc chào đời, lần lượt hai
đứa trẻ liền được chuyển giao cho
ông bà ngoại nuôi dưỡng để mẹ
chúng rảnh tay tiếp tục lối sống
buông thả.
Kế hoạch thủ ác
Có lẽ do ngán ngẩm kiếp sống
làm thuê cực nhọc túng thiếu, lại
trót mang trong người cái máu
phóng túng nên ý tưởng phải có
thật nhiều tiền trong thời gian thật
Lời ăn năn muộn màng
Khi phải dối diện với vòng lao lý, Thảo mới cảm nhận được cái giá cần phải trả.
Ảnh minh họa từ Internet.
Bị cáo đứng lọt thỏm
trong khung gỗ hình
móng ngựa, hai tay
bưng mặt khóc nức
nở rồi rối rít nói: “Xin
quý tòa giảm nhẹ
mức án phạt để bị cáo
còn có cơ hội sớm trở
về nhà nuôi mẹ, nuôi
con…”.
CÁT TƯỜNG
Pháp luật & Xã hội - 29
ngắn luôn lởn vởn trong đầu Thảo.
Rồi cơ hội cũng đã đến.
Trong thời gian ở thuê chung
phòng cùng người bạn gái tên
Dung, Thảo phát hiện anh bạn
trai của Dung thường đến phòng
trọ chơi và có mang theo nhiều
tiền, đặc biệt là chiếc xe gắn máy
Suzuki Viva của anh đã gây một
sự thu hút đáng kể với Thảo. Kế
hoạch hành động nhanh chóng
được phác thảo, nhưng ngặt nỗi,
con hẻm dẫn vào dãy nhà trọ quá
nhỏ hẹp, mỗi khi đến thăm người
yêu, anh bạn của Dung phải gởi xe
bên ngoài nên cô bạn cùng phòng
trọ khó lòng thực hiện ý đồ đen tối.
Sau vài đêm suy nghĩ, Thảo bàn
với cô bạn nên chuyển nơi ở trọ
với lý do “chỗ này quá chật chội,
ngột ngạt”.
Chiều theo ý bạn, chị Dung
đồng ý chuyển nơi tá túc mà
không hề biết được tà tâm của cô
bạn tâm giao. Ngay sau khi thu
dọn về phòng trọ mới trên đường
Nguyễn Văn Luông thuộc phường
10, quận 6, TP.HCM, Thảo đón xe
ôm ra nhà thuốc tây trước cổng
bệnh viện Sài Gòn mua liền một
lúc 10 viên thuốc ngủ về nhà, sau
đó nghiền nát tất cả rồi cho vào
bao ny lon cất sẵn trong túi xách,
chờ thời cơ thuận tiện sẽ ra tay
hành động.
10 viên thuốc ngủ và bản
án tù 7 năm
22 giờ hôm đó, anh bạn trai của
Dung chễm chệ trên chiếc Viva
xuất hiện trước cửa nhà. Sau một
lúc chuyện trò vui vẻ, Thảo tỏ ra tế
nhị lui vào trong và trở ra với hai ly
sữa nóng trên tay, một cho cô bạn
gái, một cho khách. Đôi trai gái
chỉ kịp trao đổi vài câu ngắn ngủi
rồi dần chìm vào giấc ngủ mê mệt.
Chỉ chờ có vậy, Thảo bình tĩnh lục
túi áo, túi quần người thanh niên
lấy toàn bộ giấy tờ xe, chìa khóa
và hai cọc tiền dày cộm rồi phóng
xe ra đi, không để lại một lời từ
biệt sau khi cẩn thận khép chặt cửa
căn nhà trọ.
Địa chỉ đầu tiên mà cô ả nhớ
đến là đám bạn bè quen biết rải
rác qua suốt thời gian phiêu bạt.
Tiêu xài vung vít, lao mình vào
lối sống hưởng thụ như một con
thiêu thân lao vào ánh đèn, số tiền
10 triệu đồng chiếm đoạt đã “bay
vèo” trong vòng một tháng. Chiếc
Suzuki Viva trị giá 35 triệu đồng,
Thảo nhờ một anh bạn quen bán
được 5 triệu để có tiền tiếp tục
ném vào những thú vui vô bổ.
Trong một ngày tình cờ, nạn
nhân của vụ cướp đoạt tài sản bằng
thuốc ngủ chợt phát hiện chiếc xe
của mình ở khu vực cầu vượt An
Sương, quận 12, lúc này đã được
sang tay qua ba đời chủ. Đây là
đầu mối cho lực lượng công an
tiến hành truy tìm thủ phạm. Thảo
bị bắt giữ trong tình trạng trắng
tay, trở về cảnh sống lang thang
vỉa hè.
Tinh thần trách nhiệm của một
công dân, một người con, một
người mẹ chỉ được khơi dậy khi
Thảo đã “sa cơ” và phải đối diện
với sự trừng phạt của pháp luật.
Những giọt nước mắt tuôn chảy
trong tiếng nấc tức tưởi đã phần
nào thể hiện sự ăn năn hối hận của
bị cáo, nhưng tiếc thay đã quá...
muộn màng. Ngay khi phải dối
diện vòng lao lý, Thảo mới cảm
nhận được cái giá phải trả là bản
án phạt 7 năm tù giam nặng nề thế
nào. Lời cảnh tỉnh nhắc nhở tất cả
những ai đã và đang nuôi ý tưởng
kiếm tiền bằng những hành động
bất lương.
Cũng may là lượng thuốc ngủ
10 viên hôm ấy được chia đều
cho hai người, nếu không, rất có
thể anh thanh niên nạn nhân kia
sẽ “ngủ” luôn và không bao giờ
thức dậy. Và khi đó, mức hình
phạt dành cho bị cáo chắn chắn
sẽ không thể nhẹ nhàng như thế.
Bị cáo đã giật mình hoảng sợ khi
được vị thẩm phán giải thích rõ
điều này tại phiên xét xử.
"
Những khi lang thang túng thiếu, đôi lúc Thảo
cũng chạnh lòng nghĩ về cha mẹ và các con.
Nhưng khi rủng rỉnh bạc tiền, lại có xe vi vu
đây đó, hình ảnh của những người này bị đẩy ra khỏi
bộ nhớ của cô.
S
áng 6-6, TAND TP Đà
Nẵng đã đưa ra xét xử hai
“siêu trộm” Đặng Ngọc
Tân (31 tuổi, tạm trú tại P.Mỹ An,
Q.Ngũ Hành Sơn) và Nguyễn Hữu
Phước (30 tuổi, trú tại P.Mân Thái,
Q.Sơn Trà).
Trộm bốn năm “ẵm” chục
tỷ đồng
Theo bản cáo trạng của
VKSND, Đặng Ngọc Tân và
Nguyễn Hữu Phước là “cặp đôi
siêu trộm” đã thực hiện tổng cộng
45 vụ trộm cắp gây chấn động Đà
Nẵng. Tính từ tháng 3-2008 đến
ngày 30-4-2011, Tân và Phước đã
thực hiện 39 vụ trộm cắp trong đó
có 36 vụ trót lọt với tổng số tài sản
lên đến 10,3 tỷ đồng.
Từ tháng 4-2009, Tân sống
chung với Nguyễn Bạch Dương
như vợ chồng. Hàng tháng, Tân
đưa cho “vợ yêu” Dương từ 15 từ
đến 20 triệu đồng để tiêu xài.Ycòn
mua nhiều tài sản có giá trị như
nhà, đất đai, xe cộ… Tất cả các tài
sản đó đều đứng tên Dương. Tổng
cộng, số tiền trộm cắp mà Tân đưa
cho Dương lên đến 4,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, Tân còn dùng tiền trộm
cắp để mua ô tô mang biển kiểm
soát 43X 0007 trị giá 1,5 tỷ đồng.
Phiên tòa xét xử vụ siêu trộm
thu hút hàng trăm người dự khán.
Họ chủ yếu là những nạn nhân bị
siêu trộm viếng thăm và cuỗm luôn
số tài sản. Nổi bật là các vụ trộm:
Ngày 6-10-2010, Tân đột nhập
vào nhà bà Phạm Thị Ngọc, ngụ
tại Núi Thành, quận Hải Châu. Tại
đây, Tân đã cuỗn được 110 lượng
vàng SJC rồi đem bán. Khoảng 18
giờ 30 ngày 28-3-2009, Tân đột
nhập vào nhà bà Hồ Thị Phúc ngụ
tại 40 Duy Tân, quận Hải Châu
lấy đi 8,6 triệu đồng, 6 chỉ vàng
tây, 1 lượng vàng chạm ngọc cùng
7,5 cây vàng SJC có tổng giá trị
186 triệu đồng. Tiếp đó, Tân lại
đột nhập vào nhà bà Trần Thị Ánh
Loan lấy cắp 20 lượng vàng SJC,
10.000 USD, 50 triệu đồng, 3 điện
thoại Nokia, 1 khẩu súng cùng
một hộp đựng nữ trang trong đó có
vàng, lắc tay… tổng giá trị 666,5
triệu đồng. Vụ cuối cùng Tân thực
CẶP ĐÔI SIÊU TRỘM
ĐÀ NẴNG XỘ KHÁM
Các bị cáo tại phiên tòa (từ phải qua): Đặng Ngọc Tân, Nguyễn Hữu Phước và Nguyễn Bạch Dương. - Ảnh: Hữu Khá
Cặp đôi bạo gan bẻ khóa toàn nhà mặt tiền, khoắn bạc tỷ của nhà
đại gia, quan chức và ung dung hưởng thụ cuộc sống phong lưu cuối
cùng cũng phải trả giá đắt.
NHÃ HOÀNG
CÂU CHUYỆN TÒA ÁN
Pháp luật & Xã hội - 30
hiện vào lúc 17 giờ 30 ngày 30-
4-2011, sau khi đột nhập vào nhà
bà Nguyễn Thị Phụng (ngụ tại 254
Núi Thành), lúc đang cuỗm 30,5
triệu đồng, 1 dây chuyền 5 chỉ
vàng Ý, 1 dây chuyền vàng tây 3
chỉ thì y bị công an Đà Nẵng bắt
quả tang.
Người thành khẩn, kẻ
quanh co
Đứng trước vành móng ngựa,
khác với thái độ thành khẩn thừa
nhận tòa bộ bản cáo trạng của
Phước thì bị cáo Tân lại quanh co
chối phăng 7 vụ trộm mà y đã thừa
nhận với cơ quan điều tra trước đó.
Y còn khẳng định, 7 vụ trộm gồm
vụ trộm số nhà 32 Tổng Phước
Phổ; 27 Tống Phước Phổ; 20 Lê
Đình Lý; 7 Phạm Phú Tiết; 10
Đào Duy Anh; 9 Bế Văn Đàn và
vụ trộm ở lô 21 Hà Huy Tập là do
bị ép cung nên phải thừa nhận. Tân
phản kháng trước HĐXX: “Tôi
thừa nhận mình có tham gia... 29
vụ với tổng số tiền gần 8 tỷ đồng
chứ không phải hơn 10,3 tỷ đồng
như đã khai ở cơ quan công an”.
Và y còn phủ nhận một cách trắng
trợn: “Những lời khai của Phước
là một chiều, biết đâu Phước đi
trộm với người khác rồi đỗ cho tôi
thì sao?”.
Bất ngờ nổi máu “hảo hán”
Khi nói lời cuối cùng, Tân tỏ ra
rất bình tĩnh, y đã bất ngờ chuyển
hướng tự nhận mình là chủ mưu,
tích cực thực hiện các hành vi
phạm tội nên sẵn sàng chịu mức
án cao nhất của pháp luật. Bên
cạnh đó, Tân còn bao che cho
vợ và khẳng định vợ y là Bạch
Dương không hề hay biết những
hành vi phạm pháp mà y đã gây
nên. Đồng thời, Tân cũng xin giảm
nhẹ tội cho đồng phạm của mình
là Nguyễn Hữu Phước. Y cho rằng
Phước chỉ là bậc em út, Phước làm
theo những gì mà y sai bảo theo lối
“chỉ đâu đánh đó” mà thôi.
Bạch Dương – vợ của siêu trộm
Tân nói lời nói cuối cùng trước khi
HĐXX tuyên án, rằng đến tận bây
giờ thị vẫn còn rất bàng hoàng, bất
ngờ và đau lòng khi biết được sự
việc mà chồng mình đã làm suốt
thời gian qua. Bản thân thị rất hối
hận vì là người sống bên cạnh
chồng mà không hề hay biết hành
vi tội lỗi của chồng mà can ngăn.
Điều đáng nói, Dương khẳng định
lỗi lầm của mình chỉ là những sai
lầm trong vô thức nên xin HĐXX
xem xét giảm nhẹ hình phạt vì còn
bố mẹ già, con thơ và mong sớm
được ra tù để là một người vợ “có
tình có nghĩa” lo cho bố mẹ và con
suốt thời gian chồng thi hành án.
Cái giá đích đáng phải trả
Sau những ngày phiên tòa diễn
ra với nhiều tranh luận gay gắt,
HĐXX xét thấy nhân thân của bị
cáo Đặng Ngọc Tân rất xấu, trước
khi phạm tội đã có 2 tiền án, hành
vi trộm cắp của Tân gây nguy
hiểm, xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của nhiều người dân,
ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình trật tự xã hội trên địa bàn,
tạo nên sự hoang mang lo lắng lâu
dài cho người dân. Bên cạnh đó,
bị cáo phạm tội ở cấp độ tái phạm
nhiều lần, sau khi bị kết án không
khai báo thành khẩn mà lại quanh
co, chối tội. Cuối cùng, TAND TP
Đà Nẵng đã tuyên án chung thân
đối với bị cáo Đặng Ngọc Tân.
Còn Nguyễn Hữu Phước phạm
tội lần đầu, quá trình phạm tội là
do bị lôi kéo, rủ rê, sau mỗi vụ án
trót lọt đều được chia cho số tiền
rất ít. Hơn nữa, khi bị bắt Phước
đã khai báo thành khẩn, ăn năn
hối cải, khai nhận rõ ràng những
lần phạm tội. Sau khi xem xét, tòa
tuyên phạt 14 năm tù đối với bị
cáo Nguyễn Hữu Phước cùng với
tội danh “trộm cắp tài sản” và bị
cáo Nguyễn Bạch Dương (vợ hai
của Tân) mức án 7 năm tù về tội
tiêu thụ sản phẩm do người khác
trộm cắp mà có. Ngoài ra, tòa án
còn tuyên kê biên lô đất trị giá 2,5
tỷ đồng do ông Đặng Văn Anh (bố
của Tân) đứng tên và chiếc ô tô
trị giá 1,5 tỷ đồng do ông Nguyễn
Hồng Thịnh (cha vợ Tân) đứng tên
để đảm bảo tài sản thi hành án.Bà Bạch Thị Thu Hà (mẹ ruột Nguyễn Bạch Dương) chỉ còn biết lau nước mắt khi con
gái lãnh mức án 7 năm tù.
"
Quên bẵng hiện thực phũ phàng rằng mình
đang đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Tân
có một niềm tự hào kỳ lạ về “thành tích” của
mình: “Đối với tôi, mỗi vụ trộm như một kỷ niệm, một
điểm nhấn trong đời. Vì thế, tôi nhớ rất kỹ, nhớ tất tật”.
Pháp luật & Xã hội - 31
H
ai năm trước, ông
Rudy Bunggal, 57
tuổi, phát hiện một
chú chó bị bỏ rơi ở đồng ruộng
và đem về nhà nuôi, đặt tên là
Kabang.
Thật ra, mục đích ban đầu của
ông Rudy là vỗ béo Kabang để làm
thịt cho gia đình ăn. Không ngờ
con gái ông là Dina, cùng cháu gái
ông, ngày càng thân thiết với chú
chó nên ý định kia bị “khai tử”.
Vào năm 2011, hai cô bé
Dina Bunggal, 9 tuổi và Princess
Diansing, 3 tuổi đang tìm cách
băng qua một con đường ở thành
phố Zamboanga (Philippines) thì
một chiếc xe máy chạy quá tốc
độ lao tới. Ngay lập tức, chú chó
Kabang đã lao thân mình ra chặn
trước bánh xe khiến tài xế xe ngã
ra đường chỉ bị xây xát nhẹ. Còn
Kabang thì nằm thoi thóp trong
vũng máu. Toàn bộ mũi và hàm
trên của Kabang bị dập và cuốn
vào bánh xe.
Câu chuyện của chú chó
Kabang gây xúc động trên toàn thế
giới. Thông qua sự vận động của
cô y tá Karen Kenngott sống tại
New York, cư dân mạng trên toàn
thế giới đã quyên góp được hơn
27.000 USD đưa Kabang tới đến
Bệnh viện Davis Veterinary, bang
California (Mỹ) để phẫu thuật tái
tạo mặt và điều trị. Li kỳ hơn,
trong lúc điều trị, người ta phát
hiện “người hùng” này bị ung thư.
Sau 8 tháng điều trị tại Mỹ, tuy
không thể tái tạo hoàn toàn khuôn
mặt cho Kabang, các cuộc phẫu
thuật đã giúp nó tránh được nhiễm
trùng, tái tạo mắt, lỗ mũi và có thể
sống một cách bình thường bên
chủ cũ.
Chú chó anh hùng
Chú chó Kabang được cứu sống nhờ quyên góp của cư dân mạng trên
toàn thế giới.
Một con chó đốm xả
thân cứu chủ đã gây
xúc động trên toàn
thế giới.
HỒNG LAM
BỐ CÁO GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH WATSON
Địa chỉ: 4/14 Bùi Cẩm Hổ, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 39610177, 39611086 - Fax: 08 396127330
Email: lan@upe-watson.com - Website: www.upe-watson.com
Giấy phép kinh doanh số: 411 022 000 420 - Mã số thuế: 0300815684
Kể từ ngày 15/5/2013 công ty Watson thông báo giải thể đến các ban ngành, đơn vị cùng quý
khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
TM. Ban giám đốc công ty kính báo
Tổng giám đốc
ĐÀO MỘNG LÂN
Đã ký
CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG
Pháp luật & Xã hội - 32
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new
Van hien (so 05)   new

More Related Content

What's hot

Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
Thi đàn Việt Nam
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hang tám cô
Hang tám côHang tám cô
Hang tám cô
Thi đàn Việt Nam
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Thi đàn Việt Nam
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Ben doi hiu quanh  -- khanh lyBen doi hiu quanh  -- khanh ly
Ben doi hiu quanh -- khanh lyHoa Bien
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao BằngĐề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
https://www.facebook.com/garmentspace
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
Pham Long
 
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đLuận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Cherry Bui
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
nataliej4
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Chau Duong
 
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
thanhthoakt
 
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOTĐề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
Noilieuhaha
 

What's hot (19)

Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Bang
BangBang
Bang
 
Hang tám cô
Hang tám côHang tám cô
Hang tám cô
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Ben doi hiu quanh  -- khanh lyBen doi hiu quanh  -- khanh ly
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao BằngĐề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
 
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đLuận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
Kịch bản văn nghệ chào mừng 20
 
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOTĐề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
 

Similar to Van hien (so 05) new

Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Man_Ebook
 
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộiChuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
longvanhien
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
longvanhien
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
Tâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngàyTâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngày
Thi đàn Việt Nam
 
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Champions Real Estate Group
 
O hai dau noi nho1
O hai dau noi nho1O hai dau noi nho1
O hai dau noi nho1
trinhlongskda
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008
dtnguyen
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008
dtnguyen
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
nataliej4
 
Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
1111A6DngGiaHuy
 
Thương xá taxVHN
Thương xá taxVHNThương xá taxVHN
Thương xá taxVHN
Vo Hieu Nghia
 
Dt2 tro choi o vn
Dt2 tro choi o vnDt2 tro choi o vn
Dt2 tro choi o vn
Nam Ninh Hà
 
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
longvanhien
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Alolove Nguyễn
 
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Pham Long
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014Cậu Ấm
 
Nghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòiNghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòi
longvanhien
 

Similar to Van hien (so 05) new (20)

Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hộiChuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
Tâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngàyTâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngày
 
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 1 of 2.
 
O hai dau noi nho1
O hai dau noi nho1O hai dau noi nho1
O hai dau noi nho1
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008
 
Ngọt ngào VHN
Ngọt ngào VHNNgọt ngào VHN
Ngọt ngào VHN
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
 
Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
 
Thương xá taxVHN
Thương xá taxVHNThương xá taxVHN
Thương xá taxVHN
 
Dt2 tro choi o vn
Dt2 tro choi o vnDt2 tro choi o vn
Dt2 tro choi o vn
 
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
 
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
 
Nghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòiNghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòi
 

Van hien (so 05) new

  • 1.
  • 2.
  • 3.
  • 4. TÒA SOẠN – TRỊ SỰ 52 Hương Viên – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội ĐT&Fax: 04.39764693 Email: vanhienvietnam@yahoo.com vanhienvietnam1@gmail.com Website: vanhien.vn CHỦ NHIỆM GS Hoàng Chương TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Thế Khoa PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS Nguyễn Minh San TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ Nguyễn Hoàng Mai TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Hữu Thi HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ Khiêu, GS NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND. TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM 76 Giải Phóng, P4, Q.Tân Bình, TP.HCM Fax: 083. 948 5712 Điện thoại: 083. 948 5713 PHÓ CQĐD PHÍA NAM KIÊM THƯ KÝ TÒA SOẠN Trần Văn Thiện BIÊN TẬP VIÊN Xuân Minh THIẾT KẾ Nguyễn Lê Xuân Bình VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT 6. Nhà Trần Văn Khê: Mượn âm thanh nối tình người 8. Đào Tấn: Vị tướng nhân ái phong lưu 10. Những người thắp lửa cho Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 14. Người khai sáng đường lối hội nhập 16. Xóa“treo”hàng loạt: Một quyết định sáng suốt 18. Phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A 20. Thiếu sân chơi, nhiều trẻ em chết đuối 22. Thịt heo bẩn tràn lan thị trường KINH TẾ 24. Thừa tiền cũng…khóc 26. Gói tín dụng khủng gây tranh cãi KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH 28. Lời ăn năn muộn màng CÂU CHUYỆN TÒA ÁN 30. Cặp đôi siêu trộm Đà Nẵng xộ khám ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC 34. Mất đất vì thuê người trồng cao su 36. Mua đất liền ranh gặp rắc rối 37. Ông bảo cầm, bà nói bán 38. Một cơ sở trước nguy cơ phá sản CHÂN DUNG NHÀ BÁO 44. Diễm Quỳnh: Từ cô sinh viên“mặt búng ra sữa” đến sếp nữ kênh truyền hình MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT 46. Hồ Trung Dũng: Sung sức đưa nhạc Jazz đến gần khán giả THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY 48. Cái chết của cuộc hôn nhân quyền lực 49. Nước Mỹ không ngủ yên GIÁ: 17.700 đ TRONG SỐ NÀY Pháp luật & Xã hội - 4 Trang bìa: Nhà báo Trung Nghĩa (báo Tuổi Trẻ) tác nghiệp tại World Cup 2012.
  • 5. Pháp luật & Xã hội - 5 Cùng bạn đọc thân mến, Sau bốn số phát hành, CĐ Pháp luật & Xã hội số thứ năm mà bạn đọc đang cầm trên tay đã hoàn thiện cả về nội dung đến hình ảnh, thiết kế. Như cộng hưởng với thành quả nỗ lực của Ban Biên tập, những ngày này, cả nước dành sự tôn vinh đặc biệt cho nghề báo và người làm báo. Bất cứ một nhà báo chân chính nào cũng hiểu một sự thật: nếu coi báo chí chỉ là một nghề để kiếm sống, thì chắc chắn có không ít người làm báo đã bỏ nghề. Bởi để làm nên sức ảnh hưởng lớn lao lên mọi mặt đời sống chính trị - xã hội, đội ngũ các nhà báo phải chịu một áp lực rất lớn, thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, thậm chí có thể phải đánh đổi bằng cả tính mạng. Trong phạm vi ấn phẩm CĐ Pháp luật & Xã hội nói riêng, nhóm phóng viên điều tra làm nên chuyên mục Đồng hành cùng bạn đọc tiếp tục dấn thân để đem về loạt bài điều tra phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực ở các địa phương trong cả nước, như Mua đất liền ranh gặp rắc rối; Ông bảo bán, bà nói cầm; Một doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản; Lạm quyền bán xe công vụ… Đổi lấy niềm hạnh phúc đòi lại được công lý cho nhiều người dân, doanh nghiệp chịu oan ức và bế tắc trong pháp lý, nhóm phóng viên đã phải vượt qua nhiều đe dọa, thậm chí bị các thế lực xấu hành hung. Trong ấn phẩm số này, cũng nhân tháng Sáu của người làm báo, chúng tôi trang trọng dành không gian đồng cảm, chia sẻ chuyện nghề với nữ MC – nhà báo kỳ cựu Đặng Diễm Quỳnh. Đồng thời, kịp đăng tải nhiều bài vở, thông tin, sự kiện đặc sắc và nóng hổi tính thời sự trên khắp các lĩnh vực trong và ngoài nước: Câu chuyện quản lý lỏng lẻo dẫn đến quyết định xóa cả trăm dự án treo tại TP.HCM; Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng giải cứu bất động sản gây tranh cãi; Hè về, nhiều trẻ em chết đuối bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là thiếu sân chơi; Cái chết của cuộc hôn nhân quyền lực nhất nước Nga… Một lần nữa, chúng tôi đồng cảm và xin chúc mừng đồng nghiệp – những người sẵn sàng dấn thân làm nghề nguy hiểm. Xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của quý bạn đọc! BAN BIÊN TẬP Sứ mệnh dấn thân
  • 6. C òn nhớ giao thừa năm Quý Mùi 2003, GS-TS Trần Văn Khê đã có bài thơ khai bút gửi đồng nghiệp thân hữu, trong đó có đoạn: Quê nhà về ở không do dự/ Đất khách rứt đi hết buộc ràng/ Sự nghiệp tinh thần trao đất nước/ Nâng đàn vui khẩy tính tình tang. Thỏa nguyện ước hồi cố hương Một người Việt Nam đã làm nên tên tuổi ở nơi từng được coi là thủ đô văn hoá châu Âu, từng được tặng Chương Mỹ Bội tinh của chính phủ Pháp, từng được tháp tùng Tổng thống Pháp Miterrand thăm Việt Nam, giáo sư của Đại học Sorbonne lừng danh, người thầy dân tộc nhạc học được chào đón nồng nhiệt ở 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, ở tuổi 83, đã thổ lộ nguyện ước mau chóng được trở về quê nhà để “Sự nghiệp tinh thần trao đất nước”. GSTS Trần Văn Khê tâm sự: “Ở Pháp, tôi đã thực hiện được nguyện vọng là đem tiếng nhạc Việt Nam giới thiệu khắp năm châu bốn biển cũng như tiếp thu được những cái hay cái đẹp của âm nhạc các dân tộc thế giới. Do vậy, tôi muốn đem về quê hương tất cả những gì mình đã chuyên tâm sưu tầm nghiên cứu tích luỹ về âm nhạc trong suốt mấy chục năm trời và được trực tiếp đưa tới các trường học cũng như các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nghệ nhân”. Đầu năm 2005, GS-TS Trần Văn Khê đem theo 462 thùng tư liệu hiện vật âm nhạc- gia tài của cả cuộc đời ông, rời bỏ căn hộ chung cư ở thành phố Vitry sur Seine, ngoại ô Paris, trở về TP.HCM. Trân trọng tấm lòng và ước nguyện của ông, chỉ một năm sau, UBND và Sở VHTT TP đã cấp cho ông ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh làm nơi lưu giữ, trưng bày các tài liệu hiện vật đó, cũng là nơi GS-TS Trần Văn Khê có thể gặp gỡ trao đổi với đồng nghiệp, và các thế hệ hậu sinh cũng như người hâm mộ âm nhạc truyền thống dân tộc. Nhà Trần Văn Khê MƯỢN ÂM THANH NỐI TÌNH NGƯỜI Cho đến nay, sau 8 năm, tại nhà Trần Văn Khê đã diễn ra gần 40 cuộc sinh hoạt nghệ thuật hết sức phong phú và hấp dẫn. Kể từ đầu tháng 1-2006, khi ngôi nhà số 32 Huỳnh Đình Hai, phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM được sởVHTTTP.HCM chính thức bàn giao cho GS-TS Trần Văn Khê, đến nay, nơi đây đã trở thành địa chỉ vàng của những người yêu âm nhạc truyềnthốngdântộc. NHẬT ÁNH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật & Xã hội - 6
  • 7. GS-TS Trần Văn Khê tâm sự, ông thật may mắn và hạnh phúc khi được nhà nước Việt Nam dành cho một ưu ái ngoài ước mong của ông: có một ngôi nhà riêng ngay trên đất nước quê hương để sống và làm việc những năm cuối đời. Trong ngôi nhà mong ước ấy, ông đã trồng một cây dạ lý hương ngay cạnh phòng ngủ và làm việc để thoả nỗi nhớ mùi hoa dạ lý hương suốt bao năm xa xứ. Và ông cũng đã “phía trước trồng cau, phía sau trồng chuối” ở ngôi nhà của mình như bao ngôi nhà Việt truyền thống khác. Ngôi biệt thự mặt phố xinh xắn ấy có cả hàng dâm bụt, bụi trúc, bông trang, hoa giấy, hoa mai do những người bạn yêu mến ông trồng tặng. Vợ mất đã lâu, các con đều sinh sống ở xa, dù cô đơn, ông đã được tận hưởng niềm vui của tuổi già với việc chăm sóc vườn hoa, tưới cây, bắt sâu, được thanh thản đắm mình trong say mê: “Vững bám hồn thơ xa thế tục/Nhẹ nương cánh nhạc đến thiên thai/Cuộc đời cô độc nhờ thơ nhạc/Vui kém chi người vẹn trúc mai” (Lạc quan độc hành ca – Thơ Trần Văn Khê). Thu hút khách nhạc bốn phương Từ đầu năm 2006, ngôi nhà Trần Văn Khê tại 32 Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh đã mở rộng cửa chào đón tất cả những ai muốn đến tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức âm nhạc truyền thống dân tộc. Đặc biệt tại đây, những năm đầu cứ ba tháng một lần và gần đây là hai tháng một lần, lại có một sinh hoạt nghệ thuật định kỳ do chính Trần Văn Khê tổ chức. GS-TS Trần Văn Khê nói rằng ngay cả lúc còn trẻ tuổi ở nước ngoài, các nhu cầu sống riêng của ông vốn rất khiêm tốn. Ông không hút thuốc, không uống rượu, không ham thích thời trang, không có nhu cầu đổi xe theo mốt. Phần lớn thu nhập ông dành cho sự nghiệp sưu tầm nghiên cứu âm nhạc. Bây giờ về già, về nước, nhu cầu của riêng ông lại càng khiêm tốn. Trong khoảng lương hưu hơn 24.000 fran do nhà nước Pháp chu cấp hàng năm, ông chỉ dành phân nửa cho sinh hoạt cá nhân, phân nửa còn lại ông dành để tổ chức các sinh hoạt nghệ thuật tại nhà mình. Bởi vậy, dù có tài trợ của các mạnh thường quân hay không, cứ đến hẹn, các sinh hoạt này vẫn đều đặn diễn ra. Đó là các buổi sinh hoạt về nhạc tài tử Nam Bộ, từ Dạ cổ hoài lang đến Vọng cổ, bộ gõ và trống Việt Nam, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Nghệ thuật Hát Bội, Nghệ thuật Ngâm thơ, Hát Ru, Nghệ thuật Ca trù, Quan họ, Nghệ thuật Chầu văn, Âm nhạc Phật giáo Việt Nam, Đàn đá… Trong các buổi sinh hoạt đó, ngoài phần nói chuyện súc tích, sinh động, dễ hiểu của GS- TS Trần Văn Khê, là phần trình diễn của chính ông cùng các nghệ sĩ hàng đầu các bộ môn nghệ thuật được giới thiệu. Căn phòng khách nhà Trần Văn Khê trong các đêm sinh hoạt nghệ thuật định kỳ lúc nào cũng chật kín cả trăm người tham dự. Nhà Trần Văn Khê cũng là nơi Trần Văn Khê cùng các cộng sự xây dựng chương trình, luyện tập chuẩn bị cho những chuyến viễn du giới thiệu nghệ thuật truyền thống Việt Nam với các địa phương trong nước, với bạn bè thế giới tại các festival nghệ thuật truyền thống ở Italia, Pháp, Mỹ, Canada, các nước châu Á… Nhớ lại những chuyến đi đầy ắp kỷ niệm với thầy Trần Văn Khê, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng - một hậu duệ tâm đắc của ông, đã viết những câu thơ xúc động tặng thầy: Tim người là nhạc là thơ Khi ngâm, khi hát, khi đùa năm cung Khi Âu Mỹ, khi Nhật Trung Tranh, tỳ, trống, nguyệt… từng rung cõi ngoài Mượn âm thanh nối tình người Về Đông, Đông mến, sang Đoài, Đoài vui. GS-TS Trần Văn Khê đã hiến tặng cho TP.HCM 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc. " Hơn nửa thế kỷ mưu sinh nơi đất khách, GS-TS Trần Văn Khê vẫn luôn mang một tâm hồn Việt thuần phác, vẫn ngày ngày “Dân ca luôn hát cao hơi vọng/ Quốc nhạc thường đàn rộn tiếng vang”. Pháp luật & Xã hội - 7
  • 8. C âu thơ trong bài thơ Hành bộ ngẫu đắc (Đi công cán hưng viết) Đào Tấn viết trên đường công cán ở cương vị tổng đốc An Tĩnh, nguyên văn chữ Hán “Thanh khoáng ngâm hoài tự thử trung” được nhà thơ Xuân Diệu dịch là “Trong sạch lòng thơ với nước non”, có thể được coi là câu thơ gói gọn cả một đời làm người và làm nghệ thuật vì nước non của danh nhân Đào Tấn. Được ba triều vua trọng dụng tài đức Thế nhưng trời chẳng dễ chiều lòng người, để theo đuổi cho được sự thanh khoán ấy, cuộc đời Đào Tấn đã phải trải qua bao năm tháng ngập chìm vùng vẫy trong chốn bụi lầm: “Cái cũ vội vội đi/ Cái mới xăm xăm đến/Gặp nhau ngã ba đường/Thương thay đều lấm bụi”. Cái thứ bụi mà Đào Tấn nói trong bài thơ trên và trong nhiều bài thơ và từ khác của ông thực ra không phải là bụi đường mà là bụi đời, hay đúng hơn là bụi chốn quan trường - nơi ông sống gần nửa cuộc đời mình. “Ngã yểm phong trần trì nhất xa” (Ta tuyệt vọng bởi đã như một chiếc xe lỡ lao vào gió bụi) - Đào Tấn từng đau đớn thốt lên như thế trong một bài thơ trò chuyện với người em họ mình ở quê nhà ra thăm ông nơi cửa quan chốn Hoan Thành. Được mời vào triều từ năm 26 tuổi và chỉ rời triều khi sắp bước vào tuổi 60, Đào Tấn có hơn 30 năm làm quan qua ba đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Xét theo cái nhìn thông thường của người đời, Đào Tấn thật hết sức “công thành danh toại”. Với các chức tổng đốc, thượng thư, Đào Tấn đã có các chức quan vào hàng nhất phẩm, nhị phẩm triều đình. ThờiTự Đức, về đức làm quan, ông được nêu danh “thanh, thận, cần” và “bất uý cường ngự”. Về tài làm tuồng thì được vua bút phê là “kỹ thuật thần diệu”. Đến thời Thành Thái, khi sắc phong tước “Vinh quang từ” cho Đào Tấn (1902), vị vua trẻ yêu nước dành hẳn một bài chế để nêu gương ông khắp “trong triều, ngoài quận”. Trong bài chế ấy có hai câu “Văn chương chúa mến, nghiệp bút nghiên giỏi việc ĐÀO TẤN VỊ TƯỚNG NHÂN ÁI PHONG LƯU Ông tổ hát bội Đào Tấn (1845-1907) – người từng giữ chức vụ Tổng đốc An – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) và Công bộ Thượng thư. Những gì có thể làm cho nước non, cho nghệ thuật vì nước non, Đào Tấn đã làm và chính thế ông mới có thể hoàn toàn thanh thản để viết câu thơ “Trong sạch lòng thơ với nước non”. NGUYỄN THẾ KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật & Xã hội - 8
  • 9. trung thư/Đức độ dân thương, tài cai trị trội hơn tam phụ”. Như vậy cả nghiệp bút nghiên và tài cai trị của Đào Tấn luôn được các vua, dù là vua Nguyễn, hay vị vua để mất nước như Tự Đức hoặc vị vua nuôi chí phục quốc như Thành Thái, đều đánh giá rất cao. Nhìn bề ngoài, đời làm quan của Đào Tấn đáng xem là hết sức viên mãn dù cũng lắm thăng trầm. Tâm hồn lạc loài giữa chốn lợi danh Nếu xem thơ và từ của Đào Tấn như cuốn nhật ký tâm hồn ông như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu, thì trong tâm hồn của vị quan đầu triều, đầu tổng ấy, đời hoạn lộ, chốn triều trung chỉ là chốn bụi lầm, ô trọc, nơi đầy rẫy những “beo”, những “mọt”, mỗi khi tiếng “quan”, tiếng “thần” vang lên thì kèm theo đấy bao giờ cũng là những tiếng “thẹn”, tiếng “hổ” (Thẹn lắm nghe ai gọi cựu thần/ So với nàng ta thẹn xiết bao/ Ngồi già trên sông Hương/Thầm hổ với vầng trăng...). Suốt ba mươi năm làm quan, ông thượng quan Mộng Mai luôn cảm thấy cô đơn lạc loài vô hạn, luôn ôm một “hương mộng” và khắc khoải ngày đêm một mơ ước “hoàn hương”, để được rời xa chốn dối gian nhơ nhuốc, chốn hang hùm nọc rắn đó. Đọc cuốn sách Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng về thời thơ trẻ của Bác Hồ, trong cuộc trò chuyện giữa thượng thư bộ binh Đào Tấn và anh học trò nghèo Nguyễn Sinh Sắc giữa một đêm kinh thành, nghe Đào Tấn nói: “Như người xưa đã luận giải: Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ là bốn cái rường cột để giữ vững quốc gia. Nếu người trong nước mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm, vô sỉ thì quốc gia ấy ắt sụp đổ và có thể bị diệt vong”, ta càng hiểu vì sao Đào Tấn lại dị ứng với chốn quan trường triều Nguyễn đến vậy: Người trong nước chưa phải tất cả đã vô lễ, vô nghĩa, vô sỉ, vô liêm, nhưng người chốn triều trung thời ấy thì đa phần đã vậy. Chịu nhục nhập thế cứu nước Nếu Cao Chu Thần đoạn tuyệt quan trường, dựng cờ khởi nghĩa, khi sa cơ vẫn ngẩng cao đầu trên đoạn đầu đài thì Đào Tấn vẫn ở lại triều làm quan. Các sĩ phu đương thời coi ông là “kẻ ở ẩn tại triều”, kiểu “đại ẩn” đầy hy sinh của một nhân cách lớn. Quả thật, Đào Tấn sẵn lòng chịu bao nhục nhã tai tiếng với người đương thời và cả hậu thế, ở lại bên vị vua trẻ Thành Thái trong một kế hoạch bí mật phục quốc, liên kết các văn thân, sĩ phu Nam Bắc, tạo điều kiện hoạt động cho những nhân tài cứu nước và âm thầm sáng tạo một loại tuồng hát nghệ thuật cao cường tố cáo lũ cướp nước và bọn tay sai bán nước, luyện đức hy sinh, luyện chí anh hùng, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân. Giữa đám tham quan ô lại, Đào Tấn ngời sáng một đức thanh liêm, trọn đời tay trắng thanh bần. Giữa rất nhiều danh sĩ bó gối xuôi tay, tuyệt vọng, con người “Thậm cảm hưng vong chuyện nước nhà” ấy vẫn sẵn sàng “Vì vương mang gánh nghĩa gánh tình/phải lịu địu tay bồng tay ẵm”, âm thầm và quyết liệt hành động vì một bình minh tươi sáng cho non nước thân yêu sau đêm trường lạnh cóng. Một thế kỷ trước, ngày Đào Tấn mất, các văn thân Nghệ Tĩnh đã gửi đôi câu đối thành kính viếng ông: “Hiền tướng phong lưu/ Hoan quận thập niên do truyền thảo/Danh viên tiêu tức/ Lại Giang thiên lý ức hàn mai”(Vị tướng nhân ái phong lưu/Mười năm ở Hoan quận đã để lại bao tác phẩm đáng truyền tụng/Tin buồn lan đi từ khu vườn danh tiếng/Nhớ cội mai khí tiết sông Lại ngàn dặm). Cội mai khí tiết sông Lại - có lẽ với Đào Tấn không gì thoả nguyện hơn khi được gọi bằng tên gọi trên. Ông chỉ ước được hóa thành một đóa mai nhưng đã thực sự là một cội mai tuyệt đẹp trong lòng dân tộc, trong tâm hồn mỗi chúng ta hôm nay. Tuồng Đào Tấn luôn gắn với những vấn đề mang ý nghĩa thời sự của đất nước. " Không được làm một đoá mai giữa đất trời thanh sạch, con người mang hiệu Mộng Mai ấy đã lặng lẽ làm một đoá mai giữa chốn bụi lầm. Pháp luật & Xã hội - 9
  • 10. L ễ tổng kết cuộc thi viết và tôn vinh Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh do Vụ Báo chí - Xuất bản; Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam, NXB Dân Trí tổ chức vào tối 30-5 tại Nhà hát lớn Hà Nội đã được thông tin đậm nét, gây được sự chú ý của dư luận xã hội. Không chỉ được kênh Truyền hình Công an nhân dân ANTV truyền hình trực tiếp, bản tin thời sự trong nước của truyền hình Thông tấn, của VOV, TTXVN, các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Tiền Phong, Tin Tức... cùng nhiều trang mạng điện tử, trong đó có Cổng thông tin Chính phủ, Cổng thông tin Quân Đội Nhân Dân... đã thông tin về tổng kết, trao giải cuộc thi viết và lễ tôn vinh Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh. Phong phú thể loại, đa dạng đối tượng Cuộc thi viết Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh đã góp phần hưởng ứng Cuộc vận động về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng phát động. Các bài viết tham gia dự thi gồm nhiều thể loại phong phú, phản ánh một cách sinh động, đa dạng về các nhân tố mới, gương sáng, điển hình tiên tiến, tập trung giới thiệu gương giáo viên, thầy thuốc có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhiều bài viết giới thiệu về những doanh nghiệp, chân dung doanh nhân; những tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các nhân tố mới được phản ánh trong cuộc thi viết này là những điển hình thực hiện tốt nghị quyết đại hội đảng các cấp, năng động trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; những tấm gương tiêu biểu giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, gương kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế xã hội, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm; tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Làm tốt công tác phát hiện và tôn vinh Thông tin về cuộc thi viết và lễ tôn vinh Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh, các đơn vị truyền thông đều cho rằng: Những bài viết và những nhân tố mới được tôn vinh hôm nay tuy chưa nhiều, nhưng cho thấy một sự thực hiển nhiên là trên đất nước ta đâu đâu cũng có những người tốt, việc tốt. Trách nhiệm của những người làm báo là phải phát hiện và tôn vinh những nhân tố ấy để nhân rộng ra trên phạm vi cả nước. Những nhân tố mới ấy hàng ngày hàng giờ vẫn âm thầm học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ, không khoa trương, mà bằng những hành động thiết thực cống hiến cho đất nước. Họ cho chúng ta một bài học là có rất nhiều cách thức để học tập Bác Hồ, trong đó cách thức hiệu quả nhất là học đi đôi với hành như Bác đã dạy. Mỗi người học Bác ở những khía cạnh phù hợp nhất với mình và áp dụng ngay vào công việc, vào lối sống thường ngày của mình. Những người thắp lửa cho NHÂN TỐ MỚI THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH Toàn cảnh lễ tôn vinh “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”. Các phương tiện truyền thông đều nhận xét: Cuộc thi viết và tôn vinh Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh là thành công củacácđơnvịtổchức. " Hy vọng sau cuộc thi viết và lễ tôn vinh “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” sẽ trở thành hoạt động thường niên trên diễn đàn nước ta. XUÂN VŨ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật & Xã hội - 10
  • 11. Pháp luật & Xã hội - 11 “Gian phòng tri thức” gìn giữ bộ sưu tập văn hóa phẩm có một không hai của ông Đậu Xuân Tiêu nằm ở xóm 12, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông Tiêu nguyên là giáo viên môn Ngữ văn trường THPT của huyện nhà. Trong chiếc tủ kính lớn trưng bày hàng trăm cuốn sách được ông Tiêu gom góp từ hồi còn là học sinh tiểu học đến nay. Đó là những cuốn truyện, tiểu thuyết, dịch thuật mang ý nghĩa nhân văn của nhiều tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước như Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Lev Tolstoi, Macxim Gorki... Tất cả đều đã phai màu, cũ kỹ, không ít cuốn được viết từ thế kỷ 17 như sách của Fukuzawa. Bên cạnh tủ sách là những chồng báo, tạp chí như báo Quân Đội Nhân Dân, báo Tiền Phong, báo Phụ Nữ… Mỗi chồng báo được ông Tiêu phân ra từng loại khác nhau. Và trong mỗi chồng ông Tiêu lại sắp xếp chúng cẩn thận theo trình tự thời gian của từng số báo. Có nhiều tờ ra cách đây hơn 40 năm nhưng ông vẫn lưu giữ rất cẩn thận như báo Quân Đội Nhân Dân số ra thứ 2 ngày 14-6-1976, báo Nhân Dân số ra ngày 8-1- 1972… Trên hai bức tường gian phòng là hàng trăm chiếc khung treo di ảnh Bác Hồ, có những tấm ảnh được chụp sau ngày Bác mất, cũng không ít tấm ghi lại thời gian hoạt động cách mạng của Người. Một số tấm di ảnh Bác Hồ được chụp cách đây 30- 40 năm nhưng vẫn còn rất nguyên vẹn. Và cả một số tấm ảnh của Bác được cựu giáo làng cắt ra từ những tờ báo cũ rồi đóng khung, treo lên trang trọng. Ông Tiêu tâm sự: “Năm 1969, sau khi nghe tin Bác Hồ qua đời, niềm thương tiếc và hình ảnh Người luôn thường trực trong tâm trí tôi suốt thời gian dài. Sau đó một năm, tôi bắt đầu sưu tầm ảnh Người”. Ngoài ra, ôngTiêu còn dành không ít thời gian cho công việc sưu tầm câu ca dao tục ngữ, danh ngôn. Ông luôn miệt mài mua sách, đón đọc, nghe truyền thông hoặc đơn thuần khi nghe ai đó đọc qua một lần câu ca dao, tục ngữ hay là ông nhớ, ghi chép một cách cẩn thận vào vở. Hiện ông Tiêu đã sưu tầm hơn 8000 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn. Với ước mơ có thể tự mình mở một thư viện nhỏ để lưu giữ và bảo tồn những tri thức, ông Đậu Xuân Tiêu dù đã ngoài 80 tuổi - cái tuổi cần được nghỉ ngơi để an dưỡng tuổi già nhưng ông vẫn cố gắng chắt chiu khoản tiền hưu mua sách báo rồi mài công đọc, chăm chỉ viết… nhằm hiện thực hóa mơ ước đáng quý của mình. Sau hơn 60 năm miệt mài sưu tầm, cựu giáo làng đã có một kho tàng văn hóa phẩm với hơn 31 đầu báo, hàng trăm cuốn sách văn chương, hơn 8000 câu ca dao tục ngữ… và đặc biệt là gần 500 bức ảnh về Bác Hồ. " Năm xưa, khi đi học xa về nhà, nếu trong hành lý những người bạn của ông Tiêu toàn là quà cáp cho gia đình và tư trang thì ông lại quang gánh toàn là sách báo. HOÀNG HẢI Bộ sưu tập văn hóa phẩm của cựu giáo làng Sưu tầm văn hóa phẩm như một nhu cầu thúc bách ông Đậu Xuân Tiêu từ thuở ông còn là một cậu nhóc đến nay.
  • 12. K hoảng thế kỷ thứ XVII, ngã Ba Bến Cá là một địa danh hội tụ và giao lưu buôn bán cá nước ngọt nổi tiếng ở miền Tây. Tên ngã ba Bến Cá còn gắn liền với cù lao Tân Triều - một địa danh hành chính của một làng thuộc tổng Phước Vĩnh Trung, huyện Phước Chánh. Năm 1963, Tân Triều là xã thuộc huyện Công Thanh và nay là xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Hoàng thành trù phú năm xưa Kiểu sống quần cư của người dân Bến Cá tập trung bên bờ phía Đông của dòng sông; bên kia bờ phía tây là nơi dùng để chôn cất người chết. Căn cứ vào những khu mộ địa ở cù lao Tân Triều, cho thấy nơi đây được hình thành từ thế kỷ thứ XVII trở về sau này. Đây chính là cơ sở để khẳng định một điều, làng Bến Cá - Tân Triều đã có từ giai đoạn Nguyễn Hữu Cảnh đi mở đất phía đàng trong. Một trong những đặc trưng nổi bật ở Bến Cá - Tân Triều trong thời kỳ đó, là nước từ rạch Bến Cá chảy ngược ra sông Đồng Nai. Theo thủy triều lên xuống, lợi dụng con nước, sông trong và sông ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong việc buôn bán bằng ghe thuyền của những ngư dân miền Tây lên. Dĩ nhiên, ngoài việc giao lưu buôn bán thì người dân Bến Cá - Tân Triều xưa còn tập trung làm nông nghiệp lúa nước và lập vườn cây trái. Đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân Bến Cá - Tân Triều trong những năm sau này được thể hiện Một góc làng bưởi Tân Triều hiện nay. QUÁ KHỨ HUY HOÀNG CỦA LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU Nằm cách trung tâmTP Biên Hòa 9 km, trong quá trình hình thành và phát triển, Bến Cá - Tân Triều là một vùng đất được xem như đầu mối giao thương đường thủy hồi bấy giờ. PHAN HỮU - BÌNH TRỌNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật & Xã hội - 12
  • 13. rõ nét qua sự phát triển của đạo giáo. Đó là nhà thờ Tân Triều có từ năm 1778. Trải qua hàng trăm năm tuổi, đến nay nhà thờ Tân Triều đã được tu sửa khang trang, sạch đẹp. Điểm đặc biệt của nhà thờ Tân Triều là tượng Chúa chịu nạn bằng đồng, bên trong mặt nhật có gắn gỗ thánh giá thật. Ngoài ra, tháp chuông của nhà thờ được xây dựng từ năm 1873 với lối kiến trúc độc đáo, phản ánh mối giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông - Tây. Ngoài đạo Thiên chúa thì Phật giáo cũng là tôn giáo phát triển mạnh ở Bến Cá - Tân Triều. Thực tế, trong quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư ở đây, đình (hay miếu) và chùa được người dân chú ý xây dựng. Liên quan đến đời sống văn hóa phi vật thể ở Bến Cá, những năm 1820 đến 1853, các vua triều Nguyễn đã nhiều lần sắc phong hoàng thành. Căn cứ theo cấu trúc thì vào cuối thế kỷ XVIII đã xuất hiện Chùa ở Bến Cá - Tân Triều trên cơ sở hình thành từ ngôi nhà bình thường. Các chùa tên tuổi ở Tân Bình hiện nay có thể kể đến: Hội Phước, Kim Long và Vĩnh Hưng đều là những ngôi chùa đã tồn tại hàng trăm năm qua. Nay làng bưởi nức tiếng Ông Lê Văn Lâm - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình cho biết, đến nay những dấu tích về làng cổ ở Bến Cá xưa dường như chẳng còn lại gì. Ngay cả rạch Bến Cá trước đây rộng như dòng sông, nhưng nay đã bị thu hẹp dần bởi phù sa bồi đắp theo năm tháng. Làng Bến Cá - Tân Triều ngày trước cũng có đội đua thuyền nổi tiếng với những con thuyền được trạm trổ đầu ngựa. Đáng tiếc là trải qua nhiều giai đoạn với những biến động của lịch sử, đội đua thuyền đã mai một, đến nay cũng không thể tổ chức lại được. Điểm độc đáo và nổi tiếng khác ở Tân Bình từ trước đến nay là có loại cá bay - loại các vượt ngược nước theo mùa hoặc những lúc mưa lớn. Từ xa xưa, người ta đã đề cao món ăn này qua câu ca dao: “Cá bay ăn với đậu rồng. Dù có xa mấy sông, mấy rạch, mấy đồng em cũng theo”. Những năm gần đây, đời sống người dân ở Tân Bình có nhiều thay đổi, phần lớn đều đã khá lên. Đặc sản bưởi Tân Triều, cũng như rượu bưởi, gỏi bưởi đã nổi tiếng cả nước. Thu nhập từ trồng bưởi mỗi năm bình quân đạt 120 triệu đồng/hecta. “Với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, tôi nghĩ rằng không bao lâu nữa, Tân Bình ngày nay sẽ là vùng đất phát triển xứng tầm, như bề dầy lịch sử và văn hóa vốn có của nó!” – ông Lâm nói. Từ một vùng đất được công nhận cách nay 300 năm, người dân Bến Cá - Tân Triều có thể tự hào và tin tưởng mạnh mẽ rằng, địa danh xưa bây giờ đang từng ngày thay da đổi thịt trong dòng chảy công nghiệp chung của đất nước. Làng bưởi Tân Triều nổi tiếng phong phú nhiều chủng loại bưởi, tất cả đều mang hương vị riêng. TẠO THANH THẾ CHO CÁCH MẠNG THẮNG LỢI Trong giai đoạn chống quân xâm lược Pháp, làng Bến Cá cũng là một trong những địa điểm hoạt động cách mạng. Năm 1935, chi bộ Đảng đầu tiên ở Tân Triều được thành lập, trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh Biên Hòa. Cho đến thời kỳ chống Mỹ, lực lượng cách mạng ở Tân Triều và những vùng xung quanh được kiện toàn. Hoạt động tổ chức vũ trang ở Bến Cá,TânTriều, BìnhÝ đã tạo được thanh thế cho cách mạng trên con đường đấu tranh chống ngoại xâm, đi đến kết thúc thắng lợi vào ngày 30-4-1975 lịch sử. " Công cuộc đô thị hóa đang dần đưa Bến Cá - Tân Triều trở thành một điểm đến hấp dẫn với làng bưởi và những dịch vụ kèm theo. ĐẠI LÝ VÉ SỐ NGHĨA Chuyên cung cấp vé số giá sỉ cho Đại lý cấp 2, cấp 3, và người bán lẻ. Địa chỉ: Số 6, Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Điện thoại: 0733. 977.893 Pháp luật & Xã hội - 13
  • 14. T rên tường nhà New Zealand House ở thủ đô London nước Anh, nơi Bác Hồ từng làm việc để kiếm sống năm xưa, có treo một tấm biển bằng men, nền xanh, chữ trắng với dòng viết: “Hồ chí Minh (1989–1969) người kiến tạo ra nước Việt Nam hiện đại”. Phải độc lập mới hội nhập Nguyễn Ái Quốc dấn thân vào con đường cứu nước như một chiến sĩ của phong trào Duy Tân khởi động từ đầu thế kỉ XX. Do đó, Người chịu ảnh hưởng không ít tư tưởng của các bậc tiền nhân như Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh… Sau những hoạt động chính trị đầu tiên, người chiến sĩ Duy Tân ấy nhận ra rằng cũng như dân chủ, một tộc chỉ có thể hội nhập với tư thế một quốc gia độc lập. Trong khi hai cụ Phan lần lượt nhận ra bế tắc của mục tiêu dân chủ và hội nhập không thể thực hiện được cùng với sự tồn tại NGƯỜI KHAI SÁNG ĐƯỜNG LỐI HỘI NHẬP Tư tưởng hội nhập nổi rõ trong cả cuộc đời bôn ba và lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tưtưởngnhanhchónghộinhậpvớithếgiớihiệnđạiđểtìmconđường phát triển cho đất nước là một sáng tạo và quyết tâm mạnh mẽ nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng hội nhập của Người mang tính hướng đạo cho công cuộc hội nhập ngày nay. NGUYÊN NGỌC – BÌNH TRỌNG CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI Pháp luật & Xã hội - 14
  • 15. của chủ nghĩa thực dân và chế độ thuộc địa. Vào thời điểm giữa hai cuộc chiến tranh đế quốc, Nguyễn Ái Quốc nhận ra rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới đáp ứng được điều đó. Nguyễn Ái Quốc gia nhập phong trào cộng sản, nhưng lại sớm nhận ra sự bất cập trong đường lối của quốc tế cộng sản đối với lợi ích và con đường giải phóng dân tộc. Nhà hoạt động cộng sản trẻ tuổi ấy, vào năm 1924 đã nói đến sự bất cập trong thời gian học tập lý luận tại nước Nga Xô viết, khi phân tích thực tiễn xã hội và giai cấp ở Việt Nam, khi vạch ra sự cần thiết phải bổ sung cho học thuyết của Mác những tri thức về phương Đông, khi dũng cảm đưa ra một nguyên lý còn “xa lạ” với quan điểm cộng sản đương thời, rằng “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn”. Hội nhập theo dòng chảy lịch sử Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với chủ trương đặt lợi ích và mục tiêu giải phóng dân tộc lên trên hết. Tổ chức và Cương lĩnh của Mặt trận Việt Minh là nhân tố giúp dân tộc Việt Nam giành được độc lập bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh của dân tộc ấy lại được nhân lên bằng lợi thế vận dụng những cơ hội mà thời đại mở ra. Nó làm cho cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc cũng đồng thời mở ra cơ hội cho cuộc hội nhập lớn của dân tộc Việt Nam. Dẫn ra những đoạn trích trong tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định Việt Nam sẽ là bước đi tiếp của những lý tưởng chung mà nhân loại đã theo đuổi. Đó là sự hội nhập theo dòng chảy của lịch sử. Tất cả các chính sách được ban hành và thực hiện ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến trước khi phải lâm vào cuộc chiến tranh triền miên đã thể hiện một cách minh bạch và toàn diện của chủ trương hội nhập. Chủ nghĩa cộng sản thực tiễn và chủ trương “mở cửa” Tư tưởng Hội nhập của Hồ Chí Minh được thể hiện một cách minh bạch và nhất quán. Trong một hoàn cảnh lịch sử hết sức phức tạp, Hồ Chí Minh đưa ra rất nhiều sách lược mềm mỏng để đoàn kết dân tộc và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, nhưng không bao giờ né tránh khi nói đến mục tiêu mang tính lý tưởng của mình là phấn đấu do chủ nghĩa cộng sản. Nhưng chắc chắn đó chưa phải là mục tiêu trước mắt và chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh là một sự phấn đấu lâu dài và bắt nguồn từ thực tiễn chứ không phải là những giáo điều đương đại và càng không phải là một quan niệm phương Tây thuần túy, càng không phải là Trung Hoa thuần túy. Đặc biệt trên lĩnh vực đối ngoại, những thông điệp của nước Việt Nam độc lập là rõ ràng: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không muốn gây thù oán với ai”, nước Việt Nam chủ trương độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ. Thực hiện một chính sách “mở cửa” thật rộng trong một thông điệp gửi Liên Hiệp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, các nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng tất cả các cảng, các sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Nước Việt Nam chấp nhận mọi tổ chức hợp tác kinh tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hiệp quốc”. " Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam do Người soạn thảo là một thông điệp rõ ràng nhất về tinh thần hội nhập của dân tộc Việt Nam. Pháp luật & Xã hội - 15
  • 16. C ác dự án “treo” được xóa tập trung chủ yếu ở các quận vùng ven, các huyện ngoại thành. Đặc biệt, có đến 20 dự án “treo” trong khu đô thị mới Nam Sài Gòn cũng được xóa “treo” trong đợt này. Quản lý lỏng lẻo gây lãng phí lớn Theo Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP.HCM, các dự án xóa “treo” trong đợt này chủ yếu do chậm triển khai và chưa bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, có trường hợp chủ đầu tư đăng ký dự án để “đón đầu” chứ không hề quan tâm triển khai. Trong số 20 dự án tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn được xóa “treo” đợt này, có nhiều dự án đã được ban quản lý khu Nam chấp thuận địa điểm đầu tư cách đây 12 năm, nhưng qua nhiều lần gia hạn, đến nay chủ đầu tư vẫn “dậm chân tại chỗ” với việc lập thủ tục đầu tư và bồi thường giải phóng mặt bằng hết sức ì ạch. Dù chưa thực hiện dự án, nhưng UBND TP.HCM đã chấm dứt gia hạn chủ trương chấp thuận đầu tư. Cụ thể, dự án khu thương mại và dân cư (khu số 19) của Công ty cổ phần Lạc Hồng ở xã An Phú Tây (huyện Bình Chánh) được ban quản lý khu Nam chấp thuận địa điểm đầu tư từ năm 2002, gia hạn một lần vào năm 2009, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Khu dân cư 6B rộng hơn 8ha ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, do Công ty TNHH Phúc Ngọc làm chủ đầu tư “ôm” từ năm 2001 đến nay chưa thực hiện... Ngoài ra, trong tháng Sáu này, TP tiếp tục xem xét hủy bỏ 8 dự án do Sở TN&MT và Ban Quản lý Khu đô thị mới Nam Sài Gòn đề xuất. Do những dự án này đã quyết định thu hồi, giao đất nên bấy lâu nay quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng rất nặng nề (như không được cấp giấy chứng nhận, cấp phép xây dựng, chuyển nhượng, cầm cố…). Tại buổi giám sát, ông Nguyễn Hữu Tín - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết toàn TP có 130 dự án treo sẽ bị thu hồi và 41 dự án đang được xem xét để xử lý dứt điểm trong tháng Sáu. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP.HCM, nhận định: Làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai mới là cái gốc của vấn đề. Thời gian qua TP đã lãng phí quá nhiều về đất đai, điều đó cản trở sự phát triển của TP và XÓA "TREO" HÀNG LOẠT Một quyết định sáng suốt Thực hiện nghị quyết 16 của HĐND TP.HCM về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị, UBND TP.HCMđãxóagần 100 dự án “treo” với tổng diện tích gần 1.500 ha trên toàn TP. GIA HUY CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI Pháp luật & Xã hội - 16
  • 17. gây bức xúc cho dân. “Phải sớm tháo gỡ các quyền lợi cho người dân sau khi thu hồi dự án. Việc công khai thông tin cũng cần có phương pháp phù hợp, vì lâu nay vẫn còn tình trạng công khai thì có nhưng dân biết lại không nhiều” - bà Tâm chỉ đạo. Dân vui như đón tết Có thể nói, việc UBND TP.HCM quyết định xóa hàng loạt dự án “treo” là thông tin vui đối với rất nhiều người, nhất là với hàng trăm ngàn gia đình có nhà, đất bị “treo” cả chục năm nay. Và việc thu hồi cùng lúc nhiều dự án “treo” cũng cho thấy công tác quản lý trước đây có phần lỏng lẻo. Nhiều dự án được phê duyệt dễ dãi, cơ quan có thẩm quyền chưa đánh giá đúng năng lực của chủ đầu tư. Vì vậy, cần có những quy trình và tiêu chí minh bạch để đánh giá năng lực của chủ đầu tư, đồng thời quy rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Ghi nhận của phóng viên sáng 16-5 tại phường Thới An (quận 12), người dân tại đây vui như đón tết, mọi người “thi” nhau sửa sang lại nhà cửa cho sạch sẽ khi mùa mưa đã đến. Vì suốt 10 năm qua, do các dự án treo nên người dân không được phép xây, sửa nhà; chuyển nhượng; hoặc cải tạo đất để làm kinh tế. Chị Kim Hương ngụ tại phường Thới An (Q.12) háo hức cho biết: “Nay đã xóa được dự án “treo”, thế là từ đây giấc mơ được sửa nhà trở thành hiện thực. Suốt thời gian qua, già đình tôi phải sống trong cảnh nhà dột, cột xiêu vì nằm trong dự án đã có quyết định thu hồi đất nên chính quyền phường không cấp giấy phép sửa chữa. Trong khi đó, chủ đầu tư cũng không thực hiện đền bù, nên đi không được ở cũng không xong”. Còn bác Minh Hà, hàng xóm của chị Hương, niềm vui lộ rõ trên nét mặt cho hay: “Vui quá chú ơi! Sống trên đất của mình mà cứ thấp thỏm lo âu. Nay xóa được dự án “treo” rồi, ngày mai tôi sẽ đi làm giấy tờ nhà, đăng ký hộ khẩu cho gia đình”. Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Chủ tịch UBND phường Thới An, cho biết: “Sau 10 năm bị “treo”, toàn bộ nhà cửa của người dân trong vùng quy hoạch dự án đã xuống cấp, chưa được cấp giấy tờ. Cơ sở hạ tầng đô thị như đường, điện, nước… không được đầu tư. Do vậy, cần khẩn trương đáp ứng ngay điều người dân chờ đợi là cấp giấy tờ nhà đất, để người dân có thể chuyển mục đích sử dụng đất, xin cấp phép sửa chữa, xây cất nhà mới. Điều cần làm ngay là nhanh chóng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sớm xóa cảnh đồng hoang, bưng biền giữa đô thị. UBND quận cần sớm lập lại quy hoạch chi tiết ở khu vực này, để làm cơ sở cấp giấy tờ nhà đất cho người dân. Về trách nhiệm của phường, chúng tôi sẽ hướng dẫn, hỗ trợ người dân làm giấy tờ nhà đất khi nhận được quy hoạch chi tiết”. Hàng ngàn gia đình được thỏa mong ước an cư lạc nghiệp tại TP.HCM sau quyết định xóa “treo”. " “Sau khi xóa “treo”, người dân sẽ được khôi phục tất cả quyền về nhà, đất theo luật định. Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải làm”- Khẳng định của Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Đào Anh Kiệt. GỠ KHÓ CHO CHỦ ĐẦU TƯ TP đang đề xuất Bộ TN&MT xử lý theo 3 hướng: Thứ nhất là tìm nhà đầu tư khác tốt hơn để giải quyết vấn đề hậu thu hồi; thứ hai là giảm quy mô của dự án nhưng phải giữ nguyên hạ tầng và thứ ba là cần có sự hợp tác vì sau khi chủ đầu ta đã hoàn tất việc đền bù họ đã hết tiền và vốn nên chúng ta phải cho họ hợp tác với các đối tác khác. Pháp luật & Xã hội - 17
  • 18. CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI Pháp luật & Xã hội - 18 V ừa qua, UBKHCN&MT của Quốc hội đã làm việc với tỉnh Đồng Nai, Bộ Tài Nguyên - Môi Trường, Bộ Công Thương, Bộ NN& PTNT, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (đơn vị chủ đầu tư) về hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nhằm thu thập ý kiến báo cáo UB Thường vụ Quốc hội xem xét. Chủ đầu tư: dự án vô hại đối với sinh thái Trong văn bản gửi Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai cuối tháng 5-2013, Đức Long Gia Lai cho rằng vị trí bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm ở rìa phía bắc khu Cát Lộc của Vườn quốc gia Cát Tiên. Toàn bộ nhà máy, đường giao thông, đường dây đấu nối, khu thi công đều nằm ngoài phạm vi Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc vùng đệm khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Theo Đức Long Gia Lai, diện tích rừng phạm vi của dự án đã được Sở NN&PTNT các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước phúc tra, thẩm định. Trong số 372 hecta diện tích rừng sử dụng đất của các dự án này thì hiện trạng rừng có hơn 4 hecta (chiếm 1,16%) là rừng giàu, còn lại trên 98% là rừng nghèo, lồ ô, hỗn giao, đất trống và bãi đá. Về hiệu quả kinh tế, Đức Long Gia Lai cho rằng tổng sản lượng điện hàng năm của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A gần 1 tỉ Kwh/năm, giá trị sản lượng điện hàng năm gần Nhiều khả năng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xây dựng sẽ ảnh hưởng đến việc UNESCO xem xét và công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới. PHẢN ĐỐI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 VÀ 6A Trước khả năng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên, dân Đồng Nai quyết liệt kiến nghị Chính phủ hủy bỏ hai dự án này. PHAN HỮU
  • 19. Pháp luật & Xã hội - 19 1.000 tỉ đồng, đóng các loại thuế là 323 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, dường như các lợi ích về kinh tế từ hai dự án thủy điện 6 và 6A của chủ đầu tư vẫn chưa làm chuyên gia về môi trường yên tâm bởi các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn của hai dự án chưa thể đánh giá hết được. Dân Đồng Nai: Mất mát quá lớn Theo báo cáo về tác động của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được Ban Quản lý Khu Dự trữ Sinh quyền Đồng Nai gởi Thủ tướng Chính phủ, UBKHCN&MT và Quốc hội vào cuối tháng 5 vừa qua, thì việc xây dựng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ làm xâm nhập mặn vào sâu hơn, tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai, ảnh hưởng lớn trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của cả Đồng Nai và TP.HCM. Theo ông Trương Văn Vở - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, phần đóng góp điện năng của hai dự án này “không đáng kể và hoàn toàn có thể thay thế bằng các dự án năng lượng bền vững khác, trong khi phần tác động về môi trường, xã hội và sinh thái được xác định là rất lớn và khó có thể phục hồi”. Còn ông Võ Văn Chánh - Phó Giám đốc Sở TN&MT Đồng Nai nói, lợi ích kinh tế của hai dự án trên mang lại là “không lớn so với những cái mất để lại”. Xét về mặt pháp lý, hai dự án trên vi phạm Nghị quyết 49 của Quốc hội ban hành năm 2010 vì dự án chiếm dụng diện tích của vườn quốc gia đến 170 ha, trong khi theo Nghị quyết 49 của Quốc Hội chỉ chiếm 50 ha vườn quốc gia là phải trình Quốc Hội xem xét. Hai dự án này còn vi phạm điều 7 Luật Đa dạng sinh học. Nhận xét về bản đánh giá tác động môi trường của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, đại diện Bộ TN-MT cho rằng, đơn vị chủ đầu tư chưa làm rõ nhiều vấn đề như sự thay đổi dòng chảy, ranh giới các dự án xây dựng thủy điện, ảnh hưởng đến Vườn quốc gia Cát Tiên cũng như diện tích rừng bị mất... Ông Trần Văn Tư - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết, Thường trực Tỉnh uỷ, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh Đồng Nai đã gửi văn bản lên Trung ương chính thức phản đối việc xây dựng hai dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A với trách nhiệm cao nhất của Đảng bộ, chính quyền trước nguyện vọng của nhân dân Đồng Nai. Như vậy, tính pháp lý quan trọng nhất của hai dự án này chưa được xác định, nên có thể nói những đánh giá về các mặt của chủ đầu tư thời gian qua là không có giá trị. Quan điểm nhất quán của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đưa ra từ trước đến nay là dừng ngay việc triển khai đầu tư thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Đại biểu Quốc hội Trương Văn Vở khẳng định, Đồng Nai không phủ nhận vai trò của thủy điện nhưng cũng không thể đánh đổi môi trường, văn hóa xã hội để phát triển kinh tế OẰN MÌNH GÁNH 10 DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Tài liệu nghiên cứu của Tập đoàn Đức Long Gia Lai về vị trí tương quan của các dự án thủy điện đối với khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai cho thấy hiện khu dự trữ sinh quyển này đang“gánh”đến 10 dự án thủy điện. Ngoài ra còn có năm bậc thủy điện Tà Lài, Phú Tân 1, Phú Tân 2, Thanh Sơn và Ngọc Định thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai nằm ở vùng đệm khu giữa các vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là khu ngập nước Trị An và khu Nam Cát Tiên của Vườn quốc gia Cát Tiên. " Việc triển khai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được dự báo sẽ làm cạn kiệt nước vào mùa khô, tăng lũ lụt vào mùa mưa, đồng thời phá vỡ dòng chảy của sông Đồng Nai – dòng sông nội sinh duy nhất của cả nước.
  • 20. CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI Pháp luật & Xã hội - 20 T heo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm đến ngày 25-5, chỉ riêng tỉnh Nghệ An đã xảy ra 11 vụ đuối nước, làm chết 11 học sinh phổ thông và 4 trẻ em mẫu giáo. Nguy cơ trẻ chết đuối ở khắp nơi Hiện nay, các xã nông thôn ở nước ta không chỉ thiếu địa điểm, sân chơi mà những trò chơi bổ ích để giúp các em phát triển toàn diện cũng rất nghèo nàn. Thiếu sân chơi, các em phải tự sáng tạo ra những trò chơi theo ý thích của mình, trong đó, không ít trò chơi thiếu lành mạnh. Nhiều trẻ bị bạn bè rủ rê vào những quán game hoặc sa đà vào các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, do thiếu sân chơi nên nhiều em thường tìm đến biển, các con sông, kênh rạch để bơi lội vì đây là thiên đường lý tưởng để các em thỏa thích vui chơi trong những ngày hè oi ả. Không chỉ ở các tỉnh, những vùng quê nghèo mà ngay cả ở các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, trẻ em vẫn “khát” sân chơi đúng nghĩa, một khi các công viên, trung tâm vui chơi - giải trí xem ra đã quá quen thuộc và có phần nhàm chán. Các chương trình giải trí như hài kịch, xiếc, ảo thuật dành cho thiếu nhi chỉ rộ lên trong dịp 1-6, hoặc những ngày lễ tết rồi sau đó chìm vào quên lãng. Trẻ em hiện nay ngoài đọc truyện, xem hoạt hình trên tivi thì rất hiếm khi được đến rạp hát xem các chương trình hài kịch dành cho lứa tuổi của mình. Vì thế, khi hè về cũng là thời điểm các em “khát” sân chơi nhất. Theo chứng kiến của chúng tôi, hầu như các buổi chiều tại cầu bộ hành số 9 (địa bàn phường 5, quận 5, TP.HCM) đều có nhiều trẻ em leo lên cầu thi nhau phóng xuống mặt nước từ độ cao hơn 10m rồi bơi lội ngụp lặn dưới dòng kênh đục ngầu, hôi hám. Các em đa phần đều còn nhỏ tuổi, hiếu động, chưa ý thức được hiểm họa đang rình rập nên thách đố nhau, trổ tài làm xiếc để nhận sự cổ vũ của bạn bè. Chị Phan Thị Hiền có hai con trai nhỏ, sống ở quận 2, TP.HCM lo lắng: “Hè về vợ chồng tôi không THIẾU SÂN CHƠI NHIỀU TRẺ EM CHẾT ĐUỐI Thiếu sân chơi, trẻ em ở nông thôn thường tìm đến sông, rạch để nô đùa. Dù mới bắt đầu bước vào mùa hè nhưng nhữngngàyqua,trên cả nước liên tục xảy ra nhiều vụ trẻ chết đuối thương tâm. Đến lúc này, không ít người giật mình nhìn ra nguyên nhân sâu xa của các vụ việc, đó là trẻ em đang thiếu trầm trọng những sân chơi. NGỌC MINH
  • 21. Pháp luật & Xã hội - 21 biết phải quản lý hai đứa con như thế nào, trong khi chúng tôi vẫn phải đi làm. Gần nhà tôi lại có nhiều kênh rạch và những đứa trẻ ở đây thường rủ nhau trốn nhà ra tắm sông rồi thi nhau nhảy xuống sông rất nguy hiểm”. Lo lắng của chị Hiền cũng là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh khác trước tình trạng tai nạn đuối nước xảy ra như cơm bữa hiện nay. Phó mặc sinh mạng trẻ Có lẽ, dư luận vẫn chưa quên vụ 8 em học sinh THCS ở xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) rủ nhau ra sông Lam tắm khiến 5 em bị đuối nước. Em Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương 1 đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội lao mình xuống sông cứu người. Sau khi đưa được 5 em nhỏ lên bờ, em Nam đã kiệt sức và bị dòng nước nhấn chìm. Hay mới đây, vụ việc 4 học sinh lớp 6 chết đuối tại hồ nước thuộc công trình thủy điện Sêrêpốk 4 (Buôn Đôn - Đắc Lắc), tiếp đến vụ hai nữ sinh chết đuối ở Nghệ An đã gây rúng động trong dư luận. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc các em tắm sông rồi gặp nạn. Đa số những vụ tai nạn đuối nước xảy ra trên cả nước những ngày qua tập trung ở các em nhỏ, học sinh. Ông Sáu, ngụ tại làng chài Phú Hài, Phan Thiết đến giờ vẫn chưa nguôi hờn trách bản thân khi thiếu quan tâm để hai con trai chết tức tưởi cách đây 3 năm. “Vợ chồng tôi thường đi lặt đầu cá nên vắng nhà liên tục. Chiều nào hai đứa cũng âm thầm rủ nhau đi tắm biển. Không ngờ…” - Ông Sáu nghẹn lời. Ở vùng sông nước ĐBSCL, các bậc cha mẹ đều biết rằng chỉ cần một tích tắc lơ đễnh, nhiều trẻ đã phải trả giá bằng mạng sống. Nhưng do cuộc mưu sinh quá khó khăn, nên nhiều cha mẹ không còn nhiều thời gian để gần gũi, quan tâm và chăm sóc con cái. Ngoài ra, nhiều cha mẹ chủ quan, không dặn dò con cái, đến khi cơ sự xảy ra thì đã muộn. Đã vậy, nhà trường không dạy bơi; truyền thông, giáo dục trên báo đài còn hạn chế. Sân chơi cho trẻ em vùng sâu vùng xa trong những ngày hè là nhu cầu thiết thực để các em có nơi vui chơi lành mạnh, an toàn, tránh xa cám dỗ và nguy hiểm. Và việc trang bị cho trẻ kỹ năng bơi lội, ứng phó khi có tai nạn xảy ra là vô cùng bức bách, cần nhiều sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Bất chấp biển báo cấm tụ tập trên cầu, những thiếu niên này trèo lên thành cầu rồi lần lượt nhảy xuống nước. " Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta bình quân mỗi năm có đến 3.500 trẻ em chết đuối, chiếm 50% số vụ tai nạn tử vong ở trẻ em và là nước có tỷ lệ trẻ em chết đuối cao nhất trong khu vực. . Bộ Giáo dục và Đào tạo: CHƯA CÓ GIẢI PHÁP KHẢ THI CHO TÌNH TRẠNG TRẺ EM CHẾT ĐUỐI. Trước thực trạng trẻ em đuối nước liên tục tăng nhanh, Bộ đã chỉ thị cho các Sở Giáo dục triển khai việc thí điểm dạy bơi ở các trường tiểu học, đặc biệt là những vùng sông nước. Tuy nhiên, việc đưa chỉ thị này vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất và nguồn nhân lực ở nhiều tỉnh, thành vẫn còn thiếu và yếu.
  • 22. THỊT HEO BẨN TRÀN LAN THỊ TRƯỜNG Người chăn nuôi, giới thương lái và kinh doanh heo ngày càng thẳng tay sử dụng mọi phương cách dã man nhất trên đàn heo, như cho ăn chất tạo nạc, chích thuốc an thần, bơm nước... để heo tăng trọng cũng chỉ bởi giá thịt heo liên tục tăng cao. TRỌNG TÍN Khi lựa chọn thịt heo, tránh chọn miếng thịt có màu sắc tươi khác thường và thịt không rõ nguồn gốc. C ục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, Bộ sẽ có chỉ đạo các đơn vị chức năng của điạ phương để điều tra, làm rõ sự việc và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Bơm nước cho đến…chết Tại TP.HCM, heo bơm nước chủ yếu tập kết về chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền và Thủ Đức, sau đó phân phối về các chợ trong thành phố để tiêu thụ. Hiện nay, việc kiểm tra xử lý các trại giết mổ bơm nước cũng đang gặp nhiều khó khăn do không bắt được tại trận. Ngoài ra, tình trạng heo bơm nước không chỉ diễn ra ở TP.HCM và các tỉnh lân cận, mà cũng hết sức báo động ở nhiều tỉnh miền Tây. Tại Cà Mau, gần như 100% cơ sở kinh doanh đều vi phạm khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra. Đối với heo có trọng lượng 100 kg, nếu không bơm nước số lượng thịt cho ra sau khi giết mổ khoảng 84 kg, còn khi bơm nước vào thì số lượng thịt sẽ tăng lên 95 kg. Bằng hình thức này, các chủ cơ sở kinh doanh thu lợi từ 400 đến 500 ngàn đồng/con heo. Vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau khi kiểm tra lò mổ của ông Nguyễn Quốc Tuấn (ấp Tân Bữu, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) đã bắt quả tang ông đang bơm nước vào đàn heo trước khi mổ. Trước khi bơm, heo bị ông Tuấn dùng dây buộc chặt mõm, sau đó dùng ống bơm nước trực tiếp vào cho đến khi heo chết mới thôi. Qua kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cá thể (số 61E8003071) của ông Tuấn cho thấy, ông Tuấn chỉ đăng ký bán thịt heo, chứ không đăng ký giết mổ. Mức phạt đối với hành vi vi phạm của ông Tuấn là 7,5 triệu đồng (phạt bơm nước vào heo 3,5 triệu đồng; phạt lỗi không đảm bảo vệ sinh thú y 3 triệu đồng). Thịt heo bị bơm nước rất dễ bị nhiễm vi sinh, thịt mau bị ôi, rỉ dịch. CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI Pháp luật & Xã hội - 22
  • 23. Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau cũng cho biết thêm: “Để giữ được nước trong heo thì phải làm cho heo mê man trên 1 giờ, nhằm cho nước thấm vào thịt nên chắc chắn trong đó phải có hóa chất. Tuy chưa xác định được loại hóa chất nào, nhưng chắc chắn thịt heo bơm nước gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng”. Riêng loại heo nái, gần như lò nào cũng bơm nước do loại heo này da nhăn nheo, nếu để nguyên sẽ khó bán. Khi bơm nước, da thịt heo sẽ căng phồng lên, màu sắc miếng thịt hồng hào; đồng thời nước sẽ ngấm vào từng thớ thịt làm tăng trọng lượng heo thêm từ 4 kg - 10 kg. Chị Thúy Bình - tiểu thương bán thịt heo tại chợ Gò Vấp tiết lộ: “Chuyện lấy nhầm thịt heo bơm nước là chuyện cơm bữa. Lấy 100 kg thịt, đến khi bán xong thiếu hụt mất 7-8 kg là chuyện thường tình”. Bằng chứng là vừa bán, chị Bình con kiêm luôn “nghề” thấm nước bằng mốp xốp, và vắt nước liên tục. Vô tư sử dụng thuốc an thần Ngoài việc bơm nước vào heo, nhiều người còn sử dụng chất tăng trọng hoặc tiêm thuốc an thần. Dù báo chí và nhiều cơ quan chức năng đã liên tục xử lý, nhưng mọi chuyện đâu vẫn vào đấy. Bởi vì heo sử dụng chất tăng trọng và chích thuốc an thần được thương lái mua với giá cao hơn loại heo bình thường từ 2.000 - 3.000 đồng/ kg lại ít mỡ, nạc nhiều và thịt có màu đỏ như thịt bò. Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều lò giết mổ vẫn vô tư sử dụng thuốc an thần kể cả các lò giết mổ chính quy chứ không riêng gì lò giết mổ lậu. Họ tiêm thuốc vào heo trước 3 tiếng trước khi giết mổ để cho thịt heo dẻo, ướt hơn nên để lâu miếng thịt vẫn tươi ngon. Theo giới kinh doanh, heo nuôi bằng chất tăng trọng và bơm nước sẽ rất dễ bị chết khi vận chuyển đường xa nên gần đây thương lái đối phó bằng cách chích cho heo thuốc an thần giúp heo “ngủ ngon” trong lúc vận chuyển để heo không những không chết mà còn giữ được trọng lượng. Đứng trước thực trạng này, nhiều người dân lo ngại không dám dùng thịt heo trong bữa ăn hàng ngày vì sợ nhiễm bệnh mà thay vào đó là dùng hải sản và rau củ. Chị Nguyễn Thị Thanh, ngụ tại quận 5, TP.HCM hoang mang cho hay: “Gia đình tôi luôn chọn thịt heo là món ăn chính. Gần đây, thông tin tiêm thuốc an thần chưa nguôi, giờ đến bơm nước cho heo, tôi chẳng dám ăn nữa vì sợ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe”. Còn chị Kim Huyền - tiểu thương bán thịt heo ở chợ An Sương (quận 12, TP.HCM) buồn rầu nói: “Mấy ngày nay, khách hàng đến mua thịt heo ít hẳn. Tôi không dám lấy nhiều về sợ tiêu thụ không hết lại lỗ”. Bà NGUYỄN THỊ THU NGA- Chánh Thanh tra Chi cục Thú y TP.HCM: KHÓ XỬ LÝ HEO BƠM NƯỚC “Nạn bơm nước vào heo đang được Chi cục quan tâm và tìm mọi biện pháp để ngăn chặn. Tuy nhiên, tình trạng bơm nước diễn ra bên ngoài địa bàn TP nên công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Gần đây Chi cục Thú y TP.HCM cũng đã phối hợp với Chi cục Thú y Long An tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng này nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả. " Đối với lượng heo nhập tỉnh, trước khi giết mổ ít nhất heo bị bơm nước hai lần: một lần khi người nuôi xuất chuồng và một lần nữa trước khi bị giết mổ. Pháp luật & Xã hội - 23
  • 24. G iải quyết việc thừa vốn, các ngân hàng (NH) đã đổ hơn 60 ngàn tỷ để mua trái phiếu với lãi suất thấp. Mới đây, các NH buộc phải hạ lãi suất huy động, ráo riết tìm kiếm doanh nghiệp (DN) tốt cho vay nhằm đẩy vốn ra để tự cứu mình. Doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận được vốn Tại cuộc hội thảo “Quản trị tài chính - cửa ngách thoát hiểm cho doanh nghiệp”, Giám đốc Phát triển kinh doanh khối DN nhỏ và vừa (NH Việt Nam thịnh vượng VPBank) Doãn Anh Tuấn đã “thật thà” cho biết, hiện nay VPBank đang thừa khoảng 8.000 tỷ đồng không biết cho vay thế nào. NH VPBank thì vẫn vướng phải nợ xấu, còn DN không trả được nợ. Một trong những nguyên nhân theo ông Tuấn là do giữa NH và DN chưa xác lập được mối quan hệ bền vững và lâu dài. Cùng suy tư về việc “ế” tiền của NH dù lãi suất đang giảm, TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ: “Ngày nay thị trường BĐS đóng băng, chứng khoán chẳng còn có ăn như trước, người dân chỉ còn biết gửi tiết kiệm. Tiền gửi vào NH nhiều trong khi NH không cho DN vay thì rõ ràng ăn vào mà không có đầu ra sẽ chết ngay”. Để giải quyết bài toán thừa vốn, buộc các NH phải hạ lãi suất huy động và cho vay. Đi đầu trong việc hạ lãi suất huy động là NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcom- bank). NH này vừa bất ngờ công bố lãi suất huy động kỳ hạn từ THỪA TIỀN CŨNG...KHÓC BÌNHTHUẬN Mặc dù ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động vốn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhưng dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng nhanh, trong khi vốn cho vay tăng trưởng rất thấp. Thực tế này đã dẫn đến nghịch lý, ngân hàng “đau đầu” vì thừa tiền còn doanh nghiệp đang “khát” vốn. Lãnh đạo một số NH cho rằng mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng tâm lý DN còn chờ đợi sẽ giảm tiếp nên chưa muốn vay. KINH TẾ Pháp luật & Xã hội - 24
  • 25. 1-3 tháng chỉ còn 7,5%/năm, sau khi hạ xuống 7,8%/năm vài ngày trước. Ở kỳ hạn dài từ 12-60 tháng, lãi suất tiền gửi cũng giảm về 9,5%/năm. Đến lượt BIDV cũng áp dụng mức lãi 6%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 6,5% cho kỳ hạn 2 tháng nhưng từ 3 – 11 tháng là 7%/ năm và trên 12 tháng là 8%/năm. Vietinbank cũng giảm lãi suất huy động song mức giảm nhẹ hơn so với hai NH trên. Từ 9-5, NH này huy động với mức tối đa là 7%/ năm, giảm 0,5% so với trần quy định của NHNN. N h ư n g hiện nay, điều DN quan tâm không chỉ nằm ở lãi suất, mà quan trọng là khơi nguồn tín dụng như thế nào. Dù lãi suất cho vay của NH có giảm nhưng nhiều DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn, nhiều DN nhỏ và vừa hiện vẫn phải vay với mức lãi suất trên 15%/năm, thậm chí một số DN vay lãi suất vẫn từ 18%/năm. Chỉ một số ít DN lớn mới tiếp cận được mức lãi suất từ 10%-12%/năm. Anh Ngọc Bảo - chủ DN bao bì giấy ở quận 12 cho biết: “DN chúng tôi đã gõ cửa cả hơn chục NH nhưng chẳng chỗ nào cho vay và cũng chẳng thèm nói lý do vì sao, cũng không chê hồ sơ vay vốn. Có một chi nhánh NH tại TP.HCM cho vay, nhưng đòi “cắt” phí 5-6% số tiền vay, nên chúng tôi không vay nữa”. Nợ xấu “ngáng chân” nhiều doanh nghiệp Nguyên nhân tín dụng tăng trưởng thấp là do sức mua của nền kinh tế kém, dẫn đến hàng tồn kho lớn đã hạn chế khả năng hấp thụ vốn của DN; khả năng trả nợ của DN suy giảm do khó khăn về đầu ra; khả năng xây dựng dự án vay vốn khả thi của DN còn hạn chế... Do vậy các NH, tổ chức tín dụng thận trọng hơn khi cho vay để hạn chế rủi ro. Nhưng nhiều DN lại phàn nàn, họ muốn vay mới để đầu tư sản xuất nhưng khoản nợ cũ chưa trả nên NH đành từ chối. Vì thế, bài toán giải quyết nợ xấu ở các DN vẫn là một vấn đề lớn, còn nhiều thách thức và bản chất nợ xấu là do nhiều DN sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Hiện nay, ngoài đưa mặt bằng lãi suất tốt, để đẩy nhanh tín dụng, các NH đang đơn giản hóa thủ tục hành chính, chủ động liên kết đối tác tạo ra những sản phẩm tín dụng phù hợp hơn. Mới đây, ngân hàng OCB phát hành thẻ tín dụng nội địa ECC. Điểm nhấn của thẻ tín dụng này đó là chủ thẻ không cần mở tài khoản; hưởng lãi suất 0% trong vòng 6 tháng, và thậm chí khi mua sắm bằng thẻ, khách hàng còn được các nhà cung cấp liên kết với NH chiết khấu 5 - 10% giá trị hàng hóa. Đặc biệt, hiện nay không ít NH đưa ra nhiều “chiêu bài” để tìm cách tiếp cận các DN đáng tin tưởng. Nhưng nghịch lý là DN tốt lại không cần vay vốn, thậm chí họ đang thừa rất nhiều tiền nhưng vẫn bấm bụng giữ tiền, vì trong thời kỳ kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, DN không dám đầu tư dàn trải. Điển hình như Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2013 với nguồn thu từ hoạt động tài chính tăng vọt, và dư gần 250 tỷ đồng; Nhựa Bình Minh cũng dư hơn 400 tỷ đồng trong quý I vừa qua, cao hơn vốn điều lệ. Trước thực tế kẻ thừa người thiếu vốn, nhiều chuyên gia cũng như các nhà quản lý cấp cao gần đây cho rằng, tình hình kinh tế khá nguy cấp, cần có giải pháp để tránh tình trạng kinh tế suy giảm hơn nữa. Báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII: NÊN PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG CHO VAY Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được giải quyết, các NH thương mại không có các giải pháp hữu hiệu phân loại đối tượng cho vay mà vẫn siết chặt điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi nền kinh tế. " Do khó tiếp cận nguồn vốn vay nên từ đầu năm 2013 đến nay, đã có hàng ngàn DN, nhất là các DN nhỏ và vừa bị phá sản, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất dẫn đến số người mất việc tiếp tục gia tăng. Pháp luật & Xã hội - 25
  • 26. V iệc bơm 30.000 tỷ đồng vào bất động sản (BĐS) đã gặp không ít những phản ứng gay gắt từ nhiều chuyên gia kinh tế và dư luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra: “Liệu bơm tiền để cứu thị trường BĐS thì tình hình có sáng sủa hơn không ?” hoặc “Hãy để BĐS tự cứu mình và theo đó mà trở về giá trị thực?”… Vì suốt một thời hoàng kim, giá BĐS bị thổi lên như bong bóng mà người dân vẫn chấp nhận. Hậu quả của đầu tư tham lam Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, dư nợ cho vay BĐS trên địa bàn lên tới 85.000 tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng dư nợ, trong đó cho vay đầu tư kinh doanh BĐS hơn 66.000 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS khoảng 4.145 tỷ đồng, chiếm 6,27% tổng dư nợ cho vay kinh doanh BĐS. Hiện nay, TP.HCM đang “tồn kho” gần 15.000 căn nhà (gồm 14.490 căn hộ chung cư, 326 căn nhà thấp tầng), hơn 300.000m2 đất nền và gần 60.000m2 văn phòng cho thuê, mặt bằng thương mại với tổng trị giá 30.242 tỷ đồng. Công bằng mà nói, thị trường BĐS lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay có một phần trách nhiệm không nhỏ của chính bản thân các doanh nghiệp. Một thời gian dài, chuyện đầu tư vào BĐS được xem là “siêu” lợi nhuận và cũng chính vì thế, người ta thấy các dự án BĐS cứ thế mọc lên như “nấm sau mưa”. Giới doanh nghiệp, người người đổ xô vào BĐS, thậm chí, họ sẵn sàng “đi đêm” với chính quyền các cấp để tìm mọi cách “sản sinh” ra một dự án BĐS mới. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã thẳng thắn cho biết: Thị trường BĐS TP.HCM cũng bộc lộ hàng loạt điểm yếu trong suốt thời gian dài như phát triển tự phát, mạnh ai người nấy làm, thiếu Liệu việc bơm 30.000 tỷ vào thị trường BĐS có phá được “băng” sau một thời gian dài không có lối thoát? GÓI TÍN DỤNG KHỦNG GÂY TRANH CÃI Mới đây, Bộ Xây dựng ký kết vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãisuất6%/nămđể tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp. TRÍ THIỆN KINH TẾ Pháp luật & Xã hội - 26
  • 27. quy hoạch, đầu tư theo phong trào. Theo chiến lược phát triển nhà ở, chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị của TP.HCM đến năm 2020 là 66 triệu m2, trong khi diện tích các dự án đã giao chủ đầu tư lên tới 80 triệu m2. Do đó, vào thời điểm thị trường chưa lao dốc, nhiều doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư thu lãi khủng từ việc đầu tư vào BĐS. Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, trong những năm qua, phần lớn nguồn vốn đầu tư cho các dự án BĐS là tiền của ngân hàng. BĐS vay ngân hàng với lãi suất rất cao, có khi tới 20 -30%. Giờ BĐS ngắc ngoải, khoản tiền ngân hàng cho vay trở thành nợ xấu. Sự tham lam của những ông chủ dự án lẫn các ngân hàng khiến cho tiền kẹt trong đống xi măng, cốt sắt. Nếu BĐS phá sản thì hệ thống ngân hàng sẽ nguy hiểm. Hỗ trợ BĐS cũng chính là hỗ trợ ngân hàng và ngược lại. Có vốn vẫn gặp khó đủ đường Trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với UBND TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, hai mấu chốt của thị trường BĐS hiện nay là vốn tín dụng và khủng hoảng niềm tin. Và vấn đề đầu tiên cần tháo gỡ đó là tâm lý. Bởi vì nếu không tạo ra niềm tin thì người mua nhà vẫn tiếp tục chờ đợi, do suốt thời kì “ăn trắng mặt trơn”, khi chuyện đầu tư vào BĐS được xem là lợi nhuận “khủng” thì nhiều chủ đầu tư lại đưa ra mức giá trên trời nhưng thông tin, chất lượng BĐS lại không minh bạch khiến cho giá BĐS bị đẩy lên quá cao vượt xa nhu cầu và điều kiện của người dân. Đến khi thị trường BĐS đóng băng, người dân quay lưng là điều dễ hiểu, dù doanh nghiệp đã hạ mình sử dụng đến các chiêu kích cầu như chiết khấu căn hộ, tặng quà nội thất hay giảm giá trực tiếp... Vì thế, khi Bộ Xây dựng ký kết vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất 6%/năm thì hầu hết các chuyên gia kinh tế đều phản đối việc “bơm thuốc tăng trưởng” để cứu thị trường BĐS. Các chuyên gia cũng cho rằng, để giải quyết được bài toán BĐS hiện nay thì lời giải nên là để thị trường tự quyết. Và việc “bơm tiền” vào thị trường BĐS không khác gì “thổi bong bóng” cho thị trường này. Ngoài ra, với mức lãi suất 6%/ năm cho vay mua nhà, giới kinh doanh nhà đất đang mong chờ thị trường BĐS sẽ ấm dần lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, không ít người cho rằng: Tuy lãi suất vay mua nhà 6%/năm trong gói 30.000 tỷ đồng xem ra khá thấp so với mặt bằng lãi suất hiện nay, nhưng lại vẫn còn quá cao so với người làm công ăn lương có thu nhập thấp. Hơn nữa, để được vay vốn là điều không phải dễ vì khách hàng phải thỏa mãn 3 điều kiện tối thiểu là nhà ở phải có diện tích dưới 70m2, có đơn giá hợp đồng mua bán dưới 15 triệu đồng/m2 và người mua thuộc đối tượng thu nhập thấp thì mới đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn này. Ngoài ra, người có thu nhập thấp phải có hộ khẩu thường trú, còn có tạm trú tạm vắng thì phải nộp bảo hiểm từ một năm trở lên. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: CẦN CÁI NHÌN ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP “Lúc này, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần bình tĩnh, nhìn toàn diện, tổng thể thị trường, phân tích các nguyên nhân, tồn tại của thị trường và phải can đảm, phải vững vàng để vượt qua khó khăn, chứ không ngã lòng, chán nản. Ngoài ra, phải khôn ngoan lựa chọn các giải pháp như cấu trúc lại doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu hoặc liên doanh liên kết để trụ vững, cùng nhau vượt qua khó khăn”. " Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, ngay trong Quý II và Quý III năm 2013, hệ thống NH sẽ đưa khoảng 100.000 đến 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, trong đó chủ yếu tập trung vào nợ xấu liên quan đến BĐS. Pháp luật & Xã hội - 27
  • 28. KÝ SỰ PHÁP ĐÌNH Pháp luật & Xã hội - 28 C ũng có cha có mẹ như bao người khác nhưng Đào Thị Thảo lại sớm rời bỏ gia đình, sống lang thang rày đây mai đó bằng đủ các nghề làm thuê, làm mướn, phụ hồ... nói chung ai thuê gì làm nấy, bất cứ việc gì có thể kiếm được tiền. Không biết viết, chẳng biết đọc dù chỉ một chữ, nhưng Thảo tỏ ra rất nhanh nhạy trong việc tiếp thu những thủ đoạn kiếm sống ở bất cứ hoàn cảnh nào. Vô tư... sinh con Trong suốt thời gian “sống tự lập”, ngày đi làm, khi đêm xuống, Thảo cũng chẳng cần bận tâm đến chỗ ngả lưng. Với một kẻ lang thang phiêu bạt, chỉ cần một khoảng trống ở các trạm chờ xe buýt hoặc trước mái hiên của bất cứ ngôi nhà nào có thể được là nơi cho Thảo vô tư trải giấc nồng. Thậm chí Thảo có thể dễ dàng ngủ nhờ ở nhà bất kỳ người bạn nào, cho dù là đã thân quen hay chỉ mới gặp nhau lần đầu tiên. Kết quả của lối sống tự do phóng túng một cách thái quá là lần lượt một, rồi hai đứa bé ra đời nhưng ngay đến mẹ chúng cũng không thể xác định được cha chúng là ai. Thậm chí vừa mới cất tiếng khóc chào đời, lần lượt hai đứa trẻ liền được chuyển giao cho ông bà ngoại nuôi dưỡng để mẹ chúng rảnh tay tiếp tục lối sống buông thả. Kế hoạch thủ ác Có lẽ do ngán ngẩm kiếp sống làm thuê cực nhọc túng thiếu, lại trót mang trong người cái máu phóng túng nên ý tưởng phải có thật nhiều tiền trong thời gian thật Lời ăn năn muộn màng Khi phải dối diện với vòng lao lý, Thảo mới cảm nhận được cái giá cần phải trả. Ảnh minh họa từ Internet. Bị cáo đứng lọt thỏm trong khung gỗ hình móng ngựa, hai tay bưng mặt khóc nức nở rồi rối rít nói: “Xin quý tòa giảm nhẹ mức án phạt để bị cáo còn có cơ hội sớm trở về nhà nuôi mẹ, nuôi con…”. CÁT TƯỜNG
  • 29. Pháp luật & Xã hội - 29 ngắn luôn lởn vởn trong đầu Thảo. Rồi cơ hội cũng đã đến. Trong thời gian ở thuê chung phòng cùng người bạn gái tên Dung, Thảo phát hiện anh bạn trai của Dung thường đến phòng trọ chơi và có mang theo nhiều tiền, đặc biệt là chiếc xe gắn máy Suzuki Viva của anh đã gây một sự thu hút đáng kể với Thảo. Kế hoạch hành động nhanh chóng được phác thảo, nhưng ngặt nỗi, con hẻm dẫn vào dãy nhà trọ quá nhỏ hẹp, mỗi khi đến thăm người yêu, anh bạn của Dung phải gởi xe bên ngoài nên cô bạn cùng phòng trọ khó lòng thực hiện ý đồ đen tối. Sau vài đêm suy nghĩ, Thảo bàn với cô bạn nên chuyển nơi ở trọ với lý do “chỗ này quá chật chội, ngột ngạt”. Chiều theo ý bạn, chị Dung đồng ý chuyển nơi tá túc mà không hề biết được tà tâm của cô bạn tâm giao. Ngay sau khi thu dọn về phòng trọ mới trên đường Nguyễn Văn Luông thuộc phường 10, quận 6, TP.HCM, Thảo đón xe ôm ra nhà thuốc tây trước cổng bệnh viện Sài Gòn mua liền một lúc 10 viên thuốc ngủ về nhà, sau đó nghiền nát tất cả rồi cho vào bao ny lon cất sẵn trong túi xách, chờ thời cơ thuận tiện sẽ ra tay hành động. 10 viên thuốc ngủ và bản án tù 7 năm 22 giờ hôm đó, anh bạn trai của Dung chễm chệ trên chiếc Viva xuất hiện trước cửa nhà. Sau một lúc chuyện trò vui vẻ, Thảo tỏ ra tế nhị lui vào trong và trở ra với hai ly sữa nóng trên tay, một cho cô bạn gái, một cho khách. Đôi trai gái chỉ kịp trao đổi vài câu ngắn ngủi rồi dần chìm vào giấc ngủ mê mệt. Chỉ chờ có vậy, Thảo bình tĩnh lục túi áo, túi quần người thanh niên lấy toàn bộ giấy tờ xe, chìa khóa và hai cọc tiền dày cộm rồi phóng xe ra đi, không để lại một lời từ biệt sau khi cẩn thận khép chặt cửa căn nhà trọ. Địa chỉ đầu tiên mà cô ả nhớ đến là đám bạn bè quen biết rải rác qua suốt thời gian phiêu bạt. Tiêu xài vung vít, lao mình vào lối sống hưởng thụ như một con thiêu thân lao vào ánh đèn, số tiền 10 triệu đồng chiếm đoạt đã “bay vèo” trong vòng một tháng. Chiếc Suzuki Viva trị giá 35 triệu đồng, Thảo nhờ một anh bạn quen bán được 5 triệu để có tiền tiếp tục ném vào những thú vui vô bổ. Trong một ngày tình cờ, nạn nhân của vụ cướp đoạt tài sản bằng thuốc ngủ chợt phát hiện chiếc xe của mình ở khu vực cầu vượt An Sương, quận 12, lúc này đã được sang tay qua ba đời chủ. Đây là đầu mối cho lực lượng công an tiến hành truy tìm thủ phạm. Thảo bị bắt giữ trong tình trạng trắng tay, trở về cảnh sống lang thang vỉa hè. Tinh thần trách nhiệm của một công dân, một người con, một người mẹ chỉ được khơi dậy khi Thảo đã “sa cơ” và phải đối diện với sự trừng phạt của pháp luật. Những giọt nước mắt tuôn chảy trong tiếng nấc tức tưởi đã phần nào thể hiện sự ăn năn hối hận của bị cáo, nhưng tiếc thay đã quá... muộn màng. Ngay khi phải dối diện vòng lao lý, Thảo mới cảm nhận được cái giá phải trả là bản án phạt 7 năm tù giam nặng nề thế nào. Lời cảnh tỉnh nhắc nhở tất cả những ai đã và đang nuôi ý tưởng kiếm tiền bằng những hành động bất lương. Cũng may là lượng thuốc ngủ 10 viên hôm ấy được chia đều cho hai người, nếu không, rất có thể anh thanh niên nạn nhân kia sẽ “ngủ” luôn và không bao giờ thức dậy. Và khi đó, mức hình phạt dành cho bị cáo chắn chắn sẽ không thể nhẹ nhàng như thế. Bị cáo đã giật mình hoảng sợ khi được vị thẩm phán giải thích rõ điều này tại phiên xét xử. " Những khi lang thang túng thiếu, đôi lúc Thảo cũng chạnh lòng nghĩ về cha mẹ và các con. Nhưng khi rủng rỉnh bạc tiền, lại có xe vi vu đây đó, hình ảnh của những người này bị đẩy ra khỏi bộ nhớ của cô.
  • 30. S áng 6-6, TAND TP Đà Nẵng đã đưa ra xét xử hai “siêu trộm” Đặng Ngọc Tân (31 tuổi, tạm trú tại P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn) và Nguyễn Hữu Phước (30 tuổi, trú tại P.Mân Thái, Q.Sơn Trà). Trộm bốn năm “ẵm” chục tỷ đồng Theo bản cáo trạng của VKSND, Đặng Ngọc Tân và Nguyễn Hữu Phước là “cặp đôi siêu trộm” đã thực hiện tổng cộng 45 vụ trộm cắp gây chấn động Đà Nẵng. Tính từ tháng 3-2008 đến ngày 30-4-2011, Tân và Phước đã thực hiện 39 vụ trộm cắp trong đó có 36 vụ trót lọt với tổng số tài sản lên đến 10,3 tỷ đồng. Từ tháng 4-2009, Tân sống chung với Nguyễn Bạch Dương như vợ chồng. Hàng tháng, Tân đưa cho “vợ yêu” Dương từ 15 từ đến 20 triệu đồng để tiêu xài.Ycòn mua nhiều tài sản có giá trị như nhà, đất đai, xe cộ… Tất cả các tài sản đó đều đứng tên Dương. Tổng cộng, số tiền trộm cắp mà Tân đưa cho Dương lên đến 4,1 tỷ đồng. Ngoài ra, Tân còn dùng tiền trộm cắp để mua ô tô mang biển kiểm soát 43X 0007 trị giá 1,5 tỷ đồng. Phiên tòa xét xử vụ siêu trộm thu hút hàng trăm người dự khán. Họ chủ yếu là những nạn nhân bị siêu trộm viếng thăm và cuỗm luôn số tài sản. Nổi bật là các vụ trộm: Ngày 6-10-2010, Tân đột nhập vào nhà bà Phạm Thị Ngọc, ngụ tại Núi Thành, quận Hải Châu. Tại đây, Tân đã cuỗn được 110 lượng vàng SJC rồi đem bán. Khoảng 18 giờ 30 ngày 28-3-2009, Tân đột nhập vào nhà bà Hồ Thị Phúc ngụ tại 40 Duy Tân, quận Hải Châu lấy đi 8,6 triệu đồng, 6 chỉ vàng tây, 1 lượng vàng chạm ngọc cùng 7,5 cây vàng SJC có tổng giá trị 186 triệu đồng. Tiếp đó, Tân lại đột nhập vào nhà bà Trần Thị Ánh Loan lấy cắp 20 lượng vàng SJC, 10.000 USD, 50 triệu đồng, 3 điện thoại Nokia, 1 khẩu súng cùng một hộp đựng nữ trang trong đó có vàng, lắc tay… tổng giá trị 666,5 triệu đồng. Vụ cuối cùng Tân thực CẶP ĐÔI SIÊU TRỘM ĐÀ NẴNG XỘ KHÁM Các bị cáo tại phiên tòa (từ phải qua): Đặng Ngọc Tân, Nguyễn Hữu Phước và Nguyễn Bạch Dương. - Ảnh: Hữu Khá Cặp đôi bạo gan bẻ khóa toàn nhà mặt tiền, khoắn bạc tỷ của nhà đại gia, quan chức và ung dung hưởng thụ cuộc sống phong lưu cuối cùng cũng phải trả giá đắt. NHÃ HOÀNG CÂU CHUYỆN TÒA ÁN Pháp luật & Xã hội - 30
  • 31. hiện vào lúc 17 giờ 30 ngày 30- 4-2011, sau khi đột nhập vào nhà bà Nguyễn Thị Phụng (ngụ tại 254 Núi Thành), lúc đang cuỗm 30,5 triệu đồng, 1 dây chuyền 5 chỉ vàng Ý, 1 dây chuyền vàng tây 3 chỉ thì y bị công an Đà Nẵng bắt quả tang. Người thành khẩn, kẻ quanh co Đứng trước vành móng ngựa, khác với thái độ thành khẩn thừa nhận tòa bộ bản cáo trạng của Phước thì bị cáo Tân lại quanh co chối phăng 7 vụ trộm mà y đã thừa nhận với cơ quan điều tra trước đó. Y còn khẳng định, 7 vụ trộm gồm vụ trộm số nhà 32 Tổng Phước Phổ; 27 Tống Phước Phổ; 20 Lê Đình Lý; 7 Phạm Phú Tiết; 10 Đào Duy Anh; 9 Bế Văn Đàn và vụ trộm ở lô 21 Hà Huy Tập là do bị ép cung nên phải thừa nhận. Tân phản kháng trước HĐXX: “Tôi thừa nhận mình có tham gia... 29 vụ với tổng số tiền gần 8 tỷ đồng chứ không phải hơn 10,3 tỷ đồng như đã khai ở cơ quan công an”. Và y còn phủ nhận một cách trắng trợn: “Những lời khai của Phước là một chiều, biết đâu Phước đi trộm với người khác rồi đỗ cho tôi thì sao?”. Bất ngờ nổi máu “hảo hán” Khi nói lời cuối cùng, Tân tỏ ra rất bình tĩnh, y đã bất ngờ chuyển hướng tự nhận mình là chủ mưu, tích cực thực hiện các hành vi phạm tội nên sẵn sàng chịu mức án cao nhất của pháp luật. Bên cạnh đó, Tân còn bao che cho vợ và khẳng định vợ y là Bạch Dương không hề hay biết những hành vi phạm pháp mà y đã gây nên. Đồng thời, Tân cũng xin giảm nhẹ tội cho đồng phạm của mình là Nguyễn Hữu Phước. Y cho rằng Phước chỉ là bậc em út, Phước làm theo những gì mà y sai bảo theo lối “chỉ đâu đánh đó” mà thôi. Bạch Dương – vợ của siêu trộm Tân nói lời nói cuối cùng trước khi HĐXX tuyên án, rằng đến tận bây giờ thị vẫn còn rất bàng hoàng, bất ngờ và đau lòng khi biết được sự việc mà chồng mình đã làm suốt thời gian qua. Bản thân thị rất hối hận vì là người sống bên cạnh chồng mà không hề hay biết hành vi tội lỗi của chồng mà can ngăn. Điều đáng nói, Dương khẳng định lỗi lầm của mình chỉ là những sai lầm trong vô thức nên xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt vì còn bố mẹ già, con thơ và mong sớm được ra tù để là một người vợ “có tình có nghĩa” lo cho bố mẹ và con suốt thời gian chồng thi hành án. Cái giá đích đáng phải trả Sau những ngày phiên tòa diễn ra với nhiều tranh luận gay gắt, HĐXX xét thấy nhân thân của bị cáo Đặng Ngọc Tân rất xấu, trước khi phạm tội đã có 2 tiền án, hành vi trộm cắp của Tân gây nguy hiểm, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự xã hội trên địa bàn, tạo nên sự hoang mang lo lắng lâu dài cho người dân. Bên cạnh đó, bị cáo phạm tội ở cấp độ tái phạm nhiều lần, sau khi bị kết án không khai báo thành khẩn mà lại quanh co, chối tội. Cuối cùng, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên án chung thân đối với bị cáo Đặng Ngọc Tân. Còn Nguyễn Hữu Phước phạm tội lần đầu, quá trình phạm tội là do bị lôi kéo, rủ rê, sau mỗi vụ án trót lọt đều được chia cho số tiền rất ít. Hơn nữa, khi bị bắt Phước đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, khai nhận rõ ràng những lần phạm tội. Sau khi xem xét, tòa tuyên phạt 14 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Hữu Phước cùng với tội danh “trộm cắp tài sản” và bị cáo Nguyễn Bạch Dương (vợ hai của Tân) mức án 7 năm tù về tội tiêu thụ sản phẩm do người khác trộm cắp mà có. Ngoài ra, tòa án còn tuyên kê biên lô đất trị giá 2,5 tỷ đồng do ông Đặng Văn Anh (bố của Tân) đứng tên và chiếc ô tô trị giá 1,5 tỷ đồng do ông Nguyễn Hồng Thịnh (cha vợ Tân) đứng tên để đảm bảo tài sản thi hành án.Bà Bạch Thị Thu Hà (mẹ ruột Nguyễn Bạch Dương) chỉ còn biết lau nước mắt khi con gái lãnh mức án 7 năm tù. " Quên bẵng hiện thực phũ phàng rằng mình đang đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Tân có một niềm tự hào kỳ lạ về “thành tích” của mình: “Đối với tôi, mỗi vụ trộm như một kỷ niệm, một điểm nhấn trong đời. Vì thế, tôi nhớ rất kỹ, nhớ tất tật”. Pháp luật & Xã hội - 31
  • 32. H ai năm trước, ông Rudy Bunggal, 57 tuổi, phát hiện một chú chó bị bỏ rơi ở đồng ruộng và đem về nhà nuôi, đặt tên là Kabang. Thật ra, mục đích ban đầu của ông Rudy là vỗ béo Kabang để làm thịt cho gia đình ăn. Không ngờ con gái ông là Dina, cùng cháu gái ông, ngày càng thân thiết với chú chó nên ý định kia bị “khai tử”. Vào năm 2011, hai cô bé Dina Bunggal, 9 tuổi và Princess Diansing, 3 tuổi đang tìm cách băng qua một con đường ở thành phố Zamboanga (Philippines) thì một chiếc xe máy chạy quá tốc độ lao tới. Ngay lập tức, chú chó Kabang đã lao thân mình ra chặn trước bánh xe khiến tài xế xe ngã ra đường chỉ bị xây xát nhẹ. Còn Kabang thì nằm thoi thóp trong vũng máu. Toàn bộ mũi và hàm trên của Kabang bị dập và cuốn vào bánh xe. Câu chuyện của chú chó Kabang gây xúc động trên toàn thế giới. Thông qua sự vận động của cô y tá Karen Kenngott sống tại New York, cư dân mạng trên toàn thế giới đã quyên góp được hơn 27.000 USD đưa Kabang tới đến Bệnh viện Davis Veterinary, bang California (Mỹ) để phẫu thuật tái tạo mặt và điều trị. Li kỳ hơn, trong lúc điều trị, người ta phát hiện “người hùng” này bị ung thư. Sau 8 tháng điều trị tại Mỹ, tuy không thể tái tạo hoàn toàn khuôn mặt cho Kabang, các cuộc phẫu thuật đã giúp nó tránh được nhiễm trùng, tái tạo mắt, lỗ mũi và có thể sống một cách bình thường bên chủ cũ. Chú chó anh hùng Chú chó Kabang được cứu sống nhờ quyên góp của cư dân mạng trên toàn thế giới. Một con chó đốm xả thân cứu chủ đã gây xúc động trên toàn thế giới. HỒNG LAM BỐ CÁO GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH WATSON Địa chỉ: 4/14 Bùi Cẩm Hổ, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08 39610177, 39611086 - Fax: 08 396127330 Email: lan@upe-watson.com - Website: www.upe-watson.com Giấy phép kinh doanh số: 411 022 000 420 - Mã số thuế: 0300815684 Kể từ ngày 15/5/2013 công ty Watson thông báo giải thể đến các ban ngành, đơn vị cùng quý khách hàng. Trân trọng cảm ơn! TM. Ban giám đốc công ty kính báo Tổng giám đốc ĐÀO MỘNG LÂN Đã ký CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG Pháp luật & Xã hội - 32