SlideShare a Scribd company logo
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
THỰC TẬP XỬ LÝ KHÍ THẢI
60
HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG
TRẦN THỊ KIM ANH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************
TS. HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG
TS. TRẦN THỊ KIM ANH
THỰC TẬP XỬ LÝ KHÍ THẢI
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
THỰC TẬP XỬ LÝ KHÍ THẢI
HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG - TRẦN THỊ KIM ANH
Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung
TS. ĐỖ VĂN BIÊN
Biên tập
LÊ THỊ THU THẢO
Sửa bản in
PHAN KHÔI
Trình bày bìa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
Website: http://hcmute.edu.vn
Đối tác liên kết – Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm tác quyền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
Website: http://hcmute.edu.vn
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 028 6272 6361 - 028 6272 6390 E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn
Website: www.vnuhcmpress.edu.vn
VĂN PHÒNG NHÀ XUẤT BẢN
PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁT HÀNH
Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé,
Quận 1, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 028 66817058 - 028 62726390 - 028 62726351
Website: www.vnuhcmpress.edu.vn
Nhà xuất bản ĐHQG-HCM và tác giả/ đối tác liên kết giữ bản quyền©
Copyright © by VNU-HCM Press and author/
co-partnership. All rights reserved.
ISBN: 978-604-73-7772-5
In 250 cuốn, khổ 16 x 24 cm, XNĐKXB số: 2282-2020/CXBIPH/6-49/ĐHQGTPHCM. QĐXB
số 107/QĐ-NXB ĐHQGTPHCM, cấp ngày 26/6/2020.
In tại: Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú. Địa chỉ: 162A/1, KP1A, P. An Phú, TX. Thuận
An, Bình Dương. Nộp lưu chiểu: Quý III/2020.
THỰC TẬP XỬ LÝ KHÍ THẢI
HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG,
TRẦN THỊ KIM ANH
.
Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM,
NXB ĐHQG-HCM và TÁC GIẢ.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi
chưa có sự đồng ý của Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM và Tác giả.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Thực tập xử lý khí thải được viết dùng cho sinh viên
ngành môi trường có thể tìm hiểu cách thức lấy mẫu và phân tích các
chất ô nhiễm cơ bản trong không khí xung quanh. Sinh viên môi trường
cũng cần nắm được các phương pháp xử lý bụi và khí thải thông qua vận
hành các mô hình xử lý quy mô phòng thí nghiệm. Đồng thời, sinh viên
môi trường cũng nắm được các tác nhân vi khí hậu ảnh hưởng đối với
sức khỏe người lao động trong môi trường làm việc. Vì vậy, quyển giáo
trình gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không khí
xung quanh
Phần 2: Đo đạc và phân tích các chỉ tiêu trong môi trường làm việc
Phần 3: Vận hành mô hình xử lý khí thải
Sinh viên thực tập hoàn chỉnh 3 phần sẽ được trang bị đầy đủ kiến
thức và kỹ năng cho quá trình thực tập về lĩnh vực phân tích và xử lý khí
thải, để có thể trở thành một kỹ sư môi trường trong tương lai.
TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung
4
5
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................3
MỤC LỤC .................................................................................................5
CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ..................................................................10
PHẦN 1: LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU Ô
NHIỄM KHÔNG KHÍ XUNG QUANH...........................11
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SULFUR
DIOXIDE (SO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH................13
1.1. Tiêu chuẩn .................................................................................13
1.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................14
1.3. Dụng cụ và thiết bị.....................................................................14
1.4. Hóa chất.....................................................................................15
1.5. Thực nghiệm..............................................................................18
1.6. Xử lý số liệu ..............................................................................21
1.7. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................21
1.8. Câu hỏi.......................................................................................21
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU NITROGEN
DIOXIDE (NO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH ...............23
2.1. Tiêu chuẩn .................................................................................23
2.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................24
2.3. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................25
2.4. Hóa chất.....................................................................................26
2.5. Thực nghiệm..............................................................................26
2.6. Xử lý số liệu ..............................................................................29
2.7. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................29
2.8. Câu hỏi.......................................................................................29
6
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG BỤI LƠ LỬNG
(TSP) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH..................................31
3.1. Tiêu chuẩn .................................................................................31
3.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................32
3.3. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................32
3.4. Thực nghiệm..............................................................................33
3.5. Xử lý số liệu ..............................................................................34
3.6. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................35
3.7. Câu hỏi.......................................................................................35
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG BỤI HÔ HẤP
(PM10 VÀ PM2.5) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH...............36
4.1. Tiêu chuẩn .................................................................................36
4.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................37
4.3. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................37
4.4. Thực nghiệm..............................................................................37
4.5. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................38
4.6. Câu hỏi.......................................................................................38
PHẦN 2: ĐO ĐẠC VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU
TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC ..............................39
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
ĐỘ CHIẾU SÁNG TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC................40
5.1. Tiêu chuẩn .................................................................................40
5.2. Môi trường ánh sáng..................................................................42
5.3. Độ rọi sáng.................................................................................43
5.4. Phương pháp kiểm tra................................................................43
5.5. Thực hành..................................................................................44
5.6. Báo cáo kết quả đo đạc..............................................................46
5.7. Câu hỏi.......................................................................................46
7
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
ĐO TIẾNG ỒN TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC .....................47
6.1. Tiêu chuẩn .................................................................................47
6.2. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................48
6.3. Phương pháp đo.........................................................................49
6.4. Thực nghiệm..............................................................................49
6.5. Báo cáo kết quả đo đạc..............................................................50
6.6. Câu hỏi.......................................................................................50
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7
LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CARBON
DIOXIDE (CO2) TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC ...................51
7.1. Tiêu chuẩn .................................................................................51
7.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................51
7.4. Hóa chất.....................................................................................53
7.5. Thực nghiệm..............................................................................53
7.6. Xử lý số liệu ..............................................................................54
7.7. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................55
7.8. Câu hỏi.......................................................................................55
PHẦN 3: VẬN HÀNH MÔ HÌNH XỬ LÝ KHÍ THẢI....................56
BÀI THỰC HÀNH SỐ 8
MÔ HÌNH BUỒNG LẮNG BỤI NHIỀU TẦNG................................57
8.1. Lý thuyết....................................................................................57
8.2. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................57
8.3. Thực nghiệm..............................................................................57
8.4. Xử lý số liệu ..............................................................................59
8.5. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................60
8.6. Câu hỏi.......................................................................................60
8
BÀI THỰC HÀNH SỐ 9
MÔ HÌNH BUỒNG LẮNG VÁCH NGĂN.........................................61
9.1. Lý thuyết....................................................................................61
9.2. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................61
9.3. Thực nghiệm..............................................................................61
9.4. Xử lý số liệu ..............................................................................63
9.5. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................64
9.6. Câu hỏi.......................................................................................64
BÀI THỰC HÀNH SỐ 10
MÔ HÌNH CYCLONE..........................................................................65
10.1. Lý thuyết..................................................................................65
10.2. Dụng cụ - thiết bị.....................................................................66
10.3. Thực nghiệm............................................................................66
10.4. Xử lý số liệu ............................................................................68
10.5. Báo cáo kết quả phân tích........................................................68
10.6. Câu hỏi.....................................................................................68
BÀI THỰC HÀNH SỐ 11
MÔ HÌNH THU BỤI BẰNG TÚI VẢI................................................69
11.1. Lý thuyết..................................................................................69
11.2. Dụng cụ - thiết bị.....................................................................70
11.3. Thực nghiệm............................................................................70
11.4. Xử lý số liệu ............................................................................72
11.5. Báo cáo kết quả phân tích........................................................72
11.6. Câu hỏi.....................................................................................73
BÀI THỰC HÀNH SỐ 12
MÔ HÌNH HẤP PHỤ KHÍ VOCs BẰNG THAN HOẠT
TÍNH.......................................................................................................74
12.1. Mô hình hấp phụ......................................................................74
12.2. Đánh giá hiệu quả hấp phụ của than hoạt tính.........................75
12.3. Dụng cụ - thiết bị.....................................................................75
12.4. Vận hành..................................................................................75
9
12.6. Xử lý số liệu ............................................................................76
12.7. Báo cáo kết quả phân tích........................................................76
12.8. Câu hỏi.....................................................................................76
BÀI THỰC HÀNH SỐ 13
MÔ HÌNH HẤP THỤ KHÍ SO2 ...........................................................77
12.1. Mô hình hấp thụ.......................................................................77
12.2. Đánh giá hiệu quả hấp thụ khí SO2..........................................78
12.3. Dụng cụ - thiết bị - hóa chất ....................................................78
12.4. Vận hành..................................................................................78
12.5. Xử lý số liệu ............................................................................78
12.6. Báo cáo kết quả phân tích........................................................79
12.7. Câu hỏi.....................................................................................79
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................80
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................95
10
CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ
Ký hiệu Nội dung Đơn vị
SO2 Sulfur dioxide Sulfur dioxide µg/m3
TCM Tetracloromercurat mg/L
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
PM10 Bụi hô hấp có kích thước
d 10 µm
Particulate matter 10 µg/m3
PM2.5 Bụi hô hấp có kích thước
d 2,5 µm
Particulate matter 2.5 µg/m3
NO2 Nitrogen dioxide µg/m3
PRA Pararosaniline mg/L
TSP Bụi lơ lửng Total suspended
particles
µg/m3
VOC Hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi
Volatile organic
coumpound
µg/m3
11
PHẦN 1: LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ
TIÊU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
Quá trình lấy mẫu các chất ô nhiễm không khí xung quanh cần thiết
phải thu thập thông tin về số lượng và chất lượng tại hiện trường như
nguồn gây ô nhiễm không khí, địa hình, phân bố dân cư, loại hình đất
đai, điều kiện khí hậu,… Điều này phụ thuộc vào những mục tiêu của
khảo sát hay đo đạc.
Quá trình khảo sát các chất ô nhiễm không khí bao gồm những
việc gì?
a. Chọn lựa quy trình lấy mẫu và quy trình phân tích mẫu;
b. Xác định các vị trí cần lấy mẫu;
c. Chu kỳ lấy mẫu, mức độ thường xuyên và khoảng thời gian lấy
mẫu;
d. Những thông số phụ (bao gồm những thông số động học);
e. Quá trình xử lý số liệu.
Chọn lựa quy trình lấy mẫu
Có hai phương thức lấy mẫu: liên tục và gián đoạn.
Phương thức lấy mẫu liên tục được thực hiện bởi các thiết bị cảm
biến tự động, các phương pháp quang học hoặc điện hóa và phương pháp
quang phổ. Dữ liệu được ghi nhận liên tục sau đó tính nồng độ trung bình
trong những khoảng thời gian nhất định.
Phương thức lấy mẫu gián đoạn được ghi nhận bằng cách lấy mẫu
trong thời gian ngắn, ví dụ, lấy mẫu trong một thể tích không khí ứng với
thời gian yêu cầu. Những mẫu này sau đó được phân tích bằng các
phương pháp lý học, hóa học và sinh học để được giá trị nồng độ trung
bình trong khoảng thời gian lấy mẫu.
Vị trí lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu phụ thuộc và mục tiêu, phương pháp lấy mẫu và
nguồn cung cấp (kinh phí, nhân lực, thiết bị,…). Nếu mục tiêu là đánh giá
ảnh hưởng sức khỏe hoặc nguy hại đối với vật chất thì những vị trí đo đạc
nên đặt gần mục tiêu nghiên cứu và nên giữ ở khoảng hít thở của con người
(1,2 – 1,5 m) trong những khu dân cư, bệnh viện, trường học,v.v. Đối với
thực vật, khảo sát nên thực hiện ở tầm tán lá. Đối với khảo sát dữ liệu nền, vị
12
trí mẫu nên đặt cách xa nguồn gây ô nhiễm. Ngoài ra, chúng ta có thể khảo
sát dạng lưới trong toàn khu vực để lấy được các dữ liệu thống kê.
Ví dụ, xác định nồng độ các chất ô nhiễm do nguồn thải gây nên tại
mặt đất, quá trình lấy mẫu phải thực hiện tại những điểm dưới hướng gió,
khoảng cách từ 4 đến 40 lần chiều cao ống khói.
Số lượng các vị trí cần lấy mẫu tuy nhiên phụ thuộc vào nồng độ
khác nhau của khu vực khảo sát. Kiểm tra sơ bộ một điểm có thể cho
quyết định vị trí và các yếu tố thực tế cần quan tâm.
Bảo quản mẫu
Bảo quản mẫu cũng là vấn đề không kém phần quan trọng nhằm
đảm bảo kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm tương ứng với nồng độ
chất ô nhiễm tại hiện trường. Bảo quản bao gồm từ quá trình thu mẫu tới
khi kết thúc và đưa về phòng thí nghiệm.
Các phức chọn lọc tạo thành trong quá trình thu mẫu thường chịu
tác động mạnh của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời làm phân hủy, gây
sai số âm. Tốt nhất nên bọc đen Impinger trong quá trình thu mẫu.
Sau khi kết thúc thu mẫu, mẫu phải được bảo quản lạnh để cố định
các phức chất đã tạo tại hiện trường và tuân theo việc cho thêm các chất
bảo quản theo quy trình đã định. Tuy nhiên, mẫu đưa về phòng thí
nghiệm để phân tích càng sớm càng tốt.
Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không khí xung
quanh
Bài 1: Lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu Sulfur dioxide (SO2) trong
không khí xung quanh
Thực hiện theo phương pháp Tetracloromercurat (TCM)/
Pararosanilin - TCVN 5971-1995
Bài 2: Lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu Nitrogen dioxide (NO2) trong
không khí xung quanh
Thực hiện theo phương pháp GRIESS-SALTZMAN cải biên - TCVN
6137: 2009
Bài 3: Lấy mẫu và xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí
xung quanh
Thực hiện theo phương pháp khối lượng - TCVN 5067-1995
Bài 4: Lấy mẫu và xác định hàm lượng bụi hô hấp (PM10 và
PM2.5) trong không khí xung quanh
Thực hiện theo phương pháp hấp thụ tia bêta - TCVN 9469:2012
13
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SULFUR
DIOXIDE (SO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
(Phương pháp Tetracloromercurat (TCM)/Pararosanilin -
TCVN 5971-1995)
Mục tiêu bài thực hành số 1: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả
năng:
 Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích chỉ tiêu
SO2 trong không khí xung quanh.
 Pha chế được các hóa chất dùng trong quá trình thí nghiệm.
 Lấy mẫu và phân tích được chỉ tiêu SO2 trong môi trường không
khí xung quanh theo đúng tiêu chuẩn quốc gia.
 Đánh giá mức độ ô nhiễm SO2 trong môi trường không khí xung
quanh.
1.1. TIÊU CHUẨN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
đối với chỉ tiêu SO2 (QCVN 05:2013/BTNMT) như sau:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu SO2 trong QCVN 05:2013/BTNMT
Thông số Trung bình 1
giờ
Trung bình 24
giờ
Trung bình
năm
Sulfur Dioxide
(SO2), (μg/m3
)
350 125 50
Ghi chú:
1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được
trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một
lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời
gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ theo tần
suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được
14
trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1.1
2. Trung bình 24 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được
trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
3. Trung bình năm: Là trung bình số học các giá trị trung bình 24
giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.
1.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
2KCl + HgCl2 = 2K+
+ [HgCl4]2-
(TeraChloride Mercurate II)
SO2 + [HgCl4] 2-
+ H2O = [HgCl2SO3]2-
+ 2H +
+ 2Cl –
(Dichlorosurate Mercurate II)
[HgCl2SO3]2-
+ HCHO + 2H+
= HO-CH2-SO3H + HgCl2
(Formaldehyde) (Acid Methylsulfonic)
HO-CH2-SO3H + C19H18N3Cl + HCl = Acid Pararosaniline
Methylsulfonic
(Pararosaniline) (đỏ tím)
SO2 trong không khí được hấp thụ vào dung dịch K2(HgCl4) hoặc
Na2(HgCl4) tạo thành hợp phức Dichlorosurate Mercurate II. Phức này
chống được sự oxy hóa của oxy trong khí quyển và ngay cả khi có mặt
chất oxy hóa mạnh như O3, NO và NO2; do đó, dung dịch hấp phụ có thể
được lưu trữ một thời gian trước khi phân tích.
Khi tiến hành phân tích, dung dịch này được cho phản ứng với HCl
và HCHO để tạo thành phức chất acid Pararosaniline Methylsulfonic có
màu hồng tím.
Độ hấp thu màu được đo trên máy quang phổ ở bước sóng 560 nm
và nồng độ SO2 được định lượng dựa vào đường chuẩn tương quan giữa
nồng độ SO2 và độ hấp thu.
1.3. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
1.3.1. Dụng cụ và thiết bị lấy mẫu
15
- Ống hấp thụ (impinger): 3 ống
- Máy hút khí + lưu lượng kế (thiết bị
Desaga): thiết bị là một máy hút khí điều
chỉnh được theo lưu lượng hoặc thời gian
lấy mẫu
- Chai chứa mẫu: 2 chai
- Dây nối Hình 1.1: Thiết bị
Desaga GS212
1.3.2. Dụng cụ phân tích
- Pipet: 2 mL (1 cái), 5 mL (1 cái), 10 mL
(1 cái)
- Bình tam giác: 250 (2 cái) 100 mL (1 cái)
- Ống đong 25 mL: 1 cái
- Bình định mức 25 mL: 8 cái
- Bình định mức 50 mL: 1 cái
- Máy quang phổ so màu 300 – 900 nm
Hình 1.2: Impinger
1.4. HÓA CHẤT
1.4.1. Dung dịch hấp thụ Natri Tetracloromercurat (TCM) 0,04 mol/l
Pha 10,86 g HgCl2, 4,7 g NaCl (hoặc 5,96 g KCl) và 0,066 g
EDTA vào nước cất và định mức trong bình định mức 1000 mL (lưu trữ
được 6 tháng). Lúc này pH của dung dịch nằm trong khoảng 3 – 5. Kiểm
tra pH của dung dịch sau khi pha.
Lưu ý:
Dung dịch TCM cực độc nên phải rửa ngay với nước nếu đổ ra tay
1.4.2. Dung dịch Pararosaniline (PRA)
1.4.2.1. Dung dịch Pararosaniline (PRA) 0,2% lưu trữ
Lấy 0,2 g Pararosaniline và định mức với acid HCl 1N thành 100 mL.
16
(Dung dịch ổn định khoảng 4 tháng, nếu cần thiết thì tinh chế
Pararosanilin theo phụ lục TCVN 5971- 1995).
1.4.2.2. Quá trình pha dung dịch thí nghiệm PRA
Bước 1: Pha acid Acetate -Acetic 1M làm dung dịch đệm (pH=
4,79): hòa tan 13,61 g Sodium Acetate Trihydrate trong
nước cất, sau đó thêm vào 5,7 mL acid Acetic và định
mức với nước cất lên 100 mL.
Bước 2: Lấy 1 mL dung dịch PRA lưu trữ (mục 1.4.2.1) định mức
với nước cất lên 100 mL.
Bước 3: Lấy 5 mL dung dịch PRA pha loãng (bước 2) vào bình
định mức, thêm 5 mL đệm acid Acetate-Acetic (bước 1)
và định mức với nước lên 50 mL. Giữ dung dịch ổn định
trong 1h.
Bước 4: Đo độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng 540 nm với
máy quang phổ so với nước cất. Tính nồng độ PRA theo
công thức:
%PRA =
A : độ hấp thu, K = 21,3
W: khối lượng của PRA dùng cho 50 mL dung dịch PRA
Bước 5: Pha PRA sử dụng cho thí nghiệm: Lấy 20 mL PRA đã
pha (mục 1.4.2.1) cho vào bình định mức 250 mL,
thêm vào 0,2 x (100%-%PRA tính toán). Sau đó thêm
25 mL acid phosphoric 3M và định mức với nước cất
(Dung dịch ổn định trong 9 tháng, tránh ánh sáng và
nhiệt).
1.4.3. Formaldehyde - HCHO (0,2% v/v)
Dùng micropipette lấy 0,5 mL HCHO (36 – 38%) định mức với
nước cất trong bình định mức dung tích 100 mL (Sinh viên pha trước khi
thí nghiệm).
17
1.4.4. Dung dịch acid sulfamic 0,17%
Hòa tan 1,7 g acid sulfamic (NH2SO3H) trong 1000 mL nước cất (Sinh
viên pha trước khi thí nghiệm)
1.4.5. Dung dịch chuẩn sulfite - TCM
1.4.5.1. Dung dịch chuẩn gốc
(1) Dung dịch Iot 0,01N
Pha 12,69g Iot (I2), 40 g KI và 25 mL nước cất vào cốc (250 mL),
khuấy tan sau đó cho vào bình định mức lên 1000 mL; được dung dịch
gốc Iot 0,1N.
Tiếp tục lấy 10 mL dung dịch gốc Iot 0,1N định mức với nước cất
lên 100 mL; được dung dịch Iot 0,01N.
(2) Dung dịch hồ tinh bột: tán nhỏ 0,4 g hồ tinh bột và 0,001 g
HgI2 (chất ổn định) với lượng nước cất nhỏ để tạo thành hồ. Thêm
chầm chậm hồ này vào 200 mL nước cất đang sôi và tiếp tục đun sôi
cho đến khi trong suốt. Để nguội và cho dung dịch vào chai thủy tinh
có nắp
(3) Dung dịch Sodium Thiosulfate 0,01N (Na2S2O3.5H2O): Pha
2,5 g Na2S2O3.5H2O trong 1000 mL nước cất và thêm vào 0,01g Na2CO3
(4) Pha 0,3 g Na2S2O5 với nước cất (có độ tinh khiết cao) định
mức thành 500 mL (Dung dịch có nồng độ SO2 khoảng 320 – 400
µg/ml). Nồng độ chính xác được xác định bằng cách thêm Iot và chuẩn
độ lại với sodium thiosulfate.
(5) Chuẩn độ hàm lượng SO2 trong dung dịch như sau:
- Cốc A (mẫu trắng): 50 mL dd Iot 0,01N + 25 mL nước cất
- Cốc B (mẫu): 50 mL dd Iot 0,01N + 25 mL dd sulfite (mục (4))
Đậy 2 cốc lại, để yên trong 5 phút. Chuẩn bị dung dịch chuẩn SO2-
TCM sử dụng cho thí nghiệm ngay lập tức trước khi thêm Iot vào cốc.
Dùng burret chứa dung dịch Sodium Thiosulfate 0,01N chuẩn độ đến khi
có màu vàng nhạt. Thêm 5mL hồ tinh bột và tiếp tục chuẩn độ đến khi
mất màu xanh dương.
18
1.4.5.2. Dung dịch chuẩn SO2-TCM sử dụng
Lấy chính xác 5 mL dung dịch chuẩn sulfite (mục (4)) vào bình
định mức 250 mL và định mức với dung dịch TCM 0,04M. Tính toán
nồng độ của SO2 trong dung dịch sử dụng bằng công thức sau:
 
2
T
2
SO TCM
A B N 32000
µgSO
C 0,02
mL 25
  
 
 
 
 
Với: A: thể tích Thiosulfate chuẩn độ cho mẫu trắng, mL
B: thể tích Thiosulfate chuẩn độ cho mẫu, mL
NT: Nồng độ đương lượng của Thiosulfate
32000: khối lượng của SO2 theo mili đương lượng, µg
25: Thể tích của dung dịch sulfite đem chuẩn (cốc B), mL
0,02: Hệ số pha loãng
Dung dịch ổn định trong 30 ngày nếu giữ ở 5o
C, nếu không nên
chuẩn bị hằng ngày.
1.5. THỰC NGHIỆM
1.5.1. Lấy mẫu
- Cho 30 mL dung dịch hấp thụ TCM
vào mỗi impinger (sử dụng 2 impinger)
và lắp bộ lấy mẫu theo Hình 1.3
- Sau khi chọn đúng vị trí thu mẫu,
đầu Impinger phải được đặt quay về
hướng gió tới để giảm nhẹ sức hút của
máy hút khí.
- Chọn thời gian lấy mẫu là 30 – 60
phút.
- Lưu lượng hút từ 0,5 L/phút (thời
gian lấy mẫu là 60 phút) – 1 L/phút (thời gian lấy mẫu là 30 phút), nếu
lưu lượng hút lớn chất ô nhiễm không hấp thụ hoàn toàn mà thất thoát
theo dòng khí ra ngoài Impinger, gây sai số âm cho kết quả.
Lưu ý:
Nếu mẫu của phòng thí
nghiệm có kết tủa, điều đó
có thể do phản ứng của
thủy ngân (II) kết tủa với
hợp chất của sulfur có
tính khử. Loại bỏ kết tủa
này bằng lọc hoặc ly tâm
trước khi phân tích
19
- Khả năng phân tán khí trong dung dịch hấp thụ cũng là vấn đề lưu ý,
bọt khí phân tán càng nhỏ, càng đều trong dung dịch thì hiệu suất hấp thụ
càng cao.
- Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí
quyển, nhiệt độ không khí.
- Chuyển dung dịch hấp thụ trong 2 ống impinger vào chai chứa mẫu,
lắc đều.
- Mẫu sau khi lấy phải phân tích ngay, nếu không phải lưu trữ ở 5o
C
và không lâu hơn 24h.
Lưu ý:
Kết quả là tốt nhất nếu thu được 0,25 µg đến 2,5 µg (0,1 µl đến 0,95
µl ở 25o
C và 101,3 kPa) SO2 trong 1 mL dung dịch hấp thụ bẫy được.
Hình 1.3: Mô hình lấy mẫu
1.5.2. Phân tích
Lấy 5 bình định mức loại 25ml đánh số từ 0 đến 4 để tiến hành
làm đường chuẩn, hai bình dùng phân tích mẫu hiện trường và một
bình phân tích mẫu của phòng thí nghiệm (tổng cộng 8 bình). Cho
dung dịch chuẩn SO2 vào các bình định mức từ 0 đến số 4 với các thể
20
tích tương ứng trong bảng sau. Sau đó, đem dung dịch hấp thụ vào các
ống nghiệm cho đủ 10 mL.
Ống số
Dung dịch
0 1 2 3 4 Mẫu
Dung dịch chuẩn SO2-TCM (mL) 0 0,5 1 1,5 2 -
Dung dịch hấp thụ TCM (mL) 10 9,5 9 8,5 8 -
Dung dịch TCM sau khi lấy mẫu - - - - - 10
Acid sulfamic (mL) 1 1 1 1 1 1
HCHO (cho sau 10 ph) (mL) 2 2 2 2 2 2
Dung dịch PRA (mL) 5 5 5 5 5 5
Nước cất định mức lên 25 mL
Nồng độ SO2 (µg/mL) 0 C
Khối lượng SO2 (µg) 0 C*25
Đối với bình mẫu cần phân tích: lấy 10 mL dung dịch mẫu vừa thu
xong (sau khi lắc đều chai chứa mẫu). Tiếp theo, cho thứ tự các thuốc thử
vào 8 bình định mức như số liệu trong bảng.
Sau khi thêm dung dịch Acid sulfamic, lắc đều, để yên 10 phút mục
đích khử NO2 trong dung dịch hấp thụ, thêm thuốc thử tiếp theo. Sau khi
cho chất tẩy màu PRA vào bình lắc kỹ, định mức với nước cất lên 25 mL.
Sau 30 phút, đem đo độ hấp thu màu ở bước sóng 560 nm trên máy
quang phổ so màu theo thứ tự mẫu đã đánh số (trước 60 phút).
Ghi chú:
- Khoảng xác định SO2 từ 20 – 500 µg/m3
.
- Nếu đã lấy mẫu thử dài hơn 60 phút hoặc nồng độ SO2 cao hơn (đến
khoảng 2000 µg/m3
) thì nên giảm thể tích trong khi lấy mẫu thử.
21
1.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Từ mối quan hệ tương quan giữa độ hấp thu màu và nồng độ của
SO2 trong mẫu, vẽ giản đồ A=f(m), sử dụng phương pháp tổng độ lệch
bình phương cực tiểu để lập phương trình y= ax+b. Từ trị số độ hấp thụ
của dung dịch mẫu A(SO2) suy ra C có trong dung dịch hấp thu từ phương
trình trên. Kết quả biểu diễn bằng đơn vị µg.
Nồng độ SO2 trong không khí được tính bằng công thức sau:
2
1
2
25
1000
SO kk
k
C V
C
V V
 
 

Trong đó:
CSO2 kk: Nồng độ SO2 trong mẫu khí đã thu (µg/m3
)
C x 25: khối lượng SO2 có trong dung dịch phân tích (µg)
V1: Tổng thể tích dung dịch đem hấp thu mẫu (ml)
V2: Thể tích dung dịch hấp thu mẫu lấy ra phân tích (ml)
Vk: Thể tích khí lấy mẫu, tính theo điều kiện chuẩn (lít).
298
(273 )
tt
k
V
V
t


Vtt: thể tích khí lấy mẫu thực tế tại hiện trường ứng với nhiệt độ
t (o
C)
1.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
1 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
1.8. CÂU HỎI
1. Nguyên tắc phân tích SO2 trong không khí?
2. Trình bày quy trình lấy mẫu SO2.
3. Giải thích công thức tính nồng độ SO2 trong không khí?
22
Hình 1.4: Sơ đồ lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu SO2
30 mL dung dịch hấp thụ TCM vào mỗi impinger
Lắp impinger với máy hút khí
Chọn lưu lượng hút 1 L/phút
Chọn thời gian lấy mẫu là 30 phút
Kết thúc lấy mẫu, ghi lại: thể tích, nhiệt độ không khí
Chuyển mẫu vào chai chứa và đem đi phân tích
Chuẩn bị đường chuẩn SO2
Lấy 10 mL dung dịch mẫu thu vào bình định mức
Thêm vào 1 mL acid sufamic (đợi 10 phút)
Thêm vào 2 mL HCHO
Thêm vào 5 mL dung dịch PRA
Định mức bằng nước cất lên 25 mL
Lắc đều và để yên 30 phút
Đem đo ở bước sóng 560 nm
Dùng mẫu trắng (mẫu 0) trong bảng đường chuẩn làm mẫu zero
cho so màu
Tính toán lượng SO2 từ phương trình đường chuẩn
Tính toán nồng độ SO2 trong không khí
23
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU NITROGEN
DIOXIDE (NO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
(Phương pháp GRIESS-SALTZMAN cải biên - TCVN 6137: 2009)
Mục tiêu bài thực hành số 2: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích chỉ tiêu
NO2 trong không khí xung quanh
 Pha chế được các hóa chất dùng trong quá trình thí nghiệm
 Lấy mẫu và phân tích được chỉ tiêu NO2 trong môi trường
không khí xung quanh theo đúng tiêu chuẩn quốc gia
 Đánh giá mức độ ô nhiễm NO2 trong môi trường không khí xung
quanh
2.1. TIÊU CHUẨN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
đối với chỉ tiêu NOx (QCVN 05:2013/BTNMT) như sau:
Bảng 2.1: Chỉ tiêu NO2 trong QCVN 05:2013/BTNMT
Thông số Trung bình
1 giờ
Trung bình
24 giờ
Trung bình
năm
Các oxide của Nito
(NOx), (μg/m3
)
350 125 50
Ghi chú:
1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được
trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một
lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời
gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày
đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các
24
giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định
tại Bảng 2.1
2. Trung bình 24 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được
trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
3. Trung bình năm: Là trung bình số học các giá trị trung bình 24
giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.
2.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Khí NO2 được hấp thụ vào
dung dịch NaOH tạo NaNO2, cho
phản ứng với CH3COOH tạo
thành HNO2. Axít nitơ tác dụng
với acid sulfanilic và N-alpha-
naphthyl-ethylenediamine-
dihydroc lorua cho ra hợp chất
Azoic có màu hồng trong vòng 15 phút.
PHƢƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
Trong dung dịch hấp thụ:
2NO2 + 2NaOH  NaNO2 + NaNO3 + H2O (1)
NaNO2 + CH3COOH  HNO2 + CH3COONa (2)
(Acid sulfanilic) (N-alpha-naphthyl-
ethylenediamine)
Azoic màu hồng
Lưu ý:
Theo phản ứng (1), (2) hai phân
tử NO2 cho một phân tử NO2
-
. Do
vậy, khi định lượng NO2 trong
không khí, phải nhân đôi kết quả.
25
2.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
2.3.1. Dụng cụ - thiết bị lấy mẫu
- Ống hấp thụ (impinger): 3 ống
- Máy hút khí + lưu lượng kế: thiết bị Desaga
- Chai chứa mẫu: 2 chai
- Dây nối
Hình 2.1: Thiết bị Desaga GS212
2.3.2. Dụng cụ phân tích
- Pipet: 2 mL (1 cái), 5 mL (1 cái), 10 mL (1 cái)
- Bình tam giác: 250 (2 cái) 100 mL (1 cái)
- Ống đong 25 mL: 1 cái
- Bình định mức 25 mL: 8 cái
- Bình định mức 50 mL: 1 cái
- Máy quang phổ so màu 300 – 900 nm
Hình 2.2: Impinger
26
2.4. HÓA CHẤT
(1) Dung dịch hấp thụ NaOH 0,1N
Pha 4,0 g NaOH với 0,5 mL
Butanol (C4H9OH) hoặc 1 g NaAsO2
và định mức với nước cất thành
1000 mL
(2) Dung dịch CH3COOH
Dung dịch CH3COOH 10%: Lấy
50 mL CH3COOH đậm đặc (99,5%)
định mức với nước cất thành 500 mL
Dung dịch CH3COOH 5N: Lấy 150 mL CH3COOH đậm đặc (99,5%)
định mức với nước cất thành 500 mL
(3) Thuốc thử Griess A
Lấy 0,5 g acid sulfanilic định mức với acid Acetic 10% thành 150 mL.
Đun nhỏ lửa cho tan.
(4) Thuốc thử Griess B
Cho 0,1g N-(1-Naphthyl) etylendiamin dihydroclorua
([C10H7NH(CH2)2NH2.2HCl]) vào 20 mL nước cất. Đun cách thủy
15 phút cho tan hết) sau đó định mức bằng acid Acetic 10% thành
150ml.
(5) Dung dịch chuẩn NaNO2
Dung dịch chuẩn NaNO2 gốc (0,1 mg NO2 /ml): 0,15 g NaNO2 định
mức với nước cất thành 1000 mL
Dung dịch chuẩn sử dụng (5µg NO2 /ml): 5 mL NaNO2 định mức với
nước cất thành 100 mL
2.5. THỰC NGHIỆM
2.5.1. Lấy mẫu
- Cho 20 mL dung dịch hấp thụ vào mỗi impinger (sử dụng 2
impinger) và lắp bộ lấy mẫu theo Hình 2.3
Lưu ý:
Chỉ trộn dung dịch Griess A
và dung dịch Griess B (tỉ lệ
A:B =1:1) với nhau ngay
khi phân tích. Dung dịch
này không giữ được lâu
27
- Sau khi chọn đúng vị trí thu mẫu,
đầu Impinger phải được đặt quay về
hướng gió tới để giảm nhẹ sức hút của
máy hút khí.
- Chọn thời gian lấy mẫu là 10 phút –
2 giờ.
- Lưu lượng hút từ 0,4 – 0,6 L/phút,
nếu lưu lượng hút lớn thì chất ô nhiễm
không hấp thụ hoàn toàn mà thất thoát
theo dòng khí ra ngoài Impinger, gây sai
số âm cho kết quả.
- Khả năng phân tán khí trong dung
dịch hấp thụ cũng là vấn đề lưu ý, bọt khí
phân tán càng nhỏ, càng đều trong dung
dịch thì hiệu suất hấp thụ càng cao.
- Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích
không khí lấy mẫu và áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí.
- Đậy bình hấp thụ cẩn thận và bảo vệ dung dịch mẫu tránh ánh sáng.
Để yên dung dịch mẫu khoảng 15 phút.
- Do dung dịch mẫu có độ bền với thời gian hạn chế, khoảng thời gian
từ lúc kết thúc lấy mẫu đến lúc bắt đầu tiến hành phép đo với dung dịch
mẫu không quá 20 h.
Hình 2.3: Mô hình lấy mẫu
Lưu ý:
- Ảnh hưởng của sự bay
hơi mẫu có thể bỏ qua khi
thời gian lấy mẫu ngắn.
- Tuy nhiên, với quá trình
lấy mẫu kéo dài, lượng
dung dịch hấp thụ nhỏ và
trong điều kiện không khí
khô thì phải tính đến ảnh
hưởng của sự bay hơi.
- Khoảng xác định NO2 từ
3 – 2000 µg/m3.
28
2.5.2. Phân tích
Lập đƣờng chuẩn:
Lấy 5 bình định mức 25 mL đánh số từ 0 đến 4.
Cho dung dịch chuẩn NO2 nồng độ 5 µg/mL vào các bình định mức
từ 0 đến số 4 với các thể tích tương ứng nêu trong bảng. Sau đó thêm
dung dịch hấp thu vào các ống nghiệm đủ 4 mL.
Ống số
Dung dịch
0 1 2 3 4 Mẫu
Dung dịch chuẩn 5 µg/mL
(mL)
0 0,2 0,4 0,6 0,8 -
Dung dịch hấp thu (mL) 4 3,8 3,6 3,4 3,2 -
Dung dịch hấp thu sau lấy
mẫu
- - - - - 4
Dung dịch axid acetic
(CH3COOH) 5N (mL)
1 1 1 1 1 1
Dung dịch Griess A:B (1:1),
(ml)
1 1 1 1 1 1
Định mức với nước cất lên 25 mL
Nồng độ NO2
-
trong bình
(µg/ml)
0 0,04 0,08 0,12 0,16 C
Lượng NO2
-
trong bình 0 1 2 3 4 C*25
Phân tích mẫu:
Cho 4 mL dung dịch mẫu (làm 2 mẫu hiện trường và 1 mẫu của
phòng thí nghiệm) vào bình định mức. Thêm vào các ống nghiệm mỗi
ống 1 mL acid Acetic 5N.
Trộn dung dịch Griess A và Griess B theo tỉ lệ 1:1, cho vào 8 ống
(5 ống đường chuẩn và 2 ống mẫu khí thu và 1 mẫu phòng thí nghiệm
cung cấp) mỗi ống 1 mL hỗn hợp. Lắc đều, sau 10 phút đo trên máy so
màu tại bước sóng 543 nm để xác định mật độ quang theo sự thay đổi
lượng NO2.
29
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Từ mối quan hệ tương quan giữa độ hấp thu màu và nồng độ của
NO2 trong mẫu, vẽ giản đồ A= f(m), sử dụng phương pháp tổng độ lệch
bình phương cực tiểu để lập phương trình y= ax+b. Từ trị số độ hấp thụ
của dung dịch mẫu A(NO2) suy ra C có trong dung dịch hấp thu từ phương
trình trên. Kết quả biểu diễn bằng đơn vị µg.
Nồng độ NO2 trong không khí được tính bằng công thức sau:
2
1
2
25
1000
NO kk
k
C V
C
V V
 
 

Trong đó:
: Nồng độ NO2 trong mẫu khí đã thu (µg/m3
)
C x 25: khối lượng NO2 có trong dung dịch phân tích (µg)
V1: Tổng thể tích dung dịch đem hấp thu mẫu (mL)
V2: Thể tích dung dịch hấp thu mẫu lấy ra phân tích (mL)
Vk: Thể tích khí lấy mẫu, tính theo điều kiện chuẩn (lít).
298
(273 )
tt
k
V
V
t


Vtt: thể tích khí lấy mẫu thực tế tại hiện trường ứng với nhiệt độ t (o
C)
2.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
2 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
2.8. CÂU HỎI
1. Nguyên tắc phân tích NO2 trong không khí? Trình bày quy trình
lấy mẫu
2. Giải thích công thức tính nồng độ NO2 trong không khí?
30
Hình 2.4: Sơ đồ lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu NO2
20 mL dung dịch hấp thụ NaOH vào mỗi impinger
Lắp impinger với máy hút khí
Chọn lưu lượng hút từ 0,5 L/phút
Chọn thời gian lấy mẫu là 20 phút
Kết thúc lấy mẫu, ghi lại: thể tích, nhiệt độ không khí
Chuyển mẫu vào chai chứa, lắc đều và đem đi phân tích
Chuẩn bị đường chuẩn NO2
Lấy 4 mL dung dịch mẫu thu vào ống nghiệm
Thêm vào 1 mL acid acetic 5N
Thêm vào 1 mL dung dịch Griess A và Griess B theo tỉ lệ 1:1
Định mức lên 25 mL bằng nước cất
Lắc đều và để yên 10 phút
Đem đo ở bước sóng 543 nm
Dùng dung dịch hấp thu (mẫu 0) trong bảng làm mẫu zero so màu
Tính toán lượng NO2 từ phương trình đường chuẩn
Tính toán nồng độ NO2 trong không khí
31
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG BỤI LƠ
LỬNG (TSP) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
(Phương pháp khối lượng - TCVN 5067-1995)
Mục tiêu bài thực hành số 3: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích hàm
lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh.
 Lấy mẫu và phân tích được hàm lượng bụi lơ lửng trong môi
trường không khí xung quanh theo đúng tiêu chuẩn quốc gia.
 Đánh giá mức độ ô nhiễm bụi lơ lửng trong môi trường không
khí xung quanh.
3.1. TIÊU CHUẨN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
đối với với tổng bụi lơ lửng (QCVN 05:2013/BTNMT) như sau:
Bảng 3.1: Chỉ tiêu tổng bụi lơ lửng trong QCVN 05:2013/BTNMT
Thông số Trung bình 1
giờ
Trung bình 24
giờ
Trung bình
năm
Tổng bụi lơ lửng,
(μg/m3
)
300 200 100
Ghi chú:
1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được
trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một
lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng
thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ
theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá
trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định
tại Bảng 3.1
32
2. Trung bình 24 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được
trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
3. Trung bình năm: Là trung bình số học các giá trị trung bình 24
giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.
3.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Phương pháp này dựa trên việc cân trọng lượng bụi thu được trên
giấy lọc, sau khi lấy một thể tích không khí xác định. Giấy được cân
trước và sau khi lấy mẫu trong cùng một điều kiện. Hàm lượng bụi trong
không khí được xác định trên cơ sở chênh lệch trọng lượng của giấy lọc
và thể tích mẫu thu được (>10 mg).
Xác định hạt bụi lơ lửng có kích thước từ 1 đến 100 µm.
Kết quả hàm lượng bụi trong không khí được biểu thị bằng µg/m3
.
3.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
3.3.1. Dụng cụ - thiết bị lấy mẫu
- Đầu lấy mẫu gồm phễu và giấy lọc
- Máy hút khí + lưu lượng kế
- Panh gắp bằng kim loại không rỉ
Hình 3.1: Thiết bị lấy mẫu bụi lơ lửng
3.3.2. Dụng cụ phân tích
- Tủ sấy, cân phân tích 10-4
g.
- Giấy lọc, đĩa petri (3 đĩa)
33
3.4. THỰC NGHIỆM
3.4.1. Lấy mẫu
- Giấy lọc sau khi sấy ở 105o
C trong 2h và để trong bình hút ẩm trong
1 h được cân xác định khối lượng (m1). Giấy lọc nên được đánh số để
tránh nhầm lẫn.
- Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: đầu lọc bụi - lưu lượng kế
(hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút.
- Dùng panh gắn giấy lọc đặt vào phễu, cần lưu ý đảm bảo hệ thống
(đầu lấy mẫu - lưu lượng kế - máy hút) phải kín.
- Mẫu khí được lấy ở độ cao 1,2 – 1,5m so với mặt đất.
- Bật máy hút. Lưu lượng hút khí từ 1,0 – 1,8 m3
/phút. Thời gian hút
khí là 30 phút hoặc hơn. Khi hút đủ thời gian dự định, tắt máy. Ghi lại
thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào
hộp bảo quản (đĩa petri) (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy).
Hình 3.2: Chi tiết thiết bị lấy mẫu bụi lơ lửng
- Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đảm
bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số điểm đo, phân bố các điểm trong
khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những yêu cầu
cụ thể.
- Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí
quyển, nhiệt độ không khí, địa điểm, thời gian, điều kiện khí hậu.
34
3.4.2. Phân tích
Giấy lọc sau khi lấy mẫu được loại ẩm (vẫn đặt trong bao đựng) (sấy ở
60o
C trong 4h và để trong bình hút ẩm trong 24h) và cân xác định khối
lượng (m2) trên cân phân tích.
Hình 3.3: Sơ đồ lấy mẫu và xác định hàm lượng bụi lơ lửng
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Hàm lượng bụi trong không khí được tính theo công thức sau:
6 3
2 1
10 , /
m m
TSP x g m
V



Sấy giấy lọc ở 105oC trong 2h và để trong bình hút ẩm trong 1h
Cân xác định khối lượng (m1)
Lắp ráp dụng cụ lấy bụi
Gắn giấy lọc đặt vào phễu
độ cao lấy mẫu 1,2 – 1,5 m so với mặt đất
Cài đặt lưu lượng máy hút là 400 lít/phút. Thời gian lấy mẫu 30 phút
Bật máy hút, thu một thể tích không khí lớn hơn 1m 3
Ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí,
địa điểm, thời gian, điều kiện khí hậu
Sấy ở 60oC trong 4h và hút ẩm trong 24h, Cân xác định khối lượng (m2)
Tính toán hàm lượng bụi trong không khí
35
Trong đó:
m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg)
m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg)
V: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo, đktc, (lít)
3.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
3 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
3.7. CÂU HỎI
1. Thế nào là bụi lơ lửng? Kích thước của bụi lở lửng?
2. Nguyên tắc xác định nồng độ bụi lơ lửng trong không khí xung
quanh?
3. Trình bày quy trình lấy mẫu và phân tích mẫu
36
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BỤI HÔ HẤP
(PM10 VÀ PM2.5) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
(TCVN 9469:2012 Không khí xung quanh. Xác định khối lượng
bụi trên vật liệu lọc. Phương pháp hấp thụ tia bêta)
Mục tiêu bài thực hành số 4: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích hàm
lượng bụi hô hấp trong không khí xung quanh
 Lấy mẫu và phân tích được hàm lượng bụi hô hấp trong môi
trường không khí xung quanh theo đúng tiêu chuẩn quốc gia
 Đánh giá mức độ ô nhiễm bụi hô hấp trong môi trường không
khí xung quanh
4.1. TIÊU CHUẨN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
đối với với bụi hô hấp (QCVN 05:2013/BTNMT) như sau:
Bảng 4.1: Chỉ tiêu bụi hô hấp trong QCVN 05:2013/BTNMT
Thông số Trung bình 1
giờ
Trung bình 24
giờ
Trung bình
năm
PM10, (μg/m3
) - 150 50
PM2.5, (μg/m3
) - 50 25
Ghi chú:
1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được
trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một
lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời
gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ theo tần
suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được
trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 4.1
37
2. Trung bình 24 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được
trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
3. Trung bình năm: Là trung bình số học các giá trị trung bình 24
giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.
4.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học
nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm.
Bụi PM2.5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học
nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm.
4.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
Hình 4.1: Thiết bị TSIDUSTTRAK Hình 4.2: Nút vặn, đĩa chặn, keo
4.4. THỰC NGHIỆM
Lắp đặt thiết bị đo PM10
Hình 4.3: Lắp đặt thiết bị đo PM10
- Điều chỉnh lưu lượng dòng vào 1,7 lít/phút.
- Sử dụng cyclone và nút vặn màu đen như Hình 4.3
38
Lắp đặt thiết bị đo PM2.5
Hình 4.4: Lắp đặt thiết bị đo PM2.5
- Tắt màn hình
- Tháo nút vặn màu đen.
- Bôi một lớp keo mỏng lên phần trung tâm của đĩa chặn màu xanh
(tránh dính keo lên những phần còn lại).
- Gắn đĩa chặn và nút màu xanh (2,5 µm) vào như hình.
- Điều chỉnh lưu lượng dòng vào là 1,7 lít/phút.
- Mẫu khí được lấy ở độ cao 1,2 – 1,5 m so với mặt đất.
- Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía,
đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số điểm đo, phân bố các điểm
trong khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những
yêu cầu cụ thể.
- Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí
quyển, nhiệt độ không khí, địa điểm, thời gian, điều kiện khí hậu.
4.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
4 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
4.6. CÂU HỎI
1. Bụi PM10, PM2.5 là gì? Vì sao gọi là bụi hô hấp?
2. Ảnh hước của bụi hô hấp đối với sức khỏe con người như thế
nào?
39
PHẦN 2: ĐO ĐẠC VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ
TIÊU TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Bài 5: Độ chiếu sáng trong môi trường làm việc
Bài 6: Đo tiếng ồn trong môi trường làm việc
Bài 7: Lấy mẫu và phân tích nồng độ Carbon dioxide (CO2) trong
môi trường làm việc
40
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
ĐỘ CHIẾU SÁNG TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
(TCVN 7114 - 1 : 2008 ECGÔNÔMI - CHIẾU SÁNG NƠI
LÀM VIỆC - PHẦN 1: TRONG NHÀ)
Mục tiêu bài thực hành số 5: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Đánh giá được điều kiện chiếu sáng tại các nơi làm việc trong
phòng, trong nhà xưởng.
 Trình bày được cường độ chiếu sáng dùng cho kiểu nội thất/
công việc
5.1. TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn quốc gia về độ chiếu sáng nơi làm việc (TCVN 7114 -
1:2008) được quy định cụ thể trong từng lĩnh vực, từng vị trí. Một số ví
dụ được nêu như sau:
Bảng 5.1: Độ chiếu sáng quy định trong TCVN 7114 - 1 : 2008
Loại phòng, công việc
hoặc hoạt động
Độ rọi
duy trì
(̅̅̅̅, Lux)
Hạn chế độ
chói lóa
(URGL)
Chất
lƣợng
màu sắc
Khu vực trong nhà
Tiền sảnh 100 22 60
Phòng đợi 200 22 80
Khu vực lưu thông và hành
lang
100 28 40
Cầu thang, thang cuốn 150 25 40
Căng tin 150 25 40
Phòng gửi đồ, phòng rửa
mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh
200 25 80
Phòng y tế 500 16 90
41
Văn phòng, công sở
Phòng hồ sơ, photocopy,
khu vực đi lại…
300 19 80
Các phòng làm việc chung,
đánh máy, đọc, viết, xử lý
dữ liệu
500 18 80
Phòng đồ họa, thiết kế 750 16 80
Phòng họp 500 19 80
Bàn tiếp tân 300 22 80
Cửa hàng
Khu vực bán hàng nhỏ 200 22 80
Khu vực bán hàng rộng 500 22 80
Quầy thu ngân 500 19 80
Bàn gói đồ 500 19 80
Thư viện
Giá sách 200 19 80
Phòng đọc 500 19 80
Quầy thu ngân, nhận sách 500 19 80
Lớp học – giảng đường
Giảng đường 500 19 80
Bảng đen 500 19 80
Bàn trình diễn 500 19 80
Phòng học mỹ thuật và thủ
công
500 10 80
Phòng học vẽ kỹ thuật 750 19 80
Phòng thực hành và thí
nghiệm
500 19 80
42
Xưởng dạy nghề 500 19 80
Phòng thực hành máy tính 500 19 80
Ghi chú: Những nơi khác xem thêm trong TCVN 7114 - 1 : 2008
Độ rọi duy trì: Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được
nhỏ hơn giá trị này
Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất (UGRL) (limiting unified glare
rating (UGRL)): Giá trị thiết kế của UGR tối đa cho phép đối với hệ
thống chiếu sáng.
5.2. MÔI TRƢỜNG ÁNH SÁNG
Chiếu sáng phù hợp đối với nơi làm việc là bảo đảm khả năng nhìn
được thực hiện dễ dàng và tiện nghi. Vì vậy, kiểm tra hệ thống chiếu
sáng đáp ứng các yêu cầu về định tính và định lượng của môi trường ánh
sáng rất cần thiết trong các họat động, nhà xưởng, nơi làm việc.
Hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo các yêu cầu chung sau (TCVN
7114 - 1:2008):
- Tiện nghi thị giác, ở nơi mà người làm việc có cảm giác dễ chịu,
- Đặc tính thị giác, ở nơi mà người làm việc có khả năng thực hiện
công việc thị giác, nhanh và chính xác thậm chí trong cả những trường
hợp khó và trong thời gian dài.
- An toàn thị giác, dễ dàng phát hiện các chướng ngại và nguy hiểm
khi đi lại
Các thông số chính của môi trường ánh sáng là:
- Sự phân bố độ chói,
- Độ rọi,
- Sự chói lóa
- Hướng chiếu sáng
- Màu sắc của ánh sáng và bề mặt chiếu sáng
- Sự nhấp nháy
- Ánh sáng ban ngày
- Độ duy trì
43
5.3. ĐỘ RỌI SÁNG
Độ rọi và phân bố độ rọi trên vùng làm việc và vùng tiếp giáp sẽ
gây tác động đến năng suất lao động, an toàn và tiện nghi đối với người
thực hiện công việc thị giác.
Trong điều kiện chiếu sáng bình thường để nhận biết được khuôn
mặt của con người thì độ rọi trên mặt ngang phải xấp xỉ bằng 20 lux
và là giá trị nhỏ nhất đưa ra trong thang độ rọi. Thang độ rọi khuyên
dùng như sau:
20-30-50-75-100-150-200-300-500-750-1000-1500-2000-3000-
5000 Lux
Độ rọi duy trì xung quanh vùng làm việc có thể thấp hơn độ rọi làm
việc nhưng không được nhỏ hơn các giá trị trong bảng sau:
Bảng 5.2: Quy định về độ rọi xung quanh khu vực làm việc
(TCVN 7114 - 1:2008)
Độ rọi tại chỗ làm việc
(Lux)
Độ rọi khu vực xung quanh lân cận
(Lux)
≥ 750
500
300
≤ 200
500
300
200
Bằng độ rọi tại chỗ làm việc
5.4. PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA
Hình 5.1: Thiết bị đo ánh sáng Lux kế
44
Độ rọi sáng phải được đo ở các điểm đặc trưng tại các khu vực liên
quan đến khu vực mình cần kiểm tra.
Kết quả đo không được nhỏ hơn giá trị tính toán cho điểm đo.
Độ rọi duy trì được tính toán từ các số liệu đo trên cùng lưới điểm
khi tính toán thiết kế và giá trị này không được nhỏ hơn giá trị quy định
cho công việc.
Các phép đo lặp lại phải thực hiện tại cùng các điểm đo trước đó.
5.5. THỰC HÀNH
Sinh viên đo đạc độ chiếu sáng của các khu vực theo thời gian
1, 2, 3. Mỗi mốc thời gian cách nhau 2 tiếng.
Loại phòng, công việc
hoặc hoạt động
Thời gian 1 Thời gian 2 Thời gian 3
Khu vực trong nhà
Tiền sảnh
Phòng đợi
Khu vực lưu thông và
hành lang
Cầu thang, thang cuốn
Căng tin
Phòng gửi đồ, phòng rửa
mặt, phòng tắm, nhà vệ
sinh
Phòng y tế
Văn phòng, công sở
Phòng hồ sơ, photocopy,
khu vực đi lại…
Các phòng làm việc
chung, đánh máy, đọc,
viết, xử lý dữ liệu
45
Phòng đồ họa, thiết kế
Phòng họp
Bàn tiếp tân
Cửa hàng
Khu vực bán hàng nhỏ
Khu vực bán hàng rộng
Quầy thu ngân
Bàn gói đồ
Thư viện
Giá sách
Phòng đọc
Quầy thu ngân, nhận
sách
Lớp học – giảng đường
Giảng đường
Bảng đen
Bàn trình diễn
Phòng học mỹ thuật và
thủ công
Phòng học vẽ kỹ thuật
Phòng thực hành và thí
nghiệm
Xưởng dạy nghề
Phòng thực hành máy
tính
Đánh giá độ rọi sáng của các khu vực khảo sát.
46
5.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO ĐẠC
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
5 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
5.7. CÂU HỎI
1. Độ rọi sáng duy trì là gì? Đơn vị độ rọi sáng?
2. Vì sao cần phải đảm bảo độ rọi sáng trong môi trường
làm việc
47
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
ĐO TIẾNG ỒN TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
(TCVN 9799:2013- Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn
nghề nghiệp - Phương pháp kỹ thuật)
Mục tiêu bài thực hành số 6: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Đánh giá được mức âm thanh có đủ lớn để gây tổn hại đến khả
năng nghe của người tiếp xúc với nguồn ồn hay không.
 Trình bày được mức áp suất âm tại các vị trí lao động.
6.1. TIÊU CHUẨN
Mức âm liên tục hoặc mức tương đương Leq dBA tại nơi làm việc
không quá 85 dBA trong 8 giờ.
Bảng 6.1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc
(Theo QCVN 24:2016/BYT)
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn Giới hạn cho phép mức áp suất
âm tƣơng đƣơng (LAeq) - dBA
8 giờ 85
4 giờ 88
2 giờ 91
1 giờ 94
30 phút 97
15 phút 100
7 phút 103
3 phút 106
2 phút 109
1 phút 112
30 giây 115
48
Lưu ý: Mức cực đại không quá 115 dBA trong mọi thời điểm
làm việc.
Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc
với tiếng ồn dƣới 80 dBA.
(3) Mức áp suất âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5 dB
so với các giá trị nêu trong mục a, b.
(4) Để đạt được năng suất làm việc tại các vị trí lao động khác nhau
cần đảm bảo mức áp âm tại đó không vượt quá giá trị trong Bảng 6.1
Bảng 6.1: Mức áp suất âm tại các vị trí lao động
Vị trí lao động
Mức âm hoặc mức
âm tương đương
không quá dBA
1. Chỗ làm việc của công nhân, vùng có công
nhân làm việc trong các phân xưởng và trong
nhà máy.
85
2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có
thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm,
các phòng thiết bị máy ính có nguồn ồn.
80
3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông
tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp
máy chính xác, đánh máy chữ.
70
4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế
hoạch, thống kê.
65
5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết
kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng
thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực
nghiệm.
55
6.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
Thiết bị đo được thiết kế để biến đổi các dao động áp suất không
khí thành các dao động điện từ ở các microphone. Máy đo thường có bộ
đổi mạng đặc tính tần số A, B, C hay “lin”. Thông thường hay dùng
mạng đặc tính tần số A vì mạng này tương đối phù hợp với cảm quan của
49
tai người. Các máy còn có khả năng đo giá trị tức thời hay trung bình tích
phân trong những khoảng thời gian hẹn trước.
Hình 6.1: Máy đo tiếng ồng Rion NL-21
6.3. PHƢƠNG PHÁP ĐO
Việc chọn vị trí đo tiếng ồn phụ thuộc vào mục đích được quy định
trong các tiêu chuẩn tương ứng. Nếu không có quy định của các tiêu
chuẩn cụ thể khác, vị trí đo cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Nơi đo cần cách cấu trúc phản xạ âm khoảng 3,5m (như các tấm
tường phẳng lớn), để tránh ảnh hưởng của nhiễu phản xạ. Độ cao để tiến
hành đo là 1,2 đến 1,5m trên mặt đất.
- Nên chỉnh hướng micro sao cho có hướng phù hợp với mục
đích đo.
- Nếu đo trong vùng làm việc của công nhân thì nên đo không quá
gần công nhân 0,5m.
6.4. THỰC NGHIỆM
- Mở máy: bấm On/Off
- Chọn thời gian đo: 15 phút
- Bấm Start để bắt đầu đo
- Bấm recall để coi lại kết quả sau khi kết thúc đo
- Kết quả hiển thị trên màn hình
50
Hình 6.2: Màn hình kết quả
6.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO ĐẠC
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
5 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
6.6. CÂU HỎI
1. Độ ồn là gì? Đơn vị đo độ ồn?
2. Nêu phương pháp đo độ ồn tại khu vực nhà xưởng?
3. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến sức khỏe con người?
51
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7
LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CARBON
DIOXIDE (CO2) TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
(Tiêu chuẩn ngành 52 TCN 353 – 89. Phương pháp hấp thụ bằng baryt)
Mục tiêu bài thực hành số 7: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích chỉ
tiêu CO2 trong môi trường làm việc.
 Pha chế được các hóa chất dùng trong quá trình thí
nghiệm.
 Lấy mẫu và phân tích được chỉ tiêu CO2 trong môi trường làm
việc theo đúng tiêu chuẩn quốc gia.
7.1. TIÊU CHUẨN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nồng độ CO2 trong môi trường làm
việc (QCVN 03: 2019/BYT)
Bảng 7.1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép nồng độ CO2 tại nơi
làm việc (QCVN 03: 2019/BYT)
Thông số Giới hạn tiếp xúc ca
làm việc (TWA)
Giới hạn tiếp xúc
ngắn (STEL)
Carbon dioxide (CO2),
(mg/m3
)
9.000 18.000
7.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Carbon dioxide được hấp thụ bằng dung dịch Bari hydroxide
(Ba(OH)2) tạo ra bari carbonate (BaCO3). Lượng Ba(OH)2 dư được
chuẩn độ bằng dung dịch acid oxalic với chất chỉ thị là
phenolphtalein.
52
PHƢƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
Trong dung dịch hấp thụ:
CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 + H2O (1)
Phân tích trong phòng thí nghiệm:
Ba(OH)2 + HOOC-COOH  Ba(COO)2 + 2H2O (2)
7.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
7.3.1. Dụng cụ - thiết bị lấy mẫu
- Ống hấp thụ (impinger): 3 ống
- Máy hút khí + lưu lượng kế: thiết bị Desaga
- Chai chứa mẫu: 3 chai
- Dây nối
Hình 7.1: Thiết bị Desaga GS212
7.3.2. Dụng cụ phân tích
- Pipet: 2 mL (1 cái), 5 mL (1 cái),
10 mL (1 cái)
- Buret 50 mL: 1 cái
- Bình tam giác: 6 cái
- Ống đong 25 mL: 1 cái
Hình 7.2: Impinger
53
7.4. HÓA CHẤT
(1) Dung dịch hấp thụ Baryt
Lấy 1,4 g Ba(OH)2.2H2O + 0,08g BaCl2 pha với nước cất thành
1000 mL
(2) Dung dịch acid oxalic
Lấy 0,56 g acid oxalic (C2H2O4) định mức với 1000 mL nước cất
(1 mL dung dịch acid oxalic tương được với 0,1 mL carbon dioxide)
(3) Phenolphtalein 0,1%
Lấy 0,1 g định mức lên 100 mL bằng cồn etylic 90o
(4) Thuốc thử Griess B
7.5. THỰC NGHIỆM
7.5.1. Lấy mẫu
- Cho 20 mL dung dịch hấp thụ Ba(OH)2 vào một impinger và lắp
bộ lấy mẫu theo Hình 7.3
- Chọn thời gian lấy mẫu là 10 phút
- Lưu lượng hút từ 2 L/phút
Hình 7.3: Mô hình lấy mẫu
- Khả năng phân tán khí trong dung dịch hấp thụ cũng là vấn đề lưu ý,
bọt khí phân tán càng nhỏ, càng đều trong dung dịch thì hiệu suất hấp thụ
càng cao.
54
- Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí
quyển, nhiệt độ không khí.
- Mẫu sau khi lấy phải phân tích ngay, nếu không phải lưu trữ ở
5o
C và không lâu hơn 24h.
7.5.2. Phân tích
Lắc đều mẫu sau đó lấy ra 10 mL cho vào bình tam giác. Thêm vào
đó 4 giọt phenolthalein và chuẩn độ với dung dịch acid oxalic đến vừa
hết màu hồng. Ghi lại thể tích acid oxalic đã dùng.
Tiến hành song song một mẫu đối chứng. Lấy 10 mL dung dịch
hấp thụ (dung dịch barit mới), cho vào bình tam giác. Thêm vào đó 4 giọt
phenolthalein, và chuẩn độ với dung dịch acid oxalic đến vừa hết màu
hồng. Ghi lại thể tích acid oxalic đã dùng.
Ghi chú:
Trường hợp nếu cho phenolphthalein vào dung dịch đã hấp phụ mà
không xuất hiện màu hồng, là do lượng CO2 quá cao, không đủ
lượng Ba(OH)2 tương ứng. Lúc đó, tiến hành lại từ đầu với lượng
Ba(OH)2 lớn hơn.
7.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nồng độ CO2 trong không khí được tính như sau:
  2
2
2 2 4
1 2
3 5
1 1
1000
CO
CO s
H C O
M
C C V V
M V V
      
Trong đó:
là hàm lượng CO2 trong mẫu đã thu, mg/m3
CS là nồng độ dung dịch chuẩn H2C2O4, mg/ml
V1 là thể tích dung dịch H2C2O4 dùng chuẩn độ mẫu trắng (tổng
Ba(OH)2 mL
V2 là thể tích dung dịch H2C2O4 dùng chuẩn độ lượng V5 của mẫu
(lượng Ba(OH)2 dư), mL
55
V3 là thể tích không khí đã thu, l
V4 tổng thể tích dung dịch đã hấp thu, mL
V5 là thể tích dung dịch đã hấp thu đem đi chuẩn độ, mL
MCO2 là phân tử gam của CO2, g/mol
là phân tử gam của H2C2O4, g/mol
7.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
5 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
7.8. CÂU HỎI
1. Nêu nguyên tắc xác định CO2 trong không khí?
2. Giải thích công thức tính nồng độ CO2
56
PHẦN 3: VẬN HÀNH MÔ HÌNH XỬ LÝ KHÍ THẢI
NỘI DUNG THỰC HÀNH
Bài 8: Mô hình buồng lắng bụi nhiều tầng
Bài 9: Mô hình buồng lắng bụi vách ngăn
Bài 10: Mô hình cyclone
Bài 11: Mô hình lọc bụi túi vải
Bài 12: Mô hình tháp hấp phụ khí VOCs bằng than hoạt tính
Bài 13: Mô hình tháp hấp thụ khí SO2
YÊU CẦU
- Sinh viên phải đọc giáo
trình hướng dẫn thực
hành, tham khảo tài liệu
liên quan.
- Tìm hiểu thiết bị nhằm
biết cách tiến thực hành,
vạch kế hoạch làm việc
và phân công trong
nhóm.
- Chuẩn bị vật dụng thực
hành theo yêu cầu.
Trước thực hành
- Nộp số liệu sau mỗi
buổi thực hành theo mẫu
- Mỗi nhóm sinh viên
phải làm một bản báo cáo
kết quả thu được.
Sau thực hành
Thực
hành
57
BÀI THỰC HÀNH SỐ 8
MÔ HÌNH BUỒNG LẮNG BỤI NHIỀU TẦNG
Mục tiêu bài thực hành số 8: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Mô tả được mô hình xử lý bụi lắng bằng buồng lắng bụi
 Vận hành được mô hình
 Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình
 Rèn luyện khả năng làm việc nhóm
8.1. LÝ THUYẾT
Mô hình buồng lắng bụi nhiều
tầng hoạt động dựa trên nguyên
tắc: Dòng khí mang bụi khi đi vào
buồng lắng bụi có tiết diện lớn hơn
nhiều lần so với đường ống dẫn khí
nên vận tốc dòng mang bụi trong
buồng lắng giảm xuống rất nhỏ, nhờ
thế hạt bụi đủ thời gian để rơi xuống
chạm đáy dưới tác dụng của trọng lực
và bị giữ lại ở đó.
Hình 8.1: Mô hình buồng
lắng bụi nhiều tầng
8.2. Dụng cụ - thiết bị
- Lưu lượng kế hoặc bộ đếm thể tích khí
- Máy hút không khí
- Đầu lấy bụi gồm phễu và giấy lọc
- Hộp bảo quản mẫu
- Cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg.
- Bộ rây
8.3. Thực nghiệm
8.3.1. Chuẩn bị lấy mẫu
58
Bước 1: Bụi được rây để xác định tỉ lệ khối lượng dựa trên kích
thước hạt trước khi thí nghiệm.
Bảng 8.1: Bảng thành phần kích thước hạt bụi cần đạt
Kích thước hạt bụi,
mm
< 0,15 0,15 – 0,2 0,2 – 0,45 Tổng cộng
% 10 20 70 100
Khối lượng, g 0,5 1,0 3,5 5,0
Bước 2: Giấy lọc được đánh số, loại ẩm (sấy 2h trong tủ sấy ở
105o
C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối
lượng (m1).
Bƣớc 3: Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: Bộ tách các hạt bụi
thô - đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút.
Bước 4: Dùng panh gắp giấy lọc đặt vào giá phễu, cần lưu ý đảm
bảo hệ thống: Đầu lấy mẫu lưu lượng kế máy hút phải kín.
8.3.2. Chuẩn bị vận hành mô hình
Bước 5: Đo kích thước mô hình, đo kích thước đường ống vào,
đường ống ra của mô hình
Bước 6: Tính toán lưu lượng khí phù hợp cho vận hành mô hình
8.3.3. Thực hành
(1) Đánh giá hiệu quả của buồng lắng bụi không vách ngăn
Bước 7: Tháo các vách ngăn trong buồng lắng bụi, làm sạch buồng
lắng bụi. Đậy kín buồng lắng bụi.
Bước 8: Cho bụi vào buồng lắng bụi đều tay (5 g trong một khoảng
thời gian xác định, ví dụ 5 phút).
Bước 9: Bật máy hút, thu một thể tích không khí xác định (V) lớn
hơn 20 lít qua đầu lọc bụi. Khi hút đủ thể tích dự định, tắt máy. Ghi lại
thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào
hộp bảo quản (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy).
59
Bước 10: Giấy lọc chứa bụi được sấy 2h trong tủ sấy ở 105o
C và
để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m2).
(2) Đánh giá hiệu quả của buồng lắng bụi có 2 vách ngăn
Bước 11: Làm sạch buồng lắng bụi, gắn vách ngăn thứ 2 và thứ 4
vào buồng lắng bụi.
Thực hiện lại bước 8, 9, 10.
(3) Đánh giá hiệu quả của buồng lắng bụi có 4 vách ngăn
Bước 12: Làm sạch buồng lắng bụi, gắn 4 vách ngăn vào buồng
lắng bụi.
Thực hiện lại bước 8, 9, 10.
Hình 8.2: Sơ đồ thực hành
8.4. Xử lý số liệu
Phương pháp này dựa trên việc cân trọng lượng bụi thu được trên
giấy lọc, sau khi lọc một thể tích không khí xác định. Giấy được cân
trước và sau khi lấy mẫu trong cùng một điều kiện. Nồng độ bụi trong
không khí được xác định trên cơ sở chênh lệch trọng lượng của giấy lọc
và thể tích mẫu thu được.
60
Hình 8.3: Mô hình buồng lắng bụi nhiều tầng
Nồng độ bụi được tính theo công thức sau:
Cbụi
 
2 1
1000
tc
m m
V

  , mg/m3
Trong đó:
m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg);
m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg);
Vtc: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo đktc, (lít).
Ghi chú:
Thể tích không khí ghi nhận bằng máy chỉ là thể tích không khí ở
nhiệt độ thực tế, cần chuyển về điều kiện tiêu chuẩn (25o
C, 1atm) để
so sánh với QCVN.
So sánh hiệu quả lắng bụi của buồng lắng bụi không vách ngăn, 2
vách ngăn và 4 vách ngăn.
8.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
6 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
8.6. CÂU HỎI
1. Trình bày nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi nhiều tầng?
2. Hiệu quả của buồng lắng thay đổi như thế nào khi bỏ bớt số
tầng? Vì sao?
61
BÀI THỰC HÀNH SỐ 9
MÔ HÌNH BUỒNG LẮNG VÁCH NGĂN
Mục tiêu bài thực hành số 9: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Mô tả được mô hình xử lý bụi lắng bằng buồng lắng bụi vách
ngăn
 Vận hành được mô hình
 Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình
 Rèn luyện khả năng làm việc nhóm
9.1. LÝ THUYẾT
Khi đột ngột thay
đổi hướng chuyển động
của dòng khí, các hạt bụi
dưới tác dụng của lực
quán tính tiếp tục chuyển
động theo hướng cũ và
tách ra khỏi khí, rơi vào
bình chứa. Đó là nguyên
lý hoạt động của thiết bị
lắng vách ngăn. Hình 9.1: Mô hình buồng lắng bụi
vách ngăn
9.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
- Lưu lượng kế hoặc bộ đếm thể tích khí.
- Máy hút không khí.
- Đầu lấy bụi gồm phễu và giấy lọc.
- Hộp bảo quản mẫu.
- Cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg.
- Bộ rây.
9.3. THỰC NGHIỆM
9.3.1. Chuẩn bị
62
Bước 1: Bụi được rây để xác định tỉ lệ khối lượng dựa trên kích thước
hạt trước khi thí nghiệm.
Bảng 9.1: Bảng thành phần kích thước hạt bụi cần đạt
Kích thước hạt bụi,
mm
< 0,15 0,15 – 0,2 0,2 – 0,45 Tổng cộng
% 10 20 70 100
Khối lượng, g 0,5 1 3,5 5
Bước 2: Giấy lọc được đánh số, loại ẩm (sấy 2h trong tủ sấy ở
105o
C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối
lượng (m1).
Bƣớc 3: Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: Bộ tách các hạt bụi
thô - đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút.
Bước 4: Dùng panh gắp giấy lọc đặt vào giá phễu, cần lưu ý đảm
bảo hệ thống: Đầu lấy mẫu lưu lượng kế máy hút phải kín.
9.3.2. Chuẩn bị vận hành mô hình
Bước 5: Đo kích thước mô hình, đo kích thước đường ống vào,
đường ống ra của mô hình
Bước 6: Tính toán lưu lượng khí phù hợp cho vận hành mô hình
9.3.3. Thực hành
(1) Đánh giá hiệu suất của mô hình
Bước 7: Làm sạch buồng lắng bụi. Đậy kín buồng lắng bụi vách
ngăn.
Bước 8: Cho bụi vào buồng lắng bụi đều tay (5 g trong một khoảng
thời gian xác định, ví dụ 5 phút).
Bước 9: Bật máy hút, thu một thể tích không khí xác định (V) lớn
hơn 20 lít qua đầu lọc bụi. Khi hút đủ thể tích dự định, tắt máy. Ghi lại
thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào
hộp bảo quản (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy).
Bước 10: Giấy lọc chứa bụi được sấy 2h trong tủ sấy ở 105o
C và
để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h; cân xác định khối lượng (m2).
63
(2) Đánh giá kích thước bụi xử lý hiệu quả
Bước 11: Thu lượng bụi trong thùng chứa bụi, cân xác định
khối lượng.
Bước 12: Rây bụi theo kích thước hạt < 0,15 mm; 0,15 – 0,2 mm;
0,2 – 0,45 mm. Cân xác định khối lượng theo kích thước hạt.
Hình 9.2: Sơ đồ thực hành
9.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nồng độ bụi được tính theo công thức sau:
Cbụi
 
2 1
1000
tc
m m
V

  , mg/m3
Trong đó:
m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg);
m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg);
Vtc: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo đktc, (lít).
64
Ghi chú:
Thể tích không khí ghi nhận bằng máy chỉ là thể tích không khí ở
nhiệt độ thực tế, cần chuyển về điều kiện tiêu chuẩn (25o
C, 1atm) để
so sánh với QCVN.
Thu một lượng bụi trong buồng chứa bụi và xác định tỉ lệ kích
thước hạt bụi được giữ lại:
- Cân khối lượng bụi trong buồng chứa bụi.
- Rây ra kích thước hạt bụi theo kích thước ban đầu.
- Tính phần trăm lượng hạt bụi có kích thước nào được giữ lại
nhiều nhất.
9.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
7 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
9.6. CÂU HỎI
1. Trình bày nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi vách ngăn?
2. Vì sao khoảng cách giữa các tấm vách càng về sau càng tăng?
65
BÀI THỰC HÀNH SỐ 10
MÔ HÌNH CYCLONE
Mục tiêu bài thực hành số 10: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Mô tả được mô hình xử lý bụi bằng lực ly tâm
 Vận hành được mô hình
 Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình
 Rèn luyện khả năng làm việc nhóm
10.1. LÝ THUYẾT
Mô hình cyclone hoạt động dựa trên nguyên tắc. Dòng khí
nhiễm bụi được đưa vào phần trên của cyclone. Thân cyclone thường là
hình trụ có đáy là chóp cụt. Ống khí vào thường có dạng khối hình chữ
nhật, được bố trí theo phương tiếp tuyến với thân cyclone. Khí sạch (khí
sau khi xử lý) được đưa ra ở phía trên đỉnh thiết bị bởi ống tròn. Khí vào
cyclone thực hiện chuyển động xoắn ốc, dịch chuyển xuống dưới và hình
thành dòng xoáy ngoài. Lúc đó, các hạt bụi, dưới tác dụng của lực ly tâm,
văng vào thành cyclone. Tiến gần đến đáy chóp, dòng khí bắt đầu quay
ngược trở lại và chuyển động lên trên hình thành dòng xoắn trong. Các
hạt bụi văng đến thành, dịch chuyển xuống dưới nhờ lực đẩy của dòng
xoáy và trọng lực và từ đó ra khỏi cyclone, qua ống xả bụi.
Hình 10.1: Mô hình cyclone
66
10.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
- Lưu lượng kế hoặc bộ đếm thể tích khí
- Máy hút không khí
- Đầu lấy bụi gồm phễu và giấy lọc
- Hộp bảo quản mẫu
- Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg
10.3. THỰC NGHIỆM
10.3.1. Chuẩn bị
Bước 1: Bụi được rây để xác định tỉ lệ khối lượng dựa trên kích
thước hạt trước khi thí nghiệm.
Bảng 10.1: Bảng thành phần kích thước hạt bụi cần đạt
Kích thước hạt bụi,
mm
< 0,15 0,15 – 0,2 0,2 – 0,45 Tổng cộng
% 10 20 70 100
Khối lượng, g 0,5 1 3,5 5
Bước 2: Giấy lọc được đánh số, loại ẩm (sấy 2h trong tủ sấy ở
105o
C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối
lượng (m1). Làm ẩm giấy lọc.
Bƣớc 3: Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: Bộ tách các hạt bụi
thô - đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút.
Bước 4: Dùng panh gắp giấy lọc đặt vào giá phễu, cần lưu ý đảm
bảo hệ thống: Đầu lấy mẫu lưu lượng kế máy hút phải kín.
10.3.2. Chuẩn bị vận hành mô hình
Bước 5: Đo kích thước mô hình, đo kích thước đường ống vào,
đường ống ra của mô hình
Bước 6: Tính toán lưu lượng khí phù hợp cho vận hành mô hình
10.3.3. Thực hành
(1) Đánh giá hiệu suất của mô hình
67
Bước 7: Làm sạch Cyclone.
Bước 8: Cho bụi vào Cyclone (5g trong một khoảng thời gian xác
định, ví dụ 5 phút).
Bước 9: Bật máy hút, thu một thể tích không khí xác định (V) lớn
hơn 20 lít qua đầu lọc bụi. Khi hút đủ thể tích dự định, tắt máy. Ghi lại
thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào
hộp bảo quản (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy).
Bước 10: Giấy lọc chứa bụi được sấy 2h trong tủ sấy ở 105o
C
và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối
lượng (m2).
(2) Đánh giá kích thước bụi xử lý hiệu quả
Bước 11: Thu lượng bụi trong thùng chứa bụi, cân xác định khối
lượng
Bước 12: Rây bụi theo kích thước hạt < 0,15 mm; 0,15 – 0,2 mm;
0,2 – 0,45 mm. Cân xác định khối lượng theo kích thước hạt.
Hình 10.2: Sơ đồ thực hành
68
10.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nồng độ bụi được tính theo công thức sau:
Cbụi
( )
2 1
1000
tc
m m
V
−
= × , mg/m3
Trong đó:
m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg);
m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg);
Vtc: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo đktc, (lít).
Ghi chú:
Thể tích không khí ghi nhận bằng máy chỉ là thể tích không khí ở
nhiệt độ thực tế, cần chuyển về điều kiện tiêu chuẩn (25o
C, 1atm) để
so sánh với QCVN.
Thu một lượng bụi trong buồng chứa bụi và xác định tỉ lệ kích
thước hạt bụi được giữ lại:
- Cân khối lượng bụi trong buồng chứa bụi.
- Rây ra kích thước hạt bụi theo kích thước ban đầu.
- Tính phần trăm lượng bụi có kích thước nào được giữ lại nhiều nhất.
10.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
8 (phần phụ lục).
10.6. CÂU HỎI
1. Trình bày nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi vách ngăn?
2. Cyclone sử dụng quạt hút hay quạt thổi?
3. Hiệu quả của cyclone chùm cho với cyclone đơn
69
BÀI THỰC HÀNH SỐ 11
MÔ HÌNH THU BỤI BẰNG TÚI VẢI
Mục tiêu bài thực hành số 11: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Mô tả được mô hình xử lý bụi bằng phương pháp lọc
 Vận hành được mô hình
 Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình
 Rèn luyện khả năng làm việc nhóm
11.1. LÝ THUYẾT
Hình 11.1: Mô hình xử lý bụi bằng túi vải
Mô hình túi vải hoạt động dựa trên nguyên tắc. Dòng khí nhiễm
bụi được đưa vào cửa dưới của mô hình, đi qua túi vải. Phần bụi được
Túi vải
Buồng chứa bụi
Khí ra
Khí vào
Van xả bụi
70
giữ lại bên trong túi vải còn phần khí sạch thoát ra ngoài theo cửa thoát ở
phía trên mô hình. Sau một thời gian hoạt động mô hình, bụi bám đầy
trên bề mặt bên trong túi vải gây ra tổn thất áp suất. Do đó, quá trình rũ
bụi được thực hiện. Túi vải được rung rũ nhờ thiết bị truyền động bên
trên. Bụi được rũ sẽ rơi xuống hố thu bụi.
11.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
- Lưu lượng kế hoặc bộ đếm thể tích khí
- Máy hút không khí
- Đầu lấy bụi gồm phễu và giấy lọc
- Hộp bảo quản mẫu
- Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg
- Bộ rây
11.3. THỰC NGHIỆM
11.3.1. Chuẩn bị
Bước 1: Bụi được rây để xác định tỉ lệ khối lượng dựa trên kích
thước hạt trước khi thí nghiệm.
Bảng 11.1: Bảng thành phần kích thước hạt bụi cần đạt
Kích thước hạt bụi,
mm
< 0,15 0,15 – 0,2 0,2 – 0,45 Tổng cộng
% 10 20 70 100
Khối lượng, g 0,5 1 3,5 5
Bước 2: Giấy lọc được đánh số, loại ẩm (sấy 2h trong tủ sấy ở
105o
C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối
lượng (m1). Làm ẩm giấy lọc.
Bước 3: Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: Bộ tách các hạt bụi
thô - đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút.
Bước 4: Dùng panh gắp giấy lọc đặt vào giá phễu, cần lưu ý đảm
bảo hệ thống: Đầu lấy mẫu lưu lượng kế máy hút phải kín.
71
11.3.2. Chuẩn bị vận hành mô hình
Bước 5: Đo kích thước mô hình, đo kích thước đường ống vào,
đường ống ra của mô hình
Bước 6: Tính toán lưu lượng khí phù hợp cho vận hành mô hình
11.3.3. Thực hành
(1) Đánh giá hiệu suất của mô hình
Bước 7: Làm sạch túi vải
Bước 8: Cho bụi vào mô hình đều tay (5g trong một khoảng thời
gian xác định, ví dụ 5 phút).
Bước 9: Bật máy hút, thu một thể tích không khí xác định (V) lớn
hơn 20 lít qua đầu lọc bụi. Khi hút đủ thể tích dự định, tắt máy. Ghi lại
thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào
hộp bảo quản (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy).
Bước 10: Giấy lọc chứa bụi được sấy 2h trong tủ sấy ở 105o
C và
để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m2)
(2) Đánh giá kích thước bụi xử lý hiệu quả
Bước 11: Thu lượng bụi trong thùng chứa bụi, cân xác định khối
lượng
Bước 12: Rây bụi theo kích thước hạt < 0,15 mm; 0,15 – 0,2 mm;
0,2 – 0,45 mm. Cân xác định khối lượng theo kích thước hạt.
72
Hình 10.2: Sơ đồ thực hành
11.4. Xử lý số liệu
Nồng độ bụi được tính theo công thức sau:
Cbụi
 
2 1
1000
tc
m m
V

  , mg/m3
Trong đó:
m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg)
m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg)
Vtc: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo đktc, (lít).
Ghi chú:
Thể tích không khí ghi nhận bằng máy chỉ là thể tích không khí ở
nhiệt độ thực tế, cần chuyển về điều kiện tiêu chuẩn (25o
C, 1atm) để
so sánh với QCVN.
Thu một lượng bụi trong buồng chứa bụi và xác định tỉ lệ kích
thước hạt bụi được giữ lại:
- Cân khối lượng bụi trong buồng chứa bụi.
- Rây ra kích thước hạt bụi theo kích thước ban đầu.
- Tính phần trăm lượng hạt bụi có kích thước được giữ lại nhiều nhất.
11.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
9 (phần phụ lục).
73
11.6. CÂU HỎI
1. Trình bày nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi vách ngăn?
2. Mô hình làm sạch bụi bằng phương pháp nào?
3. Mô hình này khác gì với túi vải sử dụng phương pháp làm sạch
bằng khí nén?
74
BÀI THỰC HÀNH SỐ 12
MÔ HÌNH HẤP PHỤ KHÍ VOCs
BẰNG THAN HOẠT TÍNH
Mục tiêu bài thực hành số 12: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Mô tả được mô hình xử lý xử lý hơi khí độc bằng hấp phụ.
 Vận hành được mô hình.
 Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình.
 Rèn luyện khả năng làm việc nhóm.
12.1. MÔ HÌNH HẤP PHỤ
Hình 12.1: Mô hình hấp phụ
Quạt hút
Tầng 2: than
hoạt tính
Ống dẫn
khí vào
Tầng 1: than
hoạt tính
Cửa quan sát
Ống dẫn khí ra
75
Nguyên tắc hoạt động mô hình: Khí thải chứa VOCs được hút
bằng quạt hút đi vào mô hình từ bên dưới, sau đó khí thải đi qua lớp
than hoạt tính bên trong thân của tháp hấp phụ. Lúc này, VOCs được
giữ lại trên bể mặt và lỗ rỗng của than hoạt tính, và khí sạch được hút
ra ngoài.
12.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HẤP PHỤ CỦA THAN HOẠT TÍNH
Hấp phụ hơi VOCs bằng than hoạt tính.
Tính toán hiệu quả hấp phụ dựa trên khả năng hấp phụ khi thay đổi
lượng than hoạt tính, thời gian hấp phụ.
12.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ
- Than hoạt tính: 5 kg
- Bộ tạo khí VOCs
- Thiết bị phân tích VOCs
12.4. VẬN HÀNH
- Cho than hoạt tính vào mô hình với từng lượng khác nhau như
trong bảng 12.1.
- Mở bơm hút khí hút và đo mẫu VOCs sau 5 phút ở mỗi lần
thêm than hoạt tính.
Bảng 12.1: Xác định nồng độ VOCs theo lượng than hoạt tính
STT Khối lượng lớp than
VOCs ban
đầu
VOCs sau
xử lý
Hiệu suất
1 0
2 1 kg
3 2 kg
4 3 kg
5 4 kg
Sau khi đo VOCs sau xử lý ở lượng than cuối cùng, tiến hành đo nồng
độ VOCs theo thời gian.
76
Bảng 12.2. Xác định nồng độ VOCs theo thời gian xử lý
STT Thời gian
VOCs ban
đầu
VOCs sau
xử lý
Hiệu suất
1 0
2 5
3 10
4 20
5 30
6 50
7 70
8 90
9 120
10 150
12.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Hiệu xuất xử lý:
% 100
VOC bđ VOC sau XL
VOC sau XL
C C
H
C

 
Trong đó:
: Nồng độ VOCs của khí thải trước khi xử lý bằng than hoạt
tính, mg/m3
: Nồng độ VOCs của khí thải sau khi xử lý bằng than
hoạt tính, mg/m3
12.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
10 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
12.8. CÂU HỎI
1. Tháp hấp phụ được sử dụng để xử lý chủ yếu những chất khí nào?
2. Ưu nhược điểm của tháp hấp phụ?
77
Dung dịch hấp thu
BÀI THỰC HÀNH SỐ 13
MÔ HÌNH HẤP THỤ KHÍ SO2
Mục tiêu bài thực hành số 13: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:
 Mô tả được mô hình xử lý hơi khí độc bằng hấp thụ.
 Vận hành được mô hình.
 Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình.
 Rèn luyện khả năng làm việc nhóm.
12.1. MÔ HÌNH HẤP THỤ
Mô hình tháp hấp thu được biểu diễn như hình vẽ sau:
Hình 13.1: Mô hình hấp thụ
Khí thải vào
Khí thải ra
Dung dịch hấp thụ ra
Vật liệu đệm
78
Nguyên lý hoạt động: Khí thải chứa chất ô nhiễm (SO2) được đưa
từ dưới lên, đi qua lớp vật liệu đệm. Dung dịch hấp thụ (Ca(OH)2) được
phun từ trên xuống, tiếp xúc với khí thải ở bề mặt vật liệu đệm. Các
thành phần ô nhiễm sẽ bị giữ lại do tiếp xúc hóa học và vật lý với dung
dịch hấp thu, còn khí sạch thoát ra ngoài. Phần cặn rắn bị nước cuốn trôi
xuống bên dưới và được xả định kỳ dưới dạng bùn.
12.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HẤP THỤ KHÍ SO2
Hấp thụ khí SO2 bằng vật liệu đệm với dung dịch hấp thụ là dung
dịch Ca(OH)2.
Tính toán hiệu quả hấp thụ dựa trên khả năng hấp thụ khi thay đổi
nồng độ Ca(OH)2.
Tính toán hiệu quả hấp thụ dựa trên khả năng hấp thụ khi thay đổi
lưu lượng khí thải.
12.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - HÓA CHẤT
- Bộ tạo khí SO2
- Hơi SO2
- Ca(OH)2
12.4. VẬN HÀNH
Mở van hút khí và vận hành lưu lượng thay đổi theo Q1 đến Q3 theo
ba nồng độ như số liệu trong bảng
Nồng độ
Ca(OH)2
mg/L
Lưu
lượng
khí thải
SO2
Nồng độ ban
đầu, mg/m3
Nồng độ sau
xử lý, mg/m3
Hiệu suất,
%
Nồng độ
1
Q1
Q2
Q3
Nồng độ
2
Q1
Q2
Q3
Nồng độ
3
Q1
Q2
Q3
79
12.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Hiệu xuất xử lý:
2 2
2
% 100
SO bđ SO sau XL
SO sau XL
C C
H
C

 
Trong đó:
: Nồng độ SO2 của khí thải trước khi xử lý bằng than hoạt
tính, mg/m3
: Nồng độ SO2 của khí thải sau khi xử lý bằng than hoạt
tính, mg/m3
12.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO
11 (phần phụ lục).
Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần
phụ lục) sau khi kết thúc môn học.
12.7. CÂU HỎI
1. Các dung dịch hấp thu thường dùng để xử lý SO2 trong khí thải?
2. So sánh tháp đệm và tháp rỗng.
80
PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO 1
NHÓM:________________________
LỚP :________________________
NGÀY :________________________
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SULFUR
DIOXIDE (SO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
1. Lấy mẫu:
Sinh viên ghi chú các thông số sau trong quá trình lấy mẫu tại hiện trường:
Ghi nhận Mẫu hiện trƣờng
Vị trí (tọa độ)
Cách đường giao thông (m)
Điều kiện thời tiết
Nhiệt độ
Thời gian lấy mẫu (phút)
Lưu lượng hút khí (L/phút)
Thể tích dung dịch hấp thu (ml)
Thể tích mẫu khí (L)
Ghi chú khác
2. Phân tích mẫu:
Thể tích Thiosulfate chuẩn độ cho mẫu trắng, mL A = ................... mL
Thể tích Thiosulfate chuẩn độ cho mẫu, mL B = .................... mL
=....................mg/L
Ống số
Dung dịch 0 1 2 3 4
Mẫu
hiện
trường
Mẫu
PTN
Hàm lượng SO2 (µg/ml)
Độ hấp thu A
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf
Thực tập Xử lý khí thải.pdf

More Related Content

What's hot

Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfThực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Man_Ebook
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải ngành nhuộm
Đề tài: Hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải ngành nhuộmĐề tài: Hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải ngành nhuộm
Đề tài: Hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải ngành nhuộm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài tập kỹ thuật phản ứng
Bài tập kỹ thuật phản ứngBài tập kỹ thuật phản ứng
Bài tập kỹ thuật phản ứng
Man_Ebook
 
Báo cáo chưng cất
Báo cáo chưng cấtBáo cáo chưng cất
Báo cáo chưng cất
*3560748*
 
Ebook hóa học môi trường pgs. pts. đặng kim chi 761087
Ebook hóa học môi trường   pgs. pts. đặng kim chi 761087Ebook hóa học môi trường   pgs. pts. đặng kim chi 761087
Ebook hóa học môi trường pgs. pts. đặng kim chi 761087
cuongpham21121983
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Thành Lý Phạm
 
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdfĐánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Nhuoc Tran
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài giảng độc học môi trường
Bài giảng độc học môi trườngBài giảng độc học môi trường
Bài giảng độc học môi trường
Thiện Vĩnh
 
Các thông số đánh giá chất lượng nước
Các thông số đánh giá chất lượng nướcCác thông số đánh giá chất lượng nước
Các thông số đánh giá chất lượng nướcÁi Như Dương
 
Bài giảng chương 4 phân tích nước
Bài giảng chương 4 phân tích nướcBài giảng chương 4 phân tích nước
Bài giảng chương 4 phân tích nướcNhat Tam Nhat Tam
 
Seminar nhung tien bo trong hoa hoc xanh co2 sieu toi han
Seminar nhung tien bo trong hoa hoc xanh co2 sieu toi hanSeminar nhung tien bo trong hoa hoc xanh co2 sieu toi han
Seminar nhung tien bo trong hoa hoc xanh co2 sieu toi han
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An DươngTính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
phamhieu56
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Nhuoc Tran
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfThực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
 
Đề tài: Hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải ngành nhuộm
Đề tài: Hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải ngành nhuộmĐề tài: Hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải ngành nhuộm
Đề tài: Hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải ngành nhuộm
 
Bài tập kỹ thuật phản ứng
Bài tập kỹ thuật phản ứngBài tập kỹ thuật phản ứng
Bài tập kỹ thuật phản ứng
 
Báo cáo chưng cất
Báo cáo chưng cấtBáo cáo chưng cất
Báo cáo chưng cất
 
Ebook hóa học môi trường pgs. pts. đặng kim chi 761087
Ebook hóa học môi trường   pgs. pts. đặng kim chi 761087Ebook hóa học môi trường   pgs. pts. đặng kim chi 761087
Ebook hóa học môi trường pgs. pts. đặng kim chi 761087
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
 
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdfĐánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Bài giảng độc học môi trường
Bài giảng độc học môi trườngBài giảng độc học môi trường
Bài giảng độc học môi trường
 
Chuong13
Chuong13Chuong13
Chuong13
 
Các thông số đánh giá chất lượng nước
Các thông số đánh giá chất lượng nướcCác thông số đánh giá chất lượng nước
Các thông số đánh giá chất lượng nước
 
Bài giảng chương 4 phân tích nước
Bài giảng chương 4 phân tích nướcBài giảng chương 4 phân tích nước
Bài giảng chương 4 phân tích nước
 
Seminar nhung tien bo trong hoa hoc xanh co2 sieu toi han
Seminar nhung tien bo trong hoa hoc xanh co2 sieu toi hanSeminar nhung tien bo trong hoa hoc xanh co2 sieu toi han
Seminar nhung tien bo trong hoa hoc xanh co2 sieu toi han
 
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An DươngTính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
 

Similar to Thực tập Xử lý khí thải.pdf

Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdfGiáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfGiáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Man_Ebook
 
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước t...
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước t...Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước t...
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước t...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdfThu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Man_Ebook
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ ĂnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAYĐề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Thực tập Xử lý khí thải.pdf (20)

Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
 
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdfGiáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
 
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfGiáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
 
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước t...
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước t...Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước t...
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước t...
 
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdfThu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ ĂnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
 
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
 
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
Thu nhận sophorolipid tổng hợp từ chủng candida bombicola với nguồn đường glu...
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
 
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphyl...
 
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAYĐề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
Đề tài: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất photocopy và in, HAY
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 

Recently uploaded (13)

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 

Thực tập Xử lý khí thải.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH THỰC TẬP XỬ LÝ KHÍ THẢI 60 HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG TRẦN THỊ KIM ANH
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* TS. HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG TS. TRẦN THỊ KIM ANH THỰC TẬP XỬ LÝ KHÍ THẢI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
  • 3. THỰC TẬP XỬ LÝ KHÍ THẢI HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG - TRẦN THỊ KIM ANH Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung TS. ĐỖ VĂN BIÊN Biên tập LÊ THỊ THU THẢO Sửa bản in PHAN KHÔI Trình bày bìa TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Website: http://hcmute.edu.vn Đối tác liên kết – Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm tác quyền TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Website: http://hcmute.edu.vn NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh ĐT: 028 6272 6361 - 028 6272 6390 E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn Website: www.vnuhcmpress.edu.vn VĂN PHÒNG NHÀ XUẤT BẢN PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁT HÀNH Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh ĐT: 028 66817058 - 028 62726390 - 028 62726351 Website: www.vnuhcmpress.edu.vn Nhà xuất bản ĐHQG-HCM và tác giả/ đối tác liên kết giữ bản quyền© Copyright © by VNU-HCM Press and author/ co-partnership. All rights reserved. ISBN: 978-604-73-7772-5 In 250 cuốn, khổ 16 x 24 cm, XNĐKXB số: 2282-2020/CXBIPH/6-49/ĐHQGTPHCM. QĐXB số 107/QĐ-NXB ĐHQGTPHCM, cấp ngày 26/6/2020. In tại: Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú. Địa chỉ: 162A/1, KP1A, P. An Phú, TX. Thuận An, Bình Dương. Nộp lưu chiểu: Quý III/2020.
  • 4. THỰC TẬP XỬ LÝ KHÍ THẢI HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG, TRẦN THỊ KIM ANH . Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM, NXB ĐHQG-HCM và TÁC GIẢ. Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM và Tác giả. ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
  • 5. 2
  • 6. 3 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thực tập xử lý khí thải được viết dùng cho sinh viên ngành môi trường có thể tìm hiểu cách thức lấy mẫu và phân tích các chất ô nhiễm cơ bản trong không khí xung quanh. Sinh viên môi trường cũng cần nắm được các phương pháp xử lý bụi và khí thải thông qua vận hành các mô hình xử lý quy mô phòng thí nghiệm. Đồng thời, sinh viên môi trường cũng nắm được các tác nhân vi khí hậu ảnh hưởng đối với sức khỏe người lao động trong môi trường làm việc. Vì vậy, quyển giáo trình gồm 3 phần như sau: Phần 1: Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không khí xung quanh Phần 2: Đo đạc và phân tích các chỉ tiêu trong môi trường làm việc Phần 3: Vận hành mô hình xử lý khí thải Sinh viên thực tập hoàn chỉnh 3 phần sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho quá trình thực tập về lĩnh vực phân tích và xử lý khí thải, để có thể trở thành một kỹ sư môi trường trong tương lai. TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung
  • 7. 4
  • 8. 5 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................3 MỤC LỤC .................................................................................................5 CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ..................................................................10 PHẦN 1: LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUNG QUANH...........................11 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SULFUR DIOXIDE (SO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH................13 1.1. Tiêu chuẩn .................................................................................13 1.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................14 1.3. Dụng cụ và thiết bị.....................................................................14 1.4. Hóa chất.....................................................................................15 1.5. Thực nghiệm..............................................................................18 1.6. Xử lý số liệu ..............................................................................21 1.7. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................21 1.8. Câu hỏi.......................................................................................21 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU NITROGEN DIOXIDE (NO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH ...............23 2.1. Tiêu chuẩn .................................................................................23 2.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................24 2.3. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................25 2.4. Hóa chất.....................................................................................26 2.5. Thực nghiệm..............................................................................26 2.6. Xử lý số liệu ..............................................................................29 2.7. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................29 2.8. Câu hỏi.......................................................................................29
  • 9. 6 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG BỤI LƠ LỬNG (TSP) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH..................................31 3.1. Tiêu chuẩn .................................................................................31 3.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................32 3.3. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................32 3.4. Thực nghiệm..............................................................................33 3.5. Xử lý số liệu ..............................................................................34 3.6. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................35 3.7. Câu hỏi.......................................................................................35 BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG BỤI HÔ HẤP (PM10 VÀ PM2.5) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH...............36 4.1. Tiêu chuẩn .................................................................................36 4.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................37 4.3. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................37 4.4. Thực nghiệm..............................................................................37 4.5. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................38 4.6. Câu hỏi.......................................................................................38 PHẦN 2: ĐO ĐẠC VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC ..............................39 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 ĐỘ CHIẾU SÁNG TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC................40 5.1. Tiêu chuẩn .................................................................................40 5.2. Môi trường ánh sáng..................................................................42 5.3. Độ rọi sáng.................................................................................43 5.4. Phương pháp kiểm tra................................................................43 5.5. Thực hành..................................................................................44 5.6. Báo cáo kết quả đo đạc..............................................................46 5.7. Câu hỏi.......................................................................................46
  • 10. 7 BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 ĐO TIẾNG ỒN TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC .....................47 6.1. Tiêu chuẩn .................................................................................47 6.2. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................48 6.3. Phương pháp đo.........................................................................49 6.4. Thực nghiệm..............................................................................49 6.5. Báo cáo kết quả đo đạc..............................................................50 6.6. Câu hỏi.......................................................................................50 BÀI THỰC HÀNH SỐ 7 LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CARBON DIOXIDE (CO2) TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC ...................51 7.1. Tiêu chuẩn .................................................................................51 7.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích ....................................51 7.4. Hóa chất.....................................................................................53 7.5. Thực nghiệm..............................................................................53 7.6. Xử lý số liệu ..............................................................................54 7.7. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................55 7.8. Câu hỏi.......................................................................................55 PHẦN 3: VẬN HÀNH MÔ HÌNH XỬ LÝ KHÍ THẢI....................56 BÀI THỰC HÀNH SỐ 8 MÔ HÌNH BUỒNG LẮNG BỤI NHIỀU TẦNG................................57 8.1. Lý thuyết....................................................................................57 8.2. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................57 8.3. Thực nghiệm..............................................................................57 8.4. Xử lý số liệu ..............................................................................59 8.5. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................60 8.6. Câu hỏi.......................................................................................60
  • 11. 8 BÀI THỰC HÀNH SỐ 9 MÔ HÌNH BUỒNG LẮNG VÁCH NGĂN.........................................61 9.1. Lý thuyết....................................................................................61 9.2. Dụng cụ - thiết bị.......................................................................61 9.3. Thực nghiệm..............................................................................61 9.4. Xử lý số liệu ..............................................................................63 9.5. Báo cáo kết quả phân tích..........................................................64 9.6. Câu hỏi.......................................................................................64 BÀI THỰC HÀNH SỐ 10 MÔ HÌNH CYCLONE..........................................................................65 10.1. Lý thuyết..................................................................................65 10.2. Dụng cụ - thiết bị.....................................................................66 10.3. Thực nghiệm............................................................................66 10.4. Xử lý số liệu ............................................................................68 10.5. Báo cáo kết quả phân tích........................................................68 10.6. Câu hỏi.....................................................................................68 BÀI THỰC HÀNH SỐ 11 MÔ HÌNH THU BỤI BẰNG TÚI VẢI................................................69 11.1. Lý thuyết..................................................................................69 11.2. Dụng cụ - thiết bị.....................................................................70 11.3. Thực nghiệm............................................................................70 11.4. Xử lý số liệu ............................................................................72 11.5. Báo cáo kết quả phân tích........................................................72 11.6. Câu hỏi.....................................................................................73 BÀI THỰC HÀNH SỐ 12 MÔ HÌNH HẤP PHỤ KHÍ VOCs BẰNG THAN HOẠT TÍNH.......................................................................................................74 12.1. Mô hình hấp phụ......................................................................74 12.2. Đánh giá hiệu quả hấp phụ của than hoạt tính.........................75 12.3. Dụng cụ - thiết bị.....................................................................75 12.4. Vận hành..................................................................................75
  • 12. 9 12.6. Xử lý số liệu ............................................................................76 12.7. Báo cáo kết quả phân tích........................................................76 12.8. Câu hỏi.....................................................................................76 BÀI THỰC HÀNH SỐ 13 MÔ HÌNH HẤP THỤ KHÍ SO2 ...........................................................77 12.1. Mô hình hấp thụ.......................................................................77 12.2. Đánh giá hiệu quả hấp thụ khí SO2..........................................78 12.3. Dụng cụ - thiết bị - hóa chất ....................................................78 12.4. Vận hành..................................................................................78 12.5. Xử lý số liệu ............................................................................78 12.6. Báo cáo kết quả phân tích........................................................79 12.7. Câu hỏi.....................................................................................79 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................80 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................95
  • 13. 10 CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ Ký hiệu Nội dung Đơn vị SO2 Sulfur dioxide Sulfur dioxide µg/m3 TCM Tetracloromercurat mg/L TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam PM10 Bụi hô hấp có kích thước d 10 µm Particulate matter 10 µg/m3 PM2.5 Bụi hô hấp có kích thước d 2,5 µm Particulate matter 2.5 µg/m3 NO2 Nitrogen dioxide µg/m3 PRA Pararosaniline mg/L TSP Bụi lơ lửng Total suspended particles µg/m3 VOC Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi Volatile organic coumpound µg/m3
  • 14. 11 PHẦN 1: LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUNG QUANH Quá trình lấy mẫu các chất ô nhiễm không khí xung quanh cần thiết phải thu thập thông tin về số lượng và chất lượng tại hiện trường như nguồn gây ô nhiễm không khí, địa hình, phân bố dân cư, loại hình đất đai, điều kiện khí hậu,… Điều này phụ thuộc vào những mục tiêu của khảo sát hay đo đạc. Quá trình khảo sát các chất ô nhiễm không khí bao gồm những việc gì? a. Chọn lựa quy trình lấy mẫu và quy trình phân tích mẫu; b. Xác định các vị trí cần lấy mẫu; c. Chu kỳ lấy mẫu, mức độ thường xuyên và khoảng thời gian lấy mẫu; d. Những thông số phụ (bao gồm những thông số động học); e. Quá trình xử lý số liệu. Chọn lựa quy trình lấy mẫu Có hai phương thức lấy mẫu: liên tục và gián đoạn. Phương thức lấy mẫu liên tục được thực hiện bởi các thiết bị cảm biến tự động, các phương pháp quang học hoặc điện hóa và phương pháp quang phổ. Dữ liệu được ghi nhận liên tục sau đó tính nồng độ trung bình trong những khoảng thời gian nhất định. Phương thức lấy mẫu gián đoạn được ghi nhận bằng cách lấy mẫu trong thời gian ngắn, ví dụ, lấy mẫu trong một thể tích không khí ứng với thời gian yêu cầu. Những mẫu này sau đó được phân tích bằng các phương pháp lý học, hóa học và sinh học để được giá trị nồng độ trung bình trong khoảng thời gian lấy mẫu. Vị trí lấy mẫu Vị trí lấy mẫu phụ thuộc và mục tiêu, phương pháp lấy mẫu và nguồn cung cấp (kinh phí, nhân lực, thiết bị,…). Nếu mục tiêu là đánh giá ảnh hưởng sức khỏe hoặc nguy hại đối với vật chất thì những vị trí đo đạc nên đặt gần mục tiêu nghiên cứu và nên giữ ở khoảng hít thở của con người (1,2 – 1,5 m) trong những khu dân cư, bệnh viện, trường học,v.v. Đối với thực vật, khảo sát nên thực hiện ở tầm tán lá. Đối với khảo sát dữ liệu nền, vị
  • 15. 12 trí mẫu nên đặt cách xa nguồn gây ô nhiễm. Ngoài ra, chúng ta có thể khảo sát dạng lưới trong toàn khu vực để lấy được các dữ liệu thống kê. Ví dụ, xác định nồng độ các chất ô nhiễm do nguồn thải gây nên tại mặt đất, quá trình lấy mẫu phải thực hiện tại những điểm dưới hướng gió, khoảng cách từ 4 đến 40 lần chiều cao ống khói. Số lượng các vị trí cần lấy mẫu tuy nhiên phụ thuộc vào nồng độ khác nhau của khu vực khảo sát. Kiểm tra sơ bộ một điểm có thể cho quyết định vị trí và các yếu tố thực tế cần quan tâm. Bảo quản mẫu Bảo quản mẫu cũng là vấn đề không kém phần quan trọng nhằm đảm bảo kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm tương ứng với nồng độ chất ô nhiễm tại hiện trường. Bảo quản bao gồm từ quá trình thu mẫu tới khi kết thúc và đưa về phòng thí nghiệm. Các phức chọn lọc tạo thành trong quá trình thu mẫu thường chịu tác động mạnh của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời làm phân hủy, gây sai số âm. Tốt nhất nên bọc đen Impinger trong quá trình thu mẫu. Sau khi kết thúc thu mẫu, mẫu phải được bảo quản lạnh để cố định các phức chất đã tạo tại hiện trường và tuân theo việc cho thêm các chất bảo quản theo quy trình đã định. Tuy nhiên, mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân tích càng sớm càng tốt. Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không khí xung quanh Bài 1: Lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu Sulfur dioxide (SO2) trong không khí xung quanh Thực hiện theo phương pháp Tetracloromercurat (TCM)/ Pararosanilin - TCVN 5971-1995 Bài 2: Lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu Nitrogen dioxide (NO2) trong không khí xung quanh Thực hiện theo phương pháp GRIESS-SALTZMAN cải biên - TCVN 6137: 2009 Bài 3: Lấy mẫu và xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh Thực hiện theo phương pháp khối lượng - TCVN 5067-1995 Bài 4: Lấy mẫu và xác định hàm lượng bụi hô hấp (PM10 và PM2.5) trong không khí xung quanh Thực hiện theo phương pháp hấp thụ tia bêta - TCVN 9469:2012
  • 16. 13 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SULFUR DIOXIDE (SO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH (Phương pháp Tetracloromercurat (TCM)/Pararosanilin - TCVN 5971-1995) Mục tiêu bài thực hành số 1: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích chỉ tiêu SO2 trong không khí xung quanh.  Pha chế được các hóa chất dùng trong quá trình thí nghiệm.  Lấy mẫu và phân tích được chỉ tiêu SO2 trong môi trường không khí xung quanh theo đúng tiêu chuẩn quốc gia.  Đánh giá mức độ ô nhiễm SO2 trong môi trường không khí xung quanh. 1.1. TIÊU CHUẨN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với chỉ tiêu SO2 (QCVN 05:2013/BTNMT) như sau: Bảng 1.1: Chỉ tiêu SO2 trong QCVN 05:2013/BTNMT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm Sulfur Dioxide (SO2), (μg/m3 ) 350 125 50 Ghi chú: 1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được
  • 17. 14 trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1.1 2. Trung bình 24 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm). 3. Trung bình năm: Là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm. 1.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG 2KCl + HgCl2 = 2K+ + [HgCl4]2- (TeraChloride Mercurate II) SO2 + [HgCl4] 2- + H2O = [HgCl2SO3]2- + 2H + + 2Cl – (Dichlorosurate Mercurate II) [HgCl2SO3]2- + HCHO + 2H+ = HO-CH2-SO3H + HgCl2 (Formaldehyde) (Acid Methylsulfonic) HO-CH2-SO3H + C19H18N3Cl + HCl = Acid Pararosaniline Methylsulfonic (Pararosaniline) (đỏ tím) SO2 trong không khí được hấp thụ vào dung dịch K2(HgCl4) hoặc Na2(HgCl4) tạo thành hợp phức Dichlorosurate Mercurate II. Phức này chống được sự oxy hóa của oxy trong khí quyển và ngay cả khi có mặt chất oxy hóa mạnh như O3, NO và NO2; do đó, dung dịch hấp phụ có thể được lưu trữ một thời gian trước khi phân tích. Khi tiến hành phân tích, dung dịch này được cho phản ứng với HCl và HCHO để tạo thành phức chất acid Pararosaniline Methylsulfonic có màu hồng tím. Độ hấp thu màu được đo trên máy quang phổ ở bước sóng 560 nm và nồng độ SO2 được định lượng dựa vào đường chuẩn tương quan giữa nồng độ SO2 và độ hấp thu. 1.3. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ 1.3.1. Dụng cụ và thiết bị lấy mẫu
  • 18. 15 - Ống hấp thụ (impinger): 3 ống - Máy hút khí + lưu lượng kế (thiết bị Desaga): thiết bị là một máy hút khí điều chỉnh được theo lưu lượng hoặc thời gian lấy mẫu - Chai chứa mẫu: 2 chai - Dây nối Hình 1.1: Thiết bị Desaga GS212 1.3.2. Dụng cụ phân tích - Pipet: 2 mL (1 cái), 5 mL (1 cái), 10 mL (1 cái) - Bình tam giác: 250 (2 cái) 100 mL (1 cái) - Ống đong 25 mL: 1 cái - Bình định mức 25 mL: 8 cái - Bình định mức 50 mL: 1 cái - Máy quang phổ so màu 300 – 900 nm Hình 1.2: Impinger 1.4. HÓA CHẤT 1.4.1. Dung dịch hấp thụ Natri Tetracloromercurat (TCM) 0,04 mol/l Pha 10,86 g HgCl2, 4,7 g NaCl (hoặc 5,96 g KCl) và 0,066 g EDTA vào nước cất và định mức trong bình định mức 1000 mL (lưu trữ được 6 tháng). Lúc này pH của dung dịch nằm trong khoảng 3 – 5. Kiểm tra pH của dung dịch sau khi pha. Lưu ý: Dung dịch TCM cực độc nên phải rửa ngay với nước nếu đổ ra tay 1.4.2. Dung dịch Pararosaniline (PRA) 1.4.2.1. Dung dịch Pararosaniline (PRA) 0,2% lưu trữ Lấy 0,2 g Pararosaniline và định mức với acid HCl 1N thành 100 mL.
  • 19. 16 (Dung dịch ổn định khoảng 4 tháng, nếu cần thiết thì tinh chế Pararosanilin theo phụ lục TCVN 5971- 1995). 1.4.2.2. Quá trình pha dung dịch thí nghiệm PRA Bước 1: Pha acid Acetate -Acetic 1M làm dung dịch đệm (pH= 4,79): hòa tan 13,61 g Sodium Acetate Trihydrate trong nước cất, sau đó thêm vào 5,7 mL acid Acetic và định mức với nước cất lên 100 mL. Bước 2: Lấy 1 mL dung dịch PRA lưu trữ (mục 1.4.2.1) định mức với nước cất lên 100 mL. Bước 3: Lấy 5 mL dung dịch PRA pha loãng (bước 2) vào bình định mức, thêm 5 mL đệm acid Acetate-Acetic (bước 1) và định mức với nước lên 50 mL. Giữ dung dịch ổn định trong 1h. Bước 4: Đo độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng 540 nm với máy quang phổ so với nước cất. Tính nồng độ PRA theo công thức: %PRA = A : độ hấp thu, K = 21,3 W: khối lượng của PRA dùng cho 50 mL dung dịch PRA Bước 5: Pha PRA sử dụng cho thí nghiệm: Lấy 20 mL PRA đã pha (mục 1.4.2.1) cho vào bình định mức 250 mL, thêm vào 0,2 x (100%-%PRA tính toán). Sau đó thêm 25 mL acid phosphoric 3M và định mức với nước cất (Dung dịch ổn định trong 9 tháng, tránh ánh sáng và nhiệt). 1.4.3. Formaldehyde - HCHO (0,2% v/v) Dùng micropipette lấy 0,5 mL HCHO (36 – 38%) định mức với nước cất trong bình định mức dung tích 100 mL (Sinh viên pha trước khi thí nghiệm).
  • 20. 17 1.4.4. Dung dịch acid sulfamic 0,17% Hòa tan 1,7 g acid sulfamic (NH2SO3H) trong 1000 mL nước cất (Sinh viên pha trước khi thí nghiệm) 1.4.5. Dung dịch chuẩn sulfite - TCM 1.4.5.1. Dung dịch chuẩn gốc (1) Dung dịch Iot 0,01N Pha 12,69g Iot (I2), 40 g KI và 25 mL nước cất vào cốc (250 mL), khuấy tan sau đó cho vào bình định mức lên 1000 mL; được dung dịch gốc Iot 0,1N. Tiếp tục lấy 10 mL dung dịch gốc Iot 0,1N định mức với nước cất lên 100 mL; được dung dịch Iot 0,01N. (2) Dung dịch hồ tinh bột: tán nhỏ 0,4 g hồ tinh bột và 0,001 g HgI2 (chất ổn định) với lượng nước cất nhỏ để tạo thành hồ. Thêm chầm chậm hồ này vào 200 mL nước cất đang sôi và tiếp tục đun sôi cho đến khi trong suốt. Để nguội và cho dung dịch vào chai thủy tinh có nắp (3) Dung dịch Sodium Thiosulfate 0,01N (Na2S2O3.5H2O): Pha 2,5 g Na2S2O3.5H2O trong 1000 mL nước cất và thêm vào 0,01g Na2CO3 (4) Pha 0,3 g Na2S2O5 với nước cất (có độ tinh khiết cao) định mức thành 500 mL (Dung dịch có nồng độ SO2 khoảng 320 – 400 µg/ml). Nồng độ chính xác được xác định bằng cách thêm Iot và chuẩn độ lại với sodium thiosulfate. (5) Chuẩn độ hàm lượng SO2 trong dung dịch như sau: - Cốc A (mẫu trắng): 50 mL dd Iot 0,01N + 25 mL nước cất - Cốc B (mẫu): 50 mL dd Iot 0,01N + 25 mL dd sulfite (mục (4)) Đậy 2 cốc lại, để yên trong 5 phút. Chuẩn bị dung dịch chuẩn SO2- TCM sử dụng cho thí nghiệm ngay lập tức trước khi thêm Iot vào cốc. Dùng burret chứa dung dịch Sodium Thiosulfate 0,01N chuẩn độ đến khi có màu vàng nhạt. Thêm 5mL hồ tinh bột và tiếp tục chuẩn độ đến khi mất màu xanh dương.
  • 21. 18 1.4.5.2. Dung dịch chuẩn SO2-TCM sử dụng Lấy chính xác 5 mL dung dịch chuẩn sulfite (mục (4)) vào bình định mức 250 mL và định mức với dung dịch TCM 0,04M. Tính toán nồng độ của SO2 trong dung dịch sử dụng bằng công thức sau:   2 T 2 SO TCM A B N 32000 µgSO C 0,02 mL 25            Với: A: thể tích Thiosulfate chuẩn độ cho mẫu trắng, mL B: thể tích Thiosulfate chuẩn độ cho mẫu, mL NT: Nồng độ đương lượng của Thiosulfate 32000: khối lượng của SO2 theo mili đương lượng, µg 25: Thể tích của dung dịch sulfite đem chuẩn (cốc B), mL 0,02: Hệ số pha loãng Dung dịch ổn định trong 30 ngày nếu giữ ở 5o C, nếu không nên chuẩn bị hằng ngày. 1.5. THỰC NGHIỆM 1.5.1. Lấy mẫu - Cho 30 mL dung dịch hấp thụ TCM vào mỗi impinger (sử dụng 2 impinger) và lắp bộ lấy mẫu theo Hình 1.3 - Sau khi chọn đúng vị trí thu mẫu, đầu Impinger phải được đặt quay về hướng gió tới để giảm nhẹ sức hút của máy hút khí. - Chọn thời gian lấy mẫu là 30 – 60 phút. - Lưu lượng hút từ 0,5 L/phút (thời gian lấy mẫu là 60 phút) – 1 L/phút (thời gian lấy mẫu là 30 phút), nếu lưu lượng hút lớn chất ô nhiễm không hấp thụ hoàn toàn mà thất thoát theo dòng khí ra ngoài Impinger, gây sai số âm cho kết quả. Lưu ý: Nếu mẫu của phòng thí nghiệm có kết tủa, điều đó có thể do phản ứng của thủy ngân (II) kết tủa với hợp chất của sulfur có tính khử. Loại bỏ kết tủa này bằng lọc hoặc ly tâm trước khi phân tích
  • 22. 19 - Khả năng phân tán khí trong dung dịch hấp thụ cũng là vấn đề lưu ý, bọt khí phân tán càng nhỏ, càng đều trong dung dịch thì hiệu suất hấp thụ càng cao. - Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí. - Chuyển dung dịch hấp thụ trong 2 ống impinger vào chai chứa mẫu, lắc đều. - Mẫu sau khi lấy phải phân tích ngay, nếu không phải lưu trữ ở 5o C và không lâu hơn 24h. Lưu ý: Kết quả là tốt nhất nếu thu được 0,25 µg đến 2,5 µg (0,1 µl đến 0,95 µl ở 25o C và 101,3 kPa) SO2 trong 1 mL dung dịch hấp thụ bẫy được. Hình 1.3: Mô hình lấy mẫu 1.5.2. Phân tích Lấy 5 bình định mức loại 25ml đánh số từ 0 đến 4 để tiến hành làm đường chuẩn, hai bình dùng phân tích mẫu hiện trường và một bình phân tích mẫu của phòng thí nghiệm (tổng cộng 8 bình). Cho dung dịch chuẩn SO2 vào các bình định mức từ 0 đến số 4 với các thể
  • 23. 20 tích tương ứng trong bảng sau. Sau đó, đem dung dịch hấp thụ vào các ống nghiệm cho đủ 10 mL. Ống số Dung dịch 0 1 2 3 4 Mẫu Dung dịch chuẩn SO2-TCM (mL) 0 0,5 1 1,5 2 - Dung dịch hấp thụ TCM (mL) 10 9,5 9 8,5 8 - Dung dịch TCM sau khi lấy mẫu - - - - - 10 Acid sulfamic (mL) 1 1 1 1 1 1 HCHO (cho sau 10 ph) (mL) 2 2 2 2 2 2 Dung dịch PRA (mL) 5 5 5 5 5 5 Nước cất định mức lên 25 mL Nồng độ SO2 (µg/mL) 0 C Khối lượng SO2 (µg) 0 C*25 Đối với bình mẫu cần phân tích: lấy 10 mL dung dịch mẫu vừa thu xong (sau khi lắc đều chai chứa mẫu). Tiếp theo, cho thứ tự các thuốc thử vào 8 bình định mức như số liệu trong bảng. Sau khi thêm dung dịch Acid sulfamic, lắc đều, để yên 10 phút mục đích khử NO2 trong dung dịch hấp thụ, thêm thuốc thử tiếp theo. Sau khi cho chất tẩy màu PRA vào bình lắc kỹ, định mức với nước cất lên 25 mL. Sau 30 phút, đem đo độ hấp thu màu ở bước sóng 560 nm trên máy quang phổ so màu theo thứ tự mẫu đã đánh số (trước 60 phút). Ghi chú: - Khoảng xác định SO2 từ 20 – 500 µg/m3 . - Nếu đã lấy mẫu thử dài hơn 60 phút hoặc nồng độ SO2 cao hơn (đến khoảng 2000 µg/m3 ) thì nên giảm thể tích trong khi lấy mẫu thử.
  • 24. 21 1.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU Từ mối quan hệ tương quan giữa độ hấp thu màu và nồng độ của SO2 trong mẫu, vẽ giản đồ A=f(m), sử dụng phương pháp tổng độ lệch bình phương cực tiểu để lập phương trình y= ax+b. Từ trị số độ hấp thụ của dung dịch mẫu A(SO2) suy ra C có trong dung dịch hấp thu từ phương trình trên. Kết quả biểu diễn bằng đơn vị µg. Nồng độ SO2 trong không khí được tính bằng công thức sau: 2 1 2 25 1000 SO kk k C V C V V      Trong đó: CSO2 kk: Nồng độ SO2 trong mẫu khí đã thu (µg/m3 ) C x 25: khối lượng SO2 có trong dung dịch phân tích (µg) V1: Tổng thể tích dung dịch đem hấp thu mẫu (ml) V2: Thể tích dung dịch hấp thu mẫu lấy ra phân tích (ml) Vk: Thể tích khí lấy mẫu, tính theo điều kiện chuẩn (lít). 298 (273 ) tt k V V t   Vtt: thể tích khí lấy mẫu thực tế tại hiện trường ứng với nhiệt độ t (o C) 1.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 1 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 1.8. CÂU HỎI 1. Nguyên tắc phân tích SO2 trong không khí? 2. Trình bày quy trình lấy mẫu SO2. 3. Giải thích công thức tính nồng độ SO2 trong không khí?
  • 25. 22 Hình 1.4: Sơ đồ lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu SO2 30 mL dung dịch hấp thụ TCM vào mỗi impinger Lắp impinger với máy hút khí Chọn lưu lượng hút 1 L/phút Chọn thời gian lấy mẫu là 30 phút Kết thúc lấy mẫu, ghi lại: thể tích, nhiệt độ không khí Chuyển mẫu vào chai chứa và đem đi phân tích Chuẩn bị đường chuẩn SO2 Lấy 10 mL dung dịch mẫu thu vào bình định mức Thêm vào 1 mL acid sufamic (đợi 10 phút) Thêm vào 2 mL HCHO Thêm vào 5 mL dung dịch PRA Định mức bằng nước cất lên 25 mL Lắc đều và để yên 30 phút Đem đo ở bước sóng 560 nm Dùng mẫu trắng (mẫu 0) trong bảng đường chuẩn làm mẫu zero cho so màu Tính toán lượng SO2 từ phương trình đường chuẩn Tính toán nồng độ SO2 trong không khí
  • 26. 23 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU NITROGEN DIOXIDE (NO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH (Phương pháp GRIESS-SALTZMAN cải biên - TCVN 6137: 2009) Mục tiêu bài thực hành số 2: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích chỉ tiêu NO2 trong không khí xung quanh  Pha chế được các hóa chất dùng trong quá trình thí nghiệm  Lấy mẫu và phân tích được chỉ tiêu NO2 trong môi trường không khí xung quanh theo đúng tiêu chuẩn quốc gia  Đánh giá mức độ ô nhiễm NO2 trong môi trường không khí xung quanh 2.1. TIÊU CHUẨN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với chỉ tiêu NOx (QCVN 05:2013/BTNMT) như sau: Bảng 2.1: Chỉ tiêu NO2 trong QCVN 05:2013/BTNMT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm Các oxide của Nito (NOx), (μg/m3 ) 350 125 50 Ghi chú: 1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các
  • 27. 24 giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 2.1 2. Trung bình 24 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm). 3. Trung bình năm: Là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm. 2.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Khí NO2 được hấp thụ vào dung dịch NaOH tạo NaNO2, cho phản ứng với CH3COOH tạo thành HNO2. Axít nitơ tác dụng với acid sulfanilic và N-alpha- naphthyl-ethylenediamine- dihydroc lorua cho ra hợp chất Azoic có màu hồng trong vòng 15 phút. PHƢƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG Trong dung dịch hấp thụ: 2NO2 + 2NaOH  NaNO2 + NaNO3 + H2O (1) NaNO2 + CH3COOH  HNO2 + CH3COONa (2) (Acid sulfanilic) (N-alpha-naphthyl- ethylenediamine) Azoic màu hồng Lưu ý: Theo phản ứng (1), (2) hai phân tử NO2 cho một phân tử NO2 - . Do vậy, khi định lượng NO2 trong không khí, phải nhân đôi kết quả.
  • 28. 25 2.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ 2.3.1. Dụng cụ - thiết bị lấy mẫu - Ống hấp thụ (impinger): 3 ống - Máy hút khí + lưu lượng kế: thiết bị Desaga - Chai chứa mẫu: 2 chai - Dây nối Hình 2.1: Thiết bị Desaga GS212 2.3.2. Dụng cụ phân tích - Pipet: 2 mL (1 cái), 5 mL (1 cái), 10 mL (1 cái) - Bình tam giác: 250 (2 cái) 100 mL (1 cái) - Ống đong 25 mL: 1 cái - Bình định mức 25 mL: 8 cái - Bình định mức 50 mL: 1 cái - Máy quang phổ so màu 300 – 900 nm Hình 2.2: Impinger
  • 29. 26 2.4. HÓA CHẤT (1) Dung dịch hấp thụ NaOH 0,1N Pha 4,0 g NaOH với 0,5 mL Butanol (C4H9OH) hoặc 1 g NaAsO2 và định mức với nước cất thành 1000 mL (2) Dung dịch CH3COOH Dung dịch CH3COOH 10%: Lấy 50 mL CH3COOH đậm đặc (99,5%) định mức với nước cất thành 500 mL Dung dịch CH3COOH 5N: Lấy 150 mL CH3COOH đậm đặc (99,5%) định mức với nước cất thành 500 mL (3) Thuốc thử Griess A Lấy 0,5 g acid sulfanilic định mức với acid Acetic 10% thành 150 mL. Đun nhỏ lửa cho tan. (4) Thuốc thử Griess B Cho 0,1g N-(1-Naphthyl) etylendiamin dihydroclorua ([C10H7NH(CH2)2NH2.2HCl]) vào 20 mL nước cất. Đun cách thủy 15 phút cho tan hết) sau đó định mức bằng acid Acetic 10% thành 150ml. (5) Dung dịch chuẩn NaNO2 Dung dịch chuẩn NaNO2 gốc (0,1 mg NO2 /ml): 0,15 g NaNO2 định mức với nước cất thành 1000 mL Dung dịch chuẩn sử dụng (5µg NO2 /ml): 5 mL NaNO2 định mức với nước cất thành 100 mL 2.5. THỰC NGHIỆM 2.5.1. Lấy mẫu - Cho 20 mL dung dịch hấp thụ vào mỗi impinger (sử dụng 2 impinger) và lắp bộ lấy mẫu theo Hình 2.3 Lưu ý: Chỉ trộn dung dịch Griess A và dung dịch Griess B (tỉ lệ A:B =1:1) với nhau ngay khi phân tích. Dung dịch này không giữ được lâu
  • 30. 27 - Sau khi chọn đúng vị trí thu mẫu, đầu Impinger phải được đặt quay về hướng gió tới để giảm nhẹ sức hút của máy hút khí. - Chọn thời gian lấy mẫu là 10 phút – 2 giờ. - Lưu lượng hút từ 0,4 – 0,6 L/phút, nếu lưu lượng hút lớn thì chất ô nhiễm không hấp thụ hoàn toàn mà thất thoát theo dòng khí ra ngoài Impinger, gây sai số âm cho kết quả. - Khả năng phân tán khí trong dung dịch hấp thụ cũng là vấn đề lưu ý, bọt khí phân tán càng nhỏ, càng đều trong dung dịch thì hiệu suất hấp thụ càng cao. - Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí. - Đậy bình hấp thụ cẩn thận và bảo vệ dung dịch mẫu tránh ánh sáng. Để yên dung dịch mẫu khoảng 15 phút. - Do dung dịch mẫu có độ bền với thời gian hạn chế, khoảng thời gian từ lúc kết thúc lấy mẫu đến lúc bắt đầu tiến hành phép đo với dung dịch mẫu không quá 20 h. Hình 2.3: Mô hình lấy mẫu Lưu ý: - Ảnh hưởng của sự bay hơi mẫu có thể bỏ qua khi thời gian lấy mẫu ngắn. - Tuy nhiên, với quá trình lấy mẫu kéo dài, lượng dung dịch hấp thụ nhỏ và trong điều kiện không khí khô thì phải tính đến ảnh hưởng của sự bay hơi. - Khoảng xác định NO2 từ 3 – 2000 µg/m3.
  • 31. 28 2.5.2. Phân tích Lập đƣờng chuẩn: Lấy 5 bình định mức 25 mL đánh số từ 0 đến 4. Cho dung dịch chuẩn NO2 nồng độ 5 µg/mL vào các bình định mức từ 0 đến số 4 với các thể tích tương ứng nêu trong bảng. Sau đó thêm dung dịch hấp thu vào các ống nghiệm đủ 4 mL. Ống số Dung dịch 0 1 2 3 4 Mẫu Dung dịch chuẩn 5 µg/mL (mL) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 - Dung dịch hấp thu (mL) 4 3,8 3,6 3,4 3,2 - Dung dịch hấp thu sau lấy mẫu - - - - - 4 Dung dịch axid acetic (CH3COOH) 5N (mL) 1 1 1 1 1 1 Dung dịch Griess A:B (1:1), (ml) 1 1 1 1 1 1 Định mức với nước cất lên 25 mL Nồng độ NO2 - trong bình (µg/ml) 0 0,04 0,08 0,12 0,16 C Lượng NO2 - trong bình 0 1 2 3 4 C*25 Phân tích mẫu: Cho 4 mL dung dịch mẫu (làm 2 mẫu hiện trường và 1 mẫu của phòng thí nghiệm) vào bình định mức. Thêm vào các ống nghiệm mỗi ống 1 mL acid Acetic 5N. Trộn dung dịch Griess A và Griess B theo tỉ lệ 1:1, cho vào 8 ống (5 ống đường chuẩn và 2 ống mẫu khí thu và 1 mẫu phòng thí nghiệm cung cấp) mỗi ống 1 mL hỗn hợp. Lắc đều, sau 10 phút đo trên máy so màu tại bước sóng 543 nm để xác định mật độ quang theo sự thay đổi lượng NO2.
  • 32. 29 2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU Từ mối quan hệ tương quan giữa độ hấp thu màu và nồng độ của NO2 trong mẫu, vẽ giản đồ A= f(m), sử dụng phương pháp tổng độ lệch bình phương cực tiểu để lập phương trình y= ax+b. Từ trị số độ hấp thụ của dung dịch mẫu A(NO2) suy ra C có trong dung dịch hấp thu từ phương trình trên. Kết quả biểu diễn bằng đơn vị µg. Nồng độ NO2 trong không khí được tính bằng công thức sau: 2 1 2 25 1000 NO kk k C V C V V      Trong đó: : Nồng độ NO2 trong mẫu khí đã thu (µg/m3 ) C x 25: khối lượng NO2 có trong dung dịch phân tích (µg) V1: Tổng thể tích dung dịch đem hấp thu mẫu (mL) V2: Thể tích dung dịch hấp thu mẫu lấy ra phân tích (mL) Vk: Thể tích khí lấy mẫu, tính theo điều kiện chuẩn (lít). 298 (273 ) tt k V V t   Vtt: thể tích khí lấy mẫu thực tế tại hiện trường ứng với nhiệt độ t (o C) 2.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 2 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 2.8. CÂU HỎI 1. Nguyên tắc phân tích NO2 trong không khí? Trình bày quy trình lấy mẫu 2. Giải thích công thức tính nồng độ NO2 trong không khí?
  • 33. 30 Hình 2.4: Sơ đồ lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu NO2 20 mL dung dịch hấp thụ NaOH vào mỗi impinger Lắp impinger với máy hút khí Chọn lưu lượng hút từ 0,5 L/phút Chọn thời gian lấy mẫu là 20 phút Kết thúc lấy mẫu, ghi lại: thể tích, nhiệt độ không khí Chuyển mẫu vào chai chứa, lắc đều và đem đi phân tích Chuẩn bị đường chuẩn NO2 Lấy 4 mL dung dịch mẫu thu vào ống nghiệm Thêm vào 1 mL acid acetic 5N Thêm vào 1 mL dung dịch Griess A và Griess B theo tỉ lệ 1:1 Định mức lên 25 mL bằng nước cất Lắc đều và để yên 10 phút Đem đo ở bước sóng 543 nm Dùng dung dịch hấp thu (mẫu 0) trong bảng làm mẫu zero so màu Tính toán lượng NO2 từ phương trình đường chuẩn Tính toán nồng độ NO2 trong không khí
  • 34. 31 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG BỤI LƠ LỬNG (TSP) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH (Phương pháp khối lượng - TCVN 5067-1995) Mục tiêu bài thực hành số 3: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh.  Lấy mẫu và phân tích được hàm lượng bụi lơ lửng trong môi trường không khí xung quanh theo đúng tiêu chuẩn quốc gia.  Đánh giá mức độ ô nhiễm bụi lơ lửng trong môi trường không khí xung quanh. 3.1. TIÊU CHUẨN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với với tổng bụi lơ lửng (QCVN 05:2013/BTNMT) như sau: Bảng 3.1: Chỉ tiêu tổng bụi lơ lửng trong QCVN 05:2013/BTNMT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm Tổng bụi lơ lửng, (μg/m3 ) 300 200 100 Ghi chú: 1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 3.1
  • 35. 32 2. Trung bình 24 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm). 3. Trung bình năm: Là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm. 3.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Phương pháp này dựa trên việc cân trọng lượng bụi thu được trên giấy lọc, sau khi lấy một thể tích không khí xác định. Giấy được cân trước và sau khi lấy mẫu trong cùng một điều kiện. Hàm lượng bụi trong không khí được xác định trên cơ sở chênh lệch trọng lượng của giấy lọc và thể tích mẫu thu được (>10 mg). Xác định hạt bụi lơ lửng có kích thước từ 1 đến 100 µm. Kết quả hàm lượng bụi trong không khí được biểu thị bằng µg/m3 . 3.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ 3.3.1. Dụng cụ - thiết bị lấy mẫu - Đầu lấy mẫu gồm phễu và giấy lọc - Máy hút khí + lưu lượng kế - Panh gắp bằng kim loại không rỉ Hình 3.1: Thiết bị lấy mẫu bụi lơ lửng 3.3.2. Dụng cụ phân tích - Tủ sấy, cân phân tích 10-4 g. - Giấy lọc, đĩa petri (3 đĩa)
  • 36. 33 3.4. THỰC NGHIỆM 3.4.1. Lấy mẫu - Giấy lọc sau khi sấy ở 105o C trong 2h và để trong bình hút ẩm trong 1 h được cân xác định khối lượng (m1). Giấy lọc nên được đánh số để tránh nhầm lẫn. - Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút. - Dùng panh gắn giấy lọc đặt vào phễu, cần lưu ý đảm bảo hệ thống (đầu lấy mẫu - lưu lượng kế - máy hút) phải kín. - Mẫu khí được lấy ở độ cao 1,2 – 1,5m so với mặt đất. - Bật máy hút. Lưu lượng hút khí từ 1,0 – 1,8 m3 /phút. Thời gian hút khí là 30 phút hoặc hơn. Khi hút đủ thời gian dự định, tắt máy. Ghi lại thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào hộp bảo quản (đĩa petri) (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy). Hình 3.2: Chi tiết thiết bị lấy mẫu bụi lơ lửng - Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số điểm đo, phân bố các điểm trong khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những yêu cầu cụ thể. - Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí, địa điểm, thời gian, điều kiện khí hậu.
  • 37. 34 3.4.2. Phân tích Giấy lọc sau khi lấy mẫu được loại ẩm (vẫn đặt trong bao đựng) (sấy ở 60o C trong 4h và để trong bình hút ẩm trong 24h) và cân xác định khối lượng (m2) trên cân phân tích. Hình 3.3: Sơ đồ lấy mẫu và xác định hàm lượng bụi lơ lửng 3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU Hàm lượng bụi trong không khí được tính theo công thức sau: 6 3 2 1 10 , / m m TSP x g m V    Sấy giấy lọc ở 105oC trong 2h và để trong bình hút ẩm trong 1h Cân xác định khối lượng (m1) Lắp ráp dụng cụ lấy bụi Gắn giấy lọc đặt vào phễu độ cao lấy mẫu 1,2 – 1,5 m so với mặt đất Cài đặt lưu lượng máy hút là 400 lít/phút. Thời gian lấy mẫu 30 phút Bật máy hút, thu một thể tích không khí lớn hơn 1m 3 Ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí, địa điểm, thời gian, điều kiện khí hậu Sấy ở 60oC trong 4h và hút ẩm trong 24h, Cân xác định khối lượng (m2) Tính toán hàm lượng bụi trong không khí
  • 38. 35 Trong đó: m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg) m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg) V: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo, đktc, (lít) 3.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 3 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 3.7. CÂU HỎI 1. Thế nào là bụi lơ lửng? Kích thước của bụi lở lửng? 2. Nguyên tắc xác định nồng độ bụi lơ lửng trong không khí xung quanh? 3. Trình bày quy trình lấy mẫu và phân tích mẫu
  • 39. 36 BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BỤI HÔ HẤP (PM10 VÀ PM2.5) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH (TCVN 9469:2012 Không khí xung quanh. Xác định khối lượng bụi trên vật liệu lọc. Phương pháp hấp thụ tia bêta) Mục tiêu bài thực hành số 4: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích hàm lượng bụi hô hấp trong không khí xung quanh  Lấy mẫu và phân tích được hàm lượng bụi hô hấp trong môi trường không khí xung quanh theo đúng tiêu chuẩn quốc gia  Đánh giá mức độ ô nhiễm bụi hô hấp trong môi trường không khí xung quanh 4.1. TIÊU CHUẨN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh đối với với bụi hô hấp (QCVN 05:2013/BTNMT) như sau: Bảng 4.1: Chỉ tiêu bụi hô hấp trong QCVN 05:2013/BTNMT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm PM10, (μg/m3 ) - 150 50 PM2.5, (μg/m3 ) - 50 25 Ghi chú: 1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 4.1
  • 40. 37 2. Trung bình 24 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm). 3. Trung bình năm: Là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm. 4.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm. Bụi PM2.5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm. 4.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ Hình 4.1: Thiết bị TSIDUSTTRAK Hình 4.2: Nút vặn, đĩa chặn, keo 4.4. THỰC NGHIỆM Lắp đặt thiết bị đo PM10 Hình 4.3: Lắp đặt thiết bị đo PM10 - Điều chỉnh lưu lượng dòng vào 1,7 lít/phút. - Sử dụng cyclone và nút vặn màu đen như Hình 4.3
  • 41. 38 Lắp đặt thiết bị đo PM2.5 Hình 4.4: Lắp đặt thiết bị đo PM2.5 - Tắt màn hình - Tháo nút vặn màu đen. - Bôi một lớp keo mỏng lên phần trung tâm của đĩa chặn màu xanh (tránh dính keo lên những phần còn lại). - Gắn đĩa chặn và nút màu xanh (2,5 µm) vào như hình. - Điều chỉnh lưu lượng dòng vào là 1,7 lít/phút. - Mẫu khí được lấy ở độ cao 1,2 – 1,5 m so với mặt đất. - Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số điểm đo, phân bố các điểm trong khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những yêu cầu cụ thể. - Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí, địa điểm, thời gian, điều kiện khí hậu. 4.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 4 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 4.6. CÂU HỎI 1. Bụi PM10, PM2.5 là gì? Vì sao gọi là bụi hô hấp? 2. Ảnh hước của bụi hô hấp đối với sức khỏe con người như thế nào?
  • 42. 39 PHẦN 2: ĐO ĐẠC VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC Bài 5: Độ chiếu sáng trong môi trường làm việc Bài 6: Đo tiếng ồn trong môi trường làm việc Bài 7: Lấy mẫu và phân tích nồng độ Carbon dioxide (CO2) trong môi trường làm việc
  • 43. 40 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 ĐỘ CHIẾU SÁNG TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC (TCVN 7114 - 1 : 2008 ECGÔNÔMI - CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC - PHẦN 1: TRONG NHÀ) Mục tiêu bài thực hành số 5: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Đánh giá được điều kiện chiếu sáng tại các nơi làm việc trong phòng, trong nhà xưởng.  Trình bày được cường độ chiếu sáng dùng cho kiểu nội thất/ công việc 5.1. TIÊU CHUẨN Tiêu chuẩn quốc gia về độ chiếu sáng nơi làm việc (TCVN 7114 - 1:2008) được quy định cụ thể trong từng lĩnh vực, từng vị trí. Một số ví dụ được nêu như sau: Bảng 5.1: Độ chiếu sáng quy định trong TCVN 7114 - 1 : 2008 Loại phòng, công việc hoặc hoạt động Độ rọi duy trì (̅̅̅̅, Lux) Hạn chế độ chói lóa (URGL) Chất lƣợng màu sắc Khu vực trong nhà Tiền sảnh 100 22 60 Phòng đợi 200 22 80 Khu vực lưu thông và hành lang 100 28 40 Cầu thang, thang cuốn 150 25 40 Căng tin 150 25 40 Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh 200 25 80 Phòng y tế 500 16 90
  • 44. 41 Văn phòng, công sở Phòng hồ sơ, photocopy, khu vực đi lại… 300 19 80 Các phòng làm việc chung, đánh máy, đọc, viết, xử lý dữ liệu 500 18 80 Phòng đồ họa, thiết kế 750 16 80 Phòng họp 500 19 80 Bàn tiếp tân 300 22 80 Cửa hàng Khu vực bán hàng nhỏ 200 22 80 Khu vực bán hàng rộng 500 22 80 Quầy thu ngân 500 19 80 Bàn gói đồ 500 19 80 Thư viện Giá sách 200 19 80 Phòng đọc 500 19 80 Quầy thu ngân, nhận sách 500 19 80 Lớp học – giảng đường Giảng đường 500 19 80 Bảng đen 500 19 80 Bàn trình diễn 500 19 80 Phòng học mỹ thuật và thủ công 500 10 80 Phòng học vẽ kỹ thuật 750 19 80 Phòng thực hành và thí nghiệm 500 19 80
  • 45. 42 Xưởng dạy nghề 500 19 80 Phòng thực hành máy tính 500 19 80 Ghi chú: Những nơi khác xem thêm trong TCVN 7114 - 1 : 2008 Độ rọi duy trì: Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được nhỏ hơn giá trị này Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất (UGRL) (limiting unified glare rating (UGRL)): Giá trị thiết kế của UGR tối đa cho phép đối với hệ thống chiếu sáng. 5.2. MÔI TRƢỜNG ÁNH SÁNG Chiếu sáng phù hợp đối với nơi làm việc là bảo đảm khả năng nhìn được thực hiện dễ dàng và tiện nghi. Vì vậy, kiểm tra hệ thống chiếu sáng đáp ứng các yêu cầu về định tính và định lượng của môi trường ánh sáng rất cần thiết trong các họat động, nhà xưởng, nơi làm việc. Hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo các yêu cầu chung sau (TCVN 7114 - 1:2008): - Tiện nghi thị giác, ở nơi mà người làm việc có cảm giác dễ chịu, - Đặc tính thị giác, ở nơi mà người làm việc có khả năng thực hiện công việc thị giác, nhanh và chính xác thậm chí trong cả những trường hợp khó và trong thời gian dài. - An toàn thị giác, dễ dàng phát hiện các chướng ngại và nguy hiểm khi đi lại Các thông số chính của môi trường ánh sáng là: - Sự phân bố độ chói, - Độ rọi, - Sự chói lóa - Hướng chiếu sáng - Màu sắc của ánh sáng và bề mặt chiếu sáng - Sự nhấp nháy - Ánh sáng ban ngày - Độ duy trì
  • 46. 43 5.3. ĐỘ RỌI SÁNG Độ rọi và phân bố độ rọi trên vùng làm việc và vùng tiếp giáp sẽ gây tác động đến năng suất lao động, an toàn và tiện nghi đối với người thực hiện công việc thị giác. Trong điều kiện chiếu sáng bình thường để nhận biết được khuôn mặt của con người thì độ rọi trên mặt ngang phải xấp xỉ bằng 20 lux và là giá trị nhỏ nhất đưa ra trong thang độ rọi. Thang độ rọi khuyên dùng như sau: 20-30-50-75-100-150-200-300-500-750-1000-1500-2000-3000- 5000 Lux Độ rọi duy trì xung quanh vùng làm việc có thể thấp hơn độ rọi làm việc nhưng không được nhỏ hơn các giá trị trong bảng sau: Bảng 5.2: Quy định về độ rọi xung quanh khu vực làm việc (TCVN 7114 - 1:2008) Độ rọi tại chỗ làm việc (Lux) Độ rọi khu vực xung quanh lân cận (Lux) ≥ 750 500 300 ≤ 200 500 300 200 Bằng độ rọi tại chỗ làm việc 5.4. PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA Hình 5.1: Thiết bị đo ánh sáng Lux kế
  • 47. 44 Độ rọi sáng phải được đo ở các điểm đặc trưng tại các khu vực liên quan đến khu vực mình cần kiểm tra. Kết quả đo không được nhỏ hơn giá trị tính toán cho điểm đo. Độ rọi duy trì được tính toán từ các số liệu đo trên cùng lưới điểm khi tính toán thiết kế và giá trị này không được nhỏ hơn giá trị quy định cho công việc. Các phép đo lặp lại phải thực hiện tại cùng các điểm đo trước đó. 5.5. THỰC HÀNH Sinh viên đo đạc độ chiếu sáng của các khu vực theo thời gian 1, 2, 3. Mỗi mốc thời gian cách nhau 2 tiếng. Loại phòng, công việc hoặc hoạt động Thời gian 1 Thời gian 2 Thời gian 3 Khu vực trong nhà Tiền sảnh Phòng đợi Khu vực lưu thông và hành lang Cầu thang, thang cuốn Căng tin Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh Phòng y tế Văn phòng, công sở Phòng hồ sơ, photocopy, khu vực đi lại… Các phòng làm việc chung, đánh máy, đọc, viết, xử lý dữ liệu
  • 48. 45 Phòng đồ họa, thiết kế Phòng họp Bàn tiếp tân Cửa hàng Khu vực bán hàng nhỏ Khu vực bán hàng rộng Quầy thu ngân Bàn gói đồ Thư viện Giá sách Phòng đọc Quầy thu ngân, nhận sách Lớp học – giảng đường Giảng đường Bảng đen Bàn trình diễn Phòng học mỹ thuật và thủ công Phòng học vẽ kỹ thuật Phòng thực hành và thí nghiệm Xưởng dạy nghề Phòng thực hành máy tính Đánh giá độ rọi sáng của các khu vực khảo sát.
  • 49. 46 5.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO ĐẠC Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 5 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 5.7. CÂU HỎI 1. Độ rọi sáng duy trì là gì? Đơn vị độ rọi sáng? 2. Vì sao cần phải đảm bảo độ rọi sáng trong môi trường làm việc
  • 50. 47 BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 ĐO TIẾNG ỒN TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC (TCVN 9799:2013- Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp - Phương pháp kỹ thuật) Mục tiêu bài thực hành số 6: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Đánh giá được mức âm thanh có đủ lớn để gây tổn hại đến khả năng nghe của người tiếp xúc với nguồn ồn hay không.  Trình bày được mức áp suất âm tại các vị trí lao động. 6.1. TIÊU CHUẨN Mức âm liên tục hoặc mức tương đương Leq dBA tại nơi làm việc không quá 85 dBA trong 8 giờ. Bảng 6.1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc (Theo QCVN 24:2016/BYT) Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn Giới hạn cho phép mức áp suất âm tƣơng đƣơng (LAeq) - dBA 8 giờ 85 4 giờ 88 2 giờ 91 1 giờ 94 30 phút 97 15 phút 100 7 phút 103 3 phút 106 2 phút 109 1 phút 112 30 giây 115
  • 51. 48 Lưu ý: Mức cực đại không quá 115 dBA trong mọi thời điểm làm việc. Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dƣới 80 dBA. (3) Mức áp suất âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5 dB so với các giá trị nêu trong mục a, b. (4) Để đạt được năng suất làm việc tại các vị trí lao động khác nhau cần đảm bảo mức áp âm tại đó không vượt quá giá trị trong Bảng 6.1 Bảng 6.1: Mức áp suất âm tại các vị trí lao động Vị trí lao động Mức âm hoặc mức âm tương đương không quá dBA 1. Chỗ làm việc của công nhân, vùng có công nhân làm việc trong các phân xưởng và trong nhà máy. 85 2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, các phòng thiết bị máy ính có nguồn ồn. 80 3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ. 70 4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch, thống kê. 65 5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm. 55 6.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ Thiết bị đo được thiết kế để biến đổi các dao động áp suất không khí thành các dao động điện từ ở các microphone. Máy đo thường có bộ đổi mạng đặc tính tần số A, B, C hay “lin”. Thông thường hay dùng mạng đặc tính tần số A vì mạng này tương đối phù hợp với cảm quan của
  • 52. 49 tai người. Các máy còn có khả năng đo giá trị tức thời hay trung bình tích phân trong những khoảng thời gian hẹn trước. Hình 6.1: Máy đo tiếng ồng Rion NL-21 6.3. PHƢƠNG PHÁP ĐO Việc chọn vị trí đo tiếng ồn phụ thuộc vào mục đích được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng. Nếu không có quy định của các tiêu chuẩn cụ thể khác, vị trí đo cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Nơi đo cần cách cấu trúc phản xạ âm khoảng 3,5m (như các tấm tường phẳng lớn), để tránh ảnh hưởng của nhiễu phản xạ. Độ cao để tiến hành đo là 1,2 đến 1,5m trên mặt đất. - Nên chỉnh hướng micro sao cho có hướng phù hợp với mục đích đo. - Nếu đo trong vùng làm việc của công nhân thì nên đo không quá gần công nhân 0,5m. 6.4. THỰC NGHIỆM - Mở máy: bấm On/Off - Chọn thời gian đo: 15 phút - Bấm Start để bắt đầu đo - Bấm recall để coi lại kết quả sau khi kết thúc đo - Kết quả hiển thị trên màn hình
  • 53. 50 Hình 6.2: Màn hình kết quả 6.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐO ĐẠC Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 5 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 6.6. CÂU HỎI 1. Độ ồn là gì? Đơn vị đo độ ồn? 2. Nêu phương pháp đo độ ồn tại khu vực nhà xưởng? 3. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến sức khỏe con người?
  • 54. 51 BÀI THỰC HÀNH SỐ 7 LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CARBON DIOXIDE (CO2) TRONG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC (Tiêu chuẩn ngành 52 TCN 353 – 89. Phương pháp hấp thụ bằng baryt) Mục tiêu bài thực hành số 7: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Giải thích được nguyên tắc của phương pháp phân tích chỉ tiêu CO2 trong môi trường làm việc.  Pha chế được các hóa chất dùng trong quá trình thí nghiệm.  Lấy mẫu và phân tích được chỉ tiêu CO2 trong môi trường làm việc theo đúng tiêu chuẩn quốc gia. 7.1. TIÊU CHUẨN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nồng độ CO2 trong môi trường làm việc (QCVN 03: 2019/BYT) Bảng 7.1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép nồng độ CO2 tại nơi làm việc (QCVN 03: 2019/BYT) Thông số Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) Giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL) Carbon dioxide (CO2), (mg/m3 ) 9.000 18.000 7.2. NGUYÊN TẮC CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Carbon dioxide được hấp thụ bằng dung dịch Bari hydroxide (Ba(OH)2) tạo ra bari carbonate (BaCO3). Lượng Ba(OH)2 dư được chuẩn độ bằng dung dịch acid oxalic với chất chỉ thị là phenolphtalein.
  • 55. 52 PHƢƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG Trong dung dịch hấp thụ: CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 + H2O (1) Phân tích trong phòng thí nghiệm: Ba(OH)2 + HOOC-COOH  Ba(COO)2 + 2H2O (2) 7.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ 7.3.1. Dụng cụ - thiết bị lấy mẫu - Ống hấp thụ (impinger): 3 ống - Máy hút khí + lưu lượng kế: thiết bị Desaga - Chai chứa mẫu: 3 chai - Dây nối Hình 7.1: Thiết bị Desaga GS212 7.3.2. Dụng cụ phân tích - Pipet: 2 mL (1 cái), 5 mL (1 cái), 10 mL (1 cái) - Buret 50 mL: 1 cái - Bình tam giác: 6 cái - Ống đong 25 mL: 1 cái Hình 7.2: Impinger
  • 56. 53 7.4. HÓA CHẤT (1) Dung dịch hấp thụ Baryt Lấy 1,4 g Ba(OH)2.2H2O + 0,08g BaCl2 pha với nước cất thành 1000 mL (2) Dung dịch acid oxalic Lấy 0,56 g acid oxalic (C2H2O4) định mức với 1000 mL nước cất (1 mL dung dịch acid oxalic tương được với 0,1 mL carbon dioxide) (3) Phenolphtalein 0,1% Lấy 0,1 g định mức lên 100 mL bằng cồn etylic 90o (4) Thuốc thử Griess B 7.5. THỰC NGHIỆM 7.5.1. Lấy mẫu - Cho 20 mL dung dịch hấp thụ Ba(OH)2 vào một impinger và lắp bộ lấy mẫu theo Hình 7.3 - Chọn thời gian lấy mẫu là 10 phút - Lưu lượng hút từ 2 L/phút Hình 7.3: Mô hình lấy mẫu - Khả năng phân tán khí trong dung dịch hấp thụ cũng là vấn đề lưu ý, bọt khí phân tán càng nhỏ, càng đều trong dung dịch thì hiệu suất hấp thụ càng cao.
  • 57. 54 - Sau khi lấy mẫu ghi lại thể tích không khí lấy mẫu và áp suất khí quyển, nhiệt độ không khí. - Mẫu sau khi lấy phải phân tích ngay, nếu không phải lưu trữ ở 5o C và không lâu hơn 24h. 7.5.2. Phân tích Lắc đều mẫu sau đó lấy ra 10 mL cho vào bình tam giác. Thêm vào đó 4 giọt phenolthalein và chuẩn độ với dung dịch acid oxalic đến vừa hết màu hồng. Ghi lại thể tích acid oxalic đã dùng. Tiến hành song song một mẫu đối chứng. Lấy 10 mL dung dịch hấp thụ (dung dịch barit mới), cho vào bình tam giác. Thêm vào đó 4 giọt phenolthalein, và chuẩn độ với dung dịch acid oxalic đến vừa hết màu hồng. Ghi lại thể tích acid oxalic đã dùng. Ghi chú: Trường hợp nếu cho phenolphthalein vào dung dịch đã hấp phụ mà không xuất hiện màu hồng, là do lượng CO2 quá cao, không đủ lượng Ba(OH)2 tương ứng. Lúc đó, tiến hành lại từ đầu với lượng Ba(OH)2 lớn hơn. 7.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU Nồng độ CO2 trong không khí được tính như sau:   2 2 2 2 4 1 2 3 5 1 1 1000 CO CO s H C O M C C V V M V V        Trong đó: là hàm lượng CO2 trong mẫu đã thu, mg/m3 CS là nồng độ dung dịch chuẩn H2C2O4, mg/ml V1 là thể tích dung dịch H2C2O4 dùng chuẩn độ mẫu trắng (tổng Ba(OH)2 mL V2 là thể tích dung dịch H2C2O4 dùng chuẩn độ lượng V5 của mẫu (lượng Ba(OH)2 dư), mL
  • 58. 55 V3 là thể tích không khí đã thu, l V4 tổng thể tích dung dịch đã hấp thu, mL V5 là thể tích dung dịch đã hấp thu đem đi chuẩn độ, mL MCO2 là phân tử gam của CO2, g/mol là phân tử gam của H2C2O4, g/mol 7.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 5 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 7.8. CÂU HỎI 1. Nêu nguyên tắc xác định CO2 trong không khí? 2. Giải thích công thức tính nồng độ CO2
  • 59. 56 PHẦN 3: VẬN HÀNH MÔ HÌNH XỬ LÝ KHÍ THẢI NỘI DUNG THỰC HÀNH Bài 8: Mô hình buồng lắng bụi nhiều tầng Bài 9: Mô hình buồng lắng bụi vách ngăn Bài 10: Mô hình cyclone Bài 11: Mô hình lọc bụi túi vải Bài 12: Mô hình tháp hấp phụ khí VOCs bằng than hoạt tính Bài 13: Mô hình tháp hấp thụ khí SO2 YÊU CẦU - Sinh viên phải đọc giáo trình hướng dẫn thực hành, tham khảo tài liệu liên quan. - Tìm hiểu thiết bị nhằm biết cách tiến thực hành, vạch kế hoạch làm việc và phân công trong nhóm. - Chuẩn bị vật dụng thực hành theo yêu cầu. Trước thực hành - Nộp số liệu sau mỗi buổi thực hành theo mẫu - Mỗi nhóm sinh viên phải làm một bản báo cáo kết quả thu được. Sau thực hành Thực hành
  • 60. 57 BÀI THỰC HÀNH SỐ 8 MÔ HÌNH BUỒNG LẮNG BỤI NHIỀU TẦNG Mục tiêu bài thực hành số 8: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Mô tả được mô hình xử lý bụi lắng bằng buồng lắng bụi  Vận hành được mô hình  Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình  Rèn luyện khả năng làm việc nhóm 8.1. LÝ THUYẾT Mô hình buồng lắng bụi nhiều tầng hoạt động dựa trên nguyên tắc: Dòng khí mang bụi khi đi vào buồng lắng bụi có tiết diện lớn hơn nhiều lần so với đường ống dẫn khí nên vận tốc dòng mang bụi trong buồng lắng giảm xuống rất nhỏ, nhờ thế hạt bụi đủ thời gian để rơi xuống chạm đáy dưới tác dụng của trọng lực và bị giữ lại ở đó. Hình 8.1: Mô hình buồng lắng bụi nhiều tầng 8.2. Dụng cụ - thiết bị - Lưu lượng kế hoặc bộ đếm thể tích khí - Máy hút không khí - Đầu lấy bụi gồm phễu và giấy lọc - Hộp bảo quản mẫu - Cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg. - Bộ rây 8.3. Thực nghiệm 8.3.1. Chuẩn bị lấy mẫu
  • 61. 58 Bước 1: Bụi được rây để xác định tỉ lệ khối lượng dựa trên kích thước hạt trước khi thí nghiệm. Bảng 8.1: Bảng thành phần kích thước hạt bụi cần đạt Kích thước hạt bụi, mm < 0,15 0,15 – 0,2 0,2 – 0,45 Tổng cộng % 10 20 70 100 Khối lượng, g 0,5 1,0 3,5 5,0 Bước 2: Giấy lọc được đánh số, loại ẩm (sấy 2h trong tủ sấy ở 105o C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m1). Bƣớc 3: Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: Bộ tách các hạt bụi thô - đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút. Bước 4: Dùng panh gắp giấy lọc đặt vào giá phễu, cần lưu ý đảm bảo hệ thống: Đầu lấy mẫu lưu lượng kế máy hút phải kín. 8.3.2. Chuẩn bị vận hành mô hình Bước 5: Đo kích thước mô hình, đo kích thước đường ống vào, đường ống ra của mô hình Bước 6: Tính toán lưu lượng khí phù hợp cho vận hành mô hình 8.3.3. Thực hành (1) Đánh giá hiệu quả của buồng lắng bụi không vách ngăn Bước 7: Tháo các vách ngăn trong buồng lắng bụi, làm sạch buồng lắng bụi. Đậy kín buồng lắng bụi. Bước 8: Cho bụi vào buồng lắng bụi đều tay (5 g trong một khoảng thời gian xác định, ví dụ 5 phút). Bước 9: Bật máy hút, thu một thể tích không khí xác định (V) lớn hơn 20 lít qua đầu lọc bụi. Khi hút đủ thể tích dự định, tắt máy. Ghi lại thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào hộp bảo quản (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy).
  • 62. 59 Bước 10: Giấy lọc chứa bụi được sấy 2h trong tủ sấy ở 105o C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m2). (2) Đánh giá hiệu quả của buồng lắng bụi có 2 vách ngăn Bước 11: Làm sạch buồng lắng bụi, gắn vách ngăn thứ 2 và thứ 4 vào buồng lắng bụi. Thực hiện lại bước 8, 9, 10. (3) Đánh giá hiệu quả của buồng lắng bụi có 4 vách ngăn Bước 12: Làm sạch buồng lắng bụi, gắn 4 vách ngăn vào buồng lắng bụi. Thực hiện lại bước 8, 9, 10. Hình 8.2: Sơ đồ thực hành 8.4. Xử lý số liệu Phương pháp này dựa trên việc cân trọng lượng bụi thu được trên giấy lọc, sau khi lọc một thể tích không khí xác định. Giấy được cân trước và sau khi lấy mẫu trong cùng một điều kiện. Nồng độ bụi trong không khí được xác định trên cơ sở chênh lệch trọng lượng của giấy lọc và thể tích mẫu thu được.
  • 63. 60 Hình 8.3: Mô hình buồng lắng bụi nhiều tầng Nồng độ bụi được tính theo công thức sau: Cbụi   2 1 1000 tc m m V    , mg/m3 Trong đó: m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg); m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg); Vtc: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo đktc, (lít). Ghi chú: Thể tích không khí ghi nhận bằng máy chỉ là thể tích không khí ở nhiệt độ thực tế, cần chuyển về điều kiện tiêu chuẩn (25o C, 1atm) để so sánh với QCVN. So sánh hiệu quả lắng bụi của buồng lắng bụi không vách ngăn, 2 vách ngăn và 4 vách ngăn. 8.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 6 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 8.6. CÂU HỎI 1. Trình bày nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi nhiều tầng? 2. Hiệu quả của buồng lắng thay đổi như thế nào khi bỏ bớt số tầng? Vì sao?
  • 64. 61 BÀI THỰC HÀNH SỐ 9 MÔ HÌNH BUỒNG LẮNG VÁCH NGĂN Mục tiêu bài thực hành số 9: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Mô tả được mô hình xử lý bụi lắng bằng buồng lắng bụi vách ngăn  Vận hành được mô hình  Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình  Rèn luyện khả năng làm việc nhóm 9.1. LÝ THUYẾT Khi đột ngột thay đổi hướng chuyển động của dòng khí, các hạt bụi dưới tác dụng của lực quán tính tiếp tục chuyển động theo hướng cũ và tách ra khỏi khí, rơi vào bình chứa. Đó là nguyên lý hoạt động của thiết bị lắng vách ngăn. Hình 9.1: Mô hình buồng lắng bụi vách ngăn 9.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Lưu lượng kế hoặc bộ đếm thể tích khí. - Máy hút không khí. - Đầu lấy bụi gồm phễu và giấy lọc. - Hộp bảo quản mẫu. - Cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg. - Bộ rây. 9.3. THỰC NGHIỆM 9.3.1. Chuẩn bị
  • 65. 62 Bước 1: Bụi được rây để xác định tỉ lệ khối lượng dựa trên kích thước hạt trước khi thí nghiệm. Bảng 9.1: Bảng thành phần kích thước hạt bụi cần đạt Kích thước hạt bụi, mm < 0,15 0,15 – 0,2 0,2 – 0,45 Tổng cộng % 10 20 70 100 Khối lượng, g 0,5 1 3,5 5 Bước 2: Giấy lọc được đánh số, loại ẩm (sấy 2h trong tủ sấy ở 105o C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m1). Bƣớc 3: Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: Bộ tách các hạt bụi thô - đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút. Bước 4: Dùng panh gắp giấy lọc đặt vào giá phễu, cần lưu ý đảm bảo hệ thống: Đầu lấy mẫu lưu lượng kế máy hút phải kín. 9.3.2. Chuẩn bị vận hành mô hình Bước 5: Đo kích thước mô hình, đo kích thước đường ống vào, đường ống ra của mô hình Bước 6: Tính toán lưu lượng khí phù hợp cho vận hành mô hình 9.3.3. Thực hành (1) Đánh giá hiệu suất của mô hình Bước 7: Làm sạch buồng lắng bụi. Đậy kín buồng lắng bụi vách ngăn. Bước 8: Cho bụi vào buồng lắng bụi đều tay (5 g trong một khoảng thời gian xác định, ví dụ 5 phút). Bước 9: Bật máy hút, thu một thể tích không khí xác định (V) lớn hơn 20 lít qua đầu lọc bụi. Khi hút đủ thể tích dự định, tắt máy. Ghi lại thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào hộp bảo quản (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy). Bước 10: Giấy lọc chứa bụi được sấy 2h trong tủ sấy ở 105o C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h; cân xác định khối lượng (m2).
  • 66. 63 (2) Đánh giá kích thước bụi xử lý hiệu quả Bước 11: Thu lượng bụi trong thùng chứa bụi, cân xác định khối lượng. Bước 12: Rây bụi theo kích thước hạt < 0,15 mm; 0,15 – 0,2 mm; 0,2 – 0,45 mm. Cân xác định khối lượng theo kích thước hạt. Hình 9.2: Sơ đồ thực hành 9.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Nồng độ bụi được tính theo công thức sau: Cbụi   2 1 1000 tc m m V    , mg/m3 Trong đó: m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg); m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg); Vtc: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo đktc, (lít).
  • 67. 64 Ghi chú: Thể tích không khí ghi nhận bằng máy chỉ là thể tích không khí ở nhiệt độ thực tế, cần chuyển về điều kiện tiêu chuẩn (25o C, 1atm) để so sánh với QCVN. Thu một lượng bụi trong buồng chứa bụi và xác định tỉ lệ kích thước hạt bụi được giữ lại: - Cân khối lượng bụi trong buồng chứa bụi. - Rây ra kích thước hạt bụi theo kích thước ban đầu. - Tính phần trăm lượng hạt bụi có kích thước nào được giữ lại nhiều nhất. 9.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 7 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 9.6. CÂU HỎI 1. Trình bày nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi vách ngăn? 2. Vì sao khoảng cách giữa các tấm vách càng về sau càng tăng?
  • 68. 65 BÀI THỰC HÀNH SỐ 10 MÔ HÌNH CYCLONE Mục tiêu bài thực hành số 10: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Mô tả được mô hình xử lý bụi bằng lực ly tâm  Vận hành được mô hình  Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình  Rèn luyện khả năng làm việc nhóm 10.1. LÝ THUYẾT Mô hình cyclone hoạt động dựa trên nguyên tắc. Dòng khí nhiễm bụi được đưa vào phần trên của cyclone. Thân cyclone thường là hình trụ có đáy là chóp cụt. Ống khí vào thường có dạng khối hình chữ nhật, được bố trí theo phương tiếp tuyến với thân cyclone. Khí sạch (khí sau khi xử lý) được đưa ra ở phía trên đỉnh thiết bị bởi ống tròn. Khí vào cyclone thực hiện chuyển động xoắn ốc, dịch chuyển xuống dưới và hình thành dòng xoáy ngoài. Lúc đó, các hạt bụi, dưới tác dụng của lực ly tâm, văng vào thành cyclone. Tiến gần đến đáy chóp, dòng khí bắt đầu quay ngược trở lại và chuyển động lên trên hình thành dòng xoắn trong. Các hạt bụi văng đến thành, dịch chuyển xuống dưới nhờ lực đẩy của dòng xoáy và trọng lực và từ đó ra khỏi cyclone, qua ống xả bụi. Hình 10.1: Mô hình cyclone
  • 69. 66 10.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Lưu lượng kế hoặc bộ đếm thể tích khí - Máy hút không khí - Đầu lấy bụi gồm phễu và giấy lọc - Hộp bảo quản mẫu - Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg 10.3. THỰC NGHIỆM 10.3.1. Chuẩn bị Bước 1: Bụi được rây để xác định tỉ lệ khối lượng dựa trên kích thước hạt trước khi thí nghiệm. Bảng 10.1: Bảng thành phần kích thước hạt bụi cần đạt Kích thước hạt bụi, mm < 0,15 0,15 – 0,2 0,2 – 0,45 Tổng cộng % 10 20 70 100 Khối lượng, g 0,5 1 3,5 5 Bước 2: Giấy lọc được đánh số, loại ẩm (sấy 2h trong tủ sấy ở 105o C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m1). Làm ẩm giấy lọc. Bƣớc 3: Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: Bộ tách các hạt bụi thô - đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút. Bước 4: Dùng panh gắp giấy lọc đặt vào giá phễu, cần lưu ý đảm bảo hệ thống: Đầu lấy mẫu lưu lượng kế máy hút phải kín. 10.3.2. Chuẩn bị vận hành mô hình Bước 5: Đo kích thước mô hình, đo kích thước đường ống vào, đường ống ra của mô hình Bước 6: Tính toán lưu lượng khí phù hợp cho vận hành mô hình 10.3.3. Thực hành (1) Đánh giá hiệu suất của mô hình
  • 70. 67 Bước 7: Làm sạch Cyclone. Bước 8: Cho bụi vào Cyclone (5g trong một khoảng thời gian xác định, ví dụ 5 phút). Bước 9: Bật máy hút, thu một thể tích không khí xác định (V) lớn hơn 20 lít qua đầu lọc bụi. Khi hút đủ thể tích dự định, tắt máy. Ghi lại thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào hộp bảo quản (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy). Bước 10: Giấy lọc chứa bụi được sấy 2h trong tủ sấy ở 105o C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m2). (2) Đánh giá kích thước bụi xử lý hiệu quả Bước 11: Thu lượng bụi trong thùng chứa bụi, cân xác định khối lượng Bước 12: Rây bụi theo kích thước hạt < 0,15 mm; 0,15 – 0,2 mm; 0,2 – 0,45 mm. Cân xác định khối lượng theo kích thước hạt. Hình 10.2: Sơ đồ thực hành
  • 71. 68 10.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Nồng độ bụi được tính theo công thức sau: Cbụi ( ) 2 1 1000 tc m m V − = × , mg/m3 Trong đó: m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg); m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg); Vtc: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo đktc, (lít). Ghi chú: Thể tích không khí ghi nhận bằng máy chỉ là thể tích không khí ở nhiệt độ thực tế, cần chuyển về điều kiện tiêu chuẩn (25o C, 1atm) để so sánh với QCVN. Thu một lượng bụi trong buồng chứa bụi và xác định tỉ lệ kích thước hạt bụi được giữ lại: - Cân khối lượng bụi trong buồng chứa bụi. - Rây ra kích thước hạt bụi theo kích thước ban đầu. - Tính phần trăm lượng bụi có kích thước nào được giữ lại nhiều nhất. 10.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 8 (phần phụ lục). 10.6. CÂU HỎI 1. Trình bày nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi vách ngăn? 2. Cyclone sử dụng quạt hút hay quạt thổi? 3. Hiệu quả của cyclone chùm cho với cyclone đơn
  • 72. 69 BÀI THỰC HÀNH SỐ 11 MÔ HÌNH THU BỤI BẰNG TÚI VẢI Mục tiêu bài thực hành số 11: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Mô tả được mô hình xử lý bụi bằng phương pháp lọc  Vận hành được mô hình  Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình  Rèn luyện khả năng làm việc nhóm 11.1. LÝ THUYẾT Hình 11.1: Mô hình xử lý bụi bằng túi vải Mô hình túi vải hoạt động dựa trên nguyên tắc. Dòng khí nhiễm bụi được đưa vào cửa dưới của mô hình, đi qua túi vải. Phần bụi được Túi vải Buồng chứa bụi Khí ra Khí vào Van xả bụi
  • 73. 70 giữ lại bên trong túi vải còn phần khí sạch thoát ra ngoài theo cửa thoát ở phía trên mô hình. Sau một thời gian hoạt động mô hình, bụi bám đầy trên bề mặt bên trong túi vải gây ra tổn thất áp suất. Do đó, quá trình rũ bụi được thực hiện. Túi vải được rung rũ nhờ thiết bị truyền động bên trên. Bụi được rũ sẽ rơi xuống hố thu bụi. 11.2. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Lưu lượng kế hoặc bộ đếm thể tích khí - Máy hút không khí - Đầu lấy bụi gồm phễu và giấy lọc - Hộp bảo quản mẫu - Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg - Bộ rây 11.3. THỰC NGHIỆM 11.3.1. Chuẩn bị Bước 1: Bụi được rây để xác định tỉ lệ khối lượng dựa trên kích thước hạt trước khi thí nghiệm. Bảng 11.1: Bảng thành phần kích thước hạt bụi cần đạt Kích thước hạt bụi, mm < 0,15 0,15 – 0,2 0,2 – 0,45 Tổng cộng % 10 20 70 100 Khối lượng, g 0,5 1 3,5 5 Bước 2: Giấy lọc được đánh số, loại ẩm (sấy 2h trong tủ sấy ở 105o C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m1). Làm ẩm giấy lọc. Bước 3: Lắp ráp dụng cụ lấy bụi theo trình tự: Bộ tách các hạt bụi thô - đầu lọc bụi - lưu lượng kế (hoặc bộ đếm thể tích khí) - máy hút. Bước 4: Dùng panh gắp giấy lọc đặt vào giá phễu, cần lưu ý đảm bảo hệ thống: Đầu lấy mẫu lưu lượng kế máy hút phải kín.
  • 74. 71 11.3.2. Chuẩn bị vận hành mô hình Bước 5: Đo kích thước mô hình, đo kích thước đường ống vào, đường ống ra của mô hình Bước 6: Tính toán lưu lượng khí phù hợp cho vận hành mô hình 11.3.3. Thực hành (1) Đánh giá hiệu suất của mô hình Bước 7: Làm sạch túi vải Bước 8: Cho bụi vào mô hình đều tay (5g trong một khoảng thời gian xác định, ví dụ 5 phút). Bước 9: Bật máy hút, thu một thể tích không khí xác định (V) lớn hơn 20 lít qua đầu lọc bụi. Khi hút đủ thể tích dự định, tắt máy. Ghi lại thời gian hay thể tích khí đã thu và dùng panh kẹp gắp mẫu giấy cho vào hộp bảo quản (không dùng tay cầm trực tiếp vào giấy). Bước 10: Giấy lọc chứa bụi được sấy 2h trong tủ sấy ở 105o C và để cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm 1h); cân xác định khối lượng (m2) (2) Đánh giá kích thước bụi xử lý hiệu quả Bước 11: Thu lượng bụi trong thùng chứa bụi, cân xác định khối lượng Bước 12: Rây bụi theo kích thước hạt < 0,15 mm; 0,15 – 0,2 mm; 0,2 – 0,45 mm. Cân xác định khối lượng theo kích thước hạt.
  • 75. 72 Hình 10.2: Sơ đồ thực hành 11.4. Xử lý số liệu Nồng độ bụi được tính theo công thức sau: Cbụi   2 1 1000 tc m m V    , mg/m3 Trong đó: m1: Khối lượng ban đầu của mẫu giấy (mg) m2: Khối lượng mẫu giấy sau khi thu mẫu (mg) Vtc: Thể tích mẫu không khí đã thu, tính theo đktc, (lít). Ghi chú: Thể tích không khí ghi nhận bằng máy chỉ là thể tích không khí ở nhiệt độ thực tế, cần chuyển về điều kiện tiêu chuẩn (25o C, 1atm) để so sánh với QCVN. Thu một lượng bụi trong buồng chứa bụi và xác định tỉ lệ kích thước hạt bụi được giữ lại: - Cân khối lượng bụi trong buồng chứa bụi. - Rây ra kích thước hạt bụi theo kích thước ban đầu. - Tính phần trăm lượng hạt bụi có kích thước được giữ lại nhiều nhất. 11.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 9 (phần phụ lục).
  • 76. 73 11.6. CÂU HỎI 1. Trình bày nguyên lý hoạt động của buồng lắng bụi vách ngăn? 2. Mô hình làm sạch bụi bằng phương pháp nào? 3. Mô hình này khác gì với túi vải sử dụng phương pháp làm sạch bằng khí nén?
  • 77. 74 BÀI THỰC HÀNH SỐ 12 MÔ HÌNH HẤP PHỤ KHÍ VOCs BẰNG THAN HOẠT TÍNH Mục tiêu bài thực hành số 12: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Mô tả được mô hình xử lý xử lý hơi khí độc bằng hấp phụ.  Vận hành được mô hình.  Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình.  Rèn luyện khả năng làm việc nhóm. 12.1. MÔ HÌNH HẤP PHỤ Hình 12.1: Mô hình hấp phụ Quạt hút Tầng 2: than hoạt tính Ống dẫn khí vào Tầng 1: than hoạt tính Cửa quan sát Ống dẫn khí ra
  • 78. 75 Nguyên tắc hoạt động mô hình: Khí thải chứa VOCs được hút bằng quạt hút đi vào mô hình từ bên dưới, sau đó khí thải đi qua lớp than hoạt tính bên trong thân của tháp hấp phụ. Lúc này, VOCs được giữ lại trên bể mặt và lỗ rỗng của than hoạt tính, và khí sạch được hút ra ngoài. 12.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HẤP PHỤ CỦA THAN HOẠT TÍNH Hấp phụ hơi VOCs bằng than hoạt tính. Tính toán hiệu quả hấp phụ dựa trên khả năng hấp phụ khi thay đổi lượng than hoạt tính, thời gian hấp phụ. 12.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Than hoạt tính: 5 kg - Bộ tạo khí VOCs - Thiết bị phân tích VOCs 12.4. VẬN HÀNH - Cho than hoạt tính vào mô hình với từng lượng khác nhau như trong bảng 12.1. - Mở bơm hút khí hút và đo mẫu VOCs sau 5 phút ở mỗi lần thêm than hoạt tính. Bảng 12.1: Xác định nồng độ VOCs theo lượng than hoạt tính STT Khối lượng lớp than VOCs ban đầu VOCs sau xử lý Hiệu suất 1 0 2 1 kg 3 2 kg 4 3 kg 5 4 kg Sau khi đo VOCs sau xử lý ở lượng than cuối cùng, tiến hành đo nồng độ VOCs theo thời gian.
  • 79. 76 Bảng 12.2. Xác định nồng độ VOCs theo thời gian xử lý STT Thời gian VOCs ban đầu VOCs sau xử lý Hiệu suất 1 0 2 5 3 10 4 20 5 30 6 50 7 70 8 90 9 120 10 150 12.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU Hiệu xuất xử lý: % 100 VOC bđ VOC sau XL VOC sau XL C C H C    Trong đó: : Nồng độ VOCs của khí thải trước khi xử lý bằng than hoạt tính, mg/m3 : Nồng độ VOCs của khí thải sau khi xử lý bằng than hoạt tính, mg/m3 12.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 10 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 12.8. CÂU HỎI 1. Tháp hấp phụ được sử dụng để xử lý chủ yếu những chất khí nào? 2. Ưu nhược điểm của tháp hấp phụ?
  • 80. 77 Dung dịch hấp thu BÀI THỰC HÀNH SỐ 13 MÔ HÌNH HẤP THỤ KHÍ SO2 Mục tiêu bài thực hành số 13: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:  Mô tả được mô hình xử lý hơi khí độc bằng hấp thụ.  Vận hành được mô hình.  Đánh giá được hiệu quả xử lý mô hình.  Rèn luyện khả năng làm việc nhóm. 12.1. MÔ HÌNH HẤP THỤ Mô hình tháp hấp thu được biểu diễn như hình vẽ sau: Hình 13.1: Mô hình hấp thụ Khí thải vào Khí thải ra Dung dịch hấp thụ ra Vật liệu đệm
  • 81. 78 Nguyên lý hoạt động: Khí thải chứa chất ô nhiễm (SO2) được đưa từ dưới lên, đi qua lớp vật liệu đệm. Dung dịch hấp thụ (Ca(OH)2) được phun từ trên xuống, tiếp xúc với khí thải ở bề mặt vật liệu đệm. Các thành phần ô nhiễm sẽ bị giữ lại do tiếp xúc hóa học và vật lý với dung dịch hấp thu, còn khí sạch thoát ra ngoài. Phần cặn rắn bị nước cuốn trôi xuống bên dưới và được xả định kỳ dưới dạng bùn. 12.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HẤP THỤ KHÍ SO2 Hấp thụ khí SO2 bằng vật liệu đệm với dung dịch hấp thụ là dung dịch Ca(OH)2. Tính toán hiệu quả hấp thụ dựa trên khả năng hấp thụ khi thay đổi nồng độ Ca(OH)2. Tính toán hiệu quả hấp thụ dựa trên khả năng hấp thụ khi thay đổi lưu lượng khí thải. 12.3. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - HÓA CHẤT - Bộ tạo khí SO2 - Hơi SO2 - Ca(OH)2 12.4. VẬN HÀNH Mở van hút khí và vận hành lưu lượng thay đổi theo Q1 đến Q3 theo ba nồng độ như số liệu trong bảng Nồng độ Ca(OH)2 mg/L Lưu lượng khí thải SO2 Nồng độ ban đầu, mg/m3 Nồng độ sau xử lý, mg/m3 Hiệu suất, % Nồng độ 1 Q1 Q2 Q3 Nồng độ 2 Q1 Q2 Q3 Nồng độ 3 Q1 Q2 Q3
  • 82. 79 12.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU Hiệu xuất xử lý: 2 2 2 % 100 SO bđ SO sau XL SO sau XL C C H C    Trong đó: : Nồng độ SO2 của khí thải trước khi xử lý bằng than hoạt tính, mg/m3 : Nồng độ SO2 của khí thải sau khi xử lý bằng than hoạt tính, mg/m3 12.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Sinh viên báo cáo kết quả sau buổi thí nghiệm theo mẫu BÁO CÁO 11 (phần phụ lục). Sinh viên báo cáo tổng kết theo mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT (phần phụ lục) sau khi kết thúc môn học. 12.7. CÂU HỎI 1. Các dung dịch hấp thu thường dùng để xử lý SO2 trong khí thải? 2. So sánh tháp đệm và tháp rỗng.
  • 83. 80 PHỤ LỤC 1 BÁO CÁO 1 NHÓM:________________________ LỚP :________________________ NGÀY :________________________ BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU SULFUR DIOXIDE (SO2) TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH 1. Lấy mẫu: Sinh viên ghi chú các thông số sau trong quá trình lấy mẫu tại hiện trường: Ghi nhận Mẫu hiện trƣờng Vị trí (tọa độ) Cách đường giao thông (m) Điều kiện thời tiết Nhiệt độ Thời gian lấy mẫu (phút) Lưu lượng hút khí (L/phút) Thể tích dung dịch hấp thu (ml) Thể tích mẫu khí (L) Ghi chú khác 2. Phân tích mẫu: Thể tích Thiosulfate chuẩn độ cho mẫu trắng, mL A = ................... mL Thể tích Thiosulfate chuẩn độ cho mẫu, mL B = .................... mL =....................mg/L Ống số Dung dịch 0 1 2 3 4 Mẫu hiện trường Mẫu PTN Hàm lượng SO2 (µg/ml) Độ hấp thu A