SlideShare a Scribd company logo
1 of 155
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
VÕ TRỌNG HÙNG
TÍCH HỢP HỆ THỐNG GIS/SCADA/DMS
GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện
Mã số ngành: 60520202
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
VÕ TRỌNG HÙNG
TÍCH HỢP HỆ THỐNG GIS/SCADA/DMS
GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện
Mã số ngành: 60520202
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH HOÀNG BÁCH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Đinh Hoàng Bách
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 12 tháng 3 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS. TS. Ngô Cao Cường Chủ tịch
2 TS. Phạm Đình Anh Khôi Phản biện 1
3 PGS. TS. Quyền Huy Ánh Phản biện 2
4 PGS. TS. Nguyễn Văn Nhờ Ủy viên
5 TS. Võ Công Phương Uỷ viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS. TS. Ngô Cao Cường
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: VÕ TRỌNG HÙNG........................................Giới tính: NAM..............
Ngày, tháng, năm sinh: .10 -07 - 1981........................................Nơi sinh: Đà Nẵng..........
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện......................................................MSHV:1441830009 .......
I- Tên đề tài:
TÍCH HỢP HỆ THỐNG GIS/SCADA/DMS GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Tìm hiểu hiện trạng các hệ thống SCADA và GIS tại Tổng Công Ty Điện Lực Tp
HCM
Nghiên cứu các giao thức trong hệ thống SCADA
Nghiên cứu các kiểu dữ liệu trong hệ thống GIS
Nghiên cứu các phương pháp lập trình Web Service
Tích hợp hệ thống GIS/SCADA/DMS
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 20 tháng 8 năm 2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ......................................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Đinh Hoàng Bách
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS. Đinh Hoàng Bách PGS. TS. Nguyễn Thanh Phương
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
VÕ TRỌNG HÙNG
ii
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Đinh Hoàng Bách, người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Điện – Điện Tử của Trường Đại Học Công
nghệ Tp.HCM, những người thầy đầy nhiệt huyết, thiện cảm đã truyền đạt những kiến
thức chuyên môn, những bài học cũng như những kinh nghiệm quý báu giúp tôi tự tin
từng bước đi vào thực hiện đề tài luận văn này.
(Họ và tên của Tác giả Luận văn)
iii
TÓM TẮT
Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) quản lý lưới điện với các cấp
điện áp 220kV, 110kV, 22kV, 15kV và 0.4kV với trên 680 km đường dây/cáp truyền tải,
5,900 km lưới điện trung thế và 11,300 km lưới điện hạ thế, cung cấp điện cho trên 2
triệu khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm tìm kiếm các phương
pháp hiệu quả để giám sát, điều khiển và quản lý mạng lưới điện trung thế, các trạm
biến áp trung gian (110kV) và các trạm ngắt (15/22kV), EVNHCMC đã cài đặt hệ
thống SCADA/DMS của Survalent trong năm 2013 (nhằm thay thế cho hệ thống
SCADA của ABB có từ năm 1998). Hệ thống này chạy trên nền hệ điều hành Windows
sử dụng máy chủ Windows Server 2012 với SQL database phụ trợ. Ngoài ra,
EVNHCMC cài đặt phần mềm ESRI ArcGIS 10.1 một cách riêng biệt, chạy trên nền
tảng Windows và kết nối với cơ sở dữ liệu Oracle. Các geodatabase trình bày các
thông tin không gian của các mạng lưới điện trung thế một cách hiệu quả. Cả hai hệ
thống đều được tách biệt với nhau, dữ liệu được duy trì và có thể truy cập bởi những
người sử dụng trên các hệ thống trên. Từ đó, dẫn đến việc dư thừa dữ liệu và hệ thống
không được đồng bộ hóa.
Hệ thống là rất quan trọng cho nhân viên SCADA để vận hành trên các mạng
lưới điện trung thế với một bối cảnh địa lý tốt hơn để giải thích các sự kiện, dự đoán
kết quả và kế hoạch chiến lược, trong khi đó nhân viên GIS cần vận hành khi biết tình
trạng hiện tại của mạng lưới trong thời gian thực. Tình trạng này dẫn đến việc đòi hỏi
phải tích hợp cả hệ thống.
Để trao đổi từ SCADA đến GIS là một công việc thách thức, phải đối mặt với
một số vấn đề về kỹ thuật và phi kỹ thuật. Một số phương pháp đã được tổ chức cho
việc tích hợp cả hệ thống trước khi thực hiện một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Hệ
thống tích hợp cho phép người dùng dễ dàng quản lý cả không gian và dữ liệu phi
không gian và tương tác với nhiều loại cơ sở dữ liệu
Luận văn này giải thích sự cần thiết về các phương pháp tiếp cận để thực hiện
với sự đánh giá, phân tích trên các hệ thống thực hiện và lợi ích. Nó cho thấy cách
tích hợp hệ thống GIS/SCADA/DMS được phục vụ như là một hệ thống quản lý tài
sản hiệu quả với chi phí thấp nhằm cải thiện tính hiệu quả mạng lưới điện trung
iv
thế, giúp giảm chi phí hoạt động và thời gian ngưng hoạt động của hệ thống
(downtime), và làm tăng giá trị của tài nguyên thông tin và tiến trình ra quyết định.
v
ABSTRACT
Ho Chi Minh City Power Coporation (EVNHCMC) managed the grid with
levels voltage of 220kV, 110kV, 22kV, 15kV and 0.4kV with over 680 kilometers of wire
/ cable transmission, 5,900km of medium voltage grid and 11,300 km low voltage,
power supply for over 2 million customers in the local Ho Chi Minh City. In order to
identify effective methods for monitoring, control and management of medium voltage
networks, intermediate substations (110 kV) and interrupt stations (15/22KV),
EVNHCMC installed SCADA/DMS of Survalent in 2013 (to replace the ABB SCADA
systems since 1998). The system runs on the Windows operating system using the
Windows Server 2012 server with SQL database backend. In addition, installed ESRI
ArcGIS 10.1 software separately, which runs on the Windows platform and connect to
the Oracle database. Geodatabase present the spatial information of the medium
voltage network effectively. Both systems are isolated from each other, data are
maintained and can be accessed by users on the system. Since then, leading to
redundant data and systems are not synchronized.
It is crucial for SCADA staff to operate the MV network with a geographical
context for better explaining events, predicting outcomes and planning strategies, mean
while GIS staff needs to operate while knowing the current status of the network in
real-time. This situation has raised the need of integrating both systems.
The data mapping from SCADA to GIS was a challenging job, facing several
technical and non-technical issues. Several approaches were held for integrating both
systems before implementing the most efficient and economical one. The integrated
system allows users to easily manage both spatial and non-spatial data and interact
with multiple databases.
This thesis explains the need, the approaches made with the evaluation and
analysis of the implemented system and its benefits. It shows how the integrated
GIS/SCADA/DMS system serves as a low-cost effective asset management system that
improves the MV network efficiency, help to reduce operational costs and down time,
and increase the value of the information resources and decision processes.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN....................................................................................................................ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC..................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................ix
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG SCADA VÀ GIS TẠI TỔNG CÔNG
TY ĐIỆN LỰC TPHCM QUẢN LÝ..........................................................................1
1.1. Giới thiệu tổng quan về GIS.............................................................................1
1.2. Giới thiệu tổng quan về phần mềm SCADA trung tâm ...................................2
1.2.2 Tình hình triển khai các ứng dụng của HT SCADA/DMS hiện tại và trong
thời gian sắp tới....................................................................................................3
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG SCADA. ..........................................................................6
2.1 Giới thiệu...........................................................................................................6
2.2 Kiến trúc hệ thống SCADA...............................................................................8
2.3 Mạng truyền dẫn cho hệ thống SCADA ...........................................................9
2.4 Các giải pháp bảo mật .....................................................................................12
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIS.................................................................................17
3.1GIS là gì............................................................................................................17
3.2Các thành phần của GIS ...................................................................................18
3.3 Chương trình GIS Tổng công ty Điện Lực Tp HCM......................................19
3.4 Hệ thống Mô hình hệ thống GIS qua các giai đoạn ........................................21
3.5 Nhận xét và đánh giá......................................................................................36
CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ WEB SERVICE. .......................................................38
4.1 Giới thiệu về Web service ...............................................................................38
4.2 Đặc điểm của Web service ..............................................................................39
4.3 Kiến trúc của Dịch vụ Web .............................................................................41
4.4 Các thành phần của Dịch vụ Web ...................................................................42
4.5 An toàn cho dịch vụ Web................................................................................45
4.6 Xây dựng một dịch vụ Web.............................................................................47
vii
4.7 Tích hợp dịch vụ Web theo chuẩn...................................................................48
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIS/SCADA/DMS............................51
5.1 Sự cần thiết của việc giao tiếp giữa GIS và SCADA/DMS............................51
5.2 Các thông tin dữ liệu từ GIS và SCADA ........................................................52
5.3 Giải pháp tích hợp giữa 02 hệ thống sử dụng giao diện OPC.........................53
5.4 Giải pháp tích hợp giũa 02 hệ thống đồng bộ CSDL giữa SCADA và GIS
thông qua WEB Service ........................................................................................55
CHƯƠNG 6: TIÊU CHÍ THIẾT LẬP HỆ THỐNG ................................................58
6.1 Giới thiệu tiêu chuẩn IEC 61970-301 & 61968-11: Mô hình CIM (Common
Information Model) ...............................................................................................58
6.2 Định dạng dữ liệu Hệ thống điện ....................................................................59
6.3 Lớp các tầng nấc và UML Class Diagrams.....................................................61
6.4 Mô hình Thông tin chung cho hệ thống điện ..................................................68
6.4.1 Lịch sử ......................................................................................................68
6.4.2 CIM Class Structure .................................................................................69
6.5 Chuyển đổi một mạng lưới điện đến các đối tượng CIM................................76
6.5.1 Xác định các lớp CIM...............................................................................77
6.5.2 Đại diện một Power Transformers như một đối đượng CIM ...................78
6.5.3 Đại diện một Current Transformer như một đối tượng CIM....................80
6.5.4 Equivalent CIM Representation ...............................................................82
6.6 IEC 61970-301 CIM Packages........................................................................83
6.7 The eXtensible Markup Language (XML)......................................................86
6.7.1 XML..........................................................................................................86
6.7.2 Ví dụ XML đơn giản ................................................................................87
6.7.3 XML Schema............................................................................................88
6.8 RDF .................................................................................................................90
6.8.1 Ví dụ RDF đơn giản..................................................................................91
6.8.2 RDF Schema.............................................................................................92
6.8.3 CIM RDF XML ........................................................................................94
6.8.4 CIM RDF XML Example.........................................................................95
6.9 XML Messaging..............................................................................................98
viii
6.9.1 Existing Inter-Application Communication Infrastructure.......................99
6.9.2 The Message Bus Concept......................................................................100
6.9.3 Mapping Application Interfaces to the CIM...........................................101
6.10 Kết luận .......................................................................................................102
CHƯƠNG 7:HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI TÍCH HỢP HỆ THỐNG
GIS/SCADA/DMS TẠI EVNHCMC. ....................................................................103
7.1Tạo file CAD từ ArcGIS ................................................................................103
7.2Đổi màu đối tượng trong CAD.......................................................................127
7.3Import CAD vào Survalent: ...........................................................................130
7.4Thêm các object và hoàn thiện.......................................................................135
CHƯƠNG 8: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN .............................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................139
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc hệ thống SCADA...........................................................................2
Hình 2.1. Phần mềm SCADA trung tâm.....................................................................7
Hình 2.2 Kiến trúc hạ tầng mạng SCADA.................................................................8
Hình 2.3 Sơ đồ kết nối mạng truyền dẫn cáp quang SCADA hiện hữu .....................9
Hình 2.4 Sơ đồ mạng SCADA IP .............................................................................11
Hình 2.5. Sơ đồ kết nối truyền thông Recloser.........................................................13
hình 2.6 Sơ đồ truyền thông RMU............................................................................15
Hình 3.1 Bản đồ GIS................................................................................................17
Hình 3.2. Các thành phần của GIS............................................................................18
Hình 3.3 Mô hình hệ thống GIS qua các giai đoạn...................................................21
Hình 3.4 Mô hình hệ thống GIS qua giai đoạn 2014................................................22
Hình 3.5 Mô hình hệ thống GIS qua giai đoạn 2015................................................22
Hình 3.6 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM (ảnh chụp từ hệ thống LiDAR) ..............23
Hình 3.7 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM và Lưới điện đến điện kế khách hàng (ảnh
chụp từ hệ thống LiDAR) .........................................................................................23
Hình 3.8 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM và Lưới điện đến điện kế khách hàng
(tham chiếu nền)........................................................................................................24
Hình 3.9 Tìm kiếm, hiển thị hình ảnh và chỉnh sửa thông tin trụ điện.....................26
Hình 3.10 Tìm kiếm và chỉnh sửa thông tin trạm .....................................................27
Hình 3.11 Hình ảnh trước khi cắt điện Recloser Hữu Lợi........................................28
Hĩnh vẽ 3.12 Hình ảnh sau khi cắt điện Recloser Hữu Lợi, phần mất điện chuyển
màu đen .....................................................................................................................28
Hình 3.13 Báo cáo Danh sách trạm biến áp thuộc phạm vi thiết bị đóng cắt...........29
Hình 3.14 Báo cáo Tính toán hiệu suất khu vực.......................................................29
Hình 3.15 Đồng bộ hóa sơ đồ lưới điện cao thế .......................................................30
Hình 3.16 Xác định được vị trí mất điện...................................................................31
Hình 3.17 Tính toán Độ tin cậy của lưới điện...........................................................32
Xây dựng hệ thống Web GIS....................................................................................32
Hình 3.18 Mô tả hệ thống khối ống cáp và cáp ngầm trạm Nam Sài Gòn 2 ............32
Hình 3.19 Web GIS Công ty Điện lực Củ Chi..........................................................33
x
Hình 3.20 Tìm địa chỉ khách hàng tại số nhà 66/22 Trần Văn Quang .....................33
Hình 3.21 Hiển thị các thông tin của khách hàng tìm được......................................34
Hình 3.22 Chương trình quản lý khảo sát mắc điện .................................................35
Hình 3.23 Công cụ vẽ sơ đồ mắc điện cho khách hàng............................................36
Hình 5.1 Mô hình giao tiếp giữa các ứng dụng.........................................................52
Hình 5.2 Mô hình tích hợp sử dụng giao diện OPC..................................................54
Mô tả hoạt động: .......................................................................................................55
Hình vẽ 5.3 Mô hình giao tiếp giữa hai hệ thống sử dụng Web service..................55
Hình 5.4 Các tính năng được tích hợp ......................................................................56
Hình 6.1 The Person Class.......................................................................................62
Hình 6.2 Lớp Hierarchy của người dân tại một trường đại học................................63
Hình 6.3 Class hierarchy of students, staff and subjects...........................................64
Hình 6.4 Class Hierarchy of a University and Building ...........................................65
Hình 6.5 Class Hierarchy of a University, Building and Room ...............................66
Hình 6.6 Sơ đồ lớp cho thấy một số các lớp học trước đó và các mối quan hệ của
chúng.........................................................................................................................67
Hình 6.7 Braeker Class Inheritance Hierarchy .......................................................70
Hình 6.8 Switch class with Breaker and LoadBreakSwitch subclasses....................71
Hình 6.9 Switch Class diagram with new subclasses of Switch and Breaker ..........72
Hình 6.10 Connectivity Example circuit...................................................................73
Hình 6.11 Connectivity Example circuit with direct associations............................74
Hình 6.12 Connectivity Example circuit with Connectivity Node...........................74
Hình 6.13 Conducting Equipment and Connectivity class diagram.........................75
Hình 6.14 Connectivity Example circuit with Connectivity Node and Terminals...76
Hình 6.15 Các đối tượng CIM ..................................................................................77
Hình 6.16 Example Circuit with partial CIM Class mappings .................................78
Hình 6.17 Transformer Class Diagram.....................................................................79
Hình 6.18 CIM Mappings for Transformer 17-33....................................................80
Hình 6.19 Example Circuit with full CIM Mappings...............................................82
Hình 6.20 Ví dụ đơn giản về Annotated XML Schema mô tả dữ liệu trong một cuốn
sách............................................................................................................................89
xi
Hình 6.21 Transformer shown as four CIM Objects with attributes ........................96
Hình 6.22 các liên kết truyền thông giữa các ứng dụng doanh nghiệp.....................99
Hình 6.23 Enterprise Application Bus model for inter-application communication100
Hình 6.24 CIM Interface Mapping .........................................................................101
Hình 7.1. Kết hợp sơ đồ địa dư lưới điện trung thế và trạng thái vận hành SCADA.136
Hình 8.1 Sơ đồ vận hành SCADA lưới trung thế thuộc Cty ĐL Tân Thuận.........137
1
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG SCADA VÀ GIS TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TPHCM QUẢN LÝ.
1.1. Giới thiệu tổng quan về GIS
Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) quản lý lưới điện với các cấp
điện áp 110kV, 22kV, 15kV và 0.4kV với trên 680 km đường dây/cáp truyền tải,
5,900 km lưới điện trung thế và 11,300 km lưới điện hạ thế, cung cấp điện cho trên
2 triệu khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm tìm kiếm các
phương pháp hiệu quả để giám sát, điều khiển và quản lý mạng lưới điện trung thế,
các trạm biến áp trung gian (110kV) và các trạm ngắt (15/22kV), EVNHCMC đã
cài đặt hệ thống SCADA/DMS của Survalent trong năm 2013 (nhằm thay thế cho
hệ thống SCADA của ABB có từ năm 1998). Hệ thống này chạy trên nền hệ điều
hành Windows sử dụng máy chủ Windows Server 2012 với SQL database phụ trợ.
Ngoài ra, EVNHCMC cài đặt phần mềm ESRI ArcGIS 10.1 một cách riêng biệt,
chạy trên nền tảng Windows và kết nối với cơ sở dữ liệu Oracle. Các geodatabase
trình bày các thông tin không gian của các mạng lưới điện trung thế một cách hiệu
quả. Cả hai hệ thống đều được tách biệt với nhau, dữ liệu được duy trì và có thể truy
cập bởi những người sử dụng trên các hệ thống trên. Từ đó, dẫn đến việc dư thừa
dữ liệu và hệ thống không được đồng bộ hóa.
Hệ thống GIS rất quan trọng cho nhân viên vận hành trên các mạng lưới điện
trung thế qua hệ thống SCADA, mang lại tính trực quan trên nền địa lý tương ứng
với các sự kiện xảy ra trên lưới điện, từ đó dự đoán được khu vực và có kế hoạch xử
lý phù hợp. Trong khi đó hệ thống GIS cung cấp cho bộ phận kế hoạch, thống kê,
quy hoạch lưới, yêu cầu thông tin về thông số vận hành, tình trạng hiện tại của lưới
điện giúp nâng cao hiệu quả các công tác trên. Tình trạng này dẫn đến việc đòi hỏi
phải tích hợp cả hệ thống.
Để trao đổi dữ liệu giữa SCADA và GIS là một công việc thách thức, phải đối
mặt với một số vấn đề về kỹ thuật và phi kỹ thuật. Một số phương pháp đã được tổ
chức cho việc tích hợp cả hệ thống trước khi thực hiện một cách hiệu quả và kinh tế
nhất. Hệ thống tích hợp cho phép người dùng dễ dàng quản lý cả không gian và dữ
liệu phi không gian và tương tác với nhiều loại cơ sở dữ liệu
2
1.2. Giới thiệu tổng quan về phần mềm SCADA trung tâm
- Survalent là một hãng chuyên sản xuất phần mềm SCADA (Supervisory
Control And Data Acquisition), sản phẩm của hãng đã được sử dụng trên
nhiều nước và đạt các tiêu chuẩn quốc tế về SCADA.
- Phần mềm Survalent tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quy định cho hệ thống
SCADA trung tâm như : Chuẩn IEEE Std C37.1-1994 và tiêu chuẩn bảo mật của
tổ chức North American Electric Reliability Corporation (NERC), Critical
Infrastructure Protection (CIP).
- Phần mềm SCADA Survalent có đầy đủ các chức năng SCADA theo yêu cầu
hiện nay, giải quyết được các khó khăn trước đây như về giao thức RP570 hay
giới hạn về điểm dữ liệu (datapoint).
- Hệ thống có khả năng mở rộng 25 Console (HMI-Human Machine interface) –
dự kiến quý 02/2015 triển khai cho tất cả các đơn vị trong Tổng công ty.
- Hệ thống có khả năng giao tiếp với HT SCADA của Trung tâm Điều độ Hệ
thống Điện Miền Nam (A2) thông qua giao thức ICCP – Inter Control Center
Protocol
Hình 1.1 Cấu trúc hệ thống SCADA
3
1.2.2 Tình hình triển khai các ứng dụng của HT SCADA/DMS hiện tại và
trong thời gian sắp tới
Hiện nay, EVNHCMC đang quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 110kV
trở xuống thuộc khu vực TP Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 7/2015, khối lượng trạm
biến áp 220kV, 110kV do EVNHCMC quản lý : 52 trạm (48 trạm 110kV và 4 trạm
220kV).
Thông qua hệ thống phần mềm SCADA/DMS của Survalent tại Trung tâm Điều
Độ Hệ Thống Điện (TTĐĐHTĐ). Hiện TTĐĐHTĐ đã đưa vào vận hành điều khiển
từ xa tổng cộng 28/52 trạm. Trong đó có 4 trạm 110kV không người trực : Tân
Sơn Nhất, Tăng Nhơn Phú, Nam Sài Gòn 1, Phú Mỹ Hưng A, 12 trạm bán người
trực (trạm điều khiển từ xa toàn trạm nhưng vẫn có người trực vận hành), 14 trạm
điều khiển từ xa các máy cắt 15 và 22kV. Ngoài việc kết nối các trạm 110 kV, trạm
ngắt; TTĐĐHTĐ hiện đã triển kiến triển khai kết nối đến các Recloser trên lưới
phân phối, đưa vào vận hành thí điểm 2 chương trình tự động hóa tự động hóa trên
lưới phân phối tại 2 Công ty Điện lực Tân Thuận và Công ty Điện lực Thủ Thiêm
cụ thể như sau:
 Giải pháp tiếp nhận chuyển giao công nghệ:
Để đảm bảo việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đảm bảo yêu cầu đặt ra là
các Kỹ sư SCADA phải tự thực hiện được việc cài đặt, xây dựng và phát triển hệ
thống SCADA trung tâm mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp như đã từng thực
hiện với dự án SCADA của ABB trước đây.
 Tình hình triển khai:
- Các KS SCADA đã xây dựng mới toàn bộ sơ đồ nhất thứ trên màn hình vận
hành SCADA trung tâm (HMI) cho các trạm trung gian và trạm ngắt, chuyển đổi
toàn bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) của HT SCADA của ABB sang vận hành trên hệ
thống phần mềm Survalent cụ thể:
+ Xây dựng CSDL, sơ đồ nhất thứ và triển khai kết nối tín hiệu SCADA tại 44
trạm 110kV và 4 trạm 220kV. Trong đó:
4
 Tổng số trạm điều khiển máy tính : 17 trạm (ATS: 07 Trạm; Areva: 06 Trạm,
Siemens: 04 Trạm.
 Tổng số trạm lắp RTU: 31 trạm (ABB:24T); Areva:1T; Microsol: 2Trạm;
Siemens: 1Trạm; Cell:3Trạm).
- Xây dựng mới CSDL, sơ đồ nhất thứ tại các trạm ngắt (15kV): Tổng số
25 trạm đã kết nối 16 trạm, 9 trạm còn lại các Công ty Điện lực đang triển
khai lắp đặt mới HT SCADA.
- Kiểm tra thử nghiệm các giá trị đo lường, chỉ thị và điều khiển từ xa trên
phần mềm mới.
- Tích hợp chương trình GIS (Geographic Imformation System- Hệ thống
thông tin địa lý) vào trong phần mềm SCADA mới để xác định vị trí các
trạm, Recloser trên nền bản đồ số.
- Thực hiện chuyển đổi giao thức từ RP570 hiện hữu tại các trạm sang giao
thức IEC60870-5-101/104 theo quy định của Tập đoàn.
 Kết quả thực hiện:
- Hiện nay các KS SCADA tại TTĐĐHTĐ đã làm chủ được công nghệ của
phần mềm SCADA mới và đã thực hiện chuyển đổi toàn bộ dữ liệu
SCADA của ABB sang vận hành trên phần mềm mới từ ngày 1/12/2014
(hệ thống SCADA của ABB đã ngừng vận hành) với đầy đủ các chức
năng:
- Giám sát, thu thập toàn bộ tất cả các tín hiệu tại trạm theo quy định của
EVN.
- Có khả năng điều khiển từ xa các thiết bị tại trạm. Đã tiến hành thử
nghiệm điều khiển từ xa toàn bộ các thiết bị tại trạm không người trực
110kV Tân Sơn Nhất trên phần mềm mới. Các trạm còn lại đã và đang
thực hiện thử nghiệm điều khiển từ xa các máy cắt có khả năng kết vòng
lưới trung thế và các máy cắt tụ bù, máy cắt chưa có lộ ra. Các máy cắt
5
cần cắt điện để thử nghiệm TTĐĐHTĐ sẽ phối hợp với các Công ty Điện
lực và Công ty LĐCT trong những lần có công tác theo kế hoạch.
- Có đầy đủ các chức năng cảnh báo, ghi nhận các sự kiện vào trong hệ
thống lưu trữ CSDL để truy xuất khi cần thiết.
- Thực hiện được các báo cáo theo yêu cầu vận hành
6
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG SCADA.
2.1 Giới thiệu
Hệ thống SCADA Trung Tâm Điều Độ Hệ thống điện TPHCM (TTĐĐHTĐ) đã
được đầu tư từ năm 1998 gồm hệ thống máy tính chủ Alpha Server và phần mềm
SPIDER 7.0 của ABB cung cấp. Trải qua 17 năm vận hành, hệ thống vẫn còn khả
năng hoạt động nhưng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm như vận hành thiếu ổn định và
không đáp ứng được khối lượng tín hiệu ngày càng tăng cao… Do đó EVNHCMC
đã triển khai dự án nâng cấp HT SCADA trung tâm thành HT SCADA/DMS hiện
đại, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên trong giai đoạn 2014 -2016, để đáp ứng nhu cầu xây dựng Trung Tâm
điều khiển cũng như triển khai thực hiện các trạm không người trực, đội ngũ kỹ sư
SCADA TTĐĐ đã nghiên cứu sử dụng các phần mềm Survalent để xây dựng hệ
thống SCADA đáp ứng các yêu cầu vận hành như: thành lập Trung Tâm Điều
Khiển. triển khai các trạm không người trực và bán người trực, cũng như từng bước
tiếp cận hệ thống SCADA hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa lưới điện
trước mắt mà Tổng công ty đề ra.
Phần mềm SCADA của Survalent bao gồm 3 phần mềm lõi chính: Scada
Server, Scada Client và WorldView. Mỗi phần sẽ đảm nhiệm các chức năng khác
nhau.
 Scada Server: module xử lý quá trình trao đổi thông tin theo thời gian
thực giữa Trung Tâm và các RTU/Gateway tại trạm.
 Scada Client: module cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa database
và các ứng dụng trên hệ thống (Mapping datapoint, Data Exchange,
Point Resources, Alarms, Automation…)
 WorldView: dùng để tạo giao diện người-máy (HMI) cho người vận
hành (operator)
 Replicator: là phần mềm lưu trữ dữ liệu quá khứ của hệ thống
SCADA.
7
Hình 2.1. Phần mềm SCADA trung tâm
8
2.2 Kiến trúc hệ thống SCADA
Hình 2.2 Kiến trúc hạ tầng mạng SCADA.
9
2.3 Mạng truyền dẫn cho hệ thống SCADA
Hiện nay tín hiệu SCADA tại các trạm truyền về các hệ thống SCADA trung
tâm thông qua hệ thống thiết bị truyền dẫn quang STM-1 (Umux 1500) sử dụng các
sợi quang riêng của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM.
TTDD_2
TTDD_3
Trạm 110KV TSN
Thiết bị UMUX đặt
tại trạm (16 t/bị
đặt tại trạm ngắt
trong tổng số 51)
Tân Thới Hiệp
Phú Định
Tân Bình
Bình Trị Đông
Củ Chi 220
Chợ Lớn
Tân Hưng
Nhà Bè
Thanh Đa Bình Triệu Linh Trung 2
Hòa Hưng
A2_2
Hiệp Bình Phước
Thủ Đức Phân Phối
Xa Lộ
Chí Hòa Ga
TTDD_ 1
Thị Nghè
Nguyễn Hoàng Hội Chợ
Hai Bà Trưng
Cường Để Lý Văn Phức
Gai Sợi UN Thành Công
Phú Mỹ Hưng
A
Nam Sài Gòn 1
A2-1
Bình Tân
Tân Hiệp
Bến Thành
Bến Thành
Bến Thành
Tân Hiệp Tân Hiệp
Tân Tạo
Dakao
Lê Minh Xuân
Nam Sài Gòn 2
Vĩnh
Lộc
Tân Quy
Cầu Bông
Tân Bình 2
Bà Quẹo
Bình Tân
Quận 6
Gò Vấp 1
Di Nguy
Tân Sơn Nhất
Phú Thọ
Thủ Đức Bắc
Intel
Văn Sâm
Hùng Vương
Tân Nhơn Phú
Thủ
Đức
Đông
Việt
Thành
Tân Tạo
Chánh Hưng
Đường link
dự kiến
TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN TP HCM
Mạng truyền dẫn SDH cho hệ thống Scada
Dự án:
Thiết bị UMUX đặt
tại Trung tâm ( SL:
4, trong đó tại A2
có 1 t/bị)
Thiết bị PCM (SL:
13)
Dakao
Modem (SL:
13)
Hỏa Xa
An
Khánh
Củ Chi 110
Tân Thuận
Long Thới
Tân Túc
Dakao
Thạnh Lộc
Bình Lợi
LĐ Bà Điểm
LĐ Bà Điểm
An Nghĩa Cần Giờ
Phú Hòa
Đông
LĐ Bà Điểm
LĐ Hóc
Môn
Kenh Viettel
Vòng 2
Vòng 1
Hình 2.3 Sơ đồ kết nối mạng truyền dẫn cáp quang SCADA hiện hữu
Hiện nay, toàn EVNHCMC quản lý vận hành 47 trạm biến áp-TBA (bao
gồm 43 TBA110kV và 4 TBA220kV).
* Đối với truyền dẫn tín hiệu SCADA từ các TBA về Trung tâm điều độ hệ
thống điện EVNHCMC (TT ĐĐHTĐ): hiện có 36/47 TBA đã kết nối về TT
ĐĐHTĐ, còn 11/47 chưa kết nối (An Nghĩa, Cần Giờ, Phú Hòa Đông, Củ Chi,
Trường Đua, Tân Thuận, LĐ Hóc Môn, LĐ Bà Điểm, Hỏa Xa, Linh Trung 1, An
Khánh). Hiện Công ty Lưới điện cao thế (CT LĐCT) đang thực hiện đầu tư thiết bị
truyền dẫn cho các TBA này. Đối với 36/47 TBA đã kết nối về TT ĐĐHTĐ, có 3
TBA sử dụng thiết bị LOOP AM3440, 4 TBA sử dụng thiết bị PCM Siemens, 29
TBA sử dụng thiết bị UMUX. Các thiết bị này hầu hết được kết nối mạch vòng dự
phòng sự cố đứt cáp quang.
10
Đối các TBA sử dụng thiết bị truyền dẫn UMUX hiện đang được giám sát
tình trạng vận hành bằng phần mềm UNEM, các thiết bị còn lại không giám sát
được (khi mất tín hiệu SCADA không biết được nguyên nhân do đứt cáp quang hay
hư hỏng thiết bị truyền dẫn hoặc hư hỏng RTU/Gateway tại TBA, phải đi đến hiện
trường của TBA để kiểm tra).
* Đối với truyền dẫn tín hiệu SCADA từ các TBA về A2: hiện nay có 47/47
TBA đã kết nối về A2, trong đó 42/47 TBA sử dụng truyền dẫn SCADA của
EVNHCMC để ghép luồng tín hiệu chuyển về A2, còn lại 5/47 TBA chưa ghép
luồng vào hệ thống truyền dẫn của EVNHCMC (sử dụng sợi quang của
EVNHCMC hoặc của Viettel).
Đối với 5/47 TBA chưa ghép luồng vào hệ thống truyền dẫn của
EVNHCMC, khi có sự cố xảy ra A2 thông báo cho TT ĐĐHTĐ để tiến hành khắc
phục.
EVNHCMC đã qui hoạch hạ tầng truyền dẫn tín hiệu SCADA từ giao thức
IEC 60870-5-101 sang giao thức 60870-5-104 đồng bộ với dự án OCC của CT
LĐCT và các thiết bị RTU/Gateway tại TBA (theo giao thức 104) phù hợp với dự
án nâng cấp trung tâm SCADA do Ban QLLĐ đang triển khai thực hiện đầu tư và
qui hoạch hệ thống thiết bị truyền dẫn SCADA IP (dự kiến triển khai thực hiện đầu
tư trong năm 2015). Qui mô phương án qui hoạch này như sau:
- Hệ thống thiết bị truyền dẫn SCADA IP qui hoạch gồm 3 lớp thiết bị
chuyển mạch:
- Lớp thiết bị lõi: lắp đặt tại 04 trụ sở đơn vị (Cơ quan EVNHCMC,
Công ty CNTT, CTĐL Tân Bình, CTĐL Chợ Lớn), kết nối vòng,
băng thông mỗi kênh truyền dẫn là 10Gbps.
- Lớp thiết bị truy cập 1: lắp đặt tại các trụ sở của 22 đơn vị trực thuộc;
Các thiết bị truy cập 1 được kết nối đến 2 thiết bị lõi khác nhau, băng
thông mỗi kênh truyền dẫn là 1Gbps; Các thiết bị truy cập 1 cung cấp
đầy đủ giao diện kết nối đến các thiết bị truy cập 2.
- Lớp thiết bị truy cập 2 (Access switch layer2): lắp đặt các TBA (các
TBA220kV, TBA110kV và các trạm ngắt); Các thiết bị truy cập 2
11
được kết nối đến 2 thiết bị truy cập 1 khác nhau, băng thông mỗi kênh
truyền dẫn là 1Gbps. (Lưu ý tránh trùng lắp số lượng với dự án OCC).
- Để đảm bảo an ninh thông tin, hệ thống thiết bị truyền dẫn SCADA IP
hoàn toàn độc lập vật lý với hệ thống thiết bị truyền dẫn mạng MAN.
- Đề xuất xem xét chuyển băng thông truyền dẫn 10Gbps (mạng
lõi)/1Gbps (mạng truy cập) thành 1Gbps/100Mbps vẫn đảm bảo yêu
cầu truyền dẫn thông tin, tiết kiệm chi phí đầu
Hệ thống có trang bị phần mềm giám sát tình trạng vận hành của hệ thống
mạng truyền dẫn SCADA IP; trang bị thiết bị tường lửa để đảm bảo an toàn mạng
trong việc kết nối với các hệ thống mạng khác; trang bị thiết bị chuyển mạch dự
phòng.
Hình 2.4 Sơ đồ mạng SCADA IP
Ngoài vụ phục truyền dẫn tín hiệu SCADA, hệ thống truyền dẫn SCADA IP
còn được sử dụng để kết nối hệ thống thu thập tín hiệu tại các TBA110kV phục vụ
cho trung tâm giám sát vận hành (OCC – Operation Control Center) của trạm
Cty ĐL
Chợ Lớn
Cty ĐL
Tân Bình
Cơ Quan
Tổng Cty
Cty ĐL Tân Phú
Cty ĐL Duyên Hải
Cty ĐL Tân Thuận
Cty ĐL Sài Gòn
Cty ĐL
Gia Định
Cty ĐL Thủ Đức
Cty ĐL Gò Vấp
Cty ĐL Hốc Môn
Cty TNĐL
Cty VTVT
Cty ĐL Bình Phú
Cty ĐL Phú Thọ
CHÚ THÍCH
Đường kết nối chính
Đường kết nối dự
phòng
Switch chuyển mạch
tự động khi có sự cố
SƠ ĐỒ KẾT NỐI TRUYỀN DẪN
MẠNG SCADA TẠI ĐƠN VỊ
Cty CNTT
Cty LĐCT
Cty ĐL Chợ Lớn
Cty ĐL Củ Chi
Cty CNTT
A2
TCT
Cty ĐL Bình Chánh
Cty ĐL Tân Bình
Cty ĐL Thủ Thiêm
12
2.4 Các giải pháp bảo mật
Hiện nay tín hiệu SCADA tại các trạm được hệ thống SCADA thông quan hệ
thống thiết bị truyền dẫn quang STM-1 (Umux 1500) sử dụng các sợi quang riêng
của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM.
Mạng truyền dẫn này chỉ phục vụ cho công tác truyền dẫn tín hiệu SCADA
tại các trạm về TTĐĐHTĐ và A2 theo giao thức RP570; IEC60870-5-101 (với
chuẩn kết nối V.24).
Hiện nay HT SCADA đang đặt tại 2 trung tâm, các Server SCADA và thiết bị thu
thập tín hiệu RTU/Gateway tại trạm đang đặt tại 138 Trần Huy Liệu, các máy tính
HMI phục vụ công tác chỉ huy điều hành lưới điện đặt tại tòa nhà 35 Tôn Đức
Thắng.
a. Các thiết bị SCADA đặt tại Phòng Server tại địa chỉ 138 Trần Huy Liệu:
Các thiết bị như: Scada Application Server 1, Tủ FrontEnd Server kết nối với
các RTU/Gateway tại trạm theo chuẩn V.24 thông qua mạng truyền dẫn STM1 phục
vụ riêng cho hệ thống SCADA của EVNHCMC và kết nối đến phòng điều khiển
đặt tại tòa nhà 35 Tôn Đức Thắng thông qua 02 Switch Layer 3 sử dụng 04 sợi
quang của mạng cáp quang EVNHCMC.
b. Các thiết bị đặt tại Phòng vận hành đặt tại 35 Tôn Đức Thắng.
Các thiết bị như: Scada Application Server 2, Scada Maintainent Server, và
các HMI của Hệ thống SCADA được kết nối với hệ thống đặt tại 138 Trần Huy
Liệu như hình vẽ.
Sơ đồ thiết lập mạng SCADA hiện hữu được kết nối theo hình vẽ (đính kèm).
Đánh giá: Mạng truyền dẫn quang SCADA là mạng truyền dẫn riêng biệt.
Được cấu hình bảo mật theo mật khẩu của từng thiết bị. Ngăn ngừa các trường hợp
kết nối vào thiết bị và tấn công các node mạng kế tiếp. Do đó đảm bảo yêu cầu về
bảo mật và an ninh mạng trong hệ thống SCADA.
Sử dụng Internet, Wireless 900Mhz, Wimax 2.4Ghz để phục vụ công tác
tại TTĐĐ:
Thiết lập kết nối Internet cho các ứng dụng Googledoc, Camera : dùng để
cập nhật số liệu tại các trạm, theo dõi hình ảnh từ Camera trên xe xử lý sự cố và hệ
thống Camera Trung tâm.
13
Đánh giá: Hệ thống Internet này sử dụng 1 đôi cáp quang riêng biệt, độc lập
hoàn toàn với hệ thống SCADA và mạng nội bộ của Tổng công ty nên đảm bảo các
yêu cầu về an ning mạng cho hệ thống SCADA.
Hệ thống modem 3G ( mạng Mobile) phục vụ dự án DAS Tân Thuận
Hiện tại TTĐĐHTĐ cùng với ĐL Tân Thuận quản lý và vận hành thử
nghiệm giải pháp truyền thông 3G cho dự án Distribution Automation (DAS) của
Công ty Điện lực Tân Thuận.
Hình 2.5. Sơ đồ kết nối truyền thông Recloser.
Phương thức hoạt động:
a. Thiết bị Recloser:
• Cooper, Nulec, Entec, Noja
• Giao thức IEC 60870-5-101/ IEC 60870-5-104
b. Modem 3G được cài đặt sẵn 03 thông số sau:
• IP tĩnh: là IP Internet hiện nay của Trung Tâm
• Port: là cổng được mở ra từ trung tâm để trỏ đến máy chủ nhận tín hiệu từ
modem 3G
• Serial ID: Mỗi 01 modem 3G sẽ được cài 01 ID do chính người dùng định
nghĩa
14
c. FTTH Router: Mạng Internet do nhà mạng cung cấp. Các thông chính:
• IP tĩnh : đang ký trực tiếp với nhà mạng
• Port: sử dụng ứng dụng NAT để mở port cần thiết cho modem 3G -> trỏ
đến máy chủ nhận dữ liệu
d. Firewall : Tường lửa – mục đích năng chặn sự xâm nhập từ ngoài vào
thông qua mạng Internet (dự kiến trang bị trong năm 2014).
e. Máy chủ nhận dữ liệu:
• IP tĩnh trong hệ thống: là IP tĩnh nội mạng được đặt cố định để Router
FTTH mở port trỏ đến.
• Server serial: là ứng dụng tạo COM ảo thông đến modem 3G có các thông
số sau:
Port server tuong ứng với port khai bao trên Modem 3G và Router FTTH
Serial ID: tương ứng với Serial ID khai báo trên Modem 3G
COM ảo : tạo các cổng COM ảo
Đánh giá :
• Đối với modem 3G : các modem 3G được cấp IP riêng mạng 3G của nhà
cung cấp dịch vụ, không phải là IP Public của mạng Internet, nên khả năng xâm
nhập là rất thấp.
• Đối với Router FTTH: do đây là IP Public trên Internet nên khả năng bị tấn
công rất cao. Do đó các giải pháp bảo mật tập trung tại vị trí này. Firewall sẽ giúp
hạn chế sự tấn công từ Internet. Bên cạnh đó, Modem 3G hoạt động dựa trên các
port được mở , cho phép đi qua nên các dịch tấn công trên mạng cũng rất khó xâm
nhập.
Hệ thống Wimax 2,4Ghz – Canbium phục vụ dự án mini SCADA Thủ
Thiêm
Trong dự án, hệ thống truyền thông sẽ được xây dụng bao gồm truyền thông
quang và truyền thông qua sóng vô tuyến 2.4Ghz.
Tại các RMU, sử dụng thiết bị SM ePMP 1000 (công suất phát từ -17dBm
đến 30dBm) để truyền tín hiệu về trạm Tăng Nhơn Phú, từ trạm Tăng Nhơn Phú tín
hiệu sẽ truyền thông qua cáp quang về Điện lực Thủ Thiêm và TTĐĐTT.
15
Các thiết bị Wimax sẽ tạo 01 mạng LAN riêng biệt, chỉ có những thiết bị ePMP
nhìn thấy nhau tao nên. Mạng LAN sẽ có 01 KEY được mã hóa theo chuẩn AES
128 và được quản lý bởi kỹ sư SCADA.
Tại các RMU được lắp các thiết bị T200I của hãng Schneider. Các giao thức
trao đổi dữ liệu giữa các RTU và hệ thống SCADA Trung Tâm là IEC 60870-5-104.
Tần số sử dụng từ 2402-2472MHz được được miễn giấy phép sử dụng tần số vô
tuyến điện theo thông tư 03/2012/TT-BTTTT ngày 20/3/2012 (Thiết bị mạng nội bộ
không dây WLAN với công suất phát là ≤ 100mW EIRP ở tần số 2400-2483.5
MHz )
hình 2.6 Sơ đồ truyền thông RMU
Đánh giá :
• Với giải pháp Wimax mặc dù hoạt động ở giải tần 2.4GHz trùng với giải
tần wireless nhưng thiết Wimax sử dụng kỹ thuật mả hóa riêng của nhà sản xuất
(Cambium Networks – USA) nên các thiết bị Wireless thông thường không thể
nhận dạng.
• Bên cạnh đó các thiết bị Wimax này cũng có mã truy cập truy cập mạng
riêng do kỹ sư SCADA thiết lập, được mã hóa theo chuẩn AES 128 bit. Và cũng
16
như như mạng 3G, hệ thống mạng Wimax cũng thông qua tường lửa để chống xâm
nhập.
• Dữ liệu chạy trong mạng theo giao thức IEC 60870-5-104 (là tiêu chuẩn
cho tổ chức IEC ban hành) được EVN áp dụng.
•Nhìn chung giải pháp mạng không dây mặc dù có các giải pháp an ninh
riêng biệt nhưng vẫn tồn tại khả năng xâm nhập. Do đó tùy theo tính chất quan
trong của lưới điện sẽ xây dựng những giải pháp an ninh phù hợp. Trong trường
hợp này áp dụng cho lưới trung hạ thế trong khu vực được ngầm hóa là phù hợp.
Thiết lập kết nối SCADA tại các dự án thí điểm tự động hóa lưới điện tại
Công ty Điện lực Tân Thuận, Công ty Điện lực Thủ Thiêm và máy tính giám sát HT
SCADA tại Công ty LĐCT:
Hiện nay hệ thống SCADA tại Trung tâm có thiết lập cho Công ty LĐCT
một Console giám sát hệ sử dụng đường kết nối mạng LAN ảo (VLAN) thông qua
mạng MAN EVNHCMC kết nối từ phòng Server tại 138 Trần Huy Liệu đến Cty
LĐCT. Kết nối này trực tiếp do Cty CNTT thiết lập.
Với hai dự án thí điểm tự động hóa lưới điện (DAS) tại các Công ty Điện lực
Tân Thuận và Thủ Thiêm. Có 2 đường kết nối đến phòng vận hành của Công ty
Điện lực sử dụng kết nối VLAN thông qua mạng MAN EVNHCMC. Việc kết nối
được Công ty CNTT thiết lập. Các thiết lập mạng VLAN vẫn đảm bảo tính bảo mật
cao chống xâm nhập tấn công.
17
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIS
3.1 GIS là gì
Hệ Thông tin địa lý (GIS- Geographic Imformation System)) là một công cụ
máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công
nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và
các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình
ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với
các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định
chiến lược).
Hình 3.1 Bản đồ GIS
Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô
nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng.
Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho trồng
chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS cho phép tạo
lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức
tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được.
18
GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các
doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề.
Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các
công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước công nghệ
GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý
giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.
Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của hàng
trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường phổ thông,
trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức
được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS.
3.2Các thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
con người và phương pháp.
Phần cứng
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay,
phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung
tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Hình 3.2. Các thành phần của GIS
19
Phần mềm
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ,
phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS- Database Management System)
- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
- Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng
Dữ liệu: có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu.
Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập
hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu
không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức
lưu giữ và quản lý dữ liệu.
Con người: công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia
quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng
GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc
những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Phương pháp: một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật
thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
3.3 Chương trình GIS Tổng công ty Điện Lực Tp HCM
Tổng công ty Điện lực TP.HCM (Tổng công ty) quản lý lưới điện với các
cấp điện áp 220kV, 110kV, 22kV, 15kV và 0.4kV với trên 680 km đường dây/cáp
truyền tải, 5.900 km lưới điện trung thế và 11.300 km lưới điện hạ thế, cung cấp
điện cho trên 2 triệu khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với sự
phát triển về kinh tế - xã hội của Thành phố, Tổng công ty luôn nghiên cứu, ứng
dụng các công nghệ mới, hiện đại nhằm đáp ứng với sự phát triển nhanh của phụ
tải, thu hút đầu tư với yêu cầu chất lượng cung cấp điện ngày càng cao trên trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
(Geographic Information System – GIS) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý, vận hành lưới điện, chăm sóc khách hàng cũng như quản lý tài sản là một
trong những ứng dụng hiện đại và là cơ sở của lưới điện thông minh mà Tổng công
ty đang nghiên cứu triển khai theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Trong quá trình
20
xây dựng và triển khai ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, Tổng công ty đã nhận
được sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn của Ủy ban nhân dân TP.HCM, Sở Tài nguyên-
Môi trường, Sở Công thương, Sở Khoa học-Công nghệ và Sở Thông tin-Truyền
thông TP.HCM trong việc cung cấp các bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất, bộ ảnh trực giao mới nhất của TP.HCM bằng công nghệ LiDAR và sự hỗ trợ
của Trung tâm Địa Tin học (GEOC) trong việc đào tạo đội ngũ chuyên viên về GIS,
là cơ sở cho sự phát triển hệ thống GIS hiện nay của Tổng Công ty.
 MỤC TIÊU CHUNG
Quản lý tài sản lưới điện đến điện kế khách hàng. Vận hành hệ thống lưới
điện trực quan, sinh động. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhanh chóng,
chính xác. Là môi trường gắn kết các hệ thống cơ sở dữ liệu của Tổng công ty. Là
phân hệ Điện lực trong cơ sở hạ tầng GIS của Thành Phố Hồ Chí Minh.
 QUÁ TRÌNH CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
1. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2011 Tổng công ty đã nghiên cứu và thử
nghiệm hệ thống thông tin lưới điện trên nền tảng GIS tại 08 Công ty Điện lực và
Công ty Lưới điện Cao thế. v Trong năm 2011, Tổng công ty đã tiến hành triển
khai ứng dụng GIS để quản lý và vận hành lưới điện.
2. Giai đoạn từ 3/2011 đến tháng 10/2013 v Tháng 8/2011, Công ty Điện lực
Bình Chánh – Tổng công ty đã thí điểm thành lập Tổ GIS trực thuộc Phòng Kỹ
thuật – An toàn.
Tháng 6/2012, nhằm tăng cường các hoạt động trọng tâm cho công tác này
theo nhu cầu phát triển GIS, Tổng công ty đã thành lập tổ GIS trực thuộc Ban Kỹ
thuật.
Tháng 8/2012, 15 Công ty Điện lực còn lại và Công ty Lưới điện Cao thế
cùng thành lập tổ GIS trực thuộc Phòng Kỹ thuật – An toàn.
Đến tháng 10/2013, Ban Kỹ thuật đã kiện toàn kiến trúc cho hệ thống GIS và
khởi đầu xây dựng CSDL GIS đến điện kế khách hàng.
3. Năm 2014
Triển khai và hoàn tất việc thu thập, chuyển đổi và cập nhật dữ liệu cho lưới
điện hạ thế đến 2 triệu điện kế khách hàng.
21
Tinh chỉnh dữ liệu lưới điện đến cấp địa chính để đưa vào việc quản lý tài
sản lưới điện.
Phát triển các ứng dụng GIS/thành phần GIS để đưa ra các giao diện chức
năng cho các hệ thống/ứng dụng khác truy cập và sử dụng.
Giao tiếp với các Ban, Ngành liên quan trong TP.HCM để chia sẻ và tiếp
nhận dữ liệu GIS.
3.4 Hệ thống Mô hình hệ thống GIS qua các giai đoạn
Giai đoạn từ 03/2011 đến tháng 03/2014: CDDL của hệ thống được tổ chức
phân tán cho các đơn vị để tổ chức thu thập, xử lý và cập nhật dữ liệu
Hình 3.3 Mô hình hệ thống GIS qua các giai đoạn
Localization: Địa phương hóa. - One-way replication: dữ liệu tại các đơn vị
được đồng bộ hóa một chiều về CSDL trung tâm của EVNHCMC. - Editors: nhân
viên biên tập dữ liệu. - Readers: người khai thác tài nguyên của hệ thống (chỉ được
Giai đoạn năm 2014: CSDL của hệ thống được lưu trữ và khai thác tập trung
cho 16 Công ty Điện lực và Công ty Lưới điện Cao thế.
22
Hình 3.4 Mô hình hệ thống GIS qua giai đoạn 2014
Từ năm 2015: dự kiến CSDL của hệ thống được quản lý và khai thác tập
trung cho 16 Công ty Điện lực.
Hình 3.5 Mô hình hệ thống GIS qua giai đoạn 2015
Hệ thống này bao gồm các thành phần như sau.:
3.4.1 Phần cứng
Máy chủ cơ sở dữ liệu không gian: GIS-SDE-01 và GIS-SDE-02 - Máy chủ
dữ liệu hình ảnh: Image Server - Máy chủ license: quản lý license tập trung, các
máy trạm muốn sử dụng license có bản quyền thì kết nối vào máy chủ license này -
Máy chủ Web: cung cấp các Web Service của GIS để các ứng dụng GIS Web
Application khai thác.
3.4.2 Phần mềm
Tổng công ty đã trang bị các phần mềm (ArcGIS Server, ArcGIS Desktop)
dùng để khởi tạo, biên tập CSDL và quản trị hệ thống GIS; khai thác và thử nghiệm
đầy đủ các tính năng theo bản quyền của nhà cung cấp.
23
3.4.3 Dữ liệu
Trên cơ sở dữ liệu tham chiếu nền do các Sở, Ban, Ngành của TP.HCM cung
cấp, Tổng công ty đã thực hiện công tác biên tập bản đồ chuyên đề về tham chiếu
nền TP.HCM và đưa vào khai thác.
Hình 3.6 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM (ảnh chụp từ hệ thống LiDAR)
Hình 3.7 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM và Lưới điện đến điện kế khách hàng
(ảnh chụp từ hệ thống LiDAR)
24
Hình 3.8 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM và Lưới điện đến điện kế khách hàng
(tham chiếu nền).
Thu thập và cập nhật
Các đơn vị đã hoàn tất công tác cập nhật dữ liệu lưới điện truyền tải và phân
phối cũng như tích hợp vào Server GIS theo mô hình (Geometric Network) “dòng
chảy có hướng”.
Ngoài việc khai thác tham chiếu nền Địa hình, Hiện trạng sử dụng đất và bộ
ảnh trực giao theo công nghê LiDAR do các Sở cung cấp, Tổng công ty còn đưa ra
các tiêu chuần kháo sát và thiết kế công trình Điện theo hệ tọa độ VN-2000 để làm
cơ sở cho việc pháp lý hóa tài sản lưới điện. Ngoài công tác cập nhật dữ liệu theo
chuyên ngành Điện, quá trình thu thập, xử lý và cập nhật tọa độ của các cột mốc
chính yếu của lưới điện trên hệ thống GIS như sau:
Giai đoạn 1: cấp chính xác của dữ liệu theo cấp chính xác của bản đồ Địa
hình (1:5000 đến 1:2000) - Trên cơ sở tài liệu kỹ thuật, bản vẽ hoàn công, các đơn
vị tổ chức khảo sát đối chiếu với các cột mốc lưới điện sẵn có trên bản đồ Địa hình
(vị trí các cột điện, mặt bằng trạm điện,...) để số hóa.
Đối với các biến động về lưới điện thì xác định tọa độ cốt mốc của lưới điện
theo phương pháp “Giao hội cạnh”.
25
Trong giai đoạn này các đơn vị cập nhật lưới điện cao thế đến lưới hạ thế.
Giai đoạn 2: cấp chính xác của dữ liệu theo cấp chính xác của bản đồ Hiện
trạng sử dụng đất (1:1000 đến 1:200). - Trong quá trình cập nhật nhánh dây mắc
điện đến điện kế khách hàng trên cơ sở khai thác tham chiếu nền từ bản đố hiện
trạng sử dụng đất bằng phương pháp “Giao hội cạnh”, máy toàn đạt hoặc các thiết
bị định vị GPS/DGPS các đơn vị phối hợp đo và hiệu chỉnh lưới điện để đạt cùng
cấp chính xác (1:1000 đến 1:200).
Các biến động về lưới điện trong giai đoạn này được cập nhật tuân thủ theo
cấp chính xác nêu trên để thể hiện chi tiết đến Hành lang an toàn điện và pháp lý
hóa tài sản lưới điện
Riêng đối với mặt bằng trạm điện, cột điện cao thế,v.v. thì các đơn vị cập nhật theo
hồ sơ thiết kế kỹ thuật thửa đất do đơn vị quản lý.
Kết quả thực hiện
Lưới điện Cao thế: 98,4%
Lưới điện Trung thế: 98%
Lưới điện Hạ thế: 97%
Ứng dụng
Nhằm xây dựng một nền tảng - môi trường phản ánh thực tế lưới điện trên
GIS và tạo điều kiện cho việc phát triển những ứng dụng chuyên ngành tiếp theo
trong tương lai. Tổng công ty đã và đang triển khai thí điểm các ứng dụng sau:
Đã triển khai
Tổng công ty đã ứng dụng GIS vào quản lý và vận hành lưới điện thông qua
03 ứng dụng sau:
26
Tìm kiếm và cập nhật
Ứng dụng này hỗ trợ cán bộ công nhân viên tìm kiếm các thông tin về tài sản
lưới điện (trạm biến thế, đường dây,…); về điện kế khách hàng (vị trí điện kế, mã
khách hàng, lộ ra,…)
Khi chọn 1 đối tượng trên lớp bản đồ cần cập nhật, ứng dụng sẽ hiển thị các
thuộc tính cần nhập cùng với hình ảnh và vị trí thực tế của đối tượng trên bản đồ.
Các thông tin hữu ích này sẽ giúp cho người dùng cập nhật một cách chính xác và
không phải nhớ hay xem các số liệu rồi nhập vào CSDL một cách tẻ nhạt như trong
hệ quản trị CSDL hiện tại .
Hình 3.9 Tìm kiếm, hiển thị hình ảnh và chỉnh sửa thông tin trụ điện
27
Hình 3.10 Tìm kiếm và chỉnh sửa thông tin trạm
Cập nhật trạng thái vận hành Lưới điện
Ứng dụng này giúp nhân viên vận hành cập nhật trạng thái đóng/cắt của thiết
bị trên bản đồ lưới điện trong quá trình vận hành và cung cấp thông tin về phạm vi
mất điện/tái lập điện cũng như thống kê về tài sản lưới điện trong khu vực hoạt
động của thiết bị.
28
Hình 3.11 Hình ảnh trước khi cắt điện Recloser Hữu Lợi
Hĩnh vẽ 3.12 Hình ảnh sau khi cắt điện Recloser Hữu Lợi, phần mất điện
chuyển màu đen
29
Phân tích và Báo cáo
Cung cấp các báo cáo theo yêu cầu của người tham gia và khai thác tài nguyên của
hệ thống trên cơ sở chiều phân bố công suất (theo mô hình “Dòng chảy có hướng”)
của hệ thống điện.
Hình 3.13 Báo cáo Danh sách trạm biến áp thuộc phạm vi thiết bị đóng cắt
Hình 3.14 Báo cáo Tính toán hiệu suất khu vực
30
Đang thực hiện thí điểm
Đã thử nghiệm tại Công ty Điện lực Sài Gòn và Công ty Lưới điện Cao thế.
Các chức năng chính:
 Đồng bộ hóa sơ đồ lưới điện với bản đồ lưới điện,
 Trình bày sơ đồ lưới điện dựa trên (tuân theo) những thuật toán đã định
trước,
 Giúp cho người vận hành tiếp cận lưới điện một cách nhanh chóng và chính
xác.
Hình 3.15 Đồng bộ hóa sơ đồ lưới điện cao thế
Tính toán các chỉ số xác định độ tin cậy lưới điện
Ứng dụng này được áp dụng với việc xây dựng hệ thống tích hợp cơ sở dữ
liệu GIS với ứng dụng Quản lý mất điện tại Trung tâm Chăm sóc Khách hàng. Dự
kiến triển khai tại Công ty Điện lực Sài Gòn trong tháng 10/2014 trên cơ sở đề tài
nghiên cứu khoa học cấp EVN.
Các chức năng chính:
31
Xác định phạm vi mất điện của thiết bị cô lập sự cố:
 Số trạm mất điện.
 Số khách hàng mất điện.
 Điện năng không phân phối.
Hình 3.16 Xác định được vị trí mất điện
Xác định phạm vi mất điện/ ảnh hưởng trong quá trình xử lý sự cố:
 Số trạm mất điện/tái lập
 Số khách hàng mất điện/tái lập
 Điện năng không phân phối.
32
Hình 3.17 Tính toán Độ tin cậy của lưới điện
Quản lý tài sản lưới điện đối với các công trình ngầm bằng việc ứng dụng công
nghệ 3D GIS
Hình 3.18 Mô tả hệ thống khối ống cáp và cáp ngầm trạm Nam Sài Gòn 2
Xây dựng hệ thống Web GIS
Ứng dụng WebGIS được xây dựng trên mạng nội bộ của Tổng công ty để
cung cấp thông tin về lưới điện và khách hàng cho người dùng cuối và giám sát việc
33
cập nhật dữ liệu của các đơn vị trên hệ thống GIS.
Hình 3.19 Web GIS Công ty Điện lực Củ Chi
Hình 3.20 Tìm địa chỉ khách hàng tại số nhà 66/22 Trần Văn Quang
34
Hình 3.21 Hiển thị các thông tin của khách hàng tìm được.
Chương trình khảo sát mắc điện bằng máy tính bảng
Hiện nay, ứng dụng này đang được triển khai thí điểm tại Công ty Điện lực
Củ Chi, Sài Gòn với mục tiêu là tăng năng suất lao động và rút ngắn giảm thời gian
khảo sát mắc điện kế cho khách hàng (đối với hồ sơ thắp sáng sinh hoạt từ 3 ngày
xuống 2 ngày).
Các chức năng chính:
 Lấy được danh sách khách hàng được phần công từ hệ thống CMIS.
 Ghi nhận thông tin khảo sát trực tiếp trên máy tính bảng.
 Bổ sung thông tin hồ sơ khách hàng bằng chụp ảnh.
 Hỗ trợ nhân viên khảo sát chọn vật tư, lập dự toán và lên chiết tính.
 Tích hợp công cụ vẽ sơ đồ hiện trạng và nhánh dây mắc điện trực tiếp trên
máy tính bảng.
 Toàn bộ hệ thống được kết nối trực tiếp và tương tác với các hệ thống CMIS
35
và ACRGIS.
Hình 3.22 Chương trình quản lý khảo sát mắc điện
36
Hình 3.23 Công cụ vẽ sơ đồ mắc điện cho khách hàng.
3.5 Nhận xét và đánh giá
1. Những lợi ích về vận hành hệ thống điện
- Thiết lập một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về vị trí của các phần tử lưới điện đến
điện kế của khách hàng.
- Cung cấp bản đồ số của tất cả các tuyến đường phố, nơi Tổng công ty cung cấp
điện.
- Cung cấp tình trạng lưới điện gần với thời gian thực về các sự cố bất ngờ, các
công tác xây dựng và bảo trì.
- Sự kết hợp giữa hệ thống GIS với hệ thống quản lý thông tin mất điện OMS
(Outage Management System).
2. Những lợi ích về dịch vụ khách hàng
- Cải tiến phục vụ khách hàng bằng cách phục hồi điện nhanh hơn, tin cậy hơn và
thông tin liên lạc với khách hàng tốt hơn trong thời gian gián đoạn bởi sự cố.
37
3. Những lợi ích về tối ưu hóa
- Phân tích hệ thống một cách nghiêm ngặt hơn nhằm xác định tăng phụ tải như thế
nào và ở đâu trước khi củng cố hệ thống.
- Năng lực tạo các thiết kế “tối thiểu hóa một cách tối ưu” hệ thống mới và củng cố
hệ thống hiện tại để tiết kiệm tài nguyên và nhân công.
- Tiết kiệm lao động bằng cách loại trừ việc ghi vào các số liệu thừa, truy cập dữ
liệu nhanh chóng và giảm thiểu thời gian cho công nhân tìm và xác định nguyên
nhân sự số tại hiện trường.
- Tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, tổ chức tốt việc đào tạo thì Tổng công ty
sẽ làm cho các đơn vị làm việc đạt cùng một tiêu chuẩn và đạt hiệu quả tốt nhất có
thể.
- Cải tiến báo cáo công tác quản lý kỹ thuật.
- Hỗ trợ công tác khảo sát mắc điện.
4. Những lợi ích về mặt quản lý
Hệ thống GIS có thể giúp EVNHCMC thoát khỏi sự quản lý cồng kềnh, tẻ nhạt
bằng giấy mực trong quá trình quản lý và vận hành lưới điện. Hơn nữa, hệ thống
GIS còn giúp EVNHCMC hỗ trợ giám sát an toàn cho các nhân viên trong quá trình
quản lý và vận hành lưới điện.
38
CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ WEB SERVICE.
Web service (Web Service) được coi là một công nghệ mang đến cuộc cách
mạng trong cách thức hoạt động của các dịch vụ B2B (Business to Business) và
B2C (Business to Customer). Giá trị cơ bản của Web service dựa trên việc cung cấp
các phương thức theo chuẩn trong việc truy nhập đối với hệ thống đóng gói và hệ
thống kế thừa.
Các phần mềm được viết bởi những ngôn ngữ lập trình khác nhau và chạy
trên những nền tảng khác nhau có thể sử dụng Web service để chuyển đổi dữ liệu
thông qua mạng Internet theo cách giao tiếp tương tự bên trong một máy tính. Tuy
nhiên, công nghệ xây dựng Web service không nhất thiết phải là các công nghệ mới,
nó có thể kết hợp với các công nghệ đã có như XML, SOAP, WSDL, UDDI… Với
sự phát triển và lớn mạnh của Internet, Web service thật sự là một công nghệ đáng
được quan tâm để giảm chi phí và độ phức tạp trong tích hợp và phát triển hệ thống.
Chúng ta sẽ xem xét các Web service từ mức khái niệm đến cách thức xây dựng.
4.1 Giới thiệu về Web service
Theo định nghĩa của W3C (World Wide Web Consortium), Web service là
một hệ thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ khả năng tương tác giữa các ứng
dụng trên các máy tính khác nhau thông qua mạng Internet, giao diện chung và sự
gắn kết của nó được mô tả bằng XML. Web service là tài nguyên phần mềm có thể
xác định bằng địa chỉ URL, thực hiện các chức năng và đưa ra các thông tin người
dùng yêu cầu. Một Web service được tạo nên bằng cách lấy các chức năng và đóng
gói chúng sao cho các ứng dụng khác dễ dàng nhìn thấy và có thể truy cập đến
những dịch vụ mà nó thực hiện, đồng thời có thể yêu cầu thông tin từ Web service
khác. Nó bao gồm các mô đun độc lập cho hoạt động của khách hàng và doanh
nghiệp và bản thân nó được thực thi trên server.
Trước hết, có thể nói rằng ứng dụng cơ bản của Web service là tích hợp các
hệ thống và là một trong những hoạt động chính khi phát triển hệ thống. Trong hệ
thống này, các ứng dụng cần được tích hợp với cơ sở dữ liệu (CSDL) và các ứng
dụng khác, người sử dụng sẽ giao tiếp với CSDL để tiến hành phân tích và lấy dữ
39
liệu. Trong thời gian gần đây, việc phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và
B2B cũng đòi hỏi các hệ thống phải có khả năng tích hợp với CSDL của các đối tác
kinh doanh (nghĩa là tương tác với hệ thống bên ngoài – bên cạnh tương tác với các
thành phần bên trong của hệ thống trong doanh nghiệp).
Dưới đây, chúng ta sẽ xem qua những khái niệm và cách thức cơ bản nhất để
xây dựng một Web service trong tích hợp và phát triển hệ thống.
4.2 Đặc điểm của Web service
 Đặc điểm
Web service cho phép client và server tương tác được với nhau ngay cả trong
những môi trường khác nhau. Ví dụ, đặt Web server cho ứng dụng trên một máy
chủ chạy hệ điều hành Linux trong khi người dùng sử dụng máy tính chạy hệ điều
hành Windows, ứng dụng vẫn có thể chạy và xử lý bình thường mà không cần thêm
yêu cầu đặc biệt để tương thích giữa hai hệ điều hành này.
Phần lớn kĩ thuật của Web service được xây dựng dựa trên mã nguồn mở và
được phát triển từ các chuẩn đã được công nhận, ví dụ như XML.
- Một Web service bao gồm có nhiều mô-đun và có thể công bố lên mạng Internet.
- Là sự kết hợp của việc phát triển theo hướng từng thành phần với những lĩnh vực
cụ thể và cơ sở hạ tầng Web, đưa ra những lợi ích cho cả doanh nghiệp, khách hàng,
những nhà cung cấp khác và cả những cá nhân thông qua mạng Internet.
- Một ứng dụng khi được triển khai sẽ hoạt động theo mô hình client-server. Nó có
thể được triển khai bởi một phần mềm ứng dụng phía server ví dụ như PHP, Oracle
Application server hay Microsoft.Net…
- Ngày nay Web service đang rất phát triển, những lĩnh vực trong cuộc sống
có thể áp dụng và tích hợp Web service là khá rộng lớn như dịch vụ chọn lọc và
phân loại tin tức (hệ thống thư viện có kết nối đến web portal để tìm kiếm các thông
tin cần thiết); ứng dụng cho các dịch vụ du lịch (cung cấp giá vé, thông tin về địa
điểm…), các đại lý bán hàng qua mạng, thông tin thương mại như giá cả, tỷ giá hối
đoái, đấu giá qua mạng…hay dịch vụ giao dịch trực tuyến (cho cả B2B và B2C)
như đặt vé máy bay, thông tin thuê xe…
- Các ứng dụng có tích hợp Web service đã không còn là xa lạ, đặc biệt trong
40
điều kiện thương mại điện tử đang bùng nổ và phát triển không ngừng cùng với sự
lớn mạnh của Internet. Bất kì một lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có thể tích hợp
với Web service, đây là cách thức kinh doanh và làm việc có hiệu quả bởi thời đại
ngày nay là thời đại của truyền thông và trao đổi thông tin qua mạng. Do vậy, việc
phát triển và tích hợp các ứng dụng với Web service đang được quan tâm phát triển
là điều hoàn toàn dễ hiểu.
 Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
+ Web service cung cấp khả năng hoạt động rộng lớn với các ứng dụng phần
mềm khác nhau chạy trên những nền tảng khác nhau.
+ Sử dụng các giao thức và chuẩn mở. Giao thức và định dạng dữ liệu dựa trên văn
bản (text), giúp các lập trình viên dễ dàng hiểu được.
+ Nâng cao khả năng tái sử dụng.
+ Thúc đẩy đầu tư các hệ thống phần mềm đã tồn tại bằng cách cho phép các tiến
trình/chức năng nghiệp vụ đóng gói trong giao diện Web service.
+ Tạo mối quan hệ tương tác lẫn nhau và mềm dẻo giữa các thành phần trong hệ
thống, dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng phân tán.
+ Thúc đẩy hệ thống tích hợp, giảm sự phức tạp của hệ thống, hạ giá thành hoạt
động, phát triển hệ thống nhanh và tương tác hiệu quả với hệ thống của các doanh
nghiệp khác.
Nhược điểm:
+ Những thiệt hại lớn sẽ xảy ra vào khoảng thời gian chết của Web service, giao
diện không thay đổi, có thể lỗi nếu một máy khách không được nâng cấp, thiếu các
giao thức cho việc vận hành.
+ Có quá nhiều chuẩn cho Web service khiến người dùng khó nắm bắt.
+ Phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn và bảo mật.
41
4.3 Kiến trúc của Dịch vụ Web
Dịch vụ Web gồm có 3 chuẩn chính: SOAP (Simple Object Access
Protocol), WSDL (Web Service Description Language) và UDDI (Universal
Description, Discovery, and Integration). Hình 1 mô tả chồng giao thức của dịch vụ
Web, trong đó UDDI được sử dụng để đăng ký và khám phá dịch vụ Web đã được
miêu tả cụ thể trong WSDL. Giao tác UDDI sử dụng SOAP để nói chuyện với
UDDI server, sau đó các ứng dụng SOAP yêu cầu một dịch vụ Web. Các thông điệp
SOAP được gửi đi chính xác bởi HTTP và TCP/IP.
Chồng giao thức dịch vụ Web là tập hợp các giao thức mạng máy tính được
sử dụng để định nghĩa, xác định vị trí, thi hành và tạo nên dịch vụ Web tương tác
với những ứng dụng hay dịch vụ khác. Chồng giao thức này có 4 thành phần chính:
 Dịch vụ vận chuyển (Service Transport): có nhiệm vụ truyền thông điệp giữa
các ứng dụng mạng, bao gồm những giao thức như HTTP, SMTP, FTP, JSM
và gần đây nhất là giao thức thay đổi khổi mở rộng (Blocks Extensible
Exchange Protocol- BEEP).
 Thông điệp XML: có nhiệm vụ giải mã các thông điệp theo định dạng XML
để có thể hiểu được ở mức ứng dụng tương tác với người dùng. Hiện tại,
những giao thức thực hiện nhiệm vụ này là XML-RPC, SOAP và REST.
 Mô tả dịch vụ: được sử dụng để miêu tả các giao diện chung cho một dịch vụ
Web cụ thể. WSDL thường được sử dụng cho mục đích này, nó là một ngôn
ngữ mô tả giao tiếp và thực thi dựa trên XML. Dịch vụ Web sẽ sử dụng ngôn
ngữ này để truyền tham số và các loại dữ liệu cho các thao tác và chức năng
mà dịch vụ Web cung cấp.
 Khám phá dịch vụ: tập trung dịch vụ vào trong một nơi được đăng ký, từ đó
giúp một dịch vụ Web có thể dễ dàng khám phá ra những dịch vụ nào đã có
trên mạng, tốt hơn trong việc tìm kiếm những dịch vụ khác để tương tác. Một
dịch vụ Web cũng phải tiến hành đăng ký để các dịch vụ khác có thể truy cập
và giao tiếp. Hiện tại, UDDI API thường được sử dụng để thực hiện công
việc này.
42
4.4 Các thành phần của Dịch vụ Web
- XML – eXtensible Markup Language
Là một chuẩn mở do W3C đưa ra cho cách thức mô tả dữ liệu, nó được sử dụng để
định nghĩa các thành phần dữ liệu trên trang web và cho những tài liệu B2B. Về
hình thức, XML hoàn toàn có cấu trúc thẻ giống như ngôn ngữ HTML nhưng
HTML định nghĩa thành phần được hiển thị như thế nào thì XML lại định nghĩa
những thành phần đó chứa cái gì. Với XML, các thẻ có thể được lập trình viên tự
tạo ra trên mỗi trang web và được chọn là định dạng thông điệp chuẩn bởi tính phổ
biến và hiệu quả mã nguồn mở.
Do dịch vụ Web là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau nên nó sử dụng các
tính năng và đặc trưng của các thành phần đó để giao tiếp. XML là công cụ chính để
giải quyết vấn đề này và là kiến trúc nền tảng cho việc xây dựng một dịch vụ Web,
tất cả dữ liệu sẽ được chuyển sang định dạng thẻ XML. Khi đó, các thông tin mã
hóa sẽ hoàn toàn phù hợp với các thông tin theo chuẩn của SOAP hoặc XML-RPC
và có thể tương tác với nhau trong một thể thống nhất.
- WSDL – Web Service Description Language
WSDL định nghĩa cách mô tả dịch vụ Web theo cú pháp tổng quát của XML, bao
gồm các thông tin:
– Tên dịch vụ
– Giao thức và kiểu mã hóa sẽ được sử dụng khi gọi các hàm của dịch vụ Web
– Loại thông tin: thao tác, tham số, những kiểu dữ liệu (có thể là giao diện của dịch
vụ Web cộng với tên cho giao diện này).
Một WSDL hợp lệ gồm hai phần: phần giao diện (mô tả giao diện và phương thức
kết nối) và phần thi hành mô tả thông tin truy xuất CSDL. Cả hai phần này sẽ được
lưu trong 2 tập tin XML tương ứng là tập tin giao diện dịch vụ và tập tin thi hành
dịch vụ. Giao diện của một dịch vụ Web được miêu tả trong phần này đưa ra cách
thức làm thế nào để giao tiếp qua dịch vụ Web. Tên, giao thức liên kết và định dạng
43
thông điệp yêu cầu để tương tác với dịch vụ Web được đưa vào thư mục của
WSDL.
WSDL thường được sử dụng kết hợp với XML schema và SOAP để cung cấp dịch
vụ Web qua Internet. Một client khi kết nối tới dịch vụ Web có thể đọc WSDL để
xác định những chức năng sẵn có trên server. Sau đó, client có thể sử dụng SOAP
để lấy ra chức năng chính xác có trong WSDL.
- Universal Description, Discovery, and Integration (UDDI)
Để có thể sử dụng các dịch vụ, trước tiên client phải tìm dịch vụ, ghi nhận thông tin
về cách sử dụng và biết được đối tượng nào cung cấp dịch vụ. UDDI định nghĩa
một số thành phần cho biết các thông tin này, cho phép các client truy tìm và nhận
những thông tin được yêu cầu khi sử dụng dịch vụ Web.
– Cấu trúc UDDI :
+ Trang trắng – White pages: chứa thông tin liên hệ và các định dạng chính yếu của
dịch vụ Web, chẳng hạn tên giao dịch, địa chỉ, thông tin nhận dạng… Những thông
tin này cho phép các đối tượng khác xác định được dịch vụ.
+ Trang vàng – Yellow pages: chứa thông tin mô tả dịch vụ Web theo những loại
khác nhau. Những thông tin này cho phép các đối tượng thấy được dịch vụ Web
theo từng loại với nó.
+ Trang xanh – Green pages: chứa thông tin kỹ thuật mô tả các hành vi và các chức
năng của dịch vụ Web.
+ Loại dịch vụ – tModel: chứa các thông tin về loại dịch vụ được sử dụng.
Những thông tin về dịch vụ Web được sử dụng và công bố lên mạng sử dụng giao
thức này. Nó sẽ kích hoạt các ứng dụng để tìm kiếm thông tin của dịch vụ Web
khác nhằm xác định xem dịch vụ nào sẽ cần đến nó.
- SOAP – Simple Object Access Protocol
Chúng ta đã hiểu cơ bản dịch vụ Web như thế nào nhưng vẫn còn một vấn đề khá
quan trọng. Đó là làm thế nào để truy xuất dịch vụ khi đã tìm thấy? Câu trả lời là
44
các dịch vụ Web có thể truy xuất bằng một giao thức là Simple Object Access
Protocol – SOAP. Nói cách khác chúng ta có thể truy xuất đến UDDI registry bằng
các lệnh gọi hoàn toàn theo định dạng của SOAP.
SOAP là một giao thức giao tiếp có cấu trúc như XML. Nó được xem là cấu trúc
xương sống của các ứng dụng phân tán được xây dựng từ nhiều ngôn ngữ và các hệ
điều hành khác nhau. SOAP là giao thức thay đổi các thông điệp dựa trên XML qua
mạng máy tính, thông thường sử dụng giao thức HTTP.
Một client sẽ gửi thông điệp yêu cầu tới server và ngay lập tức server sẽ gửi những
thông điệp trả lời tới client. Cả SMTP và HTTP đều là những giao thức ở lớp ứng
dụng của SOAP nhưng HTTP được sử dụng và chấp nhận rộng rãi hơn bởi ngày
nay nó có thể làm việc rất tốt với cơ sở hạ tầng Internet.
Cấu trúc một thông điệp theo dạng SOAP
Thông điệp theo định dạng SOAP là một văn bản XML bình thường bao gồm các
phần tử sau:
– Phần tử gốc – envelop: phần tử bao trùm nội dung thông điệp, khai báo văn bản
XML như là một thông điệp SOAP.
– Phần tử đầu trang – header: chứa các thông tin tiêu đề cho trang, phần tử này
không bắt buộc khai báo trong văn bản. Header còn có thể mang những dữ liệu
chứng thực, những chứ ký số, thông tin mã hóa hay cài đặt cho các giao dịch khác.
– Phần tử khai báo nội dung chính trong thông điệp – body, chứa các thông tin yêu
cầu và thông tin được phản hồi.
– Phần tử đưa ra các thông tin về lỗi -fault, cung cấp thông tin lỗi xảy ra trong qúa
trình xử lý thông điệp.
Một SOAP đơn giản trong body sẽ lưu các thông tin về tên thông điệp, tham chiếu
tới một thể hiện của dịch vụ, một hoặc nhiều tham số. Có 3 kiểu thông báo sẽ được
đưa ra khi truyền thông tin: request message(tham số gọi thực thi một thông điệp),
45
respond message (các tham số trả về, được sử dụng khi yêu cầu được đáp ứng) và
cuối cùng là fault message (thông báo tình trạng lỗi).
Kiểu truyền thông: Có 2 kiểu truyền thông
– Remote procedure call (RPC): cho phép gọi hàm hoặc thủ tục qua mạng. Kiểu này
được khai thác bởi nhiều dịch vụ Web.
– Document: được biết đến như kiểu hướng thông điệp, nó cung cấp giao tiếp ở
mức trừu tượng thấp, khó hiểu và yêu cầu lập trình viên mất công sức hơn.
Hai kiểu truyền thông này cung cấp các định dạng thông điệp, tham số, lời gọi đến
các API khác nhau nên việc sử dụng chúng tùy thuộc vào thời gian và sự phù hợp
với dịch vụ Web cần xây dựng.
Cấu trúc dữ liệu: Cung cấp những định dạng và khái niệm cơ bản giống như trong
các ngôn ngữ lập trình khác như kiểu dữ liệu (int, string, date…) hay những kiều
phức tạp hơn như struct, array, vector… Định nghĩa cấu trúc dữ liệu SOAP được
đặt trong namespace SOAP-ENC.
Mã hóa: Giả sử service rquester và service provider được phát triển trong Java, khi
đó mã hóa SOAP là làm thế nào chuyển đổi từ cấu trúc dữ liệu Java sang SOAP
XML và ngược lại, bởi vì định dạng cho Web Service chính là XML. Bất kỳ một
môi trường thực thi SOAP nào cũng phải có một bảng chứa thông tin ánh xạ nhằm
chuyển đổi từ ngôn ngữ Java sang XML và từ XML sang Java – bảng đó được gọi
là SOAPMappingRegistry. Nếu một kiểu dữ liệu được sử dụng dưới một dạng mã
hóa thì sẽ có một ánh xạ tồn tại trong bộ đăng ký của môi trường thực thi SOAP đó.
4.5 An toàn cho dịch vụ Web
Dịch vụ Web liên kết và tương tác với các ứng dụng qua Internet, chính vì
vậy bảo mật là một vấn đề được quan tâm khi các công ty tiến tới kết hợp ứng dụng
với một dịch vụ Web. Việc đảm bảo an toàn cho dịch vụ Web là một vấn đề quan
trọng, đặc biệt đối với những dịch vụ liên quan đến trao đổi tiền tệ, thông tin từ thị
46
trường chứng khoán hay dịch vụ bán hàng qua mạng (liên quan đến trả tiền bằng tài
khoản và có yêu cầu thông tin cá nhân của người dùng).
Trước khi có WS-Security (bảo mật cho dịch vụ Web) thì ý nghĩa thông
thường của an toàn dịch vụ Web là bảo mật kênh truyền dữ liệu. Hiện nay, nó được
thực hiện cho những SOAP/HTTP dựa trên cơ chế truyền thông điệp bằng cách sử
dụng giao thức HTTPS. Không chỉ là an toàn ở mức truyền thông điệp, HTTPS còn
cung cấp sự an toàn tới toàn bộ gói dữ liệu HTTP.
Mặc dù HTTPS không bao gồm tất cả các khía cạnh trong chuẩn an toàn
chung cho dịch vụ Web nhưng nó đã cung cấp một lớp bảo mật khá đầy đủ với định
danh, chứng thực, tính toàn vẹn thông điệp hay độ tin cậy.
Đảm bảo an toàn cho dịch vụ Web:
Khái niệm về WS-Security: đây là một chuẩn an toàn bao trùm cho SOAP,
nó được dùng khi muốn xây dựng những dịch vụ Web toàn vẹn và tin cậy. Toàn vẹn
có nghĩa là khi có một giao dịch hay khi truyền thông tin, hệ thống và thông tin sẽ
không bị chặn, giao dịch sẽ không bị mất cũng như không thể có người lấy cắp
được dữ liệu trên đường truyền. WS-security được thiết kế mang tính mở nhằm
hướng tới những mô hình an toàn khác bao gồm PKI, Kerberos và SSL. Nó cũng
đưa ra nhiều hỗ trợ cho các cơ chế an toàn khác, nhiều khuôn dạng chữ ký và công
nghệ mã hóa, đảm bảo sự an toàn, toàn vẹn thông điệp và tính tin cậy của thông
điệp. Tuy nhiên, WS-security cũng chưa thể đảm bảo được tất cả yêu cầu về bảo
mật và an toàn thông tin, nó chỉ là một trong những lớp của giải pháp an toàn cho
dịch vụ Web.
Tính toàn vẹn tạo ra một chữ ký số hóa XML dựa trên nội dung của thông
điệp. Nếu dữ liệu bị thay đổi bất hợp pháp, nó sẽ không còn thích hợp với chữ ký số
hóa XML đó. Chữ ký này được tạo ra dựa trên khóa mà người gửi thông điệp tạo ra,
do đó người nhận chỉ nhận thông điệp khi có chữ ký sử dụng và nội dung phù hợp.
Ngược lại sẽ có một thông báo lỗi. Việc chứng thực được thực hiện giữa client và
server là cách chứng thực rất cơ bản (sử dụng định danh người dùng và mật khẩu).
47
WS-security chỉ là một trong những lớp an toàn và bảo mật cho dịch vụ
Web, vì vậy cần một mô hình an toàn chung lớn hơn để có thể bao quát được các
khía cạnh khác. Các thành phần được thêm có thể là WS-Secure Conversation
Describes,WS-Authentication Describes,WS-Policy Describes hay WS-Trust
Describes. Chúng sẽ thực hiện việc đảm bảo an toàn hơn cho hệ thống khi trao đổi
dữ liệu, mở và đóng các phiên làm việc cũng như quản lý dữ liệu cần chứng thực và
chính sách chứng thực.
4.6 Xây dựng một dịch vụ Web
Có 4 giai đoạn chính để xây dựng một dịch vụ Web là xây dựng, triển khai,
tiến hành và quản lý, trong đó:
Giai đoạn xây dựng bao gồm phát triển và chạy thử ứng dụng dịch vụ Web,
xây dựng các chức năng và định nghĩa dịch vụ. Có hai cách khác nhau để tiến hành
trong giai đoạn này, đó là Red-path- solod và Blue-path-dashed. Với Red- path-
solod, chúng ta sẽ xây dựng một dịch vụ Web mới từ trạng thái ban đầu hoặc với
một dịch vụ đã có sẵn. Từ đó, xây dựng định nghĩa service (WSDL) với các đối
tượng, hàm chức năng mà chúng ta mong muốn. Nếu theo cách Blue-path-dashed,
dịch vụ Web sẽ được xây dựng từ đầu hoặc từ một định nghĩa dịch vụ WSDL. Sử
dụng WSDL này, xây dựng hoặc sửa đổi lại mã để thực hiện các yêu cầu mong
muốn trong dịch vụ Web.
Giai đoạn triển khai: công bố định nghĩa dịch vụ, xây dựng WSDL và triển
khai mã thực thi của dịch vụ Web. Triển khai dịch vụ Web tới một ứng dụng phía
server, sau đó sẽ công bố dịch vụ Web trên mạng Internet để các client có thể nhìn
thấy. Sử dụng UDDI registry để công bố lên mạng.
Giai đoạn tiến hành: tìm kiếm và gọi thực thi dịch vụ Web bởi những người
dùng muốn sử dụng dịch vụ.
Quản lý: Quản lý và quản trị dịch vụ, duy trì sự ổn định của dịch vụ, cập nhật
thông tin mới, sửa lỗi khi nó xảy ra…
48
Để xây dựng một dịch vụ Web, chúng ta cần hiểu được những việc phải làm
và nên bắt đầu từ đâu. Có 3 cách tiếp cận chủ yếu để xây dựng nên một dịch vụ
Web, có thể từ một ứng dụng đã có (bottom-up); từ một định nghĩa dịch vụ, WSDL
để phát sinh một ứng dụng mới (top-down) hoặc có thể từ một công ty các dịch vụ
Web hiện có, kết hợp lại với nhau để tạo nên các chức năng mới hoặc mở rộng thêm
chức năng. Những hướng tiếp cận này dựa trên những gì mà chúng ta đã có, tùy
thuộc vào yêu cầu của hệ thống, trong đó tối đa việc sử dụng lại các chức năng, các
thành phần, môđun đã được xây dựng.
Qui trình xây dựng một dịch vụ Web bao gồm các bước sau:
1. Định nghĩa và xây dựng các chức năng, các dịch vụ mà dịch vụ sẽ cung cấp
(sử dụng ngôn ngữ Java chẳng hạn).
2. Tạo WSDL cho dịch vụ
3. Xây dựng SOAP server
4. Đăng ký WSDL với UDDI registry để cho phép các client có thể tìm thấy và
truy xuất.
5. Client nhận file WSDL và từ đó xây dựng SOAP client để có thể kết nối với
SOAP server
6. Xây dựng ứng dụng phía client (chẳng hạn sử dụng Java) và sau đó gọi thực hiện
dịch vụ thông qua việc kết nối tới SOAP server.
Lựa chọn một ngôn ngữ, xây dựng các tiến trình nghiệp vụ và chúng ta bắt đầu tạo
nên một dịch vụ Web như ý muốn. Sau đó là cung cấp dịch vụ Web này trên
Internet.
4.7 Tích hợp dịch vụ Web theo chuẩn
Để có thể thành công với dịch vụ Web chúng ta phải quan tâm đến khá nhiều
vấn đề, bao gồm việc triển khai, giám sát và tích hợp hệ thống. Doanh nghiệp không
những phải phát triển một ứng dụng dịch vụ Web mới mà còn phải tích hợp các ứng
dụng nghiệp vụ phụ trợ của họ trong kiến trúc Dịch vụ Web. Cùng với việc triển
khai và tích hợp, những nhà kinh doanh và những người sử dụng kỹ thuật cũng cần
có khả năng giám sát, triển khai toàn diện để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu
quả và tin cậy.
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf
Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf

More Related Content

What's hot

Giao trinh cung cap dien
Giao trinh cung cap dienGiao trinh cung cap dien
Giao trinh cung cap dienTùng Lê
 
Nghiên cứu điều khiển con lắc ngược quay.pdf
Nghiên cứu điều khiển con lắc ngược quay.pdfNghiên cứu điều khiển con lắc ngược quay.pdf
Nghiên cứu điều khiển con lắc ngược quay.pdfMan_Ebook
 
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGisHướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGisThuận Phạm Văn
 
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưđề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưnataliej4
 
Báo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệpBáo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệpMy Đá
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpToan Pham
 
Do an cung cap dien haui dien3k2
Do an cung cap dien haui dien3k2Do an cung cap dien haui dien3k2
Do an cung cap dien haui dien3k2maianhbao_6519
 
Arduino cho người mới bắt đầu
Arduino cho người mới bắt đầuArduino cho người mới bắt đầu
Arduino cho người mới bắt đầuHuynh MVT
 
Giáo trình an toàn điện, Quyền Huy Ánh
Giáo trình an toàn điện, Quyền Huy ÁnhGiáo trình an toàn điện, Quyền Huy Ánh
Giáo trình an toàn điện, Quyền Huy ÁnhMan_Ebook
 
Hệ thu thập dữ liệu điều khiển và truyền số liệu
Hệ thu thập dữ liệu điều khiển và truyền số liệuHệ thu thập dữ liệu điều khiển và truyền số liệu
Hệ thu thập dữ liệu điều khiển và truyền số liệuantonlethinh
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápCông thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápMan_Ebook
 

What's hot (20)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PICĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
 
Giao trinh cung cap dien
Giao trinh cung cap dienGiao trinh cung cap dien
Giao trinh cung cap dien
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
 
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gasĐề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
 
Nghiên cứu điều khiển con lắc ngược quay.pdf
Nghiên cứu điều khiển con lắc ngược quay.pdfNghiên cứu điều khiển con lắc ngược quay.pdf
Nghiên cứu điều khiển con lắc ngược quay.pdf
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, HOT
 
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGisHướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnhĐề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
 
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưđề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
 
Báo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệpBáo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệp
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
Do an cung cap dien haui dien3k2
Do an cung cap dien haui dien3k2Do an cung cap dien haui dien3k2
Do an cung cap dien haui dien3k2
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
 
Arduino cho người mới bắt đầu
Arduino cho người mới bắt đầuArduino cho người mới bắt đầu
Arduino cho người mới bắt đầu
 
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng ArduinoĐề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
 
Giáo trình an toàn điện, Quyền Huy Ánh
Giáo trình an toàn điện, Quyền Huy ÁnhGiáo trình an toàn điện, Quyền Huy Ánh
Giáo trình an toàn điện, Quyền Huy Ánh
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
 
Hệ thu thập dữ liệu điều khiển và truyền số liệu
Hệ thu thập dữ liệu điều khiển và truyền số liệuHệ thu thập dữ liệu điều khiển và truyền số liệu
Hệ thu thập dữ liệu điều khiển và truyền số liệu
 
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đĐề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápCông thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
 

Similar to Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docxkimpham15892
 
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểuLuận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểuDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Áp dụng mạng Neuron điều khiển công suất truyền tải trên đường dây AC với thi...
Áp dụng mạng Neuron điều khiển công suất truyền tải trên đường dây AC với thi...Áp dụng mạng Neuron điều khiển công suất truyền tải trên đường dây AC với thi...
Áp dụng mạng Neuron điều khiển công suất truyền tải trên đường dây AC với thi...Man_Ebook
 
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...Man_Ebook
 
Khóa Luận Tổng Quan Về Mạng Cảm Biến Không Dây Đặc Điểm Vô Tuyến Của Mạng Wsn...
Khóa Luận Tổng Quan Về Mạng Cảm Biến Không Dây Đặc Điểm Vô Tuyến Của Mạng Wsn...Khóa Luận Tổng Quan Về Mạng Cảm Biến Không Dây Đặc Điểm Vô Tuyến Của Mạng Wsn...
Khóa Luận Tổng Quan Về Mạng Cảm Biến Không Dây Đặc Điểm Vô Tuyến Của Mạng Wsn...mokoboo56
 
Cải thiện ổn định điện áp cho lưới điện phân phối dùng thiết bị bù ngang
Cải thiện ổn định điện áp cho lưới điện phân phối dùng thiết bị bù ngangCải thiện ổn định điện áp cho lưới điện phân phối dùng thiết bị bù ngang
Cải thiện ổn định điện áp cho lưới điện phân phối dùng thiết bị bù ngangMan_Ebook
 
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...Man_Ebook
 
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...Man_Ebook
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệphuong nguyen
 
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHe thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHuy Tuong
 
Luận Văn Nghiên Cứu, Xây Dựng Hệ Thống Kết Nối Bus Điều Khiển Đa Kênh.doc
Luận Văn Nghiên Cứu, Xây Dựng Hệ Thống Kết Nối Bus Điều Khiển Đa Kênh.docLuận Văn Nghiên Cứu, Xây Dựng Hệ Thống Kết Nối Bus Điều Khiển Đa Kênh.doc
Luận Văn Nghiên Cứu, Xây Dựng Hệ Thống Kết Nối Bus Điều Khiển Đa Kênh.doctcoco3199
 

Similar to Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf (20)

Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đìnhĐề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
 
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểuLuận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
 
Áp dụng mạng Neuron điều khiển công suất truyền tải trên đường dây AC với thi...
Áp dụng mạng Neuron điều khiển công suất truyền tải trên đường dây AC với thi...Áp dụng mạng Neuron điều khiển công suất truyền tải trên đường dây AC với thi...
Áp dụng mạng Neuron điều khiển công suất truyền tải trên đường dây AC với thi...
 
Vu thi mai
Vu thi maiVu thi mai
Vu thi mai
 
Thử nghiệm thiết bị điều khiển giám sát dòng điện thông qua mạng GSM.doc
Thử nghiệm thiết bị điều khiển giám sát dòng điện thông qua mạng GSM.docThử nghiệm thiết bị điều khiển giám sát dòng điện thông qua mạng GSM.doc
Thử nghiệm thiết bị điều khiển giám sát dòng điện thông qua mạng GSM.doc
 
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
Nghiên cứu giải pháp hạn chế dòng điện ngắn mạch và áp dụng cho lưới điện tru...
 
Khóa Luận Tổng Quan Về Mạng Cảm Biến Không Dây Đặc Điểm Vô Tuyến Của Mạng Wsn...
Khóa Luận Tổng Quan Về Mạng Cảm Biến Không Dây Đặc Điểm Vô Tuyến Của Mạng Wsn...Khóa Luận Tổng Quan Về Mạng Cảm Biến Không Dây Đặc Điểm Vô Tuyến Của Mạng Wsn...
Khóa Luận Tổng Quan Về Mạng Cảm Biến Không Dây Đặc Điểm Vô Tuyến Của Mạng Wsn...
 
Cải thiện ổn định điện áp cho lưới điện phân phối dùng thiết bị bù ngang
Cải thiện ổn định điện áp cho lưới điện phân phối dùng thiết bị bù ngangCải thiện ổn định điện áp cho lưới điện phân phối dùng thiết bị bù ngang
Cải thiện ổn định điện áp cho lưới điện phân phối dùng thiết bị bù ngang
 
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
 
Luận văn: Giám sát và điều khiển từ xa trạm 220 kv qua internet
Luận văn: Giám sát và điều khiển từ xa trạm 220 kv qua internetLuận văn: Giám sát và điều khiển từ xa trạm 220 kv qua internet
Luận văn: Giám sát và điều khiển từ xa trạm 220 kv qua internet
 
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng RfidĐề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
 
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở V...
 
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong thpt nguyen binh khiem
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong thpt nguyen binh khiemluan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong thpt nguyen binh khiem
luan van thac si thiet ke cung cap dien cho truong thpt nguyen binh khiem
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệp
 
sinh vien
sinh viensinh vien
sinh vien
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà, 9đ
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà, 9đĐề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà, 9đ
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà, 9đ
 
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHe thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
 
Luận Văn Nghiên Cứu, Xây Dựng Hệ Thống Kết Nối Bus Điều Khiển Đa Kênh.doc
Luận Văn Nghiên Cứu, Xây Dựng Hệ Thống Kết Nối Bus Điều Khiển Đa Kênh.docLuận Văn Nghiên Cứu, Xây Dựng Hệ Thống Kết Nối Bus Điều Khiển Đa Kênh.doc
Luận Văn Nghiên Cứu, Xây Dựng Hệ Thống Kết Nối Bus Điều Khiển Đa Kênh.doc
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Tích hợp hệ thống GIS-SCADA=DMS gia tăng hiệu quả hoạt động lưới điện phân phối.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- VÕ TRỌNG HÙNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG GIS/SCADA/DMS GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện Mã số ngành: 60520202 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- VÕ TRỌNG HÙNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG GIS/SCADA/DMS GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện Mã số ngành: 60520202 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH HOÀNG BÁCH TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Đinh Hoàng Bách (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 12 tháng 3 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS. Ngô Cao Cường Chủ tịch 2 TS. Phạm Đình Anh Khôi Phản biện 1 3 PGS. TS. Quyền Huy Ánh Phản biện 2 4 PGS. TS. Nguyễn Văn Nhờ Ủy viên 5 TS. Võ Công Phương Uỷ viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV PGS. TS. Ngô Cao Cường
  • 4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: VÕ TRỌNG HÙNG........................................Giới tính: NAM.............. Ngày, tháng, năm sinh: .10 -07 - 1981........................................Nơi sinh: Đà Nẵng.......... Chuyên ngành: Kỹ thuật điện......................................................MSHV:1441830009 ....... I- Tên đề tài: TÍCH HỢP HỆ THỐNG GIS/SCADA/DMS GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI. II- Nhiệm vụ và nội dung: Tìm hiểu hiện trạng các hệ thống SCADA và GIS tại Tổng Công Ty Điện Lực Tp HCM Nghiên cứu các giao thức trong hệ thống SCADA Nghiên cứu các kiểu dữ liệu trong hệ thống GIS Nghiên cứu các phương pháp lập trình Web Service Tích hợp hệ thống GIS/SCADA/DMS III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 20 tháng 8 năm 2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ...................................................................................... V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Đinh Hoàng Bách CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS. Đinh Hoàng Bách PGS. TS. Nguyễn Thanh Phương
  • 5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn VÕ TRỌNG HÙNG
  • 6. ii LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Đinh Hoàng Bách, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn quý Thầy Cô trong khoa Điện – Điện Tử của Trường Đại Học Công nghệ Tp.HCM, những người thầy đầy nhiệt huyết, thiện cảm đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn, những bài học cũng như những kinh nghiệm quý báu giúp tôi tự tin từng bước đi vào thực hiện đề tài luận văn này. (Họ và tên của Tác giả Luận văn)
  • 7. iii TÓM TẮT Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) quản lý lưới điện với các cấp điện áp 220kV, 110kV, 22kV, 15kV và 0.4kV với trên 680 km đường dây/cáp truyền tải, 5,900 km lưới điện trung thế và 11,300 km lưới điện hạ thế, cung cấp điện cho trên 2 triệu khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm tìm kiếm các phương pháp hiệu quả để giám sát, điều khiển và quản lý mạng lưới điện trung thế, các trạm biến áp trung gian (110kV) và các trạm ngắt (15/22kV), EVNHCMC đã cài đặt hệ thống SCADA/DMS của Survalent trong năm 2013 (nhằm thay thế cho hệ thống SCADA của ABB có từ năm 1998). Hệ thống này chạy trên nền hệ điều hành Windows sử dụng máy chủ Windows Server 2012 với SQL database phụ trợ. Ngoài ra, EVNHCMC cài đặt phần mềm ESRI ArcGIS 10.1 một cách riêng biệt, chạy trên nền tảng Windows và kết nối với cơ sở dữ liệu Oracle. Các geodatabase trình bày các thông tin không gian của các mạng lưới điện trung thế một cách hiệu quả. Cả hai hệ thống đều được tách biệt với nhau, dữ liệu được duy trì và có thể truy cập bởi những người sử dụng trên các hệ thống trên. Từ đó, dẫn đến việc dư thừa dữ liệu và hệ thống không được đồng bộ hóa. Hệ thống là rất quan trọng cho nhân viên SCADA để vận hành trên các mạng lưới điện trung thế với một bối cảnh địa lý tốt hơn để giải thích các sự kiện, dự đoán kết quả và kế hoạch chiến lược, trong khi đó nhân viên GIS cần vận hành khi biết tình trạng hiện tại của mạng lưới trong thời gian thực. Tình trạng này dẫn đến việc đòi hỏi phải tích hợp cả hệ thống. Để trao đổi từ SCADA đến GIS là một công việc thách thức, phải đối mặt với một số vấn đề về kỹ thuật và phi kỹ thuật. Một số phương pháp đã được tổ chức cho việc tích hợp cả hệ thống trước khi thực hiện một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Hệ thống tích hợp cho phép người dùng dễ dàng quản lý cả không gian và dữ liệu phi không gian và tương tác với nhiều loại cơ sở dữ liệu Luận văn này giải thích sự cần thiết về các phương pháp tiếp cận để thực hiện với sự đánh giá, phân tích trên các hệ thống thực hiện và lợi ích. Nó cho thấy cách tích hợp hệ thống GIS/SCADA/DMS được phục vụ như là một hệ thống quản lý tài sản hiệu quả với chi phí thấp nhằm cải thiện tính hiệu quả mạng lưới điện trung
  • 8. iv thế, giúp giảm chi phí hoạt động và thời gian ngưng hoạt động của hệ thống (downtime), và làm tăng giá trị của tài nguyên thông tin và tiến trình ra quyết định.
  • 9. v ABSTRACT Ho Chi Minh City Power Coporation (EVNHCMC) managed the grid with levels voltage of 220kV, 110kV, 22kV, 15kV and 0.4kV with over 680 kilometers of wire / cable transmission, 5,900km of medium voltage grid and 11,300 km low voltage, power supply for over 2 million customers in the local Ho Chi Minh City. In order to identify effective methods for monitoring, control and management of medium voltage networks, intermediate substations (110 kV) and interrupt stations (15/22KV), EVNHCMC installed SCADA/DMS of Survalent in 2013 (to replace the ABB SCADA systems since 1998). The system runs on the Windows operating system using the Windows Server 2012 server with SQL database backend. In addition, installed ESRI ArcGIS 10.1 software separately, which runs on the Windows platform and connect to the Oracle database. Geodatabase present the spatial information of the medium voltage network effectively. Both systems are isolated from each other, data are maintained and can be accessed by users on the system. Since then, leading to redundant data and systems are not synchronized. It is crucial for SCADA staff to operate the MV network with a geographical context for better explaining events, predicting outcomes and planning strategies, mean while GIS staff needs to operate while knowing the current status of the network in real-time. This situation has raised the need of integrating both systems. The data mapping from SCADA to GIS was a challenging job, facing several technical and non-technical issues. Several approaches were held for integrating both systems before implementing the most efficient and economical one. The integrated system allows users to easily manage both spatial and non-spatial data and interact with multiple databases. This thesis explains the need, the approaches made with the evaluation and analysis of the implemented system and its benefits. It shows how the integrated GIS/SCADA/DMS system serves as a low-cost effective asset management system that improves the MV network efficiency, help to reduce operational costs and down time, and increase the value of the information resources and decision processes.
  • 10. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CÁM ƠN....................................................................................................................ii TÓM TẮT.................................................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................v MỤC LỤC..................................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................ix CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG SCADA VÀ GIS TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TPHCM QUẢN LÝ..........................................................................1 1.1. Giới thiệu tổng quan về GIS.............................................................................1 1.2. Giới thiệu tổng quan về phần mềm SCADA trung tâm ...................................2 1.2.2 Tình hình triển khai các ứng dụng của HT SCADA/DMS hiện tại và trong thời gian sắp tới....................................................................................................3 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG SCADA. ..........................................................................6 2.1 Giới thiệu...........................................................................................................6 2.2 Kiến trúc hệ thống SCADA...............................................................................8 2.3 Mạng truyền dẫn cho hệ thống SCADA ...........................................................9 2.4 Các giải pháp bảo mật .....................................................................................12 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIS.................................................................................17 3.1GIS là gì............................................................................................................17 3.2Các thành phần của GIS ...................................................................................18 3.3 Chương trình GIS Tổng công ty Điện Lực Tp HCM......................................19 3.4 Hệ thống Mô hình hệ thống GIS qua các giai đoạn ........................................21 3.5 Nhận xét và đánh giá......................................................................................36 CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ WEB SERVICE. .......................................................38 4.1 Giới thiệu về Web service ...............................................................................38 4.2 Đặc điểm của Web service ..............................................................................39 4.3 Kiến trúc của Dịch vụ Web .............................................................................41 4.4 Các thành phần của Dịch vụ Web ...................................................................42 4.5 An toàn cho dịch vụ Web................................................................................45 4.6 Xây dựng một dịch vụ Web.............................................................................47
  • 11. vii 4.7 Tích hợp dịch vụ Web theo chuẩn...................................................................48 CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIS/SCADA/DMS............................51 5.1 Sự cần thiết của việc giao tiếp giữa GIS và SCADA/DMS............................51 5.2 Các thông tin dữ liệu từ GIS và SCADA ........................................................52 5.3 Giải pháp tích hợp giữa 02 hệ thống sử dụng giao diện OPC.........................53 5.4 Giải pháp tích hợp giũa 02 hệ thống đồng bộ CSDL giữa SCADA và GIS thông qua WEB Service ........................................................................................55 CHƯƠNG 6: TIÊU CHÍ THIẾT LẬP HỆ THỐNG ................................................58 6.1 Giới thiệu tiêu chuẩn IEC 61970-301 & 61968-11: Mô hình CIM (Common Information Model) ...............................................................................................58 6.2 Định dạng dữ liệu Hệ thống điện ....................................................................59 6.3 Lớp các tầng nấc và UML Class Diagrams.....................................................61 6.4 Mô hình Thông tin chung cho hệ thống điện ..................................................68 6.4.1 Lịch sử ......................................................................................................68 6.4.2 CIM Class Structure .................................................................................69 6.5 Chuyển đổi một mạng lưới điện đến các đối tượng CIM................................76 6.5.1 Xác định các lớp CIM...............................................................................77 6.5.2 Đại diện một Power Transformers như một đối đượng CIM ...................78 6.5.3 Đại diện một Current Transformer như một đối tượng CIM....................80 6.5.4 Equivalent CIM Representation ...............................................................82 6.6 IEC 61970-301 CIM Packages........................................................................83 6.7 The eXtensible Markup Language (XML)......................................................86 6.7.1 XML..........................................................................................................86 6.7.2 Ví dụ XML đơn giản ................................................................................87 6.7.3 XML Schema............................................................................................88 6.8 RDF .................................................................................................................90 6.8.1 Ví dụ RDF đơn giản..................................................................................91 6.8.2 RDF Schema.............................................................................................92 6.8.3 CIM RDF XML ........................................................................................94 6.8.4 CIM RDF XML Example.........................................................................95 6.9 XML Messaging..............................................................................................98
  • 12. viii 6.9.1 Existing Inter-Application Communication Infrastructure.......................99 6.9.2 The Message Bus Concept......................................................................100 6.9.3 Mapping Application Interfaces to the CIM...........................................101 6.10 Kết luận .......................................................................................................102 CHƯƠNG 7:HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI TÍCH HỢP HỆ THỐNG GIS/SCADA/DMS TẠI EVNHCMC. ....................................................................103 7.1Tạo file CAD từ ArcGIS ................................................................................103 7.2Đổi màu đối tượng trong CAD.......................................................................127 7.3Import CAD vào Survalent: ...........................................................................130 7.4Thêm các object và hoàn thiện.......................................................................135 CHƯƠNG 8: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN .............................................................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................139
  • 13. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cấu trúc hệ thống SCADA...........................................................................2 Hình 2.1. Phần mềm SCADA trung tâm.....................................................................7 Hình 2.2 Kiến trúc hạ tầng mạng SCADA.................................................................8 Hình 2.3 Sơ đồ kết nối mạng truyền dẫn cáp quang SCADA hiện hữu .....................9 Hình 2.4 Sơ đồ mạng SCADA IP .............................................................................11 Hình 2.5. Sơ đồ kết nối truyền thông Recloser.........................................................13 hình 2.6 Sơ đồ truyền thông RMU............................................................................15 Hình 3.1 Bản đồ GIS................................................................................................17 Hình 3.2. Các thành phần của GIS............................................................................18 Hình 3.3 Mô hình hệ thống GIS qua các giai đoạn...................................................21 Hình 3.4 Mô hình hệ thống GIS qua giai đoạn 2014................................................22 Hình 3.5 Mô hình hệ thống GIS qua giai đoạn 2015................................................22 Hình 3.6 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM (ảnh chụp từ hệ thống LiDAR) ..............23 Hình 3.7 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM và Lưới điện đến điện kế khách hàng (ảnh chụp từ hệ thống LiDAR) .........................................................................................23 Hình 3.8 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM và Lưới điện đến điện kế khách hàng (tham chiếu nền)........................................................................................................24 Hình 3.9 Tìm kiếm, hiển thị hình ảnh và chỉnh sửa thông tin trụ điện.....................26 Hình 3.10 Tìm kiếm và chỉnh sửa thông tin trạm .....................................................27 Hình 3.11 Hình ảnh trước khi cắt điện Recloser Hữu Lợi........................................28 Hĩnh vẽ 3.12 Hình ảnh sau khi cắt điện Recloser Hữu Lợi, phần mất điện chuyển màu đen .....................................................................................................................28 Hình 3.13 Báo cáo Danh sách trạm biến áp thuộc phạm vi thiết bị đóng cắt...........29 Hình 3.14 Báo cáo Tính toán hiệu suất khu vực.......................................................29 Hình 3.15 Đồng bộ hóa sơ đồ lưới điện cao thế .......................................................30 Hình 3.16 Xác định được vị trí mất điện...................................................................31 Hình 3.17 Tính toán Độ tin cậy của lưới điện...........................................................32 Xây dựng hệ thống Web GIS....................................................................................32 Hình 3.18 Mô tả hệ thống khối ống cáp và cáp ngầm trạm Nam Sài Gòn 2 ............32 Hình 3.19 Web GIS Công ty Điện lực Củ Chi..........................................................33
  • 14. x Hình 3.20 Tìm địa chỉ khách hàng tại số nhà 66/22 Trần Văn Quang .....................33 Hình 3.21 Hiển thị các thông tin của khách hàng tìm được......................................34 Hình 3.22 Chương trình quản lý khảo sát mắc điện .................................................35 Hình 3.23 Công cụ vẽ sơ đồ mắc điện cho khách hàng............................................36 Hình 5.1 Mô hình giao tiếp giữa các ứng dụng.........................................................52 Hình 5.2 Mô hình tích hợp sử dụng giao diện OPC..................................................54 Mô tả hoạt động: .......................................................................................................55 Hình vẽ 5.3 Mô hình giao tiếp giữa hai hệ thống sử dụng Web service..................55 Hình 5.4 Các tính năng được tích hợp ......................................................................56 Hình 6.1 The Person Class.......................................................................................62 Hình 6.2 Lớp Hierarchy của người dân tại một trường đại học................................63 Hình 6.3 Class hierarchy of students, staff and subjects...........................................64 Hình 6.4 Class Hierarchy of a University and Building ...........................................65 Hình 6.5 Class Hierarchy of a University, Building and Room ...............................66 Hình 6.6 Sơ đồ lớp cho thấy một số các lớp học trước đó và các mối quan hệ của chúng.........................................................................................................................67 Hình 6.7 Braeker Class Inheritance Hierarchy .......................................................70 Hình 6.8 Switch class with Breaker and LoadBreakSwitch subclasses....................71 Hình 6.9 Switch Class diagram with new subclasses of Switch and Breaker ..........72 Hình 6.10 Connectivity Example circuit...................................................................73 Hình 6.11 Connectivity Example circuit with direct associations............................74 Hình 6.12 Connectivity Example circuit with Connectivity Node...........................74 Hình 6.13 Conducting Equipment and Connectivity class diagram.........................75 Hình 6.14 Connectivity Example circuit with Connectivity Node and Terminals...76 Hình 6.15 Các đối tượng CIM ..................................................................................77 Hình 6.16 Example Circuit with partial CIM Class mappings .................................78 Hình 6.17 Transformer Class Diagram.....................................................................79 Hình 6.18 CIM Mappings for Transformer 17-33....................................................80 Hình 6.19 Example Circuit with full CIM Mappings...............................................82 Hình 6.20 Ví dụ đơn giản về Annotated XML Schema mô tả dữ liệu trong một cuốn sách............................................................................................................................89
  • 15. xi Hình 6.21 Transformer shown as four CIM Objects with attributes ........................96 Hình 6.22 các liên kết truyền thông giữa các ứng dụng doanh nghiệp.....................99 Hình 6.23 Enterprise Application Bus model for inter-application communication100 Hình 6.24 CIM Interface Mapping .........................................................................101 Hình 7.1. Kết hợp sơ đồ địa dư lưới điện trung thế và trạng thái vận hành SCADA.136 Hình 8.1 Sơ đồ vận hành SCADA lưới trung thế thuộc Cty ĐL Tân Thuận.........137
  • 16. 1 CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG SCADA VÀ GIS TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TPHCM QUẢN LÝ. 1.1. Giới thiệu tổng quan về GIS Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) quản lý lưới điện với các cấp điện áp 110kV, 22kV, 15kV và 0.4kV với trên 680 km đường dây/cáp truyền tải, 5,900 km lưới điện trung thế và 11,300 km lưới điện hạ thế, cung cấp điện cho trên 2 triệu khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm tìm kiếm các phương pháp hiệu quả để giám sát, điều khiển và quản lý mạng lưới điện trung thế, các trạm biến áp trung gian (110kV) và các trạm ngắt (15/22kV), EVNHCMC đã cài đặt hệ thống SCADA/DMS của Survalent trong năm 2013 (nhằm thay thế cho hệ thống SCADA của ABB có từ năm 1998). Hệ thống này chạy trên nền hệ điều hành Windows sử dụng máy chủ Windows Server 2012 với SQL database phụ trợ. Ngoài ra, EVNHCMC cài đặt phần mềm ESRI ArcGIS 10.1 một cách riêng biệt, chạy trên nền tảng Windows và kết nối với cơ sở dữ liệu Oracle. Các geodatabase trình bày các thông tin không gian của các mạng lưới điện trung thế một cách hiệu quả. Cả hai hệ thống đều được tách biệt với nhau, dữ liệu được duy trì và có thể truy cập bởi những người sử dụng trên các hệ thống trên. Từ đó, dẫn đến việc dư thừa dữ liệu và hệ thống không được đồng bộ hóa. Hệ thống GIS rất quan trọng cho nhân viên vận hành trên các mạng lưới điện trung thế qua hệ thống SCADA, mang lại tính trực quan trên nền địa lý tương ứng với các sự kiện xảy ra trên lưới điện, từ đó dự đoán được khu vực và có kế hoạch xử lý phù hợp. Trong khi đó hệ thống GIS cung cấp cho bộ phận kế hoạch, thống kê, quy hoạch lưới, yêu cầu thông tin về thông số vận hành, tình trạng hiện tại của lưới điện giúp nâng cao hiệu quả các công tác trên. Tình trạng này dẫn đến việc đòi hỏi phải tích hợp cả hệ thống. Để trao đổi dữ liệu giữa SCADA và GIS là một công việc thách thức, phải đối mặt với một số vấn đề về kỹ thuật và phi kỹ thuật. Một số phương pháp đã được tổ chức cho việc tích hợp cả hệ thống trước khi thực hiện một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Hệ thống tích hợp cho phép người dùng dễ dàng quản lý cả không gian và dữ liệu phi không gian và tương tác với nhiều loại cơ sở dữ liệu
  • 17. 2 1.2. Giới thiệu tổng quan về phần mềm SCADA trung tâm - Survalent là một hãng chuyên sản xuất phần mềm SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition), sản phẩm của hãng đã được sử dụng trên nhiều nước và đạt các tiêu chuẩn quốc tế về SCADA. - Phần mềm Survalent tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quy định cho hệ thống SCADA trung tâm như : Chuẩn IEEE Std C37.1-1994 và tiêu chuẩn bảo mật của tổ chức North American Electric Reliability Corporation (NERC), Critical Infrastructure Protection (CIP). - Phần mềm SCADA Survalent có đầy đủ các chức năng SCADA theo yêu cầu hiện nay, giải quyết được các khó khăn trước đây như về giao thức RP570 hay giới hạn về điểm dữ liệu (datapoint). - Hệ thống có khả năng mở rộng 25 Console (HMI-Human Machine interface) – dự kiến quý 02/2015 triển khai cho tất cả các đơn vị trong Tổng công ty. - Hệ thống có khả năng giao tiếp với HT SCADA của Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Miền Nam (A2) thông qua giao thức ICCP – Inter Control Center Protocol Hình 1.1 Cấu trúc hệ thống SCADA
  • 18. 3 1.2.2 Tình hình triển khai các ứng dụng của HT SCADA/DMS hiện tại và trong thời gian sắp tới Hiện nay, EVNHCMC đang quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 110kV trở xuống thuộc khu vực TP Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 7/2015, khối lượng trạm biến áp 220kV, 110kV do EVNHCMC quản lý : 52 trạm (48 trạm 110kV và 4 trạm 220kV). Thông qua hệ thống phần mềm SCADA/DMS của Survalent tại Trung tâm Điều Độ Hệ Thống Điện (TTĐĐHTĐ). Hiện TTĐĐHTĐ đã đưa vào vận hành điều khiển từ xa tổng cộng 28/52 trạm. Trong đó có 4 trạm 110kV không người trực : Tân Sơn Nhất, Tăng Nhơn Phú, Nam Sài Gòn 1, Phú Mỹ Hưng A, 12 trạm bán người trực (trạm điều khiển từ xa toàn trạm nhưng vẫn có người trực vận hành), 14 trạm điều khiển từ xa các máy cắt 15 và 22kV. Ngoài việc kết nối các trạm 110 kV, trạm ngắt; TTĐĐHTĐ hiện đã triển kiến triển khai kết nối đến các Recloser trên lưới phân phối, đưa vào vận hành thí điểm 2 chương trình tự động hóa tự động hóa trên lưới phân phối tại 2 Công ty Điện lực Tân Thuận và Công ty Điện lực Thủ Thiêm cụ thể như sau:  Giải pháp tiếp nhận chuyển giao công nghệ: Để đảm bảo việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đảm bảo yêu cầu đặt ra là các Kỹ sư SCADA phải tự thực hiện được việc cài đặt, xây dựng và phát triển hệ thống SCADA trung tâm mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp như đã từng thực hiện với dự án SCADA của ABB trước đây.  Tình hình triển khai: - Các KS SCADA đã xây dựng mới toàn bộ sơ đồ nhất thứ trên màn hình vận hành SCADA trung tâm (HMI) cho các trạm trung gian và trạm ngắt, chuyển đổi toàn bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) của HT SCADA của ABB sang vận hành trên hệ thống phần mềm Survalent cụ thể: + Xây dựng CSDL, sơ đồ nhất thứ và triển khai kết nối tín hiệu SCADA tại 44 trạm 110kV và 4 trạm 220kV. Trong đó:
  • 19. 4  Tổng số trạm điều khiển máy tính : 17 trạm (ATS: 07 Trạm; Areva: 06 Trạm, Siemens: 04 Trạm.  Tổng số trạm lắp RTU: 31 trạm (ABB:24T); Areva:1T; Microsol: 2Trạm; Siemens: 1Trạm; Cell:3Trạm). - Xây dựng mới CSDL, sơ đồ nhất thứ tại các trạm ngắt (15kV): Tổng số 25 trạm đã kết nối 16 trạm, 9 trạm còn lại các Công ty Điện lực đang triển khai lắp đặt mới HT SCADA. - Kiểm tra thử nghiệm các giá trị đo lường, chỉ thị và điều khiển từ xa trên phần mềm mới. - Tích hợp chương trình GIS (Geographic Imformation System- Hệ thống thông tin địa lý) vào trong phần mềm SCADA mới để xác định vị trí các trạm, Recloser trên nền bản đồ số. - Thực hiện chuyển đổi giao thức từ RP570 hiện hữu tại các trạm sang giao thức IEC60870-5-101/104 theo quy định của Tập đoàn.  Kết quả thực hiện: - Hiện nay các KS SCADA tại TTĐĐHTĐ đã làm chủ được công nghệ của phần mềm SCADA mới và đã thực hiện chuyển đổi toàn bộ dữ liệu SCADA của ABB sang vận hành trên phần mềm mới từ ngày 1/12/2014 (hệ thống SCADA của ABB đã ngừng vận hành) với đầy đủ các chức năng: - Giám sát, thu thập toàn bộ tất cả các tín hiệu tại trạm theo quy định của EVN. - Có khả năng điều khiển từ xa các thiết bị tại trạm. Đã tiến hành thử nghiệm điều khiển từ xa toàn bộ các thiết bị tại trạm không người trực 110kV Tân Sơn Nhất trên phần mềm mới. Các trạm còn lại đã và đang thực hiện thử nghiệm điều khiển từ xa các máy cắt có khả năng kết vòng lưới trung thế và các máy cắt tụ bù, máy cắt chưa có lộ ra. Các máy cắt
  • 20. 5 cần cắt điện để thử nghiệm TTĐĐHTĐ sẽ phối hợp với các Công ty Điện lực và Công ty LĐCT trong những lần có công tác theo kế hoạch. - Có đầy đủ các chức năng cảnh báo, ghi nhận các sự kiện vào trong hệ thống lưu trữ CSDL để truy xuất khi cần thiết. - Thực hiện được các báo cáo theo yêu cầu vận hành
  • 21. 6 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG SCADA. 2.1 Giới thiệu Hệ thống SCADA Trung Tâm Điều Độ Hệ thống điện TPHCM (TTĐĐHTĐ) đã được đầu tư từ năm 1998 gồm hệ thống máy tính chủ Alpha Server và phần mềm SPIDER 7.0 của ABB cung cấp. Trải qua 17 năm vận hành, hệ thống vẫn còn khả năng hoạt động nhưng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm như vận hành thiếu ổn định và không đáp ứng được khối lượng tín hiệu ngày càng tăng cao… Do đó EVNHCMC đã triển khai dự án nâng cấp HT SCADA trung tâm thành HT SCADA/DMS hiện đại, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2016. Tuy nhiên trong giai đoạn 2014 -2016, để đáp ứng nhu cầu xây dựng Trung Tâm điều khiển cũng như triển khai thực hiện các trạm không người trực, đội ngũ kỹ sư SCADA TTĐĐ đã nghiên cứu sử dụng các phần mềm Survalent để xây dựng hệ thống SCADA đáp ứng các yêu cầu vận hành như: thành lập Trung Tâm Điều Khiển. triển khai các trạm không người trực và bán người trực, cũng như từng bước tiếp cận hệ thống SCADA hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa lưới điện trước mắt mà Tổng công ty đề ra. Phần mềm SCADA của Survalent bao gồm 3 phần mềm lõi chính: Scada Server, Scada Client và WorldView. Mỗi phần sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau.  Scada Server: module xử lý quá trình trao đổi thông tin theo thời gian thực giữa Trung Tâm và các RTU/Gateway tại trạm.  Scada Client: module cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa database và các ứng dụng trên hệ thống (Mapping datapoint, Data Exchange, Point Resources, Alarms, Automation…)  WorldView: dùng để tạo giao diện người-máy (HMI) cho người vận hành (operator)  Replicator: là phần mềm lưu trữ dữ liệu quá khứ của hệ thống SCADA.
  • 22. 7 Hình 2.1. Phần mềm SCADA trung tâm
  • 23. 8 2.2 Kiến trúc hệ thống SCADA Hình 2.2 Kiến trúc hạ tầng mạng SCADA.
  • 24. 9 2.3 Mạng truyền dẫn cho hệ thống SCADA Hiện nay tín hiệu SCADA tại các trạm truyền về các hệ thống SCADA trung tâm thông qua hệ thống thiết bị truyền dẫn quang STM-1 (Umux 1500) sử dụng các sợi quang riêng của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM. TTDD_2 TTDD_3 Trạm 110KV TSN Thiết bị UMUX đặt tại trạm (16 t/bị đặt tại trạm ngắt trong tổng số 51) Tân Thới Hiệp Phú Định Tân Bình Bình Trị Đông Củ Chi 220 Chợ Lớn Tân Hưng Nhà Bè Thanh Đa Bình Triệu Linh Trung 2 Hòa Hưng A2_2 Hiệp Bình Phước Thủ Đức Phân Phối Xa Lộ Chí Hòa Ga TTDD_ 1 Thị Nghè Nguyễn Hoàng Hội Chợ Hai Bà Trưng Cường Để Lý Văn Phức Gai Sợi UN Thành Công Phú Mỹ Hưng A Nam Sài Gòn 1 A2-1 Bình Tân Tân Hiệp Bến Thành Bến Thành Bến Thành Tân Hiệp Tân Hiệp Tân Tạo Dakao Lê Minh Xuân Nam Sài Gòn 2 Vĩnh Lộc Tân Quy Cầu Bông Tân Bình 2 Bà Quẹo Bình Tân Quận 6 Gò Vấp 1 Di Nguy Tân Sơn Nhất Phú Thọ Thủ Đức Bắc Intel Văn Sâm Hùng Vương Tân Nhơn Phú Thủ Đức Đông Việt Thành Tân Tạo Chánh Hưng Đường link dự kiến TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN TP HCM Mạng truyền dẫn SDH cho hệ thống Scada Dự án: Thiết bị UMUX đặt tại Trung tâm ( SL: 4, trong đó tại A2 có 1 t/bị) Thiết bị PCM (SL: 13) Dakao Modem (SL: 13) Hỏa Xa An Khánh Củ Chi 110 Tân Thuận Long Thới Tân Túc Dakao Thạnh Lộc Bình Lợi LĐ Bà Điểm LĐ Bà Điểm An Nghĩa Cần Giờ Phú Hòa Đông LĐ Bà Điểm LĐ Hóc Môn Kenh Viettel Vòng 2 Vòng 1 Hình 2.3 Sơ đồ kết nối mạng truyền dẫn cáp quang SCADA hiện hữu Hiện nay, toàn EVNHCMC quản lý vận hành 47 trạm biến áp-TBA (bao gồm 43 TBA110kV và 4 TBA220kV). * Đối với truyền dẫn tín hiệu SCADA từ các TBA về Trung tâm điều độ hệ thống điện EVNHCMC (TT ĐĐHTĐ): hiện có 36/47 TBA đã kết nối về TT ĐĐHTĐ, còn 11/47 chưa kết nối (An Nghĩa, Cần Giờ, Phú Hòa Đông, Củ Chi, Trường Đua, Tân Thuận, LĐ Hóc Môn, LĐ Bà Điểm, Hỏa Xa, Linh Trung 1, An Khánh). Hiện Công ty Lưới điện cao thế (CT LĐCT) đang thực hiện đầu tư thiết bị truyền dẫn cho các TBA này. Đối với 36/47 TBA đã kết nối về TT ĐĐHTĐ, có 3 TBA sử dụng thiết bị LOOP AM3440, 4 TBA sử dụng thiết bị PCM Siemens, 29 TBA sử dụng thiết bị UMUX. Các thiết bị này hầu hết được kết nối mạch vòng dự phòng sự cố đứt cáp quang.
  • 25. 10 Đối các TBA sử dụng thiết bị truyền dẫn UMUX hiện đang được giám sát tình trạng vận hành bằng phần mềm UNEM, các thiết bị còn lại không giám sát được (khi mất tín hiệu SCADA không biết được nguyên nhân do đứt cáp quang hay hư hỏng thiết bị truyền dẫn hoặc hư hỏng RTU/Gateway tại TBA, phải đi đến hiện trường của TBA để kiểm tra). * Đối với truyền dẫn tín hiệu SCADA từ các TBA về A2: hiện nay có 47/47 TBA đã kết nối về A2, trong đó 42/47 TBA sử dụng truyền dẫn SCADA của EVNHCMC để ghép luồng tín hiệu chuyển về A2, còn lại 5/47 TBA chưa ghép luồng vào hệ thống truyền dẫn của EVNHCMC (sử dụng sợi quang của EVNHCMC hoặc của Viettel). Đối với 5/47 TBA chưa ghép luồng vào hệ thống truyền dẫn của EVNHCMC, khi có sự cố xảy ra A2 thông báo cho TT ĐĐHTĐ để tiến hành khắc phục. EVNHCMC đã qui hoạch hạ tầng truyền dẫn tín hiệu SCADA từ giao thức IEC 60870-5-101 sang giao thức 60870-5-104 đồng bộ với dự án OCC của CT LĐCT và các thiết bị RTU/Gateway tại TBA (theo giao thức 104) phù hợp với dự án nâng cấp trung tâm SCADA do Ban QLLĐ đang triển khai thực hiện đầu tư và qui hoạch hệ thống thiết bị truyền dẫn SCADA IP (dự kiến triển khai thực hiện đầu tư trong năm 2015). Qui mô phương án qui hoạch này như sau: - Hệ thống thiết bị truyền dẫn SCADA IP qui hoạch gồm 3 lớp thiết bị chuyển mạch: - Lớp thiết bị lõi: lắp đặt tại 04 trụ sở đơn vị (Cơ quan EVNHCMC, Công ty CNTT, CTĐL Tân Bình, CTĐL Chợ Lớn), kết nối vòng, băng thông mỗi kênh truyền dẫn là 10Gbps. - Lớp thiết bị truy cập 1: lắp đặt tại các trụ sở của 22 đơn vị trực thuộc; Các thiết bị truy cập 1 được kết nối đến 2 thiết bị lõi khác nhau, băng thông mỗi kênh truyền dẫn là 1Gbps; Các thiết bị truy cập 1 cung cấp đầy đủ giao diện kết nối đến các thiết bị truy cập 2. - Lớp thiết bị truy cập 2 (Access switch layer2): lắp đặt các TBA (các TBA220kV, TBA110kV và các trạm ngắt); Các thiết bị truy cập 2
  • 26. 11 được kết nối đến 2 thiết bị truy cập 1 khác nhau, băng thông mỗi kênh truyền dẫn là 1Gbps. (Lưu ý tránh trùng lắp số lượng với dự án OCC). - Để đảm bảo an ninh thông tin, hệ thống thiết bị truyền dẫn SCADA IP hoàn toàn độc lập vật lý với hệ thống thiết bị truyền dẫn mạng MAN. - Đề xuất xem xét chuyển băng thông truyền dẫn 10Gbps (mạng lõi)/1Gbps (mạng truy cập) thành 1Gbps/100Mbps vẫn đảm bảo yêu cầu truyền dẫn thông tin, tiết kiệm chi phí đầu Hệ thống có trang bị phần mềm giám sát tình trạng vận hành của hệ thống mạng truyền dẫn SCADA IP; trang bị thiết bị tường lửa để đảm bảo an toàn mạng trong việc kết nối với các hệ thống mạng khác; trang bị thiết bị chuyển mạch dự phòng. Hình 2.4 Sơ đồ mạng SCADA IP Ngoài vụ phục truyền dẫn tín hiệu SCADA, hệ thống truyền dẫn SCADA IP còn được sử dụng để kết nối hệ thống thu thập tín hiệu tại các TBA110kV phục vụ cho trung tâm giám sát vận hành (OCC – Operation Control Center) của trạm Cty ĐL Chợ Lớn Cty ĐL Tân Bình Cơ Quan Tổng Cty Cty ĐL Tân Phú Cty ĐL Duyên Hải Cty ĐL Tân Thuận Cty ĐL Sài Gòn Cty ĐL Gia Định Cty ĐL Thủ Đức Cty ĐL Gò Vấp Cty ĐL Hốc Môn Cty TNĐL Cty VTVT Cty ĐL Bình Phú Cty ĐL Phú Thọ CHÚ THÍCH Đường kết nối chính Đường kết nối dự phòng Switch chuyển mạch tự động khi có sự cố SƠ ĐỒ KẾT NỐI TRUYỀN DẪN MẠNG SCADA TẠI ĐƠN VỊ Cty CNTT Cty LĐCT Cty ĐL Chợ Lớn Cty ĐL Củ Chi Cty CNTT A2 TCT Cty ĐL Bình Chánh Cty ĐL Tân Bình Cty ĐL Thủ Thiêm
  • 27. 12 2.4 Các giải pháp bảo mật Hiện nay tín hiệu SCADA tại các trạm được hệ thống SCADA thông quan hệ thống thiết bị truyền dẫn quang STM-1 (Umux 1500) sử dụng các sợi quang riêng của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM. Mạng truyền dẫn này chỉ phục vụ cho công tác truyền dẫn tín hiệu SCADA tại các trạm về TTĐĐHTĐ và A2 theo giao thức RP570; IEC60870-5-101 (với chuẩn kết nối V.24). Hiện nay HT SCADA đang đặt tại 2 trung tâm, các Server SCADA và thiết bị thu thập tín hiệu RTU/Gateway tại trạm đang đặt tại 138 Trần Huy Liệu, các máy tính HMI phục vụ công tác chỉ huy điều hành lưới điện đặt tại tòa nhà 35 Tôn Đức Thắng. a. Các thiết bị SCADA đặt tại Phòng Server tại địa chỉ 138 Trần Huy Liệu: Các thiết bị như: Scada Application Server 1, Tủ FrontEnd Server kết nối với các RTU/Gateway tại trạm theo chuẩn V.24 thông qua mạng truyền dẫn STM1 phục vụ riêng cho hệ thống SCADA của EVNHCMC và kết nối đến phòng điều khiển đặt tại tòa nhà 35 Tôn Đức Thắng thông qua 02 Switch Layer 3 sử dụng 04 sợi quang của mạng cáp quang EVNHCMC. b. Các thiết bị đặt tại Phòng vận hành đặt tại 35 Tôn Đức Thắng. Các thiết bị như: Scada Application Server 2, Scada Maintainent Server, và các HMI của Hệ thống SCADA được kết nối với hệ thống đặt tại 138 Trần Huy Liệu như hình vẽ. Sơ đồ thiết lập mạng SCADA hiện hữu được kết nối theo hình vẽ (đính kèm). Đánh giá: Mạng truyền dẫn quang SCADA là mạng truyền dẫn riêng biệt. Được cấu hình bảo mật theo mật khẩu của từng thiết bị. Ngăn ngừa các trường hợp kết nối vào thiết bị và tấn công các node mạng kế tiếp. Do đó đảm bảo yêu cầu về bảo mật và an ninh mạng trong hệ thống SCADA. Sử dụng Internet, Wireless 900Mhz, Wimax 2.4Ghz để phục vụ công tác tại TTĐĐ: Thiết lập kết nối Internet cho các ứng dụng Googledoc, Camera : dùng để cập nhật số liệu tại các trạm, theo dõi hình ảnh từ Camera trên xe xử lý sự cố và hệ thống Camera Trung tâm.
  • 28. 13 Đánh giá: Hệ thống Internet này sử dụng 1 đôi cáp quang riêng biệt, độc lập hoàn toàn với hệ thống SCADA và mạng nội bộ của Tổng công ty nên đảm bảo các yêu cầu về an ning mạng cho hệ thống SCADA. Hệ thống modem 3G ( mạng Mobile) phục vụ dự án DAS Tân Thuận Hiện tại TTĐĐHTĐ cùng với ĐL Tân Thuận quản lý và vận hành thử nghiệm giải pháp truyền thông 3G cho dự án Distribution Automation (DAS) của Công ty Điện lực Tân Thuận. Hình 2.5. Sơ đồ kết nối truyền thông Recloser. Phương thức hoạt động: a. Thiết bị Recloser: • Cooper, Nulec, Entec, Noja • Giao thức IEC 60870-5-101/ IEC 60870-5-104 b. Modem 3G được cài đặt sẵn 03 thông số sau: • IP tĩnh: là IP Internet hiện nay của Trung Tâm • Port: là cổng được mở ra từ trung tâm để trỏ đến máy chủ nhận tín hiệu từ modem 3G • Serial ID: Mỗi 01 modem 3G sẽ được cài 01 ID do chính người dùng định nghĩa
  • 29. 14 c. FTTH Router: Mạng Internet do nhà mạng cung cấp. Các thông chính: • IP tĩnh : đang ký trực tiếp với nhà mạng • Port: sử dụng ứng dụng NAT để mở port cần thiết cho modem 3G -> trỏ đến máy chủ nhận dữ liệu d. Firewall : Tường lửa – mục đích năng chặn sự xâm nhập từ ngoài vào thông qua mạng Internet (dự kiến trang bị trong năm 2014). e. Máy chủ nhận dữ liệu: • IP tĩnh trong hệ thống: là IP tĩnh nội mạng được đặt cố định để Router FTTH mở port trỏ đến. • Server serial: là ứng dụng tạo COM ảo thông đến modem 3G có các thông số sau: Port server tuong ứng với port khai bao trên Modem 3G và Router FTTH Serial ID: tương ứng với Serial ID khai báo trên Modem 3G COM ảo : tạo các cổng COM ảo Đánh giá : • Đối với modem 3G : các modem 3G được cấp IP riêng mạng 3G của nhà cung cấp dịch vụ, không phải là IP Public của mạng Internet, nên khả năng xâm nhập là rất thấp. • Đối với Router FTTH: do đây là IP Public trên Internet nên khả năng bị tấn công rất cao. Do đó các giải pháp bảo mật tập trung tại vị trí này. Firewall sẽ giúp hạn chế sự tấn công từ Internet. Bên cạnh đó, Modem 3G hoạt động dựa trên các port được mở , cho phép đi qua nên các dịch tấn công trên mạng cũng rất khó xâm nhập. Hệ thống Wimax 2,4Ghz – Canbium phục vụ dự án mini SCADA Thủ Thiêm Trong dự án, hệ thống truyền thông sẽ được xây dụng bao gồm truyền thông quang và truyền thông qua sóng vô tuyến 2.4Ghz. Tại các RMU, sử dụng thiết bị SM ePMP 1000 (công suất phát từ -17dBm đến 30dBm) để truyền tín hiệu về trạm Tăng Nhơn Phú, từ trạm Tăng Nhơn Phú tín hiệu sẽ truyền thông qua cáp quang về Điện lực Thủ Thiêm và TTĐĐTT.
  • 30. 15 Các thiết bị Wimax sẽ tạo 01 mạng LAN riêng biệt, chỉ có những thiết bị ePMP nhìn thấy nhau tao nên. Mạng LAN sẽ có 01 KEY được mã hóa theo chuẩn AES 128 và được quản lý bởi kỹ sư SCADA. Tại các RMU được lắp các thiết bị T200I của hãng Schneider. Các giao thức trao đổi dữ liệu giữa các RTU và hệ thống SCADA Trung Tâm là IEC 60870-5-104. Tần số sử dụng từ 2402-2472MHz được được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo thông tư 03/2012/TT-BTTTT ngày 20/3/2012 (Thiết bị mạng nội bộ không dây WLAN với công suất phát là ≤ 100mW EIRP ở tần số 2400-2483.5 MHz ) hình 2.6 Sơ đồ truyền thông RMU Đánh giá : • Với giải pháp Wimax mặc dù hoạt động ở giải tần 2.4GHz trùng với giải tần wireless nhưng thiết Wimax sử dụng kỹ thuật mả hóa riêng của nhà sản xuất (Cambium Networks – USA) nên các thiết bị Wireless thông thường không thể nhận dạng. • Bên cạnh đó các thiết bị Wimax này cũng có mã truy cập truy cập mạng riêng do kỹ sư SCADA thiết lập, được mã hóa theo chuẩn AES 128 bit. Và cũng
  • 31. 16 như như mạng 3G, hệ thống mạng Wimax cũng thông qua tường lửa để chống xâm nhập. • Dữ liệu chạy trong mạng theo giao thức IEC 60870-5-104 (là tiêu chuẩn cho tổ chức IEC ban hành) được EVN áp dụng. •Nhìn chung giải pháp mạng không dây mặc dù có các giải pháp an ninh riêng biệt nhưng vẫn tồn tại khả năng xâm nhập. Do đó tùy theo tính chất quan trong của lưới điện sẽ xây dựng những giải pháp an ninh phù hợp. Trong trường hợp này áp dụng cho lưới trung hạ thế trong khu vực được ngầm hóa là phù hợp. Thiết lập kết nối SCADA tại các dự án thí điểm tự động hóa lưới điện tại Công ty Điện lực Tân Thuận, Công ty Điện lực Thủ Thiêm và máy tính giám sát HT SCADA tại Công ty LĐCT: Hiện nay hệ thống SCADA tại Trung tâm có thiết lập cho Công ty LĐCT một Console giám sát hệ sử dụng đường kết nối mạng LAN ảo (VLAN) thông qua mạng MAN EVNHCMC kết nối từ phòng Server tại 138 Trần Huy Liệu đến Cty LĐCT. Kết nối này trực tiếp do Cty CNTT thiết lập. Với hai dự án thí điểm tự động hóa lưới điện (DAS) tại các Công ty Điện lực Tân Thuận và Thủ Thiêm. Có 2 đường kết nối đến phòng vận hành của Công ty Điện lực sử dụng kết nối VLAN thông qua mạng MAN EVNHCMC. Việc kết nối được Công ty CNTT thiết lập. Các thiết lập mạng VLAN vẫn đảm bảo tính bảo mật cao chống xâm nhập tấn công.
  • 32. 17 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIS 3.1 GIS là gì Hệ Thông tin địa lý (GIS- Geographic Imformation System)) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Hình 3.1 Bản đồ GIS Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng. Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho trồng chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được.
  • 33. 18 GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề. Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước công nghệ GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định. Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường phổ thông, trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS. 3.2Các thành phần của GIS GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp. Phần cứng Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. Hình 3.2. Các thành phần của GIS
  • 34. 19 Phần mềm Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: - Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS- Database Management System) - Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý - Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng Dữ liệu: có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu. Con người: công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc. Phương pháp: một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức. 3.3 Chương trình GIS Tổng công ty Điện Lực Tp HCM Tổng công ty Điện lực TP.HCM (Tổng công ty) quản lý lưới điện với các cấp điện áp 220kV, 110kV, 22kV, 15kV và 0.4kV với trên 680 km đường dây/cáp truyền tải, 5.900 km lưới điện trung thế và 11.300 km lưới điện hạ thế, cung cấp điện cho trên 2 triệu khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của Thành phố, Tổng công ty luôn nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại nhằm đáp ứng với sự phát triển nhanh của phụ tải, thu hút đầu tư với yêu cầu chất lượng cung cấp điện ngày càng cao trên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành lưới điện, chăm sóc khách hàng cũng như quản lý tài sản là một trong những ứng dụng hiện đại và là cơ sở của lưới điện thông minh mà Tổng công ty đang nghiên cứu triển khai theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Trong quá trình
  • 35. 20 xây dựng và triển khai ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, Tổng công ty đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn của Ủy ban nhân dân TP.HCM, Sở Tài nguyên- Môi trường, Sở Công thương, Sở Khoa học-Công nghệ và Sở Thông tin-Truyền thông TP.HCM trong việc cung cấp các bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bộ ảnh trực giao mới nhất của TP.HCM bằng công nghệ LiDAR và sự hỗ trợ của Trung tâm Địa Tin học (GEOC) trong việc đào tạo đội ngũ chuyên viên về GIS, là cơ sở cho sự phát triển hệ thống GIS hiện nay của Tổng Công ty.  MỤC TIÊU CHUNG Quản lý tài sản lưới điện đến điện kế khách hàng. Vận hành hệ thống lưới điện trực quan, sinh động. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác. Là môi trường gắn kết các hệ thống cơ sở dữ liệu của Tổng công ty. Là phân hệ Điện lực trong cơ sở hạ tầng GIS của Thành Phố Hồ Chí Minh.  QUÁ TRÌNH CỦA SỰ PHÁT TRIỂN 1. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2011 Tổng công ty đã nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống thông tin lưới điện trên nền tảng GIS tại 08 Công ty Điện lực và Công ty Lưới điện Cao thế. v Trong năm 2011, Tổng công ty đã tiến hành triển khai ứng dụng GIS để quản lý và vận hành lưới điện. 2. Giai đoạn từ 3/2011 đến tháng 10/2013 v Tháng 8/2011, Công ty Điện lực Bình Chánh – Tổng công ty đã thí điểm thành lập Tổ GIS trực thuộc Phòng Kỹ thuật – An toàn. Tháng 6/2012, nhằm tăng cường các hoạt động trọng tâm cho công tác này theo nhu cầu phát triển GIS, Tổng công ty đã thành lập tổ GIS trực thuộc Ban Kỹ thuật. Tháng 8/2012, 15 Công ty Điện lực còn lại và Công ty Lưới điện Cao thế cùng thành lập tổ GIS trực thuộc Phòng Kỹ thuật – An toàn. Đến tháng 10/2013, Ban Kỹ thuật đã kiện toàn kiến trúc cho hệ thống GIS và khởi đầu xây dựng CSDL GIS đến điện kế khách hàng. 3. Năm 2014 Triển khai và hoàn tất việc thu thập, chuyển đổi và cập nhật dữ liệu cho lưới điện hạ thế đến 2 triệu điện kế khách hàng.
  • 36. 21 Tinh chỉnh dữ liệu lưới điện đến cấp địa chính để đưa vào việc quản lý tài sản lưới điện. Phát triển các ứng dụng GIS/thành phần GIS để đưa ra các giao diện chức năng cho các hệ thống/ứng dụng khác truy cập và sử dụng. Giao tiếp với các Ban, Ngành liên quan trong TP.HCM để chia sẻ và tiếp nhận dữ liệu GIS. 3.4 Hệ thống Mô hình hệ thống GIS qua các giai đoạn Giai đoạn từ 03/2011 đến tháng 03/2014: CDDL của hệ thống được tổ chức phân tán cho các đơn vị để tổ chức thu thập, xử lý và cập nhật dữ liệu Hình 3.3 Mô hình hệ thống GIS qua các giai đoạn Localization: Địa phương hóa. - One-way replication: dữ liệu tại các đơn vị được đồng bộ hóa một chiều về CSDL trung tâm của EVNHCMC. - Editors: nhân viên biên tập dữ liệu. - Readers: người khai thác tài nguyên của hệ thống (chỉ được Giai đoạn năm 2014: CSDL của hệ thống được lưu trữ và khai thác tập trung cho 16 Công ty Điện lực và Công ty Lưới điện Cao thế.
  • 37. 22 Hình 3.4 Mô hình hệ thống GIS qua giai đoạn 2014 Từ năm 2015: dự kiến CSDL của hệ thống được quản lý và khai thác tập trung cho 16 Công ty Điện lực. Hình 3.5 Mô hình hệ thống GIS qua giai đoạn 2015 Hệ thống này bao gồm các thành phần như sau.: 3.4.1 Phần cứng Máy chủ cơ sở dữ liệu không gian: GIS-SDE-01 và GIS-SDE-02 - Máy chủ dữ liệu hình ảnh: Image Server - Máy chủ license: quản lý license tập trung, các máy trạm muốn sử dụng license có bản quyền thì kết nối vào máy chủ license này - Máy chủ Web: cung cấp các Web Service của GIS để các ứng dụng GIS Web Application khai thác. 3.4.2 Phần mềm Tổng công ty đã trang bị các phần mềm (ArcGIS Server, ArcGIS Desktop) dùng để khởi tạo, biên tập CSDL và quản trị hệ thống GIS; khai thác và thử nghiệm đầy đủ các tính năng theo bản quyền của nhà cung cấp.
  • 38. 23 3.4.3 Dữ liệu Trên cơ sở dữ liệu tham chiếu nền do các Sở, Ban, Ngành của TP.HCM cung cấp, Tổng công ty đã thực hiện công tác biên tập bản đồ chuyên đề về tham chiếu nền TP.HCM và đưa vào khai thác. Hình 3.6 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM (ảnh chụp từ hệ thống LiDAR) Hình 3.7 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM và Lưới điện đến điện kế khách hàng (ảnh chụp từ hệ thống LiDAR)
  • 39. 24 Hình 3.8 Mô tả Tham chiếu nền TPHCM và Lưới điện đến điện kế khách hàng (tham chiếu nền). Thu thập và cập nhật Các đơn vị đã hoàn tất công tác cập nhật dữ liệu lưới điện truyền tải và phân phối cũng như tích hợp vào Server GIS theo mô hình (Geometric Network) “dòng chảy có hướng”. Ngoài việc khai thác tham chiếu nền Địa hình, Hiện trạng sử dụng đất và bộ ảnh trực giao theo công nghê LiDAR do các Sở cung cấp, Tổng công ty còn đưa ra các tiêu chuần kháo sát và thiết kế công trình Điện theo hệ tọa độ VN-2000 để làm cơ sở cho việc pháp lý hóa tài sản lưới điện. Ngoài công tác cập nhật dữ liệu theo chuyên ngành Điện, quá trình thu thập, xử lý và cập nhật tọa độ của các cột mốc chính yếu của lưới điện trên hệ thống GIS như sau: Giai đoạn 1: cấp chính xác của dữ liệu theo cấp chính xác của bản đồ Địa hình (1:5000 đến 1:2000) - Trên cơ sở tài liệu kỹ thuật, bản vẽ hoàn công, các đơn vị tổ chức khảo sát đối chiếu với các cột mốc lưới điện sẵn có trên bản đồ Địa hình (vị trí các cột điện, mặt bằng trạm điện,...) để số hóa. Đối với các biến động về lưới điện thì xác định tọa độ cốt mốc của lưới điện theo phương pháp “Giao hội cạnh”.
  • 40. 25 Trong giai đoạn này các đơn vị cập nhật lưới điện cao thế đến lưới hạ thế. Giai đoạn 2: cấp chính xác của dữ liệu theo cấp chính xác của bản đồ Hiện trạng sử dụng đất (1:1000 đến 1:200). - Trong quá trình cập nhật nhánh dây mắc điện đến điện kế khách hàng trên cơ sở khai thác tham chiếu nền từ bản đố hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp “Giao hội cạnh”, máy toàn đạt hoặc các thiết bị định vị GPS/DGPS các đơn vị phối hợp đo và hiệu chỉnh lưới điện để đạt cùng cấp chính xác (1:1000 đến 1:200). Các biến động về lưới điện trong giai đoạn này được cập nhật tuân thủ theo cấp chính xác nêu trên để thể hiện chi tiết đến Hành lang an toàn điện và pháp lý hóa tài sản lưới điện Riêng đối với mặt bằng trạm điện, cột điện cao thế,v.v. thì các đơn vị cập nhật theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật thửa đất do đơn vị quản lý. Kết quả thực hiện Lưới điện Cao thế: 98,4% Lưới điện Trung thế: 98% Lưới điện Hạ thế: 97% Ứng dụng Nhằm xây dựng một nền tảng - môi trường phản ánh thực tế lưới điện trên GIS và tạo điều kiện cho việc phát triển những ứng dụng chuyên ngành tiếp theo trong tương lai. Tổng công ty đã và đang triển khai thí điểm các ứng dụng sau: Đã triển khai Tổng công ty đã ứng dụng GIS vào quản lý và vận hành lưới điện thông qua 03 ứng dụng sau:
  • 41. 26 Tìm kiếm và cập nhật Ứng dụng này hỗ trợ cán bộ công nhân viên tìm kiếm các thông tin về tài sản lưới điện (trạm biến thế, đường dây,…); về điện kế khách hàng (vị trí điện kế, mã khách hàng, lộ ra,…) Khi chọn 1 đối tượng trên lớp bản đồ cần cập nhật, ứng dụng sẽ hiển thị các thuộc tính cần nhập cùng với hình ảnh và vị trí thực tế của đối tượng trên bản đồ. Các thông tin hữu ích này sẽ giúp cho người dùng cập nhật một cách chính xác và không phải nhớ hay xem các số liệu rồi nhập vào CSDL một cách tẻ nhạt như trong hệ quản trị CSDL hiện tại . Hình 3.9 Tìm kiếm, hiển thị hình ảnh và chỉnh sửa thông tin trụ điện
  • 42. 27 Hình 3.10 Tìm kiếm và chỉnh sửa thông tin trạm Cập nhật trạng thái vận hành Lưới điện Ứng dụng này giúp nhân viên vận hành cập nhật trạng thái đóng/cắt của thiết bị trên bản đồ lưới điện trong quá trình vận hành và cung cấp thông tin về phạm vi mất điện/tái lập điện cũng như thống kê về tài sản lưới điện trong khu vực hoạt động của thiết bị.
  • 43. 28 Hình 3.11 Hình ảnh trước khi cắt điện Recloser Hữu Lợi Hĩnh vẽ 3.12 Hình ảnh sau khi cắt điện Recloser Hữu Lợi, phần mất điện chuyển màu đen
  • 44. 29 Phân tích và Báo cáo Cung cấp các báo cáo theo yêu cầu của người tham gia và khai thác tài nguyên của hệ thống trên cơ sở chiều phân bố công suất (theo mô hình “Dòng chảy có hướng”) của hệ thống điện. Hình 3.13 Báo cáo Danh sách trạm biến áp thuộc phạm vi thiết bị đóng cắt Hình 3.14 Báo cáo Tính toán hiệu suất khu vực
  • 45. 30 Đang thực hiện thí điểm Đã thử nghiệm tại Công ty Điện lực Sài Gòn và Công ty Lưới điện Cao thế. Các chức năng chính:  Đồng bộ hóa sơ đồ lưới điện với bản đồ lưới điện,  Trình bày sơ đồ lưới điện dựa trên (tuân theo) những thuật toán đã định trước,  Giúp cho người vận hành tiếp cận lưới điện một cách nhanh chóng và chính xác. Hình 3.15 Đồng bộ hóa sơ đồ lưới điện cao thế Tính toán các chỉ số xác định độ tin cậy lưới điện Ứng dụng này được áp dụng với việc xây dựng hệ thống tích hợp cơ sở dữ liệu GIS với ứng dụng Quản lý mất điện tại Trung tâm Chăm sóc Khách hàng. Dự kiến triển khai tại Công ty Điện lực Sài Gòn trong tháng 10/2014 trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp EVN. Các chức năng chính:
  • 46. 31 Xác định phạm vi mất điện của thiết bị cô lập sự cố:  Số trạm mất điện.  Số khách hàng mất điện.  Điện năng không phân phối. Hình 3.16 Xác định được vị trí mất điện Xác định phạm vi mất điện/ ảnh hưởng trong quá trình xử lý sự cố:  Số trạm mất điện/tái lập  Số khách hàng mất điện/tái lập  Điện năng không phân phối.
  • 47. 32 Hình 3.17 Tính toán Độ tin cậy của lưới điện Quản lý tài sản lưới điện đối với các công trình ngầm bằng việc ứng dụng công nghệ 3D GIS Hình 3.18 Mô tả hệ thống khối ống cáp và cáp ngầm trạm Nam Sài Gòn 2 Xây dựng hệ thống Web GIS Ứng dụng WebGIS được xây dựng trên mạng nội bộ của Tổng công ty để cung cấp thông tin về lưới điện và khách hàng cho người dùng cuối và giám sát việc
  • 48. 33 cập nhật dữ liệu của các đơn vị trên hệ thống GIS. Hình 3.19 Web GIS Công ty Điện lực Củ Chi Hình 3.20 Tìm địa chỉ khách hàng tại số nhà 66/22 Trần Văn Quang
  • 49. 34 Hình 3.21 Hiển thị các thông tin của khách hàng tìm được. Chương trình khảo sát mắc điện bằng máy tính bảng Hiện nay, ứng dụng này đang được triển khai thí điểm tại Công ty Điện lực Củ Chi, Sài Gòn với mục tiêu là tăng năng suất lao động và rút ngắn giảm thời gian khảo sát mắc điện kế cho khách hàng (đối với hồ sơ thắp sáng sinh hoạt từ 3 ngày xuống 2 ngày). Các chức năng chính:  Lấy được danh sách khách hàng được phần công từ hệ thống CMIS.  Ghi nhận thông tin khảo sát trực tiếp trên máy tính bảng.  Bổ sung thông tin hồ sơ khách hàng bằng chụp ảnh.  Hỗ trợ nhân viên khảo sát chọn vật tư, lập dự toán và lên chiết tính.  Tích hợp công cụ vẽ sơ đồ hiện trạng và nhánh dây mắc điện trực tiếp trên máy tính bảng.  Toàn bộ hệ thống được kết nối trực tiếp và tương tác với các hệ thống CMIS
  • 50. 35 và ACRGIS. Hình 3.22 Chương trình quản lý khảo sát mắc điện
  • 51. 36 Hình 3.23 Công cụ vẽ sơ đồ mắc điện cho khách hàng. 3.5 Nhận xét và đánh giá 1. Những lợi ích về vận hành hệ thống điện - Thiết lập một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về vị trí của các phần tử lưới điện đến điện kế của khách hàng. - Cung cấp bản đồ số của tất cả các tuyến đường phố, nơi Tổng công ty cung cấp điện. - Cung cấp tình trạng lưới điện gần với thời gian thực về các sự cố bất ngờ, các công tác xây dựng và bảo trì. - Sự kết hợp giữa hệ thống GIS với hệ thống quản lý thông tin mất điện OMS (Outage Management System). 2. Những lợi ích về dịch vụ khách hàng - Cải tiến phục vụ khách hàng bằng cách phục hồi điện nhanh hơn, tin cậy hơn và thông tin liên lạc với khách hàng tốt hơn trong thời gian gián đoạn bởi sự cố.
  • 52. 37 3. Những lợi ích về tối ưu hóa - Phân tích hệ thống một cách nghiêm ngặt hơn nhằm xác định tăng phụ tải như thế nào và ở đâu trước khi củng cố hệ thống. - Năng lực tạo các thiết kế “tối thiểu hóa một cách tối ưu” hệ thống mới và củng cố hệ thống hiện tại để tiết kiệm tài nguyên và nhân công. - Tiết kiệm lao động bằng cách loại trừ việc ghi vào các số liệu thừa, truy cập dữ liệu nhanh chóng và giảm thiểu thời gian cho công nhân tìm và xác định nguyên nhân sự số tại hiện trường. - Tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, tổ chức tốt việc đào tạo thì Tổng công ty sẽ làm cho các đơn vị làm việc đạt cùng một tiêu chuẩn và đạt hiệu quả tốt nhất có thể. - Cải tiến báo cáo công tác quản lý kỹ thuật. - Hỗ trợ công tác khảo sát mắc điện. 4. Những lợi ích về mặt quản lý Hệ thống GIS có thể giúp EVNHCMC thoát khỏi sự quản lý cồng kềnh, tẻ nhạt bằng giấy mực trong quá trình quản lý và vận hành lưới điện. Hơn nữa, hệ thống GIS còn giúp EVNHCMC hỗ trợ giám sát an toàn cho các nhân viên trong quá trình quản lý và vận hành lưới điện.
  • 53. 38 CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ WEB SERVICE. Web service (Web Service) được coi là một công nghệ mang đến cuộc cách mạng trong cách thức hoạt động của các dịch vụ B2B (Business to Business) và B2C (Business to Customer). Giá trị cơ bản của Web service dựa trên việc cung cấp các phương thức theo chuẩn trong việc truy nhập đối với hệ thống đóng gói và hệ thống kế thừa. Các phần mềm được viết bởi những ngôn ngữ lập trình khác nhau và chạy trên những nền tảng khác nhau có thể sử dụng Web service để chuyển đổi dữ liệu thông qua mạng Internet theo cách giao tiếp tương tự bên trong một máy tính. Tuy nhiên, công nghệ xây dựng Web service không nhất thiết phải là các công nghệ mới, nó có thể kết hợp với các công nghệ đã có như XML, SOAP, WSDL, UDDI… Với sự phát triển và lớn mạnh của Internet, Web service thật sự là một công nghệ đáng được quan tâm để giảm chi phí và độ phức tạp trong tích hợp và phát triển hệ thống. Chúng ta sẽ xem xét các Web service từ mức khái niệm đến cách thức xây dựng. 4.1 Giới thiệu về Web service Theo định nghĩa của W3C (World Wide Web Consortium), Web service là một hệ thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ khả năng tương tác giữa các ứng dụng trên các máy tính khác nhau thông qua mạng Internet, giao diện chung và sự gắn kết của nó được mô tả bằng XML. Web service là tài nguyên phần mềm có thể xác định bằng địa chỉ URL, thực hiện các chức năng và đưa ra các thông tin người dùng yêu cầu. Một Web service được tạo nên bằng cách lấy các chức năng và đóng gói chúng sao cho các ứng dụng khác dễ dàng nhìn thấy và có thể truy cập đến những dịch vụ mà nó thực hiện, đồng thời có thể yêu cầu thông tin từ Web service khác. Nó bao gồm các mô đun độc lập cho hoạt động của khách hàng và doanh nghiệp và bản thân nó được thực thi trên server. Trước hết, có thể nói rằng ứng dụng cơ bản của Web service là tích hợp các hệ thống và là một trong những hoạt động chính khi phát triển hệ thống. Trong hệ thống này, các ứng dụng cần được tích hợp với cơ sở dữ liệu (CSDL) và các ứng dụng khác, người sử dụng sẽ giao tiếp với CSDL để tiến hành phân tích và lấy dữ
  • 54. 39 liệu. Trong thời gian gần đây, việc phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và B2B cũng đòi hỏi các hệ thống phải có khả năng tích hợp với CSDL của các đối tác kinh doanh (nghĩa là tương tác với hệ thống bên ngoài – bên cạnh tương tác với các thành phần bên trong của hệ thống trong doanh nghiệp). Dưới đây, chúng ta sẽ xem qua những khái niệm và cách thức cơ bản nhất để xây dựng một Web service trong tích hợp và phát triển hệ thống. 4.2 Đặc điểm của Web service  Đặc điểm Web service cho phép client và server tương tác được với nhau ngay cả trong những môi trường khác nhau. Ví dụ, đặt Web server cho ứng dụng trên một máy chủ chạy hệ điều hành Linux trong khi người dùng sử dụng máy tính chạy hệ điều hành Windows, ứng dụng vẫn có thể chạy và xử lý bình thường mà không cần thêm yêu cầu đặc biệt để tương thích giữa hai hệ điều hành này. Phần lớn kĩ thuật của Web service được xây dựng dựa trên mã nguồn mở và được phát triển từ các chuẩn đã được công nhận, ví dụ như XML. - Một Web service bao gồm có nhiều mô-đun và có thể công bố lên mạng Internet. - Là sự kết hợp của việc phát triển theo hướng từng thành phần với những lĩnh vực cụ thể và cơ sở hạ tầng Web, đưa ra những lợi ích cho cả doanh nghiệp, khách hàng, những nhà cung cấp khác và cả những cá nhân thông qua mạng Internet. - Một ứng dụng khi được triển khai sẽ hoạt động theo mô hình client-server. Nó có thể được triển khai bởi một phần mềm ứng dụng phía server ví dụ như PHP, Oracle Application server hay Microsoft.Net… - Ngày nay Web service đang rất phát triển, những lĩnh vực trong cuộc sống có thể áp dụng và tích hợp Web service là khá rộng lớn như dịch vụ chọn lọc và phân loại tin tức (hệ thống thư viện có kết nối đến web portal để tìm kiếm các thông tin cần thiết); ứng dụng cho các dịch vụ du lịch (cung cấp giá vé, thông tin về địa điểm…), các đại lý bán hàng qua mạng, thông tin thương mại như giá cả, tỷ giá hối đoái, đấu giá qua mạng…hay dịch vụ giao dịch trực tuyến (cho cả B2B và B2C) như đặt vé máy bay, thông tin thuê xe… - Các ứng dụng có tích hợp Web service đã không còn là xa lạ, đặc biệt trong
  • 55. 40 điều kiện thương mại điện tử đang bùng nổ và phát triển không ngừng cùng với sự lớn mạnh của Internet. Bất kì một lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có thể tích hợp với Web service, đây là cách thức kinh doanh và làm việc có hiệu quả bởi thời đại ngày nay là thời đại của truyền thông và trao đổi thông tin qua mạng. Do vậy, việc phát triển và tích hợp các ứng dụng với Web service đang được quan tâm phát triển là điều hoàn toàn dễ hiểu.  Ưu và nhược điểm Ưu điểm: + Web service cung cấp khả năng hoạt động rộng lớn với các ứng dụng phần mềm khác nhau chạy trên những nền tảng khác nhau. + Sử dụng các giao thức và chuẩn mở. Giao thức và định dạng dữ liệu dựa trên văn bản (text), giúp các lập trình viên dễ dàng hiểu được. + Nâng cao khả năng tái sử dụng. + Thúc đẩy đầu tư các hệ thống phần mềm đã tồn tại bằng cách cho phép các tiến trình/chức năng nghiệp vụ đóng gói trong giao diện Web service. + Tạo mối quan hệ tương tác lẫn nhau và mềm dẻo giữa các thành phần trong hệ thống, dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng phân tán. + Thúc đẩy hệ thống tích hợp, giảm sự phức tạp của hệ thống, hạ giá thành hoạt động, phát triển hệ thống nhanh và tương tác hiệu quả với hệ thống của các doanh nghiệp khác. Nhược điểm: + Những thiệt hại lớn sẽ xảy ra vào khoảng thời gian chết của Web service, giao diện không thay đổi, có thể lỗi nếu một máy khách không được nâng cấp, thiếu các giao thức cho việc vận hành. + Có quá nhiều chuẩn cho Web service khiến người dùng khó nắm bắt. + Phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn và bảo mật.
  • 56. 41 4.3 Kiến trúc của Dịch vụ Web Dịch vụ Web gồm có 3 chuẩn chính: SOAP (Simple Object Access Protocol), WSDL (Web Service Description Language) và UDDI (Universal Description, Discovery, and Integration). Hình 1 mô tả chồng giao thức của dịch vụ Web, trong đó UDDI được sử dụng để đăng ký và khám phá dịch vụ Web đã được miêu tả cụ thể trong WSDL. Giao tác UDDI sử dụng SOAP để nói chuyện với UDDI server, sau đó các ứng dụng SOAP yêu cầu một dịch vụ Web. Các thông điệp SOAP được gửi đi chính xác bởi HTTP và TCP/IP. Chồng giao thức dịch vụ Web là tập hợp các giao thức mạng máy tính được sử dụng để định nghĩa, xác định vị trí, thi hành và tạo nên dịch vụ Web tương tác với những ứng dụng hay dịch vụ khác. Chồng giao thức này có 4 thành phần chính:  Dịch vụ vận chuyển (Service Transport): có nhiệm vụ truyền thông điệp giữa các ứng dụng mạng, bao gồm những giao thức như HTTP, SMTP, FTP, JSM và gần đây nhất là giao thức thay đổi khổi mở rộng (Blocks Extensible Exchange Protocol- BEEP).  Thông điệp XML: có nhiệm vụ giải mã các thông điệp theo định dạng XML để có thể hiểu được ở mức ứng dụng tương tác với người dùng. Hiện tại, những giao thức thực hiện nhiệm vụ này là XML-RPC, SOAP và REST.  Mô tả dịch vụ: được sử dụng để miêu tả các giao diện chung cho một dịch vụ Web cụ thể. WSDL thường được sử dụng cho mục đích này, nó là một ngôn ngữ mô tả giao tiếp và thực thi dựa trên XML. Dịch vụ Web sẽ sử dụng ngôn ngữ này để truyền tham số và các loại dữ liệu cho các thao tác và chức năng mà dịch vụ Web cung cấp.  Khám phá dịch vụ: tập trung dịch vụ vào trong một nơi được đăng ký, từ đó giúp một dịch vụ Web có thể dễ dàng khám phá ra những dịch vụ nào đã có trên mạng, tốt hơn trong việc tìm kiếm những dịch vụ khác để tương tác. Một dịch vụ Web cũng phải tiến hành đăng ký để các dịch vụ khác có thể truy cập và giao tiếp. Hiện tại, UDDI API thường được sử dụng để thực hiện công việc này.
  • 57. 42 4.4 Các thành phần của Dịch vụ Web - XML – eXtensible Markup Language Là một chuẩn mở do W3C đưa ra cho cách thức mô tả dữ liệu, nó được sử dụng để định nghĩa các thành phần dữ liệu trên trang web và cho những tài liệu B2B. Về hình thức, XML hoàn toàn có cấu trúc thẻ giống như ngôn ngữ HTML nhưng HTML định nghĩa thành phần được hiển thị như thế nào thì XML lại định nghĩa những thành phần đó chứa cái gì. Với XML, các thẻ có thể được lập trình viên tự tạo ra trên mỗi trang web và được chọn là định dạng thông điệp chuẩn bởi tính phổ biến và hiệu quả mã nguồn mở. Do dịch vụ Web là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau nên nó sử dụng các tính năng và đặc trưng của các thành phần đó để giao tiếp. XML là công cụ chính để giải quyết vấn đề này và là kiến trúc nền tảng cho việc xây dựng một dịch vụ Web, tất cả dữ liệu sẽ được chuyển sang định dạng thẻ XML. Khi đó, các thông tin mã hóa sẽ hoàn toàn phù hợp với các thông tin theo chuẩn của SOAP hoặc XML-RPC và có thể tương tác với nhau trong một thể thống nhất. - WSDL – Web Service Description Language WSDL định nghĩa cách mô tả dịch vụ Web theo cú pháp tổng quát của XML, bao gồm các thông tin: – Tên dịch vụ – Giao thức và kiểu mã hóa sẽ được sử dụng khi gọi các hàm của dịch vụ Web – Loại thông tin: thao tác, tham số, những kiểu dữ liệu (có thể là giao diện của dịch vụ Web cộng với tên cho giao diện này). Một WSDL hợp lệ gồm hai phần: phần giao diện (mô tả giao diện và phương thức kết nối) và phần thi hành mô tả thông tin truy xuất CSDL. Cả hai phần này sẽ được lưu trong 2 tập tin XML tương ứng là tập tin giao diện dịch vụ và tập tin thi hành dịch vụ. Giao diện của một dịch vụ Web được miêu tả trong phần này đưa ra cách thức làm thế nào để giao tiếp qua dịch vụ Web. Tên, giao thức liên kết và định dạng
  • 58. 43 thông điệp yêu cầu để tương tác với dịch vụ Web được đưa vào thư mục của WSDL. WSDL thường được sử dụng kết hợp với XML schema và SOAP để cung cấp dịch vụ Web qua Internet. Một client khi kết nối tới dịch vụ Web có thể đọc WSDL để xác định những chức năng sẵn có trên server. Sau đó, client có thể sử dụng SOAP để lấy ra chức năng chính xác có trong WSDL. - Universal Description, Discovery, and Integration (UDDI) Để có thể sử dụng các dịch vụ, trước tiên client phải tìm dịch vụ, ghi nhận thông tin về cách sử dụng và biết được đối tượng nào cung cấp dịch vụ. UDDI định nghĩa một số thành phần cho biết các thông tin này, cho phép các client truy tìm và nhận những thông tin được yêu cầu khi sử dụng dịch vụ Web. – Cấu trúc UDDI : + Trang trắng – White pages: chứa thông tin liên hệ và các định dạng chính yếu của dịch vụ Web, chẳng hạn tên giao dịch, địa chỉ, thông tin nhận dạng… Những thông tin này cho phép các đối tượng khác xác định được dịch vụ. + Trang vàng – Yellow pages: chứa thông tin mô tả dịch vụ Web theo những loại khác nhau. Những thông tin này cho phép các đối tượng thấy được dịch vụ Web theo từng loại với nó. + Trang xanh – Green pages: chứa thông tin kỹ thuật mô tả các hành vi và các chức năng của dịch vụ Web. + Loại dịch vụ – tModel: chứa các thông tin về loại dịch vụ được sử dụng. Những thông tin về dịch vụ Web được sử dụng và công bố lên mạng sử dụng giao thức này. Nó sẽ kích hoạt các ứng dụng để tìm kiếm thông tin của dịch vụ Web khác nhằm xác định xem dịch vụ nào sẽ cần đến nó. - SOAP – Simple Object Access Protocol Chúng ta đã hiểu cơ bản dịch vụ Web như thế nào nhưng vẫn còn một vấn đề khá quan trọng. Đó là làm thế nào để truy xuất dịch vụ khi đã tìm thấy? Câu trả lời là
  • 59. 44 các dịch vụ Web có thể truy xuất bằng một giao thức là Simple Object Access Protocol – SOAP. Nói cách khác chúng ta có thể truy xuất đến UDDI registry bằng các lệnh gọi hoàn toàn theo định dạng của SOAP. SOAP là một giao thức giao tiếp có cấu trúc như XML. Nó được xem là cấu trúc xương sống của các ứng dụng phân tán được xây dựng từ nhiều ngôn ngữ và các hệ điều hành khác nhau. SOAP là giao thức thay đổi các thông điệp dựa trên XML qua mạng máy tính, thông thường sử dụng giao thức HTTP. Một client sẽ gửi thông điệp yêu cầu tới server và ngay lập tức server sẽ gửi những thông điệp trả lời tới client. Cả SMTP và HTTP đều là những giao thức ở lớp ứng dụng của SOAP nhưng HTTP được sử dụng và chấp nhận rộng rãi hơn bởi ngày nay nó có thể làm việc rất tốt với cơ sở hạ tầng Internet. Cấu trúc một thông điệp theo dạng SOAP Thông điệp theo định dạng SOAP là một văn bản XML bình thường bao gồm các phần tử sau: – Phần tử gốc – envelop: phần tử bao trùm nội dung thông điệp, khai báo văn bản XML như là một thông điệp SOAP. – Phần tử đầu trang – header: chứa các thông tin tiêu đề cho trang, phần tử này không bắt buộc khai báo trong văn bản. Header còn có thể mang những dữ liệu chứng thực, những chứ ký số, thông tin mã hóa hay cài đặt cho các giao dịch khác. – Phần tử khai báo nội dung chính trong thông điệp – body, chứa các thông tin yêu cầu và thông tin được phản hồi. – Phần tử đưa ra các thông tin về lỗi -fault, cung cấp thông tin lỗi xảy ra trong qúa trình xử lý thông điệp. Một SOAP đơn giản trong body sẽ lưu các thông tin về tên thông điệp, tham chiếu tới một thể hiện của dịch vụ, một hoặc nhiều tham số. Có 3 kiểu thông báo sẽ được đưa ra khi truyền thông tin: request message(tham số gọi thực thi một thông điệp),
  • 60. 45 respond message (các tham số trả về, được sử dụng khi yêu cầu được đáp ứng) và cuối cùng là fault message (thông báo tình trạng lỗi). Kiểu truyền thông: Có 2 kiểu truyền thông – Remote procedure call (RPC): cho phép gọi hàm hoặc thủ tục qua mạng. Kiểu này được khai thác bởi nhiều dịch vụ Web. – Document: được biết đến như kiểu hướng thông điệp, nó cung cấp giao tiếp ở mức trừu tượng thấp, khó hiểu và yêu cầu lập trình viên mất công sức hơn. Hai kiểu truyền thông này cung cấp các định dạng thông điệp, tham số, lời gọi đến các API khác nhau nên việc sử dụng chúng tùy thuộc vào thời gian và sự phù hợp với dịch vụ Web cần xây dựng. Cấu trúc dữ liệu: Cung cấp những định dạng và khái niệm cơ bản giống như trong các ngôn ngữ lập trình khác như kiểu dữ liệu (int, string, date…) hay những kiều phức tạp hơn như struct, array, vector… Định nghĩa cấu trúc dữ liệu SOAP được đặt trong namespace SOAP-ENC. Mã hóa: Giả sử service rquester và service provider được phát triển trong Java, khi đó mã hóa SOAP là làm thế nào chuyển đổi từ cấu trúc dữ liệu Java sang SOAP XML và ngược lại, bởi vì định dạng cho Web Service chính là XML. Bất kỳ một môi trường thực thi SOAP nào cũng phải có một bảng chứa thông tin ánh xạ nhằm chuyển đổi từ ngôn ngữ Java sang XML và từ XML sang Java – bảng đó được gọi là SOAPMappingRegistry. Nếu một kiểu dữ liệu được sử dụng dưới một dạng mã hóa thì sẽ có một ánh xạ tồn tại trong bộ đăng ký của môi trường thực thi SOAP đó. 4.5 An toàn cho dịch vụ Web Dịch vụ Web liên kết và tương tác với các ứng dụng qua Internet, chính vì vậy bảo mật là một vấn đề được quan tâm khi các công ty tiến tới kết hợp ứng dụng với một dịch vụ Web. Việc đảm bảo an toàn cho dịch vụ Web là một vấn đề quan trọng, đặc biệt đối với những dịch vụ liên quan đến trao đổi tiền tệ, thông tin từ thị
  • 61. 46 trường chứng khoán hay dịch vụ bán hàng qua mạng (liên quan đến trả tiền bằng tài khoản và có yêu cầu thông tin cá nhân của người dùng). Trước khi có WS-Security (bảo mật cho dịch vụ Web) thì ý nghĩa thông thường của an toàn dịch vụ Web là bảo mật kênh truyền dữ liệu. Hiện nay, nó được thực hiện cho những SOAP/HTTP dựa trên cơ chế truyền thông điệp bằng cách sử dụng giao thức HTTPS. Không chỉ là an toàn ở mức truyền thông điệp, HTTPS còn cung cấp sự an toàn tới toàn bộ gói dữ liệu HTTP. Mặc dù HTTPS không bao gồm tất cả các khía cạnh trong chuẩn an toàn chung cho dịch vụ Web nhưng nó đã cung cấp một lớp bảo mật khá đầy đủ với định danh, chứng thực, tính toàn vẹn thông điệp hay độ tin cậy. Đảm bảo an toàn cho dịch vụ Web: Khái niệm về WS-Security: đây là một chuẩn an toàn bao trùm cho SOAP, nó được dùng khi muốn xây dựng những dịch vụ Web toàn vẹn và tin cậy. Toàn vẹn có nghĩa là khi có một giao dịch hay khi truyền thông tin, hệ thống và thông tin sẽ không bị chặn, giao dịch sẽ không bị mất cũng như không thể có người lấy cắp được dữ liệu trên đường truyền. WS-security được thiết kế mang tính mở nhằm hướng tới những mô hình an toàn khác bao gồm PKI, Kerberos và SSL. Nó cũng đưa ra nhiều hỗ trợ cho các cơ chế an toàn khác, nhiều khuôn dạng chữ ký và công nghệ mã hóa, đảm bảo sự an toàn, toàn vẹn thông điệp và tính tin cậy của thông điệp. Tuy nhiên, WS-security cũng chưa thể đảm bảo được tất cả yêu cầu về bảo mật và an toàn thông tin, nó chỉ là một trong những lớp của giải pháp an toàn cho dịch vụ Web. Tính toàn vẹn tạo ra một chữ ký số hóa XML dựa trên nội dung của thông điệp. Nếu dữ liệu bị thay đổi bất hợp pháp, nó sẽ không còn thích hợp với chữ ký số hóa XML đó. Chữ ký này được tạo ra dựa trên khóa mà người gửi thông điệp tạo ra, do đó người nhận chỉ nhận thông điệp khi có chữ ký sử dụng và nội dung phù hợp. Ngược lại sẽ có một thông báo lỗi. Việc chứng thực được thực hiện giữa client và server là cách chứng thực rất cơ bản (sử dụng định danh người dùng và mật khẩu).
  • 62. 47 WS-security chỉ là một trong những lớp an toàn và bảo mật cho dịch vụ Web, vì vậy cần một mô hình an toàn chung lớn hơn để có thể bao quát được các khía cạnh khác. Các thành phần được thêm có thể là WS-Secure Conversation Describes,WS-Authentication Describes,WS-Policy Describes hay WS-Trust Describes. Chúng sẽ thực hiện việc đảm bảo an toàn hơn cho hệ thống khi trao đổi dữ liệu, mở và đóng các phiên làm việc cũng như quản lý dữ liệu cần chứng thực và chính sách chứng thực. 4.6 Xây dựng một dịch vụ Web Có 4 giai đoạn chính để xây dựng một dịch vụ Web là xây dựng, triển khai, tiến hành và quản lý, trong đó: Giai đoạn xây dựng bao gồm phát triển và chạy thử ứng dụng dịch vụ Web, xây dựng các chức năng và định nghĩa dịch vụ. Có hai cách khác nhau để tiến hành trong giai đoạn này, đó là Red-path- solod và Blue-path-dashed. Với Red- path- solod, chúng ta sẽ xây dựng một dịch vụ Web mới từ trạng thái ban đầu hoặc với một dịch vụ đã có sẵn. Từ đó, xây dựng định nghĩa service (WSDL) với các đối tượng, hàm chức năng mà chúng ta mong muốn. Nếu theo cách Blue-path-dashed, dịch vụ Web sẽ được xây dựng từ đầu hoặc từ một định nghĩa dịch vụ WSDL. Sử dụng WSDL này, xây dựng hoặc sửa đổi lại mã để thực hiện các yêu cầu mong muốn trong dịch vụ Web. Giai đoạn triển khai: công bố định nghĩa dịch vụ, xây dựng WSDL và triển khai mã thực thi của dịch vụ Web. Triển khai dịch vụ Web tới một ứng dụng phía server, sau đó sẽ công bố dịch vụ Web trên mạng Internet để các client có thể nhìn thấy. Sử dụng UDDI registry để công bố lên mạng. Giai đoạn tiến hành: tìm kiếm và gọi thực thi dịch vụ Web bởi những người dùng muốn sử dụng dịch vụ. Quản lý: Quản lý và quản trị dịch vụ, duy trì sự ổn định của dịch vụ, cập nhật thông tin mới, sửa lỗi khi nó xảy ra…
  • 63. 48 Để xây dựng một dịch vụ Web, chúng ta cần hiểu được những việc phải làm và nên bắt đầu từ đâu. Có 3 cách tiếp cận chủ yếu để xây dựng nên một dịch vụ Web, có thể từ một ứng dụng đã có (bottom-up); từ một định nghĩa dịch vụ, WSDL để phát sinh một ứng dụng mới (top-down) hoặc có thể từ một công ty các dịch vụ Web hiện có, kết hợp lại với nhau để tạo nên các chức năng mới hoặc mở rộng thêm chức năng. Những hướng tiếp cận này dựa trên những gì mà chúng ta đã có, tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống, trong đó tối đa việc sử dụng lại các chức năng, các thành phần, môđun đã được xây dựng. Qui trình xây dựng một dịch vụ Web bao gồm các bước sau: 1. Định nghĩa và xây dựng các chức năng, các dịch vụ mà dịch vụ sẽ cung cấp (sử dụng ngôn ngữ Java chẳng hạn). 2. Tạo WSDL cho dịch vụ 3. Xây dựng SOAP server 4. Đăng ký WSDL với UDDI registry để cho phép các client có thể tìm thấy và truy xuất. 5. Client nhận file WSDL và từ đó xây dựng SOAP client để có thể kết nối với SOAP server 6. Xây dựng ứng dụng phía client (chẳng hạn sử dụng Java) và sau đó gọi thực hiện dịch vụ thông qua việc kết nối tới SOAP server. Lựa chọn một ngôn ngữ, xây dựng các tiến trình nghiệp vụ và chúng ta bắt đầu tạo nên một dịch vụ Web như ý muốn. Sau đó là cung cấp dịch vụ Web này trên Internet. 4.7 Tích hợp dịch vụ Web theo chuẩn Để có thể thành công với dịch vụ Web chúng ta phải quan tâm đến khá nhiều vấn đề, bao gồm việc triển khai, giám sát và tích hợp hệ thống. Doanh nghiệp không những phải phát triển một ứng dụng dịch vụ Web mới mà còn phải tích hợp các ứng dụng nghiệp vụ phụ trợ của họ trong kiến trúc Dịch vụ Web. Cùng với việc triển khai và tích hợp, những nhà kinh doanh và những người sử dụng kỹ thuật cũng cần có khả năng giám sát, triển khai toàn diện để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và tin cậy.