SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
CHƯƠNG IV: PHỐI HỢP THUỐC KHÁNG SINH
I. Cơ sở lý thuyết:
Ta có thể nói chỉ định liệu pháp kháng sinh không phải một động tác tầm thường, vô
hại, theo thói quen.Mà đây là một phương pháp tiến hành trị liệu nằm trong chuỗi hợp
lý của quá trình chăm sóc tổng thể cho bệnh súc. Sau khi có những thăm khám lâm sàng
đầy đủ và chẩn đoán đây là bệnh nhiễm khuẩn thì bác sĩ thú y sẽ phải lựa chọn một
trong hai cách sau:
- Liệu pháp đơn - dược (chỉ dùng một thuốc kháng sinh)
- Liệu pháp phối hợp thuốc kháng sinh
Trong một số trường hợp chúng ta phải tiến hành phối hợp thuốc vì lý do sau đây:
1. Do mầm bệnh:
Do gia súc nhiễm cùng một lúc hai hay nhiều loại vi khuẩn khác nhau hoặc nhiễm
khuẩn nặng chưa rõ nguyên nhân.
Do gia súc nhiễm những chủng vi khuẩn đã được biết rõ và để điều trị chúng tốt nhất
và hiệu quả là phải phối hợp thuốc kháng sinh điều trị cả vi khuẩn gram(+), gram(-), cả
vi khuẩn ưa khí, kỵ khí.
VD: Nhiễm lao do vi khuẩn: Mycobacteriaceae tuberculosis. Đây là chủng vi khuẩn có
nhiều chủng biến dị kháng thuốc do đó người ta phải phối hợp 3 hoặc 4 loại thuốc
kháng sinh. Và hay sử dụng thuốc sau: Isoniazid, Streptomycin, Rìfampicin,
Ethambutol, Pyrazinamid.
Hay Brucella, nên phối hợp thuốc sẽ cho hiệu quả điều trị cao thường phối hợp thuốc:
Tetracyclin + Streptomycin, Doxycyclin + Streptomycin, Doxycyclin + Rifampicin…
2. Do vị trí nhiễm khuẩn:
Vị trí nhiễm khuẩn cũng có thể đòi hỏi phải sử dụng đòi hỏi phải sử dụng phối hợp các
thuốc kháng sinh. Vì cần phải có một tác dụng trên phổ rộng, nhất thiết phải có tác dụng
đồng vận diệt khuẩn ở một vị trí nhiễm khuẩn đặc biệt.
3. Do cơ địa bệnh súc:
Mỗi một bệnh súc khác nhau sẽ có một cơ địa khác nhau, nên nó sẽ mẫn cảm với một
loại thuốc khác nhau. Do vậy khi phối hợp thuốc kháng sinh nó sẽ hạn chế được tác
dụng có hại của thuốc với bệnh súc.
VD: Amoxillin là kháng sinh thuộc nhóm β- lactam. Khi nào cơ thể nó sẽ bị phân huỷ
bởi β- lactam tạo chất trung gian gây dị ứng. Để hạn chế người ta phối hợp thuốc với
chất ức chế β- lactam: Amoxillin + axit Clavulanic trong chế phẩm Augmentin.Hoặc
ampicillin phối hợp với Sulbactam trong chế phẩm Unaxin.
4. Nhằm làm phòng ngừa xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc:
Đối với những đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ xuất hiện một đột biến
kép.
VD; Xác suất xuất hiện đột biến kháng Strpetomycin và Rifampicin là 10-9
-10-10
= 10-16
.
Đây chính là lý do phải phối hợp kháng sinh để chữa lao.
Ngoài ra còn phải áp dụng cho một số bệnh phải điều trị kéo dài như viêm màng trong
tim và viêm tuỷ xương.
5. Phối hợp kháng sinh để sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính kháng sinh
trong một số nhiễm khuẩn đặc biệt.
VD: - Trong viêm nội tâm mạc: Penicillin + Streptomycin
- Phối hợp Sulfamid + Trimethoprim để điệu trị bệnh thương hàn do Salmonella
typhy
- Phối hợp kháng sinh - lactam với chất ức chế lactamnase
6. Do bản chất thuốc được sử dụng:
Có 4 thuốc kháng sinh cần phải được sử dụng phối hợp thường xuyên hoặc trong
một số hoàn cảnh lâm sàng nhất định, đó là thuốc Forfomycin, axit Fusidic, Rifampiain
và những Fluroquinolon. Những thuốc này nếu sử dụng đơn độc thì sẽ xuất hiện biến dị
kháng thuốc của vi khuẩn.
II: Kết quả của phối hợp kháng sinh:
Mỗi kháng sinh đều có ít nhất nhiều tác dụng không mong muốn, khi phối hợp thì
những tác dụng phụ này sẽ cộng gộp hoặc tăng lên, phối hợp kháng sinh có thể dẫn đến
đối kháng, hiệp đồng cộng hoặc hiệp đồng tăng mức.
1. Tác dụng đối kháng:
Dùng Tetracycline cùng Penixilin cùng một lúc có thể dẫn đến tác dụng đối kháng.
Vì Penixilin tác động lên các tế bào vi khuẩn đang nhân lên, trong khi Tetracycline lại
ức chế sự phát triển của những tế bào này.
+ Phối hợp các kháng sinh tác động vào cùng một đích cũng có tác dụng đối kháng vì
chúng đẩy nhau ra khỏi đích.
VD: Erythromycin với Lincomycin( hoặc Clindamycin) và Chloramphenicol .
+ Trộn lẫn Gentamycin với Penicillin trong cùng một dung dịch truyền tĩnh mạch thì
hiệu quả điều trị giảm vì Gentamycin bị mất hoạt tính bởi Penicillin do tương kị thuốc.
2. Tác dụng hiệp đồng:
+ Ức chế những khâu khác nhau trongcùng một chu trình chuyển hoá của vi khuẩn.
VD: Sulfamethoxazole và Trimethoprim( Co- trimoxazole) tác động ức chế vào hai
chặng khác nhau trong quá trình tạo axit Tetrahydrofolic cần cho vi khuẩn sinh sản.
Tương tự, ta phối hợp Sulfadoxine với Pyrimethamine để tạo nên Fansidar có hoạt tính
chống kí sinh trùng sốt rét.
+ Phối hợp một thuốc ức chế β- lactamase giúp β-lactame không bị phân huỷ và phát
huy tác dụng mạnh :
VD: Amoxillin + Acid Clavulanic (trong thuốc Augmentin) Ampicillin + Sulbactam
(Unasyn)
Acid Clamlanic và Sulbactam đơn độc rất ít có tác dụng của một kháng sinh, nhưng lại
ức chế được β- lactamase do plasmid của tụ cầu khuẩn và nhiều trực khuẩn đường ruột
sinh ra.
+Phối hợp các kháng sinh cùng ức chế sự tổng hợp vi khuẩn. Do mỗi kháng sinh tác
dụng vào một khâu nhất định trong quá trình sinh tổng hợp vách và mỗi loại thuốc lại
gắn vào một protein gắn penicillin nhất định, nên dung chung sẽ cho tác dụng hiệp
đồng.
VD: Ampixillin + Chloxacillin, Ampicillin + Oxacillin, Ampicillin + Ticarcillin,
Ampicillin + Mecillinam
+Phối hợp một kháng sinh tác dụng vào vách để tạo điều kiện dễ dàng cho
Aminoglucoside xâm nhập vào tế bào.
VD: Penicillin + Streptomycin chống Streptococus spp
Penicillin +Gentamycin chống Staphylococus spp nhạy cảm với Penicillin …
III- Các chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh.
Có nhiều cơ sở khoa học để xem xét, phối hợp các thuốc kháng sinh, tuỳ tính chất lý,
hoá, dược động học, loại gia súc, loại vi khuẩn gây bệnh…Tuy nhiên ta có thể dựa trên
một số cơ sở sau đây:
a. Dựa trên cơ sở chắc chắn của cơ chế tác dụng:
Sự diệt khuẩn:
+ Nguyên nhân là do thoát các chất dinh dưỡng ra khỏi màng tế bào vi khuẩn, trong
đó vi khuẩn lại đang cần nhân lên với tốc độ nhanh để gây bệnh.
+ Do thay đổi tính thấm của màng tế bào hay thay đổi quá trình đồng hoá.
+ Các thuốc có tác dụng diệt khuẩn: Penicillin G và V, Bacitracinvancomycin,
Ampicillin Hetacillin, Gentamycin, Cephalosporin beta-lactam,aminoglucoside
Kìm khuẩn:
+ Do ức chế sinh tổng hợp protein, acid nucleic và chuyển hoá nội bào của vi
khuẩn, làm giảm tốc độ phát triển của vi khuẩn.
+ Do vi khuẩn bị mất cơ chế tự bảo vệ.
+ Gồm các thuốc: Tetracyclin, chloramphenicol, Lincomycin, Tylosin, Erthomycin,
Norobiocin, Sulfonamid…
b. Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc hay tuân theo các chỉ định khi phối hợp kháng
sinh:
+ Nếu phối hợp đúng sẽ đạt được lợi ích lớn trong điều trị, phối hợp thuốc phải dựa
trên cơ sở của việc xếp loại kháng sinh đã đạt được giới thiệu.
+ Các thuốc ức chế và tiêu diệt có thể có tác dụng đối kháng, tác dụng cộng hay tác
dụng độc lập.
+ Đối kháng không phải nguyên nhân giữa các thành viên khi phối hợp mà do
chúng tác dụng độc lập nhau nên vi khuẩn.
+ Phối hợp kháng sinh ức chế chưa bao giờ có tác dụng hiệp đồng, nhưng có thể có
tác dụng hay độc lập.
+ Phối hợp các kháng sinh diệt khuẩn có thể có tác dụng hiệp đồng, cộng và độc
lập.
+ Phối hợp điều trị chỉ sử dụng theo chỉ định: Nhiễm trùng hỗn hợp, vi khuẩn hoàn
toàn kháng thuốc hay đề phòng sự xuất hiện của các chủng VK khang thuốc. Hoặc bệnh
nặng không thể chẩn đoán VSV được hoặc không chờ kết quả xét nghiệm được.
+ Khi phối hợp kháng sinh cần dùng đủ liều lượng và nên chọn kháng sinh có tính
chất dược độc học gần nhau.
2. Các phối hợp kháng sinh đã có kết quả trị bệnh tốt:
* Phân nhóm Penicilli: Phối hợp với nhau:
- Ampicillin với một trong các thuốc: cloxamllin, oxacillin. Ticarcillin, mecillinam.
- Phối hợp Cloxacllin với acid fusidic.
* Nhóm penicillin với chát ức chế β- lactamse
- Amoxillin + clovulanic (Augmentin).
- Ampixillin + sulbactam (Unnasym).
* Nhóm penicillin với metronidazol.
- Phối hợp một trong các thuốc sau: penicillin, ampicillin. Mezlocillin, và azolocillin
với metronidazol.
* Nhóm penicillin với aminoglucoid.
- Phối hợp với một trong số các kháng sinh thuộc nhóm aminoglucozidvới một trong
những thuốc sau: penicillin, amycillin, ticarcillin, mezlocillin.
* Nhóm penicillin + aminoglucozid + metronodazol.
- Azlocillin + aminoglucozid + metronodazol.
- Mezlocillin + aminoglucozid + metronodazol.
- Piperacillin + aminoglucozid + metronodazol.
* Phân nhóm Cephalosporim với penicillin:
- Cephalosporim + Azlocillin
- Cephalosporim + Mezlocillin
- Cephalosporim + Piperacillin
* Phân nhóm Cephalosporim + nhóm penicillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Azlocillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Mezlocillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Piperacillin + Metronodazol
* Cephalosporim + nhóm penicillin + Clindamycin.
- Cephalosporim + Azlocillin + Clindamycin
- Cephalosporim + Mezlocillin + Clindamycin
- Cephalosporim + Piperacillin + Clindamycin
* Các phối hợp khác:
- Aminoglucoid + Metronodazol
- Aminoglucoid + Clindamycin ( hoặc Lincomycin).
- Rifapicin + Trimethopin.
- Sulfmid + Trimethopin.
3. Ứng dụng cụ thể:
3.1- Khi bị nhiễm khuẩn nặng do Pneumonia auruginosa nên sử dụng phối hợp
azlocillin (hay piperacillin) + aminoglucozid.
- Nhiễm khuẩn nặng do tụ cấu có thẻ phối hợp: oxacir + acid sulfudic hoặc
Cephalosporim (thế hệ I, II) với aminoglucozid hoặc Aminoglucoid + Clindamycin
(hoặc Lincomycin) .
- Khi bị nhiễm khuẩn ký sinh ở ổ bụng hay viêm phúc mạc nên phối hợp:
Cephalosporim + Penicillin + Metronodazol.
- Khi bị nhiễm vùng đầu và đường hô hấp di VK kỵ khí dùng phối hợp các KS thuộc
nhóm: Aminoglucoid + Clindamycin (hoặc Lincomycin)đều có tác dụng tốt với tụ cầu.
Khi bị nhiễm do Legionella dùng công thức:
Erythromycin + Azlocillin + Cephalosporim
+ Phối hợp penicillin + Streptomycin đây là phối hợp hiệp đồng được ứng dụng rộng
rãi trong điều trị.
+ Phối hợp Tylosin và oxytetracyclin. Hỗn hợp có tác dụng cả trong ống nghiệm và
tên cở thể sống để chống lại vi khuẩn pasteurella mutocida.
+ Phối hợp gentamycin với semi – synthetic penicillin (các penicillin bán tổng hợp)
có tác dụng cộng hưởng chống VK G(+)
Chương V : TAI BIẾN TRONG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÁNG
SINH GÂY RA
I. Nguyên nhân gây tai biến:
Trong lâm sàng thú y, nếu ta điều trị thuốc kháng sinh không đúng cách, không đúng
liệu trình thì sẽ gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng xấu đến
gia súc, có khi còn làm nguy hiểm đến tính mạng. Những tai biến xuất hiện có thể do
các nguyên nhân sau:
1.Có thể do dùng sai liều, sai liệu trình:
+ Nguyên nhân chính thường do giảm liều hay do nhắc lại liều dùng khi sự chuyển
hóa sinh học của thuốc hoặc sự đào thải của thuốc bị giảm đi ở động vật già, ấu súc.
Hoặc do sự tương tác thuốc khi dùng liều điều trị đồng thời.
Ví dụ như: Các thuốc thuộc nhóm Aminoglycoside kết hợp với Vancomycin sẽ làm
tăng độc tính với thận và thính giác.
+ Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc.
Ví dụ như: Penicillin G có bản chất là đường, nếu tiêm tĩnh mạch thì không sao, nếu
cho uống thì sẽ làm mất tác dụng do men tiêu hóa đường phân huỷ.
Ampicillin kết hợp với vitamin C tiêm bắp sẽ gây hoại tử → Không nên tiêm bắp và
phối hợp với vitamin C.
+ Gia súc phải làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi.
+ Động vật ốm bị hội chứng thiểu niệu, đặc biệt những con khi sử dụng các
Sulphamid và Aminoglycoside trong điều trị sẽ càng làm suy thận thêm.
2. Phối hợp thuốc kháng sinh không hợp lý làm tăng độc tính của thuốc lên, nên
xuất hiện tai biến. Điều này có thể do dùng quá liều, hoặc do phối hợp các nhóm thuốc
sai nguyên tắc.
3. Do sự tương tác thuốc khi kết hợp với các thuốc trị triệu chứng:
Các kháng sinh ức chế hoạt động ở hệ thần kinh – cơ được sử dụng đồng thời với các
thuốc làm giảm trương lực cơ như: thuốc mê, curare, strychnin, cholin, M-99... sẽ làm
rối loạn hệ hô hấp hay liệt cơ.
Các kháng sinh gây độc cho thận lại phối hợp đồng thời với các thuốc lợi tiểu sẽ làm
tăng khả năng gây độc của thuốc kháng sinh.
Hàm lượng thuốc tự do trong máu tăng lên có thể do:
- Do có sự cạnh tranh protein vận chuyển thuốc tới các tổ chức. Điều này sẽ làm tăng
tiềm năng độc.
Ví dụ: khi sử dụng Penicillin cùng với Phenyl butazon hay aspirin thì 2 thuốc trên sẽ
làm tăng độc lực của penicillin. Aspirin cũng làm tăng độc lực của Sulphamid,
Sulphamid lại làm tăng độc lực của methotrexat…
-Do có sự cạnh tranh khả năng đào thải của thuốc trong thận. Điều này dẫn đến 1
thuốc sẽ bị đào thải chậm. Các sulphamid làm chậm khả năng đào thải Methotrexat,
Phenylbutazon làm chậm khả năng đào thải của Penicillin, Cephalosporin.
4. Tình trạng bệnh lý:
Sự hoạt động của tim, tuần hoàn, thận, gan hay cơ thể bị suy nhược cũng ảnh hưởng
lớn đến sự đào thải của thuốc. Do đó, lượng thuốc không được đào thải ra ngoài sẽ
tăng lên trong máu gây độc cho cơ thể.
5. Do cá tính của loài:
Procain, Penicillin G độc đối với vẹt đuôi dài, rùa, rắn và chuột lang. Mèo rất mẫn
cảm với các kháng sinh có tiềm năng gây độc của thận: Nhóm Aminoglycoside nhất là
Streptomycin. Ngựa mẫn cảm với Lincomycin, Tylosin, Tetracyclin, Levamisol. Chó
chăn cừu lại rất mẫn cảm với Ivemectin.
II. Độc tính và các biểu hiện độc của thuốc:
Khi dùng kháng sinh, ta vẫn tuân theo đúng các chỉ định điều trị về: liều, khoảng cách
liều, liệu trình, đường đưa thuốc… Nhưng tác dụng phụ của thuốc vẫn xảy ra. Các tác
hại này của kháng sinh thường không nằm trong dự kiến như: đặc ứng, dị ứng, và
phản ứng miễn dịch. Ngược lại, khi đã thực hiện đúng chỉ định điều trị mà tác dụng có
hại vẫn xảy ra, điều này có thể do đặc tính của thuốc.
1. Độc tính của một số loại kháng sinh:
● Streptomycin và các thuốc nhóm Aminoglycoside:
· Gây ra rối loạn ốc tiền đình (mất điều hoà), rối loạn ốc tai (ù tai, mất thính lực), rối
loạn thần kinh (thần kinh mặt, thần kinh chi phối tai, các chi) ở súc vật non, sơ sinh,
đặc biệt là chó. Hậu quả là chúng có thể bị điếc, đi khập khễnh, bại liệt. Streptomycin
rất độc với gia cầm, nếu cho quá liều rất dễ bị chết.
· Độc với thận: gây viêm thận, suy thận.
● Các chất có trọng lượng phân tử cao như Tetracyclin:
· Dùng nhiều ngày gây độc với thận nhất là chó và gia súc non, sẽ bị phù, viêm thận.
Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, đi lỏng.
· Hỏng răng ở trẻ em do liên kết với Ca++
· Ngoài ra còn làm còi xương. Không dùng Tetracyclin cho động vật nhai lại uống
→ Làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ.
· Rối loạn tiền đình, mất thăng bằng.
● Chloramphenicol: gây suy tủy, quái thai, biến dị nhất là ở vật non..
● Các kháng sinh đa peptit gây: Suy thận, đái ít, mất điều hoà, giảm trương lực cơ,
suy hô hấp, liệt hô hấp do ức chế thần kinh – cơ.
● Các dẫn xuất Nitrofuran: Viêm nhiều dây thần kinh sau khi dùng thuốc nhiều ngày,
gây viêm thận, suy thận.Như vậy các thuốc kháng sinh khác nhau độc tính sẽ khác
nhau. Nên khi điều trị tác dụng có hại hay gặp các dạng khác nhau:
1. Bệnh ở đường tiêu hoá:
- Với loài ăn tạp: lợn, chó, mèo… khi bị ỉa chảy uống kháng sinh sẽ giảm sự tổng
hợp vitamin K và các vitamin nhóm B do nếu dùng kéo dài do kháng sinh đã diệt các
vi sinh vật có lợi ở đường tiêu hoá, dẫn đến chướng hơi, khó tiêu, nhất là súc vật nhai
lại.
- Với ấu súc: uống nhiều Ampicillin, Tetracyclin, Lincomycin… sẽ gây buồn nôn,
viêm thực quản. Nguy hiểm nhất khi bị tiêu chảy dùng nhiều kháng sinh hay viêm
ruột non, kết tràng do thuốc đã làm thay đổi nhanh khu hệ vi sinh vật đường ruột, gây
loạn khuẩn.
2. Gây nhiễm trùng máu cấp tính:
Những kháng sinh sử dụng điều trị được thải ra ngoài dưới dạng còn hiệu lực, chúng
sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn mẫn cảm trong xoang bụng. Điều này cũng
cho phép các vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển.
Những chủng này bình thường không gây bệnh, nhưng chúng được giữ lại trong
xoang bụng với hằng số nhất định. Bình thường giữa các chủng không có sự cạnh
tranh, luôn giữ một hằng số. Khi có điều kiện, vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát
triển rất nhanh, khi đó chúng xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết,
nhiễm trùng độc tố.
Những kháng sinh có hoạt phổ hẹp có tác dụng với vi khuẩn G(+)
, khi sử dụng sẽ
tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho các vi khuẩn G(-)
.
Sự đề kháng phi đặc hiệu của cơ thể động vật đặc biệt quan trọng, nhất là trên ngựa.
Bình thường trong ruột già của ngựa có chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi phân giải
xenlluloza cân bằng và kìm hãm các vi sinh vật có hại. Nhưng khi dùng nhiều kháng
sinh, nhất là kháng sinh có chu kỳ gan - mật, nó sẽ vào ruột, tiêu diệt các vi sinh vật
có lợi, làm loạn khuẩn, tạo cơ hội cho salmonella và E.coli phát triển, tăng khả năng
kháng thuốc. Do vậy, ta phải thận trọng khi dùng c ác kháng sinh thải trừ nguyên vẹn
hay các kháng sinh có chu kỳ gan - mật như Tetracyclin, Tylosin, Lincomycin,
Erythromycin…
Gây ra các triệu chứng khác về máu:
-Gây thiếu máu khi dùng Penicillin liều cao
-Thiếu máu hồng cầu to do dùng Sulphamid kéo dài
-Gây thiếu máu do làm dung huyết như: các Sulphamid, axit Nalidicic, Nitro–
furantoin
-Giảm tiểu cầu như các thuốc thuộc nhóm β– lactam, Tetracyclin,Chloramphenicol,
Lincomycin, Tobrammycin
-Giảm bạch cầu như các thuốc thuộc nhóm β – lactam khi tiêm tĩnh mạch liều cao,
Tetracyclin, Lincomycin, đặc biệt là các Sulphamid, axit nalidicic, Nitrofurantonin,
Metrona có thể gây mất bạch cầu có hạt. Các thuốc gây suy tuỷ: Chloramphenicol,
Sulphamid.
3. Dị ứng – shock phản vệ:
Những thuốc kháng sinh hay chính sản phẩm chuyển hoá của chúng có thể gây dị ứng,
chúng được coi là bán kháng nguyên hay “hapten”. Vào cơ thể, hapten có khả năng
gắn với một protein nội sinh theo cách cộng hoá trị và tạo thành phức hợp kháng
nguyên.
Những thuốc mang nhóm NH2 ở vị trí para như Benzocain, Procain, Sulphonamid,
Sulphonylurea…là những thuốc dễ gây mẫn cảm vì nhóm NH2 dễ bị oxy hoá và sản
phẩm oxy hoá đó sẽ dễ gắn với nhóm – SH của protein nội sinh để thành kháng
nguyên. Phản ứng miễn dịch dị ứng được chia thành 4 typ dựa trên cơ sở của cơ chế
miễn dịch:
- Typ I: Hay phản ứng miễn dịch (anaphylactic reactions) do sự kết hợp của kháng
nguyên và kháng thể IgE, gắn thêm bạch cầu ưa base tuần hoàn hoặc các dưỡng bào.
Phản ứng làm giải phóng nhiều chất hoá học trung gian như: histamin, leucotrien,
prostaglandin gây giãn mạch, phù và viêm. Các cơ quan đích của phản ứng này là
đường tiêu hoá ( buồn nôn, đau bụng), da (mày đay, viêm da dị ứng), đường hô hấp
(viêm mũi, hen) và hệ tim mạch ( shock phản vệ).
Các phản ứng này thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc. Các thuốc dễ gây phản
ứng typ I là: thuốc tê Procain, Lidocain, kháng sinh β - lactam, Aminoglycoside, γ-
globulin, cocain, vitamin B1 tiêm tĩnh mạch.
Penicillin gây dị ứng cũng theo typ này. Cơ chế dị ứng là:
β- lactamase + Protein đặc hiệu
Penicillin Axit peniciloic (penicilenoic) Kháng pH
<4 nguyên
+ IgE
Histamin
(Gây dị ứng) Trên bề mặt tế bào Mast
- Typ II: hay phản ứng huỷ tế bào (cytolytic reactions) xảy ra khi có sự kết hợp
kháng nguyên với kháng thể IgG và IgM, đồng thời có sự hoạt hoá hệ bổ thể. Mô đích
của phản ứng này là các tế bào của hệ tuần hoàn.
Ví dụ: Thiếu máu tan huyết do Penicillin, thiếu máu tan huyết tự miễn do methyl
dopa, ban xuất huyết giảm tiểu cầu do Quinidin, giảm bạch cầu hạt do Sulphamid,
luput ban đỏ hệ thống do Procainamid.
- Typ III: hay phản ứng Arthus, trung gian chủ yểu qua IgG có sự tham gia của bổ
thể. Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo thành phức hợp miễn dịch, phức
hợp này lắng đọng vào nội mạc, gây tổn thương viêm huỷ hoại, được gọi là bệnh
huyết thanh. Biểu hiện lâm sàng thường là: mày đay, ban đỏ, đau, viêm khớp, nổi
hạch, sốt. Thường xảy ra sau 6 – 12 ngày.
Các thuốc có thể gặp là: Sulphonamid, Penicillin, một số thuốc chống co giật, iod,
muối thuỷ ngân, huyết thanh.
Hội chứng Stevens – Johnson là biểu hiện của typ này.
- Typ IV: hay phản ứng nhạy cảm muộn: Trung gian qua tế bào lympho T đã được
mẫn cảm và đại thực bào. Khi các tế bào mẫn cảm tiếp xúc với kháng nguyên sẽ giải
phóng ra các lymphokine gây ra phản ứng viêm. Viêm da tiếp xúc là biểu hiện thường
gặp của typ này
→ Các phản ứng dị ứng thuốc không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần dùng
và thường có dị ứng xấu. Vì vậy cần hỏi tiền sử của bệnh súc trước khi dùng thuốc.
Với những thuốc hay gây dị ứng (Penicillin, Lindocain,…) khi dùng phải có sẵn thuốc
và phương tiện cấp cứu (Adrelanin) và cần phải tiến hành test trước.
Hình ảnh tổn thương do dị ứng thuốc penicillin.
4. Ức chế sinh tổng hợp protein:
Gồm các thuốc: Tetracyclin, Chloramphenicol. Khi sử dụng liều cao sẽ gặp các hiện
tượng: ức chế sự đồng hoá, ức chế sự lên da non làm vết thương lâu lành, giảm sức đề
kháng, giảm khả năng sinh kháng thể.
5.Làm liệt sự hoạt động của cơ:
Nhóm Aminoglycoside ảnh hưởng đến hàm lượng Ca++
và ức chế sự dẫn truyền
Axetylcholin tại synap thần kinh.Khi dùng riêng kháng sinh nhóm Aminoglycoside
thường không có hại. Ngược lại khi dùng chung kháng sinh thuộc nhóm này đồng thời
với các thuốc mê hay curare gây tác dụng liệt cơ, nhất là gây liệt cơ hô hấp dẫn đến
ngừng hô hấp.
6. Làm rối loạn hoạt động tuần hoàn:
Tiến hành thí nghiệm trên số lượng lớn động vật đã chỉ ra tác dụng phụ của thuốc
kháng sinh trên hệ tuần hoàn như sau:
-Làm suy giảm hoạt động của tim, giảm lực đẩy của tim, điều này có liên quan đến
hàm lượng Ca++
trong máu, chính Ca++
có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ
tim (Ví dụ: Nhóm Aminoglycoside hay Tetracyclin) có thể trị bằng cách truyền CaCl2
vào tĩnh mạch.
-Làm giãn mạch quản, gây phù loét da do nằm lâu như các Aminoglycoside.
-Giảm tuần hoàn không rõ nguyên nhân như Lincomycin, Chloramphenicol,…
-Một số bệnh súc khi cơ địa thiếu enzym Glucose – 6 – phosphatdehydrogenase
(G6PD) hoặc glutathion reductase sẽ dễ bị thiếu máu, tan máu khi dùng Primaquin,
Quinoin, Pamaquin (thuốc chống sốt rét) , Sulphamid, Nitrofuran…Gen kiểm tra việc
tạo G6PD nằm trên nhiễm sắc thể X không alen trên Y nên nó thường biểu hiện bệnh ở
giới dị giao XY.Những con vật thiếu enzym Met-Hemoglobin reductase khi dùng
thuốc sốt (Pamaquin, Primaquin), thuốc kháng sinh sát khuẩn Chloramphenicol,
Sulphon, Nitrofurantoin, thuốc hạ sốt Phenazol, Paracetamol rất dễ bị Met-
Hemoglobin. Như vậy do sự thiếu hụt di truyền về một enzym nào đó mà một số bệnh
súc sẽ có hiện tượng đặc ứng khi dùng một số thuốc nhất định.
7. Tai biến về thần kinh:
Một số thuốc gây ức chế thần kinh thính giác và tiền đình như: thuốc Streptomycin
làm dây thần kinh VIII rất dễ gây tổn thương nhất là khi điều trị kéo dài và có suy
thận. Độc tính ở đoạn tiền đình thường nhẹ và ngưng thuốc sẽ khỏi, còn độc ở đoạn ốc
tai có thể gây điếc vĩnh viễn, kể cả ngừng thuốc Dihydro streptomycin có tỷ lệ độc
cho ốc tai cao hơn nên không còn được dùng nữa.
Nồng độ cao Penicillin trong dịch não tuỷ, dẫn đến thuốc có trong hệ thần kinh trung
ương có thể gây co giật.
Thần kinh bị kích thích làm mất thăng bằng, gây co giật, tăng huyết áp như các
kháng sinh Nitrofuran. Ngoài ra kháng sinh nhóm Quinolon qua thực nghiệm cho thấy
nó không chỉ gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da mà còn gây tăng áp lực
nội sọ (làm chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn, ảo giác). Trên ấu súc có axit chuyển hoá, đau
và sưng khớp, đau cơ, mô sụn bị huỷ hoại nên không dùng cho ấu súc, súc vật có thai
và cho con bú, súc vật thiếu G6PD.
Các kháng sinh thải qua sữa Tetrcyclin, Neomycin,…chúng kích thích ấu súc do
giảm Ca++
trong máu.
Khi dùng Procain, Penicillin G điều trị, trong máu có Procain cao đi vào thần kinh
trung ương sẽ gây trạng thái kích thích thần kinh.
8. Các tai biến về thận:
Các tai biến hay gặp như tổn thương chức năng thận,dẫn đến tổn thương thực thể mô
thận. Nguyên nhân là do các kháng sinh tích luỹ lại ở thận làm thời gian bán thải (t ½)
của thuốc dài hơn. Nhiều thuốc tích luỹ trong thận làm tăng độc tố dẫn đến tình trạng
sức khỏe gia súc bị đe doạ như nhóm Aminoglycoside, Colistin, AmphteritinB,
Polymicin, bacitracin…
III. Nguyên tắc điều trị khi bị trúng độc do kháng sinh:
Thuốc kháng sinh gây ra rất nhiều tai biến đối với cơ thể người và bệnh súc. Điều
này là do thuốc đã gây độc cho cơ thể.
Khi bị trúng độc do kháng sinh ta phải làm các bước sau:
1. Tẩy rửa, tìm mọi cách không cho tác nhân tiếp tục gây ảnh hưởng xấu.
2. Càng nhanh càng tốt tìm mọi cách đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu.
3. Ngăn cản tác dụng phụ do việc dùng thuốc trong thuốc điều trị bệnh gây ra tìm
cách không cho thuốc gây hại nữa.
Mọi độc tố trong cơ thể:
- Giải độc bằng cách tăng cường các biện pháp sinh học, hoá học để làm tăng khả
năng chuyển đổi đào thải thuốc ra khỏi cơ thể
- Tại vị trí tiêm ta có thể cắt bỏ
- Không được để lại tồn dư thuốc trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Phoi hop khang sinh

More Related Content

What's hot

Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị
Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị
Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị HA VO THI
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxSoM
 
SỐT PHÁT BAN
SỐT PHÁT BANSỐT PHÁT BAN
SỐT PHÁT BANSoM
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOSoM
 
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1Nghia Nguyen Trong
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptSoM
 
VIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SPP
VIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SPPVIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SPP
VIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SPPSoM
 
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009SoM
 
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Urinary tract infection (UTI)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Urinary tract infection (UTI)Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Urinary tract infection (UTI)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Urinary tract infection (UTI)Bs Đặng Phước Đạt
 
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMTIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMSoM
 
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởngCung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởngTrần Đức Anh
 
Thuoc tranh thai
Thuoc tranh thaiThuoc tranh thai
Thuoc tranh thaiLê Dũng
 
Sinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápSinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápLê Tuấn
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoSauDaiHocYHGD
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
12 ho & thuoc chua ho
12 ho & thuoc chua ho12 ho & thuoc chua ho
12 ho & thuoc chua hoOPEXL
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxVIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxSoM
 

What's hot (20)

Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị
Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị
Ứng dụng Cephalosphorin trong điều trị
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
 
SỐT PHÁT BAN
SỐT PHÁT BANSỐT PHÁT BAN
SỐT PHÁT BAN
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
 
VIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SPP
VIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SPPVIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SPP
VIÊM ÂM ĐẠO DO CANDIDA SPP
 
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
 
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Urinary tract infection (UTI)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Urinary tract infection (UTI)Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Urinary tract infection (UTI)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Urinary tract infection (UTI)
 
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMTIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
 
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởngCung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
Cung lượng tim và các yếu tố ảnh hưởng
 
Thuoc tranh thai
Thuoc tranh thaiThuoc tranh thai
Thuoc tranh thai
 
Sinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápSinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giáp
 
Dọa sinh non
Dọa sinh nonDọa sinh non
Dọa sinh non
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng ho
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
12 ho & thuoc chua ho
12 ho & thuoc chua ho12 ho & thuoc chua ho
12 ho & thuoc chua ho
 
Viêm Amiđan
Viêm AmiđanViêm Amiđan
Viêm Amiđan
 
Chuyên đề corticoid
Chuyên đề corticoidChuyên đề corticoid
Chuyên đề corticoid
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxVIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
 

Similar to Phoi hop khang sinh

[Duoc ly] khang sinh khang nam (tltk - co van anh)
[Duoc ly] khang sinh   khang nam (tltk - co van anh)[Duoc ly] khang sinh   khang nam (tltk - co van anh)
[Duoc ly] khang sinh khang nam (tltk - co van anh)k1351010236
 
[123doc] - thuoc-chong-lao-ppt-duoc-ly-chuan-nganh-duoc.ppt
[123doc] - thuoc-chong-lao-ppt-duoc-ly-chuan-nganh-duoc.ppt[123doc] - thuoc-chong-lao-ppt-duoc-ly-chuan-nganh-duoc.ppt
[123doc] - thuoc-chong-lao-ppt-duoc-ly-chuan-nganh-duoc.pptMaiTrn829941
 
3 thuoc chong nhiem khuan penicillin
3 thuoc chong nhiem khuan penicillin3 thuoc chong nhiem khuan penicillin
3 thuoc chong nhiem khuan penicillinOPEXL
 
huong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha 2.pdf
huong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha 2.pdfhuong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha 2.pdf
huong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha 2.pdfDungPhng85
 
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"HA VO THI
 
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLPThuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLPBác sĩ Trần Ngọc Anh
 
04 tiet trung, khu trung va khang sinh da
04 tiet trung, khu trung va khang sinh   da04 tiet trung, khu trung va khang sinh   da
04 tiet trung, khu trung va khang sinh daLe Tran Anh
 
PHOI HOP THUOC cho ga vit univet
PHOI HOP THUOC cho ga vit univetPHOI HOP THUOC cho ga vit univet
PHOI HOP THUOC cho ga vit univetMinh Nguyen
 
5 thuoc-khang-lao-thong-dung
5 thuoc-khang-lao-thong-dung5 thuoc-khang-lao-thong-dung
5 thuoc-khang-lao-thong-dungKhai Le Phuoc
 
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm HA VO THI
 
thực hành bán thuốc
thực hành bán thuốcthực hành bán thuốc
thực hành bán thuốcssuser3d167f
 
Tieu luan chlramphenicol.
Tieu luan chlramphenicol.Tieu luan chlramphenicol.
Tieu luan chlramphenicol.Bùi Quang Nam
 
Thuoc amikacin dieu tri hoac ngan ngua nhieu benh nhiem khuan khac nhau
Thuoc amikacin dieu tri hoac ngan ngua nhieu benh nhiem khuan khac nhauThuoc amikacin dieu tri hoac ngan ngua nhieu benh nhiem khuan khac nhau
Thuoc amikacin dieu tri hoac ngan ngua nhieu benh nhiem khuan khac nhaulee taif
 
NHÓM 2 - KS gram + .pptx
NHÓM 2 - KS gram + .pptxNHÓM 2 - KS gram + .pptx
NHÓM 2 - KS gram + .pptxNhtLm22
 
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...Man_Ebook
 

Similar to Phoi hop khang sinh (20)

[Duoc ly] khang sinh khang nam (tltk - co van anh)
[Duoc ly] khang sinh   khang nam (tltk - co van anh)[Duoc ly] khang sinh   khang nam (tltk - co van anh)
[Duoc ly] khang sinh khang nam (tltk - co van anh)
 
Kháng sinh
Kháng sinhKháng sinh
Kháng sinh
 
KHANG SINH.pdf
KHANG SINH.pdfKHANG SINH.pdf
KHANG SINH.pdf
 
[123doc] - thuoc-chong-lao-ppt-duoc-ly-chuan-nganh-duoc.ppt
[123doc] - thuoc-chong-lao-ppt-duoc-ly-chuan-nganh-duoc.ppt[123doc] - thuoc-chong-lao-ppt-duoc-ly-chuan-nganh-duoc.ppt
[123doc] - thuoc-chong-lao-ppt-duoc-ly-chuan-nganh-duoc.ppt
 
3 thuoc chong nhiem khuan penicillin
3 thuoc chong nhiem khuan penicillin3 thuoc chong nhiem khuan penicillin
3 thuoc chong nhiem khuan penicillin
 
huong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha 2.pdf
huong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha 2.pdfhuong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha 2.pdf
huong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha 2.pdf
 
2
22
2
 
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"
 
Khang sinh 2016
Khang sinh 2016Khang sinh 2016
Khang sinh 2016
 
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLPThuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
 
04 tiet trung, khu trung va khang sinh da
04 tiet trung, khu trung va khang sinh   da04 tiet trung, khu trung va khang sinh   da
04 tiet trung, khu trung va khang sinh da
 
PHOI HOP THUOC cho ga vit univet
PHOI HOP THUOC cho ga vit univetPHOI HOP THUOC cho ga vit univet
PHOI HOP THUOC cho ga vit univet
 
5 thuoc-khang-lao-thong-dung
5 thuoc-khang-lao-thong-dung5 thuoc-khang-lao-thong-dung
5 thuoc-khang-lao-thong-dung
 
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
Bài giảng Tương kỵ thuốc tiêm
 
thực hành bán thuốc
thực hành bán thuốcthực hành bán thuốc
thực hành bán thuốc
 
Tieu luan chlramphenicol.
Tieu luan chlramphenicol.Tieu luan chlramphenicol.
Tieu luan chlramphenicol.
 
Thuoc amikacin dieu tri hoac ngan ngua nhieu benh nhiem khuan khac nhau
Thuoc amikacin dieu tri hoac ngan ngua nhieu benh nhiem khuan khac nhauThuoc amikacin dieu tri hoac ngan ngua nhieu benh nhiem khuan khac nhau
Thuoc amikacin dieu tri hoac ngan ngua nhieu benh nhiem khuan khac nhau
 
Antibiotic
AntibioticAntibiotic
Antibiotic
 
NHÓM 2 - KS gram + .pptx
NHÓM 2 - KS gram + .pptxNHÓM 2 - KS gram + .pptx
NHÓM 2 - KS gram + .pptx
 
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...
 

More from Lê Dũng

Y nghia cac_xet_nghiem_thuong_quy
Y nghia cac_xet_nghiem_thuong_quyY nghia cac_xet_nghiem_thuong_quy
Y nghia cac_xet_nghiem_thuong_quyLê Dũng
 
Lop duoc duoc_luc_hoc
Lop duoc duoc_luc_hocLop duoc duoc_luc_hoc
Lop duoc duoc_luc_hocLê Dũng
 
Bai giang thuoc_loi_tieu
Bai giang thuoc_loi_tieuBai giang thuoc_loi_tieu
Bai giang thuoc_loi_tieuLê Dũng
 
Sd thuoc giam_dau_phoi_hop_dsdong
Sd thuoc giam_dau_phoi_hop_dsdongSd thuoc giam_dau_phoi_hop_dsdong
Sd thuoc giam_dau_phoi_hop_dsdongLê Dũng
 
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoaTai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoaLê Dũng
 
Thuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damThuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damLê Dũng
 
Thuoc khang nam
Thuoc khang namThuoc khang nam
Thuoc khang namLê Dũng
 

More from Lê Dũng (8)

Khangsinh
KhangsinhKhangsinh
Khangsinh
 
Y nghia cac_xet_nghiem_thuong_quy
Y nghia cac_xet_nghiem_thuong_quyY nghia cac_xet_nghiem_thuong_quy
Y nghia cac_xet_nghiem_thuong_quy
 
Lop duoc duoc_luc_hoc
Lop duoc duoc_luc_hocLop duoc duoc_luc_hoc
Lop duoc duoc_luc_hoc
 
Bai giang thuoc_loi_tieu
Bai giang thuoc_loi_tieuBai giang thuoc_loi_tieu
Bai giang thuoc_loi_tieu
 
Sd thuoc giam_dau_phoi_hop_dsdong
Sd thuoc giam_dau_phoi_hop_dsdongSd thuoc giam_dau_phoi_hop_dsdong
Sd thuoc giam_dau_phoi_hop_dsdong
 
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoaTai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
Tai lieu thi_tot_nghiep_nhi_khoa
 
Thuoc ho long_dam
Thuoc ho long_damThuoc ho long_dam
Thuoc ho long_dam
 
Thuoc khang nam
Thuoc khang namThuoc khang nam
Thuoc khang nam
 

Recently uploaded

SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 

Phoi hop khang sinh

  • 1. CHƯƠNG IV: PHỐI HỢP THUỐC KHÁNG SINH I. Cơ sở lý thuyết: Ta có thể nói chỉ định liệu pháp kháng sinh không phải một động tác tầm thường, vô hại, theo thói quen.Mà đây là một phương pháp tiến hành trị liệu nằm trong chuỗi hợp lý của quá trình chăm sóc tổng thể cho bệnh súc. Sau khi có những thăm khám lâm sàng đầy đủ và chẩn đoán đây là bệnh nhiễm khuẩn thì bác sĩ thú y sẽ phải lựa chọn một trong hai cách sau: - Liệu pháp đơn - dược (chỉ dùng một thuốc kháng sinh) - Liệu pháp phối hợp thuốc kháng sinh Trong một số trường hợp chúng ta phải tiến hành phối hợp thuốc vì lý do sau đây: 1. Do mầm bệnh: Do gia súc nhiễm cùng một lúc hai hay nhiều loại vi khuẩn khác nhau hoặc nhiễm khuẩn nặng chưa rõ nguyên nhân. Do gia súc nhiễm những chủng vi khuẩn đã được biết rõ và để điều trị chúng tốt nhất và hiệu quả là phải phối hợp thuốc kháng sinh điều trị cả vi khuẩn gram(+), gram(-), cả vi khuẩn ưa khí, kỵ khí. VD: Nhiễm lao do vi khuẩn: Mycobacteriaceae tuberculosis. Đây là chủng vi khuẩn có nhiều chủng biến dị kháng thuốc do đó người ta phải phối hợp 3 hoặc 4 loại thuốc kháng sinh. Và hay sử dụng thuốc sau: Isoniazid, Streptomycin, Rìfampicin, Ethambutol, Pyrazinamid. Hay Brucella, nên phối hợp thuốc sẽ cho hiệu quả điều trị cao thường phối hợp thuốc: Tetracyclin + Streptomycin, Doxycyclin + Streptomycin, Doxycyclin + Rifampicin… 2. Do vị trí nhiễm khuẩn: Vị trí nhiễm khuẩn cũng có thể đòi hỏi phải sử dụng đòi hỏi phải sử dụng phối hợp các thuốc kháng sinh. Vì cần phải có một tác dụng trên phổ rộng, nhất thiết phải có tác dụng đồng vận diệt khuẩn ở một vị trí nhiễm khuẩn đặc biệt. 3. Do cơ địa bệnh súc: Mỗi một bệnh súc khác nhau sẽ có một cơ địa khác nhau, nên nó sẽ mẫn cảm với một loại thuốc khác nhau. Do vậy khi phối hợp thuốc kháng sinh nó sẽ hạn chế được tác dụng có hại của thuốc với bệnh súc. VD: Amoxillin là kháng sinh thuộc nhóm β- lactam. Khi nào cơ thể nó sẽ bị phân huỷ bởi β- lactam tạo chất trung gian gây dị ứng. Để hạn chế người ta phối hợp thuốc với chất ức chế β- lactam: Amoxillin + axit Clavulanic trong chế phẩm Augmentin.Hoặc ampicillin phối hợp với Sulbactam trong chế phẩm Unaxin. 4. Nhằm làm phòng ngừa xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc: Đối với những đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ xuất hiện một đột biến kép. VD; Xác suất xuất hiện đột biến kháng Strpetomycin và Rifampicin là 10-9 -10-10 = 10-16 . Đây chính là lý do phải phối hợp kháng sinh để chữa lao.
  • 2. Ngoài ra còn phải áp dụng cho một số bệnh phải điều trị kéo dài như viêm màng trong tim và viêm tuỷ xương. 5. Phối hợp kháng sinh để sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính kháng sinh trong một số nhiễm khuẩn đặc biệt. VD: - Trong viêm nội tâm mạc: Penicillin + Streptomycin - Phối hợp Sulfamid + Trimethoprim để điệu trị bệnh thương hàn do Salmonella typhy - Phối hợp kháng sinh - lactam với chất ức chế lactamnase 6. Do bản chất thuốc được sử dụng: Có 4 thuốc kháng sinh cần phải được sử dụng phối hợp thường xuyên hoặc trong một số hoàn cảnh lâm sàng nhất định, đó là thuốc Forfomycin, axit Fusidic, Rifampiain và những Fluroquinolon. Những thuốc này nếu sử dụng đơn độc thì sẽ xuất hiện biến dị kháng thuốc của vi khuẩn. II: Kết quả của phối hợp kháng sinh: Mỗi kháng sinh đều có ít nhất nhiều tác dụng không mong muốn, khi phối hợp thì những tác dụng phụ này sẽ cộng gộp hoặc tăng lên, phối hợp kháng sinh có thể dẫn đến đối kháng, hiệp đồng cộng hoặc hiệp đồng tăng mức. 1. Tác dụng đối kháng: Dùng Tetracycline cùng Penixilin cùng một lúc có thể dẫn đến tác dụng đối kháng. Vì Penixilin tác động lên các tế bào vi khuẩn đang nhân lên, trong khi Tetracycline lại ức chế sự phát triển của những tế bào này. + Phối hợp các kháng sinh tác động vào cùng một đích cũng có tác dụng đối kháng vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích. VD: Erythromycin với Lincomycin( hoặc Clindamycin) và Chloramphenicol . + Trộn lẫn Gentamycin với Penicillin trong cùng một dung dịch truyền tĩnh mạch thì hiệu quả điều trị giảm vì Gentamycin bị mất hoạt tính bởi Penicillin do tương kị thuốc. 2. Tác dụng hiệp đồng: + Ức chế những khâu khác nhau trongcùng một chu trình chuyển hoá của vi khuẩn. VD: Sulfamethoxazole và Trimethoprim( Co- trimoxazole) tác động ức chế vào hai chặng khác nhau trong quá trình tạo axit Tetrahydrofolic cần cho vi khuẩn sinh sản. Tương tự, ta phối hợp Sulfadoxine với Pyrimethamine để tạo nên Fansidar có hoạt tính chống kí sinh trùng sốt rét. + Phối hợp một thuốc ức chế β- lactamase giúp β-lactame không bị phân huỷ và phát huy tác dụng mạnh : VD: Amoxillin + Acid Clavulanic (trong thuốc Augmentin) Ampicillin + Sulbactam (Unasyn) Acid Clamlanic và Sulbactam đơn độc rất ít có tác dụng của một kháng sinh, nhưng lại ức chế được β- lactamase do plasmid của tụ cầu khuẩn và nhiều trực khuẩn đường ruột sinh ra.
  • 3. +Phối hợp các kháng sinh cùng ức chế sự tổng hợp vi khuẩn. Do mỗi kháng sinh tác dụng vào một khâu nhất định trong quá trình sinh tổng hợp vách và mỗi loại thuốc lại gắn vào một protein gắn penicillin nhất định, nên dung chung sẽ cho tác dụng hiệp đồng. VD: Ampixillin + Chloxacillin, Ampicillin + Oxacillin, Ampicillin + Ticarcillin, Ampicillin + Mecillinam +Phối hợp một kháng sinh tác dụng vào vách để tạo điều kiện dễ dàng cho Aminoglucoside xâm nhập vào tế bào. VD: Penicillin + Streptomycin chống Streptococus spp Penicillin +Gentamycin chống Staphylococus spp nhạy cảm với Penicillin … III- Các chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh. Có nhiều cơ sở khoa học để xem xét, phối hợp các thuốc kháng sinh, tuỳ tính chất lý, hoá, dược động học, loại gia súc, loại vi khuẩn gây bệnh…Tuy nhiên ta có thể dựa trên một số cơ sở sau đây: a. Dựa trên cơ sở chắc chắn của cơ chế tác dụng: Sự diệt khuẩn: + Nguyên nhân là do thoát các chất dinh dưỡng ra khỏi màng tế bào vi khuẩn, trong đó vi khuẩn lại đang cần nhân lên với tốc độ nhanh để gây bệnh. + Do thay đổi tính thấm của màng tế bào hay thay đổi quá trình đồng hoá. + Các thuốc có tác dụng diệt khuẩn: Penicillin G và V, Bacitracinvancomycin, Ampicillin Hetacillin, Gentamycin, Cephalosporin beta-lactam,aminoglucoside Kìm khuẩn: + Do ức chế sinh tổng hợp protein, acid nucleic và chuyển hoá nội bào của vi khuẩn, làm giảm tốc độ phát triển của vi khuẩn. + Do vi khuẩn bị mất cơ chế tự bảo vệ. + Gồm các thuốc: Tetracyclin, chloramphenicol, Lincomycin, Tylosin, Erthomycin, Norobiocin, Sulfonamid… b. Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc hay tuân theo các chỉ định khi phối hợp kháng sinh: + Nếu phối hợp đúng sẽ đạt được lợi ích lớn trong điều trị, phối hợp thuốc phải dựa trên cơ sở của việc xếp loại kháng sinh đã đạt được giới thiệu. + Các thuốc ức chế và tiêu diệt có thể có tác dụng đối kháng, tác dụng cộng hay tác dụng độc lập. + Đối kháng không phải nguyên nhân giữa các thành viên khi phối hợp mà do chúng tác dụng độc lập nhau nên vi khuẩn. + Phối hợp kháng sinh ức chế chưa bao giờ có tác dụng hiệp đồng, nhưng có thể có tác dụng hay độc lập. + Phối hợp các kháng sinh diệt khuẩn có thể có tác dụng hiệp đồng, cộng và độc lập.
  • 4. + Phối hợp điều trị chỉ sử dụng theo chỉ định: Nhiễm trùng hỗn hợp, vi khuẩn hoàn toàn kháng thuốc hay đề phòng sự xuất hiện của các chủng VK khang thuốc. Hoặc bệnh nặng không thể chẩn đoán VSV được hoặc không chờ kết quả xét nghiệm được. + Khi phối hợp kháng sinh cần dùng đủ liều lượng và nên chọn kháng sinh có tính chất dược độc học gần nhau. 2. Các phối hợp kháng sinh đã có kết quả trị bệnh tốt: * Phân nhóm Penicilli: Phối hợp với nhau: - Ampicillin với một trong các thuốc: cloxamllin, oxacillin. Ticarcillin, mecillinam. - Phối hợp Cloxacllin với acid fusidic. * Nhóm penicillin với chát ức chế β- lactamse - Amoxillin + clovulanic (Augmentin). - Ampixillin + sulbactam (Unnasym). * Nhóm penicillin với metronidazol. - Phối hợp một trong các thuốc sau: penicillin, ampicillin. Mezlocillin, và azolocillin với metronidazol. * Nhóm penicillin với aminoglucoid. - Phối hợp với một trong số các kháng sinh thuộc nhóm aminoglucozidvới một trong những thuốc sau: penicillin, amycillin, ticarcillin, mezlocillin. * Nhóm penicillin + aminoglucozid + metronodazol. - Azlocillin + aminoglucozid + metronodazol. - Mezlocillin + aminoglucozid + metronodazol. - Piperacillin + aminoglucozid + metronodazol. * Phân nhóm Cephalosporim với penicillin: - Cephalosporim + Azlocillin - Cephalosporim + Mezlocillin - Cephalosporim + Piperacillin * Phân nhóm Cephalosporim + nhóm penicillin + Metronodazol - Cephalosporim + Azlocillin + Metronodazol - Cephalosporim + Mezlocillin + Metronodazol - Cephalosporim + Piperacillin + Metronodazol * Cephalosporim + nhóm penicillin + Clindamycin. - Cephalosporim + Azlocillin + Clindamycin - Cephalosporim + Mezlocillin + Clindamycin - Cephalosporim + Piperacillin + Clindamycin * Các phối hợp khác: - Aminoglucoid + Metronodazol - Aminoglucoid + Clindamycin ( hoặc Lincomycin). - Rifapicin + Trimethopin. - Sulfmid + Trimethopin. 3. Ứng dụng cụ thể:
  • 5. 3.1- Khi bị nhiễm khuẩn nặng do Pneumonia auruginosa nên sử dụng phối hợp azlocillin (hay piperacillin) + aminoglucozid. - Nhiễm khuẩn nặng do tụ cấu có thẻ phối hợp: oxacir + acid sulfudic hoặc Cephalosporim (thế hệ I, II) với aminoglucozid hoặc Aminoglucoid + Clindamycin (hoặc Lincomycin) . - Khi bị nhiễm khuẩn ký sinh ở ổ bụng hay viêm phúc mạc nên phối hợp: Cephalosporim + Penicillin + Metronodazol. - Khi bị nhiễm vùng đầu và đường hô hấp di VK kỵ khí dùng phối hợp các KS thuộc nhóm: Aminoglucoid + Clindamycin (hoặc Lincomycin)đều có tác dụng tốt với tụ cầu. Khi bị nhiễm do Legionella dùng công thức: Erythromycin + Azlocillin + Cephalosporim + Phối hợp penicillin + Streptomycin đây là phối hợp hiệp đồng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị. + Phối hợp Tylosin và oxytetracyclin. Hỗn hợp có tác dụng cả trong ống nghiệm và tên cở thể sống để chống lại vi khuẩn pasteurella mutocida. + Phối hợp gentamycin với semi – synthetic penicillin (các penicillin bán tổng hợp) có tác dụng cộng hưởng chống VK G(+) Chương V : TAI BIẾN TRONG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÁNG SINH GÂY RA I. Nguyên nhân gây tai biến: Trong lâm sàng thú y, nếu ta điều trị thuốc kháng sinh không đúng cách, không đúng liệu trình thì sẽ gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng xấu đến gia súc, có khi còn làm nguy hiểm đến tính mạng. Những tai biến xuất hiện có thể do các nguyên nhân sau: 1.Có thể do dùng sai liều, sai liệu trình: + Nguyên nhân chính thường do giảm liều hay do nhắc lại liều dùng khi sự chuyển hóa sinh học của thuốc hoặc sự đào thải của thuốc bị giảm đi ở động vật già, ấu súc. Hoặc do sự tương tác thuốc khi dùng liều điều trị đồng thời. Ví dụ như: Các thuốc thuộc nhóm Aminoglycoside kết hợp với Vancomycin sẽ làm tăng độc tính với thận và thính giác. + Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc.
  • 6. Ví dụ như: Penicillin G có bản chất là đường, nếu tiêm tĩnh mạch thì không sao, nếu cho uống thì sẽ làm mất tác dụng do men tiêu hóa đường phân huỷ. Ampicillin kết hợp với vitamin C tiêm bắp sẽ gây hoại tử → Không nên tiêm bắp và phối hợp với vitamin C. + Gia súc phải làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi. + Động vật ốm bị hội chứng thiểu niệu, đặc biệt những con khi sử dụng các Sulphamid và Aminoglycoside trong điều trị sẽ càng làm suy thận thêm. 2. Phối hợp thuốc kháng sinh không hợp lý làm tăng độc tính của thuốc lên, nên xuất hiện tai biến. Điều này có thể do dùng quá liều, hoặc do phối hợp các nhóm thuốc sai nguyên tắc. 3. Do sự tương tác thuốc khi kết hợp với các thuốc trị triệu chứng: Các kháng sinh ức chế hoạt động ở hệ thần kinh – cơ được sử dụng đồng thời với các thuốc làm giảm trương lực cơ như: thuốc mê, curare, strychnin, cholin, M-99... sẽ làm rối loạn hệ hô hấp hay liệt cơ. Các kháng sinh gây độc cho thận lại phối hợp đồng thời với các thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng khả năng gây độc của thuốc kháng sinh. Hàm lượng thuốc tự do trong máu tăng lên có thể do: - Do có sự cạnh tranh protein vận chuyển thuốc tới các tổ chức. Điều này sẽ làm tăng tiềm năng độc. Ví dụ: khi sử dụng Penicillin cùng với Phenyl butazon hay aspirin thì 2 thuốc trên sẽ làm tăng độc lực của penicillin. Aspirin cũng làm tăng độc lực của Sulphamid, Sulphamid lại làm tăng độc lực của methotrexat… -Do có sự cạnh tranh khả năng đào thải của thuốc trong thận. Điều này dẫn đến 1 thuốc sẽ bị đào thải chậm. Các sulphamid làm chậm khả năng đào thải Methotrexat, Phenylbutazon làm chậm khả năng đào thải của Penicillin, Cephalosporin. 4. Tình trạng bệnh lý:
  • 7. Sự hoạt động của tim, tuần hoàn, thận, gan hay cơ thể bị suy nhược cũng ảnh hưởng lớn đến sự đào thải của thuốc. Do đó, lượng thuốc không được đào thải ra ngoài sẽ tăng lên trong máu gây độc cho cơ thể. 5. Do cá tính của loài: Procain, Penicillin G độc đối với vẹt đuôi dài, rùa, rắn và chuột lang. Mèo rất mẫn cảm với các kháng sinh có tiềm năng gây độc của thận: Nhóm Aminoglycoside nhất là Streptomycin. Ngựa mẫn cảm với Lincomycin, Tylosin, Tetracyclin, Levamisol. Chó chăn cừu lại rất mẫn cảm với Ivemectin. II. Độc tính và các biểu hiện độc của thuốc: Khi dùng kháng sinh, ta vẫn tuân theo đúng các chỉ định điều trị về: liều, khoảng cách liều, liệu trình, đường đưa thuốc… Nhưng tác dụng phụ của thuốc vẫn xảy ra. Các tác hại này của kháng sinh thường không nằm trong dự kiến như: đặc ứng, dị ứng, và phản ứng miễn dịch. Ngược lại, khi đã thực hiện đúng chỉ định điều trị mà tác dụng có hại vẫn xảy ra, điều này có thể do đặc tính của thuốc. 1. Độc tính của một số loại kháng sinh: ● Streptomycin và các thuốc nhóm Aminoglycoside: · Gây ra rối loạn ốc tiền đình (mất điều hoà), rối loạn ốc tai (ù tai, mất thính lực), rối loạn thần kinh (thần kinh mặt, thần kinh chi phối tai, các chi) ở súc vật non, sơ sinh, đặc biệt là chó. Hậu quả là chúng có thể bị điếc, đi khập khễnh, bại liệt. Streptomycin rất độc với gia cầm, nếu cho quá liều rất dễ bị chết. · Độc với thận: gây viêm thận, suy thận. ● Các chất có trọng lượng phân tử cao như Tetracyclin: · Dùng nhiều ngày gây độc với thận nhất là chó và gia súc non, sẽ bị phù, viêm thận. Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, đi lỏng. · Hỏng răng ở trẻ em do liên kết với Ca++
  • 8. · Ngoài ra còn làm còi xương. Không dùng Tetracyclin cho động vật nhai lại uống → Làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ. · Rối loạn tiền đình, mất thăng bằng. ● Chloramphenicol: gây suy tủy, quái thai, biến dị nhất là ở vật non.. ● Các kháng sinh đa peptit gây: Suy thận, đái ít, mất điều hoà, giảm trương lực cơ, suy hô hấp, liệt hô hấp do ức chế thần kinh – cơ. ● Các dẫn xuất Nitrofuran: Viêm nhiều dây thần kinh sau khi dùng thuốc nhiều ngày, gây viêm thận, suy thận.Như vậy các thuốc kháng sinh khác nhau độc tính sẽ khác nhau. Nên khi điều trị tác dụng có hại hay gặp các dạng khác nhau: 1. Bệnh ở đường tiêu hoá: - Với loài ăn tạp: lợn, chó, mèo… khi bị ỉa chảy uống kháng sinh sẽ giảm sự tổng hợp vitamin K và các vitamin nhóm B do nếu dùng kéo dài do kháng sinh đã diệt các vi sinh vật có lợi ở đường tiêu hoá, dẫn đến chướng hơi, khó tiêu, nhất là súc vật nhai lại. - Với ấu súc: uống nhiều Ampicillin, Tetracyclin, Lincomycin… sẽ gây buồn nôn, viêm thực quản. Nguy hiểm nhất khi bị tiêu chảy dùng nhiều kháng sinh hay viêm ruột non, kết tràng do thuốc đã làm thay đổi nhanh khu hệ vi sinh vật đường ruột, gây loạn khuẩn. 2. Gây nhiễm trùng máu cấp tính: Những kháng sinh sử dụng điều trị được thải ra ngoài dưới dạng còn hiệu lực, chúng sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn mẫn cảm trong xoang bụng. Điều này cũng cho phép các vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển.
  • 9. Những chủng này bình thường không gây bệnh, nhưng chúng được giữ lại trong xoang bụng với hằng số nhất định. Bình thường giữa các chủng không có sự cạnh tranh, luôn giữ một hằng số. Khi có điều kiện, vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển rất nhanh, khi đó chúng xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng độc tố. Những kháng sinh có hoạt phổ hẹp có tác dụng với vi khuẩn G(+) , khi sử dụng sẽ tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho các vi khuẩn G(-) . Sự đề kháng phi đặc hiệu của cơ thể động vật đặc biệt quan trọng, nhất là trên ngựa. Bình thường trong ruột già của ngựa có chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi phân giải xenlluloza cân bằng và kìm hãm các vi sinh vật có hại. Nhưng khi dùng nhiều kháng sinh, nhất là kháng sinh có chu kỳ gan - mật, nó sẽ vào ruột, tiêu diệt các vi sinh vật có lợi, làm loạn khuẩn, tạo cơ hội cho salmonella và E.coli phát triển, tăng khả năng kháng thuốc. Do vậy, ta phải thận trọng khi dùng c ác kháng sinh thải trừ nguyên vẹn hay các kháng sinh có chu kỳ gan - mật như Tetracyclin, Tylosin, Lincomycin, Erythromycin… Gây ra các triệu chứng khác về máu: -Gây thiếu máu khi dùng Penicillin liều cao -Thiếu máu hồng cầu to do dùng Sulphamid kéo dài -Gây thiếu máu do làm dung huyết như: các Sulphamid, axit Nalidicic, Nitro– furantoin -Giảm tiểu cầu như các thuốc thuộc nhóm β– lactam, Tetracyclin,Chloramphenicol, Lincomycin, Tobrammycin -Giảm bạch cầu như các thuốc thuộc nhóm β – lactam khi tiêm tĩnh mạch liều cao, Tetracyclin, Lincomycin, đặc biệt là các Sulphamid, axit nalidicic, Nitrofurantonin, Metrona có thể gây mất bạch cầu có hạt. Các thuốc gây suy tuỷ: Chloramphenicol, Sulphamid. 3. Dị ứng – shock phản vệ:
  • 10. Những thuốc kháng sinh hay chính sản phẩm chuyển hoá của chúng có thể gây dị ứng, chúng được coi là bán kháng nguyên hay “hapten”. Vào cơ thể, hapten có khả năng gắn với một protein nội sinh theo cách cộng hoá trị và tạo thành phức hợp kháng nguyên. Những thuốc mang nhóm NH2 ở vị trí para như Benzocain, Procain, Sulphonamid, Sulphonylurea…là những thuốc dễ gây mẫn cảm vì nhóm NH2 dễ bị oxy hoá và sản phẩm oxy hoá đó sẽ dễ gắn với nhóm – SH của protein nội sinh để thành kháng nguyên. Phản ứng miễn dịch dị ứng được chia thành 4 typ dựa trên cơ sở của cơ chế miễn dịch: - Typ I: Hay phản ứng miễn dịch (anaphylactic reactions) do sự kết hợp của kháng nguyên và kháng thể IgE, gắn thêm bạch cầu ưa base tuần hoàn hoặc các dưỡng bào. Phản ứng làm giải phóng nhiều chất hoá học trung gian như: histamin, leucotrien, prostaglandin gây giãn mạch, phù và viêm. Các cơ quan đích của phản ứng này là đường tiêu hoá ( buồn nôn, đau bụng), da (mày đay, viêm da dị ứng), đường hô hấp (viêm mũi, hen) và hệ tim mạch ( shock phản vệ). Các phản ứng này thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc. Các thuốc dễ gây phản ứng typ I là: thuốc tê Procain, Lidocain, kháng sinh β - lactam, Aminoglycoside, γ- globulin, cocain, vitamin B1 tiêm tĩnh mạch. Penicillin gây dị ứng cũng theo typ này. Cơ chế dị ứng là: β- lactamase + Protein đặc hiệu Penicillin Axit peniciloic (penicilenoic) Kháng pH <4 nguyên + IgE Histamin
  • 11. (Gây dị ứng) Trên bề mặt tế bào Mast - Typ II: hay phản ứng huỷ tế bào (cytolytic reactions) xảy ra khi có sự kết hợp kháng nguyên với kháng thể IgG và IgM, đồng thời có sự hoạt hoá hệ bổ thể. Mô đích của phản ứng này là các tế bào của hệ tuần hoàn. Ví dụ: Thiếu máu tan huyết do Penicillin, thiếu máu tan huyết tự miễn do methyl dopa, ban xuất huyết giảm tiểu cầu do Quinidin, giảm bạch cầu hạt do Sulphamid, luput ban đỏ hệ thống do Procainamid. - Typ III: hay phản ứng Arthus, trung gian chủ yểu qua IgG có sự tham gia của bổ thể. Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo thành phức hợp miễn dịch, phức hợp này lắng đọng vào nội mạc, gây tổn thương viêm huỷ hoại, được gọi là bệnh huyết thanh. Biểu hiện lâm sàng thường là: mày đay, ban đỏ, đau, viêm khớp, nổi hạch, sốt. Thường xảy ra sau 6 – 12 ngày. Các thuốc có thể gặp là: Sulphonamid, Penicillin, một số thuốc chống co giật, iod, muối thuỷ ngân, huyết thanh. Hội chứng Stevens – Johnson là biểu hiện của typ này. - Typ IV: hay phản ứng nhạy cảm muộn: Trung gian qua tế bào lympho T đã được mẫn cảm và đại thực bào. Khi các tế bào mẫn cảm tiếp xúc với kháng nguyên sẽ giải phóng ra các lymphokine gây ra phản ứng viêm. Viêm da tiếp xúc là biểu hiện thường gặp của typ này → Các phản ứng dị ứng thuốc không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần dùng và thường có dị ứng xấu. Vì vậy cần hỏi tiền sử của bệnh súc trước khi dùng thuốc. Với những thuốc hay gây dị ứng (Penicillin, Lindocain,…) khi dùng phải có sẵn thuốc và phương tiện cấp cứu (Adrelanin) và cần phải tiến hành test trước.
  • 12. Hình ảnh tổn thương do dị ứng thuốc penicillin. 4. Ức chế sinh tổng hợp protein: Gồm các thuốc: Tetracyclin, Chloramphenicol. Khi sử dụng liều cao sẽ gặp các hiện tượng: ức chế sự đồng hoá, ức chế sự lên da non làm vết thương lâu lành, giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh kháng thể. 5.Làm liệt sự hoạt động của cơ: Nhóm Aminoglycoside ảnh hưởng đến hàm lượng Ca++ và ức chế sự dẫn truyền Axetylcholin tại synap thần kinh.Khi dùng riêng kháng sinh nhóm Aminoglycoside thường không có hại. Ngược lại khi dùng chung kháng sinh thuộc nhóm này đồng thời với các thuốc mê hay curare gây tác dụng liệt cơ, nhất là gây liệt cơ hô hấp dẫn đến ngừng hô hấp. 6. Làm rối loạn hoạt động tuần hoàn: Tiến hành thí nghiệm trên số lượng lớn động vật đã chỉ ra tác dụng phụ của thuốc kháng sinh trên hệ tuần hoàn như sau: -Làm suy giảm hoạt động của tim, giảm lực đẩy của tim, điều này có liên quan đến hàm lượng Ca++ trong máu, chính Ca++ có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ tim (Ví dụ: Nhóm Aminoglycoside hay Tetracyclin) có thể trị bằng cách truyền CaCl2 vào tĩnh mạch.
  • 13. -Làm giãn mạch quản, gây phù loét da do nằm lâu như các Aminoglycoside. -Giảm tuần hoàn không rõ nguyên nhân như Lincomycin, Chloramphenicol,… -Một số bệnh súc khi cơ địa thiếu enzym Glucose – 6 – phosphatdehydrogenase (G6PD) hoặc glutathion reductase sẽ dễ bị thiếu máu, tan máu khi dùng Primaquin, Quinoin, Pamaquin (thuốc chống sốt rét) , Sulphamid, Nitrofuran…Gen kiểm tra việc tạo G6PD nằm trên nhiễm sắc thể X không alen trên Y nên nó thường biểu hiện bệnh ở giới dị giao XY.Những con vật thiếu enzym Met-Hemoglobin reductase khi dùng thuốc sốt (Pamaquin, Primaquin), thuốc kháng sinh sát khuẩn Chloramphenicol, Sulphon, Nitrofurantoin, thuốc hạ sốt Phenazol, Paracetamol rất dễ bị Met- Hemoglobin. Như vậy do sự thiếu hụt di truyền về một enzym nào đó mà một số bệnh súc sẽ có hiện tượng đặc ứng khi dùng một số thuốc nhất định. 7. Tai biến về thần kinh: Một số thuốc gây ức chế thần kinh thính giác và tiền đình như: thuốc Streptomycin làm dây thần kinh VIII rất dễ gây tổn thương nhất là khi điều trị kéo dài và có suy thận. Độc tính ở đoạn tiền đình thường nhẹ và ngưng thuốc sẽ khỏi, còn độc ở đoạn ốc tai có thể gây điếc vĩnh viễn, kể cả ngừng thuốc Dihydro streptomycin có tỷ lệ độc cho ốc tai cao hơn nên không còn được dùng nữa. Nồng độ cao Penicillin trong dịch não tuỷ, dẫn đến thuốc có trong hệ thần kinh trung ương có thể gây co giật. Thần kinh bị kích thích làm mất thăng bằng, gây co giật, tăng huyết áp như các kháng sinh Nitrofuran. Ngoài ra kháng sinh nhóm Quinolon qua thực nghiệm cho thấy nó không chỉ gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da mà còn gây tăng áp lực nội sọ (làm chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn, ảo giác). Trên ấu súc có axit chuyển hoá, đau và sưng khớp, đau cơ, mô sụn bị huỷ hoại nên không dùng cho ấu súc, súc vật có thai và cho con bú, súc vật thiếu G6PD. Các kháng sinh thải qua sữa Tetrcyclin, Neomycin,…chúng kích thích ấu súc do giảm Ca++ trong máu.
  • 14. Khi dùng Procain, Penicillin G điều trị, trong máu có Procain cao đi vào thần kinh trung ương sẽ gây trạng thái kích thích thần kinh. 8. Các tai biến về thận: Các tai biến hay gặp như tổn thương chức năng thận,dẫn đến tổn thương thực thể mô thận. Nguyên nhân là do các kháng sinh tích luỹ lại ở thận làm thời gian bán thải (t ½) của thuốc dài hơn. Nhiều thuốc tích luỹ trong thận làm tăng độc tố dẫn đến tình trạng sức khỏe gia súc bị đe doạ như nhóm Aminoglycoside, Colistin, AmphteritinB, Polymicin, bacitracin… III. Nguyên tắc điều trị khi bị trúng độc do kháng sinh: Thuốc kháng sinh gây ra rất nhiều tai biến đối với cơ thể người và bệnh súc. Điều này là do thuốc đã gây độc cho cơ thể. Khi bị trúng độc do kháng sinh ta phải làm các bước sau: 1. Tẩy rửa, tìm mọi cách không cho tác nhân tiếp tục gây ảnh hưởng xấu. 2. Càng nhanh càng tốt tìm mọi cách đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu. 3. Ngăn cản tác dụng phụ do việc dùng thuốc trong thuốc điều trị bệnh gây ra tìm cách không cho thuốc gây hại nữa. Mọi độc tố trong cơ thể: - Giải độc bằng cách tăng cường các biện pháp sinh học, hoá học để làm tăng khả năng chuyển đổi đào thải thuốc ra khỏi cơ thể - Tại vị trí tiêm ta có thể cắt bỏ - Không được để lại tồn dư thuốc trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật.