SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Download to read offline
1
SỐT KÈM HỒNG BAN
Ts. Bs Hoàng Trường –Bm Nhiễm –ĐH YK PNT
BỆNH SỞI:
Bệnh do virus sởi gây ra chia làm 3 giai doạn, mỗi giai đoạn keo dài trung bình khoảng 3 ngày.
Ba ngày đầu là giai đoạn viêm long với sốt đột ngột 39 - 400
C, lưu ý rất ít khi sốt nhẹ. Trên lâm
sàng dấu hiệu viêm long được xác định khi bệnh nhân có hai trong 3 triệu chứng: Ho (Cough),
chảy mũi (Coryza) và viêm kết mạc (Conjuntivitis) trong đó triệu chứng ho hầu như luôn hằng
định và thường kéo qua giai đoạn hồi phụcvới sốt , ho, viêm kết mạc xuất tiết và chảy nước mũi.
Dấu Koplik dương tính là dấu hiệu giúp khẳng định sởi trên lâm sàng.
Ba ngày tiếp theo là phát ban dạng sởi. Ban xuất hiện theo thứ tự không gian và thời gian. Ban
mọc từ đầu mặt xuống chân trong vòng khoảng 3 ngày theo thứ tự như sau: Ngày 1 bắt đầu ở
đầu - cổ (sau tai, chân tóc lan qua da đầu-mặt rồi tới cổ); Ngày 2 ban lan xuống ngực và tay; Ngày
3 lan tới bụng thắt lưng và chân. Thường khi ban đã mọc hết ở chân (hết ngày thứ 3 của giai đoạn
toàn phát) thì ban vùng mặt bắt đầu xậm màu và ban lặn dần cũng theo trình tự như trên (mọc
trước thì lặn trước). Hai ngày đầu phát ban là giai đoạn nặng nhất của các triệu chứng toàn thân
làm bệnh nhân rất mệt mỏi, rõ rệt nhất ở người lớn.
Ba ngày cuối là giai đoạn hồi phục: sốt giảm và nhanh chóng hết sốt, tổng trạng tốt hẳn lên, ban
bay theo quy luật mọc trước thì bay trước, khi bay để lại vết thâm và bong vảy cám mịn màu trắng.
Chưa có miễn dịch với bệnh sởi, tiếp xúc nguồn lây kèm sốt cao, tổng trạng thay đổi, triệu chứng
viêm long có trước và nặng nhất vào thời điểm phát ban (trong đó triệu chứng ho hầu như luôn có
ngay từ đầu), dấu Koplik, ban dát sẩn mọc theo thứ tự không gian và thời gian ( kéo dài tối thiểu
3 ngày) khi ban bay để lại vết thâm kèm bong vẩy cám là những triệu chứng rất quan trọng giúp
chẩn đoán sởi trên thực hành lâm sàng. Nếu bệnh nhân không ho ngay từ đầu, cần phải xem xét
lại chẩn đoán sởi điển hình.
RUBELLA:
Sốt 3 ngày, tổng trạng không thay đổi, triệu chứng viêm long thường không có hoặc rất nhẹ, hay
đi kèm đau khớp thoáng qua (hay gặp ở người lớn). Hạch sau tai chiếm khoảng 80% trường hợp.
Chấm xuất huyết khẩu cái (dấu Forchheimer) có trong 20% trường hợp, giảm tiểu cầu giảm vừa
phải gặp trong 1/3 trường hợp nhiễm Rubella. Do tính chất nguy hiểm của Rubella với thai kỳ, tất
cả phụ nữ có thai kèm phát ban nên được làm huyết thanh chẩn đoán Rubella để loại trừ nhiễm
Rubella cấp.
Sốt 3 ngày (N1 sốt nhẹ kèm viêm long, N2 phát ban N3 ban bay không để lại dấu vết và hết sốt.
Tổng trạng không thay đổi trong quá trình bệnh)
Triệu chứng viêm long thường rất nhẹ hoặc không có (hay gặp ở trẻ em)
Sốt nhẹ, nếu bệnh diễn tiến thuận lợi (không có biến chứng) hiếm khi nào sốt còn tồn tại hơn một
ngày sau khi ban đã nhạt màu,
Tổng trạng không thay đổi
Viêm long nhẹ, không có biểu hiện sợ gió, sợ nắng chói như trong bệnh sởi
2
Ban dạng rubella, lan nhanh chóng toàn thân trong vòng 24 giờ, không xu hướng kết hợp, thường
kéo dài không quá 3-5 ngày.
Hạch viêm cấp ở sau tai hoặc/và chẩm
Dấu xuất huyết khẩu cái mềm
Đau nhức khớp nhỏ đối xứng (ở phụ nữ)
Trong bệnh rubella một số trường hợp (nhất là ở trẻ em) có thể không có triệu chứng tiền triệu,
nhưng nổi hạch sau tai, hạch chẩm, hạch cổ kéo dài (tới vài tuần) rất thường gặp trên lâm sàng và
mặc dù không đặc hiệu cho bệnh rubella nhưng là dấu hiệu hướng tới chẩn đoán rubella trên lâm
sàng.
Diễn tiến của ban sởi và ban rubella vào ngày đầu tiên và ngày thứ 3 của ban.
(nguồn lấy từ trang web www.users.telenet.be)
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE.
Nhiễm siêu vi Dengue, đặc biệt ở trẻ lớn và người lớn, có thể có bệnh cảnh sốt phát ban tương
tự nhiễm rubella với hồng ban dát sẩn, sốt, đỏ mắt, viêm họng và đau khớp. Trong nhiễm siêu vi
Dengue, ngoại ban da rất thường gặp, chiếm tỉ lệ khoảng 50%-82% trường hợp sốt xuất huyết
dengue. Trong sốt xuất huyết dengue có khoảng 12% -50% bệnh nhân có phát ban dạng hồng
3
ban dát sẩn, 13% bệnh nhân có biểu hiện viêm mũi xoang, 32% bệnh nhân có biểu hiện viêm kết
mạc hoặc đỏ mắt, khoảng 21% bệnh nhân có ho khan và nổi hạch toàn thân có thể gặp tới 40%
bệnh nhân[51, 52].
Trong bệnh sốt xuất huyết dengue, hồng ban da có thể bao gồm các loại sau:
Hồng ban trong giai đoạn đầu của sốt xuât huyết là hiện tượng da niêm sung huyết (da ửng đỏ
giống như vừa đi ngoài nắng) về do hiện tượng dãn mạch ngoài da xuất hiện thoáng qua trong 1-
2 ngày đầu của bệnh. Ban này xuất hiện chủ yếu ở mặt, kết mạc, ở ngực và cổ.
Hồng ban dát, sẩn hoặc dạng tinh hồng nhiệt xuất hiện khoảng ngày thứ 3 -4 của bệnh. Ban này
dễ lầm lẫn với các bệnh lý gây phát ban dạng sởi và dạng tinh hồng nhiệt (ví dụ bệnh rubella,
bệnh sởi và sốt tinh hồng nhiệt) . Tỉ lệ phát ban dát sẩn ở giai đoạn này thay đổi từ 12% -50% tùy
tác giả. [53] Đặc điểm ban là ban nổi rải rác toàn thân hướng tâm, ban thường bắt đầu ở ngoại
vi mu bàn tay- cánh tay, bàn chân -cằng chân rồi lan hướng tâm lên thân mình. Ban hiếm xuât
hiện ở mặt, lòng bàn tay và bàn chân. Ngứa chiếm khoảng 16% -27% trường hợp phát ban. Ban
tồn tại vài ngày rồi biến mất tương ứng với thời điềm sốt bắt đầu giảm. Ban baykhông để lại dấu
vết. Hồng ban dát sẩn có vẻ thường gặp hơn ở những trường hợp sốt xuất huyết không có hiện
tượng tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết thanh quan trọng ( thể sốt dengue cổ điển theo
phân loại cũ của tổ chức y tế thế giới).
Ban xuất hiện ở giai đoạn hồi phục của bệnh (khoảng ngày 6 của bệnh, khi sốt đã giảm), xuất
hiện ngay sau khi hồng ban dát sẩn đã lặn. Đây là dạng dát hồng ban hòa lẫn với nhau làm đỏ cả
một vùng da, vị trí thường ở phần xa của chi rồi lan hướng tâm lên trên, hay đi kèm ngứa da
vùng nổi ban. Trên nền hồng ban xuất hiện rải rác các tử ban xuất huyết dạng chấm(cho hình ảnh
giống mai mực khô) và /hoặc xen kẽ rải rác những đốm da hoàn toàn bình thường (hoặc giảm sắc
tố nhẹ), bờ rõ, hình tròn đường kính khoảng 0.5-2 cm ( cho hình ảnh “ hòn đảo trắng” xuất hiện
trên biển đỏ hay có thể gọi là hình ảnh mặt trăng trên nền trời đỏ), rất đặc biệt cho bệnh sốt xuất
huyết dengue[54].
Hồng ban trong bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở ba giai đoạn của bệnh. Bệnh nhân sốt xuất
huyết có thể không xuất hiện ban hồng ban hoặc chỉ có một hoặc cả ba ban loại ban trong quá
trình tiến triển của bệnh.
VIRUS CHIKUNGUYNA
thuộc họ togavirus nhóm alpha (nhóm virus truyền bệnh qua động vật chân khớp) cùng chung
gia đình với virus rubella. Khu vực Đông Nam Á là vùng dịch lưu hành của bệnh này. Bệnh lây
truyền từ người sang người qua muỗi Aedes aegypti. Tỉ lệ nhiễm virus không triệu chứng thay
đổi từ 3-25% trường hợp[55, 56]. Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng 2-4 ngày, bệnh khởi phát giống
bệnh cảnh sốt xuất huyết dengue với sốt cao đột ngột, đau cơ, đau khớp, phát ban, giảm bạch
cầu, giảm tiểu cầu và tăng nhẹ men gan.
Sốt cao 3- 5ngày (có thể tới 10 ngày). Phát ban và đau khớp rất thường gặp trong bệnh nhiễm
Chikunguyna. Đau khớp chiếm tỉ lệ 40 % - 70% tùy từng tác giả[52, 57], đây là triệu chứng nổi
bật nhất của bệnh nhiễm Chikunguyna, đau khớp xuất hiện khoảng 2-5 ngày sau khi sốt bắt đầu,
đau các khớp nhỏ và vừa (bàn tay, cổ tay, gối, cổ chân, bàn chân..) tính chất đối xứng. Đau rất rõ
rệt, mức độ đau nhiều có thể làm hạn chế vận động của bệnh nhân, đau khớp hồi phục chậm và
thường kéo dài vài tuần tới vài tháng sau khi bệnh hết sốt. Viêm khớp sưng nề kèm tràn dịch ít
gặp hơn, nếu có thường ở khớp gối và khuỷu[58]. Phát ban gặp trong khoảng hơn 40% -50%
trường hợp nhiễm Chikungunuya. Hồng ban dát sẩn là dạng thường gặp nhất, ban xuất hiện vào
4
ngày thứ 3 của bệnh hoặc trễ hơn, vị trí ban xuất hiện đầu tiên thường nhất là hai tay, vị trí
thường gặp thứ hai là thân mình. Ban mọc rải rác toàn thân, tứ chi, cổ và tai. Ban ít xuất hiện ở
mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Triệu chứng ngứa nhẹ khi phát ban chỉ chiếm dưới 20%
trường hợp phát ban. Ban tồn tại 3-5 ngày, khi ban lặn không để lại dấu vết[53, 59].
Xét nghiệm RT-PCR trong 05 ngày đầu của bệnh và/hoặc huyết thanh tìm kháng thể tìm Ig M
(sau ngày thứ 05 của bệnh) thường được sử dụng để chẩn đoán xác định nhiễm Chikunguyan.
Huyết thanh chẩn đoán tìm Ig M kháng Chikunguyan có thể cho kết quả âm tính giả , kháng thể
kháng chikunguyna có thể cho phản ứng chéo với virus Dengue, virus sốt vàng và Ig M có thể
tồn tại khoảng 03tháng sau sơ nhiễm là những lưu ý khi diễn giải kết quả huyết thanh học[58].
NHIỄM ZIKA VIRUS[60, 61]
Tên của virus lấy tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi virus đã được phát hiện
đầu tiên vào năm 1947.
Là virus RNA, họ Flaviviridae (trong đó có virus Dengue và virus gây bệnh sốt vàng ), bệnh lây
truyền chủ yếu qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. sp, các đường lây khác cũng đã được
ghi nhận bao gồm: lây qua quan hệ tình dục, lây qua truyền máu và lây từ trực tiếp từ mẹ sang
con. Nhiễm Zika virus chỉ nguy hiểm trên phụ nữ mang thai vì có liên quan tới các biến chứng
thần kinh (tật đầu nhỏ, hội chứng guillain bareé …) của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Thời gian ủ bệnh của virus Zika được cho là tương tự các virus thuộc họ Flaviridae khác, khoảng
trong vòng 7 ngày. Chỉ có 20% người nhiễm virus Zika có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Bệnh
nhiễm zika virus có biểu hiện lâm sàng gần giống với rubella nhất trong số các bệnh có sốt phát
ban, trong khi kết quả cận lâm sàng của nhiễm zika lại có nhiều điểm tương đồng với nhiễm
virus Dengue.
Bệnh khởi phát với sốt (chiếm khoảng 65% trường hợp nhiễm virus Zika có triệu chứng), sốt
thường nhẹ (nhiệt độ < 39 độ C) hiếm khi sốt cao đột ngột . Sốt kéo dài khoảng 3 ngày. Đôi khi
sốt nhẹ nên bệnh nhân thường bỏ qua hoặc không chú ý tới, hoặc khai là không sốt.
Phát ban dạng sẩn hồng ban rất hay gặp, chiếm tỉ lệ 80-93% trường hợp nhiễm virus Zika có
triệu chứng, phát ban toàn thân, có cả ở lòng bàn tay và bàn chân. Ban có thể ngứa hoặc không,
ban tồn tại trung bình khoảng 5-6 ngày kể từ lúc ban xuất hiện và khi ban bay không để lại dấu
vết.
Đau hoặc viêm khớp, đau cơ chiếm khoảng 60-65% các trường hợp, chủ yếu khớp bàn tay, cổ
tay, đầu gói, cổ chân và bàn chân, triệu chứng đau nhức cơ khớp kéo dài khoảng 3-7 ngày.
Sung huyết kết mạc chiếm tỉ lệ 55-65% trường hợp, triệu chứng này tồn tại khoảng 4 ngày. Nổi
hạch chiếm 15%, viêm họng chiếm tỉ lệ 23%, triệu chứng ho và sổ mũi rất hiếm gặp. Đặc biệt có
tới 78% bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi sau giai đoạn hồi phục của bệnh.
Bất thường cận lâm sàng có thể gặp bao gồm giảm bạch cầu với tế bào lympho chiếm ưu thế,
giảm nhẹ tiểu cầu và tăng nhẹ CRP.
Chần đoán xác định nhiễm virus Zika bằng kỹ thuật RT- PCR (dương tính rõ tới ngày 7 của
bệnh) hoặc huyết thanh chẩn đoán sau ngày 5 của bệnh (phát hiện kháng thể Ig M, hoặc do hiệu
giá kháng thể Ig G sau hai lần lấy mẫu cách nhau tối thiểu 2 tuần). Kỹ thuật RT-PCR được ưa
dùng hơn trong việc chẩn đoán xác định nhiễm virus Zika ở vùng tồn tại nhiều arbovirus.
Ở vùng cùng tồn tại các arbovirus (virus Dengue, virus Chikunguyna, sốt vàng..) và lưu hành
muỗi Aedeas aegypti như Việtnam thì khả năng đồng nhiễm, (hoặc nhiễm không cùng lúc )
virus dengue, virus chikunguyna và virus zika là không thể tránh khỏi. Điều này làm việc diễn
giải kết quả huyết thanh học rất phức tạp vì có thể xảy ra phản ứng chéo giữa các kháng thể
kháng lại các virus này. Nếu IgM dương tính, để loại trừ phản ứng chéo giữa các kháng thể Ig M
5
kháng lại 3 loại virus trên thì có thể sử dụng kỹ thuật kỹ thuật trung hoà giảm đám hoại tử
(Plaque Reduction Neutralization Test- PRNT). Kỹ thuật này giúp xác định chính xác kháng thể
đặc hiệu của từng loại virus này, tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi nhiều thời gian hơn (tối thiểu 3-5
ngày) và vẫn có âm tính giả.
SỐT BAN ĐÀO (ROSEOLA INFANTUM)
Sốt ban đào do Human Herpes virus 6 (exanthem subitum, roseola infantum) là bệnh lây qua hô
hấp, lành tính tự khỏi, gặp ở lứa tuổi nhỏ dưới 3 tuổi ( 90% gặp ở trẻ từ 6tháng -15 tháng tuổi).
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần, trẻ đột ngột sốt cao 39-40 độ C, sốt kéo dài 3 ngày (đôi khi
tới 7 ngày), sau đó sốt giảm và hết cũng đột ngột. Ban xuât hiện khi sốt đã giảm, đây là dạng dát
hồng ban, màu hồng nhạt, mọc thưa, đường kính 2-5mmm, không ngứa. Ban xuất hiện đầu tiên ở
thân mình (hay gặp nhất) hoặc ở mặt (ít gặp hơn) rồi nhanh chóng lan ra các vùng khác. Ban tập
trung chủ yếu ở thân mình, mặt, cổ, gốc chi, rất hiếm khi ban lan ra tới phần xa của chi. Ban tồn
tại trung bình khoảng 4 ngày, khi ban bay không để lại dấu vết. Mặc dù sốt cao nhưng tổng trạng
trẻ ít thay đổi[62].
Dấu Nagayma (Nagayma’s spot) gặp trong 65% trường hợp sốt ban đào, được mô tả là nốt nội ban
dạng sẩn, màu hồng, phân bố ở khu vực niêm mạc xung quanh điểm tiếp giáp giữa khẩu cái mềm
và lưỡi gà, dấu này có thê thấy trong 4 ngày đầu của bệnh nhưng không phải là dấu hiệu giúp xác
định chắc chắn bệnh sốt ban đào, dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với dấu xuất huyết khẩu cái mềm hay
gặp trong bệnh Rubella. Các dấu hiệu thường gặp khác đi kèm với ban trong bệnh sốt ban đào bao
gồm: tiêu chảy cấp (68% trường hợp), ho khan mức độ nhẹ (50%), nổi hạch cổ (31%), phù mi
mắt (30%), màng nhĩ sung huyết (93%), co giật (8%) và thóp phồng 26%[62].
Ban đỏ truyền nhiễm (ERYTHEMA INFECTIOSUM)
hay còn gọi là bệnh thứ năm, hay còn có các tên gọi khác như bệnh đỏ má, bệnh quả táo để chỉ
tình trạng hai má ửng đỏ rất điển hình trong bệnh này. Bệnh lây qua hô hấp, tác nhân gây bệnh là
virus Parvovirus B19. Bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi tiểu học (6-12 tuổi). Bệnh có biẻu hiện giống
cảm cúm kèm phát ban với hai má ửng đỏ.
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 1-2 tuần, bệnh có biểu hiện tiền triệu với sốt nhẹ, ho, sổ mũi,, nhức
đầu, buồn ói có thể có tiêu chảy cấp giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 ngày, sau đó các triệu chứng
này giảm hẳn có vẻ như bệnh đã khỏi cho tới khi giai đoạn phát ban xuất hiện vài ngày sau đó
(vào khoảng vào ngày thứ 6-7 của bệnh).
Giai đoạn phát ban xuất hiện khi sốt đã giảm (ở giai đoạn này,kháng thể đã xuất hiện và nguy cơ
lây bệnh không còn nữa) , bệnh nhân thấy khỏe hơn, giai đoạn phát ban có thể được chiathành 03
giai đoạn nhỏ:
 Giai đoạn 1 bắt đầu khoảng ngày 7-10 của bệnh và kéo dài khỏang 2-4 ngày. Bao
gồm các biểu hiện sau: phát ban dạng dát hồng ban màu đỏ tươi ở mặt, đặc biệt nổi
bật hai gò má cho hình ảnh má đỏ như bị tát (slapped cheek) rất kinh điển của bệnh
này. Tương phản với hai má ửng đỏ là quầng da nhợt màu quanh môi (circumoral
pallor) cũng rất thường gặp trong bệnh ban đỏ truyền nhiễm.
 Giai đoạn 2: kéo dài 1-4 ngày, ban ở mặt bắt đầu lan toàn thân. Ban dạng dát sẩn
hồng ban, tập trung chủ yếu ở thân mình và phần gần của tứ chi, hiếm khi có ở lòng
bàn tay, lòng bàn chân. Ban có xu hướng dần dần liên kết lại thành vùng hoặc thành
6
từng mảng dài, nhất là trên tay, chân, và thường nổi rõ hơn sau khi tắm nước nóng.
Gần cuối giai đoạn này, ban nhạt màu ở trung tâm làm cho vùng da phát ban có
hình ảnh giống hình mạng lưới, hình ren. Ngứa da chỉ gặp khoảng 15% trường hợp
có phát ban.
 Giai đoạn 3: kéo dài khoảng 1-3 tuần, đặc trưng bởi những đợt ban xuất hiện trở lại
(hoặc ban nổi rõ hơn), những đợt nổi ban này thường liên quan đến yếu tố thúc đẩy
từ môi trường (như ánh sáng mặt trời ,nhiệt độ, vận động thể lực và stress). Ta
thường gặp nhất trên lâm sàng là người mẹ khai ban nổi trở lại khi bé tắm nước
nóng, hoặc khi bé được ủ ấm, ở bé trước đó có vẻ đã khỏi bệnh phát ban.
Giai đoạn hồi phục: Bệnh bước vào giai đoạn hồi phục khi ban không xuất hiện trở lại, bệnh trở
về hoàn toàn bình thường nhưng triệu chứng mệt mỏi có thể kéo dài.
Triệu chứng viêm đau đối xứng các khớp nhỏ và vừa cũng hay gặp trong nhiễm Parovirus B19, có
tới 75% bệnh nhân đau viêm khớp do nhiễm Parovirus có biểu hiện phát ban.
SỐT TINH HỒNG NHIỆT
Bệnh gặp ở trẻ em, do vi khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A có tiết ngoại độc tố (erythrogenic
toxins: ngoại độc tố gây hồng ban) gây ra, biểu hiện lâm sàng là tình trạng sốt cao, viêm họng-
amidan xuất tiết có thể kèm giả mạc, nổi hạch cổ, lưỡi dâu tây và phát ban dạng tinh hồng nhiệt.
Sốt trong bệnh tinh hồng nhiệt thường sốt cao đột ngột, không có triệu chứng viêm long (ho, sổ
mũi, nghẹt mũi) sốt kéo dài 5- 7 ngày nếu không điều trị kháng sinh.Viêm họng xuất hiện nhanh
chóng trong 1-2 ngày sau khi sốt xuất hiện với đau rát họng, họng viêm đỏ - xuất tiết, amidan
sưng đỏ, xuất tiết và thường có các đốm giả mạc trắng xám bám trên bề mặt amidan.
Lưỡi ban đầu viêm đỏ tấy, bề mặt lưỡi phủ một lớp giả mạc trắng mỏng xen kẽ những đốm đỏ
(do hiện tượng viêm gai lưỡi ) cho hình ảnh lưỡi dâu tây trắng, 1-2 ngày sau lớp giả mạc bong đi,
để lại hình ảnh lưỡi viêm đỏ kèm những chấm đỏ (do viêm gai lưỡi) cho hình ảnh lưỡi dâu tây
đỏ.
Khoảng ngày 2-3 kể từ khi bắt đầu sốt, hồng ban phát ban dạng tinh hồng nhiệt xuất hiện, ban
khởi phát tại các nếp gấp ở nửa trên thân mình (cổ, ngực, nách) sau đó rất nhanh chóng lan rộng
toàn thân rồi tới tứ chi. Ban rất hiếm gặp ở lòng ban tay, bàn chân. Hồng ban dạng tinh hồng
nhiệt bao gồm những chấm li ti nổi gờ trên mặt da và mọc dày đặc trên nền da ửng đỏ toàn thân
dạng bỏng nắng, khi sờ vào da có cảm giác thô ráp như giấy nhám. Ở mặt, ban rõ rệt nhất ở hai
má, cho hình ảnh má ửng đỏ như do bị tát. Ban tập trung dày đặc tại các nếp gấp (cổ, khuỷu,
bẹn) làm màu sắc ban ở những vùng này sậm màu hơn cho hình ảnh như những đường kẻ ngang
đỏ đậm,( đường kẻ Pastia : Pastia’s line). Tương phản với ban nổi ở mặt là quầng da nhợt màu
quanh môi (circumoral pallor) cũng rất hay gặp trong bệnh sốt tinh hồng nhiệt. Dấu hiệu má ửng
đỏ và viền da nhợt màu quanh môi hay gặp trong bệnh sốt tinh hồng nhiệt và bệnh ban đỏ nhiễm
trùng do Parovirus B19.
Diễn tiến cuả ban song hành với tình trạng sốt của bệnh Ban thường bắt đầu bay vào ngày 6-7
của bệnh khi mà sốt đã giảm, ban bay trước tiên ở mặt sau đó tới thân mình và cuối cùng là đầu
chi, quá trình bay ban kéo dài một vài tuần. Ban bay kèm theo bong vảy bao gồm bong vảy ở bàn
tay và bàn chân.
Tăng nhẹ bạch cầu ái toán có thể gặp trong giai đoạn sớm của bệnh sốt tinh hồng nhiệt.
7
PHÁT BAN DẠNG SỞI DO DỊ ỨNG THUỐC (MORBILLIFORM DRUG
ERUPTION)
Nổi hồng ban dát sẩn do thuốc thường được gọi là phát ban dạng sởi hoặc dạng rubella do thuốc
vì tính chất và phân bố của ban gần giống nhất với ban trong hai bệnh lý nhiễm siêu vi này. Phát
ban dạng sởi, hoặc hồng ban dát sẩn là biểu hiện dị ứng ngoài da hay gặp nhất trong dị ứng
thuốc. Tỉ lệ dị ứng da do thuốc có thể lên tới 2% tổng số trường hợp sử dụng thuốc. 95% trường
hợp dị ứng thuốc có phát ban dạng hồng ban dát sẩn [64]. Ban dát sẩn trong dị ứng thuốc là do
phản ứng quá mẫn muộn qua trung gian miễn dịch tế bào (quá mẫn type IV qua lympho T) nên
đa số phát ban dạng sởi do dị ứng thuốc thường xảy ra tổi thiểu sau 2-3 ngày sau dùng thuốc,
thường xảy ra khoảng 7-10 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Các thuốc gây phát ban dát sẩn
dạng sởi bao gồm: kháng sinh nhóm Beta-lactam, kháng sinh nhóm sulfonamide (Bactrim,
cotrim), thuốc chống động kinh (carbamazepine, phenytoin), thuốc điều trị gout (allopurinol),
nhóm thuốc điều trị HIV (abacavir, effavirenz,nevirapine) và giảm dau, hạ sốt (Acetaminophen
và một số NAIDS).
Dị ứng thuốc được gợi ý chẩn đoán khi ban xuất hiện sau khi uống thuốc trong vòng khoảng 1-2
tuần. Ở bệnh nhân dùng kháng sinh, ban có thể xuất hiện sau khi đã ngưng sử dụng kháng sinh
được vài ngày. Trên lâm sàng bệnh thường có sốt nhẹ, ngứa da thường gặp nhưng mức độ ngứa
rất khác nhau tùy trường hợp. Ban dạng hồng ban dát, sẩn khởi phát đầu tiên ở thân mình rồi
nhanh chóng lan rộng rải rác toàn thân và đạt tối đa sau khoảng 2 ngày. Ban có cả ờ lòng bàn
tay, gan bàn chân. Ban tập trung nhiều và chủ yếu ở thân mình và gốc chi, phân bố đối xứng,
ban nổi ở mặt hiếm khi vượt qua chân tóc, thường lòng bàn tay và lòng bàn chân ít bị ảnh
hưởng.
8
Trong thể phát ban dạng sởi do thuốc, sốt thường nhẹ và niêm mạc ít bị ảnh hưởng hoặc rất nhẹ
nhàng (hơi sưng nề môi, vài vết loét niêm mạc nhỏ không ảnh hưởng rõ tới ăn uống). Tổng trạng
chung không bị ảnh hưởng. Nếu dị nguyên được loại bỏ, sau khoảng 1-2 tuần, ban sẽ xậm màu,
bong vảy để lại những vùng thâm da.
Trước bệnh nhân bị phát ban do thuốc, điều quan trọng là phải tìm các dấu hiệu của phản ứng
thuốc nặng hơn bao gồm:
 Sốt cao
 Tổng trạng thay đổi
 Tổn thương nội tạng: Viêm gan (tăng men gan, tăng bilirubin),tổn thương phổi, viêm thận
cấp, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, hoặc tăng bạch cầu, tăng cao
bạch cầu ái toan., tăng CRP
 Tổn thương niêm mạc
 Phủ nề lưỡi, phù nề mặt..
 Bệnh lý huyết thanh: sưng đau khớp, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu
cầu…
Nếu bệnh nhân có các biểu dấu hiệu trên cần nghĩ tới phản ứng thuốc nặng nề hơn như: hội
chứng Steven Johson, hồng ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), dị ứng thuốc kèm tăng bạch
cầu ái toan (DHES).
Trường hợp bệnh nhân chỉ có phát ban dạng sởi, không có tổn thương cơ quan khác, chẩn đoán
dị ứng thuốc dựa vào kinh nghiệm lâm sàng: dựa vào đặc tính phát ban, tiền sử dị ứng và tiền sử
dùng thuốc và loại thuốc đã sử dụng…
BỆNH KAWASHAKI (XEM THÊM BÀI SỞI)
Bệnh Kawasaki là một bệnh lý miễn dịch gây viêm các mạch máu nhỏ đặc biệt là mạch vành.
Bệnh này phải được ưu tiên loại trừ khi chẩn đoán sốt kèm phát ban ở trẻ em nếu được chẩn
và can thiệp đoán sớm thì bệnh hồi phục tốt, nếu bỏ sót chẩn đoán thì sẽ gây hậu tổn thương
mạch vành, huyết khối mạch vành, phình mạch vành, suy tim và đột tử. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới
5 tuổi, sốt cao kéo dài tổi thiểu 5 ngày. Bệnh Kawasaki được chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn
lâm sàng và cận lâm sàng. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasakilâm sàng bao gồm sốt kéo dài
trên 5 ngày kèm theo ít nhất 4/5 nhóm triệu chứng sau đây:
1. Viêm kết mạc mắt 2 bên mà không xuất tiết (chảy nước mắt)
2. Ít nhất có 1 trong những dấu hiệu tổn thương niêm mạc miệng: viêm lan tỏa niêm mạc
miệng (má, lưỡi )không loét, lưỡi dâu tây, môi sưng đỏ khô nứt
3. Thay đổi đầu chi: Giai đoạn đầu (2-5 ngày sau khi sốt xuất hiện): Phù viêm đỏ từ cổ tay
cổ chân trở xuống. Giai đoan bán cấp (khoảng tuần thứ 2-3 trở đi): Bong da đầu ngón tay,
đầu ngón chân
4. Phát ban hồng ban dát sẩn trong giai đoạn cấp (đang sốt cao)
5. Hạch cổ không hóa mủ, thường một bên, đường kính ≥ 1,5cm.
Đặc tính quan trọng của bệnh Kawashaki là phản ứng viêm xảy ra rất dữ dội, các marker của
phản ứng viêm luôn tăng cao, đặc biệt công thức máu có tăng bạch cầu, với tỉ lệ bạch cầu đa
9
nhân trung tính( neutrophile) chiếm ưu thế. Bệnh này thường bị chẩn đoán nhầm là nhiễm trùng
huyết trong bệnh cảnh sốt kéo dài.
Ta có thể tóm tắt các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bằng một từ viết tắt dễ nhớ như sau:
FEBRILE (sốt): Fever (sốt), Enanthem (nội ban =thay đổi niêm mạc khoang miệng) Bulbar
conjunctivitis (viêm kết mạc) Rash (phát ban) Internal organ involvement (tổn thương nội tạng:
gan, thận, cơ tim; không có trong tiêu chuẩn chẩn đoán) Lymphadenopathy (nổi hạch)
Extremity changes (thay đổi đầu chi).
HOẶC các triệu chứng lâm sàng thường gặp có thể tóm tắt ngắn gọn dễ nhớ như sau:
MyHEART
 My: Mucosal: Thay đổi niêm mạc (miệng lưỡi): viêm lan tỏa niêm mạc miệng má
lưỡi không loét. Lưỡi dâu tây, môi đỏ khô nứt
 H: Hand & foot: biến đổi đầu chi, xuất hiện 2-5 ngày sau sốt. Phù cứng lan tỏa từ
cổ tay, cổ chân trở xuống.
 E: Eye: Viêm kết mạc khô, hai bên, tự biến mất khi hết sốt .Đây là dấu hiệu quan
trọng giúp chẩn đoán phân biệt với sởi và các bệnh lý kết mạc khác.
 A: Adenopathy : vài ngày đầu sau sốt, >1.5cm,thường một bên, không tạo mủ, biến
mất nhanh (dễ chẩn đoán lầm quai bị)
 R: Rash : Ban da: đa dạng (dạng sởi, tinh hồng nhiệt, hình bia bắn..) không ngứa,
không bong vảy. Ban thường không cố định, hết nơi này nhưng lại mọc nơi khác,
không theo thứ tự, thường xuất hiện trong giai đoạn cấp (đang sốt cao)
 T: Temperature: sốt cao > 39 độ, không/kém đáp ứng với hạ sốt.

More Related Content

What's hot

Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấpYen Ha
 
SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSoM
 
Bệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhBệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhNhan Tam
 
VIÊM PHỔI TRẺ EM
VIÊM PHỔI TRẺ EMVIÊM PHỔI TRẺ EM
VIÊM PHỔI TRẺ EMSoM
 
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)SoM
 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSoM
 
ĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUSoM
 
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦVIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦSoM
 
TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPSoM
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxSoM
 
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCIPHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCISoM
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMSoM
 
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốtGiới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốtThanh Liem Vo
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trongMartin Dr
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOASoM
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 

What's hot (20)

Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấp
 
SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP
 
Bệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnhBệnh án trình bệnh
Bệnh án trình bệnh
 
VIÊM PHỔI TRẺ EM
VIÊM PHỔI TRẺ EMVIÊM PHỔI TRẺ EM
VIÊM PHỔI TRẺ EM
 
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EMSỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM
 
ĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦU
 
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦVIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
 
TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤP
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
 
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCIPHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
 
CRP-PCT
CRP-PCTCRP-PCT
CRP-PCT
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EM
 
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốtGiới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
Sốt ở trẻ em
Sốt ở trẻ emSốt ở trẻ em
Sốt ở trẻ em
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOA
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 

Viewers also liked

Cach kham va_lam_ba
Cach kham va_lam_baCach kham va_lam_ba
Cach kham va_lam_baMinh Van
 
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ EmHướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ EmBomonnhi
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huếyoungunoistalented1995
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet apthao thu
 
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢMPHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢMSoM
 

Viewers also liked (7)

Cach kham va_lam_ba
Cach kham va_lam_baCach kham va_lam_ba
Cach kham va_lam_ba
 
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ EmHướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 
Hội chứng khó thở
Hội chứng khó thởHội chứng khó thở
Hội chứng khó thở
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet ap
 
Hypertension
HypertensionHypertension
Hypertension
 
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢMPHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
 

Similar to SỐT PHÁT BAN

SỐT-MÒ (1).ppt
SỐT-MÒ (1).pptSỐT-MÒ (1).ppt
SỐT-MÒ (1).ppthackernam121
 
Bài Giảng BỆNH DO VIRUS ZIKA.pdf
Bài Giảng BỆNH DO VIRUS ZIKA.pdfBài Giảng BỆNH DO VIRUS ZIKA.pdf
Bài Giảng BỆNH DO VIRUS ZIKA.pdfNuioKila
 
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Nhiễm Trùng Streptococcal Nhóm A
Nhiễm Trùng Streptococcal Nhóm ANhiễm Trùng Streptococcal Nhóm A
Nhiễm Trùng Streptococcal Nhóm AYhoccongdong.com
 
Sốt mò - 2018- Đại học Y dược TPHCM
Sốt mò - 2018- Đại học Y dược TPHCMSốt mò - 2018- Đại học Y dược TPHCM
Sốt mò - 2018- Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Su dung powerpoint_trong_day_hoc
Su dung powerpoint_trong_day_hocSu dung powerpoint_trong_day_hoc
Su dung powerpoint_trong_day_hockhacduy123
 
Gspc benh tcm
Gspc benh tcmGspc benh tcm
Gspc benh tcmzecky ryu
 
Các dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh sởi
Các dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh sởiCác dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh sởi
Các dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh sởiAnhcdby01
 
BÀI GIẢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.pdf
BÀI GIẢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.pdfBÀI GIẢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.pdf
BÀI GIẢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.pdfHanaTiti
 
9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.pptSuongSuong16
 
Bai 5_Tong quan Xquang lao phoi_TS. Cong.pdf
Bai 5_Tong quan Xquang lao phoi_TS. Cong.pdfBai 5_Tong quan Xquang lao phoi_TS. Cong.pdf
Bai 5_Tong quan Xquang lao phoi_TS. Cong.pdfDungTran760961
 
Đại cương bệnh nhiễm trùng - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Đại cương bệnh nhiễm trùng - 2019 - Đại học Y dược TPHCMĐại cương bệnh nhiễm trùng - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Đại cương bệnh nhiễm trùng - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Phi Phi
 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laohướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laoSoM
 
Chandoan
ChandoanChandoan
ChandoanSoM
 

Similar to SỐT PHÁT BAN (20)

SỐT-MÒ (1).ppt
SỐT-MÒ (1).pptSỐT-MÒ (1).ppt
SỐT-MÒ (1).ppt
 
Bài Giảng BỆNH DO VIRUS ZIKA.pdf
Bài Giảng BỆNH DO VIRUS ZIKA.pdfBài Giảng BỆNH DO VIRUS ZIKA.pdf
Bài Giảng BỆNH DO VIRUS ZIKA.pdf
 
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Nhiễm Trùng Streptococcal Nhóm A
Nhiễm Trùng Streptococcal Nhóm ANhiễm Trùng Streptococcal Nhóm A
Nhiễm Trùng Streptococcal Nhóm A
 
Sốt mò - 2018- Đại học Y dược TPHCM
Sốt mò - 2018- Đại học Y dược TPHCMSốt mò - 2018- Đại học Y dược TPHCM
Sốt mò - 2018- Đại học Y dược TPHCM
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
 
Su dung powerpoint_trong_day_hoc
Su dung powerpoint_trong_day_hocSu dung powerpoint_trong_day_hoc
Su dung powerpoint_trong_day_hoc
 
sinh học
sinh họcsinh học
sinh học
 
Gspc benh tcm
Gspc benh tcmGspc benh tcm
Gspc benh tcm
 
Các dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh sởi
Các dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh sởiCác dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh sởi
Các dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh sởi
 
BÀI GIẢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.pdf
BÀI GIẢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.pdfBÀI GIẢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.pdf
BÀI GIẢNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.pdf
 
9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt
 
benh-giang-mai.docx
benh-giang-mai.docxbenh-giang-mai.docx
benh-giang-mai.docx
 
Bai 5_Tong quan Xquang lao phoi_TS. Cong.pdf
Bai 5_Tong quan Xquang lao phoi_TS. Cong.pdfBai 5_Tong quan Xquang lao phoi_TS. Cong.pdf
Bai 5_Tong quan Xquang lao phoi_TS. Cong.pdf
 
Đại cương bệnh nhiễm trùng - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Đại cương bệnh nhiễm trùng - 2019 - Đại học Y dược TPHCMĐại cương bệnh nhiễm trùng - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Đại cương bệnh nhiễm trùng - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Virus 130109070414-phpapp02
Virus 130109070414-phpapp02Virus 130109070414-phpapp02
Virus 130109070414-phpapp02
 
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laohướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
 
Chandoan
ChandoanChandoan
Chandoan
 
Thuy dau zona mp
Thuy dau zona mpThuy dau zona mp
Thuy dau zona mp
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấyHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 

SỐT PHÁT BAN

  • 1. 1 SỐT KÈM HỒNG BAN Ts. Bs Hoàng Trường –Bm Nhiễm –ĐH YK PNT BỆNH SỞI: Bệnh do virus sởi gây ra chia làm 3 giai doạn, mỗi giai đoạn keo dài trung bình khoảng 3 ngày. Ba ngày đầu là giai đoạn viêm long với sốt đột ngột 39 - 400 C, lưu ý rất ít khi sốt nhẹ. Trên lâm sàng dấu hiệu viêm long được xác định khi bệnh nhân có hai trong 3 triệu chứng: Ho (Cough), chảy mũi (Coryza) và viêm kết mạc (Conjuntivitis) trong đó triệu chứng ho hầu như luôn hằng định và thường kéo qua giai đoạn hồi phụcvới sốt , ho, viêm kết mạc xuất tiết và chảy nước mũi. Dấu Koplik dương tính là dấu hiệu giúp khẳng định sởi trên lâm sàng. Ba ngày tiếp theo là phát ban dạng sởi. Ban xuất hiện theo thứ tự không gian và thời gian. Ban mọc từ đầu mặt xuống chân trong vòng khoảng 3 ngày theo thứ tự như sau: Ngày 1 bắt đầu ở đầu - cổ (sau tai, chân tóc lan qua da đầu-mặt rồi tới cổ); Ngày 2 ban lan xuống ngực và tay; Ngày 3 lan tới bụng thắt lưng và chân. Thường khi ban đã mọc hết ở chân (hết ngày thứ 3 của giai đoạn toàn phát) thì ban vùng mặt bắt đầu xậm màu và ban lặn dần cũng theo trình tự như trên (mọc trước thì lặn trước). Hai ngày đầu phát ban là giai đoạn nặng nhất của các triệu chứng toàn thân làm bệnh nhân rất mệt mỏi, rõ rệt nhất ở người lớn. Ba ngày cuối là giai đoạn hồi phục: sốt giảm và nhanh chóng hết sốt, tổng trạng tốt hẳn lên, ban bay theo quy luật mọc trước thì bay trước, khi bay để lại vết thâm và bong vảy cám mịn màu trắng. Chưa có miễn dịch với bệnh sởi, tiếp xúc nguồn lây kèm sốt cao, tổng trạng thay đổi, triệu chứng viêm long có trước và nặng nhất vào thời điểm phát ban (trong đó triệu chứng ho hầu như luôn có ngay từ đầu), dấu Koplik, ban dát sẩn mọc theo thứ tự không gian và thời gian ( kéo dài tối thiểu 3 ngày) khi ban bay để lại vết thâm kèm bong vẩy cám là những triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán sởi trên thực hành lâm sàng. Nếu bệnh nhân không ho ngay từ đầu, cần phải xem xét lại chẩn đoán sởi điển hình. RUBELLA: Sốt 3 ngày, tổng trạng không thay đổi, triệu chứng viêm long thường không có hoặc rất nhẹ, hay đi kèm đau khớp thoáng qua (hay gặp ở người lớn). Hạch sau tai chiếm khoảng 80% trường hợp. Chấm xuất huyết khẩu cái (dấu Forchheimer) có trong 20% trường hợp, giảm tiểu cầu giảm vừa phải gặp trong 1/3 trường hợp nhiễm Rubella. Do tính chất nguy hiểm của Rubella với thai kỳ, tất cả phụ nữ có thai kèm phát ban nên được làm huyết thanh chẩn đoán Rubella để loại trừ nhiễm Rubella cấp. Sốt 3 ngày (N1 sốt nhẹ kèm viêm long, N2 phát ban N3 ban bay không để lại dấu vết và hết sốt. Tổng trạng không thay đổi trong quá trình bệnh) Triệu chứng viêm long thường rất nhẹ hoặc không có (hay gặp ở trẻ em) Sốt nhẹ, nếu bệnh diễn tiến thuận lợi (không có biến chứng) hiếm khi nào sốt còn tồn tại hơn một ngày sau khi ban đã nhạt màu, Tổng trạng không thay đổi Viêm long nhẹ, không có biểu hiện sợ gió, sợ nắng chói như trong bệnh sởi
  • 2. 2 Ban dạng rubella, lan nhanh chóng toàn thân trong vòng 24 giờ, không xu hướng kết hợp, thường kéo dài không quá 3-5 ngày. Hạch viêm cấp ở sau tai hoặc/và chẩm Dấu xuất huyết khẩu cái mềm Đau nhức khớp nhỏ đối xứng (ở phụ nữ) Trong bệnh rubella một số trường hợp (nhất là ở trẻ em) có thể không có triệu chứng tiền triệu, nhưng nổi hạch sau tai, hạch chẩm, hạch cổ kéo dài (tới vài tuần) rất thường gặp trên lâm sàng và mặc dù không đặc hiệu cho bệnh rubella nhưng là dấu hiệu hướng tới chẩn đoán rubella trên lâm sàng. Diễn tiến của ban sởi và ban rubella vào ngày đầu tiên và ngày thứ 3 của ban. (nguồn lấy từ trang web www.users.telenet.be) SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE. Nhiễm siêu vi Dengue, đặc biệt ở trẻ lớn và người lớn, có thể có bệnh cảnh sốt phát ban tương tự nhiễm rubella với hồng ban dát sẩn, sốt, đỏ mắt, viêm họng và đau khớp. Trong nhiễm siêu vi Dengue, ngoại ban da rất thường gặp, chiếm tỉ lệ khoảng 50%-82% trường hợp sốt xuất huyết dengue. Trong sốt xuất huyết dengue có khoảng 12% -50% bệnh nhân có phát ban dạng hồng
  • 3. 3 ban dát sẩn, 13% bệnh nhân có biểu hiện viêm mũi xoang, 32% bệnh nhân có biểu hiện viêm kết mạc hoặc đỏ mắt, khoảng 21% bệnh nhân có ho khan và nổi hạch toàn thân có thể gặp tới 40% bệnh nhân[51, 52]. Trong bệnh sốt xuất huyết dengue, hồng ban da có thể bao gồm các loại sau: Hồng ban trong giai đoạn đầu của sốt xuât huyết là hiện tượng da niêm sung huyết (da ửng đỏ giống như vừa đi ngoài nắng) về do hiện tượng dãn mạch ngoài da xuất hiện thoáng qua trong 1- 2 ngày đầu của bệnh. Ban này xuất hiện chủ yếu ở mặt, kết mạc, ở ngực và cổ. Hồng ban dát, sẩn hoặc dạng tinh hồng nhiệt xuất hiện khoảng ngày thứ 3 -4 của bệnh. Ban này dễ lầm lẫn với các bệnh lý gây phát ban dạng sởi và dạng tinh hồng nhiệt (ví dụ bệnh rubella, bệnh sởi và sốt tinh hồng nhiệt) . Tỉ lệ phát ban dát sẩn ở giai đoạn này thay đổi từ 12% -50% tùy tác giả. [53] Đặc điểm ban là ban nổi rải rác toàn thân hướng tâm, ban thường bắt đầu ở ngoại vi mu bàn tay- cánh tay, bàn chân -cằng chân rồi lan hướng tâm lên thân mình. Ban hiếm xuât hiện ở mặt, lòng bàn tay và bàn chân. Ngứa chiếm khoảng 16% -27% trường hợp phát ban. Ban tồn tại vài ngày rồi biến mất tương ứng với thời điềm sốt bắt đầu giảm. Ban baykhông để lại dấu vết. Hồng ban dát sẩn có vẻ thường gặp hơn ở những trường hợp sốt xuất huyết không có hiện tượng tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết thanh quan trọng ( thể sốt dengue cổ điển theo phân loại cũ của tổ chức y tế thế giới). Ban xuất hiện ở giai đoạn hồi phục của bệnh (khoảng ngày 6 của bệnh, khi sốt đã giảm), xuất hiện ngay sau khi hồng ban dát sẩn đã lặn. Đây là dạng dát hồng ban hòa lẫn với nhau làm đỏ cả một vùng da, vị trí thường ở phần xa của chi rồi lan hướng tâm lên trên, hay đi kèm ngứa da vùng nổi ban. Trên nền hồng ban xuất hiện rải rác các tử ban xuất huyết dạng chấm(cho hình ảnh giống mai mực khô) và /hoặc xen kẽ rải rác những đốm da hoàn toàn bình thường (hoặc giảm sắc tố nhẹ), bờ rõ, hình tròn đường kính khoảng 0.5-2 cm ( cho hình ảnh “ hòn đảo trắng” xuất hiện trên biển đỏ hay có thể gọi là hình ảnh mặt trăng trên nền trời đỏ), rất đặc biệt cho bệnh sốt xuất huyết dengue[54]. Hồng ban trong bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở ba giai đoạn của bệnh. Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể không xuất hiện ban hồng ban hoặc chỉ có một hoặc cả ba ban loại ban trong quá trình tiến triển của bệnh. VIRUS CHIKUNGUYNA thuộc họ togavirus nhóm alpha (nhóm virus truyền bệnh qua động vật chân khớp) cùng chung gia đình với virus rubella. Khu vực Đông Nam Á là vùng dịch lưu hành của bệnh này. Bệnh lây truyền từ người sang người qua muỗi Aedes aegypti. Tỉ lệ nhiễm virus không triệu chứng thay đổi từ 3-25% trường hợp[55, 56]. Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng 2-4 ngày, bệnh khởi phát giống bệnh cảnh sốt xuất huyết dengue với sốt cao đột ngột, đau cơ, đau khớp, phát ban, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và tăng nhẹ men gan. Sốt cao 3- 5ngày (có thể tới 10 ngày). Phát ban và đau khớp rất thường gặp trong bệnh nhiễm Chikunguyna. Đau khớp chiếm tỉ lệ 40 % - 70% tùy từng tác giả[52, 57], đây là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh nhiễm Chikunguyna, đau khớp xuất hiện khoảng 2-5 ngày sau khi sốt bắt đầu, đau các khớp nhỏ và vừa (bàn tay, cổ tay, gối, cổ chân, bàn chân..) tính chất đối xứng. Đau rất rõ rệt, mức độ đau nhiều có thể làm hạn chế vận động của bệnh nhân, đau khớp hồi phục chậm và thường kéo dài vài tuần tới vài tháng sau khi bệnh hết sốt. Viêm khớp sưng nề kèm tràn dịch ít gặp hơn, nếu có thường ở khớp gối và khuỷu[58]. Phát ban gặp trong khoảng hơn 40% -50% trường hợp nhiễm Chikungunuya. Hồng ban dát sẩn là dạng thường gặp nhất, ban xuất hiện vào
  • 4. 4 ngày thứ 3 của bệnh hoặc trễ hơn, vị trí ban xuất hiện đầu tiên thường nhất là hai tay, vị trí thường gặp thứ hai là thân mình. Ban mọc rải rác toàn thân, tứ chi, cổ và tai. Ban ít xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Triệu chứng ngứa nhẹ khi phát ban chỉ chiếm dưới 20% trường hợp phát ban. Ban tồn tại 3-5 ngày, khi ban lặn không để lại dấu vết[53, 59]. Xét nghiệm RT-PCR trong 05 ngày đầu của bệnh và/hoặc huyết thanh tìm kháng thể tìm Ig M (sau ngày thứ 05 của bệnh) thường được sử dụng để chẩn đoán xác định nhiễm Chikunguyan. Huyết thanh chẩn đoán tìm Ig M kháng Chikunguyan có thể cho kết quả âm tính giả , kháng thể kháng chikunguyna có thể cho phản ứng chéo với virus Dengue, virus sốt vàng và Ig M có thể tồn tại khoảng 03tháng sau sơ nhiễm là những lưu ý khi diễn giải kết quả huyết thanh học[58]. NHIỄM ZIKA VIRUS[60, 61] Tên của virus lấy tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi virus đã được phát hiện đầu tiên vào năm 1947. Là virus RNA, họ Flaviviridae (trong đó có virus Dengue và virus gây bệnh sốt vàng ), bệnh lây truyền chủ yếu qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. sp, các đường lây khác cũng đã được ghi nhận bao gồm: lây qua quan hệ tình dục, lây qua truyền máu và lây từ trực tiếp từ mẹ sang con. Nhiễm Zika virus chỉ nguy hiểm trên phụ nữ mang thai vì có liên quan tới các biến chứng thần kinh (tật đầu nhỏ, hội chứng guillain bareé …) của thai nhi và trẻ sơ sinh. Thời gian ủ bệnh của virus Zika được cho là tương tự các virus thuộc họ Flaviridae khác, khoảng trong vòng 7 ngày. Chỉ có 20% người nhiễm virus Zika có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhiễm zika virus có biểu hiện lâm sàng gần giống với rubella nhất trong số các bệnh có sốt phát ban, trong khi kết quả cận lâm sàng của nhiễm zika lại có nhiều điểm tương đồng với nhiễm virus Dengue. Bệnh khởi phát với sốt (chiếm khoảng 65% trường hợp nhiễm virus Zika có triệu chứng), sốt thường nhẹ (nhiệt độ < 39 độ C) hiếm khi sốt cao đột ngột . Sốt kéo dài khoảng 3 ngày. Đôi khi sốt nhẹ nên bệnh nhân thường bỏ qua hoặc không chú ý tới, hoặc khai là không sốt. Phát ban dạng sẩn hồng ban rất hay gặp, chiếm tỉ lệ 80-93% trường hợp nhiễm virus Zika có triệu chứng, phát ban toàn thân, có cả ở lòng bàn tay và bàn chân. Ban có thể ngứa hoặc không, ban tồn tại trung bình khoảng 5-6 ngày kể từ lúc ban xuất hiện và khi ban bay không để lại dấu vết. Đau hoặc viêm khớp, đau cơ chiếm khoảng 60-65% các trường hợp, chủ yếu khớp bàn tay, cổ tay, đầu gói, cổ chân và bàn chân, triệu chứng đau nhức cơ khớp kéo dài khoảng 3-7 ngày. Sung huyết kết mạc chiếm tỉ lệ 55-65% trường hợp, triệu chứng này tồn tại khoảng 4 ngày. Nổi hạch chiếm 15%, viêm họng chiếm tỉ lệ 23%, triệu chứng ho và sổ mũi rất hiếm gặp. Đặc biệt có tới 78% bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi sau giai đoạn hồi phục của bệnh. Bất thường cận lâm sàng có thể gặp bao gồm giảm bạch cầu với tế bào lympho chiếm ưu thế, giảm nhẹ tiểu cầu và tăng nhẹ CRP. Chần đoán xác định nhiễm virus Zika bằng kỹ thuật RT- PCR (dương tính rõ tới ngày 7 của bệnh) hoặc huyết thanh chẩn đoán sau ngày 5 của bệnh (phát hiện kháng thể Ig M, hoặc do hiệu giá kháng thể Ig G sau hai lần lấy mẫu cách nhau tối thiểu 2 tuần). Kỹ thuật RT-PCR được ưa dùng hơn trong việc chẩn đoán xác định nhiễm virus Zika ở vùng tồn tại nhiều arbovirus. Ở vùng cùng tồn tại các arbovirus (virus Dengue, virus Chikunguyna, sốt vàng..) và lưu hành muỗi Aedeas aegypti như Việtnam thì khả năng đồng nhiễm, (hoặc nhiễm không cùng lúc ) virus dengue, virus chikunguyna và virus zika là không thể tránh khỏi. Điều này làm việc diễn giải kết quả huyết thanh học rất phức tạp vì có thể xảy ra phản ứng chéo giữa các kháng thể kháng lại các virus này. Nếu IgM dương tính, để loại trừ phản ứng chéo giữa các kháng thể Ig M
  • 5. 5 kháng lại 3 loại virus trên thì có thể sử dụng kỹ thuật kỹ thuật trung hoà giảm đám hoại tử (Plaque Reduction Neutralization Test- PRNT). Kỹ thuật này giúp xác định chính xác kháng thể đặc hiệu của từng loại virus này, tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi nhiều thời gian hơn (tối thiểu 3-5 ngày) và vẫn có âm tính giả. SỐT BAN ĐÀO (ROSEOLA INFANTUM) Sốt ban đào do Human Herpes virus 6 (exanthem subitum, roseola infantum) là bệnh lây qua hô hấp, lành tính tự khỏi, gặp ở lứa tuổi nhỏ dưới 3 tuổi ( 90% gặp ở trẻ từ 6tháng -15 tháng tuổi). Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần, trẻ đột ngột sốt cao 39-40 độ C, sốt kéo dài 3 ngày (đôi khi tới 7 ngày), sau đó sốt giảm và hết cũng đột ngột. Ban xuât hiện khi sốt đã giảm, đây là dạng dát hồng ban, màu hồng nhạt, mọc thưa, đường kính 2-5mmm, không ngứa. Ban xuất hiện đầu tiên ở thân mình (hay gặp nhất) hoặc ở mặt (ít gặp hơn) rồi nhanh chóng lan ra các vùng khác. Ban tập trung chủ yếu ở thân mình, mặt, cổ, gốc chi, rất hiếm khi ban lan ra tới phần xa của chi. Ban tồn tại trung bình khoảng 4 ngày, khi ban bay không để lại dấu vết. Mặc dù sốt cao nhưng tổng trạng trẻ ít thay đổi[62]. Dấu Nagayma (Nagayma’s spot) gặp trong 65% trường hợp sốt ban đào, được mô tả là nốt nội ban dạng sẩn, màu hồng, phân bố ở khu vực niêm mạc xung quanh điểm tiếp giáp giữa khẩu cái mềm và lưỡi gà, dấu này có thê thấy trong 4 ngày đầu của bệnh nhưng không phải là dấu hiệu giúp xác định chắc chắn bệnh sốt ban đào, dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với dấu xuất huyết khẩu cái mềm hay gặp trong bệnh Rubella. Các dấu hiệu thường gặp khác đi kèm với ban trong bệnh sốt ban đào bao gồm: tiêu chảy cấp (68% trường hợp), ho khan mức độ nhẹ (50%), nổi hạch cổ (31%), phù mi mắt (30%), màng nhĩ sung huyết (93%), co giật (8%) và thóp phồng 26%[62]. Ban đỏ truyền nhiễm (ERYTHEMA INFECTIOSUM) hay còn gọi là bệnh thứ năm, hay còn có các tên gọi khác như bệnh đỏ má, bệnh quả táo để chỉ tình trạng hai má ửng đỏ rất điển hình trong bệnh này. Bệnh lây qua hô hấp, tác nhân gây bệnh là virus Parvovirus B19. Bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi tiểu học (6-12 tuổi). Bệnh có biẻu hiện giống cảm cúm kèm phát ban với hai má ửng đỏ. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 1-2 tuần, bệnh có biểu hiện tiền triệu với sốt nhẹ, ho, sổ mũi,, nhức đầu, buồn ói có thể có tiêu chảy cấp giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 ngày, sau đó các triệu chứng này giảm hẳn có vẻ như bệnh đã khỏi cho tới khi giai đoạn phát ban xuất hiện vài ngày sau đó (vào khoảng vào ngày thứ 6-7 của bệnh). Giai đoạn phát ban xuất hiện khi sốt đã giảm (ở giai đoạn này,kháng thể đã xuất hiện và nguy cơ lây bệnh không còn nữa) , bệnh nhân thấy khỏe hơn, giai đoạn phát ban có thể được chiathành 03 giai đoạn nhỏ:  Giai đoạn 1 bắt đầu khoảng ngày 7-10 của bệnh và kéo dài khỏang 2-4 ngày. Bao gồm các biểu hiện sau: phát ban dạng dát hồng ban màu đỏ tươi ở mặt, đặc biệt nổi bật hai gò má cho hình ảnh má đỏ như bị tát (slapped cheek) rất kinh điển của bệnh này. Tương phản với hai má ửng đỏ là quầng da nhợt màu quanh môi (circumoral pallor) cũng rất thường gặp trong bệnh ban đỏ truyền nhiễm.  Giai đoạn 2: kéo dài 1-4 ngày, ban ở mặt bắt đầu lan toàn thân. Ban dạng dát sẩn hồng ban, tập trung chủ yếu ở thân mình và phần gần của tứ chi, hiếm khi có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban có xu hướng dần dần liên kết lại thành vùng hoặc thành
  • 6. 6 từng mảng dài, nhất là trên tay, chân, và thường nổi rõ hơn sau khi tắm nước nóng. Gần cuối giai đoạn này, ban nhạt màu ở trung tâm làm cho vùng da phát ban có hình ảnh giống hình mạng lưới, hình ren. Ngứa da chỉ gặp khoảng 15% trường hợp có phát ban.  Giai đoạn 3: kéo dài khoảng 1-3 tuần, đặc trưng bởi những đợt ban xuất hiện trở lại (hoặc ban nổi rõ hơn), những đợt nổi ban này thường liên quan đến yếu tố thúc đẩy từ môi trường (như ánh sáng mặt trời ,nhiệt độ, vận động thể lực và stress). Ta thường gặp nhất trên lâm sàng là người mẹ khai ban nổi trở lại khi bé tắm nước nóng, hoặc khi bé được ủ ấm, ở bé trước đó có vẻ đã khỏi bệnh phát ban. Giai đoạn hồi phục: Bệnh bước vào giai đoạn hồi phục khi ban không xuất hiện trở lại, bệnh trở về hoàn toàn bình thường nhưng triệu chứng mệt mỏi có thể kéo dài. Triệu chứng viêm đau đối xứng các khớp nhỏ và vừa cũng hay gặp trong nhiễm Parovirus B19, có tới 75% bệnh nhân đau viêm khớp do nhiễm Parovirus có biểu hiện phát ban. SỐT TINH HỒNG NHIỆT Bệnh gặp ở trẻ em, do vi khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A có tiết ngoại độc tố (erythrogenic toxins: ngoại độc tố gây hồng ban) gây ra, biểu hiện lâm sàng là tình trạng sốt cao, viêm họng- amidan xuất tiết có thể kèm giả mạc, nổi hạch cổ, lưỡi dâu tây và phát ban dạng tinh hồng nhiệt. Sốt trong bệnh tinh hồng nhiệt thường sốt cao đột ngột, không có triệu chứng viêm long (ho, sổ mũi, nghẹt mũi) sốt kéo dài 5- 7 ngày nếu không điều trị kháng sinh.Viêm họng xuất hiện nhanh chóng trong 1-2 ngày sau khi sốt xuất hiện với đau rát họng, họng viêm đỏ - xuất tiết, amidan sưng đỏ, xuất tiết và thường có các đốm giả mạc trắng xám bám trên bề mặt amidan. Lưỡi ban đầu viêm đỏ tấy, bề mặt lưỡi phủ một lớp giả mạc trắng mỏng xen kẽ những đốm đỏ (do hiện tượng viêm gai lưỡi ) cho hình ảnh lưỡi dâu tây trắng, 1-2 ngày sau lớp giả mạc bong đi, để lại hình ảnh lưỡi viêm đỏ kèm những chấm đỏ (do viêm gai lưỡi) cho hình ảnh lưỡi dâu tây đỏ. Khoảng ngày 2-3 kể từ khi bắt đầu sốt, hồng ban phát ban dạng tinh hồng nhiệt xuất hiện, ban khởi phát tại các nếp gấp ở nửa trên thân mình (cổ, ngực, nách) sau đó rất nhanh chóng lan rộng toàn thân rồi tới tứ chi. Ban rất hiếm gặp ở lòng ban tay, bàn chân. Hồng ban dạng tinh hồng nhiệt bao gồm những chấm li ti nổi gờ trên mặt da và mọc dày đặc trên nền da ửng đỏ toàn thân dạng bỏng nắng, khi sờ vào da có cảm giác thô ráp như giấy nhám. Ở mặt, ban rõ rệt nhất ở hai má, cho hình ảnh má ửng đỏ như do bị tát. Ban tập trung dày đặc tại các nếp gấp (cổ, khuỷu, bẹn) làm màu sắc ban ở những vùng này sậm màu hơn cho hình ảnh như những đường kẻ ngang đỏ đậm,( đường kẻ Pastia : Pastia’s line). Tương phản với ban nổi ở mặt là quầng da nhợt màu quanh môi (circumoral pallor) cũng rất hay gặp trong bệnh sốt tinh hồng nhiệt. Dấu hiệu má ửng đỏ và viền da nhợt màu quanh môi hay gặp trong bệnh sốt tinh hồng nhiệt và bệnh ban đỏ nhiễm trùng do Parovirus B19. Diễn tiến cuả ban song hành với tình trạng sốt của bệnh Ban thường bắt đầu bay vào ngày 6-7 của bệnh khi mà sốt đã giảm, ban bay trước tiên ở mặt sau đó tới thân mình và cuối cùng là đầu chi, quá trình bay ban kéo dài một vài tuần. Ban bay kèm theo bong vảy bao gồm bong vảy ở bàn tay và bàn chân. Tăng nhẹ bạch cầu ái toán có thể gặp trong giai đoạn sớm của bệnh sốt tinh hồng nhiệt.
  • 7. 7 PHÁT BAN DẠNG SỞI DO DỊ ỨNG THUỐC (MORBILLIFORM DRUG ERUPTION) Nổi hồng ban dát sẩn do thuốc thường được gọi là phát ban dạng sởi hoặc dạng rubella do thuốc vì tính chất và phân bố của ban gần giống nhất với ban trong hai bệnh lý nhiễm siêu vi này. Phát ban dạng sởi, hoặc hồng ban dát sẩn là biểu hiện dị ứng ngoài da hay gặp nhất trong dị ứng thuốc. Tỉ lệ dị ứng da do thuốc có thể lên tới 2% tổng số trường hợp sử dụng thuốc. 95% trường hợp dị ứng thuốc có phát ban dạng hồng ban dát sẩn [64]. Ban dát sẩn trong dị ứng thuốc là do phản ứng quá mẫn muộn qua trung gian miễn dịch tế bào (quá mẫn type IV qua lympho T) nên đa số phát ban dạng sởi do dị ứng thuốc thường xảy ra tổi thiểu sau 2-3 ngày sau dùng thuốc, thường xảy ra khoảng 7-10 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Các thuốc gây phát ban dát sẩn dạng sởi bao gồm: kháng sinh nhóm Beta-lactam, kháng sinh nhóm sulfonamide (Bactrim, cotrim), thuốc chống động kinh (carbamazepine, phenytoin), thuốc điều trị gout (allopurinol), nhóm thuốc điều trị HIV (abacavir, effavirenz,nevirapine) và giảm dau, hạ sốt (Acetaminophen và một số NAIDS). Dị ứng thuốc được gợi ý chẩn đoán khi ban xuất hiện sau khi uống thuốc trong vòng khoảng 1-2 tuần. Ở bệnh nhân dùng kháng sinh, ban có thể xuất hiện sau khi đã ngưng sử dụng kháng sinh được vài ngày. Trên lâm sàng bệnh thường có sốt nhẹ, ngứa da thường gặp nhưng mức độ ngứa rất khác nhau tùy trường hợp. Ban dạng hồng ban dát, sẩn khởi phát đầu tiên ở thân mình rồi nhanh chóng lan rộng rải rác toàn thân và đạt tối đa sau khoảng 2 ngày. Ban có cả ờ lòng bàn tay, gan bàn chân. Ban tập trung nhiều và chủ yếu ở thân mình và gốc chi, phân bố đối xứng, ban nổi ở mặt hiếm khi vượt qua chân tóc, thường lòng bàn tay và lòng bàn chân ít bị ảnh hưởng.
  • 8. 8 Trong thể phát ban dạng sởi do thuốc, sốt thường nhẹ và niêm mạc ít bị ảnh hưởng hoặc rất nhẹ nhàng (hơi sưng nề môi, vài vết loét niêm mạc nhỏ không ảnh hưởng rõ tới ăn uống). Tổng trạng chung không bị ảnh hưởng. Nếu dị nguyên được loại bỏ, sau khoảng 1-2 tuần, ban sẽ xậm màu, bong vảy để lại những vùng thâm da. Trước bệnh nhân bị phát ban do thuốc, điều quan trọng là phải tìm các dấu hiệu của phản ứng thuốc nặng hơn bao gồm:  Sốt cao  Tổng trạng thay đổi  Tổn thương nội tạng: Viêm gan (tăng men gan, tăng bilirubin),tổn thương phổi, viêm thận cấp, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, hoặc tăng bạch cầu, tăng cao bạch cầu ái toan., tăng CRP  Tổn thương niêm mạc  Phủ nề lưỡi, phù nề mặt..  Bệnh lý huyết thanh: sưng đau khớp, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu… Nếu bệnh nhân có các biểu dấu hiệu trên cần nghĩ tới phản ứng thuốc nặng nề hơn như: hội chứng Steven Johson, hồng ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), dị ứng thuốc kèm tăng bạch cầu ái toan (DHES). Trường hợp bệnh nhân chỉ có phát ban dạng sởi, không có tổn thương cơ quan khác, chẩn đoán dị ứng thuốc dựa vào kinh nghiệm lâm sàng: dựa vào đặc tính phát ban, tiền sử dị ứng và tiền sử dùng thuốc và loại thuốc đã sử dụng… BỆNH KAWASHAKI (XEM THÊM BÀI SỞI) Bệnh Kawasaki là một bệnh lý miễn dịch gây viêm các mạch máu nhỏ đặc biệt là mạch vành. Bệnh này phải được ưu tiên loại trừ khi chẩn đoán sốt kèm phát ban ở trẻ em nếu được chẩn và can thiệp đoán sớm thì bệnh hồi phục tốt, nếu bỏ sót chẩn đoán thì sẽ gây hậu tổn thương mạch vành, huyết khối mạch vành, phình mạch vành, suy tim và đột tử. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, sốt cao kéo dài tổi thiểu 5 ngày. Bệnh Kawasaki được chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasakilâm sàng bao gồm sốt kéo dài trên 5 ngày kèm theo ít nhất 4/5 nhóm triệu chứng sau đây: 1. Viêm kết mạc mắt 2 bên mà không xuất tiết (chảy nước mắt) 2. Ít nhất có 1 trong những dấu hiệu tổn thương niêm mạc miệng: viêm lan tỏa niêm mạc miệng (má, lưỡi )không loét, lưỡi dâu tây, môi sưng đỏ khô nứt 3. Thay đổi đầu chi: Giai đoạn đầu (2-5 ngày sau khi sốt xuất hiện): Phù viêm đỏ từ cổ tay cổ chân trở xuống. Giai đoan bán cấp (khoảng tuần thứ 2-3 trở đi): Bong da đầu ngón tay, đầu ngón chân 4. Phát ban hồng ban dát sẩn trong giai đoạn cấp (đang sốt cao) 5. Hạch cổ không hóa mủ, thường một bên, đường kính ≥ 1,5cm. Đặc tính quan trọng của bệnh Kawashaki là phản ứng viêm xảy ra rất dữ dội, các marker của phản ứng viêm luôn tăng cao, đặc biệt công thức máu có tăng bạch cầu, với tỉ lệ bạch cầu đa
  • 9. 9 nhân trung tính( neutrophile) chiếm ưu thế. Bệnh này thường bị chẩn đoán nhầm là nhiễm trùng huyết trong bệnh cảnh sốt kéo dài. Ta có thể tóm tắt các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bằng một từ viết tắt dễ nhớ như sau: FEBRILE (sốt): Fever (sốt), Enanthem (nội ban =thay đổi niêm mạc khoang miệng) Bulbar conjunctivitis (viêm kết mạc) Rash (phát ban) Internal organ involvement (tổn thương nội tạng: gan, thận, cơ tim; không có trong tiêu chuẩn chẩn đoán) Lymphadenopathy (nổi hạch) Extremity changes (thay đổi đầu chi). HOẶC các triệu chứng lâm sàng thường gặp có thể tóm tắt ngắn gọn dễ nhớ như sau: MyHEART  My: Mucosal: Thay đổi niêm mạc (miệng lưỡi): viêm lan tỏa niêm mạc miệng má lưỡi không loét. Lưỡi dâu tây, môi đỏ khô nứt  H: Hand & foot: biến đổi đầu chi, xuất hiện 2-5 ngày sau sốt. Phù cứng lan tỏa từ cổ tay, cổ chân trở xuống.  E: Eye: Viêm kết mạc khô, hai bên, tự biến mất khi hết sốt .Đây là dấu hiệu quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với sởi và các bệnh lý kết mạc khác.  A: Adenopathy : vài ngày đầu sau sốt, >1.5cm,thường một bên, không tạo mủ, biến mất nhanh (dễ chẩn đoán lầm quai bị)  R: Rash : Ban da: đa dạng (dạng sởi, tinh hồng nhiệt, hình bia bắn..) không ngứa, không bong vảy. Ban thường không cố định, hết nơi này nhưng lại mọc nơi khác, không theo thứ tự, thường xuất hiện trong giai đoạn cấp (đang sốt cao)  T: Temperature: sốt cao > 39 độ, không/kém đáp ứng với hạ sốt.