SlideShare a Scribd company logo
PHÒNG GIÁO DỤC
BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện
B. Chị Cốc
C. Dế Mèn
D. Dế Choắt
2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?
A. Tạ Duy Anh
B. Vũ Tú Nam
C. Tô Hoài
D. Đoàn Giỏi
3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chít
B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ
C. Chợ nổi trên sông
D. Kết hợp cả A, B và C.
4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:
A. Tả cảnh sông nước
B. Tả người lao động
C. Tả cảnh sông nước miền Trung
D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.
5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?
A. Chú bé Phrăng
B. Thầy giáo Ha – men
C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men
D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.
6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy
“thầy vô cùng lớn lao”?
A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy
D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa
B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy
C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy
7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?
A Sự việc
B. Lời kể
C. Người kể chuyện
D. Cốt truyện
8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Kí
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Truyện thơ
9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?
A. Định nghĩa
B. Đánh giá
C. Giới thiệu
D. Miêu tả
10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?
A. là + một cụm danh từ
B. là + một cụm động từ
C. là + một cụm tính từ
D. là + một kết cấu chủ vị
11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?
A. Đánh giá
B. Định nghĩa
C. Miêu tả
D. Tồn tại
12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:
A. Động từ và danh từ
B. Động từ và tính từ
C. Động từ và số từ
D. Động từ và lượng từ
13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?
A. Chỉ quan hệ thời gian
B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ khả năng
14. Trong hai câu thơ:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?
A. Sai về nghĩa
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu vị ngữ
D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
II. Tự luận (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.
BÀI LÀM
Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 6
Năm học 2015 – 2016
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho khổ thơ sau:
“Ra thế
Lượm ơi!..”
a) Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả của bài thơ đó là ai?lượm tố hữu
b) Có ý kiến cho rằng đây là khổ thơ hay và độc đáo của bài thơ. Em hãy viết đoạn văn nêu cái hay, cái đẹp của
khổ thơ đó.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ.
b) Xác định chủ ngữ và vị ngữ của những câu sau. Cho biết câu nào là câu trần thuật đơn có từ là.
– Bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên.
(Bức tranh của em gái tôi)
– Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
– Tre là cánh tay của người nông dân.
(Cây tre Việt Nam)
c) Xác định và gọi tên phép tu từ được sử dụng trong các câu văn sau:
– Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn
nữa. (Cô Tô- Nguyễn Tuân)
– Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.
(Hồ Chí Minh)
Câu 3. (5,0 điểm)
Dựa vào văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, và những hiểu biết về cây tre trong đời sống, em hãy viết một
bài văn tả cây tre Việt Nam.
—- Hết —
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn
Câu 1 (2 điểm)
Document Scrap 'Yêú t? nào thu?n...'.shs a.
– Mức tối đa(0.5đ): Học sinh trả lời được:
– Khổ thơ trích trong bài thơ “Lượm” (0.25đ)
– Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu (0.25đ)
– Mức chưa tối đa(0.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa.
– Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
– Mức tối đa(1.5đ): Học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát và đảm bảo các ý sau:
+ Nghệ thuật (0,5) : Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ
ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn
“Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.
+ Nội dung (1,0): Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc
thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.
– Mức chưa tối đa(0.25; 0.5; 0.75; 1….1.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa.
– Mức chưa đạt: Không biết viết đoạn văn hoặc không làm.
Câu 2 (3 điểm)
a.
– Mức tối đa(0.5đ): Học sinh trả lời được câu trần thuật đơn và nêu được ví dụ.
+Khái niệm: Câu Trần thuật đơn là câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc,
sự vật hay để nêu một ý kiến.(0.25đ)
+ Ví dụ: Chúng em đang học.(0.25đ)
– Mức chưa tối đa(0.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa.
– Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
– Mức tối đa(1đ): Học sinh xacs định được các thành phần câu và chỉ ra đâu là câu trần thuật đơn có từ là.
– Bé Quỳnh // thỉnh thoảng lại reo lên. (0.25đ)
CN VN
– Người ta // gọi chàng là Sơn Tinh. (0.25đ)
CN VN
– Tre // là cánh tay của người nông dân. (0.25đ)
CN VN
– Chỉ ra được câu trần thuật đơn có từ là (0.25đ)
Tre // là cánh tay của người nông dân.
– Mức chưa tối đa(0.25đ; 0.5; 0.75):Trả lời được một trong các ý ở mức tối đa.
– Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
c.
– Mức tối đa(1.5đ): Học sinh chỉ ra được các hình ảnh có sử dụng các biện pháp tu từ và chỉ được các kiểu của
biện pháp đó(Mỗi hình ảnh, mỗi kiểu được 0.25đ) .
– Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (1đ)
+ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn
nữa.
– Biện pháp tu từ hoán dụ(Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)(0.5đ)
+ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.
– Mức chưa tối đa(0.25; 0.5; 0.75; 1; 1.25đ):Trả lời được một trong các ý ở mức tối đa.
– Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.
Câu 3. Bài văn tả cây tre Việt Nam.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc
Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam.
Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân
mật làng tôi…. đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm
măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là
một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc
mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của
con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang,
dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời… “giang chẻ lạt,
buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở
thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao
động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình
ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người
phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre
là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám
quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc…”
Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HOÀI NHƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 6
Năm học 2014 – 2015
Thời gian làm bài 90 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất:
1. (0,25đ) Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả nào?
A. Tô Hoài B. Tạ Duy Anh
B. Võ Quảng D. Minh Huệ
2. (0,25đ) Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo thể thơ nào?
A. Tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Năm tiếng D. Thất ngôn
3. (0,25đ) Trong văn miêu tả, các năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, hư cấu … đều quan trọng như nhau.
Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
4. (0,25đ) Khi tả cây phượng vĩ vào mùa hè, cần tập trung tả chi tiết nổi bật nào sau đây?
A. Lá phượng vĩ xanh rờn
B. Cây phượng vĩ gắn bó với tuổi học trò
C. Hoa phượng vĩ đỏ rực bầu trời
D. Cành phượng vĩ khô gãy răng rắc
Câu 2: (1 điểm) Nối cột A với cột B cho thích hợp?
Cột A
Cột B
A + B
1. Đã, đang, sẽ a. Phó từ chỉ sự phủ định 1 -> ………………….
2. Không, chưa,
chẳng
b. Phó từ chỉ sự cầu khiến 2 -> ………………….
3. Hãy, đừng, chớ c. Phó từ chỉ mức độ 3 -> ………………….
4. Cũng, vẫn, đều d. Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương 4 -> ………………….
tự
e. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
Câu 3: (1 điểm) Chọn những từ : loắt choắt, loắc choắc, xinh xinh, xinh sinh, be bé, thoăn thoắt, thoăn
thoắc, nghênh nghênh, ngênh ngênh điền đúng vào chỗ trống những dòng thơ sau:
Chú bé …………………………………
Cái xắc ………………………………..
Cái chân ………………………………
Cái đầu ……………………………….
II. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) So sánh là gì ? Cho ví dụ ?
Câu 2: (1 điểm) Qua văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, em học tập được điều gì ở nhân vật Kiều Phương?
Câu 3: (5 điểm) Em hãy tả cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
——————– hết —————–
Đáp án Đề thi học kì 2 – Văn lớp 6 – HOÀI NHƠN
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
1. A (0,25đ)
2. C (0,25đ)
3. B (0,25đ)
4. C (0,25đ)
Câu 2: (1 điểm)
1 -> e ; 2 -> a ; 3 -> b ; 4 -> d
(Mỗi câu đúng 0,25đ – Tổng điểm 1đ)
Câu 3: (1 điểm)
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
( Mỗi câu đúng 0,25đ – Tổng điểm 1đ)
II. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
+ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt. (0,5đ)
+ Học sinh cho đúng ví dụ (0,5đ)
Câu 2: (1 điểm)
HS có thể nêu một số ý như sau:
+ Cần học tập và rèn luyện để tài năng được phát triển. (0,5đ)
+ Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu, vị tha. (0,5đ)
Câu 3: (5 điểm)
a. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra lễ chào cờ : Lễ chào cờ diễn ra vào sáng (hoặc chiều) thứ hai hàng tuần.
b. Thân bài: (3,0 điểm)
Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em theo một trình tự hợp lí, chú ý nhấn mạnh những nét đặc trưng riêng,
độc đáo của trường. Có thể sơ lược theo trình tự sau:
– Tả quang cảnh trước, trong và sau khi lễ chào cờ diễn ra.
– Hát bài Quốc ca, Đội ca do liên đội điều khiển.
– Tả, kể các hoạt động theo trình tự:
+ Thầy (cô) tổng phụ trách sơ kết thi đua, phát động kế hoạch cho tuần học mới …
+ Sinh hoạt theo chủ đề: tuyên truyền an toàn giao thông, kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ…
+ Lời dặn dò của lãnh đạo Ban giám hiệu nhà trường.
….
c. Kết bài: (1 điểm)
– Ý nghĩa của buổi lễ chào cờ.
– Cảm nghĩ của em về buổi lễ chào cờ.
Bài văn mẫu
Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em
đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái
tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa
vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc
tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho
buổi lễ chào cờ.
Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang
lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ
loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ…
Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà
im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân
Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em
nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng
nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn
nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và
Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”.
Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên
nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích
trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ
đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em.
Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Định Quán
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút
I : TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
Khoanh tròn những chữ cái đúng nhất.
Câu 1.Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện. B. Chị Cốc. +
CDế Mèn. D. Dế Choắt.
Câu 2. Nét độc đáo của cảnh vật trong” Sông nước Cà Mau” là gì ?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chít.
B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ.
C. Chợ nổi trên sông.
D. Kết hợp cả A, BVÀ C.
Câu 3: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “ Vượt thác” và ” Sông nước Cà Mau” là:
A. tả cảnh sông nước. B. tả người lao động.
C. tả cảnh sông nước miền Trung.
Khoanh tròn những chữ cái đúng
Câu 4: Trong văn miêu tả, thao tác nào là cần thiết?
A. Quan sát
B. Liên tưởng
C. Thuật việc
D. Tả cảnh
Câu 5: Câu văn: “ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” sử dụng loại so sánh nào?
A. người với người B. vật với người
C. Vật với vật D. Cái cụ thể với cái trừu tượng
Câu 6: Dòng nào là vị ngữ của câu :” Tre là cánh tay của người nông dân”?
A. là
B. là cánh tay
C. Cánh tay của người nông dân
D. là cánh tay của người nông dân
Câu 7: Câu “ Tre là cánh tay của người nông dân “ là câu trần thuật đơn theo kiểu nào?
A. câu định nghĩa B.câu giới thiệu
C.câu đánh giá D. câu miêu tả
Câu 8: Trong câu văn “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ
nào?
A. ẩn dụ B. nhân hóa
C. so sánh D. hoán dụ
Khoanh tròn những chữ cái đúng
Câu 9. Thái độ của người anh khi tài năng của em gái được bộc lộ
A. Ngạc nhiên, vui vẻ B. buồn vui, xúc động
C. buồn bã D. đố kỵ
Câu 10. Trong các tình huống sau, tình huốg nào không phải viết đơn?
A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo phải buồn lòng
B. Em bị ốm không đến lớp học được
C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh
D. gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí
II. TỰ LUẬN
CÂU 1: ( 2 đ) Thế nào là nhân hóa? Nêu tác dụng của nhân hóa? Lấy ví dụ
CÂU 2 ( 5 đ). Hãy tả khung cảnh quê hương em vào một buổi sáng đầu xuân.
Đáp án Phần Tự Luận
Câu 1.
Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như
con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn
Ví dụ : – Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun
– Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới
Câu 2.
Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng
quê tôi.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn
còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành
hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân
mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ
của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban
phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc
xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương
lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy
nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt
ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện
song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy
sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi
đẹp dưới sắc xuân.Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi!
Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học
thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Quận Tân Bình
Đề thi học kì 2
Môn: Ngữ Văn – Lớp 6
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1: (1điểm)
a. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu,
nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
(Dế Mèn phiêu lưu kí -Tô Hoài)
Dế Mèn đã nghĩ gì về bài học đường đời đầu tiên của mình?
b. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh
ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Vượt thác)
Từ đoạn trích trên em hình dung hình ảnh của con người như thế nào trước thiên nhiên?
Câu 2: (1điểm)
a. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy.
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
b. Cho biết câu sau thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào?
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
(Thép Mới- Cây tre Việt Nam)
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ :
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Câu 4: (5 điểm)
Tả lại một nhân vật ấn tượng mà em yêu thích trong những truyện đã học.
_______________ HẾT ______________
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 6
QUẬN TÂN BÌNH
Câu 1: (1 điểm)
a. Dế Mèn nghĩ về bài học đầu tiên: Dế Mèn hối hận vì thói hung hăng, kiêu căng , xốc nổi của mình đã làm tổn
hại đến người khác. (0,5 điểm) Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý.
b. Thể hiện vẻ cường tráng, dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên (mỗi ý đúng 0,25 điểm)-
Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý.
Câu 2:
a. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy.
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh
– Biện pháp tu từ: hoán dụ (0,25 điểm)
– Từ ngữ thể hiện: Trái Đất (0,25 điểm)
b. Cho biết câu sau thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào?
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
– Câu giới thiệu (0,5 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ :
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Học sinh viết được đoạn văn phát biểu cảm nghĩ đúng nội dung yêu cầu của đề (2 điểm).
– Đoạn văn đúng số câu. (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1
câu trừ 0,25điểm.
– Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc( 0,5 điểm)
– 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.
Câu 4: (5 điểm)
Tả lại một nhân vật ấn tượng mà em yêu thích trong những truyện đã học.
A.Yêu cầu:
– Học sinh chọn được nhân vật ấn tượng yêu thích trong truyện đã học ( Gọi đúng tên nhân vật trong truyện đã
học- có thể là truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại )
– Biết chọn lọc những đặc điểm tiêu biểu của nhân vật để tả. Bài làm thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sáng
tạo, bộc lộ được tình cảm của người viết đối với nhân vật.
– Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
– Biết liên kết giữa các đoạn văn. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh. Biết sử dụng phép tu từ trong văn miêu tả.
– Bài làm phải đủ 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu nhân vật yêu thích.
* Thân bài: Tả nhân vật trong truyện đã học.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ.
Bài làm mẫu:
Tả lại một nhân vật ấn tượng mà em yêu thích trong những truyện đã học
Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem
trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh
phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da
trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ
quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc
mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp
son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng
mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa.
Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thiu.
Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay.
Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất
tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt
đẹp đó là cả một câu chuyện dài.
Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh
nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của
mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt
cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng
trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp
và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu
lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm,
bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời
cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí.
Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ
lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu
không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử
đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm
vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được
đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp
xứng đáng.
Phòng GD&ĐT Lâm Thao
TRƯỜNG THCS LÂM THAO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI
NĂM
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian
giao đề )
Câu 1: ( 2 điểm)
Cho câu văn sau:
“ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh
ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
a, Câu văn trên thuộc văn bản nào? Của tác giả nào?
b, Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn trên.
Câu 2: (2 điểm)
Xác định chủ ngữ, vị ngữ và chỉ rõ cấu tạo của chúng trong câu văn sau:
“ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Câu 3: (6 điểm)
Miêu tả cánh đồng lúa chín quê em vào một buổi sáng mùa hè.
………. Hết………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 Môn : Ngữ Văn 6
Câu Yêu cầu nội dung đạt được Điểm
1 a, Câu văn thuộc văn bản: Vượt thác 0,25
(2đ)
Tác giả: Võ Quảng
b, Chỉ đúng hai phép tu từ so sánh:
– Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc
– Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai
linh hùng vĩ
Nêu được tác dụng của phép tu từ: Làm nổi bật vẻ khỏe mạnh,
rắn rỏi, đầy sức mạnh và bản lĩnh phi thường, tư thế hào hùng
của dượng Hương khi đang chèo chống con thuyền vượt qua
thác dữ đồng thời khơi gợi ở người đọc ( Người nghe) tình cảm
yêu mến, khâm phục, tự hào về dượng Hương
0,25
0,25
0,25
1
2
(2
đ)
Chủ ngữ: Tre
Cấu tạo của CN: Danh từ
VN1: Giữ làng; VN2: Giữ nước; VN3: Giữ mái nhà tranh; VN4:
Giữ…chín
0.5
0,5
0,5
Cấu tạo của ba VN: Đều là cụm ĐT 0,5
3
(6
đ)
+ Yêu cầu chung: Biết làm bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên,
biết liên tưởng tưởng tượng, so sánh, nhận xét,… sử dụng từ
ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm.
+ Yêu cầu cụ thể:
* Về nội dung:
A. Mở bài
– Giới thiệu cánh đồng làng( Thời gian, lí do quan sát)
– Ấn tượng chung về cảnh
B. Thân bài
I. Tả bao quát
– Nhìn từ xa cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ với nhiều
mảng màu khác nhau: Vàng tươi, vàng hoe, vàng xuộm…hoặc
như một biển vàng…
– Phong cảnh xung quanh cánh đồng: Lũy tre, đàn cò, nắng,
gió…
II. Tả cụ thể
– Tả kĩ một thửa ruộng, khóm lúa, bông lúa nhìn gần:
+ Màu sắc: Vàng xuộm
+ Khóm lúa: Ken dày vào nhau, bắt đầu ngả sang màu vàng,
uốn cong như cần câu
+ Bông lúa: Trĩu nặng, vàng óng trông như những chuỗi hạt
cườm vàng
+ Hạt lúa: Tròn căng, chắc mẩy, óng ả dưới nắng mai
+ Mùi hương lúa chín thơm thoang thoảng
– Tả sơ qua một vài hoạt động của cô bác nông dân: Người đi
thăm lúa, người gặt lúa…
C. Kết bài
– Cảm nghĩ của bản thân: – Cánh đồng lúa vàng trĩu bông hứa
hẹn một vụ mùa bội thu, một c/sống ấm no, hạnh phúc
– Ngắm nhìn c/đồng càng thêm yêu quí, biết ơn cô bác nông
dân đã vất vả một nắng hai sương làm ra hạt thóc – hạt vàng
* Về hình thức: Trình bày sạch sẽ, bố cục mạch lạc, không mắc
lỗi chính tả, diễn đạt…

More Related Content

What's hot

De thi van 7
De thi van 7De thi van 7
De thi van 7
DoKo.VN Channel
 
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
Lớp 7 Gia sư
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xiPhát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Jackson Linh
 
đề đọC hiểu văn bản ngoài sách
đề đọC hiểu văn bản ngoài sáchđề đọC hiểu văn bản ngoài sách
đề đọC hiểu văn bản ngoài sáchMinh Ngọc Nguyễn
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 3
Dân Phạm Việt
 
De luyen thi danh gia nang luc dhqg tp hcm de so 1 de minh hoa
De luyen thi danh gia nang luc dhqg tp hcm de so 1 de minh hoaDe luyen thi danh gia nang luc dhqg tp hcm de so 1 de minh hoa
De luyen thi danh gia nang luc dhqg tp hcm de so 1 de minh hoa
DẠY KÈM QUY NHƠN / ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
dung nguyễn
 
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămGiáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Lớp 7 Gia sư
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 1
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 1Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 1
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 1
Dân Phạm Việt
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Cherry Bui
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Thi đàn Việt Nam
 
Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"
hungvuongtamky
 
Oxford thuong-yeu-truyen368-com-html
Oxford thuong-yeu-truyen368-com-htmlOxford thuong-yeu-truyen368-com-html
Oxford thuong-yeu-truyen368-com-html
nghoanganh
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Nguyễn Sáu
 
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 2
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 2Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 2
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 1
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 1Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 1
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè XanhThơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thi đàn Việt Nam
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
Dân Phạm Việt
 
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên KhôiThơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thi đàn Việt Nam
 

What's hot (20)

De thi van 7
De thi van 7De thi van 7
De thi van 7
 
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ Văn lớp 7
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xiPhát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
 
đề đọC hiểu văn bản ngoài sách
đề đọC hiểu văn bản ngoài sáchđề đọC hiểu văn bản ngoài sách
đề đọC hiểu văn bản ngoài sách
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 3
 
De luyen thi danh gia nang luc dhqg tp hcm de so 1 de minh hoa
De luyen thi danh gia nang luc dhqg tp hcm de so 1 de minh hoaDe luyen thi danh gia nang luc dhqg tp hcm de so 1 de minh hoa
De luyen thi danh gia nang luc dhqg tp hcm de so 1 de minh hoa
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
 
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămGiáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 1
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 1Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 1
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 1
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
 
Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"
 
Oxford thuong-yeu-truyen368-com-html
Oxford thuong-yeu-truyen368-com-htmlOxford thuong-yeu-truyen368-com-html
Oxford thuong-yeu-truyen368-com-html
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
 
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 2
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 2Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 2
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 2
 
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 1
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 1Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 1
Dgnl dhqg tphcm 2022 de so 1
 
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè XanhThơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
 
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên KhôiThơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
 

Similar to Phòng giáo dục

Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 6 hoc ki 2 de 5
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 6  hoc ki 2 de 5Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 6  hoc ki 2 de 5
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 6 hoc ki 2 de 5
Dân Phạm Việt
 
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1adminseo
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
Dân Phạm Việt
 
De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013adminseo
 
BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 2022 - CÓ ...
BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 2022 - CÓ ...BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 2022 - CÓ ...
BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 2022 - CÓ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
đề Thi thử môn văn đh 2013
đề Thi thử môn văn đh 2013đề Thi thử môn văn đh 2013
đề Thi thử môn văn đh 2013adminseo
 
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
1kmn;l'
 
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 121kmn;l'
 
đề Kiểm tra đọc hiểu cuối năm 2010
đề Kiểm tra đọc hiểu cuối năm 2010đề Kiểm tra đọc hiểu cuối năm 2010
đề Kiểm tra đọc hiểu cuối năm 2010
Tung Nguyen (KMi)
 
bo-de-on-tap-he-lop-6-mon-ngu-van.pdf
bo-de-on-tap-he-lop-6-mon-ngu-van.pdfbo-de-on-tap-he-lop-6-mon-ngu-van.pdf
bo-de-on-tap-he-lop-6-mon-ngu-van.pdf
BoNhiLNgc
 
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
bepiglet
 
Ngữ văn kì i thanh xuân
Ngữ văn kì i  thanh xuânNgữ văn kì i  thanh xuân
Ngữ văn kì i thanh xuân
Annh Quỳnh
 
De thi-giua-hoc-ki-2-mon-tieng-viet-lop-4-theo-tt-22
De thi-giua-hoc-ki-2-mon-tieng-viet-lop-4-theo-tt-22De thi-giua-hoc-ki-2-mon-tieng-viet-lop-4-theo-tt-22
De thi-giua-hoc-ki-2-mon-tieng-viet-lop-4-theo-tt-22
Sang Nguyễn
 
Đề Văn thi thử vào lớp 10 thp tnăm 2017
Đề Văn thi thử vào lớp 10 thp tnăm 2017Đề Văn thi thử vào lớp 10 thp tnăm 2017
Đề Văn thi thử vào lớp 10 thp tnăm 2017
mcbooksjsc
 
De cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day duDe cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day duQuangduy22
 
De cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day duDe cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day du
keinchua2
 
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóaĐề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
mcbooksjsc
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
tieuhocvn .info
 
Da an-de-thi-lop-10-mon-van-tai-tphcm-2013
Da an-de-thi-lop-10-mon-van-tai-tphcm-2013Da an-de-thi-lop-10-mon-van-tai-tphcm-2013
Da an-de-thi-lop-10-mon-van-tai-tphcm-2013
Hương Lan Hoàng
 

Similar to Phòng giáo dục (20)

Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 6 hoc ki 2 de 5
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 6  hoc ki 2 de 5Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 6  hoc ki 2 de 5
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 6 hoc ki 2 de 5
 
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
 
De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013De thi thu mon van 2013
De thi thu mon van 2013
 
BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 2022 - CÓ ...
BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 2022 - CÓ ...BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 2022 - CÓ ...
BỘ ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 2022 - CÓ ...
 
đề Thi thử môn văn đh 2013
đề Thi thử môn văn đh 2013đề Thi thử môn văn đh 2013
đề Thi thử môn văn đh 2013
 
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
 
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
 
đề Kiểm tra đọc hiểu cuối năm 2010
đề Kiểm tra đọc hiểu cuối năm 2010đề Kiểm tra đọc hiểu cuối năm 2010
đề Kiểm tra đọc hiểu cuối năm 2010
 
bo-de-on-tap-he-lop-6-mon-ngu-van.pdf
bo-de-on-tap-he-lop-6-mon-ngu-van.pdfbo-de-on-tap-he-lop-6-mon-ngu-van.pdf
bo-de-on-tap-he-lop-6-mon-ngu-van.pdf
 
De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2
 
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
 
Ngữ văn kì i thanh xuân
Ngữ văn kì i  thanh xuânNgữ văn kì i  thanh xuân
Ngữ văn kì i thanh xuân
 
De thi-giua-hoc-ki-2-mon-tieng-viet-lop-4-theo-tt-22
De thi-giua-hoc-ki-2-mon-tieng-viet-lop-4-theo-tt-22De thi-giua-hoc-ki-2-mon-tieng-viet-lop-4-theo-tt-22
De thi-giua-hoc-ki-2-mon-tieng-viet-lop-4-theo-tt-22
 
Đề Văn thi thử vào lớp 10 thp tnăm 2017
Đề Văn thi thử vào lớp 10 thp tnăm 2017Đề Văn thi thử vào lớp 10 thp tnăm 2017
Đề Văn thi thử vào lớp 10 thp tnăm 2017
 
De cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day duDe cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day du
 
De cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day duDe cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day du
 
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóaĐề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
 
Da an-de-thi-lop-10-mon-van-tai-tphcm-2013
Da an-de-thi-lop-10-mon-van-tai-tphcm-2013Da an-de-thi-lop-10-mon-van-tai-tphcm-2013
Da an-de-thi-lop-10-mon-van-tai-tphcm-2013
 

Recently uploaded

Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 

Phòng giáo dục

  • 1. PHÒNG GIÁO DỤC BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào? A. Người kể chuyện B. Chị Cốc C. Dế Mèn D. Dế Choắt 2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai? A. Tạ Duy Anh B. Vũ Tú Nam C. Tô Hoài D. Đoàn Giỏi 3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì? A. Kênh rạch bủa giăng chi chít B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ C. Chợ nổi trên sông D. Kết hợp cả A, B và C. 4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là: A. Tả cảnh sông nước B. Tả người lao động C. Tả cảnh sông nước miền Trung D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc. 5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai? A. Chú bé Phrăng B. Thầy giáo Ha – men
  • 2. C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de. 6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”? A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy 7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký? A Sự việc B. Lời kể C. Người kể chuyện D. Cốt truyện 8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì? A. Kí B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Truyện thơ 9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì? A. Định nghĩa B. Đánh giá C. Giới thiệu D. Miêu tả 10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào? A. là + một cụm danh từ B. là + một cụm động từ C. là + một cụm tính từ D. là + một kết cấu chủ vị
  • 3. 11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào? A. Đánh giá B. Định nghĩa C. Miêu tả D. Tồn tại 12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với: A. Động từ và danh từ B. Động từ và tính từ C. Động từ và số từ D. Động từ và lượng từ 13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì? A. Chỉ quan hệ thời gian B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự C. Chỉ mức độ D. Chỉ khả năng 14. Trong hai câu thơ: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. Ẩn dụ 16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì? A. Sai về nghĩa
  • 4. B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu vị ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ II. Tự luận (6 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Tả một người mà em yêu thương. BÀI LÀM
  • 5. Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN: VĂN – LỚP 6 Năm học 2015 – 2016 (Thời gian làm bài 90 phút) Câu 1. (2,0 điểm) Cho khổ thơ sau:
  • 6. “Ra thế Lượm ơi!..” a) Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả của bài thơ đó là ai?lượm tố hữu b) Có ý kiến cho rằng đây là khổ thơ hay và độc đáo của bài thơ. Em hãy viết đoạn văn nêu cái hay, cái đẹp của khổ thơ đó. Câu 2. (3,0 điểm) a) Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ. b) Xác định chủ ngữ và vị ngữ của những câu sau. Cho biết câu nào là câu trần thuật đơn có từ là. – Bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên. (Bức tranh của em gái tôi) – Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
  • 7. – Tre là cánh tay của người nông dân. (Cây tre Việt Nam) c) Xác định và gọi tên phép tu từ được sử dụng trong các câu văn sau: – Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. (Cô Tô- Nguyễn Tuân) – Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. (Hồ Chí Minh) Câu 3. (5,0 điểm) Dựa vào văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, và những hiểu biết về cây tre trong đời sống, em hãy viết một bài văn tả cây tre Việt Nam. —- Hết — Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Câu 1 (2 điểm)
  • 8. Document Scrap 'Yêú t? nào thu?n...'.shs a. – Mức tối đa(0.5đ): Học sinh trả lời được: – Khổ thơ trích trong bài thơ “Lượm” (0.25đ) – Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu (0.25đ) – Mức chưa tối đa(0.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa. – Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm. – Mức tối đa(1.5đ): Học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát và đảm bảo các ý sau: + Nghệ thuật (0,5) : Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở. + Nội dung (1,0): Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.
  • 9. – Mức chưa tối đa(0.25; 0.5; 0.75; 1….1.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa. – Mức chưa đạt: Không biết viết đoạn văn hoặc không làm. Câu 2 (3 điểm) a. – Mức tối đa(0.5đ): Học sinh trả lời được câu trần thuật đơn và nêu được ví dụ. +Khái niệm: Câu Trần thuật đơn là câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.(0.25đ) + Ví dụ: Chúng em đang học.(0.25đ) – Mức chưa tối đa(0.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa. – Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm. – Mức tối đa(1đ): Học sinh xacs định được các thành phần câu và chỉ ra đâu là câu trần thuật đơn có từ là. – Bé Quỳnh // thỉnh thoảng lại reo lên. (0.25đ)
  • 10. CN VN – Người ta // gọi chàng là Sơn Tinh. (0.25đ) CN VN – Tre // là cánh tay của người nông dân. (0.25đ) CN VN – Chỉ ra được câu trần thuật đơn có từ là (0.25đ) Tre // là cánh tay của người nông dân. – Mức chưa tối đa(0.25đ; 0.5; 0.75):Trả lời được một trong các ý ở mức tối đa. – Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm. c. – Mức tối đa(1.5đ): Học sinh chỉ ra được các hình ảnh có sử dụng các biện pháp tu từ và chỉ được các kiểu của biện pháp đó(Mỗi hình ảnh, mỗi kiểu được 0.25đ) .
  • 11. – Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (1đ) + Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. – Biện pháp tu từ hoán dụ(Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)(0.5đ) + Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. – Mức chưa tối đa(0.25; 0.5; 0.75; 1; 1.25đ):Trả lời được một trong các ý ở mức tối đa. – Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm. Câu 3. Bài văn tả cây tre Việt Nam. Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam.
  • 12. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…. đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời… “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc…” Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HOÀI NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN: VĂN – LỚP 6
  • 13. Năm học 2014 – 2015 Thời gian làm bài 90 phút I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất: 1. (0,25đ) Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả nào? A. Tô Hoài B. Tạ Duy Anh B. Võ Quảng D. Minh Huệ 2. (0,25đ) Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo thể thơ nào? A. Tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Năm tiếng D. Thất ngôn 3. (0,25đ) Trong văn miêu tả, các năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, hư cấu … đều quan trọng như nhau. Điều đó đúng hay sai?
  • 14. A. Đúng B. Sai 4. (0,25đ) Khi tả cây phượng vĩ vào mùa hè, cần tập trung tả chi tiết nổi bật nào sau đây? A. Lá phượng vĩ xanh rờn B. Cây phượng vĩ gắn bó với tuổi học trò C. Hoa phượng vĩ đỏ rực bầu trời D. Cành phượng vĩ khô gãy răng rắc Câu 2: (1 điểm) Nối cột A với cột B cho thích hợp? Cột A Cột B A + B 1. Đã, đang, sẽ a. Phó từ chỉ sự phủ định 1 -> …………………. 2. Không, chưa, chẳng b. Phó từ chỉ sự cầu khiến 2 -> …………………. 3. Hãy, đừng, chớ c. Phó từ chỉ mức độ 3 -> …………………. 4. Cũng, vẫn, đều d. Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương 4 -> ………………….
  • 15. tự e. Phó từ chỉ quan hệ thời gian Câu 3: (1 điểm) Chọn những từ : loắt choắt, loắc choắc, xinh xinh, xinh sinh, be bé, thoăn thoắt, thoăn thoắc, nghênh nghênh, ngênh ngênh điền đúng vào chỗ trống những dòng thơ sau: Chú bé ………………………………… Cái xắc ……………………………….. Cái chân ……………………………… Cái đầu ………………………………. II. TỰ LUẬN : (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) So sánh là gì ? Cho ví dụ ? Câu 2: (1 điểm) Qua văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, em học tập được điều gì ở nhân vật Kiều Phương? Câu 3: (5 điểm) Em hãy tả cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
  • 16. ——————– hết —————– Đáp án Đề thi học kì 2 – Văn lớp 6 – HOÀI NHƠN I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) 1. A (0,25đ) 2. C (0,25đ) 3. B (0,25đ) 4. C (0,25đ) Câu 2: (1 điểm) 1 -> e ; 2 -> a ; 3 -> b ; 4 -> d (Mỗi câu đúng 0,25đ – Tổng điểm 1đ)
  • 17. Câu 3: (1 điểm) Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh ( Mỗi câu đúng 0,25đ – Tổng điểm 1đ) II. TỰ LUẬN : (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) + So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0,5đ) + Học sinh cho đúng ví dụ (0,5đ)
  • 18. Câu 2: (1 điểm) HS có thể nêu một số ý như sau: + Cần học tập và rèn luyện để tài năng được phát triển. (0,5đ) + Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu, vị tha. (0,5đ) Câu 3: (5 điểm) a. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra lễ chào cờ : Lễ chào cờ diễn ra vào sáng (hoặc chiều) thứ hai hàng tuần. b. Thân bài: (3,0 điểm) Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em theo một trình tự hợp lí, chú ý nhấn mạnh những nét đặc trưng riêng, độc đáo của trường. Có thể sơ lược theo trình tự sau:
  • 19. – Tả quang cảnh trước, trong và sau khi lễ chào cờ diễn ra. – Hát bài Quốc ca, Đội ca do liên đội điều khiển. – Tả, kể các hoạt động theo trình tự: + Thầy (cô) tổng phụ trách sơ kết thi đua, phát động kế hoạch cho tuần học mới … + Sinh hoạt theo chủ đề: tuyên truyền an toàn giao thông, kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ… + Lời dặn dò của lãnh đạo Ban giám hiệu nhà trường. …. c. Kết bài: (1 điểm) – Ý nghĩa của buổi lễ chào cờ. – Cảm nghĩ của em về buổi lễ chào cờ. Bài văn mẫu
  • 20. Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ. Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp. Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em.
  • 21. Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Định Quán ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I : TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Khoanh tròn những chữ cái đúng nhất. Câu 1.Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào? A. Người kể chuyện. B. Chị Cốc. + CDế Mèn. D. Dế Choắt. Câu 2. Nét độc đáo của cảnh vật trong” Sông nước Cà Mau” là gì ? A. Kênh rạch bủa giăng chi chít. B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ. C. Chợ nổi trên sông. D. Kết hợp cả A, BVÀ C. Câu 3: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “ Vượt thác” và ” Sông nước Cà Mau” là:
  • 22. A. tả cảnh sông nước. B. tả người lao động. C. tả cảnh sông nước miền Trung. Khoanh tròn những chữ cái đúng Câu 4: Trong văn miêu tả, thao tác nào là cần thiết? A. Quan sát B. Liên tưởng C. Thuật việc D. Tả cảnh Câu 5: Câu văn: “ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” sử dụng loại so sánh nào? A. người với người B. vật với người C. Vật với vật D. Cái cụ thể với cái trừu tượng Câu 6: Dòng nào là vị ngữ của câu :” Tre là cánh tay của người nông dân”?
  • 23. A. là B. là cánh tay C. Cánh tay của người nông dân D. là cánh tay của người nông dân Câu 7: Câu “ Tre là cánh tay của người nông dân “ là câu trần thuật đơn theo kiểu nào? A. câu định nghĩa B.câu giới thiệu C.câu đánh giá D. câu miêu tả Câu 8: Trong câu văn “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. ẩn dụ B. nhân hóa C. so sánh D. hoán dụ Khoanh tròn những chữ cái đúng
  • 24. Câu 9. Thái độ của người anh khi tài năng của em gái được bộc lộ A. Ngạc nhiên, vui vẻ B. buồn vui, xúc động C. buồn bã D. đố kỵ Câu 10. Trong các tình huống sau, tình huốg nào không phải viết đơn? A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo phải buồn lòng B. Em bị ốm không đến lớp học được C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh D. gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí II. TỰ LUẬN CÂU 1: ( 2 đ) Thế nào là nhân hóa? Nêu tác dụng của nhân hóa? Lấy ví dụ CÂU 2 ( 5 đ). Hãy tả khung cảnh quê hương em vào một buổi sáng đầu xuân. Đáp án Phần Tự Luận
  • 25. Câu 1. Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn Ví dụ : – Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun – Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới Câu 2. Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi. Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt
  • 26. ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn. Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Quận Tân Bình Đề thi học kì 2 Môn: Ngữ Văn – Lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút Câu 1: (1điểm) a. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. (Dế Mèn phiêu lưu kí -Tô Hoài)
  • 27. Dế Mèn đã nghĩ gì về bài học đường đời đầu tiên của mình? b. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Vượt thác) Từ đoạn trích trên em hình dung hình ảnh của con người như thế nào trước thiên nhiên? Câu 2: (1điểm) a. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy. Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Tố Hữu) b. Cho biết câu sau thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào? Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
  • 28. (Thép Mới- Cây tre Việt Nam) Câu 3: (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ : Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) Câu 4: (5 điểm) Tả lại một nhân vật ấn tượng mà em yêu thích trong những truyện đã học. _______________ HẾT ______________ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 6
  • 29. QUẬN TÂN BÌNH Câu 1: (1 điểm) a. Dế Mèn nghĩ về bài học đầu tiên: Dế Mèn hối hận vì thói hung hăng, kiêu căng , xốc nổi của mình đã làm tổn hại đến người khác. (0,5 điểm) Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý. b. Thể hiện vẻ cường tráng, dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên (mỗi ý đúng 0,25 điểm)- Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý. Câu 2: a. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy. Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh – Biện pháp tu từ: hoán dụ (0,25 điểm) – Từ ngữ thể hiện: Trái Đất (0,25 điểm) b. Cho biết câu sau thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là nào?
  • 30. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. – Câu giới thiệu (0,5 điểm) Câu 3: (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ : Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) Học sinh viết được đoạn văn phát biểu cảm nghĩ đúng nội dung yêu cầu của đề (2 điểm). – Đoạn văn đúng số câu. (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ 0,25điểm.
  • 31. – Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc( 0,5 điểm) – 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm). Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm. Câu 4: (5 điểm) Tả lại một nhân vật ấn tượng mà em yêu thích trong những truyện đã học. A.Yêu cầu: – Học sinh chọn được nhân vật ấn tượng yêu thích trong truyện đã học ( Gọi đúng tên nhân vật trong truyện đã học- có thể là truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại ) – Biết chọn lọc những đặc điểm tiêu biểu của nhân vật để tả. Bài làm thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo, bộc lộ được tình cảm của người viết đối với nhân vật. – Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. – Biết liên kết giữa các đoạn văn. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh. Biết sử dụng phép tu từ trong văn miêu tả. – Bài làm phải đủ 3 phần:
  • 32. * Mở bài: Giới thiệu nhân vật yêu thích. * Thân bài: Tả nhân vật trong truyện đã học. * Kết bài: Nêu cảm nghĩ. Bài làm mẫu: Tả lại một nhân vật ấn tượng mà em yêu thích trong những truyện đã học Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn. Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thiu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay.
  • 33. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ. Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài. Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
  • 34. Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng. Phòng GD&ĐT Lâm Thao TRƯỜNG THCS LÂM THAO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2014 -2015 Môn: Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: ( 2 điểm) Cho câu văn sau: “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” a, Câu văn trên thuộc văn bản nào? Của tác giả nào?
  • 35. b, Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn trên. Câu 2: (2 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và chỉ rõ cấu tạo của chúng trong câu văn sau: “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” (Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 3: (6 điểm) Miêu tả cánh đồng lúa chín quê em vào một buổi sáng mùa hè. ………. Hết……… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 Môn : Ngữ Văn 6 Câu Yêu cầu nội dung đạt được Điểm 1 a, Câu văn thuộc văn bản: Vượt thác 0,25
  • 36. (2đ) Tác giả: Võ Quảng b, Chỉ đúng hai phép tu từ so sánh: – Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc – Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ Nêu được tác dụng của phép tu từ: Làm nổi bật vẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, đầy sức mạnh và bản lĩnh phi thường, tư thế hào hùng của dượng Hương khi đang chèo chống con thuyền vượt qua thác dữ đồng thời khơi gợi ở người đọc ( Người nghe) tình cảm yêu mến, khâm phục, tự hào về dượng Hương 0,25 0,25 0,25 1 2 (2 đ) Chủ ngữ: Tre Cấu tạo của CN: Danh từ VN1: Giữ làng; VN2: Giữ nước; VN3: Giữ mái nhà tranh; VN4: Giữ…chín 0.5 0,5 0,5
  • 37. Cấu tạo của ba VN: Đều là cụm ĐT 0,5 3 (6 đ) + Yêu cầu chung: Biết làm bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên, biết liên tưởng tưởng tượng, so sánh, nhận xét,… sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm. + Yêu cầu cụ thể: * Về nội dung: A. Mở bài – Giới thiệu cánh đồng làng( Thời gian, lí do quan sát) – Ấn tượng chung về cảnh B. Thân bài I. Tả bao quát – Nhìn từ xa cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ với nhiều mảng màu khác nhau: Vàng tươi, vàng hoe, vàng xuộm…hoặc
  • 38. như một biển vàng… – Phong cảnh xung quanh cánh đồng: Lũy tre, đàn cò, nắng, gió… II. Tả cụ thể – Tả kĩ một thửa ruộng, khóm lúa, bông lúa nhìn gần: + Màu sắc: Vàng xuộm + Khóm lúa: Ken dày vào nhau, bắt đầu ngả sang màu vàng, uốn cong như cần câu + Bông lúa: Trĩu nặng, vàng óng trông như những chuỗi hạt cườm vàng + Hạt lúa: Tròn căng, chắc mẩy, óng ả dưới nắng mai + Mùi hương lúa chín thơm thoang thoảng – Tả sơ qua một vài hoạt động của cô bác nông dân: Người đi
  • 39. thăm lúa, người gặt lúa… C. Kết bài – Cảm nghĩ của bản thân: – Cánh đồng lúa vàng trĩu bông hứa hẹn một vụ mùa bội thu, một c/sống ấm no, hạnh phúc – Ngắm nhìn c/đồng càng thêm yêu quí, biết ơn cô bác nông dân đã vất vả một nắng hai sương làm ra hạt thóc – hạt vàng * Về hình thức: Trình bày sạch sẽ, bố cục mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt…