SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
NHỮNG TRANG VĂN HAY
GIÚP HỌC SINH THAM KHẢO
Nhường đường
ớm trung thu, cô dẫn các cháu mẫu giáo đi chơi phố. Một đoàn trẻ túm đuôi áo nhau rồng rắn dãy
dài. Hè phố sạch tinh, hàng cây lào xào, những đốm nắng sàng qua tán lá cùng với những chiếc lá
vàng thu rơi xuống chân các cháu.
S
Lũ trẻ như đàn chim ríu ran. Như dây hoa dài rực rỡ. Dây hoa đang hướng theo hàng dọc bỗng chuyển
hàng ngang. Lũ trẻ ríu rít sang đường.
Đúng lúc ấy có đoàn xe của một ngài Tổng thống đi tới. Tiếng còi cảnh sát hụ. Nhiệm vụ của họ là phải
dẹp đường nhường lối ưu tiên cho thượng khách quốc gia. Tình huống bất ngờ làm cho những người cảnh sát
lúng túng.
Đàn chim non, cái dây hoa dài đang chăng ngang đường nghe tiếng còi giật mình, xao động...
Ngài Tổng thống vừa từ phương Tây tới. Mấy hôm nay ông đã thấy cái nắng thu vàng đẹp mê hồn của Hà
Nội. Ngài đến đây với sứ mệnh hữu nghị. Và trong lòng ngập tràn cảm xúc mến yêu xứ sở này,…
Cái gì trước mắt kia nhỉ? Ngài Tổng thống nhìn lên. Con đường đầy nắng và lá vàng. Một đoàn trẻ thơ
như lũ chim non trông đáng yêu kì lạ. Những gương mặt bụ sữa trắng hồng. Những bước chân lon ton.
Ngài Tổng thống không gọi được đúng tên cảm xúc chợt dâng lên trong lòng mình.
Tiếng còi cảnh sát hụ hối hả làm táo tác, kinh động lũ trẻ thơ…
- Dừng lại! - Ngài Tổng thống ra lệnh cho đoàn tùy tùng.
Ông gỡ cặp kính. Đôi mắt già của ông như có sương thu vừa vương vào.
Đoàn xe nghi thức quốc gia nối đuôi dài đỗ im phắc chờ cho lũ trẻ sang hết đường, mới rùng rùng chuyển
bánh.
Ngài Tổng thống đưa tay ra ngoài cửa kính vẫy đàn chim non.
Nụ cười trên môi ngài nở giống hệt nụ cười của lũ trẻ.
Đàn bướm bay
ơn gió thu đầu mùa xào xạc rừng Phong. Lá Phong vẫn xanh nhưng rồi gió thu sẽ nhuộm đỏ rực
như lửa để chịu cái rét tái tê của tuyết mùa đông.CNhững con bướm Công Chúa màu da cam cảm nhận được gợn gió thu đầu. Chúng lưỡng lự, rập rờn. Mùa
di cư về miền nắng ấm phương Nam đã đến. Sắp phải tạm biệt nơi này.
Những đàn bướm Công Chúa cả triệu triệu con như một tấm voan hồng phủ kín rừng Phong. Khăn bắt
đầu cởi khỏi vai nàng tiên nữ. Những đàn bướm bay lên, nhuộm đỏ cả mây trời trên hành trình từ Bắc vào
Nam.
Trời thu biếc xanh. Những con bướm mỏng manh bé xíu mà dám đọ với tầm vóc bao la của vũ trụ. Chỉ
một giọt mưa cũng đủ rửa trôi phấn bướm. Chỉ một ngụm gió cũng đủ bẻ quặt gẫy tan cánh bướm như gió khơi
bẻ gẫy cánh buồm.
Những đàn bướm không sợ, mặc cho bão táp mưa sa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Đường di cư của bướm Công Chúa phương Bắc thường là năm ngàn cây số. Cánh sắt máy bay phản lực
cũng phải e dè cự ly này. Vậy mà đàn bướm coi thường. Cái gì thôi thúc chúng bay. Sứ mệnh chúng là bay.
Vượt qua chiều dọc lục địa, đàn bướm nghỉ chân từng chặng trong những cánh rừng Linh Sam. Rừng là lữ
quán. Mỗi chiếc lá là một căn phòng. Lữ quán mênh mông, một triệu căn phòng đủ chỗ cho một triệu lữ khách
ngủ qua đêm. Nhưng kìa, ở lữ quán thứ nhất, sáng ra, Reception kinh hoàng thấy chỉ có năm trăm ngàn khách
“trả phòng”. Còn lại, một nửa lữ khách chết hết trong đêm, sau khi đẻ hàng tỷ trứng trên “giường trọ”. Vòng
đời ngắn ngủi của bướm chỉ đủ bay chừng một chặng đường. Những con bướm trẻ trung còn sống, bay đi,
nhưng cũng sẽ chết ở lữ quán thứ hai, sau khi sứ mệnh đẻ trứng hoàn thành.
Những quả trứng xinh xinh trên nhành cây Linh Sam rất nhanh cựa quậy. Com bướm đẹp mê hồn chui ra
như trong huyền thoại, rung rinh đôi cánh thiên thần.
Những con bướm non mở mắt chào đời, và thật kỳ lạ, ngay ngày đầu tiên nó đã cất cánh bay vút lên trời,
nhằm hướng phương Nam, nối tiếp lịch bay của mẹ nó đã lập trình từ trong bào thai.
Gió lạnh phương Bắc từ từ đuổi theo sát nút đàn bướm. Nắng ấm phương Nam vẫy gọi hẹn hò. Đàn bướm
bay về nơi hò hẹn.
Năm ngàn cây số di cư, là chu trình của năm vòng đời Bướm. Mỗi đời Bướm chỉ bay được một ngàn cây,
vừa bay, vừa đẻ, vừa chết. Đến hậu duệ đời thứ năm, đàn bướm mới đậu chân được xuống miền đất ấm. Tại
đây chúng bay lượn nhởn nhơ, nhưng mắt vẫn ngước về quê hương phương Bắc. Để rồi một ngày kia, khi lá
Phong đỏ phương Bắc đã rụng, mầm xanh mới nhú lên, những đàn bướm lại rùng rùng cất cánh bay lên trời,
trở về quê hương đã hết giá lạnh. Đàn bướm bay ngược với năm đời cụ kỵ chúng bay xuôi. Chúng phải về quê,
và cũng lại phải năm đời sau mới tới quê nhà.
Loài Bướm mang tên Công Chúa, cứ thế mỗi năm một mùa bay di cư suốt nửa chiều dọc trái đất, chỉ bằng
đôi cánh mỏng manh. Chúng chả có giấy tờ hộ chiếu. Chúng chả sợ các biên cương. Không có biên giới chế độ
nào kìm hãm được chúng. Chúng là Tự Do, trời của ta, đất của ta, cánh bay của ta, chúng là biểu tượng khát vọng
truyền đời từ trong lòng Mẹ, khát vọng tự do đi tìm đất sống của mỗi kiếp người.
19/4/2013
Chim ngói bay đi
ió heo may nhuộm cánh đồng xanh ngả màu hoa hiên. Những bông lúa sữa thơm nức rủ từng đàn
Chim Ngói bay về.GMẹ tôi tuốt lúa nếp non về giã cốm, cốm xanh như ngọc bọc trong lá sen cuối mùa.
Bác hàng xóm rủ tôi đi bẫy chim Ngói. Lưới giăng trên lúa với con chim Mồi, cất lên tiếng gù buồn bã.
Đàn chim Ngói trên trời không nghe kỹ điệu buồn của chim Mồi, nên xà xuống. Bác hàng xóm giật dây
dòng. Lưới úp chụp lên đàn chim Ngói.
Những con chim Ngói mới nhằn được một hạt lúa non, vị ngọt chưa kịp tan trong lưỡi, đã bị mắt lưới xiết
ghì trên cánh, đau đớn giẫy giụa. Vòng cườm biếc trên cổ chim đứt tung, hạt cườm rơi lả tả. Một chiếc lông
cánh rụng ra, gió cuốn bay đi, còn con chim Ngói thì bị nhốt chặt trong lồng.
Mắt nâu chim Ngói nhìn tôi oán trách, uất hận, dỗi hờn.
Bác hàng xóm huấn luyện cho tôi cách bắt chim Ngói. Tôi nấp trong lúa, tay cầm dây dòng. Một đàn chim
Ngói khác đang bay ngạo nghễ giữa trời xanh, lại xà xuống.
- Giật đi - Bác hàng xóm hạ lệnh
Tay tôi run bắn, mắt hoa lên. Những con chim Ngói đang vui thích nhằn sữa cốm đầu mùa.
Chúng nói gì với nhau ríu rít. Tôi nghe được lời chúng nói. Tiếng chúng gù bao giờ cũng làm lòng tôi xao
xuyến.
Đàn chim Ngói vẫn đang nhẩy giăng giăng trên lúa. Nhưng tôi không giật dây dòng, tôi lấy tay huơ lên
báo động, cho đàn chim Ngói bay đi…
28/10/2014
Cha tôi không về
Nhà tôi ở một mình trên sườn đồi. Phía trước là con sông trong vắt, đằng sau là rừng già.
Tôi lớn lên trong tiếng gió ngàn rền rĩ, và mùi cỏ dại héo thơm.
Mẹ tôi có mái tóc dài như suối. Ngày ngày bà rải những nắm thóc vàng trước nhà gọi chim rừng đến nhặt
và nghe nó nói chuyện.
Mẹ tôi đẹp lắm. Trong nắng ban mai, bà giơ tay cuộn những sợi tơ trời trắng muốt đang bay lửng lơ và
đan thành áo mặc.
Chợ phiên đường xa, Mẹ gánh những vầng mây biếc đi bán. Bao xanh, vạt áo của Người đựng đầy gió
trời. Bà mua về những giọt mưa hoa đựng trên nón trắng.
Cha tôi đi đâu mãi chả về. Mẹ kể Cha là một Vì Sao xanh biếc ở trên trời. Một hôm Vì Sao đậu xuống
hiên nhà, hiện hình thành một chàng trai khôi ngô. Mẹ có mang tôi trong một đêm sao băng đầy trời, núi đồi
tràn ngập ánh sáng.
Cha tôi không thể ở lại ngôi nhà cột buộc bằng dây rừng, mái lợp cỏ, của mẹ tôi được. Người còn phải đi
chiến đấu. Đoàn quân Sao đang hành quân trên bầu trời, đội ngũ chờ ông. Ông đi mãi, đi mãi vào mênh mông,
không bao giờ trở lại.
Tôi lớn lên ngước nhìn trời sao, dõi theo bóng ông. Muôn ngàn vì sao hành quân, trong cuộc trường chinh
muôn thuở.
Tôi nghe thấy những khẩu lệnh mà Đoàn quân Sao nói với nhau. Thỉnh thoảng có những vì sao rơi, đó là
những người lính bị hy sinh trong chiến trận…
30-7-2014
Đường làng
Đường quanh co dưới bóng tre xanh…
Những nhà có con gái đi lấy chồng thường thách cưới nhà trai lát cho làng một đoạn đường gạch. Trai đinh
dẫy cỏ san nền, gạch Bát Tràng xếp nghiêng dày xít bên nhau. Ngắn dài tùy sự sang trọng của đám cưới.
Những đoạn đường làng lưu giữ những mối tình. Dấu tích của tình yêu.
Năm tháng đi qua, người ta già chết đi, nhưng chứng tích của mối tình vẫn còn. Các thế hệ sau đi trên kỷ
niệm của những lứa đôi.
Những mối tình nối tiếp, và con đường làng lát gạch dài mãi như dòng tình yêu.
Con đường làng như có tâm hồn. Nó gợi tả một cái gì đó về cuộc đời. Gợi tả cụ thể gì, không biết. Chỉ
biết nhìn nó vắng hoe, chạy lang thang trong nắng trưa hè, thấy buồn buồn. Thấy mặt đất này cô đơn...
Bàn chân ai đã đi mòn lối gạch quê hương. Rồi một ngày, bàn chân ấy lạc bước đến những chân trời xa lạ.
Đường ở xứ ấy mênh mang choáng ngợp, xe đi mắc cửi, bàn chân chả mấy khi chạm đất, mà chỉ có bốn bánh
xe quay trôi tuột.
Con đường rực rỡ mà vô cảm. Mình chỉ là hạt bụi trên đường, không ai thèm để ý.
Rồi một hôm Hạt Bụi bay đã mỏi, bàn chân trở lại quê hương. Con đường xưa quanh quanh, đón bàn chân
thời thơ ấu.
Bàn chân áp lên con đường, cảm nhận tình quê, ngày mẹ dắt lon ton dạo bước. Con đường thổn thức hơi
ấm bàn chân người yêu thuở trước.
Một ngọn cỏ xanh trên kẽ ngạch. Đoạn đường này là những viên gạch thách cưới của Cụ Nội mình. Cụ
ngày ấy là cô gái đẹp nhất làng, thách cưới đến mấy xải đường
Bàn chân như nghe thấy thời gian cuộn chẩy dưới gót. Như thấy Hồn quê ngàn đời, từ thuở những người
áo gai nón mê đến đây lập làng, làm nhà, mở mang ngõ lối.
Con đường vẫn còn nguyên đấy, mà bao lớp người từng đi trên đó, giờ thành hư vô cát bụi.
Chỉ có hồn họ còn đây, nhập vào từng hạt đất, ngọn cỏ.
Con đường là dòng lịch sử của quê hương. Đẹp lắm, phải giữ lấy, bảo tàng...
Nhưng chả ai dại gì sống với các đồ vật bảo tàng. Ai cũng phải bước từ quá khứ ra hiện tại.
Những con đường làng xưa không biết đến vòng tròn của chiếc bánh xe. Tất cả gánh nặng cuộc đời chất
trên quang gánh đôi vai. Người thiếu nữ mảnh mai mà phải gánh Thế gian trên đôi vai nhỏ bé
Cuộc đời oái oăm, thơ mộng có khi đi kèm với không thơ mộng…
12-8-2014
Chim nhạn biển
on nhạn biển mổ vỏ trứng mỏng manh chui ra, cánh ướt rượt, chân lẩy bẩy, chúi vào bụi cỏ. Gió
biển thổi ào ào xô nó ngã nghiêng. Không có búi cỏ, nó ngã thật. Cỏ mong manh nhưng rằng rịt như
cái võng cái nôi làm chỗ tựa.
C
Nhạn biển há mỏ nhận con tép đầu tiên trong đời mà mẹ mớm cho. Tép mang vị mặn, mang sức biển
truyền cho, con nhạn lớn nhanh như thổi. Một ngày kia nó đã một mình đứng bên bờ biển ào ạt sóng gió nhìn
trời xa xăm. Trời biển mênh mông không bờ, đôi cánh nó rậm rật đầy sức sống. Và đôi cánh lần đầu tiên trong
đời xòe ra, đón ngọn gió đầu tiên, lao vút lên không trung.
Con nhạn biển đi đâu, không biết. Chỉ biết là đôi cánh đủ lông, như cấu tạo bằng gió, tự nhiên bay lửng
lơ lên trời. Con người giữa trời biển mênh mông thì cô đơn, sợ chết khiếp. Nhưng với nó thì trời biển giống
như ngôi nhà của con người. Bầu trời là mái nhà, biển là nền nhà, bốn phương là tường nhà.
Con nhạn biển đang ở Thái Bình Dương, nó quyết định bay sang Đại Tây Dương một cái xem sao.
Quyết định dễ như con người đang bơi ở ao sau nhà chuyển ra bơi ao trước nhà. Nó chỉ vỗ một cái mà gió
đưa đi xa từ đầu vầng mây đến cuối vầng mây. Tạo hóa cho đôi cánh kỳ diệu, chỉ loài nhạn biển mới có.
Nó giống như là gió. Gió thì làm gì biết mỏi. Ở đâu mà gió chả đến được. Con nhạn biển mang hồn của
gió, là biểu tượng hiện hình của gió. Chặng nghỉ chân là những cú lượn sà xuống mặt nước mổ vài con tép,
cụp cánh lại, nổi phềnh trên sóng để sóng đu đưa ru bài hát mênh mang êm đềm của biển. Thư giãn một
chút nó lại bay lên. Năng lượng biển vừa nạp. Và sứ mệnh nó là bay. Đêm khuya, trời biển tối om, một
mình nó mải miết bay, cánh vỗ rào rạt. Ban ngày nó bay cùng tia nắng. Tia nắng nghỉ bay vào lúc hoàng
hôn. Còn nó không nghỉ. Đêm nay nó ở ao nhà Thái Bình Dương, và đêm nào sang ao Đại Tây Dương.
Con nhạn biển mom men quanh các bờ lục địa. Từ Nam bán cầu lên Bắc bán cầu, bất cứ bờ bãi nào cũng
là bến cảng. Giống như các chàng thủy thủ, nó thích lang thang lên các bến cảng để dạo chơi. Một mình giữa
đất trời xa lạ và chẳng đậu chân lâu nơi nào. Nó thích xê dịch. Từ châu Úc vượt qua xích đạo lên châu Á.
Trandít qua châu Á nó đến châu Âu. Ham chơi, tạt qua châu Mỹ. Con nhạn biển cứ nhởn nhơ như thế, nhưng
thỉnh thoảng lại nhớ quê hương, nhớ những nơi nó đã đi qua, và thường bay về thăm lại.
Đời nhạn biển sống được 20 năm. Người ta nhẩm tính tổng số quãng đường nó bay suốt cuộc đời dài bằng
đường từ trái đất lên mặt trăng và chặng khứ hồi…
Cả thế giới chỉ là ngôi nhà có vườn, có ao của nó.
5-7-2013
Mười hai tháng
quê hương
háng chạp nắng hanh hao. Vườn đầy lá khô rụng. Bưởi góc vườn treo vàng rực, cam đỏ ối, bờ rào lá
rong xanh mướt.TTrước nhà, cây đào lấm tấm nụ. Nắng hanh ủ quanh những nhánh cành mốc meo mà bên trong dạt dào
nhựa chẩy.
Tháng chạp như ngân lại không trôi đi được. Vậy mà một sớm hoa đào nở rộ. Ông tôi trải chiếu bên hè.
Cánh hoa đào rơi trên giấy đỏ. Ông ngồi viết câu đối tết. Màu mực Tầu đen nhánh.
Tháng giêng mưa như bụi phấn xoa trên đôi má thiếu nữ hồng rực của chị tôi. Chị chìa tay hứng m a hoa.ư
Tháng hai hoa bưởi nở trắng muốt. Chị ngắt hoa bưởi cài lên tóc. Ông pha ấm trà ướp hoa bưởi, thoảng
mùi thơm.
Tháng ba nắng mới chói lên, sáng trắng, rực rỡ. Trời thanh minh xanh ngắt trong veo. Tiếng gà trưa xao
xác bên song gợi buồn. Ông ra đình, hoa gạo đầu đình đỏ ối rụng xuống mái tóc trắng bông của ông.
Tháng ba ấm nắng, ấy vậy mà vẫn còn rớt một cơn rét muộn gọi là rét nàng Bân. Mẹ bảo: Nàng Bân xưa
vụng quá, đan áo cho chồng mà ba tháng ròng chả xong. Đến khi xong thì hết mùa rét. Trời thương, trời làm
một cơn rét muộn cho nàng Bân được mặc áo ấm cho chồng.
Tháng ba, đêm về chim tu hú kêu náo nức làm mọi người chả ngủ. Luống hoa loa kèn trước nhà lung linh.
Chị bảo hoa loa kèn đẹp lắm, nhìn hoa mà tưởng như khúc nhạc hư ảo âm vang đâu đây. Mẹ cắt hoa loa kèn ra
chợ bán. Một gánh trắng muốt ngọc ngà...
Hoa loa kèn còn “thổi âm vang” mãi đến đầu tháng tư. Đến mùa nhót chín.
Đêm tháng tư óng ánh đen như miếng thạch. Những con đom đóm bay lập loè làm đêm tháng tư huyền
ảo. Tôi bắt đom đóm bọc vào lá khoai, cầm đi chơi.
Tháng 5, ngày mồng 5, có câu “Then lét như rắn mồng 5”. Chả hiểu là thế nào. Hình như hôm ấy rắn chui
hết trong hang.
Mồng 5, chị tôi trèo lên ngọn cây mít. Mẹ cầm vồ đập vào gốc hỏi”: Năm nay mít ra bao nhiêu quả”. “Ra
100 quả”. Trên ngọn cao, chị trả lời. Tôi cười khúc khích. Mẹ bảo: cấm cười, cười làm cây mít xấu hổ, tục
“khảo quả" mất thiêng.
Mồng 5, móng tay chị tôi nhuộm lá móng đỏ hồng. Cả nhà ngồi ăn rượu nếp, với mận đào. Hoa đào tháng
giêng đã kịp kết thành quả chín màu cánh sen như má thiếu nữ dậy thì.
Tháng 5, ao sen cửa nhà nở hoa thơm ngát. Sen hồng sen trắng. Chị tắm ngoài cầu ao tre, lẫn vào hoa sen
trắng.
Tháng 6 nắng già, sân gạch bỏng rẫy. Mẹ mua vải di m bâuề về giã nâu nhuộm vải.
Nhàn nhạn bay dập dờn trên sân. Vải ăn nắng, lên màu cánh dán, và tay mẹ nhúng nước nâu cũng lên màu
đen xỉn. Nhìn tay mẹ, tôi bật khóc. Mẹ cười: không sao, mấy hôm nữa tay mẹ sẽ trắng lại mà.
Trưa hè tháng sáu, cu cườm hót ngoài bụi tre. Tôi nhặt lá mo me đem về cho mẹ khâu nón. Nón mo me,
mưa sa sầm sập ngoài đồng cũng chả sợ gì.
Đêm hè tháng sáu, cuốc kêu ra rả, làm rung cả ánh trăng khuya. Cuốc kêu đến gày xác đi rồi chết gục trong
bụi. Bấy giờ mới chịu thôi. Ai bắt cuốc phải kêu thế nhỉ - Tôi hỏi. Mẹ bảo đời con cuốc cứ phải như thế, và hồn
nó tan thành ánh trăng khuya.
Họ hàng với nhà cuốc, còn có con ve. Đêm trăng xanh, những con ve vàng cũng cứ phải kêu réo rắt.
Nhưng khi nào đến lúc réo rắt nhất cũng là lúc con ve sắp chết. Ngân lên một khúc cuối cùng, rồi nó thành cái
xác khô nhẹ tênh rơi xuống đất. Đời nó cũng tan thành ánh trăng.
Tháng bẩy mươi dầm sùi sụt. Đường thôn lầy lội. Bàn chân mẹ, toẽ ngón ra mới bám được vào đất. Kẽ
chân nứt ướt phải đốt rẻ hun khói cho khô.
Tháng bẩy mưa nhiều là tại vợ chồng Ngâu. Chồng là chú chăn trâu. Vợ là công chúa con giời. Giời giận,
bắt phải xa nhau, hai bờ sông Ngân. Mỗi năm giời mới bắc cầu cho gặp một lần. Gặp nhau là khóc, nước mắt
rơi xuống trần gian.
Tháng tám, trám vàng trên cây như những giọt sao chiều. Vị trám bùi có hương vị đầu thu. Ngày đầu thu
đất trời rưng rưng thổn thức. Những tia nắng óng ánh như những sợi kim tuyến khâu vào cây lá. Ao sen tàn tạ
rợi buồn. Trong khi cúc vàng thì nở bung bên dậu. Cúc với sen, kẻ đến, người đi.
Tháng chín tình thu càng đượm. Hay là thu sắp chia ly nên người ta càng níu kéo nhớ nhung. Chị bảo
nắng thu muộn như mạng nhện chăng trên má. Tôi sờ lên, nhưng chả thấy gì.
Tháng mười chim ngói bay về ăn lúa chín đầu mùa. Lúa gặt, đường làng tràn ngập rơm phơi. Mùi nhựa
lúa chưa khô thơm nức.
Tháng mười từng con gió bấc bay về, hàng tre rền rĩ. Mẹ mở tủ, lấy áo ấm cho tôi. Áo còn mùi nắng hanh
vụ trước.
Tháng mười một, sương đông mù mịt. Trời buốt giá. Cá mại chết nổi lềnh phềnh ngoài ao. Vườn cải hoa
vàng run rẩy. Chim sẻ xập xoè trong mái bếp khói lam chiều. Nồi cá kho riềng thơm nức, củi đượm âm ỉ. Mẹ
ôm tôi vào lòng, mẹ bảo: Tháng sau đã là tháng chạp, sắp tết. Con giai mẹ thêm một tuổi nữa, "lớn tướng" rồi...
Đại Yên 2-5-2010
Hoa anh đào lại nở
à lão Dan sống một mình trong rừng với túp lều bằng cành lá rễ cây đan xen tầng tầng lớp lớp như
cái tổ chim. Mái và tường mùa thu xây bằng lá vàng, mùa xuân xây bằng hoa hồng gai và cánh
bướm ken dầy. Những con chim rừng về đây, đậu đầy bậc thềm, và bay nhởn nhơ, tiếng hót đan quện.
B
Bà lão đã quá già, da nhăn nheo như tấm lưới. Thỉnh thoảng bà vẫn xuống thị trấn gần đấy mua bán vài
thứ, nhưng chủ yếu là sống ở đây. Hoa quả rừng chả thiếu gì. Củ rừng dưới đất, chỉ việc đào lên. Mật ong chẩy
dòng dòng trên cây, cá dưới suối bơi lội…
Bà sống mùa nào thức nấy, cùng với một con chó rừng tự nguyện về đây canh giữ lũ cáo cầy sục sạo.
Xưa kia, bà lão là một cô gái xinh đẹp dưới thị trấn. Những người đàn ông đã lừa dối bà, xô đẩy bà trên
đường đời, nên bà thấy cuộc đời thật đáng chán, về già quyết định xa lánh tất cả, một mình về đây, sống với
chim muông cỏ cây hoa lá...
Mỗi sáng bà lão Dan thường chơi với chim chóc ngoài thềm một lúc rồi ra sân. Ở đấy có một cây Anh
Đào đã già, gốc to lớn xù xì, lá còi cọc úa vàng, nhiều năm nay chẳng bao giờ ra hoa được nữa. Nó cũng giống
như bà…
Tháng ba năm ấy nắng trong vắt chan chứa khác thường, bà lão Dan đang ngồi dưới gốc Anh Đào, có một
cánh hoa rơi xuống vạt áo, hồng tươi, thơm nức, mong manh. Bà kinh ngạc nhìn lên thì thấy những cành già xù
xì rêu mốc mọi hôm, giờ thành tươi xanh lấm tấm trổ hoa. Thời gian đã quay ngược và cây Anh Đào đã non tơ
trở lại ư? Bà lão đi quanh gốc cây, giật mình hơn khi thấy bóng hình mình dưới vũng nước, những sợi tơ đan
da mặt biến đi đâu mất cả. Hiện hình dưới kia là một gương mặt mịn màng với làn tóc đen, và đôi mắt không
còn mờ đục...
Đúng là thời gian đã bắt đầu quay ngược từ bao giờ mà bà không biết. Bà lão vứt cái gậy, vì không cần
dùng đến nữa... Cho đến một ngày kia, thời gian quay ngược đã đủ vòng của nó, bà lão ra suối tắm, cởi bỏ bộ
áo quần nhàu nhĩ, hiện lên một thân hình như tượng đá trắng, cánh tay, bờ vai nuột nà vằng vặc trăng rằm…
Cô gái Dan bơi ngược chiều suối chẩy. Sóng ào ào trắng xóa, nhưng không cuốn trôi được sức trẻ. Cô
vẫn lao lên, tay bíu vào các ngọn nước, vượt được cả thác. Thác lũ thời gian chả cuốn được cô…
Cây Anh Đào trước cửa lều bà lão Dan bây giờ đã nở bung một rừng hoa, che rợp khoảng trời…
Đại Yên 10/6/2013
Phố nhỏ
hố cổ, những l p rêuớ mấy thế kỷ trên mái ngói lợp dĩ vãng. Nắng vàng hiện tại, tương lai
nhuộm màu cho những bức tường quá khứ.PPhố vắng, hè rộng, cổ thụ râm mát. Những ngôi nhà mặt tiền đắp nổi hoa văn bằng gi y b n tr n vôiấ ả ộ , bên
trong có vườn cây cảnh, có giếng khơi, mạch nước quý uống trà thơm mát.
Nhịp thời gian bốn mùa đi qua phố nhỏ, đi qua trên vai tôi, thằng bé lang thang bắt ve bên gốc cổ thụ.
Tháng ba, nắng mới reo lên. Nắng lặn vào thịt da các cô gái sáng hồng, các cô để chân tay trần dạo chơi
hè phố nhỏ.
Chị hàng hoa bán những bông loa kèn trắng muốt cho các cô, cánh hoa gợi tiếng kèn cuộc sống náo nức
âm vang…
Tháng năm nắng hè, hàng Phượng bật lửa đỏ lập lòe. Những cô nữ sinh áo trắng, tóc thề, xe đạp giỏ đựng
đầy hoa Phượng, vẫy tay từ giã tuổi thơ.
Những câyBằng lăng rực màu hoa tím, màu thương nhớ của những mối tình đầu mơ hồ thoáng hiện rồi đi.
Tình yêu đầu là trò chơi khờ dại cuối cùng của tuổi học trò.
Tháng sáu phố nhỏ ngập tràn những gánh hàng rong hoa quả, mận Bắc hà, Vải thiều Hải Dương, Lục
Ngạn... Đào Sapa hồng như má con gái đến thì.
Không gian phố nhỏ nức thơm ngạt ngào mùi quả chín. Tiếng ve đêm lanh lảnh, những con ve vàng kêu
đến rạc người dưới ánh trăng xanh.
Tôi đi lang thang trong đêm hè huyền thoại. Mùi hoa Nhài các vườn nhà phả ra trong sương. Bà tôi cứ dịp
này là bày bán những giỏ hoa nhài ngoài cửa. Một hào một giỏ… Thời gian ngưng lại. Bà chỉ biết đơn vị giá cả
từ hồi bà là cô gái áo "mỏng như tờ giấy phong" về đây làm dâu.
Tháng sáu, những cô hàng hoa, lấy quang gánh đựng hoa Loa kèn xưa, chuyển sang gánh Sen H Tâyồ rực
rỡ. Sen mới nở, đọng sương mai, ngát thơm như người thiếu nữ ngát thơm...
Mây trắng trên đầu phố nhỏ trôi dàn dạt, tựa trò chơi đuổi bắt của thời gian. Những cô hàng hoa quả
gánh Na, H ngồ từ xứ Lạng về. Na sườn núi mở mắt ngơ ngác nhìn phồn hoa phố hội. Hồng như những cục
than đỏ, xếp trong thúng mẹt đợi gió heo may.
Nắng thu tựa mạng nhện chăng trên má các cô gái. Các cô rủ nhau dung dăng dung dẻ đêm thu dạo chơi
tìm hương Hoa Sữa… Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc… Các cô
đọc câu thơ của một thằng con trai phố này đã viết.
Tình đầu thường gắn với ly biệt. Như Hoa Cúc với Hoa Sen. Khi Cúc đến thì Sen phải đi.
Quang gánh đọng mùi Sen, giờ chất đầy hoa Cúc. Phố Hoa Sen đã chuyển thành phố Hoa Cúc. Nắng thu
vàng bao nhiêu thì Cúc vàng bấy nhiêu.
Những cô hàng hoa tong tả gánh mùa Hoa Cúc trên vai. Khi có gánh Cúc Họa mi mỏng manh trắng nhạt
xuất hiện giữa phố thì cũng là lúc mùa đông đã về đến đầu phố. Cây Sếu trút lá vàng rào rào. Những chiếc lá
tròn xoe như đồng tiền vàng, gót giày giẵm tiền vàng bật tóe dưới chân.
Cây Sếu hết lá, chỉ còn cành trơ trụi trong gió lạnh, như người không còn áo mặc. Phải đến sang giêng nó
mới có áo mới, biếc non.
Nắng tháng chạp như mật ong. Thời gian ngân lại. Khi nó nhích đi được một chút thì su i lũ Hoaố
Đào ngày tết ùa về phố nhỏ. Hè đường, lòng đường, một dòng sông hoa. Tưởng như cái phố này, người ta
không ăn bằng cơm gạo mà ăn bằng hoa. Đào phai Tây B cắ cành mốc meo trơ trụi mà hứa hẹn sắc hương
núi rừng hoang dại cho các phòng khách đô hội. Đào Nh t Tânậ hoa đỏ rực, dày xít, như sự viên mãn tột
cùng của cái đẹp. Những gốc đào thế cổ thụ xù xì nẩy chồi hoa non tơ bao hàm triết lý cuộc đời.
Những em gái sinh viên đến vườn đào, mua một cành, rồi đi bộ đến phố nhỏ đứng bán, lấy tiền lãi đóng
học phí học kỳ…
Giao thừa, những cành hoa ế vứt bên đường. Cành hoa cũng có số phận, có cành cao giá, có cành lỡ cuộc,
hẩm hiu…
Tháng hai mưa bụi phấn ướt nhòa phố nhỏ. Những cây S aư đợi cho thác lũ phù hoa sặc sỡ đi qua, giờ
mới nở bừng sắc màu trinh trắng của mình. Cả cây S aư như cơn mưa tuyết. Cây Sưa tượng trưng cho sự
trắng trong ở đời. Có đấy, quý lắm, nhưng ít và ngắn ngủi. Cây Sưa chỉ trổ hoa trong một, hai tuần...
Phố nhỏ, nhịp thời gian, bốn mùa lá hoa đến rồi đi, chỉ có hàng Sấu già từ thế kỷ trước, cao ngất, cũ kỹ, bị
lãng quên, là quanh năm che chở nắng mưa, gió bão phũ phàng cho phố nhỏ.
Sấu tốt quanh năm, lá trên cao xào xạc, tháng ba hoa trắng li ti trải thảm hè đường. Người vô tình đi trên
hoa, rồi còn vô tình hơn, gót giày giẫm nát những trái sấu chín rụng thơm nức.
Những bước chân cứ đi, đi, vội vã, đi đâu chả biết, nhưng nếu có một lần giữa trưa hè cháy nắng, sững lại,
tự hỏi: nếu không có hàng Sấu râm mát này thì phố nhỏ sẽ sống ra sao?
Khăn quàng tơ Sen
Mùa hè, anh chèo thuyền đi khắp vùng Sen chọn những cọng Sen xanh.
Cây Sen bẻ đôi, tơ trắng vương lướt thướt. Anh bện những sợi tơ lại. Mỗi cọng Sen chỉ được một đoạn
ngắn.
Anh rút tơ Sen từ ngàn ngàn cây Sen, nối lại, được một cuộn tơ. Rồi anh đan dệt nó thành chiếc khăn
quàng. Chiếc khăn trắng muốt, nhẹ tênh, như mạng nhện, thơm nức hồn quê.
Anh ra Bưu điện Hàng không gửi chiếc khăn cho cô gái - người yêu của anh đang ở Matxcơva.
Ngày trước, anh và cô, đêm chia tay ngồi bên đầm Sen, cô nói:
- Anh đan cho em chiếc khăn choàng bằng tơ Sen gửi sang cho em nhé! Quàng nó, em có cả hương đồng
gió nội trên vai. Bên ấy, tuyết rơi lạnh lắm, khăn Sen làm ấm áp trái tim em.
- Còn em, hãy xâu những hạt Tuyết Đầu Mùa thành chiếc vòng long lanh. Ngày về, đem về cho anh nhé.
Chiếc vòng là biểu tượng của sự trinh trắng, nguyên vẹn tinh khôi - Anh nói:
Hai người cười khúc khích làm những bông hoa Sen thức giấc.
Cô lên máy bay, bay về xứ Phong vàng Tuyết trắng. Người ta cho cô làm thợ dệt. Ngày ngày cuộn nắng
trên mười đầu ngón tay, dệt nên những tấm lụa vàng. Cô bảo cô sẽ dệt một chiếc thảm lụa trải dài từ xứ Phong
vàng Tuyết trắng đến xứ Hoa Sen cánh trắng nhị vàng, để bắc cầu cho anh sang…
Ở quê nhà, anh đợi. Ba mùa Sen anh mới đan dệt được chiếc khăn. Cô đi trên đường phố, chiếc khăn
quàng trắng muốt thơm nức hương Sen, làm cả Matxcơva phải ngắm.
Nhưng cô không xâu được những hạt Tuyết Đầu Mùa của Matxcơva thành chiếc vòng để tặng anh. Và vì
vậy cô không thể về.
Bao giờ xâu được chiếc vòng ấy thì cô mới về…
25-8-2014
Hồn cây
Gia trang cố hương chúng tôi ở một miền đồi có khe suối và vườn hoang đầy cây cổ thụ.
Một lần vào vườn hoang tôi tha thẩn dạo chơi đêm trăng, nghe chim đồi hót và tiếng suối chảy róc rách.
Soi bóng bên suối có một cây Liễu yểu điệu, lá rủ lướt thướt, bên cây Đào hoa nở rực rỡ và cây Hạnh
vươn cành mềm mại như cánh tay thiếu nữ đang cầm những nhành hoa phớt hồng.
Đêm về khuya, ánh sương rơi bàng bạc, tôi thấy hồn ba cây chập chờn hiện thành ba cô gái xinh đẹp.
Liễu có mái tóc lướt thướt. Đào có gương mặt tươi hồng, và Hạnh có màu da trắng như tuyết.
Ba cô nói thì thầm gì với nhau, tôi nghe không rõ. Một cơn gió mạnh ào qua, hình ba cô lại tan nhòa, chìm
vào ba cây Đào, Liễu, Hạnh bên suối.
Sáng hôm sau, dưới ánh sáng mặt trời chói chang, tôi lại vào vườn hoang. Ngắt nhành liễu, vò nhàu lá
thấy mùi hương mái tóc con gái. Ngắt bông hoa Đào, hoa Hạnh thấy mùi phấn thơm trên má thiếu nữ…
Cuộc đời tao loạn, xô đẩy tôi phải đi xa biệt khỏi cố hương. Thời gian trôi, đến khi tóc bạc, tôi mới có dịp
trở lại ngôi nhà rêu mốc, nấm mọc ngoài thềm. Khu vườn hoang xơ xác đi nhiều, nhưng ba cây Đào, Liễu, Hạnh
vẫn còn, dù lá sắt lại, hoa cỗi cằn.
Tôi thức với đêm vườn, và nửa đêm, trong ánh sương rơi bàng bạc, lại thấy hồn cây xuất hiện. Nhưng lần
này là ba bà già tóc bạc, da nhăn.
Tôi buồn bã lại gần nói:
- Có lẽ nào cuộc đời ba cô gái trẻ đã phai tàn quẩn quanh trong khu vườn hoang này.
Ba bà già nói:
- Biết làm sao được. Chân chúng tôi là những rễ cây Đào, Liễu, Hạnh cắm chặt trong lòng đất.
Tôi nói với bà già cây H nh:ạ
- Bà có biết ngày xưa nàng Dương Quý Phi đã bị ép thắt cổ chết trên cành cây Hạnh ở Mã Ngôi. Và
hồn nàng đã nở nên những bông hoa Hạnh rớm máu.
- Không. Tôi không biết. Đó là cây Hạnh ở xứ nào. Còn tôi, chỉ là cây Hạnh trong vườn hoang hẻo lánh
này thôi…
Tôi chia tay ba bà già Đào, Liễu, Hạnh, mà mùi lá đã nhạt thếch, hình hài đã xác khô…
Tôi có việc lại phải xa cố hương. Một ngày kia, trở về, tôi lại vào vườn hoang tìm gặp h n câyồ Đào, Liễu,
Hạnh dù biết họ đã già.
Tôi đến bên bờ suối. Bờ suối trơ trụi. Ba cây Đào, Liễu, Hạnh giờ chỉ còn là ba gốc khô nham nhở vết rìu
chặt. Tôi đợi mãi, đợi mãi, không có bóng hình ai, ngoài bóng hình tôi với con suối chẩy rì rào…
Đại bàng Hạt dẻ
gày xưa ở một miền đồi xanh biếc có chàng trai trẻ tên là Hạt dẻ. Một hôm vào rừng săn bắn,
chàng gặp một con Đ i bàng c vàngạ ổ đang nằm xòe cánh trên vũng máu. Hạt dẻ hái lá thuốc
bên đường đắp vào vết thương cho Đại bàng.
N
- Cám ơn chàng trai. Ta bị kẻ thù tấn công đau đớn quá - Đại bàng nói.
Hạt dẻ đem Đại bàng về nhà chăm sóc. Ít lâu sau, Đại bàng đã khỏi, muốn bay về núi cao rừng sâu. Phút
chia tay, Đại bàng nhả ra một viên ngọc long lanh và nói:
- Ta tặng chàng trai Viên Ngọc Thần này. Nó có phép mầu. Nuốt ngọc vào bụng, chàng trai sẽ biến thành
chim Đại bàng dũng mãnh, và nghe được ngôn ngữ của các loài chim muông. Khi nhả ngọc ra chàng trai sẽ trở
lại thành người.
Hạt dẻ vui sướng đón nhận viên ngọc. Còn Đại bàng thì bay vút mất hút trên trời xanh.
Có ngọc trong tay, chàng trai liền thực hiện ước mơ của mình. Một động tác nuốt nhẹ, chàng đã trở thành
một con Đại bàng màu hạt dẻ. Còn gì thích bằng được chao lượn trên cao với gió mây. Chỉ một cái đập cánh,
Đại bang đã vượt qua dãy núi cao bát ngát sương mù, rồi xà xuống dòng sông xanh rực nắng. Đại bàng cứ theo
con sông mà đến những miền đất khác nhau. Thảo nguyên rực rỡ màu hoa, chim bay bướm lượn. Đại bàng sà
xuống, dự cuộc khiêu vũ của đàn ngựa trắng, ngựa hồng, từng bước nhẩy thơm mùi cỏ dại.
Qua thảo nguyên, Đại bàng đến vùng châu thổ lúa vàng như nắng. Dòng kênh xanh xanh, con thuyền nhỏ
căng buồm nâu qua bến. Những đầm sen thơm ngát. Những mái nhà rêu phong cổ kính trong vườn cổ thụ.
Những mái đình, cây đa uy nghiêm, trầm mặc.
Đại bàng xuống ngủ trên mái dạ vàng cùng với mặt trăng làng quê đêm ấy. Dưới mái dạ là ngọn đèn dầu
ấm cúng của đôi vợ chồng trẻ cười khúc khích với nhau suốt đêm. Hạt dẻ nghe thấy con Cún Vàng nói chuyện
với chú gà Trống Tồ về chủ đề các vì sao trên trời. Con Cún đố Gà là sông Ngân hà ở đâu và chùm sao Vua
Thần nông ở đâu. Chúng cũng cười khúc khích.
Hạt dẻ nghe thấy ngoài cầu ao Cá quẫy. Những con Cá nói chuyện với Hoa Sen. Cá bảo:
- Bạn thơm quá Sen ơi!
Hoa Sen nói:
- Tặng mùi hương này cho bạn đấy.
Sáng hôm sau, Đại bàng Hạt dẻ dậy trước cả mặt trời, và lại cất cánh bay. Nó không có vé, nhưng cứ bám
vào nóc chiếc máy bay đi nhờ. Máy bay đi xuyên qua mây bạc trời xanh đưa Đại bàng đến thành phố. Phớt lờ
các cửa kiểm soát phiền toái của sân bay, Đại bàng vọt qua nóc nhà ga Cảng Hàng không, vào trung tâm thành
phố. Nó đậu xuống nóc tòa cao ốc bằng kính có đàn chim sẻ ríu rít. Đàn chim sẻ đang lích chích trao đổi với
nhau băn khoăn vì không có Hộ khẩu ở đây, cư trú gặp nhiều khó khăn.
- Thế các cậu từ đâu đến - Đại bàng hỏi.
- Chúng tôi quê ở một cánh đồng. Bây giờ người ta dựng khu công nghiệp ở đây, không khí và nước thải
độc lắm, nên chúng tôi phải di dân.
- Về thành phố làm gì có các mái bếp bồ hóng ấm cúng trong ánh lửa chiều đông cho các cậu làm tổ.
- Vấn đề là làm thế nào để thích nghi với đời sống hiện đại.
Sáng hôm sau, Đại bàng Hạt dẻ bay xà theo các tuyến đại lộ để tham quan. Ô tô chạy từng dòng bên dưới.
Đại bàng bay trên. Thành phố chán ngắt, nhà mọc tự phát, không có quy hoạch, chắp vá như răng mọc lẫy. Có
nhà mà chẳng có đường. Người chen chúc như bầy kiến. Tất cả đổ xô đi kiếm ăn. Không thì chết đói…
Hạt dẻ dong trên các đại lộ mãi cũng chán, muốn trải nghiệm thành dân thành phố xem sao. Đến chỗ
vắng, Đại bàng nhả ngọc ra, biến thành chàng trai. Quần áo màu hạt dẻ xuềnh xoàng, điệu bộ nhà quê ngô
nghê, Hạt dẻ vào một cửa hàng ăn. Đói quá. Vừa trở lại “Lốt người” là đói cồn cào. Khi là chim, chỉ vài hạt
quả rừng đã đủ no…
- Cho tôi một xuất ăn - Hạt dẻ gọi.
Cô nhân viên hờ hững dọn đĩa cơm bình dân. Chỉ khi dọn bữa ăn đắt tiền cô mới nhiệt tình.
Hạt dẻ ăn xong thản nhiên đứng dậy đi ra. Bảo vệ túm lấy:
- Anh phải trả tiền.
- Tôi không có - Tư duy của chim Đại bàng quen mổ thức ăn trong rừng, thản nhiên trả lời.
Các cô nhân viên nhà hàng cười sặc sụa.
- Tiền lấy ở đâu - Hạt dẻ lại hỏi tiếp câu hỏi của tâm hồn Đại bàng ru mình trong mây trắng trời xanh.
- Tiền lấy ở Ngân hàng. Đến Ngân hàng mà lấy.
Đại bàng có món nợ là một xuất ăn bình dân. No bụng và nợ. Nợ đời. Làm người phải nợ như thế đó.
Đại bàng đến Ngân hàng. Tiền từ các máy đếm tuôn ra rào rào.
- Cho tôi nắm tiền kia - Tư duy mây trắng trời xanh lại nói qua miệng chàng trai miền núi.
- Sổ tiết kiệm của anh đâu?
- Tôi không có.
Các cô nhân viên ngân hàng lại cười rũ rượi. Làm người khổ thế đấy. Không có tiền là người ta cười rũ
rượi.
Đêm nay ngủ đâu. Không có tiền thuê nhà trọ. Thôi ta lại trở về “Lốt Đại bàng” ngủ trên cành cây vậy.
Kiếp người cũng phiền toái lắm. Ở trong những căn phòng bé xíu như hộp diêm kia thì sung sướng nỗi gì.
Một tốp cảnh sát được mật báo về “Người khả nghi” vào nhà hàng ăn quịt, đến Ngân hàng xin tiền,
đã triển khai ngoài đường “chặn đầu khóa đuôi” Hạt dẻ.
- Xin anh cho xem chứng minh thư.
- Chứng minh thư là gì. Tôi không có.
- Xin anh về đồn công an giải quyết.
Hạt dẻ bị thẩm vấn. Toàn những câu hỏi tư duy chim Đại bàng không trả lời được. Người ta chuẩn bị
phòng cửa sắt để giam “Nghi phạm”. Làm người thành phố rắc rối quá. Hạt dẻ bực mình, tặc lưỡi, lấy hạt ngọc
trong túi ra nuốt vào bụng. Cả đồn cảnh sát kinh hãi khi thấy “Đối tượng khả nghi” vụt cái biến mất, chỉ còn
một con chim lông màu hạt dẻ. Đại bàng tức mình phóng uế một chút phân nho nhỏ trên bàn cảnh sát. Để cho
hệ thống quan liêu của xã hội biết thế nào là “lễ độ”.
Đại bàng bay vút đi, đến công viên. Hồ rộng mênh mông. Mấy con Thiên nga trắng đang bơi lội. Đại bàng
nghe được các con Thiên nga nói chuyện với nhau chủ đề vẻ đẹp của mây trời in bóng xuống hồ. Đại bàng
thấy một con Thiên nga đẹp nhất có đôi mắt mơ màng đang nhìn bầu trời. “Tiếng sét ái tình” đã nổ vang trong
trái tim Đại bàng. Đại bàng đến làm quen:
- Anh với em ta bay thi nào…?
Con thiên nga cất mình lên khỏi mặt nước. Trời trong vắt, nắng chứa chan. Cánh đại bàng dũng mãnh cắt
gió, cánh thiên nga mềm mại vờn mây.
- Em không phải là chim Thiên nga bình thường - Thiên nga nói - Em vốn là một thiếu nữ xinh đẹp, bị mụ
phù thủy chột mắt, phù phép biến thành Thiên nga. Em nhớ cuộc sống loài người lắm. Em muốn trở thành
người bình thường.
Đại bàng nói:
- Thế là chúng ta giống nhau. Anh cũng vốn là một chàng trai.
- Anh có thể cứu em không, mụ phù thủy ở trong một cánh rừng gần đây. Anh đến đấy, làm sao lấy được
Viên Ngọc Thần trong người nó, cho em nuốt vào bụng, thế là em trở lại thành người…
Đại bàng và Thiên nga đến cánh rừng. Mụ phù thủy ở trong một túp lều u ám. Mụ chỉ còn một mắt, nhìn
gì cũng không rõ. Chim Đại bàng dũng mãnh xông đến mổ vào chiếc mắt lành của mụ rồi lôi ra tròng mắt lầy
nhầy. Phù thủy gào rú sờ soạng trong bóng đêm. Đại bàng lục soát người mụ lấy được Viên Ngọc Thần.
Thiên nga nuốt viên ngọc, lập tức trở lại thành cô gái kiều diễm có làn da trắng như cánh thiên nga.
Tâm hồn Đại bàng xao xuyến. Đại bàng cũng lập tức nhả viên ngọc của mình ra, và trở thành chàng
trai.
Đôi trai gái sung sướng ôm choàng lấy nhau.
Hai người dắt nhau đi trên vạt hoa rừng thơm ngát, đầy ong bướm bay.
- Chúng mình không trở lại thành Chim nữa nhé - Cô gái Thiên nga nói - Viên ngọc của em nuốt vào thì
thành người, còn viên ngọc của anh nuốt vào thì thành chim. Hai tác dụng trái ngược.
- Phải giữ lấy hai Viên Ngọc Thần, đừng đánh mất. Chúng mình làm người, yêu nhau, nhưng cũng có lúc
cần phải thành chim để có bầu trời tự do bao la trên đầu. Mặt đất chật chội này đôi khi cũng đầy những ràng
buộc khó chịu.
Chàng trai Hạt dẻ và cô gái Thiên nga đi ra khỏi rừng. Con đường vào “ Thành - phố - cuộc - sống” bụi
mù. Nhưng bây giờ họ có tình yêu, nên có vũ khí để đương đầu với “Cuộc sống lầm bụi” ấy.
Đại Yên, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Hoa trên sa mạc
Sa mạc đến ngọn cỏ cũng chả có, nói gì đến hoa.
Vậy mà sa mạc Atakama Chi Lê khô cằn bậc nhất thế giới lại có hoa. Không phải thưa thớt vài bông mà là
một rừng hoa. Bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu bông hoa. Muôn hồng ngàn tiá rực rỡ như cảnh thần tiên.
Tất cả các đài truyền hình trên thế giới đều chiếu cảnh sa mạc nở hoa này. Cả thế giới biết không ai bịa tạc
được.
Hoa tím, hoa vàng, hoa đỏ,… thảm hoa trải dưới gầm trời. Trong khi trước đó thì nơi này chỉ là cát bỏng
mênh mông. Con bò cạp bò được vài bước đã chết cháy khô queo giữa đường.
Chả nhẽ các đài truyền hình hùa nhau lừa bịp cả thế giới. Lừa để làm gì? Mặc dù một số đài truyền hình
cũng có tính hay lừa…
Là vì thế này.
Năm nay trái đất có hiện tượng khí hậu En ni nô. En ni nô làm cả thế giới điêu đứng. Lụt tràn qua những
thành phố vĩ đại nhất, chìm ngập cả nền văn minh trong bể nước hoang dại.
En ni nô gây bão tố lay động bốn phương trời.
Mặt đất châu Phi hạn hán nẻ toác. Sư tử hổ báo cũng đành chết gục trong nắng khát, để lại bộ da phơi
trong cát bụi.
En ni nô làm giữa mùa hè có tuyết rơi quái đản.
Và ở sa mạc Akatama thì En ni nô làm mưa rơi! Mưa vàng, mưa bạc. Những giọt mưa trong vắt ngọt lịm
đền bù cho những hạt cát nóng bỏng đã ngàn năm.
Trong tầng sâu dưới cát có những hạt hoa. Hạt hoa có từ bao giờ. Nào ai biết. Như hạt cỏ đấy. Ai gieo cỏ
đâu mà chỗ nào cũng thấy cỏ mọc.
Hạt hoa ở Atakama cũng vậy. Nó bị vùi sâu dưới lòng đất từ thủa nơi này chưa thành sa mạc. Tưởng nó thối
chết hết rồi, hóa ra không phải. Hóa ra không gì giết được các mầm sống trên đời. Chỉ một trận mưa, các mầm hoa
thức dậy và nở bừng muôn mầu. Đời có bao sắc màu thì hoa nở đúng như thế.
Hết En ni nô, sa mạc lại trở về sa mạc. Hoa héo tàn và lại thành cát bụi, tan biến, hư vô.
Hóa ra, sức sống diệu kỳ ở đâu cũng có. Chẳng qua vì sự khốc liệt của môi trường đè nén mà nó đành
chịu. Có cơ hội là nó vùng lên, thể hiện cho đời biết bản sắc của mình. Anh là người hay triết lý. Mọi triết lý,
nhân loại tìm ra hết rồi, có còn tý nào đâu nhường cho anh phát hiện.
Nhưng anh cứ triết lý. Hoa ở sa mạc Atakama chính là ta đấy. Ta bị vùi dập, che lấp. Cho ta một trận mưa
En ni nô, sẽ biết thế nào là ta.
Nhưng anh bỗng giật mình. Trong khi ta nở hoa thì xung quanh En ni nô bão lụt mưa giông trái mùa, hủy
diệt kẻ khác.
Có thể nào như thế được không. Không. Không thể. Vậy phải triết lý như thế nào đây…
Ngày 23 tháng 8 năm 2014
Ngôi nhà đồng quê
rĩ…MMưa như chải lược mái tranh vàng. Mưa nhỏ long tong trước hè. Tiếng mưa như tiếng đàn tranh.
Mái tranh che phủ hạnh phúc gia đình. Đêm đêm ánh đèn dầu ấm cúng và mùi mồ hôi thơm của người vợ
trẻ.
Những con bướm trắng nhởn nhơ bay ngoài hiên ngằm ngặp nắng vàng bên chậu hoa nhú bông hồng đỏ.
Cánh cửa liếp tre hé mở, luồng ánh sáng ban mai ùa vào trên mái tóc ai buông lướt thướt. Ngôi nhà tranh
cột kèo tre quấn quít, gió bão chả làm gì được những giằng néo hạnh phúc quê kiểng.
Chiếc ao trước cửa nhà như tấm gương để trăng soi. Trăng trên trời chỉ có một, chung cho khắp thế gian, nhưng
vầng trăng dưới ao lại của riêng cho mỗi nhà.
Sao băng rơi xuống ao. Cả ao rực sáng thần tiên. Cô gái ra chỏa chân cầu ao, chỏa chân vào cả trời sao.
Bao quanh ngôi nhà là b c thành tre xanhứ cao vút. Mỗi cây măng như một đầu đạn tên lửa nhỏ xé đất,
phóng vút lên trời vòm lá xanh, quấn quít giao cành đan dệt nên bức Thành Tre.
Bức thành lay động ngân nga trong gió hè nồm nam hay gió bấc đầu đông. Dặng tre quanh nhà thành chiếc
Đ i Phong C mạ ầ , bốn mùa ngân nga khúc hát.
Chim Cu Cườm dặng tre trưa hè hòa với tiếng ru của người mẹ đang ru con trên võng nôi kẽo kẹt. Cột nhà
nơi mắc võng mòn bóng lên màu quá vãng…
Ngôi nhà tranh, tường trình bằng đất đồi sỏi đỏ, dày cả xải tay. Đất dưới nền, và đất vây quanh, nắng nực
cuộc đời bên ngoài bị chặn lại. Trong này mát rượi. Ngôi nhà kín mít, sực nức mùi thời gian, ủ kín hạnh phúc
ngất ngây.
Mái nhà tranh, bên sân, sớm mai mùi rạ rơm hoai mục, bốc lên cùng mùi cây lá trong vườn. Mặt trời trưa,
chú gà trống gáy não nùng trên cành lựu đỏ, điểm nhịp tháng năm cho cuộc sống ngôi nhà đồng quê chuyển
vận bốn mùa…
10/2014
B
hương
c
.
Anh
o
Sa mu rai
Đan phong
.
.
Ki mô nô
.
…
Gây sa
.
.
…
22-3-2015
Chùa phong lan vàng
rên núi Phong lan hẻo lánh có ngôi Chùa Hoang xiêu vẹo rêu mốc. Người ta bỏ quên vì Bụt ở đó
không thiêng. Bao năm rồi, những pho tượng đã tróc lở sơn, trơ ra lõi gỗ.TTrụ trì chùa là một Bà Sư già, tai điếc nghễng ngãng đến nỗi không nghe thấy cả tiếng đại bác ì ầm của
ngoài đời vọng vào. Và Bà cũng chả biết ai đang đánh nhau với ai…
Hàng ngày Bà Sư đi hái những bông Phong lan Vàng, loại lan đặc biệt của vùng này, mọc đầy trên núi,
trong sương mù và mây ẩm, đem về nấu canh ăn. Loại lan lạ, ăn ngon như rau.
Bà Sư không nhớ, và cũng không muốn nhớ mình là ai, và đã đến ngôi chùa này như thế nào. Chẳng có
người lên Chùa lễ Phật, bà gõ mõ tụng kinh một mình, tiếng khàn khàn vọng vào vách đá. Đàn chim Họa mi
rừng giỏi bắt chước tiếng người, có hôm cũng tụng kinh ríu ran cùng bà.
Chiếc chuông nhỏ của chùa đã rạn, tiếng rè, đàn chim cũng bắt chước tiếng rè, đúng hệt như thế.
Bà Sư nằm ngủ, mây làm chăn đắp. Chả mấy khi xuống xóm Chân núi, nhưng Bà cũng không thiếu thứ
gì. Hoa quả rừng nhiều lắm. Bà còn có cả vạt ruộng bên khe, lúa chín vàng, nhưng Bà thường chỉ gặt một nửa,
còn một nửa chia phần cho chim rừng. Chim về mổ thóc, làm bạn với bà rất đông, không có nó thì Bà buồn
lắm.
Hôm ấy, không biết có việc gì, Bà xuống núi, gặp một thằng bé chừng mười tuổi, bơ vơ, đói khát, khóc
mếu giữa đường. Nó nói bố mẹ và dân làng chạy loạn bị bom dội chết hết cả, còn sót mình nó lạc đến đây.
Bà Sư già đem nó về chùa, đặt tên là Trí Hạnh. Ban đầu, theo cách xưng hô nhà chùa, nó gọi Bà là Sư
thầy, nhưng Bà ôm nó vào lòng và bảo: “Gọi ta bằng Mẹ”.
Hai mẹ con từ đấy sống với nhau. Ngôi chùa hoang phế, bừng sáng lên vì có bóng hình thằng bé. Trí
Hạnh lớn dần bằng hoa Phong lan rừng nấu canh, còn ngôi chùa thì được sang sửa từng ngày. Những pho
tượng gỗ mun quý giá được sơn lại, óng ánh thếp vàng. Chiếc chuông nhỏ vỡ rè, được thay bằng chiếc chuông
lớn, gõ vang xa xuống tận xóm Chân Núi. Nghe tiếng chuông văng vẳng đêm khuya thanh vắng, người Xóm
Núi giật mình, vạch cỏ gianh, lần bậc đá, tìm đường lên chùa…
Bà Sư, già rồi chết. Trước khi nhắm mắt, Bà cầm tay Trí Hạnh mà Bà vẫn nghĩ là đứa trẻ con, nhưng thực
ra thì đã là một chàng trai cao lớn:
- Con ơi, mẹ đi đây. Con ở lại, mẹ thương con lắm.
Trí Hạnh ôm lấy Bà nức nở. Nước mắt hai mẹ con hòa vào nhau.
Chàng trai lập đàn, chất quanh người mẹ toàn hoa phong lan vàng của xứ núi này, rồi châm lửa thiêu, lấy
“xá lị” đựng trong bình gốm đặt lên ban thờ, dưới tượng Phật…
Năm tháng trôi qua, ngôi chùa Hoang trên núi Phong lan xưa, dần trở thành ngôi chùa lớn, tấp nập
người đến lễ, vì bây giờ Bụt ở đây lại thiêng rồi. Khách thập phương chợt bừng tỉnh nhận ra phong cảnh
ngôi chùa này quá đẹp. Đại ngàn sau lưng thâm u, tiếng rừng như tiếng huyền bí của thế giới tâm linh theo
gió bay về. Suối chảy phơi mình trắng xóa biểu tượng cho kiếp chúng sinh. Cánh đồng dưới kia xa xăm mịt
mờ trong sương mù như biển khổ cuộc đời.
Người lên chùa, tay vịn vào núi, tìm nơi điểm tựa của lòng Thiền. Những vầng mây thanh khiết, trắng bạc,
quẩn dưới chân, nâng con người lên cõi thoát tục.
Ôi, làm gì có ngôi chùa nào được như thế…
Sư thầy Trí Hạnh cùng Phật tử thiện nam tín nữ trong vùng xây dựng lại Chùa Hoang đẹp như chốn Bồng
lai. Điều đó cũng không khó. Đá núi sẵn, cây rừng sẵn, và đặc biệt là Hoa Phong lan vàng có sẵn. Tiểu khí hậu
nơi này thích hợp với giống Phong lan không đâu có. Những bông vàng mỏng manh, như cánh bướm vàng
bay. Bay mãi từ mùa hạ sang mùa thu, từ mùa đông sang mùa xuân. Vàng mãi, như nắng không bao giờ tắt…
Sư thầy Trí Hạnh đêm đêm gõ mõ tụng kinh. Tụng kinh xong rồi thì đọc sách. Có cái gì như là khác
thường. Đáng lẽ thầy chỉ đọc sách giáo lý Nhà Phật mênh mông như biển cả không bến bờ, thì duyên trời thế
nào, những bông Phong lan vàng lại gợi hứng cho thầy đọc những sách viết về lá hoa, cây cỏ. Nghĩ cho cùng,
triết lý Thiền hướng con người đến cõi thiện, bác ái, từ bi, nơi cuộc sống thơm ngát hương hoa, thầy Trí Hạnh
muốn cho mặt đất này rực rỡ phong lan vàng, thì cũng là vẫn chung cái mục đích ấy.
Tư duy thông minh của thầy gặp gỡ bông hoa. Sống dưới những dàn Phong lan vàng này, con người sẽ
đẹp hơn. Hương thơm của nó sẽ biến thành hương thơm của kiếp người.
Thày Trí Hạnh trồng thật nhiều Phong lan. Thầy đo nắng, đo mưa, đo gió cho Hoa để Hoa không bị bão
bố dập vùi, như vẫn dập vùi kiếp người. Thầy biết làm cho nó nẩy mầm đúng lúc giọt sương ngọt nhất, tia
nắng ấm nhất. Thầy nâng cánh bướm vàng hoa bay mãi xa hơn. Thầy lấy hương đất hương rừng ủ cho nó thơm
hơn…
Rồi một ngày kia, đàn chim đại ngàn chợt thấy khắp đất trời vùng núi Chùa Hoang là một thế giới hoa.
Nơi nào có đất, có cây là có dàn Phong lan vàng. Lan nở như cánh đồng mùa gặt. Cánh đồng chạy đến chân
trời. Lan nở như nắng thu. Nắng thu ngằm ngặp cả gầm trời.
Những Ni cô chùa Hoang, bây giờ sau lễ tụng kinh, là ra vườn nửa đêm gà gáy chăm sóc hoa. Làm nẩy
được mầm hoa cũng tức là làm nẩy được một mầm từ bi, bác ái. Những cánh lan vàng kia biên chép những lời
giáo lý về cái đẹp, cái thánh thiện của cuộc đời. Cánh lan đọc thầm những lời kinh mà hàng ngày các Ni cô vẫn
đọc.
Mang vác các giò lan trên vai, các Ni cô, đi về các xóm làng, biếu tặng. Trong vùng, nhà nào cũng có một
giò lan vàng treo trước cửa, như trang kinh Phật của chùa Hoang gửi đến.
Trong mấy năm trời, danh tiếng Lan vàng chùa Hoang đã lan xa. Rồi dần trở thành một thứ hoa Tết, biểu
tượng của mùa xuân bên biểu tượng Hoa Đào, Hoa Mai…
Những người yêu hoa Lan Vàng, đến chùa, cùng với tấm lòng công đức đắp bồi để Chùa ngày một mở
mang thêm, và nhiều lan vàng hơn.
Sư thầy Trí Hạnh rồi dần thành một Hòa thượng. Người ta gọi thày là Hòa thượng Lan vàng. Trong kinh
thầy đọc hàng ngày, thoảng mùi thơm ngây ngất của hoa….
1-1-2015
Hà Nội tôi yêu
Nắng tháng Chạp rưng rưng. Nắng của thế kỷ trước ấp ủ mái phố cổ lô nhô.
Tôi đi trong rêu phong 36 phố phường. 36 mảnh hồn làng nghề cả nước hội tụ về đây. Ông thợ Bạc chạm
khắc thỏi vàng. Bác Phó thổi bễ đúc đồng. Cô gái gói hương cốm đồng quê trong lá dong xanh…
Bao nhiêu nghề còn, và bao nhiêu nghề đã mất.
Không còn người che lọng vàng tán tía, nên tên phố Hàng Lọng, Hàng Quạt chỉ còn là hoài niệm.
Không còn chợ bán cỏ cho ngựa của vua quan, nhưng tên nhà ga Hàng Cỏ không quên.
Hàng Tre vẫn còn bán những chiếc sào có vết lửa hun nắn thẳng mấu đốt. Sào tre, “di vật” của những
dặng tre ngàn đời bao quanh làng Việt, mà thoắt cái đã thành hư ảo.
Phố Hàng Gà, còn tiếng gà gáy trong quá vãng. Tiếng gà gáy suốt năm canh, như tiếng chuông điểm nhịp
thời gian, tiếng kèn giục giã cuộc sống, nhắc ta không bao giờ đầu hàng. Còn không tiếng gà gáy xưa trong
lòng phố cổ.
Hàng Phèn. Bao nhiêu tấn phèn gạn đục khơi trong, cuộc đời này.
Hàng Buồm không còn bán những cánh buồm và gió trên sông chở con người đến những miền xa, chỉ còn
đây trên hàng cây mái phố Hàng Buồm hôm nay, tiếng gió căng buồm!
Hàng Mã của tuổi thơ, mẹ mua cho cây đèn ông sao thắp sáng suốt cuộc đời con.
Hàng Bát Đàn còn nhớ ảnh hình “mâm đan bát đàn” bữa ăn đơn sơ của người Việt cổ…
“Hòe hoa hoàng, cử tử mang”, Phố Hòe Nhai khong còn dặng hòe vàng rợi che đầu sĩ tử đoạn đường buổi
sớm vào sân Thành Nội ứng thí, “Đại đình tằng đối tam thiên tự” (giữa sân rồng múa bút viết ba ngàn chữ) của
các ông Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Tôi đi trong phố cổ, bước xăm xăm vào quá khứ.
Mùi thơm phố Thuốc Bắc, Lãn Ông… Không còn những ông Lang râu dài, bên những chiếc cân tiểu ly
nặng nhẹ thời gian…
Hàng Trống vọng về âm âm tiếng trống hội làng, hội phố. Con trâu một đời cần mẫn kéo cày, lúc chết
còn để lại bộ da cho cuộc đời gõ lên những tiếng kêu vang.
Gai, sợi gai là cái gì quan trọng thế mà chiếm cả một phố lớn - Hàng Gai. Có lẽ tại là không có sợi se đan
dệt, thì mọi thứ cứ rời rông rổng…
Hồ Gươm, Hồ Tây long lanh như ánh mắt. Như gương mặt thời gian, soi vào đây thấy bóng hình lâu đài
thành quách Lý Trần Lê vàng son…
Tôi vịn tay vào đôi Rồng Đá điện Kính Thiên, và bay lên. Tôi nhìn thấy đất Đế Đô ngàn năm tựa lưng vào
Ngai núi Tản Viên thần thánh, mặt nhìn ra sông Hồng, long mạch trường tồn cuồn cuộn chảy…
Tôi thấy Đức Thái tổ họ Lý mang cái tên mộc mạc của làng quê Diên Uẩn (Bắc Ninh) đang ngắm rồng
bay, làm nên biểu tượng thăng hoa của một thời dựng nước, lập đô.
Tôi thấy Đức Thái tổ họ Lê trả gươm cho rùa vàng bên hồ Tả Vọng, biểu tượng khát vọng hòa bình muôn
thuở, sau khi binh lửa can qua.
Và tôi thấy “Rồng lửa Thăng Long” thời chống Mỹ bay lên quật ngã Pháo đài B52, cho nó uống nước Hồ
Tây, cho nó chết chìm trong ao nhỏ làng hoa Ngọc Hà.
* * *
Tôi đi lang thang dọc bờ sông Hồng. Sóng thời gian cuồn cuộn trĩu nặng phù sa bồi đắp.
Tôi thấy mù sương quá vãng bóng hình chiếc tàu thời cơ khí đầu máy hơi nước ngạo mạn, nã pháo vào
thành cổ Hà Nội ngàn năm để rồi cả Gácniê lẫn Rivie đều phải bỏ xác tại đoạn đường Cầu Giấy… Tôi thấy
những tên sĩ quan ăn cướp Pháp đầu tiên lộp cộp trên bờ nhận phần Nhượng địa Đồn Thủy, và sĩ quan công
chính Va Ren cho xây ngôi nhà Tây hai tầng bằng sắt, sỏi, xi măng đầu tiên… Và tôi thấy bóng hình những tên
lính phương Tây đã phải bước những bước cuối cùng của chủ nghĩa thực dân qua cầu Long Biên.
Tỉnh Hà Nội do Minh Mạng lập ra năm 1831 gồm bốn phủ Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Lý
Nhân.
Pháp đến, xây trên địa bàn Phủ Hoài Đức thành phố Hà Nội làm thủ phủ liên bang Đông Dương, còn ba
phủ kia trả về các tỉnh lẻ.
Kiến trúc sư Pháp Ernest He’brad đến Hà Nội năm 1921, và Luis Pineau đến năm 1932, hai ông tạo nên
diện mạo phố Tây thuộc địa với các biệt thự cổ điển sau bóng dã hương.
Ngày hôm nay, Hà Nội mới, vươn vai rộng dài như Thánh Gióng, hứa hẹn một đô thành nguy nga tráng
lệ…
Mùa xuân đã trở về. Nắng vàng như rót mật. Dòng suối hoa từ ngoại thành tràn vào nhuộm hoa cho
phố xá. Đào tết Nhật Tân đã thành sắc màu văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam. Đào thế gốc lịch sử xù xì,
nở bừng sắc hương thời mới. Đào phai, năm cánh mong manh như hồn núi rừng đồng quê về hội tụ.
Hình cô gái cầm cành đào đứng bên hè phố, đã trở thành biểu tượng của mùa xuân.
Màu hoa đào là màu má hồng con gái. Còn hoa Cúc vàng là màu khát vọng tình yêu.
Chợ hoa đêm Hà Nội mờ trong trăng khuya, sương sớm để hoa kịp về phòng khách ban mai mỗi gia đình.
Hồng Vàng như nàng công chúa kiêu sa. Cẩm chướng, thược dược như cô gái si tình. Ly ly như người yêu ca
sĩ thời trang thành sắc hương có thật. Loài Cúc trắng Họa Mi đơn sơ, bình dị là sứ giả báo mùa đông đến. Còn
Sen Hồ Tây là sứ giả mùa hè. Sen đến nồng nàn, nhưng phải ngậm ngùi ra đi khi gió heo may, như những cuộc
chia ly bắt buộc của cuộc đời này.
Có một loài hoa gợi tiếng kèn thời gian âm vang khi nắng mới bừng lên sau giá rét mùa đông. Hoa Loa
kèn trắng muốt trên tay cô gái có đôi môi khát thèm đang cắn trái mơ chua, chín cùng một ngày với kỳ hoa nở.
Mơ chua tháng ba thoáng qua môi người thiếu nữ Hà Nội. Môi đắm say hương vị cuộc đời nhẻ nhót trái
mận đào, vải thiều. Na mở mắt ngỡ ngàng tháng bảy. Và tháng tám, hồng về để thi với má người con gái đến
thì…
Tôi đi trong bốn mùa hoa, mùa quả Hà Nội. Hoa Sữa mùa thu tình đầu của tôi. Hoa Xưa tháng hai là tuyết
trắng trong tinh khiết của tình tôi. Tôi đắm chìm trong sắc hương Hà Nội, sắc hương của chính lòng tôi…
5/1/2015
Mùa phơi ải
ùa phơi ải, khắp đồng những luống đất nâu khô xác cong lên như vỏ đỗ. Ải nỏ reo xèo xèo khi
gặp mưa rào, âm thanh ấy ran ran như tiếng ve. Những luống cày bao nhiêu ngày được nắng; cái
nắng như mật ong đã thấm vào tận ruột hồng của từng hạt phù sa; bây giờ mưa xối trắng xóa, hương nắng đang
bay lên.
M
Bốn mùa
rưa hè nắng chang chang, cô bé hàng xóm hay sang nhà tôi tắm nhờ. Cầu ao tre trên ao sen trong
vắt. Cô ngồi, nắng hè lặn vào đôi vai trần sáng trắng, soi xuống làn nước. Những bông sen trắng
cũng giống như cô hay là cô giống bông sen trắng.
T
Sang thu, ao lạnh, nước trong veo, cô gái không sang tắm được nữa. Nắng thu rưng rưng vàng rợi. Những
con bướm vàng bay bên giậu hoa cúc. Lá Sếu như những đồng tiền vàng rơi ngập sân. Cô gái sang quét hộ tôi.
Cậu lười quá - Cô bảo - Để tớ lấy về đun bếp. Tôi nhìn sang, khói lam chiều mỏng manh, cả một đống tiền
vàng đang biến thành lửa đỏ rực trong bếp nhà cô.
Mùa thu, nắng như ngân lại, thời gian không trôi đi được. Vậy mà một sớm thức dậy, thấy gió bấc ào ào,
rặng tre biến thành một cây “đại phong cầm” reo ri vút.
Cô bé hàng xóm ủ bếp trấu đỏ hồng. Ngoài trời giá buốt. Cá mại chết cóng nổi lềnh phềnh ngoài cầu ao.
Trong bếp, hơi lửa ấm xực. Chim sẻ nóc bếp bay xập xòe. Tôi ngồi thui những bông thóc nếp đầu mùa, hai đứa
cắn chắt. Má hồng của cô bé dính than nhọ nhem.
Mùa đông đi qua lúc nào chả biết. Tớ với cậu sắp thêm một tuổi rồi đấy - Cô bé nói và chỉ cây đào trước
cửa. Nụ đào như những chiếc cúc áo. Rồi cúc cởi ra, cả cây đào thành tấm áo mùa xuân rực rỡ. Mưa xuân rơi
lất phất trên những cánh đào. Mưa như bụi phấn thoa vào đôi má cũng hồng như hoa đào của cô. Sao cô và hoa
giống nhau thế. Giống hoa sen trắng, rồi lại giống hoa đào.
Đại Yên 11/3/2007
Làng tranh
êm hè trăng sáng, con trai, con gái làng tôi ra đầm sen đầu làng chơi nô nghịch. Hoa sen vì thế mà
nở không biết bao nhiêu mà kể. Hương sen thơm không biết bao nhiêu là thơm. Nô nghịch chán,
người còn ướt dòng và đẫm ánh trăng, họ lên bờ giã giấy dó chày đôi. Người con trai thúc chày gỗ dậm nhịp,
đồng thời đầu gối anh ta lại thúc vào đầu gối cô gái một cái (chắc cũng là chuyện làm nhịp!). Khi cô theo nhịp
chày cúi xuống, mớ tóc rối bay đi, hở ra vai trần như vầng trăng trong mây. Nhưng rồi rất nhanh, vầng trăng lại
khuất.
Đ
- Cụp cum… Cụp cum… cắc cụp cum…
Tiếng chày đuổi nhau âm vang trong đêm, xa đến mấy làng cũng còn nghe thấy. Thông thường thời gian
để nhuyễn một cối dó là thời gian của một người từ lúc buông chày đầu tiên, đến lúc mồ hôi bắt đầu vã ra.
Người con gái đã quen, chẳng cần nhìn vào lòng cối, mắt cứ để đâu đâu, nhưng khi bắt đầu thấy mùi mồ hôi
người con trai ngây ngây mặn mặn phả ra trong sương là bảo: “Dừng chày thôi anh!” Người con trai không
bao giờ có được cái đồng hồ bằng khứu giác ấy. Bởi mồ hôi con gái khi rịn ra càng rịn càng thơm, hòa lẫn vào
mùi hoa sen, mùi cỏ dập, không làm sao phân biệt được!
Những năm nghề tranh hưng thịnh, làng vui nhất vào cữ một chạp. Nắng hanh vàng hoe run rẩy. Khói
những lò nung điệp nghi ngút đầu làng. Giấy dó vừa phết điệp màu ngà như nắng phơi đầy nội cỏ. Những
người lái tranh nói giọng thổ âm khác nhau đến cất hàng, ngồi uống rượu hâm nóng trong các quán gianh.
Những thuyền tranh đã ăn đủ hàng, căng buồm mở lái. Người lái trẻ bịn rịn từ biệt cô chủ “sân tranh” trên bến
sông, hẹn dịp này sang năm trở lại.
Cô chủ đợi. Nhưng người lái kia không hiểu vì cớ gì không đến nữa. Một năm, hai năm rồi ba năm, cô
chủ đi lấy chồng. Đến khi có con ngành ngãnh trên tay; khi gió mùa lên, trong nắng chiều vàng hoe, cô vẫn bất
chợt vô tình nhìn ra bến sông thấp thoáng cánh buồm quen thuộc.
Mùa xuân về bản
hời gian thấm thoát kể từ buổi tôi đến bản Vua Bà đã đầy năm. Tôi đã thấy mùa hè trong rừng với
mùi m t v d iậ ả ạ thơm ngào ngạt trong thứ ánh nắng ríu rít nhảy nhót từng giọt qua cái sàng xanh vĩ
đại của các tán cây đầy gió lay động. Tôi đã thấy mùa thu rừng với những con nai vàng rón rén trên các thảm lá
khô, mỗi bước đi lá kêu như bánh đa vỡ dưới chân. Mùa thu, trám rừng nhiều lắm, chín trên cành vàng rực như
những ngôi sao chiều. Và những quả thu muộn mằn chín một mình trong rừng không ai hay tới, cuối cùng chỉ
còn biết âm thầm rụng xuống gởi lại hạt già cho tầng lá mục ấp ủ. Tôi đã thấy mùa đông rừng với những vạt
sương như những tấm khăn voan trùm kín mít các ngọn cây. Các cây rừng thành những cô dâu trong lễ cưới,
che mặt suốt đêm tân hôn cho đến lúc sáng bạch vẫn không chịu bỏ ra. Khi những cơn gió bấc đầu mùa về, cả
đại ngàn reo như sóng bể. Đại ngàn càng trở nên trập trùng dữ dội. Những con gấu lười biếng lông xù lên đi
trốn mùa đông. Các cánh rừng dẻ gai, hạt rơi tí tách suốt đêm ngày như cơn mưa không dứt.
T
Mùa đông rừng thật là dài ghê gớm. Đêm đêm lửa sưởi bập bùng trong bếp bản Vua Bà, mùi sắn lùi,
hạt dẻ nướng thơm phức, và người ta thức trằn trọc trong những tấm chăn sui khô cứng, mong cây đào trước
nhà trổ ra chùm nụ phớt hồng. Những nụ phớt hồng bé xíu như chiếc cúc áo. Cúc của tấm áo mùa xuân.
Tôi gặp mùa xuân trên bản Vua Bà, vào một buổi sớm. Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn
run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến. Vàng anh cất tiếng hót. Ngắn thôi, nhưng réo rắt. Rồi
nó vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến. Riêng tiếng hót thì ở lại, âm vang mãi trong lòng. Tôi ngẩn ngơ luyến
tiếc con vàng anh mãi. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi dang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông, giật
mình chạy lại với mùa xuân.
Có lẽ con vàng anh đã đánh thức cây đào như đánh thức tôi. Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả
đại ngàn, cả không gian và mặt đất. Vừa mới hôm trước đại ngàn còn rền rĩ gió bấc, mặt trời còn đang trắng
bệch ẩn sau những tầng mây ngổn ngang như ẩn sau tấm chăn bông ủ ấm, vậy mà ngày một ngày hai, trời đã
trong dần. Những bụi mưa hoa long lanh nhẹ đến nỗi không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ. Những
chuỗi cườm nhỏ xíu, lõi bằng mạng nhện, hạt bằng các giọt mưa ngũ sắc, ở đâu thả xuống đầy ngọn cỏ lá cây.
Mùa xuân ở bản Vua Bà thật là vui. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt
suốt đêm. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền, va càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của
hương lá hương cây. Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì. Không chịu ngủ, cứ
hót thâu đêm suốt sáng. Có những con chim mái sau mùa xuân; người rạc đi chỉ còn cái xác ve, lúc bấy giờ
mới chịu lui lủi, lặng lẽ đi kiếm ăn cùng chồng con…
Trong rừng
iếng móng ngựa khua giòn tan trên đường đá trắng như tiếng đàn tơ - rưng rộn ràng ập đến, Sa Thèn
dẫn một đoàn kị sĩ trẻ măng đang lao vun vút qua đỉnh dốc. Những chàng kị sĩ ngây thơ hăng hái
cúi rạp trên mình ngựa, vai lủng lẳng túi da hổ và nhấp nhô nòng súng kíp. Những con chó săn sủa răng rắc lao
theo các vó ngựa. Tiếng ngựa dữ đua nhau hí vang động nắng sớm. Và con đường như truyền cái âm thanh đầy
hứng khởi ấy đi mãi, xa xa…
T
Những chàng kị sĩ trẻ dắt ngựa cho chúng ăn các giọt sương trong vắt trên cỏ. Con Ô của Sa Thèn vẫn là
con ngựa ngổ ngáo, rắn rỏi nhất. Chân nó thong dong thả bước như nhún nhảy quanh đám bạn bè thấp bé vụng
về.
Sa Thèn thổi tù và - cái âm thanh truyền thống vọng vào vách núi. Tai những con ngựa dỏng lên như
nghe một hiệu kèn ra trận. Tất cả các kị sĩ đã lên ngựa.
Con Ô của Sa Thàn nhún mình lao lên trước nhất. Cả đoàn ngựa rùng rùng vút theo. Tất cả, một hàng dọc.
Một làn sóng nâu, hồng, bạch, đen nhấp nhô trong nắng sớm.
Đường đá trắng đã cụt, cả đoàn băng qua đèo vào miền rậm rạp. Những cây già ngả cành đen mốc như
bầy trăn cuộn trên một vùng nước ngập lênh láng đáy thung lũng tựa cái hồ lớn. Nước trong vắt mát lạnh như
thạch. Những vó ngựa bắn tung tóe, nước reo lên như những giọt thủy tinh. Tiếng đàn chó ào xuống bơi ùng ục
làm mặt nước sóng sánh. Nơi đây, hẳn đêm đêm trăng sáng hươu nai về uống nước bên bầy thiên nga trắng
muốt gục đầu trong cánh ngủ. Và trên cái mỏm đá kia chắc chắn vẫn có một con hổ thọt nào đấy, đứng soi
bóng mình, lại gầm lên tưởng là đối thủ.
Tiếng kèn của Sa Thèn làm mặt hồ và vách núi vọng đập vào nhau, âm hưởng không dứt. Tiếng kèn
như tiếng gõ cửa rừng sâu hang thẳm. Tiếng chim chóc rào rào chiu chíu vỡ tổ. Mới có thế mà chúng đã
cuống quýt nháo nhào bay rợp mặt hồ. Rừng và núi đan thành chiếc lồng xanh khổng lồ, mặt hồ là đáy lồng,
tưởng như muôn ngàn con chim kia không có lối thoát, nhiều con đã rơi xuống ướt cánh.
Con Mai Hoa của tôi móng sắc bám chắc vào rêu trơn trên những tảng đá gần bờ. Qua đồng cỏ, chúng tôi
đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những cái nấm to bằng cái ấm
tích màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác như mình là một người
khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới
chân.
Nắng trưa đỉnh đầu, rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu rừng rào
rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con
chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Rừng càng thâm u càng gợi hứng thú. Rẽ bụi rậm, nhìn ra một bãi cây khộp. Rừng khộp trước mắt lá úa
vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp, đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên
thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ là ánh lên màu xanh biếc giữa giang
sơn vàng rợi…
Tôi rủ Sa Thèn đi xa hơn nữa. Sau một giờ len lách mải miết, chúng tôi lần đến được bờ một con suối lạ.
Theo dọc suối bất ngờ thế nào lại gặp một vũng nước đọng như cái hồ nhỏ. Bờ hồ thoai thoải, cỏ rừng cao lêu
nghêu và hắc sực lên. Mặt nước xanh pha mực in hình những cây đại thụ như những cái cột chống trời sừng
sững xung quanh. Thú thật, cái hồ hoang dại quá làm tôi có cảm giác đây là lối xuống âm phủ chăng. Lặn
xuống hồ là có thể đi sang được thế giới khác thần bí cũng nên…
Đêm Trường Sơn
êm ấy, một đêm Trường Sơn đầu tháng ba, đom đóm từ các gốc cây bay ra, lập lòe, nhấp nhánh;
đơn vị tôi hành quân bằng cơ giới tiến sâu vào tuyến trong. Đường qua ngầm Ê-si, một ngầm
trọng điểm nổi tiếng ác liệt. Tiếng đồn ra tận ngoài Bắc, vào tận trong Nam. Chính trị viên chuẩn bị tinh thần
cho anh em chu đáo. Không khí căng thẳng. Tất cả sẵn sàng nhảy vọt xuống xe phân tán theo kế hoạch bảo
toàn lực lượng khi có B52. Tiếng nổ xa vẫn âm âm quanh đây làm rung rinh muôn vàn đốm đom đóm. Đã đến
trọng điểm. Có tiếng ho khẽ. Những chiếc xe sang số rú ga lầm lũi bò. Bỗng bất ngờ từ hai bên đường, như
một cảnh thần tiên, trong ánh đom đóm xanh biếc li ti lấp lánh, một đoàn con gái áo trắng xô ra vẫy tay reo
hò. Tiếng con gái trong vắt ríu rít làm cho ai nấy sững lại. Những giọng nói con gái tươi trẻ yêu đời như một
làn gió mát làm chúng tôi bừng tỉnh. Những đoàn xe vẫy lại. Tiếng reo của lính ghê gớm hơn. Vang
cả rừng.
Đ
Những tiếng kêu tìm đồng hương vội vã. Bàn tay vẫy của những cô gái thanh niên xung phong bám ngầm
Ê-si như níu lấy chúng tôi. Nhưng những chiếc xe vẫn gầm gừ lăn bánh. Những tà áo trắng trong đêm phấp
phới. Các cô gái đã mặc đẹp đứng đón người ra trận.
Các chàng lính vội lục trong túi áo ngực tìm những lá thư. Những lá thư viết sẵn, khát khao và tha thiết,
để trên đường ra trận, chúng tôi thường ném xuống cho các cô thanh niên xung phong chợt gặp giữa rừng. Để
rồi chúng tôi sẽ lại nhận được những lá thư tung lên như đàn bướm trắng vỡ tổ.
Tiếng cười nói ríu rít; thư lả tả. Thư tung xuống bay nhanh hơn, lượn một vòng giữa hàng chục cánh tay
con gái xúm xít như trong tượng nghìn mắt nghìn tay. Thư tung lên bay là là. Xe tôi đang bò, bỗng nhiên dừng
lại, máy vẫn gừ gừ; cậu lái thản nhiên tung cửa ca bin đón một lá thư như hái một đoá hoa ban. Những tiếng
quát của các cậu lái xe sau vừa gắt gỏng vừa buồn cười. Để bù lại thời gian đã đỗ, xe tôi rú ga vượt lên đột
ngột, làm tất cả ngã kềnh. Những lá thư vẫn cứ tung phấp phới...
Tập hát Quan họ
Ba thằng nhóc chúng tôi dạo ấy, dẻo chân, ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng.
Chồng bà Trưởng là nhà buôn bè giàu có, hào hoa phong nhã, thích chơi chim muông, cây cảnh. Đường
vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, bờ lát đá nhiều bậc
làm bến tắm. Vườn trồng táo, táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp
như bộ sa lông đồ sộ ngoài trời. Nhưng đẹp nhất là các lồng chim. Những lồng chim sơn son thếp vàng có dáng
hình mái lầu cong cổ kính, treo trên các cành táo la đà.
Ông Trưởng chết non, để mặc những con chim quý giá trong lồng chết đói. Ba đứa chúng tôi thay ông,
hàng ngày đi bắt cào cào, châu chấu nuôi chúng. Tiếng oanh ngân reo rắt, tiếng sáo líu lô, tiếng bách thanh
biến đổi nhiều giọng… Cả vườn táo ngập tràn âm thanh.
Nhưng chúng tôi mê tiếng hát quan họ của các cô gái đến đây tập dưới sự chỉ dẫn của bà Trưởng hơn…
Bà là Trưởng bè Quan họ nữ nổi tiếng. Trời sinh ra bà Trưởng để mà hát, và đời với bà chỉ là hát. Giọng
hát bà hơi buồn buồn đắm đuối, ngơ ngẩn. Nhưng đấy là ngày xưa; còn bây giờ giọng bà chỉ còn như một
chiếc cốc pha lê đã rạn.
Tôi vẫn nhớ những buổi tập hát trong vườn táo.
Trời se se, nắng ấm vàng reo như bọt bia tan, qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô. Các chị chít khăn
len, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh, tập điệu “Ngỏ lời”. Điệu “Ngỏ lời” phải có giọng thẹn thùng e
ấp. Đó là lúc các quan họ bè nam thiên hạ, hoàn toàn xa lạ, đến dự hội đánh tiếng muốn làm quen với bè nữ.
Nhận hát, kết bạn hay chối từ? Giống như cô gái khi có người đến dạm hỏi, có chối thì cũng phải khéo léo,
đừng đỏng đảnh kiêu kì; có nhận thì cũng đừng vồ vập làm như hạn hán gặp mưa; mà phải ngập ngừng e lệ.
Điệu “Ngỏ lời” phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng ngay từ đầu đã phải trong vắt
tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn, không bao giờ khô cạn, giống như sự lâu bền phong phú của tình
yêu.
Mấy đứa nhóc chúng tôi nghếch mỏ lên nghe như nuốt lấy từng lời. Khi bà Trưởng vừa hạ lệnh “giải lao”,
là chúng tôi lao phốc lên cây say mê tìm những quả táo ngon nhất để các chị ăn cho trong giọng. Các chị âu
yếm ôm tôi vào lòng, đầu tôi lút trong khuôn ngực dịu mềm ấm rực, và tôi biết rõ thế nào là nhịp tim rộn rã
náo nức của các chị - những cô gái đẹp đến kì yêu đương. Hết cả mùa táo chín, mà các chị chưa tập xong điệu
“Ngỏ lời”. Những chiếc lá táo vàng tròn xoe như những đồng tiền vàng đã phủ ngập bờ phiến đá. Chưa xong
điệu “Ngỏ lời” mà có người đã phải chia tay quan họ. Chị Ba đẹp nhất bè, đi lấy chồng, phải về trên tỉnh.
- Chả bao giờ chị còn được đến đây nữa. - Giọng chị buồn như sắp khóc. - Em đi trẩy cho chị một trái táo
cuối cùng…
Tôi đi lùng khắp vườn mới được một quả sót cuối mùa. Chị cắn nhè nhẹ, nước mắt ứa ra. Chị còn trẻ quá,
chưa tập xong điệu “Ngỏ lời”, mà đã là gái an phận có chồng.
- Sang hè, tập đến điệu “Thương nhau”? - Chị hỏi bà Trưởng.
- Ừ, sang hè là điệu “Thương nhau”…
Sang hè, đêm trăng, gió lùa từ hồ sen trước nhà thổi lên mát rượi. Các chị mặc áo lụa, quần vén cao quá
gối, thả những đôi chân tròn căng nõn nà, vừa đung đưa trong làn nước trong vắt vừa tập điệu “Thương nhau”.
Điệu “Thương nhau” hát phải nồng cháy, thiết tha. Tình yêu không được uể oải hững hờ. Tình yêu cũng
đừng mực thước quá. Phải hơi điên dại một chút. Bà Trưởng dạy các cô từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ
tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh…
Thương nhau như bà Trưởng thương ông Trưởng ngày xưa. Bà con nhà quan, nề nếp gia phong. Ông
Trưởng - buôn bè, lúc ấy đóng khố cởi trần đưa bè vượt thác. Vậy mà thoáng nhìn thấy nhau là yêu. Bà nhổ
toẹt vào cái vỏ giả dối “Công, dung, ngôn, hạnh”, vứt trả mẹ cha cái lễ giáo tam tòng, một mạch bỏ nhà xuống
thuyền cùng ông Trưởng đi cùng trời cuối đất…
… Các chị hát xong, mệt vã mồ hôi, (vì phải diễn tả sự nồng cháy thương nhau) cởi quần áo tắm trên bến
đá, bơi đuổi nhau như những con thiên nga trắng muốt trên hồ.
Sau hè là đến thu. Mùa thu là lúc các chị tập được nhiều điệu nhất. Điệu cuối cùng: Giã bạn…
Giã bạn là điệu kết thúc hội hát. Sau bao ngày thi hát ròng rã trên bộ dưới thuyền, trai gái các bè các làng
quấn quện thương nhau, bây giờ phải giã bạn xuống thuyền, ai về quê ấy. Ôi, điệu Giã bạn lưu luyến dùng
dằng, đau đáu, buồn biết chừng nào…
Bà Trưởng dàn dựng cảnh như thật. Bà cho tôi đóng vai lái đò chở các chị trên hồ trước nhà. Còn hai
thằng ngố Túc và Viên thì đóng giả vai “Liền anh quan họ” đứng trên bến đá vẫy chia tay…
Tôi bơi chèo đúng “bài bản” bà Trưởng dặn. Mái chèo lúc tách bến uể oải, ngập ngừng, không dứt được.
Đó chính là lúc các chị phải bắt vào nhịp của đoạn “Dầu lòng vậy, cầm lòng vậy, biết làm sao đây” diễn tả sự
bất lực cam chịu, chia li…
Cam chịu nhưng còn nấn ná, luyến tiếc. Vì thế mái chèo của tôi phả khua ngược áp bờ, cho quan họ trên
bến dưới thuyền lại cầm tay níu áo nhau lần nữa. Dừng ở đây ít phút cho các chị ngân lên cái điệp khúc “Quan
họ nghỉ, chúng em ra về” ba lần. Khi các chị vừa bắt vào nhịp “Bây giờ chia rẽ đôi nơi”, và làm động tác “dứt
áo” thì “mái chèo nghệ thuật” của tôi phải khua một nhịp thật mạnh cho thuyền băng đi; và từ đây phải cắm
đầu cắm cổ chèo để như chạy trốn, để diễn tả sự kiên quyết, sự khắc nghiệt của cuộc đời… Chính lúc ấy là lúc
hòa với tiếng nước khua ràn rạt, giọng hát của các chị ngân réo lên, cuống cuồng, tuyệt vọng, đau đớn đến đứt
ruột gan.
Mặc kệ, không có chuyện quay đò lần nữa. Tôi khoái vô cùng, thấy mái chèo của tôi đầy "quyền lực",
mặc xác nhịp hát như khẩn khoản van nài. Hai thằng “cua đồng” đóng vai liền anh quan họ đứng trên bờ vẫy
cứng quèo dở ẹc, làm cho các chị đang “sa lệ chau mày” cũng phải bật cười…
Thi hát Quan họ
thời xưa
gày trẩy hội sắp đến gần, chúng tôi gấp rút chuẩn bị. Bán lợn, bán gà, lấy tiền sắm đủ “bộ cánh”.
Nam thì khăn xếp, áo dài trắng lót trong, phủ the chữ Thọ, quần chúc bâu hồ bột hình ng số ớ, giầy
Chi long, nón dứa chóp bạc. Trang phục phụ nữ phải đủ năm màu: đen, xanh, vàng, đỏ, trắng.
N
Mồng 6 trẩy hội thì mồng 5 ông Cả bà Trưởng cho liên hoan. Chỉ ăn thịt gà, không được ăn mỡ, sợ đục
giọng. Lương thực đem theo chỉ có oản khô và trám trắng. Oản thổi bằng gạo nếp hoa vàng. Ăn oản và trám,
trong giọng. Bà Trưởng nói: ngày xưa có những canh hát thi “ngoại hạng” kéo dài năm ngày năm đêm liền. Cứ
bè nam “ra” một bài, bè nữ lại “đối” một bài tương ứng liền liền như thế không bao giờ cạn. Người ta chỉ kịp
cắn oản khô nhai với trám trắng trong lúc nghỉ ngắn ngủi giữa canh hát. Thời bây giờ không có những “người
tài” siêu hạng như thế nữa, nên các canh hát thường ngắn ngủi, trai gái đi hội để hát thì ít mà chơi thì nhiều,
chửa hát đã cạn bài, hát toàn bài cũ mà không có bài mới. Thời xưa, các cụ đứng vào hàng, vừa hát vừa ứng tác
bài mới, thế mới giỏi! Bà chê trách chúng tôi đủ điều và cái gì cũng viện dẫn ngày xưa để so sánh.
Từ bến sông làng, thuyền gỗ hai mái chèo chở chúng tôi thong dong đi xuôi. Làng Văn Quan năm nay mở
hội to, đón bạn quan họ tứ xứ đến biểu diễn, thi tài.
... Không một nơi nào có địa điểm mở hội quan họ tuyệt vời như Văn Quan. Con sông Đào xinh xắn uốn
khúc quanh làng. Thuyền quan họ các làng dập dìu lướt về chen chúc bên thuyền buôn tứ xứ đợi cất giấy dó.
Bến sông kè đá nhiều bậc, cho trai gái tắm mát đêm trăng. Hai bờ sông bắc cầu chín nhịp, như chiếc lược
gài nghiêng mái tóc. Cầu có mái che, bên lan can là quán bán hàng.
Chùa Văn Quan đúng 100 gian, hoa viên um tùm, có tháp chín tầng. Hội hát thường mở ở Hoa viên. Trai
gái hát chán ở đây rồi xuống thuyền hát dưới hồ sen, hay lên núi thông sau chùa. Núi đẹp, có suối trong vắt, hai
bờ đặt tượng những con giống bằng đá đồ sộ: phượng, hạc, sư tử, ngựa, rùa...
Hội khai mạc ở sân chùa.
Ban giám khảo gồm toàn các liền anh liền chị quan họ nổi tiếng một thời, bây giờ về già, mặt như quả
trám khô, tóc bạc phơ, khó tính, xét nét, hay bắt bẻ lề luật.
Nhưng giọng hát của các cụ bây giờ đã khàn vì rượu, thuốc lào, trầu; khàn đặc vì cái cổ cao ba ngấn nõn
nà thời hoa thiên thiếu nữ, đã bị quắt đi như cái cuống hoa nẫu. Một đời người đã nuốt đi bao tiếng khóc. Bao
chất đắng, vị cay, chát, chua, đã trôi qua cái cổ họng đựng những tiếng hát trong trẻo non tơ, làm nó bị cháy
sém đi, bị đục ngầu... hỏi làm sao tiếng hát không khàn.
Phường quan họ Mê Khê chúng tôi đứng hát với phường Quan họ Vọng Nguyệt. Bà Trưởng không còn
hát được nữa, chỉ lo phần tổ chức. Nhưng anh Cả thì vẫn đứng hàng đầu, hệt vị tướng cầm quân xông xáo,
hừng hực khí thế quyết giật giải. Người cao lớn, đứng đâu cao hơn thiên hạ một cái đầu, mặt quắc thước, tiếng
sang sảng, cái nhìn đầy uy quyền và có sức quyến rũ con gái đến quy phục... Bên Vọng Nguyệt lần lượt bị
đánh bại cả ba tiết mục: một bè, hòa thanh hai bè và song ca đối đáp.
Vào vòng hai, phường Mê Khê chúng tôi hát với Văn Quan. Anh Cả vẫn như người cầm lái hừng hực khí
thế đưa thuyền vượt thác. Nhưng nhìn kĩ thấy “ông anh” có nét buồn. Chị Hai Tình Văn Quan - người yêu của
ông, một cây hát nổi danh, năm nay không tham gia hội. Ông không còn được đứng đối ca với nàng trước sân
chùa, làm mưa gió giữa vòng trong vòng ngoài hàng trăm “quan viên quan họ” chiêm ngưỡng. Một cặp hát đôi
lứa xứng đôi. Hai danh ca siêu hạng khoe tài...
Sau màn chung kết hòa hai bè, đến màn mỗi đoàn chọn một “ngôi sao mới xuất hiện” ra “chọi” nhau. Mê
Khê, chọn Đào. Còn bên Văn Quan chọn một nhân vật lạ, được coi là “chủ bài” dấu kín từ đầu, giờ mới tung
ra: thằng Lũ!
Hội hát đến hôm nay đã là ngày thứ ba. Nhiều đoàn đã về, chỉ còn một số đoàn được vào vòng chung kết.
Về sắc, Đào vừa xuất hiện, đã chiếm được cảm tình của mọi người. Nó đẹp quá, mơn mởn rực rỡ.
Thằng Lũ bước ra sóng đôi Đào trên sàn hát. Lũ khôi ngô tuấn tú, mắt sáng môi đỏ, người ẻo lả thư sinh.
Khi Lũ vừa mở miệng trình diễn khổ đầu, mọi người im phắc. Giọng nó như chuông vang, thoáng nghe đã biết
không phải là một giọng hát thường. Sao giời lại bù trì cho nó nhiều thứ thế, toàn diện thế, đã sắc lại thanh, trời
chả công bằng.
Ngày cuối cùng đã hết. Những chiếc thuyền cuối cùng đã sửa soạn mái chèo đợi giờ tách bến Văn Quan.
Những màn hát “Giã bạn” diễn ra suốt dọc bến sông. Người ta lưu luyến tiễn đưa nhau, hẹn hò nhau. Mùa hát
là cả những tháng xuân này. Hội Văn Quan là hội to nhất, nhưng còn nhiều hội nhỏ của các làng khác nữa. Họ
đã quen nhau, họ mời nhau “ngày này tháng ấy” đến hội làng họ. Các bè nam mời riêng các bè nữ thiên hạ đến
chơi nhà, kết bạn. Các bè nữ cũng mời riêng các bè nam đến chơi “giang sơn đất nước nhà em” để họ tiếp
nhau, cỗ yến linh đình, nhưng lại vờ vĩnh khiêm tốn “mâm đan bát đàn, đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa
vừng”... rõ thật là khách sáo.
Thắp lửa
gày tôi còn bé, đang có Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng hóa khan hiếm. Ở quê tôi, dầu hỏa không
có một hột. Chiếc đèn Hoa Kì từ lâu để cho mạng nhện chăng trong góc nhà. Bữa cơm tối phải
ngồi ăn dưới ánh sao. Người ta sờ soạng đi lại trong đêm.
N
Diêm và bật lửa lại càng không có. Lấy gì để ngày hai bữa nấu cơm. Lấy gì để khách đến nhà, mời hút
điếu thuốc lào.
Ông tôi bảo: lại phải nhờ vào rơm rạ, nhờ vào đất như các cụ mình ngày xửa ngày xưa. Ông tết những
"con cúi" bằng rơm châm lửa, để trong góc bếp. Lửa bén âm ỉ suốt đêm ngày. Bất cứ lúc nào cần lửa, ghé
miệng thổi là lửa bùng lên. Những con cúi rơm nuôi ngọn lửa sống trong bếp mọi nhà. Không có nó bếp gio
lạnh tanh hiu hắt. Con cúi rơm âm ỉ khói. Rơm mới còn mùi nhựa thơm ngai ngái. Ngọn khói mong manh như
sợi mạng nhện bay lên hư ảo. Mùa đông những con sẻ rét mướt chui vào mái bếp, lích chích vui cùng hơi lửa,
hơi khói. Những bác thợ cày ra đồng, bao giờ cũng đem theo con cúi rơm, để đầu bờ, lấy lửa hút thuốc lào.
Trong sương mai mù mịt, những bác thợ cày làng tôi chờ mở cổng làng buổi sớm, con cúi rơm buộc đầu bắp
cày sáng lập lòe một dãy.
Một năm vào tối 30 Tết, con cúi rơm nhà tôi, vì ẩm nên bị tắt. Tinh mơ dậy, làm cỗ, không lấy đâu ra lửa.
Tôi sang bếp nhà ông Cả hàng xóm sát hàng rào. Ông Cả chưa dậy. Con cúi rơm trong bếp đỏ hồng. Tôi ghé
miệng thổi cầm đóm châm. Đúng lúc ấy, ông Cả xuất hiện:
- Năm mới sao mày lấy trộm lửa? Trộm lửa tức là trộm mất “cái đỏ”, cái may của nhà tao.
Tôi đành buông đóm.
Ở nhà gà đã mổ xong, xôi đã bắc bếp, nhưng không có lửa đành để lại. Chờ cho ông Cả làm cỗ, đốt
pháo cúng gia tiên sáng mùng 1 Tết xong, ông tôi mới mặc áo dài khăn nhiễu sang xông đất, chúc mừng
năm mới, lễ gia tiên nhà ông Cả, rồi mới dám có nhời xin ngọn “lửa thừa”, “lửa cũ” về nấu cỗ nhà mình.
Đấy khổ thế đấy, nhục thế đấy...
Những con cúi rơm có lẽ có từ thời người Việt thượng cổ bắt đầu biết trồng lúa nước. Có lúa mới có rơm.
Người ta bện rơm để giữ ngọn lửa do thần sét ban cho. Giữ được lửa rồi, nhưng phải tìm cách thắp nó lên trong
đêm tối chứ. Bọn trẻ con có cách của trẻ con. Hạt bưởi có dầu, bóc vỏ phơi khô rồi xiên que tre. Thế là thành
một cây nến. Hạt bưởi cháy lép bép, thơm nức, bắn từng tia nhỏ đẹp như pháo hoa. Những đêm tối nhất, chúng
tôi đem que hạt bưởi đốt lên làm một hội hoa đăng. Thi xem của đứa nào cháy lâu hơn, đẹp hơn. Thắp lửa
thành một trò chơi, một lễ hội của trẻ con mà người lớn cũng thích xem. Hội của nỗi ước ao thèm lửa. Còn gì
chán bằng phải nhìn màn đem đen mù mịt…
Những năm ấy dân làng tôi rủ nhau đi đâu xa lắm mua hạt giống về “làm lửa”. Nông dân chỉ có đất, mà đất
không ép được thành dầu. Phải nhờ vào phương pháp canh tác trồng trọt. Hạt giống ấy là hạt th u d u.ầ ầ Vườn
cây lưu niên, na, nhãn, ổi quý lắm, nhưng phải chặt đi, lấy đất trồng th u d u.ầ ầ Thầu dầu lá đỏ thẫm, thân cao
quá đầu người. Mùa thu hoạch, hái quả, nâng niu. Không có máy ép, đem giã quả trong cối giã bèo, giã gạo, rồi
cho vào nồi nước đun sôi. Đun mãi, đun mãi, dầu thầu dầu tan ra, nhẹ, nổi lên, lầy thìa vớt đổ vào chai. Từng
thìa, từng thìa, chắt chiu quý lắm. Một chai dầu đổi bằng giá đốn ngã cả vườn cổ thụ. Thế mới biết ánh sáng lửa
là đắt nhất.
Khi màn đêm buông xuống, đổ một chút dầu loang trên đĩa, đặt một cái bấc, ngọn lửa cháy leo lét, nhưng
cũng xóa được bóng đêm trong nhà, đem lại niềm hứng khởi cho mọi người.
Không dám đốt lâu. Chỉ một chút, đủ ăn bữa cơm, hay tiếp người khách. Khách chẳng dám ngồi lâu. Sợ
tốn dầu của chủ…
Anh trai tôi, năm ấy ôn thi tiểu học. Đêm chong đèn học bài. Ngọn đèn thầu dầu leo lét soi trên trang sách.
Tiền rải lên từng chữ mới nhìn thấy nó, đâu phải chuyện đùa. Mẹ tôi cũng dịp ấy, “ở cữ” em bé. Đêm em bé
ngủ, phải thắp đèn sáng đủ 3 tháng 10 ngày, có thế đời đứa trẻ sau này mới “sáng sủa”… Mẹ bảo: “Tắt đèn nhà
ngoài đi, anh vào đây học, chung ngọn đèn với em bé”. Nhưng con trai học thi trong buồng gái đẻ thì dốt lắm,
trượt vỏ chuối. chữ nghĩa đâu phải truyện đùa. Thế là nhà tôi, đêm cứ phải lòi lọi hai đĩa đèn. Hàng xóm lắc
đầu lè lưỡi khiếp sợ vì sự “giàu sang” ấy.
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)

More Related Content

What's hot

Sơn nam dề lục bình nam bộ trần mạnh hảo
Sơn nam dề lục bình nam bộ   trần mạnh hảoSơn nam dề lục bình nam bộ   trần mạnh hảo
Sơn nam dề lục bình nam bộ trần mạnh hảoKelsi Luist
 
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)hach nguyen phan
 
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đềthuvienso24h
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzzhach nguyen phan
 
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki Duyệt Đoàn
 
Saigon ngay dai nhat Duyen Anh
Saigon ngay dai nhat  Duyen AnhSaigon ngay dai nhat  Duyen Anh
Saigon ngay dai nhat Duyen AnhHoa Bien
 
Chuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcChuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcPhan Phan
 
Nanh trang
Nanh trangNanh trang
Nanh trangcohtran
 
PHẦN I THƠ VÕ HIẾU NGHĨA
PHẦN I THƠ VÕ HIẾU NGHĨAPHẦN I THƠ VÕ HIẾU NGHĨA
PHẦN I THƠ VÕ HIẾU NGHĨAVo Hieu Nghia
 
Những cuộc gặp gỡ tình cờ nguyễn nhật ánh
Những cuộc gặp gỡ tình cờ   nguyễn nhật ánhNhững cuộc gặp gỡ tình cờ   nguyễn nhật ánh
Những cuộc gặp gỡ tình cờ nguyễn nhật ánhXuan Le
 
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU Tin Hà Đăng
 
Yeu truyen kiep hoang ly do hong linh
Yeu truyen kiep hoang ly do hong linhYeu truyen kiep hoang ly do hong linh
Yeu truyen kiep hoang ly do hong linhnhatthai1969
 

What's hot (20)

Sơn nam dề lục bình nam bộ trần mạnh hảo
Sơn nam dề lục bình nam bộ   trần mạnh hảoSơn nam dề lục bình nam bộ   trần mạnh hảo
Sơn nam dề lục bình nam bộ trần mạnh hảo
 
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
 
thơ
thơthơ
thơ
 
Ca co
Ca coCa co
Ca co
 
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
 
Tap tho nguyen hai ha ok
Tap tho nguyen hai ha okTap tho nguyen hai ha ok
Tap tho nguyen hai ha ok
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzz
 
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
Rừng Na Uy ebook - Murakami Haruki
 
Một thời hương cốm
Một thời hương cốmMột thời hương cốm
Một thời hương cốm
 
Saigon ngay dai nhat Duyen Anh
Saigon ngay dai nhat  Duyen AnhSaigon ngay dai nhat  Duyen Anh
Saigon ngay dai nhat Duyen Anh
 
Chuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcChuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và Mực
 
Nanh trang
Nanh trangNanh trang
Nanh trang
 
Rung nauy
Rung nauyRung nauy
Rung nauy
 
PHẦN I THƠ VÕ HIẾU NGHĨA
PHẦN I THƠ VÕ HIẾU NGHĨAPHẦN I THƠ VÕ HIẾU NGHĨA
PHẦN I THƠ VÕ HIẾU NGHĨA
 
Những cuộc gặp gỡ tình cờ nguyễn nhật ánh
Những cuộc gặp gỡ tình cờ   nguyễn nhật ánhNhững cuộc gặp gỡ tình cờ   nguyễn nhật ánh
Những cuộc gặp gỡ tình cờ nguyễn nhật ánh
 
Chiec luoc nga
Chiec luoc ngaChiec luoc nga
Chiec luoc nga
 
Một nửa VHN
Một nửa VHNMột nửa VHN
Một nửa VHN
 
Thơ
ThơThơ
Thơ
 
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
 
Yeu truyen kiep hoang ly do hong linh
Yeu truyen kiep hoang ly do hong linhYeu truyen kiep hoang ly do hong linh
Yeu truyen kiep hoang ly do hong linh
 

Similar to Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)

50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdfBoNhiLNgc
 
Bích câu kỳ ngộ
Bích câu kỳ ngộBích câu kỳ ngộ
Bích câu kỳ ngộLong Nguyen
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)hach nguyen phan
 
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnThơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnHoa Bien
 
Em hãy tả cây đa làng em
Em hãy tả cây đa làng emEm hãy tả cây đa làng em
Em hãy tả cây đa làng emJackson Linh
 
Buc tranh que
Buc tranh queBuc tranh que
Buc tranh quetaivang
 
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loátbài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loátTruongThiHoangOanhP1
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhHuyền Trang Nguyễn
 
Tìm về quê mẹ
Tìm về quê mẹTìm về quê mẹ
Tìm về quê mẹCherry Bui
 
TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IM của PHẠM CÔNG THIỆN
TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IM của PHẠM CÔNG THIỆN TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IM của PHẠM CÔNG THIỆN
TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IM của PHẠM CÔNG THIỆN Trong Hoang
 
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.netBiểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.netThùy Linh
 

Similar to Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2) (20)

50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
 
Canh dieu tuoi tho
Canh dieu tuoi thoCanh dieu tuoi tho
Canh dieu tuoi tho
 
Nặng tình
Nặng tìnhNặng tình
Nặng tình
 
Bích câu kỳ ngộ
Bích câu kỳ ngộBích câu kỳ ngộ
Bích câu kỳ ngộ
 
Vuon mai in can copy
Vuon mai in can   copyVuon mai in can   copy
Vuon mai in can copy
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
 
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnThơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
 
Em hãy tả cây đa làng em
Em hãy tả cây đa làng emEm hãy tả cây đa làng em
Em hãy tả cây đa làng em
 
Buc tranh que
Buc tranh queBuc tranh que
Buc tranh que
 
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè XanhThơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
 
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loátbài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
 
Hoa Tiên
Hoa TiênHoa Tiên
Hoa Tiên
 
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè XanhThơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
 
Kieu nguyen du
Kieu nguyen duKieu nguyen du
Kieu nguyen du
 
Về Vinh
Về VinhVề Vinh
Về Vinh
 
Tìm về quê mẹ
Tìm về quê mẹTìm về quê mẹ
Tìm về quê mẹ
 
TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IM của PHẠM CÔNG THIỆN
TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IM của PHẠM CÔNG THIỆN TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IM của PHẠM CÔNG THIỆN
TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IM của PHẠM CÔNG THIỆN
 
Văn hay lớp 5
Văn hay lớp 5Văn hay lớp 5
Văn hay lớp 5
 
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.netBiểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
 

More from hach nguyen phan

More from hach nguyen phan (17)

Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhienQua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
 
Hat bui canđươcc
Hat bui canđươccHat bui canđươcc
Hat bui canđươcc
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Daibangkimdieu
DaibangkimdieuDaibangkimdieu
Daibangkimdieu
 
Hat bui can
Hat bui canHat bui can
Hat bui can
 
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
 
Me cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phuccMe cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phucc
 
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhấtCải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
 
Giải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzzGiải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzz
 
Gio noi1
Gio noi1Gio noi1
Gio noi1
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
 
Dong suoi hoang so text
Dong suoi hoang so textDong suoi hoang so text
Dong suoi hoang so text
 
Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho   Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copy
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
 
Bắc kinh du kýchuẩn
Bắc kinh du kýchuẩnBắc kinh du kýchuẩn
Bắc kinh du kýchuẩn
 

Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)

  • 1. NHỮNG TRANG VĂN HAY GIÚP HỌC SINH THAM KHẢO Nhường đường ớm trung thu, cô dẫn các cháu mẫu giáo đi chơi phố. Một đoàn trẻ túm đuôi áo nhau rồng rắn dãy dài. Hè phố sạch tinh, hàng cây lào xào, những đốm nắng sàng qua tán lá cùng với những chiếc lá vàng thu rơi xuống chân các cháu. S Lũ trẻ như đàn chim ríu ran. Như dây hoa dài rực rỡ. Dây hoa đang hướng theo hàng dọc bỗng chuyển hàng ngang. Lũ trẻ ríu rít sang đường. Đúng lúc ấy có đoàn xe của một ngài Tổng thống đi tới. Tiếng còi cảnh sát hụ. Nhiệm vụ của họ là phải dẹp đường nhường lối ưu tiên cho thượng khách quốc gia. Tình huống bất ngờ làm cho những người cảnh sát lúng túng. Đàn chim non, cái dây hoa dài đang chăng ngang đường nghe tiếng còi giật mình, xao động... Ngài Tổng thống vừa từ phương Tây tới. Mấy hôm nay ông đã thấy cái nắng thu vàng đẹp mê hồn của Hà Nội. Ngài đến đây với sứ mệnh hữu nghị. Và trong lòng ngập tràn cảm xúc mến yêu xứ sở này,… Cái gì trước mắt kia nhỉ? Ngài Tổng thống nhìn lên. Con đường đầy nắng và lá vàng. Một đoàn trẻ thơ như lũ chim non trông đáng yêu kì lạ. Những gương mặt bụ sữa trắng hồng. Những bước chân lon ton. Ngài Tổng thống không gọi được đúng tên cảm xúc chợt dâng lên trong lòng mình. Tiếng còi cảnh sát hụ hối hả làm táo tác, kinh động lũ trẻ thơ… - Dừng lại! - Ngài Tổng thống ra lệnh cho đoàn tùy tùng. Ông gỡ cặp kính. Đôi mắt già của ông như có sương thu vừa vương vào. Đoàn xe nghi thức quốc gia nối đuôi dài đỗ im phắc chờ cho lũ trẻ sang hết đường, mới rùng rùng chuyển bánh. Ngài Tổng thống đưa tay ra ngoài cửa kính vẫy đàn chim non. Nụ cười trên môi ngài nở giống hệt nụ cười của lũ trẻ. Đàn bướm bay
  • 2. ơn gió thu đầu mùa xào xạc rừng Phong. Lá Phong vẫn xanh nhưng rồi gió thu sẽ nhuộm đỏ rực như lửa để chịu cái rét tái tê của tuyết mùa đông.CNhững con bướm Công Chúa màu da cam cảm nhận được gợn gió thu đầu. Chúng lưỡng lự, rập rờn. Mùa di cư về miền nắng ấm phương Nam đã đến. Sắp phải tạm biệt nơi này. Những đàn bướm Công Chúa cả triệu triệu con như một tấm voan hồng phủ kín rừng Phong. Khăn bắt đầu cởi khỏi vai nàng tiên nữ. Những đàn bướm bay lên, nhuộm đỏ cả mây trời trên hành trình từ Bắc vào Nam. Trời thu biếc xanh. Những con bướm mỏng manh bé xíu mà dám đọ với tầm vóc bao la của vũ trụ. Chỉ một giọt mưa cũng đủ rửa trôi phấn bướm. Chỉ một ngụm gió cũng đủ bẻ quặt gẫy tan cánh bướm như gió khơi bẻ gẫy cánh buồm. Những đàn bướm không sợ, mặc cho bão táp mưa sa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đường di cư của bướm Công Chúa phương Bắc thường là năm ngàn cây số. Cánh sắt máy bay phản lực cũng phải e dè cự ly này. Vậy mà đàn bướm coi thường. Cái gì thôi thúc chúng bay. Sứ mệnh chúng là bay. Vượt qua chiều dọc lục địa, đàn bướm nghỉ chân từng chặng trong những cánh rừng Linh Sam. Rừng là lữ quán. Mỗi chiếc lá là một căn phòng. Lữ quán mênh mông, một triệu căn phòng đủ chỗ cho một triệu lữ khách ngủ qua đêm. Nhưng kìa, ở lữ quán thứ nhất, sáng ra, Reception kinh hoàng thấy chỉ có năm trăm ngàn khách “trả phòng”. Còn lại, một nửa lữ khách chết hết trong đêm, sau khi đẻ hàng tỷ trứng trên “giường trọ”. Vòng đời ngắn ngủi của bướm chỉ đủ bay chừng một chặng đường. Những con bướm trẻ trung còn sống, bay đi, nhưng cũng sẽ chết ở lữ quán thứ hai, sau khi sứ mệnh đẻ trứng hoàn thành. Những quả trứng xinh xinh trên nhành cây Linh Sam rất nhanh cựa quậy. Com bướm đẹp mê hồn chui ra như trong huyền thoại, rung rinh đôi cánh thiên thần. Những con bướm non mở mắt chào đời, và thật kỳ lạ, ngay ngày đầu tiên nó đã cất cánh bay vút lên trời, nhằm hướng phương Nam, nối tiếp lịch bay của mẹ nó đã lập trình từ trong bào thai. Gió lạnh phương Bắc từ từ đuổi theo sát nút đàn bướm. Nắng ấm phương Nam vẫy gọi hẹn hò. Đàn bướm bay về nơi hò hẹn. Năm ngàn cây số di cư, là chu trình của năm vòng đời Bướm. Mỗi đời Bướm chỉ bay được một ngàn cây, vừa bay, vừa đẻ, vừa chết. Đến hậu duệ đời thứ năm, đàn bướm mới đậu chân được xuống miền đất ấm. Tại đây chúng bay lượn nhởn nhơ, nhưng mắt vẫn ngước về quê hương phương Bắc. Để rồi một ngày kia, khi lá Phong đỏ phương Bắc đã rụng, mầm xanh mới nhú lên, những đàn bướm lại rùng rùng cất cánh bay lên trời, trở về quê hương đã hết giá lạnh. Đàn bướm bay ngược với năm đời cụ kỵ chúng bay xuôi. Chúng phải về quê, và cũng lại phải năm đời sau mới tới quê nhà. Loài Bướm mang tên Công Chúa, cứ thế mỗi năm một mùa bay di cư suốt nửa chiều dọc trái đất, chỉ bằng đôi cánh mỏng manh. Chúng chả có giấy tờ hộ chiếu. Chúng chả sợ các biên cương. Không có biên giới chế độ nào kìm hãm được chúng. Chúng là Tự Do, trời của ta, đất của ta, cánh bay của ta, chúng là biểu tượng khát vọng truyền đời từ trong lòng Mẹ, khát vọng tự do đi tìm đất sống của mỗi kiếp người. 19/4/2013
  • 3. Chim ngói bay đi ió heo may nhuộm cánh đồng xanh ngả màu hoa hiên. Những bông lúa sữa thơm nức rủ từng đàn Chim Ngói bay về.GMẹ tôi tuốt lúa nếp non về giã cốm, cốm xanh như ngọc bọc trong lá sen cuối mùa. Bác hàng xóm rủ tôi đi bẫy chim Ngói. Lưới giăng trên lúa với con chim Mồi, cất lên tiếng gù buồn bã. Đàn chim Ngói trên trời không nghe kỹ điệu buồn của chim Mồi, nên xà xuống. Bác hàng xóm giật dây dòng. Lưới úp chụp lên đàn chim Ngói. Những con chim Ngói mới nhằn được một hạt lúa non, vị ngọt chưa kịp tan trong lưỡi, đã bị mắt lưới xiết ghì trên cánh, đau đớn giẫy giụa. Vòng cườm biếc trên cổ chim đứt tung, hạt cườm rơi lả tả. Một chiếc lông cánh rụng ra, gió cuốn bay đi, còn con chim Ngói thì bị nhốt chặt trong lồng. Mắt nâu chim Ngói nhìn tôi oán trách, uất hận, dỗi hờn. Bác hàng xóm huấn luyện cho tôi cách bắt chim Ngói. Tôi nấp trong lúa, tay cầm dây dòng. Một đàn chim Ngói khác đang bay ngạo nghễ giữa trời xanh, lại xà xuống. - Giật đi - Bác hàng xóm hạ lệnh Tay tôi run bắn, mắt hoa lên. Những con chim Ngói đang vui thích nhằn sữa cốm đầu mùa. Chúng nói gì với nhau ríu rít. Tôi nghe được lời chúng nói. Tiếng chúng gù bao giờ cũng làm lòng tôi xao xuyến. Đàn chim Ngói vẫn đang nhẩy giăng giăng trên lúa. Nhưng tôi không giật dây dòng, tôi lấy tay huơ lên báo động, cho đàn chim Ngói bay đi… 28/10/2014 Cha tôi không về Nhà tôi ở một mình trên sườn đồi. Phía trước là con sông trong vắt, đằng sau là rừng già. Tôi lớn lên trong tiếng gió ngàn rền rĩ, và mùi cỏ dại héo thơm.
  • 4. Mẹ tôi có mái tóc dài như suối. Ngày ngày bà rải những nắm thóc vàng trước nhà gọi chim rừng đến nhặt và nghe nó nói chuyện. Mẹ tôi đẹp lắm. Trong nắng ban mai, bà giơ tay cuộn những sợi tơ trời trắng muốt đang bay lửng lơ và đan thành áo mặc. Chợ phiên đường xa, Mẹ gánh những vầng mây biếc đi bán. Bao xanh, vạt áo của Người đựng đầy gió trời. Bà mua về những giọt mưa hoa đựng trên nón trắng. Cha tôi đi đâu mãi chả về. Mẹ kể Cha là một Vì Sao xanh biếc ở trên trời. Một hôm Vì Sao đậu xuống hiên nhà, hiện hình thành một chàng trai khôi ngô. Mẹ có mang tôi trong một đêm sao băng đầy trời, núi đồi tràn ngập ánh sáng. Cha tôi không thể ở lại ngôi nhà cột buộc bằng dây rừng, mái lợp cỏ, của mẹ tôi được. Người còn phải đi chiến đấu. Đoàn quân Sao đang hành quân trên bầu trời, đội ngũ chờ ông. Ông đi mãi, đi mãi vào mênh mông, không bao giờ trở lại. Tôi lớn lên ngước nhìn trời sao, dõi theo bóng ông. Muôn ngàn vì sao hành quân, trong cuộc trường chinh muôn thuở. Tôi nghe thấy những khẩu lệnh mà Đoàn quân Sao nói với nhau. Thỉnh thoảng có những vì sao rơi, đó là những người lính bị hy sinh trong chiến trận… 30-7-2014 Đường làng Đường quanh co dưới bóng tre xanh… Những nhà có con gái đi lấy chồng thường thách cưới nhà trai lát cho làng một đoạn đường gạch. Trai đinh dẫy cỏ san nền, gạch Bát Tràng xếp nghiêng dày xít bên nhau. Ngắn dài tùy sự sang trọng của đám cưới. Những đoạn đường làng lưu giữ những mối tình. Dấu tích của tình yêu. Năm tháng đi qua, người ta già chết đi, nhưng chứng tích của mối tình vẫn còn. Các thế hệ sau đi trên kỷ niệm của những lứa đôi. Những mối tình nối tiếp, và con đường làng lát gạch dài mãi như dòng tình yêu. Con đường làng như có tâm hồn. Nó gợi tả một cái gì đó về cuộc đời. Gợi tả cụ thể gì, không biết. Chỉ biết nhìn nó vắng hoe, chạy lang thang trong nắng trưa hè, thấy buồn buồn. Thấy mặt đất này cô đơn... Bàn chân ai đã đi mòn lối gạch quê hương. Rồi một ngày, bàn chân ấy lạc bước đến những chân trời xa lạ. Đường ở xứ ấy mênh mang choáng ngợp, xe đi mắc cửi, bàn chân chả mấy khi chạm đất, mà chỉ có bốn bánh xe quay trôi tuột. Con đường rực rỡ mà vô cảm. Mình chỉ là hạt bụi trên đường, không ai thèm để ý.
  • 5. Rồi một hôm Hạt Bụi bay đã mỏi, bàn chân trở lại quê hương. Con đường xưa quanh quanh, đón bàn chân thời thơ ấu. Bàn chân áp lên con đường, cảm nhận tình quê, ngày mẹ dắt lon ton dạo bước. Con đường thổn thức hơi ấm bàn chân người yêu thuở trước. Một ngọn cỏ xanh trên kẽ ngạch. Đoạn đường này là những viên gạch thách cưới của Cụ Nội mình. Cụ ngày ấy là cô gái đẹp nhất làng, thách cưới đến mấy xải đường Bàn chân như nghe thấy thời gian cuộn chẩy dưới gót. Như thấy Hồn quê ngàn đời, từ thuở những người áo gai nón mê đến đây lập làng, làm nhà, mở mang ngõ lối. Con đường vẫn còn nguyên đấy, mà bao lớp người từng đi trên đó, giờ thành hư vô cát bụi. Chỉ có hồn họ còn đây, nhập vào từng hạt đất, ngọn cỏ. Con đường là dòng lịch sử của quê hương. Đẹp lắm, phải giữ lấy, bảo tàng... Nhưng chả ai dại gì sống với các đồ vật bảo tàng. Ai cũng phải bước từ quá khứ ra hiện tại. Những con đường làng xưa không biết đến vòng tròn của chiếc bánh xe. Tất cả gánh nặng cuộc đời chất trên quang gánh đôi vai. Người thiếu nữ mảnh mai mà phải gánh Thế gian trên đôi vai nhỏ bé Cuộc đời oái oăm, thơ mộng có khi đi kèm với không thơ mộng… 12-8-2014 Chim nhạn biển on nhạn biển mổ vỏ trứng mỏng manh chui ra, cánh ướt rượt, chân lẩy bẩy, chúi vào bụi cỏ. Gió biển thổi ào ào xô nó ngã nghiêng. Không có búi cỏ, nó ngã thật. Cỏ mong manh nhưng rằng rịt như cái võng cái nôi làm chỗ tựa. C Nhạn biển há mỏ nhận con tép đầu tiên trong đời mà mẹ mớm cho. Tép mang vị mặn, mang sức biển truyền cho, con nhạn lớn nhanh như thổi. Một ngày kia nó đã một mình đứng bên bờ biển ào ạt sóng gió nhìn trời xa xăm. Trời biển mênh mông không bờ, đôi cánh nó rậm rật đầy sức sống. Và đôi cánh lần đầu tiên trong đời xòe ra, đón ngọn gió đầu tiên, lao vút lên không trung.
  • 6. Con nhạn biển đi đâu, không biết. Chỉ biết là đôi cánh đủ lông, như cấu tạo bằng gió, tự nhiên bay lửng lơ lên trời. Con người giữa trời biển mênh mông thì cô đơn, sợ chết khiếp. Nhưng với nó thì trời biển giống như ngôi nhà của con người. Bầu trời là mái nhà, biển là nền nhà, bốn phương là tường nhà. Con nhạn biển đang ở Thái Bình Dương, nó quyết định bay sang Đại Tây Dương một cái xem sao. Quyết định dễ như con người đang bơi ở ao sau nhà chuyển ra bơi ao trước nhà. Nó chỉ vỗ một cái mà gió đưa đi xa từ đầu vầng mây đến cuối vầng mây. Tạo hóa cho đôi cánh kỳ diệu, chỉ loài nhạn biển mới có. Nó giống như là gió. Gió thì làm gì biết mỏi. Ở đâu mà gió chả đến được. Con nhạn biển mang hồn của gió, là biểu tượng hiện hình của gió. Chặng nghỉ chân là những cú lượn sà xuống mặt nước mổ vài con tép, cụp cánh lại, nổi phềnh trên sóng để sóng đu đưa ru bài hát mênh mang êm đềm của biển. Thư giãn một chút nó lại bay lên. Năng lượng biển vừa nạp. Và sứ mệnh nó là bay. Đêm khuya, trời biển tối om, một mình nó mải miết bay, cánh vỗ rào rạt. Ban ngày nó bay cùng tia nắng. Tia nắng nghỉ bay vào lúc hoàng hôn. Còn nó không nghỉ. Đêm nay nó ở ao nhà Thái Bình Dương, và đêm nào sang ao Đại Tây Dương. Con nhạn biển mom men quanh các bờ lục địa. Từ Nam bán cầu lên Bắc bán cầu, bất cứ bờ bãi nào cũng là bến cảng. Giống như các chàng thủy thủ, nó thích lang thang lên các bến cảng để dạo chơi. Một mình giữa đất trời xa lạ và chẳng đậu chân lâu nơi nào. Nó thích xê dịch. Từ châu Úc vượt qua xích đạo lên châu Á. Trandít qua châu Á nó đến châu Âu. Ham chơi, tạt qua châu Mỹ. Con nhạn biển cứ nhởn nhơ như thế, nhưng thỉnh thoảng lại nhớ quê hương, nhớ những nơi nó đã đi qua, và thường bay về thăm lại. Đời nhạn biển sống được 20 năm. Người ta nhẩm tính tổng số quãng đường nó bay suốt cuộc đời dài bằng đường từ trái đất lên mặt trăng và chặng khứ hồi… Cả thế giới chỉ là ngôi nhà có vườn, có ao của nó. 5-7-2013 Mười hai tháng quê hương háng chạp nắng hanh hao. Vườn đầy lá khô rụng. Bưởi góc vườn treo vàng rực, cam đỏ ối, bờ rào lá rong xanh mướt.TTrước nhà, cây đào lấm tấm nụ. Nắng hanh ủ quanh những nhánh cành mốc meo mà bên trong dạt dào nhựa chẩy. Tháng chạp như ngân lại không trôi đi được. Vậy mà một sớm hoa đào nở rộ. Ông tôi trải chiếu bên hè. Cánh hoa đào rơi trên giấy đỏ. Ông ngồi viết câu đối tết. Màu mực Tầu đen nhánh. Tháng giêng mưa như bụi phấn xoa trên đôi má thiếu nữ hồng rực của chị tôi. Chị chìa tay hứng m a hoa.ư
  • 7. Tháng hai hoa bưởi nở trắng muốt. Chị ngắt hoa bưởi cài lên tóc. Ông pha ấm trà ướp hoa bưởi, thoảng mùi thơm. Tháng ba nắng mới chói lên, sáng trắng, rực rỡ. Trời thanh minh xanh ngắt trong veo. Tiếng gà trưa xao xác bên song gợi buồn. Ông ra đình, hoa gạo đầu đình đỏ ối rụng xuống mái tóc trắng bông của ông. Tháng ba ấm nắng, ấy vậy mà vẫn còn rớt một cơn rét muộn gọi là rét nàng Bân. Mẹ bảo: Nàng Bân xưa vụng quá, đan áo cho chồng mà ba tháng ròng chả xong. Đến khi xong thì hết mùa rét. Trời thương, trời làm một cơn rét muộn cho nàng Bân được mặc áo ấm cho chồng. Tháng ba, đêm về chim tu hú kêu náo nức làm mọi người chả ngủ. Luống hoa loa kèn trước nhà lung linh. Chị bảo hoa loa kèn đẹp lắm, nhìn hoa mà tưởng như khúc nhạc hư ảo âm vang đâu đây. Mẹ cắt hoa loa kèn ra chợ bán. Một gánh trắng muốt ngọc ngà... Hoa loa kèn còn “thổi âm vang” mãi đến đầu tháng tư. Đến mùa nhót chín. Đêm tháng tư óng ánh đen như miếng thạch. Những con đom đóm bay lập loè làm đêm tháng tư huyền ảo. Tôi bắt đom đóm bọc vào lá khoai, cầm đi chơi. Tháng 5, ngày mồng 5, có câu “Then lét như rắn mồng 5”. Chả hiểu là thế nào. Hình như hôm ấy rắn chui hết trong hang. Mồng 5, chị tôi trèo lên ngọn cây mít. Mẹ cầm vồ đập vào gốc hỏi”: Năm nay mít ra bao nhiêu quả”. “Ra 100 quả”. Trên ngọn cao, chị trả lời. Tôi cười khúc khích. Mẹ bảo: cấm cười, cười làm cây mít xấu hổ, tục “khảo quả" mất thiêng. Mồng 5, móng tay chị tôi nhuộm lá móng đỏ hồng. Cả nhà ngồi ăn rượu nếp, với mận đào. Hoa đào tháng giêng đã kịp kết thành quả chín màu cánh sen như má thiếu nữ dậy thì. Tháng 5, ao sen cửa nhà nở hoa thơm ngát. Sen hồng sen trắng. Chị tắm ngoài cầu ao tre, lẫn vào hoa sen trắng. Tháng 6 nắng già, sân gạch bỏng rẫy. Mẹ mua vải di m bâuề về giã nâu nhuộm vải. Nhàn nhạn bay dập dờn trên sân. Vải ăn nắng, lên màu cánh dán, và tay mẹ nhúng nước nâu cũng lên màu đen xỉn. Nhìn tay mẹ, tôi bật khóc. Mẹ cười: không sao, mấy hôm nữa tay mẹ sẽ trắng lại mà. Trưa hè tháng sáu, cu cườm hót ngoài bụi tre. Tôi nhặt lá mo me đem về cho mẹ khâu nón. Nón mo me, mưa sa sầm sập ngoài đồng cũng chả sợ gì. Đêm hè tháng sáu, cuốc kêu ra rả, làm rung cả ánh trăng khuya. Cuốc kêu đến gày xác đi rồi chết gục trong bụi. Bấy giờ mới chịu thôi. Ai bắt cuốc phải kêu thế nhỉ - Tôi hỏi. Mẹ bảo đời con cuốc cứ phải như thế, và hồn nó tan thành ánh trăng khuya. Họ hàng với nhà cuốc, còn có con ve. Đêm trăng xanh, những con ve vàng cũng cứ phải kêu réo rắt. Nhưng khi nào đến lúc réo rắt nhất cũng là lúc con ve sắp chết. Ngân lên một khúc cuối cùng, rồi nó thành cái xác khô nhẹ tênh rơi xuống đất. Đời nó cũng tan thành ánh trăng. Tháng bẩy mươi dầm sùi sụt. Đường thôn lầy lội. Bàn chân mẹ, toẽ ngón ra mới bám được vào đất. Kẽ chân nứt ướt phải đốt rẻ hun khói cho khô. Tháng bẩy mưa nhiều là tại vợ chồng Ngâu. Chồng là chú chăn trâu. Vợ là công chúa con giời. Giời giận, bắt phải xa nhau, hai bờ sông Ngân. Mỗi năm giời mới bắc cầu cho gặp một lần. Gặp nhau là khóc, nước mắt rơi xuống trần gian. Tháng tám, trám vàng trên cây như những giọt sao chiều. Vị trám bùi có hương vị đầu thu. Ngày đầu thu đất trời rưng rưng thổn thức. Những tia nắng óng ánh như những sợi kim tuyến khâu vào cây lá. Ao sen tàn tạ rợi buồn. Trong khi cúc vàng thì nở bung bên dậu. Cúc với sen, kẻ đến, người đi.
  • 8. Tháng chín tình thu càng đượm. Hay là thu sắp chia ly nên người ta càng níu kéo nhớ nhung. Chị bảo nắng thu muộn như mạng nhện chăng trên má. Tôi sờ lên, nhưng chả thấy gì. Tháng mười chim ngói bay về ăn lúa chín đầu mùa. Lúa gặt, đường làng tràn ngập rơm phơi. Mùi nhựa lúa chưa khô thơm nức. Tháng mười từng con gió bấc bay về, hàng tre rền rĩ. Mẹ mở tủ, lấy áo ấm cho tôi. Áo còn mùi nắng hanh vụ trước. Tháng mười một, sương đông mù mịt. Trời buốt giá. Cá mại chết nổi lềnh phềnh ngoài ao. Vườn cải hoa vàng run rẩy. Chim sẻ xập xoè trong mái bếp khói lam chiều. Nồi cá kho riềng thơm nức, củi đượm âm ỉ. Mẹ ôm tôi vào lòng, mẹ bảo: Tháng sau đã là tháng chạp, sắp tết. Con giai mẹ thêm một tuổi nữa, "lớn tướng" rồi... Đại Yên 2-5-2010 Hoa anh đào lại nở à lão Dan sống một mình trong rừng với túp lều bằng cành lá rễ cây đan xen tầng tầng lớp lớp như cái tổ chim. Mái và tường mùa thu xây bằng lá vàng, mùa xuân xây bằng hoa hồng gai và cánh bướm ken dầy. Những con chim rừng về đây, đậu đầy bậc thềm, và bay nhởn nhơ, tiếng hót đan quện. B Bà lão đã quá già, da nhăn nheo như tấm lưới. Thỉnh thoảng bà vẫn xuống thị trấn gần đấy mua bán vài thứ, nhưng chủ yếu là sống ở đây. Hoa quả rừng chả thiếu gì. Củ rừng dưới đất, chỉ việc đào lên. Mật ong chẩy dòng dòng trên cây, cá dưới suối bơi lội… Bà sống mùa nào thức nấy, cùng với một con chó rừng tự nguyện về đây canh giữ lũ cáo cầy sục sạo. Xưa kia, bà lão là một cô gái xinh đẹp dưới thị trấn. Những người đàn ông đã lừa dối bà, xô đẩy bà trên đường đời, nên bà thấy cuộc đời thật đáng chán, về già quyết định xa lánh tất cả, một mình về đây, sống với chim muông cỏ cây hoa lá... Mỗi sáng bà lão Dan thường chơi với chim chóc ngoài thềm một lúc rồi ra sân. Ở đấy có một cây Anh Đào đã già, gốc to lớn xù xì, lá còi cọc úa vàng, nhiều năm nay chẳng bao giờ ra hoa được nữa. Nó cũng giống như bà…
  • 9. Tháng ba năm ấy nắng trong vắt chan chứa khác thường, bà lão Dan đang ngồi dưới gốc Anh Đào, có một cánh hoa rơi xuống vạt áo, hồng tươi, thơm nức, mong manh. Bà kinh ngạc nhìn lên thì thấy những cành già xù xì rêu mốc mọi hôm, giờ thành tươi xanh lấm tấm trổ hoa. Thời gian đã quay ngược và cây Anh Đào đã non tơ trở lại ư? Bà lão đi quanh gốc cây, giật mình hơn khi thấy bóng hình mình dưới vũng nước, những sợi tơ đan da mặt biến đi đâu mất cả. Hiện hình dưới kia là một gương mặt mịn màng với làn tóc đen, và đôi mắt không còn mờ đục... Đúng là thời gian đã bắt đầu quay ngược từ bao giờ mà bà không biết. Bà lão vứt cái gậy, vì không cần dùng đến nữa... Cho đến một ngày kia, thời gian quay ngược đã đủ vòng của nó, bà lão ra suối tắm, cởi bỏ bộ áo quần nhàu nhĩ, hiện lên một thân hình như tượng đá trắng, cánh tay, bờ vai nuột nà vằng vặc trăng rằm… Cô gái Dan bơi ngược chiều suối chẩy. Sóng ào ào trắng xóa, nhưng không cuốn trôi được sức trẻ. Cô vẫn lao lên, tay bíu vào các ngọn nước, vượt được cả thác. Thác lũ thời gian chả cuốn được cô… Cây Anh Đào trước cửa lều bà lão Dan bây giờ đã nở bung một rừng hoa, che rợp khoảng trời… Đại Yên 10/6/2013 Phố nhỏ hố cổ, những l p rêuớ mấy thế kỷ trên mái ngói lợp dĩ vãng. Nắng vàng hiện tại, tương lai nhuộm màu cho những bức tường quá khứ.PPhố vắng, hè rộng, cổ thụ râm mát. Những ngôi nhà mặt tiền đắp nổi hoa văn bằng gi y b n tr n vôiấ ả ộ , bên trong có vườn cây cảnh, có giếng khơi, mạch nước quý uống trà thơm mát. Nhịp thời gian bốn mùa đi qua phố nhỏ, đi qua trên vai tôi, thằng bé lang thang bắt ve bên gốc cổ thụ. Tháng ba, nắng mới reo lên. Nắng lặn vào thịt da các cô gái sáng hồng, các cô để chân tay trần dạo chơi hè phố nhỏ. Chị hàng hoa bán những bông loa kèn trắng muốt cho các cô, cánh hoa gợi tiếng kèn cuộc sống náo nức âm vang…
  • 10. Tháng năm nắng hè, hàng Phượng bật lửa đỏ lập lòe. Những cô nữ sinh áo trắng, tóc thề, xe đạp giỏ đựng đầy hoa Phượng, vẫy tay từ giã tuổi thơ. Những câyBằng lăng rực màu hoa tím, màu thương nhớ của những mối tình đầu mơ hồ thoáng hiện rồi đi. Tình yêu đầu là trò chơi khờ dại cuối cùng của tuổi học trò. Tháng sáu phố nhỏ ngập tràn những gánh hàng rong hoa quả, mận Bắc hà, Vải thiều Hải Dương, Lục Ngạn... Đào Sapa hồng như má con gái đến thì. Không gian phố nhỏ nức thơm ngạt ngào mùi quả chín. Tiếng ve đêm lanh lảnh, những con ve vàng kêu đến rạc người dưới ánh trăng xanh. Tôi đi lang thang trong đêm hè huyền thoại. Mùi hoa Nhài các vườn nhà phả ra trong sương. Bà tôi cứ dịp này là bày bán những giỏ hoa nhài ngoài cửa. Một hào một giỏ… Thời gian ngưng lại. Bà chỉ biết đơn vị giá cả từ hồi bà là cô gái áo "mỏng như tờ giấy phong" về đây làm dâu. Tháng sáu, những cô hàng hoa, lấy quang gánh đựng hoa Loa kèn xưa, chuyển sang gánh Sen H Tâyồ rực rỡ. Sen mới nở, đọng sương mai, ngát thơm như người thiếu nữ ngát thơm... Mây trắng trên đầu phố nhỏ trôi dàn dạt, tựa trò chơi đuổi bắt của thời gian. Những cô hàng hoa quả gánh Na, H ngồ từ xứ Lạng về. Na sườn núi mở mắt ngơ ngác nhìn phồn hoa phố hội. Hồng như những cục than đỏ, xếp trong thúng mẹt đợi gió heo may. Nắng thu tựa mạng nhện chăng trên má các cô gái. Các cô rủ nhau dung dăng dung dẻ đêm thu dạo chơi tìm hương Hoa Sữa… Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc… Các cô đọc câu thơ của một thằng con trai phố này đã viết. Tình đầu thường gắn với ly biệt. Như Hoa Cúc với Hoa Sen. Khi Cúc đến thì Sen phải đi. Quang gánh đọng mùi Sen, giờ chất đầy hoa Cúc. Phố Hoa Sen đã chuyển thành phố Hoa Cúc. Nắng thu vàng bao nhiêu thì Cúc vàng bấy nhiêu. Những cô hàng hoa tong tả gánh mùa Hoa Cúc trên vai. Khi có gánh Cúc Họa mi mỏng manh trắng nhạt xuất hiện giữa phố thì cũng là lúc mùa đông đã về đến đầu phố. Cây Sếu trút lá vàng rào rào. Những chiếc lá tròn xoe như đồng tiền vàng, gót giày giẵm tiền vàng bật tóe dưới chân. Cây Sếu hết lá, chỉ còn cành trơ trụi trong gió lạnh, như người không còn áo mặc. Phải đến sang giêng nó mới có áo mới, biếc non. Nắng tháng chạp như mật ong. Thời gian ngân lại. Khi nó nhích đi được một chút thì su i lũ Hoaố Đào ngày tết ùa về phố nhỏ. Hè đường, lòng đường, một dòng sông hoa. Tưởng như cái phố này, người ta không ăn bằng cơm gạo mà ăn bằng hoa. Đào phai Tây B cắ cành mốc meo trơ trụi mà hứa hẹn sắc hương núi rừng hoang dại cho các phòng khách đô hội. Đào Nh t Tânậ hoa đỏ rực, dày xít, như sự viên mãn tột cùng của cái đẹp. Những gốc đào thế cổ thụ xù xì nẩy chồi hoa non tơ bao hàm triết lý cuộc đời. Những em gái sinh viên đến vườn đào, mua một cành, rồi đi bộ đến phố nhỏ đứng bán, lấy tiền lãi đóng học phí học kỳ… Giao thừa, những cành hoa ế vứt bên đường. Cành hoa cũng có số phận, có cành cao giá, có cành lỡ cuộc, hẩm hiu… Tháng hai mưa bụi phấn ướt nhòa phố nhỏ. Những cây S aư đợi cho thác lũ phù hoa sặc sỡ đi qua, giờ mới nở bừng sắc màu trinh trắng của mình. Cả cây S aư như cơn mưa tuyết. Cây Sưa tượng trưng cho sự trắng trong ở đời. Có đấy, quý lắm, nhưng ít và ngắn ngủi. Cây Sưa chỉ trổ hoa trong một, hai tuần... Phố nhỏ, nhịp thời gian, bốn mùa lá hoa đến rồi đi, chỉ có hàng Sấu già từ thế kỷ trước, cao ngất, cũ kỹ, bị lãng quên, là quanh năm che chở nắng mưa, gió bão phũ phàng cho phố nhỏ.
  • 11. Sấu tốt quanh năm, lá trên cao xào xạc, tháng ba hoa trắng li ti trải thảm hè đường. Người vô tình đi trên hoa, rồi còn vô tình hơn, gót giày giẫm nát những trái sấu chín rụng thơm nức. Những bước chân cứ đi, đi, vội vã, đi đâu chả biết, nhưng nếu có một lần giữa trưa hè cháy nắng, sững lại, tự hỏi: nếu không có hàng Sấu râm mát này thì phố nhỏ sẽ sống ra sao? Khăn quàng tơ Sen Mùa hè, anh chèo thuyền đi khắp vùng Sen chọn những cọng Sen xanh. Cây Sen bẻ đôi, tơ trắng vương lướt thướt. Anh bện những sợi tơ lại. Mỗi cọng Sen chỉ được một đoạn ngắn. Anh rút tơ Sen từ ngàn ngàn cây Sen, nối lại, được một cuộn tơ. Rồi anh đan dệt nó thành chiếc khăn quàng. Chiếc khăn trắng muốt, nhẹ tênh, như mạng nhện, thơm nức hồn quê. Anh ra Bưu điện Hàng không gửi chiếc khăn cho cô gái - người yêu của anh đang ở Matxcơva. Ngày trước, anh và cô, đêm chia tay ngồi bên đầm Sen, cô nói: - Anh đan cho em chiếc khăn choàng bằng tơ Sen gửi sang cho em nhé! Quàng nó, em có cả hương đồng gió nội trên vai. Bên ấy, tuyết rơi lạnh lắm, khăn Sen làm ấm áp trái tim em. - Còn em, hãy xâu những hạt Tuyết Đầu Mùa thành chiếc vòng long lanh. Ngày về, đem về cho anh nhé. Chiếc vòng là biểu tượng của sự trinh trắng, nguyên vẹn tinh khôi - Anh nói: Hai người cười khúc khích làm những bông hoa Sen thức giấc. Cô lên máy bay, bay về xứ Phong vàng Tuyết trắng. Người ta cho cô làm thợ dệt. Ngày ngày cuộn nắng trên mười đầu ngón tay, dệt nên những tấm lụa vàng. Cô bảo cô sẽ dệt một chiếc thảm lụa trải dài từ xứ Phong vàng Tuyết trắng đến xứ Hoa Sen cánh trắng nhị vàng, để bắc cầu cho anh sang… Ở quê nhà, anh đợi. Ba mùa Sen anh mới đan dệt được chiếc khăn. Cô đi trên đường phố, chiếc khăn quàng trắng muốt thơm nức hương Sen, làm cả Matxcơva phải ngắm. Nhưng cô không xâu được những hạt Tuyết Đầu Mùa của Matxcơva thành chiếc vòng để tặng anh. Và vì vậy cô không thể về. Bao giờ xâu được chiếc vòng ấy thì cô mới về… 25-8-2014
  • 12. Hồn cây Gia trang cố hương chúng tôi ở một miền đồi có khe suối và vườn hoang đầy cây cổ thụ. Một lần vào vườn hoang tôi tha thẩn dạo chơi đêm trăng, nghe chim đồi hót và tiếng suối chảy róc rách. Soi bóng bên suối có một cây Liễu yểu điệu, lá rủ lướt thướt, bên cây Đào hoa nở rực rỡ và cây Hạnh vươn cành mềm mại như cánh tay thiếu nữ đang cầm những nhành hoa phớt hồng. Đêm về khuya, ánh sương rơi bàng bạc, tôi thấy hồn ba cây chập chờn hiện thành ba cô gái xinh đẹp. Liễu có mái tóc lướt thướt. Đào có gương mặt tươi hồng, và Hạnh có màu da trắng như tuyết. Ba cô nói thì thầm gì với nhau, tôi nghe không rõ. Một cơn gió mạnh ào qua, hình ba cô lại tan nhòa, chìm vào ba cây Đào, Liễu, Hạnh bên suối. Sáng hôm sau, dưới ánh sáng mặt trời chói chang, tôi lại vào vườn hoang. Ngắt nhành liễu, vò nhàu lá thấy mùi hương mái tóc con gái. Ngắt bông hoa Đào, hoa Hạnh thấy mùi phấn thơm trên má thiếu nữ… Cuộc đời tao loạn, xô đẩy tôi phải đi xa biệt khỏi cố hương. Thời gian trôi, đến khi tóc bạc, tôi mới có dịp trở lại ngôi nhà rêu mốc, nấm mọc ngoài thềm. Khu vườn hoang xơ xác đi nhiều, nhưng ba cây Đào, Liễu, Hạnh vẫn còn, dù lá sắt lại, hoa cỗi cằn. Tôi thức với đêm vườn, và nửa đêm, trong ánh sương rơi bàng bạc, lại thấy hồn cây xuất hiện. Nhưng lần này là ba bà già tóc bạc, da nhăn. Tôi buồn bã lại gần nói: - Có lẽ nào cuộc đời ba cô gái trẻ đã phai tàn quẩn quanh trong khu vườn hoang này. Ba bà già nói: - Biết làm sao được. Chân chúng tôi là những rễ cây Đào, Liễu, Hạnh cắm chặt trong lòng đất. Tôi nói với bà già cây H nh:ạ - Bà có biết ngày xưa nàng Dương Quý Phi đã bị ép thắt cổ chết trên cành cây Hạnh ở Mã Ngôi. Và hồn nàng đã nở nên những bông hoa Hạnh rớm máu. - Không. Tôi không biết. Đó là cây Hạnh ở xứ nào. Còn tôi, chỉ là cây Hạnh trong vườn hoang hẻo lánh này thôi… Tôi chia tay ba bà già Đào, Liễu, Hạnh, mà mùi lá đã nhạt thếch, hình hài đã xác khô… Tôi có việc lại phải xa cố hương. Một ngày kia, trở về, tôi lại vào vườn hoang tìm gặp h n câyồ Đào, Liễu, Hạnh dù biết họ đã già. Tôi đến bên bờ suối. Bờ suối trơ trụi. Ba cây Đào, Liễu, Hạnh giờ chỉ còn là ba gốc khô nham nhở vết rìu chặt. Tôi đợi mãi, đợi mãi, không có bóng hình ai, ngoài bóng hình tôi với con suối chẩy rì rào… Đại bàng Hạt dẻ
  • 13. gày xưa ở một miền đồi xanh biếc có chàng trai trẻ tên là Hạt dẻ. Một hôm vào rừng săn bắn, chàng gặp một con Đ i bàng c vàngạ ổ đang nằm xòe cánh trên vũng máu. Hạt dẻ hái lá thuốc bên đường đắp vào vết thương cho Đại bàng. N - Cám ơn chàng trai. Ta bị kẻ thù tấn công đau đớn quá - Đại bàng nói. Hạt dẻ đem Đại bàng về nhà chăm sóc. Ít lâu sau, Đại bàng đã khỏi, muốn bay về núi cao rừng sâu. Phút chia tay, Đại bàng nhả ra một viên ngọc long lanh và nói: - Ta tặng chàng trai Viên Ngọc Thần này. Nó có phép mầu. Nuốt ngọc vào bụng, chàng trai sẽ biến thành chim Đại bàng dũng mãnh, và nghe được ngôn ngữ của các loài chim muông. Khi nhả ngọc ra chàng trai sẽ trở lại thành người. Hạt dẻ vui sướng đón nhận viên ngọc. Còn Đại bàng thì bay vút mất hút trên trời xanh. Có ngọc trong tay, chàng trai liền thực hiện ước mơ của mình. Một động tác nuốt nhẹ, chàng đã trở thành một con Đại bàng màu hạt dẻ. Còn gì thích bằng được chao lượn trên cao với gió mây. Chỉ một cái đập cánh, Đại bang đã vượt qua dãy núi cao bát ngát sương mù, rồi xà xuống dòng sông xanh rực nắng. Đại bàng cứ theo con sông mà đến những miền đất khác nhau. Thảo nguyên rực rỡ màu hoa, chim bay bướm lượn. Đại bàng sà xuống, dự cuộc khiêu vũ của đàn ngựa trắng, ngựa hồng, từng bước nhẩy thơm mùi cỏ dại. Qua thảo nguyên, Đại bàng đến vùng châu thổ lúa vàng như nắng. Dòng kênh xanh xanh, con thuyền nhỏ căng buồm nâu qua bến. Những đầm sen thơm ngát. Những mái nhà rêu phong cổ kính trong vườn cổ thụ. Những mái đình, cây đa uy nghiêm, trầm mặc. Đại bàng xuống ngủ trên mái dạ vàng cùng với mặt trăng làng quê đêm ấy. Dưới mái dạ là ngọn đèn dầu ấm cúng của đôi vợ chồng trẻ cười khúc khích với nhau suốt đêm. Hạt dẻ nghe thấy con Cún Vàng nói chuyện với chú gà Trống Tồ về chủ đề các vì sao trên trời. Con Cún đố Gà là sông Ngân hà ở đâu và chùm sao Vua Thần nông ở đâu. Chúng cũng cười khúc khích. Hạt dẻ nghe thấy ngoài cầu ao Cá quẫy. Những con Cá nói chuyện với Hoa Sen. Cá bảo: - Bạn thơm quá Sen ơi! Hoa Sen nói: - Tặng mùi hương này cho bạn đấy. Sáng hôm sau, Đại bàng Hạt dẻ dậy trước cả mặt trời, và lại cất cánh bay. Nó không có vé, nhưng cứ bám vào nóc chiếc máy bay đi nhờ. Máy bay đi xuyên qua mây bạc trời xanh đưa Đại bàng đến thành phố. Phớt lờ các cửa kiểm soát phiền toái của sân bay, Đại bàng vọt qua nóc nhà ga Cảng Hàng không, vào trung tâm thành phố. Nó đậu xuống nóc tòa cao ốc bằng kính có đàn chim sẻ ríu rít. Đàn chim sẻ đang lích chích trao đổi với nhau băn khoăn vì không có Hộ khẩu ở đây, cư trú gặp nhiều khó khăn. - Thế các cậu từ đâu đến - Đại bàng hỏi. - Chúng tôi quê ở một cánh đồng. Bây giờ người ta dựng khu công nghiệp ở đây, không khí và nước thải độc lắm, nên chúng tôi phải di dân. - Về thành phố làm gì có các mái bếp bồ hóng ấm cúng trong ánh lửa chiều đông cho các cậu làm tổ. - Vấn đề là làm thế nào để thích nghi với đời sống hiện đại. Sáng hôm sau, Đại bàng Hạt dẻ bay xà theo các tuyến đại lộ để tham quan. Ô tô chạy từng dòng bên dưới. Đại bàng bay trên. Thành phố chán ngắt, nhà mọc tự phát, không có quy hoạch, chắp vá như răng mọc lẫy. Có nhà mà chẳng có đường. Người chen chúc như bầy kiến. Tất cả đổ xô đi kiếm ăn. Không thì chết đói…
  • 14. Hạt dẻ dong trên các đại lộ mãi cũng chán, muốn trải nghiệm thành dân thành phố xem sao. Đến chỗ vắng, Đại bàng nhả ngọc ra, biến thành chàng trai. Quần áo màu hạt dẻ xuềnh xoàng, điệu bộ nhà quê ngô nghê, Hạt dẻ vào một cửa hàng ăn. Đói quá. Vừa trở lại “Lốt người” là đói cồn cào. Khi là chim, chỉ vài hạt quả rừng đã đủ no… - Cho tôi một xuất ăn - Hạt dẻ gọi. Cô nhân viên hờ hững dọn đĩa cơm bình dân. Chỉ khi dọn bữa ăn đắt tiền cô mới nhiệt tình. Hạt dẻ ăn xong thản nhiên đứng dậy đi ra. Bảo vệ túm lấy: - Anh phải trả tiền. - Tôi không có - Tư duy của chim Đại bàng quen mổ thức ăn trong rừng, thản nhiên trả lời. Các cô nhân viên nhà hàng cười sặc sụa. - Tiền lấy ở đâu - Hạt dẻ lại hỏi tiếp câu hỏi của tâm hồn Đại bàng ru mình trong mây trắng trời xanh. - Tiền lấy ở Ngân hàng. Đến Ngân hàng mà lấy. Đại bàng có món nợ là một xuất ăn bình dân. No bụng và nợ. Nợ đời. Làm người phải nợ như thế đó. Đại bàng đến Ngân hàng. Tiền từ các máy đếm tuôn ra rào rào. - Cho tôi nắm tiền kia - Tư duy mây trắng trời xanh lại nói qua miệng chàng trai miền núi. - Sổ tiết kiệm của anh đâu? - Tôi không có. Các cô nhân viên ngân hàng lại cười rũ rượi. Làm người khổ thế đấy. Không có tiền là người ta cười rũ rượi. Đêm nay ngủ đâu. Không có tiền thuê nhà trọ. Thôi ta lại trở về “Lốt Đại bàng” ngủ trên cành cây vậy. Kiếp người cũng phiền toái lắm. Ở trong những căn phòng bé xíu như hộp diêm kia thì sung sướng nỗi gì. Một tốp cảnh sát được mật báo về “Người khả nghi” vào nhà hàng ăn quịt, đến Ngân hàng xin tiền, đã triển khai ngoài đường “chặn đầu khóa đuôi” Hạt dẻ. - Xin anh cho xem chứng minh thư. - Chứng minh thư là gì. Tôi không có. - Xin anh về đồn công an giải quyết. Hạt dẻ bị thẩm vấn. Toàn những câu hỏi tư duy chim Đại bàng không trả lời được. Người ta chuẩn bị phòng cửa sắt để giam “Nghi phạm”. Làm người thành phố rắc rối quá. Hạt dẻ bực mình, tặc lưỡi, lấy hạt ngọc trong túi ra nuốt vào bụng. Cả đồn cảnh sát kinh hãi khi thấy “Đối tượng khả nghi” vụt cái biến mất, chỉ còn một con chim lông màu hạt dẻ. Đại bàng tức mình phóng uế một chút phân nho nhỏ trên bàn cảnh sát. Để cho hệ thống quan liêu của xã hội biết thế nào là “lễ độ”. Đại bàng bay vút đi, đến công viên. Hồ rộng mênh mông. Mấy con Thiên nga trắng đang bơi lội. Đại bàng nghe được các con Thiên nga nói chuyện với nhau chủ đề vẻ đẹp của mây trời in bóng xuống hồ. Đại bàng thấy một con Thiên nga đẹp nhất có đôi mắt mơ màng đang nhìn bầu trời. “Tiếng sét ái tình” đã nổ vang trong trái tim Đại bàng. Đại bàng đến làm quen: - Anh với em ta bay thi nào…? Con thiên nga cất mình lên khỏi mặt nước. Trời trong vắt, nắng chứa chan. Cánh đại bàng dũng mãnh cắt gió, cánh thiên nga mềm mại vờn mây.
  • 15. - Em không phải là chim Thiên nga bình thường - Thiên nga nói - Em vốn là một thiếu nữ xinh đẹp, bị mụ phù thủy chột mắt, phù phép biến thành Thiên nga. Em nhớ cuộc sống loài người lắm. Em muốn trở thành người bình thường. Đại bàng nói: - Thế là chúng ta giống nhau. Anh cũng vốn là một chàng trai. - Anh có thể cứu em không, mụ phù thủy ở trong một cánh rừng gần đây. Anh đến đấy, làm sao lấy được Viên Ngọc Thần trong người nó, cho em nuốt vào bụng, thế là em trở lại thành người… Đại bàng và Thiên nga đến cánh rừng. Mụ phù thủy ở trong một túp lều u ám. Mụ chỉ còn một mắt, nhìn gì cũng không rõ. Chim Đại bàng dũng mãnh xông đến mổ vào chiếc mắt lành của mụ rồi lôi ra tròng mắt lầy nhầy. Phù thủy gào rú sờ soạng trong bóng đêm. Đại bàng lục soát người mụ lấy được Viên Ngọc Thần. Thiên nga nuốt viên ngọc, lập tức trở lại thành cô gái kiều diễm có làn da trắng như cánh thiên nga. Tâm hồn Đại bàng xao xuyến. Đại bàng cũng lập tức nhả viên ngọc của mình ra, và trở thành chàng trai. Đôi trai gái sung sướng ôm choàng lấy nhau. Hai người dắt nhau đi trên vạt hoa rừng thơm ngát, đầy ong bướm bay. - Chúng mình không trở lại thành Chim nữa nhé - Cô gái Thiên nga nói - Viên ngọc của em nuốt vào thì thành người, còn viên ngọc của anh nuốt vào thì thành chim. Hai tác dụng trái ngược. - Phải giữ lấy hai Viên Ngọc Thần, đừng đánh mất. Chúng mình làm người, yêu nhau, nhưng cũng có lúc cần phải thành chim để có bầu trời tự do bao la trên đầu. Mặt đất chật chội này đôi khi cũng đầy những ràng buộc khó chịu. Chàng trai Hạt dẻ và cô gái Thiên nga đi ra khỏi rừng. Con đường vào “ Thành - phố - cuộc - sống” bụi mù. Nhưng bây giờ họ có tình yêu, nên có vũ khí để đương đầu với “Cuộc sống lầm bụi” ấy. Đại Yên, ngày 9 tháng 9 năm 2014 Hoa trên sa mạc Sa mạc đến ngọn cỏ cũng chả có, nói gì đến hoa. Vậy mà sa mạc Atakama Chi Lê khô cằn bậc nhất thế giới lại có hoa. Không phải thưa thớt vài bông mà là một rừng hoa. Bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu bông hoa. Muôn hồng ngàn tiá rực rỡ như cảnh thần tiên.
  • 16. Tất cả các đài truyền hình trên thế giới đều chiếu cảnh sa mạc nở hoa này. Cả thế giới biết không ai bịa tạc được. Hoa tím, hoa vàng, hoa đỏ,… thảm hoa trải dưới gầm trời. Trong khi trước đó thì nơi này chỉ là cát bỏng mênh mông. Con bò cạp bò được vài bước đã chết cháy khô queo giữa đường. Chả nhẽ các đài truyền hình hùa nhau lừa bịp cả thế giới. Lừa để làm gì? Mặc dù một số đài truyền hình cũng có tính hay lừa… Là vì thế này. Năm nay trái đất có hiện tượng khí hậu En ni nô. En ni nô làm cả thế giới điêu đứng. Lụt tràn qua những thành phố vĩ đại nhất, chìm ngập cả nền văn minh trong bể nước hoang dại. En ni nô gây bão tố lay động bốn phương trời. Mặt đất châu Phi hạn hán nẻ toác. Sư tử hổ báo cũng đành chết gục trong nắng khát, để lại bộ da phơi trong cát bụi. En ni nô làm giữa mùa hè có tuyết rơi quái đản. Và ở sa mạc Akatama thì En ni nô làm mưa rơi! Mưa vàng, mưa bạc. Những giọt mưa trong vắt ngọt lịm đền bù cho những hạt cát nóng bỏng đã ngàn năm. Trong tầng sâu dưới cát có những hạt hoa. Hạt hoa có từ bao giờ. Nào ai biết. Như hạt cỏ đấy. Ai gieo cỏ đâu mà chỗ nào cũng thấy cỏ mọc. Hạt hoa ở Atakama cũng vậy. Nó bị vùi sâu dưới lòng đất từ thủa nơi này chưa thành sa mạc. Tưởng nó thối chết hết rồi, hóa ra không phải. Hóa ra không gì giết được các mầm sống trên đời. Chỉ một trận mưa, các mầm hoa thức dậy và nở bừng muôn mầu. Đời có bao sắc màu thì hoa nở đúng như thế. Hết En ni nô, sa mạc lại trở về sa mạc. Hoa héo tàn và lại thành cát bụi, tan biến, hư vô. Hóa ra, sức sống diệu kỳ ở đâu cũng có. Chẳng qua vì sự khốc liệt của môi trường đè nén mà nó đành chịu. Có cơ hội là nó vùng lên, thể hiện cho đời biết bản sắc của mình. Anh là người hay triết lý. Mọi triết lý, nhân loại tìm ra hết rồi, có còn tý nào đâu nhường cho anh phát hiện. Nhưng anh cứ triết lý. Hoa ở sa mạc Atakama chính là ta đấy. Ta bị vùi dập, che lấp. Cho ta một trận mưa En ni nô, sẽ biết thế nào là ta. Nhưng anh bỗng giật mình. Trong khi ta nở hoa thì xung quanh En ni nô bão lụt mưa giông trái mùa, hủy diệt kẻ khác. Có thể nào như thế được không. Không. Không thể. Vậy phải triết lý như thế nào đây… Ngày 23 tháng 8 năm 2014 Ngôi nhà đồng quê
  • 17. rĩ…MMưa như chải lược mái tranh vàng. Mưa nhỏ long tong trước hè. Tiếng mưa như tiếng đàn tranh. Mái tranh che phủ hạnh phúc gia đình. Đêm đêm ánh đèn dầu ấm cúng và mùi mồ hôi thơm của người vợ trẻ. Những con bướm trắng nhởn nhơ bay ngoài hiên ngằm ngặp nắng vàng bên chậu hoa nhú bông hồng đỏ. Cánh cửa liếp tre hé mở, luồng ánh sáng ban mai ùa vào trên mái tóc ai buông lướt thướt. Ngôi nhà tranh cột kèo tre quấn quít, gió bão chả làm gì được những giằng néo hạnh phúc quê kiểng. Chiếc ao trước cửa nhà như tấm gương để trăng soi. Trăng trên trời chỉ có một, chung cho khắp thế gian, nhưng vầng trăng dưới ao lại của riêng cho mỗi nhà. Sao băng rơi xuống ao. Cả ao rực sáng thần tiên. Cô gái ra chỏa chân cầu ao, chỏa chân vào cả trời sao. Bao quanh ngôi nhà là b c thành tre xanhứ cao vút. Mỗi cây măng như một đầu đạn tên lửa nhỏ xé đất, phóng vút lên trời vòm lá xanh, quấn quít giao cành đan dệt nên bức Thành Tre. Bức thành lay động ngân nga trong gió hè nồm nam hay gió bấc đầu đông. Dặng tre quanh nhà thành chiếc Đ i Phong C mạ ầ , bốn mùa ngân nga khúc hát. Chim Cu Cườm dặng tre trưa hè hòa với tiếng ru của người mẹ đang ru con trên võng nôi kẽo kẹt. Cột nhà nơi mắc võng mòn bóng lên màu quá vãng… Ngôi nhà tranh, tường trình bằng đất đồi sỏi đỏ, dày cả xải tay. Đất dưới nền, và đất vây quanh, nắng nực cuộc đời bên ngoài bị chặn lại. Trong này mát rượi. Ngôi nhà kín mít, sực nức mùi thời gian, ủ kín hạnh phúc ngất ngây. Mái nhà tranh, bên sân, sớm mai mùi rạ rơm hoai mục, bốc lên cùng mùi cây lá trong vườn. Mặt trời trưa, chú gà trống gáy não nùng trên cành lựu đỏ, điểm nhịp tháng năm cho cuộc sống ngôi nhà đồng quê chuyển vận bốn mùa… 10/2014 B hương c . Anh
  • 18. o Sa mu rai Đan phong . . Ki mô nô . … Gây sa . . … 22-3-2015 Chùa phong lan vàng
  • 19. rên núi Phong lan hẻo lánh có ngôi Chùa Hoang xiêu vẹo rêu mốc. Người ta bỏ quên vì Bụt ở đó không thiêng. Bao năm rồi, những pho tượng đã tróc lở sơn, trơ ra lõi gỗ.TTrụ trì chùa là một Bà Sư già, tai điếc nghễng ngãng đến nỗi không nghe thấy cả tiếng đại bác ì ầm của ngoài đời vọng vào. Và Bà cũng chả biết ai đang đánh nhau với ai… Hàng ngày Bà Sư đi hái những bông Phong lan Vàng, loại lan đặc biệt của vùng này, mọc đầy trên núi, trong sương mù và mây ẩm, đem về nấu canh ăn. Loại lan lạ, ăn ngon như rau. Bà Sư không nhớ, và cũng không muốn nhớ mình là ai, và đã đến ngôi chùa này như thế nào. Chẳng có người lên Chùa lễ Phật, bà gõ mõ tụng kinh một mình, tiếng khàn khàn vọng vào vách đá. Đàn chim Họa mi rừng giỏi bắt chước tiếng người, có hôm cũng tụng kinh ríu ran cùng bà. Chiếc chuông nhỏ của chùa đã rạn, tiếng rè, đàn chim cũng bắt chước tiếng rè, đúng hệt như thế. Bà Sư nằm ngủ, mây làm chăn đắp. Chả mấy khi xuống xóm Chân núi, nhưng Bà cũng không thiếu thứ gì. Hoa quả rừng nhiều lắm. Bà còn có cả vạt ruộng bên khe, lúa chín vàng, nhưng Bà thường chỉ gặt một nửa, còn một nửa chia phần cho chim rừng. Chim về mổ thóc, làm bạn với bà rất đông, không có nó thì Bà buồn lắm. Hôm ấy, không biết có việc gì, Bà xuống núi, gặp một thằng bé chừng mười tuổi, bơ vơ, đói khát, khóc mếu giữa đường. Nó nói bố mẹ và dân làng chạy loạn bị bom dội chết hết cả, còn sót mình nó lạc đến đây. Bà Sư già đem nó về chùa, đặt tên là Trí Hạnh. Ban đầu, theo cách xưng hô nhà chùa, nó gọi Bà là Sư thầy, nhưng Bà ôm nó vào lòng và bảo: “Gọi ta bằng Mẹ”. Hai mẹ con từ đấy sống với nhau. Ngôi chùa hoang phế, bừng sáng lên vì có bóng hình thằng bé. Trí Hạnh lớn dần bằng hoa Phong lan rừng nấu canh, còn ngôi chùa thì được sang sửa từng ngày. Những pho tượng gỗ mun quý giá được sơn lại, óng ánh thếp vàng. Chiếc chuông nhỏ vỡ rè, được thay bằng chiếc chuông lớn, gõ vang xa xuống tận xóm Chân Núi. Nghe tiếng chuông văng vẳng đêm khuya thanh vắng, người Xóm Núi giật mình, vạch cỏ gianh, lần bậc đá, tìm đường lên chùa… Bà Sư, già rồi chết. Trước khi nhắm mắt, Bà cầm tay Trí Hạnh mà Bà vẫn nghĩ là đứa trẻ con, nhưng thực ra thì đã là một chàng trai cao lớn: - Con ơi, mẹ đi đây. Con ở lại, mẹ thương con lắm. Trí Hạnh ôm lấy Bà nức nở. Nước mắt hai mẹ con hòa vào nhau. Chàng trai lập đàn, chất quanh người mẹ toàn hoa phong lan vàng của xứ núi này, rồi châm lửa thiêu, lấy “xá lị” đựng trong bình gốm đặt lên ban thờ, dưới tượng Phật… Năm tháng trôi qua, ngôi chùa Hoang trên núi Phong lan xưa, dần trở thành ngôi chùa lớn, tấp nập người đến lễ, vì bây giờ Bụt ở đây lại thiêng rồi. Khách thập phương chợt bừng tỉnh nhận ra phong cảnh ngôi chùa này quá đẹp. Đại ngàn sau lưng thâm u, tiếng rừng như tiếng huyền bí của thế giới tâm linh theo gió bay về. Suối chảy phơi mình trắng xóa biểu tượng cho kiếp chúng sinh. Cánh đồng dưới kia xa xăm mịt mờ trong sương mù như biển khổ cuộc đời. Người lên chùa, tay vịn vào núi, tìm nơi điểm tựa của lòng Thiền. Những vầng mây thanh khiết, trắng bạc, quẩn dưới chân, nâng con người lên cõi thoát tục. Ôi, làm gì có ngôi chùa nào được như thế… Sư thầy Trí Hạnh cùng Phật tử thiện nam tín nữ trong vùng xây dựng lại Chùa Hoang đẹp như chốn Bồng lai. Điều đó cũng không khó. Đá núi sẵn, cây rừng sẵn, và đặc biệt là Hoa Phong lan vàng có sẵn. Tiểu khí hậu nơi này thích hợp với giống Phong lan không đâu có. Những bông vàng mỏng manh, như cánh bướm vàng bay. Bay mãi từ mùa hạ sang mùa thu, từ mùa đông sang mùa xuân. Vàng mãi, như nắng không bao giờ tắt…
  • 20. Sư thầy Trí Hạnh đêm đêm gõ mõ tụng kinh. Tụng kinh xong rồi thì đọc sách. Có cái gì như là khác thường. Đáng lẽ thầy chỉ đọc sách giáo lý Nhà Phật mênh mông như biển cả không bến bờ, thì duyên trời thế nào, những bông Phong lan vàng lại gợi hứng cho thầy đọc những sách viết về lá hoa, cây cỏ. Nghĩ cho cùng, triết lý Thiền hướng con người đến cõi thiện, bác ái, từ bi, nơi cuộc sống thơm ngát hương hoa, thầy Trí Hạnh muốn cho mặt đất này rực rỡ phong lan vàng, thì cũng là vẫn chung cái mục đích ấy. Tư duy thông minh của thầy gặp gỡ bông hoa. Sống dưới những dàn Phong lan vàng này, con người sẽ đẹp hơn. Hương thơm của nó sẽ biến thành hương thơm của kiếp người. Thày Trí Hạnh trồng thật nhiều Phong lan. Thầy đo nắng, đo mưa, đo gió cho Hoa để Hoa không bị bão bố dập vùi, như vẫn dập vùi kiếp người. Thầy biết làm cho nó nẩy mầm đúng lúc giọt sương ngọt nhất, tia nắng ấm nhất. Thầy nâng cánh bướm vàng hoa bay mãi xa hơn. Thầy lấy hương đất hương rừng ủ cho nó thơm hơn… Rồi một ngày kia, đàn chim đại ngàn chợt thấy khắp đất trời vùng núi Chùa Hoang là một thế giới hoa. Nơi nào có đất, có cây là có dàn Phong lan vàng. Lan nở như cánh đồng mùa gặt. Cánh đồng chạy đến chân trời. Lan nở như nắng thu. Nắng thu ngằm ngặp cả gầm trời. Những Ni cô chùa Hoang, bây giờ sau lễ tụng kinh, là ra vườn nửa đêm gà gáy chăm sóc hoa. Làm nẩy được mầm hoa cũng tức là làm nẩy được một mầm từ bi, bác ái. Những cánh lan vàng kia biên chép những lời giáo lý về cái đẹp, cái thánh thiện của cuộc đời. Cánh lan đọc thầm những lời kinh mà hàng ngày các Ni cô vẫn đọc. Mang vác các giò lan trên vai, các Ni cô, đi về các xóm làng, biếu tặng. Trong vùng, nhà nào cũng có một giò lan vàng treo trước cửa, như trang kinh Phật của chùa Hoang gửi đến. Trong mấy năm trời, danh tiếng Lan vàng chùa Hoang đã lan xa. Rồi dần trở thành một thứ hoa Tết, biểu tượng của mùa xuân bên biểu tượng Hoa Đào, Hoa Mai… Những người yêu hoa Lan Vàng, đến chùa, cùng với tấm lòng công đức đắp bồi để Chùa ngày một mở mang thêm, và nhiều lan vàng hơn. Sư thầy Trí Hạnh rồi dần thành một Hòa thượng. Người ta gọi thày là Hòa thượng Lan vàng. Trong kinh thầy đọc hàng ngày, thoảng mùi thơm ngây ngất của hoa…. 1-1-2015 Hà Nội tôi yêu Nắng tháng Chạp rưng rưng. Nắng của thế kỷ trước ấp ủ mái phố cổ lô nhô. Tôi đi trong rêu phong 36 phố phường. 36 mảnh hồn làng nghề cả nước hội tụ về đây. Ông thợ Bạc chạm khắc thỏi vàng. Bác Phó thổi bễ đúc đồng. Cô gái gói hương cốm đồng quê trong lá dong xanh… Bao nhiêu nghề còn, và bao nhiêu nghề đã mất.
  • 21. Không còn người che lọng vàng tán tía, nên tên phố Hàng Lọng, Hàng Quạt chỉ còn là hoài niệm. Không còn chợ bán cỏ cho ngựa của vua quan, nhưng tên nhà ga Hàng Cỏ không quên. Hàng Tre vẫn còn bán những chiếc sào có vết lửa hun nắn thẳng mấu đốt. Sào tre, “di vật” của những dặng tre ngàn đời bao quanh làng Việt, mà thoắt cái đã thành hư ảo. Phố Hàng Gà, còn tiếng gà gáy trong quá vãng. Tiếng gà gáy suốt năm canh, như tiếng chuông điểm nhịp thời gian, tiếng kèn giục giã cuộc sống, nhắc ta không bao giờ đầu hàng. Còn không tiếng gà gáy xưa trong lòng phố cổ. Hàng Phèn. Bao nhiêu tấn phèn gạn đục khơi trong, cuộc đời này. Hàng Buồm không còn bán những cánh buồm và gió trên sông chở con người đến những miền xa, chỉ còn đây trên hàng cây mái phố Hàng Buồm hôm nay, tiếng gió căng buồm! Hàng Mã của tuổi thơ, mẹ mua cho cây đèn ông sao thắp sáng suốt cuộc đời con. Hàng Bát Đàn còn nhớ ảnh hình “mâm đan bát đàn” bữa ăn đơn sơ của người Việt cổ… “Hòe hoa hoàng, cử tử mang”, Phố Hòe Nhai khong còn dặng hòe vàng rợi che đầu sĩ tử đoạn đường buổi sớm vào sân Thành Nội ứng thí, “Đại đình tằng đối tam thiên tự” (giữa sân rồng múa bút viết ba ngàn chữ) của các ông Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Tôi đi trong phố cổ, bước xăm xăm vào quá khứ. Mùi thơm phố Thuốc Bắc, Lãn Ông… Không còn những ông Lang râu dài, bên những chiếc cân tiểu ly nặng nhẹ thời gian… Hàng Trống vọng về âm âm tiếng trống hội làng, hội phố. Con trâu một đời cần mẫn kéo cày, lúc chết còn để lại bộ da cho cuộc đời gõ lên những tiếng kêu vang. Gai, sợi gai là cái gì quan trọng thế mà chiếm cả một phố lớn - Hàng Gai. Có lẽ tại là không có sợi se đan dệt, thì mọi thứ cứ rời rông rổng… Hồ Gươm, Hồ Tây long lanh như ánh mắt. Như gương mặt thời gian, soi vào đây thấy bóng hình lâu đài thành quách Lý Trần Lê vàng son… Tôi vịn tay vào đôi Rồng Đá điện Kính Thiên, và bay lên. Tôi nhìn thấy đất Đế Đô ngàn năm tựa lưng vào Ngai núi Tản Viên thần thánh, mặt nhìn ra sông Hồng, long mạch trường tồn cuồn cuộn chảy… Tôi thấy Đức Thái tổ họ Lý mang cái tên mộc mạc của làng quê Diên Uẩn (Bắc Ninh) đang ngắm rồng bay, làm nên biểu tượng thăng hoa của một thời dựng nước, lập đô. Tôi thấy Đức Thái tổ họ Lê trả gươm cho rùa vàng bên hồ Tả Vọng, biểu tượng khát vọng hòa bình muôn thuở, sau khi binh lửa can qua. Và tôi thấy “Rồng lửa Thăng Long” thời chống Mỹ bay lên quật ngã Pháo đài B52, cho nó uống nước Hồ Tây, cho nó chết chìm trong ao nhỏ làng hoa Ngọc Hà. * * * Tôi đi lang thang dọc bờ sông Hồng. Sóng thời gian cuồn cuộn trĩu nặng phù sa bồi đắp. Tôi thấy mù sương quá vãng bóng hình chiếc tàu thời cơ khí đầu máy hơi nước ngạo mạn, nã pháo vào thành cổ Hà Nội ngàn năm để rồi cả Gácniê lẫn Rivie đều phải bỏ xác tại đoạn đường Cầu Giấy… Tôi thấy những tên sĩ quan ăn cướp Pháp đầu tiên lộp cộp trên bờ nhận phần Nhượng địa Đồn Thủy, và sĩ quan công chính Va Ren cho xây ngôi nhà Tây hai tầng bằng sắt, sỏi, xi măng đầu tiên… Và tôi thấy bóng hình những tên lính phương Tây đã phải bước những bước cuối cùng của chủ nghĩa thực dân qua cầu Long Biên.
  • 22. Tỉnh Hà Nội do Minh Mạng lập ra năm 1831 gồm bốn phủ Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân. Pháp đến, xây trên địa bàn Phủ Hoài Đức thành phố Hà Nội làm thủ phủ liên bang Đông Dương, còn ba phủ kia trả về các tỉnh lẻ. Kiến trúc sư Pháp Ernest He’brad đến Hà Nội năm 1921, và Luis Pineau đến năm 1932, hai ông tạo nên diện mạo phố Tây thuộc địa với các biệt thự cổ điển sau bóng dã hương. Ngày hôm nay, Hà Nội mới, vươn vai rộng dài như Thánh Gióng, hứa hẹn một đô thành nguy nga tráng lệ… Mùa xuân đã trở về. Nắng vàng như rót mật. Dòng suối hoa từ ngoại thành tràn vào nhuộm hoa cho phố xá. Đào tết Nhật Tân đã thành sắc màu văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam. Đào thế gốc lịch sử xù xì, nở bừng sắc hương thời mới. Đào phai, năm cánh mong manh như hồn núi rừng đồng quê về hội tụ. Hình cô gái cầm cành đào đứng bên hè phố, đã trở thành biểu tượng của mùa xuân. Màu hoa đào là màu má hồng con gái. Còn hoa Cúc vàng là màu khát vọng tình yêu. Chợ hoa đêm Hà Nội mờ trong trăng khuya, sương sớm để hoa kịp về phòng khách ban mai mỗi gia đình. Hồng Vàng như nàng công chúa kiêu sa. Cẩm chướng, thược dược như cô gái si tình. Ly ly như người yêu ca sĩ thời trang thành sắc hương có thật. Loài Cúc trắng Họa Mi đơn sơ, bình dị là sứ giả báo mùa đông đến. Còn Sen Hồ Tây là sứ giả mùa hè. Sen đến nồng nàn, nhưng phải ngậm ngùi ra đi khi gió heo may, như những cuộc chia ly bắt buộc của cuộc đời này. Có một loài hoa gợi tiếng kèn thời gian âm vang khi nắng mới bừng lên sau giá rét mùa đông. Hoa Loa kèn trắng muốt trên tay cô gái có đôi môi khát thèm đang cắn trái mơ chua, chín cùng một ngày với kỳ hoa nở. Mơ chua tháng ba thoáng qua môi người thiếu nữ Hà Nội. Môi đắm say hương vị cuộc đời nhẻ nhót trái mận đào, vải thiều. Na mở mắt ngỡ ngàng tháng bảy. Và tháng tám, hồng về để thi với má người con gái đến thì… Tôi đi trong bốn mùa hoa, mùa quả Hà Nội. Hoa Sữa mùa thu tình đầu của tôi. Hoa Xưa tháng hai là tuyết trắng trong tinh khiết của tình tôi. Tôi đắm chìm trong sắc hương Hà Nội, sắc hương của chính lòng tôi… 5/1/2015 Mùa phơi ải ùa phơi ải, khắp đồng những luống đất nâu khô xác cong lên như vỏ đỗ. Ải nỏ reo xèo xèo khi gặp mưa rào, âm thanh ấy ran ran như tiếng ve. Những luống cày bao nhiêu ngày được nắng; cái nắng như mật ong đã thấm vào tận ruột hồng của từng hạt phù sa; bây giờ mưa xối trắng xóa, hương nắng đang bay lên. M
  • 23. Bốn mùa rưa hè nắng chang chang, cô bé hàng xóm hay sang nhà tôi tắm nhờ. Cầu ao tre trên ao sen trong vắt. Cô ngồi, nắng hè lặn vào đôi vai trần sáng trắng, soi xuống làn nước. Những bông sen trắng cũng giống như cô hay là cô giống bông sen trắng. T Sang thu, ao lạnh, nước trong veo, cô gái không sang tắm được nữa. Nắng thu rưng rưng vàng rợi. Những con bướm vàng bay bên giậu hoa cúc. Lá Sếu như những đồng tiền vàng rơi ngập sân. Cô gái sang quét hộ tôi. Cậu lười quá - Cô bảo - Để tớ lấy về đun bếp. Tôi nhìn sang, khói lam chiều mỏng manh, cả một đống tiền vàng đang biến thành lửa đỏ rực trong bếp nhà cô. Mùa thu, nắng như ngân lại, thời gian không trôi đi được. Vậy mà một sớm thức dậy, thấy gió bấc ào ào, rặng tre biến thành một cây “đại phong cầm” reo ri vút. Cô bé hàng xóm ủ bếp trấu đỏ hồng. Ngoài trời giá buốt. Cá mại chết cóng nổi lềnh phềnh ngoài cầu ao. Trong bếp, hơi lửa ấm xực. Chim sẻ nóc bếp bay xập xòe. Tôi ngồi thui những bông thóc nếp đầu mùa, hai đứa cắn chắt. Má hồng của cô bé dính than nhọ nhem. Mùa đông đi qua lúc nào chả biết. Tớ với cậu sắp thêm một tuổi rồi đấy - Cô bé nói và chỉ cây đào trước cửa. Nụ đào như những chiếc cúc áo. Rồi cúc cởi ra, cả cây đào thành tấm áo mùa xuân rực rỡ. Mưa xuân rơi lất phất trên những cánh đào. Mưa như bụi phấn thoa vào đôi má cũng hồng như hoa đào của cô. Sao cô và hoa giống nhau thế. Giống hoa sen trắng, rồi lại giống hoa đào. Đại Yên 11/3/2007 Làng tranh êm hè trăng sáng, con trai, con gái làng tôi ra đầm sen đầu làng chơi nô nghịch. Hoa sen vì thế mà nở không biết bao nhiêu mà kể. Hương sen thơm không biết bao nhiêu là thơm. Nô nghịch chán, người còn ướt dòng và đẫm ánh trăng, họ lên bờ giã giấy dó chày đôi. Người con trai thúc chày gỗ dậm nhịp, đồng thời đầu gối anh ta lại thúc vào đầu gối cô gái một cái (chắc cũng là chuyện làm nhịp!). Khi cô theo nhịp chày cúi xuống, mớ tóc rối bay đi, hở ra vai trần như vầng trăng trong mây. Nhưng rồi rất nhanh, vầng trăng lại khuất. Đ - Cụp cum… Cụp cum… cắc cụp cum… Tiếng chày đuổi nhau âm vang trong đêm, xa đến mấy làng cũng còn nghe thấy. Thông thường thời gian để nhuyễn một cối dó là thời gian của một người từ lúc buông chày đầu tiên, đến lúc mồ hôi bắt đầu vã ra.
  • 24. Người con gái đã quen, chẳng cần nhìn vào lòng cối, mắt cứ để đâu đâu, nhưng khi bắt đầu thấy mùi mồ hôi người con trai ngây ngây mặn mặn phả ra trong sương là bảo: “Dừng chày thôi anh!” Người con trai không bao giờ có được cái đồng hồ bằng khứu giác ấy. Bởi mồ hôi con gái khi rịn ra càng rịn càng thơm, hòa lẫn vào mùi hoa sen, mùi cỏ dập, không làm sao phân biệt được! Những năm nghề tranh hưng thịnh, làng vui nhất vào cữ một chạp. Nắng hanh vàng hoe run rẩy. Khói những lò nung điệp nghi ngút đầu làng. Giấy dó vừa phết điệp màu ngà như nắng phơi đầy nội cỏ. Những người lái tranh nói giọng thổ âm khác nhau đến cất hàng, ngồi uống rượu hâm nóng trong các quán gianh. Những thuyền tranh đã ăn đủ hàng, căng buồm mở lái. Người lái trẻ bịn rịn từ biệt cô chủ “sân tranh” trên bến sông, hẹn dịp này sang năm trở lại. Cô chủ đợi. Nhưng người lái kia không hiểu vì cớ gì không đến nữa. Một năm, hai năm rồi ba năm, cô chủ đi lấy chồng. Đến khi có con ngành ngãnh trên tay; khi gió mùa lên, trong nắng chiều vàng hoe, cô vẫn bất chợt vô tình nhìn ra bến sông thấp thoáng cánh buồm quen thuộc. Mùa xuân về bản hời gian thấm thoát kể từ buổi tôi đến bản Vua Bà đã đầy năm. Tôi đã thấy mùa hè trong rừng với mùi m t v d iậ ả ạ thơm ngào ngạt trong thứ ánh nắng ríu rít nhảy nhót từng giọt qua cái sàng xanh vĩ đại của các tán cây đầy gió lay động. Tôi đã thấy mùa thu rừng với những con nai vàng rón rén trên các thảm lá khô, mỗi bước đi lá kêu như bánh đa vỡ dưới chân. Mùa thu, trám rừng nhiều lắm, chín trên cành vàng rực như những ngôi sao chiều. Và những quả thu muộn mằn chín một mình trong rừng không ai hay tới, cuối cùng chỉ còn biết âm thầm rụng xuống gởi lại hạt già cho tầng lá mục ấp ủ. Tôi đã thấy mùa đông rừng với những vạt sương như những tấm khăn voan trùm kín mít các ngọn cây. Các cây rừng thành những cô dâu trong lễ cưới, che mặt suốt đêm tân hôn cho đến lúc sáng bạch vẫn không chịu bỏ ra. Khi những cơn gió bấc đầu mùa về, cả đại ngàn reo như sóng bể. Đại ngàn càng trở nên trập trùng dữ dội. Những con gấu lười biếng lông xù lên đi trốn mùa đông. Các cánh rừng dẻ gai, hạt rơi tí tách suốt đêm ngày như cơn mưa không dứt. T Mùa đông rừng thật là dài ghê gớm. Đêm đêm lửa sưởi bập bùng trong bếp bản Vua Bà, mùi sắn lùi, hạt dẻ nướng thơm phức, và người ta thức trằn trọc trong những tấm chăn sui khô cứng, mong cây đào trước nhà trổ ra chùm nụ phớt hồng. Những nụ phớt hồng bé xíu như chiếc cúc áo. Cúc của tấm áo mùa xuân. Tôi gặp mùa xuân trên bản Vua Bà, vào một buổi sớm. Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến. Vàng anh cất tiếng hót. Ngắn thôi, nhưng réo rắt. Rồi nó vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến. Riêng tiếng hót thì ở lại, âm vang mãi trong lòng. Tôi ngẩn ngơ luyến tiếc con vàng anh mãi. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi dang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông, giật mình chạy lại với mùa xuân. Có lẽ con vàng anh đã đánh thức cây đào như đánh thức tôi. Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất. Vừa mới hôm trước đại ngàn còn rền rĩ gió bấc, mặt trời còn đang trắng bệch ẩn sau những tầng mây ngổn ngang như ẩn sau tấm chăn bông ủ ấm, vậy mà ngày một ngày hai, trời đã
  • 25. trong dần. Những bụi mưa hoa long lanh nhẹ đến nỗi không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ. Những chuỗi cườm nhỏ xíu, lõi bằng mạng nhện, hạt bằng các giọt mưa ngũ sắc, ở đâu thả xuống đầy ngọn cỏ lá cây. Mùa xuân ở bản Vua Bà thật là vui. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt suốt đêm. Bóng đêm mùa xuân cũng đen óng ánh ảo huyền, va càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá hương cây. Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì. Không chịu ngủ, cứ hót thâu đêm suốt sáng. Có những con chim mái sau mùa xuân; người rạc đi chỉ còn cái xác ve, lúc bấy giờ mới chịu lui lủi, lặng lẽ đi kiếm ăn cùng chồng con… Trong rừng iếng móng ngựa khua giòn tan trên đường đá trắng như tiếng đàn tơ - rưng rộn ràng ập đến, Sa Thèn dẫn một đoàn kị sĩ trẻ măng đang lao vun vút qua đỉnh dốc. Những chàng kị sĩ ngây thơ hăng hái cúi rạp trên mình ngựa, vai lủng lẳng túi da hổ và nhấp nhô nòng súng kíp. Những con chó săn sủa răng rắc lao theo các vó ngựa. Tiếng ngựa dữ đua nhau hí vang động nắng sớm. Và con đường như truyền cái âm thanh đầy hứng khởi ấy đi mãi, xa xa… T Những chàng kị sĩ trẻ dắt ngựa cho chúng ăn các giọt sương trong vắt trên cỏ. Con Ô của Sa Thèn vẫn là con ngựa ngổ ngáo, rắn rỏi nhất. Chân nó thong dong thả bước như nhún nhảy quanh đám bạn bè thấp bé vụng về. Sa Thèn thổi tù và - cái âm thanh truyền thống vọng vào vách núi. Tai những con ngựa dỏng lên như nghe một hiệu kèn ra trận. Tất cả các kị sĩ đã lên ngựa. Con Ô của Sa Thàn nhún mình lao lên trước nhất. Cả đoàn ngựa rùng rùng vút theo. Tất cả, một hàng dọc. Một làn sóng nâu, hồng, bạch, đen nhấp nhô trong nắng sớm. Đường đá trắng đã cụt, cả đoàn băng qua đèo vào miền rậm rạp. Những cây già ngả cành đen mốc như bầy trăn cuộn trên một vùng nước ngập lênh láng đáy thung lũng tựa cái hồ lớn. Nước trong vắt mát lạnh như thạch. Những vó ngựa bắn tung tóe, nước reo lên như những giọt thủy tinh. Tiếng đàn chó ào xuống bơi ùng ục làm mặt nước sóng sánh. Nơi đây, hẳn đêm đêm trăng sáng hươu nai về uống nước bên bầy thiên nga trắng muốt gục đầu trong cánh ngủ. Và trên cái mỏm đá kia chắc chắn vẫn có một con hổ thọt nào đấy, đứng soi bóng mình, lại gầm lên tưởng là đối thủ. Tiếng kèn của Sa Thèn làm mặt hồ và vách núi vọng đập vào nhau, âm hưởng không dứt. Tiếng kèn như tiếng gõ cửa rừng sâu hang thẳm. Tiếng chim chóc rào rào chiu chíu vỡ tổ. Mới có thế mà chúng đã cuống quýt nháo nhào bay rợp mặt hồ. Rừng và núi đan thành chiếc lồng xanh khổng lồ, mặt hồ là đáy lồng, tưởng như muôn ngàn con chim kia không có lối thoát, nhiều con đã rơi xuống ướt cánh. Con Mai Hoa của tôi móng sắc bám chắc vào rêu trơn trên những tảng đá gần bờ. Qua đồng cỏ, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những cái nấm to bằng cái ấm tích màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác như mình là một người
  • 26. khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. Nắng trưa đỉnh đầu, rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Rừng càng thâm u càng gợi hứng thú. Rẽ bụi rậm, nhìn ra một bãi cây khộp. Rừng khộp trước mắt lá úa vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp, đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ là ánh lên màu xanh biếc giữa giang sơn vàng rợi… Tôi rủ Sa Thèn đi xa hơn nữa. Sau một giờ len lách mải miết, chúng tôi lần đến được bờ một con suối lạ. Theo dọc suối bất ngờ thế nào lại gặp một vũng nước đọng như cái hồ nhỏ. Bờ hồ thoai thoải, cỏ rừng cao lêu nghêu và hắc sực lên. Mặt nước xanh pha mực in hình những cây đại thụ như những cái cột chống trời sừng sững xung quanh. Thú thật, cái hồ hoang dại quá làm tôi có cảm giác đây là lối xuống âm phủ chăng. Lặn xuống hồ là có thể đi sang được thế giới khác thần bí cũng nên… Đêm Trường Sơn êm ấy, một đêm Trường Sơn đầu tháng ba, đom đóm từ các gốc cây bay ra, lập lòe, nhấp nhánh; đơn vị tôi hành quân bằng cơ giới tiến sâu vào tuyến trong. Đường qua ngầm Ê-si, một ngầm trọng điểm nổi tiếng ác liệt. Tiếng đồn ra tận ngoài Bắc, vào tận trong Nam. Chính trị viên chuẩn bị tinh thần cho anh em chu đáo. Không khí căng thẳng. Tất cả sẵn sàng nhảy vọt xuống xe phân tán theo kế hoạch bảo toàn lực lượng khi có B52. Tiếng nổ xa vẫn âm âm quanh đây làm rung rinh muôn vàn đốm đom đóm. Đã đến trọng điểm. Có tiếng ho khẽ. Những chiếc xe sang số rú ga lầm lũi bò. Bỗng bất ngờ từ hai bên đường, như một cảnh thần tiên, trong ánh đom đóm xanh biếc li ti lấp lánh, một đoàn con gái áo trắng xô ra vẫy tay reo hò. Tiếng con gái trong vắt ríu rít làm cho ai nấy sững lại. Những giọng nói con gái tươi trẻ yêu đời như một làn gió mát làm chúng tôi bừng tỉnh. Những đoàn xe vẫy lại. Tiếng reo của lính ghê gớm hơn. Vang cả rừng. Đ Những tiếng kêu tìm đồng hương vội vã. Bàn tay vẫy của những cô gái thanh niên xung phong bám ngầm Ê-si như níu lấy chúng tôi. Nhưng những chiếc xe vẫn gầm gừ lăn bánh. Những tà áo trắng trong đêm phấp phới. Các cô gái đã mặc đẹp đứng đón người ra trận.
  • 27. Các chàng lính vội lục trong túi áo ngực tìm những lá thư. Những lá thư viết sẵn, khát khao và tha thiết, để trên đường ra trận, chúng tôi thường ném xuống cho các cô thanh niên xung phong chợt gặp giữa rừng. Để rồi chúng tôi sẽ lại nhận được những lá thư tung lên như đàn bướm trắng vỡ tổ. Tiếng cười nói ríu rít; thư lả tả. Thư tung xuống bay nhanh hơn, lượn một vòng giữa hàng chục cánh tay con gái xúm xít như trong tượng nghìn mắt nghìn tay. Thư tung lên bay là là. Xe tôi đang bò, bỗng nhiên dừng lại, máy vẫn gừ gừ; cậu lái thản nhiên tung cửa ca bin đón một lá thư như hái một đoá hoa ban. Những tiếng quát của các cậu lái xe sau vừa gắt gỏng vừa buồn cười. Để bù lại thời gian đã đỗ, xe tôi rú ga vượt lên đột ngột, làm tất cả ngã kềnh. Những lá thư vẫn cứ tung phấp phới... Tập hát Quan họ Ba thằng nhóc chúng tôi dạo ấy, dẻo chân, ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng. Chồng bà Trưởng là nhà buôn bè giàu có, hào hoa phong nhã, thích chơi chim muông, cây cảnh. Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, bờ lát đá nhiều bậc làm bến tắm. Vườn trồng táo, táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ sa lông đồ sộ ngoài trời. Nhưng đẹp nhất là các lồng chim. Những lồng chim sơn son thếp vàng có dáng hình mái lầu cong cổ kính, treo trên các cành táo la đà. Ông Trưởng chết non, để mặc những con chim quý giá trong lồng chết đói. Ba đứa chúng tôi thay ông, hàng ngày đi bắt cào cào, châu chấu nuôi chúng. Tiếng oanh ngân reo rắt, tiếng sáo líu lô, tiếng bách thanh biến đổi nhiều giọng… Cả vườn táo ngập tràn âm thanh. Nhưng chúng tôi mê tiếng hát quan họ của các cô gái đến đây tập dưới sự chỉ dẫn của bà Trưởng hơn… Bà là Trưởng bè Quan họ nữ nổi tiếng. Trời sinh ra bà Trưởng để mà hát, và đời với bà chỉ là hát. Giọng hát bà hơi buồn buồn đắm đuối, ngơ ngẩn. Nhưng đấy là ngày xưa; còn bây giờ giọng bà chỉ còn như một chiếc cốc pha lê đã rạn. Tôi vẫn nhớ những buổi tập hát trong vườn táo. Trời se se, nắng ấm vàng reo như bọt bia tan, qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô. Các chị chít khăn len, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh, tập điệu “Ngỏ lời”. Điệu “Ngỏ lời” phải có giọng thẹn thùng e ấp. Đó là lúc các quan họ bè nam thiên hạ, hoàn toàn xa lạ, đến dự hội đánh tiếng muốn làm quen với bè nữ. Nhận hát, kết bạn hay chối từ? Giống như cô gái khi có người đến dạm hỏi, có chối thì cũng phải khéo léo, đừng đỏng đảnh kiêu kì; có nhận thì cũng đừng vồ vập làm như hạn hán gặp mưa; mà phải ngập ngừng e lệ. Điệu “Ngỏ lời” phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng ngay từ đầu đã phải trong vắt tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn, không bao giờ khô cạn, giống như sự lâu bền phong phú của tình yêu. Mấy đứa nhóc chúng tôi nghếch mỏ lên nghe như nuốt lấy từng lời. Khi bà Trưởng vừa hạ lệnh “giải lao”, là chúng tôi lao phốc lên cây say mê tìm những quả táo ngon nhất để các chị ăn cho trong giọng. Các chị âu yếm ôm tôi vào lòng, đầu tôi lút trong khuôn ngực dịu mềm ấm rực, và tôi biết rõ thế nào là nhịp tim rộn rã
  • 28. náo nức của các chị - những cô gái đẹp đến kì yêu đương. Hết cả mùa táo chín, mà các chị chưa tập xong điệu “Ngỏ lời”. Những chiếc lá táo vàng tròn xoe như những đồng tiền vàng đã phủ ngập bờ phiến đá. Chưa xong điệu “Ngỏ lời” mà có người đã phải chia tay quan họ. Chị Ba đẹp nhất bè, đi lấy chồng, phải về trên tỉnh. - Chả bao giờ chị còn được đến đây nữa. - Giọng chị buồn như sắp khóc. - Em đi trẩy cho chị một trái táo cuối cùng… Tôi đi lùng khắp vườn mới được một quả sót cuối mùa. Chị cắn nhè nhẹ, nước mắt ứa ra. Chị còn trẻ quá, chưa tập xong điệu “Ngỏ lời”, mà đã là gái an phận có chồng. - Sang hè, tập đến điệu “Thương nhau”? - Chị hỏi bà Trưởng. - Ừ, sang hè là điệu “Thương nhau”… Sang hè, đêm trăng, gió lùa từ hồ sen trước nhà thổi lên mát rượi. Các chị mặc áo lụa, quần vén cao quá gối, thả những đôi chân tròn căng nõn nà, vừa đung đưa trong làn nước trong vắt vừa tập điệu “Thương nhau”. Điệu “Thương nhau” hát phải nồng cháy, thiết tha. Tình yêu không được uể oải hững hờ. Tình yêu cũng đừng mực thước quá. Phải hơi điên dại một chút. Bà Trưởng dạy các cô từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh… Thương nhau như bà Trưởng thương ông Trưởng ngày xưa. Bà con nhà quan, nề nếp gia phong. Ông Trưởng - buôn bè, lúc ấy đóng khố cởi trần đưa bè vượt thác. Vậy mà thoáng nhìn thấy nhau là yêu. Bà nhổ toẹt vào cái vỏ giả dối “Công, dung, ngôn, hạnh”, vứt trả mẹ cha cái lễ giáo tam tòng, một mạch bỏ nhà xuống thuyền cùng ông Trưởng đi cùng trời cuối đất… … Các chị hát xong, mệt vã mồ hôi, (vì phải diễn tả sự nồng cháy thương nhau) cởi quần áo tắm trên bến đá, bơi đuổi nhau như những con thiên nga trắng muốt trên hồ. Sau hè là đến thu. Mùa thu là lúc các chị tập được nhiều điệu nhất. Điệu cuối cùng: Giã bạn… Giã bạn là điệu kết thúc hội hát. Sau bao ngày thi hát ròng rã trên bộ dưới thuyền, trai gái các bè các làng quấn quện thương nhau, bây giờ phải giã bạn xuống thuyền, ai về quê ấy. Ôi, điệu Giã bạn lưu luyến dùng dằng, đau đáu, buồn biết chừng nào… Bà Trưởng dàn dựng cảnh như thật. Bà cho tôi đóng vai lái đò chở các chị trên hồ trước nhà. Còn hai thằng ngố Túc và Viên thì đóng giả vai “Liền anh quan họ” đứng trên bến đá vẫy chia tay… Tôi bơi chèo đúng “bài bản” bà Trưởng dặn. Mái chèo lúc tách bến uể oải, ngập ngừng, không dứt được. Đó chính là lúc các chị phải bắt vào nhịp của đoạn “Dầu lòng vậy, cầm lòng vậy, biết làm sao đây” diễn tả sự bất lực cam chịu, chia li… Cam chịu nhưng còn nấn ná, luyến tiếc. Vì thế mái chèo của tôi phả khua ngược áp bờ, cho quan họ trên bến dưới thuyền lại cầm tay níu áo nhau lần nữa. Dừng ở đây ít phút cho các chị ngân lên cái điệp khúc “Quan họ nghỉ, chúng em ra về” ba lần. Khi các chị vừa bắt vào nhịp “Bây giờ chia rẽ đôi nơi”, và làm động tác “dứt áo” thì “mái chèo nghệ thuật” của tôi phải khua một nhịp thật mạnh cho thuyền băng đi; và từ đây phải cắm đầu cắm cổ chèo để như chạy trốn, để diễn tả sự kiên quyết, sự khắc nghiệt của cuộc đời… Chính lúc ấy là lúc hòa với tiếng nước khua ràn rạt, giọng hát của các chị ngân réo lên, cuống cuồng, tuyệt vọng, đau đớn đến đứt ruột gan. Mặc kệ, không có chuyện quay đò lần nữa. Tôi khoái vô cùng, thấy mái chèo của tôi đầy "quyền lực", mặc xác nhịp hát như khẩn khoản van nài. Hai thằng “cua đồng” đóng vai liền anh quan họ đứng trên bờ vẫy cứng quèo dở ẹc, làm cho các chị đang “sa lệ chau mày” cũng phải bật cười…
  • 29. Thi hát Quan họ thời xưa gày trẩy hội sắp đến gần, chúng tôi gấp rút chuẩn bị. Bán lợn, bán gà, lấy tiền sắm đủ “bộ cánh”. Nam thì khăn xếp, áo dài trắng lót trong, phủ the chữ Thọ, quần chúc bâu hồ bột hình ng số ớ, giầy Chi long, nón dứa chóp bạc. Trang phục phụ nữ phải đủ năm màu: đen, xanh, vàng, đỏ, trắng. N Mồng 6 trẩy hội thì mồng 5 ông Cả bà Trưởng cho liên hoan. Chỉ ăn thịt gà, không được ăn mỡ, sợ đục giọng. Lương thực đem theo chỉ có oản khô và trám trắng. Oản thổi bằng gạo nếp hoa vàng. Ăn oản và trám, trong giọng. Bà Trưởng nói: ngày xưa có những canh hát thi “ngoại hạng” kéo dài năm ngày năm đêm liền. Cứ bè nam “ra” một bài, bè nữ lại “đối” một bài tương ứng liền liền như thế không bao giờ cạn. Người ta chỉ kịp cắn oản khô nhai với trám trắng trong lúc nghỉ ngắn ngủi giữa canh hát. Thời bây giờ không có những “người tài” siêu hạng như thế nữa, nên các canh hát thường ngắn ngủi, trai gái đi hội để hát thì ít mà chơi thì nhiều, chửa hát đã cạn bài, hát toàn bài cũ mà không có bài mới. Thời xưa, các cụ đứng vào hàng, vừa hát vừa ứng tác bài mới, thế mới giỏi! Bà chê trách chúng tôi đủ điều và cái gì cũng viện dẫn ngày xưa để so sánh. Từ bến sông làng, thuyền gỗ hai mái chèo chở chúng tôi thong dong đi xuôi. Làng Văn Quan năm nay mở hội to, đón bạn quan họ tứ xứ đến biểu diễn, thi tài. ... Không một nơi nào có địa điểm mở hội quan họ tuyệt vời như Văn Quan. Con sông Đào xinh xắn uốn khúc quanh làng. Thuyền quan họ các làng dập dìu lướt về chen chúc bên thuyền buôn tứ xứ đợi cất giấy dó. Bến sông kè đá nhiều bậc, cho trai gái tắm mát đêm trăng. Hai bờ sông bắc cầu chín nhịp, như chiếc lược gài nghiêng mái tóc. Cầu có mái che, bên lan can là quán bán hàng. Chùa Văn Quan đúng 100 gian, hoa viên um tùm, có tháp chín tầng. Hội hát thường mở ở Hoa viên. Trai gái hát chán ở đây rồi xuống thuyền hát dưới hồ sen, hay lên núi thông sau chùa. Núi đẹp, có suối trong vắt, hai bờ đặt tượng những con giống bằng đá đồ sộ: phượng, hạc, sư tử, ngựa, rùa... Hội khai mạc ở sân chùa. Ban giám khảo gồm toàn các liền anh liền chị quan họ nổi tiếng một thời, bây giờ về già, mặt như quả trám khô, tóc bạc phơ, khó tính, xét nét, hay bắt bẻ lề luật. Nhưng giọng hát của các cụ bây giờ đã khàn vì rượu, thuốc lào, trầu; khàn đặc vì cái cổ cao ba ngấn nõn nà thời hoa thiên thiếu nữ, đã bị quắt đi như cái cuống hoa nẫu. Một đời người đã nuốt đi bao tiếng khóc. Bao chất đắng, vị cay, chát, chua, đã trôi qua cái cổ họng đựng những tiếng hát trong trẻo non tơ, làm nó bị cháy sém đi, bị đục ngầu... hỏi làm sao tiếng hát không khàn. Phường quan họ Mê Khê chúng tôi đứng hát với phường Quan họ Vọng Nguyệt. Bà Trưởng không còn hát được nữa, chỉ lo phần tổ chức. Nhưng anh Cả thì vẫn đứng hàng đầu, hệt vị tướng cầm quân xông xáo, hừng hực khí thế quyết giật giải. Người cao lớn, đứng đâu cao hơn thiên hạ một cái đầu, mặt quắc thước, tiếng sang sảng, cái nhìn đầy uy quyền và có sức quyến rũ con gái đến quy phục... Bên Vọng Nguyệt lần lượt bị đánh bại cả ba tiết mục: một bè, hòa thanh hai bè và song ca đối đáp.
  • 30. Vào vòng hai, phường Mê Khê chúng tôi hát với Văn Quan. Anh Cả vẫn như người cầm lái hừng hực khí thế đưa thuyền vượt thác. Nhưng nhìn kĩ thấy “ông anh” có nét buồn. Chị Hai Tình Văn Quan - người yêu của ông, một cây hát nổi danh, năm nay không tham gia hội. Ông không còn được đứng đối ca với nàng trước sân chùa, làm mưa gió giữa vòng trong vòng ngoài hàng trăm “quan viên quan họ” chiêm ngưỡng. Một cặp hát đôi lứa xứng đôi. Hai danh ca siêu hạng khoe tài... Sau màn chung kết hòa hai bè, đến màn mỗi đoàn chọn một “ngôi sao mới xuất hiện” ra “chọi” nhau. Mê Khê, chọn Đào. Còn bên Văn Quan chọn một nhân vật lạ, được coi là “chủ bài” dấu kín từ đầu, giờ mới tung ra: thằng Lũ! Hội hát đến hôm nay đã là ngày thứ ba. Nhiều đoàn đã về, chỉ còn một số đoàn được vào vòng chung kết. Về sắc, Đào vừa xuất hiện, đã chiếm được cảm tình của mọi người. Nó đẹp quá, mơn mởn rực rỡ. Thằng Lũ bước ra sóng đôi Đào trên sàn hát. Lũ khôi ngô tuấn tú, mắt sáng môi đỏ, người ẻo lả thư sinh. Khi Lũ vừa mở miệng trình diễn khổ đầu, mọi người im phắc. Giọng nó như chuông vang, thoáng nghe đã biết không phải là một giọng hát thường. Sao giời lại bù trì cho nó nhiều thứ thế, toàn diện thế, đã sắc lại thanh, trời chả công bằng. Ngày cuối cùng đã hết. Những chiếc thuyền cuối cùng đã sửa soạn mái chèo đợi giờ tách bến Văn Quan. Những màn hát “Giã bạn” diễn ra suốt dọc bến sông. Người ta lưu luyến tiễn đưa nhau, hẹn hò nhau. Mùa hát là cả những tháng xuân này. Hội Văn Quan là hội to nhất, nhưng còn nhiều hội nhỏ của các làng khác nữa. Họ đã quen nhau, họ mời nhau “ngày này tháng ấy” đến hội làng họ. Các bè nam mời riêng các bè nữ thiên hạ đến chơi nhà, kết bạn. Các bè nữ cũng mời riêng các bè nam đến chơi “giang sơn đất nước nhà em” để họ tiếp nhau, cỗ yến linh đình, nhưng lại vờ vĩnh khiêm tốn “mâm đan bát đàn, đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa vừng”... rõ thật là khách sáo. Thắp lửa gày tôi còn bé, đang có Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng hóa khan hiếm. Ở quê tôi, dầu hỏa không có một hột. Chiếc đèn Hoa Kì từ lâu để cho mạng nhện chăng trong góc nhà. Bữa cơm tối phải ngồi ăn dưới ánh sao. Người ta sờ soạng đi lại trong đêm. N Diêm và bật lửa lại càng không có. Lấy gì để ngày hai bữa nấu cơm. Lấy gì để khách đến nhà, mời hút điếu thuốc lào.
  • 31. Ông tôi bảo: lại phải nhờ vào rơm rạ, nhờ vào đất như các cụ mình ngày xửa ngày xưa. Ông tết những "con cúi" bằng rơm châm lửa, để trong góc bếp. Lửa bén âm ỉ suốt đêm ngày. Bất cứ lúc nào cần lửa, ghé miệng thổi là lửa bùng lên. Những con cúi rơm nuôi ngọn lửa sống trong bếp mọi nhà. Không có nó bếp gio lạnh tanh hiu hắt. Con cúi rơm âm ỉ khói. Rơm mới còn mùi nhựa thơm ngai ngái. Ngọn khói mong manh như sợi mạng nhện bay lên hư ảo. Mùa đông những con sẻ rét mướt chui vào mái bếp, lích chích vui cùng hơi lửa, hơi khói. Những bác thợ cày ra đồng, bao giờ cũng đem theo con cúi rơm, để đầu bờ, lấy lửa hút thuốc lào. Trong sương mai mù mịt, những bác thợ cày làng tôi chờ mở cổng làng buổi sớm, con cúi rơm buộc đầu bắp cày sáng lập lòe một dãy. Một năm vào tối 30 Tết, con cúi rơm nhà tôi, vì ẩm nên bị tắt. Tinh mơ dậy, làm cỗ, không lấy đâu ra lửa. Tôi sang bếp nhà ông Cả hàng xóm sát hàng rào. Ông Cả chưa dậy. Con cúi rơm trong bếp đỏ hồng. Tôi ghé miệng thổi cầm đóm châm. Đúng lúc ấy, ông Cả xuất hiện: - Năm mới sao mày lấy trộm lửa? Trộm lửa tức là trộm mất “cái đỏ”, cái may của nhà tao. Tôi đành buông đóm. Ở nhà gà đã mổ xong, xôi đã bắc bếp, nhưng không có lửa đành để lại. Chờ cho ông Cả làm cỗ, đốt pháo cúng gia tiên sáng mùng 1 Tết xong, ông tôi mới mặc áo dài khăn nhiễu sang xông đất, chúc mừng năm mới, lễ gia tiên nhà ông Cả, rồi mới dám có nhời xin ngọn “lửa thừa”, “lửa cũ” về nấu cỗ nhà mình. Đấy khổ thế đấy, nhục thế đấy... Những con cúi rơm có lẽ có từ thời người Việt thượng cổ bắt đầu biết trồng lúa nước. Có lúa mới có rơm. Người ta bện rơm để giữ ngọn lửa do thần sét ban cho. Giữ được lửa rồi, nhưng phải tìm cách thắp nó lên trong đêm tối chứ. Bọn trẻ con có cách của trẻ con. Hạt bưởi có dầu, bóc vỏ phơi khô rồi xiên que tre. Thế là thành một cây nến. Hạt bưởi cháy lép bép, thơm nức, bắn từng tia nhỏ đẹp như pháo hoa. Những đêm tối nhất, chúng tôi đem que hạt bưởi đốt lên làm một hội hoa đăng. Thi xem của đứa nào cháy lâu hơn, đẹp hơn. Thắp lửa thành một trò chơi, một lễ hội của trẻ con mà người lớn cũng thích xem. Hội của nỗi ước ao thèm lửa. Còn gì chán bằng phải nhìn màn đem đen mù mịt… Những năm ấy dân làng tôi rủ nhau đi đâu xa lắm mua hạt giống về “làm lửa”. Nông dân chỉ có đất, mà đất không ép được thành dầu. Phải nhờ vào phương pháp canh tác trồng trọt. Hạt giống ấy là hạt th u d u.ầ ầ Vườn cây lưu niên, na, nhãn, ổi quý lắm, nhưng phải chặt đi, lấy đất trồng th u d u.ầ ầ Thầu dầu lá đỏ thẫm, thân cao quá đầu người. Mùa thu hoạch, hái quả, nâng niu. Không có máy ép, đem giã quả trong cối giã bèo, giã gạo, rồi cho vào nồi nước đun sôi. Đun mãi, đun mãi, dầu thầu dầu tan ra, nhẹ, nổi lên, lầy thìa vớt đổ vào chai. Từng thìa, từng thìa, chắt chiu quý lắm. Một chai dầu đổi bằng giá đốn ngã cả vườn cổ thụ. Thế mới biết ánh sáng lửa là đắt nhất. Khi màn đêm buông xuống, đổ một chút dầu loang trên đĩa, đặt một cái bấc, ngọn lửa cháy leo lét, nhưng cũng xóa được bóng đêm trong nhà, đem lại niềm hứng khởi cho mọi người. Không dám đốt lâu. Chỉ một chút, đủ ăn bữa cơm, hay tiếp người khách. Khách chẳng dám ngồi lâu. Sợ tốn dầu của chủ… Anh trai tôi, năm ấy ôn thi tiểu học. Đêm chong đèn học bài. Ngọn đèn thầu dầu leo lét soi trên trang sách. Tiền rải lên từng chữ mới nhìn thấy nó, đâu phải chuyện đùa. Mẹ tôi cũng dịp ấy, “ở cữ” em bé. Đêm em bé ngủ, phải thắp đèn sáng đủ 3 tháng 10 ngày, có thế đời đứa trẻ sau này mới “sáng sủa”… Mẹ bảo: “Tắt đèn nhà ngoài đi, anh vào đây học, chung ngọn đèn với em bé”. Nhưng con trai học thi trong buồng gái đẻ thì dốt lắm, trượt vỏ chuối. chữ nghĩa đâu phải truyện đùa. Thế là nhà tôi, đêm cứ phải lòi lọi hai đĩa đèn. Hàng xóm lắc đầu lè lưỡi khiếp sợ vì sự “giàu sang” ấy.