SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
Quả chua
âu lắm anh mới trở lại đây. Bây giờ đang là tháng chạp. Nắng hanh vàng hoe như ngân lại màu
hoa hòe trên các tàng cây xanh. Những quầng bụi hồng tựa làn khói cuộn lên sau các bánh xe.
Hạt bụi li ti nhẹ đến mức không rơi được cứ bay lửng lơ trong nắng. Con đường đỏ au trước mặt hết lên
dốc lại xuống dốc. Tiếng gà gáy kêu bên bụi sim mua. Tiếng tắc kè trong hốc cây già. Trên sườn đồi những
người đàn bà đội nón lá già màu gốc rạ đang lúi húi hun cỏ. Ngọn khói xanh biếc trong chiều nắng vàng bay
vút lên như một ngọn cây.
L
- Này em, gió bấc chưa thổi sao đã thái sắn phơi - Anh hỏi một bé gái bên đường. Đứa bé đang đặt
những lát sắn như đồng bạc trắng giăng kín bờ cỏ.
- Nắng hanh cũng mau khô.
- Gió bấc mau khô hơn. - Anh cãi.
Em bé định nói tiếp câu gì nhưng anh đã cho xe lao vút đi. Bánh xe anh lướt bên bánh xe trâu lọc cọc ì
ạch ngược chiều. Một cơn lốc nhỏ bất thần cuốn bụi đỏ trước mặt. Cơn lốc có hình thù đúng như một ống
quần lụa hồng khổng lồ, rỗng giữa, nắng hanh vàng rực bị quây trong đó. Tiếng cơn lốc xiết bên tai vu vu.
Anh đợi nó đến gần để nhập vào, biết đâu chả có thể bay lên được theo nó - Anh bỗng nghĩ vớ vẫn. Nhưng
cơn lốc tránh xa. Nó đi đường của nó. Anh đi đường của anh.
*
* *
- Đến tháng sau Trưởng ty của chúng ta về hưu.
- Thật không?
- Chính tôi đã được xem quyết định.
T. đứng dậy mở tủ pha trà, lấy thuốc lá. Ba người bạn của anh ngồi quanh chiếc bàn véc ni bóng
nhoáng. Một người cao gầy ở phòng Lao động tiền lương. Một người to béo ở phòng Tổ chức. Một người
ngăm đen ở phòng Kế hoạch.
Cánh cửa phòng “kỹ thuật trồng trọt” được khép lại với tấm biển treo ngoài “Đang họp miễn vào”.
- Bây giờ các cậu phán đoán tình hình mới sẽ như thế nào - T. hỏi.
- Chắc chắn là Phó ty Nghĩa của chúng ta sẽ làm quyền Trưởng ty rồi sau một năm thành chính thức.
Nửa năm nữa thì đến lượt ông Trưởng phòng trồng trọt T. lên chức Phó ty. Lúc ấy đừng quên anh em nhé.
- Khao đi! Ông Phó ty tương lai - Mọi người giục.
- Tối nay đến nhà tao uống rượu - T. hẹn.
- Đến nhà mày chán bỏ cha, cô vợ mày lườm nguýt chúng tao nghẹn nuốt sao nổi.
- Nhưng mà chúng mày ạ. Ồng Nghĩa được chúng mình phò thì lão Kỉnh cũng được hàng chục đứa
khác phò. Lão Kỉnh lại là Phó ty phụ trách khối kỹ thuật. Bản thân là kỹ sư... Ông Nghĩa nhà mình chỉ có
hồng đếch có chuyên. Tao sợ cán cân không lệch về phía mình.
- Nhưng mà ông Nghĩa chúng mình phụ trách khối tài vụ, vật tư, kế hoạch, tổ chức... Mọi cơ sở vật
chất nằm trong tay ông. Ông ấy lắc một cái thì dù có là công trình khoa học giời bể cũng xếp xó hết. Ân
sủng lại như mưa rào khắp nơi, vì việc sắp xếp cất nhắc, cán bộ cũng đều do ông ấy cả.
- Lại có quan hệ ngoại giao tốt với các ngành các giới nữa chứ. Chơi xả láng. Bạn bè tùm lum. Lại phụ
trách kế hoạch C của cơ quan. Mỗi tháng làm lãi cho cơ quan hàng chục ngàn. Anh nào được tiền kế hoạch
C mà không thầm cám ơn.
- Nhưng tao vẫn cứ gờm ông Kỉnh lắm. Nhạy cảm. Trẻ. Có sức bật. Lại là kỹ sư giỏi. Vừa rồi ông ấy
có một công trình lai tạo lúa nếp ngoi.
- Ôi dào... lai tạo thì ở Viện giống nó hắt hơi một cái là thành ối!
- Không! Mày không hiểu chuyên môn...
T. trầm ngâm đầy vẻ bí hiểm..
*
* *
Anh đi dưới những nhành cam trĩu quả. Cam dậy mã như được bọc một lớp vàng quỳ rực rỡ. Tưởng
như những trái cam kia phát sáng. Tiếng các cô gái hái cam đầu mùa cười khúc khích.
- Có cho khách qua đồi một quả không đây - Anh mỉm cười, đúng cách một người quen biết.
- Ăn thì thả cửa nhưng không được đút vào cái túi du lịch to đùng kia - Các cô cũng chả vừa.
Anh lim dim mắt. Đồi cam chập chờn những quầng sáng. Cam như bóng đèn hằng hà sa số dưới rừng
cây dạ hội. Múi cam đỏ mọng ngọt lịm trên môi. Anh vò mảnh vỏ nắng của cam thơm nức.
- Sao hạt bé thế các cô nhỉ?
- Rồi sẽ bé nữa và mất hẳn cơ.
- Cam chua giờ còn ở những khu đồi nào - Anh tỏ ra thông thạo.
- Đã bị tiêu diệt đến cây cuối cùng rồi! Đất này là đất của cam ngọt, đâu phải đất cam chua.
Đất này là đất cam ngọt... Anh đã nghe câu nói ấy cách đây hơn mười năm từ miệng một cô gái cũng
trẻ đẹp hệt như các cô này... Ngày ấy tất nhiên là anh bẹo vào má cô và cười: “Em trẻ con biết gì”. Anh đang
là kỹ sư trồng trọt, một nhà lai ghép, một Mít-xu-rin tương lai ở đây. Và cô đang là người yêu của anh. Cô
hứ một tiếng rất “trẻ con” đúng như lời nhận xét của anh nhưng cũng đầy khí thế phản đối...
Nắng chiều tháng chạp ngày càng óng như màu giấy trang kim phủ lên đất trời trung du. Anh theo con
đường nhỏ có những bông mẫu đơn dại đỏ ối. Anh đang đi tìm cô gái ngày xưa đây. Cuối đường này là nhà cô,
anh thuộc lắm. Anh đã quen cái hình ảnh một bà mẹ tóc bạc suốt ngày trong vườn nhặt cỏ bắt sâu. Tháng ba
hoa cam nở cánh rụng trắng mặt đất. Những con bướm trắng cũng dập dìu bay đầy vườn. Chúng chả sợ gì anh
và cô. Bởi vì hai người chỉ giả vờ đuổi bướm để mà nồ nhau thôi. Cô trẻ con quá, thì đã đành. Nhưng mà anh
lại còn trẻ con hơn...
Tiếng chim bông lau hót bên rặng rào làm anh thấy bồn chồn. Tiếng chim y như mười năm trước,
không khác một tý gì. Bức rào vây quanh vẫn đầy những dây chìa vôi hoa tím. Cánh cổng ken bằng gai
đóng kín. Ngôi nhà yên ả vắng lặng.
- Nghi ơi... - Anh cất tiếng gọi.
Giọng anh vang xa trên khoảng đồi mênh mông.
- Nghi ơi... - Anh gọi to hơn nữa.
Những con bông lau rạn người bay ríu rít sà xuống cổng. Chim trung du gan đến mức bay xoẹt qua
đầu người ta trêu đùa.
Có tiếng bước chân rất êm trong vườn cam. Rồi giữa mảnh sân nắng lổ đổ lọt qua rặng bìm bìm, một
người con gái mặc áo màu hoa lựu xuất hiện.
- Nghi... - Anh thảng thốt kêu lên.
Người con gái kinh ngạc nhận ra anh. Lúng túng một lúc mới chống được cánh cửa lên.
- Anh về thăm mẹ và em. Lâu lắm mới lại về Xứ Hạ - Anh cố làm vẻ tự nhiên.
Cô gái vẫn đứng trơ ra dưới giàn hoa nứa đan. Cô vẫn chưa phản ứng được trước việc xuất hiện của
anh.
- Em vẫn là cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã cam
Xứ Hạ chứ?
- Vâng.
- Em vẫn trẻ đẹp hệt như ngày xưa... không thay đổi tý gì!
Cô gái quay lại nhìn anh. Đôi mắt khác. Nhưng vẫn là đôi mắt của mười năm xưa. Vẫn gương mặt
phúc hậu trăng rằm. Vẫn những nét cong bay bổng trẻ trung của cơ thể tinh khiết. Còn anh thì đã già. Tóc
xù dài, những thớ thịt nhão và xệ ra, mi mắt mọng húp. Răng vàng khè và hơi thở hôi mùi thuốc lá. Anh
không còn là chàng trai trẻ măng, mình lẳn cá trắm, cũng như không còn là người yêu của cô nữa.
- Anh có mấy cháu rồi - Cô hỏi.
- Một.
- Chị và cháu khỏe chứ?
- Ôi dào hỏi chuyện ấy làm gì!
- Chị ấy vẫn ở Đoàn Ca nhạc
- Thôi... bảo đừng nhắc đến nữa. Chúng mình cùng nhắm mắt, coi như không có mười năm qua. Và
bây giờ anh lại là cậu kỹ sư lai ghép của đồi cam Xứ Hạ...
- Coi như thế nào được - Cô gái khẽ cười.
- Trời. Ước gì quay trở lại những ngày hồn nhiên trẻ trung đẹp đẽ xa xưa...
- Điều ước thật viển vông.
- Em không muốn thế sao?
- Không.
Anh bước tới đầu hè. Một cây cam mới bói đang treo quả tròn mọng. Anh hái một trái.
- Em như là cây cam mới bói này.
- Nhưng anh không được trầy quả mùa đầu như thế!
- Em vẫn giận anh lắm sao?
- Ôi, sức mấy!Giận thế thì sao sống được đến ngày nay.
- Sao em chưa lấy chồng?
- Điều ấy không liên quan gì tới anh.
*
* *
- Tôi nói cho cô biết, cô đừng có cậy sắc cậy tài. Tài gì cô? Hát như mèo hen kêu. Người ta buồn quá chả
có gì tiêu khiển thấy một đứa con gái nhún nhẩy cười duyên gân cổ lên làm trò thì người ta cũng ngồi xem cho
qua buổi.
- Này, khi đã cãi nhau thì đừng có đụng đến nghề nghiệp của nhau. Nhưng vì anh đã nói nên tôi phải
trả đũa. Tôi dù sao cũng phải đổ mồ hôi khản giọng, còn hơn anh lúc nào cũng ngồi tán láo với nhau trên
phòng làm việc. Kỹ sư như anh thì mới là thoát nạn mù chữ chứ làm được cái trò trống gì. Tôi đâu có lạ cái
chương trình Đại học Nông nghiệp của anh. Môn nào cũng chuồn chuồn đạp nước một tý. Kỹ sư như anh
chẳng qua có 13 cái bằng sơ cấp cộng lại. Tôi cũng nhầm nên mới vớ phải anh. Anh chính cống là thằng
nhà quê đen như củ súng, suốt ngày chăn trâu, vày nước đầm, may mà học được 13 cái môn sơ cấp kia để
lòe đời...
T. ném cái chén đến choang một cái xuống nền gạch.
- Của anh sắm bao giờ đấy mà anh đập - Hàn, vợ T. tru tréo - Cái ngữ anh mũi dòm mồm, vắt mũi thì
đút xuống miệng, suốt đời mua sắm được cái gì!
- Cô bước ra khôi nhà tôi đi.
- Nhà anh bao giờ đấy! Dơ! Xấu! Cái mặt anh lại đòi có nhà cơ! Nhà này là Sở Nhà đất cho tôi. Anh
chỉ là đồ ở ghé! Không có tài ngoại giao của gái này thì cái ngữ anh còn ở mái giấy dầu.
T. cảm thấy đuối lý. Con gái T. ngồi chứng kiến cuộc cãi cọ kịch liệt giữa bố và mẹ, nước mắt ròng
ròng.
Giữa lúc đó đột ngột có tiếng gõ cửa.
- T. ơi, có nhà không?
Tiếng giày lộp cộp bước hấp tấp khác hẳn lúc bình thường.
- Kìa các cậu, có gì mà mặt tái xanh cả với nhau thế kia - T. chạy ra kêu lên.
Ba người bạn, một người cao gầy ở phòng Lao động tiền lương, một người to béo ở phòng Tổ chức,
một người ngăm đen ở phòng Kế hoạch, cùng gieo mình đánh phịch trên ghế.
- Chết cả nút các cậu ạ - Một người lên tiếng.
- Cái gì mới được chứ?
- Cậu cứ ru rú ở nhà cãi nhau với vợ không đến cơ quan không biết. Lão Kỉnh đã nhận được quyết
định lên quyền Trưởng ty rồi.
- Trời.
*
* *
Anh đến vườn cam Xứ Hạ ngày ấy cũng vào dịp tháng chạp. Cũng nắng màu hoa hòe như ngân lại
không trôi đi được. Cũng tiếng tắc kè kêu, tiếng bánh xe trâu lọc cọc, tiếng cối kéo mật ken két, cũng mùi
khói hun đất bảng lảng trong sương chiều.
Anh đeo một cái ba lô nặng sách vở và đi bộ tắt qua đồi đầy hoa mẫu đơn dại. Anh về đây để nghiên
cứu cây cam truyền thống nổi tiếng. Chuyên đề xứng đáng lắm, bõ công lắm. Anh sẽ đóng góp công sức cho
cây cam có năng suất cao hơn, quả to hơn, đẹp hơn...
Anh được người ta giao hẳn cho một vùng bãi rộng một hécta để làm trại thí nghiệm. Đội kỹ thuật
gồm năm cô gái do Nghi, người có bằng trung cấp làm đội trưrởng.
Không biết là anh nảy ra ý định yêu Nghi trước hay là Nghi nảy ra ý định yêu anh trước. Nhưng anh
nhớ là ngày ấy anh nhát lắm. Rất tự ty, cứ nghĩ là mình chả ra cái gì. Một người xinh đẹp như Nghi đâu có
thèm yêu mình. Nghi phải yêu một người như thế nào kia chứ. Nhưng một hôm, hai người đi trẩy cam,
anh đã giả vờ chạm vào tay Nghi. Nghi để yên không rụt lại. Anh thấy vững dạ. Hôm sau anh lại giả vờ bảo
xem tướng tay cho Nghi, Nghi xòe bàn tay phải, ngón thanh tú nuột nà như búp ngọc lan. Mới đầu anh
khẽ đỡ, rồi anh cầm hẳn lấy bàn tay và nói huyên thuyên. Nào đường tài hoa rất đậm, đường công danh thì
rực rỡ, tuổi thọ đến 90. Lúc đó anh chưa biết nói đường của cải. Những năm ấy người ta chưa có tâm lý
trọng vật chất như gần đây. Nịnh số giàu là không phải đường.
Hết cả những lời huyên thuyên rồi mà anh vẫn chưa buông tay cô... Cô rút nhè nhẹ, má đỏ ửng...
Anh chỉ sợ sẽ bị ăn tát. Anh đã rút kinh nghiệm hồi ở đại học. Một hôm anh đưa tay đỡ nhẹ eo lưng cô
gái học dốt mà anh vẫn phụ đạo. Chỉ thế thôi mà cô ấy giang thẳng cánh tay tát làm mắt anh đổ hoa cà hoa
cải. Từ ấy anh đâm ra hốt, cho nên phải cẩn thận chắc ăn.
Cầm được tay Nghi rồi anh yên tâm về nhà làm thơ tặng cô. Nhưng làm đâu có dễ... Mấy tập thơ tình
mượn của thư viện thì toàn thứ tình cổ lỗ quá, không làm sao cóp được. Thơ tình trên báo chí toàn lồng nội
dung sản xuất, chiến đấu, cũng khó hợp. Anh thật sự khổ tâm không có nổi một bài thơ tình để tặng Nghi.
Nhưng rồi anh cũng yêu được Nghi mà chẳng cần phải thơ phú gì cả. Anh về ở trọ trong nhà Nghi. Mẹ
Nghi chưa chi đã thương anh như con đẻ. Nhà chỉ có một mẹ một con. Vườn cam riêng của gia đình rộng
mênh mông, cảnh nhà đầm ấm.
Công việc của anh vẫn tiến triển nhưng chậm quá. Những cây cam trong trại thí nghiệm chả khác
ngoài được tẹo nào. Anh sốt ruột. Mọi sự vồ vập ban đầu, sự hy vọng vào kỹ thuật mới đã giảm bớt. Anh
phải làm một cái gì nổi trò trống chứ. Anh phải là một nhà gì chứ chả lẽ là đồ vô tích sự à.
Điều anh muốn quả nhiên thành sự thật. Ở Xứ Hạ đến năm thứ năm thì trại thí nghiệm mọc lên một
thứ cam mới. Những quả cam to gấp bội, vỏ mỏng,
đẹp mã và sai như trấu trát. Chỉ có điều ăn nó không ngọt. Quả nào tốt lắm cũng chỉ có vị dôn dốt... Còn
nói chung thì chua loét. Anh đã lai cam Xứ Hạ truyền thống với cam chua. Giống cam chua thật khoẻ, thật
hung bạo kia lớn nhanh như thổi, quả bằng cái bát, sai níu gãy cành. Nguyên giống của nó thì chua gẫy
răng. Được lai với cam ngọt sắc của Xứ Hạ nó đã bớt cái vị hoang dại trở thành dễ chịu hơn.
Thế là anh thành công. Anh công bố công trình của mình và đề nghị trồng đại trà tác phẩm mới này.
Anh nói với ban lãnh đạo vùng chuyên canh:
- Cam truyền thống ngọt thì ngọt thật, nhưng năng suất thấp quá, khả năng chịu bệnh kém, tỷ lệ quả
kẹ nhiều, tuổi thọ của cây hạn chế. Cam truyền thống khó tính như con cầu. Giống lai này có ưu thế hơn
hẳn. Năng suất gấp đôi, tội gì ta không thay giống.
- Nhưng nó không ngon bằng - Nghi cãi.
- Thế nào là ngon. Ngon hay không chẳng qua là tại cái lưỡi mình có quen ăn hay không? Người Việt
Nam thiếu chất đường hễ cứ thấy ngọt là thích. Quốc tế họ lại thích chua. Họ đâu có thiếu chất đường.
Khó gì cái chất đường. Cho vài cùi dìa vào là cốc cam chua thành cam ngọt ngay. Phân tích thành phần hóa
học: chất bổ trong cam chua chẳng kém gì cam truyền thống!
Vấn đề bây giờ là phải làm cho cam nhiều như sỏi đá. Hoàn cảnh ta bây giờ cứ nhiều là tốt rồi. Giải
quyết số lượng cái đã. Phải có con mắt kinh tế. Cam chua là con đường kinh tế nhất!
Lý lẽ của anh thật hay, thật hùng hồn. Mùa xuân năm ấy cam chua bắt đầu được trồng hàng loạt. Cam
chua mang sức sống hoang dại, chỉ vài ba năm đã kết quả trông thấy. Ngoại thương khi lựa cam để mua chỉ
căn cứ vào kích thước to, đẹp mã, quả đều. Cam chua được giá. Chẳng bao lâu diện tích cam ngọt bị thu
hẹp dần.
Thế là cuộc “cách mạng xanh” của anh đã thành công. Anh bỗng trở thành “to phe”. Tên tuổi nổi như
cồn. Những cụ già khi nuốt miếng cam chua không khỏi nhắm mắt buông một tiếng chửi anh. Nhưng chửi
thì chửi, mặc kệ, anh vẫn là người làm nên một chuyện động trời ở đây. Bây giờ anh chả còn là người
thường. Anh được ví như Mít-xu-rin. Tên tuổi anh khá quen thuộc. Chả khó khăn gì, chỉ cần ngỏ ý một
câu là anh về thẳng Ty Nông nghiệp ngồi ghế trưởng phòng kỹ thuật
trồng trọt.
Anh rời bỏ vùng cam Xứ Hạ. Và sang đến quý ba của năm đó thì anh cũng cắt đứt với Nghi. Đúng là
ngày xưa anh ngây thơ quá. Tỏ tình với Nghi mà anh đã sợ run lên, trống ngực thình thịch. Té ra anh chưa
hiều hết giá trị của mình, chưa khám phá hết chính mình.
Nghi không hỏi vì sao anh đá cô. Hỏi làm gì. Không yêu là không yêu! Thế thôi! Không thích nữa thì
không yêu. Chả phải vì Nghi luôn phản đối anh chuyện lai cam chua. Chả phải vì Nghi không xinh đẹp...
Chỉ biết là anh không yêu Nghi nữa. Thế thôi! Và bây giờ thì anh yêu Hàn. Nghi như bông huệ trắng. Hàn
như bông hồng nhung. Hồng nhung rực rỡ chói chang lắm. Anh chết mệt mỗi khi thấy Hàn lộng lẫy trên
sân khấu. Hàn hát những bài nội dung về thâm canh lúa, về nuôi lợn, về đào đất, nhưng điệu bộ lại uốn éo
dậm dật như trong một ban nhạc Ja nào. Anh khôn chán. Anh sợ Hàn sẽ đá anh như anh đã đá Nghi. Nên
yêu rồi thì cưới liền tay. Thế là Hàn chả bỏ được anh nữa. Nhưng Hàn cũng chả bỏ được cái tính đanh đá,
thói lười biếng sau khi thành vợ anh. Cũng chả bỏ được cái tật ăn quà như mỏ khoét, chả bỏ đuợc tính
đành hanh kênh kiệu, khinh người...
*
* *
Hai người lại đi giữa vườn cam.
- Như đi trong giấc mơ em nhỉ - Anh thốt lên.
- Có gì mà mơ.
- Em có bao giờ thấy một cảnh thần tiên. Những cây treo quả vàng, quả bạc óng ánh ảo huyền. Còn
anh thì chuếnh choáng hư hư thực thực, đi bên em.
- Đi bên em thì xơ múi gì?
- Chúng mình đi bên nhau như mười năm xưa...
Phải, mười năm xưa, anh đã đi bên cô, nhưng rồi anh cuốn xéo hẳn. Đi không ngoái cổ lại. Ngày ấy
Nghi bàng hoàng nhìn ra đất trời chỉ thấy toàn những trái cam chua mà anh để lại. Những quả cam chua
sao không cuốn xéo theo kẻ ấy. Nghi đau khổ mất nửa năm. Và cô trở thành một người chợt nhớ chợt
quên. Cái lược cài ở liếp mà thỉnh thoảng tìm mãi không ra... Cô nhìn trong gương. Con bé trong ấy không
phải là cô nữa. Đôi mắt nó lặng như đáy hồ thu. Mắt cô vui kia mà. Gò má
màu hoa hồng bạch hình như đã phai sương. Phảng phất mùi thuốc lá ô trọc của hắn còn đâu đây trên mái
tóc. Cô bật khóc. Nhưng khóc rồi thì cũng phải nín. Cô lặng lẽ như một cái bóng. Cô giặt kỹ và phơi nhiều
nắng tấm khăn choàng mà hắn đã nhiều lần ấp môi vào đó.
Mình là một đứa dớ dẩn! Nửa năm sau cô nghĩ như thế. Và cô bật cười khanh khách. Má cô vẫn còn
nguyên màu hoa hồng bạch tinh sương. Chẳng có mùi thuốc lá thuốc liếc vớ vẩn nào còn lẩn quất ở đây cả.
Cô nhảy tung tăng giữa vườn cam đang mùa hoa trắng muốt. Hoa cam trinh bạch đến lạ lùng. Con chim
bách thanh quen thuộc của đồi cam bay đến hót ríu rít sau lưng cô. Nó chả sợ gì cô cả. Càng ngày nó càng
sà đến gần. Cô định bắt chước tiếng nó hót nhưng không đuợc. Buồn cười quá. Cô cười rũ ra. Mẹ cô chạy
lại hỏi :
- Mày cười với ai thế?
- Với con chim bách thanh.
- Còn bé lắm đấy! Lấy chồng được rồi mà như trẻ con.
- Mẹ ơi mẹ có ghét cái giống cam chua này không - cô đột ngột hỏi.
- Cái thằng ôn vật nó đem cái giống chết tử chết tiệt này về làm hại cả làng người ta rồi tếch đi mất.
- Con sẽ đền mẹ, mẹ ạ!
- Đền cái tông giống nhà chị.
- Cơn dịch nào rồi cũng đi qua chứ mẹ.
Mẹ chẳng hơi đâu mà cãi nhau với cô nữa. Nhưng bà yên tâm vì lại thấy con mình trở lại y hệt ngày
xưa. Ngày nó dậy thì, mới lớn. Ngày nó chưa biết cái thằng ôn vật ấy...
- Làm sao thay giống được cả một vùng cam chua sang ngọt thế này - Anh thật sự ngạc nhiên hỏi.
- Làm sao mà anh thay giống được cả một vùng cam ngọt sang chua.
Anh bẽn lẽn:
- Em phải mất mấy năm?
- Ngắn hơn thời gian của anh.
- Cam chua không phải là không có ích - Anh cố cãi - Năng suất của nó cao.
- Nhưng giống cam truyền thống ngọt sắc của em bây giờ được trồng theo kỹ thuật mới cũng cho năng
suất gấp bội, thì lại càng có ích hơn.
- Tất nhiên!
- Nhưng tại sao anh không làm theo cái sự tất nhiên ấy.
- Trình độ kỹ thuật của thời điểm lúc bấy giờ chưa cho phép.
- Không đúng - Cô bác thẳng cánh.
Anh ầm ừ trong cổ họng.
Nắng hanh như run rẩy phập phồng quanh những lùm cam trĩu nặng.
- Em như trái cam đang bắt đầu dậng mã dậy thì này.
Cô cười nhạt:
- Thời ấy của em qua rồi.
- Chưa qua - Anh khăng khăng cãi.
- Chị và cháu trên tỉnh khoẻ chứ - Cô độp một câu chen ngang chấm dứt.
- Anh bây giờ chỉ có một mình.
- Sao lại rũ tuột vợ con đi thế - Cô phá lên cười.
- Anh đã nhầm. Anh là thằng con giai xuẩn ngốc. Anh là thằng mù. Là đứa dở người, ngu độn.
- Ấy chết, sao lại rủa xả độc miệng thế. Mà toàn rủa oan cả.
- Anh đã cầm ngọc trong tay, lại để lăn đi mất.
- Vợ đẹp con khôn còn thắc mắc nỗi gì.
- Vợ anh là con quạ mổ, con thần nanh đỏ mỏ.
- Đừng đồ oan cho chị ấy.
- Anh sẽ tìm cách giải thoát đời anh... Anh bây giờ như con thuyền bơ vơ không bến.
Cô bĩu môi. Anh mặc kệ. Anh biết con nghé bao giờ đầu tiên nó cũng rất bướng bỉnh, nhưng khi đã xỏ
được mũi rồi thì tha hồ dắt đi.
- Em có nhớ cũng đồi này năm xưa...
- Không, quên hết rồi...
Anh lại vít nhành cam bẻ một trái ôm vào ngực:
- Tim em cũng tươi thắm như thế này.
- Tim người ta mà dứt đứt ra thế kia thì chết cha người ta còn gì nữa.
- Đây là trái tim của tình yêu.
- Những câu văn hoa hả hơi quá rồi anh.
Anh đứng sững. Có lẽ nào con nghé tơ không để cho anh xỏ mũi nữa. Nó đã thành con trâu
lớn có sừng rồi!
- Em tha thứ cho anh đi! Anh sẽ về thị xã bỏ vợ ngay tức khắc. Vợ anh nó cũng sẵn sàng ly dị. Em gật
đầu cho anh một cái đi - Anh mặc cả xít xao nước rút - Ông Kỉnh đã lên chức trưởng ty rồi, anh đã bị “thua
trận” ở cơ quan. Anh lại muốn về vùng cam, về ở hẳn đến già! Anh sẽ lại nghiên cứu lai ghép cho cây cam
ngày một năng suất cao. Anh lại y như ngày xưa, ở trong ngôi nhà yên ấm với Mẹ và Em. Chúng ta hãy
cùng quên hết quá khứ... Chỉ còn tình yêu trong trắng thơ mộng. Ngày ngày chúng ta dắt nhau đi dưới
vườn cam nghe chim hót. Anh chán sự bon chen lắm rồi. Bây giờ chỉ có em là tất cả... Em hãy gật đầu cho
anh một cái đi, gật đi - Anh năn nỉ.
- Này anh! Hãy mở to mắt nhìn nhé.
Cô nghiêm trang lắc những cái thật mạnh.
- Trời! Một rừng cam ngọt thế này mà sao em lại ban cho anh một trái chua trái chát đến như vậy.
- Vì đó là trái của anh tạo nên.
Cô trả lời quả quyết!
Hà N i, 10-82ộ
Trệch toạ độ(1)
Truyện vui
on người ta sống trong mối quan hệ xã hội ở nhiều “toạ độ” khác nhau. Toạ độ cha mẹ và con
cái, toạ độ vợ chồng, toạ độ bạn bè, toạ độ đồng nghiệp v.v...CNhân viên và sếp, một toạ độ. Bồ bịch, một toạ độ khác... Biết bao nhiêu toạ độ là toạ độ. Ông Trếch
một người đàn ông bình thường. Như một chiếc kim đồng hồ, ông quay đều đặn quanh những “con số -
toạ độ” của mình. Nhưng không hiểu sao một ngày kia, cái kim đồng hồ bỗng chạy sai đi một nấc. Đáng lẽ
chỉ 1 giờ nó lại chỉ 2. Đáng lẽ mới 2 thì nó lại sang 3. Đáng lẽ 3 thì nó 4. Cứ thế cái kim đồng hồ quay lẫn
lộn lung tung hết cả.
Là nhân viên cao cấp của Văn phòng bộ Du lịch do một bà giáo sư tiến sĩ làm tổng trưởng, hàng ngày
ông Trếch đến Sở đều đặn.
Buổi sáng hôm ấy, trước khi đi làm, đáng lẽ tạm biệt
vợ bằng một cái hôn theo thói quen viên chức như thường lệ, thì ông lại đến trước bà cung kính nhấc mũ
rất kiểu cách và khúm núm.
- Xin chào Bà tổng trưởng ạ.
- Không dám chào quý ông - Bà vợ tưởng chồng đùa, cũng đáp lại. Ông ấy dạo này dí dỏm gớm.
- Thưa Bà... Cho phép tôi được tường trình với bà về công việc...
1(1) B i c nh truy n là xã h i mi n Nam tr c năm 1975.ố ả ệ ộ ề ướ
- Tôi cho phép, ông nói đi.
- Thưa Bà... Bộ ta phải chuyển cho Ban of France ngân phiếu 12 triệu đồng về khoản... Đề nghị Bà kí
vào Ngân phiếu cho ạ...
Ông Trếch chìa tập séc. Bà vợ thò cây viết Bíc ký toẹt một chữ như giun bò, rồi toét miệng cười.
Ông ấy muốn diễn một tấn hài kịch nhỏ, tôn mình làm “tổng trưởng”, để mua vui cho vợ. Thật là một
người chồng tế nhị.
- Ông Trếch - Bà vợ tiếp tục nhập vai vở kịch - Ông là một nhân viên mẫn cán của Bộ ta. Ông phục vụ
tôi - tức là bà tổng trưởng - thật tận tâm. Để thưởng công lao ấy, kể từ ngày hôm nay tôi thưởng cho ông
một
trật lương...
- Đa tạ bà.
- Thế nào? Cuộc Sống riêng của ông vẫn ổn chứ. “Nền tài chính” gia đình ra sao?
- Dạ thưa bà cũng tàm tạm.
- “Bà nhà” là người thế nào?
- Dạ nhà tôi là một người đàn bà Việt Nam “cổ điển”,
rất mẫu mực ạ.
- Ông hài lòng về bà ta chứ?
- Hài lòng ạ.
- Ông có vụng trộm cặp bồ với các đào khác không?
BàTrếch mắt đenlúng liếng vẫn tiếptục đùa cợt chồng.
- Dạ tôi cũng là một người đàn ông “cổ điển” ạ, chỉ biết chăm lo làm ăn, không nghĩ đến chuyện chơi
bời.
Màn kịch - theo bà vợ tưởng - cứ thế tiếp tục kéo dài. Đời người sống được bao nhiêu. Mỗi một tiếng
cười làm cho người ta kéo dài thêm tuổi thọ 5 giây. Vậy thì tội gì không cười. Cuộc sống hàng ngày lo ăn lo
mặc, lo công việc. Lo lo, lo, lúc nào cũng lút đầu. Thời gian của người 8/10 là đăm chiêu tính toán. Tạm
chia một đời người ra thế này: tuổi con nít là vui nhất. Con nít lấy chơi đùa làm vui. Hoa niên lấy yêu
đương làm vui. Khi thành gia thất lấy sự hăm hở thực hiện chương trình cuộc đời làm vui. Sang tuổi xế
bóng thì chỉ có lo lắng đăm chiêu. Mọi trò xưa đều trở thành vô nghĩa không làm người ta vui được. Cho
nên hôm nay ông phải bày trò lạ làm vui...
- Thưa bà tổng trưởng - Ông Trếch vẫn tiếp tục cung kính... - Thi hành công điện số 15 PTT của Phủ
Tổng thống về việc giao cho Bộ ta chủ quản tổ chức mùa thi Hoa hậu năm nay...
- A... mùa thi hoa hậu... Tuyệt lắm - Bà Trếch reo lên - Năm nay với tư cách tổng trưởng Bộ Du lịch do
ông làm... nhân viên văn phòng... Tôi sẽ chính thức làm Chánh chủ khảo. Chỉ tôi mới có con mắt sành
điệu
phát hiện ra thế nào là một người con gái đẹp... Đại để giống như... tôi hồi 20 năm về trước: 80-42-82. Đó
phải như thế... 80-42-82, ông nhớ kỹ cho cái “hằng đẳng thức” ấy. Hí hí... Ông Trếch, sao mặt ông đực ra
thế kia... không hiểu gì phải không.... 80 là vòng ngực... 42 là vòng eo... 82 là vòng mông... Ôi dào, đàn ông
các anh có mắt cũng như mù, cứ thấy đứa nào “mỡ màng” một tí, vội cho là mỹ nữ, thế là mắt la mày lém.
Nhất là ông ấy, chính ông “Trếch nhân viên” của tôi ấy, thì lại càng chẳng biết cóc thế nào là đàn bà đẹp. Vì
thế mùa thi hoa hậu năm nay tôi không cho ông tham gia Ban giám khảo nữa.
Nghe chưa!.. Đây là quyết định chính thức của tôi - bà tổng trưởng.
Ông Trếch mặt đực ra, tần ngần, tiếc rẻ, nhưng cam chịu sự phán quyết ấy theo đúng truyền thống
những nhân viên được đào tạo từ thời Tây thuộc địa.
Trời ơi, ông ấy đóng kịch mới khéo làm sao. Thế này mà ông ấy không thành diễn viên điện ảnh kể
cũng lạ. Lẽ ra ông phải là tài tử màn bạc nổi tiếng mới đúng chứ...
- Thưa bà tổng trưởng... Tôi rất lấy làm sung sướng vì đã được phục vụ ở Bộ ta 15 năm có lẻ. Tôi đã
trải qua bốn đời tổng trưởng, nhưng tôi thành thật bộc lộ với Bà rằng chưa bao giờ tôi thấy vinh hạnh như
những năm tháng này. Bà là một giáo sư tiến sĩ tên tuổi, tầm cỡ quốc tế, một nhà văn hoá lớn, nhà nhân
văn chủ nghĩa, đáng đưa vào từ điển Larút... Bà đã điều hành guồng máy Du lịch này một cách tuyệt hảo...
- Cám ơn ông Trếch quá khen tôi! Nhưng hình như trong khi đang nói về những vấn đề lớn lao ấy thì
mắt ông
cứ hau háu nhìn tôi... Khổ thân “ông nhân viên” của em quá. Thương “nắm”, thương “nắm”... Nào lại đây...
- Dạ... Đa tạ bà... Dạ tôi không dám ạ. - Ông Trếch đi xe lui, lưng khom, mắt cúi xuống như kẻ thường
dân không dám nhìn long nhan.
Khi ông đi khỏi, bà Trếch cười ré lên, cười sặc sụa, vùng vẫy trên giường mà cười. Tràng cười vui, giòn
tan, sảng khoái.
Nếu tổng cộng những tiếng cười này có thể thọ thêm đến 15 phút.
*
* *
Ở Sở về, ông Trếch ghé quán “Nai đồng quê”
ven đường.
- A... chào bạn... Vào đây vào đây...
Một người đàn ông da bóng nhẫy như bôi mỡ, ria con kiến, vui vẻ vẫy tay. Đó chính là chủ quán Nai
đồng quê. 1/3 lương tháng của ông Trếch “gửi” vào quán này. Nhưng chủ “Nai đồng quê” là một người tốt,
biết điều, bao giờ cũng bán rẻ cho ông, hơn thế nữa luôn là bạn nhậu của ông. Cả hai cùng “ghiền” thứ “đặc
chủng” này.
Thịt chó, thịt cầy, cả hai từ nghe đều dung tục. Mà tính bà chủ quán lại rất thích những cái gì mơ
mộng trữ tình, mặc dù bà ghiền thứ thịt đặc chủng này bằng cả hai ông kia cộng lại. Chịu ảnh hưởng của
văn hoá Châu Âu, bà ghê tởm khi phải nghe những âm từ “ăn... thịt... chó”. Vì thế bà nghĩ ra từ “Nai đồng
quê” thay thế.
Trên đời này, không biết thế nào thật! Cái thứ thịt ngon nhất thế giới - thịt cầy - thì một nửa thế giới
(tức là Âu - Mỹ) giầu có nhất, sành ăn nhất lại lắc đầu. Vậy là họ dại mồm hơn ta nhiều ông Trếch ạ - Ông
chủ Nai đồng quê đưa ra “luận thuyết”. - Họ chê thì ta càng được chén nhiều - Ông Trếch khoái trí.
Câu chuyện mặn mà trong các bữa nhậu của đôi bạn ghiền Nai đồng quê từ trước đến nay thường là
như sau:
- Ngon tuyệt... Béo ngậy... Riềng mẻ mắm tôm bao giờ cũng nên bóp kĩ cho ngấm trước một tiếng
đồng hồ...
- Một miếng nầm chó đánh ngã cả đĩa thịt mông.
- Pín khẩu óc áp huyết là món “biểu tượng” của quán chúng tôi. Giá bán một đĩa bằng cả con cầy cộng
lại.
- Pín khẩu tiếng Tầu, xin lỗi bác, có nghĩa là, vâng bác bỏ quá cho, là... là... cái cu con cầy... Làm cầu kỳ
lắm, với hàng chục gia vị, và để nguyên dạng trên đĩa sứ
đời Thanh!
- Dồi chó cũng là một món “bí truyền”. Nó phải có lá cúc tần - cái hương vị truyền thống của ông bà
mình.
- Chả gan chó thì phải kẹp lá na non lẫn mỡ chài rồi nướng trên than hoa.
- Khi thui chó phải thui bằng rơm, không được thui bằng than hay điện. Mà phải rơm nếp. Hơi rơm,
hơi khói, hơi tro... tất cả những cái đó ngấm vào làn da vàng ươm của con chó, tạo nên một hương vị đặc
biệt mang tính chất “truyền thống”, “dân gian”, thiếu cái hương vị đó, miếng thịt chó vứt đi...
... Hôm nay ông Trếch lại có dịp ngồi với ông chủ quán “Nai đồng quê”. Trước mặt họ đủ món nhắm:
luộc, nướng, chả lá na, dồi, rựa mận.
Ông chủ bắt đầu rót rượu, và lại tiếp tục câu chuyện muôn thuở.
- Ngon tuyệt... béo ngậy... Riềng mẻ mắm tôm bao giờ cũng nên bóp kỹ...
Nhưng hôm nay ông Trếch trệch toạ độ.
- Vừa rồi tôi có đọc cuốn Lịch sử triết học - Ông Trếch bắt đầu như mọi lần vẫn cao đàm khoát luận
với một anh bạn đỗ thạc sĩ triết học ở Pari từ hồi trước Đại chiến thế giới thứ II - Tôi giật mình thấy rằng
nền triết học phương Đông phát triển thật sớm. Các đại biểu lỗi lạc nhất của tư tưởng triết học phương
Đông cách đây hàng mấy ngàn năm đã chỉ ra rằng...
- Ngon tuyệt... Béo ngậy... Riềng mẻ mắm tôm bao giờ cũng nên bóp kỹ.
- Còn bên phương Tây thì từ Aríttốt đã chỉ ra rằng...
- Một miếng nầm chó đánh ngã cả đĩa thịt mông.
- Triết học là khoa học của mọi khoa học. Triết học thực sự soi rọi cuộc sống, phát hiện ra mọi quy
luật cuộc sống.
- Pín khẩu óc áp huyết là món...
- Triết học là một tư duy trừu tượng. Để con người nhận biết nó ngày một dễ dàng hơn, ngày nay một
số nhà triết học có khuynh hướng tìm cách diễn đạt bằng văn học.
- Pín khẩu tiếng Tầu, xin lỗi bác, có nghĩa là...
- Trong những năm gần đây, triết học hiện sinh ở phương Tây đã trở thành “thời trang”...
- Nhưng dù sao dồi chó cũng là một món ngon tuyệt chứ.
- Bùng nổ trong thanh niên phương Tây một lối sống hiện sinh.
- Khi thui chó phải thui bằng rơm nếp...
Câu chuyện giữa đôi bạn nhậu diễn ra mặn mà, đầm ấm, ăn ý, gắn bó suốt cả buổi.
*
* *
Từ trong quầng sáng đục của hành lang ốp đá hoa cương, một người đàn bà trông hệt một “hoàng thái
hậu”, bước ra vùng ánh điện trắng. Người hầu gái vừa báo cho bà biết có ông Trếch ở bộ Du lịch, vốn là bạn
văn chương của bà, tới thăm.
Bà “hoàng thái hậu” bước từng bước nhẹ trên đôi hài gấm với dáng đi của bậc một thời “quốc sắc thiên
hương” và với điệu bộ của bậc “mẫu nghi thiên hạ”. Bà già vốn là một nữ sĩ văn tài có thể sánh ngang với Bà
Huyện Thanh Quan thời xưa, và quyết một lòng tiếp nối dòng thơ Bà Huyện Thanh Quan. Mặc cho các
trào lưu thơ mới, thơ hiện đại, thơ môđéc trúc trắc không vần ào ạt như sóng biển dội trên văn đàn, bà vẫn
đóng chặt ngôi biệt thự mái cong, cửa chạm rồng phượng, đốt lò hương, thắp nến bạch lạp, trải giấy hoa
tiên viết những dòng thơ Đường luật thanh tao như tuyết như sương chắt chiu
từ trái tim hoài cổ. Đêm đêm mái tóc pha sương của người nữ sĩ gối lên những tập Tống thi, Đường thi in
Thạch bản từ thế kỷ trước. Bà quý ông Trếch ở chỗ ông là người biết cùng bà nâng chén trà hái từ đỉnh núi
Vũ Di tuyết phủ mà ngẩn ngơ tiếc cánh hạc vàng đã bay đi, để lại ngôi lầu Hoàng Hạc cô đơn giữa sông
tạnh cây bày Hán Dương và bãi xa cỏ non Anh Vũ...
Bà nữ sĩ cung kính cúi chào ông Trếch, mời ông ngồi bên hòn non bộ dưới mái “Nghênh phong các”
uống trà thưởng nguyệt đêm nay. Theo thói quen như mọi khi, bà ngâm nga “Nhành Chương đài liễu ngày
xưa. Biếc xanh tha thướt bây giờ còn chăng. Ví dầu còn có biếc xanh...”
- Dồi chó, chả chó kẹp lá na riềng mẻ mắm tôm bóp kỹ thịt nầm, - Ông Trếch bắt đầu câu chuyện.
Bà nữ sĩ vẫn lim dim nhìn “cành liễu Chương đài” với tấm lòng khắc khoải “Thì tay ai đã vin cành bẻ
tơ” không để ý lời ông Trếch... Rồi mái tóc bạc run nhè nhẹ, bà ngâm nga tiếp:
- Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
- Dồi chó nhất thiết phải có nhiều mỡ chài mới béo. Ngoài ra chỗ khấu đuôi nấu rựa mận là tuyệt
nhất...
Bà nữ sĩ trố mắt kinh hoàng nhìn ông Trếch, mái tóc Hoàng thái hậu pha sương rung từng sợi. Bà vịn tay
vào nhành liễu, lê từng bước trên đôi hài gấm về phía sảnh đường, suýt khuỵu ngã mấy lần...
Ông Trếch vung tay, vẻ kết thúc buổi tranh luận:
- Dồi chó vàng nướng chả là ngon nhất.
*
* *
Bà Trếch ngồi một mình buồn tênh trong phòng khách. Gió đông hây hẩy. Gió đông làm cho đôi má
bà cứ đỏ rạo đỏ rực lên.
Cửa phòng xịch mở. Ông Trếch tiến vào, bỏ mũ úp ngực cung kính:
- Xin chào bà tổng trưởng ạ.
Bà Trếch lại mỉm cười:
- Chào ông nhân viên già mẫn cán.
Rồi bà đi ưỡn ẹo, ưỡn ẹo quanh ông. Ông Trếch vẫn đứng khép nép như đứa học trò trước mắt cô
giáo.
Bà Trếch uốn cong ngón tay trỏ dí vào trán ông, cười tủm, rồi lại đi ưỡn ẹo như “Thị Mầu lên chùa”.
Ông thủ vai kịch nói giỏi, thì gái này thủ vai chèo cũng có kém ai - Bà nghĩ.
Ông Trếch vẫn cứ đứng đực trước mặt bà “tổng trưởng”, lúng búng như định nói cái gì mà không
dám. Chuông đồng hồ điểm 7 tiếng, bà “tổng trưởng” hạ lệnh nghiêm khắc:
- Ông về văn phòng chuẩn bị cho tôi một số tài liệu cần thiết để tôi sắp sửa đi thanh tra các sở trong
toàn quốc nghe chưa...
- Dạ... Xin sẵn sàng ạ...
Ông Trếch xuống gara lấy chiếc HonĐa 67 phóng vèo đến Sở. Với dáng điệu một nhân vật quan
trọng, bận rộn, ông hấp tấp đẩy cửa sảnh đường lớn của trụ sở Bộ, nhẩy hai bậc lên thang gác...
Cắm cúi “cạo giấy” một mạch hết đúng một tiếng, ông mới ngáp vươn vai nghỉ xả hơi. Gió đông lùa
qua cửa vào hây hẩy. Cái gió đông hay quá, cứ làm người ta rấm rứt cả người.
Mắt nhắm lơ mơ, ông Trếch ngả đầu lên thành ghế. Vừa lúc ấy một người đàn bà cao lớn, vận áo dài
nhung, mặt hoa da phấn, kính trắng lấp lánh, khoan thai bước vào. Đằng sau là cô thư ký người Nhật
vận kimônô rực rỡ.
Cô thư ký này vốn là học trò của bà hồi bà là giáo sư tiến sĩ bên Nhật; khi được mời về nước giữ chức
tổng trưởng bộ Du lịch, bà đem theo cô về.
Bà tổng trưởng ra hiệu cho cô thư ký dừng lại ngoài hành lang để một mình vào phòng làm việc với
ông nhân viên cao cấp Văn phòng Bộ.
- Chào ông Trếch, thi hành hiệp định đã ký giữa Bộ ta và Bộ Du lịch Nhật Bản, sắp tới sẽ có một đoàn
gồm nhiều quan chức cao cấp của phía Nhật sang thăm ta. Tôi quyết định cử ông làm trưởng ban lễ tân...
- Em muối cà pháo mặn bỏ xừ ra ấy...
Bà tổng trưởng vẫn không để ý:
- Ông phải vạch chương trình chuẩn bị chu đáo. Sau cuộc hội đàm giữa hai bộ lần này, sẽ có một
khoản viện trợ bổ sung từ phía Nhật cho Bộ ta...
- Chiều mai, em mua lấy mấy cân mắm tôm về trưng mỡ ăn dần...
- Cái gì... Ông nói cái gì thế - Bà tổng trưởng đưa tay đón đôi kính trắng suýt rơi.
- Em thì chỉ giỏi giả vờ. Bốn “cái tàu há mồm” nhà mình thì đến mắm ngoé nó cũng ăn, chứ đừng
nói mắm tôm.
- Ôi... ôi... Bà tổng trưởng run bần bật, không biết mình mê hay tỉnh.
Ông Trếch đứng dậy, ngáp một cái, oằn oài, rồi thản nhiên vươn tay sờ vào khuy áo bà tổng trưởng,
lặng lẽ cởi từng chiếc. Bà tổng trưởng đứng như trời trồng. Đã có những vụ ám sát chính trị lớn diễn ra
giống như thế này. Khuynh hướng chính trị của bà ngả về phái Hữu đang cầm quyền trong nội các. Tên
gián điệp đội lốt nhân viên văn phòng Bộ này là người của phe nào? Hữu, tả, cực đoan, ôn hoà, bảo thủ?
Hay hắn làm việc cho cơ quan tình báo của Anh? Mỹ? Pháp?
Ông Trếch thản nhiên xục tay mân mê vú bà tổng trưởng...
1986
Hoa sen trắng
ý túc xá sinh viên chúng tôi ở trong một khu phố ngột ngạt không cây cối, tường xi măng lở loét.
Chiều hè oi bức, người như cá nằm trên cạn. Thật sợ mất vía ngôi nhà ký túc giường tầng nhung
nhúc người cởi trần. Có một buổi chiều như thế, tôi nghe tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng”. Tiếng rao
trong trẻo như gợn gió nhẹ len vào gian phòng nực nội. Ngó ra thấy một cô gái xinh xắn, thanh mảnh, đòn
gánh vút cong một gánh hoa sen. Tôi quyết định nhịn phần xôi sáng lấy tiền mua một bông. Sen chớm nở,
cánh trắng muốt, nhị vàng lấp ló thơm ngát.
K
Về phòng, tìm chiếc lọ gốm cắm hoa, tôi cứ liên tưởng vẩn vơ. Hình bóng cô gái vấn vương gợi nhớ
những bông sen trắng, hay là ngược lại, bông sen trắng gợi bóng hình cô.
Bông hoa đem một chút hương đồng quê về với căn phòng bộn bề quần áo sách vở. Những chàng trai
sinh viên mơ mộng chợt hiểu ra điều đó.
Hai hôm sau, cô gái lại đến. Lần này phòng “phân công” người khác mua.
- Mỗi chiều cô đến đây một lần nhé. - Tôi bảo.
Cô mỉm cười:
- Thường thì người ta mua cả bó 10 bông. Lặn lội đến tận phố hẻm này, chỉ bán được một bông, chả
bõ.
Tôi thật sự thất vọng, khi mấy chiều liền không thấy tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng” nữa! Nắng hè
như càng oi bức ngột ngạt hơn. Tôi cầm sách xuống phố, tìm một góc vắng, cố nhét chữ nghĩa vào đầu.
Nhưng chữ nghĩa cũng ngột ngạt, lộn xộn, không chịu vào cho. Tôi và nó đánh vật cùng nhau mệt phờ.
Bỗng tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng” trong vắt như giót từ trên cao xuống. Giật mình cảm nhận mùi sen
thơm ngát đâu đây.
Tôi móc đồng bạc cuối cùng trong túi ra mua. Nhưng không dám hẹn cô ngày mai trở lại. Làm gì còn
tiền. Đúng lúc tôi biết thân biết phận, chẳng mong đợi nữa thì cô lại đến đều đặn. Có hôm, từ sáng sớm,
những bông hoa sen vừa hái dưới đầm lên còn đọng sương. Sao cô bảo: lặn lội đến phố hẻm này chả bõ...
Tôi nhìn ánh mắt cô đọc được cái gì đó trong trẻo, hồn nhiên vui thích mỗi khi đưa hoa cho chúng tôi.
*
* *
Mùa hạ có bao nhiêu ngày nhỉ. Và mùa sen đến bao giờ thì tàn. Bẵng đi mấy tuần, không thấy tiếng
rao: “Ai mua hoa sen trắng”, giật mình nhìn lên, thấy trời đã
sang thu tự lúc nào. Nắng vàng óng, mây xanh ngắt. Sang thu thì làm gì còn hoa sen. Thảo nào không thấy
bóng cô gái. Tôi buồn buồn cái gì không rõ rệt. Sương thu làm cho tôi buồn hay sao. Đúng là tại sương thu
thật, mù mịt đầy trời...
Một buổi sớm, tôi đi dạo lang thang trong nắng thu, thì lại gặp cô gái. Cô đi bán lá sen. Những bó sen
ép chặt đầy quang.
- Hết mùa sen rồi hả cô?
- Ừ, hết mùa sen rồi. Chỉ còn lá.
Mùa thu, mùa cốm mới. Những hạt cốm xanh biếc gói trong mảnh lá sen xanh ngắt, buộc sợi rơm
vàng. Lá sen thơm, cốm thơm, sợi rơm cũng thơm.
Những cô hàng cốm tranh nhau mua lá sen của cô. Lá sen tươi như còn ẩm hơi sương. Còn thừa một
chiếc lá, cô lấy che đầu. Nắng thu vàng chói làm má cô đỏ rực nẻ căng.
Tôi xin chiếc lá. Bẻ những mẩu cuống nhỏ. Cuống gẫy, tơ sen lướt thướt tơ trời.
- Nhà cô có đầm thả sen. - Tôi hỏi.
- Vâng.
- Đầm rộng và trong không?
- Đầm sen nào mà chả trong.
- Bao giờ cho tôi về chơi, bơi đầm sen nhé!
- Mời anh.
- Sợ thầy mẹ em không ưng.
Những mảnh tơ sen dài lướt thướt quấn quít ngón tay tôi. Tôi và cô gái đã quen nhau. Rồi cô nói
chuyện về chiếc đầm sen trước cửa nhà mà cha cô hồi trẻ đã đào để thả sen nuôi cá. Hoa sen góp phần nuôi
sống cả nhà. Mùa hạ bán hoa. Mùa thu bán lá. Cuối thu bán gương sen. Mùa đông bán hạt sen già để làm
mứt tết.
Cô cho tôi ăn những chiếc gương sen, trong những lần gặp sau. Hạt sen non ngọt thơm, tan trên đầu
lưỡi. Nhưng tôi vẫn chưa có dịp về chơi đầm sen. Cô bảo: Anh biết chèo thuyền nan không? Mùa hè,
thuyền ngập trong lá và hoa. Đầu thu, thuyền trôi trên những cánh hoa sen rụng bồng bềnh trắng mặt
đầm. Tôi nghĩ bao giờ học xong, cầm bằng tốt nghiệp trong tay, là tôi sẽ từ trường đi thẳng tới đầm sen.
Tôi mong mong đợi đợi mơ hồ.
Thời gian dần trôi. Có một hôm tôi lại giật mình. Bởi mùa hạ mới lại đến rồi, hoá ra tôi đã sống qua
suốt một mùa lạnh. Và như thế là đã lâu lắm tôi không gặp cô gái. Nhưng mùa hạ đến tức là hoa sen đã nở.
Tôi nhìn lịch, càng bàng hoàng khi nhận ra, vào cữ này, hoa sen đang rộ. Tại sao không thấy cô gái đến.
Chiếc lọ gốm năm ngoái vẫn nằm chỏng trơ dưới chân giường, chẳng ai ngó ngàng. Tôi cũng không khêu
chuyện hoa sen năm ngoái làm gì, sợ cả bọn trách móc. Chúng mà nhớ ra là chúng trách cô gái thật đấy.
Chiếc lọ gốm không có hoa sen đến mùa hạ thứ hai thì bị môt cậu nào đó đá vỡ. Mảnh ném ngoài bãi
rác. Tôi cũng chả ngồi đếm mùa hạ mùa thu làm gì nữa, vì cô gái đã bặt tăm.
Tôi đã thi tốt nghiệp, và ra trường. Do trình độ Anh văn khá, được tuyển vào làm cho một Hãng
đầu tư của Nhật, lương cao. Bây giờ, mỗi ngày tôi có thể mua cả bó sen trắng đẹp nhất để cắm, nhưng
không hiểu sao, chẳng thiết.
Một hôm tôi có nỗi buồn. Do sai sót tý chút trong kỹ thuật, tôi bị ông chủ mắng chửi, doạ đuổi việc,
và giơ thẳng tay tát một cái vếu má. Khi cơn thịnh nộ của ông ta lui, tôi mới hoàn hồn.
Ra khỏi văn phòng, tôi đi lơ vơ trên đường phố, thấm thía nỗi nhục nhã. Biết lấy gì để xua nỗi buồn.
Phương pháp cổ điển: rượu và gái! Tôi vào một quán Karaôkê sang trọng. Tôi đâu có giọng hát. Nhưng mà
cái giống karaôkê loa vọng lên réo rắt, nghe cũng xuôi tai. Vô tình bật đúng bài “Hoa sen trắng” tôi gân cổ
hát:
Em gái nhỏ ngày xưa
Xuống đầm hoa sen tắm
Trắng muốt trong nước xanh
Giữa rừng hoa sen trắng
Em cũng thành bông sen
Trắng ngọc ngà tinh khiết
Cùng mở nhị ngát hương
Giữa trời xanh nước biếc.
Thu đến hoa sen tàn
Nhị vàng rơi lả tả
Đời em cô gái nhỏ
Có mùa thu không em.
Trong ánh đèn mờ mịt như sương thu, một cô tiếp viên vào rót cho ly rượu Mác ten, nâng tận môi.
Ngật ngưỡng tôi vừa nhấp rượu vừa hát, giọng khàn khàn vịt đực. Vừa hát vừa vuốt ve bờ vai để trần mát
rượi của cô gái. Cô cúi sát hôn vào cái má bị tát sưng vếu của tôi. Không thích các cô tiếp viên hôn, tôi né
tránh. Nhưng mặt sát mặt, làm tôi giật mình ngờ ngợ. Với tay bật đèn sáng, tôi chết sững, cô gái cũng chết
sững. Bởi đó chính là cô gái bán hoa sen trắng ngày xưa.
- Có lẽ nào...
- Vâng, có lẽ nào...
Cô gái cúi gằm mặt rất lâu. Nhưng hình như cô đã uống vài ly. Còn tôi thì đã bồng bềnh. Các món ăn
tiếp tục bày ra. Toàn thứ quý giá đắt tiền. Cua bể, chim quay, nấm nhồi thịt. Cô gái với tay tắt công tắc
đèn. Căn phòng lại chìm trong khói thuốc lá mù mịt.
Em gái nhỏ ngày xưa
Xuống đầm hoa sen tắm
Tôi tiếp tục cất giọng khàn khàn. Bàn tay tràn ngập cảm giác êm ái do làn da thiếu nữ căng tròn đem
lại. Cô gái ôm lấy tôi, run nhè nhẹ. Tôi cũng ôm lấy cô.
Chúng tôi vừa hát, vừa ăn, vừa uống, vừa hôn nhau. Đôi môi son phấn của cô thơm thơm. Nhưng có
lúc tôi bất chợt nếm thấy vị mặn chát. Cái gì vậy? Món ăn nào để lại hương vị ấy trên môi cô mà lạ thế.
Cô gái chùi nước mắt. Và rồi lại nhoẻn cười. Nụ cười dù cố gắng mấy cũng không giống nụ cười cô gái
bán hoa sen ngày xưa.
Bồi bàn bưng vào món ăn cuối cùng, trịnh trọng giới thiệu: “Xin mời anh nếm “Kim Chi Ngọc
Diệp”. Cô gắp cho tôi những cọng dài dài trăng trắng như ngó cần, vị chua ngọt. Chán mọi thứ béo
ngậy, món này ăn nghe được.
Lúc thanh toán, nhìn hoá đơn món “Kim chi Ngọc diệp” đắt cắt cổ. Chả biết nó là cái gì.
Buổi karaôkê kết thúc, tôi vội vã chia tay cô gái, sau khi để lại số điện thoại. Ngay tối ấy nghe giọng cô
ở đầu dây. Mọi xao động bàng hoàng đã đi qua, chúng tôi bình tĩnh trò chuyện cùng nhau.
- Sao em bỏ đầm sen, bỏ những bông sen trinh trắng đi làm tiếp viên?
- Sao anh dám vào quán karaôkê uống rượu ôm gái?
- Những bông sen trắng của tôi bây giờ đâu.
- Làm gì còn sen trắng nữa.
- Đầm sen đâu?
- Cũng chẳng còn đầm sen nữa.
- Thế là thế nào?
- Anh có nhớ hương vị của món Kim chi Ngọc diệp?
- Sao không...
- Chua, ngọt phải không anh?
- Ừ, chua... ngọt...
- Có đắng không?
- Không
- Với em thì nó đắng lắm đấy.
Máy điện thoại bị gác giữa chừng. Tôi với cô gái nghĩ cho cùng, người dưng nước lã! Nhưng ơ hay, sao
đầu óc tôi cứ vương vấn hình cô. Hình bóng bông sen trắng muốt đẫm sương ngày xưa không chịu nhường
cho hình bóng người nữ tiếp viên son phấn bây giờ...
Cho đến một hôm, tôi chủ động gọi điện hẹn tới công viên. Hai người ngồi bên ghế đá giữa vạt hoa
cúc vàng đầy bướm bay.
Cô gái thút thít khóc. Tôi chùi nước mắt cho em, nghe em kể chuyện. Hoá ra những ngày tôi hoài
công mong đợi tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng” lại chính là những ngày đầy biến động của đời cô. Quen
thuộc các nhà hàng khách sạn do đem hoa đến bán, cô được người ta gợi ý bán cho họ nguyên liệu để làm
món “Kim chi ngọc diệp”. Giá cao lắm. Đắt bằng mấy chục lần so với hoa sen. Kim chi ngọc diệp, đó chính
là các ngó sen. Cô đã lặn hụp dưới đầm vặt trụi hết lứa mầm sen này đến lứa ngó sen khác.
Cô làm hăm hở. Tiền đến ngay một lúc, rất nhiều, mà chả phải chờ cây sen hứng từng ngụm nắng giọt
sương để trổ lá đâm hoa. Các nhà hàng hối thúc cô. Món “Kim chi ngọc diệp” được khách thừa rượu thịt
ưa chuộng. Mầm sen ngó sen cũng chả kịp mọc với cô nữa, chứ đừng nói đến hoa sen. Hoài hơi cho tôi đợi
tiếng rao “Ai mua hoa sen trắng”. Ngó sen, mầm sen bị triệt hạ đến mức cho đến một ngày kia đầm sen của
cô đã chết hẳn, chỉ còn lại chiếc hồ đầy bùn và xác rễ sen.
Nhưng dù đầm sen đã chết, cô cũng chả cần. Bởi vì trong những tháng năm lui tới các nhà hàng khách
sạn bán ngó sen, mầm sen, cô đã lọt vào “mắt xanh” một “bà chủ”. Bà nhìn thấy hương sắc như bông hoa
sen trắng của cô. Tiền, vàng, đô la, áo quần nhung lụa, phấn son, tiếng nhạc, ánh đèn màu và điệu nhẩy
vanxơ êm ái của các chàng trai giàu có hào hoa phong nhã đã quyến rũ cô. Cô từ bỏ chiếc đầm sen đã chết
nơi quê nhà, từ giã người cha già suốt ngày ngồi tựa cửa sưởi nắng để ra thành phố.
Và chính vì thế mà tôi đã gặp cô trong quán karaôkê trong cái ngày bị ông chủ tát vếu má...
Chia tay cô gái, lòng tôi bình lặng, dửng dưng. Giữa thành phố xa lạ này, tôi quen một cô gái xinh đẹp.
Chẳng cần phải tốn tiền vào quán, chỉ cần nhấc máy điện thoại là có thể gặp nhau. Bờ vai trần của cô mát
rượi như trăng rằm. Và trong lòng cô chắc vẫn dành một góc trong trẻo cho tôi.
Tôi được lợi quá rồi. Còn hờn trách cái nỗi gì?
Vậy mà sao lòng cứ rượi buồn nuối tiếc. Mỗi mùa hạ đến, nhìn thấy hoa sen trắng lại sững sờ.
Đ i Yên 1-1998ạ
Sân tranh
hiếc La Đa của công ty du lịch bỏ quốc lộ ngoặt vào con đường sỏi đỏ. Mari đưa mắt nhìn phía
trước: một cái làng tịch mịch. Tre xanh vây quanh kín như thành và cổng thành là mái tam quan
cong cánh điều.
C
Mari bước vào trong làng. Con đường lát đá phiến giống lối đi trong các lâu đài cổ châu Âu. Những
ngôi nhà bên đường dây leo um tùm. Trên các bờ cỏ, giấy phết điệp vàng ngà phơi san sát.
Mari hơi ngạc nhiên. Một cái làng mà tên gọi khá quen thuộc với các Viện bảo tàng mỹ thuật, nhà sưu
tầm tranh dân gian, công ty xuất nhập mỹ nghệ... mà nhìn khắp làng không hề thấy bóng dáng công xưởng
ấn loát, trụ sở giao dịch sang trọng, và những biệt thự mê hồn của các nghệ nhân danh tiếng giàu có.
- Xin giới thiệu, đây là ông chủ nhiệm hợp tác xã tranh xuất khẩu Đông Hồ - Người hướng dẫn du lịch
giới thiệu với Mari một người đàn ông tóc hoa râm, nét mặt rám nắng, tươi tỉnh.
- Rất hân hạnh.
- Bà khách muốn tham quan làng tranh, muốn nghe anh kể chuyện về nghề tranh - Người hướng dẫn
nói tiếp. - Bà có ý định sau này ký một hợp đồng lớn mua tranh Đông Hồ. Bà là thành viên Ban quản trị
một công ty xuất nhập mỹ nghệ của Pháp... Mong anh vui lòng giúp đỡ bà khách...
*
* *
- Mari! Mày đứng đấy à - Lão già Đaliê quát. Mari luýnh quýnh. Cô bé kê ghế kiễng chân gỡ những
bức hoạ trên tường xuống. Những cái khung thật nặng và nhiều kiểu. Có loại mạ vàng chạm hoa văn cổ.
Có loại ghép bằng đá màu, có loại bằng tre trúc còn nguyên mấu đốt.
- Lột tranh đem ra đây!
Đaliê hối hả đặt nó vào trong những hòm bằng sắt đúc nặng trịch. Còn tượng đồng, tượng gỗ, tượng
đá, phù điêu mặt nạ, đồ gốm, thì lão quấn vải cẩn thận, đệm bông xung quanh, đóng hòm gỗ thông.
Hai cha con làm suốt ngày không nghỉ. Mồ hôi chảy xuống nhỏ giọt trên hàng ria mép vàng óng, nhọn
hoắt của lão già. Lão đưa tay gạt những dòng mồ hôi có lẫn nước mắt.
Như một súc thịt nặng nề, lão nhích từng bước, lưng oằn xuống. Từng hòm sắt, hòm gỗ được đặt ngay
ngắn trên thùng chiếc cam nhông cũ kỹ.
- Mang cỏ khô lại đây phủ lên... Thế... Thế... Được rồi. Đây chỉ là một chiếc xe chở cỏ... cỏ... Chỉ có thế
thôi.
Lão già Đaliê vuốt bộ râu ướt đẫm khoan khoái.
- Thôi, bây giờ con hãy khoá tất cả cửa lại... Con gái ngoan của ba.
Lão già Đaliê bước lên cabin. Tiếng máy xe nổ khục khặc.
- Ba ơi, con hãi lắm, cho con đi với.
- Không được... Cứng rắn lên! Con đã là người lớn... Lui ra để xe chạy - Lão già quát.
Chiếc cam nhông trườn bánh trong bóng hoàng hôn bắt đầu buông phủ xuống thị trấn. Nó phóng
điên cuồng liều lĩnh về phía rừng xa. Bàn tay lão già cầm vô-lăng
còn chắc chắn lắm. Lão huýt sáo và ngoặt thật táo bạo.
Chiếc xe nuốt con đường đêm trong quầng pha vàng đục của mình... Khà khà... Lão già mỉm cười. Cứ
thông đồng bén giọt thế này chỉ chừng đến nửa đêm là lão đã có thể ngồi uống sâm banh với người gác
rừng, vốn bạn cùng quân ngũ xưa kia. Và chừng năm giờ sáng là các hòm sắt hòm gỗ này đã được giấu kỹ
trong các hang đá kín đáo mà không một tên lính Đức chiếm đóng nào biết lối.
Lão già vẫn tăng dần tốc độ. Bàn chân dận ga còn vững vàng lắm. Mắt mũi cũng còn tinh tường lắm.
Lạy Chúa cho con đạt được ý muốn. Con lòng thành kính dâng lên Đức Chúa và Đức bà Maria lòng tin
yêu vô hạn.
Xe ra khỏi thị trấn được chừng vài chục dặm đang đắc thắng lao đi thì lão già nghe một tiếng quát từ
xa rụng rời người. Chiếc barie trước mặt hạ nhanh. Ánh đèn pha ở đâu bật sáng. Một tốp lính Đức lộp cộp
bò ra như cua.
- Đi đâu? Chở cái gì? - Một tên súng lăm lăm trong tay hỏi.
- Thưa các ngài... Không có gì ạ...
Một tên Đức nhảy tót lên thùng xe. Lão già cũng nhanh trí leo tót theo, vạch cỏ khô lôi ra một
két
sâm banh.
- Thưa các ngài sĩ quan Đức. Tôi là một lão già Pháp bao giờ cũng rất kính mến người Đức chiến
thắng. Tôi muốn có một cử chỉ để tỏ lòng khâm phục các ngài... Loại sâm banh này là loại hảo hạng.
- Cám ơn - Bọn lính Đức cười hô hố. Nhưng cũng chính lúc đó, một tên đã ngồi vào ghế lái và đưa
chiếc cam nhông rẽ ngoặt tới trụ sở tuần tra.
Lão già Đaliê run bần bật, mồ hôi lão vã ra như tắm, lại ròng ròng chảy thành giọt trên bộ ria vểnh
vàng óng nhọn hoắt được tỉa xén công phu.
Tên đại uý Đức từ trong nhà bước ra, ngắm lão già từ đầu đến chân, nhưng khinh khỉnh, không hỏi
một lời.
- Thưa ngài đại uý - Lão già cung kính - Đó chỉ là những bức tranh loàng xoàng, phần lớn là phiên bản,
những tượng mỹ nghệ cũng loàng xoàng, tuyệt nhiên không có giá trị gì hết. Tôi là một người sưu tầm chơi,
vừa chơi vừa kiêm nghề bán mỹ nghệ kiếm sống... Ồ, nghề nghiệp chẳng ra gì... Và những thứ kia đâu có
nuôi nổi cái thân này. Ngài đại uý cho phép tôi được đi chứ ạ...
Tên đại uý nhấc một pho tượng đồng nhỏ, ngắm nghía. Lão già nhanh trí nói:
- Đó chỉ là đồ giả làm ở Pari.
- Giả hả... Ồ... Vậy thì nó cũng chẳng có giá trị gì, lão già cũng chẳng nên tiếc. Thôi để nó đây, ta
làm cái chặn giấy.
- Dạ bẩm - Lão già Đaliê mếu máo giả bộ giống một ông già lẩm cẩm - Đại uý thương cho, của chẳng ra
gì nhưng già này quý nó... Nó là kỷ niệm của lão...
- Ủa, hàng hoá kiếm sống thoắt cái thành đồ kỷ niệm hồi nào.
Tên đại uý cúi xuống lục tiếp, nhấc ra một bức phù điêu gỗ.
- Cái gì đây? Của xứ nào?
- Dạ cũng đồ tầm tầm của xứ Đông Pháp.
Tên đại uý quay lại phòng làm việc với hai “chiến lợi phẩm” trên tay vừa đi vừa dằn từng tiếng:
- Lão già chẳng phải nhà sưu tầm hay buôn bán tranh ảnh gì hết. Ta nói cho lão biết: Lão chỉ là một
thằng ăn cắp... Ăn cắp! Không hơn không kém... Những thứ kia lão khoắng được của một viện bảo tàng mỹ
nghệ nào đó...
- Thưa ngài oan cho tôi quá - Mồm lão già Đaliê méo xệch - Chúa ơi, còn có Chúa nữa không... Ngài
ơi, cả đời tôi đã khổ công sưu tầm - Lão khuỵu xuống vì oan khuất - Thế mà ngài nỡ hạ nhục tôi, nỡ “phán
xét” tàn nhẫn như thế...
- Không ăn cắp thì cũng là ăn cướp...
- Ngài có thể làm ơn định nghĩa giúp khái niệm thế nào là “ăn cướp” không - Lão Đaliê thốt một câu
văn hoa nhưng vô tình làm tên đại uý chạm nọc. Hắn cười nhạt:
- Ta định nghĩa là: Nhốt lão già vào nhà kho. Ngày mai giải lên trình Đại tá. Đại tá là một người am
hiểu mỹ thuật, ông ấy sẽ quyết định số phận những thứ kia.
Tên lính gác thúc báng súng vào tấm lưng còng của lão già. Lão bước lòm khòm. Nước mắt nước mũi
tuôn ra ròng ròng... Chúa ơi sao Chúa nỡ ngoảnh mặt làm ngơ... Thôi thế là hết... là hết... Đồ chó má... Đồ
ăn cướp... Ôi thật khốn nạn cho cái thân này quá! Khốn nạn cho cái xứ sở này quá!
- Hãy giả tôi một chai rượu để nó làm bạn với tôi đêm nay!
Lão già được như ý. Lão cầm chai rượu vào nhà kho đưa ngay lên miệng. Rượu rớt ròng ròng trên ria
mép...
... Mấy mươi năm trước lão còn là một chàng trai dũng mãnh nổi tiếng quen lăn xả vào những miền
đầy ruồi vàng, vắt muỗi, bùn lầy rừng rậm Đông Pháp, và sa mạc cháy bỏng nơi xích đạo. Lão nói được tất
cả các thổ ngữ những nơi lão đến. Lão uống rượu thi được với những tù trưởng lão quen. Lão học thuộc
được rất nhanh các bài dân ca xa lạ. Nhưng lão giỏi nhất là môn xoáy các hiện vật mỹ thuật của các xứ ấy.
Lão làm nhanh như ăn cướp. Đóng quân càn quét ở đâu, lão lập tức xục vào các đền đài miếu mạo nhà mồ,
để hớt nhẹ những pho tượng, phù điêu, tranh ảnh cổ, đồ gốm cổ... mà lão thích. Bước vào nhà ai, lão không
ngần ngại gì mà không láo liên
nhìn lên bàn thờ ông vải nhà người ta. Kinh nghiệm cho biết: trên đó thường hay có của quý, nhiều khi là
đồ vô giá, nhưng theo lão thì dân bản xứ hoàn toàn không biết về giá trị của nó. Lão kinh ngạc nhận ra rằng
những xứ mà lão đến “khai hoá” lại có những sản phẩm nghệ thuật không ngờ...
Lão trở về Pháp, giải ngũ, đem theo vô vàn tranh ảnh, tượng, đồ mỹ nghệ các xứ. Lão vụt trở thành
người giàu có. Từ một chàng lính tẩy lão trở nên nhà sưu tầm nghiên cứu mỹ thuật, một “nhà văn hoá”
nắm trong tay một bảo tàng nhỏ rất độc đáo.
*
* *
Ông chủ nhiệm hợp tác xã tranh xuất khẩu đưa Mari vào ngôi đình làng. Công xưởng ấn loát là đây.
Mari nhìn thấy đủ các loại “hoạ sĩ”: người lớn, trẻ em... Tất cả đang mải miết với công việc của mình.
Những ván khắc để ngổn ngang. Những chậu đựng chất liệu in không phải sơn dầu, bột màu, thuốc
nước... Mari không rõ là thứ gì, nó rất lạ. Người ta áp ván in tranh, tô màu một cách thận trọng. Tất cả các
tranh vẽ đều “vặn vẹo” rất gần với cách vẽ của hội hoạ hiện đại.
- Bản chính những tờ tranh này đều vẽ cách đây mấy trăm năm - ông chủ nhiệm giới thiệu.
- Lúc đó ở phương Tây người ta đang vẽ theo phong cách cổ điển, vờn tỉa đường nét sáng tối giống
như chụp ảnh - Mari so sánh.
Nắng non trưa vàng óng lung linh tráng vàng quỳ trên sân tranh. Mari chỉ tay vui sướng tựa nhận ra
bạn cũ:
- Trong bảo tàng sưu tập của cha tôi từ mấy chục năm xưa đã có một số bức giống như thế kia.
Mari xem hết lượt, lấy ngón tay gãi vào những mảng mầu trắng, mảng xanh lam, mảng vàng trong như
hổ phách trên tờ tranh.
- Không thể dùng máy để in được những chất liệu này. Vậy làm sao sản xuất được nhiều? - Bà hỏi.
- Vậy mà chúng tôi vẫn có đủ để ký những hợp đồng lớn với một số công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ
của Nhật Bản, Hồng Kông, Thuỵ Điển, Liên Xô...
Nắng hanh reo nhè nhẹ như tiếng bọt bia tan trên những tờ điệp khô cong thơm phức. Mari bước vào
trong đình. Bà đi xem quanh một lượt, giật mình. Trước mặt bà tưởng như có một cuộc triển lãm điêu
khắc gỗ: trên khắp các đầu cột, xà, cốn, bò kẻ, diềm, đầu hoành la liệt những hình khắc. Thật là bất ngờ và
kỳ thú. Là một người sành mỹ thuật, Mari mải mê sung sướng như phát hiện ra kho báu:
- Những bức tranh ở đây rất gần với các bức tranh phơi ngoài sân kia - Bà nói - Đình là chỗ linh thiêng,
nơi thờ thần, sao các nhà điêu khắc thời xưa lại trình bày những tác phẩm mang màu sắc “phồn thực” thế
này?
Bà kéo ông chủ nhiệm lại xem bức phù điêu “tranh truyện”: một cô gái đi gánh nước, một chàng trai
nấp rình chạy ra ghẹo. Rồi chuyện có một chỗ khó hiểu: hai người chồng người lên nhau bên bờ giếng.
Một chàng trai khác ghen, bèn lấy ống xì đồng nã đạn vào lưng chàng trai kia tại trận.
Cả Mari và ông chủ nhiệm cùng bật cười.
- Rất tiếc là cha tôi đã không sưu tầm được một bức khắc gỗ nào như thế này - Mari nói.
- Đình này làm cách đây mấy thế kỷ.
- Tuyệt đẹp - Mari nắc nỏm - Tôi đang bị lạc vào giữa những bức phù điêu gỗ vô giá. Tôi nghĩ rằng
những tác giả của các tác phẩm này, cũng chính là những ông tổ nghề tranh ở đây. Những phù điêu này
giống những bức tranh kia lạ lùng...
*
* *
Cha tôi nói chính cụ tổ bảy đời nhà tôi là thợ cả trạm khắc các bức phù điêu của ngôi đình này. Ngày
giao việc, các bậc hào trưởng trong làng gọi cụ tôi - anh phó cả ra dạy:
- Hãy khắc tứ linh “long, ly, quy, phượng”.
- Dạ! Con chỉ biết khắc những hình con thích. Như thế nó mới đẹp:
- Hình gì?
- Hình diễn tả những cái đẹp nhất, quý nhất mà chính trời đã làm ra và đã ban cho con người.
- À, thế thì được - Nghe thấy nói là của quý của trời, các cụ yên tâm.
- Anh phó cam kết đúng như thế chứ.
- Sai đâu con xin chịu.
Và thề là cụ tổ tôi đi khắc hình con gái tắm lấy hoa sen che; hình con trai nâng “quả phục” trên ngực
con gái; và những hình ảnh trai gái chồng người lên nhau...
Khi làm việc, cụ tổ tôi cấm ngặt không ai được đến gần. Chỉ cụ trong nhà với mấy người thợ phụ hầu
hạ. Ngày khánh thành đình, làng mở hội rước sắc vua ban cho thành hoàng. Các hào trưởng áo thụng lam
cung kính đứng chầu. Bỗng các cụ phát hiện ra các bức trạm cao tít viền quanh đình, tứ vi bát mạch, toàn là
một thứ hình “nhảm nhí” cả. Trương tuần nọc anh phó cả ra để các cụ hỏi tội. Anh phó cãi:
- Thân thể con người ta là hình hài đẹp đẽ nhất mà chỉ có Trời mới nhào nặn trạm khắc nên được, có
đúng không ạ?
Trai gái làng đứng quanh reo:
- Đúng lắm.
- Vậy là con chỉ sao chép lại “bản khắc” của trời thôi, thưa các cụ! Con đã thực hiện đúng điều cam kết.
- Đúng lắm - Dân làng lại hò reo.
- Trời mất bao công phu mới tạo ra được những hình thể tuyệt mĩ phi thường này. Các cụ dám cả gan
chống lại trời, bảo đó là xấu chăng?
Các cụ đưa mắt nhìn nhau lúng túng. Quả là không ai dám chống lại trời thật.
- Còn những hình chồng người này - Anh phó tiếp - Cũng lại là phép màu của trời truyền lại cho con
người. Chính trời đã dạy con người cách thức đó, không thì ai làm sao mà biết được. Và đó cũng là cái ân
huệ lớn nhất của trời đối với con người. Các cụ định chối từ cái ân huệ ấy chăng? Các cụ không muốn con
đàn cháu đống chăng? Nào ai dám chối từ xin cho con biết!
Các bậc hào trưởng lo lắng. Không, chả ai dám chối từ cả. Các cụ cũng khôn chán. Già thì già nhưng
dại gì. Các cụ chả chịu hớ.
Trai gái làng reo vang dội.
Anh phó cả đứng dậy giữa sân đình, cái khố điều đỏ chói ngang lưng. Anh mỉm cười. Mọi người xúm
vào tung anh lên.
... Những bức phù điêu tài ba ấy được khách tứ phương đến dự hội chiêm ngưỡng.
Danh tiếng cụ tổ tôi lừng vang. Nhưng cũng từ đó cụ mất luôn nghề phó cả làm đình. Hào trưởng các
làng không dám mướn cụ nữa, sợ cụ lại “bắt chước” bàn tay trạm khắc của trời phen nữa!
Không được “bắt chước” trời bằng cách này thì “bắt chước” bằng cách khác! Tất nhiên! Cụ tổ tôi đâu
có chịu. Cụ nghĩ ra cách lấy ván gỗ thị khắc tranh rồi in lên giấy. Ai thích thì cụ bán cho đem về nhà mà
treo. Nghề tranh Đông Hồ bắt đầu ra đời từ đó...!
Nghề tranh Đồng Hồ hưng thịnh được mấy đời. Vào thời kỳ ấy thuyền các xứ đông, xứ đoài, xứ nam,
xứ bắc của các lái tranh tấp nập cập bờ sông Đuống. Họ mua buôn, rồi về bán khắp chợ cùng quê các xứ.
Làng tranh mỗi năm một khá giả. Làng phát thì bao giờ cũng là nhờ có cái đình. Thì hẳn rồi. Cái đình
làng tôi
có hình trạm khắc của cụ bảy đời nhà tôi ngày xưa mà lị. Chính những bức trạm khắc ấy “thờ” mãi đâm
linh thiêng hiển thánh, mà xui phát tích ra nghề tranh. Các bức tranh bán bây giờ cũng chỉ là một dạng
khác của hình hài các thánh hằn in trong đó. Đội ơn các thánh đi tắm, các thánh nâng “quả phục”, thánh
chồng người... rất thánh! Nói tóm lại người ta quên phắt ông thành hoàng chính cống có sắc phong hẳn
hoi, được thờ trong khám nơi hậu cung, để quay sang thờ các vị thánh rất giống mình này. Mà thế cũng
đúng thôi. Các ông thánh có liên quan đến nồi cơm của người ta mới quan trọng chứ. Còn cái ông thành
hoàng vô tích sự kia chả làm được trò trống gì mà tên với tuổi lại dài dằng dặc Đại Hoàng-Quang-Tâm-
Kính-thượng-đẳng-tối-linh đọc sái quai hàm mà chẳng hiểu ra làm sao cả...
Đêm hè trăng sáng, con trai, con gái làng tôi noi gương các vị thánh, ra đầm sen đầu làng bơi nồ
nghịch. Hoa sen vì thế mà nở không biết bao nhiêu mà kể. Hương sen thơm không biết bao nhiêu là thơm.
Nô nghịch chán, người còn ướt dòng và đẫm ánh trăng họ lên bờ giã giấy dó chày đôi. Người con trai thúc
chày gỗ dậm nhịp, đồng thời đầu gối anh ta lại thúc vào đầu gối cô gái một cái (chắc cũng là chuyện làm
nhịp!). Khi cô theo nhịp chày cúi xuống, mớ tóc rối bay đi hở ra đôi vai trần như vầng trăng trong mây.
Nhưng rồi rất nhanh, vầng trăng lại khuất.
- Cụp cum... Cụp cum... cắc cụp cum.
Tiếng chày đuổi nhau âm vang trong đêm, xa đến mấy làng cũng còn nghe thấy. Thông thường thời
gian để nhuyễn một cối dó là thời gian của một người từ lúc buông chày đầu tiên, đến lúc mồ hôi bắt đầu
vã ra. Người con gái đã quen chẳng cần nhìn vào lòng cối, mắt cứ để đâu đâu, nhưng khi bắt đầu thấy mùi
mồ hôi người con trai ngây ngây mặn mặn phả ra trong sương là bảo: “Dừng chày thôi anh!” Người con trai
không bao giờ có được cái đồng hồ bằng khứu giác ấy. Bởi mồ hôi con gái khi rịn ra càng rịn càng thơm,
hoà lẫn vào mùi hoa sen, mùi cỏ dập, không làm sao phân biệt được!
Những năm hưng thịnh, làng vui nhất vào cữ một chạp. Nắng hanh vàng hoe run rẩy. Khói những lò
nung điệp nghi ngút đầu làng. Giấy dó vừa phết điệp màu ngà như nắng phơi đầy nội cỏ. Những người lái
tranh nói giọng thổ âm khác nhau đến cất hàng, ngồi uống rượu hâm nóng trong các quán gianh. Những
thuyền tranh đã ăn đủ hàng, căng buồm mở lái. Người lái trẻ bịn rịn từ biệt cô chủ “sân tranh” trên bến
sông, hẹn dịp này sang năm trở lại.
Cô chủ đợi. Nhưng người lái kia không hiểu vì cớ gì không đến nữa. Một năm, hai năm rồi ba năm, cô
chủ đi lấy chồng. Đến khi có con ngành ngãnh trên tay; khi gió mùa lên, trong nắng chiều vàng hoe cô vẫn
bất chợt vô tình nhìn ra bến sông tưởng thấp thoáng cánh buồm quen thuộc.
Nhưng người lái ấy vẫn biệt xứ. Và theo năm tháng trôi, những người lái khác cũng thưa dần. Những quán
rượu tháng chạp vắng hoe, gió bấc thổi ù ù trên mái rạ mỏng. Đêm đêm, những làng bên, vợ thức hỏi chồng:
“Sao lâu nay không nghe tiếng chày làng Hồ giã dó nữa nhỉ!...”
Những năm nghề tranh phát đạt thì cha tôi oái oăm thay, lại là một người chơi bời dông dài. Công
việc mẹ tôi phải cáng đáng. Tôi còn nhỏ cũng phải suốt ngày bò dài phết điệp, tô màu.
Tranh của mẹ bán ế. Lái chê mẫu cũ, nét nhoè, mầu nhợt, điệp mờ. Trong khi ấy các “sân” khác, tranh
đẹp, bán đắt tôm tươi.
Cha tôi ngày trước đã khắc được một vài mẫu tranh khá. Các lái dìm giá, cò kè bớt một, thêm hai. Cha
tôi chẳng thèm để ý đến cuộc mặc cả. Ông khinh khỉnh, hững hờ và lúc nào cũng ngà ngà hơi rượu. Hàng
năm liền ông không sờ đến tờ điệp.
Năm ấy, tết đến nơi rồi mà nhà tôi túng quá. Mẹ thấy nguy, vứt hết tranh pháo, đòn gánh trên vai chạy
chợ. Cha tôi lúc đó đang lo luyện chim thả hội tháng hai. Chim bay tập đã chụm lắm. Ngày nào ông cũng
mặc áo the khăn xếp xách lồng chim sang xã bên, thả chim ở đấy rồi đi bộ về đón chim ở nhà. Một hôm
thấy tôi bưng đổ chậu điệp đi, ông trừng mắt:
- Mày làm cái gì thế? - Ông rút một nan dại ra.
- Mẹ cất ván in đi rồi, không làm tranh nữa - Tôi cãi.
- Tại sao thế - Ông trố mắt như người trên trời
rơi xuống.
- Tranh nhà ta không bán được.
Cha tôi đứng lặng, mắt lơ láo. Đàn bồ câu từ trên trời hạ xuống đậu lên vai, quanh chân ríu rít mà ông
không nhúc nhích.
Thế rồi thật lạ lùng sao, sáng hôm sau cha tôi bỗng sai
đóng chặt buồng bồ câu lại. Ông ngồi trên giường lừ đừ như lên cơn sốt. Tập giấy mộc trước mặt. Bút vẽ và
những chậu mầu la liệt xung quanh.
Ông ngồi từ sáng đến non trưa, be rượu vơi quá nửa, giấy bút vẫn không động tĩnh. Tôi chờ xem mãi
chẳng thấy gì chán quá bỏ đi chơi.
Đến trưa, mẹ tôi về chợ. Vừa bước vào đến cửa, đang cười nói, mẹ sững lại. Mẹ bước len lén vào buồng
cất quang gánh rồi xuống bếp. Cha tôi đang cúi bò dài trên giường đưa nét bút mải miết.
Chiều hôm ấy cha tôi âu yếm gọi mẹ:
- Mình ơi vào đây một chút.
- Mình bảo gì em?
- Mình xem bức tranh này có đẹp không?
Nước mắt mẹ tôi dàn dụa, vừa mếu vừa cười:
- Đẹp lắm mình ạ.
Và chạy lăng xăng:
- Em đem ván mới ra cho mình khắc nhé.
- Ừ đem ra đây.
- Trời ơi năm nay nhà ta có mẫu tranh mới cả làng không ai có.
Mẹ tôi luýnh quýnh. Bà đem gỗ và bộ đồ dao khắc vẫn bỏ xó lâu nay, bày lên giường:
- Để em đi mua cho mình be rượu cốt.
Cha tôi ung dung đưa nét dao khắc đầu tiên trên thớ gỗ thị vàng ươm. Ông làm nhàn nhã như không.
Hai ngày sau mẹ con tôi đã có mẫu ván mới để in. Tranh miêu tả ngày vinh quy của quan tân khoa
Trạng Chuột. Quan tân khoa mũ áo vua ban xênh xang cưỡi ngựa đi dưới bóng cờ, lọng, biển “ân tứ vinh
quy” về làng. Mồm nhọn hoắt và râu vểnh dưới cánh mũ cánh chuồn trông rất ngộ. Vợ quan tân khoa ngồi
kiệu, dáng e lệ thướt tha... Phía đầu đường xa, một con mèo “định mệnh” đón chờ...
Tranh in xong được xếp từng bó cất trong buồng kín đáo bí mật. Không một sân tranh nào trong làng
biết nhà tôi có mẫu mới. Mẹ tôi đi bắt mối với các lái. Các lái mua được mẫu mới cũng giữ kín không cho
nhau biết.
Nhìn sự vui sướng của mẹ tôi, cha tôi lại cắm đầu quỳ bò trên giường vẽ tiếp. Lần này người vẽ một
bức tranh tươi sáng. Một con nghé tơ vểnh tai nghe tiếng sáo của cậu mục đồng trên lưng. Chiếc lá sen cách
điệu rất tài tình che bóng y như chiếc tàn trên đầu chú bé. Vẽ xong cha tôi mỉm cười ung dung đề hàng chữ
“Hà diệp cái thanh thanh” thật bay bướm.
Các lái kinh ngạc thấy sân tranh nhà tôi có những mẫu mới tuyệt vời đến như thế. Họ càng kinh ngạc
hơn khi thấy người hoạ sĩ ra mẫu lại chính là cha tôi. Họ tới tấp đến đặt những bộ tranh truyện dựa theo
tiểu thuyết Tầu hoặc truyện nôm khuyết danh, tranh thờ Ngũ hổ...
Cha tôi tu chí làm ăn được vài năm. Cảnh nhà sung túc. Các lái đều nói nét bút của cha tôi có thần.
Nhà tôi trở thành một sân tranh có tiếng nhất làng. Đúng lúc ấy nghề tranh chuyển sang giai đoạn suy tàn:
tranh bán ế, giá hạ đến mức lỗ vốn.
Tiếng chày giã dó im ắng bởi trên chợ tràn ngập một thứ “giấy tây” từ thành phố đem về. Giấy tây
trắng, cứng và rẻ. Các loại phẩm mầu hoá học cũng xuất hiện, xanh, đỏ, tím có độ rất đậm đặc. Và dùng
đơn giản lắm. Chỉ cần đổ chút nước lã vào khuấy lên là có thể chấm bút vẽ.
Đem màu hoá học vẽ lên giấy tây, nhanh như ăn cướp! Giá thành rẻ, bán một xu một tờ. Trẻ con nhịn
ăn quà bánh đúc là mua được. Chỉ có một điều tranh giấy tây trông quá xấu. Giấy tây cứng láng, không
quết điệp được. Phẩm hoá học lên màu sặc sỡ, nhoè nhoẹt nông chợt, trơ trẽn làm sao sánh được với một tờ
tranh điệp! Tờ tranh điệp là cả một công phu. Giấy dó là thứ giấy như được dệt bằng mạng nhện ken xít,
dày, xốp, chất liệu quý. Mỗi “hạt” điệp giống như một hạt xa-phia nhỏ xíu; khi phết lên tờ tranh có màu
óng ánh.
Màu in tranh điệp là thứ màu chưng cất cầu kỳ từ cây cỏ tự nhiên. Màu của củ nâu, của lá chàm, lá tre,
quả giành, hoa hoè, vỏ già, v.v... với sự pha màu tự thân của thiên nhiên. Nó không chối, loè loẹt như phẩm
hoá học, nguyên si màu gốc. Từng bức tranh điệp lại có những mảng được nổi hằn lên rất quý do chất liệu:
vỏ trứng giã, rỉ đồng xanh, nhựa thông màu hổ phách...
Làm công phu thì tất nhiên giá đắt và thế là tranh điệp bị tranh giấy tây, “cạnh tranh”. Mỗi lần trông
thấy một tờ tranh giấy tây cha tôi lại cau có tức gận. Ông giận cả những sân tranh khác đã ồ ạt chuyển sang
nghề tranh giấy tây. Nhưng ai người ta sợ cái giận của ông. Tranh giấy tây đánh lừa được trẻ con, mà trẻ con
thì đông lắm! Chúng bấm bụng nhịn quà bánh đúc để mua một tờ
về dán ở nhà gọi là có tranh. Rồi thì hình như một hôm nào đó, cha chúng mắng: “Tranh với chả pháo, bôi
bác loè loẹt trông bẩn cả mắt, xé đi”. Thế là chúng xé, và lần sau chúng chả dại gì nhịn ăn quà bánh đúc nữa.
Bánh đúc chan riêu cua ăn với ghém chấm tương ngon lắm!...
Tranh giấy tây dần cũng không đánh lừa được ai nữa...
Một hôm có một người lái tranh, sau mấy năm biệt tăm, bỗng xuất hiện trước cổng làng tôi. Không
biết đó có phải là người lái trẻ đã lỗi hẹn với cô chủ sân tranh ngày xưa không. Dù cho có phải thì cô chủ
cũng không thể nhận ra trong phút giây bất giác vô tình nhìn ra bến sông khi gió mùa lên. Bởi không có
cánh buồm nào cả. Ông ta đến bằng xe ngựa. Đỗ xe ngoài cổng đá, buộc ngựa bên gốc đề, rồi ông tiến thẳng
vào nhà tôi.
- Trời! Lâu lắm không gặp ông - Mẹ tôi kêu lên - Tôi vẫn để dành cho ông nhiều mẫu tranh mới.
- Ồ... Ba thứ đó giá mắc thấy mồ sức mấy mà mua nữa.
- Hay ông mua tranh giấy tây?
- Loại một xu một tờ để làm giấy lộn sao? - Người lái cướp lời.
- Vậy ông muốn gì?
- Tôi đến đây để bán tranh cho ông bà!
- Trời đất - Cha tôi kêu lên.
Người lái dẫn cha mẹ tôi ra chỗ xe ngựa, lật tấm vỉ lên. Dưới đó chất lèn tranh, ông lần lượt giở từng
xấp, mỗi xấp lấy một tờ mẫu. Những tờ tranh to bằng góc chiếu, in bằng máy, người giống như ảnh thật,
màu sắc rực rỡ. Có tranh vẽ nàng tiên kim sa lóng lánh. Có tranh “Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài” kề vai
nhau. Có tranh in hình tướng Tầu mắt phượng mày ngài, tay xách long đao,
cưỡi ngựa xích thố...! Những tờ tranh thật rực rỡ và hấp dẫn đến không cưỡng nổi!
- Đây là tranh Thượng Hải bên Tàu bán sang. Đó mới là tranh chứ thưa ông - Người lái nói - Treo
một bức, sáng cả nhà. Người đẹp như tiên, ông có thích không. Mà giá lại rẻ. Đây, một nàng tiên như thế
này giá cũng chỉ tương đương con gà, con lợn, con cóc trên điệp của ông thôi! Đó, kỳ chưa! Thiên hạ giờ
chịu xài tranh này, chớ ai khùng mà xài tranh của ông nữa...
Cha tôi ngẩn người ra một lúc. Ông ngắm kỹ từng tờ tranh Thượng Hải không nói một lời nào.
- Sao, ông có mua tranh của tôi không? - Người lái hỏi.
- Mua để làm gì? - Cha tôi ngạc nhiên - Tôi vẽ tranh để bán chứ có phải là lái như ông...
- Ồ... thật thà thế chết đói ông ơi - Người lái cười ngất - Tài hoa mà làm chi. Đừng có cậy tài hoa, tài hoa
lắm, còng lưng nhiều. Ông hãy mua tranh của tôi. Tôi bán buôn cho ông. Rồi ông lại bán buôn lại cho các
hàng nhỏ.
- Ông đi mà bán lấy, sao cứ phải qua tôi?
Người lái càng ngặt nghẽo:
- Nếu thế thì tôi chẳng cần gặp ông. Tôi muốn rủ ông nhập nghề.
- Xin lỗi, tôi có nghề của tôi rồi.
Người lái thôi cười, giọng trang nghiêm.
- Nhưng mà tôi cần ông. Ông là một hoạ sĩ nổi tiếng. Sân tranh của ông đã có uy tín. Người ta đã quen
thích cái “sân tranh” của ông, do đó khi ông bán tranh Thượng Hải, người ta cũng tin, thích và mua nhiều.
- Không. Tôi không làm chuyện đó.
Cha tôi bỏ về. Biết tính ông “gàn dở” người lái lắc đầu, chạy theo:
- Nếu không thì xin biếu ông ít tranh mẫu này vậy, để dán nhà chơi. Nhà ông nhiều người qua lại. Nhờ
ông nói dùm một câu: Đây là tranh của Lái Đà! Ai muốn mua thì gặp ông ta.
Sợ cha tôi từ chối, người lái vội cuộn tròn một đống dúi vào tay tôi. Tất nhiên là tôi thích lắm, đem về
dán đầy nhà. Khi tiếng vó ngựa lộc cộc xa dần, cha tôi mới đặt dằn chén rượu xuống. Ông say hơn mọi
hôm, rồi bỗng dưng ôm mặt khóc rưng rức. Mẹ tôi hốt hoảng với tay lên vách xé hết những tờ tranh
Thượng Hải vò nhàu...
Áp tết năm ấy, tranh Thượng Hải của Lái Đà vỡ tổ. Khắp chợ thì quê đâu đâu cũng có. Tranh điệp không
còn bán nổi một tờ nữa. Tranh ế chất đống trong buồng, mẹ tôi lại quang gánh lên vai chạy đầu chợ cuối chợ
kiếm ăn.
Nghề tranh điệp thực sự chết hẳn từ đấy. Cả làng xoay nghề khác. Tiếng chày giã dó chỉ còn là âm
thanh hư ảo của thời xưa để lại. Nắng hanh hình như cũng nhạt rồi, vì không có màu điệp phơi nữa. Trai
gái làng ngậm ngùi nuối tiếc những mùa trăng...
Thế rồi có một đêm, cả làng bừng thức giấc
kinh ngạc. Trong đêm khuya, tiếng chày cụp cum cụp cum quen thuộc linh thiêng bỗng nổi lên vang động.
Mọi người ngỡ như mình ngủ mơ, ngỡ nó chỉ là tiếng chày mơ hồ của kỷ niệm. Nhưng không, gió rì rào
đem tiếng chày rất thật quấn quýt vào các mái rạ. Tiếng chày lọt qua khe liếp làm lung linh ngọn đèn dầu
trên trõng. Những người nghệ nhân già chảy nước mắt xuống chiếc gối mây trằn trọc. Người vợ rút cánh
tay làm gối dưới đầu chồng ra, bồn chồn mỉm cười một mình. Cô nhớ lại mùi mồ hôi ngây ngây mằn mặn
và những cái thúc chân giậm nhịp chày thúc vào đầu gối mình thuở nào.
Tôi thức giấc chạy ra sân. Tôi sững sờ đứng nhìn. Trước mắt tôi, trong ánh trăng, cha tôi và mẹ tôi đang
cúi lom khom giã dó, chày gỗ nghiến vung lên nhịp xuống, lòng cối ngân lên như tiếng khánh đá. Chính tiếng
chày từ đây vang xa. Trông cha mẹ tôi trẻ trung hệt như một cặp trai gái mới làm quen nhau, rủ rê nhau đi giã
dó chày đôi.
Sáng hôm sau, mẹ tôi ngồi xeo giấy phơi la liệt trước sân nhà. Tôi nói:
- Mẹ ơi, nhà ta còn bao nhiêu tranh ế, xeo giấy làm gì?
-Khôngphảiviệccủamày.Cấmhỏi-Chatôitrừngmắt.
Tôi im thít. Cha tôi nheo mắt gật gù đắc chí nhìn giấy phơi trắng xoá dưới nắng. Rồi ông đi đốt lò
nung điệp ngoài vườn. Chiếc lò mốc meo lạnh lẽo như nhà mồ bao ngày nay chợt bùng lên ngọn lửa đỏ rực.
Mùi khói điệp quen thuộc bay nghi ngút trong gió bấc. Trong
ngôi nhà bên xóm, người vợ gọi chồng “Mình ơi mùi khói điệp ở đâu ấy nhỉ, làm em nhớ nôn nao cả
người!”.
Người chồng chạy vội ra đầu nhà hứng đầu gió hít hít
rồi kêu lên: “Ồ mùi điệp nung thật! Mùi điệp lâu lắm mới lại thấy đấy!”
Cha tôi càng ngày càng có gì ung dung đắc chí. Ông luôn mủm mỉm cười thầm.
Ông tự tay từ tốn phết điệp lên giấy dó phơi la liệt trên nội cỏ làm cho ai đi qua cũng phải nhìn. Ngày
nào ông cũng sai tôi đi phơi điệp. Khi điệp khô cong rồi ông tạm nghỉ vài hôm. Rồi ông rảy nước vào cho
ướt đẫm y như tờ điệp mới phết và lại bắt tôi đi phơi lại từ đầu.
- Cha ơi, cha làm gì thế? - Tôi nói.
- Không phải việc của mày. Cấm hỏi.
Thế là điệp lại được giăng khắp nơi y như nhà tôi vừa xeo xong một mẻ giấy nữa.
Buổi sáng cũng như buổi chiều, be rượu kè kè bên mình, cha tôi cúi lom khom trên giường vẽ vẽ khắc
khắc. Các ván gỗ thị bày la liệt quanh mình. Các mẫu tranh mới cũng la liệt. Ai vào trông thấy cảnh ấy
cũng phát hoảng. Trông cha tôi còn bận rộn gấp trăm lần những năm “sân tranh” nhà tôi đang phát đạt.
Nhưng ông vẽ để mà vẽ thôi, chứ không cho in bức nào cả. Bởi vì giấy điệp chỉ có hạn bằng ấy. Nó còn
phải để dành, để khô, rồi lại được rẩy nước ướt phơi lại. Sân tranh này liên tục ra lò các mẻ giấy mà!
Đều đặn, đúng kỳ trăng tròn, cha tôi lại bắt mẹ tôi ra đầu sân giã dó chày đôi. Nhưng dó làm gì có nữa,
hai người giã chày không vào lòng cối rỗng không.
Cụp cum! Cụp cum; cụp cum; cắc cụp cum... Càng không có dó, tiếng lòng cối đá càng vang càng
trong. Đêm khuya thanh vắng, tiếng chày như rót vào tai.
Sau mỗi cối dó “tưởng tượng” như thế, mẹ tôi thở dốc mệt lả, muốn rơi chày. “Một cối nửa”. Cha tôi
hét lên. Mẹ tôi lại cố dướn người cho kịp nhịp chày...
Thời gian đầu các sân tranh đã giải nghệ đều ngạc nhiên. Họ kháo nhau:
- Ông ấy vẫn bán được tranh ở đâu nhỉ?
- Ờ hình như ở xa lắm, thỉnh thoảng vẫn thấy ông ấy gánh đi.
- Tranh sân ấy đẹp có tiếng mà!
- Thật là phúc cho nghề tranh. Còn giữ được một sân tức là còn... Nếu không thì mất giống.
Về sau thì họ thắc mắc:
- Quái lạ, bán được như vậy mà sao cảnh nhà ông ấy càng ngày càng túng bấn.
- Ông ấy uống rượu ngày càng nhiều.
- Suốt ngày vẽ tranh chẳng đi chơi nhà ai cả.
- Tôi ngờ lắm. Điệp đâu mà phơi nhiều thế.
- Cả tiếng chày giã dó nghe cũng khác lắm.
- Hay là...
Một tháng một lần cha tôi lại đàng hoàng đem tranh đi bán như thường lệ. Ông gánh hai tay nải đầy.
Ba hôm sau ông trở về, vào lúc nửa đêm. Bởi khi về, ông vẫn gánh nguyên hai tay nải của lúc đem đi bán.
Ông không thể cho ai nhìn thấy cảnh đó. Tôi biết không hề có chuyện bán chác gì cả. Ông gánh tranh đến
nhà một người bạn nằm chơi rồi lại gánh về. Nhưng ông muốn cho cả làng thấy rằng: Ồng vẫn bán được
tranh như ngày trước!
Không may cho ông, một lần vì nhỡ đò, ông về đến làng trời sáng bạch. Tất nhiên là không giấu đi đâu
được hai tay nải tranh.
Mấy người gặp ông ở cổng làng, đưa mắt nhìn ngờ ngợ. Một số thì không phải là ngờ ngợ nữa mà là biết
tỏng sự việc rồi. Có một chàng trai làng giật lấy tay nải ông. Chàng trai này chính là người ra mẫu bức tranh
“Lợn nái ăn ráy” có tiếng. Anh thỉnh thoảng vẫn tỏ ý ghen tị với cha tôi. Trước đây anh hay “gièm” những
bức tranh của cha tôi. Sân tranh của anh thoi thóp rồi “phá sản” vào giai đoạn cuối thời kỳ tranh suy tàn.
Anh “tức nực đầy vơi” khi thấy sân tranh của cha tôi vẫn sống. Anh nghi ngờ, rình mò. Khi biết rõ sự thực,
cơn “tức nực đầy vơi” của anh biến mất. Nhưng cái tính thích trêu đùa một cách vô duyên của anh thì vẫn
còn nguyên. Hôm nay “bắt gặp quả tang”, anh cười cợt xông vào mở tung nút thắt tay nải. Cha tôi giằng lại.
Anh giằng đi. Hai người co kéo nhau. Từng xấp tranh điệp đổ ra rơi đầy xuống đường.
Anh phá lên cười lớn. Nhưng khi không thấy tiếng cười của mọi người xung quanh hưởng ứng, anh
chột dạ. Tiếng cười của anh vụt tắt. Gió thổi từng tờ tranh bay lên tan tác. Cha tôi xông vào tát anh một
cái, rồi ôm mặt khóc hu hu như đứa trẻ.
Tất cả mọi người không ai nói một câu. Những cặp mắt ngó trân trân những tờ tranh tựa bươm bướm
mà gió cứ thổi cho bay xa. Cha tôi không nhặt lại. Còn chàng trai kia thì đứng sững sờ từ lúc nào. Bỗng
nhiên anh cũng ứa nước mắt mếu máo:
- Bác ơi! Bác đánh cháu nữa đi bác! Đánh thật đau vào...
... Đêm hôm đó chàng trai trở về. Rồi anh gọi những người bạn của anh - chủ những sân tranh khác.
Đúng lúc trăng lên anh cầm một chiếc chày gỗ nghiến, cô gái
hàng xóm cầm một chày gỗ nghiến, hai người cùng giã xuống lòng cối đá rỗng không theo nhịp ngày xưa.
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien

More Related Content

What's hot

Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)hach nguyen phan
 
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.comMùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Kiem hoa yen vu giang nam co long
Kiem hoa yen vu giang nam co longKiem hoa yen vu giang nam co long
Kiem hoa yen vu giang nam co longnhatthai1969
 
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhấtCải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhấthach nguyen phan
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3hach nguyen phan
 
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ ĐườngPHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đườngvinhbinh2010
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzzhach nguyen phan
 
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnThơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnHoa Bien
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhHuyền Trang Nguyễn
 
TREO CAO ĐÈN LỒNG
TREO CAO ĐÈN LỒNGTREO CAO ĐÈN LỒNG
TREO CAO ĐÈN LỒNGvinhbinh2010
 
Tập truyện ngắn VõHhồng- tập 1
Tập truyện ngắn  VõHhồng- tập 1Tập truyện ngắn  VõHhồng- tập 1
Tập truyện ngắn VõHhồng- tập 1vinhbinh2010
 
Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12truyentranh
 

What's hot (18)

Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
Dac san Tra Vinh 2014 2 of 2.
 
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)Bến tầm dương   nguyễn phan hách - copy (2)
Bến tầm dương nguyễn phan hách - copy (2)
 
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.comMùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
 
Kiem hoa yen vu giang nam co long
Kiem hoa yen vu giang nam co longKiem hoa yen vu giang nam co long
Kiem hoa yen vu giang nam co long
 
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhấtCải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ ĐườngPHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
 
Kieu nguyen du
Kieu nguyen duKieu nguyen du
Kieu nguyen du
 
Vuon mai in can copy
Vuon mai in can   copyVuon mai in can   copy
Vuon mai in can copy
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzz
 
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiếnThơ giáng sinh miền nam thời chiến
Thơ giáng sinh miền nam thời chiến
 
Hoa Tiên
Hoa TiênHoa Tiên
Hoa Tiên
 
Chiec luoc nga
Chiec luoc ngaChiec luoc nga
Chiec luoc nga
 
Kim Vân Kiều
Kim Vân KiềuKim Vân Kiều
Kim Vân Kiều
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
 
TREO CAO ĐÈN LỒNG
TREO CAO ĐÈN LỒNGTREO CAO ĐÈN LỒNG
TREO CAO ĐÈN LỒNG
 
Tập truyện ngắn VõHhồng- tập 1
Tập truyện ngắn  VõHhồng- tập 1Tập truyện ngắn  VõHhồng- tập 1
Tập truyện ngắn VõHhồng- tập 1
 
Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12
 

Similar to Qua tang cua thien nhien

Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)hach nguyen phan
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copyhach nguyen phan
 
Bai van hay cho hs lop 3
Bai van hay cho hs lop 3Bai van hay cho hs lop 3
Bai van hay cho hs lop 3Hoang Trang
 
combanh-mi-co-don - Copy.pdf
combanh-mi-co-don - Copy.pdfcombanh-mi-co-don - Copy.pdf
combanh-mi-co-don - Copy.pdfAnNguyn634954
 
Anh chi yêu dấu đinh tiến luyện
Anh chi yêu dấu   đinh tiến luyệnAnh chi yêu dấu   đinh tiến luyện
Anh chi yêu dấu đinh tiến luyệnstruyen68
 
Những cuộc gặp gỡ tình cờ nguyễn nhật ánh
Những cuộc gặp gỡ tình cờ   nguyễn nhật ánhNhững cuộc gặp gỡ tình cờ   nguyễn nhật ánh
Những cuộc gặp gỡ tình cờ nguyễn nhật ánhXuan Le
 
Em Toi(td)
Em Toi(td)Em Toi(td)
Em Toi(td)Thuydy
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3Đặng Phương Nam
 
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.netBiểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.netThùy Linh
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đườnghach nguyen phan
 
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdfBoNhiLNgc
 

Similar to Qua tang cua thien nhien (20)

Xom tro vung ven
Xom tro vung venXom tro vung ven
Xom tro vung ven
 
Xóm trọ vùng ven
Xóm trọ vùng venXóm trọ vùng ven
Xóm trọ vùng ven
 
Ruoi trau
Ruoi trauRuoi trau
Ruoi trau
 
Ruoi trau
Ruoi trauRuoi trau
Ruoi trau
 
Ruoi trau
Ruoi trauRuoi trau
Ruoi trau
 
Ruoi trau
Ruoi trauRuoi trau
Ruoi trau
 
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
 
Dê trắng dê đen
Dê trắng dê đenDê trắng dê đen
Dê trắng dê đen
 
Bai van hay cho hs lop 3
Bai van hay cho hs lop 3Bai van hay cho hs lop 3
Bai van hay cho hs lop 3
 
combanh-mi-co-don - Copy.pdf
combanh-mi-co-don - Copy.pdfcombanh-mi-co-don - Copy.pdf
combanh-mi-co-don - Copy.pdf
 
Anh chi yêu dấu đinh tiến luyện
Anh chi yêu dấu   đinh tiến luyệnAnh chi yêu dấu   đinh tiến luyện
Anh chi yêu dấu đinh tiến luyện
 
Những cuộc gặp gỡ tình cờ nguyễn nhật ánh
Những cuộc gặp gỡ tình cờ   nguyễn nhật ánhNhững cuộc gặp gỡ tình cờ   nguyễn nhật ánh
Những cuộc gặp gỡ tình cờ nguyễn nhật ánh
 
Em Toi(td)
Em Toi(td)Em Toi(td)
Em Toi(td)
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.netBiểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
Biểu cảm về một loài cây em yêu thích - vanmau.net
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đường
 
Văn hay lớp 5
Văn hay lớp 5Văn hay lớp 5
Văn hay lớp 5
 
[Sách] Nghệ thuật sống 1
[Sách] Nghệ thuật sống 1[Sách] Nghệ thuật sống 1
[Sách] Nghệ thuật sống 1
 
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
 

More from hach nguyen phan

More from hach nguyen phan (12)

Hat bui canđươcc
Hat bui canđươccHat bui canđươcc
Hat bui canđươcc
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Daibangkimdieu
DaibangkimdieuDaibangkimdieu
Daibangkimdieu
 
Hat bui can
Hat bui canHat bui can
Hat bui can
 
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
 
Chùm tản văn copy
Chùm tản văn   copyChùm tản văn   copy
Chùm tản văn copy
 
Giải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzzGiải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzz
 
Gio noi1
Gio noi1Gio noi1
Gio noi1
 
Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho   Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copy
 
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
 
Bắc kinh du kýchuẩn
Bắc kinh du kýchuẩnBắc kinh du kýchuẩn
Bắc kinh du kýchuẩn
 

Qua tang cua thien nhien

  • 1. Quả chua âu lắm anh mới trở lại đây. Bây giờ đang là tháng chạp. Nắng hanh vàng hoe như ngân lại màu hoa hòe trên các tàng cây xanh. Những quầng bụi hồng tựa làn khói cuộn lên sau các bánh xe. Hạt bụi li ti nhẹ đến mức không rơi được cứ bay lửng lơ trong nắng. Con đường đỏ au trước mặt hết lên dốc lại xuống dốc. Tiếng gà gáy kêu bên bụi sim mua. Tiếng tắc kè trong hốc cây già. Trên sườn đồi những người đàn bà đội nón lá già màu gốc rạ đang lúi húi hun cỏ. Ngọn khói xanh biếc trong chiều nắng vàng bay vút lên như một ngọn cây. L - Này em, gió bấc chưa thổi sao đã thái sắn phơi - Anh hỏi một bé gái bên đường. Đứa bé đang đặt những lát sắn như đồng bạc trắng giăng kín bờ cỏ. - Nắng hanh cũng mau khô. - Gió bấc mau khô hơn. - Anh cãi. Em bé định nói tiếp câu gì nhưng anh đã cho xe lao vút đi. Bánh xe anh lướt bên bánh xe trâu lọc cọc ì ạch ngược chiều. Một cơn lốc nhỏ bất thần cuốn bụi đỏ trước mặt. Cơn lốc có hình thù đúng như một ống quần lụa hồng khổng lồ, rỗng giữa, nắng hanh vàng rực bị quây trong đó. Tiếng cơn lốc xiết bên tai vu vu. Anh đợi nó đến gần để nhập vào, biết đâu chả có thể bay lên được theo nó - Anh bỗng nghĩ vớ vẫn. Nhưng cơn lốc tránh xa. Nó đi đường của nó. Anh đi đường của anh. * * * - Đến tháng sau Trưởng ty của chúng ta về hưu. - Thật không? - Chính tôi đã được xem quyết định. T. đứng dậy mở tủ pha trà, lấy thuốc lá. Ba người bạn của anh ngồi quanh chiếc bàn véc ni bóng nhoáng. Một người cao gầy ở phòng Lao động tiền lương. Một người to béo ở phòng Tổ chức. Một người ngăm đen ở phòng Kế hoạch. Cánh cửa phòng “kỹ thuật trồng trọt” được khép lại với tấm biển treo ngoài “Đang họp miễn vào”. - Bây giờ các cậu phán đoán tình hình mới sẽ như thế nào - T. hỏi. - Chắc chắn là Phó ty Nghĩa của chúng ta sẽ làm quyền Trưởng ty rồi sau một năm thành chính thức. Nửa năm nữa thì đến lượt ông Trưởng phòng trồng trọt T. lên chức Phó ty. Lúc ấy đừng quên anh em nhé. - Khao đi! Ông Phó ty tương lai - Mọi người giục. - Tối nay đến nhà tao uống rượu - T. hẹn. - Đến nhà mày chán bỏ cha, cô vợ mày lườm nguýt chúng tao nghẹn nuốt sao nổi.
  • 2. - Nhưng mà chúng mày ạ. Ồng Nghĩa được chúng mình phò thì lão Kỉnh cũng được hàng chục đứa khác phò. Lão Kỉnh lại là Phó ty phụ trách khối kỹ thuật. Bản thân là kỹ sư... Ông Nghĩa nhà mình chỉ có hồng đếch có chuyên. Tao sợ cán cân không lệch về phía mình. - Nhưng mà ông Nghĩa chúng mình phụ trách khối tài vụ, vật tư, kế hoạch, tổ chức... Mọi cơ sở vật chất nằm trong tay ông. Ông ấy lắc một cái thì dù có là công trình khoa học giời bể cũng xếp xó hết. Ân sủng lại như mưa rào khắp nơi, vì việc sắp xếp cất nhắc, cán bộ cũng đều do ông ấy cả. - Lại có quan hệ ngoại giao tốt với các ngành các giới nữa chứ. Chơi xả láng. Bạn bè tùm lum. Lại phụ trách kế hoạch C của cơ quan. Mỗi tháng làm lãi cho cơ quan hàng chục ngàn. Anh nào được tiền kế hoạch C mà không thầm cám ơn. - Nhưng tao vẫn cứ gờm ông Kỉnh lắm. Nhạy cảm. Trẻ. Có sức bật. Lại là kỹ sư giỏi. Vừa rồi ông ấy có một công trình lai tạo lúa nếp ngoi. - Ôi dào... lai tạo thì ở Viện giống nó hắt hơi một cái là thành ối! - Không! Mày không hiểu chuyên môn... T. trầm ngâm đầy vẻ bí hiểm.. * * * Anh đi dưới những nhành cam trĩu quả. Cam dậy mã như được bọc một lớp vàng quỳ rực rỡ. Tưởng như những trái cam kia phát sáng. Tiếng các cô gái hái cam đầu mùa cười khúc khích. - Có cho khách qua đồi một quả không đây - Anh mỉm cười, đúng cách một người quen biết. - Ăn thì thả cửa nhưng không được đút vào cái túi du lịch to đùng kia - Các cô cũng chả vừa. Anh lim dim mắt. Đồi cam chập chờn những quầng sáng. Cam như bóng đèn hằng hà sa số dưới rừng cây dạ hội. Múi cam đỏ mọng ngọt lịm trên môi. Anh vò mảnh vỏ nắng của cam thơm nức. - Sao hạt bé thế các cô nhỉ? - Rồi sẽ bé nữa và mất hẳn cơ. - Cam chua giờ còn ở những khu đồi nào - Anh tỏ ra thông thạo. - Đã bị tiêu diệt đến cây cuối cùng rồi! Đất này là đất của cam ngọt, đâu phải đất cam chua. Đất này là đất cam ngọt... Anh đã nghe câu nói ấy cách đây hơn mười năm từ miệng một cô gái cũng trẻ đẹp hệt như các cô này... Ngày ấy tất nhiên là anh bẹo vào má cô và cười: “Em trẻ con biết gì”. Anh đang là kỹ sư trồng trọt, một nhà lai ghép, một Mít-xu-rin tương lai ở đây. Và cô đang là người yêu của anh. Cô hứ một tiếng rất “trẻ con” đúng như lời nhận xét của anh nhưng cũng đầy khí thế phản đối... Nắng chiều tháng chạp ngày càng óng như màu giấy trang kim phủ lên đất trời trung du. Anh theo con đường nhỏ có những bông mẫu đơn dại đỏ ối. Anh đang đi tìm cô gái ngày xưa đây. Cuối đường này là nhà cô, anh thuộc lắm. Anh đã quen cái hình ảnh một bà mẹ tóc bạc suốt ngày trong vườn nhặt cỏ bắt sâu. Tháng ba hoa cam nở cánh rụng trắng mặt đất. Những con bướm trắng cũng dập dìu bay đầy vườn. Chúng chả sợ gì anh và cô. Bởi vì hai người chỉ giả vờ đuổi bướm để mà nồ nhau thôi. Cô trẻ con quá, thì đã đành. Nhưng mà anh lại còn trẻ con hơn... Tiếng chim bông lau hót bên rặng rào làm anh thấy bồn chồn. Tiếng chim y như mười năm trước, không khác một tý gì. Bức rào vây quanh vẫn đầy những dây chìa vôi hoa tím. Cánh cổng ken bằng gai đóng kín. Ngôi nhà yên ả vắng lặng. - Nghi ơi... - Anh cất tiếng gọi. Giọng anh vang xa trên khoảng đồi mênh mông. - Nghi ơi... - Anh gọi to hơn nữa.
  • 3. Những con bông lau rạn người bay ríu rít sà xuống cổng. Chim trung du gan đến mức bay xoẹt qua đầu người ta trêu đùa. Có tiếng bước chân rất êm trong vườn cam. Rồi giữa mảnh sân nắng lổ đổ lọt qua rặng bìm bìm, một người con gái mặc áo màu hoa lựu xuất hiện. - Nghi... - Anh thảng thốt kêu lên. Người con gái kinh ngạc nhận ra anh. Lúng túng một lúc mới chống được cánh cửa lên. - Anh về thăm mẹ và em. Lâu lắm mới lại về Xứ Hạ - Anh cố làm vẻ tự nhiên. Cô gái vẫn đứng trơ ra dưới giàn hoa nứa đan. Cô vẫn chưa phản ứng được trước việc xuất hiện của anh. - Em vẫn là cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã cam Xứ Hạ chứ? - Vâng. - Em vẫn trẻ đẹp hệt như ngày xưa... không thay đổi tý gì! Cô gái quay lại nhìn anh. Đôi mắt khác. Nhưng vẫn là đôi mắt của mười năm xưa. Vẫn gương mặt phúc hậu trăng rằm. Vẫn những nét cong bay bổng trẻ trung của cơ thể tinh khiết. Còn anh thì đã già. Tóc xù dài, những thớ thịt nhão và xệ ra, mi mắt mọng húp. Răng vàng khè và hơi thở hôi mùi thuốc lá. Anh không còn là chàng trai trẻ măng, mình lẳn cá trắm, cũng như không còn là người yêu của cô nữa. - Anh có mấy cháu rồi - Cô hỏi. - Một. - Chị và cháu khỏe chứ? - Ôi dào hỏi chuyện ấy làm gì! - Chị ấy vẫn ở Đoàn Ca nhạc - Thôi... bảo đừng nhắc đến nữa. Chúng mình cùng nhắm mắt, coi như không có mười năm qua. Và bây giờ anh lại là cậu kỹ sư lai ghép của đồi cam Xứ Hạ... - Coi như thế nào được - Cô gái khẽ cười. - Trời. Ước gì quay trở lại những ngày hồn nhiên trẻ trung đẹp đẽ xa xưa... - Điều ước thật viển vông. - Em không muốn thế sao? - Không. Anh bước tới đầu hè. Một cây cam mới bói đang treo quả tròn mọng. Anh hái một trái. - Em như là cây cam mới bói này. - Nhưng anh không được trầy quả mùa đầu như thế! - Em vẫn giận anh lắm sao? - Ôi, sức mấy!Giận thế thì sao sống được đến ngày nay. - Sao em chưa lấy chồng? - Điều ấy không liên quan gì tới anh. * * * - Tôi nói cho cô biết, cô đừng có cậy sắc cậy tài. Tài gì cô? Hát như mèo hen kêu. Người ta buồn quá chả có gì tiêu khiển thấy một đứa con gái nhún nhẩy cười duyên gân cổ lên làm trò thì người ta cũng ngồi xem cho qua buổi.
  • 4. - Này, khi đã cãi nhau thì đừng có đụng đến nghề nghiệp của nhau. Nhưng vì anh đã nói nên tôi phải trả đũa. Tôi dù sao cũng phải đổ mồ hôi khản giọng, còn hơn anh lúc nào cũng ngồi tán láo với nhau trên phòng làm việc. Kỹ sư như anh thì mới là thoát nạn mù chữ chứ làm được cái trò trống gì. Tôi đâu có lạ cái chương trình Đại học Nông nghiệp của anh. Môn nào cũng chuồn chuồn đạp nước một tý. Kỹ sư như anh chẳng qua có 13 cái bằng sơ cấp cộng lại. Tôi cũng nhầm nên mới vớ phải anh. Anh chính cống là thằng nhà quê đen như củ súng, suốt ngày chăn trâu, vày nước đầm, may mà học được 13 cái môn sơ cấp kia để lòe đời... T. ném cái chén đến choang một cái xuống nền gạch. - Của anh sắm bao giờ đấy mà anh đập - Hàn, vợ T. tru tréo - Cái ngữ anh mũi dòm mồm, vắt mũi thì đút xuống miệng, suốt đời mua sắm được cái gì! - Cô bước ra khôi nhà tôi đi. - Nhà anh bao giờ đấy! Dơ! Xấu! Cái mặt anh lại đòi có nhà cơ! Nhà này là Sở Nhà đất cho tôi. Anh chỉ là đồ ở ghé! Không có tài ngoại giao của gái này thì cái ngữ anh còn ở mái giấy dầu. T. cảm thấy đuối lý. Con gái T. ngồi chứng kiến cuộc cãi cọ kịch liệt giữa bố và mẹ, nước mắt ròng ròng. Giữa lúc đó đột ngột có tiếng gõ cửa. - T. ơi, có nhà không? Tiếng giày lộp cộp bước hấp tấp khác hẳn lúc bình thường. - Kìa các cậu, có gì mà mặt tái xanh cả với nhau thế kia - T. chạy ra kêu lên. Ba người bạn, một người cao gầy ở phòng Lao động tiền lương, một người to béo ở phòng Tổ chức, một người ngăm đen ở phòng Kế hoạch, cùng gieo mình đánh phịch trên ghế. - Chết cả nút các cậu ạ - Một người lên tiếng. - Cái gì mới được chứ? - Cậu cứ ru rú ở nhà cãi nhau với vợ không đến cơ quan không biết. Lão Kỉnh đã nhận được quyết định lên quyền Trưởng ty rồi. - Trời. * * * Anh đến vườn cam Xứ Hạ ngày ấy cũng vào dịp tháng chạp. Cũng nắng màu hoa hòe như ngân lại không trôi đi được. Cũng tiếng tắc kè kêu, tiếng bánh xe trâu lọc cọc, tiếng cối kéo mật ken két, cũng mùi khói hun đất bảng lảng trong sương chiều. Anh đeo một cái ba lô nặng sách vở và đi bộ tắt qua đồi đầy hoa mẫu đơn dại. Anh về đây để nghiên cứu cây cam truyền thống nổi tiếng. Chuyên đề xứng đáng lắm, bõ công lắm. Anh sẽ đóng góp công sức cho cây cam có năng suất cao hơn, quả to hơn, đẹp hơn... Anh được người ta giao hẳn cho một vùng bãi rộng một hécta để làm trại thí nghiệm. Đội kỹ thuật gồm năm cô gái do Nghi, người có bằng trung cấp làm đội trưrởng. Không biết là anh nảy ra ý định yêu Nghi trước hay là Nghi nảy ra ý định yêu anh trước. Nhưng anh nhớ là ngày ấy anh nhát lắm. Rất tự ty, cứ nghĩ là mình chả ra cái gì. Một người xinh đẹp như Nghi đâu có thèm yêu mình. Nghi phải yêu một người như thế nào kia chứ. Nhưng một hôm, hai người đi trẩy cam, anh đã giả vờ chạm vào tay Nghi. Nghi để yên không rụt lại. Anh thấy vững dạ. Hôm sau anh lại giả vờ bảo xem tướng tay cho Nghi, Nghi xòe bàn tay phải, ngón thanh tú nuột nà như búp ngọc lan. Mới đầu anh khẽ đỡ, rồi anh cầm hẳn lấy bàn tay và nói huyên thuyên. Nào đường tài hoa rất đậm, đường công danh thì
  • 5. rực rỡ, tuổi thọ đến 90. Lúc đó anh chưa biết nói đường của cải. Những năm ấy người ta chưa có tâm lý trọng vật chất như gần đây. Nịnh số giàu là không phải đường. Hết cả những lời huyên thuyên rồi mà anh vẫn chưa buông tay cô... Cô rút nhè nhẹ, má đỏ ửng... Anh chỉ sợ sẽ bị ăn tát. Anh đã rút kinh nghiệm hồi ở đại học. Một hôm anh đưa tay đỡ nhẹ eo lưng cô gái học dốt mà anh vẫn phụ đạo. Chỉ thế thôi mà cô ấy giang thẳng cánh tay tát làm mắt anh đổ hoa cà hoa cải. Từ ấy anh đâm ra hốt, cho nên phải cẩn thận chắc ăn. Cầm được tay Nghi rồi anh yên tâm về nhà làm thơ tặng cô. Nhưng làm đâu có dễ... Mấy tập thơ tình mượn của thư viện thì toàn thứ tình cổ lỗ quá, không làm sao cóp được. Thơ tình trên báo chí toàn lồng nội dung sản xuất, chiến đấu, cũng khó hợp. Anh thật sự khổ tâm không có nổi một bài thơ tình để tặng Nghi. Nhưng rồi anh cũng yêu được Nghi mà chẳng cần phải thơ phú gì cả. Anh về ở trọ trong nhà Nghi. Mẹ Nghi chưa chi đã thương anh như con đẻ. Nhà chỉ có một mẹ một con. Vườn cam riêng của gia đình rộng mênh mông, cảnh nhà đầm ấm. Công việc của anh vẫn tiến triển nhưng chậm quá. Những cây cam trong trại thí nghiệm chả khác ngoài được tẹo nào. Anh sốt ruột. Mọi sự vồ vập ban đầu, sự hy vọng vào kỹ thuật mới đã giảm bớt. Anh phải làm một cái gì nổi trò trống chứ. Anh phải là một nhà gì chứ chả lẽ là đồ vô tích sự à. Điều anh muốn quả nhiên thành sự thật. Ở Xứ Hạ đến năm thứ năm thì trại thí nghiệm mọc lên một thứ cam mới. Những quả cam to gấp bội, vỏ mỏng, đẹp mã và sai như trấu trát. Chỉ có điều ăn nó không ngọt. Quả nào tốt lắm cũng chỉ có vị dôn dốt... Còn nói chung thì chua loét. Anh đã lai cam Xứ Hạ truyền thống với cam chua. Giống cam chua thật khoẻ, thật hung bạo kia lớn nhanh như thổi, quả bằng cái bát, sai níu gãy cành. Nguyên giống của nó thì chua gẫy răng. Được lai với cam ngọt sắc của Xứ Hạ nó đã bớt cái vị hoang dại trở thành dễ chịu hơn. Thế là anh thành công. Anh công bố công trình của mình và đề nghị trồng đại trà tác phẩm mới này. Anh nói với ban lãnh đạo vùng chuyên canh: - Cam truyền thống ngọt thì ngọt thật, nhưng năng suất thấp quá, khả năng chịu bệnh kém, tỷ lệ quả kẹ nhiều, tuổi thọ của cây hạn chế. Cam truyền thống khó tính như con cầu. Giống lai này có ưu thế hơn hẳn. Năng suất gấp đôi, tội gì ta không thay giống. - Nhưng nó không ngon bằng - Nghi cãi. - Thế nào là ngon. Ngon hay không chẳng qua là tại cái lưỡi mình có quen ăn hay không? Người Việt Nam thiếu chất đường hễ cứ thấy ngọt là thích. Quốc tế họ lại thích chua. Họ đâu có thiếu chất đường. Khó gì cái chất đường. Cho vài cùi dìa vào là cốc cam chua thành cam ngọt ngay. Phân tích thành phần hóa học: chất bổ trong cam chua chẳng kém gì cam truyền thống! Vấn đề bây giờ là phải làm cho cam nhiều như sỏi đá. Hoàn cảnh ta bây giờ cứ nhiều là tốt rồi. Giải quyết số lượng cái đã. Phải có con mắt kinh tế. Cam chua là con đường kinh tế nhất! Lý lẽ của anh thật hay, thật hùng hồn. Mùa xuân năm ấy cam chua bắt đầu được trồng hàng loạt. Cam chua mang sức sống hoang dại, chỉ vài ba năm đã kết quả trông thấy. Ngoại thương khi lựa cam để mua chỉ căn cứ vào kích thước to, đẹp mã, quả đều. Cam chua được giá. Chẳng bao lâu diện tích cam ngọt bị thu hẹp dần. Thế là cuộc “cách mạng xanh” của anh đã thành công. Anh bỗng trở thành “to phe”. Tên tuổi nổi như cồn. Những cụ già khi nuốt miếng cam chua không khỏi nhắm mắt buông một tiếng chửi anh. Nhưng chửi thì chửi, mặc kệ, anh vẫn là người làm nên một chuyện động trời ở đây. Bây giờ anh chả còn là người thường. Anh được ví như Mít-xu-rin. Tên tuổi anh khá quen thuộc. Chả khó khăn gì, chỉ cần ngỏ ý một câu là anh về thẳng Ty Nông nghiệp ngồi ghế trưởng phòng kỹ thuật trồng trọt.
  • 6. Anh rời bỏ vùng cam Xứ Hạ. Và sang đến quý ba của năm đó thì anh cũng cắt đứt với Nghi. Đúng là ngày xưa anh ngây thơ quá. Tỏ tình với Nghi mà anh đã sợ run lên, trống ngực thình thịch. Té ra anh chưa hiều hết giá trị của mình, chưa khám phá hết chính mình. Nghi không hỏi vì sao anh đá cô. Hỏi làm gì. Không yêu là không yêu! Thế thôi! Không thích nữa thì không yêu. Chả phải vì Nghi luôn phản đối anh chuyện lai cam chua. Chả phải vì Nghi không xinh đẹp... Chỉ biết là anh không yêu Nghi nữa. Thế thôi! Và bây giờ thì anh yêu Hàn. Nghi như bông huệ trắng. Hàn như bông hồng nhung. Hồng nhung rực rỡ chói chang lắm. Anh chết mệt mỗi khi thấy Hàn lộng lẫy trên sân khấu. Hàn hát những bài nội dung về thâm canh lúa, về nuôi lợn, về đào đất, nhưng điệu bộ lại uốn éo dậm dật như trong một ban nhạc Ja nào. Anh khôn chán. Anh sợ Hàn sẽ đá anh như anh đã đá Nghi. Nên yêu rồi thì cưới liền tay. Thế là Hàn chả bỏ được anh nữa. Nhưng Hàn cũng chả bỏ được cái tính đanh đá, thói lười biếng sau khi thành vợ anh. Cũng chả bỏ được cái tật ăn quà như mỏ khoét, chả bỏ đuợc tính đành hanh kênh kiệu, khinh người... * * * Hai người lại đi giữa vườn cam. - Như đi trong giấc mơ em nhỉ - Anh thốt lên. - Có gì mà mơ. - Em có bao giờ thấy một cảnh thần tiên. Những cây treo quả vàng, quả bạc óng ánh ảo huyền. Còn anh thì chuếnh choáng hư hư thực thực, đi bên em. - Đi bên em thì xơ múi gì? - Chúng mình đi bên nhau như mười năm xưa... Phải, mười năm xưa, anh đã đi bên cô, nhưng rồi anh cuốn xéo hẳn. Đi không ngoái cổ lại. Ngày ấy Nghi bàng hoàng nhìn ra đất trời chỉ thấy toàn những trái cam chua mà anh để lại. Những quả cam chua sao không cuốn xéo theo kẻ ấy. Nghi đau khổ mất nửa năm. Và cô trở thành một người chợt nhớ chợt quên. Cái lược cài ở liếp mà thỉnh thoảng tìm mãi không ra... Cô nhìn trong gương. Con bé trong ấy không phải là cô nữa. Đôi mắt nó lặng như đáy hồ thu. Mắt cô vui kia mà. Gò má màu hoa hồng bạch hình như đã phai sương. Phảng phất mùi thuốc lá ô trọc của hắn còn đâu đây trên mái tóc. Cô bật khóc. Nhưng khóc rồi thì cũng phải nín. Cô lặng lẽ như một cái bóng. Cô giặt kỹ và phơi nhiều nắng tấm khăn choàng mà hắn đã nhiều lần ấp môi vào đó. Mình là một đứa dớ dẩn! Nửa năm sau cô nghĩ như thế. Và cô bật cười khanh khách. Má cô vẫn còn nguyên màu hoa hồng bạch tinh sương. Chẳng có mùi thuốc lá thuốc liếc vớ vẩn nào còn lẩn quất ở đây cả. Cô nhảy tung tăng giữa vườn cam đang mùa hoa trắng muốt. Hoa cam trinh bạch đến lạ lùng. Con chim bách thanh quen thuộc của đồi cam bay đến hót ríu rít sau lưng cô. Nó chả sợ gì cô cả. Càng ngày nó càng sà đến gần. Cô định bắt chước tiếng nó hót nhưng không đuợc. Buồn cười quá. Cô cười rũ ra. Mẹ cô chạy lại hỏi : - Mày cười với ai thế? - Với con chim bách thanh. - Còn bé lắm đấy! Lấy chồng được rồi mà như trẻ con. - Mẹ ơi mẹ có ghét cái giống cam chua này không - cô đột ngột hỏi. - Cái thằng ôn vật nó đem cái giống chết tử chết tiệt này về làm hại cả làng người ta rồi tếch đi mất. - Con sẽ đền mẹ, mẹ ạ! - Đền cái tông giống nhà chị. - Cơn dịch nào rồi cũng đi qua chứ mẹ.
  • 7. Mẹ chẳng hơi đâu mà cãi nhau với cô nữa. Nhưng bà yên tâm vì lại thấy con mình trở lại y hệt ngày xưa. Ngày nó dậy thì, mới lớn. Ngày nó chưa biết cái thằng ôn vật ấy... - Làm sao thay giống được cả một vùng cam chua sang ngọt thế này - Anh thật sự ngạc nhiên hỏi. - Làm sao mà anh thay giống được cả một vùng cam ngọt sang chua. Anh bẽn lẽn: - Em phải mất mấy năm? - Ngắn hơn thời gian của anh. - Cam chua không phải là không có ích - Anh cố cãi - Năng suất của nó cao. - Nhưng giống cam truyền thống ngọt sắc của em bây giờ được trồng theo kỹ thuật mới cũng cho năng suất gấp bội, thì lại càng có ích hơn. - Tất nhiên! - Nhưng tại sao anh không làm theo cái sự tất nhiên ấy. - Trình độ kỹ thuật của thời điểm lúc bấy giờ chưa cho phép. - Không đúng - Cô bác thẳng cánh. Anh ầm ừ trong cổ họng. Nắng hanh như run rẩy phập phồng quanh những lùm cam trĩu nặng. - Em như trái cam đang bắt đầu dậng mã dậy thì này. Cô cười nhạt: - Thời ấy của em qua rồi. - Chưa qua - Anh khăng khăng cãi. - Chị và cháu trên tỉnh khoẻ chứ - Cô độp một câu chen ngang chấm dứt. - Anh bây giờ chỉ có một mình. - Sao lại rũ tuột vợ con đi thế - Cô phá lên cười. - Anh đã nhầm. Anh là thằng con giai xuẩn ngốc. Anh là thằng mù. Là đứa dở người, ngu độn. - Ấy chết, sao lại rủa xả độc miệng thế. Mà toàn rủa oan cả. - Anh đã cầm ngọc trong tay, lại để lăn đi mất. - Vợ đẹp con khôn còn thắc mắc nỗi gì. - Vợ anh là con quạ mổ, con thần nanh đỏ mỏ. - Đừng đồ oan cho chị ấy. - Anh sẽ tìm cách giải thoát đời anh... Anh bây giờ như con thuyền bơ vơ không bến. Cô bĩu môi. Anh mặc kệ. Anh biết con nghé bao giờ đầu tiên nó cũng rất bướng bỉnh, nhưng khi đã xỏ được mũi rồi thì tha hồ dắt đi. - Em có nhớ cũng đồi này năm xưa... - Không, quên hết rồi... Anh lại vít nhành cam bẻ một trái ôm vào ngực: - Tim em cũng tươi thắm như thế này. - Tim người ta mà dứt đứt ra thế kia thì chết cha người ta còn gì nữa. - Đây là trái tim của tình yêu. - Những câu văn hoa hả hơi quá rồi anh. Anh đứng sững. Có lẽ nào con nghé tơ không để cho anh xỏ mũi nữa. Nó đã thành con trâu lớn có sừng rồi!
  • 8. - Em tha thứ cho anh đi! Anh sẽ về thị xã bỏ vợ ngay tức khắc. Vợ anh nó cũng sẵn sàng ly dị. Em gật đầu cho anh một cái đi - Anh mặc cả xít xao nước rút - Ông Kỉnh đã lên chức trưởng ty rồi, anh đã bị “thua trận” ở cơ quan. Anh lại muốn về vùng cam, về ở hẳn đến già! Anh sẽ lại nghiên cứu lai ghép cho cây cam ngày một năng suất cao. Anh lại y như ngày xưa, ở trong ngôi nhà yên ấm với Mẹ và Em. Chúng ta hãy cùng quên hết quá khứ... Chỉ còn tình yêu trong trắng thơ mộng. Ngày ngày chúng ta dắt nhau đi dưới vườn cam nghe chim hót. Anh chán sự bon chen lắm rồi. Bây giờ chỉ có em là tất cả... Em hãy gật đầu cho anh một cái đi, gật đi - Anh năn nỉ. - Này anh! Hãy mở to mắt nhìn nhé. Cô nghiêm trang lắc những cái thật mạnh. - Trời! Một rừng cam ngọt thế này mà sao em lại ban cho anh một trái chua trái chát đến như vậy. - Vì đó là trái của anh tạo nên. Cô trả lời quả quyết! Hà N i, 10-82ộ Trệch toạ độ(1) Truyện vui on người ta sống trong mối quan hệ xã hội ở nhiều “toạ độ” khác nhau. Toạ độ cha mẹ và con cái, toạ độ vợ chồng, toạ độ bạn bè, toạ độ đồng nghiệp v.v...CNhân viên và sếp, một toạ độ. Bồ bịch, một toạ độ khác... Biết bao nhiêu toạ độ là toạ độ. Ông Trếch một người đàn ông bình thường. Như một chiếc kim đồng hồ, ông quay đều đặn quanh những “con số - toạ độ” của mình. Nhưng không hiểu sao một ngày kia, cái kim đồng hồ bỗng chạy sai đi một nấc. Đáng lẽ chỉ 1 giờ nó lại chỉ 2. Đáng lẽ mới 2 thì nó lại sang 3. Đáng lẽ 3 thì nó 4. Cứ thế cái kim đồng hồ quay lẫn lộn lung tung hết cả. Là nhân viên cao cấp của Văn phòng bộ Du lịch do một bà giáo sư tiến sĩ làm tổng trưởng, hàng ngày ông Trếch đến Sở đều đặn. Buổi sáng hôm ấy, trước khi đi làm, đáng lẽ tạm biệt vợ bằng một cái hôn theo thói quen viên chức như thường lệ, thì ông lại đến trước bà cung kính nhấc mũ rất kiểu cách và khúm núm. - Xin chào Bà tổng trưởng ạ. - Không dám chào quý ông - Bà vợ tưởng chồng đùa, cũng đáp lại. Ông ấy dạo này dí dỏm gớm. - Thưa Bà... Cho phép tôi được tường trình với bà về công việc... 1(1) B i c nh truy n là xã h i mi n Nam tr c năm 1975.ố ả ệ ộ ề ướ
  • 9. - Tôi cho phép, ông nói đi. - Thưa Bà... Bộ ta phải chuyển cho Ban of France ngân phiếu 12 triệu đồng về khoản... Đề nghị Bà kí vào Ngân phiếu cho ạ... Ông Trếch chìa tập séc. Bà vợ thò cây viết Bíc ký toẹt một chữ như giun bò, rồi toét miệng cười. Ông ấy muốn diễn một tấn hài kịch nhỏ, tôn mình làm “tổng trưởng”, để mua vui cho vợ. Thật là một người chồng tế nhị. - Ông Trếch - Bà vợ tiếp tục nhập vai vở kịch - Ông là một nhân viên mẫn cán của Bộ ta. Ông phục vụ tôi - tức là bà tổng trưởng - thật tận tâm. Để thưởng công lao ấy, kể từ ngày hôm nay tôi thưởng cho ông một trật lương... - Đa tạ bà. - Thế nào? Cuộc Sống riêng của ông vẫn ổn chứ. “Nền tài chính” gia đình ra sao? - Dạ thưa bà cũng tàm tạm. - “Bà nhà” là người thế nào? - Dạ nhà tôi là một người đàn bà Việt Nam “cổ điển”, rất mẫu mực ạ. - Ông hài lòng về bà ta chứ? - Hài lòng ạ. - Ông có vụng trộm cặp bồ với các đào khác không? BàTrếch mắt đenlúng liếng vẫn tiếptục đùa cợt chồng. - Dạ tôi cũng là một người đàn ông “cổ điển” ạ, chỉ biết chăm lo làm ăn, không nghĩ đến chuyện chơi bời. Màn kịch - theo bà vợ tưởng - cứ thế tiếp tục kéo dài. Đời người sống được bao nhiêu. Mỗi một tiếng cười làm cho người ta kéo dài thêm tuổi thọ 5 giây. Vậy thì tội gì không cười. Cuộc sống hàng ngày lo ăn lo mặc, lo công việc. Lo lo, lo, lúc nào cũng lút đầu. Thời gian của người 8/10 là đăm chiêu tính toán. Tạm chia một đời người ra thế này: tuổi con nít là vui nhất. Con nít lấy chơi đùa làm vui. Hoa niên lấy yêu đương làm vui. Khi thành gia thất lấy sự hăm hở thực hiện chương trình cuộc đời làm vui. Sang tuổi xế bóng thì chỉ có lo lắng đăm chiêu. Mọi trò xưa đều trở thành vô nghĩa không làm người ta vui được. Cho nên hôm nay ông phải bày trò lạ làm vui... - Thưa bà tổng trưởng - Ông Trếch vẫn tiếp tục cung kính... - Thi hành công điện số 15 PTT của Phủ Tổng thống về việc giao cho Bộ ta chủ quản tổ chức mùa thi Hoa hậu năm nay... - A... mùa thi hoa hậu... Tuyệt lắm - Bà Trếch reo lên - Năm nay với tư cách tổng trưởng Bộ Du lịch do ông làm... nhân viên văn phòng... Tôi sẽ chính thức làm Chánh chủ khảo. Chỉ tôi mới có con mắt sành điệu phát hiện ra thế nào là một người con gái đẹp... Đại để giống như... tôi hồi 20 năm về trước: 80-42-82. Đó phải như thế... 80-42-82, ông nhớ kỹ cho cái “hằng đẳng thức” ấy. Hí hí... Ông Trếch, sao mặt ông đực ra thế kia... không hiểu gì phải không.... 80 là vòng ngực... 42 là vòng eo... 82 là vòng mông... Ôi dào, đàn ông các anh có mắt cũng như mù, cứ thấy đứa nào “mỡ màng” một tí, vội cho là mỹ nữ, thế là mắt la mày lém. Nhất là ông ấy, chính ông “Trếch nhân viên” của tôi ấy, thì lại càng chẳng biết cóc thế nào là đàn bà đẹp. Vì thế mùa thi hoa hậu năm nay tôi không cho ông tham gia Ban giám khảo nữa. Nghe chưa!.. Đây là quyết định chính thức của tôi - bà tổng trưởng. Ông Trếch mặt đực ra, tần ngần, tiếc rẻ, nhưng cam chịu sự phán quyết ấy theo đúng truyền thống những nhân viên được đào tạo từ thời Tây thuộc địa.
  • 10. Trời ơi, ông ấy đóng kịch mới khéo làm sao. Thế này mà ông ấy không thành diễn viên điện ảnh kể cũng lạ. Lẽ ra ông phải là tài tử màn bạc nổi tiếng mới đúng chứ... - Thưa bà tổng trưởng... Tôi rất lấy làm sung sướng vì đã được phục vụ ở Bộ ta 15 năm có lẻ. Tôi đã trải qua bốn đời tổng trưởng, nhưng tôi thành thật bộc lộ với Bà rằng chưa bao giờ tôi thấy vinh hạnh như những năm tháng này. Bà là một giáo sư tiến sĩ tên tuổi, tầm cỡ quốc tế, một nhà văn hoá lớn, nhà nhân văn chủ nghĩa, đáng đưa vào từ điển Larút... Bà đã điều hành guồng máy Du lịch này một cách tuyệt hảo... - Cám ơn ông Trếch quá khen tôi! Nhưng hình như trong khi đang nói về những vấn đề lớn lao ấy thì mắt ông cứ hau háu nhìn tôi... Khổ thân “ông nhân viên” của em quá. Thương “nắm”, thương “nắm”... Nào lại đây... - Dạ... Đa tạ bà... Dạ tôi không dám ạ. - Ông Trếch đi xe lui, lưng khom, mắt cúi xuống như kẻ thường dân không dám nhìn long nhan. Khi ông đi khỏi, bà Trếch cười ré lên, cười sặc sụa, vùng vẫy trên giường mà cười. Tràng cười vui, giòn tan, sảng khoái. Nếu tổng cộng những tiếng cười này có thể thọ thêm đến 15 phút. * * * Ở Sở về, ông Trếch ghé quán “Nai đồng quê” ven đường. - A... chào bạn... Vào đây vào đây... Một người đàn ông da bóng nhẫy như bôi mỡ, ria con kiến, vui vẻ vẫy tay. Đó chính là chủ quán Nai đồng quê. 1/3 lương tháng của ông Trếch “gửi” vào quán này. Nhưng chủ “Nai đồng quê” là một người tốt, biết điều, bao giờ cũng bán rẻ cho ông, hơn thế nữa luôn là bạn nhậu của ông. Cả hai cùng “ghiền” thứ “đặc chủng” này. Thịt chó, thịt cầy, cả hai từ nghe đều dung tục. Mà tính bà chủ quán lại rất thích những cái gì mơ mộng trữ tình, mặc dù bà ghiền thứ thịt đặc chủng này bằng cả hai ông kia cộng lại. Chịu ảnh hưởng của văn hoá Châu Âu, bà ghê tởm khi phải nghe những âm từ “ăn... thịt... chó”. Vì thế bà nghĩ ra từ “Nai đồng quê” thay thế. Trên đời này, không biết thế nào thật! Cái thứ thịt ngon nhất thế giới - thịt cầy - thì một nửa thế giới (tức là Âu - Mỹ) giầu có nhất, sành ăn nhất lại lắc đầu. Vậy là họ dại mồm hơn ta nhiều ông Trếch ạ - Ông chủ Nai đồng quê đưa ra “luận thuyết”. - Họ chê thì ta càng được chén nhiều - Ông Trếch khoái trí. Câu chuyện mặn mà trong các bữa nhậu của đôi bạn ghiền Nai đồng quê từ trước đến nay thường là như sau: - Ngon tuyệt... Béo ngậy... Riềng mẻ mắm tôm bao giờ cũng nên bóp kĩ cho ngấm trước một tiếng đồng hồ... - Một miếng nầm chó đánh ngã cả đĩa thịt mông. - Pín khẩu óc áp huyết là món “biểu tượng” của quán chúng tôi. Giá bán một đĩa bằng cả con cầy cộng lại. - Pín khẩu tiếng Tầu, xin lỗi bác, có nghĩa là, vâng bác bỏ quá cho, là... là... cái cu con cầy... Làm cầu kỳ lắm, với hàng chục gia vị, và để nguyên dạng trên đĩa sứ đời Thanh! - Dồi chó cũng là một món “bí truyền”. Nó phải có lá cúc tần - cái hương vị truyền thống của ông bà mình. - Chả gan chó thì phải kẹp lá na non lẫn mỡ chài rồi nướng trên than hoa.
  • 11. - Khi thui chó phải thui bằng rơm, không được thui bằng than hay điện. Mà phải rơm nếp. Hơi rơm, hơi khói, hơi tro... tất cả những cái đó ngấm vào làn da vàng ươm của con chó, tạo nên một hương vị đặc biệt mang tính chất “truyền thống”, “dân gian”, thiếu cái hương vị đó, miếng thịt chó vứt đi... ... Hôm nay ông Trếch lại có dịp ngồi với ông chủ quán “Nai đồng quê”. Trước mặt họ đủ món nhắm: luộc, nướng, chả lá na, dồi, rựa mận. Ông chủ bắt đầu rót rượu, và lại tiếp tục câu chuyện muôn thuở. - Ngon tuyệt... béo ngậy... Riềng mẻ mắm tôm bao giờ cũng nên bóp kỹ... Nhưng hôm nay ông Trếch trệch toạ độ. - Vừa rồi tôi có đọc cuốn Lịch sử triết học - Ông Trếch bắt đầu như mọi lần vẫn cao đàm khoát luận với một anh bạn đỗ thạc sĩ triết học ở Pari từ hồi trước Đại chiến thế giới thứ II - Tôi giật mình thấy rằng nền triết học phương Đông phát triển thật sớm. Các đại biểu lỗi lạc nhất của tư tưởng triết học phương Đông cách đây hàng mấy ngàn năm đã chỉ ra rằng... - Ngon tuyệt... Béo ngậy... Riềng mẻ mắm tôm bao giờ cũng nên bóp kỹ. - Còn bên phương Tây thì từ Aríttốt đã chỉ ra rằng... - Một miếng nầm chó đánh ngã cả đĩa thịt mông. - Triết học là khoa học của mọi khoa học. Triết học thực sự soi rọi cuộc sống, phát hiện ra mọi quy luật cuộc sống. - Pín khẩu óc áp huyết là món... - Triết học là một tư duy trừu tượng. Để con người nhận biết nó ngày một dễ dàng hơn, ngày nay một số nhà triết học có khuynh hướng tìm cách diễn đạt bằng văn học. - Pín khẩu tiếng Tầu, xin lỗi bác, có nghĩa là... - Trong những năm gần đây, triết học hiện sinh ở phương Tây đã trở thành “thời trang”... - Nhưng dù sao dồi chó cũng là một món ngon tuyệt chứ. - Bùng nổ trong thanh niên phương Tây một lối sống hiện sinh. - Khi thui chó phải thui bằng rơm nếp... Câu chuyện giữa đôi bạn nhậu diễn ra mặn mà, đầm ấm, ăn ý, gắn bó suốt cả buổi. * * * Từ trong quầng sáng đục của hành lang ốp đá hoa cương, một người đàn bà trông hệt một “hoàng thái hậu”, bước ra vùng ánh điện trắng. Người hầu gái vừa báo cho bà biết có ông Trếch ở bộ Du lịch, vốn là bạn văn chương của bà, tới thăm. Bà “hoàng thái hậu” bước từng bước nhẹ trên đôi hài gấm với dáng đi của bậc một thời “quốc sắc thiên hương” và với điệu bộ của bậc “mẫu nghi thiên hạ”. Bà già vốn là một nữ sĩ văn tài có thể sánh ngang với Bà Huyện Thanh Quan thời xưa, và quyết một lòng tiếp nối dòng thơ Bà Huyện Thanh Quan. Mặc cho các trào lưu thơ mới, thơ hiện đại, thơ môđéc trúc trắc không vần ào ạt như sóng biển dội trên văn đàn, bà vẫn đóng chặt ngôi biệt thự mái cong, cửa chạm rồng phượng, đốt lò hương, thắp nến bạch lạp, trải giấy hoa tiên viết những dòng thơ Đường luật thanh tao như tuyết như sương chắt chiu từ trái tim hoài cổ. Đêm đêm mái tóc pha sương của người nữ sĩ gối lên những tập Tống thi, Đường thi in Thạch bản từ thế kỷ trước. Bà quý ông Trếch ở chỗ ông là người biết cùng bà nâng chén trà hái từ đỉnh núi Vũ Di tuyết phủ mà ngẩn ngơ tiếc cánh hạc vàng đã bay đi, để lại ngôi lầu Hoàng Hạc cô đơn giữa sông tạnh cây bày Hán Dương và bãi xa cỏ non Anh Vũ...
  • 12. Bà nữ sĩ cung kính cúi chào ông Trếch, mời ông ngồi bên hòn non bộ dưới mái “Nghênh phong các” uống trà thưởng nguyệt đêm nay. Theo thói quen như mọi khi, bà ngâm nga “Nhành Chương đài liễu ngày xưa. Biếc xanh tha thướt bây giờ còn chăng. Ví dầu còn có biếc xanh...” - Dồi chó, chả chó kẹp lá na riềng mẻ mắm tôm bóp kỹ thịt nầm, - Ông Trếch bắt đầu câu chuyện. Bà nữ sĩ vẫn lim dim nhìn “cành liễu Chương đài” với tấm lòng khắc khoải “Thì tay ai đã vin cành bẻ tơ” không để ý lời ông Trếch... Rồi mái tóc bạc run nhè nhẹ, bà ngâm nga tiếp: - Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hoả đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền - Dồi chó nhất thiết phải có nhiều mỡ chài mới béo. Ngoài ra chỗ khấu đuôi nấu rựa mận là tuyệt nhất... Bà nữ sĩ trố mắt kinh hoàng nhìn ông Trếch, mái tóc Hoàng thái hậu pha sương rung từng sợi. Bà vịn tay vào nhành liễu, lê từng bước trên đôi hài gấm về phía sảnh đường, suýt khuỵu ngã mấy lần... Ông Trếch vung tay, vẻ kết thúc buổi tranh luận: - Dồi chó vàng nướng chả là ngon nhất. * * * Bà Trếch ngồi một mình buồn tênh trong phòng khách. Gió đông hây hẩy. Gió đông làm cho đôi má bà cứ đỏ rạo đỏ rực lên. Cửa phòng xịch mở. Ông Trếch tiến vào, bỏ mũ úp ngực cung kính: - Xin chào bà tổng trưởng ạ. Bà Trếch lại mỉm cười: - Chào ông nhân viên già mẫn cán. Rồi bà đi ưỡn ẹo, ưỡn ẹo quanh ông. Ông Trếch vẫn đứng khép nép như đứa học trò trước mắt cô giáo. Bà Trếch uốn cong ngón tay trỏ dí vào trán ông, cười tủm, rồi lại đi ưỡn ẹo như “Thị Mầu lên chùa”. Ông thủ vai kịch nói giỏi, thì gái này thủ vai chèo cũng có kém ai - Bà nghĩ. Ông Trếch vẫn cứ đứng đực trước mặt bà “tổng trưởng”, lúng búng như định nói cái gì mà không dám. Chuông đồng hồ điểm 7 tiếng, bà “tổng trưởng” hạ lệnh nghiêm khắc: - Ông về văn phòng chuẩn bị cho tôi một số tài liệu cần thiết để tôi sắp sửa đi thanh tra các sở trong toàn quốc nghe chưa... - Dạ... Xin sẵn sàng ạ... Ông Trếch xuống gara lấy chiếc HonĐa 67 phóng vèo đến Sở. Với dáng điệu một nhân vật quan trọng, bận rộn, ông hấp tấp đẩy cửa sảnh đường lớn của trụ sở Bộ, nhẩy hai bậc lên thang gác... Cắm cúi “cạo giấy” một mạch hết đúng một tiếng, ông mới ngáp vươn vai nghỉ xả hơi. Gió đông lùa qua cửa vào hây hẩy. Cái gió đông hay quá, cứ làm người ta rấm rứt cả người. Mắt nhắm lơ mơ, ông Trếch ngả đầu lên thành ghế. Vừa lúc ấy một người đàn bà cao lớn, vận áo dài nhung, mặt hoa da phấn, kính trắng lấp lánh, khoan thai bước vào. Đằng sau là cô thư ký người Nhật vận kimônô rực rỡ. Cô thư ký này vốn là học trò của bà hồi bà là giáo sư tiến sĩ bên Nhật; khi được mời về nước giữ chức tổng trưởng bộ Du lịch, bà đem theo cô về.
  • 13. Bà tổng trưởng ra hiệu cho cô thư ký dừng lại ngoài hành lang để một mình vào phòng làm việc với ông nhân viên cao cấp Văn phòng Bộ. - Chào ông Trếch, thi hành hiệp định đã ký giữa Bộ ta và Bộ Du lịch Nhật Bản, sắp tới sẽ có một đoàn gồm nhiều quan chức cao cấp của phía Nhật sang thăm ta. Tôi quyết định cử ông làm trưởng ban lễ tân... - Em muối cà pháo mặn bỏ xừ ra ấy... Bà tổng trưởng vẫn không để ý: - Ông phải vạch chương trình chuẩn bị chu đáo. Sau cuộc hội đàm giữa hai bộ lần này, sẽ có một khoản viện trợ bổ sung từ phía Nhật cho Bộ ta... - Chiều mai, em mua lấy mấy cân mắm tôm về trưng mỡ ăn dần... - Cái gì... Ông nói cái gì thế - Bà tổng trưởng đưa tay đón đôi kính trắng suýt rơi. - Em thì chỉ giỏi giả vờ. Bốn “cái tàu há mồm” nhà mình thì đến mắm ngoé nó cũng ăn, chứ đừng nói mắm tôm. - Ôi... ôi... Bà tổng trưởng run bần bật, không biết mình mê hay tỉnh. Ông Trếch đứng dậy, ngáp một cái, oằn oài, rồi thản nhiên vươn tay sờ vào khuy áo bà tổng trưởng, lặng lẽ cởi từng chiếc. Bà tổng trưởng đứng như trời trồng. Đã có những vụ ám sát chính trị lớn diễn ra giống như thế này. Khuynh hướng chính trị của bà ngả về phái Hữu đang cầm quyền trong nội các. Tên gián điệp đội lốt nhân viên văn phòng Bộ này là người của phe nào? Hữu, tả, cực đoan, ôn hoà, bảo thủ? Hay hắn làm việc cho cơ quan tình báo của Anh? Mỹ? Pháp? Ông Trếch thản nhiên xục tay mân mê vú bà tổng trưởng... 1986 Hoa sen trắng ý túc xá sinh viên chúng tôi ở trong một khu phố ngột ngạt không cây cối, tường xi măng lở loét. Chiều hè oi bức, người như cá nằm trên cạn. Thật sợ mất vía ngôi nhà ký túc giường tầng nhung nhúc người cởi trần. Có một buổi chiều như thế, tôi nghe tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng”. Tiếng rao trong trẻo như gợn gió nhẹ len vào gian phòng nực nội. Ngó ra thấy một cô gái xinh xắn, thanh mảnh, đòn gánh vút cong một gánh hoa sen. Tôi quyết định nhịn phần xôi sáng lấy tiền mua một bông. Sen chớm nở, cánh trắng muốt, nhị vàng lấp ló thơm ngát. K Về phòng, tìm chiếc lọ gốm cắm hoa, tôi cứ liên tưởng vẩn vơ. Hình bóng cô gái vấn vương gợi nhớ những bông sen trắng, hay là ngược lại, bông sen trắng gợi bóng hình cô. Bông hoa đem một chút hương đồng quê về với căn phòng bộn bề quần áo sách vở. Những chàng trai sinh viên mơ mộng chợt hiểu ra điều đó. Hai hôm sau, cô gái lại đến. Lần này phòng “phân công” người khác mua. - Mỗi chiều cô đến đây một lần nhé. - Tôi bảo. Cô mỉm cười:
  • 14. - Thường thì người ta mua cả bó 10 bông. Lặn lội đến tận phố hẻm này, chỉ bán được một bông, chả bõ. Tôi thật sự thất vọng, khi mấy chiều liền không thấy tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng” nữa! Nắng hè như càng oi bức ngột ngạt hơn. Tôi cầm sách xuống phố, tìm một góc vắng, cố nhét chữ nghĩa vào đầu. Nhưng chữ nghĩa cũng ngột ngạt, lộn xộn, không chịu vào cho. Tôi và nó đánh vật cùng nhau mệt phờ. Bỗng tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng” trong vắt như giót từ trên cao xuống. Giật mình cảm nhận mùi sen thơm ngát đâu đây. Tôi móc đồng bạc cuối cùng trong túi ra mua. Nhưng không dám hẹn cô ngày mai trở lại. Làm gì còn tiền. Đúng lúc tôi biết thân biết phận, chẳng mong đợi nữa thì cô lại đến đều đặn. Có hôm, từ sáng sớm, những bông hoa sen vừa hái dưới đầm lên còn đọng sương. Sao cô bảo: lặn lội đến phố hẻm này chả bõ... Tôi nhìn ánh mắt cô đọc được cái gì đó trong trẻo, hồn nhiên vui thích mỗi khi đưa hoa cho chúng tôi. * * * Mùa hạ có bao nhiêu ngày nhỉ. Và mùa sen đến bao giờ thì tàn. Bẵng đi mấy tuần, không thấy tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng”, giật mình nhìn lên, thấy trời đã sang thu tự lúc nào. Nắng vàng óng, mây xanh ngắt. Sang thu thì làm gì còn hoa sen. Thảo nào không thấy bóng cô gái. Tôi buồn buồn cái gì không rõ rệt. Sương thu làm cho tôi buồn hay sao. Đúng là tại sương thu thật, mù mịt đầy trời... Một buổi sớm, tôi đi dạo lang thang trong nắng thu, thì lại gặp cô gái. Cô đi bán lá sen. Những bó sen ép chặt đầy quang. - Hết mùa sen rồi hả cô? - Ừ, hết mùa sen rồi. Chỉ còn lá. Mùa thu, mùa cốm mới. Những hạt cốm xanh biếc gói trong mảnh lá sen xanh ngắt, buộc sợi rơm vàng. Lá sen thơm, cốm thơm, sợi rơm cũng thơm. Những cô hàng cốm tranh nhau mua lá sen của cô. Lá sen tươi như còn ẩm hơi sương. Còn thừa một chiếc lá, cô lấy che đầu. Nắng thu vàng chói làm má cô đỏ rực nẻ căng. Tôi xin chiếc lá. Bẻ những mẩu cuống nhỏ. Cuống gẫy, tơ sen lướt thướt tơ trời. - Nhà cô có đầm thả sen. - Tôi hỏi. - Vâng. - Đầm rộng và trong không? - Đầm sen nào mà chả trong. - Bao giờ cho tôi về chơi, bơi đầm sen nhé! - Mời anh. - Sợ thầy mẹ em không ưng. Những mảnh tơ sen dài lướt thướt quấn quít ngón tay tôi. Tôi và cô gái đã quen nhau. Rồi cô nói chuyện về chiếc đầm sen trước cửa nhà mà cha cô hồi trẻ đã đào để thả sen nuôi cá. Hoa sen góp phần nuôi sống cả nhà. Mùa hạ bán hoa. Mùa thu bán lá. Cuối thu bán gương sen. Mùa đông bán hạt sen già để làm mứt tết. Cô cho tôi ăn những chiếc gương sen, trong những lần gặp sau. Hạt sen non ngọt thơm, tan trên đầu lưỡi. Nhưng tôi vẫn chưa có dịp về chơi đầm sen. Cô bảo: Anh biết chèo thuyền nan không? Mùa hè, thuyền ngập trong lá và hoa. Đầu thu, thuyền trôi trên những cánh hoa sen rụng bồng bềnh trắng mặt đầm. Tôi nghĩ bao giờ học xong, cầm bằng tốt nghiệp trong tay, là tôi sẽ từ trường đi thẳng tới đầm sen. Tôi mong mong đợi đợi mơ hồ.
  • 15. Thời gian dần trôi. Có một hôm tôi lại giật mình. Bởi mùa hạ mới lại đến rồi, hoá ra tôi đã sống qua suốt một mùa lạnh. Và như thế là đã lâu lắm tôi không gặp cô gái. Nhưng mùa hạ đến tức là hoa sen đã nở. Tôi nhìn lịch, càng bàng hoàng khi nhận ra, vào cữ này, hoa sen đang rộ. Tại sao không thấy cô gái đến. Chiếc lọ gốm năm ngoái vẫn nằm chỏng trơ dưới chân giường, chẳng ai ngó ngàng. Tôi cũng không khêu chuyện hoa sen năm ngoái làm gì, sợ cả bọn trách móc. Chúng mà nhớ ra là chúng trách cô gái thật đấy. Chiếc lọ gốm không có hoa sen đến mùa hạ thứ hai thì bị môt cậu nào đó đá vỡ. Mảnh ném ngoài bãi rác. Tôi cũng chả ngồi đếm mùa hạ mùa thu làm gì nữa, vì cô gái đã bặt tăm. Tôi đã thi tốt nghiệp, và ra trường. Do trình độ Anh văn khá, được tuyển vào làm cho một Hãng đầu tư của Nhật, lương cao. Bây giờ, mỗi ngày tôi có thể mua cả bó sen trắng đẹp nhất để cắm, nhưng không hiểu sao, chẳng thiết. Một hôm tôi có nỗi buồn. Do sai sót tý chút trong kỹ thuật, tôi bị ông chủ mắng chửi, doạ đuổi việc, và giơ thẳng tay tát một cái vếu má. Khi cơn thịnh nộ của ông ta lui, tôi mới hoàn hồn. Ra khỏi văn phòng, tôi đi lơ vơ trên đường phố, thấm thía nỗi nhục nhã. Biết lấy gì để xua nỗi buồn. Phương pháp cổ điển: rượu và gái! Tôi vào một quán Karaôkê sang trọng. Tôi đâu có giọng hát. Nhưng mà cái giống karaôkê loa vọng lên réo rắt, nghe cũng xuôi tai. Vô tình bật đúng bài “Hoa sen trắng” tôi gân cổ hát: Em gái nhỏ ngày xưa Xuống đầm hoa sen tắm Trắng muốt trong nước xanh Giữa rừng hoa sen trắng Em cũng thành bông sen Trắng ngọc ngà tinh khiết Cùng mở nhị ngát hương Giữa trời xanh nước biếc. Thu đến hoa sen tàn Nhị vàng rơi lả tả Đời em cô gái nhỏ Có mùa thu không em. Trong ánh đèn mờ mịt như sương thu, một cô tiếp viên vào rót cho ly rượu Mác ten, nâng tận môi. Ngật ngưỡng tôi vừa nhấp rượu vừa hát, giọng khàn khàn vịt đực. Vừa hát vừa vuốt ve bờ vai để trần mát rượi của cô gái. Cô cúi sát hôn vào cái má bị tát sưng vếu của tôi. Không thích các cô tiếp viên hôn, tôi né tránh. Nhưng mặt sát mặt, làm tôi giật mình ngờ ngợ. Với tay bật đèn sáng, tôi chết sững, cô gái cũng chết sững. Bởi đó chính là cô gái bán hoa sen trắng ngày xưa. - Có lẽ nào... - Vâng, có lẽ nào... Cô gái cúi gằm mặt rất lâu. Nhưng hình như cô đã uống vài ly. Còn tôi thì đã bồng bềnh. Các món ăn tiếp tục bày ra. Toàn thứ quý giá đắt tiền. Cua bể, chim quay, nấm nhồi thịt. Cô gái với tay tắt công tắc đèn. Căn phòng lại chìm trong khói thuốc lá mù mịt. Em gái nhỏ ngày xưa Xuống đầm hoa sen tắm Tôi tiếp tục cất giọng khàn khàn. Bàn tay tràn ngập cảm giác êm ái do làn da thiếu nữ căng tròn đem lại. Cô gái ôm lấy tôi, run nhè nhẹ. Tôi cũng ôm lấy cô.
  • 16. Chúng tôi vừa hát, vừa ăn, vừa uống, vừa hôn nhau. Đôi môi son phấn của cô thơm thơm. Nhưng có lúc tôi bất chợt nếm thấy vị mặn chát. Cái gì vậy? Món ăn nào để lại hương vị ấy trên môi cô mà lạ thế. Cô gái chùi nước mắt. Và rồi lại nhoẻn cười. Nụ cười dù cố gắng mấy cũng không giống nụ cười cô gái bán hoa sen ngày xưa. Bồi bàn bưng vào món ăn cuối cùng, trịnh trọng giới thiệu: “Xin mời anh nếm “Kim Chi Ngọc Diệp”. Cô gắp cho tôi những cọng dài dài trăng trắng như ngó cần, vị chua ngọt. Chán mọi thứ béo ngậy, món này ăn nghe được. Lúc thanh toán, nhìn hoá đơn món “Kim chi Ngọc diệp” đắt cắt cổ. Chả biết nó là cái gì. Buổi karaôkê kết thúc, tôi vội vã chia tay cô gái, sau khi để lại số điện thoại. Ngay tối ấy nghe giọng cô ở đầu dây. Mọi xao động bàng hoàng đã đi qua, chúng tôi bình tĩnh trò chuyện cùng nhau. - Sao em bỏ đầm sen, bỏ những bông sen trinh trắng đi làm tiếp viên? - Sao anh dám vào quán karaôkê uống rượu ôm gái? - Những bông sen trắng của tôi bây giờ đâu. - Làm gì còn sen trắng nữa. - Đầm sen đâu? - Cũng chẳng còn đầm sen nữa. - Thế là thế nào? - Anh có nhớ hương vị của món Kim chi Ngọc diệp? - Sao không... - Chua, ngọt phải không anh? - Ừ, chua... ngọt... - Có đắng không? - Không - Với em thì nó đắng lắm đấy. Máy điện thoại bị gác giữa chừng. Tôi với cô gái nghĩ cho cùng, người dưng nước lã! Nhưng ơ hay, sao đầu óc tôi cứ vương vấn hình cô. Hình bóng bông sen trắng muốt đẫm sương ngày xưa không chịu nhường cho hình bóng người nữ tiếp viên son phấn bây giờ... Cho đến một hôm, tôi chủ động gọi điện hẹn tới công viên. Hai người ngồi bên ghế đá giữa vạt hoa cúc vàng đầy bướm bay. Cô gái thút thít khóc. Tôi chùi nước mắt cho em, nghe em kể chuyện. Hoá ra những ngày tôi hoài công mong đợi tiếng rao: “Ai mua hoa sen trắng” lại chính là những ngày đầy biến động của đời cô. Quen thuộc các nhà hàng khách sạn do đem hoa đến bán, cô được người ta gợi ý bán cho họ nguyên liệu để làm món “Kim chi ngọc diệp”. Giá cao lắm. Đắt bằng mấy chục lần so với hoa sen. Kim chi ngọc diệp, đó chính là các ngó sen. Cô đã lặn hụp dưới đầm vặt trụi hết lứa mầm sen này đến lứa ngó sen khác. Cô làm hăm hở. Tiền đến ngay một lúc, rất nhiều, mà chả phải chờ cây sen hứng từng ngụm nắng giọt sương để trổ lá đâm hoa. Các nhà hàng hối thúc cô. Món “Kim chi ngọc diệp” được khách thừa rượu thịt ưa chuộng. Mầm sen ngó sen cũng chả kịp mọc với cô nữa, chứ đừng nói đến hoa sen. Hoài hơi cho tôi đợi tiếng rao “Ai mua hoa sen trắng”. Ngó sen, mầm sen bị triệt hạ đến mức cho đến một ngày kia đầm sen của cô đã chết hẳn, chỉ còn lại chiếc hồ đầy bùn và xác rễ sen. Nhưng dù đầm sen đã chết, cô cũng chả cần. Bởi vì trong những tháng năm lui tới các nhà hàng khách sạn bán ngó sen, mầm sen, cô đã lọt vào “mắt xanh” một “bà chủ”. Bà nhìn thấy hương sắc như bông hoa sen trắng của cô. Tiền, vàng, đô la, áo quần nhung lụa, phấn son, tiếng nhạc, ánh đèn màu và điệu nhẩy vanxơ êm ái của các chàng trai giàu có hào hoa phong nhã đã quyến rũ cô. Cô từ bỏ chiếc đầm sen đã chết nơi quê nhà, từ giã người cha già suốt ngày ngồi tựa cửa sưởi nắng để ra thành phố.
  • 17. Và chính vì thế mà tôi đã gặp cô trong quán karaôkê trong cái ngày bị ông chủ tát vếu má... Chia tay cô gái, lòng tôi bình lặng, dửng dưng. Giữa thành phố xa lạ này, tôi quen một cô gái xinh đẹp. Chẳng cần phải tốn tiền vào quán, chỉ cần nhấc máy điện thoại là có thể gặp nhau. Bờ vai trần của cô mát rượi như trăng rằm. Và trong lòng cô chắc vẫn dành một góc trong trẻo cho tôi. Tôi được lợi quá rồi. Còn hờn trách cái nỗi gì? Vậy mà sao lòng cứ rượi buồn nuối tiếc. Mỗi mùa hạ đến, nhìn thấy hoa sen trắng lại sững sờ. Đ i Yên 1-1998ạ Sân tranh hiếc La Đa của công ty du lịch bỏ quốc lộ ngoặt vào con đường sỏi đỏ. Mari đưa mắt nhìn phía trước: một cái làng tịch mịch. Tre xanh vây quanh kín như thành và cổng thành là mái tam quan cong cánh điều. C Mari bước vào trong làng. Con đường lát đá phiến giống lối đi trong các lâu đài cổ châu Âu. Những ngôi nhà bên đường dây leo um tùm. Trên các bờ cỏ, giấy phết điệp vàng ngà phơi san sát. Mari hơi ngạc nhiên. Một cái làng mà tên gọi khá quen thuộc với các Viện bảo tàng mỹ thuật, nhà sưu tầm tranh dân gian, công ty xuất nhập mỹ nghệ... mà nhìn khắp làng không hề thấy bóng dáng công xưởng ấn loát, trụ sở giao dịch sang trọng, và những biệt thự mê hồn của các nghệ nhân danh tiếng giàu có. - Xin giới thiệu, đây là ông chủ nhiệm hợp tác xã tranh xuất khẩu Đông Hồ - Người hướng dẫn du lịch giới thiệu với Mari một người đàn ông tóc hoa râm, nét mặt rám nắng, tươi tỉnh. - Rất hân hạnh. - Bà khách muốn tham quan làng tranh, muốn nghe anh kể chuyện về nghề tranh - Người hướng dẫn nói tiếp. - Bà có ý định sau này ký một hợp đồng lớn mua tranh Đông Hồ. Bà là thành viên Ban quản trị một công ty xuất nhập mỹ nghệ của Pháp... Mong anh vui lòng giúp đỡ bà khách... * * * - Mari! Mày đứng đấy à - Lão già Đaliê quát. Mari luýnh quýnh. Cô bé kê ghế kiễng chân gỡ những bức hoạ trên tường xuống. Những cái khung thật nặng và nhiều kiểu. Có loại mạ vàng chạm hoa văn cổ. Có loại ghép bằng đá màu, có loại bằng tre trúc còn nguyên mấu đốt. - Lột tranh đem ra đây! Đaliê hối hả đặt nó vào trong những hòm bằng sắt đúc nặng trịch. Còn tượng đồng, tượng gỗ, tượng đá, phù điêu mặt nạ, đồ gốm, thì lão quấn vải cẩn thận, đệm bông xung quanh, đóng hòm gỗ thông.
  • 18. Hai cha con làm suốt ngày không nghỉ. Mồ hôi chảy xuống nhỏ giọt trên hàng ria mép vàng óng, nhọn hoắt của lão già. Lão đưa tay gạt những dòng mồ hôi có lẫn nước mắt. Như một súc thịt nặng nề, lão nhích từng bước, lưng oằn xuống. Từng hòm sắt, hòm gỗ được đặt ngay ngắn trên thùng chiếc cam nhông cũ kỹ. - Mang cỏ khô lại đây phủ lên... Thế... Thế... Được rồi. Đây chỉ là một chiếc xe chở cỏ... cỏ... Chỉ có thế thôi. Lão già Đaliê vuốt bộ râu ướt đẫm khoan khoái. - Thôi, bây giờ con hãy khoá tất cả cửa lại... Con gái ngoan của ba. Lão già Đaliê bước lên cabin. Tiếng máy xe nổ khục khặc. - Ba ơi, con hãi lắm, cho con đi với. - Không được... Cứng rắn lên! Con đã là người lớn... Lui ra để xe chạy - Lão già quát. Chiếc cam nhông trườn bánh trong bóng hoàng hôn bắt đầu buông phủ xuống thị trấn. Nó phóng điên cuồng liều lĩnh về phía rừng xa. Bàn tay lão già cầm vô-lăng còn chắc chắn lắm. Lão huýt sáo và ngoặt thật táo bạo. Chiếc xe nuốt con đường đêm trong quầng pha vàng đục của mình... Khà khà... Lão già mỉm cười. Cứ thông đồng bén giọt thế này chỉ chừng đến nửa đêm là lão đã có thể ngồi uống sâm banh với người gác rừng, vốn bạn cùng quân ngũ xưa kia. Và chừng năm giờ sáng là các hòm sắt hòm gỗ này đã được giấu kỹ trong các hang đá kín đáo mà không một tên lính Đức chiếm đóng nào biết lối. Lão già vẫn tăng dần tốc độ. Bàn chân dận ga còn vững vàng lắm. Mắt mũi cũng còn tinh tường lắm. Lạy Chúa cho con đạt được ý muốn. Con lòng thành kính dâng lên Đức Chúa và Đức bà Maria lòng tin yêu vô hạn. Xe ra khỏi thị trấn được chừng vài chục dặm đang đắc thắng lao đi thì lão già nghe một tiếng quát từ xa rụng rời người. Chiếc barie trước mặt hạ nhanh. Ánh đèn pha ở đâu bật sáng. Một tốp lính Đức lộp cộp bò ra như cua. - Đi đâu? Chở cái gì? - Một tên súng lăm lăm trong tay hỏi. - Thưa các ngài... Không có gì ạ... Một tên Đức nhảy tót lên thùng xe. Lão già cũng nhanh trí leo tót theo, vạch cỏ khô lôi ra một két sâm banh. - Thưa các ngài sĩ quan Đức. Tôi là một lão già Pháp bao giờ cũng rất kính mến người Đức chiến thắng. Tôi muốn có một cử chỉ để tỏ lòng khâm phục các ngài... Loại sâm banh này là loại hảo hạng. - Cám ơn - Bọn lính Đức cười hô hố. Nhưng cũng chính lúc đó, một tên đã ngồi vào ghế lái và đưa chiếc cam nhông rẽ ngoặt tới trụ sở tuần tra. Lão già Đaliê run bần bật, mồ hôi lão vã ra như tắm, lại ròng ròng chảy thành giọt trên bộ ria vểnh vàng óng nhọn hoắt được tỉa xén công phu. Tên đại uý Đức từ trong nhà bước ra, ngắm lão già từ đầu đến chân, nhưng khinh khỉnh, không hỏi một lời. - Thưa ngài đại uý - Lão già cung kính - Đó chỉ là những bức tranh loàng xoàng, phần lớn là phiên bản, những tượng mỹ nghệ cũng loàng xoàng, tuyệt nhiên không có giá trị gì hết. Tôi là một người sưu tầm chơi, vừa chơi vừa kiêm nghề bán mỹ nghệ kiếm sống... Ồ, nghề nghiệp chẳng ra gì... Và những thứ kia đâu có nuôi nổi cái thân này. Ngài đại uý cho phép tôi được đi chứ ạ... Tên đại uý nhấc một pho tượng đồng nhỏ, ngắm nghía. Lão già nhanh trí nói: - Đó chỉ là đồ giả làm ở Pari.
  • 19. - Giả hả... Ồ... Vậy thì nó cũng chẳng có giá trị gì, lão già cũng chẳng nên tiếc. Thôi để nó đây, ta làm cái chặn giấy. - Dạ bẩm - Lão già Đaliê mếu máo giả bộ giống một ông già lẩm cẩm - Đại uý thương cho, của chẳng ra gì nhưng già này quý nó... Nó là kỷ niệm của lão... - Ủa, hàng hoá kiếm sống thoắt cái thành đồ kỷ niệm hồi nào. Tên đại uý cúi xuống lục tiếp, nhấc ra một bức phù điêu gỗ. - Cái gì đây? Của xứ nào? - Dạ cũng đồ tầm tầm của xứ Đông Pháp. Tên đại uý quay lại phòng làm việc với hai “chiến lợi phẩm” trên tay vừa đi vừa dằn từng tiếng: - Lão già chẳng phải nhà sưu tầm hay buôn bán tranh ảnh gì hết. Ta nói cho lão biết: Lão chỉ là một thằng ăn cắp... Ăn cắp! Không hơn không kém... Những thứ kia lão khoắng được của một viện bảo tàng mỹ nghệ nào đó... - Thưa ngài oan cho tôi quá - Mồm lão già Đaliê méo xệch - Chúa ơi, còn có Chúa nữa không... Ngài ơi, cả đời tôi đã khổ công sưu tầm - Lão khuỵu xuống vì oan khuất - Thế mà ngài nỡ hạ nhục tôi, nỡ “phán xét” tàn nhẫn như thế... - Không ăn cắp thì cũng là ăn cướp... - Ngài có thể làm ơn định nghĩa giúp khái niệm thế nào là “ăn cướp” không - Lão Đaliê thốt một câu văn hoa nhưng vô tình làm tên đại uý chạm nọc. Hắn cười nhạt: - Ta định nghĩa là: Nhốt lão già vào nhà kho. Ngày mai giải lên trình Đại tá. Đại tá là một người am hiểu mỹ thuật, ông ấy sẽ quyết định số phận những thứ kia. Tên lính gác thúc báng súng vào tấm lưng còng của lão già. Lão bước lòm khòm. Nước mắt nước mũi tuôn ra ròng ròng... Chúa ơi sao Chúa nỡ ngoảnh mặt làm ngơ... Thôi thế là hết... là hết... Đồ chó má... Đồ ăn cướp... Ôi thật khốn nạn cho cái thân này quá! Khốn nạn cho cái xứ sở này quá! - Hãy giả tôi một chai rượu để nó làm bạn với tôi đêm nay! Lão già được như ý. Lão cầm chai rượu vào nhà kho đưa ngay lên miệng. Rượu rớt ròng ròng trên ria mép... ... Mấy mươi năm trước lão còn là một chàng trai dũng mãnh nổi tiếng quen lăn xả vào những miền đầy ruồi vàng, vắt muỗi, bùn lầy rừng rậm Đông Pháp, và sa mạc cháy bỏng nơi xích đạo. Lão nói được tất cả các thổ ngữ những nơi lão đến. Lão uống rượu thi được với những tù trưởng lão quen. Lão học thuộc được rất nhanh các bài dân ca xa lạ. Nhưng lão giỏi nhất là môn xoáy các hiện vật mỹ thuật của các xứ ấy. Lão làm nhanh như ăn cướp. Đóng quân càn quét ở đâu, lão lập tức xục vào các đền đài miếu mạo nhà mồ, để hớt nhẹ những pho tượng, phù điêu, tranh ảnh cổ, đồ gốm cổ... mà lão thích. Bước vào nhà ai, lão không ngần ngại gì mà không láo liên nhìn lên bàn thờ ông vải nhà người ta. Kinh nghiệm cho biết: trên đó thường hay có của quý, nhiều khi là đồ vô giá, nhưng theo lão thì dân bản xứ hoàn toàn không biết về giá trị của nó. Lão kinh ngạc nhận ra rằng những xứ mà lão đến “khai hoá” lại có những sản phẩm nghệ thuật không ngờ... Lão trở về Pháp, giải ngũ, đem theo vô vàn tranh ảnh, tượng, đồ mỹ nghệ các xứ. Lão vụt trở thành người giàu có. Từ một chàng lính tẩy lão trở nên nhà sưu tầm nghiên cứu mỹ thuật, một “nhà văn hoá” nắm trong tay một bảo tàng nhỏ rất độc đáo. * * * Ông chủ nhiệm hợp tác xã tranh xuất khẩu đưa Mari vào ngôi đình làng. Công xưởng ấn loát là đây. Mari nhìn thấy đủ các loại “hoạ sĩ”: người lớn, trẻ em... Tất cả đang mải miết với công việc của mình.
  • 20. Những ván khắc để ngổn ngang. Những chậu đựng chất liệu in không phải sơn dầu, bột màu, thuốc nước... Mari không rõ là thứ gì, nó rất lạ. Người ta áp ván in tranh, tô màu một cách thận trọng. Tất cả các tranh vẽ đều “vặn vẹo” rất gần với cách vẽ của hội hoạ hiện đại. - Bản chính những tờ tranh này đều vẽ cách đây mấy trăm năm - ông chủ nhiệm giới thiệu. - Lúc đó ở phương Tây người ta đang vẽ theo phong cách cổ điển, vờn tỉa đường nét sáng tối giống như chụp ảnh - Mari so sánh. Nắng non trưa vàng óng lung linh tráng vàng quỳ trên sân tranh. Mari chỉ tay vui sướng tựa nhận ra bạn cũ: - Trong bảo tàng sưu tập của cha tôi từ mấy chục năm xưa đã có một số bức giống như thế kia. Mari xem hết lượt, lấy ngón tay gãi vào những mảng mầu trắng, mảng xanh lam, mảng vàng trong như hổ phách trên tờ tranh. - Không thể dùng máy để in được những chất liệu này. Vậy làm sao sản xuất được nhiều? - Bà hỏi. - Vậy mà chúng tôi vẫn có đủ để ký những hợp đồng lớn với một số công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ của Nhật Bản, Hồng Kông, Thuỵ Điển, Liên Xô... Nắng hanh reo nhè nhẹ như tiếng bọt bia tan trên những tờ điệp khô cong thơm phức. Mari bước vào trong đình. Bà đi xem quanh một lượt, giật mình. Trước mặt bà tưởng như có một cuộc triển lãm điêu khắc gỗ: trên khắp các đầu cột, xà, cốn, bò kẻ, diềm, đầu hoành la liệt những hình khắc. Thật là bất ngờ và kỳ thú. Là một người sành mỹ thuật, Mari mải mê sung sướng như phát hiện ra kho báu: - Những bức tranh ở đây rất gần với các bức tranh phơi ngoài sân kia - Bà nói - Đình là chỗ linh thiêng, nơi thờ thần, sao các nhà điêu khắc thời xưa lại trình bày những tác phẩm mang màu sắc “phồn thực” thế này? Bà kéo ông chủ nhiệm lại xem bức phù điêu “tranh truyện”: một cô gái đi gánh nước, một chàng trai nấp rình chạy ra ghẹo. Rồi chuyện có một chỗ khó hiểu: hai người chồng người lên nhau bên bờ giếng. Một chàng trai khác ghen, bèn lấy ống xì đồng nã đạn vào lưng chàng trai kia tại trận. Cả Mari và ông chủ nhiệm cùng bật cười. - Rất tiếc là cha tôi đã không sưu tầm được một bức khắc gỗ nào như thế này - Mari nói. - Đình này làm cách đây mấy thế kỷ. - Tuyệt đẹp - Mari nắc nỏm - Tôi đang bị lạc vào giữa những bức phù điêu gỗ vô giá. Tôi nghĩ rằng những tác giả của các tác phẩm này, cũng chính là những ông tổ nghề tranh ở đây. Những phù điêu này giống những bức tranh kia lạ lùng... * * * Cha tôi nói chính cụ tổ bảy đời nhà tôi là thợ cả trạm khắc các bức phù điêu của ngôi đình này. Ngày giao việc, các bậc hào trưởng trong làng gọi cụ tôi - anh phó cả ra dạy: - Hãy khắc tứ linh “long, ly, quy, phượng”. - Dạ! Con chỉ biết khắc những hình con thích. Như thế nó mới đẹp: - Hình gì? - Hình diễn tả những cái đẹp nhất, quý nhất mà chính trời đã làm ra và đã ban cho con người. - À, thế thì được - Nghe thấy nói là của quý của trời, các cụ yên tâm. - Anh phó cam kết đúng như thế chứ. - Sai đâu con xin chịu.
  • 21. Và thề là cụ tổ tôi đi khắc hình con gái tắm lấy hoa sen che; hình con trai nâng “quả phục” trên ngực con gái; và những hình ảnh trai gái chồng người lên nhau... Khi làm việc, cụ tổ tôi cấm ngặt không ai được đến gần. Chỉ cụ trong nhà với mấy người thợ phụ hầu hạ. Ngày khánh thành đình, làng mở hội rước sắc vua ban cho thành hoàng. Các hào trưởng áo thụng lam cung kính đứng chầu. Bỗng các cụ phát hiện ra các bức trạm cao tít viền quanh đình, tứ vi bát mạch, toàn là một thứ hình “nhảm nhí” cả. Trương tuần nọc anh phó cả ra để các cụ hỏi tội. Anh phó cãi: - Thân thể con người ta là hình hài đẹp đẽ nhất mà chỉ có Trời mới nhào nặn trạm khắc nên được, có đúng không ạ? Trai gái làng đứng quanh reo: - Đúng lắm. - Vậy là con chỉ sao chép lại “bản khắc” của trời thôi, thưa các cụ! Con đã thực hiện đúng điều cam kết. - Đúng lắm - Dân làng lại hò reo. - Trời mất bao công phu mới tạo ra được những hình thể tuyệt mĩ phi thường này. Các cụ dám cả gan chống lại trời, bảo đó là xấu chăng? Các cụ đưa mắt nhìn nhau lúng túng. Quả là không ai dám chống lại trời thật. - Còn những hình chồng người này - Anh phó tiếp - Cũng lại là phép màu của trời truyền lại cho con người. Chính trời đã dạy con người cách thức đó, không thì ai làm sao mà biết được. Và đó cũng là cái ân huệ lớn nhất của trời đối với con người. Các cụ định chối từ cái ân huệ ấy chăng? Các cụ không muốn con đàn cháu đống chăng? Nào ai dám chối từ xin cho con biết! Các bậc hào trưởng lo lắng. Không, chả ai dám chối từ cả. Các cụ cũng khôn chán. Già thì già nhưng dại gì. Các cụ chả chịu hớ. Trai gái làng reo vang dội. Anh phó cả đứng dậy giữa sân đình, cái khố điều đỏ chói ngang lưng. Anh mỉm cười. Mọi người xúm vào tung anh lên. ... Những bức phù điêu tài ba ấy được khách tứ phương đến dự hội chiêm ngưỡng. Danh tiếng cụ tổ tôi lừng vang. Nhưng cũng từ đó cụ mất luôn nghề phó cả làm đình. Hào trưởng các làng không dám mướn cụ nữa, sợ cụ lại “bắt chước” bàn tay trạm khắc của trời phen nữa! Không được “bắt chước” trời bằng cách này thì “bắt chước” bằng cách khác! Tất nhiên! Cụ tổ tôi đâu có chịu. Cụ nghĩ ra cách lấy ván gỗ thị khắc tranh rồi in lên giấy. Ai thích thì cụ bán cho đem về nhà mà treo. Nghề tranh Đông Hồ bắt đầu ra đời từ đó...! Nghề tranh Đồng Hồ hưng thịnh được mấy đời. Vào thời kỳ ấy thuyền các xứ đông, xứ đoài, xứ nam, xứ bắc của các lái tranh tấp nập cập bờ sông Đuống. Họ mua buôn, rồi về bán khắp chợ cùng quê các xứ. Làng tranh mỗi năm một khá giả. Làng phát thì bao giờ cũng là nhờ có cái đình. Thì hẳn rồi. Cái đình làng tôi có hình trạm khắc của cụ bảy đời nhà tôi ngày xưa mà lị. Chính những bức trạm khắc ấy “thờ” mãi đâm linh thiêng hiển thánh, mà xui phát tích ra nghề tranh. Các bức tranh bán bây giờ cũng chỉ là một dạng khác của hình hài các thánh hằn in trong đó. Đội ơn các thánh đi tắm, các thánh nâng “quả phục”, thánh chồng người... rất thánh! Nói tóm lại người ta quên phắt ông thành hoàng chính cống có sắc phong hẳn hoi, được thờ trong khám nơi hậu cung, để quay sang thờ các vị thánh rất giống mình này. Mà thế cũng đúng thôi. Các ông thánh có liên quan đến nồi cơm của người ta mới quan trọng chứ. Còn cái ông thành hoàng vô tích sự kia chả làm được trò trống gì mà tên với tuổi lại dài dằng dặc Đại Hoàng-Quang-Tâm- Kính-thượng-đẳng-tối-linh đọc sái quai hàm mà chẳng hiểu ra làm sao cả... Đêm hè trăng sáng, con trai, con gái làng tôi noi gương các vị thánh, ra đầm sen đầu làng bơi nồ nghịch. Hoa sen vì thế mà nở không biết bao nhiêu mà kể. Hương sen thơm không biết bao nhiêu là thơm.
  • 22. Nô nghịch chán, người còn ướt dòng và đẫm ánh trăng họ lên bờ giã giấy dó chày đôi. Người con trai thúc chày gỗ dậm nhịp, đồng thời đầu gối anh ta lại thúc vào đầu gối cô gái một cái (chắc cũng là chuyện làm nhịp!). Khi cô theo nhịp chày cúi xuống, mớ tóc rối bay đi hở ra đôi vai trần như vầng trăng trong mây. Nhưng rồi rất nhanh, vầng trăng lại khuất. - Cụp cum... Cụp cum... cắc cụp cum. Tiếng chày đuổi nhau âm vang trong đêm, xa đến mấy làng cũng còn nghe thấy. Thông thường thời gian để nhuyễn một cối dó là thời gian của một người từ lúc buông chày đầu tiên, đến lúc mồ hôi bắt đầu vã ra. Người con gái đã quen chẳng cần nhìn vào lòng cối, mắt cứ để đâu đâu, nhưng khi bắt đầu thấy mùi mồ hôi người con trai ngây ngây mặn mặn phả ra trong sương là bảo: “Dừng chày thôi anh!” Người con trai không bao giờ có được cái đồng hồ bằng khứu giác ấy. Bởi mồ hôi con gái khi rịn ra càng rịn càng thơm, hoà lẫn vào mùi hoa sen, mùi cỏ dập, không làm sao phân biệt được! Những năm hưng thịnh, làng vui nhất vào cữ một chạp. Nắng hanh vàng hoe run rẩy. Khói những lò nung điệp nghi ngút đầu làng. Giấy dó vừa phết điệp màu ngà như nắng phơi đầy nội cỏ. Những người lái tranh nói giọng thổ âm khác nhau đến cất hàng, ngồi uống rượu hâm nóng trong các quán gianh. Những thuyền tranh đã ăn đủ hàng, căng buồm mở lái. Người lái trẻ bịn rịn từ biệt cô chủ “sân tranh” trên bến sông, hẹn dịp này sang năm trở lại. Cô chủ đợi. Nhưng người lái kia không hiểu vì cớ gì không đến nữa. Một năm, hai năm rồi ba năm, cô chủ đi lấy chồng. Đến khi có con ngành ngãnh trên tay; khi gió mùa lên, trong nắng chiều vàng hoe cô vẫn bất chợt vô tình nhìn ra bến sông tưởng thấp thoáng cánh buồm quen thuộc. Nhưng người lái ấy vẫn biệt xứ. Và theo năm tháng trôi, những người lái khác cũng thưa dần. Những quán rượu tháng chạp vắng hoe, gió bấc thổi ù ù trên mái rạ mỏng. Đêm đêm, những làng bên, vợ thức hỏi chồng: “Sao lâu nay không nghe tiếng chày làng Hồ giã dó nữa nhỉ!...” Những năm nghề tranh phát đạt thì cha tôi oái oăm thay, lại là một người chơi bời dông dài. Công việc mẹ tôi phải cáng đáng. Tôi còn nhỏ cũng phải suốt ngày bò dài phết điệp, tô màu. Tranh của mẹ bán ế. Lái chê mẫu cũ, nét nhoè, mầu nhợt, điệp mờ. Trong khi ấy các “sân” khác, tranh đẹp, bán đắt tôm tươi. Cha tôi ngày trước đã khắc được một vài mẫu tranh khá. Các lái dìm giá, cò kè bớt một, thêm hai. Cha tôi chẳng thèm để ý đến cuộc mặc cả. Ông khinh khỉnh, hững hờ và lúc nào cũng ngà ngà hơi rượu. Hàng năm liền ông không sờ đến tờ điệp. Năm ấy, tết đến nơi rồi mà nhà tôi túng quá. Mẹ thấy nguy, vứt hết tranh pháo, đòn gánh trên vai chạy chợ. Cha tôi lúc đó đang lo luyện chim thả hội tháng hai. Chim bay tập đã chụm lắm. Ngày nào ông cũng mặc áo the khăn xếp xách lồng chim sang xã bên, thả chim ở đấy rồi đi bộ về đón chim ở nhà. Một hôm thấy tôi bưng đổ chậu điệp đi, ông trừng mắt: - Mày làm cái gì thế? - Ông rút một nan dại ra. - Mẹ cất ván in đi rồi, không làm tranh nữa - Tôi cãi. - Tại sao thế - Ông trố mắt như người trên trời rơi xuống. - Tranh nhà ta không bán được. Cha tôi đứng lặng, mắt lơ láo. Đàn bồ câu từ trên trời hạ xuống đậu lên vai, quanh chân ríu rít mà ông không nhúc nhích. Thế rồi thật lạ lùng sao, sáng hôm sau cha tôi bỗng sai đóng chặt buồng bồ câu lại. Ông ngồi trên giường lừ đừ như lên cơn sốt. Tập giấy mộc trước mặt. Bút vẽ và những chậu mầu la liệt xung quanh. Ông ngồi từ sáng đến non trưa, be rượu vơi quá nửa, giấy bút vẫn không động tĩnh. Tôi chờ xem mãi chẳng thấy gì chán quá bỏ đi chơi.
  • 23. Đến trưa, mẹ tôi về chợ. Vừa bước vào đến cửa, đang cười nói, mẹ sững lại. Mẹ bước len lén vào buồng cất quang gánh rồi xuống bếp. Cha tôi đang cúi bò dài trên giường đưa nét bút mải miết. Chiều hôm ấy cha tôi âu yếm gọi mẹ: - Mình ơi vào đây một chút. - Mình bảo gì em? - Mình xem bức tranh này có đẹp không? Nước mắt mẹ tôi dàn dụa, vừa mếu vừa cười: - Đẹp lắm mình ạ. Và chạy lăng xăng: - Em đem ván mới ra cho mình khắc nhé. - Ừ đem ra đây. - Trời ơi năm nay nhà ta có mẫu tranh mới cả làng không ai có. Mẹ tôi luýnh quýnh. Bà đem gỗ và bộ đồ dao khắc vẫn bỏ xó lâu nay, bày lên giường: - Để em đi mua cho mình be rượu cốt. Cha tôi ung dung đưa nét dao khắc đầu tiên trên thớ gỗ thị vàng ươm. Ông làm nhàn nhã như không. Hai ngày sau mẹ con tôi đã có mẫu ván mới để in. Tranh miêu tả ngày vinh quy của quan tân khoa Trạng Chuột. Quan tân khoa mũ áo vua ban xênh xang cưỡi ngựa đi dưới bóng cờ, lọng, biển “ân tứ vinh quy” về làng. Mồm nhọn hoắt và râu vểnh dưới cánh mũ cánh chuồn trông rất ngộ. Vợ quan tân khoa ngồi kiệu, dáng e lệ thướt tha... Phía đầu đường xa, một con mèo “định mệnh” đón chờ... Tranh in xong được xếp từng bó cất trong buồng kín đáo bí mật. Không một sân tranh nào trong làng biết nhà tôi có mẫu mới. Mẹ tôi đi bắt mối với các lái. Các lái mua được mẫu mới cũng giữ kín không cho nhau biết. Nhìn sự vui sướng của mẹ tôi, cha tôi lại cắm đầu quỳ bò trên giường vẽ tiếp. Lần này người vẽ một bức tranh tươi sáng. Một con nghé tơ vểnh tai nghe tiếng sáo của cậu mục đồng trên lưng. Chiếc lá sen cách điệu rất tài tình che bóng y như chiếc tàn trên đầu chú bé. Vẽ xong cha tôi mỉm cười ung dung đề hàng chữ “Hà diệp cái thanh thanh” thật bay bướm. Các lái kinh ngạc thấy sân tranh nhà tôi có những mẫu mới tuyệt vời đến như thế. Họ càng kinh ngạc hơn khi thấy người hoạ sĩ ra mẫu lại chính là cha tôi. Họ tới tấp đến đặt những bộ tranh truyện dựa theo tiểu thuyết Tầu hoặc truyện nôm khuyết danh, tranh thờ Ngũ hổ... Cha tôi tu chí làm ăn được vài năm. Cảnh nhà sung túc. Các lái đều nói nét bút của cha tôi có thần. Nhà tôi trở thành một sân tranh có tiếng nhất làng. Đúng lúc ấy nghề tranh chuyển sang giai đoạn suy tàn: tranh bán ế, giá hạ đến mức lỗ vốn. Tiếng chày giã dó im ắng bởi trên chợ tràn ngập một thứ “giấy tây” từ thành phố đem về. Giấy tây trắng, cứng và rẻ. Các loại phẩm mầu hoá học cũng xuất hiện, xanh, đỏ, tím có độ rất đậm đặc. Và dùng đơn giản lắm. Chỉ cần đổ chút nước lã vào khuấy lên là có thể chấm bút vẽ. Đem màu hoá học vẽ lên giấy tây, nhanh như ăn cướp! Giá thành rẻ, bán một xu một tờ. Trẻ con nhịn ăn quà bánh đúc là mua được. Chỉ có một điều tranh giấy tây trông quá xấu. Giấy tây cứng láng, không quết điệp được. Phẩm hoá học lên màu sặc sỡ, nhoè nhoẹt nông chợt, trơ trẽn làm sao sánh được với một tờ tranh điệp! Tờ tranh điệp là cả một công phu. Giấy dó là thứ giấy như được dệt bằng mạng nhện ken xít, dày, xốp, chất liệu quý. Mỗi “hạt” điệp giống như một hạt xa-phia nhỏ xíu; khi phết lên tờ tranh có màu óng ánh. Màu in tranh điệp là thứ màu chưng cất cầu kỳ từ cây cỏ tự nhiên. Màu của củ nâu, của lá chàm, lá tre, quả giành, hoa hoè, vỏ già, v.v... với sự pha màu tự thân của thiên nhiên. Nó không chối, loè loẹt như phẩm hoá học, nguyên si màu gốc. Từng bức tranh điệp lại có những mảng được nổi hằn lên rất quý do chất liệu: vỏ trứng giã, rỉ đồng xanh, nhựa thông màu hổ phách...
  • 24. Làm công phu thì tất nhiên giá đắt và thế là tranh điệp bị tranh giấy tây, “cạnh tranh”. Mỗi lần trông thấy một tờ tranh giấy tây cha tôi lại cau có tức gận. Ông giận cả những sân tranh khác đã ồ ạt chuyển sang nghề tranh giấy tây. Nhưng ai người ta sợ cái giận của ông. Tranh giấy tây đánh lừa được trẻ con, mà trẻ con thì đông lắm! Chúng bấm bụng nhịn quà bánh đúc để mua một tờ về dán ở nhà gọi là có tranh. Rồi thì hình như một hôm nào đó, cha chúng mắng: “Tranh với chả pháo, bôi bác loè loẹt trông bẩn cả mắt, xé đi”. Thế là chúng xé, và lần sau chúng chả dại gì nhịn ăn quà bánh đúc nữa. Bánh đúc chan riêu cua ăn với ghém chấm tương ngon lắm!... Tranh giấy tây dần cũng không đánh lừa được ai nữa... Một hôm có một người lái tranh, sau mấy năm biệt tăm, bỗng xuất hiện trước cổng làng tôi. Không biết đó có phải là người lái trẻ đã lỗi hẹn với cô chủ sân tranh ngày xưa không. Dù cho có phải thì cô chủ cũng không thể nhận ra trong phút giây bất giác vô tình nhìn ra bến sông khi gió mùa lên. Bởi không có cánh buồm nào cả. Ông ta đến bằng xe ngựa. Đỗ xe ngoài cổng đá, buộc ngựa bên gốc đề, rồi ông tiến thẳng vào nhà tôi. - Trời! Lâu lắm không gặp ông - Mẹ tôi kêu lên - Tôi vẫn để dành cho ông nhiều mẫu tranh mới. - Ồ... Ba thứ đó giá mắc thấy mồ sức mấy mà mua nữa. - Hay ông mua tranh giấy tây? - Loại một xu một tờ để làm giấy lộn sao? - Người lái cướp lời. - Vậy ông muốn gì? - Tôi đến đây để bán tranh cho ông bà! - Trời đất - Cha tôi kêu lên. Người lái dẫn cha mẹ tôi ra chỗ xe ngựa, lật tấm vỉ lên. Dưới đó chất lèn tranh, ông lần lượt giở từng xấp, mỗi xấp lấy một tờ mẫu. Những tờ tranh to bằng góc chiếu, in bằng máy, người giống như ảnh thật, màu sắc rực rỡ. Có tranh vẽ nàng tiên kim sa lóng lánh. Có tranh “Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài” kề vai nhau. Có tranh in hình tướng Tầu mắt phượng mày ngài, tay xách long đao, cưỡi ngựa xích thố...! Những tờ tranh thật rực rỡ và hấp dẫn đến không cưỡng nổi! - Đây là tranh Thượng Hải bên Tàu bán sang. Đó mới là tranh chứ thưa ông - Người lái nói - Treo một bức, sáng cả nhà. Người đẹp như tiên, ông có thích không. Mà giá lại rẻ. Đây, một nàng tiên như thế này giá cũng chỉ tương đương con gà, con lợn, con cóc trên điệp của ông thôi! Đó, kỳ chưa! Thiên hạ giờ chịu xài tranh này, chớ ai khùng mà xài tranh của ông nữa... Cha tôi ngẩn người ra một lúc. Ông ngắm kỹ từng tờ tranh Thượng Hải không nói một lời nào. - Sao, ông có mua tranh của tôi không? - Người lái hỏi. - Mua để làm gì? - Cha tôi ngạc nhiên - Tôi vẽ tranh để bán chứ có phải là lái như ông... - Ồ... thật thà thế chết đói ông ơi - Người lái cười ngất - Tài hoa mà làm chi. Đừng có cậy tài hoa, tài hoa lắm, còng lưng nhiều. Ông hãy mua tranh của tôi. Tôi bán buôn cho ông. Rồi ông lại bán buôn lại cho các hàng nhỏ. - Ông đi mà bán lấy, sao cứ phải qua tôi? Người lái càng ngặt nghẽo: - Nếu thế thì tôi chẳng cần gặp ông. Tôi muốn rủ ông nhập nghề. - Xin lỗi, tôi có nghề của tôi rồi. Người lái thôi cười, giọng trang nghiêm. - Nhưng mà tôi cần ông. Ông là một hoạ sĩ nổi tiếng. Sân tranh của ông đã có uy tín. Người ta đã quen thích cái “sân tranh” của ông, do đó khi ông bán tranh Thượng Hải, người ta cũng tin, thích và mua nhiều. - Không. Tôi không làm chuyện đó. Cha tôi bỏ về. Biết tính ông “gàn dở” người lái lắc đầu, chạy theo:
  • 25. - Nếu không thì xin biếu ông ít tranh mẫu này vậy, để dán nhà chơi. Nhà ông nhiều người qua lại. Nhờ ông nói dùm một câu: Đây là tranh của Lái Đà! Ai muốn mua thì gặp ông ta. Sợ cha tôi từ chối, người lái vội cuộn tròn một đống dúi vào tay tôi. Tất nhiên là tôi thích lắm, đem về dán đầy nhà. Khi tiếng vó ngựa lộc cộc xa dần, cha tôi mới đặt dằn chén rượu xuống. Ông say hơn mọi hôm, rồi bỗng dưng ôm mặt khóc rưng rức. Mẹ tôi hốt hoảng với tay lên vách xé hết những tờ tranh Thượng Hải vò nhàu... Áp tết năm ấy, tranh Thượng Hải của Lái Đà vỡ tổ. Khắp chợ thì quê đâu đâu cũng có. Tranh điệp không còn bán nổi một tờ nữa. Tranh ế chất đống trong buồng, mẹ tôi lại quang gánh lên vai chạy đầu chợ cuối chợ kiếm ăn. Nghề tranh điệp thực sự chết hẳn từ đấy. Cả làng xoay nghề khác. Tiếng chày giã dó chỉ còn là âm thanh hư ảo của thời xưa để lại. Nắng hanh hình như cũng nhạt rồi, vì không có màu điệp phơi nữa. Trai gái làng ngậm ngùi nuối tiếc những mùa trăng... Thế rồi có một đêm, cả làng bừng thức giấc kinh ngạc. Trong đêm khuya, tiếng chày cụp cum cụp cum quen thuộc linh thiêng bỗng nổi lên vang động. Mọi người ngỡ như mình ngủ mơ, ngỡ nó chỉ là tiếng chày mơ hồ của kỷ niệm. Nhưng không, gió rì rào đem tiếng chày rất thật quấn quýt vào các mái rạ. Tiếng chày lọt qua khe liếp làm lung linh ngọn đèn dầu trên trõng. Những người nghệ nhân già chảy nước mắt xuống chiếc gối mây trằn trọc. Người vợ rút cánh tay làm gối dưới đầu chồng ra, bồn chồn mỉm cười một mình. Cô nhớ lại mùi mồ hôi ngây ngây mằn mặn và những cái thúc chân giậm nhịp chày thúc vào đầu gối mình thuở nào. Tôi thức giấc chạy ra sân. Tôi sững sờ đứng nhìn. Trước mắt tôi, trong ánh trăng, cha tôi và mẹ tôi đang cúi lom khom giã dó, chày gỗ nghiến vung lên nhịp xuống, lòng cối ngân lên như tiếng khánh đá. Chính tiếng chày từ đây vang xa. Trông cha mẹ tôi trẻ trung hệt như một cặp trai gái mới làm quen nhau, rủ rê nhau đi giã dó chày đôi. Sáng hôm sau, mẹ tôi ngồi xeo giấy phơi la liệt trước sân nhà. Tôi nói: - Mẹ ơi, nhà ta còn bao nhiêu tranh ế, xeo giấy làm gì? -Khôngphảiviệccủamày.Cấmhỏi-Chatôitrừngmắt. Tôi im thít. Cha tôi nheo mắt gật gù đắc chí nhìn giấy phơi trắng xoá dưới nắng. Rồi ông đi đốt lò nung điệp ngoài vườn. Chiếc lò mốc meo lạnh lẽo như nhà mồ bao ngày nay chợt bùng lên ngọn lửa đỏ rực. Mùi khói điệp quen thuộc bay nghi ngút trong gió bấc. Trong ngôi nhà bên xóm, người vợ gọi chồng “Mình ơi mùi khói điệp ở đâu ấy nhỉ, làm em nhớ nôn nao cả người!”. Người chồng chạy vội ra đầu nhà hứng đầu gió hít hít rồi kêu lên: “Ồ mùi điệp nung thật! Mùi điệp lâu lắm mới lại thấy đấy!” Cha tôi càng ngày càng có gì ung dung đắc chí. Ông luôn mủm mỉm cười thầm. Ông tự tay từ tốn phết điệp lên giấy dó phơi la liệt trên nội cỏ làm cho ai đi qua cũng phải nhìn. Ngày nào ông cũng sai tôi đi phơi điệp. Khi điệp khô cong rồi ông tạm nghỉ vài hôm. Rồi ông rảy nước vào cho ướt đẫm y như tờ điệp mới phết và lại bắt tôi đi phơi lại từ đầu. - Cha ơi, cha làm gì thế? - Tôi nói. - Không phải việc của mày. Cấm hỏi. Thế là điệp lại được giăng khắp nơi y như nhà tôi vừa xeo xong một mẻ giấy nữa. Buổi sáng cũng như buổi chiều, be rượu kè kè bên mình, cha tôi cúi lom khom trên giường vẽ vẽ khắc khắc. Các ván gỗ thị bày la liệt quanh mình. Các mẫu tranh mới cũng la liệt. Ai vào trông thấy cảnh ấy cũng phát hoảng. Trông cha tôi còn bận rộn gấp trăm lần những năm “sân tranh” nhà tôi đang phát đạt. Nhưng ông vẽ để mà vẽ thôi, chứ không cho in bức nào cả. Bởi vì giấy điệp chỉ có hạn bằng ấy. Nó còn phải để dành, để khô, rồi lại được rẩy nước ướt phơi lại. Sân tranh này liên tục ra lò các mẻ giấy mà!
  • 26. Đều đặn, đúng kỳ trăng tròn, cha tôi lại bắt mẹ tôi ra đầu sân giã dó chày đôi. Nhưng dó làm gì có nữa, hai người giã chày không vào lòng cối rỗng không. Cụp cum! Cụp cum; cụp cum; cắc cụp cum... Càng không có dó, tiếng lòng cối đá càng vang càng trong. Đêm khuya thanh vắng, tiếng chày như rót vào tai. Sau mỗi cối dó “tưởng tượng” như thế, mẹ tôi thở dốc mệt lả, muốn rơi chày. “Một cối nửa”. Cha tôi hét lên. Mẹ tôi lại cố dướn người cho kịp nhịp chày... Thời gian đầu các sân tranh đã giải nghệ đều ngạc nhiên. Họ kháo nhau: - Ông ấy vẫn bán được tranh ở đâu nhỉ? - Ờ hình như ở xa lắm, thỉnh thoảng vẫn thấy ông ấy gánh đi. - Tranh sân ấy đẹp có tiếng mà! - Thật là phúc cho nghề tranh. Còn giữ được một sân tức là còn... Nếu không thì mất giống. Về sau thì họ thắc mắc: - Quái lạ, bán được như vậy mà sao cảnh nhà ông ấy càng ngày càng túng bấn. - Ông ấy uống rượu ngày càng nhiều. - Suốt ngày vẽ tranh chẳng đi chơi nhà ai cả. - Tôi ngờ lắm. Điệp đâu mà phơi nhiều thế. - Cả tiếng chày giã dó nghe cũng khác lắm. - Hay là... Một tháng một lần cha tôi lại đàng hoàng đem tranh đi bán như thường lệ. Ông gánh hai tay nải đầy. Ba hôm sau ông trở về, vào lúc nửa đêm. Bởi khi về, ông vẫn gánh nguyên hai tay nải của lúc đem đi bán. Ông không thể cho ai nhìn thấy cảnh đó. Tôi biết không hề có chuyện bán chác gì cả. Ông gánh tranh đến nhà một người bạn nằm chơi rồi lại gánh về. Nhưng ông muốn cho cả làng thấy rằng: Ồng vẫn bán được tranh như ngày trước! Không may cho ông, một lần vì nhỡ đò, ông về đến làng trời sáng bạch. Tất nhiên là không giấu đi đâu được hai tay nải tranh. Mấy người gặp ông ở cổng làng, đưa mắt nhìn ngờ ngợ. Một số thì không phải là ngờ ngợ nữa mà là biết tỏng sự việc rồi. Có một chàng trai làng giật lấy tay nải ông. Chàng trai này chính là người ra mẫu bức tranh “Lợn nái ăn ráy” có tiếng. Anh thỉnh thoảng vẫn tỏ ý ghen tị với cha tôi. Trước đây anh hay “gièm” những bức tranh của cha tôi. Sân tranh của anh thoi thóp rồi “phá sản” vào giai đoạn cuối thời kỳ tranh suy tàn. Anh “tức nực đầy vơi” khi thấy sân tranh của cha tôi vẫn sống. Anh nghi ngờ, rình mò. Khi biết rõ sự thực, cơn “tức nực đầy vơi” của anh biến mất. Nhưng cái tính thích trêu đùa một cách vô duyên của anh thì vẫn còn nguyên. Hôm nay “bắt gặp quả tang”, anh cười cợt xông vào mở tung nút thắt tay nải. Cha tôi giằng lại. Anh giằng đi. Hai người co kéo nhau. Từng xấp tranh điệp đổ ra rơi đầy xuống đường. Anh phá lên cười lớn. Nhưng khi không thấy tiếng cười của mọi người xung quanh hưởng ứng, anh chột dạ. Tiếng cười của anh vụt tắt. Gió thổi từng tờ tranh bay lên tan tác. Cha tôi xông vào tát anh một cái, rồi ôm mặt khóc hu hu như đứa trẻ. Tất cả mọi người không ai nói một câu. Những cặp mắt ngó trân trân những tờ tranh tựa bươm bướm mà gió cứ thổi cho bay xa. Cha tôi không nhặt lại. Còn chàng trai kia thì đứng sững sờ từ lúc nào. Bỗng nhiên anh cũng ứa nước mắt mếu máo: - Bác ơi! Bác đánh cháu nữa đi bác! Đánh thật đau vào... ... Đêm hôm đó chàng trai trở về. Rồi anh gọi những người bạn của anh - chủ những sân tranh khác. Đúng lúc trăng lên anh cầm một chiếc chày gỗ nghiến, cô gái hàng xóm cầm một chày gỗ nghiến, hai người cùng giã xuống lòng cối đá rỗng không theo nhịp ngày xưa.