SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
BẮC KINH DU KÝ
Bút ký của Nguyễn Phan Hách
Bắc kinh, tuyết rơi đầu mùa. Tôi bước lang thang trên hè phố. Tuyết tinh
khiết, trắng trong bao trùm trời đất làm thành phố như trở thành người thiếu nữ. Tinh
khiết, trắng trong.
Những cánh tuyết lang thang như bước chân tôi lang thang.
Một giọt tuyết rơi vào cổ áo. Tôi chìa tay hứng. Và nếm vị tinh hoa đất trời,
để cho tinh khôi lan vào cơ thể.
Mấy mươi năm xưa, ngày còn trẻ tôi cũng dạo bước trên đường phố
Matxcơva, hứng tuyết. Sự trắng trong tinh khiết trong lòng tôi,của đời tôi.
Và bây giờ, tóc bạc, tuyết thời gian nhuộm bạc, tôi lại lang thang trên đường
phố Bắc Kinh, ngẩn ngơ với tuyết. Và lòng vẫn vẹn nguyên như tuyết.
Nghe nói muốn ngắm tuyết đẹp nhất phải lên núi Linh Sơn nhìn những bông
đầu tiên. Đến Di hòa viên ngắm “đoạn kiều tàn tuyết” và nghe tiếng cười của các
Cách Cách. Đến “Cố Bắc khẩu trường thành” nhìn tuyết trập trùng. Đến “Lạc tuyết
nhập thiền âm” ở Đàm Chá Tự…
Tuyết như hoa mận trắng đẹp đến nao lòng. Tuyết rơi phủ kín những cao ốc
trập trùng của Bắc Kinh hiện đại, như sự trập trùng của Vạn lý Trường thành cổ đại.
Những dãy phố mái cong, “tứ hợp viện”, của riêng từng gia tộc xưa, giờ lui
vào kỷ niệm, nấp sau không gian các tổ hợp cao ốc chọc trời. Những “dặm hòe” vó
câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh cũng lui vào bảo tàng, bên cạnh những con
đường 16 làn xe, cầu vượt nhiều tầng, của hệ thống giao thông lập thể tân kỳ.
Bắc Kinh vừa những năm 80 còn là thủ đô xe đạp, mà giờ là thủ đô của ô tô,
và các đại công trình. Đài CCTV cao 230m màu xám dáng xiên xiên. Nhà Opera
như nằm gọn trong lòng quả trứng bằng titanium và kính bập bềnh trên hồ nước
nhân tạo. Sân vận động Olympic kết cấu khung thép hình tổ chim do kiến trúc sư
Thụy Sĩ thiết kế . Sân bay quốc tế Bắc Kinh mở rộng giá hàng tỷ đô do kiến trúc sư
Anh thiết kế, cứ 30 giây một máy bay cất cánh, với đường băng bên sườn như một
khối băng. Trung tâm thương mại Tháp China World Trade Center Phase 3 cao
330m, sảnh và lối đi theo phong cách khoa học giả tưởng, trong nhà có tường dát
1
vàng 24 kara. Các khu lộng lẫy xa hoa mới của Bắc Kinh mang ngôn ngữ kiến trúc
hiện đại quốc tế làm choáng ngợp du khách: Margarite, Glori Vogue, Latte Town,
Plam Spring, Yose mite Villey…
Quy hoạch kiến trúc Bắc Kinh có nhịp điệu bổng trầm, theo trục Bắc nam
truyền thống…
*
* *
Tuyết vẫn rơi kín đất. Mặt đất trắng tinh như tờ giấy. Tự nghìn năm xưa tuyết
vẫn rơi như thế, như giấy phủ trên đất này. Qua trang giấy trắng tinh, qua trang đất
giãi dầu thời gian, qua sắc cỏ xanh bất diệt, tôi đọc được trang sử…
Mặt đất là của chung loài người. Tang thương biến cải. Mạnh xô ngã yếu –
quy luật sinh tồn. Mảnh đất trong đồng bằng Hoa Bắc, khởi thủy hoang vu này xưa
mang tên “Kế” mộc mạc. Nước Kế chư hầu của Tây Chu. Nước Yên từ Tây Nam
tiến lên chinh phục, biến Kế thành Yên Kinh. Người Khiết đan nước Liêu từ Đông
Bắc tới biến Kế thành Thịnh Kinh. Người Nữ chân nhà Kim biến Kế thành Trung đô.
Năm 1206 Thành Cát Tư hãn của bộ lạc Oirát (nghĩa đen là Liên kết), với 15 ngàn
Kỵ Binh từ núi An tai tràn xuống diệt Kim, chiếm Trung đô. Lịch sử thật hãi hùng
và khôi hài. Đại hoàng đế du mục định giết hết người Kim và san bằng Trung đô lấy
đất trồng cỏ nuôi ngựa, cừu… Một hoàng thân Kim khuyên nên để yên cho dân
Trung đô sống, và bắt phải cống nạp. Như thế “hiệu quả kinh tế” hơn. 500 ngàn lạng
bạc, 80 ngàn tấm lụa, 400 ngàn hộc lương hàng năm là cái giá của đô thành Trung
đô. Thiết mộc Chân (Thành cát tư hãn) nghe theo, tạm để yên nơi này. Ông còn vội
quay sang Trung Á rồi Châu Âu, tới vùng biển Cát biên, vượt U Ran, tiến tới Crimê
và cửa sông Đa nuýp.
Năm 1271 cháu nội Thành cát tư hãn là Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) sau khi
chiếm hết Trung hoa, đã lên ngôi hoàng đế ở chính đất kế - Yên Kinh – Trung đô
này. Kublai Khan đặt tên kinh đô là Đại đô. Marco Polo nhà thám hiểm Italia đã đến
đây ở 17 năm và về viết ký miêu tả sự cường thịnh không đâu bằng của Đại Đô.
Châu Âu lần đầu tiên biết đến miền đất châu Á giàu có này qua những bài bút ký của
ông.
Đại đế quốc Nguyên Mông chiếm khắp gầm trời (chỉ thua ở Nhật Bản và Việt
Nam) tưởng ghê gớm lắm, ai ngờ tồn tại được có 89 năm là tắt ngóm. Các “đại anh
2
hùng” Nguyên Mông chào tạm biệt thế giới mình từng cai trị, chạy ngược trở về
đồng cỏ cố hương, lại ở trong lều bạt, uống sữa ngựa như thuở nào…
Đại Đô trở về, thành Bắc Kinh của Trung nguyên, người “núi Hoa sông
Hạ”…
*
* *
Tôi đến Bắc Kinh từ đầu mùa hoa. Những cánh đồng hoa ngoại ô, và trong
các công viên rực rỡ. Hoa Hải đường hồng nhạt quý phái của Phủ Vinh Phủ Ninh
trong Hồng Lâu Mộng. Hoa mẫu đơn đượm hương thiền của các ngôi chùa trong
Tây sương ký. Hoa đỗ quyên của những câu chuyện thần thoại. Hoa Tuy líp như
mảnh nhỏ xứ sở Hà Lan. Hoa oải hương màu tím ngát thơm phong vị những cuộc
tình mơ mộng phương Tây ngày đầu đến với các cô gái bó chân “tứ đức tam tòng”.
Hoa Hướng dương vàng chói như thu hết ánh sáng mặt trời vào đây, để rồi mỗi bông
hoa lại thành một mặt trời nhỏ sưởi ấm đất này. Người ở đây nô nức đi các lễ hội
hoa giống hệt dân Phù Tang đi hội hoa Anh Đào kiều diễm. Tôi ở Bắc Kinh, đã được
thưởng thức sắc thu vàng xen rừng phong lá đỏ kỳ ảo. Những cây phong đỏ ối bạt
ngàn dưới trời thu như mang lửa từ lòng đất lên. Những cây bạch dương, bạch quả,
lá vàng gợi nỗi buồn man mác. Hết thu, lá đỏ lá vàng rụng trải thảm cho đất. Để lại
trên cây những thân cành xám mốc và trơ ra những tổ chim như căn nhà bỏ hoang.
Những đàn chim nhạn, chim én Bắc Kinh đi xuống phương nam tránh rét mùa sau
mới trở về. Gửi lại Bắc Kinh giữ giùm những “căn hộ nhỏ bé có sổ đỏ”. Nhỏ bé
nhưng mà đẹp lắm đấy. Cứ gợi nỗi buồn và triết lý về hạnh phúc tối thiểu của cuộc
đời. Chả thế mà nó lại là ảnh hình gợi ý cho dáng hình công trình biểu tượng thế kỷ:
Sân vận động Tổ chim…
*
* *
Bắc Kinh sáng nay hết tuyết, và có sương mù. Trời Bắc Kinh hay có sương.
Như màu sương huyền ảo bao phủ miền đất cổ tích. Tôi bơi trong sương, lạc vào
khu phố cổ. Dưới tán hòe, còn sót một vài tòa nhà như phủ đệ của vương tôn công tử
ngày nào. Lầu son, gác tía, hiên vàng. Thư phòng thơm mùi mực thư sinh đang dùi
mài kinh sử. Ngoài hiên, thánh thót tiếng đàn, nàng tiểu thư liễu yếu đào tơ đang
ngồi đó… Trong ảo mờ của sương mù, tôi như thấy bóng hình Tây Thi đang giặt lụa,
cá trông thấy phải lặn chìm (trầm ngư). Điêu thuyền ngắm trăng làm cho Trăng lẩn
3
vào mây (bế nguyệt). Và Chiêu quân trên đường đi cống Hồ, nhạn bay tan tác (lạc
nhạn) Xứ sở “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” sao lại có những người con gái
phi thường. Võ Tắc Thiên, Từ Hy Thái hậu từng một thời thâu tóm cả thiên hạ trong
tay…
… Tôi đến Vương Phủ Tỉnh, phố mua sắm sầm uất nhất Bắc Kinh. Phát hiện
ra giếng nước (tỉnh), các vương tôn, công chúa nhà Thanh, ra làm nhà, để lại cái tên
cho phố ngày nay.
Tôi vào cửa hiệu. Quần áo tràn ngập. Toàn các mốt thời trang hiện đại. D&G,
Luis wuitton, Burberry, Marc Jacobs, Chanen… Hàng thật và hàng nhái lẫn lộn.
Những người búi tó, cài trâm, áo vải cúc cài bên sườn, bây giờ nhất thiết phải mặc
các mẫu thời trang nghiêng ngửa với Âu Mỹ. Đẹp, vui, nghịch. Khi túm tó, khu cũn
cỡn, hở ngực, hở vai… Những bộ quần áo tuyên chiến với những gì giáo điều, cổ hủ,
bảo thủ.
Tôi tìm mua vài bộ trang phục cổ Trung hoa làm kỷ niệm. Thời Chu, ưa mùa
đỏ. Đỏ là lửa cháy. Thời Tần Hán đã biết âm dương, ngũ hành, thích màu đen tượng
trưng cho nước. Thời Đường Tống bóng lọng hoa văn, tay rộng, vạt dài. Thời
Nguyên đem bông vào đất lụa tơ tằm Trung nguyên. Cotton ấm nhẹ, rẻ hơn. Tôi mua
chiếc áo chẽn kiểu Mông Cổ, da cừu ngắn tay, hợp cảnh cưỡi ngựa. Và một đôi hài
gót sen ba tấc của tục bó chân có từ đời Tống. Chiếc áo “Cách Cách” đời Thanh, cổ
hình yên ngựa dựng lên sau gáy…Vương Phủ tỉnh và các đại siêu thị Bắc Kinh trên
giời dưới quần áo.Hoa mắt không còn biết mua cái gì. Sự giàu có ăn chơi xa hoa của
Bắc Kinh đã đạt ngang tầm thế giới.Trong khi vừa mới ngày nào đồng loạt áo chằn
bông màu ô lui quân sự. Mấy chục năm mà tiến bước thần kỳ, nghĩ tưởng trong mơ.
Tất cả khơi nguồn từ một câu gần như là tục ngữ: “Mèo trắng, mèo đen miễn là bắt
được chuột”.
*
* *
Bắc Kinh đêm nay trời có sao. Ngồi trên ban công khách sạn tôi ngắm những
vì tinh tú.
Bầu trời sao của chung. Của quê hương tôi, của Bắc Kinh, của cả loài người.
Của riêng từng người, trong khi vẫn là của chung tất cả mọi người.
Những ngôi sao kia có liên quan gì đến số mệnh tôi.
4
Những ông vua Trung hoa xưa nhận mình là “thiên tử” (con giời) nên đặc biệt
chăm lo đến việc quan sát “bố mình” xem thế nào. Vì thế vô tình đẻ ra ngành thiên
văn học cổ đại. Bên cạnh đó, những người cấy lúa bên sông Hoàng Hà luôn phải
nhìn trời sao, lo liệu canh tác, nên cũng không xa lạ gì với thiên văn.
Bản đồ các ngôi sao cổ nhất thế giới đã tìm thấy ở đất này. (địa danh Đôn
hoàng). 2000 năm trước Trung hoa đã có đài Thiên văn sơ khai, trong khi phương
Tây phải đến thế kỷ 16 với Cô péc níc, Galilê, kính viễn vọng, mới hình thành được
khoa học thiên văn.
Còn ở đây, cổ đại mắt thường nhìn sao, cột đồng đo bóng mặt trời, mà đã tính
được chu kỳ vận động của sao Kim, Mộc, Thổ, chỉ sai lệch với khoa học ngày nay 3
ngày.
Năm 484 trước Công nguyên đã tính được độ dài của một năm là 365,25
ngày. Đời Trọng Khang nhà Hạ, tháng 9 ngày Canh Tuất, lần đầu tiên đã ghi lại hiện
tượng Nhật thực. Năm 613 trước Công nguyên đã vẽ bản đồ sao Tuệ Tinh (Sao
chổi). Và sao chổi Halley đã được phát hiện vào năm thứ 7 đời Tần Thủy Hoàng,
cùng chú thích ghi rõ chu kỳ 76 năm của nó. Sách Trung Quốc cổ đã ghi chép về
mưa Thiên Thạch và vết đen mặt trời. Các nhà thiên văn năm 165 trước Công
Nguyên nịnh vua nói rằng mặt trời có vết đen hình chữ Vương. Các nhà thiên văn đã
có lúc không ngần ngại báo cáo sai lệch “kết quả khoa học” sao Thương, sao Hỏa gì
đó, ứng vào kẻ mưu phản nào đó để Hán Thành đế chém đầu một loạt đại thần đáng
ghét. “Chuyên môn thuần túy” đã “trả được mối thù” lép vế.
Nền văn minh cổ Trung hoa, tác giả giữ bản quyền của La bàn, thuốc nổ,
nghề in, lịch pháp can chi, Kinh dịch, bát quái, ngũ hành… Tiếc thay Trung hoa đã
ngủ quên một giấc dài. Các trí thức Trung hoa giật mình khi thấy liên quân 8 nước
phương Tây chia Trung hoa như cắt bánh ga tô, súng nhà Thanh thua súng quân Anh
có rãnh xoắn, nên quy kết tại ý thức hệ Khổng tử, nho giáo, đã làm suy yếu dân tộc.
Vậy mà mấy hôm nay tôi giật mình thấy báo Bắc Kinh đưa tin: Tượng Khổng
tử được dựng tại quảng trường . Tôi ngờ ngợ. Tôi phải đến nhìn tận mắt, sờ tận tay.
Tượng Khổng tử thật. Ngài đứng đấy, mắt nhìn về hướng Cố cung, gương mặt trầm
ngâm hơi buồn. Không buồn sao được. Học thuyết vĩ đại của Ngài mãi 300 năm sau
khi ngài mất, mới được cuộc đời tôn vinh. Và sau đó thì khi thăng khi trầm. Đến bây
giờ Ngài trở lại đây, nhìn đại lộ Trường An sục sôi dòng chẩy cuộc đời hiện đại.
5
Phải, cuộc sống phát triển này gia tăng chủ nghĩa cá nhân, giầu nghèo chênh lệch,
nếp sống thác loạn, tư tưởng của Ngài góp phần điều chỉnh. Câu nói “Dân vi quý”
của Ngài là hay lắm chứ. Chủ trương đề cao “thiên mệnh”, tam cương ngũ thường
của Ngài góp phần điều chỉnh. Xã hội cần theo nguyên tắc Hài hòa. Chiết tự chữ
Hài và chữ Hòa ra thấy vô cùng ý nghĩa. Hòa có bộ hòa bên trái là thóc gạo. Chữ
Khẩu bên phải nghĩa là Ăn. Có gạo ăn là có hòa bình. Chữ Hài có bộ Ngôn bên trái
là Nói. Chữ Giai bên phải là “Tất cả đều”, tức là tất cả đều được nói, nghĩa là dân
chủ…
*
* *
Du lịch Bắc Kinh, người ta không thể bỏ qua ba địa điểm: Tử Cấm Thành, Di
hòa viên và Vạn lý Trường Thành.
Chiều nay tôi đến Cố cung. Người muôn phương về đây nườm nượp chiêm
ngưỡng tòa cung điện hoành tráng nhất thế giới này. Phong kiến phương Đông đạt
đến đỉnh cao của chủ nghĩa phong kiến mà Tử Cấm Thành là biểu tượng. Bàn chân
tôi cảm nhận được hơi thở ngàn năm của quá khứ qua từng viên đá dưới chân.
Những mái ngói lưu ly trùng điệp như vầng mây cuộn in giữa nền trời. Cửu trùng
sân rồng mênh mông như cánh đồng. Thấp thoáng đâu đây như có bóng hình quân
lính thị vệ gươm giáo sáng lòa. Tôi chụp ảnh ngai vàng trong điện Thái hòa, và
tưởng như nhìn thấy trên ghế cao kia là một ông vua rất ác, mưu mô, xảo quyệt, đa
nghi, đàng điếm… đang “thừa thiên hành đạo”. Hoàng đế đang ra những ý chỉ rất
cảm tính, cá nhân tuyệt đối. Đã thế lại rất ưu phỉnh, nóng tính, chưa chi đã lôi người
ta ra chém đầu.
Tôi dạo quanh ngôi nhà Vua ở. Phòng ngủ không rộng lắm. Chiều đông u ám,
nhà vua và nhà Hoàng hậu có gì lạnh lẽo. Long sàng sơn đỏ lòe loẹt. Quanh quẩn
dọc hành lang, tôi tưởng tượng như có bóng hình một ông vua trẻ con đang chơi đá
cầu, và ông Tể tướng mặt đỏ râu dài đang khúm núm tâu trình những điều quyết
định vận mệnh đất nước. Lại nữa, có cả ông vua lên ba, đái dầm ra Long bào. Chủ
nghĩa phong kiến, ngôi vua cha truyền con nối, đổ xụp trên toàn thế giới là phải.
Nhưng sao cũng phải đến mấy ngàn năm nó mới xụp đổ. Lâu quá, dai dẳng quá. Văn
minh loài người tiến chậm.
6
Tôi không bỏ xót một góc khuất nào trong Tử Cấm Thành. Nền đất này nơi
nào xưa in dấu chân người chinh phục Á Âu Hốt Tất Liệt Kublai Khan. Dấu chân
ông đã phải phai mờ nhường chỗ cho dấu chân Thành Tổ Vĩnh Lạc nhà Minh. Rồi
dấu chân Vĩnh Lạc cũng chìm sau dấu chân hoàng đế Mãn Châu dòng Ái tân giác la.
Và cuối cùng thì ông vua lên ngôi từ lúc lên ba cũng phải ngậm ngùi bước ra khỏi
Tử Cấm Thành. Cánh cổng sơn son đóng đinh đồng khổng lồ đóng sập vĩnh viễn sau
lưng ông, đóng sập chủ nghĩa phong kiến mấy ngàn năm.
Chiều tối trong cố cung. Tôi vẩn vơ, và tưởng như nhìn thấy bóng hình một
đồng hương thuở trước. Ông là Nguyễn An. Chính sử nhà Minh (chứ không phải là
truyền thuyết) ghi rõ nguyên văn: “Nguyễn An người Giao chỉ, đầu óc minh mẫn, kỹ
thuật tài giỏi hơn người, vâng mệnh Vua Thành tổ xây dựng thành trì cung điện và
các dinh thự của các phủ bộ. Mắt đo bụng nhẩm, tính toán đâu vào đấy, kết quả đều
đúng kế hoạch dự trù, công bộ chỉ biết tuân theo đó mà chấp hành”.
Thời vua Anh Tông, Nguyễn An còn được Vua sai tái thiết xây dựng Bắc
Kinh trong 17 năm.
Sách “Chính tông thực lục” đời Minh ghi tiếp: “Ngày 10 tháng 02 năm Chính
Thống thứ 6 (1441) hai cung ba điện (Tử Cấm Thành) hoàn thành, vua ban thưởng
Nguyễn An 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, 1 vạn quan tiền…”.
Tôi chắp tay vái lạy bóng hình tiền nhân. Tử Cấm Thành trong mắt tôi như
đẹp hơn gấp bội…
Nếu Tử Cấm Thành là là cung vua lớn bậc nhất thế giới thì Di hòa viên (Vườn
nuôi dưỡng sự ôn hòa) cũng là công viên to đẹp bậc nhất thế giới.
Người hướng dẫn du lịch thuyết minh: “Công viên này có lịch sử 800 năm.
Càn Long nâng cấp thành Thanh y viên để mừng sinh nhật mẹ. Càn Long mê Giang
nam, nên nơi này có phong cách Giang nam. Từ Hy Thái hậu đã lấy 500 vạn lạng
bạc ngân khố vốn là tiền hiện đại hóa Hải quân ra xây lại công viên này”.
Tôi mỉm cười. Chỉ một chi tiết đó đã đủ thấy cuối triều Thanh hỏng đến mức
nào. Đời thật oái oăm . Để có công viên mỹ lệ cho đời sau thưởng thức, lịch sử đã
phải trả giá đắt như thế nào.
Hồ Côn Minh kia. Mênh mông xanh biếc soi bóng núi Vạn Thọ Sơn. Đền đài
nối tiếp nguy nga. Nhân Thọ Điện để Từ Hi nghỉ ngơi. Phật Hương Các để Từ Hi
niệm phật. Thất Thập Khổng Kiều (77 nhịp) nối bờ với đảo để Từ Hi ngắm non xanh
7
nước biếc. Hồ Côn Minh có dáng một quả đào lớn. Những hành lang giống đôi cánh
dơi đang bay. Vạn Thọ Sơn là thân dơi. Thất Thập Khổng Kiều là cổ rùa vươn dài…
Đào tượng trưng cho Lộc. Dơi tượng trưng cho Phúc. Rùa tượng trưng cho Thọ. Di
hòa viên là vậy, nhưng với vua Quang Tự từng bị giam lỏng trong “Ngọc Lan
Đường” ở đây với cửa xây bịt kín thì thật mỉa mai!...
… Rời Di hòa viên tôi theo người hướng dẫn du lịch đến Vạn lý Trường
Thành.
“Bất đáo trường thành phi hảo hán” – Câu nói cửa miệng của người Trung
Quốc. Con người ta hóa ra rất thích hoài cổ. Người về đây xem vạn lý Trường
Thành như nước chẩy. Những bức Trường Thành men theo các đỉnh núi chon von
dài tới 6700 km. Làm sao người xưa đã xây dựng được. Người chết nhiều lắm. Nghe
nói Lưu Bang khởi nghĩa diệt Tần cũng bắt đầu nổi loạn từ đám người phải đi xây
thành. Tôi trèo từng bậc nhìn núi mây chất ngất, tưởng thấy bóng hình người lính
biên cương thời xưa đang vác dáo đi tuần. Gió bấc thổi, bão tuyết bay giá buốt,
những người lính co co. Quê nhà xa thẳm mịt mù. Ở đây chỉ có gió thét gào như
tiếng chó sói tru. Họ đứng đấy, đốt lên những đống phân sói khô cuộn khói, những
đốm lửa đỏ bập bùng trong đêm, để báo động có địch đang vào biên cương. (Trống
tràng thành lung lay bóng nguyệt. Khói cam tuyền mờ mịt thức mây…)
Trường thành để chặn quân Hung nô, Mông Cổ, Mãn Châu. Nhưng cuối cùng
thì Mông Cổ vẫn vượt qua được, để cai trị Trung nguyên 89 năm. Và Mãn Châu
cũng vượt qua được để về đóng đô tại Bắc Kinh tồn tại 13 triều đại nhà Thanh.
Vậy là mục tiêu quân sự, chẳng đạt được bao nhiêu. Thế mới biết không thành
trì nào bằng thành trì lòng dân. Chỉ thành trì lòng dân mới bất khả xâm phạm.
Người thuyết minh du lịch nói: “Trường thành có năm đoạn chính. Đời Tần
ghép nối các đoạn từ thời Chiến quốc, vật liệu đất nện. Sau mới xây bằng gạch đá.
Có cửa tên gọi Nương tử Quan là nơi công chúa con vua Đường Lý Uyên trấn giữ.
Có Ngọc môn quan ,nơi bao nhiêu ngọc quý ở Tân Cương đều phải đi qua. Có Nhạn
môn quan, Nhạn mới bay qua nổi. Lịch sử trường thành có một lần tự mở. Tướng
Ngô Tam Quế nhà Minh mở cửa cho Đa Nhĩ Cổn (nhà Thanh) đem quân vào liên
minh dẹp loạn triều đình. Từ đó đồng thời quân Thanh cũng ở lại bên này Vạn lý
Trường thành”.
*
8
* *
Mặt trời là con quạ vàng. Hậu Nghệ bắn rơi 9 con quạ vàng, chỉ để lại một
con. Vợ Hậu Nghệ là Hằng Nga bay lên cung Quảng hàn thành mặt trăng…
Câu chuyện cổ Trung Quốc thật hay. Văn hóa cổ Trung hoa mê hoặc lòng
người. Thuyết âm dương, Bát quái, ngũ hành từ cổ đại giải thích thế giới. Vũ trụ tồn
tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong lưỡng nghi (Âm và
Dương). Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài (Trời đất sấm gió nước lửa
núi hồ) tạo thành thế giới. Kim Mộc thủy hỏa thổ tạo nên vạn vật.
Kinh dịch nêu lên quy luật phát triển biến hóa của vạn vật gồm cả khoa học tự
nhiên và xã hội.
Lịch pháp Can Chi tính ngày tháng xuất hiện từ thế kỷ 12 trước công nguyên
cũng thật tài tình. Việc gắn 12 con giáp vào sau này cũng thật độc đáo…
Đêm mưa 29 tháng 01 năm 1949 những người thua trận vội vã chất lên tàu
biển những thùng bảo vật vô giá của Trung hoa, vượt sóng đến Đài Loan. Hàng ngàn
thùng khác bị vất lại chỏng chơ trên bờ vì không kịp. Bộ sưu tập cổ vật bảo vật
Trung hoa thật không đâu có. Một viên ngọc Biện hòa đẫm máu . Một chiếc trống
đồng thao thiết văn tinh xảo đến mức ngày nay phục chế không được. Những viên
ngọc hội đủ năm đức tính con người (nhân ái, khiêm tốn, dũng khí, công bằng, thông
thái). Đạo đức phương Đông nằm cả trong viên ngọc. Những viên hồng ngọc, hoàng
ngọc, lam ngọc, bạch ngọc, cẩm thạch chôn dưới mồ làm tươi mãi xác chết, giắt bên
người làm trẻ mãi tuổi già…
*
* *
… Đêm cuối cùng ở Bắc Kinh, tôi đến một “hồ đồng” (ngõ nhỏ) có cây đại
thụ vài thế kỷ được phong “đại thụ quận công”. Nghe nói đây có di tích Dịch quán
thời xưa. Sứ thần các nước ngày trước đến, thường ở nơi này. Tôi bâng khuâng tìm
bóng thi sĩ sứ thần Nguyễn Du trong cuộc đi sứ ngày xưa. Nền cỏ, gạch, đá nào từng
in dấu chân ông. Không gian nào ông từng thao thức nghĩ lời đối đáp. Chắc hẳn ông
đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình nên vua Càn Long trong thư gửi Gia Long đã
khen ông là “Người thâm hậu, biết giữ lễ nghĩa, thuận tình hòa hiếu lân bang”.
Những bài thơ nào trong “Bắc hành tạp lục” ông viết trong tuyết giá Bắc Kinh.
Chặng đường gian khổ đi về trong 14 tháng, ông đã qua những miền đất có danh.
9
Sông Tương, hồ Động Đình, nơi Khuất Nguyên trẫm mình trên sông Mịch La. Tín
Dương, Khai Phong, Hoàng Hà, Hàm đan (kinh đô nước Triệu). Rồi từ đó theo
dòng sông Dịch mà đến Bắc Kinh. Chặng về, đi lối khác, ông không quên viếng
thăm các di tích. Khúc phụ - quê Khổng Tử. Huyện Trâu quê Mạnh tử. Giang Châu,
Từ Châu, Nam Kinh, Triết Giang (nơi có sông Tiền Đường, Kiều trẫm mình), rồi
Hàng Châu, và vượt Trường Giang. Qua sông Hoài Nguyễn Du nhớ Hàn Tín, Văn
Thiên Tường. Ông thăm mộ Đỗ Phủ, ngắm Hoàng Hạc lâu. Ở đâu ông cũng đề
thơ…
Chưa rõ Nguyễn Du viết Kiều trước hay sau khi đi sứ. Nhưng tôi cứ tưởng
tượng tại một thư điếm nào đó bên Dịch quán Bắc Kinh này, ông đã mua cuốn văn
xuôi của Thanh Tâm tài nhân, và tập ký “Tiễu trừ Từ Hải bản mạt” viết sơ lược về
một nàng Kiều, hình như có thật, trong cuộc tình với tướng quân nổi loạn Từ Hải.
Để rồi gợi ý cho ông viết nên những câu Kiều lục bát hàng hàng chữ chữ như ngọc
lưu ly, thành Di sản văn hóa nhân loại.
Một người bạn nhà văn Bắc Kinh tặng tôi cuốn “Giáo trình văn học Việt
Nam” biên soạn và dịch in tại Trung Quốc. Tôi mở đọc thấy có truyện ngắn “Hoa
sen trắng” của mình do Giáo sư Dư Phú Triệu Đại học Hà Nam dịch.
…Người bạn đưa tôi đi ăn nhà Hàng Vịt quay nổi tiếng nhất Bắc Kinh Toàn
Đức Tụ.
Tôi ngồi chụp ảnh trước biểu tượng bếp lò. Vịt quay Bắc Kinh phải có da mầu
bánh mật, giòn rụm, vị thịt béo mà không ngấy, mềm như trứng luộc. Ăn ngon mà
lại có lợi cho tim mạch, và đẹp làn da. Hai Tổng thống Mỹ, Bút cha và Bút con đều
ưa thích món này. Đây không phải là vịt thường mà là giống vịt đặc biệt. Thời xưa
Bắc Kinh nhiều đầm lầy , có một giống vịt trời về đây cư trú. Dân bắt, đem quay,
thấy ngon, rồi từ đó thuần hóa, thành món ăn đặc sản. Từng con vịt ở nhà hàng Toàn
Đức Tụ đều đánh số. Như con tôi ăn ,số 100 triệu bao nhiêu đơn vị gì đó. Người đầu
bếp bưng con vịt ra thực hiện nghi thức cắt thịt trang trọng cho chủ bữa tiệc chỗ
ngon nhất, rồi mới đến mọi người.
Anh bạn nhà văn nói: Bắc Kinh có 8 trường phái ẩm thực. Trường phái Sơn
Đông vị nồng đượm, nhiều hành tỏi. Trường phái Quảng Đông dịu nhẹ, đa dạng. Tứ
xuyên nổi tiếng với cá, cùng các vị mặn cay. Hồ nam khẳng định vị béo và hương
thơm đặc trưng. Phúc kiến mạnh về hải sản. Trường phái Triết Giang có tôm nõn
10
Long Tỉnh và cá chép Tây Hồ. Giang Tô nghiêng về hấp, ninh, tần. An Huy có vịt
hồ lô nổi tiếng. Kỹ thuật điều khiển lửa trong chế biến đều rất tinh diệu khác thường.
Tôi nhấm nháp miếng vịt quay Bắc Kinh, đầu lưỡi cảm nhận được hương vị
diệu kỳ của miếng ngon trời đất ban cho con người. Nền văn minh thể hiện cụ thể
nhất, đầu tiên là trong miếng ngon…
… Ngày mai, tôi đã xa Bắc Kinh. Màu xanh của đôi cánh Việt Nam sẽ đưa tôi
về Hà Nội. Nguyễn Du đi về mất 14 tháng, còn tôi chỉ đi hết 3 giờ. Trái đất đã trở
thành nhỏ bé, con người hòa hợp, gần gũi. Bắc Kinh với tôi thân thiết mến yêu biết
chừng nào. Tôi nắm chặt tay người bạn cùng hòa âm đồng vọng hai tiếng “Chai
chen”, hẹn ngày gặp lại…
11

More Related Content

Similar to Bắc kinh du kýchuẩn

đòN xâm lược bẩn của trung cộng
đòN xâm lược bẩn của trung cộngđòN xâm lược bẩn của trung cộng
đòN xâm lược bẩn của trung cộngnguoitinhmenyeu
 
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)hach nguyen phan
 
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfBác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfMan_Ebook
 
Con đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân CươngCon đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân CươngAlolove Nguyễn
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Tuong_menh_khao_luan_Vu_Tai_Luc.pdf
Tuong_menh_khao_luan_Vu_Tai_Luc.pdfTuong_menh_khao_luan_Vu_Tai_Luc.pdf
Tuong_menh_khao_luan_Vu_Tai_Luc.pdfSon Nguyen
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnPham Long
 
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-QuậnGỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quậnnataliej4
 
Da lat ben duoi suong mu
Da lat ben duoi suong muDa lat ben duoi suong mu
Da lat ben duoi suong muPhan Book
 
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdfBoNhiLNgc
 
Bí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới - Vô Danh.docx
Bí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới - Vô Danh.docxBí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới - Vô Danh.docx
Bí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới - Vô Danh.docxMoneyGold1
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy KhuêNguyễn Hương Thảo
 
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thươngCây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thươngKelsi Luist
 
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiAi là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiHuy Nguyễn
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoalongvanhien
 
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệmKhvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệmDam Nguyen
 
Da lat nam xua
Da lat nam xuaDa lat nam xua
Da lat nam xuaTran Hoa
 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdfKHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdfNuioKila
 
Anh trang trinh chieu
Anh trang  trinh chieuAnh trang  trinh chieu
Anh trang trinh chieuhuongvuduy
 

Similar to Bắc kinh du kýchuẩn (20)

đòN xâm lược bẩn của trung cộng
đòN xâm lược bẩn của trung cộngđòN xâm lược bẩn của trung cộng
đòN xâm lược bẩn của trung cộng
 
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
Hoa anh dao lai no gui dinh (1)
 
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfBác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
 
Con đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân CươngCon đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân Cương
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Tuong_menh_khao_luan_Vu_Tai_Luc.pdf
Tuong_menh_khao_luan_Vu_Tai_Luc.pdfTuong_menh_khao_luan_Vu_Tai_Luc.pdf
Tuong_menh_khao_luan_Vu_Tai_Luc.pdf
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-QuậnGỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
 
Da lat ben duoi suong mu
Da lat ben duoi suong muDa lat ben duoi suong mu
Da lat ben duoi suong mu
 
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
50-bai-van-mau-lop-6-Hoc-tot-ngu-van-6.pdf
 
Bí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới - Vô Danh.docx
Bí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới - Vô Danh.docxBí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới - Vô Danh.docx
Bí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới - Vô Danh.docx
 
Xuat duong luu biet
Xuat duong luu bietXuat duong luu biet
Xuat duong luu biet
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
 
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thươngCây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
 
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiAi là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệmKhvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
 
Da lat nam xua
Da lat nam xuaDa lat nam xua
Da lat nam xua
 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdfKHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
 
Anh trang trinh chieu
Anh trang  trinh chieuAnh trang  trinh chieu
Anh trang trinh chieu
 

More from hach nguyen phan

More from hach nguyen phan (20)

Qua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhienQua tang cua thien nhien
Qua tang cua thien nhien
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đường
 
Hat bui canđươcc
Hat bui canđươccHat bui canđươcc
Hat bui canđươcc
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Daibangkimdieu
DaibangkimdieuDaibangkimdieu
Daibangkimdieu
 
Hat bui can
Hat bui canHat bui can
Hat bui can
 
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
Copy of nhung ngoi sao tuoi tho bong 2 (1)
 
Chùm tản văn copy
Chùm tản văn   copyChùm tản văn   copy
Chùm tản văn copy
 
Me cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phuccMe cung day du.dockhôi phucc
Me cung day du.dockhôi phucc
 
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhấtCải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
Cải lão hoàn đồngdùng đúng nhất
 
Giải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzzGiải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzz
 
Gio noi1
Gio noi1Gio noi1
Gio noi1
 
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
Nhung bai van hay giup hoc sinh tham khao czzz2)
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzz
 
Dong suoi hoang so text
Dong suoi hoang so textDong suoi hoang so text
Dong suoi hoang so text
 
Vuon mai in can copy
Vuon mai in can   copyVuon mai in can   copy
Vuon mai in can copy
 
Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho   Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho
 
Qua tang cua thien nhien copy
Qua tang cua thien nhien   copyQua tang cua thien nhien   copy
Qua tang cua thien nhien copy
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 

Bắc kinh du kýchuẩn

  • 1. BẮC KINH DU KÝ Bút ký của Nguyễn Phan Hách Bắc kinh, tuyết rơi đầu mùa. Tôi bước lang thang trên hè phố. Tuyết tinh khiết, trắng trong bao trùm trời đất làm thành phố như trở thành người thiếu nữ. Tinh khiết, trắng trong. Những cánh tuyết lang thang như bước chân tôi lang thang. Một giọt tuyết rơi vào cổ áo. Tôi chìa tay hứng. Và nếm vị tinh hoa đất trời, để cho tinh khôi lan vào cơ thể. Mấy mươi năm xưa, ngày còn trẻ tôi cũng dạo bước trên đường phố Matxcơva, hứng tuyết. Sự trắng trong tinh khiết trong lòng tôi,của đời tôi. Và bây giờ, tóc bạc, tuyết thời gian nhuộm bạc, tôi lại lang thang trên đường phố Bắc Kinh, ngẩn ngơ với tuyết. Và lòng vẫn vẹn nguyên như tuyết. Nghe nói muốn ngắm tuyết đẹp nhất phải lên núi Linh Sơn nhìn những bông đầu tiên. Đến Di hòa viên ngắm “đoạn kiều tàn tuyết” và nghe tiếng cười của các Cách Cách. Đến “Cố Bắc khẩu trường thành” nhìn tuyết trập trùng. Đến “Lạc tuyết nhập thiền âm” ở Đàm Chá Tự… Tuyết như hoa mận trắng đẹp đến nao lòng. Tuyết rơi phủ kín những cao ốc trập trùng của Bắc Kinh hiện đại, như sự trập trùng của Vạn lý Trường thành cổ đại. Những dãy phố mái cong, “tứ hợp viện”, của riêng từng gia tộc xưa, giờ lui vào kỷ niệm, nấp sau không gian các tổ hợp cao ốc chọc trời. Những “dặm hòe” vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh cũng lui vào bảo tàng, bên cạnh những con đường 16 làn xe, cầu vượt nhiều tầng, của hệ thống giao thông lập thể tân kỳ. Bắc Kinh vừa những năm 80 còn là thủ đô xe đạp, mà giờ là thủ đô của ô tô, và các đại công trình. Đài CCTV cao 230m màu xám dáng xiên xiên. Nhà Opera như nằm gọn trong lòng quả trứng bằng titanium và kính bập bềnh trên hồ nước nhân tạo. Sân vận động Olympic kết cấu khung thép hình tổ chim do kiến trúc sư Thụy Sĩ thiết kế . Sân bay quốc tế Bắc Kinh mở rộng giá hàng tỷ đô do kiến trúc sư Anh thiết kế, cứ 30 giây một máy bay cất cánh, với đường băng bên sườn như một khối băng. Trung tâm thương mại Tháp China World Trade Center Phase 3 cao 330m, sảnh và lối đi theo phong cách khoa học giả tưởng, trong nhà có tường dát 1
  • 2. vàng 24 kara. Các khu lộng lẫy xa hoa mới của Bắc Kinh mang ngôn ngữ kiến trúc hiện đại quốc tế làm choáng ngợp du khách: Margarite, Glori Vogue, Latte Town, Plam Spring, Yose mite Villey… Quy hoạch kiến trúc Bắc Kinh có nhịp điệu bổng trầm, theo trục Bắc nam truyền thống… * * * Tuyết vẫn rơi kín đất. Mặt đất trắng tinh như tờ giấy. Tự nghìn năm xưa tuyết vẫn rơi như thế, như giấy phủ trên đất này. Qua trang giấy trắng tinh, qua trang đất giãi dầu thời gian, qua sắc cỏ xanh bất diệt, tôi đọc được trang sử… Mặt đất là của chung loài người. Tang thương biến cải. Mạnh xô ngã yếu – quy luật sinh tồn. Mảnh đất trong đồng bằng Hoa Bắc, khởi thủy hoang vu này xưa mang tên “Kế” mộc mạc. Nước Kế chư hầu của Tây Chu. Nước Yên từ Tây Nam tiến lên chinh phục, biến Kế thành Yên Kinh. Người Khiết đan nước Liêu từ Đông Bắc tới biến Kế thành Thịnh Kinh. Người Nữ chân nhà Kim biến Kế thành Trung đô. Năm 1206 Thành Cát Tư hãn của bộ lạc Oirát (nghĩa đen là Liên kết), với 15 ngàn Kỵ Binh từ núi An tai tràn xuống diệt Kim, chiếm Trung đô. Lịch sử thật hãi hùng và khôi hài. Đại hoàng đế du mục định giết hết người Kim và san bằng Trung đô lấy đất trồng cỏ nuôi ngựa, cừu… Một hoàng thân Kim khuyên nên để yên cho dân Trung đô sống, và bắt phải cống nạp. Như thế “hiệu quả kinh tế” hơn. 500 ngàn lạng bạc, 80 ngàn tấm lụa, 400 ngàn hộc lương hàng năm là cái giá của đô thành Trung đô. Thiết mộc Chân (Thành cát tư hãn) nghe theo, tạm để yên nơi này. Ông còn vội quay sang Trung Á rồi Châu Âu, tới vùng biển Cát biên, vượt U Ran, tiến tới Crimê và cửa sông Đa nuýp. Năm 1271 cháu nội Thành cát tư hãn là Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) sau khi chiếm hết Trung hoa, đã lên ngôi hoàng đế ở chính đất kế - Yên Kinh – Trung đô này. Kublai Khan đặt tên kinh đô là Đại đô. Marco Polo nhà thám hiểm Italia đã đến đây ở 17 năm và về viết ký miêu tả sự cường thịnh không đâu bằng của Đại Đô. Châu Âu lần đầu tiên biết đến miền đất châu Á giàu có này qua những bài bút ký của ông. Đại đế quốc Nguyên Mông chiếm khắp gầm trời (chỉ thua ở Nhật Bản và Việt Nam) tưởng ghê gớm lắm, ai ngờ tồn tại được có 89 năm là tắt ngóm. Các “đại anh 2
  • 3. hùng” Nguyên Mông chào tạm biệt thế giới mình từng cai trị, chạy ngược trở về đồng cỏ cố hương, lại ở trong lều bạt, uống sữa ngựa như thuở nào… Đại Đô trở về, thành Bắc Kinh của Trung nguyên, người “núi Hoa sông Hạ”… * * * Tôi đến Bắc Kinh từ đầu mùa hoa. Những cánh đồng hoa ngoại ô, và trong các công viên rực rỡ. Hoa Hải đường hồng nhạt quý phái của Phủ Vinh Phủ Ninh trong Hồng Lâu Mộng. Hoa mẫu đơn đượm hương thiền của các ngôi chùa trong Tây sương ký. Hoa đỗ quyên của những câu chuyện thần thoại. Hoa Tuy líp như mảnh nhỏ xứ sở Hà Lan. Hoa oải hương màu tím ngát thơm phong vị những cuộc tình mơ mộng phương Tây ngày đầu đến với các cô gái bó chân “tứ đức tam tòng”. Hoa Hướng dương vàng chói như thu hết ánh sáng mặt trời vào đây, để rồi mỗi bông hoa lại thành một mặt trời nhỏ sưởi ấm đất này. Người ở đây nô nức đi các lễ hội hoa giống hệt dân Phù Tang đi hội hoa Anh Đào kiều diễm. Tôi ở Bắc Kinh, đã được thưởng thức sắc thu vàng xen rừng phong lá đỏ kỳ ảo. Những cây phong đỏ ối bạt ngàn dưới trời thu như mang lửa từ lòng đất lên. Những cây bạch dương, bạch quả, lá vàng gợi nỗi buồn man mác. Hết thu, lá đỏ lá vàng rụng trải thảm cho đất. Để lại trên cây những thân cành xám mốc và trơ ra những tổ chim như căn nhà bỏ hoang. Những đàn chim nhạn, chim én Bắc Kinh đi xuống phương nam tránh rét mùa sau mới trở về. Gửi lại Bắc Kinh giữ giùm những “căn hộ nhỏ bé có sổ đỏ”. Nhỏ bé nhưng mà đẹp lắm đấy. Cứ gợi nỗi buồn và triết lý về hạnh phúc tối thiểu của cuộc đời. Chả thế mà nó lại là ảnh hình gợi ý cho dáng hình công trình biểu tượng thế kỷ: Sân vận động Tổ chim… * * * Bắc Kinh sáng nay hết tuyết, và có sương mù. Trời Bắc Kinh hay có sương. Như màu sương huyền ảo bao phủ miền đất cổ tích. Tôi bơi trong sương, lạc vào khu phố cổ. Dưới tán hòe, còn sót một vài tòa nhà như phủ đệ của vương tôn công tử ngày nào. Lầu son, gác tía, hiên vàng. Thư phòng thơm mùi mực thư sinh đang dùi mài kinh sử. Ngoài hiên, thánh thót tiếng đàn, nàng tiểu thư liễu yếu đào tơ đang ngồi đó… Trong ảo mờ của sương mù, tôi như thấy bóng hình Tây Thi đang giặt lụa, cá trông thấy phải lặn chìm (trầm ngư). Điêu thuyền ngắm trăng làm cho Trăng lẩn 3
  • 4. vào mây (bế nguyệt). Và Chiêu quân trên đường đi cống Hồ, nhạn bay tan tác (lạc nhạn) Xứ sở “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” sao lại có những người con gái phi thường. Võ Tắc Thiên, Từ Hy Thái hậu từng một thời thâu tóm cả thiên hạ trong tay… … Tôi đến Vương Phủ Tỉnh, phố mua sắm sầm uất nhất Bắc Kinh. Phát hiện ra giếng nước (tỉnh), các vương tôn, công chúa nhà Thanh, ra làm nhà, để lại cái tên cho phố ngày nay. Tôi vào cửa hiệu. Quần áo tràn ngập. Toàn các mốt thời trang hiện đại. D&G, Luis wuitton, Burberry, Marc Jacobs, Chanen… Hàng thật và hàng nhái lẫn lộn. Những người búi tó, cài trâm, áo vải cúc cài bên sườn, bây giờ nhất thiết phải mặc các mẫu thời trang nghiêng ngửa với Âu Mỹ. Đẹp, vui, nghịch. Khi túm tó, khu cũn cỡn, hở ngực, hở vai… Những bộ quần áo tuyên chiến với những gì giáo điều, cổ hủ, bảo thủ. Tôi tìm mua vài bộ trang phục cổ Trung hoa làm kỷ niệm. Thời Chu, ưa mùa đỏ. Đỏ là lửa cháy. Thời Tần Hán đã biết âm dương, ngũ hành, thích màu đen tượng trưng cho nước. Thời Đường Tống bóng lọng hoa văn, tay rộng, vạt dài. Thời Nguyên đem bông vào đất lụa tơ tằm Trung nguyên. Cotton ấm nhẹ, rẻ hơn. Tôi mua chiếc áo chẽn kiểu Mông Cổ, da cừu ngắn tay, hợp cảnh cưỡi ngựa. Và một đôi hài gót sen ba tấc của tục bó chân có từ đời Tống. Chiếc áo “Cách Cách” đời Thanh, cổ hình yên ngựa dựng lên sau gáy…Vương Phủ tỉnh và các đại siêu thị Bắc Kinh trên giời dưới quần áo.Hoa mắt không còn biết mua cái gì. Sự giàu có ăn chơi xa hoa của Bắc Kinh đã đạt ngang tầm thế giới.Trong khi vừa mới ngày nào đồng loạt áo chằn bông màu ô lui quân sự. Mấy chục năm mà tiến bước thần kỳ, nghĩ tưởng trong mơ. Tất cả khơi nguồn từ một câu gần như là tục ngữ: “Mèo trắng, mèo đen miễn là bắt được chuột”. * * * Bắc Kinh đêm nay trời có sao. Ngồi trên ban công khách sạn tôi ngắm những vì tinh tú. Bầu trời sao của chung. Của quê hương tôi, của Bắc Kinh, của cả loài người. Của riêng từng người, trong khi vẫn là của chung tất cả mọi người. Những ngôi sao kia có liên quan gì đến số mệnh tôi. 4
  • 5. Những ông vua Trung hoa xưa nhận mình là “thiên tử” (con giời) nên đặc biệt chăm lo đến việc quan sát “bố mình” xem thế nào. Vì thế vô tình đẻ ra ngành thiên văn học cổ đại. Bên cạnh đó, những người cấy lúa bên sông Hoàng Hà luôn phải nhìn trời sao, lo liệu canh tác, nên cũng không xa lạ gì với thiên văn. Bản đồ các ngôi sao cổ nhất thế giới đã tìm thấy ở đất này. (địa danh Đôn hoàng). 2000 năm trước Trung hoa đã có đài Thiên văn sơ khai, trong khi phương Tây phải đến thế kỷ 16 với Cô péc níc, Galilê, kính viễn vọng, mới hình thành được khoa học thiên văn. Còn ở đây, cổ đại mắt thường nhìn sao, cột đồng đo bóng mặt trời, mà đã tính được chu kỳ vận động của sao Kim, Mộc, Thổ, chỉ sai lệch với khoa học ngày nay 3 ngày. Năm 484 trước Công nguyên đã tính được độ dài của một năm là 365,25 ngày. Đời Trọng Khang nhà Hạ, tháng 9 ngày Canh Tuất, lần đầu tiên đã ghi lại hiện tượng Nhật thực. Năm 613 trước Công nguyên đã vẽ bản đồ sao Tuệ Tinh (Sao chổi). Và sao chổi Halley đã được phát hiện vào năm thứ 7 đời Tần Thủy Hoàng, cùng chú thích ghi rõ chu kỳ 76 năm của nó. Sách Trung Quốc cổ đã ghi chép về mưa Thiên Thạch và vết đen mặt trời. Các nhà thiên văn năm 165 trước Công Nguyên nịnh vua nói rằng mặt trời có vết đen hình chữ Vương. Các nhà thiên văn đã có lúc không ngần ngại báo cáo sai lệch “kết quả khoa học” sao Thương, sao Hỏa gì đó, ứng vào kẻ mưu phản nào đó để Hán Thành đế chém đầu một loạt đại thần đáng ghét. “Chuyên môn thuần túy” đã “trả được mối thù” lép vế. Nền văn minh cổ Trung hoa, tác giả giữ bản quyền của La bàn, thuốc nổ, nghề in, lịch pháp can chi, Kinh dịch, bát quái, ngũ hành… Tiếc thay Trung hoa đã ngủ quên một giấc dài. Các trí thức Trung hoa giật mình khi thấy liên quân 8 nước phương Tây chia Trung hoa như cắt bánh ga tô, súng nhà Thanh thua súng quân Anh có rãnh xoắn, nên quy kết tại ý thức hệ Khổng tử, nho giáo, đã làm suy yếu dân tộc. Vậy mà mấy hôm nay tôi giật mình thấy báo Bắc Kinh đưa tin: Tượng Khổng tử được dựng tại quảng trường . Tôi ngờ ngợ. Tôi phải đến nhìn tận mắt, sờ tận tay. Tượng Khổng tử thật. Ngài đứng đấy, mắt nhìn về hướng Cố cung, gương mặt trầm ngâm hơi buồn. Không buồn sao được. Học thuyết vĩ đại của Ngài mãi 300 năm sau khi ngài mất, mới được cuộc đời tôn vinh. Và sau đó thì khi thăng khi trầm. Đến bây giờ Ngài trở lại đây, nhìn đại lộ Trường An sục sôi dòng chẩy cuộc đời hiện đại. 5
  • 6. Phải, cuộc sống phát triển này gia tăng chủ nghĩa cá nhân, giầu nghèo chênh lệch, nếp sống thác loạn, tư tưởng của Ngài góp phần điều chỉnh. Câu nói “Dân vi quý” của Ngài là hay lắm chứ. Chủ trương đề cao “thiên mệnh”, tam cương ngũ thường của Ngài góp phần điều chỉnh. Xã hội cần theo nguyên tắc Hài hòa. Chiết tự chữ Hài và chữ Hòa ra thấy vô cùng ý nghĩa. Hòa có bộ hòa bên trái là thóc gạo. Chữ Khẩu bên phải nghĩa là Ăn. Có gạo ăn là có hòa bình. Chữ Hài có bộ Ngôn bên trái là Nói. Chữ Giai bên phải là “Tất cả đều”, tức là tất cả đều được nói, nghĩa là dân chủ… * * * Du lịch Bắc Kinh, người ta không thể bỏ qua ba địa điểm: Tử Cấm Thành, Di hòa viên và Vạn lý Trường Thành. Chiều nay tôi đến Cố cung. Người muôn phương về đây nườm nượp chiêm ngưỡng tòa cung điện hoành tráng nhất thế giới này. Phong kiến phương Đông đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa phong kiến mà Tử Cấm Thành là biểu tượng. Bàn chân tôi cảm nhận được hơi thở ngàn năm của quá khứ qua từng viên đá dưới chân. Những mái ngói lưu ly trùng điệp như vầng mây cuộn in giữa nền trời. Cửu trùng sân rồng mênh mông như cánh đồng. Thấp thoáng đâu đây như có bóng hình quân lính thị vệ gươm giáo sáng lòa. Tôi chụp ảnh ngai vàng trong điện Thái hòa, và tưởng như nhìn thấy trên ghế cao kia là một ông vua rất ác, mưu mô, xảo quyệt, đa nghi, đàng điếm… đang “thừa thiên hành đạo”. Hoàng đế đang ra những ý chỉ rất cảm tính, cá nhân tuyệt đối. Đã thế lại rất ưu phỉnh, nóng tính, chưa chi đã lôi người ta ra chém đầu. Tôi dạo quanh ngôi nhà Vua ở. Phòng ngủ không rộng lắm. Chiều đông u ám, nhà vua và nhà Hoàng hậu có gì lạnh lẽo. Long sàng sơn đỏ lòe loẹt. Quanh quẩn dọc hành lang, tôi tưởng tượng như có bóng hình một ông vua trẻ con đang chơi đá cầu, và ông Tể tướng mặt đỏ râu dài đang khúm núm tâu trình những điều quyết định vận mệnh đất nước. Lại nữa, có cả ông vua lên ba, đái dầm ra Long bào. Chủ nghĩa phong kiến, ngôi vua cha truyền con nối, đổ xụp trên toàn thế giới là phải. Nhưng sao cũng phải đến mấy ngàn năm nó mới xụp đổ. Lâu quá, dai dẳng quá. Văn minh loài người tiến chậm. 6
  • 7. Tôi không bỏ xót một góc khuất nào trong Tử Cấm Thành. Nền đất này nơi nào xưa in dấu chân người chinh phục Á Âu Hốt Tất Liệt Kublai Khan. Dấu chân ông đã phải phai mờ nhường chỗ cho dấu chân Thành Tổ Vĩnh Lạc nhà Minh. Rồi dấu chân Vĩnh Lạc cũng chìm sau dấu chân hoàng đế Mãn Châu dòng Ái tân giác la. Và cuối cùng thì ông vua lên ngôi từ lúc lên ba cũng phải ngậm ngùi bước ra khỏi Tử Cấm Thành. Cánh cổng sơn son đóng đinh đồng khổng lồ đóng sập vĩnh viễn sau lưng ông, đóng sập chủ nghĩa phong kiến mấy ngàn năm. Chiều tối trong cố cung. Tôi vẩn vơ, và tưởng như nhìn thấy bóng hình một đồng hương thuở trước. Ông là Nguyễn An. Chính sử nhà Minh (chứ không phải là truyền thuyết) ghi rõ nguyên văn: “Nguyễn An người Giao chỉ, đầu óc minh mẫn, kỹ thuật tài giỏi hơn người, vâng mệnh Vua Thành tổ xây dựng thành trì cung điện và các dinh thự của các phủ bộ. Mắt đo bụng nhẩm, tính toán đâu vào đấy, kết quả đều đúng kế hoạch dự trù, công bộ chỉ biết tuân theo đó mà chấp hành”. Thời vua Anh Tông, Nguyễn An còn được Vua sai tái thiết xây dựng Bắc Kinh trong 17 năm. Sách “Chính tông thực lục” đời Minh ghi tiếp: “Ngày 10 tháng 02 năm Chính Thống thứ 6 (1441) hai cung ba điện (Tử Cấm Thành) hoàn thành, vua ban thưởng Nguyễn An 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, 1 vạn quan tiền…”. Tôi chắp tay vái lạy bóng hình tiền nhân. Tử Cấm Thành trong mắt tôi như đẹp hơn gấp bội… Nếu Tử Cấm Thành là là cung vua lớn bậc nhất thế giới thì Di hòa viên (Vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa) cũng là công viên to đẹp bậc nhất thế giới. Người hướng dẫn du lịch thuyết minh: “Công viên này có lịch sử 800 năm. Càn Long nâng cấp thành Thanh y viên để mừng sinh nhật mẹ. Càn Long mê Giang nam, nên nơi này có phong cách Giang nam. Từ Hy Thái hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc ngân khố vốn là tiền hiện đại hóa Hải quân ra xây lại công viên này”. Tôi mỉm cười. Chỉ một chi tiết đó đã đủ thấy cuối triều Thanh hỏng đến mức nào. Đời thật oái oăm . Để có công viên mỹ lệ cho đời sau thưởng thức, lịch sử đã phải trả giá đắt như thế nào. Hồ Côn Minh kia. Mênh mông xanh biếc soi bóng núi Vạn Thọ Sơn. Đền đài nối tiếp nguy nga. Nhân Thọ Điện để Từ Hi nghỉ ngơi. Phật Hương Các để Từ Hi niệm phật. Thất Thập Khổng Kiều (77 nhịp) nối bờ với đảo để Từ Hi ngắm non xanh 7
  • 8. nước biếc. Hồ Côn Minh có dáng một quả đào lớn. Những hành lang giống đôi cánh dơi đang bay. Vạn Thọ Sơn là thân dơi. Thất Thập Khổng Kiều là cổ rùa vươn dài… Đào tượng trưng cho Lộc. Dơi tượng trưng cho Phúc. Rùa tượng trưng cho Thọ. Di hòa viên là vậy, nhưng với vua Quang Tự từng bị giam lỏng trong “Ngọc Lan Đường” ở đây với cửa xây bịt kín thì thật mỉa mai!... … Rời Di hòa viên tôi theo người hướng dẫn du lịch đến Vạn lý Trường Thành. “Bất đáo trường thành phi hảo hán” – Câu nói cửa miệng của người Trung Quốc. Con người ta hóa ra rất thích hoài cổ. Người về đây xem vạn lý Trường Thành như nước chẩy. Những bức Trường Thành men theo các đỉnh núi chon von dài tới 6700 km. Làm sao người xưa đã xây dựng được. Người chết nhiều lắm. Nghe nói Lưu Bang khởi nghĩa diệt Tần cũng bắt đầu nổi loạn từ đám người phải đi xây thành. Tôi trèo từng bậc nhìn núi mây chất ngất, tưởng thấy bóng hình người lính biên cương thời xưa đang vác dáo đi tuần. Gió bấc thổi, bão tuyết bay giá buốt, những người lính co co. Quê nhà xa thẳm mịt mù. Ở đây chỉ có gió thét gào như tiếng chó sói tru. Họ đứng đấy, đốt lên những đống phân sói khô cuộn khói, những đốm lửa đỏ bập bùng trong đêm, để báo động có địch đang vào biên cương. (Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt. Khói cam tuyền mờ mịt thức mây…) Trường thành để chặn quân Hung nô, Mông Cổ, Mãn Châu. Nhưng cuối cùng thì Mông Cổ vẫn vượt qua được, để cai trị Trung nguyên 89 năm. Và Mãn Châu cũng vượt qua được để về đóng đô tại Bắc Kinh tồn tại 13 triều đại nhà Thanh. Vậy là mục tiêu quân sự, chẳng đạt được bao nhiêu. Thế mới biết không thành trì nào bằng thành trì lòng dân. Chỉ thành trì lòng dân mới bất khả xâm phạm. Người thuyết minh du lịch nói: “Trường thành có năm đoạn chính. Đời Tần ghép nối các đoạn từ thời Chiến quốc, vật liệu đất nện. Sau mới xây bằng gạch đá. Có cửa tên gọi Nương tử Quan là nơi công chúa con vua Đường Lý Uyên trấn giữ. Có Ngọc môn quan ,nơi bao nhiêu ngọc quý ở Tân Cương đều phải đi qua. Có Nhạn môn quan, Nhạn mới bay qua nổi. Lịch sử trường thành có một lần tự mở. Tướng Ngô Tam Quế nhà Minh mở cửa cho Đa Nhĩ Cổn (nhà Thanh) đem quân vào liên minh dẹp loạn triều đình. Từ đó đồng thời quân Thanh cũng ở lại bên này Vạn lý Trường thành”. * 8
  • 9. * * Mặt trời là con quạ vàng. Hậu Nghệ bắn rơi 9 con quạ vàng, chỉ để lại một con. Vợ Hậu Nghệ là Hằng Nga bay lên cung Quảng hàn thành mặt trăng… Câu chuyện cổ Trung Quốc thật hay. Văn hóa cổ Trung hoa mê hoặc lòng người. Thuyết âm dương, Bát quái, ngũ hành từ cổ đại giải thích thế giới. Vũ trụ tồn tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong lưỡng nghi (Âm và Dương). Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài (Trời đất sấm gió nước lửa núi hồ) tạo thành thế giới. Kim Mộc thủy hỏa thổ tạo nên vạn vật. Kinh dịch nêu lên quy luật phát triển biến hóa của vạn vật gồm cả khoa học tự nhiên và xã hội. Lịch pháp Can Chi tính ngày tháng xuất hiện từ thế kỷ 12 trước công nguyên cũng thật tài tình. Việc gắn 12 con giáp vào sau này cũng thật độc đáo… Đêm mưa 29 tháng 01 năm 1949 những người thua trận vội vã chất lên tàu biển những thùng bảo vật vô giá của Trung hoa, vượt sóng đến Đài Loan. Hàng ngàn thùng khác bị vất lại chỏng chơ trên bờ vì không kịp. Bộ sưu tập cổ vật bảo vật Trung hoa thật không đâu có. Một viên ngọc Biện hòa đẫm máu . Một chiếc trống đồng thao thiết văn tinh xảo đến mức ngày nay phục chế không được. Những viên ngọc hội đủ năm đức tính con người (nhân ái, khiêm tốn, dũng khí, công bằng, thông thái). Đạo đức phương Đông nằm cả trong viên ngọc. Những viên hồng ngọc, hoàng ngọc, lam ngọc, bạch ngọc, cẩm thạch chôn dưới mồ làm tươi mãi xác chết, giắt bên người làm trẻ mãi tuổi già… * * * … Đêm cuối cùng ở Bắc Kinh, tôi đến một “hồ đồng” (ngõ nhỏ) có cây đại thụ vài thế kỷ được phong “đại thụ quận công”. Nghe nói đây có di tích Dịch quán thời xưa. Sứ thần các nước ngày trước đến, thường ở nơi này. Tôi bâng khuâng tìm bóng thi sĩ sứ thần Nguyễn Du trong cuộc đi sứ ngày xưa. Nền cỏ, gạch, đá nào từng in dấu chân ông. Không gian nào ông từng thao thức nghĩ lời đối đáp. Chắc hẳn ông đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình nên vua Càn Long trong thư gửi Gia Long đã khen ông là “Người thâm hậu, biết giữ lễ nghĩa, thuận tình hòa hiếu lân bang”. Những bài thơ nào trong “Bắc hành tạp lục” ông viết trong tuyết giá Bắc Kinh. Chặng đường gian khổ đi về trong 14 tháng, ông đã qua những miền đất có danh. 9
  • 10. Sông Tương, hồ Động Đình, nơi Khuất Nguyên trẫm mình trên sông Mịch La. Tín Dương, Khai Phong, Hoàng Hà, Hàm đan (kinh đô nước Triệu). Rồi từ đó theo dòng sông Dịch mà đến Bắc Kinh. Chặng về, đi lối khác, ông không quên viếng thăm các di tích. Khúc phụ - quê Khổng Tử. Huyện Trâu quê Mạnh tử. Giang Châu, Từ Châu, Nam Kinh, Triết Giang (nơi có sông Tiền Đường, Kiều trẫm mình), rồi Hàng Châu, và vượt Trường Giang. Qua sông Hoài Nguyễn Du nhớ Hàn Tín, Văn Thiên Tường. Ông thăm mộ Đỗ Phủ, ngắm Hoàng Hạc lâu. Ở đâu ông cũng đề thơ… Chưa rõ Nguyễn Du viết Kiều trước hay sau khi đi sứ. Nhưng tôi cứ tưởng tượng tại một thư điếm nào đó bên Dịch quán Bắc Kinh này, ông đã mua cuốn văn xuôi của Thanh Tâm tài nhân, và tập ký “Tiễu trừ Từ Hải bản mạt” viết sơ lược về một nàng Kiều, hình như có thật, trong cuộc tình với tướng quân nổi loạn Từ Hải. Để rồi gợi ý cho ông viết nên những câu Kiều lục bát hàng hàng chữ chữ như ngọc lưu ly, thành Di sản văn hóa nhân loại. Một người bạn nhà văn Bắc Kinh tặng tôi cuốn “Giáo trình văn học Việt Nam” biên soạn và dịch in tại Trung Quốc. Tôi mở đọc thấy có truyện ngắn “Hoa sen trắng” của mình do Giáo sư Dư Phú Triệu Đại học Hà Nam dịch. …Người bạn đưa tôi đi ăn nhà Hàng Vịt quay nổi tiếng nhất Bắc Kinh Toàn Đức Tụ. Tôi ngồi chụp ảnh trước biểu tượng bếp lò. Vịt quay Bắc Kinh phải có da mầu bánh mật, giòn rụm, vị thịt béo mà không ngấy, mềm như trứng luộc. Ăn ngon mà lại có lợi cho tim mạch, và đẹp làn da. Hai Tổng thống Mỹ, Bút cha và Bút con đều ưa thích món này. Đây không phải là vịt thường mà là giống vịt đặc biệt. Thời xưa Bắc Kinh nhiều đầm lầy , có một giống vịt trời về đây cư trú. Dân bắt, đem quay, thấy ngon, rồi từ đó thuần hóa, thành món ăn đặc sản. Từng con vịt ở nhà hàng Toàn Đức Tụ đều đánh số. Như con tôi ăn ,số 100 triệu bao nhiêu đơn vị gì đó. Người đầu bếp bưng con vịt ra thực hiện nghi thức cắt thịt trang trọng cho chủ bữa tiệc chỗ ngon nhất, rồi mới đến mọi người. Anh bạn nhà văn nói: Bắc Kinh có 8 trường phái ẩm thực. Trường phái Sơn Đông vị nồng đượm, nhiều hành tỏi. Trường phái Quảng Đông dịu nhẹ, đa dạng. Tứ xuyên nổi tiếng với cá, cùng các vị mặn cay. Hồ nam khẳng định vị béo và hương thơm đặc trưng. Phúc kiến mạnh về hải sản. Trường phái Triết Giang có tôm nõn 10
  • 11. Long Tỉnh và cá chép Tây Hồ. Giang Tô nghiêng về hấp, ninh, tần. An Huy có vịt hồ lô nổi tiếng. Kỹ thuật điều khiển lửa trong chế biến đều rất tinh diệu khác thường. Tôi nhấm nháp miếng vịt quay Bắc Kinh, đầu lưỡi cảm nhận được hương vị diệu kỳ của miếng ngon trời đất ban cho con người. Nền văn minh thể hiện cụ thể nhất, đầu tiên là trong miếng ngon… … Ngày mai, tôi đã xa Bắc Kinh. Màu xanh của đôi cánh Việt Nam sẽ đưa tôi về Hà Nội. Nguyễn Du đi về mất 14 tháng, còn tôi chỉ đi hết 3 giờ. Trái đất đã trở thành nhỏ bé, con người hòa hợp, gần gũi. Bắc Kinh với tôi thân thiết mến yêu biết chừng nào. Tôi nắm chặt tay người bạn cùng hòa âm đồng vọng hai tiếng “Chai chen”, hẹn ngày gặp lại… 11