SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Download to read offline
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINH
ThS.BS. NGUYỄN DŨNG TUẤN
______________________________
DÀN BÀI
I. ĐẠI CƯƠNG - ĐỊNH NGHĨA:
- Chức năng - Định nghĩa - Nguồn gốc
II. VI THỂ:
3.1. Neuron: thân - nhánh - sợi trục - cúc tận cùng - thể Nissl
3.2. Synap:
- Tiền - hậu synap và khe synap
- Phân loại synap: + theo vị trí
+ theo chức năng
+ theo cơ chế dẫn truyền
3.3. Tế bào thần kinh đệm:
- Ngoại vi: + Tế bào vỏ bao
+ Tế bào Schwann: sợi thần kinh có và không
myêlin, vạch Schmidt - Lanterman, quãng và vòng thắt Ranvier
- Trung ương: + Tế bào sao: xơ & nguyên sinh - hàng rào máu não
+ Tế bào ít nhánh: tạo bao myêlin
+ Tế bào biểu mô nội tủy
+ Vi bào đệm: thực bào
3. Sinh học mô thần kinh:
- Tính cảm ứng và tính dẫn truyền
- Điện thế nghỉ và điện thế động
115
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
MỤC TIÊU:
− Chỉ rõ được các đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh
khác với các mô khác
− Mô tả được cấu tạo của một nơron
− Trình bày được quá trình hình thành sợi thần kinh không và có
myêlin
− Mô tả được cấu tạo siêu vi của synap
− Giải thích được cơ chế dẫn truyền luồng thần kinh dọc theo sợi
thần kinh
− Kể tên được các loại tế bào thần kinh đệm
I. ĐẠI CƯƠNG - ĐỊNH NGHĨA:
− Mô thần kinh là 1 tập hợp các cấu trúc có vai trò liên hợp các chức năng khác
nhau của 1 cá thể, cho phép cá thể này liên lạc với môi trường bên ngoài.
Định nghĩa: mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh chuyên biệt gọi là
nơron, và các tế bào nâng đỡ gọi là tế bào thần kinh đệm. Mối liên hệ giữa 2
loại tế bào này khác biệt nhau giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh
ngoại vi. Trong hệ thống thần kinh ngoại vi, có 2 loại tế bào thần kinh đệm là tế
bào vỏ bao và tế bào Schwann; còn ở trung ương thì có 4 loại tế bào đệm là tế
bào biểu mô nội tủy, tế bào sao, tế bào ít nhánh và vi bào đệm.
− Về nguồn gốc, mô thần kinh được hình thành từ ngoại bì phôi.
II. VI THỂ:
116
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
1. Nơron:
− Nơron là tế bào tạo nên, biến đổi và truyền đi các luồng thần kinh. Cấu tạo
gồm 2 phần : 1 thân nơron và nhiều nhánh nơron. Thân nơron chứa nhân và
phần lớn bào tương. Các nhánh nơron gồm 2 loại: các sợi nhánh và 1 sợi trục.
Phần tận cùng của sợi trục thường phình lên gọi là cúc tận cùng.
− Hình dạng và kích thước của thân nơron, cũng như số lượng và cách sắp xếp
các nhánh nơron rất là biến thiên. Thân có hình đa giác mà mỗi góc là nơi xuất
phát ra 1 nhánh nơron. Nhân tế bào lớn, sáng, chứa ít chất dị nhiễm sắc, có
nhiều hạch nhân to.
− Trong bào tương có nhiều đám ái kiềm, gọi là các thể Nissl. Dưới kính hiển
vi điện tử, thể Nissl là 1 chồng các túi lưới nội bào hạt xếp song song. Trong
thân nơron còn có 1 bộ xương tế bào rất phát triển, gồm các siêu ống và tơ thần
kinh, phân bố đến tận các nhánh nơron; có các bào quan như ty thể, tiêu thể, bộ
golgi; đôi khi có thêm các hạt sắc tố và các giọt mỡ nhỏ.
− Các nhánh nơron, gồm sợi nhánh và sợi trục, thực chất là những phần kéo
dài ra từ thân nơron. Các nhánh nơron đều tham dự vào sự dẫn truyền thần kinh.
Ở sợi nhánh, sự dẫn truyền đi theo chiều hướng tâm từ phần đầu sợi nhánh
đến thân nơron. Ở sợi trục, sự dẫn truyền đi theo chiều ly tâm từ thân tế bào
đến cúc tận cùng. Mỗi nơron thường có nhiều sợi nhánh nhưng chỉ có duy nhất
1 sợi trục.
117
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
− Sợi nhánh thường phân chia ra thêm nhiều nhánh nhỏ, bào tương bên trong
chứa nhiều siêu ống và tơ thần kinh, lưới nội bào hạt và không hạt, ribôsôm tự
do và ty thể. Sợi trục hiếm khi phân nhánh, bên trong cũng chứa các siêu ống và
tơ thần kinh, lưới nội bào trơn và các ty thể nhưng không có lưới nội bào hạt và
các ribôsôm tự do. Một điểm đặc trưng của sợi trục là bên trong cúc tận cùng có
chứa nhiều túi nhỏ gọi là túi synap.
SỢI NHÁNH SỢI TRỤC
DẪN TRUYỀN Hướng tâm Ly tâm
SỐ LƯỢNG/TẾ BÀO Nhiều Duy nhất
PHÂN NHÁNH Nhiều Hiếm
SIÊU ỐNG, TƠ THẦN
KINH
(+) (+)
RIBOSOME, LNBH (+) (-)
TÚI SYNAP (-) (++)
− Trong cơ thể, hầu hết nơron có nhiều sợi nhánh, một số khác chỉ có một sợi
nhánh, hoặc không có sợi nhánh nào. Từ đó nơron có thể phân thành nơron
nhiều cực, hai cực hay một cực. Hầu hết nơron trong cơ thể thuộc loại nơron đa
cực, tức là có một sợi trục và hai hoặc hơn hai sợi nhánh. Nơron hai cực có một
sợi trục và một sợi nhánh, ví dụ, tế bào hai cực ở võng mạc thị giác. Có lẽ nơron
một cực chỉ có trong thời kỳ phôi thai. Ở cơ thể trưởng thành chỉ có nơron một
cực giả, đó là tế bào chữ T ở hạch gai. Tế bào này có một đoạn chung giữa sợi
trục và sợi nhánh nên ta có cảm giác như một cực.
118
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
2. Synap:
− Synap được xem như 1 khớp thần kinh, đảm bảo sự dẫn truyền luồng thần
kinh từ nơron này sang 1 nơron khác hoặc sang 1 tế bào cơ. Cấu tạo synap gồm
2 phần, phần tiền synap và phần hậu synap, ngăn cách nhau bằng 1 khoảng
hẹp từ 20 đến 30 nm gọi là khe synap. Phần tiền synap luôn luôn là cúc tận
cùng của sợi trục, bên trong chứa nhiều túi synap. Phần hậu synap là 1 vùng
đặc biệt trên màng tế bào của nơron hoặc của tế bào cơ.
− Đối với các synap giữa 2 nơron; tùy theo vị trí của synap trên nơron hậu
synap, người ta phân biệt 3 loại: synap trục - nhánh, synap trục - thân và
synap trục - trục. Ngoài ra, còn có thể gặp synap nhánh - nhánh, synap nhánh -
thân, synap thân - thân.
− Về mặt chức năng, synap phân thành synap hưng phấn, synap ức chế.
− Về mặt cơ chế dẫn truyền, ta có synap hóa học (xung động thần kinh truyền
qua synap nhờ chất trung gian trong túi synap), synap điện. Synap điện có khe
synap rất hẹp (2-4 nm) và phần tiền synap, hậu synap có cấu tạo khá đối xứng.
Đặc điểm quan trọng của synap điện là chúng có nhiều liên kết khe, cho phép
các ion lọt từ tiền sang hậu synap.
− Đa số synap thuộc loại synap hóa học, bởi vì hoạt động của nó liên quan đến
sự giải phóng 1 chất trung gian hóa học từ các túi synap, gọi là chất dẫn truyền
thần kinh (gồm acetylcholin, noradrenalin, dopamin, serotonin, GABA (gama-
aminobutiric acid), glycin, glutamat, chất P, histamin). Synap có tính phân cực:
luồng thần kinh luôn luôn đi từ phần tiền synap sang hậu synap. Khi có luồng
thần kinh đến, các túi synap được đưa ra hòa nhập với màng tế bào, để giải
119
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
phóng chất dẫn truyền thần kinh vào khe synap. Chất dẫn truyền gắn lên các thụ
thể đặc hiệu có sẵn trên bề mặt màng tế bào của phần hậu synap, đưa đến kích
thích hoặc ức chế nơron hậu synap hoặc tế bào cơ. Chất dẫn truyền sẽ bị phá hủy
sau đó, hay được tái hấp thu vào các túi synap bằng cơ chế nhập nội bào.
− Một số synap được coi là synap hỗn hợp vừa dẫn xung động thần kinh nhờ
cơ chế điện tại vùng có khe synap hẹp, vừa dẫn bằng các chất trung gian ở phần
có khe synap rộng hơn và có túi synap ở tiền synap.
3. Tế bào thần kinh đệm:
− Tế bào thần kinh đệm không có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh,
nhưng quan hệ với các nơron rất chặt chẽ. Khác với nơron, tế bào đệm còn khả
năng sinh sản trong suốt đời sống và cũng có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh.
a. Tế bào thần kinh đệm ngoại vi:
− Tế bào vỏ bao: thường thấy trong hạch thần kinh, có kích thước nhỏ, nhân
đậm hình bầu dục, bào tương ít, khó thấy được dưới kính hiển vi quang học.
− Tế bào Schwann: tất cả các sợi thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên đều
được bao bọc bởi các tế bào Schwann. Những tế bào thần kinh đệm ngoại biên
120
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
này có thể cùng với nhánh thần kinh tạo thành sợi thần kinh không myêlin hoặc
sợi thần kinh có myêlin.
• Sợi thần kinh không myêlin: sợi trục hoặc sợi nhánh của nơron ấn lõm bào
tương của tế bào Schwann. Một tế bào Schwann có thể bao bọc một hoặc một
số nhánh nơron.
• Sợi thần kinh có myêlin: là những sợi trục được bọc bởi hai lớp, do tế bào
Schwann tạo nên. Màng tế bào Schwann cuộn dính nhiều vòng quanh nhánh
nơron tạo thành bao myêlin có cấu trúc vân. Do đó, trên thiết đồ cắt ngang một
sợi thần kinh có myêlin, ta sẽ thấy một hệ thống các vòng đậm màu bao quanh
một sợi trục, các đường đậm này tương ứng với 2 mặt trong của màng tế bào đã
áp dính vào nhau; đôi khi đường đậm này bị phá vỡ tại vài chỗ do còn sót lại 1 ít
bào tương của tế bào Schwann, tạo thành các vạch Schmidt-Lanterman.
− Mỗi tế bào Schwann chỉ tạo được bao myêlin cho một đoạn sợi trục, gọi là
quãng Ranvier. Vòng thắt Ranvier (còn gọi là nút Ranvier) là nơi không có
bao myêlin và là nơi tiếp giáp của hai tế bào Schwann. Tại đây sợi trục có thể
121
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
trao đổi trực tiếp với môi trường xung quanh, tạo nên hiện tượng khử cực từng
bước nhảy. Do đó, tốc độ dẫn truyền xung động của sợi thần kinh có myêlin
nhanh gấp hàng chục - trăm lần so với sợi không myêlin.
− Bao myêlin được tạo thành do sự cuộn dính nhiều lớp màng tế bào, nên thành
phần hóa học chủ yếu của nó là các phospholipid màng. Phần lớn phospholipid
này sẽ bị hòa tan bởi các hóa chất dùng trong xử lý mô, do đó ta không quan sát
được bao myêlin dưới kính hiển vi. Để bảo tồn và quan sát được chất myêlin, ta
có thể dùng phương pháp cắt lạnh và nhuộm đặc biệt, khi đó, chất myêlin nhuộm
mầu xanh Nil tạo thành các vòng xanh đậm, bao quanh các nhánh nơron ở giữa
không bắt mầu.
b. Tế bào thần kinh đệm trung ương:
− Tế bào sao: là những tế bào nâng đỡ của hệ thần kinh trung ương, thân tế
bào cho ra nhiều nhánh bào tương. Ta phân biệt 2 loại tế bào sao: tế bào sao loại
xơ và tế bào sao nguyên sinh. Tế bào sao loại xơ, nằm trong chất trắng, từ thân
tế bào mọc ra các nhánh dài và mảnh. Tế bào sao nguyên sinh được thấy trong
chất xám, thân tế bào cho ra các nhánh to và ngắn. Các nhánh bào tương khác
của tế bào sao áp vào thân nơron và các nhánh nơron. Phức hợp tế bào sao -
nơron - mao mạch được xem là cơ sở hình thái của hàng rào máu - não. Hàng
rào máu - não có chức năng ngăn cách các nơron với dòng máu, bảo vệ thần
kinh khỏi các chất độc, độc tố vi khuẩn, duy trì tính hằng định của dịch gian mô
thần kinh. Từ lâu người ta vẫn nghĩ rằng các tế bào sao đã tạo nên tính thấm
chọn lọc của hàng rào máu - não, ngăn cản 1 số phân tử lưu thông trong máu
khuếch tán vào khoang gian bào của hệ thần kinh trung ương. Hiện nay, người ta
biết là vai trò này do chính các tế bào nội mô mao mạch đảm nhận. Như vậy, tế
bào sao tham dự vào sự trao đổi chất giữa các nơron và mạch máu.
122
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
− Tế bào ít nhánh: có kích thước nhỏ, nhân đậm và có ít nhánh bào tương. Nó
tạo ra bao myêlin cho các nhánh nơron của hệ thần kinh trung ương, tương tự
vai trò của tế bào Schwann trong hệ thần kinh ngoại vi. Điểm khác biệt là 1 tế
bào ít nhánh có thể cùng lúc tạo bao myêlin cho nhiều nhánh nơron, còn mỗi tế
bào Schwann chỉ tạo được bao myêlin cho 1 nhánh nơron.
− Tế bào biểu mô nội tủy: giới hạn mặt lòng của ống nội tủy và các não thất.
Trong tủy sống, các tế bào này thường bị teo đi do ống nội tủy bị ép xẹp. Tại các
não thất, các tế bào này tạo thành 1 biểu mô vuông đơn có lông chuyển.
− Trên nóc các não thất, các tế bào biểu mô nội tủy được biến đổi thành tế bào
tuyến, phủ lên các nếp gấp có chứa nhiều mạch máu, tạo thành đám rối màng
mạch, thò vào trong lòng não thất. Cực đỉnh tế bào tuyến có nhiều vi nhung mao
dài, bào tương chứa nhiều ty thể. Các tế bào tuyến này có chức năng sản xuất ra
dịch não tủy, lưu thông trong các não thất và các khoang dưới màng nhện, giữ
cho não bộ khỏi bị các chấn thương do va đụng.
123
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
− Vi bào đệm: là những tế bào nhỏ, nhân đậm hình bầu dục, các nhánh bào
tương phân nhánh rất phong phú. Vi bào đệm có khả năng di động và thực bào,
nằm rải rác trong chất trắng và chất xám của hệ thần kinh trung ương.
III. SINH HỌC MÔ THẦN KINH:
− Chức năng của hệ thần kinh dựa trên 2 đặc tính tế bào, đặc biệt phát triển ở
các nơron, đó là tính cảm ứng và tính dẫn truyền.
− Tính cảm ứng là khả năng phản ứng lại các biến đổi của môi trường ngoài
bằng cách thay đổi điện thế màng. Tính dẫn truyền của nơron là khả năng
truyền luồng thần kinh đi xa một cách nhanh chóng.
124
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
− Khi không có luồng thần kinh
truyền qua, điện thế bên trong tế
bào là âm so với bên ngoài, khoảng
-70 milivôn. Sự khác biệt điện thế
này được gọi là điện thế nghỉ,
được tạo nên do sự khác biệt về
nồng độ ion giữa 2 môi trường
trong và ngoài tế bào. Khi có kích
thích, hiện tượng khử cực màng
nơron sẽ xảy ra do các kênh ion
mở ra. Ion Na+
xâm nhập vào nội
bào, làm cho màng kém phân cực,
do đó lượng ion Na+
lại xâm nhập nhiều hơn, điện thế 2 bên màng sẽ thay đổi
đột ngột và chuyển thành dương (+ 30 milivôn), chỉ trong khoảng vài phần
nghìn giây, rồi lại trở về điện thế nghỉ ban đầu -70 milivôn. Sự đảo ngược đột
ngột điện thế như trên, được gọi là điện thế động.
125
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
− Thế động lan truyền dọc theo sợi trục và đạt đến phần tiền synap, tạo nên sự
khử cực và mở các kênh ion Ca2+
. Luồng ion Ca2+
gây nên hiện tượng xuất bào
acetylcholin vào khe synap. Acetylcholin sẽ gắn lên các thụ thể ở màng hậu
synap và gây ra sự xâm nhập ion Na+
qua các kênh đặc hiệu. Một khi
acetylcholin nhả khỏi thụ thể, các kênh Na+
sẽ đóng lại.
− Tại khe synap, acetycholinesterase sẽ hủy phân các phân tử acetycholin thành
acetat và cholin./.
-----------------------------------
Từ khóa
Neuron - Tế bào thần kinh đệm - Sợi nhánh - Sợi trục - Đa cực, hai
cực, đơn cực - Cúc tận cùng - Thể Nissl - Synap: khe, tiền, hậu - ức chế, hưng
phấn - điện, hoá học - Synap: trục - nhánh, trục - thân, trục - trục - Tế bào vỏ
bao - Tế bào Schwann - Sợi thần kinh có myêlin và không myêlin - vạch
Schmidt - Lanterman - Vòng thắt và quãng Ranvier - Tế bào sao loại xơ và
nguyên sinh - Hàng rào máu não - Tế bào ít nhánh - Tế bào biểu mô ống nội
tủy - Vi bào đệm - Tính cảm ứng và tính dẫn truyền - Điện thế nghỉ và điện
thế hoạt động.
126
Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Mô thần kinh:
A. Gồm nơron và tế bào thần kinh đệm
B. Có vai trò liên hợp các chức năng của 1 cá thể
C. Có nguồn gốc từ ngoại bì phôi
D. Chỉ A, B đúng
E. Tất cả đều đúng
2. Nơron có các đặcđiểm sau, TRỪ MỘT:
A. Là tế bào tạo nên, biến đổi và truyền đi các luồng thần kinh
B. Cấu tạo gồm hai phần: thân và một hay nhiều nhánh
C. Các túi lưới nội bào hạt xếp song song tạo thành thể Nissl
D. Có nhiều loại: nơron đa cực, một cực và hai cực
E. Phần tận cùng của sợi nhánh phình lên là cúc tận cùng
3. Nơron:
A. Nhân lớn, sáng, chứa ít chất dị nhiễm sắc
B. Bộ xương tế bào kém phát triển
C. Sợi trục dẫn truyền xung động theo chiều hướng tâm
D. Mỗi nơron thường có hai sợi nhánh và một sợi trục
E. Bên trong cúc tận cùng có các khe synap
4. Synap:
A. Được xem như một khớp thần kinh
B. Có hai loại: hoá học và điện theo cơ chế dẫn truyền
C. Có hai loại: hưng phấn và ức chế theo chức năng
D. Gồm hai phần: tiền synap và hậu synap
E. Tất cả đều đúng
Đáp án: 1-E; 2-E; 3-A; 4-E
127

More Related Content

What's hot

hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấpLam Nguyen
 
GAN MẬT
GAN MẬTGAN MẬT
GAN MẬTSoM
 
Mô liên kết
Mô liên kếtMô liên kết
Mô liên kếtLam Nguyen
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhViet Nguyen
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sốngSong sau
 
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoantailieuhoctapctump
 
RUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀRUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀSoM
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤNSoM
 
VIÊM (GIẢI PHẪU BỆNH)
VIÊM (GIẢI PHẪU BỆNH)VIÊM (GIẢI PHẪU BỆNH)
VIÊM (GIẢI PHẪU BỆNH)SoM
 
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunaotailieuhoctapctump
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiếtLam Nguyen
 
GIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨIGIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨISoM
 
MÔ HỌC HỆ THẦN KINH
MÔ HỌC HỆ THẦN KINHMÔ HỌC HỆ THẦN KINH
MÔ HỌC HỆ THẦN KINHSoM
 
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCMÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCSoM
 

What's hot (20)

hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấp
 
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNGPHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
 
GAN MẬT
GAN MẬTGAN MẬT
GAN MẬT
 
Kqht1
Kqht1Kqht1
Kqht1
 
Mô liên kết
Mô liên kếtMô liên kết
Mô liên kết
 
GP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dụcGP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dục
 
GP hệ tiết niệu
GP hệ tiết niệuGP hệ tiết niệu
GP hệ tiết niệu
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
 
Bai 12 he sinh duc
Bai 12 he sinh ducBai 12 he sinh duc
Bai 12 he sinh duc
 
Biểu mô
Biểu môBiểu mô
Biểu mô
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
 
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
[Bài giảng, ngực bụng] tuan hoan
 
RUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀRUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀ
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤN
 
VIÊM (GIẢI PHẪU BỆNH)
VIÊM (GIẢI PHẪU BỆNH)VIÊM (GIẢI PHẪU BỆNH)
VIÊM (GIẢI PHẪU BỆNH)
 
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
 
GIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨIGIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨI
 
MÔ HỌC HỆ THẦN KINH
MÔ HỌC HỆ THẦN KINHMÔ HỌC HỆ THẦN KINH
MÔ HỌC HỆ THẦN KINH
 
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCMÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
 

Similar to MÔ THẦN KINH

Mô thần kinh
Mô thần kinh Mô thần kinh
Mô thần kinh Lam Nguyen
 
Mô Thần Kinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Mô Thần Kinh VMU ĐH Y Khoa VinhMô Thần Kinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Mô Thần Kinh VMU ĐH Y Khoa VinhTBFTTH
 
Mô Phôi Học Thần Kinh ĐH Y Khoa Vinh
Mô Phôi Học Thần Kinh ĐH Y Khoa VinhMô Phôi Học Thần Kinh ĐH Y Khoa Vinh
Mô Phôi Học Thần Kinh ĐH Y Khoa VinhTBFTTH
 
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdftailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdfKhion12
 
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 Jackson Linh
 
He luoi cao phi phong (2017)
He luoi   cao phi phong (2017)He luoi   cao phi phong (2017)
He luoi cao phi phong (2017)Quang Hạ Trần
 
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptxBài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptxDr K-OGN
 
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCMCác chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMSoM
 
06. mô thần kinh .pdf.nidbdjxnnrndjjxjx
06. mô thần kinh .pdf.nidbdjxnnrndjjxjx06. mô thần kinh .pdf.nidbdjxnnrndjjxjx
06. mô thần kinh .pdf.nidbdjxnnrndjjxjxxp7b8f4f9q
 
sinh lý nơ ron.pptx
sinh lý nơ ron.pptxsinh lý nơ ron.pptx
sinh lý nơ ron.pptxHiuPhan77
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGSoM
 
Cơ quan thị giác th s. bs. thầy lê quang tuyền Slide Giải Phẫu vmu ĐH Y K...
 Cơ quan thị giác  th s. bs. thầy lê quang tuyền Slide Giải Phẫu vmu ĐH Y K... Cơ quan thị giác  th s. bs. thầy lê quang tuyền Slide Giải Phẫu vmu ĐH Y K...
Cơ quan thị giác th s. bs. thầy lê quang tuyền Slide Giải Phẫu vmu ĐH Y K...TBFTTH
 
Đại cương về tuyến nội tiết
Đại cương về tuyến nội tiếtĐại cương về tuyến nội tiết
Đại cương về tuyến nội tiếtĐức Hoàng
 
Nhân Tế Bào Gian Kỳ
Nhân Tế Bào Gian KỳNhân Tế Bào Gian Kỳ
Nhân Tế Bào Gian KỳDavidon5
 
Hoat dong than kinh cap cao p2
Hoat dong than kinh cap cao p2Hoat dong than kinh cap cao p2
Hoat dong than kinh cap cao p2Pham Ngoc Quang
 

Similar to MÔ THẦN KINH (20)

Mô thần kinh
Mô thần kinh Mô thần kinh
Mô thần kinh
 
Mô Thần Kinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Mô Thần Kinh VMU ĐH Y Khoa VinhMô Thần Kinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Mô Thần Kinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
 
Mô Phôi Học Thần Kinh ĐH Y Khoa Vinh
Mô Phôi Học Thần Kinh ĐH Y Khoa VinhMô Phôi Học Thần Kinh ĐH Y Khoa Vinh
Mô Phôi Học Thần Kinh ĐH Y Khoa Vinh
 
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdftailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
 
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
 
He luoi cao phi phong (2017)
He luoi   cao phi phong (2017)He luoi   cao phi phong (2017)
He luoi cao phi phong (2017)
 
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptxBài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
 
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCMCác chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
 
than kinh.PDF
than kinh.PDFthan kinh.PDF
than kinh.PDF
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
hệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docxhệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docx
 
06. mô thần kinh .pdf.nidbdjxnnrndjjxjx
06. mô thần kinh .pdf.nidbdjxnnrndjjxjx06. mô thần kinh .pdf.nidbdjxnnrndjjxjx
06. mô thần kinh .pdf.nidbdjxnnrndjjxjx
 
sinh lý nơ ron.pptx
sinh lý nơ ron.pptxsinh lý nơ ron.pptx
sinh lý nơ ron.pptx
 
Gp.than kinh
Gp.than kinhGp.than kinh
Gp.than kinh
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
 
Cơ quan thị giác th s. bs. thầy lê quang tuyền Slide Giải Phẫu vmu ĐH Y K...
 Cơ quan thị giác  th s. bs. thầy lê quang tuyền Slide Giải Phẫu vmu ĐH Y K... Cơ quan thị giác  th s. bs. thầy lê quang tuyền Slide Giải Phẫu vmu ĐH Y K...
Cơ quan thị giác th s. bs. thầy lê quang tuyền Slide Giải Phẫu vmu ĐH Y K...
 
CƠ QUAN THỊ GIÁC
CƠ QUAN THỊ GIÁCCƠ QUAN THỊ GIÁC
CƠ QUAN THỊ GIÁC
 
Đại cương về tuyến nội tiết
Đại cương về tuyến nội tiếtĐại cương về tuyến nội tiết
Đại cương về tuyến nội tiết
 
Nhân Tế Bào Gian Kỳ
Nhân Tế Bào Gian KỳNhân Tế Bào Gian Kỳ
Nhân Tế Bào Gian Kỳ
 
Hoat dong than kinh cap cao p2
Hoat dong than kinh cap cao p2Hoat dong than kinh cap cao p2
Hoat dong than kinh cap cao p2
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻHongBiThi1
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 

MÔ THẦN KINH

  • 1. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH MÔ THẦN KINH ThS.BS. NGUYỄN DŨNG TUẤN ______________________________ DÀN BÀI I. ĐẠI CƯƠNG - ĐỊNH NGHĨA: - Chức năng - Định nghĩa - Nguồn gốc II. VI THỂ: 3.1. Neuron: thân - nhánh - sợi trục - cúc tận cùng - thể Nissl 3.2. Synap: - Tiền - hậu synap và khe synap - Phân loại synap: + theo vị trí + theo chức năng + theo cơ chế dẫn truyền 3.3. Tế bào thần kinh đệm: - Ngoại vi: + Tế bào vỏ bao + Tế bào Schwann: sợi thần kinh có và không myêlin, vạch Schmidt - Lanterman, quãng và vòng thắt Ranvier - Trung ương: + Tế bào sao: xơ & nguyên sinh - hàng rào máu não + Tế bào ít nhánh: tạo bao myêlin + Tế bào biểu mô nội tủy + Vi bào đệm: thực bào 3. Sinh học mô thần kinh: - Tính cảm ứng và tính dẫn truyền - Điện thế nghỉ và điện thế động 115
  • 2. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH MỤC TIÊU: − Chỉ rõ được các đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh khác với các mô khác − Mô tả được cấu tạo của một nơron − Trình bày được quá trình hình thành sợi thần kinh không và có myêlin − Mô tả được cấu tạo siêu vi của synap − Giải thích được cơ chế dẫn truyền luồng thần kinh dọc theo sợi thần kinh − Kể tên được các loại tế bào thần kinh đệm I. ĐẠI CƯƠNG - ĐỊNH NGHĨA: − Mô thần kinh là 1 tập hợp các cấu trúc có vai trò liên hợp các chức năng khác nhau của 1 cá thể, cho phép cá thể này liên lạc với môi trường bên ngoài. Định nghĩa: mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh chuyên biệt gọi là nơron, và các tế bào nâng đỡ gọi là tế bào thần kinh đệm. Mối liên hệ giữa 2 loại tế bào này khác biệt nhau giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi. Trong hệ thống thần kinh ngoại vi, có 2 loại tế bào thần kinh đệm là tế bào vỏ bao và tế bào Schwann; còn ở trung ương thì có 4 loại tế bào đệm là tế bào biểu mô nội tủy, tế bào sao, tế bào ít nhánh và vi bào đệm. − Về nguồn gốc, mô thần kinh được hình thành từ ngoại bì phôi. II. VI THỂ: 116
  • 3. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH 1. Nơron: − Nơron là tế bào tạo nên, biến đổi và truyền đi các luồng thần kinh. Cấu tạo gồm 2 phần : 1 thân nơron và nhiều nhánh nơron. Thân nơron chứa nhân và phần lớn bào tương. Các nhánh nơron gồm 2 loại: các sợi nhánh và 1 sợi trục. Phần tận cùng của sợi trục thường phình lên gọi là cúc tận cùng. − Hình dạng và kích thước của thân nơron, cũng như số lượng và cách sắp xếp các nhánh nơron rất là biến thiên. Thân có hình đa giác mà mỗi góc là nơi xuất phát ra 1 nhánh nơron. Nhân tế bào lớn, sáng, chứa ít chất dị nhiễm sắc, có nhiều hạch nhân to. − Trong bào tương có nhiều đám ái kiềm, gọi là các thể Nissl. Dưới kính hiển vi điện tử, thể Nissl là 1 chồng các túi lưới nội bào hạt xếp song song. Trong thân nơron còn có 1 bộ xương tế bào rất phát triển, gồm các siêu ống và tơ thần kinh, phân bố đến tận các nhánh nơron; có các bào quan như ty thể, tiêu thể, bộ golgi; đôi khi có thêm các hạt sắc tố và các giọt mỡ nhỏ. − Các nhánh nơron, gồm sợi nhánh và sợi trục, thực chất là những phần kéo dài ra từ thân nơron. Các nhánh nơron đều tham dự vào sự dẫn truyền thần kinh. Ở sợi nhánh, sự dẫn truyền đi theo chiều hướng tâm từ phần đầu sợi nhánh đến thân nơron. Ở sợi trục, sự dẫn truyền đi theo chiều ly tâm từ thân tế bào đến cúc tận cùng. Mỗi nơron thường có nhiều sợi nhánh nhưng chỉ có duy nhất 1 sợi trục. 117
  • 4. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH − Sợi nhánh thường phân chia ra thêm nhiều nhánh nhỏ, bào tương bên trong chứa nhiều siêu ống và tơ thần kinh, lưới nội bào hạt và không hạt, ribôsôm tự do và ty thể. Sợi trục hiếm khi phân nhánh, bên trong cũng chứa các siêu ống và tơ thần kinh, lưới nội bào trơn và các ty thể nhưng không có lưới nội bào hạt và các ribôsôm tự do. Một điểm đặc trưng của sợi trục là bên trong cúc tận cùng có chứa nhiều túi nhỏ gọi là túi synap. SỢI NHÁNH SỢI TRỤC DẪN TRUYỀN Hướng tâm Ly tâm SỐ LƯỢNG/TẾ BÀO Nhiều Duy nhất PHÂN NHÁNH Nhiều Hiếm SIÊU ỐNG, TƠ THẦN KINH (+) (+) RIBOSOME, LNBH (+) (-) TÚI SYNAP (-) (++) − Trong cơ thể, hầu hết nơron có nhiều sợi nhánh, một số khác chỉ có một sợi nhánh, hoặc không có sợi nhánh nào. Từ đó nơron có thể phân thành nơron nhiều cực, hai cực hay một cực. Hầu hết nơron trong cơ thể thuộc loại nơron đa cực, tức là có một sợi trục và hai hoặc hơn hai sợi nhánh. Nơron hai cực có một sợi trục và một sợi nhánh, ví dụ, tế bào hai cực ở võng mạc thị giác. Có lẽ nơron một cực chỉ có trong thời kỳ phôi thai. Ở cơ thể trưởng thành chỉ có nơron một cực giả, đó là tế bào chữ T ở hạch gai. Tế bào này có một đoạn chung giữa sợi trục và sợi nhánh nên ta có cảm giác như một cực. 118
  • 5. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH 2. Synap: − Synap được xem như 1 khớp thần kinh, đảm bảo sự dẫn truyền luồng thần kinh từ nơron này sang 1 nơron khác hoặc sang 1 tế bào cơ. Cấu tạo synap gồm 2 phần, phần tiền synap và phần hậu synap, ngăn cách nhau bằng 1 khoảng hẹp từ 20 đến 30 nm gọi là khe synap. Phần tiền synap luôn luôn là cúc tận cùng của sợi trục, bên trong chứa nhiều túi synap. Phần hậu synap là 1 vùng đặc biệt trên màng tế bào của nơron hoặc của tế bào cơ. − Đối với các synap giữa 2 nơron; tùy theo vị trí của synap trên nơron hậu synap, người ta phân biệt 3 loại: synap trục - nhánh, synap trục - thân và synap trục - trục. Ngoài ra, còn có thể gặp synap nhánh - nhánh, synap nhánh - thân, synap thân - thân. − Về mặt chức năng, synap phân thành synap hưng phấn, synap ức chế. − Về mặt cơ chế dẫn truyền, ta có synap hóa học (xung động thần kinh truyền qua synap nhờ chất trung gian trong túi synap), synap điện. Synap điện có khe synap rất hẹp (2-4 nm) và phần tiền synap, hậu synap có cấu tạo khá đối xứng. Đặc điểm quan trọng của synap điện là chúng có nhiều liên kết khe, cho phép các ion lọt từ tiền sang hậu synap. − Đa số synap thuộc loại synap hóa học, bởi vì hoạt động của nó liên quan đến sự giải phóng 1 chất trung gian hóa học từ các túi synap, gọi là chất dẫn truyền thần kinh (gồm acetylcholin, noradrenalin, dopamin, serotonin, GABA (gama- aminobutiric acid), glycin, glutamat, chất P, histamin). Synap có tính phân cực: luồng thần kinh luôn luôn đi từ phần tiền synap sang hậu synap. Khi có luồng thần kinh đến, các túi synap được đưa ra hòa nhập với màng tế bào, để giải 119
  • 6. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH phóng chất dẫn truyền thần kinh vào khe synap. Chất dẫn truyền gắn lên các thụ thể đặc hiệu có sẵn trên bề mặt màng tế bào của phần hậu synap, đưa đến kích thích hoặc ức chế nơron hậu synap hoặc tế bào cơ. Chất dẫn truyền sẽ bị phá hủy sau đó, hay được tái hấp thu vào các túi synap bằng cơ chế nhập nội bào. − Một số synap được coi là synap hỗn hợp vừa dẫn xung động thần kinh nhờ cơ chế điện tại vùng có khe synap hẹp, vừa dẫn bằng các chất trung gian ở phần có khe synap rộng hơn và có túi synap ở tiền synap. 3. Tế bào thần kinh đệm: − Tế bào thần kinh đệm không có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh, nhưng quan hệ với các nơron rất chặt chẽ. Khác với nơron, tế bào đệm còn khả năng sinh sản trong suốt đời sống và cũng có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh. a. Tế bào thần kinh đệm ngoại vi: − Tế bào vỏ bao: thường thấy trong hạch thần kinh, có kích thước nhỏ, nhân đậm hình bầu dục, bào tương ít, khó thấy được dưới kính hiển vi quang học. − Tế bào Schwann: tất cả các sợi thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên đều được bao bọc bởi các tế bào Schwann. Những tế bào thần kinh đệm ngoại biên 120
  • 7. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH này có thể cùng với nhánh thần kinh tạo thành sợi thần kinh không myêlin hoặc sợi thần kinh có myêlin. • Sợi thần kinh không myêlin: sợi trục hoặc sợi nhánh của nơron ấn lõm bào tương của tế bào Schwann. Một tế bào Schwann có thể bao bọc một hoặc một số nhánh nơron. • Sợi thần kinh có myêlin: là những sợi trục được bọc bởi hai lớp, do tế bào Schwann tạo nên. Màng tế bào Schwann cuộn dính nhiều vòng quanh nhánh nơron tạo thành bao myêlin có cấu trúc vân. Do đó, trên thiết đồ cắt ngang một sợi thần kinh có myêlin, ta sẽ thấy một hệ thống các vòng đậm màu bao quanh một sợi trục, các đường đậm này tương ứng với 2 mặt trong của màng tế bào đã áp dính vào nhau; đôi khi đường đậm này bị phá vỡ tại vài chỗ do còn sót lại 1 ít bào tương của tế bào Schwann, tạo thành các vạch Schmidt-Lanterman. − Mỗi tế bào Schwann chỉ tạo được bao myêlin cho một đoạn sợi trục, gọi là quãng Ranvier. Vòng thắt Ranvier (còn gọi là nút Ranvier) là nơi không có bao myêlin và là nơi tiếp giáp của hai tế bào Schwann. Tại đây sợi trục có thể 121
  • 8. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH trao đổi trực tiếp với môi trường xung quanh, tạo nên hiện tượng khử cực từng bước nhảy. Do đó, tốc độ dẫn truyền xung động của sợi thần kinh có myêlin nhanh gấp hàng chục - trăm lần so với sợi không myêlin. − Bao myêlin được tạo thành do sự cuộn dính nhiều lớp màng tế bào, nên thành phần hóa học chủ yếu của nó là các phospholipid màng. Phần lớn phospholipid này sẽ bị hòa tan bởi các hóa chất dùng trong xử lý mô, do đó ta không quan sát được bao myêlin dưới kính hiển vi. Để bảo tồn và quan sát được chất myêlin, ta có thể dùng phương pháp cắt lạnh và nhuộm đặc biệt, khi đó, chất myêlin nhuộm mầu xanh Nil tạo thành các vòng xanh đậm, bao quanh các nhánh nơron ở giữa không bắt mầu. b. Tế bào thần kinh đệm trung ương: − Tế bào sao: là những tế bào nâng đỡ của hệ thần kinh trung ương, thân tế bào cho ra nhiều nhánh bào tương. Ta phân biệt 2 loại tế bào sao: tế bào sao loại xơ và tế bào sao nguyên sinh. Tế bào sao loại xơ, nằm trong chất trắng, từ thân tế bào mọc ra các nhánh dài và mảnh. Tế bào sao nguyên sinh được thấy trong chất xám, thân tế bào cho ra các nhánh to và ngắn. Các nhánh bào tương khác của tế bào sao áp vào thân nơron và các nhánh nơron. Phức hợp tế bào sao - nơron - mao mạch được xem là cơ sở hình thái của hàng rào máu - não. Hàng rào máu - não có chức năng ngăn cách các nơron với dòng máu, bảo vệ thần kinh khỏi các chất độc, độc tố vi khuẩn, duy trì tính hằng định của dịch gian mô thần kinh. Từ lâu người ta vẫn nghĩ rằng các tế bào sao đã tạo nên tính thấm chọn lọc của hàng rào máu - não, ngăn cản 1 số phân tử lưu thông trong máu khuếch tán vào khoang gian bào của hệ thần kinh trung ương. Hiện nay, người ta biết là vai trò này do chính các tế bào nội mô mao mạch đảm nhận. Như vậy, tế bào sao tham dự vào sự trao đổi chất giữa các nơron và mạch máu. 122
  • 9. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH − Tế bào ít nhánh: có kích thước nhỏ, nhân đậm và có ít nhánh bào tương. Nó tạo ra bao myêlin cho các nhánh nơron của hệ thần kinh trung ương, tương tự vai trò của tế bào Schwann trong hệ thần kinh ngoại vi. Điểm khác biệt là 1 tế bào ít nhánh có thể cùng lúc tạo bao myêlin cho nhiều nhánh nơron, còn mỗi tế bào Schwann chỉ tạo được bao myêlin cho 1 nhánh nơron. − Tế bào biểu mô nội tủy: giới hạn mặt lòng của ống nội tủy và các não thất. Trong tủy sống, các tế bào này thường bị teo đi do ống nội tủy bị ép xẹp. Tại các não thất, các tế bào này tạo thành 1 biểu mô vuông đơn có lông chuyển. − Trên nóc các não thất, các tế bào biểu mô nội tủy được biến đổi thành tế bào tuyến, phủ lên các nếp gấp có chứa nhiều mạch máu, tạo thành đám rối màng mạch, thò vào trong lòng não thất. Cực đỉnh tế bào tuyến có nhiều vi nhung mao dài, bào tương chứa nhiều ty thể. Các tế bào tuyến này có chức năng sản xuất ra dịch não tủy, lưu thông trong các não thất và các khoang dưới màng nhện, giữ cho não bộ khỏi bị các chấn thương do va đụng. 123
  • 10. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH − Vi bào đệm: là những tế bào nhỏ, nhân đậm hình bầu dục, các nhánh bào tương phân nhánh rất phong phú. Vi bào đệm có khả năng di động và thực bào, nằm rải rác trong chất trắng và chất xám của hệ thần kinh trung ương. III. SINH HỌC MÔ THẦN KINH: − Chức năng của hệ thần kinh dựa trên 2 đặc tính tế bào, đặc biệt phát triển ở các nơron, đó là tính cảm ứng và tính dẫn truyền. − Tính cảm ứng là khả năng phản ứng lại các biến đổi của môi trường ngoài bằng cách thay đổi điện thế màng. Tính dẫn truyền của nơron là khả năng truyền luồng thần kinh đi xa một cách nhanh chóng. 124
  • 11. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH − Khi không có luồng thần kinh truyền qua, điện thế bên trong tế bào là âm so với bên ngoài, khoảng -70 milivôn. Sự khác biệt điện thế này được gọi là điện thế nghỉ, được tạo nên do sự khác biệt về nồng độ ion giữa 2 môi trường trong và ngoài tế bào. Khi có kích thích, hiện tượng khử cực màng nơron sẽ xảy ra do các kênh ion mở ra. Ion Na+ xâm nhập vào nội bào, làm cho màng kém phân cực, do đó lượng ion Na+ lại xâm nhập nhiều hơn, điện thế 2 bên màng sẽ thay đổi đột ngột và chuyển thành dương (+ 30 milivôn), chỉ trong khoảng vài phần nghìn giây, rồi lại trở về điện thế nghỉ ban đầu -70 milivôn. Sự đảo ngược đột ngột điện thế như trên, được gọi là điện thế động. 125
  • 12. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH − Thế động lan truyền dọc theo sợi trục và đạt đến phần tiền synap, tạo nên sự khử cực và mở các kênh ion Ca2+ . Luồng ion Ca2+ gây nên hiện tượng xuất bào acetylcholin vào khe synap. Acetylcholin sẽ gắn lên các thụ thể ở màng hậu synap và gây ra sự xâm nhập ion Na+ qua các kênh đặc hiệu. Một khi acetylcholin nhả khỏi thụ thể, các kênh Na+ sẽ đóng lại. − Tại khe synap, acetycholinesterase sẽ hủy phân các phân tử acetycholin thành acetat và cholin./. ----------------------------------- Từ khóa Neuron - Tế bào thần kinh đệm - Sợi nhánh - Sợi trục - Đa cực, hai cực, đơn cực - Cúc tận cùng - Thể Nissl - Synap: khe, tiền, hậu - ức chế, hưng phấn - điện, hoá học - Synap: trục - nhánh, trục - thân, trục - trục - Tế bào vỏ bao - Tế bào Schwann - Sợi thần kinh có myêlin và không myêlin - vạch Schmidt - Lanterman - Vòng thắt và quãng Ranvier - Tế bào sao loại xơ và nguyên sinh - Hàng rào máu não - Tế bào ít nhánh - Tế bào biểu mô ống nội tủy - Vi bào đệm - Tính cảm ứng và tính dẫn truyền - Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. 126
  • 13. Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền MÔ THẦN KINH CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ: 1. Mô thần kinh: A. Gồm nơron và tế bào thần kinh đệm B. Có vai trò liên hợp các chức năng của 1 cá thể C. Có nguồn gốc từ ngoại bì phôi D. Chỉ A, B đúng E. Tất cả đều đúng 2. Nơron có các đặcđiểm sau, TRỪ MỘT: A. Là tế bào tạo nên, biến đổi và truyền đi các luồng thần kinh B. Cấu tạo gồm hai phần: thân và một hay nhiều nhánh C. Các túi lưới nội bào hạt xếp song song tạo thành thể Nissl D. Có nhiều loại: nơron đa cực, một cực và hai cực E. Phần tận cùng của sợi nhánh phình lên là cúc tận cùng 3. Nơron: A. Nhân lớn, sáng, chứa ít chất dị nhiễm sắc B. Bộ xương tế bào kém phát triển C. Sợi trục dẫn truyền xung động theo chiều hướng tâm D. Mỗi nơron thường có hai sợi nhánh và một sợi trục E. Bên trong cúc tận cùng có các khe synap 4. Synap: A. Được xem như một khớp thần kinh B. Có hai loại: hoá học và điện theo cơ chế dẫn truyền C. Có hai loại: hưng phấn và ức chế theo chức năng D. Gồm hai phần: tiền synap và hậu synap E. Tất cả đều đúng Đáp án: 1-E; 2-E; 3-A; 4-E 127