SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
CHUYÊN ĐỀ: HỆ THẦN KINH
1
MỤC LỤC
I. Tổ chức và tiến hóa của hệ thần kinh ......................................................................2
1. Tổ chức của hệ thần kinh ..................................................................................2
2. Tiến hóa của hệ thần kinh .................................................................................2
3. Hệ thần kinh và cấu trúc hệ thần kinh...............................................................5
3.1 Hệ thần kinh..................................................................................................7
3.2 Cấu trúc.........................................................................................................7
3.2.1 Bộ phận thần kinh trung ương( CNS)......................................................7
3.2.1.1 Cấu tạo và chức năng tủy sống...........................................................8
3.2.1.2 Cấu tạo và chức năng đại não ..........................................................11
3.2.1.3 Cấu tạo và chức năng não giữa.........................................................13
3.2.1.4 Cấu tạo và chức năng não trung gian................................................14
3.2.1.5 Cấu tạo và chức năng tiểu não..........................................................15
3.2.1.6 Cấu tạo và chức năng hành tủy và cầu varol.....................................16
3.2.2 Bộ phận thần kinh ngoại biên( PNS).....................................................16
3.2.2.1 Dây thần kinh....................................................................................17
3.2.2.2 Màng não...........................................................................................21
II. Xung thần kinh và sự dẫn truyền xung.................................................................25
1.Xung thần kinh.................................................................................................25
2. Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh ..................................................................25
3.Sự dẫn truyền xung qua Synapse.....................................................................25
III. Các con đường thần kinh. ...................................................................................25
1. Hệ thần kinh tự động........................................................................................27
2. Các con đường thần kinh..................................................................................34
2
I. Tổ chức và tiến hóa của hệ thần kinh
1. Tổ chức của hệ thần kinh
Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng
ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô
thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần
kinh giao).
Các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là
chất xám và chất trắng. -Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là
bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch
thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.
Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ,
xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng
lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần
kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ được tập quen (PXĐTQ) rất
phức tạp mà không sinh vật nào có được.
2. Tiến hóa của hệ thần kinh
Động vât nội bào chưa có hệ thần kinh,cơ thể liên hệ với bên ngoài bằng dịch nội
bào. Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật được thể hiện như sau:
Từ hệ thần kinh dạng lưới (ruột khoang), đến hệ thần kinh dạng chuỗi (các ngành
giun), rồi cao hơn là hệ thần kinh dạng hạch (thân mềm, chân khớp) và cao nhất
là hệ thần kinh dạng ống (động vật có xương sống).
2.1 Hệ thần kinh dạng lưới( thủy tức, san hô, hải quỳ...)
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể, liên kết với nhau tạo thành các sợ
thần kinh. Tạo thành các mạng lưới tế bào thần kinh.Đặc điểm: cơ thể khi bị khích
hoặc tại một điểm, xung động thần kinh sẽ lan tỏa khắp thân. Ở động vật bật cao
như người, cấu tạo của các đám rối thần kinh ở ngoại biên là sự phản ánh của cấu
tạo nguyên thủy này.
2.2 Hệ thần kinh dạng chuỗi hay hạch( giun dẹp, giun đốt, côn trùng, chân
khớp...)
Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh, các nhánh từ các hạch
phát ra đã có định hướng cố định hơn. Đối với thân đốt, mỗi đốt có một hạch tạo
thành chuỗi nằm dọc cơ thể. Ở kiểu thần kinh này không lan tỏa mà sẽ khu trú tại
một điểm nhất định,tế bào dạng chuỗi hạch nằm gần nhau nên tạo nhiều liên hệ với
3
nhau nên khả năng phối hợp tăng cường và tiết kiệm năng lượng hơn dạng lưới.
Thường các hạch đầu phát triển hơn tạo tiềm đề cho sự hình thành bộ bão sau này.
2.3 Hệ thần kinh dạng ống( cá, lưỡng cư, chim và thú):
Được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên và
được bảo vệ ống xương sống và hộp sọ. Lớp bò sát cấu tạo của bộ não vẫn còn đơn
giản.Ở động vật bậc cao và con người, ống thần kinh hoàn thiện ở tủy sống lưng và
phát ra các dây thần kinh chui qua cột sống đề tạo ra ngoài điều khiển cơ thể. Chức
năng vận động bằng cơ vân cũng hoàn thiện. Đầu ống thần kinh đã xuất hiện mầm
mống của não bộ, thường gọi là các bọng não trước, bọng não giữa và bọng não sau.
2.4 Dạng cấu tạo có bộ não hoàn chỉnh
Lớp chim và thú có cấu tạo hoàn chỉnh nhất, sự phát triển của não bộ liên quan mật
thiết với sự hoàn thiện cấu trúc, chức năng của các cơ quan cảm giác ở động vật.
Lúc đầu bộng não trước phát triển hơn cả, liên quan dến chức năng thính giác và
thăng bằng cuar đời sống dưới nước, dần về sao não sau phân hóa thành hành tủy và
tiểu não. Hành tủy là trung khu của một loạt các chức năng cơ bản của hoạt động
sống ( chức năng thực vật) như hô hấp , tuần hoàn, tiêu hóa,...
Các trung khu trông bộ não cũng dần được hoàn chỉnh, não thính giác giác lúc đầu
ở bọng não sau rồi tiếp tục phát triển cả ở bọng não trước và giữa. Não thị giác thì
phát triển từ bong não giữa và tiếp tục cả ở não trước. Não được bảo phủ lớp chất
xám mới phát triển thành đại não và võ não mới
2.5 Sự tăng thế tích của hộp sọ
Sự tiến hóa của con người được đánh dấu bằng những dấu hiệu sinh học khác nhau,
bao gồm sự phát triển của hộp sọ và cả bộ não lên đến mức 1.400 cm³ về thể tích,
cao hơn gấp đôi tinh tinh hay khỉ đột. Những phần của bộ não con người cũng phát
triển khác so với các loài linh trưởng khác cho phép xuất hiện thêm phần ngôn ngữ.
4
Vượn cổ Người tối cổ Người tinh
khôn
Thời
gian
xuất
hiện
Khoảng 5-
6 triệu
năm
trước đây.
Khoảng 4 triệu
năm trước
đây.
Khoảng
150.000 năm
trước.
Cấu
tạo
cơ
thể
- Có thể
đứng và
đi bằng
hai chi
sau, còn
hai chi
trước
được giải
phóng để
cầm nắm,
hái hoa
quả và tìm
kiếm thức
ăn.
- Thể tích
hộp sọ
trung
bình: 400
cm3.
- Hầu như
hoàn toàn đi
đứng bằng hai
chân, tay tự
do sử dụng
công cụ, tìm
kiếm thức ăn.
- Thể tích hộp
sọ lớn
(khoảng từ
650 cm3 đến
1200 cm3),…
- Người tinh
khôn có cấu
tạo cơ thể
như ngày nay
(nên còn gọi
là người hiện
đại): xương
cốt nhỏ, bàn
tay khéo léo,
hộp sọ và thể
tích não phát
triển, cơ thể
gọn và linh
hoạt,...
- Thể tích hộp
sọ lớn
(khoảng 1400
cm3).
5
3. Hệ thần kinh và cấu trúc hệ thần kinh
3.1 Hệ thần kinh
Hệ thần kinh của động vật có xương sống phát triển từ lá phôi ngoài
Hệ thần kinh ( nervous system ) của người là hệ cơ quan phức tạp nhất của cơ thể,
được tạo nên một mạng lưới các bào thần kinh gọi là neuron và rất nhiều tế bào thàn
kinh đệm.
Hệ thần kinh của người chứa hơn 1011
(100 tỷ) tế bào neuron thần kinh. Trung bình mỗi
neuron có khoảng 1000 điểm tiếp xúc với các neuron khác, tạo nên một hệ thống liên lạc
phức tạp.
3.2 Cấu trúc hệ thần kinh
Cấu tạo đại cương của hệ thần kinh gồm 2 bộ phận chính:
 Bộ phận thần kinh trung ương (CNS)
 Bộ phận thần kinh ngoại biên (PNS)
3.2.1 Bộ phận thần kinh trung ương (CNS)
6
3.2.1.1 Cấu tạo và chức năng của tủy sống
Tủy sống là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, chạy dọc bên trong xương sống,
chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể. Tuỷ sống bao
gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
- Cấu tạo: Có 31 đôi dây thần kinh tủy, mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm
sợi thần kinh cảm giác được nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm thần
kinh vận động nhưng lại được nối với các rễ trước (rễ vận động). Cắt ngang tủy
sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và
phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.
+ Màng tuỷ sống: Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên
ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng
nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng nuôi (còn gọi là màng não -
tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.
+ Chất xám: Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng
(ống tủy sống) không chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các
7
tế bào thần kinh tủy sống tạo nên. Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng
sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động,
kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo
nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành. Ngoài ra, tia chất xám còn
ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy. Một số
nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và
một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa
nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.
+ Chất trắng: Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên,
tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi
trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục
của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo
thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất
trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.
 Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột
có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.
 Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên (bó
Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó
tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)
 Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm
bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)
 Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng
 Từ tủy sống có các dây thần kinh đi ra. Tất cà các dây thần kinh này đều là
dây pha. Nửa bên phải tủy sống đóng giữ vai trò sinh dưỡng đối với cơ thề.
Nửa bên trái tủy sống đóng giữ vai trò điều khiển cơ vân (trung ương phản
xạ không điều kiện.
-Tủy sống có ba chức năng chính:
 Nơi truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận
động
 Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể
 Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ,
chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
+ Chức năng phản xạ:
8
Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là
các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể.
Có ba loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau,
dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước.
Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ
quan thừa hành. Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh
dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động
cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng
thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.
Các phản xạ tuỷ điển hình như:
Phản xạ da: Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở
đoạn tuỷ ngực 11, 12
Phản xạ gân: Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc
ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4
- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần
kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.
+ Chức năng dẫn truyền: Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng
đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ
thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong
chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với
nhau.
+ Chức năng dinh dưỡng: Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron
dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ,
phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi).
Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ
không điều kiện.
(Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A7y_s%E1%BB%91ng)
Tủy sống dẫn truyền theo 2 con đường:
- Dẫn truyền vận động đi xuống:
Ðường tháp: 1/10 các sợi đi thẳng xuống tủy sống rồi bắt chéo ở tủy sống (bó tháp
thẳng). 9/10 các sợi bắt chéo ở hành tủy rồi mới đi xuống tủy sống (bó tháp
chéo)Xuất phát từ vỏ não vùng trán (hồi trán lên), sau đó đi xuống tủy sống rồi theo
rễ trước đến chi phối vận động chủ động cho cổ, thân và tứ chi. Một đặc điểm quan
trọng của đường tháp là bắt chéo:đường tháp xuất phát từ vỏ não bên này sẽ chi
phối vận động cho nữa thân bên kia.. Đường ngoài tháp: Xuất phát từ các nhân vận
động dưới vỏ (nhântiền đình, nhân đỏ, củ não sinh tư...), sau đó đi xuống tủy sống
rồi theo rễ trước đến chi phối các vận động tự động (trương lực cơ,phản xạ thăng
bằng, phối hợp động tác...).Ví dụ: Ðộng tác tay đánhđàng xa khi bước đi là vận
động tự động do đường ngoại tháp chi phối.
- Dẫn truyền cảm giác đi lên
9
Ðường này dẫn truyền các loại cảm giác từ các bộ phận nhận cảm ngoại vi sau đó
theo tủy sống đi lên não. Gồm có các đường sau:
+ Ðường cảm giác sâu có ý thức: xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ,
khớp (thoi cơ, thể Golgi), theo rễ sau đi vào tủy sống rồi theo 2 bó Goll (bó tuỷ
sống-đồi thị trong) và Burdach (bó tuỷ sống-đồi thị ngoài) đi lên vỏ não, cho vỏ não
cảm giác về áp lực, trọng lượng, vị trí không gian và tình trạng hoạt động của các
bộ phận trong cơ thể để vỏ não có thể điều hòa chính xác các động tác chủ động mà
không cần nhìn bằng mắt.
+ Ðường cảm giác sâu không có ý thức: xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân,
cơ, khớp (tương tự đường cảm giác sâu có ý thức), theo rễ sau đi vào tủy sống rồi
theo 2 bó Gowers (bó tuỷ sống-tiểu não chéo hay tuỷ sống tiểu não trước) và
Flechsig (bó tuỷ sống-tiểu não thẳng hay tuỷ sống tiểu não sau) đi lên tiểu não, cho
tiểu não cảm giác về trương lực cơ để tiểu não tham gia điều hòa các động tác tự
động thông qua đường ngoại tháp
+ Ðường dẫn truyền xúc giác: xuất phát từ các bộ phận nhận cảm xúc giác trên da
và niêm mạc (tiểu thể Meissner và tiểu thể Pacini) rồi theo rễ sau vào tủy sống, sau
đó đi lên đồi thị và tận cùng ở vỏ não đối bên. Ðường này dẫn truyền cảm giác xúc
giác thô sơ, còn gọi là bó tuỷ - đồi thị được dẫn truyền theo 2 bó Goll và Burdach.
+ Ðường dẫn truyền cảm giác nóng lạnh và cảm giác đau : xuất phát từ các bộ
phận nhận cảm nóng lạnh trên da (tiểu thể Ruffini và tiểu thể Krause) và các bộ
phận nhận cảm đau ở ngoại vi rồi theo rễ sau vào tủy sống, sau đó đi lên đồi thị và
tận cùng ở vỏ não đối bên, còn gọi là bó tuỷ - đồi thị sau hay bó Dejerin sau
- Chức năng của trung tâm phản xạ
Chất xám của tủy sống là trung tâm của một số phản xạ Phản xạ trương lực cơ: khi
bình thường thì sẽ giữ một mức căng nhất định.
Phản xạ gân-cơ: xuất hiện khi kích thích vào đầu dưới xương bánh chè, gân Ashin,
đầu khủy tay…các phản xạ này đều có trung khu ở tủy sống.
Phản xạ da: xuất hiện khi có kích thích cơ học tác dụng vào vùng da bụng, ngực,
bìu…
Phản xạ thực vật: có những phản xạ không có trung khu rõ rệt như phản xạ tiết mồ
hôi, co cơ dựng lông, vận mạch. Có những phản xạ thực vật có trung khu rõ rệt như
phản xạ hậu môn (đại tiện) ở đoạn cùng 3, phản xạ bàng quang (tiểu tiện) ở đoạn
cùng 3-5, phản xạ cương sinh dục (đoạn thắt lưng – cùng)
3.2.1.2 cấu tạo và chức năng của đại não
- Đặc điểm cấu tạo đại não
+ Cấu tạo ngoài:
Đại não là phần não cùng, được phát triển mạnh nhất, chiếm toàn bộ khối lượng và
thể tích não bộ. Đại não gồm 2 nửa trái, phải đối xứng qua rãnh liên bán cầu với 3
mặt : mặt trên, mặt dưới, mặt trong. Trên bề mặt đại não có các khe, các rãnh ăn sâu
vào trong chia bề mặt đại não thành các thuỳ, các hồi não.
Mặt trên có 3 khe là khe Sylvius (khe bên); khe Rolando (khe giữa); khe thẳng góc
ngoài (khe đỉnh thẩm), chia mặt ngoài thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy
10
chẩm, thùy thái dương. Mỗi thùy lại có các rãnh chia các thùy thành các hồi não. Cụ
thể là:
- Thùy trán: Có 4 hồi não: hồi não trán lên, HNT1, HNT2, HNT3.
- Thùy đỉnh: Có 2 rãnh chia thành 3 hồi: hồi đỉnh lên; HĐ1 và HĐ2.
- Thùy chẩm: Có 3 hồi: hồi chẩm1, HC2, HC3.
- Thùy thái dương: Có 3 hồi: hồi thái dương1, HTD2, HTD3
Mặt trong có 3 khe: khe dưới trán, khe thẳng góc trong, khe cựa. Ba khe này chia
BCĐN thành 5 thùy: thùy vuông, thùy viền, thùy chêm, thùy thái dương.
Mặt dưới có 2 khe là khe Bisa, khe sylvius, chia mặt dưới thành 2 thùy: thùy ổ mắt
(ở phía trước) và thùy thái dương - chẩm (ở phía sau).
+ Cấu tạo trong
Bổ dọc đại não, quan sát thấy có 2 phần: phần chất xám và phần chất trắng. Ngoài
ra bên trong có não thất bên (gồm não thất I và não thất II).
Phần chất xám: Phân bố tập trung ở phần vỏ bán cầu đại não. Phần còn lại là các
nhân nền như nhân đuôi, nhân bèo, nhân trước tường và thể hạnh nhân. Trong đó
nhân đuôi và nhân bèo là trung khu dưới vỏ cao nhất, điều hòa nhiệt và các chức
năng dinh dưỡng khác.
Vỏ bán cầu đại não có 14 – 17 tỉ nơron với hình dạng, kích thước, mật độ và hướng
đi khác nhau, làm thành lớp vỏ BCĐN với độ dày mỏng khác nhau, trung bình 2 – 3
mm, gồm 6 lớp nơ ron:
Lớp bề mặt ngoài: ít nơ ron.
Lớp hạt ngoài: gồm những nơ ron hình hạt, hình tháp nhỏ.
Lớp nơ ron hình tháp: gồm các nơ ron hình tháp.
Lớp hạt trong: gồm các nơ ron hình sao nhỏ.
Lớp nơ ron hạch: gồm các nơ ron có đột trục dài đi ra tận miền ngoài.
Lớp nơ ron đa hình: Gồm các nơ ron hình tháp, hình thoi.
Các nơron ở các lớp 1, 2, 3, 4 có nhiệm vụ liên lạc giữa các đường hướng tâm từ
các phần dưới của hệ thần kinh lên các vùng khác nhau của vỏ não.
Các nơron ở các lớp 5, 6 có nhiệm vụ dẫn truyền các xung thần kinh theo sợi li tâm
đến các nhân ở não và tủy sống.
Phần chất trắng: Nằm dưới chất xám tạo thành khối dày đặc, bao gồm hệ thống các
sợi liên hợp cùng bên, các sợi liên bán cầu, các sợi dẫn truyền li tâm và hướng tâm.
Trong đó hệ thống liên bán cầu là lớn nhất, tạo thành thể chai. Phía dưới thể chai có
một bó sợi chất trắng khác là tam giác não. Các sợi trong chất trắng có nhiệm vụ
khác nhau:
Sợi liên hợp cùng bên : nối các phần của vỏ cùng một bên bán cầu.
Các sợi liên bán cầu: Nối hai phần đối xứng của bán cầu đại não, trong đó thể chai
là bó sợi lớn nhất.
Các sợi dẫn truyền li tâm: Là những sợi đi ra khỏi giới hạn của bán cầu đại não, làm
nhiệm vụ liên hệ hai chiều giữa vỏ não với các phần dưới của thần kinh trung ương
Não thất bên: là 2 khe hẹp nằm trong khối chất trắng của 2 bán cầu đại não gọi là
não thất I và não thất II. Nó thông với não thất III của não trung gian, trong chứa
11
đầy chất dịch (dịch não tuỷ)
- Chức năng của đại não
Vỏ đại não là trung khu của cảm giác và vận động có ý thức, trung khu của trí nhớ,
của trí khôn và khả năng tư duy.
Với 6 lớp nơ ron, phân thành 52 vùng (trung khu) chức năng, mỗi vùng đảm nhận
một chức phận nhất định. Các vùng này được phân thành 2 loại vùng: vùng cảm
giác và vùng vận động.
+ Vùng cảm giác: tiếp nhận các xung động từ cơ quan thụ cảm của cơ thể, gồm một
số vùng quan trọng sau:
Vùng cảm giác thi giác nằm ở thuỳ chẩm, có nhiệm vụ tiếp nhận xung động từ cơ
quan thụ cảm thị giác, cho ta cảm giác ánh sáng và nhìn thấy được vật.
Vùng cảm giác thính giác, nằm ở thuỳ thái dương, có nhiệm vụ tiếp nhận xung động
từ cơ quan thụ cảm thính giác, cho ta cảm giác về âm thanh, tiếng động.
Vùng cảm giác khứu giác, nằm ở thuỳ thái dương, có nhiệm vụ tiếp nhận xung động
từ cơ quan thụ cảm khứu giác, cho ta cảm giác về mùi.
Vùng cảm giác vị giác, nằm ở hồi đỉnh lên, có nhiệm vụ tiếp nhận xung động từ cơ
quan thụ cảm xúc giác, cho ta cảm giác đau, nóng lạnh, cảm giác bản thể.
+ Vùng vận động bao gồm:
Vùng vận động tuỳ ý, nằm ở hồi trán lên, chi phối vận động theo ý muốn của nửa
thân đôi diện
Vùng tiền vận động, nằm ở thuỳ trán bên, chi phối vận động không ý muốn (vận
động không tuỳ ý)
Vùng hiểu tiếng nói, nằm ở thuỳ thái dương trái (đối với người thuận tay phải),
hoặc nằm ở thuỳ thái dương phải (đối với người thận tay trái). Ngoài ra thuỳ thái
dương còn liên quan đến chức năng nhớ và với các giấc mơ
Vùng hiểu chữ viết, nằm ở thuỳ chẩm
Vùng vận động nói và vận động viết, nằm ở thuỳ trán lên, giúp ta vận động nói và
vận động viết
3.2.1.3 cấu tạo và chức năng não giữa
- Đặc điểm cấu tạo
Não giữa là phần ít biến đổi nhất trong quá trình phát triển của não. Não giữa gồm
có hai phần: cuống não và củ não sinh tư. Ở giữa có 1 ống hẹp (gọi là ống Sylvius).
Ống này thông với não thất III và não thất IV.
+ Cuống não (chân não), nằm ở phần trước của não giữa, phía trên cầu não. Cuống
não có hai phần: phần nền và phần mái, được phân cách bởi các tế bào sắc tố (gọi là
liềm đen).Ở phần nền có các bó tháp đi từ đại não, qua cầu não để đi xuống tuỷ
sống và các bó đi từ vỏ não đến các hạch thần kinh vận động. Ở phần mái có các
nhân của đôi dây thần kinh não số III (vận nhỡn chung) và dây thần kinh não số IV
(dây cảm động- vận động cầu mắt).
+ Củ não sinh tư nằm ở phần sau của não giữa, gồm: hai củ trên là trung khu của
các phản xạ định hướng thị giác và hai củ não dưới là trung khu của các phản xạ
12
định hướng thính giác. Nhờ đó cho phép ta quay đầu về hướng có kích thích âm
thanh và nhận biết sự có mặt của ánh sáng, ngay cả khi ta nhắm mắt.
- Chức năng não giữa
Chức năng chủ yếu của não giũa là chức năng phản xạ. Ở não giữa có một số trung
khu phản xạ và các đường dẫn truyền quan trọng đến đồi thị và 2 bán cầu đại não.
Não giữa còn là cầu nối giữa tuỷ sống với bán cầu đại não. Não giữa là trung khu
chính dưới vỏ, thu nhận, xử lí và điều hoà các thông tin cảm giác. Ngoài ra não giữa
còn có nhân đỏ và nhân đen có vai trò trong điều hoà trương lực cơ, điều hoà tư thế
vận động bằng các phản xạ chỉnh thể và trương lực cơ ở các tư thế khác nhau của cơ
thể như đứng, ngồi, nằm.
3.2.1.4 Cấu tạo và chức năng não trung gian.
- cấu tạo não trung gian
Não trung gian nằm khuất giữa 2 bán cầu đại não. Cấu tạo gồm 4 phần: gò thị, vùng
dưới gò, vùng trên gò, vùng ngoài gò. Bên trong có não thất III thông với cống
Sylvius.
+ Gò thị (hay đồi thị = hypothalamus): Gồm một đôi chất xám hình bầu dục lớn nối
với nhau bằng mép xám. Gò thị là trung khu cảm giác quan trọng dưới vỏ não. Nó
vừa điều hòa các phản xạ dinh dưỡng vừa tham gia hình thành các phản xạ không
điều kiện (PXCĐK).
+ Vùng dưới gò gồm hai phần: phần trước và phần sau. Phần trước có củ xám - là
trung khu dinh dưỡng, có ảnh hưởng lên sự trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Củ
xám có đôi dây thần kinh thị giác (dây thần kinh não số II) tạo nên chéo thị giác.
Phần sau có hai củ núm vú - là trung khu khứu giác dưới võ não.
- Chức năng não trung gian
+ Vùng đồi thị là trung tâm thu nhận, xử lí các chuyển giao thông tin cảm giác lên
vỏ não. Các nơ ron của não trung gian có vai trò quan trọng trong việc hình thành
các động tác mới và kĩ xảo vận động, tham gia hình thành các phản xạ có điều kiện.
Đồi thị là trung tâm của các cảm giác nông và sâu có ý thức. Khi đồi thị bị tổn
thương, một va chạm nhẹ lên da cũng đủ gây cảm giác đau đớn.
+ Vùng dưới đồi là trung khu dưới vỏ cao cấp nhất. Nó điều khiển các chức năng
dinh dưỡng, chức năng nội tiết (đặc biệt là sự hoạt động của tuyến yên); điều tiết
hành vi dinh dưỡng và sinh dục, điều hoà tim mạch, hô hấp và trạng thái thức, ngủ.
Ngoài ra, vùng dưới đồi còn đảm nhận chức năng điều hoà thân nhiệt. Tất cả các cơ
chế điều hoà thân nhiệt như thoát mồ hôi qua da, qua hơi thở, sự co giãn mạch máu
ở da…đều do vùng dưới đồi đảm nhận. Một trong những hiện tượng thể hiện vai trò
điều hoà thân nhiệt là hiện tượng rùng mình. Rùng mình là kết quả hoạt động tổng
hợp của các nhóm nhân dưới đồi kết hợp với một số nhân dưới vỏ khác.
Chức năng điều tiết hành vi dinh dưỡng và sinh dục cũng là một trong số các chức
năng của vùng dưới đồi. Rất nhiều phản xạ có liên quan đến các chức năng phức tạp
của cơ thể nhằm thoả mãn các nhu cầu như đói, khát, cũng như các nhu cầu đòi hỏi
về mặt tình dục … cũng liên quan đến hoạt động của vùng dưới đồi...
3.2.1.5 Cấu tạo và chức năng tiểu não
13
- Cấu tạo tiểu não:
Tiểu não là cấu trúc lớn nhất của não sau và có vị trí ở phía sau của hộp sọ, bên
dưới thùy thái dương và chẩm và phía sau thân não.
Khi nhìn vào não, tiểu não trông giống như một cấu trúc nhỏ hơn tách biệt với não,
được tìm thấy bên dưới bán cầu của vỏ não. Tiểu não bao gồm: vỏ não được bao
phủ bởi chất trắng và não thất chứa đầy chất lỏng. Nó cũng được chia thành hai bán
cầu như vỏ não. Tiểu não chỉ chiếm 10% tổng khối lượng của não, nhưng nó chứa
hơn một nửa số lượng tế bào thần kinh của não.
-Chức năng tiểu não:
Tiểu não đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa trương lực cơ, khả năng
phối hợp của các chuyển động và từ đó giúp cơ thể giữ thăng bằng. Dưới đây là một
số chức năng chính của tiểu não:
+ Điều hòa các chuyển động chủ động
Chuyển động là một quá trình phức tạp đòi hỏi một số nhóm cơ khác nhau cùng
nhau làm thì mới thực hiện được. Ví dụ, để thực hiện các động tác như đi bộ, chạy
hoặc ném bóng phải có sự phối hợp giữa nhiều nhóm cơ khác nhau trên toàn cơ thể.
Mặc dù tiểu não không được cho nguồn gốc của mọi chuyển động, nhưng phần não
này giúp tổ chức tất cả các hành động của các nhóm cơ tham gia vào chuyển động
nhằm đảm bảo cơ thể chuyển động phối hợp ăn ý với nhau.
+ Cân bằng và tư thế
Để hiểu được tầm quan quan trọng của tiểu não, ví dụ dưới đây khi chức năng của
phần não này bị suy giảm. Ví dụ: khi uống rượu bia, các chất có trong rượu bia sẽ
có tác dụng ngay lập tức lên tiểu não và dẫn đến sự gián đoạn trong khả năng phối
hợp và vận động của cơ thể. Dẫn đến những người bị say không thể đi trên một
đường thẳng hoặc không thể chạm vào mũi của chính mình khi được hỏi.
+ Học tập vận động
Khi bạn học cách thực hiện một kỹ năng mới như đi xe đạp hoặc đánh bóng chày,
bạn thường trải qua quá trình thử và sai (trial-and-error process). Khi bạn điều chỉnh
các chuyển động trong quá trình học kỹ năng mới, sau đó bạn sẽ có khả năng thực
hiện kỹ năng mới tốt hơn và cuối cùng là thực hiện hành động mới một cách liền
mạch. Tiểu não đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập vận động này.
3.2.1.6 Cấu tạo và chức năng hành tủy và cầu varol
14
- Cấu tạo của hành tủy và cầu varol
Hành tủy là phần thần kinh trung ương nối tiếp giữa não bộ và tuỷ sống, nằm tựa
lên phần đáy và lỗ lớn của xương chẩm; phình to ở phía não, giống củ hành. Hành
tủy là phần trên của tủy sống với não bộ, dài khoảng 3cm, chỗ rộng nhất 2,4 cm.
Tính chất phân đốt như tủy sống không còn nữa, ở đây có các trung khu thần kinh
riêng biệt đó là các nhân chất xám. Phía đầu trước mặt phình ra gọi là cầu Varol.
-Chức năng của hành tủy và cầu varol
+ Chức năng phản xạ: là trung khu của nhiều phản xạ quan trọng.
+ Chức năng dẫn truyền:
Hành-cầu não là nơi có cac bó dây dẫn truyền cảm giác, vận động từ tủy sống và từ
phía não trên đi qua
Hành-càu não có các đường truyền cảm giác vận động vùng đầu mặt và nội tạng
Hành-cầu não là nơi xuất phát các đôi dây thần kinh sọ não từ V đến XII
3.2.2 Bộ phận thần kinh ngoại biên (PNS)
-Hệ thần kinh ngoại biên (HTKNB) là một phần của hệ thống thần kinh, bao gồm
nhân và các dây thần kinh sọ, tế bào sừng trước tủy sống, hạch thần kinh nằm ngoài
sọ não và ống sống, rễ và các nhánh thần kinh sống, đám rối thần kinh, dây thần
kinh ngoại biên.
15
-Chức năng chính của HTKNB là liên kết hệ thần kinh trung ương (HTKTƯ) với
các chi và cơ quan. Không giống như HTKTƯ, HTKNB không được bảo vệ bởi
xương sống và hộp sọ hoặc hàng rào máu não nên nó dễ bị tác động của độc tố và
tổn thương cơ học từ bên ngoài.
3.2.2.1 Dây thần kinh
-Ở PSN, các sợi dây thần kinh hợp lại thành bó tạo nên dây thần kinh.
-Các sợi dây thần kinh có bao xơ ngoài được cấu tạo bởi mô liên kết đặc, gọi là bao
dây ngoài thần kinh. Mỗi bó sợi thần kinh được bao bọc bởi bao bó sợi thần kinh.
-Bên trong bao bó sợi thần kinh, các sợi trục có myelin nằm xếp dọc, bao quanh các
sợi thần kinh này là mô liên kết được gọi là mô nội thần kinh.
-Hạch thần kinh
+Hạch thần kinh là những khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương và
cũng được coi là một trong những hệ thần kinh . Tất cả các hạch thần kinh đều
thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng. Chúng có thể nằm ở
xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan. Trong số hạch này có 2 chuỗi hạch nằm hai
bên cột sống và một hạch lớn nằm trong khoang bụng (gọi là hạch mặt trời).
+Cấu tạo: Các tế bào thần kinh tập lại tạo thành các hạch thần kinh, các hạch thần
kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh
nằm theo chiều dọc của cơ thể.
-Thần kinh sọ não
Gồm 12 đôi: 2 đôi gắn vào não trước, 10 đôi gắn vào thân não.
-Dây thần kinh sọ não
Các dây thần kinh sọ là các dây thần kinh tách ra trực tiếp từ não, đối lập với
các dây thần kinh gai tách ra từ tủy gai. Ở người từ trước đến giờ được cho là có
tổng cộng 12 đôi dây thần kinh sọ, tuy nhiên theo một số tác giả còn tồn tại thêm
một cặp dây thần kinh nữa được đánh số 0. Ba cặp đầu tiên (gồm cả dây 0) tách ra
từ đại não; mười cặp còn lại tách ra từ thân não.
Các dây thần kinh sọ đa số đều thuộc hệ thần kinh ngoại biên (HTKNB), ngoại trừ
dây sọ II (dây thần kinh thị giác thật ra không phải là một dây thần kinh thực sự mà
là một đường thần kinh của gian não dẫn đến võng mạc; cả dây thần kinh thị giác và
võng mạc do đó đều là một phần của hệ thần kinh trung ương (HTKTW).Sợi
16
trục của 12 dây thần kinh còn lại kéo dài ra khỏi não bộ và do đó được coi là thuộc
HTKNB. Các dây thần kinh sọ xác định hai loại nguyên ủy: Nguyên ủy thật là nơi
phát xuất ra dây thần kinh (một nhân xám trung ương nếu là vận động, một hạch
ngoại biên nếu là cảm giác) và nguyên ủy hư là nơi các dây thần kinh chui vào hoặc
thoát ra ở mặt ngoài não và thân não.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2y_th%E1%BA%A7n_kinh_s%E1%BB%
8D)
-Cấu tạo 12 dây thần kinh sọ não
+ Dây thần kinh khứu giác (I)
Dây thần kinh khứu giác gồm những sợi trục của tế bào khứu giác nằm ở niêm mạc
mũi. Các sợi này tập hợp lại đi qua lỗ sàng của xương bướm vào hành khướu của
não. Tới đây, nó tiếp nối với các tế bào thần kinh của hành khửu.
+ Dây thần kinh thị giác (II)
Dây thần kinh thị giác là tập hợp sợi trục của các tế bào nằm ở tầng tế bào hạch của
võng mạc. Các sợi hội tụ ở gần cực sau của nhãn cầu. Từ đây, dây thần kinh đi ra
sau nhãn cầu, qua ống thị giác để vào hố sọ giữa. Điểm tận cùng là trung tâm thị
giác ở vỏ não.
+ Dây thần kinh vận nhãn (III)
Dây thần kinh vận nhãn xuất phát từ trung não, chạy ra phía trước, nằm ở thành
ngoài của xoang tĩnh mạch hang. Nó tiếp tục đi đến khe ổ mắt trên và chạy vào ổ
mắt. Ở ổ mắt chia thành hai nhánh: nhánh trên và nhánh dưới.
+ Dây thần kinh ròng rọc (IV)
Có nguyên ủy thật nằm ở trung não, nguyên ủy hư ở mặt sau trung não. Dây thần
kinh vòng qua cuống đại não để đi ra trước, vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang.
Từ đó qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt.
17
Các dây thần kinh III, IV và VI
+ Dây thần kinh sinh ba (V)
Phần cảm giác dây thần kinh sinh ba có nguyên ủy thật nằm ở mặt trước phần đá
xương thái dương. Nó đi qua mặt trước bên của cầu não vào trong thân não. Các
đuôi gai tạo nên ba nhánh là nhánh thần kinh mắt, nhánh thần kinh hàm trên và hàm
dưới. Nguyên ủy thật phần vận động nằm ở cầu não. Các sợi trục khi ra khỏi cầu
não tạo nên rễ vận động của dây thần kinh sinh ba.
+ Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI)
Có nguyên ủy thật ở cầu não, nguyên ủy hư ở rãnh hành cầu. Từ rãnh hành cầu, dây
thần kinh chạy ra trước qua xoang tĩnh mạch hang, vào ổ mắt.
+ Dây thần kinh mặt (VII)
Có nguyên ủy thật ở cầu não, các sợi thần kinh mặt chạy vòng lấy dây thần kinh số
VI. Sau đó chạy ra rãnh hành cầu, chạy qua ốc tai trong rồi chia ra nhiều nhánh thần
kinh nhỏ: dây thần kinh đá lớn, dây thần kinh thừng nhĩ…
+Dây thần kinh tiền đình – ốc tai (VIII)
Được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là phần tiền đình và phần ốc tai. Cả hai phần
đều có hạch thần kinh nằm ở tai trong là hạch tiền đình và hạch xoắn ốc tai. Sợi
hướng tâm của hai hạch này chạy bên nhau trong ống tai trong. Nó vào xoang sọ
hướng về rãnh hành cầu, để vào cầu não là nơi chứa các nhân của nó. Từ các nhân
này, sợi thần kinh truyền thính giác đi đến vùng trung khu thính giác ở vỏ não.
+Dây thần kinh thiệt hầu (IX)
18
Dây thần kinh qua lỗ cảnh để ra khỏi sọ, phình to ra tạo thành hạch trên và hạch
dưới. Nó vòng ra phía trước và tận cùng ở rễ lưỡi. Trên đường đi, dây thần kinh
chia thành nhiều nhánh nhỏ để đến lưỡi, niêm mạc hầu, hòm nhĩ, tuyến nước bọt,
xoang cảnh, tiểu thể cảnh.
+ Dây thần kinh lang thang (X)
Là dây thần kinh lớn nhất trong 12 dây thần kinh sọ. Nó ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch
cảnh, sau đó chạy trong bao cảnh cùng động mạch cảnh trong, động mạch cảnh
chung và tĩnh mạch cảnh trong đến nền cổ. Từ nền cổ đi đến trung thất vào trung
thất sau. Ở đây, hai dây thần kinh lang thang phải và trái tập hợp thành đám rối thực
quản. Từ đám rối này chia ra hai thân thần kinh để xuống bụng.
+ Dây thần kinh phụ (XI)
Có nguyên ủy thật gồm hai phần, một phần ở hành não, một phần ở tủy gai. Các sợi
thần kinh xuất phát từ hai nguyên ủy này hợp với nhau thành dây thần kinh phụ.
+ Dây thần kinh hạ thiệt (XII)
Có nguyên ủy thật ở hành não, nguyên ủy hư ở rãnh bên trước hành não. Khi ra
khỏi sọ, dây thần kinh hạ thiệt vòng ra trước để điều khiển vận động cho cơ lưỡi.
Dây thần kinh sọ não
-Chức năng của các đôi dây thần kinh sọ
Các dây thần kinh sọ não có chức năng như sau:
+ Dây thần kinh khứu giác (I): nhận nhiệm vụ về các mùi khi ngửi.
+ Thần kinh thị giác (II): có nhiệm vụ truyền hình ảnh, cảm giác đồ vật, ánh sáng
về não.
19
+ Dây thần kinh vận nhãn (III): vận động một số cơ mặt đưa nhãn cầu vào trong và
lên xuống tạo cử động mắt, mở mí mắt.
+ Dây thần kinh ròng rọc (IV): chi phối cử động mắt xuống dưới, ra ngoài.
+ Thần kinh sinh ba (V): dẫn truyền cảm giác sờ, đau ở vùng mặt, răng, quanh
miệng đến não. Điều khiển cơ nhai, chi phối việc tạo nước bọt, nước mắt.
+ Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): đưa nhãn cầu liếc ra ngoài.
+ Dây thần kinh mặt (VII): chi phối vận động khép mi mắt, biểu hiện trên khuôn
mặt. Ngoài ra còn cảm giác mùi vị, nhận cảm giác cho tuyến nước mắt, nước bọt.
+ Thần kinh tiền đình – ốc tai (VIII): phần tiền đình giúp giữ thăng bằng, giữ vững
tư thế. Phần ốc tai phụ trách khả năng nghe.
+ Thần kinh thiệt hầu (IX): có nhiệm vụ vận động cơ vùng hầu, vận động cảm giác
1/3 sau lưỡi.
+ Dây thần kinh lang thang (X): chi phối cảm giác, vận động phủ tạng ở ổ bụng và
ngực (tim, phổi, cơ quan hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục).
+ Dây thần kinh phụ (XI): giúp vận động thanh quản, cơ than, cơ ức đòn chũm.
+ Thần kinh hạ thiệt (XII): chi phối vận động cơ lưỡi.
( https://youmed.vn/tin-tuc/day-than-kinh-so-cau-truc-va-chuc-nang/ )
3.2.2.2 Màng não
Màng não có cấu tạo là lớp mô liên kết bao phủ não và tủy sống. Màng não gồm 3
lớp màng khác nhau: màng cứng, màng nhện, màng mềm. Mỗi lớp đều giữ vai trò
quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
-Chức năng của màng não
Màng não có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ cho hệ thống thần
kinh trung ương (CNS). Màng não kết nối não và tủy sống với hộp sọ và ống sống.
Theo đó, màng não đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ, giúp các cơ quan nhạy
cảm của CNS tránh khỏi chấn thương. Nơi đây cũng chứa một lượng lớn các mạch
máu, cung cấp máu cho những tế bào thuộc CNS.
Một chức năng quan trọng của màng não là sản sinh ra dịch não tủy, lấp đầy các
khoang của não thất, bao xung quanh não và tủy sống. Dịch não tủy có nhiệm vụ
bảo vệ và nuôi dưỡng mô CNS bằng cách hoạt động tương tự như một chất hấp thụ
sốc, ngoài ra còn giúp lưu thông các chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải.
20
Các lớp màng não
Màng não gồm ba lớp mô, giúp che phủ và bảo vệ não bộ, tủy gai. Từ ngoài vào
trong, các lớp màng não lần lượt là: màng cứng, màng nhện và màng mềm.
+ Màng cứng
Màng cứng là lớp ngoài cùng, kết nối màng não với cột sọ và cột sống. Màng cứng
bao gồm các mô liên kết cứng, xơ. Cấu trúc màng cứng bao quanh não bao gồm hai
lớp:
 Lớp màng đáy (nằm bên ngoài): có nhiệm vụ kết nối màng cứng với hộp sọ
và bao phủ lớp màng não, có kết cấu khá chắc chắn.
 Lớp màng não (nằm bên trong): được xem là màng cứng thực tế.
21
Nằm giữa hai lớp này là các kênh chuyên biệt, được gọi là xoang tĩnh mạch màng
cứng. Những tĩnh mạch này vận chuyển máu từ não đến các tĩnh mạch trong, dòng
máu sau đó sẽ trở lại tim. Lớp màng não cũng hình thành nên các nếp gấp màng
cứng, có vai trò phân chia khoang sọ thành các khoang khác nhau, thực hiện chức
năng hỗ trợ và chứa các phân khu khác nhau của não bộ.
Màng cứng tạo thành một vỏ bọc hình ống, bao phủ lấy các dây thần kinh sọ trong
hộp sọ. Mặt khác, màng cứng của cột sống chỉ được cấu tạo bởi lớp màng não,
không chứa lớp màng đáy.
+ Màng nhện
Màng nhện là lớp thứ hai trong cấu tạo giải phẫu của màng não, kết nối giữa màng
cứng và màng mềm. Màng nhện bao phủ não và tủy sống một cách lỏng lẻo, có hình
thù đặc trưng giống như màng nhện. Khoang dưới nhện là một tuyến đường cho các
mạch máu và dây thần kinh đi qua não, có chức năng thu thập dịch não tủy chảy từ
tâm thất thứ tư.
+ Màng mềm
Màng mềm là lớp màng mỏng bên trong, tiếp xúc trực tiếp đồng thời bao phủ chặt
chẽ vỏ não và tủy sống. Nguồn cung cấp mạch máu cho màng mềm rất phong phú,
giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cho hệ mô thần kinh.
Nơi đây cũng chứa đám rối màng đệm, là một mạng lưới các mao mạch và biểu mô
(mô biểu mô đặc biệt) tạo ra dịch não tủy. Màng mềm bao phủ tủy sống gồm có hai
lớp, lớp bên ngoài có cấu trúc gồm các sợi collagen, lớp bên trong bao quanh toàn
bộ tủy sống.
( https://bacsi247.org/blog/cau-tao-cua-mang-nao )
II. Xung thần kinh và sự dẫn truyền xung
1.Xung thần kinh
Khi có các kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể, hệ thống các tế bào thụ cảm
được phân bố ở các cơ quan bên trong và bên ngoài cơ thể tiếp nhận rồi chuyển
thành một lượng thông tin mà thực chất là các điện thế hay
các xung thần kinh. Chúng được dẫn truyền theo các sợi thần kinh về CNS. Nhờ đó
mà hệ thần kinh thực hiện được chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của cơ
thể.
2. Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh
Tín hiệu thần kinh từ não bộ sẽ hình thành xung thần kinh chính là điện thế hoạt
động lan truyền dọc theo sợi trục của nơron. Điện thế hoạt động gây ra bởi sự trao
22
đổi ion Na+ và K+ qua màng sợi trục. Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh nhanh hơn
trên các nơ-ron có bao myelin.
Nơ-ron thần kinh sinh ra các enzyme giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh. Các
chất này được dự trữ trong các túi ở cúc synap nằm ở tận cùng sợi thần kinh. Điện
thế hoạt động được lan truyền đến cuối sợi nơron thần kinh sẽ mở các kênh Canxi
tại đó. Canxi được giải phóng làm hoà màng các túi dự trữ vào màng tế bào tận
cùng sợi trục. Sự hòa màng tạo thành một lỗ thông, giúp các chất dẫn truyền thần
kinh được giải phóng vào khe synap.
Sau khi khuếch tán qua khe synap, các chất dẫn truyền thần kinh gắn vào thụ thể
đặc hiệu nằm trên màng tế bào ở nơ-ron thần kinh liền kề hoặc tế bào đích. Thụ thể
và chất dẫn truyền thần kinh hoạt động theo cơ chế ổ khoá – chìa khoá. Một chất
dẫn truyền thần kinh đặc hiệu sẽ chỉ gắn vào một loại thụ thể tương ứng, kích hoạt
những thay đổi trong tế bào tiếp nhận. Các chất dẫn truyền có thể gây đáp ứng kích
thích, tiếp tục truyền tín hiệu đến tế bào ở sau. Hoặc cũng có thể chặn tín hiệu, ngăn
không cho xung động được truyền đi (đáp ứng ức chế).
Các chất dẫn truyền thần kinh sau khi đã tương tác với thụ thể, sẽ diễn biến theo
các trường hợp sau:
+Thoái hoá: bị enzyme thay đổi cấu trúc để trở nên bất hoạt, không thể gắn vào
thụ thể tương ứng.
+Khuếch tán: các chất dẫn truyền đi vào các mô xung quanh và được loại bỏ.
+Tái hấp thu: chất dẫn truyền được bơm trở lại túi dự trữ ở tận cùng sợi trục trước
synap để tái sử dụng.
23
( https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/co-
che-hoat-dong-cua-chat-dan-truyen-kinh/?link_type=related_posts )
3.Sự dẫn truyền xung qua Synapse.
3.1 Sự truyền điện thế hoạt động giữa các tế bào.
Khi một điện thế hoạt động được lan truyền đến tận cùng sợi trục thi nó ngừng lại.
Trong đa số trường hợp, điện thế hoạt động không được lan truyền từ nơron này đến
nơron khác. Tuy nhiên, thông tin thần kinh vẫn được truyền từ nơron này sang
nơron khác thông qua xinap. Một số xinap, còn được gọi là xinap điện, có các liên
kết thông thương trực tiếp. Những liền kết này cho phép đòng điện được truyền trực
tiếp từ tế bào này sang tế bào khác. Đối với một số động vật không xương sống và
đa số động vật có xương sống, xinap có vai trò phối hợp hoạt động của các nơron có
vai trò trong các phản xạ tập tính định hướng không gian và nhanh.
(Ví dụ: các xinap nốii liền với các sợi trục rất lớn của các loài giáp xác giúp chúng
có phản xạ bắt mồi nhanh.)
3.2 Đặc điểm cấu tạo của synapse.
Đại đa số xinap là xinap hóa, là các xinap có chứa các chất trung gian thần kinh
(neurotransmitter) trong nơron trước xinap. Nơron trước xinap tổng hợp các chất
trung gian thần kinh và tích trữ chúng trong nhũng bóng xinap tập trung ở tận cùng
xinap của tế bào thần kinh. Có thể có đến hàng chục nghìn tận cùng xinap liên hệ
với thân nơron và các sợi nhánh của nơron sau xinap. Khi một điện thế hoạt động
lan truyền đến tận cùng xinap, nó giải phân cực màng tận cùng, làm mở các kênh
Ca2+ trong màng trước xinap. Các ion Ca2+ khuếch tán vào trong tế bào chất của
phần tận cùng của sợi trục làm cho nồng độ Ca2+ tăng lên, dẫn đến làm cho bóng
xinap hòa nhập với màng tận cùng và các chất trung gian thần kinh được giải phóng
vào khe xinap nhờ xuất bào. Khe xinap là một khe hẹp ngăn cách nơron trước xinap
với nơron sau xinap. Các chất trung gian thần kinh sẽ tác động lên tế bào sau xinap
bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
-Thông tin thần kinh sẽ bị biến đổi ít nhiều ở xinap hóa học nhiều hơn so với xinap
điện. Một số nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến lượng chất trung gian thần kinh
được giải phóng vào khe xinap. Sự biến đổi như vậy giúp cho động vật có khả năng
thay đổi phản xạ tập tính của mình để đáp ứng với sự biến đổi của điều kiện môi
trường và đó cũng là cơ sở cho khả năng học tập và trí nhớ ở động vật bậc cao.
3.3) Cơ chế dẫn truyền của synapse.
- Sự dẫn truyền trực tiếp qua xinap :
Đối với đa số xinap hóa, thì màng sau xinap có chứa các kênh ion thụ quan có cổng
có khả năng liên kết với chất trung gian thần kinh, nằm thành nhóm và đối diện
với màng trước xinap.
24
Khi các chất trung gian thần kinh liên kết với các thụ quan của kênh, kênh sẽ mở ra
và các ion khuếch tán qua các kênh nằm trên màng sau xinap. Cơ chế dẫn truyền tín
hiệu nêu trên được gọi là sự dẫn truyền trực tiếp qua xinap. Kết quả là tạo nên một
điện thế sau xinap, tức là sự thay đổi điện thế màng của nơron sau xinap. Đối vối
một số xinap, chất trung gian thần kinh liên kết vối kênh Na+ và kênh K+ do đó làm
khuếch tán các ion Na+ và K+. Khi các kênh này mở, màng sau xinap bị giải phân
cực khi điện thế màng đạt giá trị giữa năng lượng hoạt hóa của Kali và Natri. Sự
hoạt hóa của các kênh Na+ và kênh K+ ở màng sau xinap dẫn đến sự phân cực và
khử cực. Và như vậy, xung thần kinh được xuất hiện và truyền đi. Các chất trung
gian thần kinh sau khi hoàn thành chức năng sẽ bị phân giải ở khe xinap hoặc được
tái sử dụng bởi nơron trước xinap bằng cách vận chuyển trở lại và tích trữ lại trong
bóng xinap để tái sử dụng. Ví dụ, chất trung gian thần kinh axetilcolin bị phân hủy
bởi enzym axetilcolinesteraza có trong khe xinap, còn chất serotonin được tái sử
dụng.
- Sự dẫn truyền gián tiếp qua xinap:
Trong sự dẫn truyền trực tiếp qua xinap thì chất trung gian thần kinh liên kết trực
tiếp với kênh ion và làm mở kênh. Trong sự dẫn truyền gián tiếp qua xinap, chất
trung gian thần kinh liên kết vối thụ quan có trong màng nhưng không phải là thành
phần của kênh ion. Phức hệ chất trung gian thần kinh - thụ quan sẽ hoạt hóa con
đường dẫn truyền tín hiệu thông qua chất truyền tin thứ hai ở nơron sau xinap. Hiệu
ứng dẫn truyền gián tiếp qua xinap diễn ra chậm hơn nhưng kéo dài hơn so với hiệu
ứng dẫn truyền trực tiếp. Ví dụ, chất trung gian thần kinh norepinephrin gắn với thụ
quan của nó tạo thành một phức hệ chất trung gian thần kinh - thụ quan, phức hệ
này sẽ hoạt hóa protein G, đến lượt mình protein G sẽ hoạt hóa enzym
adenylxyclaza, là enzym chuyển hóa ATP thành AMP vòng. AMP vòng là chất
thông tin thứ hai có tác động hoạt hóa enzym kinaza A. Enzym này photphorin hóa
các kênh ion nằm trên màng sau xinap, làm mở hoặc đóng kênh. Bằng sự khuếch
đại hiệu ứng con đường dẫn truyền thông tin, một phân tử chất trung gian thần kinh
liên kết với một thụ quan có tác động làm mở hoặc đóng rất nhiều kênh ion của
màng sau xinap.
25
( https://tve-4u.org/wiki/10-s-d-n-truy-n-xung-th-n-kinh2232/ )
III. Các con đường thần kinh.
1. Hệ thần kinh tự động.
Khái niệm
- Về mặt chức năng, hệ thần kinh có thể chia làm 2 phần: Hệ thần kinh động vật:
thực hiện chức năng cảm giác và vận động.
- Hệ thần kinh thực vật: thực hiện chức năng điều hòa hoạt động của tất cả các cơ
quan nội tạng, mạch máu, tuyến mồ hôi... cũng như sự dinh dưỡng của toàn bộ các
cơ quan trong cơ thể kể cả hệ thần kinh, các chức năng này được thực hiện một cách
tự động. Vì vậy, hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động.
Tuy nhiên, khái niệm tự động không hoàn toàn tuyệt đối vì hệ thần kinh thực vật
còn chịu sự chi phối của vỏ não. Trong thực tế, vỏ não có thể điều khiển một số
chức năng của hệ thần kinh tự động.
Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự động
Hệ thần kinh tự động được chia làm 2 phần:
26
Hệ giao cảm
Hệ giao cảm có 2 trung tâm:
+ Trung tâm cao: phía sau vùng dưới đồi
+ Trung tâm thấp: nằm ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt
lưng 2 (T1 - L2).
Hạch giao cảm:
- Các nơ ron ở sừng bên tủy sống phát ra các sợi gọi là sợi trước hạch, chúng đi đến
các hạch giao cảm. Tùy vào vị trí, hạch giao cảm được chia làm 2 loại:
 Hạch giao cảm cạnh sống:
Xếp thành chuỗi 2 bên cột sống, gồm có:
+ Hạch cổ trên.
+ Hạch cổ giữa.
+ Hạch cổ dưới (hay hạch sao).
 Các hạch lưng và bụng:
+ Hạch giao cảm trước cột sống:
+ Hạch đám rối dương.
+ Hạch mạc treo tràng trên.
+ Hạch mạc treo tràng dưới.
 Từ các hạch này, thân nơ ron phát ra các sợi đi đến các cơ quan gọi là sợi sau
hạch. Riêng đường giao cảm đi đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch. Vì
vậy, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.
Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm:
Khác nhau giữa 2 sợi trước hạch và sau hạch:
+ Sợi trước hạch: acetylcholin.
27
+ Sợi sau hạch: norepinephrin.
Tuy nhiên, sợi sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi và mạch máu cơ vân thì chất
trung gian hóa học là acetylcholin.
Hình: Cấu tạo hệ thần kinh tự động.
Receptor của hệ giao cảm:
- Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic
receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin.
Tuy nhiên, mức độ và hình thức đáp ứng của các receptor đối với 2 chất này rất
28
khác nhau. Dựa vào mức độ và hình thức đáp ứng đó, người ta chia các receptor này
ra làm 2 loại:
 a noradrenergic receptor.
 b noradrenergic receptor.
Ngoài ra, (a) còn chia ra a1 và a2, (b) chia ra b1 và b2.
Hệ phó giao cảm
Hệ phó giao cảm có 2 trung tâm:
 Trung tâm cao: Nằm phía trước vùng dưới đồi.
 Trung tâm thấp: Nằm ở 2 nơi là:
 Phía trên: nằm ở thân não, theo các dây thần kinh sọ III, VII, IX, X đi đến
các cơ quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng
 Phía dưới: ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt cùng 2 đến cùng 4 (S2 - S4)
rồi theo dây thần kinh chậu đi đến phần dưới ruột già, bàng quang và cơ quan
sinh dục
Hạch phó giao cảm:
Gồm có:
+ Hạch mi.
+ Hạch tai.
+ Hạch dưới hàm và dưới lưỡi.
+ Hạch vòm khẩu cái.
Các hạch nằm ngay trong thành các cơ quan: sợi trước hạch đi tới các cơ quan này
nằm trong thành phần của dây X và dây chậu, hạch và sợi sau hạch nằm ngay trong
các cơ quan ở lồng ngực, ổ bụng và cơ quan sinh dục.
Chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm:
29
Cả sợi trước hạch và sau hạch đều là acetylcholin.
Receptor của hệ phó giao cảm:
Receptor tiếp nhận acetylcholin của toàn bộ hệ phó giao cảm (cũng như của các sợi
trước hạch giao cảm và một số sợi sau hạch giao cảm) được gọi là cholinergic
receptor.
Dựa vào tính chất dược lý, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:
 Muscarinic receptor:
Chịu tác dụng kích thích của muscarin, một loại độc tố của nấm độc. Muscarinic
receptor phân bố chủ yếu ở cơ trơn và mạch máu, chúng bị ức chế bởi atropin.
 Nicotinic receptor:
Chịu tác dụng kích thích của nicotin nhưng không chịu tác dụng của muscarin.
Nicotinic receptor được phân bố ở hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và không bị
atropin ức chế.
Chức năng của hệ thần kinh tự động
Nói chung, tác dụng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan là đối
ngược nhau. Sự đối ngược đó giúp cho hệ thần kinh tự động điều hòa các hoạt động
tinh vi và nhanh chóng hơn (bảng) .
Ví dụ: dưới tác dụng điều hòa của thần kinh tự động, nhịp có thể tăng lên 2 lần
trong vòng 3-5 giây, huyết áp có thể hạ thấp đến mức gây ngất trong vòng 4-5 giây.
30
CƠ QUAN
XUNG ĐỘNG
CHOLINERGIC
XUNG ĐỘNG NORADRENERGIC
LOẠI RECEPTOR ĐÁP ỨNG
Mắt
· Cơ tia
· Cơ vòng
...
- Co (co đồng tử)
a 1
...
- Co (giãn đồng tử)
...
Tim
· Nút xoang
· Tâm nhĩ
· Mạng Purkinje, bó
His
· Tâm thất
- Giảm nhịp tim
- Giảm co bóp và có
thể tăng dẫn truyền
- Giảm dẫn truyền
- Giảm dẫn truyền
b 1
b 1
b 1
b 1
- Tăng nhịp tim
- Tăng co bóp và
tăng dẫn truyền
- Tăng dẫn truyền
- Tăng co bóp
Động mạch
· Vành
· Da và niêm mạc
· Cơ vân
· Não
· Tạng ổ bụng
· Thận
- Co
- Giãn
- Giãn
- Giãn
...
...
a 1, a 2
b 2
a 1, a 2
a 1
b 2
a 1
a 1
b 2
a 1, a 2
- Co
- Giãn
- Co
- Co
- Giãn
- Co
- Co
- Giãn
- Co
31
CƠ QUAN
XUNG ĐỘNG
CHOLINERGIC
XUNG ĐỘNG NORADRENERGIC
LOẠI RECEPTOR ĐÁP ỨNG
· Phổi - Giãn
b 1, b 2
a 1
b 2
- Giãn
- Co
- Giãn
Tĩnh mạch hệ thống ...
a 1
b 2
- Co
- Giãn
Cơ trơn phế quản - Co b 2 - Giãn
Dạ dày, ruột non
· Nhu động, trương
lực
· Bài tiết
- Tăng
- Kích thích
a 1, a 2, b 2
...
- Giảm
- Ức chế
Ống mật, túi mật - Co b 2 - Giãn
Tủy thượng thận
- Bài tiết adrenalin
và noradrenalin
... ...
Tụy
· Tụy ngoại tiết
· Tụy nội tiết
- Tăng bài tiết
- Tăng bài tiết insulin
và glucagon
a
a 2
b 2
- Giảm bài tiết
- Giảm bài tiết
- Tăng bài tiết
Tuyến nước bọt
- Bài tiết nước bọt
loãng
a 1
b 2
- Bài tiết nước bọt
đặc
- Bài tiết Amylase
Tổ chức cạnh cầu
thận
... b 1 - Tăng bài tiết renin
32
Bảng: Chức năng của hệ thần kinh tự động.
2. Các con đường thần kinh dinh dưỡng: cung phản xạ
- Phản xạ: là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự
điều khiển của hệ thần kinh.
- Cung phản xạ: là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …)
qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến). 5 yếu tố hợp thành
cung phản xạ:
+ Bộ phận nhận cảm hay thụ quan
+ Dây thần kinh hướng tâm hay cảm giác – truyền xung hướng tâm tới CNS
+ Trung khu phản xạ thần kinh trung ương
+ Dây thần kinh ly tâm hay vận động – dẫn truyền các xung ly tâm từ trung khu
phản xạ thần kinh tới cơ quan phản ứng
+ Cơ quan thực hiện phản xạ hay tác quan– sợi cơ hoặc tuyến đáp ứng lại xung ly
tâm
- Phản xạ không điều kiện: là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Khi vừa mới
sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này.
- Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của động vật bậc cao, lần đầu
tiên được nghiên cứu chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga là Ivan Pavlov thông
qua các thí nghiệm với chó và được công bố năm 1897. Ví dụ:
+ Phản xạ trương lực cơ: Có tác dụng duy trì cho cơ luôn có một độ trương lực
nhất định để khi có kích thích cơ sẽ co nhanh và nhạy hơn.
+ Phản xạ gân: Phản xạ gân là một loại phản xạ tủy rất quan trọng được sử dụng
nhiều trong thăm khám lâm sàng để góp phần chẩn đoán một số bệnh về thần kinh.
- Phản xạ thực vật là các phản xạ được thực hiện với sự tham gia của các neuron
thuộc hệ thần kinh thực vật. Cũng giống như phản xạ động vật, cung phản xạ có 5
33
khâu: (1) thụ cảm thể, (2) đường hướng tâm, (3) trung khu, (4) đường li tâm, (5) cơ
quan đáp ứng.

More Related Content

What's hot

GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌGIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌSoM
 
giaiphausinhly he tieuhoa
giaiphausinhly he tieuhoagiaiphausinhly he tieuhoa
giaiphausinhly he tieuhoaKhanh Nguyễn
 
giaiphausinhly thannieu
giaiphausinhly thannieugiaiphausinhly thannieu
giaiphausinhly thannieuKhanh Nguyễn
 
Giải Phẫu Gan Đường Mật ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Gan Đường Mật ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Gan Đường Mật ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Gan Đường Mật ĐH Y Khoa Vinh VMUTBFTTH
 
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUSinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUTBFTTH
 
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCMÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCSoM
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUTBFTTH
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] naotailieuhoctapctump
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiếtLam Nguyen
 
Giải phẫu Hệ Thần Kinh - UMP - VNU
Giải phẫu Hệ Thần Kinh - UMP - VNUGiải phẫu Hệ Thần Kinh - UMP - VNU
Giải phẫu Hệ Thần Kinh - UMP - VNUVuKirikou
 
RUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀRUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀSoM
 
[Bài giảng, ngực bụng] he sinh duc nu
[Bài giảng, ngực bụng] he sinh duc nu[Bài giảng, ngực bụng] he sinh duc nu
[Bài giảng, ngực bụng] he sinh duc nutailieuhoctapctump
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMSoM
 
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTMÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTSoM
 
KHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTKHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTSoM
 

What's hot (20)

GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌGIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
 
giaiphausinhly he tieuhoa
giaiphausinhly he tieuhoagiaiphausinhly he tieuhoa
giaiphausinhly he tieuhoa
 
NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌCNHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
 
giaiphausinhly thannieu
giaiphausinhly thannieugiaiphausinhly thannieu
giaiphausinhly thannieu
 
Giải Phẫu Gan Đường Mật ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Gan Đường Mật ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Gan Đường Mật ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Gan Đường Mật ĐH Y Khoa Vinh VMU
 
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUSinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
 
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁCMÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
MÔ HỌC DA, CƠ QUAN THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
Bg 11 viem k phoi
Bg 11 viem k phoiBg 11 viem k phoi
Bg 11 viem k phoi
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
 
Giải phẫu Hệ Thần Kinh - UMP - VNU
Giải phẫu Hệ Thần Kinh - UMP - VNUGiải phẫu Hệ Thần Kinh - UMP - VNU
Giải phẫu Hệ Thần Kinh - UMP - VNU
 
RUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀRUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀ
 
[Bài giảng, ngực bụng] he sinh duc nu
[Bài giảng, ngực bụng] he sinh duc nu[Bài giảng, ngực bụng] he sinh duc nu
[Bài giảng, ngực bụng] he sinh duc nu
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
Bai 14 he than kinh
Bai 14 he than kinhBai 14 he than kinh
Bai 14 he than kinh
 
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTMÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
 
GP hệ tiết niệu
GP hệ tiết niệuGP hệ tiết niệu
GP hệ tiết niệu
 
KHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁTKHÁM TỔNG QUÁT
KHÁM TỔNG QUÁT
 

Similar to hệ thần kinh.docx

HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHSoM
 
Hoat dong than kinh cap cao p1
Hoat dong than kinh cap cao p1Hoat dong than kinh cap cao p1
Hoat dong than kinh cap cao p1Pham Ngoc Quang
 
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 Jackson Linh
 
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacDr NgocSâm
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMSoM
 
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfBÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfjackjohn45
 
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐCCÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐCDr Hoc
 
He luoi cao phi phong (2017)
He luoi   cao phi phong (2017)He luoi   cao phi phong (2017)
He luoi cao phi phong (2017)Quang Hạ Trần
 
HỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCHỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCSoM
 
16. gian nao bcdn
16. gian nao  bcdn16. gian nao  bcdn
16. gian nao bcdnbongsung
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGSoM
 
Than nao cao phi phong (2017)
Than nao   cao phi phong (2017)Than nao   cao phi phong (2017)
Than nao cao phi phong (2017)Quang Hạ Trần
 
Thân não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Thân não - 2019 - Đại học Y dược TPHCMThân não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Thân não - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
các loại mô
các loại môcác loại mô
các loại môLuDuyn
 
Sự phát triển của nao bộ trong bậc thang tiến hóa.docx
Sự phát triển của nao bộ trong bậc thang tiến hóa.docxSự phát triển của nao bộ trong bậc thang tiến hóa.docx
Sự phát triển của nao bộ trong bậc thang tiến hóa.docxThanhXunngTh1
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪUGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪUOnTimeVitThu
 

Similar to hệ thần kinh.docx (20)

HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
 
Hoat dong than kinh cap cao p1
Hoat dong than kinh cap cao p1Hoat dong than kinh cap cao p1
Hoat dong than kinh cap cao p1
 
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
 
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
 
Não bộ
Não bộNão bộ
Não bộ
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfBÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
 
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐCCÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
 
He luoi cao phi phong (2017)
He luoi   cao phi phong (2017)He luoi   cao phi phong (2017)
He luoi cao phi phong (2017)
 
cầu não
cầu nãocầu não
cầu não
 
Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2
 
HỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCHỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁC
 
Giải phẫu não 1
Giải phẫu não 1Giải phẫu não 1
Giải phẫu não 1
 
16. gian nao bcdn
16. gian nao  bcdn16. gian nao  bcdn
16. gian nao bcdn
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
 
Than nao cao phi phong (2017)
Than nao   cao phi phong (2017)Than nao   cao phi phong (2017)
Than nao cao phi phong (2017)
 
Thân não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Thân não - 2019 - Đại học Y dược TPHCMThân não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Thân não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
các loại mô
các loại môcác loại mô
các loại mô
 
Sự phát triển của nao bộ trong bậc thang tiến hóa.docx
Sự phát triển của nao bộ trong bậc thang tiến hóa.docxSự phát triển của nao bộ trong bậc thang tiến hóa.docx
Sự phát triển của nao bộ trong bậc thang tiến hóa.docx
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪUGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
 

Recently uploaded

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

hệ thần kinh.docx

  • 1. CHUYÊN ĐỀ: HỆ THẦN KINH
  • 2. 1 MỤC LỤC I. Tổ chức và tiến hóa của hệ thần kinh ......................................................................2 1. Tổ chức của hệ thần kinh ..................................................................................2 2. Tiến hóa của hệ thần kinh .................................................................................2 3. Hệ thần kinh và cấu trúc hệ thần kinh...............................................................5 3.1 Hệ thần kinh..................................................................................................7 3.2 Cấu trúc.........................................................................................................7 3.2.1 Bộ phận thần kinh trung ương( CNS)......................................................7 3.2.1.1 Cấu tạo và chức năng tủy sống...........................................................8 3.2.1.2 Cấu tạo và chức năng đại não ..........................................................11 3.2.1.3 Cấu tạo và chức năng não giữa.........................................................13 3.2.1.4 Cấu tạo và chức năng não trung gian................................................14 3.2.1.5 Cấu tạo và chức năng tiểu não..........................................................15 3.2.1.6 Cấu tạo và chức năng hành tủy và cầu varol.....................................16 3.2.2 Bộ phận thần kinh ngoại biên( PNS).....................................................16 3.2.2.1 Dây thần kinh....................................................................................17 3.2.2.2 Màng não...........................................................................................21 II. Xung thần kinh và sự dẫn truyền xung.................................................................25 1.Xung thần kinh.................................................................................................25 2. Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh ..................................................................25 3.Sự dẫn truyền xung qua Synapse.....................................................................25 III. Các con đường thần kinh. ...................................................................................25 1. Hệ thần kinh tự động........................................................................................27 2. Các con đường thần kinh..................................................................................34
  • 3. 2 I. Tổ chức và tiến hóa của hệ thần kinh 1. Tổ chức của hệ thần kinh Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. -Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ được tập quen (PXĐTQ) rất phức tạp mà không sinh vật nào có được. 2. Tiến hóa của hệ thần kinh Động vât nội bào chưa có hệ thần kinh,cơ thể liên hệ với bên ngoài bằng dịch nội bào. Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật được thể hiện như sau: Từ hệ thần kinh dạng lưới (ruột khoang), đến hệ thần kinh dạng chuỗi (các ngành giun), rồi cao hơn là hệ thần kinh dạng hạch (thân mềm, chân khớp) và cao nhất là hệ thần kinh dạng ống (động vật có xương sống). 2.1 Hệ thần kinh dạng lưới( thủy tức, san hô, hải quỳ...) Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể, liên kết với nhau tạo thành các sợ thần kinh. Tạo thành các mạng lưới tế bào thần kinh.Đặc điểm: cơ thể khi bị khích hoặc tại một điểm, xung động thần kinh sẽ lan tỏa khắp thân. Ở động vật bật cao như người, cấu tạo của các đám rối thần kinh ở ngoại biên là sự phản ánh của cấu tạo nguyên thủy này. 2.2 Hệ thần kinh dạng chuỗi hay hạch( giun dẹp, giun đốt, côn trùng, chân khớp...) Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh, các nhánh từ các hạch phát ra đã có định hướng cố định hơn. Đối với thân đốt, mỗi đốt có một hạch tạo thành chuỗi nằm dọc cơ thể. Ở kiểu thần kinh này không lan tỏa mà sẽ khu trú tại một điểm nhất định,tế bào dạng chuỗi hạch nằm gần nhau nên tạo nhiều liên hệ với
  • 4. 3 nhau nên khả năng phối hợp tăng cường và tiết kiệm năng lượng hơn dạng lưới. Thường các hạch đầu phát triển hơn tạo tiềm đề cho sự hình thành bộ bão sau này. 2.3 Hệ thần kinh dạng ống( cá, lưỡng cư, chim và thú): Được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên và được bảo vệ ống xương sống và hộp sọ. Lớp bò sát cấu tạo của bộ não vẫn còn đơn giản.Ở động vật bậc cao và con người, ống thần kinh hoàn thiện ở tủy sống lưng và phát ra các dây thần kinh chui qua cột sống đề tạo ra ngoài điều khiển cơ thể. Chức năng vận động bằng cơ vân cũng hoàn thiện. Đầu ống thần kinh đã xuất hiện mầm mống của não bộ, thường gọi là các bọng não trước, bọng não giữa và bọng não sau. 2.4 Dạng cấu tạo có bộ não hoàn chỉnh Lớp chim và thú có cấu tạo hoàn chỉnh nhất, sự phát triển của não bộ liên quan mật thiết với sự hoàn thiện cấu trúc, chức năng của các cơ quan cảm giác ở động vật. Lúc đầu bộng não trước phát triển hơn cả, liên quan dến chức năng thính giác và thăng bằng cuar đời sống dưới nước, dần về sao não sau phân hóa thành hành tủy và tiểu não. Hành tủy là trung khu của một loạt các chức năng cơ bản của hoạt động sống ( chức năng thực vật) như hô hấp , tuần hoàn, tiêu hóa,... Các trung khu trông bộ não cũng dần được hoàn chỉnh, não thính giác giác lúc đầu ở bọng não sau rồi tiếp tục phát triển cả ở bọng não trước và giữa. Não thị giác thì phát triển từ bong não giữa và tiếp tục cả ở não trước. Não được bảo phủ lớp chất xám mới phát triển thành đại não và võ não mới 2.5 Sự tăng thế tích của hộp sọ Sự tiến hóa của con người được đánh dấu bằng những dấu hiệu sinh học khác nhau, bao gồm sự phát triển của hộp sọ và cả bộ não lên đến mức 1.400 cm³ về thể tích, cao hơn gấp đôi tinh tinh hay khỉ đột. Những phần của bộ não con người cũng phát triển khác so với các loài linh trưởng khác cho phép xuất hiện thêm phần ngôn ngữ.
  • 5. 4 Vượn cổ Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian xuất hiện Khoảng 5- 6 triệu năm trước đây. Khoảng 4 triệu năm trước đây. Khoảng 150.000 năm trước. Cấu tạo cơ thể - Có thể đứng và đi bằng hai chi sau, còn hai chi trước được giải phóng để cầm nắm, hái hoa quả và tìm kiếm thức ăn. - Thể tích hộp sọ trung bình: 400 cm3. - Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, tay tự do sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn. - Thể tích hộp sọ lớn (khoảng từ 650 cm3 đến 1200 cm3),… - Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi là người hiện đại): xương cốt nhỏ, bàn tay khéo léo, hộp sọ và thể tích não phát triển, cơ thể gọn và linh hoạt,... - Thể tích hộp sọ lớn (khoảng 1400 cm3).
  • 6. 5 3. Hệ thần kinh và cấu trúc hệ thần kinh 3.1 Hệ thần kinh Hệ thần kinh của động vật có xương sống phát triển từ lá phôi ngoài Hệ thần kinh ( nervous system ) của người là hệ cơ quan phức tạp nhất của cơ thể, được tạo nên một mạng lưới các bào thần kinh gọi là neuron và rất nhiều tế bào thàn kinh đệm. Hệ thần kinh của người chứa hơn 1011 (100 tỷ) tế bào neuron thần kinh. Trung bình mỗi neuron có khoảng 1000 điểm tiếp xúc với các neuron khác, tạo nên một hệ thống liên lạc phức tạp. 3.2 Cấu trúc hệ thần kinh Cấu tạo đại cương của hệ thần kinh gồm 2 bộ phận chính:  Bộ phận thần kinh trung ương (CNS)  Bộ phận thần kinh ngoại biên (PNS) 3.2.1 Bộ phận thần kinh trung ương (CNS)
  • 7. 6 3.2.1.1 Cấu tạo và chức năng của tủy sống Tủy sống là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, chạy dọc bên trong xương sống, chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể. Tuỷ sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng. - Cấu tạo: Có 31 đôi dây thần kinh tủy, mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác được nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm thần kinh vận động nhưng lại được nối với các rễ trước (rễ vận động). Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống. + Màng tuỷ sống: Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng nuôi (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống. + Chất xám: Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) không chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các
  • 8. 7 tế bào thần kinh tủy sống tạo nên. Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành. Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy. Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy. + Chất trắng: Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.  Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.  Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên (bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)  Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)  Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng  Từ tủy sống có các dây thần kinh đi ra. Tất cà các dây thần kinh này đều là dây pha. Nửa bên phải tủy sống đóng giữ vai trò sinh dưỡng đối với cơ thề. Nửa bên trái tủy sống đóng giữ vai trò điều khiển cơ vân (trung ương phản xạ không điều kiện. -Tủy sống có ba chức năng chính:  Nơi truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động  Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể  Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng. + Chức năng phản xạ:
  • 9. 8 Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có ba loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành. Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động. Các phản xạ tuỷ điển hình như: Phản xạ da: Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12 Phản xạ gân: Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4 - Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn. + Chức năng dẫn truyền: Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau. + Chức năng dinh dưỡng: Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi). Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện. (Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A7y_s%E1%BB%91ng) Tủy sống dẫn truyền theo 2 con đường: - Dẫn truyền vận động đi xuống: Ðường tháp: 1/10 các sợi đi thẳng xuống tủy sống rồi bắt chéo ở tủy sống (bó tháp thẳng). 9/10 các sợi bắt chéo ở hành tủy rồi mới đi xuống tủy sống (bó tháp chéo)Xuất phát từ vỏ não vùng trán (hồi trán lên), sau đó đi xuống tủy sống rồi theo rễ trước đến chi phối vận động chủ động cho cổ, thân và tứ chi. Một đặc điểm quan trọng của đường tháp là bắt chéo:đường tháp xuất phát từ vỏ não bên này sẽ chi phối vận động cho nữa thân bên kia.. Đường ngoài tháp: Xuất phát từ các nhân vận động dưới vỏ (nhântiền đình, nhân đỏ, củ não sinh tư...), sau đó đi xuống tủy sống rồi theo rễ trước đến chi phối các vận động tự động (trương lực cơ,phản xạ thăng bằng, phối hợp động tác...).Ví dụ: Ðộng tác tay đánhđàng xa khi bước đi là vận động tự động do đường ngoại tháp chi phối. - Dẫn truyền cảm giác đi lên
  • 10. 9 Ðường này dẫn truyền các loại cảm giác từ các bộ phận nhận cảm ngoại vi sau đó theo tủy sống đi lên não. Gồm có các đường sau: + Ðường cảm giác sâu có ý thức: xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, khớp (thoi cơ, thể Golgi), theo rễ sau đi vào tủy sống rồi theo 2 bó Goll (bó tuỷ sống-đồi thị trong) và Burdach (bó tuỷ sống-đồi thị ngoài) đi lên vỏ não, cho vỏ não cảm giác về áp lực, trọng lượng, vị trí không gian và tình trạng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể để vỏ não có thể điều hòa chính xác các động tác chủ động mà không cần nhìn bằng mắt. + Ðường cảm giác sâu không có ý thức: xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, khớp (tương tự đường cảm giác sâu có ý thức), theo rễ sau đi vào tủy sống rồi theo 2 bó Gowers (bó tuỷ sống-tiểu não chéo hay tuỷ sống tiểu não trước) và Flechsig (bó tuỷ sống-tiểu não thẳng hay tuỷ sống tiểu não sau) đi lên tiểu não, cho tiểu não cảm giác về trương lực cơ để tiểu não tham gia điều hòa các động tác tự động thông qua đường ngoại tháp + Ðường dẫn truyền xúc giác: xuất phát từ các bộ phận nhận cảm xúc giác trên da và niêm mạc (tiểu thể Meissner và tiểu thể Pacini) rồi theo rễ sau vào tủy sống, sau đó đi lên đồi thị và tận cùng ở vỏ não đối bên. Ðường này dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ, còn gọi là bó tuỷ - đồi thị được dẫn truyền theo 2 bó Goll và Burdach. + Ðường dẫn truyền cảm giác nóng lạnh và cảm giác đau : xuất phát từ các bộ phận nhận cảm nóng lạnh trên da (tiểu thể Ruffini và tiểu thể Krause) và các bộ phận nhận cảm đau ở ngoại vi rồi theo rễ sau vào tủy sống, sau đó đi lên đồi thị và tận cùng ở vỏ não đối bên, còn gọi là bó tuỷ - đồi thị sau hay bó Dejerin sau - Chức năng của trung tâm phản xạ Chất xám của tủy sống là trung tâm của một số phản xạ Phản xạ trương lực cơ: khi bình thường thì sẽ giữ một mức căng nhất định. Phản xạ gân-cơ: xuất hiện khi kích thích vào đầu dưới xương bánh chè, gân Ashin, đầu khủy tay…các phản xạ này đều có trung khu ở tủy sống. Phản xạ da: xuất hiện khi có kích thích cơ học tác dụng vào vùng da bụng, ngực, bìu… Phản xạ thực vật: có những phản xạ không có trung khu rõ rệt như phản xạ tiết mồ hôi, co cơ dựng lông, vận mạch. Có những phản xạ thực vật có trung khu rõ rệt như phản xạ hậu môn (đại tiện) ở đoạn cùng 3, phản xạ bàng quang (tiểu tiện) ở đoạn cùng 3-5, phản xạ cương sinh dục (đoạn thắt lưng – cùng) 3.2.1.2 cấu tạo và chức năng của đại não - Đặc điểm cấu tạo đại não + Cấu tạo ngoài: Đại não là phần não cùng, được phát triển mạnh nhất, chiếm toàn bộ khối lượng và thể tích não bộ. Đại não gồm 2 nửa trái, phải đối xứng qua rãnh liên bán cầu với 3 mặt : mặt trên, mặt dưới, mặt trong. Trên bề mặt đại não có các khe, các rãnh ăn sâu vào trong chia bề mặt đại não thành các thuỳ, các hồi não. Mặt trên có 3 khe là khe Sylvius (khe bên); khe Rolando (khe giữa); khe thẳng góc ngoài (khe đỉnh thẩm), chia mặt ngoài thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy
  • 11. 10 chẩm, thùy thái dương. Mỗi thùy lại có các rãnh chia các thùy thành các hồi não. Cụ thể là: - Thùy trán: Có 4 hồi não: hồi não trán lên, HNT1, HNT2, HNT3. - Thùy đỉnh: Có 2 rãnh chia thành 3 hồi: hồi đỉnh lên; HĐ1 và HĐ2. - Thùy chẩm: Có 3 hồi: hồi chẩm1, HC2, HC3. - Thùy thái dương: Có 3 hồi: hồi thái dương1, HTD2, HTD3 Mặt trong có 3 khe: khe dưới trán, khe thẳng góc trong, khe cựa. Ba khe này chia BCĐN thành 5 thùy: thùy vuông, thùy viền, thùy chêm, thùy thái dương. Mặt dưới có 2 khe là khe Bisa, khe sylvius, chia mặt dưới thành 2 thùy: thùy ổ mắt (ở phía trước) và thùy thái dương - chẩm (ở phía sau). + Cấu tạo trong Bổ dọc đại não, quan sát thấy có 2 phần: phần chất xám và phần chất trắng. Ngoài ra bên trong có não thất bên (gồm não thất I và não thất II). Phần chất xám: Phân bố tập trung ở phần vỏ bán cầu đại não. Phần còn lại là các nhân nền như nhân đuôi, nhân bèo, nhân trước tường và thể hạnh nhân. Trong đó nhân đuôi và nhân bèo là trung khu dưới vỏ cao nhất, điều hòa nhiệt và các chức năng dinh dưỡng khác. Vỏ bán cầu đại não có 14 – 17 tỉ nơron với hình dạng, kích thước, mật độ và hướng đi khác nhau, làm thành lớp vỏ BCĐN với độ dày mỏng khác nhau, trung bình 2 – 3 mm, gồm 6 lớp nơ ron: Lớp bề mặt ngoài: ít nơ ron. Lớp hạt ngoài: gồm những nơ ron hình hạt, hình tháp nhỏ. Lớp nơ ron hình tháp: gồm các nơ ron hình tháp. Lớp hạt trong: gồm các nơ ron hình sao nhỏ. Lớp nơ ron hạch: gồm các nơ ron có đột trục dài đi ra tận miền ngoài. Lớp nơ ron đa hình: Gồm các nơ ron hình tháp, hình thoi. Các nơron ở các lớp 1, 2, 3, 4 có nhiệm vụ liên lạc giữa các đường hướng tâm từ các phần dưới của hệ thần kinh lên các vùng khác nhau của vỏ não. Các nơron ở các lớp 5, 6 có nhiệm vụ dẫn truyền các xung thần kinh theo sợi li tâm đến các nhân ở não và tủy sống. Phần chất trắng: Nằm dưới chất xám tạo thành khối dày đặc, bao gồm hệ thống các sợi liên hợp cùng bên, các sợi liên bán cầu, các sợi dẫn truyền li tâm và hướng tâm. Trong đó hệ thống liên bán cầu là lớn nhất, tạo thành thể chai. Phía dưới thể chai có một bó sợi chất trắng khác là tam giác não. Các sợi trong chất trắng có nhiệm vụ khác nhau: Sợi liên hợp cùng bên : nối các phần của vỏ cùng một bên bán cầu. Các sợi liên bán cầu: Nối hai phần đối xứng của bán cầu đại não, trong đó thể chai là bó sợi lớn nhất. Các sợi dẫn truyền li tâm: Là những sợi đi ra khỏi giới hạn của bán cầu đại não, làm nhiệm vụ liên hệ hai chiều giữa vỏ não với các phần dưới của thần kinh trung ương Não thất bên: là 2 khe hẹp nằm trong khối chất trắng của 2 bán cầu đại não gọi là não thất I và não thất II. Nó thông với não thất III của não trung gian, trong chứa
  • 12. 11 đầy chất dịch (dịch não tuỷ) - Chức năng của đại não Vỏ đại não là trung khu của cảm giác và vận động có ý thức, trung khu của trí nhớ, của trí khôn và khả năng tư duy. Với 6 lớp nơ ron, phân thành 52 vùng (trung khu) chức năng, mỗi vùng đảm nhận một chức phận nhất định. Các vùng này được phân thành 2 loại vùng: vùng cảm giác và vùng vận động. + Vùng cảm giác: tiếp nhận các xung động từ cơ quan thụ cảm của cơ thể, gồm một số vùng quan trọng sau: Vùng cảm giác thi giác nằm ở thuỳ chẩm, có nhiệm vụ tiếp nhận xung động từ cơ quan thụ cảm thị giác, cho ta cảm giác ánh sáng và nhìn thấy được vật. Vùng cảm giác thính giác, nằm ở thuỳ thái dương, có nhiệm vụ tiếp nhận xung động từ cơ quan thụ cảm thính giác, cho ta cảm giác về âm thanh, tiếng động. Vùng cảm giác khứu giác, nằm ở thuỳ thái dương, có nhiệm vụ tiếp nhận xung động từ cơ quan thụ cảm khứu giác, cho ta cảm giác về mùi. Vùng cảm giác vị giác, nằm ở hồi đỉnh lên, có nhiệm vụ tiếp nhận xung động từ cơ quan thụ cảm xúc giác, cho ta cảm giác đau, nóng lạnh, cảm giác bản thể. + Vùng vận động bao gồm: Vùng vận động tuỳ ý, nằm ở hồi trán lên, chi phối vận động theo ý muốn của nửa thân đôi diện Vùng tiền vận động, nằm ở thuỳ trán bên, chi phối vận động không ý muốn (vận động không tuỳ ý) Vùng hiểu tiếng nói, nằm ở thuỳ thái dương trái (đối với người thuận tay phải), hoặc nằm ở thuỳ thái dương phải (đối với người thận tay trái). Ngoài ra thuỳ thái dương còn liên quan đến chức năng nhớ và với các giấc mơ Vùng hiểu chữ viết, nằm ở thuỳ chẩm Vùng vận động nói và vận động viết, nằm ở thuỳ trán lên, giúp ta vận động nói và vận động viết 3.2.1.3 cấu tạo và chức năng não giữa - Đặc điểm cấu tạo Não giữa là phần ít biến đổi nhất trong quá trình phát triển của não. Não giữa gồm có hai phần: cuống não và củ não sinh tư. Ở giữa có 1 ống hẹp (gọi là ống Sylvius). Ống này thông với não thất III và não thất IV. + Cuống não (chân não), nằm ở phần trước của não giữa, phía trên cầu não. Cuống não có hai phần: phần nền và phần mái, được phân cách bởi các tế bào sắc tố (gọi là liềm đen).Ở phần nền có các bó tháp đi từ đại não, qua cầu não để đi xuống tuỷ sống và các bó đi từ vỏ não đến các hạch thần kinh vận động. Ở phần mái có các nhân của đôi dây thần kinh não số III (vận nhỡn chung) và dây thần kinh não số IV (dây cảm động- vận động cầu mắt). + Củ não sinh tư nằm ở phần sau của não giữa, gồm: hai củ trên là trung khu của các phản xạ định hướng thị giác và hai củ não dưới là trung khu của các phản xạ
  • 13. 12 định hướng thính giác. Nhờ đó cho phép ta quay đầu về hướng có kích thích âm thanh và nhận biết sự có mặt của ánh sáng, ngay cả khi ta nhắm mắt. - Chức năng não giữa Chức năng chủ yếu của não giũa là chức năng phản xạ. Ở não giữa có một số trung khu phản xạ và các đường dẫn truyền quan trọng đến đồi thị và 2 bán cầu đại não. Não giữa còn là cầu nối giữa tuỷ sống với bán cầu đại não. Não giữa là trung khu chính dưới vỏ, thu nhận, xử lí và điều hoà các thông tin cảm giác. Ngoài ra não giữa còn có nhân đỏ và nhân đen có vai trò trong điều hoà trương lực cơ, điều hoà tư thế vận động bằng các phản xạ chỉnh thể và trương lực cơ ở các tư thế khác nhau của cơ thể như đứng, ngồi, nằm. 3.2.1.4 Cấu tạo và chức năng não trung gian. - cấu tạo não trung gian Não trung gian nằm khuất giữa 2 bán cầu đại não. Cấu tạo gồm 4 phần: gò thị, vùng dưới gò, vùng trên gò, vùng ngoài gò. Bên trong có não thất III thông với cống Sylvius. + Gò thị (hay đồi thị = hypothalamus): Gồm một đôi chất xám hình bầu dục lớn nối với nhau bằng mép xám. Gò thị là trung khu cảm giác quan trọng dưới vỏ não. Nó vừa điều hòa các phản xạ dinh dưỡng vừa tham gia hình thành các phản xạ không điều kiện (PXCĐK). + Vùng dưới gò gồm hai phần: phần trước và phần sau. Phần trước có củ xám - là trung khu dinh dưỡng, có ảnh hưởng lên sự trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Củ xám có đôi dây thần kinh thị giác (dây thần kinh não số II) tạo nên chéo thị giác. Phần sau có hai củ núm vú - là trung khu khứu giác dưới võ não. - Chức năng não trung gian + Vùng đồi thị là trung tâm thu nhận, xử lí các chuyển giao thông tin cảm giác lên vỏ não. Các nơ ron của não trung gian có vai trò quan trọng trong việc hình thành các động tác mới và kĩ xảo vận động, tham gia hình thành các phản xạ có điều kiện. Đồi thị là trung tâm của các cảm giác nông và sâu có ý thức. Khi đồi thị bị tổn thương, một va chạm nhẹ lên da cũng đủ gây cảm giác đau đớn. + Vùng dưới đồi là trung khu dưới vỏ cao cấp nhất. Nó điều khiển các chức năng dinh dưỡng, chức năng nội tiết (đặc biệt là sự hoạt động của tuyến yên); điều tiết hành vi dinh dưỡng và sinh dục, điều hoà tim mạch, hô hấp và trạng thái thức, ngủ. Ngoài ra, vùng dưới đồi còn đảm nhận chức năng điều hoà thân nhiệt. Tất cả các cơ chế điều hoà thân nhiệt như thoát mồ hôi qua da, qua hơi thở, sự co giãn mạch máu ở da…đều do vùng dưới đồi đảm nhận. Một trong những hiện tượng thể hiện vai trò điều hoà thân nhiệt là hiện tượng rùng mình. Rùng mình là kết quả hoạt động tổng hợp của các nhóm nhân dưới đồi kết hợp với một số nhân dưới vỏ khác. Chức năng điều tiết hành vi dinh dưỡng và sinh dục cũng là một trong số các chức năng của vùng dưới đồi. Rất nhiều phản xạ có liên quan đến các chức năng phức tạp của cơ thể nhằm thoả mãn các nhu cầu như đói, khát, cũng như các nhu cầu đòi hỏi về mặt tình dục … cũng liên quan đến hoạt động của vùng dưới đồi... 3.2.1.5 Cấu tạo và chức năng tiểu não
  • 14. 13 - Cấu tạo tiểu não: Tiểu não là cấu trúc lớn nhất của não sau và có vị trí ở phía sau của hộp sọ, bên dưới thùy thái dương và chẩm và phía sau thân não. Khi nhìn vào não, tiểu não trông giống như một cấu trúc nhỏ hơn tách biệt với não, được tìm thấy bên dưới bán cầu của vỏ não. Tiểu não bao gồm: vỏ não được bao phủ bởi chất trắng và não thất chứa đầy chất lỏng. Nó cũng được chia thành hai bán cầu như vỏ não. Tiểu não chỉ chiếm 10% tổng khối lượng của não, nhưng nó chứa hơn một nửa số lượng tế bào thần kinh của não. -Chức năng tiểu não: Tiểu não đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa trương lực cơ, khả năng phối hợp của các chuyển động và từ đó giúp cơ thể giữ thăng bằng. Dưới đây là một số chức năng chính của tiểu não: + Điều hòa các chuyển động chủ động Chuyển động là một quá trình phức tạp đòi hỏi một số nhóm cơ khác nhau cùng nhau làm thì mới thực hiện được. Ví dụ, để thực hiện các động tác như đi bộ, chạy hoặc ném bóng phải có sự phối hợp giữa nhiều nhóm cơ khác nhau trên toàn cơ thể. Mặc dù tiểu não không được cho nguồn gốc của mọi chuyển động, nhưng phần não này giúp tổ chức tất cả các hành động của các nhóm cơ tham gia vào chuyển động nhằm đảm bảo cơ thể chuyển động phối hợp ăn ý với nhau. + Cân bằng và tư thế Để hiểu được tầm quan quan trọng của tiểu não, ví dụ dưới đây khi chức năng của phần não này bị suy giảm. Ví dụ: khi uống rượu bia, các chất có trong rượu bia sẽ có tác dụng ngay lập tức lên tiểu não và dẫn đến sự gián đoạn trong khả năng phối hợp và vận động của cơ thể. Dẫn đến những người bị say không thể đi trên một đường thẳng hoặc không thể chạm vào mũi của chính mình khi được hỏi. + Học tập vận động Khi bạn học cách thực hiện một kỹ năng mới như đi xe đạp hoặc đánh bóng chày, bạn thường trải qua quá trình thử và sai (trial-and-error process). Khi bạn điều chỉnh các chuyển động trong quá trình học kỹ năng mới, sau đó bạn sẽ có khả năng thực hiện kỹ năng mới tốt hơn và cuối cùng là thực hiện hành động mới một cách liền mạch. Tiểu não đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập vận động này. 3.2.1.6 Cấu tạo và chức năng hành tủy và cầu varol
  • 15. 14 - Cấu tạo của hành tủy và cầu varol Hành tủy là phần thần kinh trung ương nối tiếp giữa não bộ và tuỷ sống, nằm tựa lên phần đáy và lỗ lớn của xương chẩm; phình to ở phía não, giống củ hành. Hành tủy là phần trên của tủy sống với não bộ, dài khoảng 3cm, chỗ rộng nhất 2,4 cm. Tính chất phân đốt như tủy sống không còn nữa, ở đây có các trung khu thần kinh riêng biệt đó là các nhân chất xám. Phía đầu trước mặt phình ra gọi là cầu Varol. -Chức năng của hành tủy và cầu varol + Chức năng phản xạ: là trung khu của nhiều phản xạ quan trọng. + Chức năng dẫn truyền: Hành-cầu não là nơi có cac bó dây dẫn truyền cảm giác, vận động từ tủy sống và từ phía não trên đi qua Hành-càu não có các đường truyền cảm giác vận động vùng đầu mặt và nội tạng Hành-cầu não là nơi xuất phát các đôi dây thần kinh sọ não từ V đến XII 3.2.2 Bộ phận thần kinh ngoại biên (PNS) -Hệ thần kinh ngoại biên (HTKNB) là một phần của hệ thống thần kinh, bao gồm nhân và các dây thần kinh sọ, tế bào sừng trước tủy sống, hạch thần kinh nằm ngoài sọ não và ống sống, rễ và các nhánh thần kinh sống, đám rối thần kinh, dây thần kinh ngoại biên.
  • 16. 15 -Chức năng chính của HTKNB là liên kết hệ thần kinh trung ương (HTKTƯ) với các chi và cơ quan. Không giống như HTKTƯ, HTKNB không được bảo vệ bởi xương sống và hộp sọ hoặc hàng rào máu não nên nó dễ bị tác động của độc tố và tổn thương cơ học từ bên ngoài. 3.2.2.1 Dây thần kinh -Ở PSN, các sợi dây thần kinh hợp lại thành bó tạo nên dây thần kinh. -Các sợi dây thần kinh có bao xơ ngoài được cấu tạo bởi mô liên kết đặc, gọi là bao dây ngoài thần kinh. Mỗi bó sợi thần kinh được bao bọc bởi bao bó sợi thần kinh. -Bên trong bao bó sợi thần kinh, các sợi trục có myelin nằm xếp dọc, bao quanh các sợi thần kinh này là mô liên kết được gọi là mô nội thần kinh. -Hạch thần kinh +Hạch thần kinh là những khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương và cũng được coi là một trong những hệ thần kinh . Tất cả các hạch thần kinh đều thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng. Chúng có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan. Trong số hạch này có 2 chuỗi hạch nằm hai bên cột sống và một hạch lớn nằm trong khoang bụng (gọi là hạch mặt trời). +Cấu tạo: Các tế bào thần kinh tập lại tạo thành các hạch thần kinh, các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm theo chiều dọc của cơ thể. -Thần kinh sọ não Gồm 12 đôi: 2 đôi gắn vào não trước, 10 đôi gắn vào thân não. -Dây thần kinh sọ não Các dây thần kinh sọ là các dây thần kinh tách ra trực tiếp từ não, đối lập với các dây thần kinh gai tách ra từ tủy gai. Ở người từ trước đến giờ được cho là có tổng cộng 12 đôi dây thần kinh sọ, tuy nhiên theo một số tác giả còn tồn tại thêm một cặp dây thần kinh nữa được đánh số 0. Ba cặp đầu tiên (gồm cả dây 0) tách ra từ đại não; mười cặp còn lại tách ra từ thân não. Các dây thần kinh sọ đa số đều thuộc hệ thần kinh ngoại biên (HTKNB), ngoại trừ dây sọ II (dây thần kinh thị giác thật ra không phải là một dây thần kinh thực sự mà là một đường thần kinh của gian não dẫn đến võng mạc; cả dây thần kinh thị giác và võng mạc do đó đều là một phần của hệ thần kinh trung ương (HTKTW).Sợi
  • 17. 16 trục của 12 dây thần kinh còn lại kéo dài ra khỏi não bộ và do đó được coi là thuộc HTKNB. Các dây thần kinh sọ xác định hai loại nguyên ủy: Nguyên ủy thật là nơi phát xuất ra dây thần kinh (một nhân xám trung ương nếu là vận động, một hạch ngoại biên nếu là cảm giác) và nguyên ủy hư là nơi các dây thần kinh chui vào hoặc thoát ra ở mặt ngoài não và thân não. (https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2y_th%E1%BA%A7n_kinh_s%E1%BB% 8D) -Cấu tạo 12 dây thần kinh sọ não + Dây thần kinh khứu giác (I) Dây thần kinh khứu giác gồm những sợi trục của tế bào khứu giác nằm ở niêm mạc mũi. Các sợi này tập hợp lại đi qua lỗ sàng của xương bướm vào hành khướu của não. Tới đây, nó tiếp nối với các tế bào thần kinh của hành khửu. + Dây thần kinh thị giác (II) Dây thần kinh thị giác là tập hợp sợi trục của các tế bào nằm ở tầng tế bào hạch của võng mạc. Các sợi hội tụ ở gần cực sau của nhãn cầu. Từ đây, dây thần kinh đi ra sau nhãn cầu, qua ống thị giác để vào hố sọ giữa. Điểm tận cùng là trung tâm thị giác ở vỏ não. + Dây thần kinh vận nhãn (III) Dây thần kinh vận nhãn xuất phát từ trung não, chạy ra phía trước, nằm ở thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang. Nó tiếp tục đi đến khe ổ mắt trên và chạy vào ổ mắt. Ở ổ mắt chia thành hai nhánh: nhánh trên và nhánh dưới. + Dây thần kinh ròng rọc (IV) Có nguyên ủy thật nằm ở trung não, nguyên ủy hư ở mặt sau trung não. Dây thần kinh vòng qua cuống đại não để đi ra trước, vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang. Từ đó qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt.
  • 18. 17 Các dây thần kinh III, IV và VI + Dây thần kinh sinh ba (V) Phần cảm giác dây thần kinh sinh ba có nguyên ủy thật nằm ở mặt trước phần đá xương thái dương. Nó đi qua mặt trước bên của cầu não vào trong thân não. Các đuôi gai tạo nên ba nhánh là nhánh thần kinh mắt, nhánh thần kinh hàm trên và hàm dưới. Nguyên ủy thật phần vận động nằm ở cầu não. Các sợi trục khi ra khỏi cầu não tạo nên rễ vận động của dây thần kinh sinh ba. + Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI) Có nguyên ủy thật ở cầu não, nguyên ủy hư ở rãnh hành cầu. Từ rãnh hành cầu, dây thần kinh chạy ra trước qua xoang tĩnh mạch hang, vào ổ mắt. + Dây thần kinh mặt (VII) Có nguyên ủy thật ở cầu não, các sợi thần kinh mặt chạy vòng lấy dây thần kinh số VI. Sau đó chạy ra rãnh hành cầu, chạy qua ốc tai trong rồi chia ra nhiều nhánh thần kinh nhỏ: dây thần kinh đá lớn, dây thần kinh thừng nhĩ… +Dây thần kinh tiền đình – ốc tai (VIII) Được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt là phần tiền đình và phần ốc tai. Cả hai phần đều có hạch thần kinh nằm ở tai trong là hạch tiền đình và hạch xoắn ốc tai. Sợi hướng tâm của hai hạch này chạy bên nhau trong ống tai trong. Nó vào xoang sọ hướng về rãnh hành cầu, để vào cầu não là nơi chứa các nhân của nó. Từ các nhân này, sợi thần kinh truyền thính giác đi đến vùng trung khu thính giác ở vỏ não. +Dây thần kinh thiệt hầu (IX)
  • 19. 18 Dây thần kinh qua lỗ cảnh để ra khỏi sọ, phình to ra tạo thành hạch trên và hạch dưới. Nó vòng ra phía trước và tận cùng ở rễ lưỡi. Trên đường đi, dây thần kinh chia thành nhiều nhánh nhỏ để đến lưỡi, niêm mạc hầu, hòm nhĩ, tuyến nước bọt, xoang cảnh, tiểu thể cảnh. + Dây thần kinh lang thang (X) Là dây thần kinh lớn nhất trong 12 dây thần kinh sọ. Nó ra khỏi sọ qua lỗ tĩnh mạch cảnh, sau đó chạy trong bao cảnh cùng động mạch cảnh trong, động mạch cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong đến nền cổ. Từ nền cổ đi đến trung thất vào trung thất sau. Ở đây, hai dây thần kinh lang thang phải và trái tập hợp thành đám rối thực quản. Từ đám rối này chia ra hai thân thần kinh để xuống bụng. + Dây thần kinh phụ (XI) Có nguyên ủy thật gồm hai phần, một phần ở hành não, một phần ở tủy gai. Các sợi thần kinh xuất phát từ hai nguyên ủy này hợp với nhau thành dây thần kinh phụ. + Dây thần kinh hạ thiệt (XII) Có nguyên ủy thật ở hành não, nguyên ủy hư ở rãnh bên trước hành não. Khi ra khỏi sọ, dây thần kinh hạ thiệt vòng ra trước để điều khiển vận động cho cơ lưỡi. Dây thần kinh sọ não -Chức năng của các đôi dây thần kinh sọ Các dây thần kinh sọ não có chức năng như sau: + Dây thần kinh khứu giác (I): nhận nhiệm vụ về các mùi khi ngửi. + Thần kinh thị giác (II): có nhiệm vụ truyền hình ảnh, cảm giác đồ vật, ánh sáng về não.
  • 20. 19 + Dây thần kinh vận nhãn (III): vận động một số cơ mặt đưa nhãn cầu vào trong và lên xuống tạo cử động mắt, mở mí mắt. + Dây thần kinh ròng rọc (IV): chi phối cử động mắt xuống dưới, ra ngoài. + Thần kinh sinh ba (V): dẫn truyền cảm giác sờ, đau ở vùng mặt, răng, quanh miệng đến não. Điều khiển cơ nhai, chi phối việc tạo nước bọt, nước mắt. + Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): đưa nhãn cầu liếc ra ngoài. + Dây thần kinh mặt (VII): chi phối vận động khép mi mắt, biểu hiện trên khuôn mặt. Ngoài ra còn cảm giác mùi vị, nhận cảm giác cho tuyến nước mắt, nước bọt. + Thần kinh tiền đình – ốc tai (VIII): phần tiền đình giúp giữ thăng bằng, giữ vững tư thế. Phần ốc tai phụ trách khả năng nghe. + Thần kinh thiệt hầu (IX): có nhiệm vụ vận động cơ vùng hầu, vận động cảm giác 1/3 sau lưỡi. + Dây thần kinh lang thang (X): chi phối cảm giác, vận động phủ tạng ở ổ bụng và ngực (tim, phổi, cơ quan hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục). + Dây thần kinh phụ (XI): giúp vận động thanh quản, cơ than, cơ ức đòn chũm. + Thần kinh hạ thiệt (XII): chi phối vận động cơ lưỡi. ( https://youmed.vn/tin-tuc/day-than-kinh-so-cau-truc-va-chuc-nang/ ) 3.2.2.2 Màng não Màng não có cấu tạo là lớp mô liên kết bao phủ não và tủy sống. Màng não gồm 3 lớp màng khác nhau: màng cứng, màng nhện, màng mềm. Mỗi lớp đều giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương. -Chức năng của màng não Màng não có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ cho hệ thống thần kinh trung ương (CNS). Màng não kết nối não và tủy sống với hộp sọ và ống sống. Theo đó, màng não đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ, giúp các cơ quan nhạy cảm của CNS tránh khỏi chấn thương. Nơi đây cũng chứa một lượng lớn các mạch máu, cung cấp máu cho những tế bào thuộc CNS. Một chức năng quan trọng của màng não là sản sinh ra dịch não tủy, lấp đầy các khoang của não thất, bao xung quanh não và tủy sống. Dịch não tủy có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng mô CNS bằng cách hoạt động tương tự như một chất hấp thụ sốc, ngoài ra còn giúp lưu thông các chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải.
  • 21. 20 Các lớp màng não Màng não gồm ba lớp mô, giúp che phủ và bảo vệ não bộ, tủy gai. Từ ngoài vào trong, các lớp màng não lần lượt là: màng cứng, màng nhện và màng mềm. + Màng cứng Màng cứng là lớp ngoài cùng, kết nối màng não với cột sọ và cột sống. Màng cứng bao gồm các mô liên kết cứng, xơ. Cấu trúc màng cứng bao quanh não bao gồm hai lớp:  Lớp màng đáy (nằm bên ngoài): có nhiệm vụ kết nối màng cứng với hộp sọ và bao phủ lớp màng não, có kết cấu khá chắc chắn.  Lớp màng não (nằm bên trong): được xem là màng cứng thực tế.
  • 22. 21 Nằm giữa hai lớp này là các kênh chuyên biệt, được gọi là xoang tĩnh mạch màng cứng. Những tĩnh mạch này vận chuyển máu từ não đến các tĩnh mạch trong, dòng máu sau đó sẽ trở lại tim. Lớp màng não cũng hình thành nên các nếp gấp màng cứng, có vai trò phân chia khoang sọ thành các khoang khác nhau, thực hiện chức năng hỗ trợ và chứa các phân khu khác nhau của não bộ. Màng cứng tạo thành một vỏ bọc hình ống, bao phủ lấy các dây thần kinh sọ trong hộp sọ. Mặt khác, màng cứng của cột sống chỉ được cấu tạo bởi lớp màng não, không chứa lớp màng đáy. + Màng nhện Màng nhện là lớp thứ hai trong cấu tạo giải phẫu của màng não, kết nối giữa màng cứng và màng mềm. Màng nhện bao phủ não và tủy sống một cách lỏng lẻo, có hình thù đặc trưng giống như màng nhện. Khoang dưới nhện là một tuyến đường cho các mạch máu và dây thần kinh đi qua não, có chức năng thu thập dịch não tủy chảy từ tâm thất thứ tư. + Màng mềm Màng mềm là lớp màng mỏng bên trong, tiếp xúc trực tiếp đồng thời bao phủ chặt chẽ vỏ não và tủy sống. Nguồn cung cấp mạch máu cho màng mềm rất phong phú, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cho hệ mô thần kinh. Nơi đây cũng chứa đám rối màng đệm, là một mạng lưới các mao mạch và biểu mô (mô biểu mô đặc biệt) tạo ra dịch não tủy. Màng mềm bao phủ tủy sống gồm có hai lớp, lớp bên ngoài có cấu trúc gồm các sợi collagen, lớp bên trong bao quanh toàn bộ tủy sống. ( https://bacsi247.org/blog/cau-tao-cua-mang-nao ) II. Xung thần kinh và sự dẫn truyền xung 1.Xung thần kinh Khi có các kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể, hệ thống các tế bào thụ cảm được phân bố ở các cơ quan bên trong và bên ngoài cơ thể tiếp nhận rồi chuyển thành một lượng thông tin mà thực chất là các điện thế hay các xung thần kinh. Chúng được dẫn truyền theo các sợi thần kinh về CNS. Nhờ đó mà hệ thần kinh thực hiện được chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể. 2. Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh Tín hiệu thần kinh từ não bộ sẽ hình thành xung thần kinh chính là điện thế hoạt động lan truyền dọc theo sợi trục của nơron. Điện thế hoạt động gây ra bởi sự trao
  • 23. 22 đổi ion Na+ và K+ qua màng sợi trục. Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh nhanh hơn trên các nơ-ron có bao myelin. Nơ-ron thần kinh sinh ra các enzyme giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh. Các chất này được dự trữ trong các túi ở cúc synap nằm ở tận cùng sợi thần kinh. Điện thế hoạt động được lan truyền đến cuối sợi nơron thần kinh sẽ mở các kênh Canxi tại đó. Canxi được giải phóng làm hoà màng các túi dự trữ vào màng tế bào tận cùng sợi trục. Sự hòa màng tạo thành một lỗ thông, giúp các chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng vào khe synap. Sau khi khuếch tán qua khe synap, các chất dẫn truyền thần kinh gắn vào thụ thể đặc hiệu nằm trên màng tế bào ở nơ-ron thần kinh liền kề hoặc tế bào đích. Thụ thể và chất dẫn truyền thần kinh hoạt động theo cơ chế ổ khoá – chìa khoá. Một chất dẫn truyền thần kinh đặc hiệu sẽ chỉ gắn vào một loại thụ thể tương ứng, kích hoạt những thay đổi trong tế bào tiếp nhận. Các chất dẫn truyền có thể gây đáp ứng kích thích, tiếp tục truyền tín hiệu đến tế bào ở sau. Hoặc cũng có thể chặn tín hiệu, ngăn không cho xung động được truyền đi (đáp ứng ức chế). Các chất dẫn truyền thần kinh sau khi đã tương tác với thụ thể, sẽ diễn biến theo các trường hợp sau: +Thoái hoá: bị enzyme thay đổi cấu trúc để trở nên bất hoạt, không thể gắn vào thụ thể tương ứng. +Khuếch tán: các chất dẫn truyền đi vào các mô xung quanh và được loại bỏ. +Tái hấp thu: chất dẫn truyền được bơm trở lại túi dự trữ ở tận cùng sợi trục trước synap để tái sử dụng.
  • 24. 23 ( https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/co- che-hoat-dong-cua-chat-dan-truyen-kinh/?link_type=related_posts ) 3.Sự dẫn truyền xung qua Synapse. 3.1 Sự truyền điện thế hoạt động giữa các tế bào. Khi một điện thế hoạt động được lan truyền đến tận cùng sợi trục thi nó ngừng lại. Trong đa số trường hợp, điện thế hoạt động không được lan truyền từ nơron này đến nơron khác. Tuy nhiên, thông tin thần kinh vẫn được truyền từ nơron này sang nơron khác thông qua xinap. Một số xinap, còn được gọi là xinap điện, có các liên kết thông thương trực tiếp. Những liền kết này cho phép đòng điện được truyền trực tiếp từ tế bào này sang tế bào khác. Đối với một số động vật không xương sống và đa số động vật có xương sống, xinap có vai trò phối hợp hoạt động của các nơron có vai trò trong các phản xạ tập tính định hướng không gian và nhanh. (Ví dụ: các xinap nốii liền với các sợi trục rất lớn của các loài giáp xác giúp chúng có phản xạ bắt mồi nhanh.) 3.2 Đặc điểm cấu tạo của synapse. Đại đa số xinap là xinap hóa, là các xinap có chứa các chất trung gian thần kinh (neurotransmitter) trong nơron trước xinap. Nơron trước xinap tổng hợp các chất trung gian thần kinh và tích trữ chúng trong nhũng bóng xinap tập trung ở tận cùng xinap của tế bào thần kinh. Có thể có đến hàng chục nghìn tận cùng xinap liên hệ với thân nơron và các sợi nhánh của nơron sau xinap. Khi một điện thế hoạt động lan truyền đến tận cùng xinap, nó giải phân cực màng tận cùng, làm mở các kênh Ca2+ trong màng trước xinap. Các ion Ca2+ khuếch tán vào trong tế bào chất của phần tận cùng của sợi trục làm cho nồng độ Ca2+ tăng lên, dẫn đến làm cho bóng xinap hòa nhập với màng tận cùng và các chất trung gian thần kinh được giải phóng vào khe xinap nhờ xuất bào. Khe xinap là một khe hẹp ngăn cách nơron trước xinap với nơron sau xinap. Các chất trung gian thần kinh sẽ tác động lên tế bào sau xinap bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. -Thông tin thần kinh sẽ bị biến đổi ít nhiều ở xinap hóa học nhiều hơn so với xinap điện. Một số nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến lượng chất trung gian thần kinh được giải phóng vào khe xinap. Sự biến đổi như vậy giúp cho động vật có khả năng thay đổi phản xạ tập tính của mình để đáp ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường và đó cũng là cơ sở cho khả năng học tập và trí nhớ ở động vật bậc cao. 3.3) Cơ chế dẫn truyền của synapse. - Sự dẫn truyền trực tiếp qua xinap : Đối với đa số xinap hóa, thì màng sau xinap có chứa các kênh ion thụ quan có cổng có khả năng liên kết với chất trung gian thần kinh, nằm thành nhóm và đối diện với màng trước xinap.
  • 25. 24 Khi các chất trung gian thần kinh liên kết với các thụ quan của kênh, kênh sẽ mở ra và các ion khuếch tán qua các kênh nằm trên màng sau xinap. Cơ chế dẫn truyền tín hiệu nêu trên được gọi là sự dẫn truyền trực tiếp qua xinap. Kết quả là tạo nên một điện thế sau xinap, tức là sự thay đổi điện thế màng của nơron sau xinap. Đối vối một số xinap, chất trung gian thần kinh liên kết vối kênh Na+ và kênh K+ do đó làm khuếch tán các ion Na+ và K+. Khi các kênh này mở, màng sau xinap bị giải phân cực khi điện thế màng đạt giá trị giữa năng lượng hoạt hóa của Kali và Natri. Sự hoạt hóa của các kênh Na+ và kênh K+ ở màng sau xinap dẫn đến sự phân cực và khử cực. Và như vậy, xung thần kinh được xuất hiện và truyền đi. Các chất trung gian thần kinh sau khi hoàn thành chức năng sẽ bị phân giải ở khe xinap hoặc được tái sử dụng bởi nơron trước xinap bằng cách vận chuyển trở lại và tích trữ lại trong bóng xinap để tái sử dụng. Ví dụ, chất trung gian thần kinh axetilcolin bị phân hủy bởi enzym axetilcolinesteraza có trong khe xinap, còn chất serotonin được tái sử dụng. - Sự dẫn truyền gián tiếp qua xinap: Trong sự dẫn truyền trực tiếp qua xinap thì chất trung gian thần kinh liên kết trực tiếp với kênh ion và làm mở kênh. Trong sự dẫn truyền gián tiếp qua xinap, chất trung gian thần kinh liên kết vối thụ quan có trong màng nhưng không phải là thành phần của kênh ion. Phức hệ chất trung gian thần kinh - thụ quan sẽ hoạt hóa con đường dẫn truyền tín hiệu thông qua chất truyền tin thứ hai ở nơron sau xinap. Hiệu ứng dẫn truyền gián tiếp qua xinap diễn ra chậm hơn nhưng kéo dài hơn so với hiệu ứng dẫn truyền trực tiếp. Ví dụ, chất trung gian thần kinh norepinephrin gắn với thụ quan của nó tạo thành một phức hệ chất trung gian thần kinh - thụ quan, phức hệ này sẽ hoạt hóa protein G, đến lượt mình protein G sẽ hoạt hóa enzym adenylxyclaza, là enzym chuyển hóa ATP thành AMP vòng. AMP vòng là chất thông tin thứ hai có tác động hoạt hóa enzym kinaza A. Enzym này photphorin hóa các kênh ion nằm trên màng sau xinap, làm mở hoặc đóng kênh. Bằng sự khuếch đại hiệu ứng con đường dẫn truyền thông tin, một phân tử chất trung gian thần kinh liên kết với một thụ quan có tác động làm mở hoặc đóng rất nhiều kênh ion của màng sau xinap.
  • 26. 25 ( https://tve-4u.org/wiki/10-s-d-n-truy-n-xung-th-n-kinh2232/ ) III. Các con đường thần kinh. 1. Hệ thần kinh tự động. Khái niệm - Về mặt chức năng, hệ thần kinh có thể chia làm 2 phần: Hệ thần kinh động vật: thực hiện chức năng cảm giác và vận động. - Hệ thần kinh thực vật: thực hiện chức năng điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan nội tạng, mạch máu, tuyến mồ hôi... cũng như sự dinh dưỡng của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể kể cả hệ thần kinh, các chức năng này được thực hiện một cách tự động. Vì vậy, hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động. Tuy nhiên, khái niệm tự động không hoàn toàn tuyệt đối vì hệ thần kinh thực vật còn chịu sự chi phối của vỏ não. Trong thực tế, vỏ não có thể điều khiển một số chức năng của hệ thần kinh tự động. Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự động Hệ thần kinh tự động được chia làm 2 phần:
  • 27. 26 Hệ giao cảm Hệ giao cảm có 2 trung tâm: + Trung tâm cao: phía sau vùng dưới đồi + Trung tâm thấp: nằm ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 2 (T1 - L2). Hạch giao cảm: - Các nơ ron ở sừng bên tủy sống phát ra các sợi gọi là sợi trước hạch, chúng đi đến các hạch giao cảm. Tùy vào vị trí, hạch giao cảm được chia làm 2 loại:  Hạch giao cảm cạnh sống: Xếp thành chuỗi 2 bên cột sống, gồm có: + Hạch cổ trên. + Hạch cổ giữa. + Hạch cổ dưới (hay hạch sao).  Các hạch lưng và bụng: + Hạch giao cảm trước cột sống: + Hạch đám rối dương. + Hạch mạc treo tràng trên. + Hạch mạc treo tràng dưới.  Từ các hạch này, thân nơ ron phát ra các sợi đi đến các cơ quan gọi là sợi sau hạch. Riêng đường giao cảm đi đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch. Vì vậy, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn. Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm: Khác nhau giữa 2 sợi trước hạch và sau hạch: + Sợi trước hạch: acetylcholin.
  • 28. 27 + Sợi sau hạch: norepinephrin. Tuy nhiên, sợi sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi và mạch máu cơ vân thì chất trung gian hóa học là acetylcholin. Hình: Cấu tạo hệ thần kinh tự động. Receptor của hệ giao cảm: - Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin. Tuy nhiên, mức độ và hình thức đáp ứng của các receptor đối với 2 chất này rất
  • 29. 28 khác nhau. Dựa vào mức độ và hình thức đáp ứng đó, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:  a noradrenergic receptor.  b noradrenergic receptor. Ngoài ra, (a) còn chia ra a1 và a2, (b) chia ra b1 và b2. Hệ phó giao cảm Hệ phó giao cảm có 2 trung tâm:  Trung tâm cao: Nằm phía trước vùng dưới đồi.  Trung tâm thấp: Nằm ở 2 nơi là:  Phía trên: nằm ở thân não, theo các dây thần kinh sọ III, VII, IX, X đi đến các cơ quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng  Phía dưới: ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt cùng 2 đến cùng 4 (S2 - S4) rồi theo dây thần kinh chậu đi đến phần dưới ruột già, bàng quang và cơ quan sinh dục Hạch phó giao cảm: Gồm có: + Hạch mi. + Hạch tai. + Hạch dưới hàm và dưới lưỡi. + Hạch vòm khẩu cái. Các hạch nằm ngay trong thành các cơ quan: sợi trước hạch đi tới các cơ quan này nằm trong thành phần của dây X và dây chậu, hạch và sợi sau hạch nằm ngay trong các cơ quan ở lồng ngực, ổ bụng và cơ quan sinh dục. Chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm:
  • 30. 29 Cả sợi trước hạch và sau hạch đều là acetylcholin. Receptor của hệ phó giao cảm: Receptor tiếp nhận acetylcholin của toàn bộ hệ phó giao cảm (cũng như của các sợi trước hạch giao cảm và một số sợi sau hạch giao cảm) được gọi là cholinergic receptor. Dựa vào tính chất dược lý, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:  Muscarinic receptor: Chịu tác dụng kích thích của muscarin, một loại độc tố của nấm độc. Muscarinic receptor phân bố chủ yếu ở cơ trơn và mạch máu, chúng bị ức chế bởi atropin.  Nicotinic receptor: Chịu tác dụng kích thích của nicotin nhưng không chịu tác dụng của muscarin. Nicotinic receptor được phân bố ở hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và không bị atropin ức chế. Chức năng của hệ thần kinh tự động Nói chung, tác dụng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan là đối ngược nhau. Sự đối ngược đó giúp cho hệ thần kinh tự động điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng hơn (bảng) . Ví dụ: dưới tác dụng điều hòa của thần kinh tự động, nhịp có thể tăng lên 2 lần trong vòng 3-5 giây, huyết áp có thể hạ thấp đến mức gây ngất trong vòng 4-5 giây.
  • 31. 30 CƠ QUAN XUNG ĐỘNG CHOLINERGIC XUNG ĐỘNG NORADRENERGIC LOẠI RECEPTOR ĐÁP ỨNG Mắt · Cơ tia · Cơ vòng ... - Co (co đồng tử) a 1 ... - Co (giãn đồng tử) ... Tim · Nút xoang · Tâm nhĩ · Mạng Purkinje, bó His · Tâm thất - Giảm nhịp tim - Giảm co bóp và có thể tăng dẫn truyền - Giảm dẫn truyền - Giảm dẫn truyền b 1 b 1 b 1 b 1 - Tăng nhịp tim - Tăng co bóp và tăng dẫn truyền - Tăng dẫn truyền - Tăng co bóp Động mạch · Vành · Da và niêm mạc · Cơ vân · Não · Tạng ổ bụng · Thận - Co - Giãn - Giãn - Giãn ... ... a 1, a 2 b 2 a 1, a 2 a 1 b 2 a 1 a 1 b 2 a 1, a 2 - Co - Giãn - Co - Co - Giãn - Co - Co - Giãn - Co
  • 32. 31 CƠ QUAN XUNG ĐỘNG CHOLINERGIC XUNG ĐỘNG NORADRENERGIC LOẠI RECEPTOR ĐÁP ỨNG · Phổi - Giãn b 1, b 2 a 1 b 2 - Giãn - Co - Giãn Tĩnh mạch hệ thống ... a 1 b 2 - Co - Giãn Cơ trơn phế quản - Co b 2 - Giãn Dạ dày, ruột non · Nhu động, trương lực · Bài tiết - Tăng - Kích thích a 1, a 2, b 2 ... - Giảm - Ức chế Ống mật, túi mật - Co b 2 - Giãn Tủy thượng thận - Bài tiết adrenalin và noradrenalin ... ... Tụy · Tụy ngoại tiết · Tụy nội tiết - Tăng bài tiết - Tăng bài tiết insulin và glucagon a a 2 b 2 - Giảm bài tiết - Giảm bài tiết - Tăng bài tiết Tuyến nước bọt - Bài tiết nước bọt loãng a 1 b 2 - Bài tiết nước bọt đặc - Bài tiết Amylase Tổ chức cạnh cầu thận ... b 1 - Tăng bài tiết renin
  • 33. 32 Bảng: Chức năng của hệ thần kinh tự động. 2. Các con đường thần kinh dinh dưỡng: cung phản xạ - Phản xạ: là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. - Cung phản xạ: là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến). 5 yếu tố hợp thành cung phản xạ: + Bộ phận nhận cảm hay thụ quan + Dây thần kinh hướng tâm hay cảm giác – truyền xung hướng tâm tới CNS + Trung khu phản xạ thần kinh trung ương + Dây thần kinh ly tâm hay vận động – dẫn truyền các xung ly tâm từ trung khu phản xạ thần kinh tới cơ quan phản ứng + Cơ quan thực hiện phản xạ hay tác quan– sợi cơ hoặc tuyến đáp ứng lại xung ly tâm - Phản xạ không điều kiện: là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Khi vừa mới sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này. - Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của động vật bậc cao, lần đầu tiên được nghiên cứu chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga là Ivan Pavlov thông qua các thí nghiệm với chó và được công bố năm 1897. Ví dụ: + Phản xạ trương lực cơ: Có tác dụng duy trì cho cơ luôn có một độ trương lực nhất định để khi có kích thích cơ sẽ co nhanh và nhạy hơn. + Phản xạ gân: Phản xạ gân là một loại phản xạ tủy rất quan trọng được sử dụng nhiều trong thăm khám lâm sàng để góp phần chẩn đoán một số bệnh về thần kinh. - Phản xạ thực vật là các phản xạ được thực hiện với sự tham gia của các neuron thuộc hệ thần kinh thực vật. Cũng giống như phản xạ động vật, cung phản xạ có 5
  • 34. 33 khâu: (1) thụ cảm thể, (2) đường hướng tâm, (3) trung khu, (4) đường li tâm, (5) cơ quan đáp ứng.