SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------
PHAN GIA BẢO
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH NINH THUẬN
Tải tài liệu nhanh 0936885877
Zalo/viber/tele
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Tháng 03 Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------
PHAN GIA BẢO
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Tàichính – Ngân hàng
Mã số : 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học : TS.TRẦN THỊ KỲ
TP Hồ Chí Minh – Tháng 03 Năm 2019
1
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền
kinh tế hàng hoá. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đã làm biến
đổi mạnh mẽ hệ thống ngân hàng thương mại từ những hệ thống ngân hàng giản
đơn, sơ khai ban đầu trở thành những ngân hàng hiện đại. Khi mới ra đời, Ngân
hàng thương mại hoạt động chủ yếu là cho vay đối với lĩnh vực thương mại nhưng
ngày nay hoạt động của nó đã mang tính tổng hợp và đa năng. Tuỳ thuộc vào đặc
thù hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, từng đạo luật mà khái niệm ngân hàng
thương mại có thể được nhìn nhận dưới góc độ này hay góc độ khác.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
- Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung
cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận
tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử
dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài
chính".
Theo cách tiếp cận thận trọng của Peter S.Rose tác giả cuốn Quản trị NHTM thì
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện
nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền
kinh tế”
Luật số 47/ 2010/ QH12 Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa :
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
2
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm mục
tiêu lợi nhuận”.
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài trung gian quan trọng trong nền
kinh tế thị trường, giao dịch trực tiếp với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức
đoàn thể xã hội và cá nhân thực hiện huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng vốn huy
động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung
ứng các dịch vụ ngân hàng.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Theo điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 của
Quốc hội khóa XII: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường
xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi
b) Cấp tín dụng
c) Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Như vậy, hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm :
- Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có
hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
- Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả
bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương
tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,
ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách
hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
1.2. Lý luận về tín dụng ngân hàng :
3
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm về tín dụng
Theo Từ điển Kinh tế - Tài chính Việt Nam: “Tín dụng là quan hệ vay mượn,
quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc
hoàn trả. Quan hệ này được xác lập trên cơ sở lòng tin hoặc tín nhiệm lẫn nhau giữa
các chủ thể trong quan hệ đó”
Ngày nay, do có nhiều hạn chế trong quan hệ tín dụng trực tiếp nên người có
khoản tiền nhàn rỗi và người thiếu hụt vốn không gặp nhau về mặt không gian, thời
gian, khối lượng, loại tiền, lãi suất, … và đặc biệt là độ tin cậy lẫn nhau, khiến cho
tín dụng trực tiếp không thể phát triển được mà phải thực hiện qua trung gian chủ
yếu là các NHTM. Như vậy ngân hàng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa
các chủ thể trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này, ngân hàng vừa giữ vai trò là
người đi vay (con nợ) và vai trò là người cho vay (chủ nợ)
Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác
trong xã hội. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ
tín dụng với các chủ thể kinh tế khác ngân hàng có thể vừa là người đi vay, vừa là
người cho vay.
- Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động vốn dưới hình thức nhận
tiền gửi của các chủ thể kinh tế, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, trái phiếu ngân hàng.
- Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng đáp ứng kịp thời vốn
cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, cá nhân,
từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển.
Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là
quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ
chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả hai bên
cùng có lợi.
4
Liên quan đến khái niệm về tín dụng, tại khoản 14 điều 4 Luật số
47/2010/QH12 của Quốc hội về Luật các tổ chức tín dụng ghi : “Cấp tín dụng là
việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp
tín dụng khác”.
Liên quan đến khái niệm về tín dụng, tại khoản 14 điều 4 Luật số
47/2010/QH12 của Quốc hội về Luật các tổ chức tín dụng ghi: “Cấp tín dụng của
ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam
kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ tín dụng khác”.
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng mang đặc điểm của tín dụng nói chung, đó là: (1) Dựa
trên cơ sở lòng tin, ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng
sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc và
lãi) đúng hạn. (2) Ttín dụng là sự chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị cho
người đi vay trong một thời hạn nhất định, sau đó người cho vay được hoàn trả cả
gốc và lãi. (3) Tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng: Việc thu hồi
tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào
môi trường hoạt động ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá
cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai... khi khách
hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi , dẫn đến khó khăn trong
việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng; (4) Tín dụng ngân
hàng trên sở cam kết hoàn trả vô điều kiện của người đi vay cho ngân hàng là người
cho vay: Quá trình cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như:
hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo lãnh... Trong đó bên đi vay phải
cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.
5
Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn mang đặc điểm riêng, khác với tín dụng
thương mại và tín dụng nhà nước : (1) tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân
hàng là người cho vay và các chủ thể trong nền kinh tế là người đi vay; (2) tín dụng
ngân hàng xét về thời gian gồm cả tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong
khi tín dụng thương mại thường chỉ là tín dụng ngắn hạn hoặc tín dụng nhà nước
chủ yếu là tín dụng trung và dài hạn; (3) quy mô tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách hàng và chủ yếu bằng tiền, còn tín dụng thương mại quy mô
tín dụng giới hạn trong phạm vị hàng hóa của người cho vay.
Từ các đặc điểm trên tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hai nguyên tắc
cơ bản sau:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng điều khoản đã được cam
kết, thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng
Để phục vụ cho việc phân tích, quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả, hạn chế
thấp nhất rủi ro phát sinh, cần phân loại tín dụng theo các tiêu chí khác nhau như
sau:
1.2.3.1. Theo mục đích sử dụng tiền vay
- Tín dụng sản xuất kinh doanh: ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trên mọi lĩnh vực: công
nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ…
- Tín dụng tiêu dùng: ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của các cá nhân như mua sắm các vật dụng đắt tiền, như ô tô, mua nhà , đát, du học,
chữa bệnh…
1.2.3.2. Theo thời hạn sử dụng tiền vay
Theo cách này, tín dụng ngân hàng được chia thành ba loại:
- Tín dụng ngắn hạn: theo quy định của Việt Nam, tín dụng ngắn hạn có thời
hạn tối đa đến 12 tháng, cho vay ngắn hạn sử dụng chủ yếu để bù đắp nhu cầu vốn
6
lưu động tạm thời thiếu của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các
cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm,
được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi
mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ… có thời hạn thu hồi vốn
nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng
để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
1.2.3.3. Theo hình thức đảm bảo tiền vay
Theo tiêu thức này, tín dụng được chia thành hai loại:
- Tín dụng có bảo đảm: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ
sở có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh. Tài sản dùng để thế chấp, cầm cố có
thể là nhà xưởng, xe cộ, các khoản phải thu, các trang thiết bị hay các tài sản hình
thành từ vốn vay, vật có giá hay giấy tờ có giá... Ngoài ra, bảo đảm cho khoản vay
có thể được thực hiện bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba được ngân hàng chấp nhận.
- Tín dụng không có bảo đảm: trong trường hợp này ngân hàng cấp tín dụng
cho khách hàng mà không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh mà dựa vào
uy tín của khách hàng. Những khách hàng được cấp tín dụng loại này thường là
những khách hàng quen, đã có uy tín với ngân hàng về việc trả đúng và đầy đủ các
khoản nợ của mình từ trước tới nay.
1.2.3.4. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
- Tín dụng trả góp: ngân hàng cho vay và khách hàng vay phải hoàn trả dần
vốn gốc và lãi theo định kỳ.
- Tín dụng phi trả góp: ngân hàng cho vay và khách hàng vay phải hoàn trả
toàn bộ vốn 1 lần khi đáo hạn, trả lãi có thể theo thoả thuận giữa hai bên.
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại cho vay của ngân hàng mà việc thu
nợ được thực hiện theo yêu cầu hoàn trả của người đi vay trên cơ sở khả năng của
người đi vay và trong thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận.
1.2.3.5. Theo phương thức cho vay:
7
Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực
hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện
cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
Cho vay lƣu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách
hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu
kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch
hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu
kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá
thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách
hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất
định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một
năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa
và thời gian duy trì mức dư nợ này.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm
bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa
thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức
cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.
Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín
dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản
thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01
(một) năm.
Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng
cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một)
tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước
cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba)
tháng.
8
Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
- Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả
nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ
gốc của khoản vay.
- Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban
đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh.
- Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức
tín dụng. Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
1.2.3.6. Căn cứ vào hình thức pháp lý
Chiết khấu thƣơng phiếu: Là hoạt động khách hàng đem thương phiếu mà
mình có được do mua bán chịu trong hoạt động kinh doanh nhưng do thương phiếu
đó chưa đến hạn để thanh toán mà khách hàng lại cần tiền và khách hàng sẽ mang
thương phiếu đó đến NHTM xin chiết khấu.
Cho vay: Là hình thức ngân hàng cho khách hàng mượn một lượng tiền nhất
định với cam kết trong hợp đồng tín dụng là khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi
trong một khoản thời gian nhất định
Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Là hình thức ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa
vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù trong trường hợp này NHTM không
xuất tiền ra trực tiếp cho khách hàng của mình và chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính
hộ khách hàng khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ kịp thời
cho chủ nợ.
Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản và sau đó mang
cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định về thời gian và giá cả…và để
được sử dụng tài sản thuê đó thì thì khách hàng cứ đến hàng tháng, quý hoặc năm
tùy theo thỏa thuận giữa hai bên mà phải thanh toán cho NHTM một khoản tiền
nhất định.
9
Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng áp dụng
cho doanh nghiệp là bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát
sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận
trong hợp đồng mua bán hàng hóa. TCTD với vai trò là đơn vị bao thanh toán sẽ hỗ
trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động thúc đẩy hoạt động thương mại, bao gồm
thương mại trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, tín dụng còn có thể được phân loại theo: loại tiền, phạm vi quốc
gia, theo khách hàng…
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng
1.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng tín dụng
 Mức tăng hoặc giảm tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu –ký hiệu t (1.1)
 t (±) = Mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ (t) – Mức độ …kỳ (t-1)
Công thức (1.1) sử dụng để đánh giá quy mô tín dụng, cho người đọc thấy sự
biến động ( mức tăng hoặc giảm tuyệt đối ) giữa kỳ này với kỳ trước hoặc giữa thực
tế với kế hoạch về tổng dư nợ và mức dư nợ từng loại vay, bảo lãnh… theo các tiêu
chí phân loại thích hợp.
 Tốc độ tăng (+), giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu (1.2)
 t (±)
Tốc độ tăng, giảm của chỉ tiêu nghiên cứu ( % ) = x 100
Mức độ của chỉ tiêu kỳ (t-1)
Công thức (1.2) sử dụng để đánh giá tốc độ tăng (+) hoặc giảm (-) của các
chỉ tiêu về hoạt động tín dụng kỳ t so với kỳ t-1, như dư nợ tín dụng, doanh số cho
vay, doanh số thu nợ…
1.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tín dụng
Cơ cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ, theo công
thức:
Mức dư nợ loại i
Tỷ trọng dư nợ loại i (%) = *100
Tổng dư nợ
10
Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo từng tiêu chí giúp ngân hàng phân tích,
đánh giá và có quyết định thích hợp, có hiệu quả - biết được cần đẩy mạnh cho vay
theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng.
Chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá tình hình thu lãi cho vay so với lãi phải
thu hoặc giúp đánh giá khả năng tiếp thị, tình hình mở rộng thị phần của ngân hàng
về hoạt động tín dụng.
1.2.4.3 Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa sử dụng vốn và huy động vốn :
Ngân hàng chỉ có thể mở rộng quy mô cho vay nếu gia tăng được quy mô huy động
vốn, ngược lại, nếu gia tăng quy mô huy động vốn, nhưng sử dụng vốn không tăng
(hay cho vay không tăng) sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn được biểu thị bằng công thức:
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn (lần) =
Tổng vốn huy động
1.3. Lý luận về quản trị chất lƣợng tín dụng
1.3.1 Các khái niệm /quan niệm
Quan điểm về chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Chất lượng tín dụng” là một khái
niệm không thông dụng, bởi tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau, khó đồng
nhất và đo lường, gồm: cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, …. Tuy nhiên do hoạt động cho vay là hình thức chủ yếu của
NHTM nên theo định nghĩa hẹp của một số nhà nghiên cứu thì chất lượng tín dụng
chính là chất lượng cho vay của NHTM.
Theo quan điểm dưới góc độ ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng là
mức độ an toàn và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại. Như vậy, khi
nới đến CLTD trước hết phải nói đến tính an toàn của khoản vay, đảm bảo nguyên
tắc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của khách hàng, sau đó là mang lại lợi nhuận cho
chính bản thân ngân hàng. Điều đó có nghĩa là chất lượng tín dụng phải được thể
11
hiện ở sự gia tăng lợi nhuận, còn tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đảm bảo đúng mức quy
định và ngày càng giảm….
Với cách đề cập như vậy thì “Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của
khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng”. Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng này
phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín.
Chất lượng tín dụng là khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán
được), vừa trừu tượng (thể hiện ở các chỉ tiêu định tính). Để tránh rủi ro và thu lợi
nhuận trong hoạt động tín dụng thì ngân hàng không ngừng phải nâng cao chất
lượng tín dụng.
Thực chất của quản trị chất lượng tín dụng là quản trị rủi ro tín dụng
Rủi ro tại ngân hàng thương mại là những biến cố không mong đợi khi xảy ra
dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng , giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự
kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp
vụ tài chính nhất định.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng hạn. (Sử Đình Thành, 2015). Theo khoản 1 điều 3 Thông tư
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thì “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra
đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
của mình theo cam kết.”
Rủi ro tín dụng phát sinh do nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân từ chủ quan của
các ngân hàng thương mại, tuwg khách hàng và từ nền kinh tế
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,
mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro
12
Mục đích của quản trị chất lượng tín dụng là để hạn chế rủi ro tín dụng, nên có
thể nói: Quản trị chất lượng tín dụng là quản trị rủi ro tín dụng. Từ khái niệm về
quản trị rủi ro, có thể đưa ra quản trị rủi ro tín dụng như sau:
Quản trị chất lƣợng tín dụng là tập hợp các hoạt động nhận dạng, phân tích
rủi ro, đo lường rủi ro; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro (thông qua kiểm tra, phát
hiện, xử lý) và tài trợ rủi ro nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, những ảnh
hưởng bất lợi của rủi ro, dẫn đến tổn thất, mất mát, nâng cao chất lượng và hiệu quả
tín dụng.
1.3.2 Quy trình quản trị chất lƣợng tín dụng
1.3.2.1 Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Nhận
dạng rủi ro bao gồm: Theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn
bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ
những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro
mowsicos thể xuất hiện đối với ngân hàng
1.3.2.2 Phân tích rủi ro: Là việc xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro.
Phân tích rủi ro là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro, trên cơ sở
tìm ra các nguyên nhân, tác động đến nguyên nhân thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng
ngừa rủi ro
1.3.2.3 Đo lƣờng rủi ro: Là đo lường tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của
rủi ro-mức độ nghiêm trọng của tổn thất
1.3.2.4 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro: Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể
sử dụng các biện pháp: (1) Né tránh; (2) ngăn ngừa tổn thất; (3) Giảm thiểu tổn thất;
(4) chuyển giao tổn thất; (5) đa dạng rủi ro; (6) Quản trị thông tin…
1.3.2.5 Tài trợ rủi ro: Khi rủi đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính
xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Sau đó cần có
những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp : Hoặc tự khắc phục rủi ro hoặc chuyển
giao rủi ro
1.3.3 Nội dung quản trị chất lƣợng tín dụng
1.3.3.1 Dự báo rủi ro tín dụng
13
Để dự báo rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường xây dựng hoặc ứng dụng
các mô hình để lượng hóa rủi ro, đo lường rủi ro tín dụng, mức độ tổn thất khi rủi ro
xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận của ngân hàng từ đó ra quyết định một cách
đúng đắn nhất, có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác
nhau. Đo lường rủi ro tín dụng thường dùng các mô hình sau:
(i) Dùng tiêu chuẩn CAMPARI: (1-C) Character (tư cách của người vay);
(2-A) Ability (năng lực của người vay); (3-M) Margin (lãi cho vay); (4-P) Purpose
(mục đích vay); (5-A) Amount (số tiền vay); (6-R) Repayment (sự hoàn trả); (7-I)
Insurance (bảo hiểm);
(ii) Tiêu chuẩn 5C: (1-C) Character (tư cách của người vay), (2-C) Capital
(vốn), (3-C) Capicity (năng lực), (4-C) Collateral (bảo đảm ) và (5-C) Conditions
(điều kiện).
(iii) Mô hình điểm số Z :
Z= 1.2X1+1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4+1.0X5
Trong đó:
X1 là hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản
X2 là hệ số lợi nhuận chưa phân phối/ tổng tài sản
X3 là hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản
X4 là hệ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu /giá trị hạch toán của tổng
nợ
X5 là hệ số doanh thu/ tổng tài sản
Nếu Z< 1.8 : Khách hàng có khả năng xảy ra rủi ro cao
1.8< Z < 3 : Không xác định được
Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
*Phƣơng pháp ƣớc tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ
liệu đánh giá nội bộ IRB ( Internal Ratings Based)
EL = EAD x PD x LGD
Trong đó: EL ( expected loss) là tổn thất tín dụng dự kiến
14
EAD ( Exposure at Defaut) là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách
hàng không trả được nợ
PD là xác suất không trả được nợ
LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính.
Ngoài ra, có thể sử dụng mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard &
Poor’s; Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng…
1.3.3.2 Xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng…
Chính sách tín dụng phải khoa học, phù hợp với đặc điểm của từng ngân
hàng, đặc điểm kinh tế, xã hội từng và pháp luật thời kỳ, với các quy định về
nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng…với mục tiêu an toàn hoạt động tín dụng,
gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bằng phương pháp phân tán rủi ro, xác
định đúng khả năng trả nợ của khách hàng, sử dụng linh hoạt công cụ tín dụng phái
sinh, bảo hiểm tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng…
Quy trình tín dụng
Xây dựng quy trình tín dụng khoa học hợp lý, khoa học là công cụ nâng cao
chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro
Quy trình xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng: Xây dựng quy trình
xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng, hình thành hệ thống thông tin về khách
hàng, là công cụ giúp ngân hàng sớm phát hiện, xử lý rủi ro tín dụng, ngăn ngừa rủi
ro tín dụng, là một trong các căn cứ ra quyết định tín dụng
1.3.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng…
Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng…là đưa chính sách,
quy trình tín dụng đã được xây dựng vào thực tế thông qua việc ban hành, hướng
dẫn thực hiện, phân công, phân nhiệm cho các bộ phân, cá nhân bằng văn bản cùng
với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như mối quan hệ và sự phối kết hợp
công việc giữa các cá nhân, bộ phận…
1.3.3.4 Kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng..
15
Kiểm tra thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng.., sau đó là phân
tích, đánh giá là cơ sở cho chỉnh sửa, bổ sung chính sách tín dụng và quy trình tín
dụng cũng như xử lý các sai phạm
1.4. Tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng tại ngân hang thƣơng mại
1.4.1 Sự cần thiết tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng
1.4.1.1 Quan điểm về tăng cƣờng đối với ngân hàng: Theo tác giả, tăng cường là
sự tăng lên về số lượng và chất lượng, thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá về hoạt
động quản trị chất lượng tín dụng kỳ này (hay kỳ sau) so với kỳ trước, kỳ trước so
với kỳ trước nữa theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, mục tiêu quản trị đặt ra được
thực hiện.
1.4.1.2 Ý nghĩa của tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng:
Đối với các ngân hàng thƣơng mại : Tăng cường quản trị chất lượng tín dụng góp
phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tăng uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng và
đặc biệt tăng tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng cũng như
hệ thống ngân hàng quốc gia, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng đang ngày càng
gay gắt hiện nay:
Đối với nền kinh tế: Tăng cường quản trị chất lượng tín dụng tại các ngân hàng
thương mại sẽ có tác động tích cực tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của Chính phủ trong từng thời kỳ, vì nguồn vốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ
trọng đáng kể so với tổng nguồn vốn đầu tư của xã hội vào nền kinh tế của mỗi
quốc gia, đặc biệt là Việt Nam .
Đối với khách hàng: Tăng cường quản trị chất lượng tín dụng của các ngân hàng
giảm nguy cơ phá sản các ngân hàng, nguyên nhân chính gây tổn thất về tài sản của
khách hàng gửi tiền, đặc biệt nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là
nguồn vốn huy động từ khách hàng
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng
Các chỉ tiêu định lượng thường được các ngân hàng sử dụng để đánh giá quản
trị chất lượng tín dụng (hay quản trị rủi ro tín dụng), bao gồm:
1.4.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dƣ nợ tín dụng
Trong đó:
16
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn theo các
cấp độ khác nhau và không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ
Tổng dư nợ là tổng số tiền vay khách hàng còn nợ đến thời điểm nghiên cứu
bao gồm cả nợ trong hạn và quá hạn
Tỷ lệ này cao, phản ánh chất lượng tín dụng yếu kém, rủi ro tín dụng cao và
cũng phán ánh hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưa đạt mục tiêu đặt ra về hạn chế
rủi ro tín dụng
1.4.2.2 Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ tín dụng
Nợ xấu (Non Performing Loans – NPL).
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó
được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, do dó cần được theo dõi quản lý thật chặt chẽ.
Tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dư nợ ở thời điểm so sánh. Tỷ lệ nợ
xấu cho thấy chất lượng tín dụng thấp mà ngân hàng thương mại phải đối mặt.
Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu càng cao chất tín dụng càng thấp và ngược lại
1.4.2.3 Hệ số rủi ro tín dụng.
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có,
khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn, nhưng đồng
thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
được chia thành ba nhóm:
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân
hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho
vay của ngân hàng.
17
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho
ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư
nợ cho vay của ngân hàng.
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản
cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.
Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
1.4.2.4 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy hoạt động thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín
dụng thấp, chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng
thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.
1.4.2.5 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín
dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay
vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt
hiệu quả cao.
Vòng quay vốn tín dụng cao phản ánh chất lượng tín dụng tốt và cũng phản
ánh kết quả của quản trị rủi ro tín dụng tốt và ngược lại.
1.4.2.6 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ
Chi phí TL DPRR trên tổng dư nợ là tỷ lệ giữa tổng số tiền được trích lập và
hạch toán vào chi phí hoạt động so với tổng dư nợ.
Tỷ lệ TL DPRR cụ thể so với tổng dư nợ (%) = x 100.
Tỷ lệ giữa số tiền TL DPRR cụ thể so với tổng dư nợ tỷ lệ nghịch với chất
lượng tín dụng của NHTM: tỷ lệ này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng càng
18
thấp.
Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính để
đánh giá hoạt động quản trị chất lượng tín dụng, như: Chất lượng tốt hay xấu của
hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng; hệ thống thông tin tín dụng; …
1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng
1.4.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
 Môi trƣờng pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và văn bản pháp luật có liên
quan đồng thời gắn liền với việc thực thi pháp luật một cách nghiêm túc.
Hệ thống pháp luật phù hợp, đầy đủ và đồng bộ, bên cạnh đó phải có cơ sở hạ
tầng cho việc thực thi một cách nghiêm túc sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi
cho hoạt động quản trị chất lượng tín dụng của NHTM và ngược lại.
 Môi trƣờng kinh tế trong và ngoài nƣớc
Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế
trong và ngoài nước. Lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái … trong nước đều ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng
trưởng, thu nhập xã hội tăng dẫn đến tiết kiệm tăng và ngân hàng dễ dàng hơn trong
việc huy động vốn. Bên cạnh đó tiêu dùng xã hội tăng làm gia tăng nhu cầu về các
sản phẩm, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ SXKD, ngân hàng sẽ
có khả năng mở rộng tín dụng và chất lượng các khoản tín dụng sẽ được nâng lên.
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ SXKD làm ăn
thua lỗ, khi đó chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng
xấu.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, tác động của kinh tế
quốc tế không chỉ gói gọn trong một số quốc gia, vùng lãnh thổ mà còn tác động
bao trùm toàn thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế,
là đối tác của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong hoạt động kinh doanh. Khi kinh tế
quốc tế phát triển, nhu cầu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tăng, giao lưu thương mại
thông suốt, khối lượng giao dịch cao, ...sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế trong nước,
19
góp phần thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng gia tăng, nhu cầu đầu tư cho sản xuất
tăng, nhu cầu vốn tăng, hàng hóa quay vòng nhanh, thanh toán nhanh chóng, ... sẽ
tạo điều kiện cho người vay vốn gia tăng sản xuất, thu được lợi nhuận, do vậy tạo
thuận lợi cho hoạt động quản trị chất lượng tín dụng, góp phần hạn chế của ngân
hàng, tạ.
 Tác động của môi trƣờng chính trị, văn hóa và xã hội
Môi trường chính trị ở mỗi quốc gia có tác động ảnh hưởng quan trọng đến
hoạt động của ngân hàng. Môi trường chính trị thể hiện tư tưởng của giai cấp thống
trị, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động ngân hàng.
Đất nước ổn định về chính trị xã hội giúp các doanh nghiệp yên tâm thực hiện
đầu tư phát triển SXKD. Sự bất ổn chính trị - xã hội làm suy thoái đất nước, việc
SXKD của doanh nghiệp cũng như ngân hàng bị ngưng trệ, khó khăn trong thu hút
nguồn vốn của các nhà đầu tư nói chung và các NHTM nói riêng. Vì vậy sự ổn định
chính trị - xã hội cũng góp phần tạo thuận lợi quản trị chất lượng tín dụng của ngân
hàng và ngược lại.
Môi trường văn hóa cũng là yếu tố góp phần tạo dựng nên chất lượng tín dụng.
Môi trường văn hóa xã hội tác động đến tâm lý, tập quán kinh doanh, trình độ dân
trí ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ NHTM.
 Do biến động của thị trƣờng
Thị phần sản phẩm dịch vụ dần thu hẹp trên thị trường, tiền đề phát triển
trong tương lai của doanh nghiệp, cơ sở SXKD không nằm trong xu thế tiêu thụ của
thị trường.
 Xuất hiện các sản phẩm dịch vụ mới có tính thay thế và ưu việt hơn sản
phẩm dịch vụ hiện tại, làm thay đổi thị trường và khách hàng.
 Khủng hoảng, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới và trong nước làm cho nhu
cầu nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ từ bên ngoài thu hẹp; nhu cầu tiêu dùng
trong nước ngưng trệ, tác động mạnh đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, cơ sở
SXKD: hàng hóa sản xuất không có nơi tiêu thụ, giá thành tăng cao, khả năng cạnh
tranh thấp, bán hàng chậm thu hồi vốn, ...
20
Các yếu tố thị trường mặc dù xuất hiện và tồn tại bên ngoài khách hàng được
ngân hàng cấp tín dụng, tuy nhiên trong một số trường hợp có khả năng làm xấu đi
nghiêm trọng hoạt động SXKD của khách hàng, làm giảm chất lượng tín dụng của
ngân hàng.
 Do thiên tai, địch họa, chiến tranh, bạo loạn, đình công
Thiên tai, địch họa là các yếu tố không có khả năng lường trước, chỉ có thể
giàm nhẹ một phần rủi ro do chúng gây ra chứ không thể loại bỏ. Ngày nay chiến
tranh khu vực, xung đột cục bộ vẫn có nguy cơ tiềm tàng. Các yếu tố này dù do
nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động SXKD của người vay vốn, người được ngân hàng cấp tín dụng mà còn tác
động đến nhu cầu, nguồn lực, sức mua, ... của toàn xã hội, do vậy cũng tác động
trực tiếp đến chất lượng tín ngân hàng, đến mục tiêu quản trị chất lượng tín dụng.
1.4.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về khách hàng
 Năng lực quản trị doanh nghiệp của khách hàng yếu kém, biểu hiện như:
khách hàng chuyển đổi hình thức sở hữu không phù hợp, thay đổi tổ chức nhân sự,
người điều hành, cổ đông lớn không phù hợp với chiến lược kinh doanh, có dấu
hiệu mất đoàn kết trong nội bộ, phát sinh các vụ kiện cáo trong nội bộ doanh
nghiệp, chậm hoàn thiện hồ sơ pháp lý, …hoặc người lãnh đạo kém. Không có kinh
nghiệm trong hoạt động điều hành hoặc chưa được đào tạo cơ bản trong các lĩnh
vực liên quan đến hoạt động SXKD chủ yếu.
+ Phƣơng án kinh doanh của khách hàng: Nếu phương án kinh doanh
không phù hợp và yếu kém về năng lực quản lý điều hành của khách hàng, thể hiện:
(1) Bố trí hoạt động SXKD không hợp lý với quy mô, quy trình luân chuyển
SXKD và thị trường phân phối; (2) Xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch tài
chính chƣa khoa học: kế hoạch vay vốn lưu động ngày càng tăng lên, không sát
với thực tế điều kiện bản thân; (3) Không có phản xạ nhạy bén với các thay đổi
của thị trƣờng và điều kiện kinh doanh; (4) Yếu kém trong quản lý điều hành
nhân sự, thể hiện qua thái độ làm việc của nhân viên giảm sút; khó khăn về nhân
sự, một số người có năng lực rời bỏ doanh nghiệp, cơ sở SXKD; (5) Những thay
21
đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, thanh khoản hay mức độ hoạt động (doanh
thu trên hàng tồn kho, …) sẽ làm cho hoạt động SXKD của khách hàng khó có thể
phát triển và đặc biệt là gặp khó khăn, doanh số và lợi nhuận sụt giảm, sức khoẻ tài
chính yếu kém và có khả năng gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết, nghĩa
vụ với ngân hàng, tác động xấu đến chất lượng tín ngân hàng và ngược lại. Vì bản
chất của kinh doanh luôn ẩn chứa các rủi ro do chủ quan hay một số nguyên nhân
không thể kiểm soát được. Khi các phương án kinh doanh được ngân hàng tài trợ
gặp khó khăn thì khả năng trả nợ ngân hàng bị đe dọa. Khó khăn tạm thời về dòng
tiền của khách hàng làm chậm trễ kỳ thanh toán sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thanh
khoản của ngân hàng. Trầm trọng hơn, khi kinh doanh bị mất vốn, khách hàng
không trả được nợ gây ra các khoản nợ khó đòi của ngân hàng.
+ Đạo đức của khách hàng
Nguyên tắc tín nhiệm trong quan hệ tín dụng sẽ bị phá bỏ do đạo đức của
khách hàng (khi khách hàng cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng) và các
ràng buộc chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức dẫn đến việc phát sinh các
khoản nợ xấu cho ngân hàng, thể hiện:
(1) Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
Sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, bao gồm những biểu
hiện: sử dụng vốn vay lưu động để tài trợ cho hoạt động TDH, đầu tư TDH; danh
mục đối tượng vay vốn đề giải ngân khác với danh mục do ngân hàng thẩm định và
xét duyệt cấp tín dụng, chủ thể thụ hưởng vốn vay khác với chủ thể do ngân hàng
thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng, sử dụng vốn cho việc đảo nợ…. đây là rủi ro ở
mức độ cao tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
(2) Báo cáo tài chính không trung thực
Hiện nay quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ BCTC còn chưa chặt chẽ
và đồng bộ, một số chính sách báo cáo, khai báo thuế còn bị một số doanh nghiệp
lợi dụng vì mục đích gian lận nhằm có được bản BCTC đẹp, các chỉ tiêu tài chính
tốt khi đề nghị ngân hàng xét duyệt cho vay. Điều này vô cùng nguy hiểm không
chỉ cho ngân hàng mà toàn bộ nền kinh tế, nguyên nhân là nó tạo ra 02 hệ thống sổ
22
sách kế toán trong 01 doanh nghiệp, tạo ra thói quen gian lận, bất chấp luật pháp
của người vay vốn, bên cạnh đó ngân hàng khó có thể đánh giá chính xác tình hình
hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng dựa trên các số liệu sai lệch, giả
mạo; việc quản lý kinh tế toàn xã hội tầm vĩ mô cũng gặp khó khăn khi số liệu
thống kê hoạt động của các doanh nghiệp không chính xác, từ đó không thể đưa ra
các quyết định đúng đắn dễ dẫn đến rủi ro trong tương lai.
(3) Lừa đảo, chiếm đoạt vốn
Nếu sử dụng vốn sai mục đích, gian lận về sổ sách chứng từ mới tiềm ẩn rủi ro
tín dụng, có thể chưa làm ngân hàng mất vốn ngay nhưng lừa đảo, chiếm đoạt vốn
sẽ làm ngân hàng mất vốn ngay lập tức. Đây có thể xếp vào loại tội phạm hình sự.
Đối mặt với các rủi ro do nguyên nhân này gây ra, ngân hàng khó có khả năng thu
hồi hoặc có thu hồi cũng chỉ được một phần, thủ tục pháp lý và thời gian kéo dài.
1.4.3.3. Nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng
 Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
Chính sách tín dụng là các quy định về các nguyên tắc, chính sách khách hàng,
lãi suất, điều kiện …do cấp có thẩm quyền của ngân hàng ban hành tạo sự sự thống
nhất về hoạt động tín dụng đảm bảo, an toàn, tuân thủ pháp luật và chính sách phát
triển kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nước nhằm đạt được mục tiêu đặt ra
Chính sách tín dụng là nền tảng của hoạt động tín dụng, có ý nghĩa quyết định
đến sự thành công hay thất bại của mọi ngân hàng. Một chính sách tín dụng khoa
học, phù hợp và đúng đắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút được
nhiều khách hàng, mở rộng tín dụng, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và
ngược lại
 Quy trình tín dụng của NHTM
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng về
trình tự các bước cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ và sự phối hợp
chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng và đạt mục
tiêu lợi nhuận.
23
Quy trình tín dụng thường bắt đầu từ khi tiếp xúc với khách hàng, thu thập
thông tin về khách hàng, thẩm định, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, phát tiền
vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu lãi, thu hồi nợ...
Quy trình tín dụng được xây dựng khoa học, hợp lý và được kiểm tra, giám sát
chặt chẽ trong quá trình thực hiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và
ngược lại
 Mô hình tổ chức cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
Mô hình tổ chức cấp tín dụng là cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động tín dụng, thể
hiện qua việc tổ chức các phòng ban, các con người trong mỗi bộ phận và mối quan
hệ giữa các bộ phận, giữa các thành viên trong một bộ phận thông qua các quyết
định, văn bản quy định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận,
từng cá nhân của cấp có thẩm quyền.
Một mô hình tổ chức cấp tín dụng khoa học: thực hiện phân tách chức năng
hợp lý, không chồng chéo, không trùng lắp sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín
dụng và ngược lại
 Kiểm tra kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng
Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các
nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một
sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị mong
muốn là : (i) Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động tín dụng; (2) Sự tin cậy của
thông tin trên báo cáo tài chính về hoạt động tín dụng và (3) sự tuân thủ các luật lệ
và quy định hiện hành.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng hữu hiệu sẽ giúp
ngân hàng ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro hoạt động tín dụng , nâng cao
chất lượng tín dụng và ngược lại.
 Thông tin thị trƣờng, thông tin khách hàng
Thông tin thị trường, thông tin về khách hàng là căn cứ hết sức quan trọng và
vô cùng cần thiết để xem xét, quyết định cấp tín dụng và có các biện pháp hiệu quả
trong theo dõi, quản lý trong và sau khi cấp tín dụng, đảm bảo cấp tín dụng an toàn,
24
hiệu quả và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng. Thông tin càng
đầy đủ, chính xác, toàn diện và kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất
lượng tín dụng càng cao.
Thông tin phục vụ hoạt động tín dụng có thể thu thập từ các nguồn khác nhau,
bao gồm:
- Thông tin trên cơ sở nội dung hồ sơ khách hàng: giấy đề nghị cấp tín dụng,
PA/DA đề nghị cấp tín dụng, số liệu BCTC và các số liệu hoạt động khác của người
đề nghị cấp tín dụng, ...
- Thông tin, số liệu do ngân hàng thẩm định thực tế tại địa điểm SXKD, hoạt
động của khách hàng.
- Thông tin, số liệu do ngân hàng quản lý, theo dõi, tập hợp và hệ thống hóa
trong quá trình khách hàng quan hệ với ngân hàng.
- Thông tin khách hàng do CIC NHNNVN cung cấp.
- Thông tin ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh, thị trường, nhu cầu, giá cả,
khách hàng... do các cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp như Bộ Thương Mại, Bộ
Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
(VCCI), cơ quan quản lý thuế, ...hoặc khai thác từ các bản tin tài chính, thương mại
trong nước và các nguồn thông tin bên ngoài, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu,
nhập khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ...
- Thông tin từ các nguồn khai thác khác, không chính thống.
 Trình độ ứng dụng công nghệ trong quản lý
Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị trong quản lý tín dụng
cũng là yếu tố tác dụng không nhỏ đến chất lượng tín dụng, đặc biệt là trong giai
đoạn mà trình độ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, phần phần mềm quản lý trong hoạt
động tín dụng ngày càng phải sát với các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, trình độ
ứng dụng khoa học công nghệ càng cao thì càng có nhiều hỗ trợ cho việc giải quyết,
đơn giản hóa công tác cấp tín dụng; hỗ trợ cho quản lý hoạt động tín dụng dễ dàng,
25
thuận lợi, đáp ứng được các mục tiêu qunả lý ngày càng đa dạng và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng.
Trang thiết bị trong công tác quản lý tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng
cũng góp phần không nhỏ trong nâng cao chất lượng tín dụng NHTM. Nó là công
cụ, phương tiện phục vụ cho công tác tác nghiệp, quản lý, kiểm tra kiểm soát hoạt
động tín dụng nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả cao.
 Năng lực quản lý, trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của đội
ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng thƣơng mại
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành công trong quản lý hoạt động tín
dụng, chất lượng tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng
nói chung.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở Việt Nam hiện
nay, các quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp, đan xen, tác động qua lại lẫn nhau, cả
hữu cơ và vô cơ, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi năng lực, kinh nghiệm, kỹ
năng và trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng ngày càng cao mới có thể đáp ứng
nhu cầu công việc trong tình hình mới.
Ngoài năng lực quản lý, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thì không thể thiếu
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người làm tín dụng.
 Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan
niệm và tập quán, truyền thống cốt lõi ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đó và
chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên doanh nghiệp trong
việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Văn hóa doanh nghiệp của NHTM cũng góp phần tác động vào chất lượng tín
dụng của NHTM. Một ngân hàng ban hành các quy định về văn hóa doanh nghiệp
đúng, phù hợp với thực tế kinh doanh, đầy đủ; có các biện pháp hữu hiệu để thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo cho mỗi cán bộ nhân
viên ngân hàng một văn hóa sống, văn hóa làm việc, văn hóa trách nhiệm đúng đắn,
26
hình thành nên tinh thần trách nhiệm, thái độ tận tụy với công việc được giao, qua
đó góp phần vào việc tuân thủ đúng các quy định, chính sách, quy trình của pháp
luật và bản thân NHTM trong hoạt động cấp tín dụng; nâng cao ý thức, tinh thần
trách nhiệm với công việc được giao, nhờ vậy có thể hạn chế tối đa các rủi ro có khả
năng xảy ra trong hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng.
 Năng lực tài chính của ngân hàng thƣơng mại
Năng lực tài chính hay nguồn lực tài chính của NHTM có vai trò vô cùng quan
trọng, nó là tiền đề để phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung
và thị trường tín dụng nói riêng, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm tín
dụng, từ đó quyết định đến chất lượng tín dụng của NHTM.
Các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng hầu hết đều liên quan
trực tiếp hay gián tiếp đến nguồn lực tài chính NHTM, đó là vốn điều lệ, vốn chủ sở
hữu, nguồn trích lập DPRR tín dụng, …. Do vậy để tăng quy mô hoạt động cấp tín
dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, hiện đại hoá công nghệ,
giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, ...đòi hỏi các NHTM
phải tăng cường năng lực tài chính.
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng
1.5.1. Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu
trong quy trình cấp tín dụng: Tại Bangkok Bank (Thái Lan): trước đây quy trình
tín dụng chỉ có một bộ phận thực hiện, nay đã tách hẳn thành 02 bộ phận độc lập
với nhau: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Đây là thay đổi
quan trọng nhằm đảm bảo tính dộc lập, khách quan trong quá trình cấp tín dụng cho
khách hàng. Tại Siam Commercial Bank (Thái Lan) cũng đã xây dựng mô hình tổ
chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm 03 bộ
phận: marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay
1.5.2. Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cấp tín
dụng: Tại DBS Bank (Singapore) chính sách tín dụng là những nguyên tắc chung
nhất, thống nhất chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng, hướng dẫn và chỉ đạo chung
hoạt động tín dụng. Tại Kasikorn Bank (Thái Lan), trước đây chỉ quan tâm đến
27
TSĐB, không quan tâm nhiều đến dòng tiền của khách hàng, vì thế hậu quả là năm
1997 – 1999, nợ xấu lên đến 40%. Để khắc phục tình trạng trên, ngân hàng đã quan
tâm và thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng. Cụ thể các bộ phận liên quan phải giải
đáp các vấn đề sau mới quyết định cấp tín dụng: hiệu quả kinh doanh khách hàng,
mục đích khoản vay, nguồn trả nợ, khả năng kiểm soát của ngân hàng, thực trạng tài
chính của khách hàng, …
1.5.3. Chấm điểm xếp loại khách hàng: Tại DBS Bank (Singapore): Danh
mục tín dụng được phân tích và phê duyệt theo từng nhóm khách hàng dựa trên việc
đánh giá rủi ro. Mỗi người vay sẽ được tính điểm bởi “Hệ thống xếp hạng rủi ro”.
Với đa số các khách hàng, việc xếp hạng rủi ro dựa vào một số tiêu chí sau: tình
hình tài chính, điều kiện kinh doanh, thị phần, vốn và trình độ quản lý. Hệ thống
đánh giá tín dụng là công cụ để đánh giá cơ cấu tín dụng, tài sản đảm bảo, bảo lãnh
và rủi ro chuyển đổi khác vì vậy có thể coi đây là công cụ để đánh giá chất lượng
danh mục tín dụng, đo lường rủi ro và cuối cùng là để đưa ra quyết định. Tại các
ngân hàng Thái Lan, căn cứ trên các thông tin hiện có và thông tin lịch sử khách
hàng, kết hợp với thông tin ngành để quyết định cấp tín dụng
1.5.4. Thẩm quyền phán quyết tín dụng: Tại Thái Lan, việc phân cấp theo hạn
mức, mức độ phức tạp khoản cấp tín dụng tương tự như tại Việt Nam hiện nay, từ
cấp Giám đốc chi nhánh từng ngân hàng đến cao nhất là HĐQT ngân hàng và
NHTW Thái Lan quyết định
1.5.5. Giám sát khoản cấp tín dụng: Sau khi cấp tín dụng vẫn phải tiếp tục thu
thập thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá xếp loại khách hàng, có biện
pháp ứng xử kịp thời các tình huống rủi ro. Tại SiamCity Bank (Thái Lan), có 02 bộ
phận: tác nghiệp và tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát thay đổi những rủi ro từng
khoản cấp tín dụng và có biện pháp xử lý kịp thời. Bộ phận này cũng giám sát nhằm
đảm bảo tất cả các điều khoản, điều kiện tín dụng được tuân thủ. Bộ phận tái xét
quy định các phương pháp tái xét phải thực thi theo quy định của NHTW Thái Lan,
quản lý danh mục RRTD, thường xuyên cập nhật các báo cáo cho danh mục RRTD,
báo cáo xếp hạng tín dụng, các khoản nợ có vấn đề và danh mục cần giám sát.
28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã tổng hợp cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và quản trị chất
lượng hoạt động tín dụng tại các NHTM, bao gồm: Lý luận về tín dụng ngân hàng;
Chất lượng tín dụng; quản trị chất lượng tín dụng và tăng cường quản trị chất lượng
tại ngân hàng thương mại.
Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và quản trị chất lượng hoạt động tín dụng
tại NHTM sẽ là nền tảng đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng quản trị chất lượng
tín dụng của tại NHCTVN - chi nhánh Ninh Thuận, làm rõ các mặt đạt được, những
tồn tại và nguyên nhân của hạn chế.
29
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH NINH THUẬN
2.1. Môi trƣờng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh
NInh Thuận
2.1.1. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến
hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận
 Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của
Việt Nam. Trung tâm của tỉnh là Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách
Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km về phía Bắc, cách Nha Trang 100 km về
phía Nam theo hướng Quốc lộ 1A. Đặc điểm thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Chính vì vậy thời tiết
Ninh Thuận phân hóa thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Do vậy Ninh
Thuận nổi bật với đặc điểm nắng và gió quanh năm. Kinh tế Ninh Thuận chậm phát
triển. Dân số ở vào khoảng 650 ngàn người sống bằng nghề nông nghiệp, khai thác
muối, đánh bắt thủy sản là chủ yếu. Diện tích đất nông nghiệp thấp (60.113 ha),
chiếm 17,89% tổng diện tích toàn tỉnh; diện tích đất lâm nghiệp chiếm 47,59%, diện
tích đất không có khả năng sử dụng, sông suối và núi đá chiếm 29,9% tổng diện
tích, còn lại là diện tích đất khác; do đó nông nghiệp kém phát triển, nguồn thức ăn
cho vật nuôi khan hiếm, chăn nuôi nói chung khó có điều kiện phát triển.
 Toàn tỉnh có 07 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 06 huyện
 Tính đến hết năm 2018, thu ngân sách đạt 2.640 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
GDP đạt 7,08%-mức tăng cao nhất từ năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 19,1
triệu đồng, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuyển dịch chậm: nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 35,57%, công nghiệp và xây dựng chiếm 20,28%, dịch vụ chiếm 38,08%, giá
trị kim ngạch xuất khẩu đạt 85,7 triệu USD.
30
2.1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn thách thức đối với hoạt động tín dụng của
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
 Thuận lợi
- Do đặc thù điều kiện tự nhiên và khí hậu nên Ninh Thuận có nhiều thuận lợi
và tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất muối công nghiệp quy mô lớn và các sản phẩm
sau muối; khai thác và chế biến khoáng sản (titan), du lịch biển; phát triển các giống
cây trồng và vật nuôi đặc thù như nho, mủ trôm, chăn nuôi cừu, dê và nuôi trồng hải
sản, khai thác đánh bắt xa bờ.
- Với trữ lượng nắng và gió thuộc hàng đầu Việt Nam nên trong định hướng
phát triển của địa phương mục tiêu trở thành thủ phủ của năng lượng tái tạo, tạo nền
tảng, cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận trong tương lai. Tính đến
cuối năm 2018 toàn tỉnh đã cấp phép cho 32 dự án điện mặt trời và 12 dự án điện
gió.
- Có nhiều công trình văn hóa, các di tích lịch sử đang được bảo tồn, nhiều lễ
hội văn hóa đặc thù của dân tộc Chăm được gìn giữ. Đó là ngững giá trị văn hóa phi
vật thể phong phú, đa dạng, góp phần quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa
nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
 Những hạn chế và khó khăn thách thức
- Hạn chế : Chưa khai thác tốt các điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh để phát
triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển và năng lượng sạch. Chưa
xây dựng và quảng bá hình ảnh của “Ninh Thuận”, các sản phẩm, văn hóa đặc
thù của Ninh Thuận ở trong nước và quốc tế.
Tập tính người dân trên địa bàn chưa theo kịp với trình độ phát triển kinh tế
chung của cả nước, người dân chưa có thói quen đổi mới, phát triển kinh tế, trồng
trọt, chăn nuôi theo các phương thức mới, số lượng lao động làm kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu chưa thúc đẩy được sự phát triển chung. Dân số trong độ tuổi lao
động tỉnh tuy có số lượng lớn (gần 392.000 người) nhưng phần lớn có tay nghề yếu,
phần lớn chưa được đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao.
Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu có quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ, trình
31
độ năng lực quản lý kinh tế của người điều hành, quản lý còn nhiều hạn chế, hiệu
quả SXKD thấp, thị trường tiêu thụ và nguyên liệu hẹp, khó phát triển
 Vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, cơ sở hạ tầng lạc
hậu, thiếu, yếu kém, khó khăn trong thu hút nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực có
tay nghề, trình độ từ bên ngoài.
- Khó khăn thách thức :
 Xuất phát điểm nền kinh tế còn quá thấp, giá trị sản xuất hàng hóa nhỏ bé;
quy mô, năng suất, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thị
trường tiêu thụ, giá cả nông lâm thủy sản, muối không ổn định; đặc biệt chịu tác
động lớn của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên địa bàn. Công nghiệp hầu như không
có.
Tích lũy từ nội bộ kinh tế còn thấp. Mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả
năng đầu tư phát triển; mất cân đối trầm trọng giữa thu và chi, bội chi quá lớn,
nguồn vốn ngân sách giành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, nguồn vốn đầu tư
nước ngoài gần như không có, … làm cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tích lũy nền kinh tế khó khăn
 Môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh chưa được cải thiện, năng lực cạnh
tranh thấp cản trở quá trình thu hút đầu tư vào tỉnh. Tình trạng đầu tư còn phân tán,
thiếu đồng bộ, tiến độ đầu tư chậm nên hiệu quả không cao, thiếu định hướng chiến
lược đầu tư theo từng cụm ngành nghề để phát huy hiệu quả kết nối, liên kết với các
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với các địa phương lân cận.
 Đa phần doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé, người dân hoạt động hoạt động sản
xuất nhỏ, chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
2.1.2. Hoạt động tín dụng và chất lƣợng hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai ddoajn 2015-2018 thể hiện qua bảng
dưới đây:
32
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động hệ thống NHTM địa bàn Ninh Thuận 2015 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm Tốc độ tăng trƣởng (% )
2015 2016 2017 2018
2016/
2015
2017/
2016
2018/
2017
1 Huy động vốn 8,202 8,768 10,816 12,955 7 23 20
2 Dư nợ cho vay 11,029 13,126 15,892 18,670 19 21 17
3 Nợ xấu 113.02 154.02 175.80 108.76
4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.02 1.17 1.11 0.58 0.15 -0.07 -0.52
4 Thu dịch vụ 46 54 61 77 17 13 26
5 Lợi nhuận 217 215 273 369 -1 27 35
6 Số lượng NHTM 8 9 9 10
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNNVN – chi nhánh Ninh Thuận)
Bảng số liệu 2.1 cho thấy:
 Số lượng các NHTM trên địa bàn tăng dần theo thời gian.
 Dư nợ cho vay và huy động vốn là hai hoạt động chủ yếu của các NHTM
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đều có xu hướng tăng, nhưng dư nợ cho vay luôn cao
hơn huy động vốn.
 Tỷ lệ nợ xấu không cao (trên 1% so với tổng dư nợ) nhưng vần tồn tại và
tăng giảm không ổn định.
 Thu dịch vụ, lợi nhuận có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Bảng số liệu trên cũng cho thấy tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày
càng gay gắt trong hiện tại và cả trong tương lai.
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Ninh
Thuận
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
 Ngày 18/02/2004 Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công Thương Việt Nam ban
hành Quyết định số 024/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc Thành lập Chi nhánh Ngân
hàng Công thương Ninh Thuận thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ ngày
20/02/2004. Trụ sở: 468 - 470 Thống Nhất, TP Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận
33
 Ngày 05/08/2009 Chủ tịch HĐQT NHCTVN ban hành Quyết định số
457/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc Chuyển đổi và đổi tên Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Ninh Thuận thành NHCTVN – chi nhánh Ninh Thuận kể từ ngày
05/08/2009
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Gồm có 07 Phòng nghiệp vụ và 03 Phòng Giao dịch, được chia thành 02 khối
riêng biệt có chức năng cụ thể như sau:
 Khối kinh doanh
Bao gồm Phòng KHDN, Phòng KHCN và 03 Phòng Giao dịch
 Khối hỗ trợ
Bao gồm Phòng Tiền tệ Kho quỹ và Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tổng
hợp, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng kế toán giao dịch.
Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh
Ninh Thuận
Giám đốc : phụ trách Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tổng hợp, Phòng Hỗ
trợ tín dụng
Phó giám đốc phụ trách bán lẻ : Phòng Bán lẻ và 2 Phòng giao dịch.
Phó giám đốc hỗ trợ : phụ trách Phòng kế toán, Phòng Tiền tệ kho quỹ và 1
Phòng giao dịch.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018
2.2.3.1. Tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Trong các năm qua mặc dù tình hình hoạt động của ngành ngân hàng rất khó
khăn, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát và suy thoái nhưng chênh lệch thu
chi của chi nhánh Ninh Thuận vẫn tăng liên tục cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, thể
hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ninh Thuận từ năm
2015 – 2018
34
Đơn vị tính: tỷ đồng
S
T
T
Chỉ tiêu Năm So sánh
2015 2016 2017 2018 2016/2015 2017/2016 2018/2017
Mức
tăng,
giảm
Tốc độ
tăng,
giảm
(% )
Mức
tăng,
giảm
Tốc độ
tăng,
giảm
(% )
Mức
tăng,
giảm
Tốc độ
tăng,
giảm
(% )
1 Huy động
vốn
1.486 1.945 1.880 2.023 459 30,88 -65 -3,34 143 7,60
2 Dư nợ T.
dụng
1.401 1.568 1.694 2.017 167 11,92 126 8,03 323 19,06
3 Thu nhập 241 277 350 345 36 15,00 73 26,00 -5 -1,40
4 Chi phí 215 237 313 297 22 10,00 76 32,00 -16 -5,11
5 CL thu chi 26 40 37 48 14 70,00 -3 -7,50 11 29,72
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy :
- Huy động vốn tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn 2016 cao nhất đến 30,88%,
trong năm 2017 -3,34% là do cách giao lại chỉ tiêu không tính nguồn tiền gửi
khác là Kho bạc nhà nước và Bảo hiểm xã hội.
- Dư nợ tín dụng tăng trưởng dao động từ 8,03% năm 2017 và đến 19,06%
năm 2018.
- Lợi nhuận tăng đều mỗi năm, tăng trưởng mức cao nhất 70% ở năm 2016,
năm 2017 -7,50% và 2019 tăng 29,72%
2.2.3.2. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh
Chi nhánh Ninh Thuận luôn năng động, sáng tạo, tận dụng và khai thác tối đa
thế mạnh, tiềm năng và sự nỗ lực cố gắng của tập thể CBCNV và Ban Giám đốc,
trong các năm từ 2015 đến 2018, chi nhánh Ninh Thuận luôn hoàn thành từ 90% -
100% kế hoạch được trụ sở chính giao và được xếp loại 5 năm liền Hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ từ 2014-2018. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi
nhánh được thể hiện qua biểu đồ dưới đây
Biều đồ 2.1: Thực hiện kế hoạch kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận từ 2015 – 2018
Huy động vốn (tỷ đồng) Dƣ nợ (tỷ đồng)
35
Thu dịch vụ (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
– chi nhánh Ninh Thuận từ năm 2015 – 2018
2.3.1. Cơ cấu hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018
Cơ cấu hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018 thể hiện qua bảng
thống kê dưới đây.
36
Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Ninh Thuận từ 2015 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng,%
STT Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Số
liệu
Tỷ
trọng
(% )
Số
liệu
Tỷ
trọng
(% )
Số
liệu
Tỷ
trọng
(% )
Số
liệu
Tỷ
trọng
(% )
1 Theo đồng tiền 1,401 100 1,568 100 1,694 100 2,017 100
VND 1,401 100.00 1,568 100.00 1,694 100.00 2,017 100.00
Ngoại tệ quy đổi - 0.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00
2 Theo thời hạn 1,401 100 1,568 100 1,694 100 2,017 100
Ngắn hạn 776 55.36 894 57.02 899 53.08 1,064 52.75
Trung dài hạn 625 44.64 674 42.98 795 46.92 953 47.25
3 Theo ngành KT 1,401 1,568 1,694 2,017
Nông nghiệp-Thủy
sản 147 10.50 212 13.50 205 12.12 225 11.16
Công nghiệp-Xây
dựng 337 24.02 424 27.02 412 20.83 449 22.26
TM, DV, tiêu dùng 917 65.48 933 59.48 1,076 61.05 1,343 66.58
4 Theo loại hình KT 1,401 1,568 1,694 2,017
DN Nhà nước 190 13.56 161 10.27 132 7.79 103 5.11
Cty Cổ phần,TNHH,
hợp danh,DN vốn
đầu tư NN 546 39.00 659 42.00 733 43.25 719 35.65
DN tư nhân 28 2.00 39 2.50 38 2.22 39 1.93
Kinh tế tập thể, HTX - 0.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00
Hộ gia đình, cá nhân
và loai hình KT khác 637 45.44 709 45.23 792 46.74 1,156 57.31
5 Theo TSĐB 1,401 1,568 1,694 2,017
Có TSĐB 1,308 93.36 1,470 93.75 1,582 93.39 1,892 93.80
Không TSĐB 93 6.64 98 6.25 112 6.61 125 6.20
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
Bảng số liệu 2.3 cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2018:
- Theo đồng tiền : tỷ trọng cấp tín dụng tại chi nhánh bằng VND chiếm 100%
so với tổng dư nợ, không có cấp tín dụng bằng ngoại tệ.
37
- Theo thời hạn : tỷ trọng cấp tín dụng ngắn hạn luôn cao hơn trung dài hạn từ
5%-15%.
- Theo ngành kinh tế : cho vay thương mại, dịch vụ, tiêu dùng chiếm tỷ trọng
trên 60%, kế tiếp là Công nghiệp, xây dựng từ 20%-27%, còn lại lĩnh vực
nông nghiệp, thủy sản chiếm 10%-13,5%.
- Theo loại hình kinh tế : Hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
cho vay theo loại hình kinh tế, chiếm từ 45%-57% tăng dần qua các năm, tiếp
theo là Công ty cổ phần, TNHH, DN vốn đầu tư NN chiếm tỷ trọng từ 35%-
43%, DNNN chiếm từ 5%-13,5% giảm dần qua các năm, còn lại DNTN chiếm
tỷ trọng rất nhỏ từ 1,93%-2,5%, không phát sinh cho vay loại hình kinh tế tập
thể, hợp tác xã.
- Theo tài sản đảm bảo : cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng rất cao hơn
93%, không tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 7%.
2.3.2. Tăng trƣởng động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018
Tăng trưởng hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018 thể hiện qua
bảng thống kê dưới đây.
Bảng 2.4: Tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh Ninh Thuận từ 2015 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Tổng dư nợ tín dụng 1,401 1,568 1,694 2,017
2 Mức tăng (+), giảm (-) dư nợ tín dụng - 167 126 323
3 Tốc độ tăng (+), giảm (-) …(%) 11,92 8,03 19,06
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
Bảng số liệu 2.4 cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2018: Tổng dư nợ tín dụng
tăng cả số tuyệt đối và tương đối.
2.3.3. Thị phần hoạt động tín dụng tại chi nhánh so với các chi nhánh trên địa
bàn Ninh Thuận giai đoạn 2015- 2018
38
Bảng 2.5: Thị phần tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh 1.401 1.568 1.694 2.017
2 Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn 11.029 13.126 15.892 18.670
3
Thị phần dư nợ TD của chi nhánh
…(%) 12,73 11,94 10,66 10,80
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh NHNN chi nhánh Ninh Thuận)
Thị phần tín dụng giảm dần từ 12,73% năm 2015 còn 10,80% năm 2018, nguyên
nhân do từ 2017 mở thêm Ngân hàng Nam Á, 2018 thêm Ngân hàng Hàng Hải nên
thị phần bị chia bớt, còn Vietinbank Ninh Thuận vẫn tăng trưởng tốt qua các năm.
2.3.4. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh
Bảng 2.6: Hệ số huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng, lần
Năm
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1 Tổng dư nợ tín dụng 1,401 1,568 1,694 2,017
2 Tổng huy động vốn 1.486 1.945 1.880 2.023
3 Hệ số (3=1/2) 0,94 0,80 0,90 0,99
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
Nhìn vào bảng 2.6 nhận thấy : Chi nhánh chủ động được nguồn vốn cho vay, tính
thanh khoản cao, giảm chi phí mua vốn và tăng thu nhập từ bán vốn cho Trụ sở
chính.
2.4. Thực trạng hoạt động quản trị chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận
39
PHÒNG
HTTD
PHÒNG
KHDN
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh
Phòng KHDN : cho vay khách hàng thuộc phân khúc KHDN từ KHDN vừa và nhỏ
trở lên.
Phòng Bán lẻ, các phòng giao dịch cho vay khách hàng thuộc khối bán lẻ : gồm
KHDN siêu vi mô, hộ kinh doanh, cá nhân.
Phòng Hỗ trợ tín dụng : hỗ trợ công tác giải ngân và kiểm soát sau giải ngân của
Phòng KHDN và Bán lẻ.
* Về mặt tổ chức hoạt động
- Thành lập Hội đồng xử lý tín dụng, Hội đồng XLRR theo đúng quy định.
Thành phần gồm có Giám đốc (Chủ tịch Hội đồng), các Phó Giám đốc, Trưởng các
Phòng Khách hàng. Các Hội đồng quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền do
NHCTVN giao trong từng thời kỳ.
- Các Hội đồng tiến hành họp định kỳ hoặc đột xuất khi có các trường hợp
phát sinh, riêng Hội đồng xử lý tín dụng nợ họp định kỳ tối thiểu 2 tuần/lần: quyết
định các vấn đề liên quan đến các biện pháp xử lý cụ thể, cá nhân, bộ phận thực
hiện, tiến trình thực hiện, mốc thời gian hoàn thành. Ý kiến của Hội đồng phải được
đa số các thành viên biểu quyết thống nhất, trường hợp số thành viên có ý kiến trái
ngược nhau bằng nhau về số lượng thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết
PGD
NINH
PHƯỚC
PGD
THÁP
CHÀM
PGD
PHAN
RANG
PHÒNG
BÁN
LẺ
PHÓ GIÁM ĐỐC
40
định. Kết quả các cuộc họp đều có thông báo và phiếu giao việc cụ thể, theo dõi
việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện trong các cuộc họp định kỳ tiếp theo.
2.4.2. Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Ninh
Thuận không có chức năng xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, chỉ tổ
chức thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng do trụ sở chính ban hành và
hướng dẫn thực hiện cũng như kiểm tra và xử lý sai phạm thông qua cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý tín dụng và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng.
Cập nhật, hƣóng dẫn kịp thời triển khai các văn bản quy định về hoạt
động tín dụng
Trên cơ sở các văn bản quy định về hoạt động của trụ sở chính, ban lãnh đao
chi nhánh tổ chức cập nhật, hưóng dẫn kịp thời triển khai hoạt động tín dụng và
giám sát, kiểm tra hoạt động tín dụng (tuân thủ đúng yêu cầu quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015).
Giao chỉ tiêu về hoạt động tín dụng
Giao chỉ tiêu kế hoạch dư nợ chi tiết đến loại hình khách hàng (cá nhân, tổ
chức), thời hạn vay vốn (ngắn, trung và dài hạn), tỷ lệ cho vay TDH trên tổng dư
nợ, tỷ lệ cho vay không có TSĐB, thu hồi nợ XLRR.
Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh
Trường hợp trong mức thẩm quyền của Chi nhánh :
+ Tại trụ sở Chi nhánh (Phòng KHDN, Phòng Bán lẻ) : cán bộ quan hệ
khách hàng làm toàn bộ hộ sơ thẩm định, sau khi Ban giám đốc Chi nhánh phê
duyệt cấp tín dụng, chuyển hồ sơ cho Phòng Hỗ trợ tín dụng tiến hành các thủ tục
giải ngân và lưu hồ sơ.
+ Tại các phòng giao dịch : cán bộ quan hệ khách hàng làm toàn bộ hồ sơ
thẩm định, nếu trong thẩm quyền hạn mức của Trưởng phòng giao dịch thì phê
duyệt cấp tín dụng ngay tại Phòng giao dịch, nếu vượt hạn mức của Trưởng phòng
giao dịch trình Ban giám đốc phê duyệt và tiến hành thủ tục giải ngân, lưu hồ sơ tại
Phòng giao dịch.
41
Trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh chuyển toàn bộ hồ
sơ lên TSC phê duyệt cấp tín dụng.
Ủy quyền phê duyệt tín dụng tại chi nhánh
-Các trường hợp ngoài mức phán quyết, hồ sơ cho vay phải chuyển lên TSC
xem xét phê duyệt
-Trường hợp trong mức thẩm quyền của Chi nhánh: Trụ sở chính ủy quyền
phán quyết tín dụng cho từng đối tượng khách hàng, mục đích vay vốn, ngành hàng
theo tùy tình hình cụ thể từng chi nhánh. Cấp được ủy quyền phán quyết cao nhất
tại Chi nhánh là Giám đốc chi nhánh (100% mức ủy quyền của TSC)
2.4.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Kiểm tra, đánh giá thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động tín dụng
Chi nhánh thực hiện theo dõi việc thực hiện kế hoạch từng tháng, quý trong
năm. Hiện tại NHCTVN áp dụng kết quả thực hiện Dư nợ bằng số dư bình quân
nhằm đảm bảo hiệu quả, tránh tăng trưởng ảo vào các kỳ đánh giá Quý/Năm. Kết
quả việc thực hiện là một trong các chỉ tiêu xem xét, bổ nhiệm, bố trí Lãnh đạo chi
nhánh và Lãnh đạo các Phòng hoạt động tín dụng.
Giám sát hoạt động tín dụng tại chi nhánh
Giám sát thông qua Phòng Hỗ trợ tín dụng, đây là bộ phận nằm tại chi nhánh,
giám sát hoạt động giải ngân và sau giải ngân. Toàn bộ hoạt động nghiệp vụ tại chi
nhánh, trong đó có cả hoạt động tín dụng đều phải chịu sự kiểm tra giám sát để phát
hiện, xử lý kịp thời các sai sót.
Ngoài ra kênh giám sát thứ 2 là Phòng KTKSNB khu vực, chịu sự quản lý
điều hành của Ban KTKSNB (trực thuộc HĐQT). Các đoàn thanh tra, kiểm tra định
kỳ, kiểm tra chuyên đề của các Phòng chức năng TSC, văn phòng đại diện miền
Trung và Ban KTKSNB. Thông qua các đợt thanh, kiểm tra này để phát hiện kịp
thời các sai sót, sai phạm, cảnh báo chi nhánh các rủi ro trong hoạt động cấp tín
dụng. Kết quả thanh kiểm tra là một trong các tiêu chí để quyết định mức ủy quyền
phán quyết tín dụng của TSC cho chi nhánh
2.4.4. Đo lƣờng hoạt động quản trị chất lƣợng tín dụng
42
2.4.4.1. Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu trên tổng dư nợ
Nhìn chung trong các năm từ 2015 – 2018, thị phần dư nợ của chi nhánh ở
mức ổn định, giao động quanh 14%, xếp vị trí thứ 3 trên địa bàn; chất lượng tín
dụng được giữ vững và tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu ở mức thấp so với bình quân trên
địa bàn
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu trên tổng dƣ nợ của chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng,%
STT Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Số
tiền
Tỷ trọng
(% )
Số liệu
Tỷ trọng
(% )
Số liệu
Tỷ trọng
(% )
Số
liệu
Tỷ trọng
(% )
1 Nợ nhóm 2 2,56 0,18 2,14 0,14 2,45 0,14 3,34 0,17
2 Nợ xấu 1,35 0,12 1,71 0,14 1,43 0,12 1,68 0,10
Nhóm 3 0,15 0,01 0,86 0,05 0,45 0,03 0,29 0,01
Nhóm 4 1,20 0,09 0,85 0,05 0,98 0,06 1,39 0,07
Nhóm 5 0,28 0,02 0,50 0,03 0,58 0,03 0,35 0,02
Tổng dƣ nợ 1.401 1.568 1.694 2.017
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy nợ xấu của Chi nhánh được kiểm soát khá chặt chẽ,
chất lượng tín dụng khá tốt, cao nhất ở năm 2016 mức 0,14%, thấp nhất ở năm 2018
0,10%
2.4.4.2. Cơ cấu nợ xấu theo đồng tiền, thời hạn, ngành kinh tế, đối tượng khách
hàng, bảo đảm tiền vay
Trong các năm từ năm 2015 đến 2018, chất lượng tín dụng của chi nhánh được
giữ vững và có tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu thuộc loại thấp nhất trong hệ thống
NHCTVN và trên địa bàn Ninh Thuận. Cụ thể:
 Nợ nhóm 2 đến cuối năm 2018 chỉ chiếm 0,17% tổng dư nợ, tập trung chính
trong cho vay thương mại dịch vụ và tiêu dùng. Quy mô các khoản nợ nhóm 2 của
chi nhánh ở mức nhỏ, việc thu hồi và xử lý nợ tương đối thuận lợi.
 Nợ xấu đến cuối 2018 chỉ chiếm 0,10% tổng dư nợ tập trung chính trong cho
vay thương mại dịch vụ và tiêu dùng. Quy mô các khoản nợ xấu của chi nhánh ở
43
mức nhỏ, tuy nhiên số món nhiều, chủ yếu các khách hàng vay tín chấp bị thôi việc
không thu hồi được nợ, việc thu hồi và xử lý nợ này rất khó khăn do không có
nguồn thu.
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ nhóm 2 theo các tiêu chí
Đơn vị: tỷ đồng,%
STT Nợ nhóm 2
2015 2016 2017 2018
Số
liệu
Tỷ
trọng
(% )
Số
liệu
Tỷ
trọng
(% )
Số
liệu
Tỷ
trọng
(% )
Số
liệu
Tỷ trọng
(% )
1 Theo đồng tiền 2.56 2.14 2.45 3.34
VNĐ 2.56 100.00 2.14 100.00 2.45 100.00 3.34 100.00
Ngoại tệ quy đổi - - - - - - - -
2 Theo thời hạn 2.56 2.14 2.45 3.34
Ngắn hạn 1.42 55.36 1.02 47.66 1.53 62.45 1.12 33.53
Trung dài hạn 1.14 44.64 1.12 52.34 0.92 37.55 2.22 66.47
3 Theo ngành KT 2.56 2.14 2.45 3.34
Nông nghiệp-Thủy
sản 0.27 10.50 0.50 23.36 0.40 18.69 0.65 19.46
Công nghiệp-Xây
dựng 0.61 24.02 0.21 9.81 0.37 17.29 0.87 26.05
TM, DV, tiêu dùng 1.68 65.48 1.43 66.82 1.68 78.50 1.82 54.49
4 Theo loại hình KT 2.56 2.14 2.45 3.34
DN Nhà nước - - - - - - - -
Cty Cổ phần, TNHH,
hợp danh,DN vốn
đầu tư NN 1.00 39.00 1.10 51.40 1.50 61.22 1.80 53.89
DN tư nhân 0.05 2.00 - - - - - -
Kinh tế tập thể, HTX - - - - - - - -
Hộ gia đình, cá nhân
và loai hình KT khác 1.51 59.00 1.04 48.60 0.95 38.78 1.54 46.11
5 Theo TSĐB 2.56 2.14 2.45 3.34
Có TSĐB 2.44 95.31 2.06 96.26 1.56 63.67 2.14 64.07
Không TSĐB 0.12 4.69 0.08 3.74 0.89 36.33 1.20 35.93
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
44
Bảng số liệu 2.8 cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2018 tình hình nợ nhóm 2
như sau:
- Theo đồng tiền : tỷ trọng nợ nhóm 2 tại chi nhánh bằng VND chiếm 100%
nợ nhóm 2, không có nợ nhóm 2 bằng ngoại tệ do không cấp tín dụng bằng
ngoại tệ.
- Theo thời hạn : tỷ trọng nợ nhóm 2 ngắn hạn thấp nhất là 33,53% ở năm
2018 và cao nhất là 62,45% ở năm 2017, trong khi đó trung dài hạn 37,55% ở
năm 2017 và 66,47% ở năm 2018.
- Theo ngành kinh tế : nợ nhóm 2 cho vay thương mại, dịch vụ, tiêu dùng
chiếm tỷ trọng từ 10,5%-19,46%, kế tiếp là Công nghiệp, xây dựng từ 9,81%-
26,05%, còn lại lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản chiếm 54,49%-78,50%.
- Theo loại hình kinh tế : Công ty cổ phần, TNHH, DN vốn đầu tư NN cao
trong cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế, chiếm tỷ trọng từ 39%-53,89%; hộ
gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng từ 38,78%-59% tăng dần qua các năm.
- Theo tài sản đảm bảo : nợ nhóm 2 cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng
rất cao hơn 63,67-96,26%, không tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng ít hơn, chỉ từ
3,74%-36,33%.
Bảng 2.9: Chi tiết nợ xấu theo đồng tiền, thời hạn, ngành kinh tế, đối
tƣợng khách hàng, bảo đảm tiền vay
45
Đơn vị: tỷ đồng
STT Nợ xấu
2015 2016 2017 2018
Số
tiền
Tỷ
trọng
(% )
Số
tiền
Tỷ
trọng
(% )
Số
tiền
Tỷ
trọng
(% )
Số
tiền
Tỷ
trọng
(% )
1 Theo đồng tiền 1.35 1.71 1.43 1.68
VNĐ 1.35 100.00 1.71 100.00 1.43 100.00 1.68 100.00
Ngoại tệ quy đổi - - - - - - - -
2 Theo thời hạn 1.35 1.71 1.43 1.68
Ngắn hạn 0.75 55.36 0.89 52.05 0.98 68.53 0.82 48.81
Trung dài hạn 0.60 44.64 0.82 47.95 0.45 31.47 0.86 51.19
3 Theo ngành KT 1.35 1.71 1.43 1.68
Nông nghiệp-Thủy
sản 0.24 17.78 0.46 26.90 0.54 31.58 0.51 30.36
Công nghiệp-Xây
dựng 0.32 24.02 0.14 8.19 0.28 16.37 0.75 44.64
TM, DV, tiêu dùng 0.79 58.20 1.11 64.91 0.61 35.67 0.42 25.00
4 Theo loại hình KT 1.35 1.71 1.43 1.68
DN Nhà nước - - - - - - - -
Cty Cổ phần,TNHH,
hợp danh,DN vốn
đầu tư NN 0.53 39.00 0.98 57.31 0.97 67.83 1.12 66.67
DN tư nhân 0.03 2.00 - - - - - -
Kinh tế tập thể, HTX - - - - - - - -
Hộ gia đình, cá nhân
và loai hình KT khác 0.80 59.00 0.73 42.69 0.46 32.17 0.56 33.33
5 Theo TSĐB 1.35 1.71 1.43 1.68
Có TSĐB 1.29 95.56 1.67 97.66 1.39 97.20 1.65 98.21
Không TSĐB 0.06 4.44 0.04 2.34 0.04 2.80 0.03 1.79
sau:
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
Bảng số liệu 2.9 cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2018 tình hình nợ xấu như
- Theo đồng tiền : tỷ trọng nợ xấu tại chi nhánh bằng VND chiếm 100% nợ
xấu, không có nợ xấu bằng ngoại tệ do không cấp tín dụng bằng ngoại tệ.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...luanvantrust
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTrần Đức Anh
 
Mot so bien phap nang cao ket qua hoat dong cho vay doi voi cac doanh nghiep ...
Mot so bien phap nang cao ket qua hoat dong cho vay doi voi cac doanh nghiep ...Mot so bien phap nang cao ket qua hoat dong cho vay doi voi cac doanh nghiep ...
Mot so bien phap nang cao ket qua hoat dong cho vay doi voi cac doanh nghiep ...Hạnh Ngọc
 
bctntlvn (122).pdf
bctntlvn (122).pdfbctntlvn (122).pdf
bctntlvn (122).pdfLuanvan84
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...hungmia
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng (20)

LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
LVTSGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Agribank.
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng thương...Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng thương...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Ngắn Hạn.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Ngắn Hạn.docxCơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Ngắn Hạn.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Ngắn Hạn.docx
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dungTailieu.vncty.com   luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
Tailieu.vncty.com luan-van-nang-cao-chat-luong-tin-dung
 
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
 
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG BankCơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
 
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
 
Mot so bien phap nang cao ket qua hoat dong cho vay doi voi cac doanh nghiep ...
Mot so bien phap nang cao ket qua hoat dong cho vay doi voi cac doanh nghiep ...Mot so bien phap nang cao ket qua hoat dong cho vay doi voi cac doanh nghiep ...
Mot so bien phap nang cao ket qua hoat dong cho vay doi voi cac doanh nghiep ...
 
bctntlvn (122).pdf
bctntlvn (122).pdfbctntlvn (122).pdf
bctntlvn (122).pdf
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừaGiải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Th...
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Th...Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Th...
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Th...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptxNguynThnh809779
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 

Recently uploaded (18)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ PHAN GIA BẢO QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NINH THUẬN Tải tài liệu nhanh 0936885877 Zalo/viber/tele Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – Tháng 03 Năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ PHAN GIA BẢO QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành : Tàichính – Ngân hàng Mã số : 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học : TS.TRẦN THỊ KỲ TP Hồ Chí Minh – Tháng 03 Năm 2019
  • 3. 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đã làm biến đổi mạnh mẽ hệ thống ngân hàng thương mại từ những hệ thống ngân hàng giản đơn, sơ khai ban đầu trở thành những ngân hàng hiện đại. Khi mới ra đời, Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu là cho vay đối với lĩnh vực thương mại nhưng ngày nay hoạt động của nó đã mang tính tổng hợp và đa năng. Tuỳ thuộc vào đặc thù hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, từng đạo luật mà khái niệm ngân hàng thương mại có thể được nhìn nhận dưới góc độ này hay góc độ khác. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: - Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. - Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính". Theo cách tiếp cận thận trọng của Peter S.Rose tác giả cuốn Quản trị NHTM thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” Luật số 47/ 2010/ QH12 Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa : “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
  • 4. 2 ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường, giao dịch trực tiếp với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân thực hiện huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. 1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Theo điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 của Quốc hội khóa XII: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi b) Cấp tín dụng c) Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Như vậy, hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm : - Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. - Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. - Cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. 1.2. Lý luận về tín dụng ngân hàng :
  • 5. 3 1.2.1. Khái niệm Khái niệm về tín dụng Theo Từ điển Kinh tế - Tài chính Việt Nam: “Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc hoàn trả. Quan hệ này được xác lập trên cơ sở lòng tin hoặc tín nhiệm lẫn nhau giữa các chủ thể trong quan hệ đó” Ngày nay, do có nhiều hạn chế trong quan hệ tín dụng trực tiếp nên người có khoản tiền nhàn rỗi và người thiếu hụt vốn không gặp nhau về mặt không gian, thời gian, khối lượng, loại tiền, lãi suất, … và đặc biệt là độ tin cậy lẫn nhau, khiến cho tín dụng trực tiếp không thể phát triển được mà phải thực hiện qua trung gian chủ yếu là các NHTM. Như vậy ngân hàng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này, ngân hàng vừa giữ vai trò là người đi vay (con nợ) và vai trò là người cho vay (chủ nợ) Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong xã hội. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ tín dụng với các chủ thể kinh tế khác ngân hàng có thể vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. - Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các chủ thể kinh tế, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng. - Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, cá nhân, từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả hai bên cùng có lợi.
  • 6. 4 Liên quan đến khái niệm về tín dụng, tại khoản 14 điều 4 Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội về Luật các tổ chức tín dụng ghi : “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Liên quan đến khái niệm về tín dụng, tại khoản 14 điều 4 Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội về Luật các tổ chức tín dụng ghi: “Cấp tín dụng của ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác”. 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng mang đặc điểm của tín dụng nói chung, đó là: (1) Dựa trên cơ sở lòng tin, ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc và lãi) đúng hạn. (2) Ttín dụng là sự chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị cho người đi vay trong một thời hạn nhất định, sau đó người cho vay được hoàn trả cả gốc và lãi. (3) Tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng: Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai... khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi , dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng; (4) Tín dụng ngân hàng trên sở cam kết hoàn trả vô điều kiện của người đi vay cho ngân hàng là người cho vay: Quá trình cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo lãnh... Trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.
  • 7. 5 Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn mang đặc điểm riêng, khác với tín dụng thương mại và tín dụng nhà nước : (1) tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng là người cho vay và các chủ thể trong nền kinh tế là người đi vay; (2) tín dụng ngân hàng xét về thời gian gồm cả tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong khi tín dụng thương mại thường chỉ là tín dụng ngắn hạn hoặc tín dụng nhà nước chủ yếu là tín dụng trung và dài hạn; (3) quy mô tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và chủ yếu bằng tiền, còn tín dụng thương mại quy mô tín dụng giới hạn trong phạm vị hàng hóa của người cho vay. Từ các đặc điểm trên tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hai nguyên tắc cơ bản sau: - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. - Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng điều khoản đã được cam kết, thỏa thuận ghi trong hợp đồng. 1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng Để phục vụ cho việc phân tích, quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro phát sinh, cần phân loại tín dụng theo các tiêu chí khác nhau như sau: 1.2.3.1. Theo mục đích sử dụng tiền vay - Tín dụng sản xuất kinh doanh: ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trên mọi lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ… - Tín dụng tiêu dùng: ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như mua sắm các vật dụng đắt tiền, như ô tô, mua nhà , đát, du học, chữa bệnh… 1.2.3.2. Theo thời hạn sử dụng tiền vay Theo cách này, tín dụng ngân hàng được chia thành ba loại: - Tín dụng ngắn hạn: theo quy định của Việt Nam, tín dụng ngắn hạn có thời hạn tối đa đến 12 tháng, cho vay ngắn hạn sử dụng chủ yếu để bù đắp nhu cầu vốn
  • 8. 6 lưu động tạm thời thiếu của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ… có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 1.2.3.3. Theo hình thức đảm bảo tiền vay Theo tiêu thức này, tín dụng được chia thành hai loại: - Tín dụng có bảo đảm: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh. Tài sản dùng để thế chấp, cầm cố có thể là nhà xưởng, xe cộ, các khoản phải thu, các trang thiết bị hay các tài sản hình thành từ vốn vay, vật có giá hay giấy tờ có giá... Ngoài ra, bảo đảm cho khoản vay có thể được thực hiện bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba được ngân hàng chấp nhận. - Tín dụng không có bảo đảm: trong trường hợp này ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng mà không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh mà dựa vào uy tín của khách hàng. Những khách hàng được cấp tín dụng loại này thường là những khách hàng quen, đã có uy tín với ngân hàng về việc trả đúng và đầy đủ các khoản nợ của mình từ trước tới nay. 1.2.3.4. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: - Tín dụng trả góp: ngân hàng cho vay và khách hàng vay phải hoàn trả dần vốn gốc và lãi theo định kỳ. - Tín dụng phi trả góp: ngân hàng cho vay và khách hàng vay phải hoàn trả toàn bộ vốn 1 lần khi đáo hạn, trả lãi có thể theo thoả thuận giữa hai bên. - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại cho vay của ngân hàng mà việc thu nợ được thực hiện theo yêu cầu hoàn trả của người đi vay trên cơ sở khả năng của người đi vay và trong thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận. 1.2.3.5. Theo phương thức cho vay:
  • 9. 7 Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay. Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn. Cho vay lƣu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp. Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm. Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.
  • 10. 8 Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện: - Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay. - Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh. - Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận. 1.2.3.6. Căn cứ vào hình thức pháp lý Chiết khấu thƣơng phiếu: Là hoạt động khách hàng đem thương phiếu mà mình có được do mua bán chịu trong hoạt động kinh doanh nhưng do thương phiếu đó chưa đến hạn để thanh toán mà khách hàng lại cần tiền và khách hàng sẽ mang thương phiếu đó đến NHTM xin chiết khấu. Cho vay: Là hình thức ngân hàng cho khách hàng mượn một lượng tiền nhất định với cam kết trong hợp đồng tín dụng là khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoản thời gian nhất định Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Là hình thức ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù trong trường hợp này NHTM không xuất tiền ra trực tiếp cho khách hàng của mình và chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ kịp thời cho chủ nợ. Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản và sau đó mang cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định về thời gian và giá cả…và để được sử dụng tài sản thuê đó thì thì khách hàng cứ đến hàng tháng, quý hoặc năm tùy theo thỏa thuận giữa hai bên mà phải thanh toán cho NHTM một khoản tiền nhất định.
  • 11. 9 Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho doanh nghiệp là bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. TCTD với vai trò là đơn vị bao thanh toán sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động thúc đẩy hoạt động thương mại, bao gồm thương mại trong nước và quốc tế. Ngoài ra, tín dụng còn có thể được phân loại theo: loại tiền, phạm vi quốc gia, theo khách hàng… 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng 1.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng tín dụng  Mức tăng hoặc giảm tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu –ký hiệu t (1.1)  t (±) = Mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ (t) – Mức độ …kỳ (t-1) Công thức (1.1) sử dụng để đánh giá quy mô tín dụng, cho người đọc thấy sự biến động ( mức tăng hoặc giảm tuyệt đối ) giữa kỳ này với kỳ trước hoặc giữa thực tế với kế hoạch về tổng dư nợ và mức dư nợ từng loại vay, bảo lãnh… theo các tiêu chí phân loại thích hợp.  Tốc độ tăng (+), giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu (1.2)  t (±) Tốc độ tăng, giảm của chỉ tiêu nghiên cứu ( % ) = x 100 Mức độ của chỉ tiêu kỳ (t-1) Công thức (1.2) sử dụng để đánh giá tốc độ tăng (+) hoặc giảm (-) của các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng kỳ t so với kỳ t-1, như dư nợ tín dụng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ… 1.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tín dụng Cơ cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ, theo công thức: Mức dư nợ loại i Tỷ trọng dư nợ loại i (%) = *100 Tổng dư nợ
  • 12. 10 Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo từng tiêu chí giúp ngân hàng phân tích, đánh giá và có quyết định thích hợp, có hiệu quả - biết được cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá tình hình thu lãi cho vay so với lãi phải thu hoặc giúp đánh giá khả năng tiếp thị, tình hình mở rộng thị phần của ngân hàng về hoạt động tín dụng. 1.2.4.3 Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa sử dụng vốn và huy động vốn : Ngân hàng chỉ có thể mở rộng quy mô cho vay nếu gia tăng được quy mô huy động vốn, ngược lại, nếu gia tăng quy mô huy động vốn, nhưng sử dụng vốn không tăng (hay cho vay không tăng) sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn được biểu thị bằng công thức: Tổng dư nợ Hiệu suất sử dụng vốn (lần) = Tổng vốn huy động 1.3. Lý luận về quản trị chất lƣợng tín dụng 1.3.1 Các khái niệm /quan niệm Quan điểm về chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Chất lượng tín dụng” là một khái niệm không thông dụng, bởi tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau, khó đồng nhất và đo lường, gồm: cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, …. Tuy nhiên do hoạt động cho vay là hình thức chủ yếu của NHTM nên theo định nghĩa hẹp của một số nhà nghiên cứu thì chất lượng tín dụng chính là chất lượng cho vay của NHTM. Theo quan điểm dưới góc độ ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng là mức độ an toàn và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại. Như vậy, khi nới đến CLTD trước hết phải nói đến tính an toàn của khoản vay, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của khách hàng, sau đó là mang lại lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng. Điều đó có nghĩa là chất lượng tín dụng phải được thể
  • 13. 11 hiện ở sự gia tăng lợi nhuận, còn tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đảm bảo đúng mức quy định và ngày càng giảm…. Với cách đề cập như vậy thì “Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng”. Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng này phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín. Chất lượng tín dụng là khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được), vừa trừu tượng (thể hiện ở các chỉ tiêu định tính). Để tránh rủi ro và thu lợi nhuận trong hoạt động tín dụng thì ngân hàng không ngừng phải nâng cao chất lượng tín dụng. Thực chất của quản trị chất lượng tín dụng là quản trị rủi ro tín dụng Rủi ro tại ngân hàng thương mại là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng , giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn. (Sử Đình Thành, 2015). Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Rủi ro tín dụng phát sinh do nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân từ chủ quan của các ngân hàng thương mại, tuwg khách hàng và từ nền kinh tế Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro
  • 14. 12 Mục đích của quản trị chất lượng tín dụng là để hạn chế rủi ro tín dụng, nên có thể nói: Quản trị chất lượng tín dụng là quản trị rủi ro tín dụng. Từ khái niệm về quản trị rủi ro, có thể đưa ra quản trị rủi ro tín dụng như sau: Quản trị chất lƣợng tín dụng là tập hợp các hoạt động nhận dạng, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro (thông qua kiểm tra, phát hiện, xử lý) và tài trợ rủi ro nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, dẫn đến tổn thất, mất mát, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng. 1.3.2 Quy trình quản trị chất lƣợng tín dụng 1.3.2.1 Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Nhận dạng rủi ro bao gồm: Theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mowsicos thể xuất hiện đối với ngân hàng 1.3.2.2 Phân tích rủi ro: Là việc xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Phân tích rủi ro là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro, trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến nguyên nhân thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro 1.3.2.3 Đo lƣờng rủi ro: Là đo lường tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro-mức độ nghiêm trọng của tổn thất 1.3.2.4 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro: Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể sử dụng các biện pháp: (1) Né tránh; (2) ngăn ngừa tổn thất; (3) Giảm thiểu tổn thất; (4) chuyển giao tổn thất; (5) đa dạng rủi ro; (6) Quản trị thông tin… 1.3.2.5 Tài trợ rủi ro: Khi rủi đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Sau đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp : Hoặc tự khắc phục rủi ro hoặc chuyển giao rủi ro 1.3.3 Nội dung quản trị chất lƣợng tín dụng 1.3.3.1 Dự báo rủi ro tín dụng
  • 15. 13 Để dự báo rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường xây dựng hoặc ứng dụng các mô hình để lượng hóa rủi ro, đo lường rủi ro tín dụng, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận của ngân hàng từ đó ra quyết định một cách đúng đắn nhất, có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau. Đo lường rủi ro tín dụng thường dùng các mô hình sau: (i) Dùng tiêu chuẩn CAMPARI: (1-C) Character (tư cách của người vay); (2-A) Ability (năng lực của người vay); (3-M) Margin (lãi cho vay); (4-P) Purpose (mục đích vay); (5-A) Amount (số tiền vay); (6-R) Repayment (sự hoàn trả); (7-I) Insurance (bảo hiểm); (ii) Tiêu chuẩn 5C: (1-C) Character (tư cách của người vay), (2-C) Capital (vốn), (3-C) Capicity (năng lực), (4-C) Collateral (bảo đảm ) và (5-C) Conditions (điều kiện). (iii) Mô hình điểm số Z : Z= 1.2X1+1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4+1.0X5 Trong đó: X1 là hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản X2 là hệ số lợi nhuận chưa phân phối/ tổng tài sản X3 là hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản X4 là hệ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu /giá trị hạch toán của tổng nợ X5 là hệ số doanh thu/ tổng tài sản Nếu Z< 1.8 : Khách hàng có khả năng xảy ra rủi ro cao 1.8< Z < 3 : Không xác định được Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ. *Phƣơng pháp ƣớc tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB ( Internal Ratings Based) EL = EAD x PD x LGD Trong đó: EL ( expected loss) là tổn thất tín dụng dự kiến
  • 16. 14 EAD ( Exposure at Defaut) là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ PD là xác suất không trả được nợ LGD là tỷ trọng tổn thất ước tính. Ngoài ra, có thể sử dụng mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s; Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng… 1.3.3.2 Xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng… Chính sách tín dụng phải khoa học, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng, đặc điểm kinh tế, xã hội từng và pháp luật thời kỳ, với các quy định về nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng…với mục tiêu an toàn hoạt động tín dụng, gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bằng phương pháp phân tán rủi ro, xác định đúng khả năng trả nợ của khách hàng, sử dụng linh hoạt công cụ tín dụng phái sinh, bảo hiểm tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng… Quy trình tín dụng Xây dựng quy trình tín dụng khoa học hợp lý, khoa học là công cụ nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro Quy trình xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng: Xây dựng quy trình xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng, hình thành hệ thống thông tin về khách hàng, là công cụ giúp ngân hàng sớm phát hiện, xử lý rủi ro tín dụng, ngăn ngừa rủi ro tín dụng, là một trong các căn cứ ra quyết định tín dụng 1.3.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng… Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng…là đưa chính sách, quy trình tín dụng đã được xây dựng vào thực tế thông qua việc ban hành, hướng dẫn thực hiện, phân công, phân nhiệm cho các bộ phân, cá nhân bằng văn bản cùng với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như mối quan hệ và sự phối kết hợp công việc giữa các cá nhân, bộ phận… 1.3.3.4 Kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng..
  • 17. 15 Kiểm tra thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng.., sau đó là phân tích, đánh giá là cơ sở cho chỉnh sửa, bổ sung chính sách tín dụng và quy trình tín dụng cũng như xử lý các sai phạm 1.4. Tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng tại ngân hang thƣơng mại 1.4.1 Sự cần thiết tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng 1.4.1.1 Quan điểm về tăng cƣờng đối với ngân hàng: Theo tác giả, tăng cường là sự tăng lên về số lượng và chất lượng, thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động quản trị chất lượng tín dụng kỳ này (hay kỳ sau) so với kỳ trước, kỳ trước so với kỳ trước nữa theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, mục tiêu quản trị đặt ra được thực hiện. 1.4.1.2 Ý nghĩa của tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng: Đối với các ngân hàng thƣơng mại : Tăng cường quản trị chất lượng tín dụng góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tăng uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng và đặc biệt tăng tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng quốc gia, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng đang ngày càng gay gắt hiện nay: Đối với nền kinh tế: Tăng cường quản trị chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại sẽ có tác động tích cực tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ trong từng thời kỳ, vì nguồn vốn tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng nguồn vốn đầu tư của xã hội vào nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam . Đối với khách hàng: Tăng cường quản trị chất lượng tín dụng của các ngân hàng giảm nguy cơ phá sản các ngân hàng, nguyên nhân chính gây tổn thất về tài sản của khách hàng gửi tiền, đặc biệt nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động từ khách hàng 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng Các chỉ tiêu định lượng thường được các ngân hàng sử dụng để đánh giá quản trị chất lượng tín dụng (hay quản trị rủi ro tín dụng), bao gồm: 1.4.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dƣ nợ tín dụng Trong đó:
  • 18. 16 Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn theo các cấp độ khác nhau và không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Tổng dư nợ là tổng số tiền vay khách hàng còn nợ đến thời điểm nghiên cứu bao gồm cả nợ trong hạn và quá hạn Tỷ lệ này cao, phản ánh chất lượng tín dụng yếu kém, rủi ro tín dụng cao và cũng phán ánh hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưa đạt mục tiêu đặt ra về hạn chế rủi ro tín dụng 1.4.2.2 Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ tín dụng Nợ xấu (Non Performing Loans – NPL). Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do dó cần được theo dõi quản lý thật chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dư nợ ở thời điểm so sánh. Tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lượng tín dụng thấp mà ngân hàng thương mại phải đối mặt. Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chất tín dụng càng thấp và ngược lại 1.4.2.3 Hệ số rủi ro tín dụng. Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành ba nhóm: + Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
  • 19. 17 + Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. + Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. 1.4.2.4 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ cao cho thấy hoạt động thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp, chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay. 1.4.2.5 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Vòng quay vốn tín dụng cao phản ánh chất lượng tín dụng tốt và cũng phản ánh kết quả của quản trị rủi ro tín dụng tốt và ngược lại. 1.4.2.6 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ Chi phí TL DPRR trên tổng dư nợ là tỷ lệ giữa tổng số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động so với tổng dư nợ. Tỷ lệ TL DPRR cụ thể so với tổng dư nợ (%) = x 100. Tỷ lệ giữa số tiền TL DPRR cụ thể so với tổng dư nợ tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng của NHTM: tỷ lệ này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng càng
  • 20. 18 thấp. Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính để đánh giá hoạt động quản trị chất lượng tín dụng, như: Chất lượng tốt hay xấu của hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng; hệ thống thông tin tín dụng; … 1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng cƣờng quản trị chất lƣợng tín dụng 1.4.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài  Môi trƣờng pháp lý Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và văn bản pháp luật có liên quan đồng thời gắn liền với việc thực thi pháp luật một cách nghiêm túc. Hệ thống pháp luật phù hợp, đầy đủ và đồng bộ, bên cạnh đó phải có cơ sở hạ tầng cho việc thực thi một cách nghiêm túc sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động quản trị chất lượng tín dụng của NHTM và ngược lại.  Môi trƣờng kinh tế trong và ngoài nƣớc Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế trong và ngoài nước. Lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái … trong nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập xã hội tăng dẫn đến tiết kiệm tăng và ngân hàng dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó tiêu dùng xã hội tăng làm gia tăng nhu cầu về các sản phẩm, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ SXKD, ngân hàng sẽ có khả năng mở rộng tín dụng và chất lượng các khoản tín dụng sẽ được nâng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ SXKD làm ăn thua lỗ, khi đó chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng xấu. Trong môi trường kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, tác động của kinh tế quốc tế không chỉ gói gọn trong một số quốc gia, vùng lãnh thổ mà còn tác động bao trùm toàn thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, là đối tác của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong hoạt động kinh doanh. Khi kinh tế quốc tế phát triển, nhu cầu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tăng, giao lưu thương mại thông suốt, khối lượng giao dịch cao, ...sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế trong nước,
  • 21. 19 góp phần thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng gia tăng, nhu cầu đầu tư cho sản xuất tăng, nhu cầu vốn tăng, hàng hóa quay vòng nhanh, thanh toán nhanh chóng, ... sẽ tạo điều kiện cho người vay vốn gia tăng sản xuất, thu được lợi nhuận, do vậy tạo thuận lợi cho hoạt động quản trị chất lượng tín dụng, góp phần hạn chế của ngân hàng, tạ.  Tác động của môi trƣờng chính trị, văn hóa và xã hội Môi trường chính trị ở mỗi quốc gia có tác động ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của ngân hàng. Môi trường chính trị thể hiện tư tưởng của giai cấp thống trị, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động ngân hàng. Đất nước ổn định về chính trị xã hội giúp các doanh nghiệp yên tâm thực hiện đầu tư phát triển SXKD. Sự bất ổn chính trị - xã hội làm suy thoái đất nước, việc SXKD của doanh nghiệp cũng như ngân hàng bị ngưng trệ, khó khăn trong thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nói chung và các NHTM nói riêng. Vì vậy sự ổn định chính trị - xã hội cũng góp phần tạo thuận lợi quản trị chất lượng tín dụng của ngân hàng và ngược lại. Môi trường văn hóa cũng là yếu tố góp phần tạo dựng nên chất lượng tín dụng. Môi trường văn hóa xã hội tác động đến tâm lý, tập quán kinh doanh, trình độ dân trí ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ NHTM.  Do biến động của thị trƣờng Thị phần sản phẩm dịch vụ dần thu hẹp trên thị trường, tiền đề phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, cơ sở SXKD không nằm trong xu thế tiêu thụ của thị trường.  Xuất hiện các sản phẩm dịch vụ mới có tính thay thế và ưu việt hơn sản phẩm dịch vụ hiện tại, làm thay đổi thị trường và khách hàng.  Khủng hoảng, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới và trong nước làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ từ bên ngoài thu hẹp; nhu cầu tiêu dùng trong nước ngưng trệ, tác động mạnh đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, cơ sở SXKD: hàng hóa sản xuất không có nơi tiêu thụ, giá thành tăng cao, khả năng cạnh tranh thấp, bán hàng chậm thu hồi vốn, ...
  • 22. 20 Các yếu tố thị trường mặc dù xuất hiện và tồn tại bên ngoài khách hàng được ngân hàng cấp tín dụng, tuy nhiên trong một số trường hợp có khả năng làm xấu đi nghiêm trọng hoạt động SXKD của khách hàng, làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.  Do thiên tai, địch họa, chiến tranh, bạo loạn, đình công Thiên tai, địch họa là các yếu tố không có khả năng lường trước, chỉ có thể giàm nhẹ một phần rủi ro do chúng gây ra chứ không thể loại bỏ. Ngày nay chiến tranh khu vực, xung đột cục bộ vẫn có nguy cơ tiềm tàng. Các yếu tố này dù do nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của người vay vốn, người được ngân hàng cấp tín dụng mà còn tác động đến nhu cầu, nguồn lực, sức mua, ... của toàn xã hội, do vậy cũng tác động trực tiếp đến chất lượng tín ngân hàng, đến mục tiêu quản trị chất lượng tín dụng. 1.4.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về khách hàng  Năng lực quản trị doanh nghiệp của khách hàng yếu kém, biểu hiện như: khách hàng chuyển đổi hình thức sở hữu không phù hợp, thay đổi tổ chức nhân sự, người điều hành, cổ đông lớn không phù hợp với chiến lược kinh doanh, có dấu hiệu mất đoàn kết trong nội bộ, phát sinh các vụ kiện cáo trong nội bộ doanh nghiệp, chậm hoàn thiện hồ sơ pháp lý, …hoặc người lãnh đạo kém. Không có kinh nghiệm trong hoạt động điều hành hoặc chưa được đào tạo cơ bản trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động SXKD chủ yếu. + Phƣơng án kinh doanh của khách hàng: Nếu phương án kinh doanh không phù hợp và yếu kém về năng lực quản lý điều hành của khách hàng, thể hiện: (1) Bố trí hoạt động SXKD không hợp lý với quy mô, quy trình luân chuyển SXKD và thị trường phân phối; (2) Xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính chƣa khoa học: kế hoạch vay vốn lưu động ngày càng tăng lên, không sát với thực tế điều kiện bản thân; (3) Không có phản xạ nhạy bén với các thay đổi của thị trƣờng và điều kiện kinh doanh; (4) Yếu kém trong quản lý điều hành nhân sự, thể hiện qua thái độ làm việc của nhân viên giảm sút; khó khăn về nhân sự, một số người có năng lực rời bỏ doanh nghiệp, cơ sở SXKD; (5) Những thay
  • 23. 21 đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, thanh khoản hay mức độ hoạt động (doanh thu trên hàng tồn kho, …) sẽ làm cho hoạt động SXKD của khách hàng khó có thể phát triển và đặc biệt là gặp khó khăn, doanh số và lợi nhuận sụt giảm, sức khoẻ tài chính yếu kém và có khả năng gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết, nghĩa vụ với ngân hàng, tác động xấu đến chất lượng tín ngân hàng và ngược lại. Vì bản chất của kinh doanh luôn ẩn chứa các rủi ro do chủ quan hay một số nguyên nhân không thể kiểm soát được. Khi các phương án kinh doanh được ngân hàng tài trợ gặp khó khăn thì khả năng trả nợ ngân hàng bị đe dọa. Khó khăn tạm thời về dòng tiền của khách hàng làm chậm trễ kỳ thanh toán sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thanh khoản của ngân hàng. Trầm trọng hơn, khi kinh doanh bị mất vốn, khách hàng không trả được nợ gây ra các khoản nợ khó đòi của ngân hàng. + Đạo đức của khách hàng Nguyên tắc tín nhiệm trong quan hệ tín dụng sẽ bị phá bỏ do đạo đức của khách hàng (khi khách hàng cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng) và các ràng buộc chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức dẫn đến việc phát sinh các khoản nợ xấu cho ngân hàng, thể hiện: (1) Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích Sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, bao gồm những biểu hiện: sử dụng vốn vay lưu động để tài trợ cho hoạt động TDH, đầu tư TDH; danh mục đối tượng vay vốn đề giải ngân khác với danh mục do ngân hàng thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng, chủ thể thụ hưởng vốn vay khác với chủ thể do ngân hàng thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng, sử dụng vốn cho việc đảo nợ…. đây là rủi ro ở mức độ cao tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng. (2) Báo cáo tài chính không trung thực Hiện nay quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ BCTC còn chưa chặt chẽ và đồng bộ, một số chính sách báo cáo, khai báo thuế còn bị một số doanh nghiệp lợi dụng vì mục đích gian lận nhằm có được bản BCTC đẹp, các chỉ tiêu tài chính tốt khi đề nghị ngân hàng xét duyệt cho vay. Điều này vô cùng nguy hiểm không chỉ cho ngân hàng mà toàn bộ nền kinh tế, nguyên nhân là nó tạo ra 02 hệ thống sổ
  • 24. 22 sách kế toán trong 01 doanh nghiệp, tạo ra thói quen gian lận, bất chấp luật pháp của người vay vốn, bên cạnh đó ngân hàng khó có thể đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng dựa trên các số liệu sai lệch, giả mạo; việc quản lý kinh tế toàn xã hội tầm vĩ mô cũng gặp khó khăn khi số liệu thống kê hoạt động của các doanh nghiệp không chính xác, từ đó không thể đưa ra các quyết định đúng đắn dễ dẫn đến rủi ro trong tương lai. (3) Lừa đảo, chiếm đoạt vốn Nếu sử dụng vốn sai mục đích, gian lận về sổ sách chứng từ mới tiềm ẩn rủi ro tín dụng, có thể chưa làm ngân hàng mất vốn ngay nhưng lừa đảo, chiếm đoạt vốn sẽ làm ngân hàng mất vốn ngay lập tức. Đây có thể xếp vào loại tội phạm hình sự. Đối mặt với các rủi ro do nguyên nhân này gây ra, ngân hàng khó có khả năng thu hồi hoặc có thu hồi cũng chỉ được một phần, thủ tục pháp lý và thời gian kéo dài. 1.4.3.3. Nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng  Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chính sách tín dụng là các quy định về các nguyên tắc, chính sách khách hàng, lãi suất, điều kiện …do cấp có thẩm quyền của ngân hàng ban hành tạo sự sự thống nhất về hoạt động tín dụng đảm bảo, an toàn, tuân thủ pháp luật và chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nước nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Chính sách tín dụng là nền tảng của hoạt động tín dụng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi ngân hàng. Một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp và đúng đắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng tín dụng, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và ngược lại  Quy trình tín dụng của NHTM Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng về trình tự các bước cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng và đạt mục tiêu lợi nhuận.
  • 25. 23 Quy trình tín dụng thường bắt đầu từ khi tiếp xúc với khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng, thẩm định, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu lãi, thu hồi nợ... Quy trình tín dụng được xây dựng khoa học, hợp lý và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại  Mô hình tổ chức cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Mô hình tổ chức cấp tín dụng là cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động tín dụng, thể hiện qua việc tổ chức các phòng ban, các con người trong mỗi bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các thành viên trong một bộ phận thông qua các quyết định, văn bản quy định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân của cấp có thẩm quyền. Một mô hình tổ chức cấp tín dụng khoa học: thực hiện phân tách chức năng hợp lý, không chồng chéo, không trùng lắp sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại  Kiểm tra kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị mong muốn là : (i) Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động tín dụng; (2) Sự tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính về hoạt động tín dụng và (3) sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng hữu hiệu sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro hoạt động tín dụng , nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại.  Thông tin thị trƣờng, thông tin khách hàng Thông tin thị trường, thông tin về khách hàng là căn cứ hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết để xem xét, quyết định cấp tín dụng và có các biện pháp hiệu quả trong theo dõi, quản lý trong và sau khi cấp tín dụng, đảm bảo cấp tín dụng an toàn,
  • 26. 24 hiệu quả và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, toàn diện và kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao. Thông tin phục vụ hoạt động tín dụng có thể thu thập từ các nguồn khác nhau, bao gồm: - Thông tin trên cơ sở nội dung hồ sơ khách hàng: giấy đề nghị cấp tín dụng, PA/DA đề nghị cấp tín dụng, số liệu BCTC và các số liệu hoạt động khác của người đề nghị cấp tín dụng, ... - Thông tin, số liệu do ngân hàng thẩm định thực tế tại địa điểm SXKD, hoạt động của khách hàng. - Thông tin, số liệu do ngân hàng quản lý, theo dõi, tập hợp và hệ thống hóa trong quá trình khách hàng quan hệ với ngân hàng. - Thông tin khách hàng do CIC NHNNVN cung cấp. - Thông tin ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh, thị trường, nhu cầu, giá cả, khách hàng... do các cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp như Bộ Thương Mại, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan quản lý thuế, ...hoặc khai thác từ các bản tin tài chính, thương mại trong nước và các nguồn thông tin bên ngoài, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ... - Thông tin từ các nguồn khai thác khác, không chính thống.  Trình độ ứng dụng công nghệ trong quản lý Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị trong quản lý tín dụng cũng là yếu tố tác dụng không nhỏ đến chất lượng tín dụng, đặc biệt là trong giai đoạn mà trình độ công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ, phần phần mềm quản lý trong hoạt động tín dụng ngày càng phải sát với các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ càng cao thì càng có nhiều hỗ trợ cho việc giải quyết, đơn giản hóa công tác cấp tín dụng; hỗ trợ cho quản lý hoạt động tín dụng dễ dàng,
  • 27. 25 thuận lợi, đáp ứng được các mục tiêu qunả lý ngày càng đa dạng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Trang thiết bị trong công tác quản lý tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng cũng góp phần không nhỏ trong nâng cao chất lượng tín dụng NHTM. Nó là công cụ, phương tiện phục vụ cho công tác tác nghiệp, quản lý, kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả cao.  Năng lực quản lý, trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng thƣơng mại Con người là yếu tố quyết định đến sự thành công trong quản lý hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng nói chung. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, các quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp, đan xen, tác động qua lại lẫn nhau, cả hữu cơ và vô cơ, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng ngày càng cao mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc trong tình hình mới. Ngoài năng lực quản lý, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thì không thể thiếu phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người làm tín dụng.  Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống cốt lõi ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đó và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hóa doanh nghiệp của NHTM cũng góp phần tác động vào chất lượng tín dụng của NHTM. Một ngân hàng ban hành các quy định về văn hóa doanh nghiệp đúng, phù hợp với thực tế kinh doanh, đầy đủ; có các biện pháp hữu hiệu để thực hiện và kiểm tra việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo cho mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng một văn hóa sống, văn hóa làm việc, văn hóa trách nhiệm đúng đắn,
  • 28. 26 hình thành nên tinh thần trách nhiệm, thái độ tận tụy với công việc được giao, qua đó góp phần vào việc tuân thủ đúng các quy định, chính sách, quy trình của pháp luật và bản thân NHTM trong hoạt động cấp tín dụng; nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, nhờ vậy có thể hạn chế tối đa các rủi ro có khả năng xảy ra trong hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng.  Năng lực tài chính của ngân hàng thƣơng mại Năng lực tài chính hay nguồn lực tài chính của NHTM có vai trò vô cùng quan trọng, nó là tiền đề để phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và thị trường tín dụng nói riêng, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm tín dụng, từ đó quyết định đến chất lượng tín dụng của NHTM. Các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng hầu hết đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nguồn lực tài chính NHTM, đó là vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, nguồn trích lập DPRR tín dụng, …. Do vậy để tăng quy mô hoạt động cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, hiện đại hoá công nghệ, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, ...đòi hỏi các NHTM phải tăng cường năng lực tài chính. 1.5. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng 1.5.1. Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình cấp tín dụng: Tại Bangkok Bank (Thái Lan): trước đây quy trình tín dụng chỉ có một bộ phận thực hiện, nay đã tách hẳn thành 02 bộ phận độc lập với nhau: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Đây là thay đổi quan trọng nhằm đảm bảo tính dộc lập, khách quan trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Tại Siam Commercial Bank (Thái Lan) cũng đã xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm 03 bộ phận: marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay 1.5.2. Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cấp tín dụng: Tại DBS Bank (Singapore) chính sách tín dụng là những nguyên tắc chung nhất, thống nhất chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng, hướng dẫn và chỉ đạo chung hoạt động tín dụng. Tại Kasikorn Bank (Thái Lan), trước đây chỉ quan tâm đến
  • 29. 27 TSĐB, không quan tâm nhiều đến dòng tiền của khách hàng, vì thế hậu quả là năm 1997 – 1999, nợ xấu lên đến 40%. Để khắc phục tình trạng trên, ngân hàng đã quan tâm và thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng. Cụ thể các bộ phận liên quan phải giải đáp các vấn đề sau mới quyết định cấp tín dụng: hiệu quả kinh doanh khách hàng, mục đích khoản vay, nguồn trả nợ, khả năng kiểm soát của ngân hàng, thực trạng tài chính của khách hàng, … 1.5.3. Chấm điểm xếp loại khách hàng: Tại DBS Bank (Singapore): Danh mục tín dụng được phân tích và phê duyệt theo từng nhóm khách hàng dựa trên việc đánh giá rủi ro. Mỗi người vay sẽ được tính điểm bởi “Hệ thống xếp hạng rủi ro”. Với đa số các khách hàng, việc xếp hạng rủi ro dựa vào một số tiêu chí sau: tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh, thị phần, vốn và trình độ quản lý. Hệ thống đánh giá tín dụng là công cụ để đánh giá cơ cấu tín dụng, tài sản đảm bảo, bảo lãnh và rủi ro chuyển đổi khác vì vậy có thể coi đây là công cụ để đánh giá chất lượng danh mục tín dụng, đo lường rủi ro và cuối cùng là để đưa ra quyết định. Tại các ngân hàng Thái Lan, căn cứ trên các thông tin hiện có và thông tin lịch sử khách hàng, kết hợp với thông tin ngành để quyết định cấp tín dụng 1.5.4. Thẩm quyền phán quyết tín dụng: Tại Thái Lan, việc phân cấp theo hạn mức, mức độ phức tạp khoản cấp tín dụng tương tự như tại Việt Nam hiện nay, từ cấp Giám đốc chi nhánh từng ngân hàng đến cao nhất là HĐQT ngân hàng và NHTW Thái Lan quyết định 1.5.5. Giám sát khoản cấp tín dụng: Sau khi cấp tín dụng vẫn phải tiếp tục thu thập thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá xếp loại khách hàng, có biện pháp ứng xử kịp thời các tình huống rủi ro. Tại SiamCity Bank (Thái Lan), có 02 bộ phận: tác nghiệp và tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát thay đổi những rủi ro từng khoản cấp tín dụng và có biện pháp xử lý kịp thời. Bộ phận này cũng giám sát nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản, điều kiện tín dụng được tuân thủ. Bộ phận tái xét quy định các phương pháp tái xét phải thực thi theo quy định của NHTW Thái Lan, quản lý danh mục RRTD, thường xuyên cập nhật các báo cáo cho danh mục RRTD, báo cáo xếp hạng tín dụng, các khoản nợ có vấn đề và danh mục cần giám sát.
  • 30. 28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 đã tổng hợp cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và quản trị chất lượng hoạt động tín dụng tại các NHTM, bao gồm: Lý luận về tín dụng ngân hàng; Chất lượng tín dụng; quản trị chất lượng tín dụng và tăng cường quản trị chất lượng tại ngân hàng thương mại. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và quản trị chất lượng hoạt động tín dụng tại NHTM sẽ là nền tảng đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng quản trị chất lượng tín dụng của tại NHCTVN - chi nhánh Ninh Thuận, làm rõ các mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của hạn chế.
  • 31. 29 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NINH THUẬN 2.1. Môi trƣờng hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh NInh Thuận 2.1.1. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận  Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Trung tâm của tỉnh là Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km về phía Bắc, cách Nha Trang 100 km về phía Nam theo hướng Quốc lộ 1A. Đặc điểm thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Chính vì vậy thời tiết Ninh Thuận phân hóa thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Do vậy Ninh Thuận nổi bật với đặc điểm nắng và gió quanh năm. Kinh tế Ninh Thuận chậm phát triển. Dân số ở vào khoảng 650 ngàn người sống bằng nghề nông nghiệp, khai thác muối, đánh bắt thủy sản là chủ yếu. Diện tích đất nông nghiệp thấp (60.113 ha), chiếm 17,89% tổng diện tích toàn tỉnh; diện tích đất lâm nghiệp chiếm 47,59%, diện tích đất không có khả năng sử dụng, sông suối và núi đá chiếm 29,9% tổng diện tích, còn lại là diện tích đất khác; do đó nông nghiệp kém phát triển, nguồn thức ăn cho vật nuôi khan hiếm, chăn nuôi nói chung khó có điều kiện phát triển.  Toàn tỉnh có 07 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 06 huyện  Tính đến hết năm 2018, thu ngân sách đạt 2.640 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%-mức tăng cao nhất từ năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng, cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuyển dịch chậm: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,57%, công nghiệp và xây dựng chiếm 20,28%, dịch vụ chiếm 38,08%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 85,7 triệu USD.
  • 32. 30 2.1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn thách thức đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận  Thuận lợi - Do đặc thù điều kiện tự nhiên và khí hậu nên Ninh Thuận có nhiều thuận lợi và tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất muối công nghiệp quy mô lớn và các sản phẩm sau muối; khai thác và chế biến khoáng sản (titan), du lịch biển; phát triển các giống cây trồng và vật nuôi đặc thù như nho, mủ trôm, chăn nuôi cừu, dê và nuôi trồng hải sản, khai thác đánh bắt xa bờ. - Với trữ lượng nắng và gió thuộc hàng đầu Việt Nam nên trong định hướng phát triển của địa phương mục tiêu trở thành thủ phủ của năng lượng tái tạo, tạo nền tảng, cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận trong tương lai. Tính đến cuối năm 2018 toàn tỉnh đã cấp phép cho 32 dự án điện mặt trời và 12 dự án điện gió. - Có nhiều công trình văn hóa, các di tích lịch sử đang được bảo tồn, nhiều lễ hội văn hóa đặc thù của dân tộc Chăm được gìn giữ. Đó là ngững giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, góp phần quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.  Những hạn chế và khó khăn thách thức - Hạn chế : Chưa khai thác tốt các điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển và năng lượng sạch. Chưa xây dựng và quảng bá hình ảnh của “Ninh Thuận”, các sản phẩm, văn hóa đặc thù của Ninh Thuận ở trong nước và quốc tế. Tập tính người dân trên địa bàn chưa theo kịp với trình độ phát triển kinh tế chung của cả nước, người dân chưa có thói quen đổi mới, phát triển kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi theo các phương thức mới, số lượng lao động làm kinh tế nông nghiệp là chủ yếu chưa thúc đẩy được sự phát triển chung. Dân số trong độ tuổi lao động tỉnh tuy có số lượng lớn (gần 392.000 người) nhưng phần lớn có tay nghề yếu, phần lớn chưa được đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao. Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu có quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ, trình
  • 33. 31 độ năng lực quản lý kinh tế của người điều hành, quản lý còn nhiều hạn chế, hiệu quả SXKD thấp, thị trường tiêu thụ và nguyên liệu hẹp, khó phát triển  Vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu, yếu kém, khó khăn trong thu hút nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ từ bên ngoài. - Khó khăn thách thức :  Xuất phát điểm nền kinh tế còn quá thấp, giá trị sản xuất hàng hóa nhỏ bé; quy mô, năng suất, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thị trường tiêu thụ, giá cả nông lâm thủy sản, muối không ổn định; đặc biệt chịu tác động lớn của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên địa bàn. Công nghiệp hầu như không có. Tích lũy từ nội bộ kinh tế còn thấp. Mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển; mất cân đối trầm trọng giữa thu và chi, bội chi quá lớn, nguồn vốn ngân sách giành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài gần như không có, … làm cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tích lũy nền kinh tế khó khăn  Môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh chưa được cải thiện, năng lực cạnh tranh thấp cản trở quá trình thu hút đầu tư vào tỉnh. Tình trạng đầu tư còn phân tán, thiếu đồng bộ, tiến độ đầu tư chậm nên hiệu quả không cao, thiếu định hướng chiến lược đầu tư theo từng cụm ngành nghề để phát huy hiệu quả kết nối, liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với các địa phương lân cận.  Đa phần doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé, người dân hoạt động hoạt động sản xuất nhỏ, chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. 2.1.2. Hoạt động tín dụng và chất lƣợng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai ddoajn 2015-2018 thể hiện qua bảng dưới đây:
  • 34. 32 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động hệ thống NHTM địa bàn Ninh Thuận 2015 - 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trƣởng (% ) 2015 2016 2017 2018 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 1 Huy động vốn 8,202 8,768 10,816 12,955 7 23 20 2 Dư nợ cho vay 11,029 13,126 15,892 18,670 19 21 17 3 Nợ xấu 113.02 154.02 175.80 108.76 4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.02 1.17 1.11 0.58 0.15 -0.07 -0.52 4 Thu dịch vụ 46 54 61 77 17 13 26 5 Lợi nhuận 217 215 273 369 -1 27 35 6 Số lượng NHTM 8 9 9 10 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNNVN – chi nhánh Ninh Thuận) Bảng số liệu 2.1 cho thấy:  Số lượng các NHTM trên địa bàn tăng dần theo thời gian.  Dư nợ cho vay và huy động vốn là hai hoạt động chủ yếu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đều có xu hướng tăng, nhưng dư nợ cho vay luôn cao hơn huy động vốn.  Tỷ lệ nợ xấu không cao (trên 1% so với tổng dư nợ) nhưng vần tồn tại và tăng giảm không ổn định.  Thu dịch vụ, lợi nhuận có xu hướng tăng dần theo thời gian. Bảng số liệu trên cũng cho thấy tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt trong hiện tại và cả trong tương lai. 2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển  Ngày 18/02/2004 Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công Thương Việt Nam ban hành Quyết định số 024/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc Thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ninh Thuận thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ ngày 20/02/2004. Trụ sở: 468 - 470 Thống Nhất, TP Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận
  • 35. 33  Ngày 05/08/2009 Chủ tịch HĐQT NHCTVN ban hành Quyết định số 457/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc Chuyển đổi và đổi tên Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ninh Thuận thành NHCTVN – chi nhánh Ninh Thuận kể từ ngày 05/08/2009 2.2.2. Cơ cấu tổ chức Gồm có 07 Phòng nghiệp vụ và 03 Phòng Giao dịch, được chia thành 02 khối riêng biệt có chức năng cụ thể như sau:  Khối kinh doanh Bao gồm Phòng KHDN, Phòng KHCN và 03 Phòng Giao dịch  Khối hỗ trợ Bao gồm Phòng Tiền tệ Kho quỹ và Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tổng hợp, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng kế toán giao dịch. Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận Giám đốc : phụ trách Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tổng hợp, Phòng Hỗ trợ tín dụng Phó giám đốc phụ trách bán lẻ : Phòng Bán lẻ và 2 Phòng giao dịch. Phó giám đốc hỗ trợ : phụ trách Phòng kế toán, Phòng Tiền tệ kho quỹ và 1 Phòng giao dịch. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018 2.2.3.1. Tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Trong các năm qua mặc dù tình hình hoạt động của ngành ngân hàng rất khó khăn, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát và suy thoái nhưng chênh lệch thu chi của chi nhánh Ninh Thuận vẫn tăng liên tục cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ninh Thuận từ năm 2015 – 2018
  • 36. 34 Đơn vị tính: tỷ đồng S T T Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 2016 2017 2018 2016/2015 2017/2016 2018/2017 Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (% ) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (% ) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (% ) 1 Huy động vốn 1.486 1.945 1.880 2.023 459 30,88 -65 -3,34 143 7,60 2 Dư nợ T. dụng 1.401 1.568 1.694 2.017 167 11,92 126 8,03 323 19,06 3 Thu nhập 241 277 350 345 36 15,00 73 26,00 -5 -1,40 4 Chi phí 215 237 313 297 22 10,00 76 32,00 -16 -5,11 5 CL thu chi 26 40 37 48 14 70,00 -3 -7,50 11 29,72 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận) Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy : - Huy động vốn tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn 2016 cao nhất đến 30,88%, trong năm 2017 -3,34% là do cách giao lại chỉ tiêu không tính nguồn tiền gửi khác là Kho bạc nhà nước và Bảo hiểm xã hội. - Dư nợ tín dụng tăng trưởng dao động từ 8,03% năm 2017 và đến 19,06% năm 2018. - Lợi nhuận tăng đều mỗi năm, tăng trưởng mức cao nhất 70% ở năm 2016, năm 2017 -7,50% và 2019 tăng 29,72% 2.2.3.2. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Chi nhánh Ninh Thuận luôn năng động, sáng tạo, tận dụng và khai thác tối đa thế mạnh, tiềm năng và sự nỗ lực cố gắng của tập thể CBCNV và Ban Giám đốc, trong các năm từ 2015 đến 2018, chi nhánh Ninh Thuận luôn hoàn thành từ 90% - 100% kế hoạch được trụ sở chính giao và được xếp loại 5 năm liền Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ 2014-2018. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh được thể hiện qua biểu đồ dưới đây Biều đồ 2.1: Thực hiện kế hoạch kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận từ 2015 – 2018 Huy động vốn (tỷ đồng) Dƣ nợ (tỷ đồng)
  • 37. 35 Thu dịch vụ (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận) 2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận từ năm 2015 – 2018 2.3.1. Cơ cấu hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018 Cơ cấu hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018 thể hiện qua bảng thống kê dưới đây.
  • 38. 36 Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Ninh Thuận từ 2015 - 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng,% STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Số liệu Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) 1 Theo đồng tiền 1,401 100 1,568 100 1,694 100 2,017 100 VND 1,401 100.00 1,568 100.00 1,694 100.00 2,017 100.00 Ngoại tệ quy đổi - 0.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 2 Theo thời hạn 1,401 100 1,568 100 1,694 100 2,017 100 Ngắn hạn 776 55.36 894 57.02 899 53.08 1,064 52.75 Trung dài hạn 625 44.64 674 42.98 795 46.92 953 47.25 3 Theo ngành KT 1,401 1,568 1,694 2,017 Nông nghiệp-Thủy sản 147 10.50 212 13.50 205 12.12 225 11.16 Công nghiệp-Xây dựng 337 24.02 424 27.02 412 20.83 449 22.26 TM, DV, tiêu dùng 917 65.48 933 59.48 1,076 61.05 1,343 66.58 4 Theo loại hình KT 1,401 1,568 1,694 2,017 DN Nhà nước 190 13.56 161 10.27 132 7.79 103 5.11 Cty Cổ phần,TNHH, hợp danh,DN vốn đầu tư NN 546 39.00 659 42.00 733 43.25 719 35.65 DN tư nhân 28 2.00 39 2.50 38 2.22 39 1.93 Kinh tế tập thể, HTX - 0.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 Hộ gia đình, cá nhân và loai hình KT khác 637 45.44 709 45.23 792 46.74 1,156 57.31 5 Theo TSĐB 1,401 1,568 1,694 2,017 Có TSĐB 1,308 93.36 1,470 93.75 1,582 93.39 1,892 93.80 Không TSĐB 93 6.64 98 6.25 112 6.61 125 6.20 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận) Bảng số liệu 2.3 cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2018: - Theo đồng tiền : tỷ trọng cấp tín dụng tại chi nhánh bằng VND chiếm 100% so với tổng dư nợ, không có cấp tín dụng bằng ngoại tệ.
  • 39. 37 - Theo thời hạn : tỷ trọng cấp tín dụng ngắn hạn luôn cao hơn trung dài hạn từ 5%-15%. - Theo ngành kinh tế : cho vay thương mại, dịch vụ, tiêu dùng chiếm tỷ trọng trên 60%, kế tiếp là Công nghiệp, xây dựng từ 20%-27%, còn lại lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản chiếm 10%-13,5%. - Theo loại hình kinh tế : Hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế, chiếm từ 45%-57% tăng dần qua các năm, tiếp theo là Công ty cổ phần, TNHH, DN vốn đầu tư NN chiếm tỷ trọng từ 35%- 43%, DNNN chiếm từ 5%-13,5% giảm dần qua các năm, còn lại DNTN chiếm tỷ trọng rất nhỏ từ 1,93%-2,5%, không phát sinh cho vay loại hình kinh tế tập thể, hợp tác xã. - Theo tài sản đảm bảo : cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng rất cao hơn 93%, không tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 7%. 2.3.2. Tăng trƣởng động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018 Tăng trưởng hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018 thể hiện qua bảng thống kê dưới đây. Bảng 2.4: Tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh Ninh Thuận từ 2015 - 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 1 Tổng dư nợ tín dụng 1,401 1,568 1,694 2,017 2 Mức tăng (+), giảm (-) dư nợ tín dụng - 167 126 323 3 Tốc độ tăng (+), giảm (-) …(%) 11,92 8,03 19,06 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận) Bảng số liệu 2.4 cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2018: Tổng dư nợ tín dụng tăng cả số tuyệt đối và tương đối. 2.3.3. Thị phần hoạt động tín dụng tại chi nhánh so với các chi nhánh trên địa bàn Ninh Thuận giai đoạn 2015- 2018
  • 40. 38 Bảng 2.5: Thị phần tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2015-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 1 Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh 1.401 1.568 1.694 2.017 2 Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn 11.029 13.126 15.892 18.670 3 Thị phần dư nợ TD của chi nhánh …(%) 12,73 11,94 10,66 10,80 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh NHNN chi nhánh Ninh Thuận) Thị phần tín dụng giảm dần từ 12,73% năm 2015 còn 10,80% năm 2018, nguyên nhân do từ 2017 mở thêm Ngân hàng Nam Á, 2018 thêm Ngân hàng Hàng Hải nên thị phần bị chia bớt, còn Vietinbank Ninh Thuận vẫn tăng trưởng tốt qua các năm. 2.3.4. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh Bảng 2.6: Hệ số huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh giai đoạn 2015-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng, lần Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 1 Tổng dư nợ tín dụng 1,401 1,568 1,694 2,017 2 Tổng huy động vốn 1.486 1.945 1.880 2.023 3 Hệ số (3=1/2) 0,94 0,80 0,90 0,99 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận) Nhìn vào bảng 2.6 nhận thấy : Chi nhánh chủ động được nguồn vốn cho vay, tính thanh khoản cao, giảm chi phí mua vốn và tăng thu nhập từ bán vốn cho Trụ sở chính. 2.4. Thực trạng hoạt động quản trị chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận
  • 41. 39 PHÒNG HTTD PHÒNG KHDN PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC 2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh Phòng KHDN : cho vay khách hàng thuộc phân khúc KHDN từ KHDN vừa và nhỏ trở lên. Phòng Bán lẻ, các phòng giao dịch cho vay khách hàng thuộc khối bán lẻ : gồm KHDN siêu vi mô, hộ kinh doanh, cá nhân. Phòng Hỗ trợ tín dụng : hỗ trợ công tác giải ngân và kiểm soát sau giải ngân của Phòng KHDN và Bán lẻ. * Về mặt tổ chức hoạt động - Thành lập Hội đồng xử lý tín dụng, Hội đồng XLRR theo đúng quy định. Thành phần gồm có Giám đốc (Chủ tịch Hội đồng), các Phó Giám đốc, Trưởng các Phòng Khách hàng. Các Hội đồng quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền do NHCTVN giao trong từng thời kỳ. - Các Hội đồng tiến hành họp định kỳ hoặc đột xuất khi có các trường hợp phát sinh, riêng Hội đồng xử lý tín dụng nợ họp định kỳ tối thiểu 2 tuần/lần: quyết định các vấn đề liên quan đến các biện pháp xử lý cụ thể, cá nhân, bộ phận thực hiện, tiến trình thực hiện, mốc thời gian hoàn thành. Ý kiến của Hội đồng phải được đa số các thành viên biểu quyết thống nhất, trường hợp số thành viên có ý kiến trái ngược nhau bằng nhau về số lượng thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết PGD NINH PHƯỚC PGD THÁP CHÀM PGD PHAN RANG PHÒNG BÁN LẺ PHÓ GIÁM ĐỐC
  • 42. 40 định. Kết quả các cuộc họp đều có thông báo và phiếu giao việc cụ thể, theo dõi việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện trong các cuộc họp định kỳ tiếp theo. 2.4.2. Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng. Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Ninh Thuận không có chức năng xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, chỉ tổ chức thực hiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng do trụ sở chính ban hành và hướng dẫn thực hiện cũng như kiểm tra và xử lý sai phạm thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng. Cập nhật, hƣóng dẫn kịp thời triển khai các văn bản quy định về hoạt động tín dụng Trên cơ sở các văn bản quy định về hoạt động của trụ sở chính, ban lãnh đao chi nhánh tổ chức cập nhật, hưóng dẫn kịp thời triển khai hoạt động tín dụng và giám sát, kiểm tra hoạt động tín dụng (tuân thủ đúng yêu cầu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015). Giao chỉ tiêu về hoạt động tín dụng Giao chỉ tiêu kế hoạch dư nợ chi tiết đến loại hình khách hàng (cá nhân, tổ chức), thời hạn vay vốn (ngắn, trung và dài hạn), tỷ lệ cho vay TDH trên tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay không có TSĐB, thu hồi nợ XLRR. Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh Trường hợp trong mức thẩm quyền của Chi nhánh : + Tại trụ sở Chi nhánh (Phòng KHDN, Phòng Bán lẻ) : cán bộ quan hệ khách hàng làm toàn bộ hộ sơ thẩm định, sau khi Ban giám đốc Chi nhánh phê duyệt cấp tín dụng, chuyển hồ sơ cho Phòng Hỗ trợ tín dụng tiến hành các thủ tục giải ngân và lưu hồ sơ. + Tại các phòng giao dịch : cán bộ quan hệ khách hàng làm toàn bộ hồ sơ thẩm định, nếu trong thẩm quyền hạn mức của Trưởng phòng giao dịch thì phê duyệt cấp tín dụng ngay tại Phòng giao dịch, nếu vượt hạn mức của Trưởng phòng giao dịch trình Ban giám đốc phê duyệt và tiến hành thủ tục giải ngân, lưu hồ sơ tại Phòng giao dịch.
  • 43. 41 Trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh chuyển toàn bộ hồ sơ lên TSC phê duyệt cấp tín dụng. Ủy quyền phê duyệt tín dụng tại chi nhánh -Các trường hợp ngoài mức phán quyết, hồ sơ cho vay phải chuyển lên TSC xem xét phê duyệt -Trường hợp trong mức thẩm quyền của Chi nhánh: Trụ sở chính ủy quyền phán quyết tín dụng cho từng đối tượng khách hàng, mục đích vay vốn, ngành hàng theo tùy tình hình cụ thể từng chi nhánh. Cấp được ủy quyền phán quyết cao nhất tại Chi nhánh là Giám đốc chi nhánh (100% mức ủy quyền của TSC) 2.4.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng Kiểm tra, đánh giá thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động tín dụng Chi nhánh thực hiện theo dõi việc thực hiện kế hoạch từng tháng, quý trong năm. Hiện tại NHCTVN áp dụng kết quả thực hiện Dư nợ bằng số dư bình quân nhằm đảm bảo hiệu quả, tránh tăng trưởng ảo vào các kỳ đánh giá Quý/Năm. Kết quả việc thực hiện là một trong các chỉ tiêu xem xét, bổ nhiệm, bố trí Lãnh đạo chi nhánh và Lãnh đạo các Phòng hoạt động tín dụng. Giám sát hoạt động tín dụng tại chi nhánh Giám sát thông qua Phòng Hỗ trợ tín dụng, đây là bộ phận nằm tại chi nhánh, giám sát hoạt động giải ngân và sau giải ngân. Toàn bộ hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh, trong đó có cả hoạt động tín dụng đều phải chịu sự kiểm tra giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời các sai sót. Ngoài ra kênh giám sát thứ 2 là Phòng KTKSNB khu vực, chịu sự quản lý điều hành của Ban KTKSNB (trực thuộc HĐQT). Các đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề của các Phòng chức năng TSC, văn phòng đại diện miền Trung và Ban KTKSNB. Thông qua các đợt thanh, kiểm tra này để phát hiện kịp thời các sai sót, sai phạm, cảnh báo chi nhánh các rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Kết quả thanh kiểm tra là một trong các tiêu chí để quyết định mức ủy quyền phán quyết tín dụng của TSC cho chi nhánh 2.4.4. Đo lƣờng hoạt động quản trị chất lƣợng tín dụng
  • 44. 42 2.4.4.1. Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu trên tổng dư nợ Nhìn chung trong các năm từ 2015 – 2018, thị phần dư nợ của chi nhánh ở mức ổn định, giao động quanh 14%, xếp vị trí thứ 3 trên địa bàn; chất lượng tín dụng được giữ vững và tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu ở mức thấp so với bình quân trên địa bàn Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu trên tổng dƣ nợ của chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng,% STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) 1 Nợ nhóm 2 2,56 0,18 2,14 0,14 2,45 0,14 3,34 0,17 2 Nợ xấu 1,35 0,12 1,71 0,14 1,43 0,12 1,68 0,10 Nhóm 3 0,15 0,01 0,86 0,05 0,45 0,03 0,29 0,01 Nhóm 4 1,20 0,09 0,85 0,05 0,98 0,06 1,39 0,07 Nhóm 5 0,28 0,02 0,50 0,03 0,58 0,03 0,35 0,02 Tổng dƣ nợ 1.401 1.568 1.694 2.017 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận) Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy nợ xấu của Chi nhánh được kiểm soát khá chặt chẽ, chất lượng tín dụng khá tốt, cao nhất ở năm 2016 mức 0,14%, thấp nhất ở năm 2018 0,10% 2.4.4.2. Cơ cấu nợ xấu theo đồng tiền, thời hạn, ngành kinh tế, đối tượng khách hàng, bảo đảm tiền vay Trong các năm từ năm 2015 đến 2018, chất lượng tín dụng của chi nhánh được giữ vững và có tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu thuộc loại thấp nhất trong hệ thống NHCTVN và trên địa bàn Ninh Thuận. Cụ thể:  Nợ nhóm 2 đến cuối năm 2018 chỉ chiếm 0,17% tổng dư nợ, tập trung chính trong cho vay thương mại dịch vụ và tiêu dùng. Quy mô các khoản nợ nhóm 2 của chi nhánh ở mức nhỏ, việc thu hồi và xử lý nợ tương đối thuận lợi.  Nợ xấu đến cuối 2018 chỉ chiếm 0,10% tổng dư nợ tập trung chính trong cho vay thương mại dịch vụ và tiêu dùng. Quy mô các khoản nợ xấu của chi nhánh ở
  • 45. 43 mức nhỏ, tuy nhiên số món nhiều, chủ yếu các khách hàng vay tín chấp bị thôi việc không thu hồi được nợ, việc thu hồi và xử lý nợ này rất khó khăn do không có nguồn thu. Bảng 2.8: Cơ cấu nợ nhóm 2 theo các tiêu chí Đơn vị: tỷ đồng,% STT Nợ nhóm 2 2015 2016 2017 2018 Số liệu Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) Số liệu Tỷ trọng (% ) 1 Theo đồng tiền 2.56 2.14 2.45 3.34 VNĐ 2.56 100.00 2.14 100.00 2.45 100.00 3.34 100.00 Ngoại tệ quy đổi - - - - - - - - 2 Theo thời hạn 2.56 2.14 2.45 3.34 Ngắn hạn 1.42 55.36 1.02 47.66 1.53 62.45 1.12 33.53 Trung dài hạn 1.14 44.64 1.12 52.34 0.92 37.55 2.22 66.47 3 Theo ngành KT 2.56 2.14 2.45 3.34 Nông nghiệp-Thủy sản 0.27 10.50 0.50 23.36 0.40 18.69 0.65 19.46 Công nghiệp-Xây dựng 0.61 24.02 0.21 9.81 0.37 17.29 0.87 26.05 TM, DV, tiêu dùng 1.68 65.48 1.43 66.82 1.68 78.50 1.82 54.49 4 Theo loại hình KT 2.56 2.14 2.45 3.34 DN Nhà nước - - - - - - - - Cty Cổ phần, TNHH, hợp danh,DN vốn đầu tư NN 1.00 39.00 1.10 51.40 1.50 61.22 1.80 53.89 DN tư nhân 0.05 2.00 - - - - - - Kinh tế tập thể, HTX - - - - - - - - Hộ gia đình, cá nhân và loai hình KT khác 1.51 59.00 1.04 48.60 0.95 38.78 1.54 46.11 5 Theo TSĐB 2.56 2.14 2.45 3.34 Có TSĐB 2.44 95.31 2.06 96.26 1.56 63.67 2.14 64.07 Không TSĐB 0.12 4.69 0.08 3.74 0.89 36.33 1.20 35.93 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận)
  • 46. 44 Bảng số liệu 2.8 cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2018 tình hình nợ nhóm 2 như sau: - Theo đồng tiền : tỷ trọng nợ nhóm 2 tại chi nhánh bằng VND chiếm 100% nợ nhóm 2, không có nợ nhóm 2 bằng ngoại tệ do không cấp tín dụng bằng ngoại tệ. - Theo thời hạn : tỷ trọng nợ nhóm 2 ngắn hạn thấp nhất là 33,53% ở năm 2018 và cao nhất là 62,45% ở năm 2017, trong khi đó trung dài hạn 37,55% ở năm 2017 và 66,47% ở năm 2018. - Theo ngành kinh tế : nợ nhóm 2 cho vay thương mại, dịch vụ, tiêu dùng chiếm tỷ trọng từ 10,5%-19,46%, kế tiếp là Công nghiệp, xây dựng từ 9,81%- 26,05%, còn lại lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản chiếm 54,49%-78,50%. - Theo loại hình kinh tế : Công ty cổ phần, TNHH, DN vốn đầu tư NN cao trong cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế, chiếm tỷ trọng từ 39%-53,89%; hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng từ 38,78%-59% tăng dần qua các năm. - Theo tài sản đảm bảo : nợ nhóm 2 cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng rất cao hơn 63,67-96,26%, không tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng ít hơn, chỉ từ 3,74%-36,33%. Bảng 2.9: Chi tiết nợ xấu theo đồng tiền, thời hạn, ngành kinh tế, đối tƣợng khách hàng, bảo đảm tiền vay
  • 47. 45 Đơn vị: tỷ đồng STT Nợ xấu 2015 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (% ) Số tiền Tỷ trọng (% ) Số tiền Tỷ trọng (% ) Số tiền Tỷ trọng (% ) 1 Theo đồng tiền 1.35 1.71 1.43 1.68 VNĐ 1.35 100.00 1.71 100.00 1.43 100.00 1.68 100.00 Ngoại tệ quy đổi - - - - - - - - 2 Theo thời hạn 1.35 1.71 1.43 1.68 Ngắn hạn 0.75 55.36 0.89 52.05 0.98 68.53 0.82 48.81 Trung dài hạn 0.60 44.64 0.82 47.95 0.45 31.47 0.86 51.19 3 Theo ngành KT 1.35 1.71 1.43 1.68 Nông nghiệp-Thủy sản 0.24 17.78 0.46 26.90 0.54 31.58 0.51 30.36 Công nghiệp-Xây dựng 0.32 24.02 0.14 8.19 0.28 16.37 0.75 44.64 TM, DV, tiêu dùng 0.79 58.20 1.11 64.91 0.61 35.67 0.42 25.00 4 Theo loại hình KT 1.35 1.71 1.43 1.68 DN Nhà nước - - - - - - - - Cty Cổ phần,TNHH, hợp danh,DN vốn đầu tư NN 0.53 39.00 0.98 57.31 0.97 67.83 1.12 66.67 DN tư nhân 0.03 2.00 - - - - - - Kinh tế tập thể, HTX - - - - - - - - Hộ gia đình, cá nhân và loai hình KT khác 0.80 59.00 0.73 42.69 0.46 32.17 0.56 33.33 5 Theo TSĐB 1.35 1.71 1.43 1.68 Có TSĐB 1.29 95.56 1.67 97.66 1.39 97.20 1.65 98.21 Không TSĐB 0.06 4.44 0.04 2.34 0.04 2.80 0.03 1.79 sau: (Nguồn: Báo cáo hàng năm của chi nhánh Ninh Thuận) Bảng số liệu 2.9 cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2018 tình hình nợ xấu như - Theo đồng tiền : tỷ trọng nợ xấu tại chi nhánh bằng VND chiếm 100% nợ xấu, không có nợ xấu bằng ngoại tệ do không cấp tín dụng bằng ngoại tệ.