SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
















PHẠM HỮU THIỆN
NHÓM CÔNG TY: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI
VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh 2019I
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM












PHẠM HỮU THIỆN
NHÓM CÔNG TY: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS. VÕ TRÍ HẢO
Thành phố Hồ Chí Minh 2019
II
III
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN 4
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 7
3. Tình hình nghiên cứu 8
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 11
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 12
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ
NHÓMCÔNG TY 14
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY 14
1.1.1. Khái niệm về Nhóm công ty 14
1.1.2. Đặc điểm Nhóm công ty 16
1.1.2.1. Nhóm công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập 16
1.1.2.2. Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân 18
1.1.2.3. Nhóm công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp 18
1.1.3. Những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty đối với hiệu quả nền kinh
tế 19
1.1.3.1. Nhóm công ty giúp huy động và tập trung được nguồn lực 19
1.1.3.2. Nhóm công ty giúp mở rộng phân công lao động 20
1.1.3.3. Nhóm công ty giúp chuyên môn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh 20
1.1.3.4. Nhóm công ty giúp việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới
vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. 21
1.1.3.5. Nhóm công ty giúp giảm chi phí giao dịch 21
1.1.4. Những ảnh hưởng bất lợi tiềm tàng từ các Nhóm công ty đối với nền kinh tế quốc
gia 22
1.1.4.1. Rủi ro cho nền tài chính quốc gia 22
1.1.4.2. Rủi về thuế 23
IV
1.1.4.3. Rủi ro về độc quyền 25
1.1.4.4. Rủi ro bội tín giữa cổ đông lớn & cổ đông nhỏ. 26
1.1.4.5. Rủi ro giao dịch vô hiệu từ các giao dịch với “người có liên quan” 28
1.1.5. Lịch sử hình thành và mô hình Nhóm công ty, tập đoàn kinh tế trên thế giới 28
1.1.5.1. Mô hình tập đoàn ở các nước Phương tây 29
1.1.5.2. Mô hình tập đoàn ở các nước Đông Á 31
1.1.6. Lịch sử hình thành Nhóm công ty tại Việt Nam 35
1.2. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY Ở VIỆT
NAM 38
1.2.1. Giai đoạn thành lập các Tập đoàn kinh doanh, tiền thân của các Tập đoàn kinh tế (từ
1994 đến 2004 39
1.2.2. Giai đoạn thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh tế (từ 2005 đến 2012) 39
1.2.3. Giai đoạn kết thúc thí điểm, thực hiện tái cấu trúc để các tập đoàn phát triển theo
chiều sâu (từ 2012 đến nay) 43
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
NHÓM CÔNG TY TẠI VIỆT NAM 46
2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHÓM CÔNG TY 46
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, địa vị pháp lý Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện
hành 46
2.1.1.1. Khái niệm Nhóm công ty 46
2.1.1.2. Đặc điểm, địa vị pháp lý Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 46
2.1.2. Mô hình tổ chức Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 48
2.1.3. Mối quan hệ giữa các Công ty trong Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành
51
2.1.4. Quản lý, điều hành trong Nhóm công ty 53
2.1.5. Các giao dịch cần kiểm soát đặc biệt trong Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam
hiện hành 54
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY TẠI VIỆT
NAM 57
2.2.1. Thực trạng pháp luật về thành lập Nhóm công ty 58
V
2.2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý, điều hành trong Nhóm công ty. 62
2.2.3. Thực trạng kiểm soát các hợp đồng, giao dịch trong các Nhóm công ty 67
2.2.4. Thực trạng kiểm soát tình trạng độc quyền của các Nhóm công ty 70
2.2.5. Thực trạng quản lý giám sát của nhà nước đối với Nhóm công ty 71
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM
CÔNG TY 77
2.3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty 77
2.3.1.1. Phải đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở Việt Nam Việt Nam 77
2.3.1.2. Phù hợp với đường lối về phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam 78
2.3.1.3. Tạo ra một môi trường tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh 80
2.3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty 80
2.3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về Nhóm công ty 80
2.3.2.2. Nhóm giải pháp chống giao dịch chuyển giá từ các “giao dịch liên kết” giữa các
thành viên cùng Nhóm công ty 82
2.3.2.3. Nhóm giải pháp về chống độc quyền của Nhóm công ty 84
2.3.3. Một số giải pháp về quản lý, giám sát Nhóm công ty 86
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 96
VI
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Hữu Thiện – là học viên lớp Cao học Khóa 27, tác giả của Luận văn thạc sĩ
luật học với đề tài “ Nhóm công ty: Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là
“Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong
Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các
thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu,
thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
BLDS Bộ luật dân sự
LDN Luật doanh nghiệp
NCT Nhóm công ty
TĐKT Tập đoàn kinh tế
TCT Tổng công ty
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
4
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mô hình “Nhóm công ty” hay mô hình “Tập đoàn kinh tế” đã ra đời và phát triển
mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên mô hình này còn tương đối mới mẻ
ở Việt Nam. Có thể nói mô hình Nhóm công ty ra đời là nhu cầu và đòi hỏi tất yếu của
quy luật cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập của nền kinh tế
Việt Nam. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty mang lại như
khả năng tập trung, tích tụ nguồn lực có quy mô lớn phục vụ đầu tư, khả năng chuyên
môn hóa cao… thì mô hình Nhóm công ty cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho xã hội cần
phải quan tâm xem xét. Hiện nay, khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động của mô hình
Nhóm công ty ở Việt Nam về cơ bản đã hình thành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong
quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc, bất
cập cần tiếp tục được mổ xẻ để có hướng khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, trong
luận văn này, tác giả sẽ tập trung đi vào nghiên cứu các quy định của pháp luật doanh
nghiệp hiện hành và các quy định của pháp luật có liên quan điều chỉnh hoạt động của
mô hình Nhóm công ty để chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình Nhóm công ty.
TỪ KHÓA
“Tập đoàn kinh tế”, “ Nhóm công ty”, “ Pháp luật về tập đoàn kinh tế”, “Tập
trung kinh tế”, “ Độc quyền”, “ Chuyển giá”.
5
ABSTRACT:
The model of "corporate group" or model of "business group" was born and
thrived in countries with developed economies, but this model is still relatively new in
Vietnam. It can be said that the establishment of a corporate group model is an
indispensable need and requirement of competition law in the context of globalization
and integration trend of Vietnam's economy. In addition to the positive effects of the
corporate group model, such as the ability to concentrate, accumulate large-scale
resources for investment, high specialization capabilities, etc., the corporate group model
is also implicit. Many great risks to society need to be considered. Currently, the legal
framework governing the operation of the corporate group model in Vietnam has
basically formed quite fully. However, in the implementation process, there are still some
difficulties, limitations, problems and shortcomings that need to be further dissected to
have a solution to overcome in the future. Therefore, in this thesis, the author will focus
on researching the provisions of the current corporate law and the provisions of relevant
laws governing the operation of the Group of Companies model to show limited points,
inadequacies and propose some solutions to improve the law on corporate group model.
Key word: "Business groups", "Corporate groups", "Laws on business groups",
"Economic concentration", "Monopoly", "Transfer pricing".
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập thương mại quốc tế
đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trong sân chơi của khu vực và quốc tế. Với vai trò
là trung tâm của hoạt động của nền kinh tế thì doanh nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng.
Trong đó, xu hướng thành lập các các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công
ty ngày càng gia tăng và là một đòi hỏi tất yếu ở nước ta. Hơn thế nữa, nhu cầu thực hiện
liên kết đầu tư tạo thành tổ hợp, kinh doanh đa ngành đã trở thành nhu cầu mang tính
thời sự. Những điều này đã đặt ra một vấn đề cần giải quyết: các mô hình tổ chức kinh tế
đang vận hành hiện nay không đáp ứng được nhu cầu huy động vốn, chuyên môn hóa
sản xuất, quản trị doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, mô hình Nhóm công ty đã xuất hiện ở
Việt Nam và phần nào đáp ứng các nhu cầu của nhà đầu tư cả khối Nhà nước và dân
doanh. Vì vậy, vấn đề xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động về quản lý Nhóm công
ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao
giờ hết.
Trải qua một thời gian dài, pháp luật doanh nghiệp ra đời và phát triển tạo nên
khung pháp lý cơ bản cho hoạt động quản trị Nhóm công ty đã và đang trở thành một
trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo hình thành nên một hành lang pháp lý cho
hoạt động của nhóm công ty. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định một cách
khái quát về mô hình Nhóm công ty, cũng như quản lý điều hành trong Nhóm công ty
nói chung.
Tuy nhiên, do việc thành lập Nhóm công ty là vấn đề mới, có nhiều đặc thù, đang
trong giai đoạn thực hiện mang tính thí điểm nên có nhiều vấn đề vừa làm vừa rút kinh
nghiệm. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật về Nhóm công ty còn nhiều hạn chế. Do đó,
hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty là nhu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay nhằm
tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các Nhóm công ty. Vì vậy, tác giả
lựa chọn đề tài “Nhóm công ty: pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam” làm luận văn thạc
sỹ của mình với mong muốn góp phần phát hiện những hạn chế, bất cấp của hệ thống
pháp luật về quản lý tổ chức hoạt động của Nhóm công ty từ đó, đề xuất, kiến nghị một
7
số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về quản lý Nhóm công ty nói riêng
và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt
động áp dụng quy định pháp luật về Nhóm công ty ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, với mong muốn trước hết là đưa ra một bức tranh toàn cảnh để cho mọi người
hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề quản lý Nhóm công ty nói riêng và doanh nghiệp nói
chung, qua đó nêu ra một số thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại
trong quá trình áp dụng pháp luật về vấn đề này và kèm theo một số kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về Nhóm công ty ở nước ta trong thời gian tới.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Pháp nhân là sự tưởng tượng của các luật gia nhằm gán cho một tổ chức các quyền
và nghĩa vụ pháp lý như thể một con người (tự nhiên nhân). Pháp nhân một mặt vừa giảm
bớt rủi ro cho các chủ sở hữu, nhà đầu tư để khuyến khích họ đầu nhiều hơn, mạo hiểm
hơn cho các mô hình kinh doanh, công nghệ mới; một mặt pháp nhân lại tạo nên bức
“màn che” (corporate veil), tạo nơi ẩn nấp cho các hành vi né thuế, gian lận thương mại,
lẩn tránh trách nhiệm pháp lý bằng cách tạo ra nhiều công ty con, Nhóm công tyNhóm
công ty, về mặt kinh tế thuộc cùng một chủ sở hữu (hoặc nhóm chủ sở hữu) nhưng lại
mang tư cách, vỏ bọc pháp lý độc lập.
Giả thuyết đặt ra là: Để duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh lành
mạnh, các giao dịch công bằng (bona fide) cần phải cho phép toà án, cơ quan có thẩm
quyền được phép “xuyên qua màn che” (piercing corporate veil) dựa trên một số nguyên
tắc, tiêu chí nhất định.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu :
Thứ nhất, Tại sao phải hình thành mô hình Nhóm công ty? và Nhóm công ty ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu nào của xã hội?
Thứ hai, quy chế pháp lý về Nhóm công ty có thể gây ra những rủi ro nào cho lợi
ích công, cho đối tác, cho tổ chức cung cấp tín dụng, cho người lao động?
8
Thứ ba, Thực hiện quy định pháp luật hiện hành Việt Nam về Nhóm công ty đang
gặp những bất cập, vướng mắc nào?
Thư tư, Để thúc đẩy hoạt động của mô hình nhóm công ty trong thời gian tới, thì
cần phải có những giải pháp pháp lý cụ thể nào?
3. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về mô hình Nhóm công ty hay Tập đoàn kinh tế là đề tài mang tính thời
sự. Vì vậy, trong thời gian qua vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết
của một số tác giả, nhà khoa học viết về vấn đề này mà tác giả đã được nghiên cứu và
tìm hiểu, cụ thể có thể kể đến như:
Vũ Phương Đông (2015), Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam,
Luận án tiến sỹ luật học. Luận án này đã đã phân tích và làm rõ bản chất các liên kết
trong TĐKT như liên kết về vốn, liên kết về thương hiệu, liên kết về công nghệ, liên kết
về thị trường và một số hình thức liên kết khác từ đó luận án đưa ra giải pháp với vấn đề
về quyền quản lý, về giao dịch và các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa công ty mẹ-
công ty con, quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên, mối quan hệ giữa các
công ty cùng cấp trong tập đoàn, cũng như đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật
về TĐKT trong giai đoạn hiện nay trên tinh thần tái cơ cấu TĐKT nhà nước, tạo điều
kiện cho TĐKT tư nhân phát triển thuận lợi. Đây là những nội dung rất quy báu để tác
gia tham khảo trong quá trình viết luận văn của mình.Tuy nhiên, vấn đề về kiểm soát độc
quyền và vấn đề chuyên giá thông qua các giao dịch nội bộ trong mô hình Nhóm công ty
vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu.
Vũ Trọng Khải (2008) bài báo Chưa có khung pháp lý cho các tập đoàn kinh tế.
Bài viết này đã đặt ra câu hỏi là mô hình Tập đoàn kinh tế có phải là nhóm công ty có
quy mô lớn? nhưng hiện nay khung pháp lý điểu chỉnh hoạt động của các Tập đoàn kinh
tế vẫn ở dưới dạng là các văn bản dưới luật và đã dẫn đến tình trạng “quá tải” cần phải
xây dựng khung pháp lý ở mức cao hơn cho hoạt động của các Tập đoàn kinh tế trong
thời gian tới.
Trần Tiến Cường (2011), Nâng cao sức cạnh tranh của TĐKT Nhà nước, Tạp chí
Cộng sản- Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam số 827 (9/2011). Bài viết đã chỉ ra những
9
điểm “nghẽn” hạn chế sức cạnh tranh của các TĐKT: các TĐKT Nhà nước vẫn được sự
ưu ái, bao cấp của Nhà nước, biểu hiện là TĐKT nhà nước có nhiều cơ hội tiếp cận những
nguồn lực khan hiếm, như đất đai, tài nguyên, nguồn tài chính, tín dụng, cơ chế tiếp cận
cũng cởi mở hơn hơn so với các doanh nghiệp khác. TĐKT nhà nước vừa hoạt động kinh
doanh, vừa làm nhiệm vụ chính trị xã hội, hoạt động công ích, chịu nhiều sức ép và can
thiệp hành chính, bị chia sẻ nguồn lực cho nhiệm vụ chính trị xã hội, hoạt động công ích.
Việc điều hành TĐKT Nhà nước vẫn dựa vào các quyết định mang tính hành chính khi
tính đến thời điểm nghiên cứu Nhà nước nắm giữ vốn tuyệt đối của 11 (mười một) trên
12 (mười hai) TĐKT Nhà nước ở Việt Nam. Việc thành lập tập đoàn thời gian vừa qua
dựa vào tiêu chí quy mô lớn (về vốn, doanh thu, lao động) dẫn đến lạm dụng sự ghép nối,
nâng cấp TCT thành tập đoàn. Điều đó không chỉ dẫn đến độc quyền trong ngành, mà
còn hạn chế cạnh tranh giữa các DNNN và các doanh nghiệp khác trong nước. Trước khi
thành lập mới một TĐKT Nhà nước, cần xác định rõ triết lý và biện pháp tạo nền tảng,
thúc đẩy sức cạnh tranh cho tập đoàn đó và cho nền kinh tế.
Bùi Hưng Nguyên (2011), Tập đoàn kinh tế - Một số bất cập từ khung
pháp lý, Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải số 25 tháng 1 năm 2011. Bài tạp
chí tập trung phân tích trực tiếp những bất cập của mô hình TĐKT hiện nay từ
góc độ pháp lý. Thứ nhất, sự quá tải các văn bản dưới luật, khi hiện nay chưa có
một văn bản nào quy định cụ thể về TĐKT, các quy định mới chỉ dừng tại điều
149 Luật Doanh nghiệp (2005), và quy định bổ sung của Nghị định 139/2007/NĐ-CP.
Thứ hai, sự bất bình đẳng về khung pháp lý cho các thành phần kinh tế trong việc thành
lập và điều hành TĐKT tại Việt Nam, khi hiện nay trên thực tế tồn tại nhiều TĐKT tư
nhân như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn T&T, Tập đoàn FPT, v.v.. nhưng lại
không có quy định nào cho về hoạt động của các TĐKT ngoài quốc danh, điều này dẫn
đến thực trạng “không chính danh” của các TĐKT. Thứ ba, sự thiếu nhất quán trong khái
niệm về TĐKT nhà nước giữa Luật Doanh nghiệp (2005), Nghị định 101/2009/NĐ-CP
và Nghị định 25/2010/NĐ-CP. Phần nội dung này có ý nghĩa tham khảo lớn đối với tác
giả của luận văn.
Nguyễn Văn Hải (2015), Bàn về khái niệm tập đoàn kinh tế từ các quy
định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 7/2015. Bài tạp chí
10
tập trung phân tích những ưu, nhược điểm trong các quy định pháp luật về khái
niệm TĐKT. Bài viết đã chỉ ra những bất cập trong khái niệm TĐKT trong hệ
thống pháp luật hiện hành đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc sử dụng
cụm từ “tập đoàn”, việc quy định về các tiêu chí quy mô.
Phạm Duy Nghĩa (2014), Tái cấu trúc tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước:
một góc nhìn từ thể chế và pháp luật, Tài liệu chương trình giảng dạy Fullbright.
Bản báo cáo nghiên cứu ba nội dung quan trọng: (i) thoái vốn đầu tư của khu vực
Nhà nước; (ii) thực hiện thống nhất các quyền sở hữu của Nhà nước tại doanh
nghiệp; (iii) áp dụng mô hình quản trị quốc tế vào hoạt động của doanh nghiệp
Các công trình nghiên cứu, các bài viết trên của các tác giả đã tiếp cận chủ yếu về
định hướng, chính sách phát triển, mô hình quản trị đối với Nhóm công ty. Trong khi đó,
khía cạnh pháp lý đối với hoạt động quản lý, điều hành trong Nhóm công ty, cũng như
hoạt động kiểm soát, giám sát hoạt động của Nhóm công ty trong vấn đề về thuế ( chuyển
giá) và tình trạng độc quyền mà mô hình Nhóm công ty cần tiếp tục được mổ xẻ và phân
tích để qua đó có thể đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.
Luận văn được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở kinh tế và pháp lý
để xác định bản chất của vấn đề này; nghiên cứu tổng thể và sâu về các chế định cụ thể
trong pháp luật kinh tế làm cơ sở đánh giá về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với
pháp luật WTO, đánh giá khả năng áp dụng của pháp luật trong thực tiễn và đưa ra những
đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá và làm rõ khung khổ pháp lý hiên nay quy định đối với việc tổ
chức và hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty và thực tiễn
áp dụng nhưng quy định của pháp luật về Nhóm công ty đang gặp phải những khó khăn,
vướng mắc, bất cập gì cần phải tháo gỡ để từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm góp một phần nhỏ hoàn thiện các quy định của pháp luật về mô hình Nhóm công ty.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
11
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật hiện hành về
Nhóm công ty để có thể đánh giá được những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong việc thành
lập, hoạt động, quản lý, điều hành của các công ty trong Nhóm công ty hiện nay. Ngoài
những quy định của pháp luật doanh nghiệp, tác giả còn nghiên cứu các quy định của pháp
luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của mô hình Nhóm
công ty như pháp luật hợp đồng, pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về thuế…
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình nhóm công
ty là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các Tập đoàn kinh tế tư nhân để so sánh
sự khác nhau về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giữa hai mô hình.
Về không gian, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của
Việt Nam quy định đối với mô hình Nhóm công ty.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện
hành để đánh giá chính xác thực trạng của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính lịch sử
và tính khả thi của các kiến nghị, luận văn cũng nghiên cứu quá trình vận động và phát
triển của hệ thống pháp luật về mô hình nhóm công ty từ năm 1994 đến nay.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh nhằm trả
lời câu hỏi: mô hình Nhóm công ty ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nào trong hoạt động
kinh doanh.
Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm trả lời
câu hỏi: Khung pháp lý về hoạt động của Nhóm công ty hiện nay có thể gây ra những rủi ro
nào? Pháp luật Việt Nam về Nhóm công ty có những bất cập nào? Để giải quyết những bất
cập này thì pháp luật cần có những giải pháp gì?
5.2. Khung lý thuyết
12
Luận văn này dựa trên một số lý thuyết và khung phân tích sau:
- ROCCIPI để phân tích các hành vi có vấn đề;
- Lý thuyết “chi phí giao dịch” (transaction cost) để phân tích điểm cân bằng giữa
rủi ro & lợi ích trong việc lựa chọn các phương án lập pháp;
- Lý thuyết “hợp đồng” (contractual theory) trong việc phân tích quyền “tự do”
của các chủ sở hữu khi định đoạt, quản trị công ty, Nhóm công ty;
- Lý thuyết “cộng đồng” (communitare theory) trong phân tích các giải pháp cho
phép toà án, cơ quan có thẩm quyền đòi hỏi công ty, Nhóm công ty phải có trách nhiệm
xã hội (CSR), giảm rủi ro cho đối tác, người lao động;
- Lý thuyết “đơn vị kinh tế” (economic unit), “cánh tay nối dài” (long arm) trong
phân tích chính sách thuế đối với Nhóm công ty & giải pháp kiểm soát né thuế;
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Thứ nhất: Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về Nhóm công ty như khái
niệm về Nhóm công ty, đặc điểm của mô hình Nhóm công ty; lịch sử hình thành Nhóm
công ty, cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực mà mô hình Nhóm công ty có thể
mang lại;
Thứ hai: Luận văn đã khái quát hóa hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam
quy định về mô hình Nhóm công ty;
Thứ ba: Luận văn đã phân tích và làm rõ được những khó khăn, vướng mắc và
các bất cập của hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh
nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty.
Thư tư: Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô
hình Nhóm công ty.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận
văn được chia làm 02 chương
13
- Chương 1: Cơ sở lý luận về Nhóm công ty và tổng quan pháp luật về
Nhóm công ty
- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về
Nhóm công ty tại Việt Nam
14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TỔNG QUAN PHÁP LUẬT
VỀ NHÓM CÔNG TY
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY
1.1.1. Khái niệm về Nhóm công ty
Đứng trước quy luật vận động phát triển của nền kinh tế hàng hóa và sự cạnh tranh
khốc liệt giữa các công ty trên thị trường buộc nhà kinh doanh phải xây dựng những
mô hình liên kết phù hợp nhằm tích tụ vốn, phát huy lợi thế của quy mô lớn, tăng
khả năng cạnh tranh, phân tán rủi ro thông qua mô hình kinh doanh đa ngành, tiết
kiệm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả marketing thương hiệu… và từ đó nâng
cao hiệu quả kinh doanh tổng thể, đó chính là lý do hình thành nên các Nhóm công
ty với các tên gọi khác nhau như Tập đoàn kinh doanh (hay Tập đoàn kinh tế);
Nhóm công ty liên kết, Nhóm công ty sở hữu chéo, cartel1
… Sau đây, tác giả gọi
chung là Nhóm công ty.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung nhất nào về Nhóm công ty. Tùy thuộc vào
góc nhìn, mục đích khác nhau mà định nghĩa về Nhóm công ty có sự khác nhau,
chẳng hạn như Mỹ La tinh gọi Nhóm công ty là Gruspos, ở Hàn Quốc gọi là
Chaebols, ở Ấn Độ là Business houses, ở Nhật gọi là Keiretsu, ở phương Tây gọi
là Conglomerate, Consortium, Cartel, Trust, Syndicate hay Goup…Các thuật ngữ
này không chỉ khác nhau về ngôn ngữ, mà nội hàm, ngoại diện của nó có điểm giao
thoa, có điểm khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mỗi quốc gia này.
Nhìn chung, có thể hiểu “Nhóm công ty là một tập hợp gồm một số công ty có tư
cách pháp nhân độc lập, kết hợp lại với nhau trên cơ sở chọn một công ty làm nòng
cốt (thường tồn tại dưới hình thức công ty mẹ) để cùng nhau thực hiện một liên
hợp kinh tế có quy mô lớn”. Các công ty trong Nhóm công ty liên kết, gắn bó với
nhau về vốn, công nghệ, thương hiệu, đào tạo, nghiên cứu, chuỗi cung ứng… để
1
https://www.econlib.org/library/Enc/Cartels.html
15
cùng tiến hành các hoạt động sản, xuất kinh doanh trong cùng một hoặc nhiều
ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì Nhóm công ty bao gồm nhiều công ty liên kết với
nhau trên cơ sở hợp đồng để sản xuất, kinh doanh dưới sự chi phối của một hay
một nhóm cổ đông lớn (tạm gọi là Công ty mẹ) nhằm định hướng chiến lược phát
triển chung của các công ty con trong nhóm.
Mặc dù, Nhóm công ty có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhưng xét về
bản chất pháp lý, Nhóm công ty được hình thành từ sự liên kết của các chủ thể kinh
doanh, những liên kết này được hình thành thông qua hoạt động đầu tư (thành lập
pháp nhân cũng như không thành lập pháp nhân) hoặc thông qua vô vàn dạng thức
hợp đồng hợp tác kinh doanh (thường gọi là hợp đồng liên kết).
Các hình thức liên kết trong Nhóm công ty rất phức tạp, tương ứng với mỗi hình
thức liên kết là môt loại hợp đồng như: hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển
nhượng phần vốn vốn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp,
thương hiệu, hợp đồng phân phối sản phẩm, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng
chi phối nhân sự, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng phát hành trái phiếu chuyển
đổi… Do đặc tính của quan hệ sở hữu (ownership) có ưu thế bao trùm các lợi ích
chưa được liệt kê (residual interest) so với quan hệ hợp đồng thông thường
(contractship)2
, nên quan hệ về vốn (tức sở hữu) đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc xác định tính chất, đặc điểm của các Nhóm công ty.
Trong phạm vi và mục đích của luận văn này, xét ở khía cạnh pháp lý, tác giả quan
niệm Nhóm công ty:“Nhóm công ty là một tập hợp liên kết giữa các pháp nhân
kinh doanh độc lập trên cơ sở mối quan hệ với nhau về vốn và các quan hệ khác
được thỏa thuận trong hợp đồng liên kết. Mối quan hệ về vốn góp và các quan hệ
khác được thỏa thuận trong hợp đồng liên kết tạo lập quyền và nghĩa vụ cho mỗi
công ty thành viên trong Nhóm công ty, trong đó có những pháp nhân (nhóm), cá
2
https://scholar.harvard.edu/files/hart/files/incompletecontractsandpublicownershipej.pdf
16
nhân (nhóm) kinh doanh giữ quyền chi phối, những pháp nhân kinh doanh bị chi
phối và những pháp nhân kinh doanh không bị chi phối3
.
Mặc đầu có quan hệ chặt chẽ, Nhóm công ty là một liên kết của nhiều pháp nhân
chứ không phải là một pháp nhân độc lập. Tổ chức thành lập Nhóm công ty phải
dựa trên nguyên tắc tự nguyện và nhằm mục đích cùng có lợi, khuyến khích cạnh
tranh, ngăn ngừa độc quyền, tối ưu hoá lợi nhuận, kết cấu hợp lý, dựa vào khoa
học kỹ thuật, làm tăng sức cạnh tranh cho các công ty trong Nhóm công ty.
1.1.2. Đặc điểm Nhóm công ty
1.1.2.1. Nhóm công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập
Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể kinh doanh là
những pháp nhân kinh doanh độc lập được quy định tại các hợp đồng liên kết (theo
nghĩa rộng), điều lệ của công ty con, điều lệ của công ty mẹ.
Liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty hoàn toàn khác với liên kết giữa
các thành viên trong công ty. Liên kết giữa các thành viên trong công ty là liên kết
hình thành từ quan hệ đầu tư góp vốn để trở thành đồng sở hữu chung của công ty,
giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ, hoàn toàn độc lập về tư cách pháp lý,
quản lý và điều hành. Trong khi đó, liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công
ty được hình thành trên cơ sở đầu tư vốn trực tiếp từ thành viên này vào thành viên
khác hoặc trên cơ sở cùng sở hữu, sử dụng chung các đối tượng sở hữu công nghiệp
hay nằm trong một chuỗi kinh doanh hoặc các thoả thuận liên kết khác.
Các thành viên trong Nhóm công ty độc lập về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm
với hoạt động kinh doanh của mình và không chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh
doanh chung của Nhóm công ty và cũng không chịu trách nhiệm trong trường hợp
một thành viên khác trong nhóm làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Thành viên trong
Nhóm công ty ràng buộc trách nhiệm trực tiếp với nhau thông qua hợp đồng liên
3
Trong toàn bộ luận văn, tác giả sẽ sử dụng Nhóm công ty theo cách hiểu này để phân tích xuyên suốt luận
văn, trừ khi có giải thích khác.
17
kết, điều lệ của pháp nhân trung gian. Mối liên kết giữa các thành viên trong Nhóm
công ty có thể chi phối hoặc những liên kết không mang tính chi phối.
 Liên kết chi phối được thực hiện thông qua các hình thức như:
(i) Liên kết chi phối thông qua đầu tư góp vốn: đây là hình thức liên kết chi
phối phổ biến, theo đó công ty mẹ sẽ thực hiện đầu tư vào công ty con bằng
cách góp vốn, mua cổ phần đủ để chi phối hoạt động của công ty con, qua
đó công ty mẹ có thể kiểm soát, chi phối mọi hoạt động của công ty con
theo mong muốn của mình.
(ii) Liên kết chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động công ty: đây là hình
thức liên kết chi phối mà theo đó, công ty mẹ sẽ cử đa số người của mình
vào trong ban quản lý, điều hành của công ty con để qua đó có thể kiểm
soát, chi phối việc ra các quyết định của công ty con trong hoạt động hàng
ngày, cũng như định hướng phát triển công ty.
(iii) Liên kết chi phối thông qua việc chuyển các quyền liên quan đến sở hữu công
nghiệp và một số loại quyền khác: Liên kết này được hình thành dựa trên việc
công ty chi phối cho phép công ty bị chi phối được sử dụng những lợi ích liên
quan đến thương hiệu, bí quyết kinh doanh, hoặc quyền ưu tiên khai thác tài
nguyên của công ty chi phối, qua đó, công ty chi phối sẽ sử dụng những đặc
quyền này để áp đặt, chi phối các hoạt động của công ty bị chi phối. Nếu các
công ty bị chi phối không tuân theo sự chỉ dẫn của công ty chi phối, công ty
bị chi phối có thể sẽ bị loại khỏi Nhóm công ty và bị tước bỏ những đặc quyền
mà công ty chi phối đã dành cho công ty bị chi phối, điều này có thể dẫn đến
đình trệ sản xuất và đối mặt nguy cơ phá sản.
 Liên kết không mang tính chi phối:
Đây là hình thức liên kết lỏng lẻo hơn được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận
hợp đồng. Theo đó, công ty mẹ chia sẻ những lợi ích về công nghệ, về thị
trường cho các chủ thể kinh doanh khác (gọi là thành viên liên kết). Công ty
18
mẹ chi phối một phần hoạt động của thành viên liên kết, yêu cầu thành viên
liên kết phải tuân thủ những nguyên tắc và chính sách kinh doanh của toàn bộ
tập đoàn. Thành viên liên kết hoàn toàn độc lập cả về mặt pháp lý cũng như
hoạt động kinh doanh thương mại. Thành viên liên kết là công ty có tư cách
pháp nhân độc lập, những công ty này có thể dễ dàng trở thành thành viên
trong Nhóm công ty và cũng dễ dàng chấm dứt tư cách thành viên của Nhóm
côn ty. Thành viên liên kết thường phải trả phí sử dụng cho những lợi thế kinh
tế mà công ty mẹ chuyển giao.4
1.1.2.2. Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân
Như đã nêu ở trên, Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ
thể kinh doanh là những pháp nhân kinh doanh độc lập được quy định tại các hợp
đồng liên kết. Theo đó, mỗi công ty trong nhóm là một chủ thể có địa vị pháp lý
đầy đủ, có thể nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ, giao dịch theo quy
định pháp luật. Sự liên kết giữa các công ty trong Nhóm công ty không nhằm mục
đích cho việc hình thành một pháp nhân mới mà chỉ nhằm tối đa hóa lợi ích của
mỗi thành viên độc lập trong nhóm. Ngoài ra, Nhóm công ty không có tài sản độc
lập nên về mặt pháp lý Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân. Quá trính vận
hành của Nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên trong
nhóm. Các công ty thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để duy trì hoạt
động của bộ máy quản trị nhằm thực hiện các trách nhiệm cần thiết cho hoạt động
của nhóm.
1.1.2.3. Nhóm công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp
Cấu trúc tổ chức trong Nhóm công ty sẽ bao gồm nhiều cấp: Cấp thứ nhất là Công
ty mẹ (Parent Company) đóng vai trò hạt nhân; Cấp thứ hai là các Công ty con
(Subsidiaries); Cấp thứ ba là các Công ty liên kết và có thể có các cấp tiếp theo.
4
Vũ Phương Đông (2015) những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học
19
 Công ty mẹ: là một công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, phần vốn góp
trong các công ty khác nhằm thực hiện quyền kiểm soát, chi phối của mình đối với
các quyết định mang tính chiến lược của các công ty khác trong Nhóm công ty.
 Công ty con: là công ty mà một số cổ phần của nó thuộc về công ty khác hoặc bị
một công ty khác nắm giữ trên mức tỷ lệ nhất định do đó, các quyết định, định
hướng phát triển của công ty con phải chịu sự chỉ đạo, chi phối từ công ty mẹ.
Tuy công ty con bị công ty mẹ chi phối, nhưng về pháp luật, công ty con vẫn là
một công ty có tư cách pháp nhân độc lập và đầy đủ, điều đó thể hiện ở chỗ: Công
ty có tên riêng, Điểu lệ riêng, có tài sản riêng, có thể tiến hành hoạt động kinh
doanh và các hoạt động pháp luật dân sự độc lập với công ty mẹ, tiến hành hạch
toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
 Công ty liên kết: Thông thường công ty liên kết là công ty có cổ phần, vốn góp dưới
mức chi phối của công ty mẹ và công ty con; công ty không có vốn góp của công ty
mẹ và công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết và
có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ
khác với công ty mẹ hoặc công ty con trong Nhóm công ty.
1.1.3. Những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty đối với hiệu quả nền
kinh tế
Việc liên kết giữa các công ty để hình thành Nhóm công ty là một đòi hỏi tất yếu
của quá trình hợp tác và phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Nếu chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động đơn lẻ thì không thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn trong điều kiện nền kinh tế toàn
cầu hóa được. Vậy việc hình thành mô hình Nhóm công ty đáp ứng các yêu cầu,
đòi hỏi nào của xã hội?
1.1.3.1. Nhóm công ty giúp huy động và tập trung được nguồn lực
Việc hình thành Nhóm công ty giúp huy động được các nguồn lực vật chất, lao động
và vốn của các công tythành viên vào quá trình sản xuất kinh doanh, hình thành những
công ty hiện đại, quy mô có tiềm lực kinh tế lớn. Như vậy, không chỉ có quy mô công
20
ty trung bình lớn hơn, mà Nhóm công ty như là một tập hợp của các công ty thành
viên có quy mô vượt trội so với các loại hình tổ chức doanh nghiệp khác. Chính quy
mô vượt trội này cho phép chúng thực hiện được những việc mà những doanh nghiệp
có quy mô nhỏ hơn không làm được, chẳng hạn như thực hiện những công trình đầu
tư đòi hỏi một lượng vốn lớn trong một thời gian dài, hay chuyển nguồn lực sang một
lĩnh vực kinh doanh mới để chớp cơ hội.
Quy mô lớn còn cho phép các Nhóm công ty đa dạng hóa hoạt động của mình.
Trên thực tế, đa dạng hóa vừa là khả năng, đồng thời là yêu cầu quan trọng đối với
các công ty nói chung và Nhóm công ty nói riêng. Việc đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh có thể một mặt giúp Nhóm công ty phân tán rủi ro, mặt khác cho phép Nhóm
công ty sử dụng các năng lực sẵn có của nó như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý
vào những hoạt động kinh doanh sinh lợi khác.5
Việc hình thành Nhóm công ty cho phép phát huy lợi thế kinh tế có quy mô lớn,
khai thác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung
của cả Nhóm công ty. Ngoài ra, việc hình thành Nhóm công ty còn có ý nghĩa tăng
cường hiệu quả quản lý, sử dụng lợi thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của sự
chuyên môn hoá với hoạt động kinh doanh đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.
1.1.3.2. Nhóm công ty giúp mở rộng phân công lao động
Nhóm công ty góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế,
đẩy nhanh quá trình phát triển. Trong chiến lược kinh doanh các Nhóm công ty tìm
mọi biện pháp để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước hết là triệt để khai
thác các lợi thế so sánh quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nhóm công ty tạo
ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các công ty tạo điều kiện thuận lợi trong việc thống
nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh
kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên.
1.1.3.3. Nhóm công ty giúp chuyên môn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh
5
Vũ Thành Tự Anh – Trần Thị Quế Giang – Tập đoàn nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
ở Việt Nam – Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
21
Nhóm công ty có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hoá. Nó
bảo vệ nền sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, tập đoàn
kinh tế lớn của các nước khác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có
thể thâm nhập vào thị trường quốc tế kể cả thị trường các nước phát triển. Việc
hình thành nên các Nhóm công ty sẽ khắc phục được tình trạng hạn chế về vốn của
các công ty riêng lẻ. Trong Nhóm công ty nguồn vốn được huy động từ các công
ty thành viên và được tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có hiệu quả
nhất, những dự án tạo ra được sức mạnh quyết định cho phát triển của nhóm đáp
ứng nhu cầu lợi nhuận tối đa cho công ty thành viên. Việc lưu thông vốn từ công
ty này sang công ty khác giúp cho các công ty có mối liên kết chặt chẽ hơn, quan
tâm đến hiệu quả hơn và giúp nhau phát huy có hiệu quả nguồn vốn của công ty và
của cả Nhóm công ty.
1.1.3.4. Nhóm công ty giúp việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên.
Khi các công ty liên kết lại với nhau sẽ giúp các công ty có thể tận dụng được các
lợi thế của các thành viên khác qua đó có thể áp dụng được cho bản thân công ty
mình. Sự hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong Nhóm công ty
còn cho phép các công ty thành viên có khả năng đưa nhanh kết quả nghiên cứu
vào thực tiễn với một quy mô rộng lớn hơn giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động
nghiên cứu và ứng dụng qua đó có thể giúp thu hồi vốn nhanh. Điều này có ý nghĩa
quan trọng trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện
nay. Bên cạnh đó Nhóm công ty cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp, trao
đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ giữa các công ty thành viên.
1.1.3.5. Nhóm công ty giúp giảm chi phí giao dịch
Nếu như quá trình giao dịch ở các công ty đơn lẻ phải trải qua rất nhiều bước tiếp
cận, tìm hiểu, đánh giá thông tin của các bên có liên quan trước khi hai bên chính
thức ký kết hợp đồng giao dịch thì đối với các công ty trong Nhóm công ty khi ký
kết hợp đồng giao dịch quá trình tìm hiểu, đánh giá thông tin của nhau trở lên dễ
22
dàng và rút ngắn được nhiều thời gian do các công ty trong Nhóm công ty đã có
quá trình liên kết, làm ăn với nhau từ lâu, qua đó giúp các công ty thành viên trong
Nhóm công ty giảm được rất nhiều chi phí giao dịch cũng như quá trình ký kết hợp
đồng đạt hiệu quả cao hơn. Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán,
soạn thảo, thực thi các giao dịch. Chi phí này phát sinh từ sự tương tác giữa hành vi
cơ hội, khả năng con người bị hạn chế trong môi trường bất định và điều kiện thông
tin không tương xứng. Chi phí này gia tăng khi có hành vi lừa dối của một bên đối tác
nhằm thu lợi riêng từ chi phí của bên còn lại. Do đó, nếu như công ty tham gia vào
Nhóm công ty sẽ giúp các công ty thành viên tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn6
.
1.1.4. Những ảnh hưởng bất lợi tiềm tàng từ các Nhóm công ty đối với nền kinh tế
quốc gia
Bên cạnh những ưu thế, thế mạnh của mô hình Nhóm công ty mang lại như nêu
trên thì cũng tồn tại rất nhiều những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra cho bên thứ
ba cũng như có thể ảnh hưởng hưởng và tác động lớn đến xã hội trong quá trình
hoạt động của Nhóm công ty mà chúng ta cần phải lưu tâm khi xem xét, đánh giá.
1.1.4.1. Rủi ro cho nền tài chính quốc gia
Như đã phân tích ở trên Nhóm công ty là sự liên kết hết sức phức tạp, nhiều tầng nấc
của các công ty có tư cách pháp nhân độc lập với nhau xoay quanh một công ty gọi
là công ty mẹ. Do Nhóm công ty có quy mô lớn về vốn và đa dạng về lĩnh vực hoạt
động nên khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính
khá dễ dàng do có sự hỗ trợ từ phía chính phủ cũng như sự tin cậy từ phía các ngân
hàng. Ngoài ra, với việc các Nhóm công ty sở hữu chéo các tổ chức tài chính đi đến
việc vay vốn dễ dãi từ các ngân hàng liên kết có thể dẫn đến những hậu quả rất nguy
hiểm cho chính Nhóm công ty cũng hệ thống ngân hàng.
Điều này xuất phát do các ngân hàng không có cơ chế kiểm toán chặt chẽ hoạt
động của các doanh nghiệp trong Nhóm công ty, cũng như khả năng đánh giá năng
6
Phan Thị Trúc Nhã (2016) – Sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại và công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán – đăng trên Tạp chí Tài chính
23
lực tín dụng của doanh nghiệp trong Nhóm công ty rất hạn chế và cùng với việc
vay vốn không giới hạn có thể đến một nguy cơ sử dụng vốn lãng phí và thiếu hiệu
quả của các doanh nghiệp trong Nhóm công ty. Do đó, nếu như hoạt động đầu tư
vốn của Nhóm công ty không hiệu quả và mất khả năng thanh toán các khoản vay
thì rủi ro cho hệ thống ngân hàng (chủ nợ) là rất lớn và có nguy cơ dẫn đến sự sụp
đổ dây chuyền của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Ví dụ điển hình cho
trường hợp này ở Việt Nam phải kể đến trường hợp đỗ vỡ của Tập đoàn Vinashin
vào năm 2009 kéo theo khoản nợ khổng lồ, ước tính dư nợ hiện lên tới khoảng
86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả
trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền. Khủng
hoảng của Vinashin đã được Thanh tra Chính phủ kết luận làm "ảnh hưởng lớn đến
hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín
nhiệm của Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế". Trong năm 2010, hai tổ chức
xếp hạng thế giới là Moody's và Standard & Poor's (S&P) đều hạ bậc tín nhiệm
Việt Nam, bức tranh nợ công của Việt Nam cũng trở nên tồi tệ do gánh nặng từ
việc vay vốn đầu tư cho tập đoàn này. Tiếp đó, các chủ nợ quốc tế cũng tuyên bố
sẽ kiện Vinashin vì không thanh toán đúng hạn khoản gốc và lãi 600 triệu7
.
Chúng ta có thể tìm thấy điều tương tự với ngân hàng OCEAN Bank, VNCB và
các Nhóm công ty, dẫn đến Chính phủ Việt Nam phải xử lý theo cách vô tiền
khoáng hậu: mua không đồng các ngân hàng.
1.1.4.2. Rủi về thuế
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng “né thuế”
(tax avoidance) bởi các tập đoàn kinh tế thông qua các hình thức rất tinh vi và khó
kiểm soát. Vấn đề chuyển giá nhằm mục tiêu tránh thuế của các tập đoàn đa quốc
gia đang ngày càng tăng cùng với quy mô phát triển kinh tế và xu hướng toàn cầu
hóa, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Để tối đa hoá lợi nhuận, các tập
đoàn đa quốc gia ngày càng có nhiều biện pháp đối phó, dàn xếp để tránh thuế, đặc
7
Vinashin – Những sai lầm tỷ đô đăng trên <http://ndh.vn/vinashin-nhung-sai-lam-ty-do-
2013092306381456p147c161.news> [ ngày truy cập:16/9/2019]
24
biệt là việc gia tăng các hoạt động chuyển lợi nhuận về các thiên đường thuế, thành
lập các công ty vỏ bọc, công ty không có hoạt động thực chất tại các nơi này để
che giấu nguồn thu nhập, sử dụng các công cụ tránh né thuế tinh vi, phức tạp nhằm
tối thiểu thu nhập phải nộp thuế trên toàn cầu.
Bản chất của chuyển giá là việc các tập đoàn đa quốc gia, các công ty liên kết lợi
dụng sự khác biệt về chính sách thuế giữa các khu vực, quốc gia, vùng lãnh
thổ để xây dựng chính sách giá trong các giao dịch nội bộ không theo nguyên tắc
giá thị trường khách quan (được hình thành thông qua việc định giá giữa các bên
độc lập, không có mối quan hệ liên kết). Các giao dịch này được thực hiện khép
kín giữa các công ty trong cùng tập đoàn hoặc giữa các công ty liên kết.
Có thể nói việc né thuế thông qua hình thức chuyển giá (transpfer pricing), chuyển
lợi nhuận từ công ty này sang công ty khác trong Nhóm công ty diễn ra phổ biến
và là vấn đề lan giải, rất khó kiểm soát mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải
đối mặt.
Tại Mỹ mới đây Tổ chức Citizens for Tax Justice mới đây đã đưa ra một danh sách
mang tên “Dirty 30” (tạm dịch là “30 công ty ‘bẩn’”) bao gồm những doanh nghiệp
Mỹ khổng lồ như Wells Fargo, Mattel, Verizon, GE… kiếm hàng chục tỷ USD lợi
nhuận trong thời gian 2008-2010, nhưng lại không phải nộp một đồng tiền thuế
nào. Có tới 29 trong số 30 công ty này được hưởng thuế suất âm, đồng nghĩa với
việc họ được nhận tiền hoàn thuế từ Bộ Tài chính Mỹ.8
Tại Việt Nam, hoạt động chuyển giá tập trung ở các doanh nghiệp FDI điển hình
như Coca-cola, Pepsico, Adidas Vietnam, siêu thi Metro… Theo số liệu của Cục
thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau 10 năm kinh doanh tại Việt Nam, số lỗ của
Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm chiếm gần 1/3 doanh thu,
năm 2011, là năm công ty này lỗ ít nhất: 39 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2011, số
lỗ lũy kế đã lên đến 3.768 tỷ đồng - một khoản "lỗ khủng". Không chỉ vậy, thậm
8
An Huy (2012) 10 Công ty trốn thuế điệu nghệ nhất nước Mỹ <http://vneconomy.vn/doanh-nhan/10-
cong-ty-tron-thue-dieu-nghe-nhat-nuoc-my-20120227050248238.htm> (truy cập lúc 11:41 ngày
03/7/2019)
25
chí họ còn bị "âm" vốn chủ sở hữu đến hơn 800 tỷ đồng. Theo một số chuyên gia
kinh tế cho biết, "bí quyết" để họ liên tục kê khai lỗ do tính chi phí nguyên phụ liệu
(hương liệu) được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí
nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, có năm, lên đến 80-85% giá vốn9
. Trong
khi nguyên liệu của công ty này thường là độc quyền nên việc kiểm tra, so sánh
giá trên thị trường của cơ quan quản lý thuế là không thể thực hiện được.
1.1.4.3. Rủi ro về độc quyền
Trong kinh tế học, độc quyền là tình trạng thị trường chỉ có một người bán hoặc
một người mua. Nếu như trên thị trường, có nhiều doanh nghiệp bán cùng một mặt
hàng, thì mỗi doanh nghiệp riêng lẻ sẽ không thể gây ảnh hưởng được tới giá bán
sản phẩm, mà phải chấp nhận giá theo quy luật cạnh tranh của thị trường. Trong
khi đó, trên thị trường độc quyền thì ngược lại, doanh nghiệp độc quyền có thể
kiểm soát được toàn bộ lượng cung hàng hóa nên có thể quyết định giá bán sản
phẩm của mình để hưởng siêu lợi nhuận.
Với sự liên kết quy mô lớn về vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu…giữa các
công ty trong Nhóm công ty và được hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế thì rất dễ xảy ra nguy cơ rủi ro về tình trạng độc quyền
của các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình Nhóm công ty. Theo nghiên cứu
được thực hiện bởi hai chuyên gia kinh tế German Gutierrez và Thomas Philippon10
cho thấy khi Nhóm công ty thuộc top đầu thị trường nắm được thị phần chi phối,
họ sẽ đầu tư ít hơn cho doanh nghiệp của họ bởi họ sẽ hạn chế sản lượng để nâng
giá bán.
Khi quyền lực đối với thị trường tăng lên, các công ty lớn không ngừng nâng giá
bán hàng hóa và giảm lương của người lao động. Lợi nhuận của họ tăng lên, cổ
phiếu tăng giá trên sàn chứng khoán tuy nhiên mức lương thực tế của người lao
động giảm. Nguồn lợi mà doanh nghiệp thu được khi kinh tế phát triển hơn chủ
9
Trói hành vi trốn thuế và “né” thuế < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-
luan/troi-hanh-vi-tron-va-ne-thue-31190.html> (truy cập lúc 11:41 ngày 03/7/2019)
10
German Gutierrez và Thomas Philippon (2016), Declining Competition and Investment in the U.S.
26
yếu chảy vào túi tiền của giới chủ và xét trên bình diện xã hội, nó khiến bất bình
đẳng xã hội tăng lên.11
Dưới góc độ kinh tế chính trị, việc các công ty lớn liên kết với nhau thành tập đoàn
bằng cách nắm giữ cổ phiếu của nhau (sở hữu chéo) có thể là một trở ngại cho quá
trình cải cách nền kinh tế theo hướng tăng cường cạnh tranh, minh bạch, và thượng
tôn pháp luật. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy các tập đoàn lớn với sức mạnh
kinh tế sẵn có của mình sẽ sử dụng sức mạnh này để gây ảnh hưởng tới chính sách
của nhà nước theo hướng có lợi cho họ. Trong nhiều trường hợp, những tác động
này có thể dẫn tới hành vi thao túng hay lũng đoạn nhà nước. Ở một trường hợp
cực đoan, những tập đoàn kinh tế hùng mạnh khi được liên kết với nhau qua quan
hệ gia đình, huyết thống, lại được hậu thuẫn bởi những thế lực chính trị cầm quyền
như trường hợp của In-đô-nê-xia dưới thời tổng thống Suharto sẽ dẫn tới những hệ
luỵ khôn lường về hiệu quả - công bằng kinh tế và ổn định chính trị, xã hội12
Như vậy, có thể nói rủi ro về độc quyền đối với các công ty hoạt động theo mô
hình Nhóm công ty rất dễ xảy ra và có thể ảnh hưởng, tác động xấu tới xã hội,
người tiêu dùng khi phải mua hàng hóa giá cao, mà không có sự lựa chọn nào khác.
Bên cạnh đó, độc quyền cũng có thể khiến doanh nghiệp không có động lực để đầu
tư, nâng cao chất lượng sản phẩm do không phải cạnh tranh với ai khác trên thị
trường. Đặc biệt, tình trạng độc quyền ở những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu sẽ
gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của một quốc gia13
.
1.1.4.4. Rủi ro bội tín giữa cổ đông lớn & cổ đông nhỏ.
Sở hữu cổ phần chi phối trong Nhóm công ty giúp công ty mẹ trong Nhóm công ty
có thể kiểm soát hoạt động của công ty con trong Nhóm công ty theo định hướng
11
Trung Mến (2017) – Sự thống trị của các Tập đoàn lớn đang khiến kinh tế Mỹ thụt lùi <
https://bizlive.vn/the-gioi/su-thong-tri-cua-cac-tap-doan-lon-dang-khien-kinh-te-my-thut-lui-
3140541.html> [ truy cập lúc 9:00 ngày 16/9/2019]
12
Vũ Thành Tự Anh – Mô hìnhTập đoàn kinh tế - Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright (trang 3).
13
Nguyễn Hoàng Hiển - Học viện Hành chính Quốc gia – Nhìn lại tiến trình phá thế độc quyền của
EVN đăng trên http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/binh-luan-chinh-sach/nhin-lai-tien-trinh-
pha-the-doc-quyen-cua-evn-61653.html [ truy cập lúc 9:00 ngày 16/9/2019]
27
của mình. Trong quan hệ đó, lợi ích mang lại cho cổ đông lớn đôi khi lại có thể
gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ lẻ không nắm quyền kiểm soát. Trong hoạt động
của Nhóm công ty, nhiều khi cổ tức có thể không phải là mối quan tâm ưu tiên
hàng đầu của công ty mẹ. Một cổ đông có thể sẽ nhận được lợi nhuận thấp hơn cái
mà lẽ ra họ được hưởng. Do bản chất sở hữu chéo lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau
nên có thể xảy ra trường hợp là lợi nhuận thu được của một công ty thành viên phải
là sự kết hợp của lợi nhuận thu được của nhiều công ty khác trong Nhóm công ty.
Do đó, khi quyết định các chính sách đầu tư, công ty không chỉ xét đến tính trạng
của công ty đó mà còn phải xét đến tình trạng của các công ty khác trong Nhóm
công ty. Vì vậy, lợi nhuận tối ưu trong trường hợp này có thể sẽ ít hơn so với thông
thường, tức là lợi nhuận của các công ty hoạt động độc lập có thể bị thiệt hoặc bị
điều chuyển sang lợi nhuận của công ty con khác trong cùng Nhóm công ty. Hay
nói cách khác, việc ra quyết định đầu tư của công ty có thể vì lý do nhằm phụ vụ
cho lợi ích của cổ đông lớn, chứ không đơn thuần là vì mục đích của các cổ đông.
Với ưu thế của một cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát trong Nhóm công ty, mọi
quyết định của cổ đông lớn có thể gây ra thiệt hại rất lớn cho các cổ đông nhỏ. Lịch
sử của các Chaebol Hàn Quốc đã cho thấy tình trạng vay nợ tràn lan đã đẩy dự nợ
của 30 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc lên mức 400% trị giá vốn sở hữu vào thập niên
1990. Các Chaebol tuy có doanh số khổng lồ nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh số
rất thấp. Việc này sẽ gây nên sự xung đột lợi ích giữa nhóm cổ đông lớn nắm quyền
kiểm soát và nhóm cổ đông nhỏ không nắm quyền kiểm soát. Cồ đông nhỏ không
nắm quyền kiểm soát phải chịu nhiều thiệt thòi do công ty sẽ chủ yếu phục vụ cho
lợi ích của các cổ đông lớn “Doanh nghiệp có thể bị chi phối bởi lợi ích của nhóm
cổ đông chứ không phải vì quyền lợi của toàn doanh nghiệp. Cổ đông không rõ khi
nào là quyết định phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, lúc nào là lợi ích nhóm”14
.
Nghiên cứu cho thấy về lâu dài, Nhóm công ty sẽ tạo ra lợi nhuận trung bình ít hơn
những công ty độc lập. Lợi nhuận thấp được lý giải là vì nhóm cổ đông lớn có thể
14
Hồng Sương (2011) - Đầu tư chéo ở các công ty:Dễ chi phối bởi lợi ích nhóm
<https://vietstock.vn/2011/11/dau-tu-cheo-o-cac-cong-ty-de-chi-phoi-boi-loi-ich-nhom-733-
207332.htm> [ truy cập lúc 9:00 ngày 16/9/2019]
28
chuyển giao tài sản và lợi nhuận từ công ty có lợi nhuận cao sang công ty có lợi
nhuận thấp để thực hiện mục tiêu của họ là duy trì mối quan hệ kinh doanh chứ
không phải là cổ tức và tăng vốn. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi
ích của các cổ đông nhỏ không nắm quyền kiểm soát trong Nhóm công ty.
Ngoài ra, với ưu thế của cổ đông lớn lại sở hữu vốn ở nhiều công ty thành viên
trong Nhóm công ty, cổ đông lớn có thể dễ dàng chi phối, thao túng giá cổ phiếu
bằng hình thức chuyển lợi nhuận từ công ty có lợi nhuận cao sang công ty có lợi
nhuận thấp qua đó có thể làm giá cổ phiếu ở công ty có lợi nhuận tốt giảm giá để
cổ đông lớn có thể thâu tóm, mua vào cổ phiếu và đồng thời bán cổ phiếu ở công
ty có lợi nhuận thấp sau khi giá cổ phiếu ở công ty này tăng giá do việc chuyển lợi
nhuận từ công ty khác sang. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
cổ đông nhỏ.
1.1.4.5. Rủi ro giao dịch vô hiệu từ các giao dịch với “người có liên quan”
Về mặt pháp lý Nhóm công ty là một tập hợp các pháp nhân độc lập liên kết với
nhau trên cơ sở quan hệ về sở hữu vốn, công nghệ, sở hữu trí tuệ…Theo quy định
thì các hợp đồng giao dịch giữa các công ty trong Nhóm công ty phải được thiết
lập trên cơ sơ tuân thủ các nguyên tắc về ký kết hợp đồng như nguyên tắc bình
đẳng, tự nguyện, không trái pháp luật…
Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù về địa vị pháp lý của các công ty trong Nhóm công
ty là một pháp nhân độc lập, tự chủ về tài chính nhưng lại bị chi phối bởi nhiều yếu
tố như chi phối về vốn, chi phối về công nghệ, nguồn lực, thị trường từ công ty mẹ
nên công ty mẹ có thể sử dụng các lợi thế này để chỉ đạo, điều hành các công ty
con, công ty liên kết thực hiện hợp đồng, giao dịch nhằm thực hiện các mục đích
tư lợi theo ý muốn của mình mà không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về ký kết
hợp đồng theo quy định. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến lợi ích của công
ty/cổ đông nhỏ mà còn có thể dẫn đến hợp đồng, giao dịch bị tuyên bố vô hiệu do
không đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng.
1.1.5. Lịch sử hình thành và mô hình Nhóm công ty, tập đoàn kinh tế trên thế
giới
29
1.1.5.1. Mô hình tập đoàn ở các nước Phương tây
 Mô hình Cartel
Các-ten (Cartel) là thoả thuận hợp tác chính thức về giá cả, sản lượng và những
điều kiện khác giữa các doanh nghiệp trong thị trường thiểu quyền. Những thoả
thuận như vậy làm giảm cạnh tranh và tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp
nhằm đạt được những mục tiêu như tối đa hoá lợi nhuận hay gây khó khăn cho sự
gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới. Xét về mặt kinh tế và pháp lý, các
công ty thành viên trong liên minh vẫn có tính độc lập của mình. Các công ty thành
viên phải cam kết làm đúng theo những gì đã thỏa thuận trong hiệp nghị, nếu vi
phạm sẽ bị phạt tiền. Nhìn chung, các thành viên các-ten phải trả một khoản phụ
phí để đảm bảo rằng họ quyết tâm thực hiện những mục tiêu nêu ra trong các-ten.
Khi liên kết với nhau, các doanh nghiệp trong các-ten hành động thống nhất và tối
đa hoá lợi nhuận như một nhà độc quyền, vì vậy người ta còn gọi các-ten là độc
quyền nhóm hay tập đoàn độc quyền. Khi phân tích các-ten, các nhà kinh tế quan
tâm đến những điều kiện dẫn tới sự mất ổn định của nhóm tức các nguyên nhân
phá vỡ các-ten15
.
Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, Các-ten xuất hiện nhiều ở một số nước trên
đại lục châu Âu, đặc biệt là phát triển rộng rãi ở Đức. Ở Đức đã từng có thời kỳ
được mệnh danh là “Đất nước của những Cacten”. Tổ chức Cac-ten lan nhanh ra
các ngành công nghiệp khai thác than, luyện kim, hoá học, dệt vải, thuốc lá, thuộc
da, thuỷ tinh, gạch ngói, gốm sứ, thực phẩm…trở thành toàn bộ đời sống kinh tế
Đức. Theo sau nước Đức, các nước Pháp, I-ta-li-a, Anh…cũng xây dựng Cac-ten
trong các nghành nghề như gang thép, bông, giấy, thuỷ tinh, than, đường, xà phòng
của. Trong khi đó, ở Mỹ, Cac-ten không nhiều, chủ yếu là để thúc đẩy mậu dịch
xuất hiện với hình thức “Hiệp định quân tử”, hoạt động chủ yếu là dùng biện pháp
15
Nguyễn Văn Học, Từ Điển kinh tế học, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
30
hạn chế sản lượng, đặc biệt là biện pháp bán phá giá đối ngoại để giữ giá cả độc
quyền.
Ngoài các-ten của các doanh nghiệp, trên thế giới còn có các-ten của các nước, tức
hiệp định giữa các quốc gia nhằm ổn định giá cả và sản lượng hoặc một số phương
diện khác của thị trường. OPEC (tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ) là ví dụ
điển hình về loại các-ten này
 Mô hình Tờ-rớt:
Được dịch từ tiếng anh (Trust), Tờ-rớt do rất nhiều các xí nghiệp cùng sản xuất
một loại hàng hoá hoặc các xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ mật thiết hợp nhất lại mà
tổ chức nên. Tờ-rớt là hình thức độc quyền thống nhất cả việc sản xuất, lưu thông
dưới sự quản lý của hội đồng quản trị. Mục đích của Tờ-rớt là khống chế thị trường
tiêu thụ, tranh giành nơi sản xuất nguyên liệu và phạm vi đầu tư, tăng cường sức
cạnh tranh để thu được lợi nhuận cao. Các nhà tư bản tham gia Tờ-rớt trở thành
những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần. Tuy nhiên, về mặt kinh tế và
pháp lý, các xí nghiệp tham gia mất hết tính chất độc lập, song vẫn không loại bỏ
sự cạnh tranh nội bộ. Chủ yếu có hai hình thức Tờ-rớt: Công ty cổ phần đặc biệt
và hợp nhất xí nghiệp.
Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, Tờ-rớt xuất hiện ở nước Mỹ. Đến năm 1870,
chính phủ Mỹ thành lập công ty dầu mỏ Mayvor, đây là tổ chức Tờ-rớt đầu tiên,
sau đó, Tờ - rớt được phát triển rộng rãi ở Mỹ. Nước Mỹ được mệnh danh là “Đất
nước của Tờ-rớt”. Năm 1904, ở Mỹ có đến 440 Tờ-rớt với số vốn lên tới 20 tỷ 400
triệu đô la, 1/3 số vốn trong tổng số vốn này nằm trong tay 7 Tờ-tớt lớn. Những
Tờ-rớt này lan nhanh đến các nghành gang thép, dầu mỏ, xe hơi, đường sắt, khai
thác than, làm đường ăn, sản xuất diêm và thuốc lá…ở các nước tư bản như Anh,
Pháp, Đức, hình thức này cũng được phát triển rộng rãi16
.
 Mô hình Konzern:
16
http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1243&CateID=371
31
Nguyên ý theo tiếng Đức Konzern có nghĩa là tập đoàn nhiều loại xí nghiệp; là một
trong những hình thức liên kết cao cấp nhất. Nếu như các loại hình liên kết khác
chỉ là liên kết giữa các xí nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng thì Konzern là
hình tổ chức do nhiều xí nghiệp của các ngành kinh tế khác nhau liên hợp tổ chức
thành. Nó bao gồm các xí nghiệp công nghiệp, công ty mậu dịch, ngân hàng, công
ty bảo hiểm, công ty vận tải…
Mục đích của Konzern là lũng đoạn thị truờng tiêu thụ, tranh giành nơi sản xuất
nguyên liệu và phạm vi đầu tư, để thu được lợi nhuận thật cao. Những xí nghiệp
tham gia Konzern về hình thức tuy giữ độc lập nhưng trên thực tế thì bị tập đoàn
tư bản thống trị ở trong đó khống chế.
Vào cuối thế kỷ XX, Konzern đã lần lượt hình thành ở các nước tư bản như Mỹ,
Nhật Bản. Tập đoàn tài chính đầu tiên thành lập tại Mỹ và Nhật Bản bằng cách lấy
gia đình hoàng tộc làm trung tâm. Những tập đoàn tài phiệt có thực lực tại Mỹ lúc
đó như Morgan, Rockerphelle Mellon, Dupont…còn ở Nhật Bản như Mitsui,
Fuji…kiểm soát mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá và sinh hoạt xã hội. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, Konzern tiếp tục phát triển và thay đổi. Thay đổi chủ
yếu là thực lực của các tập đoàn tư bản tiền tệ phát triển, bành trướng cực nhanh,
ngày càng tăng cường kiểm soát kinh tế quốc dân. Thành viên các tập đoàn tài phiệt
lại còn có sự thẩm thấu lẫn nhau, phương thức đa dạng chủ yếu là mua cổ phiếu
của đối phương, đầu tư vào các xí nghiệp của nhau, vay vốn lẫn nhau. Tập đoàn tài
phiệt càng gắn kết hơn chính quyền với nhà nước. Người cầm đầu tài chính còn
trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện vào các vị trí quan trọng trong chính quyền,
nắm giữ các chính sách đối nội, đối ngoại. Việc kinh doanh được đa dạng hoá và
quốc tế hoá của các tập đoàn lại được phát triển thêm một bước nữa.17
1.1.5.2. Mô hình tập đoàn ở các nước Đông Á
 Mô hình chaebol – Hàn quốc
17
https://de.wikipedia.org/wiki/Konzern
32
Chaebol theo thuật ngữ tiếng Hàn là để chỉ một liên minh gồm nhiều công ty hình
thành quanh một công ty mẹ. Các công ty thường có cổ phiếu/vốn góp tại mỗi công
ty khác và thường do một gia đình điều hành.
Rất nhiều Chaelbol của Hàn Quốc được thành lập từ lâu ví dụ như Samsung năm 1938,
Hyundai năm 1947 nhưng quá trình phát triển mạnh của các Chaebol chỉ bắt đầu từ
khi Hàn Quốc tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất năm 1962. Chính phủ
Hàn Quốc đã áp dụng hình thức như trợ cấp hoặc cho vay lãi suất thấp đối với các
chaebol để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế chiến lược.
Các Chaelbol của Hàn Quốc xây dựng hệ thống quản lý của mình dựa trên bốn mối
quan hệ: quan hệ gia đình, quan hệ đồng môn, quan hệ vùng, và quan hệ với chính
phủ. Các công ty gia đình có mối quan hệ “thân hữu” với Chính phủ và nhận được
nhiều ưu đãi từ phía Chính phủ. Các Chaelbol thường tuyển dụng các quan chức
chính phủ đã về hưu, cung cấp các khoản tài trợ cho các nhà hoạt động chính trị và
thậm chí là hối lộ các quan chức Chính phủ. Ngược lại, các Chaebol cũng chịu sự
định hướng của Chính phủ về mục tiêu kinh doanh, nhưng các mục tiêu xã hội khác
thì không bị ràng buộc. Theo Amsden và Hikino (1994), do các Chaelbol quan hệ
quá mật thiết với Chính phủ nên đã gây ra hai vấn đề lớn. Thứ nhất, các Chaelbol
phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay từ Chính phủ nên không thể trở nên cạnh tranh
trên thị trường. Thứ hai, Chính phủ can thiệp quá sâu vào việc quản trị và phát triển
của các Chaelbol ở một loạt các ngành công nghiệp ví dụ như ngành đóng tàu,
ngành hóa chất, điện tử, ô tô, hóa dầu… Nhờ đó, một loạt các tập đoàn lớn ở Hàn
Quốc đã phát triển lớn mạnh như ngày nay. Theo dữ liệu của CEO Score, trong
năm 2017, 10 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đã báo cáo tổng kết quả doanh thu lên
đến 677,8 tỷ USD, tương đương 44,2% tổng GDP của cả nước năm 2017 là 1.530
nghìn tỷ USD. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Nhật Bản năm 2017 là 24,6% ở Mỹ là
11,8%. Chỉ riêng hai tập đoàn Samsung Electronics Co. và Hyundai Motor Co. đã
chiếm đến 1/5 nền kinh tế. Trong năm 2017, Samsung Electronics có mức doanh
thu 224,2 tỷ USD, tương đương 14,6% GDP, Hyundai Motor đứng thứ hai với
33
5,9%, tiếp sau đó là LG Electronics Inc. với 3,8%, Posco với 3,7% và Korea
Electric Power Corp với 3,7%.18
Tuy nhiên, việc phát triển các Chaebol cũng đã để lại những hệ lụy không nhỏ cho
xã hội Hàn Quốc đó là tình trạng tham nhũng, hối lộ, bê bối chính trị, khoảng cách
giàu nghèo ngày càng gia tăng, những doanh nghiệp nhỏ bị chèn ép và tỷ lệ tự tử
ở Hàn Quốc vào loại cao nhất thế giới.
 Mô hình Keiretsu – Nhật Bản
Keiretsu nguyên mẫu xuất hiện ở Nhật Bản trong thời kỳ “phát triển thần kỳ của
nền kinh tế” tiếp sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Trước khi nước Nhật đầu
hàng đồng minh, nền công nghiệp Nhật Bản bị kiểm soát bởi các tập đoàn lớn
(được gọi là các Zaibatsu). Về sau trong những năm 1940, các liên minh (Alliance)
đã phá bỏ các Zaibatsu, nhưng các công ty được thành lập từ việc phá bỏ các
Zaibatsu lại liên kết với nhau thông qua việc mua cổ phần để hình thành nên các
Liên minh liên kết theo chiều ngang giữa nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi
Keiretsu lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm, ngân hàng này cung cấp tín
18
Hà Bùi (2019)– Gần 50% nền kinh tế Hàn Quốc nằm trong tay các Chaebol đăng trên
https://news.zing.vn/gan-50-nen-kinh-te-han-quoc-nam-trong-tay-cac-chaebol-post961792.html
34
dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thế về vốn trong các
công ty. Mỗi một Ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rất lớn đối với các công
ty trong Keiretsu và hành động với tư cách là một tổ chức giám sát và hỗ trợ tài
chính trong các trường hợp khẩn cấp. Một trong những tác động của cơ cấu này là
giảm thiểu sự hiện diện của những người tiếp quản đối lập ở Nhật Bản, bởi vì không
một thực thể kinh doanh nào muốn đối đầu với sức mạnh kinh tế của các ngân
hàng.
Trên thực tế có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên kết ngang.
Trong khi Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một
công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một
ngành nghề nhất định), thì Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực
thể, thông thường xoayquanh một ngân hàng và một công tythương mại (thường gồm
nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau). Sau chiến tranh, Nhật
Bản có 6 Keiretsu khổng lồ gồm: Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Dai- Ichi Kangyo,
Fuyo và Sanwa. Mỗi Keiretsu này đều có một hoặc nhiều ngân hàng. Đây đều là các
Keiretsu liên kết ngang hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ công
nghiệp đóng tàu, luyện kim, xây dựng, hoá chất cho đến thương mại. Do sở hữu cổ
phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại chung
nên các doanh nghiệp trong Keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau,
phát huy khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Bên
cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh
nghiệm quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường. Ngoài các tập đoàng
khổng lồ này, còn có nhiều công ty thành lập các Keiretsu nhỏ hơn, ví dụ như Nissan,
Hitachi, Hankyo- Toho Group.
Thời kỳ suy thoái của Nhật Bản vào những năm 1990 đã có ảnh hưởng sâu sắc
đến các Keiretsu. Nhiều ngân hàng lớn đã chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các khoản
nợ xấu và buộc phải sát nhập hoặc đi đến phá sản. Tình trạng này đã làm lu mờ
ranh giới giữa các Keiretsu: chẳng hạn như Ngân hàng Sumitomo và Ngân hàng
Mitsui đã trở thành Sumitomo Mitsui Banking Corporation vào năm 2001, trong
35
khi Ngân hàng Sanwa (Ngân hàng thuộc Hankyu-Toho Group) trở thành một phần
của Ngân hàng Tokyo- Mitsubishi UFJ. Thêm vào đó, nhiều công ty từ bên ngoài
hệ thống Keiretsu như Sony đã bắt đầu thực hiện tốt hơn vai trò đối tác trong hệ
thống. Nói chung, các nguyên nhân này đã tạo ra một quan niệm mạnh mẽ trong
giới kinh doanh ở Nhật Bản rằng hệ thống Keiretsu cũ không phải là một mô hình
kinh doanh hiệu quả và dẫn đến việc nới lỏng hoàn toàn các liên minh Keiretsu.
Mặc dù vẫn tiếp tục tồn tại, song các Keiretsu không còn sự tập trung hay liên kết
như trước những năm 1990 nữa. Trong Keiretsu liên kết dọc, các doanh nghiệp
cung cấp nguyên, vật liệu hoạt động như là những vệ tinh xoay quanh các nhà máy
sản xuất lớn trên cơ sở chia sẻ về công nghệ, thương hiệu và quy trình tổ chức kinh
doanh. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp này được thiết lập dựa trên lợi ích kinh
tế, đồng thời là sự ràng buộc về niềm tin và sự trung thành nên rất bền chặt19
1.1.6. Lịch sử hình thành Nhóm công ty tại Việt Nam
Nếu như ở Nhật Bản, mô hình Keiretsu hình thành thông qua hoạt động liên kết
giữa các công ty với nhau bằng việc mua cổ phần để hình thành liên minh liên kết
theo chiều ngang trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Mô hình Keiretsu
thường lấy một ngân hàng làm hạt nhân trung tâm liên kết thông qua quan hệ tín
dụng cũng như quan hệ sở hữu hay chi phối vốn cổ phần hoặc như ở Hàn Quốc,
mô hình Chaebol hình thành trên cơ sở liên kết là các công ty gia đình liên kết
thông qua quan hệ sở hữu hay chi phối vốn cổ phần tại các công ty con. Các công
ty gia đình có mối quan hệ “thân hữu” với chính phủ và nhận được nhiều ưu đãi từ
phía nhà nước, thì ở Việt Nam, mô hình Nhóm công ty mà khởi đầu là việc hình
thành các tập đoàn kinh tế nhà nước lại được dựa trên cơ sở quyết định của Chính
phủ. Việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam theo kiểu dồn các
19
Những mô hình kinh tế tiêu biểu Châu Á <http://vnep.ciem.org.vn/nhom-tin-tuc/35011/nhung-mo-
hinh-tap-doan-kt-tieu-bieu-chau-
a?topicId=4714&newsgroup=Kinh%20nghi%E1%BB%87m%20c%E1%BA%A3i%20c%C3%A1ch%2
0v%C3%A0%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20-
%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20n%C6%B0%E1%BB%
9Bc> [ truy cập lúc 10:00 ngày 15/9/2019]
36
củ khoai tây thành một bao khoai tây 20
. Một đặc trưng quan trọng là các Tập đoàn
kinh doanh ở Việt Nam thường hoạt động trong các ngành kinh tế mũi nhọn với
quy mô và tầm vóc lớn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, con dựa trên luật
doanh nghiệp thống nhất. Một đặc trưng khác trong mô hình tại Việt Nam là các
tập đoàn kinh tế đứng đầu các lĩnh vực ngành nghề; đóng vai trò là công cụ điều
hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ với phương thức lãnh đạo của Đảng được nhấn
mạnh. Khởi đầu cho việc hình thành mô hình Nhóm công ty đầu tiên tại Việt Nam
là việc thành lập các Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91.
Tổng công ty 90 là tên gọi chung phổ biến cho các liên hiệp xí nghiệp và tổng công
ty nhà nước ở Việt Nam được thành lập căn cứ vào Điều 5 của Quyết định số
90/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Theo
đó, Tổng công ty 90 phải có ít nhất là 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công
nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận
chuyển, tiêu thụ, thông tin, đào tạo; phải có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng (đối
với một số tổng công ty trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có thể thấp
hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng).
Tổng công ty 91 là tên gọi chung phổ thông cho các nhóm doanh nghiệp nhà
nước của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
Mặc dù tinh thần của Quyết định số 91/TTg là hướng tới thành lập các tập đoàn
kinh doanh, song vào thời điểm năm 1994, tập đoàn kinh doanh là hình thức tổ
chức doanh nghiệp còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, các nhóm doanh nghiệp
được thành lập theo quyết định nói trên không được gọi là tập đoàn ngay mà được
gọi chung là các tổng công ty 91.
Cho tới năm 2006, các tổng công ty 91 mới được từng bước chuyển thành các tập
đoàn thực sự. Việc thành lập bất cứ tổng công ty 91 nào cũng đều thuộc thẩm quyền
20
Hoàng Việt Hà (2015) – Thách thức lớn trong quản trị tập đoàn kinh tế,
<https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/thach-thuc-lon-trong-quan-tri-tap-doan-kinh-te-
116458.html> [ truy cập lúc 21:00 ngày 13/9/2019]
37
quyết định của Chính phủ. Hội đồng quản lý của tổng công ty 91 gồm từ 7 đến 9
thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng công ty 91 phải có ít nhất 7
thành viên, phải có vốn pháp định tối thiểu 1000 tỷ đồng.
Khác với Tổng công ty 90, Tổng công ty 91 có thể hoạt động đa ngành tuy vẫn
được yêu cầu theo đuổi một ngành kinh doanh chủ đạo. Mục đích thành lập các
Tổng công ty 91 nhằm để phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới năm 2003, có tất cả 18 Tổng công
ty 91 đã được thành lập. Từ năm 2004, một số tổng công ty 91 bắt đầu tiến hành
cổ phần hóa các công ty thành viên của mình21
.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 đã có 12 Tập đoàn kinh tế được Thủ
tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, một số tập đoàn
như Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC); Tập đoàn Phát triển nhà
và đô thị Việt Nam (HUD); Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam sau thời gian
thí điểm thành lập và hoạt động đã không hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ
đề ra nên đã chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình tổng công ty. Đến nay, tại Việt
Nam hiện đang có 09 Tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động, bao gồm Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt
Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội,
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Khác với tập đoàn kinh tế nhà nước, việc thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân không
phải do một cơ quan có thẩm quyền nào quyết định mà việc thành lập tập đoàn do
chính các doanh nghiệp tự quyết định. Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn
kinh tế tư nhân thường hình thành dần dần thông qua quá trình mở rộng và phát
triển kinh doanh từ một doanh nghiệp. Mô hình tổ chức và mối liên kết trong đa số
Tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều điểm giống với Tập đoàn kinh tế nhà nước.
Trong tập đoàn có một công ty đóng vai trò là công ty mẹ. Đây là công ty vừa thực
21
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%C3%B4ng_ty_91
38
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh lại vừa đóng vai trò là người sở hữu vốn trong
các công ty thành viên.
(Cấu trúc Tập đoàn FPT)
Công ty mẹ thường được đặt tên gọi có cụm từ “Tập đoàn”. Khác với công ty mẹ
trong tập đoàn kinh tế nhà nước, hình thức tổ chức của công ty mẹ của Tập đoàn
kinh tế tư nhân này có thể hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty
TNHH hai thành viên trở lên. Các thành viên trong tập đoàn có thể là các công ty
có sở hữu vốn của công ty mẹ và các công ty khác trên cơ sở các thỏa thuận. Các
công ty thành viên có thể tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ
phần. Trong tập đoàn kinh tế tư nhân, mối quan hệ giữa công ty mẹ và giữa các
công ty thành viên chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu vốn giữa các công ty.22
. Chúng
ta có kể ra những tập đoàn như vậy: Bảo Việt, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup,
Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen…
1.2. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY Ở
VIỆT NAM
22
Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 của VCCI – Trang 124
39
1.2.1. Giai đoạn thành lập các Tập đoàn kinh doanh, tiền thân của các Tập đoàn
kinh tế (từ 1994 đến 2004)
Trong giai đoạn đầu, cơ sở pháp lý khởi đầu cho việc hình thành mô hình các Tổng
công ty được điều chỉnh bởi Quyết định số 91/TTg ngày 07/04/1994 về thí điểm
thành lập tập đoàn kinh doanh và Luật doanh nghiệp nhà nước (còn gọi là Tổng công
ty91). Quyết định số 91/TTg ban hành năm 1994 là văn bản đầu tiên xác định các tiêu
chí về tập đoàn kinh tế, tuy nhiên lại chưa đề cập đầy đủ bản chất và đặc thù về mô
hình tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế, điều này dẫn đến hoạt động
của các tổng công ty chưa thể phát triển theo mô hình các tập đoàn kinh tế.
Đến năm2003, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) và tiếp đó
Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2004 NĐ-CP về Tổng công ty nhà nước và
chuyển đổi Tổng công ty nhà nước thành mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tuy nhiên, Nghị định này chỉ mới dừng lại ở việc đề cập đến việc chuyển đổi các
Tổng công ty 91 thành các tập đoàn kinh tế nhà nước mà chưa làm rõ được nhiều
nội dung pháp lý quan trọng về địa vị pháp lý, chế độ tài chính, mô hình quản trị
nội bộ của tập đoàn cũng như mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của
các thành viên trong tập đoàn23
.
Như vậy, ở giai đoạn này, nhà nước mới quan tâm đến khía cạnh tích cực của Nhóm
công ty, chưa chú trọng giám sát, kiểm soát mặt tiêu cực của Nhóm công ty; và trên
thực tế chỉ tập trung điều chính Nhóm công ty thuộc sở hữu nhà nước và sử dụng các
biện pháp “hành chính” thay vì để các liên kết diễn ra theo quy luật, tốc độ tự nhiên.
1.2.2. Giai đoạn thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh tế (từ 2005 đến 2012)
Trong giai đoạn này khung pháp lý cho hoạt động của các tập đoàn kinh tế được
quy định bởi các văn bản:
Luật doanh nghiệp 2005 lần đầu tiên đã giành hẳn một chương quy định về Nhóm
công ty. Theo đó, Nhóm công ty được định nghĩa là tập hợp các công ty có mối
23
Lưu Đức Khải, Hà Huy Ngọc (2009), Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí cộng sản điện tử, có tại http://www.tapchicongsan.org.vn
40
quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các
dịch vụ kinh doanh khác24
. Tập đoàn kinh tế là một hình thức của Nhóm công ty
và nhấn mạnh tập đoàn kinh tế là Nhóm công ty có quy mô lớn (Điều 149). Bên
cạnh đó, Luật doanh nghiệp 2005 cũng đã quy định quyền và trách nhiệm của công
ty mẹ đối với công ty con, quy định về báo cáo tài chính của công ty mẹ và công
ty con.
Nghị định 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định về tổ chức,
quản lý công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước
độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con.
Theo Nghị định này, mối quan hệ giữa các pháp nhân trong tập đoàn kinh tế là
quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con theo Luật doanh nghiệp 2005 thông qua
hình thức đầu tư vốn.
Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ đã hướng dẫn thêm
về mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế. Theo đó, tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm
các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên
kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức
liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và
các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh
nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. Nghị định đã quy định tập
đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy
định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty
lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định (Điều 26). Như vậy, hạt nhân của tập
đoàn là công ty mẹ và xoay quanh nó là các công ty con và công ty liên kết.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập,
tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Đây có thể xem là nền
tảng pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất điều chỉnh riêng về tổ chức và hoạt động của
Tập đoàn kinh tế.
24
Điều 146 Luật doanh nghiệp 2005.
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOTLuận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOTLuận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đLuận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAYLuận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sảnLuận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt NamLuận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DNĐề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOTLuận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
 
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOTLuận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
 
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đLuận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAYLuận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sảnLuận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt NamLuận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DNĐề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
 

Similar to Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam

Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở V...
Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở V...Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở V...
Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở V...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
anh hieu
 
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAYĐề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Sở Hữu Lớn Và Giá Trị Công Ty Tại Hose
Luận Văn Sở Hữu Lớn Và Giá Trị Công Ty Tại HoseLuận Văn Sở Hữu Lớn Và Giá Trị Công Ty Tại Hose
Luận Văn Sở Hữu Lớn Và Giá Trị Công Ty Tại Hose
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
PinkHandmade
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam (20)

Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp tổ chức quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở V...
Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở V...Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở V...
Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở V...
 
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
 
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAYĐề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Sở Hữu Lớn Và Giá Trị Công Ty Tại Hose
Luận Văn Sở Hữu Lớn Và Giá Trị Công Ty Tại HoseLuận Văn Sở Hữu Lớn Và Giá Trị Công Ty Tại Hose
Luận Văn Sở Hữu Lớn Và Giá Trị Công Ty Tại Hose
 
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
Luận án: Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 

Recently uploaded (18)

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 

Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM                 PHẠM HỮU THIỆN NHÓM CÔNG TY: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2019I
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM             PHẠM HỮU THIỆN NHÓM CÔNG TY: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ NGÀNH: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS. VÕ TRÍ HẢO Thành phố Hồ Chí Minh 2019 II
  • 3. III MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN 4 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 7 3. Tình hình nghiên cứu 8 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 11 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 12 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ NHÓMCÔNG TY 14 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY 14 1.1.1. Khái niệm về Nhóm công ty 14 1.1.2. Đặc điểm Nhóm công ty 16 1.1.2.1. Nhóm công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập 16 1.1.2.2. Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân 18 1.1.2.3. Nhóm công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp 18 1.1.3. Những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty đối với hiệu quả nền kinh tế 19 1.1.3.1. Nhóm công ty giúp huy động và tập trung được nguồn lực 19 1.1.3.2. Nhóm công ty giúp mở rộng phân công lao động 20 1.1.3.3. Nhóm công ty giúp chuyên môn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh 20 1.1.3.4. Nhóm công ty giúp việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. 21 1.1.3.5. Nhóm công ty giúp giảm chi phí giao dịch 21 1.1.4. Những ảnh hưởng bất lợi tiềm tàng từ các Nhóm công ty đối với nền kinh tế quốc gia 22 1.1.4.1. Rủi ro cho nền tài chính quốc gia 22 1.1.4.2. Rủi về thuế 23
  • 4. IV 1.1.4.3. Rủi ro về độc quyền 25 1.1.4.4. Rủi ro bội tín giữa cổ đông lớn & cổ đông nhỏ. 26 1.1.4.5. Rủi ro giao dịch vô hiệu từ các giao dịch với “người có liên quan” 28 1.1.5. Lịch sử hình thành và mô hình Nhóm công ty, tập đoàn kinh tế trên thế giới 28 1.1.5.1. Mô hình tập đoàn ở các nước Phương tây 29 1.1.5.2. Mô hình tập đoàn ở các nước Đông Á 31 1.1.6. Lịch sử hình thành Nhóm công ty tại Việt Nam 35 1.2. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY Ở VIỆT NAM 38 1.2.1. Giai đoạn thành lập các Tập đoàn kinh doanh, tiền thân của các Tập đoàn kinh tế (từ 1994 đến 2004 39 1.2.2. Giai đoạn thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh tế (từ 2005 đến 2012) 39 1.2.3. Giai đoạn kết thúc thí điểm, thực hiện tái cấu trúc để các tập đoàn phát triển theo chiều sâu (từ 2012 đến nay) 43 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY TẠI VIỆT NAM 46 2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHÓM CÔNG TY 46 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, địa vị pháp lý Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 46 2.1.1.1. Khái niệm Nhóm công ty 46 2.1.1.2. Đặc điểm, địa vị pháp lý Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 46 2.1.2. Mô hình tổ chức Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 48 2.1.3. Mối quan hệ giữa các Công ty trong Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 51 2.1.4. Quản lý, điều hành trong Nhóm công ty 53 2.1.5. Các giao dịch cần kiểm soát đặc biệt trong Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 54 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY TẠI VIỆT NAM 57 2.2.1. Thực trạng pháp luật về thành lập Nhóm công ty 58
  • 5. V 2.2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý, điều hành trong Nhóm công ty. 62 2.2.3. Thực trạng kiểm soát các hợp đồng, giao dịch trong các Nhóm công ty 67 2.2.4. Thực trạng kiểm soát tình trạng độc quyền của các Nhóm công ty 70 2.2.5. Thực trạng quản lý giám sát của nhà nước đối với Nhóm công ty 71 2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY 77 2.3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty 77 2.3.1.1. Phải đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở Việt Nam Việt Nam 77 2.3.1.2. Phù hợp với đường lối về phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam 78 2.3.1.3. Tạo ra một môi trường tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh 80 2.3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty 80 2.3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về Nhóm công ty 80 2.3.2.2. Nhóm giải pháp chống giao dịch chuyển giá từ các “giao dịch liên kết” giữa các thành viên cùng Nhóm công ty 82 2.3.2.3. Nhóm giải pháp về chống độc quyền của Nhóm công ty 84 2.3.3. Một số giải pháp về quản lý, giám sát Nhóm công ty 86 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 96
  • 6. VI LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Hữu Thiện – là học viên lớp Cao học Khóa 27, tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ Nhóm công ty: Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện
  • 7. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BLDS Bộ luật dân sự LDN Luật doanh nghiệp NCT Nhóm công ty TĐKT Tập đoàn kinh tế TCT Tổng công ty DNNN Doanh nghiệp nhà nước VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
  • 8. 4 TÓM TẮT LUẬN VĂN Mô hình “Nhóm công ty” hay mô hình “Tập đoàn kinh tế” đã ra đời và phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên mô hình này còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Có thể nói mô hình Nhóm công ty ra đời là nhu cầu và đòi hỏi tất yếu của quy luật cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty mang lại như khả năng tập trung, tích tụ nguồn lực có quy mô lớn phục vụ đầu tư, khả năng chuyên môn hóa cao… thì mô hình Nhóm công ty cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho xã hội cần phải quan tâm xem xét. Hiện nay, khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động của mô hình Nhóm công ty ở Việt Nam về cơ bản đã hình thành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc, bất cập cần tiếp tục được mổ xẻ để có hướng khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung đi vào nghiên cứu các quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành và các quy định của pháp luật có liên quan điều chỉnh hoạt động của mô hình Nhóm công ty để chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình Nhóm công ty. TỪ KHÓA “Tập đoàn kinh tế”, “ Nhóm công ty”, “ Pháp luật về tập đoàn kinh tế”, “Tập trung kinh tế”, “ Độc quyền”, “ Chuyển giá”.
  • 9. 5 ABSTRACT: The model of "corporate group" or model of "business group" was born and thrived in countries with developed economies, but this model is still relatively new in Vietnam. It can be said that the establishment of a corporate group model is an indispensable need and requirement of competition law in the context of globalization and integration trend of Vietnam's economy. In addition to the positive effects of the corporate group model, such as the ability to concentrate, accumulate large-scale resources for investment, high specialization capabilities, etc., the corporate group model is also implicit. Many great risks to society need to be considered. Currently, the legal framework governing the operation of the corporate group model in Vietnam has basically formed quite fully. However, in the implementation process, there are still some difficulties, limitations, problems and shortcomings that need to be further dissected to have a solution to overcome in the future. Therefore, in this thesis, the author will focus on researching the provisions of the current corporate law and the provisions of relevant laws governing the operation of the Group of Companies model to show limited points, inadequacies and propose some solutions to improve the law on corporate group model. Key word: "Business groups", "Corporate groups", "Laws on business groups", "Economic concentration", "Monopoly", "Transfer pricing".
  • 10. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập thương mại quốc tế đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trong sân chơi của khu vực và quốc tế. Với vai trò là trung tâm của hoạt động của nền kinh tế thì doanh nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng. Trong đó, xu hướng thành lập các các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty ngày càng gia tăng và là một đòi hỏi tất yếu ở nước ta. Hơn thế nữa, nhu cầu thực hiện liên kết đầu tư tạo thành tổ hợp, kinh doanh đa ngành đã trở thành nhu cầu mang tính thời sự. Những điều này đã đặt ra một vấn đề cần giải quyết: các mô hình tổ chức kinh tế đang vận hành hiện nay không đáp ứng được nhu cầu huy động vốn, chuyên môn hóa sản xuất, quản trị doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, mô hình Nhóm công ty đã xuất hiện ở Việt Nam và phần nào đáp ứng các nhu cầu của nhà đầu tư cả khối Nhà nước và dân doanh. Vì vậy, vấn đề xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động về quản lý Nhóm công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Trải qua một thời gian dài, pháp luật doanh nghiệp ra đời và phát triển tạo nên khung pháp lý cơ bản cho hoạt động quản trị Nhóm công ty đã và đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo hình thành nên một hành lang pháp lý cho hoạt động của nhóm công ty. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định một cách khái quát về mô hình Nhóm công ty, cũng như quản lý điều hành trong Nhóm công ty nói chung. Tuy nhiên, do việc thành lập Nhóm công ty là vấn đề mới, có nhiều đặc thù, đang trong giai đoạn thực hiện mang tính thí điểm nên có nhiều vấn đề vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật về Nhóm công ty còn nhiều hạn chế. Do đó, hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty là nhu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các Nhóm công ty. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nhóm công ty: pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn góp phần phát hiện những hạn chế, bất cấp của hệ thống pháp luật về quản lý tổ chức hoạt động của Nhóm công ty từ đó, đề xuất, kiến nghị một
  • 11. 7 số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về quản lý Nhóm công ty nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động áp dụng quy định pháp luật về Nhóm công ty ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, với mong muốn trước hết là đưa ra một bức tranh toàn cảnh để cho mọi người hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề quản lý Nhóm công ty nói riêng và doanh nghiệp nói chung, qua đó nêu ra một số thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật về vấn đề này và kèm theo một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty ở nước ta trong thời gian tới. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Pháp nhân là sự tưởng tượng của các luật gia nhằm gán cho một tổ chức các quyền và nghĩa vụ pháp lý như thể một con người (tự nhiên nhân). Pháp nhân một mặt vừa giảm bớt rủi ro cho các chủ sở hữu, nhà đầu tư để khuyến khích họ đầu nhiều hơn, mạo hiểm hơn cho các mô hình kinh doanh, công nghệ mới; một mặt pháp nhân lại tạo nên bức “màn che” (corporate veil), tạo nơi ẩn nấp cho các hành vi né thuế, gian lận thương mại, lẩn tránh trách nhiệm pháp lý bằng cách tạo ra nhiều công ty con, Nhóm công tyNhóm công ty, về mặt kinh tế thuộc cùng một chủ sở hữu (hoặc nhóm chủ sở hữu) nhưng lại mang tư cách, vỏ bọc pháp lý độc lập. Giả thuyết đặt ra là: Để duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh lành mạnh, các giao dịch công bằng (bona fide) cần phải cho phép toà án, cơ quan có thẩm quyền được phép “xuyên qua màn che” (piercing corporate veil) dựa trên một số nguyên tắc, tiêu chí nhất định. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu : Thứ nhất, Tại sao phải hình thành mô hình Nhóm công ty? và Nhóm công ty ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nào của xã hội? Thứ hai, quy chế pháp lý về Nhóm công ty có thể gây ra những rủi ro nào cho lợi ích công, cho đối tác, cho tổ chức cung cấp tín dụng, cho người lao động?
  • 12. 8 Thứ ba, Thực hiện quy định pháp luật hiện hành Việt Nam về Nhóm công ty đang gặp những bất cập, vướng mắc nào? Thư tư, Để thúc đẩy hoạt động của mô hình nhóm công ty trong thời gian tới, thì cần phải có những giải pháp pháp lý cụ thể nào? 3. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về mô hình Nhóm công ty hay Tập đoàn kinh tế là đề tài mang tính thời sự. Vì vậy, trong thời gian qua vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của một số tác giả, nhà khoa học viết về vấn đề này mà tác giả đã được nghiên cứu và tìm hiểu, cụ thể có thể kể đến như: Vũ Phương Đông (2015), Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học. Luận án này đã đã phân tích và làm rõ bản chất các liên kết trong TĐKT như liên kết về vốn, liên kết về thương hiệu, liên kết về công nghệ, liên kết về thị trường và một số hình thức liên kết khác từ đó luận án đưa ra giải pháp với vấn đề về quyền quản lý, về giao dịch và các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa công ty mẹ- công ty con, quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên, mối quan hệ giữa các công ty cùng cấp trong tập đoàn, cũng như đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về TĐKT trong giai đoạn hiện nay trên tinh thần tái cơ cấu TĐKT nhà nước, tạo điều kiện cho TĐKT tư nhân phát triển thuận lợi. Đây là những nội dung rất quy báu để tác gia tham khảo trong quá trình viết luận văn của mình.Tuy nhiên, vấn đề về kiểm soát độc quyền và vấn đề chuyên giá thông qua các giao dịch nội bộ trong mô hình Nhóm công ty vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu. Vũ Trọng Khải (2008) bài báo Chưa có khung pháp lý cho các tập đoàn kinh tế. Bài viết này đã đặt ra câu hỏi là mô hình Tập đoàn kinh tế có phải là nhóm công ty có quy mô lớn? nhưng hiện nay khung pháp lý điểu chỉnh hoạt động của các Tập đoàn kinh tế vẫn ở dưới dạng là các văn bản dưới luật và đã dẫn đến tình trạng “quá tải” cần phải xây dựng khung pháp lý ở mức cao hơn cho hoạt động của các Tập đoàn kinh tế trong thời gian tới. Trần Tiến Cường (2011), Nâng cao sức cạnh tranh của TĐKT Nhà nước, Tạp chí Cộng sản- Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam số 827 (9/2011). Bài viết đã chỉ ra những
  • 13. 9 điểm “nghẽn” hạn chế sức cạnh tranh của các TĐKT: các TĐKT Nhà nước vẫn được sự ưu ái, bao cấp của Nhà nước, biểu hiện là TĐKT nhà nước có nhiều cơ hội tiếp cận những nguồn lực khan hiếm, như đất đai, tài nguyên, nguồn tài chính, tín dụng, cơ chế tiếp cận cũng cởi mở hơn hơn so với các doanh nghiệp khác. TĐKT nhà nước vừa hoạt động kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ chính trị xã hội, hoạt động công ích, chịu nhiều sức ép và can thiệp hành chính, bị chia sẻ nguồn lực cho nhiệm vụ chính trị xã hội, hoạt động công ích. Việc điều hành TĐKT Nhà nước vẫn dựa vào các quyết định mang tính hành chính khi tính đến thời điểm nghiên cứu Nhà nước nắm giữ vốn tuyệt đối của 11 (mười một) trên 12 (mười hai) TĐKT Nhà nước ở Việt Nam. Việc thành lập tập đoàn thời gian vừa qua dựa vào tiêu chí quy mô lớn (về vốn, doanh thu, lao động) dẫn đến lạm dụng sự ghép nối, nâng cấp TCT thành tập đoàn. Điều đó không chỉ dẫn đến độc quyền trong ngành, mà còn hạn chế cạnh tranh giữa các DNNN và các doanh nghiệp khác trong nước. Trước khi thành lập mới một TĐKT Nhà nước, cần xác định rõ triết lý và biện pháp tạo nền tảng, thúc đẩy sức cạnh tranh cho tập đoàn đó và cho nền kinh tế. Bùi Hưng Nguyên (2011), Tập đoàn kinh tế - Một số bất cập từ khung pháp lý, Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải số 25 tháng 1 năm 2011. Bài tạp chí tập trung phân tích trực tiếp những bất cập của mô hình TĐKT hiện nay từ góc độ pháp lý. Thứ nhất, sự quá tải các văn bản dưới luật, khi hiện nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về TĐKT, các quy định mới chỉ dừng tại điều 149 Luật Doanh nghiệp (2005), và quy định bổ sung của Nghị định 139/2007/NĐ-CP. Thứ hai, sự bất bình đẳng về khung pháp lý cho các thành phần kinh tế trong việc thành lập và điều hành TĐKT tại Việt Nam, khi hiện nay trên thực tế tồn tại nhiều TĐKT tư nhân như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn T&T, Tập đoàn FPT, v.v.. nhưng lại không có quy định nào cho về hoạt động của các TĐKT ngoài quốc danh, điều này dẫn đến thực trạng “không chính danh” của các TĐKT. Thứ ba, sự thiếu nhất quán trong khái niệm về TĐKT nhà nước giữa Luật Doanh nghiệp (2005), Nghị định 101/2009/NĐ-CP và Nghị định 25/2010/NĐ-CP. Phần nội dung này có ý nghĩa tham khảo lớn đối với tác giả của luận văn. Nguyễn Văn Hải (2015), Bàn về khái niệm tập đoàn kinh tế từ các quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 7/2015. Bài tạp chí
  • 14. 10 tập trung phân tích những ưu, nhược điểm trong các quy định pháp luật về khái niệm TĐKT. Bài viết đã chỉ ra những bất cập trong khái niệm TĐKT trong hệ thống pháp luật hiện hành đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc sử dụng cụm từ “tập đoàn”, việc quy định về các tiêu chí quy mô. Phạm Duy Nghĩa (2014), Tái cấu trúc tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước: một góc nhìn từ thể chế và pháp luật, Tài liệu chương trình giảng dạy Fullbright. Bản báo cáo nghiên cứu ba nội dung quan trọng: (i) thoái vốn đầu tư của khu vực Nhà nước; (ii) thực hiện thống nhất các quyền sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp; (iii) áp dụng mô hình quản trị quốc tế vào hoạt động của doanh nghiệp Các công trình nghiên cứu, các bài viết trên của các tác giả đã tiếp cận chủ yếu về định hướng, chính sách phát triển, mô hình quản trị đối với Nhóm công ty. Trong khi đó, khía cạnh pháp lý đối với hoạt động quản lý, điều hành trong Nhóm công ty, cũng như hoạt động kiểm soát, giám sát hoạt động của Nhóm công ty trong vấn đề về thuế ( chuyển giá) và tình trạng độc quyền mà mô hình Nhóm công ty cần tiếp tục được mổ xẻ và phân tích để qua đó có thể đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới. Luận văn được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở kinh tế và pháp lý để xác định bản chất của vấn đề này; nghiên cứu tổng thể và sâu về các chế định cụ thể trong pháp luật kinh tế làm cơ sở đánh giá về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật WTO, đánh giá khả năng áp dụng của pháp luật trong thực tiễn và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá và làm rõ khung khổ pháp lý hiên nay quy định đối với việc tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty và thực tiễn áp dụng nhưng quy định của pháp luật về Nhóm công ty đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc, bất cập gì cần phải tháo gỡ để từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ hoàn thiện các quy định của pháp luật về mô hình Nhóm công ty. 4.2. Đối tượng nghiên cứu
  • 15. 11 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật hiện hành về Nhóm công ty để có thể đánh giá được những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong việc thành lập, hoạt động, quản lý, điều hành của các công ty trong Nhóm công ty hiện nay. Ngoài những quy định của pháp luật doanh nghiệp, tác giả còn nghiên cứu các quy định của pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của mô hình Nhóm công ty như pháp luật hợp đồng, pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về thuế… 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình nhóm công ty là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các Tập đoàn kinh tế tư nhân để so sánh sự khác nhau về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giữa hai mô hình. Về không gian, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam quy định đối với mô hình Nhóm công ty. Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành để đánh giá chính xác thực trạng của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính lịch sử và tính khả thi của các kiến nghị, luận văn cũng nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của hệ thống pháp luật về mô hình nhóm công ty từ năm 1994 đến nay. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 5.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh nhằm trả lời câu hỏi: mô hình Nhóm công ty ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nào trong hoạt động kinh doanh. Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm trả lời câu hỏi: Khung pháp lý về hoạt động của Nhóm công ty hiện nay có thể gây ra những rủi ro nào? Pháp luật Việt Nam về Nhóm công ty có những bất cập nào? Để giải quyết những bất cập này thì pháp luật cần có những giải pháp gì? 5.2. Khung lý thuyết
  • 16. 12 Luận văn này dựa trên một số lý thuyết và khung phân tích sau: - ROCCIPI để phân tích các hành vi có vấn đề; - Lý thuyết “chi phí giao dịch” (transaction cost) để phân tích điểm cân bằng giữa rủi ro & lợi ích trong việc lựa chọn các phương án lập pháp; - Lý thuyết “hợp đồng” (contractual theory) trong việc phân tích quyền “tự do” của các chủ sở hữu khi định đoạt, quản trị công ty, Nhóm công ty; - Lý thuyết “cộng đồng” (communitare theory) trong phân tích các giải pháp cho phép toà án, cơ quan có thẩm quyền đòi hỏi công ty, Nhóm công ty phải có trách nhiệm xã hội (CSR), giảm rủi ro cho đối tác, người lao động; - Lý thuyết “đơn vị kinh tế” (economic unit), “cánh tay nối dài” (long arm) trong phân tích chính sách thuế đối với Nhóm công ty & giải pháp kiểm soát né thuế; 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Thứ nhất: Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về Nhóm công ty như khái niệm về Nhóm công ty, đặc điểm của mô hình Nhóm công ty; lịch sử hình thành Nhóm công ty, cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực mà mô hình Nhóm công ty có thể mang lại; Thứ hai: Luận văn đã khái quát hóa hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam quy định về mô hình Nhóm công ty; Thứ ba: Luận văn đã phân tích và làm rõ được những khó khăn, vướng mắc và các bất cập của hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty. Thư tư: Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận văn được chia làm 02 chương
  • 17. 13 - Chương 1: Cơ sở lý luận về Nhóm công ty và tổng quan pháp luật về Nhóm công ty - Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về Nhóm công ty tại Việt Nam
  • 18. 14 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY 1.1.1. Khái niệm về Nhóm công ty Đứng trước quy luật vận động phát triển của nền kinh tế hàng hóa và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty trên thị trường buộc nhà kinh doanh phải xây dựng những mô hình liên kết phù hợp nhằm tích tụ vốn, phát huy lợi thế của quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh, phân tán rủi ro thông qua mô hình kinh doanh đa ngành, tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả marketing thương hiệu… và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể, đó chính là lý do hình thành nên các Nhóm công ty với các tên gọi khác nhau như Tập đoàn kinh doanh (hay Tập đoàn kinh tế); Nhóm công ty liên kết, Nhóm công ty sở hữu chéo, cartel1 … Sau đây, tác giả gọi chung là Nhóm công ty. Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung nhất nào về Nhóm công ty. Tùy thuộc vào góc nhìn, mục đích khác nhau mà định nghĩa về Nhóm công ty có sự khác nhau, chẳng hạn như Mỹ La tinh gọi Nhóm công ty là Gruspos, ở Hàn Quốc gọi là Chaebols, ở Ấn Độ là Business houses, ở Nhật gọi là Keiretsu, ở phương Tây gọi là Conglomerate, Consortium, Cartel, Trust, Syndicate hay Goup…Các thuật ngữ này không chỉ khác nhau về ngôn ngữ, mà nội hàm, ngoại diện của nó có điểm giao thoa, có điểm khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mỗi quốc gia này. Nhìn chung, có thể hiểu “Nhóm công ty là một tập hợp gồm một số công ty có tư cách pháp nhân độc lập, kết hợp lại với nhau trên cơ sở chọn một công ty làm nòng cốt (thường tồn tại dưới hình thức công ty mẹ) để cùng nhau thực hiện một liên hợp kinh tế có quy mô lớn”. Các công ty trong Nhóm công ty liên kết, gắn bó với nhau về vốn, công nghệ, thương hiệu, đào tạo, nghiên cứu, chuỗi cung ứng… để 1 https://www.econlib.org/library/Enc/Cartels.html
  • 19. 15 cùng tiến hành các hoạt động sản, xuất kinh doanh trong cùng một hoặc nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hiểu một cách đơn giản hơn thì Nhóm công ty bao gồm nhiều công ty liên kết với nhau trên cơ sở hợp đồng để sản xuất, kinh doanh dưới sự chi phối của một hay một nhóm cổ đông lớn (tạm gọi là Công ty mẹ) nhằm định hướng chiến lược phát triển chung của các công ty con trong nhóm. Mặc dù, Nhóm công ty có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhưng xét về bản chất pháp lý, Nhóm công ty được hình thành từ sự liên kết của các chủ thể kinh doanh, những liên kết này được hình thành thông qua hoạt động đầu tư (thành lập pháp nhân cũng như không thành lập pháp nhân) hoặc thông qua vô vàn dạng thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (thường gọi là hợp đồng liên kết). Các hình thức liên kết trong Nhóm công ty rất phức tạp, tương ứng với mỗi hình thức liên kết là môt loại hợp đồng như: hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn vốn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu, hợp đồng phân phối sản phẩm, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng chi phối nhân sự, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng phát hành trái phiếu chuyển đổi… Do đặc tính của quan hệ sở hữu (ownership) có ưu thế bao trùm các lợi ích chưa được liệt kê (residual interest) so với quan hệ hợp đồng thông thường (contractship)2 , nên quan hệ về vốn (tức sở hữu) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định tính chất, đặc điểm của các Nhóm công ty. Trong phạm vi và mục đích của luận văn này, xét ở khía cạnh pháp lý, tác giả quan niệm Nhóm công ty:“Nhóm công ty là một tập hợp liên kết giữa các pháp nhân kinh doanh độc lập trên cơ sở mối quan hệ với nhau về vốn và các quan hệ khác được thỏa thuận trong hợp đồng liên kết. Mối quan hệ về vốn góp và các quan hệ khác được thỏa thuận trong hợp đồng liên kết tạo lập quyền và nghĩa vụ cho mỗi công ty thành viên trong Nhóm công ty, trong đó có những pháp nhân (nhóm), cá 2 https://scholar.harvard.edu/files/hart/files/incompletecontractsandpublicownershipej.pdf
  • 20. 16 nhân (nhóm) kinh doanh giữ quyền chi phối, những pháp nhân kinh doanh bị chi phối và những pháp nhân kinh doanh không bị chi phối3 . Mặc đầu có quan hệ chặt chẽ, Nhóm công ty là một liên kết của nhiều pháp nhân chứ không phải là một pháp nhân độc lập. Tổ chức thành lập Nhóm công ty phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện và nhằm mục đích cùng có lợi, khuyến khích cạnh tranh, ngăn ngừa độc quyền, tối ưu hoá lợi nhuận, kết cấu hợp lý, dựa vào khoa học kỹ thuật, làm tăng sức cạnh tranh cho các công ty trong Nhóm công ty. 1.1.2. Đặc điểm Nhóm công ty 1.1.2.1. Nhóm công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể kinh doanh là những pháp nhân kinh doanh độc lập được quy định tại các hợp đồng liên kết (theo nghĩa rộng), điều lệ của công ty con, điều lệ của công ty mẹ. Liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty hoàn toàn khác với liên kết giữa các thành viên trong công ty. Liên kết giữa các thành viên trong công ty là liên kết hình thành từ quan hệ đầu tư góp vốn để trở thành đồng sở hữu chung của công ty, giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ, hoàn toàn độc lập về tư cách pháp lý, quản lý và điều hành. Trong khi đó, liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở đầu tư vốn trực tiếp từ thành viên này vào thành viên khác hoặc trên cơ sở cùng sở hữu, sử dụng chung các đối tượng sở hữu công nghiệp hay nằm trong một chuỗi kinh doanh hoặc các thoả thuận liên kết khác. Các thành viên trong Nhóm công ty độc lập về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình và không chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh chung của Nhóm công ty và cũng không chịu trách nhiệm trong trường hợp một thành viên khác trong nhóm làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Thành viên trong Nhóm công ty ràng buộc trách nhiệm trực tiếp với nhau thông qua hợp đồng liên 3 Trong toàn bộ luận văn, tác giả sẽ sử dụng Nhóm công ty theo cách hiểu này để phân tích xuyên suốt luận văn, trừ khi có giải thích khác.
  • 21. 17 kết, điều lệ của pháp nhân trung gian. Mối liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty có thể chi phối hoặc những liên kết không mang tính chi phối.  Liên kết chi phối được thực hiện thông qua các hình thức như: (i) Liên kết chi phối thông qua đầu tư góp vốn: đây là hình thức liên kết chi phối phổ biến, theo đó công ty mẹ sẽ thực hiện đầu tư vào công ty con bằng cách góp vốn, mua cổ phần đủ để chi phối hoạt động của công ty con, qua đó công ty mẹ có thể kiểm soát, chi phối mọi hoạt động của công ty con theo mong muốn của mình. (ii) Liên kết chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động công ty: đây là hình thức liên kết chi phối mà theo đó, công ty mẹ sẽ cử đa số người của mình vào trong ban quản lý, điều hành của công ty con để qua đó có thể kiểm soát, chi phối việc ra các quyết định của công ty con trong hoạt động hàng ngày, cũng như định hướng phát triển công ty. (iii) Liên kết chi phối thông qua việc chuyển các quyền liên quan đến sở hữu công nghiệp và một số loại quyền khác: Liên kết này được hình thành dựa trên việc công ty chi phối cho phép công ty bị chi phối được sử dụng những lợi ích liên quan đến thương hiệu, bí quyết kinh doanh, hoặc quyền ưu tiên khai thác tài nguyên của công ty chi phối, qua đó, công ty chi phối sẽ sử dụng những đặc quyền này để áp đặt, chi phối các hoạt động của công ty bị chi phối. Nếu các công ty bị chi phối không tuân theo sự chỉ dẫn của công ty chi phối, công ty bị chi phối có thể sẽ bị loại khỏi Nhóm công ty và bị tước bỏ những đặc quyền mà công ty chi phối đã dành cho công ty bị chi phối, điều này có thể dẫn đến đình trệ sản xuất và đối mặt nguy cơ phá sản.  Liên kết không mang tính chi phối: Đây là hình thức liên kết lỏng lẻo hơn được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hợp đồng. Theo đó, công ty mẹ chia sẻ những lợi ích về công nghệ, về thị trường cho các chủ thể kinh doanh khác (gọi là thành viên liên kết). Công ty
  • 22. 18 mẹ chi phối một phần hoạt động của thành viên liên kết, yêu cầu thành viên liên kết phải tuân thủ những nguyên tắc và chính sách kinh doanh của toàn bộ tập đoàn. Thành viên liên kết hoàn toàn độc lập cả về mặt pháp lý cũng như hoạt động kinh doanh thương mại. Thành viên liên kết là công ty có tư cách pháp nhân độc lập, những công ty này có thể dễ dàng trở thành thành viên trong Nhóm công ty và cũng dễ dàng chấm dứt tư cách thành viên của Nhóm côn ty. Thành viên liên kết thường phải trả phí sử dụng cho những lợi thế kinh tế mà công ty mẹ chuyển giao.4 1.1.2.2. Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân Như đã nêu ở trên, Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể kinh doanh là những pháp nhân kinh doanh độc lập được quy định tại các hợp đồng liên kết. Theo đó, mỗi công ty trong nhóm là một chủ thể có địa vị pháp lý đầy đủ, có thể nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ, giao dịch theo quy định pháp luật. Sự liên kết giữa các công ty trong Nhóm công ty không nhằm mục đích cho việc hình thành một pháp nhân mới mà chỉ nhằm tối đa hóa lợi ích của mỗi thành viên độc lập trong nhóm. Ngoài ra, Nhóm công ty không có tài sản độc lập nên về mặt pháp lý Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân. Quá trính vận hành của Nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên trong nhóm. Các công ty thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy quản trị nhằm thực hiện các trách nhiệm cần thiết cho hoạt động của nhóm. 1.1.2.3. Nhóm công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp Cấu trúc tổ chức trong Nhóm công ty sẽ bao gồm nhiều cấp: Cấp thứ nhất là Công ty mẹ (Parent Company) đóng vai trò hạt nhân; Cấp thứ hai là các Công ty con (Subsidiaries); Cấp thứ ba là các Công ty liên kết và có thể có các cấp tiếp theo. 4 Vũ Phương Đông (2015) những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học
  • 23. 19  Công ty mẹ: là một công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, phần vốn góp trong các công ty khác nhằm thực hiện quyền kiểm soát, chi phối của mình đối với các quyết định mang tính chiến lược của các công ty khác trong Nhóm công ty.  Công ty con: là công ty mà một số cổ phần của nó thuộc về công ty khác hoặc bị một công ty khác nắm giữ trên mức tỷ lệ nhất định do đó, các quyết định, định hướng phát triển của công ty con phải chịu sự chỉ đạo, chi phối từ công ty mẹ. Tuy công ty con bị công ty mẹ chi phối, nhưng về pháp luật, công ty con vẫn là một công ty có tư cách pháp nhân độc lập và đầy đủ, điều đó thể hiện ở chỗ: Công ty có tên riêng, Điểu lệ riêng, có tài sản riêng, có thể tiến hành hoạt động kinh doanh và các hoạt động pháp luật dân sự độc lập với công ty mẹ, tiến hành hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.  Công ty liên kết: Thông thường công ty liên kết là công ty có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và công ty con; công ty không có vốn góp của công ty mẹ và công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết và có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc công ty con trong Nhóm công ty. 1.1.3. Những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty đối với hiệu quả nền kinh tế Việc liên kết giữa các công ty để hình thành Nhóm công ty là một đòi hỏi tất yếu của quá trình hợp tác và phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động đơn lẻ thì không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa được. Vậy việc hình thành mô hình Nhóm công ty đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi nào của xã hội? 1.1.3.1. Nhóm công ty giúp huy động và tập trung được nguồn lực Việc hình thành Nhóm công ty giúp huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn của các công tythành viên vào quá trình sản xuất kinh doanh, hình thành những công ty hiện đại, quy mô có tiềm lực kinh tế lớn. Như vậy, không chỉ có quy mô công
  • 24. 20 ty trung bình lớn hơn, mà Nhóm công ty như là một tập hợp của các công ty thành viên có quy mô vượt trội so với các loại hình tổ chức doanh nghiệp khác. Chính quy mô vượt trội này cho phép chúng thực hiện được những việc mà những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn không làm được, chẳng hạn như thực hiện những công trình đầu tư đòi hỏi một lượng vốn lớn trong một thời gian dài, hay chuyển nguồn lực sang một lĩnh vực kinh doanh mới để chớp cơ hội. Quy mô lớn còn cho phép các Nhóm công ty đa dạng hóa hoạt động của mình. Trên thực tế, đa dạng hóa vừa là khả năng, đồng thời là yêu cầu quan trọng đối với các công ty nói chung và Nhóm công ty nói riêng. Việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có thể một mặt giúp Nhóm công ty phân tán rủi ro, mặt khác cho phép Nhóm công ty sử dụng các năng lực sẵn có của nó như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý vào những hoạt động kinh doanh sinh lợi khác.5 Việc hình thành Nhóm công ty cho phép phát huy lợi thế kinh tế có quy mô lớn, khai thác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả Nhóm công ty. Ngoài ra, việc hình thành Nhóm công ty còn có ý nghĩa tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng lợi thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của sự chuyên môn hoá với hoạt động kinh doanh đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. 1.1.3.2. Nhóm công ty giúp mở rộng phân công lao động Nhóm công ty góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình phát triển. Trong chiến lược kinh doanh các Nhóm công ty tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước hết là triệt để khai thác các lợi thế so sánh quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nhóm công ty tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các công ty tạo điều kiện thuận lợi trong việc thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên. 1.1.3.3. Nhóm công ty giúp chuyên môn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh 5 Vũ Thành Tự Anh – Trần Thị Quế Giang – Tập đoàn nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam – Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
  • 25. 21 Nhóm công ty có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hoá. Nó bảo vệ nền sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn của các nước khác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế kể cả thị trường các nước phát triển. Việc hình thành nên các Nhóm công ty sẽ khắc phục được tình trạng hạn chế về vốn của các công ty riêng lẻ. Trong Nhóm công ty nguồn vốn được huy động từ các công ty thành viên và được tập trung đầu tư vào những công ty, những dự án có hiệu quả nhất, những dự án tạo ra được sức mạnh quyết định cho phát triển của nhóm đáp ứng nhu cầu lợi nhuận tối đa cho công ty thành viên. Việc lưu thông vốn từ công ty này sang công ty khác giúp cho các công ty có mối liên kết chặt chẽ hơn, quan tâm đến hiệu quả hơn và giúp nhau phát huy có hiệu quả nguồn vốn của công ty và của cả Nhóm công ty. 1.1.3.4. Nhóm công ty giúp việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. Khi các công ty liên kết lại với nhau sẽ giúp các công ty có thể tận dụng được các lợi thế của các thành viên khác qua đó có thể áp dụng được cho bản thân công ty mình. Sự hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong Nhóm công ty còn cho phép các công ty thành viên có khả năng đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn với một quy mô rộng lớn hơn giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và ứng dụng qua đó có thể giúp thu hồi vốn nhanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện nay. Bên cạnh đó Nhóm công ty cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ giữa các công ty thành viên. 1.1.3.5. Nhóm công ty giúp giảm chi phí giao dịch Nếu như quá trình giao dịch ở các công ty đơn lẻ phải trải qua rất nhiều bước tiếp cận, tìm hiểu, đánh giá thông tin của các bên có liên quan trước khi hai bên chính thức ký kết hợp đồng giao dịch thì đối với các công ty trong Nhóm công ty khi ký kết hợp đồng giao dịch quá trình tìm hiểu, đánh giá thông tin của nhau trở lên dễ
  • 26. 22 dàng và rút ngắn được nhiều thời gian do các công ty trong Nhóm công ty đã có quá trình liên kết, làm ăn với nhau từ lâu, qua đó giúp các công ty thành viên trong Nhóm công ty giảm được rất nhiều chi phí giao dịch cũng như quá trình ký kết hợp đồng đạt hiệu quả cao hơn. Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, thực thi các giao dịch. Chi phí này phát sinh từ sự tương tác giữa hành vi cơ hội, khả năng con người bị hạn chế trong môi trường bất định và điều kiện thông tin không tương xứng. Chi phí này gia tăng khi có hành vi lừa dối của một bên đối tác nhằm thu lợi riêng từ chi phí của bên còn lại. Do đó, nếu như công ty tham gia vào Nhóm công ty sẽ giúp các công ty thành viên tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn6 . 1.1.4. Những ảnh hưởng bất lợi tiềm tàng từ các Nhóm công ty đối với nền kinh tế quốc gia Bên cạnh những ưu thế, thế mạnh của mô hình Nhóm công ty mang lại như nêu trên thì cũng tồn tại rất nhiều những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra cho bên thứ ba cũng như có thể ảnh hưởng hưởng và tác động lớn đến xã hội trong quá trình hoạt động của Nhóm công ty mà chúng ta cần phải lưu tâm khi xem xét, đánh giá. 1.1.4.1. Rủi ro cho nền tài chính quốc gia Như đã phân tích ở trên Nhóm công ty là sự liên kết hết sức phức tạp, nhiều tầng nấc của các công ty có tư cách pháp nhân độc lập với nhau xoay quanh một công ty gọi là công ty mẹ. Do Nhóm công ty có quy mô lớn về vốn và đa dạng về lĩnh vực hoạt động nên khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính khá dễ dàng do có sự hỗ trợ từ phía chính phủ cũng như sự tin cậy từ phía các ngân hàng. Ngoài ra, với việc các Nhóm công ty sở hữu chéo các tổ chức tài chính đi đến việc vay vốn dễ dãi từ các ngân hàng liên kết có thể dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm cho chính Nhóm công ty cũng hệ thống ngân hàng. Điều này xuất phát do các ngân hàng không có cơ chế kiểm toán chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp trong Nhóm công ty, cũng như khả năng đánh giá năng 6 Phan Thị Trúc Nhã (2016) – Sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – đăng trên Tạp chí Tài chính
  • 27. 23 lực tín dụng của doanh nghiệp trong Nhóm công ty rất hạn chế và cùng với việc vay vốn không giới hạn có thể đến một nguy cơ sử dụng vốn lãng phí và thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp trong Nhóm công ty. Do đó, nếu như hoạt động đầu tư vốn của Nhóm công ty không hiệu quả và mất khả năng thanh toán các khoản vay thì rủi ro cho hệ thống ngân hàng (chủ nợ) là rất lớn và có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Ví dụ điển hình cho trường hợp này ở Việt Nam phải kể đến trường hợp đỗ vỡ của Tập đoàn Vinashin vào năm 2009 kéo theo khoản nợ khổng lồ, ước tính dư nợ hiện lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền. Khủng hoảng của Vinashin đã được Thanh tra Chính phủ kết luận làm "ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế". Trong năm 2010, hai tổ chức xếp hạng thế giới là Moody's và Standard & Poor's (S&P) đều hạ bậc tín nhiệm Việt Nam, bức tranh nợ công của Việt Nam cũng trở nên tồi tệ do gánh nặng từ việc vay vốn đầu tư cho tập đoàn này. Tiếp đó, các chủ nợ quốc tế cũng tuyên bố sẽ kiện Vinashin vì không thanh toán đúng hạn khoản gốc và lãi 600 triệu7 . Chúng ta có thể tìm thấy điều tương tự với ngân hàng OCEAN Bank, VNCB và các Nhóm công ty, dẫn đến Chính phủ Việt Nam phải xử lý theo cách vô tiền khoáng hậu: mua không đồng các ngân hàng. 1.1.4.2. Rủi về thuế Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng “né thuế” (tax avoidance) bởi các tập đoàn kinh tế thông qua các hình thức rất tinh vi và khó kiểm soát. Vấn đề chuyển giá nhằm mục tiêu tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng tăng cùng với quy mô phát triển kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Để tối đa hoá lợi nhuận, các tập đoàn đa quốc gia ngày càng có nhiều biện pháp đối phó, dàn xếp để tránh thuế, đặc 7 Vinashin – Những sai lầm tỷ đô đăng trên <http://ndh.vn/vinashin-nhung-sai-lam-ty-do- 2013092306381456p147c161.news> [ ngày truy cập:16/9/2019]
  • 28. 24 biệt là việc gia tăng các hoạt động chuyển lợi nhuận về các thiên đường thuế, thành lập các công ty vỏ bọc, công ty không có hoạt động thực chất tại các nơi này để che giấu nguồn thu nhập, sử dụng các công cụ tránh né thuế tinh vi, phức tạp nhằm tối thiểu thu nhập phải nộp thuế trên toàn cầu. Bản chất của chuyển giá là việc các tập đoàn đa quốc gia, các công ty liên kết lợi dụng sự khác biệt về chính sách thuế giữa các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ để xây dựng chính sách giá trong các giao dịch nội bộ không theo nguyên tắc giá thị trường khách quan (được hình thành thông qua việc định giá giữa các bên độc lập, không có mối quan hệ liên kết). Các giao dịch này được thực hiện khép kín giữa các công ty trong cùng tập đoàn hoặc giữa các công ty liên kết. Có thể nói việc né thuế thông qua hình thức chuyển giá (transpfer pricing), chuyển lợi nhuận từ công ty này sang công ty khác trong Nhóm công ty diễn ra phổ biến và là vấn đề lan giải, rất khó kiểm soát mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Tại Mỹ mới đây Tổ chức Citizens for Tax Justice mới đây đã đưa ra một danh sách mang tên “Dirty 30” (tạm dịch là “30 công ty ‘bẩn’”) bao gồm những doanh nghiệp Mỹ khổng lồ như Wells Fargo, Mattel, Verizon, GE… kiếm hàng chục tỷ USD lợi nhuận trong thời gian 2008-2010, nhưng lại không phải nộp một đồng tiền thuế nào. Có tới 29 trong số 30 công ty này được hưởng thuế suất âm, đồng nghĩa với việc họ được nhận tiền hoàn thuế từ Bộ Tài chính Mỹ.8 Tại Việt Nam, hoạt động chuyển giá tập trung ở các doanh nghiệp FDI điển hình như Coca-cola, Pepsico, Adidas Vietnam, siêu thi Metro… Theo số liệu của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau 10 năm kinh doanh tại Việt Nam, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm chiếm gần 1/3 doanh thu, năm 2011, là năm công ty này lỗ ít nhất: 39 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2011, số lỗ lũy kế đã lên đến 3.768 tỷ đồng - một khoản "lỗ khủng". Không chỉ vậy, thậm 8 An Huy (2012) 10 Công ty trốn thuế điệu nghệ nhất nước Mỹ <http://vneconomy.vn/doanh-nhan/10- cong-ty-tron-thue-dieu-nghe-nhat-nuoc-my-20120227050248238.htm> (truy cập lúc 11:41 ngày 03/7/2019)
  • 29. 25 chí họ còn bị "âm" vốn chủ sở hữu đến hơn 800 tỷ đồng. Theo một số chuyên gia kinh tế cho biết, "bí quyết" để họ liên tục kê khai lỗ do tính chi phí nguyên phụ liệu (hương liệu) được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, có năm, lên đến 80-85% giá vốn9 . Trong khi nguyên liệu của công ty này thường là độc quyền nên việc kiểm tra, so sánh giá trên thị trường của cơ quan quản lý thuế là không thể thực hiện được. 1.1.4.3. Rủi ro về độc quyền Trong kinh tế học, độc quyền là tình trạng thị trường chỉ có một người bán hoặc một người mua. Nếu như trên thị trường, có nhiều doanh nghiệp bán cùng một mặt hàng, thì mỗi doanh nghiệp riêng lẻ sẽ không thể gây ảnh hưởng được tới giá bán sản phẩm, mà phải chấp nhận giá theo quy luật cạnh tranh của thị trường. Trong khi đó, trên thị trường độc quyền thì ngược lại, doanh nghiệp độc quyền có thể kiểm soát được toàn bộ lượng cung hàng hóa nên có thể quyết định giá bán sản phẩm của mình để hưởng siêu lợi nhuận. Với sự liên kết quy mô lớn về vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu…giữa các công ty trong Nhóm công ty và được hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thì rất dễ xảy ra nguy cơ rủi ro về tình trạng độc quyền của các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình Nhóm công ty. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi hai chuyên gia kinh tế German Gutierrez và Thomas Philippon10 cho thấy khi Nhóm công ty thuộc top đầu thị trường nắm được thị phần chi phối, họ sẽ đầu tư ít hơn cho doanh nghiệp của họ bởi họ sẽ hạn chế sản lượng để nâng giá bán. Khi quyền lực đối với thị trường tăng lên, các công ty lớn không ngừng nâng giá bán hàng hóa và giảm lương của người lao động. Lợi nhuận của họ tăng lên, cổ phiếu tăng giá trên sàn chứng khoán tuy nhiên mức lương thực tế của người lao động giảm. Nguồn lợi mà doanh nghiệp thu được khi kinh tế phát triển hơn chủ 9 Trói hành vi trốn thuế và “né” thuế < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh- luan/troi-hanh-vi-tron-va-ne-thue-31190.html> (truy cập lúc 11:41 ngày 03/7/2019) 10 German Gutierrez và Thomas Philippon (2016), Declining Competition and Investment in the U.S.
  • 30. 26 yếu chảy vào túi tiền của giới chủ và xét trên bình diện xã hội, nó khiến bất bình đẳng xã hội tăng lên.11 Dưới góc độ kinh tế chính trị, việc các công ty lớn liên kết với nhau thành tập đoàn bằng cách nắm giữ cổ phiếu của nhau (sở hữu chéo) có thể là một trở ngại cho quá trình cải cách nền kinh tế theo hướng tăng cường cạnh tranh, minh bạch, và thượng tôn pháp luật. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy các tập đoàn lớn với sức mạnh kinh tế sẵn có của mình sẽ sử dụng sức mạnh này để gây ảnh hưởng tới chính sách của nhà nước theo hướng có lợi cho họ. Trong nhiều trường hợp, những tác động này có thể dẫn tới hành vi thao túng hay lũng đoạn nhà nước. Ở một trường hợp cực đoan, những tập đoàn kinh tế hùng mạnh khi được liên kết với nhau qua quan hệ gia đình, huyết thống, lại được hậu thuẫn bởi những thế lực chính trị cầm quyền như trường hợp của In-đô-nê-xia dưới thời tổng thống Suharto sẽ dẫn tới những hệ luỵ khôn lường về hiệu quả - công bằng kinh tế và ổn định chính trị, xã hội12 Như vậy, có thể nói rủi ro về độc quyền đối với các công ty hoạt động theo mô hình Nhóm công ty rất dễ xảy ra và có thể ảnh hưởng, tác động xấu tới xã hội, người tiêu dùng khi phải mua hàng hóa giá cao, mà không có sự lựa chọn nào khác. Bên cạnh đó, độc quyền cũng có thể khiến doanh nghiệp không có động lực để đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm do không phải cạnh tranh với ai khác trên thị trường. Đặc biệt, tình trạng độc quyền ở những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu sẽ gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của một quốc gia13 . 1.1.4.4. Rủi ro bội tín giữa cổ đông lớn & cổ đông nhỏ. Sở hữu cổ phần chi phối trong Nhóm công ty giúp công ty mẹ trong Nhóm công ty có thể kiểm soát hoạt động của công ty con trong Nhóm công ty theo định hướng 11 Trung Mến (2017) – Sự thống trị của các Tập đoàn lớn đang khiến kinh tế Mỹ thụt lùi < https://bizlive.vn/the-gioi/su-thong-tri-cua-cac-tap-doan-lon-dang-khien-kinh-te-my-thut-lui- 3140541.html> [ truy cập lúc 9:00 ngày 16/9/2019] 12 Vũ Thành Tự Anh – Mô hìnhTập đoàn kinh tế - Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright (trang 3). 13 Nguyễn Hoàng Hiển - Học viện Hành chính Quốc gia – Nhìn lại tiến trình phá thế độc quyền của EVN đăng trên http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/binh-luan-chinh-sach/nhin-lai-tien-trinh- pha-the-doc-quyen-cua-evn-61653.html [ truy cập lúc 9:00 ngày 16/9/2019]
  • 31. 27 của mình. Trong quan hệ đó, lợi ích mang lại cho cổ đông lớn đôi khi lại có thể gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ lẻ không nắm quyền kiểm soát. Trong hoạt động của Nhóm công ty, nhiều khi cổ tức có thể không phải là mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của công ty mẹ. Một cổ đông có thể sẽ nhận được lợi nhuận thấp hơn cái mà lẽ ra họ được hưởng. Do bản chất sở hữu chéo lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau nên có thể xảy ra trường hợp là lợi nhuận thu được của một công ty thành viên phải là sự kết hợp của lợi nhuận thu được của nhiều công ty khác trong Nhóm công ty. Do đó, khi quyết định các chính sách đầu tư, công ty không chỉ xét đến tính trạng của công ty đó mà còn phải xét đến tình trạng của các công ty khác trong Nhóm công ty. Vì vậy, lợi nhuận tối ưu trong trường hợp này có thể sẽ ít hơn so với thông thường, tức là lợi nhuận của các công ty hoạt động độc lập có thể bị thiệt hoặc bị điều chuyển sang lợi nhuận của công ty con khác trong cùng Nhóm công ty. Hay nói cách khác, việc ra quyết định đầu tư của công ty có thể vì lý do nhằm phụ vụ cho lợi ích của cổ đông lớn, chứ không đơn thuần là vì mục đích của các cổ đông. Với ưu thế của một cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát trong Nhóm công ty, mọi quyết định của cổ đông lớn có thể gây ra thiệt hại rất lớn cho các cổ đông nhỏ. Lịch sử của các Chaebol Hàn Quốc đã cho thấy tình trạng vay nợ tràn lan đã đẩy dự nợ của 30 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc lên mức 400% trị giá vốn sở hữu vào thập niên 1990. Các Chaebol tuy có doanh số khổng lồ nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh số rất thấp. Việc này sẽ gây nên sự xung đột lợi ích giữa nhóm cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát và nhóm cổ đông nhỏ không nắm quyền kiểm soát. Cồ đông nhỏ không nắm quyền kiểm soát phải chịu nhiều thiệt thòi do công ty sẽ chủ yếu phục vụ cho lợi ích của các cổ đông lớn “Doanh nghiệp có thể bị chi phối bởi lợi ích của nhóm cổ đông chứ không phải vì quyền lợi của toàn doanh nghiệp. Cổ đông không rõ khi nào là quyết định phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, lúc nào là lợi ích nhóm”14 . Nghiên cứu cho thấy về lâu dài, Nhóm công ty sẽ tạo ra lợi nhuận trung bình ít hơn những công ty độc lập. Lợi nhuận thấp được lý giải là vì nhóm cổ đông lớn có thể 14 Hồng Sương (2011) - Đầu tư chéo ở các công ty:Dễ chi phối bởi lợi ích nhóm <https://vietstock.vn/2011/11/dau-tu-cheo-o-cac-cong-ty-de-chi-phoi-boi-loi-ich-nhom-733- 207332.htm> [ truy cập lúc 9:00 ngày 16/9/2019]
  • 32. 28 chuyển giao tài sản và lợi nhuận từ công ty có lợi nhuận cao sang công ty có lợi nhuận thấp để thực hiện mục tiêu của họ là duy trì mối quan hệ kinh doanh chứ không phải là cổ tức và tăng vốn. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của các cổ đông nhỏ không nắm quyền kiểm soát trong Nhóm công ty. Ngoài ra, với ưu thế của cổ đông lớn lại sở hữu vốn ở nhiều công ty thành viên trong Nhóm công ty, cổ đông lớn có thể dễ dàng chi phối, thao túng giá cổ phiếu bằng hình thức chuyển lợi nhuận từ công ty có lợi nhuận cao sang công ty có lợi nhuận thấp qua đó có thể làm giá cổ phiếu ở công ty có lợi nhuận tốt giảm giá để cổ đông lớn có thể thâu tóm, mua vào cổ phiếu và đồng thời bán cổ phiếu ở công ty có lợi nhuận thấp sau khi giá cổ phiếu ở công ty này tăng giá do việc chuyển lợi nhuận từ công ty khác sang. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cổ đông nhỏ. 1.1.4.5. Rủi ro giao dịch vô hiệu từ các giao dịch với “người có liên quan” Về mặt pháp lý Nhóm công ty là một tập hợp các pháp nhân độc lập liên kết với nhau trên cơ sở quan hệ về sở hữu vốn, công nghệ, sở hữu trí tuệ…Theo quy định thì các hợp đồng giao dịch giữa các công ty trong Nhóm công ty phải được thiết lập trên cơ sơ tuân thủ các nguyên tắc về ký kết hợp đồng như nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, không trái pháp luật… Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù về địa vị pháp lý của các công ty trong Nhóm công ty là một pháp nhân độc lập, tự chủ về tài chính nhưng lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố như chi phối về vốn, chi phối về công nghệ, nguồn lực, thị trường từ công ty mẹ nên công ty mẹ có thể sử dụng các lợi thế này để chỉ đạo, điều hành các công ty con, công ty liên kết thực hiện hợp đồng, giao dịch nhằm thực hiện các mục đích tư lợi theo ý muốn của mình mà không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về ký kết hợp đồng theo quy định. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty/cổ đông nhỏ mà còn có thể dẫn đến hợp đồng, giao dịch bị tuyên bố vô hiệu do không đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng. 1.1.5. Lịch sử hình thành và mô hình Nhóm công ty, tập đoàn kinh tế trên thế giới
  • 33. 29 1.1.5.1. Mô hình tập đoàn ở các nước Phương tây  Mô hình Cartel Các-ten (Cartel) là thoả thuận hợp tác chính thức về giá cả, sản lượng và những điều kiện khác giữa các doanh nghiệp trong thị trường thiểu quyền. Những thoả thuận như vậy làm giảm cạnh tranh và tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu như tối đa hoá lợi nhuận hay gây khó khăn cho sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới. Xét về mặt kinh tế và pháp lý, các công ty thành viên trong liên minh vẫn có tính độc lập của mình. Các công ty thành viên phải cam kết làm đúng theo những gì đã thỏa thuận trong hiệp nghị, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền. Nhìn chung, các thành viên các-ten phải trả một khoản phụ phí để đảm bảo rằng họ quyết tâm thực hiện những mục tiêu nêu ra trong các-ten. Khi liên kết với nhau, các doanh nghiệp trong các-ten hành động thống nhất và tối đa hoá lợi nhuận như một nhà độc quyền, vì vậy người ta còn gọi các-ten là độc quyền nhóm hay tập đoàn độc quyền. Khi phân tích các-ten, các nhà kinh tế quan tâm đến những điều kiện dẫn tới sự mất ổn định của nhóm tức các nguyên nhân phá vỡ các-ten15 . Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, Các-ten xuất hiện nhiều ở một số nước trên đại lục châu Âu, đặc biệt là phát triển rộng rãi ở Đức. Ở Đức đã từng có thời kỳ được mệnh danh là “Đất nước của những Cacten”. Tổ chức Cac-ten lan nhanh ra các ngành công nghiệp khai thác than, luyện kim, hoá học, dệt vải, thuốc lá, thuộc da, thuỷ tinh, gạch ngói, gốm sứ, thực phẩm…trở thành toàn bộ đời sống kinh tế Đức. Theo sau nước Đức, các nước Pháp, I-ta-li-a, Anh…cũng xây dựng Cac-ten trong các nghành nghề như gang thép, bông, giấy, thuỷ tinh, than, đường, xà phòng của. Trong khi đó, ở Mỹ, Cac-ten không nhiều, chủ yếu là để thúc đẩy mậu dịch xuất hiện với hình thức “Hiệp định quân tử”, hoạt động chủ yếu là dùng biện pháp 15 Nguyễn Văn Học, Từ Điển kinh tế học, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
  • 34. 30 hạn chế sản lượng, đặc biệt là biện pháp bán phá giá đối ngoại để giữ giá cả độc quyền. Ngoài các-ten của các doanh nghiệp, trên thế giới còn có các-ten của các nước, tức hiệp định giữa các quốc gia nhằm ổn định giá cả và sản lượng hoặc một số phương diện khác của thị trường. OPEC (tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ) là ví dụ điển hình về loại các-ten này  Mô hình Tờ-rớt: Được dịch từ tiếng anh (Trust), Tờ-rớt do rất nhiều các xí nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hoá hoặc các xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ mật thiết hợp nhất lại mà tổ chức nên. Tờ-rớt là hình thức độc quyền thống nhất cả việc sản xuất, lưu thông dưới sự quản lý của hội đồng quản trị. Mục đích của Tờ-rớt là khống chế thị trường tiêu thụ, tranh giành nơi sản xuất nguyên liệu và phạm vi đầu tư, tăng cường sức cạnh tranh để thu được lợi nhuận cao. Các nhà tư bản tham gia Tờ-rớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần. Tuy nhiên, về mặt kinh tế và pháp lý, các xí nghiệp tham gia mất hết tính chất độc lập, song vẫn không loại bỏ sự cạnh tranh nội bộ. Chủ yếu có hai hình thức Tờ-rớt: Công ty cổ phần đặc biệt và hợp nhất xí nghiệp. Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, Tờ-rớt xuất hiện ở nước Mỹ. Đến năm 1870, chính phủ Mỹ thành lập công ty dầu mỏ Mayvor, đây là tổ chức Tờ-rớt đầu tiên, sau đó, Tờ - rớt được phát triển rộng rãi ở Mỹ. Nước Mỹ được mệnh danh là “Đất nước của Tờ-rớt”. Năm 1904, ở Mỹ có đến 440 Tờ-rớt với số vốn lên tới 20 tỷ 400 triệu đô la, 1/3 số vốn trong tổng số vốn này nằm trong tay 7 Tờ-tớt lớn. Những Tờ-rớt này lan nhanh đến các nghành gang thép, dầu mỏ, xe hơi, đường sắt, khai thác than, làm đường ăn, sản xuất diêm và thuốc lá…ở các nước tư bản như Anh, Pháp, Đức, hình thức này cũng được phát triển rộng rãi16 .  Mô hình Konzern: 16 http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1243&CateID=371
  • 35. 31 Nguyên ý theo tiếng Đức Konzern có nghĩa là tập đoàn nhiều loại xí nghiệp; là một trong những hình thức liên kết cao cấp nhất. Nếu như các loại hình liên kết khác chỉ là liên kết giữa các xí nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng thì Konzern là hình tổ chức do nhiều xí nghiệp của các ngành kinh tế khác nhau liên hợp tổ chức thành. Nó bao gồm các xí nghiệp công nghiệp, công ty mậu dịch, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty vận tải… Mục đích của Konzern là lũng đoạn thị truờng tiêu thụ, tranh giành nơi sản xuất nguyên liệu và phạm vi đầu tư, để thu được lợi nhuận thật cao. Những xí nghiệp tham gia Konzern về hình thức tuy giữ độc lập nhưng trên thực tế thì bị tập đoàn tư bản thống trị ở trong đó khống chế. Vào cuối thế kỷ XX, Konzern đã lần lượt hình thành ở các nước tư bản như Mỹ, Nhật Bản. Tập đoàn tài chính đầu tiên thành lập tại Mỹ và Nhật Bản bằng cách lấy gia đình hoàng tộc làm trung tâm. Những tập đoàn tài phiệt có thực lực tại Mỹ lúc đó như Morgan, Rockerphelle Mellon, Dupont…còn ở Nhật Bản như Mitsui, Fuji…kiểm soát mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá và sinh hoạt xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Konzern tiếp tục phát triển và thay đổi. Thay đổi chủ yếu là thực lực của các tập đoàn tư bản tiền tệ phát triển, bành trướng cực nhanh, ngày càng tăng cường kiểm soát kinh tế quốc dân. Thành viên các tập đoàn tài phiệt lại còn có sự thẩm thấu lẫn nhau, phương thức đa dạng chủ yếu là mua cổ phiếu của đối phương, đầu tư vào các xí nghiệp của nhau, vay vốn lẫn nhau. Tập đoàn tài phiệt càng gắn kết hơn chính quyền với nhà nước. Người cầm đầu tài chính còn trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện vào các vị trí quan trọng trong chính quyền, nắm giữ các chính sách đối nội, đối ngoại. Việc kinh doanh được đa dạng hoá và quốc tế hoá của các tập đoàn lại được phát triển thêm một bước nữa.17 1.1.5.2. Mô hình tập đoàn ở các nước Đông Á  Mô hình chaebol – Hàn quốc 17 https://de.wikipedia.org/wiki/Konzern
  • 36. 32 Chaebol theo thuật ngữ tiếng Hàn là để chỉ một liên minh gồm nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ. Các công ty thường có cổ phiếu/vốn góp tại mỗi công ty khác và thường do một gia đình điều hành. Rất nhiều Chaelbol của Hàn Quốc được thành lập từ lâu ví dụ như Samsung năm 1938, Hyundai năm 1947 nhưng quá trình phát triển mạnh của các Chaebol chỉ bắt đầu từ khi Hàn Quốc tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất năm 1962. Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hình thức như trợ cấp hoặc cho vay lãi suất thấp đối với các chaebol để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế chiến lược. Các Chaelbol của Hàn Quốc xây dựng hệ thống quản lý của mình dựa trên bốn mối quan hệ: quan hệ gia đình, quan hệ đồng môn, quan hệ vùng, và quan hệ với chính phủ. Các công ty gia đình có mối quan hệ “thân hữu” với Chính phủ và nhận được nhiều ưu đãi từ phía Chính phủ. Các Chaelbol thường tuyển dụng các quan chức chính phủ đã về hưu, cung cấp các khoản tài trợ cho các nhà hoạt động chính trị và thậm chí là hối lộ các quan chức Chính phủ. Ngược lại, các Chaebol cũng chịu sự định hướng của Chính phủ về mục tiêu kinh doanh, nhưng các mục tiêu xã hội khác thì không bị ràng buộc. Theo Amsden và Hikino (1994), do các Chaelbol quan hệ quá mật thiết với Chính phủ nên đã gây ra hai vấn đề lớn. Thứ nhất, các Chaelbol phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay từ Chính phủ nên không thể trở nên cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai, Chính phủ can thiệp quá sâu vào việc quản trị và phát triển của các Chaelbol ở một loạt các ngành công nghiệp ví dụ như ngành đóng tàu, ngành hóa chất, điện tử, ô tô, hóa dầu… Nhờ đó, một loạt các tập đoàn lớn ở Hàn Quốc đã phát triển lớn mạnh như ngày nay. Theo dữ liệu của CEO Score, trong năm 2017, 10 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đã báo cáo tổng kết quả doanh thu lên đến 677,8 tỷ USD, tương đương 44,2% tổng GDP của cả nước năm 2017 là 1.530 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Nhật Bản năm 2017 là 24,6% ở Mỹ là 11,8%. Chỉ riêng hai tập đoàn Samsung Electronics Co. và Hyundai Motor Co. đã chiếm đến 1/5 nền kinh tế. Trong năm 2017, Samsung Electronics có mức doanh thu 224,2 tỷ USD, tương đương 14,6% GDP, Hyundai Motor đứng thứ hai với
  • 37. 33 5,9%, tiếp sau đó là LG Electronics Inc. với 3,8%, Posco với 3,7% và Korea Electric Power Corp với 3,7%.18 Tuy nhiên, việc phát triển các Chaebol cũng đã để lại những hệ lụy không nhỏ cho xã hội Hàn Quốc đó là tình trạng tham nhũng, hối lộ, bê bối chính trị, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, những doanh nghiệp nhỏ bị chèn ép và tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc vào loại cao nhất thế giới.  Mô hình Keiretsu – Nhật Bản Keiretsu nguyên mẫu xuất hiện ở Nhật Bản trong thời kỳ “phát triển thần kỳ của nền kinh tế” tiếp sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Trước khi nước Nhật đầu hàng đồng minh, nền công nghiệp Nhật Bản bị kiểm soát bởi các tập đoàn lớn (được gọi là các Zaibatsu). Về sau trong những năm 1940, các liên minh (Alliance) đã phá bỏ các Zaibatsu, nhưng các công ty được thành lập từ việc phá bỏ các Zaibatsu lại liên kết với nhau thông qua việc mua cổ phần để hình thành nên các Liên minh liên kết theo chiều ngang giữa nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi Keiretsu lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm, ngân hàng này cung cấp tín 18 Hà Bùi (2019)– Gần 50% nền kinh tế Hàn Quốc nằm trong tay các Chaebol đăng trên https://news.zing.vn/gan-50-nen-kinh-te-han-quoc-nam-trong-tay-cac-chaebol-post961792.html
  • 38. 34 dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thế về vốn trong các công ty. Mỗi một Ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rất lớn đối với các công ty trong Keiretsu và hành động với tư cách là một tổ chức giám sát và hỗ trợ tài chính trong các trường hợp khẩn cấp. Một trong những tác động của cơ cấu này là giảm thiểu sự hiện diện của những người tiếp quản đối lập ở Nhật Bản, bởi vì không một thực thể kinh doanh nào muốn đối đầu với sức mạnh kinh tế của các ngân hàng. Trên thực tế có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên kết ngang. Trong khi Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một ngành nghề nhất định), thì Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể, thông thường xoayquanh một ngân hàng và một công tythương mại (thường gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau). Sau chiến tranh, Nhật Bản có 6 Keiretsu khổng lồ gồm: Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Dai- Ichi Kangyo, Fuyo và Sanwa. Mỗi Keiretsu này đều có một hoặc nhiều ngân hàng. Đây đều là các Keiretsu liên kết ngang hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ công nghiệp đóng tàu, luyện kim, xây dựng, hoá chất cho đến thương mại. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại chung nên các doanh nghiệp trong Keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường. Ngoài các tập đoàng khổng lồ này, còn có nhiều công ty thành lập các Keiretsu nhỏ hơn, ví dụ như Nissan, Hitachi, Hankyo- Toho Group. Thời kỳ suy thoái của Nhật Bản vào những năm 1990 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các Keiretsu. Nhiều ngân hàng lớn đã chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các khoản nợ xấu và buộc phải sát nhập hoặc đi đến phá sản. Tình trạng này đã làm lu mờ ranh giới giữa các Keiretsu: chẳng hạn như Ngân hàng Sumitomo và Ngân hàng Mitsui đã trở thành Sumitomo Mitsui Banking Corporation vào năm 2001, trong
  • 39. 35 khi Ngân hàng Sanwa (Ngân hàng thuộc Hankyu-Toho Group) trở thành một phần của Ngân hàng Tokyo- Mitsubishi UFJ. Thêm vào đó, nhiều công ty từ bên ngoài hệ thống Keiretsu như Sony đã bắt đầu thực hiện tốt hơn vai trò đối tác trong hệ thống. Nói chung, các nguyên nhân này đã tạo ra một quan niệm mạnh mẽ trong giới kinh doanh ở Nhật Bản rằng hệ thống Keiretsu cũ không phải là một mô hình kinh doanh hiệu quả và dẫn đến việc nới lỏng hoàn toàn các liên minh Keiretsu. Mặc dù vẫn tiếp tục tồn tại, song các Keiretsu không còn sự tập trung hay liên kết như trước những năm 1990 nữa. Trong Keiretsu liên kết dọc, các doanh nghiệp cung cấp nguyên, vật liệu hoạt động như là những vệ tinh xoay quanh các nhà máy sản xuất lớn trên cơ sở chia sẻ về công nghệ, thương hiệu và quy trình tổ chức kinh doanh. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp này được thiết lập dựa trên lợi ích kinh tế, đồng thời là sự ràng buộc về niềm tin và sự trung thành nên rất bền chặt19 1.1.6. Lịch sử hình thành Nhóm công ty tại Việt Nam Nếu như ở Nhật Bản, mô hình Keiretsu hình thành thông qua hoạt động liên kết giữa các công ty với nhau bằng việc mua cổ phần để hình thành liên minh liên kết theo chiều ngang trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Mô hình Keiretsu thường lấy một ngân hàng làm hạt nhân trung tâm liên kết thông qua quan hệ tín dụng cũng như quan hệ sở hữu hay chi phối vốn cổ phần hoặc như ở Hàn Quốc, mô hình Chaebol hình thành trên cơ sở liên kết là các công ty gia đình liên kết thông qua quan hệ sở hữu hay chi phối vốn cổ phần tại các công ty con. Các công ty gia đình có mối quan hệ “thân hữu” với chính phủ và nhận được nhiều ưu đãi từ phía nhà nước, thì ở Việt Nam, mô hình Nhóm công ty mà khởi đầu là việc hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước lại được dựa trên cơ sở quyết định của Chính phủ. Việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam theo kiểu dồn các 19 Những mô hình kinh tế tiêu biểu Châu Á <http://vnep.ciem.org.vn/nhom-tin-tuc/35011/nhung-mo- hinh-tap-doan-kt-tieu-bieu-chau- a?topicId=4714&newsgroup=Kinh%20nghi%E1%BB%87m%20c%E1%BA%A3i%20c%C3%A1ch%2 0v%C3%A0%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20- %20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20n%C6%B0%E1%BB% 9Bc> [ truy cập lúc 10:00 ngày 15/9/2019]
  • 40. 36 củ khoai tây thành một bao khoai tây 20 . Một đặc trưng quan trọng là các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam thường hoạt động trong các ngành kinh tế mũi nhọn với quy mô và tầm vóc lớn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, con dựa trên luật doanh nghiệp thống nhất. Một đặc trưng khác trong mô hình tại Việt Nam là các tập đoàn kinh tế đứng đầu các lĩnh vực ngành nghề; đóng vai trò là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ với phương thức lãnh đạo của Đảng được nhấn mạnh. Khởi đầu cho việc hình thành mô hình Nhóm công ty đầu tiên tại Việt Nam là việc thành lập các Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91. Tổng công ty 90 là tên gọi chung phổ biến cho các liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty nhà nước ở Việt Nam được thành lập căn cứ vào Điều 5 của Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, Tổng công ty 90 phải có ít nhất là 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ, thông tin, đào tạo; phải có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng (đối với một số tổng công ty trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có thể thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng). Tổng công ty 91 là tên gọi chung phổ thông cho các nhóm doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Mặc dù tinh thần của Quyết định số 91/TTg là hướng tới thành lập các tập đoàn kinh doanh, song vào thời điểm năm 1994, tập đoàn kinh doanh là hình thức tổ chức doanh nghiệp còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, các nhóm doanh nghiệp được thành lập theo quyết định nói trên không được gọi là tập đoàn ngay mà được gọi chung là các tổng công ty 91. Cho tới năm 2006, các tổng công ty 91 mới được từng bước chuyển thành các tập đoàn thực sự. Việc thành lập bất cứ tổng công ty 91 nào cũng đều thuộc thẩm quyền 20 Hoàng Việt Hà (2015) – Thách thức lớn trong quản trị tập đoàn kinh tế, <https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/thach-thuc-lon-trong-quan-tri-tap-doan-kinh-te- 116458.html> [ truy cập lúc 21:00 ngày 13/9/2019]
  • 41. 37 quyết định của Chính phủ. Hội đồng quản lý của tổng công ty 91 gồm từ 7 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng công ty 91 phải có ít nhất 7 thành viên, phải có vốn pháp định tối thiểu 1000 tỷ đồng. Khác với Tổng công ty 90, Tổng công ty 91 có thể hoạt động đa ngành tuy vẫn được yêu cầu theo đuổi một ngành kinh doanh chủ đạo. Mục đích thành lập các Tổng công ty 91 nhằm để phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới năm 2003, có tất cả 18 Tổng công ty 91 đã được thành lập. Từ năm 2004, một số tổng công ty 91 bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các công ty thành viên của mình21 . Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 đã có 12 Tập đoàn kinh tế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, một số tập đoàn như Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC); Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD); Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam sau thời gian thí điểm thành lập và hoạt động đã không hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra nên đã chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình tổng công ty. Đến nay, tại Việt Nam hiện đang có 09 Tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động, bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Khác với tập đoàn kinh tế nhà nước, việc thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân không phải do một cơ quan có thẩm quyền nào quyết định mà việc thành lập tập đoàn do chính các doanh nghiệp tự quyết định. Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế tư nhân thường hình thành dần dần thông qua quá trình mở rộng và phát triển kinh doanh từ một doanh nghiệp. Mô hình tổ chức và mối liên kết trong đa số Tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều điểm giống với Tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong tập đoàn có một công ty đóng vai trò là công ty mẹ. Đây là công ty vừa thực 21 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%C3%B4ng_ty_91
  • 42. 38 hiện hoạt động sản xuất kinh doanh lại vừa đóng vai trò là người sở hữu vốn trong các công ty thành viên. (Cấu trúc Tập đoàn FPT) Công ty mẹ thường được đặt tên gọi có cụm từ “Tập đoàn”. Khác với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước, hình thức tổ chức của công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế tư nhân này có thể hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Các thành viên trong tập đoàn có thể là các công ty có sở hữu vốn của công ty mẹ và các công ty khác trên cơ sở các thỏa thuận. Các công ty thành viên có thể tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Trong tập đoàn kinh tế tư nhân, mối quan hệ giữa công ty mẹ và giữa các công ty thành viên chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu vốn giữa các công ty.22 . Chúng ta có kể ra những tập đoàn như vậy: Bảo Việt, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen… 1.2. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY Ở VIỆT NAM 22 Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 của VCCI – Trang 124
  • 43. 39 1.2.1. Giai đoạn thành lập các Tập đoàn kinh doanh, tiền thân của các Tập đoàn kinh tế (từ 1994 đến 2004) Trong giai đoạn đầu, cơ sở pháp lý khởi đầu cho việc hình thành mô hình các Tổng công ty được điều chỉnh bởi Quyết định số 91/TTg ngày 07/04/1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và Luật doanh nghiệp nhà nước (còn gọi là Tổng công ty91). Quyết định số 91/TTg ban hành năm 1994 là văn bản đầu tiên xác định các tiêu chí về tập đoàn kinh tế, tuy nhiên lại chưa đề cập đầy đủ bản chất và đặc thù về mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế, điều này dẫn đến hoạt động của các tổng công ty chưa thể phát triển theo mô hình các tập đoàn kinh tế. Đến năm2003, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) và tiếp đó Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2004 NĐ-CP về Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước thành mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, Nghị định này chỉ mới dừng lại ở việc đề cập đến việc chuyển đổi các Tổng công ty 91 thành các tập đoàn kinh tế nhà nước mà chưa làm rõ được nhiều nội dung pháp lý quan trọng về địa vị pháp lý, chế độ tài chính, mô hình quản trị nội bộ của tập đoàn cũng như mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong tập đoàn23 . Như vậy, ở giai đoạn này, nhà nước mới quan tâm đến khía cạnh tích cực của Nhóm công ty, chưa chú trọng giám sát, kiểm soát mặt tiêu cực của Nhóm công ty; và trên thực tế chỉ tập trung điều chính Nhóm công ty thuộc sở hữu nhà nước và sử dụng các biện pháp “hành chính” thay vì để các liên kết diễn ra theo quy luật, tốc độ tự nhiên. 1.2.2. Giai đoạn thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh tế (từ 2005 đến 2012) Trong giai đoạn này khung pháp lý cho hoạt động của các tập đoàn kinh tế được quy định bởi các văn bản: Luật doanh nghiệp 2005 lần đầu tiên đã giành hẳn một chương quy định về Nhóm công ty. Theo đó, Nhóm công ty được định nghĩa là tập hợp các công ty có mối 23 Lưu Đức Khải, Hà Huy Ngọc (2009), Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí cộng sản điện tử, có tại http://www.tapchicongsan.org.vn
  • 44. 40 quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác24 . Tập đoàn kinh tế là một hình thức của Nhóm công ty và nhấn mạnh tập đoàn kinh tế là Nhóm công ty có quy mô lớn (Điều 149). Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 2005 cũng đã quy định quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con, quy định về báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con. Nghị định 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định về tổ chức, quản lý công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Theo Nghị định này, mối quan hệ giữa các pháp nhân trong tập đoàn kinh tế là quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con theo Luật doanh nghiệp 2005 thông qua hình thức đầu tư vốn. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ đã hướng dẫn thêm về mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế. Theo đó, tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. Nghị định đã quy định tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định (Điều 26). Như vậy, hạt nhân của tập đoàn là công ty mẹ và xoay quanh nó là các công ty con và công ty liên kết. Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Đây có thể xem là nền tảng pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất điều chỉnh riêng về tổ chức và hoạt động của Tập đoàn kinh tế. 24 Điều 146 Luật doanh nghiệp 2005.