SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ MINH THẮNG
QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc
Hµ néi - 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ MINH THẮNG
QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát
Hµ néi - 2008
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ
CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT
10
1.1. Khái luận chung về quản trị công ty 10
1.1.1. Khái niệm quản trị công ty 10
1.1.2. Quản trị công ty theo thông lệ quốc tế 14
1.1.3. Khái niệm quản trị công ty tại Việt Nam 19
1.2. Khái niệm và đặc điểm công ty niêm yết tại Việt Nam 23
1.2.1. Khái niệm về chứng khoán, niêm yết chứng khoán 23
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm công ty đại chúng 23
1.2.3. Khái niệm công ty niêm yết và các nguyên tắc quản trị
công ty niêm yết
29
1.2.4. Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty niêm yết 31
1.2.5. Các quy định về niêm yết chứng khoán của công ty niêm
yết tại Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch
chứng khoán
34
Chương 2: KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM
YẾT Ở VIỆT NAM
41
2.1. Khái quát chung 41
2.2. Khung pháp luật về quản trị công ty tại Việt Nam 45
2.2.1. Cổ đông và đại hội đồng cổ đông 46
2.2.1.1. Quyền của cổ đông 46
2.2.1.2. Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty 55
2.2.1.3. Những vấn đề liên quan đến cổ đông lớn 55
2.2.1.4. Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường 55
2.2.1.5. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại Đại hội đồng
cổ đông
57
2.2.1.6. Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông 57
2.2.2. Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị 58
2.2.2.1. Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị 63
2.2.2.2. Tư cách thành viên Hội đồng quản trị 63
2.2.2.3. Thành phần Hội đồng quản trị 64
2.2.2.4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị 64
2.2.2.5. Họp Hội đồng quản trị 67
2.2.2.6. Các tiểu ban của Hội đồng quản trị 67
2.2.2.7. Thư ký công ty 68
2.2.2.8. Thù lao của Hội đồng quản trị 68
2.2.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty 69
2.2.4. Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát 70
2.2.4.1. Tư cách thành viên Ban kiểm soát 70
2.2.4.2. Thành phần Ban kiểm soát 71
2.2.4.3. Quyền tiếp cận thông tin và tính độc lập của thành viên
Ban kiểm soát
71
2.2.4.4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban kiểm soát 71
2.2.4.5. Thù lao của Ban kiểm soát 72
2.2.5. Ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có
quyền lợi liên quan đến công ty
72
2.2.5.1. Khái niệm "người có liên quan" 72
2.2.5.2. Ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có
quyền lợi liên quan đến công ty niêm yết
74
2.2.6. Công bố thông tin và minh bạch 77
2.2.6.1. Công bố thông tin thường xuyên 77
2.2.6.2. Công bố thông tin về tình hình quản trị công ty 80
2.2.6.3. Công bố thông tin về các cổ đông lớn 81
2.2.6.4. Tổ chức công bố thông tin 81
2.2.6.5. Chế độ báo cáo, giám sát và xử lý vi phạm 82
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN TRỊ CÔNG TY
NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KIẾN NGHỊ
84
3.1. Thực trạng của việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công
ty niêm yết qua một số tình huống nghiên cứu cụ thể
84
3.1.1. Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT (Công
ty FPT)
84
3.1.2. Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco 87
3.1.3. Công ty Dầu Thực vật Tường An 90
3.1.4. Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết 93
3.2. Thực trạng và nguyên nhân 95
3.2.1. Đảm bảo quyền lợi của cổ đông nói chung, cổ đông thiểu
số nói riêng
96
3.2.2. Mức độ công khai hóa chưa được tuân thủ 97
3.2.3. Chưa kiểm soát được các giao dịch của công ty với các bên
có liên quan
97
3.2.4. Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả 98
3.2.5. Bảo đảm vai trò và vị thế Hội đồng quản trị 100
3.3. Một số kiến nghị nhằm xây dựng một khung quản trị công
ty hiệu quả ở việt nam
104
3.3.1. Nâng cao nhận thức về sự can thiệp và ý nghĩa của khung
quản trị công ty
104
3.3.2. Nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị phù hợp với địa vị
pháp lý và ý nghĩa thực tế của nó trong quản trị công ty
105
3.3.3. Hoàn thiện chế độ công khai hoá thông tin và mức độ minh
bạch trong quản trị công ty
107
3.3.4. Công khai hoá và giám sát có hiệu quả các giao dịch với
các bên có liên quan
109
3.3.5. Nâng cao tính độc lập, chuyên nghiệp và hiệu lực của Ban
kiểm soát
110
3.3.6. Một số ưu tiên khác nhằm tăng cường khung pháp luật về
quản trị tại Việt Nam
111
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 121
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
1.1 Các nguyên tắc quản trị công ty của QECD (the oecd
principles of corporate governance)
20
1.2 Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty niêm yết 33
DANH MỤC CÁC HỘP
Số hiệu
hộp
Tên hộp Trang
3.1 Kinh nghiệm từ Công ty Tài chính quốc tế - IFC 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế (1986 - 2006), hệ thống doanh nghiệp
Việt Nam ta đã và đang từng bước hình thành và phát triển; đông đảo về số lượng,
đa dạng về loại hình và quy mô ngày càng lớn. Doanh nghiệp tồn tại dưới
hình thức công ty ngày càng trở lên phổ biến do môi trường kinh doanh đa
dạng và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để đạt mục tiêu đến
năm 2010, cả nước có 500.000 doanh nghiệp (bao gồm cả các loại công ty và
doanh nghiệp tư nhân).
Theo báo cáo tại Hội thảo "Giải pháp phát triển doanh nghiệp
ngoài quốc doanh", diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/5/2007,
cả nước hiện có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh
với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng. Loại hình công ty trách
nhiệm hữu hạn chiếm gần 47% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
doanh nghiệp tư nhận chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm hơn
15%. Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên các lĩnh
vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch
vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang chiếm 50% giá trị công
nghiệp chế biến thủy sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may.
Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng
năm. Tuy nhiên 75% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có
mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp
này còn lạc hậu và hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực có giá trị thấp như
chế biến và gia công. Mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000
doanh nghiệp ngoài quốc doanh [61].
Công ty nói chung và công ty đại chúng/ niêm yết nói riêng đã và đang
khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường và trở thành
2
một nhân tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta. Theo số
liệu thống kê, trong 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
(7/2000-7/2008), đã có khoảng 1.015 Công ty cổ phần đăng ký là công ty đại
chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại thời điểm 15/8/2008, với tổng
vốn đăng ký là gần 39.665,9 tỷ VNĐ [58]. Tại thời điểm 31/12/2007, có 249 công
ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán với giá trị vốn hoá toàn thị
trường là 500.000 tỷ VNĐ, tương đương 31,25 tỷ USD (bằng khoảng 43,7%
GDP của năm 2007), gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005. Trong
đó, số công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) là 138 công ty và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HASTC) là 111 công ty. Năm 2007, các công ty niêm yết đã huy động được
số vốn hơn 90.000 tỷ VNĐ. Hiện có hơn 300 công ty niêm yết trên hai sàn
giao dịch chứng khoán tại thời điểm 15/8/2008, trong đó, số công ty niêm yết
trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 146 công ty
và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) là hơn 160 công ty [58].
Đạt được kết quả nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó, không thể
không kể đến chủ trương đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường và việc thể chế hóa một cách hợp lý chủ trương đó thành hệ
thống pháp luật về doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật
Đầu tư năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi
hành các Luật này. Trong đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật Chứng
khoán năm 2006 là các văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định việc thành
lập, tổ chức quản lý và hoạt động, giải thể và phá sản doanh nghiệp, trong đó
có phần quan trọng về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết
nói riêng.
Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định
hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ
giữa ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và
những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát
3
triển kinh tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các công ty và nâng
cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó.
Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Corporate Governance
Principles of OECD) cung cấp một khuôn khổ cho công việc của nhóm Ngân
hàng Thế giới trong lĩnh vực này, xác định những vấn đề chính trong thực
tiễn: quyền và việc được đối xử bình đẳng của các cổ đông và những bên có
lợi ích tài chính liên quan, vai trò của những bên có lợi ích phi tài chính liên
quan, việc công bố thông tin và tính minh bạch, trách nhiệm của Hội đồng
quản trị.
Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt
Nam, việc tăng cường quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục
đích chính sách công quan trọng. Quản trị công ty tốt giảm thiểu khả năng tổn
thương trước các khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí
giao dịch và chi phí vốn, dẫn đến việc phát triển thị trường vốn, thị trường
chứng khoán. Một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm mức độ
tin tưởng của các nhà đầu tư, và không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài.
Ngoài ra, khi các quỹ hưu trí tiếp tục đầu tư vào các thị trường chứng khoán,
quản trị công ty tốt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các khoản tiết
kiệm hưu trí. Trong vòng vài năm qua, tầm quan trọng của quản trị công ty đã
được nhấn mạnh thể hiện ở số lượng các nghiên cứu ngày càng tăng lên. Các
nghiên cứu cho thấy các thực tiễn quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng
mạnh đối với giá trị kinh tế gia tăng của các công ty, năng suất cao hơn và
giảm rủi ro tài chính hệ thống cho các quốc gia [19].
Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế lành mạnh. Quản trị công ty tạo ra một loạt các mối quan hệ
giữa ban giám đốc công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền
lợi liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này
được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công
ty đặt trụ sở. Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường
4
khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí
thấp hơn. Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn,
quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững.
Nâng cao hoạt động quản trị công ty đồng nghĩa với việc góp phần
vào sự phát triển ổn định, bền vững do cải thiện được hoạt động và nâng cao
khả năng tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó. Ngược
lại, một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm độ tin tưởng của các
nhà đầu tư, không đón nhận được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, giảm giá trị
kinh tế của công ty và có thể dẫn tới các nguy cơ bị phá sản hoặc thôn tính,
sáp nhập công ty, điều này sẽ làm tăng rủi ro đối với hệ thống kinh tế của
quốc gia. Như vậy, việc hoàn hiện và tăng cường hệ thống quản trị công ty
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quản trị công ty tốt sẽ giảm thiểu khả năng
tổn thương đối với nền kinh tế trước các cuộc khủng hoảng tài chính, phục vụ
cho việc hoạch định tốt các chính sách công của Đảng và Nhà nước. Đối với
các nhà đầu tư, quản trị công ty sẽ góp phần củng cố quyền sở hữu, giảm thiểu
các chi phí giao dịch, chi phí vốn và đồng nghĩa với việc đầu tư có hiệu quả.
Với ý nghĩa quan trọng đó, quản trị công ty đã được nhiều quốc gia
quan tâm, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay
của nước ta, khuôn khổ pháp lý cho việc nâng cao hoạt động quản trị công ty
về cơ bản đã được đề cập trong Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật chứng
khoán năm 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết (Quyết định
15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính). Riêng với công ty
niêm yết, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày
13/03/2007 về Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (sau đây gọi
tắt là Quy chế quản trị công ty niêm yết).
Tuy nhiên, việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty trong các
công ty niêm yết hiện nay chưa thực sự hiệu quả, hàng loạt các bất cập liên
quan đến cơ cấu tổ chức, bảo bảo quyền và lợi ích của cổ đông, công khai hoá
5
thông tin và các lợi ích có liên quan, các quy định về kế toán và kiểm toán đã
nảy sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều công ty; các nhóm cổ đông
bị phân hoá quyền và lợi ích rất sâu sắc; quyền của cổ đông thiểu số bị lạm
dụng, v.v... Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong các
nguyên nhân chính là khung pháp lý về quản trị được ban hành và tuân thủ
chưa đầy đủ làm cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông/ nhà đầu tư và
ngăn ngừa các xung đột lợi ích một cách hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Quản trị công
ty niêm yết - những vấn đề lý luận và thực tiễn" để làm luận văn thạc sĩ luật
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản trị công ty đã được cộng đồng tài chính quốc tế công nhận là
một trong 12 tiêu chuẩn cơ bản tốt nhất trong thực tiễn. Ngân hàng Thế giới là
tổ chức đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn của OECD về quản trị công ty.
Các đánh giá này là một phần trong chương trình "Báo cáo về tình hình tuân
thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSC)" của Ngân hàng Thế giới và Quỹ
Tiền tệ Quốc tế. Mục tiêu của sáng kiến ROSC này là xác định những yếu
kém có thể dẫn đến khả năng dễ bị tổn thương về kinh tế và tài chính của một
quốc gia. Mỗi đánh giá ROSC về quản trị công ty rà soát khuôn khổ pháp lý
cũng như các thông lệ và việc tuân thủ của các công ty niêm yết, đồng thời
đánh giá khuôn khổ quản trị công ty so với các chuẩn mực được quốc tế công
nhận [19].
Cho đến thời điểm hiện nay, ngoài các bài báo và một số ấn phẩm có
đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề quản trị công ty nói
chung thì ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập,
đánh giá một cách hệ thống và đầy đủ nhất về vấn đề quản trị công ty niêm
yết dựa trên cơ sở các quy định hiện hành tại Quy chế quản trị công ty áp
dụng cho các công ty niêm yết.
6
Nghiên cứu đáng chú ý nhất là "Báo cáo đánh giá tình hình quản trị
công ty của Việt Nam" của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank)
được thực hiện vào tháng 6/2006 trong khuôn khổ của chương trình "Báo cáo
về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSC)" của Ngân hàng
Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại
Việt Nam (World Bank in Vietnam-WBVN):
Khuôn khổ về quản trị công ty ở Việt Nam đang ở trong giai
đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan đang được
xây dựng. Khu vực doanh nghiệp vẫn còn mang nhiều tính chất phi
chính thức, trong đó thị trường chứng khoán không chính thức đang
còn lớn hơn nhiều so với thị trường chính thức, và nhà nước vẫn
duy trì việc nắm giữ một tỷ lệ đáng kể trong các doanh nghiệp cổ
phần hóa. Năng lực và nguồn lực của các cơ quan, tổ chức chịu
trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi và phát triển thị trường còn
hạn chế. Một số vấn đề lớn khác bao gồm: chưa có sự bảo vệ đầy đủ
cho nhà đầu tư, chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán, và còn
hạn chế công bố các thông tin có chất lượng [19].
Lý do cơ bản của việc còn có ít các nghiên cứu, đánh giá về tình hình
quản trị công ty tại Việt Nam là:
Thứ nhất, nguyên tắc quản trị công ty là một vấn đề mới đối với hệ
thống pháp luật Việt Nam. Trong khi Việt Nam mới chỉ tập trung cho mục
tiêu xây dựng mô hình quản lý trong công ty thì vấn đề quản trị công ty nói
chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng chưa thực sự được quan tâm thoả
đáng mặc dù trên thực tế chúng ta đã ghi nhận sự khuyến nghị của Tổ chức
Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Thứ hai, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được
8 năm (2000-2008), Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc xây
dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị trường chứng khoán. Theo đó, mục
7
tiêu thu hút các công ty niêm yết, tạo ra nhiều hàng hóa cho thị trường đang là
ưu tiên của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (Chính phủ, Bộ Tài
chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Vì vậy, vấn đề quản trị công ty niêm
yết chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, mặc dù đã có khung pháp lý
điều chỉnh và hiện có hơn 300 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Thứ ba, Quản trị công ty chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là do: (i) các công
ty niêm yết hiện nay chủ yếu được thành lập từ quá trình cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước kết hợp với niêm yết - nơi mà cơ cấu quản trị chưa có nhiều
khác biệt so với mô hình doanh nghiệp nhà nước trước đây; (ii) tại các công ty
niêm yết này, cổ đông nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối (Tính đến
30/6/2008, có 3.786 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Tổng số vốn điều lệ
khi cổ phần hóa là 106 ngàn tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 50%, người
lao động nắm giữ 11%, nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ 39% vốn điều lệ. Quá
trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước đã thu về khoảng 78 ngàn tỷ
đồng cho Nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, phần thu được do chênh lệch
giữa giá bán cổ phiếu so với mệnh giá khoảng 54 ngàn tỷ đồng [64]); (iii) các
công ty niêm yết là công ty gia đình- một mô hình khá phổ biến ở các quốc
gia châu Á - nơi mà vấn đề quản trị vốn không được chú trọng hoặc dễ bị lạm
dụng quyền hạn trong các vấn đề có liên quan đến cơ cấu tổ chức, công khai
hóa thông tin, giao dịch tư lợi; (iv) khả năng nhận thức và bảo vệ lợi ích của
các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số trong mô hình quản trị doanh nghiệp
còn nhiều hạn chế, tính khả thi thấp và sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp
luật về quản trị công ty niêm yết.
Tác giả hy vọng rằng, với sự đầu tư thời gian, kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo góp phần làm phong phú hơn việc nghiên
cứu về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng trong
môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam hiện nay.
8
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, luận văn đã sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp phân tích, bình luận các quy định của khung pháp luật
hiện hành về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói
riêng. Trong đó tập trung vào các quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005,
Luật chứng khoán năm 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết
(Quyết định 15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính); Quy chế
quản trị công niêm yết (Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của
Bộ Tài chính).
Phương pháp so sánh khi so sánh các quy định của khung pháp luật
Việt Nam về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng
với thông lệ quốc tế (Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế OECD) và Ngân
hàng thế giới - World Bank) và các quy định về quản trị công ty trong luật
pháp các nước. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 khi phân tích
và đánh giá về tình hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam.
Bên cạnh các phương pháp nói trên, việc phân tích thực trạng tình
hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu, đánh
giá các tình huống nghiên cứu (Case study) về quản trị công ty của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng được sử
dụng như một phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá một cách khách quan
hơn về thực trạng của tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Luật Chứng khoán có hiệu lực được hơn 1 năm (từ 1/1/2007),
việc nghiên cứu các công ty niêm yết sẽ tập trung chủ yếu vào các quy định
của Luật này.
4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện bản luận văn này, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu, phân tích
và làm rõ hàng loạt các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản trị
9
công ty niêm yết; những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ các
nguyên tắc quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam, qua đó đưa ra được các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty niêm yết hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là từ khi Luật
Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và Quy chế quản trị
công ty niêm yết được ban hành và có hiệu lực pháp luật. Luận văn không
thảo luận các vấn đề quản trị công ty của các công ty đại chúng nói chung
cũng như các công ty có chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán
phi chính thức (Black market) hay thị trường OTC (Over the Counter).
5. Giới hạn thời điểm nghiên cứu
Các số liệu phân tích và khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết
được luận văn nghiên cứu được cập nhật và có giá trị tại thời điểm 15/8/2008.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản trị công ty và quản trị
công ty niêm yết.
Chương 2: Khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng của việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công
ty niêm yết ở Việt Nam và một số giải pháp kiến nghị.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
Quản trị công ty (Corporate Governance) đã trở thành vấn đề cơ bản
trong lĩnh vực Luật Công ty và Luật Chứng khoán ở nhiều nước trên thế giới.
Vấn đề quản trị công ty được đặc biệt coi trọng kể từ khi thế giới chứng kiến
cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 và sự sụp đổ của hàng loạt
các công ty niêm yết tại hàng loạt các nước phát triển như Enron, Tyco,
Adelphia và WorldCom (Mỹ); HIH và One. Tel (Úc) v.v... Quản trị công ty
không chỉ thu hút sự quan tâm và chú ý của các nước, mà còn nhận được sự
quan tâm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình phát triển
Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Riêng Tổ chức các nước phát triển (Group of Seven-G7) còn ban hành Bộ
nguyên tắc/Điều lệ tốt nhất về quản trị công ty và kế toán. Quản trị công ty
"hiệu quả" ("good" corporate governance) được coi như nhân tố cơ bản cho
phát triển kinh tế và đổi mới quản trị công ty đang trở thành một mục tiêu tại
tất cả các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.
1.1.1. Khái niệm quản trị công ty
Quản trị công ty là một chủ đề rộng, mở rộng đến tất cả các khía cạnh
có liên quan đến các cổ đông, các nhà quản lý, các kiểm toán viên của một công
ty. Định nghĩa về quản trị công ty có thể tìm thấy trong các Quy chế/Điều lệ
về quản trị công ty ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. John Farrar cho rằng, khái
niệm quản trị công ty (corporate governance) được sử dụng lần đầu tiên
khoảng 40 năm trước bởi tác giả Richard Eells trong sách "The Governance
of Corporations". John Farrar cho rằng, khái niệm quản trị-governance, là một
thuật ngữ đến từ ngôn ngữ Latin "gubernare" và "gubernator" với nghĩa chỉ
11
cho việc bánh lái một con tàu và thuyền trưởng của con tầu đó. Tuy nhiên,
một vài học giả khác cho rằng, vấn đề quản trị công ty được thảo luận từ
những năm 1930 [46].
Về mặt ngôn ngữ, quản trị công ty có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp.
Theo nghĩa hẹp, quản trị công ty thường quan tâm đến (i) Các vấn đề của cấu
trúc quản lý của công ty, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị
và Ban giám đốc; (ii) lợi ích hoặc các mục tiêu của các nhóm trong công ty.
Theo nghĩa rộng, quản trị công ty thiết lập một tổ hợp các mối quan hệ giữa
các bên tham gia vào công ty và các mục tiêu đầy đủ của quản trị công ty đó.
Theo nghĩa hẹp, Shleifer và Vishy cho rằng "quản trị công ty giải
quyết những cách mà theo đó, các nhà cung cấp tài chính cho các công ty
muốn rằng bản thân họ sẽ có những lợi ích trở lại với những khoản đầu tư
của mình" [48]. Trong khi đó, theo Tomasic, Bottomley và Mc Queen, quản
trị công ty lại được hiểu theo nghĩa rộng như là "việc kiểm soát chính thức và
không chính thức và cách quản lý công ty bởi các cổ đông bên ngoài" [49].
Tuy nhiên, định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty được nhiều nước
vận dụng vào xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty là của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD trong ấn phẩm "Các nguyên tắc quản
trị công ty của OECD" (The OECD Principles of Corporate Governance)
được sửa đổi và ban hành lại vào năm 2004. Theo đó, OECD cho rằng:
Quản trị công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ
giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông
và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng cung
cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty đựợc thực
hiện và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng
giám sát là được xác định [39, tr. 11].
Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế lành mạnh. Quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa
ban giám đốc công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi
12
liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này được
xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt
trụ sở. Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường khả
năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp
hơn. Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị
công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân biệt giữa khái niệm "quản trị công
ty" và "quản lý doanh nghiệp". Cụ thể là:
- Khi đề cập đến quản lý doanh nghiệp thì người quản lý là chủ thể của
nó; còn các nguồn lực khác (nhất là người lao động) là đối tượng quản lý. Người
quản lý thực hiện các chức năng quản lý của mình để tổ chức công việc cho
người khác và thông qua chính công việc đó của họ để đạt được mục tiêu; tức là
tối đa hoá được lợi nhuận trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có được.
- Khi nói đến quản trị công ty, người ta chú ý nhiều đến mối quan hệ
giữa chủ sở hữu, cổ đông và những người quản lý (gồm thành viên Hội đồng
quản trị và các giám đốc điều hành). Do đó, khi công ty có quy mô chưa lớn,
chưa có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý (chủ sở hữu vẫn trực tiếp
quản lý kinh doanh của công ty), thì quản trị và quản lý có ý nghĩa và nội dung
tương đồng. Cùng với sự phát triển của một công ty, người chủ sở hữu, cổ đông
dần rút khỏi vai trò quản lý, nhường chỗ lại cho đội ngũ quản lý chuyên nghiệp,
những người không nhất thiết là chủ sở hữu. Từ đó, có sự tách biệt thực tế giữa
sở hữu và quản lý công ty. Cũng từ đó, nội dung và ý nghĩa của quản trị công
ty mở rộng hơn so với quản lý; và trọng tâm của nó là giải quyết "vấn đề đại
diện" giữa cổ đông và người quản lý. Lúc này, chính những người quản lý
chuyên nghiệp lại trở thành "đối tượng quản lý" trong quản trị công ty.
Vấn đề đại diện ở các công ty xuất hiện khi có sự tách biệt thực tế
giữa chủ sở hữu và người quản lý. Chủ sở hữu hay một số hoặc tất cả cổ đông
không trực tiếp quản lý công ty; mà công việc đó nằm trong tay đội ngũ
những người quản lý chuyên nghiệp. Cũng như trong các trường hợp khác,
13
bản chất của vấn đề đại diện ở các công ty nằm ở sự bất đối xứng thông tin
giữa chủ sở hữu, cổ đông và người quản lý. Những người quản lý công ty có
thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác hơn những người chủ sở hữu; và họ
cũng có lợi ích không hoàn toàn trùng hợp, tương đồng với lợi ích của chủ sở
hữu, cổ đông. Do đó, những người quản lý có thể tận dụng lợi thế này để theo
đuổi những lợi ích riêng của họ mà làm thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu.
Ví dụ, họ có thể trả lương cao, các khoản bổng lộc lớn, bảo đảm an toàn cho
công việc của chính họ; họ có thể theo đuổi mục tiêu mở rộng quy mô, tăng
doanh thu hơn là lợi nhuận của công ty; họ có thể mua sắm các phương tịên
xa xỉ, đắt tiền, tuyển dụng số lượng nhân viên quá mức để phục vụ họ; họ có
thể chống lại những vụ sáp nhập làm tăng giá trị của công ty, nhưng tạo nguy
cơ làm họ mất việc làm. Trọng tâm của quản trị công ty là giải quyết vấn đề
đại diện ở công ty như trình bày trên đây; làm cho đội ngũ quản lý phải làm
việc phục vụ tốt nhất có thể được cho lợi ích của các cổ đông, chủ sở hữu
công ty. Đó là việc làm không phải không tốn kém chi phí; khoản chi phí đó
thường gọi là "chi phí, hay phí tổn đại diện".
Thiết lập khung quản trị công ty phù hợp và có hiệu quả nhằm các
mục tiêu:
- Tạo điều kiện, thúc đẩy nâng cao hiệu quả chung của công ty bằng
cách tạo và duy trì các đòn bẩy khuyến khích những người trong nội bộ công
ty tối đa hoá hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi tức/ tài sản, và nâng cao năng
suất lao động;
- Hạn chế những người trong nội bộ công ty lạm dụng quyền lực đối
với các nguồn lực của công ty dưới các hình thức như: tham ô, bòn rút nguồn
lực của công ty sử dụng cho mục đích riêng, hoặc làm thất thoát nguồn lực do
công ty kiểm soát.
- Cung cấp các công cụ giám sát hành vi của người quản lý đảm bảo
trách nhiệm giải trình, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, của xã hội trước
những người quản lý nội bộ với chi phí hợp lý.
14
Theo Báo cáo đánh giá của World Bank:
Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc
định hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan
đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông
lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị
công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải thiện
được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các
nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó [19, tr. i].
1.1.2. Quản trị công ty theo thông lệ quốc tế
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), để đạt được mục
tiêu chính là thu lợi nhuận kinh tế dài hạn, các công ty phải cố gắng có được
lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều này đòi hỏi mỗi công ty cần có sự linh hoạt
trong quản trị để đối phó với những rủi ro tất yếu nảy sinh khi thích ứng
nhanh với các cơ hội và thách thức trong điều kiện môi trường kinh doanh
thay đổi liên tục [57].
Mặc dù có nhiều tranh luận mang tích khoa học về ảnh hưởng của
quản trị công ty tới hiệu quả kinh doanh của công ty; tuy nhiên đại đa số đều
cho rằng quản trị công ty được cải thiện có thể tác dụng tích cực tới hiệu quả
hoạt động của công ty nói chung, công ty niêm yết nói riêng. Chẳng hạn,
Ngân hàng Thế giới cũng nhận định rằng: "Các nghiên cứu cho thấy các thực
tiễn quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng mạnh đối với giá trị kinh tế gia
tăng của các công ty, năng suất cao hơn và giảm rủi ro tài chính hệ thống cho
các quốc gia" [19, tr. i].
Quản trị trong các công ty niêm yết tốt cho phép các công ty thu được
nhiều lợi ích từ sự phát triển đồng thời vẫn đáp ứng được sự thích nghi nhạy
cảm các vấn đề xã hội. Thất bại trong việc duy trì hoạt động quản trị có hiệu
quả có thể sẽ dẫn tới việc có ít cơ hội hơn cho công ty tiếp cận các thị trường
vốn. Các nhà cung cấp vốn ngày càng dựa vào hoạt động quản trị của công ty
15
mà họ đầu tư hoặc cho vay để đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm giải trình và
nghĩa vụ thực tế của công ty đối với họ. Tiếp đó, hoạt động quản trị công ty cần
thích nghi, cải tiến và điều chỉnh liên tục. Để có khả năng cạnh tranh, cả công ty
và nhà đầu tư phải thường xuyên đổi mới và điều chỉnh hoạt động quản trị cho
phù hợp với bối cảnh kinh tế mới, phải nhìn nhận quản trị công ty là "công việc
đang làm" (work in progress) chứ không phải là "mô hình phù hợp tất cả"
(one-size-fits-all). Nói chung, việc đánh giá và xem xét các vấn đề về quản trị
công ty hiệu quả phải được xác định thông qua các nội dung có bản sau:
Thứ nhất, xác định nhiệm vụ của công ty trong nền kinh tế hiện đại:
Cần tạo ra lợi nhuận kinh tế dài hạn để tăng giá trị của cổ đông (nhà đầu tư)
nhằm thu hút vốn trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu về vốn. Trong dài hạn
thông qua việc duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững thì lợi nhuận tạo ra sẽ làm
tăng lợi ích của cổ đông do đó có thể thu hút thêm vốn cho tăng trưởng bền
vững và duy trì lâu dài. Hội đồng quản trị công ty lúc này đóng vai trò quan
trọng trong việc thống nhất chiến lược và tổ chức quản lý để đạt được mục
tiêu kể trên.
Thứ hai, đảm bảo tính thích nghi của cơ cấu quản trị công ty: Vai trò
chủ yếu của nội dung này là đảm bảo hình thành một môi trường quản trị
công ty phù hợp với các giá trị xã hội và tạo lợi nhuận kinh tế dài hạn. Không
thể khẳng định rằng một mô hình quản trị là thích hợp với công ty trong mọi
giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Đối với các công ty năng động
hoạt động trong một thế giới biến đổi nhanh chóng thì sự linh hoạt và thích
nghi của quản trị công ty là điều kiện tiên quyết cho hoạt động ngày càng tốt
hơn của công ty; tuy nhiên điều này cũng còn phụ thuộc nhiều vào vai trò của
Chính phủ trong việc cung cấp một khuôn khổ pháp lý hiệu lực và hiệu quả
cũng như việc nới rộng các quy định không bắt buộc để cho các công ty có
thể có những lựa chọn mềm dẻo hơn trong quản trị công ty của mình. Chẳng
hạn, vào năm 1994 Pháp đã đưa ra một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
mới - "Société par Actions Simplifiée" (S.A.S) có cơ cấu quản trị được nới
16
lỏng quản lý hơn loại hình cổ điển "Société Anonyme" (S.A). So với S.A,
những người sáng lập ra S.A.S có sự linh hoạt hơn về: Cơ cấu và thành phần
của Hội đồng quản trị, cách thức tổ chức các cuộc họp (kể cả qua phương tiện
thông tin liên lạc), các nguyên tắc họp đại hội đồng cổ đông, các thoả thuận
của cổ đông trong Điều lệ và kể cả các phương tiện công khai hoá thông tin
đến các cổ đông... lựa chọn này cho phép công ty có thể thích ứng được thay
đổi của môi trường kinh doanh, tận dụng tối đa các có hội cho phát triển.
Tương tự như vậy, năm 1997, Toà án tối cao Liên bang Đức đã cho một công
ty trách nhiệm hữu hạn (GmbH) trở thành một công ty hợp danh hữu hạn
(KGaA), công ty này là sự liên kết giữa đặc điểm của một công ty cổ phần và
công ty hợp danh truyền thống thành một công ty hợp danh có trách nhiệm
hữu hạn với vốn cổ phần mà chỉ có các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm
cá nhân đối với các khoản nợ của công ty hợp danh. Loại hình công ty này
làm tăng tính hấp dẫn của KGaA như một phương tiện duy trì quản lý đối với
các công ty kiểu gia đình trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu về vốn của
công ty thông qua phát hành cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán. Nhìn
chung, nội dung này phản ánh những thông tin về cơ cấu sở hữu khác nhau,
các phương tiện cung cấp vốn, quản trị, các quy trình và cơ cấu Hội đồng
quản trị, ký kết hợp đồng và kế hoạch trả lương nên được đưa ra thảo luận
rộng rãi và công khai.
Thứ ba, bảo vệ quyền lợi của cổ đông: Đối với các công ty thu hút
vốn cổ phần, khuôn khổ quản trị công ty phải nhấn mạnh vào sự công bằng,
minh bạch và khả năng giải trình. Những điểm nhấn này cần tính đến sự gia
tăng của những cổ đông không tham gia điều hành công ty, những người
thuộc nhóm các nhà đầu tư có tổ chức. Những nỗ lực hiện nay để bảo vệ cổ
đông nên tập trung và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận các thông tin
liên quan đến hoạt động của công ty, thực hiện quyền bỏ phiếu và nâng cao
tính năng động, độc lập của các thành viên không điều hành trong Hội đồng
quản trị nhằm nâng cao chất lượng quản trị công ty. Sự tách bạch sở hữu công
17
ty khỏi điều hành và quản lý được coi là dấu hiệu tích cực của công ty cổ
phần kiểu mới và làm nảy sinh những rủi ro được nhận thức từ lâu về sự khác
nhau về lợi ích giữa các cổ đông với các mục tiêu quản lý. Kinh nghiệm của
các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đã cho ra đời nhiều thông lệ về
hợp đồng tư lợi và các nguyên tắc pháp lý được thiết kế để bảo vệ cổ đông
góp phần củng cố lòng tin của cổ đông và theo đó tăng nguồn vốn đầu tư cho
lĩnh vực kinh doanh. Nhìn chung, khi công ty coi những tiến bộ trong việc
bảo vệ quyền lợi của cổ đông là lợi ích của chính mình thì người ta hi vọng sự
cạnh tranh về vốn sẽ có những ảnh hưởng tích cực.
Các biện pháp bảo vệ cổ đông thường nhấn mạnh vào: Sự công bằng,
thông qua các quy định cấm các hành vi gian lận, giao dịch nội gián ở cấp
quản lý hoặc với cổ đông giữ vai trò kiểm soát; sự giải trình được, thông qua
việc xác định rõ vai trò và nhiệm vụ quản trị và chủ yếu dựa vào việc giám sát
cấp quản lý của Hội đồng quản trị; sự minh bạch, thông qua các quy định bắt
buộc công khai thông tin đối với các cổ đông và hạn chế việc khởi kiện -tránh
coi việc khởi kiện là công cụ bảo vệ quyền lợi của cổ đông, ảnh hưởng đến
mục tiêu phát triển của công ty nói chung, công ty niêm yết nói riêng.
Như vậy, trong môi trường kinh doanh mới điểm mấu chốt nhất để
nâng cao sự bảo vệ quyền của các cổ đông (cá nhân, tổ chức) là quyền tiếp
cận thông tin liên quan đến hoạt động, sự tham gia của cổ đông (bỏ phiếu
bằng tay chứ không phải bằng chân) trong các đại hội cổ đông hàng năm và
phải coi đó là một tài sản quan trọng của nhà đầu tư cùng với một Hội đồng
quản trị năng động, độc lập. Chẳng hạn, tháng 7/1994, Bộ Lao động của Mỹ
phát hành Tập san 94-2 nhấn mạnh rằng: Bỏ phiếu đại diện là một nghĩa vụ
uỷ thác của quản lý tài sản theo kế hoạch và cẩn trọng "ủy thác là nhiệm vụ
bỏ phiếu đại diện về những vấn đề có thể tác động đến giá trị của cổ phiếu
trong cơ cấu đầu tư dự kiến... Ủy thác đòi hỏi phải cân nhắc chi phí và lợi ích
của việc bỏ phiếu vào các đề xuất liên quan đén cổ phiếu nước ngoài và đưa
ra quyết định về việc liệu bỏ phiếu về một đề xuất đại diện có phải là quá thận
18
trọng và chỉ có lợi ích cho những người tham gia vào kế hoạch này và những
người hưởng lợi"
Thứ tư, tính độc lập của Hội đồng quản trị và cơ chế kiểm soát: Trong
các công ty cổ phần, Hội đồng quản trị được các cổ đông bầu ra để giám sát
và quản lý công ty. Trong một chừng mực thuộc thẩm quyền Hội đồng quản
trị có trách nhiệm bảo vệ và chống lại sự lừa dối, lãng phí tài sản hay hoạt
động kém hiệu quả của Ban giám đốc hoặc các cán bộ quản lý. Sự duy trì các
thành viên Hội đồng quản trị năng động và độc lập sẽ tạo ra tính chuyên
nghiệp với những cá nhân thật sự tận tuỵ, am hiểu và năng động cho dù cấu
trúc của Hội đồng quản trị có sự khác nhau ở các nước (Hội đồng quản trị một
cấp hoặc Hội đồng quản trị giám sát - hai cấp). Ví dụ ở Nhật Bản, trong có
cấu Hội đồng quản trị còn có Ban kiểm toán với các thành viên độc lập không
điều hành theo sự giới thiệu của Keidanren (Liên đoàn các Tổ chức kinh tế
Nhật Bản). Nhìn chung, việc phát sinh các giao dịch ngầm, giao dịch nội gián,
thao túng công ty thường xuất hiện trong bộ máy đại diện do đó kéo theo sự
xuất hiện các thành viên Hội đồng quản trị độc lập, không điều hành.
Thứ năm, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số: Quyền quan trọng
của cổ đông nhỏ trong khung quản trị công ty hiệu quả cần được bảo vệ thông
qua quyền bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số và việc công bố thông tin minh bạch.
Thứ sáu, điều hoà lợi ích cổ đông và những người liên quan: Sự thành
công của khung quản trị hiệu quả gắn liền với khả năng điều hoà lợi ích giữa
giám đốc, người quản lý, nhân viên với lợi ích của cổ đông. Thù lao dựa trên
hiệu quả lao động được coi là công cụ hữu ích để đạt được sự cân bằng này.
Các thành viên trong công ty đều phải tận tuỵ với công việc của mình và đều
hướng tới mục đích xây dựng lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động;
ở khía cạnh này thì vai trò quản trị công ty là nhằm tạo ra một khuôn khổ
mang tính hợp đồng để tối đa hoá lợi nhuận bằng cách nâng cao năng lực,
khuyến khích nỗ lực của nguồn lực chủ yếu của công ty. Phải thừa nhận rằng
đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp trong khi các quy định của pháp luật
19
"thành văn" chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ công ty thì văn hoá kinh doanh
làm cho các quan hệ giữa các bên liên quan có thêm yếu tố "bất thành văn";
tuy nhiên quy định của pháp luật cũng như văn hoá kinh doanh không nên hạn
chế sự mềm dẻo trong việc điều hoà lợi ích giữa cổ đông và người hưởng lợi
khác chẳng hạn như thiết lập thù lao bằng cổ phiếu và quyền chọn mua, bán
cổ phiếu và coi đó là một quyền ưu đãi mà họ cần được hưởng.
Theo OECD, khung pháp luật về quản trị công ty bao gồm 6 nhóm
nguyên tắc cơ bản, với 32 nguyên tắc cơ bản (xem Hình 1.1 - trang 43). Các
nhóm nguyên tắc này được nhiều nước vận dụng và áp dụng để xây dựng nên
Luật/Quy chế về quản trị công ty của mình. Đây cũng là cơ sở/căn cứ
(Benmark) để các tổ chức Quốc tế (World Bank, IMF) đánh giá tình hình quản
trị công ty các nước.
1.1.3. Khái niệm quản trị công ty tại Việt Nam
Trên thực tế có sự nhầm lẫn khá phổ biến giữa các thuật ngữ/khái
niệm "quản trị" và "quản lý" tại Việt Nam. Khái niệm "quản lý" đã được sử
dụng phổ biến ở nước ta từ nhiều năm nay trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc
sống xã hội. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý mà theo đó:
(i) Quản lý là quá trình hoàn thành công việc một cách hiệu quả cùng
với và thông qua những người khác;
(ii) Quản lý là quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức kinh doanh
bằng cách kết hợp một cách tối ưu các nguồn lực con người, vật chất và tài
chính; hoặc
(iii) Quản lý là nghệ thuật dẫn dắt và chỉ đạo đặc trưng cho quá trình
lãnh đạo và chỉ đạo toàn bộ hoặc một phần của tổ chức (thông thường là một
doanh nghiệp) thông qua bố trí và sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động,
nguyên vật liệu, trí tuệ và các nguồn lực vô hình khác với việc thực hiện 5
chức năng để xác định và đạt được mục tiêu bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức
công việc, tuyển chọn nhân công, chỉ đạo và kiểm soát.
20
21
Nhìn chung quản lý được áp dụng phổ biến, đã và đang trở thành công
cụ khoa học phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, tổ chức
trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Theo
nghĩa này, quản lý doanh nghiệp có nghĩa là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt
động của doanh nghiệp đó; và phải thực hiện được 6 nguyên tắc sau đây:
- Giá trị đối với khách hàng, tức là tạo ra được giá trị mới cho khách
hàng; quản lý phải quyết định được doanh nghiệp sẽ sản xuất cái gì và sau đó
tổ chức được việc sản xuất nó một cách hợp lý;
- Có tổ chức, tức là quản lý phải chịu trách nhiệm về việc thiết lập và
duy trì doanh nghiệp một cách có tổ chức. Lực lượng lao động và các nguồn
lực khác của doanh nghiệp phải được bố trí, sắp xếp một cách có tổ chức;
- Lợi thế cạnh tranh, tức là quản lý phải quyết định liệu doanh nghiệp
sẽ cạnh tranh trên cơ sở nào: chất lượng hay giá cả, hoặc dịch vụ hay sự tiện
lợi của địa điểm kinh doanh;
- Kiểm tra, tức là sau khi đã quyết định cách thức tạo ra giá trị, cách
thức tổ chức kinh doanh và thiết lập được một lợi thế cạnh tranh, thì quản lý
phải kiểm tra lại toàn hệ thống xem liệu tất cả mọi người đã hiểu và nhận biết
được về mục tiêu của doanh nghiệp, mỗi người đã được phân công rõ ràng về
chức năng và nhiệm vụ và đảm bảo công việc của tất cả mọi người đều được
thực hiện hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận. Doanh nghiệp được thành lập để làm ra tiền và phải tạo
ra được lợi nhuận trong quá trình hoạt động. Và mục tiêu cơ bản nhất của
quản lý là tạo ra được lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Dù làm bất cứ gì thì
lợi nhuận vẫn là mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất của doanh nghiệp và của
quản lý doanh nghiệp.
- Thực hành các chuẩn mực đạo đức. Quản lý nói chung và những
người quản lý nói riêng phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức. Bởi vì họ là
những người có địa vị tín thác như là quản gia của công ty phục vụ cho lợi ích
22
của cổ đông, của người lao động, người tiêu dùng và cộng đồng; người quản
lý có cơ hội tốt nhất để lạm dụng tự làm giàu cho mình mà làm hại đến đến
lợi ích của cổ đông, người lao động, người tiêu dùng và cộng đồng; và người
quản lý thiết lập tiêu chuẩn cho toàn bộ doanh nghiệp.
Theo báo cáo đánh giá của World Bank:
Quản trị Công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho
việc định hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên
quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các cổ
đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan.
Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải
thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận
các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó [19, tr. i].
Quy chế quản trị áp dụng với các công ty niêm yết quy định: "Quản
trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng
điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông
và những người liên quan đến công ty" [5, Điều 2]. Các nguyên tắc quản trị
công ty bao gồm:
- Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;
- Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;
- Đối xử công bằng giữa các cổ đông;
- Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;
- Minh bạch trong hoạt động của công ty;
- Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty
có hiệu quả (Điều 2, khoản 1, mục a của Quy chế quản trị công ty niêm yết).
Theo đó, Quy chế quản trị công ty niêm yết được xây dựng theo quy
định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và vận
dụng những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị công ty phù hợp với điều
23
kiện của Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường
chứng khoán và góp phần lành mạnh hoá nền kinh tế. Quy chế quy định
những nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề
nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và
cán bộ quản lý của các công ty niêm yết. Quy chế cũng là cơ sở để đánh giá
việc thực hiện quản trị công ty của các công ty niêm yết.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm về chứng khoán, niêm yết chứng khoán
Luật Chứng khoán năm 2006 quy định:
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức
phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ,
bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua,
quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ
số chứng khoán [11, Điều 6, khoản 1].
Liên quan đến khái niệm "niêm yết chứng khoán", Luật Chứng khoán
năm 2006 quy định: "Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có
đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao
dịch chứng khoán" [11, Điều 6, khoản 17].
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm công ty đại chúng
Quy định về công ty đại chúng được điều chỉnh tại Luật Chứng khoán
năm 2006, theo đó Luật này đã dành hẳn một Chương quy định về công ty đại
chúng (một điểm đáng lưu ý là mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy
định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh
24
nghiệp (bao gồm cả nhóm công ty). Tuy nhiên, khái niệm "công ty đại chúng"
lại không tìm thấy tại Luật này). Cụ thể là:
* Khái niệm về Công ty đại chúng: Công ty đại chúng là công ty cổ
phần thuộc một trong ba loại hình sau đây (Điều 25):
a. Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b. Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
c. Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không
kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười
tỷ đồng Việt Nam trở lên.
Theo Luật Chứng khoán năm 2006, Công ty cổ phần theo quy định tại
điểm c này phải nộp hồ sơ công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 26
của Luật Chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn
chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.
* Hồ sơ công ty đại chúng: Hồ sơ công ty đại chúng bao gồm (Điều 26
Luật Chứng khoán năm 2006):
a) Điều lệ công ty;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
c) Thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý
và cơ cấu cổ đông;
d) Báo cáo tài chính năm gần nhất.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố tên, nội dung kinh doanh và
các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện thông tin
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
* Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng: Công ty đại chúng có các
quyền theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp
25
luật có liên quan. Công ty đại chúng có các nghĩa vụ sau đây (Điều 27 Luật
Chứng khoán năm 2006):
a) Công bố thông tin theo quy định tại Điều 101 của Luật Chứng khoán;
b) Tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo quy định tại Điều 28
của Luật Chứng khoán;
c) Thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu
ký chứng khoán theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật Chứng khoán;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Liên quan đến nguyên tắc quản trị công ty nói chung, Luật Chứng khoán
đòi hỏi, công ty đại chúng phải tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp
về quản trị công ty.
* Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn (Điều 28 Luật Chứng khoán
năm 2006):
Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải
báo cáo công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch
chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty
đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ
đông lớn. Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, ngành, nghề kinh doanh đối với cổ đông lớn là tổ chức;
họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú, nghề nghiệp đối với cổ đông lớn là cá nhân;
b) Số lượng và tỷ lệ phần trăm cổ phiếu do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc
cùng với tổ chức, cá nhân khác sở hữu trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Khi có sự thay đổi quan trọng về thông tin nêu trong báo cáo quy định
trên đây hoặc có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá một phần
trăm số lượng cổ phiếu cùng loại đang lưu hành, thì trong thời hạn bảy ngày
kể từ ngày có sự thay đổi trên, cổ đông lớn phải nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung
26
cho công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng
khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu được niêm yết.
Điểm lưu ý là, các quy định này cũng áp dụng đối với nhóm người có liên
quan sở hữu từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ
chức phát hành.
* Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình (Điều 29 Luật
Chứng khoán năm 2006):
Công ty đại chúng không có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng
khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán khi mua lại cổ phiếu của chính
mình phải thực hiện theo quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật Doanh
nghiệp năm 2005.
Công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở Siao dịch chứng khoán
hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán khi mua lại cổ phiếu của chính mình
phải công khai thông tin về việc mua lại chậm nhất là bảy ngày, trước ngày
thực hiện việc mua lại. Thông tin bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục đích mua lại;
b) Số lượng cổ phiếu được mua lại;
c) Nguồn vốn để mua lại;
d) Thời gian thực hiện.
Việc công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình, bán lại số cổ
phiếu đã mua được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
* Thu hồi lợi nhuận đối với các giao dịch không công bằng (Điều 30
Luật Chứng khoán năm 2006):
Công ty đại chúng có quyền thu hồi mọi khoản lợi nhuận do thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc
Phó Tổng giám đốc, người phụ trách tài chính, phụ trách kế toán và người
quản lý khác trong bộ máy quản lý của công ty đại chúng thu được từ việc
27
tiến hành mua và bán hoặc bán và mua chứng khoán của công ty trong thời
hạn sáu tháng, kể từ ngày mua hoặc bán. Công ty đại chúng hoặc cổ đông của
công ty có quyền khởi kiện tại Toà án để thu hồi khoản lợi nhuận từ các giao
dịch không công bằng quy định này.
* Chào mua công khai (Điều 31 Luật Chứng khoán năm 2006):
Các trường hợp phải chào mua công khai:
a) Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ hai
mươi lăm phần trăm trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng;
b) Chào mua mà đối tượng được chào mua bị bắt buộc phải bán cổ
phiếu mà họ sở hữu.
Tổ chức, cá nhân chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng
phải gửi đăng ký chào mua đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời
hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đăng ký chào mua, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước phải có ý kiến trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận,
thì phải nêu rõ lý do.
Việc chào mua công khai chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước chấp thuận và đã được tổ chức, cá nhân chào mua công bố
trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện.
Bản đăng ký chào mua công khai bao gồm các thông tin sau đây: Tên, địa chỉ
của tổ chức, cá nhân chào mua; loại cổ phiếu được chào mua; số lượng cổ
phiếu được chào mua mà tổ chức, cá nhân đó hiện đang nắm giữ; số lượng cổ
phiếu dự kiến chào mua; thời gian thực hiện chào mua; giá chào mua; các
điều kiện chào mua.
Trong quá trình chào mua công khai, tổ chức, cá nhân chào mua
không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc cam kết mua cổ phiếu đang được
chào mua bên ngoài đợt chào mua;
b) Bán hoặc cam kết bán cổ phiếu mà mình đang chào mua;
28
c) Đối xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ
phiếu đang được chào mua;
d) Cung cấp thông tin riêng cho một số cổ đông nhất định hoặc cung
cấp thông tin cho cổ đông ở mức độ không giống nhau hoặc không cùng thời
điểm. Quy định này cũng được áp dụng đối với tổ chức bảo lãnh phát hành có
cổ phiếu là đối tượng chào mua.
Thời gian thực hiện một đợt chào mua công khai không được ngắn
hơn ba mươi ngày và không dài quá sáu mươi ngày, kể từ ngày công bố. Việc
chào mua bao gồm cả việc chào mua bổ sung hoặc có sự điều chỉnh so với
đăng ký ban đầu. Việc chào mua bổ sung hoặc có sự điều chỉnh so với đăng
ký ban đầu phải được thực hiện với các điều kiện ưu đãi không thấp hơn các
đợt chào mua trước.
Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu đã đặt cọc cổ phiếu theo một đợt
chào mua công khai có quyền rút cổ phiếu vào bất cứ thời điểm nào trong thời
gian chào mua.
Trường hợp số cổ phiếu chào mua nhỏ hơn số cổ phiếu đang lưu hành
của một công ty hoặc số cổ phiếu đặt bán lớn hơn số cổ phiếu chào mua thì cổ
phiếu được mua trên cơ sở tỷ lệ tương ứng.
Sau khi thực hiện chào mua công khai, đối tượng chào mua nắm giữ
từ tám mươi phần trăm trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại
chúng phải mua tiếp trong thời hạn ba mươi ngày số cổ phiếu cùng loại do các
cổ đông còn lại nắm giữ theo giá chào mua đã công bố, nếu các cổ đông này
có yêu cầu.
Công ty đại chúng có cổ phiếu được chào mua công khai phải công bố
ý kiến của công ty về việc chấp thuận hoặc từ chối việc chào mua. Trường
hợp từ chối, công ty phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản trả lời
của công ty phải có chữ ký của ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng
quản trị.
29
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào mua công
khai, tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước bằng văn bản về kết quả đợt chào mua.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, tính đến
15/8/2008, hiện đã có 1.015 công ty đang ký làm công ty đại chúng với Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước theo các quy định của pháp luật với tổng vốn
đăng ký là gần 39.665,9 tỷ VNĐ [58]. Theo quy định tại Luật Chứng khoán,
việc đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là nhằm
bảo về quyền và lợi ích của các cổ đông/nhà đầu tư, công khai hóa và minh
bạch hóa thông tin theo các nguyên tắc quản trị công ty. Bên cạnh đó, công ty
cổ phần đủ điều kiện để đăng ký là công ty đại chúng mà không thực hiện
việc đăng ký sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.2.3. Khái niệm công ty niêm yết và các nguyên tắc quản trị công
ty niêm yết
"Công ty niêm yết" là công ty cổ phần được chấp thuận niêm yết cổ
phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên
lãnh thổ Việt Nam (Điều 2 khoản 1 điểm b Quy chế Quản trị áp dụng cho các
công ty niêm yết).
Như vậy từ khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ
bản của công ty niêm yết như sau:
- Là Công ty đại chúng; và
- Có chứng khoán được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán/ Trung
tâm Giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, công ty niêm yết có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2006 như phân tích trên đây.
Ngoài ra, là công ty có chứng khoán niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán/
Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Công ty niêm yết còn phải tuân thủ các
quy định riêng với các đòi hỏi cao hơn so với công ty đại chúng. Cụ thể là:
30
Điều lệ của công ty niêm yết phải tuân theo quy định của Bộ Tài chính về
Điều lệ Mẫu áp dụng với công ty niêm yết (Quyết định 15/2007/QĐ-BTC) và
Quy chế quản trị công ty niêm yết (Quyết định 12/2007/QĐ-BTC).
Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm:
 Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;
 Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;
 Đối xử công bằng giữa các cổ đông;
 Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;
 Minh bạch trong hoạt động của công ty;
 Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có
hiệu quả.
Quy chế quản trị công ty công ty niêm yết quy định: Công ty niêm yết
xây dựng Điều lệ Công ty theo Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính quy định. Công
ty niêm yết có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế nội bộ về quản trị
công ty. Quy chế nội bộ về quản trị công ty gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Trình tự, thủ tục về triệu tập và biểu quyết tại Đại hội đồng
cổ đông;
- Trình tự và thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị;
- Trình tự, thủ tục tổ chức họp Hội đồng quản trị;
- Trình tự, thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ
quản lý cấp cao;
- Quy trình, thủ tục phối hợp hoạt động giữa Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc;
- Quy định về đánh giá hoạt động, khen thưởng và kỷ luật
đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát,
thành viên Ban giám đốc và các cán bộ quản lý [5, Điều 4].
31
Quy chế nội bộ về quản trị công ty còn quy định: Công ty niêm yết có
trách nhiệm xây dựng cơ cấu quản trị công ty hợp lý, xây dựng hệ thống liên
lạc hiệu quả với các cổ đông để đảm bảo:
- Cổ đông thực hiện đầy đủ các quyền theo pháp luật và Điều lệ công
ty quy định;
- Cổ đông được đối xử công bằng [5, Điều 4, khoản 4].
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tại thời
điểm 15/8/2008, hiện có hơn 300 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội với giá trị cổ phiếu niêm yết là 61.745 tỷ VNĐ, giá trị vốn hóa thị
trường khoảng 200.000 tỷ VNĐ (giảm 60 %, tương đương với 300.0000 tỷ
đồng so với thời điểm 31/12/2007). Trong đó, số công ty niêm yết tại HOSE
là 156 công ty (vốn niêm yết là 44.904 tỷ VNĐ), tại HASTC là 146 công ty
(vốn niêm yết là 16.842 tỷ VNĐ) [58].
1.2.4. Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty niêm yết
Là một công ty cổ phần/ công ty đại chúng, công ty niêm yết trước hết
có đầy đủ các đặc điểm về cơ cấu tổ chức nội bộ quy định tại Luật Doanh
nghiệp năm 2005. Theo đó:
- Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá
nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty
phải có Ban kiểm soát.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường
hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản
cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và
nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty (Điều 95).
32
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có
quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản
trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp
Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số
thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một
người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là
người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại
diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều
hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội
đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật
về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều
lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá
năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không
hạn chế. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng
ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công
ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt
Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.
Ngoài quy định trên, công ty niêm yết còn có:
Thư ký công ty: Để hỗ trợ cho hoạt động quản trị công ty được tiến
hành một cách có hiệu quả, Hội đồng quản trị phải chỉ định ít nhất một người
33
làm thư ký công ty. Thư ký công ty phải là người có hiểu biết về pháp luật.
Thư ký công ty không được đồng thời làm việc cho công ty kiểm toán hiện
đang kiểm toán công ty.
Các tiểu ban của Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có thể thành
lập các tiểu ban để hỗ trợ hoạt động của Hội đồng quản trị, bao gồm tiểu ban
chính sách phát triển, tiểu ban kiểm toán nội bộ, tiểu ban nhân sự, tiểu ban
lương thưởng và các tiểu ban đặc biệt khác theo nghị quyết của Đại hội đồng
cổ đông. Đối với tiểu ban kiểm toán phải có ít nhất một thành viên là người có
chuyên môn về kế toán và không phải là người làm việc trong bộ phận kế
toán tài chính của công ty. Hội đồng quản trị quy định chi tiết về việc thành
lập, trách nhiệm của các tiểu ban và trách nhiệm của từng thành viên. Trường
hợp các công ty không thành lập các tiểu ban thì Hội đồng quản trị cử người
phụ trách riêng về từng vấn đề như kiểm toán, lương thưởng, nhân sự.
Cơ cấu quản trị nội bộ của công ty niêm yết nêu trên đựợc thể hiện
bằng sơ đồ sau (Hình 1.2):
Ghi chú: Bổ nhiệm và miễn nhiệm: Giám sát:
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức nội bộ của Công ty niêm yết
Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông
(ĐHĐCĐ)
Chủ tịch
HĐQT
Hội đồng Quản trị
(HĐQT)
Ban kiểm soát
Thƣ ký
công ty
Các tiểu ban của HĐQT:
Tiểu ban chính sách phát triển, Tiểu ban kiểm
toán nội bộ, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban lƣơng
thƣởng và các tiểu ban đặc biệt khác.
Giám
đốc/Tổng giám
đốc (CEO)
34
1.2.5. Các quy định về niêm yết chứng khoán của công ty niêm yết
tại Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán
Các quy định về niêm yết chứng khoán của công ty niêm yết tại Sở
Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán được Luật
Chứng khoán năm 2006 và Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định như sau:
a. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán
 Điều kiện niêm yết cổ phiếu:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm
yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ
vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều
chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng
Chính phủ;
- Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải
có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
- Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định
của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc
hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có
liên quan;
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất
100 cổ đông nắm giữ;
- Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc
hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán
trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu
trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời
gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các
cá nhân trên đại diện nắm giữ;
35
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2
Điều 10 Nghị định 14/2007/NĐ-CP bao gồm: Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu; Sổ
đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một
tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; Bản cáo bạch theo quy định
tại Điều 15 Luật Chứng khoán; Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng
quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc
Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở
hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong
thời gian 6 tháng tiếp theo; Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có); Giấy chứng
nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã
đăng ký lưu ký tập trung.
 Điều kiện niêm yết trái phiếu:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm
yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết
phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn
thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
- Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành;
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3
Điều 10 Nghị định 14/2007/NĐ-CP bao gồm: Giấy đăng ký niêm yết trái phiếu;
Quyết định thông qua việc niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái
phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); Sổ
đăng ký chủ sở hữu trái phiếu của công ty đăng ký niêm yết; Bản cáo bạch
theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán; Cam kết thực hiện nghĩa vụ của
công ty đăng ký niêm yết đối với người đầu tư, bao gồm các điều kiện thanh
toán, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện chuyển đổi (trường hợp niêm yết
trái phiếu chuyển đổi) và các điều kiện khác; Cam kết bảo lãnh thanh toán hoặc
36
Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm, kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền
sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo hiểm (nếu có) đối với các tài sản đó trong
trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm. Tài sản dùng để bảo đảm phải được
đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; Hợp đồng giữa tổ chức phát hành và đại
diện người sở hữu trái phiếu; Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng
khoán về việc trái phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký, tập trung.
b. ĐiềukiệnniêmyếtchứngkhoántạiTrungtâmGiaodịchchứngkhoán
 Điều kiện niêm yết cổ phiếu:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm
yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải
có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành
các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
- Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông
nắm giữ;
- Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán
trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu
trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời
gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các
cá nhân trên đại diện nắm giữ;
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ như quy định đối với tổ
chức niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán;
- Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc
lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện hoạt động
kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có
37
các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài
chính với Nhà nước.
 Điều kiện niêm yết trái phiếu:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm
yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ như quy định đối với
công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán;
Công ty đăng ký niêm yết sau khi được Sở Giao dịch chứng khoán,
Trung tâm Giao dịch chứng khoán chấp thuận niêm yết phải nộp cho Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết.
c. Trách nhiệm của công ty niêm yết và các tổ chức liên quan
Luật Chứng khoán năm 2006 và Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định:
Công ty niêm yết phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung
thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức
kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính của tổ
chức đăng ký niêm yết và bất cứ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết
phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đăng ký niêm yết.
Trong thời gian xem xét hồ sơ, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm
Giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu tổ chức đăng ký niêm yết sửa đổi,
bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết để đảm bảo thông tin được công bố chính
xác, trung thực, đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Trong thời gian Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch
chứng khoán xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết, thành viên Hội đồng quản trị,
Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng và cổ đông lớn của tổ chức đăng ký niêm yết không
được chuyển nhượng cổ phần do mình nắm giữ.
38
Trường hợp phát hiện hồ sơ đã nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán,
Trung tâm Giao dịch chứng khoán chưa đầy đủ, có những thông tin không
chính xác hoặc có những sự kiện mới phát sinh ảnh hưởng đến nội dung của
hồ sơ đã nộp, tổ chức đăng ký niêm yết phải báo cáo Sở Giao dịch chứng
khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán để sửa đổi, bổ sung kịp thời vào hồ
sơ đăng ký niêm yết.
d. Thủ tục đăng ký niêm yết
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao
dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán có trách nhiệm chấp
thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết,
Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải trả lời
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán hướng
dẫn cụ thể quy trình đăng ký niêm yết chứng khoán tại Quy chế về niêm yết
chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
e. Thay đổi đăng ký niêm yết
Công ty niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong
các trường hợp sau đây:
- Công ty niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ
phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần
cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ;
- Công ty niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập;
- Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên
Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán,
Trung tâm Giao dịch chứng khoán bao gồm: Giấy đề nghị thay đổi đăng ký
niêm yết, trong đó nêu lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có
39
liên quan; Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội
đồng cổ đông, thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái
phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Thủ tục
thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế về
niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
f. Huỷ bỏ niêm yết
Chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp
sau đây:
- Công ty niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung
tâm Giao dịch chứng khoán không còn đáp ứng được các điều kiện niêm yết
trong thời hạn một năm;
- Công ty niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh
doanh chính từ một năm trở lên;
- Công ty niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
- Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung
tâm Giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;
- Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục và tổng số lỗ
luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất;
- Công ty niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia,
giải thể hoặc phá sản, quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động;
- Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được Công
ty phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;
- Tổ chức kiểm toán có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý
kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết;
- Công ty được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm
yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong
thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết;
40
- Công ty niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết.
Trường hợp Công ty niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết, hồ sơ bao
gồm: Giấy đề nghị huỷ bỏ niêm yết; Quyết định thông qua việc huỷ bỏ niêm
yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội
đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với
công ty cổ phần)
Công ty có chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết chỉ được đăng ký niêm
yết lại ít nhất 12 tháng sau khi bị hủy bỏ niêm yết nếu đáp ứng các điều kiện
niêm yết. Việc Công ty niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán
nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định
14/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật chứng khoán.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 thảo luận các vấn đề khái luận chung liên quan đến quản trị
công ty, các nguyên tắc quản trị công ty theo quan điểm của các học giả, các tổ
chức quốc tế, cũng như các quy định cụ thể về công ty niêm yết, các nguyên
tắc quản trị đối với công ty niêm yết theo Luật Chứng khoán năm 2006 và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy định này sẽ là các căn cứ cho việc phân
tích và bình luận khung pháp luật cụ thể của Việt Nam đối với với đề quản trị
công ty niêm yết tại Việt Nam được trình bày tại chương 2.
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
anh hieu
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửiLuận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viênLuận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lậpLuận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoánLuận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửiLuận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
 
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
 
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viênLuận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lậpLuận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoánLuận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn

Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
HanaTiti
 
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việ...
Luận án: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việ...Luận án: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việ...
Luận án: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp - Gửi miễn phí...
Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp - Gửi miễn phí...Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp - Gửi miễn phí...
Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt NamLuận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đQuản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn (20)

Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Pháp Luật Về Nhóm Công Ty Và Thực Tiễn Tại Việt Nam
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
 
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việ...
Luận án: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việ...Luận án: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việ...
Luận án: Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việ...
 
Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp - Gửi miễn phí...
Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp - Gửi miễn phí...Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp - Gửi miễn phí...
Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt NamLuận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam
Luận án: Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam
 
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đQuản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
Quản lý công ty cổ phần theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, 9đ
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (18)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ MINH THẮNG QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  • 2. KHOA LUẬT LÊ MINH THẮNG QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát Hµ néi - 2008
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT 10 1.1. Khái luận chung về quản trị công ty 10 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty 10 1.1.2. Quản trị công ty theo thông lệ quốc tế 14 1.1.3. Khái niệm quản trị công ty tại Việt Nam 19 1.2. Khái niệm và đặc điểm công ty niêm yết tại Việt Nam 23 1.2.1. Khái niệm về chứng khoán, niêm yết chứng khoán 23 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm công ty đại chúng 23 1.2.3. Khái niệm công ty niêm yết và các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết 29 1.2.4. Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty niêm yết 31 1.2.5. Các quy định về niêm yết chứng khoán của công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán 34 Chương 2: KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM 41 2.1. Khái quát chung 41 2.2. Khung pháp luật về quản trị công ty tại Việt Nam 45 2.2.1. Cổ đông và đại hội đồng cổ đông 46 2.2.1.1. Quyền của cổ đông 46 2.2.1.2. Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị công ty 55 2.2.1.3. Những vấn đề liên quan đến cổ đông lớn 55 2.2.1.4. Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường 55
  • 4. 2.2.1.5. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại Đại hội đồng cổ đông 57 2.2.1.6. Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông 57 2.2.2. Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị 58 2.2.2.1. Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị 63 2.2.2.2. Tư cách thành viên Hội đồng quản trị 63 2.2.2.3. Thành phần Hội đồng quản trị 64 2.2.2.4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị 64 2.2.2.5. Họp Hội đồng quản trị 67 2.2.2.6. Các tiểu ban của Hội đồng quản trị 67 2.2.2.7. Thư ký công ty 68 2.2.2.8. Thù lao của Hội đồng quản trị 68 2.2.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty 69 2.2.4. Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát 70 2.2.4.1. Tư cách thành viên Ban kiểm soát 70 2.2.4.2. Thành phần Ban kiểm soát 71 2.2.4.3. Quyền tiếp cận thông tin và tính độc lập của thành viên Ban kiểm soát 71 2.2.4.4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban kiểm soát 71 2.2.4.5. Thù lao của Ban kiểm soát 72 2.2.5. Ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có quyền lợi liên quan đến công ty 72 2.2.5.1. Khái niệm "người có liên quan" 72 2.2.5.2. Ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có quyền lợi liên quan đến công ty niêm yết 74 2.2.6. Công bố thông tin và minh bạch 77 2.2.6.1. Công bố thông tin thường xuyên 77
  • 5. 2.2.6.2. Công bố thông tin về tình hình quản trị công ty 80 2.2.6.3. Công bố thông tin về các cổ đông lớn 81 2.2.6.4. Tổ chức công bố thông tin 81 2.2.6.5. Chế độ báo cáo, giám sát và xử lý vi phạm 82 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 84 3.1. Thực trạng của việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết qua một số tình huống nghiên cứu cụ thể 84 3.1.1. Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT (Công ty FPT) 84 3.1.2. Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco 87 3.1.3. Công ty Dầu Thực vật Tường An 90 3.1.4. Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết 93 3.2. Thực trạng và nguyên nhân 95 3.2.1. Đảm bảo quyền lợi của cổ đông nói chung, cổ đông thiểu số nói riêng 96 3.2.2. Mức độ công khai hóa chưa được tuân thủ 97 3.2.3. Chưa kiểm soát được các giao dịch của công ty với các bên có liên quan 97 3.2.4. Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả 98 3.2.5. Bảo đảm vai trò và vị thế Hội đồng quản trị 100 3.3. Một số kiến nghị nhằm xây dựng một khung quản trị công ty hiệu quả ở việt nam 104 3.3.1. Nâng cao nhận thức về sự can thiệp và ý nghĩa của khung quản trị công ty 104 3.3.2. Nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị phù hợp với địa vị pháp lý và ý nghĩa thực tế của nó trong quản trị công ty 105
  • 6. 3.3.3. Hoàn thiện chế độ công khai hoá thông tin và mức độ minh bạch trong quản trị công ty 107 3.3.4. Công khai hoá và giám sát có hiệu quả các giao dịch với các bên có liên quan 109 3.3.5. Nâng cao tính độc lập, chuyên nghiệp và hiệu lực của Ban kiểm soát 110 3.3.6. Một số ưu tiên khác nhằm tăng cường khung pháp luật về quản trị tại Việt Nam 111 KẾT LUẬN 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC 121
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1 Các nguyên tắc quản trị công ty của QECD (the oecd principles of corporate governance) 20 1.2 Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty niêm yết 33 DANH MỤC CÁC HỘP Số hiệu hộp Tên hộp Trang 3.1 Kinh nghiệm từ Công ty Tài chính quốc tế - IFC 102
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế (1986 - 2006), hệ thống doanh nghiệp Việt Nam ta đã và đang từng bước hình thành và phát triển; đông đảo về số lượng, đa dạng về loại hình và quy mô ngày càng lớn. Doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức công ty ngày càng trở lên phổ biến do môi trường kinh doanh đa dạng và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để đạt mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 doanh nghiệp (bao gồm cả các loại công ty và doanh nghiệp tư nhân). Theo báo cáo tại Hội thảo "Giải pháp phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh", diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/5/2007, cả nước hiện có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm gần 47% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhận chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm hơn 15%. Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may. Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Tuy nhiên 75% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp này còn lạc hậu và hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực có giá trị thấp như chế biến và gia công. Mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh [61]. Công ty nói chung và công ty đại chúng/ niêm yết nói riêng đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường và trở thành
  • 9. 2 một nhân tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta. Theo số liệu thống kê, trong 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam (7/2000-7/2008), đã có khoảng 1.015 Công ty cổ phần đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại thời điểm 15/8/2008, với tổng vốn đăng ký là gần 39.665,9 tỷ VNĐ [58]. Tại thời điểm 31/12/2007, có 249 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán với giá trị vốn hoá toàn thị trường là 500.000 tỷ VNĐ, tương đương 31,25 tỷ USD (bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007), gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005. Trong đó, số công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 138 công ty và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) là 111 công ty. Năm 2007, các công ty niêm yết đã huy động được số vốn hơn 90.000 tỷ VNĐ. Hiện có hơn 300 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán tại thời điểm 15/8/2008, trong đó, số công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 146 công ty và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) là hơn 160 công ty [58]. Đạt được kết quả nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó, không thể không kể đến chủ trương đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và việc thể chế hóa một cách hợp lý chủ trương đó thành hệ thống pháp luật về doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này. Trong đó, Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật Chứng khoán năm 2006 là các văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, giải thể và phá sản doanh nghiệp, trong đó có phần quan trọng về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng. Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát
  • 10. 3 triển kinh tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Corporate Governance Principles of OECD) cung cấp một khuôn khổ cho công việc của nhóm Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực này, xác định những vấn đề chính trong thực tiễn: quyền và việc được đối xử bình đẳng của các cổ đông và những bên có lợi ích tài chính liên quan, vai trò của những bên có lợi ích phi tài chính liên quan, việc công bố thông tin và tính minh bạch, trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam, việc tăng cường quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách công quan trọng. Quản trị công ty tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn, dẫn đến việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư, và không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài. Ngoài ra, khi các quỹ hưu trí tiếp tục đầu tư vào các thị trường chứng khoán, quản trị công ty tốt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các khoản tiết kiệm hưu trí. Trong vòng vài năm qua, tầm quan trọng của quản trị công ty đã được nhấn mạnh thể hiện ở số lượng các nghiên cứu ngày càng tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy các thực tiễn quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng mạnh đối với giá trị kinh tế gia tăng của các công ty, năng suất cao hơn và giảm rủi ro tài chính hệ thống cho các quốc gia [19]. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Quản trị công ty tạo ra một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường
  • 11. 4 khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn. Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững. Nâng cao hoạt động quản trị công ty đồng nghĩa với việc góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững do cải thiện được hoạt động và nâng cao khả năng tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó. Ngược lại, một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm độ tin tưởng của các nhà đầu tư, không đón nhận được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, giảm giá trị kinh tế của công ty và có thể dẫn tới các nguy cơ bị phá sản hoặc thôn tính, sáp nhập công ty, điều này sẽ làm tăng rủi ro đối với hệ thống kinh tế của quốc gia. Như vậy, việc hoàn hiện và tăng cường hệ thống quản trị công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quản trị công ty tốt sẽ giảm thiểu khả năng tổn thương đối với nền kinh tế trước các cuộc khủng hoảng tài chính, phục vụ cho việc hoạch định tốt các chính sách công của Đảng và Nhà nước. Đối với các nhà đầu tư, quản trị công ty sẽ góp phần củng cố quyền sở hữu, giảm thiểu các chi phí giao dịch, chi phí vốn và đồng nghĩa với việc đầu tư có hiệu quả. Với ý nghĩa quan trọng đó, quản trị công ty đã được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta, khuôn khổ pháp lý cho việc nâng cao hoạt động quản trị công ty về cơ bản đã được đề cập trong Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật chứng khoán năm 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết (Quyết định 15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính). Riêng với công ty niêm yết, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 về Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (sau đây gọi tắt là Quy chế quản trị công ty niêm yết). Tuy nhiên, việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty trong các công ty niêm yết hiện nay chưa thực sự hiệu quả, hàng loạt các bất cập liên quan đến cơ cấu tổ chức, bảo bảo quyền và lợi ích của cổ đông, công khai hoá
  • 12. 5 thông tin và các lợi ích có liên quan, các quy định về kế toán và kiểm toán đã nảy sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều công ty; các nhóm cổ đông bị phân hoá quyền và lợi ích rất sâu sắc; quyền của cổ đông thiểu số bị lạm dụng, v.v... Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong các nguyên nhân chính là khung pháp lý về quản trị được ban hành và tuân thủ chưa đầy đủ làm cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông/ nhà đầu tư và ngăn ngừa các xung đột lợi ích một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Quản trị công ty niêm yết - những vấn đề lý luận và thực tiễn" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản trị công ty đã được cộng đồng tài chính quốc tế công nhận là một trong 12 tiêu chuẩn cơ bản tốt nhất trong thực tiễn. Ngân hàng Thế giới là tổ chức đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn của OECD về quản trị công ty. Các đánh giá này là một phần trong chương trình "Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSC)" của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Mục tiêu của sáng kiến ROSC này là xác định những yếu kém có thể dẫn đến khả năng dễ bị tổn thương về kinh tế và tài chính của một quốc gia. Mỗi đánh giá ROSC về quản trị công ty rà soát khuôn khổ pháp lý cũng như các thông lệ và việc tuân thủ của các công ty niêm yết, đồng thời đánh giá khuôn khổ quản trị công ty so với các chuẩn mực được quốc tế công nhận [19]. Cho đến thời điểm hiện nay, ngoài các bài báo và một số ấn phẩm có đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề quản trị công ty nói chung thì ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập, đánh giá một cách hệ thống và đầy đủ nhất về vấn đề quản trị công ty niêm yết dựa trên cơ sở các quy định hiện hành tại Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết.
  • 13. 6 Nghiên cứu đáng chú ý nhất là "Báo cáo đánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam" của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank) được thực hiện vào tháng 6/2006 trong khuôn khổ của chương trình "Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực (ROSC)" của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank in Vietnam-WBVN): Khuôn khổ về quản trị công ty ở Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, các luật và quy định liên quan đang được xây dựng. Khu vực doanh nghiệp vẫn còn mang nhiều tính chất phi chính thức, trong đó thị trường chứng khoán không chính thức đang còn lớn hơn nhiều so với thị trường chính thức, và nhà nước vẫn duy trì việc nắm giữ một tỷ lệ đáng kể trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. Năng lực và nguồn lực của các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi và phát triển thị trường còn hạn chế. Một số vấn đề lớn khác bao gồm: chưa có sự bảo vệ đầy đủ cho nhà đầu tư, chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán, và còn hạn chế công bố các thông tin có chất lượng [19]. Lý do cơ bản của việc còn có ít các nghiên cứu, đánh giá về tình hình quản trị công ty tại Việt Nam là: Thứ nhất, nguyên tắc quản trị công ty là một vấn đề mới đối với hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong khi Việt Nam mới chỉ tập trung cho mục tiêu xây dựng mô hình quản lý trong công ty thì vấn đề quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng chưa thực sự được quan tâm thoả đáng mặc dù trên thực tế chúng ta đã ghi nhận sự khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (World Bank). Thứ hai, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được 8 năm (2000-2008), Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị trường chứng khoán. Theo đó, mục
  • 14. 7 tiêu thu hút các công ty niêm yết, tạo ra nhiều hàng hóa cho thị trường đang là ưu tiên của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước). Vì vậy, vấn đề quản trị công ty niêm yết chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, mặc dù đã có khung pháp lý điều chỉnh và hiện có hơn 300 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ ba, Quản trị công ty chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là do: (i) các công ty niêm yết hiện nay chủ yếu được thành lập từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước kết hợp với niêm yết - nơi mà cơ cấu quản trị chưa có nhiều khác biệt so với mô hình doanh nghiệp nhà nước trước đây; (ii) tại các công ty niêm yết này, cổ đông nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối (Tính đến 30/6/2008, có 3.786 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Tổng số vốn điều lệ khi cổ phần hóa là 106 ngàn tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 50%, người lao động nắm giữ 11%, nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ 39% vốn điều lệ. Quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước đã thu về khoảng 78 ngàn tỷ đồng cho Nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, phần thu được do chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu so với mệnh giá khoảng 54 ngàn tỷ đồng [64]); (iii) các công ty niêm yết là công ty gia đình- một mô hình khá phổ biến ở các quốc gia châu Á - nơi mà vấn đề quản trị vốn không được chú trọng hoặc dễ bị lạm dụng quyền hạn trong các vấn đề có liên quan đến cơ cấu tổ chức, công khai hóa thông tin, giao dịch tư lợi; (iv) khả năng nhận thức và bảo vệ lợi ích của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số trong mô hình quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, tính khả thi thấp và sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quản trị công ty niêm yết. Tác giả hy vọng rằng, với sự đầu tư thời gian, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo góp phần làm phong phú hơn việc nghiên cứu về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng trong môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam hiện nay.
  • 15. 8 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp phân tích, bình luận các quy định của khung pháp luật hiện hành về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng. Trong đó tập trung vào các quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật chứng khoán năm 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết (Quyết định 15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính); Quy chế quản trị công niêm yết (Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính). Phương pháp so sánh khi so sánh các quy định của khung pháp luật Việt Nam về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng với thông lệ quốc tế (Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế OECD) và Ngân hàng thế giới - World Bank) và các quy định về quản trị công ty trong luật pháp các nước. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 khi phân tích và đánh giá về tình hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam. Bên cạnh các phương pháp nói trên, việc phân tích thực trạng tình hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu, đánh giá các tình huống nghiên cứu (Case study) về quản trị công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng được sử dụng như một phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá một cách khách quan hơn về thực trạng của tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty tại Việt Nam. Trong bối cảnh Luật Chứng khoán có hiệu lực được hơn 1 năm (từ 1/1/2007), việc nghiên cứu các công ty niêm yết sẽ tập trung chủ yếu vào các quy định của Luật này. 4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Thực hiện bản luận văn này, mục tiêu của tác giả là tìm hiểu, phân tích và làm rõ hàng loạt các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản trị
  • 16. 9 công ty niêm yết; những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam, qua đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty niêm yết hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và Quy chế quản trị công ty niêm yết được ban hành và có hiệu lực pháp luật. Luận văn không thảo luận các vấn đề quản trị công ty của các công ty đại chúng nói chung cũng như các công ty có chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán phi chính thức (Black market) hay thị trường OTC (Over the Counter). 5. Giới hạn thời điểm nghiên cứu Các số liệu phân tích và khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết được luận văn nghiên cứu được cập nhật và có giá trị tại thời điểm 15/8/2008. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản trị công ty và quản trị công ty niêm yết. Chương 2: Khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam. Chương 3: Thực trạng của việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam và một số giải pháp kiến nghị.
  • 17. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY Quản trị công ty (Corporate Governance) đã trở thành vấn đề cơ bản trong lĩnh vực Luật Công ty và Luật Chứng khoán ở nhiều nước trên thế giới. Vấn đề quản trị công ty được đặc biệt coi trọng kể từ khi thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 và sự sụp đổ của hàng loạt các công ty niêm yết tại hàng loạt các nước phát triển như Enron, Tyco, Adelphia và WorldCom (Mỹ); HIH và One. Tel (Úc) v.v... Quản trị công ty không chỉ thu hút sự quan tâm và chú ý của các nước, mà còn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Riêng Tổ chức các nước phát triển (Group of Seven-G7) còn ban hành Bộ nguyên tắc/Điều lệ tốt nhất về quản trị công ty và kế toán. Quản trị công ty "hiệu quả" ("good" corporate governance) được coi như nhân tố cơ bản cho phát triển kinh tế và đổi mới quản trị công ty đang trở thành một mục tiêu tại tất cả các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty Quản trị công ty là một chủ đề rộng, mở rộng đến tất cả các khía cạnh có liên quan đến các cổ đông, các nhà quản lý, các kiểm toán viên của một công ty. Định nghĩa về quản trị công ty có thể tìm thấy trong các Quy chế/Điều lệ về quản trị công ty ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. John Farrar cho rằng, khái niệm quản trị công ty (corporate governance) được sử dụng lần đầu tiên khoảng 40 năm trước bởi tác giả Richard Eells trong sách "The Governance of Corporations". John Farrar cho rằng, khái niệm quản trị-governance, là một thuật ngữ đến từ ngôn ngữ Latin "gubernare" và "gubernator" với nghĩa chỉ
  • 18. 11 cho việc bánh lái một con tàu và thuyền trưởng của con tầu đó. Tuy nhiên, một vài học giả khác cho rằng, vấn đề quản trị công ty được thảo luận từ những năm 1930 [46]. Về mặt ngôn ngữ, quản trị công ty có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, quản trị công ty thường quan tâm đến (i) Các vấn đề của cấu trúc quản lý của công ty, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; (ii) lợi ích hoặc các mục tiêu của các nhóm trong công ty. Theo nghĩa rộng, quản trị công ty thiết lập một tổ hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào công ty và các mục tiêu đầy đủ của quản trị công ty đó. Theo nghĩa hẹp, Shleifer và Vishy cho rằng "quản trị công ty giải quyết những cách mà theo đó, các nhà cung cấp tài chính cho các công ty muốn rằng bản thân họ sẽ có những lợi ích trở lại với những khoản đầu tư của mình" [48]. Trong khi đó, theo Tomasic, Bottomley và Mc Queen, quản trị công ty lại được hiểu theo nghĩa rộng như là "việc kiểm soát chính thức và không chính thức và cách quản lý công ty bởi các cổ đông bên ngoài" [49]. Tuy nhiên, định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty được nhiều nước vận dụng vào xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD trong ấn phẩm "Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD" (The OECD Principles of Corporate Governance) được sửa đổi và ban hành lại vào năm 2004. Theo đó, OECD cho rằng: Quản trị công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty đựợc thực hiện và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng giám sát là được xác định [39, tr. 11]. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi
  • 19. 12 liên quan tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn. Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân biệt giữa khái niệm "quản trị công ty" và "quản lý doanh nghiệp". Cụ thể là: - Khi đề cập đến quản lý doanh nghiệp thì người quản lý là chủ thể của nó; còn các nguồn lực khác (nhất là người lao động) là đối tượng quản lý. Người quản lý thực hiện các chức năng quản lý của mình để tổ chức công việc cho người khác và thông qua chính công việc đó của họ để đạt được mục tiêu; tức là tối đa hoá được lợi nhuận trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có được. - Khi nói đến quản trị công ty, người ta chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu, cổ đông và những người quản lý (gồm thành viên Hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành). Do đó, khi công ty có quy mô chưa lớn, chưa có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý (chủ sở hữu vẫn trực tiếp quản lý kinh doanh của công ty), thì quản trị và quản lý có ý nghĩa và nội dung tương đồng. Cùng với sự phát triển của một công ty, người chủ sở hữu, cổ đông dần rút khỏi vai trò quản lý, nhường chỗ lại cho đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, những người không nhất thiết là chủ sở hữu. Từ đó, có sự tách biệt thực tế giữa sở hữu và quản lý công ty. Cũng từ đó, nội dung và ý nghĩa của quản trị công ty mở rộng hơn so với quản lý; và trọng tâm của nó là giải quyết "vấn đề đại diện" giữa cổ đông và người quản lý. Lúc này, chính những người quản lý chuyên nghiệp lại trở thành "đối tượng quản lý" trong quản trị công ty. Vấn đề đại diện ở các công ty xuất hiện khi có sự tách biệt thực tế giữa chủ sở hữu và người quản lý. Chủ sở hữu hay một số hoặc tất cả cổ đông không trực tiếp quản lý công ty; mà công việc đó nằm trong tay đội ngũ những người quản lý chuyên nghiệp. Cũng như trong các trường hợp khác,
  • 20. 13 bản chất của vấn đề đại diện ở các công ty nằm ở sự bất đối xứng thông tin giữa chủ sở hữu, cổ đông và người quản lý. Những người quản lý công ty có thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác hơn những người chủ sở hữu; và họ cũng có lợi ích không hoàn toàn trùng hợp, tương đồng với lợi ích của chủ sở hữu, cổ đông. Do đó, những người quản lý có thể tận dụng lợi thế này để theo đuổi những lợi ích riêng của họ mà làm thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu. Ví dụ, họ có thể trả lương cao, các khoản bổng lộc lớn, bảo đảm an toàn cho công việc của chính họ; họ có thể theo đuổi mục tiêu mở rộng quy mô, tăng doanh thu hơn là lợi nhuận của công ty; họ có thể mua sắm các phương tịên xa xỉ, đắt tiền, tuyển dụng số lượng nhân viên quá mức để phục vụ họ; họ có thể chống lại những vụ sáp nhập làm tăng giá trị của công ty, nhưng tạo nguy cơ làm họ mất việc làm. Trọng tâm của quản trị công ty là giải quyết vấn đề đại diện ở công ty như trình bày trên đây; làm cho đội ngũ quản lý phải làm việc phục vụ tốt nhất có thể được cho lợi ích của các cổ đông, chủ sở hữu công ty. Đó là việc làm không phải không tốn kém chi phí; khoản chi phí đó thường gọi là "chi phí, hay phí tổn đại diện". Thiết lập khung quản trị công ty phù hợp và có hiệu quả nhằm các mục tiêu: - Tạo điều kiện, thúc đẩy nâng cao hiệu quả chung của công ty bằng cách tạo và duy trì các đòn bẩy khuyến khích những người trong nội bộ công ty tối đa hoá hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi tức/ tài sản, và nâng cao năng suất lao động; - Hạn chế những người trong nội bộ công ty lạm dụng quyền lực đối với các nguồn lực của công ty dưới các hình thức như: tham ô, bòn rút nguồn lực của công ty sử dụng cho mục đích riêng, hoặc làm thất thoát nguồn lực do công ty kiểm soát. - Cung cấp các công cụ giám sát hành vi của người quản lý đảm bảo trách nhiệm giải trình, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, của xã hội trước những người quản lý nội bộ với chi phí hợp lý.
  • 21. 14 Theo Báo cáo đánh giá của World Bank: Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó [19, tr. i]. 1.1.2. Quản trị công ty theo thông lệ quốc tế Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), để đạt được mục tiêu chính là thu lợi nhuận kinh tế dài hạn, các công ty phải cố gắng có được lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều này đòi hỏi mỗi công ty cần có sự linh hoạt trong quản trị để đối phó với những rủi ro tất yếu nảy sinh khi thích ứng nhanh với các cơ hội và thách thức trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi liên tục [57]. Mặc dù có nhiều tranh luận mang tích khoa học về ảnh hưởng của quản trị công ty tới hiệu quả kinh doanh của công ty; tuy nhiên đại đa số đều cho rằng quản trị công ty được cải thiện có thể tác dụng tích cực tới hiệu quả hoạt động của công ty nói chung, công ty niêm yết nói riêng. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới cũng nhận định rằng: "Các nghiên cứu cho thấy các thực tiễn quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng mạnh đối với giá trị kinh tế gia tăng của các công ty, năng suất cao hơn và giảm rủi ro tài chính hệ thống cho các quốc gia" [19, tr. i]. Quản trị trong các công ty niêm yết tốt cho phép các công ty thu được nhiều lợi ích từ sự phát triển đồng thời vẫn đáp ứng được sự thích nghi nhạy cảm các vấn đề xã hội. Thất bại trong việc duy trì hoạt động quản trị có hiệu quả có thể sẽ dẫn tới việc có ít cơ hội hơn cho công ty tiếp cận các thị trường vốn. Các nhà cung cấp vốn ngày càng dựa vào hoạt động quản trị của công ty
  • 22. 15 mà họ đầu tư hoặc cho vay để đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm giải trình và nghĩa vụ thực tế của công ty đối với họ. Tiếp đó, hoạt động quản trị công ty cần thích nghi, cải tiến và điều chỉnh liên tục. Để có khả năng cạnh tranh, cả công ty và nhà đầu tư phải thường xuyên đổi mới và điều chỉnh hoạt động quản trị cho phù hợp với bối cảnh kinh tế mới, phải nhìn nhận quản trị công ty là "công việc đang làm" (work in progress) chứ không phải là "mô hình phù hợp tất cả" (one-size-fits-all). Nói chung, việc đánh giá và xem xét các vấn đề về quản trị công ty hiệu quả phải được xác định thông qua các nội dung có bản sau: Thứ nhất, xác định nhiệm vụ của công ty trong nền kinh tế hiện đại: Cần tạo ra lợi nhuận kinh tế dài hạn để tăng giá trị của cổ đông (nhà đầu tư) nhằm thu hút vốn trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu về vốn. Trong dài hạn thông qua việc duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững thì lợi nhuận tạo ra sẽ làm tăng lợi ích của cổ đông do đó có thể thu hút thêm vốn cho tăng trưởng bền vững và duy trì lâu dài. Hội đồng quản trị công ty lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất chiến lược và tổ chức quản lý để đạt được mục tiêu kể trên. Thứ hai, đảm bảo tính thích nghi của cơ cấu quản trị công ty: Vai trò chủ yếu của nội dung này là đảm bảo hình thành một môi trường quản trị công ty phù hợp với các giá trị xã hội và tạo lợi nhuận kinh tế dài hạn. Không thể khẳng định rằng một mô hình quản trị là thích hợp với công ty trong mọi giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Đối với các công ty năng động hoạt động trong một thế giới biến đổi nhanh chóng thì sự linh hoạt và thích nghi của quản trị công ty là điều kiện tiên quyết cho hoạt động ngày càng tốt hơn của công ty; tuy nhiên điều này cũng còn phụ thuộc nhiều vào vai trò của Chính phủ trong việc cung cấp một khuôn khổ pháp lý hiệu lực và hiệu quả cũng như việc nới rộng các quy định không bắt buộc để cho các công ty có thể có những lựa chọn mềm dẻo hơn trong quản trị công ty của mình. Chẳng hạn, vào năm 1994 Pháp đã đưa ra một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn mới - "Société par Actions Simplifiée" (S.A.S) có cơ cấu quản trị được nới
  • 23. 16 lỏng quản lý hơn loại hình cổ điển "Société Anonyme" (S.A). So với S.A, những người sáng lập ra S.A.S có sự linh hoạt hơn về: Cơ cấu và thành phần của Hội đồng quản trị, cách thức tổ chức các cuộc họp (kể cả qua phương tiện thông tin liên lạc), các nguyên tắc họp đại hội đồng cổ đông, các thoả thuận của cổ đông trong Điều lệ và kể cả các phương tiện công khai hoá thông tin đến các cổ đông... lựa chọn này cho phép công ty có thể thích ứng được thay đổi của môi trường kinh doanh, tận dụng tối đa các có hội cho phát triển. Tương tự như vậy, năm 1997, Toà án tối cao Liên bang Đức đã cho một công ty trách nhiệm hữu hạn (GmbH) trở thành một công ty hợp danh hữu hạn (KGaA), công ty này là sự liên kết giữa đặc điểm của một công ty cổ phần và công ty hợp danh truyền thống thành một công ty hợp danh có trách nhiệm hữu hạn với vốn cổ phần mà chỉ có các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của công ty hợp danh. Loại hình công ty này làm tăng tính hấp dẫn của KGaA như một phương tiện duy trì quản lý đối với các công ty kiểu gia đình trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu về vốn của công ty thông qua phát hành cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán. Nhìn chung, nội dung này phản ánh những thông tin về cơ cấu sở hữu khác nhau, các phương tiện cung cấp vốn, quản trị, các quy trình và cơ cấu Hội đồng quản trị, ký kết hợp đồng và kế hoạch trả lương nên được đưa ra thảo luận rộng rãi và công khai. Thứ ba, bảo vệ quyền lợi của cổ đông: Đối với các công ty thu hút vốn cổ phần, khuôn khổ quản trị công ty phải nhấn mạnh vào sự công bằng, minh bạch và khả năng giải trình. Những điểm nhấn này cần tính đến sự gia tăng của những cổ đông không tham gia điều hành công ty, những người thuộc nhóm các nhà đầu tư có tổ chức. Những nỗ lực hiện nay để bảo vệ cổ đông nên tập trung và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận các thông tin liên quan đến hoạt động của công ty, thực hiện quyền bỏ phiếu và nâng cao tính năng động, độc lập của các thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị nhằm nâng cao chất lượng quản trị công ty. Sự tách bạch sở hữu công
  • 24. 17 ty khỏi điều hành và quản lý được coi là dấu hiệu tích cực của công ty cổ phần kiểu mới và làm nảy sinh những rủi ro được nhận thức từ lâu về sự khác nhau về lợi ích giữa các cổ đông với các mục tiêu quản lý. Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đã cho ra đời nhiều thông lệ về hợp đồng tư lợi và các nguyên tắc pháp lý được thiết kế để bảo vệ cổ đông góp phần củng cố lòng tin của cổ đông và theo đó tăng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh. Nhìn chung, khi công ty coi những tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông là lợi ích của chính mình thì người ta hi vọng sự cạnh tranh về vốn sẽ có những ảnh hưởng tích cực. Các biện pháp bảo vệ cổ đông thường nhấn mạnh vào: Sự công bằng, thông qua các quy định cấm các hành vi gian lận, giao dịch nội gián ở cấp quản lý hoặc với cổ đông giữ vai trò kiểm soát; sự giải trình được, thông qua việc xác định rõ vai trò và nhiệm vụ quản trị và chủ yếu dựa vào việc giám sát cấp quản lý của Hội đồng quản trị; sự minh bạch, thông qua các quy định bắt buộc công khai thông tin đối với các cổ đông và hạn chế việc khởi kiện -tránh coi việc khởi kiện là công cụ bảo vệ quyền lợi của cổ đông, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của công ty nói chung, công ty niêm yết nói riêng. Như vậy, trong môi trường kinh doanh mới điểm mấu chốt nhất để nâng cao sự bảo vệ quyền của các cổ đông (cá nhân, tổ chức) là quyền tiếp cận thông tin liên quan đến hoạt động, sự tham gia của cổ đông (bỏ phiếu bằng tay chứ không phải bằng chân) trong các đại hội cổ đông hàng năm và phải coi đó là một tài sản quan trọng của nhà đầu tư cùng với một Hội đồng quản trị năng động, độc lập. Chẳng hạn, tháng 7/1994, Bộ Lao động của Mỹ phát hành Tập san 94-2 nhấn mạnh rằng: Bỏ phiếu đại diện là một nghĩa vụ uỷ thác của quản lý tài sản theo kế hoạch và cẩn trọng "ủy thác là nhiệm vụ bỏ phiếu đại diện về những vấn đề có thể tác động đến giá trị của cổ phiếu trong cơ cấu đầu tư dự kiến... Ủy thác đòi hỏi phải cân nhắc chi phí và lợi ích của việc bỏ phiếu vào các đề xuất liên quan đén cổ phiếu nước ngoài và đưa ra quyết định về việc liệu bỏ phiếu về một đề xuất đại diện có phải là quá thận
  • 25. 18 trọng và chỉ có lợi ích cho những người tham gia vào kế hoạch này và những người hưởng lợi" Thứ tư, tính độc lập của Hội đồng quản trị và cơ chế kiểm soát: Trong các công ty cổ phần, Hội đồng quản trị được các cổ đông bầu ra để giám sát và quản lý công ty. Trong một chừng mực thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị có trách nhiệm bảo vệ và chống lại sự lừa dối, lãng phí tài sản hay hoạt động kém hiệu quả của Ban giám đốc hoặc các cán bộ quản lý. Sự duy trì các thành viên Hội đồng quản trị năng động và độc lập sẽ tạo ra tính chuyên nghiệp với những cá nhân thật sự tận tuỵ, am hiểu và năng động cho dù cấu trúc của Hội đồng quản trị có sự khác nhau ở các nước (Hội đồng quản trị một cấp hoặc Hội đồng quản trị giám sát - hai cấp). Ví dụ ở Nhật Bản, trong có cấu Hội đồng quản trị còn có Ban kiểm toán với các thành viên độc lập không điều hành theo sự giới thiệu của Keidanren (Liên đoàn các Tổ chức kinh tế Nhật Bản). Nhìn chung, việc phát sinh các giao dịch ngầm, giao dịch nội gián, thao túng công ty thường xuất hiện trong bộ máy đại diện do đó kéo theo sự xuất hiện các thành viên Hội đồng quản trị độc lập, không điều hành. Thứ năm, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số: Quyền quan trọng của cổ đông nhỏ trong khung quản trị công ty hiệu quả cần được bảo vệ thông qua quyền bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số và việc công bố thông tin minh bạch. Thứ sáu, điều hoà lợi ích cổ đông và những người liên quan: Sự thành công của khung quản trị hiệu quả gắn liền với khả năng điều hoà lợi ích giữa giám đốc, người quản lý, nhân viên với lợi ích của cổ đông. Thù lao dựa trên hiệu quả lao động được coi là công cụ hữu ích để đạt được sự cân bằng này. Các thành viên trong công ty đều phải tận tuỵ với công việc của mình và đều hướng tới mục đích xây dựng lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động; ở khía cạnh này thì vai trò quản trị công ty là nhằm tạo ra một khuôn khổ mang tính hợp đồng để tối đa hoá lợi nhuận bằng cách nâng cao năng lực, khuyến khích nỗ lực của nguồn lực chủ yếu của công ty. Phải thừa nhận rằng đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp trong khi các quy định của pháp luật
  • 26. 19 "thành văn" chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ công ty thì văn hoá kinh doanh làm cho các quan hệ giữa các bên liên quan có thêm yếu tố "bất thành văn"; tuy nhiên quy định của pháp luật cũng như văn hoá kinh doanh không nên hạn chế sự mềm dẻo trong việc điều hoà lợi ích giữa cổ đông và người hưởng lợi khác chẳng hạn như thiết lập thù lao bằng cổ phiếu và quyền chọn mua, bán cổ phiếu và coi đó là một quyền ưu đãi mà họ cần được hưởng. Theo OECD, khung pháp luật về quản trị công ty bao gồm 6 nhóm nguyên tắc cơ bản, với 32 nguyên tắc cơ bản (xem Hình 1.1 - trang 43). Các nhóm nguyên tắc này được nhiều nước vận dụng và áp dụng để xây dựng nên Luật/Quy chế về quản trị công ty của mình. Đây cũng là cơ sở/căn cứ (Benmark) để các tổ chức Quốc tế (World Bank, IMF) đánh giá tình hình quản trị công ty các nước. 1.1.3. Khái niệm quản trị công ty tại Việt Nam Trên thực tế có sự nhầm lẫn khá phổ biến giữa các thuật ngữ/khái niệm "quản trị" và "quản lý" tại Việt Nam. Khái niệm "quản lý" đã được sử dụng phổ biến ở nước ta từ nhiều năm nay trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý mà theo đó: (i) Quản lý là quá trình hoàn thành công việc một cách hiệu quả cùng với và thông qua những người khác; (ii) Quản lý là quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức kinh doanh bằng cách kết hợp một cách tối ưu các nguồn lực con người, vật chất và tài chính; hoặc (iii) Quản lý là nghệ thuật dẫn dắt và chỉ đạo đặc trưng cho quá trình lãnh đạo và chỉ đạo toàn bộ hoặc một phần của tổ chức (thông thường là một doanh nghiệp) thông qua bố trí và sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, nguyên vật liệu, trí tuệ và các nguồn lực vô hình khác với việc thực hiện 5 chức năng để xác định và đạt được mục tiêu bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức công việc, tuyển chọn nhân công, chỉ đạo và kiểm soát.
  • 27. 20
  • 28. 21 Nhìn chung quản lý được áp dụng phổ biến, đã và đang trở thành công cụ khoa học phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, tổ chức trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Theo nghĩa này, quản lý doanh nghiệp có nghĩa là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệp đó; và phải thực hiện được 6 nguyên tắc sau đây: - Giá trị đối với khách hàng, tức là tạo ra được giá trị mới cho khách hàng; quản lý phải quyết định được doanh nghiệp sẽ sản xuất cái gì và sau đó tổ chức được việc sản xuất nó một cách hợp lý; - Có tổ chức, tức là quản lý phải chịu trách nhiệm về việc thiết lập và duy trì doanh nghiệp một cách có tổ chức. Lực lượng lao động và các nguồn lực khác của doanh nghiệp phải được bố trí, sắp xếp một cách có tổ chức; - Lợi thế cạnh tranh, tức là quản lý phải quyết định liệu doanh nghiệp sẽ cạnh tranh trên cơ sở nào: chất lượng hay giá cả, hoặc dịch vụ hay sự tiện lợi của địa điểm kinh doanh; - Kiểm tra, tức là sau khi đã quyết định cách thức tạo ra giá trị, cách thức tổ chức kinh doanh và thiết lập được một lợi thế cạnh tranh, thì quản lý phải kiểm tra lại toàn hệ thống xem liệu tất cả mọi người đã hiểu và nhận biết được về mục tiêu của doanh nghiệp, mỗi người đã được phân công rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ và đảm bảo công việc của tất cả mọi người đều được thực hiện hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp. - Lợi nhuận. Doanh nghiệp được thành lập để làm ra tiền và phải tạo ra được lợi nhuận trong quá trình hoạt động. Và mục tiêu cơ bản nhất của quản lý là tạo ra được lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Dù làm bất cứ gì thì lợi nhuận vẫn là mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất của doanh nghiệp và của quản lý doanh nghiệp. - Thực hành các chuẩn mực đạo đức. Quản lý nói chung và những người quản lý nói riêng phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức. Bởi vì họ là những người có địa vị tín thác như là quản gia của công ty phục vụ cho lợi ích
  • 29. 22 của cổ đông, của người lao động, người tiêu dùng và cộng đồng; người quản lý có cơ hội tốt nhất để lạm dụng tự làm giàu cho mình mà làm hại đến đến lợi ích của cổ đông, người lao động, người tiêu dùng và cộng đồng; và người quản lý thiết lập tiêu chuẩn cho toàn bộ doanh nghiệp. Theo báo cáo đánh giá của World Bank: Quản trị Công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó [19, tr. i]. Quy chế quản trị áp dụng với các công ty niêm yết quy định: "Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty" [5, Điều 2]. Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm: - Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; - Đảm bảo quyền lợi của cổ đông; - Đối xử công bằng giữa các cổ đông; - Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty; - Minh bạch trong hoạt động của công ty; - Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả (Điều 2, khoản 1, mục a của Quy chế quản trị công ty niêm yết). Theo đó, Quy chế quản trị công ty niêm yết được xây dựng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và vận dụng những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị công ty phù hợp với điều
  • 30. 23 kiện của Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán và góp phần lành mạnh hoá nền kinh tế. Quy chế quy định những nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và cán bộ quản lý của các công ty niêm yết. Quy chế cũng là cơ sở để đánh giá việc thực hiện quản trị công ty của các công ty niêm yết. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Khái niệm về chứng khoán, niêm yết chứng khoán Luật Chứng khoán năm 2006 quy định: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán [11, Điều 6, khoản 1]. Liên quan đến khái niệm "niêm yết chứng khoán", Luật Chứng khoán năm 2006 quy định: "Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán" [11, Điều 6, khoản 17]. 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm công ty đại chúng Quy định về công ty đại chúng được điều chỉnh tại Luật Chứng khoán năm 2006, theo đó Luật này đã dành hẳn một Chương quy định về công ty đại chúng (một điểm đáng lưu ý là mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh
  • 31. 24 nghiệp (bao gồm cả nhóm công ty). Tuy nhiên, khái niệm "công ty đại chúng" lại không tìm thấy tại Luật này). Cụ thể là: * Khái niệm về Công ty đại chúng: Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây (Điều 25): a. Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; b. Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; c. Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên. Theo Luật Chứng khoán năm 2006, Công ty cổ phần theo quy định tại điểm c này phải nộp hồ sơ công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng. * Hồ sơ công ty đại chúng: Hồ sơ công ty đại chúng bao gồm (Điều 26 Luật Chứng khoán năm 2006): a) Điều lệ công ty; b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty; c) Thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý và cơ cấu cổ đông; d) Báo cáo tài chính năm gần nhất. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. * Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng: Công ty đại chúng có các quyền theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp
  • 32. 25 luật có liên quan. Công ty đại chúng có các nghĩa vụ sau đây (Điều 27 Luật Chứng khoán năm 2006): a) Công bố thông tin theo quy định tại Điều 101 của Luật Chứng khoán; b) Tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo quy định tại Điều 28 của Luật Chứng khoán; c) Thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật Chứng khoán; d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Liên quan đến nguyên tắc quản trị công ty nói chung, Luật Chứng khoán đòi hỏi, công ty đại chúng phải tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp về quản trị công ty. * Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn (Điều 28 Luật Chứng khoán năm 2006): Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn. Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn bao gồm các nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ, ngành, nghề kinh doanh đối với cổ đông lớn là tổ chức; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú, nghề nghiệp đối với cổ đông lớn là cá nhân; b) Số lượng và tỷ lệ phần trăm cổ phiếu do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc cùng với tổ chức, cá nhân khác sở hữu trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Khi có sự thay đổi quan trọng về thông tin nêu trong báo cáo quy định trên đây hoặc có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá một phần trăm số lượng cổ phiếu cùng loại đang lưu hành, thì trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày có sự thay đổi trên, cổ đông lớn phải nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung
  • 33. 26 cho công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu được niêm yết. Điểm lưu ý là, các quy định này cũng áp dụng đối với nhóm người có liên quan sở hữu từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. * Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình (Điều 29 Luật Chứng khoán năm 2006): Công ty đại chúng không có cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải thực hiện theo quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở Siao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải công khai thông tin về việc mua lại chậm nhất là bảy ngày, trước ngày thực hiện việc mua lại. Thông tin bao gồm các nội dung sau đây: a) Mục đích mua lại; b) Số lượng cổ phiếu được mua lại; c) Nguồn vốn để mua lại; d) Thời gian thực hiện. Việc công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình, bán lại số cổ phiếu đã mua được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. * Thu hồi lợi nhuận đối với các giao dịch không công bằng (Điều 30 Luật Chứng khoán năm 2006): Công ty đại chúng có quyền thu hồi mọi khoản lợi nhuận do thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, người phụ trách tài chính, phụ trách kế toán và người quản lý khác trong bộ máy quản lý của công ty đại chúng thu được từ việc
  • 34. 27 tiến hành mua và bán hoặc bán và mua chứng khoán của công ty trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mua hoặc bán. Công ty đại chúng hoặc cổ đông của công ty có quyền khởi kiện tại Toà án để thu hồi khoản lợi nhuận từ các giao dịch không công bằng quy định này. * Chào mua công khai (Điều 31 Luật Chứng khoán năm 2006): Các trường hợp phải chào mua công khai: a) Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng; b) Chào mua mà đối tượng được chào mua bị bắt buộc phải bán cổ phiếu mà họ sở hữu. Tổ chức, cá nhân chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng phải gửi đăng ký chào mua đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đăng ký chào mua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có ý kiến trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận, thì phải nêu rõ lý do. Việc chào mua công khai chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và đã được tổ chức, cá nhân chào mua công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện. Bản đăng ký chào mua công khai bao gồm các thông tin sau đây: Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chào mua; loại cổ phiếu được chào mua; số lượng cổ phiếu được chào mua mà tổ chức, cá nhân đó hiện đang nắm giữ; số lượng cổ phiếu dự kiến chào mua; thời gian thực hiện chào mua; giá chào mua; các điều kiện chào mua. Trong quá trình chào mua công khai, tổ chức, cá nhân chào mua không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc cam kết mua cổ phiếu đang được chào mua bên ngoài đợt chào mua; b) Bán hoặc cam kết bán cổ phiếu mà mình đang chào mua;
  • 35. 28 c) Đối xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu đang được chào mua; d) Cung cấp thông tin riêng cho một số cổ đông nhất định hoặc cung cấp thông tin cho cổ đông ở mức độ không giống nhau hoặc không cùng thời điểm. Quy định này cũng được áp dụng đối với tổ chức bảo lãnh phát hành có cổ phiếu là đối tượng chào mua. Thời gian thực hiện một đợt chào mua công khai không được ngắn hơn ba mươi ngày và không dài quá sáu mươi ngày, kể từ ngày công bố. Việc chào mua bao gồm cả việc chào mua bổ sung hoặc có sự điều chỉnh so với đăng ký ban đầu. Việc chào mua bổ sung hoặc có sự điều chỉnh so với đăng ký ban đầu phải được thực hiện với các điều kiện ưu đãi không thấp hơn các đợt chào mua trước. Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu đã đặt cọc cổ phiếu theo một đợt chào mua công khai có quyền rút cổ phiếu vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian chào mua. Trường hợp số cổ phiếu chào mua nhỏ hơn số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty hoặc số cổ phiếu đặt bán lớn hơn số cổ phiếu chào mua thì cổ phiếu được mua trên cơ sở tỷ lệ tương ứng. Sau khi thực hiện chào mua công khai, đối tượng chào mua nắm giữ từ tám mươi phần trăm trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải mua tiếp trong thời hạn ba mươi ngày số cổ phiếu cùng loại do các cổ đông còn lại nắm giữ theo giá chào mua đã công bố, nếu các cổ đông này có yêu cầu. Công ty đại chúng có cổ phiếu được chào mua công khai phải công bố ý kiến của công ty về việc chấp thuận hoặc từ chối việc chào mua. Trường hợp từ chối, công ty phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản trả lời của công ty phải có chữ ký của ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng quản trị.
  • 36. 29 Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào mua công khai, tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản về kết quả đợt chào mua. Theo số liệu thống kê của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, tính đến 15/8/2008, hiện đã có 1.015 công ty đang ký làm công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo các quy định của pháp luật với tổng vốn đăng ký là gần 39.665,9 tỷ VNĐ [58]. Theo quy định tại Luật Chứng khoán, việc đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là nhằm bảo về quyền và lợi ích của các cổ đông/nhà đầu tư, công khai hóa và minh bạch hóa thông tin theo các nguyên tắc quản trị công ty. Bên cạnh đó, công ty cổ phần đủ điều kiện để đăng ký là công ty đại chúng mà không thực hiện việc đăng ký sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 1.2.3. Khái niệm công ty niêm yết và các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết "Công ty niêm yết" là công ty cổ phần được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 2 khoản 1 điểm b Quy chế Quản trị áp dụng cho các công ty niêm yết). Như vậy từ khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của công ty niêm yết như sau: - Là Công ty đại chúng; và - Có chứng khoán được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, công ty niêm yết có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2006 như phân tích trên đây. Ngoài ra, là công ty có chứng khoán niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Công ty niêm yết còn phải tuân thủ các quy định riêng với các đòi hỏi cao hơn so với công ty đại chúng. Cụ thể là:
  • 37. 30 Điều lệ của công ty niêm yết phải tuân theo quy định của Bộ Tài chính về Điều lệ Mẫu áp dụng với công ty niêm yết (Quyết định 15/2007/QĐ-BTC) và Quy chế quản trị công ty niêm yết (Quyết định 12/2007/QĐ-BTC). Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm:  Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;  Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;  Đối xử công bằng giữa các cổ đông;  Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;  Minh bạch trong hoạt động của công ty;  Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả. Quy chế quản trị công ty công ty niêm yết quy định: Công ty niêm yết xây dựng Điều lệ Công ty theo Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính quy định. Công ty niêm yết có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế nội bộ về quản trị công ty. Quy chế nội bộ về quản trị công ty gồm các nội dung chủ yếu sau: - Trình tự, thủ tục về triệu tập và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông; - Trình tự và thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; - Trình tự, thủ tục tổ chức họp Hội đồng quản trị; - Trình tự, thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý cấp cao; - Quy trình, thủ tục phối hợp hoạt động giữa Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc; - Quy định về đánh giá hoạt động, khen thưởng và kỷ luật đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, thành viên Ban giám đốc và các cán bộ quản lý [5, Điều 4].
  • 38. 31 Quy chế nội bộ về quản trị công ty còn quy định: Công ty niêm yết có trách nhiệm xây dựng cơ cấu quản trị công ty hợp lý, xây dựng hệ thống liên lạc hiệu quả với các cổ đông để đảm bảo: - Cổ đông thực hiện đầy đủ các quyền theo pháp luật và Điều lệ công ty quy định; - Cổ đông được đối xử công bằng [5, Điều 4, khoản 4]. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tại thời điểm 15/8/2008, hiện có hơn 300 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với giá trị cổ phiếu niêm yết là 61.745 tỷ VNĐ, giá trị vốn hóa thị trường khoảng 200.000 tỷ VNĐ (giảm 60 %, tương đương với 300.0000 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2007). Trong đó, số công ty niêm yết tại HOSE là 156 công ty (vốn niêm yết là 44.904 tỷ VNĐ), tại HASTC là 146 công ty (vốn niêm yết là 16.842 tỷ VNĐ) [58]. 1.2.4. Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty niêm yết Là một công ty cổ phần/ công ty đại chúng, công ty niêm yết trước hết có đầy đủ các đặc điểm về cơ cấu tổ chức nội bộ quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo đó: - Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. - Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty (Điều 95).
  • 39. 32 Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Ngoài quy định trên, công ty niêm yết còn có: Thư ký công ty: Để hỗ trợ cho hoạt động quản trị công ty được tiến hành một cách có hiệu quả, Hội đồng quản trị phải chỉ định ít nhất một người
  • 40. 33 làm thư ký công ty. Thư ký công ty phải là người có hiểu biết về pháp luật. Thư ký công ty không được đồng thời làm việc cho công ty kiểm toán hiện đang kiểm toán công ty. Các tiểu ban của Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có thể thành lập các tiểu ban để hỗ trợ hoạt động của Hội đồng quản trị, bao gồm tiểu ban chính sách phát triển, tiểu ban kiểm toán nội bộ, tiểu ban nhân sự, tiểu ban lương thưởng và các tiểu ban đặc biệt khác theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Đối với tiểu ban kiểm toán phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về kế toán và không phải là người làm việc trong bộ phận kế toán tài chính của công ty. Hội đồng quản trị quy định chi tiết về việc thành lập, trách nhiệm của các tiểu ban và trách nhiệm của từng thành viên. Trường hợp các công ty không thành lập các tiểu ban thì Hội đồng quản trị cử người phụ trách riêng về từng vấn đề như kiểm toán, lương thưởng, nhân sự. Cơ cấu quản trị nội bộ của công ty niêm yết nêu trên đựợc thể hiện bằng sơ đồ sau (Hình 1.2): Ghi chú: Bổ nhiệm và miễn nhiệm: Giám sát: Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức nội bộ của Công ty niêm yết Cổ đông Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Chủ tịch HĐQT Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ban kiểm soát Thƣ ký công ty Các tiểu ban của HĐQT: Tiểu ban chính sách phát triển, Tiểu ban kiểm toán nội bộ, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban lƣơng thƣởng và các tiểu ban đặc biệt khác. Giám đốc/Tổng giám đốc (CEO)
  • 41. 34 1.2.5. Các quy định về niêm yết chứng khoán của công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Các quy định về niêm yết chứng khoán của công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán được Luật Chứng khoán năm 2006 và Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định như sau: a. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán  Điều kiện niêm yết cổ phiếu: - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; - Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; - Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan; - Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; - Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
  • 42. 35 - Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 14/2007/NĐ-CP bao gồm: Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu; Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu; Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán; Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo; Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có); Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký tập trung.  Điều kiện niêm yết trái phiếu: - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; - Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; - Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành; - Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 14/2007/NĐ-CP bao gồm: Giấy đăng ký niêm yết trái phiếu; Quyết định thông qua việc niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần); Sổ đăng ký chủ sở hữu trái phiếu của công ty đăng ký niêm yết; Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán; Cam kết thực hiện nghĩa vụ của công ty đăng ký niêm yết đối với người đầu tư, bao gồm các điều kiện thanh toán, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện chuyển đổi (trường hợp niêm yết trái phiếu chuyển đổi) và các điều kiện khác; Cam kết bảo lãnh thanh toán hoặc
  • 43. 36 Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm, kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo hiểm (nếu có) đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm. Tài sản dùng để bảo đảm phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; Hợp đồng giữa tổ chức phát hành và đại diện người sở hữu trái phiếu; Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc trái phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký, tập trung. b. ĐiềukiệnniêmyếtchứngkhoántạiTrungtâmGiaodịchchứngkhoán  Điều kiện niêm yết cổ phiếu: - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; - Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; - Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; - Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ như quy định đối với tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán; - Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có
  • 44. 37 các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.  Điều kiện niêm yết trái phiếu: - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; - Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn; - Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ như quy định đối với công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán; Công ty đăng ký niêm yết sau khi được Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán chấp thuận niêm yết phải nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết. c. Trách nhiệm của công ty niêm yết và các tổ chức liên quan Luật Chứng khoán năm 2006 và Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định: Công ty niêm yết phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết và bất cứ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đăng ký niêm yết. Trong thời gian xem xét hồ sơ, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu tổ chức đăng ký niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết để đảm bảo thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Trong thời gian Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cổ đông lớn của tổ chức đăng ký niêm yết không được chuyển nhượng cổ phần do mình nắm giữ.
  • 45. 38 Trường hợp phát hiện hồ sơ đã nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán chưa đầy đủ, có những thông tin không chính xác hoặc có những sự kiện mới phát sinh ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp, tổ chức đăng ký niêm yết phải báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán để sửa đổi, bổ sung kịp thời vào hồ sơ đăng ký niêm yết. d. Thủ tục đăng ký niêm yết Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán hướng dẫn cụ thể quy trình đăng ký niêm yết chứng khoán tại Quy chế về niêm yết chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. e. Thay đổi đăng ký niêm yết Công ty niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong các trường hợp sau đây: - Công ty niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ; - Công ty niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập; - Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán bao gồm: Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các tài liệu có
  • 46. 39 liên quan; Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Thủ tục thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế về niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. f. Huỷ bỏ niêm yết Chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: - Công ty niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán không còn đáp ứng được các điều kiện niêm yết trong thời hạn một năm; - Công ty niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ một năm trở lên; - Công ty niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành; - Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng; - Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục và tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất; - Công ty niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản, quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động; - Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được Công ty phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn; - Tổ chức kiểm toán có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết; - Công ty được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết;
  • 47. 40 - Công ty niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết. Trường hợp Công ty niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị huỷ bỏ niêm yết; Quyết định thông qua việc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) Công ty có chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết chỉ được đăng ký niêm yết lại ít nhất 12 tháng sau khi bị hủy bỏ niêm yết nếu đáp ứng các điều kiện niêm yết. Việc Công ty niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 thảo luận các vấn đề khái luận chung liên quan đến quản trị công ty, các nguyên tắc quản trị công ty theo quan điểm của các học giả, các tổ chức quốc tế, cũng như các quy định cụ thể về công ty niêm yết, các nguyên tắc quản trị đối với công ty niêm yết theo Luật Chứng khoán năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy định này sẽ là các căn cứ cho việc phân tích và bình luận khung pháp luật cụ thể của Việt Nam đối với với đề quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam được trình bày tại chương 2.