SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƯU ĐỨC ANH
PH¹M VI B¶O Hé QUYÒN Së H÷U C¤NG NGHIÖP
§èI VíI NH·N HIÖU THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƯU ĐỨC ANH
PH¹M VI B¶O Hé QUYÒN Së H÷U C¤NG NGHIÖP
§èI VíI NH·N HIÖU THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Lưu Đức Anh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHẠM VI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU........................................ 8
1.1. Khái niệm và phân loại nhãn hiệu .................................................... 8
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu............................................................................. 9
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu.............................................................................12
1.2. Khái niệm và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp............14
1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp................................................14
1.2.2. Phạm vi bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp.......................................15
1.3. Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu và phạm vi của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu.....................................................................................18
1.3.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu...................18
1.3.2. Khái niệm phạm vi bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu..............22
1.4. Cơ sở xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu...............................................................................22
1.4.1. Phạm vi bảo hộ về thời gian...............................................................23
1.4.2. Phạm vi bảo hộ về không gian ...........................................................24
1.4.3. Phạm vi bảo hộ về nội dung ...............................................................28
1.4.4. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ được gắn nhãn hiệu.................................36
1.4.5. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu ...................................................38
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ PHẠM VI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU...................................................41
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về phạm vi bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu............................................44
2.1.1. Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu về
thời gian..............................................................................................45
2.1.2. Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu về
không gian ..........................................................................................45
2.1.3. Phạm vi nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu .......46
2.2. Xử lý các hành vi xâm phạm phạm vi quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu..................................................................59
2.2.1. Các quy định chung về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu ...........................................................59
2.2.2. Biện pháp dân sự ................................................................................61
2.2.3. Biện pháp quản lý nhà nước...............................................................68
Chương 3: THỰC TIỄN XÂM PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN PHẠM
VI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN
HIỆU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT Ở VIỆT NAM........................................................................75
3.1. Thực tiễn vi phạm liên quan đến phạm vi thời gian và không
gian của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu .................75
3.2. Thực tiễn vi phạm liên quan đến phạm vi nội dung quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.................................................78
3.2.1. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá,
dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu........78
3.2.2. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng
hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ đăng
ký kèm theo nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc
hàng hoá, dịch vụ................................................................................79
3.2.3. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng
hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn
hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ......79
3.2.4. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng
hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ đăng ký
kèm theo nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng
hoá, dịch vụ..........................................................................................79
3.3. Thực tiễn vi phạm liên quan đến phạm vi hàng hóa được
gắn nhãn hiệu....................................................................................82
3.4. Những xâm phạm mới liên quan đến môi trường internet ..........83
3.5. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phạm vi
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu....................85
KẾT LUẬN....................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SHCN: Sở hữu công nghiệp
SHTT: Sở hữu trí tuệ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển xã hội loài người theo quy luật “Quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất…” mà C. Mác đã
khẳng định, kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa đã bao trùm nền kinh tế của
các nước…, thì hàm lượng chất xám, trí tuệ trong mỗi sản phẩm ngày càng
chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt là có những sản phẩm thuần túy là trí tuệ được
lưu thông trong thị trường với giá trị không nhỏ. Cách đây hàng thế kỷ, nhiều
nước đã có luật sở hữu công nghiệp. Với các nỗ lực chung của các quốc gia
có nền kinh tế thị trường, ngay từ thế kỷ XIX đã ra đời Liên minh quốc tế bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp - đó là Công ước Paris năm 1883.
Ngày nay, nền kinh thị trường cạnh tranh gay gắt, việc bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không những bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu với những sản phẩm chất lượng, mẫu mã
tương ứng…, mà điều quan trọng hơn là bảo vệ lợi ích chính đáng của người
tiêu dùng được các quốc gia, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp… rất
quan tâm, vì nó tạo ra sự khuyến khích, bảo đảm cho đầu tư trong, ngoài nước
và cũng là động lực tăng trưởng kinh tế.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có nhãn hiệu đã trở thành
vấn đề mang tính toàn cầu. Một trong số 16 cơ quan chuyên môn của Liên
hợp quốc là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có trụ sở ở Géneve, Thụy
Sĩ, được thành lập năm 1967 với Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) nhằm thúc đẩy tiến
trình bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc
gia và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, khuyến khích việc ký
kết các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, hiện đại hóa pháp luật quốc gia các
nước thành viên, quản lý các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ…
2
Từ tầm quan trọng đặc biệt đó, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng trở
thành vấn đề thách thức đối với nhiều quốc gia, đã trở thành một trong những
điều kiện bắt buộc để một nước trở thành thành viên của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO). Đối với nước ta, thách thức đó trở nên cấp bách hơn bao giờ
hết, khi mà việc đàm phán, thương lượng song phương hay đa phương để
được trở thành thành viên chính thức của WTO đã ở giai đoạn sắp kết thúc.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở nước ta trong
thời gian qua cũng đã có được bước chuyển biến khả quan kể cả trong lĩnh
vực xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến cơ chế thực thi, cũng như xử lý các
vi phạm…, tuy nhiên trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, đó là:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp nói chung và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói
riêng còn thiếu, chưa đạt đủ các tiêu chí của Hiệp định TRIPS/WTO;
- Hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn chưa hạn
chế, chưa đẩy lùi được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và
xâm phạm nhãn hiệu đang diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng;
- Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và xâm
phạm nhãn hiệu vẫn còn thiên về xu hướng “hành chính hóa”, “hình sự hóa”,
mà chưa chú ý xử lý vi phạm bằng biện pháp, chế tài dân sự…
- Nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến nhãn hiệu gây tranh cãi do chưa
xác định được phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Tình trạng này đã gây khó khăn không chỉ cho các doanh nghiệp trong
nước mà còn với cả các nhà đầu tư nước ngoài.
Xuất phát từ tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài: “Phạm vi bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam” sẽ
góp phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện
3
pháp luật, bảo đảm cơ chế và nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng
trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu như: Quyền sở hữu công nghiệp của các giáo sư
Albert Chavane và Jean Jacques Burst (Cộng hòa Pháp, 1993); Nhãn hiệu - sự
sáng tạo, giá trị và sự bảo hộ của Francis Le FEBVRE (Cộng hòa Pháp, 1994);
Nhãn hiệu của giáo sư Andrea Semprini Đại học Montpellier III (Cộng hòa
Pháp, 1995); Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Tiến sĩ Gordian N.
Hasselblatt (Cộng hòa Liên bang Đức, Beck Mỹnchen, 2001)… Các công trình
nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề luật nhãn hiệu của các nước đó.
Ở nước ta, một số nhà khoa học, luật gia đã có những công trình khoa
học liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như:
“Nâng cao vai trò và năng lực của Tòa án trong việc thực thi quyền sở hữu trí
tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (TS. Đinh Ngọc Hiện -
Đề tài khoa học cấp Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, 1999); “Ý nghĩa của Nghị
định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp và vấn đề tổ chức thực hiện” (PGS.TS Đoàn Năng); “Pháp luật về sở
hữu trí tuệ - Thực trạng và hướng phát triển trong những năm đầu thế kỷ
XXI” (PGS.TS Lê Hồng Hạnh - đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, 2000);
“Nhãn hiệu trong pháp luật dân sự” (PGS.TS Đinh Văn Thanh, luật gia Đinh
Thị Hằng)...; trong các hội thảo khoa học, nhiều nhà khoa học cũng đề cấp
đến vấn đề này, như: “Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và thực
hiện Nghị định 12/CP/1999 của Chính phủ” (PGS.TS Đoàn Năng), “Vai trò
của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt
Nam” (TS. Đinh Ngọc Hiện), “Tình hình đăng ký sở hữu công nghiệp và thực
trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam”; “Tầm quan trọng
4
của bảo hộ nhãn hiệu trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế nhằm tăng cường tính
cạnh tranh toàn cầu” (Trần Việt Hùng). Tạp chí Nhà nước và Pháp luật cũng
có bài nghiên cứu, như: “Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoàn thiện
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay” (PGS.TS
Đoàn Năng)...; trong Tạp chí Luật học cũng có một số bài như: “Thương hiệu
hay nhãn hiệu” (PGS.TS Lê Hồng Hạnh)...
Các công trình của các tác giả Việt Nam đề cập vấn đề bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong mối quan hệ chung với các đối
tượng khác của sở hữu trí tuệ, có nêu lên thực trạng xâm phạm, có kiến nghị
giải pháp khắc phục... Nhưng, nhìn chung chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp
lý, cho việc xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu ở nước ta và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Với mục đích trên, trong luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Nghiên cứu nhãn hiệu với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp trong mối quan hệ chung của việc bảo hộ sở hữu công nghiệp;
xây dựng một số khái niệm khoa học có liên quan đến nhãn hiệu, phạm vi bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu… nhằm tạo ra hệ quan điểm,
quan niệm và cách nhìn đúng đắn về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu trong thời đại hiện nay;
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về phạm vi bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam, đánh giá hiệu
5
quả điều chỉnh của pháp luật hiện hành; chỉ ra những hạn chế cần khắc phục
trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu liên quan đến phạm vi bảo hộ, do các cơ quan nhà
nước và của Tòa án nhân dân, từ đó đề xuất các biện pháp đồng bộ nhằm bảo
hộ có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;
- Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về phạm vi bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, bộ máy và biện pháp thực thi
bảo hộ nhãn hiệu của các nước, so sánh và tham khảo kinh nghiệm của nước
ngoài, nhất là mô hình Tòa án về sở hữu công nghiệp;
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng thực thi bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua xác định phạm vi bảo hộ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sở hữu công nghiệp nói chung.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, các phương pháp nghiên cứu khoa
học chuyên ngành như: Tổng kết thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê, hệ thống hóa… cũng được sử dụng triệt để nhằm làm rõ các vấn đề
liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp nói chung và phạm vi bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Là công trình khoa học đầu tiên đi chuyên sâu nghiên cứu một cách
toàn diện và có hệ thống từ chế định pháp luật, cơ chế thực thi và thực trạng
về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam,
trong nội dung của luận văn đã có được một số đóng góp mới, cụ thể như:
6
5.1. Nêu rõ mọi khía cạnh của phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và từ việc nghiên cứu
pháp luật Việt Nam, chỉ rõ hiệu quả và những nguyên nhân, hạn chế.
5.2. So sánh, đối chiếu các quy định pháp luật Việt Nam về phạm vi
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với quy định về bảo hộ
nhãn hiệu trong một số điều ước quốc tế và pháp luật của một số nước khác
trên thế giới, từ đó chỉ rõ “tính đầy đủ” và “tính hiệu quả” của pháp luật Việt
nam và mục tiêu cụ thể cần đạt tới.
5.3. Xây dựng được một số khái niệm khoa học có liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu như:
- Nhãn hiệu - đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;
- Hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;
- Hành vi sản xuất hàng giả và hàng giả...
5.4. Nêu ra các khuyến nghị và giải pháp đồng bộ nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật, tăng cường hiệu quả các hoạt động
thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo các tiêu
chí “đầy đủ” và “hiệu quả” để các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong
việc hoàn thiện pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt được của luận án góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý
luận trong khoa học chuyên ngành pháp luật dân sự, thống nhất chung về khái
niệm phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu… và tầm
quan trọng của việc xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu và các kiến nghị trong luận văn phần nào
7
cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong quá trình soạn thảo
văn bản quy phạm pháp luật.
Nhiều kiến giải trong luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần hoàn thiện
cơ chế xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Những giải pháp được nêu trong luận văn có tác dụng thiết thực đối với các
doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình bảo vệ nhãn hiệu của mình.
Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bầy trong luận văn có
thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy khối
kiến thức về sở hữu trí tuệ; những kết luận, khuyến nghị trong luận án có thể
được tham khảo trong hướng dẫn thi hành và áp dụng pháp luật ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu.
Chương 2: Những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về phạm vi
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Chương 3: Thực tiễn xâm phạm liên quan đến phạm vi quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu và Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật ở
Việt Nam.
8
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ PHẠM VI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
1.1. Khái niệm và phân loại nhãn hiệu
Sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường cho phép các nhà sản xuất
và các thương gia cạnh tranh đưa đến người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng
cho hàng hoá cùng chủng loại. Thường nếu không có sự khác biệt rõ ràng đối
với người tiêu dùng, chúng thường chỉ khác nhau về chất lượng, giá cả và các
đặc tính khác. Rõ ràng người tiêu dùng cần được hướng dẫn, giúp họ suy xét
các lựa chọn và đi đến quyết định lựa chọn cho riêng mình trong số các hàng
hoá cạnh tranh. Do vậy, hàng hoá cần phải được đặt tên. Phương tiện để đặt
tên hàng hoá trên thị trường chính là nhãn hiệu hàng hoá. Thông qua đó,
khuyến khích chủ sở hữu các nhãn hiệu duy trì và nâng cao chất lượng các
sản phẩm bán ra dưới nhãn hiệu đó, để đáp ứng sự mong đợi của người tiêu
dùng và không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thị thường đối với các
sản phẩm do mình sản xuất ra. Từ đó khiến nhãn hiệu không chỉ còn là thông
điệp và sự bảo đảm của nhà sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng mà
đã trở thành giá trị kết cấu của nền kinh tế, vì thế sự bảo hộ của Nhà nước và
rộng hơn là của pháp luật quốc tế đối với hàng hóa và nhãn hiệu luôn là vấn
đề thời sự quan trọng. Bảo hộ đối với một đối tượng nào đó là vấn đề cần phải
làm rõ nó là gì, nghĩa là phải xác định được những đặc trưng hay các dấu hiệu
của đối tượng. Nói khía cạnh khoa học thì đó là khái niệm về đối tượng bảo
hộ và ở đây chính là khái niệm nhãn hiệu.
Trong khoa học cũng như trong điều chỉnh pháp luật hay trong quản lý,
khái niệm về nhãn hiệu đã được các học giả, các nhà lập pháp hay các nhà
quản lý, các nhà sản xuất, kinh doanh… xác định khá nhiều và cũng rất khác
9
nhau. Tuy không thể nêu và phân tích hết được, song những khái niệm nhãn
hiệu được giới thiệu và phân tích dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn vấn
đề nghiên cứu.
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Theo cách tiếp cận được lựa chọn tại Mục 1(1) của Luật Mẫu WIPO
về nhãn hiệu thì một nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng
phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của các đối thủ cạnh
tranh [21]. Cụ thể hơn, Hiệp định TRIPs cũng có đưa ra khái niệm nhãn hiệu là:
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào. Có khả năng phân biệt
hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu
hiệu đó đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình
họa và tổ hợp các sắc mầu cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có
khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không
có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể
quy định rằng khả năng được đăng ký thuộc vào tính phân biệt đạt được thông
qua việc sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng
ký các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được [30, Đ.15]
Có thể thấy, định nghĩa nhãn hiệu theo quy định của WIPO chỉ tập
trung vào bản chất của nhãn hiệu đồng thời là hai chức năng chính của nhãn
hiệu, chức năng chỉ nguồn gốc và chức năng phân biệt. Trong khi đó, TRIPs
định nghĩa được đưa ra tại TRIPs lại có tính cụ thể nhưng vẫn bảo đảm bao
quát chung nhất các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, từ bản chất, chức năng,
các yếu tố cấu thành đến điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu đều được đề cập.
Ở cấp độ khu vực, Liên minh châu Âu cũng đưa ra một khái niệm về
nhãn hiệu theo các Chỉ thị số 89/104 và 40/94. Theo đó,
Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình
bày một cách rõ ràng và chi tiết (represented graphically), đặc biệt là các từ,
10
bao gồm tên riêng, các phác hoạ hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của
hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải
có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với
hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác [25, tr. 14].
Với sự tiếp thu có chọn lọc tinh thần của định nghĩa nhãn hiệu trong
Hiệp định TRIPs và định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng khẳng định bản chất của nhãn hiệu
cũng như nêu bật các yếu tố cấu thành nhãn hiệu trong định nghĩa đề cập trên,
tuy nhiên Hiệp định này không chỉ dừng ở đó mà còn đưa vào định nghĩa đó
phân loại nhãn hiệu:
Trong hiệp định này, nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ
hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa dịch
vụ của một người với hàng hóa dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên
người,hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình
dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu bao gồm
cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận [20, Đ.6].
Khái niệm theo Hiệp định này gần giống với khái niệm đưa ra theo Đạo
luật Lanham của Hoa Kỳ (1946):
Nhãn hiệu là từ hoặc một số từ, chữ số hoặc ký tự, hình ảnh
hoặc ký hiệu hoặc thiết kế đồ họa hoặc âm thanh hoặc sự kết hợp
các yếu tố đó mà một doanh nghiệp sử dụng để nhận biết hàng hóa
hoặc dịch vụ của mình và phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch
vụ của người khác [27].
Theo quy định nêu trên, về cơ bản nhãn hiệu ở Hoa Kỳ là các dấu hiệu
vừa truyền thống vừa hiện đại. Quy định tương tự cũng được pháp luật Đức
quy định theo Điều 3 Luật nhãn hiệu 1995:
Các từ ngữ (bao gồm cả tên riêng), hình ảnh, chữ cái, chữ số,
11
dấu hiệu âm thanh, hình ảnh không gian ba chiều (bao gồm cả hình
dáng của hàng hóa và bao bì của hàng hóa) cũng như các màu sắc
và sự kết hợp của các màu sắc đó. Các dấu hiệu có liên quan phải
có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này
với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác [26].
Khái niệm nhãn hiệu nêu trên tuy được quy định khái quát chung
nhưng cũng đã thể hiện được các điều kiện cơ bản của nhãn hiệu. Các dấu
hiệu được quy định trong luật không chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống
được quy định trong các điều ước quốc tế mà còn bao gồm cả các dấu hiệu
hiện đại như dấu hiệu âm thanh, hình ảnh không gian ba chiều.
Theo pháp luật về nhãn hiệu của Australia, “âm thanh, mùi vị có thể
được đăng ký. Thêm vào đó, nhãn hiệu được đăng ký ngay cả khi chúng
không có sẵn tính phân biệt với điều kiện là nhãn hiệu đó đã đạt được tính
phân biệt thông qua sử dụng” [22].
Nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định nêu trên có những nết đặc thù so
với các quy định về nhãn hiệu trong luật của Cộng hòa Liên bang Đức và Hoa
Kỳ đó là: ngoài dấu hiệu âm thanh thì mùi vị cũng có thể được đăng ký bảo hộ là
nhãn hiệu. Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thông qua việc sử dụng của các nhà
sản xuất, kinh doanh; nếu nhãn hiệu đó đã đạt được tính phân biệt thông qua sử
dụng mặc dù trước khi sử dụng nhãn hiệu không có sẵn tính phân biệt.
Tóm lại, qua khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật nhãn hiệu của các tổ
chức quốc tế và của các nước như Đức, Hoa Kỳ, Australia nêu trên, thì thấy
rằng: Luật pháp quốc tế và luật pháp của các nước này đều xác định rõ nhãn
hiệu phải có những dấu hiệu thể hiện khả năng nhận biết và phân biệt. Dấu
hiệu nhận biết và phân biệt được coi là yếu tố định lượng rất quan trọng khi
phân biệt nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác. Nhãn hiệu có các chức năng
phân biệt và nhận biết hàng hóa, dịch vụ (không bắt buộc phải là hàng hóa,
12
dịch vụ cùng loại) của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ của chủ
thể kinh doanh khác (doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác). Đây là điều
kiện quan trọng nhất bảo đảm cho nhãn hiệu thực hiện chức năng của mình,
tạo dựng bản sắc riêng cho từng chủ thể kinh doanh và tránh sự nhầm lẫn khi
hàng hóa được đưa vào lưu thông trên thị trường.
Như vậy, Nhãn hiệu là dấu hiệu hữu hình mà từ đó xác định được
nguồn gốc, đồng thời giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ với các sản phẩm
cùng loại nhưng khác nguồn gốc.
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu
Mục đích của việc phân loại này sẽ giúp làm rõ bản chất của nhãn hiệu
với những nét đặc thù cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu -
đặc trưng này không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố cảm nhận nhãn hiệu trong
người tiêu dùng, tới tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu mà còn ảnh hưởng
tới cả quá trình đăng ký nhãn hiệu đó. Đồng thời còn ảnh hưởng tới việc xác
định chế độ pháp lý đối với từng loại nhãn hiệu [1]. Trong nghiên cứu này, tác
giả phân loại các nhãn hiệu theo hai nhóm tiêu chí. Một là về chủ sở hữu
(gồm sở hữu của tập thể, hoặc một chủ sở hữu) và hai là dựa trên chức năng
của nhãn hiệu (gồm nhãn hiệu thường và nhãn hiệu chứng nhận).
1.1.2.1. Phân loại theo tiêu chí chủ sở hữu
Nhãn hiệu thuộc về một chủ sở hữu là nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo
hộ cho một tổ chức, hoặc cá nhân duy nhất và chỉ có tổ chức, các nhân đó mới
có quyền sở hữu nhãn hiệu. Đây là dạng nhãn hiệu phổ biến nhất, thường gặp
nhất trong quá trình thẩm định nhãn hiệu.
Nhãn hiệu tập thể: hầu hết các nước đều thừa nhận nhãn hiệu tập thể
là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của thành viên một “tập
thể” [29, Điều 7Bis] hay “tổ chức” (theo khoản 17, Điều 4, Luật SHTT 2005)
với hàng hoá, dịch vụ của các đối tượng khác không phải là thành viên. Đây
13
cũng là nhãn hiệu được đa số các văn bản quy định và các nước bảo hộ vì
phải tuân thủ nghĩa vụ bảo hộ trong Công ước Paris. Dễ thấy, nhãn hiệu tập
thể có các đặc điểm sau giúp phân biệt với các nhãn hiệu thông thường: Thứ
nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu là một tổ chức còn người sử dụng lại là thành viên
của tổ chức; Thứ hai, chức năng của nhãn hiệu là nhằm phân biệt hàng hoá,
dịch vụ của tổ chức với các chủ thể khác, nó như sự bảo đảm cho hàng hoá,
dịch vụ của thành viên bằng uy tín của tổ chức sở hữu nhãn hiệu.
1.2.2.2. Phân loại theo tiêu chí chức năng
Ngoài những nhãn hiệu thông thường, người ta còn sử dụng nhãn hiệu
để chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ.
Nhãn hiệu chứng nhận: khác với cách phân loại theo chủ sở hữu nhãn
hiệu, cách phân loại theo chức năng này ít được các điều ước quốc tế và các
quốc gia điều chỉnh do việc các điều ước lớn như Công ước Paris, TRIPS
không quy định nghĩa vụ phải bảo hộ nó và do bản chất của nhãn hiệu chỉ
mang tính xác nhận một đặc điểm nào đó của hàng hoá, dịch vụ mang nó, mà
không mang tính độc quyền hay áp dụng nội bộ. Có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về nhãn hiệu chứng nhận ở các quốc gia. Một số quốc gia quy định,
nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu của tổ chức có chức năng kiểm soát,
chứng nhận về hàng hoá, dịch vụ được dùng cho hàng hoá, dịch vụ của các cá
nhân, tổ chức kinh doanh khi hàng hoá, dịch vụ của họ phù hợp với các điều
kiện của nhãn hiệu chứng nhận. Nhưng tại Hoa Kỳ, không phải bất kỳ ai tuân
thủ các tiêu chuẩn đã xác định đều có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, mà
chỉ các doanh nghiệp đã được chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cho phép
mới được sử dụng nhãn hiệu đó [21, tr.68]. Khoản 18, Điều 4, Luật SHTT
2005 của Việt Nam cũng quy định theo nghĩa hẹp như vậy:
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu
cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của
14
tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên
liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch
vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu [15].
Tuy nhiên, có thể rút ra một số đặc điểm của nhãn hiệu này: thứ nhất, là
nhãn hiệu của tổ chức có thẩm quyền chứng nhận về đặc tính nào đó của sản
phẩm, dịch vụ; thứ hai, bản thân tổ chức không được sử dụng mà chỉ áp dụng
cho các chủ thể khi họ phải đáp ứng các điều kiện nhất định của tổ chức sở
hữu nhãn hiệu; thứ ba, nhãn hiệu sẽ là một bảo đảm cho hàng hoá, dịch vụ
mang nhãn hiệu đáp ứng đặc tính nào đó mà nó chứng nhận, vì vậy sẽ giúp
chúng tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài những cách phân loại trên, còn có thể phân chia nhãn hiệu theo
các tiêu chí khác như tính liên quan của nhãn hiệu (nhãn hiệu thông thường và
nhãn hiệu liên kết), mức độ phổ biến của nhãn hiệu (nhãn hiệu thông thường
và nhãn hiệu nổi tiếng),…
1.2. Khái niệm và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
“Sở hữu công nghiệp” là một khái niệm mang tính chất ước lệ và được
nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cấn nhấn mạnh rằng
việc sử dụng thuật ngữ “quyền sở hữu công nghiệp” là chỉ một dạng quyền sở
hữu trí tuệ chứ không phải chỉ quyền sở hữu đối với các tài sản cụ thể liên
quan đến ngành sản xuất công nghiệp.
Quyền sở hữu công nghiệp là các quyền hợp pháp của cá nhân, pháp
nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp
phát sinh khi đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ
hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Hiện
nay, các đối tượng sở hữu công nghiệp (theo các công ước quốc tế và thực
15
tiễn luật các nước) bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (hoặc mẫu hữu ích);
kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; thiết kế bố
trí mạch tích hợp; thông tin bí mật (bí mật kinh doanh); quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh.
Theo Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết
ngày 20/03/1883 và được sửa đổi vào năm 1967, các đối tượng sở hữu công
nghiệp được bảo hộ là: sáng chế; mẫu hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn
hiệu; nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại; chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa; tên gọi
xuất xứ hàng hóa; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Sau hơn một thế kỷ, cho đến nay danh sách các đối tượng sở hữu công
nghiệp nói trên đã được bổ sung thêm một số đối tượng mới, đó là:
- Bí mật kinh doanh (bí mật thương mại, thông tin không bộc lộ...);
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp;
Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền sở hữu, do vậy nó cũng
mang đặc điểm chung của quyền sở hữu (chẳng hạn chủ thể mang quyền luôn
xác định còn chủ thể mang nghĩa vụ là không xác định....). Ngoài ra, quyền sở
hữu công nghiệp còn có những đặc điểm riêng để phân biệt không chỉ với
quyền sở hữu tài sản vật chất mà còn phân biệt với quyền tác giả - một lĩnh
vực thuộc quyền sở hữu trí tuệ.
1.2.2. Phạm vi bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp
Phạm vi có hiệu lực bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp là một đặc
trưng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp
nói riêng. Đây chính là sự khác biệt giữa quyền sở hữu các đối tượng là tài sản
vật chất hữu hình với các đối tượng là tài sản vật chất vô hình. Phạm vi bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp có tính hạn chế được thể hiện ở nhiều khía cạnh như
hạn chế về không gian, hạn chế về thời gian, hạn chế về các nội dung quyền
của chủ sở hữu (quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi quyền của
16
người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng hoặc chủ sở hữu phải có nghĩa
vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu hay quyền sử dụng sáng chế có thể bị chuyển
giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), việc sử
dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không thuộc quyền sở hữu của mình
phải được sự cho phép của chủ sở hữu đối với quyền sở hữu công nghiệp đó,
v.v… Về cơ bản, phạm vi của quyền sở hữu công nghiệp thể hiện ở hai khía
cạnh đó là tính hạn chế về không gian và tính hạn chế về thời gian
a) Về không gian: Quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ tuyệt
đối. Khác với quyền sở hữu tài sản vật chất, chỉ một số loại tài sản nhất định
mới phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh trên
cơ sở công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định đã
công nhận hoặc cấp văn bằng đó. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên
thế giới đều tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp luật quốc gia. Cũng khác với
quyền tác giả mặc nhiên phát sinh ngay sau khi tác phẩm được tác giả sáng
tạo ra và thể hiện dưới một hình thức nhất định, quyền sở hữu công nghiệp
muốn được bảo hộ phải có đơn yêu cầu bảo hộ hoặc công nhận và được bảo
hộ từ thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định công nhận (trừ
một số đối tượng như tên thương mại, bí mật kinh doanh).
Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ đặc trưng của đối
tượng sở hữu công nghiệp - một loại tài sản vô hình được truyền bá bằng con
đường nhận thức nên rất dễ bị xâm phạm, khó kiểm soát. Hơn nữa, việc áp
dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chủ yếu gắn với quá trình sản xuất
công nghiệp, với mục đích thương mại và thỏa mãn nhu cầu vật chất của con
người nên thường mang lại lợi ích lớn, có ảnh hưởng tới sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội của quốc gia. Vì vậy, quyền sở hữu công
nghiệp mang tính không gian và lãnh thổ tuyệt đối.
17
b) Về thời gian: Nhìn chung, quyền sở hữu công nghiệp chỉ được bảo
hộ trong một khoảng thời gian nhất định được ghi trong văn bằng bảo hộ và
chủ sở hữu các quyền sở hữu công nghiệp phải nộp lệ phí cho sự bảo hộ đó.
Khoảng thời gian nhất định để bảo hộ là khoảng thời gian hợp lý để chủ sở
hữu các quyền sở hữu công nghiệp khai thác các đối tượng sở hữu công
nghiệp của mình để bù đắp những chi phí vật chất và tinh thần khi tạo ra đối
tượng đó. Khi kết thúc thời hạn bảo hộ (kể cả thời gian gia hạn), quyền sở
hữu công nghiệp của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền
sử dụng cũng chấm dứt, ngoại trừ một số đối tượng sở hữu công nghiệp như
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý... được bảo hộ vô thời hạn nhưng các đối tượng
đó cũng như chủ sở hữu các đối tượng đó phải đảm bảo một số điều kiện do
pháp luật quy định.
Yêu cầu về phạm vi thời gian bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp xuất
phát từ sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế xã hội bởi vì các đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp là những sản phẩm trí tuệ có ích cho xã
hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ. Nếu những
đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ vĩnh viễn thì sẽ kìm hãm sự
sáng tạo, dẫn đến tình trạng bưng bít thông tin. Sau khi hết thời hạn bảo hộ, các
đối tượng sở hữu công nghiệp này sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại.
c. Phạm vi nội dung quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một quyền dân sự theo nghĩa rộng. Đây
không phải là một quyền dân sự “tuyệt đối” theo cách hiểu truyền thống từ
trước đến nay về quyền dân sự. Quyền sở hữu công nghiệp thường gắn với các
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục đích của các quan hệ dân sự về quyền sở
hữu công nghiệp không phải là để thỏa mãn những mục đích tiêu dùng dân sự
thường ngày của các chủ thể mà chính là các lợi ích kinh tế thu được từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh có sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
18
Đặc tính không hữu hình của sản phẩm sáng tạo trí tuệ nói chung và
của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói riêng sau khi bộc lộ có thể lan
truyền vô giới hạn, không thể kiểm soát được. Do vậy, để chiếm giữ, người
chiếm giữ hoặc là không công bố, giữ bí mật về sản phẩm, không đưa vào sử
dụng, khai thác hoặc có khai thác nhưng phải giữ không cho người khác biết
về bản chất của đối tượng đó. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không thể thực
hiện được hoặc nếu có thực hiện được thì không có ý nghĩa. Do vậy, quyền
năng quan trọng nhất trong nội dung quyền sở hữu công nghiệp là quyền sử
dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Quyền sở hữu công nghiệp là một quyền đặc biệt thể hiện khả năng độc
quyền khai thác, sử dụng của chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo hộ. Việc
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, của
tác giả bằng cách tạo điều kiện cho họ thu lợi, bù đắp những chi phí mà họ đã bỏ
ra. Do đó, chỉ chủ sở hữu mới có quyền sử dụng và chuyển giao cho người khác
quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình.
Trong đó, phạm vi độc quyền của chủ sở hữu nằm ở ba nội dung chính:
độc quyền sử dụng, độc quyền ngăn cấm và độc quyền định đoạt. Tất nhiên,
mỗi độc quyền này cũng có những giới hạn tương ứng.
1.3. Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
và phạm vi của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.3.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Trong nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp vấn đề bảo hộ nhãn hiệu bằng quyền sở hữu công nghiệp có vai trò rất
quan trọng.
Nhãn hiệu là một tài sản vô hình rất có giá trị trong giao lưu thương
mại, là một đối tượng sở hữu trí tuệ dễ bị xâm hại. Nhãn hiệu đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ những nhà sản xuất, kinh doanh trung thực, bảo
19
vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho các chủ thể, từ đó tạo sự ổn định cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Do
tầm quan trọng như vậy của nhãn hiệu nên các nước đều có những cơ chế,
chính sách để bảo hộ nhãn hiệu từ phía Nhà nước.
Với các tài sản hữu hình, chủ sở hữu có thể thực hiện quyền sở hữu của
mình đối với tài sản thông qua việc nắm giữ tài sản, và nhờ đó thậm chí
không cần đến sự công nhận quyền sở hữu của Nhà nước thì tài sản vẫn thuộc
quyền sở hữu của chủ sở hữu. Với tài sản vô hình, quyền đối với tài sản này
không thể được nhận biết và thực hiện giống với những tài sản hữu hình nên
càng phải được Nhà nước công nhận và bảo vệ mới thực sự chống lại được
hành vi xâm phạm của bên thứ ba trong quá trình khai thác. Nội dung của
quyền này được thể hiện thông qua việc Nhà nước ghi nhận các loại tài sản vô
hình được Nhà nước bảo hộ, cách thức xác lập quyền, nội dung quyền, các
hạn chế quyền và cơ chế bảo vệ quyền.
Xuất phát từ những tính chất đặc thù, riêng có của từng loại đối tượng
sở hữu công nghiệp, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận
hai nguyên tắc xác lập quyền cơ bản, đó là (i) xác lập quyền theo nguyên tắc
đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và (ii) xác lập quyền theo nguyên
tắc tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Đối với đối tượng sở hữu
công nghiệp cụ thể là nhãn hiệu thì cả hai nguyên tắc này đều được áp dụng.
Với nhãn hiệu không phải là nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp
được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; với
nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác định khi nhãn hiệu
thỏa mãn các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định trong luật,
không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thông thường việc công nhận nhãn hiệu
nổi tiếng chỉ được đặt ra khi có hiện tượng xâm phạm quyền và cơ quan nhà
nước có thẩm quyền được yêu cầu xác định xem có thực sự hay không việc
xâm phạm quyền của một nhãn hiệu nổi tiếng.
20
Để một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước
bảo hộ là một nhãn hiệu, dấu hiệu đó cần phải thỏa mãn những tiêu chí nhất
định gọi chung là tiêu chuẩn bảo hộ. Quy định về tiêu chuẩn bảo hộ nhằm
đảm bảo một nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt, phân biệt với dấu hiệu khác,
không xâm phạm đến trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Tùy theo tình hình
phát triển kinh tế, xã hội cũng như quan niệm truyền thống của mỗi quốc gia
mà tiêu chuẩn bảo hộ này sẽ khác nhau ở từng nước.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thể hiện thông qua quyền
độc quyền được Nhà nước ghi nhận, đó là độc quyền sử dụng, định đoạt, ngăn
cấm người khác sử dụng và định đoạt khi không được phép. Một nguyên tắc
đặc thù trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung là luôn phải đảm bảo
sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các đối tượng có liên quan trong xã hội. Điều
này dường như mâu thuẫn với nguyên tắc độc quyền là người có quyền sở
hữu sẽ nắm quyền tuyệt đối và không bị hạn chế. Để giải quyết mâu thuẫn
này, các hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp đều sử dụng cơ chế “độc quyền
tương đối” cho chủ sở hữu. Có thể dễ dàng thấy tính “độc quyền tương đối”
được thể hiện trong các quy định liên quan đến hạn chế quyền của chủ sở hữu
mà ví dụ cụ thể nhất là trường hợp nhập khẩu song song.
Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như sau:
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu của cá
nhân, tổ chức đối với những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của chủ sở hữu quyền với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh
doanh khác.
Trên cơ sở quyền, việc thực thi quyền của các chủ sở hữu quyền được
bảo đảm bởi nhà nước. Thuật ngữ “Bảo hộ” theo nghĩa chung nhất là sự “che
chở, không để bị hư hỏng, tổn thất” [11, tr.39]. Bảo hộ nhãn hiệu cũng là sự
“che chở” bằng các quy định của hệ thống pháp luật đối với chủ thể có quyền,
21
lợi ích hợp pháp đối với quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu. Nghĩa là
làm cho việc thực hiện quyền của chủ thể được bảo đảm bằng pháp luật, được
pháp luật bảo vệ nhằm chống lại mọi sự xâm phạm. Theo một nghĩa rộng, bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu còn được hiểu là cơ chế,
chính sách của Nhà nước để bảo vệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại sự
xâm phạm của người khác. Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý đã có nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Có
quan điểm cho rằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là:
Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của các chủ thể (có
thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng và
bảo vệ quyền đó, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba [18, tr. 13].
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không chỉ bao
gồm các quy định pháp luật để chủ sở hữu thực hiện các quyền được xác định
trong nội dung quyền của chủ sở hữu, mà quan trọng hơn cả là quy định xử lý
các hành vi xâm phạm.
Trên thực tế và theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu chỉ là một trong
các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nên theo nghĩa rộng bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp chính là bảo hộ nhãn hiệu. Nhưng, đối tượng bảo
hộ là nhãn hiệu do có tính đặc thù, nên quy trình xác lập, bảo hộ cũng có
những nét riêng. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ
được thực hiện dưới hình thức: cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định cho chủ thể có quyền sở hữu nhãn hiệu đó. Trình tự, thủ tục xác lập
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng khác với việc xác lập
quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng khác của quyền sở hữu công
nghiệp như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa… Vì
vậy, bảo hộ nhãn hiệu còn có thể được xem là phương tiện pháp lý hữu hiệu
22
để Nhà nước bảo vệ lợi ích về nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân nhằm
chống lại sự cạnh tranh bất hợp pháp của người khác trên thị trường.
Do đó, có thể khẳng định: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu là sự bảo đảm của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hoạt động
của các cơ quan chức năng trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu cho các chủ thể là cá nhân, tổ chức, bảo vệ chủ sở hữu quyền
chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba, theo các thủ tục do pháp luật
quy định.
1.3.2. Khái niệm phạm vi bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu
“Phạm vi” được hiểu là “một khoảng giới hạn của một hoạt động, một
vấn đề” [11, tr.764] nào đó.
Về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu
được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấu hiệu được bảo hộ. Độc
quyền được hiểu dưới hai nghĩa. Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền cho hay
không cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua một loại hợp
đồng (hợp đồng li-xăng). Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của
mình, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình yêu cầu hay thông qua cơ quan
nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi
xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, độc quyền của chủ sở hữu cũng có những giới hạn nhất định
và trong trường hợp này, việc xác định phạm vi bảo hộ quyền là cần thiết để
trên cơ sở đó thiết lập giới hạn quyền.
1.4. Cơ sở xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu
Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có thể được xác định dựa
trên các dấu hiệu về không gian, thời gian, nội dung quyền và nghĩa vụ, đối
tượng mang nhãn hiệu (hàng hóa, dịch vụ).
23
1.4.1. Phạm vi bảo hộ về thời gian
Muốn duy trì việc bảo hộ nhãn hiệu, trong tất cả các trường hợp, chủ sở
hữu nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục gia hạn và nộp lệ phí trước khi hết thời
hạn, thông thường mỗi thời hạn là 10 năm. Ở một số nước, việc sử dụng nhãn
hiệu là yêu cầu bắt buộc để duy trì hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.
Chẳng hạn theo pháp luật Hoa Kỳ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày đăng ký. Đăng ký có thể được
gia hạn, mỗi lần 10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy
định. Việc xin gia hạn ở đây có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong
vòng một năm trước khi kết thúc một giai đoạn hiệu lực 10 năm. Việc gia hạn
có thể thực hiện trong vòng 06 tháng sau khi kết thúc thời hạn nói trên và
người nộp đơn phải nộp thêm khoản phí cho việc gia hạn muộn. Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
- Nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày đăng
ký, hoặc trong vòng 05 năm kể từ ngày công bố.
- Nhãn hiệu đăng ký trở thành tên chung cho hàng hóa/dịch vụ mang
nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu không còn khả năng phân biệt.
Trong khi đó, Đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid có hiệu lực trong
vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế. Đăng ký quốc tế có thể được gia
hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 20 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ
phí theo quy định. Trong vòng 06 tháng trước khi hết hạn hiệu lực, chủ sở
hữu phải làm đơn xin gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế và nộp cho Văn phòng
quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.
Giới hạn liên quan đến nội dung quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng
có thể xem là một giới hạn phạm vi thời gian đối với quyền đó là quy định về
việc sử dụng nhãn hiệu nêu tại Điều 136 Luật SHTT, theo đó, chủ sở hữu
24
nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó, trong trường hợp nhãn
hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn
hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn việc
đăng ký chiếm chỗ mà không sử dụng.
Một trong những lý do khống chế phạm vi thời gian như vậy là để đảm
bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu tài sản SHTT và lợi ích xã hội
bởi tài sản SHTT được con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống
của nhân loại được tốt hơn, do đó chủ sở hữu, sau một khoảng thời gian được
độc quyền sử dụng cũng như khai thác giá trị thương mại của tài sản trí tuệ do
mình tạo ra, thì sản phẩm trí tuệ ấy phải được nhân loại sử dụng thì nó mới có
ý nghĩa. Việc hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học và ứng dụng của tiến bộ khoa
học rõ ràng có sự liên quan mật thiết đến hầu hết các quyền con người khác,
đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Các tiến bộ khoa học và ứng
dụng của tiến bộ khoa học có thể thúc đẩy các yếu tố về tiêu chuẩn vật chất
trong việc thụ hưởng quyền có mức sống thích đáng (bao gồm quyền có
lương thực thích đáng, nhà ở thích đáng, nước và vệ sinh, vv…), quyền được
hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe, quyền hưởng điều
kiện việc làm công bằng và thuận lợi, quyền về giáo dục, quyền tham gia vào
đời sống văn hóa. Các ứng dụng của tiến bộ khoa học cũng góp phần đưa ra
những biện pháp hiệu quả trong việc thực thi ngày càng đầy đủ các quyền
được công nhận trong Công ước, cũng như xác minh việc vi phạm và các biện
pháp khắc phục.
1.4.2. Phạm vi bảo hộ về không gian
Về không gian, so với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia mà trên cơ sở pháp luật nước đó, quyền sở hữu công nghiệp phát
25
sinh. Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu muốn nhận được sự bảo hộ
quyền của mình tại nước khác, họ cần phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại nước
họ mong muốn nhận được sự bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký quốc tế có chỉ
định nước đó (nếu nước định nộp đơn có tham gia điều ước quốc tế liên quan
đến bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung).
Tính lãnh thổ tuyệt đối của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
còn được thể hiện rõ trong Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Theo
đó, một đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thành viên của Liên
minh nộp tại bất cứ nước nào trong Liên minh cũng không thể bị từ chối – hoặc
một đăng ký nhãn hiệu cũng không thể bị hủy bỏ - với lý do rằng việc nộp đơn,
đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ không có hiệu lực [29]. “Một nhãn hiệu
đã đăng ký hợp lệ tại một nước thành viên của Liên minh được coi là không
phụ thuộc vào các nhãn hiệu đăng ký tại các nước thành viên khác của Liên
minh, kể cả nước xuất xứ” [29].
Do quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ tuyệt đối nên kể cả
trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quan hệ
xã hội có yếu tố nước ngoài thì cũng không làm phát sinh hiện tượng xung đột
pháp luật (hiện tượng pháp lý khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau cùng điều chỉnh một quan hệ dân). Chỉ pháp luật của chính nước đã
chấp nhận bảo hộ mới có giá trị điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến
đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Chủ thể nước ngoài muốn được bảo hộ
nhãn hiệu tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện để được xác lập quyền
cũng như được hưởng quyền quy định theo pháp luật Việt Nam. Ngược lại,
một nhãn hiệu của Việt Nam muốn được bảo hộ tại nước ngoài cũng phải thỏa
mãn các điều kiện tương tự. Cũng do tính chất lãnh thổ tuyệt đối mà một nhãn
hiệu đã được bảo hộ ở nước này nhưng chưa chắc sẽ được bảo hộ tại nước
khác do mỗi nước có những quy định khác nhau về tiêu chí bảo hộ. Ví dụ,
26
trước khi Luật SHTT 2005 được ban hành, các nhãn hiệu tạo thành từ các chữ
cái không phát âm được như một từ, không được thể hiện dưới dạng hình họa
thuộc đối tượng không được Nhà nước bảo hộ, trong khi đó, rất nhiều nhãn
hiệu tương tự như thế lại được các nước khác bảo hộ.
Cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, bảo hộ nhãn hiệu hàng
hoá trở thành một việc hết sức quan trọng đối với nhà sản xuất nhằm tạo lập
và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình không chỉ trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn trên trường quốc tế. Xu hướng toàn cầu hoá
kinh tế thế giới khiến cho hàng hóa trở nên dễ dàng lưu thông từ quốc gia này
sang quốc gia khác, thậm chí cả ở những nơi xa xôi về địa lý đối với nước
xuất xứ. Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu trên quy mô quốc tế gặp một trở
ngại rất lớn do đặc thù của quyền SHTT nói chung là bị giới hạn bởi yếu tố
lãnh thổ, theo đó quyền đối với nhãn hiệu xác lập ở quốc gia nào thì chỉ có giá
trị trên lãnh thổ quốc gia đó. Mà bảo đảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm
ở những thị trường nước ngoài, chống lại tình trạng hàng nhái, hàng giả, cạnh
tranh một cách bất chính, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu ở các nước khác ngoài
nước xuất xứ của sản phẩm càng trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách. Vì
thế, chủ nhãn hiệu có nhu cầu được mở rộng sự bảo hộ nhãn hiệu đến cả
những vùng lãnh thổ mà mình sẽ xuất khẩu hàng hóa tới bằng các thủ tục xác
lập quyền của mình một cách kịp thời tại các vùng lãnh thổ này.
Thực tế đó dẫn đến trong một số trường hợp, có xảy ra ngoại lệ là nhãn
hiệu được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia nhưng lại có giá trị ở một nhóm các
quốc gia. Có thể lấy ví dụ ở các quốc gia Đông Âu như nhãn hiệu BENELUX
có thể được đăng ký ở một trong các nước Bỉ, Hà Lan, Lucxambua và có hiệu
lực tại cả ba quốc gia này. Hay nhãn hiệu của Cộng đồng chung Châu Âu sẽ
có hiệu lực cho tất cả các nước thuộc cộng đồng châu Âu mặc dù chỉ cần đăng
ký tại một quốc gia trong đó. Vấn đề ở đây là các quốc gia này áp dụng chung
27
một điều luật về bảo hộ nhãn hiệu nên phạm vi pháp lý của việc bảo hộ nhãn
hiệu có hiểu là tương đương nhau.
Nhằm đảm bảo cho nhãn hiệu được bảo hộ rộng khắp trên phạm vi
quốc tế, theo sáng kiến của Pháp, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công
nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris, được xem xét lại tại Brussels
năm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại Luân Đôn
năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào
năm 1979. Tính đến 01/08/2007 Công ước Paris đã có 171 nước thành viên.
Việt Nam trở thành thành viên Công ước Paris từ 08/3/1949. Công ước Paris
ra đời đã khiến cho trở ngại do yếu tố lãnh thổ quốc gia không còn, công ước
Paris đã quy định một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ, khiến cho các hệ
thống này giảm các khác biệt và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các chủ thể
xác lập quyền bên ngoài nước xuất xứ.
Tuy nhiên, theo Công ước Paris, công dân của các nước thành viên khi
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, mặc dù được hưởng chế độ đối xử
quốc gia tương đương như sự bảo hộ dành cho công dân của chính nước đó,
nhưng chủ nhãn hiệu vẫn phải thực hiện các thủ tục xác lập quyền độc lập tại
từng nước thành viên. Nhãn hiệu muốn được bảo hộ ở càng nhiều quốc gia thì
tốn càng nhiều thời gian và chi phí. Để khắc phục khó khăn này, hệ thống
đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã ra đời. Ngày 14/4/1891 tại Madrid, Tây Ban
Nha, một số nước thành viên Công ước Paris đã cùng ký kết Thỏa ước Madrid
về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Theo Thỏa ước này, công dân một nước thành
viên của Thỏa ước muốn nhận được sự bảo hộ nhãn hiệu ở nước thành viên
khác thì trước tiên cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm
quyền ở quốc gia mình, sau đó, thông qua cơ quan này nộp đơn đăng ký quốc
tế tại Văn phòng quốc tế WIPO trong đó có chỉ ra nước thành viên mà mình
28
mong muốn nhận được sự bảo hộ. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký
quốc tế và nước thành viên được chỉ định có thời hạn 1 năm kể từ ngày công
bố đăng ký quốc tế để xem xét việc có chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu hay
không. Hết thời hạn 1 năm nếu nước được chỉ định không ra thông báo từ
chối thì nhãn hiệu mặc nhiên được bảo hộ tại nước thành viên đó. Nhãn hiệu
là đối tượng của một đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid chỉ khi nhãn hiệu
đó đã được bảo hộ tại nước xuất xứ. Thỏa ước Madrid ra đời đã giúp đơn giản
hóa thủ tục đăng ký và duy trì hiệu lực của nhãn hiệu bên ngoài lãnh thổ quốc
gia mỗi nước thành viên. Chỉ thông qua một đơn duy nhất, sử dụng một ngôn
ngữ (tiếng Pháp), nộp phí bằng một loại tiền tới một cơ quan (Văn phòng
quốc tế của WIPO), chủ nhãn hiệu có thể nhận được sự bảo hộ ở nhiều quốc
gia khác nhau ngoài nước xuất xứ. Tính đến 01/8/2007 đã có 57 nước là thành
viên của Thỏa ước Madrid.
1.4.3. Phạm vi bảo hộ về nội dung
Theo quy định của pháp luật về SHTT ở nhiều nước trên thế giới, Hiệp
định TRIPS, Công ước Paris và của Việt Nam (khoản 3 Điều 751 và khoản 1
Điều 753 Bộ luật Dân sự 2005, khoản 1 Điều 123 Luật SHTT) thì chủ sở hữu
nhãn hiệu có các quyền cơ bản như: Độc quyền sử dụng nhãn hiệu (bao gồm
cả chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác); định đoạt quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu và độc quyền ngăn cấm người khác sử dụng
hoặc định đoạt nhãn hiệu khi chưa được phép (ví dụ chống cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu; buộc người có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu đối với nhãn hiệu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi
thường thiệt hại).
1.4.3.1. Quyền sử dụng nhãn hiệu và phạm vi quyền sử dụng nhãn hiệu
Đây được xem là quyền phổ biến nhất và được thực hiện một cách
thường xuyên nhất của các chủ sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở hữu có độc quyền
29
đưa nhãn hiệu của mình vào nhằm khai thác công dụng để thu được các lợi
ích từ chúng mang lại thông qua các hành vi như độc quyền gắn nhãn hiệu
được bảo hộ lên hàng hoá, công-ten-nơ chứa hàng hoá, bao bì, nhãn mác hàng
hoá, dịch vụ của mình, được sử dụng nhãn hiệu trong quảng cáo, trong các tài
liệu giao dịch kinh doanh, các tài liệu phục vụ kinh doanh... Thông qua việc
thực hiện các quyền này, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể phân biệt hàng hoá,
dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.
Chính vì vậy, bảo vệ sự độc quyền sử dụng nhãn hiệu cũng chính là bảo
vệ quyền lợi thiết thực nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có chủ sở hữu mới
là người có quyền khai thác tính năng, công dụng và những giá trị vật chất từ
nhãn hiệu đó. Việc các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu trái pháp luật rõ ràng
là sẽ gây cho chủ sở hữu nhãn hiệu những thiệt hại đáng kể.
Bên cạnh việc trực tiếp thực hiện quyền sử dụng nhãn hiệu được bảo
hộ, chủ sở hữu quyền cũng có thể trao quyền này cho chủ thể khác thông qua
độc quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: đây là quyền thể hiện rõ nhất lợi
ích kinh tế mà nhãn hiệu mang lại cho chủ sở hữu của nó. Trong thời gian bảo
hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho
người khác. Việc chuyển quyền sử dụng phải bắt buộc thể hiện dưới hình thức
ký kết hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng này được gọi là hợp đồng chuyển
giao quyền sử dụng nhãn hiệu (licensing agreement to use the trademark) hay
còn gọi là li – xăng nhãn hiệu. Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng này, các bên
phải tuân thủ các quy định về hợp đồng của pháp luật.
Quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thường được thực hiện theo
hai cách: Cách thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn
hiệu thông qua hợp đồng độc quyền. Tức là, chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ
quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho người khác; trong thời hạn của hợp
đồng sử dụng nhãn hiệu đã ký kết, chủ sở hữu không được chuyển giao đối
30
tượng đó cho bất kỳ bên thứ ba nào khác và cũng không được sử dụng nó cho
đến khi hết hạn hợp đồng. Cách thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền
sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng không độc quyền. Tức là, chủ sở hữu
nhãn hiệu mặc dù đã ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người
khác nhưng đồng thời vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu đó và vẫn được quyền
chuyển tiếp quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho bất kỳ chủ thể thứ ba nào khác.
Khi kí kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu có
quyền cho phép hoặc không cho phép bên được chuyển quyền sử dụng được
kí kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba [19, tr.164].
Một khi chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn thành việc đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu thì chủ sở hữu đã có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Kể từ
đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có đầy đủ quyền hạn của mình đối với nhãn hiệu
trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, độc quyền sử dụng nhãn hiệu (cũng
bao gồm cả chuyển giao quyền sử dụng) có giới hạn nhất định.
(1) Sử dụng nhãn hiệu không bị coi là xâm phạm quyền. Luật nhãn hiệu
của nhiều nước và vùng lãnh thổ cũng quy định tương tự thậm chí rõ ràng hơn
về vấn đề này: Theo Điều 33(b)(4) Luật Nhãn hiệu Mỹ trường hợp loại trừ
không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi “sử dụng tên gọi, thuật ngữ hoặc
hình ảnh bị coi là xâm phạm theo cách không phải là một nhãn hiệu… hoặc
một thuật ngữ hoặc hình ảnh mang tính mô tả và sử dụng theo cách ngay
thẳng, trung thực để mô tả hàng hóa, dịch vụ của chính bên đó hoặc nguồn
gốc địa lý của chúng…”. Hoặc theo Điều 6(1)(c) Chỉ thị về nhãn hiệu cộng
đồng, việc sử dụng một dấu hiệu không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi:
Sử dụng nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng cần thiết cho mục
đích chỉ dẫn công dụng dự kiến của sản phẩm hoặc dịch vụ (đặc
biệt đối với phụ kiện hoặc chi tiết của xe cộ) với điều kiện việc sử
31
dụng phù hợp với thực tiễn kinh doanh trung thực trong công
nghiệp và thương mại [24].
Để giải thích rõ điều khoản này ECJ đã đưa ra ý kiến: việc sử dụng
nhãn hiệu của bên thứ ba được coi là hợp pháp phụ thuộc vào việc xác định
“liệu việc sử dụng đó có cần thiết để chỉ dẫn công dụng dự kiến của sản phẩm
hay không” và việc sử dụng này là cần thiết khi trên thực tế khi nó “là cách để
cung cấp cho công chúng những thông tin đầy đủ và toàn diện về công dụng
dự kiến của sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo môi trường cạnh tranh của sản
phẩm không bị bóp méo, hơn nữa việc sử dụng này cũng phù hợp với thực
tiễn kinh doanh trung thực trong công nghiệp và thương mại.
(2) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa
ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm
không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở
hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.
Một khi người chủ sở hữu nhãn hiệu đã đưa hàng hoá (có gắn nhãn hiệu
đã đăng ký) ra thị trường, họ sẽ không có quyền ngăn cản việc lưu thông hàng
hoá trong quá trình thương mại. Điều này là cốt lõi của một khái niệm gọi là “sử
dụng hết quyền” hay “vắt kiệt quyền” đối với nhãn hiệu [24, Điều 13].
Theo đó, sau khi hàng hoá mang nhãn đã được đưa ra một thị trường
chủ sở hữu sẽ không có quyền ngăn cản hay can thiệp vào quá trình lưu thông
của hàng hoá trên thị trường. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với
quyền đưa sản phẩm mang nhãn lần đầu tiên ra thị trường dưới tên nhãn đã
đăng ký. Bên cạnh đó quyền gắn nhãn mác trên hàng hoá, bao bì, công-ten-nơ
v.v.. vẫn tồn tại. Lý do của giới hạn này là khi chủ sở hữu nhãn hiệu đưa hàng
hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu ra thị trường, họ đã thu được lợi từ việc sử dụng
nhãn hiệu đó. Sẽ là bất hợp lý và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người tiêu
dùng nếu một người mua hàng hoá mang nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu
32
hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng để bán lại mà lại
phải có sự cho phép. Trong trường hợp đó, giá bán hàng hoá sẽ tăng vì phải
cộng thêm chi phí để trả tiền bản quyền sử dụng nhãn hiệu. Tương tự như
vậy, việc mua để bán lại (nhập khẩu) hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ
đã được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chủ sở hữu hoặc người được chuyển
giao quyền sử dụng cũng phải được thực hiện tự do mà không cần sự cho
phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Ngoài ra, phạm vi quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu còn bị hạn chế bởi
quy định về việc sử dụng nhãn hiệu liên tục nhãn hiệu đó, trong trường hợp
nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu
nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn
việc đăng ký chiếm chỗ mà không sử dụng.
Liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, phạm vi của
quyền này chịu giới hạn thể hiện ở quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không
được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tập thể là
chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Nói cách khác, phạm vi quyền chuyển giao
quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ áp dụng đối
với nhãn hiệu không thuộc sở hữu tập thể. Việc xác định giới hạn này là nhằm
bảo vệ bản chất của quyền (không dành cho cá nhân, tổ chức bên ngoài). Bởi
lẽ nếu cho phép chuyển giao quyền sử dụng đến các chủ thể không phải là
thành viên trong tập thể sở hữu thì có nghĩa nhãn hiệu đó đã không còn là tài
sản được bảo hộ dưới danh nghĩa tập thể theo xác định trong nội dung của văn
bằng bảo hộ. Nếu chủ thể bên ngoài muốn được sử dụng nhãn hiệu, chỉ có
cách đăng ký trở thành thành viên của tập thể sở hữu nhãn hiệu.
1.4.3.2. Quyền ngăn cấm và phạm vi quyền ngăn cấm
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối bất kỳ việc sử dụng nào đối
với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ của mình khi các nhãn hiệu đó bị gắn lên các
33
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tương tự (có thể gây nhầm lẫn) hay sử dụng nhãn
hiệu đó trong quảng cáo, tài liệu giao dịch.v.v. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng tránh cho họ nguy cơ bị nhầm lẫn, việc bảo hộ cho chủ sở hữu nhãn hiệu
mở rộng tới cả quyền cấm các chủ thể khác sử dụng (ví dụ như phải dừng
ngay hành vi gắn các nhãn hiệu tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
của chủ sở hữu lên các sản phẩm cùng loại.
Quyền ngăn cấm, yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm nhãn hiệu là
quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu mà không phải là thẩm quyền của nhà nước
trong việc ngăn cấm. Mà cần hiểu rằng đó là do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chỉ nhân danh nhà nước, theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu
để tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm ngăn cản các chủ thể khác xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu mà thôi.
Việc thực hiện quyền ngăn cấm của chủ sở hữu nhãn hiệu còn nhằm
chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu: Tại Điều 6septies
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định:
Nếu đại lý hoặc người đại diện của người là chủ nhãn hiệu tại
một trong số các nước thành viên của Liên minh vẫn nộp đơn đăng
ký nhãn hiệu cho chính mình tại một hoặc nhiều nước thành viên
của Liên minh, mà không được sự cho phép của người chủ đó thì
chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ
việc đăng ký đó, hoặc, nếu luật quốc gia cho phép, chuyển việc
đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện
biện hộ được cho hành động của mình [29, Điều 6sep].
Việt Nam là một trong 162 nước thành viên của Công ước nên để áp
dụng quy định này vào thực tiễn nước ta, điểm c khoản 1 Điều 130 Luật
SHTT đã quy định:
Trường hợp sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là
34
thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện
hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người
sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và
việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và
không có lý do chính đáng [15].
Đây là một quy định rất cần thiết, vừa phù hợp với luật pháp quốc tế lại
vừa đảm bảo cho khả năng cạnh tranh lành mạnh của nhãn hiệu trong và
ngoài nước, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh công
bằng. Bởi xét cho cùng, tính không trung thực khi sử dụng nhãn hiệu luôn là
một biểu hiện thường thấy trong đời sống kinh doanh và cũng là một loại
hành vi luôn bị cấm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở các nước. Theo lẽ
thường, người sử dụng là người đại diện hay đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu
phải nhận thức được rằng nhãn hiệu mà mình đang được phép sử dụng là
thuộc sở hữu của người khác đang tồn tại. Nếu họ vi phạm các quy định trên
thì việc sử dụng nhãn hiệu của họ được xem là nhằm lợi dụng uy tín của nhãn
hiệu để trục lợi và ngăn cản việc lưu thông của hàng hóa mang nhãn hiệu đó
trên thị trường nước ngoài mà họ đang là đại lý hoặc đại diện.
Phạm vi của độc quyền ngăn cấm phải chịu giới hạn trong trường hợp
nhất định. Ví dụ chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ không có quyền phản đối
việc sử dụng nhãn hiệu của mình hay nhãn hiệu tương tự một cách vô điều
kiện. Đối với hàng hoá tuy đăng ký gắn nhãn hiệu nhưng lại không sử dụng
trên thực tế thì không được áp dụng sự bảo hộ này. Bởi vì lúc này việc bảo hộ
độc quyền nhãn hiệu sẽ đi ngược lại lợi ích công chúng.
1.4.3.3. Quyền định đoạt nhãn hiệu và phạm vi quyền định đoạt
Quyền định đoạt ở đây được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu có
quyền quyết định về sự tồn tại cũng như số phận pháp lý của nhãn hiệu. Cụ
thể trong các trường hợp sau:
35
Thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu
nhãn hiệu của mình cho người khác thông qua một hợp đồng được ký kết
dưới hình thức bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu
nhãn hiệu). Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ phát sinh
hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Kể
từ thời điểm hợp đồng được đăng ký thì bên nhận chuyển nhượng có đầy đủ,
toàn bộ các quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu. Bên nhận chuyển
nhượng cũng sẽ tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phát sinh
trên cơ sở giao dịch với người thứ ba, với điều kiện điều đó phải được ghi
nhận trong hợp đồng chuyển nhượng. Cũng cần lưu ý rằng, việc chuyển
nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu không được nhầm lẫn về đặc tính hoặc nguồn
gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền từ bỏ quyền sở hữu đối với
nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu không được từ bỏ quyền sở hữu
đối với nhãn hiệu thuộc phạm vi hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn
hiệu đang còn thời hạn hiệu lực mà bên nhận chuyển giao không đồng ý chấm
dứt hợp đồng đó trước thời hạn.
Thứ ba, vì cả bản thân nhãn hiệu lẫn quyền chuyển giao nhãn hiệu cũng
là một loại tài sản có giá trị kinh tế (định giá được bằng tiền) nên người chủ
sở hữu nhãn hiệu cũng có quyền để lại thừa kế nhãn hiệu (theo di chúc hoặc
theo pháp luật) cho những người khác sau khi chủ sở hữu nhãn hiệu chết. Do
đó, khi chủ sở hữu nhãn hiệu chết đi mà quyền sở hữu đối với nhãn hiệu vẫn
đang còn thời hạn bảo hộ thì nó cũng được định đoạt để lại thừa kế cho những
người còn sống khác tương tự như các loại tài sản khác.
Thứ tư, chủ sở hữu nhãn hiệu còn thực hiện quyền định đoạt đối với
nhãn hiệu thông qua việc dịch chuyển quyền theo những sự kiện kế thừa như
sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… pháp nhân. Nhãn hiệu thường gắn kết với
36
một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó của doanh nghiệp, đôi khi nó còn có ý
nghĩa quyết định đến việc thành công hay thất bại trong kinh doanh của chủ
thể kinh doanh. Do đó, nhãn hiệu cũng là sản nghiệp của chủ thể kinh doanh
và chủ sở hữu của nó có quyền đối với chúng trong các hoạt động cải tổ.
Với những trường hợp định đoạt quyền sở hữu nhãn hiệu nêu trên, giới
hạn chung là việc định đoạt phải không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính,
nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thực tế cho thấy, có những
trường hợp nhãn hiệu được chuyển nhượng đối với một phần hàng hóa đăng
ký sử dụng nhãn hiệu, phần hàng hóa tương tự còn lại vẫn được bên chuyển
nhượng sử dụng với nhãn hiệu đó hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu sở hữu một loạt
các nhãn hiệu tương tự nhau nhưng chỉ chuyển nhượng một nhãn hiệu trong
số đó. Như vậy, công chúng có thể nhầm lẫn về xuất xứ, chất lượng của hàng
hóa sử dụng nhãn hiệu bởi vì họ không thể phân biệt hàng hóa nào trong số
hàng hóa tương tự sản xuất bởi bên chuyển nhượng hay bên nhận chuyển
nhượng. Đây là giới hạn nhằm bảo đảm cho nhãn hiệu thực hiện đúng chức
năng phân biệt của nhãn hiệu.
1.4.4. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ được gắn nhãn hiệu
Nhãn hiệu không tồn tại dưới hình thức độc lập với hàng hoá hay dịch
vụ thương mại. Cơ sở cho nó tồn tại là chức năng phân biệt hàng hoá/dịch vụ
cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, giá trị của nhãn
hiệu lại độc lập với giá trị của hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu và nhiều khi
có ý nghĩa quyết định giá bán của hàng hoá/dịch vụ đó trên thị trường.
Đối với nhãn hiệu thông thường, phạm vi bảo hộ chỉ áp dụng đối với
các hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan. Điều 8(5) của Quy
Chế về Nhãn Hiệu cộng đồng quy định “nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký sẽ
không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã
có trước đó và nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ
37
không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhãn hiệu đã có trước đó được
đăng ký …” [24]. Ngôn ngữ tương đồng được quy định tại Điều 5(2) của Chỉ
thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU. Việc đánh giá tính tương tự của
hàng hoá hoặc dịch vụ được xem xét trên quan điểm của người tiêu dùng. Khả
năng gây nhầm bao gồm khả năng liên tưởng là tiêu chuẩn để đánh giá hành
vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá. Thuật ngữ khả năng gây nhầm lẫn “bao
gồm khả năng liên tưởng”, đã trở thành chuẩn mực chung để đánh giá tính
tương tự của nhãn hiệu thông qua phán quyết của Toà án châu Âu trong vụ
trong vụ Sabel BV v Puma AG [23]. Trong đó toà án đã xác định khái niệm
về khả năng liên tưởng là không khác với khái niệm về khả năng nhầm lẫn
nhưng nó nhằm mục đích định làm rõ hơn phạm vi xâm phạm.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ cũng được mở rộng sang
việc sử dụng có liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự trong
trường hợp bản sắc hoặc tính tương tự của nhãn hiệu đối lập có thể làm cho
người tiêu dùng lầm tưởng rằng có mối quan hệ giữa nhãn hiệu nổi tiếng và
nhãn hiệu đối lập hoặc có cơ may làm phai dần tính phân biệt với nhãn hiệu
nổi tiếng hoặc làm phương hại đến danh tiếng của nhãn hiệu này.
Cùng với đó, miễn là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu rất nổi tiếng
được bảo hộ có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ không tương tự khi có
nguy cơ gây nhầm lẫn, hoặc bằng học thuyết chống làm lu mờ nhãn hiệu, thì
phạm bảo hộ này sẽ được mở rộng sang hàng hóa hoặc dịch không cạnh tranh.
Bất cứ khi nào chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh rằng việc các bên thứ ba sử
dụng nhãn hiệu tạo ra một lợi thế không công bằng đối với chủ sở hữu đó,
hoặc làm phương hại đến danh tiếng hoặc khả năng phân biệt của nhãn hiệu
nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng, thì cần ngăn chặn việc sử dụng đó. Pháp luật Việt
Nam không có quy định về vấn đề này và tòa án cũng không có quy định về
điểm này. Tuy nhiên, trong phạm vi sự bảo hộ sẽ được cấp đối với hàng hóa
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOTLuận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoàiThẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
 
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOTLuận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoàiThẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 

Similar to Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY
Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAYPháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY
Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệuGóp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
huynhminhquan
 
BÀI MẪU Khóa luận về bảo vệ nhãn hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về bảo vệ nhãn hiệu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về bảo vệ nhãn hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về bảo vệ nhãn hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mạiLuận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam, HOTLuận văn: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệLuận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận án: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệLuận án: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận án: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.docBảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mạiĐề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAYPháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóaSo sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóaSo sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ...
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ...Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ...
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuQuyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu (20)

BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
 
Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY
Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAYPháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY
Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY
 
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệuGóp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
 
BÀI MẪU Khóa luận về bảo vệ nhãn hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về bảo vệ nhãn hiệu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về bảo vệ nhãn hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về bảo vệ nhãn hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mạiLuận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
 
Luận văn: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam, HOTLuận văn: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệLuận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận án: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệLuận án: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận án: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
 
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.docBảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
 
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mạiĐề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
Đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
 
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAYPháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóaSo sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
 
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóaSo sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ...
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ...Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ...
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ...
 
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩuQuyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
Quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU ĐỨC ANH PH¹M VI B¶O Hé QUYÒN Së H÷U C¤NG NGHIÖP §èI VíI NH·N HIÖU THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU ĐỨC ANH PH¹M VI B¶O Hé QUYÒN Së H÷U C¤NG NGHIÖP §èI VíI NH·N HIÖU THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Lưu Đức Anh
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHẠM VI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU........................................ 8 1.1. Khái niệm và phân loại nhãn hiệu .................................................... 8 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu............................................................................. 9 1.1.2. Phân loại nhãn hiệu.............................................................................12 1.2. Khái niệm và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp............14 1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp................................................14 1.2.2. Phạm vi bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp.......................................15 1.3. Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và phạm vi của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.....................................................................................18 1.3.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu...................18 1.3.2. Khái niệm phạm vi bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu..............22 1.4. Cơ sở xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu...............................................................................22 1.4.1. Phạm vi bảo hộ về thời gian...............................................................23 1.4.2. Phạm vi bảo hộ về không gian ...........................................................24 1.4.3. Phạm vi bảo hộ về nội dung ...............................................................28 1.4.4. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ được gắn nhãn hiệu.................................36 1.4.5. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu ...................................................38
  • 5. Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ PHẠM VI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU...................................................41 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu............................................44 2.1.1. Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu về thời gian..............................................................................................45 2.1.2. Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu về không gian ..........................................................................................45 2.1.3. Phạm vi nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu .......46 2.2. Xử lý các hành vi xâm phạm phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu..................................................................59 2.2.1. Các quy định chung về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ...........................................................59 2.2.2. Biện pháp dân sự ................................................................................61 2.2.3. Biện pháp quản lý nhà nước...............................................................68 Chương 3: THỰC TIỄN XÂM PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN PHẠM VI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM........................................................................75 3.1. Thực tiễn vi phạm liên quan đến phạm vi thời gian và không gian của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu .................75 3.2. Thực tiễn vi phạm liên quan đến phạm vi nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.................................................78 3.2.1. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu........78
  • 6. 3.2.2. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ................................................................................79 3.2.3. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ......79 3.2.4. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ đăng ký kèm theo nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ..........................................................................................79 3.3. Thực tiễn vi phạm liên quan đến phạm vi hàng hóa được gắn nhãn hiệu....................................................................................82 3.4. Những xâm phạm mới liên quan đến môi trường internet ..........83 3.5. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu....................85 KẾT LUẬN....................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................91
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SHCN: Sở hữu công nghiệp SHTT: Sở hữu trí tuệ
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Cùng với sự phát triển xã hội loài người theo quy luật “Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất…” mà C. Mác đã khẳng định, kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa đã bao trùm nền kinh tế của các nước…, thì hàm lượng chất xám, trí tuệ trong mỗi sản phẩm ngày càng chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt là có những sản phẩm thuần túy là trí tuệ được lưu thông trong thị trường với giá trị không nhỏ. Cách đây hàng thế kỷ, nhiều nước đã có luật sở hữu công nghiệp. Với các nỗ lực chung của các quốc gia có nền kinh tế thị trường, ngay từ thế kỷ XIX đã ra đời Liên minh quốc tế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - đó là Công ước Paris năm 1883. Ngày nay, nền kinh thị trường cạnh tranh gay gắt, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không những bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu với những sản phẩm chất lượng, mẫu mã tương ứng…, mà điều quan trọng hơn là bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng được các quốc gia, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp… rất quan tâm, vì nó tạo ra sự khuyến khích, bảo đảm cho đầu tư trong, ngoài nước và cũng là động lực tăng trưởng kinh tế. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có nhãn hiệu đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Một trong số 16 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có trụ sở ở Géneve, Thụy Sĩ, được thành lập năm 1967 với Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) nhằm thúc đẩy tiến trình bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, khuyến khích việc ký kết các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, hiện đại hóa pháp luật quốc gia các nước thành viên, quản lý các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ…
  • 9. 2 Từ tầm quan trọng đặc biệt đó, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng trở thành vấn đề thách thức đối với nhiều quốc gia, đã trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để một nước trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đối với nước ta, thách thức đó trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, khi mà việc đàm phán, thương lượng song phương hay đa phương để được trở thành thành viên chính thức của WTO đã ở giai đoạn sắp kết thúc. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở nước ta trong thời gian qua cũng đã có được bước chuyển biến khả quan kể cả trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến cơ chế thực thi, cũng như xử lý các vi phạm…, tuy nhiên trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, đó là: - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng còn thiếu, chưa đạt đủ các tiêu chí của Hiệp định TRIPS/WTO; - Hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn chưa hạn chế, chưa đẩy lùi được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và xâm phạm nhãn hiệu đang diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng; - Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và xâm phạm nhãn hiệu vẫn còn thiên về xu hướng “hành chính hóa”, “hình sự hóa”, mà chưa chú ý xử lý vi phạm bằng biện pháp, chế tài dân sự… - Nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến nhãn hiệu gây tranh cãi do chưa xác định được phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Tình trạng này đã gây khó khăn không chỉ cho các doanh nghiệp trong nước mà còn với cả các nhà đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài: “Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam” sẽ góp phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện
  • 10. 3 pháp luật, bảo đảm cơ chế và nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như: Quyền sở hữu công nghiệp của các giáo sư Albert Chavane và Jean Jacques Burst (Cộng hòa Pháp, 1993); Nhãn hiệu - sự sáng tạo, giá trị và sự bảo hộ của Francis Le FEBVRE (Cộng hòa Pháp, 1994); Nhãn hiệu của giáo sư Andrea Semprini Đại học Montpellier III (Cộng hòa Pháp, 1995); Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Tiến sĩ Gordian N. Hasselblatt (Cộng hòa Liên bang Đức, Beck Mỹnchen, 2001)… Các công trình nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề luật nhãn hiệu của các nước đó. Ở nước ta, một số nhà khoa học, luật gia đã có những công trình khoa học liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như: “Nâng cao vai trò và năng lực của Tòa án trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (TS. Đinh Ngọc Hiện - Đề tài khoa học cấp Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, 1999); “Ý nghĩa của Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và vấn đề tổ chức thực hiện” (PGS.TS Đoàn Năng); “Pháp luật về sở hữu trí tuệ - Thực trạng và hướng phát triển trong những năm đầu thế kỷ XXI” (PGS.TS Lê Hồng Hạnh - đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, 2000); “Nhãn hiệu trong pháp luật dân sự” (PGS.TS Đinh Văn Thanh, luật gia Đinh Thị Hằng)...; trong các hội thảo khoa học, nhiều nhà khoa học cũng đề cấp đến vấn đề này, như: “Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện Nghị định 12/CP/1999 của Chính phủ” (PGS.TS Đoàn Năng), “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam” (TS. Đinh Ngọc Hiện), “Tình hình đăng ký sở hữu công nghiệp và thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam”; “Tầm quan trọng
  • 11. 4 của bảo hộ nhãn hiệu trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế nhằm tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu” (Trần Việt Hùng). Tạp chí Nhà nước và Pháp luật cũng có bài nghiên cứu, như: “Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay” (PGS.TS Đoàn Năng)...; trong Tạp chí Luật học cũng có một số bài như: “Thương hiệu hay nhãn hiệu” (PGS.TS Lê Hồng Hạnh)... Các công trình của các tác giả Việt Nam đề cập vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong mối quan hệ chung với các đối tượng khác của sở hữu trí tuệ, có nêu lên thực trạng xâm phạm, có kiến nghị giải pháp khắc phục... Nhưng, nhìn chung chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý, cho việc xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở nước ta và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Với mục đích trên, trong luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu nhãn hiệu với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp trong mối quan hệ chung của việc bảo hộ sở hữu công nghiệp; xây dựng một số khái niệm khoa học có liên quan đến nhãn hiệu, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu… nhằm tạo ra hệ quan điểm, quan niệm và cách nhìn đúng đắn về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thời đại hiện nay; - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam, đánh giá hiệu
  • 12. 5 quả điều chỉnh của pháp luật hiện hành; chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ; - Nghiên cứu thực trạng hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu liên quan đến phạm vi bảo hộ, do các cơ quan nhà nước và của Tòa án nhân dân, từ đó đề xuất các biện pháp đồng bộ nhằm bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; - Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, bộ máy và biện pháp thực thi bảo hộ nhãn hiệu của các nước, so sánh và tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài, nhất là mô hình Tòa án về sở hữu công nghiệp; - Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua xác định phạm vi bảo hộ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận văn được hoàn thành trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sở hữu công nghiệp nói chung. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: Tổng kết thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống hóa… cũng được sử dụng triệt để nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp nói chung và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng. 5. Những đóng góp mới của luận văn Là công trình khoa học đầu tiên đi chuyên sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống từ chế định pháp luật, cơ chế thực thi và thực trạng về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam, trong nội dung của luận văn đã có được một số đóng góp mới, cụ thể như:
  • 13. 6 5.1. Nêu rõ mọi khía cạnh của phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và từ việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam, chỉ rõ hiệu quả và những nguyên nhân, hạn chế. 5.2. So sánh, đối chiếu các quy định pháp luật Việt Nam về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với quy định về bảo hộ nhãn hiệu trong một số điều ước quốc tế và pháp luật của một số nước khác trên thế giới, từ đó chỉ rõ “tính đầy đủ” và “tính hiệu quả” của pháp luật Việt nam và mục tiêu cụ thể cần đạt tới. 5.3. Xây dựng được một số khái niệm khoa học có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu như: - Nhãn hiệu - đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; - Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; - Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; - Hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; - Hành vi sản xuất hàng giả và hàng giả... 5.4. Nêu ra các khuyến nghị và giải pháp đồng bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật, tăng cường hiệu quả các hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo các tiêu chí “đầy đủ” và “hiệu quả” để các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả đạt được của luận án góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong khoa học chuyên ngành pháp luật dân sự, thống nhất chung về khái niệm phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu… và tầm quan trọng của việc xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu và các kiến nghị trong luận văn phần nào
  • 14. 7 cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều kiến giải trong luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần hoàn thiện cơ chế xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những giải pháp được nêu trong luận văn có tác dụng thiết thực đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình bảo vệ nhãn hiệu của mình. Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bầy trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy khối kiến thức về sở hữu trí tuệ; những kết luận, khuyến nghị trong luận án có thể được tham khảo trong hướng dẫn thi hành và áp dụng pháp luật ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Chương 2: Những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Chương 3: Thực tiễn xâm phạm liên quan đến phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam.
  • 15. 8 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ PHẠM VI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 1.1. Khái niệm và phân loại nhãn hiệu Sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường cho phép các nhà sản xuất và các thương gia cạnh tranh đưa đến người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng cho hàng hoá cùng chủng loại. Thường nếu không có sự khác biệt rõ ràng đối với người tiêu dùng, chúng thường chỉ khác nhau về chất lượng, giá cả và các đặc tính khác. Rõ ràng người tiêu dùng cần được hướng dẫn, giúp họ suy xét các lựa chọn và đi đến quyết định lựa chọn cho riêng mình trong số các hàng hoá cạnh tranh. Do vậy, hàng hoá cần phải được đặt tên. Phương tiện để đặt tên hàng hoá trên thị trường chính là nhãn hiệu hàng hoá. Thông qua đó, khuyến khích chủ sở hữu các nhãn hiệu duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm bán ra dưới nhãn hiệu đó, để đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng và không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thị thường đối với các sản phẩm do mình sản xuất ra. Từ đó khiến nhãn hiệu không chỉ còn là thông điệp và sự bảo đảm của nhà sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng mà đã trở thành giá trị kết cấu của nền kinh tế, vì thế sự bảo hộ của Nhà nước và rộng hơn là của pháp luật quốc tế đối với hàng hóa và nhãn hiệu luôn là vấn đề thời sự quan trọng. Bảo hộ đối với một đối tượng nào đó là vấn đề cần phải làm rõ nó là gì, nghĩa là phải xác định được những đặc trưng hay các dấu hiệu của đối tượng. Nói khía cạnh khoa học thì đó là khái niệm về đối tượng bảo hộ và ở đây chính là khái niệm nhãn hiệu. Trong khoa học cũng như trong điều chỉnh pháp luật hay trong quản lý, khái niệm về nhãn hiệu đã được các học giả, các nhà lập pháp hay các nhà quản lý, các nhà sản xuất, kinh doanh… xác định khá nhiều và cũng rất khác
  • 16. 9 nhau. Tuy không thể nêu và phân tích hết được, song những khái niệm nhãn hiệu được giới thiệu và phân tích dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu Theo cách tiếp cận được lựa chọn tại Mục 1(1) của Luật Mẫu WIPO về nhãn hiệu thì một nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh [21]. Cụ thể hơn, Hiệp định TRIPs cũng có đưa ra khái niệm nhãn hiệu là: Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào. Có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các sắc mầu cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được [30, Đ.15] Có thể thấy, định nghĩa nhãn hiệu theo quy định của WIPO chỉ tập trung vào bản chất của nhãn hiệu đồng thời là hai chức năng chính của nhãn hiệu, chức năng chỉ nguồn gốc và chức năng phân biệt. Trong khi đó, TRIPs định nghĩa được đưa ra tại TRIPs lại có tính cụ thể nhưng vẫn bảo đảm bao quát chung nhất các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, từ bản chất, chức năng, các yếu tố cấu thành đến điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu đều được đề cập. Ở cấp độ khu vực, Liên minh châu Âu cũng đưa ra một khái niệm về nhãn hiệu theo các Chỉ thị số 89/104 và 40/94. Theo đó, Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết (represented graphically), đặc biệt là các từ,
  • 17. 10 bao gồm tên riêng, các phác hoạ hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác [25, tr. 14]. Với sự tiếp thu có chọn lọc tinh thần của định nghĩa nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs và định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng khẳng định bản chất của nhãn hiệu cũng như nêu bật các yếu tố cấu thành nhãn hiệu trong định nghĩa đề cập trên, tuy nhiên Hiệp định này không chỉ dừng ở đó mà còn đưa vào định nghĩa đó phân loại nhãn hiệu: Trong hiệp định này, nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của một người với hàng hóa dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người,hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận [20, Đ.6]. Khái niệm theo Hiệp định này gần giống với khái niệm đưa ra theo Đạo luật Lanham của Hoa Kỳ (1946): Nhãn hiệu là từ hoặc một số từ, chữ số hoặc ký tự, hình ảnh hoặc ký hiệu hoặc thiết kế đồ họa hoặc âm thanh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó mà một doanh nghiệp sử dụng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của mình và phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác [27]. Theo quy định nêu trên, về cơ bản nhãn hiệu ở Hoa Kỳ là các dấu hiệu vừa truyền thống vừa hiện đại. Quy định tương tự cũng được pháp luật Đức quy định theo Điều 3 Luật nhãn hiệu 1995: Các từ ngữ (bao gồm cả tên riêng), hình ảnh, chữ cái, chữ số,
  • 18. 11 dấu hiệu âm thanh, hình ảnh không gian ba chiều (bao gồm cả hình dáng của hàng hóa và bao bì của hàng hóa) cũng như các màu sắc và sự kết hợp của các màu sắc đó. Các dấu hiệu có liên quan phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác [26]. Khái niệm nhãn hiệu nêu trên tuy được quy định khái quát chung nhưng cũng đã thể hiện được các điều kiện cơ bản của nhãn hiệu. Các dấu hiệu được quy định trong luật không chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống được quy định trong các điều ước quốc tế mà còn bao gồm cả các dấu hiệu hiện đại như dấu hiệu âm thanh, hình ảnh không gian ba chiều. Theo pháp luật về nhãn hiệu của Australia, “âm thanh, mùi vị có thể được đăng ký. Thêm vào đó, nhãn hiệu được đăng ký ngay cả khi chúng không có sẵn tính phân biệt với điều kiện là nhãn hiệu đó đã đạt được tính phân biệt thông qua sử dụng” [22]. Nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định nêu trên có những nết đặc thù so với các quy định về nhãn hiệu trong luật của Cộng hòa Liên bang Đức và Hoa Kỳ đó là: ngoài dấu hiệu âm thanh thì mùi vị cũng có thể được đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu. Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thông qua việc sử dụng của các nhà sản xuất, kinh doanh; nếu nhãn hiệu đó đã đạt được tính phân biệt thông qua sử dụng mặc dù trước khi sử dụng nhãn hiệu không có sẵn tính phân biệt. Tóm lại, qua khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật nhãn hiệu của các tổ chức quốc tế và của các nước như Đức, Hoa Kỳ, Australia nêu trên, thì thấy rằng: Luật pháp quốc tế và luật pháp của các nước này đều xác định rõ nhãn hiệu phải có những dấu hiệu thể hiện khả năng nhận biết và phân biệt. Dấu hiệu nhận biết và phân biệt được coi là yếu tố định lượng rất quan trọng khi phân biệt nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác. Nhãn hiệu có các chức năng phân biệt và nhận biết hàng hóa, dịch vụ (không bắt buộc phải là hàng hóa,
  • 19. 12 dịch vụ cùng loại) của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác (doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác). Đây là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm cho nhãn hiệu thực hiện chức năng của mình, tạo dựng bản sắc riêng cho từng chủ thể kinh doanh và tránh sự nhầm lẫn khi hàng hóa được đưa vào lưu thông trên thị trường. Như vậy, Nhãn hiệu là dấu hiệu hữu hình mà từ đó xác định được nguồn gốc, đồng thời giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ với các sản phẩm cùng loại nhưng khác nguồn gốc. 1.1.2. Phân loại nhãn hiệu Mục đích của việc phân loại này sẽ giúp làm rõ bản chất của nhãn hiệu với những nét đặc thù cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu - đặc trưng này không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố cảm nhận nhãn hiệu trong người tiêu dùng, tới tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu mà còn ảnh hưởng tới cả quá trình đăng ký nhãn hiệu đó. Đồng thời còn ảnh hưởng tới việc xác định chế độ pháp lý đối với từng loại nhãn hiệu [1]. Trong nghiên cứu này, tác giả phân loại các nhãn hiệu theo hai nhóm tiêu chí. Một là về chủ sở hữu (gồm sở hữu của tập thể, hoặc một chủ sở hữu) và hai là dựa trên chức năng của nhãn hiệu (gồm nhãn hiệu thường và nhãn hiệu chứng nhận). 1.1.2.1. Phân loại theo tiêu chí chủ sở hữu Nhãn hiệu thuộc về một chủ sở hữu là nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ cho một tổ chức, hoặc cá nhân duy nhất và chỉ có tổ chức, các nhân đó mới có quyền sở hữu nhãn hiệu. Đây là dạng nhãn hiệu phổ biến nhất, thường gặp nhất trong quá trình thẩm định nhãn hiệu. Nhãn hiệu tập thể: hầu hết các nước đều thừa nhận nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của thành viên một “tập thể” [29, Điều 7Bis] hay “tổ chức” (theo khoản 17, Điều 4, Luật SHTT 2005) với hàng hoá, dịch vụ của các đối tượng khác không phải là thành viên. Đây
  • 20. 13 cũng là nhãn hiệu được đa số các văn bản quy định và các nước bảo hộ vì phải tuân thủ nghĩa vụ bảo hộ trong Công ước Paris. Dễ thấy, nhãn hiệu tập thể có các đặc điểm sau giúp phân biệt với các nhãn hiệu thông thường: Thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu là một tổ chức còn người sử dụng lại là thành viên của tổ chức; Thứ hai, chức năng của nhãn hiệu là nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức với các chủ thể khác, nó như sự bảo đảm cho hàng hoá, dịch vụ của thành viên bằng uy tín của tổ chức sở hữu nhãn hiệu. 1.2.2.2. Phân loại theo tiêu chí chức năng Ngoài những nhãn hiệu thông thường, người ta còn sử dụng nhãn hiệu để chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu chứng nhận: khác với cách phân loại theo chủ sở hữu nhãn hiệu, cách phân loại theo chức năng này ít được các điều ước quốc tế và các quốc gia điều chỉnh do việc các điều ước lớn như Công ước Paris, TRIPS không quy định nghĩa vụ phải bảo hộ nó và do bản chất của nhãn hiệu chỉ mang tính xác nhận một đặc điểm nào đó của hàng hoá, dịch vụ mang nó, mà không mang tính độc quyền hay áp dụng nội bộ. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhãn hiệu chứng nhận ở các quốc gia. Một số quốc gia quy định, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu của tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận về hàng hoá, dịch vụ được dùng cho hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khi hàng hoá, dịch vụ của họ phù hợp với các điều kiện của nhãn hiệu chứng nhận. Nhưng tại Hoa Kỳ, không phải bất kỳ ai tuân thủ các tiêu chuẩn đã xác định đều có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, mà chỉ các doanh nghiệp đã được chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cho phép mới được sử dụng nhãn hiệu đó [21, tr.68]. Khoản 18, Điều 4, Luật SHTT 2005 của Việt Nam cũng quy định theo nghĩa hẹp như vậy: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của
  • 21. 14 tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu [15]. Tuy nhiên, có thể rút ra một số đặc điểm của nhãn hiệu này: thứ nhất, là nhãn hiệu của tổ chức có thẩm quyền chứng nhận về đặc tính nào đó của sản phẩm, dịch vụ; thứ hai, bản thân tổ chức không được sử dụng mà chỉ áp dụng cho các chủ thể khi họ phải đáp ứng các điều kiện nhất định của tổ chức sở hữu nhãn hiệu; thứ ba, nhãn hiệu sẽ là một bảo đảm cho hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đáp ứng đặc tính nào đó mà nó chứng nhận, vì vậy sẽ giúp chúng tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài những cách phân loại trên, còn có thể phân chia nhãn hiệu theo các tiêu chí khác như tính liên quan của nhãn hiệu (nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu liên kết), mức độ phổ biến của nhãn hiệu (nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng),… 1.2. Khái niệm và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp “Sở hữu công nghiệp” là một khái niệm mang tính chất ước lệ và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cấn nhấn mạnh rằng việc sử dụng thuật ngữ “quyền sở hữu công nghiệp” là chỉ một dạng quyền sở hữu trí tuệ chứ không phải chỉ quyền sở hữu đối với các tài sản cụ thể liên quan đến ngành sản xuất công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp là các quyền hợp pháp của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Hiện nay, các đối tượng sở hữu công nghiệp (theo các công ước quốc tế và thực
  • 22. 15 tiễn luật các nước) bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (hoặc mẫu hữu ích); kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; thiết kế bố trí mạch tích hợp; thông tin bí mật (bí mật kinh doanh); quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/03/1883 và được sửa đổi vào năm 1967, các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ là: sáng chế; mẫu hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại; chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa; tên gọi xuất xứ hàng hóa; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Sau hơn một thế kỷ, cho đến nay danh sách các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên đã được bổ sung thêm một số đối tượng mới, đó là: - Bí mật kinh doanh (bí mật thương mại, thông tin không bộc lộ...); - Thiết kế bố trí mạch tích hợp; Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền sở hữu, do vậy nó cũng mang đặc điểm chung của quyền sở hữu (chẳng hạn chủ thể mang quyền luôn xác định còn chủ thể mang nghĩa vụ là không xác định....). Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp còn có những đặc điểm riêng để phân biệt không chỉ với quyền sở hữu tài sản vật chất mà còn phân biệt với quyền tác giả - một lĩnh vực thuộc quyền sở hữu trí tuệ. 1.2.2. Phạm vi bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp Phạm vi có hiệu lực bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp là một đặc trưng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Đây chính là sự khác biệt giữa quyền sở hữu các đối tượng là tài sản vật chất hữu hình với các đối tượng là tài sản vật chất vô hình. Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có tính hạn chế được thể hiện ở nhiều khía cạnh như hạn chế về không gian, hạn chế về thời gian, hạn chế về các nội dung quyền của chủ sở hữu (quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi quyền của
  • 23. 16 người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng hoặc chủ sở hữu phải có nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu hay quyền sử dụng sáng chế có thể bị chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không thuộc quyền sở hữu của mình phải được sự cho phép của chủ sở hữu đối với quyền sở hữu công nghiệp đó, v.v… Về cơ bản, phạm vi của quyền sở hữu công nghiệp thể hiện ở hai khía cạnh đó là tính hạn chế về không gian và tính hạn chế về thời gian a) Về không gian: Quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Khác với quyền sở hữu tài sản vật chất, chỉ một số loại tài sản nhất định mới phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định đã công nhận hoặc cấp văn bằng đó. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên thế giới đều tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp luật quốc gia. Cũng khác với quyền tác giả mặc nhiên phát sinh ngay sau khi tác phẩm được tác giả sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức nhất định, quyền sở hữu công nghiệp muốn được bảo hộ phải có đơn yêu cầu bảo hộ hoặc công nhận và được bảo hộ từ thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định công nhận (trừ một số đối tượng như tên thương mại, bí mật kinh doanh). Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ đặc trưng của đối tượng sở hữu công nghiệp - một loại tài sản vô hình được truyền bá bằng con đường nhận thức nên rất dễ bị xâm phạm, khó kiểm soát. Hơn nữa, việc áp dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chủ yếu gắn với quá trình sản xuất công nghiệp, với mục đích thương mại và thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người nên thường mang lại lợi ích lớn, có ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội của quốc gia. Vì vậy, quyền sở hữu công nghiệp mang tính không gian và lãnh thổ tuyệt đối.
  • 24. 17 b) Về thời gian: Nhìn chung, quyền sở hữu công nghiệp chỉ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định được ghi trong văn bằng bảo hộ và chủ sở hữu các quyền sở hữu công nghiệp phải nộp lệ phí cho sự bảo hộ đó. Khoảng thời gian nhất định để bảo hộ là khoảng thời gian hợp lý để chủ sở hữu các quyền sở hữu công nghiệp khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình để bù đắp những chi phí vật chất và tinh thần khi tạo ra đối tượng đó. Khi kết thúc thời hạn bảo hộ (kể cả thời gian gia hạn), quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng cũng chấm dứt, ngoại trừ một số đối tượng sở hữu công nghiệp như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý... được bảo hộ vô thời hạn nhưng các đối tượng đó cũng như chủ sở hữu các đối tượng đó phải đảm bảo một số điều kiện do pháp luật quy định. Yêu cầu về phạm vi thời gian bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế xã hội bởi vì các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là những sản phẩm trí tuệ có ích cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ. Nếu những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ vĩnh viễn thì sẽ kìm hãm sự sáng tạo, dẫn đến tình trạng bưng bít thông tin. Sau khi hết thời hạn bảo hộ, các đối tượng sở hữu công nghiệp này sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại. c. Phạm vi nội dung quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp là một quyền dân sự theo nghĩa rộng. Đây không phải là một quyền dân sự “tuyệt đối” theo cách hiểu truyền thống từ trước đến nay về quyền dân sự. Quyền sở hữu công nghiệp thường gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục đích của các quan hệ dân sự về quyền sở hữu công nghiệp không phải là để thỏa mãn những mục đích tiêu dùng dân sự thường ngày của các chủ thể mà chính là các lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
  • 25. 18 Đặc tính không hữu hình của sản phẩm sáng tạo trí tuệ nói chung và của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói riêng sau khi bộc lộ có thể lan truyền vô giới hạn, không thể kiểm soát được. Do vậy, để chiếm giữ, người chiếm giữ hoặc là không công bố, giữ bí mật về sản phẩm, không đưa vào sử dụng, khai thác hoặc có khai thác nhưng phải giữ không cho người khác biết về bản chất của đối tượng đó. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không thể thực hiện được hoặc nếu có thực hiện được thì không có ý nghĩa. Do vậy, quyền năng quan trọng nhất trong nội dung quyền sở hữu công nghiệp là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp là một quyền đặc biệt thể hiện khả năng độc quyền khai thác, sử dụng của chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo hộ. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, của tác giả bằng cách tạo điều kiện cho họ thu lợi, bù đắp những chi phí mà họ đã bỏ ra. Do đó, chỉ chủ sở hữu mới có quyền sử dụng và chuyển giao cho người khác quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình. Trong đó, phạm vi độc quyền của chủ sở hữu nằm ở ba nội dung chính: độc quyền sử dụng, độc quyền ngăn cấm và độc quyền định đoạt. Tất nhiên, mỗi độc quyền này cũng có những giới hạn tương ứng. 1.3. Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và phạm vi của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 1.3.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Trong nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vấn đề bảo hộ nhãn hiệu bằng quyền sở hữu công nghiệp có vai trò rất quan trọng. Nhãn hiệu là một tài sản vô hình rất có giá trị trong giao lưu thương mại, là một đối tượng sở hữu trí tuệ dễ bị xâm hại. Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những nhà sản xuất, kinh doanh trung thực, bảo
  • 26. 19 vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể, từ đó tạo sự ổn định cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Do tầm quan trọng như vậy của nhãn hiệu nên các nước đều có những cơ chế, chính sách để bảo hộ nhãn hiệu từ phía Nhà nước. Với các tài sản hữu hình, chủ sở hữu có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thông qua việc nắm giữ tài sản, và nhờ đó thậm chí không cần đến sự công nhận quyền sở hữu của Nhà nước thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu. Với tài sản vô hình, quyền đối với tài sản này không thể được nhận biết và thực hiện giống với những tài sản hữu hình nên càng phải được Nhà nước công nhận và bảo vệ mới thực sự chống lại được hành vi xâm phạm của bên thứ ba trong quá trình khai thác. Nội dung của quyền này được thể hiện thông qua việc Nhà nước ghi nhận các loại tài sản vô hình được Nhà nước bảo hộ, cách thức xác lập quyền, nội dung quyền, các hạn chế quyền và cơ chế bảo vệ quyền. Xuất phát từ những tính chất đặc thù, riêng có của từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận hai nguyên tắc xác lập quyền cơ bản, đó là (i) xác lập quyền theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và (ii) xác lập quyền theo nguyên tắc tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Đối với đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể là nhãn hiệu thì cả hai nguyên tắc này đều được áp dụng. Với nhãn hiệu không phải là nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác định khi nhãn hiệu thỏa mãn các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định trong luật, không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thông thường việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được đặt ra khi có hiện tượng xâm phạm quyền và cơ quan nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu xác định xem có thực sự hay không việc xâm phạm quyền của một nhãn hiệu nổi tiếng.
  • 27. 20 Để một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước bảo hộ là một nhãn hiệu, dấu hiệu đó cần phải thỏa mãn những tiêu chí nhất định gọi chung là tiêu chuẩn bảo hộ. Quy định về tiêu chuẩn bảo hộ nhằm đảm bảo một nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt, phân biệt với dấu hiệu khác, không xâm phạm đến trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Tùy theo tình hình phát triển kinh tế, xã hội cũng như quan niệm truyền thống của mỗi quốc gia mà tiêu chuẩn bảo hộ này sẽ khác nhau ở từng nước. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thể hiện thông qua quyền độc quyền được Nhà nước ghi nhận, đó là độc quyền sử dụng, định đoạt, ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt khi không được phép. Một nguyên tắc đặc thù trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung là luôn phải đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các đối tượng có liên quan trong xã hội. Điều này dường như mâu thuẫn với nguyên tắc độc quyền là người có quyền sở hữu sẽ nắm quyền tuyệt đối và không bị hạn chế. Để giải quyết mâu thuẫn này, các hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp đều sử dụng cơ chế “độc quyền tương đối” cho chủ sở hữu. Có thể dễ dàng thấy tính “độc quyền tương đối” được thể hiện trong các quy định liên quan đến hạn chế quyền của chủ sở hữu mà ví dụ cụ thể nhất là trường hợp nhập khẩu song song. Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như sau: - Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu quyền với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác. Trên cơ sở quyền, việc thực thi quyền của các chủ sở hữu quyền được bảo đảm bởi nhà nước. Thuật ngữ “Bảo hộ” theo nghĩa chung nhất là sự “che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất” [11, tr.39]. Bảo hộ nhãn hiệu cũng là sự “che chở” bằng các quy định của hệ thống pháp luật đối với chủ thể có quyền,
  • 28. 21 lợi ích hợp pháp đối với quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu. Nghĩa là làm cho việc thực hiện quyền của chủ thể được bảo đảm bằng pháp luật, được pháp luật bảo vệ nhằm chống lại mọi sự xâm phạm. Theo một nghĩa rộng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu còn được hiểu là cơ chế, chính sách của Nhà nước để bảo vệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại sự xâm phạm của người khác. Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Có quan điểm cho rằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là: Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của các chủ thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba [18, tr. 13]. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không chỉ bao gồm các quy định pháp luật để chủ sở hữu thực hiện các quyền được xác định trong nội dung quyền của chủ sở hữu, mà quan trọng hơn cả là quy định xử lý các hành vi xâm phạm. Trên thực tế và theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu chỉ là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nên theo nghĩa rộng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chính là bảo hộ nhãn hiệu. Nhưng, đối tượng bảo hộ là nhãn hiệu do có tính đặc thù, nên quy trình xác lập, bảo hộ cũng có những nét riêng. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ được thực hiện dưới hình thức: cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định cho chủ thể có quyền sở hữu nhãn hiệu đó. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng khác với việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa… Vì vậy, bảo hộ nhãn hiệu còn có thể được xem là phương tiện pháp lý hữu hiệu
  • 29. 22 để Nhà nước bảo vệ lợi ích về nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân nhằm chống lại sự cạnh tranh bất hợp pháp của người khác trên thị trường. Do đó, có thể khẳng định: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là sự bảo đảm của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho các chủ thể là cá nhân, tổ chức, bảo vệ chủ sở hữu quyền chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba, theo các thủ tục do pháp luật quy định. 1.3.2. Khái niệm phạm vi bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu “Phạm vi” được hiểu là “một khoảng giới hạn của một hoạt động, một vấn đề” [11, tr.764] nào đó. Về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấu hiệu được bảo hộ. Độc quyền được hiểu dưới hai nghĩa. Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền cho hay không cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua một loại hợp đồng (hợp đồng li-xăng). Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình yêu cầu hay thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, độc quyền của chủ sở hữu cũng có những giới hạn nhất định và trong trường hợp này, việc xác định phạm vi bảo hộ quyền là cần thiết để trên cơ sở đó thiết lập giới hạn quyền. 1.4. Cơ sở xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có thể được xác định dựa trên các dấu hiệu về không gian, thời gian, nội dung quyền và nghĩa vụ, đối tượng mang nhãn hiệu (hàng hóa, dịch vụ).
  • 30. 23 1.4.1. Phạm vi bảo hộ về thời gian Muốn duy trì việc bảo hộ nhãn hiệu, trong tất cả các trường hợp, chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục gia hạn và nộp lệ phí trước khi hết thời hạn, thông thường mỗi thời hạn là 10 năm. Ở một số nước, việc sử dụng nhãn hiệu là yêu cầu bắt buộc để duy trì hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Chẳng hạn theo pháp luật Hoa Kỳ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày đăng ký. Đăng ký có thể được gia hạn, mỗi lần 10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định. Việc xin gia hạn ở đây có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong vòng một năm trước khi kết thúc một giai đoạn hiệu lực 10 năm. Việc gia hạn có thể thực hiện trong vòng 06 tháng sau khi kết thúc thời hạn nói trên và người nộp đơn phải nộp thêm khoản phí cho việc gia hạn muộn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ trong các trường hợp sau: - Nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày đăng ký, hoặc trong vòng 05 năm kể từ ngày công bố. - Nhãn hiệu đăng ký trở thành tên chung cho hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu. - Nhãn hiệu không còn khả năng phân biệt. Trong khi đó, Đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế. Đăng ký quốc tế có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 20 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định. Trong vòng 06 tháng trước khi hết hạn hiệu lực, chủ sở hữu phải làm đơn xin gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế và nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Giới hạn liên quan đến nội dung quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể xem là một giới hạn phạm vi thời gian đối với quyền đó là quy định về việc sử dụng nhãn hiệu nêu tại Điều 136 Luật SHTT, theo đó, chủ sở hữu
  • 31. 24 nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó, trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn việc đăng ký chiếm chỗ mà không sử dụng. Một trong những lý do khống chế phạm vi thời gian như vậy là để đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu tài sản SHTT và lợi ích xã hội bởi tài sản SHTT được con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của nhân loại được tốt hơn, do đó chủ sở hữu, sau một khoảng thời gian được độc quyền sử dụng cũng như khai thác giá trị thương mại của tài sản trí tuệ do mình tạo ra, thì sản phẩm trí tuệ ấy phải được nhân loại sử dụng thì nó mới có ý nghĩa. Việc hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học và ứng dụng của tiến bộ khoa học rõ ràng có sự liên quan mật thiết đến hầu hết các quyền con người khác, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Các tiến bộ khoa học và ứng dụng của tiến bộ khoa học có thể thúc đẩy các yếu tố về tiêu chuẩn vật chất trong việc thụ hưởng quyền có mức sống thích đáng (bao gồm quyền có lương thực thích đáng, nhà ở thích đáng, nước và vệ sinh, vv…), quyền được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe, quyền hưởng điều kiện việc làm công bằng và thuận lợi, quyền về giáo dục, quyền tham gia vào đời sống văn hóa. Các ứng dụng của tiến bộ khoa học cũng góp phần đưa ra những biện pháp hiệu quả trong việc thực thi ngày càng đầy đủ các quyền được công nhận trong Công ước, cũng như xác minh việc vi phạm và các biện pháp khắc phục. 1.4.2. Phạm vi bảo hộ về không gian Về không gian, so với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà trên cơ sở pháp luật nước đó, quyền sở hữu công nghiệp phát
  • 32. 25 sinh. Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu muốn nhận được sự bảo hộ quyền của mình tại nước khác, họ cần phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại nước họ mong muốn nhận được sự bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký quốc tế có chỉ định nước đó (nếu nước định nộp đơn có tham gia điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung). Tính lãnh thổ tuyệt đối của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu còn được thể hiện rõ trong Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Theo đó, một đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thành viên của Liên minh nộp tại bất cứ nước nào trong Liên minh cũng không thể bị từ chối – hoặc một đăng ký nhãn hiệu cũng không thể bị hủy bỏ - với lý do rằng việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ không có hiệu lực [29]. “Một nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ tại một nước thành viên của Liên minh được coi là không phụ thuộc vào các nhãn hiệu đăng ký tại các nước thành viên khác của Liên minh, kể cả nước xuất xứ” [29]. Do quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ tuyệt đối nên kể cả trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài thì cũng không làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật (hiện tượng pháp lý khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một quan hệ dân). Chỉ pháp luật của chính nước đã chấp nhận bảo hộ mới có giá trị điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Chủ thể nước ngoài muốn được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện để được xác lập quyền cũng như được hưởng quyền quy định theo pháp luật Việt Nam. Ngược lại, một nhãn hiệu của Việt Nam muốn được bảo hộ tại nước ngoài cũng phải thỏa mãn các điều kiện tương tự. Cũng do tính chất lãnh thổ tuyệt đối mà một nhãn hiệu đã được bảo hộ ở nước này nhưng chưa chắc sẽ được bảo hộ tại nước khác do mỗi nước có những quy định khác nhau về tiêu chí bảo hộ. Ví dụ,
  • 33. 26 trước khi Luật SHTT 2005 được ban hành, các nhãn hiệu tạo thành từ các chữ cái không phát âm được như một từ, không được thể hiện dưới dạng hình họa thuộc đối tượng không được Nhà nước bảo hộ, trong khi đó, rất nhiều nhãn hiệu tương tự như thế lại được các nước khác bảo hộ. Cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trở thành một việc hết sức quan trọng đối với nhà sản xuất nhằm tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn trên trường quốc tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới khiến cho hàng hóa trở nên dễ dàng lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí cả ở những nơi xa xôi về địa lý đối với nước xuất xứ. Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu trên quy mô quốc tế gặp một trở ngại rất lớn do đặc thù của quyền SHTT nói chung là bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thổ, theo đó quyền đối với nhãn hiệu xác lập ở quốc gia nào thì chỉ có giá trị trên lãnh thổ quốc gia đó. Mà bảo đảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở những thị trường nước ngoài, chống lại tình trạng hàng nhái, hàng giả, cạnh tranh một cách bất chính, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu ở các nước khác ngoài nước xuất xứ của sản phẩm càng trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách. Vì thế, chủ nhãn hiệu có nhu cầu được mở rộng sự bảo hộ nhãn hiệu đến cả những vùng lãnh thổ mà mình sẽ xuất khẩu hàng hóa tới bằng các thủ tục xác lập quyền của mình một cách kịp thời tại các vùng lãnh thổ này. Thực tế đó dẫn đến trong một số trường hợp, có xảy ra ngoại lệ là nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia nhưng lại có giá trị ở một nhóm các quốc gia. Có thể lấy ví dụ ở các quốc gia Đông Âu như nhãn hiệu BENELUX có thể được đăng ký ở một trong các nước Bỉ, Hà Lan, Lucxambua và có hiệu lực tại cả ba quốc gia này. Hay nhãn hiệu của Cộng đồng chung Châu Âu sẽ có hiệu lực cho tất cả các nước thuộc cộng đồng châu Âu mặc dù chỉ cần đăng ký tại một quốc gia trong đó. Vấn đề ở đây là các quốc gia này áp dụng chung
  • 34. 27 một điều luật về bảo hộ nhãn hiệu nên phạm vi pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu có hiểu là tương đương nhau. Nhằm đảm bảo cho nhãn hiệu được bảo hộ rộng khắp trên phạm vi quốc tế, theo sáng kiến của Pháp, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris, được xem xét lại tại Brussels năm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại Luân Đôn năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến 01/08/2007 Công ước Paris đã có 171 nước thành viên. Việt Nam trở thành thành viên Công ước Paris từ 08/3/1949. Công ước Paris ra đời đã khiến cho trở ngại do yếu tố lãnh thổ quốc gia không còn, công ước Paris đã quy định một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ, khiến cho các hệ thống này giảm các khác biệt và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các chủ thể xác lập quyền bên ngoài nước xuất xứ. Tuy nhiên, theo Công ước Paris, công dân của các nước thành viên khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, mặc dù được hưởng chế độ đối xử quốc gia tương đương như sự bảo hộ dành cho công dân của chính nước đó, nhưng chủ nhãn hiệu vẫn phải thực hiện các thủ tục xác lập quyền độc lập tại từng nước thành viên. Nhãn hiệu muốn được bảo hộ ở càng nhiều quốc gia thì tốn càng nhiều thời gian và chi phí. Để khắc phục khó khăn này, hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã ra đời. Ngày 14/4/1891 tại Madrid, Tây Ban Nha, một số nước thành viên Công ước Paris đã cùng ký kết Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Theo Thỏa ước này, công dân một nước thành viên của Thỏa ước muốn nhận được sự bảo hộ nhãn hiệu ở nước thành viên khác thì trước tiên cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia mình, sau đó, thông qua cơ quan này nộp đơn đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc tế WIPO trong đó có chỉ ra nước thành viên mà mình
  • 35. 28 mong muốn nhận được sự bảo hộ. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và nước thành viên được chỉ định có thời hạn 1 năm kể từ ngày công bố đăng ký quốc tế để xem xét việc có chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu hay không. Hết thời hạn 1 năm nếu nước được chỉ định không ra thông báo từ chối thì nhãn hiệu mặc nhiên được bảo hộ tại nước thành viên đó. Nhãn hiệu là đối tượng của một đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid chỉ khi nhãn hiệu đó đã được bảo hộ tại nước xuất xứ. Thỏa ước Madrid ra đời đã giúp đơn giản hóa thủ tục đăng ký và duy trì hiệu lực của nhãn hiệu bên ngoài lãnh thổ quốc gia mỗi nước thành viên. Chỉ thông qua một đơn duy nhất, sử dụng một ngôn ngữ (tiếng Pháp), nộp phí bằng một loại tiền tới một cơ quan (Văn phòng quốc tế của WIPO), chủ nhãn hiệu có thể nhận được sự bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau ngoài nước xuất xứ. Tính đến 01/8/2007 đã có 57 nước là thành viên của Thỏa ước Madrid. 1.4.3. Phạm vi bảo hộ về nội dung Theo quy định của pháp luật về SHTT ở nhiều nước trên thế giới, Hiệp định TRIPS, Công ước Paris và của Việt Nam (khoản 3 Điều 751 và khoản 1 Điều 753 Bộ luật Dân sự 2005, khoản 1 Điều 123 Luật SHTT) thì chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền cơ bản như: Độc quyền sử dụng nhãn hiệu (bao gồm cả chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác); định đoạt quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và độc quyền ngăn cấm người khác sử dụng hoặc định đoạt nhãn hiệu khi chưa được phép (ví dụ chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu; buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại). 1.4.3.1. Quyền sử dụng nhãn hiệu và phạm vi quyền sử dụng nhãn hiệu Đây được xem là quyền phổ biến nhất và được thực hiện một cách thường xuyên nhất của các chủ sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở hữu có độc quyền
  • 36. 29 đưa nhãn hiệu của mình vào nhằm khai thác công dụng để thu được các lợi ích từ chúng mang lại thông qua các hành vi như độc quyền gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, công-ten-nơ chứa hàng hoá, bao bì, nhãn mác hàng hoá, dịch vụ của mình, được sử dụng nhãn hiệu trong quảng cáo, trong các tài liệu giao dịch kinh doanh, các tài liệu phục vụ kinh doanh... Thông qua việc thực hiện các quyền này, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, bảo vệ sự độc quyền sử dụng nhãn hiệu cũng chính là bảo vệ quyền lợi thiết thực nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có chủ sở hữu mới là người có quyền khai thác tính năng, công dụng và những giá trị vật chất từ nhãn hiệu đó. Việc các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu trái pháp luật rõ ràng là sẽ gây cho chủ sở hữu nhãn hiệu những thiệt hại đáng kể. Bên cạnh việc trực tiếp thực hiện quyền sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu quyền cũng có thể trao quyền này cho chủ thể khác thông qua độc quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: đây là quyền thể hiện rõ nhất lợi ích kinh tế mà nhãn hiệu mang lại cho chủ sở hữu của nó. Trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác. Việc chuyển quyền sử dụng phải bắt buộc thể hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng này được gọi là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (licensing agreement to use the trademark) hay còn gọi là li – xăng nhãn hiệu. Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng này, các bên phải tuân thủ các quy định về hợp đồng của pháp luật. Quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thường được thực hiện theo hai cách: Cách thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng độc quyền. Tức là, chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho người khác; trong thời hạn của hợp đồng sử dụng nhãn hiệu đã ký kết, chủ sở hữu không được chuyển giao đối
  • 37. 30 tượng đó cho bất kỳ bên thứ ba nào khác và cũng không được sử dụng nó cho đến khi hết hạn hợp đồng. Cách thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng không độc quyền. Tức là, chủ sở hữu nhãn hiệu mặc dù đã ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác nhưng đồng thời vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu đó và vẫn được quyền chuyển tiếp quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho bất kỳ chủ thể thứ ba nào khác. Khi kí kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu có quyền cho phép hoặc không cho phép bên được chuyển quyền sử dụng được kí kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba [19, tr.164]. Một khi chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn thành việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu đã có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Kể từ đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có đầy đủ quyền hạn của mình đối với nhãn hiệu trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, độc quyền sử dụng nhãn hiệu (cũng bao gồm cả chuyển giao quyền sử dụng) có giới hạn nhất định. (1) Sử dụng nhãn hiệu không bị coi là xâm phạm quyền. Luật nhãn hiệu của nhiều nước và vùng lãnh thổ cũng quy định tương tự thậm chí rõ ràng hơn về vấn đề này: Theo Điều 33(b)(4) Luật Nhãn hiệu Mỹ trường hợp loại trừ không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi “sử dụng tên gọi, thuật ngữ hoặc hình ảnh bị coi là xâm phạm theo cách không phải là một nhãn hiệu… hoặc một thuật ngữ hoặc hình ảnh mang tính mô tả và sử dụng theo cách ngay thẳng, trung thực để mô tả hàng hóa, dịch vụ của chính bên đó hoặc nguồn gốc địa lý của chúng…”. Hoặc theo Điều 6(1)(c) Chỉ thị về nhãn hiệu cộng đồng, việc sử dụng một dấu hiệu không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi: Sử dụng nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng cần thiết cho mục đích chỉ dẫn công dụng dự kiến của sản phẩm hoặc dịch vụ (đặc biệt đối với phụ kiện hoặc chi tiết của xe cộ) với điều kiện việc sử
  • 38. 31 dụng phù hợp với thực tiễn kinh doanh trung thực trong công nghiệp và thương mại [24]. Để giải thích rõ điều khoản này ECJ đã đưa ra ý kiến: việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba được coi là hợp pháp phụ thuộc vào việc xác định “liệu việc sử dụng đó có cần thiết để chỉ dẫn công dụng dự kiến của sản phẩm hay không” và việc sử dụng này là cần thiết khi trên thực tế khi nó “là cách để cung cấp cho công chúng những thông tin đầy đủ và toàn diện về công dụng dự kiến của sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo môi trường cạnh tranh của sản phẩm không bị bóp méo, hơn nữa việc sử dụng này cũng phù hợp với thực tiễn kinh doanh trung thực trong công nghiệp và thương mại. (2) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài. Một khi người chủ sở hữu nhãn hiệu đã đưa hàng hoá (có gắn nhãn hiệu đã đăng ký) ra thị trường, họ sẽ không có quyền ngăn cản việc lưu thông hàng hoá trong quá trình thương mại. Điều này là cốt lõi của một khái niệm gọi là “sử dụng hết quyền” hay “vắt kiệt quyền” đối với nhãn hiệu [24, Điều 13]. Theo đó, sau khi hàng hoá mang nhãn đã được đưa ra một thị trường chủ sở hữu sẽ không có quyền ngăn cản hay can thiệp vào quá trình lưu thông của hàng hoá trên thị trường. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với quyền đưa sản phẩm mang nhãn lần đầu tiên ra thị trường dưới tên nhãn đã đăng ký. Bên cạnh đó quyền gắn nhãn mác trên hàng hoá, bao bì, công-ten-nơ v.v.. vẫn tồn tại. Lý do của giới hạn này là khi chủ sở hữu nhãn hiệu đưa hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu ra thị trường, họ đã thu được lợi từ việc sử dụng nhãn hiệu đó. Sẽ là bất hợp lý và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người tiêu dùng nếu một người mua hàng hoá mang nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu
  • 39. 32 hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng để bán lại mà lại phải có sự cho phép. Trong trường hợp đó, giá bán hàng hoá sẽ tăng vì phải cộng thêm chi phí để trả tiền bản quyền sử dụng nhãn hiệu. Tương tự như vậy, việc mua để bán lại (nhập khẩu) hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ đã được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng cũng phải được thực hiện tự do mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Ngoài ra, phạm vi quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu còn bị hạn chế bởi quy định về việc sử dụng nhãn hiệu liên tục nhãn hiệu đó, trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn việc đăng ký chiếm chỗ mà không sử dụng. Liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, phạm vi của quyền này chịu giới hạn thể hiện ở quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Nói cách khác, phạm vi quyền chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu không thuộc sở hữu tập thể. Việc xác định giới hạn này là nhằm bảo vệ bản chất của quyền (không dành cho cá nhân, tổ chức bên ngoài). Bởi lẽ nếu cho phép chuyển giao quyền sử dụng đến các chủ thể không phải là thành viên trong tập thể sở hữu thì có nghĩa nhãn hiệu đó đã không còn là tài sản được bảo hộ dưới danh nghĩa tập thể theo xác định trong nội dung của văn bằng bảo hộ. Nếu chủ thể bên ngoài muốn được sử dụng nhãn hiệu, chỉ có cách đăng ký trở thành thành viên của tập thể sở hữu nhãn hiệu. 1.4.3.2. Quyền ngăn cấm và phạm vi quyền ngăn cấm Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối bất kỳ việc sử dụng nào đối với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ của mình khi các nhãn hiệu đó bị gắn lên các
  • 40. 33 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tương tự (có thể gây nhầm lẫn) hay sử dụng nhãn hiệu đó trong quảng cáo, tài liệu giao dịch.v.v. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tránh cho họ nguy cơ bị nhầm lẫn, việc bảo hộ cho chủ sở hữu nhãn hiệu mở rộng tới cả quyền cấm các chủ thể khác sử dụng (ví dụ như phải dừng ngay hành vi gắn các nhãn hiệu tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ sở hữu lên các sản phẩm cùng loại. Quyền ngăn cấm, yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm nhãn hiệu là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu mà không phải là thẩm quyền của nhà nước trong việc ngăn cấm. Mà cần hiểu rằng đó là do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ nhân danh nhà nước, theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu để tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm ngăn cản các chủ thể khác xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu mà thôi. Việc thực hiện quyền ngăn cấm của chủ sở hữu nhãn hiệu còn nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu: Tại Điều 6septies Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định: Nếu đại lý hoặc người đại diện của người là chủ nhãn hiệu tại một trong số các nước thành viên của Liên minh vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chính mình tại một hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh, mà không được sự cho phép của người chủ đó thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ việc đăng ký đó, hoặc, nếu luật quốc gia cho phép, chuyển việc đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện biện hộ được cho hành động của mình [29, Điều 6sep]. Việt Nam là một trong 162 nước thành viên của Công ước nên để áp dụng quy định này vào thực tiễn nước ta, điểm c khoản 1 Điều 130 Luật SHTT đã quy định: Trường hợp sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là
  • 41. 34 thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng [15]. Đây là một quy định rất cần thiết, vừa phù hợp với luật pháp quốc tế lại vừa đảm bảo cho khả năng cạnh tranh lành mạnh của nhãn hiệu trong và ngoài nước, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng. Bởi xét cho cùng, tính không trung thực khi sử dụng nhãn hiệu luôn là một biểu hiện thường thấy trong đời sống kinh doanh và cũng là một loại hành vi luôn bị cấm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở các nước. Theo lẽ thường, người sử dụng là người đại diện hay đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu phải nhận thức được rằng nhãn hiệu mà mình đang được phép sử dụng là thuộc sở hữu của người khác đang tồn tại. Nếu họ vi phạm các quy định trên thì việc sử dụng nhãn hiệu của họ được xem là nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu để trục lợi và ngăn cản việc lưu thông của hàng hóa mang nhãn hiệu đó trên thị trường nước ngoài mà họ đang là đại lý hoặc đại diện. Phạm vi của độc quyền ngăn cấm phải chịu giới hạn trong trường hợp nhất định. Ví dụ chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ không có quyền phản đối việc sử dụng nhãn hiệu của mình hay nhãn hiệu tương tự một cách vô điều kiện. Đối với hàng hoá tuy đăng ký gắn nhãn hiệu nhưng lại không sử dụng trên thực tế thì không được áp dụng sự bảo hộ này. Bởi vì lúc này việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sẽ đi ngược lại lợi ích công chúng. 1.4.3.3. Quyền định đoạt nhãn hiệu và phạm vi quyền định đoạt Quyền định đoạt ở đây được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền quyết định về sự tồn tại cũng như số phận pháp lý của nhãn hiệu. Cụ thể trong các trường hợp sau:
  • 42. 35 Thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho người khác thông qua một hợp đồng được ký kết dưới hình thức bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu). Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ phát sinh hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Kể từ thời điểm hợp đồng được đăng ký thì bên nhận chuyển nhượng có đầy đủ, toàn bộ các quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu. Bên nhận chuyển nhượng cũng sẽ tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phát sinh trên cơ sở giao dịch với người thứ ba, với điều kiện điều đó phải được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng. Cũng cần lưu ý rằng, việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu không được nhầm lẫn về đặc tính hoặc nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền từ bỏ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu không được từ bỏ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thuộc phạm vi hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đang còn thời hạn hiệu lực mà bên nhận chuyển giao không đồng ý chấm dứt hợp đồng đó trước thời hạn. Thứ ba, vì cả bản thân nhãn hiệu lẫn quyền chuyển giao nhãn hiệu cũng là một loại tài sản có giá trị kinh tế (định giá được bằng tiền) nên người chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có quyền để lại thừa kế nhãn hiệu (theo di chúc hoặc theo pháp luật) cho những người khác sau khi chủ sở hữu nhãn hiệu chết. Do đó, khi chủ sở hữu nhãn hiệu chết đi mà quyền sở hữu đối với nhãn hiệu vẫn đang còn thời hạn bảo hộ thì nó cũng được định đoạt để lại thừa kế cho những người còn sống khác tương tự như các loại tài sản khác. Thứ tư, chủ sở hữu nhãn hiệu còn thực hiện quyền định đoạt đối với nhãn hiệu thông qua việc dịch chuyển quyền theo những sự kiện kế thừa như sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… pháp nhân. Nhãn hiệu thường gắn kết với
  • 43. 36 một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó của doanh nghiệp, đôi khi nó còn có ý nghĩa quyết định đến việc thành công hay thất bại trong kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Do đó, nhãn hiệu cũng là sản nghiệp của chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu của nó có quyền đối với chúng trong các hoạt động cải tổ. Với những trường hợp định đoạt quyền sở hữu nhãn hiệu nêu trên, giới hạn chung là việc định đoạt phải không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thực tế cho thấy, có những trường hợp nhãn hiệu được chuyển nhượng đối với một phần hàng hóa đăng ký sử dụng nhãn hiệu, phần hàng hóa tương tự còn lại vẫn được bên chuyển nhượng sử dụng với nhãn hiệu đó hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu sở hữu một loạt các nhãn hiệu tương tự nhau nhưng chỉ chuyển nhượng một nhãn hiệu trong số đó. Như vậy, công chúng có thể nhầm lẫn về xuất xứ, chất lượng của hàng hóa sử dụng nhãn hiệu bởi vì họ không thể phân biệt hàng hóa nào trong số hàng hóa tương tự sản xuất bởi bên chuyển nhượng hay bên nhận chuyển nhượng. Đây là giới hạn nhằm bảo đảm cho nhãn hiệu thực hiện đúng chức năng phân biệt của nhãn hiệu. 1.4.4. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ được gắn nhãn hiệu Nhãn hiệu không tồn tại dưới hình thức độc lập với hàng hoá hay dịch vụ thương mại. Cơ sở cho nó tồn tại là chức năng phân biệt hàng hoá/dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, giá trị của nhãn hiệu lại độc lập với giá trị của hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu và nhiều khi có ý nghĩa quyết định giá bán của hàng hoá/dịch vụ đó trên thị trường. Đối với nhãn hiệu thông thường, phạm vi bảo hộ chỉ áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan. Điều 8(5) của Quy Chế về Nhãn Hiệu cộng đồng quy định “nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó và nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ
  • 44. 37 không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhãn hiệu đã có trước đó được đăng ký …” [24]. Ngôn ngữ tương đồng được quy định tại Điều 5(2) của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU. Việc đánh giá tính tương tự của hàng hoá hoặc dịch vụ được xem xét trên quan điểm của người tiêu dùng. Khả năng gây nhầm bao gồm khả năng liên tưởng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá. Thuật ngữ khả năng gây nhầm lẫn “bao gồm khả năng liên tưởng”, đã trở thành chuẩn mực chung để đánh giá tính tương tự của nhãn hiệu thông qua phán quyết của Toà án châu Âu trong vụ trong vụ Sabel BV v Puma AG [23]. Trong đó toà án đã xác định khái niệm về khả năng liên tưởng là không khác với khái niệm về khả năng nhầm lẫn nhưng nó nhằm mục đích định làm rõ hơn phạm vi xâm phạm. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ cũng được mở rộng sang việc sử dụng có liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự trong trường hợp bản sắc hoặc tính tương tự của nhãn hiệu đối lập có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có mối quan hệ giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu đối lập hoặc có cơ may làm phai dần tính phân biệt với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc làm phương hại đến danh tiếng của nhãn hiệu này. Cùng với đó, miễn là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu rất nổi tiếng được bảo hộ có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ không tương tự khi có nguy cơ gây nhầm lẫn, hoặc bằng học thuyết chống làm lu mờ nhãn hiệu, thì phạm bảo hộ này sẽ được mở rộng sang hàng hóa hoặc dịch không cạnh tranh. Bất cứ khi nào chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh rằng việc các bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu tạo ra một lợi thế không công bằng đối với chủ sở hữu đó, hoặc làm phương hại đến danh tiếng hoặc khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng, thì cần ngăn chặn việc sử dụng đó. Pháp luật Việt Nam không có quy định về vấn đề này và tòa án cũng không có quy định về điểm này. Tuy nhiên, trong phạm vi sự bảo hộ sẽ được cấp đối với hàng hóa