SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP TR£N BIÓN §¤NG
THEO PH¦¥NG THøC PHI TµI PH¸N
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP TR£N BIÓN §¤NG
THEO PH¦¥NG THøC PHI TµI PH¸N
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam
đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Hải Yến
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN
BIỂN THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN........................... 6
1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế
trên biển............................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp quốc tế, tranh chấp quốc tế trên biển........... 6
1.1.2. Các tranh chấp quốc tế trên biển.......................................................... 7
1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển................... 9
1.2.1. Điều ước quốc tế .................................................................................. 9
1.2.2. Tập quán quốc tế ................................................................................ 11
1.2.3. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế..................................... 14
1.2.4. Quan điểm, học thuyết của các chuyên gia, các nhà luật học nổi tiếng ...... 14
1.2.5. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế ................................................... 15
1.3. Nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trên biển ................ 16
1.3.1. Nguyên tắc của luật quốc tế nói chung .............................................. 16
1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù của Luật biển................................................ 17
1.4. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp
trên biển............................................................................................. 24
1.4.1. Phương thức tài phán.......................................................................... 24
1.4.2. Phương thức phi tài phán ................................................................... 28
Kết luận Chƣơng 1........................................................................................ 31
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ ÁP DỤNG
PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRÊN BIỂN.......................................................... 32
2.1. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên
biển thông qua thƣơng lƣợng, đàm phán ...................................... 33
2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông
qua thương lượng, đàm phán.............................................................. 33
2.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua thương
lượng, đàm phán................................................................................. 38
2.2. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên
biển thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các
Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế................................... 41
2.2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông
qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra
và Ủy ban hòa giải quốc tế................................................................. 42
2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua môi giới,
trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa
giải quốc tế.......................................................................................... 50
2.3. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên
biển thông qua tổ chức quốc tế ....................................................... 51
2.3.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông
qua tổ chức quốc tế............................................................................. 51
2.3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua các tổ chức
quốc tế ................................................................................................ 57
2.4. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên
biển thông qua ngoại giao công chúng ........................................... 65
2.4.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông
qua ngoại giao công chúng................................................................. 65
2.4.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua ngoại giao
công chúng ......................................................................................... 69
Kết luận Chƣơng 2........................................................................................ 72
Chƣơng 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG
VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG
THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN.................................... 73
3.1. Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển Đông.......................... 73
3.1.1. Tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.................................................. 75
3.1.2. Tranh chấp các vùng biển chồng lấn................................................... 77
3.1.3. Tranh chấp về viê ̣c thực hiê ̣n các quyền và nghĩa vụtheo luâ ̣t
biển quốc tế ........................................................................................ 78
3.1.4. Tranh chấp liên quan đến yêu sách đường lưỡi bò phi lý của
Trung Quốc......................................................................................... 79
3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh
chấp trên Biển Đông......................................................................... 79
3.2.1. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên
Biển Đông thông qua thương lượng, đàm phán ................................... 81
3.2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành
lập các Ủy ban điều tra, Ủy ban hòa giải ........................................... 85
3.2.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông thông qua tổ chức quốc tế......................................... 87
3.2.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên
Biển Đông thông qua ngoại giao công chúng ...................................... 95
Kết luận Chƣơng 3...................................................................................... 101
KẾT LUẬN.................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 104
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Các Hiệp định (Điều ước) phân định trên biển 38
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biển Đông là vùng biển có vị trí quan trọng, ý nghĩa chiến lược trong
chính sách phát triển của các quốc gia ven biển. Chính vì vậy, Biển Đông
luôn là tâm điểm của những cuộc tranh chấp chủ quyền cũng là nơi chứng
kiến nhiều cuộc đối đầu nóng bỏng nhất giữa Trung Quốc và các nước trong
khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp ở khu vực Biển Đông với
một loạt các nước gồm Phi-lip-pin, Việt Nam, Brunei, Ma-lai-xi-a và vùng
lãnh thổ Đài Loan. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sau khi công
khai đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của không những các nước liên
quan đến Biển Đông như Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin
mà còn từ các nước đứng ngoài tranh chấp chủ quyền nhưng có lợi ích thương
mại, hàng hải đối với Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Trong bối
cảnh Trung Quốc, một nước lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng quyết
đoán trong việc đòi chủ quyền và một nước Mỹ đang suy yếu tương đối,
muốn duy trì vai trò chủ đạo tại khu vực này, thì vấn đề tranh chấp biển Đông
lại càng trở nên phức tạp, có nguy cơ thổi bùng xung đột địa chính trị. Hơn
thế nữa, thời gian gần đây, việc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo trên
Biển Đông cùng với việc gia tăng tần suất sử dụng các biện pháp để hỗ trợ
cho mục tiêu xác lập chủ quyền của Trung Quốc như: gây sức ép đến một số
công ty đa quốc gia đang hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam
và Phi-líp-pin, tiến hành nhiều cuộc tập trận với quy mô lớn trên biển Đông,
thực hiện lệnh cấm bắt cá hàng năm và quấy nhiễu ngư dân các nước hoạt
động hợp pháp trên vùng biển của mình, hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng
đặc quyền kinh tế và gần đây là những hành động “ráo riết” cải tạo, xây dựng
đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa...
2
Việc nghiên cứu, xác định một phương thức, đặc biệt là phương thức
phi tài phán giúp các quốc gia tìm kiếm một giải pháp khả quan trong giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông đang là vấn đề hết sức cấp thiết, bởi:
Thứ nhất, để giải quyết các tranh chấp trên biển hay bất kỳ tranh chấp
nào khác thì vấn đề tiên quyết là việc lựa chọn giải pháp. Việc giải quyết tranh
chấp trên biển bằng phương thức phi tài phán đã và đang là xu hướng tất yếu
không thể phủ nhận và được tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Ở
hoàn cảnh hiện nay, các nước khu vực Biển Đông đều có lợi ích từ vùng biển
này nên trong quá trình giải quyết tranh chấp thông qua phương thức phi tài
phán sẽ khiến lợi ích giữa các bên được cân đối để có thể đem đến một sự công
bằng tương đối cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia mình.
Thứ hai, việc sử dụng các phương thức phi tài phán trong việc giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông sẽ làm sáng tỏ những bất đồng, giúp các bên
hoàn toàn kiểm soát được nội dung, thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp
mà không bị cuốn vào quá trình tố tụng kéo dài.
Thứ ba, trong khi vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia trên biển chưa
được giải quyết triệt để thì sử dụng biện pháp phi tài phán để giải quyết là một
trong những hướng đi đúng đắn giúp các bên tranh thủ sự ủng hộ của dư luận
quốc tế từ đó có thể xây dựng các đối sách phù hợp đồng thời có thời gian
củng cố thêm cơ sở pháp lý để bảo vệ quan điểm chính đáng của mình và
phản bác những lập luận, yêu sách sai trái của đối phương.
Nhận thấy tầm quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, Học
viên mạnh dạn lựa chọn: “Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo
phương thức phi tài phán” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc
giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng phương thức phi tài phán qua đó
chỉ ra khả năng áp dụng cơ chế này cho các quốc gia Đông Nam Á nói chung
3
và Việt Nam nói riêng. Với những mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn đặt
ra những vấn đề sau cần giải quyết đó là: phân tích, nghiên cứu từng biện
pháp cụ thể trong phương thức phi tài phán và thực tiễn giải quyết tranh chấp
trên biển Đông theo phương thức phi tài phán, qua đó rút ra những kinh
nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp biển, đảo hiện nay.
Do tính chất phức tạp trong việc tìm kiếm cách giải quyết tranh chấp
trên biển Đông theo phương thức phi tài phán, đồng thời trong thực tế gặp
không ít khó khăn bởi cách xử sự của các bên tham gia tranh chấp, vì thế luận
văn chỉ tập trung nghiên cứu các phương thức giải quyết phù hợp với Hiến
chương Liên hợp quốc, luật quốc tế nói chung và luật Biển nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức
tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu. Dưới góc độ của một luận văn, học
viên tập trung xem xét phân tích những vấn đề mang tính chất cơ bản cả về lý
luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo
phương thức phi tài phán. Trên cơ sở đó tìm ra những phương hướng và kinh
nghiệm cho Việt Nam áp dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển
Đông nhằm đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị cũng như kinh tế, văn hóa,
xã hội… của một quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển quốc gia trên
trường quốc tế.
Tổng quan tài liệu: Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều bài
viết, công trình nghiên cứu về các vấn đề pháp luật quốc tế nói chung và pháp
luật về biển đảo nói riêng. Trong đó các công trình này có đề cập đến các biện
pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức phi tài phán. Có thể kể
tới các bài viết, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu luật quốc tế
nói chung và về luật Biển nói riêng như GS.TSKH. Đào Trí Úc, PGS.TS
Nguyễn Bá Diến, PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng, PGS.TS. Đoàn Năng, PGS.TS.
Nguyễn Hồng Thao, TS. Đặng Đình Quý… Một số Giáo trình Luật Quốc tế
4
của Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện
Ngoại giao… đã có những chương riêng về biện pháp giải quyết tranh chấp.
Về tài liệu nước ngoài, Học viên đã tham khảo và nghiên cứu một số vấn
đề lý luận cơ bản trong phương thức phi tài phán trên thế giới của một số luật
gia nước ngoài. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu quốc tế như: Robert Beckman, Beckman and Leonardo Bernard -
Trung tâm Luật Quốc tế - Đại học Quốc gia Xinh-ga-po, Christian Le Miere -
nghiên cứu viên cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải - Học viện Nghiên
cứu Chiến lược Quốc tế, Boutros Ghali, Yobert K.Shampande, Oppenheim,
S.K.Kapoor, Nagendra Singh, M.Bedjaoui, Louis Henkin, Edmandjan os
manezyk, Danicl Partan,… nghiên cứu về luật quốc tế và biện pháp giải quyết
tranh chấp quốc tế nói chung ở các Trường Đại học của Pháp, Anh, Mỹ,…,
Tuy vậy, sự phân tích, đánh giá lý luận thực tiễn và kết luận về biện
pháp giải quyết tranh chấp trên biển theo phương thức phi tài phán chưa được
tập trung. Ở đề tài của mình, học viên sẽ tiếp thu, tổng hợp lại những kết quả
được đúc rút, đồng thời tiếp tục tìm hiểu và phát triển những nội dung chưa
được nghiên cứu, nghiên cứu đã cũ hoặc nghiên cứu chưa sâu nhằm làm rõ
hơn những ưu việt mà phương thức này mang lại.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do tính chất đa dạng và phức tạp của vấn đề giải quyết tranh chấp trên
biển Đông theo phương thức phi tài phán nên học viên không có điều kiện
xem xét, phân tích tất cả các khía cạnh, nội dung, các giải pháp, hoạt động
ngoại giao tại nơi xảy ra tranh chấp cũng như không thể nghiên cứu được hết
các vụ tranh chấp biển đảo từ trước tới nay.
Từ việc xác định lý do, giới hạn và phạm vi nghiên cứu nói trên, luận
văn tập trung nghiên cứu những phương thức phi tài phán trong việc giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông. Cụ thể, luận văn tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau:
5
Khái niệm “tranh chấp quốc tế”, “tranh chấp quốc tế trên biển”; Cơ sở
pháp lý quốc tế chung để giải quyết tranh chấp; Các nguyên tắc giải quyết
tranh chấp; Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển theo
phương thức phi tài phán từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong
quá trình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất, học viên vận
dụng một số phương pháp nghiên cứu đó là các phương pháp nghiên cứu phân
tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê… với những kiến thức
đã học kết hợp với sách báo, tài liệu có liên quan nhằm phân tích những điều
kiện cụ thể, đi sâu nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
theo phương thức phi tài phán từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam khi
tham gia giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông. Do
khả năng còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô và các bạn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm ba chương cụ thể trong phần nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp trên biển theo phương
thức phi tài phán.
Chương 2: Quy định và thực tiễn quốc tế áp dụng phương thức phi tài
phán trong giải quyết tranh chấp trên biển.
Chương 3: Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết
tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán.
Mặc dù học viên đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm và nghiên cứu
tài liệu, cũng như tìm hiểu thực tiễn nhưng do kiến thức có hạn nên vẫn còn
gặp nhiều khó khăn, sai sót. Học viên xin ghi nhận những ý kiến đóng góp
của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
6
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN
BIỂN THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN
1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế trên biển
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp quốc tế, tranh chấp quốc tế trên biển
Tranh chấp là hiện tượng thường xuyên, phổ biến trong đời sống xã hội
nói chung và đời sống quốc tế nói riêng. Trong phán quyết ngày 30/8/1924
giải quyết tranh chấp giữa Hi Lạp và Vương Quốc Anh về vụ chuyển nhượng
Mavromatis Palestine, Tòa án thường trực công lý quốc tế xác định tranh
chấp: là bất đồng một vấn đề của luật pháp hoặc của thực tiễn, hay là một
xung đột về quan điểm pháp lý hoặc về lợi ích của hai chủ thể [68].
Theo từ điển Black‟s Law thì “Tranh chấp là một cuộc xung đột hay
tranh cãi, đặc biệt một trong những xung đột hay tranh chấp đó có thể trở
thành một vụ kiện cụ thể” [69, pp.540].
Trong thực tế “tranh chấp quốc tế” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Theo nghĩa rộng, tranh chấp quốc tế bao hàm không chỉ tranh chấp mà cả
các trạng thái, tình thế xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế, mà chủ yếu
là các quốc gia. Theo nghĩa hẹp thì tranh chấp quốc tế chỉ bao gồm các quan
hệ xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế được biểu hiện qua các bên
tham gia cụ thể của luật quốc tế được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể
đối với các đối tượng tranh chấp nhất định. Ở đây, chủ thể của một tranh chấp
mang tính chất quốc tế thể hiện ở việc các bên tham gia tranh chấp là những
quốc gia hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp
này phải dựa trên pháp luật quốc tế, theo một cơ chế hay bởi một cơ quan tài
phán có tính chất quốc tế.
Trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982,
7
thuật ngữ giải quyết tranh chấp được đề cập đến ở khá nhiều điều khoản. Theo
Điều 279 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982: “các
quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích
hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình…” thì có thể hiểu
tranh chấp quốc tế trên biển là tranh chấp, mâu thuẫn xung đột giữa các quốc
gia về những vấn đề liên quan tới việc giải thích hay áp dụng Công ước, cụ thể
hơn, đó là sự mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các quốc gia liên quan tới vấn đề
phân định chế độ pháp lý các vùng biển - đảo, việc phân chia, sử dụng và khai
thác biển cả và đại dương cũng như các nguồn tài nguyên của chúng.
Đồng thời Công ước cũng dành riêng phần XV, bao gồm 21 điều quy
định cụ thể về nguyên tắc, biện pháp, thiết chế, trình tự và thủ tục giải quyết
tranh chấp. Tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về giải quyết tranh
chấp nhưng các quy định tại Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật
Biển năm 1982 cho thấy Công ước tuân thủ nguyên tắc hòa bình giải quyết
tranh chấp của luật quốc tế. Vì vậy, có thể hiểu việc giải quyết tranh chấp
trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 bao gồm
tổng thể các nguyên tắc, cách thức, thủ tục, phương tiện và thiết chế pháp lý,
có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, được thiết lập để điều
chỉnh quan hệ giữa các chủ thể lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc
giải quyết xung đột, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giải thích, áp dụng
các quy định của Công ước này.
1.1.2. Các tranh chấp quốc tế trên biển
Tính tới thời điểm hiện tại, có nhiều tranh chấp quốc tế trên biển tuy nhiên
tranh chấp phức tạp và kéo dài thường rơi vào những loại tranh chấp sau:
Thứ nhất là tranh chấp chủ quyền trên biển
Chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập được thể hiện trên mọi
8
phương diện như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng,
ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến
pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
Lãnh thổ quốc gia bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời.
Theo Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng
nước nội thủy và vùng nước lãnh hải thuộc lãnh thổ quốc gia.
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển là tình trạng tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ thường được tạo nên bởi một hoặc một số quốc gia đã lợi dụng
cơ hội và sử dụng vũ lực để chiếm đóng một phần hay toàn bộ quần đảo thuộc
chủ quyền của quốc gia khác.
Thứ hai là tranh chấp về quyền chủ quyền và quyền tài phán
Quyền chủ là quyền xuất phát từ chủ quyền, ở các vùng biển đặc thù
như vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, các quốc gia không có chủ
quyền hoàn toàn và đầy đủ mà chỉ có các quyền liên quan đến chủ quyền và
quyền tài phán.
Quyền chủ quyền thường thể hiện ở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng,
bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quyền tài phán là quyền liên quan
đến thẩm quyền tác động đến con người, tài sản, tổ chức - quyền quản lý nhà
nước đối với các hoạt động của các chủ thể trong một khu vực lãnh thổ hoặc
vùng biển nhất định. Theo Điều 56 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về
Luật Biển năm 1982 thì quyền tài phán được chia theo lĩnh vực hoạt động như:
lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình; nghiên cứu khoa
học về biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Các tranh chấp biển về chủ
quyền và quyền tài phán trên các vùng biển nảy sinh khi có sự bất đồng về cách
giải thích và áp dụng các quy định của luật biển quốc tế, đặc biệt là các quy
định trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tại
vùng tiếp giáp mà thực chất là một phần của vùng đặc quyền kinh tế, theo Điều
9
33 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982: các quốc gia
ven biển có một số thẩm quyền về thuế, vệ sinh dịch tễ và nhập cư. Còn ở vùng
thềm lục địa, các quốc gia ven biển có một số quyền chủ quyền độc quyền
trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình (Điều 77 Công ước).
Đây là đặc quyền mà các nước không được thực hiện nếu không có sự chấp
nhận một cách rõ ràng của quốc gia ven biển. Hiện nay, trên thế giới còn
khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định,
trong đó khu vực Đông Nam Á có khoảng 15 tranh chấp [45].
1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển
1.2.1. Điều ước quốc tế
Theo Điều 2 Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết
bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều
chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai
trong nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi
riêng của nó là gì [22, tr. 224].
Khoản 1 Điều 2 Luật Ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế của Việt Nam
quy định:
Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia
nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ
chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ
thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa
thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện
có tên gọi khác [22, tr. 246].
10
Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế (có thể là Điều
ước đa phương hoặc song phương), do các quốc gia và chủ thể của Luật Quốc
tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy tắc
pháp lý bắt buộc gọi là quy phạm điều ước.
Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế đã ghi nhận điều
ước quốc tế là nguồn áp dụng đầu tiên để giải quyết các tranh chấp và đây là
một nguồn cơ bản của luật quốc tế. Cơ sở lý luận của việc áp dụng các điều
ước quốc tế (điều ước quốc tế đa phương và song phương) trong chứng minh
chủ quyền quốc gia đối với biển, đảo chính là xuất phát từ những quy định
của Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và xuất
phát từ bản chất, đặc trưng cơ bản của Điều ước quốc tế.
Có thể kể đến những điều ước quốc tế làm cở sở giải quyết tranh chấp
trên biển Đông theo phương thức phi tài phán như:
Một là, Công ước về Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của
thế giới về các vấn đề biển và đại dương; khi liên quan đến các tranh chấp có
thể nảy sinh giữa các thành viên, đòi hỏi các quốc gia thành viên giải quyết
mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo đúng quy định của Hiến
chương Liên Hợp quốc.
Hai là, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các
nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC). Ở tuyên bố này các bên
khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến
chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, Hiệp ước Thân thiện và
Hợp tác ở Đông Nam Á. Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên
tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh
quan hệ giữa các quốc gia. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh
11
chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa
sử dụng hay sử dụng vũ lực.
Ngoài ra các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin
cậy và lòng tin trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; giải quyết tranh
chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình; tự kiềm chế
không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và
ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định; trên cơ sở Công ước Liên Hợp quốc về
Luật Biển năm 1982, tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển
Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Các nước liên quan
khẳng định tiếp tục đàm phán để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông
(COC) nhằm thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Có thể nói, Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước quốc tế của Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển
Đông năm 2002,… là những căn cứ pháp lý quan trọng trong việc giải quyết
tranh chấp trên biển Đông hiện nay.
1.2.2. Tập quán quốc tế
Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý của Liên hợp quốc đã ghi
nhận: “Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được
thừa nhận như những quy phạm pháp luật” được Tòa án Công lý áp dụng
để giải quyết những tranh chấp được chuyển đến Tòa phù hợp với luật pháp
quốc tế. Thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể quốc tế trong lĩnh vực biển và
trong vấn đề biên giới lãnh thổ đã dần hình thành những tập quán chung
được thừa nhận đó là:
1.2.2.1. Tập quán “đất thống trị biển”
Đây là một trong những tập quán quốc tế quan trọng mang tính nền
tảng của hệ thống Luật Biển quốc tế hiện đại và là một tập quán điển hình
trong luật biển quốc tế nói chung và pháp luật về việc giải quyết tranh chấp
12
trên biển. Tập quán này cho phép các quốc gia ven biển mở rộng chủ quyền
của mình hướng ra biển, tuy nhiên các quốc gia không thể lợi dụng nguyên
tắc “đất thống trị biển” để mở rộng thẩm quyền của mình ra biển hoặc đơn
phương yêu sách những vùng biển rộng lớn hơn nếu không phù hợp với quy
định của pháp luật quốc tế. Chính vì ưu điểm trên, tập quán “đất thống trị
biển” được áp dụng nhiều trong lĩnh thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế,
xác lập chủ quyền đối với biển đảo, trở thành cơ sở pháp lý vô cùng quan
trọng để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên biển của mình,
đồng thời, giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ phát sinh trên biển.
1.2.2.2. Tập quán Uti possidetis
Uti possidetis là một thuật ngữ Latin được sử dụng khá phổ biến, với ý
nghĩa là “bạn đang sở hữu thì bạn tiếp tục sở hữu” [17, tr. 70]. Theo pháp luật
quốc tế, Uti possidetis còn được gọi là nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng
nghĩa là một quốc gia có chủ quyền mới thành lập phải có đường biên giới
giống như trước khi nó giành được độc lập. Nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng
đã được chấp nhận rộng rãi và áp dụng khá phổ biến trong các hiệp ước giữa
các quốc gia nhất là sau khi kết thúc chiến tranh và phân định lại biên giới với
mục đích ngăn cản các quốc gia mới giành độc lập tìm cách sửa đổi các
đường biên giới từ thời kỳ thuộc địa cũ bằng vũ lực [32, tr. 125]. Mặc dù tập
quán này chưa chính thức được pháp điển hóa vào Công ước quốc tế của Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhưng nó vẫn được áp dụng phổ biến và
chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phân định biển theo pháp luật
quốc tế ví dụ như: Bản Tuyên bố của các quốc gia và dân tộc về việc giành
độc lập ngày 14/12/1960 đã đề cập tới Uti possidetis; ngoài ra, luật pháp quốc
tế cũng đã công nhận Uti possidetis qua phán quyết trong vụ tranh chấp giữa
Nicaragua và Honduras [73].
13
1.2.2.3. Tập quán Estoppel
Estoppel được hình thành và sử dụng phổ biến từ lâu trong lịch sử pháp
lý quốc tế. Estoppel là một học thuyết về sự nhất quán trong ứng xử và hành
động. Theo đó, một quốc gia không được bác bỏ một thực tế đã được chính
quốc gia này thừa nhận trước đó. Mục tiêu chính của tập quán này là không
cho phép một quốc gia được hưởng lợi hoặc gây thiệt hại cho một quốc gia
khác thông qua cách ứng xử không nhất quán của mình. Estoppel có thể được
suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận
một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được thực
hiện một cách rõ ràng và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc
gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động và phải chịu thiệt hại. Các luật gia
đều cho rằng, ngầm công nhận trong một tình huống nhất định sẽ dẫn đến
estoppel. Nếu quốc gia đã biết rõ về một sự việc cụ thể song vẫn giữ im lặng
thì việc im lặng đó phải được giải thích là sự đồng ý, chấp nhận và sẽ không
đưa đòi hỏi ngược lại. Các luật gia cũng khá thống nhất trong quan điểm gắn
việc ngầm công nhận với estoppel khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và cho
rằng trong tranh chấp lãnh thổ, việc ngầm công nhận sẽ đồng nghĩa với
estoppel nếu: các bên tranh chấp lãnh thổ đều đưa ra các yêu sách trái ngược
nhau; các bên đều biết rõ các yêu sách của nhau; một bên giữ im lặng hoặc
không có ý kiến hay hành động gì trước yêu sách của đối phương và như vậy
bị mất đi quyền của mình [14].
Các dạng estoppel có thể là đơn phương chấp nhận một tình huống,
khẳng định một sự kiện hoặc không phản ứng (tức im lặng) khi một quyền bị
xâm phạm mặc dù ý thức được đầy đủ về quyền của mình [41]. Đây cũng
chính là một trong các tập quán mang tính chất nền tảng góp phần quan trọng
trong việc hình thành, phát triển, hoàn thiện của pháp luật quốc tế nói chung,
luật biển quốc tế nói riêng.
14
1.2.3. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế
Kết quả xét xử của các cơ quan tài phán, ngoài giá trị pháp lý ràng buộc
các bên liên quan còn có giá trị tham khảo đối với các chủ thể khác trong quá
trình thực thi các quy định của luật. Bên cạnh đó, một số phán quyết quan
trọng của Tòa án còn có thể đưa đến sự hình thành các quy phạm mới trong
Luật Biển. Bởi vậy, phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế được coi là
phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế nói chung và của Luật biển quốc tế
nói riêng [26, tr. 588]. Bên cạnh các phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế, các
án lệ trọng tài cũng là cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong quá trình xác lập
chủ quyền biển đảo. Án lệ trọng tài có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng
trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung. Trên thực tế, án lệ trọng
tài do các trọng tài viên tạo ra trên cơ sở ra các phán quyết giải quyết các vụ
việc tranh chấp cụ thể, và khi nó được coi là án lệ thì có thể áp dụng cho các
vụ việc trong tương lai có những tình huống tương tự.
Các trọng tài thông qua việc áp dụng án lệ khi giải quyết các tranh chấp
quốc tế sẽ góp phần giải thích, áp dụng và tuyên truyền các quy định của pháp
luật trọng tài một cách sâu rộng hơn trong cộng đồng quốc tế.
1.2.4. Quan điểm, học thuyết của các chuyên gia, các nhà luật học
nổi tiếng
Học thuyết về luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong
công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia về
những vấn đề pháp lý quốc tế. Đôi khi trong học thuyết, các học giả đưa ra
những lý giải làm sáng tỏ về nội dung của điều ước quốc tế và tập quán quốc
tế, giúp cho việc áp dụng một cách đúng đắn các quy phạm luật quốc tế. Học
thuyết, quan điểm nổi tiếng về luật quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng,
ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhận thức của con người về luật quốc tế,
tác động đến quan điểm của quốc gia về các vấn đề pháp lý quốc tế.
15
Tuy nhiên, theo Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế thì học thuyết pháp lý
không phải là nguồn cơ bản của luật quốc tế, bởi không có sự ràng buộc giữa
các quốc gia, không thể hiện ý chí của các quốc gia, hơn nữa học thuyết
không sinh ra quy phạm pháp lý quốc tế, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
ràng buộc các quốc gia, không có sự công nhận hay không công nhận chính
thức từ phía các quốc gia và không được áp dụng thường xuyên trong quan hệ
quốc tế [17, tr. 49].
1.2.5. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế liên quốc gia là một trong những chủ thể của luật
quốc tế. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức quốc tế liên quốc gia
dựa trên điều lệ (hiến chương, quy chế,…) của mỗi tổ chức.
Vào thời điểm thành lập Tòa án quốc tế, các văn kiện quốc tế không
nhiều nên Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế đã không đề cập đến loại văn kiện
cực kỳ quan trọng là Nghị quyết của các tổ chức quốc tế. Các văn kiện của tổ
chức quốc tế liên chính phủ có giá trị hiệu lực không đồng nhất gồm: Những
nghị quyết mang tính khuyến nghị có vai trò tạo tiền đề cho việc ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế. Các văn kiện của tổ chức quốc tế có giá trị hiệu lực
không đồng nhất, bao gồm các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và nghị quyết
không bắt buộc đối với các thành viên. Nhiều nghị quyết của tổ chức quốc tế là
kết quả thỏa thuận giữa các thành viên. Quá trình thỏa thuận này diễn ra trên cơ
sở quy chế của mỗi tổ chức và đưa đến kết quả hình thành các nghị quyết có
tính chất khuyến nghị. Những nghị quyết mang tính khuyến nghị có vai trò
nhất định trong việc giải thích và áp dụng các quy phạm luật quốc tế, chúng tạo
tiền đề cho việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Trong khi đó, những nghị
quyết có giá trị bắt buộc sẽ là nguồn luật được viện dẫn để giải quyết các quan
hệ phát sinh giữa các quốc gia thành viên tổ chức đó [26, tr. 47].
16
1.3. Nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trên biển
1.3.1. Nguyên tắc của luật quốc tế nói chung
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là những tư tưởng, quan
điểm pháp lý cơ bản, chỉ đạo, làm nền tảng xây dựng và thi hành luật quốc tế
hiện đại. Những nguyên tắc này được áp dụng đối với mọi quan hệ quốc tế,
trong đó bao gồm cả các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng,
khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Những nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế được ghi nhận rộng rãi trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, đặc
biệt là Hiến chương Liên hợp quốc và tuyên bố về các nguyên tắc của luật
quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày
24/10/1970, Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế, Công ước
quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế, những nguyên tắc chi phối tới việc điều chỉnh quan hệ
giữa các quốc gia trong việc xác định chủ quyền biển, đảo, bao gồm: Nguyên
tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; nguyên tắc dân tộc tự quyết; nguyên tắc không
can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; nguyên tắc tận tâm, thiện
chí thực hiện cam kết quốc tế; nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác và
đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được ghi nhận
tại khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các thành viên của tổ
chức Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng
những biện pháp hòa bình sao cho không làm phương hại tới công lý, hòa
bình và an ninh quốc tế”.
Với tính chất là một nguyên tắc quan trọng của luật quốc tế, làm căn cứ
khả thi cho nguyên tắc không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nghĩa vụ
hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được cụ thể hóa thành những biện
17
pháp, phương thức giải quyết tranh chấp tại các điều từ Điều 33 đến Điều 38
Hiến chương liên hợp quốc. Điều 33 Hiến chương quy định:
Các bên trong bất cứ cuộc tranh chấp nào mà diễn biến của
nó gây phương hại tới hòa bình và an ninh quốc tế trước tiên phải
cố gắng giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp như: đàm phán,
điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các cơ
quan hay tổ chức quốc tế khu vực, hoặc những điều ước khu vực
hoặc các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn [22, tr. 30].
Cùng với sự ra đời của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982 các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán của các quốc gia được mở rộng đáng kể. Do vậy, hòa bình giải quyết
tranh chấp là nguyên tắc nền tảng, cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong quá
trình giải quyết tranh chấp về xác lập chủ quyền đối với biển, đảo.
Với vai trò là công cụ pháp lý hữu hiệu, mang tính chủ đạo bao trùm và
có giá trị ràng buộc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đóng vai trò
quan trọng khi xem xét và giải quyết những tranh chấp liên quan đến chủ
quyền lãnh thổ. Các nguyên tắc của luật pháp quốc tế là cơ sở để duy trì trật
tự pháp lý quốc tế, đồng thời thực hiện hai chức năng: “ổn định các quan hệ
quốc tế bằng các quy phạm nhất định và xây dựng những quy tắc xử sự mới
trong thực tiễn quan hệ quốc tế” [46, tr. 30].
1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù của Luật biển
Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế thì việc giải
quyết tranh chấp quốc tế trên biển còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù
của Luật biển, đó là những nguyên tắc sau:
1.3.2.1. Nguyên tắc thỏa thuận
Nguyên tắc thỏa thuận được Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục
địa quy định tại Điều 6 như sau:
18
Việc phân định được giải quyết trước hết bằng sự thỏa thuận
và trừ khi có những hoàn cảnh đặc biệt như bờ biển lồi lõm, các đảo
gần bờ, nguồn tài nguyên ở thềm lục địa… đòi hỏi có một giải pháp
khác, thì việc phân định được thực hiện theo phương pháp đường
cách đều trong trường hợp hai nước có bờ biển tiếp giáp nhau.
Thỏa thuận là con đường đúng đắn và có hiệu quả để giải quyết các
tranh chấp, bất đồng kể cả những vấn đề phức tạp nhất. Điều 15 Công ước
quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhấn mạnh “trừ khi có
thỏa thuận ngược lại” thì các quốc gia mới áp dụng đường trung tuyến để mở
rộng lãnh hải. Thỏa thuận là một trong những nguyên tắc phân định biển và
giải quyết tranh chấp biển đảo có từ rất lâu đời. Nguyên tắc mang ý nghĩa hòa
bình, có vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia giữ vững được mối
quan hệ hợp tác, hữu nghị và tinh thần thiện chí trong giải quyết các tranh
chấp bằng con đường ngoại giao, pháp lý. Chính vì vậy, đây là nguyên tắc
hàng đầu được Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
đặc biệt coi trọng và quy định trong rất nhiều điều khoản khác nhau. Ví dụ:
Điều 74, 83 quy định: Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế,
thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được
thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã
nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công
bằng,…. Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các
vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền/ ranh giới
thềm lục địa được giải quyết theo đúng điều ước đó. Quy định này cũng có
nghĩa là nếu giữa các bên đã có những thỏa thuận trước đó liên quan đến việc
giải quyết các vấn đề ranh giới biển thì các thỏa thuận đó được ưu tiên thực
hiện; Điều 280 Công ước quy định về việc giải quyết các tranh chấp bằng bất
19
kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn, theo đó không một quy
định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi
đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa
bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn
đề giải thích hay áp dụng công ước;
Khoản 1 Điều 28 quy định về thỏa thuận giải quyết như sau:
Khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp
liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã thỏa thuận
tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình
theo sự lựa chọn của mình thì với điều kiện các bên không đạt được
một cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình đã thỏa thuận và
nếu sự thỏa thuận giữa các bên không loại trừ khả năng tiến hành
một thủ tục khác thì các thủ tục được trù định trong phần XV của
Công ước mới có thể được áp dụng.
1.3.2.2. Nguyên tắc công bằng
Bên cạnh nguyên tắc thỏa thuận thì áp dụng nguyên tắc công bằng
trong giải quyết tranh chấp trên biển là vấn đề rất quan trọng vì khi bảo đảm
được sự công bằng đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa các xung đột khác xảy
ra. Vấn đề này được quy định tại Điều 59 Công ước quốc tế của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982:
Trong những trường hợp Công ước không quy định rõ các
quyền hay quyền tài phán trong các vùng đặc quyền kinh tế cho các
quốc gia ven biển với lợi ích của một hay nhiều quốc gia khác thì sự
xung đột này phải được giải quyết trên cơ sở công bằng và có chú ý
đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng các
lợi ích có liên quan đó đối với các bên tranh chấp và đối với toàn bộ
cộng đồng quốc tế.
20
Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không
đưa ra được sự giải thích hay định nghĩa thế nào là nguyên tắc công bằng.
Trong các quy định về phân định biên giới/ranh giới các vùng biển, Công ước
chỉ đề cập đến công bằng thông qua quy định của các bên trong quá trình
phân định trước hết cần tiến hành trên cơ sở thỏa thuận để đạt được “một giải
pháp công bằng”. Tuy nhiên, trong các phán quyết của Tòa án Công lý quốc
tế, nguyên tắc công bằng là nguyên tắc áp dụng phổ biến trong quá trình phân
định biển. Trong vụ tranh chấp về phân định Thềm lục địa Biển bắc ngày
20/2/1969, Tòa đã đưa ra nguyên tắc khi phân định biển “công bằng không có
nghĩa nhất thiết là phải bằng nhau về mặt diện tích phân định”. Tòa cũng đã
nêu ra một số khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng, nhiều yếu tố phải
được xem xét tới trong quá trình phân định để đưa đến một giải pháp công
bằng như: yếu tố địa chất (phụ thuộc về địa chất của các nước ven biển), yếu
tố địa lý (hình dạng bờ biển), sự thống nhất của các mỏ, tỷ lệ giữa bề rộng
thềm lục địa với chiều dài bờ biển...
Công ước luật Biển 1982 còn ghi nhận nguyên tắc này trên một khía cạnh:
(1) Thừa nhận các quốc gia có quyền và nghĩa vụ như nhau
trong khu vực biển cả. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia
dù có biển hay không có biển. Các quốc gia không có biển hoặc bất
lợi về mặt địa lý cũng được sử dụng biển cả như các quốc gia có
biển; (2) Thừa nhận vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung
của loài người, các quốc gia có biển hay không có biển trong khuôn
khổ quy định của luật pháp quốc tế đều có quyền sử dụng Vùng vào
những mục đích hòa bình [26, tr. 595].
1.3.2.3. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự
Hội nghị Berlin năm 1885 đã thiết lập một nguyên tắc trong xác lập chủ
quyền quốc gia đối với một vùng lãnh thổ, đó là nguyên tắc chiếm hữu thật
21
sự. Theo đó, quốc gia được công nhận là chủ sở hữu vùng đất mới nếu ngoài
việc phát hiện đầu tiên phải thực hiện tiếp theo đó các hành động thực tế:
Chiếm hữu bằng biện pháp hòa bình (không dùng vũ lực); Thông báo công
khai việc chiếm hữu; Duy trì quyền lực nhà nước một cách thực tế và liên tục
trên lãnh thổ được chiếm hữu.
Tuyên bố của Viện pháp luật quốc tế Lausanne năm 1988 sau đó đã
khẳng định lại nguyên tắc này, làm cho nguyên tắc này trở nên chiếm ưu thế,
phổ biến trên thế giới [14]. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự đã được áp dụng
phổ biến thông qua một số phán quyết trong vụ tranh chấp đảo Palmas giữa
Mỹ và Hà Lan, tranh chấp về các đảo Ecrehos và Minquiers giữa Anh và
Pháp, tranh chấp đảo giữa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a năm 2002 [18].
1.3.2.4. Nguyên tắc kế thừa quốc gia
Công ước Viên về kế thừa quốc gia ngày 22/8/1978 và Công ước Viên
về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ, công nợ quốc gia ngày 07/4/1983 xác định kế
thừa quốc gia là một thuật ngữ chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một
quốc gia khác trong việc hưởng quyền và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế
đối với lãnh thổ nào đó. Vì vậy, khi tiến hành giải quyết tranh chấp chủ quyền
các quốc gia cũng thường dựa trên nguyên tắc này để chứng minh quyền làm
chủ của mình. Có thể thấy nguyên tắc này trong lập luận của các quốc gia
tranh chấp từ các án lệ điển hình trong thực tiễn xét xử tại cơ quan tài phán
như vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, yêu sách chủ quyền
của Hoa kỳ được đưa ra trên cơ sở chủ quyền của quốc gia Tây Ban Nha, chủ
thể đầu tiên phát hiện ra đảo Palmas, đã nhượng đảo lại cho quốc gia Phi-líp-
pin là thuộc địa của Hoa Kỳ;…[17, tr. 61].
1.3.2.5. Nguyên tắc đường trung tuyến cách đều
Trong thực tiễn và theo Điều 15 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982, giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện
22
đã hình thành hai phương pháp hoạch định ranh giới lãnh hải, đó là phương
pháp đường trung tuyến và đường cách đều.
Đường trung tuyến và đường cách đều là phương pháp phù hợp đối
với những vùng biển có địa hình đơn thuần, tức là không tồn tại những hoàn
cảnh đặc biệt. Trong những trường hợp đó, việc hoạch định thường mang lại
kết quả công bằng, hợp lý. Khi giúp các quốc gia giải quyết vấn đề phân
định biển, cơ quan tài phán cũng đã áp dụng các nguyên tắc này. Ví dụ, như
trong phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Zukur Hanis giữa
Eritrea và Yemen năm 1998 - 1999, Tòa đã bác bỏ hai đường ranh giới mà
các quốc gia đề nghị, xác định lại các điểm cơ sở và vạch ra một đường biên
giới duy nhất là đường trung tuyến nằm giữa hai bờ biển đối diện của phần
đất liền của hai nước [17, tr. 62 - 63].
1.3.2.6. Nguyên tắc tự do biển cả và sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình
Biển cả là một vùng biển nằm bên ngoài phạm vi các vùng biển thuộc
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia - là tài sản chung của
nhân loại. Việc sử dụng biển cả đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển
chung của thế giới, ngược lại sử dụng biển cả một cách tiêu cực sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững, xâm phạm quyền và lợi ích của cả cộng đồng
quốc tế, thậm chí đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế. Nguyên tắc tự do
biển cả và sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình đã được ghi nhận trong
Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 tại các Điều 87
và 88, theo đó, đối với các quốc gia, dù có biển hay không có biển đều có
quyền: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm;
tự do xây dựng các đảo nhân tạo; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu
khoa học và biển cả được sử dụng vào mục đích hòa bình [26, tr. 593 - 594].
1.3.2.7. Nguyên tắc Vùng và tài nguyên thuộc Vùng là di sản chung của
nhân loại
Khái niệm di sản chung của loài người được chính thức hình thành qua
23
Nghị quyết 2749 ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc sau đó đã
được cụ thể hóa trong các quy định của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982. Theo Điều 136 Công ước này, Vùng và tài nguyên
của vùng là di sản chung của loài người. Nguyên tắc này và nguyên tắc tự do
biển cả là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và đảm bảo thực thi chế độ
pháp lý đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Vùng. Trong cách
xử sự chung liên quan đến Vùng. Các quốc gia tuân theo quy định của Công
ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các nguyên tắc được
nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc và các quy tắc khác của pháp luật quốc
tế, với sự quan tâm giữ gìn hòa bình, an ninh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và
hiểu biết lẫn nhau (Điều 138 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982) [19].
1.3.2.8. Nguyên tắc bảo vệ và khai thác hợp lý các sinh vật sống trên biển
Nội dung nguyên tắc này bao hàm việc các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ
các sinh vật sống trên biển. Điều 116-120 Công ước quốc tế của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 đã xây dựng những quy định cơ bản về việc bảo
tồn và quản lý nguồn sinh vật sống trên biển. Theo đó, trong trường hợp tiến
hành khai thác, việc khai thác sinh vật sống này phải được tiến hành một cách
khoa học, hợp lý để đảm bảo việc bảo tồn và phát triển bền vững.
1.3.2.9. Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển
Cùng với quá trình phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, môi trường
nói chung và môi trường biển nói riêng đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm
nghiêm trọng từ hoạt động khai thác của con người. Nếu không có những
biện pháp khắc phục kịp thời, một sự cân bằng sinh thái của biển bị phá vỡ,
biển sẽ có những tác động xấu trở lại tới cuộc sống con người. Nhiều công
ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đã được ra đời như công ước London
1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu và các chất thải
khác; công ước 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu;
24
Công ước Brussels 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai
nạn trên biển cả; Công ước Luật Biển 1982… Những công ước này đã tạo cơ
sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa ô
nhiễm trên biển [26, tr. 595].
1.4. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp trên biển
Theo tinh thần tại Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970
về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã nêu rõ: tranh chấp quốc tế sẽ
được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và phù
hợp với nguyên tắc khác của Luật quốc tế.
Luật quốc tế chưa quy định cụ thể một giải pháp nhất định nào cho việc
giải quyết tranh chấp quốc tế mà chỉ nêu lên một số phương thức thông dụng
dành cho các quốc gia quyền tự do lựa chọn những phương pháp hòa bình
khác hợp lý, có lợi và chấp nhận được. Theo Công ước Lahaye 1907, Định
ước hội quốc liên 1928, Định ước 1949, Tuyên bố Manila 1982, khoản 1 Điều
33 Hiến chương Liên hợp quốc và tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc
năm 1970 nêu ra một số phương thức nhằm giải quyết tranh chấp mà chúng ta
có thể phân loại thành các nhóm sau: Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thông
qua phương thức phi tài phán. Ở phương thức này, các biện pháp thường được
đề cập đến đó là: Đàm phán, thương lượng; Môi giới, trung gian, hòa giải; Ủy
ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế; trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
và biện pháp ngoại giao công chúng,… Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông
qua phương thức tài phán như trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế.
1.4.1. Phương thức tài phán
Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán luôn đem
lại kết quả là một phán quyết của cơ quan xét xử có giá trị pháp lý ràng buộc
đối với các bên tranh chấp. Tuy nhiên việc sử dụng trọng tài hay tòa án để
giải quyết đều có sự thỏa thuận, chấp nhận của các bên tranh chấp.
25
1.4.1.1. Trọng tài quốc tế
Trọng tài quốc tế là một thiết chế giải quyết tranh chấp quốc tế mà thẩm
quyền được xác lập trên cơ sở thỏa thuận, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một
phán quyết giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Thẩm quyền của
Trọng tài quốc tế xuất phát từ thỏa thuận của các bên tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp quốc tế theo phương thức xét xử trọng tài
được thể hiện qua hai hình thức cơ bản, đó là trọng tài quốc tế vụ việc và
trọng tài quốc tế thường trực. Thiết chế trọng tài quốc tế thường trực tiêu biểu
nhất là Tòa trọng tài thường trực có trụ sở tại Lahaye, được thành lập và hoạt
động trên cơ sở Công ước Lahaye năm 1899 và Công ước Lahaye I năm
1907; và một thiết chế trọng tài quốc tế thường trực khác là Tòa trọng tài quốc
tế về Luật Biển được thành lập và hoạt động theo Phụ lục VII của Công ước
quốc tế của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982. Tòa trọng tài quốc tế này
có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp
dụng Công ước về việc thi hành các quyền chủ quyền hay quyền tài phán của
các quốc gia ven biển; về đánh bắt hải sản; …
Ngoài Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Luật
Biển năm 1982 còn quy định về một tòa trọng tài đặc biệt thành lập theo Phụ
lục VIII Công ước với nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực
riêng biệt liên quan đến giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công ước
quốc tế của liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 như: việc đánh bắt hải sản;
việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; việc nghiên cứu khoa học biển, hàng
hải, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu hay do nhận chìm,… Tòa trọng tài đặc biệt
hoạt động nhờ có sự đóng góp của các tổ chức quốc tế về chuyên môn trong
từng lĩnh vực như tổ chức hàng hải quốc tế, Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên hợp quốc (FAO),…
Tố tụng và giá trị phán quyết của Trọng tài quốc tế: Các quy tắc tố tụng
26
của trọng tài quốc tế hoàn toàn do các quốc gia tranh chấp quyết định nếu đó
là một hội đồng trọng tài vụ việc. Về nguyên tắc, các phán quyết của trọng tài
quốc tế có giá trị chung thẩm [26, tr. 756].
1.4.1.2. Tòa án Quốc tế về Luật Biển
Tòa án Quốc tế về Luật Biển được thành lập nhằm giải quyết các tranh
chấp giữa các chủ thể của Luật Quốc tế liên quan đến việc giải thích hay thực
hiện Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tòa án
Quốc tế về Luật Biển là một cơ quan hoạt động độc lập với Liên hợp quốc
không phụ thuộc vào các quyết định của tổ chức này nên sẽ giữ vai trò độc lập
khi giải quyết các vụ kiện.
Theo Điều 297 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982, Tòa có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải
thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay
quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với quyền tự do của các quốc gia
khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; đối với nghiên
cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh
tế. Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên theo ba cách: (1)
chấp nhận thẩm quyền của Tòa án theo từng vụ việc; (2) chấp nhận trước
thẩm quyền của Tòa án trong các điều ước quốc tế; (3) Chấp nhận trước thẩm
quyền của Tòa bằng một tuyên bố đơn phương.
Các phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm bắt buộc đối với các
bên tham gia tranh chấp. Chỉ có Tòa án mới có quyền giải thích hoặc sửa đổi
phán quyết của mình [17, tr. 121-122].
1.4.1.3. Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc
Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) là một trong 6 cơ quan
chính của Liên hợp quốc được thành lập, tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến
chương Liên hợp quốc.
27
Thủ tục tố tụng của Tòa án được quy định rất chặt chẽ. Tòa án xét xử
theo phiên họp toàn thể, bao gồm sự tham dự của tất cả các thẩm phán và
trong trường hợp đặc biệt còn bao gồm cả Thẩm phán Ad-hoc. Việc giải
quyết một vụ việc trước Tòa án được tiến hành qua hai giai đoạn tố tụng: giai
đoạn tố tụng viết và giai đoạn tranh tụng trước Tòa. Giai đoạn tố tụng viết
được thực hiện thông qua việc các bên trao đổi cho nhau và gửi cho Tòa án
đơn kiện, bản biện hộ và bản phản biện, trong đó trình bày các yêu cầu, lý lẽ,
phản bác của mỗi bên. Được gửi kèm theo các văn bản này thông thường là
một khối lượng lớn các tài liệu, chứng cứ của mỗi bên. Giai đoạn tranh tụng
trước tòa được thực hiện thông qua việc trình bày của các luật sư, tư vấn,
chuyên gia và nhân chứng của mỗi bên.
Quyết định của Tòa án chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên trong tranh
chấp và có hiệu lực chung thẩm. Phán quyết của Tòa chỉ có hiệu lực đối với các
bên trong vụ kiện, không có giá trị ràng buộc bên thứ ba [26, tr. 760-764].
Với tư cách là một tòa chuyên trách, không thể phủ nhận được các ưu
điểm Tòa án Quốc tế về Luật Biển, tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất ít các quốc
gia lựa chọn để giải quyết tranh chấp của mình, đặc biệt là tranh chấp liên
quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Đối với Tòa trọng tài thành lập
theo phụ lục VII, các quốc gia có thể tự mình lựa chọn các trọng tài viên và
các tòa trọng tài thường đưa ra một phán quyết cuối cùng với sự nhất trí hoàn
toàn của các trọng tài viên. Trong khi đó, phán quyết của Tòa án quốc tế về
Luật Biển lại thường đi kèm với hàng loạt ý kiến độc lập và phản đối các
thẩm phán, xét về một khía cạnh nào đó, có thể giảm bớt sự rõ ràng và thuyết
phục của phán quyết. Chính vì vậy, xu hướng hiện nay là, nếu quyết định áp
dụng các biện pháp tài phán, các quốc gia thường đưa tranh chấp của mình ra
Tòa án Công lý quốc tế hoặc Tòa Trọng tài, đặc biệt là Tòa trọng tài được
thành lập theo Phụ lục VII Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển
28
năm 1982 - là những thiết chế tài phán mang lại sự khách quan, công bằng.
Tuy nhiên, theo quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc và quy chế Tòa án
quốc tế của Liên Hợp quốc, ICJ chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc
gia khi có yêu cầu và các quốc gia đó đều đã chấp nhận thẩm quyền giải quyết
của ICJ. Hơn nữa, kể cả việc khi đã đưa ra Tòa án quốc tế thì việc phải tuân
thủ nguyên tắc pacta sunt servanda (tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết
quốc tế) thì khả năng rủi ro rất cao, có thể nếu thắng sẽ được tất cả nhưng
cũng có thể bị thua và mất tất cả.
1.4.2. Phương thức phi tài phán
Khác với các yêu cầu về quy trình thủ tục nghiêm ngặt của phương
thức tài phán, ở phương thức phi tài phán các bên tranh chấp có thể áp dụng
đa dạng, linh hoạt một trong những biện pháp của phương thức này.
1.4.2.1. Đàm phán, thương lượng
Pháp luật quốc tế không có quy định cụ thể về thủ tục, cách thức đàm
phán, thương lượng giải quyết tranh chấp. Quyết định về vấn đề này hoàn toàn
phụ thuộc vào ý chí các bên và tùy thuộc vào bối cảnh tranh chấp cụ thể. Kết
quả của đàm phán, thương lượng sau khi được cơ quan có thẩm quyền của mỗi
bên xác nhận, chấp nhận sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên.
1.4.2.2. Môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập Ủy ban điều tra và Ủy
ban hòa giải quốc tế
Về mặt bản chất, không có sự khác biệt nhiều giữa các biện pháp này,
bởi các biện pháp này đều thể hiện sự tham gia của bên thứ ba với vai trò giúp
đỡ, tạo điều kiện cho các bên tranh chấp đi đến thỏa thuận và đều thỏa mãn
điều kiện về vai trò trung lập, không áp đặt của bên thứ ba.
Ủy ban điều tra cũng là một hình thức tham gia của bên thứ ba vào quá
trình giải quyết một tranh chấp quốc tế. Ủy ban điều tra không có vai trò trực
tiếp trong việc tìm kiếm các giải pháp cho cuộc tranh chấp, mà chỉ giới hạn
29
việc tìm kiếm, xác định những sự kiện, tình huống khách quan là nguyên nhân
hay bối cảnh của tranh chấp. Việc thành lập Ủy ban điều tra không phải là
nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong một tranh chấp. Trong trường hợp các
bên tranh chấp cho rằng việc thành lập một Ủy ban điều tra là cần thiết thì họ
sẽ ký kết một thỏa thuận, trong đó xác định rõ cách thức thành lập, thành phần
của Ủy ban, các sự việc cần điều tra, thời hạn và giới hạn điều tra. Các kết
quả làm việc của Ủy ban điều tra được thể hiện trong một báo cáo gửi cho các
bên tranh chấp và không có giá trị ràng buộc đối với các bên.
Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua phương thức
phi tài phán có sự tham gia của bên thứ ba thì phương thức giải quyết tranh
chấp thông qua Ủy ban hòa giải có tính thể chế nhất, thể hiện vai trò của bên
thứ ba rõ nét nhất. Nhiệm vụ của Ủy ban hòa giải quốc tế là xem xét toàn bộ
khía cạnh của vụ tranh chấp, bao gồm cả thực tiễn lẫn pháp lý trên cơ sở đó
đưa ra giải pháp có tính khuyến nghị đối với vụ tranh chấp cho các bên. Việc
sử dụng Ủy ban hòa giải quốc tế để giải quyết tranh chấp không phải là một
nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận. Ủy ban hòa giải quốc tế có thể là một cơ quan thường trực được thành
lập trước đó và được các bên chấp nhận, hoặc là một Ủy ban có tính chất vụ
việc được thành lập khi tranh chấp đã phát sinh [26, tr. 753 -754].
1.4.2.3. Tổ chức quốc tế
Các tổ chức hiện nay không chỉ là trung tâm phối hợp hành động của
các quốc gia nhằm hướng tới những lợi ích chung mà còn có vai trò to lớn
trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế mà trước hết là những tranh
chấp giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước quốc tế thành lập
các tổ chức quốc tế, có thể nhận thấy việc giải quyết các tranh chấp quốc tế
không chỉ là quyền hạn mà còn là chức năng của chính các tổ chức đó.
1.4.2.4. Ngoại giao công chúng
Bắt đầu được nhắc đến vào thập niên 1960, ngoại giao công chúng là
30
cách thức một quốc gia giao tiếp, tương tác với nhân dân, công chúng. Mặc
dù chưa được “chỉ mặt, gọi tên” ở bất cứ một tài liệu chính thống của pháp
luật quốc tế như là một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế. Song ở thời
điểm hiện nay, biện pháp này dần trở nên quan trọng, góp phần không nhỏ
trong việc thay đổi cách nhìn nhận, cách tiếp cận vấn đề từ đó giúp các bên
tranh chấp có định hướng giải quyết tranh chấp tốt hơn.
31
Kết luận Chƣơng 1
Việc tìm hiểu các thuật ngữ như: “Tranh chấp quốc tế”, “Tranh chấp
quốc tế về biển” có vai trò quan trọng trong khoa học pháp lý cũng như đời
sống quốc tế hiện đại. Từ việc hiểu đúng bản chất của vấn đề tranh chấp quốc
tế về biển sẽ giúp chúng ta phân loại và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất
có thể ở các tranh chấp quốc tế trên biển nói chung và Biển Đông nói riêng.
Với vai trò là cơ sở pháp lý mang tính chủ đạo bao trùm và có giá trị
ràng buộc, các điều ước quốc tế, nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế nói
chung; nguyên tắc đặc thù của Luật Biển nói riêng; tập quán quốc tế; án lệ;
quan điểm học thuyết của các chuyên gia pháp lý, các nhà luật học nổi tiếng;
nghị quyết của các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng khi xem xét và
giải quyết những tranh chấp quốc tế.
Qua tìm hiểu quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp cho
thấy mặc dù đều là các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế song
giữa phương thức phi tài phán và phương thức tài phán có sự khác nhau cơ bản.
Việc đưa vào nội dung chương I biện pháp tài phán nhằm mục đích nêu bật hơn
lợi thế của phương thức phi tài phán bởi: Nếu như ở phương thức tài phán quy
định nghiêm ngặt về thẩm quyền, nội dung giải quyết và trình tự tố tụng,… đòi
hỏi các bên tranh chấp muốn tham gia phương thức này cần phải chấp nhận
trước thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tài phán cụ thể, phải đầu tư thời
gian, chi phí để theo đuổi vụ kiện, và đôi khi phải chịu rủi ro nếu phán quyết của
cơ quan tài phán không nghiêng về lợi ích của mình bởi phán quyết của các cơ
quan này có giá trị chung thẩm. Còn với bản chất linh hoạt và mềm dẻo của
phương thức phi tài phán, các quốc gia hoàn toàn kiểm soát được nội dung, thủ
tục và tiến trình giải quyết tranh chấp mà không bị cuốn vào các quy trình, thủ
tục nghiêm ngặt và kéo dài như đối với các biện pháp tài phán. Học viên sẽ tiếp
tục làm rõ những ưu thế của phương thức phi tài phán ở Chương 2 thông qua
việc nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể các quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn
áp dụng phương thức này trong quá trình giải quyết tranh chấp trên biển.
32
Chương 2
QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC
PHI TÀI PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các quốc gia đều hướng tới sự phát
triển ổn định, chính vì vậy việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia
bằng biện pháp hòa bình là xu hướng tất yếu không thể phủ nhận và được
tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Trong đó, không thể không nói
tới phi tài phán như là một trong những phương thức quan trọng trong việc
giải quyết một cách hòa bình tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp trên
biển nói riêng. Phương thức này bao gồm nhiều biện pháp như: Biện pháp
đàm phán, thương lượng; các biện pháp có sự tham gia của bên thứ ba, biện
pháp thông qua tổ chức quốc tế, ngoại giao công chúng… tùy thuộc vào bản
chất hoặc bối cảnh của từng tranh chấp các bên tham gia sẽ lựa chọn biện
pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp đó. Khác với các biện pháp giải quyết
tranh chấp bằng phương thức tài phán, các biện pháp giải quyết tranh chấp
bằng phương thức phi tài phán có ưu điểm: thứ nhất, phương thức này được
thiết lập trên cơ sở sự hiểu biết, tin cậy và tôn trọng nhau, vì vậy khả năng
thực hiện rất cao; thứ hai, với đặc tính mềm dẻo, linh hoạt và được tiếp cận
trên cơ sở phù hợp với những điều kiện thực tế, những nhu cầu, mong muốn
thiết thực của các bên vì những lợi ích chung mà hai bên cùng quan tâm, do
đó, phương thức này có thể hướng các bên tới một kết quả khả quan trong
việc giải quyết tranh chấp; thứ ba, phương thức phi tài phán được tiến hành
đơn giản, thuận tiện và ít tốn kém, bảo đảm được bí mật và uy tín cho các
bên. Thông qua một trong các biện pháp trong phương thức phi tài phán, các
bên giải quyết được những bất đồng trong việc giải quyết tranh chấp trên
biển. Việc giải quyết tranh chấp trên biển thông qua phương thức phi tài phán
33
còn tiết kiệm các chi phí đáng kể về thời gian và vật chất cho các bên. Đây
cũng là một trong những cách giải quyết tranh chấp một cách thân thiện bởi
nó giúp các bên có thêm cơ hội hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau giải quyết vấn
đề một cách tự nguyện hơn. Ngoài ra, kết quả từ việc giải quyết tranh chấp
thông qua phương thức phi tài phán có thể giúp các bên tranh chấp không cảm
thấy bị coi là thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như kết
cục thường diễn ra sau quá trình tranh tụng thông qua phương thức tài phán.
Tuy nhiên cũng giống như trường hợp các biện pháp tài phán, việc sử
dụng đàm phán, bên thứ ba hay các tổ chức quốc tế,… để giải quyết tranh
chấp cũng đòi hỏi phải có sự thỏa thuận, chấp nhận của tất cả các bên.
Dưới đây, học viên sẽ phân tích cụ thể các quy định của pháp luật quốc
tế cũng như thực tiễn quốc tế ở từng biện pháp giải quyết tranh chấp trong
phương thức phi tài phán, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của từng biện
pháp cụ thể.
2.1. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển
thông qua thƣơng lƣợng, đàm phán
2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông
qua thương lượng, đàm phán
Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định
tại khoản 1 Điều 283 về nghĩa vụ ban đầu của các quốc gia khi xảy ra tranh
chấp: “Khi có một tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan
đến việc áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao
đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các
phương pháp hòa bình khác”.
Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định
nghĩa vụ chung cho các quốc gia phải giải quyết tranh chấp biển bằng biện
pháp hòa bình. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp về lãnh thổ biên giới trên
34
biển, Công ước có một số quy định cụ thể như sau: Tại Điều 15, về việc
hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối
diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường
trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều ra các điểm gần nhất của các
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự
thỏa thuận ngược lại….
Như vậy, theo tinh thần của Điều 15 thì cơ chế đàm phán, thỏa thuận
được coi là rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
Cơ chế này vẫn tiếp tục được Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982 đề cao khi các quốc gia tiến hành phân định vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa (Điều 74 và Điều 83 Công ước).
Trong hệ thống văn kiện pháp lý quốc tế hiện nay vẫn chưa đưa ra một
khái niệm mang tính pháp lý hay một quy trình thủ tục cụ thể nào về đàm
phán, thương lượng trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế.
Trên thế giới đã có rất nhiều chuyên gia đưa ra quan điểm của mình về
đàm phán nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế trên biển
nói riêng.
Theo Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội thì đàm phán
trực tiếp được hiểu là “sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc,
theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn
ra giữa các bên liên quan trong khuôn khổ một hội nghị hoặc một cuộc gặp đa
phương”. Theo đó, ta có thể hiểu đàm phán là một cuộc đối thoại giữa hai
người trở lên hoặc giữa các bên nhằm mục đích đạt được sự hiểu biết, giải
quyết điểm khác biệt hoặc đạt được lợi thế trong cuộc đối thoại, để đưa ra một
thỏa thuận, kết quả sau khi trao đổi, dung hòa lợi ích của các bên, có thể đáp
ứng lợi ích khác nhau của hai người, bên liên quan trong quá trình đàm phán.
Đàm phán là một quá trình mà mỗi bên tham gia đàm phán sẽ cố gắng đạt được
35
một lợi thế cho mình vào cuối quá trình, ngoài ra đàm phán còn được sử dụng
như một phương tiện để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau,
thống nhất quan điểm, đường lối, ký kết các điều ước quốc tế.
Cũng giống như đàm phán, giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền
lãnh thổ trên biển đảo bằng biện pháp thương lượng cũng là việc các bên trực
tiếp hoặc thông qua đại diện của mình gặp nhau để đàm phán về những bất
đồng, mâu thuẫn đã phát sinh với mục đích chung là duy trì mối quan hệ giữa
hai nước. Việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng trong thực tiễn
thường được tiến hành độc lập hoặc song song cùng với quá trình tố tụng tại
tòa án hoặc trọng tài. Việc áp dụng biện pháp này là bảo đảm nguyên tắc bình
đẳng về mặt chủ quyền vì nó tính đến tất cả các yếu tố và những lợi ích liên
quan trực tiếp đến tranh chấp và nếu giải quyết được tranh chấp thì việc thực
hiện giải pháp sẽ thuận lợi và giá trị lâu bền hơn bởi nó có sự đồng thuận giữa
các quốc gia. Hiện nay, thương lượng được sử dụng rất phổ biến trong quá
trình giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp giữa các quốc gia
trên biển nói riêng.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì thương lượng và đàm phán là hai
biện pháp giải quyết tranh chấp khá tương đương với nhau, được sử dụng để
giải quyết hầu hết các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế
hiện nay thì đàm phán là một thuật ngữ thường được nhắc đến nhiều hơn và
sử dụng phổ biến trong đời sống quốc tế, nhất là trong quá trình đàm phán
ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới. Đàm phán được ghi nhận là một
biện pháp hòa bình tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc còn thương lượng
vẫn chưa được quy định một cách chính thức trong các văn kiện pháp lý quốc
tế quan trọng với tư cách là một biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về quy trình, thủ tục pháp
lý khi tiến hành quá trình đàm phán, thương lượng để giải quyết tranh chấp
36
trên biển. Vì vậy, hầu hết khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp các
quốc gia trên cơ sở tập quán quốc tế và quy trình, thủ tục đàm phán nói chung
điển hình là trong lĩnh vực thương mại để tiến hành. Từ thực tiễn giải quyết
tranh chấp quốc tế nói chung và trong việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền
quốc gia trên biển nói riêng thì ta thấy rằng thông thường quá trình đàm phán,
thương lượng thường phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Một là, đàm phán, thương lượng là một sự tự nguyện, do đó bất cứ bên
nào tham gia tranh chấp cũng có thể từ chối hoặc thoái lui, tham gia vào quá
trình đàm phán, thương lượng vào bất kỳ lúc nào. Xuất phát từ tính chất quan
trọng của việc giải quyết tranh chấp nên việc tham gia vào quá trình đàm
phán, thương lượng là đại diện của các quốc gia thường là nguyên thủ quốc
gia, bộ trưởng ngoại giao…
Hai là, thời gian, địa điểm là yếu tố góp phần quyết định trong đàm
phán, thương lượng vì vậy, các bên tham gia phải chú ý tới việc chọn thời
điểm và không gian thích hợp để tiến hành đàm phán, thương lượng.
Ba là, quan điểm lập trường, nhất là thiện chí của các bên tham gia đàm
phán có vai trò quyết định đến tiến trình và hiệu quả đàm phán, thương lượng
nói chung.
Như vậy, có thể thấy đàm phán là một biện pháp giải quyết tranh chấp
được các quốc gia yêu thích và thường xuyên lựa chọn nhất do tính chất linh
hoạt của biện pháp này. Xuất phát từ ưu điểm này, các quốc gia có thể tiến
hành đàm phán để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào phát sinh với một hay
nhiều quốc gia khác mà không phụ thuộc vào bản chất hay nội dung của tranh
chấp là gì (có thể là kinh tế, chính trị, lãnh thổ hay biên giới). Hơn thế nữa,
các quốc gia không bị ràng buộc bởi các quy trình, thủ tục nghiêm ngặt như
đối với các biện pháp tài phán mà hoàn toàn có thể tiến hành theo mong
muốn, ý chí và sự thống nhất giữa các bên có liên quan. Trong quá trình tiếp
37
xúc trực tiếp, các bên hữu quan có khả năng tìm hiểu lập trường của nhau rõ
ràng hơn và bằng thiện chí, có thể đi đến những giải pháp thỏa đáng cho tất cả
các bên. Trong nhiều trường hợp, đàm phán không nhất thiết phải đi đến một
giải pháp cuối cùng mà đơn thuần đóng vai trò như một diễn đàn chung để
các bên liên quan trao đổi ý kiến, xác định các vấn đề chưa đạt được nhất trí
chung cũng như thảo luận, đàm phán những vấn đề cốt lõi và thủ tục cho việc
áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác về sau [17, tr. 80 - 82].
Mặc dù đàm phán là biện pháp giải quyết tranh chấp phổ biến nhất
nhưng cũng cần phải nhìn nhận rằng biện pháp này còn một số tồn tại nhất
định. Cụ thể là: Đàm phán sẽ hoàn toàn không có hiệu quả nếu quan điểm, lập
trường của các bên khác xa nhau và không có bất kỳ một điểm chung nào để
có thể có tiếng nói chung về vấn đề mà hai bên tranh chấp. Mặt khác, sự linh
hoạt và tự do khá lớn mà các quốc gia có được trong quá trình áp dụng biện
pháp đàm phán cũng có thể trở thành một nhược điểm khiến cho biện pháp
này không đạt được hiệu quả, không giúp các quốc gia giải quyết được tranh
chấp của mình. Bởi, để cuộc đàm phán thành công, đòi hỏi các bên phải thiện
chí, nếu một bên thiếu thiện chí, đàm phán sẽ thất bại hoặc có thể kéo dài
trong một thời gian vô định. Đặc biệt, nếu đàm phán diễn ra giữa hai quốc gia
không cân xứng về tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội (nước yếu và
nước mạnh) lại không có sự tham gia của bên thứ ba trung lập hay bất kỳ một
cơ chế hợp lý nào thì kết quả cuối cùng cũng khó là một giải pháp công bằng
nếu một bên cố tình đưa ra yêu cầu quá cao hoặc quá đáng. Hơn nữa, khi một
bên không thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp hoặc khi các bên chưa
thấy được lợi ích của việc tìm ra một giải pháp nhanh chóng cho tranh chấp,
đàm phán có thể bị trì hoãn hoặc kéo dài, gây nên những hệ quả tiêu cực
không chỉ đối với các bên liên quan mà đến cả tình hình an ninh, ổn định của
cả khu vực và quốc tế.
38
Trong Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982,
biện pháp đàm phán được quy định tại Điều 293 dưới tên gọi là trao đổi quan
điểm. Theo đó, “Khi tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên
quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành
ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương
lượng hay bằng các biện pháp hòa bình khác”. Việc đàm phán có thể được
tiến hành trong quá trình thực hiện các biện pháp giải quyết tranh chấp khác,
hoặc sau khi các biện pháp đó đã thất bại. Thực tế, có nhiều tranh chấp về vấn
đề trong Công ước, đặc biệt là về vấn đề phân định biển đã được giải quyết
thông qua con đường đàm phán.
2.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua thương
lượng, đàm phán
Đàm phán, thương lượng là một trong những biện pháp giải quyết tranh
chấp mang tính chất truyền thống trong quan hệ giữa các quốc gia và được
các quốc gia áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh ở nhiều
lĩnh vực, trong đó có các tranh chấp trên biển. Biện pháp này được áp dụng
khá phổ biến và mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp giữa
các bên. Có thể thấy được điều này thông qua bảng thống kê các Hiệp định
(hay Điều ước) phân định trên biển tính đến ngày 25/11/2014 dưới đây [65]:
Bảng 2.1: Các Hiệp định (Điều ƣớc) phân định trên biển
Khu vực Số hiệp định đã ký kết Chiếm tỷ lệ (%)
Châu Phi 29 11,7
Châu Á 53 21,4
Châu Âu 93 37,6
Châu Mỹ 50 20,2
Châu Đại Dương 22 8,9
(Nguồn: List of maritime boundary treaties, http://en.wikipedia.org)
Như vậy, rất nhiều tranh chấp về phân định trên biển đã được giải quyết
thông qua con đường đàm phán, thương lượng và kết quả được thể hiện qua
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)nataliej4
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sựTé Lầu
 

What's hot (20)

Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đĐề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
 
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mạiKỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
 
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAYLuận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 

Similar to Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán

Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...huynhminhquan
 
Binckhccvnphplcacisgnguynuyphap 151112142133-lva1-app6892
Binckhccvnphplcacisgnguynuyphap 151112142133-lva1-app6892Binckhccvnphplcacisgnguynuyphap 151112142133-lva1-app6892
Binckhccvnphplcacisgnguynuyphap 151112142133-lva1-app6892Anh Lâm
 
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Phap Nguyen
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhKhoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán (20)

Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
 
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
 
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAYVấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
 
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển ĐôngĐề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Binckhccvnphplcacisgnguynuyphap 151112142133-lva1-app6892
Binckhccvnphplcacisgnguynuyphap 151112142133-lva1-app6892Binckhccvnphplcacisgnguynuyphap 151112142133-lva1-app6892
Binckhccvnphplcacisgnguynuyphap 151112142133-lva1-app6892
 
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhKhoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
 
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaLuận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaĐề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaPháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Khóa luận: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, HAY
Khóa luận: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, HAYKhóa luận: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, HAY
Khóa luận: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOTLuận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
 
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOTLuận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HẢI YẾN GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP TR£N BIÓN §¤NG THEO PH¦¥NG THøC PHI TµI PH¸N LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HẢI YẾN GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP TR£N BIÓN §¤NG THEO PH¦¥NG THøC PHI TµI PH¸N Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hải Yến
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN........................... 6 1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế trên biển............................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm về tranh chấp quốc tế, tranh chấp quốc tế trên biển........... 6 1.1.2. Các tranh chấp quốc tế trên biển.......................................................... 7 1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển................... 9 1.2.1. Điều ước quốc tế .................................................................................. 9 1.2.2. Tập quán quốc tế ................................................................................ 11 1.2.3. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế..................................... 14 1.2.4. Quan điểm, học thuyết của các chuyên gia, các nhà luật học nổi tiếng ...... 14 1.2.5. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế ................................................... 15 1.3. Nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trên biển ................ 16 1.3.1. Nguyên tắc của luật quốc tế nói chung .............................................. 16 1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù của Luật biển................................................ 17 1.4. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp trên biển............................................................................................. 24 1.4.1. Phương thức tài phán.......................................................................... 24 1.4.2. Phương thức phi tài phán ................................................................... 28 Kết luận Chƣơng 1........................................................................................ 31
  • 5. Chƣơng 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN.......................................................... 32 2.1. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua thƣơng lƣợng, đàm phán ...................................... 33 2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán.............................................................. 33 2.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua thương lượng, đàm phán................................................................................. 38 2.2. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế................................... 41 2.2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế................................................................. 42 2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế.......................................................................................... 50 2.3. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua tổ chức quốc tế ....................................................... 51 2.3.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua tổ chức quốc tế............................................................................. 51 2.3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua các tổ chức quốc tế ................................................................................................ 57 2.4. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua ngoại giao công chúng ........................................... 65 2.4.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao công chúng................................................................. 65
  • 6. 2.4.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua ngoại giao công chúng ......................................................................................... 69 Kết luận Chƣơng 2........................................................................................ 72 Chƣơng 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN.................................... 73 3.1. Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển Đông.......................... 73 3.1.1. Tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.................................................. 75 3.1.2. Tranh chấp các vùng biển chồng lấn................................................... 77 3.1.3. Tranh chấp về viê ̣c thực hiê ̣n các quyền và nghĩa vụtheo luâ ̣t biển quốc tế ........................................................................................ 78 3.1.4. Tranh chấp liên quan đến yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc......................................................................................... 79 3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông......................................................................... 79 3.2.1. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua thương lượng, đàm phán ................................... 81 3.2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra, Ủy ban hòa giải ........................................... 85 3.2.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua tổ chức quốc tế......................................... 87 3.2.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua ngoại giao công chúng ...................................... 95 Kết luận Chƣơng 3...................................................................................... 101 KẾT LUẬN.................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 104
  • 7. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Các Hiệp định (Điều ước) phân định trên biển 38
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Biển Đông là vùng biển có vị trí quan trọng, ý nghĩa chiến lược trong chính sách phát triển của các quốc gia ven biển. Chính vì vậy, Biển Đông luôn là tâm điểm của những cuộc tranh chấp chủ quyền cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc đối đầu nóng bỏng nhất giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp ở khu vực Biển Đông với một loạt các nước gồm Phi-lip-pin, Việt Nam, Brunei, Ma-lai-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sau khi công khai đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của không những các nước liên quan đến Biển Đông như Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin mà còn từ các nước đứng ngoài tranh chấp chủ quyền nhưng có lợi ích thương mại, hàng hải đối với Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Trong bối cảnh Trung Quốc, một nước lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng quyết đoán trong việc đòi chủ quyền và một nước Mỹ đang suy yếu tương đối, muốn duy trì vai trò chủ đạo tại khu vực này, thì vấn đề tranh chấp biển Đông lại càng trở nên phức tạp, có nguy cơ thổi bùng xung đột địa chính trị. Hơn thế nữa, thời gian gần đây, việc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông cùng với việc gia tăng tần suất sử dụng các biện pháp để hỗ trợ cho mục tiêu xác lập chủ quyền của Trung Quốc như: gây sức ép đến một số công ty đa quốc gia đang hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam và Phi-líp-pin, tiến hành nhiều cuộc tập trận với quy mô lớn trên biển Đông, thực hiện lệnh cấm bắt cá hàng năm và quấy nhiễu ngư dân các nước hoạt động hợp pháp trên vùng biển của mình, hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và gần đây là những hành động “ráo riết” cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa...
  • 9. 2 Việc nghiên cứu, xác định một phương thức, đặc biệt là phương thức phi tài phán giúp các quốc gia tìm kiếm một giải pháp khả quan trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông đang là vấn đề hết sức cấp thiết, bởi: Thứ nhất, để giải quyết các tranh chấp trên biển hay bất kỳ tranh chấp nào khác thì vấn đề tiên quyết là việc lựa chọn giải pháp. Việc giải quyết tranh chấp trên biển bằng phương thức phi tài phán đã và đang là xu hướng tất yếu không thể phủ nhận và được tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Ở hoàn cảnh hiện nay, các nước khu vực Biển Đông đều có lợi ích từ vùng biển này nên trong quá trình giải quyết tranh chấp thông qua phương thức phi tài phán sẽ khiến lợi ích giữa các bên được cân đối để có thể đem đến một sự công bằng tương đối cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia mình. Thứ hai, việc sử dụng các phương thức phi tài phán trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông sẽ làm sáng tỏ những bất đồng, giúp các bên hoàn toàn kiểm soát được nội dung, thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp mà không bị cuốn vào quá trình tố tụng kéo dài. Thứ ba, trong khi vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia trên biển chưa được giải quyết triệt để thì sử dụng biện pháp phi tài phán để giải quyết là một trong những hướng đi đúng đắn giúp các bên tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế từ đó có thể xây dựng các đối sách phù hợp đồng thời có thời gian củng cố thêm cơ sở pháp lý để bảo vệ quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu sách sai trái của đối phương. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, Học viên mạnh dạn lựa chọn: “Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng tới khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng phương thức phi tài phán qua đó chỉ ra khả năng áp dụng cơ chế này cho các quốc gia Đông Nam Á nói chung
  • 10. 3 và Việt Nam nói riêng. Với những mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn đặt ra những vấn đề sau cần giải quyết đó là: phân tích, nghiên cứu từng biện pháp cụ thể trong phương thức phi tài phán và thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo phương thức phi tài phán, qua đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp biển, đảo hiện nay. Do tính chất phức tạp trong việc tìm kiếm cách giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo phương thức phi tài phán, đồng thời trong thực tế gặp không ít khó khăn bởi cách xử sự của các bên tham gia tranh chấp, vì thế luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các phương thức giải quyết phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật quốc tế nói chung và luật Biển nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu. Dưới góc độ của một luận văn, học viên tập trung xem xét phân tích những vấn đề mang tính chất cơ bản cả về lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán. Trên cơ sở đó tìm ra những phương hướng và kinh nghiệm cho Việt Nam áp dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nhằm đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, xã hội… của một quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển quốc gia trên trường quốc tế. Tổng quan tài liệu: Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về các vấn đề pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật về biển đảo nói riêng. Trong đó các công trình này có đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức phi tài phán. Có thể kể tới các bài viết, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu luật quốc tế nói chung và về luật Biển nói riêng như GS.TSKH. Đào Trí Úc, PGS.TS Nguyễn Bá Diến, PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng, PGS.TS. Đoàn Năng, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, TS. Đặng Đình Quý… Một số Giáo trình Luật Quốc tế
  • 11. 4 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Ngoại giao… đã có những chương riêng về biện pháp giải quyết tranh chấp. Về tài liệu nước ngoài, Học viên đã tham khảo và nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản trong phương thức phi tài phán trên thế giới của một số luật gia nước ngoài. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu quốc tế như: Robert Beckman, Beckman and Leonardo Bernard - Trung tâm Luật Quốc tế - Đại học Quốc gia Xinh-ga-po, Christian Le Miere - nghiên cứu viên cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải - Học viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Boutros Ghali, Yobert K.Shampande, Oppenheim, S.K.Kapoor, Nagendra Singh, M.Bedjaoui, Louis Henkin, Edmandjan os manezyk, Danicl Partan,… nghiên cứu về luật quốc tế và biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung ở các Trường Đại học của Pháp, Anh, Mỹ,…, Tuy vậy, sự phân tích, đánh giá lý luận thực tiễn và kết luận về biện pháp giải quyết tranh chấp trên biển theo phương thức phi tài phán chưa được tập trung. Ở đề tài của mình, học viên sẽ tiếp thu, tổng hợp lại những kết quả được đúc rút, đồng thời tiếp tục tìm hiểu và phát triển những nội dung chưa được nghiên cứu, nghiên cứu đã cũ hoặc nghiên cứu chưa sâu nhằm làm rõ hơn những ưu việt mà phương thức này mang lại. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do tính chất đa dạng và phức tạp của vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo phương thức phi tài phán nên học viên không có điều kiện xem xét, phân tích tất cả các khía cạnh, nội dung, các giải pháp, hoạt động ngoại giao tại nơi xảy ra tranh chấp cũng như không thể nghiên cứu được hết các vụ tranh chấp biển đảo từ trước tới nay. Từ việc xác định lý do, giới hạn và phạm vi nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu những phương thức phi tài phán trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Cụ thể, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
  • 12. 5 Khái niệm “tranh chấp quốc tế”, “tranh chấp quốc tế trên biển”; Cơ sở pháp lý quốc tế chung để giải quyết tranh chấp; Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp; Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển theo phương thức phi tài phán từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất, học viên vận dụng một số phương pháp nghiên cứu đó là các phương pháp nghiên cứu phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê… với những kiến thức đã học kết hợp với sách báo, tài liệu có liên quan nhằm phân tích những điều kiện cụ thể, đi sâu nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ theo phương thức phi tài phán từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông. Do khả năng còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô và các bạn. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương cụ thể trong phần nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp trên biển theo phương thức phi tài phán. Chương 2: Quy định và thực tiễn quốc tế áp dụng phương thức phi tài phán trong giải quyết tranh chấp trên biển. Chương 3: Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán. Mặc dù học viên đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu, cũng như tìm hiểu thực tiễn nhưng do kiến thức có hạn nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sai sót. Học viên xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
  • 13. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN 1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế trên biển 1.1.1. Khái niệm về tranh chấp quốc tế, tranh chấp quốc tế trên biển Tranh chấp là hiện tượng thường xuyên, phổ biến trong đời sống xã hội nói chung và đời sống quốc tế nói riêng. Trong phán quyết ngày 30/8/1924 giải quyết tranh chấp giữa Hi Lạp và Vương Quốc Anh về vụ chuyển nhượng Mavromatis Palestine, Tòa án thường trực công lý quốc tế xác định tranh chấp: là bất đồng một vấn đề của luật pháp hoặc của thực tiễn, hay là một xung đột về quan điểm pháp lý hoặc về lợi ích của hai chủ thể [68]. Theo từ điển Black‟s Law thì “Tranh chấp là một cuộc xung đột hay tranh cãi, đặc biệt một trong những xung đột hay tranh chấp đó có thể trở thành một vụ kiện cụ thể” [69, pp.540]. Trong thực tế “tranh chấp quốc tế” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tranh chấp quốc tế bao hàm không chỉ tranh chấp mà cả các trạng thái, tình thế xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế, mà chủ yếu là các quốc gia. Theo nghĩa hẹp thì tranh chấp quốc tế chỉ bao gồm các quan hệ xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể của luật quốc tế được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể đối với các đối tượng tranh chấp nhất định. Ở đây, chủ thể của một tranh chấp mang tính chất quốc tế thể hiện ở việc các bên tham gia tranh chấp là những quốc gia hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp này phải dựa trên pháp luật quốc tế, theo một cơ chế hay bởi một cơ quan tài phán có tính chất quốc tế. Trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982,
  • 14. 7 thuật ngữ giải quyết tranh chấp được đề cập đến ở khá nhiều điều khoản. Theo Điều 279 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982: “các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình…” thì có thể hiểu tranh chấp quốc tế trên biển là tranh chấp, mâu thuẫn xung đột giữa các quốc gia về những vấn đề liên quan tới việc giải thích hay áp dụng Công ước, cụ thể hơn, đó là sự mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các quốc gia liên quan tới vấn đề phân định chế độ pháp lý các vùng biển - đảo, việc phân chia, sử dụng và khai thác biển cả và đại dương cũng như các nguồn tài nguyên của chúng. Đồng thời Công ước cũng dành riêng phần XV, bao gồm 21 điều quy định cụ thể về nguyên tắc, biện pháp, thiết chế, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp. Tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về giải quyết tranh chấp nhưng các quy định tại Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cho thấy Công ước tuân thủ nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp của luật quốc tế. Vì vậy, có thể hiểu việc giải quyết tranh chấp trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 bao gồm tổng thể các nguyên tắc, cách thức, thủ tục, phương tiện và thiết chế pháp lý, có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, được thiết lập để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giải thích, áp dụng các quy định của Công ước này. 1.1.2. Các tranh chấp quốc tế trên biển Tính tới thời điểm hiện tại, có nhiều tranh chấp quốc tế trên biển tuy nhiên tranh chấp phức tạp và kéo dài thường rơi vào những loại tranh chấp sau: Thứ nhất là tranh chấp chủ quyền trên biển Chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập được thể hiện trên mọi
  • 15. 8 phương diện như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Lãnh thổ quốc gia bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Theo Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải thuộc lãnh thổ quốc gia. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển là tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thường được tạo nên bởi một hoặc một số quốc gia đã lợi dụng cơ hội và sử dụng vũ lực để chiếm đóng một phần hay toàn bộ quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia khác. Thứ hai là tranh chấp về quyền chủ quyền và quyền tài phán Quyền chủ là quyền xuất phát từ chủ quyền, ở các vùng biển đặc thù như vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, các quốc gia không có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ mà chỉ có các quyền liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán. Quyền chủ quyền thường thể hiện ở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quyền tài phán là quyền liên quan đến thẩm quyền tác động đến con người, tài sản, tổ chức - quyền quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các chủ thể trong một khu vực lãnh thổ hoặc vùng biển nhất định. Theo Điều 56 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì quyền tài phán được chia theo lĩnh vực hoạt động như: lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Các tranh chấp biển về chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển nảy sinh khi có sự bất đồng về cách giải thích và áp dụng các quy định của luật biển quốc tế, đặc biệt là các quy định trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tại vùng tiếp giáp mà thực chất là một phần của vùng đặc quyền kinh tế, theo Điều
  • 16. 9 33 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982: các quốc gia ven biển có một số thẩm quyền về thuế, vệ sinh dịch tễ và nhập cư. Còn ở vùng thềm lục địa, các quốc gia ven biển có một số quyền chủ quyền độc quyền trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình (Điều 77 Công ước). Đây là đặc quyền mà các nước không được thực hiện nếu không có sự chấp nhận một cách rõ ràng của quốc gia ven biển. Hiện nay, trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định, trong đó khu vực Đông Nam Á có khoảng 15 tranh chấp [45]. 1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển 1.2.1. Điều ước quốc tế Theo Điều 2 Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai trong nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì [22, tr. 224]. Khoản 1 Điều 2 Luật Ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế của Việt Nam quy định: Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác [22, tr. 246].
  • 17. 10 Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế (có thể là Điều ước đa phương hoặc song phương), do các quốc gia và chủ thể của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là quy phạm điều ước. Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế đã ghi nhận điều ước quốc tế là nguồn áp dụng đầu tiên để giải quyết các tranh chấp và đây là một nguồn cơ bản của luật quốc tế. Cơ sở lý luận của việc áp dụng các điều ước quốc tế (điều ước quốc tế đa phương và song phương) trong chứng minh chủ quyền quốc gia đối với biển, đảo chính là xuất phát từ những quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và xuất phát từ bản chất, đặc trưng cơ bản của Điều ước quốc tế. Có thể kể đến những điều ước quốc tế làm cở sở giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo phương thức phi tài phán như: Một là, Công ước về Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương; khi liên quan đến các tranh chấp có thể nảy sinh giữa các thành viên, đòi hỏi các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc. Hai là, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC). Ở tuyên bố này các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh
  • 18. 11 chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực. Ngoài ra các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình; tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định; trên cơ sở Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Các nước liên quan khẳng định tiếp tục đàm phán để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu vực. Có thể nói, Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002,… là những căn cứ pháp lý quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông hiện nay. 1.2.2. Tập quán quốc tế Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý của Liên hợp quốc đã ghi nhận: “Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật” được Tòa án Công lý áp dụng để giải quyết những tranh chấp được chuyển đến Tòa phù hợp với luật pháp quốc tế. Thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể quốc tế trong lĩnh vực biển và trong vấn đề biên giới lãnh thổ đã dần hình thành những tập quán chung được thừa nhận đó là: 1.2.2.1. Tập quán “đất thống trị biển” Đây là một trong những tập quán quốc tế quan trọng mang tính nền tảng của hệ thống Luật Biển quốc tế hiện đại và là một tập quán điển hình trong luật biển quốc tế nói chung và pháp luật về việc giải quyết tranh chấp
  • 19. 12 trên biển. Tập quán này cho phép các quốc gia ven biển mở rộng chủ quyền của mình hướng ra biển, tuy nhiên các quốc gia không thể lợi dụng nguyên tắc “đất thống trị biển” để mở rộng thẩm quyền của mình ra biển hoặc đơn phương yêu sách những vùng biển rộng lớn hơn nếu không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế. Chính vì ưu điểm trên, tập quán “đất thống trị biển” được áp dụng nhiều trong lĩnh thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, xác lập chủ quyền đối với biển đảo, trở thành cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên biển của mình, đồng thời, giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ phát sinh trên biển. 1.2.2.2. Tập quán Uti possidetis Uti possidetis là một thuật ngữ Latin được sử dụng khá phổ biến, với ý nghĩa là “bạn đang sở hữu thì bạn tiếp tục sở hữu” [17, tr. 70]. Theo pháp luật quốc tế, Uti possidetis còn được gọi là nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng nghĩa là một quốc gia có chủ quyền mới thành lập phải có đường biên giới giống như trước khi nó giành được độc lập. Nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng đã được chấp nhận rộng rãi và áp dụng khá phổ biến trong các hiệp ước giữa các quốc gia nhất là sau khi kết thúc chiến tranh và phân định lại biên giới với mục đích ngăn cản các quốc gia mới giành độc lập tìm cách sửa đổi các đường biên giới từ thời kỳ thuộc địa cũ bằng vũ lực [32, tr. 125]. Mặc dù tập quán này chưa chính thức được pháp điển hóa vào Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhưng nó vẫn được áp dụng phổ biến và chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phân định biển theo pháp luật quốc tế ví dụ như: Bản Tuyên bố của các quốc gia và dân tộc về việc giành độc lập ngày 14/12/1960 đã đề cập tới Uti possidetis; ngoài ra, luật pháp quốc tế cũng đã công nhận Uti possidetis qua phán quyết trong vụ tranh chấp giữa Nicaragua và Honduras [73].
  • 20. 13 1.2.2.3. Tập quán Estoppel Estoppel được hình thành và sử dụng phổ biến từ lâu trong lịch sử pháp lý quốc tế. Estoppel là một học thuyết về sự nhất quán trong ứng xử và hành động. Theo đó, một quốc gia không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này thừa nhận trước đó. Mục tiêu chính của tập quán này là không cho phép một quốc gia được hưởng lợi hoặc gây thiệt hại cho một quốc gia khác thông qua cách ứng xử không nhất quán của mình. Estoppel có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được thực hiện một cách rõ ràng và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động và phải chịu thiệt hại. Các luật gia đều cho rằng, ngầm công nhận trong một tình huống nhất định sẽ dẫn đến estoppel. Nếu quốc gia đã biết rõ về một sự việc cụ thể song vẫn giữ im lặng thì việc im lặng đó phải được giải thích là sự đồng ý, chấp nhận và sẽ không đưa đòi hỏi ngược lại. Các luật gia cũng khá thống nhất trong quan điểm gắn việc ngầm công nhận với estoppel khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và cho rằng trong tranh chấp lãnh thổ, việc ngầm công nhận sẽ đồng nghĩa với estoppel nếu: các bên tranh chấp lãnh thổ đều đưa ra các yêu sách trái ngược nhau; các bên đều biết rõ các yêu sách của nhau; một bên giữ im lặng hoặc không có ý kiến hay hành động gì trước yêu sách của đối phương và như vậy bị mất đi quyền của mình [14]. Các dạng estoppel có thể là đơn phương chấp nhận một tình huống, khẳng định một sự kiện hoặc không phản ứng (tức im lặng) khi một quyền bị xâm phạm mặc dù ý thức được đầy đủ về quyền của mình [41]. Đây cũng chính là một trong các tập quán mang tính chất nền tảng góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển, hoàn thiện của pháp luật quốc tế nói chung, luật biển quốc tế nói riêng.
  • 21. 14 1.2.3. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế Kết quả xét xử của các cơ quan tài phán, ngoài giá trị pháp lý ràng buộc các bên liên quan còn có giá trị tham khảo đối với các chủ thể khác trong quá trình thực thi các quy định của luật. Bên cạnh đó, một số phán quyết quan trọng của Tòa án còn có thể đưa đến sự hình thành các quy phạm mới trong Luật Biển. Bởi vậy, phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế được coi là phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế nói chung và của Luật biển quốc tế nói riêng [26, tr. 588]. Bên cạnh các phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế, các án lệ trọng tài cũng là cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong quá trình xác lập chủ quyền biển đảo. Án lệ trọng tài có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung. Trên thực tế, án lệ trọng tài do các trọng tài viên tạo ra trên cơ sở ra các phán quyết giải quyết các vụ việc tranh chấp cụ thể, và khi nó được coi là án lệ thì có thể áp dụng cho các vụ việc trong tương lai có những tình huống tương tự. Các trọng tài thông qua việc áp dụng án lệ khi giải quyết các tranh chấp quốc tế sẽ góp phần giải thích, áp dụng và tuyên truyền các quy định của pháp luật trọng tài một cách sâu rộng hơn trong cộng đồng quốc tế. 1.2.4. Quan điểm, học thuyết của các chuyên gia, các nhà luật học nổi tiếng Học thuyết về luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia về những vấn đề pháp lý quốc tế. Đôi khi trong học thuyết, các học giả đưa ra những lý giải làm sáng tỏ về nội dung của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, giúp cho việc áp dụng một cách đúng đắn các quy phạm luật quốc tế. Học thuyết, quan điểm nổi tiếng về luật quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhận thức của con người về luật quốc tế, tác động đến quan điểm của quốc gia về các vấn đề pháp lý quốc tế.
  • 22. 15 Tuy nhiên, theo Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế thì học thuyết pháp lý không phải là nguồn cơ bản của luật quốc tế, bởi không có sự ràng buộc giữa các quốc gia, không thể hiện ý chí của các quốc gia, hơn nữa học thuyết không sinh ra quy phạm pháp lý quốc tế, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ ràng buộc các quốc gia, không có sự công nhận hay không công nhận chính thức từ phía các quốc gia và không được áp dụng thường xuyên trong quan hệ quốc tế [17, tr. 49]. 1.2.5. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế Các tổ chức quốc tế liên quốc gia là một trong những chủ thể của luật quốc tế. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức quốc tế liên quốc gia dựa trên điều lệ (hiến chương, quy chế,…) của mỗi tổ chức. Vào thời điểm thành lập Tòa án quốc tế, các văn kiện quốc tế không nhiều nên Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế đã không đề cập đến loại văn kiện cực kỳ quan trọng là Nghị quyết của các tổ chức quốc tế. Các văn kiện của tổ chức quốc tế liên chính phủ có giá trị hiệu lực không đồng nhất gồm: Những nghị quyết mang tính khuyến nghị có vai trò tạo tiền đề cho việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Các văn kiện của tổ chức quốc tế có giá trị hiệu lực không đồng nhất, bao gồm các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và nghị quyết không bắt buộc đối với các thành viên. Nhiều nghị quyết của tổ chức quốc tế là kết quả thỏa thuận giữa các thành viên. Quá trình thỏa thuận này diễn ra trên cơ sở quy chế của mỗi tổ chức và đưa đến kết quả hình thành các nghị quyết có tính chất khuyến nghị. Những nghị quyết mang tính khuyến nghị có vai trò nhất định trong việc giải thích và áp dụng các quy phạm luật quốc tế, chúng tạo tiền đề cho việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Trong khi đó, những nghị quyết có giá trị bắt buộc sẽ là nguồn luật được viện dẫn để giải quyết các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia thành viên tổ chức đó [26, tr. 47].
  • 23. 16 1.3. Nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trên biển 1.3.1. Nguyên tắc của luật quốc tế nói chung Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là những tư tưởng, quan điểm pháp lý cơ bản, chỉ đạo, làm nền tảng xây dựng và thi hành luật quốc tế hiện đại. Những nguyên tắc này được áp dụng đối với mọi quan hệ quốc tế, trong đó bao gồm cả các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận rộng rãi trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc và tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 24/10/1970, Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế, Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, những nguyên tắc chi phối tới việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong việc xác định chủ quyền biển, đảo, bao gồm: Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; nguyên tắc dân tộc tự quyết; nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế; nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác và đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được ghi nhận tại khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các thành viên của tổ chức Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng những biện pháp hòa bình sao cho không làm phương hại tới công lý, hòa bình và an ninh quốc tế”. Với tính chất là một nguyên tắc quan trọng của luật quốc tế, làm căn cứ khả thi cho nguyên tắc không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nghĩa vụ hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được cụ thể hóa thành những biện
  • 24. 17 pháp, phương thức giải quyết tranh chấp tại các điều từ Điều 33 đến Điều 38 Hiến chương liên hợp quốc. Điều 33 Hiến chương quy định: Các bên trong bất cứ cuộc tranh chấp nào mà diễn biến của nó gây phương hại tới hòa bình và an ninh quốc tế trước tiên phải cố gắng giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực, hoặc những điều ước khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn [22, tr. 30]. Cùng với sự ra đời của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia được mở rộng đáng kể. Do vậy, hòa bình giải quyết tranh chấp là nguyên tắc nền tảng, cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp về xác lập chủ quyền đối với biển, đảo. Với vai trò là công cụ pháp lý hữu hiệu, mang tính chủ đạo bao trùm và có giá trị ràng buộc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đóng vai trò quan trọng khi xem xét và giải quyết những tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Các nguyên tắc của luật pháp quốc tế là cơ sở để duy trì trật tự pháp lý quốc tế, đồng thời thực hiện hai chức năng: “ổn định các quan hệ quốc tế bằng các quy phạm nhất định và xây dựng những quy tắc xử sự mới trong thực tiễn quan hệ quốc tế” [46, tr. 30]. 1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù của Luật biển Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế thì việc giải quyết tranh chấp quốc tế trên biển còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù của Luật biển, đó là những nguyên tắc sau: 1.3.2.1. Nguyên tắc thỏa thuận Nguyên tắc thỏa thuận được Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa quy định tại Điều 6 như sau:
  • 25. 18 Việc phân định được giải quyết trước hết bằng sự thỏa thuận và trừ khi có những hoàn cảnh đặc biệt như bờ biển lồi lõm, các đảo gần bờ, nguồn tài nguyên ở thềm lục địa… đòi hỏi có một giải pháp khác, thì việc phân định được thực hiện theo phương pháp đường cách đều trong trường hợp hai nước có bờ biển tiếp giáp nhau. Thỏa thuận là con đường đúng đắn và có hiệu quả để giải quyết các tranh chấp, bất đồng kể cả những vấn đề phức tạp nhất. Điều 15 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhấn mạnh “trừ khi có thỏa thuận ngược lại” thì các quốc gia mới áp dụng đường trung tuyến để mở rộng lãnh hải. Thỏa thuận là một trong những nguyên tắc phân định biển và giải quyết tranh chấp biển đảo có từ rất lâu đời. Nguyên tắc mang ý nghĩa hòa bình, có vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia giữ vững được mối quan hệ hợp tác, hữu nghị và tinh thần thiện chí trong giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao, pháp lý. Chính vì vậy, đây là nguyên tắc hàng đầu được Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đặc biệt coi trọng và quy định trong rất nhiều điều khoản khác nhau. Ví dụ: Điều 74, 83 quy định: Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng,…. Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền/ ranh giới thềm lục địa được giải quyết theo đúng điều ước đó. Quy định này cũng có nghĩa là nếu giữa các bên đã có những thỏa thuận trước đó liên quan đến việc giải quyết các vấn đề ranh giới biển thì các thỏa thuận đó được ưu tiên thực hiện; Điều 280 Công ước quy định về việc giải quyết các tranh chấp bằng bất
  • 26. 19 kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn, theo đó không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng công ước; Khoản 1 Điều 28 quy định về thỏa thuận giải quyết như sau: Khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã thỏa thuận tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình theo sự lựa chọn của mình thì với điều kiện các bên không đạt được một cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình đã thỏa thuận và nếu sự thỏa thuận giữa các bên không loại trừ khả năng tiến hành một thủ tục khác thì các thủ tục được trù định trong phần XV của Công ước mới có thể được áp dụng. 1.3.2.2. Nguyên tắc công bằng Bên cạnh nguyên tắc thỏa thuận thì áp dụng nguyên tắc công bằng trong giải quyết tranh chấp trên biển là vấn đề rất quan trọng vì khi bảo đảm được sự công bằng đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa các xung đột khác xảy ra. Vấn đề này được quy định tại Điều 59 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: Trong những trường hợp Công ước không quy định rõ các quyền hay quyền tài phán trong các vùng đặc quyền kinh tế cho các quốc gia ven biển với lợi ích của một hay nhiều quốc gia khác thì sự xung đột này phải được giải quyết trên cơ sở công bằng và có chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng các lợi ích có liên quan đó đối với các bên tranh chấp và đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế.
  • 27. 20 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không đưa ra được sự giải thích hay định nghĩa thế nào là nguyên tắc công bằng. Trong các quy định về phân định biên giới/ranh giới các vùng biển, Công ước chỉ đề cập đến công bằng thông qua quy định của các bên trong quá trình phân định trước hết cần tiến hành trên cơ sở thỏa thuận để đạt được “một giải pháp công bằng”. Tuy nhiên, trong các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế, nguyên tắc công bằng là nguyên tắc áp dụng phổ biến trong quá trình phân định biển. Trong vụ tranh chấp về phân định Thềm lục địa Biển bắc ngày 20/2/1969, Tòa đã đưa ra nguyên tắc khi phân định biển “công bằng không có nghĩa nhất thiết là phải bằng nhau về mặt diện tích phân định”. Tòa cũng đã nêu ra một số khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng, nhiều yếu tố phải được xem xét tới trong quá trình phân định để đưa đến một giải pháp công bằng như: yếu tố địa chất (phụ thuộc về địa chất của các nước ven biển), yếu tố địa lý (hình dạng bờ biển), sự thống nhất của các mỏ, tỷ lệ giữa bề rộng thềm lục địa với chiều dài bờ biển... Công ước luật Biển 1982 còn ghi nhận nguyên tắc này trên một khía cạnh: (1) Thừa nhận các quốc gia có quyền và nghĩa vụ như nhau trong khu vực biển cả. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển. Các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý cũng được sử dụng biển cả như các quốc gia có biển; (2) Thừa nhận vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người, các quốc gia có biển hay không có biển trong khuôn khổ quy định của luật pháp quốc tế đều có quyền sử dụng Vùng vào những mục đích hòa bình [26, tr. 595]. 1.3.2.3. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự Hội nghị Berlin năm 1885 đã thiết lập một nguyên tắc trong xác lập chủ quyền quốc gia đối với một vùng lãnh thổ, đó là nguyên tắc chiếm hữu thật
  • 28. 21 sự. Theo đó, quốc gia được công nhận là chủ sở hữu vùng đất mới nếu ngoài việc phát hiện đầu tiên phải thực hiện tiếp theo đó các hành động thực tế: Chiếm hữu bằng biện pháp hòa bình (không dùng vũ lực); Thông báo công khai việc chiếm hữu; Duy trì quyền lực nhà nước một cách thực tế và liên tục trên lãnh thổ được chiếm hữu. Tuyên bố của Viện pháp luật quốc tế Lausanne năm 1988 sau đó đã khẳng định lại nguyên tắc này, làm cho nguyên tắc này trở nên chiếm ưu thế, phổ biến trên thế giới [14]. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự đã được áp dụng phổ biến thông qua một số phán quyết trong vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, tranh chấp về các đảo Ecrehos và Minquiers giữa Anh và Pháp, tranh chấp đảo giữa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a năm 2002 [18]. 1.3.2.4. Nguyên tắc kế thừa quốc gia Công ước Viên về kế thừa quốc gia ngày 22/8/1978 và Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ, công nợ quốc gia ngày 07/4/1983 xác định kế thừa quốc gia là một thuật ngữ chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó. Vì vậy, khi tiến hành giải quyết tranh chấp chủ quyền các quốc gia cũng thường dựa trên nguyên tắc này để chứng minh quyền làm chủ của mình. Có thể thấy nguyên tắc này trong lập luận của các quốc gia tranh chấp từ các án lệ điển hình trong thực tiễn xét xử tại cơ quan tài phán như vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, yêu sách chủ quyền của Hoa kỳ được đưa ra trên cơ sở chủ quyền của quốc gia Tây Ban Nha, chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo Palmas, đã nhượng đảo lại cho quốc gia Phi-líp- pin là thuộc địa của Hoa Kỳ;…[17, tr. 61]. 1.3.2.5. Nguyên tắc đường trung tuyến cách đều Trong thực tiễn và theo Điều 15 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện
  • 29. 22 đã hình thành hai phương pháp hoạch định ranh giới lãnh hải, đó là phương pháp đường trung tuyến và đường cách đều. Đường trung tuyến và đường cách đều là phương pháp phù hợp đối với những vùng biển có địa hình đơn thuần, tức là không tồn tại những hoàn cảnh đặc biệt. Trong những trường hợp đó, việc hoạch định thường mang lại kết quả công bằng, hợp lý. Khi giúp các quốc gia giải quyết vấn đề phân định biển, cơ quan tài phán cũng đã áp dụng các nguyên tắc này. Ví dụ, như trong phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Zukur Hanis giữa Eritrea và Yemen năm 1998 - 1999, Tòa đã bác bỏ hai đường ranh giới mà các quốc gia đề nghị, xác định lại các điểm cơ sở và vạch ra một đường biên giới duy nhất là đường trung tuyến nằm giữa hai bờ biển đối diện của phần đất liền của hai nước [17, tr. 62 - 63]. 1.3.2.6. Nguyên tắc tự do biển cả và sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình Biển cả là một vùng biển nằm bên ngoài phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia - là tài sản chung của nhân loại. Việc sử dụng biển cả đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thế giới, ngược lại sử dụng biển cả một cách tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, xâm phạm quyền và lợi ích của cả cộng đồng quốc tế, thậm chí đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế. Nguyên tắc tự do biển cả và sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 tại các Điều 87 và 88, theo đó, đối với các quốc gia, dù có biển hay không có biển đều có quyền: tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học và biển cả được sử dụng vào mục đích hòa bình [26, tr. 593 - 594]. 1.3.2.7. Nguyên tắc Vùng và tài nguyên thuộc Vùng là di sản chung của nhân loại Khái niệm di sản chung của loài người được chính thức hình thành qua
  • 30. 23 Nghị quyết 2749 ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc sau đó đã được cụ thể hóa trong các quy định của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Theo Điều 136 Công ước này, Vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người. Nguyên tắc này và nguyên tắc tự do biển cả là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và đảm bảo thực thi chế độ pháp lý đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Vùng. Trong cách xử sự chung liên quan đến Vùng. Các quốc gia tuân theo quy định của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, với sự quan tâm giữ gìn hòa bình, an ninh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau (Điều 138 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982) [19]. 1.3.2.8. Nguyên tắc bảo vệ và khai thác hợp lý các sinh vật sống trên biển Nội dung nguyên tắc này bao hàm việc các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ các sinh vật sống trên biển. Điều 116-120 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã xây dựng những quy định cơ bản về việc bảo tồn và quản lý nguồn sinh vật sống trên biển. Theo đó, trong trường hợp tiến hành khai thác, việc khai thác sinh vật sống này phải được tiến hành một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo việc bảo tồn và phát triển bền vững. 1.3.2.9. Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển Cùng với quá trình phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động khai thác của con người. Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời, một sự cân bằng sinh thái của biển bị phá vỡ, biển sẽ có những tác động xấu trở lại tới cuộc sống con người. Nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đã được ra đời như công ước London 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu và các chất thải khác; công ước 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu;
  • 31. 24 Công ước Brussels 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai nạn trên biển cả; Công ước Luật Biển 1982… Những công ước này đã tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm trên biển [26, tr. 595]. 1.4. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp trên biển Theo tinh thần tại Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã nêu rõ: tranh chấp quốc tế sẽ được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và phù hợp với nguyên tắc khác của Luật quốc tế. Luật quốc tế chưa quy định cụ thể một giải pháp nhất định nào cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế mà chỉ nêu lên một số phương thức thông dụng dành cho các quốc gia quyền tự do lựa chọn những phương pháp hòa bình khác hợp lý, có lợi và chấp nhận được. Theo Công ước Lahaye 1907, Định ước hội quốc liên 1928, Định ước 1949, Tuyên bố Manila 1982, khoản 1 Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc và tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 nêu ra một số phương thức nhằm giải quyết tranh chấp mà chúng ta có thể phân loại thành các nhóm sau: Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức phi tài phán. Ở phương thức này, các biện pháp thường được đề cập đến đó là: Đàm phán, thương lượng; Môi giới, trung gian, hòa giải; Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế; trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và biện pháp ngoại giao công chúng,… Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức tài phán như trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế. 1.4.1. Phương thức tài phán Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán luôn đem lại kết quả là một phán quyết của cơ quan xét xử có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Tuy nhiên việc sử dụng trọng tài hay tòa án để giải quyết đều có sự thỏa thuận, chấp nhận của các bên tranh chấp.
  • 32. 25 1.4.1.1. Trọng tài quốc tế Trọng tài quốc tế là một thiết chế giải quyết tranh chấp quốc tế mà thẩm quyền được xác lập trên cơ sở thỏa thuận, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một phán quyết giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Thẩm quyền của Trọng tài quốc tế xuất phát từ thỏa thuận của các bên tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp quốc tế theo phương thức xét xử trọng tài được thể hiện qua hai hình thức cơ bản, đó là trọng tài quốc tế vụ việc và trọng tài quốc tế thường trực. Thiết chế trọng tài quốc tế thường trực tiêu biểu nhất là Tòa trọng tài thường trực có trụ sở tại Lahaye, được thành lập và hoạt động trên cơ sở Công ước Lahaye năm 1899 và Công ước Lahaye I năm 1907; và một thiết chế trọng tài quốc tế thường trực khác là Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển được thành lập và hoạt động theo Phụ lục VII của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982. Tòa trọng tài quốc tế này có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền chủ quyền hay quyền tài phán của các quốc gia ven biển; về đánh bắt hải sản; … Ngoài Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Luật Biển năm 1982 còn quy định về một tòa trọng tài đặc biệt thành lập theo Phụ lục VIII Công ước với nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt liên quan đến giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công ước quốc tế của liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 như: việc đánh bắt hải sản; việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; việc nghiên cứu khoa học biển, hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu hay do nhận chìm,… Tòa trọng tài đặc biệt hoạt động nhờ có sự đóng góp của các tổ chức quốc tế về chuyên môn trong từng lĩnh vực như tổ chức hàng hải quốc tế, Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO),… Tố tụng và giá trị phán quyết của Trọng tài quốc tế: Các quy tắc tố tụng
  • 33. 26 của trọng tài quốc tế hoàn toàn do các quốc gia tranh chấp quyết định nếu đó là một hội đồng trọng tài vụ việc. Về nguyên tắc, các phán quyết của trọng tài quốc tế có giá trị chung thẩm [26, tr. 756]. 1.4.1.2. Tòa án Quốc tế về Luật Biển Tòa án Quốc tế về Luật Biển được thành lập nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của Luật Quốc tế liên quan đến việc giải thích hay thực hiện Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tòa án Quốc tế về Luật Biển là một cơ quan hoạt động độc lập với Liên hợp quốc không phụ thuộc vào các quyết định của tổ chức này nên sẽ giữ vai trò độc lập khi giải quyết các vụ kiện. Theo Điều 297 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tòa có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; đối với nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên theo ba cách: (1) chấp nhận thẩm quyền của Tòa án theo từng vụ việc; (2) chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án trong các điều ước quốc tế; (3) Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa bằng một tuyên bố đơn phương. Các phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm bắt buộc đối với các bên tham gia tranh chấp. Chỉ có Tòa án mới có quyền giải thích hoặc sửa đổi phán quyết của mình [17, tr. 121-122]. 1.4.1.3. Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) là một trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc được thành lập, tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc.
  • 34. 27 Thủ tục tố tụng của Tòa án được quy định rất chặt chẽ. Tòa án xét xử theo phiên họp toàn thể, bao gồm sự tham dự của tất cả các thẩm phán và trong trường hợp đặc biệt còn bao gồm cả Thẩm phán Ad-hoc. Việc giải quyết một vụ việc trước Tòa án được tiến hành qua hai giai đoạn tố tụng: giai đoạn tố tụng viết và giai đoạn tranh tụng trước Tòa. Giai đoạn tố tụng viết được thực hiện thông qua việc các bên trao đổi cho nhau và gửi cho Tòa án đơn kiện, bản biện hộ và bản phản biện, trong đó trình bày các yêu cầu, lý lẽ, phản bác của mỗi bên. Được gửi kèm theo các văn bản này thông thường là một khối lượng lớn các tài liệu, chứng cứ của mỗi bên. Giai đoạn tranh tụng trước tòa được thực hiện thông qua việc trình bày của các luật sư, tư vấn, chuyên gia và nhân chứng của mỗi bên. Quyết định của Tòa án chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên trong tranh chấp và có hiệu lực chung thẩm. Phán quyết của Tòa chỉ có hiệu lực đối với các bên trong vụ kiện, không có giá trị ràng buộc bên thứ ba [26, tr. 760-764]. Với tư cách là một tòa chuyên trách, không thể phủ nhận được các ưu điểm Tòa án Quốc tế về Luật Biển, tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất ít các quốc gia lựa chọn để giải quyết tranh chấp của mình, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Đối với Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII, các quốc gia có thể tự mình lựa chọn các trọng tài viên và các tòa trọng tài thường đưa ra một phán quyết cuối cùng với sự nhất trí hoàn toàn của các trọng tài viên. Trong khi đó, phán quyết của Tòa án quốc tế về Luật Biển lại thường đi kèm với hàng loạt ý kiến độc lập và phản đối các thẩm phán, xét về một khía cạnh nào đó, có thể giảm bớt sự rõ ràng và thuyết phục của phán quyết. Chính vì vậy, xu hướng hiện nay là, nếu quyết định áp dụng các biện pháp tài phán, các quốc gia thường đưa tranh chấp của mình ra Tòa án Công lý quốc tế hoặc Tòa Trọng tài, đặc biệt là Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển
  • 35. 28 năm 1982 - là những thiết chế tài phán mang lại sự khách quan, công bằng. Tuy nhiên, theo quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc và quy chế Tòa án quốc tế của Liên Hợp quốc, ICJ chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia khi có yêu cầu và các quốc gia đó đều đã chấp nhận thẩm quyền giải quyết của ICJ. Hơn nữa, kể cả việc khi đã đưa ra Tòa án quốc tế thì việc phải tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda (tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế) thì khả năng rủi ro rất cao, có thể nếu thắng sẽ được tất cả nhưng cũng có thể bị thua và mất tất cả. 1.4.2. Phương thức phi tài phán Khác với các yêu cầu về quy trình thủ tục nghiêm ngặt của phương thức tài phán, ở phương thức phi tài phán các bên tranh chấp có thể áp dụng đa dạng, linh hoạt một trong những biện pháp của phương thức này. 1.4.2.1. Đàm phán, thương lượng Pháp luật quốc tế không có quy định cụ thể về thủ tục, cách thức đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp. Quyết định về vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí các bên và tùy thuộc vào bối cảnh tranh chấp cụ thể. Kết quả của đàm phán, thương lượng sau khi được cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên xác nhận, chấp nhận sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên. 1.4.2.2. Môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế Về mặt bản chất, không có sự khác biệt nhiều giữa các biện pháp này, bởi các biện pháp này đều thể hiện sự tham gia của bên thứ ba với vai trò giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bên tranh chấp đi đến thỏa thuận và đều thỏa mãn điều kiện về vai trò trung lập, không áp đặt của bên thứ ba. Ủy ban điều tra cũng là một hình thức tham gia của bên thứ ba vào quá trình giải quyết một tranh chấp quốc tế. Ủy ban điều tra không có vai trò trực tiếp trong việc tìm kiếm các giải pháp cho cuộc tranh chấp, mà chỉ giới hạn
  • 36. 29 việc tìm kiếm, xác định những sự kiện, tình huống khách quan là nguyên nhân hay bối cảnh của tranh chấp. Việc thành lập Ủy ban điều tra không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong một tranh chấp. Trong trường hợp các bên tranh chấp cho rằng việc thành lập một Ủy ban điều tra là cần thiết thì họ sẽ ký kết một thỏa thuận, trong đó xác định rõ cách thức thành lập, thành phần của Ủy ban, các sự việc cần điều tra, thời hạn và giới hạn điều tra. Các kết quả làm việc của Ủy ban điều tra được thể hiện trong một báo cáo gửi cho các bên tranh chấp và không có giá trị ràng buộc đối với các bên. Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua phương thức phi tài phán có sự tham gia của bên thứ ba thì phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban hòa giải có tính thể chế nhất, thể hiện vai trò của bên thứ ba rõ nét nhất. Nhiệm vụ của Ủy ban hòa giải quốc tế là xem xét toàn bộ khía cạnh của vụ tranh chấp, bao gồm cả thực tiễn lẫn pháp lý trên cơ sở đó đưa ra giải pháp có tính khuyến nghị đối với vụ tranh chấp cho các bên. Việc sử dụng Ủy ban hòa giải quốc tế để giải quyết tranh chấp không phải là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận. Ủy ban hòa giải quốc tế có thể là một cơ quan thường trực được thành lập trước đó và được các bên chấp nhận, hoặc là một Ủy ban có tính chất vụ việc được thành lập khi tranh chấp đã phát sinh [26, tr. 753 -754]. 1.4.2.3. Tổ chức quốc tế Các tổ chức hiện nay không chỉ là trung tâm phối hợp hành động của các quốc gia nhằm hướng tới những lợi ích chung mà còn có vai trò to lớn trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế mà trước hết là những tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước quốc tế thành lập các tổ chức quốc tế, có thể nhận thấy việc giải quyết các tranh chấp quốc tế không chỉ là quyền hạn mà còn là chức năng của chính các tổ chức đó. 1.4.2.4. Ngoại giao công chúng Bắt đầu được nhắc đến vào thập niên 1960, ngoại giao công chúng là
  • 37. 30 cách thức một quốc gia giao tiếp, tương tác với nhân dân, công chúng. Mặc dù chưa được “chỉ mặt, gọi tên” ở bất cứ một tài liệu chính thống của pháp luật quốc tế như là một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế. Song ở thời điểm hiện nay, biện pháp này dần trở nên quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi cách nhìn nhận, cách tiếp cận vấn đề từ đó giúp các bên tranh chấp có định hướng giải quyết tranh chấp tốt hơn.
  • 38. 31 Kết luận Chƣơng 1 Việc tìm hiểu các thuật ngữ như: “Tranh chấp quốc tế”, “Tranh chấp quốc tế về biển” có vai trò quan trọng trong khoa học pháp lý cũng như đời sống quốc tế hiện đại. Từ việc hiểu đúng bản chất của vấn đề tranh chấp quốc tế về biển sẽ giúp chúng ta phân loại và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất có thể ở các tranh chấp quốc tế trên biển nói chung và Biển Đông nói riêng. Với vai trò là cơ sở pháp lý mang tính chủ đạo bao trùm và có giá trị ràng buộc, các điều ước quốc tế, nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế nói chung; nguyên tắc đặc thù của Luật Biển nói riêng; tập quán quốc tế; án lệ; quan điểm học thuyết của các chuyên gia pháp lý, các nhà luật học nổi tiếng; nghị quyết của các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng khi xem xét và giải quyết những tranh chấp quốc tế. Qua tìm hiểu quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp cho thấy mặc dù đều là các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế song giữa phương thức phi tài phán và phương thức tài phán có sự khác nhau cơ bản. Việc đưa vào nội dung chương I biện pháp tài phán nhằm mục đích nêu bật hơn lợi thế của phương thức phi tài phán bởi: Nếu như ở phương thức tài phán quy định nghiêm ngặt về thẩm quyền, nội dung giải quyết và trình tự tố tụng,… đòi hỏi các bên tranh chấp muốn tham gia phương thức này cần phải chấp nhận trước thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tài phán cụ thể, phải đầu tư thời gian, chi phí để theo đuổi vụ kiện, và đôi khi phải chịu rủi ro nếu phán quyết của cơ quan tài phán không nghiêng về lợi ích của mình bởi phán quyết của các cơ quan này có giá trị chung thẩm. Còn với bản chất linh hoạt và mềm dẻo của phương thức phi tài phán, các quốc gia hoàn toàn kiểm soát được nội dung, thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp mà không bị cuốn vào các quy trình, thủ tục nghiêm ngặt và kéo dài như đối với các biện pháp tài phán. Học viên sẽ tiếp tục làm rõ những ưu thế của phương thức phi tài phán ở Chương 2 thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể các quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng phương thức này trong quá trình giải quyết tranh chấp trên biển.
  • 39. 32 Chương 2 QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các quốc gia đều hướng tới sự phát triển ổn định, chính vì vậy việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là xu hướng tất yếu không thể phủ nhận và được tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Trong đó, không thể không nói tới phi tài phán như là một trong những phương thức quan trọng trong việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp trên biển nói riêng. Phương thức này bao gồm nhiều biện pháp như: Biện pháp đàm phán, thương lượng; các biện pháp có sự tham gia của bên thứ ba, biện pháp thông qua tổ chức quốc tế, ngoại giao công chúng… tùy thuộc vào bản chất hoặc bối cảnh của từng tranh chấp các bên tham gia sẽ lựa chọn biện pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp đó. Khác với các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng phương thức tài phán, các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng phương thức phi tài phán có ưu điểm: thứ nhất, phương thức này được thiết lập trên cơ sở sự hiểu biết, tin cậy và tôn trọng nhau, vì vậy khả năng thực hiện rất cao; thứ hai, với đặc tính mềm dẻo, linh hoạt và được tiếp cận trên cơ sở phù hợp với những điều kiện thực tế, những nhu cầu, mong muốn thiết thực của các bên vì những lợi ích chung mà hai bên cùng quan tâm, do đó, phương thức này có thể hướng các bên tới một kết quả khả quan trong việc giải quyết tranh chấp; thứ ba, phương thức phi tài phán được tiến hành đơn giản, thuận tiện và ít tốn kém, bảo đảm được bí mật và uy tín cho các bên. Thông qua một trong các biện pháp trong phương thức phi tài phán, các bên giải quyết được những bất đồng trong việc giải quyết tranh chấp trên biển. Việc giải quyết tranh chấp trên biển thông qua phương thức phi tài phán
  • 40. 33 còn tiết kiệm các chi phí đáng kể về thời gian và vật chất cho các bên. Đây cũng là một trong những cách giải quyết tranh chấp một cách thân thiện bởi nó giúp các bên có thêm cơ hội hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề một cách tự nguyện hơn. Ngoài ra, kết quả từ việc giải quyết tranh chấp thông qua phương thức phi tài phán có thể giúp các bên tranh chấp không cảm thấy bị coi là thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như kết cục thường diễn ra sau quá trình tranh tụng thông qua phương thức tài phán. Tuy nhiên cũng giống như trường hợp các biện pháp tài phán, việc sử dụng đàm phán, bên thứ ba hay các tổ chức quốc tế,… để giải quyết tranh chấp cũng đòi hỏi phải có sự thỏa thuận, chấp nhận của tất cả các bên. Dưới đây, học viên sẽ phân tích cụ thể các quy định của pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn quốc tế ở từng biện pháp giải quyết tranh chấp trong phương thức phi tài phán, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của từng biện pháp cụ thể. 2.1. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua thƣơng lƣợng, đàm phán 2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định tại khoản 1 Điều 283 về nghĩa vụ ban đầu của các quốc gia khi xảy ra tranh chấp: “Khi có một tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác”. Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định nghĩa vụ chung cho các quốc gia phải giải quyết tranh chấp biển bằng biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp về lãnh thổ biên giới trên
  • 41. 34 biển, Công ước có một số quy định cụ thể như sau: Tại Điều 15, về việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều ra các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại…. Như vậy, theo tinh thần của Điều 15 thì cơ chế đàm phán, thỏa thuận được coi là rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Cơ chế này vẫn tiếp tục được Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đề cao khi các quốc gia tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 74 và Điều 83 Công ước). Trong hệ thống văn kiện pháp lý quốc tế hiện nay vẫn chưa đưa ra một khái niệm mang tính pháp lý hay một quy trình thủ tục cụ thể nào về đàm phán, thương lượng trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế. Trên thế giới đã có rất nhiều chuyên gia đưa ra quan điểm của mình về đàm phán nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế trên biển nói riêng. Theo Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội thì đàm phán trực tiếp được hiểu là “sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên quan trong khuôn khổ một hội nghị hoặc một cuộc gặp đa phương”. Theo đó, ta có thể hiểu đàm phán là một cuộc đối thoại giữa hai người trở lên hoặc giữa các bên nhằm mục đích đạt được sự hiểu biết, giải quyết điểm khác biệt hoặc đạt được lợi thế trong cuộc đối thoại, để đưa ra một thỏa thuận, kết quả sau khi trao đổi, dung hòa lợi ích của các bên, có thể đáp ứng lợi ích khác nhau của hai người, bên liên quan trong quá trình đàm phán. Đàm phán là một quá trình mà mỗi bên tham gia đàm phán sẽ cố gắng đạt được
  • 42. 35 một lợi thế cho mình vào cuối quá trình, ngoài ra đàm phán còn được sử dụng như một phương tiện để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm, đường lối, ký kết các điều ước quốc tế. Cũng giống như đàm phán, giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền lãnh thổ trên biển đảo bằng biện pháp thương lượng cũng là việc các bên trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình gặp nhau để đàm phán về những bất đồng, mâu thuẫn đã phát sinh với mục đích chung là duy trì mối quan hệ giữa hai nước. Việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng trong thực tiễn thường được tiến hành độc lập hoặc song song cùng với quá trình tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài. Việc áp dụng biện pháp này là bảo đảm nguyên tắc bình đẳng về mặt chủ quyền vì nó tính đến tất cả các yếu tố và những lợi ích liên quan trực tiếp đến tranh chấp và nếu giải quyết được tranh chấp thì việc thực hiện giải pháp sẽ thuận lợi và giá trị lâu bền hơn bởi nó có sự đồng thuận giữa các quốc gia. Hiện nay, thương lượng được sử dụng rất phổ biến trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp giữa các quốc gia trên biển nói riêng. Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì thương lượng và đàm phán là hai biện pháp giải quyết tranh chấp khá tương đương với nhau, được sử dụng để giải quyết hầu hết các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay thì đàm phán là một thuật ngữ thường được nhắc đến nhiều hơn và sử dụng phổ biến trong đời sống quốc tế, nhất là trong quá trình đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới. Đàm phán được ghi nhận là một biện pháp hòa bình tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc còn thương lượng vẫn chưa được quy định một cách chính thức trong các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng với tư cách là một biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về quy trình, thủ tục pháp lý khi tiến hành quá trình đàm phán, thương lượng để giải quyết tranh chấp
  • 43. 36 trên biển. Vì vậy, hầu hết khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp các quốc gia trên cơ sở tập quán quốc tế và quy trình, thủ tục đàm phán nói chung điển hình là trong lĩnh vực thương mại để tiến hành. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và trong việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền quốc gia trên biển nói riêng thì ta thấy rằng thông thường quá trình đàm phán, thương lượng thường phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Một là, đàm phán, thương lượng là một sự tự nguyện, do đó bất cứ bên nào tham gia tranh chấp cũng có thể từ chối hoặc thoái lui, tham gia vào quá trình đàm phán, thương lượng vào bất kỳ lúc nào. Xuất phát từ tính chất quan trọng của việc giải quyết tranh chấp nên việc tham gia vào quá trình đàm phán, thương lượng là đại diện của các quốc gia thường là nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng ngoại giao… Hai là, thời gian, địa điểm là yếu tố góp phần quyết định trong đàm phán, thương lượng vì vậy, các bên tham gia phải chú ý tới việc chọn thời điểm và không gian thích hợp để tiến hành đàm phán, thương lượng. Ba là, quan điểm lập trường, nhất là thiện chí của các bên tham gia đàm phán có vai trò quyết định đến tiến trình và hiệu quả đàm phán, thương lượng nói chung. Như vậy, có thể thấy đàm phán là một biện pháp giải quyết tranh chấp được các quốc gia yêu thích và thường xuyên lựa chọn nhất do tính chất linh hoạt của biện pháp này. Xuất phát từ ưu điểm này, các quốc gia có thể tiến hành đàm phán để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào phát sinh với một hay nhiều quốc gia khác mà không phụ thuộc vào bản chất hay nội dung của tranh chấp là gì (có thể là kinh tế, chính trị, lãnh thổ hay biên giới). Hơn thế nữa, các quốc gia không bị ràng buộc bởi các quy trình, thủ tục nghiêm ngặt như đối với các biện pháp tài phán mà hoàn toàn có thể tiến hành theo mong muốn, ý chí và sự thống nhất giữa các bên có liên quan. Trong quá trình tiếp
  • 44. 37 xúc trực tiếp, các bên hữu quan có khả năng tìm hiểu lập trường của nhau rõ ràng hơn và bằng thiện chí, có thể đi đến những giải pháp thỏa đáng cho tất cả các bên. Trong nhiều trường hợp, đàm phán không nhất thiết phải đi đến một giải pháp cuối cùng mà đơn thuần đóng vai trò như một diễn đàn chung để các bên liên quan trao đổi ý kiến, xác định các vấn đề chưa đạt được nhất trí chung cũng như thảo luận, đàm phán những vấn đề cốt lõi và thủ tục cho việc áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác về sau [17, tr. 80 - 82]. Mặc dù đàm phán là biện pháp giải quyết tranh chấp phổ biến nhất nhưng cũng cần phải nhìn nhận rằng biện pháp này còn một số tồn tại nhất định. Cụ thể là: Đàm phán sẽ hoàn toàn không có hiệu quả nếu quan điểm, lập trường của các bên khác xa nhau và không có bất kỳ một điểm chung nào để có thể có tiếng nói chung về vấn đề mà hai bên tranh chấp. Mặt khác, sự linh hoạt và tự do khá lớn mà các quốc gia có được trong quá trình áp dụng biện pháp đàm phán cũng có thể trở thành một nhược điểm khiến cho biện pháp này không đạt được hiệu quả, không giúp các quốc gia giải quyết được tranh chấp của mình. Bởi, để cuộc đàm phán thành công, đòi hỏi các bên phải thiện chí, nếu một bên thiếu thiện chí, đàm phán sẽ thất bại hoặc có thể kéo dài trong một thời gian vô định. Đặc biệt, nếu đàm phán diễn ra giữa hai quốc gia không cân xứng về tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội (nước yếu và nước mạnh) lại không có sự tham gia của bên thứ ba trung lập hay bất kỳ một cơ chế hợp lý nào thì kết quả cuối cùng cũng khó là một giải pháp công bằng nếu một bên cố tình đưa ra yêu cầu quá cao hoặc quá đáng. Hơn nữa, khi một bên không thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp hoặc khi các bên chưa thấy được lợi ích của việc tìm ra một giải pháp nhanh chóng cho tranh chấp, đàm phán có thể bị trì hoãn hoặc kéo dài, gây nên những hệ quả tiêu cực không chỉ đối với các bên liên quan mà đến cả tình hình an ninh, ổn định của cả khu vực và quốc tế.
  • 45. 38 Trong Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, biện pháp đàm phán được quy định tại Điều 293 dưới tên gọi là trao đổi quan điểm. Theo đó, “Khi tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các biện pháp hòa bình khác”. Việc đàm phán có thể được tiến hành trong quá trình thực hiện các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, hoặc sau khi các biện pháp đó đã thất bại. Thực tế, có nhiều tranh chấp về vấn đề trong Công ước, đặc biệt là về vấn đề phân định biển đã được giải quyết thông qua con đường đàm phán. 2.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua thương lượng, đàm phán Đàm phán, thương lượng là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính chất truyền thống trong quan hệ giữa các quốc gia và được các quốc gia áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh ở nhiều lĩnh vực, trong đó có các tranh chấp trên biển. Biện pháp này được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Có thể thấy được điều này thông qua bảng thống kê các Hiệp định (hay Điều ước) phân định trên biển tính đến ngày 25/11/2014 dưới đây [65]: Bảng 2.1: Các Hiệp định (Điều ƣớc) phân định trên biển Khu vực Số hiệp định đã ký kết Chiếm tỷ lệ (%) Châu Phi 29 11,7 Châu Á 53 21,4 Châu Âu 93 37,6 Châu Mỹ 50 20,2 Châu Đại Dương 22 8,9 (Nguồn: List of maritime boundary treaties, http://en.wikipedia.org) Như vậy, rất nhiều tranh chấp về phân định trên biển đã được giải quyết thông qua con đường đàm phán, thương lượng và kết quả được thể hiện qua