SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ HÀ
PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T KINH TÕ NGÇM
TRONG HO¹T §éNG KINH DOANH HîP PH¸P T¹I VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ HÀ
PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T KINH TÕ NGÇM
TRONG HO¹T §éNG KINH DOANH HîP PH¸P T¹I VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thị Hà
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGẦM VÀ
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM ...... 7
1.1. Khái quát về kinh tế ngầm ................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm kinh tế ngầm ....................................................................... 7
1.1.2. Các loại kinh tế ngầm.........................................................................10
1.1.3. Nguyên nhân và các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt động
kinh doanh hợp pháp với nền kinh tế.................................................13
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam..........................21
1.2. Khái quát pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.......................................24
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát kinh tế
ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam.................24
1.2.2. Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát kinh tế
ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam................26
Tiểu kết chương 1..........................................................................................30
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH
TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP
PHÁP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................31
2.1. Quy định hiện hành về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp...........................................31
2.1.1. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh của cá nhân hoạt
động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký
kinh doanh..........................................................................................31
2.1.2. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh nông lâm ngư
nghiệp, làm muối................................................................................42
2.1.3. Quy định về pháp luật kiểm soát kinh tế ngầm - kinh tế chính
thức chưa được giám sát được ...........................................................48
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam....................50
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật
về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp tại Việt Nam .............................................................................50
2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát
kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam....51
Tiểu kết chương 2..........................................................................................59
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ
NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP
TẠI VIỆT NAM ...............................................................................60
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý và kiểm soát
khu vực kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
tại Việt Nam ......................................................................................60
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm kiểm soát
hiệu quả kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
tại Việt Nam.......................................................................................62
3.2.1. Cái cách chính sách thuế, kiểm soát chặt chẽ mức doanh thu chịu thuế
của cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh........63
3.2.2. Kiểm soát chặt chẽ các luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng
như luật giá, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực hiện
các văn bản liên quan đến xử phạt các hành vi xâm phạm đến
quyền lợi người tiêu dùng ..................................................................67
3.2.3. Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam ...........................................69
Tiểu kết chương 3..........................................................................................71
KẾT LUẬN....................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................74
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
IFC International Finance Corporation Tổ chức tài chính thế giới
ILO International Labour Organization Tổ chức lao động Quốc tế
OECD Organization for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế
WB World Bank Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Trích bảng xếp hạng tỷ lệ kinh tế ngầm tại 88
nước đang phát triển 15
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về thị trương lao động tại Việt
Nam giai đoạn 2013-2015 22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1.1: Sự gia tăng của hoạt động kinh tế ngầm tại các nước
thuộc khối kinh tế châu Âu từ năm 2003 đến năm 2013 14
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nước ta là nước đang có nền kinh tế đang phát triển, việc chuyển đổi
cơ cấu nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa làm phát sinh các mối quan hệ về kinh tế phức tạp,
trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu. Mặc dù các quy luật của nền
kinh tế thị trường vẫn được tôn trọng nhưng không thể phủ nhận sự điều tiết
mạnh mẽ của Nhà nước trong nền kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi
nhọn và trọng yếu, được Nhà nước giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, thể chế quản
lý mới và non trẻ của Nhà nước với nền kinh tế mới này cùng với các điều
kiện đa dạng và phức tạp của nền kinh tế,… là điều kiện hình thành một khu
vực kinh tế không nhỏ, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự quản lý và thống kê
của Nhà nước, “Kinh tế ngầm” là một phần của khu vực đó.
“Kinh tế ngầm” thông thường được hiểu là các hoạt động sản xuất, kinh
doanh bất hợp pháp như ma túy, buôn lậu, cờ bạc, mại dâm,…, các hoạt động
phi kinh doanh liên quan đến tạo thu nhập bất chính như tham nhũng, hối lộ,
cố ý làm thất thoát ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay,
kinh tế ngầm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó bao gồm cả các hoạt
động kinh doanh hợp pháp nhưng không được giám sát bởi các cơ quan thuế
và các cơ quan kiểm tra khác như hoạt động kinh doanh của các cả nhân kinh
doanh không phải đăng ký kinh doanh, của hộ gia đình, của thương nhân là cá
nhân, thông thường, nền kinh tế ngầm phát triển mạnh tại các nước đang phát
triển như Việt Nam, khi mà việc trao đổi, thanh toán ít qua một bên trung gian
thống kê như Ngân hàng.
Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, đến
ngân sách Nhà nước, tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng, giảm năng
2
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với thế giới, tạo môi trường kinh
doanh nhỏ lẻ, quy mô vốn hạn chế, không đảm bảo an sinh xã hội cho người
làm việc, bên cạnh đó, không thể phủ nhận vài trò của nền kinh tế ngầm trong
nền kinh tế đang phát triển. Khu vực kinh tế ngầm tạo công việc và nguồn thu
nhập cho một số lượng không nhỏ người lao động, sự phát triển của khu vực
này thông thường nằm ngoài các quy luật khách quan của kinh tế thị trường
nên ít chịu ảnh hưởng trong giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới hiện nay. Hơn
nữa, với việc song song đồng hành cùng phát triển với nền kinh tế “chính
thống”, đã tạo nên sự thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế “không chính
thống”. Sự phát triển trong khu vực kinh tế ngầm là thước đo vô hình của
trình độ quản lý Nhà nước và tỷ lệ nghịch với trình độ này.
Vì vậy, việc ra đời và thực thi các chính sách pháp luật nhằm kiểm soát
kinh tế ngầm là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý Nhà nước, không thể nói
rằng sẽ xóa bỏ được hoàn toàn nền kinh tế ngầm nhưng kiểm soát và hạn chế
kinh tế ngầm luôn là một bài toàn khó, để trả lời các câu hỏi: Các hình thái
kinh tế nào là hợp pháp nhưng được thống kê vào danh sách kinh tế ngầm?
Biện pháp đã đề ra để giám sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp? Quy định nào được tối ưu hóa, cần phải bổ sung để tăng cường giám
sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp nói riêng và kinh tế
ngầm tại Việt Nam nói chung? Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Pháp
luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại
Việt Nam” là đề tài luận văn thạc sỹ luật học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện
hành về việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
thông qua các chính sách pháp luật về quản lý hoạt động đăng ký kinh
doanh và giám sát hoạt động kinh doanh của Nhà nước, các quy định và
3
chế độ về kế toán, kiểm toán, Ngân hàng liên quan đến giám sát kinh tế
ngầm tại Việt Nam.
Cùng với việc hệ thống và phân tích các chính sách pháp lý trên cơ
sở áp dụng thực tiễn của các chính sách này để đưa ra các giải pháp nhằm
kiểm soát mạnh hơn kinh tế ngầm hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt
Nam hiện nay.
Xuất phát từ mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của luận
văn này là: Hệ thống hóa các quan điểm khoa học và làm rõ kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, từ đó, tìm hiểu các quy định của pháp
luật liên quan đến việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh
hợp pháp tại Việt Nam. Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện nay liên quan đến vấn đề kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động
kinh doanh hợp pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về kinh tế ngầm thực sự giành được nhiều quan tâm của các nhà
kinh tế và các chuyên gia pháp luật với nhiều cuộc điều tra, khảo sát và có
những kết quả nhất định như cuốn “Hoạt động không chính thức và môi
trường kinh doanh tại Việt Nam” – năm 2003 của Công ty tài chính quốc tế
(IFC) và Ngân hàng thế giới [10] hay đề tài nghiên cứu khoa học “Khu vực
kinh tế phi chính thức – Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý” – năm 2004 của
tác giả Phạm Văn Dũng [9]. Tuy nhiên, các tác phẩm này đã không còn phù
hợp với những thay đổi pháp luật hiện nay như việc áp dụng Luật thương mại
2005, Luật doanh nghiệp 2005 và mới đây nhất là Luật doanh nghiệp 2014.
Những công trình nghiên cứu khác của các tác giả, nổi bật nhất là công trình
nghiên cứu của các giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hữu Đạt,
4
tuy nhiên, mặc dù có cái nhìn chuyên sâu về kinh tế hay pháp luật nhưng
thường xoay quanh một luận điểm nhỏ của Kinh tế ngầm hoặc mang tính chất
kinh tế chuyên sâu.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý
luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở
cấp độ luận văn thạc sỹ luật học về pháp luật kiểm soát kinh tế ngầm trong
hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của
luận văn sẽ xoay quanh chủ yếu các vấn đề về kinh tế ngầm dưới góc nhìn
luật học như sau:
 Hệ thống hóa các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và
kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp.
 Tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm kiểm soát và giám sát kinh
tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp ở các phương diện khác nhau.
 So sánh với pháp luật của một số nước trong hệ thống dân luật điển
hình về các quy định liên quan đến kiểm soát kinh tế ngầm.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
không chỉ dành cho các nhà lập pháp, nhà kinh tế, mà còn cho các nhà nghiên
cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và
sinh viên thuộc chuyên ngành pháp luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo luật. Kết
quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức
chuyên sâu cho các cán bộ Nhà nước chuyên môn trong thực tiễn công tác
trong các cơ quan thuế, cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là cơ sở cho các
nhà lập pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để góp phần
nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh
danh hợp pháp, góp phần tạo sự công bằng và khách quan cho nền kinh tế
trong nước, tạo sức cạnh tranh với thế giới.
5
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh quy định
pháp luật hiện hành liên quan đến kiểm soát kinh tế ngầm trong phạm vi hoạt
động kinh doanh hợp pháp.
Do giới hạn về mức độ nghiên cứu nên trong luận văn thạc sỹ này, tôi
giới hạn nghiên cứu các chính sách, thực tiễn áp dụng pháp luật và các quan
điểm cá nhân để nâng cao hoạt động về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp, loại trừ các điều kiện bất hợp pháp trong hoạt
động kinh doanh bao gồm cả hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ hợp
pháp nhưng do hoạt động kinh doanh bất hợp pháp cung ứng (ví dụ như
không đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hoặc có hành vi gian lận trong kinh
doanh dẫn đến việc bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh).
5. Phạm vi nghiên cứu
Về địa điểm: luận văn nghiên cứu thực trạng về hoạt động kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, đi sâu vào phân
tích hoạt động của từng địa phương do tính chất đặc thù của hoạt động kinh tế
ngầm và thực trạng biện pháp kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh
doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về thời gian: trong khoảng thời gian 10 năm (2005 – 2015).
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các đề
tài nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế ngầm trong và ngoài nước để tham khảo
và luận giải các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực kiểm soát kinh tế ngầm.
Luận văn sử dụng các phương pháp linh hoạt như phương pháp nghiên
cứu tình huống, thu thập đầy đủ các dữ liệu một cách có hệ thống và tìm hiểu
mối tương quan giữa các yếu tố với nhau. Vận dụng phương pháp nghiên cứu
6
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê, điều tra xã hội học, so sánh, phỏng vấn, đánh giá việc vận
hành, xây dựng chính sách kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh
doanh hợp pháp tại Việt Nam.
Nghiên cứu kinh tế ngầm cần phải có cách tiếp cận hệ thống, xem xét
sự hình thành, vận động của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện
chứng với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn
chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cụ thể: một là nghiên cứu cơ sở lý luận và
kinh nghiệm của các nước phát triển với ứng dụng pháp luật trong thực tiễn
áp dụng thực hiện; hai là khảo sát thực tiễn Việt Nam thực thi pháp luật tại
Việt Nam thông qua điều tra, phỏng vấn hai nhóm đối tượng chính: cơ quan
quản lý nhà nước và doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động kinh doanh; ba là
nghiên cứu ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước thông qua tài liệu thứ cấp;
bốn là phân tích, đánh giá, tổng hợp, hình thành phương pháp tối ưu.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kinh tế ngầm và pháp luật về
kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh
hợp pháp tại Việt Nam.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGẦM VÀ PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát về kinh tế ngầm
1.1.1. Khái niệm kinh tế ngầm
Như chúng ta đã biết, bên cạnh tất cả các nền kinh tế chính thức luôn
tồn tại một khu vực kinh tế phi chính thức, hình thành như điều tất yếu của
quá trình phát triển tại tất cả các nước, luôn tồn tại và đóng vai trò không nhỏ
trong sự vận động và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đã từ lâu, hệ thống
thống kê để đánh giá thực lực của một nền kinh tế để ra các chính sách pháp
luật liên quan không thể chỉ xem xét tới khu vực kinh tế hợp pháp, chính
thống và được kiểm soát là không chính xác.
Do mỗi quốc gia có những đặc điểm, kinh tế, xã hội khác nhau nên cách
tiếp cận, đánh giá, phân loại tại mỗi khu vực được định nghĩa chung chung là
kinh tế ngầm lại khác nhau. Có quốc gia cho rằng, kinh tế ngầm là một bộ phận
của kinh tế không quan sát được (Non-observed Economy; Unobserved
Economy); có quốc gia lại cho rằng, kinh tế ngầm và kinh tế không quan sát
được là những bộ phận của nền kinh tế phi chính thức. Bên cạnh đó, có rất
nhiều cách gọi tên cũng như cách phân loại về kinh tế ngầm, có thể là: kinh tế
phi chính quy (Informal Economy); kinh tế chìm (Underground Economy);
kinh tế phi chính thức (Unofficial Economy); kinh tế vô hình (Invissible
Economy); kinh tế đen (Black Economy); khu vực phi doanh nghiệp
(Unincorporated Sector); Khu vực phi kết cấu (Unstructural Sector),...
8
Tuy nhiên, theo cách gọi nào thì các khái niệm trên đều phản ánh đến
cùng một đặc điểm chung nhóm nền kinh tế này đó là trái với nền kinh tế
phi chính thống và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế quốc dân,
một vài định nghĩa điển hình dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn điều này: theo Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-
operation and Development – OECD): Kinh tế ngầm được sử dụng để biểu
thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào Tổng sản phẩm
nội địa (Gross Domestic Product – GDP) nhưng thực tế lại không tính được
do chúng được giấu giếm trước cơ quan nhà nước. Đó là hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo, sản xuất hàng
hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình; theo Ngân hàng thế giới
(World Bank – WB) hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia
tăng không được ghi nhận do các hãng hoặc ca nhân cố ý khai báo sai hoặc
trốn tránh không khai báo; theo Tổ chức lao động Quốc tế (International
Labour Organization - ILO) Khu vực phi chính quy là các đơn vị có quy
mô nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do người lao động tự
do, người lao động trong gia đình và một số ít người lao động khác đảm
nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về vốn thấp, sử
dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp.
Nếu những năm 30 của thế kỷ 20, các nghiên cứu về kinh tế ngầm chỉ
đề cập đến các hoạt động phạm pháp của các tổ chức tội phạm, chủ yếu liên
quan đến sản xuất, vận chuyển hàng quốc cấm, thì ngày nay, kinh tế ngầm
được hiểu rộng hơn trong cả khu vực kinh tế hợp pháp. Dựa vào bản chất của
mỗi nền kinh tế, có thể chia thành hai nhóm lớn: nhóm nghiên cứu về kinh tế
ngầm tại các nước phát triển và nhóm nghiên cứu về kinh tế ngầm tại các
nước đang và kém phát triển. Kinh tế ngầm tại các nước phát triển được xem
là một phần cần tính thêm vào nền kinh tế, thường thu hút lao động mang tính
9
chất đặc thù như sinh viên, hưu trí, người nhập cư,... vì các hoạt động của các
đối tượng này là hoạt động ngầm, ít được khai báo hoặc đăng ký, là hoạt động
kiếm thêm thu nhập. Kinh tế ngầm tại các nước đang và kém phát triển lại là
một phần không tách rời của nền kinh tế quốc dân, lao động tham gia nền
kinh tế ngầm mang tính chất duy trì tồn tại.
Tại Việt Nam, các hoạt động kinh tế ngầm thường được hiểu là các
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và các dịch vụ nhỏ lẻ như các hoạt
động bán hàng rong, đánh giày, dạy gia sư, sản xuất quy mô nhỏ như các làng
nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,...
Tổng quát các khái niệm của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới
về khu vực kinh tế này đã được hai tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh
Tú trình bày tương đối cặn kẽ trong cuốn “Khu vực kinh tế phi chính quy:
Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
kinh tế” [7]. Một số những khải niệm nổi bật về kinh tế ngầm được kể đến như:
trong cuốn Shadow Economy and tax evasion in the EU của các tác giả Fried
Schneider, Konrad Raczkowski, Bogdan Mróz: Kinh tế ngầm bao gồm các
hoạt động kinh tế không được đăng ký dựa trên nền tảng các hoạt động tạo giá
trị lợi nhuận và/hoặc đặc điểm của kênh phân phối. Kinh tế ngầm là khu vực
kinh tế trốn thoát khi mạng lưới thống kê và không định lượng được [22, tr. 3].
Tổ chức lao động thế giới ILO khái niệm: Khu vực phi chính qui là các đơn
vị kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do
người lao động tự do, người lao động trong gia đình và một số ít người lao
động khác đảm nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về
vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp.
Mỗi quốc gia có nền kinh tế, có những cấu trúc, đặc điểm kinh tế và xã
hội khác nhau, dẫn đến sự đa dạng trong cách tiếp cận và khái niệm Kinh tế
10
ngầm. Nhưng khái quát lại, có thể nói Kinh tế ngầm là hoạt động sản xuất,
kinh doanh thường xảy ra trong các đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, chưa được
tính toán trong hệ thống thống kê bởi nhiều lý do khác nhau như không đăng
ký kinh doanh, pháp luật không thể kiểm soát được, các công cụ không thể đo
lường được giá trị trong khu vực kinh tế ngầm.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nghiên cứu
bản chất của Kinh tế ngầm. Trong nội dung của đề tài luận văn này, tôi xin
không luận giải về khái niệm kinh tế ngầm ở mức độ chuyên sâu mà tìm
hướng tiếp cận và khái niệm phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay để phân
tích và định hướng nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
1.1.2. Các loại kinh tế ngầm
Xuất phát từ cấu trúc nội tại, nền kinh tế quốc dân thông thường được
chia thành hai phần rõ ràng: (i) Nền kinh tế chính thức: bao gồm cá hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp và không vi phạm các chuẩn mực
chung của pháp luật và xã hội; (ii) Nền kinh tế phi chính thức: bao gồm các
hoạt động kinh tế phức tạp, trong đó, bao gồm kinh tế ngầm, kinh tế phi chính
quy và kinh tế không giám sát được; các hoạt động kinh tế phi chính thức có
thể được kể đến như các hoạt động của pháp nhân, sản xuất phục vụ nhu cầu
nội bộ, hoạt động của thương nhân nhưng không có tư cách pháp nhân, hoạt
động của pháp nhân nhưng sử dụng nguồn nhân lực phi chính thức (lao động
trẻ em, sinh viên, hưu trí,...).
Trong nền kinh tế chính thức, các hoạt động cung ứng sản phẩm và
dịch vụ được coi là chính thức và chịu sự kiểm soát chăt chẽ của hệ thống
thống kê, tuy nhiên, loại trừ lý do mong muốn chủ quan của người hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế chính thức này, một phần do chính sách
11
pháp luật chưa hoàn chỉnh, nên có thể nói việc kiểm soát các hoạt động trong
nền kinh tế chính thức chưa được hoàn thiện, tạo nên một trạng thái kinh tế
ngầm xuất hiện vì lý do chủ quan vì sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp lý và
hệ thống thuế quan kiểm soát như việc kiểm soát đăng ký kinh doanh và kiểm
soát vấn đề chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh,
đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ hoặc các cá nhân hoạt động kinh doanh.
Trong nền kinh tế phi chính thức: ba trạng thái kinh tế ngầm, kinh tế
phi chính quy và kinh tế không giám sát được, không tách rời nhau mà có tính
giao thoa lẫn nhau.
Trước hết, kinh tế phi chính quy được cho là hình thái tự nhiên của nền
kinh tế phi chính thức, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước, có thể kể đến
các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ những sản phẩm, dịch vụ hợp pháp
nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và không thực hiện chế độ
kế toán, thống kê của Nhà nước. Nhóm kinh tế này chưa có các quy định pháp
luật điều chỉnh cụ thể, hoặc có quy phạm điều chỉnh nhưng không kiểm soát
hết được hoạt động của nhóm kinh tế này.
Kinh tế không được kiểm soát bao gồm rộng hơn, cả các hoạt động
kinh tế chính thức và phi chính thức, vì một lý do nào đó mà không kiểm soát
được như:
- Không được tính tới do sự thiếu hoàn thiện và khả năng tổng hợp của
hệ thống thống kê;
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện;
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp;
...
Như vậy, Kinh tế ngầm bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh về
12
nguyên tắc phải được tính vào hệ thống thống kê nhưng thực tế lại không
được thống kê bới các lý do khách quan và chủ quan bao gồm: (i) Sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất kinh doanh đó bị pháp luật
ngăn cấm; (ii) Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bị pháp luật
ngăn cấm nhưng trở nên bất hợp pháp vì người sản xuất, kinh doanh đó chưa
đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; (iii) hoạt động sản xuất kinh doanh không
công khai và không đo đếm được.
Xét theo tính chất của kinh tế ngầm, có hai loại kinh tế ngầm:
Thứ nhất, hình thức kinh doanh bất hợp pháp và không được thừa nhận.
Là những hoạt động kinh doanh trái pháp luật. Chúng diễn ra một cách
lén lút và bằng nhiều thủ đoạn. Các hình thức của hoạt động kinh doanh trái
phép cũng rất đa dạng, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến xã hội như các hoạt
động như buôn lậu, ma túy, mại dâm…. Do tính nghiêm trọng và nguy hiểm
của hoạt động này mà nó là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự và cũng đã
có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.
Hoạt động kinh doanh mà không khai báo, khai báo không đầy đủ hoặc
khai báo sai về doanh thu cũng như những hoạt động của doanh nghiệp: Một
thực tế ở Việt Nam là hiện nay có nhiều doanh nghiệp, thậm chí trong khu
vực chính thức nhưng cố tình “phi chính thức” những hoạt động của doanh
nghiệp mình.
Thứ hai, hình thức kinh doanh phi chính thức và vẫn được thừa nhận
hay còn gọi là hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Hoạt động kinh doanh phi chính thức tồn tại một cách rộng rãi trong xã
hội nước ta, hình thức rất đa dạng. Từ dịch vụ làm đầu tóc, dịch vụ xe ôm, gia
sư hay những hoạt động kinh doanh hàng rong đều là những hoạt động kinh tế
phi chính thức.
13
Theo phạm vi nghiên cứu của luận văn, kinh tế ngầm trong hoạt động
kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam chỉ đề cập đến hoạt động sản xuất kinh
doanh không đo đếm được trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
Hơn nữa, cần thiết phải rõ ràng về pháp luật điều chỉnh là pháp luật
Việt Nam vì có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp tại nước này nhưng
lại là bất hợp pháp tại nước khác ví dụ mua bán súng hay ma túy đặc chủng
được cho là hợp pháp ở một số nước trên thế giới.
1.1.3. Nguyên nhân và các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp với nền kinh tế
1.1.3.1. Nguyên nhân hình thành kinh tế ngầm trong hoạt động kinh
doanh hợp pháp
Friedrich Schneider, Andreas Buehn, Claudio E. Montenegro thuộc đại
học Johannes Kepler of Lin của Áo có một nghiên cứu kéo dài nhiều năm và
chi tiết về thực trạng kinh tế ngầm đã có một nhận định vô cùng nổi tiếng:
“Kinh tế ngầm đang phất lên trên toàn thế giới” [23, tr. 2].
Trong các nghiên cứu của Giáo sư Freidrich Schneiher cũng đã loại bỏ
các hoạt động tội phạm kinh tế dạng kinh điển, ngầm một cách điển hình như
trộm cắp, buôn thuốc phiện, cũng không tính toán tập trung dựa trên tình
trạng trốn thuế mà cũng tập trung quan sát đến lượng hàng hóa, dịch vụ hợp
pháp trong thị trường được che giấu khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ, tránh
các nghĩa vụ về thuế và các chính sách cho người lao động.
Các nội dung nghiên cứu của Giáo sư Freidrich Schneiher và đồng
nghiệp gần đây chủ yếu dựa trên các con số tại các nước thuộc khối kinh tế
châu Âu EU (Europe Union), cơ bản cho thấy tỷ lệ kinh tế ngầm trong tổng
sản phẩm nội địa giảm đáng kể, tuy nhiên, con số tính về giá trị kinh tế ngầm
quy đổi thì lại có chiều hướng gia tăng, phát triển song hành cùng với tỷ lệ gia
tăng tổng sản phẩm nội địa GDP.
14
Trong nghiên cứu gần đây nhất “The shadow economy in Europe
2013” của Freidrich Schneiher và đồng nghiệp có sự thống kê thì năm 2013,
tỷ lệ kinh tế ngầm trong nền kinh tế đạt con số thấp nhất trong 10 năm, đồng
thời, thể hiện năm 2009, đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong số
liệu chung của khối kinh tế Châu Âu, tỷ lệ kinh tế ngầm trong nền kinh tế cao
nhất trong giai đoạn 05 năm, từ năm 2008 đến năm 2013 [21, tr. 5], tuy nhiên,
tổng giá trị lại thấp nhất trong giai đoạn này do việc giảm chung tổng sản
phẩm nội địa, việc này được thấy rõ trong bảng sau:
Biểu đồ 1.1: Sự gia tăng của hoạt động kinh tế ngầm tại các nước thuộc
khối kinh tế châu Âu từ năm 2003 đến năm 2013
Đối với quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam thì kinh
tế ngầm được coi là có quy mô khổng lồ, là hệ quả tất yếu trong quá trình
đô thị hóa với tốc độ nhanh, mạnh, cùng với hoạt động cung ứng dịch vụ,
cung ứng sản phẩm không ngừng gia tăng. Cũng trong một nghiên cứu của
giáo sư Freidrich Schneiher, nền kinh tế ngầm tại Việt Nam chiếm khoảng
14,8% trong năm 2005 và đạt mức trung bình 15,4% trong giai đoạn từ
năm 1999 đến năm 2005, chỉ xếp mức trung bình sau Trung Quốc và
15
Singapore trong tổng số 88 nước đang phát triển được đánh giá trong
nghiên cứu này [23, tr. 21]. Xét chung tỷ lệ kinh tế ngầm trong hoạt động
kinh tế ở nhóm 88 nước đang phát triển đạt mức bình quân 36,2% vào năm
1999 và đạt 34,2% vào năm 2006.
Bảng 1.1: Trích bảng xếp hạng tỷ lệ kinh tế ngầm tại 88 nước
đang phát triển
Nước
Năm Xếp
hạng1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Trung Quốc 13.0 13.1 13.1 13.2 12.9 12.6 12.3 12.1 1/88
Singapore 13.0 13.1 13.4 13.4 13.1 12.7 12.5 12.5 2/88
Việt Nam 15.7 15.6 15.6 15.4 15.4 15.2 14.8 - 3/88
Mauritania 35.9 36.1 36.1 35.7 35.9 35.1 34.5 - 42/88
Jamaica 36.3 36.4 36.1 36.1 35.9 35.6 34.9 34.8 43/88
Bangladesh 35.9 35.6 35.3 36.1 36.4 36.3 35.5 - 44/88
Peru 60.2 59.9 60.4 59.4 59.3 58.5 57.7 57.0 86/88
Panama 64.5 64.1 64.9 65.3 64.3 62.8 61.1 - 87/88
Bolivia 67.3 67.1 67.6 67.9 68.0 67.4 65.7 64.4 88/88
Có những cuộc khảo sát về kinh tế ngầm diễn ra một cách không
chính thức tại Việt Nam nhận định: hoạt động kinh tế ngầm chiếm hơn
khoảng một nửa giá trị khu vực kinh doanh chính thức, tuy nhiên, đây mới
chỉ là những cuộc khảo sát xung quanh các khu vực kinh tế phi chính thức
được đặc trưng bởi hình thành kinh doanh nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong chứ
không phải là cuộc điều tra tổng thể trên quy mô lớn về hoạt động kính
16
doanh ngầm. Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, tính đến thời điểm này,
hoạt động kinh tế ngầm vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn tại Việt Nam, tương đương
khoảng 50% GDP chính thức.
Trên thế giới, do sự đã dạng của các nền kinh tế và thể chế chính trị của
từng quốc gia mà có các nguyên nhân hình thành nền kinh tế ngầm khác nhau.
Nguyên nhân hình thành nền kinh tế ngầm trên thế giới và tại Việt Nam có
thể được kể đến như sau:
- Do trình độ phát triển kinh tế: trình độ phát triển kinh tế có thể coi là
nguyên nhân khách quan hình thành và phát triển kinh tế ngầm, có thể dễ
dàng nhận thấy vai trò của kinh tế ngầm trong nền kinh tế các nước phát triển
và các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, khoảng thời gian dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu sang nền kinh tế kế hoạch hóa thị trường, các thói
quen, tập quán mua bán, sinh hoạt chưa thay đổi rõ rệt, nhiều hình thức
kinh doanh tự phát, mang tính chất nhỏ lẻ. Thông thường, các nhà cung cấp
không phải trả chi phí cho việc sản xuất hoặc chi phí cho các loại thuế, vì
vậy, người mua có thể mua với giá rẻ hơn so với giá bên ngoài kinh tế
ngầm chưa tính đến các yếu tố bảo hành, tính chịu trách nhiệm. Các chính
sách pháp luật khuyến khích kinh doanh phù hợp với quá trình phát triển
kinh tế của đất nước trong đó vẫn có những chính sách tạo điều kiện cho
nền kinh tế ngầm phát triển.
- Chi phí sản xuất kinh doanh lớn nếu thoát ra khỏi kinh tế ngầm,
chuyển sang kinh tế chính thức
Các chi phí về thuế, phí, lệ phí tại Việt Nam rất nhiều, không khó để
tìm được bài viết: Một con gà “cõng” 14 loại phí [25] trên các trang thông tin
điện tử, như vậy, các cá nhân có dám mạnh dạn tiến tới nền kinh tế chính thức
17
không? Đó là thách thức với các nhà quản lý hiện nay. Ngay cả các doanh
nghiệp đã đăng ký thông tin vẫn có xu hướng phi chính thức, theo cách hiểu
khác là họ giấu đi một phần doanh thu và lợi nhuận, điều này là hệ quả của
các hệ thống pháp lý quá phức tạp, nhiêu kê và không nhất quán.
- Đảm bảo nguồn thu nhập: Nền kinh tế ngầm không kén chọn lao động
và những công việc trong nền kinh tế ngầm lại cần một lực lượng lớn lao
động. Người làm việc trong khu vực kinh tế ngầm mặc dù không được hưởng
các chính sách an sinh xã hội, không được đảm bảo mức sống và nguồn thu
nhập ổn định, nhưng nếu không có thu nhập trong kinh tế ngầm, họ chẳng có
nguồn nào khác để duy trì cuộc sống.
Điều này là phổ biến tại Việt Nam, vì dân trí đang ở mức dần được cải
thiện, các hoạt động kinh tế trong khu vực kinh tế ngầm đang dần chuyên
môn hóa.
Tại Việt Nam, phải kể đến nguyên nhân hình thành nền kinh tế ngầm là
do sự dịch chuyển của dân cư từ nông thôn về thành thị. Do chính sách phát
triển kinh tế thiếu cân đối của Nhà nước, tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo
ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị, chính điều này tạo ra sự chuyển
dịch cơ cấu dân cư. Theo De Soto Hernando (nhà kinh tế học người Peru):
Để tồn tại, những người nhập cư không còn cách nào khác là
phải vi phạm pháp luật. Nếu như họ muốn cư trú, buôn bán, sản
xuất, vận chuyển, thậm chí cả tiêu dùng thì phần lớn các hoạt động
này dù không muốn nhưng ít nhiều họ đều phải vi phạm quy định
của pháp luật, cho dù mục đích và bản thân các hoạt động đều hợp
pháp như: xây nhà, cung ứng các loại dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ [20].
Để làm rõ hơn luận điểm này, kết quả nghiên cứu của Soto Hernando
đã chỉ ra một số kết luận:
18
- Kinh tế ngầm là phản ứng thầm lặng và đầy sức sáng tạo của người
dân trước những bất lực của Chính phủ trong việc đáp ứng những yêu cầu tồn
tại cơ quan của số đông người nghèo khó.
- Thị trường đen là kết quả phản ứng của số đông trước các quy định có
tính phân biệt về kinh tế cũng như luật pháp của bản thân hệ thống. Để tồn tại,
người dân sẽ bất chấp quy định của pháp luật lấn chiếm lòng đường, bán hàng
rong, cung cấp dịch vụ không có giấy phép, sản xuất ngầm,... Đồng ý với Soto
Hernando, trong cuốn “Hoạt động không chính thức và môi trường kinh
doanh ở Việt Nam”, nhóm tác giả cho rằng: “Hình thức kinh doanh không
chính thức là kết quả sự tương tác giữa Chính phủ và Doanh nghiệp trong
một môi trường kinh doanh có quá nhiều quy định pháp luật nhưng hiệu quá
thi hành lại kém” [17, tr. 5].
- Hoạt động ngầm sẽ càng có sức hấp dẫn và cơ hội để phát triển nếu
khi vi phạm pháp luật, người dân lại thấy cuộc sống đỡ khó khăn hơn. Điều
này có nghĩa các hoạt động ngầm sẽ phát triển nếu quy định của pháp luật
vượt quá một mức giới hạn nào đó.
- Nếu chi phí để không phạm pháp (như xin giấy phép, đóng thuế, kiểm
tra chất lượng sản phẩm,...) vượt quá mức độ cho phép để người dân có thể
tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường – thì người ta sẽ
tìm đến các hoạt động ngầm.
1.1.3.2. Các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh
hợp pháp đối với Việt Nam
Thứ nhất, ảnh hưởng của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp đến chính trị - xã hội
Kinh tế ngầm không chú trọng phát triển nguồn nhân lực, lao động
trong nền kinh tế ngầm có nguy cơ tụt hậu, làm giảm mặt bằng tri thức quốc
19
gia. Bên cạnh đó, lao động trong trong kinh tế ngầm không được đảm bảo
theo các quy định của Bộ luật lao động, các chính sách an sinh xã hội, công
việc bấp bênh, bảo hộ lao động yếu kém, gia tăng tỷ lệ rủi ro về tai nạn lao
động. Tuy nhiên, khi mà ở các nước tư bản, chính sách an sinh tốt, người lao
động được Nhà nước bảo trợ khi thất nghiệp trong thời gian dài một cách có
hợp lý và kiểm soát được thì trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay,
khi mà chưa có các chính sách an sinh xã hội đảm bảo thì có hàng triệu lao
động đang duy trì cuộc sống, thậm chí là làm giàu bằng việc kiếm nguồn thu
nhập trong nền kinh tế ngầm thì mới thấy dần ảnh hưởng tích cực của kinh
tế ngầm trong hoạt động xã hội. Khu vực kinh tế ngầm nói chung đóng vai
trò góp phần giải quyết lao động dư thừa, khi mà nền kinh tế đang có sự
chuyển dịch cán cân kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa hết
sức mạnh mẽ.
Khi tình trạng kinh tế ngầm còn vẫn duy trì ở một tỷ lệ lớn thì việc
đóng góp cho xã hội, thu ngân sách nhà nước chỉ duy trì ở một mức độ nhất
định, thất thoát ngân sách Nhà nước mà chính ngân sách này sẽ được đầu tư
ngược trở lại cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. Trạng thái này cứ tiếp diễn
thành vòng tròn và nền kinh tế quốc gia ngày càng đi xuống cùng với việc
người dân không bao giờ được tiếp cận với “khái niệm” an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, kinh tế ngầm trong bất kỳ hoạt động nào cũng là mầm
mống của sự sách nhiễu của cán bộ công chức, viên chức Nhà nước với các
hoạt động hối lộ và đòi hỏi vụ lợi cá nhân. Một phần không nhỏ kinh tế ngầm
tồn tại được do sự bao che, lạm dụng quyền lực của hệ thống hành chính.
Mặt khác, việc ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, khi mà văn hóa làng xã,
sinh hoạt tập thể còn được duy trì không có tổ chức trong khu vực kinh tế
ngầm là thực trạng đang diễn ra đáng báo động.
20
Kinh tế ngầm phát triển mạnh sẽ không cung cấp đầy đủ và chính
xác thông tin để Nhà nước hoạch định các chính sách, ảnh hướng đến việc
ban hành các văn bản pháp luật không có hiệu lực cao thậm chí là không có
hiệu lực thi hành. Kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp là bộ
phận kinh tế bất lợi cho việc tạo tiền đề trong sạch trong hệ thống hành
chính quốc gia.
Thứ hai, ảnh hưởng của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp đến nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế ngầm tạo đối trọng nhưng không tạo sự bình đẳng với nền kinh
tế chính quy, tạo sự bất lợi cho nền kinh tế chính quy, kéo theo nền kinh tế
chính quy theo hình thái kinh tế ngầm để có cơ hội tạo lợi thế cạnh tranh với
kinh tế ngầm, thâm chí còn nhấn chìm kinh tế chính quy.
Kinh tế ngầm là nền kinh tế nhỏ lẻ, không đầu tư quy mô lớn, gây ra
các ảnh hưởng ngày càng lớn trên thị trường vốn.
Kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp có nhiều ảnh
hưởng được đánh giá là không tốt đến nền kinh tế, ví dụ như ảnh hưởng
đến nhiệm vụ thu của cơ quan có thẩm quyền để phát triển cơ sở vật chất,
an sinh xã hội, ảnh hưởng đến số liệu thống kê do không tính vào tổng thu
nhập quốc dân.
Tuy nhiên, dưới cái nhìn mới mẻ, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái
kinh tế toàn cầu, đặc biệt tại các nước tư bản Châu Âu, các nhà kinh tế đã
nhận ra điểm tích cực không thể phủ nhận là kinh tế ngầm là điều kiện cho
phép một quốc gia tồn tại trong giai đoạn kinh tế suy thoái và có diễn biến
không kiểm soát được.
Thứ ba, ảnh hưởng của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp đến các hoạt động kinh tế quốc tế
21
Kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp làm cho nền kinh
tế của quốc gia mất năng lực cạnh tranh, đặc biệt là khi hội nhập thương mại
quốc tế. Vì hoạt động trong kinh tế ngầm, nên cơ hội để tiếp cận các chính
sách thương mại quốc tê là điều không thể, khiến kinh tế ngầm ngày càng xa
rời kinh tế quốc tế và tụt hậu so với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế
khu vực nói riêng.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
1.1.4.1. Các yếu tố kinh tế
Chính sách thuế tại mỗi quốc gia là điều kiện ảnh hưởng đến nền kinh
tế ngầm, lý do chủ đạo là mức thuế cao hơn mức có thể chi trả trong hoạt
động kinh tế chính thức. Tại Việt Nam, mức thuế suất không quá cao, hơn
nữa, do tác động và điều chỉnh của các chính sách thuế trong các Hiệp định tự
do thương mại quốc tế song phương và đa phương như tổ chức thương mại
thế giới WTO (World Trade Organization), Hiệp định tự do thương mại FTA
(Free Trade Area) với các nước có nền kinh tế phát triển, và sắp tới đây là
Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-
Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), tuy nhiên, thực tế chi phí
phải nộp và sự phức tạp trong hệ thống thực thi pháp luật về thuế gây khó
khăn cho người nộp thuế là những nguyên nhân chính làm nền kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn suy thoái kinh tế
hiện nay và việc thị trường lao động trong nền kinh tế chính thức ngày càng
kén chọn lao động thì người lao động ở trình độ thấp hơn luôn dễ dàng đi đến
các thỏa thuận lao động đơn giản như đóng hay không đóng bảo hiểm, làm
thêm ngoài giờ không tính công, thậm chí trả công theo giờ, theo vụ việc thỏa
thuận bằng miệng.
22
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về thị trường lao động tại Việt Nam
giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Qúy
1
Quý
2
Quý
3
Quý
4
Quý
1
Quý
2
Quý
3
Quý
4
Quý
1
Quý
2
Lực lượng lao động
(triệu người
52.99 53.44 53.86 53.69 53.7 53.71 54.31 54.43 53.64 53.71
Tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động (%)
77.3 77.5 77.9 77.5 77.5 77.5 77.9 77.7 77.3 76.2
Tỷ lệ lao động qua đào
tạo (%)
18.18 17.95 18.19 18.38 18.6 18.31 18.42 18.45 21.24 20.06
Lao động có việc làm
(triệu người)
51.91 52.4 52.74 52.79 - 52.83 53.26 53.44 52.43 52.53
Tỷ lệ lao động làm công
ăn lương/tổng số lao
động có việc làm
34.7 34.61 34.3 35.63 34.9 35.2 35.2 36.4 37.8 38.8
Tỷ lệ lao động trong
ngành nông lâm sản (%)
47.53 47.14 46.78 45.8 47.5 47.07 46.56 45.25 45.00 44.69
Số người thất nghiệp
trong độ tuổi lao động
(nghìn người)
1068 1027 1106 900 - 871.8 1036 975.2 1159.8 1144.6
Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động (%)
2.27 2.17 2.32 1.9 2.21 1.84 2.17 2.05 2.43 2.42
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực
thành thị (%)
3.8 3.66 3.59 3.19 3.72 3.26 3.27 3.21 3.43 3.53
Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi 15-24 (%)
6.15 5.58 6.95 5.95 6.66 5.09 7.02 6.17 6.6 6.68
Theo tập quán dân cư, việc bán hàng rong có thể ví như một nét đặc
trưng của nền kinh tế Việt Nam hay sự bất tiện khi phải sử dụng xe ô tô để
đi mua một gói xôi với giá vài nghìn đồng là yếu tố thúc đẩy kinh tế ngầm
23
phát triển xen kẽ trong các nền kinh tế chính thức. Tuy nhiên, các hình thái
kinh tế ngầm này khó mà loại bỏ được trong nền kinh tế và không phải nền
kinh tế chính thức sẽ thực hiện được tốt vai trò này trong xã hội, đó là văn
hóa, là cân bằng cung cầu, gia tăng thu nhập hợp pháp cho một bộ phận
không nhỏ người lao động.
Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ nhưng tiêu biểu cho các hoạt động kinh tế
ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Con số các hàng
quán rong, hàng quán vỉa hè, nhỏ lẻ, dịch vụ tại chỗ rất nhiều và dễ dàng thực
hiện về cả quy mô, tổ chức, số vốn và yêu cầu các thủ tục pháp lý, nhưng
chưa có con số nào thống kê hay đo đếm được.
1.1.4.2. Các yếu tố chính trị - xã hội
Để đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế
ngầm. Bên cạnh việc làm của các tầng lớp lao động trong kinh tế ngầm sẵn có
thì còn duy trì lao động cho các tầng hợp dân cư có tri thức trong xã hội kiếm
thêm thu nhập so với thu nhập chính nhưng tránh các hình thức thống kê để
đảm bảo mức cao nhất của giá trị làm thêm, đại bộ phận tầng lớp tri thức này
đang giữ vai trò cán bộ, công chức trong xã hội.
Vấn đề tham nhũng trong hệ thống chính quyền quản lý trên thế giới và
trong nước là yếu tố góp phần làm gia tăng hoạt động kinh tế ngầm đặc biệt là
trong khi hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ.
Một khi các chính sách an sinh, các dịch vụ công cộng, hệ thống thiếu
minh bạch và công bằng bị cơ quan quản lý Nhà nước vô tình hoặc cố ý làm
trái, thì về cơ bản, người đóng thuế, góp thu nhập cho Nhà nước để xây dựng
các chính sách trên cảm thấy quyền lợi chính đáng của người nộp thuế là
không đảm bảo, cảm thấy tiền thuế đóng bao nhiêu cũng không đủ cho việc
thiết lập hạ tầng cơ sở và các dịch vụ tiện ích thức sự, sau đó, thay vì tính tư
24
nguyện đóng thuế thì thuế được hiểu sang chính sách ép buộc, không có tính
tự nguyện đóng góp cao.
Kinh tế ngầm xét dưới góc độ ảnh hưởng nào cũng đều có tính tích
cực và tiêu cực, có thể xét dưới góc độ ảnh hưởng đến chính trị - xã hội,
kinh tế, nội tại của quốc gia và ảnh hưởng đến sự hội nhập kinh tế quốc tế
của quốc gia đó.
Thứ nhất, Kinh tế ngầm và kinh tế chính thống cùng tồn tại trong mọi
nền kinh tế như một mối quan hệ biện chứng. Mặt khác mỗi nền kinh tế có độ
lớn và tính chất khác nhau. Không thể áp dụng hay vận dụng linh hoạt các
hoạt động tác động đến kinh tế ngầm ở nước này vào nước khác do tính chất
nội tại của từng nền kinh tế.
Thứ hai, sự phát triển của kinh tế ngầm là thước đo trình độ quản lý
Nhà nước và tỷ lệ nghịch với trình độ đó. Môi trường kinh doanh và chính
sách quản lý thông thoáng, nhanh chóng, linh hoạt, đồng bộ sẽ tạo hành lang
và điều kiện cho khu vực kinh tế ngầm chuyển dần sang khu vực kinh tế
chính thức.
1.2. Khái quát pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt
động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát kinh tế
ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam
Nằm trong mối quan hệ chung của việc hình thành pháp luật, sự hình
thành pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp tại Việt Nam là phương diện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã
hội. Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ cả mình trong việc
bảo vệ các quyền công dân, đồng thời, đam bảo cho mỗi công dân thực hiện
đầy đủ quyền và các nghĩa vụ đối với nhà nước và các công dân khác.
25
Khi đất nước còn duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các nền
kinh tế tư nhân trong giai đoạn này ít phát triển nên các thể chế, chính sách
chưa có định hướng rõ ràng và đầy đủ cho việc phát triển kinh tế tư nhân. Từ
những năm 1990, khi kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, lúc đó, nền kinh tế tư nhân có cơ hội phát triển mạnh
hơn, với những doanh nghiệp hoạt động công khai dưới hình thức đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (luật công ty hay
luật doanh nghiệp), hoạt động theo các quy định của pháp luật, tuân thủ các
chế độ vê kế toán, kiểm toán, đóng góp vào ngân sách nhà nước được coi là
đã được Nhà nước kiểm soát thì còn một bộ phận không nhỏ các cá nhân, hộ
gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, không đăng ký kinh doanh
vẫn tồn tại trong thị trường. Do tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân
mà các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ này vẫn duy trì dưới các hình
thức khác nhau, và yêu cầu đặt ra cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là tạo
ra hành lang pháp lý phù hợp và cần thiết cho việc hoạt động sản xuất kinh
doanh của họ. Đồng thời, cần thiết phải đạt được các kết quả phù hợp cho
việc tạo cân bằng pháp lý và quyền lợi cho các hoạt động kinh doanh chính
thức và các hoạt động chưa kiểm soát được này.
Không chỉ ở Việt Nam, tại các nước phát triển và đang phát triển khác
thì kinh tế ngầm nói chung và kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp chiếm một phần không nhỏ trong GDP của nước đó, tuy nhiên, việc
đóng góp cho Ngân sách của các thành phần kinh tế này không có hoặc không
đáng kể, điều này tạo ra sự không công bằng đối với các thành phần kinh tế
khác và là cơ hội và điều kiện để kéo các hoạt động kinh tế chính thức và tuân
thủ đi theo con đường này để tối ưu hóa lợi nhuận. Nhưng pháp luật luôn phải
linh động và thay đổi phù hợp với tập quán kinh doanh, nhu cầu thiết yếu và
chính đang của người dân, khi mà cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay vẫn
chưa có thay đổi để đáp ứng được các nhu cầu này.
26
Nhận thức được vai trò của kinh tế ngầm và công nhận các hoạt động
kinh tế ngầm hợp pháp, có thể nói rằng, nghị định số 39/2007/NĐ-CP do
Chính phủ ban hành ngày 16/03/2007 được đánh giá là một trong các văn bản
đầu tiên trong giai đoạn từ thời kỳ những năm 1990 đến nay thừa nhận các
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký
kinh doanh, đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành. Trước thời diểm Nghị định
này có hiệu lực thi hành, các hoạt động được liệt kê trong nghị định
39/2007/NĐ-CP nói trên được coi là “bất hợp pháp” vì không có văn bản quy
phạm pháp luật nào thừa nhận các hoạt động này.
Tuy nhiên, với các hoạt động kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động
kinh doanh hợp pháp, ngoài việc kiểm soát đăng ký kinh doanh, Nhà nước ta
còn ban hành các văn bản liên quan đến siết chặt việc thanh toán không
dùng tiền mặt để công khai, minh bạch hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội.
Ngày 25/11/1993, Chính phủ ban hành nghị định số 91-CP về tổ chức thanh
toán không dùng tiền mặt, sau đó là Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động
thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tuy nhiên các văn
bản này rất chung chung, các nội dung mang nhiều tính khuyến khích chứ
chưa mang tính quy phạm thực hiện. Hiện nay, về việc thanh toán không
dùng tiền mặt thực hiện theo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ,
ban hành ngày 22/11/2012.
1.2.2. Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát kinh tế
ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
Kiểm soát kinh tế ngầm là việc Nhà nước sử dụng các công cụ phù hợp
nhằm kiểm soát, hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm tại từng quốc gia, các
biện pháp kiểm soát kinh tế ngầm có thể được sử dụng là các biện pháp hành
chính và kinh tế, thông qua các biện pháp hành chính, theo các quy định của
27
pháp luật, các chế tài, biện pháp xử lý, giám sát hoạt động kinh tế trong khu
vực kinh tế ngầm. Bên cạnh đó, các công cụ kinh tế góp phần không nhỏ vào
việc kiểm soát kinh tế ngầm thông qua các chế tài, định chế kinh tế phù hợp.
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh của cá
nhân hoạt động thương mại
Pháp luật Việt Nam thừa nhận các hoạt động thương mại phi chính thức
tồn tại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thông
qua Nghị định 39/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/03/2007 của Chính phủ.
Theo Điều 3 Nghị định này có giải thích một số từ ngữ được hiểu như sau:
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày
thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật
cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh
doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật
Thương mại [3, Điều 3].
Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại
sau đây:
+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có
địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao
gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được
phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc
không có địa điểm cố định;
+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng
nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
28
+ Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng
chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe,
trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc
không có địa điểm cố định;
+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không
phải đăng ký kinh doanh khác [3].
Như vây, có thể khái quát chung, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc
cung ứng các dịch vụ nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sống bình thường trong thời
điểm phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời điểm này. Loại hình dịch
vụ trong khu vực kinh tế phi chính thức này thường có giá thành phải chăng
với những dịch vụ được coi là hợp pháp, phù hợp với tầng lớp dịch chuyển từ
nông thôn sang thành thị và khu vực chưa có kinh tế ổn định để sử dụng cùng
dịch vụ trong khu vực kinh tế chính thức.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, làm muối của hộ kinh doanh
Một số hoạt động sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ hình thành trong
nền kinh tế, có thể kể đến như sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, dệt
may cơ bản, sửa chữa nhỏ, hàn, tiện,... Nguyên nhân hình thành hình thái kinh
tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này là do thiếu vốn và khoa
học kỹ thuật nhưng dư thừa lao động. Số lượng lao động không xác định chi
tiết nhưng thường xuyên dao động ở mức thấp dưới 10 người. Các hoạt động
kinh doanh này phục vụ chính cho các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, phục vụ
kinh tế gia đình hoặc sản xuất các sản phẩm đơn giản.
Hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ còn tồn tại dưới dạng cung ứng
hoặc sử dụng lao động không chính thức như như trẻ em, sinh viên, hưu trí.
29
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hoạt động kinh doanh hợp
pháp cung ứng dịch vụ hay cung ứng sản phẩm đều phải đăng ký kinh doanh
ngoại trừ các Hoạt động kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh của cá
nhân hoạt động thương mại như đã kể đến bên trên. Hình thái kinh tế ngầm
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này không thực hiện các báo cáo hoạt
động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và báo cáo sai thực tế
hoặc thiếu số liệu về nguyên tắc.
Thứ ba, các hoạt động kinh doanh chính thức không giám sát được,
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp
Hoạt động kinh doanh hợp pháp được đăng ký theo quy định của pháp
luật hiện hành, tuy nhiên, không được tính tới do sự hạn chế của hệ thống
thống kê. Theo đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài này, một phần trong
hoạt động kinh tế chính thức được đưa vào kinh tế ngầm phải kể đến sự
buông lỏng hoặc chồng chéo trong việc hạch toán và tính thuế.
Mức độ hạch toán và tính thuế đang được Nhà nước xem xét và có
công cụ giám sát chặt chẽ với các công ty được thành lập hợp pháp, có quy
mô từ vừa và nhỏ trở lên và đặc biệt giám sát chặt chẽ tại các công ty lớn và
các công ty thuộc danh sách công ty đại chúng với mục tiêu công khai và
minh bạch thông tin doanh nghiệp.
Có thể dễ dàng nhận thấy với sự xuất hiện của kinh tế ngầm giải quyết
được các vấn đề thực tế xuất hiện trong hoạt động xúc tiến sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp như: tỷ lệ hoa hồng trong giao dịch kinh doanh,
các khoản thanh toán tiền mặt tức thời. Việc hợp thức hóa các giao dịch này
phải thông qua các hình thức báo cáo cơ quan có thẩm quyền về hình thức xúc
tiến thương mại nhưng về nội tại, chưa có cơ chế chính sách minh bạch và
thống kê đầy đủ các chương trình xúc tiến thương mại. Ngoại trừ các hành
30
động mang tính chất chủ quan của bản thân doanh nghiệp có tính chất trốn
thuế, ẩn thuế hoặc các hoạt động không đưa vào hệ thống thống kê của doanh
nghiệp, là các hành vi, hoạt động thương mại bất hợp pháp thì phạm vi của
kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại khu vực kinh tế ngầm
được nhận định và xem xét ở một phạm vi hẹp hơn.
Tiểu kết chương 1
Kinh tế ngầm được coi là thành phần kinh tế không thể tách rời khỏi nền
kinh tế chính thức, là hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xảy ra trong đơn
vị kinh tế quy mô nhỏ, chưa được tính toán trong hệ thống thống kê bởi nhiều
lý do khác nhau như không đăng ký kinh doanh, pháp luật không thể kiểm soát
được, các công cụ không thể đo lường được giá trị trong khu vực này.
Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế quốc
dân, các yếu tố ảnh hưởng đến sức phát triển của kinh tế ngầm đa dạng và
phong phú. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, kinh tế ngầm trong hoạt động
kinh doanh hợp pháp cần được đánh giá kỹ lưỡng hơn về mức độ ảnh hưởng
và có các biện pháp phù hợp để kiểm soát độ lớn kinh tế ngầm..
Kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp là khái
niệm mới mẻ, việc quản lý kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp
pháp đang dần được siết chặt về phương thức đăng ký, đóng góp ngân sách
nhà nước của các đơn vị hoạt động kinh tế trong khu vực này, hay ở tầm vĩ
mô hơn trong việc kiểm soát chế độ thanh toán, hạn chế lưu thông tiền mặt
trong xã hội.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quy định hiện hành về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm trong
hoạt động kinh doanh hợp pháp
2.1.1. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh của cá nhân hoạt
động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
Về nguyên tắc, Nhà nước có quyền và trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các
hoạt động trong nền kinh tế, đảm bảo trật tư và an ninh kinh tế quốc gia. Trước
thực trạng nền kinh tế đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, không thể nới
lỏng kiểm soát với kinh tế ngầm đang có xu hướng phát triển và diễn biến thay
đổi phức tạp tại Việt Nam hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, Quốc hội, Chính
phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại một số địa bàn trọng điểm diễn biến kinh
tế ngầm đã ban hành các Luật, Nghị định, Quyết định về các quy phạm pháp lý,
đồng thời, ban hành nhiều văn bản xử phạt mang tính răn đe.
Nghị định 39/2007/NĐ- CP được Chính phủ ban hành ngày 16 tháng
03 năm 2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không
phải đăng ký kinh doanh điều chỉnh “phạm vi kinh doanh của các cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký
kinh doanh và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động
của các đối tượng này” [3].
Trong nghị định này, chỉ giới hạn phạm vi cung ứng dịch vụ trong kinh
doanh, không tính đến phạm vi cung ứng hàng hóa. Sau đó, nghị định
32
43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có
quy định chi tiết hơn tại khoản 2 điều 49 như sau:
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và
những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu
động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường
hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp
áp dụng trên phạm vi địa phương [4, Điều 49, Khoản 2].
Như vậy, nghị định 43/2010/NĐ-CP còn thừa nhận thêm việc không
phải đăng ký kinh doanh của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư ghiệp, làm
muối có thu nhập thấp. Đồng thời, theo quy định này, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương còn phải ban hành kèm theo mức thu nhập
thấp áp dụng trên pham vi địa phương, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, pháp
luật chưa ghi nhận văn bản quy phạm hay văn bản áp dụng pháp luật nào
được ban hành điều chỉnh thế nào là “thu nhập thấp”.
Theo nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại được
phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định trừ các loại hàng
hóa dịch vụ sau đây:
- Hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh:
Luật thương mại 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2004, đối với hoạt đông mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ theo điều 25 và 76 Nghị định này, căn cứ vào
điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh
mục hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng
hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.
33
Theo đó, phụ lục I về danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban
hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ
và Điều 1, Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh của nghị định
59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết 19 loại hàng hóa và 5 loại
dịch vụ bị cấm kinh doanh.
- Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử
dụng, hàng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất,
hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh.
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh
doanh theo quy định của pháp luật
Phụ lục II về danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành
kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết 5 loại hàng hóa và 1 loại dịch vụ bị hạn chế kinh doanh.
Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục
hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục III về
danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo nghị
định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ, cá nhân hoạt động
thương mại phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến việc kinh
doanh các loại hàng hóa dịch vụ này.
Về việc này, pháp luật quy định có 2 loại: (i) hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ví dụ như
việc kinh doanh các loại hàng hóa là phim, băng, đĩa hình, in ấn, sao chép
phải tuân thủ theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh công cộng, ban
hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính
34
phủ; (ii) hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí
và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Để phân tích có chiều
sâu việc tuân chủ pháp luật về giá – là trách nhiệm chung trong bất cứ nền
kinh tế nào, tôi xin phân tích sau.
Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt
động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa,
dịch vụ đó.
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đo, đếm
và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về
chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà
mình thực hiện.
Về phạm vi địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP nghiêm cấm cá nhân thực hiện
các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:
- Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh
lam thắng cảnh khác;
- Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
- Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy
sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
Các khu vực này đều được đánh giá cần thiết phải bảo tồn hoặc liên
quan đến an ninh ngoại giao, an ninh chính trị và an ninh ngoại giao cần được
kiểm soát chặt chẽ.
35
Hay với các khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc
tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận
chuyển cũng nghiêm cấm các hoạt động kiên quan đến bán hàng rong do cả
tính chất thẩm mĩ và an toàn cho chính lao động trong hoạt động kinh doanh
bán hàng rong, thêm nữa như các khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn
giáo, tín ngưỡng; Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia
lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy;
Các địa bàn mà pháp luật đặt ra đều có ý nghĩa riêng, đặc biệt liên quan
đến cảnh quan hay tính tránh lấn chiếm hành lang, lối đi chung như Phần đ-
ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè,
lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ
dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ-
ường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch
hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại;
Bên cạnh đó, Nghị định cũng giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan đ-
ược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực
hiện các hoạt động thương mại trên các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du
lịch) liên quan đến tính chi tiết và hợp lý trong việc thực hiện nghiêm túc và
triệt để quy định của Nghị định này.
Trong nghị định cũng ghi nhận các bất cập khi người bán hàng rong
rất “có động” trong việc di chuyển, có hành vi lấn chiếm, sử dụng chưa được
sự đồng ý gây mất trật tư xã hội hoặc dẫn đến các hành vi vi phạm luật dân
sự hoặc hình sự theo quy định, trong đó, cấm người bán hàng rong hoạt động
trong khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là
khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo
36
quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng
ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện
các hoạt động thương mại; Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại
chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực
hiện các hoạt động thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào
trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất
kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm
mất mỹ quan chung.
Cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì
ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động thương
mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó nếu tiến
hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đ-
ường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của
người thi hành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa;
phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm
cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an
ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật [3, Điều 6].
Bên cạnh đó, cũng tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ
cũng quy định tương đối chặt chẽ về việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh, an
toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại như sau:
Trong hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại phải
tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã
hội (bao gồm cả các quy định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh
phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và
giao thông vận tải.
37
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hoạt động th-
ương mại bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến
môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng;
Pháp luật bổ sung việc cấm sử dụng các phương tiện điện tử để thực
hiện các hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại
xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc
làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân, tránh các hoạt động gian
lận thương mại.
Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để
các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp,
trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp.
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hành vi sau
đây trong hoạt động kinh doanh lưu động, gây phiền hà, mất trật tự, phải có
hành vi đẹp, hợp lý và có ý thức.
Về thời gian thực hiện rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động gây ồn
tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian
từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau;
Việc in, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, pa nô, áp
phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp
với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung cũng là các
hoạt động bị nghiêm cấm tuyệt đối.
Bảo vệ cảnh quan, môi trường là một trong các trách nhiệm quan trọng
nhất, thể hiện ý thức của cá nhân bán hàng rong, không đổ chất thải, phóng uế
bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện
các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác,
hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông,
38
xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm
cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng;
Việc lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương
mại là các hoạt động cấm tiếp theo, các hành vi sử dụng lao động bất hợp
pháp có thể dẫn đến các trách nhiệm hình sự của các đổi tượng này.
Liên quan đến nghĩa vụ nộp nhân sách nhà nước của các cá nhân hoạt
động thương mại nói chung và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh nói riêng, như đã khẳng
định, pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận văn bản nào thể hiện khái niệm mức
“thu nhập thấp”, tôi được hiểu rằng nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của
nhóm kinh tế này được điều chỉnh bởi luật thuế thu nhập cá nhân. Theo quy
định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13, thu nhập chịu thuế từ hoạt
động kinh doanh bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ không bao gồm khoản thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh
thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào
ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập chịu thế
theo quy định sau khi đã áp dụng các chính sách về giảm trừ, tính toán thu
nhập tính thuế và áp dụng mức thuế suất theo luật định.
Với các hoạt động cụ thể trong các hoạt động thương mại một cách độc
lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, pháp luật có sự điều chỉnh
chuyên biệt để điều chỉnh các hoạt động này. Trách nhiệm của cơ quan quản
lý Nhà nước đối với hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại trải rộng từ
cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, cùng sự hỗ trợ từ các bộ, ngành chuyên môn,
tuy nhiên, trách nhiệm chính về quản lý nhà nước đối với nhóm hoạt động này
39
được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, bao gồm các hoạt động quy định chi
tiết tại Điều 8, Nghị định 39/2007/NĐ-CP như sau: Lập sổ theo dõi cá nhân
hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý (bao gồm cá nhân hoạt động
thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên đến địa
bàn quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấp hành pháp
luật của các đối tượng này.
Để quán triệt việc tuân thủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, đặc biệt là việc kiểm soát đến từng địa bàn nhỏ lẻ, Ủy ban nhân dân
cấp xã Thực hiện các giải pháp tổ chức, quản lý bảo đảm cho cá nhân hoạt
động thương mại tuân thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt động được
quy định; không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt
động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quy
định của pháp luật.
Việc thưc hiện đóng góp cho ngân sách nhà nước của các cá nhân
hoạt động không phải đăng ký kinh doanh phải được thực hiện đầy đủ theo
các quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí đối với cá nhân hoạt động
thương mại trên địa bàn quản lý, thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại theo thẩm quyền.
Để thực hiện được các công tác đã được giao trong thực trạng pháp luật
và quản lý các đối tượng này hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan về quản lý cá nhân hoạt
động thương mại tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộ quản lý và toàn
thể nhân dân trên địa bàn là thực sự cần thiết; thông báo công khai, rộng rãi
các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các
hoạt động thương mại để đảm bảo quy hoạch và quản lý kiểm tra, giám sát
các hoạt động thương mại này [3, Điều 8].
40
Các bộ, ban ngành trong pham vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt
động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại theo quy định, tuy nhiên,
với hoạt động thương mại nói chung, các quy định cho nhóm đối tượng này
ẩn chứa không chính thức tại một số văn bản chuyên ngành của các bộ, ban
ngành đã nói trên. Tuy nhiên, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp
huyện đối với nhóm đối tượng này có tính đặc trưng hơn do liên quan trực
tiếp đến tính đặc thù của từng địa bàn hoạt động.
- Hoạt động buôn bán rong:
Theo quy định tại Điều 3 Khoản 1 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16
tháng 03 năm 2007 của Chính phủ có định nghĩa:
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán
không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua vừa
bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm
của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo
quy định của pháp luật để bán rong [3, Điều 3, Khoản 1].
Tùy theo từng điều kiện thực tế tại địa bàn từng Tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung ương, Chính phủ giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về các hoạt
động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương. Đơn cử,
ngày 09 tháng 01 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý hoạt động
bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội, sau đó một năm, ngày 15
tháng 01 năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành tiếp Quyết
định số 46/2009/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý hoạt động bán
hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thay thế Quyết định 02/2008/QĐ-
UBND ban hành trước đó.
41
Theo đó, Quyết định mới này có các điểm mới đáng chú ý như sau:
+ Có các chế tài áp dụng xử lý vi phạm người bán hàng rong, các điều
khoản về khen thưởng, kỷ luật với Cán bộ công chức được giao nhiệm vụ nếu
xảy ra sai phạm;
+ Ban hành chi tiết danh mục 63 tuyến phố không được bán hàng rong
kèm theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 của UBND
Thành phố Hà Nội.
Thậm chí, trước khi Nghị định 39/2007/NĐ-CP được ban hành và có
hiệu lực, ngày 26 tháng 5 năm 2005, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng
ban hành Quyết định số 53/2006/QĐ-UBND quy định một số biện pháp xử lý
đối với người có hành vi đánh giày, bán sách, báo, bán vé số dạo và bán hàng
rong không đúng quy định trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó ghi nhận
rất rõ ràng các hành vi nghiêm cấm đối với người bán hàng rong (mà theo
định nghĩa về bán hàng rong trong Nghị định 39/2007/NĐ-CP đã bao gồm cả
hoạt động bán sách, báo, bán vé số dạo).
- Hoạt động buôn bán vặt, quà vặt: Theo quan điểm cá nhân, buôn bán
rong (buôn bán dạo), buôn bán vặt, và bán quà vặt hiện nay ít có điểm phân
biệt rõ ràng. Một hình thái cung rất dễ nhận thấy là những hoạt động này đều
có hoặc không có địa điểm cố định, nhưng đều có thể tồn tại đồng thời cùng
nhau trong hoạt động buôn bán, vì các sản phẩm đều là các nhu yếu phẩm và
những vật dụng nhỏ lẻ, chi phí vốn không cao và có thể mang đi nhiều sản
phẩm cùng lúc trên một phương tiện thô sơ.
- Hoạt động buôn chuyến: Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh
doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh
ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông
42
báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi
tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện dịch vụ: đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe trông giữ xe,
rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có
địa điểm cố định.
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày
23 tháng 06 năm 2009 hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô
tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành
khách, hàng hóa, được sửa đổi bổ sung trong thông tư số 46/2014/TT-BGTVT
ngày 06 tháng 10 năm 2014.
2.1.2. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh nông lâm ngư
nghiệp, làm muối
Theo khoản 3 điều 170 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được
Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 hết hiệu lực ngày 01/07/2015
và khoản 2 điều 212 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội ban
hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015,
thống nhất quy định: “Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động
trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của
Luật này. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và
hoạt động theo quy định của Chính phủ” [16].
Chính sự nới lỏng, mập mơ giữa việc không phải đăng ký kinh doanh
và cần thiết thực hiện đăng ký kinh doanh dẫn đến việc kiểm soát việc đăng
ký kinh doanh của hộ kinh doanh thực sự có nhiều vướng mắc.
Trước khi xuất hiện tên gọi hộ kinh doanh, tên gọi hộ kinh doanh cá thể
được ghi nhận tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 và Nghị
định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004: “Hộ kinh doanh cá thể do một cá
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY
Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY

More Related Content

What's hot

Hệ thống quản lý rạp chiếu phim
Hệ thống quản lý          rạp chiếu phimHệ thống quản lý          rạp chiếu phim
Hệ thống quản lý rạp chiếu phim
vennguyennoinho
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập (slide power point)
Báo cáo thực tập (slide power point)Báo cáo thực tập (slide power point)
Báo cáo thực tập (slide power point)
Hai Te
 
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAYĐề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAYLuận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài giảng kiến trúc máy tính
Bài giảng kiến trúc máy tínhBài giảng kiến trúc máy tính
Bài giảng kiến trúc máy tínhCao Toa
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
luanvantrust
 
Bai13-Cau truc du lieu va giai thuat - Cay (Tree)
Bai13-Cau truc du lieu va giai thuat - Cay (Tree)Bai13-Cau truc du lieu va giai thuat - Cay (Tree)
Bai13-Cau truc du lieu va giai thuat - Cay (Tree)
iwanttoit
 
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
hung bonglau
 
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhChien Dang
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Decision tree
Decision treeDecision tree
Decision tree
Tony Nguyen
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng TrịLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Chương 8: quản trị hệ thống thông tin quản lý như một nguồn lực trong tổ chức
Chương 8: quản trị hệ thống thông tin quản lý như một nguồn lực trong tổ chứcChương 8: quản trị hệ thống thông tin quản lý như một nguồn lực trong tổ chức
Chương 8: quản trị hệ thống thông tin quản lý như một nguồn lực trong tổ chức
Thạc sĩ Vũ Ngọc Hiếu
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Hệ thống quản lý rạp chiếu phim
Hệ thống quản lý          rạp chiếu phimHệ thống quản lý          rạp chiếu phim
Hệ thống quản lý rạp chiếu phim
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Đề tài xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài xây dựng bộ kiểm tra trắc nghiệm khách quan, HOT, ĐIỂM 8
 
Báo cáo thực tập (slide power point)
Báo cáo thực tập (slide power point)Báo cáo thực tập (slide power point)
Báo cáo thực tập (slide power point)
 
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAYĐề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAYLuận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
Luận văn: Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế, HAY
 
Bài giảng kiến trúc máy tính
Bài giảng kiến trúc máy tínhBài giảng kiến trúc máy tính
Bài giảng kiến trúc máy tính
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
 
Bai13-Cau truc du lieu va giai thuat - Cay (Tree)
Bai13-Cau truc du lieu va giai thuat - Cay (Tree)Bai13-Cau truc du lieu va giai thuat - Cay (Tree)
Bai13-Cau truc du lieu va giai thuat - Cay (Tree)
 
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
 
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 8: Quy hoạch tuyến tính
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Decision tree
Decision treeDecision tree
Decision tree
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng TrịLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, 9 ĐIỂM
 
Chương 8: quản trị hệ thống thông tin quản lý như một nguồn lực trong tổ chức
Chương 8: quản trị hệ thống thông tin quản lý như một nguồn lực trong tổ chứcChương 8: quản trị hệ thống thông tin quản lý như một nguồn lực trong tổ chức
Chương 8: quản trị hệ thống thông tin quản lý như một nguồn lực trong tổ chức
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY

Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nướcĐề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAYĐề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhânĐề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt NamLuận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệpĐề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOTLuận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào LUẬN ÁN TIẾN SĨ Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
nataliej4
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOTĐề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt NamĐề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAYQuản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY (20)

Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nướcĐề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
 
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAYĐề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
 
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhânĐề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
 
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt NamLuận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệpĐề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
 
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOTLuận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào LUẬN ÁN TIẾN SĨ Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Quản lý thu thuế ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOTĐề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt NamĐề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
 
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
 
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAYQuản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và một số nước, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 

Recently uploaded (18)

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 

Đề tài: Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong kinh doanh, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HÀ PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T KINH TÕ NGÇM TRONG HO¹T §éNG KINH DOANH HîP PH¸P T¹I VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HÀ PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T KINH TÕ NGÇM TRONG HO¹T §éNG KINH DOANH HîP PH¸P T¹I VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Hà
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGẦM VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM ...... 7 1.1. Khái quát về kinh tế ngầm ................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm kinh tế ngầm ....................................................................... 7 1.1.2. Các loại kinh tế ngầm.........................................................................10 1.1.3. Nguyên nhân và các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp với nền kinh tế.................................................13 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam..........................21 1.2. Khái quát pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.......................................24 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam.................24 1.2.2. Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam................26 Tiểu kết chương 1..........................................................................................30
  • 5. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................31 2.1. Quy định hiện hành về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp...........................................31 2.1.1. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh..........................................................................................31 2.1.2. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh nông lâm ngư nghiệp, làm muối................................................................................42 2.1.3. Quy định về pháp luật kiểm soát kinh tế ngầm - kinh tế chính thức chưa được giám sát được ...........................................................48 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam....................50 2.2.1. Những thành tựu đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam .............................................................................50 2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam....51 Tiểu kết chương 2..........................................................................................59 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM ...............................................................................60 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý và kiểm soát khu vực kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam ......................................................................................60
  • 6. 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm kiểm soát hiệu quả kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.......................................................................................62 3.2.1. Cái cách chính sách thuế, kiểm soát chặt chẽ mức doanh thu chịu thuế của cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh........63 3.2.2. Kiểm soát chặt chẽ các luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng như luật giá, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực hiện các văn bản liên quan đến xử phạt các hành vi xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng ..................................................................67 3.2.3. Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam ...........................................69 Tiểu kết chương 3..........................................................................................71 KẾT LUẬN....................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................74
  • 7. DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa IFC International Finance Corporation Tổ chức tài chính thế giới ILO International Labour Organization Tổ chức lao động Quốc tế OECD Organization for Economic Co- operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế WB World Bank Ngân hàng thế giới
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Trích bảng xếp hạng tỷ lệ kinh tế ngầm tại 88 nước đang phát triển 15 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về thị trương lao động tại Việt Nam giai đoạn 2013-2015 22
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1: Sự gia tăng của hoạt động kinh tế ngầm tại các nước thuộc khối kinh tế châu Âu từ năm 2003 đến năm 2013 14
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nước ta là nước đang có nền kinh tế đang phát triển, việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm phát sinh các mối quan hệ về kinh tế phức tạp, trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu. Mặc dù các quy luật của nền kinh tế thị trường vẫn được tôn trọng nhưng không thể phủ nhận sự điều tiết mạnh mẽ của Nhà nước trong nền kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn và trọng yếu, được Nhà nước giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, thể chế quản lý mới và non trẻ của Nhà nước với nền kinh tế mới này cùng với các điều kiện đa dạng và phức tạp của nền kinh tế,… là điều kiện hình thành một khu vực kinh tế không nhỏ, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự quản lý và thống kê của Nhà nước, “Kinh tế ngầm” là một phần của khu vực đó. “Kinh tế ngầm” thông thường được hiểu là các hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp như ma túy, buôn lậu, cờ bạc, mại dâm,…, các hoạt động phi kinh doanh liên quan đến tạo thu nhập bất chính như tham nhũng, hối lộ, cố ý làm thất thoát ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, kinh tế ngầm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó bao gồm cả các hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng không được giám sát bởi các cơ quan thuế và các cơ quan kiểm tra khác như hoạt động kinh doanh của các cả nhân kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh, của hộ gia đình, của thương nhân là cá nhân, thông thường, nền kinh tế ngầm phát triển mạnh tại các nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà việc trao đổi, thanh toán ít qua một bên trung gian thống kê như Ngân hàng. Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, đến ngân sách Nhà nước, tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng, giảm năng
  • 11. 2 lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với thế giới, tạo môi trường kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô vốn hạn chế, không đảm bảo an sinh xã hội cho người làm việc, bên cạnh đó, không thể phủ nhận vài trò của nền kinh tế ngầm trong nền kinh tế đang phát triển. Khu vực kinh tế ngầm tạo công việc và nguồn thu nhập cho một số lượng không nhỏ người lao động, sự phát triển của khu vực này thông thường nằm ngoài các quy luật khách quan của kinh tế thị trường nên ít chịu ảnh hưởng trong giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới hiện nay. Hơn nữa, với việc song song đồng hành cùng phát triển với nền kinh tế “chính thống”, đã tạo nên sự thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế “không chính thống”. Sự phát triển trong khu vực kinh tế ngầm là thước đo vô hình của trình độ quản lý Nhà nước và tỷ lệ nghịch với trình độ này. Vì vậy, việc ra đời và thực thi các chính sách pháp luật nhằm kiểm soát kinh tế ngầm là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý Nhà nước, không thể nói rằng sẽ xóa bỏ được hoàn toàn nền kinh tế ngầm nhưng kiểm soát và hạn chế kinh tế ngầm luôn là một bài toàn khó, để trả lời các câu hỏi: Các hình thái kinh tế nào là hợp pháp nhưng được thống kê vào danh sách kinh tế ngầm? Biện pháp đã đề ra để giám sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp? Quy định nào được tối ưu hóa, cần phải bổ sung để tăng cường giám sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp nói riêng và kinh tế ngầm tại Việt Nam nói chung? Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam” là đề tài luận văn thạc sỹ luật học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp thông qua các chính sách pháp luật về quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh và giám sát hoạt động kinh doanh của Nhà nước, các quy định và
  • 12. 3 chế độ về kế toán, kiểm toán, Ngân hàng liên quan đến giám sát kinh tế ngầm tại Việt Nam. Cùng với việc hệ thống và phân tích các chính sách pháp lý trên cơ sở áp dụng thực tiễn của các chính sách này để đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát mạnh hơn kinh tế ngầm hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của luận văn này là: Hệ thống hóa các quan điểm khoa học và làm rõ kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, từ đó, tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan đến vấn đề kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề về kinh tế ngầm thực sự giành được nhiều quan tâm của các nhà kinh tế và các chuyên gia pháp luật với nhiều cuộc điều tra, khảo sát và có những kết quả nhất định như cuốn “Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh tại Việt Nam” – năm 2003 của Công ty tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng thế giới [10] hay đề tài nghiên cứu khoa học “Khu vực kinh tế phi chính thức – Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý” – năm 2004 của tác giả Phạm Văn Dũng [9]. Tuy nhiên, các tác phẩm này đã không còn phù hợp với những thay đổi pháp luật hiện nay như việc áp dụng Luật thương mại 2005, Luật doanh nghiệp 2005 và mới đây nhất là Luật doanh nghiệp 2014. Những công trình nghiên cứu khác của các tác giả, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của các giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hữu Đạt,
  • 13. 4 tuy nhiên, mặc dù có cái nhìn chuyên sâu về kinh tế hay pháp luật nhưng thường xoay quanh một luận điểm nhỏ của Kinh tế ngầm hoặc mang tính chất kinh tế chuyên sâu. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học về pháp luật kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn sẽ xoay quanh chủ yếu các vấn đề về kinh tế ngầm dưới góc nhìn luật học như sau:  Hệ thống hóa các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp.  Tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm kiểm soát và giám sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp ở các phương diện khác nhau.  So sánh với pháp luật của một số nước trong hệ thống dân luật điển hình về các quy định liên quan đến kiểm soát kinh tế ngầm. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích không chỉ dành cho các nhà lập pháp, nhà kinh tế, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành pháp luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ Nhà nước chuyên môn trong thực tiễn công tác trong các cơ quan thuế, cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là cơ sở cho các nhà lập pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh danh hợp pháp, góp phần tạo sự công bằng và khách quan cho nền kinh tế trong nước, tạo sức cạnh tranh với thế giới.
  • 14. 5 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh quy định pháp luật hiện hành liên quan đến kiểm soát kinh tế ngầm trong phạm vi hoạt động kinh doanh hợp pháp. Do giới hạn về mức độ nghiên cứu nên trong luận văn thạc sỹ này, tôi giới hạn nghiên cứu các chính sách, thực tiễn áp dụng pháp luật và các quan điểm cá nhân để nâng cao hoạt động về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, loại trừ các điều kiện bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ hợp pháp nhưng do hoạt động kinh doanh bất hợp pháp cung ứng (ví dụ như không đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hoặc có hành vi gian lận trong kinh doanh dẫn đến việc bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh). 5. Phạm vi nghiên cứu Về địa điểm: luận văn nghiên cứu thực trạng về hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, đi sâu vào phân tích hoạt động của từng địa phương do tính chất đặc thù của hoạt động kinh tế ngầm và thực trạng biện pháp kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về thời gian: trong khoảng thời gian 10 năm (2005 – 2015). 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn có kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế ngầm trong và ngoài nước để tham khảo và luận giải các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực kiểm soát kinh tế ngầm. Luận văn sử dụng các phương pháp linh hoạt như phương pháp nghiên cứu tình huống, thu thập đầy đủ các dữ liệu một cách có hệ thống và tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố với nhau. Vận dụng phương pháp nghiên cứu
  • 15. 6 duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học, so sánh, phỏng vấn, đánh giá việc vận hành, xây dựng chính sách kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế ngầm cần phải có cách tiếp cận hệ thống, xem xét sự hình thành, vận động của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện chứng với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cụ thể: một là nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước phát triển với ứng dụng pháp luật trong thực tiễn áp dụng thực hiện; hai là khảo sát thực tiễn Việt Nam thực thi pháp luật tại Việt Nam thông qua điều tra, phỏng vấn hai nhóm đối tượng chính: cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động kinh doanh; ba là nghiên cứu ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước thông qua tài liệu thứ cấp; bốn là phân tích, đánh giá, tổng hợp, hình thành phương pháp tối ưu. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về kinh tế ngầm và pháp luật về kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
  • 16. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGẦM VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái quát về kinh tế ngầm 1.1.1. Khái niệm kinh tế ngầm Như chúng ta đã biết, bên cạnh tất cả các nền kinh tế chính thức luôn tồn tại một khu vực kinh tế phi chính thức, hình thành như điều tất yếu của quá trình phát triển tại tất cả các nước, luôn tồn tại và đóng vai trò không nhỏ trong sự vận động và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đã từ lâu, hệ thống thống kê để đánh giá thực lực của một nền kinh tế để ra các chính sách pháp luật liên quan không thể chỉ xem xét tới khu vực kinh tế hợp pháp, chính thống và được kiểm soát là không chính xác. Do mỗi quốc gia có những đặc điểm, kinh tế, xã hội khác nhau nên cách tiếp cận, đánh giá, phân loại tại mỗi khu vực được định nghĩa chung chung là kinh tế ngầm lại khác nhau. Có quốc gia cho rằng, kinh tế ngầm là một bộ phận của kinh tế không quan sát được (Non-observed Economy; Unobserved Economy); có quốc gia lại cho rằng, kinh tế ngầm và kinh tế không quan sát được là những bộ phận của nền kinh tế phi chính thức. Bên cạnh đó, có rất nhiều cách gọi tên cũng như cách phân loại về kinh tế ngầm, có thể là: kinh tế phi chính quy (Informal Economy); kinh tế chìm (Underground Economy); kinh tế phi chính thức (Unofficial Economy); kinh tế vô hình (Invissible Economy); kinh tế đen (Black Economy); khu vực phi doanh nghiệp (Unincorporated Sector); Khu vực phi kết cấu (Unstructural Sector),...
  • 17. 8 Tuy nhiên, theo cách gọi nào thì các khái niệm trên đều phản ánh đến cùng một đặc điểm chung nhóm nền kinh tế này đó là trái với nền kinh tế phi chính thống và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế quốc dân, một vài định nghĩa điển hình dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn điều này: theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co- operation and Development – OECD): Kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product – GDP) nhưng thực tế lại không tính được do chúng được giấu giếm trước cơ quan nhà nước. Đó là hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo, sản xuất hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình; theo Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia tăng không được ghi nhận do các hãng hoặc ca nhân cố ý khai báo sai hoặc trốn tránh không khai báo; theo Tổ chức lao động Quốc tế (International Labour Organization - ILO) Khu vực phi chính quy là các đơn vị có quy mô nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do người lao động tự do, người lao động trong gia đình và một số ít người lao động khác đảm nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp. Nếu những năm 30 của thế kỷ 20, các nghiên cứu về kinh tế ngầm chỉ đề cập đến các hoạt động phạm pháp của các tổ chức tội phạm, chủ yếu liên quan đến sản xuất, vận chuyển hàng quốc cấm, thì ngày nay, kinh tế ngầm được hiểu rộng hơn trong cả khu vực kinh tế hợp pháp. Dựa vào bản chất của mỗi nền kinh tế, có thể chia thành hai nhóm lớn: nhóm nghiên cứu về kinh tế ngầm tại các nước phát triển và nhóm nghiên cứu về kinh tế ngầm tại các nước đang và kém phát triển. Kinh tế ngầm tại các nước phát triển được xem là một phần cần tính thêm vào nền kinh tế, thường thu hút lao động mang tính
  • 18. 9 chất đặc thù như sinh viên, hưu trí, người nhập cư,... vì các hoạt động của các đối tượng này là hoạt động ngầm, ít được khai báo hoặc đăng ký, là hoạt động kiếm thêm thu nhập. Kinh tế ngầm tại các nước đang và kém phát triển lại là một phần không tách rời của nền kinh tế quốc dân, lao động tham gia nền kinh tế ngầm mang tính chất duy trì tồn tại. Tại Việt Nam, các hoạt động kinh tế ngầm thường được hiểu là các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và các dịch vụ nhỏ lẻ như các hoạt động bán hàng rong, đánh giày, dạy gia sư, sản xuất quy mô nhỏ như các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,... Tổng quát các khái niệm của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới về khu vực kinh tế này đã được hai tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú trình bày tương đối cặn kẽ trong cuốn “Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế” [7]. Một số những khải niệm nổi bật về kinh tế ngầm được kể đến như: trong cuốn Shadow Economy and tax evasion in the EU của các tác giả Fried Schneider, Konrad Raczkowski, Bogdan Mróz: Kinh tế ngầm bao gồm các hoạt động kinh tế không được đăng ký dựa trên nền tảng các hoạt động tạo giá trị lợi nhuận và/hoặc đặc điểm của kênh phân phối. Kinh tế ngầm là khu vực kinh tế trốn thoát khi mạng lưới thống kê và không định lượng được [22, tr. 3]. Tổ chức lao động thế giới ILO khái niệm: Khu vực phi chính qui là các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do người lao động tự do, người lao động trong gia đình và một số ít người lao động khác đảm nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp. Mỗi quốc gia có nền kinh tế, có những cấu trúc, đặc điểm kinh tế và xã hội khác nhau, dẫn đến sự đa dạng trong cách tiếp cận và khái niệm Kinh tế
  • 19. 10 ngầm. Nhưng khái quát lại, có thể nói Kinh tế ngầm là hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xảy ra trong các đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, chưa được tính toán trong hệ thống thống kê bởi nhiều lý do khác nhau như không đăng ký kinh doanh, pháp luật không thể kiểm soát được, các công cụ không thể đo lường được giá trị trong khu vực kinh tế ngầm. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nghiên cứu bản chất của Kinh tế ngầm. Trong nội dung của đề tài luận văn này, tôi xin không luận giải về khái niệm kinh tế ngầm ở mức độ chuyên sâu mà tìm hướng tiếp cận và khái niệm phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay để phân tích và định hướng nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. 1.1.2. Các loại kinh tế ngầm Xuất phát từ cấu trúc nội tại, nền kinh tế quốc dân thông thường được chia thành hai phần rõ ràng: (i) Nền kinh tế chính thức: bao gồm cá hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp và không vi phạm các chuẩn mực chung của pháp luật và xã hội; (ii) Nền kinh tế phi chính thức: bao gồm các hoạt động kinh tế phức tạp, trong đó, bao gồm kinh tế ngầm, kinh tế phi chính quy và kinh tế không giám sát được; các hoạt động kinh tế phi chính thức có thể được kể đến như các hoạt động của pháp nhân, sản xuất phục vụ nhu cầu nội bộ, hoạt động của thương nhân nhưng không có tư cách pháp nhân, hoạt động của pháp nhân nhưng sử dụng nguồn nhân lực phi chính thức (lao động trẻ em, sinh viên, hưu trí,...). Trong nền kinh tế chính thức, các hoạt động cung ứng sản phẩm và dịch vụ được coi là chính thức và chịu sự kiểm soát chăt chẽ của hệ thống thống kê, tuy nhiên, loại trừ lý do mong muốn chủ quan của người hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế chính thức này, một phần do chính sách
  • 20. 11 pháp luật chưa hoàn chỉnh, nên có thể nói việc kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế chính thức chưa được hoàn thiện, tạo nên một trạng thái kinh tế ngầm xuất hiện vì lý do chủ quan vì sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp lý và hệ thống thuế quan kiểm soát như việc kiểm soát đăng ký kinh doanh và kiểm soát vấn đề chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ hoặc các cá nhân hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế phi chính thức: ba trạng thái kinh tế ngầm, kinh tế phi chính quy và kinh tế không giám sát được, không tách rời nhau mà có tính giao thoa lẫn nhau. Trước hết, kinh tế phi chính quy được cho là hình thái tự nhiên của nền kinh tế phi chính thức, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước, có thể kể đến các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ những sản phẩm, dịch vụ hợp pháp nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và không thực hiện chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước. Nhóm kinh tế này chưa có các quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể, hoặc có quy phạm điều chỉnh nhưng không kiểm soát hết được hoạt động của nhóm kinh tế này. Kinh tế không được kiểm soát bao gồm rộng hơn, cả các hoạt động kinh tế chính thức và phi chính thức, vì một lý do nào đó mà không kiểm soát được như: - Không được tính tới do sự thiếu hoàn thiện và khả năng tổng hợp của hệ thống thống kê; - Các hoạt động sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện; - Các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp; ... Như vậy, Kinh tế ngầm bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh về
  • 21. 12 nguyên tắc phải được tính vào hệ thống thống kê nhưng thực tế lại không được thống kê bới các lý do khách quan và chủ quan bao gồm: (i) Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất kinh doanh đó bị pháp luật ngăn cấm; (ii) Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bị pháp luật ngăn cấm nhưng trở nên bất hợp pháp vì người sản xuất, kinh doanh đó chưa đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; (iii) hoạt động sản xuất kinh doanh không công khai và không đo đếm được. Xét theo tính chất của kinh tế ngầm, có hai loại kinh tế ngầm: Thứ nhất, hình thức kinh doanh bất hợp pháp và không được thừa nhận. Là những hoạt động kinh doanh trái pháp luật. Chúng diễn ra một cách lén lút và bằng nhiều thủ đoạn. Các hình thức của hoạt động kinh doanh trái phép cũng rất đa dạng, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến xã hội như các hoạt động như buôn lậu, ma túy, mại dâm…. Do tính nghiêm trọng và nguy hiểm của hoạt động này mà nó là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự và cũng đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Hoạt động kinh doanh mà không khai báo, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo sai về doanh thu cũng như những hoạt động của doanh nghiệp: Một thực tế ở Việt Nam là hiện nay có nhiều doanh nghiệp, thậm chí trong khu vực chính thức nhưng cố tình “phi chính thức” những hoạt động của doanh nghiệp mình. Thứ hai, hình thức kinh doanh phi chính thức và vẫn được thừa nhận hay còn gọi là hoạt động kinh doanh hợp pháp. Hoạt động kinh doanh phi chính thức tồn tại một cách rộng rãi trong xã hội nước ta, hình thức rất đa dạng. Từ dịch vụ làm đầu tóc, dịch vụ xe ôm, gia sư hay những hoạt động kinh doanh hàng rong đều là những hoạt động kinh tế phi chính thức.
  • 22. 13 Theo phạm vi nghiên cứu của luận văn, kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam chỉ đề cập đến hoạt động sản xuất kinh doanh không đo đếm được trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Hơn nữa, cần thiết phải rõ ràng về pháp luật điều chỉnh là pháp luật Việt Nam vì có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp tại nước này nhưng lại là bất hợp pháp tại nước khác ví dụ mua bán súng hay ma túy đặc chủng được cho là hợp pháp ở một số nước trên thế giới. 1.1.3. Nguyên nhân và các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp với nền kinh tế 1.1.3.1. Nguyên nhân hình thành kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp Friedrich Schneider, Andreas Buehn, Claudio E. Montenegro thuộc đại học Johannes Kepler of Lin của Áo có một nghiên cứu kéo dài nhiều năm và chi tiết về thực trạng kinh tế ngầm đã có một nhận định vô cùng nổi tiếng: “Kinh tế ngầm đang phất lên trên toàn thế giới” [23, tr. 2]. Trong các nghiên cứu của Giáo sư Freidrich Schneiher cũng đã loại bỏ các hoạt động tội phạm kinh tế dạng kinh điển, ngầm một cách điển hình như trộm cắp, buôn thuốc phiện, cũng không tính toán tập trung dựa trên tình trạng trốn thuế mà cũng tập trung quan sát đến lượng hàng hóa, dịch vụ hợp pháp trong thị trường được che giấu khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ, tránh các nghĩa vụ về thuế và các chính sách cho người lao động. Các nội dung nghiên cứu của Giáo sư Freidrich Schneiher và đồng nghiệp gần đây chủ yếu dựa trên các con số tại các nước thuộc khối kinh tế châu Âu EU (Europe Union), cơ bản cho thấy tỷ lệ kinh tế ngầm trong tổng sản phẩm nội địa giảm đáng kể, tuy nhiên, con số tính về giá trị kinh tế ngầm quy đổi thì lại có chiều hướng gia tăng, phát triển song hành cùng với tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm nội địa GDP.
  • 23. 14 Trong nghiên cứu gần đây nhất “The shadow economy in Europe 2013” của Freidrich Schneiher và đồng nghiệp có sự thống kê thì năm 2013, tỷ lệ kinh tế ngầm trong nền kinh tế đạt con số thấp nhất trong 10 năm, đồng thời, thể hiện năm 2009, đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong số liệu chung của khối kinh tế Châu Âu, tỷ lệ kinh tế ngầm trong nền kinh tế cao nhất trong giai đoạn 05 năm, từ năm 2008 đến năm 2013 [21, tr. 5], tuy nhiên, tổng giá trị lại thấp nhất trong giai đoạn này do việc giảm chung tổng sản phẩm nội địa, việc này được thấy rõ trong bảng sau: Biểu đồ 1.1: Sự gia tăng của hoạt động kinh tế ngầm tại các nước thuộc khối kinh tế châu Âu từ năm 2003 đến năm 2013 Đối với quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam thì kinh tế ngầm được coi là có quy mô khổng lồ, là hệ quả tất yếu trong quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh, mạnh, cùng với hoạt động cung ứng dịch vụ, cung ứng sản phẩm không ngừng gia tăng. Cũng trong một nghiên cứu của giáo sư Freidrich Schneiher, nền kinh tế ngầm tại Việt Nam chiếm khoảng 14,8% trong năm 2005 và đạt mức trung bình 15,4% trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005, chỉ xếp mức trung bình sau Trung Quốc và
  • 24. 15 Singapore trong tổng số 88 nước đang phát triển được đánh giá trong nghiên cứu này [23, tr. 21]. Xét chung tỷ lệ kinh tế ngầm trong hoạt động kinh tế ở nhóm 88 nước đang phát triển đạt mức bình quân 36,2% vào năm 1999 và đạt 34,2% vào năm 2006. Bảng 1.1: Trích bảng xếp hạng tỷ lệ kinh tế ngầm tại 88 nước đang phát triển Nước Năm Xếp hạng1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 13.0 13.1 13.1 13.2 12.9 12.6 12.3 12.1 1/88 Singapore 13.0 13.1 13.4 13.4 13.1 12.7 12.5 12.5 2/88 Việt Nam 15.7 15.6 15.6 15.4 15.4 15.2 14.8 - 3/88 Mauritania 35.9 36.1 36.1 35.7 35.9 35.1 34.5 - 42/88 Jamaica 36.3 36.4 36.1 36.1 35.9 35.6 34.9 34.8 43/88 Bangladesh 35.9 35.6 35.3 36.1 36.4 36.3 35.5 - 44/88 Peru 60.2 59.9 60.4 59.4 59.3 58.5 57.7 57.0 86/88 Panama 64.5 64.1 64.9 65.3 64.3 62.8 61.1 - 87/88 Bolivia 67.3 67.1 67.6 67.9 68.0 67.4 65.7 64.4 88/88 Có những cuộc khảo sát về kinh tế ngầm diễn ra một cách không chính thức tại Việt Nam nhận định: hoạt động kinh tế ngầm chiếm hơn khoảng một nửa giá trị khu vực kinh doanh chính thức, tuy nhiên, đây mới chỉ là những cuộc khảo sát xung quanh các khu vực kinh tế phi chính thức được đặc trưng bởi hình thành kinh doanh nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong chứ không phải là cuộc điều tra tổng thể trên quy mô lớn về hoạt động kính
  • 25. 16 doanh ngầm. Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, tính đến thời điểm này, hoạt động kinh tế ngầm vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn tại Việt Nam, tương đương khoảng 50% GDP chính thức. Trên thế giới, do sự đã dạng của các nền kinh tế và thể chế chính trị của từng quốc gia mà có các nguyên nhân hình thành nền kinh tế ngầm khác nhau. Nguyên nhân hình thành nền kinh tế ngầm trên thế giới và tại Việt Nam có thể được kể đến như sau: - Do trình độ phát triển kinh tế: trình độ phát triển kinh tế có thể coi là nguyên nhân khách quan hình thành và phát triển kinh tế ngầm, có thể dễ dàng nhận thấy vai trò của kinh tế ngầm trong nền kinh tế các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, khoảng thời gian dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang nền kinh tế kế hoạch hóa thị trường, các thói quen, tập quán mua bán, sinh hoạt chưa thay đổi rõ rệt, nhiều hình thức kinh doanh tự phát, mang tính chất nhỏ lẻ. Thông thường, các nhà cung cấp không phải trả chi phí cho việc sản xuất hoặc chi phí cho các loại thuế, vì vậy, người mua có thể mua với giá rẻ hơn so với giá bên ngoài kinh tế ngầm chưa tính đến các yếu tố bảo hành, tính chịu trách nhiệm. Các chính sách pháp luật khuyến khích kinh doanh phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của đất nước trong đó vẫn có những chính sách tạo điều kiện cho nền kinh tế ngầm phát triển. - Chi phí sản xuất kinh doanh lớn nếu thoát ra khỏi kinh tế ngầm, chuyển sang kinh tế chính thức Các chi phí về thuế, phí, lệ phí tại Việt Nam rất nhiều, không khó để tìm được bài viết: Một con gà “cõng” 14 loại phí [25] trên các trang thông tin điện tử, như vậy, các cá nhân có dám mạnh dạn tiến tới nền kinh tế chính thức
  • 26. 17 không? Đó là thách thức với các nhà quản lý hiện nay. Ngay cả các doanh nghiệp đã đăng ký thông tin vẫn có xu hướng phi chính thức, theo cách hiểu khác là họ giấu đi một phần doanh thu và lợi nhuận, điều này là hệ quả của các hệ thống pháp lý quá phức tạp, nhiêu kê và không nhất quán. - Đảm bảo nguồn thu nhập: Nền kinh tế ngầm không kén chọn lao động và những công việc trong nền kinh tế ngầm lại cần một lực lượng lớn lao động. Người làm việc trong khu vực kinh tế ngầm mặc dù không được hưởng các chính sách an sinh xã hội, không được đảm bảo mức sống và nguồn thu nhập ổn định, nhưng nếu không có thu nhập trong kinh tế ngầm, họ chẳng có nguồn nào khác để duy trì cuộc sống. Điều này là phổ biến tại Việt Nam, vì dân trí đang ở mức dần được cải thiện, các hoạt động kinh tế trong khu vực kinh tế ngầm đang dần chuyên môn hóa. Tại Việt Nam, phải kể đến nguyên nhân hình thành nền kinh tế ngầm là do sự dịch chuyển của dân cư từ nông thôn về thành thị. Do chính sách phát triển kinh tế thiếu cân đối của Nhà nước, tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị, chính điều này tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu dân cư. Theo De Soto Hernando (nhà kinh tế học người Peru): Để tồn tại, những người nhập cư không còn cách nào khác là phải vi phạm pháp luật. Nếu như họ muốn cư trú, buôn bán, sản xuất, vận chuyển, thậm chí cả tiêu dùng thì phần lớn các hoạt động này dù không muốn nhưng ít nhiều họ đều phải vi phạm quy định của pháp luật, cho dù mục đích và bản thân các hoạt động đều hợp pháp như: xây nhà, cung ứng các loại dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ [20]. Để làm rõ hơn luận điểm này, kết quả nghiên cứu của Soto Hernando đã chỉ ra một số kết luận:
  • 27. 18 - Kinh tế ngầm là phản ứng thầm lặng và đầy sức sáng tạo của người dân trước những bất lực của Chính phủ trong việc đáp ứng những yêu cầu tồn tại cơ quan của số đông người nghèo khó. - Thị trường đen là kết quả phản ứng của số đông trước các quy định có tính phân biệt về kinh tế cũng như luật pháp của bản thân hệ thống. Để tồn tại, người dân sẽ bất chấp quy định của pháp luật lấn chiếm lòng đường, bán hàng rong, cung cấp dịch vụ không có giấy phép, sản xuất ngầm,... Đồng ý với Soto Hernando, trong cuốn “Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam”, nhóm tác giả cho rằng: “Hình thức kinh doanh không chính thức là kết quả sự tương tác giữa Chính phủ và Doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh có quá nhiều quy định pháp luật nhưng hiệu quá thi hành lại kém” [17, tr. 5]. - Hoạt động ngầm sẽ càng có sức hấp dẫn và cơ hội để phát triển nếu khi vi phạm pháp luật, người dân lại thấy cuộc sống đỡ khó khăn hơn. Điều này có nghĩa các hoạt động ngầm sẽ phát triển nếu quy định của pháp luật vượt quá một mức giới hạn nào đó. - Nếu chi phí để không phạm pháp (như xin giấy phép, đóng thuế, kiểm tra chất lượng sản phẩm,...) vượt quá mức độ cho phép để người dân có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường – thì người ta sẽ tìm đến các hoạt động ngầm. 1.1.3.2. Các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp đối với Việt Nam Thứ nhất, ảnh hưởng của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp đến chính trị - xã hội Kinh tế ngầm không chú trọng phát triển nguồn nhân lực, lao động trong nền kinh tế ngầm có nguy cơ tụt hậu, làm giảm mặt bằng tri thức quốc
  • 28. 19 gia. Bên cạnh đó, lao động trong trong kinh tế ngầm không được đảm bảo theo các quy định của Bộ luật lao động, các chính sách an sinh xã hội, công việc bấp bênh, bảo hộ lao động yếu kém, gia tăng tỷ lệ rủi ro về tai nạn lao động. Tuy nhiên, khi mà ở các nước tư bản, chính sách an sinh tốt, người lao động được Nhà nước bảo trợ khi thất nghiệp trong thời gian dài một cách có hợp lý và kiểm soát được thì trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi mà chưa có các chính sách an sinh xã hội đảm bảo thì có hàng triệu lao động đang duy trì cuộc sống, thậm chí là làm giàu bằng việc kiếm nguồn thu nhập trong nền kinh tế ngầm thì mới thấy dần ảnh hưởng tích cực của kinh tế ngầm trong hoạt động xã hội. Khu vực kinh tế ngầm nói chung đóng vai trò góp phần giải quyết lao động dư thừa, khi mà nền kinh tế đang có sự chuyển dịch cán cân kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa hết sức mạnh mẽ. Khi tình trạng kinh tế ngầm còn vẫn duy trì ở một tỷ lệ lớn thì việc đóng góp cho xã hội, thu ngân sách nhà nước chỉ duy trì ở một mức độ nhất định, thất thoát ngân sách Nhà nước mà chính ngân sách này sẽ được đầu tư ngược trở lại cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. Trạng thái này cứ tiếp diễn thành vòng tròn và nền kinh tế quốc gia ngày càng đi xuống cùng với việc người dân không bao giờ được tiếp cận với “khái niệm” an sinh xã hội. Bên cạnh đó, kinh tế ngầm trong bất kỳ hoạt động nào cũng là mầm mống của sự sách nhiễu của cán bộ công chức, viên chức Nhà nước với các hoạt động hối lộ và đòi hỏi vụ lợi cá nhân. Một phần không nhỏ kinh tế ngầm tồn tại được do sự bao che, lạm dụng quyền lực của hệ thống hành chính. Mặt khác, việc ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, khi mà văn hóa làng xã, sinh hoạt tập thể còn được duy trì không có tổ chức trong khu vực kinh tế ngầm là thực trạng đang diễn ra đáng báo động.
  • 29. 20 Kinh tế ngầm phát triển mạnh sẽ không cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin để Nhà nước hoạch định các chính sách, ảnh hướng đến việc ban hành các văn bản pháp luật không có hiệu lực cao thậm chí là không có hiệu lực thi hành. Kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp là bộ phận kinh tế bất lợi cho việc tạo tiền đề trong sạch trong hệ thống hành chính quốc gia. Thứ hai, ảnh hưởng của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp đến nền kinh tế quốc dân. Kinh tế ngầm tạo đối trọng nhưng không tạo sự bình đẳng với nền kinh tế chính quy, tạo sự bất lợi cho nền kinh tế chính quy, kéo theo nền kinh tế chính quy theo hình thái kinh tế ngầm để có cơ hội tạo lợi thế cạnh tranh với kinh tế ngầm, thâm chí còn nhấn chìm kinh tế chính quy. Kinh tế ngầm là nền kinh tế nhỏ lẻ, không đầu tư quy mô lớn, gây ra các ảnh hưởng ngày càng lớn trên thị trường vốn. Kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp có nhiều ảnh hưởng được đánh giá là không tốt đến nền kinh tế, ví dụ như ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu của cơ quan có thẩm quyền để phát triển cơ sở vật chất, an sinh xã hội, ảnh hưởng đến số liệu thống kê do không tính vào tổng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, dưới cái nhìn mới mẻ, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt tại các nước tư bản Châu Âu, các nhà kinh tế đã nhận ra điểm tích cực không thể phủ nhận là kinh tế ngầm là điều kiện cho phép một quốc gia tồn tại trong giai đoạn kinh tế suy thoái và có diễn biến không kiểm soát được. Thứ ba, ảnh hưởng của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp đến các hoạt động kinh tế quốc tế
  • 30. 21 Kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp làm cho nền kinh tế của quốc gia mất năng lực cạnh tranh, đặc biệt là khi hội nhập thương mại quốc tế. Vì hoạt động trong kinh tế ngầm, nên cơ hội để tiếp cận các chính sách thương mại quốc tê là điều không thể, khiến kinh tế ngầm ngày càng xa rời kinh tế quốc tế và tụt hậu so với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 1.1.4.1. Các yếu tố kinh tế Chính sách thuế tại mỗi quốc gia là điều kiện ảnh hưởng đến nền kinh tế ngầm, lý do chủ đạo là mức thuế cao hơn mức có thể chi trả trong hoạt động kinh tế chính thức. Tại Việt Nam, mức thuế suất không quá cao, hơn nữa, do tác động và điều chỉnh của các chính sách thuế trong các Hiệp định tự do thương mại quốc tế song phương và đa phương như tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization), Hiệp định tự do thương mại FTA (Free Trade Area) với các nước có nền kinh tế phát triển, và sắp tới đây là Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), tuy nhiên, thực tế chi phí phải nộp và sự phức tạp trong hệ thống thực thi pháp luật về thuế gây khó khăn cho người nộp thuế là những nguyên nhân chính làm nền kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay và việc thị trường lao động trong nền kinh tế chính thức ngày càng kén chọn lao động thì người lao động ở trình độ thấp hơn luôn dễ dàng đi đến các thỏa thuận lao động đơn giản như đóng hay không đóng bảo hiểm, làm thêm ngoài giờ không tính công, thậm chí trả công theo giờ, theo vụ việc thỏa thuận bằng miệng.
  • 31. 22 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về thị trường lao động tại Việt Nam giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Qúy 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Lực lượng lao động (triệu người 52.99 53.44 53.86 53.69 53.7 53.71 54.31 54.43 53.64 53.71 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 77.3 77.5 77.9 77.5 77.5 77.5 77.9 77.7 77.3 76.2 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 18.18 17.95 18.19 18.38 18.6 18.31 18.42 18.45 21.24 20.06 Lao động có việc làm (triệu người) 51.91 52.4 52.74 52.79 - 52.83 53.26 53.44 52.43 52.53 Tỷ lệ lao động làm công ăn lương/tổng số lao động có việc làm 34.7 34.61 34.3 35.63 34.9 35.2 35.2 36.4 37.8 38.8 Tỷ lệ lao động trong ngành nông lâm sản (%) 47.53 47.14 46.78 45.8 47.5 47.07 46.56 45.25 45.00 44.69 Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nghìn người) 1068 1027 1106 900 - 871.8 1036 975.2 1159.8 1144.6 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%) 2.27 2.17 2.32 1.9 2.21 1.84 2.17 2.05 2.43 2.42 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 3.8 3.66 3.59 3.19 3.72 3.26 3.27 3.21 3.43 3.53 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 (%) 6.15 5.58 6.95 5.95 6.66 5.09 7.02 6.17 6.6 6.68 Theo tập quán dân cư, việc bán hàng rong có thể ví như một nét đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam hay sự bất tiện khi phải sử dụng xe ô tô để đi mua một gói xôi với giá vài nghìn đồng là yếu tố thúc đẩy kinh tế ngầm
  • 32. 23 phát triển xen kẽ trong các nền kinh tế chính thức. Tuy nhiên, các hình thái kinh tế ngầm này khó mà loại bỏ được trong nền kinh tế và không phải nền kinh tế chính thức sẽ thực hiện được tốt vai trò này trong xã hội, đó là văn hóa, là cân bằng cung cầu, gia tăng thu nhập hợp pháp cho một bộ phận không nhỏ người lao động. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ nhưng tiêu biểu cho các hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Con số các hàng quán rong, hàng quán vỉa hè, nhỏ lẻ, dịch vụ tại chỗ rất nhiều và dễ dàng thực hiện về cả quy mô, tổ chức, số vốn và yêu cầu các thủ tục pháp lý, nhưng chưa có con số nào thống kê hay đo đếm được. 1.1.4.2. Các yếu tố chính trị - xã hội Để đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế ngầm. Bên cạnh việc làm của các tầng lớp lao động trong kinh tế ngầm sẵn có thì còn duy trì lao động cho các tầng hợp dân cư có tri thức trong xã hội kiếm thêm thu nhập so với thu nhập chính nhưng tránh các hình thức thống kê để đảm bảo mức cao nhất của giá trị làm thêm, đại bộ phận tầng lớp tri thức này đang giữ vai trò cán bộ, công chức trong xã hội. Vấn đề tham nhũng trong hệ thống chính quyền quản lý trên thế giới và trong nước là yếu tố góp phần làm gia tăng hoạt động kinh tế ngầm đặc biệt là trong khi hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ. Một khi các chính sách an sinh, các dịch vụ công cộng, hệ thống thiếu minh bạch và công bằng bị cơ quan quản lý Nhà nước vô tình hoặc cố ý làm trái, thì về cơ bản, người đóng thuế, góp thu nhập cho Nhà nước để xây dựng các chính sách trên cảm thấy quyền lợi chính đáng của người nộp thuế là không đảm bảo, cảm thấy tiền thuế đóng bao nhiêu cũng không đủ cho việc thiết lập hạ tầng cơ sở và các dịch vụ tiện ích thức sự, sau đó, thay vì tính tư
  • 33. 24 nguyện đóng thuế thì thuế được hiểu sang chính sách ép buộc, không có tính tự nguyện đóng góp cao. Kinh tế ngầm xét dưới góc độ ảnh hưởng nào cũng đều có tính tích cực và tiêu cực, có thể xét dưới góc độ ảnh hưởng đến chính trị - xã hội, kinh tế, nội tại của quốc gia và ảnh hưởng đến sự hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia đó. Thứ nhất, Kinh tế ngầm và kinh tế chính thống cùng tồn tại trong mọi nền kinh tế như một mối quan hệ biện chứng. Mặt khác mỗi nền kinh tế có độ lớn và tính chất khác nhau. Không thể áp dụng hay vận dụng linh hoạt các hoạt động tác động đến kinh tế ngầm ở nước này vào nước khác do tính chất nội tại của từng nền kinh tế. Thứ hai, sự phát triển của kinh tế ngầm là thước đo trình độ quản lý Nhà nước và tỷ lệ nghịch với trình độ đó. Môi trường kinh doanh và chính sách quản lý thông thoáng, nhanh chóng, linh hoạt, đồng bộ sẽ tạo hành lang và điều kiện cho khu vực kinh tế ngầm chuyển dần sang khu vực kinh tế chính thức. 1.2. Khái quát pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam Nằm trong mối quan hệ chung của việc hình thành pháp luật, sự hình thành pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam là phương diện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ cả mình trong việc bảo vệ các quyền công dân, đồng thời, đam bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và các nghĩa vụ đối với nhà nước và các công dân khác.
  • 34. 25 Khi đất nước còn duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các nền kinh tế tư nhân trong giai đoạn này ít phát triển nên các thể chế, chính sách chưa có định hướng rõ ràng và đầy đủ cho việc phát triển kinh tế tư nhân. Từ những năm 1990, khi kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lúc đó, nền kinh tế tư nhân có cơ hội phát triển mạnh hơn, với những doanh nghiệp hoạt động công khai dưới hình thức đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (luật công ty hay luật doanh nghiệp), hoạt động theo các quy định của pháp luật, tuân thủ các chế độ vê kế toán, kiểm toán, đóng góp vào ngân sách nhà nước được coi là đã được Nhà nước kiểm soát thì còn một bộ phận không nhỏ các cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, không đăng ký kinh doanh vẫn tồn tại trong thị trường. Do tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân mà các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ này vẫn duy trì dưới các hình thức khác nhau, và yêu cầu đặt ra cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là tạo ra hành lang pháp lý phù hợp và cần thiết cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Đồng thời, cần thiết phải đạt được các kết quả phù hợp cho việc tạo cân bằng pháp lý và quyền lợi cho các hoạt động kinh doanh chính thức và các hoạt động chưa kiểm soát được này. Không chỉ ở Việt Nam, tại các nước phát triển và đang phát triển khác thì kinh tế ngầm nói chung và kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp chiếm một phần không nhỏ trong GDP của nước đó, tuy nhiên, việc đóng góp cho Ngân sách của các thành phần kinh tế này không có hoặc không đáng kể, điều này tạo ra sự không công bằng đối với các thành phần kinh tế khác và là cơ hội và điều kiện để kéo các hoạt động kinh tế chính thức và tuân thủ đi theo con đường này để tối ưu hóa lợi nhuận. Nhưng pháp luật luôn phải linh động và thay đổi phù hợp với tập quán kinh doanh, nhu cầu thiết yếu và chính đang của người dân, khi mà cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thay đổi để đáp ứng được các nhu cầu này.
  • 35. 26 Nhận thức được vai trò của kinh tế ngầm và công nhận các hoạt động kinh tế ngầm hợp pháp, có thể nói rằng, nghị định số 39/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 16/03/2007 được đánh giá là một trong các văn bản đầu tiên trong giai đoạn từ thời kỳ những năm 1990 đến nay thừa nhận các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành. Trước thời diểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, các hoạt động được liệt kê trong nghị định 39/2007/NĐ-CP nói trên được coi là “bất hợp pháp” vì không có văn bản quy phạm pháp luật nào thừa nhận các hoạt động này. Tuy nhiên, với các hoạt động kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, ngoài việc kiểm soát đăng ký kinh doanh, Nhà nước ta còn ban hành các văn bản liên quan đến siết chặt việc thanh toán không dùng tiền mặt để công khai, minh bạch hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội. Ngày 25/11/1993, Chính phủ ban hành nghị định số 91-CP về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, sau đó là Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tuy nhiên các văn bản này rất chung chung, các nội dung mang nhiều tính khuyến khích chứ chưa mang tính quy phạm thực hiện. Hiện nay, về việc thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 22/11/2012. 1.2.2. Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam Kiểm soát kinh tế ngầm là việc Nhà nước sử dụng các công cụ phù hợp nhằm kiểm soát, hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm tại từng quốc gia, các biện pháp kiểm soát kinh tế ngầm có thể được sử dụng là các biện pháp hành chính và kinh tế, thông qua các biện pháp hành chính, theo các quy định của
  • 36. 27 pháp luật, các chế tài, biện pháp xử lý, giám sát hoạt động kinh tế trong khu vực kinh tế ngầm. Bên cạnh đó, các công cụ kinh tế góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát kinh tế ngầm thông qua các chế tài, định chế kinh tế phù hợp. Thứ nhất, hoạt động kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại Pháp luật Việt Nam thừa nhận các hoạt động thương mại phi chính thức tồn tại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thông qua Nghị định 39/2007/NĐ-CP ban hành ngày 16/03/2007 của Chính phủ. Theo Điều 3 Nghị định này có giải thích một số từ ngữ được hiểu như sau: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại [3, Điều 3]. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: + Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; + Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; + Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • 37. 28 + Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; + Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; + Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác [3]. Như vây, có thể khái quát chung, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc cung ứng các dịch vụ nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sống bình thường trong thời điểm phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời điểm này. Loại hình dịch vụ trong khu vực kinh tế phi chính thức này thường có giá thành phải chăng với những dịch vụ được coi là hợp pháp, phù hợp với tầng lớp dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị và khu vực chưa có kinh tế ổn định để sử dụng cùng dịch vụ trong khu vực kinh tế chính thức. Thứ hai, hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối của hộ kinh doanh Một số hoạt động sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ hình thành trong nền kinh tế, có thể kể đến như sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, dệt may cơ bản, sửa chữa nhỏ, hàn, tiện,... Nguyên nhân hình thành hình thái kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này là do thiếu vốn và khoa học kỹ thuật nhưng dư thừa lao động. Số lượng lao động không xác định chi tiết nhưng thường xuyên dao động ở mức thấp dưới 10 người. Các hoạt động kinh doanh này phục vụ chính cho các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, phục vụ kinh tế gia đình hoặc sản xuất các sản phẩm đơn giản. Hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ còn tồn tại dưới dạng cung ứng hoặc sử dụng lao động không chính thức như như trẻ em, sinh viên, hưu trí.
  • 38. 29 Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hoạt động kinh doanh hợp pháp cung ứng dịch vụ hay cung ứng sản phẩm đều phải đăng ký kinh doanh ngoại trừ các Hoạt động kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như đã kể đến bên trên. Hình thái kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này không thực hiện các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và báo cáo sai thực tế hoặc thiếu số liệu về nguyên tắc. Thứ ba, các hoạt động kinh doanh chính thức không giám sát được, trong hoạt động kinh doanh hợp pháp Hoạt động kinh doanh hợp pháp được đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành, tuy nhiên, không được tính tới do sự hạn chế của hệ thống thống kê. Theo đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài này, một phần trong hoạt động kinh tế chính thức được đưa vào kinh tế ngầm phải kể đến sự buông lỏng hoặc chồng chéo trong việc hạch toán và tính thuế. Mức độ hạch toán và tính thuế đang được Nhà nước xem xét và có công cụ giám sát chặt chẽ với các công ty được thành lập hợp pháp, có quy mô từ vừa và nhỏ trở lên và đặc biệt giám sát chặt chẽ tại các công ty lớn và các công ty thuộc danh sách công ty đại chúng với mục tiêu công khai và minh bạch thông tin doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy với sự xuất hiện của kinh tế ngầm giải quyết được các vấn đề thực tế xuất hiện trong hoạt động xúc tiến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: tỷ lệ hoa hồng trong giao dịch kinh doanh, các khoản thanh toán tiền mặt tức thời. Việc hợp thức hóa các giao dịch này phải thông qua các hình thức báo cáo cơ quan có thẩm quyền về hình thức xúc tiến thương mại nhưng về nội tại, chưa có cơ chế chính sách minh bạch và thống kê đầy đủ các chương trình xúc tiến thương mại. Ngoại trừ các hành
  • 39. 30 động mang tính chất chủ quan của bản thân doanh nghiệp có tính chất trốn thuế, ẩn thuế hoặc các hoạt động không đưa vào hệ thống thống kê của doanh nghiệp, là các hành vi, hoạt động thương mại bất hợp pháp thì phạm vi của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại khu vực kinh tế ngầm được nhận định và xem xét ở một phạm vi hẹp hơn. Tiểu kết chương 1 Kinh tế ngầm được coi là thành phần kinh tế không thể tách rời khỏi nền kinh tế chính thức, là hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xảy ra trong đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, chưa được tính toán trong hệ thống thống kê bởi nhiều lý do khác nhau như không đăng ký kinh doanh, pháp luật không thể kiểm soát được, các công cụ không thể đo lường được giá trị trong khu vực này. Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, các yếu tố ảnh hưởng đến sức phát triển của kinh tế ngầm đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp cần được đánh giá kỹ lưỡng hơn về mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp phù hợp để kiểm soát độ lớn kinh tế ngầm.. Kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp là khái niệm mới mẻ, việc quản lý kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp đang dần được siết chặt về phương thức đăng ký, đóng góp ngân sách nhà nước của các đơn vị hoạt động kinh tế trong khu vực này, hay ở tầm vĩ mô hơn trong việc kiểm soát chế độ thanh toán, hạn chế lưu thông tiền mặt trong xã hội.
  • 40. 31 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Quy định hiện hành về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp 2.1.1. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Về nguyên tắc, Nhà nước có quyền và trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các hoạt động trong nền kinh tế, đảm bảo trật tư và an ninh kinh tế quốc gia. Trước thực trạng nền kinh tế đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, không thể nới lỏng kiểm soát với kinh tế ngầm đang có xu hướng phát triển và diễn biến thay đổi phức tạp tại Việt Nam hiện nay. Đứng trước thực trạng đó, Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại một số địa bàn trọng điểm diễn biến kinh tế ngầm đã ban hành các Luật, Nghị định, Quyết định về các quy phạm pháp lý, đồng thời, ban hành nhiều văn bản xử phạt mang tính răn đe. Nghị định 39/2007/NĐ- CP được Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 03 năm 2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh điều chỉnh “phạm vi kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng này” [3]. Trong nghị định này, chỉ giới hạn phạm vi cung ứng dịch vụ trong kinh doanh, không tính đến phạm vi cung ứng hàng hóa. Sau đó, nghị định
  • 41. 32 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có quy định chi tiết hơn tại khoản 2 điều 49 như sau: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương [4, Điều 49, Khoản 2]. Như vậy, nghị định 43/2010/NĐ-CP còn thừa nhận thêm việc không phải đăng ký kinh doanh của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư ghiệp, làm muối có thu nhập thấp. Đồng thời, theo quy định này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn phải ban hành kèm theo mức thu nhập thấp áp dụng trên pham vi địa phương, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, pháp luật chưa ghi nhận văn bản quy phạm hay văn bản áp dụng pháp luật nào được ban hành điều chỉnh thế nào là “thu nhập thấp”. Theo nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định trừ các loại hàng hóa dịch vụ sau đây: - Hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh: Luật thương mại 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2004, đối với hoạt đông mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ theo điều 25 và 76 Nghị định này, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.
  • 42. 33 Theo đó, phụ lục I về danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ và Điều 1, Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh của nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết 19 loại hàng hóa và 5 loại dịch vụ bị cấm kinh doanh. - Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh. - Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật Phụ lục II về danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ quy định chi tiết 5 loại hàng hóa và 1 loại dịch vụ bị hạn chế kinh doanh. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục III về danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ này. Về việc này, pháp luật quy định có 2 loại: (i) hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ví dụ như việc kinh doanh các loại hàng hóa là phim, băng, đĩa hình, in ấn, sao chép phải tuân thủ theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh công cộng, ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính
  • 43. 34 phủ; (ii) hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Để phân tích có chiều sâu việc tuân chủ pháp luật về giá – là trách nhiệm chung trong bất cứ nền kinh tế nào, tôi xin phân tích sau. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện. Về phạm vi địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây: - Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; - Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; - Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam; Các khu vực này đều được đánh giá cần thiết phải bảo tồn hoặc liên quan đến an ninh ngoại giao, an ninh chính trị và an ninh ngoại giao cần được kiểm soát chặt chẽ.
  • 44. 35 Hay với các khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển cũng nghiêm cấm các hoạt động kiên quan đến bán hàng rong do cả tính chất thẩm mĩ và an toàn cho chính lao động trong hoạt động kinh doanh bán hàng rong, thêm nữa như các khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; Các địa bàn mà pháp luật đặt ra đều có ý nghĩa riêng, đặc biệt liên quan đến cảnh quan hay tính tránh lấn chiếm hành lang, lối đi chung như Phần đ- ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ- ường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại; Bên cạnh đó, Nghị định cũng giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan đ- ược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại trên các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) liên quan đến tính chi tiết và hợp lý trong việc thực hiện nghiêm túc và triệt để quy định của Nghị định này. Trong nghị định cũng ghi nhận các bất cập khi người bán hàng rong rất “có động” trong việc di chuyển, có hành vi lấn chiếm, sử dụng chưa được sự đồng ý gây mất trật tư xã hội hoặc dẫn đến các hành vi vi phạm luật dân sự hoặc hình sự theo quy định, trong đó, cấm người bán hàng rong hoạt động trong khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo
  • 45. 36 quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung. Cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó nếu tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đ- ường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật [3, Điều 6]. Bên cạnh đó, cũng tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định tương đối chặt chẽ về việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại như sau: Trong hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các quy định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải.
  • 46. 37 Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hoạt động th- ương mại bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng; Pháp luật bổ sung việc cấm sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân, tránh các hoạt động gian lận thương mại. Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh lưu động, gây phiền hà, mất trật tự, phải có hành vi đẹp, hợp lý và có ý thức. Về thời gian thực hiện rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau; Việc in, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, pa nô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung cũng là các hoạt động bị nghiêm cấm tuyệt đối. Bảo vệ cảnh quan, môi trường là một trong các trách nhiệm quan trọng nhất, thể hiện ý thức của cá nhân bán hàng rong, không đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông,
  • 47. 38 xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng; Việc lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại là các hoạt động cấm tiếp theo, các hành vi sử dụng lao động bất hợp pháp có thể dẫn đến các trách nhiệm hình sự của các đổi tượng này. Liên quan đến nghĩa vụ nộp nhân sách nhà nước của các cá nhân hoạt động thương mại nói chung và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh nói riêng, như đã khẳng định, pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận văn bản nào thể hiện khái niệm mức “thu nhập thấp”, tôi được hiểu rằng nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của nhóm kinh tế này được điều chỉnh bởi luật thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13, thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bao gồm khoản thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập chịu thế theo quy định sau khi đã áp dụng các chính sách về giảm trừ, tính toán thu nhập tính thuế và áp dụng mức thuế suất theo luật định. Với các hoạt động cụ thể trong các hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, pháp luật có sự điều chỉnh chuyên biệt để điều chỉnh các hoạt động này. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại trải rộng từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, cùng sự hỗ trợ từ các bộ, ngành chuyên môn, tuy nhiên, trách nhiệm chính về quản lý nhà nước đối với nhóm hoạt động này
  • 48. 39 được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, bao gồm các hoạt động quy định chi tiết tại Điều 8, Nghị định 39/2007/NĐ-CP như sau: Lập sổ theo dõi cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý (bao gồm cá nhân hoạt động thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấp hành pháp luật của các đối tượng này. Để quán triệt việc tuân thủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là việc kiểm soát đến từng địa bàn nhỏ lẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã Thực hiện các giải pháp tổ chức, quản lý bảo đảm cho cá nhân hoạt động thương mại tuân thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt động được quy định; không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quy định của pháp luật. Việc thưc hiện đóng góp cho ngân sách nhà nước của các cá nhân hoạt động không phải đăng ký kinh doanh phải được thực hiện đầy đủ theo các quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí đối với cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý, thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại theo thẩm quyền. Để thực hiện được các công tác đã được giao trong thực trạng pháp luật và quản lý các đối tượng này hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan về quản lý cá nhân hoạt động thương mại tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộ quản lý và toàn thể nhân dân trên địa bàn là thực sự cần thiết; thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại để đảm bảo quy hoạch và quản lý kiểm tra, giám sát các hoạt động thương mại này [3, Điều 8].
  • 49. 40 Các bộ, ban ngành trong pham vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại theo quy định, tuy nhiên, với hoạt động thương mại nói chung, các quy định cho nhóm đối tượng này ẩn chứa không chính thức tại một số văn bản chuyên ngành của các bộ, ban ngành đã nói trên. Tuy nhiên, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đối với nhóm đối tượng này có tính đặc trưng hơn do liên quan trực tiếp đến tính đặc thù của từng địa bàn hoạt động. - Hoạt động buôn bán rong: Theo quy định tại Điều 3 Khoản 1 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ có định nghĩa: Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong [3, Điều 3, Khoản 1]. Tùy theo từng điều kiện thực tế tại địa bàn từng Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương. Đơn cử, ngày 09 tháng 01 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội, sau đó một năm, ngày 15 tháng 01 năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành tiếp Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thay thế Quyết định 02/2008/QĐ- UBND ban hành trước đó.
  • 50. 41 Theo đó, Quyết định mới này có các điểm mới đáng chú ý như sau: + Có các chế tài áp dụng xử lý vi phạm người bán hàng rong, các điều khoản về khen thưởng, kỷ luật với Cán bộ công chức được giao nhiệm vụ nếu xảy ra sai phạm; + Ban hành chi tiết danh mục 63 tuyến phố không được bán hàng rong kèm theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 của UBND Thành phố Hà Nội. Thậm chí, trước khi Nghị định 39/2007/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực, ngày 26 tháng 5 năm 2005, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 53/2006/QĐ-UBND quy định một số biện pháp xử lý đối với người có hành vi đánh giày, bán sách, báo, bán vé số dạo và bán hàng rong không đúng quy định trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó ghi nhận rất rõ ràng các hành vi nghiêm cấm đối với người bán hàng rong (mà theo định nghĩa về bán hàng rong trong Nghị định 39/2007/NĐ-CP đã bao gồm cả hoạt động bán sách, báo, bán vé số dạo). - Hoạt động buôn bán vặt, quà vặt: Theo quan điểm cá nhân, buôn bán rong (buôn bán dạo), buôn bán vặt, và bán quà vặt hiện nay ít có điểm phân biệt rõ ràng. Một hình thái cung rất dễ nhận thấy là những hoạt động này đều có hoặc không có địa điểm cố định, nhưng đều có thể tồn tại đồng thời cùng nhau trong hoạt động buôn bán, vì các sản phẩm đều là các nhu yếu phẩm và những vật dụng nhỏ lẻ, chi phí vốn không cao và có thể mang đi nhiều sản phẩm cùng lúc trên một phương tiện thô sơ. - Hoạt động buôn chuyến: Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông
  • 51. 42 báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. - Thực hiện dịch vụ: đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định. Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 06 năm 2009 hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa, được sửa đổi bổ sung trong thông tư số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014. 2.1.2. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh nông lâm ngư nghiệp, làm muối Theo khoản 3 điều 170 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 hết hiệu lực ngày 01/07/2015 và khoản 2 điều 212 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015, thống nhất quy định: “Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ” [16]. Chính sự nới lỏng, mập mơ giữa việc không phải đăng ký kinh doanh và cần thiết thực hiện đăng ký kinh doanh dẫn đến việc kiểm soát việc đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh thực sự có nhiều vướng mắc. Trước khi xuất hiện tên gọi hộ kinh doanh, tên gọi hộ kinh doanh cá thể được ghi nhận tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 và Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004: “Hộ kinh doanh cá thể do một cá