SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN LINH
thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ gi¶i quyÕt
thñ tôc hμnh chÝnh cña c¬ quan nhμ n−íc cÊp tØnh
ë viÖt nam hiÖn nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN LINH
thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ gi¶i quyÕt
thñ tôc hμnh chÝnh cña c¬ quan nhμ n−íc cÊp tØnh
ë viÖt nam hiÖn nay
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 62 38 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS, TS LÊ MINH TÂM
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của Luận án chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Văn Linh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 8
1.1. Những công trình có ý nghĩa phương pháp luận 8
1.2. Những công trình về các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài luận án 10
1.3. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện
pháp luật trên các lĩnh vực khác nhau của quản lý nhà nước 13
1.4. Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về nền hành chính, cải cách
hành chính, trong đó có những vấn đề lý luận về thủ tục hành chính, cải
cách thủ tục hành chính 14
1.5. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 18
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 23
2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ
quan nhà nước cấp tỉnh 23
2.2. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành
chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh 34
2.3. Yêu cầu và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục
hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 44
2.4. Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính và kinh nghiệm thực hiện ở một
số nước trong khu vực và trên thế giới 54
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP
TỈNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 64
3.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2001 - 2010 64
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan
nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay 72
3.3. Nhận xét, đánh giá chung 94
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 104
4.1. Quan điểm thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan
nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 104
4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính
của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 109
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC : Cán bộ, công chức
CCHC : Cải cách hành chính
CQHC : Cơ quan hành chính
HĐND : Hội đồng nhân dân
KT-XH : Kinh tế - xã hội
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
NCS : Nghiên cứu sinh
TTHC : Thủ tục hành chính
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại
tỉnh Thái Bình 75
Bảng 3.2: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại
tỉnh Bình Phước 75
Bảng 3.3: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại
tỉnh Ninh Bình 76
Bảng 3.4: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại
tỉnh Nghệ An 76
Bảng 3.5: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại
tỉnh Bắc Giang 77
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài Luận án “Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của
cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” là đề tài nghiên cứu có tính lý
luận và thực tiễn cấp thiết. Điều đó được thể hiện ở ba lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất: Từ mối quan hệ giữa thủ tục hành chính (TTHC) với yêu cầu giải
quyết TTHC (thực hiện TTHC) hiện nay.
TTHC là cách thức tổ chức các công việc nhà nước, cũng là cách thức giải
quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
phản ánh bản chất dân chủ, tính phục vụ, khoa học và hiện đại của nền hành chính
nhà nước. TTHC có nhiều loại, trong đó loại TTHC giải quyết công việc liên quan
đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức chiếm số lượng lớn, hết sức đa
dạng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống, sản xuất, kinh doanh của người
dân, doanh nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, loại thủ tục này đã bộc
lộ nhiều hạn chế, rườm rà, phức tạp, tốn kém, tiềm ẩn nguy cơ sách nhiễu, cửa
quyền… Chính vì thế, cải cách TTHC, trong đó cải cách các thủ tục liên quan đến
đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà
nước ta coi là khâu đột phá của CCHC. Theo chủ trương đó và bằng sự quyết liệt
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành và các chính quyền địa
phương, hệ thống thủ tục ấy đã được đổi mới một bước, góp phần hoàn thiện thể
chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cải thiện môi
trường đầu tư, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong sinh hoạt, sản xuất,
kinh doanh. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy có một hệ thống TTHC tốt chỉ là điều
kiện cần. Việc phát huy được vai trò quan trọng của TTHC, làm cho TTHC được
thực hiện trong thực tế, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong giải quyết TTHC, nhất
là yêu cầu về bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, kịp thời,
không gây phiền hà, sách nhiễu, đặt ra nhiều điều kiện… là những điều kiện tiên
quyết, trong đó điều kiện căn bản là phải xác lập, thực hiện được một cơ chế pháp
lý giải quyết thủ tục chặt chẽ, khoa học, dễ kiểm tra, dễ giám sát, phù hợp với tính
chất từng loại công việc, với tình hình thực tế của địa phương. Thực tế cải cách
2
TTHC cho thấy cùng với việc đổi mới các TTHC trên từng lĩnh vực quản lý nhà
nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước cấp tỉnh
trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, hình thành pháp luật
về giải quyết TTHC; pháp luật này đã xác lập được cơ chế pháp lý giải quyết TTHC
(cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông). Có thể khẳng định, sự xuất hiện
pháp luật về giải quyết TTHC đối với các việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức là một điều mới mẻ và là một bước tiến lớn, bảo đảm tính
đồng bộ, toàn diện của hệ thống pháp luật TTHC ở Việt Nam. Mặc dù vậy, pháp
luật ấy vẫn chưa được hoàn thiện, còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là những hạn chế
trong thực tiễn thực hiện đã làm giảm hiệu quả các yêu cầu của CCHC. Do vậy
nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm thực hiện pháp luật giải quyết
TTHC, đáp ứng được các yêu cầu về tính công khai, minh bạch, khách quan, công
bằng… là hết sức cần thiết hiện nay.
Thứ hai: Từ yêu cầu phát huy vị trí, vai trò của cơ quan nhà nước cấp tỉnh,
trực tiếp là của cơ quan hành chính (CQHC) cấp tỉnh trong xây dựng và thực hiện
pháp luật về giải quyết TTHC ở địa phương.
Cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trực tiếp là các CQHC cấp tỉnh theo quy định
của pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng trong xây dựng và thực hiện pháp luật về
giải quyết TTHC. Điều đó được thể hiện ở thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban
nhân dân (UBND) cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định
TTHC, rà soát, sửa đổi, bổ sung TTHC được ban hành theo thẩm quyền, quy định
cụ thể thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại địa phương; quy định
tổ chức, hoạt động, quy trình tiếp nhận, xem xét, trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả theo hai cơ chế trên, trách nhiệm xem xét, xử lý, phối hợp giải quyết
thủ tục của cán bộ, công chức (CBCC), của các cơ quan chức năng, người có thẩm
quyền, chỉ đạo, kiểm tra CQHC cấp huyện, cấp xã trong toàn tỉnh thực hiện cơ chế
một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
Với trách nhiệm và thẩm quyền trên, việc nghiên cứu để có một hệ thống các
giải pháp bảo đảm phát huy vai trò, vị trí của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong xây
3
dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở địa phương là hết sức cấp thiết,
nhất là trước thực tế còn nhiều hạn chế, vướng mắc ở nhiều cơ quan nhà nước cấp
tỉnh hiện nay.
Thứ ba: Về phương diện lý luận, có thể khẳng định công tác nghiên cứu lý
luận về nền hành chính, trong đó nghiên cứu lý luận về TTHC, giải quyết TTHC,
pháp luật về giải quyết TTHC chỉ được quan tâm đẩy mạnh khi Đảng đề ra chủ
trương CCHC tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII).
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, song công tác ấy vẫn còn nhiều hạn chế, ngay cả
khái niệm TTHC hiện trong giới khoa học pháp lý vẫn chưa có sự thống nhất về
nhận thức. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết TTHC,
làm rõ khái niệm, đặc điểm của pháp luật và thực hiện pháp luật ấy, nhất là đặc
điểm của thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, những yêu cầu và điều
kiện bảo đảm thực hiện… hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu.
Những hạn chế về lý luận nêu trên làm cho công tác nghiên cứu lý luận
không cung cấp được các luận chứng cho việc hoàn thiện cơ chế giải quyết TTHC,
hoàn thiện công tác chỉ đạo, điều hành của các CQHC cấp tỉnh trong thực hiện pháp
luật về giải quyết TTHC, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, nhất là hạn chế trong việc bảo đảm nhận thức thống nhất trong đội ngũ
CBCC, trong chỉ đạo, điều hành của các CQHC nhà nước cấp tỉnh.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Luận án có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở
cho việc đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật về giải
quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn theo mục đích nghiên cứu của Luận án
được triển khai thực hiện thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận về thủ tục, TTHC, giải quyết TTHC, Luận
án xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC, phân tích các đặc điểm, nội
dung, các hình thức văn bản pháp luật về giải quyết TTHC.
- Phân tích làm rõ khái niệm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, các
đặc điểm, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật này của cơ quan
nhà nước cấp tỉnh hiện nay.
4
- Tìm hiểu pháp luật về giải quyết TTHC ở một số nước, từ đó rút ra những
điểm hợp lý trong thực hiện có thể vận dụng ở Việt Nam.
- Khái quát thực trạng, rút ra những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện pháp
luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan nhà
nước cấp tỉnh trong tiến trình CCHC, trong cải cách nền hành chính nhà nước ở
địa phương.
- Luận chứng các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giải
quyết TTHC tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các quy phạm pháp luật về giải quyết
TTHC đối với các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức, tập trung nghiên cứu các Nghị định của Chính phủ quy định việc kiểm soát
TTHC, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết TTHC theo cơ chế
một cửa, một cửa liên thông tại CQHC địa phương và các quy định về giải quyết
TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền. Đối tượng nghiên
cứu của Luận án còn là các quan hệ phát sinh từ thực tiễn thực hiện pháp luật về
giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
Về phạm vi nghiên cứu
Luận án không nghiên cứu sâu về pháp luật quy định TTHC nói chung, mà
tập trung nghiên cứu pháp luật về giải quyết TTHC và thực tiễn thực hiện pháp luật
đó của các CQHC cấp tỉnh và chỉ đối với các thủ tục liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Luận án cũng không nghiên cứu việc thực hiện pháp
luật giải quyết TTHC trên từng lĩnh vực cụ thể của quản lý nhà nước (xây dựng,
thuế, hải quan, đầu tư…), mà chỉ nghiên cứu cơ chế pháp lý chung áp dụng đối với
việc giải quyết tất cả các loại thủ tục liên quan.
Luận án có phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian kể từ khi Thủ tướng Chính
phủ ra Quyết định số 38/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà
nước giai đoạn I (2001 - 2010) [78], song chủ yếu tập trung vào thời gian sau khi
Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” [79] (sau đây gọi là Quyết định số 181),
5
sau là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 ban hành Quy chế thực hiện
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại CQHC nhà nước ở địa phương [83]
(sau đây gọi là Quyết định số 93).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền và pháp luật, về CCHC,
trực tiếp là cải cách hệ thống TTHC, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức, Luận
án sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
trực tiếp là phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp,
lịch sử cụ thể và các phương pháp của khoa học chuyên ngành, trong đó chú trọng
phương pháp của lý thuyết hệ thống, phương pháp của luật học so sánh, khoa học
thống kê và xã hội học. Luận án cũng sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để
nghiên cứu, xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC, chỉ ra những đặc
điểm của việc thực hiện pháp luật này.
Các phương pháp nêu trên được sử dụng nhằm thực hiện các nhiệm vụ của
Luận án, đảm bảo tính khoa học và lôgic giữa các vấn đề của Đề tài nghiên cứu. Do
nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra trong từng chương của Luận án là khác nhau, nên
các phương pháp được sử dụng cho từng chương cũng có sự khác nhau. Phương
pháp phân tích và tổng hợp, lý thuyết hệ thống, phương pháp của luật học so sánh
và phương pháp trừu tượng hóa được Luận án sử dụng để giải quyết những vấn đề
lý luận của Chương 2. Các phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, lịch sử cụ thể,
luật học so sánh, phương pháp của khoa học thống kê được sử dụng tại Chương 3.
Chương 4 sử dụng đồng thời các phương pháp nêu trên.
5. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên khảo trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ Tiến sỹ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về thực
hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam. Có
thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp của Luận án:
- Điểm mới thứ nhất: Luận án đã xây dựng mới khái niệm TTHC dựa trên
những quan niệm khác nhau về TTHC và đặt trong mối quan hệ với CCHC, chuyển
từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ mà cải cách TTHC là khâu
6
đột phá, trong đó những yếu tố tạo thành nội hàm của khái niệm TTHC giải quyết
công việc của cá nhân, tổ chức được xác định gắn liền với chức năng thực hiện dịch
vụ công, thực hiện các giao dịch hành chính. TTHC theo đó không chỉ là công cụ
quản lý của CQHC, là cách thức phục vụ dân của các cơ quan này mà còn là công
cụ thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích của tổ chức và cá nhân.
- Điểm mới thứ hai: Trên cơ sở của phương pháp trừu tượng hóa và mối
quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực hiện pháp luật, từ thực trạng thực hiện
các quy định pháp luật, Luận án đã xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết
TTHC, chỉ ra những đặc điểm của pháp luật này. Luận án khẳng định pháp luật về
giải quyết TTHC là lĩnh vực pháp luật đặc thù của hệ thống pháp luật hành chính có
nhiệm vụ hiện thực hóa và bảo đảm sự thống nhất, công bằng, khách quan, kịp thời
trong giải quyết TTHC, mà nội dung cơ bản của nó là cơ chế thực hiện và kiểm soát
TTHC. Luận án cũng xác định rõ các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước ở Trung ương và cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền là
nguồn của các quy phạm pháp luật tạo thành pháp luật về giải quyết TTHC. Như
vậy, nếu thực hiện pháp luật nói chung từ phía cơ quan nhà nước, nhà chức trách là
một quá trình áp dụng pháp luật mang tính cá biệt thì thực hiện pháp luật về giải
quyết TTHC lại phải theo một cơ chế pháp lý chung, thống nhất áp dụng ở tất cả
các cấp chính quyền địa phương, đối với tất cả các lĩnh vực của quản lý nhà nước.
Điều đó có thể khẳng định: Hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết
TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của các
quy phạm quy định thủ tục mà còn phụ thuộc vào cơ chế thực hiện và kiểm soát thủ
tục mà nó xác lập. Đây là kết quả có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho việc
xác định các yêu cầu, điều kiện bảo đảm thực hiện, các quan điểm, giải pháp thực
hiện pháp luật về giải quyết TTHC.
- Điểm mới thứ ba: Từ những yêu cầu, điều kiện bảo đảm thực hiện pháp
luật về giải quyết TTHC và từ thực tiễn, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng thực
hiện pháp luật này qua các giai đoạn CCHC, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của
việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan nhà
nước cấp tỉnh. Đó cũng là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các quan điểm, giải pháp
thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở địa phương.
7
- Điểm mới thứ tư: Luận chứng các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp
luật về giải quyết TTHC gắn với việc thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính
nhà nước cấp tỉnh, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng
cường vai trò giám sát xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp đối
với chính quyền…
6. Ý nghĩa của Luận án
Luận án góp phần bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận của bộ môn lý
luận chung về nhà nước và pháp luật và khoa học luật hành chính về TTHC, về
pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Từ kết quả đạt được, Luận án
góp phần nâng cao sự nhận thức thống nhất của đội ngũ CBCC về pháp luật và thực
hiện pháp luật về giải quyết TTHC, nhất là về vai trò của pháp luật này trong việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nền hành chính, trong CCHC đối với nền hành
chính nhà nước ở địa phương. Về mặt học thuật, Luận án có thể làm tài liệu tham
khảo bổ ích cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của các cơ sở đào tạo luật, các cơ
sở nghiên cứu khoa học pháp lý, cũng là tài liệu tham khảo bổ ích trong tuyên
truyền, giáo dục pháp luật và trong giải quyết TTHC của các cấp chính quyền.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công
bố và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương, 14 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Có thể nhận thấy, chỉ sau khi Đảng ta đề ra chủ trương cải cách một bước
nền hành chính nhà nước, trong đó xác định cải cách TTHC là khâu đột phá tại Hội
nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII - 1995) thì việc nghiên cứu
những vấn đề lý luận về TTHC, pháp luật về giải quyết TTHC và những vấn đề liên
quan mới được xúc tiến. Có khá nhiều công trình khoa học về vấn đề này, trong đó
những công trình liên quan đến đề tài có thể phân chia ra như sau:
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Thực tiễn cho thấy việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có pháp luật về giải quyết TTHC có được
nghiêm minh, hiệu quả hay không suy cho cùng là phụ thuộc vào nhân tố con
người, vào chất lượng đội ngũ CBCC. TTHC tốt mà công chức giải quyết thủ tục
lại yếu kém về phẩm chất, năng lực thì cũng rất khó tránh khỏi phiền hà, sách nhiễu
dân. Vì lẽ ấy, những vấn đề lý luận liên quan đến vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC,
đến việc xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện đổi mới, trong bối cảnh của
kinh tế thị trường, hội nhập và nhà nước pháp quyền là cơ sở phương pháp luận đặc
biệt quan trọng để NCS nghiên cứu, thực hiện đề tài Luận án.
Có rất nhiều những công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận về
CBCC nêu trên, nhất là sau các sự kiện Đại hội đại biểu giữa nhiệm kỳ (khóa VII),
với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân; Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương với việc thông qua
Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Hội nghị lần thứ
bảy Ban chấp hành Trung ương khóa (VIII) về đổi mới hệ thống chính trị. Có thể kể
đến một số công trình tiêu biểu sau:
- Đề tài KX 04.01 “Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân -
Lý luận và thực tiễn” thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp
Nhà nước, mã số KX04 [69]. Đề tài nghiên cứu những học thuyết, tư tưởng về nhà
nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quan điểm của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp
9
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đặc biệt, đề tài đã phân tích, làm nổi bật các
đặc trưng chính trị, dân chủ và pháp lý của nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước
tôn trọng và bảo hộ quyền con người, quyền công dân, phân tích các điều kiện và
các yếu tố chi phối quá trình xây dựng nhà nước ấy ở Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu của đề tài, nhất là những luận cứ về đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân, vì dân là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu mục tiêu,
yêu cầu đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta trên các lĩnh vực
lập pháp, hành pháp, tư pháp, xây dựng mối quan hệ ràng buộc trách nhiệm giữa
nhà nước và công dân. Đó là những vấn đề có tính phương pháp luận, là chỗ dựa
khoa học cho các nghiên cứu đề tài Luận án. Đề tài KX 04.01 đồng thời đã đưa ra
một hệ thống giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong đó
có hệ thống giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm dân chủ, nghiêm minh,
thống nhất, thể hiện tính pháp quyền của nhà nước.
- Đề tài “Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước [3]. Đề tài đã
nghiên cứu khái niệm, cấu trúc và những đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị
nước ta; vị trí của các thiết chế trong hệ thống chính trị, khẳng định nhà nước có vị
trí trụ cột đồng thời đưa ra các giải pháp đổi mới nhà nước, trong đó có việc đổi mới
việc thực thi chức năng và quyền lực của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp
và chính quyền địa phương các cấp. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở
cho các lập luận khẳng định nền hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành quan
trọng của hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới.
- Đề tài KX-XH 05.03 (2000), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thuộc
Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước [89], trong đó đã luận chứng một
cách thuyết phục các tiêu chuẩn và giải pháp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
- Bộ sách (2 tập): “Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986
đến nay” (2006) [70]. Tập I của Bộ sách đã dành một Chương trình bày vấn đề “Đổi
mới tư duy lý luận của Đảng trên lĩnh vực chính trị”, phân tích mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế với giữ vững ổn định chính trị và đổi mới lĩnh vực chính trị, sự phát
10
triển của các quan niệm về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nền dân chủ
XHCN và phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền và nhà nước pháp
quyền; về phát triển nhận thức trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân… Tập II của Bộ sách công bố các bài viết của các nhà khoa học
của Học viện về những vấn đề nêu trên, trong đó có những nghiên cứu quá trình
phát triển nhận thức của Đảng về dân chủ với tính cách là chế độ nhà nước XHCN,
về nhà nước pháp quyền và về cải cách nền hành chính nhà nước.
Trong số những công trình đã nghiên cứu có thể kể đến hai công trình có ý
nghĩa phương pháp luận trực tiếp liên quan đến đề tài là:
- Chương trình KX-07 “Con người - mục tiêu và động lực của sự phát triển
KT - XH và vấn đề con người trong công cuộc đổi mới” [34]. Công trình đã xây
dựng các khái niệm “con người”, “sự phát triển con người và nhân cách”, “con
người mới”, những nhận thức lịch sử về con người Việt Nam, những biến động
trong thang giá trị và vai trò của con người trong công cuộc đổi mới cũng như
những vấn đề về quyền con người, giáo dục con người, vấn đề xây dựng ngành
khoa học nghiên cứu con người Việt Nam.
- Công trình nghiên cứu của Đinh Duy Hòa, với tiêu đề “Yếu tố con người
trong CCHC” [39]. Bên cạnh việc phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến nền
hành chính, CCHC, sách đã phân tích vai trò của con người với tư cách là chủ thể
cấu thành nền hành chính nhà nước (đội ngũ công chức hành chính - nhân vật vận
hành bộ máy hành chính), và với tư cách là chủ thể thực hiện CCHC, chỉ ra những
yếu tố ảnh hưởng và những kiến giải nhằm phát huy nhân tố con người trong thực
hiện CCHC, xây dựng một nền hành chính trong sạch, dân chủ, hiện đại, phục vụ
hiệu quả người dân, đưa đất nước phát triển.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đó là những vấn đề lý luận về pháp luật, thực hiện pháp luật, vai trò và mối
quan hệ của nó với xây dựng pháp luật. Từ lâu những vấn đề này đã được nhiều
trường phái, học thuyết chính trị - pháp lý, nhiều nhà tư tưởng lớn của nhân loại quan
tâm nghiên cứu, đề cao. Quản từ - học trò xuất sắc của Hàn Phi tử, người đề xướng
Học thuyết Pháp trị thời Trung Hoa cổ đại, đã nói: “Vua tôi, trên dưới, sang hèn nhất
11
nhất tuân theo pháp luật ấy là thịnh trị”. Các nhà tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin
trong Học thuyết của mình về Nhà nước kiểu mới XHCN cũng đã đặc biệt đề cao vấn
đề thực hiện pháp luật. Các Mác khi sinh thời đã cho rằng “một đạo luật nếu không
được thực hiện cũng chỉ là đống giấy lộn”. Cùng tư tưởng của Các Mác, VI.Lênin đã
khẳng định“một đạo luật nếu không được thực hiện thì cùng lắm cũng chỉ làm lay
động không khí”. Đặc biệt, trong Tác phẩm “Chính sách kinh tế mới và những nhiệm
vụ của Ban Giáo dục chính trị”, VI.Lênin đã khẳng định: “Một đạo luật chỉ có thể
đưa đến kết quả xấu hơn, nếu trên thực tiễn nó được đem áp dụng trong điều kiện nạn
hối lộ còn được dung thứ và đang thịnh hành” [48, tr.218]. Các nhà tư tưởng cũng
đồng thời đặc biệt quan tâm đến xây dựng pháp luật, đến chất lượng của pháp luật,
của các đạo luật, coi là tiền đề và điều kiện tiên quyết cho thực hiện pháp luật. Cũng
vì lẽ ấy, khi sinh thời VI.Lênin đã khẳng định: “Mọi đề nghị nhằm sửa đổi những luật
pháp cũ sẽ luôn luôn không gặp một sự kìm hãm nào mà đều gặp sự ủng hộ và thái
độ tốt của bộ máy luật pháp tối cao của chúng ta” [47, tr.251].
Những vấn đề lý luận cơ bản trực tiếp liên quan đến đề tài Luận án, từ những
khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, trong đó có hình
thức áp dụng pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật, hiệu quả thực hiện pháp luật …
chủ yếu được trình bày trong các giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật
của các cơ sở đào tạo luật, như của Viện nhà nước và pháp luật. Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo luật khác, mà điển hình là của Đại học
Luật Hà Nội. Quan niệm thực hiện pháp luật là quá trình hiện thực hóa pháp luật,
với sự tác động đồng thời của các yếu tố chủ quan, khách quan, trong đó có các yếu
tố môi trường, điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH), ý thức và kỹ năng của các chủ
thể trong các quan hệ pháp luật đã được các giáo trình trên trình bày khá chi tiết,
thuyết phục.
Bên cạnh những công trình khoa học trình bày các vấn đề lý luận cơ bản nêu
trên đã có những công trình nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật gắn với công
cuộc đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy pháp lý. Những công trình ấy được triển
khai theo ba hướng nghiên cứu sau:
- Hướng nghiên cứu về hiệu quả thực hiện pháp luật. Nhiều Luận án Tiến sĩ,
luận văn Thạc sĩ luật đã nghiên cứu chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật trên
12
từng lĩnh vực quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Nguyễn Minh Đoan trong sách
“Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật” [31], đã trình bày những vấn đề lý luận
về thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật đặt trong bối cảnh nhà nước pháp quyền
XHCN, gắn với việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Bên cạnh việc xây
dựng các khái niệm thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, chỉ rõ các đặc điểm, hình
thức, các nguyên tắc, quy trình thực hiện pháp luật, trong đó có quy trình áp dụng
pháp luật, cuốn sách đã nghiên cứu những bảo đảm thực hiện pháp luật, vấn đề hiệu
quả thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Sách đã phân tích ba bảo đảm thực
hiện pháp luật, gồm chất lượng của hệ thống pháp luật, trình độ ý thức pháp luật
trong xã hội và các điều kiện, môi trường thực hiện pháp luật. Về hiệu quả thực hiện
pháp luật, sách đã trình bày khái niệm “hiệu quả thực hiện pháp luật”, các tiêu chí
đánh giá hiệu quả và những kiến giải về việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.
- Hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận thi hành pháp luật của các cơ quan
nhà nước, trong đó có vấn đề về quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật. Năm
2008, Chính phủ đã ra Nghị định mới số 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, trong đó có bổ sung nhiệm
vụ theo dõi chung về thi hành pháp luật. Nhằm xây dựng những luận cứ khoa học
về thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước, phát triển khoa học pháp lý, phục vụ
trực tiếp cho việc thực hiện Nghị định 93 nêu trên, Bộ Tư pháp đã xây dựng luận cứ
và thực hiện Đề tài khoa học cấp Nhà nước, với tiêu đề “Nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật của các cơ quan nhà nước, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam” [22]. Trên cơ sở các phương pháp tiếp cận thực hiện pháp luật
theo cơ chế, theo phương pháp toàn diện, liên ngành và thực tiễn. Đề tài đã đề xuất
nghiên cứu bốn nội dung, gồm:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thi hành pháp luật, trong đó đã
làm rõ cách thức và đặc trưng thi hành pháp luật của các cơ quan cụ thể trong bộ
máy nhà nước (Quốc hội, CQHC, Tòa án, Viện kiểm sát), nhận diện các yếu tố tác
động đến hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan đó;
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật của cơ quan nhà nước;
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng và dự báo những vấn đề đặt ra trong thi hành
pháp luật của cơ quan nhà nước trên một số lĩnh vực của đời sống KT-XH;
13
Thứ tư, nghiên cứu các quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước.
Ở nội dung này, Đề tài đã xác định những định hướng và giải pháp hoàn
thiện nhằm phát huy vai trò tích cực của từng loại chủ thể thực hiện chức năng quản
lý, theo dõi công tác thi hành pháp luật.
Có thể khẳng định những công trình nghiên cứu thuộc Đề tài theo ba hướng
nghiên cứu trên đã giúp cho NCS tiếp cận được những vấn đề lý luận theo tư duy
pháp lý mới, với các phương pháp tiếp cận mới trong vấn đề thực hiện pháp luật, từ
đó đi sâu nghiên cứu có kết quả khái niệm và những đặc thù trong thực hiện pháp
luật về giải quyết TTHC và những nhiệm vụ khác của Luận án.
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC NHAU CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Những công trình nêu trên khá phong phú, được công bố dưới hình thức các
sách chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, và đặc biệt là các luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật. Có thể kể đến một số công trình sau:
- Luận văn thạc sĩ luật của Nguyễn Việt Đức, đề tài “Thực hiện pháp luật về
đặc xá ở Việt Nam hiện nay” (2012) [32].
- Luận văn thạc sĩ luật của Phạm Duy Hải, đề tài “Thực hiện pháp luật về
dân chủ ở cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở Việt Nam” (2012) [35].
Các luận án tiến sĩ luật nghiên cứu về thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực hành
pháp, tư pháp và quản lý nhà nước các lĩnh vực xã hội cũng hết sức phong phú, như:
- Luận án Tiến sĩ luật của NCS Lê Xuân Thân, về “Áp dụng pháp luật trong
hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân” (2003) [77].
- Mới đây, NCS Trần Thị Quốc Khánh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
luật với đề tài “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam” [45].
Điểm chung của các công trình khoa học nêu trên là trên cơ sở những vấn đề
lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật đã đi sâu phân tích các đặc thù của việc thực
hiện pháp luật trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước, từng lĩnh vực pháp luật, xem là
cơ sở để luận chứng những giải pháp cần thiết, trong khuôn khổ của cơ chế thực
hiện phù hợp.
14
Đặc biệt gần đây, từ thực tiễn CCHC, thực hiện Quyết định số 181 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại CQHC nhà
nước ở địa phương trong việc giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức và Quyết
định số 93 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế một cửa, một cửa liên thông thay thế
cho Quyết định trên đã có những công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn trực tiếp liên quan đến đề tài luận án, đáng chú ý là các công trình sau:
- Luận án tiến sĩ của Trần Thanh Phương với đề tài về “TTHC trong hoạt
động của UBND cấp huyện” (2003) [60].
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hạnh với đề tài về “Hoàn thiện thủ tục pháp lý
về giải quyết khiếu nại của công dân” (2005) [37].
- Luận văn thạc sĩ luật của Lê Thị Hằng, về “Cơ chế một cửa, cơ chế một của
liên thông tại UBND cấp xã của Thành phố Huế hiện nay” (2011) [36].
Kết quả nghiên cứu của các luận án, luận văn trên có giá trị tham khảo bổ ích
cho việc thực hiện luận án của NCS, đặc biệt là những đánh giá về các cơ chế giải
quyết TTHC, những ưu điểm, hạn chế và khó khăn, vướng mắc của việc thực hiện
các cơ chế ấy trong quá trình giải quyết TTHC.
1.4. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỀN
HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Như trên đã nêu, trước Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương
(khóa VII) - Hội nghị này được tiến hành vào tháng giêng năm 1995 đã ra Nghị
quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính” [28] những vấn đề lý luận về nền
hành chính trong khoa học pháp lý và khoa học quản lý hành chính mới được xúc
tiến nghiên cứu; các khái niệm “nền hành chính”, “thể chế hành chính”, “TTHC”,
“công vụ hành chính”… được trình bày trong các giáo trình của các bộ môn khoa
học luật, trực tiếp là giáo trình Luật Hành chính. Như vậy, có thể khẳng định: Hội
nghị trên của Đảng không chỉ là mốc đánh dấu, mở đầu cho công cuộc cải cách sâu
rộng nền hành chính nhà nước ở Việt Nam mà còn thúc đẩy mạnh mẽ công tác
nghiên cứu lý luận về nền hành chính, cải cách nền hành chính, với rất nhiều các
công trình khoa học, mà tiêu biểu có thể kể đến một số công trình sau:
15
- Giáo trình “Hành chính học đại cương” (1997) [90]. Có thể khẳng định đây
là công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nền hành chính, về
cấu trúc của nền hành chính và những vấn đề liên quan, như kiểm tra, giám sát hành
chính, thông tin trong hoạt động quản lý hành chính, vấn đề CCHC. Sách đã dành
một chương nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTHC, như khái niệm, ý nghĩa của
TTHC, phân loại TTHC, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC và vấn đề cải
cách một bước TTHC ở Việt Nam hiện nay. Từ quan niệm chung “thủ tục là phương
cách giải quyết công việc theo một trình tự nhất định” các tác giả cuốn sách đã đi tới
quan niệm tổng quát về TTHC, khẳng định “TTHC là trình tự về thời gian, không
gian và là cách thức giải quyết công việc của CQHC nhà nước trong mối quan hệ với
cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân”, “là một loại hình quy phạm hành chính” [90,
tr.208]. Giáo trình cũng xây dựng, phân tích các tiêu chí phân loại TTHC, các nguyên
tắc xây dựng và thực hiện TTHC, vai trò của TTHC và vấn đề cải cách TTHC.
- Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo luật (Đại học
Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội…).
Điểm chung của các giáo trình trên là đều xác định TTHC là một chế định thuộc phần
chung của ngành luật hành chính, với những nội dung lý luận khá nhất quán trên
những vấn đề về khái niệm, đặc điểm của TTHC, phân loại TTHC, các nguyên tắc
xây dựng và thực hiện TTHC. Trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận của những
giáo trình của các cơ sở đào tạo luật khác, đồng thời tổng kết thực tiễn thực hiện Nghị
định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC (sau đây
gọi là Nghị định số 63) [16], các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế giải
quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức, các tác giả giáo trình Luật Hành chính Việt Nam
của Viện Đại học mở đã quan niệm “TTHC là cách thức tiến hành hoạt động quản lý
hành chính nhà nước, được QPPL hành chính quy định, trong đó xác định rõ các việc
cụ thể, yêu cầu, điều kiện đối với những việc ấy cũng như trình tự thực hiện mà các
cơ quan nhà nước, CBCC nhà nước, các cá nhân, tổ chức có liên quan phải tuân thủ”
[120]. Với quan niệm ấy, TTHC là cách thức thực hiện hoạt động quản lý hành chính
nhà nước, cũng là cách thức thực hiện quyền hành pháp do nhân dân ủy nhiệm cho
CQHC, đồng thời là cách thức phục vụ nhân dân của nền hành chính nhằm đáp ứng
tốt nhất các yêu cầu về vật chất, tinh thần của nhân dân. Các tác giả giáo trình cũng
16
nhấn mạnh: Trong nhà nước pháp quyền XHCN, TTHC - về bản chất, là “tổng hòa
của nhiều thuộc tính, trong đó tính hợp lý, đơn giản, chặt chẽ và tính phục vụ là
những thuộc tính quan trọng nhất, thể hiện tập trung trong việc xây dựng và thực hiện
TTHC giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức” [120]. Giáo trình Luật Hành
chính Việt Nam nêu trên đã xác định các nguyên tắc quan trọng trong thực hiện
TTHC, trong đó có nguyên tắc công khai, minh bạch, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc
đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quy định TTHC và
của cơ quan, CBCC tham gia thực hiện TTHC.
Bên cạnh các giáo trình, đã có một loạt các công trình khoa học được công
bố dưới hình thức các sách chuyên khảo, các đề tài khoa học công nghệ các cấp,
các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu những vấn đề lý luận liên
quan đến nền hành chính, các yếu tố cấu thành nền hành chính, trong đó có thể
chế hành chính, TTHC, vấn đề cải cách bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ
CBCC hành chính, nhận thức của Đảng về CCHC. Có thể kể đến một số công
trình khoa học sau:
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học của phân công, phân cấp quản lý
CBCC lãnh đạo cao cấp trong CCHC hiện nay” (1997) [7].
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng nền hành chính công theo yêu cầu phát
triển, hội nhập trong môi trường khoa học và công nghệ hiện đại” [41].
- Đoàn Trọng Truyến (1999), “So sánh hành chính các nước ASEAN” [91].
- Bùi Thế Vĩnh (Chủ biên) (1999), “Thiết kế tổ chức các cơ quan hành
chính nhà nước” [122].
- Viện Nghiên cứu Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ (2004), “Thực trạng chồng
chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và giữa Trung ương - địa phương. Các khuyến nghị và giải pháp” [121].
- Nguyễn Văn Thâm (2000), “Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình
CCHC” [76].
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Văn phòng Chính phủ về Dự thảo Luật
TTHC, tổ chức tại thành phố Hạ Long, tháng 7/2007 [115].
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Văn phòng Chính phủ góp ý Dự thảo Luật
TTHC, tổ chức tại Hội An, tháng 3/2008 [114].
17
Kỷ yếu của hai cuộc Hội thảo khoa học trên đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu,
trong đó có bài “Các yêu cầu trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam -
Hoa Kỳ và các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về TTHC” của
John Benliley - Cố vấn trưởng pháp luật của Dự án Star - Việt Nam. Bài viết là
công trình khoa học có giá trị tham khảo bổ ích không chỉ cho việc bảo đảm tính
phù hợp của Luật TTHC với pháp luật và thông lệ quốc tế mà còn gợi mở nhiều vấn
đề quan trọng trong việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật TTHC.
Ngoài ra, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Bộ Tư pháp trong khuôn khổ Dự án
VE/02/015-VNCI về “Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Ban hành văn
bản QPPL (sửa đổi)” [76] cũng có nhiều bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả và khả thi của pháp luật, đụng chạm trực
tiếp đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTHC.
Nhằm thực hiện Đề án “Đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước, giai đoạn 2007-2010” [82] theo Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của
Thủ tướng Chính phủ (Đề án 30) và từ kết quả thực hiện Đề án, nhiều tác giả, trong
đó có Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp đã biên tập nhiều sách tham khảo có giá
trị lý luận và thực tiễn, nhất là giá trị thực tiễn, trong xây dựng và thực hiện pháp
luật về giải quyết TTHC, đáng chú ý là các ấn phẩm sau:
- Các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, “Kiến nghị chính sách thương mại”
(2011) [21]. Cuốn sách được biên tập dưới sự tài trợ của Liên minh Châu Âu, được
coi là “Cuốn sách trắng”, trình bày các quan điểm, kiến nghị của các Hiệp hội
doanh nghiệp Việt Nam, như Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da
giày Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HASMEX),
Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh… nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn về chính
sách, pháp luật, thực thi pháp luật, trong đó có đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực
thuế, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ, hạ tầng cơ sở khu, cụm công nghiệp,
chất lượng văn bản pháp luật, góp phần tăng cường năng lực về chính sách thương
mại cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
- Đặc san của Tạp chí Đầu tư nước ngoài, với tiêu đề “Chung tay cải cách
TTHC” [75]. Đặc san đăng tải nhiều bài viết về kết quả nghiên cứu thực tiễn cải
18
cách và thực hiện TTHC, trong đó có bài viết của Nguyễn Minh Mẫn về “Cách
làm mới thể hiện quyết tâm chính trị”; bài “Mấu chốt thành công là từ người đứng
đầu”, tác giả Đinh Văn Ân; bài “Chính phủ cần tiếp tục điều hành trực tiếp”, tác
giả Lê Quốc Ân; bài “Máy xén phải đủ mạnh”, tác giả Dương Thu Hương; bài
“Ba được hai chưa”, tác giả Nguyễn Đình Cung; bài “Phải gỡ từ gốc những xung
đột giữa các luật”, tác giả Trần Du Lịch… Đặc biệt, Đặc san cũng đăng tải nhiều
bài viết về những thành công, những khó khăn, vướng mắc trong cải cách và thực
hiện TTHC ở một số địa phương, ngành KT-XH, như “Hà Nội- hiệu quả và quyết
tâm cải cách”, của tác giả Hiếu Chi; “Thành phố Hồ Chí Minh - Hiệu quả kinh tế -
chính trị thiết thực” của tác giả Hoài Nam; “Bắc Ninh và cuộc tổng động viên cho
cải cách” của tác giả Hoài Ngân; “Đề án 30 và Tập đoàn Dầu khí quốc gia” của
tác giả Đinh La Thăng; bài “Gỡ rối thủ tục xây dựng” của Nguyễn Long; bài “Các
hiệp hội muốn tăng cường đối thoại”, khảo sát của Hội đồng Tư vấn thuộc Ban
Chỉ đạo Đề án 30; “Tân Cảng Sài Gòn - Hiệu quả lớn từ đơn giản TTHC” của
Đinh Mạnh,…
- “Sổ tay nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính” (2012) [20]. Mặc dù tên
gọi là “Sổ tay nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính” song cuốn sách có giá trị lý
luận và thực tiễn quan trọng, trong đó đã trình bày những vấn đề lý luận về kiểm
soát TTHC, về sự tham gia ý kiến đối với quy định về TTHC, tính toán chi phí xây
dựng và thực hiện TTHC, công bố công khai TTHC, rà soát quy định TTHC, vấn
đề tiếp cận, xử lý phản ánh, kiến nghị, kiểm tra việc thực hiện TTHC, và đặc biệt là
vấn đề quản lý và sử dụng cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC. Có thể khẳng định
cuốn sách là cơ sở quan trọng để Luận án tham khảo trong các nghiên cứu việc thực
hiện và kiểm soát TTHC của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam.
1.5. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI
Một số tác giả nước ngoài có công trình nghiên cứu về nền hành chính, về vị
trí, vai trò của các cấu trúc nền hành chính, về quản trị nhân sự hành chính, về
CCHC ở các nước đang phát triển và về TTHC. Những công trình đó đã đưa ra
những nhận định, đánh giá mang tính khoa học, khách quan đối với công cuộc
CCHC nhà nước ở Việt Nam. Đáng chú ý trong các công trình đó là những báo cáo
19
của Ngân hàng Châu Á, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức quốc tế có dự án tài trợ
nhằm nâng cao năng lực xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ. Đặc biệt, Dự
án STAR-Việt Nam đã đề cập nhiều vấn đề trực tiếp đến cải cách TTHC, bảo đảm
tính công khai, minh bạch, tiết kiệm, tạo cơ hội tối đa trong tiếp cận pháp luật của
các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết thủ tục, kinh nghiệm cải cách TTHC ở
một số nước trên thế giới, cụ thể là:
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực của cán bộ Chính phủ trong
CCHC” [42]. Kỷ yếu trình bày những kinh nghiệm xây dựng nguồn nhân lực cán
bộ Chính phủ, vai trò và nội dung hoạt động của Viện Nhân sự trong cơ cấu Chính
phủ, những vấn đề về tổ chức nhân sự nền hành chính.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Quản lý thể chế và năng lực cạnh tranh
trong nền kinh tế suy thoái” [43]. Hội thảo đã có nhiều tham luận quan trọng, đáng
chú ý là tham luận của TS.Jim Winkler, Giám đốc Dự án VNCI (Hỗ trợ phát triển
chính sách) về “Năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa môi trường thể chế”, về “Làm
sạch môi trường thể chế’; bài “Quản lý thể chế và đánh giá dự báo tác động chính
sách” của Faisal Waru, Cố vấn cao cấp về cải cách thể chế, Dự án VNCI… Các tác
giả trong các bài viết nêu trên đã trình bày kinh nghiệm thành công của các nước
Mêhicô, Croattia, Hàn Quốc về cải cách TTHC và bài học cho Việt Nam.
- Trong Đặc san của Tạp chí Đầu tư nước ngoài, với tiêu đề “Chung tay cải
cách thủ tục hành chính” như đã nêu trên, đã có nhiều tác giả nước ngoài trình bày
các bài viết nghiên cứu về cải cách thể chế, trong đó có cải cách TTHC ở Việt Nam:
+ Michael Foster trong bài viết của mình - Đề án 30, giải pháp kịp thời và nỗ
lực của cơ quan Kiểm soát TTHC [74], đã đánh giá ý nghĩa, kết quả của Đề án 30,
đồng thời chỉ ra những tồn tại cần khắc phục. Theo tác giả, Việt Nam đã xác định
rằng cần có một làn sóng cải cách mới với sự quan tâm thích đáng về các tác động
của TTHC đối với môi trường đầu tư, khả năng cạnh tranh kinh tế và tăng trưởng,
và Đề án 30 chính là một giải pháp kịp thời, thành công lâu dài của nó phần lớn sẽ
phụ thuộc vào động lực hiện có và việc thực thi nghiêm chỉnh các cải cách của các
cơ quan nhà nước theo hướng dẫn của Nghị định 63 mới được phê duyệt và bởi nỗ
lực của cơ quan kiểm soát TTHC.
20
+ Jim Winkler trong bài viết “Năng lực và thẩm quyền thực sự cho cơ quan
kiểm soát TTHC” [73] đã nhấn mạnh đến vai trò điều tiết của Chính phủ trong cải
cách và thực hiện TTHC, mà cụ thể là cơ quan kiểm soát TTHC phải đảm bảo rằng
việc đánh giá tác động của các luật lệ được thể hiện không chỉ đối với các TTHC
mà cả đối với các luật, pháp lệnh, nghị định. Cơ quan này cần phải có trách nhiệm
và khả năng để phối hợp thực hiện từ Trung ương đến địa phương.
+ Alanin Cany trong bài “Tiếp tục cải cách toàn diện và quyết liệt hơn” [71]
đã đề cập đến vai trò của các tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam, trong đó có
EUROMAM trong việc hỗ trợ Đề án 30.
- Sách “Hành chính trực tuyến - Hướng dẫn căn bản về chính phủ điện tử ở
Áo” [59]. Với quan niệm chính phủ điện tử nói chung “nghĩa là đơn giản hóa các
quy trình, thủ tục công việc hàng ngày thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông vào các lĩnh vực quản trị thông tin, truyền thông và thủ tục trong nội
bộ và giữa các cơ quan nhà nước, cũng như giữa chính phủ và công dân, doanh
nghiệp” [59, tr.4]. Cuốn sách đã trình bày các yếu tố cơ bản của chính phủ điện tử,
lịch sử và tổ chức chính phủ điện tử ở Áo, nội dung và vai trò của dịch vụ điện tử
đối với công dân, doanh nghiệp, với các cơ quan công quyền, trong đó có “Trang
web HELP.gvoat cổng thông tin một cửa và ứng dụng mã số công dân, hệ thống
định danh cá nhân thống nhất trên phạm vi toàn nước Áo” [59, tr.2], nhờ đó “toàn
bộ quy trình có thể được thực hiện theo phương thức điện tử, mà không cần phải in
ra giấy ở bất kỳ khâu nào, từ việc điền mẫu đơn, nộp lệ phí, cho đến xử lý công việc
nội bộ (hệ thống hồ sơ điện tử ELAR) và gửi công văn, thông báo” [59, tr.2]. Cuốn
sách cũng cho biết nước Áo đã ban hành Luật Chính phủ điện tử, và nhờ những
thành tựu xây dựng chính phủ điện tử mà “góp phần đưa Áo tiến đến vị trí dẫn đầu
từ xuất phát điểm là vị trí thứ 13 năm 2012” [59, tr.2] trong Cộng đồng Châu Âu về
cải cách, đơn giản hóa và thực hiện TTHC. Có thể khẳng định cuốn sách đã gợi mở
những nhận thức mới, cách làm mới trong cải cách và thực hiện TTHC ở Việt Nam,
trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông, mà bước tiến vừa
qua là việc xúc tiến nghiên cứu áp dụng mã định danh cá nhân công dân do các cơ
quan Chính phủ tiến hành.
21
Một số công trình khác của tổ chức, học giả nước ngoài (tiếng Anh) trình bày
những bình luận, đánh giá về công cuộc cải cách TTHC ở Việt Nam và một số
nước, trong đó có:
- OECD (2011), “Administrative Simplìication in Vietnam supporting the
conapetitiveness of the Vietnamese economy" [128]. OECD là một diễn đàn dành
cho Chính phủ của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất cùng nhau bàn bạc, giải
quyết các vấn đề kinh tế mà nền kinh tế nước họ đặt ra và kinh tế toàn cầu. Hiện
OECD có 34 thành viên là những nước phát triển, có thu nhập cao, trong đó Châu
Âu có 25 thành viên, Châu Mỹ có 4 thành viên, Châu Á có 3 thành viên (Nhật Bản,
Hàn Quốc, Israel), Châu Đại Dương có 02 thành viên gồm Newzeland và Úc.
Với tiêu đề nêu trên, Ấn phẩm trình bày mục đích, phạm vi, bối cảnh chính
trị, kinh tế ra đời của Đề án 30, những đánh giá cụ thể, trong đó có đánh giá về quy
trình một cửa và rộng hơn là tính hiệu quả của thể chế mới ở Việt Nam, những đổi
mới trong việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật mới, những đánh giá và đề xuất
các phương hướng để phát triển cải cách thể chế tại Việt Nam trong tương lai, trong
đó công khai, minh bạch, hiệu quả là những phương hướng ưu tiên.
OECD đồng thời còn công bố nhiều ấn phẩm về cải cách thể chế, chính sách
đầu tư ở Việt Nam, về xúc tiến đến tự do thương mại và đầu tư của các nước công
nghiệp APEC, về cải cách thể chế ở Italia, Pháp, các nước Đông Nam Á.
- ACAPR "Advisory Council for Administrative Procedure Reform" (2009)
Preliminary Survey of Administrative Procedures, hanoi [124].
- Acuna - Afaro, Sairo (ed) (2009), "Reforming Public Administration in
Vietnam: Current Situation and Recommendations", United Wations Development
Programme Vietnam Hanoi. Ấn phẩm trình bày “CCHC nhân dân ở Việt Nam -
Thực trạng và đề xuất” [125].
- APEC "Asia-Pacific Economic Cooperation), Economic Committee"
(2009), “Vietnam: Developments in Regulatory Reform”, in: APEC Economic
Committee, APEC Economic Policy Report, Singapore [126], trình bày những
bước phát triển về cải cách thể chế ở Việt Nam.
- ICAS "Investment Climate Advisiry cervices) of the World Bank Group"
(2010) “Better Regulation for Growth: Regulatory Governance in Developing
22
Countries”, Report wrepared by Scott Jacobs and Peter Ladegaard, IFC
(Internationnal Finandce Co-operation) Washington DC [127]. Báo cáo của ICAS -
Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư của Ngân hàng Thế giới về “Quy định tốt hơn cho sự
phát triển: Bộ máy, thể chế tại các nước đang phát triển (2010)”.
- Schwarz, Matthew (2010), “Project 30: A Revolution in Vietnamese
Governance”, Brookings Northeast Asia Commentary, No 41, The Brookings
Institution, Washington DC [129]. Bình luận của Brookings Đông Nam Á, với tiêu
đề: “Đề án 30: Cuộc cách mạng của Chính phủ Việt Nam”, đã đánh giá cao ý nghĩa
và vai trò của Đề án 30 trong công cuộc cải cách thể chế ở Việt Nam.
Tổng quan tình hình nghiên cứu nói trên cho thấy tuy có sự nghiên cứu riêng
lẻ theo những hướng khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu đã góp phần khái
quát được một số mô hình giải quyết TTHC chủ yếu. Những nghiên cứu trên là cơ sở
khoa học quan trọng, hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài Luận án. Thực tế cho thấy,
cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống,
chuyên sâu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC
của các cơ quan nhà nước, trong đó có cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam.
Kết luận chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài cho thấy trong
thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế đã có nhiều công trình khoa học có nội dung
nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Ở trong nước, các tác giả đã nghiên cứu khá công phu, nghiêm túc, với các
góc độ, hình thức khác nhau, tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận
và lịch sử nhà nước và pháp luật, mô hình nhà nước pháp quyền, mô hình giải quyết
TTHC; những vấn đề riêng về thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở một số
nước trên thế giới. Một số công trình đã nghiên cứu trực tiếp về giải quyết TTHC
của cơ quan nhà nước ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên ít nhiều có sự
liên quan đến đề tài Luận án và là cơ sở khoa học để tham khảo trong quá trình thực
hiện đề tài. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa nghiên cứu một cách có
hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC
của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam.
23
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
2.1.1. Khái niệm pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính
Khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC liên quan đến khái niệm TTHC và
giải quyết TTHC. Như phần Mở đầu của Luận án đã phân tích, việc nghiên cứu
những vấn đề lý luận về nền hành chính, trong đó có các khái niệm thể chế hành
chính, TTHC, công chức, công vụ hành chính… chỉ được chú ý sau khi Đảng đề ra
Nghị quyết về CCHC tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (Khóa VII).
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học pháp lý nghiên cứu nhưng
vẫn có nhiều khái niệm, trong đó có khái niệm TTHC và giải quyết TTHC vẫn chưa
có sự nhận thức thống nhất. Trong khi hai khái niệm này là khái niệm cơ sở để
nghiên cứu, xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC. Vì lẽ ấy và để bảo
đảm sự nhất quán trong các phân tích, Luận án tiếp cận và xây dựng khái niệm
TTHC và khái niệm giải quyết TTHC như sau:
2.1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
Khái niệm TTHC, rộng hơn là khái niệm thủ tục nhà nước liên quan đến một
khái niệm chung hơn, là khái niệm thủ tục. Về mặt thuật ngữ, nghĩa của từ thủ tục
được các từ điển giải thích nhưng có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn “thủ tục là
những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có
tính chất chính thức” [123, tr.927]; “thủ tục là cách thức tiến hành một công việc
với nội dung và trình tự nhất định, theo quy định của cơ quan nhà nước” [123,
tr.1535]. Từ điển Hán - Việt của Giáo sư Đào Duy Anh quan niệm “thủ tục là các
trình tự và phương pháp làm việc” [1, tr.441]. Từ điển Bách khoa Việt Nam thủ tục
được hiểu là “cách thức đã định để thực hiện một hoạt động” [120, tr.274].
Từ các quan niệm trên có thể thấy ở góc độ chung nhất, thủ tục bao gồm hai
yếu tố cơ bản là trình tự và cách thức, trong đó trình tự xác định quy trình, tức là trật
tự các bước, các giai đoạn tiến hành công việc; cách thức xác định phương pháp
24
tiến hành các công việc, gắn với những hoạt động cụ thể. Các hoạt động của cơ
quan nhà nước, trong đó có các hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được
diễn ra phổ biến với nhiều hành vi (hoạt động) kế tiếp nhau, với trình tự thời gian và
những công việc cụ thể, xác định, theo những thủ tục nhất định. Như vậy, trình tự là
yếu tố quan trọng và không thể thiếu của thủ tục nói chung và của TTHC nói riêng.
Tuy nhiên, trình tự mới chỉ là yếu tố có tính hình thức, để trình tự được tôn trọng và
thực hiện thì đòi hỏi phải có cách thức phù hợp. Ví dụ, để giải quyết khiếu nại,
CQHC có thẩm quyền phải tiến hành các hoạt động để xác minh, làm rõ các vấn đề
có liên quan, như người khiếu nại có quyền khiếu nại không, thời hiệu và thời hạn
khiếu nại, đối tượng, nội dung khiếu nại, từ đó có cách thức giải quyết hợp lý.
Ngược lại, cách thức để tiến hành các hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng
nó chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được áp dụng một cách đúng đắn, theo những
trình tự và thời gian nhất định. Nói cách khác, trình tự và cách thức thực hiện các
hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục đích đặt ra là hai mặt có mối quan hệ mật thiết
với nhau của thủ tục.
Khái niệm thủ tục là khái niệm cơ bản cho phép đi sâu nghiên cứu khái niệm
thủ tục trên các lĩnh vực cụ thể, trong đó có khái niệm TTHC. Theo tác giả Trần
Thanh Phương trong nghiên cứu của mình về TTHC trong hoạt động của UBND
cấp huyện (năm 2003) đã quan niệm: “TTHC là cách thức và trình tự do luật hành
chính điều chỉnh về việc tiến hành các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm đạt tới những kết quả nhất
định đã được dự liệu trong pháp luật” [60]. Quan niệm này đã coi TTHC là phương
pháp điều chỉnh của luật hành chính đối với các hoạt động của CQHC trong quản lý
hành chính nhà nước các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo những mục tiêu quản lý
đã được xác định. Tác giả Nguyễn Hạnh khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện thủ tục
pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân” (năm 2005) đã quan niệm: “TTHC là
trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy định, để các CQHC nhà nước có
thẩm quyền tiến hành các hoạt động của mình trong phạm vi và lĩnh vực quản lý
hành chính, nhằm mục đích thực hiện các quy phạm vật chất do pháp luật hành
chính và các quy phạm của các ngành luật khác quy định” [37]. Theo quan niệm
này, TTHC được hiểu là các quy phạm thủ tục (hình thức), là một bộ phận cấu
25
thành của pháp luật hành chính; giữa quy phạm thủ tục và quy phạm vật chất có
mối quan hệ mật thiết với nhau, quy phạm thủ tục được quy định để thực hiện các
quy phạm vật chất.
Khái niệm TTHC cũng được đề cập trong các giáo trình giảng dạy của các
cơ sở đào tạo luật, hành chính. Nhìn chung, trong các giáo trình này đều có một
điểm chung là coi TTHC là một chế định độc lập của ngành luật hành chính, bao
gồm các quy phạm hình thức, đồng thời đều giải thích TTHC là trình tự và cách
thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, về nội hàm
và cách thể hiện khái niệm TTHC trong mỗi giáo trình cụ thể vẫn có những khác
biệt nhất định. Ví dụ, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Khoa Luật Đại học
Quốc gia quan niệm: “Bộ phận những thủ tục của hoạt động quản lý được luật hành
chính quy định gọi là TTHC… Là trình tự và cách thức thực hiện những hành động
nhất định nhằm đạt tới những hệ quả pháp lý mà phần quy định của quy phạm vật
chất dự kiến trước” [46, tr.487]. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Đại học
Luật Hà Nội quan niệm: “TTHC là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao
gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong
quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước” [26, tr.144].
Trong giáo trình “Hành chính học đại cương” do Giáo sư Đoàn Trọng Truyến chủ
biên, khái niệm TTHC được trình bày một cách cụ thể hơn:
Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức
giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước nhà nước trong
mối quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân. Nó được đặt ra để
các cơ quan nhà nước có thể thực hiện một hình thức hoạt động cần thiết
của mình, trong đó bao gồm cả trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ
nhiệm, bãi nhiệm, trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp
hành chính [90, tr.208].
Từ các phân tích trên cho thấy, quan niệm về TTHC về cơ bản đã có sự thống
nhất, mà cụ thể là đã có sự thống nhất về những yếu tố tạo thành TTHC, về những
đặc điểm chung của TTHC. Tuy nhiên các quan niệm trên còn có hạn chế là chưa đề
cập hoặc đề cập chưa rõ những yêu cầu mới đối với TTHC trong cải cách TTHC hiện
26
nay, và trong mối quan hệ giữa cải cách TTHC với cải cách nền hành chính trong quá
trình chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ, với việc xác định
cải cách TTHC là khâu đột phá của quá trình đó. Vì vậy, bên cạnh những yếu tố, đặc
điểm chung mang tính truyền thống, quan niệm TTHC cần được hoàn thiện nhằm
đáp ứng những yêu cầu của cải cách hành chính, tăng cường tính hợp lý, công khai,
minh bạch của TTHC, làm cho nó thực sự là công cụ để các cơ quan, tổ chức và cá
nhân sử dụng, tham gia tích cực vào các giao dịch hành chính, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Trên cơ sở kế thừa các yếu tố hợp lý trong các quan niệm về
TTHC như đã phân tích ở trên, tác giả Luận án đề xuất quan niệm về TTHC như sau:
TTHC là trình tự và cách thức do quy phạm pháp luật hành chính quy định để các cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền hành chính tiến hành các hoạt động nhằm ổn
định tổ chức và trật tự quản lý nội bộ hoặc để các chủ thể này tổ chức cho các cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hoạt động cụ thể trong quá trình quản lý
hành chính nhà nước, cung cấp các dịch vụ công và thực hiện các giao dịch hành
chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, phục vụ xã hội và nhân
dân, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. TTHC giải
quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
được quan niệm chính thức tại Nghị định số 63 của Chính phủ, là “trình tự, cách thức
thực hiện hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy
định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”(khoản 1
Điều 3). Cũng tại văn bản này, tại khoản 2 Điều 8 đã xác định những bộ phận cơ bản
tạo thành một TTHC hoàn chỉnh, gồm: 1) tên TTHC; 2) trình tự thực hiện; 3) cách
thức thực hiện; 4) hồ sơ; 5) thời gian giải quyết; 6) đối tượng thực hiện TTHC; 7) cơ
quan thực hiện TTHC; 8) kết quả thực hiện TTHC; 9) các bộ phận khác nếu có, như
mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả thực hiện, phí, lệ phí…
Với các quan niệm trên có thể thấy TTHC có bản chất và đặc điểm khác với
các thủ tục khác, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
- Về bản chất, TTHC khác với các thủ tục khác ở chỗ, TTHC được quy
phạm pháp luật hành chính quy định để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực
tổ chức, quản lý hành chính nhà nước, giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hành
chính, để tiến hành các công việc thuộc quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và giữa
27
những nhân viên nhà nước với nhau, tiến hành các công việc thuộc quan hệ giữa cơ
quan nhà nước, công chức nhà nước với cá nhân và tổ chức. TTHC cũng khác với
các thủ tục tố tụng thuộc lĩnh vực tư pháp, như thủ tục trong tố tụng hình sự, tố tụng
dân sự, các thủ tục trong giải quyết các vụ án kinh tế, lao động và thủ tục tố tụng
hành chính. Bản chất của TTHC còn thể hiện ở mục đích là nhằm phục vụ cho công
tác quản lý, tạo cơ sở cho việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
chủ thể trong các giao dịch hành chính.
TTHC là công cụ pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền hành chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
được giao một cách thống nhất, thông suốt, công khai, minh bạch và hiệu quả. Với
ý nghĩa đó, có thể khẳng định TTHC là công cụ thực hiện quyền hành pháp, là công
cụ để quản lý, điều hành, bảo đảm cho nền hành chính thực sự trong sạch, dân chủ,
thống nhất và hiện đại.
TTHC đồng thời là công cụ pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân,
trong đó có các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các giao dịch hành chính,
tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
- TTHC có một số đặc điểm cơ bản sau:
Một là, TTHC là những trình tự, cách thức điển hình, phổ biến và có tính
hợp lý, được lựa chọn và kiểm chứng trong thực tiễn, được pháp luật hành chính
quy định cụ thể và có tính bắt buộc chung để điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát
sinh trong quá trình quản lý hành chính, phục vụ cho công tác quản lý hành chính
nhà nước, tạo môi trường thuận lợi và bảo đảm an ninh, an toàn cho các giao dịch
hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Hai là, TTHC có tính đa dạng, đa chủ thể và đa cấp độ; vừa có tính thống
nhất lại vừa có tính thứ bậc, gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan cụ thể. Mặt khác, do
TTHC được xác lập và thực hiện trong lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính nhà
nước, cung cấp các dịch vụ công và thực hiện các giao dịch hành chính nên yếu tố
chủ thể thực hiện TTHC có những đặc điểm riêng. Đây cũng là một trong những cơ
sở để phân biệt TTHC với các thủ tục khác, như các thủ tục tố tụng tư pháp, kể cả
28
thủ tục tố tụng hành chính quy định trình tự xét xử của Tòa án hành chính với tư
cách là Tòa chuyên trách thuộc hệ thống Tòa án nhân dân.
Ba là, đối tượng của TTHC rất rộng, phức tạp, phong phú và đa dạng, bao
gồm nhiều mối quan hệ, nhiều loại vấn đề, vụ việc khác nhau, diễn ra trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Vì vậy, TTHC cũng rất phong phú, đa dạng; có những thủ
tục phức tạp, nhưng cũng có những thủ tục đơn giản; có những thủ tục chung nhưng
cũng có nhiều các thủ tục có tính chất chuyên biệt, chuyên ngành. Với đặc điểm này
các TTHC không những phải đáp ứng những yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ,
ổn định, công khai, minh bạch đồng thời phải có tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, phải thuận tiện và có tính khả thi cao.
Bốn là, chỉ có cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền được pháp luật hành
chính quy định mới là chủ thể có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giải quyết
TTHC. Đặc điểm này của TTHC được biểu hiện rõ trong các quá trình giải quyết
các TTHC phát sinh trong nội bộ cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan, người có
thẩm quyền với công chức trong bộ máy nhà nước cũng như trong mối quan hệ
giữa cơ quan nhà nước, công chức với tổ chức, cá nhân.
Năm là, các quy phạm pháp luật quy định TTHC là các quy phạm pháp luật
hình thức, vì vậy chúng có những đặc điểm riêng so với các quy phạm pháp luật nội
dung, nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và tương tác mạnh mẽ với nhau.
Trong mối quan hệ đó, các quy phạm pháp luật nội dung là chuẩn mực chung để
các chủ thể sử dụng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các giao dịch hành
chính; các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng để đưa ra các kết luận hoặc quyết
định trong quá trình giải quyết TTHC. Quy phạm pháp luật hình thức xác định trình
tự, cách thức để các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động trên cơ sở áp dụng
một cách đúng đắn các quy định của quy phạm pháp luật nội dung.
TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định, giải quyết có đầy đủ những
đặc điểm của TTHC nói chung, đồng thời có một số đặc điểm riêng sau:
- Các quy phạm pháp luật quy định TTHC thuộc trách nhiệm thực hiện của
cơ quan nhà nước cấp tỉnh bao gồm hai bộ phận, gồm bộ phận các quy phạm pháp
luật quy định TTHC do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban
hành và bộ phận quy phạm pháp luật quy định các TTHC do cơ quan nhà nước cấp
29
tỉnh ban hành theo thẩm quyền được phân cấp cho HĐND và UBND cấp tỉnh. Việc
ban hành các quy phạm pháp luật quy định TTHC này phải tuân theo các quy định
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004)
[66]. Đối với các TTHC giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể này thì việc quy định TTHC theo
thẩm quyền của cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn phải tuân thủ nghiêm các nguyên
tắc quy định TTHC được Nghị định về kiểm soát TTHC nêu trên quy định.
- TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định phải bảo đảm tính thống
nhất, liên thông của hệ thống thủ tục, đồng thời phải phản ánh được những đặc điểm
và yêu cầu về giải quyết TTHC phù hợp với thực tiễn của địa phương, để phục vụ
cho việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. Vì vậy, những
TTHC ấy chỉ có hiệu lực về không gian trên phạm vi tương ứng với thẩm quyền
được phân cấp quản lý đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh và được thực hiện bởi các
chủ thể quản lý nhà nước, mà trực tiếp là các cơ quan, người có thẩm quyền trong
bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh thực hiện.
Việc thừa nhận thẩm quyền quy định và giải quyết TTHC của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh là phù hợp với chủ trương của Đảng tại các Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ X, XI về tăng cường phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, nhằm phát
huy tính chủ động, sáng tạo và tự chủ của địa phương. Điều đó đòi hỏi các TTHC của
cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định phải phù hợp với thực tiễn địa phương. Tính đa
dạng của TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định phụ thuộc vào các yếu tố
khác nhau, như năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý, điều
kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý, các yếu tố chính trị, trình độ phát triển
cũng như các yếu tố về truyền thống văn hóa, xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó,
TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định cũng dễ tiềm ẩn những nguy cơ không
mong muốn, như: tính cục bộ, phiến diện, bất ổn định và phức tạp… Điều này đặt ra
nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề kiểm soát TTHC, trực tiếp là kiểm soát việc quy
định TTHC, rà soát TTHC, công bố TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
2.1.1.2. Khái niệm giải quyết thủ tục hành chính
Phù hợp với phạm vi nghiên cứu được Luận án xác định trong phần Mở đầu,
Luận án tập trung nghiên cứu khái niệm giải quyết TTHC đối với các thủ tục liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
30
Theo một nghĩa chung nhất, thuật ngữ giải quyết, trong đó có giải quyết
TTHC được hiểu “là việc xem xét, làm rõ nội dung, bản chất của vấn đề, sự việc để
đưa ra kết luận hoặc quyết định phù hợp”. Theo quan niệm ấy, để giải quyết các
vấn đề, sự việc có chất lượng, hiệu quả thì cần thiết phải tuân theo các quy trình,
cách thức, thao tác và kỹ năng cần thiết.
Với nghĩa nêu trên của thuật ngữ giải quyết, liên hệ với khái niệm TTHC, có
thể đưa ra khái niệm về giải quyết TTHC như sau: Giải quyết TTHC là việc các cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, làm rõ bản chất, nội dung các vấn
đề, vụ việc hành chính theo đúng trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy
định và đưa ra các kết luận hoặc quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết các
vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý
hành chính nhà nước, phục vụ xã hội và nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Điều cần lưu ý là pháp luật hành chính trong định nghĩa trên là toàn bộ các
quy phạm pháp luật quy định TTHC. Đối với việc giải quyết các công việc liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì pháp luật hành chính
ngoài các quy phạm quy định TTHC còn có các quy phạm tạo thành pháp luật về
giải quyết TTHC.
Từ quan niệm trên, giải quyết TTHC có những đặc điểm sau:
Một là, giải quyết TTHC là việc tiến hành những hoạt động, những công việc
nhất định do pháp luật hành chính quy định để làm rõ bản chất, nội dung của vấn
đề, vụ việc, trên cơ sở đó cơ quan, người có thẩm quyền đưa ra quyết định giải
quyết vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp, hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy, số lượng các vấn đề, vụ việc cần phải xem xét giải quyết
theo TTHC rất phong phú, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền giải quyết TTHC phải tiến hành những hoạt động cần thiết như nghiên
cứu đơn, thư, hồ sơ, tài liệu; tổ chức xác minh, phân tích, đánh giá các thông tin,
chứng cứ; xác định chính xác các quy phạm pháp luật áp dụng; kết luận và ra quyết
định giải quyết theo đúng quy trình luật định. Với các hoạt động đó đòi hỏi cơ quan,
người có thẩm quyền giải quyết TTHC phải có đủ các điều kiện về tổ chức bộ máy,
nhân lực, tài chính và thể chế. Người có thẩm quyền giải quyết TTHC không những
31
phải có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nhất là sự hiểu biết pháp luật về TTHC
và giải quyết TTHC mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về đạo đức, trách nhiệm công
vụ, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết TTHC.
Hai là, chủ thể trong giải quyết TTHC là các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền trong các CQHC có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
được pháp luật quy định. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt
chủ thể trong giải quyết TTHC công, mang tính quyền lực nhà nước với các chủ thể
của các phương thức giải quyết các vấn đề, vụ việc theo trình tự, thủ tục tư pháp,
trọng tài hoặc TTHC tư, mang tính xã hội, phi nhà nước. Ví dụ, Tòa án nhân dân,
thẩm phán có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong việc xét xử các vụ án theo
trình tự tố tụng; các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên có chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền xem xét, giải quyết các tranh chấp theo thủ tục trọng tài; giám đốc, tổng
giám đốc các công ty, tổng công ty có nhiệm vụ, quyền hạn xem xét và giải quyết
các việc trong nội bộ công ty, tổng công ty theo TTHC tư và các quy định nội bộ….
Chủ thể trong giải quyết TTHC cũng là người đại diện cho cơ quan nhà
nước, đại diện cho quyền lực nhà nước, một loại quyền lực do nhân dân ủy quyền,
để thực thi công vụ. Vì vậy, về nguyên lý, việc thực thi công vụ của các chủ thể nêu
trên trong giải quyết TTHC cũng đồng thời là trách nhiệm công vụ, trách nhiệm
phục vụ nhân dân và phải bảo đảm sự bình đẳng, công khai, minh bạch, dân chủ và
thuận tiện trong giải quyết thủ tục, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền,
tham nhũng.
Ba là, khách thể trong giải quyết TTHC là các quyền, lợi ích của cá nhân, tổ
chức có liên quan đến các vấn đề, vụ việc mà cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền giải quyết theo TTHC. Các quyền và lợi ích này rất phong phú, đa dạng,
được Hiến pháp năm 2013 [68] ghi nhận trong Chương II về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và được cụ thể hóa trong các luật chuyên
ngành, như: Luật Báo chí, Luật Xuất bản; Luật Doanh nghiệp; Luật Phá sản; Luật
Hôn nhân và gia đình… Trên cơ sở của pháp luật, các quan hệ pháp luật có thể
được phát sinh, tồn tại hoặc chấm dứt xuất phát từ những nhu cầu khách quan và
mong muốn chủ quan của chủ thể. Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật này không mặc
nhiên phát sinh, tồn tại hoặc chấm dứt, mà trong hầu hết các trường hợp còn cần có
32
sự giải quyết của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước. Ví dụ, để kết hôn và sống cuộc sống vợ chồng thì đôi nam nữ cần phải làm
thủ tục đăng ký kết hôn, phải được UBND giải quyết theo thủ tục đăng ký kết hôn;
để lập hội, thì những người có nguyện vọng lập hội phải thực hiện các thủ tục cần
thiết theo quy định của pháp luật về hội và phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải
quyết (đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
hoặc Bộ Nội vụ giải quyết (đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc
liên tỉnh) theo thủ tục được pháp luật quy định. Cũng như vậy, để thực hiện quyền
tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ
tục đăng ký doanh nghiệp và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng
ký kinh doanh, mã số thuế, thực hiện việc thông báo trên các báo Trung ương hoặc
địa phương theo quy định mới có thể tiến hành kinh doanh hợp pháp.
Như vậy, để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
trong giải quyết TTHC không chỉ đòi hỏi các quy phạm quy định TTHC phải đáp
ứng được các nguyên tắc quy định thủ tục, phù hợp với yêu cầu CCHC, mà còn đòi
hỏi chất lượng các quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải
quyết thủ tục, tức là chất lượng pháp luật về giải quyết TTHC.
Bốn là, đối tượng giải quyết TTHC là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Xuất phát từ tính phong phú, đa dạng của các quan hệ pháp luật phát sinh trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước, đối tượng
giải quyết TTHC rất đông về số lượng, vừa đa dạng, phức tạp về cơ cấu, thành
phần, trình độ, địa vị xã hội... Tính nhiều vẻ và phức tạp của chủ thể là đối tượng
giải quyết TTHC đòi hỏi khi giải quyết TTHC đối với mỗi chủ thể xác định, thì bên
cạnh các yếu tố chung, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cần có sự tìm hiểu
để nắm được thực chất điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của họ để có cách giải quyết
đúng đắn, công bằng và hợp lý.
Năm là, yêu cầu của giải quyết TTHC là phải bảo đảm đúng các nguyên tắc
do pháp luật quy định, trong đó có nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch,
khách quan, công bằng, bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây
phiền hà và đề cao trách nhiệm của CBCC trong giải quyết thủ tục.
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY
Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
Đề tài: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nướcĐề tài: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
Đề tài: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
 
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mạiLuận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chínhVai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
 
Luận văn: Xã hội hóa công chứng từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Xã hội hóa công chứng từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Xã hội hóa công chứng từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Xã hội hóa công chứng từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng NamLuận văn: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Cải cách hành chính huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Cải cách hành chính huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng NamLuận văn: Cải cách hành chính huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Cải cách hành chính huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
 
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
 
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
 
A4
A4A4
A4
 
Luan van hoat dong ban hanh van ban hanh chinh tai ha noi
Luan van hoat dong ban hanh van ban hanh chinh tai ha noiLuan van hoat dong ban hanh van ban hanh chinh tai ha noi
Luan van hoat dong ban hanh van ban hanh chinh tai ha noi
 
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luậtLuận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
 
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOTLuận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, hOT
 
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên...
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên...Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên...
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Yên...
 
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Quy chế làm việc của UBND quận tại TPHCM, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Luận văn: Hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
 
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAYLuận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
 

Similar to Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY

Similar to Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY (20)

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc giaLuận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAYTổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chínhPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
 
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà NộiLuận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Luận văn: Cơ chế một cửa từ thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú ThọLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo huyện Quốc Oai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo huyện Quốc Oai, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo huyện Quốc Oai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo huyện Quốc Oai, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đLuận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
 
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện quốc oai – thành ph...
 
Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...
 Hoạt động giải quyết khiếu nại  tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph... Hoạt động giải quyết khiếu nại  tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...
Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành ph...
 
Luận Văn Pháp Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.doc
Luận Văn Pháp Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.docLuận Văn Pháp Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.doc
Luận Văn Pháp Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.doc
 
Luận văn: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBND
Luận văn: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBNDLuận văn: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBND
Luận văn: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBND
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý hộ tịch tại TPHCM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý hộ tịch tại TPHCMLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý hộ tịch tại TPHCM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý hộ tịch tại TPHCM
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịchLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong quản lý về hộ tịch, 9đ
 
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
 
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAYLuận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
 
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quản Lý Về Hộ Tịch.docx
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quản Lý Về Hộ Tịch.docxBảo Đảm Quyền Con Người Trong Quản Lý Về Hộ Tịch.docx
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Quản Lý Về Hộ Tịch.docx
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ AnLuận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (18)

Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Luận án: Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN LINH thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ gi¶i quyÕt thñ tôc hμnh chÝnh cña c¬ quan nhμ n−íc cÊp tØnh ë viÖt nam hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN LINH thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ gi¶i quyÕt thñ tôc hμnh chÝnh cña c¬ quan nhμ n−íc cÊp tØnh ë viÖt nam hiÖn nay Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS, TS LÊ MINH TÂM HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Linh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Những công trình có ý nghĩa phương pháp luận 8 1.2. Những công trình về các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài luận án 10 1.3. Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực khác nhau của quản lý nhà nước 13 1.4. Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về nền hành chính, cải cách hành chính, trong đó có những vấn đề lý luận về thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính 14 1.5. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 18 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 23 2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh 23 2.2. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh 34 2.3. Yêu cầu và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 44 2.4. Pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính và kinh nghiệm thực hiện ở một số nước trong khu vực và trên thế giới 54 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 64 3.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2001 - 2010 64 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay 72 3.3. Nhận xét, đánh giá chung 94 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 104 4.1. Quan điểm thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 104 4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 109 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ, công chức CCHC : Cải cách hành chính CQHC : Cơ quan hành chính HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NCS : Nghiên cứu sinh TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại tỉnh Thái Bình 75 Bảng 3.2: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại tỉnh Bình Phước 75 Bảng 3.3: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại tỉnh Ninh Bình 76 Bảng 3.4: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại tỉnh Nghệ An 76 Bảng 3.5: Kết quả thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa” tại tỉnh Bắc Giang 77
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đề tài Luận án “Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” là đề tài nghiên cứu có tính lý luận và thực tiễn cấp thiết. Điều đó được thể hiện ở ba lý do chủ yếu sau: Thứ nhất: Từ mối quan hệ giữa thủ tục hành chính (TTHC) với yêu cầu giải quyết TTHC (thực hiện TTHC) hiện nay. TTHC là cách thức tổ chức các công việc nhà nước, cũng là cách thức giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phản ánh bản chất dân chủ, tính phục vụ, khoa học và hiện đại của nền hành chính nhà nước. TTHC có nhiều loại, trong đó loại TTHC giải quyết công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức chiếm số lượng lớn, hết sức đa dạng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, loại thủ tục này đã bộc lộ nhiều hạn chế, rườm rà, phức tạp, tốn kém, tiềm ẩn nguy cơ sách nhiễu, cửa quyền… Chính vì thế, cải cách TTHC, trong đó cải cách các thủ tục liên quan đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ta coi là khâu đột phá của CCHC. Theo chủ trương đó và bằng sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành và các chính quyền địa phương, hệ thống thủ tục ấy đã được đổi mới một bước, góp phần hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy có một hệ thống TTHC tốt chỉ là điều kiện cần. Việc phát huy được vai trò quan trọng của TTHC, làm cho TTHC được thực hiện trong thực tế, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong giải quyết TTHC, nhất là yêu cầu về bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, kịp thời, không gây phiền hà, sách nhiễu, đặt ra nhiều điều kiện… là những điều kiện tiên quyết, trong đó điều kiện căn bản là phải xác lập, thực hiện được một cơ chế pháp lý giải quyết thủ tục chặt chẽ, khoa học, dễ kiểm tra, dễ giám sát, phù hợp với tính chất từng loại công việc, với tình hình thực tế của địa phương. Thực tế cải cách
  • 8. 2 TTHC cho thấy cùng với việc đổi mới các TTHC trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, hình thành pháp luật về giải quyết TTHC; pháp luật này đã xác lập được cơ chế pháp lý giải quyết TTHC (cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông). Có thể khẳng định, sự xuất hiện pháp luật về giải quyết TTHC đối với các việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là một điều mới mẻ và là một bước tiến lớn, bảo đảm tính đồng bộ, toàn diện của hệ thống pháp luật TTHC ở Việt Nam. Mặc dù vậy, pháp luật ấy vẫn chưa được hoàn thiện, còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là những hạn chế trong thực tiễn thực hiện đã làm giảm hiệu quả các yêu cầu của CCHC. Do vậy nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm thực hiện pháp luật giải quyết TTHC, đáp ứng được các yêu cầu về tính công khai, minh bạch, khách quan, công bằng… là hết sức cần thiết hiện nay. Thứ hai: Từ yêu cầu phát huy vị trí, vai trò của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trực tiếp là của cơ quan hành chính (CQHC) cấp tỉnh trong xây dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở địa phương. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh, trực tiếp là các CQHC cấp tỉnh theo quy định của pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng trong xây dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Điều đó được thể hiện ở thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC, rà soát, sửa đổi, bổ sung TTHC được ban hành theo thẩm quyền, quy định cụ thể thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại địa phương; quy định tổ chức, hoạt động, quy trình tiếp nhận, xem xét, trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo hai cơ chế trên, trách nhiệm xem xét, xử lý, phối hợp giải quyết thủ tục của cán bộ, công chức (CBCC), của các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền, chỉ đạo, kiểm tra CQHC cấp huyện, cấp xã trong toàn tỉnh thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Với trách nhiệm và thẩm quyền trên, việc nghiên cứu để có một hệ thống các giải pháp bảo đảm phát huy vai trò, vị trí của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong xây
  • 9. 3 dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở địa phương là hết sức cấp thiết, nhất là trước thực tế còn nhiều hạn chế, vướng mắc ở nhiều cơ quan nhà nước cấp tỉnh hiện nay. Thứ ba: Về phương diện lý luận, có thể khẳng định công tác nghiên cứu lý luận về nền hành chính, trong đó nghiên cứu lý luận về TTHC, giải quyết TTHC, pháp luật về giải quyết TTHC chỉ được quan tâm đẩy mạnh khi Đảng đề ra chủ trương CCHC tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII). Mặc dù đạt được nhiều kết quả, song công tác ấy vẫn còn nhiều hạn chế, ngay cả khái niệm TTHC hiện trong giới khoa học pháp lý vẫn chưa có sự thống nhất về nhận thức. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết TTHC, làm rõ khái niệm, đặc điểm của pháp luật và thực hiện pháp luật ấy, nhất là đặc điểm của thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, những yêu cầu và điều kiện bảo đảm thực hiện… hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu. Những hạn chế về lý luận nêu trên làm cho công tác nghiên cứu lý luận không cung cấp được các luận chứng cho việc hoàn thiện cơ chế giải quyết TTHC, hoàn thiện công tác chỉ đạo, điều hành của các CQHC cấp tỉnh trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là hạn chế trong việc bảo đảm nhận thức thống nhất trong đội ngũ CBCC, trong chỉ đạo, điều hành của các CQHC nhà nước cấp tỉnh. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Luận án có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn theo mục đích nghiên cứu của Luận án được triển khai thực hiện thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Trên cơ sở những vấn đề lý luận về thủ tục, TTHC, giải quyết TTHC, Luận án xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC, phân tích các đặc điểm, nội dung, các hình thức văn bản pháp luật về giải quyết TTHC. - Phân tích làm rõ khái niệm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, các đặc điểm, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật này của cơ quan nhà nước cấp tỉnh hiện nay.
  • 10. 4 - Tìm hiểu pháp luật về giải quyết TTHC ở một số nước, từ đó rút ra những điểm hợp lý trong thực hiện có thể vận dụng ở Việt Nam. - Khái quát thực trạng, rút ra những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong tiến trình CCHC, trong cải cách nền hành chính nhà nước ở địa phương. - Luận chứng các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các quy phạm pháp luật về giải quyết TTHC đối với các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tập trung nghiên cứu các Nghị định của Chính phủ quy định việc kiểm soát TTHC, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại CQHC địa phương và các quy định về giải quyết TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền. Đối tượng nghiên cứu của Luận án còn là các quan hệ phát sinh từ thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Về phạm vi nghiên cứu Luận án không nghiên cứu sâu về pháp luật quy định TTHC nói chung, mà tập trung nghiên cứu pháp luật về giải quyết TTHC và thực tiễn thực hiện pháp luật đó của các CQHC cấp tỉnh và chỉ đối với các thủ tục liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Luận án cũng không nghiên cứu việc thực hiện pháp luật giải quyết TTHC trên từng lĩnh vực cụ thể của quản lý nhà nước (xây dựng, thuế, hải quan, đầu tư…), mà chỉ nghiên cứu cơ chế pháp lý chung áp dụng đối với việc giải quyết tất cả các loại thủ tục liên quan. Luận án có phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 38/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn I (2001 - 2010) [78], song chủ yếu tập trung vào thời gian sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” [79] (sau đây gọi là Quyết định số 181),
  • 11. 5 sau là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại CQHC nhà nước ở địa phương [83] (sau đây gọi là Quyết định số 93). 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền và pháp luật, về CCHC, trực tiếp là cải cách hệ thống TTHC, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức, Luận án sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trực tiếp là phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể và các phương pháp của khoa học chuyên ngành, trong đó chú trọng phương pháp của lý thuyết hệ thống, phương pháp của luật học so sánh, khoa học thống kê và xã hội học. Luận án cũng sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để nghiên cứu, xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC, chỉ ra những đặc điểm của việc thực hiện pháp luật này. Các phương pháp nêu trên được sử dụng nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Luận án, đảm bảo tính khoa học và lôgic giữa các vấn đề của Đề tài nghiên cứu. Do nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra trong từng chương của Luận án là khác nhau, nên các phương pháp được sử dụng cho từng chương cũng có sự khác nhau. Phương pháp phân tích và tổng hợp, lý thuyết hệ thống, phương pháp của luật học so sánh và phương pháp trừu tượng hóa được Luận án sử dụng để giải quyết những vấn đề lý luận của Chương 2. Các phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, lịch sử cụ thể, luật học so sánh, phương pháp của khoa học thống kê được sử dụng tại Chương 3. Chương 4 sử dụng đồng thời các phương pháp nêu trên. 5. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên khảo trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ Tiến sỹ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp của Luận án: - Điểm mới thứ nhất: Luận án đã xây dựng mới khái niệm TTHC dựa trên những quan niệm khác nhau về TTHC và đặt trong mối quan hệ với CCHC, chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ mà cải cách TTHC là khâu
  • 12. 6 đột phá, trong đó những yếu tố tạo thành nội hàm của khái niệm TTHC giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức được xác định gắn liền với chức năng thực hiện dịch vụ công, thực hiện các giao dịch hành chính. TTHC theo đó không chỉ là công cụ quản lý của CQHC, là cách thức phục vụ dân của các cơ quan này mà còn là công cụ thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích của tổ chức và cá nhân. - Điểm mới thứ hai: Trên cơ sở của phương pháp trừu tượng hóa và mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực hiện pháp luật, từ thực trạng thực hiện các quy định pháp luật, Luận án đã xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC, chỉ ra những đặc điểm của pháp luật này. Luận án khẳng định pháp luật về giải quyết TTHC là lĩnh vực pháp luật đặc thù của hệ thống pháp luật hành chính có nhiệm vụ hiện thực hóa và bảo đảm sự thống nhất, công bằng, khách quan, kịp thời trong giải quyết TTHC, mà nội dung cơ bản của nó là cơ chế thực hiện và kiểm soát TTHC. Luận án cũng xác định rõ các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương và cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền là nguồn của các quy phạm pháp luật tạo thành pháp luật về giải quyết TTHC. Như vậy, nếu thực hiện pháp luật nói chung từ phía cơ quan nhà nước, nhà chức trách là một quá trình áp dụng pháp luật mang tính cá biệt thì thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC lại phải theo một cơ chế pháp lý chung, thống nhất áp dụng ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, đối với tất cả các lĩnh vực của quản lý nhà nước. Điều đó có thể khẳng định: Hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của các quy phạm quy định thủ tục mà còn phụ thuộc vào cơ chế thực hiện và kiểm soát thủ tục mà nó xác lập. Đây là kết quả có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho việc xác định các yêu cầu, điều kiện bảo đảm thực hiện, các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. - Điểm mới thứ ba: Từ những yêu cầu, điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC và từ thực tiễn, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật này qua các giai đoạn CCHC, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Đó cũng là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở địa phương.
  • 13. 7 - Điểm mới thứ tư: Luận chứng các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC gắn với việc thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước cấp tỉnh, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường vai trò giám sát xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp đối với chính quyền… 6. Ý nghĩa của Luận án Luận án góp phần bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận của bộ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật và khoa học luật hành chính về TTHC, về pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Từ kết quả đạt được, Luận án góp phần nâng cao sự nhận thức thống nhất của đội ngũ CBCC về pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, nhất là về vai trò của pháp luật này trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nền hành chính, trong CCHC đối với nền hành chính nhà nước ở địa phương. Về mặt học thuật, Luận án có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của các cơ sở đào tạo luật, các cơ sở nghiên cứu khoa học pháp lý, cũng là tài liệu tham khảo bổ ích trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật và trong giải quyết TTHC của các cấp chính quyền. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương, 14 tiết.
  • 14. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Có thể nhận thấy, chỉ sau khi Đảng ta đề ra chủ trương cải cách một bước nền hành chính nhà nước, trong đó xác định cải cách TTHC là khâu đột phá tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII - 1995) thì việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTHC, pháp luật về giải quyết TTHC và những vấn đề liên quan mới được xúc tiến. Có khá nhiều công trình khoa học về vấn đề này, trong đó những công trình liên quan đến đề tài có thể phân chia ra như sau: 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN Thực tiễn cho thấy việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có pháp luật về giải quyết TTHC có được nghiêm minh, hiệu quả hay không suy cho cùng là phụ thuộc vào nhân tố con người, vào chất lượng đội ngũ CBCC. TTHC tốt mà công chức giải quyết thủ tục lại yếu kém về phẩm chất, năng lực thì cũng rất khó tránh khỏi phiền hà, sách nhiễu dân. Vì lẽ ấy, những vấn đề lý luận liên quan đến vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC, đến việc xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện đổi mới, trong bối cảnh của kinh tế thị trường, hội nhập và nhà nước pháp quyền là cơ sở phương pháp luận đặc biệt quan trọng để NCS nghiên cứu, thực hiện đề tài Luận án. Có rất nhiều những công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận về CBCC nêu trên, nhất là sau các sự kiện Đại hội đại biểu giữa nhiệm kỳ (khóa VII), với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương với việc thông qua Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa (VIII) về đổi mới hệ thống chính trị. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: - Đề tài KX 04.01 “Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn” thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, mã số KX04 [69]. Đề tài nghiên cứu những học thuyết, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp
  • 15. 9 quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đặc biệt, đề tài đã phân tích, làm nổi bật các đặc trưng chính trị, dân chủ và pháp lý của nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền con người, quyền công dân, phân tích các điều kiện và các yếu tố chi phối quá trình xây dựng nhà nước ấy ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài, nhất là những luận cứ về đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu mục tiêu, yêu cầu đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp, xây dựng mối quan hệ ràng buộc trách nhiệm giữa nhà nước và công dân. Đó là những vấn đề có tính phương pháp luận, là chỗ dựa khoa học cho các nghiên cứu đề tài Luận án. Đề tài KX 04.01 đồng thời đã đưa ra một hệ thống giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong đó có hệ thống giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm dân chủ, nghiêm minh, thống nhất, thể hiện tính pháp quyền của nhà nước. - Đề tài “Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước [3]. Đề tài đã nghiên cứu khái niệm, cấu trúc và những đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta; vị trí của các thiết chế trong hệ thống chính trị, khẳng định nhà nước có vị trí trụ cột đồng thời đưa ra các giải pháp đổi mới nhà nước, trong đó có việc đổi mới việc thực thi chức năng và quyền lực của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương các cấp. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các lập luận khẳng định nền hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới. - Đề tài KX-XH 05.03 (2000), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước [89], trong đó đã luận chứng một cách thuyết phục các tiêu chuẩn và giải pháp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. - Bộ sách (2 tập): “Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay” (2006) [70]. Tập I của Bộ sách đã dành một Chương trình bày vấn đề “Đổi mới tư duy lý luận của Đảng trên lĩnh vực chính trị”, phân tích mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với giữ vững ổn định chính trị và đổi mới lĩnh vực chính trị, sự phát
  • 16. 10 triển của các quan niệm về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nền dân chủ XHCN và phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền; về phát triển nhận thức trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân… Tập II của Bộ sách công bố các bài viết của các nhà khoa học của Học viện về những vấn đề nêu trên, trong đó có những nghiên cứu quá trình phát triển nhận thức của Đảng về dân chủ với tính cách là chế độ nhà nước XHCN, về nhà nước pháp quyền và về cải cách nền hành chính nhà nước. Trong số những công trình đã nghiên cứu có thể kể đến hai công trình có ý nghĩa phương pháp luận trực tiếp liên quan đến đề tài là: - Chương trình KX-07 “Con người - mục tiêu và động lực của sự phát triển KT - XH và vấn đề con người trong công cuộc đổi mới” [34]. Công trình đã xây dựng các khái niệm “con người”, “sự phát triển con người và nhân cách”, “con người mới”, những nhận thức lịch sử về con người Việt Nam, những biến động trong thang giá trị và vai trò của con người trong công cuộc đổi mới cũng như những vấn đề về quyền con người, giáo dục con người, vấn đề xây dựng ngành khoa học nghiên cứu con người Việt Nam. - Công trình nghiên cứu của Đinh Duy Hòa, với tiêu đề “Yếu tố con người trong CCHC” [39]. Bên cạnh việc phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến nền hành chính, CCHC, sách đã phân tích vai trò của con người với tư cách là chủ thể cấu thành nền hành chính nhà nước (đội ngũ công chức hành chính - nhân vật vận hành bộ máy hành chính), và với tư cách là chủ thể thực hiện CCHC, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng và những kiến giải nhằm phát huy nhân tố con người trong thực hiện CCHC, xây dựng một nền hành chính trong sạch, dân chủ, hiện đại, phục vụ hiệu quả người dân, đưa đất nước phát triển. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đó là những vấn đề lý luận về pháp luật, thực hiện pháp luật, vai trò và mối quan hệ của nó với xây dựng pháp luật. Từ lâu những vấn đề này đã được nhiều trường phái, học thuyết chính trị - pháp lý, nhiều nhà tư tưởng lớn của nhân loại quan tâm nghiên cứu, đề cao. Quản từ - học trò xuất sắc của Hàn Phi tử, người đề xướng Học thuyết Pháp trị thời Trung Hoa cổ đại, đã nói: “Vua tôi, trên dưới, sang hèn nhất
  • 17. 11 nhất tuân theo pháp luật ấy là thịnh trị”. Các nhà tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong Học thuyết của mình về Nhà nước kiểu mới XHCN cũng đã đặc biệt đề cao vấn đề thực hiện pháp luật. Các Mác khi sinh thời đã cho rằng “một đạo luật nếu không được thực hiện cũng chỉ là đống giấy lộn”. Cùng tư tưởng của Các Mác, VI.Lênin đã khẳng định“một đạo luật nếu không được thực hiện thì cùng lắm cũng chỉ làm lay động không khí”. Đặc biệt, trong Tác phẩm “Chính sách kinh tế mới và những nhiệm vụ của Ban Giáo dục chính trị”, VI.Lênin đã khẳng định: “Một đạo luật chỉ có thể đưa đến kết quả xấu hơn, nếu trên thực tiễn nó được đem áp dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn được dung thứ và đang thịnh hành” [48, tr.218]. Các nhà tư tưởng cũng đồng thời đặc biệt quan tâm đến xây dựng pháp luật, đến chất lượng của pháp luật, của các đạo luật, coi là tiền đề và điều kiện tiên quyết cho thực hiện pháp luật. Cũng vì lẽ ấy, khi sinh thời VI.Lênin đã khẳng định: “Mọi đề nghị nhằm sửa đổi những luật pháp cũ sẽ luôn luôn không gặp một sự kìm hãm nào mà đều gặp sự ủng hộ và thái độ tốt của bộ máy luật pháp tối cao của chúng ta” [47, tr.251]. Những vấn đề lý luận cơ bản trực tiếp liên quan đến đề tài Luận án, từ những khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, trong đó có hình thức áp dụng pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật, hiệu quả thực hiện pháp luật … chủ yếu được trình bày trong các giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật, như của Viện nhà nước và pháp luật. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo luật khác, mà điển hình là của Đại học Luật Hà Nội. Quan niệm thực hiện pháp luật là quá trình hiện thực hóa pháp luật, với sự tác động đồng thời của các yếu tố chủ quan, khách quan, trong đó có các yếu tố môi trường, điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH), ý thức và kỹ năng của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật đã được các giáo trình trên trình bày khá chi tiết, thuyết phục. Bên cạnh những công trình khoa học trình bày các vấn đề lý luận cơ bản nêu trên đã có những công trình nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật gắn với công cuộc đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy pháp lý. Những công trình ấy được triển khai theo ba hướng nghiên cứu sau: - Hướng nghiên cứu về hiệu quả thực hiện pháp luật. Nhiều Luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ luật đã nghiên cứu chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật trên
  • 18. 12 từng lĩnh vực quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Nguyễn Minh Đoan trong sách “Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật” [31], đã trình bày những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật đặt trong bối cảnh nhà nước pháp quyền XHCN, gắn với việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Bên cạnh việc xây dựng các khái niệm thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, chỉ rõ các đặc điểm, hình thức, các nguyên tắc, quy trình thực hiện pháp luật, trong đó có quy trình áp dụng pháp luật, cuốn sách đã nghiên cứu những bảo đảm thực hiện pháp luật, vấn đề hiệu quả thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Sách đã phân tích ba bảo đảm thực hiện pháp luật, gồm chất lượng của hệ thống pháp luật, trình độ ý thức pháp luật trong xã hội và các điều kiện, môi trường thực hiện pháp luật. Về hiệu quả thực hiện pháp luật, sách đã trình bày khái niệm “hiệu quả thực hiện pháp luật”, các tiêu chí đánh giá hiệu quả và những kiến giải về việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. - Hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, trong đó có vấn đề về quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật. Năm 2008, Chính phủ đã ra Nghị định mới số 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, trong đó có bổ sung nhiệm vụ theo dõi chung về thi hành pháp luật. Nhằm xây dựng những luận cứ khoa học về thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước, phát triển khoa học pháp lý, phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện Nghị định 93 nêu trên, Bộ Tư pháp đã xây dựng luận cứ và thực hiện Đề tài khoa học cấp Nhà nước, với tiêu đề “Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” [22]. Trên cơ sở các phương pháp tiếp cận thực hiện pháp luật theo cơ chế, theo phương pháp toàn diện, liên ngành và thực tiễn. Đề tài đã đề xuất nghiên cứu bốn nội dung, gồm: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thi hành pháp luật, trong đó đã làm rõ cách thức và đặc trưng thi hành pháp luật của các cơ quan cụ thể trong bộ máy nhà nước (Quốc hội, CQHC, Tòa án, Viện kiểm sát), nhận diện các yếu tố tác động đến hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan đó; Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước; Thứ ba, nghiên cứu thực trạng và dự báo những vấn đề đặt ra trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước trên một số lĩnh vực của đời sống KT-XH;
  • 19. 13 Thứ tư, nghiên cứu các quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước. Ở nội dung này, Đề tài đã xác định những định hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm phát huy vai trò tích cực của từng loại chủ thể thực hiện chức năng quản lý, theo dõi công tác thi hành pháp luật. Có thể khẳng định những công trình nghiên cứu thuộc Đề tài theo ba hướng nghiên cứu trên đã giúp cho NCS tiếp cận được những vấn đề lý luận theo tư duy pháp lý mới, với các phương pháp tiếp cận mới trong vấn đề thực hiện pháp luật, từ đó đi sâu nghiên cứu có kết quả khái niệm và những đặc thù trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC và những nhiệm vụ khác của Luận án. 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC NHAU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Những công trình nêu trên khá phong phú, được công bố dưới hình thức các sách chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, và đặc biệt là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật. Có thể kể đến một số công trình sau: - Luận văn thạc sĩ luật của Nguyễn Việt Đức, đề tài “Thực hiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam hiện nay” (2012) [32]. - Luận văn thạc sĩ luật của Phạm Duy Hải, đề tài “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trong ngành kiểm sát nhân dân ở Việt Nam” (2012) [35]. Các luận án tiến sĩ luật nghiên cứu về thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực hành pháp, tư pháp và quản lý nhà nước các lĩnh vực xã hội cũng hết sức phong phú, như: - Luận án Tiến sĩ luật của NCS Lê Xuân Thân, về “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân” (2003) [77]. - Mới đây, NCS Trần Thị Quốc Khánh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật với đề tài “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam” [45]. Điểm chung của các công trình khoa học nêu trên là trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật đã đi sâu phân tích các đặc thù của việc thực hiện pháp luật trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước, từng lĩnh vực pháp luật, xem là cơ sở để luận chứng những giải pháp cần thiết, trong khuôn khổ của cơ chế thực hiện phù hợp.
  • 20. 14 Đặc biệt gần đây, từ thực tiễn CCHC, thực hiện Quyết định số 181 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại CQHC nhà nước ở địa phương trong việc giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức và Quyết định số 93 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế một cửa, một cửa liên thông thay thế cho Quyết định trên đã có những công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trực tiếp liên quan đến đề tài luận án, đáng chú ý là các công trình sau: - Luận án tiến sĩ của Trần Thanh Phương với đề tài về “TTHC trong hoạt động của UBND cấp huyện” (2003) [60]. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hạnh với đề tài về “Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân” (2005) [37]. - Luận văn thạc sĩ luật của Lê Thị Hằng, về “Cơ chế một cửa, cơ chế một của liên thông tại UBND cấp xã của Thành phố Huế hiện nay” (2011) [36]. Kết quả nghiên cứu của các luận án, luận văn trên có giá trị tham khảo bổ ích cho việc thực hiện luận án của NCS, đặc biệt là những đánh giá về các cơ chế giải quyết TTHC, những ưu điểm, hạn chế và khó khăn, vướng mắc của việc thực hiện các cơ chế ấy trong quá trình giải quyết TTHC. 1.4. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỀN HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Như trên đã nêu, trước Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương (khóa VII) - Hội nghị này được tiến hành vào tháng giêng năm 1995 đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính” [28] những vấn đề lý luận về nền hành chính trong khoa học pháp lý và khoa học quản lý hành chính mới được xúc tiến nghiên cứu; các khái niệm “nền hành chính”, “thể chế hành chính”, “TTHC”, “công vụ hành chính”… được trình bày trong các giáo trình của các bộ môn khoa học luật, trực tiếp là giáo trình Luật Hành chính. Như vậy, có thể khẳng định: Hội nghị trên của Đảng không chỉ là mốc đánh dấu, mở đầu cho công cuộc cải cách sâu rộng nền hành chính nhà nước ở Việt Nam mà còn thúc đẩy mạnh mẽ công tác nghiên cứu lý luận về nền hành chính, cải cách nền hành chính, với rất nhiều các công trình khoa học, mà tiêu biểu có thể kể đến một số công trình sau:
  • 21. 15 - Giáo trình “Hành chính học đại cương” (1997) [90]. Có thể khẳng định đây là công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nền hành chính, về cấu trúc của nền hành chính và những vấn đề liên quan, như kiểm tra, giám sát hành chính, thông tin trong hoạt động quản lý hành chính, vấn đề CCHC. Sách đã dành một chương nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTHC, như khái niệm, ý nghĩa của TTHC, phân loại TTHC, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC và vấn đề cải cách một bước TTHC ở Việt Nam hiện nay. Từ quan niệm chung “thủ tục là phương cách giải quyết công việc theo một trình tự nhất định” các tác giả cuốn sách đã đi tới quan niệm tổng quát về TTHC, khẳng định “TTHC là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức giải quyết công việc của CQHC nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân”, “là một loại hình quy phạm hành chính” [90, tr.208]. Giáo trình cũng xây dựng, phân tích các tiêu chí phân loại TTHC, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC, vai trò của TTHC và vấn đề cải cách TTHC. - Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo luật (Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội…). Điểm chung của các giáo trình trên là đều xác định TTHC là một chế định thuộc phần chung của ngành luật hành chính, với những nội dung lý luận khá nhất quán trên những vấn đề về khái niệm, đặc điểm của TTHC, phân loại TTHC, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC. Trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận của những giáo trình của các cơ sở đào tạo luật khác, đồng thời tổng kết thực tiễn thực hiện Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC (sau đây gọi là Nghị định số 63) [16], các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức, các tác giả giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Viện Đại học mở đã quan niệm “TTHC là cách thức tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được QPPL hành chính quy định, trong đó xác định rõ các việc cụ thể, yêu cầu, điều kiện đối với những việc ấy cũng như trình tự thực hiện mà các cơ quan nhà nước, CBCC nhà nước, các cá nhân, tổ chức có liên quan phải tuân thủ” [120]. Với quan niệm ấy, TTHC là cách thức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cũng là cách thức thực hiện quyền hành pháp do nhân dân ủy nhiệm cho CQHC, đồng thời là cách thức phục vụ nhân dân của nền hành chính nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về vật chất, tinh thần của nhân dân. Các tác giả giáo trình cũng
  • 22. 16 nhấn mạnh: Trong nhà nước pháp quyền XHCN, TTHC - về bản chất, là “tổng hòa của nhiều thuộc tính, trong đó tính hợp lý, đơn giản, chặt chẽ và tính phục vụ là những thuộc tính quan trọng nhất, thể hiện tập trung trong việc xây dựng và thực hiện TTHC giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức” [120]. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam nêu trên đã xác định các nguyên tắc quan trọng trong thực hiện TTHC, trong đó có nguyên tắc công khai, minh bạch, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quy định TTHC và của cơ quan, CBCC tham gia thực hiện TTHC. Bên cạnh các giáo trình, đã có một loạt các công trình khoa học được công bố dưới hình thức các sách chuyên khảo, các đề tài khoa học công nghệ các cấp, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến nền hành chính, các yếu tố cấu thành nền hành chính, trong đó có thể chế hành chính, TTHC, vấn đề cải cách bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ CBCC hành chính, nhận thức của Đảng về CCHC. Có thể kể đến một số công trình khoa học sau: - Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học của phân công, phân cấp quản lý CBCC lãnh đạo cao cấp trong CCHC hiện nay” (1997) [7]. - Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng nền hành chính công theo yêu cầu phát triển, hội nhập trong môi trường khoa học và công nghệ hiện đại” [41]. - Đoàn Trọng Truyến (1999), “So sánh hành chính các nước ASEAN” [91]. - Bùi Thế Vĩnh (Chủ biên) (1999), “Thiết kế tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước” [122]. - Viện Nghiên cứu Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ (2004), “Thực trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và giữa Trung ương - địa phương. Các khuyến nghị và giải pháp” [121]. - Nguyễn Văn Thâm (2000), “Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình CCHC” [76]. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Văn phòng Chính phủ về Dự thảo Luật TTHC, tổ chức tại thành phố Hạ Long, tháng 7/2007 [115]. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Văn phòng Chính phủ góp ý Dự thảo Luật TTHC, tổ chức tại Hội An, tháng 3/2008 [114].
  • 23. 17 Kỷ yếu của hai cuộc Hội thảo khoa học trên đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu, trong đó có bài “Các yêu cầu trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về TTHC” của John Benliley - Cố vấn trưởng pháp luật của Dự án Star - Việt Nam. Bài viết là công trình khoa học có giá trị tham khảo bổ ích không chỉ cho việc bảo đảm tính phù hợp của Luật TTHC với pháp luật và thông lệ quốc tế mà còn gợi mở nhiều vấn đề quan trọng trong việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật TTHC. Ngoài ra, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Bộ Tư pháp trong khuôn khổ Dự án VE/02/015-VNCI về “Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Luật Ban hành văn bản QPPL (sửa đổi)” [76] cũng có nhiều bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả và khả thi của pháp luật, đụng chạm trực tiếp đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTHC. Nhằm thực hiện Đề án “Đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, giai đoạn 2007-2010” [82] theo Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 30) và từ kết quả thực hiện Đề án, nhiều tác giả, trong đó có Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp đã biên tập nhiều sách tham khảo có giá trị lý luận và thực tiễn, nhất là giá trị thực tiễn, trong xây dựng và thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC, đáng chú ý là các ấn phẩm sau: - Các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, “Kiến nghị chính sách thương mại” (2011) [21]. Cuốn sách được biên tập dưới sự tài trợ của Liên minh Châu Âu, được coi là “Cuốn sách trắng”, trình bày các quan điểm, kiến nghị của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, như Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HASMEX), Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh… nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn về chính sách, pháp luật, thực thi pháp luật, trong đó có đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực thuế, xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ, hạ tầng cơ sở khu, cụm công nghiệp, chất lượng văn bản pháp luật, góp phần tăng cường năng lực về chính sách thương mại cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam. - Đặc san của Tạp chí Đầu tư nước ngoài, với tiêu đề “Chung tay cải cách TTHC” [75]. Đặc san đăng tải nhiều bài viết về kết quả nghiên cứu thực tiễn cải
  • 24. 18 cách và thực hiện TTHC, trong đó có bài viết của Nguyễn Minh Mẫn về “Cách làm mới thể hiện quyết tâm chính trị”; bài “Mấu chốt thành công là từ người đứng đầu”, tác giả Đinh Văn Ân; bài “Chính phủ cần tiếp tục điều hành trực tiếp”, tác giả Lê Quốc Ân; bài “Máy xén phải đủ mạnh”, tác giả Dương Thu Hương; bài “Ba được hai chưa”, tác giả Nguyễn Đình Cung; bài “Phải gỡ từ gốc những xung đột giữa các luật”, tác giả Trần Du Lịch… Đặc biệt, Đặc san cũng đăng tải nhiều bài viết về những thành công, những khó khăn, vướng mắc trong cải cách và thực hiện TTHC ở một số địa phương, ngành KT-XH, như “Hà Nội- hiệu quả và quyết tâm cải cách”, của tác giả Hiếu Chi; “Thành phố Hồ Chí Minh - Hiệu quả kinh tế - chính trị thiết thực” của tác giả Hoài Nam; “Bắc Ninh và cuộc tổng động viên cho cải cách” của tác giả Hoài Ngân; “Đề án 30 và Tập đoàn Dầu khí quốc gia” của tác giả Đinh La Thăng; bài “Gỡ rối thủ tục xây dựng” của Nguyễn Long; bài “Các hiệp hội muốn tăng cường đối thoại”, khảo sát của Hội đồng Tư vấn thuộc Ban Chỉ đạo Đề án 30; “Tân Cảng Sài Gòn - Hiệu quả lớn từ đơn giản TTHC” của Đinh Mạnh,… - “Sổ tay nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính” (2012) [20]. Mặc dù tên gọi là “Sổ tay nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính” song cuốn sách có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng, trong đó đã trình bày những vấn đề lý luận về kiểm soát TTHC, về sự tham gia ý kiến đối với quy định về TTHC, tính toán chi phí xây dựng và thực hiện TTHC, công bố công khai TTHC, rà soát quy định TTHC, vấn đề tiếp cận, xử lý phản ánh, kiến nghị, kiểm tra việc thực hiện TTHC, và đặc biệt là vấn đề quản lý và sử dụng cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC. Có thể khẳng định cuốn sách là cơ sở quan trọng để Luận án tham khảo trong các nghiên cứu việc thực hiện và kiểm soát TTHC của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam. 1.5. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI Một số tác giả nước ngoài có công trình nghiên cứu về nền hành chính, về vị trí, vai trò của các cấu trúc nền hành chính, về quản trị nhân sự hành chính, về CCHC ở các nước đang phát triển và về TTHC. Những công trình đó đã đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính khoa học, khách quan đối với công cuộc CCHC nhà nước ở Việt Nam. Đáng chú ý trong các công trình đó là những báo cáo
  • 25. 19 của Ngân hàng Châu Á, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức quốc tế có dự án tài trợ nhằm nâng cao năng lực xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ. Đặc biệt, Dự án STAR-Việt Nam đã đề cập nhiều vấn đề trực tiếp đến cải cách TTHC, bảo đảm tính công khai, minh bạch, tiết kiệm, tạo cơ hội tối đa trong tiếp cận pháp luật của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết thủ tục, kinh nghiệm cải cách TTHC ở một số nước trên thế giới, cụ thể là: - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực của cán bộ Chính phủ trong CCHC” [42]. Kỷ yếu trình bày những kinh nghiệm xây dựng nguồn nhân lực cán bộ Chính phủ, vai trò và nội dung hoạt động của Viện Nhân sự trong cơ cấu Chính phủ, những vấn đề về tổ chức nhân sự nền hành chính. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Quản lý thể chế và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế suy thoái” [43]. Hội thảo đã có nhiều tham luận quan trọng, đáng chú ý là tham luận của TS.Jim Winkler, Giám đốc Dự án VNCI (Hỗ trợ phát triển chính sách) về “Năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa môi trường thể chế”, về “Làm sạch môi trường thể chế’; bài “Quản lý thể chế và đánh giá dự báo tác động chính sách” của Faisal Waru, Cố vấn cao cấp về cải cách thể chế, Dự án VNCI… Các tác giả trong các bài viết nêu trên đã trình bày kinh nghiệm thành công của các nước Mêhicô, Croattia, Hàn Quốc về cải cách TTHC và bài học cho Việt Nam. - Trong Đặc san của Tạp chí Đầu tư nước ngoài, với tiêu đề “Chung tay cải cách thủ tục hành chính” như đã nêu trên, đã có nhiều tác giả nước ngoài trình bày các bài viết nghiên cứu về cải cách thể chế, trong đó có cải cách TTHC ở Việt Nam: + Michael Foster trong bài viết của mình - Đề án 30, giải pháp kịp thời và nỗ lực của cơ quan Kiểm soát TTHC [74], đã đánh giá ý nghĩa, kết quả của Đề án 30, đồng thời chỉ ra những tồn tại cần khắc phục. Theo tác giả, Việt Nam đã xác định rằng cần có một làn sóng cải cách mới với sự quan tâm thích đáng về các tác động của TTHC đối với môi trường đầu tư, khả năng cạnh tranh kinh tế và tăng trưởng, và Đề án 30 chính là một giải pháp kịp thời, thành công lâu dài của nó phần lớn sẽ phụ thuộc vào động lực hiện có và việc thực thi nghiêm chỉnh các cải cách của các cơ quan nhà nước theo hướng dẫn của Nghị định 63 mới được phê duyệt và bởi nỗ lực của cơ quan kiểm soát TTHC.
  • 26. 20 + Jim Winkler trong bài viết “Năng lực và thẩm quyền thực sự cho cơ quan kiểm soát TTHC” [73] đã nhấn mạnh đến vai trò điều tiết của Chính phủ trong cải cách và thực hiện TTHC, mà cụ thể là cơ quan kiểm soát TTHC phải đảm bảo rằng việc đánh giá tác động của các luật lệ được thể hiện không chỉ đối với các TTHC mà cả đối với các luật, pháp lệnh, nghị định. Cơ quan này cần phải có trách nhiệm và khả năng để phối hợp thực hiện từ Trung ương đến địa phương. + Alanin Cany trong bài “Tiếp tục cải cách toàn diện và quyết liệt hơn” [71] đã đề cập đến vai trò của các tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam, trong đó có EUROMAM trong việc hỗ trợ Đề án 30. - Sách “Hành chính trực tuyến - Hướng dẫn căn bản về chính phủ điện tử ở Áo” [59]. Với quan niệm chính phủ điện tử nói chung “nghĩa là đơn giản hóa các quy trình, thủ tục công việc hàng ngày thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các lĩnh vực quản trị thông tin, truyền thông và thủ tục trong nội bộ và giữa các cơ quan nhà nước, cũng như giữa chính phủ và công dân, doanh nghiệp” [59, tr.4]. Cuốn sách đã trình bày các yếu tố cơ bản của chính phủ điện tử, lịch sử và tổ chức chính phủ điện tử ở Áo, nội dung và vai trò của dịch vụ điện tử đối với công dân, doanh nghiệp, với các cơ quan công quyền, trong đó có “Trang web HELP.gvoat cổng thông tin một cửa và ứng dụng mã số công dân, hệ thống định danh cá nhân thống nhất trên phạm vi toàn nước Áo” [59, tr.2], nhờ đó “toàn bộ quy trình có thể được thực hiện theo phương thức điện tử, mà không cần phải in ra giấy ở bất kỳ khâu nào, từ việc điền mẫu đơn, nộp lệ phí, cho đến xử lý công việc nội bộ (hệ thống hồ sơ điện tử ELAR) và gửi công văn, thông báo” [59, tr.2]. Cuốn sách cũng cho biết nước Áo đã ban hành Luật Chính phủ điện tử, và nhờ những thành tựu xây dựng chính phủ điện tử mà “góp phần đưa Áo tiến đến vị trí dẫn đầu từ xuất phát điểm là vị trí thứ 13 năm 2012” [59, tr.2] trong Cộng đồng Châu Âu về cải cách, đơn giản hóa và thực hiện TTHC. Có thể khẳng định cuốn sách đã gợi mở những nhận thức mới, cách làm mới trong cải cách và thực hiện TTHC ở Việt Nam, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông, mà bước tiến vừa qua là việc xúc tiến nghiên cứu áp dụng mã định danh cá nhân công dân do các cơ quan Chính phủ tiến hành.
  • 27. 21 Một số công trình khác của tổ chức, học giả nước ngoài (tiếng Anh) trình bày những bình luận, đánh giá về công cuộc cải cách TTHC ở Việt Nam và một số nước, trong đó có: - OECD (2011), “Administrative Simplìication in Vietnam supporting the conapetitiveness of the Vietnamese economy" [128]. OECD là một diễn đàn dành cho Chính phủ của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất cùng nhau bàn bạc, giải quyết các vấn đề kinh tế mà nền kinh tế nước họ đặt ra và kinh tế toàn cầu. Hiện OECD có 34 thành viên là những nước phát triển, có thu nhập cao, trong đó Châu Âu có 25 thành viên, Châu Mỹ có 4 thành viên, Châu Á có 3 thành viên (Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel), Châu Đại Dương có 02 thành viên gồm Newzeland và Úc. Với tiêu đề nêu trên, Ấn phẩm trình bày mục đích, phạm vi, bối cảnh chính trị, kinh tế ra đời của Đề án 30, những đánh giá cụ thể, trong đó có đánh giá về quy trình một cửa và rộng hơn là tính hiệu quả của thể chế mới ở Việt Nam, những đổi mới trong việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật mới, những đánh giá và đề xuất các phương hướng để phát triển cải cách thể chế tại Việt Nam trong tương lai, trong đó công khai, minh bạch, hiệu quả là những phương hướng ưu tiên. OECD đồng thời còn công bố nhiều ấn phẩm về cải cách thể chế, chính sách đầu tư ở Việt Nam, về xúc tiến đến tự do thương mại và đầu tư của các nước công nghiệp APEC, về cải cách thể chế ở Italia, Pháp, các nước Đông Nam Á. - ACAPR "Advisory Council for Administrative Procedure Reform" (2009) Preliminary Survey of Administrative Procedures, hanoi [124]. - Acuna - Afaro, Sairo (ed) (2009), "Reforming Public Administration in Vietnam: Current Situation and Recommendations", United Wations Development Programme Vietnam Hanoi. Ấn phẩm trình bày “CCHC nhân dân ở Việt Nam - Thực trạng và đề xuất” [125]. - APEC "Asia-Pacific Economic Cooperation), Economic Committee" (2009), “Vietnam: Developments in Regulatory Reform”, in: APEC Economic Committee, APEC Economic Policy Report, Singapore [126], trình bày những bước phát triển về cải cách thể chế ở Việt Nam. - ICAS "Investment Climate Advisiry cervices) of the World Bank Group" (2010) “Better Regulation for Growth: Regulatory Governance in Developing
  • 28. 22 Countries”, Report wrepared by Scott Jacobs and Peter Ladegaard, IFC (Internationnal Finandce Co-operation) Washington DC [127]. Báo cáo của ICAS - Tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư của Ngân hàng Thế giới về “Quy định tốt hơn cho sự phát triển: Bộ máy, thể chế tại các nước đang phát triển (2010)”. - Schwarz, Matthew (2010), “Project 30: A Revolution in Vietnamese Governance”, Brookings Northeast Asia Commentary, No 41, The Brookings Institution, Washington DC [129]. Bình luận của Brookings Đông Nam Á, với tiêu đề: “Đề án 30: Cuộc cách mạng của Chính phủ Việt Nam”, đã đánh giá cao ý nghĩa và vai trò của Đề án 30 trong công cuộc cải cách thể chế ở Việt Nam. Tổng quan tình hình nghiên cứu nói trên cho thấy tuy có sự nghiên cứu riêng lẻ theo những hướng khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu đã góp phần khái quát được một số mô hình giải quyết TTHC chủ yếu. Những nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quan trọng, hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài Luận án. Thực tế cho thấy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, chuyên sâu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước, trong đó có cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam. Kết luận chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài cho thấy trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế đã có nhiều công trình khoa học có nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài. Ở trong nước, các tác giả đã nghiên cứu khá công phu, nghiêm túc, với các góc độ, hình thức khác nhau, tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, mô hình nhà nước pháp quyền, mô hình giải quyết TTHC; những vấn đề riêng về thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC ở một số nước trên thế giới. Một số công trình đã nghiên cứu trực tiếp về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên ít nhiều có sự liên quan đến đề tài Luận án và là cơ sở khoa học để tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam.
  • 29. 23 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 2.1.1. Khái niệm pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính Khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC liên quan đến khái niệm TTHC và giải quyết TTHC. Như phần Mở đầu của Luận án đã phân tích, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về nền hành chính, trong đó có các khái niệm thể chế hành chính, TTHC, công chức, công vụ hành chính… chỉ được chú ý sau khi Đảng đề ra Nghị quyết về CCHC tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (Khóa VII). Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học pháp lý nghiên cứu nhưng vẫn có nhiều khái niệm, trong đó có khái niệm TTHC và giải quyết TTHC vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất. Trong khi hai khái niệm này là khái niệm cơ sở để nghiên cứu, xây dựng khái niệm pháp luật về giải quyết TTHC. Vì lẽ ấy và để bảo đảm sự nhất quán trong các phân tích, Luận án tiếp cận và xây dựng khái niệm TTHC và khái niệm giải quyết TTHC như sau: 2.1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính Khái niệm TTHC, rộng hơn là khái niệm thủ tục nhà nước liên quan đến một khái niệm chung hơn, là khái niệm thủ tục. Về mặt thuật ngữ, nghĩa của từ thủ tục được các từ điển giải thích nhưng có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn “thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức” [123, tr.927]; “thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung và trình tự nhất định, theo quy định của cơ quan nhà nước” [123, tr.1535]. Từ điển Hán - Việt của Giáo sư Đào Duy Anh quan niệm “thủ tục là các trình tự và phương pháp làm việc” [1, tr.441]. Từ điển Bách khoa Việt Nam thủ tục được hiểu là “cách thức đã định để thực hiện một hoạt động” [120, tr.274]. Từ các quan niệm trên có thể thấy ở góc độ chung nhất, thủ tục bao gồm hai yếu tố cơ bản là trình tự và cách thức, trong đó trình tự xác định quy trình, tức là trật tự các bước, các giai đoạn tiến hành công việc; cách thức xác định phương pháp
  • 30. 24 tiến hành các công việc, gắn với những hoạt động cụ thể. Các hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó có các hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được diễn ra phổ biến với nhiều hành vi (hoạt động) kế tiếp nhau, với trình tự thời gian và những công việc cụ thể, xác định, theo những thủ tục nhất định. Như vậy, trình tự là yếu tố quan trọng và không thể thiếu của thủ tục nói chung và của TTHC nói riêng. Tuy nhiên, trình tự mới chỉ là yếu tố có tính hình thức, để trình tự được tôn trọng và thực hiện thì đòi hỏi phải có cách thức phù hợp. Ví dụ, để giải quyết khiếu nại, CQHC có thẩm quyền phải tiến hành các hoạt động để xác minh, làm rõ các vấn đề có liên quan, như người khiếu nại có quyền khiếu nại không, thời hiệu và thời hạn khiếu nại, đối tượng, nội dung khiếu nại, từ đó có cách thức giải quyết hợp lý. Ngược lại, cách thức để tiến hành các hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng nó chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được áp dụng một cách đúng đắn, theo những trình tự và thời gian nhất định. Nói cách khác, trình tự và cách thức thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục đích đặt ra là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau của thủ tục. Khái niệm thủ tục là khái niệm cơ bản cho phép đi sâu nghiên cứu khái niệm thủ tục trên các lĩnh vực cụ thể, trong đó có khái niệm TTHC. Theo tác giả Trần Thanh Phương trong nghiên cứu của mình về TTHC trong hoạt động của UBND cấp huyện (năm 2003) đã quan niệm: “TTHC là cách thức và trình tự do luật hành chính điều chỉnh về việc tiến hành các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm đạt tới những kết quả nhất định đã được dự liệu trong pháp luật” [60]. Quan niệm này đã coi TTHC là phương pháp điều chỉnh của luật hành chính đối với các hoạt động của CQHC trong quản lý hành chính nhà nước các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo những mục tiêu quản lý đã được xác định. Tác giả Nguyễn Hạnh khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân” (năm 2005) đã quan niệm: “TTHC là trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy định, để các CQHC nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động của mình trong phạm vi và lĩnh vực quản lý hành chính, nhằm mục đích thực hiện các quy phạm vật chất do pháp luật hành chính và các quy phạm của các ngành luật khác quy định” [37]. Theo quan niệm này, TTHC được hiểu là các quy phạm thủ tục (hình thức), là một bộ phận cấu
  • 31. 25 thành của pháp luật hành chính; giữa quy phạm thủ tục và quy phạm vật chất có mối quan hệ mật thiết với nhau, quy phạm thủ tục được quy định để thực hiện các quy phạm vật chất. Khái niệm TTHC cũng được đề cập trong các giáo trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật, hành chính. Nhìn chung, trong các giáo trình này đều có một điểm chung là coi TTHC là một chế định độc lập của ngành luật hành chính, bao gồm các quy phạm hình thức, đồng thời đều giải thích TTHC là trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, về nội hàm và cách thể hiện khái niệm TTHC trong mỗi giáo trình cụ thể vẫn có những khác biệt nhất định. Ví dụ, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Khoa Luật Đại học Quốc gia quan niệm: “Bộ phận những thủ tục của hoạt động quản lý được luật hành chính quy định gọi là TTHC… Là trình tự và cách thức thực hiện những hành động nhất định nhằm đạt tới những hệ quả pháp lý mà phần quy định của quy phạm vật chất dự kiến trước” [46, tr.487]. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội quan niệm: “TTHC là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước” [26, tr.144]. Trong giáo trình “Hành chính học đại cương” do Giáo sư Đoàn Trọng Truyến chủ biên, khái niệm TTHC được trình bày một cách cụ thể hơn: Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân. Nó được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện một hình thức hoạt động cần thiết của mình, trong đó bao gồm cả trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính [90, tr.208]. Từ các phân tích trên cho thấy, quan niệm về TTHC về cơ bản đã có sự thống nhất, mà cụ thể là đã có sự thống nhất về những yếu tố tạo thành TTHC, về những đặc điểm chung của TTHC. Tuy nhiên các quan niệm trên còn có hạn chế là chưa đề cập hoặc đề cập chưa rõ những yêu cầu mới đối với TTHC trong cải cách TTHC hiện
  • 32. 26 nay, và trong mối quan hệ giữa cải cách TTHC với cải cách nền hành chính trong quá trình chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ, với việc xác định cải cách TTHC là khâu đột phá của quá trình đó. Vì vậy, bên cạnh những yếu tố, đặc điểm chung mang tính truyền thống, quan niệm TTHC cần được hoàn thiện nhằm đáp ứng những yêu cầu của cải cách hành chính, tăng cường tính hợp lý, công khai, minh bạch của TTHC, làm cho nó thực sự là công cụ để các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng, tham gia tích cực vào các giao dịch hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên cơ sở kế thừa các yếu tố hợp lý trong các quan niệm về TTHC như đã phân tích ở trên, tác giả Luận án đề xuất quan niệm về TTHC như sau: TTHC là trình tự và cách thức do quy phạm pháp luật hành chính quy định để các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hành chính tiến hành các hoạt động nhằm ổn định tổ chức và trật tự quản lý nội bộ hoặc để các chủ thể này tổ chức cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hoạt động cụ thể trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, cung cấp các dịch vụ công và thực hiện các giao dịch hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, phục vụ xã hội và nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. TTHC giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được quan niệm chính thức tại Nghị định số 63 của Chính phủ, là “trình tự, cách thức thực hiện hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”(khoản 1 Điều 3). Cũng tại văn bản này, tại khoản 2 Điều 8 đã xác định những bộ phận cơ bản tạo thành một TTHC hoàn chỉnh, gồm: 1) tên TTHC; 2) trình tự thực hiện; 3) cách thức thực hiện; 4) hồ sơ; 5) thời gian giải quyết; 6) đối tượng thực hiện TTHC; 7) cơ quan thực hiện TTHC; 8) kết quả thực hiện TTHC; 9) các bộ phận khác nếu có, như mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả thực hiện, phí, lệ phí… Với các quan niệm trên có thể thấy TTHC có bản chất và đặc điểm khác với các thủ tục khác, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: - Về bản chất, TTHC khác với các thủ tục khác ở chỗ, TTHC được quy phạm pháp luật hành chính quy định để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực tổ chức, quản lý hành chính nhà nước, giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính, để tiến hành các công việc thuộc quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và giữa
  • 33. 27 những nhân viên nhà nước với nhau, tiến hành các công việc thuộc quan hệ giữa cơ quan nhà nước, công chức nhà nước với cá nhân và tổ chức. TTHC cũng khác với các thủ tục tố tụng thuộc lĩnh vực tư pháp, như thủ tục trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, các thủ tục trong giải quyết các vụ án kinh tế, lao động và thủ tục tố tụng hành chính. Bản chất của TTHC còn thể hiện ở mục đích là nhằm phục vụ cho công tác quản lý, tạo cơ sở cho việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể trong các giao dịch hành chính. TTHC là công cụ pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hành chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao một cách thống nhất, thông suốt, công khai, minh bạch và hiệu quả. Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định TTHC là công cụ thực hiện quyền hành pháp, là công cụ để quản lý, điều hành, bảo đảm cho nền hành chính thực sự trong sạch, dân chủ, thống nhất và hiện đại. TTHC đồng thời là công cụ pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân, trong đó có các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các giao dịch hành chính, tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - TTHC có một số đặc điểm cơ bản sau: Một là, TTHC là những trình tự, cách thức điển hình, phổ biến và có tính hợp lý, được lựa chọn và kiểm chứng trong thực tiễn, được pháp luật hành chính quy định cụ thể và có tính bắt buộc chung để điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình quản lý hành chính, phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước, tạo môi trường thuận lợi và bảo đảm an ninh, an toàn cho các giao dịch hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hai là, TTHC có tính đa dạng, đa chủ thể và đa cấp độ; vừa có tính thống nhất lại vừa có tính thứ bậc, gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan cụ thể. Mặt khác, do TTHC được xác lập và thực hiện trong lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cung cấp các dịch vụ công và thực hiện các giao dịch hành chính nên yếu tố chủ thể thực hiện TTHC có những đặc điểm riêng. Đây cũng là một trong những cơ sở để phân biệt TTHC với các thủ tục khác, như các thủ tục tố tụng tư pháp, kể cả
  • 34. 28 thủ tục tố tụng hành chính quy định trình tự xét xử của Tòa án hành chính với tư cách là Tòa chuyên trách thuộc hệ thống Tòa án nhân dân. Ba là, đối tượng của TTHC rất rộng, phức tạp, phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều mối quan hệ, nhiều loại vấn đề, vụ việc khác nhau, diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, TTHC cũng rất phong phú, đa dạng; có những thủ tục phức tạp, nhưng cũng có những thủ tục đơn giản; có những thủ tục chung nhưng cũng có nhiều các thủ tục có tính chất chuyên biệt, chuyên ngành. Với đặc điểm này các TTHC không những phải đáp ứng những yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ, ổn định, công khai, minh bạch đồng thời phải có tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, phải thuận tiện và có tính khả thi cao. Bốn là, chỉ có cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền được pháp luật hành chính quy định mới là chủ thể có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giải quyết TTHC. Đặc điểm này của TTHC được biểu hiện rõ trong các quá trình giải quyết các TTHC phát sinh trong nội bộ cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan, người có thẩm quyền với công chức trong bộ máy nhà nước cũng như trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước, công chức với tổ chức, cá nhân. Năm là, các quy phạm pháp luật quy định TTHC là các quy phạm pháp luật hình thức, vì vậy chúng có những đặc điểm riêng so với các quy phạm pháp luật nội dung, nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và tương tác mạnh mẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, các quy phạm pháp luật nội dung là chuẩn mực chung để các chủ thể sử dụng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các giao dịch hành chính; các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng để đưa ra các kết luận hoặc quyết định trong quá trình giải quyết TTHC. Quy phạm pháp luật hình thức xác định trình tự, cách thức để các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động trên cơ sở áp dụng một cách đúng đắn các quy định của quy phạm pháp luật nội dung. TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định, giải quyết có đầy đủ những đặc điểm của TTHC nói chung, đồng thời có một số đặc điểm riêng sau: - Các quy phạm pháp luật quy định TTHC thuộc trách nhiệm thực hiện của cơ quan nhà nước cấp tỉnh bao gồm hai bộ phận, gồm bộ phận các quy phạm pháp luật quy định TTHC do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành và bộ phận quy phạm pháp luật quy định các TTHC do cơ quan nhà nước cấp
  • 35. 29 tỉnh ban hành theo thẩm quyền được phân cấp cho HĐND và UBND cấp tỉnh. Việc ban hành các quy phạm pháp luật quy định TTHC này phải tuân theo các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (năm 2004) [66]. Đối với các TTHC giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể này thì việc quy định TTHC theo thẩm quyền của cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc quy định TTHC được Nghị định về kiểm soát TTHC nêu trên quy định. - TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định phải bảo đảm tính thống nhất, liên thông của hệ thống thủ tục, đồng thời phải phản ánh được những đặc điểm và yêu cầu về giải quyết TTHC phù hợp với thực tiễn của địa phương, để phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. Vì vậy, những TTHC ấy chỉ có hiệu lực về không gian trên phạm vi tương ứng với thẩm quyền được phân cấp quản lý đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh và được thực hiện bởi các chủ thể quản lý nhà nước, mà trực tiếp là các cơ quan, người có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh thực hiện. Việc thừa nhận thẩm quyền quy định và giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh là phù hợp với chủ trương của Đảng tại các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, XI về tăng cường phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chủ của địa phương. Điều đó đòi hỏi các TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định phải phù hợp với thực tiễn địa phương. Tính đa dạng của TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, như năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý, các yếu tố chính trị, trình độ phát triển cũng như các yếu tố về truyền thống văn hóa, xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó, TTHC do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quy định cũng dễ tiềm ẩn những nguy cơ không mong muốn, như: tính cục bộ, phiến diện, bất ổn định và phức tạp… Điều này đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề kiểm soát TTHC, trực tiếp là kiểm soát việc quy định TTHC, rà soát TTHC, công bố TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh. 2.1.1.2. Khái niệm giải quyết thủ tục hành chính Phù hợp với phạm vi nghiên cứu được Luận án xác định trong phần Mở đầu, Luận án tập trung nghiên cứu khái niệm giải quyết TTHC đối với các thủ tục liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
  • 36. 30 Theo một nghĩa chung nhất, thuật ngữ giải quyết, trong đó có giải quyết TTHC được hiểu “là việc xem xét, làm rõ nội dung, bản chất của vấn đề, sự việc để đưa ra kết luận hoặc quyết định phù hợp”. Theo quan niệm ấy, để giải quyết các vấn đề, sự việc có chất lượng, hiệu quả thì cần thiết phải tuân theo các quy trình, cách thức, thao tác và kỹ năng cần thiết. Với nghĩa nêu trên của thuật ngữ giải quyết, liên hệ với khái niệm TTHC, có thể đưa ra khái niệm về giải quyết TTHC như sau: Giải quyết TTHC là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, làm rõ bản chất, nội dung các vấn đề, vụ việc hành chính theo đúng trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy định và đưa ra các kết luận hoặc quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, phục vụ xã hội và nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Điều cần lưu ý là pháp luật hành chính trong định nghĩa trên là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định TTHC. Đối với việc giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì pháp luật hành chính ngoài các quy phạm quy định TTHC còn có các quy phạm tạo thành pháp luật về giải quyết TTHC. Từ quan niệm trên, giải quyết TTHC có những đặc điểm sau: Một là, giải quyết TTHC là việc tiến hành những hoạt động, những công việc nhất định do pháp luật hành chính quy định để làm rõ bản chất, nội dung của vấn đề, vụ việc, trên cơ sở đó cơ quan, người có thẩm quyền đưa ra quyết định giải quyết vấn đề, vụ việc một cách đúng đắn, hợp pháp, hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, số lượng các vấn đề, vụ việc cần phải xem xét giải quyết theo TTHC rất phong phú, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết TTHC phải tiến hành những hoạt động cần thiết như nghiên cứu đơn, thư, hồ sơ, tài liệu; tổ chức xác minh, phân tích, đánh giá các thông tin, chứng cứ; xác định chính xác các quy phạm pháp luật áp dụng; kết luận và ra quyết định giải quyết theo đúng quy trình luật định. Với các hoạt động đó đòi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết TTHC phải có đủ các điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính và thể chế. Người có thẩm quyền giải quyết TTHC không những
  • 37. 31 phải có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nhất là sự hiểu biết pháp luật về TTHC và giải quyết TTHC mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về đạo đức, trách nhiệm công vụ, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết TTHC. Hai là, chủ thể trong giải quyết TTHC là các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các CQHC có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được pháp luật quy định. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt chủ thể trong giải quyết TTHC công, mang tính quyền lực nhà nước với các chủ thể của các phương thức giải quyết các vấn đề, vụ việc theo trình tự, thủ tục tư pháp, trọng tài hoặc TTHC tư, mang tính xã hội, phi nhà nước. Ví dụ, Tòa án nhân dân, thẩm phán có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong việc xét xử các vụ án theo trình tự tố tụng; các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xem xét, giải quyết các tranh chấp theo thủ tục trọng tài; giám đốc, tổng giám đốc các công ty, tổng công ty có nhiệm vụ, quyền hạn xem xét và giải quyết các việc trong nội bộ công ty, tổng công ty theo TTHC tư và các quy định nội bộ…. Chủ thể trong giải quyết TTHC cũng là người đại diện cho cơ quan nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước, một loại quyền lực do nhân dân ủy quyền, để thực thi công vụ. Vì vậy, về nguyên lý, việc thực thi công vụ của các chủ thể nêu trên trong giải quyết TTHC cũng đồng thời là trách nhiệm công vụ, trách nhiệm phục vụ nhân dân và phải bảo đảm sự bình đẳng, công khai, minh bạch, dân chủ và thuận tiện trong giải quyết thủ tục, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng. Ba là, khách thể trong giải quyết TTHC là các quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan đến các vấn đề, vụ việc mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết theo TTHC. Các quyền và lợi ích này rất phong phú, đa dạng, được Hiến pháp năm 2013 [68] ghi nhận trong Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành, như: Luật Báo chí, Luật Xuất bản; Luật Doanh nghiệp; Luật Phá sản; Luật Hôn nhân và gia đình… Trên cơ sở của pháp luật, các quan hệ pháp luật có thể được phát sinh, tồn tại hoặc chấm dứt xuất phát từ những nhu cầu khách quan và mong muốn chủ quan của chủ thể. Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật này không mặc nhiên phát sinh, tồn tại hoặc chấm dứt, mà trong hầu hết các trường hợp còn cần có
  • 38. 32 sự giải quyết của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Ví dụ, để kết hôn và sống cuộc sống vợ chồng thì đôi nam nữ cần phải làm thủ tục đăng ký kết hôn, phải được UBND giải quyết theo thủ tục đăng ký kết hôn; để lập hội, thì những người có nguyện vọng lập hội phải thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật về hội và phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết (đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc Bộ Nội vụ giải quyết (đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh) theo thủ tục được pháp luật quy định. Cũng như vậy, để thực hiện quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh, mã số thuế, thực hiện việc thông báo trên các báo Trung ương hoặc địa phương theo quy định mới có thể tiến hành kinh doanh hợp pháp. Như vậy, để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong giải quyết TTHC không chỉ đòi hỏi các quy phạm quy định TTHC phải đáp ứng được các nguyên tắc quy định thủ tục, phù hợp với yêu cầu CCHC, mà còn đòi hỏi chất lượng các quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết thủ tục, tức là chất lượng pháp luật về giải quyết TTHC. Bốn là, đối tượng giải quyết TTHC là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Xuất phát từ tính phong phú, đa dạng của các quan hệ pháp luật phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước, đối tượng giải quyết TTHC rất đông về số lượng, vừa đa dạng, phức tạp về cơ cấu, thành phần, trình độ, địa vị xã hội... Tính nhiều vẻ và phức tạp của chủ thể là đối tượng giải quyết TTHC đòi hỏi khi giải quyết TTHC đối với mỗi chủ thể xác định, thì bên cạnh các yếu tố chung, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cần có sự tìm hiểu để nắm được thực chất điều kiện, hoàn cảnh, năng lực của họ để có cách giải quyết đúng đắn, công bằng và hợp lý. Năm là, yêu cầu của giải quyết TTHC là phải bảo đảm đúng các nguyên tắc do pháp luật quy định, trong đó có nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà và đề cao trách nhiệm của CBCC trong giải quyết thủ tục.