SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TRẦN THỊ TRÚC LINH
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN TIM
VỚI MỤC TIÊU THEO KHUYẾN CÁO
ESC-EASD Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
CÓ TĂNG HUYẾT ÁP
Chuyên ngành: NỘI TIẾT
Mã số : 62 72 01 45
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HUẾ - 2015
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC HUẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN HẢI THỦY
2. TS. NGÔ VĂN TRUYỀN
Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG TRUNG VINH
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN ANH VŨ
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế
Vào lúc: giờ ngày tháng năm 20
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia;
- Trung tâm học liệu - Đại học Huế
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
Bài báo 1:
“NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN QUAN GIỮA NT-proBNP HUYẾT
TƯƠNG VỚI SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG
TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP.”
Nguyễn Hải Thủy, Trần Thị Trúc Linh
Trường Đại Học Y Dược Huế
Tạp chí Tim mạch Hội nghị Tim mạch Miền Trung năm 2012
Bài báo 2:
“KHẢO SÁT BỀ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH
CẢNH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ
TĂNG HUYẾT ÁP”
Trần Thị Trúc Linh,
Nguyễn Hải Thủy, Đoàn Thanh Tuấn
Trường Đại Học Y Dược Huế-Đại học Huế
Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ
Tạp chí Y Dược –Đại học Y Dược Huế, Số dành cho Hội nghị Sau đại
học năm 2014
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADA American Diabetes Association Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
AGEs
AUC
Advanced Glycation End Products
.........
Sản phẩm sau cùng của quá trình
đường hóa bậc cao
Diện tích dưới đường cong
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể
BTTCB Bệnh tim thiếu máu cục bộ
ĐMC Động mạch cảnh
ĐTĐ Đái tháo đường
EF Ejection Fraction Phân suất tống máu
eGFR Estimated Glomerular Filtration
rate
Ước tính độ lọc cầu thận
ESC-EASD The European Society of
Cardiology/ The European
Association for the Study of
Diabetes
Hội Tim mạch Châu Âu - Hội
nghiên cứu Đái tháo đường Châu
Âu
ESC/ESH
ET
The European Soceity of Cardiology/
The European Soceity of Hypertension
Left ventricular ejection time
Hội Tim mạch/Hội Tăng huyết áp
Châu Âu
Thời gian tống máu thất trái
GLUT4 Glucose Transporter 4 Vận chuyển glucose 4
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
HCCH Hội chứng chuyển hóa
Hs-CRP
IVCT
High sensitivity C-reactive protein
Isovolumic contraction time
Protein phản ứng C độ nhạy cao
Thời gian co đồng thể tích thất trái
IMTc Carotid intima-media thickness Bề dày nội trung mạc động mạch cảnh
IVRT Isovolumic relaxation time Thời gian thư giãn đồng thể tích
KTC Khoảng tin cậy
LVMI Left ventricular mass index Chỉ số khối cơ thất trái
NO Nitric oxide
NT-proBNP N-terminal fragment pro B-type
natriuretic peptide
Peptid thải natri niệu phân đoạn N
cuối cùng
OR Odds Ratio Tỷ số chênh
PĐTT Phì đại thất trái
RLCNTT Rối loạn chức năng tâm thu
RLCNTTrg
RLVĐV
Rối loạn chức năng tâm trương
Rối loạn vận động vùng
RR Relative Risk Nguy cơ tương đối
RWT Relative Wall Thickness Bề dày thành tương đối
TB ± ĐLC
TC Total Cholesterol
Trung bình ± Độ lệch chuẩn
Cholesterol toàn phần
TEI Total Ejection Isovolumic Index Chỉ số Tei
TG Triglycerid
TGPHĐTĐ Thời gian phát hiện đái tháo đường
TGPHTHA Thời gian phát hiện tăng huyết áp
THA Tăng huyết áp
UACR Urine Albumin to Creatinin Ratio Tỉ lệ Albumin/Creatinin niệu
VB Vòng bụng
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
YTNC Yếu tố nguy cơ
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đái tháo đường (ĐTĐ) và Tăng huyết áp (THA) là hai bệnh lý
mãn tính đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu. Kết hợp
không mong muốn của THA và ĐTĐ đã tạo nên gánh nặng cho hệ
thống tim mạch. Sự gia tăng đáng kể của gánh nặng bệnh tật và tử vong
do tim mạch trên đối tượng ĐTĐ kèm THA, đã thúc đẩy các hiệp hội
tim mạch và đái tháo đường đưa ra khuyến cáo đánh giá nguy cơ tim
mạch trở thành mục tiêu hàng đầu trong những năm gần đây. Bên cạnh
các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống, ESC-EASD đã kiến nghị nên
tầm soát thêm nhóm yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống bao
gồm các dấu chỉ điểm sinh học và hình ảnh học giúp phát hiện sớm tổn
thương cơ quan đích ở giai đoạn tiền lâm sàng.
Tại Việt Nam, áp dụng khuyến cáo ESC-EASD và nhận thức về
tầm quan trọng của tầm soát bệnh tim đái tháo đường ở giai đoạn tiền lâm
sàng vẫn còn khá hạn chế. Vì thế, chúng tôi nhận thấy cần thiết tiến hành
đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu điều
trị theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có
tăng huyết áp”. Với mục tiêu nghiên cứu.
1- Đánh giá theo mục tiêu khuyến cáo điều trị của ESC-EASD,
một số yếu tố nguy cơ tim mạch và biểu hiện tim (nồng độ NTproBNP
huyết thanh, hình thái, cấu trúc và chức năng thất trái qua siêu âm
tim) trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp không có
bệnh tim thiếu máu cục bộ.
2- Xác định mối liên quan và sự thay đổi giữa mục tiêu khuyến
cáo, yếu tố nguy cơ tim mạch với biểu hiện tim trước và sau 12 tháng
theo dõi.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài đánh giá về tình trạng kiểm soát theo mục tiêu điều trị
của ESC-EASD trong thực hành lâm sàng tại Việt Nam. Góp phần
khẳng định tầm quan trọng của một số yếu tố nguy cơ tim mạch
2
không truyền thống đối với tổn thương tim mạch ở giai đoạn tiền lâm
sàng và tiên đoán biến cố tim mạch xảy ra, độc lập với tình trạng
kiểm soát tốt theo mục tiêu khuyến cáo.
Cấu trúc của luận án: Luận án này gồm 128 trang (không kể
tài liệu tham khảo và phụ lục), với 4 chương 40 bảng, 5 biểu đồ, 13
đồ thị, 6 hình và 109 tài liệu tham khảo. Đặt vấn đề 3 trang, tổng
quan tài liệu 37 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
trang, kết quả nghiên cứu 28 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 2
trang, kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo 1 trang.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. DỊCH TỂ HỌC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
Tỷ lệ THA trên ĐTĐ týp 2 cao gấp 2 lần so với người cùng độ
tuổi, với 75% ĐTĐ týp 2 có THA hay bệnh nhân THA có nguy cơ
tiến triển ĐTĐ gấp 2,5 lần sau thời gian 5 năm chẩn đoán THA.Phân
tích gộp 89 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA trên bệnh nhân ĐTĐ khá
cao > 50%, có nhiều nghiên cứu tỷ lệ này còn vượt quá 75%.
1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH
1.2.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống
Các yếu tố về thời gian (tuổi, TGPHĐTĐ, TGPHTHA) và
giới tính: yếu tố tuổi bệnh nhân và thời gian phát hiện bệnh luôn là các
YTNC quan trọng không thể thiếu. Bên cạnh đó, từ kết quả các nghiên
cứu cho thấy, trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2, biến chứng tim mạch đặc biệt
chiếm tỷ lệ cao ở giới nữ. Hút thuốc lá là YTNC độc lập của bệnh lý tim
mạch do xơ vữa động mạch. Hoạt động thể lực đóng vai trò quan trọng
giúp kiểm soát glucose máu và liên quan với biến chứng tim mạch trên
bệnh nhân ĐTĐ. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng bụng (VB) trên
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 vừa là yếu tố dự báo bệnh ĐTĐ vừa là YTNC
tim mạch. Glucose máu và HbA1C, glucose 2 giờ sau ăn là một
YTNC trực tiếp và độc lập của tử vong. Rối loạn lipid máu thường
3
song hành với ĐTĐ týp 2 với biểu hiện đặc trưng bao gồm tăng TG và
giảm HDL.C được chứng minh qua nghiên cứu FIELD, ACCORD.
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống
- Microalbumin niệu: nghiên cứu HOPE chứng minh microalbumin
niệu làm gia tăng biến cố tim mạch chính với RR 1,83 (95% KTC: 1,64-
2,05), trong đó ở người ĐTĐ là 1,97 (95% KTC 1,68-2,31) và cũng đã được
chứng minh qua các nghiên cứu IDNT, RENAAL, PREVEND.
- Protein phản ứng C độ nhạy cao (Hs-CRP): là yếu tố đại diện
cho tình trạng rối loạn chức năng nội mô và được ứng dụng phổ biến ở
bệnh nhân THA và ĐTĐ. Hs-CRP liên quan với kháng insulin, HATT,
áp lực mạch, THA và các dấu hiệu rối loạn chức năng nội mô khác.
- Bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh (IMTc): khuynh
hướng gia tăng bệnh lý tim mạch do xơ vữa trên đối tượng ĐTĐ và
THA tiến triển theo sự gia tăng của bề dày IMTc. Tăng IMTc là một dấu
chỉ điểm của tình trạng xơ vữa gắn kết với các YTNC tim mạch khác.
1.3. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ BIẾN CHỨNG
TIM MẠCH
1.3.1. Sinh bệnh học bệnh tim đái tháo đường (DHD: Diabetic
Heart Disease)
Tiếp cận một cách toàn diện nhất của bệnh tim ĐTĐ là sự phối
hợp của 3 nhóm bệnh lý gồm: (1) bệnh cơ tim ĐTĐ (DMD), (2)
bệnh tim THA (HHD) và (3) bệnh mạch vành do xơ vữa cùng góp
phần tạo nên cơ chế rất phức tạp này [79].
1.3.3. Đặc điểm của bệnh tim đái tháo đường
Bao gồm 3 nhóm lớn: (1) thay đổi hình thái của bệnh tim
ĐTĐ, (2) thay đổi vận động vùng cơ tim liên quan bệnh mạch vành,
(3) thay đổi về chức năng của bệnh tim ĐTĐ.
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG TIM
1.4.1. Dấu chỉ điểm sinh học NT–proBNP trong tổn thương tim
NT-proBNP là 1 trong 6 loại thuộc nhóm peptide lợi niệu,
được tổng hợp và tiết ra từ tế bào cơ tim thất, có khả năng chẩn đoán,
tiên lượng và phân tầng nguy cơ một số bệnh tim mạch. Giá trị NT-
4
proBNP 125 ng/L được xem là mốc đơn giản ở bệnh nhân có triệu
chứng nghi ngờ suy tim, với giá trị tiên đoán âm tính rất tốt.
1.4.2. Điện tâm đồ (ECG) và các phương pháp khác: điện tâm đồ
được sử dụng từ năm 1914 bởi Lewis đến nay vẫn còn có gíá trị, siêu
âm tim qua thực quản, chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt, chụp cộng
hưởng từ, xạ hình tưới máu cơ tim, trắc nghiệm gắng sức, chụp động
mạch vành qua da, siêu âm trong lòng mạch.
1.4.3. Siêu âm tim qua thành ngực: được xem là phương pháp phát
hiện sớm bệnh cơ tim ĐTĐ thông qua đánh giá hình thái thất trái, bất
thường vận động thành tim, chức năng tâm trương và chỉ số Tei.
1.4. ĐIỀU TRỊ VÀ KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ THEO ESC-EASD
1.4.1. Điều trị không dùng thuốc
Chế độ điều trị không dùng thuốc là bao gồm việc thay đổi lối
sống tích cực thông qua chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể lực
1.4.2. Chế độ điều trị thuốc: kiểm soát huyết áp, kiểm soát glucose
máu, kiểm soát lipd máu. Tái khám, điều chỉnh sao cho đạt được mục
tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ
týp 2 có THA nhập viện thõa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ
của ADA, IDF, ESC-EASD, phân loại týp 2 theo nhóm nghiên cứu
chiến lược về Đái tháo đường týp 2 Châu Á- Thái Bình Dương năm
2005 và có tăng huyết áp theo ESC-EASD 2007 nhưng không có
BTTMCB (lâm sàng, ECG, siêu âm tim) theo ESC 2013.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ týp 2 mới
phát hiện < 6 tháng, đang có biến chứng cấp tính, có bệnh tim thiếu
máu cục bộ, nhồi máu cơ tim hay suy tim tâm thu trước khi tham gia
vào nghiên cứu, bệnh tim không do ĐTĐ: bệnh cơ tim (cơ tim phì
đại, cơ tim thâm nhiễm, viêm cơ tim), bệnh van tim (hẹp hở van động
mạch chủ, hẹp hở van 2 lá), rối lọan nhịp tim (rung nhĩ, cuồng nhĩ),
bệnh tim phổi (ngưng thở khi ngủ, thuyên tắc phổi, tăng áp phổi) và
bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
5
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu theo dõi, tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong
nghiên cứu can thiệp trên một nhóm bệnh nhân, theo dõi sự thay đổi
của LVMI để theo dõi sự thay đổi của biến chứng tim trên bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 có THA. Cỡ mẫu cần theo dõi là 43 bệnh nhân. Cỡ mẫu
thực tế thời điểm ban đầu là 116 bệnh nhân, theo dõi 47 bệnh nhân
sau thời gian tối thiểu 12 tháng.
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tiến hành tại khoa Tim
mạch – Nội tiết bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng
7/2011 đến tháng 7/2013.
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu
Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng chương trình xử lý số
liệu thống kê SPSS 16.0.
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU: tất cả các phương pháp thăm dò và
hướng dẫn, theo dõi trên bệnh nhân được giải thích và được sự đồng
ý, không gây ảnh hưởng thể chất, vật chất, tinh thần của người bệnh.
6
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM THEO MỤC TIÊU KHUYẾN CÁO ESC-EASD
Bảng 3.1. Đặc điểm BMI, VB, huyết áp theo ESC-EASD
Yếu tố mục tiêu
Đạt Không đạt
TB ± ĐLC
(đơn vị tính)
Số
lượng
Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ
%
BMI < 25 kg/m2
84 72,4 32 27,6 22,62 ± 4,84 (kg/m2
)
VB < 90cm (nam),
< 80cm (nữ)
41 35,3 75 64,7 86,24 ± 13,27 (cm)
HATT <140 mmHg và
HATTr <85 mmHg
47 40,5 69 59,5
143,88 ± 28,37(mmHg)
81,21 ± 12,73 (mmHg)
Bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị về BMI chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ
không đạt mục tiêu VB và huyết áp cao hơn so với nhóm đạt được.
Bảng 3.2. Đặc điểm kiểm soát glucose máu theo ESC-EASD
Yếu tố mục tiêu
(đơn vị tính)
Đạt Không đạt TB ± ĐLC
(đơn vị tính)Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Glucose đói < 7,2 mmol/L 30 25,9 86 74,1 11,29 ± 5,61
Glucose sau ăn < 10 mmol/L 26 22,4 90 77,6 14,40 ± 4,80
HbA1C < 7% 39 33,6 77 66,4 8,36 ± 2,49
Cả 3 mục tiêu glucose máu 11 9,5 105 90,5
Nhóm đạt mục tiêu glucose đói, glucose sau ăn, HbA1c và
kiểm soát đạt tất cả 3 mục tiêu glucose máu đều chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 3.3. Đặc điểm kiểm soát lipid máu theo ESC-EASD
Yếu tố (mmol/L)
Đạt Không đạt TB ± ĐLC
(mmol/L)Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
TC < 4,5 46 39,7 70 60,3 5,17 ± 1,47
TG < 2,3 69 59,5 47 40,5 2,45 ± 1,97
LDL.C < 2,5 24 20,7 92 79,3 3,33 ± 1,06
HDL.C ≥ 1 75 64,7 41 35,3 1,07 ± 0,29
Non-HDL.C <3,3 33 28,4 83 71,6 4,10 ± 1,42
Cả 5 mục tiêu lipid 12 10,3 104 89,7
Không đạt mục tiêu TC, LDL.C, Non-HDL.C và cả 5 mục tiêu
lipid máu chiếm tỷ lệ cao. Nhóm đạt được mục tiêu TG và Non-
HDL.C chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm không đạt 2 mục tiêu này.
7
3.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH KHÁC
Bảng 3.4. Đặc điểm của các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống
Yếu tố Phân nhóm Số lượng Tỷ lệ % TB ± ĐLC (năm)
Tuổi
< 60 tuổi 37 31,9
65,6 ± 9,90
≥ 60 tuổi 79 68,1
Thời gian
PHĐTĐ
< 10 năm 91 78,4
6,10 ± 4,89
≥ 10 năm 25 21,6
Thời gian
PHTHA
< 10 năm 96 82,8
3 (0-31)
≥ 10 năm 20 17,2
Giới
Nam 17 14,7
Nữ 99 85,3
Hút
thuốc lá
Có 12 10,3
Không 104 89,7
Hoạt động
thể lực
Ít hoạt động 83 71,6
Có 33 28,4
Nhóm ≥ 60 tuổi, nữ, ít hoạt động, không hút thuốc lá,
TGPHĐTĐ < 10 năm, TGPHTHA < 10 năm chiếm tỷ lệ cao hơn.
Bảng 3.5. Đặc điểm Hs-CRP, UACR, eGFR của đối tượng nghiên
cứu
YTNC
(đơn vị tính)
Không nguy cơ Có nguy cơ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl
Trung vị (Tối thiểu-Tối đa)
88 75,9 28 24,1
0,63 (0,01-19,8)
UACR ≥ 3 mg/mmol
Trung vị (Tối thiểu-Tối đa)
65 56,0 51 44,0
1,74 (0 - 369,92)
eGFR < 60 ml/ph/1,73 m2
TB ± ĐLC (ml/ph/1,73 m2
)
85 73,3 31 26,7
72,84 ± 18,07
Hs-CRP ≥ 3mg/dl, eGFR < 60 ml/ph/1,73 m2
và UACR ≥ 3
mg/mmol chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm không có nguy cơ.
Bảng 3.6. Đặc điểm IMTc, mảng xơ vữa động mạch cảnh
Yếu tố (đơn vị tính)
Không nguy cơ Có nguy cơ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
IMTc ≥ 0,9 mm 27 23,3 89 76,7
Trái: TB ± ĐLC (mm) 1,33 ± 0,70
Phải: TB ± ĐLC (mm) 1,20 ± 0,68
Mảng xơ vữa ĐMC 61 52,6 55 47,4
+ 1 bên ĐMC
+ 2 bên ĐMC
36 65,5
19 34,5
Nhóm IMTc ≥ 0,9 mm chiếm tỷ lệ rất cao, có mảng xơ vữa
động mạch cảnh chiếm tỷ lệ thấp hơn nhóm không có mảng xơ vữa.
8
3.3. BIỂU HIỆN TIM (SINH HÓA VÀ SIÊU ÂM TIM) CỦA
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU
Bảng 3.7. Đặc điểm NT-proBNP theo tuổi, giới, eGFR
Yếu tố
Phân
nhóm
Số
lượng
NT-proBNP (pg/ml)
Trung vị (thấp nhất- cao nhất)
p
Giới
Nam 17 73,24 (4,99 -737,6)
> 0,05
Nữ 99 137,4 (4,99-1528)
Tuổi
≥ 75 28 197,3 (28,42 – 1528)
< 0,05
< 75 88 115,3 (4,99 – 811,6)
eGFR
ml/ph/1,73m2
< 60 31 284,4 (34,43 – 1119)
< 0,001
≥ 60 85 105,8 (4,99 – 1528)
Chung 116 134,40 (4,99 – 1528)
NT-proBNP có khác biệt giữa hai nhóm tuổi ≥ 75 với < 75tuổi, và
khác biệt giữa hai nhóm eGFR< 60 và ≥ 60 ml/ph/1,73m2
(p <0,05).
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ NT-proBNP theo tuổi, giới, eGFR
Yếu tố
Phân
nhóm
NT-proBNP (pg/ml)
Tổng
n
p< 125
n (%)
125 - 450
n (%)
> 450
n (%)
Giới
Nam 9 (52,94%) 3 (17,64%) 5 (29,42%) 17
> 0,05
Nữ 48 (48,5%) 38 (38,4%) 13 (13,1%) 99
Tuổi
≥ 75 9 (32,1%) 12 (42,9%) 7 (25%) 28
> 0,05
< 75 48 (54,5%) 29 (33%) 11 (12,5%) 88
eGFR
ml/ph/1,73m2
< 60 10 (32,3%) 13 (41,9%) 8 (25,8%) 31
> 0,05
≥ 60 47 (55,3%) 28 (32,9%) 10 (11,8%) 85
Tổng 57 (49,14%) 41 (35,34%) 18 (15,52%) 116
Tỷ lệ NT-proBNP ở các mức độ bệnh không khác biệt theo giới,
nhóm tuổi và mức độ eGFR, p > 0,05.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các dạng bất
thường hình thái thất trái
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bất thường
biểu hiện tim
- Bất thường hình thái thất trái 59,5%, trong đó tái cấu trúc thất
trái 47,8%, phì đại lệch tâm 29% và 23,2% phì đại đồng tâm.
- Có 85,3% ĐTĐ týp 2 có THA phát hiện bất thường biểu hiện
tim gồm bất thường qua sinh hóa và siêu âm tim (hình thái, chức năng
tâm trương thất trái và chỉ số Tei), cao hơn so với nhóm bình thường.
9
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ biểu hiện chức năng thất trái qua siêu âm
Nhóm
Bình thường Bệnh lý
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Rối loạn chức năng tâm trương 29 25 87 75
Phân độ
Độ I 76 87,4
Độ II 11 12,6
Chỉ số Tei 68 58,6 48 41,4
Tỷ lệ RLCNTTrg cao hơn so với nhóm có chức năng tâm
trương bình thường. Bất thường chỉ số Tei ≥ 0,75, chiếm tỷ lệ thấp
hơn so với nhóm có chỉ số Tei < 0,75.
3.4. LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN TIM (SINH HỌC VÀ SIÊU
ÂM TIM ) VỚI MỤC TIÊU THEO KHUYẾN CÁO ESC-EASD
VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
3.4.1. Liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu
Bảng3.10.NguycơbấtthườngbiểuhiệntimliênquanBMI,VB,huyếtáp
Yếu tố mục tiêu
(đơn vị tính)
Biểu hiện tim
Tổng
(n=116)Bình thường
(n=17)
Bất thường
(n=99)
BMI
(kg/m2
)
≥ 25 2 30 32
< 25 15 69 84
OR (95% KTC); p 3,26 (0,70 - 15,16); 0,148
VB
(cm)
≥ 80 (nữ); ≥ 90 (nam) 10 65 75
< 80 (nữ); <90 (nam) 7 34 41
OR (95% KTC); p 1,34 (0,47 - 3,83); 0,586
Huyết
áp
(mmHg)
≥ 140/85 6 63 69
< 140/85 11 36 47
OR (95% KTC); p 3,21 (1,09 – 9,41); 0,028
Không đạt mục tiêu huyết áp làm nguy cơ bất thường tim qua
siêu âm cao gấp 3,21 lần, với p < 0,05.
Bảng 3.11. Nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan glucose máu
Yếu tố mục tiêu
(đơn vị tính)
Biểu hiện tim
Tổng
(n=116)Bình thường
(n=17)
Bất thường
(n=99)
Glucose đói
(mmol/L)
≥ 7,2 9 77 86
< 7,2 8 22 30
OR (95% KTC); p 3,11 (1,07 – 9,01); 0,031
Glucose sau
ăn (mmol/L)
≥ 10 11 79 90
< 10 6 20 26
OR (95% KTC); p 2,16 ( 0,71 – 6,53); 0,168
HbA1C (%)
≥ 7 9 68 77
< 7 8 31 39
OR (95% KTC); p 1,95 (0,69 – 5,53); 0,204
Kiểm soát
mục tiêu
glucose máu
1-2 12 93 105
3 5 6 11
OR (95% KTC); p 6,46 (1,71 – 24,43); 0,002
10
Nguy bất thường biểu hiện tim liên quan glucose đói với OR là
3,11, p< 0,05. Kiểm soát đạt 1-2 mục tiêu glucose máu có nguy cơ
bất thường biểu hiện tim cao gấp 6,46 lần, với p > 0,05.
Bảng 3.12. Nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan lipid máu
Yếu tố mục tiêu
(đơn vị tính)
Biểu hiện tim
Tổng
(n=116)
Bình thường
(n=17)
Bất thường
(n=99)
TC (mmol/L)
≥ 4,5 10 60 70
< 4,5 7 39 46
OR (95% KTC); p 1,08 (0,38 - 3,07); 0,890
TG (mmol/L)
≥ 2,3 7 40 47
< 2,3 10 59 69
OR (95% KTC); p 0,97 (0,34 - 2,76); 0,952
LDL.C
(mmol/L)
≥ 2,5 15 77 92
< 2,5 2 22 24
OR (95% KTC); p 0,47 (0,10 - 2,20); 0,518
HDL.C
(mmol/L)
< 1 6 35 41
≥ 1 11 64 75
OR (95% KTC); p 1,00 (0,34 - 2,94); 0,996
Non-HDL.C
(mmol/L)
≥ 3,3 14 69 83
< 3,3 3 30 33
OR (95% KTC); p 0,49 (0,13 - 1,84); 0,285
Kiểm soát mục
tiêu lipid máu
1 - 4 15 89 104
5 2 10 12
OR (95% KTC); p 1,19 (0,24 – 5,96); 0,688
Không đạt các mục tiêu lipid máu làm tăng nguy bất thường
hình thái thất trái không có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.
3.4.1.1. Tương quan giữa thông số hình thái tim với các chỉ số mục
tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD
Đồ thị 3.1. Tương quan LVMI và BMI Đồ thị 3.2. Tương quan LVMI và VB
Tương quan thuận LVMI và BMI, r = 0,317; p < 0,001. Phương
trình hồi quy: y = 56,56 + 1,55x. Tương quan thuận LVMI và VB,
r = 0,303; p < 0,001. Phương trình hồi quy: y = 45,02 + 0,54 x.
R2
= 0,101 R2
= 0,092
11
Đồ thị 3.3. Tương quan giữa LVMI và HATT
3.4.1.2. Tương quan giữa thông số chức năng thất trái với các mục tiêu
Đồ thị 3.4. Tương quan E/A và HDL.C Đồ thị 3.5. Tương quan DT và TG
Tương quan thuận E/A với HDL.C, r = 0,229, p < 0,05.
Phương trình hồi quy: y = 0,57 + 0,2 x.
Tương quan nghịch DT với TG, r = -0,20, p< 0,05. Phương
trình hồi quy: y = 235,70 - 6,43 x.
3.4.2. Liên quan giữa biểu hiện tim với các yếu tố nguy cơ tim mạch
Bảng 3.13. Nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan TGPH bệnh
Yếu tố mục tiêu
(đơn vị tính)
Biểu hiện tim
Tổng
(n=116)
Bình thường
(n=17)
Bất thường
(n=99)
TGPH
ĐTĐ (năm)
≥ 10 2 23 25
< 10 15 76 91
OR (95% KTC); p 2,27 (0,48 – 10,67); 0,358
TGPH
THA (năm)
≥ 10 1 19 20
< 10 16 80 96
OR (95% KTC); p 3,80 (0,47 - 30,46); 0,299
Nhóm TGPHĐTĐ ≥ 10 năm có nguy cơ bất thường biểu hiện
tim gấp 2,27 lần, với p> 0,05. Nhóm TGPHTHA ≥ 10 năm có nguy
cơ bất thường biểu hiện tim cao gấp 3,80 lần, với p< 0,05.
R2
= 0,054
R2
= 0,052 R2
= 0,04
Tương quan thuận giữa LVMI và huyết áp
tâm thu với r = 0,232; p < 0,05.
Phương trình hồi quy: y = 63,93 + 0,19 x.
12
Bảng 3.14. Nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan các YTNC khác
Yếu tố mục tiêu
(đơn vị tính)
Biểu hiện tim
Tổng
(n=116)
Bình thường
(n=17)
Bất thường
(n=99)
Hs-CRP
(mg/dl)
≥ 3 1 27 28
< 3 16 72 88
OR (95% KTC); p 6,00 (0,76 – 47,46); 0,068
UACR
(mg/mmol)
≥ 3 7 44 51
< 3 10 55 65
OR (95% KTC); p 1,14 ( 0,40 – 3,25); 0,802
eGFR
(ml/ph/1,73 m2
)
< 60 3 28 31
≥ 60 14 71 85
OR (95% KTC); p 1,84 (0,49 – 6,90); 0,554
IMTc (mm)
≥ 0,9 11 78 89
< 0,9 6 21 27
OR (95% KTC); p 2,03 (0,67 – 6,12); 0,204
Mảng xơ vữa
ĐMC
Có 4 51 55
Không 13 48 61
OR (95% KTC); p 3,45 (1,05 – 11,33); 0,038
Nhóm có mảng xơ vữa động mạch cảnh có nguy cơ bất thường
biểu hiện tim gấp 3,45 lần, p< 0,05.
Bảng 3.15: Tương quan giữa LVMI, NT-proBNP với các YTNC
Yếu tố
LVMI NT-proBNP E/A
Hệ số r p Hệ số r p Hệ số r p
TGPHĐTĐ 0,06 > 0,05 0,21 <0,05 -0,05 >0,05
TGPHTHA 0,22 < 0,05 0,16 >0,05 -0,17 >0,05
Hs-CRP 0,32 < 0,0001 0,23 <0,05 -0,11 >0,05
UACR 0,08 > 0,05 0,35 <0,0001 -0,05 >0,05
eGFR -0,17 > 0,05 -0,20 <0,05 0,20 <0,05
IMTc 0,09 > 0,05 0,14 > 0,05 -0,11 >0,05
NT-proBNP tương quan thuận với TGPHĐTĐ, Hs-CRP,
UACR và tương quan nghịch với eGFR, với p < 0,05. Tương quan
thuận LVMI và TGPHTHA, r =0,224, p<0,05. Phương trình y =
86,73 + 0,87 x. Tương quan thuận LVMI và log(Hs-CRP),
r =0,324, p<0,0001. Phương trình: y=82,75 + 4,25 x.
Tương quan thuận giữa VE/VA với eGFR, r = -0,197, p < 0,05.
Phương trình y = 0,58 + 0,003 x.
13
3.4.3. Tương quan đa biến giữa biểu hiện tim với mục tiêu và các
yếu tố nguy cơ tim mạch
Bảng 3.16. Phân tích đa biến giữa LVMI với các yếu tố nguy cơ
Yếu tố
LVMI
B β hiệu chỉnh t p
Hằng số 32,88 2,12 0,03
BMI 0,35 0,07 0,36 0,71
Vòng bụng 0,29 0,16 0,83 0,41
TGPHTHA 0,91 0,23 2,83 0,005
HATT 0,15 0,18 2,13 0,03
Log (Hs-CRP) 9,19 0,30 3,63 0,0001
Tương quan hồi quy đa biến giữa LVMI với các YTNC có
R = 0,515, R2
điều chỉnh = 0,265, p< 0,0001. YTNC độc lập ảnh
hưởng đến LVMI bao gồm HATT, TGPTTHA và Hs-CRP.
Bảng 3.17. Tương quan hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với
RLCNTTrg
Yếu tố
Rối loạn tâm trương
OR 95% khoảng tin cậy p
BMI ≥ 25 kg/m2
1,48 0,68 – 3,25 0,32
HA ≥ 140/85 mmHg 0,75 0,32 – 1,75 0,51
Glucose đói ≥ 7,2 mmol/L 0,61 0,24 – 1,54 0,29
Non-HDL.C ≥ 3,3 mmol/L 5,02 1,58 – 15,92 0,006
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 2,24 1,01 – 4,98 0,04
Mảng xơ vữa ĐMC 0,70 0,32 – 1,56 0,38
YTNC của RLCNTTrg kết quả cho thấy YTNC thật sự là Hs-
CRP ≥ 3 mg/dl, NonHDL.C ≥ 3,3 mmol/L, (p< 0,05).
Bảng 3.18. Tương quan hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với bất
thường chỉ số Tei
Yếu tố
Bất thường chỉ số Tei
OR 95% khoảng tin cậy p
TGPHĐTĐ ≥ 10 năm 2,90 1,29 – 6,52 0,01
Kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu 0,10 0,01 – 0,81 0,03
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 0,39 0,17 – 0,88 0,02
IMTc ≥ 0,9 mm 0,32 0,12 – 0,88 0,02
Phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố ảnh hưởng gây bất
thường chỉ số Tei bao gồm TGPH ĐTĐ ≥ 10 năm, kiểm soát đạt < 3
mục tiêu glucose máu, Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, IMTc ≥ 0,9 mm (p< 0,05).
14
Bảng 3.19. Tương quan đa biến các yếu tố ảnh đến biểu hiện tim
Yếu tố
Bất thường biểu hiện tim
OR 95% khoảng tin cậy p
BMI ≥ 25 kg/m2
2,74 1,21 – 6,24 0,02
HA ≥ 140/85 mmHg 0,75 0,29 – 1,91 0,54
Kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu 0,22 0,06 – 0,87 0,03
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 3,13 1,30 – 7,52 0,01
Mảng xơ vữa động mạch cảnh 1,11 0,47 – 2,62 0,81
Phân tích hồi quy logistic đa biến YTNC thật sự của bất thường
biểu hiện tim là BMI ≥ 25 kg/m2
(OR=2,74), kiểm soát đạt < 3 mục tiêu
glucose máu (OR=0,22), Hs-CRP ≥ 3 mg/dl (OR= 3,13), với p < 0,05.
3.5. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA MỤC TIÊU KHUYẾN CÁO ESC-
EASD, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ KHÁC VÀ BIỂU HIỆN TIM SAU 12
THÁNGCỦA MỘT SỐ ĐỐITƯỢNGNGHIÊN CỨU CHỌN NGẪU NHIÊN
Sau thời gian theo dõi tối thiểu 12 tháng đánh giá lại lần 2 một cách
ngẫu nhiên trên 47 bệnh nhân
3.5.1. Sự thay đổi của các chỉ số mục tiêu sau 12 tháng
Bảng 3.20. Đặc điểm thay đổi của các mục tiêu điều trị
Yếu tố mục tiêu
(đơn vị tính)
Trước (n=47)
TB ± ĐLC
Sau (n=47)
TB ± ĐLC
Khác
biệt
Độ tin cậy
95%
p
BMI (kg/m2
) 23,13 ± 5,89 22,55 ± 5,69 - 0,58 -0,94 -0,22 <0,005
VB (cm) 87,36 ± 17,30 86,23±16,74 - 1,13 -1,98 - 0,28 <0,05
Glucose đói (mmol/L) 12,63 ± 5,54 10,83 ± 5,74 - 1,79 - 3,51 -0,07 <0,05
HbA1C (%) 8,49 ± 2,69 9,03 ± 2,98 + 0,54 -0,30 1,38 >0,05
TC (mmol/L) 5,11 ± 1,28 5,47 ± 1,66 + 0,35 - 0,17 0,88 >0,05
TG (mmol/L) 2,26 ± 1,73 2,75 ± 1,81 + 0,49 - 0,06 1,04 >0,05
HDL.C (mmol/L) 1,06 ± 0,27 1,18 ± 0,24 + 0,12 0,05 0,20 <0,005
LDL.C (mmol/L) 3,33 ± 0,96 3,41 ± 1,14 + 0,08 - 0,28 0,45 >0,05
Non-HDL.C (mmol/L) 4,06 ± 1,27 4,29 ± 1,58 + 0,23 - 0,26 0,72 >0,05
Giá trị trung bình các chỉ số BMI, VB, glucose đói (Go), giảm
hơn đáng kể (p < 0,05). Nồng độ HDL.C tăng hơn so với ban đầu
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.21. Sự thay đổi tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị của ESC-EASD
Yếu tố mục tiêu
(đơn vị tính)
Trước (n=47) Sau (n=47)
p
Đạt Không đạt Đạt Không đạt
BMI < 25 kg/m2
34 (72,3%) 13 (27,7%) 37 (78,7%) 10 (21,3%) > 0,05
VB < 80/nữ, < 90/nam 19 (40,4%) 28 (59,6%) 20 (42,6%) 27 (57,4%) > 0,05
Glucose đói < 7,2 mmol/L 9 (19,1%) 38 (80,9%) 12 (25,5%) 35 (74,5%) > 0,05
HbA1C < 7% 14 (29,8%) 33 (70,2%) 14 (29,8%) 33 (70,2%) > 0,05
TC < 4,5mmol/L 18 (39,3%) 29 (61,7%) 14 (29,8%) 33 (70,2%) > 0,05
TG < 2,3 mmol/L 32 (68,1%) 15 (31,9%) 23 (48,9%) 24 (51,1%) < 0,05
LDL.C < 2,5mmol/L 6 (12,8%) 41 (87,2%) 7 (14,9%) 40 (85,1%) > 0,05
HDL.C ≥ 1mmol/L 29 (61,7%) 18 (38,3%) 43 (91,5%) 4 (8,5%) <0,0001
Non-HDL.C< 3,3mmol/L 11 (23,4%) 36 (76,6%) 13 (27,7%) 34 (72,3%) > 0,05
15
Tỷ lệ đạt mục tiêu TG giảm hơn và đạt HDL.C tăng hơn so với
ban đầu có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
3.5.2. Sự thay đổi của các yếu tố nguy cơ khác sau 12 tháng
Bảng 3.22. Đặc điểm của sự thay đổi UACR và tỷ lệ tiểu đạm
Chỉ số Trước (n=46) Sau (n=46) Khác biệt p
UACR (mg/mmol) 6,68 (0 - 209,49) 2,3 (0 - 253,81) 10,02 (-5,13 - 25,17) < 0,01
Tiểu đạm vi thể 15 (75%) 20 (60,6%) 5 (38,5%)
< 0,005Tiểu đạm đại thể 5 (25%) 13 (39,4%) 8 (61,5%)
Chung 20 (43,5%) 33 (71,7%) 13 (28,2%)
Giá trị trung vị UACR, tỷ lệ tiểu đạm chung, tiểu đạm vi thể, tiểu
đạm đại thể tại hai thời điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Bảng 3.23. Đặc điểm của sự thay đổi tổn thương động mạch cảnh
Chỉ số Trước (n=47) Sau (n=47) Khác biệt p
IMTc Trái (mm) 1,34 0,62 1,69 0,78 0,35( 0,20 - 0,51) <0,0001
IMTc Phải (mm) 1,26 0,81 1,60 1,07 0,34 (0,13 - 0,54) <0,005
IMTc ≥ 0,9 mm 36 (76,6%) 41 (87,2%) 5 (11,4%) > 0,05
Có Mảng xơ vữa 25 (53,2%) 33 (70,2%) 8 (17%) < 0,05
Trung bình của IMTc bên trái, IMTc bên phải, tỷ lệ mảng xơ
vữa động mạch cảnh gia tăng có ý nghĩa thống kê (p< 0,05.
3.5.3. Sựthay đổi của biểu hiện tim qua sinh hóa và siêu âm sau 12 tháng
Bảng 3.24. Đặc điểm thay đổi của NT-proBNP và siêu âm tim
Chỉ số
Trước (n=47)
TB ± ĐLC
Sau (n=47)
TB ± ĐLC
Khác biệt
p
TB (95% KTC)
NT-proBNP
(pg/ml)
113,5 (5–1044) 93,65 (11,51–5538) + 137,72 -119,79 395,24 >0,05
LVMI (g/m2
) 91,00 ± 23,64 74,93 ± 20,18 - 16,07 -21,74 -10,40 <0,0001
RWT 0,42 ± 0,06 0,45 ± 0,09 0,03 0,003 0,07 <0,05
E/A 0,74 ± 0,19 0,70 ± 0,20 -0,04 -0,09 0,02 > 0,05
DT (ms) 231,09 ± 72,07 214,94 ± 62,33 -16,14 -30,24 - 2,06 < 0,05
IVRT (ms) 104,19 ± 28,88 89,43 ± 27,95 -14,77 -25,79 - 3,74 < 0,05
Chỉ số Tei 0,74 ± 0,21 0,83 ± 0,18 0,09 0,01 0,16 < 0,05
EF (%) 72,92 ± 6,05 72,42 ± 8,16 -0,50 - 3,23 2,23 >0,05
Giá trị trung bình của chỉ số LVMI, RWT, DT, IVRT và chỉ số
Tei sau theo dõi thay đổi so với trước có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.
16
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ biểu hiện tim mạch mới phát hiện
Có 21 trường hợp bất thường hình thái, bất thường chức năng
và rối loạn vận động vùng mới phát hiện chiếm tỷ lệ 45%
Bảng 3.25. Phân tích sự thay đổi của các yếu tố mục tiêu khuyến
cáo ESC-EASD ảnh hưởng đến biểu hiện tim mạch mới
Hiệu số (sau - trước) Hệ số beta SE Wald p 0R (95% KTC)
BMI (kg/m2
) 0,20 0,25 0,62 0,43 1,22 (0,75 – 1,98)
VB (cm) 0,002 0,10 0,001 0,98 1,00 (0,82 – 1,23)
Glucose đói (mmol/L) 0,03 0,05 0,35 0,55 1,03 (0,93 – 1,14)
HbA1C (%) 0,08 0,11 0,58 0,44 1,09 (0,88 – 1,34)
TC (mmol/L) 0,07 0,17 0,17 0,68 1,07 (0,77 – 1,49)
TG (mmol/L) 0,59 0,28 4,41 0,03 1,80 (1,04 – 3,12)
LDL.C (mmol/L) 0,15 0,24 0,36 0,54 1,16 (0,72 – 1,85)
HDL.C (mmol/L) - 1,08 1,19 0,82 0,36 0,34 (0,03 – 3,50)
Non-HDL.C (mmol/L) 0,10 0,18 0,33 0,56 1,11 (0,78 – 1,58)
Phân tích hồi quy đa biến, sự thay đổi nồng độ TG là yếu tố
ảnh hưởng độc lập của biểu hiện tim mạch mới (p<0,05).
Bảng 3.26. Đặc điểm khác biệt giữa nhóm BTTMCB
Yếu tố khác biệt
(đơn vị tính)
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
pCó (n = 8)
TB ± ĐLC
Không (n = 39)
TB ± ĐLC
HbA1C (%) 11,05 ± 3,21 7,97 ± 2,27 0,002
NT-proBNP (pg/ml) 344,46 ± 304,35 170,41 ± 200,22 0,044
HATT (mmHg) 152,5 ± 31,96 139,23 ± 24,43 0,191
Có mảng xơ vữa ĐMC 2/8 (25%) 23/39 (58,97% ) 0,123
Nồng độ HbA1C, NT-proBNP khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm có và không có rối loạn vận động vùng, p < 0,05.
17
Đồ thị 3.8. Đường cong ROC của HbA1C, NT-proBNP dự đoán
bệnh tim thiếu máu cục bộ
Biến số Diện tích 95% KTC Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu p
HbA1C (%) 0,79 0,62 – 0,96 8,8 75% 71,8% <0,01
NT-proBNP(pg/ml) 0,73 0,56 – 0,90 136,1 75% 64,1% <0,05
Bảng 3.27. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ của BTTMCB
Yếu tố nguy cơ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
B SE Wald p OR 95% KTC
HATT (mmHg) -0,002 0,005 0,116 0,73 0,99 0,98- 1,01
HbA1C ≥ 8,8% -2,17 0,99 4,81 0,03 0,11 0,02 – 0,79
NT-proBNP ≥ 136 pg/ml -2,53 1,11 5,17 0,02 0,08 0,01– 0,71
Có mảng xơ vữa ĐMC 1,66 1,02 2,67 0,10 5,26 0,72 – 38,52
Phân tích hồi quy đa biến HbA1C, NT-proBNP là YTNC độc lập
với các chỉ số mục tiêu khác của bệnh tim thiếu máu cục bộ, với p=0,0001.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM THEO MỤC TIÊU KHUYẾN CÁO ESC-EASD
CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU
4.1.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI của đối tượng ĐTĐ týp 2 có
THA trong nghiên cứu chúng tôi là 22,62 ± 4,84 kg/m2
, và 72,4% đạt
được mục tiêu BMI < 25 kg/m2
(Bảng 3.1), phù hợp với đặc điểm chung
của bệnh nhân ĐTĐ của Việt Nam phần lớn không béo phì, khác so với
Gomez-Marcos và cộng sự (2011), Ruckert I.M (2012), với p < 0,05.
4.1.2. Vòng bụng (VB: cm): 64,7% VB bệnh lý, trung bình là 86,24 ±
13,27 cm (Bảng 3.1), thấp hơn so với Gomez-Marcos (2011) với
p < 0,05. Béo bụng tiềm ẩn làm gia tăng nguy cơ tim mạch đáng kể.
4.1.3. Huyết áp động mạch: HATT là 143,88 ± 28,37 mmHg, HATTr
là 81,21 ± 12,73 mmHg, và 40,5% đạt mục tiêu huyết áp (Bảng 3.1).
Tương tự với Huelsmann M. (2008), hay Ruckert I.M. (2012). THA trên
18
ĐTĐ týp 2 phần lớn rất khó kiểm soát do phối hợp nhiều cơ chế bệnh
sinh phức tạp, vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu.
4.1.4. Glucose máu và HbA1C: glucose đói là 11,29 ± 5,61 mmol/L
với 74,1% không đạt mục tiêu; glucose sau ăn là 14,40 ± 4,80 mmol/L
với 77,6% không đạt mục tiêu; HbA1C 8,36 ± 2,49% và 66,4% không
đạt mục tiêu này. Chỉ có 11 bệnh nhân chiếm 9,5% đạt được tất cả 3
mục tiêu Bảng 3.2). Tương tự Gomez-Marcos (2011), Hồ Thị Hoài
Thương, Nguyễn Hải Thủy (2012), hay Nguyễn Ngọc Chất (2010).
4.1.5. Bilan lipid máu: tỷ lệ đạt cao nhất là 64,7% HDL.C, 59,5% TG;
39,7% TC, 28,4% Non-HDL.C, 20,7% đạt LDL.C và 10,3% đạt tất cả 5 mục
tiêu lipid máu. Khác so với Gomez-Marcos và cộng sự (2011), Ichikawa
(2013), giống với Hồ Thị Hoài Thương, Nguyễn Hải Thủy(2012).
4.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH CỦA
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.2.1. Tuổi. Tuổi trung bình là 65,60 ± 9,90 tuổi (Bảng 3.4), trẻ nhất 45
tuổi và lớn nhất là 90 tuổi, nằm trong độ tuổi phổ biến của bệnh nhân
ĐTĐ trên thế giới 40 - 59 và tăng dần đến 75 tuổi.
4.2.2. Giới tính: bệnh nhân nữ chiếm 85,3% cao gấp 5 lần so với
14,7% nam (Bảng 3.4). Tương tự với các nghiên cứu trong nước.
4.2.3. Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ và thời gian phát hiện bệnh
THA: trung bình của TGPHĐTĐ là 6,10 ± 4,89 năm, TGPHĐTĐ
< 10 năm 78,4% (Bảng 3.4). Tương tự, TGPHTHA trung vị là 3
năm, với TGPHTHA < 10 năm cũng chiếm tỷ lệ cao (Bảng 3.4).
4.2.4. Hút thuốc lá: được chứng minh từ lâu là YTNC chính của bệnh
tim mạch. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu này chiếm 10,3%, thấp
hơn so với không hút thuốc lá (Bảng 3.4).
4.2.5. Hoạt động thể lực: tình trạng ít hoạt động thể lực trong nghiên
cứu chúng tôi chiếm tỷ lệ khá cao 71,6%, gấp 3 lần nhóm bệnh nhân có
hoạt động thể lực (Bảng 3.4), kết quả tương tự Ruckert I.M. (2012).
4.2.6. Protein phản ứng C độ nhạy cao (Hs-CRP): trung vị của Hs-CRP
là 0,63 mg/dl, cao nhất 19,8 mg/dl, thấp nhất 0,01 mg/dl, với 24,1% có
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl thuộc nhóm nguy cơ tim mạch cao (Bảng 3.5). Tương
tự với Masson S. (2013) nhưng thấp hơn so với Vinagre I. (2014 ).
19
4.2.7. Tỷ số microalbumin/creatinin niệu (UACR): trung vị UACR
là 1,74 mg/mmol, cao nhất là 369,92 mg/mmol và 44% có UACR ≥
3mg/mmol (Bảng 3.5), tỷ lệ này tương tự Zinman B. (2014), cao hơn
Puttnam W. (2011).
4.2.8. Mức lọc cầu thận ước tính (eGFR-MDRD): trung bình của
eGFR 72,84 ± 18,07 ml/ph/1,73m2
, tỷ lệ eGFR < 60 ml/ph/1,73m2
là 26,7% (Bảng 3.5). Tỷ lệ này thấp hơn Nguyễn Kim Lương
(2010), tương tự Zinman (2014).
4.2.9 Bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh (IMTc): IMTc
bên trái là 1,33 ± 0,70 mm dày hơn so với IMTc bên phải là 1,20 ±
0,68 mm và IMTc ≥ 0,9 mm chiếm tỷ lệ khá cao 76,7%. Tỷ lệ mảng
xơ vữa ĐMC chung là 47,4%, trong đó có 65,5% có mảng xơ vữa ở 1
bên ĐMC, 34,5% có mảng xơ vữa hiện diện ở cả 2 bên (Bảng 3.6).
4.3. BIỂU HIỆN TIM (SINH HÓA VÀ SIÊU ÂM TIM) CỦA
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU
4.3.1. N-Terminal Pro-B-Type Natriuretic Peptide (NT-proBNP):
NT-proBNP trong nghiên cứu là 134,4 pg/ml, không khác biệt giữa
nam và nữ, nhưng khác biệt ở nhóm tuổi < 75 và ≥ 75 tuổi và giữa 2
nhóm eGFR < 60 và ≥ 60 ml/ph/1,73m2
, p<0,001. Nếu chọn giá trị
125 pg/ml để phân nhóm bất thường và bệnh lý thì có 49,14% bệnh
nhân có NT-proBNP bình thường (Bảng 3.7, 3.8).
4.3.2. Đặc điểm các thông số hình thái và chức năng thất trái:
LVMI là 91,53 ± 23,61 g/m2
, RWT là 0,42 ± 0,08 và 59,5% bất thường
hình thái thất trái qua siêu âm tim bao gồm 23,2% phì đại đồng tâm,
29% phì đại lệch tâm, 47,8% tái cấu trúc thất trái. 75% RLCNTTrg thất
trái và 41,4% có bất thường chỉ số Tei (Bảng 3.9). 85,3% ĐTĐ týp 2 có
THA phát hiện bất thường biểu hiện tim (Biểu đồ 3.2). Điều này cho
thấy, tổn thương tim mạch không triệu chứng được phát hiện sớm qua
siêu âm tim chiếm tỷ lệ rất cao và điều này đã góp phần lý giải cho
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong là do tim mạch.
4.4. LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN TIM VỚI MỤC TIÊU KHUYẾN
CÁO ESC-EASD VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH KHÁC CỦA
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU
4.4.1. Liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu khuyến cáo
BMI, Vòng bụng: Nguy cơ bất thường biểu hiện tim ở nhóm
không đạt BMI cao gấp 3,26 lần với p > 0,05 (Bảng 3.10). Tương quan
20
thuận giữa BMI, VB với LVMI với mỗi 1 kg/m2
BMI sẽ làm gia tăng
LVMI thêm 1,55 g/m2
(đồ thị 3.1), và 1 cm VB sẽ làm tăng thêm LVMI
0,54 g/m2
, với p < 0,001 (Đồ thị 3.2).
Huyết áp: không kiểm soát đạt mục tiêu huyết áp sẽ làm tăng
nguy cơ bất thường biểu hiện tim cao gấp 3,21 lần (Bảng 3.10) và có
mối tương quan thuận giữa HATT với LVMI. Với 1 mmHg HATT làm
tăng thêm 0,19 g/m2
LVMI, với p < 0,05 (Đồ thị 3.3). Ngoài ra, không
đạt mục tiêu huyết áp sẽ làm nguy cơ RLCNTTrg cao gấp 2,69 lần
(p<0,05). Kết quả này phù hợp với sinh bệnh học ảnh hưởng của huyết
áp lên cấu trúc và chức năng tim của bệnh nhân ĐTĐ.
Glucose và HbA1C: không đạt mục tiêu glucose đói, và kiểm
soát đạt < 3 mục tiêu glucose cũng có nguy cơ bất thường biểu hiện
tim cao gấp 3,11 và 6,46 lần (Bảng 3.11). Điều này cho thấy kiểm soát
glucose máu có ảnh hưởng rất lớn đến bất thường tim. Tuy nhiên, chưa
tìm thấy mối liên quan giữa glucose máu với các thông số siêu âm tim.
Lipid máu: nguy cơ bất thường biểu hiện tim không khác biệt
đáng kể giữa 2 nhóm đạt và không đạt các chỉ số mục tiêu lipid máu,
p> 0,05 (Bảng 3.12). Ngoài ra, có sự tương quan thuận giữa HDL.C và
E/A (Đồ thị 3.4) và tương quan nghịch giữa TG với DT (Đồ thị 3.5).
Rối loạn lipid máu ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng thư giãn thất
trái vốn là cơ chế bệnh sinh nền tảng của bệnh cơ tim ĐTĐ.
4.4.2. Liên quan giữa biểu hiện tim với các yếu tố nguy cơ khác
Thời gian phát hiện bệnh: TGPHĐTĐ ≥ 10 năm, TGPHTHA
≥ 10 năm có nguy cơ bất thường biểu hiện tim gấp 2,27 lần, 3,8 lần (Bảng
3.13), với p > 0,05. Tương quan thuận mức độ yếu giữa TGPHTHA với
LVMI và TGPHĐTĐ với NT-proBNP. Tuy nhiên, không giống như các
nghiên cứu khác, chưa tìm thấy mối quan hệ giữa các chỉ số chức năng
tâm trương thất trái, chỉ số Tei với TGPHĐTĐ và THA
Hs-CRP: Nhóm Hs-CRP ≥ 3 mg/dl có nguy cơ bất thường
biểu hiện tim gấp 6 lần (Bảng 3.14), và có tương quan thuận mức độ
trung bình yếu giữa log Hs-CRP với LVMI, NT-proBNP (Bảng 3.15);
với mỗi 1mg/dl Hs-CRP làm tăng thêm 4,25 g/m2
LVMI, 0,05 pg/ml
NT-proBNP, p < 0,05. Nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ chặt
chẽ giữa Hs-CRP với các biến chứng tim mạch.
21
UACR và eGFR-MDRD: nguy cơ bất thường biểu hiện tim
trong nhóm UACR ≥ 3 mg/mmol cao gấp 1,14 lần, p > 0,05 (Bảng
3.14). Tương quan thuận tuyến tính giữa UACR và NT-proBNP với
r=0,35, p < 0,0001 (Bảng 3.15). Bên cạnh đó, có tương quan nghịch
giữa eGFR với NT-proBNP và tương quan thuận mức độ yếu giữa
eGFR với E/A (Bảng 3.15), p < 0,05. Khi eGFR < 60 ml/ph/1,73m2
có
nguy cơ bất thường biểu hiện tim gấp 1,84 lần, với p > 0,05 (Bảng 3.14),
với p > 0,05.
IMTc: Nhóm có dày IMTc sẽ có nguy cơ bất thường biểu hiện
tim gấp 2,03 lần, với p > 0,05 (Bảng 3.15). Tuy nhiên, chưa ghi nhận
mối liên quan giữa IMTc với LVMI và các thông số chức năng.
Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ tim mạch, kết quả chỉ
có Hs-CRP ≥ 3 mg/dl là YTNC thật sự ảnh hưởng độc lập lên sự
bất thường biểu hiện tim ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA với
OR= 4,6, p < 0,01 (Bảng 3.16). Điều này cho thấy vai trò quan
trọng của các YTNC tim mạch không truyền thống trong dự đoán
các biểu hiện tim mạch
4.5. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA MỤC TIÊU
KHUYẾN CÁO ESC-EASD, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ KHÁC
VÀ BIỂU HIỆN TIM SAU 12 THÁNG CỦA MỘT SỐ ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU CHỌN NGẪU NHIÊN
Sau thời gian 12 tháng theo dõi, chúng tôi tiến hành đánh giá lại
một cách ngẫu nhiên 47 bệnh nhân, kết quả thu được như sau:
4.5.1. Sự thay đổi của các biến số liên quan mục tiêu theo khuyến cáo
- Sự thay đổi của BMI và VB: tương tự, Gomez-Marcos và
cộng sự (2011) sau thời gian can thiệp giảm được 0,39 kg/m2
BMI và
giảm 1,30 cm vòng bụng có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ kiểm soát đạt BMI
< 25 kg/m2
trong nghiên cứu của chúng tôi tăng thêm 6,4% (Bảng
3.20, Bảng 3.21), với p > 0,05, nhưng cao hơn so với các tác giả trong và
ngoài nước.
- Sự thay đổi của glucose đói và HbA1C: glucose đói giảm
1,79 mmol/L, đồng thời tỷ lệ đạt glucose đói < 7,2 mmol/L tăng thêm
6,4% với p > 0,05. HbA1C tăng thêm 0,54% tương ứng với tỷ lệ đạt
22
được mục tiêu HbA1C < 7% không thay đổi so với ban đầu (Bảng 3.20,
Bảng 3.21). Trong thực tế lâm sàng, kiểm soát glucose máu luôn luôn là
thử thách lớn.
- Sự thay đổi của bilan lipid máu: có sự thay đổi của giá trị
trung bình và tỷ lệ đạt được mục tiêu theo khuyến cáo tăng ở các chỉ
số. Trong số đó, sự thay đổi về tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát lipid có ý
nghĩa thống kê ở nồng độ TG và HDL.C với p < 0,05.
4.5.2. Sự thay đổi của các yếu tố nguy cơ ngoài khuyến cáo ESC-EASD
- Sự thay đổi của UACR và tỷ lệ tiểu đạm: trong số 47 bệnh
nhân được theo dõi và đánh giá lại sau 1 năm, có 46 trường hợp được so
sánh về sự thay đổi của UACR và tiểu đạm. Tỷ lệ tổn thương vi mạch
thận tăng thêm 13 trường hợp (28,2%); trong đó 5 ca tiểu đạm vi lượng
và 8 ca tiến triển tiểu đạm đại thể (Bảng 3.22).
- Sự thay đổi của tổn thương động mạch cảnh: gia tăng IMTc
bên Trái thêm 0,35 mm, bên phải 0,34 mm, tương ứng với sự gia tăng
11,4% trường hợp IMTc ≥ 0,9 mm và 17% mảng xơ vữa động mạch
cảnh mới xuất hiện, khác biệt so với ban đầu với p < 0,05 (Bảng
3.23). Trong số đó, có 2 bệnh nhân (4,08%) có mảng xơ vữa bị loét
và 2 bệnh nhân chiếm 4,08% có mảng xơ vữa mới hình thành.
- Sự thay đổi của NT-proBNP và các thông số siêu âm tim:
LVMI sau 12 tháng giảm trung bình 16,07 g/m2
. Đồng thời, tăng chỉ số
Tei và DT, IVRT giảm so với ban đầu ( p < 0,05). LVMI giảm theo xu
hướng ngược lại với sự gia tăng NT-proBNP so với ban đầu, p>0,05
(Bảng 3.24). Nguyên nhân của sự trái ngược này có thể là do sự gia
tăng biến chứng thận gây ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP. Điều
đáng lưu ý là có sự gia tăng chỉ số Tei có vẻ trái ngược với giảm DT và
IVRT, tuy nhiên thật sự hợp lý bởi vì tần số tim chưa thay đổi.
4.5.3. Đặc điểm của biểu hiện tim mới xuất hiện sau 1 năm và vai
trò của chỉ điểm sinh học dự báo bệnh tim thiếu máu cục bộ
45% có biểu hiện tim mạch mới phát hiện qua siêu âm, p < 0,05
(Biểu đồ 3.4) và sự gia tăng nồng độ TG là YTNC độc lập với OR là 1,8,
p <0,05 (Bảng 3.25). Sau 12 tháng, ghi nhận những tổn thương cơ quan
đích mới chưa biểu hiện lâm sàng gia tăng đáng kể so với ban đầu.
23
HbA1C và NT-proBNP khác biệt giữa nhóm có và không có
RLVĐ vùng, p < 0,05 (Bảng 3.26). Nồng độ HbA1C 8,8%, NT-proBNP
là 136,1 pg/ml có khả năng dự báo nguy cơ bệnh tim TMCB (Đồ thị
3.8). Phân tích hồi quy logistic đa biến, HATT, HbA1C và mảng xơ vữa
ĐMC là YTNC độc lập của BTTMCB, với p < 0,05 (Bảng 3.27).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng
huyết áp nhưng không có bệnh tim thiếu máu cục bộ trước và sau 12
tháng, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
1. Đặc điểm theo mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD, một số yếu tố
nguy cơ tim mạch khác và biểu hiện tim (NTproBNP và siêu âm
tim) của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm ban đầu
Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD bao
gồm BMI (72,4%), vòng bụng (35,3%), huyết áp động mạch (40,5%),
glucose đói (25,9%), glucose sau ăn (22,4%), HbA1C (33,6%), đạt
cùng lúc 3 mục tiêu glucose máu (9,5%), HDL.C (64,7%), Cholesterol
toàn phần (39,7%), Triglycerides (59,5%), LDL.C (20,7%), Non-
HDL.C (28,4%) và đạt 5 mục tiêu về lipid máu (10,3%).
Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ghi nhận 68,1% bệnh
nhân ≥ 60 tuổi, 89,7% nữ, 71,6% ít hoạt động thể lực. Ngoài ra,
24,1% Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, 44% UACR ≥ 3mg/mmol, 26,7% eGFR <
60 ml/ph/1,73 m2
, 76,7% IMTc ≥ 0,9 mm và 47,4% có mảng xơ vữa.
Tỷ lệ bệnh nhân có bất thường biểu hiện tim là 85,3%. Trung vị
của nồng độ NT-proBNP huyết thanh là 134,4 pg/ml trong đó 50,86%
có tỷ lệ NT-proBNP ≥ 125 pg/ml. Bất thường hình thái thất trái 59,5%,
gồm 23,2% phì đại đồng tâm, 29% phì đại lệch tâm và 47,8% tái cấu
trúc thất trái. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái chiếm tỷ lệ 75%
và chỉ số Tei ≥ 0,75 là 41,4%.
2. Mối liên quan và sự thay đổi của các mục tiêu theo khuyến cáo
ESC-EASD, các yếu tố nguy cơ tim mạch khác với biểu hiện tim của
đối tượng nghiên cứu tại thời điểm trước và sau 12 tháng theo dõi
- Trên 116 bệnh nhân ghi nhận chỉ số nguy cơ bất thường biểu
hiện tim liên quan với mục tiêu huyết áp (OR= 3,21), glucose đói
24
(OR=3,11), kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu (OR= 6,46) và có
mảng xơ vữa động mạch cảnh (OR=3,45), p< 0,05.
Yếu tố nguy cơ độc lập của LVMI bao gồm huyết áp tâm thu,
thời gian phát hiện tăng huyết áp, Hs-CRP. Rối loạn chức năng tâm
trương thất trái liên quan với huyết áp, glucose đói, Non-HDL.C, mảng
xơ vữa động mạch cảnh. Bất thường chỉ số Tei ≥ 0,75 có liên quan với
thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ ≥ 10 năm, kiểm soát đạt < 3 mục tiêu
glucose máu, Hs-CRP và IMTc ≥0,9 mm, (p< 0,001).
Yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập của bất thường biểu hiện tim
bao gồm BMI ≥ 25 kg/m2
(OR=2,74), Hs-CRP ≥ 3 mg/dl (OR=3,13) và
kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu, p<0,05.
- Đánh giá sau 12 tháng theo dõi trên 47 bệnh nhân chọn
ngẫu nhiên ghi nhận trung bình BMI giảm 0,58 kg/m2
, vòng bụng
giảm 1,13 cm, glucose đói giảm 1,79 mmol/L, HDL.C tăng 0,12
mmol/L và giảm tỷ lệ đạt mục tiêu Triglycerides 19,2% và tăng tỷ lệ
đạt mục tiêu HDL.C thêm 29,8%, với p < 0,05.
Tăng tỷ lệ tiểu đạm thêm 28,2%, tăng trung bình IMTc bên trái
thêm 0,35 mm, bên phải thêm 0,34 mm và tăng thêm 17% mảng xơ
vữa động mạch cảnh.
Giảm chỉ số khối cơ thất trái LVMI 16,04 g/m2
, tăng RWT
0,03. Ngoài ra, giảm DT 16,14 ms, IVRT 14,77 ms và tương ứng tăng
chỉ số Tei 0,09, với p< 0,05. Kết quả ghi nhận 45% bệnh nhân có bất
thường biểu hiện tim mới xuất hiện sau 1 năm và liên quan với sự gia
tăng của nồng độ Triglycerides (p<0,05).
Có 17% rối loạn vận động vùng mới xuất hiện liên quan với
huyết áp tâm thu, HbA1C, mảng xơ vữa động mạch cảnh, với p <
0,05. Khả năng dự báo bệnh tim thiếu máu cục bộ của nồng độ HbA1C
với diện tích dưới đường cong là 0,79 (95% KTC: 0,62–0,96; p <0,01),
độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 71,8% với giá trị điểm cắt là 8,8% và nồng độ
NT-proBNP huyết thanh 136,1 pg/ml có khả năng dự báo bệnh tim thiếu
máu cục bộ với diện tích dưới đường cong là 0,73 (95% KTC: 0,56–
0,90; p <0,05), độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 64,1%.
25
KIẾN NGHỊ
- Điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là một sự phối hợp
giữa kiểm soát đường máu và kiểm soát các rối loạn chuyển hóa đi
kèm đặc biệt bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp càng có nhiều
nguy cơ cao về biến chứng tim mạch.
- Khuyến cáo mục tiêu điều trị ESC/EASD có tính tổng
quát. Vì thế khi áp dụng cho bệnh nhân ĐTĐ có THA cần phối
hợp thêm các yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống có
giá trị cao trong tiên lượng các biến cố tim mạch và tử vong, nên
được áp dụng thường quy cho bệnh nhân này.
- Trên bệnh nhân ĐTĐ có THA cần đánh giá tổn thương cơ
quan đích ở giai đoạn im lặng tiền lâm sàng mỗi năm nhằm phát hiện
thương tổn tim mạch mới cũng như sự tiến triển của các biến chứng
tim mạch trước đó.
HUE UNIVERSITY
MEDICAL PHARMACY UNVERSITY
TRAN THI TRUC LINH
INVESTIGATING THE RELATIONSHIP BETWEEN
CARDIAC MANIFESTATIONS AND THE TREATMENT
TARGETS FROM ESC-EASD GUIDELINES FOR TYPE 2
DIABETIC PATIENTS WITH HYPERTENSION
Speciality : Endocrinology
Code : 62 72 01 45
SUMMARY OF MEDICAL DOCTORAL THESIS
HUE - 2015
The work was completed at the Hue University- Medicine and
Pharmacy Hue University
Full name of supervisor:
1. Prof. Nguyen Hai Thuy, MD, PhD
2. Ph.D. Ngo Van Truyen.
The Objection 1: Prof. , MD, PhD
The Objection 2: Assoc. Prof. , MD, PhD
The Objection 3: Assoc. Prof. , MD,PhD
Can be found the thesis in:
1. National Library
2. The Library of Medicine and Pharmacy Hue University
LIST OF WORKS OF RESEARCH HAS PUBLISHED
AUTHOR RELATED TO THE THESIS
1. Tran Thi Truc Linh, Nguyen Hai Thuy, “Researching
relationship between the plasma levels of NT-proBNP and
changes of left ventricular morphology and diastolic function in
hypertension type 2 diabetes mellitus”, Journal of Vietnamese
Cardiology, Vol 65, pp. 365-369.
2. Tran Thi Truc Linh, Nguyen Hai Thuy, “Intimal-Medial
Thickness of carotid artery (IMTc) in the type 2 diabetic patients
with hypertension”, Journal of Medicine and Pharmacy, Vol
22+23, pp. 28-35.
1
BACKGROUND
Diabetes (DM) and Hypertension (HT) are the chronic diseases
which have been increasing all over the world rapidly. Combining
two disease have effected the serious burden of cardiovascular
system. The significant development of the mortality and morbidity
causing cardiovascular diseases (CVD) in patients with DM and HT
which have been encouraged many cardiology and diabetes
associations recommended that cardiovascular risk assessment should
become the first aim in the recent time. Besides the traditional
cardiovascular risks, ESC-EASD has added the nontraditional
cardiovascular risk factors such as biomarkers and imaging is
necessary in order to detect target organs damage in subclinical.
In Vietnam, the application of ESC-EASD guideline and the
awareness of diabetic heart disease in preclinical stage have limited.
Therefore, we are essential to research “Investigating the relationship
between cardiac manifestations and the treatment targets from ESC-
EASD guidelines on type 2 diabetic patients with hypertension”.
Concluding the objectives:
1. To review the recommended treatment goals of ESC-EASD,
a number of cardiovascular risk factors and cardiac manifestations
(serum NTproBNP levels and morphology, structure left ventricular
function on echocardiography) in type 2 diabetic patients (T2DM)
with hypertension.
2. To determine the relationship and the change between the
treatment targets, cardiovascular risk factors and cardiac manifestations
after 12 months of follow-up.
The scientific and practical meaning
- To evaluate the treatment effects of ESC-EASD guideline in
Vietnamese health clinic. Determinating the importance of
nontraditional risk factors for cardiovascular damage in subclinical
and predicting cardiovascular events.
- Throughout the research proves that the role of diagnosed
cardiovascular or target organs in preclinical is much valuable and
independent with the treatment targets of the guidelines.
2
Structure thesis:
It consists of 128 pages (excluding references and appendices),
with 4 chapters, 40 tables, 5 charts, 13 diagrams, 6 pictures and 109
references. Introduction 3 pages, overview 37 pages, subjects and
methods 23 pages, results 28 pages, discussions 35 pages, conclusion
2 pages, recommendations and follow-up researchs 1 page.
Chapter 1: OVERVIEW
1.1. DIABETES AND HYPERTENSION
1.1.1. Epidemiology
The incidence of hypertension (HTN) are twofold higher in
those with T2DM relative to similar aged individuals without DM
and 75% T2DM have hypertension, or patients with HTN are more
likely to develop T2DM about 2.5 times after five years diagnosed
with HTN. A meta-analysis 89 studies showed that HTN in T2DM
rates typically were high in all regions; most studies presented rates
above 50%, and many presented rates above 75%.
1.2. CARDIOVASCULAR RISK FACTORS
1.2.1. Traditional cardiovascular risk factors
- The elements of time (ages, duration of diagnosed diabetes, a
duration of diagnosed hypertension) and gender: in almost the studies,
age and duration of diagnosed disease are always the important and
indispensable risk factors. Moreover, the results of the study showed
that cardiovascular complications particularly high rate in women with
T2DM. Smoking is the independent risk of cardiovascular disease due
to atherosclerosis. Physical activity plays the important role to help
blood glucose control and is associated with cardiovascular
complications in DM. Body mass index (BMI) and waist
circumference (WC) in T2DM patients are both the predictor factors
and the cardiovascular risk of DM. Fasting plasma glucose (FPG) and
HbA1C, postprandial plasma glucose are some independent and direct
risk fators of death. Dyslipidemia is often accompanied with T2DM
with typical manifestations include increased levels of triglycerides
3
and decreased HDL.C. FIELD, ACCORD study on T2DM patients
showed that the rate of cardiovascular events have been significantly
higher in dyslipidemia group.
1.2.2. Nontraditional cardiovascular risk factors
- Microalbuminurea: HOPE study demonstrated that
microalbuminuria has increased the cardiovascular events with the
relative risk 1.83 (95%CI: 1.64-2.05). Among these, the risk of
T2DM was 1.97 (95%CI: 1.68-2.31) higher than patients without
T2DM, similar to IDNT, RENAAL, PREVEND research.
- C-reactive protein high sensitivity (Hs-CRP): is a factor
representing the state of endothelial dysfunction and test applications
common in patients with hypertension and diabetes. Hs-CRP is associated
with insulin resistance, indices of systolic blood pressure, pulse pressure,
hypertension and other signs of endothelial dysfunction other.
- Thickness middle class internal carotid artery (IMTc):
tends to increase cardiovascular disease atherosclerosis in diabetic
and hypertensive subjects with increasing progression of the
thickness IMTc. IMTc is a sign of atherosclerosis which is associated
with other cardiovascular risks.
1.3 Diabetes hypertension and cardiovascular complications
1.3.1.Pathogenesisof diabetesheartdisease(DHD:DiabeticHeartDisease)
The most comprehensive access of diabetic heart disease is a
combination of three groups of diseases, including: (1) diabetic
cardiomyopathy (DMD), (2) hypertensive heart disease (HHD) and
(3) due to coronary artery disease atherosclerosis and contribute to
this very complex mechanism [79].
1.3.3. Characteristics of diabetic heart disease: (1) Morphology
disorders of diabetic cardiomyopathy, (2) Regional wall motion
abnormalities related coronary artery disease (3) Dysfunction of the
diabetic heart disease.
1.4. SOME ASSESSMENT METHODS OF HEART
VULNERABILITY
1.4.1. NT-proBNP concentrate in heart damage: NT-proBNP was
one of the diuretic peptides which synthesized and secreted from
4
ventricular myocardial cells, capable of diagnosis, prognosis and risk
stratification of cardiovascular diseases. NT-proBNP value of 125
pg/ml are considered simple markers in patients with suspected heart
failure symptoms, the good value for negative predictive.
1.4.2. Electrocardiogram (ECG) and other methods: the classic
method used since 1914 by Lewis which is still worth using
nowadays, transesophageal echocardiography, coronary reserve rate
measurement, computing tomography multi-slice, magnetic
resonance imaging, myocardial perfusion imaging, stress test,
coronary angiography via skin, intravascular ultrasound.
1.4.3. Transthoracic echocardiography: have been considered as
methods for early detection of diabetic cardiomyopathy through
assessment of left ventricular morphology, abnormal wall motion,
and diastolic function, Tei index.
1.5. TREATMENT AND ESC-EASD RECOMMENDATIONS
1.5.1. Lifesstyle intervention: Non-drug treatments involves positive
lifestyle changes such as diet, stopping smoking and physical activity.
1.5.2. Pharmacological treatment: blood pressure management,
glucose control, management of dyslipidaemia. Re-examination and
control to achieve the targets of ESC-EASD guidelines.
Chapter 2: SUBJECTS AND METHODS
2.1. Research subjects
2.1.1 The inclusion criteria: patients diagnosed with hypertensive
type 2 diabetes entered the Can Tho Central Hospital from 7/2011 to
7/2013 to satisfy diagnostic criteria for diabetes by ADA, IDF, ESC-
EASD, classified type 2 of diabetes according to Asia-Pacific Type 2
Diabetes Policy Group in 2005 with diagnosed hypertension by
criteria of ESC-EASD 2007:  130 mmHg and/or ≥ 80 mmHg,
measuring at least 2 times or using of antihypertensive drugs. Besides
that hypertensive type 2 diabetes without ischemic heart disease
excluded by ESC criteria in 2013.
5
2.1.2 The exclusion criteria: type 1 diabetes, gestational diabetes, under
6-month discovered type 2 diabetes, acute complications, with ischemic
heart disease, myocardial infarction or systolic heart failure before joining
in the study, non-diabetic heart disease: heart muscle disease (hypertrophic
cardiomyopathy, myocardial infection, inflammation of the heart muscle),
heart valve disease (stenosis aortic valve insufficiency, aortic valve
diseases), arrhythmias heart (atrial fibrillation, atrial flutter),
cardiopulmonary diseases (sleep apnea, pulmonary embolism, pulmonary
hypertension), septic shock, burns, respiratory failure, liver failure, severe
renal impairment and patients not agree to participate study.
2.2. RESEARCH METHODOLOGY
2.2.1. Study Design: A monitoring and prospective stydy.
2.2.2. Sample size: the formula applied in the sample size of
intervention study for a group of patients, tracking the change in
LVMI for monitoring the development of heart complications in
hypertension type 2 diabetes. The sample size should be monitored
on 43 patients. The actual patient at the initial time were 116 and the
patients followed-up after a minimum period of 12 months were 47.
2.2.3. Methods of collecting informations
2.3. Statistical analysis: the data collected existing sample and
statistical analysis software SPSS 16.0.
6
CHAPTER 3: STUDY RESULTS
3.1. CHARACTERISTICS OF STUDY SUBJECTS
ACCORDING TO THE ESC-EASD GUIDELINES
Table 3.1. Characteristics of BMI, WC, blood pressure
Target facts
Achievement Non achievement ± SD
(unit measurements)Quantity % Quantity %
BMI < 25 kg/m2
84 72.4 32 27.6 22.62 ± 4.84 (kg/m2
)
WC < 90cm (male),
< 80cm (female)
41 35.3 75 64.7 86.24 ± 13.27 (cm)
Systolic <140 mmHg and
Diastolic <85 mmHg
47 40.5 69 59.5
143.88 ± 28.37(mmHg)
81.21 ± 12.73 (mmHg)
The percentage of patients did not achieve blood pressure goal
and WC is higher than another group.
Table 3.2. Characteristics of glycaemic control
Target facts
Achievement Non achievement ± SD
(unit
measurements)
Quantity % Quantity %
FPG < 7.2 mmol/L 30 25.9 86 74.1 11.29 ± 5.61
Post-pradial < 10 mmol/L 26 22.4 90 77.6 14.40 ± 4.80
HbA1C < 7% 39 33.6 77 66.4 8.36 ± 2.49
All glycemic targets 11 9.5 105 90.5
The proportion of patients achieved fasting plasma glucose
(FPG), Post-pradial, HbA1C and all glycaemic targets were very low.
Table 3.3. Characteristics of dyslipidaemia management
Target facts
(mmol/L)
Achievement Non achievement ± SD
(mmol/L)Quantity % Quantity %
TC < 4.5 46 39.7 70 60.3 5.17 ± 1.47
TG < 2.3 69 59.5 47 40.5 2.45 ± 1.97
LDL.C < 2.5 24 20.7 92 79.3 3.33 ± 1.06
HDL.C ≥ 1 75 64.7 41 35.3 1.07 ± 0.29
Non-HDL.C < 3.3 33 28.4 83 71.6 4.10 ± 1.42
All lipid targets 12 10.3 104 89.7
The percentage of patients did not achieve TC, LDL.C, Non-
HDL.C goal and all lipid targets were higher. But the proportion of
patients did not achieved TG, Non-HDL.C were lower.
7
3.2. CHARACTERISTICS OF OTHER CARDIOVASCULAR
RISK FACTORS
Table 3.4. Characteristics of traditional cardiovascular risk factors
Factors Group Quantity %
± SD
(years )
Age
< 60 37 31.9
65.6 ± 9.90
≥ 60 79 68.1
Duration of
DM
< 10 91 78.4
6.10 ± 4.89
≥ 10 25 21.6
Duration of
HT
< 10 96 82.8
3 (0-31)
≥ 10 20 17.2
Gender
Male 17 14.7
Female 99 85.3
Smoking
Yes 12 10.3
No 104 89.7
Physical
activity
Little 83 71.6
Yes 33 28.4
The group of over 60 years old, female, little physical activity,
no-smoking, duration of DM < 10 years, duration of HT < 10 years
were higher the percentages.
Table 3.5. Characteristics of Hs-CRP, UACR, eGFR
Risk factor
(unit measurements)
No Yes
Quantity % Quantity %
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl
Median (Min -Max)
88 75.9 28 24.1
0.63 (0.01-19.8)
UACR ≥ 3 mg/mmol
Median (Min -Max)
65 56.0 51 44.0
1.74 (0 – 369.92)
eGFR < 60 ml/ph/1.73 m2
± SD (ml/ph/1.73 m2)
85 73.3 31 26.7
72.84 ± 18.07
Hs-CRP ≥ 3mg/dl, eGFR < 60 ml/ph/1.73 m2
và UACR ≥ 3
mg/mmol had lower propotion than the others groups.
8
Table 3.6. Characteristics of IMTc, carotid plaques
Risk factor
(unit measurements)
No Yes
Quantity % Quantity %
IMTc ≥ 0.9 mm 27 23.3 89 76.7
Left: ± SD (mm)
1.33 ± 0.70
Right: ± SD (mm)
1.20 ± 0.68
Carotid plaque 61 52.6 55 47.4
+ one side
+ two sides
36 65.5
19 34.5
IMTc ≥ 0.9 mm had the high percentages, but the group of having
carotid plaque were lower proportion than the group without plaque.
3.3. CARDIAC MANIFESTATIONS OF STUDY SUBJECTS
AT THE BEGINNING PERIOD.
Table 3.7. Characteristics of NT-proBNP following to age,
gender, eGFR
Factor Group Quantity
NT-proBNP (pg/ml)
Median (Min – Max)
p
Gender
Male 17 73.24 (4.99 -737.6)
> 0.05
Female 99 137.4 (4.99 - 1528)
Age
≥ 75 28 197.3 (28.42 – 1528)
< 0.05
< 75 88 115.3 (4.99 – 811.6)
eGFR
ml/ph/1.73m2
< 60 31 284.4 (34.43 – 1119)
< 0.001
≥ 60 85 105.8 (4.99 – 1528)
Total 116 134.40 (4.99 – 1528)
Average of serum NT-proBNP levels were different between
two groups of age ≥ 75 and < 75. In addition, NT-proBNP
concentration were not same between two groups of eGFR ≥ 60 and
< 60 ml/ph/1.73m2
, (p< 0.05).
Table 3.8. Distribution of NT-proBNP following to age, gender, eGFR
Factor Group NT-proBNP (pg/ml)
Total
n
p< 125
n (%)
125 - 450
n (%)
> 450
n (%)
Gender
Male 9 (52.94%) 3 (17.64%) 5 (29.42%) 17
> 0.05
Female 48 (48.5%) 38 (38.4%) 13 (13.1%) 99
Age
≥ 75 9 (32.1%) 12 (42.9%) 7 (25%) 28
> 0.05
< 75 48 (54.5%) 29 (33%) 11 (12.5%) 88
eGFR
ml/ph/1.73m2
< 60 10 (32.3%) 13 (41.9%) 8 (25.8%) 31
> 0.05
≥ 60 47 (55.3%) 28 (32.9%) 10 (11.8%) 85
Total 57 (49.14%) 41 (35.34%) 18 (15.52%) 116
The proportion of NT-proBNP in many concentration levels
were not different according to age, gender, eGFR, p> 0.05.
9
Graph 3.1. Proportion of left
ventricular morphology forms
Graph 3.2. Proportion of
cardiac manifestations
- Left ventricular morphology abnormal were 59.5% in which had
47.8% restructures, 29% eccentric hypertrophy, 23.2% concentric
hypertrophy.
- 85.3% hypertensive type 2 diabetes had abnormal in cardiac
manifestations by biochemical and echocardiography.
Table 3.9. Distribution of the left ventricular manifestations
Group
Normal Abnormal
Quantity % Quantity %
Diastolic function 29 25 87 75
Stage
I 76 87.4
II 11 12.6
Tei index 68 58.6 48 41.4
Diastolic dysfunction were 75% in which the first stage was the
highest 87.4 %. The percentages of Tei index abnormal were 41.1%.
10
3.4. RELATIONSHIP BETWEEN CARDIAC MANIFESTATIONS
AND THE TREATMENT TARGETS OF ESC-EASD GUIDELINES
OR SOMEOTHER RISKFACTORS
3.4.1. Relationship beween cardiac manifestations and the targets
Bảng3.10.Relationship beween cardiac manifestations and BMI,
WC,bloodpressure
Target facts
(unit measurements)
Cardiac
manifestations Total
(n=116)Normal
(n=17)
Abnormal
(n=99)
BMI
(kg/m2
)
≥ 25 2 30 32
< 25 15 69 84
OR (95% CI); p 3.26 (0.70 – 15.16); 0.148
WC
(cm)
≥ 80 (female); ≥ 90 (male) 10 65 75
< 80 (female); <90 (male) 7 34 41
OR (95% CI); p 1.34 (0.47 – 3.83); 0.586
Blood
pressure
(mmHg)
≥ 140/85 6 63 69
< 140/85 11 36 47
OR (95% CI); p 3.21 (1.09 – 9.41); 0.028
Not achieving the blood pressure target were abnormal cardiac
manifestations higher than 3.21 times another group, with p < 0.05 .
Bảng 3.11. Relationship beween cardiac manifestations and glycemia
Target facts
(unit measurements)
Cardiac
manifestations Total
(n=116)Normal
(n=17)
Abnormal
(n=99)
FPG
(mmol/L)
≥ 7,2 9 77 86
< 7,2 8 22 30
OR (95% CI); p 3.11 (1.07 – 9.01); 0.031
Post-
prandial
(mmol/L)
≥ 10 11 79 90
< 10 6 20 26
OR (95% CI); p 2.16 ( 0.71 – 6.53); 0.168
HbA1C (%)
≥ 7 9 68 77
< 7 8 31 39
OR (95% CI); p 1.95 (0.69 – 5.53); 0.204
All
glycemic
targets
1-2 12 93 105
3 5 6 11
OR (95% CI); p 6.46 (1.71 – 24.43); 0.002
The group of fasting plasma glucose and the group of
achieving 1-2 glycemic targets were abnormal cardiac manifestations
higher than 3.11, 6.46 times others groups, respectively (p < 0.05).
11
Bảng 3.12. Relationship beween cardiac manifestations and lipid
Target facts
(unit measurements)
Cardiac
manifestations Total
(n=116)Normal
(n=17)
Abnormal
(n=99)
TC (mmol/L)
≥ 4.5 10 60 70
< 4.5 7 39 46
OR (95% CI); p 1.08 (0.38 – 3.07); 0.890
TG (mmol/L)
≥ 2.3 7 40 47
< 2.3 10 59 69
OR (95% CI); p 0.97 (0.34 – 2.76); 0.952
LDL.C
(mmol/L)
≥ 2.5 15 77 92
< 2.5 2 22 24
OR (95% CI); p 0.47 (0.10 – 2.20); 0.518
HDL.C
(mmol/L)
< 1 6 35 41
≥ 1 11 64 75
OR (95% CI); p 1,00 (0,34 - 2,94); 0,996
Non-HDL.C
(mmol/L)
≥ 3.3 14 69 83
< 3.3 3 30 33
OR (95% CI); p 0.49 (0.13 – 1.84); 0.285
All lipid
targets
1 - 4 15 89 104
5 2 10 12
OR (95% CI); p 1.19 (0.24 – 5.96); 0.688
In the group without achieving lipid targets were not decrease
the risk of abnormal cardiac manifestations, (p < 0.05).
3.4.1.1. Correlation between cardiac morphological parameters and the
targets of ESC-EASD guidelines.
Chart 3.1. Correlation between
LVMI and BMI
Chart 3.2. Correlation between
LVMI and WC
The positive correlation of LVMI and BMI, r = 0.317; p < 0.001
with the regression equation: y = 56.56 + 1.55x.
The positive correlation of LVMI and WC, r = 0.303; p < 0.001,
with the regression equation: y = 45.02 + 0.54x.
R2
= 0,101 R2
= 0,092
12
Chart 3.3. Correlation between LVMI and Systolic blood pressure
3.4.1.2. Correlation between left ventricular function parameters and the
targets of ESC-EASD guidelines.
Chart 3.6. Correlation between E/A
and HDL.C
Chart 3.7. Correlation between DT
and TG
The positive correlation of E/A and HDL.C, r = 0.299; p <
0.05, with the regression equation: y = 0.57 + 0.2 x
The negative correlation of DT and TG, r = - 0.20; p < 0.05,
with the regression equation: y = 235.7 – 6.43 x
3.4.2. Relationship beween cardiac manifestations and the cardiovascular
riskfactors
Bảng3.13.Relationship beween cardiac manifestations and
duration of diseases
Risk factors
(unit measurements)
Cardiac manifestations Total
(n=116)Normal
(n=17)
Abnormal
(n=99)
Duration of
DM (years)
≥ 10 2 23 25
< 10 15 76 91
OR (95% CI); p 2.27 (0.48 – 10.67); 0.358
Duration of
HT
(years)
≥ 10 1 19 20
< 10 16 80 96
OR (95% CI); p 3.80 (0.47 – 30.46); 0.299
The frequency of abnormal cardiac mannifactions in group
having duration of DM ≥ 10 years and duration of HT ≥ 10 years
were higher than 2.27, 3.8 times, respectively, p > 0,05.
R2
= 0,054
R2
= 0,052 R2
= 0,04
The positive correlation of LVMI and systolic
blood pressure , r = 0.232; p < 0.05, with the
regression equation: y = 63.93 + 0.19x
13
Bảng3.14.Relationship beween cardiac manifestations and the
other risk factors
Risk factors
(unit measurements)
Cardiac manifestations Total
(n=116)Normal
(n=17)
Abnormal
(n=99)
Hs-CRP
(mg/dl)
≥ 3 1 27 28
< 3 16 72 88
OR (95% CI); p 6.00 (0.76 – 47.46); 0.068
UACR
(mg/mmol)
≥ 3 7 44 51
< 3 10 55 65
OR (95% CI); p 1.14 ( 0.40 – 3.25); 0.802
eGFR
(ml/ph/1.73 m2
)
< 60 3 28 31
≥ 60 14 71 85
OR (95% CI); p 1.84 (0.49 – 6.90); 0.554
IMTc (mm)
≥ 0.9 11 78 89
< 0.9 6 21 27
OR (95% CI); p 2.03 (0.67 – 6.12); 0.204
Carotid
plaque
Yes 4 51 55
No 13 48 61
OR (95% CI); p 3.45 (1.05 – 11.33); 0.038
The patient group having carotid plaque were the frequency of
abnormal cardiac mannifactions higher 3.45 times than the group
without plaque.
Bảng 3.15. Correlation beween LVMI, NT-proBNP and other risk factors
Factors
LVMI NT-proBNP E/A
r p r p r p
Duration of DM 0.06 > 0.05 0.21 <0.05 -0.05 > 0.05
Duration of HT 0.22 < 0.05 0.16 >0.05 -0.17 > 0.05
Hs-CRP 0.32 < 0.0001 0.23 <0.05 -0.11 > 0.05
UACR 0.08 > 0.05 0.35 <0.0001 -0.05 > 0.05
eGFR -0.17 > 0.05 -0.20 <0.05 0.20 < 0.05
IMTc 0.09 > 0.05 0.14 > 0.05 -0.11 > 0.05
The positive correlation between NT_proBNP and duration of
DM, Hs-CRP, UACR and the negative correlation of NT-proBNP and
eGFR with p < 0.05. The positive correlation of LVMI and duration of
HT, r = 0.224; p < 0.05, with the regression equation: y = 86.73 + 0.87 x.
The positive correlation of LVMI and log (Hs-CRP), r = - 0.324; p <
0.0001, with the regression equation: y = 82.75 + 4.25 x.
The positive correlation of E/A and eGFR, r = 0.20; p < 0.05,
with the regression equation: y = 0.58 + 0.003 x.
14
3.4.3. Multivariate regression correlation between cardiac
manifestations and the targets of ESC-EASD guidelines with
other cardiovascular risk factors
Table 3.16. Linear regression factors related LVMI
Factors
LVMI
B
Standardized
Coefficients
t p
Constant 32.88 2.12 0.03
BMI 0.35 0.07 0.36 0.71
WC 0.29 0.16 0.83 0.41
Duration of HT 0.91 0.23 2.83 0.005
SBP 0.15 0.18 2.13 0.03
Log (Hs-CRP) 9.19 0.30 3.63 0.0001
Multivariate analysis showed that the independent risk factors
affecting LVMI included duration of HT, systolic blood pressure
(SBP), log (Hs-CRP), with R= 0.515, Adjusted R2
= 0.265, p< 0.0001.
Table 3.17. Logistic regression factors related diastolic dysfunction
Factors
Diastolic dysfunction
OR 95% CI p
BMI ≥ 25 kg/m2
1.48 0.68 – 3.25 0.2
BP ≥ 140/85 mmHg 0.75 0.32 – 1.75 0.51
FPG ≥ 7.2 mmol/L 0.61 0.24 – 1.54 0.29
Non-HDL.C ≥ 3.3 mmol/L 5.02 1.58 – 15.92 0.006
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 2.24 1.01 – 4.98 0.04
Carotid plaque 0.70 0.32 – 1.56 0.38
Multivariate logistic analysis showed that Hs-CRP ≥ 3 mg/dl
and NonHDL.C ≥ 3,3 mmol/L were the independent risk factors of
diastolic dysfunctions significantly with p<0.05.
Table 3.18. Logistic regression factors related abnormal Tei index
Factors
Abnormal Tei index
OR 95% CI p
Duration of DM ≥ 10 years 2.90 1.29 – 6.52 0.01
Achieving glycemic control < 3 targets 0.10 0.01 – 0.81 0.03
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 0.39 0.17 – 0.88 0.02
IMT ≥ 0.9 mm 0.32 0.12 – 0.88 0.02
Multivariate logistic analysis showed that Duration of DM ≥ 10
years, achieving glycemic control< 3 targets, Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, IMT ≥
0.9 mm were the independent risk factors of abnormal Tei index.
15
Table 3.19. Logistic regression factors related cardiac
manifestations
Factors
Cardiac manifestations
OR 95% CI p
BMI ≥ 25 kg/m2
2.74 1.21 – 6.24 0.02
BP ≥ 140/85 mmHg 0.75 0.29 – 1.91 0.54
Achieving glycemic control < 3 targets 0.22 0.06 – 0.87 0.03
Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 3.13 1.30 – 7.52 0.01
Carotid plaque 1.11 0.47 – 2.62 0.81
Multivariate logistic analysis showed that the independent risk
factors of cardiac manifestations were BMI ≥ 25 kg/m2
(OR=2,74),
achieving glycemic control< 3 targets (OR=0,22), Hs-CRP ≥ 3 mg/dl
(OR= 3,13), with p < 0,05.
3.5. ASSESSMENT OF THE PARAMETERS BELONG TO
ESC- EASD GUIDELINES, OTHER RISK FACTORS BEFORE
AND AFTER 12 MONTHS ON SOME RANDOMIZED
SELECTIVE SUBJECTS
After a minimum follow-up period of 12 months, there were
47 patients who were randomly evaluated the second time.
3.5.1. Changes of the treatment targets parameters after 12 months
Table 3.20. The average changes of treatment targets factors
before and after follow-up
Target facts
(units measurements)
Before (n=47)
± SD
After (n=47)
± SD
Diff
Mean
95% CI p
BMI (kg/m2
) 23.13 ± 5.89 22.55 ± 5.69 - 0.58 -0.94 -0.22 <0.005
WC (cm) 87.36 ± 17.30 86.23±16.74 - 1.13 -1.98 - 0.28 <0.05
FPG (mmol/L) 12.63 ± 5.54 10.83 ± 5.74 - 1.79 - 3.51 -0.07 <0.05
HbA1C (%) 8.49 ± 2.69 9.03 ± 2.98 + 0.54 -0.30 1.38 >0.05
TC (mmol/L) 5.11 ± 1.28 5.47 ± 1.66 + 0.35 - 0.17 0.88 >0.05
TG (mmol/L) 2.26 ± 1.73 2.75 ± 1.81 + 0.49 - 0.06 1.04 >0.05
HDL.C (mmol/L) 1.06 ± 0.27 1.18 ± 0.24 + 0.12 0.05 0.20 <0.005
LDL.C (mmol/L) 3.33 ± 0.96 3.41 ± 1.14 + 0.08 - 0.28 0.45 >0.05
Non-HDL.C (mmol/L) 4.06 ± 1.27 4.29 ± 1.58 + 0.23 - 0.26 0.72 >0.05
Average of BMI, WC, FPG declined and HDL.C concentration
increased higher than before follow-up significantly, p < 0.05.
16
Table 3.21. The proportion changes of treatment targets factors
before and after follow-up
Target facts
(units
measurements)
Before (n=47) After (n=47)
p
Achievement
Non
achievement
Achievement
Non
achievement
BMI < 25 kg/m2
34 (72.3%) 13 (27.7%) 37 (78.7%) 10 (21.3%) > 0.05
VB < 80/F, < 90/M 19 (40.4%) 28 (59.6%) 20 (42.6%) 27 (57.4%) > 0.05
FPG < 7.2 mmol/L 9 (19.1%) 38 (80.9%) 12 (25.5%) 35 (74.5%) > 0.05
HbA1C < 7% 14 (29.8%) 33 (70.2%) 14 (29.8%) 33 (70.2%) > 0.05
TC < 4.5mmol/L 18 (39.3%) 29 (61.7%) 14 (29.8%) 33 (70.2%) > 0.05
TG < 2.3 mmol/L 32 (68.1%) 15 (31.9%) 23 (48.9%) 24 (51.1%) < 0.05
LDL.C < 2.5mmol/L 6 (12.8%) 41 (87.2%) 7 (14.9%) 40 (85.1%) > 0.05
HDL.C ≥ 1mmol/L 29 (61.7%) 18 (38.3%) 43 (91.5%) 4 (8.5%) <0.0001
Non-HDL.C<
3.3mmol/L
11 (23.4%) 36 (76.6%) 13 (27.7%) 34 (72.3%) > 0.05
The proportion of achieving TG target decreased and the
proportion of achieving HDL.C target increased higher than before
follow-up significantly, p < 0.05.
3.5.2. Changes of other risk factors after 12 months
Table 3.22. Characteristics of changes in UACR
Parameters Before (n=46) After (n=46) Diferences p
UACR (mg/mmol) 6.68 (0 – 209.49) 2.3 (0 – 253.81) 10.02 (-5.13 – 25.17) < 0.01
Microalbbuminurea 15 (75%) 20 (60.6%) 5 (38.5%)
< 0.005Macroalbbuminurea 5 (25%) 13 (39.4%) 8 (61.5%)
Total 20 (43.5%) 33 (71.7%) 13 (28.2%)
Average of UACR, the proportion of microalbbumin,
macroalbbumin at two assessments times were increase after follow-
up significantly, p < 0.05.
Table 3.23. Characteristics of changes in carotid lesions
Parameters Before (n=47) After (n=47) Diferences p
IMTc
(mm)
Left 1.34 0.62 1.69 0.78 0.35( 0.20 – 0.51) <0.0001
Right 1.26 0.81 1.60 1.07 0.34 (0.13 – 0.54) <0.005
IMTc ≥ 0.9 mm 36 (76.6%) 41 (87.2%) 5 (11.4%) > 0.05
Plaque (Yes) 25 (53.2%) 33 (70.2%) 8 (17%) < 0.05
17
3.5.3. Changes of cardiac manifestations after 12 months
Table 3.24. Characteristics of changes in NT-proBNP levels and
echocardiography
Target facts
(units
measurements)
Before (n=47)
± SD
After (n=47)
± SD
Diff
Mean
95% CI p
NT-proBNP
(pg/ml)
113.5 (5–1044) 93.65 (11.51–5538) + 137.72 -119.79 395.24 >0.05
LVMI (g/m2
) 91.00 ± 23.64 74.93 ± 20.18 - 16.07 -21.74 -10.40 <0.0001
RWT 0.42 ± 0.06 0.45 ± 0.09 0.03 0.003 0.07 <0.05
E/A 0.74 ± 0.19 0.70 ± 0.20 -0.04 -0.09 0.02 > 0.05
DT (ms) 231.09 ± 72.07 214.94 ± 62.33 -16.14 -30.24 - 2.06 < 0.05
IVRT (ms) 104.19 ± 28.88 89.43 ± 27.95 -14.77 -25.79 - 3.74 < 0.05
Chỉ số Tei 0.74 ± 0.21 0.83 ± 0.18 0.09 0.01 0.16 < 0.05
EF (%) 72.92 ± 6.05 72.42 ± 8.16 -0.50 - 3.23 2.23 >0.05
Average of LVMI, RWT, DT, IVRT and Tei index were
different significantly, p < 0.05.
Graph 3.3. Proportion of new diagnosed cardiac manifestations
To have 21 hypertensive type 2 diabetes patients had new
diagnosed abnormal in cardiac manifestations were 45%
Table 3.25. Relations between changes of treatment targets
factors and new diagnosed cardiac manifestations
Difference (after-before) Beta SE Wald p 0R (95% CI)
BMI (kg/m2
) 0.20 0.25 0.62 0.43 1.22 (0.75 – 1.98)
WC (cm) 0.002 0.10 0.001 0.98 1.00 (0.82 – 1.23)
FPG (mmol/L) 0.03 0.05 0.35 0.55 1.03 (0.93 – 1.14)
HbA1C (%) 0.08 0.11 0.58 0.44 1.09 (0.88 – 1.34)
TC (mmol/L) 0.07 0.17 0.17 0.68 1.07 (0.77 – 1.49)
TG (mmol/L) 0.59 0.28 4.41 0.03 1.80 (1.04 – 3.12)
LDL.C (mmol/L) 0.15 0.24 0.36 0.54 1.16 (0.72 – 1.85)
HDL.C (mmol/L) - 1.08 1.19 0.82 0.36 0.34 (0.03 – 3.50)
Non-HDL.C (mmol/L) 0.10 0.18 0.33 0.56 1.11 (0.78 – 1.58)
18
Multivariate analysis showed that the changes of TG
concentration was the independent risk factors affecting new
diagnosed abnormal in cardiac manifestations, p< 0.05.
Table 3.26. Characteristics of the differences in the ischemic
heart diseases groups
Factors
(units measurements)
Ischemic heart diseases (IHD)
pYes (n = 8)
± SD
No (n = 39)
± SD
HbA1C (%) 11.05 ± 3.21 7.97 ± 2.27 0.002
NT-proBNP (pg/ml) 344.46 ± 304.35 170.41 ± 200.22 0.044
SBP (mmHg) 152.5 ± 31.96 139.23 ± 24.43 0.191
Carotid plaque (Yes) 2/8 (25%) 23/39 (58.97%) 0.123
Average of HbA1C, NT-proBNP in the group with ischemic heart
diseases were different to without ischemic heart diseases, p < 0.05.
Chart 3.8. ROC curve of HbA1C, BNP plasma concentration in
predicting the ischemic heart diseases (IHD)
Biến số AUC 95% CI Cutoff Sens (%) Spec (%) p
HbA1C (%) 0.79 0.62 – 0.96 8.8 75% 71.8% <0.01
NT-proBNP(pg/ml) 0.73 0.56 – 0.90 136.1 75% 64.1% <0.05
Table 3.27. Logistic regression factors related the IHD
Risk factors
Ischemic heart diseases
B SE Wald p OR 95% CI
SBP (mmHg) -0,002 0.005 0,. 16 0.73 0.99 0.98- 1.01
HbA1C ≥ 8.8% -2.17 0.99 4.81 0.03 0.11 0.02 – 0.79
NT-proBNP ≥ 136 pg/ml -2.53 1.11 5.17 0.02 0.08 0.01– 0.71
Carotid plaque (Yes) 1.66 1.02 2.67 0.10 5.26 0.72 – 38.52
Multivariate analysis showed thatHbA1C, NT-proBNP were
the independent risk factors affecting the ischemic heart diseases,
p< 0.05.
19
Chapter 4: DISCUSSION
4.1. CHARACTERISTICS OF STUDY SUBJECTS ACCORDING
TO THE ESC-EASD GUIDELINES
4.1.1. Body mass index (BMI): BMI of study subjects with hypertension
type 2 diabetes was 22.62 ± 4.84 kg/m2
, and 72.4% achieved BMI target
<25 kg/m2 (Table 3.1), which was suitabble for the general characteristics
of diabetic patients in Vietnam. There were not as same as Gomez-Marcos
et al (2011), IM Ruckert (2012), p <0.05.
4.1.2. Waist circumference (WC): 64.7% patients had abnormal
WC and average of WC was 86.24 ± 13.27cm (Table 3.1), lower than
Gomez-Marcos (2011), p <0.05. Abdominal obesity was increases
cardiovascular risk significantly.
4.1.3. Blood pressure: Average of systolic blood pressure was
143.88 ± 28.37 mmHg or diastolic blood pressure was 81.21 ± 12.73
mmHg and 40.5% patients achieved blood pressure target (Table
3.1), similarly to Huelsmann M. (2008), or IM Ruckert (2012). The
majority of hypertension in type 2 diabetes is very difficult to control
because the combination of complex pathophysiological mechanisms
have still been studied.
4.1.4. Glucose and HbA1C: average of FBG was 11.29 ± 5.61
mmol/L and 74.1% people didn’
t gain the target; post-prandial
glucose was 14.40 ± 4.80 mmol/L and there were 77.6% not
achievements; average concentration of HbA1C was 8.36 ± 2.49%
and 66.4% didn’
t achieve this goal. Only 11 patients accounted for
9.5% achieved all three glycemic targets (Table 3.2). It was similar to
Gomez-Marcos (2011), Ho Thi Hoai Thuong, Nguyen Hai Thuy
(2012), and Nguyen Ngoc Chat (2010).
4.1.5. Lipid profile: the percentages of reaching lipid targets were
64.7% HDL.C, 59.5% TG; 39.7% TC, 28.4% Non-HDL.C, 20.7%
LDL.C and 10.3% patients achieved all lipid goals. It was different
with Gomez-Marcos et al (2011), Ichikawa (2013), but as same as Ho
Thi Hoai Thuong Nguyen Hai Thuy (2012).
20
4.2. CHARACTERISTICS OF OTHER CARDIOVASCULAR
RISK FACTORS
4.2.1. Age: Average age was 65.60 ± 9.90 years old (Table 3.4), the
youngest was 45 and the oldest is 90 years old, as same as the age of
diabetic patients in the world from 40 to 59 and gradually increases
to 75 years old.
4.2.2. Gender: The study result accounted for 85.3% of women
patients which was 5 times higher than 14.7% of men (Table 3.4),
similarly to the domesticl researches.
4.2.2. Duration of DM (DDM) and duration of HT (DHT):
average of DDM was 6.10 ± 4.89 years and 78.4% had DDM <10
years (Table 3.4). Similarly, median of DHT was 3 years, with the
percentage of DHT <10 years was higher than the group of DHT over
10 years (Table 3.4).
4.2.4. Smoking: has been proven to be one risk factor of
cardiovascular diseases for a long time. The percentage of smokers in
this study accounted for 10.3%, lower than non-smokers (Table 3.4).
4.2.5. Physical activity: the state of little physical activity in study was a
high proportion of 71.6% (Table 3.4), similar to Ruckert IM (2012).
4.2.6 High sensitivity of C-reactive protein: median of Hs-CRP
was 0.63 mg/dl in which increased from 19.8 mg/dl to 0.01 mg/ dl.
There were 24% Hs-CRP ≥ 3 mg / dl who had high cardiovascular
risk (Table 3.5). It was same as Masson S. (2013) but lower than
Vinagre I. (2014).
4.2.7. Urine albumin to creatinine ratio (UACR): median of
UACR was 1.74 mg/mmol, the highest of 369.92 mg/mmol, and 44%
patients had UACR ≥ 3 mg / mmol (Table 3.5) which was similar to
Zinman B. (2014), but higher than Puttnam W. (2011).
4.2.8. Estimated glomerular filtration rate (eGFR-MDRD):
Average of eGFR-MDRD was 72.84 ± 18.07 ml/min/1,73m2. The
proportion of eGFR <60 ml/min/1,73m2 was 26.7% (Table 3.5)
which was lower than Nguyen Kim Luong (2010) and similar to
Zinman (2014).
21
4.2.9 Carotid intima-media thickness (IMTc): IMTc in the left was
1.33 ± 0.70 mm thicker than in the right 0.68 ± 1.20 mm and the high
proportion of IMTc mm above 0.9mm was 76.7%. The percentages
of carotid plaque was 47.4% in which had 65.5% in one side and
34.5% in two sides (Table 3.6).
4.3. CARDIAC MANIFESTATIONS OF STUDY SUBJECTS
AT THE BEGINNING PERIOD
4.3.1. N-Terminal Pro-B-Type natriuretic peptide (NT-proBNP):
average of NT-proBNP was 134.4 pg/ml, didn’
t differ between men
and women. However, the difference in age groups <75 and ≥ 75
years old, and between two groups of eGFR <60 and ≥ 60
ml/min/1.73m2
, p <0.001. There was 49.14% NT-proBNP levels
above 125 pg/ml (Table 3.7 and 3.8).
4.3.2. Characteristics of morphological parameters and left
ventricular function: mean of LVMI was 91.53 ± 23.61 g/m2
and
RWT was 0.42 ± 0.08 and it had 59.5% abnormal left ventricular
morphology in which included in 23.2% of concentric hypertrophy
29% eccentric hypertrophy and 47.8% left ventricular restructuring.
It were 75% diastolic dysfunction and 41.4% of abnormal Tei index
(Table 3.9). In addition, there were 85.3% hypertensive type 2
diabetes with abnormal cardiac manifestations (Chart 3.2). The result
study showed that asymptomatic cardiovascular damages has been
detected early by echocardiography very high and it was the leading
cause of death for cardiovascular diseases
4.4. RELATIONSHIP BETWEEN CARDIAC MANIFESTATIONS
AND THE TREATMENT TARGETS OF ESC-EASD GUIDELINES
OR SOMEOTHER RISK FACTORS
4.4.1. Relationship beween cardiac manifestations and the targets
BMI, WC: The frequency of cardiac manifestations in the
groups which didn’
t achieve BMI target, was higher than 3.26 times,
with p > 0.05 (Table 3.10). There was the positive correlation
between BMI, VB and LVMI. Every BMI unit was able to increase
1.55 g/m2
LVMI (Graph 3.1) as same as one milimeter of WC could
be increase 0.54 g/m2
LVMI, p < 0.001 (Graph 3.2).
22
Blood pressure (BP): The hypertensive type 2 diabetes were
able to control BP who was cardiac manifestation risk higher than
3.21 times ((Table 3.10) and there was the positive correlation of
sytolic blood pressure and LVMI. One unit of SBP could add much
more 0.19 g/m2
of LVMI, p < 0.05 (Graph 3.3). Moreover, non
achieving of BP target was able to have diastolic dysfunction higher
than 2.69 times, p< 0.05. The result was suitable with the influence of
hypertensive pathogenesis in diabetic heart diseases.
Glucose and HbA1C: The group of fasting plasma glucose
and the group of achieving 1-2 glycemic targets were abnormal
cardiac manifestations higher than 3.11, 6.46 times others groups,
respectively (Table 3.11). It suggested that glycemic management
have significantly affected to cardiac manifestation. However, they
didn’
t note the correlation between the glycemia parameters and
echocardiography variables.
Lipid profile: the prevalence of cardiac manifestations was as
same as two groups of achieving or without achieving lipid targets,
p > 0.05 ( Table 3.12). There were the positive correlation of HDL.C
with E/A (Graph 3.4) and the negative correlation of TG with DT
(Graph 3.5). Dyslipideamia affected to relax left ventricular which
was the fundamental pathogenesis of diabetic cardiomyopathy.
4.4.2. Relationship beween cardiac manifestations and the
cardiovascular risk factors
Duration of disease: DDD ≥ 10 years, DHD ≥ 10 years were
able to have the risk of cardiac manifestations 2.27; 3.8 times higher
than the group of DDM < 10 years and DHD < 10 years,
respectively, p> 0.05 ( Table 3.13). There were the correlation of
DHD with LVMI and DDD with NT-proBNP. However, our study
was different from the studies because there didn’
t find the
correlation between function parameters, Tei index and DDD, DHD.
Hs- CRP: The cardiac manifestation prevalence of Hs-CRP ≥
3 mg/dl group was higher than 6 times of another group (Table 3.14).
There were the positive correlation between log Hs-CRP and LVMI,
NT-proBNP (Table 3.15). The research proved that the strong
relationship between Hs-CRP anđ cardiovascular complications.
23
UACR and eGFR-MDRD: the risk of abnormal cardiac
manifestations in UACR group ≥ 3 mg/mmol higher than 1.14 times, p >
0.05 (Table 3.14). There was the positive correlation between UACR and
NT-proBNP, p <0.0001 (Table 3.15). Besides, the study found that there
were the negative correlation between eGFR with NT-proBNP and a
positive correlation between eGFR with E / A (Table 3.15), p <0.05. The
group of eGFR <60 ml/min/1.73m2
had risk of abnormal heart
manifestations higher than 1.84 times, with p> 0.05 (Table 3.14).
IMTc: The group of IMTc ≥ 0.9 mm had risk of abnormal
heart manifestations higher than 2.03 times, with p> 0.05 (Table
3.15). However, it was not the correlation between IMTc and LVMI,
function variables.
Multivariate logistic analysis showed that Hs-CRP ≥ 3 mg/dl
were the independent risk factors of cardiac manifestations in
hypertensive type 2 diabetes with OR= 4.6, p<0.01 (Table 3.16). The
study showed that the nontraditional cardiovascular risk factors was
important in predicting cardiac manifestations.
3.5. ASSESSMENT OF THE PARAMETERS BELONG TO
ESC- EASD GUIDELINES, OTHER RISK FACTORS BEFORE
AND AFTER 12 MONTHS ON SOME RANDOMIZED
SELECTIVE SUBJECTS
After a minimum follow-up period of 12 months, there were
47 patients who were randomly evaluated the second time.
- Changes of BMI, WC: Similarly, Gomez-Marcos et al
(2011) after the intervention time, BMI reduced by 0.39 kg/m2
and
waist circumference decreased 1.30 cm, significantly. The
percentages of BMI control <25 kg/m2
in our study increased by
6.4% (Table 3.20, Table 3.21), with p> 0.05, but higher than the
domestic and foreign authors.
- Changes of FPG and HbA1C: FPG reduced by 1.79 kg/m2
and
the proportion of FPG <7.2 mmol/L in our study increased by 6.4%. p >
0.05. HbA1C increased by 0.54% while the prevalence of HbA1C < 7%
was similar to in the beginning (Table 3.20, Table 3.21), with p> 0.05. In
practice, glycemia management is the biggest challenge.
24
- Changes of lipid profile: there were the change of averages
and proportion in lipid targets. Among them, the change in the
percentage of achieving lipid control had significant in TG and
HDL.C, with p <0.05.
4.5.2. Changes of other risk factors after 12 months: there were 46
patients who were avaluated UACR before and after 12 months. The
prevalence of microalbuminurea increased by 13 cases (28.2%);
including 5 cases of microalbuminurea and 8 cases of
macroalbuminurea (Table 3.22).
- Changes of carotid lesions: IMTc were increase 0.35 mm in
the left, 0.34 mm in the right, while the percentage of IMTc ≥ 0.9
mm increased 11.4% and had more 17% of new diagnosed carotid
plaque, p < 0.05 ( Table 3.23). Among them, there were 2 patients
(4.08%) who had unstable plaque and 4.08% new plaques.
- Changes of NT-proBNP and echocardiography index: average
of LVMI after 12 months reduced by 16.07 g/m2
. Tei index was incease
and DT, IVRT reduced after follow-up, p < 0.05. The reduction of
LVMI tended differently from the increasing of NT-proBNP
concentration, p > 0.05 ( Table 3.24). The reason of differences were
able to be caused by renal complications. It is worth noting that the
increase of Tei index seems contrary to the decline of DT and IVRT, but
it was really reasonable because the heart rate did not change.
4.5.3. Characteristics of the new diagnosed cardiac manifestations after
1 year and the role of biomarkers predicted ischemic heart disease
The new cardiac manifestations were diagnosed 45% by
echocardiography, p<0.05 (Graph 3.4) and the change of TG level
was its independent risk with OR=1.8, p<0.05 (Table 3.25). After 12
months, the results showed that the target organ damage were
increase significantly.
NT-proBNP and HbA1C were different between the groups
with and without ischemic heart disease, p <0.05 (Table 3.26). The
cutoff of HbA1C was 8.8% and NT-proBNP was 136.1 pg/ml which
were capable of predicting risk of IHD (Chart 3.8). Multivariate
logistic regression, SBP, HbA1C and carotid plaque were the
independent risks of IHD, with p <0.05 (Table 3.27).
25
CONCLUSION
Through the survey of 116 hypertension type 2 diabetes
without ischemic heart disease in two times before and after 12
months, we concluded as:
1. Characteristics of study subjects according to the ESC-EASD
guidelines, some other risk factors and cardiac manifestations
(NTproBNP and echocardiogram) at the beginning
The proportion of patients achieving the target treatment from
ESC-EASD guidelines were BMI (72.4%), waist circumference
(35.3%), bood pressure (40.5%), fasting plasma glucose (25.9%),
postprandial (22.4%), HbA1C (33.6%), controlling all glycemic
targets (9.5%), HDL.C (64.7%), cholesterol (39 , 7%), triglycerides
(59.5%), LDL.C (20.7%), Non-HDL.C (28.4%) and reached all of
lipidemia targets (10.3%).
The percentage of cardiovascular risk factors recorded by
68.1% patients ≥ 60 years old, 89.7% female, 71.6% less physical
activity. In addition, 24.1% Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, 44% UACR ≥ 3
mg/mmol, 26.7% eGFR <60 ml/min/1.73 m2
, 76.7% IMTc ≥ 0.9 mm
and 47.4% plaques.
The prevalence of abnormal cardiac manifestations was 85.3%.
The median of NT-proBNP concentration was 134.4 pg/ml, and
50.86% NT-proBNP ≥ 125 pg/ml. Abnormal left ventricular
morphology was 59.5%, in which included in 23.2% concentric
hypertrophy, 29% eccentric hypertrophy and 47.8% restructuring.
The percentage of diastolic dysfunction was 75% and 41.4% Tei
index ≥ 0.75.
2. Relationship and change of the treatment targets from ESC-
EASD, cardiovascular risk factors and cardiac manifestations
after 12 months of follow-up
- Throughout 116 patients recorded by risk of abnormal cardiac
manifestations associated with the target of blood pressure (OR = 3.21),
fasting plasma glucose (OR = 3.11), achieved < 3 glycemic targets (OR
= 6.46) and carotid plaque (OR = 3.45), p <0.05.
Mối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAY
Mối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim, HAY
Luận án: Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim, HAYLuận án: Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim, HAY
Luận án: Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
MÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG NƠI CÔNG CỘNG - PAD, HƯỚNG ĐI NÀO CHO VIỆT NAM
MÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG NƠI CÔNG CỘNG - PAD, HƯỚNG ĐI NÀO CHO VIỆT NAMMÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG NƠI CÔNG CỘNG - PAD, HƯỚNG ĐI NÀO CHO VIỆT NAM
MÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG NƠI CÔNG CỘNG - PAD, HƯỚNG ĐI NÀO CHO VIỆT NAM
SoM
 
Nghien cuu roi loan nhip tim bang cac phuong phap tham do dien tim khong xam ...
Nghien cuu roi loan nhip tim bang cac phuong phap tham do dien tim khong xam ...Nghien cuu roi loan nhip tim bang cac phuong phap tham do dien tim khong xam ...
Nghien cuu roi loan nhip tim bang cac phuong phap tham do dien tim khong xam ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
nataliej4
 
Nghien cuu dac diem cua huyet than du va hieu qua cua dien cham trong dieu tr...
Nghien cuu dac diem cua huyet than du va hieu qua cua dien cham trong dieu tr...Nghien cuu dac diem cua huyet than du va hieu qua cua dien cham trong dieu tr...
Nghien cuu dac diem cua huyet than du va hieu qua cua dien cham trong dieu tr...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Điều trị THA nguyên phát
Điều trị THA nguyên phátĐiều trị THA nguyên phát
Điều trị THA nguyên phát
Yen Ha
 
Danh gia tuan thu dieu tri va kien thuc ve thuoc su dung tren benh nhan dai t...
Danh gia tuan thu dieu tri va kien thuc ve thuoc su dung tren benh nhan dai t...Danh gia tuan thu dieu tri va kien thuc ve thuoc su dung tren benh nhan dai t...
Danh gia tuan thu dieu tri va kien thuc ve thuoc su dung tren benh nhan dai t...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Độc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu
Độc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máuĐộc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu
Độc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tăng huyết áp ẩn giấu
Tăng huyết áp ẩn giấuTăng huyết áp ẩn giấu
Tăng huyết áp ẩn giấu
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ...
NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ...NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ...
NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, HAY
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, HAYChức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, HAY
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬNNGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG ...
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG ...ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG ...
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu mot so chi so huyet dong cua dong mach than va muc loc cau than
Nghien cuu mot so chi so huyet dong cua dong mach than va muc loc cau thanNghien cuu mot so chi so huyet dong cua dong mach than va muc loc cau than
Nghien cuu mot so chi so huyet dong cua dong mach than va muc loc cau than
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Chiến lược điều trị bệnh nhân THA khó trị ở tuyến cơ sở - GS.TS Huỳnh Văn Minh
Chiến lược điều trị bệnh nhân THA khó trị ở tuyến cơ sở - GS.TS Huỳnh Văn MinhChiến lược điều trị bệnh nhân THA khó trị ở tuyến cơ sở - GS.TS Huỳnh Văn Minh
Chiến lược điều trị bệnh nhân THA khó trị ở tuyến cơ sở - GS.TS Huỳnh Văn Minh
nguyenngat88
 
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu enzym beta-ketothiolase
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu enzym beta-ketothiolaseĐặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu enzym beta-ketothiolase
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu enzym beta-ketothiolase
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Đề tài: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulinĐề tài: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Đề tài: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

What's hot (20)

Luận án: Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim, HAY
Luận án: Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim, HAYLuận án: Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim, HAY
Luận án: Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim, HAY
 
MÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG NƠI CÔNG CỘNG - PAD, HƯỚNG ĐI NÀO CHO VIỆT NAM
MÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG NƠI CÔNG CỘNG - PAD, HƯỚNG ĐI NÀO CHO VIỆT NAMMÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG NƠI CÔNG CỘNG - PAD, HƯỚNG ĐI NÀO CHO VIỆT NAM
MÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG NƠI CÔNG CỘNG - PAD, HƯỚNG ĐI NÀO CHO VIỆT NAM
 
Nghien cuu roi loan nhip tim bang cac phuong phap tham do dien tim khong xam ...
Nghien cuu roi loan nhip tim bang cac phuong phap tham do dien tim khong xam ...Nghien cuu roi loan nhip tim bang cac phuong phap tham do dien tim khong xam ...
Nghien cuu roi loan nhip tim bang cac phuong phap tham do dien tim khong xam ...
 
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
Nghiên Cứu Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Bệnh Viện Hữ...
 
Nghien cuu dac diem cua huyet than du va hieu qua cua dien cham trong dieu tr...
Nghien cuu dac diem cua huyet than du va hieu qua cua dien cham trong dieu tr...Nghien cuu dac diem cua huyet than du va hieu qua cua dien cham trong dieu tr...
Nghien cuu dac diem cua huyet than du va hieu qua cua dien cham trong dieu tr...
 
Điều trị THA nguyên phát
Điều trị THA nguyên phátĐiều trị THA nguyên phát
Điều trị THA nguyên phát
 
Hypertension and stroke
Hypertension and strokeHypertension and stroke
Hypertension and stroke
 
Danh gia tuan thu dieu tri va kien thuc ve thuoc su dung tren benh nhan dai t...
Danh gia tuan thu dieu tri va kien thuc ve thuoc su dung tren benh nhan dai t...Danh gia tuan thu dieu tri va kien thuc ve thuoc su dung tren benh nhan dai t...
Danh gia tuan thu dieu tri va kien thuc ve thuoc su dung tren benh nhan dai t...
 
Độc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu
Độc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máuĐộc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu
Độc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị rối loạn lipid máu
 
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
 
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
Thanh phan co the trong viec xac dinh trong luong kho o benh nhan chay than n...
 
Tăng huyết áp ẩn giấu
Tăng huyết áp ẩn giấuTăng huyết áp ẩn giấu
Tăng huyết áp ẩn giấu
 
NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ...
NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ...NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ...
NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI ...
 
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, HAY
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, HAYChức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, HAY
Chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, HAY
 
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬNNGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN
 
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG ...
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG ...ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG ...
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG ...
 
Nghien cuu mot so chi so huyet dong cua dong mach than va muc loc cau than
Nghien cuu mot so chi so huyet dong cua dong mach than va muc loc cau thanNghien cuu mot so chi so huyet dong cua dong mach than va muc loc cau than
Nghien cuu mot so chi so huyet dong cua dong mach than va muc loc cau than
 
Chiến lược điều trị bệnh nhân THA khó trị ở tuyến cơ sở - GS.TS Huỳnh Văn Minh
Chiến lược điều trị bệnh nhân THA khó trị ở tuyến cơ sở - GS.TS Huỳnh Văn MinhChiến lược điều trị bệnh nhân THA khó trị ở tuyến cơ sở - GS.TS Huỳnh Văn Minh
Chiến lược điều trị bệnh nhân THA khó trị ở tuyến cơ sở - GS.TS Huỳnh Văn Minh
 
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu enzym beta-ketothiolase
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu enzym beta-ketothiolaseĐặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu enzym beta-ketothiolase
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu enzym beta-ketothiolase
 
Đề tài: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Đề tài: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulinĐề tài: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Đề tài: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin
 

Similar to Mối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAY

File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdfFile_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
phambang8
 
Nghien cuu tinh dan hoi thanh mach bang phuong phap do van toc lan truyen son...
Nghien cuu tinh dan hoi thanh mach bang phuong phap do van toc lan truyen son...Nghien cuu tinh dan hoi thanh mach bang phuong phap do van toc lan truyen son...
Nghien cuu tinh dan hoi thanh mach bang phuong phap do van toc lan truyen son...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
alexandreminho
 
Nghien cuu ton thuong dong mach chi duoi o benh nhan dai thao duong dang dieu...
Nghien cuu ton thuong dong mach chi duoi o benh nhan dai thao duong dang dieu...Nghien cuu ton thuong dong mach chi duoi o benh nhan dai thao duong dang dieu...
Nghien cuu ton thuong dong mach chi duoi o benh nhan dai thao duong dang dieu...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
Gia Khải Phạm
 
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia nguy co xuat huyet theo thang diem crusade o benh nhan hoi chung van...
Danh gia nguy co xuat huyet theo thang diem crusade o benh nhan hoi chung van...Danh gia nguy co xuat huyet theo thang diem crusade o benh nhan hoi chung van...
Danh gia nguy co xuat huyet theo thang diem crusade o benh nhan hoi chung van...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
File_khuyencao2022_Suytimman.pdf
File_khuyencao2022_Suytimman.pdfFile_khuyencao2022_Suytimman.pdf
File_khuyencao2022_Suytimman.pdf
phambang8
 
PMS-Irbersatan training - HVan.pptx
PMS-Irbersatan training - HVan.pptxPMS-Irbersatan training - HVan.pptx
PMS-Irbersatan training - HVan.pptx
AnhThi86
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet ap
thao thu
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
Bomonnhi
 
Nghien cuu tinh trang mat dong bo co hoc trong that trai bang sieu am doppler...
Nghien cuu tinh trang mat dong bo co hoc trong that trai bang sieu am doppler...Nghien cuu tinh trang mat dong bo co hoc trong that trai bang sieu am doppler...
Nghien cuu tinh trang mat dong bo co hoc trong that trai bang sieu am doppler...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bệnh mạch vành 2022.pdf
Bệnh mạch vành 2022.pdfBệnh mạch vành 2022.pdf
Bệnh mạch vành 2022.pdf
ThinTrnc2
 
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi capNghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy AnĐề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
SoM
 
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Man_Ebook
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết áp
HA VO THI
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Suy tim cấp-Lâm-sàng-BS-Nguyên-final.pdf
Suy tim cấp-Lâm-sàng-BS-Nguyên-final.pdfSuy tim cấp-Lâm-sàng-BS-Nguyên-final.pdf
Suy tim cấp-Lâm-sàng-BS-Nguyên-final.pdf
ThanhPham321538
 

Similar to Mối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAY (20)

File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdfFile_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
 
Nghien cuu tinh dan hoi thanh mach bang phuong phap do van toc lan truyen son...
Nghien cuu tinh dan hoi thanh mach bang phuong phap do van toc lan truyen son...Nghien cuu tinh dan hoi thanh mach bang phuong phap do van toc lan truyen son...
Nghien cuu tinh dan hoi thanh mach bang phuong phap do van toc lan truyen son...
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
 
Nghien cuu ton thuong dong mach chi duoi o benh nhan dai thao duong dang dieu...
Nghien cuu ton thuong dong mach chi duoi o benh nhan dai thao duong dang dieu...Nghien cuu ton thuong dong mach chi duoi o benh nhan dai thao duong dang dieu...
Nghien cuu ton thuong dong mach chi duoi o benh nhan dai thao duong dang dieu...
 
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
 
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
Nhan xet tinh trang kiem soat duong huyet va mot so yeu to nguy co o benh nha...
 
Danh gia nguy co xuat huyet theo thang diem crusade o benh nhan hoi chung van...
Danh gia nguy co xuat huyet theo thang diem crusade o benh nhan hoi chung van...Danh gia nguy co xuat huyet theo thang diem crusade o benh nhan hoi chung van...
Danh gia nguy co xuat huyet theo thang diem crusade o benh nhan hoi chung van...
 
File_khuyencao2022_Suytimman.pdf
File_khuyencao2022_Suytimman.pdfFile_khuyencao2022_Suytimman.pdf
File_khuyencao2022_Suytimman.pdf
 
PMS-Irbersatan training - HVan.pptx
PMS-Irbersatan training - HVan.pptxPMS-Irbersatan training - HVan.pptx
PMS-Irbersatan training - HVan.pptx
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet ap
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở T...
 
Nghien cuu tinh trang mat dong bo co hoc trong that trai bang sieu am doppler...
Nghien cuu tinh trang mat dong bo co hoc trong that trai bang sieu am doppler...Nghien cuu tinh trang mat dong bo co hoc trong that trai bang sieu am doppler...
Nghien cuu tinh trang mat dong bo co hoc trong that trai bang sieu am doppler...
 
Bệnh mạch vành 2022.pdf
Bệnh mạch vành 2022.pdfBệnh mạch vành 2022.pdf
Bệnh mạch vành 2022.pdf
 
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi capNghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
Nghien cuu chan doan va dieu tri tac dong mach phoi cap
 
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy AnĐề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
 
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của ngư...
 
Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết áp
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Suy tim cấp-Lâm-sàng-BS-Nguyên-final.pdf
Suy tim cấp-Lâm-sàng-BS-Nguyên-final.pdfSuy tim cấp-Lâm-sàng-BS-Nguyên-final.pdf
Suy tim cấp-Lâm-sàng-BS-Nguyên-final.pdf
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Mối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN THỊ TRÚC LINH NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN TIM VỚI MỤC TIÊU THEO KHUYẾN CÁO ESC-EASD Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP Chuyên ngành: NỘI TIẾT Mã số : 62 72 01 45 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ - 2015
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC HUẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN HẢI THỦY 2. TS. NGÔ VĂN TRUYỀN Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG TRUNG VINH Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN ANH VŨ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế Vào lúc: giờ ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Trung tâm học liệu - Đại học Huế
  • 3. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ Bài báo 1: “NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN QUAN GIỮA NT-proBNP HUYẾT TƯƠNG VỚI SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP.” Nguyễn Hải Thủy, Trần Thị Trúc Linh Trường Đại Học Y Dược Huế Tạp chí Tim mạch Hội nghị Tim mạch Miền Trung năm 2012 Bài báo 2: “KHẢO SÁT BỀ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP” Trần Thị Trúc Linh, Nguyễn Hải Thủy, Đoàn Thanh Tuấn Trường Đại Học Y Dược Huế-Đại học Huế Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ Tạp chí Y Dược –Đại học Y Dược Huế, Số dành cho Hội nghị Sau đại học năm 2014
  • 4. KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADA American Diabetes Association Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ AGEs AUC Advanced Glycation End Products ......... Sản phẩm sau cùng của quá trình đường hóa bậc cao Diện tích dưới đường cong BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể BTTCB Bệnh tim thiếu máu cục bộ ĐMC Động mạch cảnh ĐTĐ Đái tháo đường EF Ejection Fraction Phân suất tống máu eGFR Estimated Glomerular Filtration rate Ước tính độ lọc cầu thận ESC-EASD The European Society of Cardiology/ The European Association for the Study of Diabetes Hội Tim mạch Châu Âu - Hội nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu ESC/ESH ET The European Soceity of Cardiology/ The European Soceity of Hypertension Left ventricular ejection time Hội Tim mạch/Hội Tăng huyết áp Châu Âu Thời gian tống máu thất trái GLUT4 Glucose Transporter 4 Vận chuyển glucose 4 HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HCCH Hội chứng chuyển hóa Hs-CRP IVCT High sensitivity C-reactive protein Isovolumic contraction time Protein phản ứng C độ nhạy cao Thời gian co đồng thể tích thất trái
  • 5. IMTc Carotid intima-media thickness Bề dày nội trung mạc động mạch cảnh IVRT Isovolumic relaxation time Thời gian thư giãn đồng thể tích KTC Khoảng tin cậy LVMI Left ventricular mass index Chỉ số khối cơ thất trái NO Nitric oxide NT-proBNP N-terminal fragment pro B-type natriuretic peptide Peptid thải natri niệu phân đoạn N cuối cùng OR Odds Ratio Tỷ số chênh PĐTT Phì đại thất trái RLCNTT Rối loạn chức năng tâm thu RLCNTTrg RLVĐV Rối loạn chức năng tâm trương Rối loạn vận động vùng RR Relative Risk Nguy cơ tương đối RWT Relative Wall Thickness Bề dày thành tương đối TB ± ĐLC TC Total Cholesterol Trung bình ± Độ lệch chuẩn Cholesterol toàn phần TEI Total Ejection Isovolumic Index Chỉ số Tei TG Triglycerid TGPHĐTĐ Thời gian phát hiện đái tháo đường TGPHTHA Thời gian phát hiện tăng huyết áp THA Tăng huyết áp UACR Urine Albumin to Creatinin Ratio Tỉ lệ Albumin/Creatinin niệu VB Vòng bụng WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới YTNC Yếu tố nguy cơ
  • 6. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đái tháo đường (ĐTĐ) và Tăng huyết áp (THA) là hai bệnh lý mãn tính đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu. Kết hợp không mong muốn của THA và ĐTĐ đã tạo nên gánh nặng cho hệ thống tim mạch. Sự gia tăng đáng kể của gánh nặng bệnh tật và tử vong do tim mạch trên đối tượng ĐTĐ kèm THA, đã thúc đẩy các hiệp hội tim mạch và đái tháo đường đưa ra khuyến cáo đánh giá nguy cơ tim mạch trở thành mục tiêu hàng đầu trong những năm gần đây. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống, ESC-EASD đã kiến nghị nên tầm soát thêm nhóm yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống bao gồm các dấu chỉ điểm sinh học và hình ảnh học giúp phát hiện sớm tổn thương cơ quan đích ở giai đoạn tiền lâm sàng. Tại Việt Nam, áp dụng khuyến cáo ESC-EASD và nhận thức về tầm quan trọng của tầm soát bệnh tim đái tháo đường ở giai đoạn tiền lâm sàng vẫn còn khá hạn chế. Vì thế, chúng tôi nhận thấy cần thiết tiến hành đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu điều trị theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp”. Với mục tiêu nghiên cứu. 1- Đánh giá theo mục tiêu khuyến cáo điều trị của ESC-EASD, một số yếu tố nguy cơ tim mạch và biểu hiện tim (nồng độ NTproBNP huyết thanh, hình thái, cấu trúc và chức năng thất trái qua siêu âm tim) trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp không có bệnh tim thiếu máu cục bộ. 2- Xác định mối liên quan và sự thay đổi giữa mục tiêu khuyến cáo, yếu tố nguy cơ tim mạch với biểu hiện tim trước và sau 12 tháng theo dõi. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đề tài đánh giá về tình trạng kiểm soát theo mục tiêu điều trị của ESC-EASD trong thực hành lâm sàng tại Việt Nam. Góp phần khẳng định tầm quan trọng của một số yếu tố nguy cơ tim mạch
  • 7. 2 không truyền thống đối với tổn thương tim mạch ở giai đoạn tiền lâm sàng và tiên đoán biến cố tim mạch xảy ra, độc lập với tình trạng kiểm soát tốt theo mục tiêu khuyến cáo. Cấu trúc của luận án: Luận án này gồm 128 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục), với 4 chương 40 bảng, 5 biểu đồ, 13 đồ thị, 6 hình và 109 tài liệu tham khảo. Đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 37 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 trang, kết quả nghiên cứu 28 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo 1 trang. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. DỊCH TỂ HỌC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ TĂNG HUYẾT ÁP Tỷ lệ THA trên ĐTĐ týp 2 cao gấp 2 lần so với người cùng độ tuổi, với 75% ĐTĐ týp 2 có THA hay bệnh nhân THA có nguy cơ tiến triển ĐTĐ gấp 2,5 lần sau thời gian 5 năm chẩn đoán THA.Phân tích gộp 89 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA trên bệnh nhân ĐTĐ khá cao > 50%, có nhiều nghiên cứu tỷ lệ này còn vượt quá 75%. 1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH 1.2.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống Các yếu tố về thời gian (tuổi, TGPHĐTĐ, TGPHTHA) và giới tính: yếu tố tuổi bệnh nhân và thời gian phát hiện bệnh luôn là các YTNC quan trọng không thể thiếu. Bên cạnh đó, từ kết quả các nghiên cứu cho thấy, trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2, biến chứng tim mạch đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở giới nữ. Hút thuốc lá là YTNC độc lập của bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch. Hoạt động thể lực đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát glucose máu và liên quan với biến chứng tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng bụng (VB) trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 vừa là yếu tố dự báo bệnh ĐTĐ vừa là YTNC tim mạch. Glucose máu và HbA1C, glucose 2 giờ sau ăn là một YTNC trực tiếp và độc lập của tử vong. Rối loạn lipid máu thường
  • 8. 3 song hành với ĐTĐ týp 2 với biểu hiện đặc trưng bao gồm tăng TG và giảm HDL.C được chứng minh qua nghiên cứu FIELD, ACCORD. 1.2.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống - Microalbumin niệu: nghiên cứu HOPE chứng minh microalbumin niệu làm gia tăng biến cố tim mạch chính với RR 1,83 (95% KTC: 1,64- 2,05), trong đó ở người ĐTĐ là 1,97 (95% KTC 1,68-2,31) và cũng đã được chứng minh qua các nghiên cứu IDNT, RENAAL, PREVEND. - Protein phản ứng C độ nhạy cao (Hs-CRP): là yếu tố đại diện cho tình trạng rối loạn chức năng nội mô và được ứng dụng phổ biến ở bệnh nhân THA và ĐTĐ. Hs-CRP liên quan với kháng insulin, HATT, áp lực mạch, THA và các dấu hiệu rối loạn chức năng nội mô khác. - Bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh (IMTc): khuynh hướng gia tăng bệnh lý tim mạch do xơ vữa trên đối tượng ĐTĐ và THA tiến triển theo sự gia tăng của bề dày IMTc. Tăng IMTc là một dấu chỉ điểm của tình trạng xơ vữa gắn kết với các YTNC tim mạch khác. 1.3. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH 1.3.1. Sinh bệnh học bệnh tim đái tháo đường (DHD: Diabetic Heart Disease) Tiếp cận một cách toàn diện nhất của bệnh tim ĐTĐ là sự phối hợp của 3 nhóm bệnh lý gồm: (1) bệnh cơ tim ĐTĐ (DMD), (2) bệnh tim THA (HHD) và (3) bệnh mạch vành do xơ vữa cùng góp phần tạo nên cơ chế rất phức tạp này [79]. 1.3.3. Đặc điểm của bệnh tim đái tháo đường Bao gồm 3 nhóm lớn: (1) thay đổi hình thái của bệnh tim ĐTĐ, (2) thay đổi vận động vùng cơ tim liên quan bệnh mạch vành, (3) thay đổi về chức năng của bệnh tim ĐTĐ. 1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG TIM 1.4.1. Dấu chỉ điểm sinh học NT–proBNP trong tổn thương tim NT-proBNP là 1 trong 6 loại thuộc nhóm peptide lợi niệu, được tổng hợp và tiết ra từ tế bào cơ tim thất, có khả năng chẩn đoán, tiên lượng và phân tầng nguy cơ một số bệnh tim mạch. Giá trị NT-
  • 9. 4 proBNP 125 ng/L được xem là mốc đơn giản ở bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ suy tim, với giá trị tiên đoán âm tính rất tốt. 1.4.2. Điện tâm đồ (ECG) và các phương pháp khác: điện tâm đồ được sử dụng từ năm 1914 bởi Lewis đến nay vẫn còn có gíá trị, siêu âm tim qua thực quản, chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt, chụp cộng hưởng từ, xạ hình tưới máu cơ tim, trắc nghiệm gắng sức, chụp động mạch vành qua da, siêu âm trong lòng mạch. 1.4.3. Siêu âm tim qua thành ngực: được xem là phương pháp phát hiện sớm bệnh cơ tim ĐTĐ thông qua đánh giá hình thái thất trái, bất thường vận động thành tim, chức năng tâm trương và chỉ số Tei. 1.4. ĐIỀU TRỊ VÀ KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ THEO ESC-EASD 1.4.1. Điều trị không dùng thuốc Chế độ điều trị không dùng thuốc là bao gồm việc thay đổi lối sống tích cực thông qua chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể lực 1.4.2. Chế độ điều trị thuốc: kiểm soát huyết áp, kiểm soát glucose máu, kiểm soát lipd máu. Tái khám, điều chỉnh sao cho đạt được mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có THA nhập viện thõa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ của ADA, IDF, ESC-EASD, phân loại týp 2 theo nhóm nghiên cứu chiến lược về Đái tháo đường týp 2 Châu Á- Thái Bình Dương năm 2005 và có tăng huyết áp theo ESC-EASD 2007 nhưng không có BTTMCB (lâm sàng, ECG, siêu âm tim) theo ESC 2013. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ týp 2 mới phát hiện < 6 tháng, đang có biến chứng cấp tính, có bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim hay suy tim tâm thu trước khi tham gia vào nghiên cứu, bệnh tim không do ĐTĐ: bệnh cơ tim (cơ tim phì đại, cơ tim thâm nhiễm, viêm cơ tim), bệnh van tim (hẹp hở van động mạch chủ, hẹp hở van 2 lá), rối lọan nhịp tim (rung nhĩ, cuồng nhĩ), bệnh tim phổi (ngưng thở khi ngủ, thuyên tắc phổi, tăng áp phổi) và bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
  • 10. 5 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu theo dõi, tiến cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu can thiệp trên một nhóm bệnh nhân, theo dõi sự thay đổi của LVMI để theo dõi sự thay đổi của biến chứng tim trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA. Cỡ mẫu cần theo dõi là 43 bệnh nhân. Cỡ mẫu thực tế thời điểm ban đầu là 116 bệnh nhân, theo dõi 47 bệnh nhân sau thời gian tối thiểu 12 tháng. 2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tiến hành tại khoa Tim mạch – Nội tiết bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2013. 2.2.4. Thiết kế nghiên cứu Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng chương trình xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0. 2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU: tất cả các phương pháp thăm dò và hướng dẫn, theo dõi trên bệnh nhân được giải thích và được sự đồng ý, không gây ảnh hưởng thể chất, vật chất, tinh thần của người bệnh.
  • 11. 6 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM THEO MỤC TIÊU KHUYẾN CÁO ESC-EASD Bảng 3.1. Đặc điểm BMI, VB, huyết áp theo ESC-EASD Yếu tố mục tiêu Đạt Không đạt TB ± ĐLC (đơn vị tính) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % BMI < 25 kg/m2 84 72,4 32 27,6 22,62 ± 4,84 (kg/m2 ) VB < 90cm (nam), < 80cm (nữ) 41 35,3 75 64,7 86,24 ± 13,27 (cm) HATT <140 mmHg và HATTr <85 mmHg 47 40,5 69 59,5 143,88 ± 28,37(mmHg) 81,21 ± 12,73 (mmHg) Bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị về BMI chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ không đạt mục tiêu VB và huyết áp cao hơn so với nhóm đạt được. Bảng 3.2. Đặc điểm kiểm soát glucose máu theo ESC-EASD Yếu tố mục tiêu (đơn vị tính) Đạt Không đạt TB ± ĐLC (đơn vị tính)Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Glucose đói < 7,2 mmol/L 30 25,9 86 74,1 11,29 ± 5,61 Glucose sau ăn < 10 mmol/L 26 22,4 90 77,6 14,40 ± 4,80 HbA1C < 7% 39 33,6 77 66,4 8,36 ± 2,49 Cả 3 mục tiêu glucose máu 11 9,5 105 90,5 Nhóm đạt mục tiêu glucose đói, glucose sau ăn, HbA1c và kiểm soát đạt tất cả 3 mục tiêu glucose máu đều chiếm tỷ lệ thấp. Bảng 3.3. Đặc điểm kiểm soát lipid máu theo ESC-EASD Yếu tố (mmol/L) Đạt Không đạt TB ± ĐLC (mmol/L)Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % TC < 4,5 46 39,7 70 60,3 5,17 ± 1,47 TG < 2,3 69 59,5 47 40,5 2,45 ± 1,97 LDL.C < 2,5 24 20,7 92 79,3 3,33 ± 1,06 HDL.C ≥ 1 75 64,7 41 35,3 1,07 ± 0,29 Non-HDL.C <3,3 33 28,4 83 71,6 4,10 ± 1,42 Cả 5 mục tiêu lipid 12 10,3 104 89,7 Không đạt mục tiêu TC, LDL.C, Non-HDL.C và cả 5 mục tiêu lipid máu chiếm tỷ lệ cao. Nhóm đạt được mục tiêu TG và Non- HDL.C chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm không đạt 2 mục tiêu này.
  • 12. 7 3.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH KHÁC Bảng 3.4. Đặc điểm của các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống Yếu tố Phân nhóm Số lượng Tỷ lệ % TB ± ĐLC (năm) Tuổi < 60 tuổi 37 31,9 65,6 ± 9,90 ≥ 60 tuổi 79 68,1 Thời gian PHĐTĐ < 10 năm 91 78,4 6,10 ± 4,89 ≥ 10 năm 25 21,6 Thời gian PHTHA < 10 năm 96 82,8 3 (0-31) ≥ 10 năm 20 17,2 Giới Nam 17 14,7 Nữ 99 85,3 Hút thuốc lá Có 12 10,3 Không 104 89,7 Hoạt động thể lực Ít hoạt động 83 71,6 Có 33 28,4 Nhóm ≥ 60 tuổi, nữ, ít hoạt động, không hút thuốc lá, TGPHĐTĐ < 10 năm, TGPHTHA < 10 năm chiếm tỷ lệ cao hơn. Bảng 3.5. Đặc điểm Hs-CRP, UACR, eGFR của đối tượng nghiên cứu YTNC (đơn vị tính) Không nguy cơ Có nguy cơ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Hs-CRP ≥ 3 mg/dl Trung vị (Tối thiểu-Tối đa) 88 75,9 28 24,1 0,63 (0,01-19,8) UACR ≥ 3 mg/mmol Trung vị (Tối thiểu-Tối đa) 65 56,0 51 44,0 1,74 (0 - 369,92) eGFR < 60 ml/ph/1,73 m2 TB ± ĐLC (ml/ph/1,73 m2 ) 85 73,3 31 26,7 72,84 ± 18,07 Hs-CRP ≥ 3mg/dl, eGFR < 60 ml/ph/1,73 m2 và UACR ≥ 3 mg/mmol chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm không có nguy cơ. Bảng 3.6. Đặc điểm IMTc, mảng xơ vữa động mạch cảnh Yếu tố (đơn vị tính) Không nguy cơ Có nguy cơ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % IMTc ≥ 0,9 mm 27 23,3 89 76,7 Trái: TB ± ĐLC (mm) 1,33 ± 0,70 Phải: TB ± ĐLC (mm) 1,20 ± 0,68 Mảng xơ vữa ĐMC 61 52,6 55 47,4 + 1 bên ĐMC + 2 bên ĐMC 36 65,5 19 34,5 Nhóm IMTc ≥ 0,9 mm chiếm tỷ lệ rất cao, có mảng xơ vữa động mạch cảnh chiếm tỷ lệ thấp hơn nhóm không có mảng xơ vữa.
  • 13. 8 3.3. BIỂU HIỆN TIM (SINH HÓA VÀ SIÊU ÂM TIM) CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU Bảng 3.7. Đặc điểm NT-proBNP theo tuổi, giới, eGFR Yếu tố Phân nhóm Số lượng NT-proBNP (pg/ml) Trung vị (thấp nhất- cao nhất) p Giới Nam 17 73,24 (4,99 -737,6) > 0,05 Nữ 99 137,4 (4,99-1528) Tuổi ≥ 75 28 197,3 (28,42 – 1528) < 0,05 < 75 88 115,3 (4,99 – 811,6) eGFR ml/ph/1,73m2 < 60 31 284,4 (34,43 – 1119) < 0,001 ≥ 60 85 105,8 (4,99 – 1528) Chung 116 134,40 (4,99 – 1528) NT-proBNP có khác biệt giữa hai nhóm tuổi ≥ 75 với < 75tuổi, và khác biệt giữa hai nhóm eGFR< 60 và ≥ 60 ml/ph/1,73m2 (p <0,05). Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ NT-proBNP theo tuổi, giới, eGFR Yếu tố Phân nhóm NT-proBNP (pg/ml) Tổng n p< 125 n (%) 125 - 450 n (%) > 450 n (%) Giới Nam 9 (52,94%) 3 (17,64%) 5 (29,42%) 17 > 0,05 Nữ 48 (48,5%) 38 (38,4%) 13 (13,1%) 99 Tuổi ≥ 75 9 (32,1%) 12 (42,9%) 7 (25%) 28 > 0,05 < 75 48 (54,5%) 29 (33%) 11 (12,5%) 88 eGFR ml/ph/1,73m2 < 60 10 (32,3%) 13 (41,9%) 8 (25,8%) 31 > 0,05 ≥ 60 47 (55,3%) 28 (32,9%) 10 (11,8%) 85 Tổng 57 (49,14%) 41 (35,34%) 18 (15,52%) 116 Tỷ lệ NT-proBNP ở các mức độ bệnh không khác biệt theo giới, nhóm tuổi và mức độ eGFR, p > 0,05. Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các dạng bất thường hình thái thất trái Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bất thường biểu hiện tim - Bất thường hình thái thất trái 59,5%, trong đó tái cấu trúc thất trái 47,8%, phì đại lệch tâm 29% và 23,2% phì đại đồng tâm. - Có 85,3% ĐTĐ týp 2 có THA phát hiện bất thường biểu hiện tim gồm bất thường qua sinh hóa và siêu âm tim (hình thái, chức năng tâm trương thất trái và chỉ số Tei), cao hơn so với nhóm bình thường.
  • 14. 9 Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ biểu hiện chức năng thất trái qua siêu âm Nhóm Bình thường Bệnh lý Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Rối loạn chức năng tâm trương 29 25 87 75 Phân độ Độ I 76 87,4 Độ II 11 12,6 Chỉ số Tei 68 58,6 48 41,4 Tỷ lệ RLCNTTrg cao hơn so với nhóm có chức năng tâm trương bình thường. Bất thường chỉ số Tei ≥ 0,75, chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm có chỉ số Tei < 0,75. 3.4. LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN TIM (SINH HỌC VÀ SIÊU ÂM TIM ) VỚI MỤC TIÊU THEO KHUYẾN CÁO ESC-EASD VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ 3.4.1. Liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu Bảng3.10.NguycơbấtthườngbiểuhiệntimliênquanBMI,VB,huyếtáp Yếu tố mục tiêu (đơn vị tính) Biểu hiện tim Tổng (n=116)Bình thường (n=17) Bất thường (n=99) BMI (kg/m2 ) ≥ 25 2 30 32 < 25 15 69 84 OR (95% KTC); p 3,26 (0,70 - 15,16); 0,148 VB (cm) ≥ 80 (nữ); ≥ 90 (nam) 10 65 75 < 80 (nữ); <90 (nam) 7 34 41 OR (95% KTC); p 1,34 (0,47 - 3,83); 0,586 Huyết áp (mmHg) ≥ 140/85 6 63 69 < 140/85 11 36 47 OR (95% KTC); p 3,21 (1,09 – 9,41); 0,028 Không đạt mục tiêu huyết áp làm nguy cơ bất thường tim qua siêu âm cao gấp 3,21 lần, với p < 0,05. Bảng 3.11. Nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan glucose máu Yếu tố mục tiêu (đơn vị tính) Biểu hiện tim Tổng (n=116)Bình thường (n=17) Bất thường (n=99) Glucose đói (mmol/L) ≥ 7,2 9 77 86 < 7,2 8 22 30 OR (95% KTC); p 3,11 (1,07 – 9,01); 0,031 Glucose sau ăn (mmol/L) ≥ 10 11 79 90 < 10 6 20 26 OR (95% KTC); p 2,16 ( 0,71 – 6,53); 0,168 HbA1C (%) ≥ 7 9 68 77 < 7 8 31 39 OR (95% KTC); p 1,95 (0,69 – 5,53); 0,204 Kiểm soát mục tiêu glucose máu 1-2 12 93 105 3 5 6 11 OR (95% KTC); p 6,46 (1,71 – 24,43); 0,002
  • 15. 10 Nguy bất thường biểu hiện tim liên quan glucose đói với OR là 3,11, p< 0,05. Kiểm soát đạt 1-2 mục tiêu glucose máu có nguy cơ bất thường biểu hiện tim cao gấp 6,46 lần, với p > 0,05. Bảng 3.12. Nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan lipid máu Yếu tố mục tiêu (đơn vị tính) Biểu hiện tim Tổng (n=116) Bình thường (n=17) Bất thường (n=99) TC (mmol/L) ≥ 4,5 10 60 70 < 4,5 7 39 46 OR (95% KTC); p 1,08 (0,38 - 3,07); 0,890 TG (mmol/L) ≥ 2,3 7 40 47 < 2,3 10 59 69 OR (95% KTC); p 0,97 (0,34 - 2,76); 0,952 LDL.C (mmol/L) ≥ 2,5 15 77 92 < 2,5 2 22 24 OR (95% KTC); p 0,47 (0,10 - 2,20); 0,518 HDL.C (mmol/L) < 1 6 35 41 ≥ 1 11 64 75 OR (95% KTC); p 1,00 (0,34 - 2,94); 0,996 Non-HDL.C (mmol/L) ≥ 3,3 14 69 83 < 3,3 3 30 33 OR (95% KTC); p 0,49 (0,13 - 1,84); 0,285 Kiểm soát mục tiêu lipid máu 1 - 4 15 89 104 5 2 10 12 OR (95% KTC); p 1,19 (0,24 – 5,96); 0,688 Không đạt các mục tiêu lipid máu làm tăng nguy bất thường hình thái thất trái không có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. 3.4.1.1. Tương quan giữa thông số hình thái tim với các chỉ số mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD Đồ thị 3.1. Tương quan LVMI và BMI Đồ thị 3.2. Tương quan LVMI và VB Tương quan thuận LVMI và BMI, r = 0,317; p < 0,001. Phương trình hồi quy: y = 56,56 + 1,55x. Tương quan thuận LVMI và VB, r = 0,303; p < 0,001. Phương trình hồi quy: y = 45,02 + 0,54 x. R2 = 0,101 R2 = 0,092
  • 16. 11 Đồ thị 3.3. Tương quan giữa LVMI và HATT 3.4.1.2. Tương quan giữa thông số chức năng thất trái với các mục tiêu Đồ thị 3.4. Tương quan E/A và HDL.C Đồ thị 3.5. Tương quan DT và TG Tương quan thuận E/A với HDL.C, r = 0,229, p < 0,05. Phương trình hồi quy: y = 0,57 + 0,2 x. Tương quan nghịch DT với TG, r = -0,20, p< 0,05. Phương trình hồi quy: y = 235,70 - 6,43 x. 3.4.2. Liên quan giữa biểu hiện tim với các yếu tố nguy cơ tim mạch Bảng 3.13. Nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan TGPH bệnh Yếu tố mục tiêu (đơn vị tính) Biểu hiện tim Tổng (n=116) Bình thường (n=17) Bất thường (n=99) TGPH ĐTĐ (năm) ≥ 10 2 23 25 < 10 15 76 91 OR (95% KTC); p 2,27 (0,48 – 10,67); 0,358 TGPH THA (năm) ≥ 10 1 19 20 < 10 16 80 96 OR (95% KTC); p 3,80 (0,47 - 30,46); 0,299 Nhóm TGPHĐTĐ ≥ 10 năm có nguy cơ bất thường biểu hiện tim gấp 2,27 lần, với p> 0,05. Nhóm TGPHTHA ≥ 10 năm có nguy cơ bất thường biểu hiện tim cao gấp 3,80 lần, với p< 0,05. R2 = 0,054 R2 = 0,052 R2 = 0,04 Tương quan thuận giữa LVMI và huyết áp tâm thu với r = 0,232; p < 0,05. Phương trình hồi quy: y = 63,93 + 0,19 x.
  • 17. 12 Bảng 3.14. Nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan các YTNC khác Yếu tố mục tiêu (đơn vị tính) Biểu hiện tim Tổng (n=116) Bình thường (n=17) Bất thường (n=99) Hs-CRP (mg/dl) ≥ 3 1 27 28 < 3 16 72 88 OR (95% KTC); p 6,00 (0,76 – 47,46); 0,068 UACR (mg/mmol) ≥ 3 7 44 51 < 3 10 55 65 OR (95% KTC); p 1,14 ( 0,40 – 3,25); 0,802 eGFR (ml/ph/1,73 m2 ) < 60 3 28 31 ≥ 60 14 71 85 OR (95% KTC); p 1,84 (0,49 – 6,90); 0,554 IMTc (mm) ≥ 0,9 11 78 89 < 0,9 6 21 27 OR (95% KTC); p 2,03 (0,67 – 6,12); 0,204 Mảng xơ vữa ĐMC Có 4 51 55 Không 13 48 61 OR (95% KTC); p 3,45 (1,05 – 11,33); 0,038 Nhóm có mảng xơ vữa động mạch cảnh có nguy cơ bất thường biểu hiện tim gấp 3,45 lần, p< 0,05. Bảng 3.15: Tương quan giữa LVMI, NT-proBNP với các YTNC Yếu tố LVMI NT-proBNP E/A Hệ số r p Hệ số r p Hệ số r p TGPHĐTĐ 0,06 > 0,05 0,21 <0,05 -0,05 >0,05 TGPHTHA 0,22 < 0,05 0,16 >0,05 -0,17 >0,05 Hs-CRP 0,32 < 0,0001 0,23 <0,05 -0,11 >0,05 UACR 0,08 > 0,05 0,35 <0,0001 -0,05 >0,05 eGFR -0,17 > 0,05 -0,20 <0,05 0,20 <0,05 IMTc 0,09 > 0,05 0,14 > 0,05 -0,11 >0,05 NT-proBNP tương quan thuận với TGPHĐTĐ, Hs-CRP, UACR và tương quan nghịch với eGFR, với p < 0,05. Tương quan thuận LVMI và TGPHTHA, r =0,224, p<0,05. Phương trình y = 86,73 + 0,87 x. Tương quan thuận LVMI và log(Hs-CRP), r =0,324, p<0,0001. Phương trình: y=82,75 + 4,25 x. Tương quan thuận giữa VE/VA với eGFR, r = -0,197, p < 0,05. Phương trình y = 0,58 + 0,003 x.
  • 18. 13 3.4.3. Tương quan đa biến giữa biểu hiện tim với mục tiêu và các yếu tố nguy cơ tim mạch Bảng 3.16. Phân tích đa biến giữa LVMI với các yếu tố nguy cơ Yếu tố LVMI B β hiệu chỉnh t p Hằng số 32,88 2,12 0,03 BMI 0,35 0,07 0,36 0,71 Vòng bụng 0,29 0,16 0,83 0,41 TGPHTHA 0,91 0,23 2,83 0,005 HATT 0,15 0,18 2,13 0,03 Log (Hs-CRP) 9,19 0,30 3,63 0,0001 Tương quan hồi quy đa biến giữa LVMI với các YTNC có R = 0,515, R2 điều chỉnh = 0,265, p< 0,0001. YTNC độc lập ảnh hưởng đến LVMI bao gồm HATT, TGPTTHA và Hs-CRP. Bảng 3.17. Tương quan hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với RLCNTTrg Yếu tố Rối loạn tâm trương OR 95% khoảng tin cậy p BMI ≥ 25 kg/m2 1,48 0,68 – 3,25 0,32 HA ≥ 140/85 mmHg 0,75 0,32 – 1,75 0,51 Glucose đói ≥ 7,2 mmol/L 0,61 0,24 – 1,54 0,29 Non-HDL.C ≥ 3,3 mmol/L 5,02 1,58 – 15,92 0,006 Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 2,24 1,01 – 4,98 0,04 Mảng xơ vữa ĐMC 0,70 0,32 – 1,56 0,38 YTNC của RLCNTTrg kết quả cho thấy YTNC thật sự là Hs- CRP ≥ 3 mg/dl, NonHDL.C ≥ 3,3 mmol/L, (p< 0,05). Bảng 3.18. Tương quan hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với bất thường chỉ số Tei Yếu tố Bất thường chỉ số Tei OR 95% khoảng tin cậy p TGPHĐTĐ ≥ 10 năm 2,90 1,29 – 6,52 0,01 Kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu 0,10 0,01 – 0,81 0,03 Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 0,39 0,17 – 0,88 0,02 IMTc ≥ 0,9 mm 0,32 0,12 – 0,88 0,02 Phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố ảnh hưởng gây bất thường chỉ số Tei bao gồm TGPH ĐTĐ ≥ 10 năm, kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu, Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, IMTc ≥ 0,9 mm (p< 0,05).
  • 19. 14 Bảng 3.19. Tương quan đa biến các yếu tố ảnh đến biểu hiện tim Yếu tố Bất thường biểu hiện tim OR 95% khoảng tin cậy p BMI ≥ 25 kg/m2 2,74 1,21 – 6,24 0,02 HA ≥ 140/85 mmHg 0,75 0,29 – 1,91 0,54 Kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu 0,22 0,06 – 0,87 0,03 Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 3,13 1,30 – 7,52 0,01 Mảng xơ vữa động mạch cảnh 1,11 0,47 – 2,62 0,81 Phân tích hồi quy logistic đa biến YTNC thật sự của bất thường biểu hiện tim là BMI ≥ 25 kg/m2 (OR=2,74), kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu (OR=0,22), Hs-CRP ≥ 3 mg/dl (OR= 3,13), với p < 0,05. 3.5. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA MỤC TIÊU KHUYẾN CÁO ESC- EASD, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ KHÁC VÀ BIỂU HIỆN TIM SAU 12 THÁNGCỦA MỘT SỐ ĐỐITƯỢNGNGHIÊN CỨU CHỌN NGẪU NHIÊN Sau thời gian theo dõi tối thiểu 12 tháng đánh giá lại lần 2 một cách ngẫu nhiên trên 47 bệnh nhân 3.5.1. Sự thay đổi của các chỉ số mục tiêu sau 12 tháng Bảng 3.20. Đặc điểm thay đổi của các mục tiêu điều trị Yếu tố mục tiêu (đơn vị tính) Trước (n=47) TB ± ĐLC Sau (n=47) TB ± ĐLC Khác biệt Độ tin cậy 95% p BMI (kg/m2 ) 23,13 ± 5,89 22,55 ± 5,69 - 0,58 -0,94 -0,22 <0,005 VB (cm) 87,36 ± 17,30 86,23±16,74 - 1,13 -1,98 - 0,28 <0,05 Glucose đói (mmol/L) 12,63 ± 5,54 10,83 ± 5,74 - 1,79 - 3,51 -0,07 <0,05 HbA1C (%) 8,49 ± 2,69 9,03 ± 2,98 + 0,54 -0,30 1,38 >0,05 TC (mmol/L) 5,11 ± 1,28 5,47 ± 1,66 + 0,35 - 0,17 0,88 >0,05 TG (mmol/L) 2,26 ± 1,73 2,75 ± 1,81 + 0,49 - 0,06 1,04 >0,05 HDL.C (mmol/L) 1,06 ± 0,27 1,18 ± 0,24 + 0,12 0,05 0,20 <0,005 LDL.C (mmol/L) 3,33 ± 0,96 3,41 ± 1,14 + 0,08 - 0,28 0,45 >0,05 Non-HDL.C (mmol/L) 4,06 ± 1,27 4,29 ± 1,58 + 0,23 - 0,26 0,72 >0,05 Giá trị trung bình các chỉ số BMI, VB, glucose đói (Go), giảm hơn đáng kể (p < 0,05). Nồng độ HDL.C tăng hơn so với ban đầu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.21. Sự thay đổi tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị của ESC-EASD Yếu tố mục tiêu (đơn vị tính) Trước (n=47) Sau (n=47) p Đạt Không đạt Đạt Không đạt BMI < 25 kg/m2 34 (72,3%) 13 (27,7%) 37 (78,7%) 10 (21,3%) > 0,05 VB < 80/nữ, < 90/nam 19 (40,4%) 28 (59,6%) 20 (42,6%) 27 (57,4%) > 0,05 Glucose đói < 7,2 mmol/L 9 (19,1%) 38 (80,9%) 12 (25,5%) 35 (74,5%) > 0,05 HbA1C < 7% 14 (29,8%) 33 (70,2%) 14 (29,8%) 33 (70,2%) > 0,05 TC < 4,5mmol/L 18 (39,3%) 29 (61,7%) 14 (29,8%) 33 (70,2%) > 0,05 TG < 2,3 mmol/L 32 (68,1%) 15 (31,9%) 23 (48,9%) 24 (51,1%) < 0,05 LDL.C < 2,5mmol/L 6 (12,8%) 41 (87,2%) 7 (14,9%) 40 (85,1%) > 0,05 HDL.C ≥ 1mmol/L 29 (61,7%) 18 (38,3%) 43 (91,5%) 4 (8,5%) <0,0001 Non-HDL.C< 3,3mmol/L 11 (23,4%) 36 (76,6%) 13 (27,7%) 34 (72,3%) > 0,05
  • 20. 15 Tỷ lệ đạt mục tiêu TG giảm hơn và đạt HDL.C tăng hơn so với ban đầu có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. 3.5.2. Sự thay đổi của các yếu tố nguy cơ khác sau 12 tháng Bảng 3.22. Đặc điểm của sự thay đổi UACR và tỷ lệ tiểu đạm Chỉ số Trước (n=46) Sau (n=46) Khác biệt p UACR (mg/mmol) 6,68 (0 - 209,49) 2,3 (0 - 253,81) 10,02 (-5,13 - 25,17) < 0,01 Tiểu đạm vi thể 15 (75%) 20 (60,6%) 5 (38,5%) < 0,005Tiểu đạm đại thể 5 (25%) 13 (39,4%) 8 (61,5%) Chung 20 (43,5%) 33 (71,7%) 13 (28,2%) Giá trị trung vị UACR, tỷ lệ tiểu đạm chung, tiểu đạm vi thể, tiểu đạm đại thể tại hai thời điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Bảng 3.23. Đặc điểm của sự thay đổi tổn thương động mạch cảnh Chỉ số Trước (n=47) Sau (n=47) Khác biệt p IMTc Trái (mm) 1,34 0,62 1,69 0,78 0,35( 0,20 - 0,51) <0,0001 IMTc Phải (mm) 1,26 0,81 1,60 1,07 0,34 (0,13 - 0,54) <0,005 IMTc ≥ 0,9 mm 36 (76,6%) 41 (87,2%) 5 (11,4%) > 0,05 Có Mảng xơ vữa 25 (53,2%) 33 (70,2%) 8 (17%) < 0,05 Trung bình của IMTc bên trái, IMTc bên phải, tỷ lệ mảng xơ vữa động mạch cảnh gia tăng có ý nghĩa thống kê (p< 0,05. 3.5.3. Sựthay đổi của biểu hiện tim qua sinh hóa và siêu âm sau 12 tháng Bảng 3.24. Đặc điểm thay đổi của NT-proBNP và siêu âm tim Chỉ số Trước (n=47) TB ± ĐLC Sau (n=47) TB ± ĐLC Khác biệt p TB (95% KTC) NT-proBNP (pg/ml) 113,5 (5–1044) 93,65 (11,51–5538) + 137,72 -119,79 395,24 >0,05 LVMI (g/m2 ) 91,00 ± 23,64 74,93 ± 20,18 - 16,07 -21,74 -10,40 <0,0001 RWT 0,42 ± 0,06 0,45 ± 0,09 0,03 0,003 0,07 <0,05 E/A 0,74 ± 0,19 0,70 ± 0,20 -0,04 -0,09 0,02 > 0,05 DT (ms) 231,09 ± 72,07 214,94 ± 62,33 -16,14 -30,24 - 2,06 < 0,05 IVRT (ms) 104,19 ± 28,88 89,43 ± 27,95 -14,77 -25,79 - 3,74 < 0,05 Chỉ số Tei 0,74 ± 0,21 0,83 ± 0,18 0,09 0,01 0,16 < 0,05 EF (%) 72,92 ± 6,05 72,42 ± 8,16 -0,50 - 3,23 2,23 >0,05 Giá trị trung bình của chỉ số LVMI, RWT, DT, IVRT và chỉ số Tei sau theo dõi thay đổi so với trước có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.
  • 21. 16 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ biểu hiện tim mạch mới phát hiện Có 21 trường hợp bất thường hình thái, bất thường chức năng và rối loạn vận động vùng mới phát hiện chiếm tỷ lệ 45% Bảng 3.25. Phân tích sự thay đổi của các yếu tố mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD ảnh hưởng đến biểu hiện tim mạch mới Hiệu số (sau - trước) Hệ số beta SE Wald p 0R (95% KTC) BMI (kg/m2 ) 0,20 0,25 0,62 0,43 1,22 (0,75 – 1,98) VB (cm) 0,002 0,10 0,001 0,98 1,00 (0,82 – 1,23) Glucose đói (mmol/L) 0,03 0,05 0,35 0,55 1,03 (0,93 – 1,14) HbA1C (%) 0,08 0,11 0,58 0,44 1,09 (0,88 – 1,34) TC (mmol/L) 0,07 0,17 0,17 0,68 1,07 (0,77 – 1,49) TG (mmol/L) 0,59 0,28 4,41 0,03 1,80 (1,04 – 3,12) LDL.C (mmol/L) 0,15 0,24 0,36 0,54 1,16 (0,72 – 1,85) HDL.C (mmol/L) - 1,08 1,19 0,82 0,36 0,34 (0,03 – 3,50) Non-HDL.C (mmol/L) 0,10 0,18 0,33 0,56 1,11 (0,78 – 1,58) Phân tích hồi quy đa biến, sự thay đổi nồng độ TG là yếu tố ảnh hưởng độc lập của biểu hiện tim mạch mới (p<0,05). Bảng 3.26. Đặc điểm khác biệt giữa nhóm BTTMCB Yếu tố khác biệt (đơn vị tính) Bệnh tim thiếu máu cục bộ pCó (n = 8) TB ± ĐLC Không (n = 39) TB ± ĐLC HbA1C (%) 11,05 ± 3,21 7,97 ± 2,27 0,002 NT-proBNP (pg/ml) 344,46 ± 304,35 170,41 ± 200,22 0,044 HATT (mmHg) 152,5 ± 31,96 139,23 ± 24,43 0,191 Có mảng xơ vữa ĐMC 2/8 (25%) 23/39 (58,97% ) 0,123 Nồng độ HbA1C, NT-proBNP khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có rối loạn vận động vùng, p < 0,05.
  • 22. 17 Đồ thị 3.8. Đường cong ROC của HbA1C, NT-proBNP dự đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ Biến số Diện tích 95% KTC Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu p HbA1C (%) 0,79 0,62 – 0,96 8,8 75% 71,8% <0,01 NT-proBNP(pg/ml) 0,73 0,56 – 0,90 136,1 75% 64,1% <0,05 Bảng 3.27. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ của BTTMCB Yếu tố nguy cơ Bệnh tim thiếu máu cục bộ B SE Wald p OR 95% KTC HATT (mmHg) -0,002 0,005 0,116 0,73 0,99 0,98- 1,01 HbA1C ≥ 8,8% -2,17 0,99 4,81 0,03 0,11 0,02 – 0,79 NT-proBNP ≥ 136 pg/ml -2,53 1,11 5,17 0,02 0,08 0,01– 0,71 Có mảng xơ vữa ĐMC 1,66 1,02 2,67 0,10 5,26 0,72 – 38,52 Phân tích hồi quy đa biến HbA1C, NT-proBNP là YTNC độc lập với các chỉ số mục tiêu khác của bệnh tim thiếu máu cục bộ, với p=0,0001. Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM THEO MỤC TIÊU KHUYẾN CÁO ESC-EASD CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU 4.1.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI của đối tượng ĐTĐ týp 2 có THA trong nghiên cứu chúng tôi là 22,62 ± 4,84 kg/m2 , và 72,4% đạt được mục tiêu BMI < 25 kg/m2 (Bảng 3.1), phù hợp với đặc điểm chung của bệnh nhân ĐTĐ của Việt Nam phần lớn không béo phì, khác so với Gomez-Marcos và cộng sự (2011), Ruckert I.M (2012), với p < 0,05. 4.1.2. Vòng bụng (VB: cm): 64,7% VB bệnh lý, trung bình là 86,24 ± 13,27 cm (Bảng 3.1), thấp hơn so với Gomez-Marcos (2011) với p < 0,05. Béo bụng tiềm ẩn làm gia tăng nguy cơ tim mạch đáng kể. 4.1.3. Huyết áp động mạch: HATT là 143,88 ± 28,37 mmHg, HATTr là 81,21 ± 12,73 mmHg, và 40,5% đạt mục tiêu huyết áp (Bảng 3.1). Tương tự với Huelsmann M. (2008), hay Ruckert I.M. (2012). THA trên
  • 23. 18 ĐTĐ týp 2 phần lớn rất khó kiểm soát do phối hợp nhiều cơ chế bệnh sinh phức tạp, vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu. 4.1.4. Glucose máu và HbA1C: glucose đói là 11,29 ± 5,61 mmol/L với 74,1% không đạt mục tiêu; glucose sau ăn là 14,40 ± 4,80 mmol/L với 77,6% không đạt mục tiêu; HbA1C 8,36 ± 2,49% và 66,4% không đạt mục tiêu này. Chỉ có 11 bệnh nhân chiếm 9,5% đạt được tất cả 3 mục tiêu Bảng 3.2). Tương tự Gomez-Marcos (2011), Hồ Thị Hoài Thương, Nguyễn Hải Thủy (2012), hay Nguyễn Ngọc Chất (2010). 4.1.5. Bilan lipid máu: tỷ lệ đạt cao nhất là 64,7% HDL.C, 59,5% TG; 39,7% TC, 28,4% Non-HDL.C, 20,7% đạt LDL.C và 10,3% đạt tất cả 5 mục tiêu lipid máu. Khác so với Gomez-Marcos và cộng sự (2011), Ichikawa (2013), giống với Hồ Thị Hoài Thương, Nguyễn Hải Thủy(2012). 4.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.2.1. Tuổi. Tuổi trung bình là 65,60 ± 9,90 tuổi (Bảng 3.4), trẻ nhất 45 tuổi và lớn nhất là 90 tuổi, nằm trong độ tuổi phổ biến của bệnh nhân ĐTĐ trên thế giới 40 - 59 và tăng dần đến 75 tuổi. 4.2.2. Giới tính: bệnh nhân nữ chiếm 85,3% cao gấp 5 lần so với 14,7% nam (Bảng 3.4). Tương tự với các nghiên cứu trong nước. 4.2.3. Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ và thời gian phát hiện bệnh THA: trung bình của TGPHĐTĐ là 6,10 ± 4,89 năm, TGPHĐTĐ < 10 năm 78,4% (Bảng 3.4). Tương tự, TGPHTHA trung vị là 3 năm, với TGPHTHA < 10 năm cũng chiếm tỷ lệ cao (Bảng 3.4). 4.2.4. Hút thuốc lá: được chứng minh từ lâu là YTNC chính của bệnh tim mạch. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu này chiếm 10,3%, thấp hơn so với không hút thuốc lá (Bảng 3.4). 4.2.5. Hoạt động thể lực: tình trạng ít hoạt động thể lực trong nghiên cứu chúng tôi chiếm tỷ lệ khá cao 71,6%, gấp 3 lần nhóm bệnh nhân có hoạt động thể lực (Bảng 3.4), kết quả tương tự Ruckert I.M. (2012). 4.2.6. Protein phản ứng C độ nhạy cao (Hs-CRP): trung vị của Hs-CRP là 0,63 mg/dl, cao nhất 19,8 mg/dl, thấp nhất 0,01 mg/dl, với 24,1% có Hs-CRP ≥ 3 mg/dl thuộc nhóm nguy cơ tim mạch cao (Bảng 3.5). Tương tự với Masson S. (2013) nhưng thấp hơn so với Vinagre I. (2014 ).
  • 24. 19 4.2.7. Tỷ số microalbumin/creatinin niệu (UACR): trung vị UACR là 1,74 mg/mmol, cao nhất là 369,92 mg/mmol và 44% có UACR ≥ 3mg/mmol (Bảng 3.5), tỷ lệ này tương tự Zinman B. (2014), cao hơn Puttnam W. (2011). 4.2.8. Mức lọc cầu thận ước tính (eGFR-MDRD): trung bình của eGFR 72,84 ± 18,07 ml/ph/1,73m2 , tỷ lệ eGFR < 60 ml/ph/1,73m2 là 26,7% (Bảng 3.5). Tỷ lệ này thấp hơn Nguyễn Kim Lương (2010), tương tự Zinman (2014). 4.2.9 Bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh (IMTc): IMTc bên trái là 1,33 ± 0,70 mm dày hơn so với IMTc bên phải là 1,20 ± 0,68 mm và IMTc ≥ 0,9 mm chiếm tỷ lệ khá cao 76,7%. Tỷ lệ mảng xơ vữa ĐMC chung là 47,4%, trong đó có 65,5% có mảng xơ vữa ở 1 bên ĐMC, 34,5% có mảng xơ vữa hiện diện ở cả 2 bên (Bảng 3.6). 4.3. BIỂU HIỆN TIM (SINH HÓA VÀ SIÊU ÂM TIM) CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU 4.3.1. N-Terminal Pro-B-Type Natriuretic Peptide (NT-proBNP): NT-proBNP trong nghiên cứu là 134,4 pg/ml, không khác biệt giữa nam và nữ, nhưng khác biệt ở nhóm tuổi < 75 và ≥ 75 tuổi và giữa 2 nhóm eGFR < 60 và ≥ 60 ml/ph/1,73m2 , p<0,001. Nếu chọn giá trị 125 pg/ml để phân nhóm bất thường và bệnh lý thì có 49,14% bệnh nhân có NT-proBNP bình thường (Bảng 3.7, 3.8). 4.3.2. Đặc điểm các thông số hình thái và chức năng thất trái: LVMI là 91,53 ± 23,61 g/m2 , RWT là 0,42 ± 0,08 và 59,5% bất thường hình thái thất trái qua siêu âm tim bao gồm 23,2% phì đại đồng tâm, 29% phì đại lệch tâm, 47,8% tái cấu trúc thất trái. 75% RLCNTTrg thất trái và 41,4% có bất thường chỉ số Tei (Bảng 3.9). 85,3% ĐTĐ týp 2 có THA phát hiện bất thường biểu hiện tim (Biểu đồ 3.2). Điều này cho thấy, tổn thương tim mạch không triệu chứng được phát hiện sớm qua siêu âm tim chiếm tỷ lệ rất cao và điều này đã góp phần lý giải cho nguyên nhân hàng đầu gây tử vong là do tim mạch. 4.4. LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN TIM VỚI MỤC TIÊU KHUYẾN CÁO ESC-EASD VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH KHÁC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TẠI THỜI ĐIỂM BAN ĐẦU 4.4.1. Liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu khuyến cáo BMI, Vòng bụng: Nguy cơ bất thường biểu hiện tim ở nhóm không đạt BMI cao gấp 3,26 lần với p > 0,05 (Bảng 3.10). Tương quan
  • 25. 20 thuận giữa BMI, VB với LVMI với mỗi 1 kg/m2 BMI sẽ làm gia tăng LVMI thêm 1,55 g/m2 (đồ thị 3.1), và 1 cm VB sẽ làm tăng thêm LVMI 0,54 g/m2 , với p < 0,001 (Đồ thị 3.2). Huyết áp: không kiểm soát đạt mục tiêu huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ bất thường biểu hiện tim cao gấp 3,21 lần (Bảng 3.10) và có mối tương quan thuận giữa HATT với LVMI. Với 1 mmHg HATT làm tăng thêm 0,19 g/m2 LVMI, với p < 0,05 (Đồ thị 3.3). Ngoài ra, không đạt mục tiêu huyết áp sẽ làm nguy cơ RLCNTTrg cao gấp 2,69 lần (p<0,05). Kết quả này phù hợp với sinh bệnh học ảnh hưởng của huyết áp lên cấu trúc và chức năng tim của bệnh nhân ĐTĐ. Glucose và HbA1C: không đạt mục tiêu glucose đói, và kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose cũng có nguy cơ bất thường biểu hiện tim cao gấp 3,11 và 6,46 lần (Bảng 3.11). Điều này cho thấy kiểm soát glucose máu có ảnh hưởng rất lớn đến bất thường tim. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa glucose máu với các thông số siêu âm tim. Lipid máu: nguy cơ bất thường biểu hiện tim không khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm đạt và không đạt các chỉ số mục tiêu lipid máu, p> 0,05 (Bảng 3.12). Ngoài ra, có sự tương quan thuận giữa HDL.C và E/A (Đồ thị 3.4) và tương quan nghịch giữa TG với DT (Đồ thị 3.5). Rối loạn lipid máu ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng thư giãn thất trái vốn là cơ chế bệnh sinh nền tảng của bệnh cơ tim ĐTĐ. 4.4.2. Liên quan giữa biểu hiện tim với các yếu tố nguy cơ khác Thời gian phát hiện bệnh: TGPHĐTĐ ≥ 10 năm, TGPHTHA ≥ 10 năm có nguy cơ bất thường biểu hiện tim gấp 2,27 lần, 3,8 lần (Bảng 3.13), với p > 0,05. Tương quan thuận mức độ yếu giữa TGPHTHA với LVMI và TGPHĐTĐ với NT-proBNP. Tuy nhiên, không giống như các nghiên cứu khác, chưa tìm thấy mối quan hệ giữa các chỉ số chức năng tâm trương thất trái, chỉ số Tei với TGPHĐTĐ và THA Hs-CRP: Nhóm Hs-CRP ≥ 3 mg/dl có nguy cơ bất thường biểu hiện tim gấp 6 lần (Bảng 3.14), và có tương quan thuận mức độ trung bình yếu giữa log Hs-CRP với LVMI, NT-proBNP (Bảng 3.15); với mỗi 1mg/dl Hs-CRP làm tăng thêm 4,25 g/m2 LVMI, 0,05 pg/ml NT-proBNP, p < 0,05. Nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa Hs-CRP với các biến chứng tim mạch.
  • 26. 21 UACR và eGFR-MDRD: nguy cơ bất thường biểu hiện tim trong nhóm UACR ≥ 3 mg/mmol cao gấp 1,14 lần, p > 0,05 (Bảng 3.14). Tương quan thuận tuyến tính giữa UACR và NT-proBNP với r=0,35, p < 0,0001 (Bảng 3.15). Bên cạnh đó, có tương quan nghịch giữa eGFR với NT-proBNP và tương quan thuận mức độ yếu giữa eGFR với E/A (Bảng 3.15), p < 0,05. Khi eGFR < 60 ml/ph/1,73m2 có nguy cơ bất thường biểu hiện tim gấp 1,84 lần, với p > 0,05 (Bảng 3.14), với p > 0,05. IMTc: Nhóm có dày IMTc sẽ có nguy cơ bất thường biểu hiện tim gấp 2,03 lần, với p > 0,05 (Bảng 3.15). Tuy nhiên, chưa ghi nhận mối liên quan giữa IMTc với LVMI và các thông số chức năng. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ tim mạch, kết quả chỉ có Hs-CRP ≥ 3 mg/dl là YTNC thật sự ảnh hưởng độc lập lên sự bất thường biểu hiện tim ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA với OR= 4,6, p < 0,01 (Bảng 3.16). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các YTNC tim mạch không truyền thống trong dự đoán các biểu hiện tim mạch 4.5. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA MỤC TIÊU KHUYẾN CÁO ESC-EASD, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ KHÁC VÀ BIỂU HIỆN TIM SAU 12 THÁNG CỦA MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CHỌN NGẪU NHIÊN Sau thời gian 12 tháng theo dõi, chúng tôi tiến hành đánh giá lại một cách ngẫu nhiên 47 bệnh nhân, kết quả thu được như sau: 4.5.1. Sự thay đổi của các biến số liên quan mục tiêu theo khuyến cáo - Sự thay đổi của BMI và VB: tương tự, Gomez-Marcos và cộng sự (2011) sau thời gian can thiệp giảm được 0,39 kg/m2 BMI và giảm 1,30 cm vòng bụng có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ kiểm soát đạt BMI < 25 kg/m2 trong nghiên cứu của chúng tôi tăng thêm 6,4% (Bảng 3.20, Bảng 3.21), với p > 0,05, nhưng cao hơn so với các tác giả trong và ngoài nước. - Sự thay đổi của glucose đói và HbA1C: glucose đói giảm 1,79 mmol/L, đồng thời tỷ lệ đạt glucose đói < 7,2 mmol/L tăng thêm 6,4% với p > 0,05. HbA1C tăng thêm 0,54% tương ứng với tỷ lệ đạt
  • 27. 22 được mục tiêu HbA1C < 7% không thay đổi so với ban đầu (Bảng 3.20, Bảng 3.21). Trong thực tế lâm sàng, kiểm soát glucose máu luôn luôn là thử thách lớn. - Sự thay đổi của bilan lipid máu: có sự thay đổi của giá trị trung bình và tỷ lệ đạt được mục tiêu theo khuyến cáo tăng ở các chỉ số. Trong số đó, sự thay đổi về tỷ lệ đạt mục tiêu kiểm soát lipid có ý nghĩa thống kê ở nồng độ TG và HDL.C với p < 0,05. 4.5.2. Sự thay đổi của các yếu tố nguy cơ ngoài khuyến cáo ESC-EASD - Sự thay đổi của UACR và tỷ lệ tiểu đạm: trong số 47 bệnh nhân được theo dõi và đánh giá lại sau 1 năm, có 46 trường hợp được so sánh về sự thay đổi của UACR và tiểu đạm. Tỷ lệ tổn thương vi mạch thận tăng thêm 13 trường hợp (28,2%); trong đó 5 ca tiểu đạm vi lượng và 8 ca tiến triển tiểu đạm đại thể (Bảng 3.22). - Sự thay đổi của tổn thương động mạch cảnh: gia tăng IMTc bên Trái thêm 0,35 mm, bên phải 0,34 mm, tương ứng với sự gia tăng 11,4% trường hợp IMTc ≥ 0,9 mm và 17% mảng xơ vữa động mạch cảnh mới xuất hiện, khác biệt so với ban đầu với p < 0,05 (Bảng 3.23). Trong số đó, có 2 bệnh nhân (4,08%) có mảng xơ vữa bị loét và 2 bệnh nhân chiếm 4,08% có mảng xơ vữa mới hình thành. - Sự thay đổi của NT-proBNP và các thông số siêu âm tim: LVMI sau 12 tháng giảm trung bình 16,07 g/m2 . Đồng thời, tăng chỉ số Tei và DT, IVRT giảm so với ban đầu ( p < 0,05). LVMI giảm theo xu hướng ngược lại với sự gia tăng NT-proBNP so với ban đầu, p>0,05 (Bảng 3.24). Nguyên nhân của sự trái ngược này có thể là do sự gia tăng biến chứng thận gây ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP. Điều đáng lưu ý là có sự gia tăng chỉ số Tei có vẻ trái ngược với giảm DT và IVRT, tuy nhiên thật sự hợp lý bởi vì tần số tim chưa thay đổi. 4.5.3. Đặc điểm của biểu hiện tim mới xuất hiện sau 1 năm và vai trò của chỉ điểm sinh học dự báo bệnh tim thiếu máu cục bộ 45% có biểu hiện tim mạch mới phát hiện qua siêu âm, p < 0,05 (Biểu đồ 3.4) và sự gia tăng nồng độ TG là YTNC độc lập với OR là 1,8, p <0,05 (Bảng 3.25). Sau 12 tháng, ghi nhận những tổn thương cơ quan đích mới chưa biểu hiện lâm sàng gia tăng đáng kể so với ban đầu.
  • 28. 23 HbA1C và NT-proBNP khác biệt giữa nhóm có và không có RLVĐ vùng, p < 0,05 (Bảng 3.26). Nồng độ HbA1C 8,8%, NT-proBNP là 136,1 pg/ml có khả năng dự báo nguy cơ bệnh tim TMCB (Đồ thị 3.8). Phân tích hồi quy logistic đa biến, HATT, HbA1C và mảng xơ vữa ĐMC là YTNC độc lập của BTTMCB, với p < 0,05 (Bảng 3.27). KẾT LUẬN Qua khảo sát 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp nhưng không có bệnh tim thiếu máu cục bộ trước và sau 12 tháng, chúng tôi rút ra kết luận như sau: 1. Đặc điểm theo mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD, một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác và biểu hiện tim (NTproBNP và siêu âm tim) của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm ban đầu Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD bao gồm BMI (72,4%), vòng bụng (35,3%), huyết áp động mạch (40,5%), glucose đói (25,9%), glucose sau ăn (22,4%), HbA1C (33,6%), đạt cùng lúc 3 mục tiêu glucose máu (9,5%), HDL.C (64,7%), Cholesterol toàn phần (39,7%), Triglycerides (59,5%), LDL.C (20,7%), Non- HDL.C (28,4%) và đạt 5 mục tiêu về lipid máu (10,3%). Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ghi nhận 68,1% bệnh nhân ≥ 60 tuổi, 89,7% nữ, 71,6% ít hoạt động thể lực. Ngoài ra, 24,1% Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, 44% UACR ≥ 3mg/mmol, 26,7% eGFR < 60 ml/ph/1,73 m2 , 76,7% IMTc ≥ 0,9 mm và 47,4% có mảng xơ vữa. Tỷ lệ bệnh nhân có bất thường biểu hiện tim là 85,3%. Trung vị của nồng độ NT-proBNP huyết thanh là 134,4 pg/ml trong đó 50,86% có tỷ lệ NT-proBNP ≥ 125 pg/ml. Bất thường hình thái thất trái 59,5%, gồm 23,2% phì đại đồng tâm, 29% phì đại lệch tâm và 47,8% tái cấu trúc thất trái. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái chiếm tỷ lệ 75% và chỉ số Tei ≥ 0,75 là 41,4%. 2. Mối liên quan và sự thay đổi của các mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD, các yếu tố nguy cơ tim mạch khác với biểu hiện tim của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm trước và sau 12 tháng theo dõi - Trên 116 bệnh nhân ghi nhận chỉ số nguy cơ bất thường biểu hiện tim liên quan với mục tiêu huyết áp (OR= 3,21), glucose đói
  • 29. 24 (OR=3,11), kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu (OR= 6,46) và có mảng xơ vữa động mạch cảnh (OR=3,45), p< 0,05. Yếu tố nguy cơ độc lập của LVMI bao gồm huyết áp tâm thu, thời gian phát hiện tăng huyết áp, Hs-CRP. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái liên quan với huyết áp, glucose đói, Non-HDL.C, mảng xơ vữa động mạch cảnh. Bất thường chỉ số Tei ≥ 0,75 có liên quan với thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ ≥ 10 năm, kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu, Hs-CRP và IMTc ≥0,9 mm, (p< 0,001). Yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập của bất thường biểu hiện tim bao gồm BMI ≥ 25 kg/m2 (OR=2,74), Hs-CRP ≥ 3 mg/dl (OR=3,13) và kiểm soát đạt < 3 mục tiêu glucose máu, p<0,05. - Đánh giá sau 12 tháng theo dõi trên 47 bệnh nhân chọn ngẫu nhiên ghi nhận trung bình BMI giảm 0,58 kg/m2 , vòng bụng giảm 1,13 cm, glucose đói giảm 1,79 mmol/L, HDL.C tăng 0,12 mmol/L và giảm tỷ lệ đạt mục tiêu Triglycerides 19,2% và tăng tỷ lệ đạt mục tiêu HDL.C thêm 29,8%, với p < 0,05. Tăng tỷ lệ tiểu đạm thêm 28,2%, tăng trung bình IMTc bên trái thêm 0,35 mm, bên phải thêm 0,34 mm và tăng thêm 17% mảng xơ vữa động mạch cảnh. Giảm chỉ số khối cơ thất trái LVMI 16,04 g/m2 , tăng RWT 0,03. Ngoài ra, giảm DT 16,14 ms, IVRT 14,77 ms và tương ứng tăng chỉ số Tei 0,09, với p< 0,05. Kết quả ghi nhận 45% bệnh nhân có bất thường biểu hiện tim mới xuất hiện sau 1 năm và liên quan với sự gia tăng của nồng độ Triglycerides (p<0,05). Có 17% rối loạn vận động vùng mới xuất hiện liên quan với huyết áp tâm thu, HbA1C, mảng xơ vữa động mạch cảnh, với p < 0,05. Khả năng dự báo bệnh tim thiếu máu cục bộ của nồng độ HbA1C với diện tích dưới đường cong là 0,79 (95% KTC: 0,62–0,96; p <0,01), độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 71,8% với giá trị điểm cắt là 8,8% và nồng độ NT-proBNP huyết thanh 136,1 pg/ml có khả năng dự báo bệnh tim thiếu máu cục bộ với diện tích dưới đường cong là 0,73 (95% KTC: 0,56– 0,90; p <0,05), độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 64,1%.
  • 30. 25 KIẾN NGHỊ - Điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là một sự phối hợp giữa kiểm soát đường máu và kiểm soát các rối loạn chuyển hóa đi kèm đặc biệt bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp càng có nhiều nguy cơ cao về biến chứng tim mạch. - Khuyến cáo mục tiêu điều trị ESC/EASD có tính tổng quát. Vì thế khi áp dụng cho bệnh nhân ĐTĐ có THA cần phối hợp thêm các yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống có giá trị cao trong tiên lượng các biến cố tim mạch và tử vong, nên được áp dụng thường quy cho bệnh nhân này. - Trên bệnh nhân ĐTĐ có THA cần đánh giá tổn thương cơ quan đích ở giai đoạn im lặng tiền lâm sàng mỗi năm nhằm phát hiện thương tổn tim mạch mới cũng như sự tiến triển của các biến chứng tim mạch trước đó.
  • 31. HUE UNIVERSITY MEDICAL PHARMACY UNVERSITY TRAN THI TRUC LINH INVESTIGATING THE RELATIONSHIP BETWEEN CARDIAC MANIFESTATIONS AND THE TREATMENT TARGETS FROM ESC-EASD GUIDELINES FOR TYPE 2 DIABETIC PATIENTS WITH HYPERTENSION Speciality : Endocrinology Code : 62 72 01 45 SUMMARY OF MEDICAL DOCTORAL THESIS HUE - 2015
  • 32. The work was completed at the Hue University- Medicine and Pharmacy Hue University Full name of supervisor: 1. Prof. Nguyen Hai Thuy, MD, PhD 2. Ph.D. Ngo Van Truyen. The Objection 1: Prof. , MD, PhD The Objection 2: Assoc. Prof. , MD, PhD The Objection 3: Assoc. Prof. , MD,PhD Can be found the thesis in: 1. National Library 2. The Library of Medicine and Pharmacy Hue University
  • 33. LIST OF WORKS OF RESEARCH HAS PUBLISHED AUTHOR RELATED TO THE THESIS 1. Tran Thi Truc Linh, Nguyen Hai Thuy, “Researching relationship between the plasma levels of NT-proBNP and changes of left ventricular morphology and diastolic function in hypertension type 2 diabetes mellitus”, Journal of Vietnamese Cardiology, Vol 65, pp. 365-369. 2. Tran Thi Truc Linh, Nguyen Hai Thuy, “Intimal-Medial Thickness of carotid artery (IMTc) in the type 2 diabetic patients with hypertension”, Journal of Medicine and Pharmacy, Vol 22+23, pp. 28-35.
  • 34. 1 BACKGROUND Diabetes (DM) and Hypertension (HT) are the chronic diseases which have been increasing all over the world rapidly. Combining two disease have effected the serious burden of cardiovascular system. The significant development of the mortality and morbidity causing cardiovascular diseases (CVD) in patients with DM and HT which have been encouraged many cardiology and diabetes associations recommended that cardiovascular risk assessment should become the first aim in the recent time. Besides the traditional cardiovascular risks, ESC-EASD has added the nontraditional cardiovascular risk factors such as biomarkers and imaging is necessary in order to detect target organs damage in subclinical. In Vietnam, the application of ESC-EASD guideline and the awareness of diabetic heart disease in preclinical stage have limited. Therefore, we are essential to research “Investigating the relationship between cardiac manifestations and the treatment targets from ESC- EASD guidelines on type 2 diabetic patients with hypertension”. Concluding the objectives: 1. To review the recommended treatment goals of ESC-EASD, a number of cardiovascular risk factors and cardiac manifestations (serum NTproBNP levels and morphology, structure left ventricular function on echocardiography) in type 2 diabetic patients (T2DM) with hypertension. 2. To determine the relationship and the change between the treatment targets, cardiovascular risk factors and cardiac manifestations after 12 months of follow-up. The scientific and practical meaning - To evaluate the treatment effects of ESC-EASD guideline in Vietnamese health clinic. Determinating the importance of nontraditional risk factors for cardiovascular damage in subclinical and predicting cardiovascular events. - Throughout the research proves that the role of diagnosed cardiovascular or target organs in preclinical is much valuable and independent with the treatment targets of the guidelines.
  • 35. 2 Structure thesis: It consists of 128 pages (excluding references and appendices), with 4 chapters, 40 tables, 5 charts, 13 diagrams, 6 pictures and 109 references. Introduction 3 pages, overview 37 pages, subjects and methods 23 pages, results 28 pages, discussions 35 pages, conclusion 2 pages, recommendations and follow-up researchs 1 page. Chapter 1: OVERVIEW 1.1. DIABETES AND HYPERTENSION 1.1.1. Epidemiology The incidence of hypertension (HTN) are twofold higher in those with T2DM relative to similar aged individuals without DM and 75% T2DM have hypertension, or patients with HTN are more likely to develop T2DM about 2.5 times after five years diagnosed with HTN. A meta-analysis 89 studies showed that HTN in T2DM rates typically were high in all regions; most studies presented rates above 50%, and many presented rates above 75%. 1.2. CARDIOVASCULAR RISK FACTORS 1.2.1. Traditional cardiovascular risk factors - The elements of time (ages, duration of diagnosed diabetes, a duration of diagnosed hypertension) and gender: in almost the studies, age and duration of diagnosed disease are always the important and indispensable risk factors. Moreover, the results of the study showed that cardiovascular complications particularly high rate in women with T2DM. Smoking is the independent risk of cardiovascular disease due to atherosclerosis. Physical activity plays the important role to help blood glucose control and is associated with cardiovascular complications in DM. Body mass index (BMI) and waist circumference (WC) in T2DM patients are both the predictor factors and the cardiovascular risk of DM. Fasting plasma glucose (FPG) and HbA1C, postprandial plasma glucose are some independent and direct risk fators of death. Dyslipidemia is often accompanied with T2DM with typical manifestations include increased levels of triglycerides
  • 36. 3 and decreased HDL.C. FIELD, ACCORD study on T2DM patients showed that the rate of cardiovascular events have been significantly higher in dyslipidemia group. 1.2.2. Nontraditional cardiovascular risk factors - Microalbuminurea: HOPE study demonstrated that microalbuminuria has increased the cardiovascular events with the relative risk 1.83 (95%CI: 1.64-2.05). Among these, the risk of T2DM was 1.97 (95%CI: 1.68-2.31) higher than patients without T2DM, similar to IDNT, RENAAL, PREVEND research. - C-reactive protein high sensitivity (Hs-CRP): is a factor representing the state of endothelial dysfunction and test applications common in patients with hypertension and diabetes. Hs-CRP is associated with insulin resistance, indices of systolic blood pressure, pulse pressure, hypertension and other signs of endothelial dysfunction other. - Thickness middle class internal carotid artery (IMTc): tends to increase cardiovascular disease atherosclerosis in diabetic and hypertensive subjects with increasing progression of the thickness IMTc. IMTc is a sign of atherosclerosis which is associated with other cardiovascular risks. 1.3 Diabetes hypertension and cardiovascular complications 1.3.1.Pathogenesisof diabetesheartdisease(DHD:DiabeticHeartDisease) The most comprehensive access of diabetic heart disease is a combination of three groups of diseases, including: (1) diabetic cardiomyopathy (DMD), (2) hypertensive heart disease (HHD) and (3) due to coronary artery disease atherosclerosis and contribute to this very complex mechanism [79]. 1.3.3. Characteristics of diabetic heart disease: (1) Morphology disorders of diabetic cardiomyopathy, (2) Regional wall motion abnormalities related coronary artery disease (3) Dysfunction of the diabetic heart disease. 1.4. SOME ASSESSMENT METHODS OF HEART VULNERABILITY 1.4.1. NT-proBNP concentrate in heart damage: NT-proBNP was one of the diuretic peptides which synthesized and secreted from
  • 37. 4 ventricular myocardial cells, capable of diagnosis, prognosis and risk stratification of cardiovascular diseases. NT-proBNP value of 125 pg/ml are considered simple markers in patients with suspected heart failure symptoms, the good value for negative predictive. 1.4.2. Electrocardiogram (ECG) and other methods: the classic method used since 1914 by Lewis which is still worth using nowadays, transesophageal echocardiography, coronary reserve rate measurement, computing tomography multi-slice, magnetic resonance imaging, myocardial perfusion imaging, stress test, coronary angiography via skin, intravascular ultrasound. 1.4.3. Transthoracic echocardiography: have been considered as methods for early detection of diabetic cardiomyopathy through assessment of left ventricular morphology, abnormal wall motion, and diastolic function, Tei index. 1.5. TREATMENT AND ESC-EASD RECOMMENDATIONS 1.5.1. Lifesstyle intervention: Non-drug treatments involves positive lifestyle changes such as diet, stopping smoking and physical activity. 1.5.2. Pharmacological treatment: blood pressure management, glucose control, management of dyslipidaemia. Re-examination and control to achieve the targets of ESC-EASD guidelines. Chapter 2: SUBJECTS AND METHODS 2.1. Research subjects 2.1.1 The inclusion criteria: patients diagnosed with hypertensive type 2 diabetes entered the Can Tho Central Hospital from 7/2011 to 7/2013 to satisfy diagnostic criteria for diabetes by ADA, IDF, ESC- EASD, classified type 2 of diabetes according to Asia-Pacific Type 2 Diabetes Policy Group in 2005 with diagnosed hypertension by criteria of ESC-EASD 2007:  130 mmHg and/or ≥ 80 mmHg, measuring at least 2 times or using of antihypertensive drugs. Besides that hypertensive type 2 diabetes without ischemic heart disease excluded by ESC criteria in 2013.
  • 38. 5 2.1.2 The exclusion criteria: type 1 diabetes, gestational diabetes, under 6-month discovered type 2 diabetes, acute complications, with ischemic heart disease, myocardial infarction or systolic heart failure before joining in the study, non-diabetic heart disease: heart muscle disease (hypertrophic cardiomyopathy, myocardial infection, inflammation of the heart muscle), heart valve disease (stenosis aortic valve insufficiency, aortic valve diseases), arrhythmias heart (atrial fibrillation, atrial flutter), cardiopulmonary diseases (sleep apnea, pulmonary embolism, pulmonary hypertension), septic shock, burns, respiratory failure, liver failure, severe renal impairment and patients not agree to participate study. 2.2. RESEARCH METHODOLOGY 2.2.1. Study Design: A monitoring and prospective stydy. 2.2.2. Sample size: the formula applied in the sample size of intervention study for a group of patients, tracking the change in LVMI for monitoring the development of heart complications in hypertension type 2 diabetes. The sample size should be monitored on 43 patients. The actual patient at the initial time were 116 and the patients followed-up after a minimum period of 12 months were 47. 2.2.3. Methods of collecting informations 2.3. Statistical analysis: the data collected existing sample and statistical analysis software SPSS 16.0.
  • 39. 6 CHAPTER 3: STUDY RESULTS 3.1. CHARACTERISTICS OF STUDY SUBJECTS ACCORDING TO THE ESC-EASD GUIDELINES Table 3.1. Characteristics of BMI, WC, blood pressure Target facts Achievement Non achievement ± SD (unit measurements)Quantity % Quantity % BMI < 25 kg/m2 84 72.4 32 27.6 22.62 ± 4.84 (kg/m2 ) WC < 90cm (male), < 80cm (female) 41 35.3 75 64.7 86.24 ± 13.27 (cm) Systolic <140 mmHg and Diastolic <85 mmHg 47 40.5 69 59.5 143.88 ± 28.37(mmHg) 81.21 ± 12.73 (mmHg) The percentage of patients did not achieve blood pressure goal and WC is higher than another group. Table 3.2. Characteristics of glycaemic control Target facts Achievement Non achievement ± SD (unit measurements) Quantity % Quantity % FPG < 7.2 mmol/L 30 25.9 86 74.1 11.29 ± 5.61 Post-pradial < 10 mmol/L 26 22.4 90 77.6 14.40 ± 4.80 HbA1C < 7% 39 33.6 77 66.4 8.36 ± 2.49 All glycemic targets 11 9.5 105 90.5 The proportion of patients achieved fasting plasma glucose (FPG), Post-pradial, HbA1C and all glycaemic targets were very low. Table 3.3. Characteristics of dyslipidaemia management Target facts (mmol/L) Achievement Non achievement ± SD (mmol/L)Quantity % Quantity % TC < 4.5 46 39.7 70 60.3 5.17 ± 1.47 TG < 2.3 69 59.5 47 40.5 2.45 ± 1.97 LDL.C < 2.5 24 20.7 92 79.3 3.33 ± 1.06 HDL.C ≥ 1 75 64.7 41 35.3 1.07 ± 0.29 Non-HDL.C < 3.3 33 28.4 83 71.6 4.10 ± 1.42 All lipid targets 12 10.3 104 89.7 The percentage of patients did not achieve TC, LDL.C, Non- HDL.C goal and all lipid targets were higher. But the proportion of patients did not achieved TG, Non-HDL.C were lower.
  • 40. 7 3.2. CHARACTERISTICS OF OTHER CARDIOVASCULAR RISK FACTORS Table 3.4. Characteristics of traditional cardiovascular risk factors Factors Group Quantity % ± SD (years ) Age < 60 37 31.9 65.6 ± 9.90 ≥ 60 79 68.1 Duration of DM < 10 91 78.4 6.10 ± 4.89 ≥ 10 25 21.6 Duration of HT < 10 96 82.8 3 (0-31) ≥ 10 20 17.2 Gender Male 17 14.7 Female 99 85.3 Smoking Yes 12 10.3 No 104 89.7 Physical activity Little 83 71.6 Yes 33 28.4 The group of over 60 years old, female, little physical activity, no-smoking, duration of DM < 10 years, duration of HT < 10 years were higher the percentages. Table 3.5. Characteristics of Hs-CRP, UACR, eGFR Risk factor (unit measurements) No Yes Quantity % Quantity % Hs-CRP ≥ 3 mg/dl Median (Min -Max) 88 75.9 28 24.1 0.63 (0.01-19.8) UACR ≥ 3 mg/mmol Median (Min -Max) 65 56.0 51 44.0 1.74 (0 – 369.92) eGFR < 60 ml/ph/1.73 m2 ± SD (ml/ph/1.73 m2) 85 73.3 31 26.7 72.84 ± 18.07 Hs-CRP ≥ 3mg/dl, eGFR < 60 ml/ph/1.73 m2 và UACR ≥ 3 mg/mmol had lower propotion than the others groups.
  • 41. 8 Table 3.6. Characteristics of IMTc, carotid plaques Risk factor (unit measurements) No Yes Quantity % Quantity % IMTc ≥ 0.9 mm 27 23.3 89 76.7 Left: ± SD (mm) 1.33 ± 0.70 Right: ± SD (mm) 1.20 ± 0.68 Carotid plaque 61 52.6 55 47.4 + one side + two sides 36 65.5 19 34.5 IMTc ≥ 0.9 mm had the high percentages, but the group of having carotid plaque were lower proportion than the group without plaque. 3.3. CARDIAC MANIFESTATIONS OF STUDY SUBJECTS AT THE BEGINNING PERIOD. Table 3.7. Characteristics of NT-proBNP following to age, gender, eGFR Factor Group Quantity NT-proBNP (pg/ml) Median (Min – Max) p Gender Male 17 73.24 (4.99 -737.6) > 0.05 Female 99 137.4 (4.99 - 1528) Age ≥ 75 28 197.3 (28.42 – 1528) < 0.05 < 75 88 115.3 (4.99 – 811.6) eGFR ml/ph/1.73m2 < 60 31 284.4 (34.43 – 1119) < 0.001 ≥ 60 85 105.8 (4.99 – 1528) Total 116 134.40 (4.99 – 1528) Average of serum NT-proBNP levels were different between two groups of age ≥ 75 and < 75. In addition, NT-proBNP concentration were not same between two groups of eGFR ≥ 60 and < 60 ml/ph/1.73m2 , (p< 0.05). Table 3.8. Distribution of NT-proBNP following to age, gender, eGFR Factor Group NT-proBNP (pg/ml) Total n p< 125 n (%) 125 - 450 n (%) > 450 n (%) Gender Male 9 (52.94%) 3 (17.64%) 5 (29.42%) 17 > 0.05 Female 48 (48.5%) 38 (38.4%) 13 (13.1%) 99 Age ≥ 75 9 (32.1%) 12 (42.9%) 7 (25%) 28 > 0.05 < 75 48 (54.5%) 29 (33%) 11 (12.5%) 88 eGFR ml/ph/1.73m2 < 60 10 (32.3%) 13 (41.9%) 8 (25.8%) 31 > 0.05 ≥ 60 47 (55.3%) 28 (32.9%) 10 (11.8%) 85 Total 57 (49.14%) 41 (35.34%) 18 (15.52%) 116 The proportion of NT-proBNP in many concentration levels were not different according to age, gender, eGFR, p> 0.05.
  • 42. 9 Graph 3.1. Proportion of left ventricular morphology forms Graph 3.2. Proportion of cardiac manifestations - Left ventricular morphology abnormal were 59.5% in which had 47.8% restructures, 29% eccentric hypertrophy, 23.2% concentric hypertrophy. - 85.3% hypertensive type 2 diabetes had abnormal in cardiac manifestations by biochemical and echocardiography. Table 3.9. Distribution of the left ventricular manifestations Group Normal Abnormal Quantity % Quantity % Diastolic function 29 25 87 75 Stage I 76 87.4 II 11 12.6 Tei index 68 58.6 48 41.4 Diastolic dysfunction were 75% in which the first stage was the highest 87.4 %. The percentages of Tei index abnormal were 41.1%.
  • 43. 10 3.4. RELATIONSHIP BETWEEN CARDIAC MANIFESTATIONS AND THE TREATMENT TARGETS OF ESC-EASD GUIDELINES OR SOMEOTHER RISKFACTORS 3.4.1. Relationship beween cardiac manifestations and the targets Bảng3.10.Relationship beween cardiac manifestations and BMI, WC,bloodpressure Target facts (unit measurements) Cardiac manifestations Total (n=116)Normal (n=17) Abnormal (n=99) BMI (kg/m2 ) ≥ 25 2 30 32 < 25 15 69 84 OR (95% CI); p 3.26 (0.70 – 15.16); 0.148 WC (cm) ≥ 80 (female); ≥ 90 (male) 10 65 75 < 80 (female); <90 (male) 7 34 41 OR (95% CI); p 1.34 (0.47 – 3.83); 0.586 Blood pressure (mmHg) ≥ 140/85 6 63 69 < 140/85 11 36 47 OR (95% CI); p 3.21 (1.09 – 9.41); 0.028 Not achieving the blood pressure target were abnormal cardiac manifestations higher than 3.21 times another group, with p < 0.05 . Bảng 3.11. Relationship beween cardiac manifestations and glycemia Target facts (unit measurements) Cardiac manifestations Total (n=116)Normal (n=17) Abnormal (n=99) FPG (mmol/L) ≥ 7,2 9 77 86 < 7,2 8 22 30 OR (95% CI); p 3.11 (1.07 – 9.01); 0.031 Post- prandial (mmol/L) ≥ 10 11 79 90 < 10 6 20 26 OR (95% CI); p 2.16 ( 0.71 – 6.53); 0.168 HbA1C (%) ≥ 7 9 68 77 < 7 8 31 39 OR (95% CI); p 1.95 (0.69 – 5.53); 0.204 All glycemic targets 1-2 12 93 105 3 5 6 11 OR (95% CI); p 6.46 (1.71 – 24.43); 0.002 The group of fasting plasma glucose and the group of achieving 1-2 glycemic targets were abnormal cardiac manifestations higher than 3.11, 6.46 times others groups, respectively (p < 0.05).
  • 44. 11 Bảng 3.12. Relationship beween cardiac manifestations and lipid Target facts (unit measurements) Cardiac manifestations Total (n=116)Normal (n=17) Abnormal (n=99) TC (mmol/L) ≥ 4.5 10 60 70 < 4.5 7 39 46 OR (95% CI); p 1.08 (0.38 – 3.07); 0.890 TG (mmol/L) ≥ 2.3 7 40 47 < 2.3 10 59 69 OR (95% CI); p 0.97 (0.34 – 2.76); 0.952 LDL.C (mmol/L) ≥ 2.5 15 77 92 < 2.5 2 22 24 OR (95% CI); p 0.47 (0.10 – 2.20); 0.518 HDL.C (mmol/L) < 1 6 35 41 ≥ 1 11 64 75 OR (95% CI); p 1,00 (0,34 - 2,94); 0,996 Non-HDL.C (mmol/L) ≥ 3.3 14 69 83 < 3.3 3 30 33 OR (95% CI); p 0.49 (0.13 – 1.84); 0.285 All lipid targets 1 - 4 15 89 104 5 2 10 12 OR (95% CI); p 1.19 (0.24 – 5.96); 0.688 In the group without achieving lipid targets were not decrease the risk of abnormal cardiac manifestations, (p < 0.05). 3.4.1.1. Correlation between cardiac morphological parameters and the targets of ESC-EASD guidelines. Chart 3.1. Correlation between LVMI and BMI Chart 3.2. Correlation between LVMI and WC The positive correlation of LVMI and BMI, r = 0.317; p < 0.001 with the regression equation: y = 56.56 + 1.55x. The positive correlation of LVMI and WC, r = 0.303; p < 0.001, with the regression equation: y = 45.02 + 0.54x. R2 = 0,101 R2 = 0,092
  • 45. 12 Chart 3.3. Correlation between LVMI and Systolic blood pressure 3.4.1.2. Correlation between left ventricular function parameters and the targets of ESC-EASD guidelines. Chart 3.6. Correlation between E/A and HDL.C Chart 3.7. Correlation between DT and TG The positive correlation of E/A and HDL.C, r = 0.299; p < 0.05, with the regression equation: y = 0.57 + 0.2 x The negative correlation of DT and TG, r = - 0.20; p < 0.05, with the regression equation: y = 235.7 – 6.43 x 3.4.2. Relationship beween cardiac manifestations and the cardiovascular riskfactors Bảng3.13.Relationship beween cardiac manifestations and duration of diseases Risk factors (unit measurements) Cardiac manifestations Total (n=116)Normal (n=17) Abnormal (n=99) Duration of DM (years) ≥ 10 2 23 25 < 10 15 76 91 OR (95% CI); p 2.27 (0.48 – 10.67); 0.358 Duration of HT (years) ≥ 10 1 19 20 < 10 16 80 96 OR (95% CI); p 3.80 (0.47 – 30.46); 0.299 The frequency of abnormal cardiac mannifactions in group having duration of DM ≥ 10 years and duration of HT ≥ 10 years were higher than 2.27, 3.8 times, respectively, p > 0,05. R2 = 0,054 R2 = 0,052 R2 = 0,04 The positive correlation of LVMI and systolic blood pressure , r = 0.232; p < 0.05, with the regression equation: y = 63.93 + 0.19x
  • 46. 13 Bảng3.14.Relationship beween cardiac manifestations and the other risk factors Risk factors (unit measurements) Cardiac manifestations Total (n=116)Normal (n=17) Abnormal (n=99) Hs-CRP (mg/dl) ≥ 3 1 27 28 < 3 16 72 88 OR (95% CI); p 6.00 (0.76 – 47.46); 0.068 UACR (mg/mmol) ≥ 3 7 44 51 < 3 10 55 65 OR (95% CI); p 1.14 ( 0.40 – 3.25); 0.802 eGFR (ml/ph/1.73 m2 ) < 60 3 28 31 ≥ 60 14 71 85 OR (95% CI); p 1.84 (0.49 – 6.90); 0.554 IMTc (mm) ≥ 0.9 11 78 89 < 0.9 6 21 27 OR (95% CI); p 2.03 (0.67 – 6.12); 0.204 Carotid plaque Yes 4 51 55 No 13 48 61 OR (95% CI); p 3.45 (1.05 – 11.33); 0.038 The patient group having carotid plaque were the frequency of abnormal cardiac mannifactions higher 3.45 times than the group without plaque. Bảng 3.15. Correlation beween LVMI, NT-proBNP and other risk factors Factors LVMI NT-proBNP E/A r p r p r p Duration of DM 0.06 > 0.05 0.21 <0.05 -0.05 > 0.05 Duration of HT 0.22 < 0.05 0.16 >0.05 -0.17 > 0.05 Hs-CRP 0.32 < 0.0001 0.23 <0.05 -0.11 > 0.05 UACR 0.08 > 0.05 0.35 <0.0001 -0.05 > 0.05 eGFR -0.17 > 0.05 -0.20 <0.05 0.20 < 0.05 IMTc 0.09 > 0.05 0.14 > 0.05 -0.11 > 0.05 The positive correlation between NT_proBNP and duration of DM, Hs-CRP, UACR and the negative correlation of NT-proBNP and eGFR with p < 0.05. The positive correlation of LVMI and duration of HT, r = 0.224; p < 0.05, with the regression equation: y = 86.73 + 0.87 x. The positive correlation of LVMI and log (Hs-CRP), r = - 0.324; p < 0.0001, with the regression equation: y = 82.75 + 4.25 x. The positive correlation of E/A and eGFR, r = 0.20; p < 0.05, with the regression equation: y = 0.58 + 0.003 x.
  • 47. 14 3.4.3. Multivariate regression correlation between cardiac manifestations and the targets of ESC-EASD guidelines with other cardiovascular risk factors Table 3.16. Linear regression factors related LVMI Factors LVMI B Standardized Coefficients t p Constant 32.88 2.12 0.03 BMI 0.35 0.07 0.36 0.71 WC 0.29 0.16 0.83 0.41 Duration of HT 0.91 0.23 2.83 0.005 SBP 0.15 0.18 2.13 0.03 Log (Hs-CRP) 9.19 0.30 3.63 0.0001 Multivariate analysis showed that the independent risk factors affecting LVMI included duration of HT, systolic blood pressure (SBP), log (Hs-CRP), with R= 0.515, Adjusted R2 = 0.265, p< 0.0001. Table 3.17. Logistic regression factors related diastolic dysfunction Factors Diastolic dysfunction OR 95% CI p BMI ≥ 25 kg/m2 1.48 0.68 – 3.25 0.2 BP ≥ 140/85 mmHg 0.75 0.32 – 1.75 0.51 FPG ≥ 7.2 mmol/L 0.61 0.24 – 1.54 0.29 Non-HDL.C ≥ 3.3 mmol/L 5.02 1.58 – 15.92 0.006 Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 2.24 1.01 – 4.98 0.04 Carotid plaque 0.70 0.32 – 1.56 0.38 Multivariate logistic analysis showed that Hs-CRP ≥ 3 mg/dl and NonHDL.C ≥ 3,3 mmol/L were the independent risk factors of diastolic dysfunctions significantly with p<0.05. Table 3.18. Logistic regression factors related abnormal Tei index Factors Abnormal Tei index OR 95% CI p Duration of DM ≥ 10 years 2.90 1.29 – 6.52 0.01 Achieving glycemic control < 3 targets 0.10 0.01 – 0.81 0.03 Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 0.39 0.17 – 0.88 0.02 IMT ≥ 0.9 mm 0.32 0.12 – 0.88 0.02 Multivariate logistic analysis showed that Duration of DM ≥ 10 years, achieving glycemic control< 3 targets, Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, IMT ≥ 0.9 mm were the independent risk factors of abnormal Tei index.
  • 48. 15 Table 3.19. Logistic regression factors related cardiac manifestations Factors Cardiac manifestations OR 95% CI p BMI ≥ 25 kg/m2 2.74 1.21 – 6.24 0.02 BP ≥ 140/85 mmHg 0.75 0.29 – 1.91 0.54 Achieving glycemic control < 3 targets 0.22 0.06 – 0.87 0.03 Hs-CRP ≥ 3 mg/dl 3.13 1.30 – 7.52 0.01 Carotid plaque 1.11 0.47 – 2.62 0.81 Multivariate logistic analysis showed that the independent risk factors of cardiac manifestations were BMI ≥ 25 kg/m2 (OR=2,74), achieving glycemic control< 3 targets (OR=0,22), Hs-CRP ≥ 3 mg/dl (OR= 3,13), with p < 0,05. 3.5. ASSESSMENT OF THE PARAMETERS BELONG TO ESC- EASD GUIDELINES, OTHER RISK FACTORS BEFORE AND AFTER 12 MONTHS ON SOME RANDOMIZED SELECTIVE SUBJECTS After a minimum follow-up period of 12 months, there were 47 patients who were randomly evaluated the second time. 3.5.1. Changes of the treatment targets parameters after 12 months Table 3.20. The average changes of treatment targets factors before and after follow-up Target facts (units measurements) Before (n=47) ± SD After (n=47) ± SD Diff Mean 95% CI p BMI (kg/m2 ) 23.13 ± 5.89 22.55 ± 5.69 - 0.58 -0.94 -0.22 <0.005 WC (cm) 87.36 ± 17.30 86.23±16.74 - 1.13 -1.98 - 0.28 <0.05 FPG (mmol/L) 12.63 ± 5.54 10.83 ± 5.74 - 1.79 - 3.51 -0.07 <0.05 HbA1C (%) 8.49 ± 2.69 9.03 ± 2.98 + 0.54 -0.30 1.38 >0.05 TC (mmol/L) 5.11 ± 1.28 5.47 ± 1.66 + 0.35 - 0.17 0.88 >0.05 TG (mmol/L) 2.26 ± 1.73 2.75 ± 1.81 + 0.49 - 0.06 1.04 >0.05 HDL.C (mmol/L) 1.06 ± 0.27 1.18 ± 0.24 + 0.12 0.05 0.20 <0.005 LDL.C (mmol/L) 3.33 ± 0.96 3.41 ± 1.14 + 0.08 - 0.28 0.45 >0.05 Non-HDL.C (mmol/L) 4.06 ± 1.27 4.29 ± 1.58 + 0.23 - 0.26 0.72 >0.05 Average of BMI, WC, FPG declined and HDL.C concentration increased higher than before follow-up significantly, p < 0.05.
  • 49. 16 Table 3.21. The proportion changes of treatment targets factors before and after follow-up Target facts (units measurements) Before (n=47) After (n=47) p Achievement Non achievement Achievement Non achievement BMI < 25 kg/m2 34 (72.3%) 13 (27.7%) 37 (78.7%) 10 (21.3%) > 0.05 VB < 80/F, < 90/M 19 (40.4%) 28 (59.6%) 20 (42.6%) 27 (57.4%) > 0.05 FPG < 7.2 mmol/L 9 (19.1%) 38 (80.9%) 12 (25.5%) 35 (74.5%) > 0.05 HbA1C < 7% 14 (29.8%) 33 (70.2%) 14 (29.8%) 33 (70.2%) > 0.05 TC < 4.5mmol/L 18 (39.3%) 29 (61.7%) 14 (29.8%) 33 (70.2%) > 0.05 TG < 2.3 mmol/L 32 (68.1%) 15 (31.9%) 23 (48.9%) 24 (51.1%) < 0.05 LDL.C < 2.5mmol/L 6 (12.8%) 41 (87.2%) 7 (14.9%) 40 (85.1%) > 0.05 HDL.C ≥ 1mmol/L 29 (61.7%) 18 (38.3%) 43 (91.5%) 4 (8.5%) <0.0001 Non-HDL.C< 3.3mmol/L 11 (23.4%) 36 (76.6%) 13 (27.7%) 34 (72.3%) > 0.05 The proportion of achieving TG target decreased and the proportion of achieving HDL.C target increased higher than before follow-up significantly, p < 0.05. 3.5.2. Changes of other risk factors after 12 months Table 3.22. Characteristics of changes in UACR Parameters Before (n=46) After (n=46) Diferences p UACR (mg/mmol) 6.68 (0 – 209.49) 2.3 (0 – 253.81) 10.02 (-5.13 – 25.17) < 0.01 Microalbbuminurea 15 (75%) 20 (60.6%) 5 (38.5%) < 0.005Macroalbbuminurea 5 (25%) 13 (39.4%) 8 (61.5%) Total 20 (43.5%) 33 (71.7%) 13 (28.2%) Average of UACR, the proportion of microalbbumin, macroalbbumin at two assessments times were increase after follow- up significantly, p < 0.05. Table 3.23. Characteristics of changes in carotid lesions Parameters Before (n=47) After (n=47) Diferences p IMTc (mm) Left 1.34 0.62 1.69 0.78 0.35( 0.20 – 0.51) <0.0001 Right 1.26 0.81 1.60 1.07 0.34 (0.13 – 0.54) <0.005 IMTc ≥ 0.9 mm 36 (76.6%) 41 (87.2%) 5 (11.4%) > 0.05 Plaque (Yes) 25 (53.2%) 33 (70.2%) 8 (17%) < 0.05
  • 50. 17 3.5.3. Changes of cardiac manifestations after 12 months Table 3.24. Characteristics of changes in NT-proBNP levels and echocardiography Target facts (units measurements) Before (n=47) ± SD After (n=47) ± SD Diff Mean 95% CI p NT-proBNP (pg/ml) 113.5 (5–1044) 93.65 (11.51–5538) + 137.72 -119.79 395.24 >0.05 LVMI (g/m2 ) 91.00 ± 23.64 74.93 ± 20.18 - 16.07 -21.74 -10.40 <0.0001 RWT 0.42 ± 0.06 0.45 ± 0.09 0.03 0.003 0.07 <0.05 E/A 0.74 ± 0.19 0.70 ± 0.20 -0.04 -0.09 0.02 > 0.05 DT (ms) 231.09 ± 72.07 214.94 ± 62.33 -16.14 -30.24 - 2.06 < 0.05 IVRT (ms) 104.19 ± 28.88 89.43 ± 27.95 -14.77 -25.79 - 3.74 < 0.05 Chỉ số Tei 0.74 ± 0.21 0.83 ± 0.18 0.09 0.01 0.16 < 0.05 EF (%) 72.92 ± 6.05 72.42 ± 8.16 -0.50 - 3.23 2.23 >0.05 Average of LVMI, RWT, DT, IVRT and Tei index were different significantly, p < 0.05. Graph 3.3. Proportion of new diagnosed cardiac manifestations To have 21 hypertensive type 2 diabetes patients had new diagnosed abnormal in cardiac manifestations were 45% Table 3.25. Relations between changes of treatment targets factors and new diagnosed cardiac manifestations Difference (after-before) Beta SE Wald p 0R (95% CI) BMI (kg/m2 ) 0.20 0.25 0.62 0.43 1.22 (0.75 – 1.98) WC (cm) 0.002 0.10 0.001 0.98 1.00 (0.82 – 1.23) FPG (mmol/L) 0.03 0.05 0.35 0.55 1.03 (0.93 – 1.14) HbA1C (%) 0.08 0.11 0.58 0.44 1.09 (0.88 – 1.34) TC (mmol/L) 0.07 0.17 0.17 0.68 1.07 (0.77 – 1.49) TG (mmol/L) 0.59 0.28 4.41 0.03 1.80 (1.04 – 3.12) LDL.C (mmol/L) 0.15 0.24 0.36 0.54 1.16 (0.72 – 1.85) HDL.C (mmol/L) - 1.08 1.19 0.82 0.36 0.34 (0.03 – 3.50) Non-HDL.C (mmol/L) 0.10 0.18 0.33 0.56 1.11 (0.78 – 1.58)
  • 51. 18 Multivariate analysis showed that the changes of TG concentration was the independent risk factors affecting new diagnosed abnormal in cardiac manifestations, p< 0.05. Table 3.26. Characteristics of the differences in the ischemic heart diseases groups Factors (units measurements) Ischemic heart diseases (IHD) pYes (n = 8) ± SD No (n = 39) ± SD HbA1C (%) 11.05 ± 3.21 7.97 ± 2.27 0.002 NT-proBNP (pg/ml) 344.46 ± 304.35 170.41 ± 200.22 0.044 SBP (mmHg) 152.5 ± 31.96 139.23 ± 24.43 0.191 Carotid plaque (Yes) 2/8 (25%) 23/39 (58.97%) 0.123 Average of HbA1C, NT-proBNP in the group with ischemic heart diseases were different to without ischemic heart diseases, p < 0.05. Chart 3.8. ROC curve of HbA1C, BNP plasma concentration in predicting the ischemic heart diseases (IHD) Biến số AUC 95% CI Cutoff Sens (%) Spec (%) p HbA1C (%) 0.79 0.62 – 0.96 8.8 75% 71.8% <0.01 NT-proBNP(pg/ml) 0.73 0.56 – 0.90 136.1 75% 64.1% <0.05 Table 3.27. Logistic regression factors related the IHD Risk factors Ischemic heart diseases B SE Wald p OR 95% CI SBP (mmHg) -0,002 0.005 0,. 16 0.73 0.99 0.98- 1.01 HbA1C ≥ 8.8% -2.17 0.99 4.81 0.03 0.11 0.02 – 0.79 NT-proBNP ≥ 136 pg/ml -2.53 1.11 5.17 0.02 0.08 0.01– 0.71 Carotid plaque (Yes) 1.66 1.02 2.67 0.10 5.26 0.72 – 38.52 Multivariate analysis showed thatHbA1C, NT-proBNP were the independent risk factors affecting the ischemic heart diseases, p< 0.05.
  • 52. 19 Chapter 4: DISCUSSION 4.1. CHARACTERISTICS OF STUDY SUBJECTS ACCORDING TO THE ESC-EASD GUIDELINES 4.1.1. Body mass index (BMI): BMI of study subjects with hypertension type 2 diabetes was 22.62 ± 4.84 kg/m2 , and 72.4% achieved BMI target <25 kg/m2 (Table 3.1), which was suitabble for the general characteristics of diabetic patients in Vietnam. There were not as same as Gomez-Marcos et al (2011), IM Ruckert (2012), p <0.05. 4.1.2. Waist circumference (WC): 64.7% patients had abnormal WC and average of WC was 86.24 ± 13.27cm (Table 3.1), lower than Gomez-Marcos (2011), p <0.05. Abdominal obesity was increases cardiovascular risk significantly. 4.1.3. Blood pressure: Average of systolic blood pressure was 143.88 ± 28.37 mmHg or diastolic blood pressure was 81.21 ± 12.73 mmHg and 40.5% patients achieved blood pressure target (Table 3.1), similarly to Huelsmann M. (2008), or IM Ruckert (2012). The majority of hypertension in type 2 diabetes is very difficult to control because the combination of complex pathophysiological mechanisms have still been studied. 4.1.4. Glucose and HbA1C: average of FBG was 11.29 ± 5.61 mmol/L and 74.1% people didn’ t gain the target; post-prandial glucose was 14.40 ± 4.80 mmol/L and there were 77.6% not achievements; average concentration of HbA1C was 8.36 ± 2.49% and 66.4% didn’ t achieve this goal. Only 11 patients accounted for 9.5% achieved all three glycemic targets (Table 3.2). It was similar to Gomez-Marcos (2011), Ho Thi Hoai Thuong, Nguyen Hai Thuy (2012), and Nguyen Ngoc Chat (2010). 4.1.5. Lipid profile: the percentages of reaching lipid targets were 64.7% HDL.C, 59.5% TG; 39.7% TC, 28.4% Non-HDL.C, 20.7% LDL.C and 10.3% patients achieved all lipid goals. It was different with Gomez-Marcos et al (2011), Ichikawa (2013), but as same as Ho Thi Hoai Thuong Nguyen Hai Thuy (2012).
  • 53. 20 4.2. CHARACTERISTICS OF OTHER CARDIOVASCULAR RISK FACTORS 4.2.1. Age: Average age was 65.60 ± 9.90 years old (Table 3.4), the youngest was 45 and the oldest is 90 years old, as same as the age of diabetic patients in the world from 40 to 59 and gradually increases to 75 years old. 4.2.2. Gender: The study result accounted for 85.3% of women patients which was 5 times higher than 14.7% of men (Table 3.4), similarly to the domesticl researches. 4.2.2. Duration of DM (DDM) and duration of HT (DHT): average of DDM was 6.10 ± 4.89 years and 78.4% had DDM <10 years (Table 3.4). Similarly, median of DHT was 3 years, with the percentage of DHT <10 years was higher than the group of DHT over 10 years (Table 3.4). 4.2.4. Smoking: has been proven to be one risk factor of cardiovascular diseases for a long time. The percentage of smokers in this study accounted for 10.3%, lower than non-smokers (Table 3.4). 4.2.5. Physical activity: the state of little physical activity in study was a high proportion of 71.6% (Table 3.4), similar to Ruckert IM (2012). 4.2.6 High sensitivity of C-reactive protein: median of Hs-CRP was 0.63 mg/dl in which increased from 19.8 mg/dl to 0.01 mg/ dl. There were 24% Hs-CRP ≥ 3 mg / dl who had high cardiovascular risk (Table 3.5). It was same as Masson S. (2013) but lower than Vinagre I. (2014). 4.2.7. Urine albumin to creatinine ratio (UACR): median of UACR was 1.74 mg/mmol, the highest of 369.92 mg/mmol, and 44% patients had UACR ≥ 3 mg / mmol (Table 3.5) which was similar to Zinman B. (2014), but higher than Puttnam W. (2011). 4.2.8. Estimated glomerular filtration rate (eGFR-MDRD): Average of eGFR-MDRD was 72.84 ± 18.07 ml/min/1,73m2. The proportion of eGFR <60 ml/min/1,73m2 was 26.7% (Table 3.5) which was lower than Nguyen Kim Luong (2010) and similar to Zinman (2014).
  • 54. 21 4.2.9 Carotid intima-media thickness (IMTc): IMTc in the left was 1.33 ± 0.70 mm thicker than in the right 0.68 ± 1.20 mm and the high proportion of IMTc mm above 0.9mm was 76.7%. The percentages of carotid plaque was 47.4% in which had 65.5% in one side and 34.5% in two sides (Table 3.6). 4.3. CARDIAC MANIFESTATIONS OF STUDY SUBJECTS AT THE BEGINNING PERIOD 4.3.1. N-Terminal Pro-B-Type natriuretic peptide (NT-proBNP): average of NT-proBNP was 134.4 pg/ml, didn’ t differ between men and women. However, the difference in age groups <75 and ≥ 75 years old, and between two groups of eGFR <60 and ≥ 60 ml/min/1.73m2 , p <0.001. There was 49.14% NT-proBNP levels above 125 pg/ml (Table 3.7 and 3.8). 4.3.2. Characteristics of morphological parameters and left ventricular function: mean of LVMI was 91.53 ± 23.61 g/m2 and RWT was 0.42 ± 0.08 and it had 59.5% abnormal left ventricular morphology in which included in 23.2% of concentric hypertrophy 29% eccentric hypertrophy and 47.8% left ventricular restructuring. It were 75% diastolic dysfunction and 41.4% of abnormal Tei index (Table 3.9). In addition, there were 85.3% hypertensive type 2 diabetes with abnormal cardiac manifestations (Chart 3.2). The result study showed that asymptomatic cardiovascular damages has been detected early by echocardiography very high and it was the leading cause of death for cardiovascular diseases 4.4. RELATIONSHIP BETWEEN CARDIAC MANIFESTATIONS AND THE TREATMENT TARGETS OF ESC-EASD GUIDELINES OR SOMEOTHER RISK FACTORS 4.4.1. Relationship beween cardiac manifestations and the targets BMI, WC: The frequency of cardiac manifestations in the groups which didn’ t achieve BMI target, was higher than 3.26 times, with p > 0.05 (Table 3.10). There was the positive correlation between BMI, VB and LVMI. Every BMI unit was able to increase 1.55 g/m2 LVMI (Graph 3.1) as same as one milimeter of WC could be increase 0.54 g/m2 LVMI, p < 0.001 (Graph 3.2).
  • 55. 22 Blood pressure (BP): The hypertensive type 2 diabetes were able to control BP who was cardiac manifestation risk higher than 3.21 times ((Table 3.10) and there was the positive correlation of sytolic blood pressure and LVMI. One unit of SBP could add much more 0.19 g/m2 of LVMI, p < 0.05 (Graph 3.3). Moreover, non achieving of BP target was able to have diastolic dysfunction higher than 2.69 times, p< 0.05. The result was suitable with the influence of hypertensive pathogenesis in diabetic heart diseases. Glucose and HbA1C: The group of fasting plasma glucose and the group of achieving 1-2 glycemic targets were abnormal cardiac manifestations higher than 3.11, 6.46 times others groups, respectively (Table 3.11). It suggested that glycemic management have significantly affected to cardiac manifestation. However, they didn’ t note the correlation between the glycemia parameters and echocardiography variables. Lipid profile: the prevalence of cardiac manifestations was as same as two groups of achieving or without achieving lipid targets, p > 0.05 ( Table 3.12). There were the positive correlation of HDL.C with E/A (Graph 3.4) and the negative correlation of TG with DT (Graph 3.5). Dyslipideamia affected to relax left ventricular which was the fundamental pathogenesis of diabetic cardiomyopathy. 4.4.2. Relationship beween cardiac manifestations and the cardiovascular risk factors Duration of disease: DDD ≥ 10 years, DHD ≥ 10 years were able to have the risk of cardiac manifestations 2.27; 3.8 times higher than the group of DDM < 10 years and DHD < 10 years, respectively, p> 0.05 ( Table 3.13). There were the correlation of DHD with LVMI and DDD with NT-proBNP. However, our study was different from the studies because there didn’ t find the correlation between function parameters, Tei index and DDD, DHD. Hs- CRP: The cardiac manifestation prevalence of Hs-CRP ≥ 3 mg/dl group was higher than 6 times of another group (Table 3.14). There were the positive correlation between log Hs-CRP and LVMI, NT-proBNP (Table 3.15). The research proved that the strong relationship between Hs-CRP anđ cardiovascular complications.
  • 56. 23 UACR and eGFR-MDRD: the risk of abnormal cardiac manifestations in UACR group ≥ 3 mg/mmol higher than 1.14 times, p > 0.05 (Table 3.14). There was the positive correlation between UACR and NT-proBNP, p <0.0001 (Table 3.15). Besides, the study found that there were the negative correlation between eGFR with NT-proBNP and a positive correlation between eGFR with E / A (Table 3.15), p <0.05. The group of eGFR <60 ml/min/1.73m2 had risk of abnormal heart manifestations higher than 1.84 times, with p> 0.05 (Table 3.14). IMTc: The group of IMTc ≥ 0.9 mm had risk of abnormal heart manifestations higher than 2.03 times, with p> 0.05 (Table 3.15). However, it was not the correlation between IMTc and LVMI, function variables. Multivariate logistic analysis showed that Hs-CRP ≥ 3 mg/dl were the independent risk factors of cardiac manifestations in hypertensive type 2 diabetes with OR= 4.6, p<0.01 (Table 3.16). The study showed that the nontraditional cardiovascular risk factors was important in predicting cardiac manifestations. 3.5. ASSESSMENT OF THE PARAMETERS BELONG TO ESC- EASD GUIDELINES, OTHER RISK FACTORS BEFORE AND AFTER 12 MONTHS ON SOME RANDOMIZED SELECTIVE SUBJECTS After a minimum follow-up period of 12 months, there were 47 patients who were randomly evaluated the second time. - Changes of BMI, WC: Similarly, Gomez-Marcos et al (2011) after the intervention time, BMI reduced by 0.39 kg/m2 and waist circumference decreased 1.30 cm, significantly. The percentages of BMI control <25 kg/m2 in our study increased by 6.4% (Table 3.20, Table 3.21), with p> 0.05, but higher than the domestic and foreign authors. - Changes of FPG and HbA1C: FPG reduced by 1.79 kg/m2 and the proportion of FPG <7.2 mmol/L in our study increased by 6.4%. p > 0.05. HbA1C increased by 0.54% while the prevalence of HbA1C < 7% was similar to in the beginning (Table 3.20, Table 3.21), with p> 0.05. In practice, glycemia management is the biggest challenge.
  • 57. 24 - Changes of lipid profile: there were the change of averages and proportion in lipid targets. Among them, the change in the percentage of achieving lipid control had significant in TG and HDL.C, with p <0.05. 4.5.2. Changes of other risk factors after 12 months: there were 46 patients who were avaluated UACR before and after 12 months. The prevalence of microalbuminurea increased by 13 cases (28.2%); including 5 cases of microalbuminurea and 8 cases of macroalbuminurea (Table 3.22). - Changes of carotid lesions: IMTc were increase 0.35 mm in the left, 0.34 mm in the right, while the percentage of IMTc ≥ 0.9 mm increased 11.4% and had more 17% of new diagnosed carotid plaque, p < 0.05 ( Table 3.23). Among them, there were 2 patients (4.08%) who had unstable plaque and 4.08% new plaques. - Changes of NT-proBNP and echocardiography index: average of LVMI after 12 months reduced by 16.07 g/m2 . Tei index was incease and DT, IVRT reduced after follow-up, p < 0.05. The reduction of LVMI tended differently from the increasing of NT-proBNP concentration, p > 0.05 ( Table 3.24). The reason of differences were able to be caused by renal complications. It is worth noting that the increase of Tei index seems contrary to the decline of DT and IVRT, but it was really reasonable because the heart rate did not change. 4.5.3. Characteristics of the new diagnosed cardiac manifestations after 1 year and the role of biomarkers predicted ischemic heart disease The new cardiac manifestations were diagnosed 45% by echocardiography, p<0.05 (Graph 3.4) and the change of TG level was its independent risk with OR=1.8, p<0.05 (Table 3.25). After 12 months, the results showed that the target organ damage were increase significantly. NT-proBNP and HbA1C were different between the groups with and without ischemic heart disease, p <0.05 (Table 3.26). The cutoff of HbA1C was 8.8% and NT-proBNP was 136.1 pg/ml which were capable of predicting risk of IHD (Chart 3.8). Multivariate logistic regression, SBP, HbA1C and carotid plaque were the independent risks of IHD, with p <0.05 (Table 3.27).
  • 58. 25 CONCLUSION Through the survey of 116 hypertension type 2 diabetes without ischemic heart disease in two times before and after 12 months, we concluded as: 1. Characteristics of study subjects according to the ESC-EASD guidelines, some other risk factors and cardiac manifestations (NTproBNP and echocardiogram) at the beginning The proportion of patients achieving the target treatment from ESC-EASD guidelines were BMI (72.4%), waist circumference (35.3%), bood pressure (40.5%), fasting plasma glucose (25.9%), postprandial (22.4%), HbA1C (33.6%), controlling all glycemic targets (9.5%), HDL.C (64.7%), cholesterol (39 , 7%), triglycerides (59.5%), LDL.C (20.7%), Non-HDL.C (28.4%) and reached all of lipidemia targets (10.3%). The percentage of cardiovascular risk factors recorded by 68.1% patients ≥ 60 years old, 89.7% female, 71.6% less physical activity. In addition, 24.1% Hs-CRP ≥ 3 mg/dl, 44% UACR ≥ 3 mg/mmol, 26.7% eGFR <60 ml/min/1.73 m2 , 76.7% IMTc ≥ 0.9 mm and 47.4% plaques. The prevalence of abnormal cardiac manifestations was 85.3%. The median of NT-proBNP concentration was 134.4 pg/ml, and 50.86% NT-proBNP ≥ 125 pg/ml. Abnormal left ventricular morphology was 59.5%, in which included in 23.2% concentric hypertrophy, 29% eccentric hypertrophy and 47.8% restructuring. The percentage of diastolic dysfunction was 75% and 41.4% Tei index ≥ 0.75. 2. Relationship and change of the treatment targets from ESC- EASD, cardiovascular risk factors and cardiac manifestations after 12 months of follow-up - Throughout 116 patients recorded by risk of abnormal cardiac manifestations associated with the target of blood pressure (OR = 3.21), fasting plasma glucose (OR = 3.11), achieved < 3 glycemic targets (OR = 6.46) and carotid plaque (OR = 3.45), p <0.05.