SlideShare a Scribd company logo
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÀI TẬP LỚN
LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
:TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO
: 219218012
Lớp
Giảng viên hướng dẫn
: LỊCH SỬ D2019
: NGUYỄN THỊ THANH THUÝ
Học phần : LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
Ngành học : SƯ PHẠM
HÀ NỘI, 2021
2
BÀI TẬP LỚN
Câu 1 : Cấu trúc chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ
thông 2018?
Cấu trúc Chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có
một số thay đổi so với chương trình cũ. Chương trình được xây dựng theo cấu trúc
chính là tuyến tính kết hợp với đồng tâm, thay cho cấu trúc đồng tâm của chương trình
đang hiện hành là (học toàn bộ thông sử ở cả ba cấp).
Ở cấp THCS, toàn bộ Chương trình dành để trang bị nền tảng tri thức thông sử, tức là
giúp học sinh có được tri thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống nhất. Trên cơ sở đó, hình thành
và phát triển những năng lực và phẩm chất cơ bản, cốt lõi. Những khối kiến được sắp
xếp thức từ thế giới trước rồi mới đến khu vực rồi mới đến Việt Nam để các em có
cái nhìn từ đầu đến cuối, nhưng vẫn có thể so sánh.
Ở cấp THPT, Chương trình không bố trí dạy từ đầu đến cuối nữa mà được xây dựng
thành chủ đề và một số chuyên đề, giúp học sinh có kiến thức mở rộng và sâu sắc hơn.
Mục đích để sau khi học xong phổ thông, dù không đi theo ngành khoa học xã hội
hoặc khoa học lịch sử mà theo các ngành khác, nhưng nếu cần, các em có được năng
lực tìm hiểu lịch sử suốt đời.
Trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên
đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á
và lịch sử Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học
sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở. Các chủ đề được xây dựng trên cơ sở tổng
hợp những kiến thức lịch sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở, tạo cơ
sở để học sinh tiếp cận một cách toàn diện các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã
hội, văn hóa, tư tưởng v.v… qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, thông qua các chủ đề,
học sinh nhận thức được sự tương tác giữa lịch sử thế giới, khu vực với lịch sử dân
tộc Việt Nam.
Cấu trúc chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
3
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nêu cụ thể yêu cầu cần đạt về kiến thức học sinh cần học trong bài
để thực hiện được yêu cầu cần đạt của nội dung/chủ đề tương ứng trong chương
trình môn học/hoạt động giáo dục.
2. Năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng
lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để
chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn
học/hoạt động giáo dục.
3. Phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm
chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho
học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành
phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện
kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu:Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần
giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện
nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung:Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện
(xử lý tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề
cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp, giải quyết
vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm:Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt
động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử
4
lý tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình
bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp
theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học
sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình
và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ
đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm
lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với
sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để
chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra
từ Hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực
hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả
thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các
kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung:Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành,
thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập, các bài thực hành, thí
nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn
hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
5
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm
vụ yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm
bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống
trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải
quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải
quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp
báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế
hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Câu 2: Anh (chị) hãy xây dựng kế hoạch bài dạy cho một chủ đề/ bài học bất kì
trong chương trình phân môn Lịch sử ở lớp 6 THCS.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
ngày tháng 12 năm 2021
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
Trương Thị Phương Thảo
TÊN BÀI DẠY: Bài: 19
NƯỚC CHĂM PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………
Thời gian thực hiện: 45 phút
I. MỤC TIÊU
6
Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Champa.
- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Champa.
- Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Champa.
- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam.
- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.
- Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Phù Nam.
1. Kiến thức
- Thông qua bài học, học sinh nắm được:
 Xác định được vị trí của Vương quốc Chăm-pa trên lược đổ Việt Nam.
 Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của Vương quốc Chăm-
pa.
 Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa.
 Nhận biết được một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa trong lịch
sử.
2. Năng lực:
 Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng
của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về
lịch sử và môn lịch sử để nêu được sự hình thành của nhà nước Chăm -Pa
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được quá trình hình thành nhà nước
Chăm- Pa
7
- Trình bày được các thành tựu về kinh tế văn hoá và chữ viết của người Chăm-
pa cổ đại.
- Đọc bản đồ lịch sử, kỹ năng đánh giá, phân tích.
3.Phẩm chất
Bồi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản
văn hoá của Chăm-pa để lại trong lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS,
phiếu học tập.
- Lược đồ Vương quốc Chăm-pa (phóng to).
- Một số video về thành tựu văn hoá Chăm-pa.
- Máy tính, máy chiếu, giấy AO (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6...
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động: 5P’
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh và xem video về một số địa
điểm tại Thánh địa Mĩ sơn của người Cham-pa.
8
- Em có hiểu biết gì về những hình ảnh/ đoạn video trên? Em đã biết đến khu di
tích Mĩ Sơn, di tích Sa Huỳnh chưa ? Kể lại những hiểu biết của mình về khu
di tích đó.
 Dự kiến sản phẩm
- HS kể sơ lược về di tích (nếu biêt)
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của
mình.
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và
sản phẩm của cá nhân.
- Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:( 1phút )
Đến cuối thế kỷ II nhà Hán suy yếu ko thể kiểm soát các vùng đất phụ thuộc
nhất là đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của
quận Nhật Nam đã lợi dụng được cơ hội đó, nổi dậy lật đổ ách thống trị của
nhà Hán, lập ra nước Lâm ấp, sau đổi thành Chăm Pa, nhân dân Chăm Pa vẫn
khéo tay, cần cù đã xây dựng được quốc gia khá hùng mạnh. Họ đã để lại cho
đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng rất độc đáo. Quan hệ giữa nhân
dân Chăm Pa với các cư dân khác ở Giao Châu rất mật thiết trong đời sống và
tinh thần. Vậy nước Chăm Pa hình thành ntn? Và p.triển ra sao…C.ta tìm hiểu
bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
9
Hoạt đông1: Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc
Chăm-pa (10p)
a. Mục tiêu: HS trình bày được sự ra đời và phát triển của nhà nước Chăm-pa
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp
thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động.
- Hoạt động của GV và HS
a. Vương quốc Chăm-pa ra đời:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
10
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ/lược đồ Vương quốc Chăm-pa (bản đồ treo tường
hoặc lược đổ trong SGK), tìm hiểu và chỉ ra một số điếu kiện tự nhiên nổi bật của
vùng miền Trung nước ta.
- HS thấy được những nét nổi bật về điều kiện tự nhiên của dải đất miền Trung: dải
đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ
biển dài với nhiều Vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV gợi ý HS đọc thêm nội dung mục Em có biết giúp HS hiểu được cội nguồn
bản địa của cư dân Chăm-pa cổ trên dải đất miền Trung Việt Nam (người Sa Huỳnh
với nền văn hoá Sa Huỳnh thuộc thời đại đồ sắt).
- Để làm rõ sự ra đời của Vương quốc Chăm-pa, GV có thể cho HS thảo luận và trả
lời những câu hỏi gợi ý sau: Tượng Lâm là tên địa danh nằm ở đâu? Vỉ sao nhân
dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa?
Bước 3:Báo cáo kết quả học tập và thảo luận.
- HS biết được Tượng Lâm là huyện xa nhất thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là các
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). HS biết liên hệ với kiến thức đã học ở
bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X: Chính sách đô
hộ và vơ vét tàn bạo, cũng như tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía nam của
các triều đại phong kiến phương Bắc, đã làm bùng nên ngọn lửa đấu tranh giành
độc lập của nhân dân ta,ở khắp các miền với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục.
Trong đó, cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lầm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên,
đã lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập nên nước Lâm Ấp - tên gọi ban đầu của
Nhà nước Chăm-pa).
Bước 4: Nhận xét, kết luận
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
11
 Dự kiến sản phẩm:
Vương quốc Chăm-pa ra đời
- Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách
thống trị của nhà Hán, giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau gọi là Chăm-pa).
b) Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2. Lược đồ Vương quốc Chăm-pa và khai thác
thông tin trong mục b
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Yêu cầu HS kết hợp chỉ trên lược đổ giới hạn lãnh thổ của Vương quốc Chăm-pa
và xác định các giai đoạn phát triển của vương quốc này từ thế kỉ II đến thế kỉ X
(đã tích hợp trên lược đồ các mốc phát triển của Vương quốc gắn với các địa
danh,vùng địa lý khác nhau).
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận.
- HS xác định được trên lược đồ không gian sinh tồn của cư dân Chăm-Pa, hiểu
được các giai đoạn phát triển của Vương quốc gắn với vai trò của các vùng địa lý
khác nhau
Bước 4: Nhận xét, kết luận
- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
cho học sinh.
 Dự kiến sản phẩm
Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên
- Phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với việc di chuyển kinh đô, lãnh thổ dần
được mở rộng và thống nhất, trải dài từ phía nam dãy Hoành Sơn đến vùng Quảng
Ngãi, Bình Định ngày nay.
12
Hoạt động 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội: (10p)
a. Mục tiêu: HS hiểu được các hoạt động về kinh tế và xã hội
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác qua hệ thống câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
a) Hoạt động kinh tế:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ.
- Ở mục 1, HS đã biết được điểm nổi bật về điểu kiện tự nhiên của Vương quốc
Chăm-pa, đến mục này GV hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức đã học, kết hợp
khai thác thông tin trong mục đê’ suy luận từ những điều kiện tự nhiên như vậy đã
đưa tới sự phát triển các hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dần Chăm-pa.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV có thể mở rộng kiến thức cho HS thông qua một số câu hỏi: So sánh hoạt động
kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc; Theo em, câu thành
ngữ “xa rừng, nhạt biển” có đúng với hoạt động kinh tế ở Chăm-pa không? Vì sao?
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận.
HS nhận thức được:
- Sự đa dạng trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa
- Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế
Chăm-pa.
Bước 4: Nhận xét, kết luận
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
cho học sinh.
 Dự kiến sản phẩm
13
Hoạt động kinh tế của người Chăm xưa rất đa dạng: trồng lúa nước ở các cánh đồng
dọc theo lưu vực những con sông; chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất các mặt hàng
thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất); khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên
rừng (trầm hương, kì nam,...) và dưới biển (cá, tôm, ngọc trai,...). Sản phẩm làm ra
không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi, buôn bán trong
nước và với các nước khác.
Đặc biệt, người Chăm khai thác các nguồn lợi rừng và biển; buôn bán bằng đường
biển.
b. Tổ chức xã hội:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục b trong SGK, rồi trả lời câu hỏi về tổ chức Nhà
nước Chăm-pa. Để giúp HS hiểu sâu sắc hơn vấn đề này, GV hướng dẫn HS liên
hệ với kiến thức đã học ở Chương 4: Khi Ấn Độ giáo được người Chăm tiếp nhận,
lin-ga trở thành biểu tượng quyến lực nhà vua - người được đồng nhất với một vị
thần, gọi là Thần - Vua). GV có thể yêu cầu HS mở rộng so sánh tổ chức Nhà nước
Chăm-pa với tổ chức Nhà nước Văn Lang để khắc sâu kiến thức.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS nhận thức được: Chăm-pa là nhà nước quân chủ: đứng đầu là vua được đồng
nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao; dưới vua là các quan đại thần và các
quan đứng đầu ba cấp: châu, huyện, làng (tổ chức Nhà nước Van Lang còn khá
đơn giản và sơ khai).
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận.
- Dựa vào nội dung trong SGK, HS thảo luận theo nhóm và lập được sơ đồ mô tả
các thành phần trong xã hội Chăm-pa. GV khuyến khích HS vẽ bằng nhiều cách
khác nhau, miễn là đảm bảo được mối quan hệ giữa các thành phẩn. GV có thể cho
14
một số HS giới thiệu sơ đồ thành phần trong xã hội trước lớp và gọi HS khác nhận
xét vế các sơ đổ đó.
Bước 4: Nhận xét, kết luận
- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
cho học sinh.
 Dự kiến sản phẩm:
Xã hội:
- Vua được đồng nhất với một vị thần, có quyến lực tối cao, dưới vua là tể tướng và
hai quan đại thần (văn, võ); đơn vị hành chính cấp địa phương gồm: châu - huyện
- làng có các chức quan đứng đầu.
- Xã hội gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.
Hoạt động 3: Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu. ( 10p)
a. Mục tiêu: HS ghi nhớ được các thành tựu cơ bản của văn hoá Chăm-pa; giới
thiệu được một thành tựu (do HS lựa chọn).
b. Nội dung: Từ hình ảnh minh hoạ, thông tin SGK Gv hướng dẫn HS kể tên được
những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa và tổ chức xã hội của họ.
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn HS khám phá những nét cơ bản về đời sống văn hoá của cư dân
Chăm-pa được trình bày trong SGK gồm tín ngưỡng - tôn giáo, kiến trúc, lễ hội,
chữ viết. Ở những địa phương có nhiều dấu ấn của văn hoá Chăm-pa, GV có thể
dành nhiều thời gian hơn cho HS giới thiệu một số thành tựu khác trên cơ sở tư
liệu sưu tầm thêm.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
15
- GV có thể tổ chức HS tập trung tìm hiểu kĩ hơn vể các thành tựu kiến trúc, điêu
khắc và coi đây là một điểm nhấn của bài qua hệ thống câu hỏi:
- Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm xưa trong 10 thế kỉ đẩu
Công nguyên: GV lưu ý HS về mốc thời gian giới hạn (thế kỉ X), có thể trình chiếu
cho HS xem về: tháp Chàm Po-sha-nứ (Bình Thuận); tháp Chiên Đàn, Khương
Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam); tháp Dương Long (Bình Định),...
- Quan sát hình 6 trong SGK và nều nhận xét về các công trình tiêu biểu của người
Chăm xưa.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận.
HS thực hiện
Bước 4: Nhận xét, kết luận
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
cho học sinh.
 Dự kiến sản phẩm:
- Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn (chữ Chăm cổ, thế kỉ IV).
- Tín ngưỡng và tôn giáo:
- Thờ thần tự nhiên (Mặt Trời, Núi, Nước, Lúa,...)
- Du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo.
- Kiến trúc và điêu khắc gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản
văn hoá tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn,...).
- Lễ hội: tiêu biểu nhất là Ka-tê.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7p)
a. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để
hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc
thầy, cô giáo.
16
c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập;
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1 và 2. GV có thể hướng dẫn HS lập bảng tóm tắt và kết hợp so sánh hoạt động
kinh tế, đời sống xã hội, văn hoá - tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn
Lang - Âu Lạc như bảng như sau:
Hoạt động kinh tế Đời sống xã hội Văn hoá - tín ngưỡng
Cư dân
Chăm-pa
Đa dạng, góm trồng
lúa nước, nghế thủ
công, đi biển, giao
thương biển.
Phân hoá khá sâu sắc,
góm ba thành phần: quý
tộc, dân tự do và một bộ
phận nhỏ nô lệ.
Tín ngưỡng thờ các
thần trong tự nhiên;
sùng đạo Phật, Ấn Độ
giáo; Nổi bật vê' kiến
trúc là các tháp Chăm.
Cư dân Văn
Lang -
Âu Lạc
Chủ yếu là nông
nghiệp trồng lúa
nước.
Sự phân hoá chưa thực sự
sâu sắc, cũng gồm có quý
tộc, nông dân làng xã và
một bộ phận rất ít nô tì.
Tín ngưõng thờ cúng tổ
tiên và các vị thần trong
tự nhiên; Nổi bật về
kiến trúc và kĩ thuật
luyện kim có thành Cổ
Loa, trống đồng Ngọc
Lũ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3p)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở
nhà
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn tìm đọc một số cuốn sách và trang web sau :
- Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005.
- http://www.bachkhoatrithuc.vn ; http://www.khoahoc.com.vn ;
- http://www.giaoducphoth
17
Câu 3: Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ
thông 2018?
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới: Chương trình môn Lịch sử giúp học
sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành
ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng
lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học
lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác,
tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

More Related Content

Similar to - LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx

SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAYĐề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
HanaTiti
 
Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự ánDạy học theo dự án
Dạy học theo dự án
nhungvatly
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Ha Pc
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
nataliej4
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án môn Địa lí Lớp 6 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình đầy đủ cả năm
Mikayla Reilly
 
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Kenyatta Lynch
 
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7 CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
nataliej4
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
thoa051989
 
Ke hoach-bai-day
Ke hoach-bai-dayKe hoach-bai-day
Ke hoach-bai-day
blackwing123
 
on thi tot nghiep
on thi tot nghiepon thi tot nghiep
on thi tot nghiepc06c1a1010
 
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênTổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
jackjohn45
 
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOTĐề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
nataliej4
 
Giáo án Địa lí 6 - Sách chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách chân trời sáng tạo - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí 6 - Sách chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Maurine Nitzsche
 

Similar to - LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx (20)

SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAYĐề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự ánDạy học theo dự án
Dạy học theo dự án
 
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
Nhom8-Tunghiencuu-chude0-1-2
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PISA TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 7 THÔNG TIN G...
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
 
Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án môn Địa lí Lớp 6 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình đầy đủ cả năm
 
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
 
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7 CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Ke hoach-bai-day
Ke hoach-bai-dayKe hoach-bai-day
Ke hoach-bai-day
 
on thi tot nghiep
on thi tot nghiepon thi tot nghiep
on thi tot nghiep
 
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênTổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
 
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOTĐề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
 
Giáo án Địa lí 6 - Sách chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách chân trời sáng tạo - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí 6 - Sách chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM BÀI TẬP LỚN LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Họ và tên sinh viên Mã sinh viên :TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO : 219218012 Lớp Giảng viên hướng dẫn : LỊCH SỬ D2019 : NGUYỄN THỊ THANH THUÝ Học phần : LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ngành học : SƯ PHẠM HÀ NỘI, 2021
  • 2. 2 BÀI TẬP LỚN Câu 1 : Cấu trúc chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018? Cấu trúc Chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có một số thay đổi so với chương trình cũ. Chương trình được xây dựng theo cấu trúc chính là tuyến tính kết hợp với đồng tâm, thay cho cấu trúc đồng tâm của chương trình đang hiện hành là (học toàn bộ thông sử ở cả ba cấp). Ở cấp THCS, toàn bộ Chương trình dành để trang bị nền tảng tri thức thông sử, tức là giúp học sinh có được tri thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống nhất. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất cơ bản, cốt lõi. Những khối kiến được sắp xếp thức từ thế giới trước rồi mới đến khu vực rồi mới đến Việt Nam để các em có cái nhìn từ đầu đến cuối, nhưng vẫn có thể so sánh. Ở cấp THPT, Chương trình không bố trí dạy từ đầu đến cuối nữa mà được xây dựng thành chủ đề và một số chuyên đề, giúp học sinh có kiến thức mở rộng và sâu sắc hơn. Mục đích để sau khi học xong phổ thông, dù không đi theo ngành khoa học xã hội hoặc khoa học lịch sử mà theo các ngành khác, nhưng nếu cần, các em có được năng lực tìm hiểu lịch sử suốt đời. Trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở. Các chủ đề được xây dựng trên cơ sở tổng hợp những kiến thức lịch sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở, tạo cơ sở để học sinh tiếp cận một cách toàn diện các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng v.v… qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, thông qua các chủ đề, học sinh nhận thức được sự tương tác giữa lịch sử thế giới, khu vực với lịch sử dân tộc Việt Nam. Cấu trúc chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
  • 3. 3 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nêu cụ thể yêu cầu cần đạt về kiến thức học sinh cần học trong bài để thực hiện được yêu cầu cần đạt của nội dung/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục. 2. Năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục. 3. Phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Thiết bị dạy học và học liệu Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp). III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động) a) Mục tiêu:Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học. b) Nội dung:Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lý tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp, giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm:Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử
  • 4. 4 lý tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện. d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động). a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1. b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1. c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được. d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh. b) Nội dung:Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện. c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập, các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình. d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
  • 5. 5 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp). b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết. c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên. Câu 2: Anh (chị) hãy xây dựng kế hoạch bài dạy cho một chủ đề/ bài học bất kì trong chương trình phân môn Lịch sử ở lớp 6 THCS. KẾ HOẠCH BÀI DẠY ngày tháng 12 năm 2021 Trường:................... Tổ:............................ Họ và tên giáo viên: Trương Thị Phương Thảo TÊN BÀI DẠY: Bài: 19 NƯỚC CHĂM PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:……… Thời gian thực hiện: 45 phút I. MỤC TIÊU
  • 6. 6 Yêu cầu cần đạt: - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Champa. - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Champa. - Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Champa. - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam. - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam. - Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Phù Nam. 1. Kiến thức - Thông qua bài học, học sinh nắm được:  Xác định được vị trí của Vương quốc Chăm-pa trên lược đổ Việt Nam.  Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của Vương quốc Chăm- pa.  Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa.  Nhận biết được một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa trong lịch sử. 2. Năng lực:  Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. - Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. - Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. - Năng lực riêng: - Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được sự hình thành của nhà nước Chăm -Pa - Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được quá trình hình thành nhà nước Chăm- Pa
  • 7. 7 - Trình bày được các thành tựu về kinh tế văn hoá và chữ viết của người Chăm- pa cổ đại. - Đọc bản đồ lịch sử, kỹ năng đánh giá, phân tích. 3.Phẩm chất Bồi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hoá của Chăm-pa để lại trong lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, phiếu học tập. - Lược đồ Vương quốc Chăm-pa (phóng to). - Một số video về thành tựu văn hoá Chăm-pa. - Máy tính, máy chiếu, giấy AO (nếu có). 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi, SGK. - Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6... III. Tiến trình dạy học: A. Hoạt động khởi động: 5P’ a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh và xem video về một số địa điểm tại Thánh địa Mĩ sơn của người Cham-pa.
  • 8. 8 - Em có hiểu biết gì về những hình ảnh/ đoạn video trên? Em đã biết đến khu di tích Mĩ Sơn, di tích Sa Huỳnh chưa ? Kể lại những hiểu biết của mình về khu di tích đó.  Dự kiến sản phẩm - HS kể sơ lược về di tích (nếu biêt) - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. - Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới:( 1phút ) Đến cuối thế kỷ II nhà Hán suy yếu ko thể kiểm soát các vùng đất phụ thuộc nhất là đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng được cơ hội đó, nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nước Lâm ấp, sau đổi thành Chăm Pa, nhân dân Chăm Pa vẫn khéo tay, cần cù đã xây dựng được quốc gia khá hùng mạnh. Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng rất độc đáo. Quan hệ giữa nhân dân Chăm Pa với các cư dân khác ở Giao Châu rất mật thiết trong đời sống và tinh thần. Vậy nước Chăm Pa hình thành ntn? Và p.triển ra sao…C.ta tìm hiểu bài học hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức.
  • 9. 9 Hoạt đông1: Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa (10p) a. Mục tiêu: HS trình bày được sự ra đời và phát triển của nhà nước Chăm-pa b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động. - Hoạt động của GV và HS a. Vương quốc Chăm-pa ra đời: Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
  • 10. 10 - GV yêu cầu HS quan sát bản đồ/lược đồ Vương quốc Chăm-pa (bản đồ treo tường hoặc lược đổ trong SGK), tìm hiểu và chỉ ra một số điếu kiện tự nhiên nổi bật của vùng miền Trung nước ta. - HS thấy được những nét nổi bật về điều kiện tự nhiên của dải đất miền Trung: dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều Vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV gợi ý HS đọc thêm nội dung mục Em có biết giúp HS hiểu được cội nguồn bản địa của cư dân Chăm-pa cổ trên dải đất miền Trung Việt Nam (người Sa Huỳnh với nền văn hoá Sa Huỳnh thuộc thời đại đồ sắt). - Để làm rõ sự ra đời của Vương quốc Chăm-pa, GV có thể cho HS thảo luận và trả lời những câu hỏi gợi ý sau: Tượng Lâm là tên địa danh nằm ở đâu? Vỉ sao nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa? Bước 3:Báo cáo kết quả học tập và thảo luận. - HS biết được Tượng Lâm là huyện xa nhất thuộc quận Nhật Nam (ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). HS biết liên hệ với kiến thức đã học ở bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X: Chính sách đô hộ và vơ vét tàn bạo, cũng như tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía nam của các triều đại phong kiến phương Bắc, đã làm bùng nên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta,ở khắp các miền với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục. Trong đó, cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lầm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập nên nước Lâm Ấp - tên gọi ban đầu của Nhà nước Chăm-pa). Bước 4: Nhận xét, kết luận - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, kết luận. - Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
  • 11. 11  Dự kiến sản phẩm: Vương quốc Chăm-pa ra đời - Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau gọi là Chăm-pa). b) Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên: Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2. Lược đồ Vương quốc Chăm-pa và khai thác thông tin trong mục b Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. - Yêu cầu HS kết hợp chỉ trên lược đổ giới hạn lãnh thổ của Vương quốc Chăm-pa và xác định các giai đoạn phát triển của vương quốc này từ thế kỉ II đến thế kỉ X (đã tích hợp trên lược đồ các mốc phát triển của Vương quốc gắn với các địa danh,vùng địa lý khác nhau). Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận. - HS xác định được trên lược đồ không gian sinh tồn của cư dân Chăm-Pa, hiểu được các giai đoạn phát triển của Vương quốc gắn với vai trò của các vùng địa lý khác nhau Bước 4: Nhận xét, kết luận - GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.  Dự kiến sản phẩm Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên - Phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với việc di chuyển kinh đô, lãnh thổ dần được mở rộng và thống nhất, trải dài từ phía nam dãy Hoành Sơn đến vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.
  • 12. 12 Hoạt động 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội: (10p) a. Mục tiêu: HS hiểu được các hoạt động về kinh tế và xã hội b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác qua hệ thống câu hỏi c. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh a) Hoạt động kinh tế: Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ. - Ở mục 1, HS đã biết được điểm nổi bật về điểu kiện tự nhiên của Vương quốc Chăm-pa, đến mục này GV hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức đã học, kết hợp khai thác thông tin trong mục đê’ suy luận từ những điều kiện tự nhiên như vậy đã đưa tới sự phát triển các hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dần Chăm-pa. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV có thể mở rộng kiến thức cho HS thông qua một số câu hỏi: So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc; Theo em, câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” có đúng với hoạt động kinh tế ở Chăm-pa không? Vì sao? Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận. HS nhận thức được: - Sự đa dạng trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa - Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế Chăm-pa. Bước 4: Nhận xét, kết luận GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.  Dự kiến sản phẩm
  • 13. 13 Hoạt động kinh tế của người Chăm xưa rất đa dạng: trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông; chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất); khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng (trầm hương, kì nam,...) và dưới biển (cá, tôm, ngọc trai,...). Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi, buôn bán trong nước và với các nước khác. Đặc biệt, người Chăm khai thác các nguồn lợi rừng và biển; buôn bán bằng đường biển. b. Tổ chức xã hội: Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục b trong SGK, rồi trả lời câu hỏi về tổ chức Nhà nước Chăm-pa. Để giúp HS hiểu sâu sắc hơn vấn đề này, GV hướng dẫn HS liên hệ với kiến thức đã học ở Chương 4: Khi Ấn Độ giáo được người Chăm tiếp nhận, lin-ga trở thành biểu tượng quyến lực nhà vua - người được đồng nhất với một vị thần, gọi là Thần - Vua). GV có thể yêu cầu HS mở rộng so sánh tổ chức Nhà nước Chăm-pa với tổ chức Nhà nước Văn Lang để khắc sâu kiến thức. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS nhận thức được: Chăm-pa là nhà nước quân chủ: đứng đầu là vua được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao; dưới vua là các quan đại thần và các quan đứng đầu ba cấp: châu, huyện, làng (tổ chức Nhà nước Van Lang còn khá đơn giản và sơ khai). Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận. - Dựa vào nội dung trong SGK, HS thảo luận theo nhóm và lập được sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa. GV khuyến khích HS vẽ bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đảm bảo được mối quan hệ giữa các thành phẩn. GV có thể cho
  • 14. 14 một số HS giới thiệu sơ đồ thành phần trong xã hội trước lớp và gọi HS khác nhận xét vế các sơ đổ đó. Bước 4: Nhận xét, kết luận - GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.  Dự kiến sản phẩm: Xã hội: - Vua được đồng nhất với một vị thần, có quyến lực tối cao, dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần (văn, võ); đơn vị hành chính cấp địa phương gồm: châu - huyện - làng có các chức quan đứng đầu. - Xã hội gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ. Hoạt động 3: Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu. ( 10p) a. Mục tiêu: HS ghi nhớ được các thành tựu cơ bản của văn hoá Chăm-pa; giới thiệu được một thành tựu (do HS lựa chọn). b. Nội dung: Từ hình ảnh minh hoạ, thông tin SGK Gv hướng dẫn HS kể tên được những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa và tổ chức xã hội của họ. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh: Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ. - GV hướng dẫn HS khám phá những nét cơ bản về đời sống văn hoá của cư dân Chăm-pa được trình bày trong SGK gồm tín ngưỡng - tôn giáo, kiến trúc, lễ hội, chữ viết. Ở những địa phương có nhiều dấu ấn của văn hoá Chăm-pa, GV có thể dành nhiều thời gian hơn cho HS giới thiệu một số thành tựu khác trên cơ sở tư liệu sưu tầm thêm. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • 15. 15 - GV có thể tổ chức HS tập trung tìm hiểu kĩ hơn vể các thành tựu kiến trúc, điêu khắc và coi đây là một điểm nhấn của bài qua hệ thống câu hỏi: - Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm xưa trong 10 thế kỉ đẩu Công nguyên: GV lưu ý HS về mốc thời gian giới hạn (thế kỉ X), có thể trình chiếu cho HS xem về: tháp Chàm Po-sha-nứ (Bình Thuận); tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam); tháp Dương Long (Bình Định),... - Quan sát hình 6 trong SGK và nều nhận xét về các công trình tiêu biểu của người Chăm xưa. Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận. HS thực hiện Bước 4: Nhận xét, kết luận GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.  Dự kiến sản phẩm: - Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn (chữ Chăm cổ, thế kỉ IV). - Tín ngưỡng và tôn giáo: - Thờ thần tự nhiên (Mặt Trời, Núi, Nước, Lúa,...) - Du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo. - Kiến trúc và điêu khắc gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản văn hoá tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn,...). - Lễ hội: tiêu biểu nhất là Ka-tê. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7p) a. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
  • 16. 16 c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1 và 2. GV có thể hướng dẫn HS lập bảng tóm tắt và kết hợp so sánh hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, văn hoá - tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc như bảng như sau: Hoạt động kinh tế Đời sống xã hội Văn hoá - tín ngưỡng Cư dân Chăm-pa Đa dạng, góm trồng lúa nước, nghế thủ công, đi biển, giao thương biển. Phân hoá khá sâu sắc, góm ba thành phần: quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ. Tín ngưỡng thờ các thần trong tự nhiên; sùng đạo Phật, Ấn Độ giáo; Nổi bật vê' kiến trúc là các tháp Chăm. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước. Sự phân hoá chưa thực sự sâu sắc, cũng gồm có quý tộc, nông dân làng xã và một bộ phận rất ít nô tì. Tín ngưõng thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên; Nổi bật về kiến trúc và kĩ thuật luyện kim có thành Cổ Loa, trống đồng Ngọc Lũ. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: Bài tập nhóm TÀI LIỆU THAM KHẢO Hướng dẫn tìm đọc một số cuốn sách và trang web sau : - Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005. - http://www.bachkhoatrithuc.vn ; http://www.khoahoc.com.vn ; - http://www.giaoducphoth
  • 17. 17 Câu 3: Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018? Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới: Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.