SlideShare a Scribd company logo
i - i -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
Sinh viên:
Chuyên ngành: Kế toán
Khóa học: 2011 - 2015
Đắk Lắk, tháng 5 năm 2015
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
Sinh viên:
Chuyên ngành: Kế toán
Giáo viên hướng dẫn:
Đắk Lắk, tháng 5 năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng em đã tìm hiểu và
tiếp cận với công tác quản lý cũng như công tác kế toán tại Công ty. Được sự giúp
đỡ tận tình của Quý thầy cô hướng dẫn và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty em đã hoàn thành đề tài thực tập: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định
hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng”
Để hoàn thành tốt đề tài thực tập tổng hợp này lời đầu tiên em xin chân thành
cảm ơn: Quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại học Tây Nguyên đã trang bị kiến
thức và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực tập tại trường. Đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Trà Giang, giảng viên Khoa Kinh Tế đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ để em hoàn thành chương trình thực tập cũng
như bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn sự quân tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty, cùng
toàn thể các Anh Chị phòng kế toán và các phòng ban khác đã tận tình chỉ bảo em
trong suốt thời gian thực tập.
Với thời gian thực tập rất ngắn ngủi mà kiến thức thực tế rất rộng mặc dù đã
cố rất nhiều nhưng chưa có kinh nghiệm cho nên bài báo cáo của em chác chắn
không thể tránh khỏi những sai xót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và
chỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô tại Khoa Kinh Tế và các
Anh Chị tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng để bài báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Qúy thầy cô đã dạy em
trong khóa học, cùng các Anh Chị trong phòng Kế toán cũng như tại Công ty đã
giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đắk Lắk, Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Sinh viên thực hiện:
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ........................................................................iv
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................3
Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình.............................................................11
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình..................................................14
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................22
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý......................................................................................24
3.3.3. Tổ chức công tác kế toán............................................................................................26
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán......................................................................................27
Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ:........................................................................32
Bảng 3.1. Tình hình tài sản tại công ty ................................................................................34
Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty..........................................................................35
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty..........................................................36
- Số liệu thứ cấp: Để thu thập những thông tin chung về sự hình thành và phát triển, cũng
như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp em đã tiến hành thu thập qua
các phòng ban, các báo cáo tổng kết, các chứng từ..............................................................37
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................38
Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng...................................................39
Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty.........................................................42
Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định........................................................43
Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định.......................................................54
Tài khoản : TSCĐ hữu hình Số hiệu : 211....................................65
PHẦN 5: KẾT LUẬN..........................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................74
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC
1 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
2 DN Doanh nghiệp
3 C.P Cổ phần
4 KH Khấu hao
5 GĐ Giám Đốc
6 TP Trưởng phòng
7 NV Nhân viên
8 SCL Sửa chữa lớn
9 CP Chi phí
10 TK Tài khoản
11 KTTH Kế toán tổng hợp
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình.............................................................11
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình..................................................14
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý......................................................................................24
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán......................................................................................27
Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ:........................................................................32
Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định........................................................43
Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định.......................................................54
BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình tài sản tại công ty ................................................................................34
Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty..........................................................................35
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty..........................................................36
Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng...................................................39
Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty.........................................................42
iv
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Ngày nay trong cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, kế toán là một
công việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò
tích cực đối với việc quản lý các tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là một trong những bộ phận cơ bản tạo
nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng
của quá trình sản xuất. TSCĐHH là điều kiện cần thiết để giảm được hao phí sức lao
động của con người, nâng cao năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay thì TSCĐHH là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh
nghiệp, cùng với lực lượng lao động TSCĐ là một nhân tố quan trọng quyết định đến
sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình vận động, TSCĐ có thể thất thoát bởi những rủi ro hao mòn hữu
hình và hao mòn vô hình. Vì vậy sử dụng TSCĐHH có hiệu quả được đặt ra như là yếu
tố khách quan của doanh nghiêp. Việc khai thác, sử dụng TSCĐ hợp lý, có hiệu quả sẽ
góp phần tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnh
tranh và điều quan trọng là tăng lợi nhuận cho doang nghiệp.
Với xu thế càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thì
các quan niệm về TSCĐHH và cách hạch toán trước đây không còn phù hợp nữa cần
phải bổ sung, sửa đổi, cải tiến kịp thời để phục vụ yêu cầu hạch toán TSCĐHH trong
doanh nghiệp hiện nay.
Qua quá trình học tập và thực tập, tìm hiểu thực tế tại Trung tâm viễn thông Bù
Đăng cùng với sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và của các cán bộ nhân
viên phòng kế toán, em đã chọn đề tài: “Kế toán tài sản cố định tại Trung tâm viễn
thông Bù Đăng” làm làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kế toán tài sản cố định trong
doanh nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù
Đăng
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại
Trung tâm viễn thông Bù Đăng
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Tổng quan về tài sản cố định hữu hình
2.1.1.1. Khái niệm tài sản cố định hữu hình
Theo Thông tư số: 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính: Tài sản
cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các
tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng
vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải…
* Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định hữu hình:
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ
thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay
một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không
thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là
tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
d) Có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau,
trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ
phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó
nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ
phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn
của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời
bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐHH.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời
bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
3
TSCĐHH ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ
thể như nhà cửa, máy móc, thiết bị…. Mỗi loại đều có đặc điểm khác nhau, nhưng
chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn trên một năm.
TSCĐHH được phân biệt với hàng hoá. Ví dụ như nếu doanh nghiệp mua máy
vi tính để bán thì đó sẽ là hàng hoá, nhưng nếu doanh nghiệp mua để sử dụng cho hoạt
động của doanh nghiệp thì máy vi tính đó lại là TSCĐHH.
2.1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình
TSCĐHH được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo hình thái biểu
hiện, theo quyền sở hữu, theo tình hình sử dụng… mỗi 1 cách phân loại sẽ đáp ứng
những nhu cầu quản lý nhất định và có những tác dụng riêng của nó.
* Theo hình thái biểu hiện:
TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn
và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thuộc về loại này gồm có:
- Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa,
vật kiến trúc, hàng rào, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường
sắt… phục vụ cho hạch toán sản xuất kinh doanh.
- Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh
doanh như máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền thiết bị công
nghệ.
- Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận
chuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ô tô, máy kéo, xe tải,
ống dẫn…).
- Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: bao gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho
quản lý như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hoà…
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: bao gồm các loại cây lâu năm(
cà phê, chè, cao su…) súc vật nuôi để lấy sản phẩm( bò sữa, súc vật sinh sản…).
- TSCĐHH khác: bao gồm những TSCĐHH mà chưa được qui định phản ánh
vào các loai nói trên ( tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…).
4
Phương thức phân loại theo hình thái biểu hiện có tác dụng giúp doanh nghiệp
nắm được những tư liệu lao động hiện có với gía trị và thời gian sử dụng bao nhiêu, để
từ đó có phương án sử dụng TSCĐHH có hiệu quả.
* Theo quyền sở hữu:
Theo cách này toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp được phân thành TSCĐHH
tự có và thuê ngoài.
- TSCĐHH tự có: là những TSCĐHH xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng
nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn
vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh…
- TSCĐHH đi thuê: là những TSCĐHH mà doanh nghiệp thuê ngoài để phục vụ
cho yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được những TSCĐHH nào mà
mình hiện có và những TSCĐHH nào mà mình phải đi thuê, để có hướng sử dụng và
mua sắm thêm TSCĐHH phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
* Theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này TSCĐHH được phân thành:
- TSCĐHH mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp hay cấp
trên cấp.
- TSCĐHH mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp
(quĩ phát triển sản xuất , quĩ phúc lợi…).
- TSCĐHH nhận vốn góp liên doanh.
Phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành, cung cấp được các thông tin về cơ
cấu nguồn vốn hình thành TSCĐHH. Từ đó có phương hướng sử dụng nguồn vốn khấu
hao TSCĐHH 1 cách hiệu quả và hợp lý.
* Theo tình hình sử dụng: TSCĐHH được phân thành các loại sau:
- TSCĐHH đang sử dụng: đó là những TSCĐHH đang trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay đang sử dụng với những mục đích
khác nhau của những doanh nghiệp khác nhau.
- TSCĐHH chờ xử lý: bao gồm các TSCĐHH không cần dùng, chưa cần dùng
vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không còn phù hợp với việc sản xuất kinh
5
doanh của doanh nghiệp, hoặc TSCĐHH tranh chấp chờ giải quyết. Những TSCĐHH
này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐHH.
Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng giúp doanh nghiệp nắm được những
TSCĐHH nào đang sử dụng tốt, những TSCĐHH nào không sử dụng nữa để có
phương hướng thanh lý thu hồi vốn cho doanh nghiệp.
Mặc dù TSCĐHH được phân thành từng nhóm với đặc trưng khác nhau nhưng
trong việc hạch toán thì TSCĐHH phải được theo dõi chi tiết cho từng tài sản cụ thể và
riêng biệt, gọi là đối tượng ghi TSCĐHH. Đối tượng ghi TSCĐHH là từng đơn vị tài
sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với
nhau thực hiện một hay một số chức năng nhất định.
2.1.1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình
Đánh giá TSCĐHH là xác định giá trị ghi sổ của tài sản. TSCĐHH được đánh
giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Nó được đánh giá theo
nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐHH
bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng, mua sắm, kể cả chi phí vận
chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng. Nguyên giá TSCĐHH trong từng trường hợp
cụ thể được xác định như sau:
- Nguyên giá của TSCĐHH mua sắm (kể cả tài sản mới) và đã sử dụng gồm: giá
mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có) trừ đi số giảm giá
được hưởng( nếu có).
- Nguyên giá TSCĐHH xây dựng mới, tự chế gồm giá thành thực tế (giá trị
quyết toán) của TSCĐHH tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử.
- Nguyên giá TSCĐHH thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị gồm: giá trị
TSCĐHH do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có).
- Nguyên giá TSCĐHH được cấp, được điều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trên sổ ở
đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) và các chi phí tân
trang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ lắp đặt, chạy thử mà bên nhận tài sản phải
chi trả trước khi đưa TSCĐHH vào sử dụng.
6
+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá,
giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới
trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào
nguyên giá TSCĐHH.
Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐHH có thể bị thay đổi, khi đó phải
căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐHH và chỉ thay đổi trong
các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại giá trị TSCĐHH
+ Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của
TSCĐHH
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐHH
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐHH doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các
căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán số
khấu hao luỹ kế của TSCĐHH và tiến hạch toán theo các qui định hiện hành.
Qua phân tích và đánh giá ở trên ta thấy mỗi loại giá trị có tác dụng phản ánh
nhất định, nhưng vẫn còn có những hạn chế, vì vậy kế toán TSCĐHH theo dõi cả 3
loại: nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để phục vụ cho nhu cầu quản lý
TSCĐHH.
2.1.2. Hạch toán chi tiết tài sản cố định hữu hình
2.1.2.1. Tại các bộ phận sử dụng
TSCĐHH trong doanh nghiệp nói chung và trong các bộ phận sử dụng nói riêng
là một trong những bộ phận quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh
nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐHH thường xuyên có những biến
động lúc tăng nhưng có lúc lại giảm TSCĐHH. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào
cũng phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ để chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại
các bộ phận sử dụng.
Từ những chứng từ của TSCĐHH, bộ phận sử dụng ghi vào sổ tài sản của đơn
vị. Quyển sổ này theo dõi chi tiết từng tài sản của bộ phận sử dụng. Mỗi một loại
TSCĐHH được theo dõi trên một sổ hay một số trang sổ và ghi chi tiết đầy đủ các số
liệu. Sổ này là căn cứ để bộ phận sử dụng xác định được giá trị những tài sản hiện có
7
và đồng thời cũng là căn cứ để bộ phận kế toán tiến hành hạch toán TSCĐHH của
doanh nghiệp.
2.1.2.2. Tại phòng kế toán
Để quản lý tốt TSCĐHH của doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh, theo dõi
chặt chẽ đầy đủ mọi trường hợp biến động. Kế toán phải lưu giữ đầy đủ các chứng từ,
biên bản.Tất cả các biên bản như: biên bản giao nhận TSCĐHH, biên bản đánh giá lại
TSCĐHH… đều có một bản lưu giữ tại phòng kế toán và có chữ ký xét duyệt
Hạch toán chi tiết TSCĐHH được tiến hành các bước như sau:
- Đánh giá số hiệu cho TSCĐHH
- Lập thẻ TSCĐHH hoặc vào sổ chi tiết TSCĐHH theo từng đối tượng tài sản.
Thẻ TSCĐHH được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐHH. Thẻ này nhằm
mục đích theo dõi chi tiết từng tài sản của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá
và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản. Ngoài ra kế toán cũng theo dõi
TSCĐHH trên.
Sổ chi tiết TSCĐHH, mỗi một sổ hay một số trang sổ được mở, theo dõi một
loại TSCĐHH. Sổ chi tiết này là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấp
được các thông tin cho người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao một năm, số
khấu hao TSCĐHH tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐHH, lý do ghi giảm TSCĐHH.
Song song với việc hạch toán chi tiết, kế toán tiến hành tổng hợp TSCĐHH để đảm bảo
tính chặt chẽ, chính xác trong hoạt động quản lý TSCĐHH và tính thống nhất trong
hạch toán.
2.1.3. Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình
2.1.3.1. Hạch toán các nghiệp vụ biến động tăng
TSCĐHH của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như được cấp vốn,
mua sắm, xây dựng…
a. TSCĐHH được cấp (cấp vốn bằng TSCĐHH) được điều chuyển từ đơn vị khác
hoặc được biếu tặng ghi:
Nợ TK 211: TSCĐHH
Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh
8
b. Mua TSCĐHH dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi tăng nguyên giá
Nợ TK211: nguyên giá TSCĐHH
Nợ TK 1332: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112: giá thanh toán
- Kết chuyển nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu
+ Nếu đầu tư bằng quĩ đầu tư phát triển, nguồn vốn xây dựng cơ bản
Nợ TK 414: quĩ đầu tư phát triển
Nợ TK 441: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh
+ Nếu đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản:
Có TK 009
+ Nếu đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh thì không phải kết chỉnh nguồn vốn.
c. Mua TSCĐHH cần thời gian lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng:
- Bút toán1: giá trị tài sản mua
Nợ TK 2411: chi phí thực tế
Nợ TK1332: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112…: giá trị tài sản
- Bút toán 2: chi phí lắp đặt (nếu có)
Nợ TK 2411
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
- Bút toán 3: hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
+ Nợ TK 211
Có TK 2411
+ Kết chuyển nguồn vốn
Nợ TK 414, 441, 431
Có TK 411
9
d. Nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác bằng TSCĐHH: căn cứ giá trị tài
sản được các bên tham gia liên doanh đánh giá và các chi phí khác (nếu có), kế toán
tính toán nguyên giá của TSCĐHH và ghi sổ:
Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐHH
Có TK 411: giá trị vốn góp
e. Nhận lại TSCĐHH trước đây đã góp vốn liên doanh với đơn vị khác, căn cứ vào
giá trị TSCĐHH do hai bên liên doanh đánh giá khi trao trả để ghi tăng TSCĐHH và
ghi giảm giá trị góp vốn liên doanh
Nợ TK 211: nguyên giá (theo giá trị còn lại)
Có TK 222: vốn góp liên doanh
g. TSCĐHH thừa phát hiện trong kiểm kê
- Nếu TSCĐHH thừa do nguyên nhân chưa ghi sổ, kế toán phải xác định
nguyên nhân thừa. Nếu xác định được thì tuỳ từng trường hợp để ghi sổ
- Nếu không xác định được nguyên nhân, kế toán ước tính giá trị hao mòn,
nguyên giá sau đó ghi vào tài sản thừa chờ xử lý số liệu
Nợ TK 211: nguyên giá
Có TK 2141: giá trị hao mòn
Có TK 3381: giá trị còn lại
h. Khi có quyết định của Nhà nước hoặc của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá
tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại vào sổ kế toán ghi:
Nợ TK 211: TSCĐH
Có TK 412: chênh lệch đánh giá lại tài sản
10
Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình
2.1.3.2. Hạch toán các nghiệp vụ biến động giảm
TSCĐHH của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
nhượng bán, thanh lý, đem góp vốn liên doanh…Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể kế
toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.
a. Nhượng bán TSCĐHH:
TSCĐHH nhượng bán thường là những TSCĐHH không cần dùng hoặc xét
thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐHH phải làm đầy đủ các thủ
tục. Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau:
- Bút toán 1: ghi giảm TSCĐHH (xoá sổ)
Nợ TK 2141: giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK 811: giá trị còn lại
Có TK 211: nguyên giá
- Bút toán 2: chi phí nhượng bán
Nợ TK 811: tập hợp chi phí nhượng bán
Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào (nếu có)
11
TK 411
TK241
TK 412
TK 111, 112, 311, 341
TK222, 228
TK 211- TSCĐHH
TS
CĐ
HH
tăng
theo
nguyên
giá
Nhận vốn góp, được cấp, tặng bằngTSCĐHH
Mua sắm TSCĐHH
Nhận lại TSCĐHH góp vốn liên doanh
Xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
Đánh giá tăng TSCĐHH
Có TK 111, 112, 331…
- Bút toán 3: thu về nhượng bán
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 711: doanh thu nhượng bán
Có TK 3331: thuế VAT phải nộp
b. Thanh lý TSCĐHH
TSCĐHH thanh lý là những TSCĐHH hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng
được, lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh mà
không thể nhượng bán được
- Trường hợp TSCĐHH thanh lý dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh ghi:
+ Bút toán 1: xoá sổ TSCĐHH
Nợ TK 214: phần giá trị hao mòn
Nợ TK 811: giá trị còn lại
Có TK 211: nguyên giá
+ Bút toán 2: số thu hồi về thanh lý
Nợ TK 111, 112: thu hồi bằng tiền
Nợ TK 152: thu hồi bằng vật liệu nhập kho
Nợ TK 131, 138: phải thu ở người mua
Có TK 3331: thuế VAT phải nộp
Có TK 711: thu nhập về thanh lý
+ Bút toán 3: tập hợp chi phí thanh lý
Nợ TK 811: chi phí thanh lý
Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào
Có TK 111, 112, 331, 334…
- Trường hợp thanh lý TSCĐHH dùng vào hoạt động phúc lợi, ghi:
Nợ TK 4313: giá trị còn lại
Nợ TK 214: giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 211: nguyên giá
c. Mang TSCĐHH đi góp vốn liên doanh
12
Những tài sản gửi đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác không còn thuộc quyền
quản lý và sử dụng của đơn vị. Giá trị vốn góp được xác định bởi giá trị thoả thuận
giữa doanh nghiệp và đối tác hoặc giá trị do hội đồng định giá TSCĐHH. Khi đó phát
sinh chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị còn lại (nguyên giá) của TSCĐHH.
Nợ TK 222(128): giá trị vốn góp
Nợ TK 2141: giá trị hao mòn
Nợ (có) TK 412: chênh lệch do đánh giá lại
Có TK 211: nguyên giá TSCĐHH
d. Chuyển TSCĐHH thành công cụ dụng cụ.
Những TSCĐHH có nguyên giá dưới 5.000.000đồng không đủ tiêu chuẩn là
TSCĐHH, theo qui định phải chuyển sang theo dõi, quản lý và hạch toán như công cụ
dụng cụ đang dùng, ghi:
- Nếu giá trị còn lại của TSCĐHH nhỏ, kế toán tính hết một lần vào chi phí kinh
doanh căn cứ vào bộ phận sử dụng TSCĐHH
Nợ TK 627, 641, 642: giá trị còn lại
Nợ TK 2141: giá trị hao mòn
Có TK 211: nguyên giá
- Nếu TSCĐHH còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 1531: nếu nhập kho
Nợ TK 1421: nếu đem sử dụng
Có TK211: nguyên giá TSCĐHH
e. TSCĐHH thiếu phát hiện trong kiểm kê:
Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐHH và kết luận của hội đồng kiểm kê để
hạch toán chính xác lập thời theo từng nguyên nhân cụ thể:
- Trường hợp chờ quyết định xử lý
Nợ TK 2141: hao mòn TSCĐHH
Nợ TK 1381: tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 211: nguyên giá
- Trường hợp có quyết định xử lý ngay
Nợ TK 214: giá trị hao mòn
13
Nợ TK 1381: giá trị thiếu chờ xử lý
Nợ TK 411: ghi giảm vốn
Nợ TK 811: chi phí
Có TK 211: nguyên giá
g. Đem TSCĐHH đi cầm cố:
Nợ TK 144: ký cược, ký quỹ
Nợ TK 214: hao mòn
Có TK 211: nguyên giá
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình
2.1.4. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình
TSCĐHH được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết
khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu
thành TSCĐHH bị hao mòn hư hỏng không đều nhau. Do vậy, để khôi phục năng lực
hoạt động bình thường của TSCĐHH và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất,
cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐHH bị hao
mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐHH. Công việc sửa chữa có thể do
14
TSCĐ
HH
giảm
theo
nguyên
giá
TK222, 228
TK 811
TK411
Góp vốn liên doanh
Cho thuê tài chính
Trả lại TSCĐHH cho các
bên liên doanh, cổ đông
Giảm TSCĐHH do khấu hao hết
Nhượng bán thanh lý
TK211- TSCĐHH TK214
doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa chữa thường xuyên, sửa
chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐHH.
2.1.4.1. Hạch toán sửa chữa thường xuyên
TSCĐHH trong các doanh nghiệp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau.
Trong quá trình sử dụng TSCĐHH, các bộ phận này hư hỏng hao mòn không đồng
đều. Để duy trì năng lực hoạt động của các TSCĐHH đảm bảo cho các tài sản này hoạt
động bình thường, an toàn, doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng
sửa chữa tài sản khi bị hư hỏng. Hoạt động sửa chữa thường xuyên với kỹ thuật sửa
chữa đơn giản, thời gian sửa chữa diễn ra ngắn và chi phí phát sinh ít nên được tập hợp
trực tiếp vào chi phí kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐHH đó.
Nợ TK 627, 641, 642…
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 153…
Trường hợp thuê ngoài:
Nợ TK 627, 641, 642
Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng số tiền phải trả
2.1.4.2. Hạch toán sửa chữa lớn
Công việc sửa chữa lớn TSCĐHH cũng có thể tiến hành theo phương thức tự
làm hoặc giao thầu:
- Nếu doanh nghiệp tự làm, kế toán ghi:
Nợ TK 241(2413)
Có TK 111, 112, 152, 214…
- Nếu doanh nghiệp thuê ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 241: chi phí sửa chữa
Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331: tổng số tiền phải trả
- Khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán phải tính toán giá thành thực tế
của từng công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này theo từng trường hợp.
+ Ghi thẳng vào chi phí:
15
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 2413
+ Hoặc kết chuyển vào tài khoản chi phí trả trước hoặc chi phí phải trả:
Nợ TK 142
Nợ TK 335
Có TK 2413
2.1.4.3. Hạch toán sửa chữa nâng cấp
- Tập hợp chi phí nâng cấp
+ Nếu doanh nghiệp tự làm:
Nợ TK 2413
Có TK 152, 153, 334, 338…
+ Nếu doanh nghiệp thuê ngoài:
Nợ TK 2413
Nợ TK 133(nếu có)
Có TK331
- Khi công việc hoàn thành
+ Ghi tăng nguyên giá TSCĐHH theo chi phí nâng cấp thực tế
Nợ TK 221
Có TK 2413
+ Kết chuyển nguồn đầu tư
+ Lưu ý: trường hợp nâng cấp TSCĐHH hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng,
kế toán phải tiến hành tính lại mức khấu hao phải trích TSCĐHH đó, vì nguyên giá
tăng thời gian sử dụng có thể bị thay đổi, tăng năng suất kéo dài thời gian sử dụng
2.1.5. Hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
2.1.5.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng
Khấu hao TSCĐHH chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐHH
đã hao mòn. Hao mòn TSCĐHH là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử
16
dụng của TSCĐHH. Còn mục đích của trích khấu hao TSCĐHH là biện pháp chủ quan
nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐHH khi nó bị hư hỏng.
Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử
dụng trong sản xuất hoặc do tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra, biểu hiện ở chỗ
hiệu suất của TSCĐHH giảm dần, cuối cùng bị hư hỏng thanh lý.
Như vậy, hao mòn là một yếu tố rất khách quan nhất thiết phải thu hồi vốn đầu
tư vào TSCĐHH tương ứng với giá trị hao mòn của nó để tạo ra nguồn vốn đầu tư
TSCĐHH. Trong quản lý doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế thu hồi vốn đầu tư.
Khấu hao TSCĐHH được biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐHH.
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng
tài khoản 214
TK 214: hao mòn TSCĐ
TK 2141: hao mòn TSCĐHH
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình
sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại
TSCĐHH của doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản:
+ Bên nợ: giá trị hao mòn TSCĐHH giảm do các lý do giảm TSCĐHH.
+ Bên có: giá trị hao mòn của TSCĐHH tăng do trích khấu hao TSCĐHH, do
đánh giá lại TSCĐHH.
+ Số dư có: giá trị hao mòn của TSCĐHH hiện có ở đơn vị.
Bên cạnh TK 214- hao mòn TSCĐ còn có TK 009- nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Tài khoản được sử dụng để theo dõi việc hình thành tình hình sử dụng và còn lại của
nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Kết cấu:
+ Số dư nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có
+ Bên nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do trích khấu hao hoặc do đơn vị cấp
dưới nộp vốn khấu hao
+ Bên có: sử dụng vốn khấu hao cơ bản, nộp cho cấp trên sử dụng tái đầu tư
TSCĐ, trả nợ tiền vay để đầu tư TSCĐ
17
2.1.5.2. Nguyên tắc trích khấu hao
Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (206/2003 QĐ-BTC) qui định.
- Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu
hao.
- Doanh nghiệp không được trích khấu hao đối với những TSCĐ đã trích khấu
hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, DN phải xác định nguyên
nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại….và tính vào chi phí khác.
- Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh của DN thì không
trích khấu hao
- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo
số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh
doanh.
- Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đăc biệt, DN ghi nhận là TSCĐ vô
hình theo nguyên giá nhưng không trích khấu hao
2.1.5.3. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
- Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Mức KH hàng năm = nguyên giá x tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao năm TSCĐ =
100%
Số năm sử dụng của TSCĐ
Từ đó xác định được mức khấu hao hàng tháng:
Mức KH hàng tháng =
Mức KH hàng năm
12
Việc tính khấu hao được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao.
- Phương pháp khấu hao số lượng, khối lượng sản phẩm:
Mức KH phải = sản lượng thực hiện x mức khấu hao cho một trích
trong tháng trong tháng đơn vị sản lượng
18
Trong đó:
Mức KH cho 1 đơn vị sản phẩm =
Nguyên giá
Sản lượng theo công suất thiết kế của cả đời máy
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong những năm đầu được xác định như sau:
Mức trích KH hàng = giá trị còn lại x tỷ lệ khấu hao nhanh
năm của TSCĐ của TSCĐ
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao = tỷ lệ KH theo phương x hệ số điều chỉnh
nhanh pháp đường thẳng
Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ như qui định:
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t<= 4 năm) 1.5
Trên 4 đến 6 năm (4<t<=6 năm) 2
Trên 6 năm (t>=6 năm) 2.5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư
giảm dần như trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại
và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng
giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
2.1.5.4. Phương pháp hạch toán
Định kỳ (tháng, quí…) tính trích khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh
doanh, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐHH, ghi:
Nợ TK 627: khấu hao TSCĐHH dùng cho sản xuất chung
Nợ TK 641: khấu hao TSCĐHH dùng cho bán hàng
Nợ TK 642: khấu hao TSCĐHH dùng cho quản lý doanh nghiệp
Có TK 214: tổng số khấu hao phải trích
Đồng thời ghi nhận số khấu hao cơ bản đã trích vào tài khoản ngoài bảng cân
đối kế toán:
Nợ TK 009
19
Nộp vốn khấu hao cho cấp trên:
+ Nếu được hoàn lại:
Nợ TK 1368
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi giảm khấu hao:
Có TK 009
+ Nếu không được hoàn lại kế toán ghi giảm nguồn vốn khấu hao:
Nợ TK 411
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi giảm khấu hao cơ bản: Có TK 009
- Cho đơn vị khác vay vốn khấu hao:
Nợ TK 128, 228
Có TK111, 112
Đồng thời ghi có TK 009
- Dùng vốn khấu hao cơ bản để trả nợ vay dài hạn ngân hàng:
Nợ TK 315
Có TK111, 112
Đồng thời ghi có TK 009:
- Đánh giá lại giá trị hao mòn của TSCĐHH:
+ Đánh giá tăng nguyên giá của TSCĐHH, kế toán ghi:
Nợ TK 211: TSCĐHH
Có TK 412: chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 2141: hao mòn TSCĐ
+ Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn:
Nợ TK 412
Có TK 2141
+ Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn
Nợ TK 2141
Có TK 412
+ Đánh giá giảm nguyên giá TSCĐHH, ghi:
20
Nợ TK 412
Nợ TK 2141
Có TK 211
- Trường hợp giảm TSCĐHH đồng thời với việc phản ánh giảm nguyên giá
TSCĐHH phải phản ánh giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐHH.
- Đối với TSCĐHH đã tính đủ khấu hao cơ bản thì không tiếp tục trích khấu hao
cơ bản nữa.
- Đối với TSCĐHH đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí
dự án, bằng quĩ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc
dùng vào văn hoá phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mà
chỉ trích hao mòn TSCĐHH 1 năm 1 lần.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam số bắt đầu được ban hành từ năm 2001. Đến
nay chúng ta đang thực thi, tuân theo 20 chuẩn mực kế toán theo 5 đợt ban hành. Trong
đó chuẩn mực về tài sản cố định (tài sản cố dịnh hữu hình, vô hình) ban hành đợt 1, số
quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001.
Kế toán phải thực hiện đúng chuẩn mực kế toán (chuẩn mực số 03, 04) để xác
định đúng nguyên tắc ghi nhận TSCĐ, nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể,
giá trị khấu hao TSCĐ, giá trị thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ…
Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 hướng dẫn kế toán thực hiện
chuẩn mực kế toán.
Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao TSCĐ. Ví dụ, khoản 1, điều 9 của thông tư quy định: “Tất cả TSCĐ hiện có của
doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những trường hợp sau đây: TSCĐ đã khấu
hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh…”.
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính áp dụng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn quản lý và trích
khấu hao tài sản cố định.
21
Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, thông
tư này thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC, Thông tư số 244/2009/TT-BTC.
2.3. Các chỉ tiêu tài chính phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi
vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá
nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự
chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn
bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ
số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay
để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao
hơn.
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Ý nghĩa: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng
cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân
tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để
tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản =
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình và hệ thống chứng
từ, sổ sách, sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Công tác kế toán và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông
Bù Đăng
3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng
Địa chỉ: Số 130, QL 14, Khu Hoà Đồng, Thị Trấn Đức Phong, Huyện Bù Đăng,
Bình Phước
3.2.3. Phạm vi thời gian
Thu thập số liệu về tài sản cố định hữu hình trong 03 năm (2012-2014), nhưng
tập trung nghiên cứu số liệu của năm 2014.
3.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.3.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
3.3.1.1. Tên đơn vị
Trung tâm viễn thông Bù Đăng được thành lập vào tháng 1 năm 2008
Trụ sở Số 130, QL 14, Khu Hoà Đồng, Thị Trấn Đức Phong, Huyện Bù Đăng,
Bình Phước
Số điện thoại: 06513975789
Mã số thuế: 3800182971-005
3.3.1.2. Giấy phép kinh doanh
Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3800182971-005 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước cấp ngày 31 tháng
1năm 2008
Đại diện tổng giám đốc: Vũ Đức Quang
Vốn điều lệ: 140.000.000.000đ
3.3.1.3. Chức năng
Sản xuất và kinh doanh các linh phụ kiện viễn thông, cáp , intenert
23
- Quản lý vận hành lưới viễn thông.
- Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp viễn thông
- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện
- Xây lắp các công trình viễn thông, internet và truyền hình cáp.
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp internet- Tư vấn, giám sát thi
công các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 50 kV.
3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý
3.3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý
• Phòng tổ chức và nhân sự
Tham mưu cho Giám đốc Công ty các hoạt động thuộc lĩnh vực tổ chức sản
xuất, quản lý cán bộ, quản lý lao động, chế độ tiền lương, chế độ chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với CBCNV và người lao động, đào tạo, bồi dưỡng, công tác y tế,
điều dưỡng, đời sống của CBCNV trong Công ty.
24
Giám đốc
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
Kế
hoạch-
KT
Phòng
Kinh
doanh
(gồm
các Tổ
nghiệp
vụ kinh
doanh)
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phòng
Tài
chính
kế toán
Tổ trực
QLVH
và
Thao
tác
đóng
cắt
Tổ
QL
điện
khu
vực
(phối hợp)
• Phòng kỹ thuật
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành sản xuất điện, công tác
quản lý kỹ thuật, công tác SCL nguồn và lưới điện, công tác sáng kiến, công tác
nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động SXKD điện năng
của Công ty.
• Phòng kế hoạch
Tổng hợp và tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý thống nhất và chỉ đạo
thực hiện công tác kế hoạch toàn diện của Công ty về SXKD, ĐTXD... và các hoạt
động khác trong Công ty, bảo đảm cho các hoạt động của Công ty thực hiện theo đúng
nguyên tắc, yêu cầu về công tác kế hoạch của Nhà nước và của EVN CPC.
• Phòng tài chính - kế toán
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo và quản lý thống nhất các mặt hoạt
động về Tài chính - Kế toán trong toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán và các chuẩn
mực kế toán cũng như các chính sách về quản lý kinh tế, tài chính do Nhà nước, EVN
và EVN CPC ban hành.
• Phòng vật tư
Tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý thống nhất, chỉ đạo điều hành công
tác quản lý vật tư, thiết bị trong Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, EVN, EVN
CPC.
• Phòng kinh doanh
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo thống nhất công tác kinh doanh điện
năng, dịch vụ khách hàng, quản lý và phát triển điện nông thôn trong Công ty theo
đúng chính sách, chế độ và quy định, qui phạm do Nhà nước và EVN, EVN CPC ban
hành.
• Phòng kỹ thuật an toàn
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý công tác KTAT trong Công
ty.
• Phòng điều độ
25
Chấp hành sự chỉ huy điều độ của cấp điều độ hệ thống điện Miền Trung (A3)
trong việc chỉ huy điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Chỉ huy điều độ
lưới điện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng
đảm bảo và kinh tế. Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới phân phối thuộc quyền điều
khiển. Lập phương thức vận hành hàng ngày.
• Phòng kiểm tra giám sát mua bán điện
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác kiểm tra giám sát mua bán điện
nhằm đảm bảo công tác này thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước,
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Trung.
• Phòng thanh tra bảo vệ pháp chế
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực công tác: Thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện chính sách, pháp luật, các qui định của cấp trên và của Công ty; giải
quyết khiếu nại, tố cáo; công tác pháp chế, bảo vệ, bảo vệ bí mật Nhà nước; công tác
quốc phòng; an ninh; đánh giá nội bộ tại Cơ quan Công ty.
• Phòng công nghệ thông tin
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác ứng dụng công nghệ thông tin
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành của Công ty, về công tác
quản lý hệ thống mạng máy tính và các loại thiết bị về tin học và ứng dụng các chương
trình phần mềm vào các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
• Phòng quản lý đầu tư
Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác quản lý
đầu tư và xây dựng về nguồn lưới điện, các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp trong toàn Công ty trong phạm vi phân cấp của EVN, EVN CPC kể từ bước
chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác
sử dụng đạt mục đích, bảo đảm đúng chế độ và trình tự thủ tục trong công tác quản lý
đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Và 10 đơn vị trực thuộc: Điện lực thành phố Kon Tum, Điện lực Đăk Tô, Điện
lực Đăk Hà, Điện lực Sa Thầy, Điện lực Kon Rẫy, Điện lực Đăk Glei, Điện lực Ngọc
Hồi, Điện lực Tu Mơ Rông, Điện lực Kon Plong, Phân xưởng thí nghiệm điện.
3.3.3. Tổ chức công tác kế toán
26
3.3.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, hình
thức này phù hợp với mô hình và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Phòng kế toán công ty thực hiện toàn bộ công việc xử lý thông tin kế toán, các
bộ phận trực thuộc chỉ thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ báo cáo lên
phòng kế toán.
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
• Kế toán trưởng
Điều hành bộ máy kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện
thống nhất công tác kế toán thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát kinh tế ở DN.
• Kế toán tổng hợp
Có nhiệm vụ giúp việc cho kế toán trưởng, kiểm tra đối chiếu tổng hợp số liệu
và lập các báo cáo phục vị cho yêu cầu sử dụng của ban lãnh đạo. Trong công việc thực
27
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO QUỸ
KẾ
TOÁN
TIỀN
MẶT
KẾ TOÁN
VẬT TƯ
HÀNG
HÓA
KẾ
TOÁN
TIỀN
LƯƠNG
KẾ TOÁN
TSCĐ &
CCỤ LAO
ĐỘNG
THỦ
KHO
THỦ
QUỸ
hiện trên phần mềm kế toán, kế toán viên có quyền hạn sử dụng thông tin trong bộ
phận kế toán tổng hợp để truy xuất số liệu và in ấn báo cáo theo yêu cầu.
• Bộ phận kế toán bao gồm:
 Kế toán vốn bằng tiền
Hàng ngày phản ánh tình hình thực thu, chi và tổng quỹ tiền mặt. Thường xuyên
đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót
trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. Phản ánh tình hình tăng giảm số dư tiền gửi
ngân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong kỳ kế toán vốn bằng tiền, hàng ngày nhập số liệu cho các phiếu thu, phiếu chi,
giấy báo Nợ, Có của ngân hàng, cuối kỳ in các báo cáo như sổ quỹ tiền mặt, bảng kê
thu chi…
 Kế toán vật tư hàng hóa
Theo dõi quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản và dự trữ hàng hóa, tính giá
thực tế mua vào của hàng hóa vật tư mua và nhập kho.
 Kế toán tiền lương:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao
động, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng
đối tượng sử dụng lao động. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các
khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động. Lập các bảng báo cáo về lao động, tiền
lương như bảng tính lương, bảng phân bổ lương – BHXH, bảng tổng hợp chi trả lương
– BHXH phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước và của doanh nghiệp.
 Kế toán TSCĐ & công cụ lao động: giúp quản lý, điều hành và quản lý chung về
TSCĐ của công ty.
 Thủ quỹ : Có trách nhiệm thu tiền mặt, quản lý tiền mặt, ngân phiếu,ghi chép sổ
quỹ và báo cáo sổ quỹ hàng ngày.
 Thủ kho: xuất kho nguyên vật liệu cho đối tượng khi có chứng từ mà lãnh đạo đã
chấp nhận.Bảo vệ giữ gìn tài sản,vật tư của công ty hiện đang lưu ở trong kho và văn
phòng công ty nhập, xuất kho những tài sản, vật tư khi có lệnh kho của lãnh đạo công
ty.
28
3.3.2.3. Hình thức kế toán sử dụng
Hình thức kế toán là khái niệm được sử dụng để chỉ việc tổ chức hệ thống sổ kế
toán áp dụng trong doanh nghiệp nhằm thực hiện việc phân loại xử lý và hệ thống hóa
các thông tin và hệ thống hóa các thông tin được thu thập từ chứng từ kế toán phải
phản ánh số liện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán cũng như phục
vụ cho việc lập ra các báo cáo kế toán theo yêu cầu quản lý
Hình thức sổ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản
• Số lượng sổ và kết cấu của từng loại sổ
• Trình tự và phương pháp ghi chép vào từng loại sổ
• Mối quan hệ giữa các sổ với nhau trong quá trình xử lý thông tin
Trung tâm viễn thông Bù Đăng chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ vì hình thức
này phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị
a. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc điểm chủ yếu: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ảnh ở chứng từ gốc
đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Trong
hình thức này việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian tách rời với việc ghi sổ kế toán
theo hệ thống trên 2 loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký CT – GS và sổ
cái tài khoản
Ưu điểm, nhượt điểm và phạm vi sử dụng
• Ưu điểm: Dễ ghi chép do mẫu sổ đơn giản, để kiểm tra đối chiếu, thuận
lợi cho việc phân công công tác và cơ giới hóa công tác kế toán
• Nhượt điểm: Ghi chép còn trùng lắp, việc kiểm tra và đối chiếu thường bị
chậm
• Phạm vi sử dụng: Thích hợp với những DN có quy mô vừa và lớn có
nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm có các sổ sách kế toán chủ yếu sau:
• Sổ cái
• Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
• Các sổ thẻ kế toán chi tiết
29
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh theo các tài khoản tổng hợp quy định trong chế độ kế toán.
Có hai loại sổ Cái: sổ Cái ít cột và sổ Cái nhiều cột được áp dụng trong những trường
hợp hoạt động kinh tế phước tạp. Các mẫu sổ Cái có nhiều quan hệ đối ứng với các
khoản khác phải sử dụng mẫu sổ Cái có nhiều cột để thuận tiện cho việc đối chiếu số
liệu và thu nhận chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý. Trên sổ Cái có nhiều
cột, sổ phát sinh bên Nợ và bên Có của mỗi tài khoản được phân tích theo các tài
khoản đối ứng Có và tài khoản đối ứng Nợ có liên quan. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đều phải ghi vào bên Có của các tài khoản có quan hệ đối ứng với nhau
Sổ cái thường được đóng thành quyển để mở cho từng tháng trong đó mỗi tài
khoản được giành riêng cho một trang hoặc một số trang sổ tùy theo khối lượng nghiệp
vụ ghi chép nhiều hay ít. Trường hợp một tài khỏan dùng một số trang thì cuối mỗi
trang phải cộng tổng số theo từng cột và chuyển sang ðầu trang sau. Cuối tháng phải
khóa sổ cộng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của từng tài khoản để làm
căn cứ lập bảng đối chiếu số phát sinh.
Sổ đăng ký chứng từ ghi số là loại sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi chép
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Ngoài mục đích đăng ký các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì sổ đăng ký chứng từ ghi sổ còn dùng để quản lý các
chứng từ ghi sổ và đối chiếu kiểm tra số liệu với Sổ Cái.
• Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mở cho cả năm, cuối tháng phải cộng tổng số
phát sinh trong tháng để làm căn cứ đối chiếu với bảng cân đối số phát
sinh
Sổ và thẻ kế toán trong hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các loại chủ yếu sau:
• Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định và
nguồn vốn sở hữu
• Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết vật liệu,… công cụ dụng cụ, thành phẩm,
hàng hóa
• Sổ kế toán chi tiết tiền vay, vốn bằng tiền…..
• Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán
30
• Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp.
• Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên quan đến các tài khoản khác tùy theo
yêu cầu quản lý và lập báo biểu
Nội dung và kết cấu của các sổ và thẻ kế toán phụ thuộc vào tính chất của các
đối tượng hạch toán và yêu cầu thu nhận các chi tiết phục vụ công tác quản lý và lập
biểu.
Trong hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ, căn cứ để ghi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào các sổ sách kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là loại
chứng từ dùng để tập hợp số liệu của chứng từ gốc theo từng loại sự việc và ghi rõ nội
dung vào sổ cho từng sự việc ấy. Chứng từ ghi sổ có thể lập cho từng chứng từ gốc
hoặc có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh
thường xuyên trong tháng. Trong trường hợp thứ hai phải lập các bảng tổng hợp chứng
từ gốc. Bảng này được lập cho từng nghiệp vụ một và có thể lập định kỳ 5 đến 10 ngày
một lần hoặc lập một bảng lũy kế cho cả tháng, trong đó các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vừa được ghi chép theo tháng căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các
chứng từ ghi sổ
b. Trình tự ghi sổ theo Chứng từ ghi sổ
Hằng ngày, nhân viên kế toán phụ trách phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc
đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ sau đó được chuyển đến Kế toán trưởng ký duyệt
rồi chuyển cho bọ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để bộ
phận ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái
Cuối tháng khóa sổ căn cứ vào Sổ Cái ta lập bảng cân đối phát sinh của các tài
khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phá sinh phải khớp nhau và khớp với số tiền của
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tài
khoản trên bảng cân đối phải khớp với sổ dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng
hợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nói
trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo
cáo khác.
31
Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc
sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ sách kế toán tổng hợp được
chuyển cho bộ phận kế toán chi tiết làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán. Cuối tháng
cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các
bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua
bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu
cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ lập các báo cáo
Chú thích:
Ghi hằng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ:
32
Sổ chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Bảng cân đối số
phát sinh
Chứng từ gốc
3.3.2.4. Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty đang áp dụng kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm
Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đều được ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Để theo dõi chi tiết TSCĐ HH kế toán sử dụng 3 loại sổ chi tiết sau:
Sổ TSCĐ : Sổ này dùng chung cho toàn doanh nghiệp, sổ này mở căn cứ vào
cách thức phân loại TS theo đặc trưng kỹ thuật, Số lượng sổ này tuỳ thuộc vào
từng loại chủng loại TSCĐ.
Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ tăng giảm và khấu hao.
Sổ chi tiết TSCĐ: (theo đơn vị sử dụng)
Mỗi một đơn vị hoặc một bộ phận sử dụng phải mở một sổ để theo dõi TSCĐ.
Căn cứ để ghi là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ.
Thẻ TSCĐ: Là công cụ để ghi chép kịp thời và đầy đủ các tài liệu hạch toán có lien
quan đến quá trình sử dụng TSCĐ từ khi nhập đến khi thanh lý hoặc chuyển giao cho
đơn vị khác. Thẻ TSCĐ dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay
đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ dùng
chung cho mọi TSCĐ và riêng từng đối tượng ghi TSCĐ, do kế toán lập, kế toán
trưởng ký xác nhận. Căn cứ lập thẻ là biên bản giao nhận TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật
có liên quan. Thẻ được lưu ở bộ phận kế toán trong suốt thời gian sử dụng. Căn cứ vào
các nghiệp vụ phát sinh khấu hao, sửa chữa lớn, xây dựng trang bị thêm hoặc tháo dỡ
một số bộ phận, thanh lý, nhượng bán, kế toán phải ghi chép kịp thời các biến động vào
thẻ.
- Ngoài 3 mẫu sổ chi tiết trên DN có thể mở các sổ chi tiết khác theo
yêu cầu quản lý.
33
3.3.3. Tình hình tài sản tại công ty
Bảng 3.1. Tình hình tài sản tại công ty
ĐVT: nghìn đồng
Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
1.Tài sản
ngắn hạn
276,741,
282
281,107,
894
308,824,
664
4,366,61
2
1.58
27,716,7
70
9.86
Tiền mặt
8,618,
540
1,784,
227
1,304,
788
(6,834,31
3)
(79.30)
(479,4
39)
(26.87)
Các khoản
phải thu
10,303,
318
30,606,
200
86,275,
752
20,302,88
2
197.05
55,669,5
52
181.89
Hàng tồn
kho
241,642,
754
229,270,
509
205,591,
545
(12,372,24
5)
(5.12)
(23,678,9
64)
(10.33)
TS ngắn hạn
khác
16,176,
669
19,446,
957
15,652,
578
3,270,28
8
20.22
(3,794,3
79)
(19.51)
2.Tài sản dài
hạn
131,243,
145
215,539,
012
294,412,
045
84,295,86
7
64.23
78,873,0
33
36.59
Các khoản
phải thu
232,
872
232,
872
232,
872 -
0.00
-
0.00
TSCĐ
105,945,
447
189,183,
885
255,171,
943
83,238,43
8
78.57
65,988,0
58
34.88
Đầu tư Tc
dài hạn
25,338,
000
25,338,
000
37,500,
000 -
0.00
12,162,0
00
48.00
TS dài hạn
khác
192,
569
1,249,
998
1,740,
101
1,057,42
9
549.12
490,1
03
39.21
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Nhận xét:
Qua bảng 3.3.4 trên ta thấy được tài sản của công ty tăng nhanh qua các năm.
Năm 2013 tài sảng ngắn hạn tăng 4.366.612.000đ so với năm 2012 tương ứng với
1.58%, năm 2014 tăng mạnh so cới năm 2013 lên tới 22.716.770.000đ tương ứng
9.68% trong đó tiền mặt có tăng qua ba năm nhưng vẫn âm thể hiện hoạt động thu nợ
kém hiệu quả, hàng tồn kho tăng mạnh trong giai đoạn 2014/2013 so với 2013/2012
các khoản phải thu lại ngược lại là có sự giảm nhẹ
Trong khi đó, tài sản dài hạn của công ty có sự tăng mạnh vào năm 2013 và
giảm nhẹ dần ở năm 2014, nhóm tài sản dài hạn tập trung chủ yếu vào TSCĐ chứng tỏ
công ty đã quan tâm tới việc đầu tư trang thiết bị sản xuất. Năm 2013 tăng
83.238.438.000đ so với 2012, năm 2014 tăng 65.988.058.000đ so với năm 2013
34
3.3.4. Tình hình nguồn vốn tại công ty
Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty
ĐVT: nghìn đồng
Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
1. Nợ phải trả
284,836,
221
284,836,
221
314,614,
322 -
0.00
29,778,
101
10.45
Nợ ngắn hạn
37,693,
982
22,324,
964
17,481,
424
(15,369,0
18)
(40.77
)
(4,843,
540)
(21.70)
Nợ dài hạn
247,142,
238
182,718,
884
297,132,
897
(64,423,3
54)
(26.07
)
114,414,
013
62.62
2. Nguồn vốn
chủ sở hữu
123,148,
206
291,603,
058
291,603,
058
168,454,8
52
136.79
-
0.00
Vốn chủ sở
hữu
123,148,
206
291,603,
058
291,603,
058
168,454,8
52
136.79
-
0.00
3. Tổng cộng
nguồn vốn
407,984,
427
576,439,
279
606,217,
380
168,454,8
52
41.29
29,778,
101
5.17
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Nhận xét:
Tương ứng với tốc độ biến thiên của tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng có sự
thay đổi khá rõ rệt trong ba năm.
Nợ ngắn hạn qua ba năm có sự giảm rõ rệt, cụ thể là năm 2013 giảm
15.369.018.000đ tương ứng với giảm 40.77% so với năm 2012, năm 2014 tiếp tục
giảm 4.843.540.000đ tương ứng với giảm 21.7% so với năm 2013, với sự tăng lên của
tài sản ngắn hạn thì sự giảm của nợ ngắn hạn cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn
của đơn vị đang tăng dần.
Tương tự như khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của đơn vị cũng giảm, tuy nhiên
vào năm 2014 lại đặc biệt tăng cao, cụ thể là năm 2013 giảm 64.423.354.000đ tương
ứng giảm 20.07% so với năm 2012 nhưng tới năm 2014 lại tăng đến 114.414.013.000đ
tương ứng 62.62% điều này có thể lý giải vì năm 2014 đơn vị tiến hành dự án xây
dựng cao ốc “ Lốc C”, đồng thời sự giảm nợ ngắn hạn thì tăng nợ dài hạn có thể cho là
giảm thiểu rủi ro
Về nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2013 tăng lên 168.454.852.000đ tương tứng
136.79%, không tăng thêm vào năm 2014, việc bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm
35
tính tự chủ của đơn vị tăng lên do đó để có một khả năng tài tính vững vàng thì bổ sung
vốn chủ sở hữu là điều cần thiết của đơn vị.
3.3.5. Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty
ĐVT: nghìn đồng
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Nhận xét:
Qua bảng 3.3, cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2012
đến 2014 có sự thay đổi khá rõ
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2013 tăng mạnh:
13.927.198.000đ tương ứng 77.23% so với năm 2012. Trong năm 2014 có giảm
6.058.838.000đ tương ứng giảm 18.96% so với năm 2013 nhưng nhìn chung từ năm
2013 trở đi thì bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị vẫn ổn định.
- Lợi nhuận trước thuế trong năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 và tiếp tục
giảm trong năm 2014 kéo theo sự giảm sút của lợi nhận sau thuế, chứng tỏ chi phí của
đơn vị cao và có phần chư hợp lý, tuy nhiên chi phí trong năm 2014 có thể lý giải vì
đơn vị đang thực hiện dự án xây dựng.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về đặc điểm chung của Trung tâm viễn thông Bù Đăng
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của Trung tâm viễn thông Bù Đăng
- Đánh giá công tác kế toán TSCĐHH tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng
36
Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
+/- % +/- %
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
18,032,44
1
31,959,6
39
25,900,8
01
13,927,19
8
77.23
(6,058,8
38)
(18.96)
Lợi nhuận kế
toán trước thuế
154,96
7
(6,942,1
31)
(3,471,6
62)
(7,097,09
8)
(45.79)
3,470,4
69
(49.99)
Thuế TNDN
44,350,74
5 - -
(44,350,74
5)
(100)
-
0.00
Lợi nhuận sau
thuế TNDN
(44,195,77
8)
(6,942,1
31)
(3,471,6
62)
37,253,64
7
(84.29)
3,470,4
69
(49.99)
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCDDHH tại Trung tâm viễn thông
Bù Đăng.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin, số liệu
- Số liệu thứ cấp: Để thu thập những thông tin chung về sự hình thành và phát
triển, cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp em đã tiến
hành thu thập qua các phòng ban, các báo cáo tổng kết, các chứng từ.
- Số liệu sơ cấp (số liệu mới): Tiến hành xử lý số liệu thông qua công cụ máy
tính bằng Word và Excel
3.5.2. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
Là phương pháp mô tả toàn bộ hiện trạng về tổ chức hạch toán.Tổng hợp số liệu
so sánh giữa kì hạch toán hiện tại với kỳ trước, giữa thực tế hạch toán với chế độ tài
chính hiện hành từ đó đưa ra một số nhận xét, giải pháp, định hướng phù hợp.
3.5.3. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh
- Phương pháp mô tả: là phương pháp mô tả thực trạng của sự vật hiện tượng
trên cơ sở số liệu đã được sử dụng trong quá trình phân tích.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp tính toán chỉ tiêu tuyệt đối và tương
đối, so sánh chung với nhau nhằm tìm ra quy luật của các sự vật, hiện tượng nghiên
cứu, nó chủ yếu được sử dụng trong các bảng biểu trong quá trình so sánh.
3.5.4. Phương pháp chứng từ kế toán
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh
của nghiệp vụ. Phương pháp chứng từ là một phương pháp trong hệ thống các phương
pháp kế toán. Cho nên nó phải được sử dụng phối hợp với các phương pháp kế toán khác.
37
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình của Trung tâm viễn thông
Bù Đăng
Hằng năm Công ty lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ trình
ban lãnh đạo Công ty. Ban lãnh đạo sẽ xem xét và phê duyệt tổng thể đầu tư hằng năm.
Trước khi mua sắm TSCĐ phải lập văn bản và dự toán trình ban lãnh đạo xem xét và
phê duyệt. Sau khi mua sắm xây dựng cơ bản phải có quyết toán gửi về ban lãnh đạo.
TSCĐ trong doanh nghiệp gồm nhiều thứ, nhiều loại, mổi loại đều có những đặc
điểm khác nhau về tình chất, công dụng, thời gian sử dụng.
Phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những đặc
trưng nhất định. Để thuận tiện trong công tác quản lí và kế toán TSCĐ cần phải phân
loại TSCĐ theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ hữu hình.
+ Nhà cửa, vật kiến trúc.
+ Máy móc thiết bị.
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
+ Thiết bị, dụng cụ quản lí
+ Các TSCĐ khác.
- TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị là do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung
cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
vô hình.
+ Quyền sử dụng đất có thời hạn.
+ phát minh sáng chế
+ Quyền phát hành.
+ Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng.
+ Bản quyền, bằng sang chế.
+ TSCĐ vô hình khác.
38
4.1.1. Danh mục Tài sản cố định hữu hình của Trung tâm viễn thông Bù Đăng
Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng
Mã Tên Đvt
TS0001 "Xe ô tô Mítsubisi Pajero 47L7134" Chiếc
TS0002 Máy tính xách tay Cái
TS0003 Máy tính xách tay Cái
TS0004 Máy tính xách tay Cái
TS0005 Máy photo Cái
TS0006 Máy điều hòa nhiệt độ Cái
TS0007 Máy vi tính Del R510 Cái
TS0008 Xe tải Cửu Long (cao su) Chiếc
TS0009 Xe tải Chiến Thắng (cao su) Chiếc
TS0010 Máy kéo nông nghiệp Chiếc
TS0011 Xe Forger 17L0840 Chiếc
TS0012 Vận thăng(2 cái ) Cái
TS0013 Đầu bơm Cái
TS0014 Xe ToYoTa ForTuner Cái
TS0015 Xe Ford Ranger 47C-01436 Cái
TS0016 Máy đào KOMATSU ( 2 cái) Cái
TS0017 Nhà làm việc Cái
TS0018 Nhà nghỉ Cái
TS0019 Nhà ăn Cái
TS0020 Nhà ở công nhân Cái
TS0021 Sân vườn + tường rào Cái
TS0022 Máy tính xách tay Cái
TS0023 Động cơ máy tưới Diezel RVi 25-2 Cái
TS0024 Ống tưới + phụ kiện tứôi Bộ
TS0025 Cổng + trụ nông trường Cái
TS0026 Nhà để xe+ nhà kho nông trường Cái
TS0027 Máy kéo nông nghiệp model TL 100-4WD (02 cái) đã thanh lý+ 2
mooc kéo
Cái
TS0028 Máy bơm nước Cái
TS0029 Máy phát điện Cái
TS0030 Thiết bị Camera Cái
39
TS0031 Nhà kho Nông trường Cái
TS0032 Xe TOYOTA HILUX Chiếc
TS0033 Máy chà sàn liên hợp Viper Fang 18c Cái
TS0034 Két sắt hoà phát Cái
TS0035 Xe máy Wave S (D) Chiếc
TS0036 Xe máy Wave S (D) Chiếc
TS0037 Mooc kéo máy cày đã thanh lý 1 cái Chiếc
TS0038 Két sắt hoà phát Cái
TS0039 Máy bơm nước vườn ươm Cái
TS0040 Máy bơm nước HTT Bộ
TS0041 Máy pho to copy Cái
TS0042 Cột ăng ten Cái
TS0043 Hệ thống nhà trạm BTS Nhà
TS0044 Hệ thống máng cáp mét
TS0045 Cáp quang mét
TS0046 Cáp điện Chiếc
TS0047 Xe máy cày độ NT 1 Chiếc
TS0048 Giếng khoan 1 Cái
TS0049 Giếng khoan 2 Cái
TS0050 Máy ép bã mía Cái
TS0051 Mô tơ 90KW Cái
TS0052 Mooc kéo Cái
40
4.1.2. Phân loại và phân nhóm Tài sản cố định hữu hình ở Trung tâm viễn thông
Bù Đăng
Công ty tiến hành phân loại TSCĐ hữu hình theo đặc trưng kĩ thuật. Theo cách
phân loại này sẽ cho ta biết kết cấu TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật, cho biết công ty có
những loại TSCĐ nào kết cấu của mỗi loại so với tổng số là bao nhiêu, năng lực sản
xuất như thế nào.
Là cơ sở để tiến hành hạch toán, quản lý chi tiết theo từng nhóm TSCĐ, tiến
hành tính và phân bổ khấu hao.
Theo cách phân loại này TSCĐ hữu hình của công ty gồm :
Loại TSCĐHH Nguyên giá
Giá trị hao mòn
lũy kế
Giá trị còn lại
Nhà cửa, vật liệu, kiến
trúc
5,968,177
,521
798,237,980 5,169,939,541
Máy móc thiết bị
33,970,542,2
88
390,238,485 33,580,303,803
Thiết bị quản lý
113,426
,321
7,122,603 106,303,718
Phương tiện vận tải
4,210,260
,661
366,703,717 3,843,556,944
TSCĐHH khác
114,740
,000
8,279,440 106,460,560
41
4.1.3. Tình hình tăng giảm Tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù
Đăng
Trong năm 2014 tình hình biến động TSCĐ HH tại công ty như sau:
Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty
Đơn vị: VN đồng
khoản mục
Nhà cửa,
kiến trúc
Máy móc
thiết bị
Thiết bị
quản lý
Phương tiện
vận tải
TSCĐHH
khác
1, số dư đầu năm
5,968,177,52
1
30,485,142,28
8
106,846,32
1
3,347,694,50
2
114,740,000
2. Tăng trong năm
-
5,609,800,
000
12,56
0,000
1,406,889
,770 -
-Mua sắm
5,609,800,
000
12,56
0,000
1,325,891
,210
-Điều Chuyển 80,998,560
-Đánh giá lại
3. Giảm Trong
Năm -
2,124,400,
000
5,98
0,000
544,323
,611 -
-Điều chuyển
544,323
,611
-Thanh lý
2,124,400,
000
5,98
0,000
4. Số dư cuối năm
5,968,177,52
1
33,970,542,28
8
113,426,32
1
4,210,260,66
1
114,740,000
Như số liệu trên bảng phân tích trên ta thấy biến động TSCĐ HH của công ty
chủ yếu là do hai nghiệp vụ mua sắm và điều chuyển giữa công ty và tổng công ty.
Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ HH của công ty, nên
những biến động tăng giảm TSCĐ HH của công ty chủ yểu là do ảnh hưởng của biến
động tăng giảm máy móc thiết bị. Do đó, kế toán TSCĐ HH phải chú trọng đến việc
theo dõi và hạch toán máy móc thiết bị nhằm quản lý TSCĐ HH cho thật chính xác và
kịp thời.
42
4.2. Trình tự ghi sổ
4.2.1. Kế toán tăng Tài sản cố định hữu hình
Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định
- Nghiệp vụ 1:
Giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 02/10/2012.Bộ phận XDCB bàn giao
TBA 3P 50kVA xã Đăk sao huyện Tu Mơ Rông tổng giá quyết toán công trình được
duyệt là 206.710.530 công trình ước tính sử dụng trong vòng 10 năm.
Định khoản: Nợ TK 211 : 206.710.530
Có TK 33692 :206.710.530
43
Bộ phận liên
quan
Bộ phận dự án
đầu tư (Bộ phận
kỹ thuật,…)
Bộ phận kế
toán liên
quan
Bộ phận
nhận (sử
dụng) TSCĐ
Kế toán tài
sản cố định
Kế toán
trưởng,
Giám đốc
Mua sắm
- hoá đơn…
- Hồ sơ kỹ
thuật.
Đầu tư XDCB
- Hồ sơ hoàn
thành công
trình.
- Chứng từ
kèm theo khác.
Lập
-Biên bản
giao nhận
TSCĐ (..)
Biên bản
giao nhận
TSCĐ (đã
duyệt, ký)
Lưu
chứng
từ
Ký
Biên bản
giao nhận
TSCĐ
Duyệt,
ký
-Biên bản
giao nhận
TSCĐ (..)
-
BBGN
TSCĐ
- Các
chứng
từ liên
quan
Ghi sổ kế
toán TSCĐ
-
BBGN
TSCĐ
- Các
chứng
từ liên
quan
Sổ kế toán
các tài
khoản có
liên quan
Lư chứng
từ
Chứng từ sử dụng nghiên cứu
- Biên bản giao nhận tài sản
- Thẻ tài sản
- Vì đây là TSCĐ dùng cho công trình thuộc nguồn vốn XDCB nên ta sử
dụng TK 33692 Phân tích số liệu trên các chứng từ trên và xem lại cách
hoạch toán sổ sách của kế toán
- Ch ng t s 1ứ ừ ố : Biên b n giao nh n TSCĐả ậ
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
- Căn cứ thông tin liên tịch hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn lưới điện số: 06/2011/TTLT/BCN -
BTC ngày 23 tháng 08 năm 2001 của Liên Bộ Công Nghiệp - Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào văn bản số 2679 CV/TCKT và hồ sơ gốc hồ sơ được lập tại thời điểm bàn giao công
trình, đã được các bên cũng xác nhận.
Chúng tôi gồm có:
A - Bên giao : BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
THỊ XÃ KON TUM.
a. Ông: Cao Quang Vinh ; Chức vụ: Phó ban
b. Bà: Bành Thị Hoa ; Chức vụ: Kế toán Trưởng
B - Bên nhận : TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
Ông : Nguyễn Xuân Tương ; Chức vụ: Giám Đốc
c. Bà: Nguyễn Thị Thủy ; Chức vụ: KT trưởng
d. Ông : Phạm Xuân Vinh ; Chứcvụ: CB KH_KT.
Sau khi kiểm tra hồ sơ và thực tế tại hiện trường trạm BTS Bên giao và Bên nhận thống nhất các
số liệu cơ bản giao nhận
TT
Tên,
ký
hiệu,
quy
cách
Số
hiệu
TSCĐ
Năm
sản
xuất
(Xây
dựng)
Năm
sản
xuất
Năm
đưa vào
sử dụng
Công
suất
(diện
tích,
thiết
kế)
Tính nguyên giá TSCĐ
Giá
trị
hao
mòn
Giá
trị
còn
lại
Nguyên
giá
TSCĐ
Tỷ
lệ
hao
mòn
%
Tài
liệu
KT
kèm
theo
44
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày 02 tháng 10 năm 2014
1 BTS 2014 206.710.530
Cộng 206.710.530
Biên bản kết thúc lúc 10h30’ cùng ngày và được lập 02 bản, mỗi bên giữ một bản
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
45
Chứng từ 2: Thẻ TSCĐ
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số thẻ: 3245 Ngày lập thẻ: 02/10/2014
Mã số TSCĐ:
2130400815
9
Kế toán trưởng:
Tháng in thẻ: Căn cứ vào: VB số 2679/CV/TCKT
Tên TSCĐ: TBS
Ký MH,quy cách:
Số hiệu TSCĐ 3245 TK: 2112
Nước sản xuất 704
Năm đưa vào SD 02/10/2010
Công suất: 50kVA
Bộ phận quản lý: Viễn thông Bú Đăng
Phần A :TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ Giá trị đã hao mòn TSCĐ
Gía trị
còn lại
Mức khấu
hao tháng
Hiện trạng
Nguồn
vốn
TKPBKH Lượng Tiền
Thời
gian
SD(năm)
Mức khấu
hao năm
Lũy kế từ
khi sử
dụng
TSCĐ dùng
trong SXKD
ngân
sách
1
206.710.53
0
10
20.671.05
3
1.722.58
8
204.987.942 1.722.588
46
- Nghiệp vụ 2:
Ngày 20/10/2010 Doanh nghiệp mua một chiếc xe ô tô sử dụng cho Công ty với giá
chưa thuế VAT 10% là 500.700.000 đồng. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho
người bán.
Định khoản: Nợ TK 211: 500.700.000
Nợ TK1332: 50.070.000
Có TK 33111: 550.770.000
*Chứng từ liên quan :
+ Giấy đề nghị thanh toán (bên bán)
+ Hóa Đơn GTGT
+ Hợp đồng mua bán
+ Biên bản bàn giao.
47
Chứng từ số 1: Hợp đồng mua bán xe ô tô
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE ÔTÔ
Hôm nay 20 ngày 10 tháng 2014 năm trước mặt công chứng viên ký tên dưới đây, chúng tôi
gồm:
BÊN BÁN: (gọi tắt là Bên A):
Ông(bà): Nguyễn Minh Nhật. Sinh năm………..., CMND số……………..........do Công an thành
phố/tỉnh ……........………cấp ngày……………… thường trúi tại ………………..........
Bà(ông) : …………………… sinh năm…………, CMND số……....…………… do Công an
thành phố/tỉnh……………..cấp ngày …….........thường trú tại…………..................................
BÊN MUA: (gọi tắt là Bên B):
Ông(bà): Nguyễn Xuân Tương. Sinh năm………..., CMND số………………… do Công an
thành phố/tỉnh ………......……cấp ngày……………… thường trú tại ……………… ...........
Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký bản hợp đồng này để thực hiện việc mua bán ôtô, với
những điều khoản đã được hai bên bàn bạc và thoả thuận như sau:
1. Bằng hợp đồng này Bên A đồng ý bán đứt cho Bên B chiếc xe ôtô:
Nhãn hiệu:............... ; Màu sơn: .................; Số máy: ................. ; Số khung: ..........; Biển
số: .................... ; Loại xe: .................... ; Số chỗ ngồi: ..........Theo đăng ký xe ôtô
số:................. ................do Công an thành phố/tỉnh cấp ngày ............ , đăng ký lần đầu
ngày .................. , đứng tên chủ xe là ông/bà:................................Giá mua bán xe ôtô hai bên tự
thoả thuận là: 500.700.000 tr/đ
2. Bên A cam kết: Khi đem bán chiếc xe ôtô trên, Bên A không cấm cố, không hứa bán, không
đem cho, không chuyển nhượng, hoặc có bất kỳ thoả thuận nào khác về việc mua bán chiếc xe
này, đồng thời đã thông báo cho Bên B biết về tình trạng kỹ thuật của chiếc xe nói trên.
Nếu sai Bên A xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hậu quả trước pháp luật, kể cả việc thoả
thuận giá mua bán.
3. Bên B cam kết: Đã xem xét, biết rõ tình trạng kỹ thuật của xe, hoàn toàn đồng ý mua chiếc xe
ôtô nói trên như hiện trạng và đã nhận đủ bản chính giấy đăng ký xe ôtô, các giấy tờ kèm theo xe
cùng chiếc xe ôtô nói trên. Đồng thời Bên B cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của
pháp luật về việc đăng ký sang tên theo quy định.
Hai bên, từng người một đã đọc lại nguyên văn bản hợp đồng này, hiểu rõ nội dung và hoàn toàn
nhất trí với nội dung hợp đồng. Hai bên đã cùng ký tên dưới đây để làm bằng.
- Hai bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung hợp đồng.
- Tại thời điểm công chứng, các bên trong hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy
định của pháp luật. Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo
đức xã hội.
48
- Các bên giao kết đã đọc lại nguyên văn bản hợp đồng này, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong
hợp đồng và đã ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của tôi.
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
49
Chứng từ số 2: Hóa đơn GTGT:
HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: CB/ 2010N
Liên 2: Giao cho khách hàng Số: 00896521
Ngày 20 tháng 10 năm 2014
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Phước Tiến
Địa chỉ : 145 Tôn Đức Thắng – Bình Phước
Số tài khoản : P00000013645
Điện thoại : MST
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị : TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
Địa chỉ : Số 130, QL 14, Khu Hoà Đồng, Thị Trấn Đức Phong, Huyện Bù Đăng, Bình Phước
Số tài khoản : 5100207896549
Hình thức thanh toán: Tiền mặt/ck MST
STT
Tên hàng hoá,dịch
vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
50
0 4 0 0 1 2 7 4 3 6
3 8 0 0 1 8 2 9 7 1 0 0 0 5
A B C 1 2 3 = 1x 2
1 Xe ô tô Chiếc 1 500.700.000 500.700.000
Cộng tiền hàng 500.700.000
Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT 50.070.000
Tổng cộng tiền thanh toán 550.770.000
Số tiền bằng chữ: năm trăm năm mươi triệu, bảy trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn.
BP, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký,ghi rõ họ tên) (Đã ký,ghi rõ họ tên) (Đã ký, ghi rõ họ tên)
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ
Chứng từ số 3: Biên bản giao nhận TSCĐ
Đơn vị: Cty Điện lực thành phố Kon Tum
Địa chỉ: 209 Trần Hưng Đạo
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 21 tháng 10 năm 2014 Số: 3213
Nợ:
Có:
Căn cứ vào QĐ số 4973/QĐ-EVNCPC_21/10/2014
Ban giao nhận gồm:
- Ông: Phùng Vinh ; Chức vụ: Giám đốc, đại diện bên giao
- Ông: Trần Đình Hùng ; Chức vụ: Lái xe, đại diên bên giao.
- Ông: Vũ Đức Quang ; Chức vụ: Giám đốc, đại diện bên nhận
- Ông: Nguyễn Minh Sơn ; Chức vụ: Lái xe, đại diện bên nhận .
Địa điểm giao nhận xe: Văn phòng Trung tâm viễn thông Bú Đăng Xác nhận việc giao
nhận TSCĐ.
Số Tính nguyên giá TSCĐ
51
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TT
Tên,
ký
hiệu,
quy
cách
hiệu
TS
CĐ
Nước
sản
xuất
(xd)
Năm
sản
xuất
Năm
đưa
vào
sử
dụng
Công
suất
(diện
tích,
thiết
kế)
Nguyên
giá
Giá
trị
hao
mòn
lũy
kế
Nguyên giá
TSCĐ
Tỷ
lệ
hao
mò
n
%
Tài
liệu
KT
kèm
theo
1
Xe ô
tô
2010 500.700.000
Cộng 500.700.000
DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO
Danh mục bộ dụng cụ Số lượng Danh mục bộ dụng cụ Số lượng
Lốp dự phòng 01 chiếc Tuyp 21 01 chiếc
Khoá, xông 01 chiếc Chìa khoá 01 chiếc
Kích và tay 01 chiếc Tuốc Nơvít 01 chiếc
Tuyp mở bugi 01 chiếc Đèn gầm 01 chiếc
Toppi 01 bộ Baganoc 01 chiếc
Che mưa 01 bộ Chắn bùn 01 bộ
Cán trước 01 bộ Bậc lên xuống 01 bộ
Bình Phước, ngày 02 tháng 10 năm 2014
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao
(Ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và giấy tờ liên quan, kế toán lập thẻ TSCĐ.
52
Chứng từ 4: Thẻ TSCĐ
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số thẻ: 3247 ngày lập thẻ: 20/10/2014
Mã số
TSCĐ: 21304008166 Kế toán trưởng
Tháng in
thẻ: Căn cứ vào: VB số 4973/CREB-TCKT
tên TSCĐ: XE Ô TÔ
ký MH,quy cách:
số hiệu TSCĐ 3247 TK 2113
Nước sản xuất Nhật
Năm đưa vào SD 20/10/2010
Công suất
Bộ phận quản lý Điện lực Kon Tum
Nguyên giá TSCĐ giá trị đã hao mòn TSCĐ
Gía trị còn lại
Mức
khấu
hao
tháng
Hiện
trạng
Nguồn
vốn
TKPBKH Lượng Tiền
Thời
gian
SD
(năm)
Mức khấu
hao năm
Lũy kế từ
khi sử dụng
TSCĐ
dùng
trong
HĐ
Ngân
sách
1 550.770.000 10 55.077.000 45.897.500 504.872.500 45.897.500
53
4.2.2. Kế toán giảm TSCĐ HH
Các bộ phận
(phòng ban) liên
quan
Bộ phận kế toán
có liên quan
Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng,
Giám đốc
Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định
* Khi thanh lý TSCĐ có các chứng từ sau:
+ Quyết định thanh lý TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu thu
+ Thẻ TSCĐ
+ Biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ
(ngoài ra còn có phiếu xác nhận tình trạng của xe)
*Nghiệp vụ 3:
Ngày 25/10/2014 Công ty thanh lí chiếc xe ô tô Fotuner dùng ở phòng kinh doanh,
nguyên giá 350.300.000 đồng, giá trị hao mòn đến thời điểm thanh lí là
175.150.000 đồng. Giá do hội đồng thống nhất thanh lí là 190.000.000 đồng chưa
bao gồm thuế GTGT 10%.
o Định khoản:
54
Biên bản thanh
lí TSCĐ
-Quyết định
thanh lý
- Hóa đơn
- Biên bản
kiểm kê.
-Biên bản đánh
giá lại TSCĐ
- Biên bản
thanh lý.
-Biên bản
kiểm kê.
- Biên bản
đánh giá tại
TSCĐ.
-hóa đơn
-phiếu thu
Ghi sổ kế
toán liên
quan
- Biên bản
thanh lý.
-Biên bản kiểm
kê.
- Biên bản đánh
giá tại TSCĐ.
-thẻ TSCĐ
Ghi sổ kế toán
liên quan
- Biên bản
thanh lý..
-Biên bản
kiểm kê.
- Biên bản
đánh giá tại
TSCĐ.
-thẻ TSCĐ
Lưu chứng từ
- Nợ TK 214: 175.150.000
Nợ TK 811: 175.150.000
Có TK 211: 350.300.000
Đồng thời: - Nợ TK 111: 209.000.000
Có TK 711: 190.000.000
Có TK 3331: 19.000.00
55
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG

More Related Content

What's hot

Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại Chung Hằng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại Chung Hằng, 9đĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại Chung Hằng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại Chung Hằng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
luanvantrust
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAYLuận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất ...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
trungan88
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Học kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Nguyen Minh Chung Neu
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
Dương Hà
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Lớp kế toán trưởng
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAYLuận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Học kế toán thực tế
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại Chung Hằng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại Chung Hằng, 9đĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại Chung Hằng, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty thương mại Chung Hằng, 9đ
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Sơn...
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAYLuận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất ...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất ...
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAYLuận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Côn...
 

Viewers also liked

Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang HảiBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Dương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Dương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Dương Hà
 
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhChuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhdeadpoint89
 
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnKế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Luận văn tốt nghiệp
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
tuan nguyen
 
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...Đinh Hạnh Nguyên
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhNgọc Ánh Nguyễn
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuậnBáo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Học kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Quang Phi Chu
 
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
ThuyDangThi
 

Viewers also liked (11)

Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang HảiBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Giang Hải
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
 
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhChuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
 
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phầnKế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
 
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T...
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuậnBáo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Báo cáo tốt nghiệp kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
 

Similar to KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG

Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê DuẩnLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Hậu Nguyễn
 
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃIKẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
Luong Nguyen
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docxHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘCKẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
Dương Hà
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, HAY
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, HAYLuận văn: Tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, HAY
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan ViệtĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựngĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công tyKế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bctt Bưu chính Viễn thông
Bctt  Bưu chính Viễn thôngBctt  Bưu chính Viễn thông
Bctt Bưu chính Viễn thônglionkinghg
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOTĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Moocos Việ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Moocos Việ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Moocos Việ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Moocos Việ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

Similar to KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG (20)

Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê DuẩnLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
 
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃIKẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docxHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn.docx
 
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘCKẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, HAY
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, HAYLuận văn: Tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, HAY
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, HAY
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan ViệtĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựngĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công tyKế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty
 
Bctt Bưu chính Viễn thông
Bctt  Bưu chính Viễn thôngBctt  Bưu chính Viễn thông
Bctt Bưu chính Viễn thông
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
 
3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOTĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Moocos Việ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Moocos Việ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Moocos Việ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Moocos Việ...
 

More from Dương Hà

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPHƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Dương Hà
 
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢTHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
Dương Hà
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Dương Hà
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
Dương Hà
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Dương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Dương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
Dương Hà
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
Dương Hà
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Dương Hà
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Dương Hà
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Dương Hà
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Dương Hà
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Dương Hà
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Dương Hà
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Dương Hà
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Dương Hà
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Dương Hà
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Dương Hà
 

More from Dương Hà (20)

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPHƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢTHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
 

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG

  • 1. i - i - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG Sinh viên: Chuyên ngành: Kế toán Khóa học: 2011 - 2015 Đắk Lắk, tháng 5 năm 2015 i
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG Sinh viên: Chuyên ngành: Kế toán Giáo viên hướng dẫn: Đắk Lắk, tháng 5 năm 2015
  • 3. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng em đã tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý cũng như công tác kế toán tại Công ty. Được sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô hướng dẫn và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty em đã hoàn thành đề tài thực tập: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng” Để hoàn thành tốt đề tài thực tập tổng hợp này lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại học Tây Nguyên đã trang bị kiến thức và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Trà Giang, giảng viên Khoa Kinh Tế đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ để em hoàn thành chương trình thực tập cũng như bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn sự quân tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty, cùng toàn thể các Anh Chị phòng kế toán và các phòng ban khác đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập. Với thời gian thực tập rất ngắn ngủi mà kiến thức thực tế rất rộng mặc dù đã cố rất nhiều nhưng chưa có kinh nghiệm cho nên bài báo cáo của em chác chắn không thể tránh khỏi những sai xót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô tại Khoa Kinh Tế và các Anh Chị tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Qúy thầy cô đã dạy em trong khóa học, cùng các Anh Chị trong phòng Kế toán cũng như tại Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn. Đắk Lắk, Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Sinh viên thực hiện: i
  • 4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i MỤC LỤC..............................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ........................................................................iv PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................3 Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình.............................................................11 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình..................................................14 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................22 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý......................................................................................24 3.3.3. Tổ chức công tác kế toán............................................................................................26 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán......................................................................................27 Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ:........................................................................32 Bảng 3.1. Tình hình tài sản tại công ty ................................................................................34 Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty..........................................................................35 Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty..........................................................36 - Số liệu thứ cấp: Để thu thập những thông tin chung về sự hình thành và phát triển, cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp em đã tiến hành thu thập qua các phòng ban, các báo cáo tổng kết, các chứng từ..............................................................37 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................38 Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng...................................................39 Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty.........................................................42 Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định........................................................43 Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định.......................................................54 Tài khoản : TSCĐ hữu hình Số hiệu : 211....................................65 PHẦN 5: KẾT LUẬN..........................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................74 ii
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC 1 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 2 DN Doanh nghiệp 3 C.P Cổ phần 4 KH Khấu hao 5 GĐ Giám Đốc 6 TP Trưởng phòng 7 NV Nhân viên 8 SCL Sửa chữa lớn 9 CP Chi phí 10 TK Tài khoản 11 KTTH Kế toán tổng hợp iii
  • 6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình.............................................................11 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình..................................................14 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý......................................................................................24 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán......................................................................................27 Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ:........................................................................32 Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định........................................................43 Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định.......................................................54 BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tình hình tài sản tại công ty ................................................................................34 Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty..........................................................................35 Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty..........................................................36 Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng...................................................39 Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty.........................................................42 iv
  • 7. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngày nay trong cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, kế toán là một công việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò tích cực đối với việc quản lý các tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất. TSCĐHH là điều kiện cần thiết để giảm được hao phí sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì TSCĐHH là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cùng với lực lượng lao động TSCĐ là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình vận động, TSCĐ có thể thất thoát bởi những rủi ro hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Vì vậy sử dụng TSCĐHH có hiệu quả được đặt ra như là yếu tố khách quan của doanh nghiêp. Việc khai thác, sử dụng TSCĐ hợp lý, có hiệu quả sẽ góp phần tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và điều quan trọng là tăng lợi nhuận cho doang nghiệp. Với xu thế càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta thì các quan niệm về TSCĐHH và cách hạch toán trước đây không còn phù hợp nữa cần phải bổ sung, sửa đổi, cải tiến kịp thời để phục vụ yêu cầu hạch toán TSCĐHH trong doanh nghiệp hiện nay. Qua quá trình học tập và thực tập, tìm hiểu thực tế tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng cùng với sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và của các cán bộ nhân viên phòng kế toán, em đã chọn đề tài: “Kế toán tài sản cố định tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng” làm làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1
  • 8. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp - Tìm hiểu thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng 2
  • 9. PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Tổng quan về tài sản cố định hữu hình 2.1.1.1. Khái niệm tài sản cố định hữu hình Theo Thông tư số: 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính: Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… * Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định hữu hình: Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên. c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. d) Có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐHH. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. 3
  • 10. TSCĐHH ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, máy móc, thiết bị…. Mỗi loại đều có đặc điểm khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn trên một năm. TSCĐHH được phân biệt với hàng hoá. Ví dụ như nếu doanh nghiệp mua máy vi tính để bán thì đó sẽ là hàng hoá, nhưng nếu doanh nghiệp mua để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp thì máy vi tính đó lại là TSCĐHH. 2.1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình TSCĐHH được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo tình hình sử dụng… mỗi 1 cách phân loại sẽ đáp ứng những nhu cầu quản lý nhất định và có những tác dụng riêng của nó. * Theo hình thái biểu hiện: TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thuộc về loại này gồm có: - Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt… phục vụ cho hạch toán sản xuất kinh doanh. - Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền thiết bị công nghệ. - Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận chuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ô tô, máy kéo, xe tải, ống dẫn…). - Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: bao gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hoà… - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: bao gồm các loại cây lâu năm( cà phê, chè, cao su…) súc vật nuôi để lấy sản phẩm( bò sữa, súc vật sinh sản…). - TSCĐHH khác: bao gồm những TSCĐHH mà chưa được qui định phản ánh vào các loai nói trên ( tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…). 4
  • 11. Phương thức phân loại theo hình thái biểu hiện có tác dụng giúp doanh nghiệp nắm được những tư liệu lao động hiện có với gía trị và thời gian sử dụng bao nhiêu, để từ đó có phương án sử dụng TSCĐHH có hiệu quả. * Theo quyền sở hữu: Theo cách này toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp được phân thành TSCĐHH tự có và thuê ngoài. - TSCĐHH tự có: là những TSCĐHH xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh… - TSCĐHH đi thuê: là những TSCĐHH mà doanh nghiệp thuê ngoài để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được những TSCĐHH nào mà mình hiện có và những TSCĐHH nào mà mình phải đi thuê, để có hướng sử dụng và mua sắm thêm TSCĐHH phục vụ cho sản xuất kinh doanh. * Theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này TSCĐHH được phân thành: - TSCĐHH mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp hay cấp trên cấp. - TSCĐHH mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp (quĩ phát triển sản xuất , quĩ phúc lợi…). - TSCĐHH nhận vốn góp liên doanh. Phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành, cung cấp được các thông tin về cơ cấu nguồn vốn hình thành TSCĐHH. Từ đó có phương hướng sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐHH 1 cách hiệu quả và hợp lý. * Theo tình hình sử dụng: TSCĐHH được phân thành các loại sau: - TSCĐHH đang sử dụng: đó là những TSCĐHH đang trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay đang sử dụng với những mục đích khác nhau của những doanh nghiệp khác nhau. - TSCĐHH chờ xử lý: bao gồm các TSCĐHH không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không còn phù hợp với việc sản xuất kinh 5
  • 12. doanh của doanh nghiệp, hoặc TSCĐHH tranh chấp chờ giải quyết. Những TSCĐHH này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐHH. Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng giúp doanh nghiệp nắm được những TSCĐHH nào đang sử dụng tốt, những TSCĐHH nào không sử dụng nữa để có phương hướng thanh lý thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Mặc dù TSCĐHH được phân thành từng nhóm với đặc trưng khác nhau nhưng trong việc hạch toán thì TSCĐHH phải được theo dõi chi tiết cho từng tài sản cụ thể và riêng biệt, gọi là đối tượng ghi TSCĐHH. Đối tượng ghi TSCĐHH là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau thực hiện một hay một số chức năng nhất định. 2.1.1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình Đánh giá TSCĐHH là xác định giá trị ghi sổ của tài sản. TSCĐHH được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Nó được đánh giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐHH bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng, mua sắm, kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng. Nguyên giá TSCĐHH trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Nguyên giá của TSCĐHH mua sắm (kể cả tài sản mới) và đã sử dụng gồm: giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có) trừ đi số giảm giá được hưởng( nếu có). - Nguyên giá TSCĐHH xây dựng mới, tự chế gồm giá thành thực tế (giá trị quyết toán) của TSCĐHH tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử. - Nguyên giá TSCĐHH thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị gồm: giá trị TSCĐHH do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). - Nguyên giá TSCĐHH được cấp, được điều chuyển đến: + Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trên sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) và các chi phí tân trang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ lắp đặt, chạy thử mà bên nhận tài sản phải chi trả trước khi đưa TSCĐHH vào sử dụng. 6
  • 13. + Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá, giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐHH. Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐHH có thể bị thay đổi, khi đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐHH và chỉ thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại giá trị TSCĐHH + Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐHH + Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐHH Khi thay đổi nguyên giá TSCĐHH doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán số khấu hao luỹ kế của TSCĐHH và tiến hạch toán theo các qui định hiện hành. Qua phân tích và đánh giá ở trên ta thấy mỗi loại giá trị có tác dụng phản ánh nhất định, nhưng vẫn còn có những hạn chế, vì vậy kế toán TSCĐHH theo dõi cả 3 loại: nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại để phục vụ cho nhu cầu quản lý TSCĐHH. 2.1.2. Hạch toán chi tiết tài sản cố định hữu hình 2.1.2.1. Tại các bộ phận sử dụng TSCĐHH trong doanh nghiệp nói chung và trong các bộ phận sử dụng nói riêng là một trong những bộ phận quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐHH thường xuyên có những biến động lúc tăng nhưng có lúc lại giảm TSCĐHH. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ để chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các bộ phận sử dụng. Từ những chứng từ của TSCĐHH, bộ phận sử dụng ghi vào sổ tài sản của đơn vị. Quyển sổ này theo dõi chi tiết từng tài sản của bộ phận sử dụng. Mỗi một loại TSCĐHH được theo dõi trên một sổ hay một số trang sổ và ghi chi tiết đầy đủ các số liệu. Sổ này là căn cứ để bộ phận sử dụng xác định được giá trị những tài sản hiện có 7
  • 14. và đồng thời cũng là căn cứ để bộ phận kế toán tiến hành hạch toán TSCĐHH của doanh nghiệp. 2.1.2.2. Tại phòng kế toán Để quản lý tốt TSCĐHH của doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ đầy đủ mọi trường hợp biến động. Kế toán phải lưu giữ đầy đủ các chứng từ, biên bản.Tất cả các biên bản như: biên bản giao nhận TSCĐHH, biên bản đánh giá lại TSCĐHH… đều có một bản lưu giữ tại phòng kế toán và có chữ ký xét duyệt Hạch toán chi tiết TSCĐHH được tiến hành các bước như sau: - Đánh giá số hiệu cho TSCĐHH - Lập thẻ TSCĐHH hoặc vào sổ chi tiết TSCĐHH theo từng đối tượng tài sản. Thẻ TSCĐHH được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐHH. Thẻ này nhằm mục đích theo dõi chi tiết từng tài sản của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản. Ngoài ra kế toán cũng theo dõi TSCĐHH trên. Sổ chi tiết TSCĐHH, mỗi một sổ hay một số trang sổ được mở, theo dõi một loại TSCĐHH. Sổ chi tiết này là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấp được các thông tin cho người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao một năm, số khấu hao TSCĐHH tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐHH, lý do ghi giảm TSCĐHH. Song song với việc hạch toán chi tiết, kế toán tiến hành tổng hợp TSCĐHH để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác trong hoạt động quản lý TSCĐHH và tính thống nhất trong hạch toán. 2.1.3. Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình 2.1.3.1. Hạch toán các nghiệp vụ biến động tăng TSCĐHH của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như được cấp vốn, mua sắm, xây dựng… a. TSCĐHH được cấp (cấp vốn bằng TSCĐHH) được điều chuyển từ đơn vị khác hoặc được biếu tặng ghi: Nợ TK 211: TSCĐHH Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh 8
  • 15. b. Mua TSCĐHH dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi tăng nguyên giá Nợ TK211: nguyên giá TSCĐHH Nợ TK 1332: thuế VAT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112: giá thanh toán - Kết chuyển nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu + Nếu đầu tư bằng quĩ đầu tư phát triển, nguồn vốn xây dựng cơ bản Nợ TK 414: quĩ đầu tư phát triển Nợ TK 441: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh + Nếu đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản: Có TK 009 + Nếu đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh thì không phải kết chỉnh nguồn vốn. c. Mua TSCĐHH cần thời gian lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng: - Bút toán1: giá trị tài sản mua Nợ TK 2411: chi phí thực tế Nợ TK1332: thuế VAT được khấu trừ Có TK 111, 112…: giá trị tài sản - Bút toán 2: chi phí lắp đặt (nếu có) Nợ TK 2411 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331… - Bút toán 3: hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng + Nợ TK 211 Có TK 2411 + Kết chuyển nguồn vốn Nợ TK 414, 441, 431 Có TK 411 9
  • 16. d. Nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác bằng TSCĐHH: căn cứ giá trị tài sản được các bên tham gia liên doanh đánh giá và các chi phí khác (nếu có), kế toán tính toán nguyên giá của TSCĐHH và ghi sổ: Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐHH Có TK 411: giá trị vốn góp e. Nhận lại TSCĐHH trước đây đã góp vốn liên doanh với đơn vị khác, căn cứ vào giá trị TSCĐHH do hai bên liên doanh đánh giá khi trao trả để ghi tăng TSCĐHH và ghi giảm giá trị góp vốn liên doanh Nợ TK 211: nguyên giá (theo giá trị còn lại) Có TK 222: vốn góp liên doanh g. TSCĐHH thừa phát hiện trong kiểm kê - Nếu TSCĐHH thừa do nguyên nhân chưa ghi sổ, kế toán phải xác định nguyên nhân thừa. Nếu xác định được thì tuỳ từng trường hợp để ghi sổ - Nếu không xác định được nguyên nhân, kế toán ước tính giá trị hao mòn, nguyên giá sau đó ghi vào tài sản thừa chờ xử lý số liệu Nợ TK 211: nguyên giá Có TK 2141: giá trị hao mòn Có TK 3381: giá trị còn lại h. Khi có quyết định của Nhà nước hoặc của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại vào sổ kế toán ghi: Nợ TK 211: TSCĐH Có TK 412: chênh lệch đánh giá lại tài sản 10
  • 17. Sơ đồ 2.1: Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình 2.1.3.2. Hạch toán các nghiệp vụ biến động giảm TSCĐHH của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhượng bán, thanh lý, đem góp vốn liên doanh…Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp. a. Nhượng bán TSCĐHH: TSCĐHH nhượng bán thường là những TSCĐHH không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐHH phải làm đầy đủ các thủ tục. Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau: - Bút toán 1: ghi giảm TSCĐHH (xoá sổ) Nợ TK 2141: giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811: giá trị còn lại Có TK 211: nguyên giá - Bút toán 2: chi phí nhượng bán Nợ TK 811: tập hợp chi phí nhượng bán Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào (nếu có) 11 TK 411 TK241 TK 412 TK 111, 112, 311, 341 TK222, 228 TK 211- TSCĐHH TS CĐ HH tăng theo nguyên giá Nhận vốn góp, được cấp, tặng bằngTSCĐHH Mua sắm TSCĐHH Nhận lại TSCĐHH góp vốn liên doanh Xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao Đánh giá tăng TSCĐHH
  • 18. Có TK 111, 112, 331… - Bút toán 3: thu về nhượng bán Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán Có TK 711: doanh thu nhượng bán Có TK 3331: thuế VAT phải nộp b. Thanh lý TSCĐHH TSCĐHH thanh lý là những TSCĐHH hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được - Trường hợp TSCĐHH thanh lý dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh ghi: + Bút toán 1: xoá sổ TSCĐHH Nợ TK 214: phần giá trị hao mòn Nợ TK 811: giá trị còn lại Có TK 211: nguyên giá + Bút toán 2: số thu hồi về thanh lý Nợ TK 111, 112: thu hồi bằng tiền Nợ TK 152: thu hồi bằng vật liệu nhập kho Nợ TK 131, 138: phải thu ở người mua Có TK 3331: thuế VAT phải nộp Có TK 711: thu nhập về thanh lý + Bút toán 3: tập hợp chi phí thanh lý Nợ TK 811: chi phí thanh lý Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào Có TK 111, 112, 331, 334… - Trường hợp thanh lý TSCĐHH dùng vào hoạt động phúc lợi, ghi: Nợ TK 4313: giá trị còn lại Nợ TK 214: giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211: nguyên giá c. Mang TSCĐHH đi góp vốn liên doanh 12
  • 19. Những tài sản gửi đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác không còn thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị. Giá trị vốn góp được xác định bởi giá trị thoả thuận giữa doanh nghiệp và đối tác hoặc giá trị do hội đồng định giá TSCĐHH. Khi đó phát sinh chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị còn lại (nguyên giá) của TSCĐHH. Nợ TK 222(128): giá trị vốn góp Nợ TK 2141: giá trị hao mòn Nợ (có) TK 412: chênh lệch do đánh giá lại Có TK 211: nguyên giá TSCĐHH d. Chuyển TSCĐHH thành công cụ dụng cụ. Những TSCĐHH có nguyên giá dưới 5.000.000đồng không đủ tiêu chuẩn là TSCĐHH, theo qui định phải chuyển sang theo dõi, quản lý và hạch toán như công cụ dụng cụ đang dùng, ghi: - Nếu giá trị còn lại của TSCĐHH nhỏ, kế toán tính hết một lần vào chi phí kinh doanh căn cứ vào bộ phận sử dụng TSCĐHH Nợ TK 627, 641, 642: giá trị còn lại Nợ TK 2141: giá trị hao mòn Có TK 211: nguyên giá - Nếu TSCĐHH còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 1531: nếu nhập kho Nợ TK 1421: nếu đem sử dụng Có TK211: nguyên giá TSCĐHH e. TSCĐHH thiếu phát hiện trong kiểm kê: Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐHH và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác lập thời theo từng nguyên nhân cụ thể: - Trường hợp chờ quyết định xử lý Nợ TK 2141: hao mòn TSCĐHH Nợ TK 1381: tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 211: nguyên giá - Trường hợp có quyết định xử lý ngay Nợ TK 214: giá trị hao mòn 13
  • 20. Nợ TK 1381: giá trị thiếu chờ xử lý Nợ TK 411: ghi giảm vốn Nợ TK 811: chi phí Có TK 211: nguyên giá g. Đem TSCĐHH đi cầm cố: Nợ TK 144: ký cược, ký quỹ Nợ TK 214: hao mòn Có TK 211: nguyên giá Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình 2.1.4. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình TSCĐHH được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐHH bị hao mòn hư hỏng không đều nhau. Do vậy, để khôi phục năng lực hoạt động bình thường của TSCĐHH và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐHH bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐHH. Công việc sửa chữa có thể do 14 TSCĐ HH giảm theo nguyên giá TK222, 228 TK 811 TK411 Góp vốn liên doanh Cho thuê tài chính Trả lại TSCĐHH cho các bên liên doanh, cổ đông Giảm TSCĐHH do khấu hao hết Nhượng bán thanh lý TK211- TSCĐHH TK214
  • 21. doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐHH. 2.1.4.1. Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH trong các doanh nghiệp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau. Trong quá trình sử dụng TSCĐHH, các bộ phận này hư hỏng hao mòn không đồng đều. Để duy trì năng lực hoạt động của các TSCĐHH đảm bảo cho các tài sản này hoạt động bình thường, an toàn, doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng sửa chữa tài sản khi bị hư hỏng. Hoạt động sửa chữa thường xuyên với kỹ thuật sửa chữa đơn giản, thời gian sửa chữa diễn ra ngắn và chi phí phát sinh ít nên được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐHH đó. Nợ TK 627, 641, 642… Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153… Trường hợp thuê ngoài: Nợ TK 627, 641, 642 Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: tổng số tiền phải trả 2.1.4.2. Hạch toán sửa chữa lớn Công việc sửa chữa lớn TSCĐHH cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu: - Nếu doanh nghiệp tự làm, kế toán ghi: Nợ TK 241(2413) Có TK 111, 112, 152, 214… - Nếu doanh nghiệp thuê ngoài, kế toán ghi: Nợ TK 241: chi phí sửa chữa Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ Có TK 331: tổng số tiền phải trả - Khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán phải tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này theo từng trường hợp. + Ghi thẳng vào chi phí: 15
  • 22. Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Có TK 2413 + Hoặc kết chuyển vào tài khoản chi phí trả trước hoặc chi phí phải trả: Nợ TK 142 Nợ TK 335 Có TK 2413 2.1.4.3. Hạch toán sửa chữa nâng cấp - Tập hợp chi phí nâng cấp + Nếu doanh nghiệp tự làm: Nợ TK 2413 Có TK 152, 153, 334, 338… + Nếu doanh nghiệp thuê ngoài: Nợ TK 2413 Nợ TK 133(nếu có) Có TK331 - Khi công việc hoàn thành + Ghi tăng nguyên giá TSCĐHH theo chi phí nâng cấp thực tế Nợ TK 221 Có TK 2413 + Kết chuyển nguồn đầu tư + Lưu ý: trường hợp nâng cấp TSCĐHH hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán phải tiến hành tính lại mức khấu hao phải trích TSCĐHH đó, vì nguyên giá tăng thời gian sử dụng có thể bị thay đổi, tăng năng suất kéo dài thời gian sử dụng 2.1.5. Hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình 2.1.5.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng Khấu hao TSCĐHH chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐHH đã hao mòn. Hao mòn TSCĐHH là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử 16
  • 23. dụng của TSCĐHH. Còn mục đích của trích khấu hao TSCĐHH là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐHH khi nó bị hư hỏng. Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra, biểu hiện ở chỗ hiệu suất của TSCĐHH giảm dần, cuối cùng bị hư hỏng thanh lý. Như vậy, hao mòn là một yếu tố rất khách quan nhất thiết phải thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐHH tương ứng với giá trị hao mòn của nó để tạo ra nguồn vốn đầu tư TSCĐHH. Trong quản lý doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế thu hồi vốn đầu tư. Khấu hao TSCĐHH được biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐHH. Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 TK 214: hao mòn TSCĐ TK 2141: hao mòn TSCĐHH Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐHH của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản: + Bên nợ: giá trị hao mòn TSCĐHH giảm do các lý do giảm TSCĐHH. + Bên có: giá trị hao mòn của TSCĐHH tăng do trích khấu hao TSCĐHH, do đánh giá lại TSCĐHH. + Số dư có: giá trị hao mòn của TSCĐHH hiện có ở đơn vị. Bên cạnh TK 214- hao mòn TSCĐ còn có TK 009- nguồn vốn khấu hao cơ bản. Tài khoản được sử dụng để theo dõi việc hình thành tình hình sử dụng và còn lại của nguồn vốn khấu hao cơ bản. Kết cấu: + Số dư nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có + Bên nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do trích khấu hao hoặc do đơn vị cấp dưới nộp vốn khấu hao + Bên có: sử dụng vốn khấu hao cơ bản, nộp cho cấp trên sử dụng tái đầu tư TSCĐ, trả nợ tiền vay để đầu tư TSCĐ 17
  • 24. 2.1.5.2. Nguyên tắc trích khấu hao Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (206/2003 QĐ-BTC) qui định. - Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. - Doanh nghiệp không được trích khấu hao đối với những TSCĐ đã trích khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. - Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, DN phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại….và tính vào chi phí khác. - Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh của DN thì không trích khấu hao - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. - Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đăc biệt, DN ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không trích khấu hao 2.1.5.3. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định - Phương pháp khấu hao đường thẳng: Mức KH hàng năm = nguyên giá x tỷ lệ khấu hao năm Trong đó: Tỷ lệ khấu hao năm TSCĐ = 100% Số năm sử dụng của TSCĐ Từ đó xác định được mức khấu hao hàng tháng: Mức KH hàng tháng = Mức KH hàng năm 12 Việc tính khấu hao được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao. - Phương pháp khấu hao số lượng, khối lượng sản phẩm: Mức KH phải = sản lượng thực hiện x mức khấu hao cho một trích trong tháng trong tháng đơn vị sản lượng 18
  • 25. Trong đó: Mức KH cho 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá Sản lượng theo công suất thiết kế của cả đời máy - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong những năm đầu được xác định như sau: Mức trích KH hàng = giá trị còn lại x tỷ lệ khấu hao nhanh năm của TSCĐ của TSCĐ Trong đó: Tỷ lệ khấu hao = tỷ lệ KH theo phương x hệ số điều chỉnh nhanh pháp đường thẳng Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ như qui định: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm (t<= 4 năm) 1.5 Trên 4 đến 6 năm (4<t<=6 năm) 2 Trên 6 năm (t>=6 năm) 2.5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần như trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. 2.1.5.4. Phương pháp hạch toán Định kỳ (tháng, quí…) tính trích khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐHH, ghi: Nợ TK 627: khấu hao TSCĐHH dùng cho sản xuất chung Nợ TK 641: khấu hao TSCĐHH dùng cho bán hàng Nợ TK 642: khấu hao TSCĐHH dùng cho quản lý doanh nghiệp Có TK 214: tổng số khấu hao phải trích Đồng thời ghi nhận số khấu hao cơ bản đã trích vào tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán: Nợ TK 009 19
  • 26. Nộp vốn khấu hao cho cấp trên: + Nếu được hoàn lại: Nợ TK 1368 Có TK 111, 112 Đồng thời ghi giảm khấu hao: Có TK 009 + Nếu không được hoàn lại kế toán ghi giảm nguồn vốn khấu hao: Nợ TK 411 Có TK 111, 112 Đồng thời ghi giảm khấu hao cơ bản: Có TK 009 - Cho đơn vị khác vay vốn khấu hao: Nợ TK 128, 228 Có TK111, 112 Đồng thời ghi có TK 009 - Dùng vốn khấu hao cơ bản để trả nợ vay dài hạn ngân hàng: Nợ TK 315 Có TK111, 112 Đồng thời ghi có TK 009: - Đánh giá lại giá trị hao mòn của TSCĐHH: + Đánh giá tăng nguyên giá của TSCĐHH, kế toán ghi: Nợ TK 211: TSCĐHH Có TK 412: chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 2141: hao mòn TSCĐ + Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn: Nợ TK 412 Có TK 2141 + Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn Nợ TK 2141 Có TK 412 + Đánh giá giảm nguyên giá TSCĐHH, ghi: 20
  • 27. Nợ TK 412 Nợ TK 2141 Có TK 211 - Trường hợp giảm TSCĐHH đồng thời với việc phản ánh giảm nguyên giá TSCĐHH phải phản ánh giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐHH. - Đối với TSCĐHH đã tính đủ khấu hao cơ bản thì không tiếp tục trích khấu hao cơ bản nữa. - Đối với TSCĐHH đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, bằng quĩ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào văn hoá phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mà chỉ trích hao mòn TSCĐHH 1 năm 1 lần. 2.2. Cơ sở thực tiễn Các chuẩn mực kế toán Việt Nam số bắt đầu được ban hành từ năm 2001. Đến nay chúng ta đang thực thi, tuân theo 20 chuẩn mực kế toán theo 5 đợt ban hành. Trong đó chuẩn mực về tài sản cố định (tài sản cố dịnh hữu hình, vô hình) ban hành đợt 1, số quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001. Kế toán phải thực hiện đúng chuẩn mực kế toán (chuẩn mực số 03, 04) để xác định đúng nguyên tắc ghi nhận TSCĐ, nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể, giá trị khấu hao TSCĐ, giá trị thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ… Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 hướng dẫn kế toán thực hiện chuẩn mực kế toán. Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Ví dụ, khoản 1, điều 9 của thông tư quy định: “Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những trường hợp sau đây: TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh…”. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn quản lý và trích khấu hao tài sản cố định. 21
  • 28. Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư này thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư số 244/2009/TT-BTC. 2.3. Các chỉ tiêu tài chính phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Nợ phải trả Tổng tài sản Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Ý nghĩa: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản =
  • 29. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình và hệ thống chứng từ, sổ sách, sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Công tác kế toán và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng 3.2.2. Phạm vi không gian Đề tài thực hiện tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng Địa chỉ: Số 130, QL 14, Khu Hoà Đồng, Thị Trấn Đức Phong, Huyện Bù Đăng, Bình Phước 3.2.3. Phạm vi thời gian Thu thập số liệu về tài sản cố định hữu hình trong 03 năm (2012-2014), nhưng tập trung nghiên cứu số liệu của năm 2014. 3.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.3.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 3.3.1.1. Tên đơn vị Trung tâm viễn thông Bù Đăng được thành lập vào tháng 1 năm 2008 Trụ sở Số 130, QL 14, Khu Hoà Đồng, Thị Trấn Đức Phong, Huyện Bù Đăng, Bình Phước Số điện thoại: 06513975789 Mã số thuế: 3800182971-005 3.3.1.2. Giấy phép kinh doanh Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3800182971-005 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước cấp ngày 31 tháng 1năm 2008 Đại diện tổng giám đốc: Vũ Đức Quang Vốn điều lệ: 140.000.000.000đ 3.3.1.3. Chức năng Sản xuất và kinh doanh các linh phụ kiện viễn thông, cáp , intenert 23
  • 30. - Quản lý vận hành lưới viễn thông. - Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp viễn thông - Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện - Xây lắp các công trình viễn thông, internet và truyền hình cáp. - Lập dự án đầu tư xây dựng công trình. - Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp internet- Tư vấn, giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 50 kV. 3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý 3.3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý • Phòng tổ chức và nhân sự Tham mưu cho Giám đốc Công ty các hoạt động thuộc lĩnh vực tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ, quản lý lao động, chế độ tiền lương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với CBCNV và người lao động, đào tạo, bồi dưỡng, công tác y tế, điều dưỡng, đời sống của CBCNV trong Công ty. 24 Giám đốc Phó giám đốc Kỹ thuật Phòng Tổng hợp Phòng Kế hoạch- KT Phòng Kinh doanh (gồm các Tổ nghiệp vụ kinh doanh) Phó giám đốc Kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Tổ trực QLVH và Thao tác đóng cắt Tổ QL điện khu vực (phối hợp)
  • 31. • Phòng kỹ thuật Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành sản xuất điện, công tác quản lý kỹ thuật, công tác SCL nguồn và lưới điện, công tác sáng kiến, công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động SXKD điện năng của Công ty. • Phòng kế hoạch Tổng hợp và tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý thống nhất và chỉ đạo thực hiện công tác kế hoạch toàn diện của Công ty về SXKD, ĐTXD... và các hoạt động khác trong Công ty, bảo đảm cho các hoạt động của Công ty thực hiện theo đúng nguyên tắc, yêu cầu về công tác kế hoạch của Nhà nước và của EVN CPC. • Phòng tài chính - kế toán Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo và quản lý thống nhất các mặt hoạt động về Tài chính - Kế toán trong toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán và các chuẩn mực kế toán cũng như các chính sách về quản lý kinh tế, tài chính do Nhà nước, EVN và EVN CPC ban hành. • Phòng vật tư Tham mưu cho Giám đốc Công ty quản lý thống nhất, chỉ đạo điều hành công tác quản lý vật tư, thiết bị trong Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, EVN, EVN CPC. • Phòng kinh doanh Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo thống nhất công tác kinh doanh điện năng, dịch vụ khách hàng, quản lý và phát triển điện nông thôn trong Công ty theo đúng chính sách, chế độ và quy định, qui phạm do Nhà nước và EVN, EVN CPC ban hành. • Phòng kỹ thuật an toàn Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý công tác KTAT trong Công ty. • Phòng điều độ 25
  • 32. Chấp hành sự chỉ huy điều độ của cấp điều độ hệ thống điện Miền Trung (A3) trong việc chỉ huy điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Chỉ huy điều độ lưới điện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế. Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới phân phối thuộc quyền điều khiển. Lập phương thức vận hành hàng ngày. • Phòng kiểm tra giám sát mua bán điện Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác kiểm tra giám sát mua bán điện nhằm đảm bảo công tác này thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Trung. • Phòng thanh tra bảo vệ pháp chế Tham mưu cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực công tác: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, các qui định của cấp trên và của Công ty; giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác pháp chế, bảo vệ, bảo vệ bí mật Nhà nước; công tác quốc phòng; an ninh; đánh giá nội bộ tại Cơ quan Công ty. • Phòng công nghệ thông tin Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành của Công ty, về công tác quản lý hệ thống mạng máy tính và các loại thiết bị về tin học và ứng dụng các chương trình phần mềm vào các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. • Phòng quản lý đầu tư Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác quản lý đầu tư và xây dựng về nguồn lưới điện, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trong toàn Công ty trong phạm vi phân cấp của EVN, EVN CPC kể từ bước chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng đạt mục đích, bảo đảm đúng chế độ và trình tự thủ tục trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Và 10 đơn vị trực thuộc: Điện lực thành phố Kon Tum, Điện lực Đăk Tô, Điện lực Đăk Hà, Điện lực Sa Thầy, Điện lực Kon Rẫy, Điện lực Đăk Glei, Điện lực Ngọc Hồi, Điện lực Tu Mơ Rông, Điện lực Kon Plong, Phân xưởng thí nghiệm điện. 3.3.3. Tổ chức công tác kế toán 26
  • 33. 3.3.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, hình thức này phù hợp với mô hình và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Phòng kế toán công ty thực hiện toàn bộ công việc xử lý thông tin kế toán, các bộ phận trực thuộc chỉ thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ báo cáo lên phòng kế toán. Chú thích: Quan hệ trực tuyến Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán * Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận • Kế toán trưởng Điều hành bộ máy kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát kinh tế ở DN. • Kế toán tổng hợp Có nhiệm vụ giúp việc cho kế toán trưởng, kiểm tra đối chiếu tổng hợp số liệu và lập các báo cáo phục vị cho yêu cầu sử dụng của ban lãnh đạo. Trong công việc thực 27 KẾ TOÁN TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO QUỸ KẾ TOÁN TIỀN MẶT KẾ TOÁN VẬT TƯ HÀNG HÓA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN TSCĐ & CCỤ LAO ĐỘNG THỦ KHO THỦ QUỸ
  • 34. hiện trên phần mềm kế toán, kế toán viên có quyền hạn sử dụng thông tin trong bộ phận kế toán tổng hợp để truy xuất số liệu và in ấn báo cáo theo yêu cầu. • Bộ phận kế toán bao gồm:  Kế toán vốn bằng tiền Hàng ngày phản ánh tình hình thực thu, chi và tổng quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. Phản ánh tình hình tăng giảm số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong kỳ kế toán vốn bằng tiền, hàng ngày nhập số liệu cho các phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, Có của ngân hàng, cuối kỳ in các báo cáo như sổ quỹ tiền mặt, bảng kê thu chi…  Kế toán vật tư hàng hóa Theo dõi quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản và dự trữ hàng hóa, tính giá thực tế mua vào của hàng hóa vật tư mua và nhập kho.  Kế toán tiền lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động. Lập các bảng báo cáo về lao động, tiền lương như bảng tính lương, bảng phân bổ lương – BHXH, bảng tổng hợp chi trả lương – BHXH phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước và của doanh nghiệp.  Kế toán TSCĐ & công cụ lao động: giúp quản lý, điều hành và quản lý chung về TSCĐ của công ty.  Thủ quỹ : Có trách nhiệm thu tiền mặt, quản lý tiền mặt, ngân phiếu,ghi chép sổ quỹ và báo cáo sổ quỹ hàng ngày.  Thủ kho: xuất kho nguyên vật liệu cho đối tượng khi có chứng từ mà lãnh đạo đã chấp nhận.Bảo vệ giữ gìn tài sản,vật tư của công ty hiện đang lưu ở trong kho và văn phòng công ty nhập, xuất kho những tài sản, vật tư khi có lệnh kho của lãnh đạo công ty. 28
  • 35. 3.3.2.3. Hình thức kế toán sử dụng Hình thức kế toán là khái niệm được sử dụng để chỉ việc tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp nhằm thực hiện việc phân loại xử lý và hệ thống hóa các thông tin và hệ thống hóa các thông tin được thu thập từ chứng từ kế toán phải phản ánh số liện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán cũng như phục vụ cho việc lập ra các báo cáo kế toán theo yêu cầu quản lý Hình thức sổ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản • Số lượng sổ và kết cấu của từng loại sổ • Trình tự và phương pháp ghi chép vào từng loại sổ • Mối quan hệ giữa các sổ với nhau trong quá trình xử lý thông tin Trung tâm viễn thông Bù Đăng chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ vì hình thức này phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị a. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc điểm chủ yếu: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ảnh ở chứng từ gốc đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Trong hình thức này việc ghi sổ kế toán theo thứ tự thời gian tách rời với việc ghi sổ kế toán theo hệ thống trên 2 loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký CT – GS và sổ cái tài khoản Ưu điểm, nhượt điểm và phạm vi sử dụng • Ưu điểm: Dễ ghi chép do mẫu sổ đơn giản, để kiểm tra đối chiếu, thuận lợi cho việc phân công công tác và cơ giới hóa công tác kế toán • Nhượt điểm: Ghi chép còn trùng lắp, việc kiểm tra và đối chiếu thường bị chậm • Phạm vi sử dụng: Thích hợp với những DN có quy mô vừa và lớn có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm có các sổ sách kế toán chủ yếu sau: • Sổ cái • Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ • Các sổ thẻ kế toán chi tiết 29
  • 36. Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo các tài khoản tổng hợp quy định trong chế độ kế toán. Có hai loại sổ Cái: sổ Cái ít cột và sổ Cái nhiều cột được áp dụng trong những trường hợp hoạt động kinh tế phước tạp. Các mẫu sổ Cái có nhiều quan hệ đối ứng với các khoản khác phải sử dụng mẫu sổ Cái có nhiều cột để thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu và thu nhận chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý. Trên sổ Cái có nhiều cột, sổ phát sinh bên Nợ và bên Có của mỗi tài khoản được phân tích theo các tài khoản đối ứng Có và tài khoản đối ứng Nợ có liên quan. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào bên Có của các tài khoản có quan hệ đối ứng với nhau Sổ cái thường được đóng thành quyển để mở cho từng tháng trong đó mỗi tài khoản được giành riêng cho một trang hoặc một số trang sổ tùy theo khối lượng nghiệp vụ ghi chép nhiều hay ít. Trường hợp một tài khỏan dùng một số trang thì cuối mỗi trang phải cộng tổng số theo từng cột và chuyển sang ðầu trang sau. Cuối tháng phải khóa sổ cộng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của từng tài khoản để làm căn cứ lập bảng đối chiếu số phát sinh. Sổ đăng ký chứng từ ghi số là loại sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Ngoài mục đích đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì sổ đăng ký chứng từ ghi sổ còn dùng để quản lý các chứng từ ghi sổ và đối chiếu kiểm tra số liệu với Sổ Cái. • Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mở cho cả năm, cuối tháng phải cộng tổng số phát sinh trong tháng để làm căn cứ đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh Sổ và thẻ kế toán trong hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các loại chủ yếu sau: • Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định và nguồn vốn sở hữu • Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết vật liệu,… công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa • Sổ kế toán chi tiết tiền vay, vốn bằng tiền….. • Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán 30
  • 37. • Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. • Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên quan đến các tài khoản khác tùy theo yêu cầu quản lý và lập báo biểu Nội dung và kết cấu của các sổ và thẻ kế toán phụ thuộc vào tính chất của các đối tượng hạch toán và yêu cầu thu nhận các chi tiết phục vụ công tác quản lý và lập biểu. Trong hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ, căn cứ để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ sách kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là loại chứng từ dùng để tập hợp số liệu của chứng từ gốc theo từng loại sự việc và ghi rõ nội dung vào sổ cho từng sự việc ấy. Chứng từ ghi sổ có thể lập cho từng chứng từ gốc hoặc có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh thường xuyên trong tháng. Trong trường hợp thứ hai phải lập các bảng tổng hợp chứng từ gốc. Bảng này được lập cho từng nghiệp vụ một và có thể lập định kỳ 5 đến 10 ngày một lần hoặc lập một bảng lũy kế cho cả tháng, trong đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa được ghi chép theo tháng căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ b. Trình tự ghi sổ theo Chứng từ ghi sổ Hằng ngày, nhân viên kế toán phụ trách phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ sau đó được chuyển đến Kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển cho bọ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để bộ phận ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái Cuối tháng khóa sổ căn cứ vào Sổ Cái ta lập bảng cân đối phát sinh của các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phá sinh phải khớp nhau và khớp với số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối phải khớp với sổ dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo khác. 31
  • 38. Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển cho bộ phận kế toán chi tiết làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ lập các báo cáo Chú thích: Ghi hằng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng Sơ đồ 3.3.: hình thức luân chuyển chứng từ: 32 Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc
  • 39. 3.3.2.4. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Để theo dõi chi tiết TSCĐ HH kế toán sử dụng 3 loại sổ chi tiết sau: Sổ TSCĐ : Sổ này dùng chung cho toàn doanh nghiệp, sổ này mở căn cứ vào cách thức phân loại TS theo đặc trưng kỹ thuật, Số lượng sổ này tuỳ thuộc vào từng loại chủng loại TSCĐ. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ tăng giảm và khấu hao. Sổ chi tiết TSCĐ: (theo đơn vị sử dụng) Mỗi một đơn vị hoặc một bộ phận sử dụng phải mở một sổ để theo dõi TSCĐ. Căn cứ để ghi là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Thẻ TSCĐ: Là công cụ để ghi chép kịp thời và đầy đủ các tài liệu hạch toán có lien quan đến quá trình sử dụng TSCĐ từ khi nhập đến khi thanh lý hoặc chuyển giao cho đơn vị khác. Thẻ TSCĐ dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ và riêng từng đối tượng ghi TSCĐ, do kế toán lập, kế toán trưởng ký xác nhận. Căn cứ lập thẻ là biên bản giao nhận TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan. Thẻ được lưu ở bộ phận kế toán trong suốt thời gian sử dụng. Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh khấu hao, sửa chữa lớn, xây dựng trang bị thêm hoặc tháo dỡ một số bộ phận, thanh lý, nhượng bán, kế toán phải ghi chép kịp thời các biến động vào thẻ. - Ngoài 3 mẫu sổ chi tiết trên DN có thể mở các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý. 33
  • 40. 3.3.3. Tình hình tài sản tại công ty Bảng 3.1. Tình hình tài sản tại công ty ĐVT: nghìn đồng Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 1.Tài sản ngắn hạn 276,741, 282 281,107, 894 308,824, 664 4,366,61 2 1.58 27,716,7 70 9.86 Tiền mặt 8,618, 540 1,784, 227 1,304, 788 (6,834,31 3) (79.30) (479,4 39) (26.87) Các khoản phải thu 10,303, 318 30,606, 200 86,275, 752 20,302,88 2 197.05 55,669,5 52 181.89 Hàng tồn kho 241,642, 754 229,270, 509 205,591, 545 (12,372,24 5) (5.12) (23,678,9 64) (10.33) TS ngắn hạn khác 16,176, 669 19,446, 957 15,652, 578 3,270,28 8 20.22 (3,794,3 79) (19.51) 2.Tài sản dài hạn 131,243, 145 215,539, 012 294,412, 045 84,295,86 7 64.23 78,873,0 33 36.59 Các khoản phải thu 232, 872 232, 872 232, 872 - 0.00 - 0.00 TSCĐ 105,945, 447 189,183, 885 255,171, 943 83,238,43 8 78.57 65,988,0 58 34.88 Đầu tư Tc dài hạn 25,338, 000 25,338, 000 37,500, 000 - 0.00 12,162,0 00 48.00 TS dài hạn khác 192, 569 1,249, 998 1,740, 101 1,057,42 9 549.12 490,1 03 39.21 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Nhận xét: Qua bảng 3.3.4 trên ta thấy được tài sản của công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2013 tài sảng ngắn hạn tăng 4.366.612.000đ so với năm 2012 tương ứng với 1.58%, năm 2014 tăng mạnh so cới năm 2013 lên tới 22.716.770.000đ tương ứng 9.68% trong đó tiền mặt có tăng qua ba năm nhưng vẫn âm thể hiện hoạt động thu nợ kém hiệu quả, hàng tồn kho tăng mạnh trong giai đoạn 2014/2013 so với 2013/2012 các khoản phải thu lại ngược lại là có sự giảm nhẹ Trong khi đó, tài sản dài hạn của công ty có sự tăng mạnh vào năm 2013 và giảm nhẹ dần ở năm 2014, nhóm tài sản dài hạn tập trung chủ yếu vào TSCĐ chứng tỏ công ty đã quan tâm tới việc đầu tư trang thiết bị sản xuất. Năm 2013 tăng 83.238.438.000đ so với 2012, năm 2014 tăng 65.988.058.000đ so với năm 2013 34
  • 41. 3.3.4. Tình hình nguồn vốn tại công ty Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại công ty ĐVT: nghìn đồng Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 1. Nợ phải trả 284,836, 221 284,836, 221 314,614, 322 - 0.00 29,778, 101 10.45 Nợ ngắn hạn 37,693, 982 22,324, 964 17,481, 424 (15,369,0 18) (40.77 ) (4,843, 540) (21.70) Nợ dài hạn 247,142, 238 182,718, 884 297,132, 897 (64,423,3 54) (26.07 ) 114,414, 013 62.62 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 123,148, 206 291,603, 058 291,603, 058 168,454,8 52 136.79 - 0.00 Vốn chủ sở hữu 123,148, 206 291,603, 058 291,603, 058 168,454,8 52 136.79 - 0.00 3. Tổng cộng nguồn vốn 407,984, 427 576,439, 279 606,217, 380 168,454,8 52 41.29 29,778, 101 5.17 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Nhận xét: Tương ứng với tốc độ biến thiên của tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng có sự thay đổi khá rõ rệt trong ba năm. Nợ ngắn hạn qua ba năm có sự giảm rõ rệt, cụ thể là năm 2013 giảm 15.369.018.000đ tương ứng với giảm 40.77% so với năm 2012, năm 2014 tiếp tục giảm 4.843.540.000đ tương ứng với giảm 21.7% so với năm 2013, với sự tăng lên của tài sản ngắn hạn thì sự giảm của nợ ngắn hạn cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của đơn vị đang tăng dần. Tương tự như khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của đơn vị cũng giảm, tuy nhiên vào năm 2014 lại đặc biệt tăng cao, cụ thể là năm 2013 giảm 64.423.354.000đ tương ứng giảm 20.07% so với năm 2012 nhưng tới năm 2014 lại tăng đến 114.414.013.000đ tương ứng 62.62% điều này có thể lý giải vì năm 2014 đơn vị tiến hành dự án xây dựng cao ốc “ Lốc C”, đồng thời sự giảm nợ ngắn hạn thì tăng nợ dài hạn có thể cho là giảm thiểu rủi ro Về nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2013 tăng lên 168.454.852.000đ tương tứng 136.79%, không tăng thêm vào năm 2014, việc bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm 35
  • 42. tính tự chủ của đơn vị tăng lên do đó để có một khả năng tài tính vững vàng thì bổ sung vốn chủ sở hữu là điều cần thiết của đơn vị. 3.3.5. Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty ĐVT: nghìn đồng Nguồn: Phòng kế toán tài chính Nhận xét: Qua bảng 3.3, cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến 2014 có sự thay đổi khá rõ - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2013 tăng mạnh: 13.927.198.000đ tương ứng 77.23% so với năm 2012. Trong năm 2014 có giảm 6.058.838.000đ tương ứng giảm 18.96% so với năm 2013 nhưng nhìn chung từ năm 2013 trở đi thì bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị vẫn ổn định. - Lợi nhuận trước thuế trong năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 và tiếp tục giảm trong năm 2014 kéo theo sự giảm sút của lợi nhận sau thuế, chứng tỏ chi phí của đơn vị cao và có phần chư hợp lý, tuy nhiên chi phí trong năm 2014 có thể lý giải vì đơn vị đang thực hiện dự án xây dựng. 3.4. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu về đặc điểm chung của Trung tâm viễn thông Bù Đăng - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của Trung tâm viễn thông Bù Đăng - Đánh giá công tác kế toán TSCĐHH tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng 36 Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18,032,44 1 31,959,6 39 25,900,8 01 13,927,19 8 77.23 (6,058,8 38) (18.96) Lợi nhuận kế toán trước thuế 154,96 7 (6,942,1 31) (3,471,6 62) (7,097,09 8) (45.79) 3,470,4 69 (49.99) Thuế TNDN 44,350,74 5 - - (44,350,74 5) (100) - 0.00 Lợi nhuận sau thuế TNDN (44,195,77 8) (6,942,1 31) (3,471,6 62) 37,253,64 7 (84.29) 3,470,4 69 (49.99)
  • 43. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCDDHH tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng. 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin, số liệu - Số liệu thứ cấp: Để thu thập những thông tin chung về sự hình thành và phát triển, cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp em đã tiến hành thu thập qua các phòng ban, các báo cáo tổng kết, các chứng từ. - Số liệu sơ cấp (số liệu mới): Tiến hành xử lý số liệu thông qua công cụ máy tính bằng Word và Excel 3.5.2. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu Là phương pháp mô tả toàn bộ hiện trạng về tổ chức hạch toán.Tổng hợp số liệu so sánh giữa kì hạch toán hiện tại với kỳ trước, giữa thực tế hạch toán với chế độ tài chính hiện hành từ đó đưa ra một số nhận xét, giải pháp, định hướng phù hợp. 3.5.3. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh - Phương pháp mô tả: là phương pháp mô tả thực trạng của sự vật hiện tượng trên cơ sở số liệu đã được sử dụng trong quá trình phân tích. - Phương pháp so sánh: Là phương pháp tính toán chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối, so sánh chung với nhau nhằm tìm ra quy luật của các sự vật, hiện tượng nghiên cứu, nó chủ yếu được sử dụng trong các bảng biểu trong quá trình so sánh. 3.5.4. Phương pháp chứng từ kế toán Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ. Phương pháp chứng từ là một phương pháp trong hệ thống các phương pháp kế toán. Cho nên nó phải được sử dụng phối hợp với các phương pháp kế toán khác. 37
  • 44. PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình của Trung tâm viễn thông Bù Đăng Hằng năm Công ty lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ trình ban lãnh đạo Công ty. Ban lãnh đạo sẽ xem xét và phê duyệt tổng thể đầu tư hằng năm. Trước khi mua sắm TSCĐ phải lập văn bản và dự toán trình ban lãnh đạo xem xét và phê duyệt. Sau khi mua sắm xây dựng cơ bản phải có quyết toán gửi về ban lãnh đạo. TSCĐ trong doanh nghiệp gồm nhiều thứ, nhiều loại, mổi loại đều có những đặc điểm khác nhau về tình chất, công dụng, thời gian sử dụng. Phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Để thuận tiện trong công tác quản lí và kế toán TSCĐ cần phải phân loại TSCĐ theo nhiều tiêu thức khác nhau: - TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. + Nhà cửa, vật kiến trúc. + Máy móc thiết bị. + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. + Thiết bị, dụng cụ quản lí + Các TSCĐ khác. - TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị là do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. + Quyền sử dụng đất có thời hạn. + phát minh sáng chế + Quyền phát hành. + Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng. + Bản quyền, bằng sang chế. + TSCĐ vô hình khác. 38
  • 45. 4.1.1. Danh mục Tài sản cố định hữu hình của Trung tâm viễn thông Bù Đăng Bảng 4.1: TSCĐ HH của Trung tâm viễn thông Bù Đăng Mã Tên Đvt TS0001 "Xe ô tô Mítsubisi Pajero 47L7134" Chiếc TS0002 Máy tính xách tay Cái TS0003 Máy tính xách tay Cái TS0004 Máy tính xách tay Cái TS0005 Máy photo Cái TS0006 Máy điều hòa nhiệt độ Cái TS0007 Máy vi tính Del R510 Cái TS0008 Xe tải Cửu Long (cao su) Chiếc TS0009 Xe tải Chiến Thắng (cao su) Chiếc TS0010 Máy kéo nông nghiệp Chiếc TS0011 Xe Forger 17L0840 Chiếc TS0012 Vận thăng(2 cái ) Cái TS0013 Đầu bơm Cái TS0014 Xe ToYoTa ForTuner Cái TS0015 Xe Ford Ranger 47C-01436 Cái TS0016 Máy đào KOMATSU ( 2 cái) Cái TS0017 Nhà làm việc Cái TS0018 Nhà nghỉ Cái TS0019 Nhà ăn Cái TS0020 Nhà ở công nhân Cái TS0021 Sân vườn + tường rào Cái TS0022 Máy tính xách tay Cái TS0023 Động cơ máy tưới Diezel RVi 25-2 Cái TS0024 Ống tưới + phụ kiện tứôi Bộ TS0025 Cổng + trụ nông trường Cái TS0026 Nhà để xe+ nhà kho nông trường Cái TS0027 Máy kéo nông nghiệp model TL 100-4WD (02 cái) đã thanh lý+ 2 mooc kéo Cái TS0028 Máy bơm nước Cái TS0029 Máy phát điện Cái TS0030 Thiết bị Camera Cái 39
  • 46. TS0031 Nhà kho Nông trường Cái TS0032 Xe TOYOTA HILUX Chiếc TS0033 Máy chà sàn liên hợp Viper Fang 18c Cái TS0034 Két sắt hoà phát Cái TS0035 Xe máy Wave S (D) Chiếc TS0036 Xe máy Wave S (D) Chiếc TS0037 Mooc kéo máy cày đã thanh lý 1 cái Chiếc TS0038 Két sắt hoà phát Cái TS0039 Máy bơm nước vườn ươm Cái TS0040 Máy bơm nước HTT Bộ TS0041 Máy pho to copy Cái TS0042 Cột ăng ten Cái TS0043 Hệ thống nhà trạm BTS Nhà TS0044 Hệ thống máng cáp mét TS0045 Cáp quang mét TS0046 Cáp điện Chiếc TS0047 Xe máy cày độ NT 1 Chiếc TS0048 Giếng khoan 1 Cái TS0049 Giếng khoan 2 Cái TS0050 Máy ép bã mía Cái TS0051 Mô tơ 90KW Cái TS0052 Mooc kéo Cái 40
  • 47. 4.1.2. Phân loại và phân nhóm Tài sản cố định hữu hình ở Trung tâm viễn thông Bù Đăng Công ty tiến hành phân loại TSCĐ hữu hình theo đặc trưng kĩ thuật. Theo cách phân loại này sẽ cho ta biết kết cấu TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật, cho biết công ty có những loại TSCĐ nào kết cấu của mỗi loại so với tổng số là bao nhiêu, năng lực sản xuất như thế nào. Là cơ sở để tiến hành hạch toán, quản lý chi tiết theo từng nhóm TSCĐ, tiến hành tính và phân bổ khấu hao. Theo cách phân loại này TSCĐ hữu hình của công ty gồm : Loại TSCĐHH Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Nhà cửa, vật liệu, kiến trúc 5,968,177 ,521 798,237,980 5,169,939,541 Máy móc thiết bị 33,970,542,2 88 390,238,485 33,580,303,803 Thiết bị quản lý 113,426 ,321 7,122,603 106,303,718 Phương tiện vận tải 4,210,260 ,661 366,703,717 3,843,556,944 TSCĐHH khác 114,740 ,000 8,279,440 106,460,560 41
  • 48. 4.1.3. Tình hình tăng giảm Tài sản cố định hữu hình tại Trung tâm viễn thông Bù Đăng Trong năm 2014 tình hình biến động TSCĐ HH tại công ty như sau: Bảng 4.2: tình hình biến động TSCĐ HH của công ty Đơn vị: VN đồng khoản mục Nhà cửa, kiến trúc Máy móc thiết bị Thiết bị quản lý Phương tiện vận tải TSCĐHH khác 1, số dư đầu năm 5,968,177,52 1 30,485,142,28 8 106,846,32 1 3,347,694,50 2 114,740,000 2. Tăng trong năm - 5,609,800, 000 12,56 0,000 1,406,889 ,770 - -Mua sắm 5,609,800, 000 12,56 0,000 1,325,891 ,210 -Điều Chuyển 80,998,560 -Đánh giá lại 3. Giảm Trong Năm - 2,124,400, 000 5,98 0,000 544,323 ,611 - -Điều chuyển 544,323 ,611 -Thanh lý 2,124,400, 000 5,98 0,000 4. Số dư cuối năm 5,968,177,52 1 33,970,542,28 8 113,426,32 1 4,210,260,66 1 114,740,000 Như số liệu trên bảng phân tích trên ta thấy biến động TSCĐ HH của công ty chủ yếu là do hai nghiệp vụ mua sắm và điều chuyển giữa công ty và tổng công ty. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ HH của công ty, nên những biến động tăng giảm TSCĐ HH của công ty chủ yểu là do ảnh hưởng của biến động tăng giảm máy móc thiết bị. Do đó, kế toán TSCĐ HH phải chú trọng đến việc theo dõi và hạch toán máy móc thiết bị nhằm quản lý TSCĐ HH cho thật chính xác và kịp thời. 42
  • 49. 4.2. Trình tự ghi sổ 4.2.1. Kế toán tăng Tài sản cố định hữu hình Sơ đồ 4.1: Luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định - Nghiệp vụ 1: Giao nhận công trình XDCB hoàn thành ngày 02/10/2012.Bộ phận XDCB bàn giao TBA 3P 50kVA xã Đăk sao huyện Tu Mơ Rông tổng giá quyết toán công trình được duyệt là 206.710.530 công trình ước tính sử dụng trong vòng 10 năm. Định khoản: Nợ TK 211 : 206.710.530 Có TK 33692 :206.710.530 43 Bộ phận liên quan Bộ phận dự án đầu tư (Bộ phận kỹ thuật,…) Bộ phận kế toán liên quan Bộ phận nhận (sử dụng) TSCĐ Kế toán tài sản cố định Kế toán trưởng, Giám đốc Mua sắm - hoá đơn… - Hồ sơ kỹ thuật. Đầu tư XDCB - Hồ sơ hoàn thành công trình. - Chứng từ kèm theo khác. Lập -Biên bản giao nhận TSCĐ (..) Biên bản giao nhận TSCĐ (đã duyệt, ký) Lưu chứng từ Ký Biên bản giao nhận TSCĐ Duyệt, ký -Biên bản giao nhận TSCĐ (..) - BBGN TSCĐ - Các chứng từ liên quan Ghi sổ kế toán TSCĐ - BBGN TSCĐ - Các chứng từ liên quan Sổ kế toán các tài khoản có liên quan Lư chứng từ
  • 50. Chứng từ sử dụng nghiên cứu - Biên bản giao nhận tài sản - Thẻ tài sản - Vì đây là TSCĐ dùng cho công trình thuộc nguồn vốn XDCB nên ta sử dụng TK 33692 Phân tích số liệu trên các chứng từ trên và xem lại cách hoạch toán sổ sách của kế toán - Ch ng t s 1ứ ừ ố : Biên b n giao nh n TSCĐả ậ BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Căn cứ thông tin liên tịch hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn lưới điện số: 06/2011/TTLT/BCN - BTC ngày 23 tháng 08 năm 2001 của Liên Bộ Công Nghiệp - Bộ Tài chính. - Căn cứ vào văn bản số 2679 CV/TCKT và hồ sơ gốc hồ sơ được lập tại thời điểm bàn giao công trình, đã được các bên cũng xác nhận. Chúng tôi gồm có: A - Bên giao : BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN THỊ XÃ KON TUM. a. Ông: Cao Quang Vinh ; Chức vụ: Phó ban b. Bà: Bành Thị Hoa ; Chức vụ: Kế toán Trưởng B - Bên nhận : TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG Ông : Nguyễn Xuân Tương ; Chức vụ: Giám Đốc c. Bà: Nguyễn Thị Thủy ; Chức vụ: KT trưởng d. Ông : Phạm Xuân Vinh ; Chứcvụ: CB KH_KT. Sau khi kiểm tra hồ sơ và thực tế tại hiện trường trạm BTS Bên giao và Bên nhận thống nhất các số liệu cơ bản giao nhận TT Tên, ký hiệu, quy cách Số hiệu TSCĐ Năm sản xuất (Xây dựng) Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suất (diện tích, thiết kế) Tính nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ hao mòn % Tài liệu KT kèm theo 44 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngày 02 tháng 10 năm 2014
  • 51. 1 BTS 2014 206.710.530 Cộng 206.710.530 Biên bản kết thúc lúc 10h30’ cùng ngày và được lập 02 bản, mỗi bên giữ một bản ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 45
  • 52. Chứng từ 2: Thẻ TSCĐ THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số thẻ: 3245 Ngày lập thẻ: 02/10/2014 Mã số TSCĐ: 2130400815 9 Kế toán trưởng: Tháng in thẻ: Căn cứ vào: VB số 2679/CV/TCKT Tên TSCĐ: TBS Ký MH,quy cách: Số hiệu TSCĐ 3245 TK: 2112 Nước sản xuất 704 Năm đưa vào SD 02/10/2010 Công suất: 50kVA Bộ phận quản lý: Viễn thông Bú Đăng Phần A :TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Giá trị đã hao mòn TSCĐ Gía trị còn lại Mức khấu hao tháng Hiện trạng Nguồn vốn TKPBKH Lượng Tiền Thời gian SD(năm) Mức khấu hao năm Lũy kế từ khi sử dụng TSCĐ dùng trong SXKD ngân sách 1 206.710.53 0 10 20.671.05 3 1.722.58 8 204.987.942 1.722.588 46
  • 53. - Nghiệp vụ 2: Ngày 20/10/2010 Doanh nghiệp mua một chiếc xe ô tô sử dụng cho Công ty với giá chưa thuế VAT 10% là 500.700.000 đồng. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho người bán. Định khoản: Nợ TK 211: 500.700.000 Nợ TK1332: 50.070.000 Có TK 33111: 550.770.000 *Chứng từ liên quan : + Giấy đề nghị thanh toán (bên bán) + Hóa Đơn GTGT + Hợp đồng mua bán + Biên bản bàn giao. 47
  • 54. Chứng từ số 1: Hợp đồng mua bán xe ô tô CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE ÔTÔ Hôm nay 20 ngày 10 tháng 2014 năm trước mặt công chứng viên ký tên dưới đây, chúng tôi gồm: BÊN BÁN: (gọi tắt là Bên A): Ông(bà): Nguyễn Minh Nhật. Sinh năm………..., CMND số……………..........do Công an thành phố/tỉnh ……........………cấp ngày……………… thường trúi tại ……………….......... Bà(ông) : …………………… sinh năm…………, CMND số……....…………… do Công an thành phố/tỉnh……………..cấp ngày …….........thường trú tại………….................................. BÊN MUA: (gọi tắt là Bên B): Ông(bà): Nguyễn Xuân Tương. Sinh năm………..., CMND số………………… do Công an thành phố/tỉnh ………......……cấp ngày……………… thường trú tại ……………… ........... Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký bản hợp đồng này để thực hiện việc mua bán ôtô, với những điều khoản đã được hai bên bàn bạc và thoả thuận như sau: 1. Bằng hợp đồng này Bên A đồng ý bán đứt cho Bên B chiếc xe ôtô: Nhãn hiệu:............... ; Màu sơn: .................; Số máy: ................. ; Số khung: ..........; Biển số: .................... ; Loại xe: .................... ; Số chỗ ngồi: ..........Theo đăng ký xe ôtô số:................. ................do Công an thành phố/tỉnh cấp ngày ............ , đăng ký lần đầu ngày .................. , đứng tên chủ xe là ông/bà:................................Giá mua bán xe ôtô hai bên tự thoả thuận là: 500.700.000 tr/đ 2. Bên A cam kết: Khi đem bán chiếc xe ôtô trên, Bên A không cấm cố, không hứa bán, không đem cho, không chuyển nhượng, hoặc có bất kỳ thoả thuận nào khác về việc mua bán chiếc xe này, đồng thời đã thông báo cho Bên B biết về tình trạng kỹ thuật của chiếc xe nói trên. Nếu sai Bên A xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hậu quả trước pháp luật, kể cả việc thoả thuận giá mua bán. 3. Bên B cam kết: Đã xem xét, biết rõ tình trạng kỹ thuật của xe, hoàn toàn đồng ý mua chiếc xe ôtô nói trên như hiện trạng và đã nhận đủ bản chính giấy đăng ký xe ôtô, các giấy tờ kèm theo xe cùng chiếc xe ôtô nói trên. Đồng thời Bên B cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về việc đăng ký sang tên theo quy định. Hai bên, từng người một đã đọc lại nguyên văn bản hợp đồng này, hiểu rõ nội dung và hoàn toàn nhất trí với nội dung hợp đồng. Hai bên đã cùng ký tên dưới đây để làm bằng. - Hai bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hợp đồng. - Tại thời điểm công chứng, các bên trong hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật. Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội. 48
  • 55. - Các bên giao kết đã đọc lại nguyên văn bản hợp đồng này, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của tôi. ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 49
  • 56. Chứng từ số 2: Hóa đơn GTGT: HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT - 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: CB/ 2010N Liên 2: Giao cho khách hàng Số: 00896521 Ngày 20 tháng 10 năm 2014 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Phước Tiến Địa chỉ : 145 Tôn Đức Thắng – Bình Phước Số tài khoản : P00000013645 Điện thoại : MST Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị : TRUNG TÂM VIỄN THÔNG BÙ ĐĂNG Địa chỉ : Số 130, QL 14, Khu Hoà Đồng, Thị Trấn Đức Phong, Huyện Bù Đăng, Bình Phước Số tài khoản : 5100207896549 Hình thức thanh toán: Tiền mặt/ck MST STT Tên hàng hoá,dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 50 0 4 0 0 1 2 7 4 3 6 3 8 0 0 1 8 2 9 7 1 0 0 0 5
  • 57. A B C 1 2 3 = 1x 2 1 Xe ô tô Chiếc 1 500.700.000 500.700.000 Cộng tiền hàng 500.700.000 Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT 50.070.000 Tổng cộng tiền thanh toán 550.770.000 Số tiền bằng chữ: năm trăm năm mươi triệu, bảy trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn. BP, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Đã ký,ghi rõ họ tên) (Đã ký,ghi rõ họ tên) (Đã ký, ghi rõ họ tên) - Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ Chứng từ số 3: Biên bản giao nhận TSCĐ Đơn vị: Cty Điện lực thành phố Kon Tum Địa chỉ: 209 Trần Hưng Đạo BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 21 tháng 10 năm 2014 Số: 3213 Nợ: Có: Căn cứ vào QĐ số 4973/QĐ-EVNCPC_21/10/2014 Ban giao nhận gồm: - Ông: Phùng Vinh ; Chức vụ: Giám đốc, đại diện bên giao - Ông: Trần Đình Hùng ; Chức vụ: Lái xe, đại diên bên giao. - Ông: Vũ Đức Quang ; Chức vụ: Giám đốc, đại diện bên nhận - Ông: Nguyễn Minh Sơn ; Chức vụ: Lái xe, đại diện bên nhận . Địa điểm giao nhận xe: Văn phòng Trung tâm viễn thông Bú Đăng Xác nhận việc giao nhận TSCĐ. Số Tính nguyên giá TSCĐ 51 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  • 58. TT Tên, ký hiệu, quy cách hiệu TS CĐ Nước sản xuất (xd) Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suất (diện tích, thiết kế) Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ hao mò n % Tài liệu KT kèm theo 1 Xe ô tô 2010 500.700.000 Cộng 500.700.000 DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO Danh mục bộ dụng cụ Số lượng Danh mục bộ dụng cụ Số lượng Lốp dự phòng 01 chiếc Tuyp 21 01 chiếc Khoá, xông 01 chiếc Chìa khoá 01 chiếc Kích và tay 01 chiếc Tuốc Nơvít 01 chiếc Tuyp mở bugi 01 chiếc Đèn gầm 01 chiếc Toppi 01 bộ Baganoc 01 chiếc Che mưa 01 bộ Chắn bùn 01 bộ Cán trước 01 bộ Bậc lên xuống 01 bộ Bình Phước, ngày 02 tháng 10 năm 2014 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao (Ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và giấy tờ liên quan, kế toán lập thẻ TSCĐ. 52
  • 59. Chứng từ 4: Thẻ TSCĐ THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số thẻ: 3247 ngày lập thẻ: 20/10/2014 Mã số TSCĐ: 21304008166 Kế toán trưởng Tháng in thẻ: Căn cứ vào: VB số 4973/CREB-TCKT tên TSCĐ: XE Ô TÔ ký MH,quy cách: số hiệu TSCĐ 3247 TK 2113 Nước sản xuất Nhật Năm đưa vào SD 20/10/2010 Công suất Bộ phận quản lý Điện lực Kon Tum Nguyên giá TSCĐ giá trị đã hao mòn TSCĐ Gía trị còn lại Mức khấu hao tháng Hiện trạng Nguồn vốn TKPBKH Lượng Tiền Thời gian SD (năm) Mức khấu hao năm Lũy kế từ khi sử dụng TSCĐ dùng trong HĐ Ngân sách 1 550.770.000 10 55.077.000 45.897.500 504.872.500 45.897.500 53
  • 60. 4.2.2. Kế toán giảm TSCĐ HH Các bộ phận (phòng ban) liên quan Bộ phận kế toán có liên quan Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng, Giám đốc Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định * Khi thanh lý TSCĐ có các chứng từ sau: + Quyết định thanh lý TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ + Hoá đơn GTGT + Phiếu thu + Thẻ TSCĐ + Biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ (ngoài ra còn có phiếu xác nhận tình trạng của xe) *Nghiệp vụ 3: Ngày 25/10/2014 Công ty thanh lí chiếc xe ô tô Fotuner dùng ở phòng kinh doanh, nguyên giá 350.300.000 đồng, giá trị hao mòn đến thời điểm thanh lí là 175.150.000 đồng. Giá do hội đồng thống nhất thanh lí là 190.000.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10%. o Định khoản: 54 Biên bản thanh lí TSCĐ -Quyết định thanh lý - Hóa đơn - Biên bản kiểm kê. -Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Biên bản thanh lý. -Biên bản kiểm kê. - Biên bản đánh giá tại TSCĐ. -hóa đơn -phiếu thu Ghi sổ kế toán liên quan - Biên bản thanh lý. -Biên bản kiểm kê. - Biên bản đánh giá tại TSCĐ. -thẻ TSCĐ Ghi sổ kế toán liên quan - Biên bản thanh lý.. -Biên bản kiểm kê. - Biên bản đánh giá tại TSCĐ. -thẻ TSCĐ Lưu chứng từ
  • 61. - Nợ TK 214: 175.150.000 Nợ TK 811: 175.150.000 Có TK 211: 350.300.000 Đồng thời: - Nợ TK 111: 209.000.000 Có TK 711: 190.000.000 Có TK 3331: 19.000.00 55