SlideShare a Scribd company logo
1 of 143
Download to read offline
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BỘ MÔN RAU - QUẢ
BIÊN SOẠN : TH.S. BÙI BẢO HOÀN
TS. ĐÀO THANH VÂN
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
( GIÁO TRÌNH NỘI BỘ)
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐẦO TẠO
Đ ẠI H Ọ C TH Á I N GU YÊN
TRƯ ỜNG Đ ẠI H Ọ C N Ô N G LÂM
BỘ MÔN RAU - QUẢ
BIÊN SOẠN : TH.S. BÙI BẢO HOÀN
TS. ĐÀO THANH VÂN
GIÁO TRÌNH
CÂY RAU
(Giáo trình nội bộ)
t>
Ạ
i HOCTH
Ấ
Ì NGữv ỂN
THỮ VlỂN
ĩR
Ư
Ớ
M
te8 * 1 Họrtâ&ợ'l?M
PHŨNGMlíÀrtò
NHÀ XUẤT BẢN NÔNỠ NGHIỆP
HÀ NỘI-2000
•
ề
.
<
Mực LỤC
Trang
Lời nói đầu 5
Phần thứ nhất: MỘT s ố KIẾN THỨC c ơ BẢN VỀ CÂY RAU
VA SẢN XUẤT RAU 7
7
Chương 1 .ếMở đầu - Vai trò vị trí của cây rau trong đời sống
1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của rau 7
2. Tình hình sản xuất rau trong nước và trên thế giới 11
3. Những thuận lợi và khó khăn của nghề trổng rau ở Việt Nam 16
Chương 2. Cơ sở sinh vật học của cây rau 18
A. Phương pháp phân loại 18
l ẳPhân loại theo đặc điểm thực vật học 18
• » • • #
2. Phương pháp phân loại theo bộ phạn sử dụng 21
3. Phân loại trên cơ sở trồng trọt 21
B. Yêu cầu của rau đối với điều kiện ngoại cảnh 21
1. Nhiệt độ 22
2 . Ánh sáng 23
3. Nước 24
4. Đất và chất dinh dưỡng 25
Chương 3 : Sản xuất rau sạch 28
1. Những yếu tố gây nhiễm trên rau 28
2. Một sô giải pháp tổ chức sản xuất rau sạch 30
Chương 4 ệ
*Cơ sở vật chất và kỹ thuật của nghề trồng rau 35
l ềNhững phương thức trồng rau 35
2. Cơ sở vật chất và kỹ thuật để thâm canh rau 35
3. Biện pháp luân canh và trồng xen, trồng gối 48
4. Thu hoạch và bảo quản 50
Phần thứ hai : TRồNG RAU CHUYÊN KHOA 52
Chương 5 ẻ
' Loại cải báp (Brassica oleraceae^ 52
l ẳĐặc điểm của các biến chủng cải bắp 52
2. Cây cải bắp 54
Chương 6 : Các loại cây rau họ cà 68
1. Đặc điểm chung của các loại cây rau họ cà 6 8
2. Cây cà chua 69
3
Chương 7 .ỂCác loại cây họ bầu bí 86
1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của các cây trong họ bầu bí 8 6
2. Đặc tính chung của các cây ho bầu bí ^
3. Yêu cầu của các cây họ bầu bí đối với điều kiện ngoại cảnh 90
4. Cây bí xanh (Benicasa ceri/era Savi) 92
Chương 8 .ẾLoại đậu rau 95
1. Giá trị dinh dưỡng của đậu rau 95
2. Đặc tính chung của các giống đậu rau 96ẳ
3. Phân loại đậu và các giống đậu 97
4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
5. Kỹ thuật trồng trọt
6 . Để giống và cất giữ giống 104
Chương 9 .ỆMột sô loại rau có giá trị xuất khẩu và một sô loại rau rừng 105
1. Cây măng Tây (Asparagus oỷỊcinaỉis L.) 105
2. Cây tỏi (Állium sativum L.) 108
3. Cây hành tây (Allium cepa L.) 110
4. Cây cải thước (Artum lappa L.) 113
5. Ngô rau (Zea mays L.) 115
6 . Cây đậu bắp (Hibicus esculentus - Abel moschus esculentus) 120
7. Cây rau sắng (Phyllanthus elegans L.) 121
8 . Dây hương (Erythropalum scandens BL.) 122
9. Cải xoong (Nasturtium officinale R.BR.) 123
10. Kỹ thuật trồng nấm 124
Tài liệu tham khảo 138
4
LÒI NÓI ĐẨU
Rau là thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mọi ngừơi.
Rau cung cấp cho cơ thể con người nhiều loại vitamin, muối khoáng, đường, tinh bột,
protein... Rau còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Bởi vậy, từ lâu nghề trồng rau đã có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Rau cũng như các lọai cây trồng khác là môn học chuyên môn đối với ngành trồng trọt.
Môn học này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về quy luật sinh trưởng
phát triển của cây rau, yêu cầu của cây rau đối với các điều kiện ngoại cảnh khác
nhau, những biện pháp cơ bản trong nghề trổng rau và kỹ thuật trồng trọt những loại
rau có chất lượng cao.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ sư nông nghiệp miền núi, ngành trồng trọt, Bộ
môn Rau - Quả Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên xin trân trọng giới thiệu
cuốn "Giáo trình cây rau".
Nội dung cuốn giáo trình này dựa trên cơ sở thực tiễn, các thành tựu nghiên
cứu về cây rau ở nước ta và một số nước trên thế giới, cùng với sự tham khảo Giáo
trình cây rau của Tạ Thu Cúc và Giáo trình cao học Rau và trồng rau của PTS. Mai
Thị Phương Anh (Viện KHKTNNVN).
Chúng tôi bổ sung và chọn lọc cho phù hợp vứi chương trình đào tạo của
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Giáo trình được Hội đồng biên soạn giáo trình Trường Đại học Nông Lâm
thông qua, bao gồm 9 chương và chia ra làm hai phần chính.
Với điều kiện và thời gian có hạn, cuốn giáo trình này không khỏi có những
thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp chân thành của độc giả xa
gần để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
TẬP THỂ TÁC GIẢ
5
Phẩn thứ nhâ't
MỘT SỐ KIẾN THỨC c ơ BẢN
VỂ CÂY RAU VÀ SẢN XUẤT RAU
Chương I
MỎ ĐẦU
VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA CÂY RAU TRONG ĐÒI SỐNG
■
1. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA RAU
1.1. Giá trí dinh dưỡng
Rau là loại thực phẩm không thể thay thế được trong bữa ăn hàng ngày của
con người. Trong thức ăn hàng ngày, cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ các
nguồn thức ăn chính như :
Thức ăn động vật bao gồm : thịt, trứng, sữa, cá, tôm... Loại thức ăn này cung
cấp chủ yếu là protein và lipit.
Thức ăn thực vật bao gồm : lúa, ngô, khoai, sắn và rau. Trong đó lúa, ngố, khoai,
sắn cung cấp năng lượng cho cơ thể. còn rau cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng
như các loại vitamin A, B, c, D, E, pp..., các loại chất muối khoáng và xơ, những chất
dinh dưỡng khổng thể thiếu được đối với hoạt động sinh lý của cơ thể.
Hàm lượng các chất trong rau trồng ở Việt Nam được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 2. Nhu cầu về vitamin trong một ngày đêm của các loại lao động (mg)
~ — Tên vitamin
Loại lao động -—
A B, b2 b6 c pp
Lao động bình thường 1,5 2 , 0 2 , 0 2 , 0 70 15
Lao động nặng (hay phải tập trung trí óc) 1,5 2,5 3,0 2 , 0 1 0 0 2 0
Lao động rất nặng nhọc 1,5 3,0 3,5 2 , 0 1 2 0 25
Trẻ em từ 7-14 tuổi 1 , 0 1,5 2 , 0 2 , 0 50 15
Trẻ em dưới 7 tuổi 1 , 0 1 , 0 2 , 0 2 , 0 35 15
Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta hiện nay, rau cung cấp khoảng 95 - 99%
nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn vitamin B2 và gần 100% nguồn vitamin c. Nếu
ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da
khô, mắt mờ, quáng gà... do thiếu vitamin A ; chảy máu chân rãng, tay chân mỏi
mệt, suy nhược... do thiếu vitamin c ; lở loét miệng lưỡi, viêm ngứa chủ yếu do thiếu
7
00
Bảng 1. Thành phần các chất trong rau Việt Nam
(Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam - 1972)
Số
TT
Loại rau
Thành phẩn hoá học (g%) Muối khoáng (mg%) Vitamin (mg%)
Nước Protein Gluxit Xenlulo Tro Calo Ca p Fe Caroten B, b2 pp c
1 Bầu 95,1 0,6 2,9 1,0 0,4 14 21,0 25,0 0,2 0,02 0,02 0,03 0,40 12
2 Bí xanh 95,5 0,6 2,4 1,0 0,5 12 26,0 23,0 0,3 0,01 0,01 0,02 0,03 16
3 Bí đỏ 92,0 0,3 6,2 0,7 0,8 27 24,0 16,0 0,5 0,20 0,06 0,03 0,40 8
4 Cà bát 92,5 1,2 4,2 1.5 0,6 22 12,0 16,0 0,7 0,04 0,03 0,04 0,50 3
5 Cà pháo 92,5 1,5 3,6 1,6 0.8 21 12,0 16,0 0,7 0,04 0,03 0,04 0,50 3
6 Cà tím 92,5 1,0 4,5 1,5 0,5 23 15,0 34,0 0,4 0,02 0,04 0,05 0,60 15
7 Cà chua 94,0 0,6 4,2 0,8 0,4 20 12,0 26,0 1,4 2,00 0,06 0,04 0.50 10
8 Cà rốt 88,5 1,5 8,0 1,2 0,8 39 43,0 39,0 0,8 1,90 0,06 0,06 0,40 8
9 Đậu côve 80,0 5,9 13,3 1,0 0,7 75 26,0 112,0 0,7 1,00 0,34 0,19 2,60 25
10 Đậu đũa 83,0 6,0 8,3 2,0 0,4 59 47,0 26,0 1,6 0,50 0,29 0,18 1,80 3
11 Đậu Hà Lan 81,0 6,5 11,0 1,0 0,5 72 57,0 43,0 0,8 - 0,40 - - -
12 Mướp ta 95,1 0.9 3.0 0,5 0.5 16 27,0 45,0 0.8 0,32 0,04 0,06 0,50 0,8
13 Mướp đắng 91,4 0,9 3,0 1,1 0,6 16 18,0 29,0 0,6 0,08 0,07 0,04 0,30 22
14 Dưa chuột 95,0 0,8 3,0 0,7 0,5 16 23,0 27,0 1,0 0,30 0,03 0,04 0,10 5
15 Dưa gang 96,2 0,8 2,0 0,7 0,3 11 25,0 37,0 0,4 0,23 0,04 0,04 0,30 4
16 ớt chín vàng 91,0 1,3 5,7 1,4 0,5 29 - - - 10,0 - - - 25
17 Cải bấp 90,0 1,8 5,4 1,6 1,2 30 48,0 31,0 1,1 vết 0,06 0,05 0,40 36
18 Cải trắng 93,2 1,1 2,6 1,8 1,0 16 50,0 30,0 0,7 - 0,09 0,07 - 26
19 Cẳi bẹ 93,8 1,7 2,1 1,8 0,6 16 89,0 13,5 1,9 0,30 0,07 0,10 0,80 51
20 Cải cúc 93,8 1,6 1,9 2,0 0,7 14 63,0 38,0 0,8 0,28 0,01 0,03 0,20 -
21 Cải xoong 93 7 2,1 1,4 2,0 0,8 16 69,0 28,0 1,6 • - - - 25
22 Cần ta 95,3 1,0 1,5 1,5 0,7 10 310,0 64,0 - 0,40 0,04 0,03 0,30 6
23 Cẩn lây 85,0 3,7 8,1 1,5 1,7 48 325,0 128,0 8,0 10,00 - - - 150
24 Củ cải đỏ 88,0 1,3 10,8 0,9 1,0 50 28,0 -43,0 1,4 0,01 0,02 0,05 0,04 20
25 Củ cải trắng 92,1 1,5 3,7 1,5 1.2 21 40,0 41,0 1,1 - 0,06 0,06 0,50 30
Số
TT
Loại rau
Thành phẩn hoá học (g%) Muối khoáng (mg%) Vitamin (mg%)
Nước Protein Gluxit Xenlulo Tro Calo Ca p Fe Caroten Bi pp c
26 Củ đậu 92,0 1,0 6,0 0,7 0,3 29 8,0 8,0 16,0 - - - - 6
27 Củ niễng 90,2 2,0 5,4 1,8 0,6 30 24,0 92,0 1,4 - - - - 2
28 Dọc mùng 96,0 0,4 0,8 2,0 0,8 5 - - - - 0,00 - - "
29 Giá đậu xanh 86,5 5,5 5,3 2,0 0,7 44 38,0 91,0 1,4 - 0,10 0,13 - 10
30 Khoai tây 75,0 2,0 21,0 1,0 1,0 94 10,0 55,0 1,2 vết 0,03 0,05 - 10
31 Hành hoa 92,5 1,3 4,3 2,0 1,0 23 80,0 - 1,0 6,00 0,03 0,10 0,90 60
32 Hành củ tươi 92,5 1ế
3 4,8 1,0 0,7 25 32,0 40,0 0,7 0,03 0,03 0,04 1,00 .10
33 Hành tây 88,0 1.8 8.3 0.9 0,8 41 38,0 58,0 0,8 0,03 0,04 0,04 0,20 10
34 Tỏi củ ta 67,7 6.0 23,5 0.7 1,3 12 24,0 181,0 1,5 - 0,06 0,03 0,20 -
35 Tỏi tây 90,0 1,4 5,9 1,5 1,2 30 80,0 58,0 2,0 0,02 0,10 0,03 0,90 20
36 Rôumuống 92,0 3,2 2,5 1,5 1,3 23 100,0 37,0 1,4 2,90 0,04 0,09 0,50 23
37 Rau gỉên 92,3 2,3 2,5 1.0 1,8 20 100,0 46,0 - 1,92 - 0,14 0,70 35
38 Rau mồng tơi 93,2 2,0 1.4 1,1 0,9 14 176,0 33,7 - - - - 1,30 72
39 Rau ngót 86,4 5,3 3,4 2,5 2,4 36 169,0 64,5 - - - - 185
40 Rau đay 91,4 2,8 3,2 2,5 1,1 25 182,0 57,3 - - - - - 77
41 Rau bí 93,2 2,7 1.7 1.5 0,7 18 100,0 25,8 - - - - - -
42 Rau rút 90,4 5,1 1,8 1,7 0,8 28 180,0 59,0 - - 0,03’ - - -
43 Rau diếp 95,7 1.2 2,0 1.9 0.6 13 38,0 37,0 1,1 2,50 .0,14 0,09 - 30
44 Rau xà lách 95,0 1,5 2,2 0,5 0,8 15 77,0 34,0 0,9 2,00 0,14 0,12 0,70 15
45 Rau thơm 91,7 2,0 2,4 3.0 0,9 18 170,0 49,0 - 3,70 - 0,15 1,00 41
46 Rau mủi ta 93,3 2,6 0,7 1,8 1.6 14 - - - 0,90 - - - 140
•47 Rau mùi tàu 92,0 2,1 3,2 1,6 1.1 22 20,0 30,0 vết - - - - ị
48 Su hào 88,0 2,8 6,3 1,7 1,2 37 46,0 50,0 0,6 0,15 0,06 0,05 0,20 40
49 Súp lơ 90,9 2,5 4.9 0,9 0,8 30 26,0 51,0 1,4 0,05 0,11 0,10 0,60 70
vitamin B2 ; tê phù do thiếu vitamin B1.Ể
. Thiếu vitamin sẽ giảm sức dẻo dai, hiệu
suất làm việc sút kém, bệnh tật dễ phát sinh, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành.
Trong lao động, học tập, công tác, sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một
lượng vitamin nhất định.
Ngoài việc cung cấp vitamin, rau còn cho một lượng chất khoáng đáng kê như
canxi, phốtpho, sắt... cộ nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, chống thiếu máu,
thêm sức dẻo dai và tăng sức chống đỡ bệnh tật. Các loại muối khoáng còn có tác dụng
trung hoà độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hoá các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ
cốc v.y... làm tăng khả năng đồng hoá protein.
Lượng gluxit và protein trong rau bổ sung cho ta được một phần năng lượng
tuy không nhiều lắm nhưng điều đáng chú ý là protein của rau nói chung là chứa
nhiều lizin (khoảng 5 - 7 %) và mỗi loại rau lại có những tỷ lệ axit amin khác nhau
nên khi ăn rau, nhất là ăn một lúc nhiều loại rau sẽ có tác dụng lớn trong việc nâng
cao giá trị sử dụng protein của rau.
Chất xơ trong rau giúp cho sự tiêu hoá được điều hoà, chống láo bón, giữ được
cảm giác no.
Theo quan điểm của các nhà dinh dưỡng học, để đáp ứng cho sự hoạt động
bình thường mỗi người cần từ 250 - 300g rau xanh/ngày (khoảng 90 - 108 kg/năm).
Trong khi đó theo thống kê ở Việt Nam mới cung cấp được 60g/người (Trần Khắc
Thi, 1994), như vậy mới đáp ứng được từ 20 - 30% nhu cầu về rau.
1.2. Giá trị kỉnh tế của rau
Rau là nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Vào những năm 1986-
1990 (thời kỳ phát triển tốt nhất của ngành rau quả Việt Nam) kim ngạch xuất khẩu
đã đạt trên 80 triệu rúp/năm. Số lượng rau xuất khẩu của các tỉnh phía bắc những
năm gần đây như sau :
Bảng 3. Tình hình rau xuất khẩu ở Việt Nam (tấn)
Loại rau 1988 1989 1990
Tổng số các loại rau xuất khẩu chính 23.287,0 26.257,0 720
+ Khoai tây 12.331,0 10.853,0 240
+ Cải bắp 3.636,0 6.778,0
+ Su hào 993,0 1.709,0
+ Cà rốt 2.124,0 1 .6 6 8 , 0
•
+ Tỏi củ 2.412,0 4.620,0
+ Hành tây 400,0 629,0
+ Ớt bột khồ 1.391,0 472
Từ năm 1991 đến nay, thị trường truyền thống của ngành xuất khẩu rau quả
Việt Nam cho Đông Âu tạm dừng. Chúng ta đang phải xây dựng cho mình một thi
trường mới.
10
Rau là nguyên liệu của ngành cổng nghiệp thực phẩm như :
Công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, đậu bắp..ắ)*
Công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây...).
Công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...).
Công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vịẾ
..).
Làm hương liệu (hạt mùi, ớt, cà chua...).
Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như : Ngành chăn nuôi (là
nguồn thức ăn cho chăn nuôi).
Rau có nhiều ưu điểm, nhưng cũng còn một sô tồn tại như sau :
Giá trị về năng lượng thấp : Trung bình 4kg khoai tây, 5kg đậu Hà lan, 9kg su
hào mới có nhiệt lượng tương đương lkg gạo.
Rau chứa nhiều nước (70-95%), chứa nhiều chất dinh dưỡng nên dễ biến chất
trong khi vận chuyển, chế biến và bảo quản.
Thành phần dinh dưỡng trong rau phong phú, nhưng luôn thay đổi theo điều
kiện thời tiết, khí hậu, giống và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt.
Vì vậy trong sản xuất rau cần chọn giống tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
tiên tiến, làm cho giá trị dinh dưỡng của rau không ngừng tăng lên, nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày cẳng nâng cao của những nguời tiêu dùng. '
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Tình hình sản xuất rau trong nước
Nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời.Từ đời vua Hùng ngưòi ta đã phát hiện
thấy bầu, bí trong vườn của gia đình. Theo sổ sách ghi chép thì thấy rau được nhập
vào nước ta từ thế kỷ thứ X.
Năm 1721-1783 Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau. Năm
1929 ở nước ta đã trồng rau cải trắng và khoai tây. Như vậy nghề trồng rau ở nước ta ra
đời sớm. Những năm trước đây do nền kinh tế tự túc kéo dài, nghề trồng rau ở nước ta
rất manh mún, các chủng loại rau còn nghèo. Diện tích và sản lượng rau quá thấp so với
tiềm năng đất đai, khí hậu cùng với đức tính cần cù của nông đân Việt Nam.
Cho đến nay, chúng ta có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc chế
biến thành rau. Riêng rau trồng có hơn 30 loài trong đó có 15 loài là rau chủ lực.
Trong số này có hơn 80% là rau ãn lá.
Theo số liệu thống kê từ năm 1967 đến nay, sản xuất rau không ngừng tăng
nhanh không chỉ đáp ứng cho nhu cầu rau trong nước, cho công nghiệp chế biến mà
còn để xuất khẩu.
11
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sự
phát triển rau ở Việt Nam
Diện tích tự nhiên ở nước ta là 332.600km2 với địa giới hành chính gổm 53
tỉnh, thành phố được phân thành 3 vùng chính : miền Bắc (20 tỉnh), miền Trung (17
tỉnh) và miền Nam (16 tỉnh).
a) Đặc điểm khíhậu:
Khí hậu mỗi vùng có nét đặc trưng riêng. Các tỉnh phía nam có khí hậu nhiệt
đới điển hình, các tỉnh phía bắc do tác động của hoàn lưu gió mùa, nên có mùa
đông lạnh ẩm, mang tính chất của khí hậu á nhiệt đới. Tại một số điểm có độ cao >
1.500mm (Sapa, Đà Lạt), đặc điểm khí hậu á nhiệt đới là ổn định, điều kiện này rất
thích hợp cho sinh truồng, phát triển và tạo hạt của các loại rau có nguồn gốc ôn đới
và á nhiệu đới, có thể nhân giống một số loại rau không ra hoa ở vùng đồng bằng.
Về ánh sáng .ềSố giờ nắng tăng dần từ bắc vào nam, ở Hà Nội (21°02), số giờ
nắng trong năm là 1.681 giờ, ở Pleiku (13°59) : 1.971 giờ, ỏ Hà Tiên (10°26) : 2.392
giờ.
Nhiệt độ .ềỞ cùng một thời điểm, nhiệt độ tăng dần từ bắc vào nam và giảm
dần theo độ cao so với mặt biển, nhưng vẫn đảm bảo các nét đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ + 23°c đến + 28°c, nhiệt độ tối thấp là -2°c (tại
Sapa -22°21’ vĩ độ Bắc) và + 17°c (Vũng Tàu -10°20’ vĩ độ Bắc), nhiệt độ tối cao
+29,4°c (Sapa) và 45,5°c (Lai Châu - 22°02’ vĩ độ Bắc).
Lượng mưa .ằ Tổng lượng mưa trung bình trong năm tại các điểm trồng rau lớn
dao động từ 1.203mm (Phan Thiết) tới 2ế890mm (Huế), sự phân bố lượng mưa
không đều, ở các tỉnh phía nam có lượng mưa tập trung, kéo dài 6 tháng (tháng 5 -
11).
b) Các vùngsinh tháinông nghiệp:
Căn cứ vào yếu tố khí hậu tác động đến cây trồng có thể chia thành 7 vùng
sinh thái nông nghiệp sau :
Vùng đồng bằng Bắc Bộ (20-21° 18’) : Điều kiện khí hậu ở đây tương đối đồng
nhất, đây là vùng trồng rau lớn nhất (71.000ha) với đầy đủ các chủng loại rau được
trồng ở Việt Nam.
Vùng trung du và miền núi phía bắc (21-23°22’) : Đây là vùng có địa hình
phức tạp, đồi núi nhiều nên khí hậu cũng không đồng nhất. Khu vực trung du : Có
độ cao 50-200m, vùng này rau được trồng hầu như quanh năm và thời vụ sớm hơn
đồng bằng.
Khu vực Đông Bắc : Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh, tại đây có thể
sản xuất hạt giống các loại rau không ra hoa ở đổng bằng như các loại cây họ thập
tự.
12
Khu vực Tây Bắc : Tổng tích ôn 7.700-8.600°C, ở đây có nhiệt độ chênh lệch
giữa các mùa rất lớn (từ 0°c đến 40°C), vùng này phát triển rau khó khăn, tỷ lệ tiêu
thụ rau thấp (dưới 30 kg/người/năm).
Vùng Trung Bộ (16-20°23’) : Có gió Lào vào tháng 4 tháng 5 và lượng mưa
lớn hơn so với các vùng khác vào các tháng 9-10 (2.543mm ở Quảng Trị và
2.768mm ở Huế) gây khó khăn cho việc trồng rau. Vùng này chia thành 2 vùng nhỏ:
• Vùng Duyên Hải miền trung (16°12’- 10°30’) : Vùng này chịu ảnh hưởng
của khí hậu nhiệt đới biển, nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp, rất thích hợp
với sinh trưởng của hành tỏi.
• Vùng Tây Nguyên (11°13’-15°18’) : Có vùng núi cao hinh thành 2 mùa rõ
rệt : Mùa mưa và mùa khô (tháng 12-3) là mùa trồng được nhiều loại rau,
chủ yếu có nguồn gốc nhiệt đới, nhiều nắng và không có bão.
Vùng Đông Nam Bộ (10°20’-12o15’) : Là vùng có bức xạ mặt trời lớn nhất,
tổng tích ôn hữu hiệu tới 9.500-10.0000C, lượng mưa là 1.800-2.OOOmm, rau chủ
yếu được trồng trong mùa khô (tháng 12-4).
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (8°30’-10o56’) : Đất đai, khí hậu tương đối
đồng nhất, nhiệt độ ít thay đổi trong năm, trung bình 25-27,8°c, thích hợp với các
loại rau nhiệt đới.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất rau
Theo số liệu thống kê từ năm 1967 đến nay, sản xuất rau không ngừng tăng
nhanh khồng chỉ đáp ứng cho nhu cầu rau trong nước, cho công nghiệp chế biến mà
còn để xuất khẩu.
Bảng 4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau giai đoạn 1986-1990
Chỉ tiêu 1986 1987 1988 1989 1990
Diện tích (1000 ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng ( 1 0 0 0 tấn/ha)
239,0
122,9
2938,1
243,4
123,8
30143
242.8
119.8
2909,2
243,2
124,5
3105,9
245,2
125,6
3078,4
(Viện nghiên cứu Rau-Quả Trung ương năm 1997).
Bảng 5. Tình hình rau xuất khẩu qua một số năm của Việt Nam
Năm Sản lượng (tấn) Xuất khẩu (tấn)
1981-1985 15.150.000 94.500
1986-1990 17.192.000 296.300
1991 đến nay 3.624.000 1 0 . 0 0 0
Từ năm 1995 diện tích trồng rau ở nước ta tăng nhanh, theo số liệu thống
kê năm 1995 cả nước có diện tích trồng rau là 368,5 nghìn ha đạt sản lượng là
13
4.145,6 triệu tấn, diện tích cả nước so với năm 1985 tăng 46,4%, tăng bình quân
mỗi năm lO.OOOha. Trong đQ tổng diện tích các tỉnh phía bắc là 175,8 nghìn ha,
chiếm 53,56% còn các tỉnh phía nam là 121,5 nghìn ha chiếm 46,44%. Nhưng
năng suất rau nói chung còn thấp và bấp bênh, Năm 1995 có năng suất cao nhất
mới đạt 125,2 tạ/ha bằng70% so với mức trung bình của toàn thế giới (178
tạ/ha).
sẩn lương r&u trên đươc thu nhập tù cắc vùng s&n xu ất chính suu d& y:
Vùng rau chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp lớn trong cả nước
là 242Ế
800ha (theo thống kê của FAO năm 1989). Ở vùng này, rau sản xuất để phục vụ
cho khu vực dân cư tập trung là chủ yếu. Diện tích tuy không lớn nhưng năng suất cao
và trồng rải vụ quanh năm nên cơ bản đủ đáp ứng yêu cầu về rau cho người tiêu dùng
với chủng loại phong phú gồm hơn 30 chủng loại rau ôn dới và nhiệt đói.
Vùng rau luân canh với cây lương thực tập trung chủ yếu trong vụ đông ở các
tỉnh thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu ,
Long. Chủng loại rau ở đây gồm phần lớn rau ôn đới : cải bắp, su hào, sup lơ, hành
tây, tỏi, cà chua, khoai tây... Đây là nguồn nguyên liệu chính cho xuất khẩu tươi và
chế biến.
Ngoài các vùng trên rau còn được trồng trong các diện tích vườn gia đình, theo kết
quả điều tra cho thấy tổng sản lượng rau cả nước là 4,5 triệu tấn/năm. (Trần Khắc Thi).
2.1.3. Công tác nghiên cứu cây rau
a. Thu thập, nhập nội nguồn gen các loại rau.
b. Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân hoá học.
c. Chọn và tạo các giống rau cho chế biến và rau trái vụ.
d. Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất rau sạch (có hàm lượng nitrat, dư
lượng thuốc hoá học, kim loại nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép).
e. Tập trung việc phát triển các giống tốt trong sản xuất, chuyển giao công
nghệ sản xuất rau cho nông dân.
Thời gian qua đã chọn tạo được nhiều giống rau tốt như các giống rau trái vụ,
các giống rau có chất lượng cao, các giống rau cho chế biến như : cà chua trái vụ,
dưa chuột đóng hộp, dưa chuột bao tử, cải bấp chịu nhiệt, đặc biệt đã phát triển
trong sản xuất một số loại rau mới có giá trị như cải bao, sulơ xanh, cải thước
(Burdock), ngô bao tử, đậu tương rau... Đã được Nhà nước công nhận 12 giống (4
giống cà chua, 2 giống cải bắp, 1 giống cải xanh, 1 giống dưa chuột, 2 giống cải cu,
1 giống dưa hấu, 1 giống ớt cay).
Phương hướng nghiên cứu, phát Ưiển rau đến năm 2005
Bảo đảm lượng rau xanh cung cấp cho 100 triệu dân (bình quàn đầu người 100
kg/người/năm), do đó phải sản xuất ít nhất 1 0 triệu tấn rau/năm, trong đó 2 0 % sẽ
được sản xuất tại nông hộ (tự sản - tự tiêu).
14
về cơ cấu : Rau ăn lá (40%), rau ăn quả (30% trong đó 10% là đậu rau), rau
ăn củ, hoa (2 0 %), rau gia vị (1 0 %).
Mục tiêu cẩn đạt trong nghiên cứu :
Đối với các giống đã có tập tục canh tác lâu đời :
Cải bắp : Năng suất 300-350 tạ/ha;
Cà chua : 300 tạ/ha chủ yếu là giống trái vụ - thu hoạch tháng 4-7, chống chịu
bệnh, giông cho vụ đông chủ yếu dùng chế biến và xuất khẩu tươi;
Dưa chuột : Năng suất 270-300 tạ/ha vụ xuân và 170-200 tạ/ha vụ đông với
mục đích sản xuất cho chế biến để xuất khẩu;
Ớt cay : Năng suất 100-120 tạ/ha, tỷ lệ chất khô 20%, không bị bệnh, nhất là
bệnh thán thư;
Dưa hấu : Năng suất 150-200 tạ/ha cho cả vụ đông và vụ xuân, trọng lượng
quả 2,5-3,5 kg, hàm lượng đường đạt 7-9%.
Đôi với cấc cấy trồng mới :
Khảo nghiệm tính thích ứng của các giống rau cao cấp nhập nội : cải bao,
măng tây, ngồ rau, ớt ngọt, sulơ xanh, cà tím quả dài...
2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau được trồng từ lâu đời, người Hy Lạp, Ai Cập cổ đại đã biết trồng và sử
dùng rau bắp cải như nguồn lương thực.
Bảng 6. Diện tích và sản lượng một số loại rau trên thế giới
(SỐ liệu của FAO,1981)
Loại rau Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
Bắp cải 1.645 , 35.093
Súp lơ 345 4.555
Cà chua 2.422 50.396
Các loại cà 324 4.612
Các loại ớt (ngọt và cay) 986 7.205
Các loại bí 544 . 5.257
Các loại dưa (chuột và thơm) 481 6.625
Dưa hấu 1.895 25.014
Hành 1.604 19.780
Tỏi 377 2 . 2 0 2
Đậu 384 2.448
Cà rốt 498 10.555
15
Hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rất nhiều chủng loại rau,diện tích
trồng rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu rau xanh ngày một tăng.
Ở Hà Lan năm 1984 bình quân 84 kg/người/năm, đến năm 1990 lên tới 202
kg/người/năm. Ở Canađa mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/nãmắ
Bảng 7. Sản lượng rau của một số nước trên thê giới qua các năm (1961- 1996)
FAO,1997
(nghìn tấn )
TT Tên nước
1961-
1965
1971-
1975
1981-
1985
1991-
1995
1995 1996
Tăng trưởng
69-95 (lần)
Tổng sản lượng
rau của thế giới
200234 293657 392060 519154 566368 565523 2,90
1 Hy Lạp 1407 3015 3990 4135 4103 4198 3,66
2 Italia 9859 11876 14378 14146 13555 13555 1 , 2 1
3 Tây Ban Nha 6124 7501 9023 10377 10184 10524 1,77
4 Anbani 165 240 368 389 470 460 2,90
5 Pháp 7849 6891 6987 7659 .7929 7927 -0,08
6 BỒĐào Nha 1169 1779 1703 1995 2053 2 0 1 2 1,80
7 Nam Tư 511 605 599
3. NHŨNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẢN CỦA NGHỀ TRồNG RAU ở
VIỆT NAM
3.1. Thuận lợi
Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới có gió mùa, vị trí địa lý độc đáo, một phía
gắn liền với lục địa, một phía thông với biển Đông, có địa hình chạy dài suốt 15 vĩ
độ, có khí hậu đa dạng và có 4 mùa phân biệt nên các giống cây nhiệt đới và ôn đới
đều có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
Nghề trồng rau ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhân dân ta đã có nhiều kinh
nghiệm, nguời Việt Nam lại cần cù, do đó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nghề
trồng rau : đó là cần đầu tư nhiều công lao động cho chăm sóc rau.
Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới, được tiếp tục hoàn thiện
trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh rau phát triển.
Những năm qua trong cơ chế mới, quan hệ giữa Việt Nam và nhiều nước trên
thế giới được thiết lập tao điều kiện pho việc nhập và sản xuất các chủng loại rau
mới. Công nghệ chế biến được củng cố;ậ-ptíỉt>íịỂỈriỂ
,-tạo điều kiện cho nghề trổng
• ,
ậ
.,* :jiA <U i
rau vừa tăng về số lượng vừa tăng về chất lượng và mang lại hiêu quả kinh tế cao
hơn cho người sản xuất.
Hàng loạt những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong nước và thế giới đã
được áp dụng vào sản xuắt rau ở nuớc ta, công nghiệp chế biến sẽ là tác nhân mạnh,
tạo ra bước ngoặt mới để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm.
Kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển, thị trường rau và các sản phẩm
chế biến từ rau ngày càng được mở rộng.
Có lực lượng cán bộ khoa học nghiên cứu về rau có trình độ năng lực và nhiệt
tình, sẽ chọn tạo được nhiều giống rau tốt cho sản xuất, đặc biệt các loại rau có chất
lượng cao và các loại rau trồng trái vụểHiện nay những khó khăn về rau giáp vụ hầu
như không còn nữa, các vùng ngoại thành các thành phố đã cung cấp đủ rau cho
người tiêu dùng quanh năm, đó là một bước, tiến bộ cần đánh giá cao trong lịch sử
nghề trồng rau ở Việt Nam.
Cấu trúc địa hình phức tạp, ngoài hai đồng bằng chính là đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông cửu Long, còn đại bộ phận diện tích (chiếm 2/3) là đồi
Tuy nghề trồng rau những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, nhưng
chưa đồng bộ, chỉ mới tập trung ở một số khu vực chuyên canh rau và các vùng ven
đô thịệLượng hạt giống mới nhập vào hạn chế.
Nước ta có khí hậu nóng và ẩm là điều kiện cho sâu bênh phát triển, hơn nữa
vì chạy theo lợi nhuận nên một số loại rau trong quá trình sản xuất người sản xuất
sử dụng bừa bãi các loại thuốc bảo vệ thực vật, gây hiện tượng quen thuốc, do đó
sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh hơn. Sản xuất rau của ta còn phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên, thường gây ra bão lụt, thiên tai, gây nhiều rủi ro cho người sản
xuất.
Chưa có một nền sản xuất lớn, sản xuất còn mang tính chất manh mún, chưa
áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất rau, do vậy năng suất
rau chưa cao, giá thành rau tăng, chưa coi trọng việc quản lý, cải tiến kỹ thuật canh
tác, chủ yếu thiên về tăng năng suất chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nên
rau tươi của Việt Nam hiện nay "chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng”, điều đó
hạn chế rất lớn tới việc sản xuất rau xuất khẩu.
• ♦
3.2. Khó khăn
núi.
17
Chương 2
c o sỏ SINH VẬT HỌC CỦA CÂY RAU
A- PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI
Có nhiều phương pháp phân loại rau, nhưng phương pháp phân loại chính là :
Phân loại theo đặc điểm thực vật học, phân loại theo bộ phận sử dụng, phân loại
trên cơ sở trồng trọt.
1. PHÂN LOẠI THEO ĐẶC ĐlỂM th ự c v ậ t h ọ c
• • • • «
Đây là phương pháp thông dụng nhất cho các nhà khoa học là phương pháp
phân loại dựa vào đặc trưng về hình thái, dựa theo bộ, họ, giống... Nó rất quan trọng
cho các nhà chọn giống để hiểu rõ quan hệ thực vật học của các giống rau, đó là
những điểm giống và khác nhau về hình thái học, tế bào hoc, nguồn gốc, khả năng
giao phối, sinh học sự nở hoa và những chi tiết có liên quan tới cải lương giống.
1.1. Thực vật hạ đẳng
Họ nấm tán Agricaceae
Nấm rơm
Nấm mỡ
Volvariella volvacea Fr. (v.esculenta)
Psalliota bisporus
Coritellus shiitake P.Hem.
Auriculoria
A./idae Schroter
Nấm hương
Họ mộc nhĩ
Mộc nhĩ
1.2. Thực vật thượng đẳng
1. Cây một lá mầm
Họ hoà thảo Gramineae
Zea mays
Zea mays Vâĩ.rugosa
Phyllostachus dulcis Riv.
Amaryllidaeae
Allium cepa L.
Allium ỷistulosum
Allium escalonicum
Allium porrum L.
Allium sativum L.
Allium schoenoprasum
Cây ngô rau
Cây ngô đường
Măng tre
Họ thuỷ tiên
Cây hành tây
Hành ta
Hành hoa
Tỏi tây
Tỏi ta
Hẹ
18
2. Cây hai lá mầm
Họ rau muối
Họ cúc
Họ bìm bìm
Họ thập tự
Họ bầu b ỉ
Củ cải
Củ cải lá
Củ cải đỏ
Củ cải đường
Cải bina
Xà lách
Xà lách cuốn
Diếp cuốn
Actiso
Khoai lang
Rau muống
Tía tô
Húng quế
Cải bấp
Cải bắp nhánh
Sulơ
Sulơ xanh
Su hào
Cải làn
Cải bẹ cuốn (cải bao)
Cải thìa
Cải canh
Cải củ (Turnip)
Cải củ (Radish)
Cải củ .Trung Quốc
Dưa hấu
Dưa chuột
•
Dưa thơm
Dưa gang
Chenopodiaeae
Beta vulgaris
Beta vulgaris var.cycla
Beta vulgaris
Beta vulgaris dLĨ.saccharifera
Spinacia oleraceae
Compositae
Lactuca sativa
Lactuca sativa var.capitata
Cichorium inrybus
Cynara scolymus
Convolvulaceae
Ipomoea batatcis
Ipomoea aquatica
Perilla/rutescens var. crispa
Ocinum basillium
Cruciíerae =Brassicaceae
Brơ. oleraceae. var. capitata
Bra. ole. var. gemnifera
Bra. ole. var. botrytis
Bra. ole. var. italica
Bra.caulorapa
Bra.ole.vãT. alboglabra
Bra.campestris L.ssp. pekinensis
Bra.chinensis
Bra.juncea
Bra.campestris. var. rapa
Raphanus sativus
Raphanus sativus.vâT. longipinnatus
Cucurbitaceae
Citrulus vulgơris
Cucumis scitivus
Cucumis melo
Cucumis melo var. conomon
19
Họ đậu
Họ bông
Họ cà
Họ hoa tán
Họ mồng tơi
Bí đỏ Cucurbita moschata
Bí đao dài Benincasa hispida
Bí đao tròn Benincasa hispida cọnqn
Bầu nậm Lagenaria siceraria
Mướp thường Lụffa acutangula
Mướp đắng Momordica charantia
Susu Sechium edule
Leguminoseae =Fabaceae
Đậu Hà lan Pisun sativum
Đâu cồ ve
•
Phaseolus vulgaris
Đâu cô ve lùn
•
p.vul.var.humilis Alef
Đậu răng ngựa Vicia/aba
Đâu đũa
•
Vigna sinensis
Đậu ván Dolichos lablab
Đâu đao
•
Canavalia gladiata
Đậu trạch Phaseolus lunatus
Đậu tương Glycine max
Đậu xanh Phaseolus aureus
Malvaceae
Đậu bắp Hibicus sculentus
Solanaceae
Cà chua Lycopersicum esculentum
Cà tím Solanum melongena.
ớt cay Capsicum annum conoidis
Ót ngọt Cannaum longm (grossum)
Khoai tây Solanum tuberosum
UmbeUiíerae
Cà rốt . Daucus carota
Mùi tây Petroselium crispum
Cần tây Apium graveolens
Cần ta Oenanthe stoloniýera
Basellaceae
Mồng tơi hoa trắng Bas.sp
Mồng tơi hoa tím Bas.alba
Mồng tơi hoa đỏ Bas.rubra
20
2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI THEO BỘ PHẬN SỬDỤNG
• • • •
Đặc điểm của phương pháp phân loại này là căn cứ vào bộ phận sử dụng.
Những cây có bộ phận sử dụng giống nhau được tập trung vào cùng một loại.
1. Loại ăn rễ củ : Cải củ, radi, cà rốt, củ đậu.
2. Loại rau ăn thân : Su hào, khoai tây, măng tây.
3. Loại rau ăn lá : Cải bắp, cải bẹ, rau giền, xà lách, rau diếp...
4. Loại rau ăn hoa : Su lơ
5ắLoại rau ăn quả : Dưa chuột, bí ngô, bí đao, mướp, bầu, đậu cô ve,
Đậu cô bơ, dưa hấu, dưa bở...
6 . Loại rau ăn hạt : Đậu tương xanh, ngô rau.
Phân loại này chỉ có giá trị cho mục đích trồng trọt, yêu cầu dinh dưỡng hoặc
cây trồng. Các loại cây rau ăn rễ củ, rau ăn rễ, rau ăn lá, rau ăn hoa chưa thành
thục, rau ăn quả chín hay chưa chín. Phân loại này ít giá trị thực tế.
3. PHÂN LOẠI TRÊN c ơ SỞ TRồNG TRỌT
Các thành viên của một số nhóm có thể khác nhau về thực vật học hoặc phân
•
loại khác. Phân loại này có giá trị thực tế cho người sản xuất và các nhà nghiên cứu.
Phương pháp này cho phép khái quát hoá thực tế gieo trồng trên cơ sở yêu cầu khí
hậu và canh tác của chúng, chia chúng thành nhóm. Các nhóm khác nhau là cây họ
cà ãn quả, cây họ thập tự, cây trồng ăn thân củ, cây họ đậu, họ bầu bí, các loại rau
ãn sống, rau gia vị, rau ăn củ và rau lâu năm.
Sự phân loại cây rau còn trên cơ sở yêu cầu độ chua thích hợp như tính chua,
tính chống chịu tương đối, tính mẫn cảm, sự phân loại này chỉ dùng để xác định
dinh dưỡng của cây trồng đó, ngoài ra cây rau còn được phân là cây hàng năm, cây
2 năm và cây lâu năm. Trên cơ sở số mùa mà cây thực hiện vòng đời của nó, phân
loại này dùng cho kỹ thuật trồng trọt và sản xuất hạt giống.
B. YÊU CẦU CỦA RAU Đ ối VỚI ĐIÊU KIỆN NGOẠI CẢNH
* *
Sự sinh trưởng và phát triển của cây rati phụ thuộc vào cấu trúc di truyền của
nó, nhu
Sinh vật : Vi sinh vật trong đất, sâu bệnh, sâu bệnh..ể
Các yếu tố ngoại cảnh trên có liên quan rất chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau, và đều gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và phát triển
của các loại rau.
21
1. NHIỆT ĐỘ
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau thì nhiệt độ là yếu tố
quan trọng nhất. Nhiệt độ là yếu tố hình thành các vùng khí hậu, và tập đoàn cây
trồng thích ứng của mỗi vùng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triên cua
rau như : Sự tồn tại chúng, sự nảy mầm, sự phát triển của các phần sử dụng được, sự
nở hoa, thụ phấn, tạo quả, chất lượng sản phẩm, sản xuất bảo quản hạt giống và sự
phát triển của sâu bệnh.
Đối với cây hàng năm nhu cầu nhiêt độ được tính bằng tổng tích ôn hữu hiệu -
tức là nhiệt độ trung bình hàng năm trong suốt thời gian sinh trưởng phát dục cộng
lại.
Mỗi loại rau đều có yêu cầu nhất định đối với nhiệt độ. Khi vượt quá phạm vi
nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao thì cây ngừng sinh trưởng và có thể chết. Một
số loại rau sinh trưởng tốt ờ điểu kiện <5°c, nhưng cây trồng mùa nóng lại ngừng
sinh trưởng ở nhiệt độ này, sự sinh trưởng bình thường của vây tăng theo sự tăng
nhiệt độ đến 40°c, chính vì thế mà rau có thể phân vào nhóm cây trồng mùa lạnh và
mùa nóng. Các loại rau mùa lạnh yêu cầu nhiệt độ từ 0-5°C như mãng tây, hành, đại
hoàng, rau bina có thể chịu rét hơn các loại rau khác. Các loại rau như cải củ, đậu
răng ngựa và các loại cải có thể chịu được nhiệt độ tối thiểu là 5°c nhưng nhiệt độ
thấp hơn vào thời gian chín có thể gây tác hại.
Các loại rau mùa ấm yêu cầu nhiệt độ 15-30°c có thể kể đến là : các loại đậu
(trừ đậu răng ngựa) các cây họ bầu bí, cà chua, ớt, đậu bắpằẻ. đại bộ phận chịu đựng
được nhiệt độ dưới 15°c trong một thời gian đáng kể.
Các loại rau yêu cầu nhiệt độ khác nhau, nhưng trong cùng một loại các thời
kỳ sinh trưởng khác nhau cũng yêu cầu nhiệt độ khác nhau :
Thời kỳ nảy mầm của hạt
Thời kỳ nảy mầm của hạt cần nhiệt độ, nước và ôxy trong đất, nhưng nhiệt độ
là yếu tố quyết định nhất. Hầu hết các giống nảy mầm ở nhiệt độ 24-30°c.
Tuy nhiên các loại rau khác nhau yêu cầu nhiệt độ để nảy mầm khác nhau.
Các loại rau ưa nhiệt độ cao thì nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25-30°C. Loại rau
chịu rét có thể bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 10-15°c.
Thời kỳ cây con
Khi mọc trên mặt đất tất cả các loại rau đều đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn khi nảy
mầm. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này từ 18-20°c.
Ở thời kỳ này, cây dựa vào chất dinh dưỡng trong hạt để sống, bộ rễ chưa phát
triển, thân lá yếu, bộ lá nhỏ chưa tích luỹ được nhiều vật chất nên khả năng chịu rét
và chống nóng kém. Do vậy ta phải lưu ý điều hoà nhiệt độ bằng các biện pháp tưới
nước, làm giàn che thích hợp.
22
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng
Ở thời kỳ này, thời gian đầu là thời kỳ sinh trưởng của thân lá, nhiệt độ cao
một chút có lợi cho cây rau quang hợp và sinh trưởng thân lá.
Về sau đến thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, hình thành các cơ quan sử dụng
thì nhiệt độ cần thấp hơn. Đối với một số loại rau thuộc loại cây hai năm như cải
bắp, su hào, cải củ... khi hình thành cơ quan dự trữ thì nhiệt độ thích hợp là 17-
20°c. Nếu nhiệt độ cao hơn trên 25°c thì cải bắp, cải bẹ cuống sẽ cuốn bắp khó
khăn, cải củ phát triển chậm. Nhiệt độ cao trên 30°c thì hoa sulơi cải củ, khoai tây
khó hình thành củ. các loại cà, bầu bí nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng dinh
dưỡng là 20-30°C.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
Những loại thuộc cây hai năm chịu được nhiệt độ thấp, đến thời kỳ ra hoa cần
ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ cao khoảng 20°c. Thời kỳ hạt chín cần nhiệt độ cao hơn.
Loại cà, loại bầu bí khi ra hoa kết hạt cần nhiệt độ từ 20-30°C. Nếu nhiệt độ
• « • • •
quá cao hoặc quá thấp dễ bị rụng nụ, rụng hoa.
Để cây rau sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và phẩm chất tốt,
người sản xuất phải sắp xếp thời vụ gieo trồng hợp lý, tìm các biện pháp chống rét,
chống nóng và phòng trừ sâu bệnh.
Biện pháp chống rét : Rèn luyện cây con, tăng cường bón lân, kali, giảm bón
đạm.
Chống nóng cho rau là tưới nước đầy đủ, che râm, làm giàn che cho cây con ở
giai đoạn vườn ươm.
2 . ÁNH SÁNG
Ánh sáng là một phần quan trọng của phản ứng quang hợp. Thời gian chiếu
sáng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phát triển của một số loại rau, nó là yêu
cầu cơ bản của quang chu kỳ. Thời gian chiếu sáng dài lượng hydrat cacbon được
sản xuất trong quang hợp lớn hơn thời gian chiếu sáng ngắn và do vậy lượng hydrat
cacbon đủ cho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Trên cơ sở độ dài chiếu
sáng, các cây trồng được chia thành cây ngày ngắn và cây ngày dài.
Cây ngày dài : Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời gian
chiếu sáng trong ngày từ 12 - 14 giờ/ngày (cải bao, cải củ, rau diếp...).
Cây ngày ngắn : Cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong điều kiện thời
gian chiếu sáng trong ngày từ 1 0 - 1 2 giờ/ngày (hành, đậu...).
Cây trung tính .ềCây ra hoa kết quả trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn
(cây đậu ván).
23
Nếu cây ngày dài được trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ hydrat
cacbon giảm, protein trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực giảm. Do vậy, cây không
ra hoa, trong khi nếu cây ngày ngắn trong điều kiện ánh sáng ngày dài lượng hydrat
cacbon tăng nhanh dẫn đến sinh trưởng mạnh, cây cũng không ra hoa.
Riêng dưa chuột thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến giới tính khá
rõ : trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ số lượng hoa cái tăng và giảm thời gian chiếu
sáng sẽ tăng số lượng hoa đực.
Ngoài ra cường độ ánh sáng cũng rất quan trọng đối với sinh trương, phát
triển của các loại rau, nói chung cường độ ánh sáng khoảng 2.000 - 4.000 lux/ngày
là thoả mãn cho tất cả các loại rau. Dựa vào nhu cầu của cây với cường độ ánh sáng
có thể phân rau thành các nhóm sau :
Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh : dưa thơm, dưa hâu, bí ngô, cà, cà
chua, ớt, đậu...
Nhóm yêu câu cường độ ánh sáng trung bình : cải bắp, cải trắng, cải củ, hành, tỏi...
Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng yếu : xà lách, rau diếp,.ẳ.
Dựa vào phân loại này mà có chế độ trổng xen, trồng gối sao cho thích hợp.
3. NƯỚC
»
*
Nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cây rau, lượng nước trong rau rất cao
chiếm từ 75 -95%. Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất, khả năng
chống chịu sâu bệnh, sản xuất hạt giống và bảo quản hạt giống của rau. Trong quá
trình sinh trưởng cây rau luôn đòi hỏi ẩm độ đất từ 65 - 80%, và ẩm độ không khí từ
45 - 95% tuỳ từng loại rauễ Các loại rau khác nhau thì yêu cầu lượng nước khác
nhau. Dựa vào yêu cầu của rau đối với nước có thể phân nhóm như sau :
Loại rau tiêu hao nước nhiều, khả năng hút nước yếu : Loại rau này có nguồn
gốc ở nơi ẩm ướt, diện tích lá lớn, mặt lá không có lông, bốc hơi nước nhiều, bộ rễ
phân bố ở tầng nông, đòi hỏi ẩm độ đất và ẩm độ không khí tương đối cao như cải
bắp, cải bao, các loại cải ăn lá khác, dưa chuột...
Loại rau tiêu hao nước ít, khả năng hút nước mạnh : Loại rau này có bộ lá lớn,
mặt lá có lông, bộ rễ khỏe, phân nhánh nhiều, ăn sâu, có khả năng hút nước ờ lớp
đất sâu, chịu được hạn như bí ngô, dưa hấu và dưa thơm.
Loại rau tiêu hao nước ít, khả năng hút nước yếu : Loại rau này thường có bộ
lá nhỏ, mặt lá có sáp, bộ rễ phát triển kém, phân bố ở tầng đất mặt như hành, tỏi.
Loại rau tiêu hao nước trung bình, khả năng hút nước trung bình : Loại rau
này thân lá thường có lông, lá nhỏ, bộ rẽ phát triển hơn nhóm 1 nhưng kém hơn
nhóm 2 , khả năng chịu hạn trung bình : các loại cải củ, các loại rau ăn quả như cà
chua, ớt, đậu (trừ đậu Hà Lan).
24
Loại rau tiêu hao nước rất nhanh nhưng hút nước yếu : Là các loại rau sống ở
dưới nước, thân lá mềm yếu, bộ rễ phát triển kém, lông hút thoái hoá do đó sức hút
nước kém. Các loại rau này gồm có : ngó sen, củ ấu, củ niễng...
4. ĐẤT VÀ CHẤT DINH DƯỠNG
4.1ếĐất
Rau yêu cầu đất tốt và chế độ dinh dưỡng cao. Nhiều loại rau như là rau mùa
lạnh có hệ rễ ăn nông và sinh trưởng ngắn. Tổ chức và kết cấu đất tơi xốp và thoáng
khí là điều kiện vật lý đất cho sinh trưởng của cây. Khi tính chín sớm là quan trọng
nhất thì cây yêu cầu đất nhẹ, nhưng đất như thê thường có lượng dinh dưỡng thấp và
giữ ẩm kém, do vậy trong kỹ thuật canh tác cần chú trọng bón nhiều phân. Các loại
rau ăn củ như hành, tỏi, cà rốt, cải củ..ắ thích hợp với loại đất này, khi trồng ở đất
nặng thường gây hiện tượng nứt củ và biến dạng củ do vậy sản phẩm kém chất
lượng
Khi yếu tố năng suất là quan trọng thì đất nặng lại có vai trò lớn. Trong
trường hợp này thì cây sinh trưởng dài, đất nặng thường chứa lượng dinh dưỡng dự
trữ lớn và giữ ẩm trong một thời gian dài, do vậy lượng phân bón thường không cần
nhiều, không nhất thiết phải tưới thường xuyên, tuy nhiên đất sét nặng không thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau, vì chúng yếm khí làm cho hệ
rễ kém phát triển.
Những yêu cầu dinh dưỡng đất cho sự sinh trưởng của cây rau gây ra bởi phản
ứng của đất. Rau yêu cầu chế độ dinh dưỡng rất cao như N, p, K và các nguyên tố vi
lượng, nhưng khi pH < 6,5 lượng p, Mg, Ca lại không thích hợp cho cây rau sử
dụng, khi pH > 7 thì Fe, Mn, Bo, Zn trở nên thích hợpỗDựa vào tính chịu đất chua,
có thể phân rau thành các nhóm sau :
Nhóm hơi chịu kiềm (pH = 6-6,7) : cải bao, su lơ, xà lách, đậu, đậu bắp, hành,
tỏi tây, cần tây và dưa thơm...
Nhóm chịu trung bình (pH = 5,5-6,8 ) : cà rốt, cà, dưa chuột, ớt, cải củ, cà
chua, bí, su hào...
Nhóm chịu chua (pH = 5,0 - 6 ,8 ) : khoai tây, dưa hấu...
4.2. Chất dinh dưỡng
4.2.1. Đặc điểm hút chất dinh dưỡng của rau
Phần lớn các loại rau yêu cầu chất dinh dưỡng rất cao. Tuỳ từng loại rau khác
nhau, có thời gian sinh trưởng và các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây mà cây
đòi hỏi số lượng và thành phần các loại chất dinh dưỡng khác nhau.
Những loại rau có thời gian sinh trưởng dài thì hút được nhiều nguyên tố
dinh dưỡng và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn loại rau có thời gian sinh trưởng
25
ngắn. Cùng một loại cây trồng, nhưng vào thời kỳ hình thành các cơ quan dinh
dưỡng và các bộ phận sử dụng của cây rau đòi hỏi tập trung cao độ các chất
dinh dưỡng hơn các thời kỳ sinh trưởng khác của cây, do vậy cần phải cung cấp
kịp thời các chất dinh dưỡng ở trạng thái dễ tiêu, dễ sử dụng như các loại phân
vô cơ để đảm bảo năng suất cao, phẩm chất tốt.
Tuy nhiên việc sử dụng cân đối lượng phân hữu cơ và phân vô cơ cho từng
loại cây trồng, kết hợp với phương pháp bón phân hợp lý đã góp phần làm tăng
năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái một cách cân băng và bên
vữngề
4.2.2. Tác dụng của các chất dinh dưỡng đối với các loại rau
a) Chất hữu cơ
Chất hữu cơ có vai trò rất lớn trong việc cải tạo thành phần vật lý và khả năng
giữ nước, giữ chất dinh dưỡng của (Jất, tăng khả năng cố định dinh dưỡng và kích
thích vi sinh vật có ích hoạt động trong đất. Chất hữu cơ trong đât dao động từ 1-
3%. Phân chuồng là loại phân hữu cơ tốt nhất.
b) Chất vô cơ
N : Đạm là yếu tố có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Thiếu đạm
gây vàng lá, cây sinh trưởng kém, rễ mềm và quả bị bé điẳ Thừa đạm lá
phát triển mạnh, cây bị mọc vống, mềm dỗ bị đổ và sâu bệnh.
P2Oj : Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, lân có tác dụng trong sự tạo
thành và vận chuyển chất hữu cơ, trong điểu kiện pH = 6,5 thì lân trở'
thành yếu tố hạn chế, lá nhỏ, dài ra, gân lá và thân hơi đỏ, đặc biệt ở bề
mặt dưới lá. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, mảnh, nhiều xơ, chín muộn.
Đối với hành, thời gian bảo quản giảm.
K20 : Kali có tác dụng trong việc vận chuyển và tích luỹ chất đường bột trong
cây, tăng khả năng chống chịu. Thiếu kali lá xoăn lại, bệnh đốm nâu phát
triển, phần dưới của cây giảm tốc độ sinh trưởng, quả không đều, ở cà
chua quả bị xốp.
B : Khi cây thiếu B lá non bị xoăn, những lá khác bị vàng hoặc nâu bên mép
lá, ở các giống cho rễ củ, thì xuất hiện các vết đốm trôn lá, đỉnh sinh
trưởng có thể bị chết và kích thước cây giảm, ở một số cây xuất hiện triệu
chứng đặc trưng : Củ cải đường có đốm xốp nâu hoăc đen trên bề mặt, ở
su lơ trắng hoặc xanh thì xuất hiện các vết nứt phía trong hoa, hoặc thân
bị ủng nước, Bo trở nên yếu tố hạn chế khi pH > 7.
Ca : Canxi có tác dụng điều hoà sự trao đổi vật chất trong cây, có ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển của bộ rễ. Thiếu Ca thường đi kèm với đất chua
triệu chứng đặc trưng là lá non cuộn ngược lại và mép lá trở nên gợn
sóng và không bình thường, thân trở nên yếu và sinh trưởng kém. Thừa
26
Ca sẽ ức chế sự hút nước của cây làm kết tủa một số vi lượng, làm giảm
năng suất.
Cu : Thiếu đồng lá dài ra và vàng, lá mềm nhũn và cây sinh trưởng chậm, đối
với hành củ gây ra hiện tượng xốp và các vảy vàng xung quanh củề
Fe : Thiếu sắt lá non vàng không phát triển về kích thước, ở đất có pH > 7 gây
ra bệnh úa vàng do sắt.
Mg : Thiếu magiê lá già bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ mép và chóp lá, lá
cây bị giảm kích thước và trở nên giòn, làm chậm trễ quá trình chín,
không thích hợp khi pH > 6,5.
Mn : Thiếu mangan lá bị nhỏ lại, vàng đỉnh sinh trưởng, cây trở nên mảnh
khảnh, giảm sinh trưởng và giảm năng suất.
Mo : Thiếu Mo lá già vàng trong gân, cây bị lùn.
s : Thiếu s lá dưới bị biến vàng.
Zn : Thiếu Zn những lá mầm của đậu bị đốm nâu đỏ.
27
Chương 3
SẢN XUẤT RAU SẠCH
1. CÁC YẾU TỐ GÂY NHIỄM TRÊN RAU
Cùng với mức độ tăng trưởng nhanh của sản suất nông nghiệp, tiinh độ thâm canh
cao, ngành trồng rau đã bộc lộ mật trái của nó. Việc ứng dụng ồ ạt các chất hoa học,
như phân bón, thuốc trừ sâu, các công nghệ sinh học đã gây ô nhiễm không chi môi
trưởng canh tác mà còn cả các sản phẩm được sản xuất ra. Rau xanh là đối tượng sư
dụng các chất dinh dưỡng rất cao so với các loai cây trồng khác. Điêu đáng quan tâm la
lượng dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh trên cây rau ít được tuân thủ nghiêm ngặt
các quy trình đã khuyến cáo nên đã gây ra hiện tượng ô nhiễm sản phẩm ngày càng gia
tăng ở nước ta. Vấn đề rau sạch được những người nghiên cứu, người sản xuất, và đông
đảo nhữne, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn.
Rau sạch là rau không chứa các độc tố hoặc vi sinh vật gây hại cho cơ thê,
hiện tượng rau bị ô nhiẽm ở nước ta cần được xác định do những yếu tố nào và điều
kiện phát sinh từ đâu ? Qua các nghiên cứu của Viện Rau Qủa, Viện Bảo vệ thực
vật, Trường Đại học Nông nghiệp I và các cơ quan sản xuất, khảo nghiệm cho thấy
có những nguyên nhân chính sau :
1.1. Hàm lượng Nitrat (N 03‘) quá ngưỡng cho phép
Lượng phân hoá học được sử dụng ở Việt Nam không vào loại cao so vói các nước
trong khu vực và so với bình quân toàn thế giới. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân hoá học,
nhất là đạm tói sự tích luỹ nitrat trong rau được xem là không sạch (Trần Khắc Thi, 1996).
Thực tế kết quả kiểm nghiệm hàm lượng nitrat trên một số loại rau vào thời
điểm sử dụng (1 - 2 ngày sau thu hoạch) đều vượt quá chỉ số cho phép là mối quan
tâm đối với chúng ta.
Bảng 8. Hàm lượng nitrat (NOị ) trẽn một số loại rau
vào thời điểm sử dụng (ỉ -2 ngày sau thu hoạch)
TT Nơi lấy mẫu Thời gian
Hàm lượng (mg/kg)
Cải bắp Su hào Hành tây
1 HTX Phù Đổng ( Gia Lâm) 1/1993 876(+376) 982(+482) 180(+100)
2 HTX Mỹ Đức ( Thuỷ Nguyên) 2/1993 600(+100) -
220(+140)
3 HTX Như Quỳnh (Mỹ Văn) 12/1992 620(+120) 480(-20) -
4 Chợ Hàng Da 2/1993 1080(+580) 6^5(+145) 116(+36)
5 Chợ Long Biên 1/1994 714(+214) *638(+138) 96(+16)
(+,-: Chênh lệch so với ngưởng cho phép theo tiêu chuẩn Nga)
28
Nitrat được hấp thu vào cơ thể ở mức bình thường không gây độc, nó chỉ có
hại khi vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong hệ thống tiêu hoá ở trẻ em, Nitrat bị khử
thành nitrit (N02‘), Nitrit là một trong những chất chuyển biến oxyhaemoglobin. Ở
mức độ caò, sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng
tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến phản ứng với amin thành chất gây ung
thư gọi là nitroamin, các hợp chất này được đưa vào cơ thể một cách trực tiếp hay
gián tiếp do nitroamin được tổng hợp trong cơ thể tạo ra sau khi ăn.
NO3 ' vào cơ thể người chủ yếu qua nguồn nước uống và rau quả thực phẩm. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) quy định giới hạn
hàm lượng NO3 trong nước uống là dưới là 50mg/lít. Nếu trẻ em mà thường xuyên
uống loại nước chứa NO3 > 45mg/lít. sẽ bị bênh rối loạn trao đổi chất, giảm khả
nãng kháng bệnh của cơ thể, khi trẻ em ăn thường xuyên súp rau (purre) có hàm
lượng NO3 từ 80-1300 mg/kg sẽ bị ngộ độcẻTổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm
lượng N 03 trong rau không được quá 300 mg/kg tươi, tuy nhiên ở Mỹ người ta lại
cho rằng tuỳ từng loại rau mà hàm lượng này được phép tồn dư trong cây là bao
nhiêu. Ví dụ : măng tây không quá 50mg/kg, nhưng ở cải củ lại được phép tồn dư
tới 3.600 mg/kg. Ở Nga người ta lại quy định như sau :
Dư lượng NOị được phép tồn dư trong rau
Loại rau Dư lượng (mg/kg) Loại rau Dư lượng (mg/kg)
Bắp cải 500 Dưa chuôt
#
150
Cà rốt 250 Cà chua 150
Cải củ 1.400 Khoai tây 250
Hành củ 60 Sulơ 2 0 0
Hành lá 400 Xà lách, rau thơm 2 0 0
Ở nước ta theo phân tích của Viện nghiên cứu Rau Quả trong những năm gần
đây (1991-1994) ở một số vùng sản xuất rau chuyên canh ven thành phố và khu
công nghiệp, một số loại rau có lượng NO3 tồn dư cao, một số vượt ngưỡng cho
phép.
Nguyên nhân :
Do sử dụng khồng hợp lý về liều lượng, tỷ lệ phân đạm trong thành phần vô cơ
và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón phân không đúng, do chạy theo lợi nhuận,
bón thúc quá muộn sát thời điểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước có hàm lượng
NO3 rửa trôi cao...
1.2. Tồn dư thuốc hoá học BVTV trong sản xuất
Như đã trình bày, rau bao gồm rất nhiều chủng loại cây trồng, do vậy các
chủng loại sâu hại cũng rất đa dạng, đó là một nguyên nhân làm cho rau bị nhiều
29
loại côn trùng và bệnh gây hại, thông thường sâu bệnh làm giảm năng suất rau từ
10 - 40%, đôi khi tới 100% (nếu có dịch bệnh). Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật là cần thiết và không tránh khỏi, tuy nhiên lượng thuốc hoá học sử dụng
quá nhiều (0 , 4 - 0 , 5 kg a.i - a.i là lượng hữu cơ hữu hiệu), trong khi ở các loại cây
trồng khác chỉ tiêu này là 0,2 - 0,25 kg a.i. Riêng đối với vùng trồng rau Đà Lạt, xã
Tây Tựu (Hà Nội) theo số liệu điều tra của Viện Bảo vệ thực vật thì lượng hoá chất
được dùng cho công tác bảo vệ thực vật là 1,2 - 1,5 kg a.i.
Nguyên nhân chính là dùng quá liều lượng và không dúng quy cách, quy định
loại thuốc, nhất là các loại thuốc độc bảng A.
l ể3. Sử dụng nước tưới không sạch
Các sản phẩm rau đều chứa một lượng nước rất lớn, do vậy trong quy trình sản
xuất, việc tưới nước để đảm bảo sinh trưởng, phát triển và cho thu hoach cao là rất
cần thiết và bắt buộc, song nếu sử dụng các nguồn nước không sạch thì sẽ góp phần
gây ô nhiẽm rau. Nước có thể gây ô nhiễm cho sản phẩm từ hai cách :
- Các kim loại nặng có sẵn trong đất trồng hay theo nguồn nước thải từ thành
phố, khu công nghiệp được cây hấp thu và tích luỹ dần vào sản phẩm trong quá
trình sinh trưởng, hàm lượng các chất Cadimi (Cd), Chì (Pb), Kẽm (Zn), Thiếc (Sn),
và độc tố như : Aflatoxin Bl, Putulin... được phép có trong rau với lượng rất thấp
(0,03 - 10 mg/kg). song trong thực tế, nhiều loại rau nhất là rau ăn lá được tưới
nước có nhiễm chất thải công nghiệp có lượng kim loại nặng cao, nhất là Cdế Ngoài
ra, việc bón nhiều lân cũng làm tăng hàm lượng kim loại nặng (một tấn super lân
chứa 50 -170g Cd). Những sản phẩm này không chỉ gây hại khi sử dụng tươi mà còn
ảnh hưởng lớn trong công nghiệp đồ hộp. Ngoài ra nguồn nước thải tưới cho cây
còn chứa nhiều NOa, phosphat, thuốc trừ sâu và các chất độc khác.
- Ở các vùng rau của ta, tập quán dùng phân tươi tưới cho cây cũng là một
hình thức truyền tải trứng giun và các vi sinh vật gây bệnh khác.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT RAU SẠCH
0 •
Để có sản phẩm rau sạch tới người tiêu dùng cần phải lưu ý tóri nhiều mặt : kỹ
thuật, kinh tế, xã hội (thay đổi tập quán canh tác và tiêu thụ) và quản lý nhà nước.
2Ệ
1ẾKỹ thuật
Hiệu nay có một số phương pháp sản xuất rau sạch được thực hiện ở nước ta
trong một vài năm trở lại đây :
- Kỹ thuật thuỷ canh (hay kỹ thuật trồng cây trong dung dịch - Hydroponis) :
Từ hydroponis bắt nguồn từ tiếng Hylạp với gốc hydro (nước) và ponos (công việc)Ế
Ở ta gọi thuật ngữ trồng cây trong dung dịch là “thuỷ canh”.
Trổng cây trong dung dịch là kỹ thuật trồng cây không đất, cây được trồng
30
trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Đây là một tiến bộ kỹ thuật được Trung tâm
nghiên cứu rau châu Á (AVRDC) nghiên cứu và chuyển giao. Từ đáu nãm 1993, GS.
Lê Đình Lương (Đại học quốc gia Hà Nội) phối hợp với Tố chức nghiên cứu và triển
khai Hồng Kông (R. D. Hồng Kông) tiến hành nghiên cứu toàn diện các yếu tố kỹ
thuật - kinh tế để áp dụng vào điều kiện Việt Nam.
Vật chứa dung dịch là những hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng
cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ. Dung dịch chứa trong hộp (có lót nilông đen)
do được hổ sung dung dịch đệm nên không phải diều chỉnh độ pH trong suốt quá
trình sinh trưởng của cây. Giá thể đỡ cây là trấu hun. Hộp trồng cây dược bao bởi
nhà màn để tránh sâu bệnh.
Kỹ thuật này có ưu điểm : Có thể sản xuất rau sạch ở nơi thiếu đất hoặc đất
nhiễm độc, nhiẽm mặn cũng như ngay trong gia đình (trên sân thượng, ban công...).
Trồng cây trong dung dịch hầu như không phải chăm sóc, sâu bệnh rất ít lại cho
năng suất cao. Tuy nhiên, do đầu tư cao nên giá thành cũng cao, lại khó mở rộng
quy mô để có lượng hàng hoá lớn.
- Kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có thiết Z
ụ
Ễche chắn : Nhà lưới, nhà
nilông, nhà màn, polietilen phủ đất. Cây trổng ở đây hạn chế sâu bệnh hại, cỏ dại.
sương giá... nên ít phải sử dụng thuốc BVTV, rút ngắn thời gian sinh trưởng và năng
suất cũng cao hơn.Tuy nhiên các vật liệu xây dựng nhà che chắn và nilông che phủ
đất hiện nay giá thành vẫn cao, người nông dân chưa đủ vốn đầu tư để sản xuất lớn.
- Trồng rau sạch trong điều kiện ngoài dồng : Mục tiêu cuối cùng của ngành
trổng rau là hơn 70 triệu dân nước ta và khách nước ngoài mua rau của Việt Nam
phải được cung cấp rau sạch. Hơn 300 nghìn ha trồng rau phải được canh tác theo
tập quán sản xuất rau sạch. Đấy là mục tiêu lớn, lâu dài, đòi hỏi các cán bộ kỹ
thuật, người sản xuất không ngừng sáng tạo và hoàn thiện kỹ thuật này. Đây là
phương thức canh tác chủ yếu của ngành trồng rau Việt Nam song không phải là
duy nhấtỗVới các điều kiện và mức độ đầu tư khác nhau cần có phương thức sản
xuất phù hợp để đa dạng hoá thêm sản phẩm và ngành nghề.
Với bất cứ phương thức canh tác nào, quy trình kỹ thuật cũng phải đáp ứng
được yêu cầu sau : đạt năng suất cao nhất, giảm dư lượng độc tố tới dưới ngưỡng
cho phép và dễ áp dụng với người sản xuất.
Nhằm hạn chế sự ô nhiễm của rau, Viện nghiên cứu Rau Quả đã đề xuất một
quy trình chung để sản xuất rau sạch như sau :
2.1. Chọn đất
Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước, thích hợp với sự sinh trưởng và phát
triển của rau, tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ có tầng canh tác dày
20 - 30cm. Vùng trồng rau cần được cách ly với khu vực có chất thải sinh hoạt của
thành phố ít nhất 2 0 0 m, khu công nghiệp và bệnh viện cách ly ít nhất 2 km, đất có
thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại.
31
2.2. Nước tưới
Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên nước ảnh hưởng trực tiếp tái
chất lượng sản phẩm. Cần dùng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng
nước giếng khoan, nhất là đối với vùng trổng rau xà lách và các loại rau gia vị.
Nếu không có giếng khoan, cần dùng nước sông, ao hồ trong, không ô nhiễm,
nước sach còn dùng để pha các loai phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật. ĐỐI VỚI
các loại rau cho quả, giai đoạn đầu có thể sử dụng nước bơm từ mương, sông, hô
để tưới rãnh.
2.3. Giống
Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con không có mầm bệnh, phải biết
rõ lý lịch nơi nhập giống hay sản xuất hạt giống. Giống nhập nội phải qua kiểm
dịch thực vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được xử lý, trước khi đưa cây con
ra ruộng xử lý Sherpa 1 % để phòng sâu bệnh hại sau này.
2.4. Bón phân
Toàn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và dùng lân hữu cơ vi sinh để bón lót,
tuỳ từng loại cây mà có chế độ, lượng phân bón khác nhau (trung bình khoảng
15 tấn phân chuồng, 300kg lân hữu cơ vi sinh cho lha, lượng đạm và kali theo quy
trình kỹ thuật cho từng cây, bón 30% N + 50% K), số đạm và kali còn lại dùng để
bón thúc. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (< 60 ngày) bón thúc 2
lần, kết thúc bón trước khi thu hoạch 12 ngày; Với các loại rau có thời gian sinh
trưởng dài, có thể bón thúc 3 lần, kết thúc bón phân hoá học trước khi thu hoạch 30
- 40 ngày.
Sử dụng các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén
rễ, có thể phun 3 - 4 lần tuỳ từng loại rau, nồng độ theo hướng dẫn cho từng loại rau
và từng loại chế phẩm, kết thúc phun ít nhất trước khi thu hoạch 1 0 ngày, nếu sử
dụng phân bón lá thì giảm phân hoá học 30 - 50%, tuyệt đối không dùng các loại
phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau.
2.5. Bảo vệ thực vật
t • •
Không sử dụng thuốc hoá học BVTV nhóm I và nhóm II, khi thật cần thiết có
thể sử dụng thuốc nhóm III và IV. Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại
với ký sinh thiên địch, kết thúc phun thuốc hoá học trước thu hoạch ít nhất là 15
ngày. Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học (BT, hạt củ đậu...), các chế phẩm thảo
mộc, ký sinh thiên địch (ong mắt đỏ - Trichogramma bauvetia)... để phòng trừ bệnh.
Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (trồng giống chống bệnh, vệ sinh đồng
ruộng và theo dõi phát hiện bệnh sớm, tập trung phòng trừ sớm).
Một số chỉ tiêu về hàm lượng các chất tồn dư cho phép được nêu trong bảng 9
10. và 11.
32
Bảng 9. Hàm lượng Nitrat (mg/kg sản phẩm)
(Theo tiêu chuẩn của WHO)
Loại cây Hàm lượng NO3 Loại cây Hàm lượng NO3
Dưa hấu 60 Hành tây 80
Dưa bở 90 Cà chua 150
Ớt ngọt 2 0 0 Dưa chuột 150
Măng tây 2 0 0 Khoai tây 250
Đậu ãn quả 2 0 0 Cà rốt 250
Ngô rau 300 Hành lá 400
Cải bắp 500 Bầu bí 400
Su hào 500 Cà tím 400
Su lơ 500 Xà lách 1.500
Bảng 10. Hàm lượng các chất kim loại nặng
vờ một số độc tố cho phép tồn dư trong rau (mg/kg)
Loai kim loai
• •
Dư lượng Loại kim loại,' 1 độc tố Dư lượng
Chì (Pb) 0,5 Cadimi (Cd) 0,03
Asen (As) 0 , 2 Thuỷ ngân (Hg) 0 , 0 2
Đồng (Cu) 5,0 Kẽm (Zn) 1 0 , 0
Thiếc (Sn) 2 0 0 , 0 Aflatoxin BI (độc tố) 0,005
Palutin (độc tố) 0,05
Bảng 11. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (mg/kg)
Loại thuốc
Loại rau Thời gian cách ly
(ngày)
Ăn lá (AL) Ăn quả (AQ) Ăn củ (AC)
1 2 3 4 5
Basudin 10G 0,5-0,7 0,5-0,7 14-20
Dipterex 80 0,5 1 , 0 7
Dimethoat 50 EC 0 , 1 0,1-0,5 0,5-1 , 0 7-10
Carbaril 80 WP 0 ,1 -1 ,5 1 ,0 -1,5 0 ,5-1,0 7
Padan 95 WP 0 , 2 1,0-1,5 0,5-1 , 0 14
Sumicidin 20 EC 1 , 0 2 , 0 0 , 2 14-21
Decis 2% 0 , 1 2 , 0 0 , 2 7-1 0(AL);3-4(AQ)
Sherpa 2,5 EC 0 , 1 2 , 0 0 , 2 7-10(AL);3-4(AQ)
Karate 2,5 EC 0,03 0 , 0 2 0 , 2 4-11
Trebon 10 EC 0,03 0 , 0 2 0 , 2 3
Applaud 25 WP 0,03 0 , 0 2 0 , 2 13
Oxiclorua đồng 2 0 , 0 2 0 , 0 1 0 , 0 21 (AL) ; 14(AQ)
33
(Tiếp bảng 1 1 )
1 2 3 4 5
Daconil W50 2 0 , 0 2 0 , 0 1 0 , 0 7-10
Alliette 80 WP 2 0 , 0 2 0 , 0 1 0 , 0 14
Anvil 55 c 2 0 , 0 2 0 , 0 1 0 , 0 7-10
Topsin M 70 WP 1 , 0 2 0 , 0 1 0 . 0 7-10
Bayleton 25 EC 0 , 1 2 0 , 0 1 0 , 0 3-7
Bảng 12. Danh sách các loại thuốc bảo vệ thực vật
được khuyến cáo dùng cho rau sạch
TT Tên thuốc Nhóm đôc
•
Nhóm đôc
•
Công dụng Thời gian cách ly
(ngày)
Thuốc trừsâu
1 Dipterex 90WP Lân hữu cơ II Ản lá, đục quả Rau: 7; đậu quả: 3
2 Sevin 85WP Carbamate II Ăn lá, đục quả Rau : 7
3 Bassa 50EC Carbamate II Sâu chích hút Dưa hấu : 1
4 Sherpa 5EC,
10EC, 2,5EC
Pyrethroid n Ăn lá, chích hút Cà, dưa : 3;
Ăn lá : 7
5 Decis 25EC Pyrethroid II Ản lá, chích hút Rau-quả : 3-4
6 Ambush 50EC Pyrethroid II Ản lá, chích hút Bắp cải: 7; Ảnquả: 4
7 Applaud 10 WP DHSTCT III Chích hút, đục
nõn
Rau-quả -
Ể1-2
8 Trebon 10EC DHSTCT IV Ăn lá, chích hút Dưa chuôt: 1
•
9 BT (các loại đã
đãng ký)
Ăn lá, chích hút
1 0 Botanical
insectisides
Ăn lá, chích hút
Thuốc trừbênh
•
1 Kumulus Lưu huỳnh IV Các bệnh do nấm Ăn lá: 7; Ăn quả : 4
2
3
4
Boocđo
Mancozeb
Antracol
CuS04+vôi
Carbamate
Carbamate
IV
IV
Các bệnh do nấm
Sương mai, đốm
lá, thối quả
nt
Không xác định
Ăn quả:4
Ăn củ : 7
5 Anvil 5SC Triazol IV Đốm lá, thối quả,
6 Ridomil MZ72WP
phấn trắng, gỉ sắt
34
Chương 4
c o sỏ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT CỦA NGHÊ TRỒNG RAU
■ ■
l ẽNHŨNG PHƯƠNG THỨC TRồNG RAU
1.1. Phương thức trọng tự nhiên
Được thực hiện khi gieo trồng và thu hoạch ở ngoài đồng.
Ưu điểm .ế Phương thức này dễ canh tác phổ biến, có thể sản xuất trên diện
tích lớn, đầu tư không lớn, giá thành hạ. Thường được áp dụng trồng rau ở những
vùng có khí hậu, thời vụ thích hợp.
Nhược điểm ễ
*Khó quản lý các dịch hại (sâu, bệnh, thiên tai).
1.2. Phương thức trồng rau trong điều kiện nhân tạo
Ưu điểm : Có thể tránh được thiên tai, kiểm tra các dịch sâu bệnh một cách
triệt để, có thể trồng các loại rau trong những thời điểm không thuận lợi của khí hậu
cũng như mùa vụ, có nhiều khả năng trồng được rau đảm bảo chất lượng cao, sạch,
không cần đất.
Nhược điểm : Yêu cầu đầu tư lớn, quy mô áp dụng nhỏ, phải có trình độ kỹ
thuật cao, khó chăm sóc, sản phẩm sản xuất ra hạn chế về số lượng.
2. Cơ SỞ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT ĐỂ THÂM CANH RAU
Trong mọi điều kiện, mọi trường hợp người trồng rau đều cần phải đạt được
những mục tiêu sau :
Các giống rau phải có năng suất cao, phẩm chất đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Sản phẩm phải có nhiều chủng loại.
Giá thành sản phẩm hạ để có lợi nhuận cao.
Có rau cung cấp quanh năm.
Do vậy, nhất thiết phải chuẩn bị thật tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành
thâm canh rau.
2Ể
l ặChọn đất và thiết kế đồng ruộng
2.1.1. Chọn đất
Đất trồng rau phải chọn chân đất cao dễ tiêu và thoát nước, không hay bị úng
ngập nhưng lại phải có nguồn nước để chủ động tưới khi cần thiết. Vì nhu cầu về
nước của tất cả các loại rau nói chung là rất cao, do hệ số thoát hơi nước của chúng
rất lớn từ 500-800 và lượng nước tích luỹ trong rau lớn.
I
35
Bảng 13. Hệ số thoát hơi nước của một số loại rau
Loại rau Hê số thoát hơi nước
•
Loại rau Hê số thoát hơi nước
•
Cải bắp 539 Dưa bở 621
Cải củ 397-450 Dưa hấu 600
Bí xanh, bí đỏ 700-834 Đậu Hà Lan 250-800
Cà chua 570-650 Đậu cô ve ' 538-570
•
Dưa chuôt
•
731 Khoai tây 636
Ghi chú : Hệ sô thoát hơi nước bằng lượng nước mà cây trồng sử dụng trong quá trình sinh
trưởng phát triển chia cho ưọng lượng chất khô của cây trồngỆ
Mặc dù đất nào cũng có thể trồng được rau, nhưng tốt nhất là nên chọn những
chân đất cát pha đến thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác (tầng đất
mặt) dày (20-30cm), có độ chua từ hơi chua đến trung tính (pH = 5-7), vì đa số các
loại rau đều thích độ pH này.
2.1.2. Thiết kế cánh đồng
Cánh đồng rau phải được chia thành ồ, từng thửa, từng khu vực để thuận lợi
cho việc gieo trồng và chăm sóc các chủng loại rau khác nhau, bố trí hệ thống tưới
và tiêu nước tới tận từng thửa ruộng, từng khu bằng hệ thống “mương xương cá”.
Hệ thống giao thống nội đồng cần thiết kế song song với hệ thống mương
máng tạo thuận lợi cho. sự vận chuyển sản phẩm nhằm làm giảm tối đa sự hư hao,
giập nát do vận chuyển bất hợp lý.
Việc bố trí hệ thống tưới, tiêu và vận chuyển trên cánh đồng phải đạt các mục
tiêu sau :
- Tiêu nước mặt và mực nước ngầm nhanh chóng
- Chủ động tưới bằng mọi phương tiện (thô sơ hay máy móc)
- Hệ thống giao thổng không ảnh hưởng đến viêc tưới hoặc tiêu nước trong
cánh đồng rau.
- Tiết kiệm được lao động và đất đai
- Các hệ thống tưới tiêu và giao thồng phải phù hợp với quy mô ruông trồng
rau tránh lãng phí nhưng đảm bảo thuận tiện và đáp ứng được yêu cầu của nghề
trổng rau.
2.1.3. Làm đất trồng rau
Làm đất vườn ươm :
Đại bộ phận cac loại rau đêu qua giai đoạn vườn ươm. Vườn ươm là nơi cây
con sinh trưởng đầu tiên, nó đóng vai trò quyết định đối với chất lượng cây giống do
đó ảnh hưởng lớn đến nãng suất và phẩm chất sau này.
36
Vườn ươm nên chọn những nơi gần ruộng trồng, có thể ở một góc ruộng, gần
nguồn nước tưới. Trong điều kiện sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất có hạn, che nắng che
mưa trên luống rau bằng cót, phên tre hay cỏ. Trong điều kiện cho phép làm vườn
ươm cố định thì nên xây thành ô, có nhà lưới che nắng mưa và có hệ thống tưới tiêu
chủ động.
Đất vườn ươm nên chọn loại đất nhẹ, tầng canh tác có thể không sâu, nhưng
chế độ tưới tiêu tốt. Đất vườn ươm chỉ cần diện tích từ 1 - 1,5% so với sản xuất đại
trà. Đất vườn ươm cần cày sâu, bừa kỹ kết hợp với bón phân chuồng (lớp đất mặt chỉ
nên làm nhỏ tới đường kính viên đất từ 1 - 3cm), nhặt cỏ dại, đặc biệt các loại cỏ có
rễ ăn sâu như cổ gấu... Sau khi được phơi ải 5 - 7ngày và rắc vôi bột để tiệt trùng,
trừ các nguồn bệnh trong đất và phải lên luống trước khi trồng để giữ phân, giữ
nước tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, đi lại chăm sóc được dễ dàng.
Tiến hành lên luống : Luống rộng 100 - 120cm, cao 25 - 30cm, rãnh luống
rộng 40 - 45cm để tiện cho việc chăm sóc sau này. Chiều dài của luống phụ thuộc
địa hình song không nên dài quá lOOm, sẽ gây kho khăn cho việc đi lại và chăm sóc
rau sau này. Luống thường được làm kiểu hình thang, đáy trên nhỏ hơn đáy dưới để
đất không bị xô xuống.
Mặt luống có nhiều kiểu : Kiểu mui rùa, mặt luống phẳng, lòng khay... Mặt
luống phẳng thường được áp dụng rộng rãi cho các loại cây trồng, các thời vụ gieo
trổng thích hợp.
Mùa hè, mưa nhiều làm luống mai rùa, mặt luống hẹp và cao để tránh đọng nước,
trái lại vụ đông xuân khô hanh, làm luống phẳng hoặc lòng khay để giữ nước, giữ phânằ
Làm đất trồng rau Ởruộng" sẩn xuất
Hình dạng luống, mặt luống, hướng luống phụ thuộc vào địa hình, vào yêu cầu
của từng loại câỵ rau : Rau cần châm sóc, có thân lá lớn (cải bắp, cà chua, khoai tây...)
thì mặt luống rộng từ l-l,2m. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, ít đòi hỏi chăm sóc
(cải cúc, mùi, hành, bí đỏ, bí xanh... cần làm giàn) mặt luống rộng từ l,5-2m.
Gieo trồng vào vụ mưa nhiều cần làm luống cao, mặt luống làm nhỏ đi. Nói
chung diện tích phi sản xuất chiếm từ 15 - 20% diện tích sản xuất là hợp lý không
ảnh hưởng tới sản xuất và năng suất của rau.
Trong điều kiện không chủ động vườn ươm,có thể gieo hạt trong khay, để vận
chuyển được thuận lợi. Phương pháp gieo hạt trong khay có thể áp dụng trong vụ
trổng rau sớm hoặc không chủ động đất, phương pháp này thường áp dụng gieo
trồng các loại cây họ bầu bíễ
2.2. Thời vụ gieo trồng
Nguyên tắc đ ể bô'trí thời vụ cho cây rau :
Sao cho thời kỳ hình thành các cơ quan dinh dưỡng (bộ phận sử dụng) vào lúc
có điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhất.
37
Căn cứ vào yêu cầu của rau với điều kiên ngoại cảnh : ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ...
Ở miền bắc nước ta có 2 thời vụ rau chính là đồng xuân và xuân hè.
Vụ đông xuân gieo trổng các loại rau chiu rét có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt
đới : Cải bắp, su hào, hành tỏi, cà rốt... Trổng vụ này có 3 trà gieo trồng như sau :
Đông xuân sớm : Gieo trồng từ 15 tháng 7 - tháng 8 , thu hoạch vào tháng 11 - 12.
Đông xuân chính vụ : Gieo trồng từ tháng 8 -9 thu hoạch tháng 12-2 năm sau.
Đông xuân muộn : Gieo trồng từ tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2-4 năm sau.
Đây là vụ rau thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của rau chịu rét nên thu
hoạch năng suất cao, phẩm chất tốt.
Vụ xuân hè : Gieo trồng các loại rau ưa nhiệt độ cao, có nguồn gốc nhiệt đới :
Bí đỏ, bí xanh, cà, rau muống...
Thời vụ gieo trồ n g :
Xuân hè sớm trồng từ tháng 12-1, thu hoạch bắt đầu từ tháng 3
Xuân hè chính vụ gieo trồng từ tháng 2 -3 , thu hoạch tháng 3 - 4
Xuân hè muộn gieo trồng tháng 7 - 8 .
2.3. Hạt giống rau
Hạt giống là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan •
trọng của nghề trồng rau. Để chuẩn bị tốt hạt giống cho sản xuất rau, việc đầu tiên
là phải có tiêu chuẩn xác định số lượng hạt gióng tốt.
Đối với nhiều loại rau, bảo quản hạt giống yêu cầu những điều kiện nhất định,
vì hạt giống của một số loại cây rau rất dễ mất sức nảy mầm : các loại rau của họ
thập tự, các loại đậu rau....
Tiêu chuẩn đ ể xấc định lượng hạt giốn g :
Căn cứ vào một số chỉ tiêu sau :
- SỐlượng hạt giống /đơn vị trọng lượng của hạt
- Độ thuần của hạt giống (độ thuần di truyền + độ thuần cơ học)
- Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống
- Số lượng cây sẽ trồng/đơn vị diện tích
M ột g iô h g rau tốt phải đạt tiêu chuẩn sau :
a) Giống thuần khiết, có những đặc tính tốt như chín sớm, sản lượng cao, tính
chống chịu tốt.
b) Có sức sống mạnh, hạt có sức sống mạnh biểu hiện : hạt chắc mẩy to đều
tốc độ nảy mầm nhanh. Nếu hạt giống chưa đạt tới chín sính lý, hoặc cất giữ không
tốt đều ảnh hưởng không tốt tới sức sống của hạt.
38
c) Không có sâu bệnh, hạt giống phải giữ nguyên vẹn hình dạng. Hạt có sâu
bệnh thường là hạt nhỏ, hình dạng thay đổi...
2.3.1. Lượng hạt giống (bảng 14)
Lượng hạt giống gieo phụ thuộc vào diện tích, độ lớn của hạt và đặc tính sinh
trưởng của cây.
Có thể áp dụng công thức xác định hạt giống cần cho một đơn vị diện tích của
từng loại hạt giống rau theo công thức sau :
Lượng hạt giống cần thiết được tính bằng công thức
V — xlOO
s X A
Trong đó : V là Lượng hạt giống cần
N : Mật độ trồng
K : Hệ số dự phòng với K = 0,1 đối với loại giống gieo qua vườn ươm
K = 0,5 đối với loại hạt gieo theo hốc.
K = 2 đối với hạt giống hạt nhỏ gieo thành
hàng.
A : SỐlượng hạt/1 kg
s : Giá trị sử dụng của hạt giống
S(%) =
100
c : Độ thuần khiết của hạt giống (%)
p : Tỷ lệ nảy mầm được tính theo công thức :
Tổng số hạt nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm (%) = ——------:------------- X 100
Tổng số hạt thử
Ngoài ra hạt giống cần chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng, phải luôn luôn dự
phòng vào khoảng 10 - 20% lượng hạt cần thiết. Đồng thời bố trí cơ cấu cây rau hợp
lý để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và trên thị trường.
2.3.2. Xử lý hạt giống và gieo trồng hạt giống
Xử lý hạt giống trước khi gieo là một trong những biện pháp kỹ thuật quan
trọng nhằm mục đích :
- Thúc mầm, mầm mọc nhanh, thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.
- Phòng trừ sâu bệnh.
39
Bảng 14. Lượng hạt giống rau cần cho 1 sào Bắc bộ và lha
Loại rau
Lượng giống cần cho
Loai rau
•
Lượng giống cần cho
1 sào Bắc
bộ (g/sào)
lha
(kg/ha)
1 sào Bắc
bộ (g/sào)
lha
(kg/ha)
Cải bắp, suplơ 11-18 0,3-0, 8 Đâu cô ve lùn 2500-2000 80
Su hào 36-43 1 ,0 -1 , 2 Đậu cô ve leo 2 0 0 0 - 2 2 0 0 60
Cải be
• 14-18 0,4-0,5 Cà rốt 100-140 3-4
Cải xanh 350-360 1 0 , 0 Cải củ 400-450 12-13
Xà lách 14-16 0,4-0,45 Rau muống hạt 2500 80
Cà chua 14-25 0,4-0, 6 Hành hoa 40070-75 2
Cà bát 14-22 0,4-0, 6 Hành tây 108-140 3-4
Mướp, bí xanh 18-36 0,5-1 , 0 Cần tây 11-18 0,3-0,5
Bảng 15. Tiêu chuẩn chất lượng gieo trồng của một số hạt giống rau của Việt Nam
Hạt giống Cấp tiêu chuẩn
Chỉ tiêu chuẩn chất lượng
gieo trồng
Hạt (củ) giống loại
I II
Rau cải TCVN 3240-79 Khả năng nảy mầm (%) 85 80
Đô sach
♦ •
(%) 98 95
Độ ẩm (%) 1 0 1 0
Su hào TCVN 2598-78 Khả năng nảy mầm (%) 9 0 80
Đô sach
• • (%) 99 98
Đô ẩm
• (%) 99 98
Dưa chuôt
» TCVN 2598-79 Khả năng nảy mầm (%) 85 80
Phương phấp x ử l ý :
- Có thể dùng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh như TMTD (8 g/lkg hạt),
Granozan (4g/lkg hạt) hoặc xử lý bằng nước nóng, thông thường người ta xử lý ở
50°c, thời gian phụ thuộc từng loại giống : cải bắp, su lơ, cải củ... (15 phút).
- Xử lý bằng tro bếp : Dùng 200-250g tro bếp hoà trong 10 lít nước lã khuấy
kỹ, ngâm 2 ngày đêm (trong khi ngâm thường xuyên khuấy đều) sau đó gạn lấy
nước trong, đổ hạt giống vào ngâm trong 4-6 giò, vớt hạt giống ra đem hong cho
ráo nước rồi gieo.
- Xử lý bằng nước phân chuồng : Lấy 1 phần phân lợn + 1 phần phân trâu bò
chung với 5 - 6 phần nước lã, ngâm 5 - 6 ngày đêm (mỗi ngày khuấy 4 - 5 lần để ở
nhict đọ khoang 20 - 25 c, sau đo lọc lây nước phân này (bỏ bã) bổ sung thêm - 6
4Ơ
phần nước lã ( 1 phần nước phân + 5 - 6 phần nước lã), bỏ hạt rau vào ngâm cho đến
khi hạt no nước, rồi đem gieo.
- Dùng nước giải: Pha loãng 5 - 6 lần đổ ngâm hạtỂ
Gieo hạt .ẻHạt rau rất nhỏ nên khi gieo^ần trộn với tro bếp, đất rây mịn, hoặc
đất cát và chia làm nhiều lần để gieo. Lượng hạt giống gieo phụ thuộc vào loại hạt,
tỷ lệ nảy mầm...
Hạt gieo xong cần phủ một lớp đất mỏng, đậy bằng rơm rạ hoặc trấu để khi
tưới nước đất không bị gí chặt, tạo điều kiện thoáng khí cho hạt nảy mầm.
2.4. Chăm sóc sau khi gieo hạt
Sau khi gieo hạt xong phảt chú ý giữ ẩm thường xuyên, độ ẩm đồng ruộng đạt
khoảng 80%. Khi cây mọc, phải lập tức giỡ lớp rơm rạ phủ phía trôn, khi giỡ chú ý
không để cây bị lôi lên theo. Giỡ rơm vào buổi chiều để sáng hôm sau cây tiếp xúc
với ánh sáng nhẹ, quen dần với chế độ chiếu sáng của mặt trời, điều này đặc biệt
quan trọng đối với thời vụ sớm, khi cây con được gieo vào mùa hè, hoặc đầu thu,
giai đoạn có cường độ ánh sáng mạnh. Trong trường hợp phủ bằng trấu thì không
cần giỡ trấu ra và có thể bổ sung thêm một lớp đất mịn để giữ chặt gốc, nếu gieo với
mật độ vừa phải, cây cứng cáp thì không cần phủ thêm đất.
Trong trường hợp có mái che thì hàng ngày phải giỡ mái cho cây có đủ ánh
sáng, cây sẽ cứng cáp, mập và khoẻ, không bị vống lốp, khi cấy ra ruộng không bị
chột, mau bén rễ, hổi xanh. Trong thời gian cây mới mọc đến hai lá thật, chú ý che
mưa cho cây. Nếu cây mọc dày phải chú ý tỉa bỏ những cây xấu và sâu bệnh vào
giai đoạn 2-4 lá thật.
M ột sô'điểm cần chú ý đ ể bảo đảm chất lượng, s ố lượng cây con :
* Trong vườn ươm cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây con, tuỳ loại cây
trồng mà cần có biện pháp phòng trừ từng loại sâu bệnhẽ
Chú ý bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia và Phythyum, đây cũng là bệnh chung
nhất cho các loại rau gieo qua giai đoạn vườn ươm. Bệnh này lan truyền nhanh khi
đất có độ ẩm cao, do đó tránh tưới cây con vào buổi chiều tối. Có thể tránh dịch
bệnh bằng cách :
- Xử lý đất trước khi gieo hạt :
- Gieo cây con trong bầu sẽ hạn chế sự lây lan.
- Luống cây con cần được bố trí ở vị trí thông thoáng, có nắng.
- Bón phân cân đối và tập trung, chú ý các loại phân làm cứng cây như lân,
kali. Hạn chế bón đạm.
* Hạn chế những cây con ngoài mép luống. Những cây như thế thường cằn cỗi
dẫn đến sinh trưởng kém ảnh hưởng đến năng suất sau này.
41
- Hạn chê sự nhiễm độc hoá chất do sử dụng đất không đều, một số hoá chất
tồn dư trong đất có thể sẽ gây hại đến cây con.
Tiêu chuẩn cấy giốn g tốt Ế
*
- Có các đặc điểm đặc trưng của giống
- Đủ độ tuổi trồng, có đủ số lá cần thiết
- Cây to, mập khoẻ cứng cáp, rễ thẳng
- Không bị sâu bệnh hoặc giập nát.
2.5. Trồng cây con ra ruộng sản xuất
2.5.1. Chuẩn bị
Cây con :
Trước khi trồng cây con ra ruộng 4 -7 ngày, tuyệt đối không tưới để tập luyện
cho cây con có sức đề kháng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Quá trình này sẽ
kích thích hệ rỗ tập trung xung quanh rễ chính và đảm bảo tỷ lệ ihích hợp giữa rễ
chồi ở các giai đoạn sinh trưởng sau này. Trước khi trồng nên tưới dung dịch 0,1%
urê hoặc sunphat amôn để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây con ngay sau khi
trổng.
Ruộng d ể trồ n g :
Sau khi đã làm đất kỹ, trước khi trồng nên tưới đất cho ẩm (chỉ tưới cho loại
đất thịt nhẹ pha cát, không tưới cho đất thịt pha sét). Trong điều kiện có che phủ đất
(bằng nilon màu) nên phủ trước khi trồng, rơm rạ nên phủ sau khi trồng.
Điều kiện thời tiết „
ể
Chọn những ngày trời mát, nhiều mây, ẩm độ không khí cao để trồng, trong
những ngày nắng nên trồng vào buổi chiều mát.
2.5.2. Trồng cây con .ẳ
Trong sản xuất hiện nay có hai phương pháp trồng sau đây :
a. Trồng rễ trần : Trồng rễ trần là khi trồng không mang theo đất, trồng theo
phương pháp này nhanh, áp dụng phổ biến trong sản xuất, nhưng khi gặp khô hanh,
nhiệt độ cao hay thấp, cây lâu hồi xanh. Vì vậy khi trồng phải chú ý tưới nước giữ
ẩm.
b. Trồng bầu : Là khi trồng đem theo cả khối đất xung quanh rễ. Trồng bầu tỷ
lệ sống cao, nhưng tốn công, không áp dụng cho sản xuất lớn được, thường áp dụng
cho các loại cây có khả năng tái sinh rễ kém như bầu, bíẻ..
M ệt độ khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng của mỗi loại cây rau thay đổi theo giống, điều kiện dinh
dưỡng và thời vụ trông.
42
Diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể trồng theo ô vuông, hoặc hình chữ nhật
được tính bằng : khoảng cách trung bình hàng X khoảng cách trung bình cây. Lấy
diện tích trồng trọt chia cho diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể sẽ có mật độ lý
thuyết.
Diện tích dinh dưỡng của các loại rau trồng theo hàng bằng khoảng cách trung
bình của hàng X khoảng cách trung bình cây trong hàng.
Thí dụ : Mỗi luống gieo 5 hàng, khoảng cách hàng là 15cm, khoảng cách luống là
20cm, khoảng cách cây trong hàng là 6 cm. Diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể sẽ là :
15 + 15 + 15 + 15 + 20 _ 2
---------- --------------- = 96cm
5x6
Những loại rau trồng theo hốc như bí xanh, bí ngô, dưa hấu thì diện tích dinh
dưỡng của mỗi cá thể sẽ là :
Diện tích đất đai
SỐ hốc X số cây trong hốc
2.6. Kỹ thuật chăm sóc
2.6.1. Tưới nước
Rau là loại cây rất cần nước, đồng thời lại sợ úng. Do vậy việc tưới nước cho
rau một cách khoa học là điều rất cần thiết.
Trong phần này chúng ta quan tâm đến liều lượng, thời gian và phương pháp
tưới nước
Phươngrpháp tưới :
ơl Tưới gáo : Là biện pháp thông dụng nhất và có hiệu quả nhất sau khi cấy
cây con. Đối vói cây đã hồi xanh biện pháp này tốt, hiệu quả. Nhưng tốn công và
lượng nước không đủ cho cây sinh trưởng.
bl Tưới tự chảy ịtưới rãnh) : Để nước tự chảy vào rành lồi ngấm vào luống
rau, cách này thường được sử dụng khi cây đã lớn và sinh trưởng mạnh, cần nhiều
nước. Biện pháp này đảm bảo đủ nước cho cây sinh trưởng ở các giai đoạn khác
nhau, nhưng có nhược điểm là tốn nhiều nước, vì nước thấm sâu vào lòng đất trong
suốt quãng đường nó đi qua rồi mới đưa đến gốc cây.
c/ Tưới phun mưa : Là cách tưới phổ biến của những vùng san xuất tiên tiến.
Ưu điểm của phương pháp này là trong thời gian ngắn có thể thay đổi tiểu khí hậu
của vườn rau, không phụ thuộc vào địa hình của vùng trồng rau. Chú ý khi tưới phải
điều chỉnh giọt nước rơi xuống, ở đất thịt cường độ phun mưa khoảng 0 , 1 -
0,2mm/phút, còn đất thịt nhẹ là 0,5 - 0,8mm/phút. Nhược điểm của phương pháp
này là sau khi tưới mặt đất bị đọng váng ảnh hưởng đến sinh trưởng cuả rau...
43
dl Tưới ngâm ệ
‘ Là dùng các ống dẫn (nhựa hay kim loại) có đục sẵn lỗ theo
khoảng cách nhất định, đặt sâu trong lòng luống rau ở phía dưới hay bên cạnh nơi
trồng rau lên, khi cần tưới thì bơm nước vào ống dẫn, nước sẽ rỉ qua ống dân này, n
qua lỗ và cung cấp nước trực tiếp cho rỗ.
Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm nước tối đa, giữ được kết câu đât,
rất thích hợp với các loại rau ưa nhiệt.
Nhược điểm là đầu tư ban đầu lớn.
e/ Tưới nhỏ giọt : Là phương pháp thường được dùng trong nhà kính hoặc các
nhà lưới phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.6.2. Thời gian tưới
Phải căn cứ vào nhu cầu nước của từng giai đoạn phát triển của cây cũng như
các biểu hiện sinh lý bên ngoài của cây rau như sự biến đổi màu sắc lá, độ cong của
lá, sự héo của lá... (trông cây), các dự báo khí hậu thời tiết và các quan sát bên
ngoài của người trồng rau (trông trời), độ khô của đất trên luống rau (trông đất) mà
quyết định tưới.
Cây rau phản ứng rất rõ với sự thiếu nước và thừa nước, nên theo kinh nghiệm
của nhân dân ta, người trổng rau phải luôn luôn “trông trời, trông đất, trông mây”
mà có chế độ tưới tiêu kịp thời.
Lượng nước tưới :
Có thể dùng công thức sau để xác định lượng nước tưới cho rau :
m = 100 X H X A (B - R)
Trong đó : m : Lượng nước cần tưới (m3 /ha)
H : Độ sâu (m)
A : Tỷ trọng đất (tấn/m3)
B : Độ ẩm đồng ruộng (% đất khô tuyệt đối)
R : Độ ẩm đất (% đất khô tuyệt đối khi tưới)
Ví dụ : Biết H = 30; A = 1,3, B = 70, R = 40
Vậy m = 100 X 0,3 X 1,3 X (70 - 40) = 1.170m3/ha
2.7. Chăm sóc rau
Cac loại rau thuộc rât nhiêu họ cây khác nhau, nên kỹ thuât trồng và chăm sóc các
loại rau khác nhau cũng khác nhau, việc chăm sóc cụ thể sẽ được đề cập đến ở phần
chuyên khoa, trong phần này chỉ giới thiệu những biện pháp cơ bản nhất, chung nhất.
2.7.1. Làm cỏ, xới vun
Sau những trận mưa rào, hoặc sau khi tưới phun mưa, lớp đất mặt thường bị
44
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf
Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf

More Related Content

Similar to Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf

kien thuc san pham rong nho
kien thuc san pham rong nhokien thuc san pham rong nho
kien thuc san pham rong nhoUNISEA
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 
Xây dựng khẩu phần ăn cho bò thịt
Xây dựng khẩu phần ăn cho bò thịtXây dựng khẩu phần ăn cho bò thịt
Xây dựng khẩu phần ăn cho bò thịtDang Hoang Lam
 
5. TRẦN HIỆP.pptx
5. TRẦN HIỆP.pptx5. TRẦN HIỆP.pptx
5. TRẦN HIỆP.pptxChungNaue
 
2017. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu nhận dạng phân tử một số nguồn gen đậu ...
2017. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu nhận dạng phân tử một số nguồn gen đậu ...2017. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu nhận dạng phân tử một số nguồn gen đậu ...
2017. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu nhận dạng phân tử một số nguồn gen đậu ...FOODCROPS
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925Vohinh Ngo
 
Coeus.vn i2.giới-hạn-ô-nhiễm-kim-loại-nặng
Coeus.vn  i2.giới-hạn-ô-nhiễm-kim-loại-nặngCoeus.vn  i2.giới-hạn-ô-nhiễm-kim-loại-nặng
Coeus.vn i2.giới-hạn-ô-nhiễm-kim-loại-nặngNguyen Thu
 
slie bảo vệ 1_1.ppt
slie bảo vệ 1_1.pptslie bảo vệ 1_1.ppt
slie bảo vệ 1_1.pptThuTrang223176
 
Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực v...
Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực v...Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực v...
Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực v...Thư Nguyễn
 
6. NGUYỄN THI HƯƠNG.ppt
6. NGUYỄN THI HƯƠNG.ppt6. NGUYỄN THI HƯƠNG.ppt
6. NGUYỄN THI HƯƠNG.pptChungNaue
 
259536258 rượu-bầu-đa
259536258 rượu-bầu-đa259536258 rượu-bầu-đa
259536258 rượu-bầu-đaTATHIQUYEN1
 
Chương2 tm (1) (1)
Chương2 tm (1) (1)Chương2 tm (1) (1)
Chương2 tm (1) (1)ly nguyễn
 
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnbTh s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnbhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camThanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camBuu Dang
 
Doc to nam moc tren heo vet24h
Doc to nam moc tren heo vet24hDoc to nam moc tren heo vet24h
Doc to nam moc tren heo vet24hMinh Nguyen
 

Similar to Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf (20)

kien thuc san pham rong nho
kien thuc san pham rong nhokien thuc san pham rong nho
kien thuc san pham rong nho
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 
Xây dựng khẩu phần ăn cho bò thịt
Xây dựng khẩu phần ăn cho bò thịtXây dựng khẩu phần ăn cho bò thịt
Xây dựng khẩu phần ăn cho bò thịt
 
5. TRẦN HIỆP.pptx
5. TRẦN HIỆP.pptx5. TRẦN HIỆP.pptx
5. TRẦN HIỆP.pptx
 
2017. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu nhận dạng phân tử một số nguồn gen đậu ...
2017. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu nhận dạng phân tử một số nguồn gen đậu ...2017. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu nhận dạng phân tử một số nguồn gen đậu ...
2017. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu nhận dạng phân tử một số nguồn gen đậu ...
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925
 
Coeus.vn i2.giới-hạn-ô-nhiễm-kim-loại-nặng
Coeus.vn  i2.giới-hạn-ô-nhiễm-kim-loại-nặngCoeus.vn  i2.giới-hạn-ô-nhiễm-kim-loại-nặng
Coeus.vn i2.giới-hạn-ô-nhiễm-kim-loại-nặng
 
slie bảo vệ 1_1.ppt
slie bảo vệ 1_1.pptslie bảo vệ 1_1.ppt
slie bảo vệ 1_1.ppt
 
Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực v...
Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực v...Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực v...
Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực v...
 
6. NGUYỄN THI HƯƠNG.ppt
6. NGUYỄN THI HƯƠNG.ppt6. NGUYỄN THI HƯƠNG.ppt
6. NGUYỄN THI HƯƠNG.ppt
 
259536258 rượu-bầu-đa
259536258 rượu-bầu-đa259536258 rượu-bầu-đa
259536258 rượu-bầu-đa
 
Công nghệ chế biến thịt
Công nghệ chế biến thịtCông nghệ chế biến thịt
Công nghệ chế biến thịt
 
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
Quy trình làm nem chua Thanh Hóa
 
Chương2 tm (1) (1)
Chương2 tm (1) (1)Chương2 tm (1) (1)
Chương2 tm (1) (1)
 
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnbTh s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camThanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
 
Dự thảo HS GMP
Dự thảo HS GMPDự thảo HS GMP
Dự thảo HS GMP
 
Doc to nam moc tren heo vet24h
Doc to nam moc tren heo vet24hDoc to nam moc tren heo vet24h
Doc to nam moc tren heo vet24h
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Giáo trình cây rau - Bùi Bảo Hoàn;Đào Thanh Vân.pdf

  • 1. Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BỘ MÔN RAU - QUẢ BIÊN SOẠN : TH.S. BÙI BẢO HOÀN TS. ĐÀO THANH VÂN NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP ( GIÁO TRÌNH NỘI BỘ)
  • 2. Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐẦO TẠO Đ ẠI H Ọ C TH Á I N GU YÊN TRƯ ỜNG Đ ẠI H Ọ C N Ô N G LÂM BỘ MÔN RAU - QUẢ BIÊN SOẠN : TH.S. BÙI BẢO HOÀN TS. ĐÀO THANH VÂN GIÁO TRÌNH CÂY RAU (Giáo trình nội bộ) t> Ạ i HOCTH Ấ Ì NGữv ỂN THỮ VlỂN ĩR Ư Ớ M te8 * 1 Họrtâ&ợ'l?M PHŨNGMlíÀrtò NHÀ XUẤT BẢN NÔNỠ NGHIỆP HÀ NỘI-2000
  • 4. Mực LỤC Trang Lời nói đầu 5 Phần thứ nhất: MỘT s ố KIẾN THỨC c ơ BẢN VỀ CÂY RAU VA SẢN XUẤT RAU 7 7 Chương 1 .ếMở đầu - Vai trò vị trí của cây rau trong đời sống 1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của rau 7 2. Tình hình sản xuất rau trong nước và trên thế giới 11 3. Những thuận lợi và khó khăn của nghề trổng rau ở Việt Nam 16 Chương 2. Cơ sở sinh vật học của cây rau 18 A. Phương pháp phân loại 18 l ẳPhân loại theo đặc điểm thực vật học 18 • » • • # 2. Phương pháp phân loại theo bộ phạn sử dụng 21 3. Phân loại trên cơ sở trồng trọt 21 B. Yêu cầu của rau đối với điều kiện ngoại cảnh 21 1. Nhiệt độ 22 2 . Ánh sáng 23 3. Nước 24 4. Đất và chất dinh dưỡng 25 Chương 3 : Sản xuất rau sạch 28 1. Những yếu tố gây nhiễm trên rau 28 2. Một sô giải pháp tổ chức sản xuất rau sạch 30 Chương 4 ệ *Cơ sở vật chất và kỹ thuật của nghề trồng rau 35 l ềNhững phương thức trồng rau 35 2. Cơ sở vật chất và kỹ thuật để thâm canh rau 35 3. Biện pháp luân canh và trồng xen, trồng gối 48 4. Thu hoạch và bảo quản 50 Phần thứ hai : TRồNG RAU CHUYÊN KHOA 52 Chương 5 ẻ ' Loại cải báp (Brassica oleraceae^ 52 l ẳĐặc điểm của các biến chủng cải bắp 52 2. Cây cải bắp 54 Chương 6 : Các loại cây rau họ cà 68 1. Đặc điểm chung của các loại cây rau họ cà 6 8 2. Cây cà chua 69 3
  • 5. Chương 7 .ỂCác loại cây họ bầu bí 86 1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của các cây trong họ bầu bí 8 6 2. Đặc tính chung của các cây ho bầu bí ^ 3. Yêu cầu của các cây họ bầu bí đối với điều kiện ngoại cảnh 90 4. Cây bí xanh (Benicasa ceri/era Savi) 92 Chương 8 .ẾLoại đậu rau 95 1. Giá trị dinh dưỡng của đậu rau 95 2. Đặc tính chung của các giống đậu rau 96ẳ 3. Phân loại đậu và các giống đậu 97 4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 5. Kỹ thuật trồng trọt 6 . Để giống và cất giữ giống 104 Chương 9 .ỆMột sô loại rau có giá trị xuất khẩu và một sô loại rau rừng 105 1. Cây măng Tây (Asparagus oỷỊcinaỉis L.) 105 2. Cây tỏi (Állium sativum L.) 108 3. Cây hành tây (Allium cepa L.) 110 4. Cây cải thước (Artum lappa L.) 113 5. Ngô rau (Zea mays L.) 115 6 . Cây đậu bắp (Hibicus esculentus - Abel moschus esculentus) 120 7. Cây rau sắng (Phyllanthus elegans L.) 121 8 . Dây hương (Erythropalum scandens BL.) 122 9. Cải xoong (Nasturtium officinale R.BR.) 123 10. Kỹ thuật trồng nấm 124 Tài liệu tham khảo 138 4
  • 6. LÒI NÓI ĐẨU Rau là thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mọi ngừơi. Rau cung cấp cho cơ thể con người nhiều loại vitamin, muối khoáng, đường, tinh bột, protein... Rau còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Bởi vậy, từ lâu nghề trồng rau đã có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Rau cũng như các lọai cây trồng khác là môn học chuyên môn đối với ngành trồng trọt. Môn học này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về quy luật sinh trưởng phát triển của cây rau, yêu cầu của cây rau đối với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, những biện pháp cơ bản trong nghề trổng rau và kỹ thuật trồng trọt những loại rau có chất lượng cao. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ sư nông nghiệp miền núi, ngành trồng trọt, Bộ môn Rau - Quả Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên xin trân trọng giới thiệu cuốn "Giáo trình cây rau". Nội dung cuốn giáo trình này dựa trên cơ sở thực tiễn, các thành tựu nghiên cứu về cây rau ở nước ta và một số nước trên thế giới, cùng với sự tham khảo Giáo trình cây rau của Tạ Thu Cúc và Giáo trình cao học Rau và trồng rau của PTS. Mai Thị Phương Anh (Viện KHKTNNVN). Chúng tôi bổ sung và chọn lọc cho phù hợp vứi chương trình đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giáo trình được Hội đồng biên soạn giáo trình Trường Đại học Nông Lâm thông qua, bao gồm 9 chương và chia ra làm hai phần chính. Với điều kiện và thời gian có hạn, cuốn giáo trình này không khỏi có những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp chân thành của độc giả xa gần để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn. TẬP THỂ TÁC GIẢ 5
  • 7.
  • 8. Phẩn thứ nhâ't MỘT SỐ KIẾN THỨC c ơ BẢN VỂ CÂY RAU VÀ SẢN XUẤT RAU Chương I MỎ ĐẦU VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA CÂY RAU TRONG ĐÒI SỐNG ■ 1. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA RAU 1.1. Giá trí dinh dưỡng Rau là loại thực phẩm không thể thay thế được trong bữa ăn hàng ngày của con người. Trong thức ăn hàng ngày, cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn chính như : Thức ăn động vật bao gồm : thịt, trứng, sữa, cá, tôm... Loại thức ăn này cung cấp chủ yếu là protein và lipit. Thức ăn thực vật bao gồm : lúa, ngô, khoai, sắn và rau. Trong đó lúa, ngố, khoai, sắn cung cấp năng lượng cho cơ thể. còn rau cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin A, B, c, D, E, pp..., các loại chất muối khoáng và xơ, những chất dinh dưỡng khổng thể thiếu được đối với hoạt động sinh lý của cơ thể. Hàm lượng các chất trong rau trồng ở Việt Nam được thể hiện qua bảng 1. Bảng 2. Nhu cầu về vitamin trong một ngày đêm của các loại lao động (mg) ~ — Tên vitamin Loại lao động -— A B, b2 b6 c pp Lao động bình thường 1,5 2 , 0 2 , 0 2 , 0 70 15 Lao động nặng (hay phải tập trung trí óc) 1,5 2,5 3,0 2 , 0 1 0 0 2 0 Lao động rất nặng nhọc 1,5 3,0 3,5 2 , 0 1 2 0 25 Trẻ em từ 7-14 tuổi 1 , 0 1,5 2 , 0 2 , 0 50 15 Trẻ em dưới 7 tuổi 1 , 0 1 , 0 2 , 0 2 , 0 35 15 Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta hiện nay, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn vitamin B2 và gần 100% nguồn vitamin c. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà... do thiếu vitamin A ; chảy máu chân rãng, tay chân mỏi mệt, suy nhược... do thiếu vitamin c ; lở loét miệng lưỡi, viêm ngứa chủ yếu do thiếu 7
  • 9. 00 Bảng 1. Thành phần các chất trong rau Việt Nam (Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam - 1972) Số TT Loại rau Thành phẩn hoá học (g%) Muối khoáng (mg%) Vitamin (mg%) Nước Protein Gluxit Xenlulo Tro Calo Ca p Fe Caroten B, b2 pp c 1 Bầu 95,1 0,6 2,9 1,0 0,4 14 21,0 25,0 0,2 0,02 0,02 0,03 0,40 12 2 Bí xanh 95,5 0,6 2,4 1,0 0,5 12 26,0 23,0 0,3 0,01 0,01 0,02 0,03 16 3 Bí đỏ 92,0 0,3 6,2 0,7 0,8 27 24,0 16,0 0,5 0,20 0,06 0,03 0,40 8 4 Cà bát 92,5 1,2 4,2 1.5 0,6 22 12,0 16,0 0,7 0,04 0,03 0,04 0,50 3 5 Cà pháo 92,5 1,5 3,6 1,6 0.8 21 12,0 16,0 0,7 0,04 0,03 0,04 0,50 3 6 Cà tím 92,5 1,0 4,5 1,5 0,5 23 15,0 34,0 0,4 0,02 0,04 0,05 0,60 15 7 Cà chua 94,0 0,6 4,2 0,8 0,4 20 12,0 26,0 1,4 2,00 0,06 0,04 0.50 10 8 Cà rốt 88,5 1,5 8,0 1,2 0,8 39 43,0 39,0 0,8 1,90 0,06 0,06 0,40 8 9 Đậu côve 80,0 5,9 13,3 1,0 0,7 75 26,0 112,0 0,7 1,00 0,34 0,19 2,60 25 10 Đậu đũa 83,0 6,0 8,3 2,0 0,4 59 47,0 26,0 1,6 0,50 0,29 0,18 1,80 3 11 Đậu Hà Lan 81,0 6,5 11,0 1,0 0,5 72 57,0 43,0 0,8 - 0,40 - - - 12 Mướp ta 95,1 0.9 3.0 0,5 0.5 16 27,0 45,0 0.8 0,32 0,04 0,06 0,50 0,8 13 Mướp đắng 91,4 0,9 3,0 1,1 0,6 16 18,0 29,0 0,6 0,08 0,07 0,04 0,30 22 14 Dưa chuột 95,0 0,8 3,0 0,7 0,5 16 23,0 27,0 1,0 0,30 0,03 0,04 0,10 5 15 Dưa gang 96,2 0,8 2,0 0,7 0,3 11 25,0 37,0 0,4 0,23 0,04 0,04 0,30 4 16 ớt chín vàng 91,0 1,3 5,7 1,4 0,5 29 - - - 10,0 - - - 25 17 Cải bấp 90,0 1,8 5,4 1,6 1,2 30 48,0 31,0 1,1 vết 0,06 0,05 0,40 36 18 Cải trắng 93,2 1,1 2,6 1,8 1,0 16 50,0 30,0 0,7 - 0,09 0,07 - 26 19 Cẳi bẹ 93,8 1,7 2,1 1,8 0,6 16 89,0 13,5 1,9 0,30 0,07 0,10 0,80 51 20 Cải cúc 93,8 1,6 1,9 2,0 0,7 14 63,0 38,0 0,8 0,28 0,01 0,03 0,20 - 21 Cải xoong 93 7 2,1 1,4 2,0 0,8 16 69,0 28,0 1,6 • - - - 25 22 Cần ta 95,3 1,0 1,5 1,5 0,7 10 310,0 64,0 - 0,40 0,04 0,03 0,30 6 23 Cẩn lây 85,0 3,7 8,1 1,5 1,7 48 325,0 128,0 8,0 10,00 - - - 150 24 Củ cải đỏ 88,0 1,3 10,8 0,9 1,0 50 28,0 -43,0 1,4 0,01 0,02 0,05 0,04 20 25 Củ cải trắng 92,1 1,5 3,7 1,5 1.2 21 40,0 41,0 1,1 - 0,06 0,06 0,50 30
  • 10. Số TT Loại rau Thành phẩn hoá học (g%) Muối khoáng (mg%) Vitamin (mg%) Nước Protein Gluxit Xenlulo Tro Calo Ca p Fe Caroten Bi pp c 26 Củ đậu 92,0 1,0 6,0 0,7 0,3 29 8,0 8,0 16,0 - - - - 6 27 Củ niễng 90,2 2,0 5,4 1,8 0,6 30 24,0 92,0 1,4 - - - - 2 28 Dọc mùng 96,0 0,4 0,8 2,0 0,8 5 - - - - 0,00 - - " 29 Giá đậu xanh 86,5 5,5 5,3 2,0 0,7 44 38,0 91,0 1,4 - 0,10 0,13 - 10 30 Khoai tây 75,0 2,0 21,0 1,0 1,0 94 10,0 55,0 1,2 vết 0,03 0,05 - 10 31 Hành hoa 92,5 1,3 4,3 2,0 1,0 23 80,0 - 1,0 6,00 0,03 0,10 0,90 60 32 Hành củ tươi 92,5 1ế 3 4,8 1,0 0,7 25 32,0 40,0 0,7 0,03 0,03 0,04 1,00 .10 33 Hành tây 88,0 1.8 8.3 0.9 0,8 41 38,0 58,0 0,8 0,03 0,04 0,04 0,20 10 34 Tỏi củ ta 67,7 6.0 23,5 0.7 1,3 12 24,0 181,0 1,5 - 0,06 0,03 0,20 - 35 Tỏi tây 90,0 1,4 5,9 1,5 1,2 30 80,0 58,0 2,0 0,02 0,10 0,03 0,90 20 36 Rôumuống 92,0 3,2 2,5 1,5 1,3 23 100,0 37,0 1,4 2,90 0,04 0,09 0,50 23 37 Rau gỉên 92,3 2,3 2,5 1.0 1,8 20 100,0 46,0 - 1,92 - 0,14 0,70 35 38 Rau mồng tơi 93,2 2,0 1.4 1,1 0,9 14 176,0 33,7 - - - - 1,30 72 39 Rau ngót 86,4 5,3 3,4 2,5 2,4 36 169,0 64,5 - - - - 185 40 Rau đay 91,4 2,8 3,2 2,5 1,1 25 182,0 57,3 - - - - - 77 41 Rau bí 93,2 2,7 1.7 1.5 0,7 18 100,0 25,8 - - - - - - 42 Rau rút 90,4 5,1 1,8 1,7 0,8 28 180,0 59,0 - - 0,03’ - - - 43 Rau diếp 95,7 1.2 2,0 1.9 0.6 13 38,0 37,0 1,1 2,50 .0,14 0,09 - 30 44 Rau xà lách 95,0 1,5 2,2 0,5 0,8 15 77,0 34,0 0,9 2,00 0,14 0,12 0,70 15 45 Rau thơm 91,7 2,0 2,4 3.0 0,9 18 170,0 49,0 - 3,70 - 0,15 1,00 41 46 Rau mủi ta 93,3 2,6 0,7 1,8 1.6 14 - - - 0,90 - - - 140 •47 Rau mùi tàu 92,0 2,1 3,2 1,6 1.1 22 20,0 30,0 vết - - - - ị 48 Su hào 88,0 2,8 6,3 1,7 1,2 37 46,0 50,0 0,6 0,15 0,06 0,05 0,20 40 49 Súp lơ 90,9 2,5 4.9 0,9 0,8 30 26,0 51,0 1,4 0,05 0,11 0,10 0,60 70
  • 11. vitamin B2 ; tê phù do thiếu vitamin B1.Ể . Thiếu vitamin sẽ giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc sút kém, bệnh tật dễ phát sinh, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. Trong lao động, học tập, công tác, sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vitamin nhất định. Ngoài việc cung cấp vitamin, rau còn cho một lượng chất khoáng đáng kê như canxi, phốtpho, sắt... cộ nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, chống thiếu máu, thêm sức dẻo dai và tăng sức chống đỡ bệnh tật. Các loại muối khoáng còn có tác dụng trung hoà độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hoá các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc v.y... làm tăng khả năng đồng hoá protein. Lượng gluxit và protein trong rau bổ sung cho ta được một phần năng lượng tuy không nhiều lắm nhưng điều đáng chú ý là protein của rau nói chung là chứa nhiều lizin (khoảng 5 - 7 %) và mỗi loại rau lại có những tỷ lệ axit amin khác nhau nên khi ăn rau, nhất là ăn một lúc nhiều loại rau sẽ có tác dụng lớn trong việc nâng cao giá trị sử dụng protein của rau. Chất xơ trong rau giúp cho sự tiêu hoá được điều hoà, chống láo bón, giữ được cảm giác no. Theo quan điểm của các nhà dinh dưỡng học, để đáp ứng cho sự hoạt động bình thường mỗi người cần từ 250 - 300g rau xanh/ngày (khoảng 90 - 108 kg/năm). Trong khi đó theo thống kê ở Việt Nam mới cung cấp được 60g/người (Trần Khắc Thi, 1994), như vậy mới đáp ứng được từ 20 - 30% nhu cầu về rau. 1.2. Giá trị kỉnh tế của rau Rau là nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Vào những năm 1986- 1990 (thời kỳ phát triển tốt nhất của ngành rau quả Việt Nam) kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 80 triệu rúp/năm. Số lượng rau xuất khẩu của các tỉnh phía bắc những năm gần đây như sau : Bảng 3. Tình hình rau xuất khẩu ở Việt Nam (tấn) Loại rau 1988 1989 1990 Tổng số các loại rau xuất khẩu chính 23.287,0 26.257,0 720 + Khoai tây 12.331,0 10.853,0 240 + Cải bắp 3.636,0 6.778,0 + Su hào 993,0 1.709,0 + Cà rốt 2.124,0 1 .6 6 8 , 0 • + Tỏi củ 2.412,0 4.620,0 + Hành tây 400,0 629,0 + Ớt bột khồ 1.391,0 472 Từ năm 1991 đến nay, thị trường truyền thống của ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam cho Đông Âu tạm dừng. Chúng ta đang phải xây dựng cho mình một thi trường mới. 10
  • 12. Rau là nguyên liệu của ngành cổng nghiệp thực phẩm như : Công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, đậu bắp..ắ)* Công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây...). Công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...). Công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vịẾ ..). Làm hương liệu (hạt mùi, ớt, cà chua...). Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như : Ngành chăn nuôi (là nguồn thức ăn cho chăn nuôi). Rau có nhiều ưu điểm, nhưng cũng còn một sô tồn tại như sau : Giá trị về năng lượng thấp : Trung bình 4kg khoai tây, 5kg đậu Hà lan, 9kg su hào mới có nhiệt lượng tương đương lkg gạo. Rau chứa nhiều nước (70-95%), chứa nhiều chất dinh dưỡng nên dễ biến chất trong khi vận chuyển, chế biến và bảo quản. Thành phần dinh dưỡng trong rau phong phú, nhưng luôn thay đổi theo điều kiện thời tiết, khí hậu, giống và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Vì vậy trong sản xuất rau cần chọn giống tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, làm cho giá trị dinh dưỡng của rau không ngừng tăng lên, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày cẳng nâng cao của những nguời tiêu dùng. ' 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Tình hình sản xuất rau trong nước Nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời.Từ đời vua Hùng ngưòi ta đã phát hiện thấy bầu, bí trong vườn của gia đình. Theo sổ sách ghi chép thì thấy rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ X. Năm 1721-1783 Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau. Năm 1929 ở nước ta đã trồng rau cải trắng và khoai tây. Như vậy nghề trồng rau ở nước ta ra đời sớm. Những năm trước đây do nền kinh tế tự túc kéo dài, nghề trồng rau ở nước ta rất manh mún, các chủng loại rau còn nghèo. Diện tích và sản lượng rau quá thấp so với tiềm năng đất đai, khí hậu cùng với đức tính cần cù của nông đân Việt Nam. Cho đến nay, chúng ta có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc chế biến thành rau. Riêng rau trồng có hơn 30 loài trong đó có 15 loài là rau chủ lực. Trong số này có hơn 80% là rau ãn lá. Theo số liệu thống kê từ năm 1967 đến nay, sản xuất rau không ngừng tăng nhanh không chỉ đáp ứng cho nhu cầu rau trong nước, cho công nghiệp chế biến mà còn để xuất khẩu. 11
  • 13. 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sự phát triển rau ở Việt Nam Diện tích tự nhiên ở nước ta là 332.600km2 với địa giới hành chính gổm 53 tỉnh, thành phố được phân thành 3 vùng chính : miền Bắc (20 tỉnh), miền Trung (17 tỉnh) và miền Nam (16 tỉnh). a) Đặc điểm khíhậu: Khí hậu mỗi vùng có nét đặc trưng riêng. Các tỉnh phía nam có khí hậu nhiệt đới điển hình, các tỉnh phía bắc do tác động của hoàn lưu gió mùa, nên có mùa đông lạnh ẩm, mang tính chất của khí hậu á nhiệt đới. Tại một số điểm có độ cao > 1.500mm (Sapa, Đà Lạt), đặc điểm khí hậu á nhiệt đới là ổn định, điều kiện này rất thích hợp cho sinh truồng, phát triển và tạo hạt của các loại rau có nguồn gốc ôn đới và á nhiệu đới, có thể nhân giống một số loại rau không ra hoa ở vùng đồng bằng. Về ánh sáng .ềSố giờ nắng tăng dần từ bắc vào nam, ở Hà Nội (21°02), số giờ nắng trong năm là 1.681 giờ, ở Pleiku (13°59) : 1.971 giờ, ỏ Hà Tiên (10°26) : 2.392 giờ. Nhiệt độ .ềỞ cùng một thời điểm, nhiệt độ tăng dần từ bắc vào nam và giảm dần theo độ cao so với mặt biển, nhưng vẫn đảm bảo các nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ + 23°c đến + 28°c, nhiệt độ tối thấp là -2°c (tại Sapa -22°21’ vĩ độ Bắc) và + 17°c (Vũng Tàu -10°20’ vĩ độ Bắc), nhiệt độ tối cao +29,4°c (Sapa) và 45,5°c (Lai Châu - 22°02’ vĩ độ Bắc). Lượng mưa .ằ Tổng lượng mưa trung bình trong năm tại các điểm trồng rau lớn dao động từ 1.203mm (Phan Thiết) tới 2ế890mm (Huế), sự phân bố lượng mưa không đều, ở các tỉnh phía nam có lượng mưa tập trung, kéo dài 6 tháng (tháng 5 - 11). b) Các vùngsinh tháinông nghiệp: Căn cứ vào yếu tố khí hậu tác động đến cây trồng có thể chia thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp sau : Vùng đồng bằng Bắc Bộ (20-21° 18’) : Điều kiện khí hậu ở đây tương đối đồng nhất, đây là vùng trồng rau lớn nhất (71.000ha) với đầy đủ các chủng loại rau được trồng ở Việt Nam. Vùng trung du và miền núi phía bắc (21-23°22’) : Đây là vùng có địa hình phức tạp, đồi núi nhiều nên khí hậu cũng không đồng nhất. Khu vực trung du : Có độ cao 50-200m, vùng này rau được trồng hầu như quanh năm và thời vụ sớm hơn đồng bằng. Khu vực Đông Bắc : Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh, tại đây có thể sản xuất hạt giống các loại rau không ra hoa ở đổng bằng như các loại cây họ thập tự. 12
  • 14. Khu vực Tây Bắc : Tổng tích ôn 7.700-8.600°C, ở đây có nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa rất lớn (từ 0°c đến 40°C), vùng này phát triển rau khó khăn, tỷ lệ tiêu thụ rau thấp (dưới 30 kg/người/năm). Vùng Trung Bộ (16-20°23’) : Có gió Lào vào tháng 4 tháng 5 và lượng mưa lớn hơn so với các vùng khác vào các tháng 9-10 (2.543mm ở Quảng Trị và 2.768mm ở Huế) gây khó khăn cho việc trồng rau. Vùng này chia thành 2 vùng nhỏ: • Vùng Duyên Hải miền trung (16°12’- 10°30’) : Vùng này chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới biển, nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp, rất thích hợp với sinh trưởng của hành tỏi. • Vùng Tây Nguyên (11°13’-15°18’) : Có vùng núi cao hinh thành 2 mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô (tháng 12-3) là mùa trồng được nhiều loại rau, chủ yếu có nguồn gốc nhiệt đới, nhiều nắng và không có bão. Vùng Đông Nam Bộ (10°20’-12o15’) : Là vùng có bức xạ mặt trời lớn nhất, tổng tích ôn hữu hiệu tới 9.500-10.0000C, lượng mưa là 1.800-2.OOOmm, rau chủ yếu được trồng trong mùa khô (tháng 12-4). Vùng đồng bằng sông Cửu Long (8°30’-10o56’) : Đất đai, khí hậu tương đối đồng nhất, nhiệt độ ít thay đổi trong năm, trung bình 25-27,8°c, thích hợp với các loại rau nhiệt đới. 2.1.2. Đặc điểm sản xuất rau Theo số liệu thống kê từ năm 1967 đến nay, sản xuất rau không ngừng tăng nhanh khồng chỉ đáp ứng cho nhu cầu rau trong nước, cho công nghiệp chế biến mà còn để xuất khẩu. Bảng 4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau giai đoạn 1986-1990 Chỉ tiêu 1986 1987 1988 1989 1990 Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng ( 1 0 0 0 tấn/ha) 239,0 122,9 2938,1 243,4 123,8 30143 242.8 119.8 2909,2 243,2 124,5 3105,9 245,2 125,6 3078,4 (Viện nghiên cứu Rau-Quả Trung ương năm 1997). Bảng 5. Tình hình rau xuất khẩu qua một số năm của Việt Nam Năm Sản lượng (tấn) Xuất khẩu (tấn) 1981-1985 15.150.000 94.500 1986-1990 17.192.000 296.300 1991 đến nay 3.624.000 1 0 . 0 0 0 Từ năm 1995 diện tích trồng rau ở nước ta tăng nhanh, theo số liệu thống kê năm 1995 cả nước có diện tích trồng rau là 368,5 nghìn ha đạt sản lượng là 13
  • 15. 4.145,6 triệu tấn, diện tích cả nước so với năm 1985 tăng 46,4%, tăng bình quân mỗi năm lO.OOOha. Trong đQ tổng diện tích các tỉnh phía bắc là 175,8 nghìn ha, chiếm 53,56% còn các tỉnh phía nam là 121,5 nghìn ha chiếm 46,44%. Nhưng năng suất rau nói chung còn thấp và bấp bênh, Năm 1995 có năng suất cao nhất mới đạt 125,2 tạ/ha bằng70% so với mức trung bình của toàn thế giới (178 tạ/ha). sẩn lương r&u trên đươc thu nhập tù cắc vùng s&n xu ất chính suu d& y: Vùng rau chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp lớn trong cả nước là 242Ế 800ha (theo thống kê của FAO năm 1989). Ở vùng này, rau sản xuất để phục vụ cho khu vực dân cư tập trung là chủ yếu. Diện tích tuy không lớn nhưng năng suất cao và trồng rải vụ quanh năm nên cơ bản đủ đáp ứng yêu cầu về rau cho người tiêu dùng với chủng loại phong phú gồm hơn 30 chủng loại rau ôn dới và nhiệt đói. Vùng rau luân canh với cây lương thực tập trung chủ yếu trong vụ đông ở các tỉnh thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu , Long. Chủng loại rau ở đây gồm phần lớn rau ôn đới : cải bắp, su hào, sup lơ, hành tây, tỏi, cà chua, khoai tây... Đây là nguồn nguyên liệu chính cho xuất khẩu tươi và chế biến. Ngoài các vùng trên rau còn được trồng trong các diện tích vườn gia đình, theo kết quả điều tra cho thấy tổng sản lượng rau cả nước là 4,5 triệu tấn/năm. (Trần Khắc Thi). 2.1.3. Công tác nghiên cứu cây rau a. Thu thập, nhập nội nguồn gen các loại rau. b. Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân hoá học. c. Chọn và tạo các giống rau cho chế biến và rau trái vụ. d. Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất rau sạch (có hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc hoá học, kim loại nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép). e. Tập trung việc phát triển các giống tốt trong sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất rau cho nông dân. Thời gian qua đã chọn tạo được nhiều giống rau tốt như các giống rau trái vụ, các giống rau có chất lượng cao, các giống rau cho chế biến như : cà chua trái vụ, dưa chuột đóng hộp, dưa chuột bao tử, cải bấp chịu nhiệt, đặc biệt đã phát triển trong sản xuất một số loại rau mới có giá trị như cải bao, sulơ xanh, cải thước (Burdock), ngô bao tử, đậu tương rau... Đã được Nhà nước công nhận 12 giống (4 giống cà chua, 2 giống cải bắp, 1 giống cải xanh, 1 giống dưa chuột, 2 giống cải cu, 1 giống dưa hấu, 1 giống ớt cay). Phương hướng nghiên cứu, phát Ưiển rau đến năm 2005 Bảo đảm lượng rau xanh cung cấp cho 100 triệu dân (bình quàn đầu người 100 kg/người/năm), do đó phải sản xuất ít nhất 1 0 triệu tấn rau/năm, trong đó 2 0 % sẽ được sản xuất tại nông hộ (tự sản - tự tiêu). 14
  • 16. về cơ cấu : Rau ăn lá (40%), rau ăn quả (30% trong đó 10% là đậu rau), rau ăn củ, hoa (2 0 %), rau gia vị (1 0 %). Mục tiêu cẩn đạt trong nghiên cứu : Đối với các giống đã có tập tục canh tác lâu đời : Cải bắp : Năng suất 300-350 tạ/ha; Cà chua : 300 tạ/ha chủ yếu là giống trái vụ - thu hoạch tháng 4-7, chống chịu bệnh, giông cho vụ đông chủ yếu dùng chế biến và xuất khẩu tươi; Dưa chuột : Năng suất 270-300 tạ/ha vụ xuân và 170-200 tạ/ha vụ đông với mục đích sản xuất cho chế biến để xuất khẩu; Ớt cay : Năng suất 100-120 tạ/ha, tỷ lệ chất khô 20%, không bị bệnh, nhất là bệnh thán thư; Dưa hấu : Năng suất 150-200 tạ/ha cho cả vụ đông và vụ xuân, trọng lượng quả 2,5-3,5 kg, hàm lượng đường đạt 7-9%. Đôi với cấc cấy trồng mới : Khảo nghiệm tính thích ứng của các giống rau cao cấp nhập nội : cải bao, măng tây, ngồ rau, ớt ngọt, sulơ xanh, cà tím quả dài... 2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới Rau được trồng từ lâu đời, người Hy Lạp, Ai Cập cổ đại đã biết trồng và sử dùng rau bắp cải như nguồn lương thực. Bảng 6. Diện tích và sản lượng một số loại rau trên thế giới (SỐ liệu của FAO,1981) Loại rau Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Bắp cải 1.645 , 35.093 Súp lơ 345 4.555 Cà chua 2.422 50.396 Các loại cà 324 4.612 Các loại ớt (ngọt và cay) 986 7.205 Các loại bí 544 . 5.257 Các loại dưa (chuột và thơm) 481 6.625 Dưa hấu 1.895 25.014 Hành 1.604 19.780 Tỏi 377 2 . 2 0 2 Đậu 384 2.448 Cà rốt 498 10.555 15
  • 17. Hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rất nhiều chủng loại rau,diện tích trồng rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu rau xanh ngày một tăng. Ở Hà Lan năm 1984 bình quân 84 kg/người/năm, đến năm 1990 lên tới 202 kg/người/năm. Ở Canađa mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/nãmắ Bảng 7. Sản lượng rau của một số nước trên thê giới qua các năm (1961- 1996) FAO,1997 (nghìn tấn ) TT Tên nước 1961- 1965 1971- 1975 1981- 1985 1991- 1995 1995 1996 Tăng trưởng 69-95 (lần) Tổng sản lượng rau của thế giới 200234 293657 392060 519154 566368 565523 2,90 1 Hy Lạp 1407 3015 3990 4135 4103 4198 3,66 2 Italia 9859 11876 14378 14146 13555 13555 1 , 2 1 3 Tây Ban Nha 6124 7501 9023 10377 10184 10524 1,77 4 Anbani 165 240 368 389 470 460 2,90 5 Pháp 7849 6891 6987 7659 .7929 7927 -0,08 6 BỒĐào Nha 1169 1779 1703 1995 2053 2 0 1 2 1,80 7 Nam Tư 511 605 599 3. NHŨNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẢN CỦA NGHỀ TRồNG RAU ở VIỆT NAM 3.1. Thuận lợi Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới có gió mùa, vị trí địa lý độc đáo, một phía gắn liền với lục địa, một phía thông với biển Đông, có địa hình chạy dài suốt 15 vĩ độ, có khí hậu đa dạng và có 4 mùa phân biệt nên các giống cây nhiệt đới và ôn đới đều có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Nghề trồng rau ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm, nguời Việt Nam lại cần cù, do đó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nghề trồng rau : đó là cần đầu tư nhiều công lao động cho chăm sóc rau. Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới, được tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh rau phát triển. Những năm qua trong cơ chế mới, quan hệ giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới được thiết lập tao điều kiện pho việc nhập và sản xuất các chủng loại rau mới. Công nghệ chế biến được củng cố;ậ-ptíỉt>íịỂỈriỂ ,-tạo điều kiện cho nghề trổng • , ậ .,* :jiA <U i
  • 18. rau vừa tăng về số lượng vừa tăng về chất lượng và mang lại hiêu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất. Hàng loạt những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong nước và thế giới đã được áp dụng vào sản xuắt rau ở nuớc ta, công nghiệp chế biến sẽ là tác nhân mạnh, tạo ra bước ngoặt mới để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm. Kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển, thị trường rau và các sản phẩm chế biến từ rau ngày càng được mở rộng. Có lực lượng cán bộ khoa học nghiên cứu về rau có trình độ năng lực và nhiệt tình, sẽ chọn tạo được nhiều giống rau tốt cho sản xuất, đặc biệt các loại rau có chất lượng cao và các loại rau trồng trái vụểHiện nay những khó khăn về rau giáp vụ hầu như không còn nữa, các vùng ngoại thành các thành phố đã cung cấp đủ rau cho người tiêu dùng quanh năm, đó là một bước, tiến bộ cần đánh giá cao trong lịch sử nghề trồng rau ở Việt Nam. Cấu trúc địa hình phức tạp, ngoài hai đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cửu Long, còn đại bộ phận diện tích (chiếm 2/3) là đồi Tuy nghề trồng rau những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, nhưng chưa đồng bộ, chỉ mới tập trung ở một số khu vực chuyên canh rau và các vùng ven đô thịệLượng hạt giống mới nhập vào hạn chế. Nước ta có khí hậu nóng và ẩm là điều kiện cho sâu bênh phát triển, hơn nữa vì chạy theo lợi nhuận nên một số loại rau trong quá trình sản xuất người sản xuất sử dụng bừa bãi các loại thuốc bảo vệ thực vật, gây hiện tượng quen thuốc, do đó sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh hơn. Sản xuất rau của ta còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thường gây ra bão lụt, thiên tai, gây nhiều rủi ro cho người sản xuất. Chưa có một nền sản xuất lớn, sản xuất còn mang tính chất manh mún, chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất rau, do vậy năng suất rau chưa cao, giá thành rau tăng, chưa coi trọng việc quản lý, cải tiến kỹ thuật canh tác, chủ yếu thiên về tăng năng suất chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nên rau tươi của Việt Nam hiện nay "chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng”, điều đó hạn chế rất lớn tới việc sản xuất rau xuất khẩu. • ♦ 3.2. Khó khăn núi. 17
  • 19. Chương 2 c o sỏ SINH VẬT HỌC CỦA CÂY RAU A- PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI Có nhiều phương pháp phân loại rau, nhưng phương pháp phân loại chính là : Phân loại theo đặc điểm thực vật học, phân loại theo bộ phận sử dụng, phân loại trên cơ sở trồng trọt. 1. PHÂN LOẠI THEO ĐẶC ĐlỂM th ự c v ậ t h ọ c • • • • « Đây là phương pháp thông dụng nhất cho các nhà khoa học là phương pháp phân loại dựa vào đặc trưng về hình thái, dựa theo bộ, họ, giống... Nó rất quan trọng cho các nhà chọn giống để hiểu rõ quan hệ thực vật học của các giống rau, đó là những điểm giống và khác nhau về hình thái học, tế bào hoc, nguồn gốc, khả năng giao phối, sinh học sự nở hoa và những chi tiết có liên quan tới cải lương giống. 1.1. Thực vật hạ đẳng Họ nấm tán Agricaceae Nấm rơm Nấm mỡ Volvariella volvacea Fr. (v.esculenta) Psalliota bisporus Coritellus shiitake P.Hem. Auriculoria A./idae Schroter Nấm hương Họ mộc nhĩ Mộc nhĩ 1.2. Thực vật thượng đẳng 1. Cây một lá mầm Họ hoà thảo Gramineae Zea mays Zea mays Vâĩ.rugosa Phyllostachus dulcis Riv. Amaryllidaeae Allium cepa L. Allium ỷistulosum Allium escalonicum Allium porrum L. Allium sativum L. Allium schoenoprasum Cây ngô rau Cây ngô đường Măng tre Họ thuỷ tiên Cây hành tây Hành ta Hành hoa Tỏi tây Tỏi ta Hẹ 18
  • 20. 2. Cây hai lá mầm Họ rau muối Họ cúc Họ bìm bìm Họ thập tự Họ bầu b ỉ Củ cải Củ cải lá Củ cải đỏ Củ cải đường Cải bina Xà lách Xà lách cuốn Diếp cuốn Actiso Khoai lang Rau muống Tía tô Húng quế Cải bấp Cải bắp nhánh Sulơ Sulơ xanh Su hào Cải làn Cải bẹ cuốn (cải bao) Cải thìa Cải canh Cải củ (Turnip) Cải củ (Radish) Cải củ .Trung Quốc Dưa hấu Dưa chuột • Dưa thơm Dưa gang Chenopodiaeae Beta vulgaris Beta vulgaris var.cycla Beta vulgaris Beta vulgaris dLĨ.saccharifera Spinacia oleraceae Compositae Lactuca sativa Lactuca sativa var.capitata Cichorium inrybus Cynara scolymus Convolvulaceae Ipomoea batatcis Ipomoea aquatica Perilla/rutescens var. crispa Ocinum basillium Cruciíerae =Brassicaceae Brơ. oleraceae. var. capitata Bra. ole. var. gemnifera Bra. ole. var. botrytis Bra. ole. var. italica Bra.caulorapa Bra.ole.vãT. alboglabra Bra.campestris L.ssp. pekinensis Bra.chinensis Bra.juncea Bra.campestris. var. rapa Raphanus sativus Raphanus sativus.vâT. longipinnatus Cucurbitaceae Citrulus vulgơris Cucumis scitivus Cucumis melo Cucumis melo var. conomon 19
  • 21. Họ đậu Họ bông Họ cà Họ hoa tán Họ mồng tơi Bí đỏ Cucurbita moschata Bí đao dài Benincasa hispida Bí đao tròn Benincasa hispida cọnqn Bầu nậm Lagenaria siceraria Mướp thường Lụffa acutangula Mướp đắng Momordica charantia Susu Sechium edule Leguminoseae =Fabaceae Đậu Hà lan Pisun sativum Đâu cồ ve • Phaseolus vulgaris Đâu cô ve lùn • p.vul.var.humilis Alef Đậu răng ngựa Vicia/aba Đâu đũa • Vigna sinensis Đậu ván Dolichos lablab Đâu đao • Canavalia gladiata Đậu trạch Phaseolus lunatus Đậu tương Glycine max Đậu xanh Phaseolus aureus Malvaceae Đậu bắp Hibicus sculentus Solanaceae Cà chua Lycopersicum esculentum Cà tím Solanum melongena. ớt cay Capsicum annum conoidis Ót ngọt Cannaum longm (grossum) Khoai tây Solanum tuberosum UmbeUiíerae Cà rốt . Daucus carota Mùi tây Petroselium crispum Cần tây Apium graveolens Cần ta Oenanthe stoloniýera Basellaceae Mồng tơi hoa trắng Bas.sp Mồng tơi hoa tím Bas.alba Mồng tơi hoa đỏ Bas.rubra 20
  • 22. 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI THEO BỘ PHẬN SỬDỤNG • • • • Đặc điểm của phương pháp phân loại này là căn cứ vào bộ phận sử dụng. Những cây có bộ phận sử dụng giống nhau được tập trung vào cùng một loại. 1. Loại ăn rễ củ : Cải củ, radi, cà rốt, củ đậu. 2. Loại rau ăn thân : Su hào, khoai tây, măng tây. 3. Loại rau ăn lá : Cải bắp, cải bẹ, rau giền, xà lách, rau diếp... 4. Loại rau ăn hoa : Su lơ 5ắLoại rau ăn quả : Dưa chuột, bí ngô, bí đao, mướp, bầu, đậu cô ve, Đậu cô bơ, dưa hấu, dưa bở... 6 . Loại rau ăn hạt : Đậu tương xanh, ngô rau. Phân loại này chỉ có giá trị cho mục đích trồng trọt, yêu cầu dinh dưỡng hoặc cây trồng. Các loại cây rau ăn rễ củ, rau ăn rễ, rau ăn lá, rau ăn hoa chưa thành thục, rau ăn quả chín hay chưa chín. Phân loại này ít giá trị thực tế. 3. PHÂN LOẠI TRÊN c ơ SỞ TRồNG TRỌT Các thành viên của một số nhóm có thể khác nhau về thực vật học hoặc phân • loại khác. Phân loại này có giá trị thực tế cho người sản xuất và các nhà nghiên cứu. Phương pháp này cho phép khái quát hoá thực tế gieo trồng trên cơ sở yêu cầu khí hậu và canh tác của chúng, chia chúng thành nhóm. Các nhóm khác nhau là cây họ cà ãn quả, cây họ thập tự, cây trồng ăn thân củ, cây họ đậu, họ bầu bí, các loại rau ãn sống, rau gia vị, rau ăn củ và rau lâu năm. Sự phân loại cây rau còn trên cơ sở yêu cầu độ chua thích hợp như tính chua, tính chống chịu tương đối, tính mẫn cảm, sự phân loại này chỉ dùng để xác định dinh dưỡng của cây trồng đó, ngoài ra cây rau còn được phân là cây hàng năm, cây 2 năm và cây lâu năm. Trên cơ sở số mùa mà cây thực hiện vòng đời của nó, phân loại này dùng cho kỹ thuật trồng trọt và sản xuất hạt giống. B. YÊU CẦU CỦA RAU Đ ối VỚI ĐIÊU KIỆN NGOẠI CẢNH * * Sự sinh trưởng và phát triển của cây rati phụ thuộc vào cấu trúc di truyền của nó, nhu Sinh vật : Vi sinh vật trong đất, sâu bệnh, sâu bệnh..ể Các yếu tố ngoại cảnh trên có liên quan rất chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, và đều gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau. 21
  • 23. 1. NHIỆT ĐỘ Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất. Nhiệt độ là yếu tố hình thành các vùng khí hậu, và tập đoàn cây trồng thích ứng của mỗi vùng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triên cua rau như : Sự tồn tại chúng, sự nảy mầm, sự phát triển của các phần sử dụng được, sự nở hoa, thụ phấn, tạo quả, chất lượng sản phẩm, sản xuất bảo quản hạt giống và sự phát triển của sâu bệnh. Đối với cây hàng năm nhu cầu nhiêt độ được tính bằng tổng tích ôn hữu hiệu - tức là nhiệt độ trung bình hàng năm trong suốt thời gian sinh trưởng phát dục cộng lại. Mỗi loại rau đều có yêu cầu nhất định đối với nhiệt độ. Khi vượt quá phạm vi nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao thì cây ngừng sinh trưởng và có thể chết. Một số loại rau sinh trưởng tốt ờ điểu kiện <5°c, nhưng cây trồng mùa nóng lại ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ này, sự sinh trưởng bình thường của vây tăng theo sự tăng nhiệt độ đến 40°c, chính vì thế mà rau có thể phân vào nhóm cây trồng mùa lạnh và mùa nóng. Các loại rau mùa lạnh yêu cầu nhiệt độ từ 0-5°C như mãng tây, hành, đại hoàng, rau bina có thể chịu rét hơn các loại rau khác. Các loại rau như cải củ, đậu răng ngựa và các loại cải có thể chịu được nhiệt độ tối thiểu là 5°c nhưng nhiệt độ thấp hơn vào thời gian chín có thể gây tác hại. Các loại rau mùa ấm yêu cầu nhiệt độ 15-30°c có thể kể đến là : các loại đậu (trừ đậu răng ngựa) các cây họ bầu bí, cà chua, ớt, đậu bắpằẻ. đại bộ phận chịu đựng được nhiệt độ dưới 15°c trong một thời gian đáng kể. Các loại rau yêu cầu nhiệt độ khác nhau, nhưng trong cùng một loại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cũng yêu cầu nhiệt độ khác nhau : Thời kỳ nảy mầm của hạt Thời kỳ nảy mầm của hạt cần nhiệt độ, nước và ôxy trong đất, nhưng nhiệt độ là yếu tố quyết định nhất. Hầu hết các giống nảy mầm ở nhiệt độ 24-30°c. Tuy nhiên các loại rau khác nhau yêu cầu nhiệt độ để nảy mầm khác nhau. Các loại rau ưa nhiệt độ cao thì nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25-30°C. Loại rau chịu rét có thể bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 10-15°c. Thời kỳ cây con Khi mọc trên mặt đất tất cả các loại rau đều đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn khi nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này từ 18-20°c. Ở thời kỳ này, cây dựa vào chất dinh dưỡng trong hạt để sống, bộ rễ chưa phát triển, thân lá yếu, bộ lá nhỏ chưa tích luỹ được nhiều vật chất nên khả năng chịu rét và chống nóng kém. Do vậy ta phải lưu ý điều hoà nhiệt độ bằng các biện pháp tưới nước, làm giàn che thích hợp. 22
  • 24. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng Ở thời kỳ này, thời gian đầu là thời kỳ sinh trưởng của thân lá, nhiệt độ cao một chút có lợi cho cây rau quang hợp và sinh trưởng thân lá. Về sau đến thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, hình thành các cơ quan sử dụng thì nhiệt độ cần thấp hơn. Đối với một số loại rau thuộc loại cây hai năm như cải bắp, su hào, cải củ... khi hình thành cơ quan dự trữ thì nhiệt độ thích hợp là 17- 20°c. Nếu nhiệt độ cao hơn trên 25°c thì cải bắp, cải bẹ cuống sẽ cuốn bắp khó khăn, cải củ phát triển chậm. Nhiệt độ cao trên 30°c thì hoa sulơi cải củ, khoai tây khó hình thành củ. các loại cà, bầu bí nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng dinh dưỡng là 20-30°C. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực Những loại thuộc cây hai năm chịu được nhiệt độ thấp, đến thời kỳ ra hoa cần ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ cao khoảng 20°c. Thời kỳ hạt chín cần nhiệt độ cao hơn. Loại cà, loại bầu bí khi ra hoa kết hạt cần nhiệt độ từ 20-30°C. Nếu nhiệt độ • « • • • quá cao hoặc quá thấp dễ bị rụng nụ, rụng hoa. Để cây rau sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và phẩm chất tốt, người sản xuất phải sắp xếp thời vụ gieo trồng hợp lý, tìm các biện pháp chống rét, chống nóng và phòng trừ sâu bệnh. Biện pháp chống rét : Rèn luyện cây con, tăng cường bón lân, kali, giảm bón đạm. Chống nóng cho rau là tưới nước đầy đủ, che râm, làm giàn che cho cây con ở giai đoạn vườn ươm. 2 . ÁNH SÁNG Ánh sáng là một phần quan trọng của phản ứng quang hợp. Thời gian chiếu sáng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phát triển của một số loại rau, nó là yêu cầu cơ bản của quang chu kỳ. Thời gian chiếu sáng dài lượng hydrat cacbon được sản xuất trong quang hợp lớn hơn thời gian chiếu sáng ngắn và do vậy lượng hydrat cacbon đủ cho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Trên cơ sở độ dài chiếu sáng, các cây trồng được chia thành cây ngày ngắn và cây ngày dài. Cây ngày dài : Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày từ 12 - 14 giờ/ngày (cải bao, cải củ, rau diếp...). Cây ngày ngắn : Cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày từ 1 0 - 1 2 giờ/ngày (hành, đậu...). Cây trung tính .ềCây ra hoa kết quả trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn (cây đậu ván). 23
  • 25. Nếu cây ngày dài được trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ hydrat cacbon giảm, protein trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực giảm. Do vậy, cây không ra hoa, trong khi nếu cây ngày ngắn trong điều kiện ánh sáng ngày dài lượng hydrat cacbon tăng nhanh dẫn đến sinh trưởng mạnh, cây cũng không ra hoa. Riêng dưa chuột thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến giới tính khá rõ : trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ số lượng hoa cái tăng và giảm thời gian chiếu sáng sẽ tăng số lượng hoa đực. Ngoài ra cường độ ánh sáng cũng rất quan trọng đối với sinh trương, phát triển của các loại rau, nói chung cường độ ánh sáng khoảng 2.000 - 4.000 lux/ngày là thoả mãn cho tất cả các loại rau. Dựa vào nhu cầu của cây với cường độ ánh sáng có thể phân rau thành các nhóm sau : Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh : dưa thơm, dưa hâu, bí ngô, cà, cà chua, ớt, đậu... Nhóm yêu câu cường độ ánh sáng trung bình : cải bắp, cải trắng, cải củ, hành, tỏi... Nhóm yêu cầu cường độ ánh sáng yếu : xà lách, rau diếp,.ẳ. Dựa vào phân loại này mà có chế độ trổng xen, trồng gối sao cho thích hợp. 3. NƯỚC » * Nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cây rau, lượng nước trong rau rất cao chiếm từ 75 -95%. Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất, khả năng chống chịu sâu bệnh, sản xuất hạt giống và bảo quản hạt giống của rau. Trong quá trình sinh trưởng cây rau luôn đòi hỏi ẩm độ đất từ 65 - 80%, và ẩm độ không khí từ 45 - 95% tuỳ từng loại rauễ Các loại rau khác nhau thì yêu cầu lượng nước khác nhau. Dựa vào yêu cầu của rau đối với nước có thể phân nhóm như sau : Loại rau tiêu hao nước nhiều, khả năng hút nước yếu : Loại rau này có nguồn gốc ở nơi ẩm ướt, diện tích lá lớn, mặt lá không có lông, bốc hơi nước nhiều, bộ rễ phân bố ở tầng nông, đòi hỏi ẩm độ đất và ẩm độ không khí tương đối cao như cải bắp, cải bao, các loại cải ăn lá khác, dưa chuột... Loại rau tiêu hao nước ít, khả năng hút nước mạnh : Loại rau này có bộ lá lớn, mặt lá có lông, bộ rễ khỏe, phân nhánh nhiều, ăn sâu, có khả năng hút nước ờ lớp đất sâu, chịu được hạn như bí ngô, dưa hấu và dưa thơm. Loại rau tiêu hao nước ít, khả năng hút nước yếu : Loại rau này thường có bộ lá nhỏ, mặt lá có sáp, bộ rễ phát triển kém, phân bố ở tầng đất mặt như hành, tỏi. Loại rau tiêu hao nước trung bình, khả năng hút nước trung bình : Loại rau này thân lá thường có lông, lá nhỏ, bộ rẽ phát triển hơn nhóm 1 nhưng kém hơn nhóm 2 , khả năng chịu hạn trung bình : các loại cải củ, các loại rau ăn quả như cà chua, ớt, đậu (trừ đậu Hà Lan). 24
  • 26. Loại rau tiêu hao nước rất nhanh nhưng hút nước yếu : Là các loại rau sống ở dưới nước, thân lá mềm yếu, bộ rễ phát triển kém, lông hút thoái hoá do đó sức hút nước kém. Các loại rau này gồm có : ngó sen, củ ấu, củ niễng... 4. ĐẤT VÀ CHẤT DINH DƯỠNG 4.1ếĐất Rau yêu cầu đất tốt và chế độ dinh dưỡng cao. Nhiều loại rau như là rau mùa lạnh có hệ rễ ăn nông và sinh trưởng ngắn. Tổ chức và kết cấu đất tơi xốp và thoáng khí là điều kiện vật lý đất cho sinh trưởng của cây. Khi tính chín sớm là quan trọng nhất thì cây yêu cầu đất nhẹ, nhưng đất như thê thường có lượng dinh dưỡng thấp và giữ ẩm kém, do vậy trong kỹ thuật canh tác cần chú trọng bón nhiều phân. Các loại rau ăn củ như hành, tỏi, cà rốt, cải củ..ắ thích hợp với loại đất này, khi trồng ở đất nặng thường gây hiện tượng nứt củ và biến dạng củ do vậy sản phẩm kém chất lượng Khi yếu tố năng suất là quan trọng thì đất nặng lại có vai trò lớn. Trong trường hợp này thì cây sinh trưởng dài, đất nặng thường chứa lượng dinh dưỡng dự trữ lớn và giữ ẩm trong một thời gian dài, do vậy lượng phân bón thường không cần nhiều, không nhất thiết phải tưới thường xuyên, tuy nhiên đất sét nặng không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau, vì chúng yếm khí làm cho hệ rễ kém phát triển. Những yêu cầu dinh dưỡng đất cho sự sinh trưởng của cây rau gây ra bởi phản ứng của đất. Rau yêu cầu chế độ dinh dưỡng rất cao như N, p, K và các nguyên tố vi lượng, nhưng khi pH < 6,5 lượng p, Mg, Ca lại không thích hợp cho cây rau sử dụng, khi pH > 7 thì Fe, Mn, Bo, Zn trở nên thích hợpỗDựa vào tính chịu đất chua, có thể phân rau thành các nhóm sau : Nhóm hơi chịu kiềm (pH = 6-6,7) : cải bao, su lơ, xà lách, đậu, đậu bắp, hành, tỏi tây, cần tây và dưa thơm... Nhóm chịu trung bình (pH = 5,5-6,8 ) : cà rốt, cà, dưa chuột, ớt, cải củ, cà chua, bí, su hào... Nhóm chịu chua (pH = 5,0 - 6 ,8 ) : khoai tây, dưa hấu... 4.2. Chất dinh dưỡng 4.2.1. Đặc điểm hút chất dinh dưỡng của rau Phần lớn các loại rau yêu cầu chất dinh dưỡng rất cao. Tuỳ từng loại rau khác nhau, có thời gian sinh trưởng và các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây mà cây đòi hỏi số lượng và thành phần các loại chất dinh dưỡng khác nhau. Những loại rau có thời gian sinh trưởng dài thì hút được nhiều nguyên tố dinh dưỡng và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn loại rau có thời gian sinh trưởng 25
  • 27. ngắn. Cùng một loại cây trồng, nhưng vào thời kỳ hình thành các cơ quan dinh dưỡng và các bộ phận sử dụng của cây rau đòi hỏi tập trung cao độ các chất dinh dưỡng hơn các thời kỳ sinh trưởng khác của cây, do vậy cần phải cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng ở trạng thái dễ tiêu, dễ sử dụng như các loại phân vô cơ để đảm bảo năng suất cao, phẩm chất tốt. Tuy nhiên việc sử dụng cân đối lượng phân hữu cơ và phân vô cơ cho từng loại cây trồng, kết hợp với phương pháp bón phân hợp lý đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái một cách cân băng và bên vữngề 4.2.2. Tác dụng của các chất dinh dưỡng đối với các loại rau a) Chất hữu cơ Chất hữu cơ có vai trò rất lớn trong việc cải tạo thành phần vật lý và khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng của (Jất, tăng khả năng cố định dinh dưỡng và kích thích vi sinh vật có ích hoạt động trong đất. Chất hữu cơ trong đât dao động từ 1- 3%. Phân chuồng là loại phân hữu cơ tốt nhất. b) Chất vô cơ N : Đạm là yếu tố có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Thiếu đạm gây vàng lá, cây sinh trưởng kém, rễ mềm và quả bị bé điẳ Thừa đạm lá phát triển mạnh, cây bị mọc vống, mềm dỗ bị đổ và sâu bệnh. P2Oj : Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, lân có tác dụng trong sự tạo thành và vận chuyển chất hữu cơ, trong điểu kiện pH = 6,5 thì lân trở' thành yếu tố hạn chế, lá nhỏ, dài ra, gân lá và thân hơi đỏ, đặc biệt ở bề mặt dưới lá. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, mảnh, nhiều xơ, chín muộn. Đối với hành, thời gian bảo quản giảm. K20 : Kali có tác dụng trong việc vận chuyển và tích luỹ chất đường bột trong cây, tăng khả năng chống chịu. Thiếu kali lá xoăn lại, bệnh đốm nâu phát triển, phần dưới của cây giảm tốc độ sinh trưởng, quả không đều, ở cà chua quả bị xốp. B : Khi cây thiếu B lá non bị xoăn, những lá khác bị vàng hoặc nâu bên mép lá, ở các giống cho rễ củ, thì xuất hiện các vết đốm trôn lá, đỉnh sinh trưởng có thể bị chết và kích thước cây giảm, ở một số cây xuất hiện triệu chứng đặc trưng : Củ cải đường có đốm xốp nâu hoăc đen trên bề mặt, ở su lơ trắng hoặc xanh thì xuất hiện các vết nứt phía trong hoa, hoặc thân bị ủng nước, Bo trở nên yếu tố hạn chế khi pH > 7. Ca : Canxi có tác dụng điều hoà sự trao đổi vật chất trong cây, có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bộ rễ. Thiếu Ca thường đi kèm với đất chua triệu chứng đặc trưng là lá non cuộn ngược lại và mép lá trở nên gợn sóng và không bình thường, thân trở nên yếu và sinh trưởng kém. Thừa 26
  • 28. Ca sẽ ức chế sự hút nước của cây làm kết tủa một số vi lượng, làm giảm năng suất. Cu : Thiếu đồng lá dài ra và vàng, lá mềm nhũn và cây sinh trưởng chậm, đối với hành củ gây ra hiện tượng xốp và các vảy vàng xung quanh củề Fe : Thiếu sắt lá non vàng không phát triển về kích thước, ở đất có pH > 7 gây ra bệnh úa vàng do sắt. Mg : Thiếu magiê lá già bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ mép và chóp lá, lá cây bị giảm kích thước và trở nên giòn, làm chậm trễ quá trình chín, không thích hợp khi pH > 6,5. Mn : Thiếu mangan lá bị nhỏ lại, vàng đỉnh sinh trưởng, cây trở nên mảnh khảnh, giảm sinh trưởng và giảm năng suất. Mo : Thiếu Mo lá già vàng trong gân, cây bị lùn. s : Thiếu s lá dưới bị biến vàng. Zn : Thiếu Zn những lá mầm của đậu bị đốm nâu đỏ. 27
  • 29. Chương 3 SẢN XUẤT RAU SẠCH 1. CÁC YẾU TỐ GÂY NHIỄM TRÊN RAU Cùng với mức độ tăng trưởng nhanh của sản suất nông nghiệp, tiinh độ thâm canh cao, ngành trồng rau đã bộc lộ mật trái của nó. Việc ứng dụng ồ ạt các chất hoa học, như phân bón, thuốc trừ sâu, các công nghệ sinh học đã gây ô nhiễm không chi môi trưởng canh tác mà còn cả các sản phẩm được sản xuất ra. Rau xanh là đối tượng sư dụng các chất dinh dưỡng rất cao so với các loai cây trồng khác. Điêu đáng quan tâm la lượng dùng phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh trên cây rau ít được tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đã khuyến cáo nên đã gây ra hiện tượng ô nhiễm sản phẩm ngày càng gia tăng ở nước ta. Vấn đề rau sạch được những người nghiên cứu, người sản xuất, và đông đảo nhữne, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn. Rau sạch là rau không chứa các độc tố hoặc vi sinh vật gây hại cho cơ thê, hiện tượng rau bị ô nhiẽm ở nước ta cần được xác định do những yếu tố nào và điều kiện phát sinh từ đâu ? Qua các nghiên cứu của Viện Rau Qủa, Viện Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp I và các cơ quan sản xuất, khảo nghiệm cho thấy có những nguyên nhân chính sau : 1.1. Hàm lượng Nitrat (N 03‘) quá ngưỡng cho phép Lượng phân hoá học được sử dụng ở Việt Nam không vào loại cao so vói các nước trong khu vực và so với bình quân toàn thế giới. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân hoá học, nhất là đạm tói sự tích luỹ nitrat trong rau được xem là không sạch (Trần Khắc Thi, 1996). Thực tế kết quả kiểm nghiệm hàm lượng nitrat trên một số loại rau vào thời điểm sử dụng (1 - 2 ngày sau thu hoạch) đều vượt quá chỉ số cho phép là mối quan tâm đối với chúng ta. Bảng 8. Hàm lượng nitrat (NOị ) trẽn một số loại rau vào thời điểm sử dụng (ỉ -2 ngày sau thu hoạch) TT Nơi lấy mẫu Thời gian Hàm lượng (mg/kg) Cải bắp Su hào Hành tây 1 HTX Phù Đổng ( Gia Lâm) 1/1993 876(+376) 982(+482) 180(+100) 2 HTX Mỹ Đức ( Thuỷ Nguyên) 2/1993 600(+100) - 220(+140) 3 HTX Như Quỳnh (Mỹ Văn) 12/1992 620(+120) 480(-20) - 4 Chợ Hàng Da 2/1993 1080(+580) 6^5(+145) 116(+36) 5 Chợ Long Biên 1/1994 714(+214) *638(+138) 96(+16) (+,-: Chênh lệch so với ngưởng cho phép theo tiêu chuẩn Nga) 28
  • 30. Nitrat được hấp thu vào cơ thể ở mức bình thường không gây độc, nó chỉ có hại khi vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong hệ thống tiêu hoá ở trẻ em, Nitrat bị khử thành nitrit (N02‘), Nitrit là một trong những chất chuyển biến oxyhaemoglobin. Ở mức độ caò, sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là nitroamin, các hợp chất này được đưa vào cơ thể một cách trực tiếp hay gián tiếp do nitroamin được tổng hợp trong cơ thể tạo ra sau khi ăn. NO3 ' vào cơ thể người chủ yếu qua nguồn nước uống và rau quả thực phẩm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) quy định giới hạn hàm lượng NO3 trong nước uống là dưới là 50mg/lít. Nếu trẻ em mà thường xuyên uống loại nước chứa NO3 > 45mg/lít. sẽ bị bênh rối loạn trao đổi chất, giảm khả nãng kháng bệnh của cơ thể, khi trẻ em ăn thường xuyên súp rau (purre) có hàm lượng NO3 từ 80-1300 mg/kg sẽ bị ngộ độcẻTổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng N 03 trong rau không được quá 300 mg/kg tươi, tuy nhiên ở Mỹ người ta lại cho rằng tuỳ từng loại rau mà hàm lượng này được phép tồn dư trong cây là bao nhiêu. Ví dụ : măng tây không quá 50mg/kg, nhưng ở cải củ lại được phép tồn dư tới 3.600 mg/kg. Ở Nga người ta lại quy định như sau : Dư lượng NOị được phép tồn dư trong rau Loại rau Dư lượng (mg/kg) Loại rau Dư lượng (mg/kg) Bắp cải 500 Dưa chuôt # 150 Cà rốt 250 Cà chua 150 Cải củ 1.400 Khoai tây 250 Hành củ 60 Sulơ 2 0 0 Hành lá 400 Xà lách, rau thơm 2 0 0 Ở nước ta theo phân tích của Viện nghiên cứu Rau Quả trong những năm gần đây (1991-1994) ở một số vùng sản xuất rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, một số loại rau có lượng NO3 tồn dư cao, một số vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân : Do sử dụng khồng hợp lý về liều lượng, tỷ lệ phân đạm trong thành phần vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón phân không đúng, do chạy theo lợi nhuận, bón thúc quá muộn sát thời điểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước có hàm lượng NO3 rửa trôi cao... 1.2. Tồn dư thuốc hoá học BVTV trong sản xuất Như đã trình bày, rau bao gồm rất nhiều chủng loại cây trồng, do vậy các chủng loại sâu hại cũng rất đa dạng, đó là một nguyên nhân làm cho rau bị nhiều 29
  • 31. loại côn trùng và bệnh gây hại, thông thường sâu bệnh làm giảm năng suất rau từ 10 - 40%, đôi khi tới 100% (nếu có dịch bệnh). Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết và không tránh khỏi, tuy nhiên lượng thuốc hoá học sử dụng quá nhiều (0 , 4 - 0 , 5 kg a.i - a.i là lượng hữu cơ hữu hiệu), trong khi ở các loại cây trồng khác chỉ tiêu này là 0,2 - 0,25 kg a.i. Riêng đối với vùng trồng rau Đà Lạt, xã Tây Tựu (Hà Nội) theo số liệu điều tra của Viện Bảo vệ thực vật thì lượng hoá chất được dùng cho công tác bảo vệ thực vật là 1,2 - 1,5 kg a.i. Nguyên nhân chính là dùng quá liều lượng và không dúng quy cách, quy định loại thuốc, nhất là các loại thuốc độc bảng A. l ể3. Sử dụng nước tưới không sạch Các sản phẩm rau đều chứa một lượng nước rất lớn, do vậy trong quy trình sản xuất, việc tưới nước để đảm bảo sinh trưởng, phát triển và cho thu hoach cao là rất cần thiết và bắt buộc, song nếu sử dụng các nguồn nước không sạch thì sẽ góp phần gây ô nhiẽm rau. Nước có thể gây ô nhiễm cho sản phẩm từ hai cách : - Các kim loại nặng có sẵn trong đất trồng hay theo nguồn nước thải từ thành phố, khu công nghiệp được cây hấp thu và tích luỹ dần vào sản phẩm trong quá trình sinh trưởng, hàm lượng các chất Cadimi (Cd), Chì (Pb), Kẽm (Zn), Thiếc (Sn), và độc tố như : Aflatoxin Bl, Putulin... được phép có trong rau với lượng rất thấp (0,03 - 10 mg/kg). song trong thực tế, nhiều loại rau nhất là rau ăn lá được tưới nước có nhiễm chất thải công nghiệp có lượng kim loại nặng cao, nhất là Cdế Ngoài ra, việc bón nhiều lân cũng làm tăng hàm lượng kim loại nặng (một tấn super lân chứa 50 -170g Cd). Những sản phẩm này không chỉ gây hại khi sử dụng tươi mà còn ảnh hưởng lớn trong công nghiệp đồ hộp. Ngoài ra nguồn nước thải tưới cho cây còn chứa nhiều NOa, phosphat, thuốc trừ sâu và các chất độc khác. - Ở các vùng rau của ta, tập quán dùng phân tươi tưới cho cây cũng là một hình thức truyền tải trứng giun và các vi sinh vật gây bệnh khác. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT RAU SẠCH 0 • Để có sản phẩm rau sạch tới người tiêu dùng cần phải lưu ý tóri nhiều mặt : kỹ thuật, kinh tế, xã hội (thay đổi tập quán canh tác và tiêu thụ) và quản lý nhà nước. 2Ệ 1ẾKỹ thuật Hiệu nay có một số phương pháp sản xuất rau sạch được thực hiện ở nước ta trong một vài năm trở lại đây : - Kỹ thuật thuỷ canh (hay kỹ thuật trồng cây trong dung dịch - Hydroponis) : Từ hydroponis bắt nguồn từ tiếng Hylạp với gốc hydro (nước) và ponos (công việc)Ế Ở ta gọi thuật ngữ trồng cây trong dung dịch là “thuỷ canh”. Trổng cây trong dung dịch là kỹ thuật trồng cây không đất, cây được trồng 30
  • 32. trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Đây là một tiến bộ kỹ thuật được Trung tâm nghiên cứu rau châu Á (AVRDC) nghiên cứu và chuyển giao. Từ đáu nãm 1993, GS. Lê Đình Lương (Đại học quốc gia Hà Nội) phối hợp với Tố chức nghiên cứu và triển khai Hồng Kông (R. D. Hồng Kông) tiến hành nghiên cứu toàn diện các yếu tố kỹ thuật - kinh tế để áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Vật chứa dung dịch là những hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ. Dung dịch chứa trong hộp (có lót nilông đen) do được hổ sung dung dịch đệm nên không phải diều chỉnh độ pH trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Giá thể đỡ cây là trấu hun. Hộp trồng cây dược bao bởi nhà màn để tránh sâu bệnh. Kỹ thuật này có ưu điểm : Có thể sản xuất rau sạch ở nơi thiếu đất hoặc đất nhiễm độc, nhiẽm mặn cũng như ngay trong gia đình (trên sân thượng, ban công...). Trồng cây trong dung dịch hầu như không phải chăm sóc, sâu bệnh rất ít lại cho năng suất cao. Tuy nhiên, do đầu tư cao nên giá thành cũng cao, lại khó mở rộng quy mô để có lượng hàng hoá lớn. - Kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có thiết Z ụ Ễche chắn : Nhà lưới, nhà nilông, nhà màn, polietilen phủ đất. Cây trổng ở đây hạn chế sâu bệnh hại, cỏ dại. sương giá... nên ít phải sử dụng thuốc BVTV, rút ngắn thời gian sinh trưởng và năng suất cũng cao hơn.Tuy nhiên các vật liệu xây dựng nhà che chắn và nilông che phủ đất hiện nay giá thành vẫn cao, người nông dân chưa đủ vốn đầu tư để sản xuất lớn. - Trồng rau sạch trong điều kiện ngoài dồng : Mục tiêu cuối cùng của ngành trổng rau là hơn 70 triệu dân nước ta và khách nước ngoài mua rau của Việt Nam phải được cung cấp rau sạch. Hơn 300 nghìn ha trồng rau phải được canh tác theo tập quán sản xuất rau sạch. Đấy là mục tiêu lớn, lâu dài, đòi hỏi các cán bộ kỹ thuật, người sản xuất không ngừng sáng tạo và hoàn thiện kỹ thuật này. Đây là phương thức canh tác chủ yếu của ngành trồng rau Việt Nam song không phải là duy nhấtỗVới các điều kiện và mức độ đầu tư khác nhau cần có phương thức sản xuất phù hợp để đa dạng hoá thêm sản phẩm và ngành nghề. Với bất cứ phương thức canh tác nào, quy trình kỹ thuật cũng phải đáp ứng được yêu cầu sau : đạt năng suất cao nhất, giảm dư lượng độc tố tới dưới ngưỡng cho phép và dễ áp dụng với người sản xuất. Nhằm hạn chế sự ô nhiễm của rau, Viện nghiên cứu Rau Quả đã đề xuất một quy trình chung để sản xuất rau sạch như sau : 2.1. Chọn đất Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau, tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ có tầng canh tác dày 20 - 30cm. Vùng trồng rau cần được cách ly với khu vực có chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 2 0 0 m, khu công nghiệp và bệnh viện cách ly ít nhất 2 km, đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại. 31
  • 33. 2.2. Nước tưới Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên nước ảnh hưởng trực tiếp tái chất lượng sản phẩm. Cần dùng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nhất là đối với vùng trổng rau xà lách và các loại rau gia vị. Nếu không có giếng khoan, cần dùng nước sông, ao hồ trong, không ô nhiễm, nước sach còn dùng để pha các loai phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật. ĐỐI VỚI các loại rau cho quả, giai đoạn đầu có thể sử dụng nước bơm từ mương, sông, hô để tưới rãnh. 2.3. Giống Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con không có mầm bệnh, phải biết rõ lý lịch nơi nhập giống hay sản xuất hạt giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được xử lý, trước khi đưa cây con ra ruộng xử lý Sherpa 1 % để phòng sâu bệnh hại sau này. 2.4. Bón phân Toàn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và dùng lân hữu cơ vi sinh để bón lót, tuỳ từng loại cây mà có chế độ, lượng phân bón khác nhau (trung bình khoảng 15 tấn phân chuồng, 300kg lân hữu cơ vi sinh cho lha, lượng đạm và kali theo quy trình kỹ thuật cho từng cây, bón 30% N + 50% K), số đạm và kali còn lại dùng để bón thúc. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (< 60 ngày) bón thúc 2 lần, kết thúc bón trước khi thu hoạch 12 ngày; Với các loại rau có thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3 lần, kết thúc bón phân hoá học trước khi thu hoạch 30 - 40 ngày. Sử dụng các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén rễ, có thể phun 3 - 4 lần tuỳ từng loại rau, nồng độ theo hướng dẫn cho từng loại rau và từng loại chế phẩm, kết thúc phun ít nhất trước khi thu hoạch 1 0 ngày, nếu sử dụng phân bón lá thì giảm phân hoá học 30 - 50%, tuyệt đối không dùng các loại phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau. 2.5. Bảo vệ thực vật t • • Không sử dụng thuốc hoá học BVTV nhóm I và nhóm II, khi thật cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm III và IV. Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch, kết thúc phun thuốc hoá học trước thu hoạch ít nhất là 15 ngày. Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học (BT, hạt củ đậu...), các chế phẩm thảo mộc, ký sinh thiên địch (ong mắt đỏ - Trichogramma bauvetia)... để phòng trừ bệnh. Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (trồng giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng và theo dõi phát hiện bệnh sớm, tập trung phòng trừ sớm). Một số chỉ tiêu về hàm lượng các chất tồn dư cho phép được nêu trong bảng 9 10. và 11. 32
  • 34. Bảng 9. Hàm lượng Nitrat (mg/kg sản phẩm) (Theo tiêu chuẩn của WHO) Loại cây Hàm lượng NO3 Loại cây Hàm lượng NO3 Dưa hấu 60 Hành tây 80 Dưa bở 90 Cà chua 150 Ớt ngọt 2 0 0 Dưa chuột 150 Măng tây 2 0 0 Khoai tây 250 Đậu ãn quả 2 0 0 Cà rốt 250 Ngô rau 300 Hành lá 400 Cải bắp 500 Bầu bí 400 Su hào 500 Cà tím 400 Su lơ 500 Xà lách 1.500 Bảng 10. Hàm lượng các chất kim loại nặng vờ một số độc tố cho phép tồn dư trong rau (mg/kg) Loai kim loai • • Dư lượng Loại kim loại,' 1 độc tố Dư lượng Chì (Pb) 0,5 Cadimi (Cd) 0,03 Asen (As) 0 , 2 Thuỷ ngân (Hg) 0 , 0 2 Đồng (Cu) 5,0 Kẽm (Zn) 1 0 , 0 Thiếc (Sn) 2 0 0 , 0 Aflatoxin BI (độc tố) 0,005 Palutin (độc tố) 0,05 Bảng 11. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (mg/kg) Loại thuốc Loại rau Thời gian cách ly (ngày) Ăn lá (AL) Ăn quả (AQ) Ăn củ (AC) 1 2 3 4 5 Basudin 10G 0,5-0,7 0,5-0,7 14-20 Dipterex 80 0,5 1 , 0 7 Dimethoat 50 EC 0 , 1 0,1-0,5 0,5-1 , 0 7-10 Carbaril 80 WP 0 ,1 -1 ,5 1 ,0 -1,5 0 ,5-1,0 7 Padan 95 WP 0 , 2 1,0-1,5 0,5-1 , 0 14 Sumicidin 20 EC 1 , 0 2 , 0 0 , 2 14-21 Decis 2% 0 , 1 2 , 0 0 , 2 7-1 0(AL);3-4(AQ) Sherpa 2,5 EC 0 , 1 2 , 0 0 , 2 7-10(AL);3-4(AQ) Karate 2,5 EC 0,03 0 , 0 2 0 , 2 4-11 Trebon 10 EC 0,03 0 , 0 2 0 , 2 3 Applaud 25 WP 0,03 0 , 0 2 0 , 2 13 Oxiclorua đồng 2 0 , 0 2 0 , 0 1 0 , 0 21 (AL) ; 14(AQ) 33
  • 35. (Tiếp bảng 1 1 ) 1 2 3 4 5 Daconil W50 2 0 , 0 2 0 , 0 1 0 , 0 7-10 Alliette 80 WP 2 0 , 0 2 0 , 0 1 0 , 0 14 Anvil 55 c 2 0 , 0 2 0 , 0 1 0 , 0 7-10 Topsin M 70 WP 1 , 0 2 0 , 0 1 0 . 0 7-10 Bayleton 25 EC 0 , 1 2 0 , 0 1 0 , 0 3-7 Bảng 12. Danh sách các loại thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo dùng cho rau sạch TT Tên thuốc Nhóm đôc • Nhóm đôc • Công dụng Thời gian cách ly (ngày) Thuốc trừsâu 1 Dipterex 90WP Lân hữu cơ II Ản lá, đục quả Rau: 7; đậu quả: 3 2 Sevin 85WP Carbamate II Ăn lá, đục quả Rau : 7 3 Bassa 50EC Carbamate II Sâu chích hút Dưa hấu : 1 4 Sherpa 5EC, 10EC, 2,5EC Pyrethroid n Ăn lá, chích hút Cà, dưa : 3; Ăn lá : 7 5 Decis 25EC Pyrethroid II Ản lá, chích hút Rau-quả : 3-4 6 Ambush 50EC Pyrethroid II Ản lá, chích hút Bắp cải: 7; Ảnquả: 4 7 Applaud 10 WP DHSTCT III Chích hút, đục nõn Rau-quả - Ể1-2 8 Trebon 10EC DHSTCT IV Ăn lá, chích hút Dưa chuôt: 1 • 9 BT (các loại đã đãng ký) Ăn lá, chích hút 1 0 Botanical insectisides Ăn lá, chích hút Thuốc trừbênh • 1 Kumulus Lưu huỳnh IV Các bệnh do nấm Ăn lá: 7; Ăn quả : 4 2 3 4 Boocđo Mancozeb Antracol CuS04+vôi Carbamate Carbamate IV IV Các bệnh do nấm Sương mai, đốm lá, thối quả nt Không xác định Ăn quả:4 Ăn củ : 7 5 Anvil 5SC Triazol IV Đốm lá, thối quả, 6 Ridomil MZ72WP phấn trắng, gỉ sắt 34
  • 36. Chương 4 c o sỏ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT CỦA NGHÊ TRỒNG RAU ■ ■ l ẽNHŨNG PHƯƠNG THỨC TRồNG RAU 1.1. Phương thức trọng tự nhiên Được thực hiện khi gieo trồng và thu hoạch ở ngoài đồng. Ưu điểm .ế Phương thức này dễ canh tác phổ biến, có thể sản xuất trên diện tích lớn, đầu tư không lớn, giá thành hạ. Thường được áp dụng trồng rau ở những vùng có khí hậu, thời vụ thích hợp. Nhược điểm ễ *Khó quản lý các dịch hại (sâu, bệnh, thiên tai). 1.2. Phương thức trồng rau trong điều kiện nhân tạo Ưu điểm : Có thể tránh được thiên tai, kiểm tra các dịch sâu bệnh một cách triệt để, có thể trồng các loại rau trong những thời điểm không thuận lợi của khí hậu cũng như mùa vụ, có nhiều khả năng trồng được rau đảm bảo chất lượng cao, sạch, không cần đất. Nhược điểm : Yêu cầu đầu tư lớn, quy mô áp dụng nhỏ, phải có trình độ kỹ thuật cao, khó chăm sóc, sản phẩm sản xuất ra hạn chế về số lượng. 2. Cơ SỞ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT ĐỂ THÂM CANH RAU Trong mọi điều kiện, mọi trường hợp người trồng rau đều cần phải đạt được những mục tiêu sau : Các giống rau phải có năng suất cao, phẩm chất đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm phải có nhiều chủng loại. Giá thành sản phẩm hạ để có lợi nhuận cao. Có rau cung cấp quanh năm. Do vậy, nhất thiết phải chuẩn bị thật tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành thâm canh rau. 2Ể l ặChọn đất và thiết kế đồng ruộng 2.1.1. Chọn đất Đất trồng rau phải chọn chân đất cao dễ tiêu và thoát nước, không hay bị úng ngập nhưng lại phải có nguồn nước để chủ động tưới khi cần thiết. Vì nhu cầu về nước của tất cả các loại rau nói chung là rất cao, do hệ số thoát hơi nước của chúng rất lớn từ 500-800 và lượng nước tích luỹ trong rau lớn. I 35
  • 37. Bảng 13. Hệ số thoát hơi nước của một số loại rau Loại rau Hê số thoát hơi nước • Loại rau Hê số thoát hơi nước • Cải bắp 539 Dưa bở 621 Cải củ 397-450 Dưa hấu 600 Bí xanh, bí đỏ 700-834 Đậu Hà Lan 250-800 Cà chua 570-650 Đậu cô ve ' 538-570 • Dưa chuôt • 731 Khoai tây 636 Ghi chú : Hệ sô thoát hơi nước bằng lượng nước mà cây trồng sử dụng trong quá trình sinh trưởng phát triển chia cho ưọng lượng chất khô của cây trồngỆ Mặc dù đất nào cũng có thể trồng được rau, nhưng tốt nhất là nên chọn những chân đất cát pha đến thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác (tầng đất mặt) dày (20-30cm), có độ chua từ hơi chua đến trung tính (pH = 5-7), vì đa số các loại rau đều thích độ pH này. 2.1.2. Thiết kế cánh đồng Cánh đồng rau phải được chia thành ồ, từng thửa, từng khu vực để thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các chủng loại rau khác nhau, bố trí hệ thống tưới và tiêu nước tới tận từng thửa ruộng, từng khu bằng hệ thống “mương xương cá”. Hệ thống giao thống nội đồng cần thiết kế song song với hệ thống mương máng tạo thuận lợi cho. sự vận chuyển sản phẩm nhằm làm giảm tối đa sự hư hao, giập nát do vận chuyển bất hợp lý. Việc bố trí hệ thống tưới, tiêu và vận chuyển trên cánh đồng phải đạt các mục tiêu sau : - Tiêu nước mặt và mực nước ngầm nhanh chóng - Chủ động tưới bằng mọi phương tiện (thô sơ hay máy móc) - Hệ thống giao thổng không ảnh hưởng đến viêc tưới hoặc tiêu nước trong cánh đồng rau. - Tiết kiệm được lao động và đất đai - Các hệ thống tưới tiêu và giao thồng phải phù hợp với quy mô ruông trồng rau tránh lãng phí nhưng đảm bảo thuận tiện và đáp ứng được yêu cầu của nghề trổng rau. 2.1.3. Làm đất trồng rau Làm đất vườn ươm : Đại bộ phận cac loại rau đêu qua giai đoạn vườn ươm. Vườn ươm là nơi cây con sinh trưởng đầu tiên, nó đóng vai trò quyết định đối với chất lượng cây giống do đó ảnh hưởng lớn đến nãng suất và phẩm chất sau này. 36
  • 38. Vườn ươm nên chọn những nơi gần ruộng trồng, có thể ở một góc ruộng, gần nguồn nước tưới. Trong điều kiện sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất có hạn, che nắng che mưa trên luống rau bằng cót, phên tre hay cỏ. Trong điều kiện cho phép làm vườn ươm cố định thì nên xây thành ô, có nhà lưới che nắng mưa và có hệ thống tưới tiêu chủ động. Đất vườn ươm nên chọn loại đất nhẹ, tầng canh tác có thể không sâu, nhưng chế độ tưới tiêu tốt. Đất vườn ươm chỉ cần diện tích từ 1 - 1,5% so với sản xuất đại trà. Đất vườn ươm cần cày sâu, bừa kỹ kết hợp với bón phân chuồng (lớp đất mặt chỉ nên làm nhỏ tới đường kính viên đất từ 1 - 3cm), nhặt cỏ dại, đặc biệt các loại cỏ có rễ ăn sâu như cổ gấu... Sau khi được phơi ải 5 - 7ngày và rắc vôi bột để tiệt trùng, trừ các nguồn bệnh trong đất và phải lên luống trước khi trồng để giữ phân, giữ nước tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, đi lại chăm sóc được dễ dàng. Tiến hành lên luống : Luống rộng 100 - 120cm, cao 25 - 30cm, rãnh luống rộng 40 - 45cm để tiện cho việc chăm sóc sau này. Chiều dài của luống phụ thuộc địa hình song không nên dài quá lOOm, sẽ gây kho khăn cho việc đi lại và chăm sóc rau sau này. Luống thường được làm kiểu hình thang, đáy trên nhỏ hơn đáy dưới để đất không bị xô xuống. Mặt luống có nhiều kiểu : Kiểu mui rùa, mặt luống phẳng, lòng khay... Mặt luống phẳng thường được áp dụng rộng rãi cho các loại cây trồng, các thời vụ gieo trổng thích hợp. Mùa hè, mưa nhiều làm luống mai rùa, mặt luống hẹp và cao để tránh đọng nước, trái lại vụ đông xuân khô hanh, làm luống phẳng hoặc lòng khay để giữ nước, giữ phânằ Làm đất trồng rau Ởruộng" sẩn xuất Hình dạng luống, mặt luống, hướng luống phụ thuộc vào địa hình, vào yêu cầu của từng loại câỵ rau : Rau cần châm sóc, có thân lá lớn (cải bắp, cà chua, khoai tây...) thì mặt luống rộng từ l-l,2m. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, ít đòi hỏi chăm sóc (cải cúc, mùi, hành, bí đỏ, bí xanh... cần làm giàn) mặt luống rộng từ l,5-2m. Gieo trồng vào vụ mưa nhiều cần làm luống cao, mặt luống làm nhỏ đi. Nói chung diện tích phi sản xuất chiếm từ 15 - 20% diện tích sản xuất là hợp lý không ảnh hưởng tới sản xuất và năng suất của rau. Trong điều kiện không chủ động vườn ươm,có thể gieo hạt trong khay, để vận chuyển được thuận lợi. Phương pháp gieo hạt trong khay có thể áp dụng trong vụ trổng rau sớm hoặc không chủ động đất, phương pháp này thường áp dụng gieo trồng các loại cây họ bầu bíễ 2.2. Thời vụ gieo trồng Nguyên tắc đ ể bô'trí thời vụ cho cây rau : Sao cho thời kỳ hình thành các cơ quan dinh dưỡng (bộ phận sử dụng) vào lúc có điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhất. 37
  • 39. Căn cứ vào yêu cầu của rau với điều kiên ngoại cảnh : ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ... Ở miền bắc nước ta có 2 thời vụ rau chính là đồng xuân và xuân hè. Vụ đông xuân gieo trổng các loại rau chiu rét có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới : Cải bắp, su hào, hành tỏi, cà rốt... Trổng vụ này có 3 trà gieo trồng như sau : Đông xuân sớm : Gieo trồng từ 15 tháng 7 - tháng 8 , thu hoạch vào tháng 11 - 12. Đông xuân chính vụ : Gieo trồng từ tháng 8 -9 thu hoạch tháng 12-2 năm sau. Đông xuân muộn : Gieo trồng từ tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2-4 năm sau. Đây là vụ rau thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của rau chịu rét nên thu hoạch năng suất cao, phẩm chất tốt. Vụ xuân hè : Gieo trồng các loại rau ưa nhiệt độ cao, có nguồn gốc nhiệt đới : Bí đỏ, bí xanh, cà, rau muống... Thời vụ gieo trồ n g : Xuân hè sớm trồng từ tháng 12-1, thu hoạch bắt đầu từ tháng 3 Xuân hè chính vụ gieo trồng từ tháng 2 -3 , thu hoạch tháng 3 - 4 Xuân hè muộn gieo trồng tháng 7 - 8 . 2.3. Hạt giống rau Hạt giống là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan • trọng của nghề trồng rau. Để chuẩn bị tốt hạt giống cho sản xuất rau, việc đầu tiên là phải có tiêu chuẩn xác định số lượng hạt gióng tốt. Đối với nhiều loại rau, bảo quản hạt giống yêu cầu những điều kiện nhất định, vì hạt giống của một số loại cây rau rất dễ mất sức nảy mầm : các loại rau của họ thập tự, các loại đậu rau.... Tiêu chuẩn đ ể xấc định lượng hạt giốn g : Căn cứ vào một số chỉ tiêu sau : - SỐlượng hạt giống /đơn vị trọng lượng của hạt - Độ thuần của hạt giống (độ thuần di truyền + độ thuần cơ học) - Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống - Số lượng cây sẽ trồng/đơn vị diện tích M ột g iô h g rau tốt phải đạt tiêu chuẩn sau : a) Giống thuần khiết, có những đặc tính tốt như chín sớm, sản lượng cao, tính chống chịu tốt. b) Có sức sống mạnh, hạt có sức sống mạnh biểu hiện : hạt chắc mẩy to đều tốc độ nảy mầm nhanh. Nếu hạt giống chưa đạt tới chín sính lý, hoặc cất giữ không tốt đều ảnh hưởng không tốt tới sức sống của hạt. 38
  • 40. c) Không có sâu bệnh, hạt giống phải giữ nguyên vẹn hình dạng. Hạt có sâu bệnh thường là hạt nhỏ, hình dạng thay đổi... 2.3.1. Lượng hạt giống (bảng 14) Lượng hạt giống gieo phụ thuộc vào diện tích, độ lớn của hạt và đặc tính sinh trưởng của cây. Có thể áp dụng công thức xác định hạt giống cần cho một đơn vị diện tích của từng loại hạt giống rau theo công thức sau : Lượng hạt giống cần thiết được tính bằng công thức V — xlOO s X A Trong đó : V là Lượng hạt giống cần N : Mật độ trồng K : Hệ số dự phòng với K = 0,1 đối với loại giống gieo qua vườn ươm K = 0,5 đối với loại hạt gieo theo hốc. K = 2 đối với hạt giống hạt nhỏ gieo thành hàng. A : SỐlượng hạt/1 kg s : Giá trị sử dụng của hạt giống S(%) = 100 c : Độ thuần khiết của hạt giống (%) p : Tỷ lệ nảy mầm được tính theo công thức : Tổng số hạt nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%) = ——------:------------- X 100 Tổng số hạt thử Ngoài ra hạt giống cần chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng, phải luôn luôn dự phòng vào khoảng 10 - 20% lượng hạt cần thiết. Đồng thời bố trí cơ cấu cây rau hợp lý để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và trên thị trường. 2.3.2. Xử lý hạt giống và gieo trồng hạt giống Xử lý hạt giống trước khi gieo là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm mục đích : - Thúc mầm, mầm mọc nhanh, thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. - Phòng trừ sâu bệnh. 39
  • 41. Bảng 14. Lượng hạt giống rau cần cho 1 sào Bắc bộ và lha Loại rau Lượng giống cần cho Loai rau • Lượng giống cần cho 1 sào Bắc bộ (g/sào) lha (kg/ha) 1 sào Bắc bộ (g/sào) lha (kg/ha) Cải bắp, suplơ 11-18 0,3-0, 8 Đâu cô ve lùn 2500-2000 80 Su hào 36-43 1 ,0 -1 , 2 Đậu cô ve leo 2 0 0 0 - 2 2 0 0 60 Cải be • 14-18 0,4-0,5 Cà rốt 100-140 3-4 Cải xanh 350-360 1 0 , 0 Cải củ 400-450 12-13 Xà lách 14-16 0,4-0,45 Rau muống hạt 2500 80 Cà chua 14-25 0,4-0, 6 Hành hoa 40070-75 2 Cà bát 14-22 0,4-0, 6 Hành tây 108-140 3-4 Mướp, bí xanh 18-36 0,5-1 , 0 Cần tây 11-18 0,3-0,5 Bảng 15. Tiêu chuẩn chất lượng gieo trồng của một số hạt giống rau của Việt Nam Hạt giống Cấp tiêu chuẩn Chỉ tiêu chuẩn chất lượng gieo trồng Hạt (củ) giống loại I II Rau cải TCVN 3240-79 Khả năng nảy mầm (%) 85 80 Đô sach ♦ • (%) 98 95 Độ ẩm (%) 1 0 1 0 Su hào TCVN 2598-78 Khả năng nảy mầm (%) 9 0 80 Đô sach • • (%) 99 98 Đô ẩm • (%) 99 98 Dưa chuôt » TCVN 2598-79 Khả năng nảy mầm (%) 85 80 Phương phấp x ử l ý : - Có thể dùng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh như TMTD (8 g/lkg hạt), Granozan (4g/lkg hạt) hoặc xử lý bằng nước nóng, thông thường người ta xử lý ở 50°c, thời gian phụ thuộc từng loại giống : cải bắp, su lơ, cải củ... (15 phút). - Xử lý bằng tro bếp : Dùng 200-250g tro bếp hoà trong 10 lít nước lã khuấy kỹ, ngâm 2 ngày đêm (trong khi ngâm thường xuyên khuấy đều) sau đó gạn lấy nước trong, đổ hạt giống vào ngâm trong 4-6 giò, vớt hạt giống ra đem hong cho ráo nước rồi gieo. - Xử lý bằng nước phân chuồng : Lấy 1 phần phân lợn + 1 phần phân trâu bò chung với 5 - 6 phần nước lã, ngâm 5 - 6 ngày đêm (mỗi ngày khuấy 4 - 5 lần để ở nhict đọ khoang 20 - 25 c, sau đo lọc lây nước phân này (bỏ bã) bổ sung thêm - 6 4Ơ
  • 42. phần nước lã ( 1 phần nước phân + 5 - 6 phần nước lã), bỏ hạt rau vào ngâm cho đến khi hạt no nước, rồi đem gieo. - Dùng nước giải: Pha loãng 5 - 6 lần đổ ngâm hạtỂ Gieo hạt .ẻHạt rau rất nhỏ nên khi gieo^ần trộn với tro bếp, đất rây mịn, hoặc đất cát và chia làm nhiều lần để gieo. Lượng hạt giống gieo phụ thuộc vào loại hạt, tỷ lệ nảy mầm... Hạt gieo xong cần phủ một lớp đất mỏng, đậy bằng rơm rạ hoặc trấu để khi tưới nước đất không bị gí chặt, tạo điều kiện thoáng khí cho hạt nảy mầm. 2.4. Chăm sóc sau khi gieo hạt Sau khi gieo hạt xong phảt chú ý giữ ẩm thường xuyên, độ ẩm đồng ruộng đạt khoảng 80%. Khi cây mọc, phải lập tức giỡ lớp rơm rạ phủ phía trôn, khi giỡ chú ý không để cây bị lôi lên theo. Giỡ rơm vào buổi chiều để sáng hôm sau cây tiếp xúc với ánh sáng nhẹ, quen dần với chế độ chiếu sáng của mặt trời, điều này đặc biệt quan trọng đối với thời vụ sớm, khi cây con được gieo vào mùa hè, hoặc đầu thu, giai đoạn có cường độ ánh sáng mạnh. Trong trường hợp phủ bằng trấu thì không cần giỡ trấu ra và có thể bổ sung thêm một lớp đất mịn để giữ chặt gốc, nếu gieo với mật độ vừa phải, cây cứng cáp thì không cần phủ thêm đất. Trong trường hợp có mái che thì hàng ngày phải giỡ mái cho cây có đủ ánh sáng, cây sẽ cứng cáp, mập và khoẻ, không bị vống lốp, khi cấy ra ruộng không bị chột, mau bén rễ, hổi xanh. Trong thời gian cây mới mọc đến hai lá thật, chú ý che mưa cho cây. Nếu cây mọc dày phải chú ý tỉa bỏ những cây xấu và sâu bệnh vào giai đoạn 2-4 lá thật. M ột sô'điểm cần chú ý đ ể bảo đảm chất lượng, s ố lượng cây con : * Trong vườn ươm cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây con, tuỳ loại cây trồng mà cần có biện pháp phòng trừ từng loại sâu bệnhẽ Chú ý bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia và Phythyum, đây cũng là bệnh chung nhất cho các loại rau gieo qua giai đoạn vườn ươm. Bệnh này lan truyền nhanh khi đất có độ ẩm cao, do đó tránh tưới cây con vào buổi chiều tối. Có thể tránh dịch bệnh bằng cách : - Xử lý đất trước khi gieo hạt : - Gieo cây con trong bầu sẽ hạn chế sự lây lan. - Luống cây con cần được bố trí ở vị trí thông thoáng, có nắng. - Bón phân cân đối và tập trung, chú ý các loại phân làm cứng cây như lân, kali. Hạn chế bón đạm. * Hạn chế những cây con ngoài mép luống. Những cây như thế thường cằn cỗi dẫn đến sinh trưởng kém ảnh hưởng đến năng suất sau này. 41
  • 43. - Hạn chê sự nhiễm độc hoá chất do sử dụng đất không đều, một số hoá chất tồn dư trong đất có thể sẽ gây hại đến cây con. Tiêu chuẩn cấy giốn g tốt Ế * - Có các đặc điểm đặc trưng của giống - Đủ độ tuổi trồng, có đủ số lá cần thiết - Cây to, mập khoẻ cứng cáp, rễ thẳng - Không bị sâu bệnh hoặc giập nát. 2.5. Trồng cây con ra ruộng sản xuất 2.5.1. Chuẩn bị Cây con : Trước khi trồng cây con ra ruộng 4 -7 ngày, tuyệt đối không tưới để tập luyện cho cây con có sức đề kháng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Quá trình này sẽ kích thích hệ rỗ tập trung xung quanh rễ chính và đảm bảo tỷ lệ ihích hợp giữa rễ chồi ở các giai đoạn sinh trưởng sau này. Trước khi trồng nên tưới dung dịch 0,1% urê hoặc sunphat amôn để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây con ngay sau khi trổng. Ruộng d ể trồ n g : Sau khi đã làm đất kỹ, trước khi trồng nên tưới đất cho ẩm (chỉ tưới cho loại đất thịt nhẹ pha cát, không tưới cho đất thịt pha sét). Trong điều kiện có che phủ đất (bằng nilon màu) nên phủ trước khi trồng, rơm rạ nên phủ sau khi trồng. Điều kiện thời tiết „ ể Chọn những ngày trời mát, nhiều mây, ẩm độ không khí cao để trồng, trong những ngày nắng nên trồng vào buổi chiều mát. 2.5.2. Trồng cây con .ẳ Trong sản xuất hiện nay có hai phương pháp trồng sau đây : a. Trồng rễ trần : Trồng rễ trần là khi trồng không mang theo đất, trồng theo phương pháp này nhanh, áp dụng phổ biến trong sản xuất, nhưng khi gặp khô hanh, nhiệt độ cao hay thấp, cây lâu hồi xanh. Vì vậy khi trồng phải chú ý tưới nước giữ ẩm. b. Trồng bầu : Là khi trồng đem theo cả khối đất xung quanh rễ. Trồng bầu tỷ lệ sống cao, nhưng tốn công, không áp dụng cho sản xuất lớn được, thường áp dụng cho các loại cây có khả năng tái sinh rễ kém như bầu, bíẻ.. M ệt độ khoảng cách trồng Khoảng cách trồng của mỗi loại cây rau thay đổi theo giống, điều kiện dinh dưỡng và thời vụ trông. 42
  • 44. Diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể trồng theo ô vuông, hoặc hình chữ nhật được tính bằng : khoảng cách trung bình hàng X khoảng cách trung bình cây. Lấy diện tích trồng trọt chia cho diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể sẽ có mật độ lý thuyết. Diện tích dinh dưỡng của các loại rau trồng theo hàng bằng khoảng cách trung bình của hàng X khoảng cách trung bình cây trong hàng. Thí dụ : Mỗi luống gieo 5 hàng, khoảng cách hàng là 15cm, khoảng cách luống là 20cm, khoảng cách cây trong hàng là 6 cm. Diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể sẽ là : 15 + 15 + 15 + 15 + 20 _ 2 ---------- --------------- = 96cm 5x6 Những loại rau trồng theo hốc như bí xanh, bí ngô, dưa hấu thì diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể sẽ là : Diện tích đất đai SỐ hốc X số cây trong hốc 2.6. Kỹ thuật chăm sóc 2.6.1. Tưới nước Rau là loại cây rất cần nước, đồng thời lại sợ úng. Do vậy việc tưới nước cho rau một cách khoa học là điều rất cần thiết. Trong phần này chúng ta quan tâm đến liều lượng, thời gian và phương pháp tưới nước Phươngrpháp tưới : ơl Tưới gáo : Là biện pháp thông dụng nhất và có hiệu quả nhất sau khi cấy cây con. Đối vói cây đã hồi xanh biện pháp này tốt, hiệu quả. Nhưng tốn công và lượng nước không đủ cho cây sinh trưởng. bl Tưới tự chảy ịtưới rãnh) : Để nước tự chảy vào rành lồi ngấm vào luống rau, cách này thường được sử dụng khi cây đã lớn và sinh trưởng mạnh, cần nhiều nước. Biện pháp này đảm bảo đủ nước cho cây sinh trưởng ở các giai đoạn khác nhau, nhưng có nhược điểm là tốn nhiều nước, vì nước thấm sâu vào lòng đất trong suốt quãng đường nó đi qua rồi mới đưa đến gốc cây. c/ Tưới phun mưa : Là cách tưới phổ biến của những vùng san xuất tiên tiến. Ưu điểm của phương pháp này là trong thời gian ngắn có thể thay đổi tiểu khí hậu của vườn rau, không phụ thuộc vào địa hình của vùng trồng rau. Chú ý khi tưới phải điều chỉnh giọt nước rơi xuống, ở đất thịt cường độ phun mưa khoảng 0 , 1 - 0,2mm/phút, còn đất thịt nhẹ là 0,5 - 0,8mm/phút. Nhược điểm của phương pháp này là sau khi tưới mặt đất bị đọng váng ảnh hưởng đến sinh trưởng cuả rau... 43
  • 45. dl Tưới ngâm ệ ‘ Là dùng các ống dẫn (nhựa hay kim loại) có đục sẵn lỗ theo khoảng cách nhất định, đặt sâu trong lòng luống rau ở phía dưới hay bên cạnh nơi trồng rau lên, khi cần tưới thì bơm nước vào ống dẫn, nước sẽ rỉ qua ống dân này, n qua lỗ và cung cấp nước trực tiếp cho rỗ. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm nước tối đa, giữ được kết câu đât, rất thích hợp với các loại rau ưa nhiệt. Nhược điểm là đầu tư ban đầu lớn. e/ Tưới nhỏ giọt : Là phương pháp thường được dùng trong nhà kính hoặc các nhà lưới phục vụ cho công tác nghiên cứu. 2.6.2. Thời gian tưới Phải căn cứ vào nhu cầu nước của từng giai đoạn phát triển của cây cũng như các biểu hiện sinh lý bên ngoài của cây rau như sự biến đổi màu sắc lá, độ cong của lá, sự héo của lá... (trông cây), các dự báo khí hậu thời tiết và các quan sát bên ngoài của người trồng rau (trông trời), độ khô của đất trên luống rau (trông đất) mà quyết định tưới. Cây rau phản ứng rất rõ với sự thiếu nước và thừa nước, nên theo kinh nghiệm của nhân dân ta, người trổng rau phải luôn luôn “trông trời, trông đất, trông mây” mà có chế độ tưới tiêu kịp thời. Lượng nước tưới : Có thể dùng công thức sau để xác định lượng nước tưới cho rau : m = 100 X H X A (B - R) Trong đó : m : Lượng nước cần tưới (m3 /ha) H : Độ sâu (m) A : Tỷ trọng đất (tấn/m3) B : Độ ẩm đồng ruộng (% đất khô tuyệt đối) R : Độ ẩm đất (% đất khô tuyệt đối khi tưới) Ví dụ : Biết H = 30; A = 1,3, B = 70, R = 40 Vậy m = 100 X 0,3 X 1,3 X (70 - 40) = 1.170m3/ha 2.7. Chăm sóc rau Cac loại rau thuộc rât nhiêu họ cây khác nhau, nên kỹ thuât trồng và chăm sóc các loại rau khác nhau cũng khác nhau, việc chăm sóc cụ thể sẽ được đề cập đến ở phần chuyên khoa, trong phần này chỉ giới thiệu những biện pháp cơ bản nhất, chung nhất. 2.7.1. Làm cỏ, xới vun Sau những trận mưa rào, hoặc sau khi tưới phun mưa, lớp đất mặt thường bị 44