SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------
ĐÀO THỊ BẢO LINH
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------
ĐÀO THỊ BẢO LINH
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT
Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ
TS Trần Thị Mộng Tuyết. Những thông tin và nội dung trong đề tài đều dựa trên
nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn và xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
ĐÀO THỊ BẢO LINH
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt dùng trong đề tài
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP
TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI---------------------------------------- 4
1.1 Rủi ro tín dụng--------------------------------------------------------------------------- 4
1.1.1 Phân loại rủi ro tín dụng -------------------------------------------------------- 4
1.1.2 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng ---------------------------------------- 6
1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ------------------------------------------------ 7
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng --------------------------------------------------------------- 9
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng --------------------------------------------- 9
1.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng ---------------------------------------- 9
1.2.3 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng ----------------------------------------14
1.2.4 Bảo đảm tín dụng ---------------------------------------------------------------16
1.3 Mô hình quản trị ---------------------------------------------------------------------- 18
1.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng----------------------------------------------------- 20
1.4.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán -----------------------------------21
1.4.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung -----------------------------------22
1.5 Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng -------------------------------- 23
1.6 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng thương mại
-------------------------------------------------------------------------------------------------26
1.6.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng nước ngoài ---------------------------------------26
1.6.2 Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước --------------------------------------30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ----------------------------------------------------------------32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM ---------------------------------------------------------------------------------------- 33
2.1 Tổng quan các mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam----33
2.1.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán ------------------------------------33
2.1.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung------------------------------------34
2.2 Sơ lược về NHTMCP Công thương Việt Nam-------------------------------------35
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương Việt Nam-35
2.2.2 Kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu tài chính cơ bản ----------------------36
2.3 Thực trạng hoạt động mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NHTMCP
Công thương Việt Nam --------------------------------------------------------------------39
2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán của NHTMCP Công thương
Việt Nam (trước tháng 4/2012) ------------------------------------------------------39
2.3.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung của NHTMCP Công Thương
Việt Nam (Giai đoạn từ tháng 4/2012 đến nay) -----------------------------------41
2.3.3 Khảo sát về tính ứng dụng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
trong hệ thống Vietinbank ------------------------------------------------------------56
2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NHTMCP
Công thương Việt Nam -------------------------------------------------------------------63
2.4.1 Ưu điểm của mô hình ---------------------------------------------------------- 63
2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân -----------------------------------------------66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM ------------------------------------------------------------------71
3.1 Mục tiêu hoạt động kinh doanh trong thời gian tới và định hướng công tác quản
trị rủi ro tín dụng của mô hình mới tại Vietinbank đến năm 2015 -------------------71
3.1.1 Mục tiêu---------------------------------------------------------------------------71
3.1.2 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của mô hình mới tại
Vietinbank đến năm 2015 -------------------------------------------------------------71
3.2 Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -------------------------------------------74
3.2.1 Giải pháp đề xuất đối với NHTMCP Công thương Việt Nam-------------74
3.2.2 Kiến nghị------------------------------------------------------------------------- 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------88
PHẦN KẾT LUẬN -----------------------------------------------------------------------89
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CIC Trung tâm thông tin tín dụng
- CNTT Công nghệ thông tin
- ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
- ĐGXH&PDGHTD Đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng
- GHTD Giới hạn tín dụng
- HĐQT Hội đồng quản trị
- KSTD Kiểm soát tín dụng
- KSGD Kiểm soát giao dịch
- KHDN Khách hàng doanh nghiệp
- KHCN Khách hàng cá nhân
- KHBL Khách hàng bán lẻ
- KTD Khoản tín dụng
- NHTM Ngân hàng thương mại
- NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
- NHNN Ngân hàng Nhà nước
- NHCTVN Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- PKH Phòng khách hàng
- PGD Phòng giao dịch
- QLRR Quản lý rủi ro
- RRTD Rủi ro tín dụng
- TCTD Tổ chức tín dụng
- TSBĐ Tài sản bảo đảm
- TSC Trụ sở chính
- TS TKC Tài sản thanh khoản cao
- Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh nguyên tắc và thông lệ áp dụng mô hình quản lý tập trung và
quản lý phân tán đối với các doanh nghiệp...............................................................18
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động Vietinbank đạt được từ 2009 đến 2013 ..........36
Bảng 2.2: Mức KSTD, KSGD hiện hành của Vietinbank ........................................48
Bảng 2.3: Mức phê duyệt tín dụng hiện hành của HĐTD TSC Vietinbank .............52
Bảng 2.4: Bảng lựa chọn kích thước mẫu.................................................................57
Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng mẫu khảo sát với vị trí và số năm công tác ......57
Bảng 2.6: Bảng thống kê số lượng mẫu khảo sát với vị trí công tác và sở thích đối
với mô hình mới ........................................................................................................58
Bảng 2.7: Phân tích Crosstab để thống kê về câu hỏi số 6 trong bảng khảo sát.......60
Bảng 2.8: Phân tích Crosstab để nhấn mạnh sự đối lập giữa định hướng và cách
thức thực hiện chuyển đổi trong bảng khảo sát.........................................................61
Bảng 2.9: Phân tích Crosstab để thống kê mô tả cách thức lựa chọn của câu 7 trong
bảng khảo sát.............................................................................................................61
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietinbank các năm 2010-2013 .........69
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng.....................................................................4
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu.................34
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công thương Việt Nam..................36
Hình 2.3: Biểu đồ diễn biến quy mô hoạt động của Vietinbank giai đoạn năm 2007-
2011...........................................................................................................................40
Hình 2.4: Sơ đồ tóm tắt phân luồng công việc và luân chuyển hồ sơ tín dụng của mô
hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung giai đoạn 1....................................................45
Hình 2.5: Biểu đồ diễn biến tình hình hoạt động của Vietinbank giai đoạn năm 2007
- 2012.........................................................................................................................46
Hình 2.6: Kết quả thống kê sở thích đối với mô hình của từng vị trí công tác.........58
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, tín dụng là nghiệp vụ truyền
thống, nền tảng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay càng
đóng vai trò quan trọng và ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn để nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam, tín dụng là mảng hoạt động được chú trọng, tăng
cường. Với việc mở rộng không ngừng về mạng lưới và sự nhạy bén trong công tác
quản trị của Ban lãnh đạo, thị phần tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong các năm vừa qua.
Việc chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng tập trung chính là nhân tố chủ
chốt, tạo bước đột phá căn bản để Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng,
chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Không những vậy, đây là bước
đi quan trọng để Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tiệm cận
với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng
một khung quản trị rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có
thể chấp nhận được. Theo mô hình này, công tác quản trị rủi ro tín dụng được tăng
cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định
rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng,
thẩm định và quyết định tín dụng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thực hiện chuyển đổi
mô hình mới này vào tháng 4/2012 và đến năm 2013 là ngân hàng Việt Nam đầu
tiên áp dụng mô hình tín dụng tập trung giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo
quản trị rủi ro toàn diện, chặt chẽ. Tuy nhiên, do là ngân hàng đi đầu trong việc áp
dụng mô hình mới, ngoài việc đem lại những lợi ích nhất định nhưng vẫn không
tránh khỏi những tồn tại và thách thức. Từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải
pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận chung về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các mô hình
quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng, đề tài đã trình bày các kết quả
đạt được, hạn chế của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nhằm cải thiện mô
hình này hiệu quả hơn trong tương lai.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tín
dụng, mô hình tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những rủi ro tín dụng tại các chi nhánh
trong hệ thống. Đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện mô hình quản trị
rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào thực trạng mô hình quản trị rủi
ro tín dụng tại một số ngân hàng lớn và của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro
tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là số liệu tổng hợp về hoạt động tín dụng, số liệu nợ xấu và
các giai đoạn áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
cổ phần Công Thương Việt Nam từ khi cổ phần hóa (năm 2008) đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống
kê, so sánh trên cơ sở các số liệu thống kê của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam và của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước qua các
năm để đánh giá tình hình thực tế, so sánh, kết hợp bảng biểu minh họa, chứng
minh và rút ra kết luận.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hầu hết những báo cáo nghiên cứu khoa học trước đây chỉ đơn thuần dựa
trên nền tảng chung chung về quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng tại ngân hàng, từ
đó đề ra giải pháp hạn chế rủi ro hoặc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại
chính ngân hàng nghiên cứu. Riêng tác giả, phân tích đánh giá ưu nhược điểm của
3
mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và thông qua khảo sát thực tế tại ngân
hàng, tác giả sẽ phân tích sâu hơn từ đó làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng tại hệ thống các Chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu áp dụng riêng đối với Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam sẽ giúp các nhà quản trị nhìn nhận sâu hơn về những tồn tại
của mô hình tín dụng mới và đưa ra được những biện pháp nhằm hoàn thiện, mở
rộng mô hình tín dụng tại ngân hàng thương mại một cách an toàn và hiệu quả hơn,
phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của ngân hàng hiện đại.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục theo 3 chương sau:
- Chương 1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng
thương mại.
- Chương 2. Thực trạng hoạt động mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Chương 3. Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại
ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro tín dụng
1.1.1 Phân loại rủi ro tín dụng
Việc phân loại rủi ro tín dụng là để chúng ta nhìn nhận rủi ro từ các gốc độ
khác nhau. Có nhiều tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng khác nhau như sau:
 Theo phương diện quản lý thì rủi ro tín dụng được chia thành 2 loại:
- Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được (hay còn gọi là rủi ro khả kháng): là
loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể phần nào dự đoán được chủ thể gây ra rủi
ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng, dự kiến được thời gian chúng phát sinh và
từ đó có biện pháp hợp lý để phòng ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất.
- Rủi ro tín dụng không thể kiểm soát được (hay còn gọi là rủi ro bất khả
kháng): là loại rủi ro tín dụng mà các ngân hàng không thể dự đoán được, không
biết chúng sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cũng không thể tính toán được một cách
chính xác nhất những ảnh hưởng mà chúng gây ra.
 Theo tính chất của rủi ro tín dụng thì có thể chia thành 2 loại:
- Rủi ro sai hẹn: là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả gốc và lãi tiền vay
đúng hẹn như trong hợp đồng tín dụng.
- Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả gốc và lãi vay
một cách đầy đủ.
 Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro thì có thể chia thành rủi ro giao dịch và
rủi ro danh mục:
Nguồn: Quản trị Ngân hàng, PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2010)
RR tín dụng
RR giao dịch RR danh mục
RR lựa chọn RR bảo đảm RR nghiệp vụ RR nội tại RR tập trung
5
Hình 1.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng
- Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD, nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.
Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra
quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá
biệt của từng khoản tín dụng bao gồm:
 Rủi ro lựa chọn là loại rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích
tín dụng, khi mà ngân hàng lựa chọn những phương án hiệu quả để quyết định cho
vay.
 Rủi ro bảo đảm là rủi ro liên quan đến các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng tín dụng thiếu chặt chẽ, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo
đảm, hình thức vay và mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm.
 Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay liên quan đến việc thiếu chặt chẽ ở khâu kiểm soát, theo dõi khoản
vay (trước; trong; sau khi cho vay và bao gồm cả việc sử dụng hệ thống chấm
điểm xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý khoản vay có vấn đề).
- Rủi ro danh mục tín dụng
Rủi ro danh mục tín dụng là rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín
dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá
tập trung cho vay vào một ngành, lĩnh vực. Rủi ro danh mục có thể phát sinh do
đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng, chẳng hạn cho vay không có đảm bảo thì rủi
ro hơn là cho vay có đảm bảo. Mặt khác, rủi ro danh mục phát sinh do thiếu đa
dạng hóa danh mục tín dụng, chẳng hạn do cạnh tranh lãi suất khiến ngân hàng tăng
lãi suất huy động làm cho lãi suất cho vay tăng theo. Kết quả là, các dự án có mức
rủi ro thấp, suất sinh lợi thấp bị đánh bật ra, chỉ còn các dự án có suất sinh lợi cao
kèm theo rủi ro cao mới vay được vốn ngân hàng. Tình hình này khiến cho danh
mục tín dụng của ngân hàng thiếu đa dạng hóa mà chỉ tập trung vào các dự án rủi
ro cao. Rủi ro danh mục tín dụng bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
6
 Rủi ro nội tại, là rủi ro xuất phát từ các yếu tố bên trong, các đặc điểm riêng
biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc từng ngành, lĩnh vực kinh tế.
 Rủi ro tập trung, là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng tập trung vốn
cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, nhóm khách hàng, cho vay quá nhiều
doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề; hoặc
trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro
cao.
Dù phân chia theo cách nào đi nữa thì rủi ro tín dụng luôn mang lại cho ngân
hàng nhiều tổn thất. Việc tìm hiểu, nghiên cứu rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những
biện pháp quản lý nhằm hạn chế rủi là một vấn đề được các ngân hàng luôn chú
trọng.
1.1.2 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng:
Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý
các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, ngân hàng luôn phải
theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo
sau:
 Nhóm các dấu hiệu từ phía khách hàng:
- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm
tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo
tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu
các căn cứ thuyết phục. Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng. Chậm thanh toán các khoản gốc, lãi khi đến hạn.
- Các dấu hiệu bất thường khác,…
 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính
và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
7
- Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến
khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng. Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ
thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng.
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột
biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách…Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban
điều hành;
- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong
quá trình quản lý. Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai
dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả…
- Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước như: chính sách thuế, xuất nhập
khẩu; thay đổi các biến cố kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất; thay đổi công nghệ kỹ
thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối
thủ cạnh tranh…;
 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng:
- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng,
ví dụ như đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế; đánh
giá khách hàng chỉ qua thông tin do khách hàng cung cấp mà bỏ qua các kênh thông
tin bên ngoài khác…
- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm
của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng
đem lại từ khoản tín dụng được cấp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt
quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng.
- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ
ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thoả hiệp các
nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.Chính sách tín
dụng lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng….
1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng:
 Đối với ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
8
cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn,
điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được
nợ thì vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không
hiệu quả và có thể làm mất khả năng thanh khoản. Điều này làm giảm lòng tin của
người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng.
 Đối với khách hàng
Nếu rủi ro xảy ra từ phía ngân hàng, khách hàng có thể mất vốn dẫn đến khó
khăn trong sản xuất kinh doanh.
Mặt khác nếu rủi ro xảy ra đối với chính khách hàng, các khoản nợ của họ sẽ
trở thành các khoản nợ khó đòi, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quan hệ của họ đối
với ngân hàng. Khi đó khách hàng cần vốn họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng
khác và phải chịu một khoảng thời gian tìm hiểu gây trì hoãn cho quá trình sản xuất.
 Đối với nền kinh tế
Hoạt động ngân hàng liên quan đến nhiều cá nhân, nhiều lĩnh vực trong nền
kinh tế, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản thì người gửi tiền
hoang mang lo sợ và ồ ạt kéo nhau đi rút tiền không chỉ ở ngân hàng đó mà còn
nhiều ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân
hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
do không có tiền trả lương công nhân, mua nguyên vật liệu. Lúc bấy giờ giá cả hàng
hóa sẽ gia tăng, thất nghiệp tràn lan, xã hội mất ổn định, nền kinh tế lâm vào suy
thoái. RRTD có thể châm ngòi cho một cơn khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến
cả khu vực và thế giới.
Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể gây những hậu quả: nhẹ nhất là ngân hàng bị
giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không
thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn,
có thể bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống
ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy pháp luật đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng
buộc phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thích hợp nhằm giảm thiểu rủi
ro trong hoạt động tín dụng.
9
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Có nhiều trường phái nghiên cứu về quản trị rủi ro, đưa ra những khái niệm
về quản trị rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau.
Theo chính sách quản trị rủi ro của ủy ban Basel thì “Quản trị rủi ro là một
quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là
yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được mục tiêu đề ra và duy trì
khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”.
Theo quan điểm “Quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman, Haimes và các tác
giả thì cho rằng “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn
diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những
tổn thất mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các
bước cơ bản: nhận dạng rủi ro; phân tích rủi ro; đo lường rủi ro và kiểm soát, phòng
ngừa rủi ro; xử lý rủi ro”.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn
diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro,
đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp phòng ngừa và quản lý
các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế, giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, đồng
thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
1.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng
Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa
mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an
toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây
là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:
 Mô hình 6C
Trọng tâm của mô hình là xem xét người vay có thiện chí và khả năng thanh
toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố như sau:
10
- Tư cách người vay (Character): Nhân viên tín dụng phải làm rõ mục đích xin
vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín
dụng của ngân hàng, và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng
hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ;
còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, như từ
ngân hàng khác, từ các cơ quan thông tin đại chúng ...
- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của
quốc gia, người đi vay phải có năng luật pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự.
- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ
của người vay như luồng tiền từ thu nhập bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh
lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán... Sau đó cần phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp đi vay thông qua các chỉ số tài chính.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và
là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo từng
chính sách tín dụng trong từng thời kỳ.
- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng sự thay đổi của luật pháp có
liên quan đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên mô hình mang tính
định tính và phụ thuộc nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập,
khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích đánh giá của nhân viên tín dụng.
 Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody và Standard & Poors
Mô hình của Moody và Standard & Poors được sử dụng khi RRTD cho vay
và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay.
Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có
Moody và Standard & Poor's là những dịch vụ tốt nhất.
Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor's thì
cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard &
11
Poor's) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó,
chứng khoán (khoản cho vay) trong bốn loại đầu được xem như loại chứng khoán
(cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên
dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay). Nhưng
thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận, nên những
chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao)
nhưng lại có lợi nhuận cao, nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại
chứng khoán (cho vay) này.
 Mô hình điểm số Z (Z score – Credit scoring model):
Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản của
khách hàng vay luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên
cứu về rủi ro. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này, trong đó chỉ số
Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi
trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I.Altman, trường kinh
doanh Leonard N.Stern, thuộc Đại học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá
công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ và được phát triển độc lập
bởi giáo sư Richard Taffer và những nhà nghiên cứu khác. Đến nay, hầu hết các
nước vẫn còn sử dụng vì nó có độ tin cậy khá cao.
Chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố X1, X2, X3, X4, X5:
o X1= Vốn lưu động/Tổng tài sản.
o X2= Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản.
o X3= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản.
o X4= Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ.
o X5= Doanh số/Tổng tài sản.
Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người
đi vay và phụ thuộc vào:
o Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.
o Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ
của người vay trong quá khứ.
12
Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại,
khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp hạng khách hàng vào nhóm
có nguy cơ vỡ nợ cao.
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm trong các trường hợp cụ thể như
sau:
- Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất:
Z=1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 +0,64X4 +0,999X5
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản.
Nếu 1,81 < Z <2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ bị phá sản.
Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản rất
cao.
- Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất:
Z’=0,717X1 + 0,847X2 +3,107X3 +0,42X4 +0,998X5
Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản.
Nếu 1,23 < Z’ <2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ bị phá sản.
Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
rất cao.
- Đối với doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ và khác: Do có sự khác
biệt khá lớn giữa các ngành nên X5 được bỏ qua.
Z”=6,56X1 + 3,26X2 +6,72X3 +1,05X4
Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản.
Nếu 1,2 < Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ bị phá sản.
13
Nếu Z” < 1,2: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản rất
cao.
Những hạn chế của mô hình Altman là được xây dựng trên một mẫu tương đối
nhỏ và chỉ dựa trên các công ty Mỹ. Các mô hình chỉ số Z là phù hợp với Mỹ hoặc
đối với một ngành nghề cụ thể, nó không nhất thiết phù hợp tại các nước khác nhau
và các ngành nghề khác nhau. Và có các nhân tố quan trọng nhưng cũng không
được xét đến như: danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài với ngân hàng,…
sẽ làm cho mô hình điểm số Z có những hạn chế nhất định
1.2.2.2 Đánh giá rủi ro tín dụng
Ngoài sử dụng mô hình lượng hóa RRTD, các NHTM còn sử dụng một số
chỉ tiêu đánh giá RRTD phổ biến.
 Chỉ số thứ 1: Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi vay
quá hạn. Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của ngân
hàng, nó tác động đến tất cả lĩnh vực kinh doanh khác của ngân hàng.
 Chỉ số thứ 2: Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay
Tỷ trọng nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay là chỉ tiêu mà các cổ đông của ngân
hàng quan tâm hàng đầu vì nó thể hiện chất lượng tín dụng của chính ngân hàng đó.
Chỉ số này không nên vượt mức cho phép của NHNN trong từng thời kỳ và phải
được khống chế ở mức thấp nhất mới được xem là hiệu quả.
 Chỉ số thứ 3: Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản Có, khoản
mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời
RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia
thành ba nhóm:
14
- Thứ nhất, nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu, là những
khoản vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.
Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
- Thứ hai, nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt, là khoản cho
vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân
hàng. Đây cũng là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của
ngân hàng.
- Thứ ba, nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình, là
những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại
cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng chính trong tổng
dư nợ cho vay của ngân hàng nên ta có công thức sau:
1.2.3 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng
 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:
- Các quy định về tổ chức bộ máy cấp tín dụng, bộ máy giám sát rủi ro và bộ
máy xử lý rủi ro; các quy định về trình tự và thẩm quyền của bộ máy cấp tín dụng,
bộ máy giám sát và bộ máy xử lý rủi ro.
- Quy định về điều kiện nhân sự trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ nhân viên
thực hiện các công việc trong bộ máy cấp tín dụng, quản trị rủi ro và xử lý rủi ro.
- Xây dựng và hoàn thiện các định hướng, chính sách, quy chế, quy trình và
hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng
- Hệ thống đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng.
- Hệ thống thông tin tín dụng, báo cáo quản trị và cảnh báo rủi ro.
 Mô hình quản trị rủi ro có thể có nhiều hình thức tùy thuộc vào quy mô của
ngân hàng, mức độ hứng chịu các loại rủi ro khác nhau và độ phức tạp trong tổ chức
của ngân hàng. Một mô hình quản trị rủi ro đúng đắn phải gắn kết được mô hình
quản trị rủi ro đó với mục tiêu chiến lược tổng thể của ngân hàng.
15
1.2.3.2 Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng
- Xây dựng phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, bao
gồm: cách thức đánh giá và khả năng trả nợ của khách hàng, chuẩn hóa hợp đồng
tín dụng, hợp đồng bảo đảm, phân loại tài sản bảo đảm theo khả năng thu hồi nợ và
quản lý nợ;
- Quy định về các điều kiện, quy trình thẩm định và quyết định cho vay và
nhận bảo đảm tiền vay;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho
vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản;
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh
doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng;
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về
quản trị rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay
vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất
lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.
1.2.3.3 Tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài
chính, chiết khấu,… và bảo đảm tiền vay.
- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết
định tài trợ.
- Phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quá nhiều
đối với một khách hàng hoặc một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.
- Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là việc quản lý danh mục tín dụng,
đặt ra các hạn mức cho vay đối với một khách hàng hay nhóm khách hàng vay,
ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cho vay.
- Mở rộng tín dụng trung dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn
cho vay với thời hạn huy động vốn.
- Trích lập dự phòng nhằm tạo nguồn để bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng. Áp
dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả
16
năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau. Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì
các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.
- Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo
hiểm chuyên nghiệp.
1.2.3.4 Kiểm tra, giám sát
Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước
khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:
- Sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để
đánh giá. Hoặc
- Sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và
thử nghiệm chịu đựng cực điểm).
- Kiểm tra quá trình phát vay, sau cho vay, báo cáo đột xuất hoặc định kỳ hàng
tháng và hàng quý, giám sát khả năng trả nợ.
1.2.3.5 Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp xử lý nợ
- Ngân hàng phải xây dựng quy trình, bộ máy nhằm phát hiện và cảnh báo
sớm các khoản nợ có vấn đề và phải có biện pháp hữu hiệu để xử lý các khoản nợ
có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các
tổn thất khi xảy ra rủi ro.
- Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu là công việc thường xuyên của các Ngân hàng
nhằm thu hồi các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, do đó Ngân hàng cần
có quy định, quy trình chuẩn hóa công việc; Mỗi cán bộ nhân viên thực hiện công
việc cấp tín dụng cũng là một nhân viên xử lý nợ, ngoài ra ngân hàng cần có bộ
phận chuyên môn độc lập để thực hiện việc xử lý các khoản nợ có vấn đề.
- Đối với các trường hợp chây ỳ trả nợ vay, các TCTD cần áp dụng các biện
pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc khởi kiện.
1.2.4 Bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là sự bảo đảm cho ngân hàng rằng có một nguồn vốn khác
để hoàn trả hoặc bảo chi khi không thu hồi được nợ.
17
 Vai trò của việc bảo đảm tín dụng:
- Bảo đảm tín dụng là một hình thức bảo đảm chotrường hợp khách hàng
không trả nợ hoặc cho các tình huống bất khả kháng.
- Bảo đảm tín dụng nhằm đảm bảo khách hàng không đi chệch mục đích vay
vốn đã xác định, ngăn ngừa gian lận.
- Các ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu
thứ nhất không thanh toán được.
 Những thuộc tính của bảo đảm tín dụng:
- Giá trị của vật bảo đảm có thể xác định được và tương đối ổn định.
- Vật bảo đảm tín dụng phải có tính chuyển nhượng và có sẵn thị trường tiêu
thụ.
- Có giấy tờ, chứng từ chứng minh nguồn gốc sở hữu hợp pháp.
 Bảo đảm tín dụng có các hình thức sau:
- Thế chấp: là việc bên đi vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc
quyền sử dụng (đối với đất đai) các TSBĐ sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời
gian cam kết.
Bảo đảm bằng thế chấp cho phép bên đi vay sử dụng TSBĐ phục vụ cho
hoạt động kinh doanh. Các tài sản thế chấp bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà
cửa đất đai,... thường cồng kềnh và việc bán, chuyển nhượng không đơn giản.
- Cầm cố: là việc bên đi vay phải chuyển quyền kiểm soát TSBĐ sang cho
ngân hàng trong thời gian cam kết.
Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản
tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động của bên đi vay, như các chứng khoán, hợp đồng tiền gửi, sổ tiết
kiệm..
 Rủi ro tín dụng và bảo đảm tín dụng:
Do tính chất hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng, để mở rộng tín
dụng gắn với hạn chế rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đồng thời nhiều loại
TSBĐ và hình thức bảo đảm, vận dụng thích ứng với điều kiện của mỗi khách hàng.
18
Đối với khách hàng và loại cho vay có rủi ro cao thì áp dụng loại bảo đảm có rủi ro
thấp và ngược lại.
1.3 Mô hình quản trị
Mô hình quản trị là cơ cấu tổ chức là cách thức sắp xếp vai trò, trách nhiệm
và những mối quan hệ trong một tổ chức – đây là một công cụ quan trọng trong việc
triển khai các chiến lược của doanh nghiệp.
Việc một doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tổ chức nào phụ thuộc vào hai yếu
tố, đó là: (i) cách thức ra quyết định của doanh nghiệp, từ trên xuống hay từ dưới
lên hay mức độ doanh nghiệp cân bằng giữa quản lý tập trung và phân tán; và (ii) sự
khác biệt theo chiều ngang (mức độ doanh nghiệp phân chia thành các bộ phận nhỏ
làm các công ty/chi nhánh cụ thể).
Quản lý tập trung là quyết định được ban hành tập trung tại cấp cao nhất
trong hệ thống quản lý và tại một địa điểm, thường là trụ sở chính.
Quản lý phân tán (phân cấp) là việc ra quyết định được thực hiện ở các cấp
thấp hơn trong hệ thống quản lý, thường là ở các công ty con/chi nhánh.
Bảng 1.1: So sánh nguyên tắc và thông lệ áp dụng mô hình quản lý tập
trung và quản lý phân tán đối với các doanh nghiệp
Quản lý tập trung Quản lý phân tán
a. Nội dung
- Tổng giám đốc/Giám đốc là người có
kinh nghiệm chuyên môn và phán đoán
tốt, có quyền ra các quyết định và hành
động của doanh nghiệp
- Trụ sở chính có toàn quyền xác định và
điều hành chuỗi giá trị của doanh
nghệp
- Quản lý tập trung giúp các hoạt động ở
các công ty/chi nhánh ở các địa điểm
khác nhau (bao gồm ở các nước khác
- Nhân viên, cán bộ quản lý gần gũi và
quen thuộc với vấn đề được quyền ra
quyết định
- Trụ sở chính cho phép các giám đốc ở
địa phương quyền xác định và điều
hành chuỗi giá trị phù hợp với năng lực
của giám đốc ở địa phương và điều
kiện thị trường địa phương
- Quản lý phân tán (phân cấp) giúp hoạt
động của các công ty/chi nhánh ở các
19
nhau) đạt được mục tiêu toàn cầu địa phương khác nhau (bao gồm ở các
nước khác nhau) hướng tới đạt mục
tiêu toàn cầu qua đạt được mục tiêu
từng công ty, chi nhánh ở từng địa
phương
b. Lợi thế
- Tạo điều kiện phối hợp trong chuỗi giá
trị. Đảm bảo các quyết định nhất quán
với mục tiêu chiến lược.
- Cho phép cán bộ điều hành cấp cao
trực tiếp thực hiện các thay đổi lớn
- Hạn chế việc lắp lẫn các hoạt động
giữa các Chi nhánh, đơn vị khác nhau.
- Giảm chi phí nhân viên cấp dưới làm
sai hoặc không hiệu quả
- Đảm bảo tính nhất quán khi làm việc
với các chủ thể khác như quan chức
chính phủ, nhân viên, nhà cung cấp,
người tiêu dùng và công chúng
- Những ai trực tiếp làm việc với khách
hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường
được ra quyết định
- Khuyến khích cán bộ quản lý cấp thấp
có ý tưởng sáng tạo
- Tạo động lực cho nhân viên cấp dưới
nỗ lực làm việc tốt.
- Cho phép phản ứng nhanh và linh hoạt
với sự thay đổi nhanh chóng của mô
trường
- Cho phép giám đốc Chi nhánh/công ty
con quyền tự chịu trách nhiệm về hoạt
động của đơn vị mình.
c. Hạn chế
- Không khuyến khích ý tưởng của các
nhân viên cấp dưới
- Không tạo động lực cho nhân viên cấp
dưới do chỉ làm cái bị bảo phải làm
- Luồng thông tin từ trên xuống nên hạn
chế những sáng tạo từ dưới lên
- Có thể có rủi ro cho tổ chức nếu cấp
dưới có nhiều quyết định sai lầm
- Hạn chế việc phối hợp chéo giữa các
đơn vị và khai thác được các lợi ích
chiến lược
- Các chi nhánh/công ty con sẽ ưu tiên
các dự án và hoạt động của riêng mình
với mức cái giá phải trả của hoạt động
toàn cầu hay hoạt động chung
20
d. Các điều kiện áp dụng
- Mô trường chung và ngành nghề cụ thể
yêu cầu hội nhập toàn cầu và sự chuẩn
hóa trên toàn cầu về sản phẩm, đầu
vào, phương pháp và chính sách
- Các Công ty con/Chi nhánh độc lập
nhưng có chung các hoạt động tạo giá
trị hoặc có chung đối thủ cạnh tranh
hoặc khách hàng.
- Có nhu cầu Công ty phải dịch chuyển
nguồn lực - tài chính, nhân sự hoặc
công nghệ - từ hoạt động giá trị hiện tại
này sang hoạt động giá trị khác.
- Giám đốc cấp thấp không cần năng lực
hoặc kinh nghiệm trong việc ra các
quyết định như giám đốc cấp cao.
- Các quyết định quan trọng và rủi ro
thua lỗ lớn
- Môi trường chung và ngành cụ thể yêu
cầu phải địa phương hóa
- Sản phẩm, nguyên liệu đầu vào,
phương pháp và chính sách phải điều
chỉnh thích nghi và phù hợp với yêu
cầu địa phương.
- Lợi ích quy mô có thể đạt được tại thị
trường quốc gia hoặc từng địa phương
- Các giám đốc cấp thấp có năng lực và
kinh nghiệm trong việc ra quyết định
- Các quyết định nhỏ và phải kịp thời
- Công ty/Chi nhánh có địa đểm phân tán
- Có ít nhu cầu các cán bộ nước ngoài
làm việc với cán bộ cấp cao ở trụ sở
chính
[Nguồn: www.dankinhte.vn, ngày 15/12/2013]
1.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô
hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro
được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động
quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách
hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các
giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực
hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự
tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện
pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
21
Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, do vậy việc lựa chọn vận
hành hệ thống ngân hàng như thế nào phụ thuộc một phần vào ý chí của nhà quản
trị nhưng đa phần đều hướng tới những điều kiện áp dụng cụ thể của từng mô hình
sao cho phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng.
1.4.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán trong hệ thống ngân hàng là mô
hình được quản lý theo chiều ngang, phân tán quyền lực cho từng Chi nhánh. Trong
đó, từng giám đốc Chi nhánh được đánh giá năng lực và phân quyền phù hợp với
năng lực thực tế. Các Chi nhánh được chủ động hoạt động kinh doanh trong khuôn
khổ quy định của ngân hàng, Trụ sở chính chỉ là cơ quan đóng vai trò hỗ trợ hoạt
động của các Chi nhánh trong trường hợp vượt quy trình, quy định của ngân hàng.
Mô hình này thích hợp với các Ngân hàng hoạt động với quy mô nhỏ do
chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.
Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách
nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
- Ưu điểm:
 Gọn nhẹ.
 Cơ cấu tổ chức đơn giản.
 Đầu tư cho từng bộ phận là nhỏ, có thể vừa vận hành vừa đầu tư thêm dần.
 Các bộ phận chỉ có ảnh hưởng nhau một cách hạn chế, nếu một bộ phận
gặp vấn đề thì chỉ ảnh hưởng một cụm xung quanh nó, còn các nơi khác vẫn có thể
tiếp tục hoạt động.
 Xử lý công việc đơn giản, không đòi hỏi nhiều năng lực (trình độ đầu óc,
cơ sở hạ tầng).
 Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ.
- Nhược điểm:
 Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.
 Việc quản trị hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số
liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản trị gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
22
1.4.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Mô hình quản trị tín dụng tập trung trong hệ thống ngân hàng là mô hình có
sự chuyển dịch từ quản lý theo chiều ngang sang quản lý theo chiều dọc. Theo mô
hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, các trong đó có hoạt động cấp tín dụng,
được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán
hàng.
Mô hình này đi theo hướng hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội
sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín
dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu
tư …
Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi
ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng
đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng
chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.
- Ưu điểm:
 Quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo
tính cạnh tranh lâu dài.
 Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy
trình quản trị gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo
lường giám sát rủi ro.
 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.
 Không có sự chồng chéo, mỗi quyết định/thông tin/dữ liệu đều là duy
nhất, tránh rắc rối khi có nhiều dị bản.
 Hoạt động xuyên suốt, ít trở ngại.
 Truy cập thông tin nhanh và chính xác, do chỉ cần kết nối với trung tâm là
được.
 Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.
- Nhược điểm:
23
 Việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải
đầu tư nhiều công sức và thời gian.
 Phải tốn kém rất nhiều để có thể xây dựng được cả hệ thống lớn, lại có
những hệ thống lớn không thể đạt được mục tiêu của mô hình vì các bộ phận của nó
không tuân theo một trung tâm đầu não nào. Ngoài ra, khi trung tâm đầu não gặp
vấn đề thì toàn bộ hệ thống bị tê liệt.
 Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với
thực tiễn.
1.5 Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Rõ ràng, từ những khái niệm cơ bản và ưu nhược điểm của từng mô hình
quản trị rủi ro tín dụng, để đẩy mạnh phát triển vai trò của Ngân hàng thương mại
đối với nền kinh tế một nước thì việc vận hành hoạt động tín dụng của ngân hàng
theo mô hình quản trị tập trung là vấn đề tất yếu. Theo đó, cần thiết phải xây dựng
một chuẩn mực chung trong việc vận hành hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng theo
chuẩn mực quốc tế để các Ngân hàng thương mại trên thế giới thực hiện, đồng thời
nhất thiết phải xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả
và cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Chính vì lý do
đó, nguyên tác của Basel về quản trị rủi ro tín dụng ra đời tạo cơ sở để các ngân
hàng thương mại trên thế giới hướng đến, đồng thời nó cũng là một thước đo khả
năng hoạt động, năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại trên phạm
phi toàn cầu.
Ủy ben Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia
giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập từ ăm 1975 bởi các Thống đốc Ngân
hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan,
Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc thành phố Basel
(Thụy Sĩ).
Quan điểm của Ủy ban Basel: Sự yếu kém trong hệ thống Ngân hàng của
một Quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định
24
về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống
tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt
động trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia
trên toàn cầu và ban hành hai ấn phẩm:
- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một
cách hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng).
- Tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng
dẫn và tiêu chuẩn của Ủy ban Basel.
Như vậy, từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh
tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở
thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công
nhận. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là
đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an
toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung
cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này,
Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính
sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt
trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ
sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát
triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu
trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các
ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động
của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị
hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác
định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng
khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần xây dựng các
hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn
25
để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi
được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín
dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân
tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các
bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín
dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc
đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực
hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng và
đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10
nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản trị một cách cập nhật đối với các
danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông
tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và
mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt
và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát
hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục
sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các
chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín
dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho
bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy
mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân
hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị rủi ro
tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng
rủi ro của ngân hàng.
Như vậy trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel
có một số đặc điểm sau:
26
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích
tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ
phận tham gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống quản trị và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một
quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản
trị rủi ro tín dụng.
1.6 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng thương mại
1.6.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng nước ngoài:
 Kinh nghiệm từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Citibank:
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá
cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên
một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy
mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản trị rủi ro
của tập đoàn.
Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung
quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ
ràng, quy trình quản trị rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết
định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách
nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Mô hình tín dụng thương mại của
Citibank theo đuổi là mô hình quản trị tín dụng tập trung được tiêu chuẩn hóa và
phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định,
thực hiện giao dịch.
Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình
thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và
báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia
được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
27
Ủy ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập
mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức
tín dụng đối với ủy ban chính sách tín dụng.
Ủy ban chính sách tín dụng (Credit Policy Commit) thực hiện các nhiệm vụ
sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Ủy ban quản lý; xây dựng chính sách tín
dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản lý rủi ro.
Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra
chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro;
gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả
và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo
dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.
Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động
đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.
Hiện mô hình này vẫn đang áp dụng đến thời điểm hiện tại (năm 2013) và được các
ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển học tập và áp dụng theo.
 Kinh nghiệm từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ngân
hàng ING:
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng ở các nước phát triển có
đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau vì nó tùy thuộc
vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở
hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng,…
Để hướng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả ta có thể nghiên cứu xem
xét kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ING, đây là tập đoàn lớn hoạt
động trên toàn cầu. Ngân hàng này hiện nay (xét đến năm 2013) vẫn đang được coi
là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung trong đó có
quản trị rủi ro tín dụng.
- Bộ máy độc lập, quản lý tập trung.
- Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng.
- Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.
28
- Lượng hóa rủi ro tín dụng, chủ động đối phó.
 Kinh nghiệm từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM ở Hàn
Quốc:
Qua các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản trị rủi ro trong việc thực
hiện Basel II tại Hàn Quốc từ năm 2004 đến nay (năm 2013), ta thấy công tác quản
trị rủi ro tín dụng của các NHTM tại Hàn Quốc có những đặc điểm sau:
- Chính sách quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng trên các nguyên tắc: Quản
trị rủi ro tín dụng và quản lý nghiệp vụ độc lập với nhau; quản trị rủi ro tín dụng
trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro định tính và định lượng; các
phương pháp, công cụ và dữ liệu quản trị rủi ro tín dụng được chia sẻ trong toàn hệ
thống ngân hàng; đa dạng hoá rủi ro một cách hợp lý phù hợp với chiến lược phát
triển của ngân hàng; xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro
tín dụng và đội ngũ cán bộ tác nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ
thuộc như sau:
 Hội đồng quản trị rủi ro tín dụng có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến
lược, nhiệm vụ kinh doanh, rủi ro trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận
của ngân hàng nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hiệu quả.
 Hội đồng thẩm định rủi ro tín dụng, hội đồng điều hành, hội đồng tín dụng
tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh theo quy trình, quy chế tín
dụng, đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh, đưa ra các
biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất dự đoán trước. Đồng thời
xem xét, giải quyết và quyết định xử lý rủi ro hệ thống.
 Hội đồng chuyên viên có chức năng phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường,
đánh giá định kỳ rủi ro và các bộ phận nghiệp vụ rủi ro ngoại tệ, tín thác, tín dụng tác
nghiệp theo từng mảng nghiệp vụ chuyên biệt qua các hồ sơ, báo cáo, các bản danh
sách kiểm tra của các phòng, ban, tổ tác nghiệp lập, báo cáo.
29
 Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ
thống quản trị rủi ro thực sự phát huy hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, do việc cảnh
báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng.
- Quản trị rủi ro tín dụng gồm:
 Quản lý các hạn mức rủi ro tín dụng trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng, thiết
lập và quản lý hạn mức rủi ro tín dụng, trắc nghiệm khả năng chịu đựng rủi ro, trắc
nghiệm mô hình tính toán VAR (value at risk) cho danh mục tín dụng.
 Các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho
từng bộ phận phụ trách và phải là mức rủi ro nhất định mà ngân hàng chấp nhận
được trong nỗ lực lớn nhất để có lợi nhuận.
 Đánh giá rủi ro dựa trên các yếu tố: nhận biết rủi ro để có một chương
trình quản trị rủi ro hiệu quả trên cơ sở nhận biết và xác định các loại rủi ro cụ thể
có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù và dự liệu trước rủi ro có thể xảy ra đối
với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt động. Phương pháp định lượng rủi ro
dựa trên 3 phương pháp: phương pháp thống kê; phương pháp dựa vào kinh nghiệm
của các chuyên gia rủi ro; phương pháp tính toán, phân tích, dự báo.
 Theo dõi, kiểm tra kiểm soát rủi ro do một bộ phận trực thuộc Hội đồng
quản trị độc lập với hệ thống kiểm soát nội bộ đảm nhiệm có nhiệm vụ theo dõi,
kiểm soát chặt chẽ diễn biến, tình hình thực hiện quy trình quản trị rủi ro.
Tóm lại, mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng nước ngoài đa
phần đều thực hiện theo chuẩn mực nhất định, theo đó đều hướng đến chuẩn mực
Basel trong quản trị và giám sát tín dụng. Các mô hình tín dụng của các ngân hàng
nước ngoài đều hướng đến sự phát triển theo chiều dọc, tập trung quản trị rủi ro ở
cơ quan đầu não của hệ thống và phân quyền tách bạch từng chức năng nhiệm vụ ở
các phòng ban của Chi nhánh và Hội sở chính trong việc thẩm định và quyết định
tín dụng, đảm bảo tính minh bạch và khách quan trong các quyết định cho vay,
đồng thời phân định trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan trong trường hợp rủi
ro xảy ra để có hình thức xử lý phù hợp.
30
1.6.2 Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước:
Những năm trước đây, khi hầu hết các ngân hàng đều hoạt động theo mô
hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán, quyền lực tập trung vào một cá nhân khá lớn
trong khi đó quy trình quy định của pháp luật và của từng ngân hàng còn nhiều kẽ
hở. Ngành ngân hàng nước ta đã phải có nhiều bài học thực tế từ những tổn thất từ
hoạt động tín dụng có nguyên nhân từ việc quản trị rủi ro chưa hiệu quả, theo đó
liên tục có nhiều vụ án lớn gây thất thoát tiền, tài sản với giá trị có thể lên đến hàng
nghìn tỷ đồng của ngân hàng, nhà nước.
Qua đó cho thấy vẫn còn nhiều sơ hở trong thực hiện quy trình, nhiệm vụ về
hoạt động tín dụng, có dấu hiệu móc ngoặc giữa cán bộ ngân hàng với các đối tượng
lừa đảo trong khi công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của một số ngân hàng còn
lỏng lẻo. Điều này cũng một lần nữa bổ sung cho vai trò của con người trong việc
xây dựng chính sách, mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong nước
mà chính yếu là các ngân hàng thương mại, sao cho đảm bảo tách bạch các khâu
trong quá trình cấp tín dụng, đảm bảo hạn chế tối đa các tiêu cực dẫn đến rủi ro tín
dụng. Và định hướng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo chuẩn mực
Basel đang dần được các ngân hàng thương mại trong nước hướng tới.
1.6.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân
hàng thương mại
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng nói chung trong đó
nhấn mạnh vai trò quan trọng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nói
riêng ngày càng trở nên cần thiết đối với NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập và phát triển. Quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM ở Việt Nam không chỉ là
vấn đề xử lý nợ xấu, không thể xem quản trị rủi ro như một công việc mang tính
thường nhật và thủ tục mà còn bao hàm nhiều vấn đề như việc phòng ngừa, nhận
dạng, kiểm soát rủi ro, giám sát và xử lý rủi ro.
Từ kinh nghiệm mô hình quản trị rủi ro của các nước phát triển, đang phát
triển và những bài học rủi ro thực tiễn từ các ngân hàng thương mại trong nước; bài
học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là:
31
Thứ nhất, tuân thủ quy trình, chính sách, quy chế tín dụng, đào tạo nâng cao
năng lực của nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định để đảm bảo thẩm định đúng,
chính xác tình hình khách hàng từ khâu đầu tiên của khoản vay là một trong những
biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhất.
Thứ hai, coi trọng chất lượng tín dụng hơn là chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Tài sản
thế chấp không thể thay thế được nguồn trả nợ, nên ngân hàng cần chú ý đến khả
năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến
tài sản thế chấp. Tuy vậy, tài sản bảo đảm vẫn là cứu cánh cuối cùng giúp hạn chế
tổn thất của ngân hàng, do đó khi nhận tài sản bảo đảm vẫn phải đảm bảo bốn đặc
tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quản lý của ngân hàng).
Thứ ba là xây dựng, thực hiện chấm điểm, đánh giá xếp hạng tín dụng theo
tiêu chuẩn quốc tế để góp phần hạn chế và giảm thiểu rủi ro.
Thứ tư, quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng phải
được xem là nhiệm vụ chủ chốt, hàng đầu chứ không phải chỉ là mảng hỗ trợ. Cần
xây dựng bộ phận chuyên sâu để giám sát, phát hiện kịp thời và đưa ra thông tin
cảnh báo tín dụng sớm; phân tích chỉ ra dấu hiệu các khoản nợ có vấn đề để từ đó
có hướng tài trợ hoặc xử lý rủi ro thích hợp.
Thứ năm, xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo
hướng tiếp cận những phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại để chủ động
trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngân hàng. Để có thể quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, nhất thiết phải xây
dựng một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh;
một hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và đặc biệt là phải
kiểm soát được rủi ro tín dụng.
Tóm lại, để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả, ứng phó
nhanh với những diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ, cạnh tranh với các ngân
hàng ngoại trong tình hình hiện nay thì các NHTM ở Việt Nam cần nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đặc biệt là nâng cao,
hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo chuẩn mực quốc tế.
32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, cho chúng ta thấy được cái nhìn tổng quan về hoạt động tín
dụng trong ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Xác
định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, thấy được các yếu tố
tác động đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, khẳng định tính cấp thiết
của việc quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM cùng một số bài
học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới và trong
nước.
Từ những nền tảng lý thuyết và các bài học kinh nghiệm có được, làm cơ sở
để chúng ta tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín
dụng tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong chương 2.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Tổng quan các mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam chủ yếu phân
hành hai mô hình chủ yếu.
2.1.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình này đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng phát triển Nhà Đồng
bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,
… theo đó quyền lực phân cấp về các Chi nhánh khá lớn dao động từ 50 tỷ đồng
đến 200 tỷ đồng. Vượt mức ủy quyền thì Trụ sở chính sẽ phê duyệt thông qua.
Đối với các NHTMCP có vốn nhà nước, tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng làm
tất cả các khâu từ tiếp thị, đến thu thập hồ sơ khách hàng, thẩm định, đề xuất cấp tín
dụng, thực hiện tác nghiệp, thu hồi nợ,… Lãnh đạo Chi nhánh có quyền lực tối cao
quyết định tín dụng trong khuôn khổ khách hàng đáp ứng điều kiện cấp tín dụng và
mức ủy quyền được cấp trên giao cho Chi nhánh.
Đối với các Ngân hàng có vốn nước ngoài, tại Chi nhánh, các phòng ban
được chia tách hợp lý từ khâu tiếp thị, bán hàng, đến khâu thẩm định đề xuất cấp tín
dụng và các khâu tác nghiệp, hỗ trợ tín dụng và thu hồi xử lý nợ. Như vậy, mô hình
phân tán của các NHTMCP có vốn nước ngoài có tính chuyên nghiệp, chuyên môn
hóa hơn, phân tách nhiệm vụ trách nhiệm của từng bộ phận, góp phần hạn chế rủi
ro.
Ngoại trừ các ngân hàng quốc doanh chỉ còn bốn ngân hàng TMCP có vốn
nhà nước nêu trên sử dụng mô hình tín dụng phân tán trong đó tập trung mọi việc
vào 1 bộ phận chính là bộ phận khách hàng, như vậy không phân tán được rủi ro và
tiềm ẩn nhiều tồn tại. Sau tiến trình cổ phần hóa, dự kiến các ngân hàng này cũng sẽ
có lộ trình chuyển đổi mô hình tín dụng từ phân tán sang tập trung để đẩy mạnh
công tác quản trị rủi ro tín dụng và ngăn ngừa rủi ro theo định hướng của chuẩn
34
mực Basel II.
2.1.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Mô hình này hiện nay được nhiều NHTM áp dụng (Ngân hàng TMCP Á
Châu - ACB, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank, Ngân hàng
TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank,…). Đặc điểm nổi bật của mô hình
này là các Chi nhánh chỉ thực thi nhiệm vụ chính là bán hàng, với hạn mức phán
quyết phân bổ từng Chi nhánh rất thấp từ 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng. Toàn bộ các
hồ sơ vượt mức trên đều được phê duyệt tập trung tại Hội sở chính của Chi nhánh
mà cấp phê duyệt chính là Hội đồng tín dụng Hội sở chính.
Trường hợp mô hình điển hình của NH TMCP Á Châu:
[Nguồn: Quy trình cấp tín dụng tại NHTMCP Á Châu]
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu
Hiện ACB triển khai mô hình này rất thành công và đang được nhiều NHTM
thực hiện.
Theo tác giả, mô hình này có nhiều điểm mạnh như sau:
- Phát huy sức mạnh của tính chuyên môn hóa từng khâu trong mô hình.
- Phát huy sức mạnh của tính tập thể, hạn chế quyền lực trong tay một người,
phân tán rủi ro.
- Tăng khả năng quản lý, giám sát rủi ro của ban điều hành của ngân hàng.
Bên cạnh đó, mô hình cũng còn một số tồn tại:
Tại Chi nhánh:
Nhân viên bán hàng Thu thập hồ sơ khách hàng
Nhân viên thẩm định Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng
Ban tín dụng Chi nhánh
Gửi kết quả thẩm định (trong thẩm quyền)
Nhân viên định giá tài sản
Giao dịch viên giải ngân
Bộ phận hỗ trợ tín dụng tác nghiệp theo đk phê duyệt
Bộ phận PL, chứng từ Soạn thảo, CC ĐK HĐ
Tại Trụ sở chính: Trung tâm thẩm định TSC Giám đốc TT phê duyệt
Ban tín dụng Chi nhánh Hạn mức thấp (5 – 10 tỷ đồng)
(vượt thẩm quyền) sản phẩm đặc thù (mua nhà, mua xe,…)
TT hỗ trợ thẩm định TSC Ban tín dụng TSC phê duyệt
35
- Việc chia tách nhiều khâu thực hiện đòi hỏi công tác phối hợp giữa các
phòng ban phải nhịp nhàng, linh động đảm bảo mô hình hoạt động trôi chảy, tránh
ách tắt ở từng khâu (do mỏng nhân sự, điều kiện phê duyệt không thực hiện hiện
được,…) ảnh hưởng đến thời gian thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Mặc dù có sự phân tách nhiệm vụ giữa các phòng ban của mô hình, tuy nhiên
việc thực hiện mô hình chủ yếu là các phòng ban cùng thuộc sự quản lý của giám
đốc Chi nhánh, có khả năng chịu sự tác động của ý chí chủ quan của lãnh đạo Chi
nhánh, đi lệch hướng mô hình.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ Chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát sau
trong trường hợp khoản tín dụng phát sinh tối thiểu 45 ngày là quá dài, khả năng
chậm trễ trong việc xử lý rủi ro nếu có.
2.2 Sơ lược về NHTMCP Công thương Việt Nam
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương Việt Nam1
NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong bốn NHTM lớn
nhất Việt Nam được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc
tế, là ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ
ngân hàng.
Ngày 01/7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập trên cơ
sở tách ra từ NHNN theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ
trưởng và Quyết định số 402/HĐBT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng. Sau 3 lần đổi tên và thành lập lại, ngày 21/9/1996 Ngân hàng Công thương
đã có tên gọi chính thức như hiện nay theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống
đốc NHNN Việt Nam. Vietinbank chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình
Ngân hàng TMCP từ ngày 03/07/2009.
Tháng 4 năm 2008, thương hiệu mới VietinBank đã được đưa vào sử dụng
với slogan mới “Nâng giá trị cuộc sống”.
Từ một NHTM quốc doanh với tổng tài sản là 718 tỉ đồng lúc mới thành lập,
1
Tóm tắt các sự kiện nổi bật của Vietinbank và các giải thưởng lớn trong 3 năm 2011 -2013 được thể hiện
trong Phụ Lục 1
36
sau 25 năm phát triển, tổng tài sản của ngân hàng đã vượt mức 576.368 tỉ đồng năm
2013, trở thành ngân hàng có số vốn lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng của
Việt Nam.
2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức và bộ máy:
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHTMCP Công Thương Việt Nam2
[Nguồn: www.vietinbank.vn]
2.2.2 Kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu tài chính cơ bản:
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động Vietinbank đạt được từ 2009 đến 2013
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 31/12/2009
Tổng tài sản 576.386 503.530 460.620 367.731 243.785
Tổng dư nợ cho vay 460.079 405.744 293.434 234.205 163.170
Tổng nguồn vốn huy động 511.670 460.082 420.212 339.699 220.436
Vốn chủ sở hữu 54.075 33.625 28.491 18.201 12.572
Trong đó: Vốn điều lệ 37.234 26.218 20.230 15.172 11.252
2
Chi tiết sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban NHTMCP Công thương Việt Nam theo
Phụ lục 2, Sơ đồ tổ chức NHTMCP Công thương Việt Nam và Phụ lục 3, Chức năng nhiệm vụ của từng cấp
thẩm quyền của NHTMCP Công thương Việt Nam
37
Lợi nhuận trước thuế 7.751 8.168 8.392 4.638 3.373
Lợi nhuận sau thuế 5.808 6.169 6.259 3.444 2.583
ROA 1,4% 1,70% 2,03% 1,50% 1,54%
ROE 13,7% 19,90% 26,74% 22,10% 20,60%
Tỷ lệ nợ xấu 0,82% 1,46% 0,75% 0,66% 0,61%
Tỷ lệ an toàn vốn 13,17% 10,33% 10,57% 8,02% 8,06%
Tỷ lệ chi trả cổ tức 10% 16% 20% 13,47% 6,83%
[Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2013]
Năm 2013, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng
chậm. Trong nước, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của chính phủ và
nhnn, kinh tế vĩ mô được ổn định, mặt bằng lãi suất được giữ ở mức thấp, lạm phát
ở mức 6,6%; tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,42%, tuy nhiên, tổng cầu và sức mua
của nền kinh tế còn yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng khó khăn, nợ
xấu của hệ thống ngân hàng còn ở mức cao. Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống
vietinBank vẫn tiếp tục triển khai các giải pháp kinh doanh và xây dựng nền tảng
vững chắc cho sự phát triển ổn định trong tương lai.
Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức, nhưng với định
hướng đúng đắn và giải pháp kinh doanh phù hợp, vietinBank vẫn đạt được tốc độ
tăng trưởng ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh:
Tổng tài sản đạt 576,4 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% so với đầu năm; lợi nhuận
trước thuế đạt 7.751 tỷ đồng, đạt 103% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao;
tổng nguồn vốn huy động tăng 11,2%, dư nợ tín dụng tăng 13,4% so với năm
2012…Kết thúc năm tài chính 2013, VietinBank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ngành
ngân hàng về các chỉ tiêu kinh doanh.
Năm 2013, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo
hướng tích cực, VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định.
Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 là 511,7 ngàn tỷ, tăng trưởng hơn 11,2% so với
năm 2012 và đạt 108% Kế hoạch ĐHĐCĐ. Trong đó, nguồn vốn huy động từ Tổ
chức kinh tế tăng 21% và nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 27% so với 2012.
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

What's hot (20)

Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 

Similar to GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBankLuận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Man_Ebook
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốcĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
luanvantrust
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
luanvantrust
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
luanvantrust
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
nataliej4
 
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
HanaTiti
 
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Man_Ebook
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
hieu anh
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
HanaTiti
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docx
annguyennb
 

Similar to GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (20)

Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBankLuận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốcĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty đường cao tốc
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ đường cao tốc Việ...
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
 
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
 
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
 
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docx
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- ĐÀO THỊ BẢO LINH GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- ĐÀO THỊ BẢO LINH GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ TS Trần Thị Mộng Tuyết. Những thông tin và nội dung trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn và xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐÀO THỊ BẢO LINH
  • 4.
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt dùng trong đề tài Danh mục các bảng biểu Danh mục các sơ đồ, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------------- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI---------------------------------------- 4 1.1 Rủi ro tín dụng--------------------------------------------------------------------------- 4 1.1.1 Phân loại rủi ro tín dụng -------------------------------------------------------- 4 1.1.2 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng ---------------------------------------- 6 1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ------------------------------------------------ 7 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng --------------------------------------------------------------- 9 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng --------------------------------------------- 9 1.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng ---------------------------------------- 9 1.2.3 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng ----------------------------------------14 1.2.4 Bảo đảm tín dụng ---------------------------------------------------------------16 1.3 Mô hình quản trị ---------------------------------------------------------------------- 18 1.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng----------------------------------------------------- 20 1.4.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán -----------------------------------21 1.4.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung -----------------------------------22 1.5 Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng -------------------------------- 23
  • 6. 1.6 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng thương mại -------------------------------------------------------------------------------------------------26 1.6.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng nước ngoài ---------------------------------------26 1.6.2 Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước --------------------------------------30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ----------------------------------------------------------------32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------------------------- 33 2.1 Tổng quan các mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam----33 2.1.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán ------------------------------------33 2.1.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung------------------------------------34 2.2 Sơ lược về NHTMCP Công thương Việt Nam-------------------------------------35 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương Việt Nam-35 2.2.2 Kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu tài chính cơ bản ----------------------36 2.3 Thực trạng hoạt động mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NHTMCP Công thương Việt Nam --------------------------------------------------------------------39 2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán của NHTMCP Công thương Việt Nam (trước tháng 4/2012) ------------------------------------------------------39 2.3.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung của NHTMCP Công Thương Việt Nam (Giai đoạn từ tháng 4/2012 đến nay) -----------------------------------41 2.3.3 Khảo sát về tính ứng dụng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung trong hệ thống Vietinbank ------------------------------------------------------------56 2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NHTMCP Công thương Việt Nam -------------------------------------------------------------------63 2.4.1 Ưu điểm của mô hình ---------------------------------------------------------- 63 2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân -----------------------------------------------66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------70
  • 7. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ------------------------------------------------------------------71 3.1 Mục tiêu hoạt động kinh doanh trong thời gian tới và định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của mô hình mới tại Vietinbank đến năm 2015 -------------------71 3.1.1 Mục tiêu---------------------------------------------------------------------------71 3.1.2 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của mô hình mới tại Vietinbank đến năm 2015 -------------------------------------------------------------71 3.2 Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -------------------------------------------74 3.2.1 Giải pháp đề xuất đối với NHTMCP Công thương Việt Nam-------------74 3.2.2 Kiến nghị------------------------------------------------------------------------- 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------88 PHẦN KẾT LUẬN -----------------------------------------------------------------------89 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - CIC Trung tâm thông tin tín dụng - CNTT Công nghệ thông tin - ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông - ĐGXH&PDGHTD Đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng - GHTD Giới hạn tín dụng - HĐQT Hội đồng quản trị - KSTD Kiểm soát tín dụng - KSGD Kiểm soát giao dịch - KHDN Khách hàng doanh nghiệp - KHCN Khách hàng cá nhân - KHBL Khách hàng bán lẻ - KTD Khoản tín dụng - NHTM Ngân hàng thương mại - NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần - NHNN Ngân hàng Nhà nước - NHCTVN Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - PKH Phòng khách hàng - PGD Phòng giao dịch - QLRR Quản lý rủi ro - RRTD Rủi ro tín dụng - TCTD Tổ chức tín dụng - TSBĐ Tài sản bảo đảm - TSC Trụ sở chính - TS TKC Tài sản thanh khoản cao - Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh nguyên tắc và thông lệ áp dụng mô hình quản lý tập trung và quản lý phân tán đối với các doanh nghiệp...............................................................18 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động Vietinbank đạt được từ 2009 đến 2013 ..........36 Bảng 2.2: Mức KSTD, KSGD hiện hành của Vietinbank ........................................48 Bảng 2.3: Mức phê duyệt tín dụng hiện hành của HĐTD TSC Vietinbank .............52 Bảng 2.4: Bảng lựa chọn kích thước mẫu.................................................................57 Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng mẫu khảo sát với vị trí và số năm công tác ......57 Bảng 2.6: Bảng thống kê số lượng mẫu khảo sát với vị trí công tác và sở thích đối với mô hình mới ........................................................................................................58 Bảng 2.7: Phân tích Crosstab để thống kê về câu hỏi số 6 trong bảng khảo sát.......60 Bảng 2.8: Phân tích Crosstab để nhấn mạnh sự đối lập giữa định hướng và cách thức thực hiện chuyển đổi trong bảng khảo sát.........................................................61 Bảng 2.9: Phân tích Crosstab để thống kê mô tả cách thức lựa chọn của câu 7 trong bảng khảo sát.............................................................................................................61 Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietinbank các năm 2010-2013 .........69
  • 10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng.....................................................................4 Hình 2.1: Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu.................34 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công thương Việt Nam..................36 Hình 2.3: Biểu đồ diễn biến quy mô hoạt động của Vietinbank giai đoạn năm 2007- 2011...........................................................................................................................40 Hình 2.4: Sơ đồ tóm tắt phân luồng công việc và luân chuyển hồ sơ tín dụng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung giai đoạn 1....................................................45 Hình 2.5: Biểu đồ diễn biến tình hình hoạt động của Vietinbank giai đoạn năm 2007 - 2012.........................................................................................................................46 Hình 2.6: Kết quả thống kê sở thích đối với mô hình của từng vị trí công tác.........58
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, nền tảng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, tín dụng là mảng hoạt động được chú trọng, tăng cường. Với việc mở rộng không ngừng về mạng lưới và sự nhạy bén trong công tác quản trị của Ban lãnh đạo, thị phần tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong các năm vừa qua. Việc chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng tập trung chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Không những vậy, đây là bước đi quan trọng để Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản trị rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Theo mô hình này, công tác quản trị rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thực hiện chuyển đổi mô hình mới này vào tháng 4/2012 và đến năm 2013 là ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình tín dụng tập trung giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo quản trị rủi ro toàn diện, chặt chẽ. Tuy nhiên, do là ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng mô hình mới, ngoài việc đem lại những lợi ích nhất định nhưng vẫn không tránh khỏi những tồn tại và thách thức. Từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
  • 12. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận chung về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống các ngân hàng, đề tài đã trình bày các kết quả đạt được, hạn chế của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nhằm cải thiện mô hình này hiệu quả hơn trong tương lai. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, mô hình tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những rủi ro tín dụng tại các chi nhánh trong hệ thống. Đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng lớn và của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là số liệu tổng hợp về hoạt động tín dụng, số liệu nợ xấu và các giai đoạn áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam từ khi cổ phần hóa (năm 2008) đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh trên cơ sở các số liệu thống kê của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam và của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước qua các năm để đánh giá tình hình thực tế, so sánh, kết hợp bảng biểu minh họa, chứng minh và rút ra kết luận. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Hầu hết những báo cáo nghiên cứu khoa học trước đây chỉ đơn thuần dựa trên nền tảng chung chung về quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng tại ngân hàng, từ đó đề ra giải pháp hạn chế rủi ro hoặc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại chính ngân hàng nghiên cứu. Riêng tác giả, phân tích đánh giá ưu nhược điểm của
  • 13. 3 mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và thông qua khảo sát thực tế tại ngân hàng, tác giả sẽ phân tích sâu hơn từ đó làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại hệ thống các Chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu áp dụng riêng đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam sẽ giúp các nhà quản trị nhìn nhận sâu hơn về những tồn tại của mô hình tín dụng mới và đưa ra được những biện pháp nhằm hoàn thiện, mở rộng mô hình tín dụng tại ngân hàng thương mại một cách an toàn và hiệu quả hơn, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của ngân hàng hiện đại. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục theo 3 chương sau: - Chương 1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại. - Chương 2. Thực trạng hoạt động mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. - Chương 3. Giải pháp cải thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
  • 14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro tín dụng 1.1.1 Phân loại rủi ro tín dụng Việc phân loại rủi ro tín dụng là để chúng ta nhìn nhận rủi ro từ các gốc độ khác nhau. Có nhiều tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng khác nhau như sau:  Theo phương diện quản lý thì rủi ro tín dụng được chia thành 2 loại: - Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được (hay còn gọi là rủi ro khả kháng): là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể phần nào dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro đó, ước tính được mức độ ảnh hưởng, dự kiến được thời gian chúng phát sinh và từ đó có biện pháp hợp lý để phòng ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất. - Rủi ro tín dụng không thể kiểm soát được (hay còn gọi là rủi ro bất khả kháng): là loại rủi ro tín dụng mà các ngân hàng không thể dự đoán được, không biết chúng sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cũng không thể tính toán được một cách chính xác nhất những ảnh hưởng mà chúng gây ra.  Theo tính chất của rủi ro tín dụng thì có thể chia thành 2 loại: - Rủi ro sai hẹn: là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả gốc và lãi tiền vay đúng hẹn như trong hợp đồng tín dụng. - Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả gốc và lãi vay một cách đầy đủ.  Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro thì có thể chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục: Nguồn: Quản trị Ngân hàng, PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2010) RR tín dụng RR giao dịch RR danh mục RR lựa chọn RR bảo đảm RR nghiệp vụ RR nội tại RR tập trung
  • 15. 5 Hình 1.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng - Rủi ro giao dịch Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD, nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng bao gồm:  Rủi ro lựa chọn là loại rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi mà ngân hàng lựa chọn những phương án hiệu quả để quyết định cho vay.  Rủi ro bảo đảm là rủi ro liên quan đến các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng thiếu chặt chẽ, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm, hình thức vay và mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm.  Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay liên quan đến việc thiếu chặt chẽ ở khâu kiểm soát, theo dõi khoản vay (trước; trong; sau khi cho vay và bao gồm cả việc sử dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý khoản vay có vấn đề). - Rủi ro danh mục tín dụng Rủi ro danh mục tín dụng là rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá tập trung cho vay vào một ngành, lĩnh vực. Rủi ro danh mục có thể phát sinh do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng, chẳng hạn cho vay không có đảm bảo thì rủi ro hơn là cho vay có đảm bảo. Mặt khác, rủi ro danh mục phát sinh do thiếu đa dạng hóa danh mục tín dụng, chẳng hạn do cạnh tranh lãi suất khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động làm cho lãi suất cho vay tăng theo. Kết quả là, các dự án có mức rủi ro thấp, suất sinh lợi thấp bị đánh bật ra, chỉ còn các dự án có suất sinh lợi cao kèm theo rủi ro cao mới vay được vốn ngân hàng. Tình hình này khiến cho danh mục tín dụng của ngân hàng thiếu đa dạng hóa mà chỉ tập trung vào các dự án rủi ro cao. Rủi ro danh mục tín dụng bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
  • 16. 6  Rủi ro nội tại, là rủi ro xuất phát từ các yếu tố bên trong, các đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc từng ngành, lĩnh vực kinh tế.  Rủi ro tập trung, là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, nhóm khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Dù phân chia theo cách nào đi nữa thì rủi ro tín dụng luôn mang lại cho ngân hàng nhiều tổn thất. Việc tìm hiểu, nghiên cứu rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý nhằm hạn chế rủi là một vấn đề được các ngân hàng luôn chú trọng. 1.1.2 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng: Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, ngân hàng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:  Nhóm các dấu hiệu từ phía khách hàng: - Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch. - Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục. Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Chậm thanh toán các khoản gốc, lãi khi đến hạn. - Các dấu hiệu bất thường khác,…  Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:
  • 17. 7 - Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng. Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng. - Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách…Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành; - Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý. Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả… - Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước như: chính sách thuế, xuất nhập khẩu; thay đổi các biến cố kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất; thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh…;  Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng: - Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ như đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế; đánh giá khách hàng chỉ qua thông tin do khách hàng cung cấp mà bỏ qua các kênh thông tin bên ngoài khác… - Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng. - Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.Chính sách tín dụng lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng…. 1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng:  Đối với ngân hàng Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
  • 18. 8 cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả và có thể làm mất khả năng thanh khoản. Điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng.  Đối với khách hàng Nếu rủi ro xảy ra từ phía ngân hàng, khách hàng có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác nếu rủi ro xảy ra đối với chính khách hàng, các khoản nợ của họ sẽ trở thành các khoản nợ khó đòi, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quan hệ của họ đối với ngân hàng. Khi đó khách hàng cần vốn họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng khác và phải chịu một khoảng thời gian tìm hiểu gây trì hoãn cho quá trình sản xuất.  Đối với nền kinh tế Hoạt động ngân hàng liên quan đến nhiều cá nhân, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản thì người gửi tiền hoang mang lo sợ và ồ ạt kéo nhau đi rút tiền không chỉ ở ngân hàng đó mà còn nhiều ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do không có tiền trả lương công nhân, mua nguyên vật liệu. Lúc bấy giờ giá cả hàng hóa sẽ gia tăng, thất nghiệp tràn lan, xã hội mất ổn định, nền kinh tế lâm vào suy thoái. RRTD có thể châm ngòi cho một cơn khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến cả khu vực và thế giới. Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể gây những hậu quả: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn, có thể bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy pháp luật đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng buộc phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
  • 19. 9 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Có nhiều trường phái nghiên cứu về quản trị rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản trị rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau. Theo chính sách quản trị rủi ro của ủy ban Basel thì “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”. Theo quan điểm “Quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman, Haimes và các tác giả thì cho rằng “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các bước cơ bản: nhận dạng rủi ro; phân tích rủi ro; đo lường rủi ro và kiểm soát, phòng ngừa rủi ro; xử lý rủi ro”. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế, giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. 1.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng 1.2.2.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:  Mô hình 6C Trọng tâm của mô hình là xem xét người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố như sau:
  • 20. 10 - Tư cách người vay (Character): Nhân viên tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, như từ ngân hàng khác, từ các cơ quan thông tin đại chúng ... - Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp của quốc gia, người đi vay phải có năng luật pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. - Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ thu nhập bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán... Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay thông qua các chỉ số tài chính. - Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. - Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo từng chính sách tín dụng trong từng thời kỳ. - Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng sự thay đổi của luật pháp có liên quan đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Việc sử dụng mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên mô hình mang tính định tính và phụ thuộc nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích đánh giá của nhân viên tín dụng.  Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody và Standard & Poors Mô hình của Moody và Standard & Poors được sử dụng khi RRTD cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor's là những dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor's thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard &
  • 21. 11 Poor's) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong bốn loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay). Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận, nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao, nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này.  Mô hình điểm số Z (Z score – Credit scoring model): Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản của khách hàng vay luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về rủi ro. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này, trong đó chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc Đại học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ và được phát triển độc lập bởi giáo sư Richard Taffer và những nhà nghiên cứu khác. Đến nay, hầu hết các nước vẫn còn sử dụng vì nó có độ tin cậy khá cao. Chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố X1, X2, X3, X4, X5: o X1= Vốn lưu động/Tổng tài sản. o X2= Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản. o X3= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản. o X4= Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ. o X5= Doanh số/Tổng tài sản. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người đi vay và phụ thuộc vào: o Trị số của các chỉ số tài chính của người vay. o Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
  • 22. 12 Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp hạng khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm trong các trường hợp cụ thể như sau: - Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất: Z=1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 +0,64X4 +0,999X5 Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,81 < Z <2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ bị phá sản. Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản rất cao. - Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất: Z’=0,717X1 + 0,847X2 +3,107X3 +0,42X4 +0,998X5 Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,23 < Z’ <2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ bị phá sản. Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản rất cao. - Đối với doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ và khác: Do có sự khác biệt khá lớn giữa các ngành nên X5 được bỏ qua. Z”=6,56X1 + 3,26X2 +6,72X3 +1,05X4 Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,2 < Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ bị phá sản.
  • 23. 13 Nếu Z” < 1,2: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản rất cao. Những hạn chế của mô hình Altman là được xây dựng trên một mẫu tương đối nhỏ và chỉ dựa trên các công ty Mỹ. Các mô hình chỉ số Z là phù hợp với Mỹ hoặc đối với một ngành nghề cụ thể, nó không nhất thiết phù hợp tại các nước khác nhau và các ngành nghề khác nhau. Và có các nhân tố quan trọng nhưng cũng không được xét đến như: danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài với ngân hàng,… sẽ làm cho mô hình điểm số Z có những hạn chế nhất định 1.2.2.2 Đánh giá rủi ro tín dụng Ngoài sử dụng mô hình lượng hóa RRTD, các NHTM còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá RRTD phổ biến.  Chỉ số thứ 1: Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi vay quá hạn. Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của ngân hàng, nó tác động đến tất cả lĩnh vực kinh doanh khác của ngân hàng.  Chỉ số thứ 2: Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay Tỷ trọng nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay là chỉ tiêu mà các cổ đông của ngân hàng quan tâm hàng đầu vì nó thể hiện chất lượng tín dụng của chính ngân hàng đó. Chỉ số này không nên vượt mức cho phép của NHNN trong từng thời kỳ và phải được khống chế ở mức thấp nhất mới được xem là hiệu quả.  Chỉ số thứ 3: Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản Có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành ba nhóm:
  • 24. 14 - Thứ nhất, nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu, là những khoản vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. - Thứ hai, nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt, là khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây cũng là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. - Thứ ba, nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình, là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng chính trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng nên ta có công thức sau: 1.2.3 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng 1.2.3.1 Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng  Mô hình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: - Các quy định về tổ chức bộ máy cấp tín dụng, bộ máy giám sát rủi ro và bộ máy xử lý rủi ro; các quy định về trình tự và thẩm quyền của bộ máy cấp tín dụng, bộ máy giám sát và bộ máy xử lý rủi ro. - Quy định về điều kiện nhân sự trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ nhân viên thực hiện các công việc trong bộ máy cấp tín dụng, quản trị rủi ro và xử lý rủi ro. - Xây dựng và hoàn thiện các định hướng, chính sách, quy chế, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng - Hệ thống đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng. - Hệ thống thông tin tín dụng, báo cáo quản trị và cảnh báo rủi ro.  Mô hình quản trị rủi ro có thể có nhiều hình thức tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng, mức độ hứng chịu các loại rủi ro khác nhau và độ phức tạp trong tổ chức của ngân hàng. Một mô hình quản trị rủi ro đúng đắn phải gắn kết được mô hình quản trị rủi ro đó với mục tiêu chiến lược tổng thể của ngân hàng.
  • 25. 15 1.2.3.2 Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng - Xây dựng phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, bao gồm: cách thức đánh giá và khả năng trả nợ của khách hàng, chuẩn hóa hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, phân loại tài sản bảo đảm theo khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ; - Quy định về các điều kiện, quy trình thẩm định và quyết định cho vay và nhận bảo đảm tiền vay; - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng; - Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản trị rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu. 1.2.3.3 Tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng - Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu,… và bảo đảm tiền vay. - Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tài trợ. - Phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao. - Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là việc quản lý danh mục tín dụng, đặt ra các hạn mức cho vay đối với một khách hàng hay nhóm khách hàng vay, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cho vay. - Mở rộng tín dụng trung dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn huy động vốn. - Trích lập dự phòng nhằm tạo nguồn để bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng. Áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả
  • 26. 16 năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau. Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro. - Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp. 1.2.3.4 Kiểm tra, giám sát Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay: - Sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá. Hoặc - Sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). - Kiểm tra quá trình phát vay, sau cho vay, báo cáo đột xuất hoặc định kỳ hàng tháng và hàng quý, giám sát khả năng trả nợ. 1.2.3.5 Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp xử lý nợ - Ngân hàng phải xây dựng quy trình, bộ máy nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các khoản nợ có vấn đề và phải có biện pháp hữu hiệu để xử lý các khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất khi xảy ra rủi ro. - Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu là công việc thường xuyên của các Ngân hàng nhằm thu hồi các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn, do đó Ngân hàng cần có quy định, quy trình chuẩn hóa công việc; Mỗi cán bộ nhân viên thực hiện công việc cấp tín dụng cũng là một nhân viên xử lý nợ, ngoài ra ngân hàng cần có bộ phận chuyên môn độc lập để thực hiện việc xử lý các khoản nợ có vấn đề. - Đối với các trường hợp chây ỳ trả nợ vay, các TCTD cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện. 1.2.4 Bảo đảm tín dụng Bảo đảm tín dụng là sự bảo đảm cho ngân hàng rằng có một nguồn vốn khác để hoàn trả hoặc bảo chi khi không thu hồi được nợ.
  • 27. 17  Vai trò của việc bảo đảm tín dụng: - Bảo đảm tín dụng là một hình thức bảo đảm chotrường hợp khách hàng không trả nợ hoặc cho các tình huống bất khả kháng. - Bảo đảm tín dụng nhằm đảm bảo khách hàng không đi chệch mục đích vay vốn đã xác định, ngăn ngừa gian lận. - Các ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu thứ nhất không thanh toán được.  Những thuộc tính của bảo đảm tín dụng: - Giá trị của vật bảo đảm có thể xác định được và tương đối ổn định. - Vật bảo đảm tín dụng phải có tính chuyển nhượng và có sẵn thị trường tiêu thụ. - Có giấy tờ, chứng từ chứng minh nguồn gốc sở hữu hợp pháp.  Bảo đảm tín dụng có các hình thức sau: - Thế chấp: là việc bên đi vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với đất đai) các TSBĐ sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. Bảo đảm bằng thế chấp cho phép bên đi vay sử dụng TSBĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Các tài sản thế chấp bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà cửa đất đai,... thường cồng kềnh và việc bán, chuyển nhượng không đơn giản. - Cầm cố: là việc bên đi vay phải chuyển quyền kiểm soát TSBĐ sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bên đi vay, như các chứng khoán, hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm..  Rủi ro tín dụng và bảo đảm tín dụng: Do tính chất hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng, để mở rộng tín dụng gắn với hạn chế rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đồng thời nhiều loại TSBĐ và hình thức bảo đảm, vận dụng thích ứng với điều kiện của mỗi khách hàng.
  • 28. 18 Đối với khách hàng và loại cho vay có rủi ro cao thì áp dụng loại bảo đảm có rủi ro thấp và ngược lại. 1.3 Mô hình quản trị Mô hình quản trị là cơ cấu tổ chức là cách thức sắp xếp vai trò, trách nhiệm và những mối quan hệ trong một tổ chức – đây là một công cụ quan trọng trong việc triển khai các chiến lược của doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tổ chức nào phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là: (i) cách thức ra quyết định của doanh nghiệp, từ trên xuống hay từ dưới lên hay mức độ doanh nghiệp cân bằng giữa quản lý tập trung và phân tán; và (ii) sự khác biệt theo chiều ngang (mức độ doanh nghiệp phân chia thành các bộ phận nhỏ làm các công ty/chi nhánh cụ thể). Quản lý tập trung là quyết định được ban hành tập trung tại cấp cao nhất trong hệ thống quản lý và tại một địa điểm, thường là trụ sở chính. Quản lý phân tán (phân cấp) là việc ra quyết định được thực hiện ở các cấp thấp hơn trong hệ thống quản lý, thường là ở các công ty con/chi nhánh. Bảng 1.1: So sánh nguyên tắc và thông lệ áp dụng mô hình quản lý tập trung và quản lý phân tán đối với các doanh nghiệp Quản lý tập trung Quản lý phân tán a. Nội dung - Tổng giám đốc/Giám đốc là người có kinh nghiệm chuyên môn và phán đoán tốt, có quyền ra các quyết định và hành động của doanh nghiệp - Trụ sở chính có toàn quyền xác định và điều hành chuỗi giá trị của doanh nghệp - Quản lý tập trung giúp các hoạt động ở các công ty/chi nhánh ở các địa điểm khác nhau (bao gồm ở các nước khác - Nhân viên, cán bộ quản lý gần gũi và quen thuộc với vấn đề được quyền ra quyết định - Trụ sở chính cho phép các giám đốc ở địa phương quyền xác định và điều hành chuỗi giá trị phù hợp với năng lực của giám đốc ở địa phương và điều kiện thị trường địa phương - Quản lý phân tán (phân cấp) giúp hoạt động của các công ty/chi nhánh ở các
  • 29. 19 nhau) đạt được mục tiêu toàn cầu địa phương khác nhau (bao gồm ở các nước khác nhau) hướng tới đạt mục tiêu toàn cầu qua đạt được mục tiêu từng công ty, chi nhánh ở từng địa phương b. Lợi thế - Tạo điều kiện phối hợp trong chuỗi giá trị. Đảm bảo các quyết định nhất quán với mục tiêu chiến lược. - Cho phép cán bộ điều hành cấp cao trực tiếp thực hiện các thay đổi lớn - Hạn chế việc lắp lẫn các hoạt động giữa các Chi nhánh, đơn vị khác nhau. - Giảm chi phí nhân viên cấp dưới làm sai hoặc không hiệu quả - Đảm bảo tính nhất quán khi làm việc với các chủ thể khác như quan chức chính phủ, nhân viên, nhà cung cấp, người tiêu dùng và công chúng - Những ai trực tiếp làm việc với khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường được ra quyết định - Khuyến khích cán bộ quản lý cấp thấp có ý tưởng sáng tạo - Tạo động lực cho nhân viên cấp dưới nỗ lực làm việc tốt. - Cho phép phản ứng nhanh và linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng của mô trường - Cho phép giám đốc Chi nhánh/công ty con quyền tự chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị mình. c. Hạn chế - Không khuyến khích ý tưởng của các nhân viên cấp dưới - Không tạo động lực cho nhân viên cấp dưới do chỉ làm cái bị bảo phải làm - Luồng thông tin từ trên xuống nên hạn chế những sáng tạo từ dưới lên - Có thể có rủi ro cho tổ chức nếu cấp dưới có nhiều quyết định sai lầm - Hạn chế việc phối hợp chéo giữa các đơn vị và khai thác được các lợi ích chiến lược - Các chi nhánh/công ty con sẽ ưu tiên các dự án và hoạt động của riêng mình với mức cái giá phải trả của hoạt động toàn cầu hay hoạt động chung
  • 30. 20 d. Các điều kiện áp dụng - Mô trường chung và ngành nghề cụ thể yêu cầu hội nhập toàn cầu và sự chuẩn hóa trên toàn cầu về sản phẩm, đầu vào, phương pháp và chính sách - Các Công ty con/Chi nhánh độc lập nhưng có chung các hoạt động tạo giá trị hoặc có chung đối thủ cạnh tranh hoặc khách hàng. - Có nhu cầu Công ty phải dịch chuyển nguồn lực - tài chính, nhân sự hoặc công nghệ - từ hoạt động giá trị hiện tại này sang hoạt động giá trị khác. - Giám đốc cấp thấp không cần năng lực hoặc kinh nghiệm trong việc ra các quyết định như giám đốc cấp cao. - Các quyết định quan trọng và rủi ro thua lỗ lớn - Môi trường chung và ngành cụ thể yêu cầu phải địa phương hóa - Sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, phương pháp và chính sách phải điều chỉnh thích nghi và phù hợp với yêu cầu địa phương. - Lợi ích quy mô có thể đạt được tại thị trường quốc gia hoặc từng địa phương - Các giám đốc cấp thấp có năng lực và kinh nghiệm trong việc ra quyết định - Các quyết định nhỏ và phải kịp thời - Công ty/Chi nhánh có địa đểm phân tán - Có ít nhu cầu các cán bộ nước ngoài làm việc với cán bộ cấp cao ở trụ sở chính [Nguồn: www.dankinhte.vn, ngày 15/12/2013] 1.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
  • 31. 21 Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, do vậy việc lựa chọn vận hành hệ thống ngân hàng như thế nào phụ thuộc một phần vào ý chí của nhà quản trị nhưng đa phần đều hướng tới những điều kiện áp dụng cụ thể của từng mô hình sao cho phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng. 1.4.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán trong hệ thống ngân hàng là mô hình được quản lý theo chiều ngang, phân tán quyền lực cho từng Chi nhánh. Trong đó, từng giám đốc Chi nhánh được đánh giá năng lực và phân quyền phù hợp với năng lực thực tế. Các Chi nhánh được chủ động hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ quy định của ngân hàng, Trụ sở chính chỉ là cơ quan đóng vai trò hỗ trợ hoạt động của các Chi nhánh trong trường hợp vượt quy trình, quy định của ngân hàng. Mô hình này thích hợp với các Ngân hàng hoạt động với quy mô nhỏ do chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. - Ưu điểm:  Gọn nhẹ.  Cơ cấu tổ chức đơn giản.  Đầu tư cho từng bộ phận là nhỏ, có thể vừa vận hành vừa đầu tư thêm dần.  Các bộ phận chỉ có ảnh hưởng nhau một cách hạn chế, nếu một bộ phận gặp vấn đề thì chỉ ảnh hưởng một cụm xung quanh nó, còn các nơi khác vẫn có thể tiếp tục hoạt động.  Xử lý công việc đơn giản, không đòi hỏi nhiều năng lực (trình độ đầu óc, cơ sở hạ tầng).  Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ. - Nhược điểm:  Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.  Việc quản trị hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản trị gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.
  • 32. 22 1.4.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Mô hình quản trị tín dụng tập trung trong hệ thống ngân hàng là mô hình có sự chuyển dịch từ quản lý theo chiều ngang sang quản lý theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, các trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng. Mô hình này đi theo hướng hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư … Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. - Ưu điểm:  Quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.  Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản trị gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.  Xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.  Không có sự chồng chéo, mỗi quyết định/thông tin/dữ liệu đều là duy nhất, tránh rắc rối khi có nhiều dị bản.  Hoạt động xuyên suốt, ít trở ngại.  Truy cập thông tin nhanh và chính xác, do chỉ cần kết nối với trung tâm là được.  Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn. - Nhược điểm:
  • 33. 23  Việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.  Phải tốn kém rất nhiều để có thể xây dựng được cả hệ thống lớn, lại có những hệ thống lớn không thể đạt được mục tiêu của mô hình vì các bộ phận của nó không tuân theo một trung tâm đầu não nào. Ngoài ra, khi trung tâm đầu não gặp vấn đề thì toàn bộ hệ thống bị tê liệt.  Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn. 1.5 Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng Rõ ràng, từ những khái niệm cơ bản và ưu nhược điểm của từng mô hình quản trị rủi ro tín dụng, để đẩy mạnh phát triển vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế một nước thì việc vận hành hoạt động tín dụng của ngân hàng theo mô hình quản trị tập trung là vấn đề tất yếu. Theo đó, cần thiết phải xây dựng một chuẩn mực chung trong việc vận hành hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế để các Ngân hàng thương mại trên thế giới thực hiện, đồng thời nhất thiết phải xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Chính vì lý do đó, nguyên tác của Basel về quản trị rủi ro tín dụng ra đời tạo cơ sở để các ngân hàng thương mại trên thế giới hướng đến, đồng thời nó cũng là một thước đo khả năng hoạt động, năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại trên phạm phi toàn cầu. Ủy ben Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập từ ăm 1975 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc thành phố Basel (Thụy Sĩ). Quan điểm của Ủy ban Basel: Sự yếu kém trong hệ thống Ngân hàng của một Quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định
  • 34. 24 về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu và ban hành hai ấn phẩm: - Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng). - Tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng dẫn và tiêu chuẩn của Ủy ban Basel. Như vậy, từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: - Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị. - Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn
  • 35. 25 để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ. - Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản trị một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng. Như vậy trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số đặc điểm sau:
  • 36. 26 - Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia. - Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng. - Xây dựng một hệ thống quản trị và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng. 1.6 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng thương mại 1.6.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng nước ngoài:  Kinh nghiệm từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Citibank: Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản trị rủi ro của tập đoàn. Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản trị rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Mô hình tín dụng thương mại của Citibank theo đuổi là mô hình quản trị tín dụng tập trung được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
  • 37. 27 Ủy ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với ủy ban chính sách tín dụng. Ủy ban chính sách tín dụng (Credit Policy Commit) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Ủy ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản lý rủi ro. Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay. Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu. Hiện mô hình này vẫn đang áp dụng đến thời điểm hiện tại (năm 2013) và được các ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển học tập và áp dụng theo.  Kinh nghiệm từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng ở các nước phát triển có đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau vì nó tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng,… Để hướng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả ta có thể nghiên cứu xem xét kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ING, đây là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu. Ngân hàng này hiện nay (xét đến năm 2013) vẫn đang được coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung trong đó có quản trị rủi ro tín dụng. - Bộ máy độc lập, quản lý tập trung. - Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng. - Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.
  • 38. 28 - Lượng hóa rủi ro tín dụng, chủ động đối phó.  Kinh nghiệm từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM ở Hàn Quốc: Qua các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản trị rủi ro trong việc thực hiện Basel II tại Hàn Quốc từ năm 2004 đến nay (năm 2013), ta thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM tại Hàn Quốc có những đặc điểm sau: - Chính sách quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng trên các nguyên tắc: Quản trị rủi ro tín dụng và quản lý nghiệp vụ độc lập với nhau; quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro định tính và định lượng; các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản trị rủi ro tín dụng được chia sẻ trong toàn hệ thống ngân hàng; đa dạng hoá rủi ro một cách hợp lý phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng; xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro tín dụng và đội ngũ cán bộ tác nghiệp. - Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ thuộc như sau:  Hội đồng quản trị rủi ro tín dụng có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh, rủi ro trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hiệu quả.  Hội đồng thẩm định rủi ro tín dụng, hội đồng điều hành, hội đồng tín dụng tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh theo quy trình, quy chế tín dụng, đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh, đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất dự đoán trước. Đồng thời xem xét, giải quyết và quyết định xử lý rủi ro hệ thống.  Hội đồng chuyên viên có chức năng phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá định kỳ rủi ro và các bộ phận nghiệp vụ rủi ro ngoại tệ, tín thác, tín dụng tác nghiệp theo từng mảng nghiệp vụ chuyên biệt qua các hồ sơ, báo cáo, các bản danh sách kiểm tra của các phòng, ban, tổ tác nghiệp lập, báo cáo.
  • 39. 29  Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ thống quản trị rủi ro thực sự phát huy hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, do việc cảnh báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng. - Quản trị rủi ro tín dụng gồm:  Quản lý các hạn mức rủi ro tín dụng trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng, thiết lập và quản lý hạn mức rủi ro tín dụng, trắc nghiệm khả năng chịu đựng rủi ro, trắc nghiệm mô hình tính toán VAR (value at risk) cho danh mục tín dụng.  Các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho từng bộ phận phụ trách và phải là mức rủi ro nhất định mà ngân hàng chấp nhận được trong nỗ lực lớn nhất để có lợi nhuận.  Đánh giá rủi ro dựa trên các yếu tố: nhận biết rủi ro để có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả trên cơ sở nhận biết và xác định các loại rủi ro cụ thể có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù và dự liệu trước rủi ro có thể xảy ra đối với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt động. Phương pháp định lượng rủi ro dựa trên 3 phương pháp: phương pháp thống kê; phương pháp dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia rủi ro; phương pháp tính toán, phân tích, dự báo.  Theo dõi, kiểm tra kiểm soát rủi ro do một bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị độc lập với hệ thống kiểm soát nội bộ đảm nhiệm có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến, tình hình thực hiện quy trình quản trị rủi ro. Tóm lại, mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng nước ngoài đa phần đều thực hiện theo chuẩn mực nhất định, theo đó đều hướng đến chuẩn mực Basel trong quản trị và giám sát tín dụng. Các mô hình tín dụng của các ngân hàng nước ngoài đều hướng đến sự phát triển theo chiều dọc, tập trung quản trị rủi ro ở cơ quan đầu não của hệ thống và phân quyền tách bạch từng chức năng nhiệm vụ ở các phòng ban của Chi nhánh và Hội sở chính trong việc thẩm định và quyết định tín dụng, đảm bảo tính minh bạch và khách quan trong các quyết định cho vay, đồng thời phân định trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan trong trường hợp rủi ro xảy ra để có hình thức xử lý phù hợp.
  • 40. 30 1.6.2 Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước: Những năm trước đây, khi hầu hết các ngân hàng đều hoạt động theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán, quyền lực tập trung vào một cá nhân khá lớn trong khi đó quy trình quy định của pháp luật và của từng ngân hàng còn nhiều kẽ hở. Ngành ngân hàng nước ta đã phải có nhiều bài học thực tế từ những tổn thất từ hoạt động tín dụng có nguyên nhân từ việc quản trị rủi ro chưa hiệu quả, theo đó liên tục có nhiều vụ án lớn gây thất thoát tiền, tài sản với giá trị có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng của ngân hàng, nhà nước. Qua đó cho thấy vẫn còn nhiều sơ hở trong thực hiện quy trình, nhiệm vụ về hoạt động tín dụng, có dấu hiệu móc ngoặc giữa cán bộ ngân hàng với các đối tượng lừa đảo trong khi công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của một số ngân hàng còn lỏng lẻo. Điều này cũng một lần nữa bổ sung cho vai trò của con người trong việc xây dựng chính sách, mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong nước mà chính yếu là các ngân hàng thương mại, sao cho đảm bảo tách bạch các khâu trong quá trình cấp tín dụng, đảm bảo hạn chế tối đa các tiêu cực dẫn đến rủi ro tín dụng. Và định hướng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo chuẩn mực Basel đang dần được các ngân hàng thương mại trong nước hướng tới. 1.6.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng nói chung trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung nói riêng ngày càng trở nên cần thiết đối với NHTM ở Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM ở Việt Nam không chỉ là vấn đề xử lý nợ xấu, không thể xem quản trị rủi ro như một công việc mang tính thường nhật và thủ tục mà còn bao hàm nhiều vấn đề như việc phòng ngừa, nhận dạng, kiểm soát rủi ro, giám sát và xử lý rủi ro. Từ kinh nghiệm mô hình quản trị rủi ro của các nước phát triển, đang phát triển và những bài học rủi ro thực tiễn từ các ngân hàng thương mại trong nước; bài học kinh nghiệm rút ra trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là:
  • 41. 31 Thứ nhất, tuân thủ quy trình, chính sách, quy chế tín dụng, đào tạo nâng cao năng lực của nhân viên tín dụng, nhân viên thẩm định để đảm bảo thẩm định đúng, chính xác tình hình khách hàng từ khâu đầu tiên của khoản vay là một trong những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhất. Thứ hai, coi trọng chất lượng tín dụng hơn là chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Tài sản thế chấp không thể thay thế được nguồn trả nợ, nên ngân hàng cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp. Tuy vậy, tài sản bảo đảm vẫn là cứu cánh cuối cùng giúp hạn chế tổn thất của ngân hàng, do đó khi nhận tài sản bảo đảm vẫn phải đảm bảo bốn đặc tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quản lý của ngân hàng). Thứ ba là xây dựng, thực hiện chấm điểm, đánh giá xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế để góp phần hạn chế và giảm thiểu rủi ro. Thứ tư, quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng phải được xem là nhiệm vụ chủ chốt, hàng đầu chứ không phải chỉ là mảng hỗ trợ. Cần xây dựng bộ phận chuyên sâu để giám sát, phát hiện kịp thời và đưa ra thông tin cảnh báo tín dụng sớm; phân tích chỉ ra dấu hiệu các khoản nợ có vấn đề để từ đó có hướng tài trợ hoặc xử lý rủi ro thích hợp. Thứ năm, xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo hướng tiếp cận những phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại để chủ động trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để có thể quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, nhất thiết phải xây dựng một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; một hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và đặc biệt là phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. Tóm lại, để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả, ứng phó nhanh với những diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ, cạnh tranh với các ngân hàng ngoại trong tình hình hiện nay thì các NHTM ở Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đặc biệt là nâng cao, hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung theo chuẩn mực quốc tế.
  • 42. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua chương 1, cho chúng ta thấy được cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng trong ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Xác định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, thấy được các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, khẳng định tính cấp thiết của việc quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM cùng một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới và trong nước. Từ những nền tảng lý thuyết và các bài học kinh nghiệm có được, làm cơ sở để chúng ta tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong chương 2.
  • 43. 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan các mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam chủ yếu phân hành hai mô hình chủ yếu. 2.1.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Mô hình này đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, … theo đó quyền lực phân cấp về các Chi nhánh khá lớn dao động từ 50 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng. Vượt mức ủy quyền thì Trụ sở chính sẽ phê duyệt thông qua. Đối với các NHTMCP có vốn nhà nước, tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng làm tất cả các khâu từ tiếp thị, đến thu thập hồ sơ khách hàng, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng, thực hiện tác nghiệp, thu hồi nợ,… Lãnh đạo Chi nhánh có quyền lực tối cao quyết định tín dụng trong khuôn khổ khách hàng đáp ứng điều kiện cấp tín dụng và mức ủy quyền được cấp trên giao cho Chi nhánh. Đối với các Ngân hàng có vốn nước ngoài, tại Chi nhánh, các phòng ban được chia tách hợp lý từ khâu tiếp thị, bán hàng, đến khâu thẩm định đề xuất cấp tín dụng và các khâu tác nghiệp, hỗ trợ tín dụng và thu hồi xử lý nợ. Như vậy, mô hình phân tán của các NHTMCP có vốn nước ngoài có tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa hơn, phân tách nhiệm vụ trách nhiệm của từng bộ phận, góp phần hạn chế rủi ro. Ngoại trừ các ngân hàng quốc doanh chỉ còn bốn ngân hàng TMCP có vốn nhà nước nêu trên sử dụng mô hình tín dụng phân tán trong đó tập trung mọi việc vào 1 bộ phận chính là bộ phận khách hàng, như vậy không phân tán được rủi ro và tiềm ẩn nhiều tồn tại. Sau tiến trình cổ phần hóa, dự kiến các ngân hàng này cũng sẽ có lộ trình chuyển đổi mô hình tín dụng từ phân tán sang tập trung để đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng và ngăn ngừa rủi ro theo định hướng của chuẩn
  • 44. 34 mực Basel II. 2.1.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Mô hình này hiện nay được nhiều NHTM áp dụng (Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank,…). Đặc điểm nổi bật của mô hình này là các Chi nhánh chỉ thực thi nhiệm vụ chính là bán hàng, với hạn mức phán quyết phân bổ từng Chi nhánh rất thấp từ 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng. Toàn bộ các hồ sơ vượt mức trên đều được phê duyệt tập trung tại Hội sở chính của Chi nhánh mà cấp phê duyệt chính là Hội đồng tín dụng Hội sở chính. Trường hợp mô hình điển hình của NH TMCP Á Châu: [Nguồn: Quy trình cấp tín dụng tại NHTMCP Á Châu] Hình 2.1: Sơ đồ mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu Hiện ACB triển khai mô hình này rất thành công và đang được nhiều NHTM thực hiện. Theo tác giả, mô hình này có nhiều điểm mạnh như sau: - Phát huy sức mạnh của tính chuyên môn hóa từng khâu trong mô hình. - Phát huy sức mạnh của tính tập thể, hạn chế quyền lực trong tay một người, phân tán rủi ro. - Tăng khả năng quản lý, giám sát rủi ro của ban điều hành của ngân hàng. Bên cạnh đó, mô hình cũng còn một số tồn tại: Tại Chi nhánh: Nhân viên bán hàng Thu thập hồ sơ khách hàng Nhân viên thẩm định Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng Ban tín dụng Chi nhánh Gửi kết quả thẩm định (trong thẩm quyền) Nhân viên định giá tài sản Giao dịch viên giải ngân Bộ phận hỗ trợ tín dụng tác nghiệp theo đk phê duyệt Bộ phận PL, chứng từ Soạn thảo, CC ĐK HĐ Tại Trụ sở chính: Trung tâm thẩm định TSC Giám đốc TT phê duyệt Ban tín dụng Chi nhánh Hạn mức thấp (5 – 10 tỷ đồng) (vượt thẩm quyền) sản phẩm đặc thù (mua nhà, mua xe,…) TT hỗ trợ thẩm định TSC Ban tín dụng TSC phê duyệt
  • 45. 35 - Việc chia tách nhiều khâu thực hiện đòi hỏi công tác phối hợp giữa các phòng ban phải nhịp nhàng, linh động đảm bảo mô hình hoạt động trôi chảy, tránh ách tắt ở từng khâu (do mỏng nhân sự, điều kiện phê duyệt không thực hiện hiện được,…) ảnh hưởng đến thời gian thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng. - Mặc dù có sự phân tách nhiệm vụ giữa các phòng ban của mô hình, tuy nhiên việc thực hiện mô hình chủ yếu là các phòng ban cùng thuộc sự quản lý của giám đốc Chi nhánh, có khả năng chịu sự tác động của ý chí chủ quan của lãnh đạo Chi nhánh, đi lệch hướng mô hình. - Bộ phận kiểm toán nội bộ Chi nhánh chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát sau trong trường hợp khoản tín dụng phát sinh tối thiểu 45 ngày là quá dài, khả năng chậm trễ trong việc xử lý rủi ro nếu có. 2.2 Sơ lược về NHTMCP Công thương Việt Nam 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương Việt Nam1 NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong bốn NHTM lớn nhất Việt Nam được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế, là ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngày 01/7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ NHNN theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 402/HĐBT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau 3 lần đổi tên và thành lập lại, ngày 21/9/1996 Ngân hàng Công thương đã có tên gọi chính thức như hiện nay theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Vietinbank chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP từ ngày 03/07/2009. Tháng 4 năm 2008, thương hiệu mới VietinBank đã được đưa vào sử dụng với slogan mới “Nâng giá trị cuộc sống”. Từ một NHTM quốc doanh với tổng tài sản là 718 tỉ đồng lúc mới thành lập, 1 Tóm tắt các sự kiện nổi bật của Vietinbank và các giải thưởng lớn trong 3 năm 2011 -2013 được thể hiện trong Phụ Lục 1
  • 46. 36 sau 25 năm phát triển, tổng tài sản của ngân hàng đã vượt mức 576.368 tỉ đồng năm 2013, trở thành ngân hàng có số vốn lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam. 2.2.1.1 Sơ đồ tổ chức và bộ máy: Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHTMCP Công Thương Việt Nam2 [Nguồn: www.vietinbank.vn] 2.2.2 Kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu tài chính cơ bản: Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động Vietinbank đạt được từ 2009 đến 2013 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 31/12/2009 Tổng tài sản 576.386 503.530 460.620 367.731 243.785 Tổng dư nợ cho vay 460.079 405.744 293.434 234.205 163.170 Tổng nguồn vốn huy động 511.670 460.082 420.212 339.699 220.436 Vốn chủ sở hữu 54.075 33.625 28.491 18.201 12.572 Trong đó: Vốn điều lệ 37.234 26.218 20.230 15.172 11.252 2 Chi tiết sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban NHTMCP Công thương Việt Nam theo Phụ lục 2, Sơ đồ tổ chức NHTMCP Công thương Việt Nam và Phụ lục 3, Chức năng nhiệm vụ của từng cấp thẩm quyền của NHTMCP Công thương Việt Nam
  • 47. 37 Lợi nhuận trước thuế 7.751 8.168 8.392 4.638 3.373 Lợi nhuận sau thuế 5.808 6.169 6.259 3.444 2.583 ROA 1,4% 1,70% 2,03% 1,50% 1,54% ROE 13,7% 19,90% 26,74% 22,10% 20,60% Tỷ lệ nợ xấu 0,82% 1,46% 0,75% 0,66% 0,61% Tỷ lệ an toàn vốn 13,17% 10,33% 10,57% 8,02% 8,06% Tỷ lệ chi trả cổ tức 10% 16% 20% 13,47% 6,83% [Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2013] Năm 2013, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng chậm. Trong nước, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của chính phủ và nhnn, kinh tế vĩ mô được ổn định, mặt bằng lãi suất được giữ ở mức thấp, lạm phát ở mức 6,6%; tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,42%, tuy nhiên, tổng cầu và sức mua của nền kinh tế còn yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng khó khăn, nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn ở mức cao. Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống vietinBank vẫn tiếp tục triển khai các giải pháp kinh doanh và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định trong tương lai. Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức, nhưng với định hướng đúng đắn và giải pháp kinh doanh phù hợp, vietinBank vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản đạt 576,4 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 14,5% so với đầu năm; lợi nhuận trước thuế đạt 7.751 tỷ đồng, đạt 103% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao; tổng nguồn vốn huy động tăng 11,2%, dư nợ tín dụng tăng 13,4% so với năm 2012…Kết thúc năm tài chính 2013, VietinBank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu ngành ngân hàng về các chỉ tiêu kinh doanh. Năm 2013, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Số dư nguồn vốn đến 31/12/2013 là 511,7 ngàn tỷ, tăng trưởng hơn 11,2% so với năm 2012 và đạt 108% Kế hoạch ĐHĐCĐ. Trong đó, nguồn vốn huy động từ Tổ chức kinh tế tăng 21% và nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 27% so với 2012.