SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ HẢI NINH
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN UÔNG BÍ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ HẢI NINH
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN UÔNG BÍ
Chuyên ngành : Tài chính và ngân hàng
Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ
Hà Nội – 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..... 4
1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của NHTM............................................ 4
1.1.1. Giới thiệu, phân loại và vai trò của tín dụng ngân hàng.......................4
1.1.2. Quy trình quản lý tín dụng hoạt động ngân hàng thương mại..............7
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của NHTM..............9
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM....................... 12
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của rủi ro tín dụng. .....................12
1.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng.........................................................16
1.2.3. Phương pháp nhận biết, đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng...........16
1.2.4. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng...............................................20
1.2.5. Xử lý rủi ro tín dụng ............................................................................25
1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM trên
thế giới...................................................................................................................... 27
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................27
1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ............................................................................28
1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG NHNo & PTNT UÔNG BÍ.......................................................................... 31
2.1. Giới thiệu và tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Uông Bí............ 31
2.1.1. Giới thiệu về NHNo & PTNT Uông Bí ................................................31
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Uông Bí .........33
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí ........................ 44
2.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí .....................44
2.2.2. Tình hình chung về nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Uông Bí.............50
2.2.3. Phân tích nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Uông Bí.............................51
2.2.4. Nợ xấu tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí ....................................56
2.3. Đánh giá về rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí........................ 62
2.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................62
2.3.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí .................65
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT UÔNG BÍ .......................................................... 73
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tại NHNo & PTNT Uông Bí.............. 73
3.1.1. Định hướng phát triển chung của NHNo & PTNT Uông Bí...............73
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí......................................................................74
3.2. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo
& PTNT Uông Bí.................................................................................................. 76
3.2.1. Giải pháp về nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng.............................76
3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp...............................................77
3.2.3. Nâng cao năng lực trong công tác thu thập và xử lý thông tin trong
hoạt động tín dụng .............................................................................................79
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định ..........................................................81
3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng..................................................82
3.2.6. Kiểm tra tín dụng chặt chẽ...................................................................84
3.2.7. Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ .............85
3.3. Một số kiến nghị........................................................................................ 86
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ nghành liên quan .........................86
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước...............................................87
3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam. ............................................88
3.3.4. Kiến nghị đối với ngân hàng NHNo & PTNT Uông Bí.......................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 92
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
Nguyên nghĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 CBTD Cán bộ tín dụng
2 CIC credit information center Trung tâm thông tin tín dụng
3 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
4 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
5 DSCV Doanh số cho vay
6 DPRR Dự phòng rủi ro
7 HĐKD Hoạt động kinh doanh
8 NHNN Ngân hàng Nhà nước
9 NHNo&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn
10 NHNN Ngân hàng nông nghiệp
11 NHTM Ngân hàng thương mại
12 PGD Phòng giao dịch
13 RRTD Rủi ro tín dụng
14 SXKD Sản xuất kinh doanh
15 TCTD Tổ chức tín dụng
16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
17 TSBĐ Tài sản bảo đảm
18 TSCĐ Tài sản cố định
19 TSTC Tài sản thế chấp
20 VND Việt Nam Đồng
ii
DANH MỤC BẢNG
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 2.1
Nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo & PTNN
Uông Bí
35
2 Bảng 2.2
Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNN Uông Bí Chi
nhánh Uông Bí
39
3 Bảng 2.3
Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN
Uông Bí giai đoạn 2009 - 2011
43
4 Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn 50
5 Bảng 2.5 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 52
6 Bảng 2.6 Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ 54
7 Bảng 2.7 Chỉ tiêu nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNN Uông Bí 56
8 Bảng 2.8 Cơ cấu nợ xấu của NHNo&PTNT Uông Bí 59
iii
DANH MỤC HÌNH
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 32
2 Hình 2.2
Nguồn vốn theo đối tượng huy động tại Chi nhánh
NHNo & PTNT Uông Bí
35
3 Hình 2.3
Nguồn vốn theo loại tiền huy động tại Chi nhánh NHNo
& PTNT Uông Bí
37
4 Hình 2.4
Nguồn vốn phân theo kỳ hạn tại Chi nhánh NHNo &
PTNT Uông Bí
37
5 Hình 2.5 Dư nợ phân theo kỳ thời hạn vay 40
6 Hình 2.6
Kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí
giai đoạn 2009 – 2011
43
7 Hình 2.7 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 52
8 Hình 2.8 Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ 55
9 Hình 2.9 Chỉ tiêu nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí 57
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với ngân hàng thương mại, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng
chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 80% doanh thu và 90% tổng lợi nhuận của ngân hàng.
Trong quá trình tồn tại và phát triển các ngân hàng luôn đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt. Ngân hàng đặt mục tiêu thận trọng lên hàng đầu trong hoàn cảnh hoạt động
ngân hàng luôn đòi hỏi phải chấp nhận mạo hiểm. Hoạt động kinh doanh của ngân
hàng luôn gắn với rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp
rủi ro của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại là rất lớn. Rủi ro thường
gây ra những tổn thất lớn gây thiệt hại cho ngân hàng. Rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng
có thể gây hậu quả rất lớn. Rủi ro tín dụng có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh,
và có thể dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải
quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng
rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm
bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại không còn là vấn đề mới mẻ tại Việt Nam tuy
nhiên việc phân tích đánh giá rủi ro hoạt động này trong điều kiện hiện nay cần phải
có một cách nhìn mới hơn.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Uông Bí Quảng
Ninh là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn (NHNo & PTNT) Quảng Ninh, những năm qua ngân hàng đóng góp
không nhỏ cho sự phát triển trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của tỉnh Quảng
Ninh nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong quá trình kinh doanh của mình,
ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề hạn chế rủi ro
tín dụng. Do đó tác giả chọn đề tài viết luận văn tốt nghiệp của mình là “Rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Uông Bí”.
2. Tình hình nghiên cứu.
Mặc dù trước đây cũng có những luận văn nghiên cứu về vấn đề này ở các
chi nhánh khác trong cùng hệ thống ngân hàng nông nghiệp. Hiện tại chưa có luận
2
văn thạc sỹ nào nghiên cứu về rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Uông Bí. Việc
nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng là
hết sức cần thiết. Hoạt động của NHNo & PTNT Uông Bí chủ yếu là hoạt động tín
dụng ngắn hạn. Hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại, NHNo &
PTNT Uông Bí cũng phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của
mình. Rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Uông Bí là khả năng xảy ra những tổn
thất ngoài dự kiến cho NHNo & PTNT Uông Bí do khách hàng vay vốn tín dụng
trả không đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro tín dụng
của NHNo & PTNT Uông Bí có thể được phản ánh qua một số chỉ tiêu chính như
nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn; nợ khó đòi, nợ xấu ... Luận văn này nghiên cứu
trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây và vận dụng thực tế vào
tình hình của thành phố Uông Bí để có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi
ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí cho phù hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống một số vấn đề có tính khái quát về rủi ro tín dụng để khẳng định
rủi ro tín dụng là một tất yếu song có thể phòng ngừa và hạn chế được để đảm bảo
an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo &
PTNT Uông Bí để từ đó đưa ra được những kết quả đạt được, những vấn đề còn
tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt
động tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí. Mục đích đem lại nhiều lợi nhuận, hạn
chế mức thấp nhất những rủi ro đồng thời đưa ra những đề xuất và kiến nghị tới
các bộ nghành liên quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
- Những vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân
3
hàng thương mại (NHTM).
- Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí.
- Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
Uông Bí.
Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí trong
khoảng thời gian từ 2009 – 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, sử dụng số liệu thứ cấp
từ các nguồn thông tin tin cậy, đặc biệt là số liệu cấp chi nhánh của NHNo &
PTNT Uông Bí. Trên cơ sở tổng hợp số liệu luận văn sẽ sử dụng phương pháp
nghiên cứu tình huống lấy NHNo & PTNT Uông Bí làm trường hợp điển hình
trong mối quan hệ so sánh toàn hệ thống và NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
của luận văn được sử dụng các phương pháp truyền thống như thống kê, phân tích,
tổng hợp, so sánh...
6. Đóng góp của luận văn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, công tác hạn chế rủi ro tín
dụng trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Uông Bí. Trong đó, đưa ra những
phân tích toàn diện, sâu sắc hơn những yếu tố gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Uông Bí.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng NHNo &
PTNT Uông Bí.
Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại
NHNo & PTNT Uông Bí.
4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của NHTM.
1.1.1. Giới thiệu, phân loại và vai trò của tín dụng ngân hàng.
1.1.1.1. Tín dụng ngân hàng.
Tín dụng được hiểu là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế,
trong đó chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị
(có thể dưới hình thức hàng hoá hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời
gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng ngân hàng thể hiện sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một
số lượng tiền nhất định của ngân hàng cho bên đi vay trong một thời gian nhất định
với cam kết hoàn trả gốc và lãi. Thực chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ vay
mượn có hoàn trả cả gốc và lãi, đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời về quyền sử
dụng vốn.
1.1.1.2. Phân loại tín dụng.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, các Ngân hàng luôn không ngừng đa dạng hoá các
hình thức tín dụng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, tín dụng đối với khách hàng có thể chia
thành các loại như sau:
- Căn cứ vào thời hạn vay: Tín dụng ngắn hạn; tín dụng trung hạn; tín dụng dài
hạn
- Căn cứ vào tài sản đảm bảo: tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tín dụng không
có bảo đảm bằng tài sản.
- Căn cứ vào mục đích vay vốn: cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh; cho vay
tiêu dùng.
- Căn cứ vào phương thức cho vay: cho vay từng lần; cho vay theo hạn mức tín
dụng; cho vay đầu tư dự án; cho vay trả góp.
5
1.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng.
Trong nền kinh tế hàng hóa các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất
kinh doanh dịch vụ nếu không có vốn. Ở nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng
xảy ra thường xuyên đối với các đơn vị kinh tế, vì vậy vốn tín dụng ngân hàng đóng
vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành động lực trong quá trình phát triển của nền
kinh tế.
Tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn cho sản
xuất: hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế quốc dân đóng vai
trò cầu nối giữa cung và cầu về vốn, điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn.
Tín dụng ngân hàng đã huy động, tích tụ các nguồn vốn đó về một mối thông qua
hoạt động tín dụng. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho quá trình sản
xuất được liên tục, tập trung vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô
ngày càng lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, mở rộng
góp phần đầu tư phát triển kinh tế: để hoạt động sản xuất kinh doanh bình
thường các doanh nghiệp cần phải có một số vốn nhất định, trong trường hợp mở
rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có một số vốn lớn hơn. Vấn đề
thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Trong trường hợp thiếu
vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng họ cần phải đi vay vốn các Ngân
hàng. Như vậy tín dụng ngân hàng đă góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh
tế, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, mở rộng góp phần đầu tư phát triển
kinh tế.
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hành lưu
thông tiền tệ: trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các ngân hàng
đã huy động và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi đồng thời đã rút ra khỏi lưu thông
một bộ phận tiền tệ không cần thiết, mặt khác dựa vào quy luật lưu thông tiền tệ
trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng với nhu cầu vay, ngân hàng Nhà nước
trung ương thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu thông, do đó sự vận động của vốn
tín dụng là trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức điều hành lưu thông
6
tiền tệ. Hơn thế nữa quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền với việc thanh
toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trôi nổi trên
thị trường mà không có sự quản lý của nhà nước.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế kém phát
triển, là công cụ tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn: trong nền kinh tế
nước ta hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn và đang gặp nhiều
khó khăn do sự tác động của điều kiện tự nhiên. Vì vậy trong giai đoạn trước mắt nhà
nước cần có các chính sách để tập trung phát triển nông nghiệp để giải quyết những
nhu cầu tối thiểu của xă hội, đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Do đó
một chính sách tín dụng với mức lãi suất ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho các ngành nghề
trong nền kinh tế phát triển đồng thời nó là công cụ tích cực trong việc điều tiết vĩ mô
của nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại: tín dụng ngân
hàng đã trở thành một phương tiện nối liền nền kinh tế giữa các nước với nhau bằng
các hoạt động thanh toán quốc tế. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển nói
chung, Việt Nam nói riêng, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập
khẩu hàng hoá và đầu tư công nghệ, bởi vì các hoạt động này đòi hỏi phải có một
lượng vốn lớn. Đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. Chính vì vậy mà tín dụng ngân hàng
sẽ là nguồn vốn tài trợ cho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa dịch
vụ. Một chính sách tín dụng ưu đãi đối các sản phẩm xuất khẩu sẽ làm tăng sự cạnh
tranh của hàng hóa này trong thị trường quốc tế đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia.
Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị xã hội: thông qua việc cho
vay mở rộng sản xuất đối với các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, đó là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta.
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao
động dôi thừa trong nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố. Thực
hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho
người lao động, đời sống văn hóa, kinh tế, xă hội tăng lên, khoảng cách giữa nông
7
thôn và thành thị càng nhích lại gần nhau, hạn chế bớt sự phân hóa bất hợp lý trong
xă hội, giữ vững an ninh chính trị.
Ngoài ra tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước, điển hình là chính sách xóa đói giảm nghèo, tín dụng ngân hàng
thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ
nghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên giàu hơn, chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hội dần
dần được xoá bỏ như rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan... nâng cao trình độ dân trí,
trình độ chuyên môn của lực lượng lao động.
1.1.2. Quy trình quản lý tín dụng hoạt động ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại do hội đồng quản trị hay ban
lãnh đạo của ngân hàng thương mại vạch ra. Đó là một hệ thống có liên quan tới
việc khuyếch trương hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã hoạch định, hạn chế
rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
Nội dung chính sách tín dụng là xem xét cơ sở khoa học của việc hình thành
chính sách tín dụng, mục tiêu chiến lược, chiến thuật của hoạt động tín dụng, các nội
dung cụ thể của chính sách tín dụng để thực hiện mục tiêu đã đề ra cũng như các biện
pháp tổ chức điều hành công tác tín dụng.
1.1.2.2. Quy định về cho vay vốn.
Đây chính là cụ thể hoá của chính sách tín dụng. Vì vậy nội dung cụ thể, rõ
ràng và bao quát được các vấn đề sau :
- Thể thức cho vay.
- Giới hạn kỳ hạn nợ.
- Tiêu chuẩn giá cả để tính toán cho vay.
- Tiêu chuẩn tài sản thế chấp.
- Tiêu chuẩn pháp lý và điều kiện tài chính khách hàng cần có.
- Mức cho vay một đơn thể và một nhóm.
- Thẩm quyền và thủ tục thanh lý, thu hồi nợ.
8
Tùy theo tình hình thực tế của từng ngân hàng mà quy định này có mức độ
khác nhau. Các quy định này phải được thể hiện bằng văn bản và được dùng như
một phương tiện nhằm xúc tiến kiểm tra sự tuân thủ những mục tiêu quản lý.
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức thực hiện.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, cần có một cơ cấu tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Điều đó được thể hiện ở sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong cơ cấu lãnh đạo ở
các cấp quản lý, đối với các cán bộ nhân viên cũng như sự phối hợp chặt chẽ, có
hiệu quả giữa các cấp lãnh đạo và các bộ phận tham gia trong quá trình quản lý tín
dụng.
1.1.2.4. Phân tích nhận định tình hình.
Khả năng này tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm trong phân tích những
thông tin hiện có liên quan đến việc sử dụng vốn vay trong đó quan trọng nhất là
đánh giá tình hình khách hàng. Chiều sâu trong tiến trình đánh giá là dựa vào giá trị
đích thực của các dữ kiện hơn là định lượng chủ quan về khả năng trả nợ của khách
hàng. Để hiểu rõ hơn hiện trạng và xu thế phát triển của khách hàng thông qua báo
cáo của doanh nghiệp cũng như các nguồn thông tin thu nhận được, chúng ta có thể
phân tích sâu hơn về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, … mục đích định
lượng rủi ro tín dụng. Vì vậy, phân tích tình khách hàng theo các tiêu thức nêu trên
là cần thiết, góp phần thiết lập một hệ thống phòng ngừa có hiệu quả trong quy trình
quản lý tín dụng.
1.1.2.5. Quyết định tín dụng.
Thể hiện bằng kết luận của lãnh đạo các cấp về biện pháp xử lý đối với các
khoản cho vay, thu nợ cũng như xử lý các khoản nợ tồi. Quyết định chính xác sẽ có
ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu rủi ro mất vốn do không thu hồi được nợ, đảm bảo
an toàn trong kinh doanh. Thực hiện quy trình quản lý tín dụng với chính sách đúng
đắn, các quy định rõ ràng, tổ chức quản lý có khoa học và sự phối hợp nhịp nhàng,
có hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan tới chất lượng tín dụng trong mối quan hệ
hiệp tác, thống nhất giữa ban lãnh đạo ngân hàng với toàn thể nhân viên vì mục tiêu
chất lượng chắc chắn quản lý tín dụng sẽ thu được kết quả tốt.
9
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của NHTM
1.1.3.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%).
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) =
Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước
x 100
Dư nợ năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để
đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế
hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân
hàng càng ổn định và có hiệu quả và ngược lại.
1.1.3.2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%).
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV(%) =
DSCV năm nay – DSCV năm trước
x 100%
DSCV năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh
khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín
dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn
định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm
kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
1.1.3.3. Tỷ lệ thu lãi (%).
Tỷ lệ thu lãi (%) =
Tổng lãi đã thu trong năm
x 100%
Tổng lãi phải thu trong năm
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân
hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh
thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế
hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt và ngược lại.
Chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng.
10
1.1.3.4. Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % ).
Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn
tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao,
ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có
thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.
1.1.3.5. Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % ).
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn
huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu chỉ
tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy
động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, nếu
chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy
động, gây lãng phí.
1.1.3.6. Hệ số thu nợ ( % ).
Tỷ lệ thu nợ (%) =
Doanh số thu nợ
x 100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ
thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
1.1.3.7. Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%).
Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) =
Doanh số thu nợ đến hạn
x 100%
Tổng dư nợ đến hạn
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó
chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín
dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân
hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng
tốt.
11
1.1.3.8. Tỷ lệ nợ quá hạn (%).
Tỷ lệ nợ đến hạn (%) =
Nợ quá hạn
x 100%
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh
khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ
của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất
lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao
thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
1.1.3.9. Tỷ lệ nợ xấu (%).
Tỷ lệ nợ xấu (%) =
Tổng nợ xấu
x 100
Tổng dư nợ
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để
phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này cho
thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả
năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của
ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín
dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
1.1.3.10. Vòng quay vốn Tín dụng (vòng).
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Dư nợ bình quân trong kỳ =
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
2
12
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời
gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì
được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
1.1.3.11. Số khách hàng được vay vốn.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ,
cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của rủi ro tín dụng.
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.
Tại khoản 1, điều 2 quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng
nhà nước (NHNN) Việt Nam, đề cập khái niệm “rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về rủi ro tín dụng, song các
quan niệm về rủi ro tín dụng có bản chất đó là: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra
những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng được cấp tín
dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng. Rủi ro tín dụng có
thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM đó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá
trị thị trường của vốn; trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới thua lỗ, nếu ở mức
độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
1.2.1.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với
hoạt động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng. Các
ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi
ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng. Ngân hàng sẽ hoạt động
tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, nằm trong
phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.
13
Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng
giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hành. Do tình trạng
thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng
thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn
thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: đặc điểm này thể hiện ở sự
đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự
việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra.
1.2.1.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng.
a) Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan .
- Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:
+ Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: nền
kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và
công nghiệp phục vụ nông nghiệp vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá
cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.
+ Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: quá trình
tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo
ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp phải đối
mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
+ Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên
biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư
vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều
năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu
đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh
nghiệp này.
+ Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng
hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường thị trường tất
yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi
14
nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ nên
có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác.
- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi:
+ Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương. Trong những năm
gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ
quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành
luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai
vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều
vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Nhiều
các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn
đọng, tài sản tồn đọng.
+ Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN, hoạt động thanh
tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về
chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu,
nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai
trò kiểm toán chưa phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách
hữu hiệu.
+ Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập, chưa có một cơ chế công bố thông
tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Đó cũng là thách thức cho hệ thống
ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong
điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng.
b) Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
- Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
+ Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Số
lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để
chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức
nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, ảnh hưởng xấu đến các doanh
nghiệp khác.
15
+ Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân
hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài
sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cách quản lý, đầu tư
cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Do
vậy với quy mô và tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các
phương án kinh doanh.
+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản,
nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết
các doanh nghiệp. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các
sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và
trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp chỉ mang
tính chất hình thức. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của
doanh nghiệp thường thiếu tính thực tế và xác thực.
- Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay
+ Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ là
thực hiện việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh
doanh. Tuy nhiên, công việc này của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên
hình thức.
+ Bố trí cán bộ thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
chưa cao: Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến
cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách
hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so
với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố
quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng.
+ Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói
quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi
lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng
cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động. Theo dõi
nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói
16
riêng và của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM
chưa thực hiện tốt công tác này.
+ Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo: Các ngân hàng cần phải hợp tác
chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý
rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân
hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con
số cụ thể. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng
cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro
chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.
Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan
hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của
các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng
ngân hàng.
1.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Bước 1: Phân hạng danh mục rủi ro tín dụng;
Bước 2: Rà soát, xếp hạng rủi ro;
Bước3: Danh mục rủi ro rín dụng cần giám sát, nội dung giám sát;
Bước 4: Lập phương pháp giám sát hợp lý;
Bước 5: Quá trình kiểm tra, đánh giá;
Bước 6: Các dấu hiệu cảnh báo về những khoản tín dụng có khả năng có vấn đề.
1.2.3. Phương pháp nhận biết, đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Phương pháp nhận biết rủi ro tín dụng
Trong thực tế hoạt động nhằm hạn chế rủi ro tín dụng các ngân hàng phải
nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu để có thể thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát thông
qua đó hạn chế mức độ cao nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Một số dấu hiệu cảnh
báo rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM :
- Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:
+ Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ, chậm thanh
toán.
17
+ Xin ngân hàng cho kéo dài thời hạn trả nợ, xin gia hạn nợ.
+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ.
+ Vốn vay bị sử dụng với mục đích khác so với thoả thuận trong hợp đồng.
+ Chu kì vay thường xuyên gia tăng.
- Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng:
+ Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan
điểm, mục đích, cách thức quản lý...
+ Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùng người
không hiệu quả và có hiện tượng những người có năng lực rời khỏi công ty.
+ Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực.
+ Phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý
- Nhóm dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Giá trị sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp liên tục suy giảm.
+ Thu nhập không ổn định.
+ Chậm trễ trong thanh toán lương cho cán bộ, nhân viên.
+ Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm.
+ Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường.
- Nhóm dấu hiệu thuộc về xử lý thông tin tài chính, kế toán:
+ Chậm chễ, trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chính.
+ không hợp lý và thiếu chuẩn xác.
+ Tăng doanh số bán hàng nhưng lợi nhuận giảm hoặc lỗ.
+ Tiền mặt giảm, vốn lưu động giảm.
+ Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu như kế hoạch.
- Nhóm dấu hiệu thuộc về thương mại:
+ Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh những ngành nghề
mà không thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao
+ Yếu tố đầu vào không thuận lợi như: giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng,
không nhập được những nguyên liệu đặc chủng...
+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý, sử dụng vốn sai mục đích ví dụ
18
như: dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho TSCĐ, nhà xuởng...
+ Chi phí của doanh nghiệp không hợp lý.
- Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật:
+ Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp theo chiều hướng bất lợi.
+ Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Để phản ánh mức độ rủi
ro tín dụng, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro,
ngân hàng thường dựa vào các chỉ tiêu sau :
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm các khoản nợ đến hạn là chưa được thanh
toán đã chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ này phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng
của ngân hàng, tỷ lệ càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn nợ trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn nợ =
Nợ quá hạn + Nợ gia hạn
Tổng dư nợ
Về cơ bản chỉ tiêu này cũng gần giống như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
nhưng với các khoản nợ quá hạn được gia hạn nợ sẽ được ngân hàng quản lý khác
với nợ quá hạn bởi đây là các khoản nợ của khách hàng đã được gia tăng thêm thời
hạn, khách hàng vẫn được vay thêm một khoảng thời gian mà không phải chịu lãi
suất hay hình thức phạt nào cả, điều này tạo điều kiện cho khách hàng trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
19
- Mức độ rủi ro tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn
Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn =
Nợ quá hạn + nợ gia hạn
Tổng tài sản
Cả hai chỉ tiêu này đều phản ánh mỗi một đồng nợ quá hạn và gia hạn được tài
trợ bởi bao nhiêu đồng vốn hiện có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì tình hình
kinh doanh của ngân hàng càng được đảm bảo.
- Tỷ lệ lãi treo
Tỷ lệ lãi treo =
Lãi treo phát sinh
Tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng
Lãi treo là tiền lãi của khoản cho vay mà ngân hàng chưa thu hồi được. Chỉ
tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính của ngân hàng do rủi ro
tín dụng.
- Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu
Tổng dư nợ
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ này rất quan trọng, nó phản
ánh mức độ có thể tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Các chỉ tiêu khác:
+ Điểm của khách hàng: Thông qua tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh
doanh, hiệu quả dự án đầu tư, mối quan hệ và tính sòng phẳng... ngân hàng lập
hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm.
+ Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ
20
quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều
khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá
hạn.
+ Mất ổn định vĩ mô: Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, chính
trị mất ổn định, thiên tai... làm mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người
vay.
1.2.4. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.4.1. Phòng ngừa rủi ro tín dụng
Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng NHTM có thể sử dụng các biện pháp
phòng ngừa rủi ro như sau:
- Chứng khoản hóa các khoản vay:
Chứng khoản hóa các khoản cho vay là một phương pháp hạn chế rủi ro đơn
giản của ngân hàng, giảm các chi phí liên quan đến việc giám sát các khoản vay.
Chứng khoản hóa đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một số các khoản cho vay và
bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên các khoản cho vay đó. Khi
người đi vay hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng, ngân hàng sẽ chuyển khoản
thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán nói trên. Ngân hàng sẽ nhận
lại phần vốn đã bỏ ra để có các tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này để tạo ra những
tài sản mới.
- Phân tán rủi ro:
Trong cơ chế thị trường, ngân hàng không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc
vài khách hàng, cho dù khách hàng đó kinh doanh hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng
đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM.
Vì vậy, phải san sẻ rủi ro để bảo đảm an toàn cho ngân hàng. Chia sẻ rủi ro là một
biện pháp được nhiều ngân hàng sử dụng từ trước tới nay, có ba hình thức chủ yếu:
+ Tránh dồn vốn.
+ Liên kết đầu tư.
+ Thực hiện bảo đảm tín dụng.
21
- Cầm cố:
Là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn bằng việc người vay đưa tài sản
của mình đến ngân hàng đảm bảo cho khoản vay mà họ có thể nhận được món vay
tối đa bằng 70% giá trị tài sản cầm cố. Đến hết thời hạn trả nợ mà người vay không
chịu trả hoặc không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ bán đấu giá vật cầm cố để
thu hồi nợ.
- Thế chấp tài sản:
Khi sử dụng hình thức thế chấp phải sử lý chặt chẽ các vấn đề sau:
+ Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và phải có giá trị
trao đổi trên thị trường.
+ Nếu là động sản mà ngân hàng khó quản lý được trong thời gian người vay sử
dụng vốn vay thì ngân hàng có thể yêu cầu người vay mua bảo hiểm động sản
đó và trao giấy tờ gốc cho ngân hàng.
- Bảo lãnh:
Người bảo lãnh phải có đủ tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý và năng lực
hành vi, khả năng kinh tế để trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả được
nợ.
- Cho vay tín chấp:
Chỉ áp dụng đối với khách hàng đã trở nên tin cậy với ngân hàng.
1.2.4.2. Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Mục tiêu hạn chế (rủi ro tín dụng) RRTD là nhằm phòng ngừa và giảm thiểu
thấp nhất rủi ro gặp phải trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giới hạn phù
hợp, tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các biện pháp hạn
chế rủi ro tín dụng của NHTM:
- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp
Một chính sách tín dụng tốt là một chính sách tín dụng được trình bày bằng
những thuật ngữ chính xác, những hướng dẫn được thể hiện cụ thể rõ ràng đối với
các loại hình tín dụng khác nhau và phải là một ứng dụng không khéo của những
nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh
22
tế. Chính sách tín dụng phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và
một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn.
- Xếp loại khách hàng
Thông tin bất cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch, do biết chắc có sự lựa
chọn đối nghịch xảy ra các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng cơ chế sàng lọc nhằm
lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt để cho vay dựa vào các tiêu chí. Đây là các yếu
tố quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng. Ngân hàng phải thực hiện đánh
giá khách hàng trên một số nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau :
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: bao gồm chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Tiền + Các khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền
Nợ đến hạn
+ Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính:
Hệ số nợ tổng tài sản =
Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
Hệ số nợ vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ phải trả
Tổng vốn chủ sở hữu
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
Lãi vay
23
Hệ số cơ cấu nguồn vốn =
Tổng vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
+ Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần
TSLĐ bình quân
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
TSCĐ bình quân
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng TSCĐ bình quân
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi:
Hệ số sinh lợi doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả
Tổng tài sản
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
24
- Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án vay vốn
Thẩm định tính hiệu quả và khả thi của phương án, dự án vay vốn là một yếu
tố rất quan trọng nhằm:
+ Đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản
xuất kinh doanh/dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để
phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
+ Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm
bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro.
+ Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ
giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay.
- Kiểm tra kiểm soát, theo dõi sau khi cho vay
Để hạn chế rủi ro tín dụng, người ta thường dùng cơ chế giám sát, ngân
hàng thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra
hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định kỳ. Ngoài ra, còn
có hệ thống giám sát khác như hệ thống thông tin tín dụng, thông tin trên thị
trường chứng khoán, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý…
Ngoài cơ chế giám sát rủi ro tín dụng còn được giảm thiểu bằng cơ chế
khuyến khích. Các tổ chức tín dụng sẽ cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi về lãi suất,
phí, hạn mức tín dụng, .... cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả
sòng phẳng. Ngược lại, đối với các khách hàng không có uy tín trong quan hệ sẽ bị
hạn chế hạn mức tín dụng, chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe hơn về
đảm bảo tiền vay.
- Phân tán rủi ro
Phân tán rủi ro là một giải pháp quan trọng thường được các ngân hàng
thương mại áp dụng. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:
+ Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực: Để
hạn chế rủi ro không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh
doanh, một vùng kinh tế. NHTM nên coi đây như một giải pháp hữu hiệu
cho công tác phòng ngừa rủi ro.Như vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh
25
vực đầu tư, khu vực đầu tư là một biện pháp cho các NHTM trong việc
phòng chống rủi ro.
+ Không dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng: Đây là lời khuyến
cáo quan trọng cho việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng.
+ Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng: Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng có tác
dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xẩy ra khi có rủi ro
đối với một vài loại tài sản nhất định.
+ Cho vay đồng tài trợ: Là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng cho một dự
án đầu tư và do một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối giữa các bên để thực
hiện tài trợ. Mục đích là nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động cho vay,
giúp NHTM phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án
kinh doanh khả thi. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ, phải ký kết với
nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên
tham gia đồng tài trợ.
- Áp dụng hạn mức tín dụng
Để hạn chế rủi ro, các ngân hàng còn áp dụng biện pháp cho vay hạn mức tín
dụng hay nói cách khác đó là giới hạn tín dụng đối với một khách hàng. Giới hạn tín
dụng là tổng dư nợ tín dụng tối đa mà ngân hàng đồng ý cấp đối với một khách hàng
trong một thời kỳ (thường là một năm). Việc áp dụng giới hạn tín dụng nhằm giới hạn
mức độ rủi ro trên cơ sở đánh giá và kiểm soát lượng vốn tối đa mà một đối tượng
khách hàng có thể quản lý, sử dụng hiệu quả. Đồng thời hướng hoạt động hạn chế rủi
ro của ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.
1.2.5. Xử lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, do vậy
song song với các biện pháp phòng ngừa nêu trên, ngân hàng cần có các biện pháp
xử lý kịp thời. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Xử lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh bao
gồm các nội dung chủ yếu sau:
26
- Xử lý bằng cách trích từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Ngân hàng thường phải trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nhất định tuỳ từng loại
đối tượng đầu tư vốn và tính chất của khoản đầu tư. Dự phòng này sẽ bù đắp cho
những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng
- Khai thác tài sản bảo đảm nợ vay
Khi đồng ý cho khách hàng vay vốn, ngân hàng thường đưa ra điều kiện về tài
sản đảm bảo nợ vay. Trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ, thì
ngân hàng được quyền khai thác các tài sản đảm bảo này để thu hồi nợ vay, giảm
tổn thất cho ngân hàng.
- Thực hiện mua, bán nợ
Mua bán nợ phải trở thành một lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các
NHTM, đây cũng có thể coi là giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh có hiệu quả.
Mua bán nợ cần phải được hiểu rõ trên hai khía cạnh: mua nợ để kinh doanh; bán
nợ để giảm lỗ. Quan hệ mua bán này phải là quan hệ trên thị trường quan hệ cung
cầu, tức là mua bán nợ theo nhu cầu chứ không phải thụ động như giải quyết bắt
buộc theo kiểu phá sản.
- Xử lý bằng nguồn ngân sách quốc gia
Khi số nợ quá hạn của ngân hàng quá lớn, vượt quá mức xử lý của bản thân
ngân hàng và của toàn hệ thống, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế-
xã hội, thì Nhà nước sẽ đứng ra xử lý bằng nguồn ngân sách quốc gia để mua lại
toàn bộ hoặc một phần số nợ quá hạn đó.
- Các biện pháp xử lý khác
Ngoài các nội dung trên, tuỳ từng điều kiện cụ thể, ngân hàng thương mại
phải nghiên cứu, xem xét để có biện pháp xử lý thích hợp các khoản đầu tư vốn
trong kinh doanh, như bù đắp bằng quỹ dự phòng, khai thác ngay chính những tài
sản đầu tư vào mục đích kinh doanh, hoặc nhờ Chính phủ can thiệp, mua doanh
nghiệp đó thông qua hình thức mua cổ phần, ...
Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM rất phức tạp, do vậy,
xác định nội dung quản lý rủi ro tín dụng luôn phải được nghiên cứu xem xét. Dù
27
bất luận hoàn cảnh nào thì NHTM cũng luôn phải có những cơ chế quản lý rủi ro tín
dụng phù hợp. Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đảm bảo an toàn và
hiệu quả.
1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM
trên thế giới.
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia có thị trường tài chính phát triển với những tập đoàn
kinh tế, tài chính lớn. Từ hoạt động cho vay của các ngân hàng Nhật Bản, có thể rút ra
những bài học kinh nghiệm sau:
- Chủ động đánh giá khách hàng với những tiềm năng rủi ro
Chính sách mở rộng quá mức, thậm chí dẫn đến dễ dãi trong hoạt động cho vay
tạo ra kết cục là những khoản lỗ cho ngân hàng. Sự thiếu kinh nghiệm với những
khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây làm cho các ngân hàng Nhật khó khăn
trong việc khắc phục, giải quyết những khoản tổn thất này. Biểu hiện là các ngân
hàng không hiểu rõ hậu quả của việc chậm trễ tiến hành những biện pháp dứt khoát
đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó khoản lỗ của ngân hàng do tổn thất tín
dụng nên không thể giải quyết nhanh chóng và với chi phí thấp hơn. Việc đánh giá
một khách hàng với những tiềm năng hay rủi ro, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm
càng tốt là vấn đề cần thực hiện một cách chủ động của ngân hàng.
- Thành lập tổ chức, dịch vụ có vai trò giám sát các ngân hàng.
Nhật Bản có tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) có vai
trò giám sát, yêu cầu các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như
xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong
nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng. Đây là tổ chức có tính chuyên nghiệp cao
hỗ trợ các ngân hàng xử lý tốt hơn các vấn đề vướng mắc trong hoạt động xử lý rủi
ro. Sự tách biệt này mang tính chất chuyên nghiệp hoá hoạt động giám sát các ngân
hàng trong công tác dự phòng rủi ro tín dụng là một biện pháp rất hữu hiệu.
28
1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ là quốc gia có nhiều định chế tài chính lớn, xuyên quốc gia, có tầm vóc và
qui mô hoạt động lớn. Thông qua hoạt động của họ, có thể rút kết ra được một số
kinh nghiệm trong việc hạn chế rủi ro tín dụng như sau:
- Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Trước hết, đó là việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự
lựa chọn, sàng lọc khách hàng sẽ giúp ngân hàng sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài
chính của khách hàng và thu được lợi nhuận khi cung cấp các dịch vụ tài chính đa
dạng, đầu tư tín dụng có hiệu quả, chính xác.
- Đánh giá tình trạng của khách hàng
Việc cho vay căn cứ nhiều vào việc đánh giá tình trạng của khách hàng hơn là
vào các phương pháp và công thức tự động ví dụ như chấm điểm tín dụng, nhờ đó
đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả cao.
- Cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp
Việc cho vay thành công tại các ngân hàng Mỹ dựa trên kinh nghiệm thực tế
của khách hàng, đồng thời yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và
tài sản doanh nghiệp tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.
- Đảm bảo tính thống nhất và kiểm soát trong quyết định cho vay
Các quyết định cho vay, bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát. Có ít nhất một
cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa
ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Việc phê duyệt cho vay do một cán bộ hoặc một
nhóm thực hiện để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định
khoản vay.
- Cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay
Cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín
dụng chỉ tốt khi thông tin, phân tích tín dụng đầy đủ. Mặc dù không nhấn mạnh về
việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, nhưng các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc
thu hồi các khoản vay khó đòi.
- Thẩm định khoản vay hiệu quả
29
Khoản vay hiệu quả chủ yếu do quá trình thẩm định khoản vay hơn là việc
kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn
đến khoản nợ xấu.
- Xác định sớm dấu hiệu của khoản vay xấu
Theo dõi sát xao để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu bằng
cách luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên
quá hạn. Phát hiện nợ xấu sớm và thực hiện biện pháp thu hồi nợ rất tốt thông qua
việc xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ
khi khoản vay bị chậm, giảm thời gian thu hồi nợ và các ngân hàng, có thể điều
chỉnh thời hạn trả nợ, giải quyết các vấn đề khác của khách hàng sớm.
1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng theo nguyên tắc có sự độc
lập giữa quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nghiệp vụ, quản lý rủi ro tín dụng trên cơ
sở ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro định tính và định lượng; các phương
pháp, công cụ và dữ liệu quản lý rủi ro tín dụng được chia sẻ trong toàn hệ thống
ngân hàng; đa dạng hoá rủi ro một cách hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển
của ngân hàng.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực
Việc xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro tín dụng và
đội ngũ cán bộ tác nghiệp được quan tâm, chú trọng.
- Cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ
Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ
thuộc, được tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ thống
quản trị rủi ro thực sự phát huy hiệu quả, do việc cảnh báo tổn thất dự đoán trước
được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng.
- Thiết lập và quản lý hạn mức rủi ro tín dụng
Công tác hạn chế rủi ro tín dụng gồm thực hiện trên cơ sở đo lường rủi ro tín
dụng do các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro xác định thiết lập và quản lý hạn mức
30
rủi ro tín dụng, trắc nghiệm khả năng chịu đựng rủi ro, trắc nghiệm mô hình tính
toán cho danh mục tín dụng. Việc đánh giá rủi ro dựa trên các yếu tố: nhận biết rủi
ro và xác định các loại rủi ro cụ thể có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù và
dự liệu trước rủi ro có thể xảy ra đối với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt
động.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm tại các quốc gia có nền kinh tế, tài
chính phát triển với nhiều định chế tài chính hùng mạnh. Thông qua chọn lọc, xem
xét nghiên cứu, các ngân hàng tại Việt Nam trong đó có NHNo & PTNT Uông Bí
có thể rút ra được một số kinh nghiệm áp dụng vào thực tế hoạt động của mình một
cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng.
Như vậy trong chương I, giới thiệu về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại nhận thấy: ngân hàng luôn mong đợi cho tất
cả các khách hàng có hoạt động kinh doanh đạt chất lượng tốt. Song trong thực tế
luôn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro khi cho vay, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ nhằm
tuân thủ các chính sách, các quy định trong thể chế tín dụng của ngân hàng. Có như
vậy mới phát hiện kịp thời rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Kịp thời đề ra các
giải pháp hữu hiệu, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Để học hỏi được
những kinh nghiệm trên cho phù hợp với thực tế của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro
tín dụng thì phải dựa vào thực trạng của NHNo & PTNT Uông Bí. Sau đây là thực
trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Uông Bí từ năm 2009 tới năm
2011.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NHNo & PTNT UÔNG BÍ
2.1. Giới thiệu và tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Uông Bí
2.1.1. Giới thiệu về NHNo & PTNT Uông Bí
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – chi nhánh NHNo Uông Bí
được thành lập 22/3/1995 theo quyết định số 88/QĐ - NHNo Quyết định của Ngân
hàng nông nghiệp Việt Nam.
NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh là một chi nhánh loại 3,
hoạt động theo quy chế tổ chức do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành.
Chi nhánh có trụ sở chính đặt tại: Số nhà 424 Phường Quang Trung – Thị xã
Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Từ khi thành lập đến nay NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh
đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao. Doanh số hoạt
động năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng
năm từ 30 đến 35%, công tác tín dụng mở rộng và ngày càng phát huy hiệu quả cao,
các chỉ tiêu tài chính đạt loại khá, đời sống cán bộ công nhân viên chức ổn định.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành
- Giám đốc:
Giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của chi
nhánh theo đúng quy định của Nhà nước, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam, đồng
thời chịu trách nhiệm trước pháp luật , các phòng ban về các quyết định của mình.
- Phó giám đốc:
Trong phạm vi phân công uỷ quyền phó giám đốc có thể : Tổ chức hướng dẫn
hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh, giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh hàng
ngày thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp
luật về những quyết định của mình. Phân tích tình hình kinh tế, phân tích nghiệp vụ
32
kinh doanh, đề xuất ý kiến cho công tác hàng tuần, tháng, quý, năm và thực hiện
trương trình đã được duyệt.
Phòng kế toán-ngân quỹ:
Gồm 17 người đảm nhiệm cả hai công việc: Kế toán nội bộ và kế toán giao dịch:
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Nguồn: Phòng tổ chức NHNo & PTNT Uông Bí
 Kế toán nội bộ:
Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả lương cho
cán bộ công nhân viên, chi mua sắm vật dụng... Báo cáo tổng hợp thu chi hàng
tháng, hàng quý và cả năm với Giám đốc.
 Kế toán giao dịch:
Xử lý các giao dịch như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các cá nhân, các
tổ chức kinh tế, xã hội. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách
NHNo&PTNT Chi nhánh
Uông Bí tỉnh Quảng Ninh
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành
chính & nhân sự
Phòng kế toán
& ngân quỹ
Phòng kế hoạch
& kinh doanh
33
hàng. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: ủy nhiệm thu,
ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi.. Tổ chức ghi chép phản ánh một cách
đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy
động và sử dụng vốn. Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng. Lập bảng
cân đối ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi báo cáo lên ngân hàng cấp trên.
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
Phòng kinh doanh nhiệm vụ chủ yếu là: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới để
mở rộng cho vay; khai thác các dịch vụ, thu hút nguồn vốn. Đảm nhiệm các nghiệp
vụ tín dụng phát sinh và thực hiện các chủ trương, cơ chế về công tác tín dụng. Trực
tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô vừa và lớn, thu thập các thông tin, phân tích
tham mưu cho Giám đốc. Cố vấn cho Giám đốc trong quá trình ra quyết định đối
với các dự án vượt thẩm quyền. Thực hiện các nghiệp vụ khác như: Thanh toán
quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng,
phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng
nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ,
xuất khẩu.
- Phòng hành chính Nhân sự:
Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển
dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực trong chi nhánh. Tổ chức thực
hiện các công tác hành chính, quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân
hàng. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh NHNo &
PTNT Uông Bí.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Uông Bí
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Uông Bí
Như ta đã biết vốn là nguồn để đảm bảo hoạt động và luôn luôn chiếm một vị
trí quan trọng trong HĐKD, đặc biệt là trong HĐKD ngân hàng. Việc thu hút được
nguồn vốn đầu vào rẻ sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong các hoạt
động sử dụng vốn tín dụng, làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng.
34
Nhận thức được điều này, qua gần 17 năm hoạt động NHNo&PTNT Chi
nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp và phương thức hợp lý để
huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế. Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực
và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải
quyết nhanh chóng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự, công tác tiết kiệm
được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, đã được sự yên tâm tin tưởng của
người gửi tiền. Thêm vào đó việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch
vụ không ngừng hoàn thiện với tiêu chí là: “Nhanh chóng, chính xác, thuận tiện
cho khách hàng” đã thu hút không nhỏ số tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp,
dân cư trong địa bàn thành phố Uông Bí.
Trên cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị, đa dạng hóa các hình
thức huy động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: tiết kiệm có quà
tặng khuyến mại ,huy động tiết kiệm với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, chi nhánh
NHNo&PTNT Uông Bí đã tạo lập được cơ sở khá vững chắc trong việc huy động
vốn tại địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thường xuyên chủ động tìm
kiếm khách hàng, vận động các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán
lương cho cán bộ qua ngân hàng. Từ năm 2009 trở lại đây, công tác nguồn vốn đã
thực sự được lãnh đạo Chi nhánh tập chung chỉ đạo, nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm của cán bộ viên chức trong việc thực hiện hiệu quả công tác nguồn vốn, như
việc phát động các phong trào thi đua phát triển nguồn vốn, tổ chức khen thưởng và
động viên kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc huy động vốn,
nhờ đó mà nguồn vốn huy động qua các năm tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí
có sự tăng trưởng khá, đóng góp không nhỏ vào thành tích huy động vốn chung của
NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Uông Bí được thể hiện qua bảng sau:
35
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Số tiền
Tăng/giảm
so với năm
2009 (%)
Số tiền
Tăng/giảm
so với năm
2010 (%)
Tổng nguồn vốn huy động 212,617 297,723 40.02 249,304 -16.26
I. Theo đối tượng huy động
1 - TG dân cư 68,933 71,228 3.32 80,850 13.51
2 - TG tổ chức kinh tế 143,683 226,498 57.63 168,450 -25.63
Trong đó :TG KBNN, BHXH 23,333 33,333 42.85 23,333 -30.00
II. Theo loại tiền huy động
1 - VND 204,787 286,683 40.00 238,652 -16.75
2 - Ngoại tệ (quy VND) 7,830 11,041 41.01 10,671 0.33
III. Theo kỳ hạn
1 - Không kỳ hạn 15,752 39,221 148.98 27,577 -29.68
2 - Có kỳ hạn < 12 tháng 126,996 219,100 72.52 184,787 -15.66
3 - Có kỳ hạn > 12 tháng 69,869 39,403 -43.60 36,940 -6.25
(Nguồn: BC kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009; 2010;2011)
Đơn vị: Triệu đồng
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TG dân cư
TG TCKT
Hình 2.2: Nguồn vốn theo đối tượng huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009;2010; 2011)
36
Qua bảng 2.1 và hình 2.2 ở trên thì chúng ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy
động của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá mạnh nhưng không ổn định. Cụ thể năm
2010 tổng nguồn vốn tăng 85,106 triệu đồng tương đương 40%, nhưng đến năm
2011 thì nguồn vốn lại giảm 48,419 triệu đồng tương đương 16.26% so với năm
2010. Trong đó xét theo đối tượng huy động, tỷ trọng nguồn vốn của tổ chức kinh tế
trong tổng nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ lớn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này
cũng rất lớn. Cụ thể, năm 2010 tăng trưởng so với năm 2009 là 57.63% nhưng sang
năm 2011 thì lại giảm khoảng 25.63%, từ đó tác động mạnh tới sự biến động chung
của tổng nguồn vốn huy động. Có thể điểm một vài nguyên nhân dẫn đên sự biến
động mạnh của nguồn vốn: năm 2010 nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đã
có dấu hiệu thoát dần khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước đã
có bước hồi phục, các tổ chức kinh tế cũng dần có sự tăng trưởng, cùng với đó Ban
giám đốc đã đẩy mạnh công tác tiếp cận, vận động các tổ chức kinh tế trên địa bàn
gửi tiền tại Chi nhánh, chính vì thế nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế tăng trưởng
nhanh. Đến năm 2011, kinh tế thế giới lại tiếp tục có dấu hiệu giảm sút, đồng thời
với đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong việc huy động nguồn
vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn dẫn đến nguồn vốn giảm nhanh so với năm
2010.
Nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng tăng ổn định qua các năm từ 2009-2011,
tuy nhiên mức độ tăng không đáng kể. Cụ thể năm 2010 tăng 2,259 triệu đồng
tương đương 3.3% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 9,622 triệu đồng tương đương
13.51% so với năm 2010. Điều này, một phần cho thấy uy tín của Chi nhánh
NHNo&PTNT Uông Bí ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng cho thấy nguồn
tiền gửi dân cư chủ yếu của các khách hàng lâu năm đã tin tưởng ngân hàng nên
lượng tiền gửi ở ngân hàng không bị biến động mạnh, điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự chủ động nguồn vốn kinh doanh cho Chi nhánh.
37
Đơn vị: Triệu đồng
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
VNĐ
Ngoại tệ
Hình 2.3: Nguồn vốn theo loại tiền huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí
(Nguồn:Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009; 2010; 2011)
Quan sát hình 2.3 ta thấy xét về loại tiền, tổng nguồn vốn huy động của Chi
nhánh chủ yếu là tiền VND, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể bình
quân ở mức 3.78% so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này phản ánh sự hạn chế
trong việc huy động nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh. Tuy nhiên, điều này cũng
phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như hoạt động
khác có nhu cầu gửi ngoại tệ trên địa bàn thành phố Uông Bí và các vùng lân cận
không nhiều.
Đơn vị: Triệu đồng
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Khôngkỳ hạn
Kỳ hạn < 12 tháng
kỳ hạn > 12 tháng
Hình 2.4: Nguồn vốn phân theo kỳ hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí
(Nguồn:Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009; 2010; 2011)
38
Qua hình 2.4 ta thấy, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng
giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2010 giảm 30,466 triệu đồng tương đương
43.60% so với năm 2009. Đến năm 2011 lại giảm tiếp 2,463 triệu đồng tương
đương 6.25% so với năm 2010. Nguyên nhân trong giai đoạn 2009- 2011 tiền
gửi có thời hạn dài có xu hướng rủi ro lãi suất cao, các kỳ hạn ngắn thường có lãi
suất cao và an toàn hơn, do đó lượng tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng giảm
qua các năm.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn huy động và biến động rất mạnh. Năm 2010 tăng 92,104 triệu đồng tương
đương 72.52% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 thì giảm 34,313 triệu đồng
tương đương 15.66% so với năm 2010.
Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy
động của Chi nhánh, bình quân ở mức 10.52% và không biến động nhiều. Tuy
nhiên đây cũng là nguồn vốn khá quan trọng trong việc bổ sung nhu cầu vốn để cho
vay của Chi nhánh.
Tóm lại, mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm không đều, tăng giảm
đột biến, nhưng xết về tốc độ tăng trưởng bình qua các năm 2009 đến năm 2011 vẫn
đạt 12.2% điều này góp phần đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho Chi nhánh.
2.1.2.2. Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo & PTNT Uông Bí
Một ngân hàng kinh doanh hiệu quả là ngân hàng biết sử dụng đầu tư đồng
vốn của mình vào đúng chỗ, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Các ngân hàng chủ yếu
sử dụng đồng vốn huy động được để tiến hành cho vay hưởng chênh lệch lãi suất.
NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh cũng không phải là ngoại lệ.
Vì đây là hoạt động có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh nên
chi nhánh luôn đặt ra mục tiêu mở rộng cho vay đồng thời hạn chế rủi ro ở mức
thấp nhất. Như bao ngân hàng khác chi nhánh cũng thực hiện cho vay với 3 mục
tiêu cơ bản: “Hiệu quả, an toàn vốn đầu tư và phát triển”. Sau đây là các kết quả
đạt được trong công tác sử dụng vốn tại chi nhánh.
39
Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ Dư nợ
Tăng giảm so
với năm 2009
(%)
Dư nợ
Tăng giảm so
với năm 2010
(%)
Tổng dư nợ cho vay
nền kinh tế
144,096 222,284 54.26 280,204 26.06
II Phân theo thời hạn vay
1 Ngắn hạn 131,568 140,774 7.00 186,968 32.81
2 Trung hạn 12,528 81,510 550.64 93,236 14.39
II Phân theo khách hàng
1 DNNN 600 1,331 121.89 1,267 -4.86
2 Công ty CP và TNHH 89,605 160 78.07 199,119 24.79
3 DNTN 10,027 12 17.62 15,413 30.69
4
Hộ gia đình và cá
nhân
43,864 49,598 13.07 64,406 29.85
III Phân theo ngành kinh tế
1 Nông lâm nghiệp 43,864 26,917 -38.63 7,287 -72.93
2 Ngành khác 100,232 195,367 94.91 280,197 43.42
( Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009;2010; 2011 )
Từ bảng 2.2 trên ta thấy, tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng nhanh
qua các năm. Năm 2010 tổng dư nợ tăng 78,188 triệu đồng tương đương 54.26% so
với năm 2009. Năm 2011 tổng dư nợ tăng 57,920 triệu đồng, tương đương 26.06%
so với năm 2010. Nguyên nhân do năm 2010 nền kinh tế thế giới cũng như trong
nước đã có dấu hiệu dần thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế đã có dấu hiệu tăng
trưởng, cùng với đó là chủ trương của Ban Giám đốc là tăng trưởng tín dụng nhằm
tăng thị phần và sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Do đó, dư nợ năm 2010
đã có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ vẫn có sự tăng
trưởng mạnh tuy nhiên không bằng năm 2010, do nền kinh tế thế giới và trong nước
lại có những dấu hiệu suy thoái, lạm phát trong nước tăng cao ở mức 11.75%, các tổ
40
chức và cá nhân có xu hướng duy trì và thu hẹp sản xuất kinh doanh, đồng thời sự
cạnh tranh gay gắt trên địa bàn giữa các ngân hàng thương mại trong việc đáp ứng
nhu cầu tín dụng cho khách hàng, từ đó làm tổng dư nợ vẫn tăng nhưng không
mạnh so với năm 2010.
Đơn vị: Triệu đồng
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Ngắn hạn
Trung hạn
Hình 2.5: Dư nợ phân theo thời hạn vay
(Nguồn:Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí các năm 2009;2010; 2011)
Phân tích hình 2.5 cho thấy:
Dư nợ phân theo thời hạn vay: Qua bảng 2.2 và hình 2.5 nhận thấy, cùng với
xu hướng tăng của tổng dư nợ thì nợ ngắn hạn và trung hạn cũng đều có xướng tăng
qua các năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2010 không tăng đáng kể so với năm 2009, chỉ
dừng lại ở mức 7%. Tuy nhiên, năm 2011 tăng trưởng tín dụng ngắn hạn so với năm
2010 ở mức 32.81%. Về dư nợ trung hạn, năm 2010 tăng đột biến so với năm 2009
ở mức 550.64 % nhưng năm 2011 chỉ tăng so với năm 2010 ở mức 14.39%. Nguyên
nhân dẫn đến việc dư nợ trung hạn năm 2010 tăng đột biến so với năm 2009 là do
chủ trương của NHNo&PTNT Uông Bí là tăng trưởng cho vay trung hạn, do một
phần nguồn vốn dài hạn của hệ thống tăng cao, một phần cho vay trung hạn ít rủi ro
lãi suất hơn. Tuy nhiên đến năm 2011 thì dư nợ trung hạn chỉ tăng ở mức 14.39%,
do năm 2011 thị trường lãi suất có nhiều biến động, lãi suất kỳ hạn ngắn có xu
hướng tăng cao, rủi ro lãi suất dài hạn cao hơn, nguồn tiều gửi dài hạn sụt giảm.
41
Dư nợ phân theo khách hàng: Cùng với xu hướng chung của sự tăng trưởng
tổng dư nợ, dư nợ phân theo theo các đối tượng khách hàng đều có xu hướng tăng.
Riêng năm 2011, dư nợ đối với khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước lại giảm
khoảng 4.86% . Tăng trưởng bình quân dư nợ đối với công ty cổ phần và công ty
trách nhiệm hữu hạn ở mức cao trên 50%, điều này này phù hợp với chủ trương của
Giám đốc là tập trung mũi nhọn vào việc tăng trưởng tín dụng đối với các khách
hàng thuộc đối tượng này. Bên cạnh đó dư nợ đối với hộ kinh doanh, cá nhân và
doanh nghiệp tư nhân cũng tăng trưởng bình quân qua các năm trên 20%. Tuy
nhiên, ta thấy tỷ trọng dư nợ đối với đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh và cá
nhân chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ đối với
đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn. Điều này cho
thấy sự mất cân đối trong chiến lược phát triển tín dụng của Chi nhánh, rủi ro tín
dụng đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp luôn cao hơn đối tượng
khách hàng cá nhân.
Dư nợ phân theo ngành kinh tế: Dư nợ đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp có
xu hướng giảm nhanh qua các năm. Năm 2010 giảm 16,947 triệu đồng tương đương
38.63% so với năm 2009. Năm 2011 lại tiếp tục giảm 19,630 triệu đồng tương
đương 72.93%. Trong khi đó dư nợ đối với các ngành khác lại có xu hướng tăng
mạnh qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 69%. Xu hướng tăng trưởng
dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế phù hợp với sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu
kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí, ngành nông lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ
trọng rất khiêm tốn trong tổng giá trị sản phẩm của địa phương.
Dư nợ ngoại tệ của Chi nhánh không phát sinh, điều này cũng cho thấy một
hạn chế trong công tác tiếp cận đối tượng khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu
trên địa bàn. Trong tương lai Chi nhánh cần tăng cường tiếp cận đối tượng khách
hàng này nhằm đa dạng hóa nghiệp vụ tín dụng đồng thời có thể thu hút nguồn vốn
ngoại tệ từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf

More Related Content

Similar to Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf

Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tài Liệu Thư Viện
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribankNghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
TieuNgocLy
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vi...
 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vi... Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vi...
anh hieu
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
NOT
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf (20)

Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribankNghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vi...
 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vi... Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
HanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
HanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
HanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
HanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
HanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
HanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
HanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
HanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
HanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ HẢI NINH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN UÔNG BÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ HẢI NINH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN UÔNG BÍ Chuyên ngành : Tài chính và ngân hàng Mã số: 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ Hà Nội – 2012
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................i DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH..................................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..... 4 1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của NHTM............................................ 4 1.1.1. Giới thiệu, phân loại và vai trò của tín dụng ngân hàng.......................4 1.1.2. Quy trình quản lý tín dụng hoạt động ngân hàng thương mại..............7 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của NHTM..............9 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM....................... 12 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của rủi ro tín dụng. .....................12 1.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng.........................................................16 1.2.3. Phương pháp nhận biết, đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng...........16 1.2.4. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng...............................................20 1.2.5. Xử lý rủi ro tín dụng ............................................................................25 1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới...................................................................................................................... 27 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................27 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ............................................................................28 1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHNo & PTNT UÔNG BÍ.......................................................................... 31 2.1. Giới thiệu và tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Uông Bí............ 31 2.1.1. Giới thiệu về NHNo & PTNT Uông Bí ................................................31 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Uông Bí .........33 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí ........................ 44 2.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí .....................44
  • 4. 2.2.2. Tình hình chung về nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Uông Bí.............50 2.2.3. Phân tích nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Uông Bí.............................51 2.2.4. Nợ xấu tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí ....................................56 2.3. Đánh giá về rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí........................ 62 2.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................62 2.3.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí .................65 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT UÔNG BÍ .......................................................... 73 3.1. Định hướng phát triển hoạt động tại NHNo & PTNT Uông Bí.............. 73 3.1.1. Định hướng phát triển chung của NHNo & PTNT Uông Bí...............73 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí......................................................................74 3.2. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí.................................................................................................. 76 3.2.1. Giải pháp về nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng.............................76 3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp...............................................77 3.2.3. Nâng cao năng lực trong công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động tín dụng .............................................................................................79 3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định ..........................................................81 3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng..................................................82 3.2.6. Kiểm tra tín dụng chặt chẽ...................................................................84 3.2.7. Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ .............85 3.3. Một số kiến nghị........................................................................................ 86 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ nghành liên quan .........................86 3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước...............................................87 3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam. ............................................88 3.3.4. Kiến nghị đối với ngân hàng NHNo & PTNT Uông Bí.......................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 92
  • 5. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CBTD Cán bộ tín dụng 2 CIC credit information center Trung tâm thông tin tín dụng 3 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 4 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 5 DSCV Doanh số cho vay 6 DPRR Dự phòng rủi ro 7 HĐKD Hoạt động kinh doanh 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 10 NHNN Ngân hàng nông nghiệp 11 NHTM Ngân hàng thương mại 12 PGD Phòng giao dịch 13 RRTD Rủi ro tín dụng 14 SXKD Sản xuất kinh doanh 15 TCTD Tổ chức tín dụng 16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 17 TSBĐ Tài sản bảo đảm 18 TSCĐ Tài sản cố định 19 TSTC Tài sản thế chấp 20 VND Việt Nam Đồng
  • 6. ii DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo & PTNN Uông Bí 35 2 Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNN Uông Bí Chi nhánh Uông Bí 39 3 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNN Uông Bí giai đoạn 2009 - 2011 43 4 Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn 50 5 Bảng 2.5 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 52 6 Bảng 2.6 Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ 54 7 Bảng 2.7 Chỉ tiêu nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNN Uông Bí 56 8 Bảng 2.8 Cơ cấu nợ xấu của NHNo&PTNT Uông Bí 59
  • 7. iii DANH MỤC HÌNH STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 32 2 Hình 2.2 Nguồn vốn theo đối tượng huy động tại Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí 35 3 Hình 2.3 Nguồn vốn theo loại tiền huy động tại Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí 37 4 Hình 2.4 Nguồn vốn phân theo kỳ hạn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí 37 5 Hình 2.5 Dư nợ phân theo kỳ thời hạn vay 40 6 Hình 2.6 Kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí giai đoạn 2009 – 2011 43 7 Hình 2.7 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 52 8 Hình 2.8 Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ 55 9 Hình 2.9 Chỉ tiêu nợ xấu tại Chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí 57
  • 8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Với ngân hàng thương mại, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 80% doanh thu và 90% tổng lợi nhuận của ngân hàng. Trong quá trình tồn tại và phát triển các ngân hàng luôn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Ngân hàng đặt mục tiêu thận trọng lên hàng đầu trong hoàn cảnh hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải chấp nhận mạo hiểm. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn gắn với rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp rủi ro của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại là rất lớn. Rủi ro thường gây ra những tổn thất lớn gây thiệt hại cho ngân hàng. Rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng có thể gây hậu quả rất lớn. Rủi ro tín dụng có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh, và có thể dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại không còn là vấn đề mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên việc phân tích đánh giá rủi ro hoạt động này trong điều kiện hiện nay cần phải có một cách nhìn mới hơn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Uông Bí Quảng Ninh là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) Quảng Ninh, những năm qua ngân hàng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong quá trình kinh doanh của mình, ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó tác giả chọn đề tài viết luận văn tốt nghiệp của mình là “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Uông Bí”. 2. Tình hình nghiên cứu. Mặc dù trước đây cũng có những luận văn nghiên cứu về vấn đề này ở các chi nhánh khác trong cùng hệ thống ngân hàng nông nghiệp. Hiện tại chưa có luận
  • 9. 2 văn thạc sỹ nào nghiên cứu về rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Uông Bí. Việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng là hết sức cần thiết. Hoạt động của NHNo & PTNT Uông Bí chủ yếu là hoạt động tín dụng ngắn hạn. Hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại, NHNo & PTNT Uông Bí cũng phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của mình. Rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Uông Bí là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho NHNo & PTNT Uông Bí do khách hàng vay vốn tín dụng trả không đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Uông Bí có thể được phản ánh qua một số chỉ tiêu chính như nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn; nợ khó đòi, nợ xấu ... Luận văn này nghiên cứu trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây và vận dụng thực tế vào tình hình của thành phố Uông Bí để có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí cho phù hợp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống một số vấn đề có tính khái quát về rủi ro tín dụng để khẳng định rủi ro tín dụng là một tất yếu song có thể phòng ngừa và hạn chế được để đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng. - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí để từ đó đưa ra được những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí. Mục đích đem lại nhiều lợi nhuận, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro đồng thời đưa ra những đề xuất và kiến nghị tới các bộ nghành liên quan. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: - Những vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân
  • 10. 3 hàng thương mại (NHTM). - Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí. - Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí. Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí trong khoảng thời gian từ 2009 – 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn thông tin tin cậy, đặc biệt là số liệu cấp chi nhánh của NHNo & PTNT Uông Bí. Trên cơ sở tổng hợp số liệu luận văn sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống lấy NHNo & PTNT Uông Bí làm trường hợp điển hình trong mối quan hệ so sánh toàn hệ thống và NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn được sử dụng các phương pháp truyền thống như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh... 6. Đóng góp của luận văn. - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Uông Bí. Trong đó, đưa ra những phân tích toàn diện, sâu sắc hơn những yếu tố gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng NHNo & PTNT Uông Bí. Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí.
  • 11. 4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của NHTM. 1.1.1. Giới thiệu, phân loại và vai trò của tín dụng ngân hàng. 1.1.1.1. Tín dụng ngân hàng. Tín dụng được hiểu là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (có thể dưới hình thức hàng hoá hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng ngân hàng thể hiện sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một số lượng tiền nhất định của ngân hàng cho bên đi vay trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả gốc và lãi. Thực chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc và lãi, đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời về quyền sử dụng vốn. 1.1.1.2. Phân loại tín dụng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, các Ngân hàng luôn không ngừng đa dạng hoá các hình thức tín dụng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, tín dụng đối với khách hàng có thể chia thành các loại như sau: - Căn cứ vào thời hạn vay: Tín dụng ngắn hạn; tín dụng trung hạn; tín dụng dài hạn - Căn cứ vào tài sản đảm bảo: tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản. - Căn cứ vào mục đích vay vốn: cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh; cho vay tiêu dùng. - Căn cứ vào phương thức cho vay: cho vay từng lần; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay đầu tư dự án; cho vay trả góp.
  • 12. 5 1.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng. Trong nền kinh tế hàng hóa các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ nếu không có vốn. Ở nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng xảy ra thường xuyên đối với các đơn vị kinh tế, vì vậy vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành động lực trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn cho sản xuất: hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế quốc dân đóng vai trò cầu nối giữa cung và cầu về vốn, điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn. Tín dụng ngân hàng đã huy động, tích tụ các nguồn vốn đó về một mối thông qua hoạt động tín dụng. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho quá trình sản xuất được liên tục, tập trung vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô ngày càng lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, mở rộng góp phần đầu tư phát triển kinh tế: để hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường các doanh nghiệp cần phải có một số vốn nhất định, trong trường hợp mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có một số vốn lớn hơn. Vấn đề thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Trong trường hợp thiếu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng họ cần phải đi vay vốn các Ngân hàng. Như vậy tín dụng ngân hàng đă góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, mở rộng góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hành lưu thông tiền tệ: trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các ngân hàng đã huy động và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi đồng thời đã rút ra khỏi lưu thông một bộ phận tiền tệ không cần thiết, mặt khác dựa vào quy luật lưu thông tiền tệ trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng với nhu cầu vay, ngân hàng Nhà nước trung ương thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu thông, do đó sự vận động của vốn tín dụng là trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức điều hành lưu thông
  • 13. 6 tiền tệ. Hơn thế nữa quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền với việc thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trôi nổi trên thị trường mà không có sự quản lý của nhà nước. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế kém phát triển, là công cụ tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn: trong nền kinh tế nước ta hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn và đang gặp nhiều khó khăn do sự tác động của điều kiện tự nhiên. Vì vậy trong giai đoạn trước mắt nhà nước cần có các chính sách để tập trung phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xă hội, đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Do đó một chính sách tín dụng với mức lãi suất ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho các ngành nghề trong nền kinh tế phát triển đồng thời nó là công cụ tích cực trong việc điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại: tín dụng ngân hàng đã trở thành một phương tiện nối liền nền kinh tế giữa các nước với nhau bằng các hoạt động thanh toán quốc tế. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá và đầu tư công nghệ, bởi vì các hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn. Đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. Chính vì vậy mà tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn vốn tài trợ cho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ. Một chính sách tín dụng ưu đãi đối các sản phẩm xuất khẩu sẽ làm tăng sự cạnh tranh của hàng hóa này trong thị trường quốc tế đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị xã hội: thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đó là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao động dôi thừa trong nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố. Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho người lao động, đời sống văn hóa, kinh tế, xă hội tăng lên, khoảng cách giữa nông
  • 14. 7 thôn và thành thị càng nhích lại gần nhau, hạn chế bớt sự phân hóa bất hợp lý trong xă hội, giữ vững an ninh chính trị. Ngoài ra tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, điển hình là chính sách xóa đói giảm nghèo, tín dụng ngân hàng thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên giàu hơn, chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hội dần dần được xoá bỏ như rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan... nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động. 1.1.2. Quy trình quản lý tín dụng hoạt động ngân hàng thương mại. 1.1.2.1. Chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại do hội đồng quản trị hay ban lãnh đạo của ngân hàng thương mại vạch ra. Đó là một hệ thống có liên quan tới việc khuyếch trương hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã hoạch định, hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nội dung chính sách tín dụng là xem xét cơ sở khoa học của việc hình thành chính sách tín dụng, mục tiêu chiến lược, chiến thuật của hoạt động tín dụng, các nội dung cụ thể của chính sách tín dụng để thực hiện mục tiêu đã đề ra cũng như các biện pháp tổ chức điều hành công tác tín dụng. 1.1.2.2. Quy định về cho vay vốn. Đây chính là cụ thể hoá của chính sách tín dụng. Vì vậy nội dung cụ thể, rõ ràng và bao quát được các vấn đề sau : - Thể thức cho vay. - Giới hạn kỳ hạn nợ. - Tiêu chuẩn giá cả để tính toán cho vay. - Tiêu chuẩn tài sản thế chấp. - Tiêu chuẩn pháp lý và điều kiện tài chính khách hàng cần có. - Mức cho vay một đơn thể và một nhóm. - Thẩm quyền và thủ tục thanh lý, thu hồi nợ.
  • 15. 8 Tùy theo tình hình thực tế của từng ngân hàng mà quy định này có mức độ khác nhau. Các quy định này phải được thể hiện bằng văn bản và được dùng như một phương tiện nhằm xúc tiến kiểm tra sự tuân thủ những mục tiêu quản lý. 1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức thực hiện. Để thực hiện mục tiêu đề ra, cần có một cơ cấu tổ chức hoạt động có hiệu quả. Điều đó được thể hiện ở sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong cơ cấu lãnh đạo ở các cấp quản lý, đối với các cán bộ nhân viên cũng như sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp lãnh đạo và các bộ phận tham gia trong quá trình quản lý tín dụng. 1.1.2.4. Phân tích nhận định tình hình. Khả năng này tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm trong phân tích những thông tin hiện có liên quan đến việc sử dụng vốn vay trong đó quan trọng nhất là đánh giá tình hình khách hàng. Chiều sâu trong tiến trình đánh giá là dựa vào giá trị đích thực của các dữ kiện hơn là định lượng chủ quan về khả năng trả nợ của khách hàng. Để hiểu rõ hơn hiện trạng và xu thế phát triển của khách hàng thông qua báo cáo của doanh nghiệp cũng như các nguồn thông tin thu nhận được, chúng ta có thể phân tích sâu hơn về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, … mục đích định lượng rủi ro tín dụng. Vì vậy, phân tích tình khách hàng theo các tiêu thức nêu trên là cần thiết, góp phần thiết lập một hệ thống phòng ngừa có hiệu quả trong quy trình quản lý tín dụng. 1.1.2.5. Quyết định tín dụng. Thể hiện bằng kết luận của lãnh đạo các cấp về biện pháp xử lý đối với các khoản cho vay, thu nợ cũng như xử lý các khoản nợ tồi. Quyết định chính xác sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu rủi ro mất vốn do không thu hồi được nợ, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Thực hiện quy trình quản lý tín dụng với chính sách đúng đắn, các quy định rõ ràng, tổ chức quản lý có khoa học và sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan tới chất lượng tín dụng trong mối quan hệ hiệp tác, thống nhất giữa ban lãnh đạo ngân hàng với toàn thể nhân viên vì mục tiêu chất lượng chắc chắn quản lý tín dụng sẽ thu được kết quả tốt.
  • 16. 9 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của NHTM 1.1.3.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%). Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước x 100 Dư nợ năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả và ngược lại. 1.1.3.2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%). Tỷ lệ tăng trưởng DSCV(%) = DSCV năm nay – DSCV năm trước x 100% DSCV năm trước Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. 1.1.3.3. Tỷ lệ thu lãi (%). Tỷ lệ thu lãi (%) = Tổng lãi đã thu trong năm x 100% Tổng lãi phải thu trong năm Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng.
  • 17. 10 1.1.3.4. Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % ). Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng. 1.1.3.5. Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % ). Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. 1.1.3.6. Hệ số thu nợ ( % ). Tỷ lệ thu nợ (%) = Doanh số thu nợ x 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt. 1.1.3.7. Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%). Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = Doanh số thu nợ đến hạn x 100% Tổng dư nợ đến hạn Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
  • 18. 11 1.1.3.8. Tỷ lệ nợ quá hạn (%). Tỷ lệ nợ đến hạn (%) = Nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. 1.1.3.9. Tỷ lệ nợ xấu (%). Tỷ lệ nợ xấu (%) = Tổng nợ xấu x 100 Tổng dư nợ Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. 1.1.3.10. Vòng quay vốn Tín dụng (vòng). Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2
  • 19. 12 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. 1.1.3.11. Số khách hàng được vay vốn. Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua. 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của rủi ro tín dụng. 1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. Tại khoản 1, điều 2 quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, đề cập khái niệm “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về rủi ro tín dụng, song các quan niệm về rủi ro tín dụng có bản chất đó là: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng được cấp tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM đó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn; trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới thua lỗ, nếu ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản. 1.2.1.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.
  • 20. 13 Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hành. Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ. Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra. 1.2.1.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng. a) Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan . - Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: + Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. + Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. + Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. + Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi
  • 21. 14 nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ nên có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác. - Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: + Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. + Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. + Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập, chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. b) Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan - Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay: + Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
  • 22. 15 + Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Do vậy với quy mô và tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh. + Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp chỉ mang tính chất hình thức. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp thường thiếu tính thực tế và xác thực. - Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay + Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ là thực hiện việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, công việc này của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. + Bố trí cán bộ thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp chưa cao: Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. + Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói
  • 23. 16 riêng và của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. + Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo: Các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng. 1.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng Bước 1: Phân hạng danh mục rủi ro tín dụng; Bước 2: Rà soát, xếp hạng rủi ro; Bước3: Danh mục rủi ro rín dụng cần giám sát, nội dung giám sát; Bước 4: Lập phương pháp giám sát hợp lý; Bước 5: Quá trình kiểm tra, đánh giá; Bước 6: Các dấu hiệu cảnh báo về những khoản tín dụng có khả năng có vấn đề. 1.2.3. Phương pháp nhận biết, đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng 1.2.3.1. Phương pháp nhận biết rủi ro tín dụng Trong thực tế hoạt động nhằm hạn chế rủi ro tín dụng các ngân hàng phải nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu để có thể thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát thông qua đó hạn chế mức độ cao nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Một số dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM : - Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: + Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ, chậm thanh toán.
  • 24. 17 + Xin ngân hàng cho kéo dài thời hạn trả nợ, xin gia hạn nợ. + Có biểu hiện giảm vốn điều lệ. + Vốn vay bị sử dụng với mục đích khác so với thoả thuận trong hợp đồng. + Chu kì vay thường xuyên gia tăng. - Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng: + Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý... + Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùng người không hiệu quả và có hiện tượng những người có năng lực rời khỏi công ty. + Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực. + Phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý - Nhóm dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: + Giá trị sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp liên tục suy giảm. + Thu nhập không ổn định. + Chậm trễ trong thanh toán lương cho cán bộ, nhân viên. + Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm. + Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường. - Nhóm dấu hiệu thuộc về xử lý thông tin tài chính, kế toán: + Chậm chễ, trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chính. + không hợp lý và thiếu chuẩn xác. + Tăng doanh số bán hàng nhưng lợi nhuận giảm hoặc lỗ. + Tiền mặt giảm, vốn lưu động giảm. + Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu như kế hoạch. - Nhóm dấu hiệu thuộc về thương mại: + Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh những ngành nghề mà không thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao + Yếu tố đầu vào không thuận lợi như: giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, không nhập được những nguyên liệu đặc chủng... + Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý, sử dụng vốn sai mục đích ví dụ
  • 25. 18 như: dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho TSCĐ, nhà xuởng... + Chi phí của doanh nghiệp không hợp lý. - Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật: + Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều hướng bất lợi. + Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Để phản ánh mức độ rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro, ngân hàng thường dựa vào các chỉ tiêu sau : - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm các khoản nợ đến hạn là chưa được thanh toán đã chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ này phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. - Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn nợ trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn nợ = Nợ quá hạn + Nợ gia hạn Tổng dư nợ Về cơ bản chỉ tiêu này cũng gần giống như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhưng với các khoản nợ quá hạn được gia hạn nợ sẽ được ngân hàng quản lý khác với nợ quá hạn bởi đây là các khoản nợ của khách hàng đã được gia tăng thêm thời hạn, khách hàng vẫn được vay thêm một khoảng thời gian mà không phải chịu lãi suất hay hình thức phạt nào cả, điều này tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • 26. 19 - Mức độ rủi ro tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng tài sản Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn = Nợ quá hạn + nợ gia hạn Tổng tài sản Cả hai chỉ tiêu này đều phản ánh mỗi một đồng nợ quá hạn và gia hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn hiện có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì tình hình kinh doanh của ngân hàng càng được đảm bảo. - Tỷ lệ lãi treo Tỷ lệ lãi treo = Lãi treo phát sinh Tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng Lãi treo là tiền lãi của khoản cho vay mà ngân hàng chưa thu hồi được. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính của ngân hàng do rủi ro tín dụng. - Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ này rất quan trọng, nó phản ánh mức độ có thể tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Các chỉ tiêu khác: + Điểm của khách hàng: Thông qua tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án đầu tư, mối quan hệ và tính sòng phẳng... ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. + Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ
  • 27. 20 quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. + Mất ổn định vĩ mô: Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, chính trị mất ổn định, thiên tai... làm mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. 1.2.4. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 1.2.4.1. Phòng ngừa rủi ro tín dụng Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng NHTM có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro như sau: - Chứng khoản hóa các khoản vay: Chứng khoản hóa các khoản cho vay là một phương pháp hạn chế rủi ro đơn giản của ngân hàng, giảm các chi phí liên quan đến việc giám sát các khoản vay. Chứng khoản hóa đòi hỏi ngân hàng phải dành riêng một số các khoản cho vay và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên các khoản cho vay đó. Khi người đi vay hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán nói trên. Ngân hàng sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có các tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này để tạo ra những tài sản mới. - Phân tán rủi ro: Trong cơ chế thị trường, ngân hàng không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc vài khách hàng, cho dù khách hàng đó kinh doanh hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM. Vì vậy, phải san sẻ rủi ro để bảo đảm an toàn cho ngân hàng. Chia sẻ rủi ro là một biện pháp được nhiều ngân hàng sử dụng từ trước tới nay, có ba hình thức chủ yếu: + Tránh dồn vốn. + Liên kết đầu tư. + Thực hiện bảo đảm tín dụng.
  • 28. 21 - Cầm cố: Là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn bằng việc người vay đưa tài sản của mình đến ngân hàng đảm bảo cho khoản vay mà họ có thể nhận được món vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản cầm cố. Đến hết thời hạn trả nợ mà người vay không chịu trả hoặc không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ bán đấu giá vật cầm cố để thu hồi nợ. - Thế chấp tài sản: Khi sử dụng hình thức thế chấp phải sử lý chặt chẽ các vấn đề sau: + Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và phải có giá trị trao đổi trên thị trường. + Nếu là động sản mà ngân hàng khó quản lý được trong thời gian người vay sử dụng vốn vay thì ngân hàng có thể yêu cầu người vay mua bảo hiểm động sản đó và trao giấy tờ gốc cho ngân hàng. - Bảo lãnh: Người bảo lãnh phải có đủ tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý và năng lực hành vi, khả năng kinh tế để trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả được nợ. - Cho vay tín chấp: Chỉ áp dụng đối với khách hàng đã trở nên tin cậy với ngân hàng. 1.2.4.2. Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Mục tiêu hạn chế (rủi ro tín dụng) RRTD là nhằm phòng ngừa và giảm thiểu thấp nhất rủi ro gặp phải trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giới hạn phù hợp, tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM: - Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp Một chính sách tín dụng tốt là một chính sách tín dụng được trình bày bằng những thuật ngữ chính xác, những hướng dẫn được thể hiện cụ thể rõ ràng đối với các loại hình tín dụng khác nhau và phải là một ứng dụng không khéo của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh
  • 29. 22 tế. Chính sách tín dụng phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. - Xếp loại khách hàng Thông tin bất cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch, do biết chắc có sự lựa chọn đối nghịch xảy ra các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng cơ chế sàng lọc nhằm lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt để cho vay dựa vào các tiêu chí. Đây là các yếu tố quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng. Ngân hàng phải thực hiện đánh giá khách hàng trên một số nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau : + Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: bao gồm chỉ tiêu chủ yếu sau: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời = Tiền Nợ đến hạn + Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính: Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản Hệ số nợ vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Lãi vay
  • 30. 23 Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn + Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần TSLĐ bình quân Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng TSCĐ bình quân + Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi: Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả Tổng tài sản Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
  • 31. 24 - Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án vay vốn Thẩm định tính hiệu quả và khả thi của phương án, dự án vay vốn là một yếu tố rất quan trọng nhằm: + Đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. + Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro. + Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay. - Kiểm tra kiểm soát, theo dõi sau khi cho vay Để hạn chế rủi ro tín dụng, người ta thường dùng cơ chế giám sát, ngân hàng thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định kỳ. Ngoài ra, còn có hệ thống giám sát khác như hệ thống thông tin tín dụng, thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý… Ngoài cơ chế giám sát rủi ro tín dụng còn được giảm thiểu bằng cơ chế khuyến khích. Các tổ chức tín dụng sẽ cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi về lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, .... cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả sòng phẳng. Ngược lại, đối với các khách hàng không có uy tín trong quan hệ sẽ bị hạn chế hạn mức tín dụng, chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe hơn về đảm bảo tiền vay. - Phân tán rủi ro Phân tán rủi ro là một giải pháp quan trọng thường được các ngân hàng thương mại áp dụng. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm: + Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực: Để hạn chế rủi ro không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. NHTM nên coi đây như một giải pháp hữu hiệu cho công tác phòng ngừa rủi ro.Như vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh
  • 32. 25 vực đầu tư, khu vực đầu tư là một biện pháp cho các NHTM trong việc phòng chống rủi ro. + Không dồn vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng: Đây là lời khuyến cáo quan trọng cho việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. + Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng: Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xẩy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định. + Cho vay đồng tài trợ: Là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng cho một dự án đầu tư và do một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối giữa các bên để thực hiện tài trợ. Mục đích là nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp NHTM phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ, phải ký kết với nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ. - Áp dụng hạn mức tín dụng Để hạn chế rủi ro, các ngân hàng còn áp dụng biện pháp cho vay hạn mức tín dụng hay nói cách khác đó là giới hạn tín dụng đối với một khách hàng. Giới hạn tín dụng là tổng dư nợ tín dụng tối đa mà ngân hàng đồng ý cấp đối với một khách hàng trong một thời kỳ (thường là một năm). Việc áp dụng giới hạn tín dụng nhằm giới hạn mức độ rủi ro trên cơ sở đánh giá và kiểm soát lượng vốn tối đa mà một đối tượng khách hàng có thể quản lý, sử dụng hiệu quả. Đồng thời hướng hoạt động hạn chế rủi ro của ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. 1.2.5. Xử lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, do vậy song song với các biện pháp phòng ngừa nêu trên, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Xử lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
  • 33. 26 - Xử lý bằng cách trích từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng thường phải trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nhất định tuỳ từng loại đối tượng đầu tư vốn và tính chất của khoản đầu tư. Dự phòng này sẽ bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng - Khai thác tài sản bảo đảm nợ vay Khi đồng ý cho khách hàng vay vốn, ngân hàng thường đưa ra điều kiện về tài sản đảm bảo nợ vay. Trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ, thì ngân hàng được quyền khai thác các tài sản đảm bảo này để thu hồi nợ vay, giảm tổn thất cho ngân hàng. - Thực hiện mua, bán nợ Mua bán nợ phải trở thành một lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các NHTM, đây cũng có thể coi là giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh có hiệu quả. Mua bán nợ cần phải được hiểu rõ trên hai khía cạnh: mua nợ để kinh doanh; bán nợ để giảm lỗ. Quan hệ mua bán này phải là quan hệ trên thị trường quan hệ cung cầu, tức là mua bán nợ theo nhu cầu chứ không phải thụ động như giải quyết bắt buộc theo kiểu phá sản. - Xử lý bằng nguồn ngân sách quốc gia Khi số nợ quá hạn của ngân hàng quá lớn, vượt quá mức xử lý của bản thân ngân hàng và của toàn hệ thống, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế- xã hội, thì Nhà nước sẽ đứng ra xử lý bằng nguồn ngân sách quốc gia để mua lại toàn bộ hoặc một phần số nợ quá hạn đó. - Các biện pháp xử lý khác Ngoài các nội dung trên, tuỳ từng điều kiện cụ thể, ngân hàng thương mại phải nghiên cứu, xem xét để có biện pháp xử lý thích hợp các khoản đầu tư vốn trong kinh doanh, như bù đắp bằng quỹ dự phòng, khai thác ngay chính những tài sản đầu tư vào mục đích kinh doanh, hoặc nhờ Chính phủ can thiệp, mua doanh nghiệp đó thông qua hình thức mua cổ phần, ... Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM rất phức tạp, do vậy, xác định nội dung quản lý rủi ro tín dụng luôn phải được nghiên cứu xem xét. Dù
  • 34. 27 bất luận hoàn cảnh nào thì NHTM cũng luôn phải có những cơ chế quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đảm bảo an toàn và hiệu quả. 1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới. 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là một quốc gia có thị trường tài chính phát triển với những tập đoàn kinh tế, tài chính lớn. Từ hoạt động cho vay của các ngân hàng Nhật Bản, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Chủ động đánh giá khách hàng với những tiềm năng rủi ro Chính sách mở rộng quá mức, thậm chí dẫn đến dễ dãi trong hoạt động cho vay tạo ra kết cục là những khoản lỗ cho ngân hàng. Sự thiếu kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây làm cho các ngân hàng Nhật khó khăn trong việc khắc phục, giải quyết những khoản tổn thất này. Biểu hiện là các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả của việc chậm trễ tiến hành những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó khoản lỗ của ngân hàng do tổn thất tín dụng nên không thể giải quyết nhanh chóng và với chi phí thấp hơn. Việc đánh giá một khách hàng với những tiềm năng hay rủi ro, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt là vấn đề cần thực hiện một cách chủ động của ngân hàng. - Thành lập tổ chức, dịch vụ có vai trò giám sát các ngân hàng. Nhật Bản có tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) có vai trò giám sát, yêu cầu các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng. Đây là tổ chức có tính chuyên nghiệp cao hỗ trợ các ngân hàng xử lý tốt hơn các vấn đề vướng mắc trong hoạt động xử lý rủi ro. Sự tách biệt này mang tính chất chuyên nghiệp hoá hoạt động giám sát các ngân hàng trong công tác dự phòng rủi ro tín dụng là một biện pháp rất hữu hiệu.
  • 35. 28 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ Mỹ là quốc gia có nhiều định chế tài chính lớn, xuyên quốc gia, có tầm vóc và qui mô hoạt động lớn. Thông qua hoạt động của họ, có thể rút kết ra được một số kinh nghiệm trong việc hạn chế rủi ro tín dụng như sau: - Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng Trước hết, đó là việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự lựa chọn, sàng lọc khách hàng sẽ giúp ngân hàng sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và thu được lợi nhuận khi cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, đầu tư tín dụng có hiệu quả, chính xác. - Đánh giá tình trạng của khách hàng Việc cho vay căn cứ nhiều vào việc đánh giá tình trạng của khách hàng hơn là vào các phương pháp và công thức tự động ví dụ như chấm điểm tín dụng, nhờ đó đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả cao. - Cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp Việc cho vay thành công tại các ngân hàng Mỹ dựa trên kinh nghiệm thực tế của khách hàng, đồng thời yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay. - Đảm bảo tính thống nhất và kiểm soát trong quyết định cho vay Các quyết định cho vay, bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát. Có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Việc phê duyệt cho vay do một cán bộ hoặc một nhóm thực hiện để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay. - Cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay Cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin, phân tích tín dụng đầy đủ. Mặc dù không nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, nhưng các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi. - Thẩm định khoản vay hiệu quả
  • 36. 29 Khoản vay hiệu quả chủ yếu do quá trình thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. - Xác định sớm dấu hiệu của khoản vay xấu Theo dõi sát xao để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu bằng cách luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Phát hiện nợ xấu sớm và thực hiện biện pháp thu hồi nợ rất tốt thông qua việc xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị chậm, giảm thời gian thu hồi nợ và các ngân hàng, có thể điều chỉnh thời hạn trả nợ, giải quyết các vấn đề khác của khách hàng sớm. 1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc - Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng Chính sách quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng theo nguyên tắc có sự độc lập giữa quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nghiệp vụ, quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro định tính và định lượng; các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản lý rủi ro tín dụng được chia sẻ trong toàn hệ thống ngân hàng; đa dạng hoá rủi ro một cách hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng. - Xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực Việc xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro tín dụng và đội ngũ cán bộ tác nghiệp được quan tâm, chú trọng. - Cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro được bố trí từ trụ sở chính đến các đơn vị phụ thuộc, được tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nên hệ thống quản trị rủi ro thực sự phát huy hiệu quả, do việc cảnh báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phán quyết tín dụng. - Thiết lập và quản lý hạn mức rủi ro tín dụng Công tác hạn chế rủi ro tín dụng gồm thực hiện trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng do các bộ phận nghiệp vụ quản lý rủi ro xác định thiết lập và quản lý hạn mức
  • 37. 30 rủi ro tín dụng, trắc nghiệm khả năng chịu đựng rủi ro, trắc nghiệm mô hình tính toán cho danh mục tín dụng. Việc đánh giá rủi ro dựa trên các yếu tố: nhận biết rủi ro và xác định các loại rủi ro cụ thể có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù và dự liệu trước rủi ro có thể xảy ra đối với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt động. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm tại các quốc gia có nền kinh tế, tài chính phát triển với nhiều định chế tài chính hùng mạnh. Thông qua chọn lọc, xem xét nghiên cứu, các ngân hàng tại Việt Nam trong đó có NHNo & PTNT Uông Bí có thể rút ra được một số kinh nghiệm áp dụng vào thực tế hoạt động của mình một cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng. Như vậy trong chương I, giới thiệu về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nhận thấy: ngân hàng luôn mong đợi cho tất cả các khách hàng có hoạt động kinh doanh đạt chất lượng tốt. Song trong thực tế luôn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro khi cho vay, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ nhằm tuân thủ các chính sách, các quy định trong thể chế tín dụng của ngân hàng. Có như vậy mới phát hiện kịp thời rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Kịp thời đề ra các giải pháp hữu hiệu, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Để học hỏi được những kinh nghiệm trên cho phù hợp với thực tế của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro tín dụng thì phải dựa vào thực trạng của NHNo & PTNT Uông Bí. Sau đây là thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Uông Bí từ năm 2009 tới năm 2011.
  • 38. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHNo & PTNT UÔNG BÍ 2.1. Giới thiệu và tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Uông Bí 2.1.1. Giới thiệu về NHNo & PTNT Uông Bí 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – chi nhánh NHNo Uông Bí được thành lập 22/3/1995 theo quyết định số 88/QĐ - NHNo Quyết định của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh là một chi nhánh loại 3, hoạt động theo quy chế tổ chức do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành. Chi nhánh có trụ sở chính đặt tại: Số nhà 424 Phường Quang Trung – Thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Từ khi thành lập đến nay NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao. Doanh số hoạt động năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm từ 30 đến 35%, công tác tín dụng mở rộng và ngày càng phát huy hiệu quả cao, các chỉ tiêu tài chính đạt loại khá, đời sống cán bộ công nhân viên chức ổn định. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành - Giám đốc: Giám đốc là người trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật , các phòng ban về các quyết định của mình. - Phó giám đốc: Trong phạm vi phân công uỷ quyền phó giám đốc có thể : Tổ chức hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh, giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những quyết định của mình. Phân tích tình hình kinh tế, phân tích nghiệp vụ
  • 39. 32 kinh doanh, đề xuất ý kiến cho công tác hàng tuần, tháng, quý, năm và thực hiện trương trình đã được duyệt. Phòng kế toán-ngân quỹ: Gồm 17 người đảm nhiệm cả hai công việc: Kế toán nội bộ và kế toán giao dịch: Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Nguồn: Phòng tổ chức NHNo & PTNT Uông Bí  Kế toán nội bộ: Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi mua sắm vật dụng... Báo cáo tổng hợp thu chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Giám đốc.  Kế toán giao dịch: Xử lý các giao dịch như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh Giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính & nhân sự Phòng kế toán & ngân quỹ Phòng kế hoạch & kinh doanh
  • 40. 33 hàng. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi.. Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động và sử dụng vốn. Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng. Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi báo cáo lên ngân hàng cấp trên. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng kinh doanh nhiệm vụ chủ yếu là: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới để mở rộng cho vay; khai thác các dịch vụ, thu hút nguồn vốn. Đảm nhiệm các nghiệp vụ tín dụng phát sinh và thực hiện các chủ trương, cơ chế về công tác tín dụng. Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô vừa và lớn, thu thập các thông tin, phân tích tham mưu cho Giám đốc. Cố vấn cho Giám đốc trong quá trình ra quyết định đối với các dự án vượt thẩm quyền. Thực hiện các nghiệp vụ khác như: Thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu. - Phòng hành chính Nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực trong chi nhánh. Tổ chức thực hiện các công tác hành chính, quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh NHNo & PTNT Uông Bí. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Uông Bí 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Uông Bí Như ta đã biết vốn là nguồn để đảm bảo hoạt động và luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong HĐKD, đặc biệt là trong HĐKD ngân hàng. Việc thu hút được nguồn vốn đầu vào rẻ sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín dụng, làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng.
  • 41. 34 Nhận thức được điều này, qua gần 17 năm hoạt động NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều biện pháp và phương thức hợp lý để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế. Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự, công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, đã được sự yên tâm tin tưởng của người gửi tiền. Thêm vào đó việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện với tiêu chí là: “Nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng” đã thu hút không nhỏ số tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp, dân cư trong địa bàn thành phố Uông Bí. Trên cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị, đa dạng hóa các hình thức huy động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: tiết kiệm có quà tặng khuyến mại ,huy động tiết kiệm với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí đã tạo lập được cơ sở khá vững chắc trong việc huy động vốn tại địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thường xuyên chủ động tìm kiếm khách hàng, vận động các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán lương cho cán bộ qua ngân hàng. Từ năm 2009 trở lại đây, công tác nguồn vốn đã thực sự được lãnh đạo Chi nhánh tập chung chỉ đạo, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ viên chức trong việc thực hiện hiệu quả công tác nguồn vốn, như việc phát động các phong trào thi đua phát triển nguồn vốn, tổ chức khen thưởng và động viên kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc huy động vốn, nhờ đó mà nguồn vốn huy động qua các năm tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí có sự tăng trưởng khá, đóng góp không nhỏ vào thành tích huy động vốn chung của NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí được thể hiện qua bảng sau:
  • 42. 35 Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với năm 2009 (%) Số tiền Tăng/giảm so với năm 2010 (%) Tổng nguồn vốn huy động 212,617 297,723 40.02 249,304 -16.26 I. Theo đối tượng huy động 1 - TG dân cư 68,933 71,228 3.32 80,850 13.51 2 - TG tổ chức kinh tế 143,683 226,498 57.63 168,450 -25.63 Trong đó :TG KBNN, BHXH 23,333 33,333 42.85 23,333 -30.00 II. Theo loại tiền huy động 1 - VND 204,787 286,683 40.00 238,652 -16.75 2 - Ngoại tệ (quy VND) 7,830 11,041 41.01 10,671 0.33 III. Theo kỳ hạn 1 - Không kỳ hạn 15,752 39,221 148.98 27,577 -29.68 2 - Có kỳ hạn < 12 tháng 126,996 219,100 72.52 184,787 -15.66 3 - Có kỳ hạn > 12 tháng 69,869 39,403 -43.60 36,940 -6.25 (Nguồn: BC kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009; 2010;2011) Đơn vị: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TG dân cư TG TCKT Hình 2.2: Nguồn vốn theo đối tượng huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009;2010; 2011)
  • 43. 36 Qua bảng 2.1 và hình 2.2 ở trên thì chúng ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá mạnh nhưng không ổn định. Cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 85,106 triệu đồng tương đương 40%, nhưng đến năm 2011 thì nguồn vốn lại giảm 48,419 triệu đồng tương đương 16.26% so với năm 2010. Trong đó xét theo đối tượng huy động, tỷ trọng nguồn vốn của tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ lớn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này cũng rất lớn. Cụ thể, năm 2010 tăng trưởng so với năm 2009 là 57.63% nhưng sang năm 2011 thì lại giảm khoảng 25.63%, từ đó tác động mạnh tới sự biến động chung của tổng nguồn vốn huy động. Có thể điểm một vài nguyên nhân dẫn đên sự biến động mạnh của nguồn vốn: năm 2010 nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đã có dấu hiệu thoát dần khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước đã có bước hồi phục, các tổ chức kinh tế cũng dần có sự tăng trưởng, cùng với đó Ban giám đốc đã đẩy mạnh công tác tiếp cận, vận động các tổ chức kinh tế trên địa bàn gửi tiền tại Chi nhánh, chính vì thế nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế tăng trưởng nhanh. Đến năm 2011, kinh tế thế giới lại tiếp tục có dấu hiệu giảm sút, đồng thời với đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn dẫn đến nguồn vốn giảm nhanh so với năm 2010. Nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng tăng ổn định qua các năm từ 2009-2011, tuy nhiên mức độ tăng không đáng kể. Cụ thể năm 2010 tăng 2,259 triệu đồng tương đương 3.3% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 9,622 triệu đồng tương đương 13.51% so với năm 2010. Điều này, một phần cho thấy uy tín của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng cho thấy nguồn tiền gửi dân cư chủ yếu của các khách hàng lâu năm đã tin tưởng ngân hàng nên lượng tiền gửi ở ngân hàng không bị biến động mạnh, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động nguồn vốn kinh doanh cho Chi nhánh.
  • 44. 37 Đơn vị: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 VNĐ Ngoại tệ Hình 2.3: Nguồn vốn theo loại tiền huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (Nguồn:Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009; 2010; 2011) Quan sát hình 2.3 ta thấy xét về loại tiền, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền VND, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể bình quân ở mức 3.78% so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này phản ánh sự hạn chế trong việc huy động nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh. Tuy nhiên, điều này cũng phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như hoạt động khác có nhu cầu gửi ngoại tệ trên địa bàn thành phố Uông Bí và các vùng lân cận không nhiều. Đơn vị: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Khôngkỳ hạn Kỳ hạn < 12 tháng kỳ hạn > 12 tháng Hình 2.4: Nguồn vốn phân theo kỳ hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí (Nguồn:Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009; 2010; 2011)
  • 45. 38 Qua hình 2.4 ta thấy, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2010 giảm 30,466 triệu đồng tương đương 43.60% so với năm 2009. Đến năm 2011 lại giảm tiếp 2,463 triệu đồng tương đương 6.25% so với năm 2010. Nguyên nhân trong giai đoạn 2009- 2011 tiền gửi có thời hạn dài có xu hướng rủi ro lãi suất cao, các kỳ hạn ngắn thường có lãi suất cao và an toàn hơn, do đó lượng tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng giảm qua các năm. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và biến động rất mạnh. Năm 2010 tăng 92,104 triệu đồng tương đương 72.52% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 thì giảm 34,313 triệu đồng tương đương 15.66% so với năm 2010. Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, bình quân ở mức 10.52% và không biến động nhiều. Tuy nhiên đây cũng là nguồn vốn khá quan trọng trong việc bổ sung nhu cầu vốn để cho vay của Chi nhánh. Tóm lại, mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm không đều, tăng giảm đột biến, nhưng xết về tốc độ tăng trưởng bình qua các năm 2009 đến năm 2011 vẫn đạt 12.2% điều này góp phần đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho Chi nhánh. 2.1.2.2. Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo & PTNT Uông Bí Một ngân hàng kinh doanh hiệu quả là ngân hàng biết sử dụng đầu tư đồng vốn của mình vào đúng chỗ, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Các ngân hàng chủ yếu sử dụng đồng vốn huy động được để tiến hành cho vay hưởng chênh lệch lãi suất. NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí tỉnh Quảng Ninh cũng không phải là ngoại lệ. Vì đây là hoạt động có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh nên chi nhánh luôn đặt ra mục tiêu mở rộng cho vay đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Như bao ngân hàng khác chi nhánh cũng thực hiện cho vay với 3 mục tiêu cơ bản: “Hiệu quả, an toàn vốn đầu tư và phát triển”. Sau đây là các kết quả đạt được trong công tác sử dụng vốn tại chi nhánh.
  • 46. 39 Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Uông Bí Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ Dư nợ Tăng giảm so với năm 2009 (%) Dư nợ Tăng giảm so với năm 2010 (%) Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 144,096 222,284 54.26 280,204 26.06 II Phân theo thời hạn vay 1 Ngắn hạn 131,568 140,774 7.00 186,968 32.81 2 Trung hạn 12,528 81,510 550.64 93,236 14.39 II Phân theo khách hàng 1 DNNN 600 1,331 121.89 1,267 -4.86 2 Công ty CP và TNHH 89,605 160 78.07 199,119 24.79 3 DNTN 10,027 12 17.62 15,413 30.69 4 Hộ gia đình và cá nhân 43,864 49,598 13.07 64,406 29.85 III Phân theo ngành kinh tế 1 Nông lâm nghiệp 43,864 26,917 -38.63 7,287 -72.93 2 Ngành khác 100,232 195,367 94.91 280,197 43.42 ( Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí năm 2009;2010; 2011 ) Từ bảng 2.2 trên ta thấy, tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2010 tổng dư nợ tăng 78,188 triệu đồng tương đương 54.26% so với năm 2009. Năm 2011 tổng dư nợ tăng 57,920 triệu đồng, tương đương 26.06% so với năm 2010. Nguyên nhân do năm 2010 nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã có dấu hiệu dần thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế đã có dấu hiệu tăng trưởng, cùng với đó là chủ trương của Ban Giám đốc là tăng trưởng tín dụng nhằm tăng thị phần và sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Do đó, dư nợ năm 2010 đã có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ vẫn có sự tăng trưởng mạnh tuy nhiên không bằng năm 2010, do nền kinh tế thế giới và trong nước lại có những dấu hiệu suy thoái, lạm phát trong nước tăng cao ở mức 11.75%, các tổ
  • 47. 40 chức và cá nhân có xu hướng duy trì và thu hẹp sản xuất kinh doanh, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn giữa các ngân hàng thương mại trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng, từ đó làm tổng dư nợ vẫn tăng nhưng không mạnh so với năm 2010. Đơn vị: Triệu đồng 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ngắn hạn Trung hạn Hình 2.5: Dư nợ phân theo thời hạn vay (Nguồn:Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Uông Bí các năm 2009;2010; 2011) Phân tích hình 2.5 cho thấy: Dư nợ phân theo thời hạn vay: Qua bảng 2.2 và hình 2.5 nhận thấy, cùng với xu hướng tăng của tổng dư nợ thì nợ ngắn hạn và trung hạn cũng đều có xướng tăng qua các năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2010 không tăng đáng kể so với năm 2009, chỉ dừng lại ở mức 7%. Tuy nhiên, năm 2011 tăng trưởng tín dụng ngắn hạn so với năm 2010 ở mức 32.81%. Về dư nợ trung hạn, năm 2010 tăng đột biến so với năm 2009 ở mức 550.64 % nhưng năm 2011 chỉ tăng so với năm 2010 ở mức 14.39%. Nguyên nhân dẫn đến việc dư nợ trung hạn năm 2010 tăng đột biến so với năm 2009 là do chủ trương của NHNo&PTNT Uông Bí là tăng trưởng cho vay trung hạn, do một phần nguồn vốn dài hạn của hệ thống tăng cao, một phần cho vay trung hạn ít rủi ro lãi suất hơn. Tuy nhiên đến năm 2011 thì dư nợ trung hạn chỉ tăng ở mức 14.39%, do năm 2011 thị trường lãi suất có nhiều biến động, lãi suất kỳ hạn ngắn có xu hướng tăng cao, rủi ro lãi suất dài hạn cao hơn, nguồn tiều gửi dài hạn sụt giảm.
  • 48. 41 Dư nợ phân theo khách hàng: Cùng với xu hướng chung của sự tăng trưởng tổng dư nợ, dư nợ phân theo theo các đối tượng khách hàng đều có xu hướng tăng. Riêng năm 2011, dư nợ đối với khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước lại giảm khoảng 4.86% . Tăng trưởng bình quân dư nợ đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn ở mức cao trên 50%, điều này này phù hợp với chủ trương của Giám đốc là tập trung mũi nhọn vào việc tăng trưởng tín dụng đối với các khách hàng thuộc đối tượng này. Bên cạnh đó dư nợ đối với hộ kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp tư nhân cũng tăng trưởng bình quân qua các năm trên 20%. Tuy nhiên, ta thấy tỷ trọng dư nợ đối với đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong chiến lược phát triển tín dụng của Chi nhánh, rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp luôn cao hơn đối tượng khách hàng cá nhân. Dư nợ phân theo ngành kinh tế: Dư nợ đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp có xu hướng giảm nhanh qua các năm. Năm 2010 giảm 16,947 triệu đồng tương đương 38.63% so với năm 2009. Năm 2011 lại tiếp tục giảm 19,630 triệu đồng tương đương 72.93%. Trong khi đó dư nợ đối với các ngành khác lại có xu hướng tăng mạnh qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 69%. Xu hướng tăng trưởng dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế phù hợp với sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí, ngành nông lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng giá trị sản phẩm của địa phương. Dư nợ ngoại tệ của Chi nhánh không phát sinh, điều này cũng cho thấy một hạn chế trong công tác tiếp cận đối tượng khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn. Trong tương lai Chi nhánh cần tăng cường tiếp cận đối tượng khách hàng này nhằm đa dạng hóa nghiệp vụ tín dụng đồng thời có thể thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ hoạt động xuất nhập khẩu.