SlideShare a Scribd company logo
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn
Zalo : 0934.573.149
Chiếu theo quy định nêu trên của pháp luật có thể thấy rất nhiều quảng cáo
lưu hành hiện nay đang vi phạm.
“Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp,
ngành và ý thức tuân thủ pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân. Hiện nay trong lĩnh
vực này đang tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết”.
Thứ nhất, “cần thấy rằng từ lâu quảng cáo đã không còn chỉ là dịch vụ của
nền kinh tế thương mại mà tự thân đã chuyển hóa thành một mặt hàng thương mại
và ngang hàng với sản phẩm khác. Quảng cáo góp phần kích thích tăng trưởng thị
trường, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, truyền bá các giá trị văn
hóa,... Vì vậy, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cần gắn với thực tế và với lợi ích
chung của xã hội. Các chính sách phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, không ảnh hưởng
tới các lợi íchmà quảng cáo mang lại. Các cơ quan ban hành chính sách cần nắm rõ
thực tế, triển khai tìm hiểu, khảo sát trên quy mô cả nước, giải quyết hài hòa giữa lợi
íchngười dân và đơn vị kinh doanh để quảng cáo hoạt động đúng quy định của pháp
luật; tạo điều kiện cho quảng cáo phát triển lành mạnh, thông qua các sản phẩm
thương hiệu Việt góp phần quảng bá văn hóa, nâng cao hiểu biết của thế giới về Việt
Nam”.
Thứ hai, “sự khác biệt về đặc thù địa phương, đặc thù từng loại hình quảng
cáo có thể gây khó khăn trong công tác quản lý và sự đồng nhất về chính sách, vì
vậy các cơ quan chức năng có nhiệm vụ ban hành chính sách cần nghiên cứu để đưa
ra quy định cụ thể, phù hợp từng địa phương, từng loại hình quảng cáo để tránh hiện
tượng máy móc, khuôn mẫu, phụ thuộc vào ý chí người quản lý”.
Thứ ba, “cần tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật về quảng
cáo ở các quốc gia tiên tiến, từ đó hoànthiện các chếtài và có hìnhthức xử lý nghiêm
minh những sai phạm, tiêu cực”.Thêm nữa, cần lưu ý, việc quản lý, chấn chỉnh hoạt
động quảng cáo cần có sựphối hợp giữa nhiều ngành và địa phương; cho nên có thể
làm nảy sinh mâu thuẫn về quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên, vì thế, nếu các ngành
và địa phương không được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể sẽ dễ xảy ra tình
trạng “cha chung không ai khóc”.
 Giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật quy định về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo
Hoàn thiện nội dung pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo. Trên
cơ sở tổng kết quá trình thực hiện pháp luật về cạnh tranh tronglĩnh vực quảng cáo
ở nước ta thời gian qua và rà soát toàn diện các quy địnhpháp luật hiện hành điều
chỉnh các hành vi, quan hệ cạnh tranh trong lĩnh vựcquảng cáo; việc hoàn thiện nội
dung pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vựcquảng cáo cần chú trọng bổ sungvà hoàn
thiện các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, “pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần xácđịnh bản
chất “thương mại” của hoạt động quảng cáo để từ đó xác định cáchành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh quảng cáo trong hoạt động kinh doanh về cơ bản
là một hình thức tiếpthị và được sử dụng để khích lệ hoặc thuyết phục người tiêu
dùng chấp thuậnmột lời đề nghị thương mại. Thông điệp quảng cáo thường được thể
hiện trênphương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm phương tiện truyền thông
đạichúng như báo chí, quảng cáo truyền hình, tạp chí, đài phát thanh quảng
cáo,quảng cáo ngoài trời, hoặc cách thức mới như blog, web hoặc tin nhắn. Mụctiêu
của quảng cáo thường là quảng bá thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp hoặc để
bán sản phẩm, bởi vậy, các phương thức của quảng cáo nhằm vào đối tượng người
tiêu dùng hoặc các nhà đại diện và phân phối. Có thể xuất hiện các loại quảng cáo
với các mục tiêu cụ thể như:
* “Quảng cáo tiên phong phát triển các nhu cầu cơ bản, đó là nhu cầuvề một
loại sản phẩm chứ không phải là một thương hiệu cụ thể. Quảng cáonày được áp
dụng trong giai đoạn đầu giới thiệu sản phẩm với khách hàng tiềm năng”.
* “Quảng cáo cạnh tranh để phát triển nhu cầu lựa chọn, đó thường lànhu cầu
sản phẩm của một nhà sản xuất cụ thể hơn là một loại sản phẩmchung chung. Một
doanh nghiệp đổimới thường được dựa vào quảng cáocạnh tranh theo như vòng đời
sản phẩm. Sau quá trình tiên phong, hầu hếtcác nhà sản xuất đang cung cấp các sản
phẩm cạnh tranh, các doanh nghiệp phải sáng tạo những ưu điểm vượt trội cho sản
phẩm của mình để vượt quacác đối thủ cạnh tranh. Điều này thường là tình hình
trong một thị trường đang chín muồi”.
* “Quảng cáo nhắc nhở đểgiữ vững tên tuổi sản phẩm trước côngchúng. Loại
hình quảng cáo này rất hữu ích khi các sản phẩm đã đạt được sựthống trị thị trường.
Ở đây, các nhà quảng cáo có thể chọn cách quảng cáohiển thị tên như một lời nhắc
nhở. Quảng cáo nhắc nhở có thể được coinhưmột cách để duy trì một sản phẩm với
vị trí dẫn đầu trên thị trường”.
Như vậy, “các doanh nghiệp khi thực hiện quảng cáo trên thị trườngthường là
nhằm mục tiêu để bán sản phẩm. Điều này mới thể hiện rõ bản chấtcủa cạnh tranh
trong hoạt động kinh doanh. Quảng cáo nhằm cạnh tranh là đểphát triển, kích thích
nhu cầu lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩmđược đưa ra quảng cáo. Bởi
vậy, chỉ có quảng cáo mang tính thương mại vớicó tính cạnh tranh sâu sắc, còncác
quảng cáo phi thương mại nếu xuất hiệndấu hiệu bôinhọ, nói xấu, kích độngđối thủ
thì dường như không phải đốitượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, mà có thể
là đối tượng điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật khác”.
“Nói đến cạnh tranh không lành mạnh, chỉ có thể là cạnh tranh trongkinh
doanh, thương mại. Bởi vậy, cần xác địch rõ bản chất thương mại vàmục đíchcạnh
tranh của các hành vi quảng cáo. Từ đó, việc nhận diện cáchành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo sẽ cụ thể và rõràng hơn. Trên thực tế, pháp luật
thương mại và pháp luật cạnhtranh khôngđiều chỉnhhoạtđộngquảng cáo phithương
mại. Điều này sẽ giúp cho hoạtđộng quảng cáo mang tính thương mại được thông
suốt, thuận lợi hơn về mặtquản lý nhà nước. Cho nên, việc điều chỉnh hoạt động
quảng cáo nhằm mụcđích cạnh tranh chỉ tập trung trong một hoặc hai văn bản nhất
định, như LuậtCạnh tranh và một văn bản hướng dẫn thi hành Luật này có liên quan
đếnhoạt động quảng cáo. Các văn bản luật khác như: Luật Thương mại, LuậtQuảng
cáo chỉ nên quy định cấm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh
theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Điều này sẽ giúpcho các quy định liên quan
đến quảng cáo nhằm mục đíchcạnh tranh đượcthống nhất và nâng cao vai trò và tầm
quan trọng thích đáng của pháp luậtcạnh tranh trong xử lý các vụ việc cạnh tranh
không lành mạnh”.
Thứ hai, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần bổsungcác quy
định để làm rõ tiêu chí nhận diện hành vi cạnh tranh khônglành mạnh trong lĩnh vực
quảng cáo. “Như trên đãphân tích, đểthực hiện được mục đíchcạnhtranh trongkinh
doanh các hành vi quảng cáo phải là quảng cáo thương mại nhằm quảngcáo sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng, nhưng trong quá trìnhcạnh tranh, các
chủ thể hành vi quảng cáo đã thực hiện những thủ đoạnkhông lành mạnh để giành
giật khách hàng về phía mình hoặc để thu lợinhuận tối đa một cách không chính
đáng, làm phương hại đến lợi íchcủa cácđốithủ cạnh tranh, của người tiêu dùng và
xã hội. Vì vậy cần xác định rõ cáctiêu chí để nhận diện các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vựcquảng cáo”, cụ thể: Về khái niệm chung, có thể đưa ra định
nghĩa: “Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành viquảng cáo
thương mại nhằm mục đích cạnh tranh, được tiến hành bởi cácdoanh nghiệp Việt
Nam, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tạiViệt Nam, hiệp hội ngành,
nghề kinh doanh trên thị trường, đã vi phạm cácquy định của pháp luật cạnh tranh
và trái với các chuẩn mực thông thườngvề đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có
thể gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
Đặc điểm nhận diện chung các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh
vực quảng cáo:
“- Là hành vi quảng cáo thương mại nhằm mục đích cạnh tranh;
- Do các doanh nghiệp Việt Nam, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam, hiệp hội ngành, nghề kinh doanh trên thịtrường thực hiện;
- Hành vi này đã vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh và tráivới các
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh;
- Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước,quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng…
Tuy nhiên, với khái niệm và đặc điểm nhận diện ở trên, pháp luật cạnhtranh
cũng cần quy định và làm rõ thế nào là “các chuẩn mực thông thường về đạo đức
kinh doanh”.
Thứ ba, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần bổ sungcác quy
định và chế tài phù hợp để đảm bảo các chủ thể phải tuân thủ chuẩnmực thông
thường về đạo đức kinh doanh khi thực hiện cạnh tranh trong lĩnhvực quảng cáo.
“Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sử dụng nhiều công cụ khácnhau
để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường.Quảng cáo cũng
là một trong số đó. Để nâng cao hiệu quả của hoạt độngquảng cáo, đồng thời bảo vệ
quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đối thủcạnh tranh và nhà nước, doanh nghiệp
phải vừa tuân thủ pháp luật và nâng cao ý thức về đạo đức kinh doanh. Nhắc tới khái
niệm “đạo đức kinh doanh”, người ta thường cho rằng đólà một yếu tố rất trừu tượng
hoặc không cụthể. Nhưng thực tế lại cho thấy,mức độ phát triển bền vững của doanh
nghiệp gắn liền với đạo đức kinhdoanh, sựtăng trưởng về lợi nhuận gắn liền với việc
nghiêm túc tuân thủ đạođức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một bộ phận cấu
thành và không táchrời của đạo đức xã hội nói chung”. Có nhiều định nghĩa về đạo
đức kinh doanh, theo Ferrels và John Fraedrich “Đạo đức kinh doanhbao gồm những
nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh.
Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo
đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm
có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”.Còntheo ông Phillip
V. Lewis, Giảng viên Đại học Abilene Christian, HoaKỳ thì: “Đạo đức kinh doanh
là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mựcđạo đức hoặc luật lệ để chỉ dẫn hành
vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực(của một tổ chức) trong những trường hợp
nhất định”…
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tổng hợp các . kiến tại các cuộc hội thảo,trên báo
chí và trong x. hội, có thể định nghĩa khái quát như sau: “Đạo đứckinh doanh là một
tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đứchoặc luật lệ có tác dụng chỉ
dẫn, điều chỉnh và kiểm soát hành vi nhằm bảođảm chuẩn mực và sự trung thực
trong hoạt động của chủ thể kinh doanh”.Với tư cách là một dạng đạo đức nghề
nghiệp mang tính đặc thù cao gắn liền với các lợi các kinh tế, đạo đức kinh doanh
chínhlà phạm trù đạo đứcđược vậndụng vào hoạt động kinh doanh, nhưng nó không
tách rời nền tảngcủa nó là đạo đức xã hội chung và phải chịu sự chi phối bởi một hệ
giá trị vàchuẩn mực đạo đức xã hội. Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc
vàchuẩn mực . “Có 2 yếu tố quan trọng nhất, đó là tính trung thực và sự tôntrọng
con người. Tínhtrung thực đ.i hỏi chủ thể kinh doanh không dùng cácthủ đoạn gian
xảo hoặc phi pháp để kiếm lời và cạnh tranh không lành mạnh.Đối với đốitác, khách
hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữchữ tín trong kinh doanh, theo
đó doanhnghiệp, doanhnhân phải giữ chữ tíntrong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng
nghĩa vụ và cam kết; không sản xuấtkinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng, hàng độc hại cho sứckhỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ. Đối vớiNhà nước, chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật
pháp của Nhànước, theo đó doanhnghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản
xuấtkinh doanhnhững mặt hàng quốc cấm. Đối với x. hội, chủ thể kinh doanhkhông
kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng
đến giáo dục con người, thực hiện các trách nhiệm xã hội”.
“Hoạtđộng quảng cáo là một quá trình từ thiết kế, xây dựng, sản xuấtsản phẩm
quảng cáo và thông qua phương tiện quảng cáo để truyền tải thôngtin quảng cáo đến
với người tiêu dùng. Thông tin trong quảng cáo là mộtchiều, độc thoại, không chỉ
dừng ở việc thông báo đến người tiêu dùng sự tồntại của hàng hoá, dịch vụ mà họ
cần. Nó còn có còn có nhiệm vụ giúp ngườimua có sự lựa chọn và quyết định mua
một loại hàng hoá giữa rất nhiều loạihàng hoá, dịch vụ có tínhnăng, côngdụngtương
tự nhau trên thị trường. Vìvậy, quảng cáo phải trung thực, thông tin trong quảng cáo
phải chính xác.Người quảng cáo phải cung cấp thông tin đầy đủ, thông tin trong
quảng cáokhông được thổi phồng, phóng đại quá sự thật vốn có. Bên cạnh đó, pháp
luậtcũng cần đảmbảo yêu cầulành mạnh trong hoạtđộngquảng cáo, các chủthểkinh
doanh cần tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, trong kinh doanh, vì mụctiêu lợi
nhuận, thương nhân luôn mong muốn vượt qua các đối thủ của mìnhbởi sự thành
công của đối thủ có thể dẫn đến sự thất bại của chính thươngnhân. Do vậy, sự cạnh
tranh là tất yếu trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải có sự
tôn trọng đối với đối thủ. Sự tôn trọng được thể hiện bởi những hành vi cạnh tranh
lành mạnh, bằng chính khả năng, nội lực của doanh nghiệp. Trong hoạt động quảng
cáo, không được coi là sự tôn trọng của đối thủ nếu như việc doanh nghiệp sử dụng
nhãn hiệu, tên thương mại của doanh nghiệp khác mà không được phép; thông qua
các sản phẩm quảng cáo để dèm pha, công kích, nói xấu, hạ uy tín doanh nghiệp
khác. Luật Sở hữu trí tuệcoi hành vi xâm phạm quyền đốivới nhãn hiệu nếu sử dụng
dấu hiệu trùng vớinhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá trùng với dịch vụ hàng hoá
dịch vụ thuộcdanh mục đăng ký bảo hộ. Luật quy định cấm các hành vi sử dụng chỉ
dẫnthương mại trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được
sử dụng trước cho loại sản phẩm, dịch vụ gây nhầm lẫn. Mặc dù người quảng cáo
không gắn nhãn hiệu, tên thương mại củadoanhnghiệp khác vào sản phẩm củamình,
nhưng họ sử dụng để so sánh, hạ thấp uy tín của doanh nghiệp khác, làm nổi bật sản
phẩm của mình cũng là hành vi không phù hợp với đạo đức kinh doanh.Để nhận
diện một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vựcquảng cáo là trái với
các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh cầnquy định rõ ràng hơn về các
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh trongLuật Cạnh tranh, làm rõ giới hạn
vi phạm và việc xử lý đối với các vi phạmnguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh
doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo”.
Thứ tư, “pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần làm rõ cấu
thành pháp lý của các loại hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khônglành mạnhCác
quy định hiện hành trong Luật Cạnh tranh quy định về hành vicạnh tranh không lành
mạnh còn nhiều điểm hạn chế về cách sử dụng từ ngữpháp lý trong việc xác định
cấu thành pháp lý của hành vi, đồngthời, cầnnghiên cứu lại tính phù hợp của một số
hành vi bị kết luận là cạnh tranhkhông lành mạnh và cần xem xét về tính chất vi
phạm của một số hành vi cụthể trong các nhóm các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực quảng cáo”:
* Đối với các hành vi quảng cáo so sánh: “Cần xây dựng các quy định nội
dung cụ thể về hành vi quảng cáo so sánh. Có thể đưa ra mộtđịnh nghĩa quảng cáo
so sánh là “quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đốithủ cạnh tranh hoặc các sản
phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnhtranh sản xuất, cung ứng hay phân
phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định..Trường hợp
ngoại lệ của quảng cáo so sánh là pháp luật cạnh tranh cóthể cho phép các chủ thể
kinh doanh có thể thực hiện so sánh hàng hóa củamình với hàng giả, hàng vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảngcáo thương mại sau khi có xác nhận của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền… Tính chất cạnh tranh không lành mạnh
của hành vi quảng cáo sosánh được đánh giá theo hai hướng”:
- “Lợi dụng tên tuổi, uy tín, lợi thế cạnh tranh của người khác hoặccôngkích,
hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh. Khi thông tin quảng cáo chính xác những lợi thế
có thật của người này so với đốithủ cạnh tranh thì sẽ làm giảm chi phí, thời gian và
công sức tìm hiểu thông tin của người tiêu dùng, góp phần minh bạch hóa thị
trường”;
- “Mặt khác khi doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh chính đángso với
đối thủ, sẽ không hợp lý khi ngăn cản người đó công bố chúng, nếungăn cản có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực với cạnh tranh.Pháp luật cạnh tranh cũng cần phân biệt với
các quy định của Luật Quảng cáo về các trường hợp quảng cáo so sánh trực tiếp về
giá cả, chấtlượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá
cả,chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức,
cá nhân khác nhưng chỉ nhằm mục đíchtư lợi mà không nhằm mục đíchcạnhtranh.
Trên thực tế, trong mối quan hệ đối lập về lợi ích giữa các doanh nghiệp tham gia
thị trường, quảng cáo so sánhluôn có nguy cơ lệch hướng trở thành cạnh tranh không
lành mạnh, ảnh hưởng tới người tiêu dùng,làm mất uy tín doanh nghiệp. Nên pháp
luật cạnh tranh không lành mạnh cầnđặthành vi này trong sựgiám sátchặt chẽ chống
lại việc lạm dụng”.
* “Đốivới hành vi quảng cáo bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây
nhầm lẫn cho khách hàng: Cần xác định rõ tính trung thực được đánhgiá theo tác
độngđến đốitượng của hành vi quảng cáo trực tiếp là khách hàngvà người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cầnchỉ rõ những tác động củaquảng cáogây nhầm lẫn đến đốithủ cạnh
tranh khi khách hàng mua sản phẩm dựa trênnhững trên những thông tin sai lệch và
chịu thiệt hại nhất định về kinh tế thìđồngnghĩa với việc các đốithủ cạnh tranh mất
khách hàng này.Cần làm rõ cấu thành pháp lý của hành vi bắt chước một sản
phẩmquảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Trong trường hợp này, cóhai
vấn đề cần được làm rõ khi xây dựng các quy định của pháp luật là xácđịnh rõ tính
không lành mạnh của hành vi; (ii) xây dựng cấu thành pháp lýcủa hành vi. Nếu dựa
vào quy định hiện tại theo Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh, tính không lành mạnh
của hành vi chủ yếu được xác định từ mục đíchgây nhầm lẫn cho khách hàng. Song
các quy định của Luật Cạnh tranh khônglàm rõ được đốitượng bị nhầm lẫn là nhầm
lẫn giữa các sản phẩm quảng cáocó liên quan hay là nhầm lẫn giữa các sản phẩm
được quảng cáo có trong các sản phẩm quảng cáo liên quan. Một khi chưa làm rõ
được điều này thì chắcchắn quy định của pháp luật còn mơ hồ, không rõ ràng và
không thể áp dụng được trên thực tế. Bổ sung khoản 2 Điều 45 để làm rõ nội dung
nhầm lẫn của hành vi.Điều luật mới chỉ quy định một cách đơn giản là bắt chước
một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với
hành vi này, tính không lành mạnh của hành vi nên xác định từ việc bắt chước sản
phẩm quảng cáo khác, cho nên, vụ việc mà hành vi có mục đích gây nhầm lẫn cho
khách hàng và vụ việc có ảnh hưởng gây nhầm lẫn, thì chúng ta không nên đặt nặng
mục đíchgây nhầm lẫn và coichúng như một yếu tố không thểthiếu trong cấu thành
pháp lý của hành vi vi phạm. Với cách tiếp cận này, vấnđề cần giải quyết trong quy
định pháp luật là cấm vụ việc bắt chước sản phẩmquảng cáo gây nhầm lẫn cho khách
hàng mà không cần phải chứng minh mục đích gây nhầm lẫn của hành vi”.
* “Đốivới hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng
về giá, số lượng, chất lượng, côngdụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,ngày sảnxuất,
thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công,
nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ,thời hạn bảo hành: Cần bổ
sung các tiêu chí xác định tính chất gian dốivàkhả năng gây nhầm lẫn để nhằm mục
đích cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm: “Thông tin không trung thực, sai lệch
so với thực tế; Thông tinkhông đầy đủ, tạo ấn tượng cho người xem quảng cáo nhận
thức sai lệch so với thực tế; Quảng cáo tạo nhận thức sai lệch cho những khách hàng
tiềmnăng trong điều kiện tiếp nhận quảng cáo bìnhthường; quảng cáo gây nhầmlẫn
có tức động thực tế đến quyết định mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ củangười xem…
Tuy nhiên pháp luật cạnh tranh cũng cần phân biệt các quảngcáo dạng này chỉ nhằm
mục đích tư lợi mà không nhằm mục đích cạnh tranhtheo Luật Quảng cáo như:
Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khảnăng kinh doanh, khả năng cung
cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổchức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ; về số lượng, chấtlượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu,
xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố”.
Thứ năm, “pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần hướng dẫn
cụ thể việc áp dụng chế tài dân sự đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực quảng cáo. Như vậy, việc áp dụng chế tài dân sự đối với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo được áp dụng theo các quy định của Bộ
luật Dân sự. Tuy nhiên, để việc ápdụng chế tài dân sự liên quan đến hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo (cũng như nhiều lĩnh vực khác)
được triển khai hiệu quả trên thực tế, ngoài hai quy định được dẫn ra ở trên, còn rất
nhiều vấn đềpháp lý cần phải có sự hướng dẫn, giải thích từ các cơ quan có thẩm
quyền”, cụ thể:
- Các quy định về điều kiện để xác định tư cách chủ thể có quyền khởi kiện
yêu cầu bồithường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
quảng cáo gây ra? Việc xác định hành vi vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành
chính của Cục Quản lý cạnh tranh có thể là căn cứ để người bị hại khởi kiện chủ thể
có hành vi vi phạm hay không? Theo thông lệ pháp luật cạnh tranh của các nước,
chủ thể khởi kiện dânsự đối với chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh
thường là các doanh nghiệp đốithủ cạnh tranh, cũng có thể là người tiêu dùng theo
quy chếkhởi kiện tập thể. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cần có các quy
định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
- “Những loại chế tài dân sự nào có thể áp dụng cho chủ thể có hànhvi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.Theo quy định của Bộ luật Dân sự,
khi quyền dân sự của một chủ thể bịxâm phạm, chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền (trong đó có Tòa án nhân dân) áp dụng một trong các hình
thức sau: (a) Công nhận quyền dân sự; (b) Buộc chấm dứthành vi vi phạm; (c) Buộc
xin lỗi, cải chínhcôngkhai; (d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; (e) Buộc bồithường
thiệt hại.Theo thông lệ pháp luật cạnh tranh của các nước, chế tài đốivới cáchành vi
cạnh tranh không lành mạnh bao giờ cũng gắn liền yêu cầu buộc chấm dứt hành vi
vi phạm và buộc bồithường thiệt hại. Bởi vậy, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
cần có các quy định xác định rõ những loại chế tài nào sẽđược áp dụng cho các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là, buộc chấm dứt hành vi vi phạm và buộc bồi
thường thiệt hại”.
- “Về mức bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại.Vấn đề
xác định mức bồi thường thiệt hại thực tế do hành vi cạnh tranh không lành mạnh
gây ra luôn là vấn đề phức tạp. Để đơn giản hóa, pháp luật cạnh tranh một số quốc
gia đã đưa ra quy tắc, lợi nhuận thu được của chủ thểcó hành vi cạnh tranh không
lành mạnh sẽ đương nhiên thuộc về chủ thể bịcạnh tranh không lành mạnh hoặc là
mức suy giảm doanh thu của danh nghiệp bị xâm phạm. Đây cũng là kinh nghiệm
tốt mà Việt Nam nên thamkhảo và có chính sách rõ ràng về vấn đề này”.
- Về cơ chế phối hợp giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Tòa án nhân dân.
Cơ chế phốihợp cần được đặt ra giữa cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh
(cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính) và Tòa án (cơ quan áp dụng các
chế tài dân sự). Quyết định xử lý vi phạm hành chính sẽ là căn cứ để Tòa án thụ lý
và điều tra khi chủ thể bị xâm phạm tiến hành khởi kiện vềmặt dân sự. Bên cạnh đó,
thực tế ở Việt Nam, Tòaán chưa có nhiều kinhnghiệm trong việc xử lý hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, chính vì thế,việc phối kết hợp giữa Tòaán với cơ quan quản
lý nhà nước về cạnh tranhtrong quá trình xử lý các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo
gây ra là rất cần thiết.
Thứ sáu, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần bổ sung các
quy định để đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Tuy
nhiên, với mô hình Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương hiện nay sẽ
rất khó đảm bảo tính độc lập và sự chuyên nghiệp của cơ quancạnh tranh trong quá
trình điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nói chung và hành
vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng.
Theo pháp luật cạnh tranh các nước quy định, “nguyên tắc tối cao là các cơ
quan cạnh tranh hoàn toàn độc lập trong các hoạt động của mình mà khôngbị chi
phốihay can thiệp củabất kỳ cơ quan thứ ba nào. Các cơ quan cạnh tranh được thành
lập theo Luật và thực hiện các quyền năng được Luật này trao cho. Họ cũng có thể
sử dụng những quyền hạn này để yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan khác.
Để tạo lập sự độc lập về mặt tổ chức và tài chính, một số nước như Italia, Hoa Kỳ
đã thành lập cơ quan cạnh tranh của mình trực thuộc Quốc hội, độc lập với tư pháp
và Chính phủ. Một số cơ quan cạnh tranh khác lại được tổ chức như một Bộ hay
ngang Bộ, độc lập với cácbộ ngành khác (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc). Một số
trường hợp khác mặc dù đặt trong một bộ ngành nào đó, nhưng vẫn duy trì một chế
độ độc lập rấtcao trong hoạt động (Pháp). Các cơ quan này chỉ bị phụ thuộc cơ quan
chủ quản về mặt hành chính. Bên cạnh vị trí của cơ quan cạnh tranh, tính độc lập
còn được thể hiện thông qua việc bổ nhiệm những nhân sự của các cơ quancạnh
tranh này. Các thành viên thường được bổ nhiệm bởi những người đứng đầu Chính
phủ hoặc Quốc hội. Điều này đã làm tăng tính chất quan trọngcũng như tính độc lập
của cơ quan cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm là
thành viên của cơ quan cạnh tranh cũng là điểm cần được nhắc đến. Các thành viên
này thường được yêu cầu đạt được một trình độ chuyên môn nhất định, có học vấn
cao, có kinh nghiệm và kiến thứcthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, ở nước ta
cũng nên nghiên cứu để sớm thành lập một cơ quan cạnh tranh độc lập thuộc Chính
phủ, tạo điều kiệncho việc huy động nguồn thu ngân sách thông qua hoạt động một
cáchđộc lập, tăng thêm tính tự chủ của cơ quan cạnh tranh, đồng thời, giúp bảo đảm
và thúc đẩy việc tập trung chuyên môn, tính công chính, minh bạch và khả năngchịu
trách nhiệm và giải trình của cơ quan này. Tự chủ về quá trình tuyểnchọn, bổ nhiệm
cũng như đào tạo nhân sự, cũng như tự chủ về mặt ngân sáchhoạt động đảm bảo cho
cơ quan cạnh tranh có thực quyền cao hơn. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều quốc
gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ,Vương quốc Anh, Canada, Úc... nơi cơ quan
quản lý cạnh tranh đều có vị trí độc lập và quyền tự chủ, hoạt động hết sức hiệu quả.
Đấu tranh với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ khámới mẻ đối
với Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực mà nhiều quốc gia trên thế giới rất có kinh
nghiệm. Trong bối cảnh ấy, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong
việc xử lý các vấn đề về cạnh tranh trong đó có cạnh tranh không lành mạnh là rất
cần thiết. Trong thời gian tới, Việt Nam cần cócác chương trình hợp tác nghiên cứu,
học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực
pháp luật cạnh tranh nói chungvà trong việc đấu tranh chống hành vi cạnh tranh
không lành mạnh nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý cạnh tranh
của Việt Nam và các cán bộ của cơ quan ấy có thêm kiến thức, năng lực và trình độ
để xử lýcác vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra”.
- Đổimới quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnhtranh trong lĩnh
vực quảng cáo. Việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên để
Luật này đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, cần phải có sựđổimới quy trình xây dựng
và hoàn thiện. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có những
quy định mới nhằm đổimới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành vănbản theo hướng
tách bạchquy trình xây dựng chínhsáchvới quy trình soạnthảo luật…, trong đó quy
định về quy trình xây dựng chính sách theo hướngchính sách được thông qua, phê
duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bảnluật; sửa đổi một số quy định trong quy
trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra,xem xét, thông qua văn bản pháp luật.” Bởi vậy,
việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cũng cần đổi mới
quy trình theo hướngnày. Trước hết, cần xây dựng chính sách cạnh tranh cho toàn
diện các lĩnhvực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực quảng cáo. Chính sách cạnh
tranh được hiểu là tập hợp những biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết hoạt động
cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế, phù hợp mục đích của Nhà nước trong
việc bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh; chống các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh; chống các hành vi hạn chế cạnh tranh; chống việc lạm dụng vị thế độc
quyền hoặc khống chế thị trường của một (hoặc một nhóm) doanh nghiệp có vị thế
độc quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường của
các chủ thể kinh doanh ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế... Chính sáchcạnh tranh trong
lĩnh vực quảng cáo cần phù hợp với chính sáchquảng cáo và điều này cần có sựphối
hợp trong hoạch định chính sách giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh
và cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo. Đốivới quy trình xây dựng và hoàn thiện
văn bản pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cũng đã
yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo phải tăng cường tính công khai, minh bạch
trong hoạt động xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định việc
tham gia góp ýkiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, ban
ngành cóliên quan và đặc biệt là các chủ thể là đối tượng áp dụng và các đốitượng
ảnh hưởng; quy định bắt buộc cơ quan chủ trì soạn thảo phải giải trình tiếp thu ý
kiến; việc đăng Côngbáo văn bản quy phạm pháp luật và việc đăng tải và đưatin văn
bản quy phạm pháp luật…Đối với việc soạn thảo các nghị định hướng dẫn thi hành
Luật Cạnhtranh trong lĩnh vực quảng cáo, các cơ quan có trách nhiệm cần tổng kết
việcthi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên
quan; tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành
viên; xây dựng nội dung của nghị định và đánh giá tác động của nghị định đối với
đời sống xã hội. Các cơ quan chủ trì soạn thảo, Ban soạn thảophải chịu trách nhiệm
về chất lượng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi đốivới các nội dung trong dự
thảo văn bản pháp luật và tiến độ xây dựng dự thảo văn bản pháp luật”.
“Xây dựng pháp luật là một quy trình phức tạp và phải bảo đảm tuân thủ các
yêu cầu chặt chẽ khác nhau tùy thuộc vào thể chế và quan điểm của mỗi quốc gia,
mỗi giai đoạnphát triển của lịch sử và những điều kiện kinh tế - xã hội thực tại. Tuy
nhiên, dù quy trình nào hay thể chế nào thì các nguyên tắcnguyên nghĩa của pháp
luật cũng phải được tôn trọng và nhằm thực hiện mục tiêu vì con người, hướng tới
xây dựng một xã hội, một quốc gia phồn vinh vàvăn minh. Chính vì vậy, trong bối
cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng và xu hướng dân chủ hóa, minh
bạch trong quản lý nhà nước hiệnnay đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòihỏi
các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sáchphải đổi mới nhiều hơn nữa không
chỉ về nội dung củapháp luật, hệ thống pháp luật mà còn cả quy trình lập pháp để
bảo đảm sự tham gia nhiều hơn của các chủ thể trong xã hội, huy động tối đa sáng
kiến, trítuệ của mọi công dân, tổ chức trong xã hội”.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch và sự tham gia đóng góp ý kiến của
nhân dân, của đốitượng điều chỉnh, đốitượng chịu sự tácđộngcủavăn bảnquy phạm
pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vựcquảng cáo. Trongnhững năm gần đây, mặc dù
quy trình xây dựng pháp luật không còn khép kín, hoạt động triển khai lấy ý kiến
của người dân, doanh nghiệp đãđược thực hiện rộng rãi, công khai, tuy nhiên vẫn
chưa đi vào thực chất.Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xây dựng chínhsách và
pháp luật cònrất hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: “Việc lấy ý kiến đối
với dựthảo nhiều khi mang tính hình thức; không giải trình công khai minh bạch
vềcác ý kiến nhận được;lấy ý kiến một lần và không lấy ý kiến khi có thay đổiquan
trọng liên quan đến nghĩa vụ doanh nghiệp…Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thể hiện rõ quan điểm: “… Bảo đảm để
nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật” và một trong các
giải pháp quan trọng được nhấn mạnh vai trò của các đơn vị nghiên cứu, khuyến
khích cơ chế thu hút “các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
cácchuyên gia giỏi” tham gia hoạch định chính sách, pháp luật ở tất cả các quá trình
lập pháp cũng như xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến”.
“Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định khá cụ thể nguyên tắc về quyền
thamgia quản lý nhà nước và xã hội của công dân. Để cơ chế tham vấn hiệu quả hơn,
trong quá trình xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực
quảng cáo phải có sự tham gia của các chủ thể liên quan đến văn bản đó, cụ thể là
các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo. Từ các ý kiến tham vấn của
doanh nghiệp, Chính phủ sẽ xem xét những văn bản chưa có tính khả thi đối với
doanh nghiệp trong lĩnh vực này để tránh tình trạng phải sửa đổi khi văn bản đã đi
vào cuộc sống. Về nguyên tắc, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật sẽ được xin
ý kiến góp ý, phản biện của tất cả các đốitượng chịu tác động củavăn bản đó. Từng
cá nhân, pháp nhân đều có thể tự mình nêu các ý kiến góp ý, phản biện hoặc thông
qua tổ chức đại diện của mình. Chúng ta cần đổimới cách thức và phương pháp huy
động sự tham giacủa doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật,
trong đó tập trung vào việc tăng cường năng lực đóng góp ý kiến, phản biện chính
sáchcủa doanh nghiệp thông qua các buổi tập huấn chuyên sâu; mở rộng đối tác lấy
ý kiến; thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa cơ quannhà nước với
doanh nghiệp để truyền tải trực tiếp ý kiến của các doanhnghiệp, chuyên gia, nhà
hoạt động thực tiễn về các vấn đề chính sách hoặc dựthảo văn bản quy phạm pháp
luật; phát huy vai trò của báo chí trong xây dựngchính sách, pháp luật về cạnh tranh
trong lĩnh vực quảng cáo…”
Quyền tham gia xây dựng pháp luật là biểu hiện cụ thể của quyền thamgia
quản lý nhà nước và xã hội. Trong điều kiện mở rộng dân chủ và xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì sự tham gia
của tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng pháp luật là một trong những điều kiện
cần thiết để đảm bảo cho pháp luật phản ánhđược ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Sự tham gia của công dân, tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng pháp luật cũng
chính là cơ hội để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hay nói khác đi đó
cũng là quá trình để các bên hiểu nhau và vận động sự ủng hộ lẫn nhau trong việc
thiết lập một cơ chế, khuôn khổ mang tính pháp lý chung đối với xã hội. Bên cạnh
đó, với chứcnăng vốn có của các tổ chức xã hội, cũng như theo kinh nghiệm của
nhiềunước, việc tham gia của tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật rõ
ràng là một sự giám sát khách quan, hữu hiệu đối với các quá trình trong quy trình
lập pháp và các bên tham gia lập pháp điều này cũng thể hiện xu hướng tất yếu của
xã hội dân chủ hiện đại dù ở bất kỳ thể chế nào.

More Related Content

Similar to Giải Pháp Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt NamBáo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
nataliej4
 
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luậtCạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAYLuận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
 - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
HunhVnHuy1
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
nataliej4
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namNham Ngo
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở CảngĐề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tải Cơ sở lý luận về Marketing Mix làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp - sdt/ ZA...
Tải Cơ sở lý luận về Marketing Mix làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp -  sdt/ ZA...Tải Cơ sở lý luận về Marketing Mix làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp -  sdt/ ZA...
Tải Cơ sở lý luận về Marketing Mix làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp - sdt/ ZA...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tailieu.vncty.com qt003
Tailieu.vncty.com   qt003Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com qt003
Trần Đức Anh
 
Giải pháp Marketing mở rộng thị trường tại Ngân hàngPG Bank, 9đ
Giải pháp Marketing mở rộng thị trường tại Ngân hàngPG Bank, 9đGiải pháp Marketing mở rộng thị trường tại Ngân hàngPG Bank, 9đ
Giải pháp Marketing mở rộng thị trường tại Ngân hàngPG Bank, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại
lehaiau
 

Similar to Giải Pháp Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh (20)

Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.
 
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt NamBáo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Báo cáo thực tập nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
 
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
 
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luậtCạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAYLuận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, HAY
 
- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
 - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Bài thảo luan marketing
Bài thảo luan marketingBài thảo luan marketing
Bài thảo luan marketing
 
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở CảngĐề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
 
Tải Cơ sở lý luận về Marketing Mix làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp - sdt/ ZA...
Tải Cơ sở lý luận về Marketing Mix làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp -  sdt/ ZA...Tải Cơ sở lý luận về Marketing Mix làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp -  sdt/ ZA...
Tải Cơ sở lý luận về Marketing Mix làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp - sdt/ ZA...
 
Tailieu.vncty.com qt003
Tailieu.vncty.com   qt003Tailieu.vncty.com   qt003
Tailieu.vncty.com qt003
 
Thong tin
Thong tinThong tin
Thong tin
 
Giải pháp Marketing mở rộng thị trường tại Ngân hàngPG Bank, 9đ
Giải pháp Marketing mở rộng thị trường tại Ngân hàngPG Bank, 9đGiải pháp Marketing mở rộng thị trường tại Ngân hàngPG Bank, 9đ
Giải pháp Marketing mở rộng thị trường tại Ngân hàngPG Bank, 9đ
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
 
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
 
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (14)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

Giải Pháp Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

  • 1. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn Zalo : 0934.573.149 Chiếu theo quy định nêu trên của pháp luật có thể thấy rất nhiều quảng cáo lưu hành hiện nay đang vi phạm. “Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và ý thức tuân thủ pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân. Hiện nay trong lĩnh vực này đang tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết”. Thứ nhất, “cần thấy rằng từ lâu quảng cáo đã không còn chỉ là dịch vụ của nền kinh tế thương mại mà tự thân đã chuyển hóa thành một mặt hàng thương mại và ngang hàng với sản phẩm khác. Quảng cáo góp phần kích thích tăng trưởng thị trường, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, truyền bá các giá trị văn hóa,... Vì vậy, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cần gắn với thực tế và với lợi ích chung của xã hội. Các chính sách phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, không ảnh hưởng tới các lợi íchmà quảng cáo mang lại. Các cơ quan ban hành chính sách cần nắm rõ thực tế, triển khai tìm hiểu, khảo sát trên quy mô cả nước, giải quyết hài hòa giữa lợi íchngười dân và đơn vị kinh doanh để quảng cáo hoạt động đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho quảng cáo phát triển lành mạnh, thông qua các sản phẩm
  • 2. thương hiệu Việt góp phần quảng bá văn hóa, nâng cao hiểu biết của thế giới về Việt Nam”. Thứ hai, “sự khác biệt về đặc thù địa phương, đặc thù từng loại hình quảng cáo có thể gây khó khăn trong công tác quản lý và sự đồng nhất về chính sách, vì vậy các cơ quan chức năng có nhiệm vụ ban hành chính sách cần nghiên cứu để đưa ra quy định cụ thể, phù hợp từng địa phương, từng loại hình quảng cáo để tránh hiện tượng máy móc, khuôn mẫu, phụ thuộc vào ý chí người quản lý”. Thứ ba, “cần tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật về quảng cáo ở các quốc gia tiên tiến, từ đó hoànthiện các chếtài và có hìnhthức xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực”.Thêm nữa, cần lưu ý, việc quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cần có sựphối hợp giữa nhiều ngành và địa phương; cho nên có thể làm nảy sinh mâu thuẫn về quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên, vì thế, nếu các ngành và địa phương không được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể sẽ dễ xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”.  Giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo Hoàn thiện nội dung pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo. Trên cơ sở tổng kết quá trình thực hiện pháp luật về cạnh tranh tronglĩnh vực quảng cáo ở nước ta thời gian qua và rà soát toàn diện các quy địnhpháp luật hiện hành điều chỉnh các hành vi, quan hệ cạnh tranh trong lĩnh vựcquảng cáo; việc hoàn thiện nội dung pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vựcquảng cáo cần chú trọng bổ sungvà hoàn thiện các vấn đề sau đây: Thứ nhất, “pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần xácđịnh bản chất “thương mại” của hoạt động quảng cáo để từ đó xác định cáchành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh quảng cáo trong hoạt động kinh doanh về cơ bản là một hình thức tiếpthị và được sử dụng để khích lệ hoặc thuyết phục người tiêu dùng chấp thuậnmột lời đề nghị thương mại. Thông điệp quảng cáo thường được thể
  • 3. hiện trênphương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm phương tiện truyền thông đạichúng như báo chí, quảng cáo truyền hình, tạp chí, đài phát thanh quảng cáo,quảng cáo ngoài trời, hoặc cách thức mới như blog, web hoặc tin nhắn. Mụctiêu của quảng cáo thường là quảng bá thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp hoặc để bán sản phẩm, bởi vậy, các phương thức của quảng cáo nhằm vào đối tượng người tiêu dùng hoặc các nhà đại diện và phân phối. Có thể xuất hiện các loại quảng cáo với các mục tiêu cụ thể như: * “Quảng cáo tiên phong phát triển các nhu cầu cơ bản, đó là nhu cầuvề một loại sản phẩm chứ không phải là một thương hiệu cụ thể. Quảng cáonày được áp dụng trong giai đoạn đầu giới thiệu sản phẩm với khách hàng tiềm năng”. * “Quảng cáo cạnh tranh để phát triển nhu cầu lựa chọn, đó thường lànhu cầu sản phẩm của một nhà sản xuất cụ thể hơn là một loại sản phẩmchung chung. Một doanh nghiệp đổimới thường được dựa vào quảng cáocạnh tranh theo như vòng đời sản phẩm. Sau quá trình tiên phong, hầu hếtcác nhà sản xuất đang cung cấp các sản phẩm cạnh tranh, các doanh nghiệp phải sáng tạo những ưu điểm vượt trội cho sản phẩm của mình để vượt quacác đối thủ cạnh tranh. Điều này thường là tình hình trong một thị trường đang chín muồi”. * “Quảng cáo nhắc nhở đểgiữ vững tên tuổi sản phẩm trước côngchúng. Loại hình quảng cáo này rất hữu ích khi các sản phẩm đã đạt được sựthống trị thị trường. Ở đây, các nhà quảng cáo có thể chọn cách quảng cáohiển thị tên như một lời nhắc nhở. Quảng cáo nhắc nhở có thể được coinhưmột cách để duy trì một sản phẩm với vị trí dẫn đầu trên thị trường”. Như vậy, “các doanh nghiệp khi thực hiện quảng cáo trên thị trườngthường là nhằm mục tiêu để bán sản phẩm. Điều này mới thể hiện rõ bản chấtcủa cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Quảng cáo nhằm cạnh tranh là đểphát triển, kích thích nhu cầu lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩmđược đưa ra quảng cáo. Bởi vậy, chỉ có quảng cáo mang tính thương mại vớicó tính cạnh tranh sâu sắc, còncác
  • 4. quảng cáo phi thương mại nếu xuất hiệndấu hiệu bôinhọ, nói xấu, kích độngđối thủ thì dường như không phải đốitượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, mà có thể là đối tượng điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật khác”. “Nói đến cạnh tranh không lành mạnh, chỉ có thể là cạnh tranh trongkinh doanh, thương mại. Bởi vậy, cần xác địch rõ bản chất thương mại vàmục đíchcạnh tranh của các hành vi quảng cáo. Từ đó, việc nhận diện cáchành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo sẽ cụ thể và rõràng hơn. Trên thực tế, pháp luật thương mại và pháp luật cạnhtranh khôngđiều chỉnhhoạtđộngquảng cáo phithương mại. Điều này sẽ giúp cho hoạtđộng quảng cáo mang tính thương mại được thông suốt, thuận lợi hơn về mặtquản lý nhà nước. Cho nên, việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo nhằm mụcđích cạnh tranh chỉ tập trung trong một hoặc hai văn bản nhất định, như LuậtCạnh tranh và một văn bản hướng dẫn thi hành Luật này có liên quan đếnhoạt động quảng cáo. Các văn bản luật khác như: Luật Thương mại, LuậtQuảng cáo chỉ nên quy định cấm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Điều này sẽ giúpcho các quy định liên quan đến quảng cáo nhằm mục đíchcạnh tranh đượcthống nhất và nâng cao vai trò và tầm quan trọng thích đáng của pháp luậtcạnh tranh trong xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh”. Thứ hai, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần bổsungcác quy định để làm rõ tiêu chí nhận diện hành vi cạnh tranh khônglành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo. “Như trên đãphân tích, đểthực hiện được mục đíchcạnhtranh trongkinh doanh các hành vi quảng cáo phải là quảng cáo thương mại nhằm quảngcáo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng, nhưng trong quá trìnhcạnh tranh, các chủ thể hành vi quảng cáo đã thực hiện những thủ đoạnkhông lành mạnh để giành giật khách hàng về phía mình hoặc để thu lợinhuận tối đa một cách không chính đáng, làm phương hại đến lợi íchcủa cácđốithủ cạnh tranh, của người tiêu dùng và xã hội. Vì vậy cần xác định rõ cáctiêu chí để nhận diện các hành vi cạnh tranh không
  • 5. lành mạnh trong lĩnh vựcquảng cáo”, cụ thể: Về khái niệm chung, có thể đưa ra định nghĩa: “Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành viquảng cáo thương mại nhằm mục đích cạnh tranh, được tiến hành bởi cácdoanh nghiệp Việt Nam, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tạiViệt Nam, hiệp hội ngành, nghề kinh doanh trên thị trường, đã vi phạm cácquy định của pháp luật cạnh tranh và trái với các chuẩn mực thông thườngvề đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Đặc điểm nhận diện chung các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo: “- Là hành vi quảng cáo thương mại nhằm mục đích cạnh tranh; - Do các doanh nghiệp Việt Nam, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hiệp hội ngành, nghề kinh doanh trên thịtrường thực hiện; - Hành vi này đã vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh và tráivới các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh; - Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng… Tuy nhiên, với khái niệm và đặc điểm nhận diện ở trên, pháp luật cạnhtranh cũng cần quy định và làm rõ thế nào là “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh”. Thứ ba, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần bổ sungcác quy định và chế tài phù hợp để đảm bảo các chủ thể phải tuân thủ chuẩnmực thông thường về đạo đức kinh doanh khi thực hiện cạnh tranh trong lĩnhvực quảng cáo. “Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sử dụng nhiều công cụ khácnhau để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường.Quảng cáo cũng là một trong số đó. Để nâng cao hiệu quả của hoạt độngquảng cáo, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đối thủcạnh tranh và nhà nước, doanh nghiệp
  • 6. phải vừa tuân thủ pháp luật và nâng cao ý thức về đạo đức kinh doanh. Nhắc tới khái niệm “đạo đức kinh doanh”, người ta thường cho rằng đólà một yếu tố rất trừu tượng hoặc không cụthể. Nhưng thực tế lại cho thấy,mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp gắn liền với đạo đức kinhdoanh, sựtăng trưởng về lợi nhuận gắn liền với việc nghiêm túc tuân thủ đạođức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một bộ phận cấu thành và không táchrời của đạo đức xã hội nói chung”. Có nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh, theo Ferrels và John Fraedrich “Đạo đức kinh doanhbao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”.Còntheo ông Phillip V. Lewis, Giảng viên Đại học Abilene Christian, HoaKỳ thì: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mựcđạo đức hoặc luật lệ để chỉ dẫn hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực(của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”… Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tổng hợp các . kiến tại các cuộc hội thảo,trên báo chí và trong x. hội, có thể định nghĩa khái quát như sau: “Đạo đứckinh doanh là một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đứchoặc luật lệ có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh và kiểm soát hành vi nhằm bảođảm chuẩn mực và sự trung thực trong hoạt động của chủ thể kinh doanh”.Với tư cách là một dạng đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù cao gắn liền với các lợi các kinh tế, đạo đức kinh doanh chínhlà phạm trù đạo đứcđược vậndụng vào hoạt động kinh doanh, nhưng nó không tách rời nền tảngcủa nó là đạo đức xã hội chung và phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị vàchuẩn mực đạo đức xã hội. Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc vàchuẩn mực . “Có 2 yếu tố quan trọng nhất, đó là tính trung thực và sự tôntrọng con người. Tínhtrung thực đ.i hỏi chủ thể kinh doanh không dùng cácthủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời và cạnh tranh không lành mạnh.Đối với đốitác, khách
  • 7. hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữchữ tín trong kinh doanh, theo đó doanhnghiệp, doanhnhân phải giữ chữ tíntrong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuấtkinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sứckhỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đối vớiNhà nước, chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật pháp của Nhànước, theo đó doanhnghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản xuấtkinh doanhnhững mặt hàng quốc cấm. Đối với x. hội, chủ thể kinh doanhkhông kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người, thực hiện các trách nhiệm xã hội”. “Hoạtđộng quảng cáo là một quá trình từ thiết kế, xây dựng, sản xuấtsản phẩm quảng cáo và thông qua phương tiện quảng cáo để truyền tải thôngtin quảng cáo đến với người tiêu dùng. Thông tin trong quảng cáo là mộtchiều, độc thoại, không chỉ dừng ở việc thông báo đến người tiêu dùng sự tồntại của hàng hoá, dịch vụ mà họ cần. Nó còn có còn có nhiệm vụ giúp ngườimua có sự lựa chọn và quyết định mua một loại hàng hoá giữa rất nhiều loạihàng hoá, dịch vụ có tínhnăng, côngdụngtương tự nhau trên thị trường. Vìvậy, quảng cáo phải trung thực, thông tin trong quảng cáo phải chính xác.Người quảng cáo phải cung cấp thông tin đầy đủ, thông tin trong quảng cáokhông được thổi phồng, phóng đại quá sự thật vốn có. Bên cạnh đó, pháp luậtcũng cần đảmbảo yêu cầulành mạnh trong hoạtđộngquảng cáo, các chủthểkinh doanh cần tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, trong kinh doanh, vì mụctiêu lợi nhuận, thương nhân luôn mong muốn vượt qua các đối thủ của mìnhbởi sự thành công của đối thủ có thể dẫn đến sự thất bại của chính thươngnhân. Do vậy, sự cạnh tranh là tất yếu trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải có sự tôn trọng đối với đối thủ. Sự tôn trọng được thể hiện bởi những hành vi cạnh tranh lành mạnh, bằng chính khả năng, nội lực của doanh nghiệp. Trong hoạt động quảng cáo, không được coi là sự tôn trọng của đối thủ nếu như việc doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại của doanh nghiệp khác mà không được phép; thông qua
  • 8. các sản phẩm quảng cáo để dèm pha, công kích, nói xấu, hạ uy tín doanh nghiệp khác. Luật Sở hữu trí tuệcoi hành vi xâm phạm quyền đốivới nhãn hiệu nếu sử dụng dấu hiệu trùng vớinhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá trùng với dịch vụ hàng hoá dịch vụ thuộcdanh mục đăng ký bảo hộ. Luật quy định cấm các hành vi sử dụng chỉ dẫnthương mại trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho loại sản phẩm, dịch vụ gây nhầm lẫn. Mặc dù người quảng cáo không gắn nhãn hiệu, tên thương mại củadoanhnghiệp khác vào sản phẩm củamình, nhưng họ sử dụng để so sánh, hạ thấp uy tín của doanh nghiệp khác, làm nổi bật sản phẩm của mình cũng là hành vi không phù hợp với đạo đức kinh doanh.Để nhận diện một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vựcquảng cáo là trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh cầnquy định rõ ràng hơn về các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh trongLuật Cạnh tranh, làm rõ giới hạn vi phạm và việc xử lý đối với các vi phạmnguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo”. Thứ tư, “pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần làm rõ cấu thành pháp lý của các loại hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khônglành mạnhCác quy định hiện hành trong Luật Cạnh tranh quy định về hành vicạnh tranh không lành mạnh còn nhiều điểm hạn chế về cách sử dụng từ ngữpháp lý trong việc xác định cấu thành pháp lý của hành vi, đồngthời, cầnnghiên cứu lại tính phù hợp của một số hành vi bị kết luận là cạnh tranhkhông lành mạnh và cần xem xét về tính chất vi phạm của một số hành vi cụthể trong các nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo”: * Đối với các hành vi quảng cáo so sánh: “Cần xây dựng các quy định nội dung cụ thể về hành vi quảng cáo so sánh. Có thể đưa ra mộtđịnh nghĩa quảng cáo so sánh là “quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đốithủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnhtranh sản xuất, cung ứng hay phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định..Trường hợp
  • 9. ngoại lệ của quảng cáo so sánh là pháp luật cạnh tranh cóthể cho phép các chủ thể kinh doanh có thể thực hiện so sánh hàng hóa củamình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảngcáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền… Tính chất cạnh tranh không lành mạnh của hành vi quảng cáo sosánh được đánh giá theo hai hướng”: - “Lợi dụng tên tuổi, uy tín, lợi thế cạnh tranh của người khác hoặccôngkích, hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh. Khi thông tin quảng cáo chính xác những lợi thế có thật của người này so với đốithủ cạnh tranh thì sẽ làm giảm chi phí, thời gian và công sức tìm hiểu thông tin của người tiêu dùng, góp phần minh bạch hóa thị trường”; - “Mặt khác khi doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh chính đángso với đối thủ, sẽ không hợp lý khi ngăn cản người đó công bố chúng, nếungăn cản có thể gây ảnh hưởng tiêu cực với cạnh tranh.Pháp luật cạnh tranh cũng cần phân biệt với các quy định của Luật Quảng cáo về các trường hợp quảng cáo so sánh trực tiếp về giá cả, chấtlượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả,chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác nhưng chỉ nhằm mục đíchtư lợi mà không nhằm mục đíchcạnhtranh. Trên thực tế, trong mối quan hệ đối lập về lợi ích giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường, quảng cáo so sánhluôn có nguy cơ lệch hướng trở thành cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới người tiêu dùng,làm mất uy tín doanh nghiệp. Nên pháp luật cạnh tranh không lành mạnh cầnđặthành vi này trong sựgiám sátchặt chẽ chống lại việc lạm dụng”. * “Đốivới hành vi quảng cáo bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng: Cần xác định rõ tính trung thực được đánhgiá theo tác độngđến đốitượng của hành vi quảng cáo trực tiếp là khách hàngvà người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cầnchỉ rõ những tác động củaquảng cáogây nhầm lẫn đến đốithủ cạnh tranh khi khách hàng mua sản phẩm dựa trênnhững trên những thông tin sai lệch và
  • 10. chịu thiệt hại nhất định về kinh tế thìđồngnghĩa với việc các đốithủ cạnh tranh mất khách hàng này.Cần làm rõ cấu thành pháp lý của hành vi bắt chước một sản phẩmquảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Trong trường hợp này, cóhai vấn đề cần được làm rõ khi xây dựng các quy định của pháp luật là xácđịnh rõ tính không lành mạnh của hành vi; (ii) xây dựng cấu thành pháp lýcủa hành vi. Nếu dựa vào quy định hiện tại theo Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh, tính không lành mạnh của hành vi chủ yếu được xác định từ mục đíchgây nhầm lẫn cho khách hàng. Song các quy định của Luật Cạnh tranh khônglàm rõ được đốitượng bị nhầm lẫn là nhầm lẫn giữa các sản phẩm quảng cáocó liên quan hay là nhầm lẫn giữa các sản phẩm được quảng cáo có trong các sản phẩm quảng cáo liên quan. Một khi chưa làm rõ được điều này thì chắcchắn quy định của pháp luật còn mơ hồ, không rõ ràng và không thể áp dụng được trên thực tế. Bổ sung khoản 2 Điều 45 để làm rõ nội dung nhầm lẫn của hành vi.Điều luật mới chỉ quy định một cách đơn giản là bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với hành vi này, tính không lành mạnh của hành vi nên xác định từ việc bắt chước sản phẩm quảng cáo khác, cho nên, vụ việc mà hành vi có mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng và vụ việc có ảnh hưởng gây nhầm lẫn, thì chúng ta không nên đặt nặng mục đíchgây nhầm lẫn và coichúng như một yếu tố không thểthiếu trong cấu thành pháp lý của hành vi vi phạm. Với cách tiếp cận này, vấnđề cần giải quyết trong quy định pháp luật là cấm vụ việc bắt chước sản phẩmquảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng mà không cần phải chứng minh mục đích gây nhầm lẫn của hành vi”. * “Đốivới hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá, số lượng, chất lượng, côngdụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,ngày sảnxuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ,thời hạn bảo hành: Cần bổ sung các tiêu chí xác định tính chất gian dốivàkhả năng gây nhầm lẫn để nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm: “Thông tin không trung thực, sai lệch
  • 11. so với thực tế; Thông tinkhông đầy đủ, tạo ấn tượng cho người xem quảng cáo nhận thức sai lệch so với thực tế; Quảng cáo tạo nhận thức sai lệch cho những khách hàng tiềmnăng trong điều kiện tiếp nhận quảng cáo bìnhthường; quảng cáo gây nhầmlẫn có tức động thực tế đến quyết định mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ củangười xem… Tuy nhiên pháp luật cạnh tranh cũng cần phân biệt các quảngcáo dạng này chỉ nhằm mục đích tư lợi mà không nhằm mục đích cạnh tranhtheo Luật Quảng cáo như: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khảnăng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổchức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chấtlượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố”. Thứ năm, “pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần hướng dẫn cụ thể việc áp dụng chế tài dân sự đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo. Như vậy, việc áp dụng chế tài dân sự đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo được áp dụng theo các quy định của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, để việc ápdụng chế tài dân sự liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo (cũng như nhiều lĩnh vực khác) được triển khai hiệu quả trên thực tế, ngoài hai quy định được dẫn ra ở trên, còn rất nhiều vấn đềpháp lý cần phải có sự hướng dẫn, giải thích từ các cơ quan có thẩm quyền”, cụ thể: - Các quy định về điều kiện để xác định tư cách chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồithường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo gây ra? Việc xác định hành vi vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính của Cục Quản lý cạnh tranh có thể là căn cứ để người bị hại khởi kiện chủ thể có hành vi vi phạm hay không? Theo thông lệ pháp luật cạnh tranh của các nước, chủ thể khởi kiện dânsự đối với chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường là các doanh nghiệp đốithủ cạnh tranh, cũng có thể là người tiêu dùng theo
  • 12. quy chếkhởi kiện tập thể. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cần có các quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. - “Những loại chế tài dân sự nào có thể áp dụng cho chủ thể có hànhvi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi quyền dân sự của một chủ thể bịxâm phạm, chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (trong đó có Tòa án nhân dân) áp dụng một trong các hình thức sau: (a) Công nhận quyền dân sự; (b) Buộc chấm dứthành vi vi phạm; (c) Buộc xin lỗi, cải chínhcôngkhai; (d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; (e) Buộc bồithường thiệt hại.Theo thông lệ pháp luật cạnh tranh của các nước, chế tài đốivới cáchành vi cạnh tranh không lành mạnh bao giờ cũng gắn liền yêu cầu buộc chấm dứt hành vi vi phạm và buộc bồithường thiệt hại. Bởi vậy, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cần có các quy định xác định rõ những loại chế tài nào sẽđược áp dụng cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là, buộc chấm dứt hành vi vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại”. - “Về mức bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại.Vấn đề xác định mức bồi thường thiệt hại thực tế do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra luôn là vấn đề phức tạp. Để đơn giản hóa, pháp luật cạnh tranh một số quốc gia đã đưa ra quy tắc, lợi nhuận thu được của chủ thểcó hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ đương nhiên thuộc về chủ thể bịcạnh tranh không lành mạnh hoặc là mức suy giảm doanh thu của danh nghiệp bị xâm phạm. Đây cũng là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam nên thamkhảo và có chính sách rõ ràng về vấn đề này”. - Về cơ chế phối hợp giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Tòa án nhân dân. Cơ chế phốihợp cần được đặt ra giữa cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh (cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính) và Tòa án (cơ quan áp dụng các chế tài dân sự). Quyết định xử lý vi phạm hành chính sẽ là căn cứ để Tòa án thụ lý và điều tra khi chủ thể bị xâm phạm tiến hành khởi kiện vềmặt dân sự. Bên cạnh đó, thực tế ở Việt Nam, Tòaán chưa có nhiều kinhnghiệm trong việc xử lý hành vi cạnh
  • 13. tranh không lành mạnh, chính vì thế,việc phối kết hợp giữa Tòaán với cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranhtrong quá trình xử lý các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo gây ra là rất cần thiết. Thứ sáu, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần bổ sung các quy định để đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Tuy nhiên, với mô hình Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương hiện nay sẽ rất khó đảm bảo tính độc lập và sự chuyên nghiệp của cơ quancạnh tranh trong quá trình điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nói chung và hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng. Theo pháp luật cạnh tranh các nước quy định, “nguyên tắc tối cao là các cơ quan cạnh tranh hoàn toàn độc lập trong các hoạt động của mình mà khôngbị chi phốihay can thiệp củabất kỳ cơ quan thứ ba nào. Các cơ quan cạnh tranh được thành lập theo Luật và thực hiện các quyền năng được Luật này trao cho. Họ cũng có thể sử dụng những quyền hạn này để yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan khác. Để tạo lập sự độc lập về mặt tổ chức và tài chính, một số nước như Italia, Hoa Kỳ đã thành lập cơ quan cạnh tranh của mình trực thuộc Quốc hội, độc lập với tư pháp và Chính phủ. Một số cơ quan cạnh tranh khác lại được tổ chức như một Bộ hay ngang Bộ, độc lập với cácbộ ngành khác (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc). Một số trường hợp khác mặc dù đặt trong một bộ ngành nào đó, nhưng vẫn duy trì một chế độ độc lập rấtcao trong hoạt động (Pháp). Các cơ quan này chỉ bị phụ thuộc cơ quan chủ quản về mặt hành chính. Bên cạnh vị trí của cơ quan cạnh tranh, tính độc lập còn được thể hiện thông qua việc bổ nhiệm những nhân sự của các cơ quancạnh tranh này. Các thành viên thường được bổ nhiệm bởi những người đứng đầu Chính phủ hoặc Quốc hội. Điều này đã làm tăng tính chất quan trọngcũng như tính độc lập của cơ quan cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm là thành viên của cơ quan cạnh tranh cũng là điểm cần được nhắc đến. Các thành viên
  • 14. này thường được yêu cầu đạt được một trình độ chuyên môn nhất định, có học vấn cao, có kinh nghiệm và kiến thứcthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, ở nước ta cũng nên nghiên cứu để sớm thành lập một cơ quan cạnh tranh độc lập thuộc Chính phủ, tạo điều kiệncho việc huy động nguồn thu ngân sách thông qua hoạt động một cáchđộc lập, tăng thêm tính tự chủ của cơ quan cạnh tranh, đồng thời, giúp bảo đảm và thúc đẩy việc tập trung chuyên môn, tính công chính, minh bạch và khả năngchịu trách nhiệm và giải trình của cơ quan này. Tự chủ về quá trình tuyểnchọn, bổ nhiệm cũng như đào tạo nhân sự, cũng như tự chủ về mặt ngân sáchhoạt động đảm bảo cho cơ quan cạnh tranh có thực quyền cao hơn. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ,Vương quốc Anh, Canada, Úc... nơi cơ quan quản lý cạnh tranh đều có vị trí độc lập và quyền tự chủ, hoạt động hết sức hiệu quả. Đấu tranh với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ khámới mẻ đối với Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực mà nhiều quốc gia trên thế giới rất có kinh nghiệm. Trong bối cảnh ấy, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý các vấn đề về cạnh tranh trong đó có cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết. Trong thời gian tới, Việt Nam cần cócác chương trình hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh nói chungvà trong việc đấu tranh chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam và các cán bộ của cơ quan ấy có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để xử lýcác vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra”. - Đổimới quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnhtranh trong lĩnh vực quảng cáo. Việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên để Luật này đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, cần phải có sựđổimới quy trình xây dựng và hoàn thiện. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có những quy định mới nhằm đổimới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành vănbản theo hướng tách bạchquy trình xây dựng chínhsáchvới quy trình soạnthảo luật…, trong đó quy
  • 15. định về quy trình xây dựng chính sách theo hướngchính sách được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bảnluật; sửa đổi một số quy định trong quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra,xem xét, thông qua văn bản pháp luật.” Bởi vậy, việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cũng cần đổi mới quy trình theo hướngnày. Trước hết, cần xây dựng chính sách cạnh tranh cho toàn diện các lĩnhvực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực quảng cáo. Chính sách cạnh tranh được hiểu là tập hợp những biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết hoạt động cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế, phù hợp mục đích của Nhà nước trong việc bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh; chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; chống các hành vi hạn chế cạnh tranh; chống việc lạm dụng vị thế độc quyền hoặc khống chế thị trường của một (hoặc một nhóm) doanh nghiệp có vị thế độc quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường của các chủ thể kinh doanh ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế... Chính sáchcạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần phù hợp với chính sáchquảng cáo và điều này cần có sựphối hợp trong hoạch định chính sách giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo. Đốivới quy trình xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cũng đã yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo phải tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định việc tham gia góp ýkiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, ban ngành cóliên quan và đặc biệt là các chủ thể là đối tượng áp dụng và các đốitượng ảnh hưởng; quy định bắt buộc cơ quan chủ trì soạn thảo phải giải trình tiếp thu ý kiến; việc đăng Côngbáo văn bản quy phạm pháp luật và việc đăng tải và đưatin văn bản quy phạm pháp luật…Đối với việc soạn thảo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cạnhtranh trong lĩnh vực quảng cáo, các cơ quan có trách nhiệm cần tổng kết việcthi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan; tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành
  • 16. viên; xây dựng nội dung của nghị định và đánh giá tác động của nghị định đối với đời sống xã hội. Các cơ quan chủ trì soạn thảo, Ban soạn thảophải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi đốivới các nội dung trong dự thảo văn bản pháp luật và tiến độ xây dựng dự thảo văn bản pháp luật”. “Xây dựng pháp luật là một quy trình phức tạp và phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ khác nhau tùy thuộc vào thể chế và quan điểm của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạnphát triển của lịch sử và những điều kiện kinh tế - xã hội thực tại. Tuy nhiên, dù quy trình nào hay thể chế nào thì các nguyên tắcnguyên nghĩa của pháp luật cũng phải được tôn trọng và nhằm thực hiện mục tiêu vì con người, hướng tới xây dựng một xã hội, một quốc gia phồn vinh vàvăn minh. Chính vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng và xu hướng dân chủ hóa, minh bạch trong quản lý nhà nước hiệnnay đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòihỏi các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sáchphải đổi mới nhiều hơn nữa không chỉ về nội dung củapháp luật, hệ thống pháp luật mà còn cả quy trình lập pháp để bảo đảm sự tham gia nhiều hơn của các chủ thể trong xã hội, huy động tối đa sáng kiến, trítuệ của mọi công dân, tổ chức trong xã hội”. - Tăng cường tính công khai, minh bạch và sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân, của đốitượng điều chỉnh, đốitượng chịu sự tácđộngcủavăn bảnquy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vựcquảng cáo. Trongnhững năm gần đây, mặc dù quy trình xây dựng pháp luật không còn khép kín, hoạt động triển khai lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp đãđược thực hiện rộng rãi, công khai, tuy nhiên vẫn chưa đi vào thực chất.Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xây dựng chínhsách và pháp luật cònrất hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: “Việc lấy ý kiến đối với dựthảo nhiều khi mang tính hình thức; không giải trình công khai minh bạch vềcác ý kiến nhận được;lấy ý kiến một lần và không lấy ý kiến khi có thay đổiquan trọng liên quan đến nghĩa vụ doanh nghiệp…Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
  • 17. đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thể hiện rõ quan điểm: “… Bảo đảm để nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật” và một trong các giải pháp quan trọng được nhấn mạnh vai trò của các đơn vị nghiên cứu, khuyến khích cơ chế thu hút “các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cácchuyên gia giỏi” tham gia hoạch định chính sách, pháp luật ở tất cả các quá trình lập pháp cũng như xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến”. “Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định khá cụ thể nguyên tắc về quyền thamgia quản lý nhà nước và xã hội của công dân. Để cơ chế tham vấn hiệu quả hơn, trong quá trình xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo phải có sự tham gia của các chủ thể liên quan đến văn bản đó, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo. Từ các ý kiến tham vấn của doanh nghiệp, Chính phủ sẽ xem xét những văn bản chưa có tính khả thi đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực này để tránh tình trạng phải sửa đổi khi văn bản đã đi vào cuộc sống. Về nguyên tắc, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật sẽ được xin ý kiến góp ý, phản biện của tất cả các đốitượng chịu tác động củavăn bản đó. Từng cá nhân, pháp nhân đều có thể tự mình nêu các ý kiến góp ý, phản biện hoặc thông qua tổ chức đại diện của mình. Chúng ta cần đổimới cách thức và phương pháp huy động sự tham giacủa doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật, trong đó tập trung vào việc tăng cường năng lực đóng góp ý kiến, phản biện chính sáchcủa doanh nghiệp thông qua các buổi tập huấn chuyên sâu; mở rộng đối tác lấy ý kiến; thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa cơ quannhà nước với doanh nghiệp để truyền tải trực tiếp ý kiến của các doanhnghiệp, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn về các vấn đề chính sách hoặc dựthảo văn bản quy phạm pháp luật; phát huy vai trò của báo chí trong xây dựngchính sách, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo…” Quyền tham gia xây dựng pháp luật là biểu hiện cụ thể của quyền thamgia quản lý nhà nước và xã hội. Trong điều kiện mở rộng dân chủ và xây dựng nhà nước
  • 18. pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì sự tham gia của tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho pháp luật phản ánhđược ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Sự tham gia của công dân, tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng pháp luật cũng chính là cơ hội để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hay nói khác đi đó cũng là quá trình để các bên hiểu nhau và vận động sự ủng hộ lẫn nhau trong việc thiết lập một cơ chế, khuôn khổ mang tính pháp lý chung đối với xã hội. Bên cạnh đó, với chứcnăng vốn có của các tổ chức xã hội, cũng như theo kinh nghiệm của nhiềunước, việc tham gia của tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật rõ ràng là một sự giám sát khách quan, hữu hiệu đối với các quá trình trong quy trình lập pháp và các bên tham gia lập pháp điều này cũng thể hiện xu hướng tất yếu của xã hội dân chủ hiện đại dù ở bất kỳ thể chế nào.