SlideShare a Scribd company logo
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 8: Ngày soạn : 08/10/2013
Tiết 16: Ngày dạy : 11/10/2013
PHẦN HAI : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 2000.
CHƯƠNG I : VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930.
Bài 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản về:
- Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ I
- Chính sách khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Việt Nam
- Những chuyển biến về kinh tế-Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới I.
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược, thống trị của đế
quốc
3/ Kĩ năng: Xác định được nội dung cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thế của đất
nước
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Việt Nam “Nguồn lợi tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần II”
- Lịch sử Việt Nam 1919-1945 ( NXB giáo dục)
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết cỉa học sinh
3. Dẫn dắt bài mới: GV giới thiệu tổng quát phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 2000 và đồng thời giới
thiệu cho HS biết về chương trinh sách giáo khoa lịch sử năm nay có những phần thay đổi vì vậy can
phải chú ý.
4. Quá trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
- Em hãy trình bày hoàn cảnh thế giới sau chiến tranh
thế giới I. Tình hình đó có tác động đến Việt Nam như
thế nào.
+ Thuận lợi: Tình hình thế giới tác động đến phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam (Chuyển
biến về tư tưởng, xu hướng đấu tranh)
+ Pháp tăng cường các chính sách khai thác bóc lột và
thống trị ở Việt Nam
- Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau
chiến tranh thế giới thứ I ?
- Giáo viên sử dụng bản đồ Việt Nam giải thích cho
học sinh về những nguồn lợi Pháp khai thác ở Việt
Nam: Khoáng sản, nông sản (lúa, gạo, cao su, cà
phê ...), lâm sản.
- Ở cuộc khai thác thuộc địa lần II Pháp đầu tư chủ
yếu vào các ngành nào, vì sao ?
+ Cao su
+ Than đá
âLà những nguyên liệu chính phục vụ cho nền công
nghiệp Pháp và các nước TB sau chiến tranh.
- Em có nhận xét gì về chính sách khai thác kinh tế
của Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh.
+ Thể hiện sự tiếp nối và nhất quán trong mục đích
xâm lược của Pháp nhưng được tăng cường hơn về
I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn
hoá và xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ
nhất.
1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực
dân Pháp
- Sau chiến tranh mặc dù là nước thắng trận nhưng
Pháp bị tổn thất nặng nề â Pháp tăng cường khai thác
thuộc địa để bù đắp thiệt hại do chiến tranh. Vì vậy
tiền hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông
Dương chủ yếu là Việt Nam.
- Pháp tập trung đầu tư vốn với tốc độ nhanh và quy
mô lớn vào các ngành kinh tế:
* Nông nghiệp: Là ngành có vốn đầu tư lớn nhất, chủ
yếu vào đồn điền cao su. S đồn điền cao su mở rộng,
nhiều công ty cao su ra đời.
* Công nghiệp:chủ yếu khai thác mỏ đặc biệt là than,
và đầu tư thêm thai thác kẽm, thiếc, sắt... ngoài ra
Pháp còn mở mang một số ngành công nghiệp, chủ
yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến (dệt,
muối, xay xát ...)
* Thương nghiệp: Ngoại thương có bước phát triển
mới, giao lưu nội địa đẩy manh hơn.
* Giao thông vận tải được mở rộng phát triển Các đô
thị được mở rộng, cư dân đông hơn .
1
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
quy mô, mức độ và sự tàn bạo so với cuộc khai thác
lần I.
- Hậu quả của những chính sách này là gì ?
- Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế Việt Nam (Kinh
tế Việt Nam vẫn ở tình trạng què quặt, bị lệ thuộc vào
Pháp, nghèo nàn và lạc hậu)
- Giáo viên có thế sử dụng sơ đồ kẻ sẵn để so sánh sự
chuyển biến về kinh tế, giai cấp và xã hội Việt Nam
trước và sau chiến tranh.
- Hãy cho biết sự chuyển biến về KT và giai cấp trong
xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác
thuộc đại của TDP?
giai cấp Việt Nam sau chiến tranh (thái độ chính trị và
các khả năng cách mạng của các giai cấp này?
- Học sinh dựa vào sgk để trả lời. Lưu ý phân tích
đặc điểm và thái độ chính trị của công nhân Việt
Nam?
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa nửa
phong kiến?
* Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ
huy kinh tế Đông Dương
* Nhằm vơ vét tối đa Pháp còn thu thuế nặng đối với
nhân dân ta.
2/ Chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục.
Đọc thêm
3/ Những chuyển biến mới về giai cấp Việt Nam.
* Về kinh kế: Nền KT tư bản Pháp ở Đông Dương có
bước phát triển mới, kỷ thuật và nhân lực được đầu tư.
Tuy nhiên KT Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc
hậu, lệ thuộc vào nền kinh tế pháp.
* Về xã hội:
Các giai cấp và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến
mới:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: Một bộ phận được
Pháp nuôi dưỡng làm tay sai cho chúng, bên cạnh đó
cũng có một bộ phận không nhỏ tiểu , trung địa chủ
tinh thần yêu nước chống pháp và tay sai.
+Nông dân: chiếm 90 % dân so,á bị đế quốc và phong
kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẩn
gay gắy với đế quốc và phong kiến tay sai.
+Tư sản: Số lượng ít, thế lực yếu bị tư sản nước ngoài
chèn ép. Về sau phân hóa thành hai bộ phận là tư sản
mai bản và tư sản dân tộc.Bộ phận tư sản dân tộc Vn
có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
+Tiểu tư sản: Tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với
thời cuộc, có tinh thần chống pháp và tay sai
+ Giai cấp công nhân.ngày càng phát triển, bị nhiều
tầng áp bức và bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông
dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, vươn lên thanh
giai cấp lãnh đạo cách mạng..
- Tóm lại: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa
sau chiến tranh thế giới I âNhững biến đổi quan trọng
về kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội diễn ra sâu sắc
với 2 mâu thuẫn cơ bản.
+ Mâu thuẫn dân tộc: Việt Nam-Pháp
+ Mâu thuẫn giai cấp: Nông dân-Phong kiến.
5/ Cũng cố:
1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp so với cuộc khai thác lần một có gì mới ?
2/ Sự chuyển biến các giai cấp Việt Nam sau chiến tranh (những mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nửa
phong kiến.
6/ Dặn dò:
- Học sinh về nhà học bài cũ
- Dọc trước bài mới ở nhà.
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................
2
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 9 Ngày soạn: 10/10/2013
Tiết 17 Ngày dạy : 14/10/2013
Bài 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 1919-1925. ( TT)
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các ý thức cơ bản về phong trào đấu tranh của các chí sỹ yêu nước, giai cấp
tư sản, tiểu tư sản và công nhân từ 1919-1925
- Hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc 1919-1925 ở Pháp-Liên Xô
2/ Tư tưởng: Giáo dục và nâng cao nhận thức cho học sinh về ý thức độc lập dân tộc, lòng tôn kính và biết ơn
đối với lãnh tụ và những người yêu nước hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện gắn liền với các nhân vật lịch sử
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học
- Bản đồ “hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc”
- Tư liệu (sách, báo, văn, thơ) về những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1925
- Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch
- Sách CKTKN lịch sử 12.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới I
- Phân tích về sự chuyển biến các giai cấp Việt Nam sau chiến tranh thế giới I có điểm gì khác so với trước
chiến tranh
3/ Dẫn nhập vào bài mới. Dưới tác động của cuộc khai thách thuộc địa lần hai của Pháp, phong trào đấu tranh
của nhân dân ta ngày càng phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều giai cấp tham gia.
4/ Quá trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
Hãy trình bày những hoạt động của tư sản, tiểu tư sản trí
thức theo các nội dung:
+ Mục tiêu Đấu tranh.
+ Hình thức đấu tranh
+ Tính chất
+ Ý thức đấu tranh
- Học sinh có thể lập bảng so sánh các phong trào
Phong trào Nội dung Hình thức
Tư sản dân tộc
Tiểu tư sản
Công nhân
âTừ đó rút ra nhận xét về ý thức cách mạng của các giai
cấp
+ Giai cấp tư sản: Có tinh thần dân tộc nhưng dễ thoả hiệp
với Pháp
+ Tiểu tư sản: Thể hiện lòng yêu nước nhưng còn non yếu,
bồng bột, thiếu tổ chức quần chúng
- Nêu những đặc điểm của phong trào công nhân 1919-
1925
+ Mục tiêu đấu tranh: Đòi quyền lợi kinh tế
II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ
1919 đến 1925.
1/ Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh và một số người Việt ở nước ngoài:
Đọc thêm
2/ Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công
nhân Việt Nam
* Hoạt động của tư sản dân tộc và Tiểu tư sản:
+ Tư sản Việt Nam mở cuộc vận động tẩy chay
hàng ngoại, dùng hàng nội . Đầu tranh chống độc
quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kỳ.
Tư sản và địa chủ Nam Kỳ thành lập Đảng lập
hiến 1923.
+ Tiểu tư sản :Phát động đấu tranh sôi nổi và
thành lập một số tổ chức chính trị như: Việt nam
Nghĩa Đoàn, Hội phục việt, Đảng thanh niên và
nhiều tờ báo ra đời như: an nam trẻ, người nhà
quê...Sự kiện nổi bật là đấu tranh đòi thả PBC
( 1925) và đám tang PCTrinh (1926).
*Phong trào công nhân:
- Số cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng
nhiều, nhưng còn lẽ tẻ, tự phát. Công nhân Sài
Gòn – chợ lớn thành lập công hội đỏ năm 1920.
3
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
+ Hình thức: Bãi công
+ Tính chất: tự phát
- 8/1925 Công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bải
công phản đối Pháp đưa lính sang đàn áp cách
mạng TQ – đánh dấu bước phát triển từ tự phát
sang tự giác của công nhân VN.
3/ Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925.
- Học sinh tự tìm hiểu về lịch sử của Bác và những hoạt động của người từ 1911-1917. Học sinh có thể lập bảng
sau:
Sự kiện Nội dung .
5-6-1911
1912
1913
1919
18-6-1919
7 -1920
25-12-1920
1921
6-1923
11-11-1924
- Bác rời cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
- Từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, Angiêri. Cuối 1912 đi Mỹ.
- Từ Mỹ về Anh và trở lại Pháp
- Gia nhập Đảng xã hội Pháp
- Gửi bản “yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội nghị Vecxai đòi quyền tự do dân chủ cho
nhân dân An Nam
- Đọc sơ thảo “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
của V. Lênin, Từ đó Người quyết tâm đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga
- Tham dự đại hội Tua, tán thành quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
- Cùng một số người yêu nước Châu Phi lập “hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, làm chủ bút
báo “người cùng khổ”, viết bài cho các báo: “nhân đạo”, “đời sống công nhân”. Viết sách “ bản
án chế độ thực dân Pháp”
- Đi Liên Xô dự “hội nghị quốc tế nông dân” (10-1923, Dại hội quốc tế cộng sản lần thứ V.
- Về Quảng Châu - Trung Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng
Ý nghĩa: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925
- Tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản
- Là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị (thông qua việc truyền bà chủ nghĩa Mác-Lênin về nước qua sách báo)
cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam giai đoạn sau này.” CNTB đã chuẩn bị đất rồi, CNXH chỉ còn
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”
5. Củng cố bài: Khái quát phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919-1925 ( hoạt động của hai cụ Phan,
những người yêu nước Việt nam ở Trung quốc, Pháp, phong trào của tư sản, tiểu tư sản và công nhân, hoạt
đông yêu nước của Nguyễn Aùi Quốc). Ý nghĩa của các phong trào –hạn chế.
6. Dặn dò: Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1925-1930”
(Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng: Hội VNCMTN, Tân Việt cách mạng đảng, Việt nam quốc
dân đảng) theo những câu hỏi trong SGK.
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
4
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 9 Ngày soạn: 14/10/2013
Tiết 18 Ngày dạy :18/10/2013
BÀI 13 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 ĐẾN 1930.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của
các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách
mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng
- Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. Xác định con đường cách mạng mà
Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc.
3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức chính trị trước khi Đảng ra đời. Đặc biệt là vai
trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.
- Bản đồ “hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh 1911-1941”
- Lịch sử Việt Nam tập 2 (nhà xuất bản khoa học xã hội)
- Tư liệu đọc thêm sách giáo viên
- Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên
- Sách CKTKN lịch sử 12.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919-1925
- Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925. Ý nghĩa của những hoạt động này
3/ Dẫn nhập vào bài mới. Sau khi về Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động để đào tạo cán bộ và
tổ chức lực lượng cách mạng.
4/ Quá trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
- Trình bày về sự thành lập của tổ chức hội
Việt Nam CMTH – Vai trò của Nguyễn Aùi
Quốc
- Mục đích của hội Việt Nam CMTH
+ Tổ chức lãnh đạo quần chúng đoàn kết
đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai với xu
hướng cách mạng vô sản
- Tổ chức của hội:
+ Cơ quan cao nhất: Tổng bộ (trụ sở tại
Quảng Châu)
+ 5 cấp: Trung ương – xứ uỷ – tỉnh uỷ –
huyện uỷ – cơ sở chi bộ.
- Nhiệm vụ và những hoạt động của hội là
gì
- Những hoạt động cảu hội có tác động thế
nào đến phong trào cách mạng ở Việt Nam
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa nêu sự
phát triển của các phong trào công nhân,
I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng.
1/ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
a/ Thành lập: Sau khi về Quảng Chân (TQ) NAQ liên lạc với tổ
chức Tâm Tâm xã chọn một số thanh niên tích cực thành lập ra
cộng sản đoàn ( 2-1925) và cải tổ thành HVNCMTN thành lập
vào 6/1925. Cơ quan cao nhất của hội là Tổng bộ và lấy báo
thanh niên làm cơ quan ngôn luận của hội.
b/Hoạt động của hội:
+Mở lớp đào tạo cán bộ nòng cốt â Đưa về nước hoạt động
trong nước. Năm 1927 các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được
tập hợp và in thành sách “ Đường kách mệnh”
+ Báo thanh niên và sách “ Đường kếch mệnh” đã trang bị lý
luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho các tầng
lớp nhân dân VN.
+ Năm 1928 HVNCMTN tổ chức phong trào “ Vô sản hoá” đưa
hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền... tiến
hành tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cách
mạng.
â Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – lênin đã khiến cho phong trào
5
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
yêu nước ở Việt Nam 1928-1929
- Tổ chức, chủ trương cách mạng và hoạt
động của Tân Việt cách mạng đảng có gì
khác so với Hội Việt Nam CMTN
- Tân Việt là một tổ chức chưa xác định rõ
về phương hướng, đang tìm đường vì vậy có
sự phân hoá của hai bộ phận (cách mạng,
cải lương)
âXu hướng cách mạng chiếm ưu thế dưới
ảnh hưởng của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và
đường lối của hội Việt Nam CMTN
- Tác động cũa Hội Tân Việt tới phong trào
dân tộc, dân chủ.
công nhân VN từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về
chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở VN
năm 1929.
2/ Tân Việt cách mạng đảng
đọc thêm
5/ Cũng cố: Học sinh lập bảng hệ thống so sánh về ba tổ chức cách mạng.
Hội VN CMTN Tân Việt CM Đảng
Sự thành lập, tổ chức
Thành phần, xu hướng
CM
Địa bàn hoạt động
Ý nghĩa
6/ dặn dò:
- Học sinh chuẩn bị mục 3 .Việt Nam quốc dân Đảng
- Sưu tầm các tư liệu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và hội nghị thành lập Đảng.
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
6
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 10 Ngày soạn: 16/10/2013
Tiết 19 Ngày dạy : 21/10/2013
BÀI 13 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 ĐẾN 1930.(tt)
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của
các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách
mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng
- Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. Xác định con đường cách mạng mà
Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc.
3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức chính trị trước khi Đảng ra đời. Đặc biệt là vai
trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.
- Lịch sử Việt Nam tập 2 (nhà xuất bản khoa học xã hội)
- Tư liệu đọc thêm sách giáo viên
- Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên
- Sách CKTKN lịch sử 12.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919-1925
- Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925. Ý nghĩa của những hoạt động này
3/ Dẫn nhập vào bài mới. Sau khi về Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động để đào tạo cán bộ và
tổ chức lực lượng cách mạng.
4/ Quá trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
- “Nam đồng thư xã” là nhà xuất bản tiến bộ do
Nguyễn Tuấn Tài lập năm 1927
- Việt Nam quốc dân đảng ra đời do ảnh hưởng:
+ Hoạt động của hội Việt Nam CMTN và hội Tân Việt
+ Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam
+ Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc và tư tưởng “tam
dân” của Tôn Trung Sơn
- Nêu tóm tắt về cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Vì sao cuộc
khởi nghĩa này lại thất bại nhanh chóng ?
- tương quan lực lượng chênh lệch (Pháp còn mạnh.
-Cuộc k/n thiếu sự chuẩn bị về mọi mặt (Cuộc bạo
động non chỉ cốt gây tiếng vang hơn là sự thành công).
- Phong trào DT-DC theo khuynh hướng tư sản của
VNQDĐ không đáp ứng được yêu cầu khách quan của
của sự nghiệp GPDT của nd ta
3/ Việt Nam quốc dân Đảng.
- Sự thành lập:
+ Trên cơ sở hạt nhân “Nam đồng thư xã” (Nguyễn
Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu) 25-12-
1927 thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng
+ Xu hướng cách mạng:
Việt Nam quốc dân đảng là 1 chính đảng theo khuynh
hướng cách mạng “dân chủ tư sản” đại biểu cho tư sản
dân tộc
+ Tôn chỉ – mục đích:
- Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng
- Năm 1928 và 1929 hai lần thay đổi chủ nghĩa ( do
nghèo về lí luận, lập trường thiếu kiên định )
+ Hoạt động:
- Hoạt động hẹp, chủ yếu ở Bắc kì
- Với chủ trương “cách mạng bằng sắt và máu” âthể
hiện xu hướng bạo động, khủng bố cá nhân
+ 2-1929: ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội
7
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
- Ba tổ chức cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào ? Vì
sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu
thế khách quan của cách mạng Việt Nam
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời ý 1
- Giáo viên giải thích: sự ra đời của ba tổ chức chứng
tỏ sự thành lập Đảng đã chín muồi
+ Hội Việt Nam CMTN không đáp ứng được yêu cầu
phát triển mới của cách mạng âSự Phân hoá của xả
hội (2 nhóm hội viên tiên tiến ở Bắc kì, Nam kì. Thành
lập 2 tổ chức cộng sản chứng tỏ hình thức cũ không
chứa đựng nổi nội dung mới, đó là quy luật
- Vì sao cần phải có một đảng thống nhất trong cả
nước
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời
- Ngày 7-10-1929: quốc tế 3 gửi thư cho các tổ chức
cộng sản yêu cầu thống nhất và giao cho Nguyễn Ái
Quốc chủ trì việc thống nhất này
- Ngày 23-12-1929: Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về
Trung Quốc gửi thư mời đại diện cho 3 tổ chức dự hội
nghị Hương Cảng
âPháp khủng bố dã man
+ 9-2-1930: khởi nghĩa ở Yên Bái, Phú thọ, Hải dương
, Thái bình (ở Hà nội có ném bom phối hợp) nhưng
thất bại, thực dân Pháp đàn áp dã man. Nguyễn Thái
Học và 12 đồng chí bị xử chém
Ý nghĩa: cổ vũ lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân
dân. Tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân
tộc. Chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và xu
hướng cách mạng tư sản ở Việt Nam.
II. Đảng cộng sản Việt Nam thành lập.
1/ Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929.
- Năm 1929 Phong trào công nhân, nông dân và các
tầng lớp khác phát triển mạnh mạnh, kết thành làn
sóng dân tộc ngày càng sâu rộng.
- Tháng 3-1929 một số hội viên tiên tiến của
HVNCMTN lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D
Hàm Long HN.
- Tháng 5-1929 tại Đại Hội lần thứ nhất của
HVNCMTN, đoàn đại biểu bắc kỳ đề nghị thành lập
Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận
- Ngày 17-6-1929 đại biểu của các tổ chức cộng sản ở
bắc kỳ họp, quyết định Đông Dương cộng Sản Đảng
- Tháng 8 1929 những hội viên của HVNCMTN trong
tổng bộ và kỳ bộ ở Nam kỳ thành lập An nam Cộng
Sản Đảng.
- Tháng 9-1929 đảng viên tiên tiến của tân việt thành
lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
âSự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế
phát triển tất yếu, là kết quả tất yếu của cuộc vận động
giải phóng dân tộc ở Việt Nam
5/ Cũng cố: Học sinh lập bảng thống kê sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.
6/ dặn dò:
- Học sinh chuẩn bị mục 2 Hội nghị thành lập Đảng
- Sưu tầm các tư liệu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và hội nghị thành lập Đảng.
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
8
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 10 Ngày soạn: 20/10/2013
Tiết 20 Ngày dạy : 25/10/2013
Bài 13 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ VIỆT NAM 1925 -1930 ( TT )
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của
các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách
mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng
- Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. Xác định con đường cách mạng mà
Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc.
3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức chính trị trước khi Đảng ra đời. Đặc biệt là vai
trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.
- Bản đồ “hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh 1911-1941”
- Lịch sử Việt Nam tập 2 (nhà xuất bản khoa học xã hội)
- Hội nghị thành lập Đảng ở Hồng Kông
- Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên
- Sách CKTKN lịch sử 12
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Sự thành lập và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vì sao nói HVNCMTN
3/ Dẫn nhập bài mới: Ba tổ chức đảng ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau đăth ra yeei
caaif cấp thiết cần thống nhất các tổ chức thàng một đảng duy nhất.
4/ Quá trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
- Vì sao cần phải có một đảng thống nhất trong cả
nước
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời
- Ngày 7-10-1929: quốc tế 3 gửi thư cho các tổ chức
cộng sản yêu cầu thống nhất và giao cho Nguyễn Ái
Quốc chủ trì việc thống nhất này
- Ngày 23-12-1929: Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về
Trung Quốc gửi thư mời đại diện cho 3 tổ chức dự
hội nghị Hương Cảng
- Giáo viên trích đọc “hội nghị thành lập Đảng” sách
giáo viên trang 101
+ Nhiệm vụ cách mạng: Nhiệm vụ dân tộc, nhiệm vụ
dân chủ
Tính sáng rạo của cương lĩnh được thế hiện ở điểm
II. Đảng cộng sản Việt Nam thành lập.
2/ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
a/ Hoàn cảnh:
- Năm 1929 ba tổ chức cộng sản ra đời , hoạt động riêng
rẽ, làm ảnh hưởng đến tâm lý quần chúng và sự phát
triển chung của PT cách mạng nước ta.
- Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản được đặt ra
một cách bước thiết
- Trước tình hình đó, Nguyễn ái quốc đã chủ động từ
Thái Lan về Trung Quốc, triệu rập hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất.
- Hội nghị do Ng A Q chủ trì, diễn ra tại (Cữu Long –
Hương Cảng – TQ) bắt đầu từ ngày 6-1-1930
b/ Nội dung:
+ Hội nghị nhất trí hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành
một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam
9
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
nào?
- Sự kết hợp giữa nhiệm vụ dân tộc và giai cấp trong
đó vấn đề dân tộc là tư tưởng chủ yếu
- 24-2-1930: Đông Dương cộng sản liên đoàn được
kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam âChỉ trong
thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản đã hợp nhất thành
1 đảng duy nhất
- Vì sao hợp nhất 3 tổ chức 3 tổ chức cộng sản mang
tầm vóc của đại hội thành lập Đảng
- Hội nghị nhỏ (chỉ có 5 thành viên) nhưng chứa
đựng nội dung lớn. Vạch ra đường lối cho cách mạng
Việt Nam (thế hiện ở cương lĩnh của Nguyễn Ái
Quốc)
- Vì sao nói Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại
- Giáo viên giải thích “bước ngoặt lịch sử” là thời
điểm (sự kiện) tạo nên sự thay đổi căn bản trong sự
phát triển của lịch sử ?
- GV trích đọc “Đi dự hội nghị Hương Cảng” Tư liệu
sách giáo viên
“màu cở đỏ của Đảng như chói lọi như mặt trời mới
mọc xé tan màn đêm đen tối soi đường dẫn lối cho
nhân dân ta tiến lên con đường thắng lợi” (Hồ Chủ
Tịch).
“Lần đêm tối đến khi trời sáng
Mặt trời kia cờ đỏ gương cao
Đảng ta con của phong trào
Mẹ nghèo mang nặng đẻ đau khôn cầm”…
(Tố Hữu)
+ Thông quan chính cương và sách lược vắn tắt do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng ta.
* Nội dung cương lĩnh:
- Đường lối chiến lược cách mạng: Tiến hành cách
mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa, tiến liên
chủ nghĩa cộng sản
- Nhiệm vụ cách mạng:Đánh đổ đế quốc Pháp, phong
kiến và tư sản phản cách mạng, giành độc lập dân tộc.
- Lực lượng cách mạng: là công nhân , nông dân, tiểu tư
sản, trí thức: còn phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản
thì lợi dụng hoặc trung lập.
- Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam
â Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết
hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp.
c/ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
- Đảng ra đời là một sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách
mạng Việt Nam
+ Đảng trở thành chính Đảng duy nhất lãnh đạo CM
VN
+ Từ đây CMVN có đường lối đúng đắn khoa học, sáng
tạo
+ CMVN trở thành một bộ phận khăng khiết của CM
thế giới
+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính
quyết định cho bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch
sử tiến hóa của CMVN.
- Đại hội đảng lần thứ III (9/1960) quyết định lấy ngày
3/2 hàng năm là ngày kỷ niệm TL Đảng.
5. Củng cố bài:
+ Hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng
+ Nội dung cơ bản của chính cương, sách lược, điều lệ vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Tính sáng tạo của cương
lĩnh này được thể hiện ở điểm nào. Ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
trong quá trình vận động chuẩn cị thành lập Đảng.
6. Dặn dò: HS chuẩn bị bài 14 “ Phong trào cách mạng Việt nam 1930-1935”
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
10
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 11 Ngày soạn :24/10/2013
Tiết 21 Ngày dạy :28/10/2013
CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945.
Bài 14 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935
I. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các ý cơ bản, phong trào cách mạng 1930-1935 là phong trào cách mạng đầu
tiên do Đảng lãnh đạo. Thể hiện ở các mặt (lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, mục tiêu, quy mô ...)
- Tính hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933
- Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930-1931
- Sự ra đời và hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
+ Học sinh nắm được khái niệm về “chính quyền Xô Viết”
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc về sự nghiệp đấu tranh của Đảng, niềm tin về sức
sống mãnh liệt, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đưa sự nhiệp cách mạng dân tộc đi lên. Từ đó học sinh có ý
thức học tập, phấn đấu để giữ gìn phát huy thành quả cách mạng, tiếp tục sự nghiệp cảu đất nước trong thời kì
đổi mới
3/ Kĩ năng: - Xác định kiến thức cơ bản của bài “Xô Viết Nghệ – Tĩnh”
- Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
II. Tư liệu đồ dùng dạy học
- Bản đồ phong trào cách mạng 1930-1931
- Bản đồ Xô Viết Nghệ – Tĩnh
- Sách CKTKN lịch sử 12
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Nội dung của chính cương ? Ýnghĩa thành lập đảng ?
3/ Dẫn nhập vào bài mới: Sau khi Đảng thành lập lãnh đạo cách mạng Việt Nam phát triển nhanh chóng đỉnh
cao là Xô Viết – Nghệ Tĩnh.
4/ Quá trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
- Giáo viên nhắc lại KHKT thế giới (lớp 11)
bắt đầu từ Mỹ âLan sang các nước TB.
Khủng hoảng ở phương châm diễn ra ở giữa
năm 1930 nhưng trầm trọng âViệt Nam bị
ảnh hưởng nặng nề (nhất là nông – công –
thương nghiệp)
- Giá lúa từ 1929-1934 hạ 68%
- Giá nông sản bằng 2-3/10 so với trước
- 1/3 công nhân thất nghiệp (Bắc kì có 25
ngàn công nân mất việc. Lương công nhân
giảm 30-50%
- Nông dân và công nhân là hai giai cấp chịu
hậu quả nặng nề nhất
I. Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới
1929-1933
1/ Tình hình kinh tế.
- Từ 1930: Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái:
+ Nông nghiệp: giá lúa, giá nông phẩm hạ. ruộng đất bị bỏ
hoang
+ Công nghiệp: các ngành suy giảm
+ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng khan hiếm,
giá cả đắt đỏ.
2/ Tình hình xã hội:
- Các tầng lớp xã hội bị đẩy vào tình trạng đói khổ
+ Công nhân bị thất nghiệp, những ngưới có việc làm thì lương
ít ỏi.
- Nông dân bị bần cùng hoá: Mất đất, chiệu cảnh sưu cao, thuế
nặng..
11
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
+ 1929 một suất sưu là 50 kg gạo
+ 1932 là 100 kg gạo
+ 1933 là 300 kg gạo
- Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930-
1931. GV giải thích
+ Hậu quả của KHKT
+ Sự đàn áp đẫm máu của Pháp ở cuộc khởi
nghĩa Yên Bái
+ Đảng ra đời lãnh đạo phong trào của nông
dân
- Vì sao nói phong trào đấu tranh của công
nhân từ 1/5/1930 là bước ngoặt của phong
trào cách mạng
- Lần đầu tiên công nhân Việt Nam kỉ niệm
ngày 1/5 âĐấu tranh vì quyền lợi của nhân
dân trong nước và nhân dân lao động trên thế
giới
+ Lúc đầu 8000, đến Vinh tăng lên 3 vạn.
Pháp ném bom làm chết 217 người, bị thương
126 người
- “Xô Viết”: uỷ ban tự quản của nhân dân
Em hãy nêu và phân tích các chính sách tiến
bộ của chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
- Chính trị: quần chúng được tự do tham gia
các hoạt động đoàn thể… thành lập đội tự vệ,
tòa án nhân dân.
- Kinh tế: tịch thu rđ công, tiền, lúa chia cho
dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế thân, chợ,
đò, muối…xóa nơ, giảm tôï cho dân nghèo
đắp đê, tu sửa đường sá cầu cống…
- Văn hóa –xã hội: khuyến khích nd học chữ
quốc ngữ, bài trừ mê tín, các hủ tục và tệ nạn
xã hội. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
như hội nghị, mít tinh, sách báo
+ Học sinh dựa vào sgk để trả lời và nhận xét
các chính sách này thễ hiện sự tiến bộ ở
những diểm nào
Chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh tỏ rõ bản
chất cách mạng và tính ưu việt (chính quyền
của dân,do dân và vì dân) là hình thức sơ khai
của chính quyền cách mạng sau này
- Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn.
âLàm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc âcao trào
cách mạng 1930-1931
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ –
Tĩnh.
1/ Phong trào cách mạng 1930-1931
• Phong trào trong cả nước:
+ Đảng cộng sản VN ra đời, kiệp thời lãnh đạo phong trào đấu
tranh của quần chúng rộng khắp trong cả nước.
+ Từ tháng 2 đến 4 / 1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân
và nông dân nổ ra. Tháng 5 trên phạm vi cả nước bùng nổ
nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động 1/5. tháng
6,7,8 phong trào tiếp tục nổ ra trong cả nước.
• Ở Nghệ An – Hà Tĩnh:
+ Phong trào phát triển mạnh quyết liệt nhất, với những cuộc
biểu tình của nông dân (9/1930) kéo đến huyện lỵ tỉnh lị, đòi
giảm sưu thuế, được công nhân Vinh – Bến Thủy hửơng ứng.
+ Tiểu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân ở
huyện Hưng Nguyên (12/9/1930), kéo đến huyện lị phá nhà
lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh...
+ Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan ra ở nhiều huyện, xã.
2/ Xô Viết Nghệ Tĩnh:
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời trong tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh
xô viết hình thành cuối năm 1930- đầu năm 1931.Các xô
viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành
mọi mặt đời sống xã hội với chức năng một chính quyền
cách mạng.
- Chính sách của xô viết:
+ Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân
dân, thành lập các đội tự vệ mà nòng cốt là tự vệ đỏ, lập tòa án
nhân...
+ Kinh tế: Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi
bỏ các thứ thuế...
+ Văn hóa – xã hội: Xóa bỏ mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống
mới...
- Chính sách của xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, đã
chứng tỏ bản chất ưu việt của xô viết ( của dân, do dân, vì dân)
-Hiểu rỏ việc thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh và
những chính sách cụ thể của nó chứng tỏ rằng xô viết Nghệ
Tĩnh là đĩnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931
3. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời
Đảng cộng sản Việt Nam(10/1930)
* Những nội dung chính của hội nghị:
+ Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ BCH trung ương Đảng họp
( Hương cảng – Trung quốc)
+ Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng cộng sản Đông
Dương.
+ Hội nghị củ BCH trung ương chính thức do Trần Phú làm bí
thư
* Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với
12
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
nội dung sau:
+ Xác định chiến lược và sách lược của c/mạng Đông Dương là
: Lúc đần là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục
phát triển, bỏ qua thời kỳ TBCN tiến thẳng lên con đường
XHCN.
+ Nhiệm vụ:là đánh phong kiến và đánh đế quốc
+ Động lực c/mạng là công nhân và nông dân
+ Lãnh đảo là gia cấp vô sản với đội tiên phong của nó Đảng
cộng sản.
+ Cách mạng việt nam có mối quan hệ khăng khiết với cách
mạng thế giới.
* Hạn chế của luận cương:
+ Chưa nêu được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội Đông Dương,
không đưa ngọn cờ độc lập lên hàng đầu, nặng về đấu tranh
giai cấp.
+ Đánh giá không đúng khản năng của cách mạng của TTS, TS
dân tộc, khản năng lôi kéo bộ phân trung, tiểu địa chủ.
5. Củng cố :
- Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931.
-Phong trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ tĩnh.
6.Dặn dò: học sinh chuẩn bị bài 15 “Phong trào dân chủ 1936-1939” theo câu hỏi trong SGK.
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
13
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 11: Ngày soạn: 28/10/2013
Tiết 22 : Ngày dạy : 01/11/2013
Bài 15 : PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức:
- Học sinh nắm được các nội dung cơ bản:
+ Sự tác động của yếu tố khách quan đối với phong trào dân chủ những năm 1936 – 1939. Sự chuyển hướng
sách lược đúng đắn của Đảng
+ Mục tiêu, hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của
phong trào cách mạng 1936 – 1939.
2/ Tư tưởng:
- Niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng. Bồi dưỡng lòng nhiệt tình
cách mạng của công dân trong thời kì mới
3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. So sánh chủ trương sách lược của Đảng trong hai thời kì:
1930 – 1931 và 1936 – 1939
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học
- Các tác phẩm văn học, hồi kí trong thời kì 1936-1939 (Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố ...), thơ
Tố Hữu (Từ ấy)
- Sách chuẩn KTKN lịch sử 12
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày nội dung và phân tích những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 1930
- Nội dung ý nghĩa của đại hội Đảng lần thứ I tháng 3-1935
3/ Dẫn nhập vào bài mới.
4/ Quá trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
- Giáo viên nhắc lại những nét chính của
phong trào cách mạng những năm 1930-1935
và dẫn dắt học sinh vào nội dung bài mới
- Trong những năm 1936-1939, Đảng CS
Đông Dương đã thay đổi về chủ trương sách
lược đấu tranh. Theo em vì sao có sự thay
đổi đó ?
- Tình hình thế giới có tác động đến Việt
Nam như thế nào ?
- Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam:
+ Chính quyền thực dân tăng thuế, giá sinh
hoạt đắt đỏ âTác động đến các tầng lớp
nhân dân: Giá sinh hoạt 6-1939 tăng 40% so
I. Việt Nam trong những năm 1936-1939
1/ Tình hình chính trị:
a/ Thế giới:
- Đầu những năm 30 của TK XX Chủ nghĩa phát xít hình thành
(ở một số nước như Đức, Ý, Nhật), lực lượng phát xít lên cầm
quyền, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới
- 7-1935, đại hội VII của quốc tế cộng sản lần thứ VII xác định
chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa
bình, thành lập mặt trân nhân dân rộng rãi
- 6-1936, mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp ban bố
những chính sách tiến bộ ở thuộc địa
b/ Trong nước:
- Ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trịnh hoạt động, tranh dành
ảnh hưởng trong quần chúng, trong đó chính Dảng cộng sản
14
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
với 1938 và 177% so với 1914
- Đường lối, chủ trương của Đảng được đề ra
trong hội nghị tháng 7-1936. So sánh với chủ
trương trong thời kì 1930-1931
+ Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh
+ Phương pháp, hình thức đấu tranh
+ Hình thức tổ chức
-Việc thành lập mặt trận dân chủ Đông
Dương có ý nghĩa gì.
-Mặt trận nhằm tập hợp, đoàn kết các lực
lượng yêu nước để đấu tranh vì mục tiêu
chung
- Giáo viên giải thích khái niệm “Đông
Dương đại hội”, cách viết theo lối Hán-Việt.
Là phong trào đấu tranh công khai rộng lớn
(1936-1938) do Đảng lãnh đạo và vận động
Nguyễn An Ninh trí thức yêu nước đứng ra
cổ động thành lập “Đông Dương đại hội”
âCác cuộc họp của nhân dân thảo ra “dân
nguyện” gửi đến phái đoàn Quốc hội Pháp.
Những hoạt động của phong trào “ĐDĐH”.
Phong trào đã đạt được các mục đích nào?
Đông Dương là chính Đảng mạnh nhất.
- Vế kinh tế: thực dân pháp tăng cường khai thác thuộc địa để
bù đắp thiệt hại cho kinh tế ở “ Chính quốc”
- Trong nông nghiệp:chính quyền thực dân tạo điều kiện cho tư
bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân lậo đồn điền( lúa,
cà phê...)
- Về công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai mỏ, sản lượng của các
ngành dệt, rượu xi măng tăng, các ngành điện, nước, cơ khí,
đường... ít phát triển.
- Về thương nghiệp:Pháp độc quyền bán rượu, muối... thu lợi
nhuận cao.
- Những năm 1936-1939 kinh tế phục hồi và phát triển, nhưng
vẫn lạc hậu và lệ thuộc pháp.
- Đời sống của đa số nhân dân gặp khó khăn, nên họ hăng hái
tham gia đấu tranh đòi cỉa thiện đời sống, đòi tự do dân chủ,
cơm áo, hòa bình.
II. Phong trào dân chủ những năm 1936-1939
1/ Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương tháng
7/1936:
- 7-1936, Hội nghị ban chấp hành TW ĐCS Đông Dương do Lê
Hồng Phong chủ trì, họp tại Thượng Hải – Trung Quốc. Hội
nghị dựa trên nghị quyết đại hội VII của quốc tế cộng sản và
căn cứ vào tình hình cụ thế ở Việt Nam đã đề ra đường lối,
phương pháp đấu tranh trong thời kì mới.
- Nội dung:
+ Nhiệm vụ chiến lược: của cách mạng Đông Dương là chống
đế quốc và phong kiến
â Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản
động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tư do,
dân chú, cơm áo, hòa bình.
+ Xác định kẻ thù trước mắt là TD phản động Pháp và tay sai
+ Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và
bí mật, hợp pháp – bất hợp pháp
+ Tổ chức: Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống
nhất nhân dân phản đế Đông dương â đến tháng 3/1938 đổi
thành Mặt trận dân chủ Đông Dương
+ Sau đó HN TW được tiến hành các năm 1938 và 1938 đã bổ
sung và phát triển nội dung cơ bản hội nghị nghị quyết HN Tw
tháng 7/1936.
2/ Những phong trào tiêu biểu
a/ Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ.
- Phong trào Đông Dương đại hội: Đảng vận động nhân dân
thảo ra bản “ Dân nguyện” Gủi tới phái đoàn của Quốc hội pháp
sang điều tra tình hình đông dương, tiến tới triệu tập đông
dương đại hội (8/1936).
- Phong trào đón Gôđa và Briviê năm 1937: lợi dụng Gôđa
sang điều tra tình hình và Brêviê sang nhận chức toàn quyền
Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “ đón rước”,
biểu dương lực lượng, đưa yêu sách dân sinh, dân chủ.
- Phong trào dân sinh dân chủ: trong những năm 1937 -1939
15
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
với các cuộc mít tinh biểu tình của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi,
đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1/5/1938 ở HN và nhiều thành
phố khác.
- Nêu các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong
thời kì 1936-1939. Những hình thức đấu tranh
mới nào được Đảng vận dụng trong thời kì này.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng hệ
thống các phong trào trong thời kì 1936-1939
Năm Phong
trào
Mục
tiêu
Hình
thức đt
Kết quả
- Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng, hình
thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936-
1939
+ Quy mô: rộng lớn (cả nước)
+ Lực lượng: đông đảo, thu hút mọi giai cấp,
tầng lớp
+ Hình thức: phong phú, sáng tạo (nêu cụ thể)
- Từ cuối 1938, phong trào dân chủ dần thu
hẹp và xuống dần. Đến năm 1939, chiến
tranh thế giới II bùng nổ, phong trào chấm
dứt.
Ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của
phong trào dân chủ 1936-1939. Vì sao nói
phong trào là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cách
mạng tháng Tám?
3.Ý nghĩa - Bài học kinh nghiệm.
- Đây là một phong trào quần chúng rộng lớn do Đảng
lãnh đạo.
- Phong trào buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu
sách về dân sinh, dân chủ.
- Qua phong trào, quần chúng được giác ngộ về chính
trị và tập hợp một lực lượng đông đảo trong mặt trận
thống nhất.
- Phong trào đã động viên giáo dục tổ chức và lãnh đạo
quần chúng đấu tranh đồng thời một đội ngũ cán bộ
cách mạng đông đảo được tập hợp và trưởng thành qua
đấu tranh
Bài học kinh nghiệm.
- Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
- Tổ chức, lãnh đạo trong đấu tranh công khai – hợp
pháp
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn
đề dân tộc.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 thực sự là một cuộc
diễn tập chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám.
5. Củng cố: Trình bày nội dung các phong trào đấu tranh thời kì 1936-1939. Nhận xét về quy mô, lực lượng và
hình thức đấu tranh
- Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào Dân chủ 1936-1939
6. Dặn dò: Nội dung ôn tập thi học kì I:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài 16
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
16
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 12: Ngày soạn: 01/11/2013
Tiết 23 : Ngày dạy : 04/11/2013
Bài 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA
THÁNG TÁM( 1939 – 1945 ) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỒI
I/ Kiến thức cần nắm:
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản
- Tình hình Việt Nam những năm 1939-1945
- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng trong thời kì 1939-1945
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng niềm tinh vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, ý thức
độc lập, tự do dân tộc
- Niềm biết ơn và tự hào về tinh thần anh dũng, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng (Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy
Tập ...)
3/ Kĩ năng: Phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
- Xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học
- Bản đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương
- Tư liệu về các chiến sĩ cộng sản: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tám ...
- Sách CKTKN lịch sử 12
III. Hoạt động dạy và học.
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày một trong những phong trào (hình thức đấu tranh) trong thời kì 1936-1939. Nêu nhận xét về quy
mô, hình thức và lực lượng tham gia của phong trào dân chủ 1936-1939
- Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phong trào 1936-1939
3/ Dẫn nhập vào bài mới:
- Chiến tranh thế giới II đã tác động đến tình hình Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam kịp thời thay đổi
đường lối đấu tranh trong thời kì mới, tích cực chuẩn bị mọi mặt tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trên cả nước
4/ Qua trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
- Sự thay đổi tình hình thế giới và ở Pháp đã tác
động thế nào đến chính sách thuộc địa của Pháp
ở Việt Nam ?
- Giáo viên có thể nhắc qua các sự kiện chính
của chiến tranh thế giới II hoặc hỏi học sinh (vì
kiến thức đã học ở lớp 11)
- Thủ đoạn và hành động của Nhật khi vào Việt
Nam. Vì sao giữ nguyên bộ máy thống trị của
I. Việt Nam những năm chiến tranh thế giới thứ hai.
1/ Tình hình chính trị.
- Ngày 1/9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ,
chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính chính
sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa.
- Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách tăng cường
vơ vét sức người và sức của phục vụ cho chiến tranh
- 9-1940: Nhật vượt biên giới Việt-Trung vào Đông
17
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Pháp ?
+ Vơ vét bóc lột về kinh tế
+ Lừa bịp về chính trị
- Nhật muốn độc chiếm Đông Dương nhưng
trước mắt vẫn câu kết với Pháp bóc lột nhân dân
ta vì: Pháp không thể chi viện cho Đông Dương
và Nhật không đủ quân rải khắp Đông Dương
(tuy nhiên mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật là
không thể điều hoà) âVì sao ?
Chính sách kinh tế của Pháp-Nhật đối với Việt
Nam, trong chiến tranh. Tác động của chính
sách này đối với kinh tế, xã hội Việt Nam như
thế nào?
- P thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy” thực
chất là nắm toàn bộ k.tế ĐD.Tăng thuế đặc biệt
là thuế gián thu (Thuế muối, rượu, thuốc phiện
từ 1939 â 1945 tăng 3 lần. Thu mua lương thực
cưỡng bức với giá rẻâ nguyên nhân trực tiếp
nạn nạn đói 1945
âHơn 7 vạn thanh niên Việt Nam bị Pháp bắt
làm bia đỡ đạn
- Giáo viên trích câu dẫn: “cả nước Việt Nam
như một đồng cỏ khô, chỉ một tàn lửa nhỏ rơi
vào sẽ bùng lên một đám cháy lớn thiêu cháy bè
lũ cướp nước và tay sai”
- Chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng
trong thời kì 1939-1941 là gì. So với thời kì
9136-1939 có gì khác ? Vì sao có sự khác biệt
đó
- Thời kì 1936-1939: Tạm gác hai khẩu hiệu
“Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng” lại
- Thời kì 1939-1941: Đưa khẩu hiệu “độc lập
dân tộc” lên hàng đầu, tạm gác “người cày có
ruộng” lại
Dương (Việt Nam) Pháp đầu hàng âNhật giữ nguyên bộ
máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho
chiến tranh.
- Ở Việt Nam các Đảng phái thân nhật ra sức tuyên
truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết
đại đông á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp.
- Bước sang năm 1945, ở châu âu, Đức thất bại nặng nề.
ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to. Tại đông
dương ngáy 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, các đảng
phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần
chúng nhân dân sôi sục khí thế sẳn sàng khởi nghĩa.
2/ Tình hình kinh tế – xã hội.
* Tình hình kinh tế:
+ Khi chiến tranh bùng nổ Pháp ra lệnh “tổng động viên”
và thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, nhằm huy
động tối đa sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh
+ Chính sách của Nhật: cướp ruộng đất của nông dân,
bắt nông dân nhổ lúa, nhổ ngô để trồng đay, trồng thầu
dầu, yêu cầu pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang
nhật với giá rẻ. Nhật đầu tư những ngành phục vụ cho
quân sự như măng gan, sắt...
*Về xã hội:
+ Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới
chổ cùng cực. Cuối năn 1944 đầu năm 1945, có gần 2
triệu đồng bào ta bị chết đói.
+ Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, đều bị ảnh hưởng bởi
chính sách bóc lột của Pháp – Nhật.
- Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Đảng
phải kiệp thời đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.
II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến
tháng 3-1945.
1/ Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương tháng 11- 1939:
+ 11-1939: Hội nghị TW VI tại Bà Điểm (Hóc Môn-Gia
Định)
+ Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng. Đánh đổ đế
quốc-tay sai, giành độc lập dân tộc.
+ Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất,
đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ
phãn bội quyền lợi dân tộc...,Khẩu hiệu lập chính phủ
dân chủ cộng hòa
+ Mục tiêu, phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh
đòi dân sinh dân chủ, sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ
chính quyền đế quốc tay say, từ hoạt động hợp pháp nữa
hợp pháp, sang hoạt động bí mật , bất hợp pháp.
+ Hội nghị đề ra chủ trương thành lập “mặt trận thống
nhất dân tộc phản đế đông dương”
* Ý nghĩa:HN, BCH TW Đảng cộng sản Đông dương
thang1 11/1939, đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng –
18
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
- Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước năm
1941 có ý nghĩa thế nào đối với cách mạng Việt
nam?
Bác về nước ở thời điểm rất quan trọng: Thời cơ
giành chính quyền đang đến.
“ 30 năm ấy chân không mỏi
Mãi đến bây giờ mới tới nơi…”
“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải
phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn
thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia
dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được Trích “Văn kiện
đảng”.
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân
dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
2/ Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
( đọc thêm)
3. Nguyễn Ai Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng. Hội nghị lần thou 8 Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
+ Sau 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài. Ngày 28-
1-1941 Nguyễn Ai Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Việt nam.
Hội nghị TW VIII.
+ Từ ngày 10 > 19-5-1941 Người chủ trì hội nghị TW
VIII tại Pắc bó (Hà quảng- Cao bằng).
+ Nội dung hội nghị:
- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của CM là: Giải
phóng dân tộc,
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng mạng ruộng đất thay
bằng giảm tô, giảm túc, chia lại ruộng công, tiến tới
người cày có ruộng, thành lập chính phủ nước VN dân
chủ cộng hòa...
- Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất cho mỗi nước
ĐD ( Ở VN theo sáng kiến của NAQ thành lập “Việt
nam độc lập đồng minh hội” ngày 19-5-1941) và giúp đỡ
việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào vá
Campuchia.
- Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang la đi từ khởi
nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, xem nhiệm vụ khởi
nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn đảng toàn dân.
- Bầu BCHTW mới do đ/c Trường Chinh làm tổng bí thư
+ Ý nghĩa:
- Hội nghị TW VIII là sự hoàn chỉnh chủ trương
chuyển hướng đấu tranh của Đảng được đề ra từ hội
nghị TW VI (11/1939).
- Hội nghị có tác dụng quyết định trong cuộc vận động
toàn Đảng toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền
5/ Củng cố: Học sinh trình bày những nội dung của hội nghị TW VI. So sánh với thời kỳ 1936-1939.
Nét chính các cuộc khởi nghĩa Bắc sơn, Nam kỳ & binh biến Đô lương. Ý nghĩa, nguyên nhân thất bại và những
bài học kinh nghiệm.
6/ Dặn dò: Học sinh chuẩn bị nội dung mục 2 “Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”
( Hội nghị TW VIII, xây dưng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ cách mạng ).
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
19
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần12 : Ngày soạn: 04/11/2013
Tiết 24: Ngày dạy : 08/11/2013
Bài 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1939-1945) (TT)
I/ Kiến thức cần nắm:
1. kiến thức: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản .
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
2. Tư tưởng: Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biết ơn công lao của lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc và các
chiến sỹ cách mạng. Tinh thần cách mạng và ý thức độc lập dân tộc.
3. Kỹ năng: Phân tích, so sánh > rút ra nhận xét về các sự kiện, nhân vật lịch sử.Biết kết hợp và vận dụng kiến
thức liên môn trong bài học.
II/ Tư liệu và đồ dùng dạy-học:
- Tư liệu về hoạt động của Bác Hồ thời kỳ ở Pắc bó (1941-1942).
- Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh).
- Thơ Tố Hữu.
- Tranh ảnh tư liệu có liên quan.
- Sách CKTKN lịch sử 12
III/ Tiến trình tổ chức dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Chính sách kinh tế của Pháp –Nhật ở Việt Nam thời kỳ chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình kinh
tế –xã hội VN.
3.Dẫn nhập vào bài mới: Bài 16 (T. theo)
4/ Qua trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò. Nội dung học sinh cần nắm.
Mặt trận VM bao gồm các tổ chức quần chúng
lấy tên”Hội cứu quốc” nhằm liên hiệp hết thảy
các giới đồng bào yêu nước,không phân biệt giàu
nghèo già trẻ, gái trai ,không phân biệt tôn giáo
và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc
dân tộc giải phóng và sinh tồn” (Văn kiện
Đảng)
4/ chuẩn bị tiến tới khởi giành chính quyền.
a, Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang:
* Xây dựng lực lượng chính trị:
- Nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng
tham gia việt minh. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động
xây dựng các đoàn thể “ Cứu quốc”. Năm 1942 có 3 “ Châu
hoàn toàn” Ủy ban việt minh cao Bằng và liên tỉnh Cao –
Bắc – Lạng thành lập.
- Ở nhiều tỉnh Trung kì , bắc kì, các hội cưu quốc được
thành lập.
Năm 1943 Đảng ban hành đề cương văn hóa Việt Nam .
năm 1944, Hội văn Hóa cưu quốc và Đảng dân chủ Việt
Nam được thành lập, đứng trong mặt trận Việt Minh...
20
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
- Vai trò của mặt trận Việt Minh trong việc
chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- GV giải thích Việt Minh nhằm tập hợp tổ chức
quần chúng góp sức người và của cho cách
mạng, xây dựng cơ sở chính trị – xã hội vững
chắc cho Đảng trên các địa bàn.
- Học sinh dựa vào sgk trình bày các nội dung :
Xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ
cách mạng
+ Dẫn chứng : việc xây dựng hội cứu quốc (hội
nhi đồng, phụ nữ, …)
- GV giải thích “châu hoàn toàn” là các xã của
châu mà mọi người đều tham gia hội cứu quốc
(nêu dẫn chứng về Kim Đồng 1928 – 1943 là đội
trưởng đội nhi đồng cứu quốc đầu tiên 1941 ở
thôn Nà Mạ – xã Xuân Hoà – huyện Hà Quảng –
tỉnh Cao Bằng
- 8/ 1942 Bác Hồ sang Trung Quốc liên lạc với
các lực lượng CM người Việt Nam và bị chính
quyền Tưởng bắt giam (14 tháng)9/ 1943, Bác
được thả. Người ở lại Trung Quốc một thời
gian1944 trở lại Cao Bằng.
“Lại thương nỗi đoạ đày thân Bác
14 trăng tê tại gông cùm”.
6/1945 khu giải phóng Việt bắc ra đời gồm 6
tỉnh Cao –Bắc –Lạng – Hà-Tuyên – Thái (Tân
trào là thủ đô khu giải phóng)
- Vì sao Nhật đảo chính Pháp ? Sự Kiện này có
ảnh hưởng gì đến tình hình chính trị ở Đông
Dương.
+ HS dựa vào sgk để trả lời
+ GV Phân tích và trích dẫn phần tư liệu sgv/
125
- Thủ đoạn của Nhật sau khi đảo chính Pháp là gì
?
- Thế chân Pháp để độc chiếm Đông Dương.
Thông qua chính phủ bù nhìn để che đậy bộ mặt
thật của Nhật
- Vì sao Đảng chưa chủ trương tổng khởi nghĩa
khi Nhật đảo chính Pháp ?
- GV giải thích vì thời cơ khởi nghĩa chưa thật sự
chín muồi mà chỉ xuất hiện ở một số địa
phươngĐảng chỉ chủ trương khởi nghĩa từng
phần để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
* Xây dựng lực lượng vũ trang
- Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng được
Đảng đặc biệt coi trọng. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa
Bắc Sơn, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng
chuyển sang xây dựng thành những đội du kích.
- Năm 1941, du kích bắc sơn trở thành trung đội cứu quốc
quân I (2/1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du
kích 8 tháng, tư tháng 7 1941 đến 2/1942. ngày 19/5/1941
trung đội cứu quốc quân ra đời.
* Xây dựng căn cứ cách mạng
- Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được Đảng
đặc biệt quan tâm, sau khởi nghĩa bắc sơn, căn cứ bắc sơn –
võ nhai được xây dựng. Năm 1941, Ng A Q chủ trương xây
dựng căn cứ địa cao bằng.
b. Gấp rút chuan bị khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền:
- Từ ngày 25-28/2/1943 ban thường vụ TW Đảng họp tại
Phúc Yên vạch kế hoạch chuan bị khởi nghĩa vũ trang.
Khắp nông thôn, thành thị ở Bác Kỳ, các đoàn thể việt
minh, các hội cứu quốc được thành lâp
-2/1944 đội cứu quốc quân III ra đời ở Bác sơn – Võ nhai
- 7/ 5/ 1944, tổng bộ Việt minh ra chỉ thị chuẩn bị khởi
nghĩa và kêu gọi nhân dân sắm sửa vũ khí đuổi kẻ thù
chung, không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục.
- 22/ 12/ 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và hai ngày
sau đã hạ được đồn Phay – Khắt và Nà Ngần
III. Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
1/ Khởi nghĩa từng phần (3/ 1945 – giữa 8/ 1945)
a/ Hoàn cảnh
- Đêm 9/ 3/ 1945, Nhật đảo chính Pháp và đưa ra trò bịp
“Tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam” và lập ra chính
phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm “ Quốc
trưởng”. Thực chất là độc chiếm đông dương.
b/ Chủ trương của Đảng
- 12/ 3/ 1945, TW Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta” và hôi nghị chỉ rõ:
- Kẻ thù chính của nhân dân đông dương là Phát xít Nhật
- đề ra khẩu hiệu : “Đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu
hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật”
- Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bải công bãi thị... sẵn
sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
- Quyết định “phát động cao trào kháng nhật cứu nước”
c/ Cao trào kháng Nhật cứu nước
- Ở căn cứ Cao – Bắc – Lạng, chính quyền nhân dân được
thành lập ở nhiễu xã – châu
- Phong trào phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói ở Bắc Kỳ
(Quảng Yên, Bắc Giang, Ninh Bình, Nghệ An …). Một số
nơi đã giành được chính quyền
- Khởi nghĩa từng phần diễn ra ở một số địa phương như
Hiệp Hoà (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh)
21
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
- Khởi nghĩa từng phần nổ ra ở địa phương thực
hiện chủ trương của Đảng bộ địa phương và TW
khi tình thế CM đã xuất hiện nhưng chưa chín
muồi trong cả nước.
“Đức hàng Nhật cũng cúi đầu
Bốn phương châu Á, châu Âu vẫy vùng
Đồng cỏ héo đã bùng lửa cháy
Nước non ơi hết thảy vùng lên…
…Lời Đảng gọi một ngày sấm nổ
Biển người dâng ngập phố ngập đồng
Mùa thu cách mạng thành công
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao”
- 11/ 3/ 1945, tù chính trị ở Ba Tơ nổi dậy phá nhà lao,
chiếm đồn giặc, lập ra chính quyền cách mạng, đội du kích
Ba Tơ ra đời. Hàng loạt các nhà tù khác ở Nghĩa Lộ, Sơn
La, Hoả Lò nổi dậy.
- Ở Nam Kỳ, phong trào Việt Minh phát triển mạnh mẽ. Từ
15 – 20/ 4/ 1945, TW Đảng triệu tập hội nghị quân sự Bắc
Kỳ thống Nhất các lực lượng vũ trang, lập ra uỷ ban quân
sự Bắc Kỳ. 16/ 4/ 1945, tổng bộ Việt Minh thành lập “uỷ
ban dân tộc giải phóng Việt Nam”.
- 4/ 6/ 1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời gồm 6 tỉnh Cao
– Bắc – Lạng – Hà – Tuyên - Thái (Tân Trào – Tuyên
Quang là thủ đô của khu giải phóng), uỷ ban lâm thời của
khu giải phóng cũng được thành lậpToàn Đảng toàn đan
sẵn sàng chờ thòi cơ tổng khởi nghĩa
d, Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa
- Hội nghị quân sự bắc kì ( 4/1945) quyết định thống nhất
các lực lượng vũ trang.
- Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập ủy ban dân tộc
giải phóng Việt Nam và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp
( 4/1945)
Khu giải phóng việt bắc và ủy ban lâm thời khu giải phóng
được thành lập (6/1945)
5/ Củng cố:
+ Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ 1941 – 1944 diễn ra như thế nào ? Vai trò của
mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
6/ Dặn dò: Cách Mạng tháng Tám 1945 (thời cơ, diễn biến tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế,
Sài Gòn)
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bài viết về Cách Mạng tháng Tám ở địa phương.
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
22
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 13 : Ngày soạn:06/11/2013
Tiết 25 : Ngày dạy :11/11/2013
Bài 16 : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1939 – 1945 ) ( TT)
I. Mục tiêu bài học:
1/ kiến thức: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản .
- Hội nghị TW VIII do Nguyễn Aùi Quốc chủ trì và sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng.
- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
2/ Tư tưởng: Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biết ơn công lao của lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc và các
chiến sỹ cách mạng. Tinh thần cách mạng và ý thức độc lập dân tộc.
3/ Kỹ năng: Sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. Hiểu và phân biệt được các khái niệm lịch
sử “Khởi nghĩa từng phần”, “tổng khởi nghĩa”
II. Tư liệu và đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ tổng khởi nghĩa tháng Tám
- Đĩa “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”
- Thơ Tố Hữu
- Sách CKTKN lịch sử 12
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung – ý nghĩa hội nghị TW VIII
3/ Dẫn nhập vào bài mới: Bài 16 (T. theo)
4/ Qua trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm vững.
Vì sao Đảng quyết định tổng khởi nghĩa khi
Nhật đầu hàng đồng minh?
-vì kẻ thù chủ yếu là Nhật đã gục ngã.
-chính quyền tay sai hoang mang rệu rã vì mất
chỗ dựa.
-quân Đồng minh chưa kịp vào Đông dương >
thời điểm này xuất hiện” khoảng trống quyền
lực”,đó chính là thời cơ “vàng” để ta giành
chính quyền.
“ Một khi thời cơ đã qua đi không biết bao
2/ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
a/ Nhật đầu hàng Đồng Minh – Lệnh tổng khởi nghĩa
được ban bố.
- 5/ 1945, Đức đầu hàng Đồng Minh
- 15/ 8/ 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Nhật ở
Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim và tay sai
hoang mang đến cực độThời cơ “Ngàn năm có một đã
đến”
- Ở trong nước, cao trào cách mạng dâng cao, khí thế cách
mạng của quần chúng đang sôi sục sẵn sàng chờ lệnh tổng
khởi nghĩa của Đảng
23
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
giờ sẽ trở lai, hoặc là lúc này hoặc là không
bao giờ” ( Bác Hồ).
Nội dung và ý nghĩa của hội nghị toàn quốc
và đại hội quốc dân tại Tân trào.
HS dựa vào SGK trình bày nội dung.
Ý nghĩa: thể hiện sự nhất trí của toàn Đảng
toàn dân với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Gv xử dụng bản đồ treo tường để trình bày
diễn biến tổng khởi nghĩa tháng Tám trong cả
nước . Liên hệ việc khởi nghĩa giành chính
quyền ở tỉnh nhà ( tư liệu lịch sử đảng bộ Lâm
đồng).
Lưu ý: Ở Móng cái, Hà giang, Lào cai, lai
châu, Vĩnh yên do quân Tưởng và tay sai vào
chiếm đóng từ trước nên ta chưa giành được
chính quyền
Ngày 28-8-1945 Bác Hồ soạn thảo bản tuyên
ngôn độc lập tại 48 phố hàng Ngang (Hà nội)
nhà ông Trịnh Văn Bô.
b/ Chủ trương của Đảng
- 13/ 8/ 1945, TW Đảng và tổng bộ Việt Minh đã thành lập
uỷ ban khởi nghĩa (23h cùng ngày ra quân lệnh số 1 phát
lệnh tổng khởi nghĩa toàn quốc)
- 14/ 8 – 15/ 8, hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân
Trào quyết định tổng khởi nghĩa và thông qua các vấn đề
về chính sách đối nội – ngoại sau khi giành chính quyền.
- 16 – 17/ 8/ 1945, đại hội quốc dân do tổng bộ Việt Minh
triệu tập tại Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng
khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách lớn của Việt
Minh, cử ra “uỷ ban dân tộc giải phóng” (tức chính phủ
lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đại hội quyết định
về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam.
c/ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
- Từ ngày 14/ 8/ 1945, tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi
nghĩa của TW nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa
phương và vận dụng chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau nhiều
huyện, xã ở châu thổ sông Hồng đã tiến hành khởi nghĩa.
- Từ 14 – 18/ 8/ 1945 đã có bốn tỉnh giành được chính
quyền sớm nhất (Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng
Nam)
- 16/ 8/ 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn
vị giải phóng tiến về thị xã Thái Nguyên mở đầu cho tổng
khởi nghĩa.
- 19/ 8, giành chính quyền thắng lợi ở thủ đô Hà Nội
- 23/ 8, giành chính quyền ở Huế
- 25/ 8, giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn
- 28/ 8, ở hai tỉnh cuối cùng ở Hà Tiên và Đồng Nai
- 30/ 8, tại Ngọ môn (Huế) vua Bảo Đại đọc lời thoái vị,
trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng.
5/ củng cố :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức toàn bài, trả lời các câu hỏi sgk
- Học sinh lập niên biểu các sự kiện chính của cách mạng tháng Tám
6/ Dặn dò:
- học bài cũ, chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
24
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
...........................................................................................................................................
Tuần 13 : Ngày soạn: 10/11/2013
Tiết 26: Ngày dạy : 15/11/2013
Bài 16 : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1939 – 1945 ) ( TT)
I. Mục tiêu bài học:
1/ kiến thức: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản .
- Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám.
2/ Tư tưởng: Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biết ơn công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các
chiến sỹ cách mạng. Tinh thần cách mạng và ý thức độc lập dân tộc.
3/ Kỹ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. Tư liệu và đồ dùng dạy-học:
- Đĩa “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”
- Thơ Tố Hữu
- Sách CKTKN lịch sử 12
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
1Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:Trình bày diễn biến của cách mạng tháng Tám.
3/ Dẫn nhập vào bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu diễn biến của cách mạng tháng Tám vậy nguyên
nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch của cách mạng tháng Tám sử như thế nào chính ta cùng tìm hiểu.
4/ Qua trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm vững.
Ngày 28-8-1945 Bác Hồ soạn thảo bản tuyên
ngôn độc lập tại 48 phố hàng Ngang (Hà nội)
nhà ông Trịnh Văn Bô.
GV trích đọc và phân tích tuyên ngôn độc lập
(Hoặc HS có thể nghe qua băng ,đĩa).
Ngày 28/8/1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang
IV. Nước Việt nam dân chủ cộng hoà thành lập.
- Ngày 25-8-1945 Bác Hồ và trung ương Đảng cùng uỷ
ban dân tộc giải phóng Việt nam từ Tân trào về Hà nội.
- Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba đình (Hà nội) chủ
tịch Hồ chí Minh thay mặt cho chính phủ lâm thời đọc bản
tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt nam dân chủ công
hoà.
V. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách
mạng tháng Tám năm 1945.
1/ Nguyên nhân thắng lợi
a/ Khách quan :
- Chiến thắng của quân Đồng Minh tiêu diệt phát xít Đức
25
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
bác Hồ đã soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập”
Em hãy nêu và phân tích những nội dung cơ
bản của “Tuyên ngôn độc lập”
Hs tự tìm hiểu và phân tích (dựa theo kiến
thức văn học).
Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của
cách mạng Tháng Tám.Vì sao nói đây là một
biến cố lịch sử vĩ đại của dân tộc?
Bài học kinh nghiệm:
- Kết hợp đúng đắn sáng tạo nhiệm vụ dân
tộc, dân chủ.
- Đánh giá đúng và biết tập hợp lực lượng
trong MTDT thống nhất tăng cường khối
đoàn kết dân tộc trong đó công nông là lục
lượng nòng cốt.
- Nắm vững và vận dụng sáng tạo bạo lực
cách mạng của quần chúng và khởi nghĩa
vũ trang.
- Chuẩn bị lực lượng và biết chớp thời cơ
thuận lợi.
và Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân ta tiến hành
khởi nghĩa giành thắng lợi
b/ chủ quan :
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đấu tranh
giải phóng dân tộc, vì vậy, Khi đảng cộng sản đông
dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi
nghĩa dành chính quyền.
- Có sự lãnh đạo dúng đắn tài tình của Đảng do Hồ Chí
Minh đứng đầu.
- Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm
qua đấu tranh.
- Trong những ngày khởi nghĩa, toàn đảng, toàn dân
quyết tâm cao,. Các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt,
sáng tạo, chớp đng1 thời cơ.
2/ Ý nghĩa.
- Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan
xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5
năm, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa...
- Mở ra kỷ nguyên mới: kỉ nguyên dân tộc tự do, kỉ
nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
- Đảng cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm
quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp
theo.
- Góp phần thắng lợi cho cuộc chiến tranh chống chủ
nghĩa phát xít, cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu
tranh tự giải phóng.
3/ Bài học kinh nghiệm:
- Kết hợp đúng đắn sáng tạo nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.
- Đánh giá đúng và biết tập hợp lực lượng trong MTDT
thống nhất tăng cường khối đoàn kết dân tộc trong đó
công nông là lục lượng nòng cốt.
- Nắm vững và vận dụng sáng tạo bạo lực cách mạng
của quần chúng và khởi nghĩa vũ trang.
Chuẩn bị lực lượng và biết chớp thời cơ thuận lợi.
5/ củng cố :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức toàn bài, trả lời các câu hỏi sgk
- Học sinh lập niên biểu các sự kiện chính của cách mạng tháng Tám
6/ Dặn dò:
- Có quan điểm cho rằng “Cách mạng tháng Tám thắng lợi là sự ăn may”, em có đồng ý với quan điểm đó
không ? Vì sao ?
- Phân tích vai trò của chủ tich Hồ Chí Minh trong cách mạng Tháng Tám 1945
*************  ***************
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................... .
...........................................................................................................................................
26
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
27
Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014
Tuần 14: Ngày soan: 14/11/2013
Tiết 27: Ngày dạy : 18/11/2013
CHƯƠNG III : VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954.
Bài 17 : NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ
SAU NGÀY 2/ 9/ 1945 ĐẾN TRƯỚC 19/ 12/ 1946.
I. Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức : học sinh nắm được các nội dung cơ bản
+ TÌnh hình nước ta sau cách mạng tháng Tám (khó khăn to lớn và thuận lợi cơ bản)
+ Chủ trương sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản và bảo vệ chính quyền cách mạng
2/ Tư tưởng : Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, niềm tin và tự hào vào sự lãnh dạo của Đảng
và lãnh tụ
3/ Kỹ năng : Phân tích, nhận định và đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám. So sánh, nhận xét
về sách lược của Đảng đối vơi Pháp và tư tưởng trước và sau 6/ 3/ 1946
II. Tư liệu – đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh và tư liệu sgk
- Tư liệu tham khảo sgv
- Sơ đồ “Sơ kết bài học”
- Bài báo “Bác Hồ và cuộc tổng tuyển cư đầu tiên” ANTG
- Sách CKTKN lịch sử 12
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1 Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ : Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945
3/ Dẫn nhập vào bài mới :
+ Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý : thành quả to lớn mà cách mạng tháng Tám đã đạt được là gì ? Độc lập và chính
quyền cho nhân dân. Sau khi giành độc lập nhân dân ta phải tiếp tục làm gì ? Xây dựng và bảo vệ.
+ Lênin nói “Việc giành chính quyền đã khó, việc bảo vệ chính quyền lại càng khó hơn
4/ Quá trình dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
- Hoạt động 1
* GV:Những khó khăn to lớn của nước ta
sau cách mạng tháng tám là gì ?. Theo em
khó khăn nào là cơ bản nhất, Vì sao?
- HS :Dựa vào sgk trình bày những khó khăn
đó là ( Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ) và
nhấn mạnh khó khăn chính trị là cơ bản nhất
vì: mối đe doạ thù trong giặc ngoài là nguy cơ
nhất vì nó đe doạ đến sự tồn vong của cách
mạng và nền độc lập mới giành được
* GV: Giới thiệu thêm cho HS biết thêm do
đâu mà quân giặc kéo vào nước ta đông là do
hội nghị Pốtxđam ( Đức) đả thỏa thuận.
- Hoạt động 2
* GV: Sau năm 1945 kinh tế – tài chính
nước ta như thế nào?
- HS: Do chính sách tàn bạo của thực dân
Nạn đói vào đầu năm 1945 (2 triệu người
chết đói) và thiên tai . Ngân sách trống rỗng
chỉ còn gần 1,2 triệu đồng.
I Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
1/ Khó khăn:
a/ Chính trị (Thù trong giặc ngoài)
+ Phía Bắc : 20 vạn quân Tưởng và tay sai (núp dước danh
nghĩa quân Đồng Minh) âm mưu phá hoại cách mạng
+ Phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào : quân Anh (hơn 1 vạn
quân) giúp cho Pháp quay lại xâm lược nước ta cùng với bọn
tay sai phản động
+ Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, la,2 tay sai cho
pháp chống phá cách mạng.
+ Chính quyền cách mạng còn non trẻ.
b/ Kinh tế – tài chính:
+ Lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.nhiều nhà máy vẫn
nằm trong tay tư bản pháp, hàng hóa khan hiếm, đờ sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn. Nạn đoi cuối năm 1944 đầu 1945 đã
làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói.
+ Ngân sách đông dương trống rổng
28
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011
G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011

More Related Content

What's hot

trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
Sửa Máy Tính Quảng Ngãi
 
BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến t...
BÀI 19  NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC  (Từ năm 1858 đến t...BÀI 19  NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC  (Từ năm 1858 đến t...
BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến t...
Võ Tâm Long
 
Duong loi dang csvn
Duong loi dang csvnDuong loi dang csvn
Duong loi dang csvn
ngochaitranbk
 
Tuan Tiet 16,17 Bai 12
Tuan Tiet 16,17 Bai 12Tuan Tiet 16,17 Bai 12
Tuan Tiet 16,17 Bai 12ctt
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Võ Tâm Long
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
Ngọc Thái Trương
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Võ Tâm Long
 
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUTĐề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Minh Đức Nguyễn
 
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
Võ Tâm Long
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
nataliej4
 
Đường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEHĐường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEH
Tường Minh Minh
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
Ho Quang Thanh
 
Đường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVNĐường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVN
Sùng A Tô
 
Dc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dangDc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dang
autumnlovehn
 
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2Vinh Xuân
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
akirahitachi
 
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loiTailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
Trần Đức Anh
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đào Trần
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Học viện Chính Trị Quân Sự
 

What's hot (20)

trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
 
BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến t...
BÀI 19  NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC  (Từ năm 1858 đến t...BÀI 19  NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC  (Từ năm 1858 đến t...
BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến t...
 
Duong loi dang csvn
Duong loi dang csvnDuong loi dang csvn
Duong loi dang csvn
 
Ki i
Ki iKi i
Ki i
 
Tuan Tiet 16,17 Bai 12
Tuan Tiet 16,17 Bai 12Tuan Tiet 16,17 Bai 12
Tuan Tiet 16,17 Bai 12
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUTĐề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
 
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
 
Đường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEHĐường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEH
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
 
Đường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVNĐường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVN
 
Dc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dangDc on tap_lich_su_dang
Dc on tap_lich_su_dang
 
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loiTailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 

Similar to G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Mikayla Reilly
 
On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612Lê Nga
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Huynh ICT
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Hương Lan Hoàng
 
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docxSOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
SungEm1
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Hoa Phượng
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Hương Lan Hoàng
 
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]
Wild Wolf
 
Nhóm 1 tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
Nhóm 1  tuần 1 - lịch sử đcs việt namNhóm 1  tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
Nhóm 1 tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
thaothao thaonguyen
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Gia sư Đức Trí
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêmKelvin Hoàng
 
De thi-thu-quoc-gia-lan-2-nam-2015-mon-lich-su-truong-thpt-bac-yen-thanh
De thi-thu-quoc-gia-lan-2-nam-2015-mon-lich-su-truong-thpt-bac-yen-thanhDe thi-thu-quoc-gia-lan-2-nam-2015-mon-lich-su-truong-thpt-bac-yen-thanh
De thi-thu-quoc-gia-lan-2-nam-2015-mon-lich-su-truong-thpt-bac-yen-thanh
onthitot .com
 
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Thích Hô Hấp
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013adminseo
 
Giao an dia ly 8 3 cot chuan
Giao an dia ly 8 3 cot chuanGiao an dia ly 8 3 cot chuan
Giao an dia ly 8 3 cot chuanthuyquynh6686
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
TranLy59
 

Similar to G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011 (20)

Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
 
On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612On tap dlcm_9612
On tap dlcm_9612
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
 
Giao an lich su 11
Giao an lich su 11Giao an lich su 11
Giao an lich su 11
 
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-dai-hoc-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docxSOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954 (TẢI FR...
 
Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]Lich su viet_nam[1]
Lich su viet_nam[1]
 
Nhóm 1 tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
Nhóm 1  tuần 1 - lịch sử đcs việt namNhóm 1  tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
Nhóm 1 tuần 1 - lịch sử đcs việt nam
 
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
Huong dan-giai-mon-su-thpt-2012[giasuductri.edu.vn]
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêm
 
De thi-thu-quoc-gia-lan-2-nam-2015-mon-lich-su-truong-thpt-bac-yen-thanh
De thi-thu-quoc-gia-lan-2-nam-2015-mon-lich-su-truong-thpt-bac-yen-thanhDe thi-thu-quoc-gia-lan-2-nam-2015-mon-lich-su-truong-thpt-bac-yen-thanh
De thi-thu-quoc-gia-lan-2-nam-2015-mon-lich-su-truong-thpt-bac-yen-thanh
 
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013
 
Giao an dia ly 8 3 cot chuan
Giao an dia ly 8 3 cot chuanGiao an dia ly 8 3 cot chuan
Giao an dia ly 8 3 cot chuan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
 
Lich su the gioi 12
Lich su the gioi 12Lich su the gioi 12
Lich su the gioi 12
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
 

More from Hoa Phượng

Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tapHoa Phượng
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thongHoa Phượng
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Hoa Phượng
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiHoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hocHoa Phượng
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luongHoa Phượng
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiHoa Phượng
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongHoa Phượng
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giácHoa Phượng
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thangHoa Phượng
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giacHoa Phượng
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacHoa Phượng
 

More from Hoa Phượng (20)

Td 9 ky 2
Td 9 ky 2Td 9 ky 2
Td 9 ky 2
 
Td 9 ky 1
Td 9 ky 1Td 9 ky 1
Td 9 ky 1
 
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
 
Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
 
Bai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhietBai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhiet
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu hai
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giác
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thang
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giac
 

G a l s 12 ki ii nam hoc 2010 2011

  • 1. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 8: Ngày soạn : 08/10/2013 Tiết 16: Ngày dạy : 11/10/2013 PHẦN HAI : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 2000. CHƯƠNG I : VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930. Bài 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925. I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản về: - Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ I - Chính sách khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Việt Nam - Những chuyển biến về kinh tế-Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới I. 2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược, thống trị của đế quốc 3/ Kĩ năng: Xác định được nội dung cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thế của đất nước II. Tư liệu và đồ dùng dạy học. - Bản đồ Việt Nam “Nguồn lợi tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần II” - Lịch sử Việt Nam 1919-1945 ( NXB giáo dục) III. Tiến trình tổ chức dạy và học. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết cỉa học sinh 3. Dẫn dắt bài mới: GV giới thiệu tổng quát phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 2000 và đồng thời giới thiệu cho HS biết về chương trinh sách giáo khoa lịch sử năm nay có những phần thay đổi vì vậy can phải chú ý. 4. Quá trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm - Em hãy trình bày hoàn cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới I. Tình hình đó có tác động đến Việt Nam như thế nào. + Thuận lợi: Tình hình thế giới tác động đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam (Chuyển biến về tư tưởng, xu hướng đấu tranh) + Pháp tăng cường các chính sách khai thác bóc lột và thống trị ở Việt Nam - Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ I ? - Giáo viên sử dụng bản đồ Việt Nam giải thích cho học sinh về những nguồn lợi Pháp khai thác ở Việt Nam: Khoáng sản, nông sản (lúa, gạo, cao su, cà phê ...), lâm sản. - Ở cuộc khai thác thuộc địa lần II Pháp đầu tư chủ yếu vào các ngành nào, vì sao ? + Cao su + Than đá âLà những nguyên liệu chính phục vụ cho nền công nghiệp Pháp và các nước TB sau chiến tranh. - Em có nhận xét gì về chính sách khai thác kinh tế của Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh. + Thể hiện sự tiếp nối và nhất quán trong mục đích xâm lược của Pháp nhưng được tăng cường hơn về I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp - Sau chiến tranh mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp bị tổn thất nặng nề â Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại do chiến tranh. Vì vậy tiền hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương chủ yếu là Việt Nam. - Pháp tập trung đầu tư vốn với tốc độ nhanh và quy mô lớn vào các ngành kinh tế: * Nông nghiệp: Là ngành có vốn đầu tư lớn nhất, chủ yếu vào đồn điền cao su. S đồn điền cao su mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời. * Công nghiệp:chủ yếu khai thác mỏ đặc biệt là than, và đầu tư thêm thai thác kẽm, thiếc, sắt... ngoài ra Pháp còn mở mang một số ngành công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến (dệt, muối, xay xát ...) * Thương nghiệp: Ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nội địa đẩy manh hơn. * Giao thông vận tải được mở rộng phát triển Các đô thị được mở rộng, cư dân đông hơn . 1
  • 2. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 quy mô, mức độ và sự tàn bạo so với cuộc khai thác lần I. - Hậu quả của những chính sách này là gì ? - Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế Việt Nam (Kinh tế Việt Nam vẫn ở tình trạng què quặt, bị lệ thuộc vào Pháp, nghèo nàn và lạc hậu) - Giáo viên có thế sử dụng sơ đồ kẻ sẵn để so sánh sự chuyển biến về kinh tế, giai cấp và xã hội Việt Nam trước và sau chiến tranh. - Hãy cho biết sự chuyển biến về KT và giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc đại của TDP? giai cấp Việt Nam sau chiến tranh (thái độ chính trị và các khả năng cách mạng của các giai cấp này? - Học sinh dựa vào sgk để trả lời. Lưu ý phân tích đặc điểm và thái độ chính trị của công nhân Việt Nam? Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến? * Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương * Nhằm vơ vét tối đa Pháp còn thu thuế nặng đối với nhân dân ta. 2/ Chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục. Đọc thêm 3/ Những chuyển biến mới về giai cấp Việt Nam. * Về kinh kế: Nền KT tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới, kỷ thuật và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên KT Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, lệ thuộc vào nền kinh tế pháp. * Về xã hội: Các giai cấp và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới: + Giai cấp địa chủ phong kiến: Một bộ phận được Pháp nuôi dưỡng làm tay sai cho chúng, bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ tiểu , trung địa chủ tinh thần yêu nước chống pháp và tay sai. +Nông dân: chiếm 90 % dân so,á bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẩn gay gắy với đế quốc và phong kiến tay sai. +Tư sản: Số lượng ít, thế lực yếu bị tư sản nước ngoài chèn ép. Về sau phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mai bản và tư sản dân tộc.Bộ phận tư sản dân tộc Vn có khuynh hướng dân tộc dân chủ. +Tiểu tư sản: Tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống pháp và tay sai + Giai cấp công nhân.ngày càng phát triển, bị nhiều tầng áp bức và bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, vươn lên thanh giai cấp lãnh đạo cách mạng.. - Tóm lại: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới I âNhững biến đổi quan trọng về kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội diễn ra sâu sắc với 2 mâu thuẫn cơ bản. + Mâu thuẫn dân tộc: Việt Nam-Pháp + Mâu thuẫn giai cấp: Nông dân-Phong kiến. 5/ Cũng cố: 1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp so với cuộc khai thác lần một có gì mới ? 2/ Sự chuyển biến các giai cấp Việt Nam sau chiến tranh (những mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. 6/ Dặn dò: - Học sinh về nhà học bài cũ - Dọc trước bài mới ở nhà. *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................... 2
  • 3. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 9 Ngày soạn: 10/10/2013 Tiết 17 Ngày dạy : 14/10/2013 Bài 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 1919-1925. ( TT) I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các ý thức cơ bản về phong trào đấu tranh của các chí sỹ yêu nước, giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân từ 1919-1925 - Hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc 1919-1925 ở Pháp-Liên Xô 2/ Tư tưởng: Giáo dục và nâng cao nhận thức cho học sinh về ý thức độc lập dân tộc, lòng tôn kính và biết ơn đối với lãnh tụ và những người yêu nước hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc 3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện gắn liền với các nhân vật lịch sử II. Tư liệu và đồ dùng dạy học - Bản đồ “hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc” - Tư liệu (sách, báo, văn, thơ) về những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1925 - Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch - Sách CKTKN lịch sử 12. III. Tiến trình tổ chức dạy và học. 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới I - Phân tích về sự chuyển biến các giai cấp Việt Nam sau chiến tranh thế giới I có điểm gì khác so với trước chiến tranh 3/ Dẫn nhập vào bài mới. Dưới tác động của cuộc khai thách thuộc địa lần hai của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân ta ngày càng phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều giai cấp tham gia. 4/ Quá trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm Hãy trình bày những hoạt động của tư sản, tiểu tư sản trí thức theo các nội dung: + Mục tiêu Đấu tranh. + Hình thức đấu tranh + Tính chất + Ý thức đấu tranh - Học sinh có thể lập bảng so sánh các phong trào Phong trào Nội dung Hình thức Tư sản dân tộc Tiểu tư sản Công nhân âTừ đó rút ra nhận xét về ý thức cách mạng của các giai cấp + Giai cấp tư sản: Có tinh thần dân tộc nhưng dễ thoả hiệp với Pháp + Tiểu tư sản: Thể hiện lòng yêu nước nhưng còn non yếu, bồng bột, thiếu tổ chức quần chúng - Nêu những đặc điểm của phong trào công nhân 1919- 1925 + Mục tiêu đấu tranh: Đòi quyền lợi kinh tế II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925. 1/ Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt ở nước ngoài: Đọc thêm 2/ Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam * Hoạt động của tư sản dân tộc và Tiểu tư sản: + Tư sản Việt Nam mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại, dùng hàng nội . Đầu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kỳ. Tư sản và địa chủ Nam Kỳ thành lập Đảng lập hiến 1923. + Tiểu tư sản :Phát động đấu tranh sôi nổi và thành lập một số tổ chức chính trị như: Việt nam Nghĩa Đoàn, Hội phục việt, Đảng thanh niên và nhiều tờ báo ra đời như: an nam trẻ, người nhà quê...Sự kiện nổi bật là đấu tranh đòi thả PBC ( 1925) và đám tang PCTrinh (1926). *Phong trào công nhân: - Số cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều, nhưng còn lẽ tẻ, tự phát. Công nhân Sài Gòn – chợ lớn thành lập công hội đỏ năm 1920. 3
  • 4. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 + Hình thức: Bãi công + Tính chất: tự phát - 8/1925 Công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bải công phản đối Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng TQ – đánh dấu bước phát triển từ tự phát sang tự giác của công nhân VN. 3/ Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925. - Học sinh tự tìm hiểu về lịch sử của Bác và những hoạt động của người từ 1911-1917. Học sinh có thể lập bảng sau: Sự kiện Nội dung . 5-6-1911 1912 1913 1919 18-6-1919 7 -1920 25-12-1920 1921 6-1923 11-11-1924 - Bác rời cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. - Từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, Angiêri. Cuối 1912 đi Mỹ. - Từ Mỹ về Anh và trở lại Pháp - Gia nhập Đảng xã hội Pháp - Gửi bản “yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội nghị Vecxai đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam - Đọc sơ thảo “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V. Lênin, Từ đó Người quyết tâm đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga - Tham dự đại hội Tua, tán thành quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp - Cùng một số người yêu nước Châu Phi lập “hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, làm chủ bút báo “người cùng khổ”, viết bài cho các báo: “nhân đạo”, “đời sống công nhân”. Viết sách “ bản án chế độ thực dân Pháp” - Đi Liên Xô dự “hội nghị quốc tế nông dân” (10-1923, Dại hội quốc tế cộng sản lần thứ V. - Về Quảng Châu - Trung Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng Ý nghĩa: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925 - Tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản - Là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị (thông qua việc truyền bà chủ nghĩa Mác-Lênin về nước qua sách báo) cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam giai đoạn sau này.” CNTB đã chuẩn bị đất rồi, CNXH chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” 5. Củng cố bài: Khái quát phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919-1925 ( hoạt động của hai cụ Phan, những người yêu nước Việt nam ở Trung quốc, Pháp, phong trào của tư sản, tiểu tư sản và công nhân, hoạt đông yêu nước của Nguyễn Aùi Quốc). Ý nghĩa của các phong trào –hạn chế. 6. Dặn dò: Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1925-1930” (Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng: Hội VNCMTN, Tân Việt cách mạng đảng, Việt nam quốc dân đảng) theo những câu hỏi trong SGK. *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... 4
  • 5. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 9 Ngày soạn: 14/10/2013 Tiết 18 Ngày dạy :18/10/2013 BÀI 13 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 ĐẾN 1930. I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng - Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này 2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. Xác định con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc. 3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức chính trị trước khi Đảng ra đời. Đặc biệt là vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. II. Tư liệu và đồ dùng dạy học. - Bản đồ “hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh 1911-1941” - Lịch sử Việt Nam tập 2 (nhà xuất bản khoa học xã hội) - Tư liệu đọc thêm sách giáo viên - Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên - Sách CKTKN lịch sử 12. III. Tiến trình tổ chức dạy và học. 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Trình bày về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919-1925 - Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925. Ý nghĩa của những hoạt động này 3/ Dẫn nhập vào bài mới. Sau khi về Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động để đào tạo cán bộ và tổ chức lực lượng cách mạng. 4/ Quá trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm - Trình bày về sự thành lập của tổ chức hội Việt Nam CMTH – Vai trò của Nguyễn Aùi Quốc - Mục đích của hội Việt Nam CMTH + Tổ chức lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai với xu hướng cách mạng vô sản - Tổ chức của hội: + Cơ quan cao nhất: Tổng bộ (trụ sở tại Quảng Châu) + 5 cấp: Trung ương – xứ uỷ – tỉnh uỷ – huyện uỷ – cơ sở chi bộ. - Nhiệm vụ và những hoạt động của hội là gì - Những hoạt động cảu hội có tác động thế nào đến phong trào cách mạng ở Việt Nam - Học sinh dựa vào sách giáo khoa nêu sự phát triển của các phong trào công nhân, I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng. 1/ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. a/ Thành lập: Sau khi về Quảng Chân (TQ) NAQ liên lạc với tổ chức Tâm Tâm xã chọn một số thanh niên tích cực thành lập ra cộng sản đoàn ( 2-1925) và cải tổ thành HVNCMTN thành lập vào 6/1925. Cơ quan cao nhất của hội là Tổng bộ và lấy báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận của hội. b/Hoạt động của hội: +Mở lớp đào tạo cán bộ nòng cốt â Đưa về nước hoạt động trong nước. Năm 1927 các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành sách “ Đường kách mệnh” + Báo thanh niên và sách “ Đường kếch mệnh” đã trang bị lý luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân VN. + Năm 1928 HVNCMTN tổ chức phong trào “ Vô sản hoá” đưa hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền... tiến hành tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cách mạng. â Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – lênin đã khiến cho phong trào 5
  • 6. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 yêu nước ở Việt Nam 1928-1929 - Tổ chức, chủ trương cách mạng và hoạt động của Tân Việt cách mạng đảng có gì khác so với Hội Việt Nam CMTN - Tân Việt là một tổ chức chưa xác định rõ về phương hướng, đang tìm đường vì vậy có sự phân hoá của hai bộ phận (cách mạng, cải lương) âXu hướng cách mạng chiếm ưu thế dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và đường lối của hội Việt Nam CMTN - Tác động cũa Hội Tân Việt tới phong trào dân tộc, dân chủ. công nhân VN từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở VN năm 1929. 2/ Tân Việt cách mạng đảng đọc thêm 5/ Cũng cố: Học sinh lập bảng hệ thống so sánh về ba tổ chức cách mạng. Hội VN CMTN Tân Việt CM Đảng Sự thành lập, tổ chức Thành phần, xu hướng CM Địa bàn hoạt động Ý nghĩa 6/ dặn dò: - Học sinh chuẩn bị mục 3 .Việt Nam quốc dân Đảng - Sưu tầm các tư liệu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và hội nghị thành lập Đảng. *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... 6
  • 7. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 10 Ngày soạn: 16/10/2013 Tiết 19 Ngày dạy : 21/10/2013 BÀI 13 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 ĐẾN 1930.(tt) I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng - Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này 2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. Xác định con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc. 3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức chính trị trước khi Đảng ra đời. Đặc biệt là vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. II. Tư liệu và đồ dùng dạy học. - Lịch sử Việt Nam tập 2 (nhà xuất bản khoa học xã hội) - Tư liệu đọc thêm sách giáo viên - Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên - Sách CKTKN lịch sử 12. III. Tiến trình tổ chức dạy và học. 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Trình bày về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919-1925 - Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925. Ý nghĩa của những hoạt động này 3/ Dẫn nhập vào bài mới. Sau khi về Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động để đào tạo cán bộ và tổ chức lực lượng cách mạng. 4/ Quá trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm - “Nam đồng thư xã” là nhà xuất bản tiến bộ do Nguyễn Tuấn Tài lập năm 1927 - Việt Nam quốc dân đảng ra đời do ảnh hưởng: + Hoạt động của hội Việt Nam CMTN và hội Tân Việt + Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam + Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc và tư tưởng “tam dân” của Tôn Trung Sơn - Nêu tóm tắt về cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Vì sao cuộc khởi nghĩa này lại thất bại nhanh chóng ? - tương quan lực lượng chênh lệch (Pháp còn mạnh. -Cuộc k/n thiếu sự chuẩn bị về mọi mặt (Cuộc bạo động non chỉ cốt gây tiếng vang hơn là sự thành công). - Phong trào DT-DC theo khuynh hướng tư sản của VNQDĐ không đáp ứng được yêu cầu khách quan của của sự nghiệp GPDT của nd ta 3/ Việt Nam quốc dân Đảng. - Sự thành lập: + Trên cơ sở hạt nhân “Nam đồng thư xã” (Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu) 25-12- 1927 thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng + Xu hướng cách mạng: Việt Nam quốc dân đảng là 1 chính đảng theo khuynh hướng cách mạng “dân chủ tư sản” đại biểu cho tư sản dân tộc + Tôn chỉ – mục đích: - Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng - Năm 1928 và 1929 hai lần thay đổi chủ nghĩa ( do nghèo về lí luận, lập trường thiếu kiên định ) + Hoạt động: - Hoạt động hẹp, chủ yếu ở Bắc kì - Với chủ trương “cách mạng bằng sắt và máu” âthể hiện xu hướng bạo động, khủng bố cá nhân + 2-1929: ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội 7
  • 8. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 - Ba tổ chức cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào ? Vì sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế khách quan của cách mạng Việt Nam - Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời ý 1 - Giáo viên giải thích: sự ra đời của ba tổ chức chứng tỏ sự thành lập Đảng đã chín muồi + Hội Việt Nam CMTN không đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của cách mạng âSự Phân hoá của xả hội (2 nhóm hội viên tiên tiến ở Bắc kì, Nam kì. Thành lập 2 tổ chức cộng sản chứng tỏ hình thức cũ không chứa đựng nổi nội dung mới, đó là quy luật - Vì sao cần phải có một đảng thống nhất trong cả nước - Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời - Ngày 7-10-1929: quốc tế 3 gửi thư cho các tổ chức cộng sản yêu cầu thống nhất và giao cho Nguyễn Ái Quốc chủ trì việc thống nhất này - Ngày 23-12-1929: Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Trung Quốc gửi thư mời đại diện cho 3 tổ chức dự hội nghị Hương Cảng âPháp khủng bố dã man + 9-2-1930: khởi nghĩa ở Yên Bái, Phú thọ, Hải dương , Thái bình (ở Hà nội có ném bom phối hợp) nhưng thất bại, thực dân Pháp đàn áp dã man. Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém Ý nghĩa: cổ vũ lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân. Tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và xu hướng cách mạng tư sản ở Việt Nam. II. Đảng cộng sản Việt Nam thành lập. 1/ Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản năm 1929. - Năm 1929 Phong trào công nhân, nông dân và các tầng lớp khác phát triển mạnh mạnh, kết thành làn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng. - Tháng 3-1929 một số hội viên tiên tiến của HVNCMTN lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long HN. - Tháng 5-1929 tại Đại Hội lần thứ nhất của HVNCMTN, đoàn đại biểu bắc kỳ đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận - Ngày 17-6-1929 đại biểu của các tổ chức cộng sản ở bắc kỳ họp, quyết định Đông Dương cộng Sản Đảng - Tháng 8 1929 những hội viên của HVNCMTN trong tổng bộ và kỳ bộ ở Nam kỳ thành lập An nam Cộng Sản Đảng. - Tháng 9-1929 đảng viên tiên tiến của tân việt thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn. âSự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu, là kết quả tất yếu của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam 5/ Cũng cố: Học sinh lập bảng thống kê sự ra đời của ba tổ chức cộng sản. 6/ dặn dò: - Học sinh chuẩn bị mục 2 Hội nghị thành lập Đảng - Sưu tầm các tư liệu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và hội nghị thành lập Đảng. *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................... 8
  • 9. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 10 Ngày soạn: 20/10/2013 Tiết 20 Ngày dạy : 25/10/2013 Bài 13 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ VIỆT NAM 1925 -1930 ( TT ) I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân tộc dân chủ. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng - Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này 2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. Xác định con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc. 3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò lịch sử của các tổ chức chính trị trước khi Đảng ra đời. Đặc biệt là vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. II. Tư liệu và đồ dùng dạy học. - Bản đồ “hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh 1911-1941” - Lịch sử Việt Nam tập 2 (nhà xuất bản khoa học xã hội) - Hội nghị thành lập Đảng ở Hồng Kông - Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên - Sách CKTKN lịch sử 12 III. Tiến trình tổ chức dạy và học. 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Sự thành lập và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Vì sao nói HVNCMTN 3/ Dẫn nhập bài mới: Ba tổ chức đảng ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau đăth ra yeei caaif cấp thiết cần thống nhất các tổ chức thàng một đảng duy nhất. 4/ Quá trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm - Vì sao cần phải có một đảng thống nhất trong cả nước - Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời - Ngày 7-10-1929: quốc tế 3 gửi thư cho các tổ chức cộng sản yêu cầu thống nhất và giao cho Nguyễn Ái Quốc chủ trì việc thống nhất này - Ngày 23-12-1929: Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Trung Quốc gửi thư mời đại diện cho 3 tổ chức dự hội nghị Hương Cảng - Giáo viên trích đọc “hội nghị thành lập Đảng” sách giáo viên trang 101 + Nhiệm vụ cách mạng: Nhiệm vụ dân tộc, nhiệm vụ dân chủ Tính sáng rạo của cương lĩnh được thế hiện ở điểm II. Đảng cộng sản Việt Nam thành lập. 2/ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam a/ Hoàn cảnh: - Năm 1929 ba tổ chức cộng sản ra đời , hoạt động riêng rẽ, làm ảnh hưởng đến tâm lý quần chúng và sự phát triển chung của PT cách mạng nước ta. - Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản được đặt ra một cách bước thiết - Trước tình hình đó, Nguyễn ái quốc đã chủ động từ Thái Lan về Trung Quốc, triệu rập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất. - Hội nghị do Ng A Q chủ trì, diễn ra tại (Cữu Long – Hương Cảng – TQ) bắt đầu từ ngày 6-1-1930 b/ Nội dung: + Hội nghị nhất trí hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam 9
  • 10. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 nào? - Sự kết hợp giữa nhiệm vụ dân tộc và giai cấp trong đó vấn đề dân tộc là tư tưởng chủ yếu - 24-2-1930: Đông Dương cộng sản liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam âChỉ trong thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản đã hợp nhất thành 1 đảng duy nhất - Vì sao hợp nhất 3 tổ chức 3 tổ chức cộng sản mang tầm vóc của đại hội thành lập Đảng - Hội nghị nhỏ (chỉ có 5 thành viên) nhưng chứa đựng nội dung lớn. Vạch ra đường lối cho cách mạng Việt Nam (thế hiện ở cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc) - Vì sao nói Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại - Giáo viên giải thích “bước ngoặt lịch sử” là thời điểm (sự kiện) tạo nên sự thay đổi căn bản trong sự phát triển của lịch sử ? - GV trích đọc “Đi dự hội nghị Hương Cảng” Tư liệu sách giáo viên “màu cở đỏ của Đảng như chói lọi như mặt trời mới mọc xé tan màn đêm đen tối soi đường dẫn lối cho nhân dân ta tiến lên con đường thắng lợi” (Hồ Chủ Tịch). “Lần đêm tối đến khi trời sáng Mặt trời kia cờ đỏ gương cao Đảng ta con của phong trào Mẹ nghèo mang nặng đẻ đau khôn cầm”… (Tố Hữu) + Thông quan chính cương và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. * Nội dung cương lĩnh: - Đường lối chiến lược cách mạng: Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa, tiến liên chủ nghĩa cộng sản - Nhiệm vụ cách mạng:Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, giành độc lập dân tộc. - Lực lượng cách mạng: là công nhân , nông dân, tiểu tư sản, trí thức: còn phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. - Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam â Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. c/ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng. - Đảng ra đời là một sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước - Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam + Đảng trở thành chính Đảng duy nhất lãnh đạo CM VN + Từ đây CMVN có đường lối đúng đắn khoa học, sáng tạo + CMVN trở thành một bộ phận khăng khiết của CM thế giới + Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của CMVN. - Đại hội đảng lần thứ III (9/1960) quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm là ngày kỷ niệm TL Đảng. 5. Củng cố bài: + Hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng + Nội dung cơ bản của chính cương, sách lược, điều lệ vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Tính sáng tạo của cương lĩnh này được thể hiện ở điểm nào. Ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động chuẩn cị thành lập Đảng. 6. Dặn dò: HS chuẩn bị bài 14 “ Phong trào cách mạng Việt nam 1930-1935” *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 10
  • 11. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 11 Ngày soạn :24/10/2013 Tiết 21 Ngày dạy :28/10/2013 CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945. Bài 14 : PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935 I. Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các ý cơ bản, phong trào cách mạng 1930-1935 là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo. Thể hiện ở các mặt (lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, mục tiêu, quy mô ...) - Tính hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933 - Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930-1931 - Sự ra đời và hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm + Học sinh nắm được khái niệm về “chính quyền Xô Viết” 2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc về sự nghiệp đấu tranh của Đảng, niềm tin về sức sống mãnh liệt, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đưa sự nhiệp cách mạng dân tộc đi lên. Từ đó học sinh có ý thức học tập, phấn đấu để giữ gìn phát huy thành quả cách mạng, tiếp tục sự nghiệp cảu đất nước trong thời kì đổi mới 3/ Kĩ năng: - Xác định kiến thức cơ bản của bài “Xô Viết Nghệ – Tĩnh” - Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử II. Tư liệu đồ dùng dạy học - Bản đồ phong trào cách mạng 1930-1931 - Bản đồ Xô Viết Nghệ – Tĩnh - Sách CKTKN lịch sử 12 III. Tiến trình tổ chức dạy và học 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Nội dung của chính cương ? Ýnghĩa thành lập đảng ? 3/ Dẫn nhập vào bài mới: Sau khi Đảng thành lập lãnh đạo cách mạng Việt Nam phát triển nhanh chóng đỉnh cao là Xô Viết – Nghệ Tĩnh. 4/ Quá trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm - Giáo viên nhắc lại KHKT thế giới (lớp 11) bắt đầu từ Mỹ âLan sang các nước TB. Khủng hoảng ở phương châm diễn ra ở giữa năm 1930 nhưng trầm trọng âViệt Nam bị ảnh hưởng nặng nề (nhất là nông – công – thương nghiệp) - Giá lúa từ 1929-1934 hạ 68% - Giá nông sản bằng 2-3/10 so với trước - 1/3 công nhân thất nghiệp (Bắc kì có 25 ngàn công nân mất việc. Lương công nhân giảm 30-50% - Nông dân và công nhân là hai giai cấp chịu hậu quả nặng nề nhất I. Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 1/ Tình hình kinh tế. - Từ 1930: Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái: + Nông nghiệp: giá lúa, giá nông phẩm hạ. ruộng đất bị bỏ hoang + Công nghiệp: các ngành suy giảm + Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng khan hiếm, giá cả đắt đỏ. 2/ Tình hình xã hội: - Các tầng lớp xã hội bị đẩy vào tình trạng đói khổ + Công nhân bị thất nghiệp, những ngưới có việc làm thì lương ít ỏi. - Nông dân bị bần cùng hoá: Mất đất, chiệu cảnh sưu cao, thuế nặng.. 11
  • 12. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 + 1929 một suất sưu là 50 kg gạo + 1932 là 100 kg gạo + 1933 là 300 kg gạo - Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930- 1931. GV giải thích + Hậu quả của KHKT + Sự đàn áp đẫm máu của Pháp ở cuộc khởi nghĩa Yên Bái + Đảng ra đời lãnh đạo phong trào của nông dân - Vì sao nói phong trào đấu tranh của công nhân từ 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào cách mạng - Lần đầu tiên công nhân Việt Nam kỉ niệm ngày 1/5 âĐấu tranh vì quyền lợi của nhân dân trong nước và nhân dân lao động trên thế giới + Lúc đầu 8000, đến Vinh tăng lên 3 vạn. Pháp ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người - “Xô Viết”: uỷ ban tự quản của nhân dân Em hãy nêu và phân tích các chính sách tiến bộ của chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh. - Chính trị: quần chúng được tự do tham gia các hoạt động đoàn thể… thành lập đội tự vệ, tòa án nhân dân. - Kinh tế: tịch thu rđ công, tiền, lúa chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế thân, chợ, đò, muối…xóa nơ, giảm tôï cho dân nghèo đắp đê, tu sửa đường sá cầu cống… - Văn hóa –xã hội: khuyến khích nd học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín, các hủ tục và tệ nạn xã hội. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền như hội nghị, mít tinh, sách báo + Học sinh dựa vào sgk để trả lời và nhận xét các chính sách này thễ hiện sự tiến bộ ở những diểm nào Chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt (chính quyền của dân,do dân và vì dân) là hình thức sơ khai của chính quyền cách mạng sau này - Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn. âLàm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc âcao trào cách mạng 1930-1931 II. Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ – Tĩnh. 1/ Phong trào cách mạng 1930-1931 • Phong trào trong cả nước: + Đảng cộng sản VN ra đời, kiệp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp trong cả nước. + Từ tháng 2 đến 4 / 1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra. Tháng 5 trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động 1/5. tháng 6,7,8 phong trào tiếp tục nổ ra trong cả nước. • Ở Nghệ An – Hà Tĩnh: + Phong trào phát triển mạnh quyết liệt nhất, với những cuộc biểu tình của nông dân (9/1930) kéo đến huyện lỵ tỉnh lị, đòi giảm sưu thuế, được công nhân Vinh – Bến Thủy hửơng ứng. + Tiểu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân ở huyện Hưng Nguyên (12/9/1930), kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh... + Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan ra ở nhiều huyện, xã. 2/ Xô Viết Nghệ Tĩnh: - Tại Nghệ An, Xô viết ra đời trong tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh xô viết hình thành cuối năm 1930- đầu năm 1931.Các xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội với chức năng một chính quyền cách mạng. - Chính sách của xô viết: + Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đội tự vệ mà nòng cốt là tự vệ đỏ, lập tòa án nhân... + Kinh tế: Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế... + Văn hóa – xã hội: Xóa bỏ mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới... - Chính sách của xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, đã chứng tỏ bản chất ưu việt của xô viết ( của dân, do dân, vì dân) -Hiểu rỏ việc thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh và những chính sách cụ thể của nó chứng tỏ rằng xô viết Nghệ Tĩnh là đĩnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 3. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam(10/1930) * Những nội dung chính của hội nghị: + Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ BCH trung ương Đảng họp ( Hương cảng – Trung quốc) + Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng cộng sản Đông Dương. + Hội nghị củ BCH trung ương chính thức do Trần Phú làm bí thư * Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với 12
  • 13. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 nội dung sau: + Xác định chiến lược và sách lược của c/mạng Đông Dương là : Lúc đần là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ TBCN tiến thẳng lên con đường XHCN. + Nhiệm vụ:là đánh phong kiến và đánh đế quốc + Động lực c/mạng là công nhân và nông dân + Lãnh đảo là gia cấp vô sản với đội tiên phong của nó Đảng cộng sản. + Cách mạng việt nam có mối quan hệ khăng khiết với cách mạng thế giới. * Hạn chế của luận cương: + Chưa nêu được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ độc lập lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp. + Đánh giá không đúng khản năng của cách mạng của TTS, TS dân tộc, khản năng lôi kéo bộ phân trung, tiểu địa chủ. 5. Củng cố : - Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931. -Phong trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ tĩnh. 6.Dặn dò: học sinh chuẩn bị bài 15 “Phong trào dân chủ 1936-1939” theo câu hỏi trong SGK. *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 13
  • 14. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 11: Ngày soạn: 28/10/2013 Tiết 22 : Ngày dạy : 01/11/2013 Bài 15 : PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939 I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: - Học sinh nắm được các nội dung cơ bản: + Sự tác động của yếu tố khách quan đối với phong trào dân chủ những năm 1936 – 1939. Sự chuyển hướng sách lược đúng đắn của Đảng + Mục tiêu, hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1936 – 1939. 2/ Tư tưởng: - Niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng. Bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng của công dân trong thời kì mới 3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. So sánh chủ trương sách lược của Đảng trong hai thời kì: 1930 – 1931 và 1936 – 1939 II. Tư liệu và đồ dùng dạy học - Các tác phẩm văn học, hồi kí trong thời kì 1936-1939 (Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố ...), thơ Tố Hữu (Từ ấy) - Sách chuẩn KTKN lịch sử 12 III. Tiến trình tổ chức dạy và học. 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Trình bày nội dung và phân tích những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 1930 - Nội dung ý nghĩa của đại hội Đảng lần thứ I tháng 3-1935 3/ Dẫn nhập vào bài mới. 4/ Quá trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm - Giáo viên nhắc lại những nét chính của phong trào cách mạng những năm 1930-1935 và dẫn dắt học sinh vào nội dung bài mới - Trong những năm 1936-1939, Đảng CS Đông Dương đã thay đổi về chủ trương sách lược đấu tranh. Theo em vì sao có sự thay đổi đó ? - Tình hình thế giới có tác động đến Việt Nam như thế nào ? - Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam: + Chính quyền thực dân tăng thuế, giá sinh hoạt đắt đỏ âTác động đến các tầng lớp nhân dân: Giá sinh hoạt 6-1939 tăng 40% so I. Việt Nam trong những năm 1936-1939 1/ Tình hình chính trị: a/ Thế giới: - Đầu những năm 30 của TK XX Chủ nghĩa phát xít hình thành (ở một số nước như Đức, Ý, Nhật), lực lượng phát xít lên cầm quyền, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới - 7-1935, đại hội VII của quốc tế cộng sản lần thứ VII xác định chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trân nhân dân rộng rãi - 6-1936, mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp ban bố những chính sách tiến bộ ở thuộc địa b/ Trong nước: - Ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trịnh hoạt động, tranh dành ảnh hưởng trong quần chúng, trong đó chính Dảng cộng sản 14
  • 15. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 với 1938 và 177% so với 1914 - Đường lối, chủ trương của Đảng được đề ra trong hội nghị tháng 7-1936. So sánh với chủ trương trong thời kì 1930-1931 + Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh + Phương pháp, hình thức đấu tranh + Hình thức tổ chức -Việc thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương có ý nghĩa gì. -Mặt trận nhằm tập hợp, đoàn kết các lực lượng yêu nước để đấu tranh vì mục tiêu chung - Giáo viên giải thích khái niệm “Đông Dương đại hội”, cách viết theo lối Hán-Việt. Là phong trào đấu tranh công khai rộng lớn (1936-1938) do Đảng lãnh đạo và vận động Nguyễn An Ninh trí thức yêu nước đứng ra cổ động thành lập “Đông Dương đại hội” âCác cuộc họp của nhân dân thảo ra “dân nguyện” gửi đến phái đoàn Quốc hội Pháp. Những hoạt động của phong trào “ĐDĐH”. Phong trào đã đạt được các mục đích nào? Đông Dương là chính Đảng mạnh nhất. - Vế kinh tế: thực dân pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại cho kinh tế ở “ Chính quốc” - Trong nông nghiệp:chính quyền thực dân tạo điều kiện cho tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân lậo đồn điền( lúa, cà phê...) - Về công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai mỏ, sản lượng của các ngành dệt, rượu xi măng tăng, các ngành điện, nước, cơ khí, đường... ít phát triển. - Về thương nghiệp:Pháp độc quyền bán rượu, muối... thu lợi nhuận cao. - Những năm 1936-1939 kinh tế phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc pháp. - Đời sống của đa số nhân dân gặp khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi cỉa thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình. II. Phong trào dân chủ những năm 1936-1939 1/ Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7/1936: - 7-1936, Hội nghị ban chấp hành TW ĐCS Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì, họp tại Thượng Hải – Trung Quốc. Hội nghị dựa trên nghị quyết đại hội VII của quốc tế cộng sản và căn cứ vào tình hình cụ thế ở Việt Nam đã đề ra đường lối, phương pháp đấu tranh trong thời kì mới. - Nội dung: + Nhiệm vụ chiến lược: của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến â Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tư do, dân chú, cơm áo, hòa bình. + Xác định kẻ thù trước mắt là TD phản động Pháp và tay sai + Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp – bất hợp pháp + Tổ chức: Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông dương â đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương + Sau đó HN TW được tiến hành các năm 1938 và 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung cơ bản hội nghị nghị quyết HN Tw tháng 7/1936. 2/ Những phong trào tiêu biểu a/ Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ. - Phong trào Đông Dương đại hội: Đảng vận động nhân dân thảo ra bản “ Dân nguyện” Gủi tới phái đoàn của Quốc hội pháp sang điều tra tình hình đông dương, tiến tới triệu tập đông dương đại hội (8/1936). - Phong trào đón Gôđa và Briviê năm 1937: lợi dụng Gôđa sang điều tra tình hình và Brêviê sang nhận chức toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “ đón rước”, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách dân sinh, dân chủ. - Phong trào dân sinh dân chủ: trong những năm 1937 -1939 15
  • 16. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 với các cuộc mít tinh biểu tình của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1/5/1938 ở HN và nhiều thành phố khác. - Nêu các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kì 1936-1939. Những hình thức đấu tranh mới nào được Đảng vận dụng trong thời kì này. - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống các phong trào trong thời kì 1936-1939 Năm Phong trào Mục tiêu Hình thức đt Kết quả - Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng, hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936- 1939 + Quy mô: rộng lớn (cả nước) + Lực lượng: đông đảo, thu hút mọi giai cấp, tầng lớp + Hình thức: phong phú, sáng tạo (nêu cụ thể) - Từ cuối 1938, phong trào dân chủ dần thu hẹp và xuống dần. Đến năm 1939, chiến tranh thế giới II bùng nổ, phong trào chấm dứt. Ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939. Vì sao nói phong trào là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám? 3.Ý nghĩa - Bài học kinh nghiệm. - Đây là một phong trào quần chúng rộng lớn do Đảng lãnh đạo. - Phong trào buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. - Qua phong trào, quần chúng được giác ngộ về chính trị và tập hợp một lực lượng đông đảo trong mặt trận thống nhất. - Phong trào đã động viên giáo dục tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đồng thời một đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo được tập hợp và trưởng thành qua đấu tranh Bài học kinh nghiệm. - Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất - Tổ chức, lãnh đạo trong đấu tranh công khai – hợp pháp - Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc. - Phong trào dân chủ 1936-1939 thực sự là một cuộc diễn tập chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám. 5. Củng cố: Trình bày nội dung các phong trào đấu tranh thời kì 1936-1939. Nhận xét về quy mô, lực lượng và hình thức đấu tranh - Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào Dân chủ 1936-1939 6. Dặn dò: Nội dung ôn tập thi học kì I: - Học bài cũ - Đọc trước bài 16 *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... 16
  • 17. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 12: Ngày soạn: 01/11/2013 Tiết 23 : Ngày dạy : 04/11/2013 Bài 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM( 1939 – 1945 ) NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỒI I/ Kiến thức cần nắm: 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản - Tình hình Việt Nam những năm 1939-1945 - Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng trong thời kì 1939-1945 2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng niềm tinh vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, ý thức độc lập, tự do dân tộc - Niềm biết ơn và tự hào về tinh thần anh dũng, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng (Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập ...) 3/ Kĩ năng: Phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử - Xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản II. Tư liệu và đồ dùng dạy học - Bản đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương - Tư liệu về các chiến sĩ cộng sản: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tám ... - Sách CKTKN lịch sử 12 III. Hoạt động dạy và học. 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Trình bày một trong những phong trào (hình thức đấu tranh) trong thời kì 1936-1939. Nêu nhận xét về quy mô, hình thức và lực lượng tham gia của phong trào dân chủ 1936-1939 - Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phong trào 1936-1939 3/ Dẫn nhập vào bài mới: - Chiến tranh thế giới II đã tác động đến tình hình Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam kịp thời thay đổi đường lối đấu tranh trong thời kì mới, tích cực chuẩn bị mọi mặt tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước 4/ Qua trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm - Sự thay đổi tình hình thế giới và ở Pháp đã tác động thế nào đến chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam ? - Giáo viên có thể nhắc qua các sự kiện chính của chiến tranh thế giới II hoặc hỏi học sinh (vì kiến thức đã học ở lớp 11) - Thủ đoạn và hành động của Nhật khi vào Việt Nam. Vì sao giữ nguyên bộ máy thống trị của I. Việt Nam những năm chiến tranh thế giới thứ hai. 1/ Tình hình chính trị. - Ngày 1/9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính chính sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa. - Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách tăng cường vơ vét sức người và sức của phục vụ cho chiến tranh - 9-1940: Nhật vượt biên giới Việt-Trung vào Đông 17
  • 18. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Pháp ? + Vơ vét bóc lột về kinh tế + Lừa bịp về chính trị - Nhật muốn độc chiếm Đông Dương nhưng trước mắt vẫn câu kết với Pháp bóc lột nhân dân ta vì: Pháp không thể chi viện cho Đông Dương và Nhật không đủ quân rải khắp Đông Dương (tuy nhiên mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật là không thể điều hoà) âVì sao ? Chính sách kinh tế của Pháp-Nhật đối với Việt Nam, trong chiến tranh. Tác động của chính sách này đối với kinh tế, xã hội Việt Nam như thế nào? - P thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy” thực chất là nắm toàn bộ k.tế ĐD.Tăng thuế đặc biệt là thuế gián thu (Thuế muối, rượu, thuốc phiện từ 1939 â 1945 tăng 3 lần. Thu mua lương thực cưỡng bức với giá rẻâ nguyên nhân trực tiếp nạn nạn đói 1945 âHơn 7 vạn thanh niên Việt Nam bị Pháp bắt làm bia đỡ đạn - Giáo viên trích câu dẫn: “cả nước Việt Nam như một đồng cỏ khô, chỉ một tàn lửa nhỏ rơi vào sẽ bùng lên một đám cháy lớn thiêu cháy bè lũ cướp nước và tay sai” - Chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng trong thời kì 1939-1941 là gì. So với thời kì 9136-1939 có gì khác ? Vì sao có sự khác biệt đó - Thời kì 1936-1939: Tạm gác hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng” lại - Thời kì 1939-1941: Đưa khẩu hiệu “độc lập dân tộc” lên hàng đầu, tạm gác “người cày có ruộng” lại Dương (Việt Nam) Pháp đầu hàng âNhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh. - Ở Việt Nam các Đảng phái thân nhật ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết đại đông á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp. - Bước sang năm 1945, ở châu âu, Đức thất bại nặng nề. ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to. Tại đông dương ngáy 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sôi sục khí thế sẳn sàng khởi nghĩa. 2/ Tình hình kinh tế – xã hội. * Tình hình kinh tế: + Khi chiến tranh bùng nổ Pháp ra lệnh “tổng động viên” và thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, nhằm huy động tối đa sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh + Chính sách của Nhật: cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, nhổ ngô để trồng đay, trồng thầu dầu, yêu cầu pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang nhật với giá rẻ. Nhật đầu tư những ngành phục vụ cho quân sự như măng gan, sắt... *Về xã hội: + Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chổ cùng cực. Cuối năn 1944 đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. + Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp – Nhật. - Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Đảng phải kiệp thời đề ra đường lối đấu tranh phù hợp. II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945. 1/ Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11- 1939: + 11-1939: Hội nghị TW VI tại Bà Điểm (Hóc Môn-Gia Định) + Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng. Đánh đổ đế quốc-tay sai, giành độc lập dân tộc. + Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phãn bội quyền lợi dân tộc...,Khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa + Mục tiêu, phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc tay say, từ hoạt động hợp pháp nữa hợp pháp, sang hoạt động bí mật , bất hợp pháp. + Hội nghị đề ra chủ trương thành lập “mặt trận thống nhất dân tộc phản đế đông dương” * Ý nghĩa:HN, BCH TW Đảng cộng sản Đông dương thang1 11/1939, đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng – 18
  • 19. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 - Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước năm 1941 có ý nghĩa thế nào đối với cách mạng Việt nam? Bác về nước ở thời điểm rất quan trọng: Thời cơ giành chính quyền đang đến. “ 30 năm ấy chân không mỏi Mãi đến bây giờ mới tới nơi…” “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được Trích “Văn kiện đảng”. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước. 2/ Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới ( đọc thêm) 3. Nguyễn Ai Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thou 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941). + Sau 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài. Ngày 28- 1-1941 Nguyễn Ai Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt nam. Hội nghị TW VIII. + Từ ngày 10 > 19-5-1941 Người chủ trì hội nghị TW VIII tại Pắc bó (Hà quảng- Cao bằng). + Nội dung hội nghị: - Xác định nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của CM là: Giải phóng dân tộc, - Tạm gác khẩu hiệu cách mạng mạng ruộng đất thay bằng giảm tô, giảm túc, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng, thành lập chính phủ nước VN dân chủ cộng hòa... - Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất cho mỗi nước ĐD ( Ở VN theo sáng kiến của NAQ thành lập “Việt nam độc lập đồng minh hội” ngày 19-5-1941) và giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào vá Campuchia. - Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang la đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, xem nhiệm vụ khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn đảng toàn dân. - Bầu BCHTW mới do đ/c Trường Chinh làm tổng bí thư + Ý nghĩa: - Hội nghị TW VIII là sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng được đề ra từ hội nghị TW VI (11/1939). - Hội nghị có tác dụng quyết định trong cuộc vận động toàn Đảng toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 5/ Củng cố: Học sinh trình bày những nội dung của hội nghị TW VI. So sánh với thời kỳ 1936-1939. Nét chính các cuộc khởi nghĩa Bắc sơn, Nam kỳ & binh biến Đô lương. Ý nghĩa, nguyên nhân thất bại và những bài học kinh nghiệm. 6/ Dặn dò: Học sinh chuẩn bị nội dung mục 2 “Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền” ( Hội nghị TW VIII, xây dưng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ cách mạng ). *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 19
  • 20. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần12 : Ngày soạn: 04/11/2013 Tiết 24: Ngày dạy : 08/11/2013 Bài 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1939-1945) (TT) I/ Kiến thức cần nắm: 1. kiến thức: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản . - Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền . 2. Tư tưởng: Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biết ơn công lao của lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc và các chiến sỹ cách mạng. Tinh thần cách mạng và ý thức độc lập dân tộc. 3. Kỹ năng: Phân tích, so sánh > rút ra nhận xét về các sự kiện, nhân vật lịch sử.Biết kết hợp và vận dụng kiến thức liên môn trong bài học. II/ Tư liệu và đồ dùng dạy-học: - Tư liệu về hoạt động của Bác Hồ thời kỳ ở Pắc bó (1941-1942). - Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh). - Thơ Tố Hữu. - Tranh ảnh tư liệu có liên quan. - Sách CKTKN lịch sử 12 III/ Tiến trình tổ chức dạy và học: 1/ Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: + Chính sách kinh tế của Pháp –Nhật ở Việt Nam thời kỳ chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình kinh tế –xã hội VN. 3.Dẫn nhập vào bài mới: Bài 16 (T. theo) 4/ Qua trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung học sinh cần nắm. Mặt trận VM bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên”Hội cứu quốc” nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước,không phân biệt giàu nghèo già trẻ, gái trai ,không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn” (Văn kiện Đảng) 4/ chuẩn bị tiến tới khởi giành chính quyền. a, Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang: * Xây dựng lực lượng chính trị: - Nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia việt minh. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các đoàn thể “ Cứu quốc”. Năm 1942 có 3 “ Châu hoàn toàn” Ủy ban việt minh cao Bằng và liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng thành lập. - Ở nhiều tỉnh Trung kì , bắc kì, các hội cưu quốc được thành lập. Năm 1943 Đảng ban hành đề cương văn hóa Việt Nam . năm 1944, Hội văn Hóa cưu quốc và Đảng dân chủ Việt Nam được thành lập, đứng trong mặt trận Việt Minh... 20
  • 21. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 - Vai trò của mặt trận Việt Minh trong việc chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền - GV giải thích Việt Minh nhằm tập hợp tổ chức quần chúng góp sức người và của cho cách mạng, xây dựng cơ sở chính trị – xã hội vững chắc cho Đảng trên các địa bàn. - Học sinh dựa vào sgk trình bày các nội dung : Xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ cách mạng + Dẫn chứng : việc xây dựng hội cứu quốc (hội nhi đồng, phụ nữ, …) - GV giải thích “châu hoàn toàn” là các xã của châu mà mọi người đều tham gia hội cứu quốc (nêu dẫn chứng về Kim Đồng 1928 – 1943 là đội trưởng đội nhi đồng cứu quốc đầu tiên 1941 ở thôn Nà Mạ – xã Xuân Hoà – huyện Hà Quảng – tỉnh Cao Bằng - 8/ 1942 Bác Hồ sang Trung Quốc liên lạc với các lực lượng CM người Việt Nam và bị chính quyền Tưởng bắt giam (14 tháng)9/ 1943, Bác được thả. Người ở lại Trung Quốc một thời gian1944 trở lại Cao Bằng. “Lại thương nỗi đoạ đày thân Bác 14 trăng tê tại gông cùm”. 6/1945 khu giải phóng Việt bắc ra đời gồm 6 tỉnh Cao –Bắc –Lạng – Hà-Tuyên – Thái (Tân trào là thủ đô khu giải phóng) - Vì sao Nhật đảo chính Pháp ? Sự Kiện này có ảnh hưởng gì đến tình hình chính trị ở Đông Dương. + HS dựa vào sgk để trả lời + GV Phân tích và trích dẫn phần tư liệu sgv/ 125 - Thủ đoạn của Nhật sau khi đảo chính Pháp là gì ? - Thế chân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Thông qua chính phủ bù nhìn để che đậy bộ mặt thật của Nhật - Vì sao Đảng chưa chủ trương tổng khởi nghĩa khi Nhật đảo chính Pháp ? - GV giải thích vì thời cơ khởi nghĩa chưa thật sự chín muồi mà chỉ xuất hiện ở một số địa phươngĐảng chỉ chủ trương khởi nghĩa từng phần để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. * Xây dựng lực lượng vũ trang - Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng được Đảng đặc biệt coi trọng. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng chuyển sang xây dựng thành những đội du kích. - Năm 1941, du kích bắc sơn trở thành trung đội cứu quốc quân I (2/1941). Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích 8 tháng, tư tháng 7 1941 đến 2/1942. ngày 19/5/1941 trung đội cứu quốc quân ra đời. * Xây dựng căn cứ cách mạng - Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng cũng được Đảng đặc biệt quan tâm, sau khởi nghĩa bắc sơn, căn cứ bắc sơn – võ nhai được xây dựng. Năm 1941, Ng A Q chủ trương xây dựng căn cứ địa cao bằng. b. Gấp rút chuan bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: - Từ ngày 25-28/2/1943 ban thường vụ TW Đảng họp tại Phúc Yên vạch kế hoạch chuan bị khởi nghĩa vũ trang. Khắp nông thôn, thành thị ở Bác Kỳ, các đoàn thể việt minh, các hội cứu quốc được thành lâp -2/1944 đội cứu quốc quân III ra đời ở Bác sơn – Võ nhai - 7/ 5/ 1944, tổng bộ Việt minh ra chỉ thị chuẩn bị khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân sắm sửa vũ khí đuổi kẻ thù chung, không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục. - 22/ 12/ 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và hai ngày sau đã hạ được đồn Phay – Khắt và Nà Ngần III. Cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 1/ Khởi nghĩa từng phần (3/ 1945 – giữa 8/ 1945) a/ Hoàn cảnh - Đêm 9/ 3/ 1945, Nhật đảo chính Pháp và đưa ra trò bịp “Tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam” và lập ra chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm “ Quốc trưởng”. Thực chất là độc chiếm đông dương. b/ Chủ trương của Đảng - 12/ 3/ 1945, TW Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và hôi nghị chỉ rõ: - Kẻ thù chính của nhân dân đông dương là Phát xít Nhật - đề ra khẩu hiệu : “Đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” - Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bải công bãi thị... sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. - Quyết định “phát động cao trào kháng nhật cứu nước” c/ Cao trào kháng Nhật cứu nước - Ở căn cứ Cao – Bắc – Lạng, chính quyền nhân dân được thành lập ở nhiễu xã – châu - Phong trào phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói ở Bắc Kỳ (Quảng Yên, Bắc Giang, Ninh Bình, Nghệ An …). Một số nơi đã giành được chính quyền - Khởi nghĩa từng phần diễn ra ở một số địa phương như Hiệp Hoà (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh) 21
  • 22. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 - Khởi nghĩa từng phần nổ ra ở địa phương thực hiện chủ trương của Đảng bộ địa phương và TW khi tình thế CM đã xuất hiện nhưng chưa chín muồi trong cả nước. “Đức hàng Nhật cũng cúi đầu Bốn phương châu Á, châu Âu vẫy vùng Đồng cỏ héo đã bùng lửa cháy Nước non ơi hết thảy vùng lên… …Lời Đảng gọi một ngày sấm nổ Biển người dâng ngập phố ngập đồng Mùa thu cách mạng thành công Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao” - 11/ 3/ 1945, tù chính trị ở Ba Tơ nổi dậy phá nhà lao, chiếm đồn giặc, lập ra chính quyền cách mạng, đội du kích Ba Tơ ra đời. Hàng loạt các nhà tù khác ở Nghĩa Lộ, Sơn La, Hoả Lò nổi dậy. - Ở Nam Kỳ, phong trào Việt Minh phát triển mạnh mẽ. Từ 15 – 20/ 4/ 1945, TW Đảng triệu tập hội nghị quân sự Bắc Kỳ thống Nhất các lực lượng vũ trang, lập ra uỷ ban quân sự Bắc Kỳ. 16/ 4/ 1945, tổng bộ Việt Minh thành lập “uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam”. - 4/ 6/ 1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời gồm 6 tỉnh Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên - Thái (Tân Trào – Tuyên Quang là thủ đô của khu giải phóng), uỷ ban lâm thời của khu giải phóng cũng được thành lậpToàn Đảng toàn đan sẵn sàng chờ thòi cơ tổng khởi nghĩa d, Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa - Hội nghị quân sự bắc kì ( 4/1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang. - Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp ( 4/1945) Khu giải phóng việt bắc và ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập (6/1945) 5/ Củng cố: + Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ 1941 – 1944 diễn ra như thế nào ? Vai trò của mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc 6/ Dặn dò: Cách Mạng tháng Tám 1945 (thời cơ, diễn biến tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn) Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bài viết về Cách Mạng tháng Tám ở địa phương. *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 22
  • 23. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 13 : Ngày soạn:06/11/2013 Tiết 25 : Ngày dạy :11/11/2013 Bài 16 : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1939 – 1945 ) ( TT) I. Mục tiêu bài học: 1/ kiến thức: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản . - Hội nghị TW VIII do Nguyễn Aùi Quốc chủ trì và sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng. - Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền . 2/ Tư tưởng: Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biết ơn công lao của lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc và các chiến sỹ cách mạng. Tinh thần cách mạng và ý thức độc lập dân tộc. 3/ Kỹ năng: Sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. Hiểu và phân biệt được các khái niệm lịch sử “Khởi nghĩa từng phần”, “tổng khởi nghĩa” II. Tư liệu và đồ dùng dạy-học: - Bản đồ tổng khởi nghĩa tháng Tám - Đĩa “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập” - Thơ Tố Hữu - Sách CKTKN lịch sử 12 III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Nội dung – ý nghĩa hội nghị TW VIII 3/ Dẫn nhập vào bài mới: Bài 16 (T. theo) 4/ Qua trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm vững. Vì sao Đảng quyết định tổng khởi nghĩa khi Nhật đầu hàng đồng minh? -vì kẻ thù chủ yếu là Nhật đã gục ngã. -chính quyền tay sai hoang mang rệu rã vì mất chỗ dựa. -quân Đồng minh chưa kịp vào Đông dương > thời điểm này xuất hiện” khoảng trống quyền lực”,đó chính là thời cơ “vàng” để ta giành chính quyền. “ Một khi thời cơ đã qua đi không biết bao 2/ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. a/ Nhật đầu hàng Đồng Minh – Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. - 5/ 1945, Đức đầu hàng Đồng Minh - 15/ 8/ 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim và tay sai hoang mang đến cực độThời cơ “Ngàn năm có một đã đến” - Ở trong nước, cao trào cách mạng dâng cao, khí thế cách mạng của quần chúng đang sôi sục sẵn sàng chờ lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng 23
  • 24. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 giờ sẽ trở lai, hoặc là lúc này hoặc là không bao giờ” ( Bác Hồ). Nội dung và ý nghĩa của hội nghị toàn quốc và đại hội quốc dân tại Tân trào. HS dựa vào SGK trình bày nội dung. Ý nghĩa: thể hiện sự nhất trí của toàn Đảng toàn dân với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Gv xử dụng bản đồ treo tường để trình bày diễn biến tổng khởi nghĩa tháng Tám trong cả nước . Liên hệ việc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh nhà ( tư liệu lịch sử đảng bộ Lâm đồng). Lưu ý: Ở Móng cái, Hà giang, Lào cai, lai châu, Vĩnh yên do quân Tưởng và tay sai vào chiếm đóng từ trước nên ta chưa giành được chính quyền Ngày 28-8-1945 Bác Hồ soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập tại 48 phố hàng Ngang (Hà nội) nhà ông Trịnh Văn Bô. b/ Chủ trương của Đảng - 13/ 8/ 1945, TW Đảng và tổng bộ Việt Minh đã thành lập uỷ ban khởi nghĩa (23h cùng ngày ra quân lệnh số 1 phát lệnh tổng khởi nghĩa toàn quốc) - 14/ 8 – 15/ 8, hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa và thông qua các vấn đề về chính sách đối nội – ngoại sau khi giành chính quyền. - 16 – 17/ 8/ 1945, đại hội quốc dân do tổng bộ Việt Minh triệu tập tại Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, cử ra “uỷ ban dân tộc giải phóng” (tức chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đại hội quyết định về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam. c/ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 - Từ ngày 14/ 8/ 1945, tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của TW nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương và vận dụng chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau nhiều huyện, xã ở châu thổ sông Hồng đã tiến hành khởi nghĩa. - Từ 14 – 18/ 8/ 1945 đã có bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất (Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam) - 16/ 8/ 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị giải phóng tiến về thị xã Thái Nguyên mở đầu cho tổng khởi nghĩa. - 19/ 8, giành chính quyền thắng lợi ở thủ đô Hà Nội - 23/ 8, giành chính quyền ở Huế - 25/ 8, giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn - 28/ 8, ở hai tỉnh cuối cùng ở Hà Tiên và Đồng Nai - 30/ 8, tại Ngọ môn (Huế) vua Bảo Đại đọc lời thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng. 5/ củng cố : - Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức toàn bài, trả lời các câu hỏi sgk - Học sinh lập niên biểu các sự kiện chính của cách mạng tháng Tám 6/ Dặn dò: - học bài cũ, chuẩn bị phần tiếp theo của bài. *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 24
  • 25. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 ........................................................................................................................................... Tuần 13 : Ngày soạn: 10/11/2013 Tiết 26: Ngày dạy : 15/11/2013 Bài 16 : PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1939 – 1945 ) ( TT) I. Mục tiêu bài học: 1/ kiến thức: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản . - Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám. 2/ Tư tưởng: Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biết ơn công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sỹ cách mạng. Tinh thần cách mạng và ý thức độc lập dân tộc. 3/ Kỹ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. II. Tư liệu và đồ dùng dạy-học: - Đĩa “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập” - Thơ Tố Hữu - Sách CKTKN lịch sử 12 III. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ:Trình bày diễn biến của cách mạng tháng Tám. 3/ Dẫn nhập vào bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu diễn biến của cách mạng tháng Tám vậy nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch của cách mạng tháng Tám sử như thế nào chính ta cùng tìm hiểu. 4/ Qua trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm vững. Ngày 28-8-1945 Bác Hồ soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập tại 48 phố hàng Ngang (Hà nội) nhà ông Trịnh Văn Bô. GV trích đọc và phân tích tuyên ngôn độc lập (Hoặc HS có thể nghe qua băng ,đĩa). Ngày 28/8/1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang IV. Nước Việt nam dân chủ cộng hoà thành lập. - Ngày 25-8-1945 Bác Hồ và trung ương Đảng cùng uỷ ban dân tộc giải phóng Việt nam từ Tân trào về Hà nội. - Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba đình (Hà nội) chủ tịch Hồ chí Minh thay mặt cho chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt nam dân chủ công hoà. V. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. 1/ Nguyên nhân thắng lợi a/ Khách quan : - Chiến thắng của quân Đồng Minh tiêu diệt phát xít Đức 25
  • 26. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 bác Hồ đã soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập” Em hãy nêu và phân tích những nội dung cơ bản của “Tuyên ngôn độc lập” Hs tự tìm hiểu và phân tích (dựa theo kiến thức văn học). Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng Tám.Vì sao nói đây là một biến cố lịch sử vĩ đại của dân tộc? Bài học kinh nghiệm: - Kết hợp đúng đắn sáng tạo nhiệm vụ dân tộc, dân chủ. - Đánh giá đúng và biết tập hợp lực lượng trong MTDT thống nhất tăng cường khối đoàn kết dân tộc trong đó công nông là lục lượng nòng cốt. - Nắm vững và vận dụng sáng tạo bạo lực cách mạng của quần chúng và khởi nghĩa vũ trang. - Chuẩn bị lực lượng và biết chớp thời cơ thuận lợi. và Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi b/ chủ quan : - Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì vậy, Khi đảng cộng sản đông dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa dành chính quyền. - Có sự lãnh đạo dúng đắn tài tình của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu. - Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh. - Trong những ngày khởi nghĩa, toàn đảng, toàn dân quyết tâm cao,. Các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đng1 thời cơ. 2/ Ý nghĩa. - Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5 năm, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa... - Mở ra kỷ nguyên mới: kỉ nguyên dân tộc tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước. - Đảng cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. - Góp phần thắng lợi cho cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng. 3/ Bài học kinh nghiệm: - Kết hợp đúng đắn sáng tạo nhiệm vụ dân tộc, dân chủ. - Đánh giá đúng và biết tập hợp lực lượng trong MTDT thống nhất tăng cường khối đoàn kết dân tộc trong đó công nông là lục lượng nòng cốt. - Nắm vững và vận dụng sáng tạo bạo lực cách mạng của quần chúng và khởi nghĩa vũ trang. Chuẩn bị lực lượng và biết chớp thời cơ thuận lợi. 5/ củng cố : - Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức toàn bài, trả lời các câu hỏi sgk - Học sinh lập niên biểu các sự kiện chính của cách mạng tháng Tám 6/ Dặn dò: - Có quan điểm cho rằng “Cách mạng tháng Tám thắng lợi là sự ăn may”, em có đồng ý với quan điểm đó không ? Vì sao ? - Phân tích vai trò của chủ tich Hồ Chí Minh trong cách mạng Tháng Tám 1945 *************  *************** Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................... . ........................................................................................................................................... 26
  • 27. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 27
  • 28. Trường THCS – THPT Tà Nung Giáo An Lịch Sử Lớp 12 Năm Học 2013 - 2014 Tuần 14: Ngày soan: 14/11/2013 Tiết 27: Ngày dạy : 18/11/2013 CHƯƠNG III : VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954. Bài 17 : NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TỪ SAU NGÀY 2/ 9/ 1945 ĐẾN TRƯỚC 19/ 12/ 1946. I. Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức : học sinh nắm được các nội dung cơ bản + TÌnh hình nước ta sau cách mạng tháng Tám (khó khăn to lớn và thuận lợi cơ bản) + Chủ trương sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản và bảo vệ chính quyền cách mạng 2/ Tư tưởng : Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, niềm tin và tự hào vào sự lãnh dạo của Đảng và lãnh tụ 3/ Kỹ năng : Phân tích, nhận định và đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám. So sánh, nhận xét về sách lược của Đảng đối vơi Pháp và tư tưởng trước và sau 6/ 3/ 1946 II. Tư liệu – đồ dùng dạy học. - Tranh ảnh và tư liệu sgk - Tư liệu tham khảo sgv - Sơ đồ “Sơ kết bài học” - Bài báo “Bác Hồ và cuộc tổng tuyển cư đầu tiên” ANTG - Sách CKTKN lịch sử 12 III. Tiến trình tổ chức dạy và học 1 Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ : Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 3/ Dẫn nhập vào bài mới : + Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý : thành quả to lớn mà cách mạng tháng Tám đã đạt được là gì ? Độc lập và chính quyền cho nhân dân. Sau khi giành độc lập nhân dân ta phải tiếp tục làm gì ? Xây dựng và bảo vệ. + Lênin nói “Việc giành chính quyền đã khó, việc bảo vệ chính quyền lại càng khó hơn 4/ Quá trình dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm - Hoạt động 1 * GV:Những khó khăn to lớn của nước ta sau cách mạng tháng tám là gì ?. Theo em khó khăn nào là cơ bản nhất, Vì sao? - HS :Dựa vào sgk trình bày những khó khăn đó là ( Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ) và nhấn mạnh khó khăn chính trị là cơ bản nhất vì: mối đe doạ thù trong giặc ngoài là nguy cơ nhất vì nó đe doạ đến sự tồn vong của cách mạng và nền độc lập mới giành được * GV: Giới thiệu thêm cho HS biết thêm do đâu mà quân giặc kéo vào nước ta đông là do hội nghị Pốtxđam ( Đức) đả thỏa thuận. - Hoạt động 2 * GV: Sau năm 1945 kinh tế – tài chính nước ta như thế nào? - HS: Do chính sách tàn bạo của thực dân Nạn đói vào đầu năm 1945 (2 triệu người chết đói) và thiên tai . Ngân sách trống rỗng chỉ còn gần 1,2 triệu đồng. I Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1/ Khó khăn: a/ Chính trị (Thù trong giặc ngoài) + Phía Bắc : 20 vạn quân Tưởng và tay sai (núp dước danh nghĩa quân Đồng Minh) âm mưu phá hoại cách mạng + Phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào : quân Anh (hơn 1 vạn quân) giúp cho Pháp quay lại xâm lược nước ta cùng với bọn tay sai phản động + Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, la,2 tay sai cho pháp chống phá cách mạng. + Chính quyền cách mạng còn non trẻ. b/ Kinh tế – tài chính: + Lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.nhiều nhà máy vẫn nằm trong tay tư bản pháp, hàng hóa khan hiếm, đờ sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nạn đoi cuối năm 1944 đầu 1945 đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. + Ngân sách đông dương trống rổng 28