SlideShare a Scribd company logo
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
TIẾNG AI GỌI MỜI
Trong mấy ngày qua tôi có dịp tiếp xúc với một chuyên
viên về gỗ, anh còn rất trẻ nhưng lặn lội trong nghề gỗ “từ trong
nôi”. Qua anh tôi học được nhiều điều, những tiến bộ trong công
nghệ sấy và tẩm gỗ, tôi lạ lẫm và say mê nghe anh nói, kiến thức
tôi có được khi ngồi trên ghế nhà trường từ hơn 40 năm trước về
công nghệ gỗ bỗng bị anh bỏ xa tắp tít mù khơi. Tôi như bị
choáng ngợp khi được anh mời vào thăm xưởng gỗ của anh, đi
mỏi chân và khá mệt vì leo trèo qua các súc gỗ to vạm vỡ đường
kính có đến trên dưới 2 mét. Cái lò sấy gỗ to đùng như một công
xưởng lớn mà chúng ta chỉ thấy qua các hình ảnh ở các khu
công nghiệp nước ngoài.
Anh giới thiệu với tôi về tính năng của một vài loại gỗ, tính
cơ lý thể hiện qua độ dai, độ dòn, tính hóa học thể hiện qua khả
năng chống mối mọt, tính cấu tạo thể hiện qua độ rỗng của thớ
gỗ, và với các công cụ kỹ thuật anh đo độ ẩm trên từng súc gỗ đã
sấy, kéo dài qua thời gian… Anh nói về Phượng tím Châu Phi,
anh phân biệt Lim Lào, Lim Indonesia, Lim Châu Phi khác nhau
thế nào, ảnh hưởng của núi lửa trên các tính năng của gỗ ra sao,
tại sao Lim Châu Phi lại tốt hơn Lim Indonesia… Anh tiếp tục nói
về các loại gỗ ưu việt từ rừng Amazone, Surinam, những chuyến hàng chuyển về từ những nơi xa lạ.
Ngồi nghe anh nói tôi bị cuốn hút vào một thế giới khoa học kỹ thuật đầy hấp dẫn, những tiếng
trống bập bùng vang vang trong các cánh rừng Châu Phi, những cánh rừng Nam Mỹ bạt ngàn gỗ ẩn
hiện trong mắt tôi. Những người anh em da đen. da đỏ cao lòng khòng nhảy múa trong trái tim tôi. Từ
lâu rồi tôi biết về một con người, một người anh em của chúng tôi dấn thân và phục vụ trong những
rừng già âm u ấy. Chân Phúc Phêrô Donders, DCCT.
Chân Phúc Phêrô Donders sinh tại Hà Lan năm 1809. Năm 1841 ngài thụ phong Linh Mục, ngay
năm sau, 1842 ngài sang Surinam thuộc Nam Mỹ để thi hành sứ vụ. Từ công việc làm tuyên úy cho
người da trắng, cảm thương tình trạng nô lệ của người da đỏ, ngài đứng về phía người bản địa rồi trở
thành kẻ thù của chính người đồng hương da trắng. Công cuộc đấu tranh cho người da đỏ bị bóc lột
đẩy ngài ngày một xa dần phố thị để đi mãi vào rừng sâu. Mười năm cuối đời ngài sống trong một khu
rừng quy tụ những người bản địa bị bệnh phong cùi, ngài yêu thương phục vụ họ và ngài đã qua đời tại
đó ngày 14 tháng 1 năm 1887, Batavia là địa danh cuối cùng trong đời ngài.
Phêrô Donders đã không chọn cho mình sự sung sướng, chăn êm nệm ấm, Phêrô Donders đã
không tìm cho mình sự an toàn cá nhân và sự thăng tiến phẩm trật, nhưng Tin Mừng đã thôi thúc và đầy
Phêrô Donders về phía người bị bóc lột, người bị coi khinh, người bị ruồng rẫy. Hẳn rằng ngài đã bị dằn
vặt rất nhiều khi chọn lựa hướng dấn thân này, ngài phải vượt chính cá nhân mình và vượt qua cả
những cản ngại của anh em cùng là Giáo Sĩ, vượt qua cả những âu lo, những ngăn cản “vì sự an toàn"
của ngài và của anh em khác, vì công cuộc của Giáo Hội, vì sự nghiệp của người da trắng… Chắc hẳn
ngài đã băn khoăn rất nhiều khi dã từ những sinh hoạt khá tiện nghi để đi dần vào rừng sâu, lang thang
cùng những con người bị bách hại.
NĂM THỨ 15 – SỐ 638 – CHÚA NHẬT 25.1.2015
Phêrô Donders đã chọn Tin Mừng để dấn thân chứ không chọn công việc để hoạt động, và vì Tin
Mừng gắn chặt với người nghèo, người bị bỏ rơi nên Donders không còn con đường nào khác ngoài
con đường “theo chân” người bị bỏ rơi người nghèo mà sống. Thật cụ thể thiết thực, không lý thuyết
xuông, không hô khẩu hiệu, không nói thuộc lòng những câu văn hoa mỹ để lòe bịp người nghe, ru ngủ
người nghe, Donders dấn thân thức sự và chấp nhận thập giá trong cuộc đời mình.
uyến “xuất hành” của Donders vào rừng sâu là chuyến xuất hành theo chân chuyến “xuất hành”
của An Phong vào Scala. Nhìn vào lịch sử của Dòng Chúa Cứu Thế, từng chuyến xuất hành về phía
người nghèo được lập đi lập lại và tiếp nối nơi từng vị Thánh thích ứng với từng thời kỳ khác nhau,
nhưng dù ở bất cứ thời kỳ nào, người nghèo và người bị bỏ rơi hơn cả vẫn luôn là điểm đến của những
chuyến xuất hành mang tên An Phong.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 19.1.2015
MỤC LỤC TÌM BÀI:
TIẾNG AI GỌI MỜI ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................................................................... 01
NHÌN VỀ TƯƠNG LAI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ........................................................................... 02
THỜI ĐẠI MỚI ( AM. Trần Bình An ) ..................................................................................................... 04
XIN ĐỪNG BUÔNG TAY ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ......................................................................... 06
THEO CHÚA GIÊSU, SÁM HỐI ĐỂ HIỆP NHẤT ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ..................................... 07
BƯỚNG BỈNH VÀ NGOAN NGOÃN ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................... 08
...................................................................................................................................................................
KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG ( Lm. Giuse Lê Quang Uy ) tổng quát .................................................... 11
KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG – Buổi thứ nhất, thứ hai 5.1.2015 .......................................................... 12
KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG – Buổi thứ nhì, thứ hai 12.1.2015 .......................................................... 13
NHIỆM THỂ CHÚA KITÔ ( Phùng Văn Hóa ) ........................................................................................ 14
BA QUY TẮC RAO GIẢNG GIỐNG NHƯ ĐỨC PHANXICÔ ( Bản dịch của Joseph C. Pham ) ............... 17
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ...................................................................................................... 18
HÃY CHO CÁC EM CƠ HỘI MỘT LẦN LÀM NGƯỜI ( Bản dịch của Nguyễn Trung ) .......................... 21
CÔ BÉ TRONG TỦ ÁO ( Nguyễn Linh, dịch từ Cali Today News ) ........................................................ 23
VỊ TỔNG THỐNG NGHÈO NHẤT HÀNH TINH ( Sưu tầm ) .................................................................. 25
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ................ 26
NHIN VỀ TƯƠNG LAI
Có một thầy ẩn tu tên là Sébastien thường đến cầu
nguyện tại một Nhà Nguyện vắng vẻ trên núi. Trong Nhà
Nguyện này dân chúng tôn kính một tượng Thánh Giá với tước
hiệu là "Tượng Chúa ban ơn". Thấy dân chúng có lòng tin
thường đến cầu xin ơn lành, thầy Sébastien cũng thêm lòng tin
cậy. Một hôm vắng người, thầy quỳ gối trước Thánh Giá và chân
thành khấn nguyện: "Lạy Chúa, con ước ao được chia sẻ đau
khổ với Chúa, xin cho con được thế chỗ Chúa trên Thánh Giá".
Thầy quỳ yên lặng, mắt đăm đăm nhìn lên Thánh Giá
mong đáp lời. Một lúc sau, từ Thánh Giá có tiếng phán bảo:
"Được, Ta bằng lòng để con thế chỗ Ta trên Thánh Giá nhưng
với một điều kiện duy nhất là bất cứ điều gì xảy ra, tai con nghe
gì, mắt con thấy gì, con đều phải giữ im lặng không được nói
năng gì hết". Sébastien hứa và được Chúa Giêsu cho lên thế
chỗ Ngài trên Thánh Giá… Ngày qua ngày, dân chúng vẫn đến
trước tượng Thánh Giá để cầu nguyện. Không ai hay biết về việc đổi chỗ này.
Một hôm, có người xứ nọ đến cầu nguyện. Khi ra về, ông để quên dưới ghế quỳ cái túi đầy
những đồng tiền vàng. Thấy vậy thầy vẫn yên lặng. Lúc sau, có một người nghèo khổ vào Nhà Nguyện,
ông ta sung sướng nhìn túi tiền vàng, tưởng là Chúa ban cho liền xách túi, tạ ơn và đi ra.
Rồi có một chàng thanh niên vào quỳ gối khẩn nguyện xin ơn che chở vì sắp đi xa. Vừa ra khỏi
Nhà Nguyện thì gặp người phú hộ trở lại tìm túi tiền. Không thấy đâu, ông nghi chàng thanh niên đã lấy
2
CÙNG SUY NIỆM
đi, tranh cãi và cả hai đi mời cảnh sát phân xử. Không cầm lòng được nữa, từ trên Thánh Giá, thầy
Sébastien hét lên: "Đứng lại !" Mọi người ngạc nhiên. Thầy phân trần sự việc. Người phú hộ tìm người
nghèo xin lại túi tiền. Chàng thanh niên cũng vội vã đi cho kịp chuyến tàu.
Khi không còn ai trong Nhà Nguyện, Chúa Giêsu lên tiếng bảo Sébastien: "Con hãy xuống ngay
khỏi Thánh Giá, con không xứng đáng thế chỗ cho Ta, vì con đã không biết giữ yên lặng như lời con đã
hứa." Thầy vội vã phân trần: "Nhưng lạy Chúa, làm sao con có thể chịu đựng được cảnh bất công đó ?"
Chúa Giêsu đáp: "Thật con không hiểu gì hết ! Tiền của người phú hộ là tiền bất lương, trong khi người
nghèo đói kia vất vả mà không kiếm đủ miếng cơm manh áo cho đàn con nhỏ. Và nếu chàng thanh niên
kia có bị cảnh sát giữ lại, anh ta lỡ chuyến tàu, như thế đã cứu được mạng sống mình. Kìa, tàu của anh
ta đang lao đao giữa biển cả sắp chìm vì sóng to gió lớn…" ( Trích tuyển tập truyện hay, Giấc Mộng
Vàng, trang 27 ).
Câu chuyện gợi nhớ Lời Chúa trong sách Ngôn Sứ Isaia: Tư tưởng của Ta không phải là tư
tưởng của các ngươi, đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao
nhiêu thì tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi bấy nhiêu.
Trong suy nghĩ của con người,chúng ta không thể hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại gọi bốn môn
đệ đầu tiên để đặt nền tảng xây dựng Giáo Hội như bài Tin Mừng hôm nay vừa kể.
Đó là những người chài lưới "ăn với sóng, nói với gió", ít học, quê mùa. Chúa Giêsu lại chọn họ làm
môn đệ. Tại sao Chúa Giêsu không chọn những Luật Sĩ, những Pharisêu, những Ký Lục thông thái ?
Cũng như chúng ta cũng hỏi, tại sao Chúa Giêsu
không sinh ra nơi cung điện nguy nga lộng lẫy mà lại chọn
hang đá Bêlem hôi hám lạnh lẽo để giáng sinh ? Tại sao Chúa
Giêsu lại chọn cái chết Thập giá đau đớn tủi nhục để làm
phương thế cứu độ ? Ngắm nhìn Hài Nhi trong máng cỏ cũng
như nhìn lên tử tội Giêsu trên thập giá, chúng ta thường tự hỏi
tại sao Chúa lại thích những điều nghịch lý ? Làm sao người
ta có thể tuyên xưng Người là Đấng Giải Thoát khi Người đến
trong dáng vẻ yếu đuối bé bỏng ?
Thánh Phaolô đã từng thốt lên: Trong khi người Hy
Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, trong khi người Do Thái tìm các
dấu lạ, thì chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh. Một
sự điên rồ đối với lý trí nhân loại.
Bởi đó, đường lối của Thiên Chúa không phải là
đường lối của con người. Thiên Chúa là Thiên Chúa. Con
người là thụ tạo.
Chúa Giêsu thường chọn những cái nghịch lý để làm
những điều vĩ đại. Tám Mối Phúc Thật là nghịch lý đối với
người đời nhưng lại là Hiến Chương Nước Trời. Chúa Giêsu
không đến với sức mạnh bạo lực nhưng với những gì yếu ớt
mỏng manh kết tụ nơi Hài Nhi bé nhỏ. Chúa Giêsu cũng kêu
gọi những người tầm thường, những người khiêm nhường bé nhỏ. Chính bằng cái mỏng manh bé nhỏ
ấy mà Người khơi dậy nơi con người cái chân tâm để rồi tình yêu của Người giúp họ biến đổi để trở nên
những rường cột của Giáo Hội.
Như thế Chúa nhìn con người với cái nhìn yêu thương, tôn trọng, luôn thấy cái tốt, cái đáng yêu
nơi mỗi người cho dù họ nhỏ bé, họ tầm thường. Chính sự bé nhỏ đó mà Chúa biến đổi để nên lớn lao.
Mỗi người chúng ta trong cách nhìn về tha nhân cũng cần học theo gương của Chúa. Đó là cái
nhìn về phía đàng trước, về phía tương lai.
Nhiều lần ta khóa chặt anh chị em mình trong quá khứ lỗi lầm. Nhiều khi chỉ vì vài xích mích, vài
lỗi lầm trong cuộc sống, nhưng ta lại vịn vào đó mà phủ nhận, mà phán đoán và đánh giá chính họ theo
thành kiến của mình. Có người giận Cha Xứ mà bỏ Nhà Thờ không đi Lễ, không xưng tội rước lễ. Có
người tâm sự: mọi người coi tôi như một người xấu xa, ai cũng lên án, ai cũng xa lánh, cùng lắm chỉ
thương hại, không còn cánh cửa mở ra phía trước cho tôi.
Về mặt xã hội, mấy mươi năm qua cũng có thái độ xét đoán con người như thế. "Chủ nghĩa lý
lịch" tạo nên sự kỳ thị khủng khiếp. Biết bao nhân tài bị mai một, không phát huy được tài năng chỉ vì lý
lịch. Biết bao kẻ bất tài nhờ lý lịch được thăng quan tiến chức. Khóa chặt con người trong quá khứ, một
quá khứ do cha mẹ, do hoàn cảnh xã hội tạo nên. Vì quá khứ ấy mà mà mọi cánh cửa mở ra cho tương
lai của xã hội đất nước cũng bị thiệt thòi.
3
Cho nên xem ra con người ta vẫn hay nhìn lại phía đàng sau hơn là nhìn về phía đàng trước. Trong
khi đó, niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngỏ cho tương lai lại thúc bách ta nhìn về phía tương lai.
Nhìn về phía tương lai là không chấp nhận thái độ thất vọng: thất vọng về chính mình, về anh
em, về cuộc đời. Nhìn về phía tương lai là thay thế thất vọng bằng niềm tin: tin vào chính mình, tin vào
con người, tin vào cuộc đời... Niềm tin gắn liền với hy vọng. Thất vọng như Giuđa nên đã thắt cổ tự vẫn.
Hy vọng như Phêrô, đã từng sa ngã và tin vào ơn thứ tha nên tìm lại mùa xuân tâm hồn. Vào một buổi
sáng mùa xuân, có hai người mất hy vọng đang đi với nhau, buồn phiền sầu não chán chường mệt mỏi.
Nhưng Đấng Hy Vọng đã tới với họ. Người chuyện trò với họ. Hai môn đệ trên đường Emmau quyết
định quay về Giêrusalem. Niềm hy vọng làm bừng dậy sức sống mới. Từ đó Đấng Hy Vọng là niềm
hạnh phúc cho nhân loại.
Nhìn về phía tương lai là tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngỏ và dẫn đưa chúng ta đi về quê trời
dấu yêu, niềm hy vọng tuyệt vời trên hành trình Dức Tin.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự nhẫn nại,
để chúng con có thể chờ đợi những điều sẽ xảy đến trong tương lai,
để có thể thay đổi con người chúng con
sao cho phù hợp với những điều mà chúng con không mong ước,
để chúng con có thể chấp nhận những người gây khó chịu cho chúng con,
để chúng con có thể sống giữa những giới hạn của cuộc đời này.
Xin ban cho chúng con sự can đảm cần thiết,
để chúng con trở nên bạn thân của những kẻ thù,
để chúng con có thể chấp nhận và hy vọng vào những điều hầu như đã hết hy vọng,
để chúng con có thể đối mặt với những chỉ trích,
để chúng con có thể tin vào những gì có thể và những gì không thể.
Xin ban cho chúng con ơn khôn ngoan
là ơn mà không thể thiếu được trong cuộc sống này,
để chúng con thấy được giá trị ở những điều mà mọi người coi thường nó,
để chúng con có thể chấp nhận những điều
không thể giải thích được trong cuộc sống hằng ngày,
để chúng con có được một tinh thần học hỏi
và sẵn sàng phó thác vào ân ban của Chúa. Amen.
( Trích từ “Lời kinh dâng Chúa” )
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
THỜI ĐẠI MỚI
Nhà văn Phaolô Nguyễn Hoàng Đức, một chứng nhân sống động của Chúa, của Tôi Tớ Chúa, Đức
Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận. Ông từng là trung uý an ninh, công tác tại cục "chống phản động" A16
thuộc Bộ Nội Vụ, phụ trách vấn đề tôn giáo. Năm 1987, ông có dịp gặp Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận
lúc đang bị giam cầm để học tiếng Pháp. Sau gần hai năm học cùng ngài, ông được khai sáng Đức Tin
Thiên Chúa. Một thời gian sau khi Đức Hồng Y được trả tự do sau 13 năm giam giữ bất công, ông Đức cũng
từ bỏ ngành Công An và chính thức trở thành con cái Chúa vào dịp Lễ Phục Sinh 2003.
“Con đường Đức Tin vào Nước Chúa qua cây cầu Hồng Y FX.
Nguyễn Văn Thuận”, của nhà văn Nguyễn Hoàng Đức là một chứng từ
trong hồ sơ phong Chân Phước cho Đức Hồng Y FX. Nhà văn tự thuật:
“Cuối năm 1988, sang đầu năm 1989 tôi bắt đầu nộp đơn xin chuyển
ngành, lý do chính là, sau một loạt sự kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô tan vỡ, đặc biệt "sự kiện Mùa xuân Bắc Kinh" xảy ra tại quảng
trường Thiên An Môn ngày 4.6.1989, rồi quân đoàn 27 tràn vào trộn máu
thịt sinh viên bằng xích xe tăng, lúc đó Việt Nam coi "Trung Quốc là kẻ
thù truyền kiếp", nhưng lại chiếu phim thời sự trong nội bộ để học tập
cách đàn áp của Trung Quốc. Điều đó làm tôi không muốn ở cục "Chống
phản động" nữa, vì qua ngót mười năm làm việc, đọc nhiều hồ sơ, tôi
hiểu hầu hết người dân lành đó không phải là phản động. Đôi khi, vài anh
em bạn bè trong cục tôi vẫn thường bảo với nhau: Tại sao chúng ta thừa
nhận Giáo Hội là hợp pháp, trong khi đó lại coi việc hành lễ hay rước lễ
của họ là bất hợp pháp ? Tại sao một Linh Mục hợp pháp cả về tư cách
4
công dân, cả về tư cách mục vụ đã được nhà nước chấp thuận theo luật, vậy mà ông Linh Mục đi từ nơi
này đến nơi kia lại phải xin phép ?
Ngay việc của Đức Cha FX. Nguyễn Văn Thuận thôi, nếu Giáo Hội mà ngài theo hợp pháp, thì
việc Giáo Hội đó tổ chức ra một hội đoàn "Tu hội Hy Vọng" tại sao thành bất hợp pháp ? Nếu bất hợp
pháp sao không đưa người phạm pháp ra xử theo luật mà cứ tự tiện biệt giam ?
Hồi đó, một cách tự nhiên, hàng tuần tôi thường đi dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn,
nghe Linh Mục Nguyễn Khảm giảng lễ, một lần thấy cha giảng hay quá, tôi còn đợi hết lễ và sang tận
nhà xứ gặp cha... Lần đầu tiên dự Thánh Lễ, tôi rất cảm động và khâm phục về trình độ phản tỉnh cũng
như mở lòng với tha nhân qua hai hình thức "Lỗi tại tôi ! Lỗi tại tôi ! Lỗi tại tôi mọi đàng !" và việc "Anh
chị em chúc bình an cho nhau", cúi phía trước, cúi phía trái, cúi phía phải chào nhau…
Nhưng có một đêm tôi được một giấc mơ kéo vào thế giới của tâm linh, đại loại như có một cánh
tay dẫn tôi đến một chân trời có tấm phông thả từ vòm trời xuống, và có giọng nói, nếu tôi vén màn sẽ
nhìn thấy thế giới ánh sáng ở phía bên kia. Tôi giơ tay vén màn thì choàng tỉnh. Đêm thứ hai, sau đó vài
ngày, thì giấc mơ kéo tôi đến thẳng Nhà Thờ, và có giọng nói: "Hãy đi vào đường của tâm linh thiêng
liêng”… Kể từ đó, sáng Chủ Nhật nào tôi cũng dậy từ 5 giờ sáng đi Lễ Nhà Thờ Phùng Khoang, tôi đã
luôn tự nhận mình là con cái Chúa…
Tối 19.4.2003, tôi được rửa tội… Trước bàn thờ Chúa ở Nhà Thờ và bàn thờ Chúa ở nhà riêng, tôi
đã hân hoan cảm tạ Chúa rằng: "Lạy Chúa ! Hành trình đi đến Đức Tin của con có cả ơn soi, ơn gọi, và ơn
chọn, khởi đầu từ hạt men đầu tiên nơi cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, giờ đã dậy lên cả
đống men, trong tâm hồn con tràn ngập ân sủng Đức Tin của Chúa, trong Chúa và hướng về Chúa !"
Theo Kinh Thánh, thời gian được chia làm hai thời kỳ Cựu Ước và Tân Ước. Đức Giêsu loan
báo thời kỳ Cựu Ước đã đến hồi kết thúc và thời đại Tân Ước, thời cuối cùng, thời cánh chung đã tới.
Người kêu gọi hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Trong bối cảnh này, Người đã gọi các ông Anrê,
Simon, Giacôbê và Gioan làm những môn đệ đầu tiên. Các ông đã mau mắn vâng lời, dứt khoát bỏ tất
cả đi theo Người. Hôm nay, mhà văn Nguyễn Hoàng Đức cũng đã dứt khoát từ bỏ vinh hoa phú quý,
tương lai huy hoàng, xán lạn để tin vào Tin Mừng đầy cam go, gian lao và thách đố.
Nhìn lại và đổi mới
“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ). Sám là ăn năn lỗi trước, hối là chừa bỏ
lỗi sau. Sám hối nghĩa là dứt trừ lỗi trước đã phạm, không cho lỗi lầm sau phát sinh. Nhưng con người
hiện đại hình như hiếm hoi thì giờ để hồi tâm xét mình, để nhìn lại những gì đã trải qua, đã làm, đã vấp
phạm, đã xúc phạm đến Chúa và tha nhân.
Lúc nào cũng bận rộn, vừa dứt công việc thì lao ngay vào giải trí, thú vui, thư giãn. Âm thanh,
hình ảnh, sự kiện luôn lấp đầy tâm trí, lòng dạ. Vì thế cuộc sống ồn ào, quay cuồng, xô bồ, ô nhiễm, ngộ
độc con người từng phút giây, từ sáng tinh mơ đến tận đêm khuya nghỉ ngơi. Do vậy, số người cô đơn,
mất phương hướng và lý tưởng, tha hóa, tự tử ngày càng tăng trong những xã hội văn minh, hiện đại
như Nhật Bản, Hàn Quốc và Âu Mỹ.
Không xét mình, chẳng nhìn lại đằng sau, thì cũng chẳng thể nào tiến triển, trưởng thành trên
đường đạo hạnh, con người chỉ có thể chìm dần, sa vào vũng lầy tội lỗi, đen tối, u ám, bất hạnh. Cái
chết là kết cục đương nhiên. Cho nên không sám hối thì sớm muộn chỉ tìm đến cái chết cả xác lẫn hồn.
“
Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì
sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi
gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình ?” ( Mt 16, 25-26 ).
"Nếu con chỉ “giữ đạo” con chưa canh tân. Ma quỷ muốn đuổi Chúa ra khỏi thế gian và lôi thế gian
ra khỏi Chúa. Con phải đem Chúa đến thế gian và đưa
thế giới về với Chúa.” ( Đường Hy Vọng, số 650 ).
Sống Tin Mừng
Sám hối mà thôi vẫn chưa đủ khả năng nhập gia
tùy tục vào thời đại mới, thời đại Tin Mừng, thời đại Tân
Ước, mà còn phải sống Tin Mừng. Cụ thể hóa Tin Mừng
ngay trong đời thường hằng ngày qua bổn phận, trách
nhiệm, yêu thương và phục vụ tha nhân, cùng vâng theo
Thánh Ý Chúa mọi nơi, mọi lúc.
Bốn anh thuyền chài khỏe khoắn, vạm vỡ: Anrê,
Simon, Giacôbê và Gioan đã mau mắn nghe tiếng
Chúa gọi, quyết định từ bỏ tất cả, thân quyến, nghề
5
nghiệp, của cải, ra đi làm môn đệ, làm anh em của Người. Sau này “Simon Phêrô lên tiếng thưa
Ngài: "Này chúng tôi từ bỏ mọi sự mà đi theo Thầy". Ðức Yêsu nói: "Quả thật Ta bảo các ngươi: không
ai bỏ nhà cửa, hay anh em chị em, hay cha mẹ, hay con cái, hay ruộng nương vì Ta và vì Tin Mừng, mà
lại không lĩnh lấy gấp trăm bây giờ ở đời này về nhà cửa, anh em và chị em, mẹ và con cái cùng ruộng
nương, làm một với cấm cách bắt bớ, và sự sống đời đời trong thời sẽ đến” ( Mc 10, 28-30 ).
“Hãy đi rao giảng Phúc Âm…” ( Mc 16, 15 ). Chúa cần những người “cảm tử” để đảm nhận một
sứ mạng cao cả như thế. Hai ngàn năm lịch sử Hội Thánh cho ta thấy, giai đoạn nào cũng không thiếu
cảm tử, từ mọi tầng lớp Giáo Dân” ( Đường Hy Vọng, số 64 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin chiếu giãi Lòng Chúa xót thương, mở lòng, mở trí chúng con ra, để
chúng con biết khiêm tốn, cúi đầu đấm ngực, ăn năn, sám hối, canh tân, cùng thực thi Tin Mừng
trong đời sống thường nhật chúng con.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giải thoát chúng con khỏi bùn lầy thế gian, mà sám hối trở về cùng
Chúa Giêsu, cội nguồn ơn cứu rỗi, để được thứ tha và an ủi, hầu chúng con có thể noi gương
Mẹ, sống kết hợp cùng Chúa luôn. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
XIN ĐỪNG BUÔNG TAY
Có thể nói Tin Mừng Chúa Nhật hôm
nay là Lời Thiên Chúa dành gọi tất cả mọi
người, nhưng cách riêng, cho những ai
bước đi theo Ngài trong ơn gọi thiên triệu.
Khi Đức Giêsu đi dọc bờ biển và kêu gọi bốn
môn đệ đầu tiên đi theo mình: "Các anh hãy
theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những
kẻ lưới người như lưới cá” ( Mc 1, 17 ), các
ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Ngài.
Ơn gọi đúng thật là một mầu nhiệm,
không ai hiểu được và cũng chẳng ai giải
thích nổi. Chỉ biết rằng một ngày nào đó trong
đời, Thiên Chúa đã cất tiếng và họ đã lên đường, sẵn sàng đáp trả lời mời gọi của Chúa. Hành trình theo
Chúa là cả một cuộc đời, có biết bao thăng trầm thay đổi. Nào ai biết được ngày mai tôi sẽ ra sao, chỉ biết
rằng trong giây phút hiện tại này Thiên Chúa đã gọi và tôi đã lên đường.
Thái độ đáp trả của các môn đệ thật đáng ngưỡng mộ. Các ông đã từ bỏ tất cả mọi sự và đi theo
Ngài không chút do dự, tính toán. “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người” ( Mc 1, 18 ). Đối với
Giacôbê và Gioan thì “Các ông bỏ cha mình là ông Dêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công,
và đi theo Người” ( Mc 1, 20 ).
Thật ra, Thiên Chúa luôn mời gọi tất cả mọi người, mọi ngày. Ngày nào Ngài cũng đến và mời
gọi chúng ta lên đường làm việc với Ngài. Mỗi ngày chúng ta thức dậy đi làm, là chúng ta cùng với Ngài
cộng tác vào công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa. Ngài mời gọi chúng ta đi theo Ngài
trong đường lối công chính ngay trong nơi làm việc của chúng ta. Và như vậy là chúng ta đã làm gương
sáng, làm chứng nhân cho những người chung quanh nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa.
Riêng những người sống trong ơn gọi thiên triệu, họ được mời gọi phục vụ những công việc đặc
trách dành riêng cho người tông đồ. Nhưng tất cả cũng đều làm vinh danh Chúa và mang lại ơn cứu độ
cho mọi người mà thôi.
Thiên Chúa không chỉ mời gọi chúng ta cùng làm việc, nhưng Ngài còn mời gọi chúng ta đến dự
bàn tiệc Thánh Thể, bàm tiệc Lời Chúa mỗi khi chúng ta tham dự Thánh Lễ đễ kín múc được nguồn
sống nuôi sống tâm hồn chúng ta. Mỗi khi tiếng chuông Nhà Thờ vang lên, là mỗi lần Thiên Chúa lại tha
thiết kêu gọi chúng ta đến với Ngài, đi theo Ngài, nhưng thực tế nào được mấy ai dám can đảm từ bỏ
cuộc vui, từ bỏ hưởng thụ, từ chối lợi nhuận bạc tiền để có thể đến bên Ngài, và đi theo Ngài ?
Có rất nhiều cách để người tông đồ của Chúa có thể làm chứng nhân cho Ngài nhưng cho dù cách
nào đi nữa, thì Thiên Chúa cũng vẫn chính là tác nhân chính trong việc thu phục lòng người. Đức Giêsu đã
tuyên bố rõ ràng: “Chính Ta sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá” ( Mc 1, 17 ).
Như vậy, không do tài năng của người tông đồ mà là chính quyền năng của Thiên Chúa, còn chúng ta cho
dù có sống trong ơn gọi nào, chúng ta cũng chỉ là công cụ, là khí cụ Chúa dùng mà thôi.
6
Ơn gọi nào đi nữa, cũng không thể không phát xuất từ ơn gọi Kitô hữu. Khi lãnh nhận Bí Tích
Rửa Tội, chúng ta đã lãnh nhận ba chức vụ Tư Tế, Vương Đế và Ngôn Sứ. Ngôn Sứ là một trong ba
chức vụ khiến chúng ta phải ra đi truyền giáo, mang Chúa đến với mọi người, hay nói cách khác, chính
là việc chúng ta sẽ trở thành những kẻ lưới người.
Như vậy việc “lưới người” không gì khác hơn là việc tông đồ phát xuất từ chính công việc lao
động hằng ngày của chúng ta. Nếu biết sống chu toàn thánh ý Thiên Chúa, tuân giữ lề luật Ngài, là lúc
chúng ta có thể làm chứng cho Chúa ngay trong đời sống thường nhật của mình. Nhưng làm sao chúng
ta có thể trở thành những kẻ lưới người nếu như không có ơn Chúa trợ giúp. Muốn được như vậy, điều
kiện tiên quyết đầu tiên là chúng ta cần phải từ bỏ mọi sự mà bước đi theo Ngài.
Từ bỏ mọi sự không chỉ dừng lại ở việc từ bỏ những mối dây ràng buộc thế gian, nhưng trên hết
là từ bỏ mọi quyến rũ của cuộc đời, để có một tâm hồn hoàn toàn trống trải mới có thể đi theo Chúa và
làm việc cho Ngài.
Đi theo thì dễ nhưng từ bỏ thì khó. Nhiều khi chúng ta đi theo Thiên Chúa thật đấy nhưng có từ
bỏ được đâu. Theo Ngài mà vẫn ngoái cổ lại đàng sau và muốn giữ lại, tay vẫn nắm chặt, trái tim không
thể nào buông rời những luyến ái trần thế. Đến bên Ngài nhưng lòng chúng ta chưa thể tách rời khỏi
những đam mê danh vọng, chức vị, tiền tài….
“Đi theo” và “bỏ lại” là hai cụm động từ đầu tiên người tông đồ cần phải có nếu như muốn trở
thành tông đồ chứng nhân đích thực cho Thiên Chúa. Dù có sống trong ơn gọi nào cũng vậy. Không
thực hiện được hai cụm động từ này, thì đừng mong trở thành môn đệ đích thực được.
Lạy Chúa, đúng vậy, bao nhiêu năm con đi theo Ngài nhưng con không thể tử bỏ. Đi theo
thật đấy, nhưng tay con vẫn còn nắm chặt lắm, những ước mơ tham vọng ích kỉ của bản thân.
Do vậy mà suốt cả đời con cũng chẳng thể trở thành môn đệ đích thực của Ngài được. Ngày nào
con chẳng nghe được tiếng Ngài nói với con. Lúc nào bên tai con chẳng vang vọng tiếng Ngài
mời gọi. Nhưng có đi thì cũng chẳng thể từ bỏ, chỉ mang theo cái xác mà chẳng có hồn.
Xin giúp con, thay vì nắm chặt mớ tiền tài danh vọng, ước gì con có thể nắm chặt tay
Ngài, chẳng khi nào biết rời buông. Khổ nỗi dường như bàn tay nhân loại ấm áp hơn rất nhiều
nên con đã từ khước đôi tay nhân từ của Chúa để chạy theo danh vọng trần tục. Xin giúp con
giữ mãi đôi bàn tay ấy, dẫu có thế nào cũng không thể rời buông.
M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG
THEO CHÚA GIÊSU, SÁM GỐI ĐỂ HIỆP NHẤT
Bước vào Chúa Nhật thứ 3 thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông
Giođan xong, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Người là: "Chiên Thiên Chúa" ( Ga 1, 29 ). Ông
Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, một hành
động diễn tả sự liên tục giữa Giao Ước Cũ với Giao Ước Mới, với sứ điệp: "Thời giờ đã mãn và Nước
Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm" ( Mc 1, 14 ).
Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến
Viên cai ngục của Hêrôđê tra tay bắt Gioan Tẩy Giả tống ngục. Sứ mạng, lời rao giảng cũng như
phép rửa của Gioan chấm dứt, thời giờ đã mãn, Đức Giêsu xuất hiện. Không như Gioan, Chúa Giêsu
không đến để thay đổi phép rửa thống hối, sứ mệnh của Người là loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa.
Tin Mừng Người loan báo không phải là "tin mới" hay tin mừng như bao tin mừng. Chúa Giêsu nhân
danh Thiên Chúa loan báo Tin Mừng, Người chính là Tin Mừng, là Lời Thiên Chúa, Lời cứu rỗi, là sự
hiện diện của Thiên Chúa ở giữa loài người.
Gioan loan báo thời mới sẽ đến, thời viên mãn. ‘Thời khác’ là chính Chúa Giêsu, thời của Gioan
và thời của Chúa Giêsu nối liền với nhau không có sự gián đoạn. Gioan đã lãnh nhận sức thiêng khi
Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giođan. Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên Chúa Giêsu khi
Gioan đổ nước. Chúa Cha chứng nhận Chúa Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Ngài.
Từ "gần đến" phải được hiểu là: "Ở bên anh em". Người ở giữa chúng ta. Chúa Giêsu đã nói
với một viên ký lục khi hỏi Chúa về hai điều răn trọng nhất: "Ngươi không còn xa Nước Thiên Chúa
đâu" ( Mc 12, 34 ).
Hãy theo Ta
Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển. Chúa gọi hai ông, biến các ông thành những người
cộng tác. Chúa không chỉ ủy thác cho họ một học thuyết, nhưng biến họ, những người lưới cá thành
7
những kẻ lưới người, quăng Lời Chúa vào thế gian để đánh bắt người, đưa người ta lên bờ cho Chúa,
đúng như lời Chúa Giêsu nói: "Ta sẽ làm cho các người trở thành những kẻ chài lưới người" ( Mc 1, 17 ).
Giacôbê và Gioan đang xếp lưới trong thuyền với cha mình cùng với các người làm công. Một sự
tương phản Marcô đã quan sát và làm nổi bật. Simon và Anrê đã bỏ lưới. Giacôbê và Gioan đã bỏ cha.
Hai người con bỏ lại cha với những người đang làm việc không phải vì tình nghĩa con cái hay gia đình,
nhưng là vì đồng tiền bát gạo. Marcô sử dụng thuật ngữ "người làm thuê" mà chúng ta dịch là "người làm
công". Hai người con "bỏ cha", thay vì ở bên cha, nay thay bằng "theo sau Chúa Giêsu" ( x. Mc 1, 20 ).
Những ngư phủ đến với Chúa Giêsu, đã
trở thành những kẻ đánh bắt người như lời Chúa
phán: "Này Ta sai ngư phủ đến… và họ sẽ ( vung )
lưới bắt chúng" ( Gr 16, 16 ). Nếu Chúa sai
những người khôn ngoan tới, họ sẽ thuyết phục
dân, hoặc bắt lấy dân. Nếu Chúa gửi những
người giầu đến, họ sẽ dùng tiền mua chuộc dân
và thống trị dân. Nếu Chúa gửi những người
khỏe mạnh đến, họ sẽ dùng sức mạnh dụ dỗ dân
và cưỡng bức dân bằng bạo lực.
Không có ai trong số các tông đồ là
những người ấy. Simon Phêrô là một bằng
chứng. Ông nhút nhát, đến nỗi sợ cả một đầy tớ
nữ; ông nghèo không có gì, thậm trí cả tiền thuế
cũng không có ( Mt 17, 24 ). Phêrô nói: "Bạc vàng tôi không có" ( Cv 3, 6 ). Và ông là người ít học, nên
từ khi chối Chúa, ông cũng chẳng biết rút ra bài học.
Những kẻ đánh cá được Chúa Giêsu chọn và sai đi, họ ra đi và đã mang lại kết quả mĩ mãn hơn
cả những kẻ mạnh, người giầu có và khôn ngoan. Với giáo lý Chúa dạy, họ đã thu hút nhiều người mà
không cần bạo lực; phận nghèo khó, họ đã dạy dỗ những kẻ giàu có; là người dốt nát, họ huấn giáo
những kẻ khôn ngoan.
Bước theo Chúa Giêsu cần phải sám hối để hiệp nhất
Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "ăn năn sám hối" ( Mc 1, 15 ). Sám hối là đi từ đời sống tội
lỗi sang đời sống con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng, từ bóng tối ra
ánh sáng. "Sám hối vì Nước Thiên Chúa đã gần đến" ( Mc 1, 15 ) vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin
Mừng. Quyết tâm sám hối trở về cùng Chúa là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu
hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của
Chúa. Hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh
chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong
thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó.
Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23.1.2011, Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
đưa ra lời kêu gọi sau đây: "Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với
Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc
sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo
Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền
vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ như thánh Phaolô Tông Ðồ nói
đến: "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia
rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" ( 1Cr 1, 10 ). Thực ra thánh
nhân đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài
nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao ?" ( 1, 13 ). Ngài quả quyết mọi chia rẽ
trong Giáo hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể
tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta
để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa
cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
BƯỚNG BỈNH VÀ NGOAN NGOÃN
8
Bướng bỉnh và ngoan ngoãn ( * ) là hai động thái trái ngược nhau, nhưng lại có thể “liên quan”
lẫn nhau – từ bướng bỉnh trở thành ngoan ngoãn hoặc ngược lại. Từ “ngưỡng” này qua “ngưỡng” khác
phải có sự dứt khoát, phải mạnh mẽ để khả dĩ vượt qua chính mình. Cả người bướng và người ngoan
đều cần động thái dứt khoát. Dứt khoát là không còn đắn đo, cân nhắc hoặc lưỡng lự. Động thái này
không dễ thể hiện, vì phải mau chóng phân biệt phải trái và quyết định ngay. Rất khó ! Người làm được
như vậy là người có tâm lý mạnh và thể hiện tính cương trực. Nói một là một, nói hai là hai: “Điều gì đã
quyết là đã quyết” ( nói theo kiểu Philatô ).
Trong sự dứt khoát có thể có chút gì đó bị người ta cho là tính bướng bỉnh, ngang tàng hoặc
“gàn bát sách”, nhưng đó là sự bướng bỉnh cần thiết. Con ngựa chứng là con ngựa giỏi, vì không điều
khiển được nó nên người ta cho nó là “chứng” và ghét nó. Với con người cũng vậy !
Thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã đích thân sai ông Giôna đi lần thứ nhất: “Hãy đứng dậy, đi đến
Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết rằng sự gian ác của chúng đã lên thấu tới Ta” ( Gn 1,
1 ). Ông vội đứng dậy nhưng không đi theo lệnh mà lại trốn đi Tác-sít, tránh mặt Chúa. Ngang bướng
thật đấy ! Nhưng kể ra cũng “can đảm” vì dám cãi Thiên Lệnh. Khi đó, ông đã thể hiện tính dứt khoát.
Tàu chạy, bỗng dưng sóng gió ầm ầm, người ta gieo quẻ xem rơi trúng ai thì đó là kẻ gây tai họa. Quẻ
rơi trúng ông Giôna. Ông tá hỏa tam tinh, cảm thấy mình sai nên hối hận và bảo người ta ném ông
xuống biển. Con cá lớn nuốt ông trong bụng ba ngày rồi nhả ông lên bờ.
Sau đó, Chúa lại sai ông Giôna đi lần thứ
hai: “Hãy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn,
và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ
truyền cho ngươi” ( Gn 3:2 ). Lần này ông không
dám bất tuân nên đứng dậy và đi Ninivê theo
lệnh Đức Chúa. Kinh Thánh cho biết rằng Ninivê
là một thành phố cực kỳ rộng lớn, đi ngang qua
phải mất ba ngày đường. Ông Giôna bắt đầu vào
thành, đi một ngày đường và công bố: “Còn bốn
mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ” ( Gn 3, 4 ).
Dân Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh
ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ
nhỏ. Dân Ninivê thật là ngoan ngoãn, vừa biết
bảo nhau vừa biết phục thiện, vậy là diễm phúc
lắm ! ( Di tích thành Ninivê ở phía Bắc nước Iraq ngày nay )
Thật vậy, Thiên Chúa luôn giàu lòng thương xót, không muốn ai phải hư mất, luôn kiên nhẫn chờ
đợi các tội nhân hoán cải, nên khi Ngài “thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, Ngài hối
tiếc về tai họa Ngài đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, Ngài đã không giáng xuống nữa” ( Gn 3, 10 ).
Đây là niềm hy vọng cho mỗi chúng ta, dẫu có tội lỗi tới mức nào thì cũng hãy cứ tin tưởng,
đừng tuyệt vọng ! Thiên Chúa chỉ cần chúng ta chân thành sám hối, rồi mọi thứ cũng chỉ là “chuyện
nhỏ”, Ngài sẽ thứ tha hết. Thật vậy ư ?
Thật vậy, chắc chắn như thế, vì chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina: “Lòng
Thương Xót của Ta lớn hơn cả tội lỗi của con và cả nhân loại” ( Nhật Ký, số 1485 ). Biết như vậy không
phải để ỷ lại, mà để cố gắng củng cố Đức Tin yếu mềm của chúng ta.
Nói tin thì dễ, nhưng rất khó để thể hiện và sống đức tin. Là phàm nhân thì ai cũng thế thôi,
chẳng nói hay được. Tác giả Thánh Vịnh đã luôn phải cầu xin: “Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy
cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban
dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con. Sớm hôm con những cậy trông Ngài, bởi vì Ngài
nhân ái” ( Tv 25, 4-5 ).
Thật vậy, khi còn trẻ, mấy ai không đã từng sa ngã, mấy ai không phải khốn đốn đôi lần, chính
nhờ kinh nghiệm “xương máu” đó mà người ta mới nên khôn: “Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân
sâu Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời. Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến,
nhưng xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng” ( Tv 25, 6-7 ).
Ngựa non háu đá, người trẻ háo thắng, đó là chuyện thường tình. Thiên Chúa không chấp chúng
ta, nếu Ngài chấp tội thì chẳng ai được cứu rỗi ( Tv 130, 3 ), nhưng Ngài muốn chúng ta ăn năn thật
lòng, vì Ngài là Thiên Chúa của tình yêu, Thiên Chúa của lòng thương xót: “Chúa là Đấng nhân từ chính
trực, chỉ lối cho tội nhân, dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính, dạy cho biết đường lối của
Người” ( Tv 25, 8-9 ).
Ăn năn sám hối luôn là việc cấp bách, hành động cần thiết hàng ngày, không chỉ cần thiết trong
Mùa Vọng, Mùa Chay, dịp tĩnh tâm,... Thánh Phaolô nói: “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này:
9
thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy
làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ
hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi” ( 1Cr 7,
29-31 ). Thời gian là của Chúa, dù trẻ hay già thì cũng chẳng ai biết cuộc đời mình còn bao lâu. Có
người còn trẻ và đang khỏe mạnh bình thường, thế mà bất ngờ nghe tin người đó từ trần. Vui mà buồn,
buồn mà vui. Làn ranh rất mong manh, khó phân định rạch ròi.
Thánh Phaolô khuyên chúng ta sống mà đừng “chia trí” hoặc “nặng lòng” với những gì ở thế gian
này. Sống như vậy không có nghĩa là hờ hững, vô tâm, vô cảm, bất cần đời hoặc “dở hơi”, mà là ngoan
ngoãn vâng phục Thánh Ý Chúa. Đó là cách sống của người khôn ngoan: Khôn ngoan để không còn
bướng bỉnh, khôn ngoan để tỉnh thức, tỉnh thức mà chờ đợi Chúa đến – chính xác nhất là lúc Ngài đến
với cuộc đời riêng mình, lúc “tận thế” của cuộc đời mình, tức là lúc mình chết.
Trình thuật Mc 1, 14-20 đề cập “ngày tận thế”, điều đó nhắc nhở mỗi chúng ta ĐỪNG BƯỚNG
BỈNH, mà HÃY NGOAN NGOÃN. Trình thuật này cũng cho thấy sự ngoan ngoãn của hai cặp môn đệ
đầu tiên được Chúa Giêsu mời gọi đi theo Ngài.
Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Ngài
đã xác định: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào
Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ). Chắc chắn thời đại chúng ta đang sống là “thời kỳ cuối cùng”, chẳng bao giờ có
chuyện “đầu thai” kiếp khác. Chỉ có hai kiếp: Kiếp này và kiếp sau. Kiếp sau là vĩnh hằng, nhưng có hai
dạng: Hạnh phúc đời đời hoặc khốn nạn đời đời. Tuyệt đối không có dạng “lửng lơ con cá vàng” đâu !
Khi Chúa Giêsu đang đi dọc theo biển
hồ Galilê, Ngài thấy ông Simôn với người anh
là ông Anrê đang quăng lưới xuống biển, vì họ
làm nghề đánh cá. Ngài bảo họ: “Các anh hãy
theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những
kẻ lưới người như lưới cá”. Thánh Mátthêu nói
rõ: “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo
Người”. Hai anh em ngư dân này không hề
lưỡng lự, không tính toán chi. Đi là đi ngay, dù
đang phải lo kế sinh nhai. Động thái đó chứng
tỏ họ ngoan ngoãn chứ không bướng bỉnh
như ông Giôna xưa.
Một lúc sau, khi đi xa hơn một chút,
Ngài thấy hai anh em khác: Giacôbê và Gioan,
cả hai là con ông Dêbêđê. Hai anh em này
cũng là dân chài lưới, lúc đó Chúa Giêsu thấy
họ đang vá lưới ở trong thuyền. Ngài liền gọi họ. Và dù đang bận việc, họ bỏ cha mình ở lại trên thuyền
với những người làm công, rồi đi theo Ngài. Hai anh em này cũng rất dứt khoát, sẵn sàng đi ngay.
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết dứt khoát với mọi thứ, nhất là đối với tội lỗi,
không nặng lòng với bất cứ thứ gì, nhờ đó mà chúng con mới khả dĩ ngoan ngoãn sống đúng
theo Thánh Ý Ngài mọi nơi, mọi lúc. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ
chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
( * ) Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của ( xuất bản tại Sàigòn, 1895-1896 )
chữ “ngoan” được sắp vào loại chữ Nho ( để phân biệt với những từ thuộc loại chữ Nôm ) và giải nghĩa là
“cứng cỏi, ngu si, khôn khéo”. Chữ “ngoan” có nhiều nghĩa: Ngoan ma là chai sần ( nói về da thịt ); ngoan
ngạnh là cứng cỏi, chống báng; ngoan dân là dân khó trị; ngoan nhiên là tự nhiên như một cái cây, một
cục đá, không trau dồi; ngoan ngùy là khôn ngoan, nhơn lành; ngoan đạo là giữ đạo tốt, đạo đức. Trong
sách Giúp Đọc Nôm và Hán-Việt ( NXB Đà Nẵng và Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm, 2004 ), Lm Antôn
Trần Văn Kiệm phân biệt hai hình thức và ý nghĩa của chữ “ngoan”, ghép thành bởi chữ “nguyên” ( đầu
tiên, ban đầu, nguồn gốc ) và bộ “kiến” ( thấy, cái nhìn, quan điểm, bản sắc ).
Trong chữ Nho, ngoan là ngu: Ngoan độn là không biết gì; ngoan thạnh là vô tri, vô giác;
ngoan cố là khó bảo, cố giữ lập trường của mình dù biết là sai; ngoan địch là kẻ địch khó trị; ngoan
bì hoặc ngoan đồng là hay phá nghịch. Trong chữ Nôm, ngoan chỉ có nghĩa là dễ bảo ( ngoan đạo,
ngoan ngoãn ). Trường hợp chữ ngoan trong hai nghĩa mâu thuẫn nhau: [1] Ngoan trong chữ Nho là
bướng bỉnh, khó bảo, cứng đầu, ngu ngốc, tinh quái; [2] Ngoan trong chữ Nôm là thông minh, khôn
ngoan, dễ dạy. Những từ ngữ kiêm dụng được cả hai nghĩa này là ngoan cố ( khó bảo, cố chấp ) và
ngoan cường ( mạnh mẽ tự vệ, đề kháng mọi sự chi phối, đàn áp ).
10
Trong cách nhìn của kẻ chinh phục, kẻ ngoan cố giữ bản tính, bản chất, bản sắc của mình là
ngu ngốc, khó bảo, không vâng lời. Trong cái nhìn của kẻ tự vệ, không muốn bị đồng hoá, ngoan
cường mới là khôn ngoan, có giá trị, phải phát huy để sống còn mà không bị tha hoá, biến chất.
KHÓA "VUI SỐNG TIN MỪNG"
( Theo tinh thần Papa Phanxicô mời gọi
qua Tông Huấn EVANGELII GAUDIUM )
Đào tạo để làm gì ?
Đào tạo các Tông Đồ Môi Trường để hiện diện và Vui Sống Tin Mừng giữa lòng đời.
Đào tạo trong bao lâu ?
Khóa ngắn trong 5 buổi thứ hai hằng tuần, từ 19g đến 21g, tại Nhà Thờ DCCT Kỳ Đồng, Sàigòn.
Đào tạo những gì ?
- Biết hướng dẫn mọi người đọc Lời Chúa và cầu nguyện ngắn với Thầy Giêsu
- Biết kể chuyện Tin Mừng, giới thiệu Thầy Giêsu cho mọi người
- Biết tư vấn chọn lựa theo lương tâm Công Giáo trong các tình huống
- Biết trợ giúp cấp thời các trường hợp ngặt nghèo về tâm linh và thể lý
Đào tạo những ai ?
Dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ Xa Quê, thao
thức sống Đạo và muốn giúp người khác sống Đạo bằng cách Vui
Sống Tin Mừng với Thầy Giêsu.
Đào tạo để phục vụ những ai ?
Các bạn Tông Đồ Môi Trường sẽ phục vụ từng người, từng nhóm
nhỏ hai ba người, nhắm đến những ai cùng sống trong khu nhà trọ,
cùng học trong trường, cùng làm trong cơ quan, công ty, quán ăn,
hoặc bất ngờ gặp trong mọi khung cảnh sống khác nhau như: sân
Nhà Thờ, nhà thương, đường phố, xóm ngõ, xe đi đường dài, nơi các
trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm tình thương, cả các nhà giam...
Những người cần được phục vụ trước hết là những người đang
khủng hoảng, hoang mang, tuyệt vọng, bệnh tật nan y, đau khổ,
buông thả, mất lòng tin, bị phụ bạc, bị mất hướng…
Cần có những gì để phục vụ ?
- Sách Tân Ước và sách Kời Chúa trong Thánh Lễ
- Chuỗi Mai Khôi
- Danh sách các Mái Ấm, địa chỉ các bác sĩ và các phòng khám có
lương tâm
- Bản hướng dẫn để có thể tư vấn Bảo Vệ Sự Sống
- Bản danh sách các chuyện kể Tin Mừng ( phép lạ, dụ ngôn, gặp gỡ của Chúa Giêsu… )
Cần được nâng đỡ ra sao trong khi phục vụ ?
- Dự Thánh Lễ mỗi ngày ( sáng hoặc tối )
- Cầu nguyện riêng và ngắn, một mình, bất cứ lúc nào và ở đâu
- Cầu nguyện online mỗi tối với các bạn khác qua FB, Chat, Phone…
- Ghi lại lời cầu nguyện mỗi ngày dưới đạng một lá thư gửi Chúa Giêsu
- Gắn bó với một nhóm Công Giáo thân tín
- Lập thành từng tổ 3 bạn cùng điều kiện thuận lợi để phục vụ và gặp nhau thường xuyên
- Có được một Linh Mục, một Tu Sĩ đồng hành
- Viết nhật ký Vui Sống Tin Mừng và trao đổi với nhau qua FB
11
CÙNG VUI SỐNG
Sẽ đón nhận được những gì ?
Được gặp gỡ Thầy Giêsu, đón nhận sâu xa Niềm Vui Tin Mừng cho chính bản thân, cho gia đình mình,
cho Nhóm của mình, và cho mọi người mình gặp gỡ trong đời.
Châm ngôn nào để Vui Sống Tin Mừng ?
Theo tinh thần của Papa Phanxicô: Hãy là một Hội Thánh cùng với Thầy Giêsu "đi ra" ngoài đầu đường
xó chợ, đến tận những "vùng ven", "ngoại vi", "bên lề cuộc đời", cùng nhau làm thành những "nhà
thương dã chiến" ngay giữa cuộc sống còn quá nhiều niềm đau và nỗi buồn này.
Chương trình Vui Sống Tin Mừng ra sao ?
Gặp gỡ Thầy Giêsu với 5 đặc nét thân thương bình dị:
1. Một Đấng ta có thể tìm đến trò chuyện và lắng nghe
Ngỏ Lời: "Hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề…" ( Mt 11, 28 – 30 )
Sự kiện: Thầy Giêsu trên đường về Emmau với hai môn đệ ( Lc 24, 13 – 35 )
Câu chuyện: Ở làng Bêthania với hai chị em Mácta và Maria ( Lc 10, 38 – 42 )
2. Một Đấng soi sáng và hướng dẫn lương tâm của ta
Ngỏ Lời: "Ai tin vào tôi thì không ở lại trong bóng tối" ( Ga 12, 46 )
Sự kiện: Thầy Giêsu gặp người hành khất mù Bartimê ở Giêrikhô ( Mc 10, 46 – 52 )
Câu chuyện: Dụ ngôn về cuộc phán xét chung ( Mt 25, 34 – 40 )
3. Một Đấng giúp ta sống vui và hữu ích
Ngỏ Lời: "Chính anh em là muối cho đời… Anh em là ánh sáng cho trần gian" ( Mt 5, 13 – 16 )
Sự kiện: Thầy Giêsu gặp anh thanh niên giàu có miền Giuđê ( Mc 10, 17 – 22 )
Câu chuyện: Những ví dụ về Thiên Chúa quan phòng ( Mt 6, 25 – 34 )
4. Một Đấng sẵn sàng tha thứ và chữa lành ta
Ngỏ Lời: "Tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8, 11 )
Sự kiện: Thầy Giêsu gặp ông Dakêu trên đường đi Giêrikhô ( Ga 19, 1 – 10 )
Câu chuyện: Dụ ngôn con chiên bị lạc và đồng bạc bị mất ( Lc 15, 4 – 10 )
5. Một Đấng đón ta vào Ngôi Nhà tự do và yêu thương
Ngỏ Lời: "Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy" ( Ga 14, 23 )
Sự kiện: Thầy Giêsu hứa với anh tử tội trên đồi Gôngôtha ( Lc 23, 42 – 43 )
Câu chuyện: Dụ ngôn một Gia Đình yêu thương ( Lc 15, 11 – 32 )
KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG
Buổi thứ nhất – Thứ hai 12.1.2015 tại Nhà Thờ DCCT Kỳ Đồng
1. KHỞI ĐỘNG:
Hôm nay nguyện cầu cùng vui đón Giêsu,
Mai đây lên đường cùng vui sống Tin Mừng.
Bình an cho khắp muôn phương mọi nơi,
Có Chúa trong đời hát lên niềm vui ( 2 lần để kết ).
2. QUÀ TẶNG:
Cùng nhau tìm nhận Quà Tặng của Thầy Giêsu trong Tin Mừng
Mt 11, 28 – 30: "Hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề…"
Nói với nhau về Thầy Giêsu:
Các bạn thân mến, chúng ta là những kẻ vất vả mang gánh
nặng nề, hãy đến cùng Thầy Giêsu, Thầy Giêsu sẽ cho
chúng ta được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Chúng ta hãy mang
lấy ách của Thầy Giêsu, và hãy học với Thầy Giêsu, vì
Thầy Giêsu có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn
chúng ta sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy Giêsu
êm ái, và gánh Thầy Giêsu nhẹ nhàng.
12
Cùng nhau nói với Thầy Giêsu:
Kính thưa Thầy Giêsu, chúng con là những kẻ vất vả mang gánh nặng nề, chúng con xin đến
cùng Thầy Giêsu, chúng con tin Thầy Giêsu sẽ cho chúng con được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Chúng
con xin được mang lấy ách của Thầy Giêsu, và xin được học với Thầy Giêsu, vì chỉ có Thầy
Giêsu mới có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn chúng con sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.
Vì ách của Thầy Giêsu thì êm ái, và gánh của Thầy Giêsu thì nhẹ nhàng.
3. XÁC TÍN:
Hãy đến với Thầy Giêsu. Thầy Giêsu là Đấng chúng ta có thể trò chuyện và lắng nghe.
Kinh nghiệm của hai môn đệ về làng Emmau ( Lc 24, 13 – 35 )
Kinh nghiệm của hai chị em ở nhà Bêthania ( Lc 10, 38 – 42 )
4. HÀNH TRANG:
Hãy luôn mang theo sách Tân Ước bên mình, trong giỏ xách, balô, cốp xe, trên bàn làm việc, đầu
giường nằm, cài đặt trong máy tính.
Hãy luôn mang theo sách Tân Ước ( nếu được có thêm sách "Lời Chúa trong Thánh Lễ" ) khi đến Nhà
Thờ hiệp ý dâng Thánh Lễ.
Hãy tập cách thức mở tìm một câu Lời Chúa trong sách Tân Ước ( Học thuộc chuỗi mật mã 14 thư của
Phaolô: Rô Cô Cô – Ga Ê Phi – Côn Tét Tét – Tim Tim Ti Phi Do )
5. THỰC TẬP:
Xin điểm số từ 1 đến 12, làm thành một nhóm 12 Môn Đệ của Thầy Giêsu. Tìm một góc nhỏ trong Nhà
Thờ, ngoài sân, trước hang đá Đức Mẹ… để cùng mở đọc Tin Mừng và cầu nguyện. Có thể lấy các
đoạn Tin Mừng sau đây của Mátthêu để thực tập nói với nhau và nói với Thầy Giêsu: Mt 5, 13 – 16; Mt
5, 38 – 42; Mt 5, 43 – 48; Mt 6, 25 – 34; Mt 7, 1 – 5; Mt 7, 7 – 11…
6. VUI SỐNG:
Trong tuần này, từ hôm nay đến thứ hai tuần sau, cố gắng hết sức chứ không bắt buộc:
- Đến gặp Chúa trong Thánh Lễ mỗi ngày tại đây hay bất cứ Nhà Thờ nào, nhớ mang theo sách Tân
Ước, tốt nhất là có được sách "Lời Chúa trong Thánh Lễ".
- Buổi tối trước khi đi nghỉ, tìm mở đoạn thư Phaolô gửi tín hữu ở Côlôxê và trò chuyện với Thầy Giêsu
theo cách đã thực tập hôm nay: Cl 3, 12 – 15.
- Tìm dịp thuận tiện để kể lại cho một người quen, một nhóm bạn quen của mình, câu chuyện Tin Mừng
về hai chị em Martha và Maria đã gặp gỡ trò chuyện với Thầy Giêsu ở nhà Bêthania ( Lc 10, 38 – 42 ).
KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG
Buổi thứ nhì – Thứ hai 19.1.2015 tại Nhà Thờ DCCT Kỳ Đồng
1. KHỞI ĐỘNG:
Hôm nay nguyện cầu cùng vui đón Giêsu,
Mai đây lên đường cùng vui sống Tin Mừng.
Bình an cho khắp muôn phương mọi nơi,
Có Chúa trong đời hát lên niềm vui ( 2 lần để
kết ).
2. QUÀ TẶNG:
Cùng nhau đón lấy Quà Tặng của Thầy Giêsu
trong Tin Mừng theo Thánh Gioan ( Ga 1, 4 –
9; 3, 19 – 21; 8, 12; 12, 46 ):
1:4 Điều đã được tạo thành ở nơi Người
là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho
nhân loại. 1:5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
1:9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.
13
3:19 Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ
làm đều xấu xa. 3:20 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng,
để các việc họ làm khỏi bị chê trách. 3:21 Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng,
để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."
8:12 "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được
ánh sáng đem lại sự sống."
12:46 Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối.
3. XÁC TÍN:
Hãy đến với Thầy Giêsu. Thầy Giêsu là Đấng soi sáng và hướng dẫn lương tâm của chúng ta.
Thầy Giêsu chữa lành cả thể xác lẫn tâm hồn cho người hành khất mù Bartimê ở Giêrikhô. Anh đã nhìn
thấy được và đi theo Thầy Giêsu trên con đường Người đi ( Mc 10, 46 – 52 ).
4. HÀNH TRANG:
Hãy luôn mang theo sách Tân Ước bên mình, và tâm niệm đó là ánh sáng soi dẫn cho mình khi phải đối
đầu với bóng tối của cuộc đời.
Hãy mở toàn bộ Tin Mừng theo Thánh Gioan và vừa đọc lướt vừa đếm xem có bao nhiêu từ "ánh sáng"
và từ "bóng tối" được dùng.
Hãy ngồi thanh thản bình an trước một ngọn nến sáng và thầm cầu nguyện. Hát: "Thần Khí Thiên Chúa,
Ngài là ánh sáng đẩy lui tối tăm. Thần Khí Thiên Chúa, Ngài là sự thật giải thoát chúng con…"
5. THỰC TẬP:
Xin lập thành từng nhóm 3 người ngồi đứng thành hình tam giác. Người thứ nhất đọc chậm rãi một câu
Tin Mừng theo Thánh Gioan lấy ở phần Quà Tặng. Người thứ hai nhắm mắt nói: "Tôi đang có chuyện
buồn giận ( lo sợ, đau khổ, cô đơn, bệnh tật ), lòng tôi có quá nhiều bóng tối. Tôi đang bị mù lòa…"
Người kia bảo nhẹ nhàng: "Xin Thầy Giêsu đến và rọi ánh sáng vào lòng bạn, chữa lành bạn, giải thoát
bạn khỏi bóng tối…" Ba người lần lượt thay phiên giúp nhau như vậy.
6. VUI SỐNG:
Trong tuần này, từ hôm nay đến thứ hai tuần sau, cố gắng hết sức chứ không bắt buộc:
- Đến gặp Chúa trong Thánh Lễ mỗi ngày tại đây hay bất cứ Nhà Thờ nào, nhớ mang theo sách Tân
Ước, tốt nhất là có được sách "Lời Chúa trong Thánh Lễ".
- Buổi tối trước khi đi nghỉ, nhớ tìm mở đoạn Thư Phaolô gửi cho tín hữu ở cộng đoàn Êphêsô ( Ep 5, 8
– 20 ) và đọc thành một lời trò chuyện cầu nguyện với Thầy Giêsu theo cách thức đã học từ tuần trước.
- Tìm dịp thuận tiện để kể lại một cách sống động câu chuyện Tin Mừng về người hành khất mù Bartimê
đã được Thầy Giêsu chữa lành cả thể xác lẫn tâm hồn ( Mc 10, 46 – 52 ), cho một người thân trong
nhà, một người hàng xóm, một người làm việc chung, một nhóm bạn quen của mình, hoặc cho chính
người bạn trai ( bạn gái ) thân yêu của mình, đặc biệt lại là người khác niềm tin tôn giáo hoặc không có
thiện cảm với Công Giáo thì càng hay…
Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT ( Còn tiếp nhiều kỳ )
NHIỆM THỂ CHÚA KITÔ
Thần Học hiện nay cho rằng có ba mô hình Cứu Độ, một là Dĩ Giáo Hội Vi Trung, hai là Dĩ Đức
Kitô Vi Trung và ba là Dĩ Thiên Chúa Vi Trung.
Theo quan điểm Dĩ Giáo Hội Vi Trung, tức lấy Giáo Hội làm trung tâm điểm, thì… “Chỉ có một
mạc khải, một vị Cứu Tinh duy nhất và một tôn giáo đích thực. Ơn Cứu Độ vì vậy chỉ gặp thấy trong Đức
Kitô và ngang qua Giáo Hội của ngài. Giả sử chúng ta gặp thấy một phần mạc khải trong các tôn giáo
khác đi chăng nữa, nói cho cùng, mạc khải này không bao giờ đưa đến Ơn Cứu Độ. Suốt dọc nhiều thế
kỷ kết luận trên trở thành quá hiển nhiên và tất yếu dựa vào một số bản văn của Thánh Kinh và Thánh
14
CÙNG PHÂN TÍCH
Truyền. Lập trường cố cựu này được đúc kết qua một công thức đã trở thành cổ điển “Ngoài Giáo Hội
không thể có Ơn Cứu độ” ( Extra Ecclesiam nulla salus )”.
Trải qua hai mươi thế kỷ Giáo Hội vẫn coi mình là trung tâm điểm của Ơn Cứu Độ để rồi qua đó
hướng dẫn đời sống Đức Tin cho Dân Chúa. Thế nhưng quan điểm này gần đây đã bị Thần Học phi
bác, bởi cho rằng: “Đức Kitô vẫn luôn luôn là Đấng Cứu Độ định chế nhưng Ơn Cứu Độ của Ngài vượt
khỏi giới hạn chật hẹp của Giáo Hội hữu hình và của Kitô giáo. Nói cách khác, Đức Kitô luôn luôn là
Đấng Cứu Độ phổ quát. Tuy nhiên không nhất thiết bó buộc phải thuộc về Giáo Hội hữu hình để được
Ơn Cứu Độ. Một Thiên Chúa, một Đức Kitô… nhưng nhiều cách thế cứu độ khác nhau”.
Một khi đã nhìn nhận Kitô là Đấng Cứu Độ phổ quát thì tất nhiên Ơn Cứu Độ cũng phải phổ quát
nghĩa là dành cho hết thảy mọi người, không phân biệt người có hay không có tôn giáo.
“Trong mấy thập niên gần đây một số tác giả đã bước từ quan điểm lấy Đức Kitô làm trung tâm
để tiến tới chủ trương lấy Thiên Chúa làm trung tâm. Quan điểm này cũng thường được gọi là đa
nguyên tôn giáo; theo đó chỉ duy Thiên Chúa mới là trung tâm điểm của một tiến trình cứu độ nhiêu khê
và phức tạp khởi đi từ công cuộc sáng tạo ngang qua mầu nhiệm Nhập Thể và vẫn tiếp diễn cho đến
tận cùng lịch sử. Qua những ngả đường dị biệt ngoằn ngoèo chồng chéo nhau nữa, nhân loại đang lần
mò tiến về cùng một cứu cánh duy nhất”.
Lý do được đưa ra khiến Thần Học cần thay thế quan điểm lấy Kitô làm trung tâm điểm bằng
quan điểm lấy Thiên Chúa làm trung tâm điểm là bởi:
“Một cách sâu xa hơn đối với tri thức về Thiên Chúa, chúng ta chỉ có thể nhận thức được những
gì Ngài mạc khải cho ta trong một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó chứ không bao giờ có thể hiểu thấu
bản thể tự tại của Ngài. Do đó không thể phân tích các hình ảnh và phẩm tính khác nhau của Thiên
Chúa để đạt tới chân lý khách quan về Ngài. Nếu chỉ còn những ý tưởng, quan niệm hình ảnh và lý
tưởng tương đối về thực tại thần linh có khả năng dẫn đưa chúng ta tới chân lý siêu việt như vậy rõ rệt là
Kitô giáo rất khó biện minh cho vị thế độc đáo và tuyệt đối của mình trong lịch sử Cứu Độ. Và nếu lấy
Thiên Chúa làm trung tâm điểm Cứu Độ thì Đức Kitô không còn giá trị quy phạm và cũng chẳng còn tính
cứu độ phổ quát. Hệ luận tất nhiên là phải chấp nhận đa dạng về con đường Cứu Độ và cần xác định lại
vai trò trung gian Cứu Độ duy nhất của Đức Kitô” ( Nguồn Lamhong.Org 28.9.2014 – Gm. Phaolô
Nguyễn Thái Hợp – Vai trò của các tôn giáo trong chương trình Cứu Độ ).
Đúng như nhận định của Thần
Học, một khi đã lấy Thiên Chúa làm
trung tâm thì đương nhiên phải gạt bỏ
vai trò trung gian duy nhất của Đức
Kitô trong công trình Cứu Độ. Đang khi
đó Giáo Hội từ trước đến nay vẫn xác
tín về vai trò có tính trung gian duy
nhất: “Chỉ có một Đức Chúa Trời và
chỉ có một Đấng Trung Gian ở giữa
Đức Chúa Trời và loài người là Đức
Giêsu Kitô cũng là người” ( 1Tm 2, 5 ).
Xác tín Đức Kitô là Đấng
Trung Gian duy nhất là điều vô cùng
hệ trọng. Bởi có thể nói chính vì sự
xác tín ấy mới làm nên Giáo Hội và có
Giáo Hội thì mới có các Bí Tích nhất
là Bí Tích Thánh Thể. Ngược lại, phủ nhận vai trò trung gian Cứu Độ duy nhất của Đức Kitô thì Giáo Hội
không còn là Giáo Hội Tông Truyền do Chúa thiết lập. Tại sao ? Bởi vì Giáo Hội được lập ra chính là để
thực hiện con đường Cứu Độ là đường về với Chúa Cha: “Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không
ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ).
Đường Cứu Độ là đường về với Chúa Cha, hay nói cách khác, Đấng Cha chính là cứu cánh của
con đường Cứu Độ. Cứu cánh ấy chỉ có thể đạt được thông qua con đường trung gian Cứu Độ duy nhất
của Đức Kitô chứ hoàn toàn không phải như Thần Học nói đó là “những con đường dị biệt chồng chéo
và nhiều khi còn tương phản nhau nữa, nhân loại đang lần mò tiến về cùng một cứu cánh duy nhất”.
Cái gọi là cứu cánh duy nhất mà nhân loại đang lần mò tiến về ấy thuần túy chỉ là những ảo
tưởng. Có thể nói con người sống là sống trong và sống cho các ảo tưởng. Ảo tưởng ấy có thể là thời
vua Nghiêu vua Thuấn xa xôi nào đó, người ta sống hòa đồng với thiên nhiên và với nhau. Ảo tưởng ấy
cũng có thể là những tiêu chí của cách mạng Pháp 1789 gồm: Tự Do ( Liberté ) Bình Đẳng ( Égalité )
Bác Ái ( Fraternité ) và gần đây nhất là Thế Giới Đại Đồng Cộng Sản.
15
Ảo tưởng trước sau gì cũng chỉ là ảo tưởng, thế nhưng con người đâu có biết để rồi cứ tiến
hành hết cuộc cách mạng này đến cách mạng khác hòng thay đổi vận mạng của mình: Từ chỗ bị áp
bức bất công trở thành xã hội bình đẳng tự do. Từ chỗ đói khổ trở thành ấm no hạnh phúc v.v… Cách
mạng thì đương nhiên phải chấp nhận hy sinh gian khổ, phải đổ máu hàng triệu sinh linh, nhưng rồi
kết quả ra sao ? Cách Mạng Pháp 1789 sau những hỗn loạn cuồng nhiệt trong giai đoạn đầu, còn về
sau cho đến tận thời nay, ba tiêu chí Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái đó phải chăng vẫn chỉ là một thứ ảo
tưởng xa vời ? Cách mạng Bônsêvich 1917 với lời hứa tiến lên thế giới đại đồng không còn cảnh
người bóc lột người thì nay trong thế giới ấy người ta thấy chỉ toàn là dối trá bất công…
Tất cả những con đường của nhân loại dù mang danh cách mạng, tất yếu chỉ đưa đến thất vọng. Lý
do bởi vì ảo tưởng không bao giờ đưa đến Thực Tại là cái không tách lìa thế gian nhưng thế gian lại không
thể cảm nghiệm cũng như suy tưởng được, mặc dầu vậy, đây mới chính là cái mà các bậc thánh nhân đông
tây kim cổ hết lòng tìm kiếm. Bên trời Đông, Đức Khổng Phu Tử thành thật tin rằng ĐẠO ( Thực Tại ) ấy
là chí thiện chí mỹ và cho rằng hễ ai đã nghe ( biết ) được một lần rồi thì dẫu có chết cũng không uổng
một đời: “Triêu văn ĐẠO tịch tử khả hỹ” ( buổi sáng mà nghe được ĐẠO buổi tối dù có chết cũng cam –
Luận Ngữ ). Bên trời Tây Thánh Augustino khẩn nài: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con vì Chúa. Nên
tâm hồn con còn xao xuyến mãi cho tới khi được nghỉ yên nơi Chúa”.
Nguyên nhân sâu xa khiến con người cứ còn xao xuyến mãi như thế là vì tất cả chúng ta đều
được tạo dựng nên là Hình Ảnh của Thiên Chúa ( St 1, 26 ).
Được dựng nên là Hình Ảnh Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa nhưng con người bởi vô minh che
lấp nên đã không nhận biết được Sự Thật vô cùng cao cả ấy. Đức Kitô từ trời xuống thế cũng không
ngoài mục đích rao giảng Sự Thật: “Chúa Giêsu bèn phán cùng những người Do Thái đã tin Ngài rằng:
nếu các ngươi cứ ở trong đạo của ta thì thật là môn đệ Ta. Các ngươi sẽ biết Sự Thật và Sự Thật sẽ
giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31-32 ).
Chúa nói những ai muốn nhận biết Sự Thật thì phải ở trong đạo của Ngài và đạo ấy chính là Đạo
Công Giáo Tông Truyền do Ngài thiết lập. Chúa nói với Phêrô: “Simon con Giôna, ngươi thật có phước
vì chẳng phải thịt và huyết bày tỏ điều ấy cho ngươi đâu bèn là Cha Ta ở trên trời vậy. Còn Ta lại bảo
ngươi rằng, ngươi là Phêrô, Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên vầng đá này, cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thể
thắng được nó. Ta sẽ giao chìa khóa Nước Trời cho ngươi, hễ điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì trên
trời cũng cầm buộc. Hễ điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 16-20 ).
Chúa lập Giáo Hội chỉ trên một con người đồng thời trao trọn quyền bính cho con người ấy. Điều
này hẳn nhiên là phải có mục đích, vậy mục đích ấy là gì nếu chẳng phải là để bảo đảm cho việc nhận
biết Sự Thật Con Thiên Chúa ở nơi mỗi người ? Từ khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, tất cả Kitô hữu
chúng ta bất kể là Giáo Sĩ hay Giáo Dân đều có ơn gọi làm Con Chúa: “Chỉ có một thân thể, một Thánh
Linh, cũng như trong sự kêu gọi mình, mà anh em đã được gọi đến một Hy Vọng, một Chúa, một Đức
Tin, một Phép Rửa, một Đức Chúa Trời là Cha mọi người. Ngài vượt trên mọi người, suốt qua mọi
người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4-6 ).
Chỉ có một thân thể đó là Thân Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Trong thân này Chúa Kitô là đầu, còn hết
thảy Kitô Hữu đều là những chi thể của Ngài: “Ta là cây nho các ngươi là cành. Ai cứ Ở trong ta và Ta
Ở trong họ thì kết quả nhiều vì ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được. nếu ai chẳng cứ Ở trong Ta
thì bị ném ra như nhánh kia khô héo rồi người ta lượm lấy quăng vào lửa mà đốt đi” ( Ga 15, 5-6 ).
Cành phải gắn với thân mới được thông phần nhựa sống của thân. Cũng vậy, là Kitô Hữu,
chúng ta cần phải Ở trong Chúa mới có thể sinh hoa kết quả tức, có ơn phúc được. Để Ở trong Chúa
thì trước hết cần phải tin Ngài là Đấng Cứu Độ mình. Trải qua nhiều thế hệ, người Do Thái vẫn mong
chờ Đấng Mêsia Cứu Độ, nhưng khi Ngài đến, họ lại không tin: “Người Do Thái nhóm quanh Ngài mà
nói rằng: "Thầy để chúng tôi vơ vẩn cho đến chừng nào ? Nếu thầy là Đấng Kitô thì hãy nói tỏ tường
cho chúng tôi biết". Chúa Giêsu đáp: "Ta đã nói cho các ngươi mà các ngươi không tin. Những việc Ta
nhân danh Cha Ta mà làm đều làm chứng cho Ta. Nhưng các ngươi không tin Ta vì các ngươi chẳng
thuộc về đoàn chiên Ta. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo ta. Ta ban cho chúng
sự sống đời đời nó hẳn chẳng hư mất bao giờ. Chẳng ai có thể giựt nó khỏi tay Ta” ( Ga 10, 24-28 ).
Những người tin thì thuộc đoàn chiên của Chúa nhưng chiên thì phải nghe được tiếng của chủ
chiên. Có nghe được tiếng chủ chiên là Đức Kitô thì mới biết đường biết nẻo mà theo Ngài. Sở dĩ chúng
ta có thể nghe được tiếng Chúa bởi vì Chúa luôn Ở trong ta không một phút giây nào ngừng: “Về phần
anh em, há không biết rằng Chúa Giêsu Kitô ở trong anh em sao ?" ( 2Cr 13, 5 ). Qua Bí Tích Rửa Tội,
mỗi Kitô Hữu chúng ta từ vị Giáo Tông cao trọng đến các Tín Hữu bình thường đều có Chúa ở nơi
mình. Thế nhưng Đấng Chúa ấy chỉ như một cái mầm sống yếu ớt mỏng manh rất cần được chăm sóc
dưỡng nuôi mới có thể lớn lên được. Công việc chăm sóc dưỡng nuôi ấy tự thân mỗi người không một
ai có thể, nếu không có Giáo Hội. Thật vậy, Giáo Hội chính là Người Mẹ cưu mang sinh ra và dưỡng
16
nuôi chúng ta bằng ơn sủng của các Bí Tích. Giáo Hội mà không có các Bí Tích thì đó không phải là
Giáo Hội của Chúa Kitô tức Thân Mầu Nhiệm.
Dấu chứng rõ ràng nhất cho thấy Chúa Kitô hiện diện trong Giáo Hội đó là Bí Tích Thánh Thể
hay còn gọi là Bí Tích Tình Yêu. Ngay khi còn đương thời Chúa Giêsu đã nói lên tính chất khó tin của Bí
Tích này nhưng lại vô cùng cần thiết cho sự sống đời đời: “Ta là bánh của Sự Sống, tổ phụ các ngươi
đã ăn manna trong đồng vắng rồi cũng chết. Đây là bánh từ trời xuống hầu cho ai ăn đến thì chẳng chết.
Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Nếu ai ăn bánh ấy thì sẽ sống đời đời. Còn bánh mà Ta sẽ ban
cho vì sự sống của thế gian ấy là Thịt Ta". Bởi đó người Do Thái tranh luận với nhau rằng: người này
lấy thịt mình cho chúng ta ăn thế nào được ? Chúa Giêsu bèn phán cùng họ rằng: "Quả thật, quả thật,
Ta nói cùng các ngươi: nếu các ngươi không ăn Thịt của Con Người và uống Huyết của Người thì
chẳng có sự sống trong các ngươi” ( Ga 6, 48-53 ).
Đang khi còn sống trong thân xác mà Chúa Giêsu lại nói cần phải ăn Thịt và uống Máu Ngài để
có sự sống thì thật khó tin quá. Còn ngày nay về phần chúng ta, những chi thể của Chúa Kitô, chúng ta
có tin được lời ấy không ? Lời Chúa là lời hằng sống, một khi Chúa đã nói tin thì được sống, trái lại
không tin sẽ phải chết thì hẳn nhiên là phải đúng như vậy.
PHÙNG VĂN HÓA, 1.2015
BA QUY TẮC RAO GIẢNG GIỐNG NHƯ ĐỨC PHANXICÔ
Nhìn lại triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, tôi nghĩ đóng góp lớn nhất của ngài có lẽ là việc
ngài chỉ cho chúng ta cách loan báo Tin Mừng. Ngài dùng những từ đơn giản và những hình ảnh rung
động lòng người. Ngài là gương mẫu cho cách thế mà các Linh Mục nên thuyết giảng và cách thức mà
chúng ta có thể Phúc Âm Hoá – đó là, việc loan báo Lời Chúa. Ngài tuân thủ các nguyên tắc của một
bài giảng hay và một bài diễn văn hay, một số được liệt kê dưới đây:
NGẮN GỌN
Khả năng tiếp thu của tâm trí chúng ta cũng
bằng với khả năng ngồi một chỗ để lắng nghe. Sự
khúc chiết, ngắn gọn, gợi tôi nhớ về một Linh Mục
Giáo Phận Albany, New York, cha Michael Hogen,
vừa mới qua đời. Đây là một trong những bài giảng
hay nhất của cha. “Nếu hôm nay bạn nghe thấy
tiếng Chúa, đừng cứng lòng. Nếu hôm nay bạn
không nghe thấy tiếng Chúa, bạn nên tự hỏi chính
mình tại sao không”. Cũng giống như các bài giảng
mẫu mực khác, nó dựa trên đoạn Thánh Vịnh Đáp
Ca 95 quen thuộc trong Kinh Thánh nhưng nó ngắn
gọn vừa đủ cho người ta ghi nhớ và mỗi khi nghe
những câu Thánh Vịnh, họ sẽ nhớ lại bài giảng đó.
Đây là điều đáng suy nghĩ.
THÍCH HỢP
Trong một văn kiện về rao giảng năm 2012 của mình, Hội Đồng Giám Hoa Kỳ lưu ý rằng có thể
tạo ra sự gần gũi bằng việc lấy ví dụ từ sinh hoạt văn hóa đương thời bao gồm TV, đài phát thanh, âm
nhạc. Có thể bạn sẽ trở thành một người chuẩn mực khi nói rằng bạn không bao giờ xem TV bởi vì
chẳng có gì đáng xem, nhưng thực tế là hàng triệu người xem TV mỗi ngày.
Có một chương trình truyền hình hiện đang phổ biến – bộ phim “Big Bang Theory” ( Thuyết Vụ
Nổ Lớn ). Nhân vật chính là một người khôi hài, quan tâm đến bản thân quá mức – một hình tượng mà
chúng ta không mong muốn trở thành. Anh ta cũng là một trong tập hợp những người trẻ lập dị, và cùng
với anh chàng nhân vật chính, họ là những người vật lộn với chính bản thân mình.
Đó là những gì chúng ta phải đối mặt trong cộng đoàn Kitô hữu. Tôi biết một vị mục tử thường
lấy ví dụ từ bộ truyện tranh “Calvin và Hobbs”. Khi vị mục tử này bước vào Nhà Thờ, chúng tôi tự hỏi
không biết chúng tôi đã đọc bộ truyện mà ngài sắp trích dẫn chưa. Khi chúng tôi đọc những đoạn truyện
tranh trong tuần tới, chúng tôi sẽ tìm ra được những ý nghĩa mới, bởi chúng tôi đã được ngài nhắc nhở
kiếm tìm giá trị tôn giáo ngay tại những nơi không bình thường như thế.
17
CÙNG NHẬN ĐỊNH
ĐEM KINH THÁNH VÀO CUỘC SỐNG
Có hai bài giảng Lễ thường nhật khiến tôi suy nghĩ về thông điệp được trình bày qua những câu
chuyện đơn giản trong bài đọc của những ngày đó. Một là câu chuyện về năm chiếc bánh và hai con cá.
Vị Linh Mục nói: Chúa Giêsu có thể làm ra vừa đủ bánh và cá mà không có những phần dư thừa cho
nên thông điệp ẩn sau đó nói rằng tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn tràn đầy cho chúng ta.
Một bài giảng khác kể chuyện một Linh Mục lạc mất con mèo của mình trong cánh rừng. Ngài
đang ở trong một ngôi nhà ở vùng quê và con mèo hoảng sợ bởi vì có một con chó lại gần. Vị Linh Mục
lôi cuốn chúng tôi với câu chuyện kể về những cố gắng của ngài để dỗ con mèo quay lại. Cuối cùng
ngài mua một chiếc mở đồ hộp bằng điện và mở một hộp thức ăn cho mèo ra. Con mèo quay trở lại và
chúng tôi thở phào nhẹ nhõm.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, câu chuyện giải thích ý nghĩa của câu chuyện về một phụ nữ mất
một đồng xu rất giá trị với bà đến mức bà lục tung nhà lên để tìm nó. Những người khác có thể không
quan tâm, nhưng đồng xu đó, có lẽ chỉ là một xu, rất có ý nghĩa với bà khiến tình cảm bà trở khích động
như vậy. Thông điệp đó nói với chúng ta rằng chúng cũng cần mang trong mình sức mạnh đó để tìm
kiếm những món quà, những đồng xu mà Chúa Giêsu đã trao tặng cho chúng ta trong cuộc sống.
Tòa Thánh mới đưa ra một hướng dẫn về việc rao giảng. Các Giám Mục Hoa Kỳ đang nghĩ về
việc xuất bản tài liệu đó bằng tiếng Anh. Đây sẽ là một điều tốt đẹp tiếp nối sự ra mắt tài liệu của các
giám mục về rao giảng được phê chuẩn năm 2012.
Các bài giảng quan trọng như thế nào ? Nghiên cứu về các Giáo Xứ của Trung tâm Nghiên
Cứu Ứng Dụng về Công Việc Tông Đồ, đặt trụ sở tại Đại Học Georgetown chỉ ra tỉ lệ hơn 6 trên 10
người ( 63% ) quan tâm đến phẩm chất của bài giảng khi họ chọn nơi tham dự Thánh Lễ. Điều này
quan trọng hơn nhiều so với phẩm chất âm nhạc của Giáo Xứ và chỉ kém quan trọng hơn một chút so
với tình cộng đoàn và sự chào đón họ cảm nhận được khi đến Nhà Thờ.
Chúng ta có thể tìm hiểu chỉ dẫn của Vatican và các tài liệu của Giám Mục Hoa Kỳ về sự rao
giảng, nhưng chúng ta giờ đây có thể dễ dàng tìm thấy những hướng dẫn thú vị cho sự thành công của
việc rao giảng và công cuộc Phúc Âm Hóa khi theo dõi và lắng nghe Đức Thánh Cha Phanxicô. Mỗi
ngày Ngài đều cho chúng ta thấy cách loan báo Lời Chúa.
MARY ANN WALSH, PATON BONE
Bản chuyển ngữ của Jospeh C. Pham
từ L’OSSERVATORE ROMANO, 16.1.2015
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
1. Đức Thánh Cha đã về tới Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại Roma sau chuyến tông du kéo dài một tuần của ngài tới Sri
Lanka và sau đó là Philippines. Ngài đã đến sân bay Ciampino của Roma vào lúc 5g40 chiều thứ hai.
Như thông lệ sau các chuyến tông du quốc tế, ngay sau khi xuống sân bay, Đức Thánh Cha đã đến Đền
Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn trước khi trở về Vatican.
Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã cất cánh từ sân bay Manila trong một chuyến bay gần 15
tiếng đồng hồ vào sáng sớm thứ hai, khi hàng trăm ngàn người Philippines xếp hàng trên đường phố
thủ đô để mong gặp Đức Giáo Hoàng một lần nữa.
Máy bay đã bay qua không phận Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Bạch Nga, Ba Lan, Tiệp, Áo,
Slovenia trước khi vào lãnh thổ Ý. Đường bay này dài hơn bình thường để tránh không bay ngang qua
Ukraine nơi một chiếc may của hãng hàng không Air Malaysia đã bị bắn rơi hôm 17.7.2014. Đức Thánh
Cha đã gởi điện chào thăm các vị nguyên thủ các quốc gia khi bay ngang bầu trời các nước.
Trong chuyến thăm ba ngày tới quốc gia Công Giáo lớn nhất Châu Á, Đức Giáo Hoàng đã chiếm
được con tim của người Philippines khi ngài đến thăm các thành phố Tacloban và Palo để an ủi các nạn
nhân của trận bão Hải Yến xảy ra hồi tháng 11 năm 2013. Mặc dù thời tiết xấu, mưa nặng hạt, hơn 6
triệu người đã có mặt trong Thánh Lễ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng tại Công viên Rizal của thủ đô
Manila vào ngày Chúa Nhật 18.1.2015.
2. Buổi triều yết chung thứ tư tại Roma
Đức Thánh Cha đã tái tục các hoạt động thường lệ của ngài với buổi triều yết chung bên trong
Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục vào lúc 10g30 sáng thứ tư 21.1.2015
18
CÙNG THÔNG TIN
Ngài đã nhắc lại các chủ đề ở Sri Lanka và Philippines, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của
gia đình trong xã hội. Đức Thánh Cha xúc động vì những bậc cha mẹ ở Philippines có thể mô tả con cái
của họ là "món quà từ Thiên Chúa." Ngài nhận xét rằng sự nghèo nàn không phải là hệ quả tất yếu khi
có đông con, nhưng vì các mô hình kinh tế bất công đặt tiền bạc trước khi tất cả mọi thứ khác.
Nhắc đến Sri Lanka, Đức Thánh Cha nói: “Sri Lanka vẫn còn bị ảnh hưởng của một cuộc nội
chiến kéo dài. Trong cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo tôn giáo tôi đưa ra đề nghị rằng chúng ta làm
việc cùng nhau như những tác nhân đem lại chữa lành, hòa bình và hòa giải.” Hàng trăm nhà sư Sri
Lanka đã đến nghe Đức Thánh Cha nói về khoan dung tôn giáo hôm thứ ba 13.1.2015.
3. Nhận định của hàng giáo phẩm Philippines về chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Lúc 9g15 sáng thứ Hai, Đức Thánh
Cha đã rời Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô
Manila để đáp máy bay trở lại Vatican. Hàng
trăm ngàn người Philippines đã xếp hàng trên
đường phố thủ đô để mong gặp Đức Giáo
Hoàng một lần nữa.
Tại một cuộc họp báo sau khi máy bay
chở Đức Thánh Cha cất cánh, Đức Hồng Y
Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila,
nói tất cả mọi người ở Philippines "giờ đây
ngập tràn lòng hân hoan biết ơn Thiên Chúa"
vì chuyến tông du này, và đã được Đức
Thánh Cha "thách thức" đối mặt với những
vấn đề chẳng hạn như sự bất bình đẳng trong
cả nước. "Các Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân, tất
cả chúng tôi đã nhận được những thông điệp rất rõ ràng." Đức Hồng Y Tagle nói. "Chúng tôi sẽ kêu gọi
tất cả mọi người biến những thông điệp này thành hành động."
Đức Hồng Y nói thêm rằng thông điệp của Đức Thánh Cha về thu hẹp khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo là một thông điệp "không chỉ cho các Kitô hữu nhưng cho tất cả mọi người." Đức
Hồng Y Tagle cũng cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một thách thức văn hóa là đừng mù
quáng chấp nhận mọi sự mới lạ. "Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha cũng mời gọi chúng ta phải sáng suốt
và phải có sự phê phán. Không phải tất cả mọi thứ mới đều đương nhiên là tốt đâu. Ở đây tôi nghĩ rằng
chúng ta cần chú ý đến linh đạo Kitô giáo về khả năng phân định. Làm thế nào để chúng ta đắm mình
trong thế giới của Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện, trong giáo lý của Giáo Hội, và với nguồn mạch sâu
xa này đương đầu với những thay đổi trên thế giới ?"
Đức Hồng Y Tagle nói rằng khi nói chuyện riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng
thường lặp đi lặp lại rằng lòng đạo đức bình dân là một nền tảng vững chắc của các tín hữu Kitô. Đức
Hồng Y Tagle nói: "Ngài nói rằng chính đức tin đơn sơ là điều giúp cho mọi người sống sót qua những
thay đổi trong xã hội".
Đức Giám Mục Mylo Vergara, người đứng đầu Ủy ban Truyền Thông của các Giám Mục
Philippines, nói rằng chuyến đi đầy bất ngờ. "Anh chị em đã chứng kiến là Đức Giáo Hoàng đã không
đọc những bài giảng được chuẩn bị sẵn," Đức Cha Vergara nói. Ngài gọi đó là "bài giảng của con tim".
Đức Cha Vergara cũng đề cập đến sự kiện diễn ra hôm thứ bảy tại Tacloban, khi cơn bão nhiệt
đới Amang tràn vào khu vực này. "Tôi nghĩ đó cũng là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng mặc một chiếc áo
mưa khi cử hành Thánh Lễ".
Trong cuộc họp báo, các Giám Mục cũng khẳng định rằng các vị đã mời Đức Thánh Cha
Phanxicô trở lại Philippines vào năm tới trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Cebu.
4. Nhận định của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, về chuyến tông du Philippines
Sau Thánh Lễ chiều Chúa Nhật 18.1.2015 tại công viên Rizal của thủ đô Manila, Cha Federico
Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo dành cho các ký giả tường thuật
chuyến tông du Philippines của Đức Thánh Cha về tác động của chuyến đi này.
Khía cạnh đầu tiên cha Lombardi muốn nhấn mạnh là những con số rất lớn những người tham
dự các biến cố với Đức Giáo Hoàng. Ngài nhìn thấy "những kỳ vọng lớn lao và mong muốn mãnh liệt
được hiện diện bên cạnh Đức Giáo Hoàng". Điều đó cho thấy người Philippines có một cảm xúc tôn
giáo rất mạnh.
Khía cạnh thứ hai là Đức Giáo Hoàng đã công bố Tin Mừng một cách chú tâm đặc biệt đến sự
nhạy cảm của người dân địa phương. Ngài nhấn mạnh đến những giọt nước mắt và sự than khóc là
19
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638
Ephata 638

More Related Content

What's hot

Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
Vu Mai JMV
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
Vu Mai JMV
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
Vu Mai JMV
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
Vu Mai JMV
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
Vu Mai JMV
 
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES - TẬP 3
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES - TẬP 3LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES - TẬP 3
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES - TẬP 3
Chiến Thắng Bản Thân
 
Tro lai thien duong
Tro lai thien duongTro lai thien duong
Tro lai thien duong
Vui Lên Bạn Nhé
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
co_doc_nhan
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
Vu Mai JMV
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
Vu Mai JMV
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
Vu Mai JMV
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
Vu Mai JMV
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
Lm.Lê Ngọc Thanh
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
Vu Mai JMV
 
So 163
So 163So 163
So 163
HuynhHungDN
 
So 148
So 148So 148
So 148
HuynhHungDN
 
So 183
So 183So 183
So 183
HuynhHungDN
 
Notes fb compressed
Notes  fb compressedNotes  fb compressed
Notes fb compressed
Eva Do
 
Lich su mot so bai thanh ca
Lich su mot so bai thanh caLich su mot so bai thanh ca
Lich su mot so bai thanh ca
co_doc_nhan
 
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
Đặng Phương Nam
 

What's hot (20)

Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES - TẬP 3
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES - TẬP 3LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES - TẬP 3
LỜI TIÊN TRI NÚI ANDES - TẬP 3
 
Tro lai thien duong
Tro lai thien duongTro lai thien duong
Tro lai thien duong
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
So 163
So 163So 163
So 163
 
So 148
So 148So 148
So 148
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Notes fb compressed
Notes  fb compressedNotes  fb compressed
Notes fb compressed
 
Lich su mot so bai thanh ca
Lich su mot so bai thanh caLich su mot so bai thanh ca
Lich su mot so bai thanh ca
 
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư   thuật nói chuyện
[Sách] Xử thế trí tuệ toàn thư thuật nói chuyện
 

Similar to Ephata 638

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie MackenzieTRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
vinhbinh2010
 
Narcisse va goldmund hermann hesse
Narcisse va goldmund   hermann hesseNarcisse va goldmund   hermann hesse
Narcisse va goldmund hermann hesseHoa Bien
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
Vu Mai JMV
 
Luân hồi du kí
Luân hồi du kíLuân hồi du kí
Luân hồi du kí
Chiến Thắng Bản Thân
 
Thuat can dam_0_e5f0437
Thuat can dam_0_e5f0437Thuat can dam_0_e5f0437
Thuat can dam_0_e5f0437
khosachdientu2015
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
Đan Giang
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
Vu Mai JMV
 
Doc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tamDoc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tam
hangnguyenhn
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
TOAN Kieu Bao
 
Ephata 607
Ephata 607Ephata 607
Ephata 607
Vu Mai JMV
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
Chiến Thắng Bản Thân
 
Vao thien
Vao thienVao thien
Vao thien
KhungK
 
Kinh Kim Cuong - Osho (2).pdf
Kinh Kim Cuong - Osho (2).pdfKinh Kim Cuong - Osho (2).pdf
Kinh Kim Cuong - Osho (2).pdf
Duong Nhật
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Phật Ngôn
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuHung Duong
 
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Naymedom
 
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichKinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichVu Duc Nguyen
 
Milarepa Con Người Siêu Việt
Milarepa Con Người Siêu ViệtMilarepa Con Người Siêu Việt
Milarepa Con Người Siêu Việt
Chiến Thắng Bản Thân
 

Similar to Ephata 638 (20)

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie MackenzieTRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
 
Narcisse va goldmund hermann hesse
Narcisse va goldmund   hermann hesseNarcisse va goldmund   hermann hesse
Narcisse va goldmund hermann hesse
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Nop
NopNop
Nop
 
Luân hồi du kí
Luân hồi du kíLuân hồi du kí
Luân hồi du kí
 
Thuat can dam_0_e5f0437
Thuat can dam_0_e5f0437Thuat can dam_0_e5f0437
Thuat can dam_0_e5f0437
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Doc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tamDoc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tam
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Ephata 607
Ephata 607Ephata 607
Ephata 607
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
Vao thien
Vao thienVao thien
Vao thien
 
Kinh Kim Cuong - Osho (2).pdf
Kinh Kim Cuong - Osho (2).pdfKinh Kim Cuong - Osho (2).pdf
Kinh Kim Cuong - Osho (2).pdf
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
 
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
 
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichKinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
 
Milarepa Con Người Siêu Việt
Milarepa Con Người Siêu ViệtMilarepa Con Người Siêu Việt
Milarepa Con Người Siêu Việt
 

More from Vu Mai JMV

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
Vu Mai JMV
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
Vu Mai JMV
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
Vu Mai JMV
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
Vu Mai JMV
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
Vu Mai JMV
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
Vu Mai JMV
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
Vu Mai JMV
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
Vu Mai JMV
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
Vu Mai JMV
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
Vu Mai JMV
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
Vu Mai JMV
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
Vu Mai JMV
 

More from Vu Mai JMV (12)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 

Ephata 638

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com TIẾNG AI GỌI MỜI Trong mấy ngày qua tôi có dịp tiếp xúc với một chuyên viên về gỗ, anh còn rất trẻ nhưng lặn lội trong nghề gỗ “từ trong nôi”. Qua anh tôi học được nhiều điều, những tiến bộ trong công nghệ sấy và tẩm gỗ, tôi lạ lẫm và say mê nghe anh nói, kiến thức tôi có được khi ngồi trên ghế nhà trường từ hơn 40 năm trước về công nghệ gỗ bỗng bị anh bỏ xa tắp tít mù khơi. Tôi như bị choáng ngợp khi được anh mời vào thăm xưởng gỗ của anh, đi mỏi chân và khá mệt vì leo trèo qua các súc gỗ to vạm vỡ đường kính có đến trên dưới 2 mét. Cái lò sấy gỗ to đùng như một công xưởng lớn mà chúng ta chỉ thấy qua các hình ảnh ở các khu công nghiệp nước ngoài. Anh giới thiệu với tôi về tính năng của một vài loại gỗ, tính cơ lý thể hiện qua độ dai, độ dòn, tính hóa học thể hiện qua khả năng chống mối mọt, tính cấu tạo thể hiện qua độ rỗng của thớ gỗ, và với các công cụ kỹ thuật anh đo độ ẩm trên từng súc gỗ đã sấy, kéo dài qua thời gian… Anh nói về Phượng tím Châu Phi, anh phân biệt Lim Lào, Lim Indonesia, Lim Châu Phi khác nhau thế nào, ảnh hưởng của núi lửa trên các tính năng của gỗ ra sao, tại sao Lim Châu Phi lại tốt hơn Lim Indonesia… Anh tiếp tục nói về các loại gỗ ưu việt từ rừng Amazone, Surinam, những chuyến hàng chuyển về từ những nơi xa lạ. Ngồi nghe anh nói tôi bị cuốn hút vào một thế giới khoa học kỹ thuật đầy hấp dẫn, những tiếng trống bập bùng vang vang trong các cánh rừng Châu Phi, những cánh rừng Nam Mỹ bạt ngàn gỗ ẩn hiện trong mắt tôi. Những người anh em da đen. da đỏ cao lòng khòng nhảy múa trong trái tim tôi. Từ lâu rồi tôi biết về một con người, một người anh em của chúng tôi dấn thân và phục vụ trong những rừng già âm u ấy. Chân Phúc Phêrô Donders, DCCT. Chân Phúc Phêrô Donders sinh tại Hà Lan năm 1809. Năm 1841 ngài thụ phong Linh Mục, ngay năm sau, 1842 ngài sang Surinam thuộc Nam Mỹ để thi hành sứ vụ. Từ công việc làm tuyên úy cho người da trắng, cảm thương tình trạng nô lệ của người da đỏ, ngài đứng về phía người bản địa rồi trở thành kẻ thù của chính người đồng hương da trắng. Công cuộc đấu tranh cho người da đỏ bị bóc lột đẩy ngài ngày một xa dần phố thị để đi mãi vào rừng sâu. Mười năm cuối đời ngài sống trong một khu rừng quy tụ những người bản địa bị bệnh phong cùi, ngài yêu thương phục vụ họ và ngài đã qua đời tại đó ngày 14 tháng 1 năm 1887, Batavia là địa danh cuối cùng trong đời ngài. Phêrô Donders đã không chọn cho mình sự sung sướng, chăn êm nệm ấm, Phêrô Donders đã không tìm cho mình sự an toàn cá nhân và sự thăng tiến phẩm trật, nhưng Tin Mừng đã thôi thúc và đầy Phêrô Donders về phía người bị bóc lột, người bị coi khinh, người bị ruồng rẫy. Hẳn rằng ngài đã bị dằn vặt rất nhiều khi chọn lựa hướng dấn thân này, ngài phải vượt chính cá nhân mình và vượt qua cả những cản ngại của anh em cùng là Giáo Sĩ, vượt qua cả những âu lo, những ngăn cản “vì sự an toàn" của ngài và của anh em khác, vì công cuộc của Giáo Hội, vì sự nghiệp của người da trắng… Chắc hẳn ngài đã băn khoăn rất nhiều khi dã từ những sinh hoạt khá tiện nghi để đi dần vào rừng sâu, lang thang cùng những con người bị bách hại. NĂM THỨ 15 – SỐ 638 – CHÚA NHẬT 25.1.2015
  • 2. Phêrô Donders đã chọn Tin Mừng để dấn thân chứ không chọn công việc để hoạt động, và vì Tin Mừng gắn chặt với người nghèo, người bị bỏ rơi nên Donders không còn con đường nào khác ngoài con đường “theo chân” người bị bỏ rơi người nghèo mà sống. Thật cụ thể thiết thực, không lý thuyết xuông, không hô khẩu hiệu, không nói thuộc lòng những câu văn hoa mỹ để lòe bịp người nghe, ru ngủ người nghe, Donders dấn thân thức sự và chấp nhận thập giá trong cuộc đời mình. uyến “xuất hành” của Donders vào rừng sâu là chuyến xuất hành theo chân chuyến “xuất hành” của An Phong vào Scala. Nhìn vào lịch sử của Dòng Chúa Cứu Thế, từng chuyến xuất hành về phía người nghèo được lập đi lập lại và tiếp nối nơi từng vị Thánh thích ứng với từng thời kỳ khác nhau, nhưng dù ở bất cứ thời kỳ nào, người nghèo và người bị bỏ rơi hơn cả vẫn luôn là điểm đến của những chuyến xuất hành mang tên An Phong. Lm. VĨNH SANG, DCCT, 19.1.2015 MỤC LỤC TÌM BÀI: TIẾNG AI GỌI MỜI ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................................................................... 01 NHÌN VỀ TƯƠNG LAI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ........................................................................... 02 THỜI ĐẠI MỚI ( AM. Trần Bình An ) ..................................................................................................... 04 XIN ĐỪNG BUÔNG TAY ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ......................................................................... 06 THEO CHÚA GIÊSU, SÁM HỐI ĐỂ HIỆP NHẤT ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ..................................... 07 BƯỚNG BỈNH VÀ NGOAN NGOÃN ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................... 08 ................................................................................................................................................................... KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG ( Lm. Giuse Lê Quang Uy ) tổng quát .................................................... 11 KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG – Buổi thứ nhất, thứ hai 5.1.2015 .......................................................... 12 KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG – Buổi thứ nhì, thứ hai 12.1.2015 .......................................................... 13 NHIỆM THỂ CHÚA KITÔ ( Phùng Văn Hóa ) ........................................................................................ 14 BA QUY TẮC RAO GIẢNG GIỐNG NHƯ ĐỨC PHANXICÔ ( Bản dịch của Joseph C. Pham ) ............... 17 TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ...................................................................................................... 18 HÃY CHO CÁC EM CƠ HỘI MỘT LẦN LÀM NGƯỜI ( Bản dịch của Nguyễn Trung ) .......................... 21 CÔ BÉ TRONG TỦ ÁO ( Nguyễn Linh, dịch từ Cali Today News ) ........................................................ 23 VỊ TỔNG THỐNG NGHÈO NHẤT HÀNH TINH ( Sưu tầm ) .................................................................. 25 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ................ 26 NHIN VỀ TƯƠNG LAI Có một thầy ẩn tu tên là Sébastien thường đến cầu nguyện tại một Nhà Nguyện vắng vẻ trên núi. Trong Nhà Nguyện này dân chúng tôn kính một tượng Thánh Giá với tước hiệu là "Tượng Chúa ban ơn". Thấy dân chúng có lòng tin thường đến cầu xin ơn lành, thầy Sébastien cũng thêm lòng tin cậy. Một hôm vắng người, thầy quỳ gối trước Thánh Giá và chân thành khấn nguyện: "Lạy Chúa, con ước ao được chia sẻ đau khổ với Chúa, xin cho con được thế chỗ Chúa trên Thánh Giá". Thầy quỳ yên lặng, mắt đăm đăm nhìn lên Thánh Giá mong đáp lời. Một lúc sau, từ Thánh Giá có tiếng phán bảo: "Được, Ta bằng lòng để con thế chỗ Ta trên Thánh Giá nhưng với một điều kiện duy nhất là bất cứ điều gì xảy ra, tai con nghe gì, mắt con thấy gì, con đều phải giữ im lặng không được nói năng gì hết". Sébastien hứa và được Chúa Giêsu cho lên thế chỗ Ngài trên Thánh Giá… Ngày qua ngày, dân chúng vẫn đến trước tượng Thánh Giá để cầu nguyện. Không ai hay biết về việc đổi chỗ này. Một hôm, có người xứ nọ đến cầu nguyện. Khi ra về, ông để quên dưới ghế quỳ cái túi đầy những đồng tiền vàng. Thấy vậy thầy vẫn yên lặng. Lúc sau, có một người nghèo khổ vào Nhà Nguyện, ông ta sung sướng nhìn túi tiền vàng, tưởng là Chúa ban cho liền xách túi, tạ ơn và đi ra. Rồi có một chàng thanh niên vào quỳ gối khẩn nguyện xin ơn che chở vì sắp đi xa. Vừa ra khỏi Nhà Nguyện thì gặp người phú hộ trở lại tìm túi tiền. Không thấy đâu, ông nghi chàng thanh niên đã lấy 2 CÙNG SUY NIỆM
  • 3. đi, tranh cãi và cả hai đi mời cảnh sát phân xử. Không cầm lòng được nữa, từ trên Thánh Giá, thầy Sébastien hét lên: "Đứng lại !" Mọi người ngạc nhiên. Thầy phân trần sự việc. Người phú hộ tìm người nghèo xin lại túi tiền. Chàng thanh niên cũng vội vã đi cho kịp chuyến tàu. Khi không còn ai trong Nhà Nguyện, Chúa Giêsu lên tiếng bảo Sébastien: "Con hãy xuống ngay khỏi Thánh Giá, con không xứng đáng thế chỗ cho Ta, vì con đã không biết giữ yên lặng như lời con đã hứa." Thầy vội vã phân trần: "Nhưng lạy Chúa, làm sao con có thể chịu đựng được cảnh bất công đó ?" Chúa Giêsu đáp: "Thật con không hiểu gì hết ! Tiền của người phú hộ là tiền bất lương, trong khi người nghèo đói kia vất vả mà không kiếm đủ miếng cơm manh áo cho đàn con nhỏ. Và nếu chàng thanh niên kia có bị cảnh sát giữ lại, anh ta lỡ chuyến tàu, như thế đã cứu được mạng sống mình. Kìa, tàu của anh ta đang lao đao giữa biển cả sắp chìm vì sóng to gió lớn…" ( Trích tuyển tập truyện hay, Giấc Mộng Vàng, trang 27 ). Câu chuyện gợi nhớ Lời Chúa trong sách Ngôn Sứ Isaia: Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi bấy nhiêu. Trong suy nghĩ của con người,chúng ta không thể hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại gọi bốn môn đệ đầu tiên để đặt nền tảng xây dựng Giáo Hội như bài Tin Mừng hôm nay vừa kể. Đó là những người chài lưới "ăn với sóng, nói với gió", ít học, quê mùa. Chúa Giêsu lại chọn họ làm môn đệ. Tại sao Chúa Giêsu không chọn những Luật Sĩ, những Pharisêu, những Ký Lục thông thái ? Cũng như chúng ta cũng hỏi, tại sao Chúa Giêsu không sinh ra nơi cung điện nguy nga lộng lẫy mà lại chọn hang đá Bêlem hôi hám lạnh lẽo để giáng sinh ? Tại sao Chúa Giêsu lại chọn cái chết Thập giá đau đớn tủi nhục để làm phương thế cứu độ ? Ngắm nhìn Hài Nhi trong máng cỏ cũng như nhìn lên tử tội Giêsu trên thập giá, chúng ta thường tự hỏi tại sao Chúa lại thích những điều nghịch lý ? Làm sao người ta có thể tuyên xưng Người là Đấng Giải Thoát khi Người đến trong dáng vẻ yếu đuối bé bỏng ? Thánh Phaolô đã từng thốt lên: Trong khi người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, trong khi người Do Thái tìm các dấu lạ, thì chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh. Một sự điên rồ đối với lý trí nhân loại. Bởi đó, đường lối của Thiên Chúa không phải là đường lối của con người. Thiên Chúa là Thiên Chúa. Con người là thụ tạo. Chúa Giêsu thường chọn những cái nghịch lý để làm những điều vĩ đại. Tám Mối Phúc Thật là nghịch lý đối với người đời nhưng lại là Hiến Chương Nước Trời. Chúa Giêsu không đến với sức mạnh bạo lực nhưng với những gì yếu ớt mỏng manh kết tụ nơi Hài Nhi bé nhỏ. Chúa Giêsu cũng kêu gọi những người tầm thường, những người khiêm nhường bé nhỏ. Chính bằng cái mỏng manh bé nhỏ ấy mà Người khơi dậy nơi con người cái chân tâm để rồi tình yêu của Người giúp họ biến đổi để trở nên những rường cột của Giáo Hội. Như thế Chúa nhìn con người với cái nhìn yêu thương, tôn trọng, luôn thấy cái tốt, cái đáng yêu nơi mỗi người cho dù họ nhỏ bé, họ tầm thường. Chính sự bé nhỏ đó mà Chúa biến đổi để nên lớn lao. Mỗi người chúng ta trong cách nhìn về tha nhân cũng cần học theo gương của Chúa. Đó là cái nhìn về phía đàng trước, về phía tương lai. Nhiều lần ta khóa chặt anh chị em mình trong quá khứ lỗi lầm. Nhiều khi chỉ vì vài xích mích, vài lỗi lầm trong cuộc sống, nhưng ta lại vịn vào đó mà phủ nhận, mà phán đoán và đánh giá chính họ theo thành kiến của mình. Có người giận Cha Xứ mà bỏ Nhà Thờ không đi Lễ, không xưng tội rước lễ. Có người tâm sự: mọi người coi tôi như một người xấu xa, ai cũng lên án, ai cũng xa lánh, cùng lắm chỉ thương hại, không còn cánh cửa mở ra phía trước cho tôi. Về mặt xã hội, mấy mươi năm qua cũng có thái độ xét đoán con người như thế. "Chủ nghĩa lý lịch" tạo nên sự kỳ thị khủng khiếp. Biết bao nhân tài bị mai một, không phát huy được tài năng chỉ vì lý lịch. Biết bao kẻ bất tài nhờ lý lịch được thăng quan tiến chức. Khóa chặt con người trong quá khứ, một quá khứ do cha mẹ, do hoàn cảnh xã hội tạo nên. Vì quá khứ ấy mà mà mọi cánh cửa mở ra cho tương lai của xã hội đất nước cũng bị thiệt thòi. 3
  • 4. Cho nên xem ra con người ta vẫn hay nhìn lại phía đàng sau hơn là nhìn về phía đàng trước. Trong khi đó, niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngỏ cho tương lai lại thúc bách ta nhìn về phía tương lai. Nhìn về phía tương lai là không chấp nhận thái độ thất vọng: thất vọng về chính mình, về anh em, về cuộc đời. Nhìn về phía tương lai là thay thế thất vọng bằng niềm tin: tin vào chính mình, tin vào con người, tin vào cuộc đời... Niềm tin gắn liền với hy vọng. Thất vọng như Giuđa nên đã thắt cổ tự vẫn. Hy vọng như Phêrô, đã từng sa ngã và tin vào ơn thứ tha nên tìm lại mùa xuân tâm hồn. Vào một buổi sáng mùa xuân, có hai người mất hy vọng đang đi với nhau, buồn phiền sầu não chán chường mệt mỏi. Nhưng Đấng Hy Vọng đã tới với họ. Người chuyện trò với họ. Hai môn đệ trên đường Emmau quyết định quay về Giêrusalem. Niềm hy vọng làm bừng dậy sức sống mới. Từ đó Đấng Hy Vọng là niềm hạnh phúc cho nhân loại. Nhìn về phía tương lai là tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngỏ và dẫn đưa chúng ta đi về quê trời dấu yêu, niềm hy vọng tuyệt vời trên hành trình Dức Tin. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự nhẫn nại, để chúng con có thể chờ đợi những điều sẽ xảy đến trong tương lai, để có thể thay đổi con người chúng con sao cho phù hợp với những điều mà chúng con không mong ước, để chúng con có thể chấp nhận những người gây khó chịu cho chúng con, để chúng con có thể sống giữa những giới hạn của cuộc đời này. Xin ban cho chúng con sự can đảm cần thiết, để chúng con trở nên bạn thân của những kẻ thù, để chúng con có thể chấp nhận và hy vọng vào những điều hầu như đã hết hy vọng, để chúng con có thể đối mặt với những chỉ trích, để chúng con có thể tin vào những gì có thể và những gì không thể. Xin ban cho chúng con ơn khôn ngoan là ơn mà không thể thiếu được trong cuộc sống này, để chúng con thấy được giá trị ở những điều mà mọi người coi thường nó, để chúng con có thể chấp nhận những điều không thể giải thích được trong cuộc sống hằng ngày, để chúng con có được một tinh thần học hỏi và sẵn sàng phó thác vào ân ban của Chúa. Amen. ( Trích từ “Lời kinh dâng Chúa” ) Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN THỜI ĐẠI MỚI Nhà văn Phaolô Nguyễn Hoàng Đức, một chứng nhân sống động của Chúa, của Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận. Ông từng là trung uý an ninh, công tác tại cục "chống phản động" A16 thuộc Bộ Nội Vụ, phụ trách vấn đề tôn giáo. Năm 1987, ông có dịp gặp Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận lúc đang bị giam cầm để học tiếng Pháp. Sau gần hai năm học cùng ngài, ông được khai sáng Đức Tin Thiên Chúa. Một thời gian sau khi Đức Hồng Y được trả tự do sau 13 năm giam giữ bất công, ông Đức cũng từ bỏ ngành Công An và chính thức trở thành con cái Chúa vào dịp Lễ Phục Sinh 2003. “Con đường Đức Tin vào Nước Chúa qua cây cầu Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận”, của nhà văn Nguyễn Hoàng Đức là một chứng từ trong hồ sơ phong Chân Phước cho Đức Hồng Y FX. Nhà văn tự thuật: “Cuối năm 1988, sang đầu năm 1989 tôi bắt đầu nộp đơn xin chuyển ngành, lý do chính là, sau một loạt sự kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan vỡ, đặc biệt "sự kiện Mùa xuân Bắc Kinh" xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.1989, rồi quân đoàn 27 tràn vào trộn máu thịt sinh viên bằng xích xe tăng, lúc đó Việt Nam coi "Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp", nhưng lại chiếu phim thời sự trong nội bộ để học tập cách đàn áp của Trung Quốc. Điều đó làm tôi không muốn ở cục "Chống phản động" nữa, vì qua ngót mười năm làm việc, đọc nhiều hồ sơ, tôi hiểu hầu hết người dân lành đó không phải là phản động. Đôi khi, vài anh em bạn bè trong cục tôi vẫn thường bảo với nhau: Tại sao chúng ta thừa nhận Giáo Hội là hợp pháp, trong khi đó lại coi việc hành lễ hay rước lễ của họ là bất hợp pháp ? Tại sao một Linh Mục hợp pháp cả về tư cách 4
  • 5. công dân, cả về tư cách mục vụ đã được nhà nước chấp thuận theo luật, vậy mà ông Linh Mục đi từ nơi này đến nơi kia lại phải xin phép ? Ngay việc của Đức Cha FX. Nguyễn Văn Thuận thôi, nếu Giáo Hội mà ngài theo hợp pháp, thì việc Giáo Hội đó tổ chức ra một hội đoàn "Tu hội Hy Vọng" tại sao thành bất hợp pháp ? Nếu bất hợp pháp sao không đưa người phạm pháp ra xử theo luật mà cứ tự tiện biệt giam ? Hồi đó, một cách tự nhiên, hàng tuần tôi thường đi dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn, nghe Linh Mục Nguyễn Khảm giảng lễ, một lần thấy cha giảng hay quá, tôi còn đợi hết lễ và sang tận nhà xứ gặp cha... Lần đầu tiên dự Thánh Lễ, tôi rất cảm động và khâm phục về trình độ phản tỉnh cũng như mở lòng với tha nhân qua hai hình thức "Lỗi tại tôi ! Lỗi tại tôi ! Lỗi tại tôi mọi đàng !" và việc "Anh chị em chúc bình an cho nhau", cúi phía trước, cúi phía trái, cúi phía phải chào nhau… Nhưng có một đêm tôi được một giấc mơ kéo vào thế giới của tâm linh, đại loại như có một cánh tay dẫn tôi đến một chân trời có tấm phông thả từ vòm trời xuống, và có giọng nói, nếu tôi vén màn sẽ nhìn thấy thế giới ánh sáng ở phía bên kia. Tôi giơ tay vén màn thì choàng tỉnh. Đêm thứ hai, sau đó vài ngày, thì giấc mơ kéo tôi đến thẳng Nhà Thờ, và có giọng nói: "Hãy đi vào đường của tâm linh thiêng liêng”… Kể từ đó, sáng Chủ Nhật nào tôi cũng dậy từ 5 giờ sáng đi Lễ Nhà Thờ Phùng Khoang, tôi đã luôn tự nhận mình là con cái Chúa… Tối 19.4.2003, tôi được rửa tội… Trước bàn thờ Chúa ở Nhà Thờ và bàn thờ Chúa ở nhà riêng, tôi đã hân hoan cảm tạ Chúa rằng: "Lạy Chúa ! Hành trình đi đến Đức Tin của con có cả ơn soi, ơn gọi, và ơn chọn, khởi đầu từ hạt men đầu tiên nơi cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, giờ đã dậy lên cả đống men, trong tâm hồn con tràn ngập ân sủng Đức Tin của Chúa, trong Chúa và hướng về Chúa !" Theo Kinh Thánh, thời gian được chia làm hai thời kỳ Cựu Ước và Tân Ước. Đức Giêsu loan báo thời kỳ Cựu Ước đã đến hồi kết thúc và thời đại Tân Ước, thời cuối cùng, thời cánh chung đã tới. Người kêu gọi hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Trong bối cảnh này, Người đã gọi các ông Anrê, Simon, Giacôbê và Gioan làm những môn đệ đầu tiên. Các ông đã mau mắn vâng lời, dứt khoát bỏ tất cả đi theo Người. Hôm nay, mhà văn Nguyễn Hoàng Đức cũng đã dứt khoát từ bỏ vinh hoa phú quý, tương lai huy hoàng, xán lạn để tin vào Tin Mừng đầy cam go, gian lao và thách đố. Nhìn lại và đổi mới “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ). Sám là ăn năn lỗi trước, hối là chừa bỏ lỗi sau. Sám hối nghĩa là dứt trừ lỗi trước đã phạm, không cho lỗi lầm sau phát sinh. Nhưng con người hiện đại hình như hiếm hoi thì giờ để hồi tâm xét mình, để nhìn lại những gì đã trải qua, đã làm, đã vấp phạm, đã xúc phạm đến Chúa và tha nhân. Lúc nào cũng bận rộn, vừa dứt công việc thì lao ngay vào giải trí, thú vui, thư giãn. Âm thanh, hình ảnh, sự kiện luôn lấp đầy tâm trí, lòng dạ. Vì thế cuộc sống ồn ào, quay cuồng, xô bồ, ô nhiễm, ngộ độc con người từng phút giây, từ sáng tinh mơ đến tận đêm khuya nghỉ ngơi. Do vậy, số người cô đơn, mất phương hướng và lý tưởng, tha hóa, tự tử ngày càng tăng trong những xã hội văn minh, hiện đại như Nhật Bản, Hàn Quốc và Âu Mỹ. Không xét mình, chẳng nhìn lại đằng sau, thì cũng chẳng thể nào tiến triển, trưởng thành trên đường đạo hạnh, con người chỉ có thể chìm dần, sa vào vũng lầy tội lỗi, đen tối, u ám, bất hạnh. Cái chết là kết cục đương nhiên. Cho nên không sám hối thì sớm muộn chỉ tìm đến cái chết cả xác lẫn hồn. “ Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình ?” ( Mt 16, 25-26 ). "Nếu con chỉ “giữ đạo” con chưa canh tân. Ma quỷ muốn đuổi Chúa ra khỏi thế gian và lôi thế gian ra khỏi Chúa. Con phải đem Chúa đến thế gian và đưa thế giới về với Chúa.” ( Đường Hy Vọng, số 650 ). Sống Tin Mừng Sám hối mà thôi vẫn chưa đủ khả năng nhập gia tùy tục vào thời đại mới, thời đại Tin Mừng, thời đại Tân Ước, mà còn phải sống Tin Mừng. Cụ thể hóa Tin Mừng ngay trong đời thường hằng ngày qua bổn phận, trách nhiệm, yêu thương và phục vụ tha nhân, cùng vâng theo Thánh Ý Chúa mọi nơi, mọi lúc. Bốn anh thuyền chài khỏe khoắn, vạm vỡ: Anrê, Simon, Giacôbê và Gioan đã mau mắn nghe tiếng Chúa gọi, quyết định từ bỏ tất cả, thân quyến, nghề 5
  • 6. nghiệp, của cải, ra đi làm môn đệ, làm anh em của Người. Sau này “Simon Phêrô lên tiếng thưa Ngài: "Này chúng tôi từ bỏ mọi sự mà đi theo Thầy". Ðức Yêsu nói: "Quả thật Ta bảo các ngươi: không ai bỏ nhà cửa, hay anh em chị em, hay cha mẹ, hay con cái, hay ruộng nương vì Ta và vì Tin Mừng, mà lại không lĩnh lấy gấp trăm bây giờ ở đời này về nhà cửa, anh em và chị em, mẹ và con cái cùng ruộng nương, làm một với cấm cách bắt bớ, và sự sống đời đời trong thời sẽ đến” ( Mc 10, 28-30 ). “Hãy đi rao giảng Phúc Âm…” ( Mc 16, 15 ). Chúa cần những người “cảm tử” để đảm nhận một sứ mạng cao cả như thế. Hai ngàn năm lịch sử Hội Thánh cho ta thấy, giai đoạn nào cũng không thiếu cảm tử, từ mọi tầng lớp Giáo Dân” ( Đường Hy Vọng, số 64 ). Lạy Chúa Giêsu, xin chiếu giãi Lòng Chúa xót thương, mở lòng, mở trí chúng con ra, để chúng con biết khiêm tốn, cúi đầu đấm ngực, ăn năn, sám hối, canh tân, cùng thực thi Tin Mừng trong đời sống thường nhật chúng con. Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giải thoát chúng con khỏi bùn lầy thế gian, mà sám hối trở về cùng Chúa Giêsu, cội nguồn ơn cứu rỗi, để được thứ tha và an ủi, hầu chúng con có thể noi gương Mẹ, sống kết hợp cùng Chúa luôn. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN XIN ĐỪNG BUÔNG TAY Có thể nói Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là Lời Thiên Chúa dành gọi tất cả mọi người, nhưng cách riêng, cho những ai bước đi theo Ngài trong ơn gọi thiên triệu. Khi Đức Giêsu đi dọc bờ biển và kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên đi theo mình: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” ( Mc 1, 17 ), các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Ngài. Ơn gọi đúng thật là một mầu nhiệm, không ai hiểu được và cũng chẳng ai giải thích nổi. Chỉ biết rằng một ngày nào đó trong đời, Thiên Chúa đã cất tiếng và họ đã lên đường, sẵn sàng đáp trả lời mời gọi của Chúa. Hành trình theo Chúa là cả một cuộc đời, có biết bao thăng trầm thay đổi. Nào ai biết được ngày mai tôi sẽ ra sao, chỉ biết rằng trong giây phút hiện tại này Thiên Chúa đã gọi và tôi đã lên đường. Thái độ đáp trả của các môn đệ thật đáng ngưỡng mộ. Các ông đã từ bỏ tất cả mọi sự và đi theo Ngài không chút do dự, tính toán. “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người” ( Mc 1, 18 ). Đối với Giacôbê và Gioan thì “Các ông bỏ cha mình là ông Dêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, và đi theo Người” ( Mc 1, 20 ). Thật ra, Thiên Chúa luôn mời gọi tất cả mọi người, mọi ngày. Ngày nào Ngài cũng đến và mời gọi chúng ta lên đường làm việc với Ngài. Mỗi ngày chúng ta thức dậy đi làm, là chúng ta cùng với Ngài cộng tác vào công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa. Ngài mời gọi chúng ta đi theo Ngài trong đường lối công chính ngay trong nơi làm việc của chúng ta. Và như vậy là chúng ta đã làm gương sáng, làm chứng nhân cho những người chung quanh nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa. Riêng những người sống trong ơn gọi thiên triệu, họ được mời gọi phục vụ những công việc đặc trách dành riêng cho người tông đồ. Nhưng tất cả cũng đều làm vinh danh Chúa và mang lại ơn cứu độ cho mọi người mà thôi. Thiên Chúa không chỉ mời gọi chúng ta cùng làm việc, nhưng Ngài còn mời gọi chúng ta đến dự bàn tiệc Thánh Thể, bàm tiệc Lời Chúa mỗi khi chúng ta tham dự Thánh Lễ đễ kín múc được nguồn sống nuôi sống tâm hồn chúng ta. Mỗi khi tiếng chuông Nhà Thờ vang lên, là mỗi lần Thiên Chúa lại tha thiết kêu gọi chúng ta đến với Ngài, đi theo Ngài, nhưng thực tế nào được mấy ai dám can đảm từ bỏ cuộc vui, từ bỏ hưởng thụ, từ chối lợi nhuận bạc tiền để có thể đến bên Ngài, và đi theo Ngài ? Có rất nhiều cách để người tông đồ của Chúa có thể làm chứng nhân cho Ngài nhưng cho dù cách nào đi nữa, thì Thiên Chúa cũng vẫn chính là tác nhân chính trong việc thu phục lòng người. Đức Giêsu đã tuyên bố rõ ràng: “Chính Ta sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá” ( Mc 1, 17 ). Như vậy, không do tài năng của người tông đồ mà là chính quyền năng của Thiên Chúa, còn chúng ta cho dù có sống trong ơn gọi nào, chúng ta cũng chỉ là công cụ, là khí cụ Chúa dùng mà thôi. 6
  • 7. Ơn gọi nào đi nữa, cũng không thể không phát xuất từ ơn gọi Kitô hữu. Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã lãnh nhận ba chức vụ Tư Tế, Vương Đế và Ngôn Sứ. Ngôn Sứ là một trong ba chức vụ khiến chúng ta phải ra đi truyền giáo, mang Chúa đến với mọi người, hay nói cách khác, chính là việc chúng ta sẽ trở thành những kẻ lưới người. Như vậy việc “lưới người” không gì khác hơn là việc tông đồ phát xuất từ chính công việc lao động hằng ngày của chúng ta. Nếu biết sống chu toàn thánh ý Thiên Chúa, tuân giữ lề luật Ngài, là lúc chúng ta có thể làm chứng cho Chúa ngay trong đời sống thường nhật của mình. Nhưng làm sao chúng ta có thể trở thành những kẻ lưới người nếu như không có ơn Chúa trợ giúp. Muốn được như vậy, điều kiện tiên quyết đầu tiên là chúng ta cần phải từ bỏ mọi sự mà bước đi theo Ngài. Từ bỏ mọi sự không chỉ dừng lại ở việc từ bỏ những mối dây ràng buộc thế gian, nhưng trên hết là từ bỏ mọi quyến rũ của cuộc đời, để có một tâm hồn hoàn toàn trống trải mới có thể đi theo Chúa và làm việc cho Ngài. Đi theo thì dễ nhưng từ bỏ thì khó. Nhiều khi chúng ta đi theo Thiên Chúa thật đấy nhưng có từ bỏ được đâu. Theo Ngài mà vẫn ngoái cổ lại đàng sau và muốn giữ lại, tay vẫn nắm chặt, trái tim không thể nào buông rời những luyến ái trần thế. Đến bên Ngài nhưng lòng chúng ta chưa thể tách rời khỏi những đam mê danh vọng, chức vị, tiền tài…. “Đi theo” và “bỏ lại” là hai cụm động từ đầu tiên người tông đồ cần phải có nếu như muốn trở thành tông đồ chứng nhân đích thực cho Thiên Chúa. Dù có sống trong ơn gọi nào cũng vậy. Không thực hiện được hai cụm động từ này, thì đừng mong trở thành môn đệ đích thực được. Lạy Chúa, đúng vậy, bao nhiêu năm con đi theo Ngài nhưng con không thể tử bỏ. Đi theo thật đấy, nhưng tay con vẫn còn nắm chặt lắm, những ước mơ tham vọng ích kỉ của bản thân. Do vậy mà suốt cả đời con cũng chẳng thể trở thành môn đệ đích thực của Ngài được. Ngày nào con chẳng nghe được tiếng Ngài nói với con. Lúc nào bên tai con chẳng vang vọng tiếng Ngài mời gọi. Nhưng có đi thì cũng chẳng thể từ bỏ, chỉ mang theo cái xác mà chẳng có hồn. Xin giúp con, thay vì nắm chặt mớ tiền tài danh vọng, ước gì con có thể nắm chặt tay Ngài, chẳng khi nào biết rời buông. Khổ nỗi dường như bàn tay nhân loại ấm áp hơn rất nhiều nên con đã từ khước đôi tay nhân từ của Chúa để chạy theo danh vọng trần tục. Xin giúp con giữ mãi đôi bàn tay ấy, dẫu có thế nào cũng không thể rời buông. M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG THEO CHÚA GIÊSU, SÁM GỐI ĐỂ HIỆP NHẤT Bước vào Chúa Nhật thứ 3 thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan xong, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Người là: "Chiên Thiên Chúa" ( Ga 1, 29 ). Ông Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, một hành động diễn tả sự liên tục giữa Giao Ước Cũ với Giao Ước Mới, với sứ điệp: "Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm" ( Mc 1, 14 ). Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến Viên cai ngục của Hêrôđê tra tay bắt Gioan Tẩy Giả tống ngục. Sứ mạng, lời rao giảng cũng như phép rửa của Gioan chấm dứt, thời giờ đã mãn, Đức Giêsu xuất hiện. Không như Gioan, Chúa Giêsu không đến để thay đổi phép rửa thống hối, sứ mệnh của Người là loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Tin Mừng Người loan báo không phải là "tin mới" hay tin mừng như bao tin mừng. Chúa Giêsu nhân danh Thiên Chúa loan báo Tin Mừng, Người chính là Tin Mừng, là Lời Thiên Chúa, Lời cứu rỗi, là sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa loài người. Gioan loan báo thời mới sẽ đến, thời viên mãn. ‘Thời khác’ là chính Chúa Giêsu, thời của Gioan và thời của Chúa Giêsu nối liền với nhau không có sự gián đoạn. Gioan đã lãnh nhận sức thiêng khi Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giođan. Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Gioan đổ nước. Chúa Cha chứng nhận Chúa Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Ngài. Từ "gần đến" phải được hiểu là: "Ở bên anh em". Người ở giữa chúng ta. Chúa Giêsu đã nói với một viên ký lục khi hỏi Chúa về hai điều răn trọng nhất: "Ngươi không còn xa Nước Thiên Chúa đâu" ( Mc 12, 34 ). Hãy theo Ta Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển. Chúa gọi hai ông, biến các ông thành những người cộng tác. Chúa không chỉ ủy thác cho họ một học thuyết, nhưng biến họ, những người lưới cá thành 7
  • 8. những kẻ lưới người, quăng Lời Chúa vào thế gian để đánh bắt người, đưa người ta lên bờ cho Chúa, đúng như lời Chúa Giêsu nói: "Ta sẽ làm cho các người trở thành những kẻ chài lưới người" ( Mc 1, 17 ). Giacôbê và Gioan đang xếp lưới trong thuyền với cha mình cùng với các người làm công. Một sự tương phản Marcô đã quan sát và làm nổi bật. Simon và Anrê đã bỏ lưới. Giacôbê và Gioan đã bỏ cha. Hai người con bỏ lại cha với những người đang làm việc không phải vì tình nghĩa con cái hay gia đình, nhưng là vì đồng tiền bát gạo. Marcô sử dụng thuật ngữ "người làm thuê" mà chúng ta dịch là "người làm công". Hai người con "bỏ cha", thay vì ở bên cha, nay thay bằng "theo sau Chúa Giêsu" ( x. Mc 1, 20 ). Những ngư phủ đến với Chúa Giêsu, đã trở thành những kẻ đánh bắt người như lời Chúa phán: "Này Ta sai ngư phủ đến… và họ sẽ ( vung ) lưới bắt chúng" ( Gr 16, 16 ). Nếu Chúa sai những người khôn ngoan tới, họ sẽ thuyết phục dân, hoặc bắt lấy dân. Nếu Chúa gửi những người giầu đến, họ sẽ dùng tiền mua chuộc dân và thống trị dân. Nếu Chúa gửi những người khỏe mạnh đến, họ sẽ dùng sức mạnh dụ dỗ dân và cưỡng bức dân bằng bạo lực. Không có ai trong số các tông đồ là những người ấy. Simon Phêrô là một bằng chứng. Ông nhút nhát, đến nỗi sợ cả một đầy tớ nữ; ông nghèo không có gì, thậm trí cả tiền thuế cũng không có ( Mt 17, 24 ). Phêrô nói: "Bạc vàng tôi không có" ( Cv 3, 6 ). Và ông là người ít học, nên từ khi chối Chúa, ông cũng chẳng biết rút ra bài học. Những kẻ đánh cá được Chúa Giêsu chọn và sai đi, họ ra đi và đã mang lại kết quả mĩ mãn hơn cả những kẻ mạnh, người giầu có và khôn ngoan. Với giáo lý Chúa dạy, họ đã thu hút nhiều người mà không cần bạo lực; phận nghèo khó, họ đã dạy dỗ những kẻ giàu có; là người dốt nát, họ huấn giáo những kẻ khôn ngoan. Bước theo Chúa Giêsu cần phải sám hối để hiệp nhất Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "ăn năn sám hối" ( Mc 1, 15 ). Sám hối là đi từ đời sống tội lỗi sang đời sống con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng, từ bóng tối ra ánh sáng. "Sám hối vì Nước Thiên Chúa đã gần đến" ( Mc 1, 15 ) vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin Mừng. Quyết tâm sám hối trở về cùng Chúa là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định. Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Chúa. Hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó. Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23.1.2011, Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây: "Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ như thánh Phaolô Tông Ðồ nói đến: "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" ( 1Cr 1, 10 ). Thực ra thánh nhân đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao ?" ( 1, 13 ). Ngài quả quyết mọi chia rẽ trong Giáo hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa. Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ BƯỚNG BỈNH VÀ NGOAN NGOÃN 8
  • 9. Bướng bỉnh và ngoan ngoãn ( * ) là hai động thái trái ngược nhau, nhưng lại có thể “liên quan” lẫn nhau – từ bướng bỉnh trở thành ngoan ngoãn hoặc ngược lại. Từ “ngưỡng” này qua “ngưỡng” khác phải có sự dứt khoát, phải mạnh mẽ để khả dĩ vượt qua chính mình. Cả người bướng và người ngoan đều cần động thái dứt khoát. Dứt khoát là không còn đắn đo, cân nhắc hoặc lưỡng lự. Động thái này không dễ thể hiện, vì phải mau chóng phân biệt phải trái và quyết định ngay. Rất khó ! Người làm được như vậy là người có tâm lý mạnh và thể hiện tính cương trực. Nói một là một, nói hai là hai: “Điều gì đã quyết là đã quyết” ( nói theo kiểu Philatô ). Trong sự dứt khoát có thể có chút gì đó bị người ta cho là tính bướng bỉnh, ngang tàng hoặc “gàn bát sách”, nhưng đó là sự bướng bỉnh cần thiết. Con ngựa chứng là con ngựa giỏi, vì không điều khiển được nó nên người ta cho nó là “chứng” và ghét nó. Với con người cũng vậy ! Thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã đích thân sai ông Giôna đi lần thứ nhất: “Hãy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết rằng sự gian ác của chúng đã lên thấu tới Ta” ( Gn 1, 1 ). Ông vội đứng dậy nhưng không đi theo lệnh mà lại trốn đi Tác-sít, tránh mặt Chúa. Ngang bướng thật đấy ! Nhưng kể ra cũng “can đảm” vì dám cãi Thiên Lệnh. Khi đó, ông đã thể hiện tính dứt khoát. Tàu chạy, bỗng dưng sóng gió ầm ầm, người ta gieo quẻ xem rơi trúng ai thì đó là kẻ gây tai họa. Quẻ rơi trúng ông Giôna. Ông tá hỏa tam tinh, cảm thấy mình sai nên hối hận và bảo người ta ném ông xuống biển. Con cá lớn nuốt ông trong bụng ba ngày rồi nhả ông lên bờ. Sau đó, Chúa lại sai ông Giôna đi lần thứ hai: “Hãy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi” ( Gn 3:2 ). Lần này ông không dám bất tuân nên đứng dậy và đi Ninivê theo lệnh Đức Chúa. Kinh Thánh cho biết rằng Ninivê là một thành phố cực kỳ rộng lớn, đi ngang qua phải mất ba ngày đường. Ông Giôna bắt đầu vào thành, đi một ngày đường và công bố: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ” ( Gn 3, 4 ). Dân Ninivê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Dân Ninivê thật là ngoan ngoãn, vừa biết bảo nhau vừa biết phục thiện, vậy là diễm phúc lắm ! ( Di tích thành Ninivê ở phía Bắc nước Iraq ngày nay ) Thật vậy, Thiên Chúa luôn giàu lòng thương xót, không muốn ai phải hư mất, luôn kiên nhẫn chờ đợi các tội nhân hoán cải, nên khi Ngài “thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, Ngài hối tiếc về tai họa Ngài đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, Ngài đã không giáng xuống nữa” ( Gn 3, 10 ). Đây là niềm hy vọng cho mỗi chúng ta, dẫu có tội lỗi tới mức nào thì cũng hãy cứ tin tưởng, đừng tuyệt vọng ! Thiên Chúa chỉ cần chúng ta chân thành sám hối, rồi mọi thứ cũng chỉ là “chuyện nhỏ”, Ngài sẽ thứ tha hết. Thật vậy ư ? Thật vậy, chắc chắn như thế, vì chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina: “Lòng Thương Xót của Ta lớn hơn cả tội lỗi của con và cả nhân loại” ( Nhật Ký, số 1485 ). Biết như vậy không phải để ỷ lại, mà để cố gắng củng cố Đức Tin yếu mềm của chúng ta. Nói tin thì dễ, nhưng rất khó để thể hiện và sống đức tin. Là phàm nhân thì ai cũng thế thôi, chẳng nói hay được. Tác giả Thánh Vịnh đã luôn phải cầu xin: “Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con. Sớm hôm con những cậy trông Ngài, bởi vì Ngài nhân ái” ( Tv 25, 4-5 ). Thật vậy, khi còn trẻ, mấy ai không đã từng sa ngã, mấy ai không phải khốn đốn đôi lần, chính nhờ kinh nghiệm “xương máu” đó mà người ta mới nên khôn: “Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời. Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến, nhưng xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng” ( Tv 25, 6-7 ). Ngựa non háu đá, người trẻ háo thắng, đó là chuyện thường tình. Thiên Chúa không chấp chúng ta, nếu Ngài chấp tội thì chẳng ai được cứu rỗi ( Tv 130, 3 ), nhưng Ngài muốn chúng ta ăn năn thật lòng, vì Ngài là Thiên Chúa của tình yêu, Thiên Chúa của lòng thương xót: “Chúa là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội nhân, dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính, dạy cho biết đường lối của Người” ( Tv 25, 8-9 ). Ăn năn sám hối luôn là việc cấp bách, hành động cần thiết hàng ngày, không chỉ cần thiết trong Mùa Vọng, Mùa Chay, dịp tĩnh tâm,... Thánh Phaolô nói: “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: 9
  • 10. thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi” ( 1Cr 7, 29-31 ). Thời gian là của Chúa, dù trẻ hay già thì cũng chẳng ai biết cuộc đời mình còn bao lâu. Có người còn trẻ và đang khỏe mạnh bình thường, thế mà bất ngờ nghe tin người đó từ trần. Vui mà buồn, buồn mà vui. Làn ranh rất mong manh, khó phân định rạch ròi. Thánh Phaolô khuyên chúng ta sống mà đừng “chia trí” hoặc “nặng lòng” với những gì ở thế gian này. Sống như vậy không có nghĩa là hờ hững, vô tâm, vô cảm, bất cần đời hoặc “dở hơi”, mà là ngoan ngoãn vâng phục Thánh Ý Chúa. Đó là cách sống của người khôn ngoan: Khôn ngoan để không còn bướng bỉnh, khôn ngoan để tỉnh thức, tỉnh thức mà chờ đợi Chúa đến – chính xác nhất là lúc Ngài đến với cuộc đời riêng mình, lúc “tận thế” của cuộc đời mình, tức là lúc mình chết. Trình thuật Mc 1, 14-20 đề cập “ngày tận thế”, điều đó nhắc nhở mỗi chúng ta ĐỪNG BƯỚNG BỈNH, mà HÃY NGOAN NGOÃN. Trình thuật này cũng cho thấy sự ngoan ngoãn của hai cặp môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu mời gọi đi theo Ngài. Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Ngài đã xác định: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ). Chắc chắn thời đại chúng ta đang sống là “thời kỳ cuối cùng”, chẳng bao giờ có chuyện “đầu thai” kiếp khác. Chỉ có hai kiếp: Kiếp này và kiếp sau. Kiếp sau là vĩnh hằng, nhưng có hai dạng: Hạnh phúc đời đời hoặc khốn nạn đời đời. Tuyệt đối không có dạng “lửng lơ con cá vàng” đâu ! Khi Chúa Giêsu đang đi dọc theo biển hồ Galilê, Ngài thấy ông Simôn với người anh là ông Anrê đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. Ngài bảo họ: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. Thánh Mátthêu nói rõ: “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người”. Hai anh em ngư dân này không hề lưỡng lự, không tính toán chi. Đi là đi ngay, dù đang phải lo kế sinh nhai. Động thái đó chứng tỏ họ ngoan ngoãn chứ không bướng bỉnh như ông Giôna xưa. Một lúc sau, khi đi xa hơn một chút, Ngài thấy hai anh em khác: Giacôbê và Gioan, cả hai là con ông Dêbêđê. Hai anh em này cũng là dân chài lưới, lúc đó Chúa Giêsu thấy họ đang vá lưới ở trong thuyền. Ngài liền gọi họ. Và dù đang bận việc, họ bỏ cha mình ở lại trên thuyền với những người làm công, rồi đi theo Ngài. Hai anh em này cũng rất dứt khoát, sẵn sàng đi ngay. Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết dứt khoát với mọi thứ, nhất là đối với tội lỗi, không nặng lòng với bất cứ thứ gì, nhờ đó mà chúng con mới khả dĩ ngoan ngoãn sống đúng theo Thánh Ý Ngài mọi nơi, mọi lúc. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen. TRẦM THIÊN THU ( * ) Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của ( xuất bản tại Sàigòn, 1895-1896 ) chữ “ngoan” được sắp vào loại chữ Nho ( để phân biệt với những từ thuộc loại chữ Nôm ) và giải nghĩa là “cứng cỏi, ngu si, khôn khéo”. Chữ “ngoan” có nhiều nghĩa: Ngoan ma là chai sần ( nói về da thịt ); ngoan ngạnh là cứng cỏi, chống báng; ngoan dân là dân khó trị; ngoan nhiên là tự nhiên như một cái cây, một cục đá, không trau dồi; ngoan ngùy là khôn ngoan, nhơn lành; ngoan đạo là giữ đạo tốt, đạo đức. Trong sách Giúp Đọc Nôm và Hán-Việt ( NXB Đà Nẵng và Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm, 2004 ), Lm Antôn Trần Văn Kiệm phân biệt hai hình thức và ý nghĩa của chữ “ngoan”, ghép thành bởi chữ “nguyên” ( đầu tiên, ban đầu, nguồn gốc ) và bộ “kiến” ( thấy, cái nhìn, quan điểm, bản sắc ). Trong chữ Nho, ngoan là ngu: Ngoan độn là không biết gì; ngoan thạnh là vô tri, vô giác; ngoan cố là khó bảo, cố giữ lập trường của mình dù biết là sai; ngoan địch là kẻ địch khó trị; ngoan bì hoặc ngoan đồng là hay phá nghịch. Trong chữ Nôm, ngoan chỉ có nghĩa là dễ bảo ( ngoan đạo, ngoan ngoãn ). Trường hợp chữ ngoan trong hai nghĩa mâu thuẫn nhau: [1] Ngoan trong chữ Nho là bướng bỉnh, khó bảo, cứng đầu, ngu ngốc, tinh quái; [2] Ngoan trong chữ Nôm là thông minh, khôn ngoan, dễ dạy. Những từ ngữ kiêm dụng được cả hai nghĩa này là ngoan cố ( khó bảo, cố chấp ) và ngoan cường ( mạnh mẽ tự vệ, đề kháng mọi sự chi phối, đàn áp ). 10
  • 11. Trong cách nhìn của kẻ chinh phục, kẻ ngoan cố giữ bản tính, bản chất, bản sắc của mình là ngu ngốc, khó bảo, không vâng lời. Trong cái nhìn của kẻ tự vệ, không muốn bị đồng hoá, ngoan cường mới là khôn ngoan, có giá trị, phải phát huy để sống còn mà không bị tha hoá, biến chất. KHÓA "VUI SỐNG TIN MỪNG" ( Theo tinh thần Papa Phanxicô mời gọi qua Tông Huấn EVANGELII GAUDIUM ) Đào tạo để làm gì ? Đào tạo các Tông Đồ Môi Trường để hiện diện và Vui Sống Tin Mừng giữa lòng đời. Đào tạo trong bao lâu ? Khóa ngắn trong 5 buổi thứ hai hằng tuần, từ 19g đến 21g, tại Nhà Thờ DCCT Kỳ Đồng, Sàigòn. Đào tạo những gì ? - Biết hướng dẫn mọi người đọc Lời Chúa và cầu nguyện ngắn với Thầy Giêsu - Biết kể chuyện Tin Mừng, giới thiệu Thầy Giêsu cho mọi người - Biết tư vấn chọn lựa theo lương tâm Công Giáo trong các tình huống - Biết trợ giúp cấp thời các trường hợp ngặt nghèo về tâm linh và thể lý Đào tạo những ai ? Dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ Xa Quê, thao thức sống Đạo và muốn giúp người khác sống Đạo bằng cách Vui Sống Tin Mừng với Thầy Giêsu. Đào tạo để phục vụ những ai ? Các bạn Tông Đồ Môi Trường sẽ phục vụ từng người, từng nhóm nhỏ hai ba người, nhắm đến những ai cùng sống trong khu nhà trọ, cùng học trong trường, cùng làm trong cơ quan, công ty, quán ăn, hoặc bất ngờ gặp trong mọi khung cảnh sống khác nhau như: sân Nhà Thờ, nhà thương, đường phố, xóm ngõ, xe đi đường dài, nơi các trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm tình thương, cả các nhà giam... Những người cần được phục vụ trước hết là những người đang khủng hoảng, hoang mang, tuyệt vọng, bệnh tật nan y, đau khổ, buông thả, mất lòng tin, bị phụ bạc, bị mất hướng… Cần có những gì để phục vụ ? - Sách Tân Ước và sách Kời Chúa trong Thánh Lễ - Chuỗi Mai Khôi - Danh sách các Mái Ấm, địa chỉ các bác sĩ và các phòng khám có lương tâm - Bản hướng dẫn để có thể tư vấn Bảo Vệ Sự Sống - Bản danh sách các chuyện kể Tin Mừng ( phép lạ, dụ ngôn, gặp gỡ của Chúa Giêsu… ) Cần được nâng đỡ ra sao trong khi phục vụ ? - Dự Thánh Lễ mỗi ngày ( sáng hoặc tối ) - Cầu nguyện riêng và ngắn, một mình, bất cứ lúc nào và ở đâu - Cầu nguyện online mỗi tối với các bạn khác qua FB, Chat, Phone… - Ghi lại lời cầu nguyện mỗi ngày dưới đạng một lá thư gửi Chúa Giêsu - Gắn bó với một nhóm Công Giáo thân tín - Lập thành từng tổ 3 bạn cùng điều kiện thuận lợi để phục vụ và gặp nhau thường xuyên - Có được một Linh Mục, một Tu Sĩ đồng hành - Viết nhật ký Vui Sống Tin Mừng và trao đổi với nhau qua FB 11 CÙNG VUI SỐNG
  • 12. Sẽ đón nhận được những gì ? Được gặp gỡ Thầy Giêsu, đón nhận sâu xa Niềm Vui Tin Mừng cho chính bản thân, cho gia đình mình, cho Nhóm của mình, và cho mọi người mình gặp gỡ trong đời. Châm ngôn nào để Vui Sống Tin Mừng ? Theo tinh thần của Papa Phanxicô: Hãy là một Hội Thánh cùng với Thầy Giêsu "đi ra" ngoài đầu đường xó chợ, đến tận những "vùng ven", "ngoại vi", "bên lề cuộc đời", cùng nhau làm thành những "nhà thương dã chiến" ngay giữa cuộc sống còn quá nhiều niềm đau và nỗi buồn này. Chương trình Vui Sống Tin Mừng ra sao ? Gặp gỡ Thầy Giêsu với 5 đặc nét thân thương bình dị: 1. Một Đấng ta có thể tìm đến trò chuyện và lắng nghe Ngỏ Lời: "Hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề…" ( Mt 11, 28 – 30 ) Sự kiện: Thầy Giêsu trên đường về Emmau với hai môn đệ ( Lc 24, 13 – 35 ) Câu chuyện: Ở làng Bêthania với hai chị em Mácta và Maria ( Lc 10, 38 – 42 ) 2. Một Đấng soi sáng và hướng dẫn lương tâm của ta Ngỏ Lời: "Ai tin vào tôi thì không ở lại trong bóng tối" ( Ga 12, 46 ) Sự kiện: Thầy Giêsu gặp người hành khất mù Bartimê ở Giêrikhô ( Mc 10, 46 – 52 ) Câu chuyện: Dụ ngôn về cuộc phán xét chung ( Mt 25, 34 – 40 ) 3. Một Đấng giúp ta sống vui và hữu ích Ngỏ Lời: "Chính anh em là muối cho đời… Anh em là ánh sáng cho trần gian" ( Mt 5, 13 – 16 ) Sự kiện: Thầy Giêsu gặp anh thanh niên giàu có miền Giuđê ( Mc 10, 17 – 22 ) Câu chuyện: Những ví dụ về Thiên Chúa quan phòng ( Mt 6, 25 – 34 ) 4. Một Đấng sẵn sàng tha thứ và chữa lành ta Ngỏ Lời: "Tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8, 11 ) Sự kiện: Thầy Giêsu gặp ông Dakêu trên đường đi Giêrikhô ( Ga 19, 1 – 10 ) Câu chuyện: Dụ ngôn con chiên bị lạc và đồng bạc bị mất ( Lc 15, 4 – 10 ) 5. Một Đấng đón ta vào Ngôi Nhà tự do và yêu thương Ngỏ Lời: "Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy" ( Ga 14, 23 ) Sự kiện: Thầy Giêsu hứa với anh tử tội trên đồi Gôngôtha ( Lc 23, 42 – 43 ) Câu chuyện: Dụ ngôn một Gia Đình yêu thương ( Lc 15, 11 – 32 ) KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG Buổi thứ nhất – Thứ hai 12.1.2015 tại Nhà Thờ DCCT Kỳ Đồng 1. KHỞI ĐỘNG: Hôm nay nguyện cầu cùng vui đón Giêsu, Mai đây lên đường cùng vui sống Tin Mừng. Bình an cho khắp muôn phương mọi nơi, Có Chúa trong đời hát lên niềm vui ( 2 lần để kết ). 2. QUÀ TẶNG: Cùng nhau tìm nhận Quà Tặng của Thầy Giêsu trong Tin Mừng Mt 11, 28 – 30: "Hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề…" Nói với nhau về Thầy Giêsu: Các bạn thân mến, chúng ta là những kẻ vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy Giêsu, Thầy Giêsu sẽ cho chúng ta được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Chúng ta hãy mang lấy ách của Thầy Giêsu, và hãy học với Thầy Giêsu, vì Thầy Giêsu có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn chúng ta sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy Giêsu êm ái, và gánh Thầy Giêsu nhẹ nhàng. 12
  • 13. Cùng nhau nói với Thầy Giêsu: Kính thưa Thầy Giêsu, chúng con là những kẻ vất vả mang gánh nặng nề, chúng con xin đến cùng Thầy Giêsu, chúng con tin Thầy Giêsu sẽ cho chúng con được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Chúng con xin được mang lấy ách của Thầy Giêsu, và xin được học với Thầy Giêsu, vì chỉ có Thầy Giêsu mới có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn chúng con sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách của Thầy Giêsu thì êm ái, và gánh của Thầy Giêsu thì nhẹ nhàng. 3. XÁC TÍN: Hãy đến với Thầy Giêsu. Thầy Giêsu là Đấng chúng ta có thể trò chuyện và lắng nghe. Kinh nghiệm của hai môn đệ về làng Emmau ( Lc 24, 13 – 35 ) Kinh nghiệm của hai chị em ở nhà Bêthania ( Lc 10, 38 – 42 ) 4. HÀNH TRANG: Hãy luôn mang theo sách Tân Ước bên mình, trong giỏ xách, balô, cốp xe, trên bàn làm việc, đầu giường nằm, cài đặt trong máy tính. Hãy luôn mang theo sách Tân Ước ( nếu được có thêm sách "Lời Chúa trong Thánh Lễ" ) khi đến Nhà Thờ hiệp ý dâng Thánh Lễ. Hãy tập cách thức mở tìm một câu Lời Chúa trong sách Tân Ước ( Học thuộc chuỗi mật mã 14 thư của Phaolô: Rô Cô Cô – Ga Ê Phi – Côn Tét Tét – Tim Tim Ti Phi Do ) 5. THỰC TẬP: Xin điểm số từ 1 đến 12, làm thành một nhóm 12 Môn Đệ của Thầy Giêsu. Tìm một góc nhỏ trong Nhà Thờ, ngoài sân, trước hang đá Đức Mẹ… để cùng mở đọc Tin Mừng và cầu nguyện. Có thể lấy các đoạn Tin Mừng sau đây của Mátthêu để thực tập nói với nhau và nói với Thầy Giêsu: Mt 5, 13 – 16; Mt 5, 38 – 42; Mt 5, 43 – 48; Mt 6, 25 – 34; Mt 7, 1 – 5; Mt 7, 7 – 11… 6. VUI SỐNG: Trong tuần này, từ hôm nay đến thứ hai tuần sau, cố gắng hết sức chứ không bắt buộc: - Đến gặp Chúa trong Thánh Lễ mỗi ngày tại đây hay bất cứ Nhà Thờ nào, nhớ mang theo sách Tân Ước, tốt nhất là có được sách "Lời Chúa trong Thánh Lễ". - Buổi tối trước khi đi nghỉ, tìm mở đoạn thư Phaolô gửi tín hữu ở Côlôxê và trò chuyện với Thầy Giêsu theo cách đã thực tập hôm nay: Cl 3, 12 – 15. - Tìm dịp thuận tiện để kể lại cho một người quen, một nhóm bạn quen của mình, câu chuyện Tin Mừng về hai chị em Martha và Maria đã gặp gỡ trò chuyện với Thầy Giêsu ở nhà Bêthania ( Lc 10, 38 – 42 ). KHÓA VUI SỐNG TIN MỪNG Buổi thứ nhì – Thứ hai 19.1.2015 tại Nhà Thờ DCCT Kỳ Đồng 1. KHỞI ĐỘNG: Hôm nay nguyện cầu cùng vui đón Giêsu, Mai đây lên đường cùng vui sống Tin Mừng. Bình an cho khắp muôn phương mọi nơi, Có Chúa trong đời hát lên niềm vui ( 2 lần để kết ). 2. QUÀ TẶNG: Cùng nhau đón lấy Quà Tặng của Thầy Giêsu trong Tin Mừng theo Thánh Gioan ( Ga 1, 4 – 9; 3, 19 – 21; 8, 12; 12, 46 ): 1:4 Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 1:5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. 1:9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. 13
  • 14. 3:19 Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. 3:20 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. 3:21 Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa." 8:12 "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống." 12:46 Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối. 3. XÁC TÍN: Hãy đến với Thầy Giêsu. Thầy Giêsu là Đấng soi sáng và hướng dẫn lương tâm của chúng ta. Thầy Giêsu chữa lành cả thể xác lẫn tâm hồn cho người hành khất mù Bartimê ở Giêrikhô. Anh đã nhìn thấy được và đi theo Thầy Giêsu trên con đường Người đi ( Mc 10, 46 – 52 ). 4. HÀNH TRANG: Hãy luôn mang theo sách Tân Ước bên mình, và tâm niệm đó là ánh sáng soi dẫn cho mình khi phải đối đầu với bóng tối của cuộc đời. Hãy mở toàn bộ Tin Mừng theo Thánh Gioan và vừa đọc lướt vừa đếm xem có bao nhiêu từ "ánh sáng" và từ "bóng tối" được dùng. Hãy ngồi thanh thản bình an trước một ngọn nến sáng và thầm cầu nguyện. Hát: "Thần Khí Thiên Chúa, Ngài là ánh sáng đẩy lui tối tăm. Thần Khí Thiên Chúa, Ngài là sự thật giải thoát chúng con…" 5. THỰC TẬP: Xin lập thành từng nhóm 3 người ngồi đứng thành hình tam giác. Người thứ nhất đọc chậm rãi một câu Tin Mừng theo Thánh Gioan lấy ở phần Quà Tặng. Người thứ hai nhắm mắt nói: "Tôi đang có chuyện buồn giận ( lo sợ, đau khổ, cô đơn, bệnh tật ), lòng tôi có quá nhiều bóng tối. Tôi đang bị mù lòa…" Người kia bảo nhẹ nhàng: "Xin Thầy Giêsu đến và rọi ánh sáng vào lòng bạn, chữa lành bạn, giải thoát bạn khỏi bóng tối…" Ba người lần lượt thay phiên giúp nhau như vậy. 6. VUI SỐNG: Trong tuần này, từ hôm nay đến thứ hai tuần sau, cố gắng hết sức chứ không bắt buộc: - Đến gặp Chúa trong Thánh Lễ mỗi ngày tại đây hay bất cứ Nhà Thờ nào, nhớ mang theo sách Tân Ước, tốt nhất là có được sách "Lời Chúa trong Thánh Lễ". - Buổi tối trước khi đi nghỉ, nhớ tìm mở đoạn Thư Phaolô gửi cho tín hữu ở cộng đoàn Êphêsô ( Ep 5, 8 – 20 ) và đọc thành một lời trò chuyện cầu nguyện với Thầy Giêsu theo cách thức đã học từ tuần trước. - Tìm dịp thuận tiện để kể lại một cách sống động câu chuyện Tin Mừng về người hành khất mù Bartimê đã được Thầy Giêsu chữa lành cả thể xác lẫn tâm hồn ( Mc 10, 46 – 52 ), cho một người thân trong nhà, một người hàng xóm, một người làm việc chung, một nhóm bạn quen của mình, hoặc cho chính người bạn trai ( bạn gái ) thân yêu của mình, đặc biệt lại là người khác niềm tin tôn giáo hoặc không có thiện cảm với Công Giáo thì càng hay… Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT ( Còn tiếp nhiều kỳ ) NHIỆM THỂ CHÚA KITÔ Thần Học hiện nay cho rằng có ba mô hình Cứu Độ, một là Dĩ Giáo Hội Vi Trung, hai là Dĩ Đức Kitô Vi Trung và ba là Dĩ Thiên Chúa Vi Trung. Theo quan điểm Dĩ Giáo Hội Vi Trung, tức lấy Giáo Hội làm trung tâm điểm, thì… “Chỉ có một mạc khải, một vị Cứu Tinh duy nhất và một tôn giáo đích thực. Ơn Cứu Độ vì vậy chỉ gặp thấy trong Đức Kitô và ngang qua Giáo Hội của ngài. Giả sử chúng ta gặp thấy một phần mạc khải trong các tôn giáo khác đi chăng nữa, nói cho cùng, mạc khải này không bao giờ đưa đến Ơn Cứu Độ. Suốt dọc nhiều thế kỷ kết luận trên trở thành quá hiển nhiên và tất yếu dựa vào một số bản văn của Thánh Kinh và Thánh 14 CÙNG PHÂN TÍCH
  • 15. Truyền. Lập trường cố cựu này được đúc kết qua một công thức đã trở thành cổ điển “Ngoài Giáo Hội không thể có Ơn Cứu độ” ( Extra Ecclesiam nulla salus )”. Trải qua hai mươi thế kỷ Giáo Hội vẫn coi mình là trung tâm điểm của Ơn Cứu Độ để rồi qua đó hướng dẫn đời sống Đức Tin cho Dân Chúa. Thế nhưng quan điểm này gần đây đã bị Thần Học phi bác, bởi cho rằng: “Đức Kitô vẫn luôn luôn là Đấng Cứu Độ định chế nhưng Ơn Cứu Độ của Ngài vượt khỏi giới hạn chật hẹp của Giáo Hội hữu hình và của Kitô giáo. Nói cách khác, Đức Kitô luôn luôn là Đấng Cứu Độ phổ quát. Tuy nhiên không nhất thiết bó buộc phải thuộc về Giáo Hội hữu hình để được Ơn Cứu Độ. Một Thiên Chúa, một Đức Kitô… nhưng nhiều cách thế cứu độ khác nhau”. Một khi đã nhìn nhận Kitô là Đấng Cứu Độ phổ quát thì tất nhiên Ơn Cứu Độ cũng phải phổ quát nghĩa là dành cho hết thảy mọi người, không phân biệt người có hay không có tôn giáo. “Trong mấy thập niên gần đây một số tác giả đã bước từ quan điểm lấy Đức Kitô làm trung tâm để tiến tới chủ trương lấy Thiên Chúa làm trung tâm. Quan điểm này cũng thường được gọi là đa nguyên tôn giáo; theo đó chỉ duy Thiên Chúa mới là trung tâm điểm của một tiến trình cứu độ nhiêu khê và phức tạp khởi đi từ công cuộc sáng tạo ngang qua mầu nhiệm Nhập Thể và vẫn tiếp diễn cho đến tận cùng lịch sử. Qua những ngả đường dị biệt ngoằn ngoèo chồng chéo nhau nữa, nhân loại đang lần mò tiến về cùng một cứu cánh duy nhất”. Lý do được đưa ra khiến Thần Học cần thay thế quan điểm lấy Kitô làm trung tâm điểm bằng quan điểm lấy Thiên Chúa làm trung tâm điểm là bởi: “Một cách sâu xa hơn đối với tri thức về Thiên Chúa, chúng ta chỉ có thể nhận thức được những gì Ngài mạc khải cho ta trong một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó chứ không bao giờ có thể hiểu thấu bản thể tự tại của Ngài. Do đó không thể phân tích các hình ảnh và phẩm tính khác nhau của Thiên Chúa để đạt tới chân lý khách quan về Ngài. Nếu chỉ còn những ý tưởng, quan niệm hình ảnh và lý tưởng tương đối về thực tại thần linh có khả năng dẫn đưa chúng ta tới chân lý siêu việt như vậy rõ rệt là Kitô giáo rất khó biện minh cho vị thế độc đáo và tuyệt đối của mình trong lịch sử Cứu Độ. Và nếu lấy Thiên Chúa làm trung tâm điểm Cứu Độ thì Đức Kitô không còn giá trị quy phạm và cũng chẳng còn tính cứu độ phổ quát. Hệ luận tất nhiên là phải chấp nhận đa dạng về con đường Cứu Độ và cần xác định lại vai trò trung gian Cứu Độ duy nhất của Đức Kitô” ( Nguồn Lamhong.Org 28.9.2014 – Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Vai trò của các tôn giáo trong chương trình Cứu Độ ). Đúng như nhận định của Thần Học, một khi đã lấy Thiên Chúa làm trung tâm thì đương nhiên phải gạt bỏ vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô trong công trình Cứu Độ. Đang khi đó Giáo Hội từ trước đến nay vẫn xác tín về vai trò có tính trung gian duy nhất: “Chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Đấng Trung Gian ở giữa Đức Chúa Trời và loài người là Đức Giêsu Kitô cũng là người” ( 1Tm 2, 5 ). Xác tín Đức Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất là điều vô cùng hệ trọng. Bởi có thể nói chính vì sự xác tín ấy mới làm nên Giáo Hội và có Giáo Hội thì mới có các Bí Tích nhất là Bí Tích Thánh Thể. Ngược lại, phủ nhận vai trò trung gian Cứu Độ duy nhất của Đức Kitô thì Giáo Hội không còn là Giáo Hội Tông Truyền do Chúa thiết lập. Tại sao ? Bởi vì Giáo Hội được lập ra chính là để thực hiện con đường Cứu Độ là đường về với Chúa Cha: “Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Đường Cứu Độ là đường về với Chúa Cha, hay nói cách khác, Đấng Cha chính là cứu cánh của con đường Cứu Độ. Cứu cánh ấy chỉ có thể đạt được thông qua con đường trung gian Cứu Độ duy nhất của Đức Kitô chứ hoàn toàn không phải như Thần Học nói đó là “những con đường dị biệt chồng chéo và nhiều khi còn tương phản nhau nữa, nhân loại đang lần mò tiến về cùng một cứu cánh duy nhất”. Cái gọi là cứu cánh duy nhất mà nhân loại đang lần mò tiến về ấy thuần túy chỉ là những ảo tưởng. Có thể nói con người sống là sống trong và sống cho các ảo tưởng. Ảo tưởng ấy có thể là thời vua Nghiêu vua Thuấn xa xôi nào đó, người ta sống hòa đồng với thiên nhiên và với nhau. Ảo tưởng ấy cũng có thể là những tiêu chí của cách mạng Pháp 1789 gồm: Tự Do ( Liberté ) Bình Đẳng ( Égalité ) Bác Ái ( Fraternité ) và gần đây nhất là Thế Giới Đại Đồng Cộng Sản. 15
  • 16. Ảo tưởng trước sau gì cũng chỉ là ảo tưởng, thế nhưng con người đâu có biết để rồi cứ tiến hành hết cuộc cách mạng này đến cách mạng khác hòng thay đổi vận mạng của mình: Từ chỗ bị áp bức bất công trở thành xã hội bình đẳng tự do. Từ chỗ đói khổ trở thành ấm no hạnh phúc v.v… Cách mạng thì đương nhiên phải chấp nhận hy sinh gian khổ, phải đổ máu hàng triệu sinh linh, nhưng rồi kết quả ra sao ? Cách Mạng Pháp 1789 sau những hỗn loạn cuồng nhiệt trong giai đoạn đầu, còn về sau cho đến tận thời nay, ba tiêu chí Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái đó phải chăng vẫn chỉ là một thứ ảo tưởng xa vời ? Cách mạng Bônsêvich 1917 với lời hứa tiến lên thế giới đại đồng không còn cảnh người bóc lột người thì nay trong thế giới ấy người ta thấy chỉ toàn là dối trá bất công… Tất cả những con đường của nhân loại dù mang danh cách mạng, tất yếu chỉ đưa đến thất vọng. Lý do bởi vì ảo tưởng không bao giờ đưa đến Thực Tại là cái không tách lìa thế gian nhưng thế gian lại không thể cảm nghiệm cũng như suy tưởng được, mặc dầu vậy, đây mới chính là cái mà các bậc thánh nhân đông tây kim cổ hết lòng tìm kiếm. Bên trời Đông, Đức Khổng Phu Tử thành thật tin rằng ĐẠO ( Thực Tại ) ấy là chí thiện chí mỹ và cho rằng hễ ai đã nghe ( biết ) được một lần rồi thì dẫu có chết cũng không uổng một đời: “Triêu văn ĐẠO tịch tử khả hỹ” ( buổi sáng mà nghe được ĐẠO buổi tối dù có chết cũng cam – Luận Ngữ ). Bên trời Tây Thánh Augustino khẩn nài: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con vì Chúa. Nên tâm hồn con còn xao xuyến mãi cho tới khi được nghỉ yên nơi Chúa”. Nguyên nhân sâu xa khiến con người cứ còn xao xuyến mãi như thế là vì tất cả chúng ta đều được tạo dựng nên là Hình Ảnh của Thiên Chúa ( St 1, 26 ). Được dựng nên là Hình Ảnh Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa nhưng con người bởi vô minh che lấp nên đã không nhận biết được Sự Thật vô cùng cao cả ấy. Đức Kitô từ trời xuống thế cũng không ngoài mục đích rao giảng Sự Thật: “Chúa Giêsu bèn phán cùng những người Do Thái đã tin Ngài rằng: nếu các ngươi cứ ở trong đạo của ta thì thật là môn đệ Ta. Các ngươi sẽ biết Sự Thật và Sự Thật sẽ giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31-32 ). Chúa nói những ai muốn nhận biết Sự Thật thì phải ở trong đạo của Ngài và đạo ấy chính là Đạo Công Giáo Tông Truyền do Ngài thiết lập. Chúa nói với Phêrô: “Simon con Giôna, ngươi thật có phước vì chẳng phải thịt và huyết bày tỏ điều ấy cho ngươi đâu bèn là Cha Ta ở trên trời vậy. Còn Ta lại bảo ngươi rằng, ngươi là Phêrô, Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên vầng đá này, cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thể thắng được nó. Ta sẽ giao chìa khóa Nước Trời cho ngươi, hễ điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc. Hễ điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 16-20 ). Chúa lập Giáo Hội chỉ trên một con người đồng thời trao trọn quyền bính cho con người ấy. Điều này hẳn nhiên là phải có mục đích, vậy mục đích ấy là gì nếu chẳng phải là để bảo đảm cho việc nhận biết Sự Thật Con Thiên Chúa ở nơi mỗi người ? Từ khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, tất cả Kitô hữu chúng ta bất kể là Giáo Sĩ hay Giáo Dân đều có ơn gọi làm Con Chúa: “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, cũng như trong sự kêu gọi mình, mà anh em đã được gọi đến một Hy Vọng, một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa, một Đức Chúa Trời là Cha mọi người. Ngài vượt trên mọi người, suốt qua mọi người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4-6 ). Chỉ có một thân thể đó là Thân Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Trong thân này Chúa Kitô là đầu, còn hết thảy Kitô Hữu đều là những chi thể của Ngài: “Ta là cây nho các ngươi là cành. Ai cứ Ở trong ta và Ta Ở trong họ thì kết quả nhiều vì ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được. nếu ai chẳng cứ Ở trong Ta thì bị ném ra như nhánh kia khô héo rồi người ta lượm lấy quăng vào lửa mà đốt đi” ( Ga 15, 5-6 ). Cành phải gắn với thân mới được thông phần nhựa sống của thân. Cũng vậy, là Kitô Hữu, chúng ta cần phải Ở trong Chúa mới có thể sinh hoa kết quả tức, có ơn phúc được. Để Ở trong Chúa thì trước hết cần phải tin Ngài là Đấng Cứu Độ mình. Trải qua nhiều thế hệ, người Do Thái vẫn mong chờ Đấng Mêsia Cứu Độ, nhưng khi Ngài đến, họ lại không tin: “Người Do Thái nhóm quanh Ngài mà nói rằng: "Thầy để chúng tôi vơ vẩn cho đến chừng nào ? Nếu thầy là Đấng Kitô thì hãy nói tỏ tường cho chúng tôi biết". Chúa Giêsu đáp: "Ta đã nói cho các ngươi mà các ngươi không tin. Những việc Ta nhân danh Cha Ta mà làm đều làm chứng cho Ta. Nhưng các ngươi không tin Ta vì các ngươi chẳng thuộc về đoàn chiên Ta. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo ta. Ta ban cho chúng sự sống đời đời nó hẳn chẳng hư mất bao giờ. Chẳng ai có thể giựt nó khỏi tay Ta” ( Ga 10, 24-28 ). Những người tin thì thuộc đoàn chiên của Chúa nhưng chiên thì phải nghe được tiếng của chủ chiên. Có nghe được tiếng chủ chiên là Đức Kitô thì mới biết đường biết nẻo mà theo Ngài. Sở dĩ chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa bởi vì Chúa luôn Ở trong ta không một phút giây nào ngừng: “Về phần anh em, há không biết rằng Chúa Giêsu Kitô ở trong anh em sao ?" ( 2Cr 13, 5 ). Qua Bí Tích Rửa Tội, mỗi Kitô Hữu chúng ta từ vị Giáo Tông cao trọng đến các Tín Hữu bình thường đều có Chúa ở nơi mình. Thế nhưng Đấng Chúa ấy chỉ như một cái mầm sống yếu ớt mỏng manh rất cần được chăm sóc dưỡng nuôi mới có thể lớn lên được. Công việc chăm sóc dưỡng nuôi ấy tự thân mỗi người không một ai có thể, nếu không có Giáo Hội. Thật vậy, Giáo Hội chính là Người Mẹ cưu mang sinh ra và dưỡng 16
  • 17. nuôi chúng ta bằng ơn sủng của các Bí Tích. Giáo Hội mà không có các Bí Tích thì đó không phải là Giáo Hội của Chúa Kitô tức Thân Mầu Nhiệm. Dấu chứng rõ ràng nhất cho thấy Chúa Kitô hiện diện trong Giáo Hội đó là Bí Tích Thánh Thể hay còn gọi là Bí Tích Tình Yêu. Ngay khi còn đương thời Chúa Giêsu đã nói lên tính chất khó tin của Bí Tích này nhưng lại vô cùng cần thiết cho sự sống đời đời: “Ta là bánh của Sự Sống, tổ phụ các ngươi đã ăn manna trong đồng vắng rồi cũng chết. Đây là bánh từ trời xuống hầu cho ai ăn đến thì chẳng chết. Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Nếu ai ăn bánh ấy thì sẽ sống đời đời. Còn bánh mà Ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian ấy là Thịt Ta". Bởi đó người Do Thái tranh luận với nhau rằng: người này lấy thịt mình cho chúng ta ăn thế nào được ? Chúa Giêsu bèn phán cùng họ rằng: "Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi: nếu các ngươi không ăn Thịt của Con Người và uống Huyết của Người thì chẳng có sự sống trong các ngươi” ( Ga 6, 48-53 ). Đang khi còn sống trong thân xác mà Chúa Giêsu lại nói cần phải ăn Thịt và uống Máu Ngài để có sự sống thì thật khó tin quá. Còn ngày nay về phần chúng ta, những chi thể của Chúa Kitô, chúng ta có tin được lời ấy không ? Lời Chúa là lời hằng sống, một khi Chúa đã nói tin thì được sống, trái lại không tin sẽ phải chết thì hẳn nhiên là phải đúng như vậy. PHÙNG VĂN HÓA, 1.2015 BA QUY TẮC RAO GIẢNG GIỐNG NHƯ ĐỨC PHANXICÔ Nhìn lại triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, tôi nghĩ đóng góp lớn nhất của ngài có lẽ là việc ngài chỉ cho chúng ta cách loan báo Tin Mừng. Ngài dùng những từ đơn giản và những hình ảnh rung động lòng người. Ngài là gương mẫu cho cách thế mà các Linh Mục nên thuyết giảng và cách thức mà chúng ta có thể Phúc Âm Hoá – đó là, việc loan báo Lời Chúa. Ngài tuân thủ các nguyên tắc của một bài giảng hay và một bài diễn văn hay, một số được liệt kê dưới đây: NGẮN GỌN Khả năng tiếp thu của tâm trí chúng ta cũng bằng với khả năng ngồi một chỗ để lắng nghe. Sự khúc chiết, ngắn gọn, gợi tôi nhớ về một Linh Mục Giáo Phận Albany, New York, cha Michael Hogen, vừa mới qua đời. Đây là một trong những bài giảng hay nhất của cha. “Nếu hôm nay bạn nghe thấy tiếng Chúa, đừng cứng lòng. Nếu hôm nay bạn không nghe thấy tiếng Chúa, bạn nên tự hỏi chính mình tại sao không”. Cũng giống như các bài giảng mẫu mực khác, nó dựa trên đoạn Thánh Vịnh Đáp Ca 95 quen thuộc trong Kinh Thánh nhưng nó ngắn gọn vừa đủ cho người ta ghi nhớ và mỗi khi nghe những câu Thánh Vịnh, họ sẽ nhớ lại bài giảng đó. Đây là điều đáng suy nghĩ. THÍCH HỢP Trong một văn kiện về rao giảng năm 2012 của mình, Hội Đồng Giám Hoa Kỳ lưu ý rằng có thể tạo ra sự gần gũi bằng việc lấy ví dụ từ sinh hoạt văn hóa đương thời bao gồm TV, đài phát thanh, âm nhạc. Có thể bạn sẽ trở thành một người chuẩn mực khi nói rằng bạn không bao giờ xem TV bởi vì chẳng có gì đáng xem, nhưng thực tế là hàng triệu người xem TV mỗi ngày. Có một chương trình truyền hình hiện đang phổ biến – bộ phim “Big Bang Theory” ( Thuyết Vụ Nổ Lớn ). Nhân vật chính là một người khôi hài, quan tâm đến bản thân quá mức – một hình tượng mà chúng ta không mong muốn trở thành. Anh ta cũng là một trong tập hợp những người trẻ lập dị, và cùng với anh chàng nhân vật chính, họ là những người vật lộn với chính bản thân mình. Đó là những gì chúng ta phải đối mặt trong cộng đoàn Kitô hữu. Tôi biết một vị mục tử thường lấy ví dụ từ bộ truyện tranh “Calvin và Hobbs”. Khi vị mục tử này bước vào Nhà Thờ, chúng tôi tự hỏi không biết chúng tôi đã đọc bộ truyện mà ngài sắp trích dẫn chưa. Khi chúng tôi đọc những đoạn truyện tranh trong tuần tới, chúng tôi sẽ tìm ra được những ý nghĩa mới, bởi chúng tôi đã được ngài nhắc nhở kiếm tìm giá trị tôn giáo ngay tại những nơi không bình thường như thế. 17 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 18. ĐEM KINH THÁNH VÀO CUỘC SỐNG Có hai bài giảng Lễ thường nhật khiến tôi suy nghĩ về thông điệp được trình bày qua những câu chuyện đơn giản trong bài đọc của những ngày đó. Một là câu chuyện về năm chiếc bánh và hai con cá. Vị Linh Mục nói: Chúa Giêsu có thể làm ra vừa đủ bánh và cá mà không có những phần dư thừa cho nên thông điệp ẩn sau đó nói rằng tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn tràn đầy cho chúng ta. Một bài giảng khác kể chuyện một Linh Mục lạc mất con mèo của mình trong cánh rừng. Ngài đang ở trong một ngôi nhà ở vùng quê và con mèo hoảng sợ bởi vì có một con chó lại gần. Vị Linh Mục lôi cuốn chúng tôi với câu chuyện kể về những cố gắng của ngài để dỗ con mèo quay lại. Cuối cùng ngài mua một chiếc mở đồ hộp bằng điện và mở một hộp thức ăn cho mèo ra. Con mèo quay trở lại và chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, quan trọng hơn, câu chuyện giải thích ý nghĩa của câu chuyện về một phụ nữ mất một đồng xu rất giá trị với bà đến mức bà lục tung nhà lên để tìm nó. Những người khác có thể không quan tâm, nhưng đồng xu đó, có lẽ chỉ là một xu, rất có ý nghĩa với bà khiến tình cảm bà trở khích động như vậy. Thông điệp đó nói với chúng ta rằng chúng cũng cần mang trong mình sức mạnh đó để tìm kiếm những món quà, những đồng xu mà Chúa Giêsu đã trao tặng cho chúng ta trong cuộc sống. Tòa Thánh mới đưa ra một hướng dẫn về việc rao giảng. Các Giám Mục Hoa Kỳ đang nghĩ về việc xuất bản tài liệu đó bằng tiếng Anh. Đây sẽ là một điều tốt đẹp tiếp nối sự ra mắt tài liệu của các giám mục về rao giảng được phê chuẩn năm 2012. Các bài giảng quan trọng như thế nào ? Nghiên cứu về các Giáo Xứ của Trung tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng về Công Việc Tông Đồ, đặt trụ sở tại Đại Học Georgetown chỉ ra tỉ lệ hơn 6 trên 10 người ( 63% ) quan tâm đến phẩm chất của bài giảng khi họ chọn nơi tham dự Thánh Lễ. Điều này quan trọng hơn nhiều so với phẩm chất âm nhạc của Giáo Xứ và chỉ kém quan trọng hơn một chút so với tình cộng đoàn và sự chào đón họ cảm nhận được khi đến Nhà Thờ. Chúng ta có thể tìm hiểu chỉ dẫn của Vatican và các tài liệu của Giám Mục Hoa Kỳ về sự rao giảng, nhưng chúng ta giờ đây có thể dễ dàng tìm thấy những hướng dẫn thú vị cho sự thành công của việc rao giảng và công cuộc Phúc Âm Hóa khi theo dõi và lắng nghe Đức Thánh Cha Phanxicô. Mỗi ngày Ngài đều cho chúng ta thấy cách loan báo Lời Chúa. MARY ANN WALSH, PATON BONE Bản chuyển ngữ của Jospeh C. Pham từ L’OSSERVATORE ROMANO, 16.1.2015 TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO 1. Đức Thánh Cha đã về tới Vatican Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại Roma sau chuyến tông du kéo dài một tuần của ngài tới Sri Lanka và sau đó là Philippines. Ngài đã đến sân bay Ciampino của Roma vào lúc 5g40 chiều thứ hai. Như thông lệ sau các chuyến tông du quốc tế, ngay sau khi xuống sân bay, Đức Thánh Cha đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn trước khi trở về Vatican. Chiếc máy bay của Đức Thánh Cha đã cất cánh từ sân bay Manila trong một chuyến bay gần 15 tiếng đồng hồ vào sáng sớm thứ hai, khi hàng trăm ngàn người Philippines xếp hàng trên đường phố thủ đô để mong gặp Đức Giáo Hoàng một lần nữa. Máy bay đã bay qua không phận Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Bạch Nga, Ba Lan, Tiệp, Áo, Slovenia trước khi vào lãnh thổ Ý. Đường bay này dài hơn bình thường để tránh không bay ngang qua Ukraine nơi một chiếc may của hãng hàng không Air Malaysia đã bị bắn rơi hôm 17.7.2014. Đức Thánh Cha đã gởi điện chào thăm các vị nguyên thủ các quốc gia khi bay ngang bầu trời các nước. Trong chuyến thăm ba ngày tới quốc gia Công Giáo lớn nhất Châu Á, Đức Giáo Hoàng đã chiếm được con tim của người Philippines khi ngài đến thăm các thành phố Tacloban và Palo để an ủi các nạn nhân của trận bão Hải Yến xảy ra hồi tháng 11 năm 2013. Mặc dù thời tiết xấu, mưa nặng hạt, hơn 6 triệu người đã có mặt trong Thánh Lễ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng tại Công viên Rizal của thủ đô Manila vào ngày Chúa Nhật 18.1.2015. 2. Buổi triều yết chung thứ tư tại Roma Đức Thánh Cha đã tái tục các hoạt động thường lệ của ngài với buổi triều yết chung bên trong Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục vào lúc 10g30 sáng thứ tư 21.1.2015 18 CÙNG THÔNG TIN
  • 19. Ngài đã nhắc lại các chủ đề ở Sri Lanka và Philippines, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội. Đức Thánh Cha xúc động vì những bậc cha mẹ ở Philippines có thể mô tả con cái của họ là "món quà từ Thiên Chúa." Ngài nhận xét rằng sự nghèo nàn không phải là hệ quả tất yếu khi có đông con, nhưng vì các mô hình kinh tế bất công đặt tiền bạc trước khi tất cả mọi thứ khác. Nhắc đến Sri Lanka, Đức Thánh Cha nói: “Sri Lanka vẫn còn bị ảnh hưởng của một cuộc nội chiến kéo dài. Trong cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo tôn giáo tôi đưa ra đề nghị rằng chúng ta làm việc cùng nhau như những tác nhân đem lại chữa lành, hòa bình và hòa giải.” Hàng trăm nhà sư Sri Lanka đã đến nghe Đức Thánh Cha nói về khoan dung tôn giáo hôm thứ ba 13.1.2015. 3. Nhận định của hàng giáo phẩm Philippines về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Lúc 9g15 sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Manila để đáp máy bay trở lại Vatican. Hàng trăm ngàn người Philippines đã xếp hàng trên đường phố thủ đô để mong gặp Đức Giáo Hoàng một lần nữa. Tại một cuộc họp báo sau khi máy bay chở Đức Thánh Cha cất cánh, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila, nói tất cả mọi người ở Philippines "giờ đây ngập tràn lòng hân hoan biết ơn Thiên Chúa" vì chuyến tông du này, và đã được Đức Thánh Cha "thách thức" đối mặt với những vấn đề chẳng hạn như sự bất bình đẳng trong cả nước. "Các Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân, tất cả chúng tôi đã nhận được những thông điệp rất rõ ràng." Đức Hồng Y Tagle nói. "Chúng tôi sẽ kêu gọi tất cả mọi người biến những thông điệp này thành hành động." Đức Hồng Y nói thêm rằng thông điệp của Đức Thánh Cha về thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo là một thông điệp "không chỉ cho các Kitô hữu nhưng cho tất cả mọi người." Đức Hồng Y Tagle cũng cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một thách thức văn hóa là đừng mù quáng chấp nhận mọi sự mới lạ. "Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha cũng mời gọi chúng ta phải sáng suốt và phải có sự phê phán. Không phải tất cả mọi thứ mới đều đương nhiên là tốt đâu. Ở đây tôi nghĩ rằng chúng ta cần chú ý đến linh đạo Kitô giáo về khả năng phân định. Làm thế nào để chúng ta đắm mình trong thế giới của Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện, trong giáo lý của Giáo Hội, và với nguồn mạch sâu xa này đương đầu với những thay đổi trên thế giới ?" Đức Hồng Y Tagle nói rằng khi nói chuyện riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng thường lặp đi lặp lại rằng lòng đạo đức bình dân là một nền tảng vững chắc của các tín hữu Kitô. Đức Hồng Y Tagle nói: "Ngài nói rằng chính đức tin đơn sơ là điều giúp cho mọi người sống sót qua những thay đổi trong xã hội". Đức Giám Mục Mylo Vergara, người đứng đầu Ủy ban Truyền Thông của các Giám Mục Philippines, nói rằng chuyến đi đầy bất ngờ. "Anh chị em đã chứng kiến là Đức Giáo Hoàng đã không đọc những bài giảng được chuẩn bị sẵn," Đức Cha Vergara nói. Ngài gọi đó là "bài giảng của con tim". Đức Cha Vergara cũng đề cập đến sự kiện diễn ra hôm thứ bảy tại Tacloban, khi cơn bão nhiệt đới Amang tràn vào khu vực này. "Tôi nghĩ đó cũng là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng mặc một chiếc áo mưa khi cử hành Thánh Lễ". Trong cuộc họp báo, các Giám Mục cũng khẳng định rằng các vị đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại Philippines vào năm tới trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Cebu. 4. Nhận định của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, về chuyến tông du Philippines Sau Thánh Lễ chiều Chúa Nhật 18.1.2015 tại công viên Rizal của thủ đô Manila, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo dành cho các ký giả tường thuật chuyến tông du Philippines của Đức Thánh Cha về tác động của chuyến đi này. Khía cạnh đầu tiên cha Lombardi muốn nhấn mạnh là những con số rất lớn những người tham dự các biến cố với Đức Giáo Hoàng. Ngài nhìn thấy "những kỳ vọng lớn lao và mong muốn mãnh liệt được hiện diện bên cạnh Đức Giáo Hoàng". Điều đó cho thấy người Philippines có một cảm xúc tôn giáo rất mạnh. Khía cạnh thứ hai là Đức Giáo Hoàng đã công bố Tin Mừng một cách chú tâm đặc biệt đến sự nhạy cảm của người dân địa phương. Ngài nhấn mạnh đến những giọt nước mắt và sự than khóc là 19