SlideShare a Scribd company logo
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay, cạnh tranh là con đường duy nhất mà mọi đơn vị kinh doanh, bất kỳ thuộc
thành phần kinh tế nào, phải lựa chọn để tồn tại. Để có thể đứng vững và cạnh tranh
được trên thị trường, các doanh nghiệp phải tạo ra uy tín và hình ảnh cho sản phẩm,
thể hiện qua: chất lượng, mẫu mã, giá cả....trong đó chất lượng là vấn đề then chốt.
Đầu tư cho chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với đầu tư vào máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ, đầu tư vào nguồn nhân lực và cũng không kém phần quan trọng
là chú trọng tới các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, đó là nguyên vật liệu.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, in ấn. Trong quá trình hoạt động, công ty
luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng đầu ra một cách
tốt nhất cho khách hàng. Để đảm bảo đời sống cho công nhân viên và kinh doanh
có lãi, công ty luôn nỗ lực tìm tòi, đầu tư có hiệu quả vào các yếu tố đầu vào của
quá trình kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm
bảo được chất lượng của sản phẩm. Trong đó công tác quản lý và hạch toán nguyên
vật liệu đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế
toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên
Niên Kỷ”.
* Mục tiêu và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
- Khái quát chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ.
* Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài :
- Đối tượng: các nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
2
+ Tài liệu thu thập: thu thập từ các tài liệu đã được công bố, sưu tầm từ các
nguồn ở thư viện trường, các hiệu sách… như tài liệu của trường đại học Kinh tế
quốc dân, trường Học viện tài chính, các tài liệu khác có liên quan.
+ Số liệu thu thập: điều tra thống kê trên phòng kế toán, phỏng vấn
những người có liên quan, quan sát thực tế.
+ Phương pháp thu thập thông tin: phương pháp chứng từ, phương
pháp kiểm kê, phương pháp tài khoản, phưng pháp tổng hợp và cân đối kế
toán.
* Bố cục của chuyên đề:
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận còn được chia làm 3 chương:
Chương 1 : Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
sản xuất.
Chương 2 : Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu
tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ.
Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo
hướng dẫn Đinh Ngọc Thuý Hà cũng như cán bộ phòng tài chính kế toán của công
ty nhưng với trình độ lý luận và thời gian tiếp cận thực tế còn hạn chế nên bài
chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để bài viết của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Phương
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
3
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1. Khái quát chung về kế toán nguyên vật liệu.
1.1.1. Khái niệm.
Các yếu tố đầu vào là một trong những yếu tố quyết định đối với hiệu quả sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Các sản phẩm đầu ra do quy luật cung cầu
trên thị trường quyết định, các yếu tố đầu vào là sự kết hợp của 3 yếu tố là: sức lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao
động. Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng
vật hoá như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo; sợi trong doanh nghiệp
dệt; da trong doanh nghiệp đóng giày; vải trong doanh nghiệp may mặc....Khác
với tư liệu lao động, nguyên vật liệu chỉ tham vào một chu kỳ sản xuất nhất định
và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu
hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất
của sản phẩm.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã trải qua tác động lao động của con
người và được các đơn vị sản xuất sử dụng làm chất liệu ban đầu để tạo ra sản phẩm.
Do đó nguyên vật liệu là nhân tố cơ bản cho quá trình sản xuất, nó quyết định chất
lượng sản phẩm, là chìa khoá cho doanh nghiệp trong việc giảm chi phí, hạ giá
thành nhờ đó mà có thể trụ vững và ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranh
mạnh mẽ của cơ chế thị trường như hiện nay.
Đặc điểm nguyên vật liệu của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ thuộc vào
ngành nghề kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp đó. Ví dụ, trong ngành in, gia
công, mỗi nguyên vật liệu có giá trị thấp...; trong ngành chế tạo máy, lắp ráp ô tô thì
ngược lại nguyên vật liệu có giá trị cao và phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật
chuẩn xác. Tuy nhiên nguyên vật liệu cũng mang những đặc điểm chung sau:
- Là đối tượng lao động cấu thành thực thể sản phẩm.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
4
- Chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất kinh doanh nhất định, toàn
bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm
làm ra.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động,
nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật
chất của sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm. Tuy nhiên tỷ trọng này tuỳ thuộc vào đặc điểm
ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu.
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm như trên, chúng ta thấy rằng nguyên vật
liệu trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng khác nhau
trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Trong điều kiện đó, để quản lý một cách có
hiệu quả, sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, đúng mục đích thì doanh
nghiệp phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu.
Phân loại nguyên vật liệu nhằm thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, đơn
vị tính, sử dụng hợp lý các loại tài khoản kế toán, phản ánh chính xác tình hình hiện
có và sự biến động của các loại nguyên vật liệu cũng như phục vụ cho việc xây dựng
“Danh điểm nguyên vật liệu”.
Các doanh nghiệp được phép linh hoạt trong việc lựa chọn tiêu thức phù hợp
để phân loại nguyên vật liệu tại đơn vị mình tuỳ thuộc vào tính đặc thù của mỗi
ngành nghề sản xuất – kinh doanh và quy mô hoạt động. Trong thực tế công tác
quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên
vật liệu thông dụng nhất là theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong
quá trình sản xuất – kinh doanh. Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu ở các
doanh nghiệp được phân ra các loại sau đây:
Nguyên liệu và vật liệu chính: Là các đối tượng lao động mà sau quá trình
gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm (kể cả bán thành
phẩm mua vào). Danh từ nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
5
qua chế biến công nghiệp. Ví dụ như sắt, thép trong các doanh nghiệp cơ khí chế
tạo; vải trong các doanh nghiệp may mặc; da trong doanh nghiệp đóng giày...
Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trính sản xuất –
kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng
cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công
cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật,
nhu cầu quản lý. Ví dụ như dầu nhờn, hồ dán, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc
chống rỉ, hương liệu, xà phòng, rẻ lau...
Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo nhiệt năng trong quá trình sản xuất –
kinh doanh. Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là loại vật liệu phụ, tuy
nhiên nó được tách ra thành một loại riêng là vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên
liệu chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu
phụ thông thường. Ví dụ như than dá, than bùn, củi, xăng, dầu...
Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng phục vụ cho hoạt động thay thế
sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải....
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần
lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ...) mà doanh nghiệp mua nhằm
mục đích phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản.
Phế liệu: Là loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài
sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài. Ví dụ như phoi bào, vải vụn, sắt vụn, giấy
vụn...
Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp
và các loại khác như bao bì, vật đóng gói....
Trên thực tế hạch toán theo cách phân loại nói trên chỉ đáp ứng được yêu
cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu. Để bảo đảm
thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị
đối với từng thứ nguyên vật liệu, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng
của nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “Sổ
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
6
danh điểm vật liệu”. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, số
hiệu, đơn vị tính, và kích cỡ của chúng.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
7
1.1.3. Tính giá nguyên vật liệu.
Quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý chất lượng, giá trị và chi phí
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Xác định giá trị nguyên vật liệu thông qua
các phương pháp tính giá là cơ sở cho việc hạch toán. Tính giá nguyên vật liệu là
dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Tính giá có hợp lý thì hạch toán mới
chính xác và ngược lại, tính giá nguyên vật liệu sai dẫn đến nhầm lẫn trong việc
xác định giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất – kinh doanh, ảnh hưởng lớn tới
các quyết định trong việc tiêu thụ sản phẩm, đẩy đơn vị đến chỗ làm ăn thua lỗ.
Việc tính giá được tiến hành cho cả nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho. Trong
công tác hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, nguyên vật liệu được tính
giá theo giá thực tế.
1.1.3.1.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế hàng tồn kho (IAS2): Hàng tồn kho (trong
đó có nguyên vật liệu) được mua về nhập kho tuỳ từng thứ, loại khác nhau được
tính giá khác nhau song về cơ bản giá gốc của chúng bao gồm: Chi phí mua, chi
phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để đưa chúng về địa
điểm và trạng thái hiện tại.
Nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế. Giá thực tế của nguyên
vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các
khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu. Giá thực tế của
nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập.
 Đối với nguyên vật liệu mua ngoài.
+ Giá mua thực tế trên hóa đơn: Đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thì giá mua trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT đầu
vào, ngược lại đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Giá
mua bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
Giá NVL Giá mua Chi phí Giảm giá
thực tế = thực tế + thu - hàng
nhập kho trên hoá đơn mua mua
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
8
+ Chi phí thu mua: Chi phí mua bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu và các
loại thuế khác (không bao gồm các khoản thuế mà đơn vị được hoàn lại), chi phí
vận chuyển, bốc xếp và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật tư,
hàng hoá, dịch vụ.
+ Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua
không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
+ “Có thể tính vào tổng chi phí mua lỗ hối đoái trong trường hợp đặc
biệt là đơn vị tiền tệ kế toán đột xuất giảm trầm trọng so với ngoại tệ mua
hàng gần đây”.
 Đối với nguyên vật liệu tự chế:
+ Giá nguyên vật liệu xuất để tự chế: Được xác định tuỳ theo phương pháp
đánh giá vật liệu xuất kho của đơn vị hạch toán.
+ Chi phí gia công chế biến: Mọi khoản chi phí liên quan đến quá trình gia
công, chế biến số vật liệu đó, bao gồm:
- Chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm như chi phí khấu hao tài
sản cố định, chi phí nhân công trực tiếp.
- Phân bổ các chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhà xưởng
và máy móc thiết bị, chi phí quản lý sản xuất, chi phí nguyên vật
liệu gián tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
 Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công.
+ Chi phí thuê ngoài gia công: Tổng giá trị ghi trên hợp đồng thuê ngoài gia
công hoặc các chứng từ thanh toán với bên nhận gia công.
+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: Là chi phí nhân công bốc dỡ, chi phí vận tải
đưa số vật liệu đó từ kho của đơn vị đến nơi gia công và ngược lại. Nếu trong hợp
đồng quy định bên nhận gia công thanh toán khoản chi phí này thì đơn vị hạch
toán không phải phản ánh nữa.
Giá thực tế = Giá NVL xuất
+ Chi phí gia công
NVL tự chế để tự chế chế biến
Giá thực tế Giá thực tế Chi phí thuê Chi phí
NVL thuê = của NVL xuất + ngoài gia công + vận chuyển
ngoài gia công để gia công phải trả bốc dỡ
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
9
 Đối với nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần:
Mỗi khi nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần các doanh nghiệp đều phải
có biên bản đánh giá tài sản do hội đồng liên doanh và các chuyên gia (nếu có)
đánh giá. Giá trị vật liệu được đánh giá dựa trên giá thị trường và giá ghi sổ tại đơn
vị tham gia liên doanh, góp vốn.
 Các chi phí khác có thể tính vào giá phí nguyên vật liệu tồn kho:
Các chi phí khác được tính vào giá phí tồn kho là các chi phí mà doanh
nghiệp phải chịu để đưa hàng về địa điểm và trạng thái hiện tại ngoài các chi phí
kể trên. Ví dụ: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (với điều kiện các
chi phí này phải gắn liền với việc mua vật liệu và được tính, phân bổ thật chính
xác.
1.1.3.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho.
Để tính giá nguyên vật liệu xuất kho kế toán có nhiều phương pháp tính
khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ loại
hình doanh nghiệp, đặc điểm và tính đa dạng của nguyên vật liệu mà lựa chọn
phương pháp tính giá phù hợp. Các phương pháp tính giá bao gồm:
 Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Giá thực tế VL = Số lượng VL x Giá đơn vị
xuất kho xuất kho bình quân
Giá đơn vị bình quân có thể được sử dụng dưới ba dạng sau:
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Theo phương pháp này, dựa vào giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ
và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá trị bình quân của một đơn vị nguyên
vật liệu trong cả kỳ dự trữ. Căn cứ vào lượng nguyên vật liệu xuất trong kỳ và giá
đơn vị bình quân vừa tính được để xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất
kho trong kỳ. Đây là phương pháp có ý nghĩa về mặt thực tiễn hơn là cơ sở lý
thuyết, có ưu điểm đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa,
công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói
Giá thực tế NVL nhận vốn = Giá thực tế
NVL + Chi phí
góp liên doanh, vốn cổ phần được đánh giá tiếp nhận
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
10
chung. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có số lượng
chủng loại nguyên vật liệu lớn và không có điều kiện phân công riêng nhân viên kế
toán nguyên vật liệu.
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước:
Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho kỳ này được tính theo giá đơn vị
bình quân cuối kỳ trước. Ưu điểm của phương pháp tính giá này là đơn giản, dễ
thực hiện, cung cấp số liệu kế toán kịp thời nhưng không đảm bảo được tính chính
xác của số liệu do không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này.
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Sau mỗi lần nhập kho, kế toán tính lại giá nguyên vật liệu trong kho, giá
thực tế vật liệu xuất kho là giá bình quân được tính sau lần nhập gần nhất. Phương
pháp này có ưu điểm lớn là vừa bảo đảm tính kịp thời của số liệu vừa đảm bảo
được tính chính xác do phản ánh được tình hình biến động của giá cả thị trường.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi khối lượng tính toán lớn, phức tạp do sau do
sau mỗi lần nhập kho, kế toán phải tính lại giá bình quân.
 Phương pháp xác định theo giá hàng tồn kho cuối kỳ trên cơ sở giá mua
thực tế cuối kỳ:
Theo phương pháp này, trị giá thực tế hàng xuất kho được tính như sau:
Giá thực tế (GTT)NVL = Số lượng tồn kho x Đơn giá NVL
tồn kho cuối kỳ cuối kỳ nhập kho lần cuối
Theo phương pháp này, giá thực tế hàng xuất kho được tính theo giá nhập
cuối kỳ kế toán. Phương pháp này đơn giản nhưng chỉ có độ chính xác khi giá cả
trong kỳ ít biến động, lại không đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán nên ít
được sử dụng.
 Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Giả thiết rằng lô nguyên vật liệu nào nhập trước thì được xuất trước và
nguyên vật liệu tồn kho là nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất gần thời điểm
cuối kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là “cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá
trị hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt trong điều kiện có
những lần mua hàng nhưng chưa có giá đơn vị”. Phương pháp này thích hợp trong
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
11
bối cảnh giá cả nguyên vật liệu ổn định hoặc có xu hướng giảm, nếu giá cả có xu
hướng tăng cuối kỳ doanh nghiệp có số lãi nhiều hơn so với khi sử dụng các
phương pháp khác. Điều đó đôi khi có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc
tăng thuế thu nhập phải nộp.
Với khối lượng tính toán nhiều, phức tạp, phươngpháp này chỉ áp dụng đối
với doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu, số lần nhập kho của mỗi danh
điểm không nhiều và phù hợp khi giá cả thị trường có nhiều biến động. Ngoài ra,
áp dụng phương pháp này làm cho doanh thu hiện hành không phù hợp với những
khoản chi phí hiện hành bởi doanh thu hiện hành lại được tạo ra từ giá trị vật tư đã
được mua vào từ trước đó rất lâu, dẫn đến việc tính lãi gộp và thu nhập thuần
không chính xác.
 Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số nguyên vật liệu nào nhập kho sau
sẽ được xuất trước và nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là nguyên vật liệu được mua
hoặc sản xuất trước đó. Đây là phương pháp ngược lại với phương pháp Nhập
trước – xuất trước ở trên, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp
FIFO.
Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát do giá thực tế của
vật liệu xuất dùng luôn sát với giá thị trường ở thời điểm sử dụng, bảo đảm nguyên
tắc thận trọng vì doanh thu hiện tại phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.
Quan trọng hơn, trong điều kiện giá cả thị rường có xu hướng tăng lên, phương
pháp này sẽ giúp cho đơn vị kinh doanh giảm được số thuế thu nhập doanh ghiệp
phải nộp cho Nhà nước.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cung cấp những thông tin
không hợp lý về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Do đó , vốn lưu động của
đơn vị kinh doanh được phản ánh thấp hơn kéo theo khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bị nhìn nhận là kém hơn so với khả năng thực tế nên nó không được
khuyến khích áp dụng.
 Phương pháp giá thực tế đích danh:
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
12
Theo phương pháp giá thực tế đích danh, giá trị xuất kho của một loại hàng
được xác định đúng theo giá nhập kho.đây là phương pháp tuân thủ theo nguyên
tắc phù hợp của hạch toán kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế.
Phương pháp này vận dụng thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo
quản riêng từng lô nguyên vật liệu, có số lượng chủng loại nguyên vật liệu, có số
lượng chủng loại nguyên vật liệu ít và đặc biệt chỉ áp dụng đối với nguyên vật liệu
nhận diện được.
Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá nguyên vật liệu được thực
hiện kịp thời và thông qua việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho kế toán có thể
theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô nguyên vật liệu nhập kho, hơn nữa,
giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá thực tế của nó. Tuy nhiên, nó sẽ
không thích hợp đối với doanh nghiệp có vật liệu đa dạng, trình độ cán bộ quản lý
thấp.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn phương pháp giá trị
hàng tồn kho như sau: Phương pháp giá thực tế đích danh cần được ưu tiên lựa
chọn nếu doanh nghiệp có thể áp dụng được. Nếu có bằng chứng thực tế xác nhận
luồng nhập xuất vật tư của doanh nghiệp là nhập sau – xuất trước thì doanh nghiệp
được phép áp dụng phương pháp nhập sau – xuất trước. Khi không thể áp dụng
phương pháp giá thực tế đich danh và khi thực tế luồng nhập, xuất vật tư của
doanh nghiệp không phải là nhập sau - xuất trước thì doanh nghiệp co thể lựa chọn
phương pháp giá bình quân hay phương pháp mhập trước – xuất trước. Điều này
hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế vừa phản ánh đúng tình hình tài
chính (giá trị hàng tồn kho) của doanh nghiệp. Trên thực tế áp dụng ở các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay, một phương pháp khác cũng được áp dụng khá phổ
biến đó là phương pháp giá hạch toán.
 Phương pháp giá hạch toán:
Doanh nghiệp đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này tự
xác định một mức giá ổn định trong kỳ gọi là giá hạch toán. Toàn bộ nguyên vật
liệu xuất dùng trong kỳ được phản ánh theo giá trị hạch toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ
điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau:
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
13
Giá thực tế NVL Giá hạch toán NVL Hệ
xuất trong kỳ = xuất trong kỳ x số
(Hoặc tồn cuối kỳ) (Hoặc tồn cuối kỳ) giá
Hệ Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
số = -------------------------------------------------------------------
giá Giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Hệ số giá có thể được tính cho từng loại, nhóm nguyên vật liệu tuỳ thuộc
tính đa dạng của nguyên vật liệu, yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị. Phương
pháp tính giá trị này đơn giản, kịp thời, dễ thực hiện. Doanh nghiệp tính giá theo
phương pháp này sẽ có một mức chi phí ổn định trong cả kỳ hạch toán. Mức chênh
lệch giá mua nguyên vật liệu trong kỳ sẽ được san đều cho các lô hàng xuất và tồn
cuối kỳ.
Nhược điểm của phương pháp này là không cung cấp được thông tin chính
xác về giá xuất kho vật liệu và chi phí sản xuất tại một thời điểm trong kỳ kế toán.
1.1.4. Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, máy móc
dần dần có thể thay thế con người ở một khâu nhất định, nhưng đối với các yếu tố
đầu vào của sản xuất đặc biệt là nguyên vật liệu thì công nghệ chỉ có thể tác động
làm giảm định mức tiêu hao cho sản xuất sản phẩm, cho phép thay thế, tận dụng
nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên hay cải tiến chất lượng nguyên vật
liệu. Chất lượng của nguyên vật liệu ngày càng được nâng cao, sản phẩm lúc đó
mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cả về giá trị sử dụng của sản
phẩm lẫn các yếu tố về thẩm mỹ. Không những thế, đây còn là nhân tố then chốt
trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường. Vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất – kinh doanh
của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục, doanh nghiệp phải có kế
hoạch tổ chức quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách có hiệu quả ở tất cả các
khâu: cung ứng, bảo quản, dự trữ, cấp phát và hạch toán kế toán.
1.1.4.1. Khâu cung ứng.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
14
Trong điều kiện kinh tế thị trường, nguyên vật liệu đa dạng4 về chủng loại,
giá cả không đồng nhất do vậy bộ phận cung ứng vật tư của doanh nghiệp cần linh
hoạt, nhanh nhậy trong công tác thu mua song vẫn phải triệt để tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Cung ứng vật tư nói chung và nguyên vật liệu nói riêng phải xuất phát từ
định mức kế hoạch, căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng phục vụ cho sản
xuất và sửa chữa.
- Thời điểm cung ứng kịp thời tránh gây ra tình trạng đình trệ, gián đoạn sản
xuất song tuyệt đối không nhập ồ ạt gây ứ đọng, tồn kho ảnh hưởng tới vốn
lưu động của doanh nghiệp.
- Việc cung ứng nguyên vật liệu phải kiểm tra chặt chẽ mặt số lượng, cần
có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ phục vụ cho việc ghi sổ và giải quyết khi
phát sinh tranh chấp.
Một trong những điều kiện chủ yếu để hoàn thành toàn diện và vượt mức kế
hoạch sản xuất là việc cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng phải được tổ chức
một cách hợp lý, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất và đúng thời
gian.
Để có thể nắm bắt một cách chính xác có khoa học tình hình cung cấp
nguyên vật liệu ở doanh nghiệp phục vụ cho yêu cầu quản lý, kế toán tiến hành
phân tích thông qua các chỉ tiêu khác nhau nhưng phải tuân theo nguyên tắc chung
đó là phân tích theo từng loại nguyên vật liệu không lấy phần vượt kế hoạch cung
ứng của nguyên vật liệu này để bù đắp cho phần thiếu hụt của nguyên vật liệu
khác.
1.1.4.2. Khâu bảo quản và dự trữ.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp tổ
chức các hình thức bảo quản cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng của
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Các yêu cầu trong tổ chức bảo quản bao
gồm: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, phương tiện cất trữ hay m ức độ an toàn....
Do phân công lao động xã hội và sự phát triển chuyên môn hoá sản xuất làm
cho sản phẩm của doanh nghiệp này trở thành nguyên vật liệu của doanh nghiệp
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
15
khác. Việc vận chuyển những sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng được
thực hiện bằng những phưpng tiện vận tải với các trọng tải khác nhau. Trong những
điều kiện như vậy, sự liên tục của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp chỉ có thể
được đảm bảo bằng cách dự trữ các loại nguyên vật liệu cần thiết.
Để xác định mức dự trữ vật tư, doanh nghiệp sử dụng ba chỉ tiêu: Dự trữ
tuyệt đối (biểu hiện bằng đơn vị hiện vật như: tấn, kg, m...), dự trữ tương đối
(tính bằng số ngày tương đối) và dữ trữ biểu hiện bằng tiền (biểu hiện bằng giá
trị).
Trước kia, trong nền kih tế tập trung đơn vị chỉ xác định mức dự trữ tuyệt
đối và dữ trữ tương đối không cần tính đến chỉ tiêu dự trữ biểu hiện bằng tiền vì
Nhà nước dựa trên chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ sẽ có trách nhiệm
đảm bảo lượng nguyên vật liệu tương ứng, đơn vị chỉ có nghĩa vụ sản xuất. Trong
điều kiện hiện nay, xác định mức dự trữ biểu hiện bằng tiền là điều kiện cần để
doanh nghiệp vừa tự cấp cho mình lượng nguyên vật liệu cần thiết phục vụ sản xuất
vừa bảo đảm lượng vốn lưu động cho quá trình kinh doanh.
1.1.4.3. Khâu cấp phát sử dụng.
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu
quả gây thất thoát, ứ đọng nguyên vật liệu dẫn tới giá thành sản phẩm cao. Nguyên
nhân chủ yếu là do tổ chức bảo quản nguyên vật liệu tại kho thiếu khoa học, thủ
kho trình độ kém, việc cấp phát tuỳ tiện không qua kiểm duyệt, dẫn tới không đáp
ứng kịp thời cho sản xuất.
Để thực hiện tốt khâu cấp phát sử dụng, bộ phận vật tư cũng như cán bộ kho
cần triệt để tuân thủ nguyên tắc: Không xuất kho nguyên vật liệu khi không có giấy
phép bằng văn bản của người có thẩm quyền như: Lệnh giao hàng, Phiếu xuất vật
tư..., theo dõi chặt chẽ lượng vật tư dư thừa trong sản xuất để tái nhập kho và
kiến nghị với cấp trên về các hành vi sai trái trong việc sử dung nguyên vật
liệu được cấp phát.... Bởi vì, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong
những mục tiêu cơ bản để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng
mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
16
Việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất phải được tiến
hành trên các mặt khối lượng nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm.... Để nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư, doanh nghiệp phải
xây dựng cho đơn vị mình định mức tiêu hao cũng như thường xuyên nghiên cứu
thay đổi cho phù hợp với tình hình biến động trên thực tế tránh tình trạng lạc hậu
gây lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, để đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch về chi phí nguyên
vật liệu tiêu dùng trong kỳ người ta thường so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ thông
quaviệc áp dụng các phương pháp phổ biến như: Thay thế liên hoàn, hệ thống chỉ
số....trong đó tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và phân tích mối
quan hệ của chúng tới chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
1.1.5. Nhiệm vụ và yêu cầu kế toán nguyên vật liệu.
Kế toán là môn khoa học xã hội, là công cụ quản lý kinh tế, nó phản ánh, ghi
chép, tính toán một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình vốn, và quá
trình luân chuyển vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất knh doanh....để từ
đó cung cấp thông tin cho các nhà quản trị. Như vậy đối tượng của kế toán là toàn
bộ tài sản, nguyên vật liệu là một trong các tài sản lưu động chiếm giá trị lớn nên
nguyên vật liệu cũng là đối tượng của kế toán.
Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, xử lý tổng hợp số
liệu và cung cấp thông tin về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, nhập xuất
tồn kho vật liệu cả về chỉ tiêu giá trị lẫn hiện vật. Kế toán nguyên vật liệu thực hiện
vai trò tham mưu cho các nhà quản trị trong việc xác định nhu cầu vật liệu và mức
độ dự trữ vật liệu hợp lý, tránh tình ttrạng lãng phí, ứ đọng mà vẫn cung cấp đầy
đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu, chỉ tiêu về
tình hình biến động của nguyên vật liệu cả về mặt số lượng, chủng loại và giá trị.
Yêu cầu đặt ra đối với kế toán nguyên vật liệu là sự bảo đảm nguyên tắc nhất
quán, chính xác trong các phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất nhập kho, mỗi
nhiệm vụ liên quan đến nhập xuất vật tư phải được ghi chép đầy đủ ở hai bộ phậnkế
toán, kế toán theo dõi vật tư bằng hiện vật phải tách rời kế toán vật tư theo dõi về
giá trị, lưu trữ đầy đủ các chứng từ nhập xuất vật tư và phải được ghi chép theo dõi
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
17
trên thẻ kho, sổ chi tiết, bảo đảm cung cấp những thông tin về bảo quản, xuất nhập
vật tư cho người quản lý, lượng hàng xuất kho phải được hạch toán chính xác về
giá thành, nếu có sai lệch giữa số liệu kế toán và số liệu kiểm kê phải đối chiếu và
giải thích rõ nguyên nhân, phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu cũng như
hạch toán tổng hợp sao cho thống nhất giữa các kỳ và niên độ kế toán (trong
trường hợp có những thay đổi phải báo cấo và giải thách cụ thể).
Kế toán nguyên vật liệu phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm nguyên vật
liệu và yêu cầu quản lý của đơn vị mình, nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp
thời, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
1.2. Kế toán ban đầu nguyên vật liệu.
1.2.1. Chứng từ sử dụng.
Trong công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, Bộ tài chính ban hành
quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 và các văn bản pháp quy khác
có liên quan quy định danh mục chứng từ kế toán bao gồm:
 Chứng từ bắt buộc:
- Hoá đơn GTGT mẫu 01 - GTGT
- Phiếu nhập kho 01 – VT
- Phiếu xuất kho 02 – VT
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 – VT
- Thẻ kho 06 – VT
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá 08 – VT
Ngoài ra còn tuỳ vào đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu mà doanh
nghiệp có thể sử dụng các chứng từ theo hướng dẫn sau:
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức mẫu 04 – VT
- Biên bản kiểm nghiệm 05 – VT
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 07 – VT
1.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ.
1.2.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ nhập kho
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
18
Bộ phận cung ứng dựa trên kế hoạch sản xuất của bộ phận sản xuất để lập
kế hoạch cung ứng. Nhân viên bộ phận cung ứng lên danh sách các loại vật liệu
cần mua, liên hệ với nhà cung cấp, mua hàng về nhập kho.
Chứng từ ban đầu của quá trình nhập kho là hoá đơn bán hàng mà nhà cung
cấp lập. Số liệu trên hoá đơn bán hàng là cơ sở để vào phiếu nhập và các sổ sách
có liên quan.
Bộ phận cung ứng cùng với cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm nghiệm vật tư.
Nếu vật tư đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật và đúng với các số liệu ghi trên hoá
đơn thì được nhập kho.
Phiếu nhập kho xác nhận số lượng, giá trị vật tư, sản phẩm hàng hoá thực
tế nhập kho làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng và kế toán ghi sổ.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập 3 liên. Sau khi nhập kho thủ kho ghi
số lượng nhập, ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký tên vào
phiếu.
Căn cứ vào phiếu nhâp kho, thủ kho ghi thẻ kho và sau đó chuyển phiếu
nhập cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán sau đó được lưu tại
phòng kế toán.
1.2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho.
Bộ phận có nhu cầu sử dụng vật liệu viết giấy đề nghị lĩnh vật tư, hoặc
phòng kế toán viết lệnh sản xuẩttên đó ghi rõ mức tiêu hao vật liệu. Trên cơ sở đó
bộ phận cung ứng lập phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho theo dõi chặt chẽ số luợng vật tư xuất kho cho các bộ phận
trong đơn vị sử dụng. Nó làm căn cứ để ghi thẻ kho và hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư cùng
một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng mục đích sử dụng.
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên.
Người lĩnh vật tư cầm phiếu xuất kho xuống kho để lĩnh. Sau khi xuất kho
thủ kho ghi lượng xuất vào phiếu xuất kho, căn cứ vào đó ghi thẻ kho và chuyển
phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Phòng kế toán nhận phiếu xuất kho để ghi sổ kế
toán sau đó lưu chứng từ.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
19
1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khác
nhau, thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất, vì vậy hạch toán
nguyên vật liệu phải đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng danh
điểm nguyên vật liệu. Hạch toán chi tiết là một phần hành song song với hạch
toán tổng hợp, mang tính đối chiếu với hạch toán tổng hợp nhằm quản lý chặt
chẽ hơn tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp. Dựa trên đặc điểm, tính
chất nguyên vật liệu tại đơn vị mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong
các phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho sau:
1.3.1. Phương pháp thẻ song song.
Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên
vật liệu để ghi thẻ kho. Kế toán nguyên vật liệu cũng dựa trên các chứng từ này để
ghi số lượng và tính thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất vào “Thẻ kế toán chi tiết
nguyên vật liệu”. Cuối kỳ đối chiếu số liệu trên “Thẻ kế toán chi tiết nguyên vật
liệu” với “Thẻ kho” tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “Thẻ kế toán
chi tiết nguyên vật liệu” kế toán lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp Nhập, Xuất,
Tồn để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp Nhập, Xuất vật liệu.
Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát
hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhâp, xuất ,tồn của từng danh điểm
nguyên vật liệu kịp thời, chính xác. Tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng được
khi doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu. Không những vậy phương pháp
này sử dụng các chỉ tiêu trùng lắp giữa thủ kho và kế toán.
Sơ đồ 1.1
Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho
Thẻ kho
Sổ kế toán
chi tiết VL
Sổ KT tổng hợp về VL
(bảng kê tính giá)
Bảng tổng hợp Nhập,
Xuất, Tồn kho NVL
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
20
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
1.3.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển.
Theo phương pháp này kế toán chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật
liệu” theo từng kho, cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng
danh điểm nguyên vật liệu và theo từng kho, kế toán lập “bảng kê nhập vật liệu”,
“Bảng kê xuất vật liệu” và dựa trên các bảng kê này để ghi vào “sổ luân chuyển
nguyên vật liệu”. Khi nhận được “Thẻ kho”, kế toán tiến hành đối chiếu tổng hợp
Nhập, Xuất của từng thẻ kho với “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”, đồng thời từ
sổ “đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” để đối chiếu với số liệu kế toán
tổng hợp vật liệu. Như vậy phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc
ghi chép của kế toán, nhưng vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu vào
cuối kỳ nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất của từng danh điểm
nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó
khăn, hơn thế nữa là ảnh hưởng tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. Nó
thích hợp với doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và số lượng
nhập, xuất nguyên vật liệu không nhiều.
Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp đối chiếu
luân chuyển.
Sổ
kế
toán
tổng
hợp
về
vật
liệu
Bảng kê nhập
vật liệu
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Bảng kê xuất
vật liệu
Bảng
tổng
hợp
Nhập,
Xuất,
Tồn
kho
vật
liệu
Phiếu
nhập kho
Phiếu
xuất kho
Thẻ kho
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
21
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
1.3.3. Phương pháp số dư.
Với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và số lượng
chứng từ nhập, xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp số dư là thích hợp nhất
để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Theo phương pháp này thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương
pháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi lượng nguyên vật liệu tồn kho từ thẻ kho vào “sổ
số dư”. Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu
được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các
kho theo định kỳ 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ”)
và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất theo từng danh
điểm từ đó ghi vào “Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn”. Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên
“Sổ số dư” do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật
liệu trên “Sổ số dư” với tồn kho trên “Bảng luỹ kế nhập, xuất ,tồn”. Từ “Bảng luỹ
kế nhập, xuất, tồn” kế toán lập “Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn” để đối chiếu với sổ
kế toán tổng hợp về vật liệu. Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lắp
và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ, nhưng việc kiểm tra, đối chiếu, phát hiện sai
sót gặp nhiều khó khăn đồi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trình độ
chuyên môn cao.
Sơ đồ1.3: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp số dư.
Phiếu
nhập kho
Phiếu
xuất kho
Thẻ kho Sổ số dư
Phiếu giao nhận
chứng từ nhập
Phiếu giao nhận
chứng từ xuất
Bảng luỹ kế nhập,
xuất, tồn kho vật liệu
Sổ kế
toán
tổng
hợp
về
vật
liệu
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
22
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
1.4. Kế toán toán tổng hợp nguyên vật liệu.
Nếu hạch toán chi tiết theo dõi cụ thể tình hình biến đọng của từng danh
điểm nguyên vật liệu về cả hiện vật và giá trị thì hạch toán tổng hợp theo dõi chung
về giá trị của nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn trong kỳ. Trên cơ sở đặc điểm và quy
mô nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương pháp hạch
toán tổng hợp sau:
1.4.1. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX).
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có,
biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài
khoản hàng tồn kho. Theo phương pháp này trên các tài khoản hàng tồn kho không
chỉ theo dõi số hiện có mà cả tình hình biến động tăng, giảm vật tư trong kỳ. Với độ
chính xác cao, cung cấp thông tin một cách kịp thời, cập nhật nên phương pháp này
được sử dụng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên với những doanh nghiệp có nhiều
chủng loại vật tư, hàng hoá có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp
dụng phương pháp này sẽ tốn rất nhiều công sức.
1.4.1.1. Tài khoản sử dụng.
Tương ứng với nội dung của phương pháp này để hạch toán nguyên vật liệu
kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
23
TK 152: Nguyên vật liệu: Tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị hiện
có, tình hình tăng, giảm, của các nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết
theo từng loại nhóm...tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán.
TK 151: Hàng mua đang đi đường: Tài khoản này dùng để theo dõi các loại
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá... mà doanh nghiệp đã mua hay chấp
nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập
kho.
Ngoài ra việc hạch toán nguyên vật liệu còn liên quan đến các tài khoản như:
TK 331, TK 111, TK 112, TK 133, TK 141....
1.4.1.2. Phương pháp hạch toán.
Đối với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá
thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá sau khi đã loại trừ phần thuế, VAT
được theo dõi riêng trên TK 133, cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành khấu trừ thuế đầu
vào và thuế đầu ra để xác định số VAT phải nập.
Đối với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp, Giá thực tế
nguyên vật liệu nhập kho là giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả VAT cộng với chi phí
mua.
Khi xuất kho nguyên vật liệu, kế toán tiến hành ghi nhận giá trị xuất của
nguyên vật liệu dựa trên cơ sở phương pháp tính giá NVL đã chọn. Doanh nghiệp
thực hiện đánh giá lại nguyên vật liệu cuối kỳ khi có quyết định của Nhà nước hoặc
cơ quan có thẩm quyền về việc đánh giá lại tài sản.
1.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK).
Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê
thực tế để xác định giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ, tưd đó xác định trị giá
vật tư, hàng hoá xuất dùng trong kỳ theo công thức sau:
Giá trị NVL = Trị giá NVL + Trị giá NVL - Trị giá NVL
xuất trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ.
Trị giá nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và cuối kỳ được xác định bằng kết quả
kiểm kê tiến hành vào đầu và cuối kỳ kế toán. Theo phương pháp này trên các tài
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
24
khoản hàng tồn kho chỉ theo dõi số tồn đầu kỳ và cuối kỳ. Tình hình biến động
nhập, xuất vật liệu trong kỳ được theo dõi trên tài khoản 611 “Mua hàng”.
Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị có nhiều chủng loại vật tư, hàng
hoá có giá trị nhỏ, xuất dùng, xuất bán thường xuyên.
1.4.2.1. Tài khoản sử dụng.
Kế toán sử dụng TK 611 “Mua hàng” để phản ánh các nghiệp vụ kết chuyển
hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, xuất dùng trong kỳ.
TK 6111: Mua NVL, CCDC.
TK 6112: Mua hàng hoá (Đối với các đơn vị thương mại).
1.4.3. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả thường xuyên biến động, do vậy
hàng hoá nói chung hay nguyên vật liệu nói riêng nếu mua ngoài về chưa tiêu dùng
ngay sẽ mang giá trị lạc hậu so với giá thị trường hiện tại. Việc lập dự phòng nhằm
chủ động bù đắp phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư tồn kho có thể xảy ra
trong kỳ kế hoạch.
Thông tư số 107/2001/TT/BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2001
hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi của doanh nghiệp, nhấn mạnh
các vấn đề sau:
+ Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối, khoá
sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính.
+ Khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho được trích trước vào chi
phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp
có nguồn tài chính bù đắp khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm
bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư tồn kho
không cao hơn giá cả trên thị trường hoặc giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm
lập Báo cáo tài chính.
+ Căn cứ vào biến động thực tế về giá trị nguyên vật liệu tồn kho, DN chủ
động xác định mức trích lập. sử dụng khoản dự phòng đúng mục đích theo nguyên
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
25
tắc mức dự phòng không vượt quá số lợi nhuận của doanh nghiệp (Sau khi hoàn
nhập khoản dự phòng trích lập năm trước) và đảm bảo các điều kiện sau:
- Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các
bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư tồn kho.
- Là những vật tư thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời
điểm lập Báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá trị thường thấp hơn giá trị trên
sổ kế toán. Vật tư tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán. Bao gồm:
nguyên vật liệu bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm
theo mặt bằng chung trên thị trường.
Mức dự phòng cần lập xác định theo công thức:
1.5. Sổ sách kế toán.
Giống như các phương pháp hạch toán chi tiết, việc lựa chọn các hình thức
sổ tổng hợp cũng do doanh nghiệp tự quyết định sao cho phù hợp với điều kiện
thực tế tại doanh nghiệp song vẫn trong khuôn khổ những quy định của ban hành,
bao gồm 4 hình thức sổ sau dây:
1.5.1. Sổ Nhật ký Chung (NKC).
Hình thức hạch toán NKC có đặc điểm là tách rời hạch toán theo thời gian và
hệ thống trên hai loại sổ khác nhau, tách rời hạch toán tổng hợp và chi tiết. Tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dều phải ghi trên sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ
nhật ký chung theo trình tự thời gian và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau
đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi vào sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Với
cách ghi chép đơn giản, hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp, thuận tiện
cho việc sử dụng máy vi tính.
Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký Chung
Mức dự phòng Lượng vật tư tồn Giá hạch Giá thực tế trên
giảm giá vật tư = kho giảm giá tại thời x toán trên - thị trường tại thời
cho năm KH điểm lập BCTC sổ kế toán điểm lập BCTC năm
Chứng từ
gốc
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
26
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
27
1.5.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ.
Đây là hình thức sổ kế toán kết hợp việc ghi sổ theo thứ tự thời gian trên các
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Vận dụng hình thức
ghi sổ này, việc cơ giới tính toán rất thuận tiện phù hợp với các doanh nghiệp lớn
song việc ghi chép lại trùng lặp, tốn nhiều công sức.
Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ
ghi sổ.
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Chứng từ
gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng
tổng
hợp
chi
tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
28
Đối chiếu
1.5.3. Hình thức Nhật ký – sổ cái.
Đây là hình thức sổ kế toán kết hợp việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và quan
hệ đối ứng tài khoản trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật
ký – Sổ cái. Có thể kiểm tra tính chính xác số liệu trên Nhật ký – Sổ cái bằng cách
đối chiếu số liệu trên phần nhật ký với số liệu trên phần sổ cái. Tổng dư Nợ của tất
cả các tài khoản bằng tổng dư Có của tất cả các tài khoản trên Nhật ký – Sổ cái.
Hình thức Nhật ký – Sổ cái với kết cấu cồng kềnh chỉ thích hợp với các
doanh nghiệp nhỏ có ít tài khoản, ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký – Sổ cái.
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Nhật ký - Sổ cái TK 151, 152....
Báo cáo tài chính
Hạch toán
chi tiết
NVL (tuỳ
theo
phương
pháp hạch
toán chi
tiết)
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
29
1.5.4. Hình thức Nhật ký – Chứng từ (NK-CT).
NK-CT là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh theo bên có của các tài khoản. Một NK-CT có thể mở
cho một tài khoản hoặc cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau
hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Căn cứ để ghi chép các nhật ký
chứng từ là các chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết, bảng kê và bảng phân
bổ NVL.
Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức
Nhật ký – chứng từ.
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Chứng từ gốc và
bảng phân bổ số 2
Bảng kê số 3
Nhật ký – chứng từ số 7
Sổ cái TK 152
Hạch toán
chi tiết
NVL (tuỳ
theo
phương
pháp hạch
toán chi
tiết)
Báo cáo tài chính
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
30
1.5.5. Hình thức kế toán máy.
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần
mềm kế toán đợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kết toán hay
kết hợp các hình thức kế toán. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình
ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy
định.
Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán kế toán theo hình thức
kế toán máy.
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
PHẦN MỀM
KẾT TOÁN
MÁY VI TÍNH
BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài
chính
- Báo cáo kế
toán quản
trị
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
31
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN NIÊN KỶ
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên
Niên Kỷ.
2.1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Tên doang nghiệp: Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên
Niên Kỷ.
Tên giao dịch: MILLENNIUM SERVICE AND TRADING INVESTMENT
Tên viết tắt: mits.,tsc
Địa chỉ trụ sở chính: Số 27, ngõ 580, đường Trường Chinh, phường Khương
Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.35640171 Fax: 04.35640144
Email: printtnk02@yahoo.com
Số đăng ký kinh doanh: 0103016631
Ngày cấp: 12/04/2007.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp
Vốn điều lệ: 1.500.000.000đ
Ngành nghề kinh doanh:
- Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo;
- In và các dịch vụ liên quan đến in;
- Sản xuất, mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình
- Sản xuất, mua bán và ứng dụng vật liệu mới từ gốc nhựa
polymer;
- Sản xuất, mua bán các thiết bị chống nóng, cách nhiệt;
- Mua bán thiết bị chụp ảnh, thiết bị ngành ảnh, máy quay
camera và thiết bị thu hình;
- Mua bán máy vi tính, phần mềm máy tính, thiết bị ngoại vi;
- Sản xuất, gia công, buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ, mây
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
32
tre đan, đồ gỗ, đồ gỗ sơn mài. gốm, sứ, thuỷ tinh, da giày;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội, ngoại thất cho
các gia đình, văn phòng, công sở và các công trình xây dựng;
- Kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị ngoại vi và đồ tân
trang ô tô;
- Kinh doanh kim khí, sắt thép, kim loại màu các loại;
- Kinh doanh hoá chất, cồn công nghiệp, chất tẩy rửa, khí đốt
công nghiệp, chất dẻo công tổng hợp, hoá chất hữu cơ, đồ
nhựa tổng hợp, chất phẩm xử lý gỗ (trừ hoá chất nhà nước
cấm);
- Kinh doanh hoá phẩm, hoá mỹ phẩm (trừ mỹ phẩm có hại
cho sức khoẻ con người);
- Đào tạo nghề: ngoại ngữ, tin học (doanh nghiệp chỉ hoạt
động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép);
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
2.1.2 Sự hình thành và phát triển
Trong xu thế phát triển của thế giới và toàn khu vực nói chung và của Việt
Nam nói riêng, Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức rất lớn về kinh tế,
chính trị, văn hoá, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập ASEAN, AFTA và WTO.
Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được không thể không kể tới sự đóng góp
của các doanh nghiệp thành đạt vào công cuộc đổi mới của đất nước. Công ty cổ
phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ là một trong những đơn vị tiêu
biểu đó. Thành lập ngày 12/04/2007, công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ
Thiên Niên Kỷ ban đầu chỉ là một doanh nghiệp thương mại với chức năng nhận
các đơn đặt hàng rồi giao bán lại cho các công ty in và hưởng chênh lệch giữa giá
nhận về và giá đem giao. Nhận thấy rằng nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển,
nhu cầu của xã hội ngày càng cao, công ty đã quyết định mở rộng quy mô. Tháng
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
33
10/2008, công ty đã thành lập thêm một xưởng gia công tại số 418, phố Bạch Mai,
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, in ấn; sản phẩm của doanh
nghiệp là giấy tờ phục vụ công tác quản lý hành chính, biểu mẫu, chứng từ, hoá
đơn, các loại nhãn hàng, báo chí, tập san, bản in, vé số.... Công ty có các bạn hàng
lớn như: Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Liên, Nhà xuất bản Phụ nữ,
Công ty xổ số kiến thiết. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là do
công ty tự khai thác trên thị trường và mua theo giá thoả thuận. Vật tư được sử
dụng chủ yếu của công ty là giấy (giấy Bãi bằng, giấy Trung Quốc), mực in các
loại và các nguyên liệu phụ trợ khác.
Tuy thành lập chưa lâu nhưng công ty luôn có 1 mức tăng trưởng cao, doanh
thu hàng năm tăng từ 110% -> 150% so với năm trước, mức thu nhập bình quân
đầu người đạt 1.100.000 VNĐ/người/tháng.
Kể từ khi thành lập, công ty luôn luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm
đạt được kết quả cao trong kinh doanh và từng bước khẳng định uy tín và thương
hiệu trên thị trường.
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư
thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ các năm 2007,2008:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Phần I - Lãi, lỗ
Chỉ tiêu
Mã
số 2007
Luỹ kế từ đầu
năm
Tổng doanh thu 1 312.458.372 351.782.346
Các khoản giảm trừ 3 2.832.319 3.574.161
Giảm giá hàng bán 5 1.348.762 1.698.725
Hàng bán bị trả lại 6 1.483.557 1.875.436
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp 7
1 Doanh thu thuần 10 309.626.053 348.208.185
2 Giá vốn hàng bán 11 150.735.568 180.965.356
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
34
3 Lợi nhuận gộp 20 158.890.485 167.242.829
4 Chi phí bán hàng 21 5.849.350 7.865.764
5 Chi phí quản lý DN 22 5.568.950 6.879.685
6 Thu nhập hoạt động tài chính 31 2.860.375 2.985.369
7 Chi phí hoạt động tài chính 32 1.425.386 1.564.500
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 40 148.907.174 153.918.249
9 Các khoản thu nhập bất thường 41 1.425.683 1.528.935
11 Chi phí bất thường 42 146.875 356.725
12 Lợi nhuận bất thường 50 1.278.808 1.172.210
13 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 `150.185.982 155.090.459
14 Thuế thu nhập DN phải nộp 70 42.052.075 43.425.329
15 Lợi nhuận sau thuế 80 108.133.907 111.665.130
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký)
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Để thích ứng với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, yêu cầu hàng đầu
của Công ty là phải chọn bộ máy quản lý sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của mình, đảm bảo gọn nhẹ những vẫn đủ hiệu lực để điều hành mọi việc của Công
ty. Đứng đầu Công ty là Giám đốc, người có quyền cao nhất trực tiếp lãnh đạo
Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cán bộ công nhân viên trong Công ty
về kết quả hoạt động kinh doanh, chế độ một thủ trưởng tại Công ty được thực hiện
dựa trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động, nhằm giải quyết đúng
đắn mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người lao động tập thể và Công ty. Trợ
giúp cho giám đốc còn có các phòng, ban chức năng.
Công ty có 45 người, trong đó, nhân viên quản lý của công ty có 15 người.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
35
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch
vụ Thiên Niên Kỷ.
Giám đốc: Là người đứng đầu của một công ty chịu trách nhiệm trước pháp
luật Nhà nước và cả đơn vị về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Chỉ đạo chung, chỉ đạo trực tiếp các phòng chức năng và các chuyên viên
giúp việc cho Giám đốc. Điều hành mọi công việc của công ty thông qua bộ máy
lãnh đạo.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc công ty về những công tác được phân công, uỷ quyền. Báo cáo cho giám
đốc để tìm biện pháp giải quyết. chịu trách nhiệm chính về chỉ đạo điều hành công
tác thi công sản xuất trong các phân xưởng, phòng ban.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
thiết kế
Phòng
kinh
doanh
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán – tài
vụ
Xưởng sản xuất
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
36
Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về công
tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách, lao động tiền lương, công tác thi đua khen
thưởng… và các mặt vệ sinh môi trường, văn hoá, an ninh….
Phòng kế toán: Thực hiện công việc mà Giám đốc giao cho, giúp Ban giám
đốc nắm bắt được thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
quản lý tài sản, nguồn vốn và sự vận động của nó trong kinh doanh và tài chính
doanh nghiệp.
Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ quản lý, thiết kế, kiểm tra mẫu mã, chất lượng
các mặt hàng của đơn vị.
Phòng kinh doanh: Trực tiếp tổ chức theo dõi điều tiết kế hoạch tiến độ giao
hàng, thực hiện các nhiệm vụ bán hàng, tìm hiểu thông tin về sự biến động của thị
trường để có kế hoạch thay đổi mẫu mã, kiẻu dáng của sản phẩm mà doanh nghiệp
đang sản xuất.
Xưởng sản xuất: Là bộ phận có trách nhiệm trực tiếp sản xuất nhằm hoàn
thành các mục tiêu kế hoạch, đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ sản xuất.
* Quan hệ giữa các phòng ban
Quan hệ giữa Giám đốcvới các phong ban: Đây là mối quan hệ giữa lãnh đạo
với cấp dưới của mình. Các ban phải chuẩn bị đủ cơ sở lý luận về chế độ, nguyên
tắc và các vấn đề liên quan để báo cao lên cho Giám đốc. Các phòng ban có thể
tham mưu cho Giám đốc về các việc như: Ký kết hợp đồng kinh tế, tiêu chuẩn kỹ
thuật…
Quan hệ giữa các phong ban với nhau: Là quan hệ hợp tác phân phối để giải
quyết một cách nhanh gọn và dầy đủ những công việc liên quan. Các nhân viên của
các phòng ban trao đổi trực tiếp với nhau để giải quyết những vướng mắc. Trưởng
ban, trưởng phòng thống nhất với nhân viên đê trao đổi giải quyết.
Mối quan hệ giữa phòng ban với các xưởng: Đây là mối quan hệ chỉ đạo,
hướng dẫn giúp đỡ để các phân chỉ đạo tới các tổ thực hiện theo đúng chuyên môn,
nghiệp vụ và tiến độ sản xuất.
2.1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
37
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần đầu tư thương mại và
dịch vụ Thiên Niên Kỷ được thể hiện qua các công đoạn sau:
+ Thiết kế mẫu in.
+ Chuẩn bị khuôn in, giấy in, mực in.
+ In và gia công in ấn phẩm.
Quá trình in phụ thuộc vào tính chất các sản phẩm in như sách, báo, tạp
chí
là đặc thù của sản phẩm in: kích cỡ, màu sắc, mẫu chữ. Ngoài ra nó còn phụ
thuộc vào trang bị kỹ thuật, phương pháp gia công. Do đó các ấn phẩm khác
nhau thì quá trình in cũng khác nhau:
Bước 1: Thiết kế mẫu in.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu in.
Bước 3: Ra phim
Bước 4: In, đây là khâu trọng tâm của quá trình tạo ra sản phẩm, là bước
kết hợp bản in, giấy mực để tạo ra những trang in theo yêu cầu kỹ thuật đạt tiêu
chuẩn chất lượng.
Bước 5: Sản phẩm sau khi in được đưa ra cắt xén, gấp, soạn… theo yêu
cầu của sản phẩm và khách hàng.
Bước 6: Là bước kết thúc, sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
38
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư
thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán.
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Thiết kế mẫu in
Chuẩn bị vật
liệu in
Ra phim
In
Kiểm tra chất
lượng
Dỗ Cắ
t
Gấp Soạn Khâu Vào
bìa
Nhập kho thành
phẩm
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
39
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp
với yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán. Bộ máy kế toán của công ty
cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ được tổ chức theo hình thức
tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức nhật ký chung, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng.
Theo hình thức này phòng kế toán của công ty ở các xí nghiệp thành viên,
các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân
viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu
thập chứng từ và ghi chép hạch toán đơn giản để gửi về phòng kế toán tập trung.
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra công
tác kế toán trong phạm vi toàn đơn vị. Bộ máy kế toán giúp Giám Đốc tổ chức phân
tích hoạt động kinh tế, đề ra các giải pháp tài chính kịp thời phục vụ sản xuất kinh
doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Đồng thời bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các chế
độ hạch toán, ghi chép các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty,
lập báo cáo tài chính cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ chính xác giúp chủ doanh
nghiệp ra quyết định đúng đắn.
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần đầu tư thương
mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ
Kế toán trưởng
(kế toán tổng hợp)
Kế
toán
công
nợ
thuế
Kế
toán
lương,
bảo
hiểm
xã hội
Kế
toán
vật tư
Kế
toán
TSCĐ,
TGNH
Thủ
quỹ
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
40
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán gồm:
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán của
công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác của phòng kế toán.
Đồng thời có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ khi kết thúc quý cho Giám
Đốc về tình sử dụng vốn kinh doanh trong công ty.
- Kế toán vật tư: Làm nhiệm vụ theo dõi số hiện có và tình hình biến động
của vật tư, tính toán phân bổ các khoản chi phí nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ làm cơ sở cho việc tính giá thành.
- Kế toán công nợ, thuế: Tính toán, theo dõi mọi nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến công nợ và các khoản thuế. Phản ánh kịp thời chính xác để có kế
hoạch xây dựng công nợ hợp lý.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội : Tính toán, theo dõi phản ánh đầy
đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan.
- Kế toán TSCĐ, tiền gửi ngân hàng: Làm nhiệm vụ theo dõi phản ánh tình
hình biến động tăng, giảm TCSĐ để thực hiện công tác quản lý và sử dụng
tốt TSCĐ. Căn cứ vào giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi
để biết chính xác con số tại ngân hàng.
- Thủ quỹ : Thực hiện việc giữ két thực thi theo lệnh của kế toán tổng hợp.
Căn cứ vào chứng từ gốc để xuất, nhập quỹ kế toán thủ quỹ ghi phần thu chi
cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ kế toán tiền mặt.
2.1.5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty vận dụng thống nhất theo hệ thống danh mục chứng từ do bộ tài chính ban
hành. Việc lập chứng từ phải có căn cứ rõ ràng, hợp lý, không lập một cách tuỳ
tiện. Các chứng từ liên quan đến kế toán nguyên vật liệu bao gồm:
 Hoá đơn giá trị gia tăng.
 Phiếu nhập kho.
 Phiếu đề nghị xuất vật liệu.
 Phiếu xuất kho.
 Thẻ kho.
2.1.5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
41
Công ty đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006. Một số tài khoản công ty
mở chi tiết nhằm theo dõi phần hạch toán chi tiết.
Tại công ty kế toán sử dụng các tài khoản sau để theo dõi tổng hợp nguyên vật liệu:
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này có các tài khoản cấp hai như sau:
TK 1521: Nguyên vật liệu giấy
TK 1522: Nguyên vật liệu làm bản in
TK 1523: Nguyên vật liệu mực
TK 1524: PTTT( phụ tùng thay thế)
TK 1525: Vật liệu phụ
TK 1526: Vật liệu điện
TK 1527: Phế liệu thu hồi
TK 151: Hàng mua đang đi đường.
2.1.5.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán.
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng, căn cứ số liệu
đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù
hợp. Đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết nên đồng thời với việc ghi sổ nhật
ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Thẻ kho; sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu; bảng
tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu; bảng phân bổ nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ; sổ chi tiết thanh toán với khách hàng.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng
để lập báo cáo tài chính.
2.1.5.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
42
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ sử dụng các loại
báo cáo tài chính sau:
 Bảng cân đối tài khoản.
 Báo cáo kết quả kinh doanh.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
 Thuyết minh báo cáo tài chính.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
của năm đó. Các báo cáo này được lập và gửi vào cuối mỗi quý cho cơ quan thuế, Bộ
thương mại, Tổng cục thống kê và Bộ kế hoạch - đầu tư. Nội dung hoàn toàn đúng với
chếa độ quy định.
2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại
và dịch vụ Thiên Niên Kỷ.
2.2.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty.
2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu.
Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên chủng loại
sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Mỗi đơn đặt hàng khác nhau thì có yêu cầu về
hình thức, mẫu mã sản phẩm khác nhau và sản xuất đến đâu thì tiêu thụ ngay đến
đó.
Là loại hình sản xuất in ấn nên nguyên vật liệu chính của công ty phục vụ
việc chế tạo sản phẩm là giấy và mực. Đây là 2 loại vật liệu quan trọng hàng đầu
của công ty. Hiện nay trên thị trường 2 loại này rất sẵn, giá cả ít biến động, chủng
loại lại đa dạng, phong phú, việc thu mua lại thuận tiện nên công ty không phải
nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra công ty còn tận dụng được nguyên vật liệu từ
trong sản xuất như: Giấy tiết kiệm, phế liệu..... Tuy nhiên nguồn nhập vẫn khai thác
trên thị trường theo giá thoả thuận, tất cả các nguyên vật liệu đều được bảo quản tốt
trong kho và có sự quản lý chặt chẽ. Phương thức mua của công ty theo hình thức
cung cấp thường xuyên theo nhu cầu mặt hàng. Thông thường khi mua vật tư bên
bán sẽ vận chuyển và bốc dỡ tới tận kho theo đúng chất lượng và mẫu mã yêu cầu.
2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
43
Căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng của mỗi loại vật liệu, đồng thời
đảm bảo quản lý một cách khoa học, nguyên vật liệu của công ty được phân loại
như sau:
 Nguyên vật liệu chính: Gồm các loại nguyên vật liệu tham gia trực tiếp
vào quá trính sản xuất để tạo ra sản phẩm của công ty là các trang in ấn phẩm.
Nguyên vật liệu chính gồm có các loại sau:
+ Các loại giấy: Giấy in là loại vật liệu chính , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá trị sản xuất và dễ bị giảm phẩm chất. hiện nay công ty sử dụng trên dưới 60 loại
giấy có nhiều khổ và kích cỡ khác nhau: giấy offset, cutxê, đuplech, ... giấy của các
công ty Bãi bằng, Hồng Hà,... với các loại có kích cỡ khác nhau. Song công ty chủ
yếu sử dụng giấy của công ty Giấy Bãi Bằng.
- Giấy Bãi Bằng 60gm (đơn vị: Kg) có các khổ: 79x109; 43x65; 47x59;
493x605; 60x84; 42x52; 34x64; 45x84; 46x63; 44x59; 49x65; 493x545
- Giấy IS 92 (đơn vị: Kg) có các khổ: 416x592; 632x832; 57x84; 54x78;
42x53.
- Cutxe các loại (đơn vị: Kg): 85gm, 115gm, 150gm, 230gm khổ
79x109; 230gm, 250gm, 150gm, 200gm khổ 65x56; 200gm khổ 79x109; 250 gm
khổ 70x100. Cutxe Mas 140gm khổ 79x109, 85gm khổ 43x58. Cutxe 240gm khổ
56x71. Bist 230gm 79x109. Giấy Cacbon.
- Các loại giấy khác (đơn vị: Kg): Poluya TQ 79x109; Đuplex 79x109;
Bìa xanh 79x109; bìa Hàn Quốc; Đềcan 26x52; Ktan 140gm 79x109; Ktan 210gm
79x109; Bìa xanh 61x84; Bìa vàng 61x84; Việt Trì 58gm 79x109; 60x84; 615x87;
Tân Mai 416x592; 592x832.
+ Mực: Có 24 loại mực in khác nhau bao gồm: Đen TQ; đen Nhật; vàng TQ;
vàng Đức; vàng Nhật; vàng Nam Triều Tiên; xanh TQ; xanh Đức; xanh Nhật; đỏ
TQ; đỏ Nhật; trắng đục Nhật; trắng trong Nhật; trắng đục TQ; trắng trong TQ; nhũ
bạc Anh; nhũ vàng Anh; mực khô TQ; nhũ trắng TQ; mực phản quang; trắng đục
T. Bình; mực vàng TBN; mực đỏ TBN.
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
44
+ Các bản in (đơn vị: Tấm): Được làm bằng nhôm, có nhiều cỡ, khổ
khác nhau và chủ yếu được mua tại thị trường trong nước, bao gồm: Bản 16 trang
Zai; Bản 8 trang Ko; Bản 8 trang Pol; Bản 4 trang Goto.
 Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động không cấu thành nên thực
thể sản phẩm nhưng nguyên vật liệu phụ có tác dụng hỗ trợ nhất định và cần thiết
cho quá trình sản xuất các loại sản phẩm bao gồm rất nhiều loại: Thuốc tut bản(lọ);
keo PVA(kg); keo Nhật(kg); keo Sơdừa(kg); axit Phôtphoric(kg); dây thép(kg); mỡ
CN(kg); xà phòng(kg); axeton(lít); dầu pha mực(lít); keo dán pisa(lọ); lưỡi cưa
tay(cái); gang tay cao su(đôi); dầu HD40(lít); gôn(kg); kéo(cái); lót dao(cái); xô
màn(m); dầu CN46(lít); chỉ khâu(cuộn)....
 Vật liệu điện (đơn vị: Cái) gồm các loại: Đèn ống 1m2; 0m6; đèn tròn
70w-220v; 30w-220v; bóng đèn mắt thần Ko; cầu dao 3pha; dây cáp 3pha; bóng
Halozen; bóng tủ lạnh; stắcte; cánh quạt nhựa; đui đèn ống; phích cắm; dây điện
đôi.
 Phụ tùng thay thế: Gồm các chi tiết của máy móc thiết bị như máy in,
máy dao, máy khâu,...như: Lưỡi dao 1m3, 1m52(con); Bánh tăng máy in(cái); vòng
bi các loại(vòng); cao su ốp các máy poll, máy goto, máy zamaland, máy komori,
dây curoa Goto, xích MT50, xích Đông Anh, xích MT50, xích 10FT, dây curoa
A19 máy gấp, dây băng 35m, dây băng 25m,...
 Vật liệu thu hồi: bao gồm giấy in hỏng, lõi giấy, giấy xước bên ngoài
không sử dụng được, lề giấy, nhôm hỏng được thu hồi để bán.....
2.2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu.
 Nhập kho nguyên vật liệu.
Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, nguyên vật liệu
nhập kho được tính theo giá thực tế. Công ty thường mua nguyên vật liệu từ các
nhà cung cấp thường xuyên và với số lượng lớn nên chi phí vận chuyển, bốc dỡ th-
ường do bên bán chịu. Do vậy mà giá nguyên vật liệu nhập kho là giá không thuế
trên hoá đơn giá trị gia tăng do người bán lập.
 Xuất kho nguyên vật liệu
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
45
Tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ, giá
thực tế của nguyên vật liệu xuất kho là giá bình quân cả kỳ dự trữ, căn cứ vào
sổ chi tiết của từng nguyên vật liệu.
Căn cứ vào giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong
kỳ kế toán xác định giá bình quân của một nguyên vật liệu. Căn cứ vào lượng
nguyên vật liệu xuất trong kỳ và giá bình quân để tính giá thực tế của vật liệu xuất
kho.
Giá thực tế của Giá bình quân Số lượng
nguyên vật liệu = của một x vật liệu
xuất kho nguyên vật liệu xuất kho
Giá bình quân của mỗi nguyên vật liệu được tính như sau:
Giá bình quân Tổng giá thực tế nhập trong kỳ + Giá thực tế tồn đầu kỳ
của một = ----------------------------------------------------------------------
nguyên vật liệu Tổng số lượng nhập trong kỳ + Số lượng tồn đầu kỳ
Ví dụ: Đối với nguyên liệu Bìa xanh 79x109:
+ Giá thực tế tồn đầu kỳ : 138,3094
+ Giá thực tế nhập tròn kỳ: 140,0362
+ Số lượng tồn đầu kỳ : 12.000
+ Số lượng nhập trong kỳ : 5.000
Ta có:
Giá bình quân 140,0362x5.000+138,3094x12.000
của = -----------------------------------------------------------------
Bìa xanh 79x109 5.000+12.000
= 138,8173
2.2.2. Tổ chức kế toán ban đầu nguyên vật liệu tại công ty.
 Thủ tục nhập kho:
Cán bộ thu mua vật tư có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn hàng, tiến hành các giao
dịch và ký hợp đồng mua hàng. Khi các thoả thuận mua bán giữa công ty và nhà
cung cấp hoàn tất , đến thời điểm ghi trong hợp đồng, bên bán tiến hành chuyển
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
46
giao số nguyên vật liệu đã thoả thuận đến cho công ty kèm theo hoá đơn giá trị gia
tăng.
Ví dụ1: Ngày 06 tháng 01 năm 2009, bộ phận thu mua nguyên vật liệu của
công ty cổ phần tập đoang Thái Hà. Công ty nhận được hoá đơn giá trị gia tăng
theo mẫu sau:
Biểu 2.2: Trích hoá đơn giá trị gia tăng số 006309
HOÁ ĐƠN GTGT
số: ...006309...
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày..06..tháng ..01..năm..2009...
Đơn vị bán : Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hà
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Hữu Phong
Đơn vị : Công ty phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ
Hình thức thanh toán : Trả sau
STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
(Đồng)
1 Giấy BB 60g 493x603 Kg 17.000 800 13.600.000
2 Cầu dao ba pha Cái 2 267.985 535.970
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
47
3 Bản in 8 trang Ko Tấm 800 20.500 16.400.000
Cộng tiền hàng 30.535.970
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 3.053.597
Tổng cộng tiền thanh toán 33.589.567
Số tiền (bằng chữ): Ba mươi ba triệu năm trăm tán mươi chín nghìn năm trăm sáu u
mươi bảy đồng chẵn.
Ngày 06 tháng 01 năm 2009
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị.
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Doanh nghiệp mua theo hình thức trọn gói nên giá của số nguyên vật liệu
trên đã bao gồm cả chi phí mua mà công ty cổ phần tập đoàn Thái Hà đã chi trả,
nên giá trị của số nguyên vật liệu trên chỉ bao gồm giá trị ghi trên hoá đơn.
Ví dụ 2: Ngày 11 tháng 01 năm 2009, bộ phận thu mua nguyên vật liệu của
công ty nhựa Việt Nam. Công ty nhận được hoá đơn giá trị gia tăng theo mẫu sau:
Biểu 2.3: Trích hoá đơn giá trị gia tăng số 36706
HOÁ ĐƠN GTGT
số: ...36706...
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày..11..tháng ..1..năm..2009...
Đơn vị bán : Công ty nhựa Việt Nam
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hào
Đơn vị : Công ty phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ
Hình thức thanh toán : Bằng tiền mặt
STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
(Đồng)
1 Mực đen Zikhang Kg 30 40.000 1.200.000
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế
Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp
48
2 Mực đỏ Zikhang Kg 50 54.000 2.700.000
3 Mực xanh Zikhang Kg 100 56.000 5.600.000
Cộng tiền hàng 9.500.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 950.000
Tổng cộng tiền thanh toán 10.450.000
Số tiền (bằng chữ): Mười triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.
Ngày 11 tháng 01 năm 2009
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị.
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Ví dụ 3: Ngày 18 tháng 01 năm 2009, bộ phận thu mua nguyên vật liệu của
công ty cổ phần Mway. Công ty nhận được hoá đơn giá trị gia tăng theo mẫu sau:
Biểu 2.4: Trích hoá đơn giá trị gia tăng số 01286
HOÁ ĐƠN GTGT
số: ...01286...
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày..18..tháng ..01..năm..2009...
Đơn vị bán : Công ty cổ phần Mway
Họ tên người mua hàng: Trần Lan Anh
Đơn vị : Công ty phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ
Hình thức thanh toán : Bằng tiền gửi ngân hàng
STT Tên vật tư Đ.vị S.lượng Đơn giá Thành tiền
(Đồng)
1 Giấy IS 92 khổ 416x592 Kg 9.800 660,853 6.476.363
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệuChuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Minh t?
 
Luận văn kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XD thương mạ...
Luận văn kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XD thương mạ...Luận văn kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XD thương mạ...
Luận văn kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XD thương mạ...
Nguyen Minh Chung Neu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
kimhuyen84
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châuKế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
trungan88
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụHạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đKế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng MaiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Ác Quỷ Lộng Hành
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất đồ chơi, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất đồ chơi, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất đồ chơi, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất đồ chơi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAYLuận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Lớp kế toán trưởng
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
 
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệuChuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu
 
Luận văn kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XD thương mạ...
Luận văn kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XD thương mạ...Luận văn kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XD thương mạ...
Luận văn kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty TNHH XD thương mạ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châuKế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụHạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đKế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng MaiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
 
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất đồ chơi, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất đồ chơi, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất đồ chơi, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất đồ chơi, HAY
 
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAYLuận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
 

Similar to Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TYPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Thăng Long.docx
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Thăng Long.docxHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Thăng Long.docx
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Thăng Long.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điệnĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhất
ngô Công
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản XuấtKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Khóa luận: Kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh, HAY
Khóa luận: Kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh, HAYKhóa luận: Kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh, HAY
Khóa luận: Kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương MạiKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docxBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tôĐề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
luanvantrust
 

Similar to Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TYPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Thăng Long.docx
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Thăng Long.docxHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Thăng Long.docx
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Thăng Long.docx
 
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điệnĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
 
Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhất
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản XuấtKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
 
Khóa luận: Kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh, HAY
Khóa luận: Kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh, HAYKhóa luận: Kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh, HAY
Khóa luận: Kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh, HAY
 
Qt027
Qt027Qt027
Qt027
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương MạiKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docxBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tôĐề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
 
Bt
BtBt
Bt
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty dịch vụ Thiên Niên Kỷ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cạnh tranh là con đường duy nhất mà mọi đơn vị kinh doanh, bất kỳ thuộc thành phần kinh tế nào, phải lựa chọn để tồn tại. Để có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường, các doanh nghiệp phải tạo ra uy tín và hình ảnh cho sản phẩm, thể hiện qua: chất lượng, mẫu mã, giá cả....trong đó chất lượng là vấn đề then chốt. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, đầu tư vào nguồn nhân lực và cũng không kém phần quan trọng là chú trọng tới các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, đó là nguyên vật liệu. Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, in ấn. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng đầu ra một cách tốt nhất cho khách hàng. Để đảm bảo đời sống cho công nhân viên và kinh doanh có lãi, công ty luôn nỗ lực tìm tòi, đầu tư có hiệu quả vào các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Trong đó công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ”. * Mục tiêu và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: - Khái quát chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ. * Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài : - Đối tượng: các nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu:
  • 2. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 2 + Tài liệu thu thập: thu thập từ các tài liệu đã được công bố, sưu tầm từ các nguồn ở thư viện trường, các hiệu sách… như tài liệu của trường đại học Kinh tế quốc dân, trường Học viện tài chính, các tài liệu khác có liên quan. + Số liệu thu thập: điều tra thống kê trên phòng kế toán, phỏng vấn những người có liên quan, quan sát thực tế. + Phương pháp thu thập thông tin: phương pháp chứng từ, phương pháp kiểm kê, phương pháp tài khoản, phưng pháp tổng hợp và cân đối kế toán. * Bố cục của chuyên đề: Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận còn được chia làm 3 chương: Chương 1 : Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất. Chương 2 : Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ. Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Đinh Ngọc Thuý Hà cũng như cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty nhưng với trình độ lý luận và thời gian tiếp cận thực tế còn hạn chế nên bài chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Phương
  • 3. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1. Khái quát chung về kế toán nguyên vật liệu. 1.1.1. Khái niệm. Các yếu tố đầu vào là một trong những yếu tố quyết định đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Các sản phẩm đầu ra do quy luật cung cầu trên thị trường quyết định, các yếu tố đầu vào là sự kết hợp của 3 yếu tố là: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo; sợi trong doanh nghiệp dệt; da trong doanh nghiệp đóng giày; vải trong doanh nghiệp may mặc....Khác với tư liệu lao động, nguyên vật liệu chỉ tham vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã trải qua tác động lao động của con người và được các đơn vị sản xuất sử dụng làm chất liệu ban đầu để tạo ra sản phẩm. Do đó nguyên vật liệu là nhân tố cơ bản cho quá trình sản xuất, nó quyết định chất lượng sản phẩm, là chìa khoá cho doanh nghiệp trong việc giảm chi phí, hạ giá thành nhờ đó mà có thể trụ vững và ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường như hiện nay. Đặc điểm nguyên vật liệu của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp đó. Ví dụ, trong ngành in, gia công, mỗi nguyên vật liệu có giá trị thấp...; trong ngành chế tạo máy, lắp ráp ô tô thì ngược lại nguyên vật liệu có giá trị cao và phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật chuẩn xác. Tuy nhiên nguyên vật liệu cũng mang những đặc điểm chung sau: - Là đối tượng lao động cấu thành thực thể sản phẩm.
  • 4. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 4 - Chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất kinh doanh nhất định, toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm làm ra. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất của sản phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên tỷ trọng này tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm như trên, chúng ta thấy rằng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Trong điều kiện đó, để quản lý một cách có hiệu quả, sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, đúng mục đích thì doanh nghiệp phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Phân loại nguyên vật liệu nhằm thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, đơn vị tính, sử dụng hợp lý các loại tài khoản kế toán, phản ánh chính xác tình hình hiện có và sự biến động của các loại nguyên vật liệu cũng như phục vụ cho việc xây dựng “Danh điểm nguyên vật liệu”. Các doanh nghiệp được phép linh hoạt trong việc lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân loại nguyên vật liệu tại đơn vị mình tuỳ thuộc vào tính đặc thù của mỗi ngành nghề sản xuất – kinh doanh và quy mô hoạt động. Trong thực tế công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp được phân ra các loại sau đây: Nguyên liệu và vật liệu chính: Là các đối tượng lao động mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua vào). Danh từ nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa
  • 5. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 5 qua chế biến công nghiệp. Ví dụ như sắt, thép trong các doanh nghiệp cơ khí chế tạo; vải trong các doanh nghiệp may mặc; da trong doanh nghiệp đóng giày... Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trính sản xuất – kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. Ví dụ như dầu nhờn, hồ dán, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng, rẻ lau... Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo nhiệt năng trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng là vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ thông thường. Ví dụ như than dá, than bùn, củi, xăng, dầu... Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng phục vụ cho hoạt động thay thế sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.... Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị (cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ...) mà doanh nghiệp mua nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản. Phế liệu: Là loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài. Ví dụ như phoi bào, vải vụn, sắt vụn, giấy vụn... Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp và các loại khác như bao bì, vật đóng gói.... Trên thực tế hạch toán theo cách phân loại nói trên chỉ đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu. Để bảo đảm thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ nguyên vật liệu, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của nguyên vật liệu, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “Sổ
  • 6. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 6 danh điểm vật liệu”. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, và kích cỡ của chúng.
  • 7. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 7 1.1.3. Tính giá nguyên vật liệu. Quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý chất lượng, giá trị và chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Xác định giá trị nguyên vật liệu thông qua các phương pháp tính giá là cơ sở cho việc hạch toán. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Tính giá có hợp lý thì hạch toán mới chính xác và ngược lại, tính giá nguyên vật liệu sai dẫn đến nhầm lẫn trong việc xác định giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất – kinh doanh, ảnh hưởng lớn tới các quyết định trong việc tiêu thụ sản phẩm, đẩy đơn vị đến chỗ làm ăn thua lỗ. Việc tính giá được tiến hành cho cả nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho. Trong công tác hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, nguyên vật liệu được tính giá theo giá thực tế. 1.1.3.1.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế hàng tồn kho (IAS2): Hàng tồn kho (trong đó có nguyên vật liệu) được mua về nhập kho tuỳ từng thứ, loại khác nhau được tính giá khác nhau song về cơ bản giá gốc của chúng bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để đưa chúng về địa điểm và trạng thái hiện tại. Nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế. Giá thực tế của nguyên vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu. Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập.  Đối với nguyên vật liệu mua ngoài. + Giá mua thực tế trên hóa đơn: Đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT đầu vào, ngược lại đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Giá mua bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Giá NVL Giá mua Chi phí Giảm giá thực tế = thực tế + thu - hàng nhập kho trên hoá đơn mua mua
  • 8. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 8 + Chi phí thu mua: Chi phí mua bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (không bao gồm các khoản thuế mà đơn vị được hoàn lại), chi phí vận chuyển, bốc xếp và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ. + Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. + “Có thể tính vào tổng chi phí mua lỗ hối đoái trong trường hợp đặc biệt là đơn vị tiền tệ kế toán đột xuất giảm trầm trọng so với ngoại tệ mua hàng gần đây”.  Đối với nguyên vật liệu tự chế: + Giá nguyên vật liệu xuất để tự chế: Được xác định tuỳ theo phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho của đơn vị hạch toán. + Chi phí gia công chế biến: Mọi khoản chi phí liên quan đến quá trình gia công, chế biến số vật liệu đó, bao gồm: - Chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công trực tiếp. - Phân bổ các chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhà xưởng và máy móc thiết bị, chi phí quản lý sản xuất, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.  Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công. + Chi phí thuê ngoài gia công: Tổng giá trị ghi trên hợp đồng thuê ngoài gia công hoặc các chứng từ thanh toán với bên nhận gia công. + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: Là chi phí nhân công bốc dỡ, chi phí vận tải đưa số vật liệu đó từ kho của đơn vị đến nơi gia công và ngược lại. Nếu trong hợp đồng quy định bên nhận gia công thanh toán khoản chi phí này thì đơn vị hạch toán không phải phản ánh nữa. Giá thực tế = Giá NVL xuất + Chi phí gia công NVL tự chế để tự chế chế biến Giá thực tế Giá thực tế Chi phí thuê Chi phí NVL thuê = của NVL xuất + ngoài gia công + vận chuyển ngoài gia công để gia công phải trả bốc dỡ
  • 9. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 9  Đối với nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần: Mỗi khi nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần các doanh nghiệp đều phải có biên bản đánh giá tài sản do hội đồng liên doanh và các chuyên gia (nếu có) đánh giá. Giá trị vật liệu được đánh giá dựa trên giá thị trường và giá ghi sổ tại đơn vị tham gia liên doanh, góp vốn.  Các chi phí khác có thể tính vào giá phí nguyên vật liệu tồn kho: Các chi phí khác được tính vào giá phí tồn kho là các chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để đưa hàng về địa điểm và trạng thái hiện tại ngoài các chi phí kể trên. Ví dụ: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (với điều kiện các chi phí này phải gắn liền với việc mua vật liệu và được tính, phân bổ thật chính xác. 1.1.3.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Để tính giá nguyên vật liệu xuất kho kế toán có nhiều phương pháp tính khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ loại hình doanh nghiệp, đặc điểm và tính đa dạng của nguyên vật liệu mà lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp. Các phương pháp tính giá bao gồm:  Phương pháp giá đơn vị bình quân: Giá thực tế VL = Số lượng VL x Giá đơn vị xuất kho xuất kho bình quân Giá đơn vị bình quân có thể được sử dụng dưới ba dạng sau: + Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Theo phương pháp này, dựa vào giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá trị bình quân của một đơn vị nguyên vật liệu trong cả kỳ dự trữ. Căn cứ vào lượng nguyên vật liệu xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân vừa tính được để xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ. Đây là phương pháp có ý nghĩa về mặt thực tiễn hơn là cơ sở lý thuyết, có ưu điểm đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói Giá thực tế NVL nhận vốn = Giá thực tế NVL + Chi phí góp liên doanh, vốn cổ phần được đánh giá tiếp nhận
  • 10. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 10 chung. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có số lượng chủng loại nguyên vật liệu lớn và không có điều kiện phân công riêng nhân viên kế toán nguyên vật liệu. + Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho kỳ này được tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. Ưu điểm của phương pháp tính giá này là đơn giản, dễ thực hiện, cung cấp số liệu kế toán kịp thời nhưng không đảm bảo được tính chính xác của số liệu do không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này. + Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập kho, kế toán tính lại giá nguyên vật liệu trong kho, giá thực tế vật liệu xuất kho là giá bình quân được tính sau lần nhập gần nhất. Phương pháp này có ưu điểm lớn là vừa bảo đảm tính kịp thời của số liệu vừa đảm bảo được tính chính xác do phản ánh được tình hình biến động của giá cả thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi khối lượng tính toán lớn, phức tạp do sau do sau mỗi lần nhập kho, kế toán phải tính lại giá bình quân.  Phương pháp xác định theo giá hàng tồn kho cuối kỳ trên cơ sở giá mua thực tế cuối kỳ: Theo phương pháp này, trị giá thực tế hàng xuất kho được tính như sau: Giá thực tế (GTT)NVL = Số lượng tồn kho x Đơn giá NVL tồn kho cuối kỳ cuối kỳ nhập kho lần cuối Theo phương pháp này, giá thực tế hàng xuất kho được tính theo giá nhập cuối kỳ kế toán. Phương pháp này đơn giản nhưng chỉ có độ chính xác khi giá cả trong kỳ ít biến động, lại không đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán nên ít được sử dụng.  Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Giả thiết rằng lô nguyên vật liệu nào nhập trước thì được xuất trước và nguyên vật liệu tồn kho là nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là “cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt trong điều kiện có những lần mua hàng nhưng chưa có giá đơn vị”. Phương pháp này thích hợp trong
  • 11. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 11 bối cảnh giá cả nguyên vật liệu ổn định hoặc có xu hướng giảm, nếu giá cả có xu hướng tăng cuối kỳ doanh nghiệp có số lãi nhiều hơn so với khi sử dụng các phương pháp khác. Điều đó đôi khi có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc tăng thuế thu nhập phải nộp. Với khối lượng tính toán nhiều, phức tạp, phươngpháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều và phù hợp khi giá cả thị trường có nhiều biến động. Ngoài ra, áp dụng phương pháp này làm cho doanh thu hiện hành không phù hợp với những khoản chi phí hiện hành bởi doanh thu hiện hành lại được tạo ra từ giá trị vật tư đã được mua vào từ trước đó rất lâu, dẫn đến việc tính lãi gộp và thu nhập thuần không chính xác.  Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, giả thiết rằng số nguyên vật liệu nào nhập kho sau sẽ được xuất trước và nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất trước đó. Đây là phương pháp ngược lại với phương pháp Nhập trước – xuất trước ở trên, khắc phục được những nhược điểm của phương pháp FIFO. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát do giá thực tế của vật liệu xuất dùng luôn sát với giá thị trường ở thời điểm sử dụng, bảo đảm nguyên tắc thận trọng vì doanh thu hiện tại phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Quan trọng hơn, trong điều kiện giá cả thị rường có xu hướng tăng lên, phương pháp này sẽ giúp cho đơn vị kinh doanh giảm được số thuế thu nhập doanh ghiệp phải nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cung cấp những thông tin không hợp lý về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Do đó , vốn lưu động của đơn vị kinh doanh được phản ánh thấp hơn kéo theo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị nhìn nhận là kém hơn so với khả năng thực tế nên nó không được khuyến khích áp dụng.  Phương pháp giá thực tế đích danh:
  • 12. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 12 Theo phương pháp giá thực tế đích danh, giá trị xuất kho của một loại hàng được xác định đúng theo giá nhập kho.đây là phương pháp tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Phương pháp này vận dụng thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô nguyên vật liệu, có số lượng chủng loại nguyên vật liệu, có số lượng chủng loại nguyên vật liệu ít và đặc biệt chỉ áp dụng đối với nguyên vật liệu nhận diện được. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá nguyên vật liệu được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô nguyên vật liệu nhập kho, hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá thực tế của nó. Tuy nhiên, nó sẽ không thích hợp đối với doanh nghiệp có vật liệu đa dạng, trình độ cán bộ quản lý thấp. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn phương pháp giá trị hàng tồn kho như sau: Phương pháp giá thực tế đích danh cần được ưu tiên lựa chọn nếu doanh nghiệp có thể áp dụng được. Nếu có bằng chứng thực tế xác nhận luồng nhập xuất vật tư của doanh nghiệp là nhập sau – xuất trước thì doanh nghiệp được phép áp dụng phương pháp nhập sau – xuất trước. Khi không thể áp dụng phương pháp giá thực tế đich danh và khi thực tế luồng nhập, xuất vật tư của doanh nghiệp không phải là nhập sau - xuất trước thì doanh nghiệp co thể lựa chọn phương pháp giá bình quân hay phương pháp mhập trước – xuất trước. Điều này hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế vừa phản ánh đúng tình hình tài chính (giá trị hàng tồn kho) của doanh nghiệp. Trên thực tế áp dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, một phương pháp khác cũng được áp dụng khá phổ biến đó là phương pháp giá hạch toán.  Phương pháp giá hạch toán: Doanh nghiệp đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này tự xác định một mức giá ổn định trong kỳ gọi là giá hạch toán. Toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được phản ánh theo giá trị hạch toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau:
  • 13. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 13 Giá thực tế NVL Giá hạch toán NVL Hệ xuất trong kỳ = xuất trong kỳ x số (Hoặc tồn cuối kỳ) (Hoặc tồn cuối kỳ) giá Hệ Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ số = ------------------------------------------------------------------- giá Giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Hệ số giá có thể được tính cho từng loại, nhóm nguyên vật liệu tuỳ thuộc tính đa dạng của nguyên vật liệu, yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị. Phương pháp tính giá trị này đơn giản, kịp thời, dễ thực hiện. Doanh nghiệp tính giá theo phương pháp này sẽ có một mức chi phí ổn định trong cả kỳ hạch toán. Mức chênh lệch giá mua nguyên vật liệu trong kỳ sẽ được san đều cho các lô hàng xuất và tồn cuối kỳ. Nhược điểm của phương pháp này là không cung cấp được thông tin chính xác về giá xuất kho vật liệu và chi phí sản xuất tại một thời điểm trong kỳ kế toán. 1.1.4. Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, máy móc dần dần có thể thay thế con người ở một khâu nhất định, nhưng đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất đặc biệt là nguyên vật liệu thì công nghệ chỉ có thể tác động làm giảm định mức tiêu hao cho sản xuất sản phẩm, cho phép thay thế, tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên hay cải tiến chất lượng nguyên vật liệu. Chất lượng của nguyên vật liệu ngày càng được nâng cao, sản phẩm lúc đó mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cả về giá trị sử dụng của sản phẩm lẫn các yếu tố về thẩm mỹ. Không những thế, đây còn là nhân tố then chốt trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục, doanh nghiệp phải có kế hoạch tổ chức quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách có hiệu quả ở tất cả các khâu: cung ứng, bảo quản, dự trữ, cấp phát và hạch toán kế toán. 1.1.4.1. Khâu cung ứng.
  • 14. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 14 Trong điều kiện kinh tế thị trường, nguyên vật liệu đa dạng4 về chủng loại, giá cả không đồng nhất do vậy bộ phận cung ứng vật tư của doanh nghiệp cần linh hoạt, nhanh nhậy trong công tác thu mua song vẫn phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc sau: - Cung ứng vật tư nói chung và nguyên vật liệu nói riêng phải xuất phát từ định mức kế hoạch, căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng phục vụ cho sản xuất và sửa chữa. - Thời điểm cung ứng kịp thời tránh gây ra tình trạng đình trệ, gián đoạn sản xuất song tuyệt đối không nhập ồ ạt gây ứ đọng, tồn kho ảnh hưởng tới vốn lưu động của doanh nghiệp. - Việc cung ứng nguyên vật liệu phải kiểm tra chặt chẽ mặt số lượng, cần có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ phục vụ cho việc ghi sổ và giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Một trong những điều kiện chủ yếu để hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch sản xuất là việc cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng phải được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất và đúng thời gian. Để có thể nắm bắt một cách chính xác có khoa học tình hình cung cấp nguyên vật liệu ở doanh nghiệp phục vụ cho yêu cầu quản lý, kế toán tiến hành phân tích thông qua các chỉ tiêu khác nhau nhưng phải tuân theo nguyên tắc chung đó là phân tích theo từng loại nguyên vật liệu không lấy phần vượt kế hoạch cung ứng của nguyên vật liệu này để bù đắp cho phần thiếu hụt của nguyên vật liệu khác. 1.1.4.2. Khâu bảo quản và dự trữ. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp tổ chức các hình thức bảo quản cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng của nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Các yêu cầu trong tổ chức bảo quản bao gồm: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, phương tiện cất trữ hay m ức độ an toàn.... Do phân công lao động xã hội và sự phát triển chuyên môn hoá sản xuất làm cho sản phẩm của doanh nghiệp này trở thành nguyên vật liệu của doanh nghiệp
  • 15. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 15 khác. Việc vận chuyển những sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng được thực hiện bằng những phưpng tiện vận tải với các trọng tải khác nhau. Trong những điều kiện như vậy, sự liên tục của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp chỉ có thể được đảm bảo bằng cách dự trữ các loại nguyên vật liệu cần thiết. Để xác định mức dự trữ vật tư, doanh nghiệp sử dụng ba chỉ tiêu: Dự trữ tuyệt đối (biểu hiện bằng đơn vị hiện vật như: tấn, kg, m...), dự trữ tương đối (tính bằng số ngày tương đối) và dữ trữ biểu hiện bằng tiền (biểu hiện bằng giá trị). Trước kia, trong nền kih tế tập trung đơn vị chỉ xác định mức dự trữ tuyệt đối và dữ trữ tương đối không cần tính đến chỉ tiêu dự trữ biểu hiện bằng tiền vì Nhà nước dựa trên chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ sẽ có trách nhiệm đảm bảo lượng nguyên vật liệu tương ứng, đơn vị chỉ có nghĩa vụ sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, xác định mức dự trữ biểu hiện bằng tiền là điều kiện cần để doanh nghiệp vừa tự cấp cho mình lượng nguyên vật liệu cần thiết phục vụ sản xuất vừa bảo đảm lượng vốn lưu động cho quá trình kinh doanh. 1.1.4.3. Khâu cấp phát sử dụng. Trong thực tế sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả gây thất thoát, ứ đọng nguyên vật liệu dẫn tới giá thành sản phẩm cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức bảo quản nguyên vật liệu tại kho thiếu khoa học, thủ kho trình độ kém, việc cấp phát tuỳ tiện không qua kiểm duyệt, dẫn tới không đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Để thực hiện tốt khâu cấp phát sử dụng, bộ phận vật tư cũng như cán bộ kho cần triệt để tuân thủ nguyên tắc: Không xuất kho nguyên vật liệu khi không có giấy phép bằng văn bản của người có thẩm quyền như: Lệnh giao hàng, Phiếu xuất vật tư..., theo dõi chặt chẽ lượng vật tư dư thừa trong sản xuất để tái nhập kho và kiến nghị với cấp trên về các hành vi sai trái trong việc sử dung nguyên vật liệu được cấp phát.... Bởi vì, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những mục tiêu cơ bản để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • 16. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 16 Việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất phải được tiến hành trên các mặt khối lượng nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.... Để nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư, doanh nghiệp phải xây dựng cho đơn vị mình định mức tiêu hao cũng như thường xuyên nghiên cứu thay đổi cho phù hợp với tình hình biến động trên thực tế tránh tình trạng lạc hậu gây lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, để đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch về chi phí nguyên vật liệu tiêu dùng trong kỳ người ta thường so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ thông quaviệc áp dụng các phương pháp phổ biến như: Thay thế liên hoàn, hệ thống chỉ số....trong đó tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và phân tích mối quan hệ của chúng tới chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp. 1.1.5. Nhiệm vụ và yêu cầu kế toán nguyên vật liệu. Kế toán là môn khoa học xã hội, là công cụ quản lý kinh tế, nó phản ánh, ghi chép, tính toán một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình vốn, và quá trình luân chuyển vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất knh doanh....để từ đó cung cấp thông tin cho các nhà quản trị. Như vậy đối tượng của kế toán là toàn bộ tài sản, nguyên vật liệu là một trong các tài sản lưu động chiếm giá trị lớn nên nguyên vật liệu cũng là đối tượng của kế toán. Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, xử lý tổng hợp số liệu và cung cấp thông tin về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, nhập xuất tồn kho vật liệu cả về chỉ tiêu giá trị lẫn hiện vật. Kế toán nguyên vật liệu thực hiện vai trò tham mưu cho các nhà quản trị trong việc xác định nhu cầu vật liệu và mức độ dự trữ vật liệu hợp lý, tránh tình ttrạng lãng phí, ứ đọng mà vẫn cung cấp đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu, chỉ tiêu về tình hình biến động của nguyên vật liệu cả về mặt số lượng, chủng loại và giá trị. Yêu cầu đặt ra đối với kế toán nguyên vật liệu là sự bảo đảm nguyên tắc nhất quán, chính xác trong các phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất nhập kho, mỗi nhiệm vụ liên quan đến nhập xuất vật tư phải được ghi chép đầy đủ ở hai bộ phậnkế toán, kế toán theo dõi vật tư bằng hiện vật phải tách rời kế toán vật tư theo dõi về giá trị, lưu trữ đầy đủ các chứng từ nhập xuất vật tư và phải được ghi chép theo dõi
  • 17. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 17 trên thẻ kho, sổ chi tiết, bảo đảm cung cấp những thông tin về bảo quản, xuất nhập vật tư cho người quản lý, lượng hàng xuất kho phải được hạch toán chính xác về giá thành, nếu có sai lệch giữa số liệu kế toán và số liệu kiểm kê phải đối chiếu và giải thích rõ nguyên nhân, phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu cũng như hạch toán tổng hợp sao cho thống nhất giữa các kỳ và niên độ kế toán (trong trường hợp có những thay đổi phải báo cấo và giải thách cụ thể). Kế toán nguyên vật liệu phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý của đơn vị mình, nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. 1.2. Kế toán ban đầu nguyên vật liệu. 1.2.1. Chứng từ sử dụng. Trong công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, Bộ tài chính ban hành quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 và các văn bản pháp quy khác có liên quan quy định danh mục chứng từ kế toán bao gồm:  Chứng từ bắt buộc: - Hoá đơn GTGT mẫu 01 - GTGT - Phiếu nhập kho 01 – VT - Phiếu xuất kho 02 – VT - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 – VT - Thẻ kho 06 – VT - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá 08 – VT Ngoài ra còn tuỳ vào đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu mà doanh nghiệp có thể sử dụng các chứng từ theo hướng dẫn sau: - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức mẫu 04 – VT - Biên bản kiểm nghiệm 05 – VT - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 07 – VT 1.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ. 1.2.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ nhập kho
  • 18. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 18 Bộ phận cung ứng dựa trên kế hoạch sản xuất của bộ phận sản xuất để lập kế hoạch cung ứng. Nhân viên bộ phận cung ứng lên danh sách các loại vật liệu cần mua, liên hệ với nhà cung cấp, mua hàng về nhập kho. Chứng từ ban đầu của quá trình nhập kho là hoá đơn bán hàng mà nhà cung cấp lập. Số liệu trên hoá đơn bán hàng là cơ sở để vào phiếu nhập và các sổ sách có liên quan. Bộ phận cung ứng cùng với cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm nghiệm vật tư. Nếu vật tư đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật và đúng với các số liệu ghi trên hoá đơn thì được nhập kho. Phiếu nhập kho xác nhận số lượng, giá trị vật tư, sản phẩm hàng hoá thực tế nhập kho làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng và kế toán ghi sổ. Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập 3 liên. Sau khi nhập kho thủ kho ghi số lượng nhập, ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký tên vào phiếu. Căn cứ vào phiếu nhâp kho, thủ kho ghi thẻ kho và sau đó chuyển phiếu nhập cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán sau đó được lưu tại phòng kế toán. 1.2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho. Bộ phận có nhu cầu sử dụng vật liệu viết giấy đề nghị lĩnh vật tư, hoặc phòng kế toán viết lệnh sản xuẩttên đó ghi rõ mức tiêu hao vật liệu. Trên cơ sở đó bộ phận cung ứng lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho theo dõi chặt chẽ số luợng vật tư xuất kho cho các bộ phận trong đơn vị sử dụng. Nó làm căn cứ để ghi thẻ kho và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng mục đích sử dụng. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên. Người lĩnh vật tư cầm phiếu xuất kho xuống kho để lĩnh. Sau khi xuất kho thủ kho ghi lượng xuất vào phiếu xuất kho, căn cứ vào đó ghi thẻ kho và chuyển phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Phòng kế toán nhận phiếu xuất kho để ghi sổ kế toán sau đó lưu chứng từ.
  • 19. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 19 1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khác nhau, thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất, vì vậy hạch toán nguyên vật liệu phải đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng danh điểm nguyên vật liệu. Hạch toán chi tiết là một phần hành song song với hạch toán tổng hợp, mang tính đối chiếu với hạch toán tổng hợp nhằm quản lý chặt chẽ hơn tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp. Dựa trên đặc điểm, tính chất nguyên vật liệu tại đơn vị mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho sau: 1.3.1. Phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi thẻ kho. Kế toán nguyên vật liệu cũng dựa trên các chứng từ này để ghi số lượng và tính thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất vào “Thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu”. Cuối kỳ đối chiếu số liệu trên “Thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu” với “Thẻ kho” tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “Thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu” kế toán lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp Nhập, Xuất, Tồn để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp Nhập, Xuất vật liệu. Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhâp, xuất ,tồn của từng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác. Tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng được khi doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu. Không những vậy phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu trùng lắp giữa thủ kho và kế toán. Sơ đồ 1.1 Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Thẻ kho Sổ kế toán chi tiết VL Sổ KT tổng hợp về VL (bảng kê tính giá) Bảng tổng hợp Nhập, Xuất, Tồn kho NVL
  • 20. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 20 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 1.3.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển. Theo phương pháp này kế toán chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” theo từng kho, cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng danh điểm nguyên vật liệu và theo từng kho, kế toán lập “bảng kê nhập vật liệu”, “Bảng kê xuất vật liệu” và dựa trên các bảng kê này để ghi vào “sổ luân chuyển nguyên vật liệu”. Khi nhận được “Thẻ kho”, kế toán tiến hành đối chiếu tổng hợp Nhập, Xuất của từng thẻ kho với “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”, đồng thời từ sổ “đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu. Như vậy phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kế toán, nhưng vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu vào cuối kỳ nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa là ảnh hưởng tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. Nó thích hợp với doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và số lượng nhập, xuất nguyên vật liệu không nhiều. Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp đối chiếu luân chuyển. Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu Bảng kê nhập vật liệu Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất vật liệu Bảng tổng hợp Nhập, Xuất, Tồn kho vật liệu Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Thẻ kho
  • 21. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 21 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 1.3.3. Phương pháp số dư. Với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và số lượng chứng từ nhập, xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp số dư là thích hợp nhất để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Theo phương pháp này thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương pháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi lượng nguyên vật liệu tồn kho từ thẻ kho vào “sổ số dư”. Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ”) và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất theo từng danh điểm từ đó ghi vào “Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn”. Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên “Sổ số dư” do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu trên “Sổ số dư” với tồn kho trên “Bảng luỹ kế nhập, xuất ,tồn”. Từ “Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn” kế toán lập “Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn” để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu. Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lắp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ, nhưng việc kiểm tra, đối chiếu, phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn đồi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao. Sơ đồ1.3: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp số dư. Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Thẻ kho Sổ số dư Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu giao nhận chứng từ xuất Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu
  • 22. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 22 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 1.4. Kế toán toán tổng hợp nguyên vật liệu. Nếu hạch toán chi tiết theo dõi cụ thể tình hình biến đọng của từng danh điểm nguyên vật liệu về cả hiện vật và giá trị thì hạch toán tổng hợp theo dõi chung về giá trị của nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn trong kỳ. Trên cơ sở đặc điểm và quy mô nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương pháp hạch toán tổng hợp sau: 1.4.1. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản hàng tồn kho. Theo phương pháp này trên các tài khoản hàng tồn kho không chỉ theo dõi số hiện có mà cả tình hình biến động tăng, giảm vật tư trong kỳ. Với độ chính xác cao, cung cấp thông tin một cách kịp thời, cập nhật nên phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương pháp này sẽ tốn rất nhiều công sức. 1.4.1.1. Tài khoản sử dụng. Tương ứng với nội dung của phương pháp này để hạch toán nguyên vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản sau:
  • 23. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 23 TK 152: Nguyên vật liệu: Tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm, của các nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại nhóm...tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán. TK 151: Hàng mua đang đi đường: Tài khoản này dùng để theo dõi các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá... mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho. Ngoài ra việc hạch toán nguyên vật liệu còn liên quan đến các tài khoản như: TK 331, TK 111, TK 112, TK 133, TK 141.... 1.4.1.2. Phương pháp hạch toán. Đối với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá sau khi đã loại trừ phần thuế, VAT được theo dõi riêng trên TK 133, cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành khấu trừ thuế đầu vào và thuế đầu ra để xác định số VAT phải nập. Đối với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp, Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả VAT cộng với chi phí mua. Khi xuất kho nguyên vật liệu, kế toán tiến hành ghi nhận giá trị xuất của nguyên vật liệu dựa trên cơ sở phương pháp tính giá NVL đã chọn. Doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại nguyên vật liệu cuối kỳ khi có quyết định của Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền về việc đánh giá lại tài sản. 1.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK). Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để xác định giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ, tưd đó xác định trị giá vật tư, hàng hoá xuất dùng trong kỳ theo công thức sau: Giá trị NVL = Trị giá NVL + Trị giá NVL - Trị giá NVL xuất trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ. Trị giá nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và cuối kỳ được xác định bằng kết quả kiểm kê tiến hành vào đầu và cuối kỳ kế toán. Theo phương pháp này trên các tài
  • 24. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 24 khoản hàng tồn kho chỉ theo dõi số tồn đầu kỳ và cuối kỳ. Tình hình biến động nhập, xuất vật liệu trong kỳ được theo dõi trên tài khoản 611 “Mua hàng”. Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá có giá trị nhỏ, xuất dùng, xuất bán thường xuyên. 1.4.2.1. Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng TK 611 “Mua hàng” để phản ánh các nghiệp vụ kết chuyển hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, xuất dùng trong kỳ. TK 6111: Mua NVL, CCDC. TK 6112: Mua hàng hoá (Đối với các đơn vị thương mại). 1.4.3. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả thường xuyên biến động, do vậy hàng hoá nói chung hay nguyên vật liệu nói riêng nếu mua ngoài về chưa tiêu dùng ngay sẽ mang giá trị lạc hậu so với giá thị trường hiện tại. Việc lập dự phòng nhằm chủ động bù đắp phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư tồn kho có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Thông tư số 107/2001/TT/BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2001 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi của doanh nghiệp, nhấn mạnh các vấn đề sau: + Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối, khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính. + Khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư tồn kho không cao hơn giá cả trên thị trường hoặc giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. + Căn cứ vào biến động thực tế về giá trị nguyên vật liệu tồn kho, DN chủ động xác định mức trích lập. sử dụng khoản dự phòng đúng mục đích theo nguyên
  • 25. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 25 tắc mức dự phòng không vượt quá số lợi nhuận của doanh nghiệp (Sau khi hoàn nhập khoản dự phòng trích lập năm trước) và đảm bảo các điều kiện sau: - Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư tồn kho. - Là những vật tư thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập Báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá trị thường thấp hơn giá trị trên sổ kế toán. Vật tư tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán. Bao gồm: nguyên vật liệu bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm theo mặt bằng chung trên thị trường. Mức dự phòng cần lập xác định theo công thức: 1.5. Sổ sách kế toán. Giống như các phương pháp hạch toán chi tiết, việc lựa chọn các hình thức sổ tổng hợp cũng do doanh nghiệp tự quyết định sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp song vẫn trong khuôn khổ những quy định của ban hành, bao gồm 4 hình thức sổ sau dây: 1.5.1. Sổ Nhật ký Chung (NKC). Hình thức hạch toán NKC có đặc điểm là tách rời hạch toán theo thời gian và hệ thống trên hai loại sổ khác nhau, tách rời hạch toán tổng hợp và chi tiết. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dều phải ghi trên sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi vào sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Với cách ghi chép đơn giản, hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp, thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính. Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký Chung Mức dự phòng Lượng vật tư tồn Giá hạch Giá thực tế trên giảm giá vật tư = kho giảm giá tại thời x toán trên - thị trường tại thời cho năm KH điểm lập BCTC sổ kế toán điểm lập BCTC năm Chứng từ gốc
  • 26. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 26 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
  • 27. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 27 1.5.2. Hình thức Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức sổ kế toán kết hợp việc ghi sổ theo thứ tự thời gian trên các sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Vận dụng hình thức ghi sổ này, việc cơ giới tính toán rất thuận tiện phù hợp với các doanh nghiệp lớn song việc ghi chép lại trùng lặp, tốn nhiều công sức. Sơ đồ 1.5: Trình tự hạch toán kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính
  • 28. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 28 Đối chiếu 1.5.3. Hình thức Nhật ký – sổ cái. Đây là hình thức sổ kế toán kết hợp việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái. Có thể kiểm tra tính chính xác số liệu trên Nhật ký – Sổ cái bằng cách đối chiếu số liệu trên phần nhật ký với số liệu trên phần sổ cái. Tổng dư Nợ của tất cả các tài khoản bằng tổng dư Có của tất cả các tài khoản trên Nhật ký – Sổ cái. Hình thức Nhật ký – Sổ cái với kết cấu cồng kềnh chỉ thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ có ít tài khoản, ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký – Sổ cái. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký - Sổ cái TK 151, 152.... Báo cáo tài chính Hạch toán chi tiết NVL (tuỳ theo phương pháp hạch toán chi tiết)
  • 29. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 29 1.5.4. Hình thức Nhật ký – Chứng từ (NK-CT). NK-CT là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo bên có của các tài khoản. Một NK-CT có thể mở cho một tài khoản hoặc cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Căn cứ để ghi chép các nhật ký chứng từ là các chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết, bảng kê và bảng phân bổ NVL. Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký – chứng từ. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Chứng từ gốc và bảng phân bổ số 2 Bảng kê số 3 Nhật ký – chứng từ số 7 Sổ cái TK 152 Hạch toán chi tiết NVL (tuỳ theo phương pháp hạch toán chi tiết) Báo cáo tài chính
  • 30. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 30 1.5.5. Hình thức kế toán máy. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kết toán hay kết hợp các hình thức kế toán. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sơ đồ 1.8: Trình tự hạch toán kế toán theo hình thức kế toán máy. Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra PHẦN MỀM KẾT TOÁN MÁY VI TÍNH BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
  • 31. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN NIÊN KỶ 2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ. 2.1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp Tên doang nghiệp: Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ. Tên giao dịch: MILLENNIUM SERVICE AND TRADING INVESTMENT Tên viết tắt: mits.,tsc Địa chỉ trụ sở chính: Số 27, ngõ 580, đường Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.35640171 Fax: 04.35640144 Email: printtnk02@yahoo.com Số đăng ký kinh doanh: 0103016631 Ngày cấp: 12/04/2007. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp Vốn điều lệ: 1.500.000.000đ Ngành nghề kinh doanh: - Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo; - In và các dịch vụ liên quan đến in; - Sản xuất, mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình - Sản xuất, mua bán và ứng dụng vật liệu mới từ gốc nhựa polymer; - Sản xuất, mua bán các thiết bị chống nóng, cách nhiệt; - Mua bán thiết bị chụp ảnh, thiết bị ngành ảnh, máy quay camera và thiết bị thu hình; - Mua bán máy vi tính, phần mềm máy tính, thiết bị ngoại vi; - Sản xuất, gia công, buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ, mây
  • 32. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 32 tre đan, đồ gỗ, đồ gỗ sơn mài. gốm, sứ, thuỷ tinh, da giày; - Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội, ngoại thất cho các gia đình, văn phòng, công sở và các công trình xây dựng; - Kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị ngoại vi và đồ tân trang ô tô; - Kinh doanh kim khí, sắt thép, kim loại màu các loại; - Kinh doanh hoá chất, cồn công nghiệp, chất tẩy rửa, khí đốt công nghiệp, chất dẻo công tổng hợp, hoá chất hữu cơ, đồ nhựa tổng hợp, chất phẩm xử lý gỗ (trừ hoá chất nhà nước cấm); - Kinh doanh hoá phẩm, hoá mỹ phẩm (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khoẻ con người); - Đào tạo nghề: ngoại ngữ, tin học (doanh nghiệp chỉ hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép); - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. 2.1.2 Sự hình thành và phát triển Trong xu thế phát triển của thế giới và toàn khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng, Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức rất lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập ASEAN, AFTA và WTO. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được không thể không kể tới sự đóng góp của các doanh nghiệp thành đạt vào công cuộc đổi mới của đất nước. Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ là một trong những đơn vị tiêu biểu đó. Thành lập ngày 12/04/2007, công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ ban đầu chỉ là một doanh nghiệp thương mại với chức năng nhận các đơn đặt hàng rồi giao bán lại cho các công ty in và hưởng chênh lệch giữa giá nhận về và giá đem giao. Nhận thấy rằng nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội ngày càng cao, công ty đã quyết định mở rộng quy mô. Tháng
  • 33. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 33 10/2008, công ty đã thành lập thêm một xưởng gia công tại số 418, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, in ấn; sản phẩm của doanh nghiệp là giấy tờ phục vụ công tác quản lý hành chính, biểu mẫu, chứng từ, hoá đơn, các loại nhãn hàng, báo chí, tập san, bản in, vé số.... Công ty có các bạn hàng lớn như: Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Liên, Nhà xuất bản Phụ nữ, Công ty xổ số kiến thiết. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là do công ty tự khai thác trên thị trường và mua theo giá thoả thuận. Vật tư được sử dụng chủ yếu của công ty là giấy (giấy Bãi bằng, giấy Trung Quốc), mực in các loại và các nguyên liệu phụ trợ khác. Tuy thành lập chưa lâu nhưng công ty luôn có 1 mức tăng trưởng cao, doanh thu hàng năm tăng từ 110% -> 150% so với năm trước, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 1.100.000 VNĐ/người/tháng. Kể từ khi thành lập, công ty luôn luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đạt được kết quả cao trong kinh doanh và từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường. Bảng 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ các năm 2007,2008: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Phần I - Lãi, lỗ Chỉ tiêu Mã số 2007 Luỹ kế từ đầu năm Tổng doanh thu 1 312.458.372 351.782.346 Các khoản giảm trừ 3 2.832.319 3.574.161 Giảm giá hàng bán 5 1.348.762 1.698.725 Hàng bán bị trả lại 6 1.483.557 1.875.436 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp 7 1 Doanh thu thuần 10 309.626.053 348.208.185 2 Giá vốn hàng bán 11 150.735.568 180.965.356
  • 34. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 34 3 Lợi nhuận gộp 20 158.890.485 167.242.829 4 Chi phí bán hàng 21 5.849.350 7.865.764 5 Chi phí quản lý DN 22 5.568.950 6.879.685 6 Thu nhập hoạt động tài chính 31 2.860.375 2.985.369 7 Chi phí hoạt động tài chính 32 1.425.386 1.564.500 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 40 148.907.174 153.918.249 9 Các khoản thu nhập bất thường 41 1.425.683 1.528.935 11 Chi phí bất thường 42 146.875 356.725 12 Lợi nhuận bất thường 50 1.278.808 1.172.210 13 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 `150.185.982 155.090.459 14 Thuế thu nhập DN phải nộp 70 42.052.075 43.425.329 15 Lợi nhuận sau thuế 80 108.133.907 111.665.130 Người lập biểu Kế toán trưởng (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp Để thích ứng với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, yêu cầu hàng đầu của Công ty là phải chọn bộ máy quản lý sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm bảo gọn nhẹ những vẫn đủ hiệu lực để điều hành mọi việc của Công ty. Đứng đầu Công ty là Giám đốc, người có quyền cao nhất trực tiếp lãnh đạo Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cán bộ công nhân viên trong Công ty về kết quả hoạt động kinh doanh, chế độ một thủ trưởng tại Công ty được thực hiện dựa trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động, nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người lao động tập thể và Công ty. Trợ giúp cho giám đốc còn có các phòng, ban chức năng. Công ty có 45 người, trong đó, nhân viên quản lý của công ty có 15 người.
  • 35. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 35 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ. Giám đốc: Là người đứng đầu của một công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước và cả đơn vị về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ đạo chung, chỉ đạo trực tiếp các phòng chức năng và các chuyên viên giúp việc cho Giám đốc. Điều hành mọi công việc của công ty thông qua bộ máy lãnh đạo. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về những công tác được phân công, uỷ quyền. Báo cáo cho giám đốc để tìm biện pháp giải quyết. chịu trách nhiệm chính về chỉ đạo điều hành công tác thi công sản xuất trong các phân xưởng, phòng ban. Giám đốc Phó giám đốc Phòng thiết kế Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán – tài vụ Xưởng sản xuất
  • 36. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 36 Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách, lao động tiền lương, công tác thi đua khen thưởng… và các mặt vệ sinh môi trường, văn hoá, an ninh…. Phòng kế toán: Thực hiện công việc mà Giám đốc giao cho, giúp Ban giám đốc nắm bắt được thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý tài sản, nguồn vốn và sự vận động của nó trong kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ quản lý, thiết kế, kiểm tra mẫu mã, chất lượng các mặt hàng của đơn vị. Phòng kinh doanh: Trực tiếp tổ chức theo dõi điều tiết kế hoạch tiến độ giao hàng, thực hiện các nhiệm vụ bán hàng, tìm hiểu thông tin về sự biến động của thị trường để có kế hoạch thay đổi mẫu mã, kiẻu dáng của sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Xưởng sản xuất: Là bộ phận có trách nhiệm trực tiếp sản xuất nhằm hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ sản xuất. * Quan hệ giữa các phòng ban Quan hệ giữa Giám đốcvới các phong ban: Đây là mối quan hệ giữa lãnh đạo với cấp dưới của mình. Các ban phải chuẩn bị đủ cơ sở lý luận về chế độ, nguyên tắc và các vấn đề liên quan để báo cao lên cho Giám đốc. Các phòng ban có thể tham mưu cho Giám đốc về các việc như: Ký kết hợp đồng kinh tế, tiêu chuẩn kỹ thuật… Quan hệ giữa các phong ban với nhau: Là quan hệ hợp tác phân phối để giải quyết một cách nhanh gọn và dầy đủ những công việc liên quan. Các nhân viên của các phòng ban trao đổi trực tiếp với nhau để giải quyết những vướng mắc. Trưởng ban, trưởng phòng thống nhất với nhân viên đê trao đổi giải quyết. Mối quan hệ giữa phòng ban với các xưởng: Đây là mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ để các phân chỉ đạo tới các tổ thực hiện theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ và tiến độ sản xuất. 2.1.4. Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh.
  • 37. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 37 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ được thể hiện qua các công đoạn sau: + Thiết kế mẫu in. + Chuẩn bị khuôn in, giấy in, mực in. + In và gia công in ấn phẩm. Quá trình in phụ thuộc vào tính chất các sản phẩm in như sách, báo, tạp chí là đặc thù của sản phẩm in: kích cỡ, màu sắc, mẫu chữ. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào trang bị kỹ thuật, phương pháp gia công. Do đó các ấn phẩm khác nhau thì quá trình in cũng khác nhau: Bước 1: Thiết kế mẫu in. Bước 2: Chuẩn bị vật liệu in. Bước 3: Ra phim Bước 4: In, đây là khâu trọng tâm của quá trình tạo ra sản phẩm, là bước kết hợp bản in, giấy mực để tạo ra những trang in theo yêu cầu kỹ thuật đạt tiêu chuẩn chất lượng. Bước 5: Sản phẩm sau khi in được đưa ra cắt xén, gấp, soạn… theo yêu cầu của sản phẩm và khách hàng. Bước 6: Là bước kết thúc, sản phẩm hoàn thành nhập kho.
  • 38. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 38 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán. 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán Thiết kế mẫu in Chuẩn bị vật liệu in Ra phim In Kiểm tra chất lượng Dỗ Cắ t Gấp Soạn Khâu Vào bìa Nhập kho thành phẩm
  • 39. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 39 Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán. Bộ máy kế toán của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ được tổ chức theo hình thức tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức nhật ký chung, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Theo hình thức này phòng kế toán của công ty ở các xí nghiệp thành viên, các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ và ghi chép hạch toán đơn giản để gửi về phòng kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán trong phạm vi toàn đơn vị. Bộ máy kế toán giúp Giám Đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đề ra các giải pháp tài chính kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán, ghi chép các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ chính xác giúp chủ doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn. Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ Kế toán trưởng (kế toán tổng hợp) Kế toán công nợ thuế Kế toán lương, bảo hiểm xã hội Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ, TGNH Thủ quỹ
  • 40. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 40 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán gồm: - Kế toán trưởng: là người phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác của phòng kế toán. Đồng thời có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ khi kết thúc quý cho Giám Đốc về tình sử dụng vốn kinh doanh trong công ty. - Kế toán vật tư: Làm nhiệm vụ theo dõi số hiện có và tình hình biến động của vật tư, tính toán phân bổ các khoản chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ làm cơ sở cho việc tính giá thành. - Kế toán công nợ, thuế: Tính toán, theo dõi mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ và các khoản thuế. Phản ánh kịp thời chính xác để có kế hoạch xây dựng công nợ hợp lý. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội : Tính toán, theo dõi phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan. - Kế toán TSCĐ, tiền gửi ngân hàng: Làm nhiệm vụ theo dõi phản ánh tình hình biến động tăng, giảm TCSĐ để thực hiện công tác quản lý và sử dụng tốt TSCĐ. Căn cứ vào giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi để biết chính xác con số tại ngân hàng. - Thủ quỹ : Thực hiện việc giữ két thực thi theo lệnh của kế toán tổng hợp. Căn cứ vào chứng từ gốc để xuất, nhập quỹ kế toán thủ quỹ ghi phần thu chi cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ kế toán tiền mặt. 2.1.5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. Công ty vận dụng thống nhất theo hệ thống danh mục chứng từ do bộ tài chính ban hành. Việc lập chứng từ phải có căn cứ rõ ràng, hợp lý, không lập một cách tuỳ tiện. Các chứng từ liên quan đến kế toán nguyên vật liệu bao gồm:  Hoá đơn giá trị gia tăng.  Phiếu nhập kho.  Phiếu đề nghị xuất vật liệu.  Phiếu xuất kho.  Thẻ kho. 2.1.5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
  • 41. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 41 Công ty đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006. Một số tài khoản công ty mở chi tiết nhằm theo dõi phần hạch toán chi tiết. Tại công ty kế toán sử dụng các tài khoản sau để theo dõi tổng hợp nguyên vật liệu: TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Tài khoản này có các tài khoản cấp hai như sau: TK 1521: Nguyên vật liệu giấy TK 1522: Nguyên vật liệu làm bản in TK 1523: Nguyên vật liệu mực TK 1524: PTTT( phụ tùng thay thế) TK 1525: Vật liệu phụ TK 1526: Vật liệu điện TK 1527: Phế liệu thu hồi TK 151: Hàng mua đang đi đường. 2.1.5.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán. - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng, căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết nên đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Thẻ kho; sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu; bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; sổ chi tiết thanh toán với khách hàng. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. 2.1.5.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
  • 42. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 42 Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ sử dụng các loại báo cáo tài chính sau:  Bảng cân đối tài khoản.  Báo cáo kết quả kinh doanh.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Thuyết minh báo cáo tài chính. Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm đó. Các báo cáo này được lập và gửi vào cuối mỗi quý cho cơ quan thuế, Bộ thương mại, Tổng cục thống kê và Bộ kế hoạch - đầu tư. Nội dung hoàn toàn đúng với chếa độ quy định. 2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ. 2.2.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty. 2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên chủng loại sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Mỗi đơn đặt hàng khác nhau thì có yêu cầu về hình thức, mẫu mã sản phẩm khác nhau và sản xuất đến đâu thì tiêu thụ ngay đến đó. Là loại hình sản xuất in ấn nên nguyên vật liệu chính của công ty phục vụ việc chế tạo sản phẩm là giấy và mực. Đây là 2 loại vật liệu quan trọng hàng đầu của công ty. Hiện nay trên thị trường 2 loại này rất sẵn, giá cả ít biến động, chủng loại lại đa dạng, phong phú, việc thu mua lại thuận tiện nên công ty không phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra công ty còn tận dụng được nguyên vật liệu từ trong sản xuất như: Giấy tiết kiệm, phế liệu..... Tuy nhiên nguồn nhập vẫn khai thác trên thị trường theo giá thoả thuận, tất cả các nguyên vật liệu đều được bảo quản tốt trong kho và có sự quản lý chặt chẽ. Phương thức mua của công ty theo hình thức cung cấp thường xuyên theo nhu cầu mặt hàng. Thông thường khi mua vật tư bên bán sẽ vận chuyển và bốc dỡ tới tận kho theo đúng chất lượng và mẫu mã yêu cầu. 2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu.
  • 43. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 43 Căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng của mỗi loại vật liệu, đồng thời đảm bảo quản lý một cách khoa học, nguyên vật liệu của công ty được phân loại như sau:  Nguyên vật liệu chính: Gồm các loại nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trính sản xuất để tạo ra sản phẩm của công ty là các trang in ấn phẩm. Nguyên vật liệu chính gồm có các loại sau: + Các loại giấy: Giấy in là loại vật liệu chính , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất và dễ bị giảm phẩm chất. hiện nay công ty sử dụng trên dưới 60 loại giấy có nhiều khổ và kích cỡ khác nhau: giấy offset, cutxê, đuplech, ... giấy của các công ty Bãi bằng, Hồng Hà,... với các loại có kích cỡ khác nhau. Song công ty chủ yếu sử dụng giấy của công ty Giấy Bãi Bằng. - Giấy Bãi Bằng 60gm (đơn vị: Kg) có các khổ: 79x109; 43x65; 47x59; 493x605; 60x84; 42x52; 34x64; 45x84; 46x63; 44x59; 49x65; 493x545 - Giấy IS 92 (đơn vị: Kg) có các khổ: 416x592; 632x832; 57x84; 54x78; 42x53. - Cutxe các loại (đơn vị: Kg): 85gm, 115gm, 150gm, 230gm khổ 79x109; 230gm, 250gm, 150gm, 200gm khổ 65x56; 200gm khổ 79x109; 250 gm khổ 70x100. Cutxe Mas 140gm khổ 79x109, 85gm khổ 43x58. Cutxe 240gm khổ 56x71. Bist 230gm 79x109. Giấy Cacbon. - Các loại giấy khác (đơn vị: Kg): Poluya TQ 79x109; Đuplex 79x109; Bìa xanh 79x109; bìa Hàn Quốc; Đềcan 26x52; Ktan 140gm 79x109; Ktan 210gm 79x109; Bìa xanh 61x84; Bìa vàng 61x84; Việt Trì 58gm 79x109; 60x84; 615x87; Tân Mai 416x592; 592x832. + Mực: Có 24 loại mực in khác nhau bao gồm: Đen TQ; đen Nhật; vàng TQ; vàng Đức; vàng Nhật; vàng Nam Triều Tiên; xanh TQ; xanh Đức; xanh Nhật; đỏ TQ; đỏ Nhật; trắng đục Nhật; trắng trong Nhật; trắng đục TQ; trắng trong TQ; nhũ bạc Anh; nhũ vàng Anh; mực khô TQ; nhũ trắng TQ; mực phản quang; trắng đục T. Bình; mực vàng TBN; mực đỏ TBN.
  • 44. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 44 + Các bản in (đơn vị: Tấm): Được làm bằng nhôm, có nhiều cỡ, khổ khác nhau và chủ yếu được mua tại thị trường trong nước, bao gồm: Bản 16 trang Zai; Bản 8 trang Ko; Bản 8 trang Pol; Bản 4 trang Goto.  Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng nguyên vật liệu phụ có tác dụng hỗ trợ nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất các loại sản phẩm bao gồm rất nhiều loại: Thuốc tut bản(lọ); keo PVA(kg); keo Nhật(kg); keo Sơdừa(kg); axit Phôtphoric(kg); dây thép(kg); mỡ CN(kg); xà phòng(kg); axeton(lít); dầu pha mực(lít); keo dán pisa(lọ); lưỡi cưa tay(cái); gang tay cao su(đôi); dầu HD40(lít); gôn(kg); kéo(cái); lót dao(cái); xô màn(m); dầu CN46(lít); chỉ khâu(cuộn)....  Vật liệu điện (đơn vị: Cái) gồm các loại: Đèn ống 1m2; 0m6; đèn tròn 70w-220v; 30w-220v; bóng đèn mắt thần Ko; cầu dao 3pha; dây cáp 3pha; bóng Halozen; bóng tủ lạnh; stắcte; cánh quạt nhựa; đui đèn ống; phích cắm; dây điện đôi.  Phụ tùng thay thế: Gồm các chi tiết của máy móc thiết bị như máy in, máy dao, máy khâu,...như: Lưỡi dao 1m3, 1m52(con); Bánh tăng máy in(cái); vòng bi các loại(vòng); cao su ốp các máy poll, máy goto, máy zamaland, máy komori, dây curoa Goto, xích MT50, xích Đông Anh, xích MT50, xích 10FT, dây curoa A19 máy gấp, dây băng 35m, dây băng 25m,...  Vật liệu thu hồi: bao gồm giấy in hỏng, lõi giấy, giấy xước bên ngoài không sử dụng được, lề giấy, nhôm hỏng được thu hồi để bán..... 2.2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu.  Nhập kho nguyên vật liệu. Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế. Công ty thường mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thường xuyên và với số lượng lớn nên chi phí vận chuyển, bốc dỡ th- ường do bên bán chịu. Do vậy mà giá nguyên vật liệu nhập kho là giá không thuế trên hoá đơn giá trị gia tăng do người bán lập.  Xuất kho nguyên vật liệu
  • 45. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 45 Tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ, giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho là giá bình quân cả kỳ dự trữ, căn cứ vào sổ chi tiết của từng nguyên vật liệu. Căn cứ vào giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán xác định giá bình quân của một nguyên vật liệu. Căn cứ vào lượng nguyên vật liệu xuất trong kỳ và giá bình quân để tính giá thực tế của vật liệu xuất kho. Giá thực tế của Giá bình quân Số lượng nguyên vật liệu = của một x vật liệu xuất kho nguyên vật liệu xuất kho Giá bình quân của mỗi nguyên vật liệu được tính như sau: Giá bình quân Tổng giá thực tế nhập trong kỳ + Giá thực tế tồn đầu kỳ của một = ---------------------------------------------------------------------- nguyên vật liệu Tổng số lượng nhập trong kỳ + Số lượng tồn đầu kỳ Ví dụ: Đối với nguyên liệu Bìa xanh 79x109: + Giá thực tế tồn đầu kỳ : 138,3094 + Giá thực tế nhập tròn kỳ: 140,0362 + Số lượng tồn đầu kỳ : 12.000 + Số lượng nhập trong kỳ : 5.000 Ta có: Giá bình quân 140,0362x5.000+138,3094x12.000 của = ----------------------------------------------------------------- Bìa xanh 79x109 5.000+12.000 = 138,8173 2.2.2. Tổ chức kế toán ban đầu nguyên vật liệu tại công ty.  Thủ tục nhập kho: Cán bộ thu mua vật tư có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn hàng, tiến hành các giao dịch và ký hợp đồng mua hàng. Khi các thoả thuận mua bán giữa công ty và nhà cung cấp hoàn tất , đến thời điểm ghi trong hợp đồng, bên bán tiến hành chuyển
  • 46. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 46 giao số nguyên vật liệu đã thoả thuận đến cho công ty kèm theo hoá đơn giá trị gia tăng. Ví dụ1: Ngày 06 tháng 01 năm 2009, bộ phận thu mua nguyên vật liệu của công ty cổ phần tập đoang Thái Hà. Công ty nhận được hoá đơn giá trị gia tăng theo mẫu sau: Biểu 2.2: Trích hoá đơn giá trị gia tăng số 006309 HOÁ ĐƠN GTGT số: ...006309... Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày..06..tháng ..01..năm..2009... Đơn vị bán : Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hà Họ tên người mua hàng: Nguyễn Hữu Phong Đơn vị : Công ty phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ Hình thức thanh toán : Trả sau STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền (Đồng) 1 Giấy BB 60g 493x603 Kg 17.000 800 13.600.000 2 Cầu dao ba pha Cái 2 267.985 535.970
  • 47. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 47 3 Bản in 8 trang Ko Tấm 800 20.500 16.400.000 Cộng tiền hàng 30.535.970 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 3.053.597 Tổng cộng tiền thanh toán 33.589.567 Số tiền (bằng chữ): Ba mươi ba triệu năm trăm tán mươi chín nghìn năm trăm sáu u mươi bảy đồng chẵn. Ngày 06 tháng 01 năm 2009 Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị. (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Doanh nghiệp mua theo hình thức trọn gói nên giá của số nguyên vật liệu trên đã bao gồm cả chi phí mua mà công ty cổ phần tập đoàn Thái Hà đã chi trả, nên giá trị của số nguyên vật liệu trên chỉ bao gồm giá trị ghi trên hoá đơn. Ví dụ 2: Ngày 11 tháng 01 năm 2009, bộ phận thu mua nguyên vật liệu của công ty nhựa Việt Nam. Công ty nhận được hoá đơn giá trị gia tăng theo mẫu sau: Biểu 2.3: Trích hoá đơn giá trị gia tăng số 36706 HOÁ ĐƠN GTGT số: ...36706... Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày..11..tháng ..1..năm..2009... Đơn vị bán : Công ty nhựa Việt Nam Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hào Đơn vị : Công ty phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ Hình thức thanh toán : Bằng tiền mặt STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền (Đồng) 1 Mực đen Zikhang Kg 30 40.000 1.200.000
  • 48. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa kinh tế Đỗ Thị Phương – CĐKT7 – K8 Chuyên đề tốt nghiệp 48 2 Mực đỏ Zikhang Kg 50 54.000 2.700.000 3 Mực xanh Zikhang Kg 100 56.000 5.600.000 Cộng tiền hàng 9.500.000 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 950.000 Tổng cộng tiền thanh toán 10.450.000 Số tiền (bằng chữ): Mười triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn. Ngày 11 tháng 01 năm 2009 Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị. (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Ví dụ 3: Ngày 18 tháng 01 năm 2009, bộ phận thu mua nguyên vật liệu của công ty cổ phần Mway. Công ty nhận được hoá đơn giá trị gia tăng theo mẫu sau: Biểu 2.4: Trích hoá đơn giá trị gia tăng số 01286 HOÁ ĐƠN GTGT số: ...01286... Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày..18..tháng ..01..năm..2009... Đơn vị bán : Công ty cổ phần Mway Họ tên người mua hàng: Trần Lan Anh Đơn vị : Công ty phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thiên Niên Kỷ Hình thức thanh toán : Bằng tiền gửi ngân hàng STT Tên vật tư Đ.vị S.lượng Đơn giá Thành tiền (Đồng) 1 Giấy IS 92 khổ 416x592 Kg 9.800 660,853 6.476.363