SlideShare a Scribd company logo
0
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
………….***………..
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thuộc:
“Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
Quảng Ninh, tháng 12 năm 2017
Quảng Ninh, 2017
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Hệ
sinh thái của Việt Nam rất phong phú, riêng vùng đất ngập nước cũng đã có đến 39
kiểu hệ sinh thái, biển có 20 kiểu hệ sinh thái. Việt Nam hiện có 3/200 vùng sinh thái
toàn cầu, 1/5 vùng chim đặc hữu và 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Ngoài ra, nước ta
còn là 1 trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng thế giới với trên 800 loài thuộc
16 nhóm cây trồng khác nhau.
Đa dạng sinh học có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi địa
phương, mỗi Quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp lương
thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu... Các hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong
điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên sinh vật phong phú chứa
đựng trong nó đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn
cho nền kinh tế. Song đa dạng sinh học của nước ta hiện đang suy giảm với tốc độ cao,
bởi nhiều nguyên nhân. Kinh tế phát triển và tăng trưởng đã gây nhiều áp lực đối với
đa dạng sinh học, dân số tăng đã tạo ra một nhu cầu lớn về tiêu thụ và sử dụng đất,
biến đổi khí hậu trở nên ngày càng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến hệ thống đa
dạng sinh học.
Theo cảnh báo của các chuyên gia IUCN, Việt Nam là một trong năm Quốc gia
bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng; điều này đe
doạ nhiều đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam. Thực tế hiện nay, đa dạng sinh học
ở Việt Nam đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh. Các khu vực có tính đa dạng sinh
học cao đang dần bị thu hẹp diện tích, số lượng loài và các cá thể loài hoang dã đang
bị suy giảm mạnh, nhiều nguồn gen bị suy thoái, thất thoát, xuất hiện nhiều yếu tố làm
mất cân bằng sinh thái.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của Quốc gia và vùng lãnh thổ, ngày 13/11/2008 Việt Nam đã ban
hành Luật Đa dạng sinh học. Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2010/NĐ-
CP, ngày 11/06/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đa
dạng sinh học. Ngày 19 tháng 3 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn
số 882/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị
triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học và Quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Được đánh giá là Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, Việt Nam có nhiều nỗ
lực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Cùng với việc
là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về đa dạng sinh học, Việt Nam đã ban hành
nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đó là:
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật Đất đai
năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993
(sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2014); Luật Tài nguyên nước năm 1998 (sửa đổi, bổ
2
sung năm 2012); Luật Thủy sản năm 2003. Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2008
là một bước ngoặt đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Lần đầu tiên, các nguyên
tắc và ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học được đưa thành luật riêng, quy định các
nguyên tắc, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học cấp Quốc gia, cấp bộ ngành và địa
phương, tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên thông qua các cơ chế mới về chia sẻ lợi ích.
Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc -
Tây Nam với tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc từ 200
40’ đến 210
40’; kinh độ Đông từ 1060
25’
đến 1080
25’; phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía Tây Bắc giáp
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, thành phố
Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 617.778,8ha đất liền và trên 612 nghìn ha
trên biển, có đường biên giới trên bộ (118,8 km) và trên biển (gần 191 km) với Trung
Quốc; 3 cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) tiếp giáp với vùng duyên hải
rộng lớn Nam Trung Quốc; bờ biển dài 250 km, có 2.772 đảo (chiếm 2/3 số đảo của
Việt Nam), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh.
Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 10/14 huyện, thị xã, thành
phố tiếp giáp biển. Dân số Quảng Ninh đạt 1.245,2 nghìn người (năm 2016). Đây cũng
là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng
Cái) và 2 thị xã Quảng Yên và Đông Triều.
Tỉnh Quảng Ninh là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan
trọng đối với Việt Nam. Quảng Ninh được ví như là “một nước Việt Nam thu nhỏ”, có
đa dạng các loại địa hình từ đồng bằng, vùng núi, ven biển... là cơ sở tạo ra sự phong
phú, độc đáo về đa dạng sinh học. ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh có giá trị rất to lớn đối
với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh: Cung cấp nguồn gen quý,
các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về văn hóa, xã hội, các dịch vụ về HST được
khai thác phục vụ cho cuộc sống của con người. Đây là những tài nguyên quý giá,
không thể thay thế cần được quan tâm bảo vệ và quản lý khai thác, phát triển hợp lý.
Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển kinh tế xã hội sâu, rộng trên toàn tỉnh
trong thời gian qua cũng tác động mạnh đến tài nguyên và đặt ra nhiều vấn đề về môi
trường và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp mà đa dạng sinh học Quảng Ninh đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng; diện
tích rừng tự nhiên có độ đa dạng sinh học cao đang bị thu hẹp và ít có điều kiện phục
hồi do đã bị chia cắt và cô lập thành những khu nhỏ; nhiều loài quý hiếm đã không còn
được phát hiện tại Quảng Ninh; nhiều rạn san hô đã bị suy giảm một cách nghiêm
trọng khó có thể hồi phục.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, do thiếu những cơ chế, thể chế thích
hợp, đặc biệt là quy hoạch bảo tồn, đây vừa là cơ sở pháp lý, vừa là cơ sở khoa học, là
3
công cụ hữu hiệu trong quản lý đa dạng sinh học đã và đang được áp dụng tại nhiều
nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nên hiệu quả bảo tồn chưa như mong muốn.
UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012
về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, nhưng do hạn chế về nguồn lực nên kế hoạch chưa được triển khai trong khi
nhiều nội dung của Kế hoạch đã không còn phù hợp. Việc thiếu các quy hoạch và kế
hoạch bảo tồn phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm khuyến nghị cho các nhà
quản lý nhằm phát triển tỉnh bền vững nên đã để mất đi nhiều hệ sinh thái đặc thù, các
loài động thực vật quý hiếm, xuất hiện càng nhiều các mối đe doạ tới đa dạng sinh học
của tỉnh như: sự du nhập các giống mới và các loài ngoại lai (một cách chủ động và bị
động) như các giống thủy sản, giống cây trồng, các loài ngoại lai xâm hại như cây mai
dương (trinh nữ đầm lầy) hay ốc bươu vàng... Công tác bảo tồn đa dạng sinh học còn
chồng chéo, quản lý chưa thống nhất. Luật Đa dạng sinh học mới có hiệu lực thi hành
và hiện mới đang trong giai đoạn tuyên truyền, phổ biến Luật tới cộng đồng. Các chủ
trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra của các cấp
quản lý nên thực hiện kém hiệu quả. Một số chính sách còn chưa sát thực tế, chưa đủ
sức thuyết phục cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Xuất phát từ tình hình thực tế về đa dạng sinh học, nhằm bảo tồn và nâng cao
tính đa đạng sinh học trên địa bàn tỉnh; nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển
các hệ sinh thái, các loài động thực vật quý hiếm theo 160/2013/NĐ-CP, Nghị định
32/2006/NĐ-CP, duy trì và phát triển các nguồn gen quý hiếm; nâng cao nhận thức
cộng đồng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học...Việc triển khai thực hiện "Quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh
học các hệ sinh thái, bảo vệ các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng, bảo
tồn nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn
đa dạng sinh học của tỉnh, là căn cứ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế những
tương tác do phát triển kinh tế - xã hội tác động đến đa dạng sinh học, góp phần bảo
tồn và phát triển sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng, bảo vệ môi
trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn
gen, rừng, góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững; phát
triển du lịch và phục vụ nghỉ ngơi, giải trí của người dân.
Để có được kết quả nghiên cứu này chúng tôi trân thành cám ơn các cơ quan: Sở
TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KHCN, các Ban quản lý: VQG Bái Tử Long, KBTTN
Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, UBND các huyện, thị xã,
thành phố, các đơn vị trực thuộc các cơ quan nêu trên đã giúp đỡ tổ chức thực hiện, cung
cấp thông tin, hỗ trợ nghiên cứu hiện trường và đóng góp ý kiến cho bản báo cáo này.
Trên cơ sở tài liệu thu thập, kết quả điều tra khảo sát, hệ thống bản đồ chuyên
đề, kết quả thực hiện dự án được trình bày trong báo cáo “Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” .
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH Đa dạng sinh học
BĐKH Biến bổi khí hậu
BTL Bái Tử Long
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
BVMT Bảo vệ môi trường
CCCR Chống chữa cháy rừng
CCN Cụm công nghiệp
CTR Chất thải rắn
ĐDDT Đa dạng di truyền
ĐNN Đất ngập nước
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐVĐ Động vật đáy
ĐVN Động vật nổi
GHCP Giới hạn cho phép
HĐND Hội đồng nhân dân
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KDL Khu du lịch
KCN Khu công nghiệp
KT – XH Kinh tế xã hội
PCCCR Phòng chống chữa cháy rừng
PES Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
RNM Rừng ngập mặn
RQG Rừng quốc gia
TK Tiểu khu
TKV Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
5
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................4
MỤC LỤC..................................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................................8
PHẦN THỨ NHẤT..................................................................................................................12
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN .........................................................................................12
1.1. Mục tiêu của dự án ............................................................................................................12
1.2. Nội dung chính của dự án..................................................................................................13
1.3. Sản phẩm đạt được của dự án............................................................................................13
1.4. Tổ chức thực hiện dự án....................................................................................................14
1.5. Phạm vi quy hoạch ............................................................................................................14
1.6. Cơ sở pháp lý:....................................................................................................................14
1.7. Cơ sở khoa học ..................................................................................................................20
1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quy hoạch trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh
Quảng Ninh .......................................................................................................................20
1.7.2. Quan điểm, cách tiếp cận, nguyên tắc nghiên cứu lập quy hoạch................................29
1.7.3. Nguyên tắc lập quy hoạch:...........................................................................................39
1.7.4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu........................................................................40
1.8. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................56
PHẦN THỨ HAI......................................................................................................................58
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH ...........................................................................................58
2.1. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác bảo tồn
ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh.....................................................................................................58
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................58
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................66
2.2. Đánh giá tổng quan về hiện trạng ĐDSH..........................................................................74
2.2.1. Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái ......................................75
2.2.2. Đa dạng sinh học về thành phần loài sinh vật.............................................................93
2.2.3. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang ĐDSH ......................................123
2.2.4. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn trong tỉnh Quảng Ninh................138
6
2.2.5. Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ của tỉnh Quảng Ninh ............................141
2.2.6. Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH ............................................................143
2.3. Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh.............................................167
2.3.1. Hệ thống quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh .............................................167
2.3.2. Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy hoạch bảo
tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh.........................................................................................172
2.3.3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH ............208
2.4. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh
thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh......................................212
2.4.1. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới ................................212
2.4.2. Tổng quan về hiện trạng tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên
trên thế giới.........................................................................................................................217
2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại địa phương .........220
2.5. Dự báo về diễn biến đa dạng sinh học của địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch ..........................................223
2.5.1. Diễn biến đa dạng sinh học của địa phương trong giai đoạn quy hoạch ..................223
2.5.2. Dự báo ảnh hưởng của các phương án phát triển kinh tế xã hội toàn quốc, vùng và
tỉnh đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh ...................................................................................234
2.5.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh....................237
QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030................................................................................246
3.1. Quan điểm bảo tồn ĐDSH...............................................................................................246
3.2. Mục tiêu bảo tồn ĐDSH..................................................................................................248
3.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................248
3.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020..................................................................................248
3.3. Định hướng bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030..........................................250
3.4. Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu ...............................258
3.4.1. Xây dựng các phương án quy hoạch.........................................................................258
3.4.2. Lựa chọn phương án quy hoạch................................................................................265
3.5. Thiết kế quy hoạch ĐDSH...............................................................................................268
3.5.1. Quy hoạch hành lang ĐDSH ....................................................................................268
3.5.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc thù..........................................276
3.5.3. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn........................................................................278
7
3.5.4. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ.................................................................................314
3.6. Danh mục các dự án ưu tiên bảo tồn ...............................................................................325
3.7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch..................................................................................304
3.7.1. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch......................................................................304
3.7.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực........................................................................305
3.7.3. Giải pháp về khoa học công nghệ.............................................................................306
3.7.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách................................................................................308
3.7.5. Giải pháp về hợp tác .................................................................................................312
3.7.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền.........................................................................312
3.7.7. Giải pháp về sinh kế cho người dân vùng đệm.........................................................314
3.7.8. Giải pháp về tổ chức thực hiện .................................................................................327
3.8. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh
................................................................................................................................................328
3.8.1. Các tác động tích cực của việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh
Quảng Ninh.........................................................................................................................330
3.8.2. Những tác động đến vấn đề môi trường trong việc thực hiện bảo tồn ĐDSH..........331
3.8.3. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện Quy
hoạch ĐDSH.......................................................................................................................336
3.8.4. Dự báo xu hướng diễn biến các vấn đề môi trường chính khi thực hiện Quy hoạch336
Kết luận...............................................................................................................................342
Kiến nghị.............................................................................................................................343
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................344
PHẦN PHỤ BIỂU..................................................................................................................348
8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Hiện trạng lập Quy hoạch đa dạng sinh học của cả nước ...........................................23
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất tại Quảng Ninh năm 2016......................................................59
Bảng 3. Hiện trạng và phân bố rừng tự nhiên...........................................................................87
Bảng 4. Sự phân bố các taxon của của các ngành của hệ thực vật...........................................94
Bảng 5. Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật của hệ thực vật.........................................95
Bảng 6. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh...............................................95
Bảng 7. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật..........................................................................96
Bảng 8. Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh........................................................97
Bảng 9. So sánh phổ dạng sống của hệ thực vật ở tỉnh Quảng Ninh với phổ dạng sống tiêu
chuẩn của Raunkier và phổ dạng sống rừng mưa nhiệt đới của Richard .................................98
Bảng 10. Chỉ số đa dạng về loài tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật rừng .......................99
Bảng 11. Giá trị sử dụng của các loài thực vật tại Quảng Ninh .............................................100
Bảng 12. Tình trạng bảo tồn loài thực vật quý hiếm theo mức độ phân hạng........................101
Bảng 13. Thành phần loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của tỉnh Quảng Ninh......................104
Bảng 14. Danh sách thực vật đặc hữu ....................................................................................109
Bảng 15. Danh sách các loài thú có giá trị bảo tồn ................................................................111
Bảng 16. Danh sách các loài Chim có giá trị bảo tồn.............................................................113
Bảng 17. Danh sách các loài Lưỡng cư - bò sát có giá trị bảo tồn .........................................115
Bảng 18. Cấu trúc thành phần Côn trùng ta ̣i tỉnh Quảng Ninh ..............................................116
Bảng 19. Các loài côn trùng có giá tri ̣bảo tồn .......................................................................117
Bảng 20. Thành phần loài sinh vật vùng biển Quảng Ninh....................................................120
Bảng 21. Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm .............................................................121
Bảng 22. Thống kê các giá trị môi trường và đa dạng sinh học HST biển và ven biển .........123
Bảng 23.Tóm tắt lợi ích sử dụng trực tiếp và gián tiếp từ hệ thống rừng ngập mặn .............136
Bảng 24. Hiện trạng khu bảo tồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017 ........................................138
Bảng 25. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn 10 năm tại Quảng Ninh ..................................229
Bảng 26. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh qua một số năm .........................................229
Bảng 27. Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST vùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh từ
1975-1999...............................................................................................................................232
Bảng 28. Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST vùng bãi triều Quảng Ninh từ 1990-
2013 ........................................................................................................................................232
Bảng 29. Tóm tắt tác động của BĐKH đến ĐDSH................................................................241
Bảng 30. Các khu vực, lĩnh vực và đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................................................243
Bảng 31. Đối tượng thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH......................................................258
Bảng 32. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án I .....................259
Bảng 33. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án II....................261
Bảng 34. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án III ..................263
Bảng 35. Ưu điểm, nhược điểm các phương án quy hoạch....................................................268
Bảng 36. Thông tin đề xuất hành lang đa dạng sinh học........................................................269
Bảng 37. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái núi ...................................................270
Bảng 38. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái núi...................................................................272
Bảng 39. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái ven biển...........................................273
Bảng 40. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái ven biển ..........................................................274
9
Bảng 41. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái biển..................................................275
Bảng 42. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái biển.................................................................276
Bảng 43. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn ................................................................................278
Bảng 44. Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.....................279
Bảng 45. Hiện trạng thảm thực vật vùng dự kiến mở rộng khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ
Thượng ...................................................................................................................................282
Bảng 46. Hiện trạng thảm thực vật vùng dự kiến mở rộng khu rừng quốc gia Yên Tử.................284
Bảng 47. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
định hướng tới 2030 ...............................................................................................................284
Bảng 48. Hiện trạng thảm thực vật khu Quảng Năm Châu....................................................286
Bảng 49. Hiện trạng thảm thực vật vùng đệm khu Quảng Năm Châu...................................286
Bảng 50. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng Năm
Châu........................................................................................................................................287
Bảng 51. Danh sách các loài Lưỡng cư, bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng
Năm Châu...............................................................................................................................289
Bảng 52. Danh sách các loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu
................................................................................................................................................290
Bảng 53. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu....................291
Bảng 54. Hiện trạng thảm thực vật khu Quang Hanh ............................................................293
Bảng 55. Hiện trạng thảm thực vật vùng đệm khu Quang Hanh............................................293
Bảng 56. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh ................294
Bảng 57. Danh sách các loài Lưỡng cư, bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang
Hanh .......................................................................................................................................295
Bảng 58. Danh sách loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh................295
Bảng 59. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Quang Hanh ............................296
Bảng 60. Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm vùng biển Cô Tô, Đảo Trần................298
Bảng 61. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ở Đồng Rui – Tiên Yên..301
Bảng 62. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Đồng Rui – Tiên Yên303
Bảng 63. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Đồng Rui
– Tiên Yên ..............................................................................................................................304
Bảng 64. Danh sách loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn Đồng Rui – Tiên Yên ...............305
Bảng 65. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Đồng Rui – Tiên Yên ..............305
Bảng 66. Hiện trạng thảm thực vật Vùng ĐNN cửa sông Tiên Yên......................................306
Bảng 67. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ĐNN Vùng cửa sông Tiên
Yên .........................................................................................................................................307
Bảng 68. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn ĐNN Vùng cửa sông Tiên Yên
................................................................................................................................................307
Bảng 69. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn Vùng cửa sông
Tiên Yên .................................................................................................................................308
Bảng 70. Danh sách loài Chim có giá trị bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên..........................309
Bảng 71. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên............................310
Bảng 72. Các giá trị đa dạng sinh học cần được ưu tiên bảo tồn tại Vịnh Hạ Long ..............311
Bảng 73. Danh mục quy hoạch vườn thực vật .......................................................................318
Bảng 74. Danh mục quy hoạch vườn động vật ......................................................................319
Bảng 75. Danh mục quy hoạch vườn cây thuốc và vùng trồng cây dược liệu .......................320
10
Bảng 76. Các nhiệm vụ, dự án đang triển khai.......................................................................325
Bảng 77. Dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018
– 2030 .....................................................................................................................................326
Bảng 78. Phân nguồn vốn cho các dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2030........................................................................................328
Bảng 79. Danh mục các dự án thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2018 – 2030 ............................................................................................................295
11
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ hiện trạng
1. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ 1:100.000
2. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học của địa phương, tỷ lệ 1:50.000
3. Bản đồ hiện trạng các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ,
hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, tỷ lệ 1:100.000
Bản đồ Quy hoạch
1. Bản đồ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:100.000
2. Bản đồ quy hoạch hành lang đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:50.000
3. Bản đồ quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:50.000
4. Bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên
quan trọng, đặc thù của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỷ
lệ 1:50.000
5. Bản đồ quy hoạch hệ thống cơ sở bảo tồn chuyển chỗ tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ
1:50.000
12
PHẦN THỨ NHẤT.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. Mục tiêu của dự án:
* Mục tiêu chung:
Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, các Quy hoạch chuyên ngành khác của Tỉnh và Quy hoạch tổng thể bảo
tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm bảo
tồn, phát triển và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học, nâng cao hiệu quả quản lý đa dạng
sinh học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Quảng Ninh.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng bộ dữ liệu hoàn chỉnh phản ánh hiện trạng, dự báo về diễn biến đa
dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh, kết quả bảo tồn và dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác bảo tồn trong giai đoạn quy hoạch được xây dựng và cập nhật.
- Các hệ sinh thái đặc thù của Tỉnh (như hệ sinh thái rừng tự nhiên tại Quảng
Nam Châu, Bình Liêu – Hải Hà, hệ sinh thái núi đá vôi tại Quang Hanh, Cẩm Phả, hệ
sinh thái đất ngập nước tại Đầm Hà, Yên Hưng, Móng Cái…), các khu bảo tồn cấp
quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh, khu bảo tồn loài-sinh cảnh cấp Tỉnh, khu bảo
vệ cảnh quan cấp Tỉnh, hệ thống bảo tồn chuyển chỗ (trung tâm cứu hộ, vườn thực vật,
nhà bảo tàng thiên nhiên, ngân hàng gen…), các vùng ưu tiên kiểm soát và phòng
chống loài ngoại lai xâm hại, các hành lang đa dạng sinh học, hành lang sinh thái
nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của
các hệ sinh thái và các loài sinh vật… được quy hoạch xây dựng, nâng cấp, mở rộng
để bảo vệ và phát triển. Các loài nguy cấp, quý, hiếm, các sinh cảnh đang bị suy thoái,
các nguồn gen quý hiếm… được xác định, phục hồi, bảo tồn và phát triển. Các phương
án quy hoạch được thể hiện trên bản đồ.
- Các luận chứng về giải pháp nhằm tăng cường chức năng, nâng cao năng lực
quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học của chính quyền các cấp và ban quản
lý các khu bảo tồn; tăng cường hợp tác, huy động các nguồn lực, kinh nghiệm của các
cá nhân, cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước về bảo
tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của
các bên liên quan; tăng cường năng lực giám sát và thông tin về đa dạng sinh học;
nâng cao nhận thức chung của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài
nguyên và đa dạng…
13
- Các chương trình/ kế hoạch, dự án ưu tiên được đề xuất và tổ chức thực hiện
quy hoạch bảo tồn, nâng cao tính đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh
phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu.
1.2. Nội dung chính của dự án:
Căn cứ Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Lập Quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
Dự án gồm 12 nhiệm vụ, nội dung chính như sau:
- Nhiệm vụ 1: Thu thập các tài liệu, số liệu, mẫu vật, bản đồ liên quan phục vụ
công tác lập quy hoạch.
- Nhiệm vụ 2: Điều tra, khảo sát bổ sung dữ liệu liên quan phục vụ công tác lập
quy hoạch.
- Nhiệm vụ 3: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội
liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nhiệm vụ 4: Phân tích số liệu, xây dựng hồ sơ hiện trạng đa dạng sinh học
- Nhiệm vụ 5: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại
tỉnh Quảng Ninh.
- Nhiệm vụ 6. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát
triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho quy
hoạch đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.
- Nhiệm vụ 7. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình diễn thế các quần xã
sinh vật và tính đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn quy hoạch, đặc
biệt từ các tác động của biến đổi khí hậu đối với Bảo tồn ĐDSH.
- Nhiệm vụ 8. Xây dựng báo cáo tổng hợp hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2015.
- Nhiệm vụ 9: Xây dựng nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nhiệm vụ 10: Xây dựng bản đồ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nhiệm vụ 11: Xây dựng danh mục chương trình, dự án ưu tiên và giải pháp
thực hiện.
- Nhiệm vụ 12: Xây dựng báo cáo tổng hợp các nhiệm vụ: Quy hoạch bảo tồn
đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.3. Sản phẩm đạt được của dự án
14
Sản phẩm Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 bao gồm:
1. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;
2. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;
3. Hệ thống bản đồ hiện trạng và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
4. Các báo cáo chuyên đề và các sản phẩm khác.
1.4. Tổ chức thực hiện dự án:
Căn cứ Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Lập Quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và
công văn số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/5/2013 của Tổng cục Môi trường về việc
Hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường được giao làm chủ đầu tư dự án, phối
hợp cùng Trường Đại học Nông Lâm (đơn vị tư vấn), các Sở, ngành, địa phương trong
tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện lập Quy hoạch.
1.5. Phạm vi quy hoạch:
- Phạm vi không gian: Dự án lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho toàn
bộ ranh giới hành chính (trên đất liền và trên biển) của tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: Dự án lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho thời kỳ
5 năm (đến năm 2020), định hướng đến năm 2030.
1.6. Cơ sở pháp lý:
* Thực hiện Điều 12. của Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và công văn số
655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/5/2013 của Tổng cục Môi trường về việc Hướng dẫn lập
quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ
lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030, gồm:
1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh
Quảng Ninh.
2. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.
3. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
4. Kết quả thực hiện quy hoạch/ kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh như:
15
Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quy
hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
5. Hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của
tỉnh và các địa phương trong tỉnh - nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.
6. Nhu cầu bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học của các địa phương.
7. Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
* Một số bộ luật, văn bản, công ước liên quan chính, gồm:
Một số công ước quốc tế về ĐDSH:
1. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới thông qua ngày
16/11/1972;
2. Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992, Việt Nam tham gia ký kết
ngày 16/11/1994;
3. Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Việt
Nam tham gia công ước từ ngày 20/9/1988;
4. Công ước CITES về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã đang bị
nguy cấp.
Một số văn bản có liên quan của Trung ương:
1. Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2009;
2. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
3. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;
4. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
5. Luật Du lịch số 44/2005/QH1 ngày 14/6/2005;
6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản Văn hóa số 32/2009/QH12
ngày 18/06/2009;
7. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
8. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày
25/6/2015;
9. Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.
10. Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
16
11. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý
động vật, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm;
12. Nghi ̣đi ̣nh số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chứ c
và quản lý rừ ng đă ̣c dụng;
13. Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí
xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ;
14. Nghị quyết 24/2013/NQ-TW ngày 03/06/2013 của Ban chấp hành Trung
Ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường;
15. Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagena
về an toàn sinh học;
16. Quyết định số 218/2014/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu
bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;
17. Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;
18. Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;
19. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
20. Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020;
21. Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm
nhìn đến 2050;
22. Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030;
23. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
24. Quyết định số 1021/QĐ ngày 27/9/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng cường kiểm soát,
buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010;
17
25. Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
26. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
27. Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
28. Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
29. Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
30. Quyết định số 198/2014/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
31. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
32. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
33. Quyết định số 2139/2011/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu;
34. Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
35. Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020;
36. Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần
bảo tồn;
37. Quyết định số 1671/QĐ-TTG ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Thành lập Khu rừng quốc gia Yên Tử và Dự án đầu tư Khu rừng quốc gia Yên
Tử, tỉnh Quảng Ninh;
38. Công văn số 655/TCMT-BTĐDSH, ngày 04/05/2013 của Tổng Cục Môi
trường về hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung Ương;
18
39. Công văn số 739/TCMT- BTĐDSH ngày 14/05/2013 của Tổng Cục Môi
trường về việc đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
40. Công văn số 1028/TCMT-BTĐDSH ngày 04/6/2015 của Tổng cục Môi trường
về việc triển khai, thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.
Một số văn bản liên quan của tỉnh Quảng Ninh:
1. Nghị quyết số 144/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông
qua Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
2. Nghị quyết số 145/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông
qua Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
3. Nghị quyết số 146/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông
qua Đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh;
4. Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 về những chủ trương,
giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2016 - 2020;
5. Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh về “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030”;
6. Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của HĐND tỉnh Quảng
Ninh về việc Thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030;
7. Quyết định 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
8. Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt đề án Đề án khung các nhiệm vụ các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh, giai
đoạn 2015 – 2020;
9. Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
10. Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
11. Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh về việc
Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
12. Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
19
13. Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
Phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
14. Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 và ngoài 2050;
15. Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt Kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh;
16. Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về phê duyệt “Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030”;
17. Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về phê duyệt “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
18. Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
Phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
19. Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 06/6/2014 của UBND tỉnh phê duyệt
Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh;
20. Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy
hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy những giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020;
21. Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh v/v phê
duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
22. Quyết định số 4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
23. Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
24. Quyết định số 3919/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh phê duyệt
Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng thành phố Hạ Long đến năm 2020;
25. Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 13/1/2016 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50439
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
tiểu minh
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
luanvantrust
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sétLuận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
nataliej4
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
 hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai.doc
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai.docTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai.doc
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
 
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sétLuận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
 
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
 hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai.doc
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai.docTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai.doc
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Khiếu Nại Hành Chính Về Đất Đai.doc
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
 

Similar to Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Da dang sinh hoc
Da dang sinh hocDa dang sinh hoc
Da dang sinh hoc
Quang An Giang
 
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
nataliej4
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Trần Đức Anh
 
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shBao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shNgô Văn Chiều
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hươngĐất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hương
Hương Vũ
 
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxBVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
Nguyễn Quang Hiếu
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Y te cong dong
Y te cong dongY te cong dong
Y te cong dong
DoKo.VN Channel
 
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Lap Dinh
 
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
NguynTinVit3
 
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Chau Duong
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí DũngĐa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
Thảo Nguyễn
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (20)

Da dang sinh hoc
Da dang sinh hocDa dang sinh hoc
Da dang sinh hoc
 
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shBao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Đất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hươngĐất ngập nước mai-hương
Đất ngập nước mai-hương
 
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxBVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
 
Y te cong dong
Y te cong dongY te cong dong
Y te cong dong
 
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
 
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
 
Qlth vung bo
Qlth vung boQlth vung bo
Qlth vung bo
 
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
 
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
 
Qlth vung bo 2
Qlth vung bo 2Qlth vung bo 2
Qlth vung bo 2
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
 
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí DũngĐa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 

Recently uploaded (19)

40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 

Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • 1. 0 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ………….***……….. BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Thuộc: “Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” Quảng Ninh, tháng 12 năm 2017 Quảng Ninh, 2017
  • 2. 1 MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, riêng vùng đất ngập nước cũng đã có đến 39 kiểu hệ sinh thái, biển có 20 kiểu hệ sinh thái. Việt Nam hiện có 3/200 vùng sinh thái toàn cầu, 1/5 vùng chim đặc hữu và 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Ngoài ra, nước ta còn là 1 trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng thế giới với trên 800 loài thuộc 16 nhóm cây trồng khác nhau. Đa dạng sinh học có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi địa phương, mỗi Quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu... Các hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên sinh vật phong phú chứa đựng trong nó đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế. Song đa dạng sinh học của nước ta hiện đang suy giảm với tốc độ cao, bởi nhiều nguyên nhân. Kinh tế phát triển và tăng trưởng đã gây nhiều áp lực đối với đa dạng sinh học, dân số tăng đã tạo ra một nhu cầu lớn về tiêu thụ và sử dụng đất, biến đổi khí hậu trở nên ngày càng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến hệ thống đa dạng sinh học. Theo cảnh báo của các chuyên gia IUCN, Việt Nam là một trong năm Quốc gia bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng; điều này đe doạ nhiều đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam. Thực tế hiện nay, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh. Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao đang dần bị thu hẹp diện tích, số lượng loài và các cá thể loài hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nhiều nguồn gen bị suy thoái, thất thoát, xuất hiện nhiều yếu tố làm mất cân bằng sinh thái. Nhận thức được vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia và vùng lãnh thổ, ngày 13/11/2008 Việt Nam đã ban hành Luật Đa dạng sinh học. Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2010/NĐ- CP, ngày 11/06/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đa dạng sinh học. Ngày 19 tháng 3 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn số 882/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học và Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Được đánh giá là Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Cùng với việc là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về đa dạng sinh học, Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đó là: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2014); Luật Tài nguyên nước năm 1998 (sửa đổi, bổ
  • 3. 2 sung năm 2012); Luật Thủy sản năm 2003. Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 là một bước ngoặt đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Lần đầu tiên, các nguyên tắc và ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học được đưa thành luật riêng, quy định các nguyên tắc, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học cấp Quốc gia, cấp bộ ngành và địa phương, tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các cơ chế mới về chia sẻ lợi ích. Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc từ 200 40’ đến 210 40’; kinh độ Đông từ 1060 25’ đến 1080 25’; phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương. Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 617.778,8ha đất liền và trên 612 nghìn ha trên biển, có đường biên giới trên bộ (118,8 km) và trên biển (gần 191 km) với Trung Quốc; 3 cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn Nam Trung Quốc; bờ biển dài 250 km, có 2.772 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt Nam), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh. Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 10/14 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp biển. Dân số Quảng Ninh đạt 1.245,2 nghìn người (năm 2016). Đây cũng là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái) và 2 thị xã Quảng Yên và Đông Triều. Tỉnh Quảng Ninh là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan trọng đối với Việt Nam. Quảng Ninh được ví như là “một nước Việt Nam thu nhỏ”, có đa dạng các loại địa hình từ đồng bằng, vùng núi, ven biển... là cơ sở tạo ra sự phong phú, độc đáo về đa dạng sinh học. ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh: Cung cấp nguồn gen quý, các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về văn hóa, xã hội, các dịch vụ về HST được khai thác phục vụ cho cuộc sống của con người. Đây là những tài nguyên quý giá, không thể thay thế cần được quan tâm bảo vệ và quản lý khai thác, phát triển hợp lý. Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển kinh tế xã hội sâu, rộng trên toàn tỉnh trong thời gian qua cũng tác động mạnh đến tài nguyên và đặt ra nhiều vấn đề về môi trường và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp mà đa dạng sinh học Quảng Ninh đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng; diện tích rừng tự nhiên có độ đa dạng sinh học cao đang bị thu hẹp và ít có điều kiện phục hồi do đã bị chia cắt và cô lập thành những khu nhỏ; nhiều loài quý hiếm đã không còn được phát hiện tại Quảng Ninh; nhiều rạn san hô đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng khó có thể hồi phục. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, do thiếu những cơ chế, thể chế thích hợp, đặc biệt là quy hoạch bảo tồn, đây vừa là cơ sở pháp lý, vừa là cơ sở khoa học, là
  • 4. 3 công cụ hữu hiệu trong quản lý đa dạng sinh học đã và đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nên hiệu quả bảo tồn chưa như mong muốn. UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, nhưng do hạn chế về nguồn lực nên kế hoạch chưa được triển khai trong khi nhiều nội dung của Kế hoạch đã không còn phù hợp. Việc thiếu các quy hoạch và kế hoạch bảo tồn phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm khuyến nghị cho các nhà quản lý nhằm phát triển tỉnh bền vững nên đã để mất đi nhiều hệ sinh thái đặc thù, các loài động thực vật quý hiếm, xuất hiện càng nhiều các mối đe doạ tới đa dạng sinh học của tỉnh như: sự du nhập các giống mới và các loài ngoại lai (một cách chủ động và bị động) như các giống thủy sản, giống cây trồng, các loài ngoại lai xâm hại như cây mai dương (trinh nữ đầm lầy) hay ốc bươu vàng... Công tác bảo tồn đa dạng sinh học còn chồng chéo, quản lý chưa thống nhất. Luật Đa dạng sinh học mới có hiệu lực thi hành và hiện mới đang trong giai đoạn tuyên truyền, phổ biến Luật tới cộng đồng. Các chủ trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra của các cấp quản lý nên thực hiện kém hiệu quả. Một số chính sách còn chưa sát thực tế, chưa đủ sức thuyết phục cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Xuất phát từ tình hình thực tế về đa dạng sinh học, nhằm bảo tồn và nâng cao tính đa đạng sinh học trên địa bàn tỉnh; nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các loài động thực vật quý hiếm theo 160/2013/NĐ-CP, Nghị định 32/2006/NĐ-CP, duy trì và phát triển các nguồn gen quý hiếm; nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học...Việc triển khai thực hiện "Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học các hệ sinh thái, bảo vệ các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng, bảo tồn nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, là căn cứ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế những tương tác do phát triển kinh tế - xã hội tác động đến đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn và phát triển sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng, bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn gen, rừng, góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững; phát triển du lịch và phục vụ nghỉ ngơi, giải trí của người dân. Để có được kết quả nghiên cứu này chúng tôi trân thành cám ơn các cơ quan: Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KHCN, các Ban quản lý: VQG Bái Tử Long, KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc các cơ quan nêu trên đã giúp đỡ tổ chức thực hiện, cung cấp thông tin, hỗ trợ nghiên cứu hiện trường và đóng góp ý kiến cho bản báo cáo này. Trên cơ sở tài liệu thu thập, kết quả điều tra khảo sát, hệ thống bản đồ chuyên đề, kết quả thực hiện dự án được trình bày trong báo cáo “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” .
  • 5. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học BĐKH Biến bổi khí hậu BTL Bái Tử Long BTTN Bảo tồn thiên nhiên BVMT Bảo vệ môi trường CCCR Chống chữa cháy rừng CCN Cụm công nghiệp CTR Chất thải rắn ĐDDT Đa dạng di truyền ĐNN Đất ngập nước ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐVĐ Động vật đáy ĐVN Động vật nổi GHCP Giới hạn cho phép HĐND Hội đồng nhân dân HST Hệ sinh thái KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KDL Khu du lịch KCN Khu công nghiệp KT – XH Kinh tế xã hội PCCCR Phòng chống chữa cháy rừng PES Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam RNM Rừng ngập mặn RQG Rừng quốc gia TK Tiểu khu TKV Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
  • 6. 5 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................4 MỤC LỤC..................................................................................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................................8 PHẦN THỨ NHẤT..................................................................................................................12 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN .........................................................................................12 1.1. Mục tiêu của dự án ............................................................................................................12 1.2. Nội dung chính của dự án..................................................................................................13 1.3. Sản phẩm đạt được của dự án............................................................................................13 1.4. Tổ chức thực hiện dự án....................................................................................................14 1.5. Phạm vi quy hoạch ............................................................................................................14 1.6. Cơ sở pháp lý:....................................................................................................................14 1.7. Cơ sở khoa học ..................................................................................................................20 1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quy hoạch trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................................................20 1.7.2. Quan điểm, cách tiếp cận, nguyên tắc nghiên cứu lập quy hoạch................................29 1.7.3. Nguyên tắc lập quy hoạch:...........................................................................................39 1.7.4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu........................................................................40 1.8. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................56 PHẦN THỨ HAI......................................................................................................................58 ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH ...........................................................................................58 2.1. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh.....................................................................................................58 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................58 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................66 2.2. Đánh giá tổng quan về hiện trạng ĐDSH..........................................................................74 2.2.1. Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái ......................................75 2.2.2. Đa dạng sinh học về thành phần loài sinh vật.............................................................93 2.2.3. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang ĐDSH ......................................123 2.2.4. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn trong tỉnh Quảng Ninh................138
  • 7. 6 2.2.5. Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ của tỉnh Quảng Ninh ............................141 2.2.6. Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH ............................................................143 2.3. Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh.............................................167 2.3.1. Hệ thống quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh .............................................167 2.3.2. Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh.........................................................................................172 2.3.3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH ............208 2.4. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh......................................212 2.4.1. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới ................................212 2.4.2. Tổng quan về hiện trạng tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới.........................................................................................................................217 2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại địa phương .........220 2.5. Dự báo về diễn biến đa dạng sinh học của địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch ..........................................223 2.5.1. Diễn biến đa dạng sinh học của địa phương trong giai đoạn quy hoạch ..................223 2.5.2. Dự báo ảnh hưởng của các phương án phát triển kinh tế xã hội toàn quốc, vùng và tỉnh đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh ...................................................................................234 2.5.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh....................237 QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030................................................................................246 3.1. Quan điểm bảo tồn ĐDSH...............................................................................................246 3.2. Mục tiêu bảo tồn ĐDSH..................................................................................................248 3.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................248 3.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020..................................................................................248 3.3. Định hướng bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030..........................................250 3.4. Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu ...............................258 3.4.1. Xây dựng các phương án quy hoạch.........................................................................258 3.4.2. Lựa chọn phương án quy hoạch................................................................................265 3.5. Thiết kế quy hoạch ĐDSH...............................................................................................268 3.5.1. Quy hoạch hành lang ĐDSH ....................................................................................268 3.5.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc thù..........................................276 3.5.3. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn........................................................................278
  • 8. 7 3.5.4. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ.................................................................................314 3.6. Danh mục các dự án ưu tiên bảo tồn ...............................................................................325 3.7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch..................................................................................304 3.7.1. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch......................................................................304 3.7.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực........................................................................305 3.7.3. Giải pháp về khoa học công nghệ.............................................................................306 3.7.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách................................................................................308 3.7.5. Giải pháp về hợp tác .................................................................................................312 3.7.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền.........................................................................312 3.7.7. Giải pháp về sinh kế cho người dân vùng đệm.........................................................314 3.7.8. Giải pháp về tổ chức thực hiện .................................................................................327 3.8. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................................................................328 3.8.1. Các tác động tích cực của việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.........................................................................................................................330 3.8.2. Những tác động đến vấn đề môi trường trong việc thực hiện bảo tồn ĐDSH..........331 3.8.3. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện Quy hoạch ĐDSH.......................................................................................................................336 3.8.4. Dự báo xu hướng diễn biến các vấn đề môi trường chính khi thực hiện Quy hoạch336 Kết luận...............................................................................................................................342 Kiến nghị.............................................................................................................................343 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................344 PHẦN PHỤ BIỂU..................................................................................................................348
  • 9. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Hiện trạng lập Quy hoạch đa dạng sinh học của cả nước ...........................................23 Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất tại Quảng Ninh năm 2016......................................................59 Bảng 3. Hiện trạng và phân bố rừng tự nhiên...........................................................................87 Bảng 4. Sự phân bố các taxon của của các ngành của hệ thực vật...........................................94 Bảng 5. Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật của hệ thực vật.........................................95 Bảng 6. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh...............................................95 Bảng 7. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật..........................................................................96 Bảng 8. Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh........................................................97 Bảng 9. So sánh phổ dạng sống của hệ thực vật ở tỉnh Quảng Ninh với phổ dạng sống tiêu chuẩn của Raunkier và phổ dạng sống rừng mưa nhiệt đới của Richard .................................98 Bảng 10. Chỉ số đa dạng về loài tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật rừng .......................99 Bảng 11. Giá trị sử dụng của các loài thực vật tại Quảng Ninh .............................................100 Bảng 12. Tình trạng bảo tồn loài thực vật quý hiếm theo mức độ phân hạng........................101 Bảng 13. Thành phần loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của tỉnh Quảng Ninh......................104 Bảng 14. Danh sách thực vật đặc hữu ....................................................................................109 Bảng 15. Danh sách các loài thú có giá trị bảo tồn ................................................................111 Bảng 16. Danh sách các loài Chim có giá trị bảo tồn.............................................................113 Bảng 17. Danh sách các loài Lưỡng cư - bò sát có giá trị bảo tồn .........................................115 Bảng 18. Cấu trúc thành phần Côn trùng ta ̣i tỉnh Quảng Ninh ..............................................116 Bảng 19. Các loài côn trùng có giá tri ̣bảo tồn .......................................................................117 Bảng 20. Thành phần loài sinh vật vùng biển Quảng Ninh....................................................120 Bảng 21. Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm .............................................................121 Bảng 22. Thống kê các giá trị môi trường và đa dạng sinh học HST biển và ven biển .........123 Bảng 23.Tóm tắt lợi ích sử dụng trực tiếp và gián tiếp từ hệ thống rừng ngập mặn .............136 Bảng 24. Hiện trạng khu bảo tồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017 ........................................138 Bảng 25. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn 10 năm tại Quảng Ninh ..................................229 Bảng 26. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh qua một số năm .........................................229 Bảng 27. Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST vùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh từ 1975-1999...............................................................................................................................232 Bảng 28. Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST vùng bãi triều Quảng Ninh từ 1990- 2013 ........................................................................................................................................232 Bảng 29. Tóm tắt tác động của BĐKH đến ĐDSH................................................................241 Bảng 30. Các khu vực, lĩnh vực và đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................................................243 Bảng 31. Đối tượng thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH......................................................258 Bảng 32. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án I .....................259 Bảng 33. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án II....................261 Bảng 34. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án III ..................263 Bảng 35. Ưu điểm, nhược điểm các phương án quy hoạch....................................................268 Bảng 36. Thông tin đề xuất hành lang đa dạng sinh học........................................................269 Bảng 37. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái núi ...................................................270 Bảng 38. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái núi...................................................................272 Bảng 39. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái ven biển...........................................273 Bảng 40. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái ven biển ..........................................................274
  • 10. 9 Bảng 41. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái biển..................................................275 Bảng 42. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái biển.................................................................276 Bảng 43. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn ................................................................................278 Bảng 44. Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.....................279 Bảng 45. Hiện trạng thảm thực vật vùng dự kiến mở rộng khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................................................................................282 Bảng 46. Hiện trạng thảm thực vật vùng dự kiến mở rộng khu rừng quốc gia Yên Tử.................284 Bảng 47. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng tới 2030 ...............................................................................................................284 Bảng 48. Hiện trạng thảm thực vật khu Quảng Năm Châu....................................................286 Bảng 49. Hiện trạng thảm thực vật vùng đệm khu Quảng Năm Châu...................................286 Bảng 50. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu........................................................................................................................................287 Bảng 51. Danh sách các loài Lưỡng cư, bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu...............................................................................................................................289 Bảng 52. Danh sách các loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu ................................................................................................................................................290 Bảng 53. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu....................291 Bảng 54. Hiện trạng thảm thực vật khu Quang Hanh ............................................................293 Bảng 55. Hiện trạng thảm thực vật vùng đệm khu Quang Hanh............................................293 Bảng 56. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh ................294 Bảng 57. Danh sách các loài Lưỡng cư, bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh .......................................................................................................................................295 Bảng 58. Danh sách loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh................295 Bảng 59. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Quang Hanh ............................296 Bảng 60. Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm vùng biển Cô Tô, Đảo Trần................298 Bảng 61. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ở Đồng Rui – Tiên Yên..301 Bảng 62. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Đồng Rui – Tiên Yên303 Bảng 63. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Đồng Rui – Tiên Yên ..............................................................................................................................304 Bảng 64. Danh sách loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn Đồng Rui – Tiên Yên ...............305 Bảng 65. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Đồng Rui – Tiên Yên ..............305 Bảng 66. Hiện trạng thảm thực vật Vùng ĐNN cửa sông Tiên Yên......................................306 Bảng 67. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ĐNN Vùng cửa sông Tiên Yên .........................................................................................................................................307 Bảng 68. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn ĐNN Vùng cửa sông Tiên Yên ................................................................................................................................................307 Bảng 69. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên .................................................................................................................................308 Bảng 70. Danh sách loài Chim có giá trị bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên..........................309 Bảng 71. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên............................310 Bảng 72. Các giá trị đa dạng sinh học cần được ưu tiên bảo tồn tại Vịnh Hạ Long ..............311 Bảng 73. Danh mục quy hoạch vườn thực vật .......................................................................318 Bảng 74. Danh mục quy hoạch vườn động vật ......................................................................319 Bảng 75. Danh mục quy hoạch vườn cây thuốc và vùng trồng cây dược liệu .......................320
  • 11. 10 Bảng 76. Các nhiệm vụ, dự án đang triển khai.......................................................................325 Bảng 77. Dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2030 .....................................................................................................................................326 Bảng 78. Phân nguồn vốn cho các dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2030........................................................................................328 Bảng 79. Danh mục các dự án thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2030 ............................................................................................................295
  • 12. 11 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ hiện trạng 1. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ 1:100.000 2. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học của địa phương, tỷ lệ 1:50.000 3. Bản đồ hiện trạng các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ, hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, tỷ lệ 1:100.000 Bản đồ Quy hoạch 1. Bản đồ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:100.000 2. Bản đồ quy hoạch hành lang đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:50.000 3. Bản đồ quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:50.000 4. Bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:50.000 5. Bản đồ quy hoạch hệ thống cơ sở bảo tồn chuyển chỗ tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ 1:50.000
  • 13. 12 PHẦN THỨ NHẤT. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.1. Mục tiêu của dự án: * Mục tiêu chung: Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các Quy hoạch chuyên ngành khác của Tỉnh và Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học, nâng cao hiệu quả quản lý đa dạng sinh học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Quảng Ninh. * Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng bộ dữ liệu hoàn chỉnh phản ánh hiện trạng, dự báo về diễn biến đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh, kết quả bảo tồn và dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới công tác bảo tồn trong giai đoạn quy hoạch được xây dựng và cập nhật. - Các hệ sinh thái đặc thù của Tỉnh (như hệ sinh thái rừng tự nhiên tại Quảng Nam Châu, Bình Liêu – Hải Hà, hệ sinh thái núi đá vôi tại Quang Hanh, Cẩm Phả, hệ sinh thái đất ngập nước tại Đầm Hà, Yên Hưng, Móng Cái…), các khu bảo tồn cấp quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh, khu bảo tồn loài-sinh cảnh cấp Tỉnh, khu bảo vệ cảnh quan cấp Tỉnh, hệ thống bảo tồn chuyển chỗ (trung tâm cứu hộ, vườn thực vật, nhà bảo tàng thiên nhiên, ngân hàng gen…), các vùng ưu tiên kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai xâm hại, các hành lang đa dạng sinh học, hành lang sinh thái nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái và các loài sinh vật… được quy hoạch xây dựng, nâng cấp, mở rộng để bảo vệ và phát triển. Các loài nguy cấp, quý, hiếm, các sinh cảnh đang bị suy thoái, các nguồn gen quý hiếm… được xác định, phục hồi, bảo tồn và phát triển. Các phương án quy hoạch được thể hiện trên bản đồ. - Các luận chứng về giải pháp nhằm tăng cường chức năng, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học của chính quyền các cấp và ban quản lý các khu bảo tồn; tăng cường hợp tác, huy động các nguồn lực, kinh nghiệm của các cá nhân, cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên liên quan; tăng cường năng lực giám sát và thông tin về đa dạng sinh học; nâng cao nhận thức chung của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên và đa dạng…
  • 14. 13 - Các chương trình/ kế hoạch, dự án ưu tiên được đề xuất và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn, nâng cao tính đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu. 1.2. Nội dung chính của dự án: Căn cứ Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Dự án gồm 12 nhiệm vụ, nội dung chính như sau: - Nhiệm vụ 1: Thu thập các tài liệu, số liệu, mẫu vật, bản đồ liên quan phục vụ công tác lập quy hoạch. - Nhiệm vụ 2: Điều tra, khảo sát bổ sung dữ liệu liên quan phục vụ công tác lập quy hoạch. - Nhiệm vụ 3: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học. - Nhiệm vụ 4: Phân tích số liệu, xây dựng hồ sơ hiện trạng đa dạng sinh học - Nhiệm vụ 5: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ninh. - Nhiệm vụ 6. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh. - Nhiệm vụ 7. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình diễn thế các quần xã sinh vật và tính đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn quy hoạch, đặc biệt từ các tác động của biến đổi khí hậu đối với Bảo tồn ĐDSH. - Nhiệm vụ 8. Xây dựng báo cáo tổng hợp hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015. - Nhiệm vụ 9: Xây dựng nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. - Nhiệm vụ 10: Xây dựng bản đồ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. - Nhiệm vụ 11: Xây dựng danh mục chương trình, dự án ưu tiên và giải pháp thực hiện. - Nhiệm vụ 12: Xây dựng báo cáo tổng hợp các nhiệm vụ: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 1.3. Sản phẩm đạt được của dự án
  • 15. 14 Sản phẩm Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 bao gồm: 1. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 2. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 3. Hệ thống bản đồ hiện trạng và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 4. Các báo cáo chuyên đề và các sản phẩm khác. 1.4. Tổ chức thực hiện dự án: Căn cứ Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và công văn số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/5/2013 của Tổng cục Môi trường về việc Hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường được giao làm chủ đầu tư dự án, phối hợp cùng Trường Đại học Nông Lâm (đơn vị tư vấn), các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện lập Quy hoạch. 1.5. Phạm vi quy hoạch: - Phạm vi không gian: Dự án lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho toàn bộ ranh giới hành chính (trên đất liền và trên biển) của tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian: Dự án lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho thời kỳ 5 năm (đến năm 2020), định hướng đến năm 2030. 1.6. Cơ sở pháp lý: * Thực hiện Điều 12. của Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và công văn số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/5/2013 của Tổng cục Môi trường về việc Hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, gồm: 1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Quảng Ninh. 2. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước. 3. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. 4. Kết quả thực hiện quy hoạch/ kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh như:
  • 16. 15 Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 5. Hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của tỉnh và các địa phương trong tỉnh - nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn. 6. Nhu cầu bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học của các địa phương. 7. Nguồn lực để thực hiện quy hoạch. * Một số bộ luật, văn bản, công ước liên quan chính, gồm: Một số công ước quốc tế về ĐDSH: 1. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới thông qua ngày 16/11/1972; 2. Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992, Việt Nam tham gia ký kết ngày 16/11/1994; 3. Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Việt Nam tham gia công ước từ ngày 20/9/1988; 4. Công ước CITES về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã đang bị nguy cấp. Một số văn bản có liên quan của Trung ương: 1. Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009; 2. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003; 3. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004; 4. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; 5. Luật Du lịch số 44/2005/QH1 ngày 14/6/2005; 6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/2009; 7. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; 8. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015; 9. Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học. 10. Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
  • 17. 16 11. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý động vật, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm; 12. Nghi ̣đi ̣nh số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chứ c và quản lý rừ ng đă ̣c dụng; 13. Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; 14. Nghị quyết 24/2013/NQ-TW ngày 03/06/2013 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; 15. Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; 16. Quyết định số 218/2014/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; 17. Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ; 18. Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ; 19. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 20. Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020; 21. Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050; 22. Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; 23. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; 24. Quyết định số 1021/QĐ ngày 27/9/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng cường kiểm soát, buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010;
  • 18. 17 25. Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020; 26. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 27. Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 28. Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 29. Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 30. Quyết định số 198/2014/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 31. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; 32. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020; 33. Quyết định số 2139/2011/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu; 34. Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; 35. Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; 36. Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn; 37. Quyết định số 1671/QĐ-TTG ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Khu rừng quốc gia Yên Tử và Dự án đầu tư Khu rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh; 38. Công văn số 655/TCMT-BTĐDSH, ngày 04/05/2013 của Tổng Cục Môi trường về hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương;
  • 19. 18 39. Công văn số 739/TCMT- BTĐDSH ngày 14/05/2013 của Tổng Cục Môi trường về việc đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. 40. Công văn số 1028/TCMT-BTĐDSH ngày 04/6/2015 của Tổng cục Môi trường về việc triển khai, thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước. Một số văn bản liên quan của tỉnh Quảng Ninh: 1. Nghị quyết số 144/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 2. Nghị quyết số 145/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 3. Nghị quyết số 146/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh; 4. Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020; 5. Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; 6. Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc Thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 7. Quyết định 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; 8. Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Đề án khung các nhiệm vụ các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh, giai đoạn 2015 – 2020; 9. Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030; 10. Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 11. Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; 12. Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
  • 20. 19 13. Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 14. Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050; 15. Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh; 16. Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”; 17. Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; 18. Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 19. Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 06/6/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh; 20. Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy những giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020; 21. Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh v/v phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 22. Quyết định số 4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 23. Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 24. Quyết định số 3919/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng thành phố Hạ Long đến năm 2020; 25. Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 13/1/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50439 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562