SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
DỰ ÁN
NHÀ MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH POWER CAPITAL GROUP
Địa điểm: 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Tháng 12/2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
DỰ ÁN
NHÀ MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH POWER
CAPITAL GROUP
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN
ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT
Tổng giám đốc Giám đốc
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 4
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 4
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 4
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 4
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 5
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 6
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 6
5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 7
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 8
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
...................................................................................................................... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................. 8
1.2. Phát triển kinh tế- xã hội .........................................................................15
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................18
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................21
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................21
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................22
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................25
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................25
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................25
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................25
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............25
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCHXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ................................26
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............26
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......26
2.1. Quy trình đóng gói sản phẩm...................................................................26
2.2. Công nghệ đóng gói, dán nhãn các sản phẩm bằng mã vạch......................30
2.3. Chứng nhận FDA, đăng ký FDA găng tay y tế khám bệnh........................32
2.4. Chứng nhận CE ......................................................................................33
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................36
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG.............................................................................36
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................36
1.2. Phương án tái định cư .............................................................................36
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................36
1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................36
1.5. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................37
1.6. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................38
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................39
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................39
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............39
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................40
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................40
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................42
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................43
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................43
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................44
V. KẾT LUẬN..............................................................................................46
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN .......................................................................................47
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................47
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN......................49
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
3
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................49
2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án:..................................................49
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................49
2.4. Phương án vay. .......................................................................................50
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................50
KẾT LUẬN ..................................................................................................53
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................53
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................53
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................54
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................54
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................57
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................63
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................67
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................68
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................69
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................72
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................75
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................78
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
4
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH POWER CAPITAL GROUP
Mã số doanh nghiệp: 0316595522 - do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố
Hồ Chí Minh cấp.
Địa chỉ trụ sở: 210 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nguyễn Cư Trinh,
Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Thông tin người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
Chức danh: Tổng giám đốc
Chứng minh nhân dân: 079192001438
Hộ khẩu thường trú: 282/15 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chỗ ở hiện tại: 282/15 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án: “Nhà máy đóng gói găng tay”
Địa điểm xây dựng: 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí
Minh.
Quy mô diện tích: 2.500,0 m2
.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 50.115.054.000 đồng.
(Năm mươi tỷ, một trăm mười lăm triệu, không trăm năm mươi bốn nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : 15.034.516.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 35.080.537.000 đồng.
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Găng tay y tế là một sản phẩm chủ yếu và quan trọng được sử dụng rộng
rải tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Nhiều năm qua, Bộ Y tế đã xếp găng mổ
trong danh mục vật tư tiêu hao cơ bản và thiết yếu tối quan trọng không thể thiếu.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
5
Trong các kế hoạch chiến lược dài hạn của ngành y tế, Bộ Y tế luôn yêu cầu các
đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế cần tập trung nguồn lực nghiên cứu
sản xuất trong nước các loại vật tư tiêu hao chủ yếu, trong đó găng phẫu thuật là
một trong những đòi hỏi bức thiết của ngành cần phải chủ động được sản xuất
trong nước.
Nước ta có vùng nguyên liệu cao su tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc Đông
Nam Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên. Nguồn nguyên liệu sẵn có này dồi dào ở
trong nước.
Trong một thời gian dài, nước ta phải dựa vào nguồn viện trợ của các nước
để nhập khẩu găng phẫu thuật. Chỉ có một số ít cơ sở sản xuất nhỏ ở TP. Hồ Chí
Minh và Hà Nội bắt tay vào sản xuất găng mổ với quy mô nhỏ, phương tiện thủ
công, lạc hậu.
Với sự phát triển ngày một lớn mạnh về kỹ thuật đóng gói cũng như công
nghệ sản xuất như hiện nay thì việc thu hút doanh nghiệp thành lập các nhà xưởng
sản xuất găng tay là điều tất yếu, bởi vì sự đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất
đồng bộ, độc đáo và hiện đại. Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước
với sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết khát vọng làm giàu, chúng tôi đã phốihợp với
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dựán
đầu tư “Nhà máyđóng gói găng tay” tại 30 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long
A, Quận 9, TP Hồ Chí Minh.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
6
doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chínhphủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
về Suất vốn đầu tư xây dựng côngtrình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu
công trình năm 2018;
 Thông tư số 46/2017/TT-BYT ngày 15/12/2017 của Bộ Y tế: Quy định chi
tiết thi hành một số điều của nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của
Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.
 Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong
hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam Và Liên Minh Châu Âu.
 Thông tư 03/2019/TT-BCT Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp
định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
- Phát triển nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao;đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đểvừa
phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập
cho người lao động.
- Cung cấp nguồn sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cao.
- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; tạo việc làm và nâng cao mức
sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường sống tại địa
phương;
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
7
5.2. Mục tiêu cụ thể
- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
- Góp phần phát triển kinh tế địa phương
- Hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm, chủ động kiểm soát được chất lượng
sản phẩm. Góp phần xây dựng thương hiệu trong quá trình cung cấp dịch
vụ của công ty.
- Sản lượng sản xuất hàng năm: 300.000 tấn/năm
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
8
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có toạđộ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông, có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
+ Phía Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu,
+ Phía Đông Nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang,
+ Phía Nam và Tây giáp tỉnh Long An.
Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà
Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cáchbờ biển Đông 50 km theo
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
9
đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ
Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường
thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và cònlà một cửa ngõ quốc tế..
Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Vùng cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến
25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình
ở Quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phíanam – Tây Nam và Ðông Nam thành
phố, có độ cao trung bình trên dưới một mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực
trung tâm, mộtphần các quận Thủ Đức, Quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận
12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
+ Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
+ Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
+ Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
+ Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đớixavan, cũng như một số tỉnh Nam Bộ khác, Thành
phố Hồ Chí Minh không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ cao đều và
mưa quanh năm (mùa khô ítmưa). Trong năm, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa
là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng
5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng
12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình, Thành
phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng/tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao
nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày
nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt
1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống
1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình159 ngày mưa, tập
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
10
trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng
6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều,
khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các
huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc
độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc
độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng
Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình3,7 m/s. Có thể nói
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ
ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa
khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
Với những biến đổikhí hậu, Sài Gònthuộc danh sách 10 thành phố trên thế
giới bị đe dọa vì nguy cơ mực nước biển dâng cao. Theo dự tính của Liên Hiệp
Quốc thì đến năm 2050 nước biển sẽ dâng 26 cm và 70% khu đô thị Sài Gòn sẽ
bị ngập lụt. Ngân hàng Phát triển Á châu ước lượng hậu quả là thiệt hại kinh tế
lên đến hàng tỷ USD.
Thủy văn
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
11
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai – Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí
Minh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn
từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng
45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³
nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài
Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí
Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông
Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố
khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai
con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con
sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu
hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài
Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra
vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn
có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát,
An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc –Thị Nghè, Bến Nghé, Lò
Gốm, Kênh Tẻ – Kênh Đôi, Tàu Hủ,... Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố
Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán
nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới
sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có
được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm
tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành
cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai
thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tíchMiocen).
Tại Quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng
dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung
quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
12
 Tài nguyên đất:
Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện
tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia thành
các nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều (chiếm
27,5% tổng số diện tích- loại đất phèn trung bìnhđang phát triển cây lúa, cònloại
phèn nhiều hay phèn mặn tuỳ theo mức độ cải tạo đang phát triển các loại cây
mía, thơm, lác); nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn (chiếm 12,6% -
đây là nhóm đất thuận lợi cho phát triển cây lúa, trong đó loại đất phù sa ngọt có
5.200 ha cho năng suấtlúa rất cao);nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ (chiếm
khoảng 19,3% - nhóm đất này thíchhợp cho pháttriển cây côngnghiệp hàng năm,
cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu..); nhóm đất mặn (chiếm 12,2% phân bố
ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc trồng rừng, đặc biệt là cây đước).
Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố
trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất cồn
cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%.
 Tài nguyên rừng
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng nhiệt
đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ, Hệ sinh thái rừng úng phèn, Hệ sinh thái rừng
ngập mặn.
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ vốn có ở Củ Chi và
Thủ Ðức. Những năm qua, cùng với việc khoanh nuôi bảo vệ những mảnh rừng
thứ sinh còn sót lại, chủ yếu là rừng chồi quanh các khu địa đạo Bến Dược, Bến
Ðình, Hố Bò ở Củ Chi, đã bước đầu tiến hành nghiên cứu phục chế kiểu rừng kín
ẩm thường xanh, trồng rừng gỗ lớn gỗ quý và gần đây đang mở ra dự án vườn sưu
tập thảo mộc, kết hợp với xây dựng hoàn chỉnh khu rừng lịch sử.
Hệ sinh thái rừng úng phèn khá nghèo nàn. Do khaithác và canh tác của con
người, nay hầu như không còn nữa, chỉ sót lại số ít rặng cây ở dạng chồi bụi. Từ
sau giải phóng (1975), phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán của nhân dân
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
13
đã phát triển rất mạnh, nhờ vậy, môi trường sinh thái vùng ngập phèn ngoại thành
đã nhanh chóng được cải thiện và đang từng bước trở thành trù phú.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ vốn là rừng nguyên
sinh, xuất hiện đã lâu năm theo lịch sử của quá trình hình thành bãi bồi cửa sông
ven biển; sau các đợt khai quang rải chất độc hóa học của Mỹ trong chiến tranh,
có tới 80% diện tíchrừng vùng này bịhủy diệt, khiến đại bộ phận đất đaitrở thành
những trảng cỏ cây bụi thứ sinh. Từ năm 1978, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư
trồng phục hồi hàng chục ngàn ha rừng đước, chủ yếu tập trung vào khoảng thời
gian 1978-1986..
 Tài nguyên nước
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí
Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ
cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng
45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³
nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài
Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố Hồ Chí
Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông
SàiGòncó lưu lượng trung bìnhvào khoảng 54 m³/s, bềrộng tại thành phố khoảng
225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông
Đồng Nai và Sài Gònnối thông ở phần nội thành mở rộng. Một consông nữa của
thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng
Nai và Sài Gòn, chảyra biển Đôngbởi hai ngả chínhSoàiRạp và Gành Rái. Trong
đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài các consôngchính, thành phố Hồ Chí Minh còncó mộthệ thống kênh rạch
chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh
Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu,
nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
14
nhập sâu đãgây nên những tác độngxấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc
tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh có được
lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen,
nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng
nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sựtốt, vẫn được khai thác chủ yếu
ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tíchMiocen). Tại Quận 12,
các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường
được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng
như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các
nguyên liệu khác như than bùn…
Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành
phố:nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứthuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…Các
khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá.. đều không
có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.
 Tài nguyên du lịch
Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Thành phố Hồ Chí
Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa
đa dạng.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn với 17.646
phòng.[145] Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao,
gồm: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Lotte
Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt,
Majestic với tổng cộng 3.592 phòng. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập
đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung nhiều
nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó, thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng,
20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
15
cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định
xây dựng tiếp các khách sạn sang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại
gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ
có thêm 10.000 phòng 4 hoặc 5 sao.
Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện
bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt
Nam về số lượng viện bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo
tàng Chứng tíchchiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách
nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô
thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay, có hơn 1000 ngôi
chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còncác nhà thờ xuất hiện chủ
yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cáchRoman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng
nhất của thành phố là Nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời
kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng,
như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Lớn, Bưu điện trung tâm, Bến
Nhà Rồng,... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới
thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao
ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre...
Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò
Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh
các phòngtrà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu
vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm,
như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza,... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là
một thế mạnh của du lịch thành phố.
1.2. Phát triển kinh tế- xã hội
a. Xã hội
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
16
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn thành phố có 13 tôn giáo khác
nhau đạt 1.738.411 người, nhiều nhất là Công giáo đạt 845.720 người, tiếp theo
là Phật giáo có 770.220 người, đạo Cao Đài chiếm 56.762 người, đạo Tin lành có
45.678 người, Hồi giáo chiếm 9.220 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 7.220
người, Tịnh độ cưsĩ Phật hội Việt Nam có 2.267 người. Còn lại các tôn giáo khác
như Ấn Độ giáo có 395 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 298 người, Minh Sư
Đạo có 283 người, đạo Bahá'í có 192 người, Bửu Sơn Kỳ Hương 89 người và 67
người theo Minh Lý Đạo.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng
người nước ngoài sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124
người, các dân tộc khác như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có
24.268 người, người Chăm 7.819 người, người Tày có 4.514 người, người
Mường 3.462 người, ít nhất là người La Hủ chỉ có một người.
Những khu vực tập trung nhiều người nước ngoài hay Việt kiều sinh sống
tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thành một nét rất riêng đó là những khu chợ,
cửa hàng, dịch vụ, món ăn đặc sản của nước đó. Có thể kể đến: Phố Mã Lai tập
trung người Mã Lai, người Chăm tại đường Nguyễn An Ninh, P.Bến
Thành, Quận 1); chợ Campuchia từ đình chợ Lê Hồng Phong, chạy dọc dài theo
đường Hồ Thị Kỷ, Phường 1, Quận 10 đa phần là Việt kiều trở về từ Campuchia;
phố Hàn Quốc tại đường Hậu Giang đến các đường lân cận thuộc Phường 4, quận
Tân Bình; phố Nhật Bản tại giao lộ Thái Văn Lung – Lê Thánh Tônthuộc phường
Bến Nghé, quận 1, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Năm 2018, Phú Mỹ Hưng có trên
30.000 người sinh sống, chiếm hơn 50% là người nước ngoài đến từ hàng chục
quốc gia, đông hơn cả vẫn là công dân các nước và vùng lãnh thổ châu Á, nhiều
nhất đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc).
b. Kinh tế
Tổng sản phẩmnộiđịa GRDP:Tổngsản phẩm trên địa bàn (GRDP) 06 tháng
đầu năm ước tăng khoảng 2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,86%) .
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
17
 Nông nghiệp
Giá trị gia tăng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn Thành phố trong
6 tháng đầu năm ước tăng 3,11% so cùngkỳ (cùng kỳ tăng 6,08%); trong đó, trồng
trọt tăng 2,92% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,61%), chăn nuôi tăng 1,4% so cùng
kỳ (cùng kỳ tăng 4,2%), thủy sản tăng 5,01% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,97%).
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành
phố tiếp tục được quan tâm; Thành phố tập trung thực hiện Chương trình ở giai
đoạnnâng cao chất lượng các tiêu chí, bìnhquân số tiêu chí đạt trên 01 xã là 18,84
tiêu chí (tăng 1,64 tiêu chí so với cuối năm 2019 là 17,2 tiêu chí). 3/5 huyện đã
được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Củ Chi,
Hóc Môn và Nhà Bè) tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu tại Đề án nâng
cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn
2016 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; 02 huyện Cần Giờ
và Bình Chánh tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân số tiêu chí
đạt trên 01 huyện là 8,4 tiêu chí (tăng 2 tiêu chí so với cuối năm 2018 là 6,4 tiêu
chí).
 Công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Thành phố 06 tháng đầu năm ước
tăng 1,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,0%). Bốn ngành công nghiệp trọng yếu
tăng 2,0% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,5%).
- Khu công nghệ cao:Ước giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao 06 tháng
đầu năm 2020 của Khu côngnghệ cao đạt 7,45 tỷ USD giảm 5,8% so với cùng kỳ
và đạt 37,2% so với kế hoạch đề ra, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 6,94 tỷ USD
giảm 2,6% và giá trị nhập khẩu đạt 5,97 tỷ USD giảm 24,2% so với cùng kỳ. Giải
quyết việc làm cho 42.246 lao động, giảm 3.426 lao động so với thời điểm 3 tháng
đầu năm 2020.
c. Thương mại- dịch vụ
- Lĩnh vực dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng
đầu năm 2020 ước đạt 614.591 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
18
12,2%); trong đó, doanhthu bán lẻ hàng hóa ước đạt 403.540 tỷ đồng, tăng 10,1%
so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13,8%). Tình hình doanhthu các ngành dịch vụ khác
(dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ khác) có xu hướng giảm;
ngành bán lẻ duy trì tốc độ tăng trưởng (tăng 10,1%), cao hơn tốc độ tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (giảm 3,7%).
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020
ước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,2%). Nếu không
tính giá trị dầu thô, kim ngạch ước đạt 19,9 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ
(cùng kỳ tăng 10,1%). Nhóm hàng nông - lâm - thủy sản tăng 5,6% so với cùng
kỳ; nhóm hàng công nghiệp tăng 7,6% so với cùng kỳ; hàng hóa khác tăng 0,4%
so với cùng kỳ.
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 24,2 tỷ
USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,4%). Nhóm hàng cần thiết nhập
khẩu tăng 5,3% so với cùng kỳ; nhóm hàng cần thiết nhập khẩu nhưng phải kiểm
soáttăng 4,4% so với cùng kỳ; nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu giảm 10,7% so
với cùng kỳ.
- Vận tải hàng hóa và hành khách: Số lượt vận tải hành khách bằng đường
thủy đạt 15,25 triệu lượt hành khách, giảm 14,75% so cùng kỳ (cùng kỳ là 17,89
triệu lượt hành khách)
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường găng tay tại Việt Nam
Trước bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, nguồn
găng tay y tế từ số ít các công ty đạt chuẩn của Việt Nam phần lớn dành để xuất
khẩu, khiến cho thị trường này trở nên rất nóng khi giới buôn lùng sục săn hàng.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Giám đốc công ty XNK Vinh Phú (Nghệ
An) Vũ Minh Khang cho biết, côngty ông đang tìm mua đơn hàng 100.000 thùng
găng tay y tế cho đối tác tại Thái Lan. Song, cả tuần này đều không mua được từ
các đối tác tiêu chuẩn có tiếng trong nước.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
19
“Chúng tôi chuyển hướng gom hàng từ các mối buôn, chấp nhận giá cao hơn
nhưng cũng không dễ mua do giới buôn phần lớn cũng gom hàng số lượng lớn để
xuất đi các nước.
Chưa bao giờ thị trường này lại sốtđến vậy. Đến lượng găng tay trôi nổi trên
thị trường còn khó mua, giá tăng cao. Còn khó hơn thị trường khẩu trang y tế lúc
sốt…”, ông Khang nói.
Theo ông Khang, các nước giáp Việt Nam như Lào, Thái Lan và Trung Quốc
đang cần nguồn cung rất lớn. Phần thì họ mua để dự trữ, phần khác để xuất khẩu
sang các nước Châu Âu, nơi dịch bệnh vẫn diễn biến tăng trong những tuần qua.
Giám đốc một công ty chuyên sản xuất thiết bị phòng dịch tại tỉnh Bình
Dương cho biết: Những côngty đạt chuẩn của Việt Nam về găng tay chỉ đếm trên
đầu ngón tay, tuy nhiên, những công ty này phần lớn không bán ra thị trường mà
chỉ dành xuất khẩu và cung cấp cho các đơn vị y tế trong nước.
“Đơn cử như phía Nam chỉ có khoảng 5 DN sản xuất đạt tiêu chuẩn cần
thiết. Trong đó, chỉ có Côngty VRG-Khải Hoàn đặt tại tỉnh Bình Dương đáp ứng
được các tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép liên quan để xuất khẩu đi Mỹ, các nước
châu Âu - nơi số ca nhiễm vẫn tăng mức kỷ lục hàng ngày.
Trong khi, công ty này chiếm đến 30% thị phần găng tay y tế trên cả nước
nhưng lại có tới 80% số lượng xuất đi các nước Mỹ, châu Âu, 20% còn lại chủ
yếu được bán tại các cơ sở y tế; Số lượng bán ra ngoài gần như không có và không
cung cấp đủ cho đối tác dù hoạt động tối đa công suất.
Dù nhu cầu găng tay y tế rất lớn, song nguồn cung vẫn không thể đáp ứng
ngay lập tức bằng cách thêm máy móc vì quy trình sản xuất mặt hàng này không
đơn giản như sản xuất khẩu trang khiến cho thị trường rơi vào cảnh "có tiền cũng
khó mua" vị này nhận định.
Cũng theo vị này, thị trường khan hiếm có thể sẽ khiến cho hoạt động thu
gom hàng đã qua sử dụng nhộn nhịp, bát nháo nên cần sự có sự kiểm soát chặt
chẽ của cơ quan chức năng tránh những hệ lụy như thu gom để xuất lậu, từ đó mất
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
20
uy tín của Việt Nam. Hay việc không đảm bảo an toàn phòng dịch và vệ sinh khi
dùng hàng đã qua sử dụng…
Các siêu thị - trung tâm thương mại đã bắt đầu yêu cầu nhân viên sử dụng
găng tay tại các quầy thanh toán cho khách hàng. Đồng thời, thường xuyên sát
khuẩn các quầy kệ trước khi tiến hành thanh toán cho khách hàng tiếp theo.
Các nhà hàng, quán ăn uống, tiệm trà sữa cũng đã bắt đầu hình thành ý thức
đeo găng tay khi chuẩn bị thức ăn, thức uống cho khách thay vì chỉ dùng tay trần
như thời gian trước.
Tuy nhiên, sự gia tăng về tần suất sử dụng găng tay y tế khiến nhiều cá nhân
và doanh nghiệp thiếu kiến thức trong việc phân biệt và lựa chọn loại găng tay
phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
2. Nhu cầu găng tay trên thế giới
Hôm 29/3, Top Glove Corporation, tập đoàn sản xuất 20% găng tay y tế
trên toàn thế giới, dự báo tình trạng thiếu sản phẩm do nhu cầu từ Mỹ và châu Âu
sắp tăng vọt, khiến năng lực sản xuất của họ không thể đáp ứng.
Ông Lim Wee Chai Ban, Chủ tịch điều hành Top Glove Corporation, thừa
nhận họ đã lùi thời hạn giao hàng để đối phó tình trạng quá tải đơn hàng, theo
Reuters.
"Số lượng đơn đặt hàng mà chúng tôi nhận trong vài tuàn qua đã tăng gần
gấp đôiso với năng lực sản xuất của tập đoàn. Đa số đơn hàng tới từ Mỹ và châu
Âu", ông thổ lộ. Theo ông, mỗi ngày Top Glove Corporation có thể sản xuất 200
triệu găng tay từ cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.
Hơn 600.000 người đã nhiễm nCoV ở 202 quốc gia và vùng lãnh thổ, và Mỹ
đã vượt Trung Quốc để trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới, trong khi số người tử
vong ở châu Âu đạt mức cao nhất.
"Một số khách hàng đã đặt tới 10 container mỗi tháng, nhưng giờ đây họ
đột ngột tăng lên tới 20 container", ông Lim tiết lộ.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
21
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo nguy cơ thiếu dụng cụ bảo hộ
cá nhân trong thời gian dài là một trong những hiểm họa khẩn cấp nhất đốivới nỗ
lực ngăn dịch viên phổi cấp COVID-19.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Hạng mục cải tạo 2.500 m2
1 Khu nhà xưởng 700 m2
2 Nhà kho 200 m2
3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2
4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2
5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2
6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2
7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy
móc)
500 m2
8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng
9 Xây phòng khử trùng phòng
10 Cửa đi bộ
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
22
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
ĐVT: 1000 đồng
TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
I Hạng mục cải tạo 2.500 m2 2.502.500
1 Khu nhà xưởng 700 m2 -
2 Nhà kho 200 m2 -
3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2 -
4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2 1.200 600.000
5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2 420 1.260.000
6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2 160 80.000
7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị
máy móc)
500 m2 345 172.500
8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng 1 130.000 130.000
9 Xây phòng khử trùng phòng 1 250.000 250.000
10 Cửa đi bộ 2 5.000 10.000
II Thiết bị 15.747.500
1 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG
Trọn
Bộ
500.000 500.000
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
23
TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
2
MÁY ĐÓNG HỘP + THÙNG GĂNG TAY +
DÁN THÙNG TỰ ĐỘNG
Trọn
Bộ
3 2.600.000 7.800.000
3
VẬN CHUYỂN + CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ
Trọn
Bộ
2 70.000 140.000
4
MÀY HƠI VÀ MÁY NÉN KHÍ Trọn
Bộ
1 1.260.000 1.260.000
5
MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY NYLONG TỰ
ĐỘNG
Trọn
Bộ
1 430.000 430.000
6
MÁY KHỬ TRÙNG SẢN PHẨM EO20M3 Trọn
Bộ
2 2.800.000 5.600.000
7
ỐNG HƠI NÉN KHÍ Trọn
Bộ
1 3.500 3.500
8
MÁY LẠNH Trọn
Bộ
1 14.000 14.000
III Chi phí quản lý dự án 3,108 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 567.264
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 911.359
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,711 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 129.733
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 1,214 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 221.480
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,780 GXDtt * ĐMTL% 44.545
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
24
TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,068 GXDtt * ĐMTL% 26.727
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,093 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 17.014
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,267 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 48.786
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,290 GXDtt * ĐMTL% 7.257
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,282 GXDtt * ĐMTL% 7.057
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 3,508 GXDtt * ĐMTL% 87.788
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1,086 GTBtt * ĐMTL% 170.973
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 150.000
V Chi phí thuê mặt bằng (20 năm) 2.500 TT 43 25.500.000
VI Chi phí vốn lưu động TT 2.500.000
VII Chi phí dự phòng 5% 2.386.431
Tổng cộng 50.115.054
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
25
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” được thực hiện tại 30 Đỗ Xuân Hợp,
Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
4.2. Hình thức đầu tư
Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
1 Khu nhà xưởng 700,0 28,00%
2 Nhà kho 200,0 8,00%
3 Khuôn viên, sân bãi 1.600,0 64,00%
Tổng cộng 2.500,0 100%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
26
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Hạng mục cải tạo 2.500 m2
1 Khu nhà xưởng 700 m2
2 Nhà kho 200 m2
3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2
4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2
5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2
6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2
7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy
móc)
500 m2
8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng
9 Xây phòng khử trùng phòng
10 Cửa đi bộ
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Quy trình đóng gói sản phẩm
Sơ đồ đóng gói packing map
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
27
Sản phẩm được cho vào băng chuyền, sau đó sẽ được phân chia thành các
size: S, M, L, XL.
Khi đã phân loại thì sẽ được chuyển vào máy đóng hộp để đóng thùng lại
theo từng size.
Sau khi được đóng thùng thì sẽ được chuyển vào phòng tiệt trùng để tiệt
trùng sản phẩm.
Cuối cùng sẽ được chuyển vào kho thành phẩm
Khu vực QC/ QC ZONE
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
28
Nhân viên QC phải chấp hành nghiêm quy trình khử khuẩn trước khi vào
khu vực làm việc.
Máy đóng hộp+ thùng găng tay+ dán thùng tự động
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
29
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
30
2.2. Công nghệ đóng gói, dán nhãn các sản phẩm bằng mã vạch
Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen
kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa…
bằng các loại tem dánđã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta phân
biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước”của hàng hoá,
giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng hơn trong
quá trình sản xuất và lưu trữ.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
31
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng và
quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã
vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần thể
hiện cho máy đọc.
Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:
 Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
 Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers,
ManufactureID Numbers)
 Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
 Nơi trữ hàng hoá
 Tên hay số hiệu khách hàng
 Giá cả món hàng
 Số hiệu lô hàng và số xê ri
 Số hiệu đơn đặt gia công
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
32
 Mã nhận diện tài sản
 Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v…
Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm
Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định
loại mã vạch thíchhợp về kíchthước, côngnghệ mã hoá và máy in mã vạch thích
hợp nhất.
Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác định
sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của sản
phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset)
2.3. Chứng nhận FDA, đăng ký FDA găng tay y tế khám bệnh
Để xuất khẩu được găng tay y tế vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp cần đăng
ký FDA 510K, được cấp chứng nhận FA 510K có số đăng ký tra được trên trang
web của FDA. FDA là Cuc quản lỹ thực phẩm và dược phẩm – cơ quan quản lý
thực phẩm và dươc phẩm của Hoa Kỳ.
Số lượng doanh nghiệp Việt Nam sản xuất găng tay y tế không nhiều mà o
đại dịch Covid – 19, nhu cầu vật tư y tế tiêu hao là găng tay y tế đang thiếu hụt
rất lớn nên hầu hế các doanh nghiệp sản xuất găng tay y tế của Việt Nam đều đã
đủ đăt hàng của đối tác.
Hoặc những doanh nghiệp sản xuất găng tay y tế mới mở đã có được các
chứng nhận chất lượng về găng tay y tế, đã công bố tại Sở Y tế Việt Nam, đăng
ký FDA 510K thì đều được các đối tác đến tận nơi để đặt mua hàng và sản xuất
không kịp bán do nhu cầu của thị trường đang rất lớn.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
33
Hiện nay thị trường lớn nhất có nhu cầu cao nhất về găng tay y tế là Mỹ,
nhưng để xuất khẩu được găng tay y tế vào thị trường Mỹ thì doanh nghiệp cần
đăng ký FDA theo 510k, đây là thông tin chính thống, chính xác từ cơ quan FA
cuả Hoa kỳ.
2.4. Chứng nhận CE
là Chứng nhận CEMarking được xem như hộ chiếu kỹ thuật thương mại,
giấy thông hành của sản phẩm trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do
EFTA cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới.
Sản phẩm mang dấu CE nghĩa là nó đã được đánh giá, kiểm định trước khi
đưa ra thị trường, đáp ứng các yêu cầu của 27 nước thành viên EU về an toàn sức
khỏe và môi trường.
Tiêu chuẩn CE không phải là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một
sản phẩm hay cấp giấy chứng nhận xuất xứ mà đó là tiêu chuẩn của đảm bảo sản
phẩm an toàn.
Nếu một sản phẩm được dán nhãn CE, đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh của
nhà sản xuất, nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm, dễ
thâm nhập vào thị trường châu Âu, là tiền đề quan trọng để vươn xa ra toàn thế
giới.
Dấu chứng nhận CE Marking bắt buộc phải có với những sản phẩm nằm
trong phạm vi của một hoặc hơn một hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach
Directives). Không phải tất cả các sản phẩm được bán trên thị trường những nước
thuộc liên minh châu Âu EU đều cần có dấunày. Ngoài ra, một số nước khác cũng
cần như Iceland, Liechtenstein và Na Uy.
Danh sách các sản phẩm cần có dấu CE bao gồm:
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
34
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
35
Các bước của quy trình cấp chứng nhận CE
Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng
Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết
Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking
Quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm
Với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước
sau:
Bước 6: Chứng nhận lại
Bước 7: Đánh giá mở rộng
Bước 8: Đánh giá đột xuất
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
36
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đaitheo quyđịnh hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng
theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tái định cư
Khu vực lập Dự án không có dân cư sinh sống nên không thực hiện việc tái
định cư.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
1.4. Các phương án xây dựng công trình
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Hạng mục cải tạo 2.500 m2
1 Khu nhà xưởng 700 m2
2 Nhà kho 200 m2
3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2
4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2
5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2
6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2
7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy
móc)
500 m2
8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng
9 Xây phòng khử trùng phòng
10 Cửa đi bộ
II Thiết bị
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
37
TT Nội dung Diện tích ĐVT
1 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG
Trọn
Bộ
2
MÁY ĐÓNG HỘP + THÙNG GĂNG TAY + DÁN
THÙNG TỰ ĐỘNG
Trọn
Bộ
3
VẬN CHUYỂN + CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Trọn
Bộ
4
MÀY HƠI VÀ MÁY NÉN KHÍ Trọn
Bộ
5
MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY NYLONG TỰ
ĐỘNG
Trọn
Bộ
6
MÁY KHỬ TRÙNG SẢN PHẨM EO20M3 Trọn
Bộ
7
ỐNG HƠI NÉN KHÍ Trọn
Bộ
8
MÁY LẠNH Trọn
Bộ
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế
cơ sở xin phép xây dựng.
1.5. Phương án tổ chức thực hiện
Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sửdụng lao động địa phương. Đốivới lao động chuyên môn
nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động
sau này.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
38
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/năm
1 Giám đốc 1 20.000 240.000 51.600 291.600
2
Ban quản lý,
điều hành
2 12.000 288.000 61.920 349.920
3 Công, nhân viên 50 6.000 3.600.000 774.000 4.374.000
Cộng 53 344.000 4.128.000 887.520 5.015.520
1.6. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầu tư.
Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng
+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 18 tháng.
STT Nội dung công việc Thời gian
1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý IV/2020
2
Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1/500
Quý I/2021
3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý I/2021
4
Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng
đất
Quý II/2021
5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý IV/2021
6
Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê
duyệt TKKT
Quý IV/2021
7
Cấp phép xây dựng (đốivới công trình phải cấp phép xây
dựng theo quy định)
Quý IV/2021
8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng
Quý IV/2021
đến Quý
IV/2022
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
39
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đíchcủa công tác đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy
đóng gói găng tay” là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh
hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải
pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế
những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động,
đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
40
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định
về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống côngtrình - Tiêu chuẩn
thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài
và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày
10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05
nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG
Việc thực thi dựán sẽảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu
vực thực hiện dự án “Nhà máyđóng gói găng tay” tại 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước
Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh và khu vực lân cận, tác độngtrực tiếp đến môi
trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động
đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau. Đối với dự án
này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng và giai đoạn đi vào hoạt động.
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án.
Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật
liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc
thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ
gây ra tiếng ồn.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
41
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy
nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không
có.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được
kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng
các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
+ Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá
trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát
sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị
cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ
sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử
dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác
độngđến sức khỏe côngnhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển
chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, conngười có thể bị những căn bệnh mãn tính như
về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí
thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người dân
trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
42
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ
tác động không đáng kể.
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
– Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
– Từ quá trình sản xuất:
 Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;
 Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất;
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa
nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ
phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng
dầu DO.
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho
và công suất sản xuất mỗi ngày của nhà máy.
Đây là nguồn gây ô nhiễm diđộng nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên
những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy
chúng không gây tác động rõ rệt đối với conngười nhưng lượng khí thải này góp
phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án
cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án
trong giai đoạn này.
Tác động do nước thải
Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước
mưa chảy tràn
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
43
Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các
chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn,
nấm…)
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ
gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh
cho con người và gia súc.
Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi
có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát
nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác
thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp,
bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành,
lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày.
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết
bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn
chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi
công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm
ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra
tai nạn giao thông;
- Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao
động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt;
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
44
- Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị
phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam
về an toàn (ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đốivới trang thiết
bị điện; TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an
toàn - Điều kiện kĩ thuật, …) Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động
vận chuyển đường bộ sẽđược sắp xếp vào buổisáng (từ 8h đến 11h00), buổichiều
(từ 13h30 đến 16h30), buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công
nhân của các nhà máy lân cận;
- Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt
bằng…
- Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở
cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh
hưởng toàn khu vực.
- Đốivới chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên dụng
có nắp đậy. Công ty sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất thải sinh
hoạt đúng theo quy định của Khu công nghiệp. Chủ dự án sẽ ký kết hợp đồng thu
gom, xử lý rác thải với đơn vị có chức năng theo đúng quy định hiện hành của
nhà nước.
- Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án.
- Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và
giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng.
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào
tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các
phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện
vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
45
- Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về
an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT của
Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009;
- Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối
với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi trong
thời gian xe chờ…;
- Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dựán và đảm bảo diện
tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo cáo;
Giảm thiểu tác động khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất
 Thông thoáng nhà xưởng sản xuất, lắp đặt hệ thống thông gió, quạt hút và
hệ thống làm mát phù hợp với đặc thù sản xuất của nhà máy;
 Thực hiện quét dọn, vệ sinh ngay trường hợp để rơi vãi nguyên vật liệu,
thành phẩm.
 Trang bịbảo hộ lao độngcho công nhân, tất các công nhân làm việc tại nhà
máy đều được trang bị bảo hộ lao động phù hợp theo đặc thù của công đoạn sản
xuất;
 Giám sát sự tuân thủ an toàn trong lao động tại nhà máy;
 Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân;
Giảm thiểu tác động nước thải
Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại:
Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình
đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ
3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân
hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian
dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
46
Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30
%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn.
Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút
và vận chuyển đi nơi khác xử lý.
Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn
 Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tác biệt hoàn toàn
với với hệ thống thu gom nước thải;
 Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa;
 Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy
hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bịcuốn vào hệ thống thoát nước mưa.
Giảm thiểu ô nhiễm nước thải rắn
Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu
gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế
liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định quản
lý chất thải nguy hại.
V. KẾT LUẬN
Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn
toàn có thể kiểm soát được. Đồngthời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóngvai trò
rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự án
mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều
kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát
sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ
môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạchmôi trường
sống, Ban Giám đốc Công ty sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ
môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú
trọng.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
47
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.
Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70%. CÔNG TY TNHH
POWER CAPITAL GROUP sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay
dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở tham khảo các bản
chào giá của các nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Nội dung tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng
dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn
đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết
bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí.
Chi phí xây dựng và lắp đặt
Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng
côngtrình tạm, côngtrình phụtrợ phục vụ thi công;chiphí nhà tạm tại hiện trường
để ở và điều hành thi công.
Chi phí thiết bị
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công
nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo
hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.
Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi
phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọnphương án thuê khi cần thiết. Với
phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành
hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng
và sửa chữa…
Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng công trình.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
48
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công
việc quản lý dựán từ giai đoạnchuẩn bịdự án, thực hiện dựán đến khi hoàn thành
nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức
thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng côngtrình.
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí
xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành;
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm
- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;
- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;
- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dựtoán xây dựng
công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn
nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng
thầu xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát
lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định
mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;
- Chi phí tư vấn quản lý dự án;
Chi phí khác
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
49
Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi
phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:
- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí vốn lưu động ban đầu đốivới các dựán đầu tư xây dựng nhằm mục
đíchkinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền chạy
thử và chạy thử.
Dự phòng phí
- Dự phòng phí bằng 5% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự
án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 50.115.054.000 đồng.
(Năm mươi tỷ, một trăm mười lăm triệu, không trăm năm mươi bốn nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : 15.034.516.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 35.080.537.000 đồng.
2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án:
Doanh thu từ đóng gói
Nội dung chi tiết được trình bày ở Phần phụ lục dự án kèm theo.
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:
Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục
1 Chi phí marketing 1% Doanh thu
2 Chi phí khấu hao TSCD "" Khấu hao
3 Chi phí bảo trì thiết bị 10% Tổng mức đầu tư thiết bị
4 Chi phí quản lý vận hành 5% Doanh thu
5 Chi phí lãi vay "" Kế hoạch trả nợ
6 Chi phí lương "" Bảng lương
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
50
Chế độ thuế %
1 Thuế TNDN 20
2.4. Phương án vay.
• Số tiền : 35.080.537.000 đồng.
• Thời hạn : 8 năm (96 tháng).
• Ân hạn : 1 năm.
• Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất 10%/năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất
ngân hàng).
• Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.
Lãi vay, hình thức trả nợ gốc
1 Thời hạn trả nợ vay 8 năm
2 Lãi suất vay cố định 10% /năm
3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 15% /năm
4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 10,1% /năm
5 Hình thức trả nợ 1
(1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án)
Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là
70%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 30%; lãi suất vay dài hạn 10%/năm; chi phí sử
dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) là 15%/năm.
2.5. Các thông số tài chính của dự án
2.5.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ
trong vòng 8 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 5,3 tỷ đồng. Theo phân tích
khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả
được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng
trên 270% trả được nợ.
2.5.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế
và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
51
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì
chỉ số hoàn vốn của dự án là 17,57 lần, chứng tỏ rằng cứ1 đồngvốn bỏ ra sẽđược
đảm bảo bằng 17,57 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực
hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận
thấy đến năm thứ 4 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cầnxác định số tháng của
năm thứ 3 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn giản đơn của dự án là 3 năm 12 tháng kể từ
ngày hoạt động.
2.5.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng
phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,5 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra
đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,5 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ
dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 10,1%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 5 đã hoàn được vốn và có dư.
Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 4.
Như vậy thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án là 4 năm 8 tháng kể
từ ngày hoạt động.
2.5.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Trong đó:
- P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.






Tp
t
t
Tp
i
F
P
CFt
P
O
1
)
%,
,
/
(






n
t
t
t
i
F
P
CFt
P
NPV
1
)
%,
,
/
(
P
t
i
F
P
CFt
PIp
n
t
t



 1
)
%,
,
/
(
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
52
- CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.
Hệ số chiết khấu mong muốn 10,1%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 124.705.356.000 đồng. Như vậy chỉ
trong vòng 50 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá
trị đầu tư qui về hiện giá thuần 124.705.356.000đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu
quả cao.
2.5.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán
cho thấy IRR = 32,75%> 10,1%như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án
có khả năng sinh lời.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
53
KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN.
Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án
mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như
sau:
+ Các chỉ tiêu tài chính của dự án cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 3,6 tỷ
đồng thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án.
+ Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.
Góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế.
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.
Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ
trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai thực hiện các bước của dự án “Nhà
máy đóng gói găng tay” tại 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ
Chí Minh theo đúng tiến độ và quy định, sớm đưa dự án đi vào hoạt động.
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
54
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
ĐVT:1000 VNĐ
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án
TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành
tiền trước
VAT
VAT
Thành
tiền sau
VAT
I Hạng mục cải tạo 2.500 m2 2.275.000 227.500 2.502.500
1 Khu nhà xưởng 700 m2 - - -
2 Nhà kho 200 m2 - - -
3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2 - - -
4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường
lực 5mm
500 m2 1.200 545.455 54.545 600.000
5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2 420 1.145.455 114.545 1.260.000
6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2 160 72.727 7.273 80.000
7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm
điện thiết bị máy móc)
500 m2 345 156.818 15.682 172.500
8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng 1 130.000 118.182 11.818 130.000
9 Xây phòng khử trùng phòng 1 250.000 227.273 22.727 250.000
10 Cửa đi bộ 2 5.000 9.091 909 10.000
II Thiết bị 14.315.909 1.431.591 15.747.500
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
55
TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành
tiền trước
VAT
VAT
Thành
tiền sau
VAT
1 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG
Trọn
Bộ
500.000 454.545 45.455 500.000
2
MÁY ĐÓNG HỘP + THÙNG
GĂNG TAY + DÁN THÙNG TỰ
ĐỘNG
Trọn
Bộ
3 2.600.000 7.090.909 709.091 7.800.000
3
VẬN CHUYỂN + CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ
Trọn
Bộ
2 70.000 127.273 12.727 140.000
4
MÀY HƠI VÀ MÁY NÉN KHÍ Trọn
Bộ
1 1.260.000 1.145.455 114.545 1.260.000
5
MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY
NYLONG TỰ ĐỘNG
Trọn
Bộ
1 430.000 390.909 39.091 430.000
6
MÁY KHỬ TRÙNG SẢN PHẨM
EO20M3
Trọn
Bộ
2 2.800.000 5.090.909 509.091 5.600.000
7
ỐNG HƠI NÉN KHÍ Trọn
Bộ
1 3.500 3.182 318 3.500
8
MÁY LẠNH Trọn
Bộ
1 14.000 12.727 1.273 14.000
III Chi phí quản lý dự án 3,108
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
515.694 51.569 567.264
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 828.508 82.851 911.359
1
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi
0,711
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
117.939 11.794 129.733
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
56
TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành
tiền trước
VAT
VAT
Thành
tiền sau
VAT
2
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả
thi
1,214
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
201.346 20.135 221.480
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,780 GXDtt * ĐMTL% 40.495 4.050 44.545
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,068 GXDtt * ĐMTL% 24.297 2.430 26.727
5
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi
0,093
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
15.467 1.547 17.014
6
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu
khả thi
0,267
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
44.351 4.435 48.786
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,290 GXDtt * ĐMTL% 6.598 660 7.257
8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,282 GXDtt * ĐMTL% 6.416 642 7.057
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 3,508 GXDtt * ĐMTL% 79.807 7.981 87.788
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1,086 GTBtt * ĐMTL% 155.430 15.543 170.973
11
Chi phí báo cáo đánh giá tác động
môi trường
TT 136.364 13.636 150.000
V Chi phí thuê mặt bằng (20 năm) 2.500 TT 43 23.181.818 2.318.182 25.500.000
VI Chi phí vốn lưu động TT 2.272.727 227.273 2.500.000
VII Chi phí dự phòng 5% 2.169.483 216.948 2.386.431
Tổng
cộng
45.559.140 4.555.914 50.115.054
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
57
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.
TT Chỉ tiêu
Giá trị
ban đầu
Năm
khấu
hao
Năm hoạt động
1 2 3 4 5
I Hạng mục cải tạo 6.196.581 15 413.105 413.105 413.105 413.105 413.105
1 Khu nhà xưởng - 15 0 0 0 0 0
2 Nhà kho - 15 0 0 0 0 0
3 Khuôn viên, sân bãi - 15 0 0 0 0 0
4
Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực
5mm
1.485.694 15 99.046 99.046 99.046 99.046 99.046
5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.119.957 15 207.997 207.997 207.997 207.997 207.997
6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 198.092 15 13.206 13.206 13.206 13.206 13.206
7
Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết
bị máy móc)
427.137 15 28.476 28.476 28.476 28.476 28.476
8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên 321.900 15 21.460 21.460 21.460 21.460 21.460
9 Xây phòng khử trùng 619.039 15 41.269 41.269 41.269 41.269 41.269
10 Cửa đi 24.762 15 1.651 1.651 1.651 1.651 1.651
II Thiết bị 15.918.473 8 1.989.809 1.989.809 1.989.809 1.989.809 1.989.809
1 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG 505.429 8 63.179 63.179 63.179 63.179 63.179
2
MÁY ĐÓNG HỘP + THÙNG GĂNG
TAY + DÁN THÙNG TỰ ĐỘNG
7.884.686 8 985.586 985.586 985.586 985.586 985.586
3
VẬN CHUYỂN + CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ
141.520 8 17.690 17.690 17.690 17.690 17.690
4 MÀY HƠI VÀ MÁY NÉN KHÍ 1.273.680 8 159.210 159.210 159.210 159.210 159.210
Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay”
58
TT Chỉ tiêu
Giá trị
ban đầu
Năm
khấu
hao
Năm hoạt động
1 2 3 4 5
5
MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY
NYLONG TỰ ĐỘNG
434.669 8 54.334 54.334 54.334 54.334 54.334
6
MÁY KHỬ TRÙNG SẢN PHẨM
EO20M3
5.660.800 8 707.600 707.600 707.600 707.600 707.600
7 ỐNG HƠI NÉN KHÍ 3.538 8 442 442 442 442 442
8 MÁY LẠNH 14.152 8 1.769 1.769 1.769 1.769 1.769
Tổng cộng 22.115.054 0 2.402.914 2.402.914 2.402.914 2.402.914 2.402.914
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356
dự án đóng gói găng tay 0918755356

More Related Content

What's hot

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênNOT
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...PinkHandmade
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩCậu Ba
 

What's hot (20)

Dự án Nhà máy cưa xẻ sấy gỗ, sản xuất vép ép, gỗ ghép thanh, viên nén gỗ Than...
Dự án Nhà máy cưa xẻ sấy gỗ, sản xuất vép ép, gỗ ghép thanh, viên nén gỗ Than...Dự án Nhà máy cưa xẻ sấy gỗ, sản xuất vép ép, gỗ ghép thanh, viên nén gỗ Than...
Dự án Nhà máy cưa xẻ sấy gỗ, sản xuất vép ép, gỗ ghép thanh, viên nén gỗ Than...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đĐề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
 
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh tháiDự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 

Similar to dự án đóng gói găng tay 0918755356

Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Xây dựng Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tỉn...
Xây dựng Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tỉn...Xây dựng Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tỉn...
Xây dựng Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tỉn...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
Dự án năng lượng mặt trời  0918755356Dự án năng lượng mặt trời  0918755356
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy sản xuất găng tay y tế 0918755356
dự án nhà máy sản xuất găng tay y tế 0918755356dự án nhà máy sản xuất găng tay y tế 0918755356
dự án nhà máy sản xuất găng tay y tế 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to dự án đóng gói găng tay 0918755356 (20)

Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356
 
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
 
0918755356 Du an gach khong nung
0918755356 Du an gach khong nung 0918755356 Du an gach khong nung
0918755356 Du an gach khong nung
 
Xây dựng Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tỉn...
Xây dựng Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tỉn...Xây dựng Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tỉn...
Xây dựng Khu nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái tỉn...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
 
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.duan...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.duan...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.duan...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi - www.duan...
 
du an nha may gang tay 0918755356
du an nha may gang tay 0918755356du an nha may gang tay 0918755356
du an nha may gang tay 0918755356
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment 0918755356
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment 0918755356Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment 0918755356
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment 0918755356
 
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
Dự án năng lượng mặt trời  0918755356Dự án năng lượng mặt trời  0918755356
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
 
dự án nhà máy sản xuất găng tay y tế 0918755356
dự án nhà máy sản xuất găng tay y tế 0918755356dự án nhà máy sản xuất găng tay y tế 0918755356
dự án nhà máy sản xuất găng tay y tế 0918755356
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 

dự án đóng gói găng tay 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH POWER CAPITAL GROUP Địa điểm: 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh Tháng 12/2020
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH POWER CAPITAL GROUP ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Tổng giám đốc Giám đốc NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 4 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 4 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 4 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 4 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 5 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 6 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 6 5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 7 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 8 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ...................................................................................................................... 8 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................. 8 1.2. Phát triển kinh tế- xã hội .........................................................................15 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................18 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................21 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................21 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................22 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................25 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................25 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................25 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................25 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............25 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCHXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ................................26 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............26
  • 4. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......26 2.1. Quy trình đóng gói sản phẩm...................................................................26 2.2. Công nghệ đóng gói, dán nhãn các sản phẩm bằng mã vạch......................30 2.3. Chứng nhận FDA, đăng ký FDA găng tay y tế khám bệnh........................32 2.4. Chứng nhận CE ......................................................................................33 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................36 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG.............................................................................36 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................36 1.2. Phương án tái định cư .............................................................................36 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................36 1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................36 1.5. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................37 1.6. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................38 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................39 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................39 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............39 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................40 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................40 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................42 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................43 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................43 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................44 V. KẾT LUẬN..............................................................................................46 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .......................................................................................47 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................47 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN......................49
  • 5. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 3 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................49 2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án:..................................................49 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................49 2.4. Phương án vay. .......................................................................................50 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................50 KẾT LUẬN ..................................................................................................53 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................53 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................53 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................54 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................54 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................57 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................63 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................67 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................68 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................69 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................72 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................75 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................78
  • 6. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 4 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH POWER CAPITAL GROUP Mã số doanh nghiệp: 0316595522 - do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Địa chỉ trụ sở: 210 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Thông tin người đại diện theo pháp luật: Họ và tên: NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN Chức danh: Tổng giám đốc Chứng minh nhân dân: 079192001438 Hộ khẩu thường trú: 282/15 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Chỗ ở hiện tại: 282/15 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Nhà máy đóng gói găng tay” Địa điểm xây dựng: 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Quy mô diện tích: 2.500,0 m2 . Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 50.115.054.000 đồng. (Năm mươi tỷ, một trăm mười lăm triệu, không trăm năm mươi bốn nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (30%) : 15.034.516.000 đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 35.080.537.000 đồng. III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Găng tay y tế là một sản phẩm chủ yếu và quan trọng được sử dụng rộng rải tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Nhiều năm qua, Bộ Y tế đã xếp găng mổ trong danh mục vật tư tiêu hao cơ bản và thiết yếu tối quan trọng không thể thiếu.
  • 7. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 5 Trong các kế hoạch chiến lược dài hạn của ngành y tế, Bộ Y tế luôn yêu cầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế cần tập trung nguồn lực nghiên cứu sản xuất trong nước các loại vật tư tiêu hao chủ yếu, trong đó găng phẫu thuật là một trong những đòi hỏi bức thiết của ngành cần phải chủ động được sản xuất trong nước. Nước ta có vùng nguyên liệu cao su tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên. Nguồn nguyên liệu sẵn có này dồi dào ở trong nước. Trong một thời gian dài, nước ta phải dựa vào nguồn viện trợ của các nước để nhập khẩu găng phẫu thuật. Chỉ có một số ít cơ sở sản xuất nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội bắt tay vào sản xuất găng mổ với quy mô nhỏ, phương tiện thủ công, lạc hậu. Với sự phát triển ngày một lớn mạnh về kỹ thuật đóng gói cũng như công nghệ sản xuất như hiện nay thì việc thu hút doanh nghiệp thành lập các nhà xưởng sản xuất găng tay là điều tất yếu, bởi vì sự đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất đồng bộ, độc đáo và hiện đại. Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết khát vọng làm giàu, chúng tôi đã phốihợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dựán đầu tư “Nhà máyđóng gói găng tay” tại 30 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, Quận 9, TP Hồ Chí Minh. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập
  • 8. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 6 doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chínhphủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Suất vốn đầu tư xây dựng côngtrình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2018;  Thông tư số 46/2017/TT-BYT ngày 15/12/2017 của Bộ Y tế: Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.  Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam Và Liên Minh Châu Âu.  Thông tư 03/2019/TT-BCT Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung - Phát triển nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao;đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đểvừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. - Cung cấp nguồn sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cao. - Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; - Góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường sống tại địa phương;
  • 9. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 7 5.2. Mục tiêu cụ thể - Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân. - Góp phần phát triển kinh tế địa phương - Hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm, chủ động kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Góp phần xây dựng thương hiệu trong quá trình cung cấp dịch vụ của công ty. - Sản lượng sản xuất hàng năm: 300.000 tấn/năm
  • 10. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 8 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh có toạđộ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, có vị trí địa lý: + Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, + Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, + Phía Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, + Phía Đông Nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang, + Phía Nam và Tây giáp tỉnh Long An. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cáchbờ biển Đông 50 km theo
  • 11. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 9 đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và cònlà một cửa ngõ quốc tế.. Địa hình Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở Quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phíanam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới một mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, mộtphần các quận Thủ Đức, Quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét. Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực: + Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. + Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. + Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. + Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đớixavan, cũng như một số tỉnh Nam Bộ khác, Thành phố Hồ Chí Minh không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ítmưa). Trong năm, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng/tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình159 ngày mưa, tập
  • 12. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 10 trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm. Với những biến đổikhí hậu, Sài Gònthuộc danh sách 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa vì nguy cơ mực nước biển dâng cao. Theo dự tính của Liên Hiệp Quốc thì đến năm 2050 nước biển sẽ dâng 26 cm và 70% khu đô thị Sài Gòn sẽ bị ngập lụt. Ngân hàng Phát triển Á châu ước lượng hậu quả là thiệt hại kinh tế lên đến hàng tỷ USD. Thủy văn
  • 13. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 11 Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai – Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc –Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ – Kênh Đôi, Tàu Hủ,... Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tíchMiocen). Tại Quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. Tài nguyên thiên nhiên
  • 14. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 12  Tài nguyên đất: Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia thành các nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều (chiếm 27,5% tổng số diện tích- loại đất phèn trung bìnhđang phát triển cây lúa, cònloại phèn nhiều hay phèn mặn tuỳ theo mức độ cải tạo đang phát triển các loại cây mía, thơm, lác); nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn (chiếm 12,6% - đây là nhóm đất thuận lợi cho phát triển cây lúa, trong đó loại đất phù sa ngọt có 5.200 ha cho năng suấtlúa rất cao);nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ (chiếm khoảng 19,3% - nhóm đất này thíchhợp cho pháttriển cây côngnghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu..); nhóm đất mặn (chiếm 12,2% phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc trồng rừng, đặc biệt là cây đước). Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%.  Tài nguyên rừng Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ, Hệ sinh thái rừng úng phèn, Hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ vốn có ở Củ Chi và Thủ Ðức. Những năm qua, cùng với việc khoanh nuôi bảo vệ những mảnh rừng thứ sinh còn sót lại, chủ yếu là rừng chồi quanh các khu địa đạo Bến Dược, Bến Ðình, Hố Bò ở Củ Chi, đã bước đầu tiến hành nghiên cứu phục chế kiểu rừng kín ẩm thường xanh, trồng rừng gỗ lớn gỗ quý và gần đây đang mở ra dự án vườn sưu tập thảo mộc, kết hợp với xây dựng hoàn chỉnh khu rừng lịch sử. Hệ sinh thái rừng úng phèn khá nghèo nàn. Do khaithác và canh tác của con người, nay hầu như không còn nữa, chỉ sót lại số ít rặng cây ở dạng chồi bụi. Từ sau giải phóng (1975), phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán của nhân dân
  • 15. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 13 đã phát triển rất mạnh, nhờ vậy, môi trường sinh thái vùng ngập phèn ngoại thành đã nhanh chóng được cải thiện và đang từng bước trở thành trù phú. Hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ vốn là rừng nguyên sinh, xuất hiện đã lâu năm theo lịch sử của quá trình hình thành bãi bồi cửa sông ven biển; sau các đợt khai quang rải chất độc hóa học của Mỹ trong chiến tranh, có tới 80% diện tíchrừng vùng này bịhủy diệt, khiến đại bộ phận đất đaitrở thành những trảng cỏ cây bụi thứ sinh. Từ năm 1978, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư trồng phục hồi hàng chục ngàn ha rừng đước, chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian 1978-1986..  Tài nguyên nước Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông SàiGòncó lưu lượng trung bìnhvào khoảng 54 m³/s, bềrộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gònnối thông ở phần nội thành mở rộng. Một consông nữa của thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảyra biển Đôngbởi hai ngả chínhSoàiRạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các consôngchính, thành phố Hồ Chí Minh còncó mộthệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm
  • 16. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 14 nhập sâu đãgây nên những tác độngxấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sựtốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tíchMiocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.  Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn… Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố:nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứthuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá.. đều không có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.  Tài nguyên du lịch Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn với 17.646 phòng.[145] Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Lotte Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó, thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao
  • 17. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 15 cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10.000 phòng 4 hoặc 5 sao. Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng viện bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tíchchiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay, có hơn 1000 ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còncác nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cáchRoman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là Nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng,... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòngtrà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza,... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố. 1.2. Phát triển kinh tế- xã hội a. Xã hội
  • 18. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 16 Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn thành phố có 13 tôn giáo khác nhau đạt 1.738.411 người, nhiều nhất là Công giáo đạt 845.720 người, tiếp theo là Phật giáo có 770.220 người, đạo Cao Đài chiếm 56.762 người, đạo Tin lành có 45.678 người, Hồi giáo chiếm 9.220 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 7.220 người, Tịnh độ cưsĩ Phật hội Việt Nam có 2.267 người. Còn lại các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo có 395 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 298 người, Minh Sư Đạo có 283 người, đạo Bahá'í có 192 người, Bửu Sơn Kỳ Hương 89 người và 67 người theo Minh Lý Đạo. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người, các dân tộc khác như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có 24.268 người, người Chăm 7.819 người, người Tày có 4.514 người, người Mường 3.462 người, ít nhất là người La Hủ chỉ có một người. Những khu vực tập trung nhiều người nước ngoài hay Việt kiều sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thành một nét rất riêng đó là những khu chợ, cửa hàng, dịch vụ, món ăn đặc sản của nước đó. Có thể kể đến: Phố Mã Lai tập trung người Mã Lai, người Chăm tại đường Nguyễn An Ninh, P.Bến Thành, Quận 1); chợ Campuchia từ đình chợ Lê Hồng Phong, chạy dọc dài theo đường Hồ Thị Kỷ, Phường 1, Quận 10 đa phần là Việt kiều trở về từ Campuchia; phố Hàn Quốc tại đường Hậu Giang đến các đường lân cận thuộc Phường 4, quận Tân Bình; phố Nhật Bản tại giao lộ Thái Văn Lung – Lê Thánh Tônthuộc phường Bến Nghé, quận 1, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Năm 2018, Phú Mỹ Hưng có trên 30.000 người sinh sống, chiếm hơn 50% là người nước ngoài đến từ hàng chục quốc gia, đông hơn cả vẫn là công dân các nước và vùng lãnh thổ châu Á, nhiều nhất đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc). b. Kinh tế Tổng sản phẩmnộiđịa GRDP:Tổngsản phẩm trên địa bàn (GRDP) 06 tháng đầu năm ước tăng khoảng 2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,86%) .
  • 19. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 17  Nông nghiệp Giá trị gia tăng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn Thành phố trong 6 tháng đầu năm ước tăng 3,11% so cùngkỳ (cùng kỳ tăng 6,08%); trong đó, trồng trọt tăng 2,92% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,61%), chăn nuôi tăng 1,4% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,2%), thủy sản tăng 5,01% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,97%). Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố tiếp tục được quan tâm; Thành phố tập trung thực hiện Chương trình ở giai đoạnnâng cao chất lượng các tiêu chí, bìnhquân số tiêu chí đạt trên 01 xã là 18,84 tiêu chí (tăng 1,64 tiêu chí so với cuối năm 2019 là 17,2 tiêu chí). 3/5 huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè) tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu tại Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; 02 huyện Cần Giờ và Bình Chánh tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân số tiêu chí đạt trên 01 huyện là 8,4 tiêu chí (tăng 2 tiêu chí so với cuối năm 2018 là 6,4 tiêu chí).  Công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Thành phố 06 tháng đầu năm ước tăng 1,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,0%). Bốn ngành công nghiệp trọng yếu tăng 2,0% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,5%). - Khu công nghệ cao:Ước giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao 06 tháng đầu năm 2020 của Khu côngnghệ cao đạt 7,45 tỷ USD giảm 5,8% so với cùng kỳ và đạt 37,2% so với kế hoạch đề ra, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 6,94 tỷ USD giảm 2,6% và giá trị nhập khẩu đạt 5,97 tỷ USD giảm 24,2% so với cùng kỳ. Giải quyết việc làm cho 42.246 lao động, giảm 3.426 lao động so với thời điểm 3 tháng đầu năm 2020. c. Thương mại- dịch vụ - Lĩnh vực dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 614.591 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng
  • 20. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 18 12,2%); trong đó, doanhthu bán lẻ hàng hóa ước đạt 403.540 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13,8%). Tình hình doanhthu các ngành dịch vụ khác (dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ khác) có xu hướng giảm; ngành bán lẻ duy trì tốc độ tăng trưởng (tăng 10,1%), cao hơn tốc độ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (giảm 3,7%). - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,2%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch ước đạt 19,9 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,1%). Nhóm hàng nông - lâm - thủy sản tăng 5,6% so với cùng kỳ; nhóm hàng công nghiệp tăng 7,6% so với cùng kỳ; hàng hóa khác tăng 0,4% so với cùng kỳ. - Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 24,2 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,4%). Nhóm hàng cần thiết nhập khẩu tăng 5,3% so với cùng kỳ; nhóm hàng cần thiết nhập khẩu nhưng phải kiểm soáttăng 4,4% so với cùng kỳ; nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu giảm 10,7% so với cùng kỳ. - Vận tải hàng hóa và hành khách: Số lượt vận tải hành khách bằng đường thủy đạt 15,25 triệu lượt hành khách, giảm 14,75% so cùng kỳ (cùng kỳ là 17,89 triệu lượt hành khách) II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 1. Thị trường găng tay tại Việt Nam Trước bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, nguồn găng tay y tế từ số ít các công ty đạt chuẩn của Việt Nam phần lớn dành để xuất khẩu, khiến cho thị trường này trở nên rất nóng khi giới buôn lùng sục săn hàng. Trao đổi với PV Báo Giao thông, Giám đốc công ty XNK Vinh Phú (Nghệ An) Vũ Minh Khang cho biết, côngty ông đang tìm mua đơn hàng 100.000 thùng găng tay y tế cho đối tác tại Thái Lan. Song, cả tuần này đều không mua được từ các đối tác tiêu chuẩn có tiếng trong nước.
  • 21. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 19 “Chúng tôi chuyển hướng gom hàng từ các mối buôn, chấp nhận giá cao hơn nhưng cũng không dễ mua do giới buôn phần lớn cũng gom hàng số lượng lớn để xuất đi các nước. Chưa bao giờ thị trường này lại sốtđến vậy. Đến lượng găng tay trôi nổi trên thị trường còn khó mua, giá tăng cao. Còn khó hơn thị trường khẩu trang y tế lúc sốt…”, ông Khang nói. Theo ông Khang, các nước giáp Việt Nam như Lào, Thái Lan và Trung Quốc đang cần nguồn cung rất lớn. Phần thì họ mua để dự trữ, phần khác để xuất khẩu sang các nước Châu Âu, nơi dịch bệnh vẫn diễn biến tăng trong những tuần qua. Giám đốc một công ty chuyên sản xuất thiết bị phòng dịch tại tỉnh Bình Dương cho biết: Những côngty đạt chuẩn của Việt Nam về găng tay chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên, những công ty này phần lớn không bán ra thị trường mà chỉ dành xuất khẩu và cung cấp cho các đơn vị y tế trong nước. “Đơn cử như phía Nam chỉ có khoảng 5 DN sản xuất đạt tiêu chuẩn cần thiết. Trong đó, chỉ có Côngty VRG-Khải Hoàn đặt tại tỉnh Bình Dương đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép liên quan để xuất khẩu đi Mỹ, các nước châu Âu - nơi số ca nhiễm vẫn tăng mức kỷ lục hàng ngày. Trong khi, công ty này chiếm đến 30% thị phần găng tay y tế trên cả nước nhưng lại có tới 80% số lượng xuất đi các nước Mỹ, châu Âu, 20% còn lại chủ yếu được bán tại các cơ sở y tế; Số lượng bán ra ngoài gần như không có và không cung cấp đủ cho đối tác dù hoạt động tối đa công suất. Dù nhu cầu găng tay y tế rất lớn, song nguồn cung vẫn không thể đáp ứng ngay lập tức bằng cách thêm máy móc vì quy trình sản xuất mặt hàng này không đơn giản như sản xuất khẩu trang khiến cho thị trường rơi vào cảnh "có tiền cũng khó mua" vị này nhận định. Cũng theo vị này, thị trường khan hiếm có thể sẽ khiến cho hoạt động thu gom hàng đã qua sử dụng nhộn nhịp, bát nháo nên cần sự có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng tránh những hệ lụy như thu gom để xuất lậu, từ đó mất
  • 22. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 20 uy tín của Việt Nam. Hay việc không đảm bảo an toàn phòng dịch và vệ sinh khi dùng hàng đã qua sử dụng… Các siêu thị - trung tâm thương mại đã bắt đầu yêu cầu nhân viên sử dụng găng tay tại các quầy thanh toán cho khách hàng. Đồng thời, thường xuyên sát khuẩn các quầy kệ trước khi tiến hành thanh toán cho khách hàng tiếp theo. Các nhà hàng, quán ăn uống, tiệm trà sữa cũng đã bắt đầu hình thành ý thức đeo găng tay khi chuẩn bị thức ăn, thức uống cho khách thay vì chỉ dùng tay trần như thời gian trước. Tuy nhiên, sự gia tăng về tần suất sử dụng găng tay y tế khiến nhiều cá nhân và doanh nghiệp thiếu kiến thức trong việc phân biệt và lựa chọn loại găng tay phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 2. Nhu cầu găng tay trên thế giới Hôm 29/3, Top Glove Corporation, tập đoàn sản xuất 20% găng tay y tế trên toàn thế giới, dự báo tình trạng thiếu sản phẩm do nhu cầu từ Mỹ và châu Âu sắp tăng vọt, khiến năng lực sản xuất của họ không thể đáp ứng. Ông Lim Wee Chai Ban, Chủ tịch điều hành Top Glove Corporation, thừa nhận họ đã lùi thời hạn giao hàng để đối phó tình trạng quá tải đơn hàng, theo Reuters. "Số lượng đơn đặt hàng mà chúng tôi nhận trong vài tuàn qua đã tăng gần gấp đôiso với năng lực sản xuất của tập đoàn. Đa số đơn hàng tới từ Mỹ và châu Âu", ông thổ lộ. Theo ông, mỗi ngày Top Glove Corporation có thể sản xuất 200 triệu găng tay từ cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Hơn 600.000 người đã nhiễm nCoV ở 202 quốc gia và vùng lãnh thổ, và Mỹ đã vượt Trung Quốc để trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới, trong khi số người tử vong ở châu Âu đạt mức cao nhất. "Một số khách hàng đã đặt tới 10 container mỗi tháng, nhưng giờ đây họ đột ngột tăng lên tới 20 container", ông Lim tiết lộ.
  • 23. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 21 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo nguy cơ thiếu dụng cụ bảo hộ cá nhân trong thời gian dài là một trong những hiểm họa khẩn cấp nhất đốivới nỗ lực ngăn dịch viên phổi cấp COVID-19. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau: TT Nội dung Diện tích ĐVT I Hạng mục cải tạo 2.500 m2 1 Khu nhà xưởng 700 m2 2 Nhà kho 200 m2 3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2 4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2 5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2 6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2 7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy móc) 500 m2 8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng 9 Xây phòng khử trùng phòng 10 Cửa đi bộ
  • 24. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 22 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư ĐVT: 1000 đồng TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền sau VAT I Hạng mục cải tạo 2.500 m2 2.502.500 1 Khu nhà xưởng 700 m2 - 2 Nhà kho 200 m2 - 3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2 - 4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2 1.200 600.000 5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2 420 1.260.000 6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2 160 80.000 7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy móc) 500 m2 345 172.500 8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng 1 130.000 130.000 9 Xây phòng khử trùng phòng 1 250.000 250.000 10 Cửa đi bộ 2 5.000 10.000 II Thiết bị 15.747.500 1 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG Trọn Bộ 500.000 500.000
  • 25. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 23 TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền sau VAT 2 MÁY ĐÓNG HỘP + THÙNG GĂNG TAY + DÁN THÙNG TỰ ĐỘNG Trọn Bộ 3 2.600.000 7.800.000 3 VẬN CHUYỂN + CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Trọn Bộ 2 70.000 140.000 4 MÀY HƠI VÀ MÁY NÉN KHÍ Trọn Bộ 1 1.260.000 1.260.000 5 MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY NYLONG TỰ ĐỘNG Trọn Bộ 1 430.000 430.000 6 MÁY KHỬ TRÙNG SẢN PHẨM EO20M3 Trọn Bộ 2 2.800.000 5.600.000 7 ỐNG HƠI NÉN KHÍ Trọn Bộ 1 3.500 3.500 8 MÁY LẠNH Trọn Bộ 1 14.000 14.000 III Chi phí quản lý dự án 3,108 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 567.264 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 911.359 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,711 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 129.733 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 1,214 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 221.480 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,780 GXDtt * ĐMTL% 44.545
  • 26. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 24 TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền sau VAT 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,068 GXDtt * ĐMTL% 26.727 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,093 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 17.014 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,267 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 48.786 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,290 GXDtt * ĐMTL% 7.257 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,282 GXDtt * ĐMTL% 7.057 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 3,508 GXDtt * ĐMTL% 87.788 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1,086 GTBtt * ĐMTL% 170.973 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 150.000 V Chi phí thuê mặt bằng (20 năm) 2.500 TT 43 25.500.000 VI Chi phí vốn lưu động TT 2.500.000 VII Chi phí dự phòng 5% 2.386.431 Tổng cộng 50.115.054
  • 27. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 25 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” được thực hiện tại 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. 4.2. Hình thức đầu tư Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Khu nhà xưởng 700,0 28,00% 2 Nhà kho 200,0 8,00% 3 Khuôn viên, sân bãi 1.600,0 64,00% Tổng cộng 2.500,0 100% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 28. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 26 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Hạng mục cải tạo 2.500 m2 1 Khu nhà xưởng 700 m2 2 Nhà kho 200 m2 3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2 4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2 5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2 6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2 7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy móc) 500 m2 8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng 9 Xây phòng khử trùng phòng 10 Cửa đi bộ II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Quy trình đóng gói sản phẩm Sơ đồ đóng gói packing map
  • 29. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 27 Sản phẩm được cho vào băng chuyền, sau đó sẽ được phân chia thành các size: S, M, L, XL. Khi đã phân loại thì sẽ được chuyển vào máy đóng hộp để đóng thùng lại theo từng size. Sau khi được đóng thùng thì sẽ được chuyển vào phòng tiệt trùng để tiệt trùng sản phẩm. Cuối cùng sẽ được chuyển vào kho thành phẩm Khu vực QC/ QC ZONE
  • 30. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 28 Nhân viên QC phải chấp hành nghiêm quy trình khử khuẩn trước khi vào khu vực làm việc. Máy đóng hộp+ thùng găng tay+ dán thùng tự động
  • 31. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 29
  • 32. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 30 2.2. Công nghệ đóng gói, dán nhãn các sản phẩm bằng mã vạch Mã vạch là một nhóm các vạch kẻ và các khoảng trống song song đặt xen kẽ. Các mã này hay được in hoặc dán trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa… bằng các loại tem dánđã được in vã vạch. Nếu thẻ căn cước (CMND) giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước”của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Đồng thời qua đó có thể quá trình quản lý sản phẩm một cách rõ ràng hơn trong quá trình sản xuất và lưu trữ.
  • 33. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 31 Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho dự án sẽ in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá, bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và vạch là phần thể hiện cho máy đọc. Những thông tin mã hoá của mã vạch thường gặp như:  Số hiệu linh kiện (Part Numbers)  Số nhận diện người bán, nhà sản xuất (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)  Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)  Nơi trữ hàng hoá  Tên hay số hiệu khách hàng  Giá cả món hàng  Số hiệu lô hàng và số xê ri  Số hiệu đơn đặt gia công
  • 34. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 32  Mã nhận diện tài sản  Số hiệu đơn đặt mua hàng,…v.v… Ảnh minh họa: Các dạng mã hóa hay sử dụng và in trên sản phẩm Một khi đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thíchhợp về kíchthước, côngnghệ mã hoá và máy in mã vạch thích hợp nhất. Trước khi in mã vạch, dự án lên kế hoạch thiết kế bao bì, nhãn mác và xác định sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng in mã vạch trực tiếp bao bì của sản phẩm, nên công nghệ áp dụng bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset) 2.3. Chứng nhận FDA, đăng ký FDA găng tay y tế khám bệnh Để xuất khẩu được găng tay y tế vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp cần đăng ký FDA 510K, được cấp chứng nhận FA 510K có số đăng ký tra được trên trang web của FDA. FDA là Cuc quản lỹ thực phẩm và dược phẩm – cơ quan quản lý thực phẩm và dươc phẩm của Hoa Kỳ. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam sản xuất găng tay y tế không nhiều mà o đại dịch Covid – 19, nhu cầu vật tư y tế tiêu hao là găng tay y tế đang thiếu hụt rất lớn nên hầu hế các doanh nghiệp sản xuất găng tay y tế của Việt Nam đều đã đủ đăt hàng của đối tác. Hoặc những doanh nghiệp sản xuất găng tay y tế mới mở đã có được các chứng nhận chất lượng về găng tay y tế, đã công bố tại Sở Y tế Việt Nam, đăng ký FDA 510K thì đều được các đối tác đến tận nơi để đặt mua hàng và sản xuất không kịp bán do nhu cầu của thị trường đang rất lớn.
  • 35. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 33 Hiện nay thị trường lớn nhất có nhu cầu cao nhất về găng tay y tế là Mỹ, nhưng để xuất khẩu được găng tay y tế vào thị trường Mỹ thì doanh nghiệp cần đăng ký FDA theo 510k, đây là thông tin chính thống, chính xác từ cơ quan FA cuả Hoa kỳ. 2.4. Chứng nhận CE là Chứng nhận CEMarking được xem như hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành của sản phẩm trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Sản phẩm mang dấu CE nghĩa là nó đã được đánh giá, kiểm định trước khi đưa ra thị trường, đáp ứng các yêu cầu của 27 nước thành viên EU về an toàn sức khỏe và môi trường. Tiêu chuẩn CE không phải là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một sản phẩm hay cấp giấy chứng nhận xuất xứ mà đó là tiêu chuẩn của đảm bảo sản phẩm an toàn. Nếu một sản phẩm được dán nhãn CE, đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh của nhà sản xuất, nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm, dễ thâm nhập vào thị trường châu Âu, là tiền đề quan trọng để vươn xa ra toàn thế giới. Dấu chứng nhận CE Marking bắt buộc phải có với những sản phẩm nằm trong phạm vi của một hoặc hơn một hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach Directives). Không phải tất cả các sản phẩm được bán trên thị trường những nước thuộc liên minh châu Âu EU đều cần có dấunày. Ngoài ra, một số nước khác cũng cần như Iceland, Liechtenstein và Na Uy. Danh sách các sản phẩm cần có dấu CE bao gồm:
  • 36. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 34
  • 37. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 35 Các bước của quy trình cấp chứng nhận CE Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File) Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking Quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm Với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau: Bước 6: Chứng nhận lại Bước 7: Đánh giá mở rộng Bước 8: Đánh giá đột xuất
  • 38. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 36 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đaitheo quyđịnh hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tái định cư Khu vực lập Dự án không có dân cư sinh sống nên không thực hiện việc tái định cư. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. 1.4. Các phương án xây dựng công trình Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Hạng mục cải tạo 2.500 m2 1 Khu nhà xưởng 700 m2 2 Nhà kho 200 m2 3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2 4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2 5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2 6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2 7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy móc) 500 m2 8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng 9 Xây phòng khử trùng phòng 10 Cửa đi bộ II Thiết bị
  • 39. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 37 TT Nội dung Diện tích ĐVT 1 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG Trọn Bộ 2 MÁY ĐÓNG HỘP + THÙNG GĂNG TAY + DÁN THÙNG TỰ ĐỘNG Trọn Bộ 3 VẬN CHUYỂN + CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Trọn Bộ 4 MÀY HƠI VÀ MÁY NÉN KHÍ Trọn Bộ 5 MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY NYLONG TỰ ĐỘNG Trọn Bộ 6 MÁY KHỬ TRÙNG SẢN PHẨM EO20M3 Trọn Bộ 7 ỐNG HƠI NÉN KHÍ Trọn Bộ 8 MÁY LẠNH Trọn Bộ Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 1.5. Phương án tổ chức thực hiện Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sửdụng lao động địa phương. Đốivới lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này.
  • 40. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 38 Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 1 Giám đốc 1 20.000 240.000 51.600 291.600 2 Ban quản lý, điều hành 2 12.000 288.000 61.920 349.920 3 Công, nhân viên 50 6.000 3.600.000 774.000 4.374.000 Cộng 53 344.000 4.128.000 887.520 5.015.520 1.6. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: + Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng + Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 18 tháng. STT Nội dung công việc Thời gian 1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý IV/2020 2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 Quý I/2021 3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý I/2021 4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất Quý II/2021 5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý IV/2021 6 Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê duyệt TKKT Quý IV/2021 7 Cấp phép xây dựng (đốivới công trình phải cấp phép xây dựng theo quy định) Quý IV/2021 8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng Quý IV/2021 đến Quý IV/2022
  • 41. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 39 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đíchcủa công tác đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • 42. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 40 - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống côngtrình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG Việc thực thi dựán sẽảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực thực hiện dự án “Nhà máyđóng gói găng tay” tại 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh và khu vực lân cận, tác độngtrực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng và giai đoạn đi vào hoạt động. 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án. Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn: Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.
  • 43. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 41 Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. + Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác độngđến sức khỏe côngnhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau: – Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, conngười có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư; – Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án; – Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
  • 44. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 42 cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. – Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ tác động không đáng kể. 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Tác động do bụi và khí thải Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính: – Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án); – Từ quá trình sản xuất:  Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;  Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất; Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho và công suất sản xuất mỗi ngày của nhà máy. Đây là nguồn gây ô nhiễm diđộng nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với conngười nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này. Tác động do nước thải Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn
  • 45. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 43 Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…) Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Tác động do chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày. IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án - Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường; - Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông; - Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt;
  • 46. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 44 - Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn (ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đốivới trang thiết bị điện; TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn - Điều kiện kĩ thuật, …) Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽđược sắp xếp vào buổisáng (từ 8h đến 11h00), buổichiều (từ 13h30 đến 16h30), buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các nhà máy lân cận; - Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng… - Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực. - Đốivới chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên dụng có nắp đậy. Công ty sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt đúng theo quy định của Khu công nghiệp. Chủ dự án sẽ ký kết hợp đồng thu gom, xử lý rác thải với đơn vị có chức năng theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. - Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án. - Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng. 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Giảm thiểu ô nhiễm không khí Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:
  • 47. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 45 - Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009; - Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi trong thời gian xe chờ…; - Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dựán và đảm bảo diện tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo cáo; Giảm thiểu tác động khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất  Thông thoáng nhà xưởng sản xuất, lắp đặt hệ thống thông gió, quạt hút và hệ thống làm mát phù hợp với đặc thù sản xuất của nhà máy;  Thực hiện quét dọn, vệ sinh ngay trường hợp để rơi vãi nguyên vật liệu, thành phẩm.  Trang bịbảo hộ lao độngcho công nhân, tất các công nhân làm việc tại nhà máy đều được trang bị bảo hộ lao động phù hợp theo đặc thù của công đoạn sản xuất;  Giám sát sự tuân thủ an toàn trong lao động tại nhà máy;  Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân; Giảm thiểu tác động nước thải Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại: Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
  • 48. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 46 Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30 %, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý. Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn  Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tác biệt hoàn toàn với với hệ thống thu gom nước thải;  Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa;  Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bịcuốn vào hệ thống thoát nước mưa. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải rắn Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định quản lý chất thải nguy hại. V. KẾT LUẬN Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đồngthời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóngvai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương. Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạchmôi trường sống, Ban Giám đốc Công ty sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú trọng.
  • 49. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 47 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70%. CÔNG TY TNHH POWER CAPITAL GROUP sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các nhà cung cấp vật tư thiết bị. Nội dung tổng mức đầu tư Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí. Chi phí xây dựng và lắp đặt Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng côngtrình tạm, côngtrình phụtrợ phục vụ thi công;chiphí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí thiết bị Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan. Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọnphương án thuê khi cần thiết. Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa… Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
  • 50. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 48 Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dựán từ giai đoạnchuẩn bịdự án, thực hiện dựán đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư. - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng côngtrình. - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm - Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở; - Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công; - Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dựtoán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; - Chi phí tư vấn quản lý dự án; Chi phí khác
  • 51. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 49 Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên: - Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình; - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Chi phí vốn lưu động ban đầu đốivới các dựán đầu tư xây dựng nhằm mục đíchkinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử. Dự phòng phí - Dự phòng phí bằng 5% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN. 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 50.115.054.000 đồng. (Năm mươi tỷ, một trăm mười lăm triệu, không trăm năm mươi bốn nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (30%) : 15.034.516.000 đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 35.080.537.000 đồng. 2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án: Doanh thu từ đóng gói Nội dung chi tiết được trình bày ở Phần phụ lục dự án kèm theo. 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục 1 Chi phí marketing 1% Doanh thu 2 Chi phí khấu hao TSCD "" Khấu hao 3 Chi phí bảo trì thiết bị 10% Tổng mức đầu tư thiết bị 4 Chi phí quản lý vận hành 5% Doanh thu 5 Chi phí lãi vay "" Kế hoạch trả nợ 6 Chi phí lương "" Bảng lương
  • 52. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 50 Chế độ thuế % 1 Thuế TNDN 20 2.4. Phương án vay. • Số tiền : 35.080.537.000 đồng. • Thời hạn : 8 năm (96 tháng). • Ân hạn : 1 năm. • Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất 10%/năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất ngân hàng). • Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay. Lãi vay, hình thức trả nợ gốc 1 Thời hạn trả nợ vay 8 năm 2 Lãi suất vay cố định 10% /năm 3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 15% /năm 4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 10,1% /năm 5 Hình thức trả nợ 1 (1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án) Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 70%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 30%; lãi suất vay dài hạn 10%/năm; chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) là 15%/năm. 2.5. Các thông số tài chính của dự án 2.5.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 8 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 5,3 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 270% trả được nợ. 2.5.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
  • 53. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 51 KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư. Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 17,57 lần, chứng tỏ rằng cứ1 đồngvốn bỏ ra sẽđược đảm bảo bằng 17,57 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 4 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cầnxác định số tháng của năm thứ 3 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác. Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư. Như vậy thời gian hoàn vốn giản đơn của dự án là 3 năm 12 tháng kể từ ngày hoạt động. 2.5.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,5 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,5 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 10,1%). Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 5 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 4. Như vậy thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án là 4 năm 8 tháng kể từ ngày hoạt động. 2.5.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). Trong đó: - P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.       Tp t t Tp i F P CFt P O 1 ) %, , / (       n t t t i F P CFt P NPV 1 ) %, , / ( P t i F P CFt PIp n t t     1 ) %, , / (
  • 54. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 52 - CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao. Hệ số chiết khấu mong muốn 10,1%/năm. Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 124.705.356.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 50 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần 124.705.356.000đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao. 2.5.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 32,75%> 10,1%như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.
  • 55. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 53 KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN. Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như sau: + Các chỉ tiêu tài chính của dự án cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế. + Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 3,6 tỷ đồng thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án. + Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương. Góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai thực hiện các bước của dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” tại 30 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh theo đúng tiến độ và quy định, sớm đưa dự án đi vào hoạt động.
  • 56. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 54 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ĐVT:1000 VNĐ Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền trước VAT VAT Thành tiền sau VAT I Hạng mục cải tạo 2.500 m2 2.275.000 227.500 2.502.500 1 Khu nhà xưởng 700 m2 - - - 2 Nhà kho 200 m2 - - - 3 Khuôn viên, sân bãi 1.600 m2 - - - 4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 500 m2 1.200 545.455 54.545 600.000 5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.000 m2 420 1.145.455 114.545 1.260.000 6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 500 m2 160 72.727 7.273 80.000 7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy móc) 500 m2 345 156.818 15.682 172.500 8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên phòng 1 130.000 118.182 11.818 130.000 9 Xây phòng khử trùng phòng 1 250.000 227.273 22.727 250.000 10 Cửa đi bộ 2 5.000 9.091 909 10.000 II Thiết bị 14.315.909 1.431.591 15.747.500
  • 57. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 55 TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền trước VAT VAT Thành tiền sau VAT 1 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG Trọn Bộ 500.000 454.545 45.455 500.000 2 MÁY ĐÓNG HỘP + THÙNG GĂNG TAY + DÁN THÙNG TỰ ĐỘNG Trọn Bộ 3 2.600.000 7.090.909 709.091 7.800.000 3 VẬN CHUYỂN + CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Trọn Bộ 2 70.000 127.273 12.727 140.000 4 MÀY HƠI VÀ MÁY NÉN KHÍ Trọn Bộ 1 1.260.000 1.145.455 114.545 1.260.000 5 MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY NYLONG TỰ ĐỘNG Trọn Bộ 1 430.000 390.909 39.091 430.000 6 MÁY KHỬ TRÙNG SẢN PHẨM EO20M3 Trọn Bộ 2 2.800.000 5.090.909 509.091 5.600.000 7 ỐNG HƠI NÉN KHÍ Trọn Bộ 1 3.500 3.182 318 3.500 8 MÁY LẠNH Trọn Bộ 1 14.000 12.727 1.273 14.000 III Chi phí quản lý dự án 3,108 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 515.694 51.569 567.264 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 828.508 82.851 911.359 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,711 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 117.939 11.794 129.733
  • 58. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 56 TT Nội dung Diện tích ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền trước VAT VAT Thành tiền sau VAT 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 1,214 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 201.346 20.135 221.480 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,780 GXDtt * ĐMTL% 40.495 4.050 44.545 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,068 GXDtt * ĐMTL% 24.297 2.430 26.727 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,093 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 15.467 1.547 17.014 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,267 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 44.351 4.435 48.786 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,290 GXDtt * ĐMTL% 6.598 660 7.257 8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,282 GXDtt * ĐMTL% 6.416 642 7.057 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 3,508 GXDtt * ĐMTL% 79.807 7.981 87.788 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1,086 GTBtt * ĐMTL% 155.430 15.543 170.973 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 136.364 13.636 150.000 V Chi phí thuê mặt bằng (20 năm) 2.500 TT 43 23.181.818 2.318.182 25.500.000 VI Chi phí vốn lưu động TT 2.272.727 227.273 2.500.000 VII Chi phí dự phòng 5% 2.169.483 216.948 2.386.431 Tổng cộng 45.559.140 4.555.914 50.115.054
  • 59. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 57 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. TT Chỉ tiêu Giá trị ban đầu Năm khấu hao Năm hoạt động 1 2 3 4 5 I Hạng mục cải tạo 6.196.581 15 413.105 413.105 413.105 413.105 413.105 1 Khu nhà xưởng - 15 0 0 0 0 0 2 Nhà kho - 15 0 0 0 0 0 3 Khuôn viên, sân bãi - 15 0 0 0 0 0 4 Nhôm kính Xingfa mờ, kính cường lực 5mm 1.485.694 15 99.046 99.046 99.046 99.046 99.046 5 Chống thấm, sơn uniling nền 3mm 3.119.957 15 207.997 207.997 207.997 207.997 207.997 6 Thạch cao trần Vĩnh Tườngloại 1 198.092 15 13.206 13.206 13.206 13.206 13.206 7 Điện chiếu sáng (chưa bao gồm điện thiết bị máy móc) 427.137 15 28.476 28.476 28.476 28.476 28.476 8 Xây phòng khử khuẩn nhân viên 321.900 15 21.460 21.460 21.460 21.460 21.460 9 Xây phòng khử trùng 619.039 15 41.269 41.269 41.269 41.269 41.269 10 Cửa đi 24.762 15 1.651 1.651 1.651 1.651 1.651 II Thiết bị 15.918.473 8 1.989.809 1.989.809 1.989.809 1.989.809 1.989.809 1 THIẾT BỊ VĂN PHÒNG 505.429 8 63.179 63.179 63.179 63.179 63.179 2 MÁY ĐÓNG HỘP + THÙNG GĂNG TAY + DÁN THÙNG TỰ ĐỘNG 7.884.686 8 985.586 985.586 985.586 985.586 985.586 3 VẬN CHUYỂN + CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 141.520 8 17.690 17.690 17.690 17.690 17.690 4 MÀY HƠI VÀ MÁY NÉN KHÍ 1.273.680 8 159.210 159.210 159.210 159.210 159.210
  • 60. Dự án “Nhà máy đóng gói găng tay” 58 TT Chỉ tiêu Giá trị ban đầu Năm khấu hao Năm hoạt động 1 2 3 4 5 5 MÁY ĐÓNG GÓI GĂNG TAY NYLONG TỰ ĐỘNG 434.669 8 54.334 54.334 54.334 54.334 54.334 6 MÁY KHỬ TRÙNG SẢN PHẨM EO20M3 5.660.800 8 707.600 707.600 707.600 707.600 707.600 7 ỐNG HƠI NÉN KHÍ 3.538 8 442 442 442 442 442 8 MÁY LẠNH 14.152 8 1.769 1.769 1.769 1.769 1.769 Tổng cộng 22.115.054 0 2.402.914 2.402.914 2.402.914 2.402.914 2.402.914