SlideShare a Scribd company logo
Câu 1: Phân tích đặc điểm trí tuệ của HS THCS, kết luận sư phạm.
a. Tri giác: các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác sự vật, hiện tượng
phức tạp. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn
thiện hơn.
b. Trí nhớ: trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất.
+Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định,
năng lực ghi nhớ tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi
nhớ cũng được nâng cao.
+ Biết lựa chọn nội dung ghi nhớ và có nhiều tiến bộ trong ghi nhớ tài liệu trừu
tượng.
+ Có ý thức chọn lọc cách ghi nhớ và phương pháp ghi nhớ.
+ Ghi nhớ máy móc giảm và ghi nhớ ý nghĩa tăng.
+ Tuy nhiên các em còn tùy tiện trong ghi nhớ, chưa hiểu đúng ghi nhớ máy móc,
coi thường việc ghi nhớ chính xác định nghĩa dẫn đến diễn đạt sai, một số khác
học vẹt là chính.
=> Vì thế giáo viên cần phải:
+ Dạy cho hs phương pháp ghi nhớ logic
+ Giải thích cho các em biết sự cần thiết của việc ghi nhớ chính xác những định
nghĩa, quy luật.
+ rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách
diễn đạt của mình
+ Kiểm tra ghi nhớ bằng sự tái hiện mới biết được hiệu quả của ghi nhớ.
+ hướng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa
một cách hợp lí.
+ Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài
liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài
liệu cũ vào hệ thống tri thức.
c. Tư duy: hoạt động tư duy của hs ở thcs có những biến đổi cơ bản:
+ Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên tư
duy trừu tượng ở hs là khác nhau.
+ Tư duy hình tượng cụ thể vẫn tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng trong
cấu trúc tư duy.
+ Tính phê phán phát triển, các em biết lập luận và giải quyết vấn đề một cách có
căn cứ.
+ Cuối cấp các em đã biết vân dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan
sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.
=> giáo viên cần phải:
+ Phát triển tư duy trừu tượng cho hs THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái
niệm khoa học trong chương trình học tập.
+ Chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kĩ năng suy nghĩ có phê phán
và độc lập.
d. Tưởng tượng: khả năng tưởng tượng của thiếu niên phong phú, hình ảnh tưởng tượng
mang tính khái quát, sáng tạo hơn lứa tuổi trước.
+ Tưởng tượng tái tạo khá đầy đủ và chính xác, mang tính khách quan hơn. Nhờ
đó việc tái tạo những câu chuyện kể, những bài học trên lớp tương đối chính xác.
+ Tưởng tượng sáng tạo phát triển thể hiện ở khả năng sáng tác văn học, nghệ
thuật, hội họa,...
+ Có nhiều ước mơ cao đẹp, táo bạo. Tuy nhiên hình ảnh tưởng tượng ở các em
còn xa vời chưa gắn với khả năng của bản thân.
e. Chú ý: đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là chú ý có chủ định chiếm ưu thế và khá bên
vững, các em có thể tập trung lâu dài vào một hay một số đối tượng.
+ Tính lựa chọn của chú ý phát triển phụ thuộc vào tính chất tri thức của môn học,
mức độ hứng thú của thiếu niên với tri thức đó.
+ Khối lượng chú ý tăng rõ rệt, cùng một lúc có thể tập trung vào nhiều đối tượng
khác nhau mà vẫn đạt hiệu quả cao.
+ Sự di chuyển chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác, thao tác này sang
thao tác khác,... rất nhanh và dễ dàng.
=> Trong giảng dạy cần sử dụng các đồ dùng dạy học phù hợp, lựa chọn nội dung hướng
dẫn, sử dụng phương pháp tích cực kích thích sự chú ý, hứng thú cho HS.
f. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ tăng rõ rệt, đặc biệt là các thuật ngữ
khoa học. Các em nói và diễn đạt rõ ràng, lưu loát bằng ngôn ngữ của chính mình, dùng
câu cú đúng ngữ pháp.
+ Ngôn ngữ giàu hình tượng thể hiện trong khả năng sáng tác văn thơ...
+ Tuy nhiên, ngôn ngữ của thiếu niên vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều em viết sai
ngữ pháp, dùng từ sáo rỗng, thiếu chân thật,...
=> Cần kích thích các em trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ của HS. Tổ chức trao đổi, thảo
luận, hướng dẫn các em kĩ năng đọc sách, uốn nắn sai sót trong ngôn ngữ của các em.
Câu 2: Phân tích đặc điểm học tập của HS THCS, kết luận sư phạm.
a. Đặc điểm
Học tập là hoạt động chủ đạo của HS. Nhưng đến tuổi HS THCS việc học tập của
các em có những thay đổi cơ bản.
Việc học tập ở trường THCS là một bước ngoặc quan trọng trong đời sống của trẻ.
Ở các lớp dưới, việc học tập của các em cụ thể và đơn giản. Ở trường trung học cơ sở,
việc học tập của các em phức tạp hơn. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống
những cơ sở của các khoa học, các em học tập các phân môn,... Mỗi môn học gồm những
khái niệm, nhwungx quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều
đó đòi hỏi các em được tự giác và độc lập cao.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước. Các em được học với
nhiều giáo viên. Mỗi giáo viên có trình độ nghề nghiệp, phẩm chất, uy tín, có cách dạy và
yêu cầu khác nhau đối với học sinh. Do vậy mối quan hệ giữa giáo viên và HS xa cách
hơn so với bậc tiểu học. Sự thay đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em
nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em phát triển dần phương thức nhận thức người
khác.
- Động cơ học tập đã được hình thành rõ nét và biểu hiện phong phú. Hai động cơ
hình thành và chi phối hoạt động học tập của các em: động cơ hoàn thiện tri thức và
động cơ quan hệ xã hội. Động cơ xã hội gắn liền với những quan hệ xã hội còn động cơ
tri thức lại hướng vào việc nhận thức, lĩnh hội tri thức các môn học. Sự xuất hiện động cơ
học tập mới này có quan hệ đến sự hình thành thái độ, hứng thú, viễn cảnh sống, lí tưởng,
dự định trong tương lai của thiếu niên. Như vậy học tập ở giai đoạn này có ý nghĩa quan
trọng đối với các em, và từ đó làm nảy sinh, phát triển hoaajt động học tập cao hơn về
chất so với lứa tuổi trước: xuất hiện hoạt động tự học.
- Thái độ: tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ rệt. Ở HS tiểu
học thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độc ủa các em đối với giáo viên và điểm
số nhận được. Nhưng pử tuổi thiếu niên, thái độ đối với môn học do nội dung môn học và
sự đòi hỏi phải mở rộng tầm hiểu biết chi phối. Thái độ đối với môn học đã được phân
hóa (môn “hay”, môn “không hay”...)
- Hứng thú học tập ở trường THCS, nội dung học tập đã được mở rộng; nhiều em
đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên,
tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân tán và không
bền vững và có thể hình thành thái độ dễ dãi, không nghiêm túc đối với các lĩnh vự khác
trong cuộc sống.
b. Kết luận sư phạm.
Trong giáo dục giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp
thời động viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình
thành nhân cách một cách tốt nhất. Mặt khác, cần chú ý tới tài liệu học tập: tài liệu học
tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các
em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây cho HS hứng thú học tập và phải
trình bày tài liệu, phải gợi cho Hs có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó, giáo viên phải giúp đỡ
các em hướng dẫn cho các em cách học, có phương pháp học tập phù hợp.
Câu 3: Phân tích đặc điểm giao tiếp của HS THCS, kết luận sư phạm.
a. Giao tiếp với người lớn:
- Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo: “cảm nhận mình đã là người lớn”.
Các em quan tâm đến hình thức, tác phong, cử chỉ... và những khả năng của bản thân.
Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa thực sự là người lớn.
- Các em có nhu cầu thiết lập mối quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn đối xử
bình đẳng, không bmuoons bị can thiệp tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng.
- Các em mong muốn cải tổ mối quan hệ này thao hướng hạn chế quyền của người lớn,
mở rộng quyền của các em và phải đảm bảo sự công bằng.
- Mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tính độc lập của các em. Muốn
tin tưởng và độc lập hơn, muốn bình đẳng nhất định với người lớn.
- Bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây các em vẫn tự nguyện thực hiện. Các
em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động.
- Nếu người lớn không chịu thay đổi mối quan hệ với các em thì các em sẽ tự mình thay
đổi mqh hệ đó, điều này dẫn đến xung đột xảy ra và cứ thế kéo dài đến hết thời kì của lứa
tuổi này. Biểu hiện của xung đột đó là các em tỏ ra bướng bỉnh, bất bình, không vâng
lời,... Tác động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm sút.
- Sự xung đột sẽ không xảy ra nếu giữa các em và người lớn xây dwjngj được mối quan
hệ bạn bè dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau,...
- Trong gia đình thiếu niên mong muốn được tông trọng hơn chiều chuộng.
- Trong nhà trường, các em vẫn kính trọng thầy cô nhưng không còn sùng bái như thời
tiểu học. Các em muốn được giáo viên giao cho những công việc trọng trách, quan trọng
và tỏ ra khó chịu khi thầy cô làm thay công việc của mình.
- Do gần gũi với người lớn, các em có khuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết
hoặc cách cư xử tốt. Tuy nhiên còn nhiều em chưa biết tìm những mặt tốt trong hành vi
của người lớn để học tập mà bắt chước cả những mặt xấu của người lớn như nói tục, hút
thuốc, uống rượu,...
=> Do vậy, trong mối quan hệ với thiếu niên người lớn cần:
+ Phải tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của thiếu niên
+ Người lớn cần xây dựng mqh với thiếu niên dựa trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau
+ Gương mẫu, khéo léo, tế nhị khi tiếp xúc với thiếu niên.
b. Giao tiếp với bạn bè: nhu cầu giao tiếp với bạn bè phát triển mạnh
* Giao tiếp với bạn bè cùng tuổi
- Quan hệ với bạn bè cùng tuổi phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với lứa tuổi tiểu học.
Phạm vi mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới
trong đời sống các em.
- Các em khao khát được giao tiếp và hoạt động chung với nhau, có nguyện vọng được
sống trong tập thể, có bạn bè thân thiết, tin cậy. Muốn bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn
trọng mình.
- Các em cho rằng quan hệ bạn bè cùng tuổi là quan hệ riêng của cá nhân, các em có
quyền hành động độc lập trong quan hệ này, bảo vệ quyền đó của mình. Không muốn
người lớn can thiệp quá sâu vào chuyện bạn bè của mình. Nếu có sự can thiệp thô bạo
của người lớn, các em sẽ chống đối lại.
- Nếu quan hệ giữa các em và người lớn không hòa thuận thì mong muốn giao tiếp với
bạn bè cùng tuổi càng tăng, và ảnh hưởng của bạn bè đến các em càng mạnh mé.
- Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè sẽ khiến các em có những cảm xúc nặng nề. Tình
huống khó chịu nhất đối với các em là sự phê bình thẳng thắn của tập thể, của bạn bè và
hình phạt lớn nhất đối với các em là bị bạn bè tẩy chay.
- Tình bạn trong đời sống HS THCS đã sâu sắc hơn. Các em có nhu cầu giao tiếp và kết
bạn với nhau. Các em chỉ kết bạn với những bạn đc mọi người tôn trọng, có uy tín và tiến
bộ rõ rệt về mặt nào đó.
- Điều quan trọng để kết bạn là tình bạn phải trung thành, thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng,
tin cậy lẫn nhau, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau...
- Phạm vi giao tiếp của các em hẹp lại, nhưng quan hệ của các em gắn bó với nhau hơn,
chịu ảnh hưởng của nhau, dễ lấy hứng thú của bạn. Vì vậy giao tiếp với bạn là nguồn nảy
sinh hứng thú mới.
- Trò chuyện với bạn bè giữ một vị trí có ý nghĩa đối với lứa tuổi này, các em thường kể
cho nhau về mọi mặt sinh hoạt, đời sống và suy nghĩ của mình, kể cả những điều bí mật.
Vì thế các em yêu cầu bạn phải giữ bí mật, đông cảm, cởi mở, hiểu nhau, vị tha,...
- Lí tưởng tình bạn ở lứa tuổi này là sống chết có nhau, chia ngọt sẻ bùi. Đây là cách các
em thâm nhập vào đời sống của nhau. Càng lớn sự thâm nhập về tâm hồn giữa các em
ngày càng phát triển.
* Giao tiếp với bạn khác giới:
- Một đặc trưng quan trọng trong quan hệ với bạn bè cùng tuổi là sự xuất hiện những sắc
thái mới trong quan hệ với bạn khác giới-những cảm xúc giới tính.
- Tự ý thức phát triển khiến các em nhanh chóng nhận thức đc những đặc điểm giới tính
của mình. Các em bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau, từ đó quan tâm đến vẻ bề
ngoài của mình.
- Ở các em gái thái độ quan tâm đến bạn thường thể hiện khá thụ động và kín đáo (làm
dáng hơn trước chú ý đến hình thức hơn) các em thường che dấu tc của mình bằng thái độ
thờ ơ, tỏ ra lạnh nhạt với các bạn trai. Các em trai thể hiện thái độ này một cách công
khai, ngang nhiên, có khi thô bạo (giật tóc, giấu cặp,...)
- Về sau những quan hệ này đc thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùn, e
thẹn, nhút nhát... ở một số em điều đó đc bộc lộ trực tiếp, còn một số khác thif đc che đậy
bằng thái độ thờ ơ giả tạo khinh bỉ đối với ng khác giới.
- Tuy hành vi bên ngoài khác nhau nhưng các em đều có chung hiện tượng tâm lí là muốn
bạn khác giới chú ý, quan tâm đến mình.
- Những came xúc của các em là trong sáng, là động lực thúc đẩy các em tự hoàn thiện
mình. Tuy nhiên, một số em bị cuốn hút vào yêu đương. Nhiều khi các em không rõ tc
của mình và có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập.
=> Người làm công tác giáo dục cần phải thận trọng, tế nhị, khéo léo khi giải quyết vấn
đề này. Cần hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ ở lứa tuổi này lành mạnh,
trong sáng và nó động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng. Không nên can
thiệp thô bạo, dùng các biện pháp bạo lực, áp đặt đối với các em...
Tóm lại: Sự giao tiếp ở lứa tuổi HS THCS là một loại hoạt động đặt biệt, nội dung
của nó là xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ
hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức đc bản thân mình đồng thời qua đó phát triển
một số kĩ năng như kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn,
làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân.
=> Do đó làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hướng
dẫn, xây dựng mqh của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp bạn bè ở
lứa tuổi này.
Câu 4: Phân tính đặc điểm học tập của HS THPT, kết luận sư phạm.
a. Đặc điểm:
Hoạt động học tập và hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo của HS ở lứa tuổi này.
Hoạt động học tập của HS lứa tuổi THPT có những đặc điểm khác biệt cơ bản so với lứa
tuổi học sinh THCS.
- Nội dung, tính chất hoạt động học tập: Nội dung hoạt động học tập của lứa HS
THPT nhiều hơn, khó hơn, phức tạp hơn; đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy
luật của các bộ môn khoa học. Đặc biệt, hoạt động học tập của HS THPT đòi hỏi tính
năng động và tính độc lập của HS ở mức độ cao hơn và trình độc tư duy lí luận phát triển
mới có thể nắm vững bản chất các khái niệm khoa học. Chính vì vậy, người học cần có
sự thay đổi về phương pháp học tập. Mặt khác, hoạt động học tập của HS THPT gắn liền
với hoạt động hướng nghiệp, do đó, tính phân hóa trong hoạt động học tập thể hiện rõ
hơn, cao hơn lứa tuổi thiếu niên. Những điều này kích thích, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
mạnh mẽ của các em và cũng gây khó khăn cho không ít học sinh trong hoạt động học
tập.
- Động cơ học tập: được hình thành một cách rõ nét, phong phú, có cấu trúc phức
tạp và gắn liền với động cơ lựa chọn nghề nghiệp. hệ thống động cơ học tập đã được phát
triển hoàn thiện và bền vững hơn trước. Ở lứa tuổi này xuất hiện các loại động cơ học tập
như động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ quan hệ xã hội (địa vị XH, thi đỗ đại học,...).
Trong đó có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá
nhân, khả năng tiếp thu môn học của các em,...), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã
hội của môn học.
- Thái độ học tập: Các em tích cực, tự giác hơn trong học tập. Thái độc ủa Hs đối
với môn học trở nên có tính lựa chọn hơn. Những môn liên quan đến việc lựa chọn nghề
nghiệp thường được các em tập trung vào nhiều nhất. Như vậy, một mặt các em rất tích
cực học tập những môn mà các em cho là quan trọng đối vwois nghề mình đã chọn, mặt
khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình. Tất cả
những điều đó có thể dẫn đến không chỉ giảm sút kết quả học tập nói chung mà còn ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách thanh niên.
- Hứng thú học tập: mang tính chất rộng, sâu, và bền vững hơn học sinh THCS. Ở
lưa tuổi này, hứng thú học tập ổn định, đặc thù đối với một khoa học, một lĩnh vực hoạt
động nhất định, vì thế mà nó thường dẫn đến sự hình thành xu hướng nhận thức nghề
nghiệp của cá nhân, quy định việc lựa chọn nghề nghiệp của các em. hứng thú học tập đối
với các môn học thường liên quan đến việc chọn nghề nghiệp nhất định của HS. Tuy
nhiên một số thanh niên chưa có biểu hiện hứng thú rõ rệt với các môn học cụ thể; một số
khác hứng thú với thể thao, văn nghệ, hoạt động thực tiễn hơn là học tập.
b. Kết luận sư phạm:
Câu 5: Phân tích đặc điểm trí tuệ của học sinh THPT, kết luận sư phạm.
Đặc điểm nổi bật là tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả quá trình nhận
thức.
- Tri giác:
+ Đạt tới mức độ tinh nhậy của người lớn. Ngưỡng tuyệt đối của cảm giác: nghe,
nhìn, vận động phát triển mạnh dẫn đến kĩ năng cảm thụ âm nhạc, văn học, nghệ
thuật cao.
+ Tri giác về không gian, thời gian chính xác.
+ Khả năng quan sát có mục đích, hệ thống, toàn diện và gắn với tư duy, ngôn
ngữ. Tuy nhiên, quan sát còn phân tán, chưa tập trung, đại khái do ảnh hưởng cảm
xúc
=> Vì vậy cần giúp cho HS hiểu vai trò của tri giác, rèn luyện ngưỡng sai biệt, giáo viên
cần hướng dẫn các em cách quan sát.
- Trí nhớ: Trí nhớ có chủ định phát triển các em không chỉ ghi nhớ, tái tạo mà còn
sáng tạo. Ghi nhớ từ ngữ, logic chiếm ưu thế. Tính chọn lọc ghi nhớ, biết xác định
tài liệu cần nhớ, biết lựa chọn cách ghi nhớ. Tuy nhiên một số em còn ghi nhớ đại
khái, học vẹt.
=> Vì vậy, giúp HS xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm để HS có thể nhớ tốt. Ôn tập
thường xuyên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng dụng các phương pháp cách thức
ghi nhớ để HS có thể nhớ bài lâu hơn.
- Chú ý: Sự phân phối chú ý phát triển. Chú ý có chủ định chiếm ưu thế. Có khả
năng tập trung chú ý trong thời gian dài. Tính lựa chon chú ý và sự ổn định chú ý
phát triển rõ rệt. Năng lực di chuyển chú ý và phân phối chú ý phát triển và hoàn
thiện rõ (vừa nghe giảng, vừa ghi chép, vừa theo dõi câu trả lời của bạn,...)
- Tư duy: Có khả năng phát triển tư duy lí luận một cách độc lập, sáng tạo. So với
thiếu niên, tư duy của các em chặt chẽ, nhất quán, có căn cứ hơn, các em thích nói
chuyện câu triết lí. Sự phán đoán suy luận có căn cứ đi vào chiều sâu. Tư duy trừu tượng
phát triển thể hiện ở việc giải quyết các vấn đề toán học, biện luận, chứng minh. Các thao
tác tư duy phát triển mạnh, các em năm được các khái niệm phức tạp, trừu tượng. Tuy
nhiên phẩm chất tư duy độc lập còn thấp.
+ Tóm lại: TD của HS THPT phát triển mạnh, hoiatj động trí tuệ linh hoạt và nhạy
bén. Tuy nhiên mức độ tư duy đặc trưng cho lứa tuổi chưa nhiều, một số em chưa phát
huy năng lực độc lập suy nghĩ, kết luận vội vàng, cảm tính.
- Tưởng tượng: tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, phong phú và tích cực. Tưởng
tượng sáng tạo và tái tạo phát triển mạnh đặc biệt tưởng tượng sáng tạo chiếm ưu thế.
Tưởng tượng phong phú là cơ sở để các em sáng tạo và xây dựng ước mơ, lí tưởng của
mình. Tuy nhiên TT vẫn còn xa rời thực tiễn.
- Ngôn ngữ: do nội dung học tập tăng, giao tiếp mở rông, các em đọc nhiều sách
dẫn đến vốn từ tăng, ý nghĩa từ chính xác, đặt câu phức tạp. Ngôn ngữ phát triển đã cho
phép các em phát biểu điều mình nhận thức theo cách độc đáo riêng. Ti=uy nhiên còn
một số em ngôn ngữ hạn chế, viết sai, dùng từ chưa chính xác.
Tóm lại: lứa tuổi thanh niên năng lực trí tuệ phát triển mạnh, đang được hoàn thiện
dần trong quá trình học tập.
Câu 6: Phân tích đặc điểm tự ý thức của HS THPT, kết luận sư phạm.
Khả năng tự ý thức hình thành khá sớm ở con người và đc hoàn thiện từng bước,
đến 15, 16 tuổi thì phát triển mạnh mẽ. Có thể nói sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm
nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT và có ý nghĩa to lớn đối vs sự phát
triển tâm lí ở lứa tuôi này.
Tự ý thức của HS THPT được bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ yêu cầu của
hoạt động mà HS tham gia, mặt khác , xuất phát từ địa vị mới mẻ của các em trong tập
thể và những mối quan hệ mới vs thế giới xung quanh.
* Khả năng tự nhận thức về bản thân.
- HS THPT tự nhận thức về hình ảnh cơ thể một cách tỉ mỉ (hay soi gương, chú ý sửa tư
thế, quần áo hơn,...). Sự thay đổi về hình dáng bên ngoài cũng gây cho các em cảm xúc lo
âu.
- Các em ý thức rõ những diễn biến tâm lí bên trong như tâm trạng, tâm thế, thái độ và cả
những nguyên nhân gây ra chúng. Các em ý thức đc những phẩm chất đạo đức, nét tính
cách của mình. Không chỉ nhận thức cử chỉ, hành vi riêng lẻ mà còn nhận thức đc nhân
cách một cách trọn vẹn.
- Một nét đặc trưng ở lứa tuổi này là các em không chỉ nhận thức đc cái tôi của mình
trong hiện tại mà còn nhận thức đc vị trí của mình trong XH tương lai.
- Sự nhận thức bản thân, sự phân tích bản thân đã trở thành yếu tố của sự tự xác định về
mặt đạo đức xã hội của HS THPT. Vì vậy sự tự phân tích là dấu hiệu cần thiết cho một
nhân cách phát triển và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích của con người.
* Khả năng tự đánh giá bản thân.
- Thanh niên biết dựa trên cơ sở tự đánh giá: biết so sánh kết quả đạt đc so vs sự kì vọng,
biết đối chiếu ý kiến của người xung quanh, biết dựa vào chuẩn mực XH để tự đánh giá.
- Các em không chỉ đánh giá từng phẩm chất, cử chỉ, hành vi riêng lẻ mà còn biết tự đánh
giá nhân cách của mình trong toàn bộ các thuộc tính. Đánh giá sâu sắc hơn về những
phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình. Đồng thời
các em có khuynh hướng độc lập hơn trong đánh giá.
- Tuy nhiên, các em dễ có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá, hoặc các em đánh
giá thấp cái tích cực, hoặc đánh giá quá cao nhân cách của mình-tỏ ra tự cao, coi thường
người khác.
- Mặc dù có những sai lầm trong khi tự đánh giá, nhưng việc tự phân tích có mục đích là
một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo
dục có mục đích. Do vậy, chúng ta cần có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu,
không đc chế giễu ý kiến tự đánh giá của họ.
* Khả năng tỏ thái độ vs bản thân
- Các em khao khát muốn tìm hiểu mình và trên cơ sở đó để biểu hiện thái độ đối vs bản
thân. Khi xem xét vẻ bề ngoài của mình các em thường không an tâm và lo lắng thật sự.
Nhiều em lo lắng về tầm vóc nhỏ bé, về sự béo phệ, mụn trứng ca trên mặt, hay những
em chậm lớn hoặc có dị tật cảm thấy đặc biệt khổ tâm. Sự chậm phát triển dấu hiệu giới
tính không chỉ hạ thaaos uy tín của các em đối vs bạn bè mà còn nảy sinh ở các em tính
tự ti. Chính vì vậy nhiều em có khát vọng thay đổi hình dáng bên ngoài của mình. Có thể
nói, hình ảnh thân thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với thanh niên.
- Thái độ của các em rất đa dạng, phức tạp khi giữ những vai trò khác nhau: tựu hào, hân
hoan, vui sướng khi đạt kết quả cao, khi hoàn thành nhiệm vụ và buồn chán, lo lắng, xấu
hổ khi làm sai điều gì đó. Tuy đa số các em đều có thể tự điều khiển cảm xúc của mình
nhưng một số em biểu hiện thái độ đôi khi thái quá dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti khi
không đạt kết quả, nguyện vọng.
=> Trong công tác dạy học và giáo dục, giáo viên cần có sự giúp đỡ, động viên để giúp
các em vượt qua mặc cảm.
* Khả năng tự khẳng định chính mình
- Thanh niên mới lớn không chỉ có nhu cầu tự khẳng định chính mình mà còn có khả
năng tự khẳng định bản thân. Những biểu hiện đó là nhu cầu đc khen ngợi, đc thừa nhân,
đc sự tôn trọng, sự tin tưởng của người thân, thầy cô giáo, bạn bè. Để thõa mãn nhu cầu
này các em phải phục tùng những quy tắc, chuẩn mực xã hội, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
đc giao và nêu cao tinh thần trách nhiệm vs công việc.
- Trên cơ sở của tự đánh giá, ở lứa tuổi này hình thành mức độ kì vọng nhất định (mức độ
thành tích tự đánh giá mình có thể đạt đc). Chính vì vậy đã hình thành khả năng tự khẳng
định bản thân mình.
- Sự hình thành nhu cầu và khả năng tự khẳng định của thanh niên dựa trên cơ sở mqh
giữa mức độ kì vọng, những yêu cầu của thanh niên đối vs bản thân và khả năng thực tế
mà bản thân đạt đc. Nếu thành tích dưới mức kì vọng có thể làm giảm, làm tổn thương
khả năng tự khẳng định bản thân của thanh niên. Vì vậy cần phải đánh giá đúng những
kết quả thanh niên đạt đc để tránh cảm giác bị xúc phạm, không công bằng ở các em.
Điều này còn có tác dụng nâng cao thanh niên hơn nữa trước con mắt của bản thân và
loại trừ cảm giác không công bằng vs bản thân. Nhu cầu và khả năng tự khẳng định của
thanh niên đc thỏa mãn theo cách này sẽ tạo điều kiện cho thanh niên tự khẳng định đúng
bản thân trong mối quan hệ vs người khác và bạn cùng tuổi.
* Khả năng tự giáo dục
- Thanh niên không chỉ có khả năng tự đánh giá mà các em còn có khả năng tự giáo dục.
Phần lớn thanh niên đã tiến hành tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách bản thân. Thanh
niên thường có yêu cầu cao vs mình, nghiêm khắc vs bản thân hơn trước. Các em biết lập
chương trình và kế hoạch rèn luyện, và có ý chí, có nghị lực khá cao trong tự rèn luyện.
Vì vậy, tính tổ chức, kỉ luật đc tăng lên rõ rệt, tính xung động lại giảm hơn so vs HS
THCS.
Câu 7: Phân tích đặc điểm tình cảm của HS THPT, kết luận sư phạm.
a. Đặc điểm
- Đặc điểm chung:
+ Đời sống tc của thanh niên rất phong phú và đa dạng, có thái độ xúc cảm đối với
các mặt khác nhau của đời sống. Nét đặc trưng là sự phát triển tc của đạo đức
chính trị-xã hội và những tc thường đc đối chiếu một cách đúng đắn với các yêu
cầu đạo đức nhất đinh. Các em yêu quê hương, đất nước, thích công bằng, ghét vô
lí, bất công,...
+ Các em nhạy cảm với ấn tượng mới của đời sống, rung động mạnh mẽ hơn trong
tc gia đình, tc trí tuệ như yêu khoa học và say mê khám phá nghệ thuật.
+ Khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi của thanh niên
cũng đc hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trạng thái cảm xúc của các em bền
vững hơn.
- Tình bạn:
+ Nhu cầu tình bạn phát triển cao hơn, động cơ tình bạn sâu sắc hơn. Những yêu
cầu tình bạn cao hơn: sự chân thành, tin tưởng lẫn nhau, lòng vị tha, sẵn sàng giúp
đỡ thường xuyên,... Tình bạn đợm màu cảm súc hơn, có khả năng đáp ứng lại cảm
súc của người khác.
+ Tb có đặc điểm bền vững, có thể vượt qua đc mọi thử thách và thường kéo dài
đến suốt đời.
+ Coi tb là những mqh quan trọng nhất vì chính bạn bè giúp các em đối chiếu
những thể nghiệm và ước mơ, lí tưởng. Bạn bè giúp tâm sự chia sẻ với nhau.
+ Ở thanh niên mới lớn, sự khác biệt giữa cá nhân trong tình bạn rất rõ. Quan niệm
về tb và mức độ thân tình trong tb có sự khác nhau. Nguyên nhân kết bạn cũng rất
phong phú (do phẩm chất tốt ở bạn, vì tính tình tương phản,...)
- Tình yêu:
+ Lần đầu tiên trong lứa tuổi HS THPT xuất hiện tình cảm đặc biệt đó là ty. Đó là
trạng thái mới mẻ mà thời thiếu niên chưa từng có. Đây là tc sâu sắc mạnh mẽ, có
hiệu lực mãi tới đầu tuổi thanh niên mới xuất hiện. Đay là tc chân chính và là một
hiện tượng tự nhiên bt.
+ Ty ở lứa tuổi này về cơ bản là tc lành mạnh, trong sáng, không vụ lợi và không
tính toán. Thường xuất hiện từ tình bạn, sự thông cảm hoàn cảnh của nhau, sự hòa
hợp tâm hồn, quý mến nhau. Tuy nhiên sự rung động này còn mang tính cảm tính,
chưa có sự tham gia lí trí một cách đày đủ.
+ TY này thường thầm kín, dè dặt, thường yêu nhau trong tâm hồn hơn là biểu
hiện ra bên ngoài. Các em thường che dấu tc của mình trong tình bạn. Nhiều khi
các em không hiểu rõ giữa mình và đối tượng có quan hệ dứt khoát là tình bạn hay
tình yêu.
+ TY của thanh niên đc quy định bởi thái độ đạo đức của họ. Trong nhiều trường
hợp nó ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và rèn luyện, tạo cho thanh niên
nguyện vọng khắc phục khuyết điểm để vươn lên. Nhưng có nhiều trường hợp TY
cản trở đến việc học tập và rèn luyện của thanh niên, làm cho họ sao nhãng công
việc chung, làm cho họ phân tán,...
+ Thứ tc “già tình bạn non tình yêu này” thường gây những ấn tượng mạnh mẽ và
rất sâu sắc trong tâm hồn các em. Tuy vậy mối tình đầu này thường dễ vỡ do chưa
có cơ sở vững chắc và cuộc sống của các em có nhiều biến động về vật chất và
tinh thần.
b. Kết luận sư phạm
Trong công tác giáo dục cần:
+ TY của thanh niên mới lớn là một tc xuất hiện tất yếu trong quá trình phát triển của con
người. Về cơ bản đay là tc lành mạnh. Vì vậy trong bất kì trường hợp nào đều không đc
can thiệp một cách thô bạo vào tc thiêng liêng này. Người lớn không đc chế nhạo, tỏ thái
độ bất bình đối với sự xuất hiện những rung động mới mẻ này của thanh niên.
+ Nếu ty của các em tốt đẹp, không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập và rèn luyện thì
giáo viên phải giúp các em vượt qua khó khăn, căng thẳng để vươn lên, giữ mãi đc ty
trong sáng đó.
+ Nếu ty của các em ảnh hưởng xấu đến kết quả rèn luyện thì giáo viên phải giúp các em
nhận thức đúng, hướng nghị lực của các em vào những hứng thú, say mê khác có lợi.
+ Nếu thấy ty mang tính bản năng, có khuynh hướng thỏa mãn tính dục, thì giáo viên cần
phải có biện pháp nghiêm khắc, cứng rắn đối với những trường hợp này, tránh gây ảnh
hưởng xấu đến tập thể HS.
Giáp dục tc cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của gia đình, nhà
trường mà còn là của toàn xã hội. Giáo dục tc là một trong những nội dung quan trọng
của việc giáo dục nhân cahcs, chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động xã
hôi.
Câu 8: Phân tích đặc điểm hoạt động dạy và hoạt động học, kết luận sư phạm.
a. Đặc điểm hoạt động dạy.
- Khái niệm: hoạt động dạy đc hiểu là hoạt động chuyên biệt do người lớn tổ chức và điều
khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa XH tạo ra sự phát triển
tâm lí và hình thành nhân cách.
- Đặc điểm:
Hoạt động dạy không có nhiệm vụ sáng tạo ra tri thức mới, vì những tri thức mà
hoạt động dạy hướng đến đã có trong kho tàng tri thức chủa nhân loại. Mặc dù giáo viên
không có khả năng sáng tạo ra tri thức mới, nhưng giáo viên tạo ra tâm lí mới cho HS,
hơn nữa giáo viên lại làm việc với nhiều HS khác nhau nên hoạt động dạy vận hành theo
cơ chế sáng tạo.
Trong hoạt động dạy, nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là không phải tái tạo tri thức
cũ cho bản thân mà là tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo tri thức đó ở HS.
Hoạt động dạy phải tạo ra đc tính tích cực trong hoạt động học của HS, làm cho
HS vừa ý thức đc đối tượng cần chiếm lĩnh, vừa biết cách chiếm lĩnh đối tượng đó. Chính
tính tích cực của HS sẽ quyết định trực tiếp chất lượng học tập. Tuy nhiên chất lượng học
tập còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động cảu giáo viên.
Hoạt động dạy và học do hai chủ thể thực hiện, chúng gắn bó chặt chẽ với nhau,
trong đó người dạy có chức năng điều khiển hoạt động của người học, còn người học có
chức năng hành động tích cực nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm XH, biến kinh nghiệm XH
thành kinh nghiệm riêng nhằm tạo ra tâm lí của chính HS. Với ý nghĩa như vậy cả giáo
viên lẫn HS đều phải tích cực để hoàn thành nhiệm vụ từng bài dạy và từng bài học, đó là
mục đích bộ phận của hoạt động dạy học.
Vì vậy, giáo viên phải thấy đc chức năng riêng của thầy và trò trong hoạt động dạy
học,
+ Giáo viên cần chế biến tài liệu học tập, có năng lực ngôn ngữ, có óc quan sát sư
phạm.
+ Tăng cường trách nhiệm, tính tích cực của giáo viên trong việc tổ chức, điều
khiển hoạt động học tập của HS.
+ Kích thích, tạo điều kiện cho HS hoạt động để tự tạo ra kết quả học tập.
+ Giáo viên cần đánh giá đúng đắn tài liệu học tập.
b. Đặc điểm hoạt động học
- Khái niệm: hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người đc điều khiển bởi mục
đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới những hình thức hành vi và
những dạng hoạt động nhất định.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kĩ năng kĩ xảo tương ứng.
Đối tượng của hoạt động học là những khái niệm khoa học. Đây cũng chính là
mục đích của hoạt động học cần chiếm lĩnh thông qua việc tái tạo của bản thân. Bởi tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo tồn tại bên ngoài bản thân HS, HS muốn có đc tri thức đó thì phải
chiếm lĩnh nó, tái tạo những tri thức đã có trong nền văn hóa để chuyển vào bên trong
(tâm lí)
Việc tái tạo này không thể thực hiện đc nếu HS chỉ là khách thể bị động của những
tác động sư phạm. Trái lại muốn học có kết quả người học phải tích cực tiến hành những
hoạt động học tập bằng chính ý thức, tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân.
+ Hoạt động học hướng vào làm thay đổi chính bản thân của chủ thể hoạt động
học (HS)
Bằng hoạt động học, mỗi chủ thể (HS) lĩnh hội đc tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới,nhờ
vậy vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học tăng lên. Qua đó tâm lí của người học
cũng đc thay đổi và phát triển (nhận thức lí tính, các phẩm chất nhân cách...). Như vậy
chúng ta khẳng định hoạt động học tạo ra sự biến đổi ở chính người học, hình thành nhân
cách ở người học.
người học càng ý thức về đối tượng của hoạt động bao nhiêu, sức lực của HS đc
huy động càng nhiều thì sự thay đổi tâm lí của HS sẽ cao.
+ Hoạt động học là hoạt động tự giác được điều khiển một cách có ý thức nhằm
tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Hoạt động học chỉ đạt kết quả cao khi việc học tập là tự giác, tự nguyện, không có
sự gò bó, ép buộc. Đồng thời, kết quả của hoạt động học tập còn phụ thuộc nhiều vào
việc tự tổ chức điều khiển hoạt động học tập của bản thân người học một cách khoa học.
Bên cạnh đó việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng , kĩ xảo diễn ra dễ dàng và có hệ thống
khi giáo viên chọn lọc và tổ chức lại theo một hệ thống nhất định nhằm vạch ra đc bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng và đc giáo viên tổ chức, điều khiển một cách có ý
thức.
Do vậy phải đổi mới quan hệ của thầy và trò. Thầy đổi mới tổ chức hoạt động của
thầy và trò, trò tự hoạt động để tìm ra cái mình muốn có. Các nghiên cứu cho thấy sự trao
đổi, hợp tác lẫn nhau giữa những người cùng học dưới sự điều khiển của thầy là điều kiện
quan trọng đảm bảo kết quả học tập cao
+ Hoạt động học không chỉ hướng vào việc tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà
còn hướng vào việc tiếp thu tri thức của bản thân hoạt động học (cách học)
Trong quá trình học, HS không chỉ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn lĩnh
hội cả tri thức về phương pháp, phương thức tư duy... Do đó, những tri thức hoạt động
học lĩnh hội đc vừa là kết quả của hoạt động học, vừa là phương tiện của công cụ của
hoạt động học. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên không chỉ đơn thuần là dạy tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo mà đồng thời còn phải dạy tri thức về việc học (cách học).
Câu 9: Sự phát triển trí tuệ là gì? Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ, các hướng dạy
học nhằm phát triển trí tuệ cho học sinh.
a. Sự phát triển trí tuệ là gì?
- Sự phát triển trí tuệ là sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong hoạt động nhân thức.
Sự phát triển trí tuệ được hình thành trong hoạt động nhận thức (sự phát triển trí tuệ tốt
hay không tốt thì nó phụ thuộc vào mức độ của quá trình nhận thức)
Sự thay đổi đó được thể hiện ở hai mặt:
+ Cấu trúc cái đc phản ánh (hệ thống tri thức).
+ Phương thức cái đc phản ánh (cách thức, phương pháp mới).
Hai mặt trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó sự phát triển trí tuệ cần đc hiểu là sự
thống nhất giữa việc vũ trang nhân thức và việc phát triển một cách tối đa phương thức
phản ánh chúng-con đường, cách thức giành lấy tri thức đó.
b. Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ.
Sự phát triển trí tuệ biểu hiện ở các chỉ số sau đây:
- Tốc độ của sự định hướng trí tuệ (sự nhanh trí) khi giải quyết các nhiệm vụ, các bài tập,
tình huống... không giống với bài tập mẫu, nhiệm vụ, tình huống quen thuộc.
- Tốc độ khái quát hóa (chóng hiểu, chóng biết). Tốc độ này đc xác định bởi số lần luyện
tập cần thiết theo cùng một kiểu để hình thành một hành động khái quát hóa.
- Tính tiết kiệm của tư duy. Đc xác định bởi số lần các lập luận cần và đủ để đi đến kết
quả, đáp số.
- Tính mềm dẻo của trí tuệ, thể hiện ở các kĩ năng như:
+ Kĩ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề phù hợp với biến thiên của điều kiện.
+ Kĩ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có sang một trật tự khác ngược
với hướng và trật tự đã tiếp thu.
+ Kĩ năng đề cập cùng một hiện tượng theo những quan điểm khác nhau.
- Tính phê phán của trí tuệ, thể hiện ở chỗ không dễ dàng chấp nhận, không kết luận một
cách không có căn cứ, không đi theo đường mòn, nếp cũ...
- Sự thấm sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu thể hiện rõ ở sự phân biệt giữa
cái bản chất và không bản chất, cái cơ bản và cái chủ yếu, cái tổng quát và cái bộ phận...
c. Các hướng dạy học nhằm phát triển trí tuệ cho học sinh.
c1. Một là, Hướng tăng cường một cách hợp lí hoạt động dạy học.
Các nguyên tắc cho việc tổ chức dạy học:
+ Tôn trọng vốn sống của tre khi dạy học, điều này sẽ làm tăng lòng ham muốn
học tập, thích tìm hiểu của học sinh, tạo cho trẻ không khí làm việc thoải mái với thầy cô
khi trao đổi, thắc mắc...
+ Xây dựng việc dạy học trên mức độ khó khăn cao và tốc đọ học nhanh.
+ Nâng dần tỉ trọng tri thức lí luận khái quát.
+ Làm cho học sinh ý thức về toàn bộ quá trình học tập, tự giác khi học.
Các nguyên tắc trên có tính tương hỗ nhau. Thực hiện đồng bộ chúng sẽ có tác dụng:
+ Góp phần xây dựng động cơ học tập, nhu cầu đối với tri thức và tăng cường thái
độ, tích cực học tập.
+ Tri thức sâu, chính xác, phản ánh đúng bản chất, kĩ năng, kĩ xảo chắc chắn.
+ Quan sát sâu, có tính khái quát, trình độ tư duy, năng lực phát triển cao.
c2. Hai là, Hướng thay đổi một cách cơ bản nội dung và phương pháp của hoạt động dạy
học.
- Quá trình phát triển tâm lí của tre là quá trình trẻ tự tái tạo các năng lực và
phương thức, hành vi có tính người đã hình thành trong lịch sử. Do đó, đòi hỏi trẻ
phải có hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức phù hợp với hoạt động của con
người, hoạt động đã hiện thân, gửi gắm trong các công cụ và tri thức đó.
Vì vậy, muốn xây dựng nội dung môn học, cũng như phương pháp để thực hiện môn học,
phải làm đc hai việc:
+ Phải vạch cho đc cấu trúc của hoạt động con người thể hiện trong một tri thức cụ
thể hay một kĩ năng cụ thể.
+ Nghiên cứu một cách có hệ thống cách tổ chức hoạt động của trẻ và khả năng
của trẻ ở các lứa tuổi trong việc thực hiện các hoạt động đó.
- Xuất phát từ quan điểm lí luận trên, nguyên tắc dạy học cơ bản của hướng này là:
+ Một là, mọi khái niệm đc cung cấp cho HS không ohair ở dạng có sẵn mà trên cơ sở trẻ
đc xem xét trực tiếp từ nguồn gốc phát sinh của khái niệm đó và làm cho trẻ thấy cần
thiết phải có khái niệm đó.
+Hai là, cho trẻ phát hiện mối liên hệ xuất phát và bản chất của khái niệm.
+ Ba là, hồi phục lại mối liên hệ ấy bằng mô hình kí hiệu.
+ Bốn là, sau đó hướng dẫn trẻ chuyển dần và kịp thời từ các hành động trực tiếp với các
sự vật sang các thao tác và các hoạt động trí tuệ.
- Dạy học theo hướng này sẽ dẫn đến những kết quả tích cực sau đây:
+ Quá trình hình thành khái niệm dựa trên cơ sở hành động với đối tượng, trên các mối
liên hệ bản chất giữa các sự vật.
+ Trẻ nắm đc cái chung, tổng quát, trừu tượng trước khi nắm những cái cụ thể, riêng,
phức tạp.
+ Trẻ nắm đc khái niệm bằng hoạt động độc lập dưới dạng tìm tòi, khám ohas từ những
tình huống và điều kiện mà ở đó nhu cầu đã đc nảy sinh.
Câu 10: Phân tích nhóm năng lực dạy học của người giáo viên.
a. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
Năng lực hiểu HS là khả năng xâm nhập vào thế giới bên trong của tre, là sự hiểu
biết tường tận về nhân cách của chúng cũng như khả năng quan sát tinh tế những biểu
hiện tâm lí của HS trong quá trình dạy học và giáo dục.
* Biểu hiện:
- Giáo viên phải biết xác định đc khối lượng, mức độ, phạm vi kiến thức đã có ở HS, từ
đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày cho HS.
- Phải dự đoán đc những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng ở
HS khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên phải có khả năng quan sát tinh tế và có thể xây dựng những biểu hiện chính
xác về lời giảng của mình đã đc HS khác nhau lĩnh hội như thế nào.
- Khả năng hiểu HS ở người giáo viên thể hiện ở hai mức độ: Mức độ thấp là thông qua
câu trả lời và làm bài tập của HS. Mức độ cao là thông qua những tiếng xì xào, ánh mắt,
sắc mặt,...
Vì vậy, muốn hiểu HS thì người giáo viên phải luôn quan tâm gần gũi HS vs tình
thương và trách nhiệm. Giáo viên phải nắm vững chuyên môn cũng như sự hiểu biết đầy
đủ về tâm lí của trẻ và kết hợp vs những phẩm chất, tâm lí cần thiết.
b. Tri thức về tầm hiểu biết của người thầy giáo.
Tri thức về tầm hiểu biết của người giáo viên là năng lực cơ bản, năng lực trụ cột
của nghề dạy học, vì:
- Giáo viên thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân cách HS nhờ một phương tiện đặc biêt: tri
thức. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình tất yếu phải nắm vững phương tiện ấy. Chỉ khi
nào nắm vững đc nội dung, bản chất, con đường hình thành tri thức mà nhân loại đã đi
qua thì khi ấy người giáo viên mới có thể chắt lọc đc những cái cần cho sự phát triển
nhân cách của người học.
- Vì công việc của nhà giáo cũng là công việc của một nhà giáo dục, để giáo dục đc HS
thì không chỉ nắm vững kiến thức môn mình dạy mà người giáo viên cần có hiểu biết
rộng. tâm hồn của họ phải đc bồi bổ nhiều tinh hoa của dân tộc, của cuộc sống, của khoa
học. Khi đó người giáo viên mới có thể bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có đc nhãn quan rộng
rãi, có hứng thú và thiên hướng thích hợp.
- XH càng hiện đại, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối vs trẻ, đồng thời làm cho hứng thú
và nguyện vọng của trẻ càng phát triển (thích tò mò, tìm hiểu,...). Người giáo viên cần
phải nâng cao trình độ, tri thức để đáp ứng sự phát triển ở trẻ.
- Tạo ra uy tín cho người giáo viên.
Để có năng lực này đòi hỏi người giáo viên phải có hai yếu tố cơ bản: thứ nhất là
phải có nhu cầu mở rộng tri thức và tầm hiểu biết, thứ hai là có khả năng để làm thỏa mãn
nhu cầu đó. Do đó người giáo viên phải có tầm hiểu biết sâu rộng và luôn có nhu cầu mở
rộng tầm hiểu biết để hoàn thiện tri thức của mình.
* Biểu hiện
- Giáo viên phải nắm vững và hiểu biết rộng về môn mình phụ trách.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt xu hướng phát triển và những phát minh trong khoa
học môn mình phụ trách và các khoa học lân cận.
-Biết tiến hành nghiên cứu khoa học.
- Có năng lực tự học tự bồi sưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình.
c. Năng lực chế biến tài liệu học tập
Là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối vs tài liệu học tập nhằm
làm cho nó phù hợp vs đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của từng cá nhân HS, phù hợp
vs trình độ, kinh nghiệm của HS và đảm bảo logic sư phạm.
* Biểu hiện
- Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình.
- Cung cấp cho HS những kiến thức tinh và chính xác, liên hệ đc nhiều mặt giữa kiến
thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này vs kiến thức bộ môn khác, liên hệ vận
dụng vào thực tế.
- Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và
giàu cảm xúc sáng tạo.
- Học tập đc kinh nghiệm của giáo viên khác và đúc kết kinh nghiệm cho mình.
* Yêu cầu
- Giáo viên phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu dùng để dạy cho HS, xác lập đc mqh giữa
yêu cầu kiến thức của chương trình vs trình độ nhận thức của HS.
- Giáo viên phải biết chế biến tài liệu cho phù hợp vs logic sư phạm và vừa phù hợp vs
trình độ nhận thức của hs.
- Giáo viên phải có khả năng phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
- Phải có sự sáng tạo khi chế biến và trình bày tài liệu học tập.
d. Năng lực nắm giữ kĩ thuật dạy học
Là khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động nhận tức của hs qua bài giảng. Nắm
vững kĩ thuật dạy học mới là giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động của hs giúp hs
lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động tích cực độc lập của bản thân.
* Biểu hiện
- Giáo viên phải tạo cho hs ở vị trí người khám phá trong quá trình dạy học.
- Giáo viên phải truyền đạt tài liệu một cách rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa
sức vs hs.
- Phải tạo ra hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ một cách độc lập tích cực.
- Phải tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập.
- Vì vậy để có năng lực này đòi hỏi ở người giáo viên phải có quá trình học tập nghiêm
túc và rèn luyện kĩ năng sư phạm
e. Năng lực ngôn ngữ
Là một năng lực quan trọng không thể thiếu của người thầy giáo vì đây là công cụ,
phương tiện đảm bảo cho người giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của
mình.
Nhờ ngôn ngữ giáo viên truyền đạt thông tin tới trò, thúc đẩy sự chú ý và suy nghĩ
của HS vào bài giảng và điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhận thức của HS, giải thích,
bàn bạc, tổ chức, huy động các lực lượng khác tham gia vào hoạt động giáo dục.
Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý chí và tình cảm của
mình bằng lời nói cũng như nét mặt và giọn điệu.
* Biểu hiện
Năng lực ngôn ngữ của giáo viên đc biểu hiện cả về nội dung và hình thức cụ thể:
- Nội dung ngôn ngữ phải sâu sắc, chứa đựng mực độ thông tin lớn, phải thích hợp vs các
nhiệm vụ nhận thức khác nhau.
- Hình thức ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, có ngữ điệu, biểu cảm, phát
âm mạch lạc, không sai về ngữ pháp và có cảm xúc làm lay động tâm hồn hs.
- Ngôn ngữ của giáo viên không quá nhanh cũng không quá chậm, ngôn ngữ của giáo
viên phải có tác dụng khơi gợi sự chú ý và tư duy tích cực của HS vào bài giảng.
- Bên cạnh đó người giáo viên phải biết dử dụng phi ngôn ngữ sinh đông, phù hợp với nội
dung của bài giảng.
Vì vậy, người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi về ngôn ngữ, phải
am hiểu về tri thức để truyền đạt có xúc cảm.

More Related Content

What's hot

Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su phamtranvanat
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
HanaTiti
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Thùy Linh
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2QuangLong Dinh
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG Lê Thương
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
Tìm Em Nơi Đâu
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
nataliej4
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
foreman
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
nataliej4
 
Ngữ âm học
Ngữ âm họcNgữ âm học
Ngữ âm học
Ciel Bleu Translation
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Le Hang
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
thu ha
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
Lenam711.tk@gmail.com
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Man_Ebook
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Võ Tâm Long
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
nataliej4
 
Ielts speaking part 1 - Topic: How much time do you spend with your family m...
Ielts speaking part 1 - Topic:  How much time do you spend with your family m...Ielts speaking part 1 - Topic:  How much time do you spend with your family m...
Ielts speaking part 1 - Topic: How much time do you spend with your family m...
IELTSbox.com
 
Giao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcGiao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcPe Tii
 

What's hot (20)

Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su phamKe hoach thuc tap giao duc, ke hoach  hay, thuc tap su pham
Ke hoach thuc tap giao duc, ke hoach hay, thuc tap su pham
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
 
Ngữ âm học
Ngữ âm họcNgữ âm học
Ngữ âm học
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
 
Ielts speaking part 1 - Topic: How much time do you spend with your family m...
Ielts speaking part 1 - Topic:  How much time do you spend with your family m...Ielts speaking part 1 - Topic:  How much time do you spend with your family m...
Ielts speaking part 1 - Topic: How much time do you spend with your family m...
 
Giao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcGiao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa học
 

Similar to Câu hỏi on thi Tâm lí học 2

Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
ThyDungTrn11
 
Tâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptTâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptQuyen Le
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu họcĐề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Lê Cường
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
HanaTiti
 
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
lemaidkt
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
nguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
lemaidkt
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
nguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
lemaidkt
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
lemaidkt
 
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Học Tập Long An
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthptvuthanhtien
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
nataliej4
 
Cẩm nang dạy con kĩ năng tự học
Cẩm nang dạy con kĩ năng tự học Cẩm nang dạy con kĩ năng tự học
Cẩm nang dạy con kĩ năng tự học
Light Moon
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.doc
HHongThu4
 
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Trần Đức Anh
 

Similar to Câu hỏi on thi Tâm lí học 2 (20)

Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
 
Tâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptTâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thpt
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu họcĐề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
 
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthpt
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
 
Cẩm nang dạy con kĩ năng tự học
Cẩm nang dạy con kĩ năng tự học Cẩm nang dạy con kĩ năng tự học
Cẩm nang dạy con kĩ năng tự học
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.doc
 
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
 

More from Sùng A Tô

The British Royal family
The British Royal familyThe British Royal family
The British Royal family
Sùng A Tô
 
Family members
Family membersFamily members
Family members
Sùng A Tô
 
Functional Grammar
Functional GrammarFunctional Grammar
Functional Grammar
Sùng A Tô
 
Discription
DiscriptionDiscription
Discription
Sùng A Tô
 
Marking scheme for semester test
Marking scheme for semester testMarking scheme for semester test
Marking scheme for semester test
Sùng A Tô
 
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Tiếng Anh 11 new version
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Tiếng Anh 11 new versionĐề kiểm tra học kỳ 2 môn Tiếng Anh 11 new version
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Tiếng Anh 11 new version
Sùng A Tô
 
Methodology 7B
Methodology 7BMethodology 7B
Methodology 7B
Sùng A Tô
 
METHODOLOGY 6B
METHODOLOGY 6BMETHODOLOGY 6B
METHODOLOGY 6B
Sùng A Tô
 
Unit 13 Reading
Unit 13 ReadingUnit 13 Reading
Unit 13 Reading
Sùng A Tô
 
Unit 13 Reading
Unit 13 ReadingUnit 13 Reading
Unit 13 Reading
Sùng A Tô
 
Age of acquisition
Age of acquisitionAge of acquisition
Age of acquisition
Sùng A Tô
 
Unit 12 speaking
Unit 12 speakingUnit 12 speaking
Unit 12 speaking
Sùng A Tô
 
Tiếng anh 10 unit 12 reading
Tiếng anh 10 unit 12 readingTiếng anh 10 unit 12 reading
Tiếng anh 10 unit 12 reading
Sùng A Tô
 
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 reading
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 readingGiáo án tiếng anh 10 unit 12 reading
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 reading
Sùng A Tô
 
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 speaking
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 speakingGiáo án tiếng anh 10 unit 12 speaking
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 speaking
Sùng A Tô
 
40 Danh từ không chia số nhiều
40 Danh từ không chia số nhiều40 Danh từ không chia số nhiều
40 Danh từ không chia số nhiều
Sùng A Tô
 
Teaching Journal
Teaching JournalTeaching Journal
Teaching Journal
Sùng A Tô
 
Age of Acquisition
Age of AcquisitionAge of Acquisition
Age of Acquisition
Sùng A Tô
 
Observation sheet for teaching
Observation sheet for teachingObservation sheet for teaching
Observation sheet for teaching
Sùng A Tô
 
Giáo án tiếng anh lớp 10 thí điểm (trọn bộ) tài liệu text
Giáo án tiếng anh lớp 10 thí điểm (trọn bộ)   tài liệu textGiáo án tiếng anh lớp 10 thí điểm (trọn bộ)   tài liệu text
Giáo án tiếng anh lớp 10 thí điểm (trọn bộ) tài liệu text
Sùng A Tô
 

More from Sùng A Tô (20)

The British Royal family
The British Royal familyThe British Royal family
The British Royal family
 
Family members
Family membersFamily members
Family members
 
Functional Grammar
Functional GrammarFunctional Grammar
Functional Grammar
 
Discription
DiscriptionDiscription
Discription
 
Marking scheme for semester test
Marking scheme for semester testMarking scheme for semester test
Marking scheme for semester test
 
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Tiếng Anh 11 new version
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Tiếng Anh 11 new versionĐề kiểm tra học kỳ 2 môn Tiếng Anh 11 new version
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Tiếng Anh 11 new version
 
Methodology 7B
Methodology 7BMethodology 7B
Methodology 7B
 
METHODOLOGY 6B
METHODOLOGY 6BMETHODOLOGY 6B
METHODOLOGY 6B
 
Unit 13 Reading
Unit 13 ReadingUnit 13 Reading
Unit 13 Reading
 
Unit 13 Reading
Unit 13 ReadingUnit 13 Reading
Unit 13 Reading
 
Age of acquisition
Age of acquisitionAge of acquisition
Age of acquisition
 
Unit 12 speaking
Unit 12 speakingUnit 12 speaking
Unit 12 speaking
 
Tiếng anh 10 unit 12 reading
Tiếng anh 10 unit 12 readingTiếng anh 10 unit 12 reading
Tiếng anh 10 unit 12 reading
 
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 reading
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 readingGiáo án tiếng anh 10 unit 12 reading
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 reading
 
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 speaking
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 speakingGiáo án tiếng anh 10 unit 12 speaking
Giáo án tiếng anh 10 unit 12 speaking
 
40 Danh từ không chia số nhiều
40 Danh từ không chia số nhiều40 Danh từ không chia số nhiều
40 Danh từ không chia số nhiều
 
Teaching Journal
Teaching JournalTeaching Journal
Teaching Journal
 
Age of Acquisition
Age of AcquisitionAge of Acquisition
Age of Acquisition
 
Observation sheet for teaching
Observation sheet for teachingObservation sheet for teaching
Observation sheet for teaching
 
Giáo án tiếng anh lớp 10 thí điểm (trọn bộ) tài liệu text
Giáo án tiếng anh lớp 10 thí điểm (trọn bộ)   tài liệu textGiáo án tiếng anh lớp 10 thí điểm (trọn bộ)   tài liệu text
Giáo án tiếng anh lớp 10 thí điểm (trọn bộ) tài liệu text
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Câu hỏi on thi Tâm lí học 2

  • 1. Câu 1: Phân tích đặc điểm trí tuệ của HS THCS, kết luận sư phạm. a. Tri giác: các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác sự vật, hiện tượng phức tạp. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. b. Trí nhớ: trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. +Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. + Biết lựa chọn nội dung ghi nhớ và có nhiều tiến bộ trong ghi nhớ tài liệu trừu tượng. + Có ý thức chọn lọc cách ghi nhớ và phương pháp ghi nhớ. + Ghi nhớ máy móc giảm và ghi nhớ ý nghĩa tăng. + Tuy nhiên các em còn tùy tiện trong ghi nhớ, chưa hiểu đúng ghi nhớ máy móc, coi thường việc ghi nhớ chính xác định nghĩa dẫn đến diễn đạt sai, một số khác học vẹt là chính. => Vì thế giáo viên cần phải: + Dạy cho hs phương pháp ghi nhớ logic + Giải thích cho các em biết sự cần thiết của việc ghi nhớ chính xác những định nghĩa, quy luật. + rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình + Kiểm tra ghi nhớ bằng sự tái hiện mới biết được hiệu quả của ghi nhớ. + hướng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lí. + Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.
  • 2. c. Tư duy: hoạt động tư duy của hs ở thcs có những biến đổi cơ bản: + Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên tư duy trừu tượng ở hs là khác nhau. + Tư duy hình tượng cụ thể vẫn tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. + Tính phê phán phát triển, các em biết lập luận và giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. + Cuối cấp các em đã biết vân dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức. => giáo viên cần phải: + Phát triển tư duy trừu tượng cho hs THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập. + Chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kĩ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập. d. Tưởng tượng: khả năng tưởng tượng của thiếu niên phong phú, hình ảnh tưởng tượng mang tính khái quát, sáng tạo hơn lứa tuổi trước. + Tưởng tượng tái tạo khá đầy đủ và chính xác, mang tính khách quan hơn. Nhờ đó việc tái tạo những câu chuyện kể, những bài học trên lớp tương đối chính xác. + Tưởng tượng sáng tạo phát triển thể hiện ở khả năng sáng tác văn học, nghệ thuật, hội họa,... + Có nhiều ước mơ cao đẹp, táo bạo. Tuy nhiên hình ảnh tưởng tượng ở các em còn xa vời chưa gắn với khả năng của bản thân. e. Chú ý: đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là chú ý có chủ định chiếm ưu thế và khá bên vững, các em có thể tập trung lâu dài vào một hay một số đối tượng. + Tính lựa chọn của chú ý phát triển phụ thuộc vào tính chất tri thức của môn học, mức độ hứng thú của thiếu niên với tri thức đó.
  • 3. + Khối lượng chú ý tăng rõ rệt, cùng một lúc có thể tập trung vào nhiều đối tượng khác nhau mà vẫn đạt hiệu quả cao. + Sự di chuyển chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác, thao tác này sang thao tác khác,... rất nhanh và dễ dàng. => Trong giảng dạy cần sử dụng các đồ dùng dạy học phù hợp, lựa chọn nội dung hướng dẫn, sử dụng phương pháp tích cực kích thích sự chú ý, hứng thú cho HS. f. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ tăng rõ rệt, đặc biệt là các thuật ngữ khoa học. Các em nói và diễn đạt rõ ràng, lưu loát bằng ngôn ngữ của chính mình, dùng câu cú đúng ngữ pháp. + Ngôn ngữ giàu hình tượng thể hiện trong khả năng sáng tác văn thơ... + Tuy nhiên, ngôn ngữ của thiếu niên vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều em viết sai ngữ pháp, dùng từ sáo rỗng, thiếu chân thật,... => Cần kích thích các em trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ của HS. Tổ chức trao đổi, thảo luận, hướng dẫn các em kĩ năng đọc sách, uốn nắn sai sót trong ngôn ngữ của các em. Câu 2: Phân tích đặc điểm học tập của HS THCS, kết luận sư phạm. a. Đặc điểm Học tập là hoạt động chủ đạo của HS. Nhưng đến tuổi HS THCS việc học tập của các em có những thay đổi cơ bản. Việc học tập ở trường THCS là một bước ngoặc quan trọng trong đời sống của trẻ. Ở các lớp dưới, việc học tập của các em cụ thể và đơn giản. Ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các em phức tạp hơn. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những cơ sở của các khoa học, các em học tập các phân môn,... Mỗi môn học gồm những khái niệm, nhwungx quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó đòi hỏi các em được tự giác và độc lập cao. - Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước. Các em được học với nhiều giáo viên. Mỗi giáo viên có trình độ nghề nghiệp, phẩm chất, uy tín, có cách dạy và
  • 4. yêu cầu khác nhau đối với học sinh. Do vậy mối quan hệ giữa giáo viên và HS xa cách hơn so với bậc tiểu học. Sự thay đổi này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em phát triển dần phương thức nhận thức người khác. - Động cơ học tập đã được hình thành rõ nét và biểu hiện phong phú. Hai động cơ hình thành và chi phối hoạt động học tập của các em: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội. Động cơ xã hội gắn liền với những quan hệ xã hội còn động cơ tri thức lại hướng vào việc nhận thức, lĩnh hội tri thức các môn học. Sự xuất hiện động cơ học tập mới này có quan hệ đến sự hình thành thái độ, hứng thú, viễn cảnh sống, lí tưởng, dự định trong tương lai của thiếu niên. Như vậy học tập ở giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng đối với các em, và từ đó làm nảy sinh, phát triển hoaajt động học tập cao hơn về chất so với lứa tuổi trước: xuất hiện hoạt động tự học. - Thái độ: tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ rệt. Ở HS tiểu học thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độc ủa các em đối với giáo viên và điểm số nhận được. Nhưng pử tuổi thiếu niên, thái độ đối với môn học do nội dung môn học và sự đòi hỏi phải mở rộng tầm hiểu biết chi phối. Thái độ đối với môn học đã được phân hóa (môn “hay”, môn “không hay”...) - Hứng thú học tập ở trường THCS, nội dung học tập đã được mở rộng; nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên, tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân tán và không bền vững và có thể hình thành thái độ dễ dãi, không nghiêm túc đối với các lĩnh vự khác trong cuộc sống. b. Kết luận sư phạm. Trong giáo dục giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách một cách tốt nhất. Mặt khác, cần chú ý tới tài liệu học tập: tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây cho HS hứng thú học tập và phải
  • 5. trình bày tài liệu, phải gợi cho Hs có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó, giáo viên phải giúp đỡ các em hướng dẫn cho các em cách học, có phương pháp học tập phù hợp. Câu 3: Phân tích đặc điểm giao tiếp của HS THCS, kết luận sư phạm. a. Giao tiếp với người lớn: - Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo: “cảm nhận mình đã là người lớn”. Các em quan tâm đến hình thức, tác phong, cử chỉ... và những khả năng của bản thân. Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa thực sự là người lớn. - Các em có nhu cầu thiết lập mối quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn đối xử bình đẳng, không bmuoons bị can thiệp tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng. - Các em mong muốn cải tổ mối quan hệ này thao hướng hạn chế quyền của người lớn, mở rộng quyền của các em và phải đảm bảo sự công bằng. - Mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tính độc lập của các em. Muốn tin tưởng và độc lập hơn, muốn bình đẳng nhất định với người lớn. - Bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây các em vẫn tự nguyện thực hiện. Các em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động. - Nếu người lớn không chịu thay đổi mối quan hệ với các em thì các em sẽ tự mình thay đổi mqh hệ đó, điều này dẫn đến xung đột xảy ra và cứ thế kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này. Biểu hiện của xung đột đó là các em tỏ ra bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời,... Tác động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm sút. - Sự xung đột sẽ không xảy ra nếu giữa các em và người lớn xây dwjngj được mối quan hệ bạn bè dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau,... - Trong gia đình thiếu niên mong muốn được tông trọng hơn chiều chuộng. - Trong nhà trường, các em vẫn kính trọng thầy cô nhưng không còn sùng bái như thời tiểu học. Các em muốn được giáo viên giao cho những công việc trọng trách, quan trọng và tỏ ra khó chịu khi thầy cô làm thay công việc của mình. - Do gần gũi với người lớn, các em có khuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết hoặc cách cư xử tốt. Tuy nhiên còn nhiều em chưa biết tìm những mặt tốt trong hành vi
  • 6. của người lớn để học tập mà bắt chước cả những mặt xấu của người lớn như nói tục, hút thuốc, uống rượu,... => Do vậy, trong mối quan hệ với thiếu niên người lớn cần: + Phải tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của thiếu niên + Người lớn cần xây dựng mqh với thiếu niên dựa trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau + Gương mẫu, khéo léo, tế nhị khi tiếp xúc với thiếu niên. b. Giao tiếp với bạn bè: nhu cầu giao tiếp với bạn bè phát triển mạnh * Giao tiếp với bạn bè cùng tuổi - Quan hệ với bạn bè cùng tuổi phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với lứa tuổi tiểu học. Phạm vi mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống các em. - Các em khao khát được giao tiếp và hoạt động chung với nhau, có nguyện vọng được sống trong tập thể, có bạn bè thân thiết, tin cậy. Muốn bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình. - Các em cho rằng quan hệ bạn bè cùng tuổi là quan hệ riêng của cá nhân, các em có quyền hành động độc lập trong quan hệ này, bảo vệ quyền đó của mình. Không muốn người lớn can thiệp quá sâu vào chuyện bạn bè của mình. Nếu có sự can thiệp thô bạo của người lớn, các em sẽ chống đối lại. - Nếu quan hệ giữa các em và người lớn không hòa thuận thì mong muốn giao tiếp với bạn bè cùng tuổi càng tăng, và ảnh hưởng của bạn bè đến các em càng mạnh mé. - Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè sẽ khiến các em có những cảm xúc nặng nề. Tình huống khó chịu nhất đối với các em là sự phê bình thẳng thắn của tập thể, của bạn bè và hình phạt lớn nhất đối với các em là bị bạn bè tẩy chay. - Tình bạn trong đời sống HS THCS đã sâu sắc hơn. Các em có nhu cầu giao tiếp và kết bạn với nhau. Các em chỉ kết bạn với những bạn đc mọi người tôn trọng, có uy tín và tiến bộ rõ rệt về mặt nào đó.
  • 7. - Điều quan trọng để kết bạn là tình bạn phải trung thành, thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau... - Phạm vi giao tiếp của các em hẹp lại, nhưng quan hệ của các em gắn bó với nhau hơn, chịu ảnh hưởng của nhau, dễ lấy hứng thú của bạn. Vì vậy giao tiếp với bạn là nguồn nảy sinh hứng thú mới. - Trò chuyện với bạn bè giữ một vị trí có ý nghĩa đối với lứa tuổi này, các em thường kể cho nhau về mọi mặt sinh hoạt, đời sống và suy nghĩ của mình, kể cả những điều bí mật. Vì thế các em yêu cầu bạn phải giữ bí mật, đông cảm, cởi mở, hiểu nhau, vị tha,... - Lí tưởng tình bạn ở lứa tuổi này là sống chết có nhau, chia ngọt sẻ bùi. Đây là cách các em thâm nhập vào đời sống của nhau. Càng lớn sự thâm nhập về tâm hồn giữa các em ngày càng phát triển. * Giao tiếp với bạn khác giới: - Một đặc trưng quan trọng trong quan hệ với bạn bè cùng tuổi là sự xuất hiện những sắc thái mới trong quan hệ với bạn khác giới-những cảm xúc giới tính. - Tự ý thức phát triển khiến các em nhanh chóng nhận thức đc những đặc điểm giới tính của mình. Các em bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau, từ đó quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình. - Ở các em gái thái độ quan tâm đến bạn thường thể hiện khá thụ động và kín đáo (làm dáng hơn trước chú ý đến hình thức hơn) các em thường che dấu tc của mình bằng thái độ thờ ơ, tỏ ra lạnh nhạt với các bạn trai. Các em trai thể hiện thái độ này một cách công khai, ngang nhiên, có khi thô bạo (giật tóc, giấu cặp,...) - Về sau những quan hệ này đc thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùn, e thẹn, nhút nhát... ở một số em điều đó đc bộc lộ trực tiếp, còn một số khác thif đc che đậy bằng thái độ thờ ơ giả tạo khinh bỉ đối với ng khác giới. - Tuy hành vi bên ngoài khác nhau nhưng các em đều có chung hiện tượng tâm lí là muốn bạn khác giới chú ý, quan tâm đến mình.
  • 8. - Những came xúc của các em là trong sáng, là động lực thúc đẩy các em tự hoàn thiện mình. Tuy nhiên, một số em bị cuốn hút vào yêu đương. Nhiều khi các em không rõ tc của mình và có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập. => Người làm công tác giáo dục cần phải thận trọng, tế nhị, khéo léo khi giải quyết vấn đề này. Cần hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ ở lứa tuổi này lành mạnh, trong sáng và nó động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng. Không nên can thiệp thô bạo, dùng các biện pháp bạo lực, áp đặt đối với các em... Tóm lại: Sự giao tiếp ở lứa tuổi HS THCS là một loại hoạt động đặt biệt, nội dung của nó là xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức đc bản thân mình đồng thời qua đó phát triển một số kĩ năng như kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân. => Do đó làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn, xây dựng mqh của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp bạn bè ở lứa tuổi này. Câu 4: Phân tính đặc điểm học tập của HS THPT, kết luận sư phạm. a. Đặc điểm: Hoạt động học tập và hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo của HS ở lứa tuổi này. Hoạt động học tập của HS lứa tuổi THPT có những đặc điểm khác biệt cơ bản so với lứa tuổi học sinh THCS. - Nội dung, tính chất hoạt động học tập: Nội dung hoạt động học tập của lứa HS THPT nhiều hơn, khó hơn, phức tạp hơn; đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của các bộ môn khoa học. Đặc biệt, hoạt động học tập của HS THPT đòi hỏi tính năng động và tính độc lập của HS ở mức độ cao hơn và trình độc tư duy lí luận phát triển mới có thể nắm vững bản chất các khái niệm khoa học. Chính vì vậy, người học cần có sự thay đổi về phương pháp học tập. Mặt khác, hoạt động học tập của HS THPT gắn liền với hoạt động hướng nghiệp, do đó, tính phân hóa trong hoạt động học tập thể hiện rõ
  • 9. hơn, cao hơn lứa tuổi thiếu niên. Những điều này kích thích, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ mạnh mẽ của các em và cũng gây khó khăn cho không ít học sinh trong hoạt động học tập. - Động cơ học tập: được hình thành một cách rõ nét, phong phú, có cấu trúc phức tạp và gắn liền với động cơ lựa chọn nghề nghiệp. hệ thống động cơ học tập đã được phát triển hoàn thiện và bền vững hơn trước. Ở lứa tuổi này xuất hiện các loại động cơ học tập như động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ quan hệ xã hội (địa vị XH, thi đỗ đại học,...). Trong đó có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của các em,...), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học. - Thái độ học tập: Các em tích cực, tự giác hơn trong học tập. Thái độc ủa Hs đối với môn học trở nên có tính lựa chọn hơn. Những môn liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp thường được các em tập trung vào nhiều nhất. Như vậy, một mặt các em rất tích cực học tập những môn mà các em cho là quan trọng đối vwois nghề mình đã chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình. Tất cả những điều đó có thể dẫn đến không chỉ giảm sút kết quả học tập nói chung mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách thanh niên. - Hứng thú học tập: mang tính chất rộng, sâu, và bền vững hơn học sinh THCS. Ở lưa tuổi này, hứng thú học tập ổn định, đặc thù đối với một khoa học, một lĩnh vực hoạt động nhất định, vì thế mà nó thường dẫn đến sự hình thành xu hướng nhận thức nghề nghiệp của cá nhân, quy định việc lựa chọn nghề nghiệp của các em. hứng thú học tập đối với các môn học thường liên quan đến việc chọn nghề nghiệp nhất định của HS. Tuy nhiên một số thanh niên chưa có biểu hiện hứng thú rõ rệt với các môn học cụ thể; một số khác hứng thú với thể thao, văn nghệ, hoạt động thực tiễn hơn là học tập. b. Kết luận sư phạm:
  • 10. Câu 5: Phân tích đặc điểm trí tuệ của học sinh THPT, kết luận sư phạm. Đặc điểm nổi bật là tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả quá trình nhận thức. - Tri giác: + Đạt tới mức độ tinh nhậy của người lớn. Ngưỡng tuyệt đối của cảm giác: nghe, nhìn, vận động phát triển mạnh dẫn đến kĩ năng cảm thụ âm nhạc, văn học, nghệ thuật cao. + Tri giác về không gian, thời gian chính xác. + Khả năng quan sát có mục đích, hệ thống, toàn diện và gắn với tư duy, ngôn ngữ. Tuy nhiên, quan sát còn phân tán, chưa tập trung, đại khái do ảnh hưởng cảm xúc => Vì vậy cần giúp cho HS hiểu vai trò của tri giác, rèn luyện ngưỡng sai biệt, giáo viên cần hướng dẫn các em cách quan sát. - Trí nhớ: Trí nhớ có chủ định phát triển các em không chỉ ghi nhớ, tái tạo mà còn sáng tạo. Ghi nhớ từ ngữ, logic chiếm ưu thế. Tính chọn lọc ghi nhớ, biết xác định tài liệu cần nhớ, biết lựa chọn cách ghi nhớ. Tuy nhiên một số em còn ghi nhớ đại khái, học vẹt. => Vì vậy, giúp HS xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm để HS có thể nhớ tốt. Ôn tập thường xuyên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng dụng các phương pháp cách thức ghi nhớ để HS có thể nhớ bài lâu hơn. - Chú ý: Sự phân phối chú ý phát triển. Chú ý có chủ định chiếm ưu thế. Có khả năng tập trung chú ý trong thời gian dài. Tính lựa chon chú ý và sự ổn định chú ý phát triển rõ rệt. Năng lực di chuyển chú ý và phân phối chú ý phát triển và hoàn thiện rõ (vừa nghe giảng, vừa ghi chép, vừa theo dõi câu trả lời của bạn,...)
  • 11. - Tư duy: Có khả năng phát triển tư duy lí luận một cách độc lập, sáng tạo. So với thiếu niên, tư duy của các em chặt chẽ, nhất quán, có căn cứ hơn, các em thích nói chuyện câu triết lí. Sự phán đoán suy luận có căn cứ đi vào chiều sâu. Tư duy trừu tượng phát triển thể hiện ở việc giải quyết các vấn đề toán học, biện luận, chứng minh. Các thao tác tư duy phát triển mạnh, các em năm được các khái niệm phức tạp, trừu tượng. Tuy nhiên phẩm chất tư duy độc lập còn thấp. + Tóm lại: TD của HS THPT phát triển mạnh, hoiatj động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén. Tuy nhiên mức độ tư duy đặc trưng cho lứa tuổi chưa nhiều, một số em chưa phát huy năng lực độc lập suy nghĩ, kết luận vội vàng, cảm tính. - Tưởng tượng: tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, phong phú và tích cực. Tưởng tượng sáng tạo và tái tạo phát triển mạnh đặc biệt tưởng tượng sáng tạo chiếm ưu thế. Tưởng tượng phong phú là cơ sở để các em sáng tạo và xây dựng ước mơ, lí tưởng của mình. Tuy nhiên TT vẫn còn xa rời thực tiễn. - Ngôn ngữ: do nội dung học tập tăng, giao tiếp mở rông, các em đọc nhiều sách dẫn đến vốn từ tăng, ý nghĩa từ chính xác, đặt câu phức tạp. Ngôn ngữ phát triển đã cho phép các em phát biểu điều mình nhận thức theo cách độc đáo riêng. Ti=uy nhiên còn một số em ngôn ngữ hạn chế, viết sai, dùng từ chưa chính xác. Tóm lại: lứa tuổi thanh niên năng lực trí tuệ phát triển mạnh, đang được hoàn thiện dần trong quá trình học tập. Câu 6: Phân tích đặc điểm tự ý thức của HS THPT, kết luận sư phạm. Khả năng tự ý thức hình thành khá sớm ở con người và đc hoàn thiện từng bước, đến 15, 16 tuổi thì phát triển mạnh mẽ. Có thể nói sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT và có ý nghĩa to lớn đối vs sự phát triển tâm lí ở lứa tuôi này.
  • 12. Tự ý thức của HS THPT được bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ yêu cầu của hoạt động mà HS tham gia, mặt khác , xuất phát từ địa vị mới mẻ của các em trong tập thể và những mối quan hệ mới vs thế giới xung quanh. * Khả năng tự nhận thức về bản thân. - HS THPT tự nhận thức về hình ảnh cơ thể một cách tỉ mỉ (hay soi gương, chú ý sửa tư thế, quần áo hơn,...). Sự thay đổi về hình dáng bên ngoài cũng gây cho các em cảm xúc lo âu. - Các em ý thức rõ những diễn biến tâm lí bên trong như tâm trạng, tâm thế, thái độ và cả những nguyên nhân gây ra chúng. Các em ý thức đc những phẩm chất đạo đức, nét tính cách của mình. Không chỉ nhận thức cử chỉ, hành vi riêng lẻ mà còn nhận thức đc nhân cách một cách trọn vẹn. - Một nét đặc trưng ở lứa tuổi này là các em không chỉ nhận thức đc cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức đc vị trí của mình trong XH tương lai. - Sự nhận thức bản thân, sự phân tích bản thân đã trở thành yếu tố của sự tự xác định về mặt đạo đức xã hội của HS THPT. Vì vậy sự tự phân tích là dấu hiệu cần thiết cho một nhân cách phát triển và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích của con người. * Khả năng tự đánh giá bản thân. - Thanh niên biết dựa trên cơ sở tự đánh giá: biết so sánh kết quả đạt đc so vs sự kì vọng, biết đối chiếu ý kiến của người xung quanh, biết dựa vào chuẩn mực XH để tự đánh giá. - Các em không chỉ đánh giá từng phẩm chất, cử chỉ, hành vi riêng lẻ mà còn biết tự đánh giá nhân cách của mình trong toàn bộ các thuộc tính. Đánh giá sâu sắc hơn về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình. Đồng thời các em có khuynh hướng độc lập hơn trong đánh giá. - Tuy nhiên, các em dễ có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá, hoặc các em đánh giá thấp cái tích cực, hoặc đánh giá quá cao nhân cách của mình-tỏ ra tự cao, coi thường người khác.
  • 13. - Mặc dù có những sai lầm trong khi tự đánh giá, nhưng việc tự phân tích có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích. Do vậy, chúng ta cần có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu, không đc chế giễu ý kiến tự đánh giá của họ. * Khả năng tỏ thái độ vs bản thân - Các em khao khát muốn tìm hiểu mình và trên cơ sở đó để biểu hiện thái độ đối vs bản thân. Khi xem xét vẻ bề ngoài của mình các em thường không an tâm và lo lắng thật sự. Nhiều em lo lắng về tầm vóc nhỏ bé, về sự béo phệ, mụn trứng ca trên mặt, hay những em chậm lớn hoặc có dị tật cảm thấy đặc biệt khổ tâm. Sự chậm phát triển dấu hiệu giới tính không chỉ hạ thaaos uy tín của các em đối vs bạn bè mà còn nảy sinh ở các em tính tự ti. Chính vì vậy nhiều em có khát vọng thay đổi hình dáng bên ngoài của mình. Có thể nói, hình ảnh thân thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với thanh niên. - Thái độ của các em rất đa dạng, phức tạp khi giữ những vai trò khác nhau: tựu hào, hân hoan, vui sướng khi đạt kết quả cao, khi hoàn thành nhiệm vụ và buồn chán, lo lắng, xấu hổ khi làm sai điều gì đó. Tuy đa số các em đều có thể tự điều khiển cảm xúc của mình nhưng một số em biểu hiện thái độ đôi khi thái quá dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti khi không đạt kết quả, nguyện vọng. => Trong công tác dạy học và giáo dục, giáo viên cần có sự giúp đỡ, động viên để giúp các em vượt qua mặc cảm. * Khả năng tự khẳng định chính mình - Thanh niên mới lớn không chỉ có nhu cầu tự khẳng định chính mình mà còn có khả năng tự khẳng định bản thân. Những biểu hiện đó là nhu cầu đc khen ngợi, đc thừa nhân, đc sự tôn trọng, sự tin tưởng của người thân, thầy cô giáo, bạn bè. Để thõa mãn nhu cầu này các em phải phục tùng những quy tắc, chuẩn mực xã hội, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đc giao và nêu cao tinh thần trách nhiệm vs công việc.
  • 14. - Trên cơ sở của tự đánh giá, ở lứa tuổi này hình thành mức độ kì vọng nhất định (mức độ thành tích tự đánh giá mình có thể đạt đc). Chính vì vậy đã hình thành khả năng tự khẳng định bản thân mình. - Sự hình thành nhu cầu và khả năng tự khẳng định của thanh niên dựa trên cơ sở mqh giữa mức độ kì vọng, những yêu cầu của thanh niên đối vs bản thân và khả năng thực tế mà bản thân đạt đc. Nếu thành tích dưới mức kì vọng có thể làm giảm, làm tổn thương khả năng tự khẳng định bản thân của thanh niên. Vì vậy cần phải đánh giá đúng những kết quả thanh niên đạt đc để tránh cảm giác bị xúc phạm, không công bằng ở các em. Điều này còn có tác dụng nâng cao thanh niên hơn nữa trước con mắt của bản thân và loại trừ cảm giác không công bằng vs bản thân. Nhu cầu và khả năng tự khẳng định của thanh niên đc thỏa mãn theo cách này sẽ tạo điều kiện cho thanh niên tự khẳng định đúng bản thân trong mối quan hệ vs người khác và bạn cùng tuổi. * Khả năng tự giáo dục - Thanh niên không chỉ có khả năng tự đánh giá mà các em còn có khả năng tự giáo dục. Phần lớn thanh niên đã tiến hành tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách bản thân. Thanh niên thường có yêu cầu cao vs mình, nghiêm khắc vs bản thân hơn trước. Các em biết lập chương trình và kế hoạch rèn luyện, và có ý chí, có nghị lực khá cao trong tự rèn luyện. Vì vậy, tính tổ chức, kỉ luật đc tăng lên rõ rệt, tính xung động lại giảm hơn so vs HS THCS. Câu 7: Phân tích đặc điểm tình cảm của HS THPT, kết luận sư phạm. a. Đặc điểm - Đặc điểm chung: + Đời sống tc của thanh niên rất phong phú và đa dạng, có thái độ xúc cảm đối với các mặt khác nhau của đời sống. Nét đặc trưng là sự phát triển tc của đạo đức chính trị-xã hội và những tc thường đc đối chiếu một cách đúng đắn với các yêu cầu đạo đức nhất đinh. Các em yêu quê hương, đất nước, thích công bằng, ghét vô lí, bất công,...
  • 15. + Các em nhạy cảm với ấn tượng mới của đời sống, rung động mạnh mẽ hơn trong tc gia đình, tc trí tuệ như yêu khoa học và say mê khám phá nghệ thuật. + Khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi của thanh niên cũng đc hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trạng thái cảm xúc của các em bền vững hơn. - Tình bạn: + Nhu cầu tình bạn phát triển cao hơn, động cơ tình bạn sâu sắc hơn. Những yêu cầu tình bạn cao hơn: sự chân thành, tin tưởng lẫn nhau, lòng vị tha, sẵn sàng giúp đỡ thường xuyên,... Tình bạn đợm màu cảm súc hơn, có khả năng đáp ứng lại cảm súc của người khác. + Tb có đặc điểm bền vững, có thể vượt qua đc mọi thử thách và thường kéo dài đến suốt đời. + Coi tb là những mqh quan trọng nhất vì chính bạn bè giúp các em đối chiếu những thể nghiệm và ước mơ, lí tưởng. Bạn bè giúp tâm sự chia sẻ với nhau. + Ở thanh niên mới lớn, sự khác biệt giữa cá nhân trong tình bạn rất rõ. Quan niệm về tb và mức độ thân tình trong tb có sự khác nhau. Nguyên nhân kết bạn cũng rất phong phú (do phẩm chất tốt ở bạn, vì tính tình tương phản,...) - Tình yêu: + Lần đầu tiên trong lứa tuổi HS THPT xuất hiện tình cảm đặc biệt đó là ty. Đó là trạng thái mới mẻ mà thời thiếu niên chưa từng có. Đây là tc sâu sắc mạnh mẽ, có hiệu lực mãi tới đầu tuổi thanh niên mới xuất hiện. Đay là tc chân chính và là một hiện tượng tự nhiên bt. + Ty ở lứa tuổi này về cơ bản là tc lành mạnh, trong sáng, không vụ lợi và không tính toán. Thường xuất hiện từ tình bạn, sự thông cảm hoàn cảnh của nhau, sự hòa hợp tâm hồn, quý mến nhau. Tuy nhiên sự rung động này còn mang tính cảm tính, chưa có sự tham gia lí trí một cách đày đủ. + TY này thường thầm kín, dè dặt, thường yêu nhau trong tâm hồn hơn là biểu hiện ra bên ngoài. Các em thường che dấu tc của mình trong tình bạn. Nhiều khi
  • 16. các em không hiểu rõ giữa mình và đối tượng có quan hệ dứt khoát là tình bạn hay tình yêu. + TY của thanh niên đc quy định bởi thái độ đạo đức của họ. Trong nhiều trường hợp nó ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và rèn luyện, tạo cho thanh niên nguyện vọng khắc phục khuyết điểm để vươn lên. Nhưng có nhiều trường hợp TY cản trở đến việc học tập và rèn luyện của thanh niên, làm cho họ sao nhãng công việc chung, làm cho họ phân tán,... + Thứ tc “già tình bạn non tình yêu này” thường gây những ấn tượng mạnh mẽ và rất sâu sắc trong tâm hồn các em. Tuy vậy mối tình đầu này thường dễ vỡ do chưa có cơ sở vững chắc và cuộc sống của các em có nhiều biến động về vật chất và tinh thần. b. Kết luận sư phạm Trong công tác giáo dục cần: + TY của thanh niên mới lớn là một tc xuất hiện tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Về cơ bản đay là tc lành mạnh. Vì vậy trong bất kì trường hợp nào đều không đc can thiệp một cách thô bạo vào tc thiêng liêng này. Người lớn không đc chế nhạo, tỏ thái độ bất bình đối với sự xuất hiện những rung động mới mẻ này của thanh niên. + Nếu ty của các em tốt đẹp, không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập và rèn luyện thì giáo viên phải giúp các em vượt qua khó khăn, căng thẳng để vươn lên, giữ mãi đc ty trong sáng đó. + Nếu ty của các em ảnh hưởng xấu đến kết quả rèn luyện thì giáo viên phải giúp các em nhận thức đúng, hướng nghị lực của các em vào những hứng thú, say mê khác có lợi. + Nếu thấy ty mang tính bản năng, có khuynh hướng thỏa mãn tính dục, thì giáo viên cần phải có biện pháp nghiêm khắc, cứng rắn đối với những trường hợp này, tránh gây ảnh hưởng xấu đến tập thể HS. Giáp dục tc cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội. Giáo dục tc là một trong những nội dung quan trọng
  • 17. của việc giáo dục nhân cahcs, chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động xã hôi. Câu 8: Phân tích đặc điểm hoạt động dạy và hoạt động học, kết luận sư phạm. a. Đặc điểm hoạt động dạy. - Khái niệm: hoạt động dạy đc hiểu là hoạt động chuyên biệt do người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa XH tạo ra sự phát triển tâm lí và hình thành nhân cách. - Đặc điểm: Hoạt động dạy không có nhiệm vụ sáng tạo ra tri thức mới, vì những tri thức mà hoạt động dạy hướng đến đã có trong kho tàng tri thức chủa nhân loại. Mặc dù giáo viên không có khả năng sáng tạo ra tri thức mới, nhưng giáo viên tạo ra tâm lí mới cho HS, hơn nữa giáo viên lại làm việc với nhiều HS khác nhau nên hoạt động dạy vận hành theo cơ chế sáng tạo. Trong hoạt động dạy, nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là không phải tái tạo tri thức cũ cho bản thân mà là tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo tri thức đó ở HS. Hoạt động dạy phải tạo ra đc tính tích cực trong hoạt động học của HS, làm cho HS vừa ý thức đc đối tượng cần chiếm lĩnh, vừa biết cách chiếm lĩnh đối tượng đó. Chính tính tích cực của HS sẽ quyết định trực tiếp chất lượng học tập. Tuy nhiên chất lượng học tập còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động cảu giáo viên. Hoạt động dạy và học do hai chủ thể thực hiện, chúng gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó người dạy có chức năng điều khiển hoạt động của người học, còn người học có chức năng hành động tích cực nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm XH, biến kinh nghiệm XH thành kinh nghiệm riêng nhằm tạo ra tâm lí của chính HS. Với ý nghĩa như vậy cả giáo viên lẫn HS đều phải tích cực để hoàn thành nhiệm vụ từng bài dạy và từng bài học, đó là mục đích bộ phận của hoạt động dạy học.
  • 18. Vì vậy, giáo viên phải thấy đc chức năng riêng của thầy và trò trong hoạt động dạy học, + Giáo viên cần chế biến tài liệu học tập, có năng lực ngôn ngữ, có óc quan sát sư phạm. + Tăng cường trách nhiệm, tính tích cực của giáo viên trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS. + Kích thích, tạo điều kiện cho HS hoạt động để tự tạo ra kết quả học tập. + Giáo viên cần đánh giá đúng đắn tài liệu học tập. b. Đặc điểm hoạt động học - Khái niệm: hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người đc điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định. - Đặc điểm: + Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kĩ năng kĩ xảo tương ứng. Đối tượng của hoạt động học là những khái niệm khoa học. Đây cũng chính là mục đích của hoạt động học cần chiếm lĩnh thông qua việc tái tạo của bản thân. Bởi tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tồn tại bên ngoài bản thân HS, HS muốn có đc tri thức đó thì phải chiếm lĩnh nó, tái tạo những tri thức đã có trong nền văn hóa để chuyển vào bên trong (tâm lí) Việc tái tạo này không thể thực hiện đc nếu HS chỉ là khách thể bị động của những tác động sư phạm. Trái lại muốn học có kết quả người học phải tích cực tiến hành những hoạt động học tập bằng chính ý thức, tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân. + Hoạt động học hướng vào làm thay đổi chính bản thân của chủ thể hoạt động học (HS) Bằng hoạt động học, mỗi chủ thể (HS) lĩnh hội đc tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới,nhờ vậy vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học tăng lên. Qua đó tâm lí của người học cũng đc thay đổi và phát triển (nhận thức lí tính, các phẩm chất nhân cách...). Như vậy
  • 19. chúng ta khẳng định hoạt động học tạo ra sự biến đổi ở chính người học, hình thành nhân cách ở người học. người học càng ý thức về đối tượng của hoạt động bao nhiêu, sức lực của HS đc huy động càng nhiều thì sự thay đổi tâm lí của HS sẽ cao. + Hoạt động học là hoạt động tự giác được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Hoạt động học chỉ đạt kết quả cao khi việc học tập là tự giác, tự nguyện, không có sự gò bó, ép buộc. Đồng thời, kết quả của hoạt động học tập còn phụ thuộc nhiều vào việc tự tổ chức điều khiển hoạt động học tập của bản thân người học một cách khoa học. Bên cạnh đó việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng , kĩ xảo diễn ra dễ dàng và có hệ thống khi giáo viên chọn lọc và tổ chức lại theo một hệ thống nhất định nhằm vạch ra đc bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng và đc giáo viên tổ chức, điều khiển một cách có ý thức. Do vậy phải đổi mới quan hệ của thầy và trò. Thầy đổi mới tổ chức hoạt động của thầy và trò, trò tự hoạt động để tìm ra cái mình muốn có. Các nghiên cứu cho thấy sự trao đổi, hợp tác lẫn nhau giữa những người cùng học dưới sự điều khiển của thầy là điều kiện quan trọng đảm bảo kết quả học tập cao + Hoạt động học không chỉ hướng vào việc tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu tri thức của bản thân hoạt động học (cách học) Trong quá trình học, HS không chỉ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn lĩnh hội cả tri thức về phương pháp, phương thức tư duy... Do đó, những tri thức hoạt động học lĩnh hội đc vừa là kết quả của hoạt động học, vừa là phương tiện của công cụ của hoạt động học. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên không chỉ đơn thuần là dạy tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà đồng thời còn phải dạy tri thức về việc học (cách học). Câu 9: Sự phát triển trí tuệ là gì? Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ, các hướng dạy học nhằm phát triển trí tuệ cho học sinh. a. Sự phát triển trí tuệ là gì?
  • 20. - Sự phát triển trí tuệ là sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong hoạt động nhân thức. Sự phát triển trí tuệ được hình thành trong hoạt động nhận thức (sự phát triển trí tuệ tốt hay không tốt thì nó phụ thuộc vào mức độ của quá trình nhận thức) Sự thay đổi đó được thể hiện ở hai mặt: + Cấu trúc cái đc phản ánh (hệ thống tri thức). + Phương thức cái đc phản ánh (cách thức, phương pháp mới). Hai mặt trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó sự phát triển trí tuệ cần đc hiểu là sự thống nhất giữa việc vũ trang nhân thức và việc phát triển một cách tối đa phương thức phản ánh chúng-con đường, cách thức giành lấy tri thức đó. b. Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ biểu hiện ở các chỉ số sau đây: - Tốc độ của sự định hướng trí tuệ (sự nhanh trí) khi giải quyết các nhiệm vụ, các bài tập, tình huống... không giống với bài tập mẫu, nhiệm vụ, tình huống quen thuộc. - Tốc độ khái quát hóa (chóng hiểu, chóng biết). Tốc độ này đc xác định bởi số lần luyện tập cần thiết theo cùng một kiểu để hình thành một hành động khái quát hóa. - Tính tiết kiệm của tư duy. Đc xác định bởi số lần các lập luận cần và đủ để đi đến kết quả, đáp số. - Tính mềm dẻo của trí tuệ, thể hiện ở các kĩ năng như: + Kĩ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề phù hợp với biến thiên của điều kiện. + Kĩ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có sang một trật tự khác ngược với hướng và trật tự đã tiếp thu. + Kĩ năng đề cập cùng một hiện tượng theo những quan điểm khác nhau. - Tính phê phán của trí tuệ, thể hiện ở chỗ không dễ dàng chấp nhận, không kết luận một cách không có căn cứ, không đi theo đường mòn, nếp cũ... - Sự thấm sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu thể hiện rõ ở sự phân biệt giữa cái bản chất và không bản chất, cái cơ bản và cái chủ yếu, cái tổng quát và cái bộ phận...
  • 21. c. Các hướng dạy học nhằm phát triển trí tuệ cho học sinh. c1. Một là, Hướng tăng cường một cách hợp lí hoạt động dạy học. Các nguyên tắc cho việc tổ chức dạy học: + Tôn trọng vốn sống của tre khi dạy học, điều này sẽ làm tăng lòng ham muốn học tập, thích tìm hiểu của học sinh, tạo cho trẻ không khí làm việc thoải mái với thầy cô khi trao đổi, thắc mắc... + Xây dựng việc dạy học trên mức độ khó khăn cao và tốc đọ học nhanh. + Nâng dần tỉ trọng tri thức lí luận khái quát. + Làm cho học sinh ý thức về toàn bộ quá trình học tập, tự giác khi học. Các nguyên tắc trên có tính tương hỗ nhau. Thực hiện đồng bộ chúng sẽ có tác dụng: + Góp phần xây dựng động cơ học tập, nhu cầu đối với tri thức và tăng cường thái độ, tích cực học tập. + Tri thức sâu, chính xác, phản ánh đúng bản chất, kĩ năng, kĩ xảo chắc chắn. + Quan sát sâu, có tính khái quát, trình độ tư duy, năng lực phát triển cao. c2. Hai là, Hướng thay đổi một cách cơ bản nội dung và phương pháp của hoạt động dạy học. - Quá trình phát triển tâm lí của tre là quá trình trẻ tự tái tạo các năng lực và phương thức, hành vi có tính người đã hình thành trong lịch sử. Do đó, đòi hỏi trẻ phải có hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức phù hợp với hoạt động của con người, hoạt động đã hiện thân, gửi gắm trong các công cụ và tri thức đó. Vì vậy, muốn xây dựng nội dung môn học, cũng như phương pháp để thực hiện môn học, phải làm đc hai việc: + Phải vạch cho đc cấu trúc của hoạt động con người thể hiện trong một tri thức cụ thể hay một kĩ năng cụ thể. + Nghiên cứu một cách có hệ thống cách tổ chức hoạt động của trẻ và khả năng của trẻ ở các lứa tuổi trong việc thực hiện các hoạt động đó. - Xuất phát từ quan điểm lí luận trên, nguyên tắc dạy học cơ bản của hướng này là:
  • 22. + Một là, mọi khái niệm đc cung cấp cho HS không ohair ở dạng có sẵn mà trên cơ sở trẻ đc xem xét trực tiếp từ nguồn gốc phát sinh của khái niệm đó và làm cho trẻ thấy cần thiết phải có khái niệm đó. +Hai là, cho trẻ phát hiện mối liên hệ xuất phát và bản chất của khái niệm. + Ba là, hồi phục lại mối liên hệ ấy bằng mô hình kí hiệu. + Bốn là, sau đó hướng dẫn trẻ chuyển dần và kịp thời từ các hành động trực tiếp với các sự vật sang các thao tác và các hoạt động trí tuệ. - Dạy học theo hướng này sẽ dẫn đến những kết quả tích cực sau đây: + Quá trình hình thành khái niệm dựa trên cơ sở hành động với đối tượng, trên các mối liên hệ bản chất giữa các sự vật. + Trẻ nắm đc cái chung, tổng quát, trừu tượng trước khi nắm những cái cụ thể, riêng, phức tạp. + Trẻ nắm đc khái niệm bằng hoạt động độc lập dưới dạng tìm tòi, khám ohas từ những tình huống và điều kiện mà ở đó nhu cầu đã đc nảy sinh. Câu 10: Phân tích nhóm năng lực dạy học của người giáo viên. a. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục Năng lực hiểu HS là khả năng xâm nhập vào thế giới bên trong của tre, là sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng cũng như khả năng quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lí của HS trong quá trình dạy học và giáo dục. * Biểu hiện: - Giáo viên phải biết xác định đc khối lượng, mức độ, phạm vi kiến thức đã có ở HS, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày cho HS. - Phải dự đoán đc những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng ở HS khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Giáo viên phải có khả năng quan sát tinh tế và có thể xây dựng những biểu hiện chính xác về lời giảng của mình đã đc HS khác nhau lĩnh hội như thế nào.
  • 23. - Khả năng hiểu HS ở người giáo viên thể hiện ở hai mức độ: Mức độ thấp là thông qua câu trả lời và làm bài tập của HS. Mức độ cao là thông qua những tiếng xì xào, ánh mắt, sắc mặt,... Vì vậy, muốn hiểu HS thì người giáo viên phải luôn quan tâm gần gũi HS vs tình thương và trách nhiệm. Giáo viên phải nắm vững chuyên môn cũng như sự hiểu biết đầy đủ về tâm lí của trẻ và kết hợp vs những phẩm chất, tâm lí cần thiết. b. Tri thức về tầm hiểu biết của người thầy giáo. Tri thức về tầm hiểu biết của người giáo viên là năng lực cơ bản, năng lực trụ cột của nghề dạy học, vì: - Giáo viên thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân cách HS nhờ một phương tiện đặc biêt: tri thức. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình tất yếu phải nắm vững phương tiện ấy. Chỉ khi nào nắm vững đc nội dung, bản chất, con đường hình thành tri thức mà nhân loại đã đi qua thì khi ấy người giáo viên mới có thể chắt lọc đc những cái cần cho sự phát triển nhân cách của người học. - Vì công việc của nhà giáo cũng là công việc của một nhà giáo dục, để giáo dục đc HS thì không chỉ nắm vững kiến thức môn mình dạy mà người giáo viên cần có hiểu biết rộng. tâm hồn của họ phải đc bồi bổ nhiều tinh hoa của dân tộc, của cuộc sống, của khoa học. Khi đó người giáo viên mới có thể bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có đc nhãn quan rộng rãi, có hứng thú và thiên hướng thích hợp. - XH càng hiện đại, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối vs trẻ, đồng thời làm cho hứng thú và nguyện vọng của trẻ càng phát triển (thích tò mò, tìm hiểu,...). Người giáo viên cần phải nâng cao trình độ, tri thức để đáp ứng sự phát triển ở trẻ. - Tạo ra uy tín cho người giáo viên. Để có năng lực này đòi hỏi người giáo viên phải có hai yếu tố cơ bản: thứ nhất là phải có nhu cầu mở rộng tri thức và tầm hiểu biết, thứ hai là có khả năng để làm thỏa mãn nhu cầu đó. Do đó người giáo viên phải có tầm hiểu biết sâu rộng và luôn có nhu cầu mở rộng tầm hiểu biết để hoàn thiện tri thức của mình.
  • 24. * Biểu hiện - Giáo viên phải nắm vững và hiểu biết rộng về môn mình phụ trách. - Thường xuyên theo dõi, nắm bắt xu hướng phát triển và những phát minh trong khoa học môn mình phụ trách và các khoa học lân cận. -Biết tiến hành nghiên cứu khoa học. - Có năng lực tự học tự bồi sưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình. c. Năng lực chế biến tài liệu học tập Là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối vs tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp vs đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của từng cá nhân HS, phù hợp vs trình độ, kinh nghiệm của HS và đảm bảo logic sư phạm. * Biểu hiện - Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình. - Cung cấp cho HS những kiến thức tinh và chính xác, liên hệ đc nhiều mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này vs kiến thức bộ môn khác, liên hệ vận dụng vào thực tế. - Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và giàu cảm xúc sáng tạo. - Học tập đc kinh nghiệm của giáo viên khác và đúc kết kinh nghiệm cho mình. * Yêu cầu - Giáo viên phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu dùng để dạy cho HS, xác lập đc mqh giữa yêu cầu kiến thức của chương trình vs trình độ nhận thức của HS. - Giáo viên phải biết chế biến tài liệu cho phù hợp vs logic sư phạm và vừa phù hợp vs trình độ nhận thức của hs. - Giáo viên phải có khả năng phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. - Phải có sự sáng tạo khi chế biến và trình bày tài liệu học tập.
  • 25. d. Năng lực nắm giữ kĩ thuật dạy học Là khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động nhận tức của hs qua bài giảng. Nắm vững kĩ thuật dạy học mới là giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động của hs giúp hs lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động tích cực độc lập của bản thân. * Biểu hiện - Giáo viên phải tạo cho hs ở vị trí người khám phá trong quá trình dạy học. - Giáo viên phải truyền đạt tài liệu một cách rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức vs hs. - Phải tạo ra hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ một cách độc lập tích cực. - Phải tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập. - Vì vậy để có năng lực này đòi hỏi ở người giáo viên phải có quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện kĩ năng sư phạm e. Năng lực ngôn ngữ Là một năng lực quan trọng không thể thiếu của người thầy giáo vì đây là công cụ, phương tiện đảm bảo cho người giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình. Nhờ ngôn ngữ giáo viên truyền đạt thông tin tới trò, thúc đẩy sự chú ý và suy nghĩ của HS vào bài giảng và điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhận thức của HS, giải thích, bàn bạc, tổ chức, huy động các lực lượng khác tham gia vào hoạt động giáo dục. Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý chí và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và giọn điệu. * Biểu hiện Năng lực ngôn ngữ của giáo viên đc biểu hiện cả về nội dung và hình thức cụ thể: - Nội dung ngôn ngữ phải sâu sắc, chứa đựng mực độ thông tin lớn, phải thích hợp vs các nhiệm vụ nhận thức khác nhau.
  • 26. - Hình thức ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, có ngữ điệu, biểu cảm, phát âm mạch lạc, không sai về ngữ pháp và có cảm xúc làm lay động tâm hồn hs. - Ngôn ngữ của giáo viên không quá nhanh cũng không quá chậm, ngôn ngữ của giáo viên phải có tác dụng khơi gợi sự chú ý và tư duy tích cực của HS vào bài giảng. - Bên cạnh đó người giáo viên phải biết dử dụng phi ngôn ngữ sinh đông, phù hợp với nội dung của bài giảng. Vì vậy, người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi về ngôn ngữ, phải am hiểu về tri thức để truyền đạt có xúc cảm.