SlideShare a Scribd company logo
1 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Đề Cương Nhi 2022 VMU
(TBFTTH )
Câu 1: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy thận cấp ở trẻ em...2
Câu 2: Trình bày nguyên nhân và chẩn đoán suy thận cấp ở trẻ em ?.............................6
Câu 3: Trình bày các tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh và triệu chứng lâm
sàng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em. ............................................................................9
Câu 4: Trình bày điều trị và dự phòng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em ..........................10
Câu 5: Trình bày điều trị và phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em ? ......................11
Câu 6: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tiên lượng viêm tiểu phế quản
cấp ở trẻ em. .............................................................................................................13
Câu 7: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở
trẻ em. ......................................................................................................................14
Câu 8: Trình bày nguyên nhân, phân loại hen phế quản ở trẻ em.................................17
Câu 9: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hen phế quản ở trẻ em...............19
Câu 10: Trình bày định nghĩa, phân loại và điều trị nôn ở trẻ em..................................21
Câu 11: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng nôn trớ ở trẻ em.......26
Câu 12: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và điều trị táo bón ở trẻ em? ....28
Câu 13: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng co giật do sốt ở trẻ em. .........35
Câu 14: Trình bày điều trị và cách dự phòng co giật do sốt cao ở trẻ em. .....................37
Câu 15: Trình bày triệu chứng lâm sàng và điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em. .........39
Câu 16: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng cận lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ
em.............................................................................................................................44
Câu 17: Trình bày chẩn đoán và các biến chứng của viêm màng não mủ ở trẻ em. .......46
Câu 18: Trình bày triệu chứng lâm sàng và điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em..............48
Câu 19: Trình bày triệu chứng cận lâm sàng, điều trị và dự phòng tiêu chảy kéo dài ở trẻ
em.............................................................................................................................51
Câu 20: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị xuất huyết tiêu hoá ở
trẻ em ?.....................................................................................................................54
2 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Câu 1: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy thận cấp
ở trẻ em.
LÂM SÀNG
Trường hợp điển hình suy thận cấp có thể chia làm 4 giai đoạn
Giai đoạn tổnthương
Triệu chứng lâm sàng thay đổi tuỳ theo nguyên nhân suy thận trước thận, tại thận hay
sau thận. Diễn biến suy thận xảy ra từ vài giờ như truyền nhầm nhóm máu đến vài ngày
nhưtrong ngộ độc,viêm cầu thận cấp.Bệnh cảnh choáng nhiễmtrùng-nhiễmđộc thường
gặp trong suy thận trước thận. Bệnh cảnh hội chứng thận viêm cấp thường gặp trong suy
thận tại thận. Bệnh cảnh bítiểu vớicầu bàng quang hay bể thận ứ nước thường gặp trong
suy thận sau thận
Giai đoạn thiểu- vô niệu
Xảy ra đột ngột hoặc có khi từ từ tùy theo nguyên nhân.
Nước tiểu trong 24 giờ ít lại hoặc không có. Theo Metcoff thì thiểu niệu < 300ml/24giờ và
vô niệu <100ml/giờ. Theo Lê Nam Trà thì thiểu niệu khi lưu lượng nước tiểu < 1ml/kg/giờ
đối vớitrẻ nhỏ và < 0,5ml/kg/giờ đốivới trẻ lớn hoặc < 300ml/m2
/24giờ. Cần theo dõi số
lượng nước tiểu ngay khi vào viện để phát hiện sớm, khỏi bỏ sót dấu hiệu thiểu hoặc vô
niệu.
Tiếp theo giai đoạn thiểu niệu – vô niệu là các dấu hiệu của tình trạng tăng urê máu: mệt
mỏi chán ăn, buồn nôn và nôn, thở nhanh, thiếu máu và cuối cùng là li bì, hôn mê. Tình
trạng thiếu máu có thể nặng khi suy thận kéo dài. Ngoài ra có thể có các biến chứng:
- Tăng kalimáu: giảmtrương lực cơ và phản xạ gân xương, rốiloạn nhịp tim, biến đổiđiện
tim: sóng T nhọn, ST chênh, QRS kéo dài, ngoại tâm thu thất.
- Ngộ độc nước: do dùng nhiều dung dịch nhược trương. Trẻ có biểu hiện phù, buồn nôn,
hôn mê, co giật, xét nghiệm máu thấy Na giảm.
- Suy tim: có thể do tăng huyết áp và rốiloạn nước điện giải.
- Nhiễm toan chuyển hóa: thở nhanh, sâu hay gặp hơn là kiêu thở Kusmaul.
- Thời gian thiểu niệu – vô niệu có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Khi vô niệu kéo dài
trên 3 tuần thì ít khi có khẳ năng hồi phục
3 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Giai đoạn đa niệu
Có thể xảy ra đột ngột hay từ từ và kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Thể tích nước tiểu
tăng trên 3l/24giờ và tỷ trọng giảm hoặc đồng tỷ trọng, nồng độ urê vẫn còn cao. Vì vậy
cần theo dõi thường xuyên nồng độ urê và creatinin trong máu cũng như các diễn biến
lâm sàng.
Nếu tình trạng suy thận thuyên giảm, thì cùng với đa niệu các dấu hiệu lâm sàng và xét
nghiện được cải thiện.
Trong giai đoạn đa niệu có thể có các biến chứng mất nước và điện giải, nếu không được
điều chỉnh kịp thời, suy thận có thể xấu đi
Giai đoạn hồi phục
Chức năng thận hồi phục dần dần từ vài tháng đến vài năm tuỳ theo nguyên nhân. Tình
trạng lâm sàng được cải thiện: trẻ đỡ mệt mỏi, thèm ăn, đỡ thiếu máu. Thể tích và tỷ
trọng nước tiểu trở lại bình thường. Urê máu và creatinin máu, các chất điện giải trở về
bình thường
Diễnbiếncủa suy thận cấp
Tùy theo nguyên nhân, tình trạng suy thận cấp có thể được điều trị khỏi hoàn toàn hoặc
chuyển sang suy thận mạn tính, nhưng có thể gây tử vong do các biến chứng trong giai
đoạn thiểu niệu – vô niệu. Tỷ lệ của các diễn biến đó như sau:
- Hồi phục hoàn toàn: Khoảng 90% trường hợp
- Suy thận mãn: 5-10% trường hợp
- Không hồi phục (Tử vong): 1-5% trường hợp
Cận lâm sàng:
- CTM, đếm tiểu cầu, ion đồ, urê, creatinine.
– Nước tiểu: TPTNT, tỉ trọng, natri và creatinine, osmolarity nếu đƣợc.
- Tính khả năng bài xuất natri từng phần
(FeNa). FeNa (%) = [(UNa X PCr)/(PNa X UCr)] x 100
UNa: Nồng độ natri nứớc tiểu, UCr: nồng độ creatinine nước tiểu
PCr: Nồng độ creatinine máu, PNa: Nồng độ natri máu
- ECG: dấu hiệu tăng kali máu, rối loạn nhịp, dấu hiệu dày thất trái.
4 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Siêu âm thận và hệ niệu: kích thƣớc thận, cấu trúc chủ mô thận, đường niệu
- Đông máu toàn bộ khi rối loạn đông máu.
- X quang phổi, khí máu khicó suy hô hấp.
- UIV thƣờng chỉ định để tìm nguyên nhân suy thận sau thận nhƣng chỉ thực hiện sau giai
đoạn suy thận.
- Sinh thiết thận trong các trƣờng hợp nghi bệnh cầu thận khi tình trạng cho phép
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc tất cả các bệnh nhân suy thận cấp phảiđược điều trị tại một cơ sở y tế có đầy
đủ các phương tiện hồi sức - cấp cứu, nhất là phương tiện lọc máu. Phân biệt nguyên
nhân suy thận, loại suy thận để có thái độ xử trí thích hợp. Có thể sử dụng phác đồ xử lý
ban đầu như sau:
Hạn chế nước
- Nếu vô niệu hạn chế nước hoàn toàn. Truyền dịch Glucose 10-30%: 35-45ml/kg/24giờ.
- Nếu thiểu niệu: Tổng nước vào = Tổng nước mất + (200-500ml/24giờ ).
Lợi tiểu
Furosemide tiêm tĩnh mạch 2mg/kg sau vài giờ nếu không có nước tiểu, có thể tăng liều
lên: 10mg/kg-20mg/kg. Các liều thuốc lợi tiểu tiếp theo có thể điều chỉnh theo lượng
nước tiểu của bệnh nhân sau khitiêm
Điềutrị tăng Kali máu
Khi kali máu > 5,5mEq/l – 7 mEq/l: cho uống nhựa trao đổi ion (Kayexalate): 1g/kg/lần
uống hoặc thụt đại tràng. Kèm theo Sorbitol 70%( 2ml/kg) - 20%(10ml/kg) gây ỉa chảy
thẩmthấu. Theo dõi từng giờ cho đến khikali máu giảm. Resin là chất làmhoán đổi1 mEq
kali cho 1 mEq Na do đó phải theo dõi đề phòng tăng natri máu
Khi Kali >7mEq/l hoặc có loạn nhịp tim hoặc có biến đổi trên điện tâm đồ, cho thêm lần
lượt
- Gluconate Canxi 10%: 0,5ml/kgTMchậm(theo dõi ECG).
- Bicarbonate Natri 7,5%: 3mEq/kg TM chậm (theo dõi HA, Tetanie ).
5 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Glucose 20%: 1ml/kg + Insulin (1ĐV/5g Glucose) truyền TM trong 1giờ có tác dụng
làm Kali vào lại nội bào. Sau vài giờ nếu không hiệu quả cho chỉ định thẩm phân
phúc mạc
Chống toan
Khi pH máu < 7,15 và HCO3 < 8 mEq/l. Cần nâng tối thiểu pH : 7,2 và HCO3 : 12 mEq/l
Cho tiêm tĩnh mạch theo công thức
NaHCO3 (mEq) = 0,3 x P (kg) x BE (mEq/l)
Theo dõi tình trạng hạ canxi máu gây co giật
Chống hạ Canxi máu và tăng phospho máu
Bằng cách làm giảmphosphore máu, dùng Amphogel (Aluminumhydroxid) 3mg/kg/ngày
Canxi tiêm tĩnh mạch chỉ dùng khi có nguy cơ co giật do hạ canxi máu
Chống hạ Natri máu
Do cho dùng nhiều dung dịch nhược trương và thuốc lợi tiểu. Khi Na máu < 120 mEq/l.
Cần nâng lên 130 mEq/l. Cho dung dịch clorua natri 3% theo công thức
NaCl (mEq) = 0,6 × Kg cân nặng × (130 - Na máu bệnh nhân)
Theo dõi nguy cơ tăng huyết áp và suy tim
Điềutrị cao huyết áp
Hạn chế nước và muối, theo dõi HA 4- 6giờ/lần.
Có thể do tăng khốilượng tuần hoàn và/hoặc do tổn thương tại thận
- HA cao: hạn chế muối nước, thuốc hạ HA
- Nếu cao quá: điều trị tăng HA tiêm tĩnh mạch
Thuốc được lựa chọn là: diazoxid 5mg/kg, tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại sau 30 phút.
Lasix 1mg/kg, tiêm tỉnh mạch
Điềutrị suy tim
- Phòng bằng hạn chế nước
- Lợi tiểu ít tác dụng
- Digitalis phải thận trọng vớiliều thấp và cho vào từ từ
Vấn đề truyềnmáu và kháng sinh
- Thiếu máu trung bình: không truyền máu
6 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Thiếu máu nặng: truyền máu, tốt nhất là khối hồng cầu
- Kháng sinh cần thận trọng với thuốc thải qua thận và độc với thận
Chống co giật (bệnh não cao áp)
Diazepam0,5-1mg/kg hoặc Phenobarbital3-5mg/kg
Thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu ngoài thận ( Thận nhân tạo )
- Khi lâm sàng điều trị như trên mà vẫn vô niệu trên 3ngày; có tình trạng nặng như ngộ
độc nước, nhiễm toan trầm trọng ( pHmáu < 7,00 ), tăng huyết áp, suy tim.
- Cận lâm sàng
+ Urê máu >200mg%, đặc biệtmức độ tăng nhanh trong ngày ( > 0,5g/l/ngày )
+ Creatinin máu >8mg%
+ BUN ( Nitơ phi protein hoặc Nitơ urê máu ) >150mg%
+ HCO3 < 8 mEq/l
+ Kali >7,5 mEq/l
Kết hợp nhiều dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng để có chỉ định lọc máu
Chế độăn
- Phải đảmbảo tối thiểu : 50Kcalo/kg/ngày
- Lượng protein cần thiết 0,5 - 1g/kg/ngày.
- Hạn chế muối, lượng natri ăn vào không quá 1mmol/kg/ngày
- Hạn chế kali nếu kali máu tăng
Câu 2: Trình bày nguyên nhân và chẩn đoán suy thận cấp ở trẻ em ?
NGUYÊN NHÂN
Suy thận trước thận
- Tất cả các tình trạng bệnh lý làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp như: mất nước
do tiêu chảy, nôn nhiều, xuất huyết hoặc bỏng gây giảm protide máu, thoát huyết
tương...
- Choáng nhiễm trùng, đông máu rải rác trong lòng mạch, suy tim, hạ nhiệt độ...
Suy thận tại thận
Bao gồm các nguyên nhân ở nhu mô thận, mạch thận, ống thận, kẽ thận
7 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
a. Các bệnh về thận
Viêm cầu thận cấp, viêm thận-bể thận, bệnh tạo keo, dị tật bẩm sinh...
b. Các bệnh tắc mạch
Tắc nghẽn tĩnh mạch thận, hoại tử vỏ thận, hội chứng huyết tán tăng urê máu...
c. Hoại tử ống thận cấp
Ngộ độc kim loại nặng, hóa chất, thuốc, ứ đọng Hb, myoglobin....
d. Viêm kẽ thận cấp
Nhiễm trùng, phản ứng quá mẫn do thuốc...
e. Các khối u ở thận và các dị dạng bẩm sinh, di truyền tại thận...
Suy thận sau thận
Gồm các nguyên nhân bẩmsinh hoặc mắc phải gây tắc 2 bên
a. Bệnh thận do tắc nghẽn
Hẹp đoạn nối, sa niệu quản, van niệu đạo, u bàng quang...
b. Trào ngược bàng quang-niệu quản bẩm sinh hoặc mắc phải
c. Chấn thương, huyết khối, sỏi niệu quản hoặc sỏi niệu đạo...
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định suy thận cấp
Xảy ra cấp tính với triệu chứng thiểu - vô niệu
Urê máu >100mg%, tương đương với >17mmol/l
Creatinin máu >1,5mg%, tương đương với>130mmol/l
Chẩn đoán nguyên nhân
- Cần phân biệt nguyên nhân suy thận cấp chức năng hay thực thể vì liên quan đến thái
độ điều trị. Dựa vào các xét nghiệm đểphân biệt
8 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Bảng 1: Chẩn đoán phân biệt suy thận cấp trước thận và tại thận
Xét nghiệm
Suy thận trước
thận
Suy thận tại thận
Một phần Toàn bộ
Tỉ số nồng độ thẩm thấu
niệu/máu
2:1 1,9-1,1: 1 <1,1:1
Tỉ số Nitơ, urê máu (BUN)/Cr
máu
>20 20-10 <10
Nồng độ Natri niệu <20mmol/l 20-
40mmol/l
>40mmol/l
Nồng độ thẩm thấu niệu >400mosm < 350mosm
Tỉ số bài tiết Na <1 >3
Tỉ số urêniệu/urêmáu >40 40-10 <10
Tỉ số Cr niệu/Cr máu >15 15-10 <10
Test Mannitol ( + ) ( - )
- Cần chẩn đoán phân biệt suy thận cấp và đợt cấp suy thận mạn
Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệtsuy thận cấp và đợtcấp của suy thận mãn
Dấu hiệu STC Đợt cấp STM
Tiền sử bệnh thận Không có Đã bị 1 bệnh thận
Sự phát triển cơ thể Bình thường Chậm
Thiếu máu Mới Có từ trước
SÂ/ XQ thận Bình thường Nhỏ
Tăng ure /creat Ure >> creat Tăng song song
9 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Câu 3: Trình bày các tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh và triệu
chứng lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em.
Nguyênnhân
. Vi khuẩn
- E.Coli chiếm hàng đầu (88%). Proteus thường gặp ở trẻ trai trên 1 tuổi, trẻ bị sỏi
tiết niệu
- Klebsiella pneumoniae và Enterococcus thường gặp ở sơ sinh
- Staphylococcus albus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella thường gặp ở những
bệnh nhân nằmviện vìbệnh thận-tiết niệu hoặc những bệnh có đặtthông tiểu, sau
can thiệp ngọaikhoa. Những vi khuẩn này thường kháng nhiều loại kháng sinh
Nấm và siêu vi Rất hiếm gặp
Những yếu tố thuận lợi làm tăng sinh vi khuẩn
* Vi khuẩn Sựbám dính vào biểu mô đường tiểu của vi khuẩn và độc lực của nó.
* Miễn dịch Giảm IgA của niệu đạo, giảm sức đề kháng của bàng quang.
* Yếu tố cơ học Sự ứ trệ nước tiểu; tắc nghẽn đường tiểu; trào ngược bàng quang-niệu
quản; các thủ thuật niệu khoa
* Cơ địaTrẻbị bệnh đáiđường, hội chứng thận hư, trẻ bị suy dinh dưỡng...
LÂM SÀNG
Thường ít có triệu chứng hoặc đôi khi không có triệu chứng và thay đổi tuỳ theo tuổi
Viêm bàng quang cấp (nhiễm trùng đường tiết niệu dưới)
* Ở trẻ nhỏ Thường thấy sốt, bỏ bú, nôn, ỉa chảy. Các triệu chứng này chỉ gợiý một nhiễm
trùng.
* Ở trẻ lớn Thường gặp tiểu rắt,tiểu buốt rát đau,bítiểu,tiểu dầm...Mộtđôi khi tiểu máu
cuối bãi thì có thể là viêm bàng quang chảy máu do E.Coli (có chất hemolysine) hoặc do
Adenovirustýp 11và 21.
. Viêm thận - bể thận cấp (nhiễmtrùng đường tiết niệu trên)
Thường phối hợp triệu chứng tổng quát và triệu chứng thực thể
* Toàn trạng Sốt39- 400
C, rét run
10 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
* Tại chỗ Đau lưng, đau hông tự nhiên hoặc khi khám (một hoặc hai bên); đau bụng.
Khám sờ thấy thận lớn. Thường kèm triệu chứng viêm bàng quang trước đó
Vi khuẩn niệu không triệu chứng
Vi khuẩn niệu không triệu chứng là tình trạng cấy nước tiểu dương tính nhưng không có
các biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiểu, vì vậy không được coi là nhiễm khuẩn đường
tiểu. Tỷ lệ <1% trẻ nữ giai đoạn tiền học đường và tuổi đi học, hiếm gặp ở trẻ trai. Tình
trạng này khá lành tính và không gây tổn thương thận.
Câu 4: Trình bày điều trị và dự phòng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em
ĐIỀU TRỊ
Nguyêntắc điềutrị
Mục đích chủ yếu điều trị là vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng và ngừa sẹo hóa thận.
Điều trị sớm và triệt để ngay sau khilấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học. Chọn kháng
sinh rẻ tiền, ít độc mà vẫn có hiệu quả. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách xét nghiệm
tế bào-vitrùng ngày thứ 3 và ngày thứ 15. Tham khảo kháng sinh đồ. Điều trị dự phòng
tái phát và điều trị dị tật hệ tiết niệu nếu có
Phác đồ điềutrị
Viêm bàng quang cấp (nhiễmtrùng đường tiểu thấp)
Cần điều trị kịp thời để ngăn chặn sự phát triển thành viêm thận bể thận cấp.
* Đối vớiviêm bàng quang do vi khuẩn liệu trình kháng sinh từ 3-5 ngày với amoxicilin +
acid clavulanic (60-100mg/kg amoxicilin chia 2 lần) sẽ có hiệu quả chống lại các chủng
E.coli. Các kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 2 và thứ 3 nên được hạn chế sử dụng
khi điều trị theo kinh nghiệm để hạn chế tình trạng kháng thuốc.
* Trong trường hợp viêm bàng quang do virus, biện pháp điều trị chính là uống nhiều
nước, sử dụng các thuốc chống dị ứng, ngoài ra kháng sinh có thể cân nhắc sử dụng
trong trường hợp dự phòng bội nhiễm.
Viêm thận-bểthận cấp (nhiễmtrùng đường tiểu cao)
Thường phải kết hợp 2 loại kháng sinh phổ rộng trong 3-5 ngày đầu để đạt nồng độ cao
tại thận. Tổng thời gian điều trị là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày.
Một số chỉ định dùng kháng sinh đường tĩnh mạch:
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi
- Trẻ uống kém
11 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Tác nhân gây bệnh kháng với kháng sinh đường uống
- Trào ngược bàng quang niệu quản mức đọ III-V
- Nhiễm khuẩn tiết niệu có biến hcwngshoặc không điển hình
- Nhiễm khuẩn tiết niệu không đáp ứng vớikháng sinh đường uống sau 48 giờ
- Khi chưa có kháng sinh đồ: Có thể chọn Cephalosporin thế hệ 3 (Cefotaxime hoặc
Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp Aminoside (Gentamycin)
+ Cefotaxime (Claforan): 50-100mg/kg/ngày chia 3lần
+ Ceftriaxone(Rocephin): 50mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày
+ Gentamycin: 3-5mg/kg/ngày tiêmtruyền tĩnh mạch 1 lần/ngày
- Khi có kháng sinh đồ: Tùy theo diễn tiến trên lâm sàng để có thể chuyển thuốc tiêm
sang đường uống và cũng có thể dùng một loại kháng sinh.
- Dẫn lưu nước tiểu: Dẫn lưu trong trường hợp có tắc nghẽn, điều trị ngay dị tật đường
tiểu
PHÒNG BỆNH
Nếu nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát nhiều lần thì phải điều trị dự phòng bằng
Bactrim hoặc Nitrofurantoin vói liều 1/3 liều bình thường, uống một lần từ 2-4 tuần
hoặc hàng năm nếu còn hiện tượng trào ngược bàng quang - niệu quản hay tắc nghẽn
đường tiểu. Phải giới hạn và đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật thông dò đường tiểu.
Phải theo dõi tác dụng phụ và độc tính của thuốc. Phải giải quyết ngoại khoa với những
bất thường đường tiểu được phát hiện. Các vấn đề như uống nhiều nước, vệ sinh vùng
hội âm hàng ngày, điều trị táo bón, điều trị hẹp bao qui đầu, phòng chống suy dinh
dưỡng...cũng có ý nghĩa dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Câu 5: Trình bày điều trị và phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em ?
ĐIỀU TRỊ
Cần phát hiện và điều trị sớm khi trẻ chưa có suy bộ hấp hoặc biến chứng nặng
Điều trị theo 4 nguyên tắc
- Chống nhiễm khuẩn
- Chống suy hô hấp
- Điều trị các rối loạn nước, điện giải, thông bằng kiềm toan…
- Điều trị các biến chứng (nếu có)
12 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Chống nhiễmkhuẩn
Điều trị dựa theo nguyên nhân xác định được hoặc theo dự đoán trên làm sàng hay
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới trong chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp
- Trường hợp nhẹ kháng sinh uống hoặc tiêm
+ Amoxicilin uống 50 - 100mg/kg/ngày, tiêm100 – 150 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần
+ Cotrimoxazoluống 12mg/kg/ngày , trimethoprim và 30-45mg/kg/ngày
sulfamethoxazol, chia 2 lần
+ Benzylpenicillin 100000 dv/kg/ngày, tiêm
Trường hợp năng trẻ cần phải được nhập bệnh viện để điều trị
+ Benzylpenicillin + Gentamycin (3-5mg/kg/ngày, tiêmbắp)
+ Chloramphenicol50-100mg/kg/ngày tiềm
+ Cephalosporin: tiêm 80 150mg/kg/ngày(tùy loại)
+ Nếu do tụ cầu oxacillin hoặe cloxacillin hoặc methicillin, kết hợp gentamycin.
Chống suy hô hấp
- Đặt trở nằm nơi thoáng mát, yên tĩnh, nói rộng quần áo
- Thông thoảng đường thở
- Thở oxy khi có khó thở, tím tái
- Khi trẻ tím nặng, ngừng thở, đặtnội khí quản, bóp bóng hỗ trợ hô hấp
Bồi phụ nước, điệngiải, điềuchỉnhrối loạn thăng bằng kiềmtoan tùy theo tình trạng
bệnh nhân
Chăm sóc:
- Theo dõi trẻ thường xuyên: nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ
- Bảo đảm cho trẻ được ăn hoặc bú sữa mẹ đầy đủ, nếu không ăn, bú được phải đổ
sữa bằng thìa, cho ăn bằng sonde
- Cho trẻ uống nước đầy đủ để bổ sung lượng nước mất
- Làm dịu họng , ho bằng các thuốc thảo dược
- Xoay trẻ thường xuyên tránh nằm lâu 1 chỗ
Phòng bệnh
Bảo đảm sức khoẻ bà mẹ khimang thai, nhằm làm giảm tỉ lệ trẻ sinh ra bị thiếu tháng,
thiếu cân, dị tật bẩm sinh
Vệ sinh môi trường sạch sẽ,thông thoáng tránh bụi rậm, khói thuốc
13 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Cho trẻ bú sữa non sớm ngay sau đẻ, bú sưã mẹ đầy đủ, ăn sam đúng theo ô vuông
thức ăn
Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và mạn tính
Câu 6: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tiên lượng viêm tiểu
phế quản cấp ở trẻ em.
Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính rất hay gặp ở trẻ còn bú, vào mùa đông
xuân, thời tiết ẩm ướt. Bệnh có thể nhẹ nhưng có thể rất nặng do suy hô hấp gây tử
vong
Tác nhân gây bệnh
Engels và Newns (Anh- 1940), Adams(Mỹ-1941)là những người đầu tiên phát hiện
nguyên nhân viêm tiểu phế quản là do virus.
Chanock cùng cộng sự (1957) và sau này các tác giả khác cũng đều xác định rằng trong
các loại virusgây viêm tiểu phế quản thì đứng hàng đầu là virushợp bào hô hấp
(Respiratory syncitial virus) sau đó là virus á cúm typ 3, virus cúm, Mycoplasma, Adeno
virus, Entero virus, Rhino virus...Nếu bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn, bệnh càng nặng
hơn.
Gần đây ở Anh, Pháp, Hà Lan đã thông báo những trường hợp viêm tiểu phế quản do
Metapneumo virus của người (hMPV) đơn độc hoặc đồng thời với virus.
TRIỆU CHỨNG
Lâm sàng
Bệnh khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, hắt
hơi, ho nhẹ sau vài giờ đến vài ngày). Sau đó trẻ họ nhiều hơn, có thể họ từng dữ dội
như kiểu ho gà, trẻ rất mệt, tình trạng kích thích vật và khó chịu, buồn ngủ, chán ăn, bỏ
bú và nôn.
Cùng vớicác triệu chứng trên trẻ sốt 38 39°C, sốt duy trì trong suốt thời gian bệnh chỉ
giảm khi bệnh đã tiến triển tốt.
Triệu chứng cơ năng và thực thể về hô hấp:
Trẻ khó thở nhanh, khò khè, co rút lồng ngực, tím tái. Lồng ngực giãn rộng ra, gõ trong
do hiện tượng khí phế thũng.
Nghe rải rác ran ẩm nhỏ hạt và ran rít ngáy. Thở ra không kéo dài thường xuyên như
trong hen phế quản bởi vì hiện tượng tắc các phế quản nhỏ không đồng nhất trong toàn
bộ phổi, các vùng phổi không bị tắc thở ra vẫn bình thường.
14 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Ngoài triệu chứng hô hấp trẻ có thể có biểu hiện rối loạn tim mạch (tim nhanh, có thể có
suy tim trong trường hợp nặng).
Trẻ có thể có hiện tượng mất nước qua hô hấp (thở nhanh) hoặc sốt và rối loạn tiêu hoá
(nôn, ỉa lỏng).
TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
Bệnh nặng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trẻ bị ngạt thở, hô hấp nặng
và tử vong trong vòng 1 - 3 ngày.
Nếu được điều trị kịp thời và đúng thuốc thường khỏisau 2 tuần lễ kể từ khi bị bệnh
Theo GOLD, bệnh diễn biến nhanh và nặng vì vậy phải lưu ý phát hiện và cho nhập viện
ngay khi có những dấu hiệu:
Trẻ nhỏ dưới 3 tháng
Bỏ bú hoặc bú kém
Có 1 trong 5 dấu hiệu nặng
Nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút
Tím tái
Cánh mũi phập phồng
Co rút lồng ngực
Dấu hiệu tăng CO2, máu (trên 50 mmHg)
Câu 7: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tiểu phế
quản cấp ở trẻ em.
TRIỆU CHỨNG
Lâm sàng
Bệnh khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, hắt
hơi, ho nhẹ sau vài giờ đến vài ngày). Sau đó trẻ họ nhiều hơn, có thể họ từng dữ dội
như kiểu ho gà, trẻ rất mệt, tình trạng kích thích vật và khó chịu, buồn ngủ, chán ăn, bỏ
bú và nôn.
Cùng vớicác triệu chứng trên trẻ sốt 38 39°C, sốt duy trì trong suốt thời gian bệnh chỉ
giảm khi bệnh đã tiến triển tốt.
Triệu chứng cơ năng và thực thể về hô hấp:
15 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Trẻ khó thở nhanh, khò khè, co rút lồng ngực, tím tái. Lồng ngực giãn rộng ra, gõ trong
do hiện tượng khí phế thũng.
Nghe rải rác ran ẩm nhỏ hạt và ran rít ngáy. Thở ra không kéo dài thường xuyên như
trong hen phế quản bởi vì hiện tượng tắc các phế quản nhỏ không đồng nhất trong toàn
bộ phổi, các vùng phổi không bị tắc thở ra vẫn bình thường.
Ngoài triệu chứng hô hấp trẻ có thể có biểu hiện rối loạn tim mạch (tim nhanh, có thể có
suy tim trong trường hợp nặng).
Trẻ có thể có hiện tượng mất nước qua hô hấp (thở nhanh) hoặc sốt và rối loạn tiêu hoá
(nôn, ỉa lỏng).
Cận lâm sàng
X quang
Trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ chiếu và chụp phổiít khi thấy tổn thương rõ,
thường chỉ thấy hiện tượng khí phế thũng (phổi sáng hơn bình thường).
Trường hợp nặng có thể thấy những vùng mờ do rốiloạn thông khí, xẹp phổi. Hiện
tượng khí phế thũng nặng hơn (phổi quá sáng). Thành các phế quản nhỏ dày hơn bình
thường rốn phổi đậm.
Xét nghiệmvirus, vi khuẩn
Tìm virus, vi khuẩn:
Có thể phân lập được virus trong những ngày đầu của bệnh qua các chất xuất tiết ở
họng, mũi hoặc phát hiện tác nhân virusqua phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc
huyết thanh chẩn đoán.
Khi có bội nhiễm cấy dịch phế quản có thể tìm thấy các loại vi khuẩn như tụ cầu, phế
quản, Hemophilus influenzae gây viêm tại chỗ hoặc xuống sâu hơn gây viêm phổi nặng
thêm.
Công thức máu: thường có số lượng bạch cầu bình thường (trừ khi có bội nhiễm thêm vi
khuẩn) bạch cầu ái toan có thể tăng trong máu và trong đờm.
ĐIỀU TRỊ
Nếu có dấu hiệu viêm tiểu phế quản cần đưa trẻ đến bệnh viện khámvà điều trị, đặc
biệt cần đưa đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu sau: trẻ
nhỏ dưới 2 tháng tuổi; có tiền sử hoặc hiện tượng tím tái ngừng thở; trước đó hoặc hiện
tại khò khè nặng; nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút; PaO2, trong máu động mạch dưới
60mmHg.
16 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Trước hết để trẻ nằm trong buồng mát khoảng 19-20°đầu cao 30-40 độ ngửa nhẹ ra
sau để giúp trẻ dễ thở. Hút thông đường thở để đờmdãi và các chất xuất tiết không bị ứ
đọng làm tắc hẹp phế quản.
Cho thở không khí ẩm và oxy cho đến khi hết tím tái và khó thở
Cần cho thở oxy sớm sau khi hút thông đường thở. Thở oxy với nồng độ 34 - 40%
thường đủ để điều chỉnh tình trạng giảm oxy máu động mạch.
Cần theo dõi tình trạng ứ đọng CO, bằng đo khí máu động mạch. Khi PaCO2, đã tăng
cao, việc cho thở oxy phải cẩn thận không sẽ làm tăng CO2, nhiều hơn.
Chuyển vào khu cấp cứu, điều trị tích cực khi PaCO2, > 55mmHg, PaO2, <70mmHg ở trẻ
đang thở oxy 60%.
Uống nhiều nước (có thể cho uống Oresol) để bù lại số lượng nước và điện giải đã mất
do sốt, thở nhanh, chán ăn do rối loạn tiêu hoá. Nếu cắn truyền dịch nhưng phải theo
dõi thận trọng không truyền nhiều có thể gây suy tim.
Nếu có biểu hiện toan máu có thể cho dung dịch bicarbonat1,4% vớiliều lượng 2-
3mEq/kg/24giờ hoặc theo công thức: XmEq=BE x kg x 0,3
Các thuốc giãn phế quản có thể có tác dụng đối vớimột số bệnh nhân trên 1 tuổi
(salbutamol khí dung hoặc uống).
Corticoid tác dụng điều trị còn bàn cãi nhưng nhiều tác giả cho rằng có thể sử dụng
được nhưng tránh lạm dụng. Chỉ sử dụng khi có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc
nặng. Có thể dùng hemisucxinat hydrocortison vớiliều lượng 4-6 mg/kg/ngày tiêm tĩnh
mạch chậm. Với glucose 10% hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch. Không nên dùng kéo dài (không
quá 3 ngày).
Kháng sinh chống bội nhiễm (benzylpenicilin, amicilin hoặc các kháng sinh khác).
Thuốc kháng viruscó thể dùng Ribavirin. Thuốc được sử dụng sớm trước 72 giờ sau khi
có triệu chứng bằng khí dung 18-20 giờ/ngày trong 5 ngày (theo Edell.D).
Khi có biểu hiện suy tim (nhịp tim trên 160 lần/phút, gan to dưới hạ sườn 3 cm) cần cho
thuốc trợ tim như digitalin với liều lượng 0,02-0,04mg/kg/24giờ.
Nếu trẻ vật vã nhiều có thể cho thuốc an thần vớiliều lượng nhỏ mục đích làm dịu mà
không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp (cần theo dõi sát, chỉ sử dụng khi cần thiết hoặc
khi đã đặt nội khí quản). Có thể dùng phenobarbital 2-3 mg/kg/lần
Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu có suy thở, ngừng thở toan máu với pH dưới
7,25 hoặc không có khả năng đưa PO2, lên trên 60mmHg.
17 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Câu 8: Trình bày nguyên nhân, phân loại hen phế quản ở trẻ em.
Hen phế quản là bệnh không đồng nhất, thường đặc trưng bởiviêm mạn tính đường
thở. Hen phế quản có hai đặc điểm cơ bản là: Có tiền ẳ có các triệu chứng về hô hấp như
khò khè, thở gấp, nặng ngực và ho thay đổitheo thờigian, cường độ và giới hạn luồng
khí thở ra dao động
Nguyênnhân
Hen là bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có 2 nhóm nguyên nhân chính đó là
nguyên nhân chính từ trong cơ thể có liên quan nhiều đến gen và yếu tố gia đình và
nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
Yếutố di truyềnvà cơ địadị ứng
Có tới 50-60% các trường hợp hen liên quan đến yếu tố này. Người ta nhận thấy
ở những gia đình có ông, bà, bố, mẹ bị hen thì các trẻ em sinh ra ở gia đình đó có khả
năng mắc hen nhiều hơn. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, nếu bố hoặc mẹ bị hen thì
nguy cơ mắc hen ở con cao hơn khoảng 25% còn nếu cả bố và mẹ mắc hen thì nguy cơ
mắc hen ở trẻ tăng lên gấp đôi.
Dị ứng theo Von Pirquet 1906 là phản ứng khác thường của cơ thể đốivới tác động của
môi trường bên ngoài. Dị ứng đóng vai trò quan trọng trong hen. Yếu tố dị ứng có thể
thấy ở 75% trường hợp bệnh hen, đặc biệt là hen trẻ em. Cơ địa dị ứng (atopy) là tình
trạng tăng nhạy cảm bất thường khi phân biệt với phản ứng quá mẫn ở người bình
thường theo nghĩa hẹp hơn so với dị ứng. Cơ địa dị ứng cũng là yếu tố nguy cơ gây hen
cao gấp 10-20 lần so với người bình thường
Dị nguyên
Các nguyên nhân này thường là những yếu tố có trong môi trường sống, sinh hoạt, sản
xuất, học tập...bao gồm vô số các dị nguyên thường gặp.
- Dị nguyên đường hô hấp : là nguyên nhân chủ yếu, thường gặp nhiều nhất như bụi
nhà, nơi có nhiều loại "bet " (acerien ) như Darmatopphagoid Pteronyssinu (DP),
Dermatophagoid Farina (DF) thường gặp gây hen ở trẻ em 3 - 4 tuổi: các loại nấm, mốc
gây bệnh ở trẻ em lớn hơn 6-7 tuổi trở lên như Aspergillus, Cladosporium
Alternaria...Các loại bụi khói, lông súc vật, phấn hoa, các khílạnh, các chất hóa học, chất
có mùi, các chất thải của động cơ nổ như ôtô, xe máy (xăng dầu).
- Dị nguyên thức ăn: đặc biệt là các loại sữa, loại thức ăn tiếp xúc đầu tiên vớitrẻ em
(sữa bò, sữa trâu, sữa dê và các chế phẩm của sữa), các thức ăn khác như tôm, cá các
loại, thịt thú rừng...
- Thuốc và các hóa chất: đáng chú ý là aspirin là nguyên nhân của nhiều trường hợp hen
phế quản nặng ở trẻ em cũng như ở người lớn, sau đó là các loại thuốc khác penicillin,
sulfamid.
18 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Yếu tố viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi tái phát nhiều
lần, viêm xoang, viêm amiđan, VA và các bệnh hô hấp mãn tính khác đều có thể là
nguyên nhân gây hen phế quản sau này. Đặc biệt là các nhiễm khuẩn do virusở trẻ nhỏ
thường gặp là virus hợp bào hô hấp, viruscúm và á cúm...
- Ô nhiễm môi trường không khí như; ô nhiễm các chất khí ozone, dioxide, SO2, NO2 ..
- Ô nhiễm các loại khói như khói bếp than, bếp dầu, khói hương, khói thuốc lá
Các yếu tốthuận lợi khác gây hen
- Yếu tố nội tiết: Một số trẻ em khi lớn lên đến tuổi đi học hoặc tuổi tiền dậy thì và dậy
thì, các cơn khò khè và hen có thể giảm đi. Cường giáp hoặc suy giáp cũng ảnh hưởng
tới xuất hiện cơn hen
- Thay đổi thời tiết: Ở nước ta, mỗi khi có gió mùa đông bắc tràn về, hoặc trời trở mưa
nắng nhanh cũng gây ra cơn khó thở cho các bệnh nhân hen
- Khi trẻ gắng sức: Một số trẻ vận động nhiều như đi lên cầu thang hoặc đá bóng, chạy...
làm xuất hiện cơn hen
- Thay đổi cảm xúc như vui buồn quá mức có thể phát sinh cơn hen
PHÂN LOẠI
Phân loại theonguyên nhân
Henphế quản không dị ứng: có thể do các yếu tố sau:
Yếu tố di truyền
Gắng sức
Thay đổithời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, biến động từ trường, áp suất khí quyền. Rối loạn
tâm thần nội tiết
Aspirin và thuốc chống viêm không steroid
Cảm xúc mạnh (vui, buồn quá mức...).
Henphế quản dị ứng Có thể phân làm hai loại
Hen phế quản dị ứng không nhiễmkhuẩn: bao gồm các dị nguyên
+ Di nguyên đường hô hấp (bụinhà, bụi đường phố, bụi chăn đệm, phấn hoa, lông súc
vật (chó, mèo...) khói bếp, thuốc lá
+ Di nguyên thức ăn: tôm, cua, cá trứng, sữa...
+ Thuốc (kháng sinh như penicillin, thuốc tẩy giun như piperazin...)
Hen phế quản dị ứng – nhiễm khuẩn: Do các vi khuẩn, virus, nấmmốc
19 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Câu 9: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hen phế quản ở trẻ em.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Triệuchứng cơ năng
- Ho: Lúc đầu là ho khan, sau xuất tiết nhiều đờmdãi, ho nhiều về đêm lúc gần sáng,
nhất là khithay đổi thời tiết.
- Khạc đờm, khi trẻ ho thường khạc nhiều đờm trắng. Nếu đờm có mủ tức là có bội
nhiễm viêm phế quản do vi khuẩn.
20 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Khó thở: chủ yếu là khó thở ra, kéo dài. Trường hợp nhẹ khó thở chỉ xuất hiện khi
gắng sức, khi ho, khi khóc, cười. Trẻ lớn có thể có cảm giác thở ngắn hơi và nặng ngực
- Trường hợp điển hình khó thở biểu hiện thường xuyên kiểu khó thở ra, có tiếng khò
khè, cò cử chủ yếu về ban đêm gần sáng. Trước khi xuất hiện cơn khó thở, thở khò khè
trẻ thường xuyên xuất hiện một số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi,
chảy nước mũi
Triệuchứng thực thể
- Gõ phổi: có thể thấy vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảm, lồng ngực như bị
giãn ra.
- Nghe: có tiếng ran rít, ran gáy, tiếng thở khò khè, rì rào phế nang âm sắc trở nên rít,
đặc biệt rõ khi thở ra mạnh và kéo dài.
- Ngoài ran rít, ran ngáy, ở trẻ nhỏ có thể nghe ran ẩm cả hai thì thở ra và thở vào.
- Trường hợp hen phế quản kéo dài, lồng ngực có thể bị nhô ra phía trước, vainhô lên
trên, xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộn
Cận lâm sàng
* Xét nghiệm đờm: Trong đờmcó nhiều bạch cầu ái toan, vòng xoắn Cushman và tinh
thể Charcot- Leyden. Về phương diện hóa học đờmcó chứa mucopolysaccharid,
albumin, globumin
* Thử nghiệm ngoài da (test lẩy da) với một số dị nguyên dương tính
* Máu:
- Tăng hematocrit và nồng độ huyếtsắc tố tỷ lệ với nồng độ và thời gian thiếu O2 trong
máu
- Bạch cầu ái toan tăng, thường là 5% có trường hợp lên đến 30 - 40% trong thể hen
nặng kéo dài hoặc hen có mẫn cảm với một số thuốc và ký sinh trùng.
- Nồng độ protein huyết thanh và globulin miễn dịch (IgA, IgM...) bình thường hoặc hơi
giảm.Chỉ có IgE thường là tăng.
- Đo khímáu động mạch và pH rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ nặng nhẹ,
cũng như tiên lượng của hen phế quản, trường hợp hen nhẹ pH bình thường, khi trẻ thở
nhanh và sâu thì pH máu có thể hơi bị kiềm nhẹ.
Trường hợp hen nặng hiện tượng tắc nghẽn đường thở tăng, pH sẽ chuyển thành toan
(pH giảm).
PaO2 giảm, PaCO2 tăng trong các trường hợp nặng. Độ bão hòa O2 cũng giảm theo mức
độ hen, hen càng nặng độ bão hòa O2 càng giảm.
21 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
* Thăm dò chức năng hô hấp: có giá trị trong việc đánh giá mức độ hen, mức độ tắc
nghẽn hô hấp, độ rối loạn thông khí trong hen phế quản, cũng như đánh giá hiệu quả
điều trị.
- Dung tích sống (VC) giảm
- VMES ( thể tích khí thở ra trung bình/giây ) giảm
- Tỷ lệ Tiffeneau giảm (bình thường trên 70%)
- Thể tích cặn (RV ) tăng
- Với phương tiện gọn nhẹ, đơn giản gần đây ngườin ta sử dụng, dụng cụ đo lưu lượng
đỉnh (Peak Flow meter ) để đo lưu lượng đỉnh thở ra Peak Expiratory Flow ( PEF),
phương pháp này giúp chẩn đoán và tiên lượng hen phế quản ( PEF giảm trong hen phế
quản)
* X quang: Lúc đầu chiếu hoặc chụp phổicó thể bình thường, nhưng sau đó xuất hiện
nhanh chóng hiện tượng khí phế thũng, dần dần lồng ngực như kéo dài theo chiều
thẳng đứng, vòmhoành hạ thấp xuống xương đòn nâng lên, khoang liên sườn rộng ra,
đường kính ngang của lồng ngực cũng rộng hơn bình thường. Phổi quá sáng tương phản
với hình ảnh rốn phổi mờ đậm.
Khi có biến chứng tắc nghẽn, viêm nhiễm nặng, trên X quang có thể thấy hình ảnh rối
loạn thông khí, có thể xẹp phổi...
Câu 10: Trình bày định nghĩa, phân loại và điều trị nôn ở trẻ em.
ĐỊNH NGHĨA
Buồn nôn (nausea)
Buồn nôn là cảm giác khó chịu vùng thượng vị, bụng kèm theo với những rối loạn thần
kinh thực vật giảm co bóp, tưới máu dạ dày, tăng bài tiết nước bọt, thay đổi nhịp tim,
nhịp thở, vã mồ hôi, nhu động ruộtđi ngược từ ruột non về phía môn vị
Nhai lại (Rumination): Hiện tượng nhai lại một lượng nhỏ hoặc toàn bộ thức ăn đã
nuốt trào ngược lên miệng hoặc hạ họng.
Nôn khan (Retching)
Nôn khan là sự gắng sức mạnh không tự chủ bao gồmsự co bóp mạnh của cơ hoành, cơ
thành bụng làm tăng áp lực trong ổ bụng và giảm áp lực trong lồng ngực, cơ thắt thực
quản dưới dãn ra cùng với các thắt dọc cơ thực quản trên để tống các chất chứa trong
dạ dày đi vào thực quản và không có tống xuất chất chứa trong dạ dày
Nôn (Ói) (vomiting, emesis)
22 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Nôn là tình trạng tống xuất thành phần chứa trong dạ dày, ruột qua miệng do sự co bóp
dữ dội của các cơ thành bụng, cơ hoành và các cơ trơn của thành dạ dày ruột, thường
phối hợp bởi buồn nôn (nausea) và nôn khan (retching)
Trớ (regurgitation)
Trớ là sự trào ngược thức ăn dạ dày vào thực quản qua miệng dễ dàng không gắng sức
do giãn cơ thắt dưới thực quản, thường xảy ra sau bữa ăn
Phân loại
Theo lứa tuổi
Nguyên nhân rất rộng và thường khác nhau tùy theo tuổi. Những dị tật bẩm sinh và rối
loạn về chuyển hóa thường xảy ra trong thời kỳ bú mẹ. Những bệnh có tính hệ thống
thường xảy ra trong thời kỳ niên thiếu . Thời kỳ thanh niên thường do những rốiloạn về
ăn uống , thuốc hay thai nghén.
Thời kỳ bú mẹ
- Bệnh nội khoa:
+ Viêm dạ dày ruột cấp ( thường gặp do Rotavirut )
+ Nuốt máu mẹ hay mucus
+ Ăn nhiều
+ Trào ngược dạ dày thực quản
+ Rối loạn nhu động ở thực quản
+ Nhai lại thức ăn
+ Khóc quá nhiều, ăn thức ăn đặc sớm
+ Trẻ lo lắng, kích thích. Cần chú ý đến hành vi của trẻ và tình trạng bệnh lý
+ Dị ứng thức ăn
+ Rối loạn về chuyển hóa: Phenylketonuria, galactosemia..
+ Tăng sản thượng thận bẩm sinh
+ Nhiễm trùng như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiểu, hệ thần kinh, và nhiễm trùng
huyết
+ Bệnh celiac
+ Vàng da nhân
- Ngoại khoa
+ Teo, hẹp hay có dây chằng ở ống tiêu hóa ( Ruột và thực quản)
23 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
+ Nghẻn ruộtdo nguyên nhân khác:Ruột đôi, tụy vòng, tắt ruột phân su, vòng mạch
máu, u
+ Hẹp phì đạimôn vị
+ Thoát vị
+ Xoắn tinh hoàn
+ Phình thực quản vô hạch hay không có nhu động thực quản
+ Lồng ruột, xoắn ruột
+ Viêm ruộtthừa
+ Nghẻn niệu đạo
Trẻ nhỏ ( xemthêm phần trẻ bú mẹ và thiếuniên)
- Nội khoa
+ Viêm họng do liên cầu
+ Đái tháo đường
+ Nhiễm cêton do hạ đường huyết
+ Những bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương như nhức đầu, u não, xuất huyếtnão, động
kinh
+ Viêm gan, viêm tụy
+ Hội chứng Reye
+ Ngộ độc
- Ngoại khoa
+ Bệnh của túi mật
+ U nang buồng trứng
Tuổi thiếuniên( Xem thêm phần trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ)
- Nội khoa
+ Do thuốc hay rượu
+ Do ăn uống + Thai nghén
+ Nhiễm trùng vùng chậu
- Ngoại khoa: Không có thêm những nguyên nhân đặc hiệu trong thời kỳ này
Theo cơ quan Ngoài cách phân chia theo lứa tuổi người ta có thể sắp xếp nguyên nhân
theo bệnh tật tại cơ quan .
24 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Tại đường tiêuhóa: Dị tật bẩm sinh, tắc ruột ( mắc phải) hay bệnh lý viêm nhiễm như
viêm ruột thừa, viêm tụy viêm dạ dày, viêm ruột do nhiễm trùng...
Ngoài đường tiêuhóa
- Bệnh lý ở hệ thần kinh: U não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, viêm não viêm màng não,
xuất huyết não màng não...
- Bệnh lý tai- mũi họng: Viêm họng, rối loạn tiền đình..
- Rối loạn chuyển hóa: tăng hoặc giảm natri máu, nhiễm toan máu, tăng urê máu... -
Nguyên nhân khác:do xúc cảm, do say tàu xe..
ĐIỀU TRỊ
Nguyêntắc chung
- Tìm và xử trí nguyên nhân nôn
- Xử trí tình trạng nặng liên quan đến nôn: Điều chỉnh rối loạn điện giải, chuyển
hoá, dinh dưỡng
- Điều trị triệu chứng: tuỳ mức độ nôn nhẹ, vừa, nặng.
- Can thiệp về nhận thức, hành vi: đốivới các nôn do tâm thần như nhai lại ở thiếu
niên, chứng cuồng ăn...
Điềutrị nội khoa
Đa số những trường hợp nôn có tính chất nội khoa thì nôn sẽ chấm dứt trong vòng 8-12
giờ nếu xử trí đúng. Nên xử trí theo các bước sau
- Tạm ngưng bú mẹ và các loại sữa khác. Ngưng ăn các loại thức ăn đặc khác ở trẻ lớn
- Uống từng ngụmnước hay từng thìa. Tốt nhất là ORS. Nếu trẻ nôn nhiều hay mất nước
nặng có thể bù nước bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Ringer lactate.
- Nếu trẻ không nôn sau 8-12 giờ, cho thêm thức ăn đặc.
- Nếu sau 12-24 giờ trẻ không nôn, bắt đầu cho trẻ bú mẹ hay sữa công thức. Lúc đầu
dùng sữa tách bơ bán phần trong vòng 12 giờ sau đó dùng sữa có bơ hoàn toàn
- Cho thêm thức ăn đặc và nước uống thật chậmnếu trẻ có khả năng giữ chúng
- Không nên dùng thuốc chống nôn nếu chưa loại trừ được các nguyên nhân cấp cứu
ngoại khoa
- Dùng các thuốc chống nôn khi đã loại trừ được các nguyên nhân ngoại khoa của đường
tiêu hóa. Các thuốc chống nôn thường dùng ở bảng
25 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Thuốc Receptor Chỉ định Lưu ý
Antihistamine
(Cyclizine,
Dimenhydrinate,
Diphenhydramine,
Hydroxyzine)
Histamine Say tàu xe
Nôn sau hoá trị, sau
phẫu thuật
Buồn ngủ
Anticholinergic
(Hyosciamine)
Acetylcholine Phòng ngừa say tàu
xe
Buồn nôn, nôn sau
phẫu thuật (với
opioids)
Khô miệng
Benzodiazepine
(Lorazepam,
Diazepam,
Midazolam)
GABA Nôn sau hoá trị
Nôn chu kỳ
Khởi đầu nhanh,
tác dụng ngắn.
Buồn ngủ
Phenothiazine
(Prochlorperazine,
Chlorpromazine,
Perphenazine,
Promethazine)
D2 receptor tại
CTZ
Nôn Ngoại tháp
Butyrophenones
(Droperidol)
D2 receptor tại
CTZ
Nôn kháng trị do
viêm dạ dày
Buồn ngủ
Prokinetics
(Metoclopramide
Domperidone
Cisapride)
D2 receptor tại
CTZ
Trào ngược dạ dày
thực quản, rối loạn
vận động
Ngoại tháp
Anti-serotonin
(Ondansetron,
Granisetron)
Serotonin (5-HT3) Nôn do hoá trị, nôn
sau phẫu thuật
Nhức đầu, táo
bón, đau bụng
Macrolide
(Erythromycine)
Motilin agonist Liệt nhẹ dạ dày và các
rối loạn vận động
khác
Tiêu chảy, buồn
nôn
26 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Điềutrị theonguyên nhân
Điều trị một số nguyên nhân thường gặp
- Dùng kháng sinh như Penicilline hay cephalexin, erythromycinetrong trường hợp viêm
họng do liên cầu
- Viêm ruột thừa, tắc ruột hay lồng ruột cần phải được phẫu thuật kịp thời
Săn sóc trẻ khi nôn
Trẻ bị nôn có thể xảy ra những tai biến tức thời như sặc chất nôn có thể làm cho trẻ
ngưng thở hay viêm phổi, xẹp phổi. Ngoài ra trẻ còn có thể xảy hạ đường huyếthay
rối loạn nước điện giải vì thế cần chú ý săn sóc khi trẻ bị nôn.
- Sau khiăn nên để trẻ ở tư thế thẳng, không đặt trẻ nằm ngay
- Khi trẻ nôn nên nghiêng đầu trẻ qua một bên đểtránh sặc chất nôn
Câu 11: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng nôn trớ ở
trẻ em.
THĂM KHÁM LÂM SÀNG
Hỏi bệnhsử và tiềnsử thật kỹ về bệnhnhân và gia đình
Thời gian xuất hiện nôn: Chú ý đến khoảng thời gian từ khi ăn cho đến nôn xuất hiện, số
lần nôn/ ngày, chất nôn (máu, mật, thức ăn..)
Tiến triển của nôn: số lượng mỗi lần nôn
Liên quan với bữa ăn: thay đổi thức ăn có làm gia tăng hay cải thiện tình trạng nôn
Các triệu chứng kèm theo:
- Đau bụng, bí trung đại tiện
- Đau đầu
- Sốt
- Các triệu chứng khác
- Tiền sử sản khoa nếu nôn xảy ra trong giai đoạn sơ sinh
Khám lâm sàng
Các biểu hiện ở tiêu hóa: Các dấu hiệu bụng ngoại khoa: bụng trướng, quai ruộtnổi,
dấu hiệu rắn bò, khối lồng, u cơ môn vị
Bí trung đại tiện
27 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Chất nôn: sữa mới bú, sữa vón cục, dịch vàng, máu…
Phân: táo bón, phân lỏng, phân máu
Xuất huyết tiêu hóa
Các dấu hiệu, triệu chứng toàn thân: Toàn trạng của bệnh nhân:
a. Dấu hiệu mất nước
b. Rối loạn điện giải
c. Các biểu hiện nhiễm khuẩn
Phát triển thể chất: suy dinh dưỡng
Rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu não – màng não và các dấu hiệu thần kinh khác
Biến đổibộ phận sinh dục
Chế độ ăn uống hiện tại của bệnh nhân
Các cơ quan khác
Không chỉ khám kỹ tình trạng bụn mà cũng cần chú ý đến cơ quan khác như hệ hô hấp,
tiết niệu sinh dục. Cần chú ý những dấu hiệu ở cơ quan khác như ở da và họng... cũng
không quên khámtai mũi họng và soi đáy mắt. Nếu nghi ngờ có vấn đề về ngoại khoa
cần mời các nhà ngoại khoa hội chẩn sớm
XÉT NGHIỆM
Các xét nghiệmthường qui
Những xét nghiệm góp phần vào việc xác định các bệnh nhiễm trùng hay các vấn đề
khác cũng như các rối loạn thứ phát như rối loạn nước-điện giải gây nên bởi nôn dữ dội.
Những xét nghiệm đầu tiên nên làm là:
Công thức máu, urê, creatine, điện giải đồ, chức năng gan, amylase máu hay lipase
máu...
Các xét nghiệmxác địnhnguyên nhân gây nôn
Bệnh ngoại khoa: Chụp bụng không và có chuẩn bị, siêu âm bụng
Bệnh tiêu hóa: soi phân, siêu âm, nội soi dạ dày- thực quản, đo pH thực quản
Bệnh lý thần kinh: Chọc dịch não tủy xét nghiệm, soi đáy mắt, chụp CT hoặc MRI sọ
não, điện não đồ...
Rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc:ceton niệu, glucose máu, albumin niệu, uremáu,
acid lactic
28 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Câu 12: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và điều trị táo bón ở
trẻ em?
Táo bón không phảimộtbệnh mà là triệu chứng thường gặp trong thực hành Nhi khoa.
Tỷ lệ mắc táo bón ở trẻ dao động từ 0,7% đến 29,6%tùy theo từng nghiên cứu. Ước tính
tỷ lệ trẻ bị táo bón đến khám tại các phòng khám đa khoa Nhilà 3% vfa lên đến 25% số
lần khám bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa.
NGUYÊN NHÂN
1. Nguyênnhân thực thể
Chiếm 5- 10% cần phân loại chọn lọc sớm vìđòi hỏi phải điều trị đặc hiệu và đề phòng
những biến chứng nặng nề
Nguyên nhân ở đại- trực tràng
* Bệnh phình to đại tràng
- Tỷ lệ 1/5000 trẻ, namgặp nhiều hơn nữ, tiền sử gia đình chiếm 8- 10%.
- Do thiểu sản các đám rối hạch thần kinh aueurbach, thường ở đạitràng và đạitràng
sigma.
- Biểu hiện: chậm bài tiết phân su, tắc ruột thấp, viêm đại tràng
* Bệnh giả tắc ruột mạn tính:
- Do tổn thương hạch thần kinh cơ thành ruột.
- Bụng chướng to, táo bón mạn tính kèmtheo triệu chứng giả tắc ruột.
* Hẹp đại tràng:
- Do sẹo viêm ruột đại tràng loét hoại tử (bệnh Cronh) hoặc u bụng chèn ép từ ngoài vào
* Hẹp trực tràng, hậu môn bẩm sinh, trực tràng đổ ra trước.
* Sẹo dính các dị tật hậu môn trực tràng
Nguyên nhân thần kinh
* Tổn thương vùng cùng cụt: ảnh hưởng đến đuôi ngựa đámrối thần kinh ở vùng cùng
cụt.
* Thoát vị màng não tủy- chèn ép tủy.
* Bệnh não bẩm sinh, bại não: liên quan đến mất cân bằng chế độ ăn, giảm trương lực
cơ bụng
* Bệnh cơ vân: (teo cơ duchene) tổn thương cơ vân làm giảm động tác rặn. Nghiên cứu
mới phát hiện ra tổn thương cả cơ trơn tiêu hóa gây táo bón ở trẻ em
29 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Nguyên nhân toàn thân
* Suy giáp trạng bẩm sinh: giảm nhu động ruột gây táo bón.
* Giảm kali máu, tăng calci máu làm giảm co bóp cơ.
* Giảm trương lực thành bụng: táo bón, chướng bụng, cân nặng giảm
2.Nguyênnhân cơ năng
Khi đã loại trừ nguyên nhân thực thể về giải phẫu, chỉ có chức năng ống tiêu hóa chưa
hoàn thiện trong đó có hai chức năng tiêu hóa đó là:
* Hấp thu nước và điện giải ở đoạn ruột cuối.
* Động tác co bóp đẩy tống phân ra ngoài.
* Yếu tố ảnh hưởng đến chức năng trong táo bón cơ năng
- Chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân
- Yếu tố tâm lý giáo dục.
- Yếu tố dinh dưỡng
Táo bón cơ năng liên quan đến dùng thuốc:
Thường do dùng các thuốc :
- Thuốc ho có chứa codein
- Chế phẩm có chứa nhôm.
- Thuốc có chế phẩm Opizoic.
- Thuốc làm đặc phân: pectine caroube.
- Thuốc lợi tiểu.
- Atropin, cholestiramin
Táo bón cơ năng ở trẻbú mẹ
- Sai lầm chế độ ăn: thiếu nước, ăn sữa bò quá sớm.
- Thương tổn quanh hậu môn, viêm, nấm, nứt hậu môn.
- Lạm dụng thuốc kích thích ỉa: thụt, thuốc đặt, nhiệt kế đặthậu môn
- Viêm quanh hậu môn, nứt kẽ hậu môn
Táo bón cơ năng ở trẻ18 tháng- 3 tuổi
- Phản xạ bài xuất phân bị ảnh hưởng sau những nguyên nhân khởi phát gây đau khi đi
ỉa.
30 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Táo bón có thể kèm theo hội chứng đạitràng kích thích, xen kẽ giữa táo bón và tiêu
chảy mạn tính.
Táo bón cơ năng ở trẻlớn
Thường gặp ở hai thời điểm
- trẻ bắt đầu tuổi đi học mẫu giáo, trẻ tự sử dụng nhà vệ sinh, sợ ỉa không thoải mái, sợ
phải xin phép cô...
- trẻ tuổi học đường các phương tiện giải trí làm trẻ mê mải, sợ bẩn, sợ ma...không chịu
đi ỉa, dần dần gây ứ đọng phân và gây táo bón kéo dài. Cục phân ngày càng to, rắn, cùng
giảm nhạy cảm các phản xạ rặn ỉa
THĂM KHÁM LÂM SÀNG
Bệnhsử
Rất quan trọng đểphân biệt táo bón do bệnh Hirschsprung hay táo bón cơ năng.
Lần đầu tiên đi ỉa, tuổi khởi phát, độ cứng, độ lớn của phân, số lần ỉa, đau bụng, chán
ăn, mệt mỏi.
- Hỏi đi ỉa lần đầu tiên của trẻ bởi vì ở trẻ bị bệnh Hirschsprung thường chậm đào thải
phân su. Hơn 1/2 trẻ ỉa phân su sau 36 giờ đầu sau sinh và táo bón thường xuất hiện rõ
khi trẻ được 3-4 tháng.
- Dấu hiệu đau khi ỉa, phân có máu tươi, hay ỉa đùn. Phần lớn táo bón kéo dài thường
làm trẻ đau khi đi ỉa do đó trẻ lại không thích đi ỉa. Bố mẹ thường lầm lẫn với trẻ không
chịu đi ỉa vì đau và trẻ phải gắng sức để rặn khi ỉa.
- Thời điểm xuất hiện táo bón: Ở trẻ nhỏ táo bón chức năng thường xảy ra đồng thời khi
trẻ thay đổi chế độ hay khi bắt đầu tự đi ỉa một mình. Ở trẻ lớn bệnh xuất hiện khi trẻ
bắt đầu đihọc vì trẻ không muốn ỉa tại trường
4.2. Khám
- Sờ thấy khối ở bụng. Khám trực tràng thấy phân cứng hiện diện ở bóng trực tràng. Nứt
hậu môn có thể tìm thấy
- Thăm trực tràng rất quan trọng. Phải thực hiện thăm trực tràng ở bất cứ trẻ nào bị táo
bón kéo dài.
- Khám cẩn thận vùng tầng sinh môn ,tìm dấu lún vào ở trên xương cùng vì có thể có
những bất thường ở cột sống. Phải chú ý đến vị trí của hậu môn.
- Khám hậu môn để tìm dấu nứt hậu môn, lỗ dò, hay trĩ.
31 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Khi thăm trực tràng, có thể xác định được độ lớn của ống hậu môn, trực tràng và có
thể tìm thấy khối u trong trực tràng. Chú ý trực tràng rỗng hay đầy phân và độ cứng của
phân.
- Ở trẻ bị Hirschsprung, trực tràng thường nhỏ và rỗng. Sau khithăm khám có thể trẻ
phun ra một lượng phân nước bởi vì chỗ nghẽn chức năng đã được tháo bỏ.
- Ở trẻ táo bón cơ năng, trực tràng thường lớn và phân ở ngay tại bờ mép hậu môn
- Quan sát phân đểxác định thêm vềcác loại phân và đánh giá nhanh táo bón, thường
táo bón chỉ có 3 loại phân đầu tiên là loại 1, 2 và 3 mà thôi (Hình 8.1)
Hình 3.1. Đánh giá nhanh táo bón qua phát hiện loại phân theo Bristol.
Từ loại 1 đến 3 là phân của bệnh nhitáo bón
ĐIỀU TRỊ
Nguyêntắc điềutrị:đảm bảo 3 nguyên tắc sau
Làm sạch ( rỗng) đại tràng
Khi xác định có ứ phân tích tụ ở đạitràng thì có thể làm sạch đạitràng bằng cách thụt
tháo hay uống thuốc xổ nhẹ như magnesium citrate hay polyethylene glycol. Trong
trường hợp không có ứ phân thì điều trị duy trì ngay
Chấm dứt đau đớn khi đi ỉa
Sau khilàm sạch đại tràng cần cho thuốc nhuận tràng thật sự và dùng nhiều ngày với
mục đích làm mềm phân để chấm dứt tình trạng đau khi đi ỉa, điều này vô cùng quan
trọng ở trẻ nhỏ. Thuốc có thể dùng đến vài tháng nếu cần thiết. Tuy nhiên cần biết rằng
một vài thuốc nhuận tràng có thể gây nên ung thư đại tràng nếu dùng dài ngày hay trẻ
32 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu trẻ bị nứt hậu môn cần dùng toạ dựợc có Xylocainehay
hydrocortisonethể làm giảm cơn đau
Tập thói quen đi ỉa
Tập cho trẻ đi ỉa hàng ngày, thường thực hiện vào buổi sáng mới ngủ dậy. Tuy nhiên
nhiều bà mẹ bận nhiều vào buổi sáng thì có thể luyện cho trẻ đi ỉa vào buổi chiều gần tối
hoặc buổi tối
Khi trẻ đã ỉa bình thường trong vàituần hay 1 tháng, không đau, không gắng sức có thể
ngưng điều trị tuy nhiên cần thông báo cho gia đình là bệnh có thể tái phát nhất là khi
trẻ thay đổi hoàn cảnh sống như đi nghỉ hè
Điềutrị cụ thể
Táo bón cơ năng ở trẻbú mẹ
- Đối với bé bú mẹ hoàn toàn mà có triệu chứng chậm đi tiêu, hầu hết là bình thường.
- Giải thích, tư vấn chamẹ yên tâm theo dõi
- Xi và xoa bụng để tập thói quen cho trẻ đi ỉa
- Trong một số trường hợp nếu sau 4-5 ngày mà trẻ không thể điỉa tự nhiên được thì có
thể bơmglycerin vào hậu môn có thể kích thích sự thải phân
Táo bón cơ năng ở trẻlớn
. Tháo/xổ phân cho trẻ dưới1 tuổi
- Glycerin đặt hậu môn
- Thụt tháo: 6ml/kg (tối đa 135ml)
- Macrogol(Polyethylene glycol 3350 + electrolyte) gói bột 6,563g gồm:
+ sodium bicarbonate 89,3mg
+ sodium cloride 175,4 mg
+ potasium cloride 25,1mg
Ngày dùng 1/2-1 gói
-Microlax Bébé thụt hậu môn: Mỗi ống có:
+ Sorbitol70%, dạng tinh thể: 2,679 g
+ Sodiumdưới dạng citrate: 270 mg
+ Sodiumdưới dạng laurylsulfoacétate: 27 mg
Tháo/xổ phân nhanh cho trẻ trên 1 tuổi
- Glycerin đặt hậu môn
33 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Thụt tháo: 6ml/kg (tối đa 135ml) mỗi 12-24giờ x1-3 lần
- Phối hợp: - Ngày 1: thụt tháo
- Ngày 2: bisacodyl đặthậu môn 10mg/12-24 g
- Ngày 3: bisacodyl viên 5mg/12-24 giờ
Lập lại liệu trình 3 ngày 1-2 lần nữa nếu cần
Tháo/xổ phân chậm cho trẻ trên 1 tuổi
Macrogol(PEG 3350): (Folaxtrẻem)
. 1-5 tuổi: 2 gói ngày 1 → 4gói/ngày x 2 ngày →
6 gói/ngày x 2 ngày → 8 gói/ngày
. 5-12 tuổi: 4góingày 1 → tăng dần 2 gói/ngày,
tối đa 12gói/ngày
Điều trị duy trì – Nhuận tràng thẩm thấu
Lactulose(Duphalac 10g/15ml):Liều khởi đầu
- Trẻ 1th-1 tuổi: 2,5ml × 2 lần/ngày
- Trẻ 1-5 tuổi: 2,5-10ml× 2 lần/ngày
- Trẻ >5 tuổi: 5-20ml × 2 lần/ngày
Điều chỉnh tăng, giảm để đạt được mong muốn
Sorbitol: 1-3ml/kg/ngày, chia làm 2 lần
PEG3350:(Folax dạng gói trẻem)
- <1 tuổi: 1/2-1gói/ngày
- 1-6 tuổi: 1gói/ngày, tự điều chỉnh để có phân mềm, tối đa 4gói/ngày
- 6-12 tuổi: 2gói/ngày, tự điều chỉnh đểcó phân mềm, tối đa 4gói/ngày
Điều trị duy trì- Nhuận tràng kích thích
Bisacodyl là dẫn chất của diphenylmethan
Không tan trong nước, tan ít trong cồn
Tăng nhu động ruộtdo kích thích đámrối thần kinh trong thành ruột
Tăng tích lũy ion và dịch thể trong đại tràng
Liều Bisacodyl 5mg: 1-3viên/ngày, chia làm 1-2 lần
. Thời gian điều trị duy trì
34 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Sau khitrẻ đã đi tiêu thường xuyên (≥3 lần/ tuần)
Điều trị duy trì ít nhất 6 tháng (một số trẻ thậm chí cần thời gian dài hơn)
Giảm liều chậm
Không ngưng thuốc độtngột
Liệu pháp tâm lý
Không nên chuyển bệnh nhân táo bón chức năng đến các chuyên gia tâm lý một cách
thường quy trừ một số trường hợp đặc biệt
Huấn luyện đitiêu
Khuyến khích trẻ đi tiêu mỗi ngày, vào khoảng thời gian nhất định
Thưởng cho trẻ thứ mà nó thích sau khi đi ngoài
Chú ý cho chân trẻ chạm lên một mặt phẳng khingồi đi tiêu
Không hối thúc trẻ
Có thể kết hợp xoa bụng ở trẻ nhỏ
Chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt, chấtxơ
Lượng chất xơ cần mỗi ngày (gram) = số tuổi + 5
Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm:
- Các loại rau: Rau khoai lang, mồng tơi, rau dền…
- Các loại quả: Đu đủ, chuối, cam, bưởi…
Đối với ỉa đùn
- Thường bắt đầu với không chịu đi ỉa dần dần dẫn đến mất cảm giác buồn ỉa bởi vì trực
tràng dãn lớn và mất cảm giác đầy ở trực tràng.
- Tư vấn cho người nhà và trẻ biết nguyên nhân của tình trạng này. Phác thảo một kế
hoạch đểgiúp trẻ giải quyết vấn đề này.
- Làm sạch trực tràng trước khibắt đầu điều trị
- Dùng sữa có chứa magnesia ( 1 tuổi= 7,5 đến 30ml) hay dầu muối khoáng 5-30mlvà
tăng dần cho đến khi phân mềm. Dùng Lactulose 5-10mluống 2 lần /ngày. Không dùng
dầu muối khoáng cho trẻ < 5 tuổi. Tiếp tục điều trị từ 2-6 tháng chừng nào độ lớn của
cảm giác của trực tràng trở về bình thường.
- Khi giảm liều lượng thuốc xổ thì bắt đầu cho trẻ ngồi ở hố xí, 15 phút sau bữa ăn. Cần
áp dụng các biện pháp thích hợp theo lứa tuổi.
- Thay đổi chế độ ăn như trên.
35 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Đối với trẻbị Hirschsprung
Cần phẫu thuật
Câu 13: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng co giật do sốt ở trẻ
em.
Nguyênnhân
Các yếu tố nguy cơ của bệnh co giật do sốt
Các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt bao gồm: tuổi, nhiệt độ cơ thể, tình trạng nhiễm
trùng, gen/yếu tố gia đình, tiêm chủng ....
Tuổi
- Bệnh co giật do sốt xảy ra ở nhómtuổi 6 tháng đến 5 tuổi
- Tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm12 tháng đến 18 tháng
Nhiệt độcơ thể
Tình trạng co giật hay gặp nhất ở trẻ sốt trên 39C
Có khoảng 25% trẻ co giật khi sốt 38C - 39C
Tình trạng co giật tùy thuộc vào ngưỡng nhiệt độ của từng trẻ nhưng thường gặp ở
những trẻ tăng thân nhiệt nhanh.
Tình trạng nhiễmtrùng
Co giật do sốt có thể liên quan đến nhiễm một số loại virus, các loại virus này khác nhau
giữa các quốc gia và khác nhau giữa các châu lục.
Ở Mỹ có khoảng 2/3 số trẻ bị co giật do sốt dưới 2 tuổi nhiễm HHV-6 (Humman Herpes
Virus-6).
Ở châu Âu có khoảng 35% trẻbị co giật do sốt nhiễm HHV-6; 14% nhiễmAdenovirus;
11% nhiễm RSV: 9% nhiễm HSV; 2% nhiễm HHV 7,
Ở Hồng Kông tỷ lệ nhiễm virus ở bệnh nhân co giật do sốt là: nhiễm cúm A là 17,6%;
adenoviruslà 6.8%; á cúm là 6%; RSV là 2,7% và rolaviruslà 1,3%.
Nhiễm HHV-6 có liên quan đến tăng tỷ lệ nhómco giật do sốt phức hợp, tăng tỷ lệ tái
cơn và trạng thái co giật khi sốt,
Yếutố gia đình
Khoảng 25% trẻ bị co giật do sốt có bố/hoặc mẹ hoặc có cả bố và mẹ bị bệnh này so với
nhóm chứng là 5%.
36 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Những gia đình có bố/hoặc mẹ hoặc có cả bố và mẹ bị co giật do sốt thì 11% sinh con
nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ có anh chị em bị co giật do sốt thì nguy cơ mắc bệnh là 22%.
Trẻ có cả bố mẹ và anh chị em bị co giật do sốt thì nguy cơ mắc bệnh là 46% Nhómtrẻ
có mẹ bị co giật do sốt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm trẻ có bố bị bệnh này.
Yếutố gen
Gen FEB1, FEB2, FEB3 phát hiện được ở 36% bệnh nhân bị co giật do sốt so với 2% ở
nhóm chứng.
Các bệnh nhân có bất thường hồi hải mã liên quan đến gen bị co giật do sốt có nguy cơ
bị động kinh thủy thái dương. Khoảng 10,5% số bệnh nhân này có nguy cơ bị trạng thái
co giật khi sốt.
Tiêm chủng
Trẻ tiêm chủng 1 số loại vắc xin có thể làm tăng nguy cơ co giật do sốt
Lâm sàng
Co giật do sốt :
• Tất cả các cơn co giật đều xảy ra khi sốt trên 380C
• Ở trẻ 6 tháng - 5 tuổi
• Không có bằng chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương
• Không có bằng chứng của rối loạn chuyển hóa cấp tính
* Trạng thái co giật khi sốt:
• Cơn co giật xảy ra khi sốt
• Cơn giật kéo dài ≥ 30 phút
• BN không hồi phục ý thức giữa các cơn
Co giật do sốt đơn thuần:
• Cơn giật toàn thể
• Cơn giật kéo dài dưới 15 phút
• Chỉ có 1 cơn giật trong 24 giờ
* Co giật do sốt phức hợp:
• Cơn giật cục bộ
• Cơn giật kéo dài trên 15 phút
37 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
• Có ≥ 2 cơn giật trong 24 giờ
Biểu hiện lâm sàng
a. Cơn toàn thể
Là cơn co cứng hay co giật, hiếm gặp là cơn co cứng-co giật. Thường là cơn co giật ngẫu
nhiên do sốt hoặc rối loạn chuyển hóa khác.
- Trẻ bắt đầu bằng sự mất ý thức, giảm trương lực cơ hay co cứng ngắn tiếp theo, cơn
giật hai bên thường không đốixứng.
-Những cơn co cứng toàn thân kèm theo rối loạn thực vật như rối loạn hô hấp, giãn
mạch, giãn đồng tử, cơn ngắn nhưng hay tái phát, hay xảy ra trong giấc ngủ.
-Cơn giật gập trẻ nhỏ.
-Các cơn giật cơ đột ngộtliên tiếp có thể ở đầu, các chi với điện não đồ của phóng điện
ngắn những sóng nhọn toàn thể.
-Những cơn co cứng - co giật toàn thể, cơn vắng đơn giản hoặc phức hợp ít gặp. Cơn B. J
(Bravais- Jackson) không có ở những tuổi này
b. Cơn cục bộ (cơn từng phần )
Thường là cơn vận động, đôi khicục bộ phức hợp
c. Các cơn một bên thường gặp ở trẻ còn bú
Là cơn giật, cơn có thể kéo dài , có thể để lại liệt tam thời hoặc di chứng vĩnh viễn
d. Cơn không điển hình
cơn biến đổi về trương lực, cơn đỏ da,xanh tái, rối loạn thực vật, rối loạn cảnh tỉnh có
thể là cơn co cục bộ do phóng điện ở não khu trú
e.Trạng tháiđộng kinh
Cơn động kinh hay loạt cơn kéo dài 30 phút hay hơn kèm theo trẻ rối loạn ý thức. Ở trẻ
còn bú trạng thái động kinh thường là cơn vận động.
Trạng thái động kinh từ động kinh hay từ cơn ngẫu nhiên trên một vỏ não đang trưởng
thành, thường để lại di chứng thực thể ở não
Câu 14: Trình bày điều trị và cách dự phòng co giật do sốt cao ở trẻ em.
Nguyêntắc
Hạ sốt
• Cắt cơn giật
• Điều trị trạng thái co giật do sốt
38 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
• Điều trị nguyên nhân gây sốt
• Điều trị dự phòng
Hạ sốt:
Ibuprofen 5 - 10mg/kg/lần, cách 6 - 8 giờ/ lần, không quá 40mg/kg/ngày
Hoặc acetaminophen 10 -15mg/kg/lần, cách 4 - 6 giờ/ lần, không quá 75mg/kg/ngày
Thuốc hạ sốt không dự phòng được co giật, không ngăn ngừa được cơn giật tái diễn
Thuốc hạ sốt làm giảm nhiệt độ cơ thể nhưng không làm giảm ngay được nhiệt độ đỉnh
Khuyến cáo dùng ibuprofen có tác dụng kéo dài hơn acetaminophen
Không khuyến cáo dùng xen kẽ ibuprofen và acetaminophen
Điềutrị cắt cơn giật tại cơ sở y tế:
•Chỉ định:
Cơn giật kéo dài > 5 phút
Trạng thái co giật khisốt
Cơn giật liên tiếp
•Thuốc lựa chọn:
Bước 1: Diazepamđường trực tràng: 0,5mg/kg/lần (trẻ≤ 5 tuổi); 0,3mg/kg/lần (trẻ>5
tuổi).
Bước 2: Fosphenytoin đường TM 15 - 20mg/kg/lần
Bước 3: Diazepamđường TM 0,1 - 0,3mg/kg/lần (max10mg/lần)
•Thuốc lựa chọn:
Hoặc: Lorazepam0,05 - 0,1mg/kg/lần (max4mg/lần)
Nếu sau mỗi 5 phút không cắt cơn thì lặp lại liều diazepam trực tràng
Nếu lặp lại 2 liều diazepam không cắt cơn giật thì lặp lại liều fosphenytoin TM
Nếu vẫn chưa cắt được cơn giật thì lặp lại liều diazepam TM sau 5 phút
Nếu vẫn không cắt được cơn giật thì chuyển đơn vị hồi sức đặt nội khí quản và điều trị
thiopentone hoặc propofol
Dự phòng
Điều trị dự phòng Còn rất nhiều tranh cãi về điều trị dự phòng cho trẻ bị FS
❖Dựphòng diazepamkhông liêntục:
• BN có 2 cơn giật FS phức hợp
39 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
• BN tái phát nhiều cơn FS đơn thuần, co giật ở ngưỡng nhiệt độ thấp, gia đình quá lo
lắng
• Diazepamuống 0,3mg/lần, cách 8 giờ/lần trong đợt sốt (diazepamđường trực tràng
hoặc clobazamuống)
❖Dựphòng thuốc kháng động kinhkéo dài:
• BN có ≥ 2 cơn FS phức hợp và điều trị diazepamtrong đợtsốt không hiệu quả
• Giảm dần liều thuốc kháng động kinh nếu bệnh nhân không tái cơn giật trong 6 tháng
• Các thuốc kháng động kinh chỉ làm giảm nguy cơ tái phát con giật trong vòng 6 tháng -
2 năm mà không làm giảm nguy cơ động kinh trong tương lai
Câu 15: Trình bày triệu chứng lâm sàng và điều trị viêm màng não mủ ở trẻ
em.
Viêm màng não do vi khuẩn hay viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng
não do các tác nhân gây bệnh có khả năng sinh mủ, chủ yếu là một số loại vikhuẩn xâm
nhập vào màng não gây nên. Là một trong những bệnh cấp cứu nguy hiểm, thường gặp
ở trẻ em, nhiều nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh đúng, kịp
thời sẽ cứu sống trẻ và tránh được các di chứng
CÁC THỂ LÂM SÀNG
Thể tiếntriểnnhanh
Đột ngột bệnh nhân đến viện trong tình trạng shock, ban xuất huyết dưới da đôi khi có
ban xuất huyết hoại tử, đông máu rải rác trong lòng mạch. Trẻ lờ đờ, li bì hoặc hôn mê
và có thể tử vong trong 24 giờ đầu. Thể này thường là nhiễm trùng huyết do não mô cầu
có viêm màng não
Thể thông thường ở trẻ nhỏ
Các dấu hiệu ban đầu và không đặc hiệu
Trong một vàingày đầu trẻ có thể có các triệu chứng sau đây:
- Sốt
- Chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hoá như ỉa chảy hoặc nôn
- Các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên như ho, chảy mũi...
Các dấu hiệu gợi ý có viêm màng não
- Co giật: Co giật có thể khưtrú tại một chân, tay, mắt, miệng hay toàn thân.. Mặc dù
có nhiều trẻ co giật đơn thuần chỉ là do sốt cao, hoặc có một số trẻ do rối loạn điện
giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem có bị viêm màng não hay không?
40 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Rối loạn ý thức: Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích thích sau đó có thể ngủ li bì, lờ
đờ, sững sờ và hôn mê.
- Các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ: Trẻ thường kêu đau đầu, nôn. Trẻ nhỏ thường có
thóp phồng, đôi khicó dãn khớp sọ. Nhịp tim chậm, phù gai thị ít gặp ở những trẻ
viêm màng não không có biến chứng mà chỉ gặp khi bị áp xe não, viêm mủ dưới
màng cứng hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang. Trong trường hợp nặng thường có rối
loạn nhịp thở, thở chậm, có cơn ngừng thở, tư thế co duỗi cứng mất vỏ hoặc mất
não.
- Các dấu hiệu kích thích màng não: Cứng gáy, Kernig, Brudzinski(Với trẻ dưới 18
tháng thì dấu hiệu này ít có giá trị; Vạch da bụng đỏ kéo dài 30-60 giây.
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt mặt, liệt hoặc giảm
vận động một chân, tay hay nửa người. Các dấu hiệu thần kinh khu trú hay gặp nhất
ở viêm màng não do phế cầu.
Thể bệnh ở trẻ sơ sinh
- Các dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt vớicác bệnh
nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh.
- Các biểu hiện thần kinh hay gặp là: ngủ li bì (50-90%), thóp phồng (20-30%),co giật
(30-50%)và rấtít khi có cứng gáy (10-20%).
Phát hiệnsớm trẻ viêmmàng não
- Đối với tất cả các trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi nếu bị sốt kèm theo một trong các
triệu chứng sau đây:
- Đau đầu
- Cứng gáy
- Thóp phồng
- Li bì, hôn mê
- Dễ kích thích
- Co giật
- Các dấu hiệu khác (nếu có) như nôn...
Riêng đốivới trẻ sơ sinh có thể không có sốt hoặc sốt và có kèm theo một trong các
triệu chứng trên. Hãy quyết định chọc dò dịch não tuỷ đểxét nghiệm bất cứ khi nào
chúng ta nghi ngờ trẻ có thể bị viêm màng não.
ĐIỀU TRỊ
Nguyêntắc chung
41 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Viêm màng não mủ là một trong các bệnh cấp cứu, cần được xác định chẩn đoán, điều
trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh tại cơ sở y tế.
Liệu pháp kháng sinh cần được chỉ định đúng, càng sớm càng tốt ngay khixác định chẩn
đoán.
Trong những trường hợp bệnh nặng, các biện pháp điều trị tích cực và hỗ trợ là hết sức
quan trọng để cứu sống người bệnh và giảm thiểu các di chứng
Liệupháp kháng sinh
Sử dụng kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm
Khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn hoặc kết quả nuôicấy âm tính
*Đốivớitrẻ sơ sinh
- Ampicillin 50mg/kg/lần cứ 8-12 giờ tiêm 1 lần vào tĩnh mạch cho trẻ <1 tuần
- Ampicillin 50mg/kg/lần cứ 6-8 giờ tiêm 1 lần vào tĩnh mạch cho trẻ 1 tuần.
Kết hợp với: Gentamycin vớiliều:
- 5 mg/kg/ngày tiêm 1 lần vào tĩnh mạch cho trẻ <1 tuần
- 7,5mg/kg/ngày tiêm1 lần vào tĩnh mạch cho trẻ 1 tuần.
Hoặc: Cefotaxime 200mg/kg/ngày tiêmtĩnh mạch chia 4lần, thời gian điều trị từ 2 - 3
tuần
*Đốivớitrẻ nhỏ
- Ceftriaxone 50-100mg/kg - tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, dùng một lần hoặc 2 lần
trong ngày. Thời gian điều trị trung bình 14 ngày.
Hoặc:
- Benzyl Penicillin 100.000đv/kg - tốiđa 4 triệu đv/lần, tiêm tĩnh mạch cứ 4-6 giờ/1 lần.
Thời gian điều trị trung bình 14 ngày.
Kết hợp với:
- Chloramphenicol 25mg/kg/lần, tối đa 1g/lầ, tiêm tĩnh mạch cứ 6 giờ/1 lần. Sau đó
nếu tình trạng bệnh nhân tốt lên có thể chuyển sang uống. Thời gian điều trị trung bình
14 ngày.
- Ở những nơi mà phế cầu kháng Penicillin cao thì nên dùng liều cao Ceftriaxone
150mg/kg chia 2 lần/ngày hoặc dùng Cefotaxime 200mg/kg/24 giờ chia làm 4 lần hoặc
truyền tĩnh mạch hoặc chuyển sang Vancomycin
Sử dụng kháng sinh khi đã tìmđược nguyên nhân gây bệnh
*Viêm màng não do phế cầu
42 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
• Nhạy cảm với Penicillin (MIC  0,06mg/l)
- Dùng Benzyl Penicillin liều như trên trong 10-14 ngày, trường hợp bệnh nhân nặng
có thể dùng tới 3 tuần.
• Kháng Penicillin (MIC = 0,125 -  1mg/l)
- Ceftriaxone liều như trên trong 10 - 14 ngày;
- Cũng có thể thay bằng Cefotaxime 200mg/kg/24giờ
• Kháng Penicillin (MIC >1mg/l) hoặc kháng Ceftriaxone và Cefotaxime (MIC  1mg/l)
thì dùng:
- Vancomycin 20mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch cứ 6 giờ/1 lần có hoặc không kết hợp với
- Rifampicin 20mg/kg, tối đa 600mg uống 1 lần/ ngày
Thời gian điều trị 14 ngày trở lên.
*Viêm màng não do H. ifnluenzae
• Ceftriaxone liều như trên
Hoặc: Ampicillin 50mg/kg, tối đa 2g/lần, tiêm tĩnh mạch cứ 4 - 6 giờ/1 lần (chỉdùng ở
những nơi mà H. influenzae được biết là còn nhạy cảm với Ampicillin hoặc khi có kết
quả nuôi cấy vi khuẩn nhạy vớiAmpicillin)
Hoặc: Chloramphenicol liều như trên (chỉ dùng ở những nơi mà H. influenzae được biết
là còn nhạy cảm với thuốc hoặc khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn nhạy với
Chloramphenicol)
 Dự phòng cho trẻ tiếp xúc nhiều với bệnh nhân, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi bằng
Rifampicin:
- Trẻ sơ sinh 5mg/kg/ngày
- Trẻ  1 tháng: 20mg/kg, tối đa 600mg uống 1 lần/ ngày trong 4 ngày
Trường hợp bệnh nhân được điều trị bằng Ceftriaxone thì không cần dự phòng cho trẻ
tiếp xúc.
*Viêm màng não do não mô cầu
- Benzyl Penicillin liều như trên
Hoặc:
- Chloramphenicol liều và cách phòng như trên
- Phòng như trường hợp viêm màng não do H. ifnluenzae
*Viêm màng não do Listeria
43 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Đối vớitrẻ sơ sinh
- Dùng Ampicillin liều như trên hoặc Penicillin mỗi lần tiêm tĩnh mạch 50.000 đv/kg và
cứ 6 giờ tiêm 1 lần.
- Kết hợp với Gentamycin tiêm tĩnh mạch (liều như phần 4.5). Thờigian dùng trong 3
tuần
Trẻ nhỏ: BenzylPenicillin liều 50.000 đv/kg/lần và cứ6 giờ tiêm tĩnh mạch 1 lần. Thời
gian dùng trong 3 tuần.
*Viêm màng não do liên cầu nhóm B
- Benzyl Penicillin liều 50.000đv/kg tiêmtĩnh mạch 8 giờ 1 lần, cho trẻ <1 tuần tuổi
- Benzyl Penicillin liều 50.000đv/kg tiêmtĩnh mạch 6 giờ 1 lần, cho trẻ  1 tuần tuổi
Kết hợp với Gentamycin 5 –7,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch 1 lần. Dùng trong 2- 3 tuần.
Điềutrị phối hợp
- Nếu bệnh nhân hôn mê hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, đedọa sốc nhiểm khuẩn
cần được điều trị, chăm sóc tại phòng cấp cứu hoặc phòng điều trị tích cực.
- Nếu bệnh nhân có co giật: cắt cơn giật bằng Seduxen, liều 0,1 - 0,2mg/kg/lần pha
trong dung dịch Nacl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậmcho tới khi ngừng giật. Nếu vẫn còn giật
có thể tiêm lại cứ sau mỗi 10 phút nhưng không quá 3 lần. Phòng co giật bằng barbituric
(gardenal) uống liều 5-20mg/kg/ngày, kếthợp vớiviệc dùng thuốc hạ nhiệt, chống phù
não, cân bằng nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm khi cần thiết.
- Nếu bệnh nhân có suy hô hấp cần được cho thở oxy hoặc hô hấp hỗ trợ, kể cả cho thở
máy khicó chỉ định.
- Chống viêm bằng dexamethason liều 0,4 mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm tĩnh mạch chậm
trong 3 ngày đầu cho những trường hợp nặng, những trường hợp nghi viêm màng não
do phế cầu và cần phải cho trước khi dùng liều kháng sinh đầu tiên
- Chế độ chămsóc và nuôi dưỡng: bảo đảmthông khí, chống ứ đọng đờmdãi (hútđờm
dãi, vỗ rung, đặt tư thế nằm nghiêng, đầu thấp...).
Nếu bệnh nhân không ăn được cần cho ăn qua sonde và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh
mạch
Điềutrị cụ thể tại các tuyếny tế
- Tuyến xã: cần khám xét thận trọng, tỉ mỉ; nếu nghi ngờ bệnh nhân có khả năng mắc
bệnh viêm màng não mủ (VMNM) phải chuyến tuyến trên ngay sau khiđã sơ cứu. Các
biện pháp sơ cứu cần thiết là chống co giật, hạ sốt, chống suy hô hấp...Những trường
hợp nặng, nếu điều kiện cho phép cần báo gấp để được hỗ trợ phương tiện vận chuyển
và cấp cứu.
44 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
- Tuyến huyện: chỉ tiếp nhận điều trị nếu có khả năng xác định chẩn đoán, chọc dò dịch
não tủy, xét nghiệm dịch não tủy và bệnh nhân không có biểu hiện tiên lượng nặng như
hôn mê, suy hô hấp, đe dọa sốc nhiễm khuẩn hoặc có khả năng biến chứng, không có
các bệnh mạn tính kèm theo.
- Tuyến tỉnh, tuyến trung ương: là nơi tiếp nhận và điều trị tất cả các trường hợp viêm
màng não mủ, thực hiện được tất cả các biện pháp điều trị như đã nêu ở trên
Câu 16: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng cận lâm sàng viêm màng não
mủ ở trẻ em.
NGUYÊN NHÂN
Trẻ dưới 2 tháng
- Thường gặp là liên cầu nhómB, các trực khuẩn Gr (-) đường ruộtnhư E. coli,
Klebsiella và Listeria monocytogenes.
- Các vi khuẩn khác như: H. influenzae type B, tụ cầu...
Trẻ trên2 tháng
- Thường gặp là: H. i nfluenzae type B, phế cầu, màng não cầu
- Các vi khuẩn khác như: Tụ cầu vàng, Tụ cầu da, Thương hàn, L. monocytogenes.
Cận lâm sàng
Xét nghiệmdịchnão tuỷ (DNT)
Để chẩn đoán xác định nhất thiết phải dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ. Vì vậy cần phải
chọc dò thắt lưng để lấy nước não tuỷ ngay khi nghi ngờ trẻ bị viêm màng não vikhuẩn.
Dịch chọc dò sau khilấy ra cần phải:
- Quan sát bằng mắt thường qua ống nghiệm dịch có màu đục
- Nhuộm Gramvà cấy tìm vi khuẩn dương tính
- Đánh giá kết quả xét nghiệm sinh hoá, tế bào DNT dựa vào bảng 11.1
Bảng 11. 1. Các chỉ số sinh hoá, tế bào trong dịch não tuỷ ở trẻbình thường và bệnh
lý
45 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Loại bệnh
Áp lực
mm H2O
Số lượng
BC /mm3

BC trung
tính
(%)
Protein
mg/dl
Glucose
ml/dl
Trẻ nhỏ bình thường 50-80 <5 <25 20-45 >50
Trẻ sơ sinh bình
thường
80-110 0-25 57-61 20-170 24-128
VMN do virut 100-150 10-1000 <25 50-200 >50
VMN do vi khuẩn 100-300 100-
10.000
>75 100-
500
<40
Abces não 100-300 10-200 <25 75-500 >50
Chú ý:  Bạch cầu đa nhân có thể tăng trong vài ngày đầu
  Kết quả sẽ không chính xác nếu DNTcó lẫn máu
- Tìm kháng nguyên trong DNT bằng kỹ thuật ngưng kết hạt Latex (Latex
Agglutination).
Kết quả xét nghiệm này không bị ảnh hưởng ngay cả khi bệnh nhân đã dùng kháng sinh
trước đó; nhưng với xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lại dễ trở nên âm tính giả. Xét nghiệm
này có thể phát hiện được kháng nguyên của vi khuẩn vài ngày sau khiđã dùng kháng
sinh.
Tìm kháng nguyên vi khuẩn trong DNT khắc phục được tình trạng dương tính giả khi tìm
kháng nguyên vi khuẩn trong huyết thanh hoặc trong nước tiểu đặc biệt trong trường
hợp nếu trẻ được tiêm chủng vaccin H. influenzae type B trong thời gian gần đây.
- Xét nghiệm phát hiện cấu trúc di truyền ADN của vi khuẩn bằng kỹ thuật phản ứng
chuỗi polymerase PCR (Polymerasa Chain Reaction) trong DNT.
Sở dĩ người ta làm xét nghiệm này trong DNT tốt hơn trong máu vì DNT ít chứa các chất
ức chế phản ứng hơn trong máu. Đây là xét nghiệm có ích vì có thể phát hiện được vi
khuẩn đang sống, đã chết hay một lượng nhỏ vi khuẩn còn lại do bệnh nhân đã dùng
kháng sinh trước khi đến viện. Xét nghiệm này có thể phát hiện được vi khuẩn trong
DNT ở nồng độ thấp tới mức 1-30 FU/ml. Điều kiện quan trọng của xét nghiệm này là
DNT phải không được lẫn máu bởi vì Hemin trong máu có thể tác động như một chất ức
chế phản ứng PCR làm cho kết quả có thể âm tính giả.
Cấy máu
46 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
Kết quả có thể dương tính từ 80-90% trường hợp nếu kỹ thuật xét nghiệm tốt. Vì nhiễm
khuẩn không xảy ra liên tục mà thường xuất hiện từng đợtnên tốt nhất là cấy máu 2
lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút, ở các vị trí khác nhau.
Các xét nghiệmkhác
Công thứ máu: thường thấy bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm
ưu thế; ở trẻ nhỏ thường giảm nồng độ huyết sắc tố (thiếu máu).
Cấy máu và cấy dịch tỵ hầu, dịch mủ tại ổ xuất huyết hoại tử, mủ tai, nhọt ngoài da... có
thể xác định được vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra có thể chụp cắt lớp vi tính sọ não, cộng hưởng từ, siêu âm qua thóp... để xác
định các biến chứng có thể gặp và các tổn thương kèmtheo như não úng thủy, áp xe
não, tụ mủ dưới màng cứng, huyết khối xoang tĩnh mạch...
Các xét nghiệm giúp cho điều trị toàn diện như điện giải đồ, khí máu...
Câu 17: Trình bày chẩn đoán và các biến chứng của viêm màng não mủ ở trẻ
em.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Cần dựa vào các yếu tố:
- Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc thường cấp tính, nặng.
- Hội chứng màng não rõ, ở trẻ nhỏ các triệu chứng thường nghèo nàn hơn.
- Dịch não tủy: thường đục, tế bào tăng đa số bạch cầu đa nhân và tế bào thoái hóa
mủ; protein tăng, glucose giảm nhiều. Soi cấy dịch não tủy có thể tìm thấy căn
nguyên gây bệnh.
Khi dịch não tủy trong có thể vẫn là viêm màng não nhiễm khuẩn giai đoạn sớm mức độ
nhẹ, nhưng thường gặp là viêm màng não mủ “mất đầu” (do điều trị kháng sinh trước
đó).
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt trước khi chọc dò dịchnão tủy
Trên thực tế cần phân biệt với co giật do sốt cao, động kinh, viêm màng não do căn
nguyên virus, lao... Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chú ý phân biệt với xuất huyết
não - màng não, tình trạng nhiễm khuẩn nặng như viêm phế quản phổi nặng,
47 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m
nhiễm khuẩn huyết. Trong những trường hợp chưa phân biệt được hay có nghi ngờ
viêm màng não nhiễm khuẩn, giải pháp đúng đắn nhất là phải chọc dò dịch não tủy để
xác định chẩn đoán.
Chẩn đoán phân biệt khi đã chọc dò dịchnão tủy
Hầu hết các trường hợp xét nghiệm dịch não tùy diển hình cho phép chẩn đoán chắc
chắn hay loại trừ chẩn đoán viêm màng não nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, do việc lạm dụng
kháng sinh, tự điều trị kháng sinh không dúng khi chưa có chẩn đoán đã gây khó khăn
cho việc xác định bệnh vì các biểu hiện xét nghiệm dịch não tủy không còn điển hình
nữa. Cụ thể như sau:
Nếu dịch não tủy trong hoặc không rõ dục, nồng độ protein tăng, só bào tăng từ vài
chục đến hàng trăm cần chẩn đoán phân biệt với viêm màng não do virus và lao màng
não. luợng té
Nếu dịch não tùy vàng, ánh vàng: cần chẩn đoán phân biệt với lao màng não hoặc xuất
huyết não - màng não cũ.
+ Vớiviêm màng não (hoặc viêm não - màng não) do virus:
Dịch não tủy thường trong, protein tăng ít (thường dưới 1g/1), số lượng bạch cầu trong
dịch não tùy thường thấp hơn (vài chục đến một vài trăm bạch cầu/mm), bạch cầu
lympho và mono chiếm tụ thể. Dẫn chú ý tới các yêu lỗ dịch tế và làm các xét nghiệm
đặc hiệu như ELISA hoặc PORđể xác định căn nguyên virus(cúm, quai bị, sởi,
enterovirus...).
+ Vớilao màng não:
Dịch não tủy trong hoặc vàng chanh, protein tăng trên 1g/1, số lượng tế bào thường vài
trăm/mm, nhưng chủ yếu là tế bào lympho. Cần tìm nguồn lây nhiễm, làm phản ứng
Mantoux, chụp phổi và các xét nghiệm đặc hiệu để xác định lao.
+ Vớixuất huyết não - màng não cũ:
Thường dịch não tủy vàng, protein tăng nhưng số lượng tế bào trong dịch não tủy ít
hoặc không có. Cần xem xét kỹ các biểu hiện lâm sàng, các biến đổi về xét nghiệm huyết
học và nếu cần thì chụp cắt lớp vi tính sọ não đểxác định chẩn đoán.
Biếnchứng
Tràn dịch dưới màng cứng hoặc ổ áp xe nội sọ
Thường bệnh nhân có tình trạng tăng áp lực nội sọ, các dấu hiệu nhiễm trùng vẫn dai
dẳng, dịch não tuỷ vẫn biến đổi
Não úng thủy
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh
Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh

More Related Content

What's hot

HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU
HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆUHÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU
HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU
SoM
 
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhChẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhBs. Nhữ Thu Hà
 
BẢI GIẢNG VIÊM TỤY CẤP
BẢI GIẢNG VIÊM TỤY CẤPBẢI GIẢNG VIÊM TỤY CẤP
BẢI GIẢNG VIÊM TỤY CẤP
SoM
 
Trẻ sơ sinh già tháng
Trẻ sơ sinh già thángTrẻ sơ sinh già tháng
Trẻ sơ sinh già tháng
Thái Đình
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
SoM
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
SoM
 
Kham ls than kinh
Kham ls than kinhKham ls than kinh
Kham ls than kinh
Bs.Namoon
 
Sỏi đường mật
Sỏi đường mậtSỏi đường mật
Sỏi đường mậtHùng Lê
 
Phân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnPhân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thận
Bs. Nhữ Thu Hà
 
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
SoM
 
SỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬT
SoM
 
NHỒI MÁU CƠ TIM
NHỒI MÁU CƠ TIMNHỒI MÁU CƠ TIM
NHỒI MÁU CƠ TIM
SoM
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
SoM
 
Chan doan hinh anh he tiet nieu
Chan doan hinh anh he tiet nieuChan doan hinh anh he tiet nieu
Chan doan hinh anh he tiet nieu
Phan Xuân Cường
 
TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤP
SoM
 
Dẫn lưu kehr
Dẫn lưu kehrDẫn lưu kehr
Dẫn lưu kehr
hoang truong
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinh
Nguyen Khue
 
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
UNG THƯ ĐẠI TRÀNGUNG THƯ ĐẠI TRÀNG
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
SoM
 

What's hot (20)

HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU
HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆUHÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU
HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhChẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
 
BẢI GIẢNG VIÊM TỤY CẤP
BẢI GIẢNG VIÊM TỤY CẤPBẢI GIẢNG VIÊM TỤY CẤP
BẢI GIẢNG VIÊM TỤY CẤP
 
Trẻ sơ sinh già tháng
Trẻ sơ sinh già thángTrẻ sơ sinh già tháng
Trẻ sơ sinh già tháng
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
Áp-xe gan
Áp-xe ganÁp-xe gan
Áp-xe gan
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
Kham ls than kinh
Kham ls than kinhKham ls than kinh
Kham ls than kinh
 
Sỏi đường mật
Sỏi đường mậtSỏi đường mật
Sỏi đường mật
 
Phân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnPhân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thận
 
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
 
SỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬT
 
NHỒI MÁU CƠ TIM
NHỒI MÁU CƠ TIMNHỒI MÁU CƠ TIM
NHỒI MÁU CƠ TIM
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
 
B16 long ruot
B16 long ruotB16 long ruot
B16 long ruot
 
Chan doan hinh anh he tiet nieu
Chan doan hinh anh he tiet nieuChan doan hinh anh he tiet nieu
Chan doan hinh anh he tiet nieu
 
TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤP
 
Dẫn lưu kehr
Dẫn lưu kehrDẫn lưu kehr
Dẫn lưu kehr
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinh
 
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
UNG THƯ ĐẠI TRÀNGUNG THƯ ĐẠI TRÀNG
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
 

Similar to Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh

Bệnh thận ĐTĐ
Bệnh thận ĐTĐBệnh thận ĐTĐ
Bệnh thận ĐTĐ
Nguyễn Hạnh
 
Ngoại Khoa Lâm Sàng
Ngoại Khoa Lâm SàngNgoại Khoa Lâm Sàng
Ngoại Khoa Lâm Sàng
Luong Manh
 
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-200701 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
Chu Hung
 
đIềutrị suythậncấp y 6 cq- y 6 tnb-2017
đIềutrị suythậncấp  y 6 cq- y 6 tnb-2017đIềutrị suythậncấp  y 6 cq- y 6 tnb-2017
đIềutrị suythậncấp y 6 cq- y 6 tnb-2017
Nguyễn Như
 
HSCC Suy gan cấp.docx
HSCC Suy gan cấp.docxHSCC Suy gan cấp.docx
HSCC Suy gan cấp.docx
SoM
 
Phác đồ Nội Tiêu Hóa BV Gia Định 2015
Phác đồ Nội Tiêu Hóa BV Gia Định 2015Phác đồ Nội Tiêu Hóa BV Gia Định 2015
Phác đồ Nội Tiêu Hóa BV Gia Định 2015
ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SoM
 
01 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-200701 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-2007Hùng Lê
 
Cân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giảiCân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giảiHùng Lê
 
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
TỔN THƯƠNG THẬN CẤPTỔN THƯƠNG THẬN CẤP
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
SoM
 
Suy than cap moi
Suy than cap moiSuy than cap moi
Suy than cap moi
tuntam
 
chuyên đề tổn thương thận cấp.pptx.pdf
chuyên đề tổn thương thận cấp.pptx.pdfchuyên đề tổn thương thận cấp.pptx.pdf
chuyên đề tổn thương thận cấp.pptx.pdf
Mạnh Hồ
 
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuongHyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Vi Văn Thượng
 
Hepatic Encephalopathy
Hepatic EncephalopathyHepatic Encephalopathy
Hepatic Encephalopathy
DuyNguyen1149
 
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNGCHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
SoM
 
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptxCHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
TnNguyn732622
 
SUY THẬN CẤP TT.pptx
SUY THẬN CẤP TT.pptxSUY THẬN CẤP TT.pptx
SUY THẬN CẤP TT.pptx
AnhNguyn652030
 
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤPĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
SoM
 
Csnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpCsnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấp
ebookedu
 

Similar to Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh (20)

Bệnh thận ĐTĐ
Bệnh thận ĐTĐBệnh thận ĐTĐ
Bệnh thận ĐTĐ
 
Ngoại Khoa Lâm Sàng
Ngoại Khoa Lâm SàngNgoại Khoa Lâm Sàng
Ngoại Khoa Lâm Sàng
 
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-200701 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
 
đIềutrị suythậncấp y 6 cq- y 6 tnb-2017
đIềutrị suythậncấp  y 6 cq- y 6 tnb-2017đIềutrị suythậncấp  y 6 cq- y 6 tnb-2017
đIềutrị suythậncấp y 6 cq- y 6 tnb-2017
 
HSCC Suy gan cấp.docx
HSCC Suy gan cấp.docxHSCC Suy gan cấp.docx
HSCC Suy gan cấp.docx
 
Phác đồ Nội Tiêu Hóa BV Gia Định 2015
Phác đồ Nội Tiêu Hóa BV Gia Định 2015Phác đồ Nội Tiêu Hóa BV Gia Định 2015
Phác đồ Nội Tiêu Hóa BV Gia Định 2015
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
 
01 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-200701 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-2007
 
Cân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giảiCân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giải
 
01 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-200701 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-2007
 
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
TỔN THƯƠNG THẬN CẤPTỔN THƯƠNG THẬN CẤP
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
 
Suy than cap moi
Suy than cap moiSuy than cap moi
Suy than cap moi
 
chuyên đề tổn thương thận cấp.pptx.pdf
chuyên đề tổn thương thận cấp.pptx.pdfchuyên đề tổn thương thận cấp.pptx.pdf
chuyên đề tổn thương thận cấp.pptx.pdf
 
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuongHyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
Hyperglycemic crisis-DKA y5.thuong
 
Hepatic Encephalopathy
Hepatic EncephalopathyHepatic Encephalopathy
Hepatic Encephalopathy
 
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNGCHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
 
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptxCHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
 
SUY THẬN CẤP TT.pptx
SUY THẬN CẤP TT.pptxSUY THẬN CẤP TT.pptx
SUY THẬN CẤP TT.pptx
 
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤPĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
 
Csnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpCsnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấp
 

More from TBFTTH

Kiểm soát huyết áp trong đột qụy não - TBFTTH ( XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP ở bệnh n...
Kiểm soát huyết áp trong đột qụy não - TBFTTH ( XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP ở bệnh n...Kiểm soát huyết áp trong đột qụy não - TBFTTH ( XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP ở bệnh n...
Kiểm soát huyết áp trong đột qụy não - TBFTTH ( XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP ở bệnh n...
TBFTTH
 
Đẻ Khó Do Thai TBFTTH ( Các nguyên nhân gây đẻ khó do thai Tiếp cận chẩn đoán...
Đẻ Khó Do Thai TBFTTH ( Các nguyên nhân gây đẻ khó do thai Tiếp cận chẩn đoán...Đẻ Khó Do Thai TBFTTH ( Các nguyên nhân gây đẻ khó do thai Tiếp cận chẩn đoán...
Đẻ Khó Do Thai TBFTTH ( Các nguyên nhân gây đẻ khó do thai Tiếp cận chẩn đoán...
TBFTTH
 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
TBFTTH
 
Thở máy ở bệnh nhân đợt cấp COPD - Thông khí nhân tạo xâm nhập, không xâm nhậ...
Thở máy ở bệnh nhân đợt cấp COPD - Thông khí nhân tạo xâm nhập, không xâm nhậ...Thở máy ở bệnh nhân đợt cấp COPD - Thông khí nhân tạo xâm nhập, không xâm nhậ...
Thở máy ở bệnh nhân đợt cấp COPD - Thông khí nhân tạo xâm nhập, không xâm nhậ...
TBFTTH
 
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptxViêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
TBFTTH
 
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấpTiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
TBFTTH
 
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
TBFTTH
 
Trắc Nghiệm Ung Thư Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
Trắc Nghiệm Ung Thư  Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...Trắc Nghiệm Ung Thư  Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
Trắc Nghiệm Ung Thư Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
TBFTTH
 
Trắc Nghiệm Nội Khoa Đình Đông Có Đáp Án - Y Hà Nội HMU Chương Cơ Xương Khớp...
Trắc Nghiệm Nội Khoa Đình Đông  Có Đáp Án - Y Hà Nội HMU Chương Cơ Xương Khớp...Trắc Nghiệm Nội Khoa Đình Đông  Có Đáp Án - Y Hà Nội HMU Chương Cơ Xương Khớp...
Trắc Nghiệm Nội Khoa Đình Đông Có Đáp Án - Y Hà Nội HMU Chương Cơ Xương Khớp...
TBFTTH
 
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
TBFTTH
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
TBFTTH
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứuTiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
TBFTTH
 
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
TBFTTH
 
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test Ngoại Bệnh
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test  Ngoại BệnhTrắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test  Ngoại Bệnh
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test Ngoại Bệnh
TBFTTH
 
Tiếp Cận Thiếu Máu Tán Huyết Approach to hemolytic anemia end
Tiếp Cận Thiếu Máu Tán Huyết Approach to hemolytic anemia endTiếp Cận Thiếu Máu Tán Huyết Approach to hemolytic anemia end
Tiếp Cận Thiếu Máu Tán Huyết Approach to hemolytic anemia end
TBFTTH
 
Sinh Lý Tim Mạch Slide - Điện Thế Nghỉ - Điện Thế Hoạt Động Tim
Sinh Lý Tim Mạch Slide - Điện Thế Nghỉ - Điện Thế Hoạt Động TimSinh Lý Tim Mạch Slide - Điện Thế Nghỉ - Điện Thế Hoạt Động Tim
Sinh Lý Tim Mạch Slide - Điện Thế Nghỉ - Điện Thế Hoạt Động Tim
TBFTTH
 
Tiếp Cận Bệnh Nhân Đột Quỵ
Tiếp Cận Bệnh Nhân Đột QuỵTiếp Cận Bệnh Nhân Đột Quỵ
Tiếp Cận Bệnh Nhân Đột Quỵ
TBFTTH
 
Tiếp Cận Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp - TBFTTH
Tiếp Cận Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp - TBFTTHTiếp Cận Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp - TBFTTH
Tiếp Cận Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp - TBFTTH
TBFTTH
 
Chẩn Đoán Hình Ảnh Lao Phổi - X quang lao phổi
Chẩn Đoán Hình Ảnh Lao Phổi - X quang lao phổiChẩn Đoán Hình Ảnh Lao Phổi - X quang lao phổi
Chẩn Đoán Hình Ảnh Lao Phổi - X quang lao phổi
TBFTTH
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
TBFTTH
 

More from TBFTTH (20)

Kiểm soát huyết áp trong đột qụy não - TBFTTH ( XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP ở bệnh n...
Kiểm soát huyết áp trong đột qụy não - TBFTTH ( XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP ở bệnh n...Kiểm soát huyết áp trong đột qụy não - TBFTTH ( XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP ở bệnh n...
Kiểm soát huyết áp trong đột qụy não - TBFTTH ( XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP ở bệnh n...
 
Đẻ Khó Do Thai TBFTTH ( Các nguyên nhân gây đẻ khó do thai Tiếp cận chẩn đoán...
Đẻ Khó Do Thai TBFTTH ( Các nguyên nhân gây đẻ khó do thai Tiếp cận chẩn đoán...Đẻ Khó Do Thai TBFTTH ( Các nguyên nhân gây đẻ khó do thai Tiếp cận chẩn đoán...
Đẻ Khó Do Thai TBFTTH ( Các nguyên nhân gây đẻ khó do thai Tiếp cận chẩn đoán...
 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
 
Thở máy ở bệnh nhân đợt cấp COPD - Thông khí nhân tạo xâm nhập, không xâm nhậ...
Thở máy ở bệnh nhân đợt cấp COPD - Thông khí nhân tạo xâm nhập, không xâm nhậ...Thở máy ở bệnh nhân đợt cấp COPD - Thông khí nhân tạo xâm nhập, không xâm nhậ...
Thở máy ở bệnh nhân đợt cấp COPD - Thông khí nhân tạo xâm nhập, không xâm nhậ...
 
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptxViêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
 
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấpTiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
 
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
 
Trắc Nghiệm Ung Thư Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
Trắc Nghiệm Ung Thư  Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...Trắc Nghiệm Ung Thư  Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
Trắc Nghiệm Ung Thư Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
 
Trắc Nghiệm Nội Khoa Đình Đông Có Đáp Án - Y Hà Nội HMU Chương Cơ Xương Khớp...
Trắc Nghiệm Nội Khoa Đình Đông  Có Đáp Án - Y Hà Nội HMU Chương Cơ Xương Khớp...Trắc Nghiệm Nội Khoa Đình Đông  Có Đáp Án - Y Hà Nội HMU Chương Cơ Xương Khớp...
Trắc Nghiệm Nội Khoa Đình Đông Có Đáp Án - Y Hà Nội HMU Chương Cơ Xương Khớp...
 
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Rung Nhĩ 2021
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứuTiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
 
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
 
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test Ngoại Bệnh
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test  Ngoại BệnhTrắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test  Ngoại Bệnh
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test Ngoại Bệnh
 
Tiếp Cận Thiếu Máu Tán Huyết Approach to hemolytic anemia end
Tiếp Cận Thiếu Máu Tán Huyết Approach to hemolytic anemia endTiếp Cận Thiếu Máu Tán Huyết Approach to hemolytic anemia end
Tiếp Cận Thiếu Máu Tán Huyết Approach to hemolytic anemia end
 
Sinh Lý Tim Mạch Slide - Điện Thế Nghỉ - Điện Thế Hoạt Động Tim
Sinh Lý Tim Mạch Slide - Điện Thế Nghỉ - Điện Thế Hoạt Động TimSinh Lý Tim Mạch Slide - Điện Thế Nghỉ - Điện Thế Hoạt Động Tim
Sinh Lý Tim Mạch Slide - Điện Thế Nghỉ - Điện Thế Hoạt Động Tim
 
Tiếp Cận Bệnh Nhân Đột Quỵ
Tiếp Cận Bệnh Nhân Đột QuỵTiếp Cận Bệnh Nhân Đột Quỵ
Tiếp Cận Bệnh Nhân Đột Quỵ
 
Tiếp Cận Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp - TBFTTH
Tiếp Cận Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp - TBFTTHTiếp Cận Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp - TBFTTH
Tiếp Cận Bệnh Nhân Tiêu Chảy Cấp - TBFTTH
 
Chẩn Đoán Hình Ảnh Lao Phổi - X quang lao phổi
Chẩn Đoán Hình Ảnh Lao Phổi - X quang lao phổiChẩn Đoán Hình Ảnh Lao Phổi - X quang lao phổi
Chẩn Đoán Hình Ảnh Lao Phổi - X quang lao phổi
 
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU  Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học - Đại Học Y Hà Nội HMU Test Dịch Tễ - Trac Nghiem Di...
 

Recently uploaded

SGK sản huế u xơ tử cung.pdf hay khỏi phải bàn
SGK sản huế u xơ tử cung.pdf hay khỏi phải bànSGK sản huế u xơ tử cung.pdf hay khỏi phải bàn
SGK sản huế u xơ tử cung.pdf hay khỏi phải bàn
HongBiThi1
 
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất haySGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảoSản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
HongBiThi1
 
Thuốc điều trị RLLPM - Y3.pdf rất hay các bạn ạ
Thuốc điều trị RLLPM - Y3.pdf rất hay các bạn ạThuốc điều trị RLLPM - Y3.pdf rất hay các bạn ạ
Thuốc điều trị RLLPM - Y3.pdf rất hay các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ ẠSINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
HongBiThi1
 
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dânSGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
HongBiThi1
 
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩB11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdfSGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
HongBiThi1
 
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdfSGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
HongBiThi1
 
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 5-tap-1
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ  5-tap-1Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ  5-tap-1
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 5-tap-1
anhchetdi
 
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạSinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Phngon26
 
Sách Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội đỏ đen
Sách Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội đỏ đenSách Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội đỏ đen
Sách Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội đỏ đen
HongBiThi1
 
SGK mới đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK mới đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạSGK mới đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK mới đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
HongBiThi1
 
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trịPhác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
HongBiThi1
 
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạSGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
HongBiThi1
 
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọngSinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
HongBiThi1
 
TIM-MẠCH hoá sinh lâm sàng tim mạc.docx
TIM-MẠCH hoá sinh lâm sàng tim mạc.docxTIM-MẠCH hoá sinh lâm sàng tim mạc.docx
TIM-MẠCH hoá sinh lâm sàng tim mạc.docx
duytin825
 

Recently uploaded (20)

SGK sản huế u xơ tử cung.pdf hay khỏi phải bàn
SGK sản huế u xơ tử cung.pdf hay khỏi phải bànSGK sản huế u xơ tử cung.pdf hay khỏi phải bàn
SGK sản huế u xơ tử cung.pdf hay khỏi phải bàn
 
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất haySGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
 
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
 
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảoSản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
 
Thuốc điều trị RLLPM - Y3.pdf rất hay các bạn ạ
Thuốc điều trị RLLPM - Y3.pdf rất hay các bạn ạThuốc điều trị RLLPM - Y3.pdf rất hay các bạn ạ
Thuốc điều trị RLLPM - Y3.pdf rất hay các bạn ạ
 
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ ẠSINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
 
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dânSGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
 
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
 
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩB11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
 
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdfSGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
 
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdfSGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
 
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 5-tap-1
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ  5-tap-1Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ  5-tap-1
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 5-tap-1
 
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạSinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
 
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
 
Sách Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội đỏ đen
Sách Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội đỏ đenSách Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội đỏ đen
Sách Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội đỏ đen
 
SGK mới đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK mới đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạSGK mới đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK mới đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
 
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trịPhác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
 
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạSGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
 
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọngSinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
 
TIM-MẠCH hoá sinh lâm sàng tim mạc.docx
TIM-MẠCH hoá sinh lâm sàng tim mạc.docxTIM-MẠCH hoá sinh lâm sàng tim mạc.docx
TIM-MẠCH hoá sinh lâm sàng tim mạc.docx
 

Đề Cương Nhi Khoa - VMU Y Khoa VInh

  • 1. 1 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Đề Cương Nhi 2022 VMU (TBFTTH ) Câu 1: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy thận cấp ở trẻ em...2 Câu 2: Trình bày nguyên nhân và chẩn đoán suy thận cấp ở trẻ em ?.............................6 Câu 3: Trình bày các tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh và triệu chứng lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em. ............................................................................9 Câu 4: Trình bày điều trị và dự phòng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em ..........................10 Câu 5: Trình bày điều trị và phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em ? ......................11 Câu 6: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tiên lượng viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em. .............................................................................................................13 Câu 7: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em. ......................................................................................................................14 Câu 8: Trình bày nguyên nhân, phân loại hen phế quản ở trẻ em.................................17 Câu 9: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hen phế quản ở trẻ em...............19 Câu 10: Trình bày định nghĩa, phân loại và điều trị nôn ở trẻ em..................................21 Câu 11: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng nôn trớ ở trẻ em.......26 Câu 12: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và điều trị táo bón ở trẻ em? ....28 Câu 13: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng co giật do sốt ở trẻ em. .........35 Câu 14: Trình bày điều trị và cách dự phòng co giật do sốt cao ở trẻ em. .....................37 Câu 15: Trình bày triệu chứng lâm sàng và điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em. .........39 Câu 16: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng cận lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em.............................................................................................................................44 Câu 17: Trình bày chẩn đoán và các biến chứng của viêm màng não mủ ở trẻ em. .......46 Câu 18: Trình bày triệu chứng lâm sàng và điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em..............48 Câu 19: Trình bày triệu chứng cận lâm sàng, điều trị và dự phòng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.............................................................................................................................51 Câu 20: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị xuất huyết tiêu hoá ở trẻ em ?.....................................................................................................................54
  • 2. 2 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Câu 1: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy thận cấp ở trẻ em. LÂM SÀNG Trường hợp điển hình suy thận cấp có thể chia làm 4 giai đoạn Giai đoạn tổnthương Triệu chứng lâm sàng thay đổi tuỳ theo nguyên nhân suy thận trước thận, tại thận hay sau thận. Diễn biến suy thận xảy ra từ vài giờ như truyền nhầm nhóm máu đến vài ngày nhưtrong ngộ độc,viêm cầu thận cấp.Bệnh cảnh choáng nhiễmtrùng-nhiễmđộc thường gặp trong suy thận trước thận. Bệnh cảnh hội chứng thận viêm cấp thường gặp trong suy thận tại thận. Bệnh cảnh bítiểu vớicầu bàng quang hay bể thận ứ nước thường gặp trong suy thận sau thận Giai đoạn thiểu- vô niệu Xảy ra đột ngột hoặc có khi từ từ tùy theo nguyên nhân. Nước tiểu trong 24 giờ ít lại hoặc không có. Theo Metcoff thì thiểu niệu < 300ml/24giờ và vô niệu <100ml/giờ. Theo Lê Nam Trà thì thiểu niệu khi lưu lượng nước tiểu < 1ml/kg/giờ đối vớitrẻ nhỏ và < 0,5ml/kg/giờ đốivới trẻ lớn hoặc < 300ml/m2 /24giờ. Cần theo dõi số lượng nước tiểu ngay khi vào viện để phát hiện sớm, khỏi bỏ sót dấu hiệu thiểu hoặc vô niệu. Tiếp theo giai đoạn thiểu niệu – vô niệu là các dấu hiệu của tình trạng tăng urê máu: mệt mỏi chán ăn, buồn nôn và nôn, thở nhanh, thiếu máu và cuối cùng là li bì, hôn mê. Tình trạng thiếu máu có thể nặng khi suy thận kéo dài. Ngoài ra có thể có các biến chứng: - Tăng kalimáu: giảmtrương lực cơ và phản xạ gân xương, rốiloạn nhịp tim, biến đổiđiện tim: sóng T nhọn, ST chênh, QRS kéo dài, ngoại tâm thu thất. - Ngộ độc nước: do dùng nhiều dung dịch nhược trương. Trẻ có biểu hiện phù, buồn nôn, hôn mê, co giật, xét nghiệm máu thấy Na giảm. - Suy tim: có thể do tăng huyết áp và rốiloạn nước điện giải. - Nhiễm toan chuyển hóa: thở nhanh, sâu hay gặp hơn là kiêu thở Kusmaul. - Thời gian thiểu niệu – vô niệu có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Khi vô niệu kéo dài trên 3 tuần thì ít khi có khẳ năng hồi phục
  • 3. 3 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Giai đoạn đa niệu Có thể xảy ra đột ngột hay từ từ và kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Thể tích nước tiểu tăng trên 3l/24giờ và tỷ trọng giảm hoặc đồng tỷ trọng, nồng độ urê vẫn còn cao. Vì vậy cần theo dõi thường xuyên nồng độ urê và creatinin trong máu cũng như các diễn biến lâm sàng. Nếu tình trạng suy thận thuyên giảm, thì cùng với đa niệu các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiện được cải thiện. Trong giai đoạn đa niệu có thể có các biến chứng mất nước và điện giải, nếu không được điều chỉnh kịp thời, suy thận có thể xấu đi Giai đoạn hồi phục Chức năng thận hồi phục dần dần từ vài tháng đến vài năm tuỳ theo nguyên nhân. Tình trạng lâm sàng được cải thiện: trẻ đỡ mệt mỏi, thèm ăn, đỡ thiếu máu. Thể tích và tỷ trọng nước tiểu trở lại bình thường. Urê máu và creatinin máu, các chất điện giải trở về bình thường Diễnbiếncủa suy thận cấp Tùy theo nguyên nhân, tình trạng suy thận cấp có thể được điều trị khỏi hoàn toàn hoặc chuyển sang suy thận mạn tính, nhưng có thể gây tử vong do các biến chứng trong giai đoạn thiểu niệu – vô niệu. Tỷ lệ của các diễn biến đó như sau: - Hồi phục hoàn toàn: Khoảng 90% trường hợp - Suy thận mãn: 5-10% trường hợp - Không hồi phục (Tử vong): 1-5% trường hợp Cận lâm sàng: - CTM, đếm tiểu cầu, ion đồ, urê, creatinine. – Nước tiểu: TPTNT, tỉ trọng, natri và creatinine, osmolarity nếu đƣợc. - Tính khả năng bài xuất natri từng phần (FeNa). FeNa (%) = [(UNa X PCr)/(PNa X UCr)] x 100 UNa: Nồng độ natri nứớc tiểu, UCr: nồng độ creatinine nước tiểu PCr: Nồng độ creatinine máu, PNa: Nồng độ natri máu - ECG: dấu hiệu tăng kali máu, rối loạn nhịp, dấu hiệu dày thất trái.
  • 4. 4 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Siêu âm thận và hệ niệu: kích thƣớc thận, cấu trúc chủ mô thận, đường niệu - Đông máu toàn bộ khi rối loạn đông máu. - X quang phổi, khí máu khicó suy hô hấp. - UIV thƣờng chỉ định để tìm nguyên nhân suy thận sau thận nhƣng chỉ thực hiện sau giai đoạn suy thận. - Sinh thiết thận trong các trƣờng hợp nghi bệnh cầu thận khi tình trạng cho phép ĐIỀU TRỊ Nguyên tắc tất cả các bệnh nhân suy thận cấp phảiđược điều trị tại một cơ sở y tế có đầy đủ các phương tiện hồi sức - cấp cứu, nhất là phương tiện lọc máu. Phân biệt nguyên nhân suy thận, loại suy thận để có thái độ xử trí thích hợp. Có thể sử dụng phác đồ xử lý ban đầu như sau: Hạn chế nước - Nếu vô niệu hạn chế nước hoàn toàn. Truyền dịch Glucose 10-30%: 35-45ml/kg/24giờ. - Nếu thiểu niệu: Tổng nước vào = Tổng nước mất + (200-500ml/24giờ ). Lợi tiểu Furosemide tiêm tĩnh mạch 2mg/kg sau vài giờ nếu không có nước tiểu, có thể tăng liều lên: 10mg/kg-20mg/kg. Các liều thuốc lợi tiểu tiếp theo có thể điều chỉnh theo lượng nước tiểu của bệnh nhân sau khitiêm Điềutrị tăng Kali máu Khi kali máu > 5,5mEq/l – 7 mEq/l: cho uống nhựa trao đổi ion (Kayexalate): 1g/kg/lần uống hoặc thụt đại tràng. Kèm theo Sorbitol 70%( 2ml/kg) - 20%(10ml/kg) gây ỉa chảy thẩmthấu. Theo dõi từng giờ cho đến khikali máu giảm. Resin là chất làmhoán đổi1 mEq kali cho 1 mEq Na do đó phải theo dõi đề phòng tăng natri máu Khi Kali >7mEq/l hoặc có loạn nhịp tim hoặc có biến đổi trên điện tâm đồ, cho thêm lần lượt - Gluconate Canxi 10%: 0,5ml/kgTMchậm(theo dõi ECG). - Bicarbonate Natri 7,5%: 3mEq/kg TM chậm (theo dõi HA, Tetanie ).
  • 5. 5 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Glucose 20%: 1ml/kg + Insulin (1ĐV/5g Glucose) truyền TM trong 1giờ có tác dụng làm Kali vào lại nội bào. Sau vài giờ nếu không hiệu quả cho chỉ định thẩm phân phúc mạc Chống toan Khi pH máu < 7,15 và HCO3 < 8 mEq/l. Cần nâng tối thiểu pH : 7,2 và HCO3 : 12 mEq/l Cho tiêm tĩnh mạch theo công thức NaHCO3 (mEq) = 0,3 x P (kg) x BE (mEq/l) Theo dõi tình trạng hạ canxi máu gây co giật Chống hạ Canxi máu và tăng phospho máu Bằng cách làm giảmphosphore máu, dùng Amphogel (Aluminumhydroxid) 3mg/kg/ngày Canxi tiêm tĩnh mạch chỉ dùng khi có nguy cơ co giật do hạ canxi máu Chống hạ Natri máu Do cho dùng nhiều dung dịch nhược trương và thuốc lợi tiểu. Khi Na máu < 120 mEq/l. Cần nâng lên 130 mEq/l. Cho dung dịch clorua natri 3% theo công thức NaCl (mEq) = 0,6 × Kg cân nặng × (130 - Na máu bệnh nhân) Theo dõi nguy cơ tăng huyết áp và suy tim Điềutrị cao huyết áp Hạn chế nước và muối, theo dõi HA 4- 6giờ/lần. Có thể do tăng khốilượng tuần hoàn và/hoặc do tổn thương tại thận - HA cao: hạn chế muối nước, thuốc hạ HA - Nếu cao quá: điều trị tăng HA tiêm tĩnh mạch Thuốc được lựa chọn là: diazoxid 5mg/kg, tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại sau 30 phút. Lasix 1mg/kg, tiêm tỉnh mạch Điềutrị suy tim - Phòng bằng hạn chế nước - Lợi tiểu ít tác dụng - Digitalis phải thận trọng vớiliều thấp và cho vào từ từ Vấn đề truyềnmáu và kháng sinh - Thiếu máu trung bình: không truyền máu
  • 6. 6 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Thiếu máu nặng: truyền máu, tốt nhất là khối hồng cầu - Kháng sinh cần thận trọng với thuốc thải qua thận và độc với thận Chống co giật (bệnh não cao áp) Diazepam0,5-1mg/kg hoặc Phenobarbital3-5mg/kg Thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu ngoài thận ( Thận nhân tạo ) - Khi lâm sàng điều trị như trên mà vẫn vô niệu trên 3ngày; có tình trạng nặng như ngộ độc nước, nhiễm toan trầm trọng ( pHmáu < 7,00 ), tăng huyết áp, suy tim. - Cận lâm sàng + Urê máu >200mg%, đặc biệtmức độ tăng nhanh trong ngày ( > 0,5g/l/ngày ) + Creatinin máu >8mg% + BUN ( Nitơ phi protein hoặc Nitơ urê máu ) >150mg% + HCO3 < 8 mEq/l + Kali >7,5 mEq/l Kết hợp nhiều dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng để có chỉ định lọc máu Chế độăn - Phải đảmbảo tối thiểu : 50Kcalo/kg/ngày - Lượng protein cần thiết 0,5 - 1g/kg/ngày. - Hạn chế muối, lượng natri ăn vào không quá 1mmol/kg/ngày - Hạn chế kali nếu kali máu tăng Câu 2: Trình bày nguyên nhân và chẩn đoán suy thận cấp ở trẻ em ? NGUYÊN NHÂN Suy thận trước thận - Tất cả các tình trạng bệnh lý làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp như: mất nước do tiêu chảy, nôn nhiều, xuất huyết hoặc bỏng gây giảm protide máu, thoát huyết tương... - Choáng nhiễm trùng, đông máu rải rác trong lòng mạch, suy tim, hạ nhiệt độ... Suy thận tại thận Bao gồm các nguyên nhân ở nhu mô thận, mạch thận, ống thận, kẽ thận
  • 7. 7 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m a. Các bệnh về thận Viêm cầu thận cấp, viêm thận-bể thận, bệnh tạo keo, dị tật bẩm sinh... b. Các bệnh tắc mạch Tắc nghẽn tĩnh mạch thận, hoại tử vỏ thận, hội chứng huyết tán tăng urê máu... c. Hoại tử ống thận cấp Ngộ độc kim loại nặng, hóa chất, thuốc, ứ đọng Hb, myoglobin.... d. Viêm kẽ thận cấp Nhiễm trùng, phản ứng quá mẫn do thuốc... e. Các khối u ở thận và các dị dạng bẩm sinh, di truyền tại thận... Suy thận sau thận Gồm các nguyên nhân bẩmsinh hoặc mắc phải gây tắc 2 bên a. Bệnh thận do tắc nghẽn Hẹp đoạn nối, sa niệu quản, van niệu đạo, u bàng quang... b. Trào ngược bàng quang-niệu quản bẩm sinh hoặc mắc phải c. Chấn thương, huyết khối, sỏi niệu quản hoặc sỏi niệu đạo... CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán xác định suy thận cấp Xảy ra cấp tính với triệu chứng thiểu - vô niệu Urê máu >100mg%, tương đương với >17mmol/l Creatinin máu >1,5mg%, tương đương với>130mmol/l Chẩn đoán nguyên nhân - Cần phân biệt nguyên nhân suy thận cấp chức năng hay thực thể vì liên quan đến thái độ điều trị. Dựa vào các xét nghiệm đểphân biệt
  • 8. 8 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Bảng 1: Chẩn đoán phân biệt suy thận cấp trước thận và tại thận Xét nghiệm Suy thận trước thận Suy thận tại thận Một phần Toàn bộ Tỉ số nồng độ thẩm thấu niệu/máu 2:1 1,9-1,1: 1 <1,1:1 Tỉ số Nitơ, urê máu (BUN)/Cr máu >20 20-10 <10 Nồng độ Natri niệu <20mmol/l 20- 40mmol/l >40mmol/l Nồng độ thẩm thấu niệu >400mosm < 350mosm Tỉ số bài tiết Na <1 >3 Tỉ số urêniệu/urêmáu >40 40-10 <10 Tỉ số Cr niệu/Cr máu >15 15-10 <10 Test Mannitol ( + ) ( - ) - Cần chẩn đoán phân biệt suy thận cấp và đợt cấp suy thận mạn Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệtsuy thận cấp và đợtcấp của suy thận mãn Dấu hiệu STC Đợt cấp STM Tiền sử bệnh thận Không có Đã bị 1 bệnh thận Sự phát triển cơ thể Bình thường Chậm Thiếu máu Mới Có từ trước SÂ/ XQ thận Bình thường Nhỏ Tăng ure /creat Ure >> creat Tăng song song
  • 9. 9 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Câu 3: Trình bày các tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh và triệu chứng lâm sàng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em. Nguyênnhân . Vi khuẩn - E.Coli chiếm hàng đầu (88%). Proteus thường gặp ở trẻ trai trên 1 tuổi, trẻ bị sỏi tiết niệu - Klebsiella pneumoniae và Enterococcus thường gặp ở sơ sinh - Staphylococcus albus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella thường gặp ở những bệnh nhân nằmviện vìbệnh thận-tiết niệu hoặc những bệnh có đặtthông tiểu, sau can thiệp ngọaikhoa. Những vi khuẩn này thường kháng nhiều loại kháng sinh Nấm và siêu vi Rất hiếm gặp Những yếu tố thuận lợi làm tăng sinh vi khuẩn * Vi khuẩn Sựbám dính vào biểu mô đường tiểu của vi khuẩn và độc lực của nó. * Miễn dịch Giảm IgA của niệu đạo, giảm sức đề kháng của bàng quang. * Yếu tố cơ học Sự ứ trệ nước tiểu; tắc nghẽn đường tiểu; trào ngược bàng quang-niệu quản; các thủ thuật niệu khoa * Cơ địaTrẻbị bệnh đáiđường, hội chứng thận hư, trẻ bị suy dinh dưỡng... LÂM SÀNG Thường ít có triệu chứng hoặc đôi khi không có triệu chứng và thay đổi tuỳ theo tuổi Viêm bàng quang cấp (nhiễm trùng đường tiết niệu dưới) * Ở trẻ nhỏ Thường thấy sốt, bỏ bú, nôn, ỉa chảy. Các triệu chứng này chỉ gợiý một nhiễm trùng. * Ở trẻ lớn Thường gặp tiểu rắt,tiểu buốt rát đau,bítiểu,tiểu dầm...Mộtđôi khi tiểu máu cuối bãi thì có thể là viêm bàng quang chảy máu do E.Coli (có chất hemolysine) hoặc do Adenovirustýp 11và 21. . Viêm thận - bể thận cấp (nhiễmtrùng đường tiết niệu trên) Thường phối hợp triệu chứng tổng quát và triệu chứng thực thể * Toàn trạng Sốt39- 400 C, rét run
  • 10. 10 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m * Tại chỗ Đau lưng, đau hông tự nhiên hoặc khi khám (một hoặc hai bên); đau bụng. Khám sờ thấy thận lớn. Thường kèm triệu chứng viêm bàng quang trước đó Vi khuẩn niệu không triệu chứng Vi khuẩn niệu không triệu chứng là tình trạng cấy nước tiểu dương tính nhưng không có các biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiểu, vì vậy không được coi là nhiễm khuẩn đường tiểu. Tỷ lệ <1% trẻ nữ giai đoạn tiền học đường và tuổi đi học, hiếm gặp ở trẻ trai. Tình trạng này khá lành tính và không gây tổn thương thận. Câu 4: Trình bày điều trị và dự phòng nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em ĐIỀU TRỊ Nguyêntắc điềutrị Mục đích chủ yếu điều trị là vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng và ngừa sẹo hóa thận. Điều trị sớm và triệt để ngay sau khilấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học. Chọn kháng sinh rẻ tiền, ít độc mà vẫn có hiệu quả. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách xét nghiệm tế bào-vitrùng ngày thứ 3 và ngày thứ 15. Tham khảo kháng sinh đồ. Điều trị dự phòng tái phát và điều trị dị tật hệ tiết niệu nếu có Phác đồ điềutrị Viêm bàng quang cấp (nhiễmtrùng đường tiểu thấp) Cần điều trị kịp thời để ngăn chặn sự phát triển thành viêm thận bể thận cấp. * Đối vớiviêm bàng quang do vi khuẩn liệu trình kháng sinh từ 3-5 ngày với amoxicilin + acid clavulanic (60-100mg/kg amoxicilin chia 2 lần) sẽ có hiệu quả chống lại các chủng E.coli. Các kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 2 và thứ 3 nên được hạn chế sử dụng khi điều trị theo kinh nghiệm để hạn chế tình trạng kháng thuốc. * Trong trường hợp viêm bàng quang do virus, biện pháp điều trị chính là uống nhiều nước, sử dụng các thuốc chống dị ứng, ngoài ra kháng sinh có thể cân nhắc sử dụng trong trường hợp dự phòng bội nhiễm. Viêm thận-bểthận cấp (nhiễmtrùng đường tiểu cao) Thường phải kết hợp 2 loại kháng sinh phổ rộng trong 3-5 ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Tổng thời gian điều trị là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày. Một số chỉ định dùng kháng sinh đường tĩnh mạch: - Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi - Trẻ uống kém
  • 11. 11 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Tác nhân gây bệnh kháng với kháng sinh đường uống - Trào ngược bàng quang niệu quản mức đọ III-V - Nhiễm khuẩn tiết niệu có biến hcwngshoặc không điển hình - Nhiễm khuẩn tiết niệu không đáp ứng vớikháng sinh đường uống sau 48 giờ - Khi chưa có kháng sinh đồ: Có thể chọn Cephalosporin thế hệ 3 (Cefotaxime hoặc Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp Aminoside (Gentamycin) + Cefotaxime (Claforan): 50-100mg/kg/ngày chia 3lần + Ceftriaxone(Rocephin): 50mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày + Gentamycin: 3-5mg/kg/ngày tiêmtruyền tĩnh mạch 1 lần/ngày - Khi có kháng sinh đồ: Tùy theo diễn tiến trên lâm sàng để có thể chuyển thuốc tiêm sang đường uống và cũng có thể dùng một loại kháng sinh. - Dẫn lưu nước tiểu: Dẫn lưu trong trường hợp có tắc nghẽn, điều trị ngay dị tật đường tiểu PHÒNG BỆNH Nếu nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát nhiều lần thì phải điều trị dự phòng bằng Bactrim hoặc Nitrofurantoin vói liều 1/3 liều bình thường, uống một lần từ 2-4 tuần hoặc hàng năm nếu còn hiện tượng trào ngược bàng quang - niệu quản hay tắc nghẽn đường tiểu. Phải giới hạn và đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật thông dò đường tiểu. Phải theo dõi tác dụng phụ và độc tính của thuốc. Phải giải quyết ngoại khoa với những bất thường đường tiểu được phát hiện. Các vấn đề như uống nhiều nước, vệ sinh vùng hội âm hàng ngày, điều trị táo bón, điều trị hẹp bao qui đầu, phòng chống suy dinh dưỡng...cũng có ý nghĩa dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Câu 5: Trình bày điều trị và phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em ? ĐIỀU TRỊ Cần phát hiện và điều trị sớm khi trẻ chưa có suy bộ hấp hoặc biến chứng nặng Điều trị theo 4 nguyên tắc - Chống nhiễm khuẩn - Chống suy hô hấp - Điều trị các rối loạn nước, điện giải, thông bằng kiềm toan… - Điều trị các biến chứng (nếu có)
  • 12. 12 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Chống nhiễmkhuẩn Điều trị dựa theo nguyên nhân xác định được hoặc theo dự đoán trên làm sàng hay khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới trong chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp - Trường hợp nhẹ kháng sinh uống hoặc tiêm + Amoxicilin uống 50 - 100mg/kg/ngày, tiêm100 – 150 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần + Cotrimoxazoluống 12mg/kg/ngày , trimethoprim và 30-45mg/kg/ngày sulfamethoxazol, chia 2 lần + Benzylpenicillin 100000 dv/kg/ngày, tiêm Trường hợp năng trẻ cần phải được nhập bệnh viện để điều trị + Benzylpenicillin + Gentamycin (3-5mg/kg/ngày, tiêmbắp) + Chloramphenicol50-100mg/kg/ngày tiềm + Cephalosporin: tiêm 80 150mg/kg/ngày(tùy loại) + Nếu do tụ cầu oxacillin hoặe cloxacillin hoặc methicillin, kết hợp gentamycin. Chống suy hô hấp - Đặt trở nằm nơi thoáng mát, yên tĩnh, nói rộng quần áo - Thông thoảng đường thở - Thở oxy khi có khó thở, tím tái - Khi trẻ tím nặng, ngừng thở, đặtnội khí quản, bóp bóng hỗ trợ hô hấp Bồi phụ nước, điệngiải, điềuchỉnhrối loạn thăng bằng kiềmtoan tùy theo tình trạng bệnh nhân Chăm sóc: - Theo dõi trẻ thường xuyên: nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ - Bảo đảm cho trẻ được ăn hoặc bú sữa mẹ đầy đủ, nếu không ăn, bú được phải đổ sữa bằng thìa, cho ăn bằng sonde - Cho trẻ uống nước đầy đủ để bổ sung lượng nước mất - Làm dịu họng , ho bằng các thuốc thảo dược - Xoay trẻ thường xuyên tránh nằm lâu 1 chỗ Phòng bệnh Bảo đảm sức khoẻ bà mẹ khimang thai, nhằm làm giảm tỉ lệ trẻ sinh ra bị thiếu tháng, thiếu cân, dị tật bẩm sinh Vệ sinh môi trường sạch sẽ,thông thoáng tránh bụi rậm, khói thuốc
  • 13. 13 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Cho trẻ bú sữa non sớm ngay sau đẻ, bú sưã mẹ đầy đủ, ăn sam đúng theo ô vuông thức ăn Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và mạn tính Câu 6: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tiên lượng viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em. Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính rất hay gặp ở trẻ còn bú, vào mùa đông xuân, thời tiết ẩm ướt. Bệnh có thể nhẹ nhưng có thể rất nặng do suy hô hấp gây tử vong Tác nhân gây bệnh Engels và Newns (Anh- 1940), Adams(Mỹ-1941)là những người đầu tiên phát hiện nguyên nhân viêm tiểu phế quản là do virus. Chanock cùng cộng sự (1957) và sau này các tác giả khác cũng đều xác định rằng trong các loại virusgây viêm tiểu phế quản thì đứng hàng đầu là virushợp bào hô hấp (Respiratory syncitial virus) sau đó là virus á cúm typ 3, virus cúm, Mycoplasma, Adeno virus, Entero virus, Rhino virus...Nếu bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn, bệnh càng nặng hơn. Gần đây ở Anh, Pháp, Hà Lan đã thông báo những trường hợp viêm tiểu phế quản do Metapneumo virus của người (hMPV) đơn độc hoặc đồng thời với virus. TRIỆU CHỨNG Lâm sàng Bệnh khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, hắt hơi, ho nhẹ sau vài giờ đến vài ngày). Sau đó trẻ họ nhiều hơn, có thể họ từng dữ dội như kiểu ho gà, trẻ rất mệt, tình trạng kích thích vật và khó chịu, buồn ngủ, chán ăn, bỏ bú và nôn. Cùng vớicác triệu chứng trên trẻ sốt 38 39°C, sốt duy trì trong suốt thời gian bệnh chỉ giảm khi bệnh đã tiến triển tốt. Triệu chứng cơ năng và thực thể về hô hấp: Trẻ khó thở nhanh, khò khè, co rút lồng ngực, tím tái. Lồng ngực giãn rộng ra, gõ trong do hiện tượng khí phế thũng. Nghe rải rác ran ẩm nhỏ hạt và ran rít ngáy. Thở ra không kéo dài thường xuyên như trong hen phế quản bởi vì hiện tượng tắc các phế quản nhỏ không đồng nhất trong toàn bộ phổi, các vùng phổi không bị tắc thở ra vẫn bình thường.
  • 14. 14 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Ngoài triệu chứng hô hấp trẻ có thể có biểu hiện rối loạn tim mạch (tim nhanh, có thể có suy tim trong trường hợp nặng). Trẻ có thể có hiện tượng mất nước qua hô hấp (thở nhanh) hoặc sốt và rối loạn tiêu hoá (nôn, ỉa lỏng). TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG Bệnh nặng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trẻ bị ngạt thở, hô hấp nặng và tử vong trong vòng 1 - 3 ngày. Nếu được điều trị kịp thời và đúng thuốc thường khỏisau 2 tuần lễ kể từ khi bị bệnh Theo GOLD, bệnh diễn biến nhanh và nặng vì vậy phải lưu ý phát hiện và cho nhập viện ngay khi có những dấu hiệu: Trẻ nhỏ dưới 3 tháng Bỏ bú hoặc bú kém Có 1 trong 5 dấu hiệu nặng Nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút Tím tái Cánh mũi phập phồng Co rút lồng ngực Dấu hiệu tăng CO2, máu (trên 50 mmHg) Câu 7: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em. TRIỆU CHỨNG Lâm sàng Bệnh khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (chảy nước mũi, hắt hơi, ho nhẹ sau vài giờ đến vài ngày). Sau đó trẻ họ nhiều hơn, có thể họ từng dữ dội như kiểu ho gà, trẻ rất mệt, tình trạng kích thích vật và khó chịu, buồn ngủ, chán ăn, bỏ bú và nôn. Cùng vớicác triệu chứng trên trẻ sốt 38 39°C, sốt duy trì trong suốt thời gian bệnh chỉ giảm khi bệnh đã tiến triển tốt. Triệu chứng cơ năng và thực thể về hô hấp:
  • 15. 15 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Trẻ khó thở nhanh, khò khè, co rút lồng ngực, tím tái. Lồng ngực giãn rộng ra, gõ trong do hiện tượng khí phế thũng. Nghe rải rác ran ẩm nhỏ hạt và ran rít ngáy. Thở ra không kéo dài thường xuyên như trong hen phế quản bởi vì hiện tượng tắc các phế quản nhỏ không đồng nhất trong toàn bộ phổi, các vùng phổi không bị tắc thở ra vẫn bình thường. Ngoài triệu chứng hô hấp trẻ có thể có biểu hiện rối loạn tim mạch (tim nhanh, có thể có suy tim trong trường hợp nặng). Trẻ có thể có hiện tượng mất nước qua hô hấp (thở nhanh) hoặc sốt và rối loạn tiêu hoá (nôn, ỉa lỏng). Cận lâm sàng X quang Trường hợp viêm tiểu phế quản nhẹ chiếu và chụp phổiít khi thấy tổn thương rõ, thường chỉ thấy hiện tượng khí phế thũng (phổi sáng hơn bình thường). Trường hợp nặng có thể thấy những vùng mờ do rốiloạn thông khí, xẹp phổi. Hiện tượng khí phế thũng nặng hơn (phổi quá sáng). Thành các phế quản nhỏ dày hơn bình thường rốn phổi đậm. Xét nghiệmvirus, vi khuẩn Tìm virus, vi khuẩn: Có thể phân lập được virus trong những ngày đầu của bệnh qua các chất xuất tiết ở họng, mũi hoặc phát hiện tác nhân virusqua phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn đoán. Khi có bội nhiễm cấy dịch phế quản có thể tìm thấy các loại vi khuẩn như tụ cầu, phế quản, Hemophilus influenzae gây viêm tại chỗ hoặc xuống sâu hơn gây viêm phổi nặng thêm. Công thức máu: thường có số lượng bạch cầu bình thường (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn) bạch cầu ái toan có thể tăng trong máu và trong đờm. ĐIỀU TRỊ Nếu có dấu hiệu viêm tiểu phế quản cần đưa trẻ đến bệnh viện khámvà điều trị, đặc biệt cần đưa đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu sau: trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi; có tiền sử hoặc hiện tượng tím tái ngừng thở; trước đó hoặc hiện tại khò khè nặng; nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút; PaO2, trong máu động mạch dưới 60mmHg.
  • 16. 16 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Trước hết để trẻ nằm trong buồng mát khoảng 19-20°đầu cao 30-40 độ ngửa nhẹ ra sau để giúp trẻ dễ thở. Hút thông đường thở để đờmdãi và các chất xuất tiết không bị ứ đọng làm tắc hẹp phế quản. Cho thở không khí ẩm và oxy cho đến khi hết tím tái và khó thở Cần cho thở oxy sớm sau khi hút thông đường thở. Thở oxy với nồng độ 34 - 40% thường đủ để điều chỉnh tình trạng giảm oxy máu động mạch. Cần theo dõi tình trạng ứ đọng CO, bằng đo khí máu động mạch. Khi PaCO2, đã tăng cao, việc cho thở oxy phải cẩn thận không sẽ làm tăng CO2, nhiều hơn. Chuyển vào khu cấp cứu, điều trị tích cực khi PaCO2, > 55mmHg, PaO2, <70mmHg ở trẻ đang thở oxy 60%. Uống nhiều nước (có thể cho uống Oresol) để bù lại số lượng nước và điện giải đã mất do sốt, thở nhanh, chán ăn do rối loạn tiêu hoá. Nếu cắn truyền dịch nhưng phải theo dõi thận trọng không truyền nhiều có thể gây suy tim. Nếu có biểu hiện toan máu có thể cho dung dịch bicarbonat1,4% vớiliều lượng 2- 3mEq/kg/24giờ hoặc theo công thức: XmEq=BE x kg x 0,3 Các thuốc giãn phế quản có thể có tác dụng đối vớimột số bệnh nhân trên 1 tuổi (salbutamol khí dung hoặc uống). Corticoid tác dụng điều trị còn bàn cãi nhưng nhiều tác giả cho rằng có thể sử dụng được nhưng tránh lạm dụng. Chỉ sử dụng khi có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Có thể dùng hemisucxinat hydrocortison vớiliều lượng 4-6 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chậm. Với glucose 10% hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch. Không nên dùng kéo dài (không quá 3 ngày). Kháng sinh chống bội nhiễm (benzylpenicilin, amicilin hoặc các kháng sinh khác). Thuốc kháng viruscó thể dùng Ribavirin. Thuốc được sử dụng sớm trước 72 giờ sau khi có triệu chứng bằng khí dung 18-20 giờ/ngày trong 5 ngày (theo Edell.D). Khi có biểu hiện suy tim (nhịp tim trên 160 lần/phút, gan to dưới hạ sườn 3 cm) cần cho thuốc trợ tim như digitalin với liều lượng 0,02-0,04mg/kg/24giờ. Nếu trẻ vật vã nhiều có thể cho thuốc an thần vớiliều lượng nhỏ mục đích làm dịu mà không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp (cần theo dõi sát, chỉ sử dụng khi cần thiết hoặc khi đã đặt nội khí quản). Có thể dùng phenobarbital 2-3 mg/kg/lần Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu có suy thở, ngừng thở toan máu với pH dưới 7,25 hoặc không có khả năng đưa PO2, lên trên 60mmHg.
  • 17. 17 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Câu 8: Trình bày nguyên nhân, phân loại hen phế quản ở trẻ em. Hen phế quản là bệnh không đồng nhất, thường đặc trưng bởiviêm mạn tính đường thở. Hen phế quản có hai đặc điểm cơ bản là: Có tiền ẳ có các triệu chứng về hô hấp như khò khè, thở gấp, nặng ngực và ho thay đổitheo thờigian, cường độ và giới hạn luồng khí thở ra dao động Nguyênnhân Hen là bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có 2 nhóm nguyên nhân chính đó là nguyên nhân chính từ trong cơ thể có liên quan nhiều đến gen và yếu tố gia đình và nguyên nhân từ môi trường bên ngoài Yếutố di truyềnvà cơ địadị ứng Có tới 50-60% các trường hợp hen liên quan đến yếu tố này. Người ta nhận thấy ở những gia đình có ông, bà, bố, mẹ bị hen thì các trẻ em sinh ra ở gia đình đó có khả năng mắc hen nhiều hơn. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, nếu bố hoặc mẹ bị hen thì nguy cơ mắc hen ở con cao hơn khoảng 25% còn nếu cả bố và mẹ mắc hen thì nguy cơ mắc hen ở trẻ tăng lên gấp đôi. Dị ứng theo Von Pirquet 1906 là phản ứng khác thường của cơ thể đốivới tác động của môi trường bên ngoài. Dị ứng đóng vai trò quan trọng trong hen. Yếu tố dị ứng có thể thấy ở 75% trường hợp bệnh hen, đặc biệt là hen trẻ em. Cơ địa dị ứng (atopy) là tình trạng tăng nhạy cảm bất thường khi phân biệt với phản ứng quá mẫn ở người bình thường theo nghĩa hẹp hơn so với dị ứng. Cơ địa dị ứng cũng là yếu tố nguy cơ gây hen cao gấp 10-20 lần so với người bình thường Dị nguyên Các nguyên nhân này thường là những yếu tố có trong môi trường sống, sinh hoạt, sản xuất, học tập...bao gồm vô số các dị nguyên thường gặp. - Dị nguyên đường hô hấp : là nguyên nhân chủ yếu, thường gặp nhiều nhất như bụi nhà, nơi có nhiều loại "bet " (acerien ) như Darmatopphagoid Pteronyssinu (DP), Dermatophagoid Farina (DF) thường gặp gây hen ở trẻ em 3 - 4 tuổi: các loại nấm, mốc gây bệnh ở trẻ em lớn hơn 6-7 tuổi trở lên như Aspergillus, Cladosporium Alternaria...Các loại bụi khói, lông súc vật, phấn hoa, các khílạnh, các chất hóa học, chất có mùi, các chất thải của động cơ nổ như ôtô, xe máy (xăng dầu). - Dị nguyên thức ăn: đặc biệt là các loại sữa, loại thức ăn tiếp xúc đầu tiên vớitrẻ em (sữa bò, sữa trâu, sữa dê và các chế phẩm của sữa), các thức ăn khác như tôm, cá các loại, thịt thú rừng... - Thuốc và các hóa chất: đáng chú ý là aspirin là nguyên nhân của nhiều trường hợp hen phế quản nặng ở trẻ em cũng như ở người lớn, sau đó là các loại thuốc khác penicillin, sulfamid.
  • 18. 18 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Yếu tố viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi tái phát nhiều lần, viêm xoang, viêm amiđan, VA và các bệnh hô hấp mãn tính khác đều có thể là nguyên nhân gây hen phế quản sau này. Đặc biệt là các nhiễm khuẩn do virusở trẻ nhỏ thường gặp là virus hợp bào hô hấp, viruscúm và á cúm... - Ô nhiễm môi trường không khí như; ô nhiễm các chất khí ozone, dioxide, SO2, NO2 .. - Ô nhiễm các loại khói như khói bếp than, bếp dầu, khói hương, khói thuốc lá Các yếu tốthuận lợi khác gây hen - Yếu tố nội tiết: Một số trẻ em khi lớn lên đến tuổi đi học hoặc tuổi tiền dậy thì và dậy thì, các cơn khò khè và hen có thể giảm đi. Cường giáp hoặc suy giáp cũng ảnh hưởng tới xuất hiện cơn hen - Thay đổi thời tiết: Ở nước ta, mỗi khi có gió mùa đông bắc tràn về, hoặc trời trở mưa nắng nhanh cũng gây ra cơn khó thở cho các bệnh nhân hen - Khi trẻ gắng sức: Một số trẻ vận động nhiều như đi lên cầu thang hoặc đá bóng, chạy... làm xuất hiện cơn hen - Thay đổi cảm xúc như vui buồn quá mức có thể phát sinh cơn hen PHÂN LOẠI Phân loại theonguyên nhân Henphế quản không dị ứng: có thể do các yếu tố sau: Yếu tố di truyền Gắng sức Thay đổithời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, biến động từ trường, áp suất khí quyền. Rối loạn tâm thần nội tiết Aspirin và thuốc chống viêm không steroid Cảm xúc mạnh (vui, buồn quá mức...). Henphế quản dị ứng Có thể phân làm hai loại Hen phế quản dị ứng không nhiễmkhuẩn: bao gồm các dị nguyên + Di nguyên đường hô hấp (bụinhà, bụi đường phố, bụi chăn đệm, phấn hoa, lông súc vật (chó, mèo...) khói bếp, thuốc lá + Di nguyên thức ăn: tôm, cua, cá trứng, sữa... + Thuốc (kháng sinh như penicillin, thuốc tẩy giun như piperazin...) Hen phế quản dị ứng – nhiễm khuẩn: Do các vi khuẩn, virus, nấmmốc
  • 19. 19 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Câu 9: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hen phế quản ở trẻ em. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Triệuchứng cơ năng - Ho: Lúc đầu là ho khan, sau xuất tiết nhiều đờmdãi, ho nhiều về đêm lúc gần sáng, nhất là khithay đổi thời tiết. - Khạc đờm, khi trẻ ho thường khạc nhiều đờm trắng. Nếu đờm có mủ tức là có bội nhiễm viêm phế quản do vi khuẩn.
  • 20. 20 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Khó thở: chủ yếu là khó thở ra, kéo dài. Trường hợp nhẹ khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức, khi ho, khi khóc, cười. Trẻ lớn có thể có cảm giác thở ngắn hơi và nặng ngực - Trường hợp điển hình khó thở biểu hiện thường xuyên kiểu khó thở ra, có tiếng khò khè, cò cử chủ yếu về ban đêm gần sáng. Trước khi xuất hiện cơn khó thở, thở khò khè trẻ thường xuyên xuất hiện một số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi Triệuchứng thực thể - Gõ phổi: có thể thấy vang hơn bình thường, vùng đục trước tim giảm, lồng ngực như bị giãn ra. - Nghe: có tiếng ran rít, ran gáy, tiếng thở khò khè, rì rào phế nang âm sắc trở nên rít, đặc biệt rõ khi thở ra mạnh và kéo dài. - Ngoài ran rít, ran ngáy, ở trẻ nhỏ có thể nghe ran ẩm cả hai thì thở ra và thở vào. - Trường hợp hen phế quản kéo dài, lồng ngực có thể bị nhô ra phía trước, vainhô lên trên, xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộn Cận lâm sàng * Xét nghiệm đờm: Trong đờmcó nhiều bạch cầu ái toan, vòng xoắn Cushman và tinh thể Charcot- Leyden. Về phương diện hóa học đờmcó chứa mucopolysaccharid, albumin, globumin * Thử nghiệm ngoài da (test lẩy da) với một số dị nguyên dương tính * Máu: - Tăng hematocrit và nồng độ huyếtsắc tố tỷ lệ với nồng độ và thời gian thiếu O2 trong máu - Bạch cầu ái toan tăng, thường là 5% có trường hợp lên đến 30 - 40% trong thể hen nặng kéo dài hoặc hen có mẫn cảm với một số thuốc và ký sinh trùng. - Nồng độ protein huyết thanh và globulin miễn dịch (IgA, IgM...) bình thường hoặc hơi giảm.Chỉ có IgE thường là tăng. - Đo khímáu động mạch và pH rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ nặng nhẹ, cũng như tiên lượng của hen phế quản, trường hợp hen nhẹ pH bình thường, khi trẻ thở nhanh và sâu thì pH máu có thể hơi bị kiềm nhẹ. Trường hợp hen nặng hiện tượng tắc nghẽn đường thở tăng, pH sẽ chuyển thành toan (pH giảm). PaO2 giảm, PaCO2 tăng trong các trường hợp nặng. Độ bão hòa O2 cũng giảm theo mức độ hen, hen càng nặng độ bão hòa O2 càng giảm.
  • 21. 21 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m * Thăm dò chức năng hô hấp: có giá trị trong việc đánh giá mức độ hen, mức độ tắc nghẽn hô hấp, độ rối loạn thông khí trong hen phế quản, cũng như đánh giá hiệu quả điều trị. - Dung tích sống (VC) giảm - VMES ( thể tích khí thở ra trung bình/giây ) giảm - Tỷ lệ Tiffeneau giảm (bình thường trên 70%) - Thể tích cặn (RV ) tăng - Với phương tiện gọn nhẹ, đơn giản gần đây ngườin ta sử dụng, dụng cụ đo lưu lượng đỉnh (Peak Flow meter ) để đo lưu lượng đỉnh thở ra Peak Expiratory Flow ( PEF), phương pháp này giúp chẩn đoán và tiên lượng hen phế quản ( PEF giảm trong hen phế quản) * X quang: Lúc đầu chiếu hoặc chụp phổicó thể bình thường, nhưng sau đó xuất hiện nhanh chóng hiện tượng khí phế thũng, dần dần lồng ngực như kéo dài theo chiều thẳng đứng, vòmhoành hạ thấp xuống xương đòn nâng lên, khoang liên sườn rộng ra, đường kính ngang của lồng ngực cũng rộng hơn bình thường. Phổi quá sáng tương phản với hình ảnh rốn phổi mờ đậm. Khi có biến chứng tắc nghẽn, viêm nhiễm nặng, trên X quang có thể thấy hình ảnh rối loạn thông khí, có thể xẹp phổi... Câu 10: Trình bày định nghĩa, phân loại và điều trị nôn ở trẻ em. ĐỊNH NGHĨA Buồn nôn (nausea) Buồn nôn là cảm giác khó chịu vùng thượng vị, bụng kèm theo với những rối loạn thần kinh thực vật giảm co bóp, tưới máu dạ dày, tăng bài tiết nước bọt, thay đổi nhịp tim, nhịp thở, vã mồ hôi, nhu động ruộtđi ngược từ ruột non về phía môn vị Nhai lại (Rumination): Hiện tượng nhai lại một lượng nhỏ hoặc toàn bộ thức ăn đã nuốt trào ngược lên miệng hoặc hạ họng. Nôn khan (Retching) Nôn khan là sự gắng sức mạnh không tự chủ bao gồmsự co bóp mạnh của cơ hoành, cơ thành bụng làm tăng áp lực trong ổ bụng và giảm áp lực trong lồng ngực, cơ thắt thực quản dưới dãn ra cùng với các thắt dọc cơ thực quản trên để tống các chất chứa trong dạ dày đi vào thực quản và không có tống xuất chất chứa trong dạ dày Nôn (Ói) (vomiting, emesis)
  • 22. 22 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Nôn là tình trạng tống xuất thành phần chứa trong dạ dày, ruột qua miệng do sự co bóp dữ dội của các cơ thành bụng, cơ hoành và các cơ trơn của thành dạ dày ruột, thường phối hợp bởi buồn nôn (nausea) và nôn khan (retching) Trớ (regurgitation) Trớ là sự trào ngược thức ăn dạ dày vào thực quản qua miệng dễ dàng không gắng sức do giãn cơ thắt dưới thực quản, thường xảy ra sau bữa ăn Phân loại Theo lứa tuổi Nguyên nhân rất rộng và thường khác nhau tùy theo tuổi. Những dị tật bẩm sinh và rối loạn về chuyển hóa thường xảy ra trong thời kỳ bú mẹ. Những bệnh có tính hệ thống thường xảy ra trong thời kỳ niên thiếu . Thời kỳ thanh niên thường do những rốiloạn về ăn uống , thuốc hay thai nghén. Thời kỳ bú mẹ - Bệnh nội khoa: + Viêm dạ dày ruột cấp ( thường gặp do Rotavirut ) + Nuốt máu mẹ hay mucus + Ăn nhiều + Trào ngược dạ dày thực quản + Rối loạn nhu động ở thực quản + Nhai lại thức ăn + Khóc quá nhiều, ăn thức ăn đặc sớm + Trẻ lo lắng, kích thích. Cần chú ý đến hành vi của trẻ và tình trạng bệnh lý + Dị ứng thức ăn + Rối loạn về chuyển hóa: Phenylketonuria, galactosemia.. + Tăng sản thượng thận bẩm sinh + Nhiễm trùng như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiểu, hệ thần kinh, và nhiễm trùng huyết + Bệnh celiac + Vàng da nhân - Ngoại khoa + Teo, hẹp hay có dây chằng ở ống tiêu hóa ( Ruột và thực quản)
  • 23. 23 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m + Nghẻn ruộtdo nguyên nhân khác:Ruột đôi, tụy vòng, tắt ruột phân su, vòng mạch máu, u + Hẹp phì đạimôn vị + Thoát vị + Xoắn tinh hoàn + Phình thực quản vô hạch hay không có nhu động thực quản + Lồng ruột, xoắn ruột + Viêm ruộtthừa + Nghẻn niệu đạo Trẻ nhỏ ( xemthêm phần trẻ bú mẹ và thiếuniên) - Nội khoa + Viêm họng do liên cầu + Đái tháo đường + Nhiễm cêton do hạ đường huyết + Những bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương như nhức đầu, u não, xuất huyếtnão, động kinh + Viêm gan, viêm tụy + Hội chứng Reye + Ngộ độc - Ngoại khoa + Bệnh của túi mật + U nang buồng trứng Tuổi thiếuniên( Xem thêm phần trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ) - Nội khoa + Do thuốc hay rượu + Do ăn uống + Thai nghén + Nhiễm trùng vùng chậu - Ngoại khoa: Không có thêm những nguyên nhân đặc hiệu trong thời kỳ này Theo cơ quan Ngoài cách phân chia theo lứa tuổi người ta có thể sắp xếp nguyên nhân theo bệnh tật tại cơ quan .
  • 24. 24 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Tại đường tiêuhóa: Dị tật bẩm sinh, tắc ruột ( mắc phải) hay bệnh lý viêm nhiễm như viêm ruột thừa, viêm tụy viêm dạ dày, viêm ruột do nhiễm trùng... Ngoài đường tiêuhóa - Bệnh lý ở hệ thần kinh: U não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, viêm não viêm màng não, xuất huyết não màng não... - Bệnh lý tai- mũi họng: Viêm họng, rối loạn tiền đình.. - Rối loạn chuyển hóa: tăng hoặc giảm natri máu, nhiễm toan máu, tăng urê máu... - Nguyên nhân khác:do xúc cảm, do say tàu xe.. ĐIỀU TRỊ Nguyêntắc chung - Tìm và xử trí nguyên nhân nôn - Xử trí tình trạng nặng liên quan đến nôn: Điều chỉnh rối loạn điện giải, chuyển hoá, dinh dưỡng - Điều trị triệu chứng: tuỳ mức độ nôn nhẹ, vừa, nặng. - Can thiệp về nhận thức, hành vi: đốivới các nôn do tâm thần như nhai lại ở thiếu niên, chứng cuồng ăn... Điềutrị nội khoa Đa số những trường hợp nôn có tính chất nội khoa thì nôn sẽ chấm dứt trong vòng 8-12 giờ nếu xử trí đúng. Nên xử trí theo các bước sau - Tạm ngưng bú mẹ và các loại sữa khác. Ngưng ăn các loại thức ăn đặc khác ở trẻ lớn - Uống từng ngụmnước hay từng thìa. Tốt nhất là ORS. Nếu trẻ nôn nhiều hay mất nước nặng có thể bù nước bằng đường tĩnh mạch với dung dịch Ringer lactate. - Nếu trẻ không nôn sau 8-12 giờ, cho thêm thức ăn đặc. - Nếu sau 12-24 giờ trẻ không nôn, bắt đầu cho trẻ bú mẹ hay sữa công thức. Lúc đầu dùng sữa tách bơ bán phần trong vòng 12 giờ sau đó dùng sữa có bơ hoàn toàn - Cho thêm thức ăn đặc và nước uống thật chậmnếu trẻ có khả năng giữ chúng - Không nên dùng thuốc chống nôn nếu chưa loại trừ được các nguyên nhân cấp cứu ngoại khoa - Dùng các thuốc chống nôn khi đã loại trừ được các nguyên nhân ngoại khoa của đường tiêu hóa. Các thuốc chống nôn thường dùng ở bảng
  • 25. 25 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Thuốc Receptor Chỉ định Lưu ý Antihistamine (Cyclizine, Dimenhydrinate, Diphenhydramine, Hydroxyzine) Histamine Say tàu xe Nôn sau hoá trị, sau phẫu thuật Buồn ngủ Anticholinergic (Hyosciamine) Acetylcholine Phòng ngừa say tàu xe Buồn nôn, nôn sau phẫu thuật (với opioids) Khô miệng Benzodiazepine (Lorazepam, Diazepam, Midazolam) GABA Nôn sau hoá trị Nôn chu kỳ Khởi đầu nhanh, tác dụng ngắn. Buồn ngủ Phenothiazine (Prochlorperazine, Chlorpromazine, Perphenazine, Promethazine) D2 receptor tại CTZ Nôn Ngoại tháp Butyrophenones (Droperidol) D2 receptor tại CTZ Nôn kháng trị do viêm dạ dày Buồn ngủ Prokinetics (Metoclopramide Domperidone Cisapride) D2 receptor tại CTZ Trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn vận động Ngoại tháp Anti-serotonin (Ondansetron, Granisetron) Serotonin (5-HT3) Nôn do hoá trị, nôn sau phẫu thuật Nhức đầu, táo bón, đau bụng Macrolide (Erythromycine) Motilin agonist Liệt nhẹ dạ dày và các rối loạn vận động khác Tiêu chảy, buồn nôn
  • 26. 26 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Điềutrị theonguyên nhân Điều trị một số nguyên nhân thường gặp - Dùng kháng sinh như Penicilline hay cephalexin, erythromycinetrong trường hợp viêm họng do liên cầu - Viêm ruột thừa, tắc ruột hay lồng ruột cần phải được phẫu thuật kịp thời Săn sóc trẻ khi nôn Trẻ bị nôn có thể xảy ra những tai biến tức thời như sặc chất nôn có thể làm cho trẻ ngưng thở hay viêm phổi, xẹp phổi. Ngoài ra trẻ còn có thể xảy hạ đường huyếthay rối loạn nước điện giải vì thế cần chú ý săn sóc khi trẻ bị nôn. - Sau khiăn nên để trẻ ở tư thế thẳng, không đặt trẻ nằm ngay - Khi trẻ nôn nên nghiêng đầu trẻ qua một bên đểtránh sặc chất nôn Câu 11: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng nôn trớ ở trẻ em. THĂM KHÁM LÂM SÀNG Hỏi bệnhsử và tiềnsử thật kỹ về bệnhnhân và gia đình Thời gian xuất hiện nôn: Chú ý đến khoảng thời gian từ khi ăn cho đến nôn xuất hiện, số lần nôn/ ngày, chất nôn (máu, mật, thức ăn..) Tiến triển của nôn: số lượng mỗi lần nôn Liên quan với bữa ăn: thay đổi thức ăn có làm gia tăng hay cải thiện tình trạng nôn Các triệu chứng kèm theo: - Đau bụng, bí trung đại tiện - Đau đầu - Sốt - Các triệu chứng khác - Tiền sử sản khoa nếu nôn xảy ra trong giai đoạn sơ sinh Khám lâm sàng Các biểu hiện ở tiêu hóa: Các dấu hiệu bụng ngoại khoa: bụng trướng, quai ruộtnổi, dấu hiệu rắn bò, khối lồng, u cơ môn vị Bí trung đại tiện
  • 27. 27 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Chất nôn: sữa mới bú, sữa vón cục, dịch vàng, máu… Phân: táo bón, phân lỏng, phân máu Xuất huyết tiêu hóa Các dấu hiệu, triệu chứng toàn thân: Toàn trạng của bệnh nhân: a. Dấu hiệu mất nước b. Rối loạn điện giải c. Các biểu hiện nhiễm khuẩn Phát triển thể chất: suy dinh dưỡng Rối loạn tiêu hóa Dấu hiệu não – màng não và các dấu hiệu thần kinh khác Biến đổibộ phận sinh dục Chế độ ăn uống hiện tại của bệnh nhân Các cơ quan khác Không chỉ khám kỹ tình trạng bụn mà cũng cần chú ý đến cơ quan khác như hệ hô hấp, tiết niệu sinh dục. Cần chú ý những dấu hiệu ở cơ quan khác như ở da và họng... cũng không quên khámtai mũi họng và soi đáy mắt. Nếu nghi ngờ có vấn đề về ngoại khoa cần mời các nhà ngoại khoa hội chẩn sớm XÉT NGHIỆM Các xét nghiệmthường qui Những xét nghiệm góp phần vào việc xác định các bệnh nhiễm trùng hay các vấn đề khác cũng như các rối loạn thứ phát như rối loạn nước-điện giải gây nên bởi nôn dữ dội. Những xét nghiệm đầu tiên nên làm là: Công thức máu, urê, creatine, điện giải đồ, chức năng gan, amylase máu hay lipase máu... Các xét nghiệmxác địnhnguyên nhân gây nôn Bệnh ngoại khoa: Chụp bụng không và có chuẩn bị, siêu âm bụng Bệnh tiêu hóa: soi phân, siêu âm, nội soi dạ dày- thực quản, đo pH thực quản Bệnh lý thần kinh: Chọc dịch não tủy xét nghiệm, soi đáy mắt, chụp CT hoặc MRI sọ não, điện não đồ... Rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc:ceton niệu, glucose máu, albumin niệu, uremáu, acid lactic
  • 28. 28 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Câu 12: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và điều trị táo bón ở trẻ em? Táo bón không phảimộtbệnh mà là triệu chứng thường gặp trong thực hành Nhi khoa. Tỷ lệ mắc táo bón ở trẻ dao động từ 0,7% đến 29,6%tùy theo từng nghiên cứu. Ước tính tỷ lệ trẻ bị táo bón đến khám tại các phòng khám đa khoa Nhilà 3% vfa lên đến 25% số lần khám bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa. NGUYÊN NHÂN 1. Nguyênnhân thực thể Chiếm 5- 10% cần phân loại chọn lọc sớm vìđòi hỏi phải điều trị đặc hiệu và đề phòng những biến chứng nặng nề Nguyên nhân ở đại- trực tràng * Bệnh phình to đại tràng - Tỷ lệ 1/5000 trẻ, namgặp nhiều hơn nữ, tiền sử gia đình chiếm 8- 10%. - Do thiểu sản các đám rối hạch thần kinh aueurbach, thường ở đạitràng và đạitràng sigma. - Biểu hiện: chậm bài tiết phân su, tắc ruột thấp, viêm đại tràng * Bệnh giả tắc ruột mạn tính: - Do tổn thương hạch thần kinh cơ thành ruột. - Bụng chướng to, táo bón mạn tính kèmtheo triệu chứng giả tắc ruột. * Hẹp đại tràng: - Do sẹo viêm ruột đại tràng loét hoại tử (bệnh Cronh) hoặc u bụng chèn ép từ ngoài vào * Hẹp trực tràng, hậu môn bẩm sinh, trực tràng đổ ra trước. * Sẹo dính các dị tật hậu môn trực tràng Nguyên nhân thần kinh * Tổn thương vùng cùng cụt: ảnh hưởng đến đuôi ngựa đámrối thần kinh ở vùng cùng cụt. * Thoát vị màng não tủy- chèn ép tủy. * Bệnh não bẩm sinh, bại não: liên quan đến mất cân bằng chế độ ăn, giảm trương lực cơ bụng * Bệnh cơ vân: (teo cơ duchene) tổn thương cơ vân làm giảm động tác rặn. Nghiên cứu mới phát hiện ra tổn thương cả cơ trơn tiêu hóa gây táo bón ở trẻ em
  • 29. 29 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Nguyên nhân toàn thân * Suy giáp trạng bẩm sinh: giảm nhu động ruột gây táo bón. * Giảm kali máu, tăng calci máu làm giảm co bóp cơ. * Giảm trương lực thành bụng: táo bón, chướng bụng, cân nặng giảm 2.Nguyênnhân cơ năng Khi đã loại trừ nguyên nhân thực thể về giải phẫu, chỉ có chức năng ống tiêu hóa chưa hoàn thiện trong đó có hai chức năng tiêu hóa đó là: * Hấp thu nước và điện giải ở đoạn ruột cuối. * Động tác co bóp đẩy tống phân ra ngoài. * Yếu tố ảnh hưởng đến chức năng trong táo bón cơ năng - Chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân - Yếu tố tâm lý giáo dục. - Yếu tố dinh dưỡng Táo bón cơ năng liên quan đến dùng thuốc: Thường do dùng các thuốc : - Thuốc ho có chứa codein - Chế phẩm có chứa nhôm. - Thuốc có chế phẩm Opizoic. - Thuốc làm đặc phân: pectine caroube. - Thuốc lợi tiểu. - Atropin, cholestiramin Táo bón cơ năng ở trẻbú mẹ - Sai lầm chế độ ăn: thiếu nước, ăn sữa bò quá sớm. - Thương tổn quanh hậu môn, viêm, nấm, nứt hậu môn. - Lạm dụng thuốc kích thích ỉa: thụt, thuốc đặt, nhiệt kế đặthậu môn - Viêm quanh hậu môn, nứt kẽ hậu môn Táo bón cơ năng ở trẻ18 tháng- 3 tuổi - Phản xạ bài xuất phân bị ảnh hưởng sau những nguyên nhân khởi phát gây đau khi đi ỉa.
  • 30. 30 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Táo bón có thể kèm theo hội chứng đạitràng kích thích, xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy mạn tính. Táo bón cơ năng ở trẻlớn Thường gặp ở hai thời điểm - trẻ bắt đầu tuổi đi học mẫu giáo, trẻ tự sử dụng nhà vệ sinh, sợ ỉa không thoải mái, sợ phải xin phép cô... - trẻ tuổi học đường các phương tiện giải trí làm trẻ mê mải, sợ bẩn, sợ ma...không chịu đi ỉa, dần dần gây ứ đọng phân và gây táo bón kéo dài. Cục phân ngày càng to, rắn, cùng giảm nhạy cảm các phản xạ rặn ỉa THĂM KHÁM LÂM SÀNG Bệnhsử Rất quan trọng đểphân biệt táo bón do bệnh Hirschsprung hay táo bón cơ năng. Lần đầu tiên đi ỉa, tuổi khởi phát, độ cứng, độ lớn của phân, số lần ỉa, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi. - Hỏi đi ỉa lần đầu tiên của trẻ bởi vì ở trẻ bị bệnh Hirschsprung thường chậm đào thải phân su. Hơn 1/2 trẻ ỉa phân su sau 36 giờ đầu sau sinh và táo bón thường xuất hiện rõ khi trẻ được 3-4 tháng. - Dấu hiệu đau khi ỉa, phân có máu tươi, hay ỉa đùn. Phần lớn táo bón kéo dài thường làm trẻ đau khi đi ỉa do đó trẻ lại không thích đi ỉa. Bố mẹ thường lầm lẫn với trẻ không chịu đi ỉa vì đau và trẻ phải gắng sức để rặn khi ỉa. - Thời điểm xuất hiện táo bón: Ở trẻ nhỏ táo bón chức năng thường xảy ra đồng thời khi trẻ thay đổi chế độ hay khi bắt đầu tự đi ỉa một mình. Ở trẻ lớn bệnh xuất hiện khi trẻ bắt đầu đihọc vì trẻ không muốn ỉa tại trường 4.2. Khám - Sờ thấy khối ở bụng. Khám trực tràng thấy phân cứng hiện diện ở bóng trực tràng. Nứt hậu môn có thể tìm thấy - Thăm trực tràng rất quan trọng. Phải thực hiện thăm trực tràng ở bất cứ trẻ nào bị táo bón kéo dài. - Khám cẩn thận vùng tầng sinh môn ,tìm dấu lún vào ở trên xương cùng vì có thể có những bất thường ở cột sống. Phải chú ý đến vị trí của hậu môn. - Khám hậu môn để tìm dấu nứt hậu môn, lỗ dò, hay trĩ.
  • 31. 31 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Khi thăm trực tràng, có thể xác định được độ lớn của ống hậu môn, trực tràng và có thể tìm thấy khối u trong trực tràng. Chú ý trực tràng rỗng hay đầy phân và độ cứng của phân. - Ở trẻ bị Hirschsprung, trực tràng thường nhỏ và rỗng. Sau khithăm khám có thể trẻ phun ra một lượng phân nước bởi vì chỗ nghẽn chức năng đã được tháo bỏ. - Ở trẻ táo bón cơ năng, trực tràng thường lớn và phân ở ngay tại bờ mép hậu môn - Quan sát phân đểxác định thêm vềcác loại phân và đánh giá nhanh táo bón, thường táo bón chỉ có 3 loại phân đầu tiên là loại 1, 2 và 3 mà thôi (Hình 8.1) Hình 3.1. Đánh giá nhanh táo bón qua phát hiện loại phân theo Bristol. Từ loại 1 đến 3 là phân của bệnh nhitáo bón ĐIỀU TRỊ Nguyêntắc điềutrị:đảm bảo 3 nguyên tắc sau Làm sạch ( rỗng) đại tràng Khi xác định có ứ phân tích tụ ở đạitràng thì có thể làm sạch đạitràng bằng cách thụt tháo hay uống thuốc xổ nhẹ như magnesium citrate hay polyethylene glycol. Trong trường hợp không có ứ phân thì điều trị duy trì ngay Chấm dứt đau đớn khi đi ỉa Sau khilàm sạch đại tràng cần cho thuốc nhuận tràng thật sự và dùng nhiều ngày với mục đích làm mềm phân để chấm dứt tình trạng đau khi đi ỉa, điều này vô cùng quan trọng ở trẻ nhỏ. Thuốc có thể dùng đến vài tháng nếu cần thiết. Tuy nhiên cần biết rằng một vài thuốc nhuận tràng có thể gây nên ung thư đại tràng nếu dùng dài ngày hay trẻ
  • 32. 32 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu trẻ bị nứt hậu môn cần dùng toạ dựợc có Xylocainehay hydrocortisonethể làm giảm cơn đau Tập thói quen đi ỉa Tập cho trẻ đi ỉa hàng ngày, thường thực hiện vào buổi sáng mới ngủ dậy. Tuy nhiên nhiều bà mẹ bận nhiều vào buổi sáng thì có thể luyện cho trẻ đi ỉa vào buổi chiều gần tối hoặc buổi tối Khi trẻ đã ỉa bình thường trong vàituần hay 1 tháng, không đau, không gắng sức có thể ngưng điều trị tuy nhiên cần thông báo cho gia đình là bệnh có thể tái phát nhất là khi trẻ thay đổi hoàn cảnh sống như đi nghỉ hè Điềutrị cụ thể Táo bón cơ năng ở trẻbú mẹ - Đối với bé bú mẹ hoàn toàn mà có triệu chứng chậm đi tiêu, hầu hết là bình thường. - Giải thích, tư vấn chamẹ yên tâm theo dõi - Xi và xoa bụng để tập thói quen cho trẻ đi ỉa - Trong một số trường hợp nếu sau 4-5 ngày mà trẻ không thể điỉa tự nhiên được thì có thể bơmglycerin vào hậu môn có thể kích thích sự thải phân Táo bón cơ năng ở trẻlớn . Tháo/xổ phân cho trẻ dưới1 tuổi - Glycerin đặt hậu môn - Thụt tháo: 6ml/kg (tối đa 135ml) - Macrogol(Polyethylene glycol 3350 + electrolyte) gói bột 6,563g gồm: + sodium bicarbonate 89,3mg + sodium cloride 175,4 mg + potasium cloride 25,1mg Ngày dùng 1/2-1 gói -Microlax Bébé thụt hậu môn: Mỗi ống có: + Sorbitol70%, dạng tinh thể: 2,679 g + Sodiumdưới dạng citrate: 270 mg + Sodiumdưới dạng laurylsulfoacétate: 27 mg Tháo/xổ phân nhanh cho trẻ trên 1 tuổi - Glycerin đặt hậu môn
  • 33. 33 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Thụt tháo: 6ml/kg (tối đa 135ml) mỗi 12-24giờ x1-3 lần - Phối hợp: - Ngày 1: thụt tháo - Ngày 2: bisacodyl đặthậu môn 10mg/12-24 g - Ngày 3: bisacodyl viên 5mg/12-24 giờ Lập lại liệu trình 3 ngày 1-2 lần nữa nếu cần Tháo/xổ phân chậm cho trẻ trên 1 tuổi Macrogol(PEG 3350): (Folaxtrẻem) . 1-5 tuổi: 2 gói ngày 1 → 4gói/ngày x 2 ngày → 6 gói/ngày x 2 ngày → 8 gói/ngày . 5-12 tuổi: 4góingày 1 → tăng dần 2 gói/ngày, tối đa 12gói/ngày Điều trị duy trì – Nhuận tràng thẩm thấu Lactulose(Duphalac 10g/15ml):Liều khởi đầu - Trẻ 1th-1 tuổi: 2,5ml × 2 lần/ngày - Trẻ 1-5 tuổi: 2,5-10ml× 2 lần/ngày - Trẻ >5 tuổi: 5-20ml × 2 lần/ngày Điều chỉnh tăng, giảm để đạt được mong muốn Sorbitol: 1-3ml/kg/ngày, chia làm 2 lần PEG3350:(Folax dạng gói trẻem) - <1 tuổi: 1/2-1gói/ngày - 1-6 tuổi: 1gói/ngày, tự điều chỉnh để có phân mềm, tối đa 4gói/ngày - 6-12 tuổi: 2gói/ngày, tự điều chỉnh đểcó phân mềm, tối đa 4gói/ngày Điều trị duy trì- Nhuận tràng kích thích Bisacodyl là dẫn chất của diphenylmethan Không tan trong nước, tan ít trong cồn Tăng nhu động ruộtdo kích thích đámrối thần kinh trong thành ruột Tăng tích lũy ion và dịch thể trong đại tràng Liều Bisacodyl 5mg: 1-3viên/ngày, chia làm 1-2 lần . Thời gian điều trị duy trì
  • 34. 34 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Sau khitrẻ đã đi tiêu thường xuyên (≥3 lần/ tuần) Điều trị duy trì ít nhất 6 tháng (một số trẻ thậm chí cần thời gian dài hơn) Giảm liều chậm Không ngưng thuốc độtngột Liệu pháp tâm lý Không nên chuyển bệnh nhân táo bón chức năng đến các chuyên gia tâm lý một cách thường quy trừ một số trường hợp đặc biệt Huấn luyện đitiêu Khuyến khích trẻ đi tiêu mỗi ngày, vào khoảng thời gian nhất định Thưởng cho trẻ thứ mà nó thích sau khi đi ngoài Chú ý cho chân trẻ chạm lên một mặt phẳng khingồi đi tiêu Không hối thúc trẻ Có thể kết hợp xoa bụng ở trẻ nhỏ Chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt, chấtxơ Lượng chất xơ cần mỗi ngày (gram) = số tuổi + 5 Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: - Các loại rau: Rau khoai lang, mồng tơi, rau dền… - Các loại quả: Đu đủ, chuối, cam, bưởi… Đối với ỉa đùn - Thường bắt đầu với không chịu đi ỉa dần dần dẫn đến mất cảm giác buồn ỉa bởi vì trực tràng dãn lớn và mất cảm giác đầy ở trực tràng. - Tư vấn cho người nhà và trẻ biết nguyên nhân của tình trạng này. Phác thảo một kế hoạch đểgiúp trẻ giải quyết vấn đề này. - Làm sạch trực tràng trước khibắt đầu điều trị - Dùng sữa có chứa magnesia ( 1 tuổi= 7,5 đến 30ml) hay dầu muối khoáng 5-30mlvà tăng dần cho đến khi phân mềm. Dùng Lactulose 5-10mluống 2 lần /ngày. Không dùng dầu muối khoáng cho trẻ < 5 tuổi. Tiếp tục điều trị từ 2-6 tháng chừng nào độ lớn của cảm giác của trực tràng trở về bình thường. - Khi giảm liều lượng thuốc xổ thì bắt đầu cho trẻ ngồi ở hố xí, 15 phút sau bữa ăn. Cần áp dụng các biện pháp thích hợp theo lứa tuổi. - Thay đổi chế độ ăn như trên.
  • 35. 35 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Đối với trẻbị Hirschsprung Cần phẫu thuật Câu 13: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng co giật do sốt ở trẻ em. Nguyênnhân Các yếu tố nguy cơ của bệnh co giật do sốt Các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt bao gồm: tuổi, nhiệt độ cơ thể, tình trạng nhiễm trùng, gen/yếu tố gia đình, tiêm chủng .... Tuổi - Bệnh co giật do sốt xảy ra ở nhómtuổi 6 tháng đến 5 tuổi - Tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm12 tháng đến 18 tháng Nhiệt độcơ thể Tình trạng co giật hay gặp nhất ở trẻ sốt trên 39C Có khoảng 25% trẻ co giật khi sốt 38C - 39C Tình trạng co giật tùy thuộc vào ngưỡng nhiệt độ của từng trẻ nhưng thường gặp ở những trẻ tăng thân nhiệt nhanh. Tình trạng nhiễmtrùng Co giật do sốt có thể liên quan đến nhiễm một số loại virus, các loại virus này khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau giữa các châu lục. Ở Mỹ có khoảng 2/3 số trẻ bị co giật do sốt dưới 2 tuổi nhiễm HHV-6 (Humman Herpes Virus-6). Ở châu Âu có khoảng 35% trẻbị co giật do sốt nhiễm HHV-6; 14% nhiễmAdenovirus; 11% nhiễm RSV: 9% nhiễm HSV; 2% nhiễm HHV 7, Ở Hồng Kông tỷ lệ nhiễm virus ở bệnh nhân co giật do sốt là: nhiễm cúm A là 17,6%; adenoviruslà 6.8%; á cúm là 6%; RSV là 2,7% và rolaviruslà 1,3%. Nhiễm HHV-6 có liên quan đến tăng tỷ lệ nhómco giật do sốt phức hợp, tăng tỷ lệ tái cơn và trạng thái co giật khi sốt, Yếutố gia đình Khoảng 25% trẻ bị co giật do sốt có bố/hoặc mẹ hoặc có cả bố và mẹ bị bệnh này so với nhóm chứng là 5%.
  • 36. 36 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Những gia đình có bố/hoặc mẹ hoặc có cả bố và mẹ bị co giật do sốt thì 11% sinh con nguy cơ mắc bệnh. Trẻ có anh chị em bị co giật do sốt thì nguy cơ mắc bệnh là 22%. Trẻ có cả bố mẹ và anh chị em bị co giật do sốt thì nguy cơ mắc bệnh là 46% Nhómtrẻ có mẹ bị co giật do sốt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm trẻ có bố bị bệnh này. Yếutố gen Gen FEB1, FEB2, FEB3 phát hiện được ở 36% bệnh nhân bị co giật do sốt so với 2% ở nhóm chứng. Các bệnh nhân có bất thường hồi hải mã liên quan đến gen bị co giật do sốt có nguy cơ bị động kinh thủy thái dương. Khoảng 10,5% số bệnh nhân này có nguy cơ bị trạng thái co giật khi sốt. Tiêm chủng Trẻ tiêm chủng 1 số loại vắc xin có thể làm tăng nguy cơ co giật do sốt Lâm sàng Co giật do sốt : • Tất cả các cơn co giật đều xảy ra khi sốt trên 380C • Ở trẻ 6 tháng - 5 tuổi • Không có bằng chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương • Không có bằng chứng của rối loạn chuyển hóa cấp tính * Trạng thái co giật khi sốt: • Cơn co giật xảy ra khi sốt • Cơn giật kéo dài ≥ 30 phút • BN không hồi phục ý thức giữa các cơn Co giật do sốt đơn thuần: • Cơn giật toàn thể • Cơn giật kéo dài dưới 15 phút • Chỉ có 1 cơn giật trong 24 giờ * Co giật do sốt phức hợp: • Cơn giật cục bộ • Cơn giật kéo dài trên 15 phút
  • 37. 37 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m • Có ≥ 2 cơn giật trong 24 giờ Biểu hiện lâm sàng a. Cơn toàn thể Là cơn co cứng hay co giật, hiếm gặp là cơn co cứng-co giật. Thường là cơn co giật ngẫu nhiên do sốt hoặc rối loạn chuyển hóa khác. - Trẻ bắt đầu bằng sự mất ý thức, giảm trương lực cơ hay co cứng ngắn tiếp theo, cơn giật hai bên thường không đốixứng. -Những cơn co cứng toàn thân kèm theo rối loạn thực vật như rối loạn hô hấp, giãn mạch, giãn đồng tử, cơn ngắn nhưng hay tái phát, hay xảy ra trong giấc ngủ. -Cơn giật gập trẻ nhỏ. -Các cơn giật cơ đột ngộtliên tiếp có thể ở đầu, các chi với điện não đồ của phóng điện ngắn những sóng nhọn toàn thể. -Những cơn co cứng - co giật toàn thể, cơn vắng đơn giản hoặc phức hợp ít gặp. Cơn B. J (Bravais- Jackson) không có ở những tuổi này b. Cơn cục bộ (cơn từng phần ) Thường là cơn vận động, đôi khicục bộ phức hợp c. Các cơn một bên thường gặp ở trẻ còn bú Là cơn giật, cơn có thể kéo dài , có thể để lại liệt tam thời hoặc di chứng vĩnh viễn d. Cơn không điển hình cơn biến đổi về trương lực, cơn đỏ da,xanh tái, rối loạn thực vật, rối loạn cảnh tỉnh có thể là cơn co cục bộ do phóng điện ở não khu trú e.Trạng tháiđộng kinh Cơn động kinh hay loạt cơn kéo dài 30 phút hay hơn kèm theo trẻ rối loạn ý thức. Ở trẻ còn bú trạng thái động kinh thường là cơn vận động. Trạng thái động kinh từ động kinh hay từ cơn ngẫu nhiên trên một vỏ não đang trưởng thành, thường để lại di chứng thực thể ở não Câu 14: Trình bày điều trị và cách dự phòng co giật do sốt cao ở trẻ em. Nguyêntắc Hạ sốt • Cắt cơn giật • Điều trị trạng thái co giật do sốt
  • 38. 38 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m • Điều trị nguyên nhân gây sốt • Điều trị dự phòng Hạ sốt: Ibuprofen 5 - 10mg/kg/lần, cách 6 - 8 giờ/ lần, không quá 40mg/kg/ngày Hoặc acetaminophen 10 -15mg/kg/lần, cách 4 - 6 giờ/ lần, không quá 75mg/kg/ngày Thuốc hạ sốt không dự phòng được co giật, không ngăn ngừa được cơn giật tái diễn Thuốc hạ sốt làm giảm nhiệt độ cơ thể nhưng không làm giảm ngay được nhiệt độ đỉnh Khuyến cáo dùng ibuprofen có tác dụng kéo dài hơn acetaminophen Không khuyến cáo dùng xen kẽ ibuprofen và acetaminophen Điềutrị cắt cơn giật tại cơ sở y tế: •Chỉ định: Cơn giật kéo dài > 5 phút Trạng thái co giật khisốt Cơn giật liên tiếp •Thuốc lựa chọn: Bước 1: Diazepamđường trực tràng: 0,5mg/kg/lần (trẻ≤ 5 tuổi); 0,3mg/kg/lần (trẻ>5 tuổi). Bước 2: Fosphenytoin đường TM 15 - 20mg/kg/lần Bước 3: Diazepamđường TM 0,1 - 0,3mg/kg/lần (max10mg/lần) •Thuốc lựa chọn: Hoặc: Lorazepam0,05 - 0,1mg/kg/lần (max4mg/lần) Nếu sau mỗi 5 phút không cắt cơn thì lặp lại liều diazepam trực tràng Nếu lặp lại 2 liều diazepam không cắt cơn giật thì lặp lại liều fosphenytoin TM Nếu vẫn chưa cắt được cơn giật thì lặp lại liều diazepam TM sau 5 phút Nếu vẫn không cắt được cơn giật thì chuyển đơn vị hồi sức đặt nội khí quản và điều trị thiopentone hoặc propofol Dự phòng Điều trị dự phòng Còn rất nhiều tranh cãi về điều trị dự phòng cho trẻ bị FS ❖Dựphòng diazepamkhông liêntục: • BN có 2 cơn giật FS phức hợp
  • 39. 39 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m • BN tái phát nhiều cơn FS đơn thuần, co giật ở ngưỡng nhiệt độ thấp, gia đình quá lo lắng • Diazepamuống 0,3mg/lần, cách 8 giờ/lần trong đợt sốt (diazepamđường trực tràng hoặc clobazamuống) ❖Dựphòng thuốc kháng động kinhkéo dài: • BN có ≥ 2 cơn FS phức hợp và điều trị diazepamtrong đợtsốt không hiệu quả • Giảm dần liều thuốc kháng động kinh nếu bệnh nhân không tái cơn giật trong 6 tháng • Các thuốc kháng động kinh chỉ làm giảm nguy cơ tái phát con giật trong vòng 6 tháng - 2 năm mà không làm giảm nguy cơ động kinh trong tương lai Câu 15: Trình bày triệu chứng lâm sàng và điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em. Viêm màng não do vi khuẩn hay viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có khả năng sinh mủ, chủ yếu là một số loại vikhuẩn xâm nhập vào màng não gây nên. Là một trong những bệnh cấp cứu nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em, nhiều nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh đúng, kịp thời sẽ cứu sống trẻ và tránh được các di chứng CÁC THỂ LÂM SÀNG Thể tiếntriểnnhanh Đột ngột bệnh nhân đến viện trong tình trạng shock, ban xuất huyết dưới da đôi khi có ban xuất huyết hoại tử, đông máu rải rác trong lòng mạch. Trẻ lờ đờ, li bì hoặc hôn mê và có thể tử vong trong 24 giờ đầu. Thể này thường là nhiễm trùng huyết do não mô cầu có viêm màng não Thể thông thường ở trẻ nhỏ Các dấu hiệu ban đầu và không đặc hiệu Trong một vàingày đầu trẻ có thể có các triệu chứng sau đây: - Sốt - Chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hoá như ỉa chảy hoặc nôn - Các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên như ho, chảy mũi... Các dấu hiệu gợi ý có viêm màng não - Co giật: Co giật có thể khưtrú tại một chân, tay, mắt, miệng hay toàn thân.. Mặc dù có nhiều trẻ co giật đơn thuần chỉ là do sốt cao, hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem có bị viêm màng não hay không?
  • 40. 40 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Rối loạn ý thức: Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích thích sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, sững sờ và hôn mê. - Các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ: Trẻ thường kêu đau đầu, nôn. Trẻ nhỏ thường có thóp phồng, đôi khicó dãn khớp sọ. Nhịp tim chậm, phù gai thị ít gặp ở những trẻ viêm màng não không có biến chứng mà chỉ gặp khi bị áp xe não, viêm mủ dưới màng cứng hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang. Trong trường hợp nặng thường có rối loạn nhịp thở, thở chậm, có cơn ngừng thở, tư thế co duỗi cứng mất vỏ hoặc mất não. - Các dấu hiệu kích thích màng não: Cứng gáy, Kernig, Brudzinski(Với trẻ dưới 18 tháng thì dấu hiệu này ít có giá trị; Vạch da bụng đỏ kéo dài 30-60 giây. - Dấu hiệu thần kinh khu trú: Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động một chân, tay hay nửa người. Các dấu hiệu thần kinh khu trú hay gặp nhất ở viêm màng não do phế cầu. Thể bệnh ở trẻ sơ sinh - Các dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt vớicác bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh. - Các biểu hiện thần kinh hay gặp là: ngủ li bì (50-90%), thóp phồng (20-30%),co giật (30-50%)và rấtít khi có cứng gáy (10-20%). Phát hiệnsớm trẻ viêmmàng não - Đối với tất cả các trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi nếu bị sốt kèm theo một trong các triệu chứng sau đây: - Đau đầu - Cứng gáy - Thóp phồng - Li bì, hôn mê - Dễ kích thích - Co giật - Các dấu hiệu khác (nếu có) như nôn... Riêng đốivới trẻ sơ sinh có thể không có sốt hoặc sốt và có kèm theo một trong các triệu chứng trên. Hãy quyết định chọc dò dịch não tuỷ đểxét nghiệm bất cứ khi nào chúng ta nghi ngờ trẻ có thể bị viêm màng não. ĐIỀU TRỊ Nguyêntắc chung
  • 41. 41 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Viêm màng não mủ là một trong các bệnh cấp cứu, cần được xác định chẩn đoán, điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh tại cơ sở y tế. Liệu pháp kháng sinh cần được chỉ định đúng, càng sớm càng tốt ngay khixác định chẩn đoán. Trong những trường hợp bệnh nặng, các biện pháp điều trị tích cực và hỗ trợ là hết sức quan trọng để cứu sống người bệnh và giảm thiểu các di chứng Liệupháp kháng sinh Sử dụng kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm Khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn hoặc kết quả nuôicấy âm tính *Đốivớitrẻ sơ sinh - Ampicillin 50mg/kg/lần cứ 8-12 giờ tiêm 1 lần vào tĩnh mạch cho trẻ <1 tuần - Ampicillin 50mg/kg/lần cứ 6-8 giờ tiêm 1 lần vào tĩnh mạch cho trẻ 1 tuần. Kết hợp với: Gentamycin vớiliều: - 5 mg/kg/ngày tiêm 1 lần vào tĩnh mạch cho trẻ <1 tuần - 7,5mg/kg/ngày tiêm1 lần vào tĩnh mạch cho trẻ 1 tuần. Hoặc: Cefotaxime 200mg/kg/ngày tiêmtĩnh mạch chia 4lần, thời gian điều trị từ 2 - 3 tuần *Đốivớitrẻ nhỏ - Ceftriaxone 50-100mg/kg - tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, dùng một lần hoặc 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị trung bình 14 ngày. Hoặc: - Benzyl Penicillin 100.000đv/kg - tốiđa 4 triệu đv/lần, tiêm tĩnh mạch cứ 4-6 giờ/1 lần. Thời gian điều trị trung bình 14 ngày. Kết hợp với: - Chloramphenicol 25mg/kg/lần, tối đa 1g/lầ, tiêm tĩnh mạch cứ 6 giờ/1 lần. Sau đó nếu tình trạng bệnh nhân tốt lên có thể chuyển sang uống. Thời gian điều trị trung bình 14 ngày. - Ở những nơi mà phế cầu kháng Penicillin cao thì nên dùng liều cao Ceftriaxone 150mg/kg chia 2 lần/ngày hoặc dùng Cefotaxime 200mg/kg/24 giờ chia làm 4 lần hoặc truyền tĩnh mạch hoặc chuyển sang Vancomycin Sử dụng kháng sinh khi đã tìmđược nguyên nhân gây bệnh *Viêm màng não do phế cầu
  • 42. 42 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m • Nhạy cảm với Penicillin (MIC  0,06mg/l) - Dùng Benzyl Penicillin liều như trên trong 10-14 ngày, trường hợp bệnh nhân nặng có thể dùng tới 3 tuần. • Kháng Penicillin (MIC = 0,125 -  1mg/l) - Ceftriaxone liều như trên trong 10 - 14 ngày; - Cũng có thể thay bằng Cefotaxime 200mg/kg/24giờ • Kháng Penicillin (MIC >1mg/l) hoặc kháng Ceftriaxone và Cefotaxime (MIC  1mg/l) thì dùng: - Vancomycin 20mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch cứ 6 giờ/1 lần có hoặc không kết hợp với - Rifampicin 20mg/kg, tối đa 600mg uống 1 lần/ ngày Thời gian điều trị 14 ngày trở lên. *Viêm màng não do H. ifnluenzae • Ceftriaxone liều như trên Hoặc: Ampicillin 50mg/kg, tối đa 2g/lần, tiêm tĩnh mạch cứ 4 - 6 giờ/1 lần (chỉdùng ở những nơi mà H. influenzae được biết là còn nhạy cảm với Ampicillin hoặc khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn nhạy vớiAmpicillin) Hoặc: Chloramphenicol liều như trên (chỉ dùng ở những nơi mà H. influenzae được biết là còn nhạy cảm với thuốc hoặc khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn nhạy với Chloramphenicol)  Dự phòng cho trẻ tiếp xúc nhiều với bệnh nhân, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi bằng Rifampicin: - Trẻ sơ sinh 5mg/kg/ngày - Trẻ  1 tháng: 20mg/kg, tối đa 600mg uống 1 lần/ ngày trong 4 ngày Trường hợp bệnh nhân được điều trị bằng Ceftriaxone thì không cần dự phòng cho trẻ tiếp xúc. *Viêm màng não do não mô cầu - Benzyl Penicillin liều như trên Hoặc: - Chloramphenicol liều và cách phòng như trên - Phòng như trường hợp viêm màng não do H. ifnluenzae *Viêm màng não do Listeria
  • 43. 43 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Đối vớitrẻ sơ sinh - Dùng Ampicillin liều như trên hoặc Penicillin mỗi lần tiêm tĩnh mạch 50.000 đv/kg và cứ 6 giờ tiêm 1 lần. - Kết hợp với Gentamycin tiêm tĩnh mạch (liều như phần 4.5). Thờigian dùng trong 3 tuần Trẻ nhỏ: BenzylPenicillin liều 50.000 đv/kg/lần và cứ6 giờ tiêm tĩnh mạch 1 lần. Thời gian dùng trong 3 tuần. *Viêm màng não do liên cầu nhóm B - Benzyl Penicillin liều 50.000đv/kg tiêmtĩnh mạch 8 giờ 1 lần, cho trẻ <1 tuần tuổi - Benzyl Penicillin liều 50.000đv/kg tiêmtĩnh mạch 6 giờ 1 lần, cho trẻ  1 tuần tuổi Kết hợp với Gentamycin 5 –7,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch 1 lần. Dùng trong 2- 3 tuần. Điềutrị phối hợp - Nếu bệnh nhân hôn mê hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, đedọa sốc nhiểm khuẩn cần được điều trị, chăm sóc tại phòng cấp cứu hoặc phòng điều trị tích cực. - Nếu bệnh nhân có co giật: cắt cơn giật bằng Seduxen, liều 0,1 - 0,2mg/kg/lần pha trong dung dịch Nacl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậmcho tới khi ngừng giật. Nếu vẫn còn giật có thể tiêm lại cứ sau mỗi 10 phút nhưng không quá 3 lần. Phòng co giật bằng barbituric (gardenal) uống liều 5-20mg/kg/ngày, kếthợp vớiviệc dùng thuốc hạ nhiệt, chống phù não, cân bằng nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm khi cần thiết. - Nếu bệnh nhân có suy hô hấp cần được cho thở oxy hoặc hô hấp hỗ trợ, kể cả cho thở máy khicó chỉ định. - Chống viêm bằng dexamethason liều 0,4 mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 ngày đầu cho những trường hợp nặng, những trường hợp nghi viêm màng não do phế cầu và cần phải cho trước khi dùng liều kháng sinh đầu tiên - Chế độ chămsóc và nuôi dưỡng: bảo đảmthông khí, chống ứ đọng đờmdãi (hútđờm dãi, vỗ rung, đặt tư thế nằm nghiêng, đầu thấp...). Nếu bệnh nhân không ăn được cần cho ăn qua sonde và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch Điềutrị cụ thể tại các tuyếny tế - Tuyến xã: cần khám xét thận trọng, tỉ mỉ; nếu nghi ngờ bệnh nhân có khả năng mắc bệnh viêm màng não mủ (VMNM) phải chuyến tuyến trên ngay sau khiđã sơ cứu. Các biện pháp sơ cứu cần thiết là chống co giật, hạ sốt, chống suy hô hấp...Những trường hợp nặng, nếu điều kiện cho phép cần báo gấp để được hỗ trợ phương tiện vận chuyển và cấp cứu.
  • 44. 44 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m - Tuyến huyện: chỉ tiếp nhận điều trị nếu có khả năng xác định chẩn đoán, chọc dò dịch não tủy, xét nghiệm dịch não tủy và bệnh nhân không có biểu hiện tiên lượng nặng như hôn mê, suy hô hấp, đe dọa sốc nhiễm khuẩn hoặc có khả năng biến chứng, không có các bệnh mạn tính kèm theo. - Tuyến tỉnh, tuyến trung ương: là nơi tiếp nhận và điều trị tất cả các trường hợp viêm màng não mủ, thực hiện được tất cả các biện pháp điều trị như đã nêu ở trên Câu 16: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng cận lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em. NGUYÊN NHÂN Trẻ dưới 2 tháng - Thường gặp là liên cầu nhómB, các trực khuẩn Gr (-) đường ruộtnhư E. coli, Klebsiella và Listeria monocytogenes. - Các vi khuẩn khác như: H. influenzae type B, tụ cầu... Trẻ trên2 tháng - Thường gặp là: H. i nfluenzae type B, phế cầu, màng não cầu - Các vi khuẩn khác như: Tụ cầu vàng, Tụ cầu da, Thương hàn, L. monocytogenes. Cận lâm sàng Xét nghiệmdịchnão tuỷ (DNT) Để chẩn đoán xác định nhất thiết phải dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ. Vì vậy cần phải chọc dò thắt lưng để lấy nước não tuỷ ngay khi nghi ngờ trẻ bị viêm màng não vikhuẩn. Dịch chọc dò sau khilấy ra cần phải: - Quan sát bằng mắt thường qua ống nghiệm dịch có màu đục - Nhuộm Gramvà cấy tìm vi khuẩn dương tính - Đánh giá kết quả xét nghiệm sinh hoá, tế bào DNT dựa vào bảng 11.1 Bảng 11. 1. Các chỉ số sinh hoá, tế bào trong dịch não tuỷ ở trẻbình thường và bệnh lý
  • 45. 45 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Loại bệnh Áp lực mm H2O Số lượng BC /mm3  BC trung tính (%) Protein mg/dl Glucose ml/dl Trẻ nhỏ bình thường 50-80 <5 <25 20-45 >50 Trẻ sơ sinh bình thường 80-110 0-25 57-61 20-170 24-128 VMN do virut 100-150 10-1000 <25 50-200 >50 VMN do vi khuẩn 100-300 100- 10.000 >75 100- 500 <40 Abces não 100-300 10-200 <25 75-500 >50 Chú ý:  Bạch cầu đa nhân có thể tăng trong vài ngày đầu   Kết quả sẽ không chính xác nếu DNTcó lẫn máu - Tìm kháng nguyên trong DNT bằng kỹ thuật ngưng kết hạt Latex (Latex Agglutination). Kết quả xét nghiệm này không bị ảnh hưởng ngay cả khi bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước đó; nhưng với xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lại dễ trở nên âm tính giả. Xét nghiệm này có thể phát hiện được kháng nguyên của vi khuẩn vài ngày sau khiđã dùng kháng sinh. Tìm kháng nguyên vi khuẩn trong DNT khắc phục được tình trạng dương tính giả khi tìm kháng nguyên vi khuẩn trong huyết thanh hoặc trong nước tiểu đặc biệt trong trường hợp nếu trẻ được tiêm chủng vaccin H. influenzae type B trong thời gian gần đây. - Xét nghiệm phát hiện cấu trúc di truyền ADN của vi khuẩn bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase PCR (Polymerasa Chain Reaction) trong DNT. Sở dĩ người ta làm xét nghiệm này trong DNT tốt hơn trong máu vì DNT ít chứa các chất ức chế phản ứng hơn trong máu. Đây là xét nghiệm có ích vì có thể phát hiện được vi khuẩn đang sống, đã chết hay một lượng nhỏ vi khuẩn còn lại do bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước khi đến viện. Xét nghiệm này có thể phát hiện được vi khuẩn trong DNT ở nồng độ thấp tới mức 1-30 FU/ml. Điều kiện quan trọng của xét nghiệm này là DNT phải không được lẫn máu bởi vì Hemin trong máu có thể tác động như một chất ức chế phản ứng PCR làm cho kết quả có thể âm tính giả. Cấy máu
  • 46. 46 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m Kết quả có thể dương tính từ 80-90% trường hợp nếu kỹ thuật xét nghiệm tốt. Vì nhiễm khuẩn không xảy ra liên tục mà thường xuất hiện từng đợtnên tốt nhất là cấy máu 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút, ở các vị trí khác nhau. Các xét nghiệmkhác Công thứ máu: thường thấy bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế; ở trẻ nhỏ thường giảm nồng độ huyết sắc tố (thiếu máu). Cấy máu và cấy dịch tỵ hầu, dịch mủ tại ổ xuất huyết hoại tử, mủ tai, nhọt ngoài da... có thể xác định được vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra có thể chụp cắt lớp vi tính sọ não, cộng hưởng từ, siêu âm qua thóp... để xác định các biến chứng có thể gặp và các tổn thương kèmtheo như não úng thủy, áp xe não, tụ mủ dưới màng cứng, huyết khối xoang tĩnh mạch... Các xét nghiệm giúp cho điều trị toàn diện như điện giải đồ, khí máu... Câu 17: Trình bày chẩn đoán và các biến chứng của viêm màng não mủ ở trẻ em. Chẩn đoán Chẩn đoán xác định Cần dựa vào các yếu tố: - Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc thường cấp tính, nặng. - Hội chứng màng não rõ, ở trẻ nhỏ các triệu chứng thường nghèo nàn hơn. - Dịch não tủy: thường đục, tế bào tăng đa số bạch cầu đa nhân và tế bào thoái hóa mủ; protein tăng, glucose giảm nhiều. Soi cấy dịch não tủy có thể tìm thấy căn nguyên gây bệnh. Khi dịch não tủy trong có thể vẫn là viêm màng não nhiễm khuẩn giai đoạn sớm mức độ nhẹ, nhưng thường gặp là viêm màng não mủ “mất đầu” (do điều trị kháng sinh trước đó). Chẩn đoán phân biệt Chẩn đoán phân biệt trước khi chọc dò dịchnão tủy Trên thực tế cần phân biệt với co giật do sốt cao, động kinh, viêm màng não do căn nguyên virus, lao... Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chú ý phân biệt với xuất huyết não - màng não, tình trạng nhiễm khuẩn nặng như viêm phế quản phổi nặng,
  • 47. 47 | P a g e H ọ c T ố t – M ơ N h i ề u – Y ê u S a y Đ ắ m nhiễm khuẩn huyết. Trong những trường hợp chưa phân biệt được hay có nghi ngờ viêm màng não nhiễm khuẩn, giải pháp đúng đắn nhất là phải chọc dò dịch não tủy để xác định chẩn đoán. Chẩn đoán phân biệt khi đã chọc dò dịchnão tủy Hầu hết các trường hợp xét nghiệm dịch não tùy diển hình cho phép chẩn đoán chắc chắn hay loại trừ chẩn đoán viêm màng não nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, do việc lạm dụng kháng sinh, tự điều trị kháng sinh không dúng khi chưa có chẩn đoán đã gây khó khăn cho việc xác định bệnh vì các biểu hiện xét nghiệm dịch não tủy không còn điển hình nữa. Cụ thể như sau: Nếu dịch não tủy trong hoặc không rõ dục, nồng độ protein tăng, só bào tăng từ vài chục đến hàng trăm cần chẩn đoán phân biệt với viêm màng não do virus và lao màng não. luợng té Nếu dịch não tùy vàng, ánh vàng: cần chẩn đoán phân biệt với lao màng não hoặc xuất huyết não - màng não cũ. + Vớiviêm màng não (hoặc viêm não - màng não) do virus: Dịch não tủy thường trong, protein tăng ít (thường dưới 1g/1), số lượng bạch cầu trong dịch não tùy thường thấp hơn (vài chục đến một vài trăm bạch cầu/mm), bạch cầu lympho và mono chiếm tụ thể. Dẫn chú ý tới các yêu lỗ dịch tế và làm các xét nghiệm đặc hiệu như ELISA hoặc PORđể xác định căn nguyên virus(cúm, quai bị, sởi, enterovirus...). + Vớilao màng não: Dịch não tủy trong hoặc vàng chanh, protein tăng trên 1g/1, số lượng tế bào thường vài trăm/mm, nhưng chủ yếu là tế bào lympho. Cần tìm nguồn lây nhiễm, làm phản ứng Mantoux, chụp phổi và các xét nghiệm đặc hiệu để xác định lao. + Vớixuất huyết não - màng não cũ: Thường dịch não tủy vàng, protein tăng nhưng số lượng tế bào trong dịch não tủy ít hoặc không có. Cần xem xét kỹ các biểu hiện lâm sàng, các biến đổi về xét nghiệm huyết học và nếu cần thì chụp cắt lớp vi tính sọ não đểxác định chẩn đoán. Biếnchứng Tràn dịch dưới màng cứng hoặc ổ áp xe nội sọ Thường bệnh nhân có tình trạng tăng áp lực nội sọ, các dấu hiệu nhiễm trùng vẫn dai dẳng, dịch não tuỷ vẫn biến đổi Não úng thủy