SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
Phòng 45 Nông nghiệp, Thuỷ sản và Thực phẩm
Phòng 41 Phát triển kinh tế và việc làm
Cẩm nang ValueLinks
Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị
Xuất bản lần thứ nhất
gtz
1
Cẩm nang ValueLinks
- Giới thiệu và tóm tắt nội dung -
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nội dung
Giới thiệu về cẩm nang này …………………………………………..
Phương pháp luận ValueLinks ………………………………………..
Các đặc điểm của ValueLinks …………………………………………
Tổng quan về các module và nhiệm vụ trong ValueLinks ……………
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giới thiệu về cẩm nang này
Cuốn cẩm nang này là một cuốn sách tham khảo cho phương pháp luận ValueLinks.
ValueLinks là thuật ngữ để chỉ việc tập hợp có hệ thống các phương pháp thực tiễn nhằm
theo dõi sự phát triển kinh tế từ quan điểm của chuỗi giá trị. Cuốn sách cung cấp những kiến
thức cơ bản về các cách thức nâng cao cơ hội việc làm và thu nhập từ hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và các nông dân thông qua việc thúc đẩy chuỗi giá trị
trong đó họ đang hoạt động.
Cuốn cẩm nang ValueLinks được soạn thảo để phục vụ cho các dự án phát triển hay các cơ
quan của chính phủ hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến các hoạt động nông nghiệp cụ thể, các
khu vực chế tạo hay thủ công mỹ nghệ. Cuốn sách này không chú trọng cụ thể vào một
ngành nào. Tuy nhiên, cuốn sách nhấn mạnh vào những thị trường sản phẩm đem lại nhiều
cơ hội cho người nghèo.
Cẩm nang ValueLinks là một trong một số sản phẩm kiến thức có sử dụng phương pháp luận
ValueLinnks. Các hội thảo đào tạo ValueLinks cho các chuyên viên của các cơ quan nhà
nước và các chương trình phát triển là một công cụ quan trọng để chia sẻ kiến thức, và đều
được giảng dạy bởi các giảng viên có kinh nghiệm và trình độ của ValueLinks.
Phương pháp luận ValueLinks
ValueLinks có tính thực tiễn rất cao. Kiến thức được tổng hợp từ việc đúc kết những kinh
nghiệm trong thực tế cuộc sống. Cuốn sách dựa trên những bài học rút ra từ những chương
trình phát triển nông thôn và thúc đẩy khu vực tư nhân được GTZ hỗ trợ.
Cẩm nang ValueLinks chia những kiến thức về thúc đẩy chuỗi giá trị thành 12 module, được
tổ chức theo chu kỳ dự án.
Cẩm nang bắt đầu bằng việc quyết định xem có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị
hay không, và làm thế nào để kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp cận phát
triển khác (module 0). Bước đầu tiên trong thúc đẩy chuỗi giá trị là việc xác định chuỗi giá
trị cần thúc đẩy (module 1), tiếp đó là phân tích chuỗi giá trị (module 2) và xây dựng một
2
chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị (module 3). Module 4 trình bày những kiến thức dành cho
những tổ chức hỗ trợ của các dự án thúc đẩy chuỗi giá trị. Các module tiếp theo (từ 5 đến 10)
đều nói về việc thực hiện dự án. Có ba lĩnh vực hành động được phân biệt, đó là: các liên kết
kinh doanh (module 5-6), các dịch vụ (module 7-8), và môi trường kinh doanh trong đó có
các tiêu chuẩn (module 9-10). Cuối cùng, module 11 là bước cuối cùng trong chu kỳ dự án,
với các kiến thức về việc theo dõi tác động và quản lý để đạt được các kết quả phát triển.
Yếu tố cốt lõi của phương pháp luận ValueLinks nằm trong các module 1-4 và module 11,
trong đó có những kiến thức rất cụ thể về khái niệm chuỗi giá trị. Ngược lại, các module từ 5
đến 10 lại sử dụng và điều chỉnh các kiến thức từ những lĩnh vực khác có liên quan đến công
tác phát triển.
Sơ đồ dưới đây cho thấy các module có quan hệ như thế nào với chu kỳ dự án trong việc thúc
đẩy chuỗi giá trị:
Các module của ValueLinks
Xác định các
giới hạn của dự
án
Quyết định có
nên tham gia vào
việc thúc đây
chuỗi giá trị hay
không
Lựa chọn chuỗi
giá trị cần thúc
đẩy
Tạo điều kiện
cho quá trình
phát triển chuỗi
Xây dựng chiến
lược nâng cấp
chuỗi
Phân tích chuỗi
giá trị
Đưa vào các tiêu
chuẩn xã hội,
sinh thái và chất
lượng sản phẩm
Phân tích và xây
dựng chiến lược
thúc đẩy chuỗi
Huy động vốn
cho các chuỗi giá
trị
Tăng cường các
dịch vụ trong
chuỗi giá trị
Tham gia vào
các quan hệ đối
tác nhà nước-tư
nhân
Tăng cường các
liên kết kinh tế
tư nhân
Thực hiện
dự án
Theo dõi và quản
lý tác động
Theo dõi
dự án
Cải thiện môi
trường kinh
doanh của các
chuỗi giá trị
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
3
ValueLinks không yêu cầu phải sử dụng các module theo bất cứ một thứ tự nào. Trên thực tế,
phương pháp luận này có tính lặp đi lặp lại. Những người hoạt động thực tiễn thường phải
tiến hành các bước thực hiện và phân tích xen lẫn với nhau. Việc theo dõi được để ở cuối
cùng trong sơ đồ trên, nhưng chắc chắn là hoạt động này cần phải được tiến hành trong suốt
quá trình của dự án.
Mỗi module đều nêu cụ thể những nhiệm vụ mà các tổ chức kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ
thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải thường xuyên thực hiện. Người đọc có thể lựa chọn trong tổng
số 37 nhiệm vụ, ví dụ như “lập bản đồ chuỗi giá trị”, “thống nhất về tầm nhìn” hay “huy
động sự tham gia của các đối tác tư nhân trong công tác phát triển”. Các hộp thông tin sẽ
trình bày về những công cụ và biểu mẫu cũng như những ví dụ cụ thể về những dự án chuỗi
giá trị được GTZ hỗ trợ trên khắp thế giới. Do đó, người đọc sẽ được cung cấp một phuơng
pháp luận với những yếu tố cấu thành để từ đó họ có thể xây dựng những dự án thúc đẩy
chuỗi giá trị của riêng mình, lựa chọn những yếu tố của ValueLinks theo những nhu cầu cụ
thể của họ.
Bảng 2 cho thấy một bức tranh tổng quan về những nhiệm vụ nói trên (trang 6-7).
Những đặc điểm của ValueLinks
Thúc đẩy chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, ValueLinks có một số
đặc điểm riêng biệt khác với các hướng dẫn khác về chuỗi giá trị. Những đặc điểm được liệt
kê trong Bảng 1 dưới đây rất gần với những tiêu chí chủ yếu quyết định chất lượng cũng như
tác động của việc hợp tác phát triển:
Bảng 1
Phương pháp luận ValueLinks
…và mối quan hệ với các tiêu chí về chất lượng viện
trợ:
Hiệu quả Tính nhân
rộng
Tác động Tính bền
vững
đề cập đến chuỗi giá trị như những
hệ thống về kinh tế, thể chế và xã
hội
* * * *
hoàn toàn hướng vào hành động và
việc thực hiện * *
tạo ra tác động cộng hưởng bằng
các kết hợp giữa thúc đẩy chuỗi giá
trị với các phương pháp tiếp cận
4
phát triển kinh tế khác
* * *
phân biệt rõ ràng giữa việc nâng
cấp do các chủ thể trong chuỗi giá
trị thực hiện và vai trò của những
tổ chức hỗ trợ bên ngoài
* * *
thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa
khu vực nhà nước và các công ty tư
nhân (hợp tác công tư) * * *
sử dụng một ngôn ngữ hình ảnh cụ
thể tạo điều kiện cho sự hợp tác và
trao đổi kinh nghiệm
* *
ValueLinks là một khái niệm mở. Trong thời điểm hiện tại, nó bao hàm một phương pháp
luận chung về thúc đẩy chuỗi giá trị. Việc áp dụng phương pháp luận này vào các ngành khác
nhau và các quốc gia với những trình độ phát triển kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có thêm
những công cụ phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Vấn đề mà nhiều người đặc biệt quan tâm
là việc áp dụng phương pháp luận này vào các cơ hội kinh doanh đối với những người có thu
nhập thấp. Chúng tôi cũng dự định sẽ biên soạn những phiên bản ValueLinks cụ thể cho từng
ngành cũng như cho từng quốc gia để đáp ứng những nhu cầu cụ thể.
Tổng quan về các module và nhiệm vụ trong ValueLinks
Bảng sau cho thấy một bức tranh tổng quan về các nhiệm vụ của ValueLinks, được chia
thành hai phần. Phần đầu tiên là các nhiệm vụ về phân tích và đưa ra quyết định để chuẩn bị
cho một dự án thúc đẩy chuỗi giá trị, còn phần hai là những vấn đề về các biện pháp thực
hiện và theo dõi dự án.
Bảng 2
5
Các nhiệm vụ phân tích và đưa ra quyết định nhằm chuẩn bị cho một dự án thúc đẩy
chuỗi giá trị
Các module của
ValueLinks
Các nhiệm vụ của ValueLinks
Module 0
Quyết định có nên
tham gia vào việc
thúc đẩy chuỗi giá trị
hay không
• (0.1) Đánh giá tiềm năng và các hạn chế của việc thúc
đẩy chuỗi giá trị
• (0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi với các phương pháp tiếp
cận phát triển khác
Module 1
Lựa chọn một chuỗi
giá trị để thúc đầy
• (1.1) Xác định phạm vi các chuỗi giá trị cần thúc đẩy
• (1.2) Tiến hành và hỗ trợ nghiên cứu thị trường
• (1.3) Đặt ưu tiên trong các chuỗi giá trị khác nhau
Module 2
Phân tích chuỗi giá trị
• (2.1) Lập bản đồ chuỗi giá trị
• (2.2) Lượng hoá và phân tích chi tiết chuỗi giá trị
• (2.3) Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị
Module 3
Quyết định chiến
lược nâng cấp chuỗi
giá trị
• (3.1) Thống nhất về tầm nhìn và chiến lược nâng cấp
chuỗi giá trị
• (3.2) Phân tích các thuận lợi và khó khăn
• (3.3) Đặt ra các mục tiêu nâng cấp mang tính vận hành
• (3.4) Xác định các chủ thể tham gia vào việc thực hiện
chiến lược nâng cấp
• (3.5) Dự báo về tác động của việc nâng cấp chuỗi
Module 4
Tạo điều kiện cho
quá trình phát triển
chuỗi
• (4.1) Làm rõ vai trò của nhà nước, tư nhân và các nhà tài
trợ
• (4.2) Thiết kế một quy trình và đặt ra các dấu mốc bắt
đầu và kết thúc
• (4.3) Tổ chức dự án thúc đẩy chuỗi giá trị và mở rộng
phạn vi dự án
• (4.4) Thể chế hoá hành động tập thể của các chủ thể trong
chuỗi
Bảng 2, tiếp
Những vấn đề về biện pháp thực hiện và theo dõi dự án
6
Các module của
ValueLinks
Các nhiệm vụ của ValueLinks
Module 5
Tăng cường các liên
kết kinh tế tư nhân
• (5.1) Làm trung gian cho hợp tác chiều dọc: ký kết hợp đồng
giữa nhà cung cấp và người mua
• (5.2) Đẩy mạnh hợp tác chiều ngang giữa các chủ thể trong
chuỗi giá trị
• (5.3) Môi giới kinh doanh
Module 6
Tham gia vào đối tác
nhà nước – tư nhân
• (6.1) Khuyến khích các đối tác tư nhân tham gia vào công
tác phát triển
• (6.2) Ký kết các thoả thuận hợp tác công tư
Module 7
Tăng cường các dịch
vụ trong các chuỗi giá
trị
• (7.1) Đánh giá các nhu cầu về dịch vụ và thị trường dịch vụ
• (7.2) Tăng cường các thị trường dịch vụ và các thoả thuận tư
nhân
• (7.3) Cải thiện độ nhạy bén của các nhà cung cấp dịch vụ của
nhà nước
• (7.4) Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tạm thời một cách chiến
lược
Module 8
Huy động vốn cho các
chuỗi giá trị
• (8.1) Làm trung gian cho các thoả thuận tài trợ cho chuỗi giá
trị
• (8.2) Cấp vốn công khai cho việc phát triển chuỗi
Module 9
Đưa vào các tiêu
chuẩn về chất lượng
sản phẩm, sinh thái và
xã hội
• (9.1) Tạo điều kiện cho việc xây dựng các tiêu chuẩn
• (9.2) Theo sát quá trình thực hiện các tiêu chuẩn
• (9.3) Xây dựng năng lực cho việc kiểm chứng các tiêu chuẩn
Module 10
Cải thiện môi trường
kinh doanh cho các
chuỗi giá trị
• (10.1) Hỗ trợ cho các sáng kiến tư nhân nhằm khắc phục
những khó khăn ở cấpvĩ mô
• (10.2) Đẩy mạnh một chính sách nhất quán về thúc đẩy
chuỗi giá trị
Module 11
Theo dõi và quản lý
tác động
• (11.1) Xây dựng những giả định về tác động của việc thúc
đẩy chuỗi gá trị
• (11.2) Kiểm chứng những giả định về tác động
• (11.3) Quản lý để đạt được những kết quả phát triển
7
Danh mục thuật ngữ của ValueLinks
Những thuật ngữ thường được sử dụng trong việc phát triển chuỗi giá trị
Giá trị tăng thêm
Xem “giá trị gia tăng”
Approche filière
Một phương pháp tiếp cận nhằm nghiên cứu các chuỗi cung ứng hàng hoá. Truyền thống
filière của Pháp được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp
Quốc gia (INRA) và Trung tâm Hợp tác quốc tế vè Kinh tế nông nghiệp cho Phát triển
(CIRAD). (http:// www.ids.ac.uk/ids/global/pdfs/GCCs%20and%20filieres.pdf)
So sánh đối chuẩn
Quá trình so sánh những thông số về hiệu quả hoạt động của chính mình với những thông số
về hiệu quả hoạt động của những tổ chức kinh doanh hay những chuỗi giá trị được coi là có
hiệu quả nhất trong ngành. Các thông số có thể nói đến nhiều khía cạnh. Những thông số đối
chuẩn quan trọng là năng suất, chi phí sản xuất hay chất lượng sản phẩm. So sánh đối chuẩn
được sử dụng để xác định các khoảng trống trong hoạt động của chuỗi giá trị đang được thúc
đẩy.
Nhà môi giới
Nhà môi giới là một trung gian trên thị trường, làm trung gian giữa người mua và người bán,
và được bên mua hoặc bên bán trả hoa hồng môi giới.
Môi trường kinh doanh/môi trường đầu tư
Môi trường kinh doanh có nghĩa là những điều kiện chung về pháp lý, quy định và cơ sở hạ
tầng của một nước, trong đó các doanh nghiệp hoạt động. Đây là những điều kiện ở cấp vĩ
mô. Những điều kiện này bao gồm sự ổn định về kinh tế và chính trị, một hệ thống quản trị
nhà nước và tư pháp hiệu quả nói chung, và những quy định cụ thể liên quan đến việc kinh
doanh, chẳng hạn như quyền sở hữu tài sản (ví dụ như đất và nước), các quy định về đăng ký
kinh doanh và việc làm, các thể chế tài chính, hệ thống giao thông vận tải, và hiệu quả của
các thủ tục hành chính. Có những điều kiện chung về môi trường kinh doanh có liên quan
đến nhiều ngành, nhưng cũng có những điều kiện mang tính đặc thù cho từng chuỗi giá trị.
Các liên kết kinh doanh
Những chủ thể trong chuỗi giá trị có quan hệ với nhau theo cả chiều ngang (giữa các doanh
nghiệp trong cùng một khâu của chuỗi giá trị, có cùng một loại hoạt động) lẫn chiều dọc
(giữa các nhà cung cấp và người mua hàng hoá). Những liên kết kinh doanh theo chiều dọc
có thể là những trao đổi ngẫu nhiên trên thị trường, cũng có thể là việc phối hợp một cách bài
bản các hoạt động dựa trên việc ký kết hợp đồng (xem các quan hệ thị trường). Những liên
kết kinh doanh theo chiều ngang có thể là những mạng lưới không chính thức, cũng có thể là
những hiệp hội và các tổ chức có thành viên chính thức.
8
Môi giới kinh doanh
Môi giới kinh doanh là hoạt động tạo ra và thúc đẩy những mối liên hệ kinh doanh và những
cơ hội bán hàng của những nhóm kinh doanh cụ thể hay của toàn bộ cộng đồng trong chuỗi
giá trị. Đây là một dịch vụ hỗ trợ cho chuỗi giá trị.
Cụm
Một cụm là một khu vực địa lý tập trung các doanh nghiệp có quan hệ gần gũi với nhau, dọc
theo chuỗi giá trị hay như một mạng lưới xung quanh một người mua quan trọng hay một
công ty công nghiệp (ví dụ như những chủ thể trong chuỗi giá trị của mặt hàng hoa tươi xuất
khẩu có vị trí gần với cảng hàng không quốc tế). Một định nghĩa đơn giản về cụm là: cụm là
một chuỗi giá trị được tập trung tại cùng một địa điểm.
Cấp chứng nhận
Cấp chứng nhận là một thủ tục trong đó một bên thứ ba (bên cấp chứng nhận hay cơ quan
cấp chứng nhận) đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, quy trình hay dịch vụ nào đó
tuân thủ đúng theo những yêu cầu cụ thể - hay còn gọi là tiêu chuẩn. Được cấp chứng nhận
là một tài sản quý giá đối với các nhà sản xuất.
Hàng nguyên liệu
Hàng nguyên liệu là các sản phẩm rời (thường dựa trên tài nguyên thiên nhiên) được mua
bán trên thị trường quốc tế như một nguyên liệu thô, hay sau khi đã được chế biến công
nghiệp cơ bản. Những loại nguyên liệu nông nghiệp quan trọng nhất là ngũ cốc (gạo, lúa mì),
cà phê nhân, dầu cọ, bông và đường trắng. Những chuỗi giá trị của mặt hàng nguyên liệu
thường có độ hợp nhất thấp, mặc dù việc mua bán có thể diễn ra tập trung. Để tăng thêm giá
trị, một chiến lược thú vị là “phi nguyên liệu hoá”, có nghĩa là đa dạng hoá các mặt hàng
nguyên liệu truyền thống thành những biến thể có giá trị cao (ví dụ như cà phê đặc biệt, gạo
đặc biệt, ca cao có hương vị đặc biệt, hay bông hữu cơ).
Năng lực cạnh tranh (các yếu tố quyết định và các chỉ số)
Hiệu quả hoạt động của một nền kinh tế là kết quả của nhiều biến số khác nhau: ở cấp vi mô,
năng lực cạnh tranh được quyết định bởi những lợi thế so sánh “cứng” như địa điểm, mức độ
sẵn có của tài nguyên và chi phí lao động, cũng như bởi các điều kiện “mềm” như năng lực
của người chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh cũng là một hàm của việc phối hợp được các hoạt động trong
chuỗi giá trị và sự tồn tại của các tổ chức hỗ trợ ở cấp trung. Cuối cùng, một môi trường
thuận lợi cho kinh doanh sẽ quyết định tổng chi phí của việc kinh doanh. Nói tóm lại, năng
lực cạnh tranh được thể hiện bằng những thước đo về hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi
nhuận, cũng như mức độ sáng tạo và đầu tư.
Nông nghiệp hợp đồng
Một loại hình sản xuất trong đó nông dân và người mua ký kết hợp đồng trước mùa trồng
trọt, thoả thuận về số lượng, chất lượng và ngày giao một mặt hàng nông sản nào đó tại một
mức giá hay theo một công thức tính giá đã được ấn định trước. Hợp đồng này đảm bảo cho
9
nông dân chắc chắn sẽ bán được sản phẩm của mình. Đôi khi, trong hợp đồng còn có cả hỗ
trợ kỹ thuật, tín dụng, dịch vụ, hay các đầu vào sản xuất do người mua cung cấp (xem thoả
thuận dịch vụ có điều kiện).
(http:// www.bancomundial. org.mx/pdf/SaladePrensa/EstudioRecientes/Lanpolfor/7.pdf)
Thu xếp dịch vụ liên kết (đi kèm)
Trong một thu xếp dịch vụ liên kết, các dịch vụ vận hành được cung cấp cùng với một giao
dịch kinh doanh cơ bản (mua sản phẩm, hay cho vay). Ý tưởng căn bản là để tài trợ cho dịch
vụ như một phần trong giao dịch kinh doanh, ví dụ như kết hợp tư vấn kỹ thuật với việc bán
nguyên liệu đầu vào. Thu xếp dịch vụ liên kết có thể có sự tham gia của các đối tác kinh
doanh khác với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như những nhà buôn nguyên liệu dầu
vào hay các công ty chế biến, hay các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với tư cách là một
bên thứ ba.
EureGAP
EureGAP là một tổ chức tư nhân đặt ra các tiêu chuẩn riêng có tính chất tự nguyện nhằm
chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp. EureGAP là một loạt các tiêu chuẩn
cụ thể chứng nhận chất lượng trước khi sản phẩm được đưa ra khỏi cổng nông trại, được xây
dựng bởi các nhà bán lẻ từ Liên minh Châu Âu, cùng với các nhà sản xuất nông nghiệp.
(http:// www. euregap. org/Languages/English).
Các tổ chức hỗ trợ/ hỗ trợ
Các tổ chức hỗ trợ là những sáng kiến vì lợi ích cộng đồng trong phát triển kinh tế (ví dụ như
mục tiêu tăng trưởng vì người nghèo). Các tổ chức hỗ trợ có thể là các chương trình của
chính phủ cho phát triển khu vực tư nhân, hay các dự án phát triển do các nhà tài trợ quốc tế
tài trợ. Trái ngược với các chủ thể trong chuỗi giá trị, những chương trình và dự án này được
tài trợ bởi nguồn vốn nhà nước (tức là bằng tiền đóng thuế của dân). Các tổ chức hỗ trợ đứng
bên ngoài quy trình kinh doanh thường nhật, và chỉ cho phép mình hỗ trợ một cách tạm thời
đối với một chiến lược nâng cấp chuỗi mà thôi. Những nhiệm vụ hỗ trợ điển hình là tạo ra
nhận thức, tạo điều kiện cho việc cùng xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động, và điều
phối các hoạt động hỗ trợ.
An toàn thực phẩm/an toàn sản phẩm
An toàn có nghĩa là không bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường và các chất độc hại khác
và các nguồn khác (vật lý, hoá chất và/hay sinh học) làm tổn hại đến sức khoẻ.
Quản trị điều hành
Xem “quản trị chuỗi giá trị”.
Mô hình tác động/khuôn khổ kết quả
Đây là một chuỗi từ “những đầu ra của dự án” đến “kết quả” và tiếp đến là những “tác động”
trực tiếp và gián tiếp. Chuỗi này bao gồm những liên kết nhân quả (“quan hệ nếu-thì”). Các
từ đồng nghĩa với mô hình tác động là “khuôn khổ kết quả”, “chuỗi kết quả”, “chuỗi tác động
10
hay “cơ chế tác động”. Mô hình tác động là lý thuyết về tác động của một dự án, có nghĩa là
nó tổng hợp những giả định về những kết quả mà hành động của dự án có thể sẽ mang lại.
Giả định về tác động
Các giả định về tác động là những mối “quan hệ nếu – thì” được dự đoán để kết nối các khâu
khác nhau trong một mô hình tác động. Chuỗi những giả định về tác động nói cho ta biết
những gì chúng ta có thể kỳ vọng từ dự án.
Can thiệp (để thúc đẩy chuỗi giá trị)
Các can thiệp là những hành động tạm thời của những tổ chức hỗ trợ bên ngoài, với mục
đích huy động và/hoặc kết nối các chủ thể trong chuỗi giá trị lại với nhau và xây dựng năng
lực cho họ, từ đó thúc đẩy sự thay đổi trong chuỗi giá trị. Ý tưởng là một can thiệp bên ngoài
sẽ tạo ra một sự thay đổi bên trong của hệ thống, trong trường hợp này chính là hành vi của
các chủ thể trong chuỗi giá trị.
Công ty dẫn đầu
Công ty dẫn đầu là những công ty buôn bán hay các công ty công nghiệp chủ chốt, đảm
nhiệm vai trò điều phối trong chuỗi giá trị. Những chuỗi giá trị có độ hợp nhất cao thường
phụ thuộc vào các công ty dẫn đầu vì họ là những người mua chính đối với sản phẩm của
chuỗi (xem quản trị chuỗi).
Điểm chủ chốt
Là một yếu tố trong một hệ thống mà tại đó chỉ một sự can thiệp hay thay đổi nhỏ cũng có
tác động lớn đến toàn bộ hệ thống.
Cấp vĩ mô
Cấp vĩ mô nói đến những tổ chức và cơ quan nhà nước tạo nên một môi trường kinh doanh
thuận lợi. Thông thường, cấp vĩ mô của một chuỗi giá trị bao gồm chính quyền cấp trung
ương, vùng và địa phương, hệ thống tư pháp và các nhà cung cấp các dịch vụ công cộng chủ
yếu (đặc biệt là đường xá và cấp nước). Cấp vĩ mô sẽ quyết định chi phí chung của việc làm
ăn kinh doanh ở nhiều chuỗi giá trị khác nhau và ở nhiều ngành khác nhau của nền kinh tế.
Thị trường/các quan hệ thị trường
Thị trường là sự tương tác giữa cung và cầu (người mua và người bán) của những loại hàng
hoá và dịch vụ nhất định. Các quy tắc trao đổi có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm của
loại hàng hoá được trao đổi (ví dụ như hàng nguyên liệu, hàng dễ hỏng, hàng và dịch vụ đầu
tư). Có nhiều hình thức quan hệ thị trường: giao dịch thị trường cơ bản là việc mua đứt bán
đoạn một sản phẩm do người bán trưng bày, ví dụ như ở một thị trường truyền thống trên phố
(còn gọi là quan hệ thị trường độc lập trên mọt “thị trường hữu hình”). Các hình thức quan hệ
thị trường phức tạp có thể là những hợp đồng đặt hàng hay các hợp đồng thầu lại thông
thường.
Tỉ lệ lợi nhuận (tỉ lệ lợi nhuận/giá thành hay tỉ lệ lợi nhuận/giá bán)
11
Tỉ lệ lợi nhuận gộp là hiệu số giữa “doanh thu” và “giá thành”, được thể hiện như số phần
trăm của giá thành hay số phần trăm bớt đi trong giá bán. Tỉ lệ lợi nhuận ròng cũng tương tự
như vậy, nhưng trừ đi thuế trị giá gia tăng (VAT).
Cấp vi mô
Trong một chuỗi giá trị, cấp vi mô bao gồm những người vận hành chuỗi giá trị và những
nhà cung cấp dịch vụ vận hành chuỗi giá trị.
Cấp trung
Trong một chuỗi giá trị, cấp trung bao gồm tất cả các chủ thể của chuỗi giá trị cung cấp
những dịch vụ hỗ trợ thường xuyên hay đại diện cho những lợi ích chung của các chủ thể
trong chuỗi. Các chức năng tại cấp trung bao gồm những nhiệm vụ như nghiên cứu và phát
triển công nghệ, thoả thuận về những tiêu chuẩn chuyên môn, các dịch vụ thúc đẩy,
marketing chung, và vận động, tuyên truyền chính sách. Những chức năng này được thực
hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
Các dịch vụ vận hành/ các nhà cung cấp dịch vụ vận hành
Các dịch vụ vận hành là các dịch vụ trực tiếp thực hiện các chức năng của chuỗi giá trị thay
mặt cho các nhà vận hành chuỗi, hoặc có liên hệ trực tiếp với họ. Do đó, các dịch vụ vận
hành là các dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Những dịch vụ này bao gồm
các dịch vụ cụ thể của chuỗi giá trị cũng như các dịch vụ kinh doanh nói chung, như dịch vụ
kế toán.
Sản phẩm
Là một nhóm sản phẩm có chung các đặc tính vật lý hữu hình cũng như các dịch vụ có chung
đặc tính được bán cho khách hàng. Chuỗi giá trị được xác định bởi một sản phẩm hay một
nhóm sản phẩm, ví dụ như chuỗi giá trị cà chua, hay chuỗi giá trị rau tươi.
Năng suất
Sản lượng đầu ra trên một đơn vị đầu vào, ví dụ như số lượng sản phẩm được sản xuất ra
trong một giờ đồng hồ hay trên một héc-ta.
Tăng trưởng vì người nghèo
Tăng trưởng vì người nghèo là một mục tiêu được nêu ra nhiều nhất của việc thúc đẩy chuỗi
giá trị. Tăng trưởng vì người nghèo có khái niệm tương đối và khái niệm tuyệt đối. Khái
niệm tương đối nói rằng tăng trưởng kinh tế là vì người nghèo nếu người nghèo có thể tăng
thu nhập của mình lên trên ngưỡng nghèo, ngay cả khi họ không nâng cao được tỉ lệ thu nhập
của mình trong tổng thu nhập quốc dân (tỉ lề tăng trưởng dương cho người nghèo). Khái
niệm tuyệt đối nói rằng tăng trưởng là vì người nghèo khi thu nhập của những người nghèo
nhất (ví dụ như của một phần năm số người nghèo nhất trong tổng dân số) tăng lên ít nhất là
bằng hoặc hơn so với thu nhập trung bình (như vậy sự bất bình đẳng sẽ giảm bớt). Tăng
trưởng vì người nghèo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phảil àm cho người nghèo tham
gia trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, và không bị phụ thuộc vào phúc lợi xã hội.
12
Đối tác nhà nước – tư nhân
Bất cứ khi nào các công ty tư nhân cùng quan tâm đến những lợi ích chung trong phát triển
kinh tế, thì các cơ quan của nhà nước đều có thể thực hiện một số hoạt động phát triển cùng
với công ty. Khái niệm “đối tác nhà nước – tư nhân” là để chỉ một dự án chung giữa nhà
nước và một công ty tư nhân nhằm thực hiện một số hoạt động nhất định để nâng cấp chuỗi
giá trị. Một tiêu chí quan trọng để một cơ quan nhà nước tham gia vào đối tác là các chủ thể
khác trong chuỗi giá trị hoặc dân chúng nói chung phải nhận được một phần lợi ích thoả đáng
từ mối quan hệ đối tác đó.
Ngành/tiểu ngành
Nền kinh tế có thể được chia thành các ngành theo những tiêu chí khác nhau. Ở đây, thuật
ngữ “ngành” được định nghĩa theo các nhóm thị trường sản phẩm chung. Ví dụ như các
ngành có thể là “ngành thực phẩm nông nghiệp, “ngành lâm nghiệp”, “ngành may mặc” hay
“ngành du lịch”. Mỗi ngành đều bao gồm các công ty hoạt động trên thị trường tương ứng và
những quy tắc thị trường cụ thể. Các ngành có thể được chia nhỏ hơn nữa thành các tiểu
ngành, theo các thị trường sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, ví dụ như “tiểu ngành trồng trọt”,
“tiểu ngành lâm sản ngoài gỗ”, hay “tiểu ngành du lịch sinh thái”. Cụ thể hoá hơn nữa các
tiểu ngành này sẽ dẫn đến các định nghĩa về chuỗi giá trị. Tuy nhiên, cũng chưa có một cách
phân nhóm về các ngành, tiểu ngành hay chuỗi giá trị nào được chấp nhận rộng rãi. Trên thực
tế, các thuật ngữ có thể chồng chéo nhau. Thuật ngữ ngành (hay ngành kinh tế) là thuật ngữ
chung hơn so với tiểu ngành, và trong một ngành thì có nhiều tiểu ngành.
Dịch vụ
Dịch vụ là các hàng hoá kinh tế do một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Dịch
vụ khác với sản phẩm hữu hình, bởi vì việc cung cấp và tiêu dùng dịch vụ có quan hệ mật
thiết với nhau. Một sự khác biệt quan trọng là sự khác biệt giữa các dịch vụ tư nhân cung cấp
cho khách hàng tư nhân hay cho các doanh nghiệp (dịch vụ B2B), và dịch vụ lợi ích công
cộng cung cấp cho những nhóm người khác nhau vì lợi ích tập thể của họ. Trong các chuỗi
giá trị, cần phân biệt giữa các dịch vụ vận hành và các dịch vụ hỗ trợ. Một loại dịch vụ nữa là
các dịch vụ dành cho thành viên, cung cấp cho những người ở trong một tổ chức, ví dụ như
một hợp tác xã, một hiệp hội, hay một ủy ban.
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là cách để xác định và quy định về chất lượng sản phẩm bằng việc nêu rõ những
đặc tính mà một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất ra sản phẩm đó phải có. Điều nà liên quan
đến những tính chất nội tại cũng như đạo đức. Các liên kết kinh doanh trong các chuỗi giá trị
cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, cũng như những tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về sinh thái và xã hội nếu phù hợp. Khi tiêu chuẩn đã được xây
dựng và thống nhất, thì cần phải thực hiện các tiêu chuẩn đó – và cũng cần kiểm tra mức độ
tuân thủ các tiêu chuẩn. Những người vận hành đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ
(xem cấp chứng chỉ).
Dịch vụ hỗ trợ/ các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Khác với các dịch vụ vận hành, các dịch vụ hỗ trợ không trực tiếp hỗ trợ (hay thực hiện) các
chức năng cơ bản trong chuỗi giá trị. Ngược lại, các dịch vụ hỗ trợ là các hoạt động đầu tư và
chuẩn bị chung, đồng thời có lợi cho tất cả hay ít nhất cũng là một vài nhà vận hành trong
chuỗi giá trị. Do đó, các dịch vụ hỗ trợ cung cấp một thứ hàng hoá chung cho các chủ thể của
13
chuỗi giá trị. Những ví dụ điển hình về các dịch vụ hỗ trợ là việc đặt ra tiêu chuẩn chuyên
môn, cung cấp thông tin về ngành, marketing xuất khẩu chung, tìm kiếm các giải pháp kỹ
thuật có thể ứng dụng chung, hay vận động chính sách. Các dịch vụ hỗ trợ thường được các
hiệp hội kinh doanh, các phòng thương mại hay các viện nghiên cứu chuyên ngành của nhà
nước cung cấp.
Chuỗi cung/quản lý chuỗi cung
Khái niệm cơ bản của chuỗi cung cũng tương tự như chuỗi giá trị. Sự khác biệt là ở chỗ
chuỗi cung nói đến một loạt các chức năng sản xuất (đầu chuỗi) và marketing (cuối chuỗi)
của các doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là các công ty đầu mối. Do đó, quản lý chuỗi cung là
một công cụ quản lý kinh doanh hơn là một khái niệm phát triển. Chuỗi cung quan tâm đến
các vấn đề hậu cần hơn là việc phát triển thị trường.
Chi phí giao dịch
Ngoài chi phí sản xuất và marketing tại mỗi khâu trong chuỗi giá trị, những quan hệ thị
trường giữa nhà cung cấp và người mua thường làm phát sinh “chi phí giao dịch”. Những chi
phí này bao gồm chi phí tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm kiếm thông tin và sàng lọc thị
trường, chi phí đàm phán, theo dõi và cưỡng chế thực hiện hợp đồng. Chi phí giao dịch cao
thường là kết quả của những yếu tố kém hiệu quả của thị trường, ví dụ như độ minh bạch của
thị trường kém, thiếu các tiêu chuẩn và phân thứ hạng cho sản phẩm, hay những yếu kém
trong môi trường kinh doanh. Có thể giảm những chi phí giao dịch này bằng cách tổ chức thị
trường tốt hơn và cải thiện mức độ phối hợp trong chuỗi giá trị.
Nâng cấp/nâng cấp chuỗi
Thuật ngữ “nâng cấp” dùng để chỉ con đường phát triển của chuỗi giá trị. Gary Gereffi đã
phân biệt giữa khái niệm “nâng cấp sản phẩm”, tức là việc đổi mới, đa dạng hoá hay cải tiến
sản phẩm cuối cùng, với khái niệm “nâng cấp quy trình”, tức là cải tiến công nghệ sản xuất,
tiêu thụ và hậu cần. Những hình thức nâng cấp này sẽ cải tiến được độ hiệu quả nói chung.
“Nâng cấp chức năng” có nghĩa là việc chuyển các chức năng của chuỗi giá trị từ một người
vận hành này sang một người vận hành khác (ví dụ như chuyển khâu sơ chế sang cho nông
dân). Điều này dẫn đến việc phân bổ giá trị gia tăng sẽ khác đi dọc theo các khâu trong chuỗi
giá trị.
Trong thuật ngữ của ValueLinks, nâng cấp nói về các hoạt động ở nhiều khía cạnh nhằm “cải
thiện các liên kết kinh doanh, các hiệp hội, và các đối tác”, “tăng cường cung và cầu dịch vụ”
và “đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn và cải thiện chính sách và môi trường kinh doanh cho
chuỗi”. Một khía cạnh nữa là việc ở rộng năng lực sản xuất nhằm tăng lượng hàng bán ra.
Chiến lược nâng cấp
Một chiến lược nâng cấp là một thoả thuận giữa các chủ thể trong chuỗi về những biện pháp
chung nhằm nâng cấp chuỗi.
Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương
đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi (doanh thu của chuỗi =
giá bán cối cùng * số lượng bán ra). Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa
giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để
mua những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung
14
cấp, và giá của những hàng trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ
không được coi là mắt xích trong chuỗi. Nói tóm lại, “giá trị mà được cộng thêm vào hàng
hoa hay dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đó”
(McCormick/Schmitz). Một phần của giá trị gia tăng được tạo ra được giữ lại trong chuỗi
(=giá trị được giữ lại), còn một phần khác thì được giữ lại bởi những nhà cung cấp nằm ngoài
chuỗi.
Giữ lại giá trị/ giá trị được giữ lại
Là giá trị tăng thêm được tạo ra nhờ việc nâng cấp chuỗi giá trị, và giá trị này được giữ lại
với các nhà vận hành chuỗi.
Chuỗi giá trị (VC)
Một chuỗi giá trị là:
- một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung
cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing,
đến việc cuỗi cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng (đây là quan điểm theo
chức năng đối với chuỗi giá trị).
- Là một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng này, có nghĩa
là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán, và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể
nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh
trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến tay người tiêu dùng
cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm
một loạt các đường dẫn trong chuỗi (hay còn gọi là khâu).
Quản trị chuỗi giá trị
Quản trị là cách phối hợp các hoạt đông kinh doanh theo chiều dọc trong chuỗi giá trị. Theo
thuật ngữ được Gary Gereffi định nghĩa, chúng ta có thể phân biệt những hình thức quản trị
khác nhau, trong đó hình thức quan trọng nhất là thị trường, các chuỗi giá trị theo mô-đun,
các mối quan hệ bất đắc dĩ, và hợp nhất theo chiều dọc. Trong khi trong một chuỗi giá trị
theo mô-đun, một nhà cung cấp độc lập có thể chế tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của người
mua, thì các mối quan hệ bất đắc dĩ lại nói đến một hình thức quản trị trong đó những nhà
cung cấp nhỏ phải lệ thuộc vào một công ty đầu mối lớn hơn nhiều.
Bản đồ chuỗi giá trị/lập bản đồ chuỗi giá trị
Bản đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về những cấp độ vi mô
và cấp trung của chuỗi giá trị. Theo định nghĩa về chuỗi giá trị, bản đồ giá trị bao gồm mọt
bản đồ chức năng kèm với một bản đồ về các chủ thể của chuỗi. Lập bản đồ chuỗi có thể
nhưng không nhất thiết phải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị.
Người vận hành chuỗi giá trị
Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá
trị. Những người vận hành điển hình là nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty
công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ. Họ có một điểm chung
là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm
(nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm). Do đó, nhà vận hành chuỗi và nhà cung
cấp dịch vụ vận hành là hai khái niệm khác nhau. Nhà cung cấp dịch vụ vận hành là nhà thầu
phụ được các nhà vận hành thuê lại.
15
Tuy nhiên, trong một chuỗi giá trị dịch vụ, những người vận hành chuỗi lại bao gồm cả
doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng (dù đó là một khách
hàng cá nhân hay là một công ty), cũng như các nhà cung cấp chuyên biệt khác chuyên cung
cấp đầu vào và các dịch vụ (thứ cấp) ở những khâu đầu của chuỗi.
Thúc đẩy chuỗi giá trị
Thúc đẩy chuỗi giá trị có nghĩa là hỗ trợ sự phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện từ
bên ngoài cho một chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị.
Tạo ra giá trị/giá trị được tạo ra
Là giá trị tăng thêm được tạo ra nhờ việc nâng cấp chuỗi giá trị.
Chủ thể trong chuỗi giá trị
Thuật ngữ này bao gồm tất cả các các nhân, doanh nghiệp và các cơ quan của nhà nước có
quan hệ với một chuỗi giá trị, cụ thể là những người vận hành chuỗi, các nhà cung cấp dịch
vụ vận hành, và những nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Nói rộng hơn, một số cơ quan nhà nước
tại cấp vĩ mô cũng có thể được coi là chủ thể của chuỗi nếu họ thực hiện những chức năng
quan trọng trong môi trường kinh doanh của chuỗi.
Người hỗ trợ chuỗi giá trị/ nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Những người hỗ trợ chuỗi giá trọ cung cấp những dịch vụ hỗ trợ chuõi và đại diện cho lợi ích
chung của các chủ thể trong chuỗi. Họ thuộc về cấp trung của chuỗi giá trị.
Phối hợp theo chiều dọc / hợp nhất theo chiều dọc
Khi chuỗi giá trị được nâng cấp, sự phối hợp theo chiều dọc giữa các khâu khác nhau trong
chuỗi giá trị cũng tăng lên. Điều này có nghĩa là những mối quan hệ được điều tiết thông qua
các thoả thuận và các hợp đồng bằng văn bản. Chức năng điều phối hoạt động này thường
được một công ty đầu mối thực hiện. Ở cấp độ cao nhất, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp
và người mua sẽ được “hợp nhất” tới mức các chức năng sản xuất và marketing của nhà cung
cấp sẽ hoàn toàn bị kểm soát bởi công ty mua (xem quản trị chuỗi giá trị).
Tầm nhìn/ xác định tầm nhìn (để phát triển chuỗi giá trị)
Thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải có một tầm nhìn chiến lược. Tầm nhìn này mô tả sự thay đổi
mà chúng ta mong muốn đối với chuỗi giá trị, trả lời cho câu hỏi: sau năm năm nữa, chuỗi
giá trị của chúng ta trông sẽ như thế nào? Một điều vô cùng quan trọng là phải đảm bảo rằng
tầm nhìn được các chủ thể và các tổ chức hỗ trợ chuỗi giá trị cùng nhau xây dựng và chia sẻ,
để có thể đạt được các mục tiêu vận hành và tạo điều kiện cho việc phối hợp các hoạt động
nâng cấp chuỗi.
16
ValueLinks
Các biểu tượng lập bản đồ chuỗi trong các hội thảo đào tạo
và tài liệu đào tạo
Hình và mầu các
tấm thẻ sử dụng
trong hội thảo
Hình các tấm thẻ
trong tài liệu màu
đen trắng
Cấp độ của chuỗi giá trị có sử
dụng những biểu tượng này
Cấp vi mô
Khâu trong chuỗi giá trị
Văn bản Hoạt động kinh doanh cụ thể
Người vận hành chuỗi giá trị
Mối liên kết giữa các nhà vận hành
Thị trường cuối cùng trong chuỗi
giá trị
Cấp trung và vĩ mô
Người hỗ trợ chuỗi giá trị
Người tạo điều kiện cho chuỗi giá
trị
Tất cả các cấp độ trong chuỗi giá
trị
Hạn chế
17
Tiềm năng
Văn bản Hành động
18
ValueLinks Module 0
Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị
hay không
Các nội dung chính:
Nội dung chính của Module này …………………………………………………………..
Các nhiệm vụ trong việc nhận thức về thúc đẩy chuỗi giá trị cho phát triển …………..
(Nhiệm vụ 0.1) Đánh giá tiềm năng và các hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị…….
(Nhiệm vụ 0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp cận phát triển khác ….
Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với phát triển kinh tế vùng …………………………..
Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với phát triển thị trường dịch vụ …………………….
Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ……………………
Tài liệu tham khảo và các trang web ……………………………………………………….
19
ValueLinks Module 0
Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị hay
không
Nội dung chính của Module này
Xuất phát điểm của cuốn Cẩm nang này, và cũng là mục tiêu cơ bản mà cuốn Cẩm nang này
cố gắng đóng góp phần nào, chính là sự tăng trưởng vì người nghèo. Khái niệm tăng trưởng
vì người nghèo dựa trên một tiền đề cơ bản là chỉ có tăng trưởng kinh tế và sự thành công
trên thị trường của người nghèo mới có thể mang lại một giải pháp bền vững cho vấn đề
nghèo đói. Bất cứ khi nào người nghèo có thể tham gia vào các thị trường sản phẩm, ví dụ
như ở những thị trường thực phẩm hay chế tạo sản phẩm sử dụng nhiều lao động, việc thúc
đẩy chuỗi giá trị có liên quan cũng có thể góp phần giúp họ thoát khỏi đói nghèo. Hộp 0.1
đưa ra hai định nghĩa tiêu chuẩn về tăng trưởng vì người nghèo, cả hai định nghĩa này đều
liên quan tới việc tăng thu nhập cho người nghèo.
Hộp 0.1 Hai định nghĩa về tăng trưởng vì người nghèo
Khái niệm tương đối về tăng trưởng vì người nghèo
Tăng trưởng kinh tế được coi là vì người nghèo nếu như thu nhập của người nghèo tăng
nhanh hơn so với thu nhập của những người không nghèo (nhờ đó sự bất bình đẳng giữa
người nghèo và người không nghèo sẽ giảm bớt).
Khái niệm tuyệt đối về tăng trưởng vì người nghèo
Tăng trưởng kinh tế được coi là vì người nghèo nếu như người nghèo tăng được thu nhập của
mình trên ngưỡng nghèo, cho dù tỉ lệ thu nhập của họ trong tổng thu nhập quốc dân không
tăng lên (có nghĩa là một tốc độ tăng trưởng dương cho người nghèo).
Nguồn: trích từ A.McKay, 2005.
Mặc dù nghèo về thu nhập là trọng tâm của việc phát triển theo định hướng thị trường, song
các khía cạnh khác của nghèo đói cũng cần được xem xét. Quyền sở hữu tài sản, sự tiếp cận
với giáo dục và các dịch vụ xã họi, hay sự tham gia vào đời sống chính trị cũng là những
nhân tố có thể giúp người nghèo có khả năng tham gia vàokinh doanh, nhờ đó có được thu
nhập tốt hơn trong tương lai.
Module đầu tiên trong ValueLinks này giới thiệu về phương pháp tiếp cận phát triển “thúc
đẩy chuỗi giá trị”, đặt nó trong bối cảnh rộng hơn của các chiến lược phát triển để giảm
nghèo. Module này cũng đưa ra những tiêu chí để thực hiện thúc đẩy chuỗi giá trị như một
chiến lược của một dự án phát triển. Thúc đẩy chuỗi giá trị có thể là một dự án độc lập, hoặc
là mọt hợp phần trong một chương trình phát triển có sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nữa.
20
Thúc đẩy chuỗi giá trị là gì?
Thúc đẩy chuỗi giá trị giúp tăng trưởng kinh tế - như một điều kiện cần thiết để tăng thu nhập
– bằng cách đảm bảo rằng thu nhập tăng thêm được tạo ra sẽ thực sự đem lại lợi ích cho
những nhóm người nghèo. Điều này phải đạt được thông qua việc tăng cường cách thức hoạt
động của các thị trường sản phẩm thương mại liên quan đến người nghèo, bằng cách cải thiện
sự tiếp cận của họ đối với các thị trường này, và/hoặc bằng cách gây ảnh hưởng đến kết quả
phân phối của các quy trình trên thị trường. Do đó, thúc đẩy chuỗi giá trị vận dụng những lực
lượng thị trường để đạt được các mục tiêu phát triển. Nó hướng đến các cơ hội kinh doanh,
và cố gắng phát huy những tiềm năng kinh tế sẵn có hoặc đang nổi lên của người nghèo. Do
đó, thúc đẩy chuỗi giá trị về cơ bản là một cách tiếp cận phát triển – và rõ ràng cần được
phân biệt với khái niệm quản lý chuỗi cung cấp. Trong khi thúc đẩy chuỗi giá trị có một quan
điểm vì lợi ích chung, thì quản lý chuỗi cung cấp lại nhằm tối ưu hoá những công việc hậu
cần của việc tìm kiếm nguồn đầu vào và marketing sản phẩm – tức là nhìn từ góc độ của một
công ty đầu mối cụ thể nào đó. Quản lý chuỗi cung cấp là một công cụ quản lý tư nhân và có
phạm vi hẹp hơn nhiều.
Thúc đẩy chuỗi giá trị có thể được kết hợp với các cách tiếp cận phát triển khác. Nhưng nó
không thể dùng để thay thế cho các chiến lược tăng trưởng vì người nghèo khác.
Các nhiệm vụ trong việc nhận thức về thúc đẩy chuỗi giá trị cho phát triển
Điểm đầu tiên và quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định đang có ý định tham gia vào
việc thúc đẩy chuỗi giá trị là phải kiểm tra lại tiền đề cơ bản của tăng trưởng vì người nghèo:
liệu chúng ta có khả năng đến đâu trong việc đạt được cùng một lúc hai mục tiêu là tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo trong một bối cảnh phát triển cụ thể? Module này đưa ra những
tiêu chí để đánh giá những tiềm năng và hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị như một cách
để giảm nghèo.
Tuỳ thuộc vào câu trả lời đối với câu hỏi trên mà việc thúc đẩy chuỗi giá trị có thể được kết
hợp với các phương pháp tiếp cận phát triển khác để chuẩn bị và bổ sung cho sự phát triển
của các thị trường sản phẩm. Điều này dẫn đến một loạt các cân nhắc khác nữa liên quan đến
việc thiết kế các chương trình phát triển trong đó việc thúc đẩy chuỗi giá trị chỉ là một hợp
phần trong số nhiều hợp phần khác. Để đảm bảo rằng việc thúc đẩy chuỗi giá trị thực sự đóng
góp vào việc giảm nghèo, chúng tôi phân biệt giữa hai nhiệm vụ:
• (Nhiệm vụ 0.1) Đánh giá tiềm năng và những hạn chế của việc thúc đây chuỗi giá trị
trong một bối cảnh phát triển cụ thể
• (Nhiệm vụ 0.2) Kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với những cách tiếp cận phát triển
khác
Nhiệm vụ đầu tiên bao gồm kiểm tra xem đã có đầy đủ những điều kiện tối thiểu để người
nghèo tham gia vào thị trường thương mại hay chưa. Nếu thiếu một số điều kiện, thiết kế một
chương trình phát triển có thể bao gồm thêm một số cách tiếp cận khác để chuẩn bị và hỗ trợ
cho một hợp phần về thúc đẩy chuỗi giá trị. Ngay cả khi có tiềm năng rất hứa hẹn, vẫn cần
phải đặt ra những ranh giới xa hơn – xác định phạm vi của các can thiệp và lựa chọn các
chuỗi giá trị cụ thể. Khía cạnh này của thiết kế chương trình được đề cập đến trong Module 1
của ValueLinks.
21
(Nhiệm vụ 0.1) Đánh giá tiềm năng và những hạn chế của việc thúc đẩy
chuỗi giá trị
Trước khi tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị, những nhà hoạch định chính sách phát
triển cần phải tìm hiểu xem cần phải có những điều kiện nào để quan điểm chuỗi giá trị là
thực sự phù hợp trong việc giải quyết vấn đề đói nghèo. Trên thực tế, việc hỗ trợ cho các
nhóm người nghèo trong bối cảnh của thị trường sản phẩm có thể là chưa đủ, vì tiềm năng
kinh tế và năng lực cạnh tranh của người nghèo thường bị hạn chế bởi những vấn đề chung ở
rất nhiều nếu không muốn nói là tất cả các chuỗi giá trị. Hộp 0.2 liệt kê những hạn chế ảnh
hưởng đến sự tham gia của người nghèo vào các thị trường thương mại.
Hộp 0.2 Khái niệm: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người nghèo vào
các thị trường thương mại
Những nhân tố chung hạn chế sự tham gia thị trường của người nghèo
Môi trường và chính sách kinh doanh
• Môi trường kinh doanh thường chứa đựng nhiều rủi ro hơn và chi phí làm ăn tương
đối đắt hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp lớn,.
Tiếp cận với các thị trường dịch vụ liên ngành
• Những người nông dân hỏ và các doanh nghiệp siêu nhỏ chịu ảnh hưởng tiêu cực của
những điều kiện tiếp cận vào các thị trường tài chính chính thức đòi hỏi phải có thế chấp và
bảo lãnh.
• Do quy mô hoạt động còn nhỏ, nên các nhà sản xuất nhỏ thường gặp phải những vấn
đề về tiếp cận đối với đầu vào và các thị trường dịch vụ kinh doanh.
Tài sản sản xuất và quyền sở hữu tài sản
• Những vấn đề về trình độ giáo dục thấp và vấn đề về sức khoẻ khiến cho người nghèo
bị thiệt thòi trên thị trường lao động.
• Việc thiếu tài sản và không có quyền sở hữu tài sản đối với đất và nước đã hạn chế
đáng kể việc đầu tư của nông dân.
Các điều kiện về vị trí
• Nghèo đói thường tập trung vào những vùng xa xôi, có địa hình khó khăn phức tạp; ở
những vùng đó, việc tiếp cận thị trường bị hạn chế đáng kể - làm tăng chi phí marketing và
ngăn cản đầu tư.
Nguồn: tự biên soạn
22
Việc thiết kế một cách tiếp cận theo chuỗi giá trị cần phải tính đến những yếu tố này. Vì ở
mỗi thị trường khác nhau, mức độ phù hợp của các yếu tố này lại khác nhau, cho nên khả
năng đảm bảo rằng tăng trưởng sẽ dẫn đến giảm nghèo còn phụ thuộc vào việc lựa chọn kỹ
lưỡng những thị trường sản phẩm cần phải phát triển. Một phương án là đầu tiên nên lựa
chọn những chuỗi giá trị có ít khó khăn nhất đối với những người nghèo tự doanh. Một
phương án khác là nên đạt được những gì tốt nhất có thể trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Ví dụ như, ngay cả khi một vùng có vị trí xa xôi khó khăn, thì vùng đó vẫn có thể sản xuất ra
một mặt hàng đặc sản nào đó, hay có thể hấp dẫn đối với khách du lịch. Như vậy, hạn chế có
thể được chuyển thành cơ hội. Một số điều kiện khó khăn chỉ đúng với những người nghèo tự
doanh hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ. Ta có thể khắc phục những khó khăn đó bằng cách
tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động, tạo ra cơ hội việc làm cho người nghèo.
Như vậy tác động vì người nghèo sẽ không phải là giúp cho những nông dân nghèo và các
doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận với thị trường, mà là tạo ra những việc làm nhờ có thúc đẩy
chuỗi giá trị. Việc phân tích những điều kiện và cơ hội cụ thể là một phần trong quá trình lựa
chọn chuỗi giá trị cần được thúc đẩy. Module 1 của cuốn cẩm nang này chủ yếu là để trả lời
câu hỏi trên.
Tuy nhiên, trong trường hợp những nhân tố đề cập đến trong hộp 0.2 trở nên quá phổ biến
đến nỗi việc thúc đẩy chuỗi giá trị không thể khắc phục được, thì chính sách phát triển cần
phải cân nhắc lại phương pháp tiếp cận phát triển nói chung: câu hỏi ở đây là liệu việc thúc
đẩy chuỗi giá trị vẫn còn phù hợp hay không nếu được bổ sung bằng những can thiệp nhằm
vào những vấn đề liên ngành một cách riêng biệt. Nếu không, cần phải chuyển trọng tâm, từ
thúc đẩy chuỗi giá trị sang một phương pháp tiếp cận khác hướng đến giảm nghèo.
Một quy tắc chung trong việc cân nhắc những phương án này là xem xét mức độ nghiêm
trọng của vấn đề đói nghèo và mối quan hệ giữa các hạn chế. Nền kinh tế càng kém phát
triển thì những nhân tố hạn chế nêu trong họp 0.2 càng trở nên quan trọng. Tổ chức OECD
đã đưa ra một cách phân loại rất hữu ích về các tình trạng nghèo đói ở nông thôn (“Thúc đẩy
nông nghiệp tăng trưởng vì người nghèo”, 2006). OECD-DAC đã phân biệt năm “thế giới
nông thôn” khác nhau tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và định hướng thị trường, từ “nông
nghiệp thương mại quy mô lớn (“thế giới nông thon 1”) đến “các hộ gia đình nông thôn
nghèo kinh niên, nhiều hộ gia đình không còn hoạt động kinh tế nữa” (“thế giới nông thôn
5”). Những thế giới nông thôn kém phát triển nhất đều chứa đựng những vấn đề liên quan
đến nghèo đói rất phức tạp, hạn chế tầm quan trọng của các phương pháp tiếp cận theo định
hướng thị trường – mà thúc đẩy chuỗi giá trị là một trong những phương pháp đó. Mặc dù
khó có thể xác định một “ngưỡng” phân định thật rạch ròi, mà dưới ngưỡng đó việc thúc đẩy
chuỗi giá trị trở nên không khả thi, song rõ ràng là có những giới hạn tuyệt đối. Chắc chắn là
việc thúc đẩy chuỗi giá trị sẽ không có nhiều tác dụng trong những điều kiện nghèo cùng cực
như trong “thế giới nông thôn 5”. Khi vẫn còn những trở ngại đối với sự tham gia kinh tế, thì
những nhóm người nghèo sẽ tiếp tục không được hưởng những lợi ích từ tăng trưởng kinh tế.
Trong những trường hợp như vậy, những can thiệp về quyền sở hữu đất và nước, sự tiếp cận
đối với giáo dục hay các dịch vụ y tế cơ bản, các tổ chức xã hội, hay thậm chí việc chuyển
giao các phúc lợi xã hội cần phải được ưu tiên trước khi tiến hành bất cứ sự phát triển theo
định hướng thị trường nào.
May mắn là ranh giới phân định giữa những người nghèo có tiềm năng “cạnh tranh” và
những người “không có năng lực cạnh tranh” có thể được thay đổi. Ngay cả những người với
mức thu nhập dưới 1 đô-la một ngày cũng có thể trở thành những đối tác kinh tế thú vị.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy có những cơ hội kinh doanh quan trọng ngay tại “đáy
của kim tự tháp kinh tế”: một ví dụ là thị trường điện thoại làng xã ở Bangladesh, trong đó
những người “phụ nữ điện thoại” nghèo bán thời gian sử dụng điện thoại di động cho những
người dân cùng làng, nhờ đó nâng cao thu nhập và cung cấp một dịch vụ có lợi cho cả khách
hàng của họ nữa (S.Hart, 2005, trang 119).
23
Khắc phục những tác động tiêu cực tiềm tàng của việc phát triển theo định hướng thị
trường
Những người làm công tác phát triển cần phải ý thức được về những ảnh hưởng tiêu cực có
thể của việc sử dụng phương pháp tiếp cận phát triển thị trường mang tính thương mại. Một
vấn đề là những hậu quả của sự thay đổi cơ cấu: việc thúc đẩy các thị trường cạnh tranh có
thể đẩy những nhà sản xuất truyền thống ra ngoài lề trong những ngành sản xuất quy mô nhỏ
hay sản xuất nông nghiệp, trong khi lại mang lại lợi ích cho những nhà sản xuất lớn hơn và
có hiệu quả hơn. Chỉ phát huy lợi thế duy nhất là giá thành rẻ và nhân công rẻ có thể dẫn đến
sự hợp nhất thị trường, nhưng có thể lại không đem lại tác động giảm nghèo đáng kể nào cả
(khái niệm này được gọi là “mặt trái” của hợp nhất thị trường). Bất kỳ sự đầu tư nào vào việc
nâng cao năng suất ở những thị trường thực phẩm có tính cạnh tranh cao nhưng giá trị thấp sẽ
khiến cho giá bán giảm xuống. Ngược lại, việc sản xuất hoa màu quy mô nhỏ trong thế độc
canh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực. Ngoài ra, còn cần chú ý đặc biệt đến
những điều kiện mà những nhóm người lao động dễ bị tổn thương (người di cư và lao động
giản đơn) tham gia vào nền kinh tế.
Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của những hạn chế kể trên mà quan điểm chuỗi giá trị phải
được bổ sung bằng những can thiệp khác, nhằm vào khả năng nói chung của người nghèo
trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. Một lựa chọn là nên tập trung theo vùng lãnh
thổ, giải quyết những điều kiện về cơ sở hạ tầng cho những vùng sâu vùng xa, hoặc khắc
phục những hạn chế về hành chính đối với người nghèo hay những vấn đề chung về tiếp cận
dịch vụ. Trên thực tế, hầu hết các chương trình phát triển đều kết hợp nhiều loại can thiệp
khác nhau. Những sự kết hợp điển hình giữa thúc đẩy chuỗi giá trị với các phương pháp tiếp
cận phát triển khác được đề cập sâu hơn ở phần 0.2 dưới đây.
(Nhiệm vụ 0.2)
Kết hợp giữa thúc đẩy chuỗi với các phương pháp tiếp cận khác
Việc thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, tuỳ
thuộc vào lĩnh vực kinh tế đang cần được thúc đẩy. Hộp 0.3 cho thấy những phương pháp
tiếp cận đó có mối quan hệ với nhau như thế nào: sự khác biệt cơ bản là giữa quan điểm
ngành và quan điểm không gian về phát triển kinh tế. Trong khi phát triển kinh tế địa phương
và vùng miền tập trung vào việc tăng cường năng lực cạnh tranh của một địa phương hay nền
kinh tế của địa phương và của vùng, quan điểm ngành lại nhằm mục tiêu phát huy tiềm năng
tăng trưởng của một thị trường nhất định. Quan điểm ngành còn có thể được cụ thể hoá hơn
nữa thành các thị trường hàng tiêu dùng và các thị trường dịch vụ và nguồn lực. Thep quan
điểm của một thị trường sản phẩm (có nghĩa là theo quan điểm về chuỗi giá trị), những người
nghèo đóng vai trò là những nhà sản xuất và cung cấp những sản phẩm trên thị trường. Còn
theo quan điểm dịch vụ kinh doanh hay quan điểm phát triển tài chính vi mô thì những người
nghèo lại được coi là khách hàng của một hệ thống các dịch vụ dành cho người nghèo cần
được thiết lập. Việc đặt trọng tâm vào chính sách kinh tế và moi trường kinh doanh là một
quan điểm bao trùm trong tăng trưởng vì người nghèo. Do đó, việc thúc đẩy chuỗi giá trị chỉ
là một trong một vài khả năng để cụ thể hoá phát triển kinh tế mà thôi.
24
Hộp 0.3 Khái niệm/hình mẫu: Các cấp độ quan điểm về phát triển kinh tế
Các quan điểm về phát triển kinh tế (in đậm) và các phương pháp tiếp cận phát triển (in nghiêng)
Thị trường sản phẩm
- Thúc đẩy chuỗi giá trị
Quan điểm về
các tiểu ngành
và thị trường
Thúc đẩy tăng trưởng Thị trường dịch vụ và
vì người nghèo bằng thị trường nguồn lực
việc phát triển kinh - Phát triển dịch vụ KD
tế thị trường - Tài chính vi mô
Quan điểm về vị trí địa lý - Quản lý đất đai
- Phát triển kinh tế địa phương
Quan điểm về chính sách và môi trường kinh doanh
- Cải thiện môi trường đầu tư
Nguồn: Tự biên soạn
Các quan điểm khác nhau nói trên không loại trừ lẫn nhau. Trong thực tiễn phát triển, các
phương pháp tiếp cận theo ngành và theo lãnh thổ thường được kết hợp với nhau, và việc
thúc đẩy chuỗi giá trị trở thành một hợp phần trong những chương trình phát triển kinh tế và
nông thôn lớn hơn.
Các thiết kế chương trình điển hình đều có sự kết hợp giữa:
- Thúc đẩy chuỗi giá trị và phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ (phát triển kinh tế nông
thôn hay phát triển nông thôn)
- Thúc đẩy chuỗi giá trị và phát triển thị trường dịch vụ kinh doanh (BDS)
- Thúc đẩy chuỗi giá trị và tư vấn chính sách kinh tế
Quan điểm về các thị trường cụ thể trong phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị cũng kết hợp tốt
với các chương trình phát triển trong các lĩnh vực về quản lý nguồn tài nguyên, đặc biệt là
việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng nhiệt đới, các hệ sinh thái biển và đa dạng
25
sinh học. Một nguyên tắc cốt lõi trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên này là việc sử dụng
chúng một cách bền vững.
Do đó, việc phát triển các thị trường cho các sản phẩm thiên nhiên có xuất xứ từ những khu
vực được bảo hộ cũng có thể là một hợp phần trong các chương trình quản lý tài nguyên
thiên nhiên.
Các phần sau đây đề ra những tiêu chí để tìm hiểu về các tác động cộng ưởng tiềm tàng và
tính bỏ sung lẫn nhau giữa việc thúc đẩy chuỗi giá trị và các các tiếp cận phát triển khác theo
ý tưởng là việc kết hợp các quan điểm phát triển có thể khiến cho tác động được tăng cường
hơn.
Kết hợp giữa việc thúc đẩy chuỗi giá trị và phát triển kinh tế vùng miền
Phát triển kinh tế địa phương (và vùng miền) là một cách tiếp cận phát triển đã được đề cập
nhiều trong các tài liệu và được các tổ chức phát triển sử dụng rộng rãi. Hộp 0.4 mô tả ngắn
gọn khái niệm này.
Các quan điểm phát triển kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ có tác dụng bổ sung cho nhau.
Việc đặt trọng tâm vào một vùng miền nhất định cũng xem xét đến các ngành kinh tế đang
hoạt động tại địa phương đó. Việc phân tích tiềm năng kinh tế của những ngành đó bắt đầu
với việc xem xét đa ngành, từ đó mới xác định thị trường và các chuỗi giá trị có tiềm năng.
Ngược lại, việc đặt trọng tâm vào một ngành hay chuỗi giá trị cụ thể cho phép chúng ta nhìn
nhận tất cả các mối liên kết kinh doanh dẫn đến thị trường cho người tiêu dùng cuối cùng.
Việc phân tích chuỗi giá trị thường cho ta thấy những nhân tố quan trọng của vùng miền;
những nhân tố này cần được giải quyết thoả đáng để tăng tính cạnh tranh cho vùng miền đó.
Hộp 0.4 Khái niệm: Phát triển kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ (LRED)
Phát triển kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ
Phát triển kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ là một chiến lược để thúc đẩy nền kinh tế của
các địa phương và vùng lãnh thổ. Các mục tiêu chủ yêu của cách tiếp cận LRED là tạo ra
những điều kiện khung thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh tại một địa phương cụ thể, dỡ
bỏ các rào cản về hành chính, tăng cường tính cạnh tranh của địa phương để thu hút các nhà
đầu tư mới, và củng cố các doanh nghiệp địa phương và các chu kỳ kinh doanh ở địa phương.
LRED giúp cho các bên liên quan của một vùng miền thực hiện những sáng kiến để cùng
thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương bằng cách thiết lập các mối liên kết giữa khu vực nhà
nước và khu vực tư nhân, và các nhóm lợi ích trong xã hội dân sự. Các chiến lược phát triển
địa phương được dựa trên tiềm năng phát triển kinh tế, các nguồn lực và điều kiện thể chế
của vùng miền đó. Một khái niêm có liên quan là “thúc đẩy kinh tế cộng đồng”.
Nguồn: Tự biên soạn
Do đó, một sự kết hợp giữa cả hai quan điểm trên có thể tạo ra những tác động cộng hưởng
quan trọng. Tác dụng cộng hưởng này có hai tác dụng, như được trình bày trong Hộp 0.5.
Hộp 0.5 Khái niệm: Tác dụng cộng hưởng giữa cách tiếp cận ngành và vùng lãnh thổ
Tác dụng của quan điểm phát triển theo vùng lãnh thổ đối với việc thúc đẩy chuỗi giá trị:
• điều chỉnh các nhân tố về địa điểm để đáp ứng các yêu cầu về phát triển chuỗi giá trị,
26
đặc biệt là về cơ sở hạ tầng địa phương, hệ thống hành chính địa phương và việc cung cấp
các dịch vụ công
• quản lý xung đột giữa các nhu cầu khác nhau của các chuỗi khác nhau đối với nguồn
lực tài nguyên và các nhân tố sản xuất khan hiếm)
• giải quyết mối quan hệ lẫn nhau và bổ sung cho nhau của các chuỗi giá trị
Tác dụng của quan điểm chuỗi giá trị đối với phát triển kinh tế địa phương:
• Củng cố kinh tế địa phương, xác định những ngành trong vùng có nhiều tiềm năng
nhất về thị trường và phát triển
• Thúc đẩy xuất khẩu từ địa phương, phát huy tính cạnh tranh của các nhà sản xuất, hội
nhập vào các chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế
Phân tích giá trị gia tăng được tạo ra trong vùng và xây dựng các chién lược nhằm nâng cao
mức độ đóng góp của địa phương đó.
Nguồn: Tự biên soạn
Để có thể khai thác triệt để những tác dụng cộng hưởng tiềm tàng nói trên, các chương trình
phát triển phải phối hợp việc lựa chọn các vùng và việc lựa chọn các chuỗi giá trị cần được
hỗ trợ. Trên thực tế, việc thúc đẩy một nền kinh tế của một vùng miền mà không sử dụng
quan điểm chuỗi giá trị để tận dụng tiềm năng kinh tế của địa phương thì sẽ khó có hiệu quả.
Một điều hiển nhiên là tác dụng cọng hưởng sẽ là lớn nhất khi thị trường cuối cùng của một
chuỗi giá trị được đặt ở chính địa phương đó. Trong trường hợp này, thúc đẩy chuỗi giá trị là
nói đến chuỗi giá trị địa phương hay “các cụm kinh tế địa phương”, kết hợp giữa các can
thiệp phát triển cụ thể của địa phương với can thiệp cụ thể về thị trường. Do đó, ở đây có một
mối quan hệ chặt chẽ và tương tác với cách tiếp cận phát triển theo cụm (xem Pietrobelli và
Rabellotti, 2004).
Hộp 0.6 Trường hợp: Kết hợp cách tiếp cận theo ngành và cách tiếp cận theo vùng lãnh
thổ ở Lào
Các sản phẩm trên thị trường có tiềm năng kinh tế và tăng trưởng vì người nghèo
Các tỉnh bắc và tây Lào là đối tượng của Chương trình “Phát triển nông thôn ở vùng núi”, Lào
Cao su Du lịch sinh
thái
Gạo Gỗ Vỏ cây possa
Luang Namtha x x
Sayabouri x x x
Bokeo x x x
Nguồn: dựa trên thông tin của Chương trình RDMA, GTZ Lào
Ví dụ trong Hộp 0.6 cho thấy phát triển kinh tế vùng miền có thể dẫn đến một quan điểm về
chuỗi giá trị như thế nào. Chương trình RDMA ở Lào được triển khai ở một số huyện tại ba
tỉnh miền bắc nước Lào. Việc phân tích tiềm năng kinh tế vùng ở từng miền đã cho thấy một
danh mục các sản phẩm có tiềm năng, ví dụ như mủ cao su để xuất khẩu sang Trung Quốc,
vỏ cây Po Saa - một lâm sản ngoài gỗ cung cấp nguyên liệu để sản xuất giấy thủ công có chất
lượng cao, chủ yếu là để xuất khẩu sang Thái Lan, nhưng cũng để ché biến trong nước, hay
gạo để phục vụ tiêu dùng ở các hu đô thị của Lào. Hầu hết các sản phẩm này đều có thị
27
trường vươn ra ngoài biên giới của tỉnh. Điều này có nghĩa là việc phát triển thị trường cần
phải có sự tham gia của các chủ thể khác trong chuỗi giá trị nằm ở những địa bàn khác.
Trường hợp sản phẩm du lịch sinh thái đặc biệt đáng chú ý: ngành du lịch có sự tham gia của
các công ty du lịch quốc tế ở châu Âu và Mỹ. Để phát triển các điểm du lịch trong vùng, các
nhà hoạch định phát triển cần phải tìm kiếm những trung gian bên ngoài khu vực để nâng cao
doanh số.
Mối liên kết giữa vùng miền và ngành cũng rất quan trọng khi xuất phát điểm là chuỗi giá trị.
Ví dụ như, loại ca cao chất lượng cao của E-cua-đo, một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, có
nguồn gốc từ một vài địa phương nổi tiếng của nước này. Việc thúc đẩy ngành sản xuất ca
cao làm nảy sinh nhu cầu phải giải quyết các vấn đề về công nghệ và dịch vụ trên quy mô cả
vùng. Khía cạnh không gian lãnh thổ của chuỗi giá trị có mối tương tác với các can thiệp hỗ
trợ cho việc phi tập trung hoá và lập kế hoạch vùng. Ví dụ như, việc đầu tư vào sản xuất mật
ong hữu cơ đòi hỏi phải sử dụng đất có tổ chức, và cấm các hoạt động nông nghiệp thâm
canh ở một số địa điểm nhằm ngăn chặn việc ảnh hưởng đến chất lượng của mật ong.
Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với phát triển thị trường dịch vụ
Việc phát triển cung và cầu dịch vụ cho doanh nghiệp là những nhân tố then chốt của việc
thúc đẩy chuỗi giá trị. Mặc dù có rất nhiều dịch vụ chuyên biệt cho các chuỗi giá trị khác
nhau, nhưng phần lớn các dịch vụ kinh doanh đều có tác dụng hỗ trợ các nhiệm vụ sản xuất
và marketing nói chung của nhiều ngành. Điều này đặc biệt đúng đối với các dịch vụ tài
chính.
Việc phát triển các dịch vụ kinh doanh (cách tiếp cận “BDS”) và việc thúc đẩy các hệ thống
tài chính vi mô tạo nên các cách tiếp cận độc lập đối với việc phát triển kinh tế vì người
nghèo. Cả hai cách tiếp cận này đều tập trung vào các vấn đề về sự sẵn có của dịch vụ dành
cho các doanh nghiệp nhỏ (xem phần mô tả ngắn gọn được trình bày trong Hộp 0.7). Đối với
trường hợp LRED, đã có rất nhiều cuộc tranh luận quốc tế và một phương pháp luận được
ghi chép đầy đủ. Các nguyên tắc cư bản của những cách tiếp cận này có thể áp dụng được cả
cho việc thúc đẩy chuỗi giá trị và được đưa vào trong Module 7 và 8 với một số điều chỉnh
nhỏ. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu ta kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với những cách tiếp
cận về phát triển dịch vụ nói chung. Trên thực tế, nhiều dự án phát triển kinh doanh đã
chuyển sang cách tiếp cận về chuỗi giá trị trong quá trình thực hiện dự án.
Hộp 0.7 Khái niệm: Phát triển các thị trường dịch vụ cho người nghèo
Phát triển các thị trường dịch vụ kinh doanh (BDS)
Mục tiêu của các can thiệp trong dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) là tạo ra một thị trường
hoạt động hiệu quả với nhiều dịch vụ đa dạng có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và phù hợp
với túi tiền của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các dịch vụ phát triển kinh doanh là những
dịch vụ phi tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa
gia nhập thị trường, tồn tại được, nâng cao năng suất và tăng trưởng. Các dịch vụ phát triển
kinh doanh nói chung thường bao gồm các dịch vụ đào tạo và tư vấn, hỗ trợ marketing và
cung cấp thông tin
Phát triển các hệ thống tài chính vi mô
Cách tiếp cận tài chính vi mô nhằm mục đích thiết lập và phát triển các hệ thống tài chính
cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời tăng sự tiếp cận của người nghèo đối với
các dịch vụ tài chính. Cách tiếp cận này bao gồm việc hỗ trợ cho các tổ chức tài chính vi mô,
28
cho những tổ chức cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khu vực tài chính vi mô, cũng như hỗ
trợ cho khu vực nhà nước trong việc xây dựng và thực thi những chính sách trong lĩnh vực tài
chính vi mô.
Nguồn: tự biên soạn
Những tác động cộng hưởng chính giữa việc phát triển dịch vụ và thúc đẩy chuỗi giá trị được
liệt kê ở Hộp 0.8. Một điều quan trọng là cần phải đảm bảo rằng các loại dịch vụ đưa ra phù
hợp với những yêu cầu của các chuỗi giá trị đã được lựa chọn. Quan điểm chuỗi giá trị phải
đi trước, để việc thúc đẩy dịch vụ dựa trên nhu cầu thực tế xuất phát từ những cơ hội kinh
doanh.
Hộp 0.8 Khái niệm: Tác động cộng hưởng giữa việc phát triển dịch vụ kinh doanh và thúc
đẩy chuỗi giá trị
Những đóng góp của các cách tiếp cận BDS và thúc đẩy chuỗi giá trị:
• phát triển các tổ chức tài chính vi mô phục vụ đồng thời cho các chuỗi giá trị khác
nhau
• hỗ trợ cho các dịch vụ tài chính vi mô theo quan điểm hệ thống, bao gồm cả chính
sách
• phát triển các dịch vụ kinh doanh nói chung đáp ứng nhu cầu và dễ tiếp cận với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, chẳng hạn như đào tạo hay tư vấn
Những đóng góp của quan điểm chuỗi giá trị đối với các cách tiếp cận BDS và tài chính vi
mô:
• gắn nhu cầu dịch vụ với tiềm năng của thị trường cuối cùng cho doanh nghiệp nhỏ và
các yeu cầu của việc phát triển chuỗi giá trị
• cung cấp một khuôn khổ phân tích để thiết kế những thoả thuận dịch vụ trọn gói cho
doanh nghiệp
Nguồn: tự biên soạn
Hộp 0.9 trình bày một ví dụ về việc thiết kế chương trình kết hợp. Chương trình PROGRESS
ở Bangladesh cho thấy cách tiếp cận phát triển thị trường dịch vụ có thể được kết hợp với
quan điểm chuỗi giá trị như thế nào. Chương trình này hoạt động trong bốn ngành kinh tế -
da, lụa, cói, và đồ may mặc. Trong mỗi ngành, các nghiên cứu về ngành và chuỗi giá trị đã
được tiến hành, trong đó xác định những nhu cầu dịch vụ chính.
Đồng thời, chương trình cũng tập trung vào ba loại dịch vụ kinh doanh nói chung rất phù hợp
cho nền kinh tế -- dịch vụ thiết kế, phát triển kỹ năng và dịch vụ thông tin doanh nghiệp.
Phương pháp luận của chương trình cho phép chúng ta đáp ứng được những nhu cầu về nâng
cấp được phát hiện qua việc phân tích chuỗi giá trị - và đòng thời vẫn có thể tập trung vào
năng lực chuyên môn trong từng dịch vụ. Nhờ việc hoạt động vượt ra ngoài biên giới của
một ngành, nên các nhà cung cấp dịch vụ được tiếp cận với một thị trường rộng hơn so với
trường hợp chỉ hoạt động trong một chuỗi giá trị. Tương tự như vậy, chương trình này cũng
giải quyết được những hạn chế trong môi trường kinh doanh và phù hợp với các chuẩn mực
xã hội quốc tế.
Tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi là một cách tiếp cận phát triển khu vực
tư nhân khác (xem ValueLinks Module 10). Các hoạt động bao gồm việc phát triển các công
cụ nhằm cải thiện khuôn khổ thể chế và quy định, tạo ra nhiều cơ hội phát triển tốt hơn cho
29
khu vực tư nhân. Việc ứng dụng những ý tưởng này trong bối cảnh thúc đẩy chuỗi giá trị
được đề cập đến trong ValueLinks module 10 cùng với một số ví dụ.
Hộp 0.9 Tình huống: Kết hợp giữa BDS với cách tiếp cận chuỗi giá trị ở Bangladesh
Chương trình PROGRRESS, hợp phần về phát triển thị trường cho các dịch vụ kinh doanh:
dịch vụ thiết kế, phát triển kỹ năng, và thông tin doanh nghiệp.
đồ da
sản phẩm lụa
sản phẩm cói
quần áo may
sẵn
Phát triển
sản phẩm
sản xuất
sơ chế
sản xuất
công nghiệp
Marketing
và buôn bán
Bán lẻ và
tiêu dùng
dịch vụ
thiết kế
sản
phẩm
Phát
triển kỹ
năng
Thông
tin
doanh
nghiệp
Thông
tin đánh
giá trị
trường
Nguồn: trích từ bài trình bày trên trang web của chương trình: http:// www.gtz-progress. org/
Kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Khác với các cách tiếp cận phát triển được nêu ra trong các phần trước, các chương trình
nhằm mục đích bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (các hệ sinh thái thiên nhiên, đời
sống hoang dã, đa dạng sinh học hay các nguồn gien) không theo một phương pháp luận phát
triển đồng nhất nào. Tuy nhiên, nhiều chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên đều dựa
trên cùng một nguyên tắc -- bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách sử dụng
chúng một cách tiết kiệm. Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học đang bị đe doạ có thể được
bảo vệ một cách tốt nhất bằng cách mở ra một thị trường cho các sản phẩm của chúng.
Một xu thế đang trở nên phổ biến là các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên thường
bổ sung các hoạt động của mình bằng một hợp phần nhằm thúc đẩy việc sử dụng bền vững
và tiết kiệm các nguồn tài nguyên sinh học (ví dụ như sản xuất ra các loại dược phẩm hay mỹ
phẩm), các dịch vụ môi trường (như bán chứng chỉ các-bon), hay cảnh quan thiên nhiên (cho
du lịch sinh thái). Việc phát triển thị trường cho những sản phẩm này góp phần nâng cao
nhận thức về giá trị của những nguồn tài nguyên đó, tạo ra khuyến khích để bảo vệ chúng, và
tạo ra thu nhập cho những người sống trong các khu vực được bảo vệ. Đổi lại, các chương
trình thúc đẩy chuỗi giá trị cũng được hưởng lợi từ các chương trình môi trường, vì những
khu vực được bảo vệ là một nguồn nguyên liệu cụ thể. Các khu rừng nhiệt đới và các môi
trường sinh thái khác cung cấp các sản phẩm thiên nhiên quý hiếm, và do đó có thể là nguồn
đổi mới sản phẩm. Các đặc sản của địa phương và các giống cây truyền thống thường được
thấy ở những vùng sâu vùng xa với dân số là người nghèo làm nông nghiệp. Do đó, việc hợp
tác với ban quản lý các khu vực được bảo vệ có thể tăng cường khía cạnh vì người nghèo của
30
việc thúc đẩy chuỗi giá trị. Hộp 0.10 đề cập đến khái niệm kết hợp cả hai cách tiếp cận phát
triển.
Một ví dụ là việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm loại cây dại Argania spinosa ở miền nam nước
Ma-rốc. Loài cây này mọc ở một khu vực rộng khoảng 800.000 héc-ta (hệ sinh thái
“arganeraie) tại vùng Agadir. Quả của loại cây này thường được thu hoạch để chiết xuất ra
dầu Argania có tiềm năng giá trị cao, đây là một đặc sản địa phương đem lại nguồn sinh kế
chính cho những người nông dân ở đây. Vì loài cây Argania tăng trưởng rất chậm và rất khó
sinh sôi, nên hệ sinh thái ở cạnh sa mạc này đang bị đe doạ nghiêm trọng. Việc sử dụng
không bền vững và chặt cây khiến cho nguồn nước ở đây bị giảm sút và tăng tốc độ sa mạc
hoá. Dân cư ở đây đã phải d cư sang các vùng khác, và số lao động để sản xuất ra dầu
Argania bị giảm sút. Cách đây vài năm, nhờ một chương trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
một khuôn khổ sử dụng arganeraie đã được xây dựng, và khu vực này đã được công bố là
một khu bảo tồn sinh quyển của UNESCO. Để ngăn chặn quá trình thoái hoá, loài cây này
phải được định giá lại để phản ánh lợi ích kinh tế của nó. Việc cải thiện chuỗi giá trị dầu
Argania có thể là một đóng góp quan trọng để đạt được mục tiêu này.
Hộp 0.10 Khái niệm: Kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với quan điểm chuỗi
Nguồn cung nguyên liệu ổn định
Các khuyến khích về tài chính
Chương trình bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên
điều tiết/củng cố quyền
về tài sản và quyền sử
dụng
Sơ chế Chế biến Marketing và
tiêu dùng
Nguồn: Tự biên soạn
Khi thiết kế sự kết hợp giữa việc quản lý tài nguyên thiên nhiên với việc thúc đẩy chuỗi giá
tặi, cần phải cân nhắc đến một vài yếu tố quan trọng. Yếu tố quan trọng nhất là sự khác biệt
điển hình về quan điểm: các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên thường có cách tư
duy theo hướng từ phía nguồn cung cấp, còng thúc đẩy chuỗi giá trị lại xuất phát từ nhu cầu
của thị trường. Việc các sản phẩm thiên nhiên có tiêu thụ được trên thị trường thương mại
hay không sẽ do nhu cầu của những nhà buôn bán những sản phẩm tương tự quyết định, chứ
không phải do việc quản lý tài nguyên thiên nhiên quyết định. Để tăng cơ hội thành công,
việc thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm sinh thái và môi trường không nên chỉ giới hạn
ở một ít sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ, mà nên đồng thời phối hợp với nhiều chương trình
quản lý tà nguyên thiên nhiên. Một yếu tố quan trọng nữa là số lượng và doanh thu. Các sản
phẩm thiên nhiên mà chúng ta đang nói đến ở đây nói chung đều là các sản phẩm đặc biệt.
Điều này có nghĩa là những nỗ lực đầu tư vào việc phát triển thị trường cũng phải hạn chế.
Do đó, việc thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải tiếp cận với toàn bộ loại sản phẩm và phải có tính
sáng tạo rất cao.
31
Nói tóm lại, việc kết hợp giữa các cách tiếp cận phát triển khác nhau có vẻ như rất hứa hẹn
và có thể nâng cao tác động tăng trưởng tiềm năng vì người nghèo. Tuy nhiên, việc thiết kế
chương trình cũng phải áp dụng những tiêu chí thực tế để tránh những khái niệm quá phức
tạp. Một số các vấn đề chiến lược có liên quan sẽ được đề cập đến trong các module 3 và 4
của cẩm nang ValueLinks này.
Tài liệu tham khảo và các trang web
Tài liệu tham khảo
Altenburg, T. (2006) “Các cách tiếp cận của các nhà tài trợ đối với việc hỗ trợ cho các chuỗi
giá trị vì người nghèo. Báo cáo được thực hiện để phục vụ cho Ủy ban các nhà tài trợ để phát
triển doanh nghiệp”. www.enterprisedevelopment.org
DFID (2005), Làm cho các hệ thống thị trường hoạt động tốt hơn vì người nghèo (M4P) -
Giới thiệu về hái niệm, Manila, February 2005.
www.dfid.gov.uk/news/files/trade_news/adb-workshop-conceptualapproaches.pdf
GTZ (editor) (2004): Hướng dẫn cho việc phát triển doanh nghiệp và kinh tế nông thôn
(REED).
Eschborn.
Hart, Stuart (2005): “Chủ nghĩa tư bản tại ngã ba đường - những cơ hội kinh doanh vô tận để
giải quyết những vấn đề khó khăn nhất của thế giới”, Wharton School Publishing, New
Jersey.
McKay, A. (2005): “Những công cụ để phân tích tăng trưởng và nghèo đói: giới thiệu”,
London.
www.dfid.gov.uk/pubs/files/growthpoverty-tools.pdf
OECD (DAC), 2006: “Thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng vì người nghèo”.
http://www.oecd.org/dataoecd/9/60/37922155.pdf
Pietrobelli, C. và R. Rabellotti (2004): “Nâng cấp trong các cụm và chuỗi giá trị ở châu Mỹ
Latinh – vai trò của chính sách”. Ngân hàng phát triển liên Mỹ, Washington.
Stamm, A. (2004); Chuỗi giá trị cho chính sách phát triển: Các thách thức đối với chính sách
thương mại và thúc đẩy phát triển kinh tế, GTZ, Eschborn
http://www2.gtz.de/dokumente/bib/04-0270.pdf
Wältring, F. và J. Meyer-Stamer (2007): “Kết nối phân tích chuỗi giá trị và khái niệm “làm
cho thị trường hoạt động tốt hơn vì người nghèo”, GTZ
Các trang Web
Làm cho thị trường hoạt động tốt hơn vì người nghèo: www.markets4poor.org/
Phát triển kinh tế địa phương và khu vực ở châu Á: http://www.lred.info/group.html
Mạng lưới phát triển kinh tế địa phương Nam Phi: http://www.led.co.za/
32
Các dịch vụ phát triển kinh doanh: http://www.bdsknowledge.org/
ValueLinks Module 1
Lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đẩy
Các nội dung chính
Nội dung chính của module này ………………… 2
Các bước cần tiến hành trong lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc
đẩy ………………………………………………………………………. 2
Nhiệm vụ 1.1. Xác định phạm vi các chuỗi giá trị cần thúc đẩy 4
Nhiệm vụ 1.2. Tiến hành và hỗ trợ nghiên cứu thị trường ……… 7
- Các yếu tố cấu thành của nghiên cứu thị trường ………………………. 7
- Các phương pháp nghiên cứu thị trường ……………………………… 8
Nhiệm vụ 1.3. Đặt ưu tiên trong các chuỗi giá trị khác nhau …… 12
- Đánh giá tiềm năng tăng trưởng ………………………………………. 12
- Đánh giá tiềm năng giảm nghèo ………………………………………. 12
- Xây dựng các tiêu chí quyết định cho việc lựa chọn một chuỗi giá trị
để thúc đẩy ……………………………………………………………… 13
- Tổ chức tiến trình ra quyết định ………………………………………. 14
Tài liệu tham khảo và trang Web …………………………………… 17
33
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019
Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩmKhái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩmGAPIT Communications JSC.
 
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại
Kinh Doanh Quốc Tế Hiện ĐạiKinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại
Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
 
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
 
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩmKhái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
 
Đề tài: Kế hoạch internet – marketing cho công ty quảng cáo, 9đ
Đề tài: Kế hoạch internet – marketing cho công ty quảng cáo, 9đĐề tài: Kế hoạch internet – marketing cho công ty quảng cáo, 9đ
Đề tài: Kế hoạch internet – marketing cho công ty quảng cáo, 9đ
 
Đề tài: Mở rộng thị trường tại Công ty sản xuất bánh kẹo, HAY
Đề tài: Mở rộng thị trường tại Công ty sản xuất bánh kẹo, HAYĐề tài: Mở rộng thị trường tại Công ty sản xuất bánh kẹo, HAY
Đề tài: Mở rộng thị trường tại Công ty sản xuất bánh kẹo, HAY
 
Chiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
Chiến lược marketing của công ty sữa NutifoodChiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
Chiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
 
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú LươngLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
LOTHAMILK
LOTHAMILKLOTHAMILK
LOTHAMILK
 
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEWMẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Marketing-Mix đạt 9 điểm hay 2017 NEW
 
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
 
Đề tài: Các phương pháp dự báo kinh tế, HAY, 9đ
Đề tài: Các phương pháp dự báo kinh tế, HAY, 9đ Đề tài: Các phương pháp dự báo kinh tế, HAY, 9đ
Đề tài: Các phương pháp dự báo kinh tế, HAY, 9đ
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú YênLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019

TUV SUD Viet Nam - LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ.pptx
TUV SUD Viet Nam - LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ.pptxTUV SUD Viet Nam - LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ.pptx
TUV SUD Viet Nam - LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ.pptxssuserc971ef
 
Tap hop so lieu tap huan bao cao tro ly
Tap hop so lieu tap huan   bao cao tro lyTap hop so lieu tap huan   bao cao tro ly
Tap hop so lieu tap huan bao cao tro lyMinh Vu
 
HATCH! COACH 03 - Huấn luyện Phát triển sản phẩm
HATCH! COACH 03 - Huấn luyện Phát triển sản phẩmHATCH! COACH 03 - Huấn luyện Phát triển sản phẩm
HATCH! COACH 03 - Huấn luyện Phát triển sản phẩmHATCH! PROGRAM
 
Lập Kê hoạch chương trình
Lập Kê hoạch chương trìnhLập Kê hoạch chương trình
Lập Kê hoạch chương trìnhTan Trung Vo
 
DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VIỆT NAM-VNPO”
DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VIỆT NAM-VNPO” DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VIỆT NAM-VNPO”
DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VIỆT NAM-VNPO” nataliej4
 
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungGiao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungthúy kiều
 
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMChương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMLe Nguyen Truong Giang
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngIESCL
 
Quan ly du an phuc tap
Quan ly du an phuc tapQuan ly du an phuc tap
Quan ly du an phuc tapPhuoc Hoai
 
Vòng đời của quản lý dịch vụ CNTT
Vòng đời của quản lý dịch vụ CNTTVòng đời của quản lý dịch vụ CNTT
Vòng đời của quản lý dịch vụ CNTTAnh Dam
 
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYLuận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài Giảng Mô Hình Hóa Kiến Trúc Doanh Nghiệp .pdf
Bài Giảng Mô Hình Hóa Kiến Trúc Doanh Nghiệp .pdfBài Giảng Mô Hình Hóa Kiến Trúc Doanh Nghiệp .pdf
Bài Giảng Mô Hình Hóa Kiến Trúc Doanh Nghiệp .pdfNuioKila
 
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerceAGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerceHo Quang Thanh
 

Similar to Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019 (20)

Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trịChuỗi giá trị
Chuỗi giá trị
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
TUV SUD Viet Nam - LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ.pptx
TUV SUD Viet Nam - LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ.pptxTUV SUD Viet Nam - LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ.pptx
TUV SUD Viet Nam - LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ.pptx
 
Tap hop so lieu tap huan bao cao tro ly
Tap hop so lieu tap huan   bao cao tro lyTap hop so lieu tap huan   bao cao tro ly
Tap hop so lieu tap huan bao cao tro ly
 
HATCH! COACH 03 - Huấn luyện Phát triển sản phẩm
HATCH! COACH 03 - Huấn luyện Phát triển sản phẩmHATCH! COACH 03 - Huấn luyện Phát triển sản phẩm
HATCH! COACH 03 - Huấn luyện Phát triển sản phẩm
 
Lập Kê hoạch chương trình
Lập Kê hoạch chương trìnhLập Kê hoạch chương trình
Lập Kê hoạch chương trình
 
DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VIỆT NAM-VNPO”
DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VIỆT NAM-VNPO” DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VIỆT NAM-VNPO”
DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN VIỆT NAM-VNPO”
 
Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở ...
Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở ...Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở ...
Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở ...
 
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungGiao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
 
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMChương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
 
Quan ly du an phuc tap
Quan ly du an phuc tapQuan ly du an phuc tap
Quan ly du an phuc tap
 
MAR05.doc
MAR05.docMAR05.doc
MAR05.doc
 
Vòng đời của quản lý dịch vụ CNTT
Vòng đời của quản lý dịch vụ CNTTVòng đời của quản lý dịch vụ CNTT
Vòng đời của quản lý dịch vụ CNTT
 
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYLuận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
 
luan van thac si tim hieu mot so giai phap trong e-marketing
luan van thac si tim hieu mot so giai phap trong e-marketingluan van thac si tim hieu mot so giai phap trong e-marketing
luan van thac si tim hieu mot so giai phap trong e-marketing
 
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt NamGiải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
 
Chuong trinh doa tao itil expert 2020
Chuong trinh doa tao itil expert 2020 Chuong trinh doa tao itil expert 2020
Chuong trinh doa tao itil expert 2020
 
Bài Giảng Mô Hình Hóa Kiến Trúc Doanh Nghiệp .pdf
Bài Giảng Mô Hình Hóa Kiến Trúc Doanh Nghiệp .pdfBài Giảng Mô Hình Hóa Kiến Trúc Doanh Nghiệp .pdf
Bài Giảng Mô Hình Hóa Kiến Trúc Doanh Nghiệp .pdf
 
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerceAGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
 

More from hanhha12

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...hanhha12
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...hanhha12
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...hanhha12
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...hanhha12
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019hanhha12
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...hanhha12
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...hanhha12
 

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị_10200012052019

  • 1. Phòng 45 Nông nghiệp, Thuỷ sản và Thực phẩm Phòng 41 Phát triển kinh tế và việc làm Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị Xuất bản lần thứ nhất gtz 1
  • 2. Cẩm nang ValueLinks - Giới thiệu và tóm tắt nội dung - ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nội dung Giới thiệu về cẩm nang này ………………………………………….. Phương pháp luận ValueLinks ……………………………………….. Các đặc điểm của ValueLinks ………………………………………… Tổng quan về các module và nhiệm vụ trong ValueLinks …………… ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Giới thiệu về cẩm nang này Cuốn cẩm nang này là một cuốn sách tham khảo cho phương pháp luận ValueLinks. ValueLinks là thuật ngữ để chỉ việc tập hợp có hệ thống các phương pháp thực tiễn nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế từ quan điểm của chuỗi giá trị. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về các cách thức nâng cao cơ hội việc làm và thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và các nông dân thông qua việc thúc đẩy chuỗi giá trị trong đó họ đang hoạt động. Cuốn cẩm nang ValueLinks được soạn thảo để phục vụ cho các dự án phát triển hay các cơ quan của chính phủ hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến các hoạt động nông nghiệp cụ thể, các khu vực chế tạo hay thủ công mỹ nghệ. Cuốn sách này không chú trọng cụ thể vào một ngành nào. Tuy nhiên, cuốn sách nhấn mạnh vào những thị trường sản phẩm đem lại nhiều cơ hội cho người nghèo. Cẩm nang ValueLinks là một trong một số sản phẩm kiến thức có sử dụng phương pháp luận ValueLinnks. Các hội thảo đào tạo ValueLinks cho các chuyên viên của các cơ quan nhà nước và các chương trình phát triển là một công cụ quan trọng để chia sẻ kiến thức, và đều được giảng dạy bởi các giảng viên có kinh nghiệm và trình độ của ValueLinks. Phương pháp luận ValueLinks ValueLinks có tính thực tiễn rất cao. Kiến thức được tổng hợp từ việc đúc kết những kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống. Cuốn sách dựa trên những bài học rút ra từ những chương trình phát triển nông thôn và thúc đẩy khu vực tư nhân được GTZ hỗ trợ. Cẩm nang ValueLinks chia những kiến thức về thúc đẩy chuỗi giá trị thành 12 module, được tổ chức theo chu kỳ dự án. Cẩm nang bắt đầu bằng việc quyết định xem có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị hay không, và làm thế nào để kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp cận phát triển khác (module 0). Bước đầu tiên trong thúc đẩy chuỗi giá trị là việc xác định chuỗi giá trị cần thúc đẩy (module 1), tiếp đó là phân tích chuỗi giá trị (module 2) và xây dựng một 2
  • 3. chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị (module 3). Module 4 trình bày những kiến thức dành cho những tổ chức hỗ trợ của các dự án thúc đẩy chuỗi giá trị. Các module tiếp theo (từ 5 đến 10) đều nói về việc thực hiện dự án. Có ba lĩnh vực hành động được phân biệt, đó là: các liên kết kinh doanh (module 5-6), các dịch vụ (module 7-8), và môi trường kinh doanh trong đó có các tiêu chuẩn (module 9-10). Cuối cùng, module 11 là bước cuối cùng trong chu kỳ dự án, với các kiến thức về việc theo dõi tác động và quản lý để đạt được các kết quả phát triển. Yếu tố cốt lõi của phương pháp luận ValueLinks nằm trong các module 1-4 và module 11, trong đó có những kiến thức rất cụ thể về khái niệm chuỗi giá trị. Ngược lại, các module từ 5 đến 10 lại sử dụng và điều chỉnh các kiến thức từ những lĩnh vực khác có liên quan đến công tác phát triển. Sơ đồ dưới đây cho thấy các module có quan hệ như thế nào với chu kỳ dự án trong việc thúc đẩy chuỗi giá trị: Các module của ValueLinks Xác định các giới hạn của dự án Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đây chuỗi giá trị hay không Lựa chọn chuỗi giá trị cần thúc đẩy Tạo điều kiện cho quá trình phát triển chuỗi Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi Phân tích chuỗi giá trị Đưa vào các tiêu chuẩn xã hội, sinh thái và chất lượng sản phẩm Phân tích và xây dựng chiến lược thúc đẩy chuỗi Huy động vốn cho các chuỗi giá trị Tăng cường các dịch vụ trong chuỗi giá trị Tham gia vào các quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân Tăng cường các liên kết kinh tế tư nhân Thực hiện dự án Theo dõi và quản lý tác động Theo dõi dự án Cải thiện môi trường kinh doanh của các chuỗi giá trị 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 3
  • 4. ValueLinks không yêu cầu phải sử dụng các module theo bất cứ một thứ tự nào. Trên thực tế, phương pháp luận này có tính lặp đi lặp lại. Những người hoạt động thực tiễn thường phải tiến hành các bước thực hiện và phân tích xen lẫn với nhau. Việc theo dõi được để ở cuối cùng trong sơ đồ trên, nhưng chắc chắn là hoạt động này cần phải được tiến hành trong suốt quá trình của dự án. Mỗi module đều nêu cụ thể những nhiệm vụ mà các tổ chức kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải thường xuyên thực hiện. Người đọc có thể lựa chọn trong tổng số 37 nhiệm vụ, ví dụ như “lập bản đồ chuỗi giá trị”, “thống nhất về tầm nhìn” hay “huy động sự tham gia của các đối tác tư nhân trong công tác phát triển”. Các hộp thông tin sẽ trình bày về những công cụ và biểu mẫu cũng như những ví dụ cụ thể về những dự án chuỗi giá trị được GTZ hỗ trợ trên khắp thế giới. Do đó, người đọc sẽ được cung cấp một phuơng pháp luận với những yếu tố cấu thành để từ đó họ có thể xây dựng những dự án thúc đẩy chuỗi giá trị của riêng mình, lựa chọn những yếu tố của ValueLinks theo những nhu cầu cụ thể của họ. Bảng 2 cho thấy một bức tranh tổng quan về những nhiệm vụ nói trên (trang 6-7). Những đặc điểm của ValueLinks Thúc đẩy chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, ValueLinks có một số đặc điểm riêng biệt khác với các hướng dẫn khác về chuỗi giá trị. Những đặc điểm được liệt kê trong Bảng 1 dưới đây rất gần với những tiêu chí chủ yếu quyết định chất lượng cũng như tác động của việc hợp tác phát triển: Bảng 1 Phương pháp luận ValueLinks …và mối quan hệ với các tiêu chí về chất lượng viện trợ: Hiệu quả Tính nhân rộng Tác động Tính bền vững đề cập đến chuỗi giá trị như những hệ thống về kinh tế, thể chế và xã hội * * * * hoàn toàn hướng vào hành động và việc thực hiện * * tạo ra tác động cộng hưởng bằng các kết hợp giữa thúc đẩy chuỗi giá trị với các phương pháp tiếp cận 4
  • 5. phát triển kinh tế khác * * * phân biệt rõ ràng giữa việc nâng cấp do các chủ thể trong chuỗi giá trị thực hiện và vai trò của những tổ chức hỗ trợ bên ngoài * * * thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và các công ty tư nhân (hợp tác công tư) * * * sử dụng một ngôn ngữ hình ảnh cụ thể tạo điều kiện cho sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm * * ValueLinks là một khái niệm mở. Trong thời điểm hiện tại, nó bao hàm một phương pháp luận chung về thúc đẩy chuỗi giá trị. Việc áp dụng phương pháp luận này vào các ngành khác nhau và các quốc gia với những trình độ phát triển kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có thêm những công cụ phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Vấn đề mà nhiều người đặc biệt quan tâm là việc áp dụng phương pháp luận này vào các cơ hội kinh doanh đối với những người có thu nhập thấp. Chúng tôi cũng dự định sẽ biên soạn những phiên bản ValueLinks cụ thể cho từng ngành cũng như cho từng quốc gia để đáp ứng những nhu cầu cụ thể. Tổng quan về các module và nhiệm vụ trong ValueLinks Bảng sau cho thấy một bức tranh tổng quan về các nhiệm vụ của ValueLinks, được chia thành hai phần. Phần đầu tiên là các nhiệm vụ về phân tích và đưa ra quyết định để chuẩn bị cho một dự án thúc đẩy chuỗi giá trị, còn phần hai là những vấn đề về các biện pháp thực hiện và theo dõi dự án. Bảng 2 5
  • 6. Các nhiệm vụ phân tích và đưa ra quyết định nhằm chuẩn bị cho một dự án thúc đẩy chuỗi giá trị Các module của ValueLinks Các nhiệm vụ của ValueLinks Module 0 Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị hay không • (0.1) Đánh giá tiềm năng và các hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị • (0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi với các phương pháp tiếp cận phát triển khác Module 1 Lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đầy • (1.1) Xác định phạm vi các chuỗi giá trị cần thúc đẩy • (1.2) Tiến hành và hỗ trợ nghiên cứu thị trường • (1.3) Đặt ưu tiên trong các chuỗi giá trị khác nhau Module 2 Phân tích chuỗi giá trị • (2.1) Lập bản đồ chuỗi giá trị • (2.2) Lượng hoá và phân tích chi tiết chuỗi giá trị • (2.3) Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị Module 3 Quyết định chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị • (3.1) Thống nhất về tầm nhìn và chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị • (3.2) Phân tích các thuận lợi và khó khăn • (3.3) Đặt ra các mục tiêu nâng cấp mang tính vận hành • (3.4) Xác định các chủ thể tham gia vào việc thực hiện chiến lược nâng cấp • (3.5) Dự báo về tác động của việc nâng cấp chuỗi Module 4 Tạo điều kiện cho quá trình phát triển chuỗi • (4.1) Làm rõ vai trò của nhà nước, tư nhân và các nhà tài trợ • (4.2) Thiết kế một quy trình và đặt ra các dấu mốc bắt đầu và kết thúc • (4.3) Tổ chức dự án thúc đẩy chuỗi giá trị và mở rộng phạn vi dự án • (4.4) Thể chế hoá hành động tập thể của các chủ thể trong chuỗi Bảng 2, tiếp Những vấn đề về biện pháp thực hiện và theo dõi dự án 6
  • 7. Các module của ValueLinks Các nhiệm vụ của ValueLinks Module 5 Tăng cường các liên kết kinh tế tư nhân • (5.1) Làm trung gian cho hợp tác chiều dọc: ký kết hợp đồng giữa nhà cung cấp và người mua • (5.2) Đẩy mạnh hợp tác chiều ngang giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị • (5.3) Môi giới kinh doanh Module 6 Tham gia vào đối tác nhà nước – tư nhân • (6.1) Khuyến khích các đối tác tư nhân tham gia vào công tác phát triển • (6.2) Ký kết các thoả thuận hợp tác công tư Module 7 Tăng cường các dịch vụ trong các chuỗi giá trị • (7.1) Đánh giá các nhu cầu về dịch vụ và thị trường dịch vụ • (7.2) Tăng cường các thị trường dịch vụ và các thoả thuận tư nhân • (7.3) Cải thiện độ nhạy bén của các nhà cung cấp dịch vụ của nhà nước • (7.4) Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tạm thời một cách chiến lược Module 8 Huy động vốn cho các chuỗi giá trị • (8.1) Làm trung gian cho các thoả thuận tài trợ cho chuỗi giá trị • (8.2) Cấp vốn công khai cho việc phát triển chuỗi Module 9 Đưa vào các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, sinh thái và xã hội • (9.1) Tạo điều kiện cho việc xây dựng các tiêu chuẩn • (9.2) Theo sát quá trình thực hiện các tiêu chuẩn • (9.3) Xây dựng năng lực cho việc kiểm chứng các tiêu chuẩn Module 10 Cải thiện môi trường kinh doanh cho các chuỗi giá trị • (10.1) Hỗ trợ cho các sáng kiến tư nhân nhằm khắc phục những khó khăn ở cấpvĩ mô • (10.2) Đẩy mạnh một chính sách nhất quán về thúc đẩy chuỗi giá trị Module 11 Theo dõi và quản lý tác động • (11.1) Xây dựng những giả định về tác động của việc thúc đẩy chuỗi gá trị • (11.2) Kiểm chứng những giả định về tác động • (11.3) Quản lý để đạt được những kết quả phát triển 7
  • 8. Danh mục thuật ngữ của ValueLinks Những thuật ngữ thường được sử dụng trong việc phát triển chuỗi giá trị Giá trị tăng thêm Xem “giá trị gia tăng” Approche filière Một phương pháp tiếp cận nhằm nghiên cứu các chuỗi cung ứng hàng hoá. Truyền thống filière của Pháp được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia (INRA) và Trung tâm Hợp tác quốc tế vè Kinh tế nông nghiệp cho Phát triển (CIRAD). (http:// www.ids.ac.uk/ids/global/pdfs/GCCs%20and%20filieres.pdf) So sánh đối chuẩn Quá trình so sánh những thông số về hiệu quả hoạt động của chính mình với những thông số về hiệu quả hoạt động của những tổ chức kinh doanh hay những chuỗi giá trị được coi là có hiệu quả nhất trong ngành. Các thông số có thể nói đến nhiều khía cạnh. Những thông số đối chuẩn quan trọng là năng suất, chi phí sản xuất hay chất lượng sản phẩm. So sánh đối chuẩn được sử dụng để xác định các khoảng trống trong hoạt động của chuỗi giá trị đang được thúc đẩy. Nhà môi giới Nhà môi giới là một trung gian trên thị trường, làm trung gian giữa người mua và người bán, và được bên mua hoặc bên bán trả hoa hồng môi giới. Môi trường kinh doanh/môi trường đầu tư Môi trường kinh doanh có nghĩa là những điều kiện chung về pháp lý, quy định và cơ sở hạ tầng của một nước, trong đó các doanh nghiệp hoạt động. Đây là những điều kiện ở cấp vĩ mô. Những điều kiện này bao gồm sự ổn định về kinh tế và chính trị, một hệ thống quản trị nhà nước và tư pháp hiệu quả nói chung, và những quy định cụ thể liên quan đến việc kinh doanh, chẳng hạn như quyền sở hữu tài sản (ví dụ như đất và nước), các quy định về đăng ký kinh doanh và việc làm, các thể chế tài chính, hệ thống giao thông vận tải, và hiệu quả của các thủ tục hành chính. Có những điều kiện chung về môi trường kinh doanh có liên quan đến nhiều ngành, nhưng cũng có những điều kiện mang tính đặc thù cho từng chuỗi giá trị. Các liên kết kinh doanh Những chủ thể trong chuỗi giá trị có quan hệ với nhau theo cả chiều ngang (giữa các doanh nghiệp trong cùng một khâu của chuỗi giá trị, có cùng một loại hoạt động) lẫn chiều dọc (giữa các nhà cung cấp và người mua hàng hoá). Những liên kết kinh doanh theo chiều dọc có thể là những trao đổi ngẫu nhiên trên thị trường, cũng có thể là việc phối hợp một cách bài bản các hoạt động dựa trên việc ký kết hợp đồng (xem các quan hệ thị trường). Những liên kết kinh doanh theo chiều ngang có thể là những mạng lưới không chính thức, cũng có thể là những hiệp hội và các tổ chức có thành viên chính thức. 8
  • 9. Môi giới kinh doanh Môi giới kinh doanh là hoạt động tạo ra và thúc đẩy những mối liên hệ kinh doanh và những cơ hội bán hàng của những nhóm kinh doanh cụ thể hay của toàn bộ cộng đồng trong chuỗi giá trị. Đây là một dịch vụ hỗ trợ cho chuỗi giá trị. Cụm Một cụm là một khu vực địa lý tập trung các doanh nghiệp có quan hệ gần gũi với nhau, dọc theo chuỗi giá trị hay như một mạng lưới xung quanh một người mua quan trọng hay một công ty công nghiệp (ví dụ như những chủ thể trong chuỗi giá trị của mặt hàng hoa tươi xuất khẩu có vị trí gần với cảng hàng không quốc tế). Một định nghĩa đơn giản về cụm là: cụm là một chuỗi giá trị được tập trung tại cùng một địa điểm. Cấp chứng nhận Cấp chứng nhận là một thủ tục trong đó một bên thứ ba (bên cấp chứng nhận hay cơ quan cấp chứng nhận) đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, quy trình hay dịch vụ nào đó tuân thủ đúng theo những yêu cầu cụ thể - hay còn gọi là tiêu chuẩn. Được cấp chứng nhận là một tài sản quý giá đối với các nhà sản xuất. Hàng nguyên liệu Hàng nguyên liệu là các sản phẩm rời (thường dựa trên tài nguyên thiên nhiên) được mua bán trên thị trường quốc tế như một nguyên liệu thô, hay sau khi đã được chế biến công nghiệp cơ bản. Những loại nguyên liệu nông nghiệp quan trọng nhất là ngũ cốc (gạo, lúa mì), cà phê nhân, dầu cọ, bông và đường trắng. Những chuỗi giá trị của mặt hàng nguyên liệu thường có độ hợp nhất thấp, mặc dù việc mua bán có thể diễn ra tập trung. Để tăng thêm giá trị, một chiến lược thú vị là “phi nguyên liệu hoá”, có nghĩa là đa dạng hoá các mặt hàng nguyên liệu truyền thống thành những biến thể có giá trị cao (ví dụ như cà phê đặc biệt, gạo đặc biệt, ca cao có hương vị đặc biệt, hay bông hữu cơ). Năng lực cạnh tranh (các yếu tố quyết định và các chỉ số) Hiệu quả hoạt động của một nền kinh tế là kết quả của nhiều biến số khác nhau: ở cấp vi mô, năng lực cạnh tranh được quyết định bởi những lợi thế so sánh “cứng” như địa điểm, mức độ sẵn có của tài nguyên và chi phí lao động, cũng như bởi các điều kiện “mềm” như năng lực của người chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh cũng là một hàm của việc phối hợp được các hoạt động trong chuỗi giá trị và sự tồn tại của các tổ chức hỗ trợ ở cấp trung. Cuối cùng, một môi trường thuận lợi cho kinh doanh sẽ quyết định tổng chi phí của việc kinh doanh. Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh được thể hiện bằng những thước đo về hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi nhuận, cũng như mức độ sáng tạo và đầu tư. Nông nghiệp hợp đồng Một loại hình sản xuất trong đó nông dân và người mua ký kết hợp đồng trước mùa trồng trọt, thoả thuận về số lượng, chất lượng và ngày giao một mặt hàng nông sản nào đó tại một mức giá hay theo một công thức tính giá đã được ấn định trước. Hợp đồng này đảm bảo cho 9
  • 10. nông dân chắc chắn sẽ bán được sản phẩm của mình. Đôi khi, trong hợp đồng còn có cả hỗ trợ kỹ thuật, tín dụng, dịch vụ, hay các đầu vào sản xuất do người mua cung cấp (xem thoả thuận dịch vụ có điều kiện). (http:// www.bancomundial. org.mx/pdf/SaladePrensa/EstudioRecientes/Lanpolfor/7.pdf) Thu xếp dịch vụ liên kết (đi kèm) Trong một thu xếp dịch vụ liên kết, các dịch vụ vận hành được cung cấp cùng với một giao dịch kinh doanh cơ bản (mua sản phẩm, hay cho vay). Ý tưởng căn bản là để tài trợ cho dịch vụ như một phần trong giao dịch kinh doanh, ví dụ như kết hợp tư vấn kỹ thuật với việc bán nguyên liệu đầu vào. Thu xếp dịch vụ liên kết có thể có sự tham gia của các đối tác kinh doanh khác với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như những nhà buôn nguyên liệu dầu vào hay các công ty chế biến, hay các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với tư cách là một bên thứ ba. EureGAP EureGAP là một tổ chức tư nhân đặt ra các tiêu chuẩn riêng có tính chất tự nguyện nhằm chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp. EureGAP là một loạt các tiêu chuẩn cụ thể chứng nhận chất lượng trước khi sản phẩm được đưa ra khỏi cổng nông trại, được xây dựng bởi các nhà bán lẻ từ Liên minh Châu Âu, cùng với các nhà sản xuất nông nghiệp. (http:// www. euregap. org/Languages/English). Các tổ chức hỗ trợ/ hỗ trợ Các tổ chức hỗ trợ là những sáng kiến vì lợi ích cộng đồng trong phát triển kinh tế (ví dụ như mục tiêu tăng trưởng vì người nghèo). Các tổ chức hỗ trợ có thể là các chương trình của chính phủ cho phát triển khu vực tư nhân, hay các dự án phát triển do các nhà tài trợ quốc tế tài trợ. Trái ngược với các chủ thể trong chuỗi giá trị, những chương trình và dự án này được tài trợ bởi nguồn vốn nhà nước (tức là bằng tiền đóng thuế của dân). Các tổ chức hỗ trợ đứng bên ngoài quy trình kinh doanh thường nhật, và chỉ cho phép mình hỗ trợ một cách tạm thời đối với một chiến lược nâng cấp chuỗi mà thôi. Những nhiệm vụ hỗ trợ điển hình là tạo ra nhận thức, tạo điều kiện cho việc cùng xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động, và điều phối các hoạt động hỗ trợ. An toàn thực phẩm/an toàn sản phẩm An toàn có nghĩa là không bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường và các chất độc hại khác và các nguồn khác (vật lý, hoá chất và/hay sinh học) làm tổn hại đến sức khoẻ. Quản trị điều hành Xem “quản trị chuỗi giá trị”. Mô hình tác động/khuôn khổ kết quả Đây là một chuỗi từ “những đầu ra của dự án” đến “kết quả” và tiếp đến là những “tác động” trực tiếp và gián tiếp. Chuỗi này bao gồm những liên kết nhân quả (“quan hệ nếu-thì”). Các từ đồng nghĩa với mô hình tác động là “khuôn khổ kết quả”, “chuỗi kết quả”, “chuỗi tác động 10
  • 11. hay “cơ chế tác động”. Mô hình tác động là lý thuyết về tác động của một dự án, có nghĩa là nó tổng hợp những giả định về những kết quả mà hành động của dự án có thể sẽ mang lại. Giả định về tác động Các giả định về tác động là những mối “quan hệ nếu – thì” được dự đoán để kết nối các khâu khác nhau trong một mô hình tác động. Chuỗi những giả định về tác động nói cho ta biết những gì chúng ta có thể kỳ vọng từ dự án. Can thiệp (để thúc đẩy chuỗi giá trị) Các can thiệp là những hành động tạm thời của những tổ chức hỗ trợ bên ngoài, với mục đích huy động và/hoặc kết nối các chủ thể trong chuỗi giá trị lại với nhau và xây dựng năng lực cho họ, từ đó thúc đẩy sự thay đổi trong chuỗi giá trị. Ý tưởng là một can thiệp bên ngoài sẽ tạo ra một sự thay đổi bên trong của hệ thống, trong trường hợp này chính là hành vi của các chủ thể trong chuỗi giá trị. Công ty dẫn đầu Công ty dẫn đầu là những công ty buôn bán hay các công ty công nghiệp chủ chốt, đảm nhiệm vai trò điều phối trong chuỗi giá trị. Những chuỗi giá trị có độ hợp nhất cao thường phụ thuộc vào các công ty dẫn đầu vì họ là những người mua chính đối với sản phẩm của chuỗi (xem quản trị chuỗi). Điểm chủ chốt Là một yếu tố trong một hệ thống mà tại đó chỉ một sự can thiệp hay thay đổi nhỏ cũng có tác động lớn đến toàn bộ hệ thống. Cấp vĩ mô Cấp vĩ mô nói đến những tổ chức và cơ quan nhà nước tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi. Thông thường, cấp vĩ mô của một chuỗi giá trị bao gồm chính quyền cấp trung ương, vùng và địa phương, hệ thống tư pháp và các nhà cung cấp các dịch vụ công cộng chủ yếu (đặc biệt là đường xá và cấp nước). Cấp vĩ mô sẽ quyết định chi phí chung của việc làm ăn kinh doanh ở nhiều chuỗi giá trị khác nhau và ở nhiều ngành khác nhau của nền kinh tế. Thị trường/các quan hệ thị trường Thị trường là sự tương tác giữa cung và cầu (người mua và người bán) của những loại hàng hoá và dịch vụ nhất định. Các quy tắc trao đổi có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm của loại hàng hoá được trao đổi (ví dụ như hàng nguyên liệu, hàng dễ hỏng, hàng và dịch vụ đầu tư). Có nhiều hình thức quan hệ thị trường: giao dịch thị trường cơ bản là việc mua đứt bán đoạn một sản phẩm do người bán trưng bày, ví dụ như ở một thị trường truyền thống trên phố (còn gọi là quan hệ thị trường độc lập trên mọt “thị trường hữu hình”). Các hình thức quan hệ thị trường phức tạp có thể là những hợp đồng đặt hàng hay các hợp đồng thầu lại thông thường. Tỉ lệ lợi nhuận (tỉ lệ lợi nhuận/giá thành hay tỉ lệ lợi nhuận/giá bán) 11
  • 12. Tỉ lệ lợi nhuận gộp là hiệu số giữa “doanh thu” và “giá thành”, được thể hiện như số phần trăm của giá thành hay số phần trăm bớt đi trong giá bán. Tỉ lệ lợi nhuận ròng cũng tương tự như vậy, nhưng trừ đi thuế trị giá gia tăng (VAT). Cấp vi mô Trong một chuỗi giá trị, cấp vi mô bao gồm những người vận hành chuỗi giá trị và những nhà cung cấp dịch vụ vận hành chuỗi giá trị. Cấp trung Trong một chuỗi giá trị, cấp trung bao gồm tất cả các chủ thể của chuỗi giá trị cung cấp những dịch vụ hỗ trợ thường xuyên hay đại diện cho những lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi. Các chức năng tại cấp trung bao gồm những nhiệm vụ như nghiên cứu và phát triển công nghệ, thoả thuận về những tiêu chuẩn chuyên môn, các dịch vụ thúc đẩy, marketing chung, và vận động, tuyên truyền chính sách. Những chức năng này được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Các dịch vụ vận hành/ các nhà cung cấp dịch vụ vận hành Các dịch vụ vận hành là các dịch vụ trực tiếp thực hiện các chức năng của chuỗi giá trị thay mặt cho các nhà vận hành chuỗi, hoặc có liên hệ trực tiếp với họ. Do đó, các dịch vụ vận hành là các dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Những dịch vụ này bao gồm các dịch vụ cụ thể của chuỗi giá trị cũng như các dịch vụ kinh doanh nói chung, như dịch vụ kế toán. Sản phẩm Là một nhóm sản phẩm có chung các đặc tính vật lý hữu hình cũng như các dịch vụ có chung đặc tính được bán cho khách hàng. Chuỗi giá trị được xác định bởi một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm, ví dụ như chuỗi giá trị cà chua, hay chuỗi giá trị rau tươi. Năng suất Sản lượng đầu ra trên một đơn vị đầu vào, ví dụ như số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một giờ đồng hồ hay trên một héc-ta. Tăng trưởng vì người nghèo Tăng trưởng vì người nghèo là một mục tiêu được nêu ra nhiều nhất của việc thúc đẩy chuỗi giá trị. Tăng trưởng vì người nghèo có khái niệm tương đối và khái niệm tuyệt đối. Khái niệm tương đối nói rằng tăng trưởng kinh tế là vì người nghèo nếu người nghèo có thể tăng thu nhập của mình lên trên ngưỡng nghèo, ngay cả khi họ không nâng cao được tỉ lệ thu nhập của mình trong tổng thu nhập quốc dân (tỉ lề tăng trưởng dương cho người nghèo). Khái niệm tuyệt đối nói rằng tăng trưởng là vì người nghèo khi thu nhập của những người nghèo nhất (ví dụ như của một phần năm số người nghèo nhất trong tổng dân số) tăng lên ít nhất là bằng hoặc hơn so với thu nhập trung bình (như vậy sự bất bình đẳng sẽ giảm bớt). Tăng trưởng vì người nghèo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phảil àm cho người nghèo tham gia trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, và không bị phụ thuộc vào phúc lợi xã hội. 12
  • 13. Đối tác nhà nước – tư nhân Bất cứ khi nào các công ty tư nhân cùng quan tâm đến những lợi ích chung trong phát triển kinh tế, thì các cơ quan của nhà nước đều có thể thực hiện một số hoạt động phát triển cùng với công ty. Khái niệm “đối tác nhà nước – tư nhân” là để chỉ một dự án chung giữa nhà nước và một công ty tư nhân nhằm thực hiện một số hoạt động nhất định để nâng cấp chuỗi giá trị. Một tiêu chí quan trọng để một cơ quan nhà nước tham gia vào đối tác là các chủ thể khác trong chuỗi giá trị hoặc dân chúng nói chung phải nhận được một phần lợi ích thoả đáng từ mối quan hệ đối tác đó. Ngành/tiểu ngành Nền kinh tế có thể được chia thành các ngành theo những tiêu chí khác nhau. Ở đây, thuật ngữ “ngành” được định nghĩa theo các nhóm thị trường sản phẩm chung. Ví dụ như các ngành có thể là “ngành thực phẩm nông nghiệp, “ngành lâm nghiệp”, “ngành may mặc” hay “ngành du lịch”. Mỗi ngành đều bao gồm các công ty hoạt động trên thị trường tương ứng và những quy tắc thị trường cụ thể. Các ngành có thể được chia nhỏ hơn nữa thành các tiểu ngành, theo các thị trường sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, ví dụ như “tiểu ngành trồng trọt”, “tiểu ngành lâm sản ngoài gỗ”, hay “tiểu ngành du lịch sinh thái”. Cụ thể hoá hơn nữa các tiểu ngành này sẽ dẫn đến các định nghĩa về chuỗi giá trị. Tuy nhiên, cũng chưa có một cách phân nhóm về các ngành, tiểu ngành hay chuỗi giá trị nào được chấp nhận rộng rãi. Trên thực tế, các thuật ngữ có thể chồng chéo nhau. Thuật ngữ ngành (hay ngành kinh tế) là thuật ngữ chung hơn so với tiểu ngành, và trong một ngành thì có nhiều tiểu ngành. Dịch vụ Dịch vụ là các hàng hoá kinh tế do một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Dịch vụ khác với sản phẩm hữu hình, bởi vì việc cung cấp và tiêu dùng dịch vụ có quan hệ mật thiết với nhau. Một sự khác biệt quan trọng là sự khác biệt giữa các dịch vụ tư nhân cung cấp cho khách hàng tư nhân hay cho các doanh nghiệp (dịch vụ B2B), và dịch vụ lợi ích công cộng cung cấp cho những nhóm người khác nhau vì lợi ích tập thể của họ. Trong các chuỗi giá trị, cần phân biệt giữa các dịch vụ vận hành và các dịch vụ hỗ trợ. Một loại dịch vụ nữa là các dịch vụ dành cho thành viên, cung cấp cho những người ở trong một tổ chức, ví dụ như một hợp tác xã, một hiệp hội, hay một ủy ban. Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn là cách để xác định và quy định về chất lượng sản phẩm bằng việc nêu rõ những đặc tính mà một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất ra sản phẩm đó phải có. Điều nà liên quan đến những tính chất nội tại cũng như đạo đức. Các liên kết kinh doanh trong các chuỗi giá trị cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, cũng như những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về sinh thái và xã hội nếu phù hợp. Khi tiêu chuẩn đã được xây dựng và thống nhất, thì cần phải thực hiện các tiêu chuẩn đó – và cũng cần kiểm tra mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn. Những người vận hành đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ (xem cấp chứng chỉ). Dịch vụ hỗ trợ/ các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Khác với các dịch vụ vận hành, các dịch vụ hỗ trợ không trực tiếp hỗ trợ (hay thực hiện) các chức năng cơ bản trong chuỗi giá trị. Ngược lại, các dịch vụ hỗ trợ là các hoạt động đầu tư và chuẩn bị chung, đồng thời có lợi cho tất cả hay ít nhất cũng là một vài nhà vận hành trong chuỗi giá trị. Do đó, các dịch vụ hỗ trợ cung cấp một thứ hàng hoá chung cho các chủ thể của 13
  • 14. chuỗi giá trị. Những ví dụ điển hình về các dịch vụ hỗ trợ là việc đặt ra tiêu chuẩn chuyên môn, cung cấp thông tin về ngành, marketing xuất khẩu chung, tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật có thể ứng dụng chung, hay vận động chính sách. Các dịch vụ hỗ trợ thường được các hiệp hội kinh doanh, các phòng thương mại hay các viện nghiên cứu chuyên ngành của nhà nước cung cấp. Chuỗi cung/quản lý chuỗi cung Khái niệm cơ bản của chuỗi cung cũng tương tự như chuỗi giá trị. Sự khác biệt là ở chỗ chuỗi cung nói đến một loạt các chức năng sản xuất (đầu chuỗi) và marketing (cuối chuỗi) của các doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là các công ty đầu mối. Do đó, quản lý chuỗi cung là một công cụ quản lý kinh doanh hơn là một khái niệm phát triển. Chuỗi cung quan tâm đến các vấn đề hậu cần hơn là việc phát triển thị trường. Chi phí giao dịch Ngoài chi phí sản xuất và marketing tại mỗi khâu trong chuỗi giá trị, những quan hệ thị trường giữa nhà cung cấp và người mua thường làm phát sinh “chi phí giao dịch”. Những chi phí này bao gồm chi phí tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm kiếm thông tin và sàng lọc thị trường, chi phí đàm phán, theo dõi và cưỡng chế thực hiện hợp đồng. Chi phí giao dịch cao thường là kết quả của những yếu tố kém hiệu quả của thị trường, ví dụ như độ minh bạch của thị trường kém, thiếu các tiêu chuẩn và phân thứ hạng cho sản phẩm, hay những yếu kém trong môi trường kinh doanh. Có thể giảm những chi phí giao dịch này bằng cách tổ chức thị trường tốt hơn và cải thiện mức độ phối hợp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp/nâng cấp chuỗi Thuật ngữ “nâng cấp” dùng để chỉ con đường phát triển của chuỗi giá trị. Gary Gereffi đã phân biệt giữa khái niệm “nâng cấp sản phẩm”, tức là việc đổi mới, đa dạng hoá hay cải tiến sản phẩm cuối cùng, với khái niệm “nâng cấp quy trình”, tức là cải tiến công nghệ sản xuất, tiêu thụ và hậu cần. Những hình thức nâng cấp này sẽ cải tiến được độ hiệu quả nói chung. “Nâng cấp chức năng” có nghĩa là việc chuyển các chức năng của chuỗi giá trị từ một người vận hành này sang một người vận hành khác (ví dụ như chuyển khâu sơ chế sang cho nông dân). Điều này dẫn đến việc phân bổ giá trị gia tăng sẽ khác đi dọc theo các khâu trong chuỗi giá trị. Trong thuật ngữ của ValueLinks, nâng cấp nói về các hoạt động ở nhiều khía cạnh nhằm “cải thiện các liên kết kinh doanh, các hiệp hội, và các đối tác”, “tăng cường cung và cầu dịch vụ” và “đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn và cải thiện chính sách và môi trường kinh doanh cho chuỗi”. Một khía cạnh nữa là việc ở rộng năng lực sản xuất nhằm tăng lượng hàng bán ra. Chiến lược nâng cấp Một chiến lược nâng cấp là một thoả thuận giữa các chủ thể trong chuỗi về những biện pháp chung nhằm nâng cấp chuỗi. Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi (doanh thu của chuỗi = giá bán cối cùng * số lượng bán ra). Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung 14
  • 15. cấp, và giá của những hàng trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ không được coi là mắt xích trong chuỗi. Nói tóm lại, “giá trị mà được cộng thêm vào hàng hoa hay dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đó” (McCormick/Schmitz). Một phần của giá trị gia tăng được tạo ra được giữ lại trong chuỗi (=giá trị được giữ lại), còn một phần khác thì được giữ lại bởi những nhà cung cấp nằm ngoài chuỗi. Giữ lại giá trị/ giá trị được giữ lại Là giá trị tăng thêm được tạo ra nhờ việc nâng cấp chuỗi giá trị, và giá trị này được giữ lại với các nhà vận hành chuỗi. Chuỗi giá trị (VC) Một chuỗi giá trị là: - một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, đến việc cuỗi cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng (đây là quan điểm theo chức năng đối với chuỗi giá trị). - Là một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán, và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi (hay còn gọi là khâu). Quản trị chuỗi giá trị Quản trị là cách phối hợp các hoạt đông kinh doanh theo chiều dọc trong chuỗi giá trị. Theo thuật ngữ được Gary Gereffi định nghĩa, chúng ta có thể phân biệt những hình thức quản trị khác nhau, trong đó hình thức quan trọng nhất là thị trường, các chuỗi giá trị theo mô-đun, các mối quan hệ bất đắc dĩ, và hợp nhất theo chiều dọc. Trong khi trong một chuỗi giá trị theo mô-đun, một nhà cung cấp độc lập có thể chế tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của người mua, thì các mối quan hệ bất đắc dĩ lại nói đến một hình thức quản trị trong đó những nhà cung cấp nhỏ phải lệ thuộc vào một công ty đầu mối lớn hơn nhiều. Bản đồ chuỗi giá trị/lập bản đồ chuỗi giá trị Bản đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về những cấp độ vi mô và cấp trung của chuỗi giá trị. Theo định nghĩa về chuỗi giá trị, bản đồ giá trị bao gồm mọt bản đồ chức năng kèm với một bản đồ về các chủ thể của chuỗi. Lập bản đồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết phải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị. Người vận hành chuỗi giá trị Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty công nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ. Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị, họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm). Do đó, nhà vận hành chuỗi và nhà cung cấp dịch vụ vận hành là hai khái niệm khác nhau. Nhà cung cấp dịch vụ vận hành là nhà thầu phụ được các nhà vận hành thuê lại. 15
  • 16. Tuy nhiên, trong một chuỗi giá trị dịch vụ, những người vận hành chuỗi lại bao gồm cả doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng (dù đó là một khách hàng cá nhân hay là một công ty), cũng như các nhà cung cấp chuyên biệt khác chuyên cung cấp đầu vào và các dịch vụ (thứ cấp) ở những khâu đầu của chuỗi. Thúc đẩy chuỗi giá trị Thúc đẩy chuỗi giá trị có nghĩa là hỗ trợ sự phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện từ bên ngoài cho một chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị. Tạo ra giá trị/giá trị được tạo ra Là giá trị tăng thêm được tạo ra nhờ việc nâng cấp chuỗi giá trị. Chủ thể trong chuỗi giá trị Thuật ngữ này bao gồm tất cả các các nhân, doanh nghiệp và các cơ quan của nhà nước có quan hệ với một chuỗi giá trị, cụ thể là những người vận hành chuỗi, các nhà cung cấp dịch vụ vận hành, và những nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Nói rộng hơn, một số cơ quan nhà nước tại cấp vĩ mô cũng có thể được coi là chủ thể của chuỗi nếu họ thực hiện những chức năng quan trọng trong môi trường kinh doanh của chuỗi. Người hỗ trợ chuỗi giá trị/ nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ Những người hỗ trợ chuỗi giá trọ cung cấp những dịch vụ hỗ trợ chuõi và đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi. Họ thuộc về cấp trung của chuỗi giá trị. Phối hợp theo chiều dọc / hợp nhất theo chiều dọc Khi chuỗi giá trị được nâng cấp, sự phối hợp theo chiều dọc giữa các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị cũng tăng lên. Điều này có nghĩa là những mối quan hệ được điều tiết thông qua các thoả thuận và các hợp đồng bằng văn bản. Chức năng điều phối hoạt động này thường được một công ty đầu mối thực hiện. Ở cấp độ cao nhất, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp và người mua sẽ được “hợp nhất” tới mức các chức năng sản xuất và marketing của nhà cung cấp sẽ hoàn toàn bị kểm soát bởi công ty mua (xem quản trị chuỗi giá trị). Tầm nhìn/ xác định tầm nhìn (để phát triển chuỗi giá trị) Thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải có một tầm nhìn chiến lược. Tầm nhìn này mô tả sự thay đổi mà chúng ta mong muốn đối với chuỗi giá trị, trả lời cho câu hỏi: sau năm năm nữa, chuỗi giá trị của chúng ta trông sẽ như thế nào? Một điều vô cùng quan trọng là phải đảm bảo rằng tầm nhìn được các chủ thể và các tổ chức hỗ trợ chuỗi giá trị cùng nhau xây dựng và chia sẻ, để có thể đạt được các mục tiêu vận hành và tạo điều kiện cho việc phối hợp các hoạt động nâng cấp chuỗi. 16
  • 17. ValueLinks Các biểu tượng lập bản đồ chuỗi trong các hội thảo đào tạo và tài liệu đào tạo Hình và mầu các tấm thẻ sử dụng trong hội thảo Hình các tấm thẻ trong tài liệu màu đen trắng Cấp độ của chuỗi giá trị có sử dụng những biểu tượng này Cấp vi mô Khâu trong chuỗi giá trị Văn bản Hoạt động kinh doanh cụ thể Người vận hành chuỗi giá trị Mối liên kết giữa các nhà vận hành Thị trường cuối cùng trong chuỗi giá trị Cấp trung và vĩ mô Người hỗ trợ chuỗi giá trị Người tạo điều kiện cho chuỗi giá trị Tất cả các cấp độ trong chuỗi giá trị Hạn chế 17
  • 18. Tiềm năng Văn bản Hành động 18
  • 19. ValueLinks Module 0 Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị hay không Các nội dung chính: Nội dung chính của Module này ………………………………………………………….. Các nhiệm vụ trong việc nhận thức về thúc đẩy chuỗi giá trị cho phát triển ………….. (Nhiệm vụ 0.1) Đánh giá tiềm năng và các hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị……. (Nhiệm vụ 0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp cận phát triển khác …. Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với phát triển kinh tế vùng ………………………….. Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với phát triển thị trường dịch vụ ……………………. Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên …………………… Tài liệu tham khảo và các trang web ………………………………………………………. 19
  • 20. ValueLinks Module 0 Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị hay không Nội dung chính của Module này Xuất phát điểm của cuốn Cẩm nang này, và cũng là mục tiêu cơ bản mà cuốn Cẩm nang này cố gắng đóng góp phần nào, chính là sự tăng trưởng vì người nghèo. Khái niệm tăng trưởng vì người nghèo dựa trên một tiền đề cơ bản là chỉ có tăng trưởng kinh tế và sự thành công trên thị trường của người nghèo mới có thể mang lại một giải pháp bền vững cho vấn đề nghèo đói. Bất cứ khi nào người nghèo có thể tham gia vào các thị trường sản phẩm, ví dụ như ở những thị trường thực phẩm hay chế tạo sản phẩm sử dụng nhiều lao động, việc thúc đẩy chuỗi giá trị có liên quan cũng có thể góp phần giúp họ thoát khỏi đói nghèo. Hộp 0.1 đưa ra hai định nghĩa tiêu chuẩn về tăng trưởng vì người nghèo, cả hai định nghĩa này đều liên quan tới việc tăng thu nhập cho người nghèo. Hộp 0.1 Hai định nghĩa về tăng trưởng vì người nghèo Khái niệm tương đối về tăng trưởng vì người nghèo Tăng trưởng kinh tế được coi là vì người nghèo nếu như thu nhập của người nghèo tăng nhanh hơn so với thu nhập của những người không nghèo (nhờ đó sự bất bình đẳng giữa người nghèo và người không nghèo sẽ giảm bớt). Khái niệm tuyệt đối về tăng trưởng vì người nghèo Tăng trưởng kinh tế được coi là vì người nghèo nếu như người nghèo tăng được thu nhập của mình trên ngưỡng nghèo, cho dù tỉ lệ thu nhập của họ trong tổng thu nhập quốc dân không tăng lên (có nghĩa là một tốc độ tăng trưởng dương cho người nghèo). Nguồn: trích từ A.McKay, 2005. Mặc dù nghèo về thu nhập là trọng tâm của việc phát triển theo định hướng thị trường, song các khía cạnh khác của nghèo đói cũng cần được xem xét. Quyền sở hữu tài sản, sự tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ xã họi, hay sự tham gia vào đời sống chính trị cũng là những nhân tố có thể giúp người nghèo có khả năng tham gia vàokinh doanh, nhờ đó có được thu nhập tốt hơn trong tương lai. Module đầu tiên trong ValueLinks này giới thiệu về phương pháp tiếp cận phát triển “thúc đẩy chuỗi giá trị”, đặt nó trong bối cảnh rộng hơn của các chiến lược phát triển để giảm nghèo. Module này cũng đưa ra những tiêu chí để thực hiện thúc đẩy chuỗi giá trị như một chiến lược của một dự án phát triển. Thúc đẩy chuỗi giá trị có thể là một dự án độc lập, hoặc là mọt hợp phần trong một chương trình phát triển có sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nữa. 20
  • 21. Thúc đẩy chuỗi giá trị là gì? Thúc đẩy chuỗi giá trị giúp tăng trưởng kinh tế - như một điều kiện cần thiết để tăng thu nhập – bằng cách đảm bảo rằng thu nhập tăng thêm được tạo ra sẽ thực sự đem lại lợi ích cho những nhóm người nghèo. Điều này phải đạt được thông qua việc tăng cường cách thức hoạt động của các thị trường sản phẩm thương mại liên quan đến người nghèo, bằng cách cải thiện sự tiếp cận của họ đối với các thị trường này, và/hoặc bằng cách gây ảnh hưởng đến kết quả phân phối của các quy trình trên thị trường. Do đó, thúc đẩy chuỗi giá trị vận dụng những lực lượng thị trường để đạt được các mục tiêu phát triển. Nó hướng đến các cơ hội kinh doanh, và cố gắng phát huy những tiềm năng kinh tế sẵn có hoặc đang nổi lên của người nghèo. Do đó, thúc đẩy chuỗi giá trị về cơ bản là một cách tiếp cận phát triển – và rõ ràng cần được phân biệt với khái niệm quản lý chuỗi cung cấp. Trong khi thúc đẩy chuỗi giá trị có một quan điểm vì lợi ích chung, thì quản lý chuỗi cung cấp lại nhằm tối ưu hoá những công việc hậu cần của việc tìm kiếm nguồn đầu vào và marketing sản phẩm – tức là nhìn từ góc độ của một công ty đầu mối cụ thể nào đó. Quản lý chuỗi cung cấp là một công cụ quản lý tư nhân và có phạm vi hẹp hơn nhiều. Thúc đẩy chuỗi giá trị có thể được kết hợp với các cách tiếp cận phát triển khác. Nhưng nó không thể dùng để thay thế cho các chiến lược tăng trưởng vì người nghèo khác. Các nhiệm vụ trong việc nhận thức về thúc đẩy chuỗi giá trị cho phát triển Điểm đầu tiên và quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định đang có ý định tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị là phải kiểm tra lại tiền đề cơ bản của tăng trưởng vì người nghèo: liệu chúng ta có khả năng đến đâu trong việc đạt được cùng một lúc hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong một bối cảnh phát triển cụ thể? Module này đưa ra những tiêu chí để đánh giá những tiềm năng và hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị như một cách để giảm nghèo. Tuỳ thuộc vào câu trả lời đối với câu hỏi trên mà việc thúc đẩy chuỗi giá trị có thể được kết hợp với các phương pháp tiếp cận phát triển khác để chuẩn bị và bổ sung cho sự phát triển của các thị trường sản phẩm. Điều này dẫn đến một loạt các cân nhắc khác nữa liên quan đến việc thiết kế các chương trình phát triển trong đó việc thúc đẩy chuỗi giá trị chỉ là một hợp phần trong số nhiều hợp phần khác. Để đảm bảo rằng việc thúc đẩy chuỗi giá trị thực sự đóng góp vào việc giảm nghèo, chúng tôi phân biệt giữa hai nhiệm vụ: • (Nhiệm vụ 0.1) Đánh giá tiềm năng và những hạn chế của việc thúc đây chuỗi giá trị trong một bối cảnh phát triển cụ thể • (Nhiệm vụ 0.2) Kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với những cách tiếp cận phát triển khác Nhiệm vụ đầu tiên bao gồm kiểm tra xem đã có đầy đủ những điều kiện tối thiểu để người nghèo tham gia vào thị trường thương mại hay chưa. Nếu thiếu một số điều kiện, thiết kế một chương trình phát triển có thể bao gồm thêm một số cách tiếp cận khác để chuẩn bị và hỗ trợ cho một hợp phần về thúc đẩy chuỗi giá trị. Ngay cả khi có tiềm năng rất hứa hẹn, vẫn cần phải đặt ra những ranh giới xa hơn – xác định phạm vi của các can thiệp và lựa chọn các chuỗi giá trị cụ thể. Khía cạnh này của thiết kế chương trình được đề cập đến trong Module 1 của ValueLinks. 21
  • 22. (Nhiệm vụ 0.1) Đánh giá tiềm năng và những hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị Trước khi tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị, những nhà hoạch định chính sách phát triển cần phải tìm hiểu xem cần phải có những điều kiện nào để quan điểm chuỗi giá trị là thực sự phù hợp trong việc giải quyết vấn đề đói nghèo. Trên thực tế, việc hỗ trợ cho các nhóm người nghèo trong bối cảnh của thị trường sản phẩm có thể là chưa đủ, vì tiềm năng kinh tế và năng lực cạnh tranh của người nghèo thường bị hạn chế bởi những vấn đề chung ở rất nhiều nếu không muốn nói là tất cả các chuỗi giá trị. Hộp 0.2 liệt kê những hạn chế ảnh hưởng đến sự tham gia của người nghèo vào các thị trường thương mại. Hộp 0.2 Khái niệm: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người nghèo vào các thị trường thương mại Những nhân tố chung hạn chế sự tham gia thị trường của người nghèo Môi trường và chính sách kinh doanh • Môi trường kinh doanh thường chứa đựng nhiều rủi ro hơn và chi phí làm ăn tương đối đắt hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp lớn,. Tiếp cận với các thị trường dịch vụ liên ngành • Những người nông dân hỏ và các doanh nghiệp siêu nhỏ chịu ảnh hưởng tiêu cực của những điều kiện tiếp cận vào các thị trường tài chính chính thức đòi hỏi phải có thế chấp và bảo lãnh. • Do quy mô hoạt động còn nhỏ, nên các nhà sản xuất nhỏ thường gặp phải những vấn đề về tiếp cận đối với đầu vào và các thị trường dịch vụ kinh doanh. Tài sản sản xuất và quyền sở hữu tài sản • Những vấn đề về trình độ giáo dục thấp và vấn đề về sức khoẻ khiến cho người nghèo bị thiệt thòi trên thị trường lao động. • Việc thiếu tài sản và không có quyền sở hữu tài sản đối với đất và nước đã hạn chế đáng kể việc đầu tư của nông dân. Các điều kiện về vị trí • Nghèo đói thường tập trung vào những vùng xa xôi, có địa hình khó khăn phức tạp; ở những vùng đó, việc tiếp cận thị trường bị hạn chế đáng kể - làm tăng chi phí marketing và ngăn cản đầu tư. Nguồn: tự biên soạn 22
  • 23. Việc thiết kế một cách tiếp cận theo chuỗi giá trị cần phải tính đến những yếu tố này. Vì ở mỗi thị trường khác nhau, mức độ phù hợp của các yếu tố này lại khác nhau, cho nên khả năng đảm bảo rằng tăng trưởng sẽ dẫn đến giảm nghèo còn phụ thuộc vào việc lựa chọn kỹ lưỡng những thị trường sản phẩm cần phải phát triển. Một phương án là đầu tiên nên lựa chọn những chuỗi giá trị có ít khó khăn nhất đối với những người nghèo tự doanh. Một phương án khác là nên đạt được những gì tốt nhất có thể trong điều kiện khó khăn hiện nay. Ví dụ như, ngay cả khi một vùng có vị trí xa xôi khó khăn, thì vùng đó vẫn có thể sản xuất ra một mặt hàng đặc sản nào đó, hay có thể hấp dẫn đối với khách du lịch. Như vậy, hạn chế có thể được chuyển thành cơ hội. Một số điều kiện khó khăn chỉ đúng với những người nghèo tự doanh hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ. Ta có thể khắc phục những khó khăn đó bằng cách tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động, tạo ra cơ hội việc làm cho người nghèo. Như vậy tác động vì người nghèo sẽ không phải là giúp cho những nông dân nghèo và các doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận với thị trường, mà là tạo ra những việc làm nhờ có thúc đẩy chuỗi giá trị. Việc phân tích những điều kiện và cơ hội cụ thể là một phần trong quá trình lựa chọn chuỗi giá trị cần được thúc đẩy. Module 1 của cuốn cẩm nang này chủ yếu là để trả lời câu hỏi trên. Tuy nhiên, trong trường hợp những nhân tố đề cập đến trong hộp 0.2 trở nên quá phổ biến đến nỗi việc thúc đẩy chuỗi giá trị không thể khắc phục được, thì chính sách phát triển cần phải cân nhắc lại phương pháp tiếp cận phát triển nói chung: câu hỏi ở đây là liệu việc thúc đẩy chuỗi giá trị vẫn còn phù hợp hay không nếu được bổ sung bằng những can thiệp nhằm vào những vấn đề liên ngành một cách riêng biệt. Nếu không, cần phải chuyển trọng tâm, từ thúc đẩy chuỗi giá trị sang một phương pháp tiếp cận khác hướng đến giảm nghèo. Một quy tắc chung trong việc cân nhắc những phương án này là xem xét mức độ nghiêm trọng của vấn đề đói nghèo và mối quan hệ giữa các hạn chế. Nền kinh tế càng kém phát triển thì những nhân tố hạn chế nêu trong họp 0.2 càng trở nên quan trọng. Tổ chức OECD đã đưa ra một cách phân loại rất hữu ích về các tình trạng nghèo đói ở nông thôn (“Thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng vì người nghèo”, 2006). OECD-DAC đã phân biệt năm “thế giới nông thôn” khác nhau tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và định hướng thị trường, từ “nông nghiệp thương mại quy mô lớn (“thế giới nông thon 1”) đến “các hộ gia đình nông thôn nghèo kinh niên, nhiều hộ gia đình không còn hoạt động kinh tế nữa” (“thế giới nông thôn 5”). Những thế giới nông thôn kém phát triển nhất đều chứa đựng những vấn đề liên quan đến nghèo đói rất phức tạp, hạn chế tầm quan trọng của các phương pháp tiếp cận theo định hướng thị trường – mà thúc đẩy chuỗi giá trị là một trong những phương pháp đó. Mặc dù khó có thể xác định một “ngưỡng” phân định thật rạch ròi, mà dưới ngưỡng đó việc thúc đẩy chuỗi giá trị trở nên không khả thi, song rõ ràng là có những giới hạn tuyệt đối. Chắc chắn là việc thúc đẩy chuỗi giá trị sẽ không có nhiều tác dụng trong những điều kiện nghèo cùng cực như trong “thế giới nông thôn 5”. Khi vẫn còn những trở ngại đối với sự tham gia kinh tế, thì những nhóm người nghèo sẽ tiếp tục không được hưởng những lợi ích từ tăng trưởng kinh tế. Trong những trường hợp như vậy, những can thiệp về quyền sở hữu đất và nước, sự tiếp cận đối với giáo dục hay các dịch vụ y tế cơ bản, các tổ chức xã hội, hay thậm chí việc chuyển giao các phúc lợi xã hội cần phải được ưu tiên trước khi tiến hành bất cứ sự phát triển theo định hướng thị trường nào. May mắn là ranh giới phân định giữa những người nghèo có tiềm năng “cạnh tranh” và những người “không có năng lực cạnh tranh” có thể được thay đổi. Ngay cả những người với mức thu nhập dưới 1 đô-la một ngày cũng có thể trở thành những đối tác kinh tế thú vị. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có những cơ hội kinh doanh quan trọng ngay tại “đáy của kim tự tháp kinh tế”: một ví dụ là thị trường điện thoại làng xã ở Bangladesh, trong đó những người “phụ nữ điện thoại” nghèo bán thời gian sử dụng điện thoại di động cho những người dân cùng làng, nhờ đó nâng cao thu nhập và cung cấp một dịch vụ có lợi cho cả khách hàng của họ nữa (S.Hart, 2005, trang 119). 23
  • 24. Khắc phục những tác động tiêu cực tiềm tàng của việc phát triển theo định hướng thị trường Những người làm công tác phát triển cần phải ý thức được về những ảnh hưởng tiêu cực có thể của việc sử dụng phương pháp tiếp cận phát triển thị trường mang tính thương mại. Một vấn đề là những hậu quả của sự thay đổi cơ cấu: việc thúc đẩy các thị trường cạnh tranh có thể đẩy những nhà sản xuất truyền thống ra ngoài lề trong những ngành sản xuất quy mô nhỏ hay sản xuất nông nghiệp, trong khi lại mang lại lợi ích cho những nhà sản xuất lớn hơn và có hiệu quả hơn. Chỉ phát huy lợi thế duy nhất là giá thành rẻ và nhân công rẻ có thể dẫn đến sự hợp nhất thị trường, nhưng có thể lại không đem lại tác động giảm nghèo đáng kể nào cả (khái niệm này được gọi là “mặt trái” của hợp nhất thị trường). Bất kỳ sự đầu tư nào vào việc nâng cao năng suất ở những thị trường thực phẩm có tính cạnh tranh cao nhưng giá trị thấp sẽ khiến cho giá bán giảm xuống. Ngược lại, việc sản xuất hoa màu quy mô nhỏ trong thế độc canh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực. Ngoài ra, còn cần chú ý đặc biệt đến những điều kiện mà những nhóm người lao động dễ bị tổn thương (người di cư và lao động giản đơn) tham gia vào nền kinh tế. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của những hạn chế kể trên mà quan điểm chuỗi giá trị phải được bổ sung bằng những can thiệp khác, nhằm vào khả năng nói chung của người nghèo trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. Một lựa chọn là nên tập trung theo vùng lãnh thổ, giải quyết những điều kiện về cơ sở hạ tầng cho những vùng sâu vùng xa, hoặc khắc phục những hạn chế về hành chính đối với người nghèo hay những vấn đề chung về tiếp cận dịch vụ. Trên thực tế, hầu hết các chương trình phát triển đều kết hợp nhiều loại can thiệp khác nhau. Những sự kết hợp điển hình giữa thúc đẩy chuỗi giá trị với các phương pháp tiếp cận phát triển khác được đề cập sâu hơn ở phần 0.2 dưới đây. (Nhiệm vụ 0.2) Kết hợp giữa thúc đẩy chuỗi với các phương pháp tiếp cận khác Việc thúc đẩy tăng trưởng vì người nghèo có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh tế đang cần được thúc đẩy. Hộp 0.3 cho thấy những phương pháp tiếp cận đó có mối quan hệ với nhau như thế nào: sự khác biệt cơ bản là giữa quan điểm ngành và quan điểm không gian về phát triển kinh tế. Trong khi phát triển kinh tế địa phương và vùng miền tập trung vào việc tăng cường năng lực cạnh tranh của một địa phương hay nền kinh tế của địa phương và của vùng, quan điểm ngành lại nhằm mục tiêu phát huy tiềm năng tăng trưởng của một thị trường nhất định. Quan điểm ngành còn có thể được cụ thể hoá hơn nữa thành các thị trường hàng tiêu dùng và các thị trường dịch vụ và nguồn lực. Thep quan điểm của một thị trường sản phẩm (có nghĩa là theo quan điểm về chuỗi giá trị), những người nghèo đóng vai trò là những nhà sản xuất và cung cấp những sản phẩm trên thị trường. Còn theo quan điểm dịch vụ kinh doanh hay quan điểm phát triển tài chính vi mô thì những người nghèo lại được coi là khách hàng của một hệ thống các dịch vụ dành cho người nghèo cần được thiết lập. Việc đặt trọng tâm vào chính sách kinh tế và moi trường kinh doanh là một quan điểm bao trùm trong tăng trưởng vì người nghèo. Do đó, việc thúc đẩy chuỗi giá trị chỉ là một trong một vài khả năng để cụ thể hoá phát triển kinh tế mà thôi. 24
  • 25. Hộp 0.3 Khái niệm/hình mẫu: Các cấp độ quan điểm về phát triển kinh tế Các quan điểm về phát triển kinh tế (in đậm) và các phương pháp tiếp cận phát triển (in nghiêng) Thị trường sản phẩm - Thúc đẩy chuỗi giá trị Quan điểm về các tiểu ngành và thị trường Thúc đẩy tăng trưởng Thị trường dịch vụ và vì người nghèo bằng thị trường nguồn lực việc phát triển kinh - Phát triển dịch vụ KD tế thị trường - Tài chính vi mô Quan điểm về vị trí địa lý - Quản lý đất đai - Phát triển kinh tế địa phương Quan điểm về chính sách và môi trường kinh doanh - Cải thiện môi trường đầu tư Nguồn: Tự biên soạn Các quan điểm khác nhau nói trên không loại trừ lẫn nhau. Trong thực tiễn phát triển, các phương pháp tiếp cận theo ngành và theo lãnh thổ thường được kết hợp với nhau, và việc thúc đẩy chuỗi giá trị trở thành một hợp phần trong những chương trình phát triển kinh tế và nông thôn lớn hơn. Các thiết kế chương trình điển hình đều có sự kết hợp giữa: - Thúc đẩy chuỗi giá trị và phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ (phát triển kinh tế nông thôn hay phát triển nông thôn) - Thúc đẩy chuỗi giá trị và phát triển thị trường dịch vụ kinh doanh (BDS) - Thúc đẩy chuỗi giá trị và tư vấn chính sách kinh tế Quan điểm về các thị trường cụ thể trong phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị cũng kết hợp tốt với các chương trình phát triển trong các lĩnh vực về quản lý nguồn tài nguyên, đặc biệt là việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng nhiệt đới, các hệ sinh thái biển và đa dạng 25
  • 26. sinh học. Một nguyên tắc cốt lõi trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên này là việc sử dụng chúng một cách bền vững. Do đó, việc phát triển các thị trường cho các sản phẩm thiên nhiên có xuất xứ từ những khu vực được bảo hộ cũng có thể là một hợp phần trong các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các phần sau đây đề ra những tiêu chí để tìm hiểu về các tác động cộng ưởng tiềm tàng và tính bỏ sung lẫn nhau giữa việc thúc đẩy chuỗi giá trị và các các tiếp cận phát triển khác theo ý tưởng là việc kết hợp các quan điểm phát triển có thể khiến cho tác động được tăng cường hơn. Kết hợp giữa việc thúc đẩy chuỗi giá trị và phát triển kinh tế vùng miền Phát triển kinh tế địa phương (và vùng miền) là một cách tiếp cận phát triển đã được đề cập nhiều trong các tài liệu và được các tổ chức phát triển sử dụng rộng rãi. Hộp 0.4 mô tả ngắn gọn khái niệm này. Các quan điểm phát triển kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ có tác dụng bổ sung cho nhau. Việc đặt trọng tâm vào một vùng miền nhất định cũng xem xét đến các ngành kinh tế đang hoạt động tại địa phương đó. Việc phân tích tiềm năng kinh tế của những ngành đó bắt đầu với việc xem xét đa ngành, từ đó mới xác định thị trường và các chuỗi giá trị có tiềm năng. Ngược lại, việc đặt trọng tâm vào một ngành hay chuỗi giá trị cụ thể cho phép chúng ta nhìn nhận tất cả các mối liên kết kinh doanh dẫn đến thị trường cho người tiêu dùng cuối cùng. Việc phân tích chuỗi giá trị thường cho ta thấy những nhân tố quan trọng của vùng miền; những nhân tố này cần được giải quyết thoả đáng để tăng tính cạnh tranh cho vùng miền đó. Hộp 0.4 Khái niệm: Phát triển kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ (LRED) Phát triển kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ Phát triển kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ là một chiến lược để thúc đẩy nền kinh tế của các địa phương và vùng lãnh thổ. Các mục tiêu chủ yêu của cách tiếp cận LRED là tạo ra những điều kiện khung thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh tại một địa phương cụ thể, dỡ bỏ các rào cản về hành chính, tăng cường tính cạnh tranh của địa phương để thu hút các nhà đầu tư mới, và củng cố các doanh nghiệp địa phương và các chu kỳ kinh doanh ở địa phương. LRED giúp cho các bên liên quan của một vùng miền thực hiện những sáng kiến để cùng thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương bằng cách thiết lập các mối liên kết giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, và các nhóm lợi ích trong xã hội dân sự. Các chiến lược phát triển địa phương được dựa trên tiềm năng phát triển kinh tế, các nguồn lực và điều kiện thể chế của vùng miền đó. Một khái niêm có liên quan là “thúc đẩy kinh tế cộng đồng”. Nguồn: Tự biên soạn Do đó, một sự kết hợp giữa cả hai quan điểm trên có thể tạo ra những tác động cộng hưởng quan trọng. Tác dụng cộng hưởng này có hai tác dụng, như được trình bày trong Hộp 0.5. Hộp 0.5 Khái niệm: Tác dụng cộng hưởng giữa cách tiếp cận ngành và vùng lãnh thổ Tác dụng của quan điểm phát triển theo vùng lãnh thổ đối với việc thúc đẩy chuỗi giá trị: • điều chỉnh các nhân tố về địa điểm để đáp ứng các yêu cầu về phát triển chuỗi giá trị, 26
  • 27. đặc biệt là về cơ sở hạ tầng địa phương, hệ thống hành chính địa phương và việc cung cấp các dịch vụ công • quản lý xung đột giữa các nhu cầu khác nhau của các chuỗi khác nhau đối với nguồn lực tài nguyên và các nhân tố sản xuất khan hiếm) • giải quyết mối quan hệ lẫn nhau và bổ sung cho nhau của các chuỗi giá trị Tác dụng của quan điểm chuỗi giá trị đối với phát triển kinh tế địa phương: • Củng cố kinh tế địa phương, xác định những ngành trong vùng có nhiều tiềm năng nhất về thị trường và phát triển • Thúc đẩy xuất khẩu từ địa phương, phát huy tính cạnh tranh của các nhà sản xuất, hội nhập vào các chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế Phân tích giá trị gia tăng được tạo ra trong vùng và xây dựng các chién lược nhằm nâng cao mức độ đóng góp của địa phương đó. Nguồn: Tự biên soạn Để có thể khai thác triệt để những tác dụng cộng hưởng tiềm tàng nói trên, các chương trình phát triển phải phối hợp việc lựa chọn các vùng và việc lựa chọn các chuỗi giá trị cần được hỗ trợ. Trên thực tế, việc thúc đẩy một nền kinh tế của một vùng miền mà không sử dụng quan điểm chuỗi giá trị để tận dụng tiềm năng kinh tế của địa phương thì sẽ khó có hiệu quả. Một điều hiển nhiên là tác dụng cọng hưởng sẽ là lớn nhất khi thị trường cuối cùng của một chuỗi giá trị được đặt ở chính địa phương đó. Trong trường hợp này, thúc đẩy chuỗi giá trị là nói đến chuỗi giá trị địa phương hay “các cụm kinh tế địa phương”, kết hợp giữa các can thiệp phát triển cụ thể của địa phương với can thiệp cụ thể về thị trường. Do đó, ở đây có một mối quan hệ chặt chẽ và tương tác với cách tiếp cận phát triển theo cụm (xem Pietrobelli và Rabellotti, 2004). Hộp 0.6 Trường hợp: Kết hợp cách tiếp cận theo ngành và cách tiếp cận theo vùng lãnh thổ ở Lào Các sản phẩm trên thị trường có tiềm năng kinh tế và tăng trưởng vì người nghèo Các tỉnh bắc và tây Lào là đối tượng của Chương trình “Phát triển nông thôn ở vùng núi”, Lào Cao su Du lịch sinh thái Gạo Gỗ Vỏ cây possa Luang Namtha x x Sayabouri x x x Bokeo x x x Nguồn: dựa trên thông tin của Chương trình RDMA, GTZ Lào Ví dụ trong Hộp 0.6 cho thấy phát triển kinh tế vùng miền có thể dẫn đến một quan điểm về chuỗi giá trị như thế nào. Chương trình RDMA ở Lào được triển khai ở một số huyện tại ba tỉnh miền bắc nước Lào. Việc phân tích tiềm năng kinh tế vùng ở từng miền đã cho thấy một danh mục các sản phẩm có tiềm năng, ví dụ như mủ cao su để xuất khẩu sang Trung Quốc, vỏ cây Po Saa - một lâm sản ngoài gỗ cung cấp nguyên liệu để sản xuất giấy thủ công có chất lượng cao, chủ yếu là để xuất khẩu sang Thái Lan, nhưng cũng để ché biến trong nước, hay gạo để phục vụ tiêu dùng ở các hu đô thị của Lào. Hầu hết các sản phẩm này đều có thị 27
  • 28. trường vươn ra ngoài biên giới của tỉnh. Điều này có nghĩa là việc phát triển thị trường cần phải có sự tham gia của các chủ thể khác trong chuỗi giá trị nằm ở những địa bàn khác. Trường hợp sản phẩm du lịch sinh thái đặc biệt đáng chú ý: ngành du lịch có sự tham gia của các công ty du lịch quốc tế ở châu Âu và Mỹ. Để phát triển các điểm du lịch trong vùng, các nhà hoạch định phát triển cần phải tìm kiếm những trung gian bên ngoài khu vực để nâng cao doanh số. Mối liên kết giữa vùng miền và ngành cũng rất quan trọng khi xuất phát điểm là chuỗi giá trị. Ví dụ như, loại ca cao chất lượng cao của E-cua-đo, một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, có nguồn gốc từ một vài địa phương nổi tiếng của nước này. Việc thúc đẩy ngành sản xuất ca cao làm nảy sinh nhu cầu phải giải quyết các vấn đề về công nghệ và dịch vụ trên quy mô cả vùng. Khía cạnh không gian lãnh thổ của chuỗi giá trị có mối tương tác với các can thiệp hỗ trợ cho việc phi tập trung hoá và lập kế hoạch vùng. Ví dụ như, việc đầu tư vào sản xuất mật ong hữu cơ đòi hỏi phải sử dụng đất có tổ chức, và cấm các hoạt động nông nghiệp thâm canh ở một số địa điểm nhằm ngăn chặn việc ảnh hưởng đến chất lượng của mật ong. Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với phát triển thị trường dịch vụ Việc phát triển cung và cầu dịch vụ cho doanh nghiệp là những nhân tố then chốt của việc thúc đẩy chuỗi giá trị. Mặc dù có rất nhiều dịch vụ chuyên biệt cho các chuỗi giá trị khác nhau, nhưng phần lớn các dịch vụ kinh doanh đều có tác dụng hỗ trợ các nhiệm vụ sản xuất và marketing nói chung của nhiều ngành. Điều này đặc biệt đúng đối với các dịch vụ tài chính. Việc phát triển các dịch vụ kinh doanh (cách tiếp cận “BDS”) và việc thúc đẩy các hệ thống tài chính vi mô tạo nên các cách tiếp cận độc lập đối với việc phát triển kinh tế vì người nghèo. Cả hai cách tiếp cận này đều tập trung vào các vấn đề về sự sẵn có của dịch vụ dành cho các doanh nghiệp nhỏ (xem phần mô tả ngắn gọn được trình bày trong Hộp 0.7). Đối với trường hợp LRED, đã có rất nhiều cuộc tranh luận quốc tế và một phương pháp luận được ghi chép đầy đủ. Các nguyên tắc cư bản của những cách tiếp cận này có thể áp dụng được cả cho việc thúc đẩy chuỗi giá trị và được đưa vào trong Module 7 và 8 với một số điều chỉnh nhỏ. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu ta kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với những cách tiếp cận về phát triển dịch vụ nói chung. Trên thực tế, nhiều dự án phát triển kinh doanh đã chuyển sang cách tiếp cận về chuỗi giá trị trong quá trình thực hiện dự án. Hộp 0.7 Khái niệm: Phát triển các thị trường dịch vụ cho người nghèo Phát triển các thị trường dịch vụ kinh doanh (BDS) Mục tiêu của các can thiệp trong dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) là tạo ra một thị trường hoạt động hiệu quả với nhiều dịch vụ đa dạng có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với túi tiền của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các dịch vụ phát triển kinh doanh là những dịch vụ phi tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa gia nhập thị trường, tồn tại được, nâng cao năng suất và tăng trưởng. Các dịch vụ phát triển kinh doanh nói chung thường bao gồm các dịch vụ đào tạo và tư vấn, hỗ trợ marketing và cung cấp thông tin Phát triển các hệ thống tài chính vi mô Cách tiếp cận tài chính vi mô nhằm mục đích thiết lập và phát triển các hệ thống tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời tăng sự tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ tài chính. Cách tiếp cận này bao gồm việc hỗ trợ cho các tổ chức tài chính vi mô, 28
  • 29. cho những tổ chức cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khu vực tài chính vi mô, cũng như hỗ trợ cho khu vực nhà nước trong việc xây dựng và thực thi những chính sách trong lĩnh vực tài chính vi mô. Nguồn: tự biên soạn Những tác động cộng hưởng chính giữa việc phát triển dịch vụ và thúc đẩy chuỗi giá trị được liệt kê ở Hộp 0.8. Một điều quan trọng là cần phải đảm bảo rằng các loại dịch vụ đưa ra phù hợp với những yêu cầu của các chuỗi giá trị đã được lựa chọn. Quan điểm chuỗi giá trị phải đi trước, để việc thúc đẩy dịch vụ dựa trên nhu cầu thực tế xuất phát từ những cơ hội kinh doanh. Hộp 0.8 Khái niệm: Tác động cộng hưởng giữa việc phát triển dịch vụ kinh doanh và thúc đẩy chuỗi giá trị Những đóng góp của các cách tiếp cận BDS và thúc đẩy chuỗi giá trị: • phát triển các tổ chức tài chính vi mô phục vụ đồng thời cho các chuỗi giá trị khác nhau • hỗ trợ cho các dịch vụ tài chính vi mô theo quan điểm hệ thống, bao gồm cả chính sách • phát triển các dịch vụ kinh doanh nói chung đáp ứng nhu cầu và dễ tiếp cận với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chẳng hạn như đào tạo hay tư vấn Những đóng góp của quan điểm chuỗi giá trị đối với các cách tiếp cận BDS và tài chính vi mô: • gắn nhu cầu dịch vụ với tiềm năng của thị trường cuối cùng cho doanh nghiệp nhỏ và các yeu cầu của việc phát triển chuỗi giá trị • cung cấp một khuôn khổ phân tích để thiết kế những thoả thuận dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp Nguồn: tự biên soạn Hộp 0.9 trình bày một ví dụ về việc thiết kế chương trình kết hợp. Chương trình PROGRESS ở Bangladesh cho thấy cách tiếp cận phát triển thị trường dịch vụ có thể được kết hợp với quan điểm chuỗi giá trị như thế nào. Chương trình này hoạt động trong bốn ngành kinh tế - da, lụa, cói, và đồ may mặc. Trong mỗi ngành, các nghiên cứu về ngành và chuỗi giá trị đã được tiến hành, trong đó xác định những nhu cầu dịch vụ chính. Đồng thời, chương trình cũng tập trung vào ba loại dịch vụ kinh doanh nói chung rất phù hợp cho nền kinh tế -- dịch vụ thiết kế, phát triển kỹ năng và dịch vụ thông tin doanh nghiệp. Phương pháp luận của chương trình cho phép chúng ta đáp ứng được những nhu cầu về nâng cấp được phát hiện qua việc phân tích chuỗi giá trị - và đòng thời vẫn có thể tập trung vào năng lực chuyên môn trong từng dịch vụ. Nhờ việc hoạt động vượt ra ngoài biên giới của một ngành, nên các nhà cung cấp dịch vụ được tiếp cận với một thị trường rộng hơn so với trường hợp chỉ hoạt động trong một chuỗi giá trị. Tương tự như vậy, chương trình này cũng giải quyết được những hạn chế trong môi trường kinh doanh và phù hợp với các chuẩn mực xã hội quốc tế. Tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi là một cách tiếp cận phát triển khu vực tư nhân khác (xem ValueLinks Module 10). Các hoạt động bao gồm việc phát triển các công cụ nhằm cải thiện khuôn khổ thể chế và quy định, tạo ra nhiều cơ hội phát triển tốt hơn cho 29
  • 30. khu vực tư nhân. Việc ứng dụng những ý tưởng này trong bối cảnh thúc đẩy chuỗi giá trị được đề cập đến trong ValueLinks module 10 cùng với một số ví dụ. Hộp 0.9 Tình huống: Kết hợp giữa BDS với cách tiếp cận chuỗi giá trị ở Bangladesh Chương trình PROGRRESS, hợp phần về phát triển thị trường cho các dịch vụ kinh doanh: dịch vụ thiết kế, phát triển kỹ năng, và thông tin doanh nghiệp. đồ da sản phẩm lụa sản phẩm cói quần áo may sẵn Phát triển sản phẩm sản xuất sơ chế sản xuất công nghiệp Marketing và buôn bán Bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ thiết kế sản phẩm Phát triển kỹ năng Thông tin doanh nghiệp Thông tin đánh giá trị trường Nguồn: trích từ bài trình bày trên trang web của chương trình: http:// www.gtz-progress. org/ Kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Khác với các cách tiếp cận phát triển được nêu ra trong các phần trước, các chương trình nhằm mục đích bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (các hệ sinh thái thiên nhiên, đời sống hoang dã, đa dạng sinh học hay các nguồn gien) không theo một phương pháp luận phát triển đồng nhất nào. Tuy nhiên, nhiều chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên đều dựa trên cùng một nguyên tắc -- bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách sử dụng chúng một cách tiết kiệm. Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học đang bị đe doạ có thể được bảo vệ một cách tốt nhất bằng cách mở ra một thị trường cho các sản phẩm của chúng. Một xu thế đang trở nên phổ biến là các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên thường bổ sung các hoạt động của mình bằng một hợp phần nhằm thúc đẩy việc sử dụng bền vững và tiết kiệm các nguồn tài nguyên sinh học (ví dụ như sản xuất ra các loại dược phẩm hay mỹ phẩm), các dịch vụ môi trường (như bán chứng chỉ các-bon), hay cảnh quan thiên nhiên (cho du lịch sinh thái). Việc phát triển thị trường cho những sản phẩm này góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của những nguồn tài nguyên đó, tạo ra khuyến khích để bảo vệ chúng, và tạo ra thu nhập cho những người sống trong các khu vực được bảo vệ. Đổi lại, các chương trình thúc đẩy chuỗi giá trị cũng được hưởng lợi từ các chương trình môi trường, vì những khu vực được bảo vệ là một nguồn nguyên liệu cụ thể. Các khu rừng nhiệt đới và các môi trường sinh thái khác cung cấp các sản phẩm thiên nhiên quý hiếm, và do đó có thể là nguồn đổi mới sản phẩm. Các đặc sản của địa phương và các giống cây truyền thống thường được thấy ở những vùng sâu vùng xa với dân số là người nghèo làm nông nghiệp. Do đó, việc hợp tác với ban quản lý các khu vực được bảo vệ có thể tăng cường khía cạnh vì người nghèo của 30
  • 31. việc thúc đẩy chuỗi giá trị. Hộp 0.10 đề cập đến khái niệm kết hợp cả hai cách tiếp cận phát triển. Một ví dụ là việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm loại cây dại Argania spinosa ở miền nam nước Ma-rốc. Loài cây này mọc ở một khu vực rộng khoảng 800.000 héc-ta (hệ sinh thái “arganeraie) tại vùng Agadir. Quả của loại cây này thường được thu hoạch để chiết xuất ra dầu Argania có tiềm năng giá trị cao, đây là một đặc sản địa phương đem lại nguồn sinh kế chính cho những người nông dân ở đây. Vì loài cây Argania tăng trưởng rất chậm và rất khó sinh sôi, nên hệ sinh thái ở cạnh sa mạc này đang bị đe doạ nghiêm trọng. Việc sử dụng không bền vững và chặt cây khiến cho nguồn nước ở đây bị giảm sút và tăng tốc độ sa mạc hoá. Dân cư ở đây đã phải d cư sang các vùng khác, và số lao động để sản xuất ra dầu Argania bị giảm sút. Cách đây vài năm, nhờ một chương trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, một khuôn khổ sử dụng arganeraie đã được xây dựng, và khu vực này đã được công bố là một khu bảo tồn sinh quyển của UNESCO. Để ngăn chặn quá trình thoái hoá, loài cây này phải được định giá lại để phản ánh lợi ích kinh tế của nó. Việc cải thiện chuỗi giá trị dầu Argania có thể là một đóng góp quan trọng để đạt được mục tiêu này. Hộp 0.10 Khái niệm: Kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với quan điểm chuỗi Nguồn cung nguyên liệu ổn định Các khuyến khích về tài chính Chương trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên điều tiết/củng cố quyền về tài sản và quyền sử dụng Sơ chế Chế biến Marketing và tiêu dùng Nguồn: Tự biên soạn Khi thiết kế sự kết hợp giữa việc quản lý tài nguyên thiên nhiên với việc thúc đẩy chuỗi giá tặi, cần phải cân nhắc đến một vài yếu tố quan trọng. Yếu tố quan trọng nhất là sự khác biệt điển hình về quan điểm: các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên thường có cách tư duy theo hướng từ phía nguồn cung cấp, còng thúc đẩy chuỗi giá trị lại xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Việc các sản phẩm thiên nhiên có tiêu thụ được trên thị trường thương mại hay không sẽ do nhu cầu của những nhà buôn bán những sản phẩm tương tự quyết định, chứ không phải do việc quản lý tài nguyên thiên nhiên quyết định. Để tăng cơ hội thành công, việc thúc đẩy chuỗi giá trị cho các sản phẩm sinh thái và môi trường không nên chỉ giới hạn ở một ít sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ, mà nên đồng thời phối hợp với nhiều chương trình quản lý tà nguyên thiên nhiên. Một yếu tố quan trọng nữa là số lượng và doanh thu. Các sản phẩm thiên nhiên mà chúng ta đang nói đến ở đây nói chung đều là các sản phẩm đặc biệt. Điều này có nghĩa là những nỗ lực đầu tư vào việc phát triển thị trường cũng phải hạn chế. Do đó, việc thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải tiếp cận với toàn bộ loại sản phẩm và phải có tính sáng tạo rất cao. 31
  • 32. Nói tóm lại, việc kết hợp giữa các cách tiếp cận phát triển khác nhau có vẻ như rất hứa hẹn và có thể nâng cao tác động tăng trưởng tiềm năng vì người nghèo. Tuy nhiên, việc thiết kế chương trình cũng phải áp dụng những tiêu chí thực tế để tránh những khái niệm quá phức tạp. Một số các vấn đề chiến lược có liên quan sẽ được đề cập đến trong các module 3 và 4 của cẩm nang ValueLinks này. Tài liệu tham khảo và các trang web Tài liệu tham khảo Altenburg, T. (2006) “Các cách tiếp cận của các nhà tài trợ đối với việc hỗ trợ cho các chuỗi giá trị vì người nghèo. Báo cáo được thực hiện để phục vụ cho Ủy ban các nhà tài trợ để phát triển doanh nghiệp”. www.enterprisedevelopment.org DFID (2005), Làm cho các hệ thống thị trường hoạt động tốt hơn vì người nghèo (M4P) - Giới thiệu về hái niệm, Manila, February 2005. www.dfid.gov.uk/news/files/trade_news/adb-workshop-conceptualapproaches.pdf GTZ (editor) (2004): Hướng dẫn cho việc phát triển doanh nghiệp và kinh tế nông thôn (REED). Eschborn. Hart, Stuart (2005): “Chủ nghĩa tư bản tại ngã ba đường - những cơ hội kinh doanh vô tận để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất của thế giới”, Wharton School Publishing, New Jersey. McKay, A. (2005): “Những công cụ để phân tích tăng trưởng và nghèo đói: giới thiệu”, London. www.dfid.gov.uk/pubs/files/growthpoverty-tools.pdf OECD (DAC), 2006: “Thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng vì người nghèo”. http://www.oecd.org/dataoecd/9/60/37922155.pdf Pietrobelli, C. và R. Rabellotti (2004): “Nâng cấp trong các cụm và chuỗi giá trị ở châu Mỹ Latinh – vai trò của chính sách”. Ngân hàng phát triển liên Mỹ, Washington. Stamm, A. (2004); Chuỗi giá trị cho chính sách phát triển: Các thách thức đối với chính sách thương mại và thúc đẩy phát triển kinh tế, GTZ, Eschborn http://www2.gtz.de/dokumente/bib/04-0270.pdf Wältring, F. và J. Meyer-Stamer (2007): “Kết nối phân tích chuỗi giá trị và khái niệm “làm cho thị trường hoạt động tốt hơn vì người nghèo”, GTZ Các trang Web Làm cho thị trường hoạt động tốt hơn vì người nghèo: www.markets4poor.org/ Phát triển kinh tế địa phương và khu vực ở châu Á: http://www.lred.info/group.html Mạng lưới phát triển kinh tế địa phương Nam Phi: http://www.led.co.za/ 32
  • 33. Các dịch vụ phát triển kinh doanh: http://www.bdsknowledge.org/ ValueLinks Module 1 Lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đẩy Các nội dung chính Nội dung chính của module này ………………… 2 Các bước cần tiến hành trong lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đẩy ………………………………………………………………………. 2 Nhiệm vụ 1.1. Xác định phạm vi các chuỗi giá trị cần thúc đẩy 4 Nhiệm vụ 1.2. Tiến hành và hỗ trợ nghiên cứu thị trường ……… 7 - Các yếu tố cấu thành của nghiên cứu thị trường ………………………. 7 - Các phương pháp nghiên cứu thị trường ……………………………… 8 Nhiệm vụ 1.3. Đặt ưu tiên trong các chuỗi giá trị khác nhau …… 12 - Đánh giá tiềm năng tăng trưởng ………………………………………. 12 - Đánh giá tiềm năng giảm nghèo ………………………………………. 12 - Xây dựng các tiêu chí quyết định cho việc lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đẩy ……………………………………………………………… 13 - Tổ chức tiến trình ra quyết định ………………………………………. 14 Tài liệu tham khảo và trang Web …………………………………… 17 33