SlideShare a Scribd company logo
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Trong thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp, hoạt động của hệ thống Ngân
hàng mà lúc đó là hệ thông ngân hàng một cấp (vừa đảm nhận chức năng quản
lý nhà nước, vừa thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ) được thực hiện theo kế
hoạch chỉ đạo của Nhà nước. Có nghĩa là, nguồn vốn đầu vào của Ngân hàng
nhà nước được nhà nước cấp và lượng vốn cung ứng ra thị trường cũng được
thực hiện theo kế hoạch phát triển đã đề ra. Như vậy, hoạt động ngân hàng của
chúng ta vẫn chưa mang đúng nghĩa của nó.
Trong cơ chế thị trường, hệ thống Ngân hàng được phân chia làm hai
cấp : Ngân hàng nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các ngân
hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng. Nhờ sự phân biệt rõ ràng
như vậy mà hoạt động của hệ thống Ngân hàng dần hoàn thiện và phát triển.
Nhất là trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng thương mại phát
triển mạnh mẽ. Để thực hiện đường nối đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà
nước, các ngân hàng thương mại đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ các
hoạt động của mình như: tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn, chú ý phát
triển hoạt động makerting ngân hàng – chủ động tìm khách hàng thay vì chờ
khách hàng đến với mình như trước, nâng cao chất lượng công nghệ ngân hàng,
đổi mới cách thức tổ chức và điều hành…tất cả những điều đó đã góp phần
không nhỏ cho sư nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập trên
cơ sở hạch toán lỗ lãi “lời ăn- lỗ chịu”. Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng
bao gồm rất nhiều hoạt động: hoạt động tín dụng, thanh toán, chuyển hoá vốn và
các dịch vụ khác, trong đó hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là
hoạt động tín dụng, đây là hoạt động quan trọng nhất và mang lại 80%-90% lợi
nhuận cho các ngân hàng thương mại. Chính vì tính quan trọng của nó mà các
khoản tín dụng do ngân hàng thương mại cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả
kinh doanh (thu được gốc + lãi đúng hạn và lãi thu được phải bù đắp được chi
phí, tạo ra được lợi nhuận cho hoạt động tín dụng). Nhưng nền kinh tế thị trường
là kinh tế của sự cạnh tranh gay gắt và luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Trong cuộc cạnh tranh đó sẽ có một người thắng và nhiều kẻ thất bại. Cũng là
một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, chỉ đặc biệt hơn là kinh doanh trên lĩnh
vực tiền tệ, các ngân hàng thương mại không thể chối bỏ được quy luật cạnh
tranh này. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại luôn phải khắc
phục những rủi ro trong bất cứ hoạt động nào của mình: rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh toán, rủi ro chuyển hoá vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái…Trong đó, rủi
ro tín dụng là loại rủi ro mà hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động
khác, ảnh hưởng đến chính sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Nguyên nhân từ phía khách hàng, từ
phía ngân hàng, từ khả năng lắm bắt thông tin nhưng nguyên nhân chủ yếu là từ
phía khách hàng, có nghĩa là khách hàng không trả được nợ vay cho ngân hàng
vào thời điểm đáo hạn. Như vậy sẽ gây ra rủi ro đọng vốn hay rủi ro mất vốn
cho phía ngân hàng.
Từ những phân tích trên cho ta thấy rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
được xuất phát từ khoản nợ mà khách hàng không trả được cho ngân hàng khi
đến hạn, hay còn gọi đó là các khoản nợ quá hạn .
Chính vì vậy, Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tín dụng thì trước hết
ta phải có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế khả năng xuất hiện nợ quá
hạn, giảm thiểu những tổn thất mà nợ quá hạn gây ra.
Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi
nhánh Hà Nội.”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ quá
hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở đó
để nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc trong vay vốn và hoàn thiện hơn các
biện pháp đảm bảo an toàn để phòng ngừa nợ quá hạn.
2
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .
Luận văn chỉ nghiên cứu và hoàn thiện về giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ
quá hạn tại ngân hàng thương mại đặc biệt là Ngân hàng thương mại cổ phần
Bắc Á - chi nhánh Hà Nội, nhưng kết quả thu được có thể vận dụng cho các
ngân hàng khác.
Lý luận về giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn trong ngân hàng
thương mại. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng thương
mại cổ phần Bắc á chi nhánh Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
• Phương pháp chung: là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tế.Từ lý luận để xem xét thực tế và
từ thực tế khái quát thành lý luận.
• Phương pháp cụ thể: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,
phương pháp quy nạp, diễn giải, mô tả…
5. Kết cấu luận văn.
Nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề về nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn của ngân
hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà nội.
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NỢ QUÁ HẠN VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Như đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các
ngân hàng thương mại và đem lại 80%-90% doanh thu cho các ngân hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng
lớn và khó tính hơn, các ngân hàng thương mại luôn phải tìm ra các biện pháp
để hoàn thiện hơn các hoạt động của mình, không chỉ mở rộng thêm về số lượng
các loại hình hoạt động, tăng quy mô hoạt động của ngân hàng, mà còn phải
quan tâm đến chất lượng của các hoạt động đó, nhất là vấn đề nâng cao chất
lượng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống thấp. Tuy nhiên, trong quan hệ tín
dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi.Nhưng vấn đề là ở
chỗ làm thế nào để cho tỉ lệ nợ quá hạn không vượt quá con số cho phép, nếu
không sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại.
Có thể nói nợ quá hạn luôn là vấn đề mà các ngân hàng thương mại phải quan
tâm thường xuyên .
Hoạt động của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế, bởi nó là trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế, điều này được
thể hiện như sau: Ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn
rỗi và tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được tạo ra từ quá trình sản xuất, từ
nguồn tiết kiệm…Sau đó bằng nguồn vốn huy động được trong xã hội thông qua
nghiệp vụ tín dụng lại trở lại cung cấp vốn cho nền kinh tế, đáp ứng một cách
kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất xã hội. Như vậy, nhờ có hoạt
động của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp
có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng xuất,
nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy sẽ làm cho nền kinh tế phát triển bền vững
hơn.
4
Do vai trò rất quan trọng của hệ thống Ngân hàng thương mại, để đảm
bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của nó, nhà nước và ngân hàng nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản quy định về hoạt động kinh doanh ngân hàng, tạo
hành lang pháp lý trong kinh doanh và tăng cường mức độ an toàn cho hoạt
động ngân hàng. Đó là một trong những điểm rất mạnh trong việc quản lý của
hệ thống ngân hàng hiện nay và tình hình đó sẽ còn được cải tiến sâu hơn nữa.
Vấn đề là ở chỗ phải tìm hiểu rõ xem nợ quá hạn phát sinh từ đâu, cái gì
gây nên nợ quá hạn. Và nếu nợ quá hạn xảy ra thì phải làm thế nào để khống
chế, xử lý nó.
1.1.1 .Khái niệm và phân loại nợ quá hạn.
1.1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc phát sinh nợ quá hạn .
a.Khái niệm.
Theo quyết định số 284.2000.QĐ-NHNN1 ngày 25.8.2000 về việc ban
hành quy chế cho vay vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định
rõ: NQH trong kinh doanh của ngân hàng là hiện tượng của khách hàng không
có khả năng trả nợ đúng hạn mà đã cam kết trong khế ước vay trước đây. Nếu
không được điều chỉnh kỳ hạn nợ hay được ra hạn nợ thì số nợ đến hạn phải
chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số
tiền chậm trả.
Như vậy bản chất của NQH trong kinh doanh tín dụng là hiện tượng đến
thời hạn thanh toán khoản nợ người đi vay không có khả năng thực hiện ngay
nghĩa vụ của mình đối với người cho vay. Hay nói cách khác thì NQH là kết quả
của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo.
Ta có:
Tỉ lệ Nợ quá hạn (%) =
Tổng Nợ quá hạn
x 100
Tổng dư nợ
- Ý nghĩa: Tỉ lệ nợ quá hạn phản ánh: Cứ 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu
đồng NQH.
Trong đó : +Tổng NQH bao gồm: NQH, nợ chờ xử lý, nợ khoanh.
+Tổng dư nợ cho vay, cho thuê phải xem xét đến các yếu tố:
5
• NQH <180 ngày, 180 ngày< NQH<360 ngày
• Các khỏan nợ chờ xử lý.
• Nợ cho vay được khoanh.
Theo quy định của NHNN thì tỉ lệ NQH so với tổng dư nợ cho vay, cho
thuê ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 5% và NQH khó đòi chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng
NQH thì NHTM đó mới được đánh giá là có hoạt động tín dụng hiệu quả. Để
xem xét về thực trạng NQH, Người ta quan tâm nhiều đến rủi ro mang tính thời
hạn.
Ta có:
Tỷ lệ NQH theo
thời gian(%)
=
Số nợ gốc chưa trả của tất cả các
khoản vay quá hạn từ
1,31,61,91…360 ngày x 100
Tổng dư nợ cho vay, cho thuê
Dựa vào cách tính cụ thể này, các NHTM biết một cách chính xác hơn về
tình hình NQH của ngân hàng mình trong từng thời điểm, so sánh với mức quy
định chung, để từ đó có các biện pháp điều chỉnh, và quản lý tín dụng tốt hơn.
b.Nguồn gốc phát sinh NQH.
Khi tiến hành cấp tín dụng, Các NHTM luôn luôn mong muốn thu lại
được cả gốc và lãi của khoản tín dụng đầy đủ và đúng thời hạn. Chính vì thế, khi
quyết định cấp một khoản tín dụng thì các NHTM phải tuân thủ một cách
nghiêm ngặt các bước trong quy trình tín dụng từ việc thu thập thông tin, thẩm
định khách hàng, giải ngân, giám sát quá trình sử dụng, thu lại gốc và lãi.
Đặc biệt là phải làm tốt bước giám sát quá trình sử dụng khoản vay của
khách hàng, nếu phát hiện thấy có biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích thì các
NHTM phải có biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời. Chính vì vậy, quản lý
6
chặt chẽ việc sử dụng vốn vay là một việc làm hết sức quan trọng trong công tác
phòng ngừa rủi ro tín dụng, hạn chế khả năng xảy ra NQH.
Trên thực tế có rất nhiều những dấu hiệu cho thấy khoản vay sẽ gặp khó
khăn. Nhưng chúng ta không thể dựa vào một số cách thức cụ thể nào để công
bố khoản vay đó là khoản vay khó hoàn trả hay không thể hoàn trả. Tuy nhiên,
trong hoạt động tín dụng của NHTM ,Ta có thể thấy một số dấu hiệu về sự khó
khăn tài chính của khách hàng.
Một là tính khả thi của dự án thấp: Khi xin vay thực hiện dự án phát triển
sản xuất kinh doanh, khách hàng sẽ phải cung cấp cho NHTM các thông tin
chứng minh tính khả thi của dự án. Nếu thấy tính khả thi của dự án thấp, KH
không có khả năng chi trả chi phí vốn vay < gốc+lãi vay> thì NHTM có thể từ
chối khoản vay đó đối với KH.
Hai là trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính cho NH: Một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính là sự gian lận trong báo
cáo tài chính. Để có được nguồn vốn vay giải quyết tính cấp thiết của quá trình
sản xuất kinh doanh, hay sử dụng vào mụch đích nào đó thì các doanh nghiệp có
thể cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực. Về phía các NHTM phải
chú ý, phải có khả năng đọc các báo cáo tài chính, phát hiện các gian lận. Nếu
không rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Ba là việc sử dụng vốn tín dụng sai mục đích. Trong quá trình giải trình
hồ sơ vay vốn, KH luôn phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình đối với
NHTM. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vốn vay KH có thể sử dụng vốn sai
mục đích ban đầu, gây ra tình trạng không có khả năng trả nợ hay khất nợ đối
với NH.
Bốn là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng
phát triển không lành mạnh, có thể ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
đang gặp rủi ro: thị trường tiêu thụ sản phẩm đó đang bị thu hẹp, thị trường cung
cấp nguyên vật liệu bị rối loạn, hay KH vay vốn của NH gặp phải các thông tin
không lành mạnh về tình hình tài chính, tình trạng hoạt động… khiến cho cổ
phiếu của DN trên thị trường bị giảm giá mạnh, uy tín của DN trên thị trường
7
không được vững chắc, các đối tác tự ý huỷ bỏ hợp đồng kinh doanh, đẩy tình
hình tài chính của DN vào chỗ khó khăn.
Năm là thu nhập của người vay không ổn định, có nhiều thu nhập bất
thường với khối lượng lớn Như vậy NHTM khó có thể thu lại khoản vay do tình
hình tài chính của DN cũng bất ổn định, nhất là vào lúc khoản vay tới thời điểm
đáo hạn tỉ lệ xảy ra NQH là rất cao.
Sáu là số vòng quay vốn tín dụng trong thực tế thấp hơn trong hợp đồng
tín dụng đã kí kết dẫn đến ứ đọng vốn trong SXKD của người vay.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: KH tự ý xin hoãn nợ, khất nợ,
hoàn trả nợ vay NH chậm hay quá kỳ hạn, không đầy đủ như đã cam kết, gia
tăng TSCĐ qua việc sáp nhập hay mua lại của các DN khác, các thảm hoạ thiên
nhiên xảy ra: bão lụt, hoả hoạn…
Đó là các dấu hiệu khó khăn về tài chính của KH cũng có nghĩa là khả
năng trả nợ vay của KH thấp. Trên cơ sở các dấu hiệu này, NH sẽ tìm ra các
biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời, tránh dẫn đến những khoản NQH có
thể gây ra RRTD.
1.1.1.2.Phân loại NQH .
Có rất nhiều nguồn gốc làm phát sinh NQH. Vấn đề là ở chỗ, khi NQH
phát sinh thì làm thế nào để xử lý nó. Để tiện cho việc quản lý tín dụng và xây
dựng kế hoạch thu hồi vốn vay trong từng trường hợp cụ thể, giải quyết NQH thì
các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số tiêu thức phân chia thường được áp dụng
trong các NHTM.
• Căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản vay:
+ NQH dưới 180 ngày
+ NQH từ 180 ngày đến 360 ngày
+ NQH trên 360 ngày.
• Căn cứ vào khả năng thu hồi:
+ NQH đòi đủ 1000%.
+ NQH khó đòi khả năng thu hồi không đủ và phải kéo dài. +
NQH không có khả năng thu hồi.
8
• Căn cứ vào thành phần kinh tế:
+ NQH của các DNNN.
+ NQH của các DNTN
+ NQH của các công ty cổ phần, công ty TNHH.
+ NQH của các hộ cá thể
+ NQH của các DN có vốn đầu tư nước ngoài
• Căn cứ theo loại tiền cho vay:
+ NQH theo VNĐ
+ NQH theo ngoại tệ
• Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh:
+ NQH do lỗi người vay: yếu kém về trình độ quản lý, khả năng
cạnh tranh, do người vay cố tình không trả nợ…
+ NQH do lỗi người cho vay: thường bao giờ cũng gắn liền với lỗi
người vay trong việc đồng tình, thông đồng…với khách hàng.
• Căn cứ vào mức độ đảm bảo:
+ NQH được đảm bảo hoàn toàn
+ NQH được đảm bảo một phần
+ NQH không được đảm bảo.
Như vậy, một khoản vay không có khả năng trả nợ vào thời điểm đáo hạn
thì khách hàng có thể xin gia hạn nợ. Tuỳ điều kiện từng khách hàng mà NH có
chấp nhận hay không, nếu như hết thời hạn gia hạn nợ mà khách hàng vẫn
không có khả năng thanh toán thì NHTM sẽ chuyển toàn bộ khoản vay này sang
NQH và khách hàng lúc này sẽ phải chịu lãi suất NQH. Nhờ cách phân chia này
đã giúp cho các NHTM đưa ra các biện pháp xử lý thu hồi gốc và lãi của khoản
vay này và giảm tỉ lệ rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh NQH.
1.1.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng:<người đi vay>.
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên NQH đối với các NHTM. Từ khi
hoạt động của NHTM ra đời, phát triển và hoàn thiện hơn thì tới 80% nguyên
9
nhân gây RRTD là từ phía khách hàng. Các NHTM cho đến ngày nay cũng đưa
ra nhiều biện pháp và có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc hạn chế RRTD từ
nguyên nhân này, việc “khám sức khoẻ” của KH trước, trong và sau khi cho
vay, độ tin cậy trong quá trình quan hệ, mục đích sử dụng tiền vay, hiệu quả của
phương án SXKD là cơ sở vững chắc cho việc quyết định có cho vay hay
không. Tuy nhiên, NQH vẫn xảy ra và trở thành vấn đề bức xúc trong hệ thống
NHTM nước ta hiện nay, vậy nguyên nhân là do đâu.
a. Rủi ro trong công việc kinh doanh của người đi vay.
Trong điều kiện phát triển như ngày nay ,chúng ta chủ yếu xét đến các
DN. Khi các DN được phép vay một khoản vay để thực hiện một dự án kinh
doanh thì phần chi phí để trả cho NH được trích từ lãi mà dự án này thu được.
Như vậy, “sức khoẻ” của khoản tín dụng phụ thuộc vào tính khả thi của dự án.
Cũng có nghĩa là, Bất cứ một rủi ro nào trong quá trình SXKD của doanh nghiệp
(đang sử dụng vốn của NH) cũng đều ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ NH.
Tính rủi ro trong công việc kinh doanh của DN có thể do việc triển khai
dự án đầu tư SXKD không khoa học, chưa thực hiện kỹ càng, xác thực. Các số
liệu về mức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường, chất lượng NVL đầu vào, các
yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm chưa đầy đủ. Ngoài ra, cũng có thể có
những nguyên nhân bất khả kháng, ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất,
gây nên tình trạng khó khăn trong làm ăn, mang lại rủi ro cho DN và làm ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ NH ở các mức độ khác nhau.
b. Các thiệt hại DN phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung
cấp.
Nếu giá cả của NVL trên thị trường tăng do khan hiếm hay do một lý do
nào khác mà DN không thể không tiến hành SX. Như vậy sẽ đẩy giá thành của
mỗi đơn vị sản phẩm tăng lên, trong khi đó giá bán sản phẩm trên thị trường lại
không thay đổi sẽ làm cho tổng doanh thu giảm xuống, lợi nhuận thu được từ dự
án cũng giảm so với kế hoạch.
10
Còn nếu như tăng giá bán sản phẩm để bù đắp phần chi phí tăng thêm thì
sẽ làm cho việc tiêu thụ gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi
phạm việc trả nợ NH về mặt thời hạn.
c. Doanh nghiệp phải chịu thiệt haị trên thị trường tiêu thụ.
Nếu kế hoạch sản phẩm của dự án SXKD không thực hiện kĩ càng, chính
xác thì sẽ làm nảy sinh hai vấn đề gây rủi ro trong SXKD của DN. Bởi nền kinh
tế thị trường là một nền kinh tế rất nhạy cảm.
+ Thứ nhất là: Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với
nhu cầu thị trường tiêu thụ sẽ gây nên tình trạng ứ đọng hàng và hậu quả là vốn
bị ứ đọng khả năng thu hồi chậm.
+ Thứ hai là: Nếu chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng cũng gây nên tình trạng ứ đọng vốn do không bán
được hàng. Nếu doanh nghiệp phải bán với giá thấp hơn giá trị của hàng hoá,
phải bỏ thêm chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa… Như vậy sẽ làm tăng tính rủi
ro trong kinh doanh của doanh nghiệp và việc trả nợ cho NH đúng thời hạn khó
mà thực hiện được
d. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ không đảm bảo an toàn của vốn
vay trong quá trình sử dụng, sẽ gây lãng phí hay mất vốn. Như vậy NH cũng gặp
khó khăn trong việc thu nợ của mình.
e. Năng lực tài chính của DN, của chủ dự án không lành mạnh khả năng
thanh toán kém.
Có nghĩa là các nguồn thu của DN thì hạn chế trong khi các khoản nợ đến
hạn của DN ngày càng lớn như: nợ ngân sách, trả lương CNVC, nợ người bán,
nợ NH…Và cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý: Giá trị TSCĐ tăng nhanh trong khi
quy mô của DN lại không có khả năng mở rộng.
g. Do ý muốn chủ quan của người đi vay không trả nợ cho NH hay là rủi
ro đạo đức của người đi vay.
Như đã biết, NQH xảy ra khi người đi vay không trả được nợ cho NH tại
thời điểm đáo hạn. Lý do có thể do tình trạng tài chính yếu kém, DN khất nợ
11
vay đối với NH hay doanh nghiệp cố ý không muốn trả nợ để dùng khoản tiền
đó đầu tư kiếm lời.
1.1.2.2.Nguyên nhân từ phía NH.
Tuy chiếm tỉ lệ không cao trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng -
NQH, nhưng nó lại phản ánh trình độ, khả năng quản lý, năng lực kinh doanh
của NHTM.
Trước hết là ở tầm quản lý, Ban quản trị NH phải đưa ra được một chính
sách cho vay phù hợp với thực tế. Bởi chính sách cho vay là kim chỉ nam cho
hoạt động tín dụng của NH. Chính sách đưa ra đồng bộ, thống nhất, đầy đủ,
đúng đắn, sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng khi thực
hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả KT-XH của hoạt động tín dụng, nếu không sẽ
dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử
dụng vốn, như vậy sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng -
NQH.
Thứ hai là NH chưa thật chú trọng vào mục tiêu của các khoản vay, tính
toán thiếu chính xác hiệu quả đầu tư của dự án dẫn đến các quyết định sai lầm
trong cho vay.
Thứ ba là NH đã không chú trọng khâu giám sát khoản vay sau quyết định
cho vay hay quá tin vào khách hàng. Có thể dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai
mục đích, hay tình hình tài chính, khả năng thanh toán của KH có vấn đề. Như
vậy sẽ gây nên rủi ro cho khoản vay NH.
Thứ tư là do trình độ của cán bộ tín dụng còn yếu kém không có khả
năng đánh giá dự án vay vốn. Thêm vào đó NH lại không cung cấp đủ số liệu
thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vai trò vị trí của DN trong
ngành, khả năng phát triển trong tương lai… Từ đó dẫn đến việc đánh giá sai
hiệu quả của dự án cho vay.
Mặt khác cũng có thể do tư cách đạo đức của cán bộ tín dụng, thông đồng
với KH để trục lợi riêng gây nên rủi ro tín dụng cho NH và tình trạng NQH rất
dễ xảy ra.
12
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: -
NH quá tin tưởng vào giá trị của tài sản thế chấp cầm cố sau khi đã đánh giá và
coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho việc thu hồi gốc và lãi vay. Bỏ qua công tác
phòng ngừa RR, giám sát hoạt động của dự án, sử dụng vốn vay của KH. Không
đưa ra được các biện pháp để xử lý khi có dấu hiệu của một khoản nợ xấu.
- Cán bộ tín dụng không thể bao quát được hết các điểm yếu về mặt pháp
lý hay sai sót chủ quan, khách quan của khách hàng trong hồ sơ chứng từ xin
vay.
- Tình trạng thiếu thông tin tín dụng, chưa phân loại được DN, chưa có sự
phân tích, đánh giá DN một cách đúng đắn và khách quan.
- NH chưa đưa ra được một cơ cấu quản lý, theo dõi rủi ro, chưa đưa ra
được hạn mức tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, loại sản phẩm,
địa phương khác nhau, hay quá tập trung vào một đối tượng khách hàng, một
ngành nghề sẽ không phân tán được rủi ro.
+ Theo quy định của NHNNVN thì cho vay đối với một khách hàng
không quá 15%Vốn tự có. Nếu khách hàng muốn vay một khoản vay lớn hơn
mức quy định cho phép thì NHTM có thể thực hiện đồng tài trợ để phân tán rủi
ro, Tuy nhiên mức 15% là mặt bằng quy định chung, các NHTM cũng phải linh
hoạt, nhạy bén về vấn đề này để có thể thu hút được khách hàng lớn.
- Đưa ra định kỳ trả nợ chưa thích hợp với vòng luân chuyển vốn: Kỳ hạn
trả nợ được xác định dựa trên chu kỳ SX, kế hoạch bán hàng và doanh thu. Việc
các NHTM không tính toán được kỳ hạn trả nợ phù hợp sẽ gây ra tình trạng
chiếm dụng vốn của NH để sử dụng với mục đích khác hay KH không trả nợ
được đúng hạn bởi chu kỳ SXKD chưa kết thúc, chưa thu lại được vốn và lãi
Tư tưởng chạy theo thành tích, tăng dư nợ một cách không có căn cứ vượt
lên trên nhiều nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu cần thiết hợp lý của doanh
nghiệp và cá nhân, khả năng quản lý hiện có của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Các nguyên nhân khác.
*. Nhân tố thị trường.
13
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động NH rất nhạy cảm với mọi sự biến
động của nền kinh tế. Nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái, sản xuất
đình đốn, thu nhập của mọi thành viên trong nền kinh tế giảm, ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ NH, số lượng các khoản nợ quá hạn tăng lên. Mặt khác, NH
cũng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình do hoạt động kinh
doanh của các DN kém hiệu quả. Còn nếu nền kinh tế quá nóng, hiện tượng lạm
phát xảy ra, giá cả đồng tiền giảm sút và chỉ số giá cả tăng nhanh, gây khó khăn
cho hoạt động SXKD, tác động xấu đến việc thu hồi công nợ của NH.
Ngoài ra, các lĩnh vực SXKD còn gặp rủi ro bất khả kháng về thiên nhiên,
thiên tai và dịch hoạ.
*. Nhân tố chính sách.
Sự điều chỉnh về chính sách, chế độ, pháp luật, những thay đổi về địa giới
hành chính các địa phương, xát nhập, hay tách ra của các bộ ngành trong nền
kinh tế đều gây rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM nếu như không nắm
bắt kịp thời các thông tin.
*. Nhân tố quốc gia.
Nếu NH đầu tư sang một nước khác hay đầu tư cho doanh nghiệp nước
ngoài tại VN, hoặc cho vay, bảo lãnh đối với DNVN trong quan hệ với nước
ngoài để tiếp nhận máy móc thiét bị công nghệ hay đầu tư cho các DN có quan
hệ SXKD hàng hoá với thị trường ngoài nước… thì NH phải quan tâm đến rủi ro
của quốc gia đối với từng nước khác nhau. Nếu như ở các nước đó có sự suy
thoái về kinh tế, có biến động về chính trị, có NH bị phá sản, có sự biến động
mạnh về giá cả, lãi suất, về thuế xuất nhập khẩu… gây khó khăn cho khách hàng
của NH. Như vậy NH sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ, và bị ảnh hưởng
gián tiếp của các biến động đó.
*. Nhân tố môi trường.
Môi trường kinh doanh bên ngoài có tác động rất lớn đến các khoản vay
dưới các góc độ khác nhau. Ta có thể xem xét một số yếu tố môi trường có thể
gây ra rủi ro tín dụng và NQH như:
14
Vấn đề môi trường sống trong điều kiện phát triển chóng mặt của nền
kinh tế hiện nay. Tổ chức môi trường thế giới đã đề nghị các tổ chức kinh tế
phải chú ý đến vấn đề môi trường trong các dự án SXKD của mình. Như vậy các
NHTM khi cho vay phải quan tâm đến chi phí về môi trường trong các dự án
xem nó đã được tính tới chưa và ảnh hưởng ra sao đến thu nhập dự kiến, khả
năng trả nợ vay NH.
Thêm vào đó là sự tác động hai chiều giữa tài sản thế chấp, cầm cố và môi
trường sống. Môi trường sống có thể làm giảm giá trị tài sản thế chấp, cầm cố
nếu không được bảo quản cẩn thận và làm tăng chi phí cho việc bảo vệ môi
trường (nếu có).
Một yếu tố môi trường nữa được nói đến ở đây là môi trường pháp lý cho
hoạt động kinh doanh của DN có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát sinh
NQH. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và các văn bản dưới luật chưa
đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho
các hoạt động kinh tế. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong SXKD
của các DN, gây nên các khoản nợ quá hạn cho NH.
*. Các nhân tố khác.
Ngoài các nhân tố trên, các NHTM phải chú ý đề cập đến các nhân tố
khác như: Sự cung cấp thông tin về KH của các cơ quan có liên quan. Hay luật
sư giúp việc cho NH hiểu rõ vấn đề nhưng lại lầm tưởng NH đã chấp nhận mức
độ rủi ro đó trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Hay việc thiếu các chính
sách, chế độ luật pháp cần thiết khác của NN để tạo môi trường thuận lợi cho
việc kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường.
Như vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân phát sinh NQH sẽ giúp cho các
NHTM đưa ra các biện pháp xử lý, hạn chế rủi ro tín dụng một cách hợp lý và
chính xác nhất. Từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng,
nâng cao hiệu quả KT-XH của hoạt động này.
1.1.3. Ảnh hưởng của NQH.
NQH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của một NH và là một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của NH. Tuy nhiên, ảnh
15
hưởng của nó không chỉ trong phạm vi hệ thống NH mà còn ảnh hưởng đến toàn
bộ nền kinh tế, bởi NHTM là trung gian tài chính cung ứng vốn cho nền kinh tế,
luân chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, tạo sự phát triển ổn định cho nền kinh tế.
Chính vì vậy mà mọi thành phần kinh tế rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh
của NH, đặc biệt là ảnh hưởng của NQH.
1.1.3.1. Đối với NH.
NQH sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, do NQH phát sinh khi KH
không trả được nợ vay NH tại thời điểm đáo hạn. Như vậy, cũng có nghĩa là một
phần vốn của NH bị lãng phí do bị tồn đọng trong các khoản nợ . Việc tồn đọng
này làm cho NH mất đi các cơ hội kinh doanh kiếm lời khác. Hơn nữa, NQH
còn làm giảm vòng quay vốn của NH.
Ta có :
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Số dư nợ bình quân
Doanh số thu nợ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với số dư nợ bình quân. Nếu
doanh số thu nợ càng cao thì sẽ làm cho số dư nợ bình quân giảm. Hay nói cách
khác NQH phát sinh làm cho doanh số cho vay giảm, từ đó làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn.
Hoạt động tín dụng tạo ra cho NH tới 80%-90% thu nhập. Mà nguồn vốn
của NH chủ yếu được huy động từ bên ngoài với chi phí huy động lớn, để bù
đắp cho khoản chi phí chủ yếu này thì NH phải lấy từ thu nhập của các khoản
cho vay. Do vậy, nếu khoản cho vay không thu hồi được dẫn đến một bộ phận
tài sản của NH bị đóng băng trong khi các khoản chi phí huy động vẫn phải chi
trả, vậy NQH đã làm giảm lợi nhuận của NH. Bên cạnh đó nếu tài sản của NH bị
đóng băng sẽ làm giảm dư nợ tín dụng, giảm khả năng thanh toán.
Nếu khoản vay của KH bị xếp vào NQH thì NH sẽ áp dụng mức lãi suất
NQH cao hơn mức lãi xuất thường (150% lãi suất thường ). Vậy tại sao các
NHTM luôn phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này trong khi có thể
kiếm được một khoản thu nhập tốt từ lãi xuất phạt NQH. Bởi thực tế thì đây chỉ
là khoản thu nhập ảo, NH khó có thể thu hồi được. Mặt khác, NH lại còn phải bỏ
16
ra một khoản chi phí quản lý giám sát, thanh lý khoản nợ này trong tương lai,
đây là một điều mà không NHTM nào muốn bởi nó còn làm ảnh hưởng đến uy
tín của NH. Trong hợp đồng cho vay giữa NH và KH có một điều khoản là: Nếu
như khách hàng không trả được khoản nợ vay và có những hành vi vi phạm đến
các điều khoản trong hợp đồng thì NH có thể đưa ra các cơ quan pháp luật để xử
lý. Việc có xử lý được hay không cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của NH mà
trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ngày nay, uy tín của NH
cũng là một sản phẩm kinh doanh rất có giá trị .
Một điều nguy hiểm hơn nữa nếu NQH không được hạn chế thì một nguy
cơ phá sản của NH là rất cao. NQH là nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTD, mà
NH sống được là nhờ có hoạt động tín dụng lành mạnh. Chính vì thế mà NQH là
vấn đề bức xúc cần giải quyết của các NHTM.
1.1.3.2. Đối với khách hàng.
Đối với khoản NQH, KH sẽ phải chịu lãi xuất nợ quá hạn theo quy định
bằng 150% mức lãi xuất cho vay cùng loại. Nếu tình hình tài chính của KH đang
gặp khó khăn lại gánh thêm phần chi phí tăng lên từ khoản lãi xuất phạt này thì
càng làm tăng gánh nặng trả nợ NH.
Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của DN càng phát triển thì nhu cầu
sử dụng dịch vụ thanh toán qua NH càng lớn. Vì một nguyên nhân nào đó mà
khoản vay của DN bị liệt vào NQH, mặt khác số dư tiền gửi của DN tại NH
không còn khả năng trả nợ thì việc hưởng dịch vụ thanh toán qua NH sẽ bị
ngưng lại. Quá trình thanh toán bị ngưng lại cũng đồng nghĩa với việc luân
chuyển vốn của DN bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, mất đi nhiều cơ hội
kinh doanh với các khoản lợi đáng nhẽ ra sẽ thu được.
Tình trạng không có khả năng trả nợ mà càng kéo dài thì uy tín của KH
đối với các đối tác làm ăn càng giảm xuống. Thứ nhất là đối với các NHTM Họ
sẽ không muốn quan hệ với các KH có tình hình hoạt động kém hiệu quả, gây ra
RRTD-NQH cho họ. Thứ hai là, các bạn hàng sẽ rút lại các hợp đồng làm ăn nếu
có những thông tin không tốt về tình hình tài chính của DN.
1.1.3.3. Đối với nền kinh tế.
17
Hoạt động của hệ thống NHTM rất nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro,
chỉ cần một sự tổn thương nhỏ cũng gây lên sự xáo trộn lớn đối với nền kinh tế.
Thứ nhất là sức ép về lạm phát: NQH ở mức độ cao sẽ gây ra tình trạng
khan hiếm giả tạo về vốn cho nền kinh tế. Một khối lượng lớn vốn bị tồn đọng
trong các khoản NQH sẽ làm giảm lượng tiền trong lưu thông tạo ra sức ép cho
việc tăng cung tiền mà hậu quả là lạm phát .
Thứ hai là gây nên tình trạng đình trệ trong SX, bởi NQH làm cho vốn bị
ùn tắc, không đến được nơi cần vốn để phát triển hoạt động kinh doanh, gây ra
đình đốn trong SX, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế.
Nguy hiểm hơn nữa là, nếu hệ thống NH gặp phải tình trạng khủng hoảng
sẽ kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Bởi NHTM là kênh chủ yếu thực
hiện huy động vốn và cho vay phát triển kinh tế. Hoạt động NH mang tính xã
hội rất cao, đó là ảnh hưởng mang tính dây truyền. Nếu tỉ lệ NQH quá cao mà
không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây thua lỗ cho NH do chi phí tăng cao mà
thu nhập lại không hề tăng lên. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thì các hoạt
động như: huy động vốn, cho vay, đầu tư bị thu hẹp ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển của nền kinh tế, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng
hoảng kinh tế.
1.1.4. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế NQH.
NQH luôn luôn tồn tại cùng với khoản vay kể từ khi tền vay phát ra cho
đến khi thu hồi cả gốc và lãi. Như vậy, để đảm bảo an toàn cho mỗi khoản vay,
đảm bảo thanh toán cả gốc và lãi đúng thời hạn và đầy đủ thì các NHTM phải có
một số các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế RR về NQH cho chính bản thân
NH, cho KH và cho các đối tượng có liên quan khác.
1.1.4.1. Đối với khách hàng.
Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra NQH, cho nên khi đề cập đến các
biện pháp hạn chế và ngăn ngừa NQH thì đây là mối quan tâm đầu tiên và rất
quan trọng đối với các NHTM.
Khi phân tích từ phía KH nên tập trung phân tích ở các khía cạnh sau:
 . Tư cách pháp nhân của đơn vị vay vốn:
18
Theo quy định của luật pháp thì chỉ có đơn vị pháp nhân mới có quyền ký
kết các hợp đồng kinh tế. Trong khi hợp đồng tín dụng cũng là một hợp đồng
kinh tế, cho nên NH chỉ ký kết với các đơn vị có đây đủ tư cách pháp nhân.
Ở đây tư cách pháp nhân được hiểu là: Một tổ chức được nhà nước thành lập
hay cho phép thành lập một cách hợp pháp, phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ,
phải có tài sản độc lập với tài sản của tổ chức và cá nhân khác, tự nhân danh
mình tham gia các quan hệ quản lý và tự chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động
của mình trong phạm vi phần tài sản mà mình quản lý.
Như vậy, Một đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân phải có đầy đủ và hợp lệ
các giấy tờ:
*. Quyết định thành lập DN:
Quyết định thành lập DN cho phép NH khẳng định được tư cách của đơn
vị và hoạt động của DN phù hợp với luật định. Đây là cơ sở đầu tiên để NH lựa
chọn KH đầu tư vốn. DN hoạt động theo đúng luật định thì vốn của NH bỏ vào
sẽ an toàn hơn.
*. Quyết định tổ chức:
Quyết định tổ chức sẽ cho NH biết về người lãnh đạo của DN. Đối với
một DN thì vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng. NHTM phải quan tâm tới
trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, khả năng kinh doanh, khả năng trả nợ
vay đầy đủ, đúng hạn của người lãnh đạo này.
*. Giấy phép kinh doanh :
Giấy phép kinh doanh cho biết DN đang hoạt động ở đúng lĩnh vực được
phép kinh doanh hay không. NH chỉ cho vay những đối tượng phục vụ cho quá
trình SXKD của DN theo đúng luật định. Nếu KH vay vốn đầu tư cho những
mặt hàng không thuộc phạm vi chức năng của mình thì NH không cho vay bởi
mức độ RR cao.
 . Phân tích tình hình SXKD:
Để phân tích tình hình SXKD thì NH dựa vào hai chỉ tiêu sau:
- Thứ nhất là dựa vào doanh thu của DN:
19
Đây là cơ sở kinh tế cơ bản phản ánh chất lượng tiêu thụ sản phẩm của
DN. Nếu doanh thu càng lớn thì DN càng có thể tăng thu nhập, có điều kiện mở
rộng SXKD, và tăng khả năng trả nợ vay cho NH. Nhưng doanh thu của DN
tăng nhanh trong kỳ có thể là do những thu nhập bất thường trong kinh doanh.
Khi quyết định cho vay NH phải hết sức chú ý .
- Thứ hai là dựa vào kết quả SXKD của DN:
Kết quả SXKD của DN được tính bằng chênh lệch giữa giá thành và giá
bán sản phẩm. Kết quả kinh doanh càng tăng chứng tỏ DN làm ăn có hiệu qủa,
khả năng sử dụng vốn tốt, khoản tín dụng của NH có điều kiện hoàn trả đúng
hạn.
 .Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở báo cáo tài chính của DN tại thời điểm gần nhất, NHTM sẽ
đánh giá dược DN thừa vốn hay thiếu vốn, việc sử dụng tài chính của DN có tốt
hay không, từ đó sẽ đánh giá được mức độ RR của khoản vay sau này.
Khi phân tích tình hình tài chính của đơn vị, NHTM cần sử dụng các chỉ
tiêu như:
- Tỉ số chênh lệch giữa vốn tự có. vốn sử dụng, hạn chế không cho những
DN có vốn tự có thấp vay để hạn chế thấp nhất RR cho khoản vay.
- Chênh lệch giữa các khoản phải trả. phải thu: Chênh lệch này cho biết tỉ
lệ vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng là bao nhiêu. Khi xem xét chỉ tiêu
này NH sẽ thấy được ảnh hưởng của nó đến khả năng hoàn trả khoản vay đúng
hạn của KH.
- Khả năng thanh toán : một DN có khả năng thanh toán tốt là có khả năng
tự cân đối các khoản nợ khi đến hạn. Nếu DN mất khả năng thanh toán thì
khoản tín dụng của NH sẽ gặp RR cao.
 . Phân tích dự án vay vốn của KH.
a. Phân tích tính pháp lý của dự án.
Để thực thi một dự án thì trước hết dự án đó phải có tính pháp lý. Tính
pháp lý của dự án phải thoả mãn các điều kiện sau:
20
- Mục đích đầu tư của dự án phải phù hợp với mục đích hoạt động của
DN mà cấp có thẩm quyền đã phê duyệt.
- Dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Phân tích tính khả thi của dự án:
Để dự án SXKD được thực thi thì phải có đầy đủ NVL, nhân lực, có thị
trường tiêu thụ.
*. Về nguồn NVL phục vụ cho SX:
NH phải xem xét nguồn NVL này được cung cấp từ nguồn nào, có dễ
kiếm tìm, hay được thay thế hay không, có ổn định không. Quan trọng hơn nữa
là chất lượng của NVL có được đảm bảo, giá cả có hợp lý hay không. Bởi tất cả
các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SXKD của DN và tất nhiên sẽ
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho NH.
*. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được trên thị trường hay không, DN đã
phải tính đến khi quyết định thực hiện dự án. Trong kế hoạch của dự án, DN
phải tính một cách cụ thể về khối lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả của sản
phẩm sao cho khi đưa ra thị trường được chấp nhận ngay và sản phẩm không chỉ
đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải đáp ứng cả nhu cầu trong tương lai. Việc
nghiên cứu sản phẩm có ý nghĩa đánh giá khả năng thực thi của dự án và khả
năng hoàn trả nợ vay NH của DN. Sản phẩm là mấu chốt quan trọng để DN có
nguồn thu bù đắp cho tất cả các chi phí đã sử dụng. Cho nên khi nghiên cứu tính
khả thi của dự án, các NHTM phải đặc biệt chú ý đến sản phẩm và chu kỳ sống
của nó
• Phân tích hiệu quả kinh tế do dự án đem lại:
Ta có chỉ tiêu sau:
Hiệu quả kinh tế =
Lợi nhuận thu được của dự án
Tổng số vốn đầu tư bỏ vào dự án
21
Chỉ tiêu này cho biết : Cứ mỗi đồng vốn bỏ ra thì DN thu lại được bao
nhiêu phần lợi nhuận. Dựa vào chỉ tiêu này, NH sẽ biết được hiệu quả sử dụng
vốn của DN có tốt hay không.
Mỗi dự án SXKD đều có sự tham gia của NH dưới hình thức cho vay vốn,
khi đó DN sẽ phải chịu một mức lãi suất theo quy định cho khoản vay đó. Hiệu
quả kinh tế do dự án đem lại phải đảm bảo lớn hơn mức lãi suất mà NH cho vay,
như vậy mới đảm bảo cho DN khả năng trả vốn và lãi cho NH một cách đầy đủ.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để NH có quyết định cho vay hay không.
• Phân tích giá thành của sản phẩm:
Giá thành sản phẩm càng thấp thì khả năng thu lợi càng cao. Đây là chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện mọi kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
Bởi giá thành sản phẩm phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, giá thành thấp chứng tỏ dự án đã tận dụng một cách có
hiệu quả mọi tiềm năng của DN.
Nhưng khi đánh giá về giá thành của sản phẩm, các NHTM phải xem xét
các chi phí cấu thành nên giá thành và tổng giá thành có hợp lý hay không,
chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm trên thị trường có cao không.
• Phân tích khả năng đáp ứng về vốn cho dự án:
Để thực hiện một dự án SXKD, điều đầu tiên và rất quan trọng là phải có
vốn. Khi xem xét về nguồn vốn cung cấp cho dự án, phải xem xét xem nguồn
vốn được cung cấp từ nguồn nào, có đảm bảo an toàn và ổn định hay không.
Thông qua phân loại nguồn vốn, NH sẽ có con số chính xác về VTC của DN
tham gia vào dự án. NH chỉ cho vay các dự án mà VTC của DN tham gia vào dự
án lớn . Như vậy sẽ thúc đẩy được DN sử dụng đến mức lớn nhất các tiềm lực
của mình. Mặt khác, căn cứ vào VTC của DN mà NH tính ra mức dư nợ tối đa
có thể cấp cho DN, tránh trường hợp cấp thừa, lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng
vốn.
Tóm lại, nhờ vào việc phân tích đánh giá KH và dự án mà KH xin vay
vốn đã giúp cho NH lắm bắt được tình hình “sức khoẻ” hiện tại và trong tương
22
lai của DN, khả năng đầu tư, hiệu quả đầu tư có thể đạt được của dự án để từ đó
đưa ra quyết định cho vay đúng đắn nhất, hạn chế được NQH phát sinh.
1.1.4.2. Đối với Ngân hàng.
 . Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.
Để hạn chế NQH, Công việc của các NHTM không chỉ là phân tích đánh
giá yếu tố KH mà phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng.
• Kiểm tra việc chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn xem có
phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, có những biện pháp để khỏi tăng nguồn vốn
nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD của các tổ chức kinh tế trên địa bàn.
• Kiểm tra hồ sơ cho vay, đánh giá chính xác về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ
vay. Đặc biệt là tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay
vốn như: Đơn xin vay, phương án SXKD, tình hình tài chính của đơn vị vay, hồ
sơ đảm bảo nợ vay, giấy phép kinh doanh, giá trị của tài sản đảm bảo, hợp đồng
mua bán vật tư…
• Kiểm tra về một số chỉ tiêu như:
- Thời hạn cho vay, thời hạn gia nợ, mức tín dụng được cấp.
• Khi kiểm tra thời hạn cho vay phải xác định cơ sở của thời hạn cho vay có phù
hợp với sự luân chuyển vốn của đối tượng vay.
• Gia hạn nợ phải đảm bảo tuân thủ quy trình ra hạn nợ, đặc biệt là hướng khắc
phục giải quyết khoản nợ sau khi gia hạn của KH.
• Về mức tín dụng được cấp phải làm rõ cơ sở xác định mức tín dụng thông qua
việc xem xét nhu cầu vay, khả năng đáp ứng của NH, giá trị tài sản làm đảm
bảo…
• Kiểm tra về việc bảo quản TS thế chấp cầm cố:
Phải xem xét mối tương quan về giá trị tài sản thế chấp với số vốn được
vay. Theo quy định của NHNN, Số vôn được vay của KH chỉđược phép <=70%
giá trị của tài sản thế chấp, đó là cơ sở đầu tiên để NH đưa ra hạn mức cho vay
23
đối với KH. Trong thời gian cho vay, NH có thể cho KH sử dụng tài sản thế
chấp nhưng phải có biên bản cụ thể quy định về việc bảo vệ mặt giá trị của tài
sản được thế chấp. Trong quá trình sử dụng, NH phải luôn theo rõi việc bảo
quản tài sản thế chấp của khách hàng. Khi quyết toán hợp đồng tín dụng, phải có
biên bản thanh lý tài sản thế chấp một cách rõ ràng.
• Kiểm soát về an toàn vốn vay:
Bao gồm các điều kiện về đảm bảo an toàn tiền vay, thực hiện quy chế an
toàn vốn, các biện pháp bảo đảm tín dụng và hạn chế RR.
Phân loại các khoản nợ theo từng nhóm được quy định trong quyết định
299-QĐ.NH5 ngày 133.11.1996 của thống đốc NH:
+ Các khoản vay có khả năng hoàn trả nợ theo đúng quy định trong hợp
đồng.
+ Các khoản vay không trả được một phần hay toàn bộ gốc, lãi trong vòng
180 ngày kể từ ngày đến hạn trả.
+ Các khoản vay không trả được một phần, hay toàn bộ gốc và lãi trong
vòng từ 181 ngày đến 360 ngày kể từ ngày đến hạn trả.
+ Các khoản vay không trả được một phần hay toàn bộ gốc và lãi trong
khoảng thời gian >360 ngày.
Việc kiểm soát được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của tín dụng.
Song các NH cần tập trung vào một số các vấn đề hay có sai sót trong quá trình
thực hiện.
 . Nâng cao chất lượng công tác thông tin TD .
Một trong các bước không thể thiếu của quy trình tín dụng là bước thu
thập thông tin. Thông tin về KH và môi trường kinh doanh tác động lên cả NH
và KH vay vốn. Nhưng chủ yếu là thông tin về kH – nguyên nhân chủ yếu gây
ra tình trạng NQH cho NH.
Thông tin từ KH được thu thập bao gồm: giấy phép đăng ký kinh doanh,
giấy phép thành lập, báo cáo tài chính, hợp đồng cung cấp NVL, giá trị tài sản
thế chấp so với thị trường, kết quả SXKD…
24
Trên thực tế không phải bất cứ DN nào cũng sử dụng có hiệu quả vốn
vay. Thậm chí, NHTM còn rơi vào tình trạng mất vốn hay thâm hụt vốn do sự
giả danh hay mạo nhận DN gây ra RR, tổn thất cho NH. Chính vì vậy mà vấn đề
nâng cao chất lượng tín dụng là việc làm hết sức cần thiết. Nhận thấy sự cấp
thiết của vấn đề, NHNN đã xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa RR của
ngành NH gọi tắt là CIC (Credit Imformation Center). Hệ thống CIC đã phần
nào làm giảm bớt tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay
của các NHTM và các TCTD. Tuy vậy, do mới đi vào hoạt động nên hệ thống
CIC vẫn còn nhiều bất cập như: thông tin thu thập được chủ yếu do các DN và
các NHTM cung cấp nên chưa đảm bảo tính trung thực. Và công nghệ sử dụng
chưa đồng bộ và hiện đại, gây ra tình trạng chậm chạp trong việc thu thập và xử
lý thông tin. Chính vì vậy, thông tin mà CIC cung cấp vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
cho các NHTM và TCTD trong việc thẩm định KH, đưa ra một quyết định cho
vay an toàn nhất, khiến cho tỉ lệ NQH và nợ khó đòi của cácNHTM VN vẫn cao
hơn so với mức cho phép.
 . Phân tích khả năng mở rộng hay thu hẹp TD trong từng thời kỳ.
Nên mở rộng hay thu hẹp TD trong từng thời kỳ khác nhau, các NHTM
phải phân tích đánh giá trước hết ở tầm vĩ mô. Đó là, việc nắm bắt kịp thời
thông tin về các chính sách của NN đối với nền kinh tế nói chung và đối với hệ
thống NHTM nói riêng. Như vậy sẽ làm giảm được các RR xảy ra do sự thay
đổi của chính sách.Trong điều kiện các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện như
nước ta hiện nay, hệ thống NHTM phải chú ý đến các chính sách tín dụng của
mình sao cho phù hợp với tình hình hiện tại và có thể phát triển trong tương lai
Tiếp đó là phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, để từ đó có cái nhìn tổng
quát về nhu cầu của thị tường đối với sản phẩm của từng ngành SXKD trong
thời điểm hiện tại và tương lai. Từ đó đưa ra các quyết định nên thu hệp hay mở
rộng hoạt động tín dụng đối với các ngành cụ thể, tránh RR biến động đối với
môi trường kinh doanh.
 .Thực hiện tốt việc đôn đốc thu nợ và lãi phù hợp với từng khoản vay
25
- Đối với những khoản vay có khả năng thu hồi thì chỉ cần đôn đốc việc
trả nợ khi thời điểm đáo hạn sắp đến.
- Còn với những khoản vay có dấu hiệu xấu thì phải có các biện pháp kịp
thời như :
+Đưa ra các lời khuyên, cố vấn cho DN về sẩn phẩm, biện pháp thu nợ,
phương án SXKD…
+Tạo điều kiện cho DN thu hồi được vốn và trả nợ vay cho NH đúng thời
hạn. hay có thể gia hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian…
+Đối với các DN có nguy cơ phá sản, hay vi phạm hợp đồng thì NH có
thể chủ động đòi nợ trước thời hạn, tránh tình trạng NQH xảy ra.
 . Cần có một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm .
Họ phải là những người được đào tạo một cách có hệ thống, có kiến thức
về thị trường, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín
dụng. Mặt khác ,họ cũng phải là những người có tư cách đạo đức tốt, nếu không
sẽ làm thất thoát vốn của NHTM và của cả nhà nước.
1.1.4.3. Ngoài ra còn có một số biện pháp để phòng ngừa và hạn chế NQH
như.
Cần phải chú ý đầu tư cho những dự án lớn, có vốn đầu tư nước ngoài, có
kỹ thuật công nghệ hiện đaị, có tình hình tài chính tốt, bởi sản phẩm của những
khu vực này có sức cạnh tranh rất cao…như vậy khả năng trả nợ NH có thể là
100%. Không nên tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực mà sản phẩm đã có dấu
hiệu bão hoà, không thoả mãn nhu cầu của thị trường, gây ứ đọng vốn. Như vậy,
khoản vay của NH sẽ gặp khó khăn.
Nói tóm lại, mục tiêu trong kinh doanh tín dụng của các NHTM là hạn
chế đến mức thấp nhất RRTD - NQH, chính vì thế mà việc đưa ra các biện pháp
phòng ngừa hạn chế NQH không bao giờ thừa đối với các NHTM trong nền
kinh tế phát triển năng động như ngày nay .
1.2. Xử Lý NQH Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của NHTM.
1.2.1. Hình thức xử lý NQH .
26
Như đã biết, bản chất của NQH là kết quả của mối quan hệ tín dụng
không hoàn hảo. Bởi nó vi phạm đồng thời tính hoàn trả đầy đủ của hoạt động
tín dụng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận
tín dụng . Khi một khoản vay được giải ngân, không cần biết khoản vay đó có
vấn đề hay không, các NHTM đã phải đề ra các biện pháp để ngăn ngừa và hạn
chế NQH xảy ra. Nếu tình trạng NQH xảy ra thì các NH phải đưa ra các biện
pháp để xử lý nó nhằm làm giảm thiểu đến mức tối đa ảnh hưởng của nó đến
hoạt động tín dụng và hoạt động của cả NH.
Trước hết ta nói đến các hình thức xử lý NQH trong hệ thống các NHTM.
Tuy nhiên, phải tuỳ vào mức độ của khoản nợ mà đưa ra các hình thức xử lý
khác nhau một cách phù hợp nhất.
1.2.1.1. Đối với các khoản nợ quá hạn thông thường.
Đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao, để tạo điều kiện cho KH
trong việc trả nợ thì NH có thể áp dụng các hình thức sau.
*. Gia hạn nợ:
Gia hạn nợ thực chất là việc kéo dài thêm thời hạn trả nợ cho KH sau khi
khoản vay tới thời điểm đáo hạn mà KH không trả được nợ. Để được gia hạn nợ
thì các DN phải có đơn xin gia hạn. Việc gia hạn nợ có thể tiến hành trước thời
điểm đáo hạn của khoản vay, nếu vì bất cứ một lý do nào đó mà DN không xin
gia hạn thì khoản vay sẽ bị chuyển sang NQH và đương nhiên là DN sẽ phải
chịu lãi xuất NQH cao hơn lãi xuất của khoản vay thông thường. Như vậy sẽ
gây ảnh hưởng xấu cho cả phía DN và phía NH. Nhưng nếu sau dó DN lai có
đơn xin gia hạn nợ, NH xét nếu thấy hợp lý thì khoản nợ sẽ được chuyển về
khoản nợ thông thường chịu lãi xuất gia hạn. Các khoản nợ kiểu này thường xảy
ra đối với các DN có trình độ chuyên môn cao nhạy bén với cơ chế thị trường và
có khả năng điều chỉnh hoạt động kinh doanh để có thể thu hồi vốn hoàn trả
khoản vay cho NH.
• Khai thác:
Đây là một quá trình làm việc cùng với người vay cho đến khi khoản vay
được hoàn trả đầy đủ mà không cần đến các công cụ pháp lý để thu nợ.
27
Thông thường, nếu tình hình tài chính của DN gặp khó khăn thì khoản
cho vay của NH cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nhưng nếu DN có ý
thức trách nhiệm đối với khoản vay thì NH có thể xem xét để xử lý bằng hình
thức khai thác. Có nghĩa là người vay sẽ tự khắc phục các khó khăn về tài chính
của mình và nhanh chóng trả nợ vay cho NH, tránh trường hợp đẩy DN vào tình
trạng phá sản.
Khai thác là một biện pháp tổng hợp, tuỳ theo những khó khăn khác nhau để có
các hình thức xử lý khác nhau sao cho thích hợp nhất.
- Đưa ra những lời khuyên, tư vấn giúp cho KH khôi phục tình hình
SXKD của mình, tạo nguồn thu nhập ổn định, giải quyết khó khăn về vấn đề tài
chính và khả năng trả nợ vay cho NH. Bằng những kinh nghiệm và sự hiểu biết
của mình trên nhiều lĩnh vực, NH sẽ tư vấn cho KH về thị trường tiêu thụ sản
phẩm, tư vấn về các khoản chi phí chưa hợp lý, tìm bạn hàng…Từ đó DN sẽ tự
kinh doanh để thu được kết quả tốt nhất , trả nợ đầy đủ cho NH.
- Điều chỉnh kỳ hạn nợ cho những khoản vay mà NH đã đưa ra chưa phù
hợp với chu kỳ SXKD của DN . Vòng luân chuyển vốn chưa kết thúc, DN chưa
thu hồi lại được vốn, trong khi các khoản nợ đã xắp đến hạn trả. Như vậy khoản
cho vay cuả NH sẽ có nguy cơ gặp RR. Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp
sẽ tạo nên sự an tâm cho KH trong SXKD và tạo uy tín cho NH trong việc cho
vay.
- Cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”: NH sẽ cung cấp thêm vốn cho KH
trong trường hợp KH không trả được khoản nợ trước khi nó đã đến kỳ hạn phải
trả và phải xin gia hạn nợ. Đây là việc làm hết sức mạo hiểm, nếu không tính kỹ
thì NH sẽ rơi vào tình trạng bị gia tăng các khoản NQH. DN thường xin cấp phát
thêm vốn để giải quyết khó khăn tài chính tạm thời. NH phải xem xét tính hoàn
trả của KH, uy tín của KH, khả năng giải quyết tình hình tài chính rồi mới quyết
định có nên cấp phát thêm vốn hay không .
- Nếu khoản vay có nguy cơ gặp RR do giám đốc đương nhiệm không có
khả năng điều hành hay có nguyên nhân RR về đạo đức mà chưa có người thay
28
thế thì NH có thể nắm phần chủ động, thậm chí có thể đứng nên điều hành DN
cho đến khi khoản vay được hoàn trả.
- Chuyển tín dụng NH thành vốn cổ phần của DN:
Đây là hình thức được áp dụng nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa NH và
KH. Khi mà lĩnh vực đầu tư của DN mang tính khả thi cao, khả năng đem lại
hiệu quả cao nhưng gánh nặng nợ nần khiến cho DN gặp khó khăn trong vấn đề
triển khai dự án, trình độ quản lý của DN vẫn chưa bắt kịp với quy mô của dự
án. Việc chuyển vốn tín dụng thành vốn cổ phần sẽ giúp giảm gánh nặng nợ nần
cho DN và làm tăng hiệu quả quản lý DN. Với uy tín và kinh nghiệm của mình,
sự góp mặt của NH với tư cách là cổ đông của DN sẽ thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của DN.
- Yêu cầu DN bổ sung thêm tài sản thế chấp ngay khi khoản vay được coi
là có vấn đề.
Để tổ chức khai thác thành công cần có sự giám sát của NH một cách liên
tục và bên phía DN cũng phải cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính một cách
thường xuyên. Và cả hai bên đều phải làn việc tích cực
Nếu tổ chức khai thác thành công, cả hai bên đều có lợi. DN sẽ giải quyết
được những khó khăn về tài chính, có thu nhập. Còn NH cũng tránh được các
khoản nợ khó đòi. Mặt khác nếu NH giúp DN giải quyết vấn đề và giúp DN
thành đạt thì trong vài năm tới NH sẽ có một KH trung thành và NH sẽ có được
lòng tin của KH cũng như giới kinh doanh. Bởi bất cứ một DN nào cũng thích
quan hệ với một NH có uy tín, quan tâm đến lợi ích của KHvà sẵn sàng phục vụ
họ.
1.2.1.2. Đối với các khoản nợ khó đòi và mất vốn:
Đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi thấp nên có tác động không nhỏ
đến hoạt động NH và cả hoạt động của nền kinh tế, bởi nó làm cho vòng chu
chuyển vốn của NH và nền kinh tế bị chậm lại, mất đi các cơ hội kinh doanh.
Cho nên việc xử lý nợ khó đòi cần có cả sự can thiệp của các cơ quan thẩm
quyền có liên quan để cùng giải quyết.
• Thanh lý tài sản thế chấp:
29
Đây là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp để cải thiện
tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN không có hiệu quả. Thì dựa theo
các quy định trong hợp đồng đã ký kết, NH sẽ áp dụng biện pháp thanh lý tài sản
thế chấp để có thể thu lại một phần vốn đã mất, bên cạnh đó NH vẫn sẽ phải
theo rõi khoản nợ khó đòi này.
Thanh lý tài sản thế chấp là biện pháp mà NH bắt buộc KH phải tuân theo
đúng như trong điều khoản hợp đồng đã ký kết về vấn đề thanh lý tài sản thế
chấp của khoản vay. Đây là vấn đề mà cả hai bên đều không mong muốn vì nó
quá khắc nghiệt với người vay. Mặt khác các thủ tục pháp lý lại quá rắc rối, tốn
nhiều chi phí, mà theo thời gian thì giá trị của tài sản thế chấp có nhiều biến
động sẽ không đảm bảo bù đắp cho khoản vay. Thêm vào đó là uy tín của NH có
thể bị giảm sút do sự nghi ngại của KH về hoạt động của NH là không an toàn
và hiệu quả, nếu như NH có quá nhiều các hợp đồng phải áp dụng biện pháp
thanh lý tài sản thế chấp.
Có nhiều hình thức thanh lý tài sản thế chấp, sau đây là một số hình thức
được áp dụng phổ biến trong quan hệ tín dụng giữa NH và KH:
+.NH cố gắng thuyết phục KH tự bán TSTC thay vì NH bán phát mại trên
thị trường, như vậy có thể bán được với giá cao hơn. Thêm vào đó KH cũng
tránh được những RR do mất uy tín với bạn hàng, và NH cũng tránh được
những chi phí trong việc giải quyết tài sản thế chấp này. Có lẽ, Đây là biện pháp
có lợi nhất đối với cả hai phía.
+.KH gán nợ cho NH và để cho NH tự bán tài sản thế chấp để thu nợ theo
đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc bán tài sản thế chấp không phải
là công việc của NH, vừa tốn thời gian và cả chi phí cho việc tìm khách mua.
Cho nên, NH thường sử dụng để làm văn phòng, trụ sở giao dịch, cho thuê, góp
vốn liên doanh liên kết.
+.NH có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tham gia bán đấu giá tài
sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bán ra không đủ để bù đắp nợ thì NH có thể
nhận phán quyết của toà án về phần chênh lệch, ví dụ như NH được phép thu
thêm nếu người vay còn các tài sản khác.
30
• Bán nợ:
Đây là biện pháp được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia có thị trường tài
chình phát triển. Các khoản nợ sẽ được chào bán trên thị trường này thông qua
các công ty môi giới sẽ môi giới cho các công ty chuyên mua bán nợ đứng ra
mua khoản nợ này. Tất nhiên đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi thấp, và
NH không còn khả năng để tiếp tục theo dõi và thu nợ. Các công ty mua bán nợ
có kinh nghiệm sẽ có các biện pháp thu nợ thích hợp. Việc bán nợ sẽ giúp cho
NH thu hồi được vốn trong thời gian ngắn tuy số nợ thu sẽ giảm đi. Phần bị
giảm đi chính là giá cả cho việc chuyển nhượng RR sang đối tượng khác. Ngoài
ra NH có thể bán các khoản nợ trong trường hợp NH gặp khó khăn về tiền mặt ,
nhưng đây là trường hợp không được áp dụng rộng rãi, do nó báo hiệu nguy cơ
về tình trạng mất khả năng thanh toán của NH.
• Yêu cầu DN tuyên bố phá sản:
DN lâm vào tình trạng phải phá sản khi không còn khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn một cách trầm trọng và sau khi đã áp dụng các biện pháp
tài chính cần thiết.
Về phiá NH, sau khi đã áp dụng các biện pháp mà vẫn không thu hồi được
nợ thì NH có quyền yêu cầu DN tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Như vậy, NH
sau khi bán tài sản thế chấp mà vẫn không thu hồi lại đủ tiền đã cho vay sẽ trở
thành chủ nợ không có đảm bảo và có quyền yêu cầu DN tuyên bố phá sản
doanh nghiệp để thu nốt số nợ còn lại
1.2.2. Các biện pháp xử lý NQH của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, hoạt động tín dụng
của NHTM cũng ngày càng được mở rộng, đáp ứng phần lớn yêu cầu về vốn
của mọi ngành nghề như: đầu tư thương mại, dịch vụ, văn hoá- xã hội, và cả
những dự án cần khối lượng vốn lớn, thời hạn dài cũng được đáp ứng. Song
song với việc mở rộng tín dụng thì các NH cũng gặp không ít khó khăn, mắc
phải những sai lầm, thiếu sót trong việc đầu tư vốn của mình: cho vay ồ ạt, thẩm
định sơ sài…Như vậy làm cho tỉ lệ NQH ngày càng tăng nên và sẽ trở thành
31
không thể kiểm soát được. Đây là vấn đề hết sức cấp bách đòi hỏi các NH phải
nhanh chóng đưa ra các biện pháp để xử lý tình trạng NQH.
Dưới đây là một số biện pháp để xử lý NQH trong hệ thống NHTM:
1.2.2.1. Sử dụng vốn ngân sách quốc gia.
a.Sử dụng ngân sách quốc gia để mua lại toàn bộ số nợ khó đòi của NHTM
để xử lý dần trong một số năm, có thể từ 3 đến 5 năm.
Biện pháp này được áp dụng khi NHTM không thể tự mình giải quyết
được vấn đề NQH và ngày càng chìm sâu vào các khoản nợ khó đòi. Ngân sách
quốc gia được rót xuống thông qua NHNN, Bởi chức năng của NHNN là quản
lý vĩ mô hoạt động của cả hệ thống NH. Mặt khác, sự sụp đổ của một NH cũng
làm ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ thống, nhất là các NH mang tính “trụ
cột” thì càng không thể làm cho nó bị phá sản. Chính vì vậy mà vai trò của
NHNN là hết sức quan trọng trong việc giữ ổn định hoạt động của hệ thống NH.
Việc xử dụng vốn ngân sách quốc gia giúp cho cácNHTM không bị sa lầy vào
hố nợ khó đòi và để giúp các NH tập trung vào hoạt động kinh doanh.
*. Đánh giá chất lượng tín dụng của NH và xoá nợ các khoản nợ khó đòi không
có khả năng thu hồi bằng lợi nhuận của bản thân NH và các quỹ dự phòng. Tuy
nhiên việc xoá các khoản nợ khó đòi này lại xử dụng trực tiếp vốn của ngân
sách quốc gia, bởi nó làm giảm nguồn thu từ thuế của NN đối với các NH đang
ở trong tình trạng nún sâu vào các khoản nợ khó đòi. Hay nói cách khác là các
NH này được miễn giảm các khoản thuế phải nộp trong một khoảng thời gian
nhất định được phép.
Nói chung, dù áp dụng biện pháp này, hay biện pháp khác thì thực chất là
vẫn làm giảm nguồn thu của ngân sách quốc gia.
1.2.2.2. Cần xác định rõ mối quan hệ vay tiền giữa NH và con nợ là quan hệ
hợp đồng kinh tế.
Điều này liên quan trực tiếp khi xảy ra các khoản nợ khó đòi, các NH sẽ
có đầy đủ thẩm quyền trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện
ra toà án kinh tế để xử lý kịp thời theo hợp đồng kinh tế chứ không phải toà án
hình sự. Bởi hợp đồng kinh tế là một văn bản pháp luật và đương nhiên được
32
pháp luật bảo vệ, mặt khác mọi thành phần kinh tế đều phải chịu sự giằng buộc
của pháp luật.
1.2.2.3. Không sử dụng biện pháp treo nợ đối với các khoản nợ khó đòi.
Bởi sử dụng biện pháp này sẽ không làm lành mạnh hoá bảng cân đối tài sản
của NH. Do thực chất là khoản nợ đã bị mất đi không thể giữ mãi trên bảng cân
đối mà không được xử lý. Nếu vậy sẽ làm mất cân đối trên bảng cân đối tài sản
và nguy cơ phá sản NH luôn luôn thường trực.
1.2.2.4. Cần khai thác triệt để giá trị khối lượng tài sản đã nhận thế chấp,
cầm cố.
Về lý thuyết là như vậy, nhưng vấn đề này trong quá trình thực hiện đảm
bảo tín dụng của NH còn nổi nên một số tồn tại như:
- Có tài sản thế chấp, nhưng lại không có giấy tờ sở hữu hợp pháp.
- Có tài sản nhưng lại không có người mua hay không bán được.
- Bị tranh chấp do con nợ dùng một tài sản thế chấp cho nhiều chủ nợ
khác nhau.
- Tài sản bán được nhưng lại không thu đủ gốc, do khi định giá cho vay
quá cao hay gía thị trường giảm ngay khi phát mại tài sản so với thời điểm định
giá quá lớn.
- Chi phí phát mại quá lớn nên cũng ảnh hưởng số tiền thu nợ.
Trên cơ sở những tồn tại nêu trên, để có biện pháp xử lý tốt trước hết:
*.Cần phân loại tài sản thế chấp, cầm cố. Xác định trên cơ sở pháp lý
nhằm làm rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý
phù hợp.
*.Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: địa chính, tài chính, NH trong việc
xác định giá trị tài sản đặc biệt là giá trị tài sản thế chấp và đăng ký thế chấp
nhằm tránh các trường hợp một tài sản đem đi thế chấp ở nhiều NH.
*. Tổ chức đánh giá và thực hiện các công việc có thể bán hay khai thác
tài sản tạo nguồn cho NH thu nợ dần.
*. Những tài sản thế chấp định giá quá cao do chủ quan của cán bộ tín
dụng gắn với lợi ích cá nhân thì cán bộ tín dụng phải bồi thường. Trường hợp,
33
do biến động giá cả thị trường vào lúc vay cao, lúc bán thấp thì liệt vào RR do
nguyên nhân khách quan và dùng quỹ RR để bổ xung vào phần chênh lệch thiếu.
1.3. Kinh nghiệm về xử lý Nợ Quá Hạn ở Ngân Hàng Thương Mại một số
nước trên thế giới.
1.3.1. Những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
*.Thành lập “ ngân hàng cầu nối” để xử lý nợ quá hạn trong hệ thống
ngân hàng Nhật Bản:
Tình trạng hỗn loạn về các khoản cho vay khó đòi của Nhật Bản được
xem là trở ngại chủ yếu đối với sự phục hồi kinh tế Nhật Bản .Theo tính toán
của một số tổ chức, các khoản cho vay gặp khó khăn ước tính đã lên tới 100.000
tỉ Yên. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm quá mạnh của giá cổ phiếu và
giá bất động sản, người ta ước tính giá đất giảm tới 80%. Thêm vào đó một điểm
yếu lớn nhất của ngân hàng Nhật Bản là việc thành lập các công ty thế chấp, các
công ty này tham gia mạnh mẽ vào hoạt động cho vay liên quan đến bất động
sản khi giá đất và giá cổ phiếu tăng mạnh. Chính vì thế mà khi giá đất và giá cổ
phiếu sụt giảm mạnh và nhanh hơn khả năng dự đoán thì dẫn đến tình trạng
ngân hàng không mua bán bất động sản nữa, bởi nếu có bán thì cũng không thể
bù lỗ được, cộng vào đó là việc dự đoán sự tăng trở lại của giá cổ phiếu và giá
đất khiến cho các ngân hàng càng có cớ để giữ lại không bán.Còn các công ty tài
chính cũng đã khôn khéo chuyển vị trí những tài sản không đưa vào kinh doanh
để che dấu chúng. Nhưng do dự đoán thiếu chính xác gây thua lỗ lớn, và một
bằng chứng là sự sụp đổ của công ty chứng khoánYAMICHI.
Để giúp các Ngân hàng giải quyết dược dễ dàng hơn các khoản cho vay
khó đòi, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một biện pháp là tạo ra một “ngân
hàng cầu nối”. Thực chất đây là một quỹ thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập
để quản lý một nguồn vốn lớn của chính phủ dự tính là 22.000 tỉ Yên. Có nghĩa
là chính phủ chi ra một khoản tiền lớn để cứu trợ hệ thống ngân hàng và bảo vệ
các nhà đầu tư.
34
Mô hình này đã được chính phủ Mỹ áp dụng khá thành công trước đây.
Chính phủ Nhật Bản áp dụng biên pháp này nhằm làm cho các công ty hoạt
động lành mạnh trở lại sau khi có nhiều công ty tài chính khác bị sụp đổ.
*. Nợ và cách xử lý nợ trong các DNNN ở Trung Quốc:
Trong một số năm lại đây thì nợ trong các DNNN Trung quốc ngày càng
tăng, trong khi lợi nhuận trên vốn ngày càng giảm có năm xuống đến –0,2%.
Song song với tình trạng nợ nần là hiệu quả kinh tế kém. Đây là một vấn đề
nhức nhối trong khu vực kinh tế nhà nước Trung Quốc hiện nay.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nợ cao trong các doanh nghiệp NN Trung
Quốc là:
+Sau năm 1994, nhà nước trung Quốc tiến hành cải cách thuế, về tổng số
trên giác độ quốc gia thì giảm, nhưng thuế mà các doanh nghiệp phải nộp lại
tăng lên làm cho lợi nhuận giảm và giảm khă năng tích luỹ của doanh nghiệp .
+Do cơ chế xử lý tài sản tồn đọng và hàng hoá trong các doanh nghiệp tỏ
ra cứng nhắc, khó có thể điều chỉnh và tối ưu hoá nguồn vốn. Điều này đã làm
cho hàng hoá bị ứ đọng không tiêu thụ được trong khi nguồn vốn mới lại không
ngừng tăng lên ( chủ yếu là vốn nợ).
+Mối quan hệ giữa Nhà Nước và doanh nghiệp quốc doanh chưa được xử
lý thoả đáng. Các doanh nghiệp mượn danh nghĩa “ tín dụng Nhà Nước ” để vay
ngân hàng. Các DN ỉ thế vào Nhà nước nên luôn có tư tưởng chỉ hưởng lãi mà
không chịu lỗ. Còn các ngân hàng cũng lấy danh nghĩa “tín dụng Nhà Nước ”
để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Cuối cùng là “ Tài sản Nhà Nước ”
phải gánh chịu những rủi ro đối với những khoản vay của doanh nghiệp. Trong
khi đó, công tác quản lý tác của ngân hàng lại rất lỏng lẻo và theo lề nếp cũ nên
dẫn đến tình trạng cho vay nhiều thu hồi ít, các khoản đầu tư có nhiều rủi ro, gây
lãng phí vốn..
Đứng trước tình trạng như vậy, Nhà Nước Trung Quốc đã đưa ra một số
giải pháp như:
+Đẩy mạnh việc xây dựng chế độ DN hiện đại nhằm mở rộng thêm kênh
thu hút vốn, xây dựng chế độ pháp nhân độc lập, hình thành việc chuyển đổi cơ
35
chế và tăng cường cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp. Thành lập các tập đoàn
kinh tế mạnh, chống chế độ đầu tư mù qưáng, chấm dứt hiện tượng chiếm dụng
vốn lưu động giảm bớt tỉ lệ nợ trong các doanh nghiệp bằng cách xây dựng chế
độ “ quyền tài sản phân minh, quyền và trách nhiệm rõ ràng, phân tách Nhà
Nước với doanh nghiệp, quản lý khoa học ”
+Đẩy mạnh chế độ cổ phần hoá vừa giải quyết được vấn đề vốn eo hẹp,
tăng cường ý thức trách nhiệm và ý thức làm chủ cho cán bộ nhân viên trong
DN, lại vừa có thể chuyển nợ thành cổ phần.
+Đẩy mạnh việc tổ chức sắp xếp lại các DN. Với các DN vừa và nhỏ,
Trung Quốc thực hiện việc sáp nhập, cho thuê, bán. Tạo điều kiện cho việc hợp
nhất các doanh nghiệp thì Trung Quốc áp dụng các chính sách ưu tiên như giảm
lãi suất đối với khoản vay ngân hàng, không tính lãi đối với khoản vay của một
số doanh nghiệp, từ đó nhằm làm giảm nợ cho các DN.
+Cho phép các đơn vị trung gian tham gia vào việc xử lý và giải quyết các
vấn đề nợ trong các DNNN. Các tổ chức trung gian này có thể thông qua kênh
huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để hỗ trợ vốn, giúp các doanh nghiệp giải
quyết vấn đề nợ. Từng bước thành lập thị trường giao dịch quyền tài sản góp
phần cung cấp thông tin cho các tổ chức trung gian tham gia giải quyết nợ trong
các DNNN .
1.3.2. Bài học vận dụng vào Việt Nam.
Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam từ năm 1991 đã
có được những bước cuyển biến đáng kể được tạo ra qua một số yếu tố thuận lợi
như: đất nước hoà bình và ổn định, đầu tư quốc tế ngày càng tăng, việc khai thác
có hiệu quả các công trình trọng điểm đã hoàn thành như thuỷ điện Hoà Bình và
Trị An, dầu khí Việt Xô, trồng mới gần 200.000 ha cao su, giá nhà và giá đất
tăng , số du khách tăng lên, trồng lúa xuất khẩu đều có lãi, ngân hàng cho vay dễ
dàng. Nhưng từ năm 1995, các yếu tố thuận lợi trên không còn nữa, một loạt các
ngành như nuôi tôm xuất khẩu hay kinh doanh kinh khách sạn đều bị thua lỗ…
Sau vụ án Tamexco, ngân hàng khi kiểm tra số nợ lớn nhận thấy nhiều xí nghiệp
đã vay quá khả năng hoàn trả của mình như: Epco, Minh phụng, May xuất khẩu
36
quận 3 (tp.HCM)…và đặc biệt là tình trạng tỉ lệ vốn riêng . vốn vay cảu nhiều xí
nghiệp rất mỏng, nhiều khi chỉ đạt 1.20 – 1.10. Trong khi điều kiện lãi suất cho
vay ở Việt Nam cao hơn so với nước ngoài (có thời điểm lên tới 14% tháng),
nhiều doanh nghiệp phải dùng một tỉ lệ cao trong tổng doanh thu để trả lãi nợ,
có xí nghiệp phải trả lãi ngân hàng nhiều hơn cả so với trả lương công nhân. Cơ
cấu vốn riêng. vốn vay của nhiều xí nghiệp Việt Nam trở thành một trong những
yếu tố chính gây khó khăn cho nền kinh tế trong giai đoạn này.
Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này là do giá nhà và giá đất
tăng, việc sản xuất một số mặt hàng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao, do đó nhiều
xí nghiệp vay tiền ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất. Sự sản xuất ồ ạt đó đã
dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống.
Nhiều xí nghiệp có tỉ lệ vốn tự có. vốn vay thấp lại phải chịu gánh nặng tiền lãi
vay cao không còn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình gây lên tình
trạng vỡ nợ, nhất là ở một số doanh nghiệp lớn. Trước tình trạng vỡ nợ diễn ra ở
nhiều xí nghiệp như vậy đã làm cho các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho
vay và chú ý hơn đến vấn đề tài sản thế chấp của các xí nghiệp vay tiền. Nhưng
lại một vấn đề nảy sinh là tình trạng sử dụng tài sản đi thế chấp tại nhiều ngân
hàng khác nhau của các xí nghiệp, lại càng làm cho các ngân hàng trở nên dè dặt
hơn trong vấn đề cho vay đối với các xí nghiệp. Các xí nghiệp lại càng gặp phải
một tình trạng thiếu vốn lưu động để sản xuất, làm cho sản xuất bị đình trệ, các
xí nghiệp phải cắt giảm bớt nhân viên để giảm chi phí. Một số nguyên nhân khác
làm cho các xí nghiệp ở trong tình trạng phá sản là sự yếu kém về tài chính, có tỉ
lệ vốn riêng . vốn vay thấp hay tình trạng quản lý không tốt xảy ra ở trong nhiều
xí nghiệp tại hầu hết các ngành. Đặc biệt là nạn tham ô làm tài sản của xí nghiệp
bị mất, khiến cho xí nghiệp không còn khả năng thanh toán các món nợ ngân
hàng. Bên cạnh tình trạng sản xuất ồ ạt là tình trạng hàng hóa sản xuất ra kém
phẩm chất, giá thành cao, không bán ra được thị trường…đã dẫn đến tình trạng
phá sản của các xí nghiệp.
Hơn nữa sự đình đốn của sản xuất, sự phá sản của các doanh nghiệp còn
do lãi suất cho vay của ngân hàng quá cao trong khi tỉ giá lại thấp, thuê đánh vào
37
hàng nội địa cao, quản lý vĩ mô và quản lý vi mô còn yếu kém trong khi các xí
nghiệp trong nước lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Chính sự yếu kém này đã dẫn đến sự thu hẹp của các doanh nghiệp quốc
doanh từ 12.300 (năm 1989) xuống còn 6000 (năm 1996) và còn giảm nữa trong
thời gian tới . Tính đến ngày 1.1.1996 số vốn của các DNNN là 109.000 tỷ đồng
trong đó các khoản phải thu chiếm tới 33.000 tỷ đồng (= 20% tổng doanh thu).
Còn về doanh nghiệp tư nhân thì số vốn chỉ khoảng 10.000 tỷ đồng, xí nghiệp có
số vốn lớn nhất là Minh Phụng đã bị phá sản với số nợ là 6.700 tỷ đồng.
Vấn đề nan giải hiện nay là tỉ lệ vốn riêng trên vốn vay quá ít, khiến cho
một số lượng lớn các xí nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Nếu tình trạng này
còn tiếp tục, thì Việt Nam khó thoát ra được những khó khăn về kinh tế, do vậy
cần có những biện pháp tích cực về tiền tệ để vực dậy nền kinh tế tạo đà phát
triển nhanh.. Ngân hàng nhà nước đã đưa ra một biện pháp để giải quyết tình
ttrạng này là thực hiện “ Thanh toán nợ cho các xí nghiệp bằng phương pháp bù
trừ ”. Nội dung cụ thể của phương pháp này như sau:
Thứ nhất là: bộ tài chính lên danh sách các xí nghiệp quốc doanh và các
doanh nghiệp tư nhân cần phải trả những loại nợ thuộc tài sản tài chính, không
còn liên quan đến các dự án đầu tư phát triển sản xuất, tổng cộng trị giá lên tới
50.000 tỷ đối với các xí nghiệp còn khả năng cải tổ lạivà phát triển sản xuất nếu
tỉ lệ nợ giảm. Bộ tài chính sẽ yêu cầu NHNN đáp ứng đủ 50.000 tỷ đồng để
thanh toán các số nợ trên.
Thứ hai là, Ngân hàng nhà nước sau khi đã thoả thuận với bộ tài chính về
danh sách trên sẽ ứng cho ngân sách bộ tài chính một số tiền đủ để thanh toán
dứt khoát các số nợ tồn đọng dưới hình thức bút tệ.
Bộ tài chính ứng tiền này cho các xí nghiệp quốc doanh để thanh toán nợ
ngân hàng. Bộ tài chính cũng có thể ứng tiền cho một số xí nghiệp tư nhân, với
điều kiện các xí nghiệp này có thể trụ lại được và các phần hùn vốn của cổ đông
phải giao cho nhà nước. Như vậy các xí nghiệp tư nhân này sẽ biến thành quốc
doanh hay hợp danh.
38
Bốn là các xí nghiệp quốc doanh hay tư nhân ( biến thành quốc doanh hay
hợp danh mới) sẽ dùng 100% số tiền nhận được trả nợ cho các ngân hàng cấp
dưới đã cho các xí nghiệp này vay.
Năm là các ngân hàng cấp dưới sẽ sử dụng số tiền được trả như sau:
+Một phần trả cho ngân hàng nhà nước nếu như trước đây ngân hàng nhà
nước có góp vốn hay cho ngân hàng này vay.
+ Một phần nộp cho ngân hàng nhà nước dưới hình thức tiền dự trữ chỉ
sinh lãi nhẹ.
+Một phần để cho ngân hàng cấp dưới giữ lại để tăng bổ sung nguồn vốn
cho ngân hàng.
Ba phần này sẽ được ngân hàng nhà nước và các ngân hàng cấp dưới linh
động áp dụng tuỳ theo từng tình hình cụ thể.
Qua trên cho thấy các số nợ các xí nghiệp phần lớn đã được thanh toán
theo phương pháp bù trừ. Ngân hàng nhà nước là cơ quan ứng tiền 100%. Các xí
nghiệp sẽ có tình hình tài chính lành mạnh, không còn xảy ra nạn đình đốn kinh
tế kéo dài và có thể bắt đầu một giai đoạn phát triển và phồn vinh mới.
Ngoài ra, thống đốc NHNN Việt đã ban hành chỉ thị số 08 về việc nâng
cao chất lượng tín dụng , góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an toàn, hiệu
quả đối với hệ thống Ngân Hàng. Theo đó, đối với các trường hợp DN có tình
trạng tài chính bình thường nhưng cố tình dây dưa chậm trả nợ vay NH thì các
NH báo cáo bộ chủ quản hoặc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đôn đốc, hỗ trợ
DN trả nợ hoặc dùng các biện pháp cưỡng chế buộc phải trả nợ, khởi kiện ra toà.
Nếu DN thực sự gặp khó khăn, các NH được thu hồi phần vốn gốc trước, thu lãi
sau. Với các khoản nợ quá hạn trên 12 tháng mà bên vay chỉ có khả năng trả lãi
theo lãi suất thông thường, tổng giám đốc các NH được xem xét cụ thể và không
thu theo lãi suất nợ quá hạn ( bằng 150% lãi suẫt nợ thông thường). Các tài sản
hợp pháp mà NH xiết nợ hay được gán nợ được tổ chức phát mại hay hoà giải để
thu hồi nợ. Với các tài sản liên quan đến các vụ án trong thời gian chờ xét xử ,
các NH được phép hách toán theo rõi nợ riêng (không hạch toán nợ quá hạn).
39
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN VÀ XỬ LÝ NỢ QÚA HẠN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NH TMCP BẮC Á -Chi nhánh
Hà Nội.
Là một NHTMCP ra đời khá muộn so với các NHTMCP khác, NHTMCP
BẮC Á được thành lập ngày 07.04.1994, có trụ sở chính thành phố Vinh - Đà
40
Nẵng. Tuy nhiên, sự ra đời đó vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng
cao của nền kinh tế thị trường, và góp một phần tạo nên sự lớn mạnh của hệ
thống NHTMCP hiện nay.
Thành phố Hà Nội là thành phố phát triển thứ hai của cả nước. Là một
thành phố năng động, nơi có rất nhiều sự ưu ái về đầu tư của các DN nước
ngoài. Mặt khác, do chính sách phát triển kinh tế thủ đô, nhiều doanh nghiệp tư
nhân và các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập để khuyến khích phát
triển kinh tế từ bên trong từ đó tạo đà cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới. Nhận thấy, đây là một thành phố có tiềm lực kinh tế lớn, lại là trung
tâm đầu não về chính trị, không một ngân hàng nào có thể bỏ qua. Chính vì thế
mà khoảng một năm sau ngày thành lập thì chi nhánh của NHTMCP BẮC Á tại
Hà Nội được thành lập ngày15. 08.1995 tại 117 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội.
Ngay sau khi thành lập, chi nhánh đã nhanh chóng đi vào hoạt động, hoà nhập
với sự phát triển kinh tế của thủ đô, phục vụ nhiều đối tượng KH với các thành
phần kinh tế.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như ngày
nay, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có tới khoảng 20
NHTMCP, chưa kể đến các trung tâm đầu não của các NHTM quốc doanh như
NH ngoại thương, NH Công thương, NH Đầu tư và Phát triển, NH Nông
Nghiệp, NH Chính Sách, thì công việc cạnh tranh lại càng trở nên khốc liệt hơn.
Sau 10 năm thành lập NHTMCP BẮC Á - chi nhánh Hà Nội đã đứng vững và
phát triển. Điều này chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối, chính sách và kế
hoạch phát triển của chi nhánh. để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và
quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, chi nhánh đã thường xuyên quan
tâm đến việc đào tạo cán bộ nhân viên về mọi mặt, đặc biệt là nghiệp vụ chuyên
môn bằng cách cho kiểm tra, xếp loại cán bộ hàng năm để có được một đội ngũ
cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó NH đã chú
trọng công việc hiện đại hoá công nghệ NH, quan tâm đến hoạt động makerting
trong NH như việc mở dịch vụ ngân hàng tại nhà (homebanking), thực hiện hoạt
động tiết kiệm dự thưởng, hơn nữa để có thể phục vụ KH một cách nhanh chóng
41
và thuận tiện chi nhánh đã thực hiện giao dịch một cửa thay vì giao dịch nhiều
cửa như trước. Bằng các chính sách KH hấp dẫn như vậy, chi nhánh đã thu hút
được một khối lượng lớn KH đến với mình.
Để có thể mở rộng hơn nữa, tạo cơ hội chiếm lĩnh thị trường, phát triển
kinh doanh, đi đôi với công tác cán bộ, được sự cho phép của trụ sở chính, chi
nhánh NHTMCP BẮC Á chi nhánh Hà Nội đã tăng quy mô hoạt động của mình
bằng cách mở thêm chi nhánh cấp hai và các phòng giao dịch tại địa bàn các
quận khác nhau, nơi có những điều kiện thuận lợi về địa hình, kinh tế, và an
ninh…Hiện nay, chi nhánh Hà Nội đã mở thêm 3 phòng giao dịch tại 27 Hàng
Đậu, 101E Phương Mai, 93 Tây Sơn. Sau khi được phép của NHNN thành phố
Hà Nội về việc thành lập chi nhánh cấp hai, để thuận tiện cho việc huy động vốn
và đầu tư tại chỗ thì chi nhánh cấp hai vẫn được giữ nguyên tại 117Thái Hà-
Đống Đa- Hà Nội, còn toàn bộ chi nhánh cấp một được chuyển về 52A-Phan
Chu Trinh- Hoàn Kiếm- Hà Nội ngày 31.12.2002 với 68 nhân viên và 7 phòng
ban.
Cơ cấu tổ chức của NHTMCP BẮC Á chi nhánh Hà Nội:
42
Phòng
tín
dụng
Phòng
kế toán
Phòng
hành
chính
Phòng
nguồn
vốn
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
kiểm
soát
nội bộ
Phòng
thanh
toán
quốc tế
BAN LÃNH ĐẠO
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội

More Related Content

What's hot

Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
taothichmi
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 

Similar to Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội

Similar to Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội (20)

Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thươngĐề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
khoa luận TN.docx
khoa luận TN.docxkhoa luận TN.docx
khoa luận TN.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàngCác nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (15)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề Trong thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp, hoạt động của hệ thống Ngân hàng mà lúc đó là hệ thông ngân hàng một cấp (vừa đảm nhận chức năng quản lý nhà nước, vừa thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ) được thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của Nhà nước. Có nghĩa là, nguồn vốn đầu vào của Ngân hàng nhà nước được nhà nước cấp và lượng vốn cung ứng ra thị trường cũng được thực hiện theo kế hoạch phát triển đã đề ra. Như vậy, hoạt động ngân hàng của chúng ta vẫn chưa mang đúng nghĩa của nó. Trong cơ chế thị trường, hệ thống Ngân hàng được phân chia làm hai cấp : Ngân hàng nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng. Nhờ sự phân biệt rõ ràng như vậy mà hoạt động của hệ thống Ngân hàng dần hoàn thiện và phát triển. Nhất là trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ. Để thực hiện đường nối đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình như: tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn, chú ý phát triển hoạt động makerting ngân hàng – chủ động tìm khách hàng thay vì chờ khách hàng đến với mình như trước, nâng cao chất lượng công nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức tổ chức và điều hành…tất cả những điều đó đã góp phần không nhỏ cho sư nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi “lời ăn- lỗ chịu”. Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng bao gồm rất nhiều hoạt động: hoạt động tín dụng, thanh toán, chuyển hoá vốn và các dịch vụ khác, trong đó hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là hoạt động tín dụng, đây là hoạt động quan trọng nhất và mang lại 80%-90% lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Chính vì tính quan trọng của nó mà các khoản tín dụng do ngân hàng thương mại cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả kinh doanh (thu được gốc + lãi đúng hạn và lãi thu được phải bù đắp được chi
  • 2. phí, tạo ra được lợi nhuận cho hoạt động tín dụng). Nhưng nền kinh tế thị trường là kinh tế của sự cạnh tranh gay gắt và luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong cuộc cạnh tranh đó sẽ có một người thắng và nhiều kẻ thất bại. Cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, chỉ đặc biệt hơn là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, các ngân hàng thương mại không thể chối bỏ được quy luật cạnh tranh này. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại luôn phải khắc phục những rủi ro trong bất cứ hoạt động nào của mình: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro chuyển hoá vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái…Trong đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro mà hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác, ảnh hưởng đến chính sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Nguyên nhân từ phía khách hàng, từ phía ngân hàng, từ khả năng lắm bắt thông tin nhưng nguyên nhân chủ yếu là từ phía khách hàng, có nghĩa là khách hàng không trả được nợ vay cho ngân hàng vào thời điểm đáo hạn. Như vậy sẽ gây ra rủi ro đọng vốn hay rủi ro mất vốn cho phía ngân hàng. Từ những phân tích trên cho ta thấy rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được xuất phát từ khoản nợ mà khách hàng không trả được cho ngân hàng khi đến hạn, hay còn gọi đó là các khoản nợ quá hạn . Chính vì vậy, Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tín dụng thì trước hết ta phải có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế khả năng xuất hiện nợ quá hạn, giảm thiểu những tổn thất mà nợ quá hạn gây ra. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội.” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở đó để nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc trong vay vốn và hoàn thiện hơn các biện pháp đảm bảo an toàn để phòng ngừa nợ quá hạn. 2
  • 3. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu . Luận văn chỉ nghiên cứu và hoàn thiện về giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại đặc biệt là Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội, nhưng kết quả thu được có thể vận dụng cho các ngân hàng khác. Lý luận về giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn trong ngân hàng thương mại. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc á chi nhánh Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu. • Phương pháp chung: là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tế.Từ lý luận để xem xét thực tế và từ thực tế khái quát thành lý luận. • Phương pháp cụ thể: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp, diễn giải, mô tả… 5. Kết cấu luận văn. Nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề về nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà nội. 3
  • 4. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NỢ QUÁ HẠN VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Như đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại và đem lại 80%-90% doanh thu cho các ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn và khó tính hơn, các ngân hàng thương mại luôn phải tìm ra các biện pháp để hoàn thiện hơn các hoạt động của mình, không chỉ mở rộng thêm về số lượng các loại hình hoạt động, tăng quy mô hoạt động của ngân hàng, mà còn phải quan tâm đến chất lượng của các hoạt động đó, nhất là vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống thấp. Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi.Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để cho tỉ lệ nợ quá hạn không vượt quá con số cho phép, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Có thể nói nợ quá hạn luôn là vấn đề mà các ngân hàng thương mại phải quan tâm thường xuyên . Hoạt động của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, bởi nó là trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế, điều này được thể hiện như sau: Ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được tạo ra từ quá trình sản xuất, từ nguồn tiết kiệm…Sau đó bằng nguồn vốn huy động được trong xã hội thông qua nghiệp vụ tín dụng lại trở lại cung cấp vốn cho nền kinh tế, đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất xã hội. Như vậy, nhờ có hoạt động của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy sẽ làm cho nền kinh tế phát triển bền vững hơn. 4
  • 5. Do vai trò rất quan trọng của hệ thống Ngân hàng thương mại, để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của nó, nhà nước và ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về hoạt động kinh doanh ngân hàng, tạo hành lang pháp lý trong kinh doanh và tăng cường mức độ an toàn cho hoạt động ngân hàng. Đó là một trong những điểm rất mạnh trong việc quản lý của hệ thống ngân hàng hiện nay và tình hình đó sẽ còn được cải tiến sâu hơn nữa. Vấn đề là ở chỗ phải tìm hiểu rõ xem nợ quá hạn phát sinh từ đâu, cái gì gây nên nợ quá hạn. Và nếu nợ quá hạn xảy ra thì phải làm thế nào để khống chế, xử lý nó. 1.1.1 .Khái niệm và phân loại nợ quá hạn. 1.1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc phát sinh nợ quá hạn . a.Khái niệm. Theo quyết định số 284.2000.QĐ-NHNN1 ngày 25.8.2000 về việc ban hành quy chế cho vay vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định rõ: NQH trong kinh doanh của ngân hàng là hiện tượng của khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn mà đã cam kết trong khế ước vay trước đây. Nếu không được điều chỉnh kỳ hạn nợ hay được ra hạn nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền chậm trả. Như vậy bản chất của NQH trong kinh doanh tín dụng là hiện tượng đến thời hạn thanh toán khoản nợ người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ của mình đối với người cho vay. Hay nói cách khác thì NQH là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Ta có: Tỉ lệ Nợ quá hạn (%) = Tổng Nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ - Ý nghĩa: Tỉ lệ nợ quá hạn phản ánh: Cứ 100 đồng cho vay thì có bao nhiêu đồng NQH. Trong đó : +Tổng NQH bao gồm: NQH, nợ chờ xử lý, nợ khoanh. +Tổng dư nợ cho vay, cho thuê phải xem xét đến các yếu tố: 5
  • 6. • NQH <180 ngày, 180 ngày< NQH<360 ngày • Các khỏan nợ chờ xử lý. • Nợ cho vay được khoanh. Theo quy định của NHNN thì tỉ lệ NQH so với tổng dư nợ cho vay, cho thuê ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 5% và NQH khó đòi chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng NQH thì NHTM đó mới được đánh giá là có hoạt động tín dụng hiệu quả. Để xem xét về thực trạng NQH, Người ta quan tâm nhiều đến rủi ro mang tính thời hạn. Ta có: Tỷ lệ NQH theo thời gian(%) = Số nợ gốc chưa trả của tất cả các khoản vay quá hạn từ 1,31,61,91…360 ngày x 100 Tổng dư nợ cho vay, cho thuê Dựa vào cách tính cụ thể này, các NHTM biết một cách chính xác hơn về tình hình NQH của ngân hàng mình trong từng thời điểm, so sánh với mức quy định chung, để từ đó có các biện pháp điều chỉnh, và quản lý tín dụng tốt hơn. b.Nguồn gốc phát sinh NQH. Khi tiến hành cấp tín dụng, Các NHTM luôn luôn mong muốn thu lại được cả gốc và lãi của khoản tín dụng đầy đủ và đúng thời hạn. Chính vì thế, khi quyết định cấp một khoản tín dụng thì các NHTM phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các bước trong quy trình tín dụng từ việc thu thập thông tin, thẩm định khách hàng, giải ngân, giám sát quá trình sử dụng, thu lại gốc và lãi. Đặc biệt là phải làm tốt bước giám sát quá trình sử dụng khoản vay của khách hàng, nếu phát hiện thấy có biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích thì các NHTM phải có biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời. Chính vì vậy, quản lý 6
  • 7. chặt chẽ việc sử dụng vốn vay là một việc làm hết sức quan trọng trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, hạn chế khả năng xảy ra NQH. Trên thực tế có rất nhiều những dấu hiệu cho thấy khoản vay sẽ gặp khó khăn. Nhưng chúng ta không thể dựa vào một số cách thức cụ thể nào để công bố khoản vay đó là khoản vay khó hoàn trả hay không thể hoàn trả. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của NHTM ,Ta có thể thấy một số dấu hiệu về sự khó khăn tài chính của khách hàng. Một là tính khả thi của dự án thấp: Khi xin vay thực hiện dự án phát triển sản xuất kinh doanh, khách hàng sẽ phải cung cấp cho NHTM các thông tin chứng minh tính khả thi của dự án. Nếu thấy tính khả thi của dự án thấp, KH không có khả năng chi trả chi phí vốn vay < gốc+lãi vay> thì NHTM có thể từ chối khoản vay đó đối với KH. Hai là trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính cho NH: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính là sự gian lận trong báo cáo tài chính. Để có được nguồn vốn vay giải quyết tính cấp thiết của quá trình sản xuất kinh doanh, hay sử dụng vào mụch đích nào đó thì các doanh nghiệp có thể cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực. Về phía các NHTM phải chú ý, phải có khả năng đọc các báo cáo tài chính, phát hiện các gian lận. Nếu không rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Ba là việc sử dụng vốn tín dụng sai mục đích. Trong quá trình giải trình hồ sơ vay vốn, KH luôn phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình đối với NHTM. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vốn vay KH có thể sử dụng vốn sai mục đích ban đầu, gây ra tình trạng không có khả năng trả nợ hay khất nợ đối với NH. Bốn là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng phát triển không lành mạnh, có thể ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp rủi ro: thị trường tiêu thụ sản phẩm đó đang bị thu hẹp, thị trường cung cấp nguyên vật liệu bị rối loạn, hay KH vay vốn của NH gặp phải các thông tin không lành mạnh về tình hình tài chính, tình trạng hoạt động… khiến cho cổ phiếu của DN trên thị trường bị giảm giá mạnh, uy tín của DN trên thị trường 7
  • 8. không được vững chắc, các đối tác tự ý huỷ bỏ hợp đồng kinh doanh, đẩy tình hình tài chính của DN vào chỗ khó khăn. Năm là thu nhập của người vay không ổn định, có nhiều thu nhập bất thường với khối lượng lớn Như vậy NHTM khó có thể thu lại khoản vay do tình hình tài chính của DN cũng bất ổn định, nhất là vào lúc khoản vay tới thời điểm đáo hạn tỉ lệ xảy ra NQH là rất cao. Sáu là số vòng quay vốn tín dụng trong thực tế thấp hơn trong hợp đồng tín dụng đã kí kết dẫn đến ứ đọng vốn trong SXKD của người vay. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: KH tự ý xin hoãn nợ, khất nợ, hoàn trả nợ vay NH chậm hay quá kỳ hạn, không đầy đủ như đã cam kết, gia tăng TSCĐ qua việc sáp nhập hay mua lại của các DN khác, các thảm hoạ thiên nhiên xảy ra: bão lụt, hoả hoạn… Đó là các dấu hiệu khó khăn về tài chính của KH cũng có nghĩa là khả năng trả nợ vay của KH thấp. Trên cơ sở các dấu hiệu này, NH sẽ tìm ra các biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời, tránh dẫn đến những khoản NQH có thể gây ra RRTD. 1.1.1.2.Phân loại NQH . Có rất nhiều nguồn gốc làm phát sinh NQH. Vấn đề là ở chỗ, khi NQH phát sinh thì làm thế nào để xử lý nó. Để tiện cho việc quản lý tín dụng và xây dựng kế hoạch thu hồi vốn vay trong từng trường hợp cụ thể, giải quyết NQH thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số tiêu thức phân chia thường được áp dụng trong các NHTM. • Căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản vay: + NQH dưới 180 ngày + NQH từ 180 ngày đến 360 ngày + NQH trên 360 ngày. • Căn cứ vào khả năng thu hồi: + NQH đòi đủ 1000%. + NQH khó đòi khả năng thu hồi không đủ và phải kéo dài. + NQH không có khả năng thu hồi. 8
  • 9. • Căn cứ vào thành phần kinh tế: + NQH của các DNNN. + NQH của các DNTN + NQH của các công ty cổ phần, công ty TNHH. + NQH của các hộ cá thể + NQH của các DN có vốn đầu tư nước ngoài • Căn cứ theo loại tiền cho vay: + NQH theo VNĐ + NQH theo ngoại tệ • Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh: + NQH do lỗi người vay: yếu kém về trình độ quản lý, khả năng cạnh tranh, do người vay cố tình không trả nợ… + NQH do lỗi người cho vay: thường bao giờ cũng gắn liền với lỗi người vay trong việc đồng tình, thông đồng…với khách hàng. • Căn cứ vào mức độ đảm bảo: + NQH được đảm bảo hoàn toàn + NQH được đảm bảo một phần + NQH không được đảm bảo. Như vậy, một khoản vay không có khả năng trả nợ vào thời điểm đáo hạn thì khách hàng có thể xin gia hạn nợ. Tuỳ điều kiện từng khách hàng mà NH có chấp nhận hay không, nếu như hết thời hạn gia hạn nợ mà khách hàng vẫn không có khả năng thanh toán thì NHTM sẽ chuyển toàn bộ khoản vay này sang NQH và khách hàng lúc này sẽ phải chịu lãi suất NQH. Nhờ cách phân chia này đã giúp cho các NHTM đưa ra các biện pháp xử lý thu hồi gốc và lãi của khoản vay này và giảm tỉ lệ rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. 1.1.2. Nguyên nhân phát sinh NQH. 1.1.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng:<người đi vay>. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên NQH đối với các NHTM. Từ khi hoạt động của NHTM ra đời, phát triển và hoàn thiện hơn thì tới 80% nguyên 9
  • 10. nhân gây RRTD là từ phía khách hàng. Các NHTM cho đến ngày nay cũng đưa ra nhiều biện pháp và có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc hạn chế RRTD từ nguyên nhân này, việc “khám sức khoẻ” của KH trước, trong và sau khi cho vay, độ tin cậy trong quá trình quan hệ, mục đích sử dụng tiền vay, hiệu quả của phương án SXKD là cơ sở vững chắc cho việc quyết định có cho vay hay không. Tuy nhiên, NQH vẫn xảy ra và trở thành vấn đề bức xúc trong hệ thống NHTM nước ta hiện nay, vậy nguyên nhân là do đâu. a. Rủi ro trong công việc kinh doanh của người đi vay. Trong điều kiện phát triển như ngày nay ,chúng ta chủ yếu xét đến các DN. Khi các DN được phép vay một khoản vay để thực hiện một dự án kinh doanh thì phần chi phí để trả cho NH được trích từ lãi mà dự án này thu được. Như vậy, “sức khoẻ” của khoản tín dụng phụ thuộc vào tính khả thi của dự án. Cũng có nghĩa là, Bất cứ một rủi ro nào trong quá trình SXKD của doanh nghiệp (đang sử dụng vốn của NH) cũng đều ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ NH. Tính rủi ro trong công việc kinh doanh của DN có thể do việc triển khai dự án đầu tư SXKD không khoa học, chưa thực hiện kỹ càng, xác thực. Các số liệu về mức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường, chất lượng NVL đầu vào, các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm chưa đầy đủ. Ngoài ra, cũng có thể có những nguyên nhân bất khả kháng, ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất, gây nên tình trạng khó khăn trong làm ăn, mang lại rủi ro cho DN và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH ở các mức độ khác nhau. b. Các thiệt hại DN phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp. Nếu giá cả của NVL trên thị trường tăng do khan hiếm hay do một lý do nào khác mà DN không thể không tiến hành SX. Như vậy sẽ đẩy giá thành của mỗi đơn vị sản phẩm tăng lên, trong khi đó giá bán sản phẩm trên thị trường lại không thay đổi sẽ làm cho tổng doanh thu giảm xuống, lợi nhuận thu được từ dự án cũng giảm so với kế hoạch. 10
  • 11. Còn nếu như tăng giá bán sản phẩm để bù đắp phần chi phí tăng thêm thì sẽ làm cho việc tiêu thụ gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ NH về mặt thời hạn. c. Doanh nghiệp phải chịu thiệt haị trên thị trường tiêu thụ. Nếu kế hoạch sản phẩm của dự án SXKD không thực hiện kĩ càng, chính xác thì sẽ làm nảy sinh hai vấn đề gây rủi ro trong SXKD của DN. Bởi nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế rất nhạy cảm. + Thứ nhất là: Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ sẽ gây nên tình trạng ứ đọng hàng và hậu quả là vốn bị ứ đọng khả năng thu hồi chậm. + Thứ hai là: Nếu chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng gây nên tình trạng ứ đọng vốn do không bán được hàng. Nếu doanh nghiệp phải bán với giá thấp hơn giá trị của hàng hoá, phải bỏ thêm chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa… Như vậy sẽ làm tăng tính rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp và việc trả nợ cho NH đúng thời hạn khó mà thực hiện được d. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ không đảm bảo an toàn của vốn vay trong quá trình sử dụng, sẽ gây lãng phí hay mất vốn. Như vậy NH cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ của mình. e. Năng lực tài chính của DN, của chủ dự án không lành mạnh khả năng thanh toán kém. Có nghĩa là các nguồn thu của DN thì hạn chế trong khi các khoản nợ đến hạn của DN ngày càng lớn như: nợ ngân sách, trả lương CNVC, nợ người bán, nợ NH…Và cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý: Giá trị TSCĐ tăng nhanh trong khi quy mô của DN lại không có khả năng mở rộng. g. Do ý muốn chủ quan của người đi vay không trả nợ cho NH hay là rủi ro đạo đức của người đi vay. Như đã biết, NQH xảy ra khi người đi vay không trả được nợ cho NH tại thời điểm đáo hạn. Lý do có thể do tình trạng tài chính yếu kém, DN khất nợ 11
  • 12. vay đối với NH hay doanh nghiệp cố ý không muốn trả nợ để dùng khoản tiền đó đầu tư kiếm lời. 1.1.2.2.Nguyên nhân từ phía NH. Tuy chiếm tỉ lệ không cao trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng - NQH, nhưng nó lại phản ánh trình độ, khả năng quản lý, năng lực kinh doanh của NHTM. Trước hết là ở tầm quản lý, Ban quản trị NH phải đưa ra được một chính sách cho vay phù hợp với thực tế. Bởi chính sách cho vay là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của NH. Chính sách đưa ra đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, đúng đắn, sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng khi thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả KT-XH của hoạt động tín dụng, nếu không sẽ dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn, như vậy sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng - NQH. Thứ hai là NH chưa thật chú trọng vào mục tiêu của các khoản vay, tính toán thiếu chính xác hiệu quả đầu tư của dự án dẫn đến các quyết định sai lầm trong cho vay. Thứ ba là NH đã không chú trọng khâu giám sát khoản vay sau quyết định cho vay hay quá tin vào khách hàng. Có thể dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, hay tình hình tài chính, khả năng thanh toán của KH có vấn đề. Như vậy sẽ gây nên rủi ro cho khoản vay NH. Thứ tư là do trình độ của cán bộ tín dụng còn yếu kém không có khả năng đánh giá dự án vay vốn. Thêm vào đó NH lại không cung cấp đủ số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vai trò vị trí của DN trong ngành, khả năng phát triển trong tương lai… Từ đó dẫn đến việc đánh giá sai hiệu quả của dự án cho vay. Mặt khác cũng có thể do tư cách đạo đức của cán bộ tín dụng, thông đồng với KH để trục lợi riêng gây nên rủi ro tín dụng cho NH và tình trạng NQH rất dễ xảy ra. 12
  • 13. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: - NH quá tin tưởng vào giá trị của tài sản thế chấp cầm cố sau khi đã đánh giá và coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho việc thu hồi gốc và lãi vay. Bỏ qua công tác phòng ngừa RR, giám sát hoạt động của dự án, sử dụng vốn vay của KH. Không đưa ra được các biện pháp để xử lý khi có dấu hiệu của một khoản nợ xấu. - Cán bộ tín dụng không thể bao quát được hết các điểm yếu về mặt pháp lý hay sai sót chủ quan, khách quan của khách hàng trong hồ sơ chứng từ xin vay. - Tình trạng thiếu thông tin tín dụng, chưa phân loại được DN, chưa có sự phân tích, đánh giá DN một cách đúng đắn và khách quan. - NH chưa đưa ra được một cơ cấu quản lý, theo dõi rủi ro, chưa đưa ra được hạn mức tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, loại sản phẩm, địa phương khác nhau, hay quá tập trung vào một đối tượng khách hàng, một ngành nghề sẽ không phân tán được rủi ro. + Theo quy định của NHNNVN thì cho vay đối với một khách hàng không quá 15%Vốn tự có. Nếu khách hàng muốn vay một khoản vay lớn hơn mức quy định cho phép thì NHTM có thể thực hiện đồng tài trợ để phân tán rủi ro, Tuy nhiên mức 15% là mặt bằng quy định chung, các NHTM cũng phải linh hoạt, nhạy bén về vấn đề này để có thể thu hút được khách hàng lớn. - Đưa ra định kỳ trả nợ chưa thích hợp với vòng luân chuyển vốn: Kỳ hạn trả nợ được xác định dựa trên chu kỳ SX, kế hoạch bán hàng và doanh thu. Việc các NHTM không tính toán được kỳ hạn trả nợ phù hợp sẽ gây ra tình trạng chiếm dụng vốn của NH để sử dụng với mục đích khác hay KH không trả nợ được đúng hạn bởi chu kỳ SXKD chưa kết thúc, chưa thu lại được vốn và lãi Tư tưởng chạy theo thành tích, tăng dư nợ một cách không có căn cứ vượt lên trên nhiều nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu cần thiết hợp lý của doanh nghiệp và cá nhân, khả năng quản lý hiện có của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Các nguyên nhân khác. *. Nhân tố thị trường. 13
  • 14. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động NH rất nhạy cảm với mọi sự biến động của nền kinh tế. Nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái, sản xuất đình đốn, thu nhập của mọi thành viên trong nền kinh tế giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH, số lượng các khoản nợ quá hạn tăng lên. Mặt khác, NH cũng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình do hoạt động kinh doanh của các DN kém hiệu quả. Còn nếu nền kinh tế quá nóng, hiện tượng lạm phát xảy ra, giá cả đồng tiền giảm sút và chỉ số giá cả tăng nhanh, gây khó khăn cho hoạt động SXKD, tác động xấu đến việc thu hồi công nợ của NH. Ngoài ra, các lĩnh vực SXKD còn gặp rủi ro bất khả kháng về thiên nhiên, thiên tai và dịch hoạ. *. Nhân tố chính sách. Sự điều chỉnh về chính sách, chế độ, pháp luật, những thay đổi về địa giới hành chính các địa phương, xát nhập, hay tách ra của các bộ ngành trong nền kinh tế đều gây rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM nếu như không nắm bắt kịp thời các thông tin. *. Nhân tố quốc gia. Nếu NH đầu tư sang một nước khác hay đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài tại VN, hoặc cho vay, bảo lãnh đối với DNVN trong quan hệ với nước ngoài để tiếp nhận máy móc thiét bị công nghệ hay đầu tư cho các DN có quan hệ SXKD hàng hoá với thị trường ngoài nước… thì NH phải quan tâm đến rủi ro của quốc gia đối với từng nước khác nhau. Nếu như ở các nước đó có sự suy thoái về kinh tế, có biến động về chính trị, có NH bị phá sản, có sự biến động mạnh về giá cả, lãi suất, về thuế xuất nhập khẩu… gây khó khăn cho khách hàng của NH. Như vậy NH sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ, và bị ảnh hưởng gián tiếp của các biến động đó. *. Nhân tố môi trường. Môi trường kinh doanh bên ngoài có tác động rất lớn đến các khoản vay dưới các góc độ khác nhau. Ta có thể xem xét một số yếu tố môi trường có thể gây ra rủi ro tín dụng và NQH như: 14
  • 15. Vấn đề môi trường sống trong điều kiện phát triển chóng mặt của nền kinh tế hiện nay. Tổ chức môi trường thế giới đã đề nghị các tổ chức kinh tế phải chú ý đến vấn đề môi trường trong các dự án SXKD của mình. Như vậy các NHTM khi cho vay phải quan tâm đến chi phí về môi trường trong các dự án xem nó đã được tính tới chưa và ảnh hưởng ra sao đến thu nhập dự kiến, khả năng trả nợ vay NH. Thêm vào đó là sự tác động hai chiều giữa tài sản thế chấp, cầm cố và môi trường sống. Môi trường sống có thể làm giảm giá trị tài sản thế chấp, cầm cố nếu không được bảo quản cẩn thận và làm tăng chi phí cho việc bảo vệ môi trường (nếu có). Một yếu tố môi trường nữa được nói đến ở đây là môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của DN có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát sinh NQH. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và các văn bản dưới luật chưa đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong SXKD của các DN, gây nên các khoản nợ quá hạn cho NH. *. Các nhân tố khác. Ngoài các nhân tố trên, các NHTM phải chú ý đề cập đến các nhân tố khác như: Sự cung cấp thông tin về KH của các cơ quan có liên quan. Hay luật sư giúp việc cho NH hiểu rõ vấn đề nhưng lại lầm tưởng NH đã chấp nhận mức độ rủi ro đó trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Hay việc thiếu các chính sách, chế độ luật pháp cần thiết khác của NN để tạo môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường. Như vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân phát sinh NQH sẽ giúp cho các NHTM đưa ra các biện pháp xử lý, hạn chế rủi ro tín dụng một cách hợp lý và chính xác nhất. Từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả KT-XH của hoạt động này. 1.1.3. Ảnh hưởng của NQH. NQH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của một NH và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của NH. Tuy nhiên, ảnh 15
  • 16. hưởng của nó không chỉ trong phạm vi hệ thống NH mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, bởi NHTM là trung gian tài chính cung ứng vốn cho nền kinh tế, luân chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, tạo sự phát triển ổn định cho nền kinh tế. Chính vì vậy mà mọi thành phần kinh tế rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh của NH, đặc biệt là ảnh hưởng của NQH. 1.1.3.1. Đối với NH. NQH sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, do NQH phát sinh khi KH không trả được nợ vay NH tại thời điểm đáo hạn. Như vậy, cũng có nghĩa là một phần vốn của NH bị lãng phí do bị tồn đọng trong các khoản nợ . Việc tồn đọng này làm cho NH mất đi các cơ hội kinh doanh kiếm lời khác. Hơn nữa, NQH còn làm giảm vòng quay vốn của NH. Ta có : Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Số dư nợ bình quân Doanh số thu nợ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với số dư nợ bình quân. Nếu doanh số thu nợ càng cao thì sẽ làm cho số dư nợ bình quân giảm. Hay nói cách khác NQH phát sinh làm cho doanh số cho vay giảm, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hoạt động tín dụng tạo ra cho NH tới 80%-90% thu nhập. Mà nguồn vốn của NH chủ yếu được huy động từ bên ngoài với chi phí huy động lớn, để bù đắp cho khoản chi phí chủ yếu này thì NH phải lấy từ thu nhập của các khoản cho vay. Do vậy, nếu khoản cho vay không thu hồi được dẫn đến một bộ phận tài sản của NH bị đóng băng trong khi các khoản chi phí huy động vẫn phải chi trả, vậy NQH đã làm giảm lợi nhuận của NH. Bên cạnh đó nếu tài sản của NH bị đóng băng sẽ làm giảm dư nợ tín dụng, giảm khả năng thanh toán. Nếu khoản vay của KH bị xếp vào NQH thì NH sẽ áp dụng mức lãi suất NQH cao hơn mức lãi xuất thường (150% lãi suất thường ). Vậy tại sao các NHTM luôn phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này trong khi có thể kiếm được một khoản thu nhập tốt từ lãi xuất phạt NQH. Bởi thực tế thì đây chỉ là khoản thu nhập ảo, NH khó có thể thu hồi được. Mặt khác, NH lại còn phải bỏ 16
  • 17. ra một khoản chi phí quản lý giám sát, thanh lý khoản nợ này trong tương lai, đây là một điều mà không NHTM nào muốn bởi nó còn làm ảnh hưởng đến uy tín của NH. Trong hợp đồng cho vay giữa NH và KH có một điều khoản là: Nếu như khách hàng không trả được khoản nợ vay và có những hành vi vi phạm đến các điều khoản trong hợp đồng thì NH có thể đưa ra các cơ quan pháp luật để xử lý. Việc có xử lý được hay không cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của NH mà trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ngày nay, uy tín của NH cũng là một sản phẩm kinh doanh rất có giá trị . Một điều nguy hiểm hơn nữa nếu NQH không được hạn chế thì một nguy cơ phá sản của NH là rất cao. NQH là nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTD, mà NH sống được là nhờ có hoạt động tín dụng lành mạnh. Chính vì thế mà NQH là vấn đề bức xúc cần giải quyết của các NHTM. 1.1.3.2. Đối với khách hàng. Đối với khoản NQH, KH sẽ phải chịu lãi xuất nợ quá hạn theo quy định bằng 150% mức lãi xuất cho vay cùng loại. Nếu tình hình tài chính của KH đang gặp khó khăn lại gánh thêm phần chi phí tăng lên từ khoản lãi xuất phạt này thì càng làm tăng gánh nặng trả nợ NH. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của DN càng phát triển thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua NH càng lớn. Vì một nguyên nhân nào đó mà khoản vay của DN bị liệt vào NQH, mặt khác số dư tiền gửi của DN tại NH không còn khả năng trả nợ thì việc hưởng dịch vụ thanh toán qua NH sẽ bị ngưng lại. Quá trình thanh toán bị ngưng lại cũng đồng nghĩa với việc luân chuyển vốn của DN bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, mất đi nhiều cơ hội kinh doanh với các khoản lợi đáng nhẽ ra sẽ thu được. Tình trạng không có khả năng trả nợ mà càng kéo dài thì uy tín của KH đối với các đối tác làm ăn càng giảm xuống. Thứ nhất là đối với các NHTM Họ sẽ không muốn quan hệ với các KH có tình hình hoạt động kém hiệu quả, gây ra RRTD-NQH cho họ. Thứ hai là, các bạn hàng sẽ rút lại các hợp đồng làm ăn nếu có những thông tin không tốt về tình hình tài chính của DN. 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế. 17
  • 18. Hoạt động của hệ thống NHTM rất nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro, chỉ cần một sự tổn thương nhỏ cũng gây lên sự xáo trộn lớn đối với nền kinh tế. Thứ nhất là sức ép về lạm phát: NQH ở mức độ cao sẽ gây ra tình trạng khan hiếm giả tạo về vốn cho nền kinh tế. Một khối lượng lớn vốn bị tồn đọng trong các khoản NQH sẽ làm giảm lượng tiền trong lưu thông tạo ra sức ép cho việc tăng cung tiền mà hậu quả là lạm phát . Thứ hai là gây nên tình trạng đình trệ trong SX, bởi NQH làm cho vốn bị ùn tắc, không đến được nơi cần vốn để phát triển hoạt động kinh doanh, gây ra đình đốn trong SX, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế. Nguy hiểm hơn nữa là, nếu hệ thống NH gặp phải tình trạng khủng hoảng sẽ kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Bởi NHTM là kênh chủ yếu thực hiện huy động vốn và cho vay phát triển kinh tế. Hoạt động NH mang tính xã hội rất cao, đó là ảnh hưởng mang tính dây truyền. Nếu tỉ lệ NQH quá cao mà không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây thua lỗ cho NH do chi phí tăng cao mà thu nhập lại không hề tăng lên. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thì các hoạt động như: huy động vốn, cho vay, đầu tư bị thu hẹp ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng kinh tế. 1.1.4. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế NQH. NQH luôn luôn tồn tại cùng với khoản vay kể từ khi tền vay phát ra cho đến khi thu hồi cả gốc và lãi. Như vậy, để đảm bảo an toàn cho mỗi khoản vay, đảm bảo thanh toán cả gốc và lãi đúng thời hạn và đầy đủ thì các NHTM phải có một số các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế RR về NQH cho chính bản thân NH, cho KH và cho các đối tượng có liên quan khác. 1.1.4.1. Đối với khách hàng. Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra NQH, cho nên khi đề cập đến các biện pháp hạn chế và ngăn ngừa NQH thì đây là mối quan tâm đầu tiên và rất quan trọng đối với các NHTM. Khi phân tích từ phía KH nên tập trung phân tích ở các khía cạnh sau:  . Tư cách pháp nhân của đơn vị vay vốn: 18
  • 19. Theo quy định của luật pháp thì chỉ có đơn vị pháp nhân mới có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế. Trong khi hợp đồng tín dụng cũng là một hợp đồng kinh tế, cho nên NH chỉ ký kết với các đơn vị có đây đủ tư cách pháp nhân. Ở đây tư cách pháp nhân được hiểu là: Một tổ chức được nhà nước thành lập hay cho phép thành lập một cách hợp pháp, phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phải có tài sản độc lập với tài sản của tổ chức và cá nhân khác, tự nhân danh mình tham gia các quan hệ quản lý và tự chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của mình trong phạm vi phần tài sản mà mình quản lý. Như vậy, Một đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân phải có đầy đủ và hợp lệ các giấy tờ: *. Quyết định thành lập DN: Quyết định thành lập DN cho phép NH khẳng định được tư cách của đơn vị và hoạt động của DN phù hợp với luật định. Đây là cơ sở đầu tiên để NH lựa chọn KH đầu tư vốn. DN hoạt động theo đúng luật định thì vốn của NH bỏ vào sẽ an toàn hơn. *. Quyết định tổ chức: Quyết định tổ chức sẽ cho NH biết về người lãnh đạo của DN. Đối với một DN thì vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng. NHTM phải quan tâm tới trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, khả năng kinh doanh, khả năng trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn của người lãnh đạo này. *. Giấy phép kinh doanh : Giấy phép kinh doanh cho biết DN đang hoạt động ở đúng lĩnh vực được phép kinh doanh hay không. NH chỉ cho vay những đối tượng phục vụ cho quá trình SXKD của DN theo đúng luật định. Nếu KH vay vốn đầu tư cho những mặt hàng không thuộc phạm vi chức năng của mình thì NH không cho vay bởi mức độ RR cao.  . Phân tích tình hình SXKD: Để phân tích tình hình SXKD thì NH dựa vào hai chỉ tiêu sau: - Thứ nhất là dựa vào doanh thu của DN: 19
  • 20. Đây là cơ sở kinh tế cơ bản phản ánh chất lượng tiêu thụ sản phẩm của DN. Nếu doanh thu càng lớn thì DN càng có thể tăng thu nhập, có điều kiện mở rộng SXKD, và tăng khả năng trả nợ vay cho NH. Nhưng doanh thu của DN tăng nhanh trong kỳ có thể là do những thu nhập bất thường trong kinh doanh. Khi quyết định cho vay NH phải hết sức chú ý . - Thứ hai là dựa vào kết quả SXKD của DN: Kết quả SXKD của DN được tính bằng chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm. Kết quả kinh doanh càng tăng chứng tỏ DN làm ăn có hiệu qủa, khả năng sử dụng vốn tốt, khoản tín dụng của NH có điều kiện hoàn trả đúng hạn.  .Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở báo cáo tài chính của DN tại thời điểm gần nhất, NHTM sẽ đánh giá dược DN thừa vốn hay thiếu vốn, việc sử dụng tài chính của DN có tốt hay không, từ đó sẽ đánh giá được mức độ RR của khoản vay sau này. Khi phân tích tình hình tài chính của đơn vị, NHTM cần sử dụng các chỉ tiêu như: - Tỉ số chênh lệch giữa vốn tự có. vốn sử dụng, hạn chế không cho những DN có vốn tự có thấp vay để hạn chế thấp nhất RR cho khoản vay. - Chênh lệch giữa các khoản phải trả. phải thu: Chênh lệch này cho biết tỉ lệ vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng là bao nhiêu. Khi xem xét chỉ tiêu này NH sẽ thấy được ảnh hưởng của nó đến khả năng hoàn trả khoản vay đúng hạn của KH. - Khả năng thanh toán : một DN có khả năng thanh toán tốt là có khả năng tự cân đối các khoản nợ khi đến hạn. Nếu DN mất khả năng thanh toán thì khoản tín dụng của NH sẽ gặp RR cao.  . Phân tích dự án vay vốn của KH. a. Phân tích tính pháp lý của dự án. Để thực thi một dự án thì trước hết dự án đó phải có tính pháp lý. Tính pháp lý của dự án phải thoả mãn các điều kiện sau: 20
  • 21. - Mục đích đầu tư của dự án phải phù hợp với mục đích hoạt động của DN mà cấp có thẩm quyền đã phê duyệt. - Dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b. Phân tích tính khả thi của dự án: Để dự án SXKD được thực thi thì phải có đầy đủ NVL, nhân lực, có thị trường tiêu thụ. *. Về nguồn NVL phục vụ cho SX: NH phải xem xét nguồn NVL này được cung cấp từ nguồn nào, có dễ kiếm tìm, hay được thay thế hay không, có ổn định không. Quan trọng hơn nữa là chất lượng của NVL có được đảm bảo, giá cả có hợp lý hay không. Bởi tất cả các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SXKD của DN và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho NH. *. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được trên thị trường hay không, DN đã phải tính đến khi quyết định thực hiện dự án. Trong kế hoạch của dự án, DN phải tính một cách cụ thể về khối lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả của sản phẩm sao cho khi đưa ra thị trường được chấp nhận ngay và sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải đáp ứng cả nhu cầu trong tương lai. Việc nghiên cứu sản phẩm có ý nghĩa đánh giá khả năng thực thi của dự án và khả năng hoàn trả nợ vay NH của DN. Sản phẩm là mấu chốt quan trọng để DN có nguồn thu bù đắp cho tất cả các chi phí đã sử dụng. Cho nên khi nghiên cứu tính khả thi của dự án, các NHTM phải đặc biệt chú ý đến sản phẩm và chu kỳ sống của nó • Phân tích hiệu quả kinh tế do dự án đem lại: Ta có chỉ tiêu sau: Hiệu quả kinh tế = Lợi nhuận thu được của dự án Tổng số vốn đầu tư bỏ vào dự án 21
  • 22. Chỉ tiêu này cho biết : Cứ mỗi đồng vốn bỏ ra thì DN thu lại được bao nhiêu phần lợi nhuận. Dựa vào chỉ tiêu này, NH sẽ biết được hiệu quả sử dụng vốn của DN có tốt hay không. Mỗi dự án SXKD đều có sự tham gia của NH dưới hình thức cho vay vốn, khi đó DN sẽ phải chịu một mức lãi suất theo quy định cho khoản vay đó. Hiệu quả kinh tế do dự án đem lại phải đảm bảo lớn hơn mức lãi suất mà NH cho vay, như vậy mới đảm bảo cho DN khả năng trả vốn và lãi cho NH một cách đầy đủ. Đây là chỉ tiêu quan trọng để NH có quyết định cho vay hay không. • Phân tích giá thành của sản phẩm: Giá thành sản phẩm càng thấp thì khả năng thu lợi càng cao. Đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện mọi kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Bởi giá thành sản phẩm phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giá thành thấp chứng tỏ dự án đã tận dụng một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của DN. Nhưng khi đánh giá về giá thành của sản phẩm, các NHTM phải xem xét các chi phí cấu thành nên giá thành và tổng giá thành có hợp lý hay không, chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm trên thị trường có cao không. • Phân tích khả năng đáp ứng về vốn cho dự án: Để thực hiện một dự án SXKD, điều đầu tiên và rất quan trọng là phải có vốn. Khi xem xét về nguồn vốn cung cấp cho dự án, phải xem xét xem nguồn vốn được cung cấp từ nguồn nào, có đảm bảo an toàn và ổn định hay không. Thông qua phân loại nguồn vốn, NH sẽ có con số chính xác về VTC của DN tham gia vào dự án. NH chỉ cho vay các dự án mà VTC của DN tham gia vào dự án lớn . Như vậy sẽ thúc đẩy được DN sử dụng đến mức lớn nhất các tiềm lực của mình. Mặt khác, căn cứ vào VTC của DN mà NH tính ra mức dư nợ tối đa có thể cấp cho DN, tránh trường hợp cấp thừa, lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tóm lại, nhờ vào việc phân tích đánh giá KH và dự án mà KH xin vay vốn đã giúp cho NH lắm bắt được tình hình “sức khoẻ” hiện tại và trong tương 22
  • 23. lai của DN, khả năng đầu tư, hiệu quả đầu tư có thể đạt được của dự án để từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đắn nhất, hạn chế được NQH phát sinh. 1.1.4.2. Đối với Ngân hàng.  . Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Để hạn chế NQH, Công việc của các NHTM không chỉ là phân tích đánh giá yếu tố KH mà phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. • Kiểm tra việc chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn xem có phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, có những biện pháp để khỏi tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD của các tổ chức kinh tế trên địa bàn. • Kiểm tra hồ sơ cho vay, đánh giá chính xác về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay. Đặc biệt là tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như: Đơn xin vay, phương án SXKD, tình hình tài chính của đơn vị vay, hồ sơ đảm bảo nợ vay, giấy phép kinh doanh, giá trị của tài sản đảm bảo, hợp đồng mua bán vật tư… • Kiểm tra về một số chỉ tiêu như: - Thời hạn cho vay, thời hạn gia nợ, mức tín dụng được cấp. • Khi kiểm tra thời hạn cho vay phải xác định cơ sở của thời hạn cho vay có phù hợp với sự luân chuyển vốn của đối tượng vay. • Gia hạn nợ phải đảm bảo tuân thủ quy trình ra hạn nợ, đặc biệt là hướng khắc phục giải quyết khoản nợ sau khi gia hạn của KH. • Về mức tín dụng được cấp phải làm rõ cơ sở xác định mức tín dụng thông qua việc xem xét nhu cầu vay, khả năng đáp ứng của NH, giá trị tài sản làm đảm bảo… • Kiểm tra về việc bảo quản TS thế chấp cầm cố: Phải xem xét mối tương quan về giá trị tài sản thế chấp với số vốn được vay. Theo quy định của NHNN, Số vôn được vay của KH chỉđược phép <=70% giá trị của tài sản thế chấp, đó là cơ sở đầu tiên để NH đưa ra hạn mức cho vay 23
  • 24. đối với KH. Trong thời gian cho vay, NH có thể cho KH sử dụng tài sản thế chấp nhưng phải có biên bản cụ thể quy định về việc bảo vệ mặt giá trị của tài sản được thế chấp. Trong quá trình sử dụng, NH phải luôn theo rõi việc bảo quản tài sản thế chấp của khách hàng. Khi quyết toán hợp đồng tín dụng, phải có biên bản thanh lý tài sản thế chấp một cách rõ ràng. • Kiểm soát về an toàn vốn vay: Bao gồm các điều kiện về đảm bảo an toàn tiền vay, thực hiện quy chế an toàn vốn, các biện pháp bảo đảm tín dụng và hạn chế RR. Phân loại các khoản nợ theo từng nhóm được quy định trong quyết định 299-QĐ.NH5 ngày 133.11.1996 của thống đốc NH: + Các khoản vay có khả năng hoàn trả nợ theo đúng quy định trong hợp đồng. + Các khoản vay không trả được một phần hay toàn bộ gốc, lãi trong vòng 180 ngày kể từ ngày đến hạn trả. + Các khoản vay không trả được một phần, hay toàn bộ gốc và lãi trong vòng từ 181 ngày đến 360 ngày kể từ ngày đến hạn trả. + Các khoản vay không trả được một phần hay toàn bộ gốc và lãi trong khoảng thời gian >360 ngày. Việc kiểm soát được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của tín dụng. Song các NH cần tập trung vào một số các vấn đề hay có sai sót trong quá trình thực hiện.  . Nâng cao chất lượng công tác thông tin TD . Một trong các bước không thể thiếu của quy trình tín dụng là bước thu thập thông tin. Thông tin về KH và môi trường kinh doanh tác động lên cả NH và KH vay vốn. Nhưng chủ yếu là thông tin về kH – nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng NQH cho NH. Thông tin từ KH được thu thập bao gồm: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, báo cáo tài chính, hợp đồng cung cấp NVL, giá trị tài sản thế chấp so với thị trường, kết quả SXKD… 24
  • 25. Trên thực tế không phải bất cứ DN nào cũng sử dụng có hiệu quả vốn vay. Thậm chí, NHTM còn rơi vào tình trạng mất vốn hay thâm hụt vốn do sự giả danh hay mạo nhận DN gây ra RR, tổn thất cho NH. Chính vì vậy mà vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng là việc làm hết sức cần thiết. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề, NHNN đã xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa RR của ngành NH gọi tắt là CIC (Credit Imformation Center). Hệ thống CIC đã phần nào làm giảm bớt tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của các NHTM và các TCTD. Tuy vậy, do mới đi vào hoạt động nên hệ thống CIC vẫn còn nhiều bất cập như: thông tin thu thập được chủ yếu do các DN và các NHTM cung cấp nên chưa đảm bảo tính trung thực. Và công nghệ sử dụng chưa đồng bộ và hiện đại, gây ra tình trạng chậm chạp trong việc thu thập và xử lý thông tin. Chính vì vậy, thông tin mà CIC cung cấp vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho các NHTM và TCTD trong việc thẩm định KH, đưa ra một quyết định cho vay an toàn nhất, khiến cho tỉ lệ NQH và nợ khó đòi của cácNHTM VN vẫn cao hơn so với mức cho phép.  . Phân tích khả năng mở rộng hay thu hẹp TD trong từng thời kỳ. Nên mở rộng hay thu hẹp TD trong từng thời kỳ khác nhau, các NHTM phải phân tích đánh giá trước hết ở tầm vĩ mô. Đó là, việc nắm bắt kịp thời thông tin về các chính sách của NN đối với nền kinh tế nói chung và đối với hệ thống NHTM nói riêng. Như vậy sẽ làm giảm được các RR xảy ra do sự thay đổi của chính sách.Trong điều kiện các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện như nước ta hiện nay, hệ thống NHTM phải chú ý đến các chính sách tín dụng của mình sao cho phù hợp với tình hình hiện tại và có thể phát triển trong tương lai Tiếp đó là phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, để từ đó có cái nhìn tổng quát về nhu cầu của thị tường đối với sản phẩm của từng ngành SXKD trong thời điểm hiện tại và tương lai. Từ đó đưa ra các quyết định nên thu hệp hay mở rộng hoạt động tín dụng đối với các ngành cụ thể, tránh RR biến động đối với môi trường kinh doanh.  .Thực hiện tốt việc đôn đốc thu nợ và lãi phù hợp với từng khoản vay 25
  • 26. - Đối với những khoản vay có khả năng thu hồi thì chỉ cần đôn đốc việc trả nợ khi thời điểm đáo hạn sắp đến. - Còn với những khoản vay có dấu hiệu xấu thì phải có các biện pháp kịp thời như : +Đưa ra các lời khuyên, cố vấn cho DN về sẩn phẩm, biện pháp thu nợ, phương án SXKD… +Tạo điều kiện cho DN thu hồi được vốn và trả nợ vay cho NH đúng thời hạn. hay có thể gia hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian… +Đối với các DN có nguy cơ phá sản, hay vi phạm hợp đồng thì NH có thể chủ động đòi nợ trước thời hạn, tránh tình trạng NQH xảy ra.  . Cần có một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm . Họ phải là những người được đào tạo một cách có hệ thống, có kiến thức về thị trường, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Mặt khác ,họ cũng phải là những người có tư cách đạo đức tốt, nếu không sẽ làm thất thoát vốn của NHTM và của cả nhà nước. 1.1.4.3. Ngoài ra còn có một số biện pháp để phòng ngừa và hạn chế NQH như. Cần phải chú ý đầu tư cho những dự án lớn, có vốn đầu tư nước ngoài, có kỹ thuật công nghệ hiện đaị, có tình hình tài chính tốt, bởi sản phẩm của những khu vực này có sức cạnh tranh rất cao…như vậy khả năng trả nợ NH có thể là 100%. Không nên tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực mà sản phẩm đã có dấu hiệu bão hoà, không thoả mãn nhu cầu của thị trường, gây ứ đọng vốn. Như vậy, khoản vay của NH sẽ gặp khó khăn. Nói tóm lại, mục tiêu trong kinh doanh tín dụng của các NHTM là hạn chế đến mức thấp nhất RRTD - NQH, chính vì thế mà việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa hạn chế NQH không bao giờ thừa đối với các NHTM trong nền kinh tế phát triển năng động như ngày nay . 1.2. Xử Lý NQH Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của NHTM. 1.2.1. Hình thức xử lý NQH . 26
  • 27. Như đã biết, bản chất của NQH là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Bởi nó vi phạm đồng thời tính hoàn trả đầy đủ của hoạt động tín dụng, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng . Khi một khoản vay được giải ngân, không cần biết khoản vay đó có vấn đề hay không, các NHTM đã phải đề ra các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế NQH xảy ra. Nếu tình trạng NQH xảy ra thì các NH phải đưa ra các biện pháp để xử lý nó nhằm làm giảm thiểu đến mức tối đa ảnh hưởng của nó đến hoạt động tín dụng và hoạt động của cả NH. Trước hết ta nói đến các hình thức xử lý NQH trong hệ thống các NHTM. Tuy nhiên, phải tuỳ vào mức độ của khoản nợ mà đưa ra các hình thức xử lý khác nhau một cách phù hợp nhất. 1.2.1.1. Đối với các khoản nợ quá hạn thông thường. Đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao, để tạo điều kiện cho KH trong việc trả nợ thì NH có thể áp dụng các hình thức sau. *. Gia hạn nợ: Gia hạn nợ thực chất là việc kéo dài thêm thời hạn trả nợ cho KH sau khi khoản vay tới thời điểm đáo hạn mà KH không trả được nợ. Để được gia hạn nợ thì các DN phải có đơn xin gia hạn. Việc gia hạn nợ có thể tiến hành trước thời điểm đáo hạn của khoản vay, nếu vì bất cứ một lý do nào đó mà DN không xin gia hạn thì khoản vay sẽ bị chuyển sang NQH và đương nhiên là DN sẽ phải chịu lãi xuất NQH cao hơn lãi xuất của khoản vay thông thường. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cả phía DN và phía NH. Nhưng nếu sau dó DN lai có đơn xin gia hạn nợ, NH xét nếu thấy hợp lý thì khoản nợ sẽ được chuyển về khoản nợ thông thường chịu lãi xuất gia hạn. Các khoản nợ kiểu này thường xảy ra đối với các DN có trình độ chuyên môn cao nhạy bén với cơ chế thị trường và có khả năng điều chỉnh hoạt động kinh doanh để có thể thu hồi vốn hoàn trả khoản vay cho NH. • Khai thác: Đây là một quá trình làm việc cùng với người vay cho đến khi khoản vay được hoàn trả đầy đủ mà không cần đến các công cụ pháp lý để thu nợ. 27
  • 28. Thông thường, nếu tình hình tài chính của DN gặp khó khăn thì khoản cho vay của NH cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nhưng nếu DN có ý thức trách nhiệm đối với khoản vay thì NH có thể xem xét để xử lý bằng hình thức khai thác. Có nghĩa là người vay sẽ tự khắc phục các khó khăn về tài chính của mình và nhanh chóng trả nợ vay cho NH, tránh trường hợp đẩy DN vào tình trạng phá sản. Khai thác là một biện pháp tổng hợp, tuỳ theo những khó khăn khác nhau để có các hình thức xử lý khác nhau sao cho thích hợp nhất. - Đưa ra những lời khuyên, tư vấn giúp cho KH khôi phục tình hình SXKD của mình, tạo nguồn thu nhập ổn định, giải quyết khó khăn về vấn đề tài chính và khả năng trả nợ vay cho NH. Bằng những kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình trên nhiều lĩnh vực, NH sẽ tư vấn cho KH về thị trường tiêu thụ sản phẩm, tư vấn về các khoản chi phí chưa hợp lý, tìm bạn hàng…Từ đó DN sẽ tự kinh doanh để thu được kết quả tốt nhất , trả nợ đầy đủ cho NH. - Điều chỉnh kỳ hạn nợ cho những khoản vay mà NH đã đưa ra chưa phù hợp với chu kỳ SXKD của DN . Vòng luân chuyển vốn chưa kết thúc, DN chưa thu hồi lại được vốn, trong khi các khoản nợ đã xắp đến hạn trả. Như vậy khoản cho vay cuả NH sẽ có nguy cơ gặp RR. Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp sẽ tạo nên sự an tâm cho KH trong SXKD và tạo uy tín cho NH trong việc cho vay. - Cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”: NH sẽ cung cấp thêm vốn cho KH trong trường hợp KH không trả được khoản nợ trước khi nó đã đến kỳ hạn phải trả và phải xin gia hạn nợ. Đây là việc làm hết sức mạo hiểm, nếu không tính kỹ thì NH sẽ rơi vào tình trạng bị gia tăng các khoản NQH. DN thường xin cấp phát thêm vốn để giải quyết khó khăn tài chính tạm thời. NH phải xem xét tính hoàn trả của KH, uy tín của KH, khả năng giải quyết tình hình tài chính rồi mới quyết định có nên cấp phát thêm vốn hay không . - Nếu khoản vay có nguy cơ gặp RR do giám đốc đương nhiệm không có khả năng điều hành hay có nguyên nhân RR về đạo đức mà chưa có người thay 28
  • 29. thế thì NH có thể nắm phần chủ động, thậm chí có thể đứng nên điều hành DN cho đến khi khoản vay được hoàn trả. - Chuyển tín dụng NH thành vốn cổ phần của DN: Đây là hình thức được áp dụng nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa NH và KH. Khi mà lĩnh vực đầu tư của DN mang tính khả thi cao, khả năng đem lại hiệu quả cao nhưng gánh nặng nợ nần khiến cho DN gặp khó khăn trong vấn đề triển khai dự án, trình độ quản lý của DN vẫn chưa bắt kịp với quy mô của dự án. Việc chuyển vốn tín dụng thành vốn cổ phần sẽ giúp giảm gánh nặng nợ nần cho DN và làm tăng hiệu quả quản lý DN. Với uy tín và kinh nghiệm của mình, sự góp mặt của NH với tư cách là cổ đông của DN sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DN. - Yêu cầu DN bổ sung thêm tài sản thế chấp ngay khi khoản vay được coi là có vấn đề. Để tổ chức khai thác thành công cần có sự giám sát của NH một cách liên tục và bên phía DN cũng phải cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính một cách thường xuyên. Và cả hai bên đều phải làn việc tích cực Nếu tổ chức khai thác thành công, cả hai bên đều có lợi. DN sẽ giải quyết được những khó khăn về tài chính, có thu nhập. Còn NH cũng tránh được các khoản nợ khó đòi. Mặt khác nếu NH giúp DN giải quyết vấn đề và giúp DN thành đạt thì trong vài năm tới NH sẽ có một KH trung thành và NH sẽ có được lòng tin của KH cũng như giới kinh doanh. Bởi bất cứ một DN nào cũng thích quan hệ với một NH có uy tín, quan tâm đến lợi ích của KHvà sẵn sàng phục vụ họ. 1.2.1.2. Đối với các khoản nợ khó đòi và mất vốn: Đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi thấp nên có tác động không nhỏ đến hoạt động NH và cả hoạt động của nền kinh tế, bởi nó làm cho vòng chu chuyển vốn của NH và nền kinh tế bị chậm lại, mất đi các cơ hội kinh doanh. Cho nên việc xử lý nợ khó đòi cần có cả sự can thiệp của các cơ quan thẩm quyền có liên quan để cùng giải quyết. • Thanh lý tài sản thế chấp: 29
  • 30. Đây là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp để cải thiện tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN không có hiệu quả. Thì dựa theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết, NH sẽ áp dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp để có thể thu lại một phần vốn đã mất, bên cạnh đó NH vẫn sẽ phải theo rõi khoản nợ khó đòi này. Thanh lý tài sản thế chấp là biện pháp mà NH bắt buộc KH phải tuân theo đúng như trong điều khoản hợp đồng đã ký kết về vấn đề thanh lý tài sản thế chấp của khoản vay. Đây là vấn đề mà cả hai bên đều không mong muốn vì nó quá khắc nghiệt với người vay. Mặt khác các thủ tục pháp lý lại quá rắc rối, tốn nhiều chi phí, mà theo thời gian thì giá trị của tài sản thế chấp có nhiều biến động sẽ không đảm bảo bù đắp cho khoản vay. Thêm vào đó là uy tín của NH có thể bị giảm sút do sự nghi ngại của KH về hoạt động của NH là không an toàn và hiệu quả, nếu như NH có quá nhiều các hợp đồng phải áp dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp. Có nhiều hình thức thanh lý tài sản thế chấp, sau đây là một số hình thức được áp dụng phổ biến trong quan hệ tín dụng giữa NH và KH: +.NH cố gắng thuyết phục KH tự bán TSTC thay vì NH bán phát mại trên thị trường, như vậy có thể bán được với giá cao hơn. Thêm vào đó KH cũng tránh được những RR do mất uy tín với bạn hàng, và NH cũng tránh được những chi phí trong việc giải quyết tài sản thế chấp này. Có lẽ, Đây là biện pháp có lợi nhất đối với cả hai phía. +.KH gán nợ cho NH và để cho NH tự bán tài sản thế chấp để thu nợ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc bán tài sản thế chấp không phải là công việc của NH, vừa tốn thời gian và cả chi phí cho việc tìm khách mua. Cho nên, NH thường sử dụng để làm văn phòng, trụ sở giao dịch, cho thuê, góp vốn liên doanh liên kết. +.NH có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tham gia bán đấu giá tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bán ra không đủ để bù đắp nợ thì NH có thể nhận phán quyết của toà án về phần chênh lệch, ví dụ như NH được phép thu thêm nếu người vay còn các tài sản khác. 30
  • 31. • Bán nợ: Đây là biện pháp được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia có thị trường tài chình phát triển. Các khoản nợ sẽ được chào bán trên thị trường này thông qua các công ty môi giới sẽ môi giới cho các công ty chuyên mua bán nợ đứng ra mua khoản nợ này. Tất nhiên đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi thấp, và NH không còn khả năng để tiếp tục theo dõi và thu nợ. Các công ty mua bán nợ có kinh nghiệm sẽ có các biện pháp thu nợ thích hợp. Việc bán nợ sẽ giúp cho NH thu hồi được vốn trong thời gian ngắn tuy số nợ thu sẽ giảm đi. Phần bị giảm đi chính là giá cả cho việc chuyển nhượng RR sang đối tượng khác. Ngoài ra NH có thể bán các khoản nợ trong trường hợp NH gặp khó khăn về tiền mặt , nhưng đây là trường hợp không được áp dụng rộng rãi, do nó báo hiệu nguy cơ về tình trạng mất khả năng thanh toán của NH. • Yêu cầu DN tuyên bố phá sản: DN lâm vào tình trạng phải phá sản khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn một cách trầm trọng và sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết. Về phiá NH, sau khi đã áp dụng các biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ thì NH có quyền yêu cầu DN tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Như vậy, NH sau khi bán tài sản thế chấp mà vẫn không thu hồi lại đủ tiền đã cho vay sẽ trở thành chủ nợ không có đảm bảo và có quyền yêu cầu DN tuyên bố phá sản doanh nghiệp để thu nốt số nợ còn lại 1.2.2. Các biện pháp xử lý NQH của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, hoạt động tín dụng của NHTM cũng ngày càng được mở rộng, đáp ứng phần lớn yêu cầu về vốn của mọi ngành nghề như: đầu tư thương mại, dịch vụ, văn hoá- xã hội, và cả những dự án cần khối lượng vốn lớn, thời hạn dài cũng được đáp ứng. Song song với việc mở rộng tín dụng thì các NH cũng gặp không ít khó khăn, mắc phải những sai lầm, thiếu sót trong việc đầu tư vốn của mình: cho vay ồ ạt, thẩm định sơ sài…Như vậy làm cho tỉ lệ NQH ngày càng tăng nên và sẽ trở thành 31
  • 32. không thể kiểm soát được. Đây là vấn đề hết sức cấp bách đòi hỏi các NH phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp để xử lý tình trạng NQH. Dưới đây là một số biện pháp để xử lý NQH trong hệ thống NHTM: 1.2.2.1. Sử dụng vốn ngân sách quốc gia. a.Sử dụng ngân sách quốc gia để mua lại toàn bộ số nợ khó đòi của NHTM để xử lý dần trong một số năm, có thể từ 3 đến 5 năm. Biện pháp này được áp dụng khi NHTM không thể tự mình giải quyết được vấn đề NQH và ngày càng chìm sâu vào các khoản nợ khó đòi. Ngân sách quốc gia được rót xuống thông qua NHNN, Bởi chức năng của NHNN là quản lý vĩ mô hoạt động của cả hệ thống NH. Mặt khác, sự sụp đổ của một NH cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ thống, nhất là các NH mang tính “trụ cột” thì càng không thể làm cho nó bị phá sản. Chính vì vậy mà vai trò của NHNN là hết sức quan trọng trong việc giữ ổn định hoạt động của hệ thống NH. Việc xử dụng vốn ngân sách quốc gia giúp cho cácNHTM không bị sa lầy vào hố nợ khó đòi và để giúp các NH tập trung vào hoạt động kinh doanh. *. Đánh giá chất lượng tín dụng của NH và xoá nợ các khoản nợ khó đòi không có khả năng thu hồi bằng lợi nhuận của bản thân NH và các quỹ dự phòng. Tuy nhiên việc xoá các khoản nợ khó đòi này lại xử dụng trực tiếp vốn của ngân sách quốc gia, bởi nó làm giảm nguồn thu từ thuế của NN đối với các NH đang ở trong tình trạng nún sâu vào các khoản nợ khó đòi. Hay nói cách khác là các NH này được miễn giảm các khoản thuế phải nộp trong một khoảng thời gian nhất định được phép. Nói chung, dù áp dụng biện pháp này, hay biện pháp khác thì thực chất là vẫn làm giảm nguồn thu của ngân sách quốc gia. 1.2.2.2. Cần xác định rõ mối quan hệ vay tiền giữa NH và con nợ là quan hệ hợp đồng kinh tế. Điều này liên quan trực tiếp khi xảy ra các khoản nợ khó đòi, các NH sẽ có đầy đủ thẩm quyền trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện ra toà án kinh tế để xử lý kịp thời theo hợp đồng kinh tế chứ không phải toà án hình sự. Bởi hợp đồng kinh tế là một văn bản pháp luật và đương nhiên được 32
  • 33. pháp luật bảo vệ, mặt khác mọi thành phần kinh tế đều phải chịu sự giằng buộc của pháp luật. 1.2.2.3. Không sử dụng biện pháp treo nợ đối với các khoản nợ khó đòi. Bởi sử dụng biện pháp này sẽ không làm lành mạnh hoá bảng cân đối tài sản của NH. Do thực chất là khoản nợ đã bị mất đi không thể giữ mãi trên bảng cân đối mà không được xử lý. Nếu vậy sẽ làm mất cân đối trên bảng cân đối tài sản và nguy cơ phá sản NH luôn luôn thường trực. 1.2.2.4. Cần khai thác triệt để giá trị khối lượng tài sản đã nhận thế chấp, cầm cố. Về lý thuyết là như vậy, nhưng vấn đề này trong quá trình thực hiện đảm bảo tín dụng của NH còn nổi nên một số tồn tại như: - Có tài sản thế chấp, nhưng lại không có giấy tờ sở hữu hợp pháp. - Có tài sản nhưng lại không có người mua hay không bán được. - Bị tranh chấp do con nợ dùng một tài sản thế chấp cho nhiều chủ nợ khác nhau. - Tài sản bán được nhưng lại không thu đủ gốc, do khi định giá cho vay quá cao hay gía thị trường giảm ngay khi phát mại tài sản so với thời điểm định giá quá lớn. - Chi phí phát mại quá lớn nên cũng ảnh hưởng số tiền thu nợ. Trên cơ sở những tồn tại nêu trên, để có biện pháp xử lý tốt trước hết: *.Cần phân loại tài sản thế chấp, cầm cố. Xác định trên cơ sở pháp lý nhằm làm rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. *.Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: địa chính, tài chính, NH trong việc xác định giá trị tài sản đặc biệt là giá trị tài sản thế chấp và đăng ký thế chấp nhằm tránh các trường hợp một tài sản đem đi thế chấp ở nhiều NH. *. Tổ chức đánh giá và thực hiện các công việc có thể bán hay khai thác tài sản tạo nguồn cho NH thu nợ dần. *. Những tài sản thế chấp định giá quá cao do chủ quan của cán bộ tín dụng gắn với lợi ích cá nhân thì cán bộ tín dụng phải bồi thường. Trường hợp, 33
  • 34. do biến động giá cả thị trường vào lúc vay cao, lúc bán thấp thì liệt vào RR do nguyên nhân khách quan và dùng quỹ RR để bổ xung vào phần chênh lệch thiếu. 1.3. Kinh nghiệm về xử lý Nợ Quá Hạn ở Ngân Hàng Thương Mại một số nước trên thế giới. 1.3.1. Những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. *.Thành lập “ ngân hàng cầu nối” để xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản: Tình trạng hỗn loạn về các khoản cho vay khó đòi của Nhật Bản được xem là trở ngại chủ yếu đối với sự phục hồi kinh tế Nhật Bản .Theo tính toán của một số tổ chức, các khoản cho vay gặp khó khăn ước tính đã lên tới 100.000 tỉ Yên. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm quá mạnh của giá cổ phiếu và giá bất động sản, người ta ước tính giá đất giảm tới 80%. Thêm vào đó một điểm yếu lớn nhất của ngân hàng Nhật Bản là việc thành lập các công ty thế chấp, các công ty này tham gia mạnh mẽ vào hoạt động cho vay liên quan đến bất động sản khi giá đất và giá cổ phiếu tăng mạnh. Chính vì thế mà khi giá đất và giá cổ phiếu sụt giảm mạnh và nhanh hơn khả năng dự đoán thì dẫn đến tình trạng ngân hàng không mua bán bất động sản nữa, bởi nếu có bán thì cũng không thể bù lỗ được, cộng vào đó là việc dự đoán sự tăng trở lại của giá cổ phiếu và giá đất khiến cho các ngân hàng càng có cớ để giữ lại không bán.Còn các công ty tài chính cũng đã khôn khéo chuyển vị trí những tài sản không đưa vào kinh doanh để che dấu chúng. Nhưng do dự đoán thiếu chính xác gây thua lỗ lớn, và một bằng chứng là sự sụp đổ của công ty chứng khoánYAMICHI. Để giúp các Ngân hàng giải quyết dược dễ dàng hơn các khoản cho vay khó đòi, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một biện pháp là tạo ra một “ngân hàng cầu nối”. Thực chất đây là một quỹ thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập để quản lý một nguồn vốn lớn của chính phủ dự tính là 22.000 tỉ Yên. Có nghĩa là chính phủ chi ra một khoản tiền lớn để cứu trợ hệ thống ngân hàng và bảo vệ các nhà đầu tư. 34
  • 35. Mô hình này đã được chính phủ Mỹ áp dụng khá thành công trước đây. Chính phủ Nhật Bản áp dụng biên pháp này nhằm làm cho các công ty hoạt động lành mạnh trở lại sau khi có nhiều công ty tài chính khác bị sụp đổ. *. Nợ và cách xử lý nợ trong các DNNN ở Trung Quốc: Trong một số năm lại đây thì nợ trong các DNNN Trung quốc ngày càng tăng, trong khi lợi nhuận trên vốn ngày càng giảm có năm xuống đến –0,2%. Song song với tình trạng nợ nần là hiệu quả kinh tế kém. Đây là một vấn đề nhức nhối trong khu vực kinh tế nhà nước Trung Quốc hiện nay. Nguyên nhân gây ra tình trạng nợ cao trong các doanh nghiệp NN Trung Quốc là: +Sau năm 1994, nhà nước trung Quốc tiến hành cải cách thuế, về tổng số trên giác độ quốc gia thì giảm, nhưng thuế mà các doanh nghiệp phải nộp lại tăng lên làm cho lợi nhuận giảm và giảm khă năng tích luỹ của doanh nghiệp . +Do cơ chế xử lý tài sản tồn đọng và hàng hoá trong các doanh nghiệp tỏ ra cứng nhắc, khó có thể điều chỉnh và tối ưu hoá nguồn vốn. Điều này đã làm cho hàng hoá bị ứ đọng không tiêu thụ được trong khi nguồn vốn mới lại không ngừng tăng lên ( chủ yếu là vốn nợ). +Mối quan hệ giữa Nhà Nước và doanh nghiệp quốc doanh chưa được xử lý thoả đáng. Các doanh nghiệp mượn danh nghĩa “ tín dụng Nhà Nước ” để vay ngân hàng. Các DN ỉ thế vào Nhà nước nên luôn có tư tưởng chỉ hưởng lãi mà không chịu lỗ. Còn các ngân hàng cũng lấy danh nghĩa “tín dụng Nhà Nước ” để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Cuối cùng là “ Tài sản Nhà Nước ” phải gánh chịu những rủi ro đối với những khoản vay của doanh nghiệp. Trong khi đó, công tác quản lý tác của ngân hàng lại rất lỏng lẻo và theo lề nếp cũ nên dẫn đến tình trạng cho vay nhiều thu hồi ít, các khoản đầu tư có nhiều rủi ro, gây lãng phí vốn.. Đứng trước tình trạng như vậy, Nhà Nước Trung Quốc đã đưa ra một số giải pháp như: +Đẩy mạnh việc xây dựng chế độ DN hiện đại nhằm mở rộng thêm kênh thu hút vốn, xây dựng chế độ pháp nhân độc lập, hình thành việc chuyển đổi cơ 35
  • 36. chế và tăng cường cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp. Thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh, chống chế độ đầu tư mù qưáng, chấm dứt hiện tượng chiếm dụng vốn lưu động giảm bớt tỉ lệ nợ trong các doanh nghiệp bằng cách xây dựng chế độ “ quyền tài sản phân minh, quyền và trách nhiệm rõ ràng, phân tách Nhà Nước với doanh nghiệp, quản lý khoa học ” +Đẩy mạnh chế độ cổ phần hoá vừa giải quyết được vấn đề vốn eo hẹp, tăng cường ý thức trách nhiệm và ý thức làm chủ cho cán bộ nhân viên trong DN, lại vừa có thể chuyển nợ thành cổ phần. +Đẩy mạnh việc tổ chức sắp xếp lại các DN. Với các DN vừa và nhỏ, Trung Quốc thực hiện việc sáp nhập, cho thuê, bán. Tạo điều kiện cho việc hợp nhất các doanh nghiệp thì Trung Quốc áp dụng các chính sách ưu tiên như giảm lãi suất đối với khoản vay ngân hàng, không tính lãi đối với khoản vay của một số doanh nghiệp, từ đó nhằm làm giảm nợ cho các DN. +Cho phép các đơn vị trung gian tham gia vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề nợ trong các DNNN. Các tổ chức trung gian này có thể thông qua kênh huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để hỗ trợ vốn, giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề nợ. Từng bước thành lập thị trường giao dịch quyền tài sản góp phần cung cấp thông tin cho các tổ chức trung gian tham gia giải quyết nợ trong các DNNN . 1.3.2. Bài học vận dụng vào Việt Nam. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam từ năm 1991 đã có được những bước cuyển biến đáng kể được tạo ra qua một số yếu tố thuận lợi như: đất nước hoà bình và ổn định, đầu tư quốc tế ngày càng tăng, việc khai thác có hiệu quả các công trình trọng điểm đã hoàn thành như thuỷ điện Hoà Bình và Trị An, dầu khí Việt Xô, trồng mới gần 200.000 ha cao su, giá nhà và giá đất tăng , số du khách tăng lên, trồng lúa xuất khẩu đều có lãi, ngân hàng cho vay dễ dàng. Nhưng từ năm 1995, các yếu tố thuận lợi trên không còn nữa, một loạt các ngành như nuôi tôm xuất khẩu hay kinh doanh kinh khách sạn đều bị thua lỗ… Sau vụ án Tamexco, ngân hàng khi kiểm tra số nợ lớn nhận thấy nhiều xí nghiệp đã vay quá khả năng hoàn trả của mình như: Epco, Minh phụng, May xuất khẩu 36
  • 37. quận 3 (tp.HCM)…và đặc biệt là tình trạng tỉ lệ vốn riêng . vốn vay cảu nhiều xí nghiệp rất mỏng, nhiều khi chỉ đạt 1.20 – 1.10. Trong khi điều kiện lãi suất cho vay ở Việt Nam cao hơn so với nước ngoài (có thời điểm lên tới 14% tháng), nhiều doanh nghiệp phải dùng một tỉ lệ cao trong tổng doanh thu để trả lãi nợ, có xí nghiệp phải trả lãi ngân hàng nhiều hơn cả so với trả lương công nhân. Cơ cấu vốn riêng. vốn vay của nhiều xí nghiệp Việt Nam trở thành một trong những yếu tố chính gây khó khăn cho nền kinh tế trong giai đoạn này. Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này là do giá nhà và giá đất tăng, việc sản xuất một số mặt hàng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao, do đó nhiều xí nghiệp vay tiền ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất. Sự sản xuất ồ ạt đó đã dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống. Nhiều xí nghiệp có tỉ lệ vốn tự có. vốn vay thấp lại phải chịu gánh nặng tiền lãi vay cao không còn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình gây lên tình trạng vỡ nợ, nhất là ở một số doanh nghiệp lớn. Trước tình trạng vỡ nợ diễn ra ở nhiều xí nghiệp như vậy đã làm cho các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay và chú ý hơn đến vấn đề tài sản thế chấp của các xí nghiệp vay tiền. Nhưng lại một vấn đề nảy sinh là tình trạng sử dụng tài sản đi thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau của các xí nghiệp, lại càng làm cho các ngân hàng trở nên dè dặt hơn trong vấn đề cho vay đối với các xí nghiệp. Các xí nghiệp lại càng gặp phải một tình trạng thiếu vốn lưu động để sản xuất, làm cho sản xuất bị đình trệ, các xí nghiệp phải cắt giảm bớt nhân viên để giảm chi phí. Một số nguyên nhân khác làm cho các xí nghiệp ở trong tình trạng phá sản là sự yếu kém về tài chính, có tỉ lệ vốn riêng . vốn vay thấp hay tình trạng quản lý không tốt xảy ra ở trong nhiều xí nghiệp tại hầu hết các ngành. Đặc biệt là nạn tham ô làm tài sản của xí nghiệp bị mất, khiến cho xí nghiệp không còn khả năng thanh toán các món nợ ngân hàng. Bên cạnh tình trạng sản xuất ồ ạt là tình trạng hàng hóa sản xuất ra kém phẩm chất, giá thành cao, không bán ra được thị trường…đã dẫn đến tình trạng phá sản của các xí nghiệp. Hơn nữa sự đình đốn của sản xuất, sự phá sản của các doanh nghiệp còn do lãi suất cho vay của ngân hàng quá cao trong khi tỉ giá lại thấp, thuê đánh vào 37
  • 38. hàng nội địa cao, quản lý vĩ mô và quản lý vi mô còn yếu kém trong khi các xí nghiệp trong nước lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính sự yếu kém này đã dẫn đến sự thu hẹp của các doanh nghiệp quốc doanh từ 12.300 (năm 1989) xuống còn 6000 (năm 1996) và còn giảm nữa trong thời gian tới . Tính đến ngày 1.1.1996 số vốn của các DNNN là 109.000 tỷ đồng trong đó các khoản phải thu chiếm tới 33.000 tỷ đồng (= 20% tổng doanh thu). Còn về doanh nghiệp tư nhân thì số vốn chỉ khoảng 10.000 tỷ đồng, xí nghiệp có số vốn lớn nhất là Minh Phụng đã bị phá sản với số nợ là 6.700 tỷ đồng. Vấn đề nan giải hiện nay là tỉ lệ vốn riêng trên vốn vay quá ít, khiến cho một số lượng lớn các xí nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Nếu tình trạng này còn tiếp tục, thì Việt Nam khó thoát ra được những khó khăn về kinh tế, do vậy cần có những biện pháp tích cực về tiền tệ để vực dậy nền kinh tế tạo đà phát triển nhanh.. Ngân hàng nhà nước đã đưa ra một biện pháp để giải quyết tình ttrạng này là thực hiện “ Thanh toán nợ cho các xí nghiệp bằng phương pháp bù trừ ”. Nội dung cụ thể của phương pháp này như sau: Thứ nhất là: bộ tài chính lên danh sách các xí nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp tư nhân cần phải trả những loại nợ thuộc tài sản tài chính, không còn liên quan đến các dự án đầu tư phát triển sản xuất, tổng cộng trị giá lên tới 50.000 tỷ đối với các xí nghiệp còn khả năng cải tổ lạivà phát triển sản xuất nếu tỉ lệ nợ giảm. Bộ tài chính sẽ yêu cầu NHNN đáp ứng đủ 50.000 tỷ đồng để thanh toán các số nợ trên. Thứ hai là, Ngân hàng nhà nước sau khi đã thoả thuận với bộ tài chính về danh sách trên sẽ ứng cho ngân sách bộ tài chính một số tiền đủ để thanh toán dứt khoát các số nợ tồn đọng dưới hình thức bút tệ. Bộ tài chính ứng tiền này cho các xí nghiệp quốc doanh để thanh toán nợ ngân hàng. Bộ tài chính cũng có thể ứng tiền cho một số xí nghiệp tư nhân, với điều kiện các xí nghiệp này có thể trụ lại được và các phần hùn vốn của cổ đông phải giao cho nhà nước. Như vậy các xí nghiệp tư nhân này sẽ biến thành quốc doanh hay hợp danh. 38
  • 39. Bốn là các xí nghiệp quốc doanh hay tư nhân ( biến thành quốc doanh hay hợp danh mới) sẽ dùng 100% số tiền nhận được trả nợ cho các ngân hàng cấp dưới đã cho các xí nghiệp này vay. Năm là các ngân hàng cấp dưới sẽ sử dụng số tiền được trả như sau: +Một phần trả cho ngân hàng nhà nước nếu như trước đây ngân hàng nhà nước có góp vốn hay cho ngân hàng này vay. + Một phần nộp cho ngân hàng nhà nước dưới hình thức tiền dự trữ chỉ sinh lãi nhẹ. +Một phần để cho ngân hàng cấp dưới giữ lại để tăng bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng. Ba phần này sẽ được ngân hàng nhà nước và các ngân hàng cấp dưới linh động áp dụng tuỳ theo từng tình hình cụ thể. Qua trên cho thấy các số nợ các xí nghiệp phần lớn đã được thanh toán theo phương pháp bù trừ. Ngân hàng nhà nước là cơ quan ứng tiền 100%. Các xí nghiệp sẽ có tình hình tài chính lành mạnh, không còn xảy ra nạn đình đốn kinh tế kéo dài và có thể bắt đầu một giai đoạn phát triển và phồn vinh mới. Ngoài ra, thống đốc NHNN Việt đã ban hành chỉ thị số 08 về việc nâng cao chất lượng tín dụng , góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an toàn, hiệu quả đối với hệ thống Ngân Hàng. Theo đó, đối với các trường hợp DN có tình trạng tài chính bình thường nhưng cố tình dây dưa chậm trả nợ vay NH thì các NH báo cáo bộ chủ quản hoặc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đôn đốc, hỗ trợ DN trả nợ hoặc dùng các biện pháp cưỡng chế buộc phải trả nợ, khởi kiện ra toà. Nếu DN thực sự gặp khó khăn, các NH được thu hồi phần vốn gốc trước, thu lãi sau. Với các khoản nợ quá hạn trên 12 tháng mà bên vay chỉ có khả năng trả lãi theo lãi suất thông thường, tổng giám đốc các NH được xem xét cụ thể và không thu theo lãi suất nợ quá hạn ( bằng 150% lãi suẫt nợ thông thường). Các tài sản hợp pháp mà NH xiết nợ hay được gán nợ được tổ chức phát mại hay hoà giải để thu hồi nợ. Với các tài sản liên quan đến các vụ án trong thời gian chờ xét xử , các NH được phép hách toán theo rõi nợ riêng (không hạch toán nợ quá hạn). 39
  • 40. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN VÀ XỬ LÝ NỢ QÚA HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NH TMCP BẮC Á -Chi nhánh Hà Nội. Là một NHTMCP ra đời khá muộn so với các NHTMCP khác, NHTMCP BẮC Á được thành lập ngày 07.04.1994, có trụ sở chính thành phố Vinh - Đà 40
  • 41. Nẵng. Tuy nhiên, sự ra đời đó vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, và góp một phần tạo nên sự lớn mạnh của hệ thống NHTMCP hiện nay. Thành phố Hà Nội là thành phố phát triển thứ hai của cả nước. Là một thành phố năng động, nơi có rất nhiều sự ưu ái về đầu tư của các DN nước ngoài. Mặt khác, do chính sách phát triển kinh tế thủ đô, nhiều doanh nghiệp tư nhân và các công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập để khuyến khích phát triển kinh tế từ bên trong từ đó tạo đà cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhận thấy, đây là một thành phố có tiềm lực kinh tế lớn, lại là trung tâm đầu não về chính trị, không một ngân hàng nào có thể bỏ qua. Chính vì thế mà khoảng một năm sau ngày thành lập thì chi nhánh của NHTMCP BẮC Á tại Hà Nội được thành lập ngày15. 08.1995 tại 117 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội. Ngay sau khi thành lập, chi nhánh đã nhanh chóng đi vào hoạt động, hoà nhập với sự phát triển kinh tế của thủ đô, phục vụ nhiều đối tượng KH với các thành phần kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như ngày nay, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có tới khoảng 20 NHTMCP, chưa kể đến các trung tâm đầu não của các NHTM quốc doanh như NH ngoại thương, NH Công thương, NH Đầu tư và Phát triển, NH Nông Nghiệp, NH Chính Sách, thì công việc cạnh tranh lại càng trở nên khốc liệt hơn. Sau 10 năm thành lập NHTMCP BẮC Á - chi nhánh Hà Nội đã đứng vững và phát triển. Điều này chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối, chính sách và kế hoạch phát triển của chi nhánh. để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, chi nhánh đã thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo cán bộ nhân viên về mọi mặt, đặc biệt là nghiệp vụ chuyên môn bằng cách cho kiểm tra, xếp loại cán bộ hàng năm để có được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó NH đã chú trọng công việc hiện đại hoá công nghệ NH, quan tâm đến hoạt động makerting trong NH như việc mở dịch vụ ngân hàng tại nhà (homebanking), thực hiện hoạt động tiết kiệm dự thưởng, hơn nữa để có thể phục vụ KH một cách nhanh chóng 41
  • 42. và thuận tiện chi nhánh đã thực hiện giao dịch một cửa thay vì giao dịch nhiều cửa như trước. Bằng các chính sách KH hấp dẫn như vậy, chi nhánh đã thu hút được một khối lượng lớn KH đến với mình. Để có thể mở rộng hơn nữa, tạo cơ hội chiếm lĩnh thị trường, phát triển kinh doanh, đi đôi với công tác cán bộ, được sự cho phép của trụ sở chính, chi nhánh NHTMCP BẮC Á chi nhánh Hà Nội đã tăng quy mô hoạt động của mình bằng cách mở thêm chi nhánh cấp hai và các phòng giao dịch tại địa bàn các quận khác nhau, nơi có những điều kiện thuận lợi về địa hình, kinh tế, và an ninh…Hiện nay, chi nhánh Hà Nội đã mở thêm 3 phòng giao dịch tại 27 Hàng Đậu, 101E Phương Mai, 93 Tây Sơn. Sau khi được phép của NHNN thành phố Hà Nội về việc thành lập chi nhánh cấp hai, để thuận tiện cho việc huy động vốn và đầu tư tại chỗ thì chi nhánh cấp hai vẫn được giữ nguyên tại 117Thái Hà- Đống Đa- Hà Nội, còn toàn bộ chi nhánh cấp một được chuyển về 52A-Phan Chu Trinh- Hoàn Kiếm- Hà Nội ngày 31.12.2002 với 68 nhân viên và 7 phòng ban. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP BẮC Á chi nhánh Hà Nội: 42 Phòng tín dụng Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng nguồn vốn Phòng ngân quỹ Phòng kiểm soát nội bộ Phòng thanh toán quốc tế BAN LÃNH ĐẠO