SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT
C¸C BIÖN PH¸P PHßNG VÖ TH¦¥NG M¹I TR£N THÕ GIíI
Vµ C¸C GI¶I PH¸P PH¸P Lý NG¡N NGõA Sù T¸C §éNG
§ÕN VIÖC XUÊT KHÈU CñA VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Phƣớc Hiệp
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thu Nguyệt
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI 9
1.1. Khái niệm về phòng vệ thương mại 9
1.2. Một số biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến 10
1.2.1. Biện pháp chống bán phá giá 12
1.2.2. Biện pháp chống trợ cấp 20
1.2.3. Biện pháp tự vệ 24
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TẠI
HOA KỲ, LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ NHẬT BẢN
30
2.1. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ 30
2.1.1. Tổng quan pháp luật Hoa Kỳ về phòng vệ thương mại 30
2.1.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ
và đặc điểm của các biện pháp này
30
2.1.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật
Hoa Kỳ
33
2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ
42
2.1.2.1. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp
dụng biện pháp phòng vệ
42
2.1.2.2. Các cơ quan khác có thẩm quyền liên quan đến quá trình
điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
44
2.1.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của
Hoa Kỳ với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
44
2.1.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 50
2.2. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Liên minh châu Âu 55
2.2.1. Tổng quan pháp luật Liên minh Châu Âu về phòng vệ
thương mại
55
2.2.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại EU và đặc
điểm của các biện pháp này
55
2.2.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật EU 57
2.2.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại của Liên minh Châu Âu
66
2.2.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của
Liên minh Châu Âu với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
68
2.2.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - EU 70
2.3. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Nhật Bản 72
2.3.1. Tổng quan pháp luật Nhật Bản về phòng vệ thương mại 72
2.3.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại Nhật Bản
và đặc điểm của các biện pháp này
72
2.3.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật
Nhật Bản
75
2.3.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Nhật Bản
88
2.3.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của
Nhật Bản với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam và các
quốc gia khác
89
2.3.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - Nhật Bản 91
2.4. Những lưu ý chung cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
về phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản
93
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TỚI NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ
NGĂN NGỪA SỰ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM
96
3.1. Tác động của phòng vệ thương mại tới nền kinh tế Việt Nam 96
3.1.1. Tổng quan về tác động của phòng vệ thương mại và kinh
nghiệm ứng phó của Việt Nam
96
3.1.2. Tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới nền
kinh tế Việt Nam
99
3.1.2.1. Tác động tới kim ngạch xuất khẩu 99
3.1.2.2. Tác động tới môi trường đầu tư 101
3.1.2.3. Tác động tới hình ảnh và uy tín của Việt Nam 103
3.1.2.4. Các tác động khác 104
3.2. Các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động của phòng vệ
thương mại tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam
105
3.2.1. Các giải pháp chung 105
3.2.2. Các giải pháp pháp lý 108
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADA Anti-dumping Agreement HiệpđịnhvềchốngbánphágiácủaWTO
DOC Department of Commerce Bộ Thương mại Hoa Kỳ
EU European Union Liên Minh Châu Âu
FTA Free Trade Agreements Hiệp định thương mại tự do
ITC International Trade Commission Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
METI MinistryofEconomy, TradingandIndustry BộKinhtế,ThươngmạivàCôngnghiệp
MOF Ministry of Finance Bộ Tài chính Nhật Bản
SCM Agreement on Subsidies and Countervailing
Measures
Hiệp định về Chống trợ cấp và các
biện pháp đối kháng của WTO
SG Agreement on Safeguard Measures Hiệp định về biện pháp tự vệ của WTO
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and
Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
VJEPA Vietnam Japan Economic Partnership
Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt
Nam - Nhật Bản
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Thời hạn trong vụ điều tra trợ cấp theo pháp luật Hoa Kỳ 37
3.1 Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng theo thị trường 100
3.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
"Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước;
đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp
định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm
nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu" [11] là
một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng mà văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ XI đã chỉ ra. Trong đó, cũng nêu rõ một trong những rào cản lớn cho
thương mại quốc tế là chủ nghĩa bảo hộ, mà các biện pháp phòng vệ thương
mại là một trong những công cụ phổ biến đang được các quốc gia sử dụng, như
một hình thức bảo hộ hợp pháp.
Có thể thấy, để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà các văn kiện của
Đảng đã đề ra, một vấn đề quan trọng là phải hiểu một cách thấu đáo về chính
sách và Pháp luật về phòng vệ thương mại của những thị trường xuất khẩu
chủ lực của hàng hóa Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU)
và Nhật Bản cũng như luật lệ về phòng vệ thương mại của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) để có những biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả, giúp
cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được những thiệt hại vô lý do chính
sách và pháp luật về phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu gây ra.
Pháp luật Việt Nam cũng kịp thời ghi nhận và có các quy định hướng
dẫn cách áp dụng các công cụ này để bảo hộ cho hàng hóa và nền sản xuất
trong nước trước sự thâm nhập và cạnh tranh ngày một mạnh mẽ của hàng
hóa nước ngoài. Cụ thể, pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh chống trợ
cấp và pháp lệnh tự vệ cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban
hành, để trang bị cho các doanh nghiệp Việt Nam thêm một phương tiện hợp
pháp trong quá trình tự do hóa thương mại quốc tế, tuy nhiên trên thực tế các
văn bản này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.
2
Trên thực tế, cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt
Nam phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Dưới hình thức thuế bổ sung, hạn ngạch… các biện pháp phòng vệ thương
mại này là những rào cản mang tính bảo hộ đang có nguy cơ gia tăng tại các
thị trường xuất khẩu, gây khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và mở rộng thị phần xuất khẩu. Sau khi Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của WTO, những vụ kiện do các nước áp dụng các biện
pháp phòng vệ thương mại không giảm đi mà ngược lại có xu hướng tăng lên
rõ rệt. Những vụ kiện này rõ ràng đã gây ra những tác động lớn cho nền kinh
tế Việt Nam. Do vậy, yêu cầu đặt ra là Nhà nước, các địa phương, Hiệp hội
ngành hàng và nhất là bản thân các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động đối
phó, phải nâng cao hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế mới có thể mở
rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu của Việt Nam.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp phòng
vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động
đến việc xuất khẩu của Việt Nam" có tính cấp thiết cao. Qua việc nghiên cứu
sâu pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, tác giả
sẽ đưa ra được những khuyến nghị mang tính thực tế về việc cần phải chú
trọng tới những yếu tố nào và cần phải làm gì để giúp cho hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam tránh được một cách tốt nhất nguy cơ bị kiện phòng vệ thương
mại tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường lớn như Hoa Kỳ,
EU và Nhật Bản. Việc nghiên cứu kỹ hệ thống luật lệ của Hoa Kỳ, EU và
Nhật Bản về phòng vệ thương mại cũng góp phần cung cấp kinh nghiệm để
hoàn thiện hệ thống Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam hiện
nay, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng thương mại hàng
hóa của Việt Nam ra thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi chuẩn bị cho quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực hiện
chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay, tại Việt Nam, liên
3
quan đến đề tài, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và các đề tài
chuyên khảo. Cụ thể, các sách do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) phát hành, như cuốn "Pháp luật về chống bán phá giá - Những
điều cần biết" do VCCI, với sự cộng tác của các Trọng tài viên Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam, xuất bản. Đây là cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam
giới thiệu tương đối đầy đủ những quy định hiện hành của WTO, Hoa Kỳ và
Liên minh Châu Âu về việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá dưới
dạng các câu hỏi và đáp ngắn gọn, cụ thể và thiết thực. Ngoài ra, các ấn phẩm
khác của VCCI như "Kiện chống bán phá giá", "Trợ cấp và thuế chống trợ
cấp", "Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế" hay "Cẩm nang kháng kiện
chống bán phá giá - chống trợ cấp tại Hoa Kỳ" cũng là những ấn phẩm bổ ích
trong việc đem lại những kiến thức cơ bản cho người đọc trong việc tiếp cận
các khái niệm chung, các đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại.
Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (Hội đồng TRC) thuộc VCCI cũng
đã phát hành nhiều cuốn sách về phòng vệ thương mại, như cuốn "Tranh chấp
về chống bán phá giá trong WTO", "Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá -
chống trợ cấp tại Hoa Kỳ", Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá - chống
trợ cấp tại Hoa Kỳ"… cùng với các ấn phẩm khác của Cục Quản lý Cạnh
tranh, trực thuộc Bộ Công thương như "Các văn bản pháp luật về Biện pháp
bảo đảm thương mại công bằng trong thương mại quốc tế của Việt Nam" và
"Hỏi đáp về pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam" là những ấn phẩm đã
được xuất bản rộng rãi, là tài liệu quen thuộc với các doanh nghiệp, các đối
tượng muốn tìm hiểu về pháp luật phòng vệ thương mại nói chung.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến rất nhiều công trình nghiên cứu,
các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về đề tài này. Gần đây nhất có hai luận án
tiến sĩ của tác giả Đoàn Trung Kiên, Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, bảo vệ năm 2010
tại Trường Đại học Luật Hà Nội, và Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán
phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, bảo vệ năm 2011
4
tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng nghiên cứu về đề tài
này còn có công trình nghiên cứu cấp thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng
Anh, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Cơ chế giải quyết tranh chấp
trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với
Việt Nam trong thời gian tới cùng nhiều luận văn, luận án khác có liên quan
hoặc có đề cập, nghiên cứu một khía cạnh của đề tài… Nhìn chung các công
trình này đã nghiên cứu một cách khá sâu sắc về pháp luật chống bán phá giá
nói riêng cũng như pháp luật phòng vệ thương mại nói chung của Việt Nam
và một số nước đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đáng tham khảo.
Ở nước ngoài, pháp luật phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và
Nhật Bản đã được phân tích và nghiên cứu trong rất nhiều các công trình.
Điển hình trong những công trình nghiên cứu này là các tác phẩm của Clive
Stanbrook và Philip Bentley, Dumping and subsidies: the law and procedures
governing the imposition of anti-dumping and countervailing duties in the
european community (1996), Keith Steele (editor), Anti-dumping under the
WTO: a comparative review, (1996), Wolfgang Muller, EC anti-dumping
law: a commentary on regulation 384/96, John Ohnesorge, State, Industrial
Policies & Antidumping Enforcement in Japan, South Korea and Taiwan, 3
Buffalo Journal of International Law 289 (1996-97), Sebastian Farr, EU anti-
dumping law: pursuing and defending investigations (1998), Pierre
Didier, WTO trade instruments in EU law: commercial policy instruments:
dumping, subsidies, safeguards, public procurement (1999), Brink Lindsey,
Antidumping Exposed: The Devilish Details of Unfair Trade Law, Cato
Institute (2003), Wenxi Li, Anti-dumping law of the WTO/GATT and the EC:
gradual evolution of anti-dumping law in global economic integration (2003),
Aradhna Aggarwal, The Anti-Dumping Agreement and Developing Countries:
An Introduction, Oxford University Press (2007), Anderson Mori & Tomotsune,
Anti-Dumping Laws and Regulations in Japan, A Global Competition
Review special report (2008), Yan Luo, Anti-dumping in the WTO, the EU
5
and China: The Rise of Legalization in the Trade Regime and its Consequences,
Mitsuo Matsushita, Some international and domestic antidumping issues
(2010) và ấn phẩm Hướng dẫn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại tại
Cộng đồng Châu Âu - Pháp luật, Thực tiễn và Thủ tục vụ kiện chống bán phá
giá, chống trợ cấp và tự vệ và ấn phẩm Hướng dẫn về các Biện pháp Phòng
vệ Thương mại tại Hoa Kỳ - Pháp luật, Thực tiễn và Thủ tục vụ kiện chống
bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)
phát hành và chịu trách nhiệm biên phiên dịch sang tiếng Việt bởi Ban Pháp
chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Nhìn chung, các
công trình nghiên cứu ở nước ngoài thường trình bày, phân tích và bình luận
rất chi tiết về quy định của WTO cũng như pháp luật của Hoa Kỳ và EU về
phòng vệ thương mại, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu
mang tính học thuật của nước ngoài về tác động của Pháp luật về các biện
pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đối với hàng hóa
của Việt Nam để từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp thiết thực nhằm
giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả với các vụ kiện phòng vệ thương mại ở các
thị trường này. Do đó, Luận văn, với giác độ nghiên cứu này thực sự có tính
thời sự và cấp thiết.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế
giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu
của Việt Nam" nhằm đạt các mục đích chủ yếu sau đây:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về các biện pháp phòng vệ thương mại
đang được pháp luật thương mại thế giới thừa nhận và cho phép áp dụng, cụ
thể như: Khái niệm các biện pháp phòng vệ thương mại; các đặc điểm của các
biện pháp phòng vệ thương mại và các điều kiện áp dụng các biện pháp phòng
vệ thương mại; vai trò, tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại đối
với thương mại hàng hóa và kinh tế quốc tế.
6
- Phân tích, đánh giá khái quát các quy định pháp luật về phòng vệ
thương mại tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và là thị trường xuất
khẩu trọng điểm của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU, đồng thời nghiên cứu các
quy định pháp luật về phòng vệ thương mại tại Nhật Bản, một thị trường xuất
khẩu quan trọng của Việt Nam.
- Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu nêu trên và thực tiễn sự tác động
của các biện pháp phòng vệ thương mại đến kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam hiện nay, đưa ra các kiến nghị về giải pháp pháp lý nhằm góp phần ngăn
chặn tác động của các biện pháp này tới tình trạng xuất khẩu của Việt Nam,
góp phần giúp giao thương của Việt Nam được thuận lợi và hiệu quả hơn
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt
từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành sản
xuất mới được quan tâm, chú trọng phát triển, được ứng dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến nên đạt được nhiều thành tích, thúc đẩy cải thiện kim ngạch
xuất khẩu, phần nào tạo được sức cạnh tranh cao cho hàng hóa Việt Nam trên
thị trường quốc tế. Điều này do vậy cũng vấp phải các rào cản từ các quốc gia
có hàng hóa cùng loại, cụ thể là các biện pháp phòng vệ thương mại (dưới
hình thức hợp pháp hoặc biến hình) được áp dụng ngày càng phổ biến, tác
động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các vụ kiện về chống
bán phá giá, chống trợ cấp do các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tiến
hành đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của hàng hóa Việt Nam nói
riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực
này, cải thiện được kim ngạch xuất khẩu và tăng sức mạnh cạnh tranh lành
mạnh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
7
Đây là một vấn đề mang tính vĩ mô, cần phải nghiên cứu chuyên sâu
và tập trung. Do vậy, với khuôn khổ và phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tôi
không thể giải quyết được một cách trọn vẹn tất cả các vấn đề có liên quan
đến các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như các biện pháp thực thi hữu
ích để ngăn ngừa sự tác động của tình trạng này. Vì vậy, Đề tài sẽ chủ yếu tập
trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất, các quy định pháp luật
của Việt Nam và thế giới (cụ thể là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản) về phòng vệ
thương mại, tác động của các biện pháp này tới tình hình xuất khẩu của Việt
Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp về mặt pháp lý để góp phần ngăn
ngừa sự tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế thị trường của Đảng
và Nhà nước ta được trình bày trong các văn kiện, nghị quyết và các văn bản
quy phạm pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp
cũng sẽ được sử dụng ở mức độ phù hợp để hoàn thành mục tiêu của đề tài.
6. Những kết quả đạt đƣợc của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn cơ bản như sau:
+ Luận văn hệ thống hóa, cung cấp những kiến thức cập nhật của pháp
luật Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản về phòng vệ thương mại.
+ Luận văn cung cấp những số liệu, phân tích và rút ra các bài học cho
xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
+ Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp để doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam phòng tránh và ứng phó một cách
có hiệu quả các vụ kiện phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
8
+ Phân tích đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật và việc thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam từ góc
độ kinh nghiệm của Pháp luật về phòng vệ thương mại và thực thi pháp luật
về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
+ Phân tích và đưa ra những kiến nghị, những giải pháp pháp lý hiệu
quả nhằm ngăn ngừa tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới
việc xuất khẩu của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng vệ thương mại.
Chương 2: Các quy định về phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, Liên
minh Châu Âu và Nhật Bản.
Chương 3: Tác động của phòng vệ thương mại tới nền kinh tế Việt
Nam và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động tới việc xuất khẩu của
Việt Nam.
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM CỦA PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại khi hàng rào
thuế quan trên thế giới đang chịu sức ép cắt giảm, các nước bắt đầu chú ý
nhiều tới các biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Dù
tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, tuy nhiên trong lĩnh vực thương mại quốc
tế, biện pháp phòng vệ có thể được gói gọn lại là tất cả các biện pháp Chính
phủ sử dụng nhằm hạn chế các dòng mậu dịch giữa lãnh thổ nước này với
lãnh thổ nước khác. Mặc dù có thể khác nhau về bản chất, các biện pháp này
đều được áp dụng nhằm mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự
hoặc cạnh tranh trực tiếp trên thị trường nội địa của nước nhập khẩu. Ở thời
điểm hiện tại, nói đến các biện pháp phòng vệ có thể được xem là nhắc đến
các biện pháp liên chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Phòng vệ thương mại theo đó được hiểu là những biện pháp ngăn
chặn, hạn chế (áp thuế bổ sung, quy định hạn ngạch…) áp dụng đối với hàng
hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia, được nước nhập khẩu áp dụng sau
một quá trình điều tra mà kết quả hội đủ ba điều kiện: (i) Có hiện tượng bán
phá giá hoặc bán hàng có trợ cấp hoặc nhập khẩu ồ ạt; (ii) ngành sản xuất nội
địa của nước nhập khẩu chứng minh được thiệt hại; (iii) có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi bán phá giá, bán hàng trợ cấp hay nhập khẩu ồ ạt tới ngành
hàng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.
Hoạt động này được WTO cho phép các nước nhập khẩu sử dụng để
chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các nước xuất khẩu. Tuy
nhiên, cần phân biệt rõ, không phải là WTO áp dụng các hình thức này mà là
bản thân các nước nhập khẩu, đây là mối quan hệ giữa các nước xuất khẩu với
nước nhập khẩu.
10
Các biện pháp phòng vệ thương mại với bản chất được hiểu là những
biện pháp ngăn chặn, hạn chế đối với hàng hóa xuất khẩu, được nước nhập
khẩu áp dụng sau một quá trình điều tra mà kết quả: (i) có hiện tượng bán phá
giá hoặc bán hàng có trợ cấp hoặc nhập khẩu ồ ạt; (ii) ngành sản xuất nội địa
của nước nhập khẩu chứng minh được thiệt hại; (iii) có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi bán phá giá, bán hàng trợ cấp hay nhập khẩu ồ ạt tới ngành hàng
sản xuất trong nước của nước nhập khẩu, do vậy chúng có ý nghĩa vô cùng
quan trọng và được xem như công cụ bảo hộ hợp pháp của các nước nhập
khẩu trong việc ngăn ngừa tác động tiêu cực của hàng hóa xuất khẩu cũng
như bảo vệ ngành sản xuất của nước nội địa. Đây là các công cụ bảo hộ hợp
pháp được thừa nhận và đang ngày càng phát huy vai trò trong thương mại
quốc tế, đồng thời nó cũng có vai trò tạo ra một môi trường cạnh tranh bình
đẳng, công bằng, lành mạnh, thúc đẩy hàng hóa phát triển, tạo điều kiện cho
tự do hóa thương mại.
Với việc được công nhận và hợp thức hóa trong các Hiệp định của
WTO, các biện pháp phòng vệ thương mại đang ngày càng được áp dụng một
cách có hiệu quả và là một “van an toàn” cho các quốc gia thành viên sử dụng
để tạo ra một sân chơi thương mại bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Các biện
pháp phòng vệ thương mại do vậy còn có tác dụng tích cực trong việc khuyến
khích tự do hóa thương mại phát triển và góp phần thúc đẩy xây dựng một
nền kinh tế quốc tế phát triển ổn định, lành mạnh hơn.
1.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI PHỔ BIẾN
Trong thương mại quốc tế, các biện pháp phòng vệ thương mại chính
đáng được hiểu như các công cụ áp dụng nhằm mục đích bảo vệ ngành sản
xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trên thị trường nội địa của
nước nhập khẩu trong một giai đoạn nhất định trước sự xâm nhập và cạnh tranh
không công bằng của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Các biện pháp này
nhìn chung bao gồm các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống trợ cấp.
11
Trong thương mại quốc tế, biện pháp chống bán phá giá, chống trợ
cấp và tự vệ được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp phòng vệ
thương mại (trade remedies) và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa
trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác. Về bản chất, biện pháp chống
bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Nói cách
khác, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng dưới dạng thuế nhập khẩu
bổ sung hoặc các biện pháp cam kết loại trừ tác động của việc bán phá giá khi
hàng hóa nước ngoài được bán phá giá vào thị trường nội địa của nước nhập
khẩu và việc bán phá giá đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu đó.
Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán
sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các
đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác
động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các
chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. Khi chính phủ của nước
xuất khẩu có các chính sách trợ cấp đối với một loại hàng hóa xuất khẩu và
chính sách trợ cấp đó đã tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu của nước đó bán
hàng hóa vào một nước khác với mức giá thấp khiến ngành sản xuất hàng hóa
tương tự trong nước của nước khác đó không thể cạnh tranh được, lúc đó cơ
quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có thể tiến hành các cuộc điều tra để
áp dụng các biện pháp chống trợ cấp (thuế đối kháng) nhằm loại bỏ tác động
của các chính sách trợ cấp đó.
Được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng lại đi ngược lại mục
tiêu "tự do hóa thương mại", biện pháp tự vệ là một công cụ "phải trả tiền".
Điều này có nghĩa là các nước được phép áp dụng nó bảo vệ ngành sản xuất
của nước mình nhưng phải "trả giá" cho những thiệt hại mà biện pháp này gây
ra cho các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình thức cân bằng cam kết
12
thương mại với nước khác). Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi
thường thương mại cho các nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ theo
các điều kiện nhất định. Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các
nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa.
Ở Việt Nam, nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
được quy định trong ba pháp lệnh gồm: Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10
về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh số
20/2004/PL-UBTVQH11 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam và Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 về chống trợ cấp hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam. Các văn bản hướng dẫn cũng được ban hành để hướng
dẫn chi tiết việc thi hành pháp lệnh, đảm bảo hiệu quả công tác phòng vệ đối
với ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.
1.2.1. Biện pháp chống bán phá giá
 Quy định của WTO và thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá
được đánh giá là một trong những công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của các nhà sản xuất trong nước. Cụ thể, Hiệp định chống bán phá giá
của WTO (Anti-dumping Agreement - ADA) thừa nhận các biện pháp chống
bán phá giá là công cụ hỗ trợ nhà sản xuất trong nước khi có hành vi bán phá
giá hàng hóa nhập khẩu và hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng các biện
pháp chống bán phá giá, cần phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục và trình tự
chung được quốc tế thừa nhận, phù hợp với các quy định của WTO. Hiệp
định của WTO về chống bán phá giá quy định các nguyên tắc thống nhất bắt
buộc đối với tất cả các nước thành viên khi xây dựng pháp luật và áp dụng
trong thực tiễn các biện pháp phòng vệ này.
Điều 2.1 của ADA quy định: trong phạm vi Hiệp định này, một sản
phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của
13
một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu
như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một
nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được
tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. Về
cơ bản, khái niệm pháp lý giống với các khái niệm học thuật khi cho rằng bán
phá giá là hiện tượng phân biệt giá song căn cứ để xác định không còn là giá
bán của hàng hóa trên thị trường xuất khẩu và trên thị trường nhập khẩu mà là
giá xuất khẩu (giá bán vào thị trường nhập khẩu) và giá trị thông thường của
hàng hóa nhập khẩu. Giá trị thông thường không phải là giá nội địa của hàng
hóa bị điều tra mà là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được tiêu
dùng tại nước xuất khẩu. Giá thông thường được hiểu là “mức giá chuẩn” mà
các DN áp dụng cho các giao dịch mua bán trên thị trường nước xuất khẩu.
Để có thể xác định được “mức giá chuẩn” trong mọi tình huống, các nhà làm
luật đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn và phương pháp tính toán phức tạp và mềm
dẻo. Những thay đổi trong khái niệm pháp lý về bán phá giá đã giải quyết
được trường hợp không thể xác định được giá bán trên thị trường nội địa của
hàng hóa bị điều tra do chúng được sản xuất chỉ để xuất khẩu hoặc giá bán
hàng hóa trên thị trường nội địa không bình thường do thấp hơn chi phí sản
xuất hoặc là giá bán độc quyền…..
Kết quả so sánh hai chỉ số giá trên chưa phản ánh ưu thế cạnh tranh của
hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa nội địa của nước nhập khẩu mà chỉ cho
thấy hiện tượng phân biệt giá của sản phẩm nhập khẩu. Muốn xác định ưu thế
cạnh tranh về giá của hàng hóa nhập khẩu, cần tiến hành so sánh giữa giá xuất
khẩu của hàng hóa nhập khẩu và giá bán của hàng hóa cạnh tranh nội địa. Kết
quả so sánh có thể là:
Thứ nhất, giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu vào thấp hơn giá
thông thường trên thị trường xuất khẩu nhưng vẫn cao hơn giá của sản phẩm
cạnh tranh nội địa. Trong tình huống này, hiện tượng bán phá giá vẫn tồn tại
song hàng hóa nội địa đang có lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa nhập
14
khẩu. Do đó, việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá không thể gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Thứ hai, giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá bán của
sản phẩm cạnh tranh nội địa nên có lợi thế cạnh tranh về giá. Khi đó, các DN
nội địa sản xuất sản phẩm cạnh tranh bị đẩy vào tình trạng hoặc phải hạ giá
bán để giữ khách hàng hoặc mất thị phần với giá bán hiện tại. Trong tình
huống này, có hai giả định được đặt ra:
- Giả định hàng hóa nhập khẩu không bán phá giá (giá xuất khẩu
không thấp hơn giá thông thường). Giá của hàng hóa nhập khẩu có lợi thế
cạnh tranh do chi phí sản xuất thấp hơn của sản phẩm nội địa. Thị trường
nhập khẩu đang được hưởng lợi từ hàng hóa nhập khẩu vì người tiêu dùng có
cơ hội mua hàng hóa giá rẻ.
- Giả định có hiện tượng bán phá giá (giá xuất khẩu thấp hơn giá
thông thường) thì hiện tượng bán phá giá đang tạo lợi thế cạnh tranh một cách
không công bằng cho hàng hóa nhập khẩu trước hàng hóa nội địa. Các biện
pháp chống bán phá giá cần được áp dụng để bảo vệ ngành sản xuất nội địa
trước thiệt hại do bán phá giá gây ra.
Như vậy, hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu không đương
nhiên đưa đến kết quả là hàng hóa nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh so với sản
phẩm cạnh tranh nội địa. Ngược lại, khi hàng hóa nhập khẩu có ưu thế cạnh
tranh về giá so với sản phẩm nội địa, không nên vội vàng kết luận có hiện
tượng bán phá giá. Vấn đề được đặt ra là cần có cơ chế để phân biệt hiện
tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu với việc hàng hóa nhập khẩu được bán
với giá rẻ do có lợi thế cạnh tranh lành mạnh; cần phân biệt bán phá giá có
khả năng hay không có khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
Có thể nói, chống bán phá giá là biện pháp có tần suất được sử dụng
nhiều nhất trong nhóm các biện pháp phòng vệ thương mại. Theo thống kê
của trang http://www.antidumpingpublishing.com, có thể nhận thấy từ năm
15
1995 tính đến hết năm 2011, đã có 656 cuộc điều tra chống bán phá giá được
khởi xướng bởi Ấn Độ, 458 cuộc điều tra được khởi xướng bởi Hoa Kỳ, 437
cuộc được tiến hành bởi EU, 291 cuộc được tiến hành bởi Argentina, 235
cuộc được tiến hành bởi Úc, 191 cuộc được tiến hành bởi Trung Quốc, trong
đó Trung Quốc cũng là quốc gia dẫn đầu trong số các quốc gia là đối tượng
điều tra chống bán phá giá trong giai đoạn này với 853 vụ, tiếp theo đó là Hàn
Quốc với 284 vụ, Hoa Kỳ 234 vụ, Đài Loan 211 vụ, Indonexia 165 vụ, Nhật
Bản 165 vụ và EU 87 vụ…Việt Nam không có mặt trong số 20 quốc gia dẫn
đầu về bị khởi kiện chống bán phá giá cũng như khởi xướng điều tra chống
bán phá giá [40].
 Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá
Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam còn
mới mẻ trong cả nhận thức pháp lý và kinh nghiệm áp dụng. Trước năm 1997,
vấn đề chống bán phá giá chưa được pháp luật ghi nhận. Pháp luật về quản lý
giá trong thời kỳ này chủ yếu quy định về những biện pháp bình ổn giá như
định giá, ban hành khung giá, hiệp thương giá và niêm yết giá. Văn bản pháp
luật đầu tiên đề cập đến vấn đề bán phá giá là Luật Thương mại năm 1997,
Điều 8 của đạo luật này đã xếp hành vi bán phá giá là một trong số những
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Người thực hiện hành vi cạnh tranh
không lành mạnh có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự
nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm; và phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân,
tổ chức khác nếu hành vi đó gây ra thiệt hại [63, k 13 đ 257, đ 258]. Tuy
nhiên, Luật Thương mại 1997 chỉ gọi tên mà chưa đưa ra được cấu thành
pháp lý của hành vi bán phá giá. Mặt khác việc sử dụng các biện pháp chế tài
hành chính, hình sự đối với phá giá hàng nhập khẩu thực sự không phù hợp
với pháp luật thương mại quốc tế hiện đại. Vì thế, các quy định của Luật
Thương mại 1997 về bán phá giá đã không được áp dụng trên thực tế. Vấn đề
sử dụng công cụ thuế trong đấu tranh chống phá giá được quy định lần đầu
16
tiên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998, cho phép áp dụng thuế bổ sung đối
với hàng nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 cũng quy định về việc xây dựng nguyên tắc
áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001. Khoản 2 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định : hàng
hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau ngoài việc chịu thuế xuất khẩu nhập
khẩu theo Khoản 1 của điều này còn phải chịu thuế bổ sung: Hàng hóa được
nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng đó quá thấp so với giá trị thông
thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất
hàng hoá tương tự của Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về
bán phá giá vẫn không thể áp dụng vì chưa có cơ chế điều tra, xử lý phù hợp.
Ngày 29 tháng 04 năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp
lệnh chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Văn bản pháp luật này chính
thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 2004. Có thể khẳng định, Pháp
lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu được coi là văn bản pháp luật đầu tiên
của Việt Nam điều chỉnh một cách toàn diện vấn đề này. Ngoài Pháp lệnh
chống bán phá giá, trong hệ thống các văn bản pháp luật về vấn đề này còn có
Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2005 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam; Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 1 năm 2006 về việc
thành lập và quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Nghị
định 06/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 1 năm 2006 quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ
công thươn; Thông tư số 106/2005/TT-BTC về việc hướng dẫn thu nộp thuế
17
chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế
chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, việc triển khai
Pháp lệnh chống bán phá giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội. Thực tế cho thấy khi hàng rào thuế quan dần dần được
cắt giảm theo lộ trình mở cửa thị trường, luồng hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Mặt khác, các tập đoàn lớn với sức
mạnh tài chính có thể thực hiện hành vi thương mại không công bằng nhằm
thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, công cụ chống bán phá giá khi
được tận dụng một cách hợp lý, phù hợp với các quy định của các hiệp định
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập sẽ giúp hạn chế được thiệt hại đáng kể
hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể mà luồng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá
giá gây ra cho ngành sản xuất trong nước.
Về nội dung, pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu của
Việt Nam quy định về các vấn đề sau:
- Đặt ra các căn cứ pháp lý để xác định việc hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam bán phá giá; xác định thiệt hại đáng kể hoặc nguy cơ gây ra thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; và mối quan hệ nhân quả giữa
việc bán phá giá và thiệt hại;
- Xây dựng thủ tục điều tra và xử lý vụ việc chống bán phá giá: bao
gồm các quy định về quá trình điều tra, áp dụng thuế chống bán phá giá như:
thời hạn điều tra, nội dung hồ sơ khiếu nại, việc thu thập, xử lý và sử dụng
các thông tin, quyền tố tụng của các bên liên quan, việc áp dụng biện pháp
tạm thời, biện pháp chống bán phá giá chính thức, thủ tục rà soát quyết định
áp dụng biện pháp chống bán phá giá…;
- Tổ chức hệ thống cơ quan thực thi pháp luật chống bán phá giá bao
gồm cơ quan điều tra và Hội đồng xử lý vụ việc. Trong nội dung này, pháp
18
luật tập trung quy định về việc thành lập, thẩm quyền, chức năng và cơ cấu tổ
chức của cơ quan điều tra vụ việc chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc
và các quyết định của Bộ trưởng Bộ công thương để xử lý vụ việc.
 Các biện pháp chống bán phá giá
Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá ghi nhận các biện pháp
chống bán phá giá bao gồm: Áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc cam kết về
các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu
hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam
hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý.
 Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với
hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam khi đảm bảo các điều kiện: Hàng hóa bị
bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể,
việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu đó là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước.
 Cơ sở tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Cơ sở để cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành điều tra để áp dụng
biện pháp chống bán phá giá là khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước hoặc
khi Bộ trưởng Bộ Thương mại yêu cầu điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về
việc bán phá giá hàng hóa gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước.
 Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về chống bán
phá giá, biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng sau khi cơ quan chức
19
năng của Chính phủ đã hoàn thành điều tra để áp dụng biết pháp chống bán
phá giá theo trình tự, thủ tục quy định. Cụ thể, đối với áp dụng thuế chống
bán phá giá tạm thời, thì trong trường hợp cần thiết, sau 60 ngày kể từ ngày
có quyết định điều tra, trên cơ sở kết luận sơ bộ, cơ quan điều tra có thể kiến
nghị Bộ trưởng Bộ Công thương (trước đây là Bộ Thương mại) áp dụng thuế
chống bán phá giá tạm thời trước khi có kết quả điều tra cuối cùng nhằm ngăn
chặn các hậu quả xấu gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong
nước. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời không
được vượt quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng. Trong trường hợp
áp dụng biện pháp cam kết, thì sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc
giai đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa thuộc
đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ Công thương hoặc với các
nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Bộ trưởng
Bộ Công thương có thể chấp nhận hoặc không, hoặc đề nghị điều chỉnh nội
dung cam kết trên cơ sở tự nguyện. Các bên có cam kết được chấp nhận phải
định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc
thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin đó theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương. Trường hợp các bên liên quan
không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định
tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc ra quyết định
áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh chống bán
phá giá.
Trong trường hợp không đạt được cam kết, căn cứ vào kết luận cuối
cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, Bộ trưởng
Bộ Công thương ra quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong
trường hợp này, thuế suất thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên
độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng và chỉ được áp dụng trong thời hạn
20
không quá 05 năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán
phá giá. Thời hạn này có thể được gia hạn khi Bộ trưởng Bộ Công thương
quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống phá giá theo trình tự, thủ tục quy
định tại Pháp lệnh chống bán phá giá.
1.2.2. Biện pháp chống trợ cấp
 Quy định của WTO và thực tiễn áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Trên thực tế, so với các biện pháp phòng vệ thương mại khác như thuế
chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, biện pháp thuế chống trợ cấp được áp
dụng hạn chế hơn. Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định về Chống trợ cấp
và Các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing
Measures - SCM) bao gồm các nguyên tắc chung có liên quan đến trợ cấp và
biện pháp đối kháng mà tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ cũng được
chính thức ban hành, và có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên của
WTO. Hiệp định này đưa ra các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt và chi tiết cho
việc áp dụng thuế chống trợ cấp, do vậy các nước rất khó tùy tiện áp dụng
thuế chống trợ cấp như trước. Đồng thời, các cam kết cắt giảm trợ cấp xuất
khẩu và hỗ trợ trong nước đối với các mặt hàng nông sản theo quy định của
Hiệp định nông nghiệp cũng góp phần hạn chế ý định và khả năng áp dụng
thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhạy cảm này. Cùng với những lý do
chính trị khác, thuế chống trợ cấp gần như ít được các nước thành viên áp dụng.
Sau khi WTO ra đời, từ năm 1995, các nước thành viên WTO, xuất
phát từ thực tế là bản thân các nước đều có các chính sách trợ cấp đối với
ngành sản xuất trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, do vậy đã
tiến hành không ít các cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Các
chương trình trợ cấp không chỉ được các quốc gia đang phát triển áp dụng mà
còn tương đối phổ biến ở các quốc gia phát triển.
21
Theo Hiệp định SCM, khi các chương trình trợ cấp của một nước có
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hàng hóa xuất khẩu và việc trợ cấp đó
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa
tương tự của nước nhập khẩu, nước nhập khẩu đó có thể áp dụng các biện
pháp đối kháng để chống lại ảnh hưởng bóp méo thương mại của các chương
trình trợ cấp. Điều này có nghĩa, biện pháp chống trợ cấp, cùng với biện pháp
chống bán phá giá, được WTO công nhận là một trong những công cụ hợp
pháp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại ảnh hưởng tiêu cực của
các chương trình trợ cấp.
Theo thống kê của WTO, từ năm 1995 đến 6/2008, số lượng các vụ
việc điều tra trong lĩnh vực chống trợ cấp là 209 vụ. Hoa Kỳ là nước có số vụ
việc điều tra lớn nhất với tổng số 85 vụ, tiếp theo là EU 47 vụ, thứ ba là
Canada 22 vụ. Một điểm hơi khác biệt trong các vụ kiện chống trợ cấp so với
vụ kiện chống bán phá giá của các nước trên thế giới là Ấn Độ giữ vị trí nước
bị khởi kiện điều tra trợ cấp nhiều nhất với số lượng 45 vụ, cao hơn hẳn so
với nước đứng thứ hai là Trung Quốc (19 vụ), Hàn Quốc (16 vụ), 6/10 nước
bị kiện chống trợ cấp là các nước châu Á, là nước đang phát triển và nước
công nghiệp mới như Hàn Quốc và Đài Loan do chính sách trợ cấp đóng một
vai trò khá quan trọng cho việc phát triển kinh tế và phát triển các ngành công
nghiệp nội địa của những nước nêu trên.
 Pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp
Ở Việt Nam, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh chống trợ cấp là khá
khó khăn do sự nhạy cảm về chính trị và tính chất phức tạp về kỹ thuật của
một cuộc điều tra chống trợ cấp. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho mục tiêu bảo
vệ ngành sản xuất trong nước, các khâu chuẩn bị triển khai Pháp lệnh này
cũng cần được chú trọng. Biện pháp thuế đối kháng cần được chuẩn bị sẵn
sàng để ngành sản xuất hàng hóa chịu ảnh hưởng trong nước có thể lựa chọn
22
và sử dụng như một công cụ thay thế cho công cụ chống bán phá giá một cách
phù hợp và trong trường hợp cần thiết.
Pháp luật Việt Nam hiện hành về chống trợ cấp được quy định tại
Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 22/2004-PLUBTVQH ngày
20/8/2004 về việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Nghị
định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp
lệnh chống trợ cấp, Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc
chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý
cạnh tranh và Thông tư số 106/2005/TT-BTC về việc hướng dẫn thu nộp thuế
chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế
chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
 Các biện pháp chống trợ cấp
Các biện pháp chống trợ cấp theo pháp luật Việt Nam bao gồm: áp dụng
thuế chống trợ cấp; chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính
phủ nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp,
cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác.
 Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng đối với hàng hóa được trợ
cấp nhập khẩu vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau: (i) Hàng hóa nhập
khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh chống trợ cấp, và
(ii) hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
 Cơ sở tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp có thể được tiến
hành dựa trên cơ sở hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ
23
chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước, hoặc Bộ trưởng Bộ
Công thương có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc
hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
 Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng sau khi cơ quan chức năng
của Chính phủ đã hoàn thành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp
theo trình tự, thủ tục quy định trong Pháp lệnh chống trợ cấp và các văn bản
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Cụ thể, sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời
trong trường hợp cần thiết, sau 60 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra, trên
cơ sở kết luận sơ bộ, cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công
thương áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời trước khi có kết quả điều tra cuối
cùng nhằm ngăn chặn các hậu quả xấu gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa
tương tự trong nước. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời
không được vượt quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng.
Có thể áp dụng biện pháp cam kết, sau khi có kết luận sơ bộ và trước
khi kết thúc giai đoạn điều tra, cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc xuất khẩu hàng
hóa thuộc đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ Công thương hoặc
với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Bộ
trưởng Bộ Công thương có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều
chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở tự nguyện. Các bên có cam kết được chấp
nhận phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan
đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin đó
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương. Trường hợp các bên liên
quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết
định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc ra
24
quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh
chống trợ cấp.
Sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp trong trường hợp không đạt được cam
kết, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc
chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định về việc áp dụng thuế
chống trợ cấp. Theo Pháp lệnh chống trợ cấp, thuế suất thuế chống trợ cấp
không được vượt quá mức trợ cấp được xác định trong kết luận cuối cùng và
chỉ được áp dụng trong thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày có quyết định áp
dụng. Thời hạn này có thể được gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công
thương ra quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống trợ cấp theo trình tự, thủ
tục quy định tại Pháp lệnh chống trợ cấp.
1.2.3. Biện pháp tự vệ
 Khái niệm biện pháp tự vệ
Trong thương mại quốc tế, biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn
chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu
chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hóa,
không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
 Quy định của WTO và thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệ
Mỗi nước thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ,
nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO về
điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ.
Do bản chất của biện pháp tự vệ là được sử dụng để "đối phó" với
hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp
luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên về hình thức, việc áp dụng biện
pháp tự vệ bị coi là đi ngược lại chính sách tự do hóa thương mại của WTO.
Tuy vậy, đây là biện pháp được hợp pháp hóa trong khuôn khổ WTO với các
25
điều kiện chặt chẽ để tránh lạm dụng. Lý do của việc này là vì trong hoàn
cảnh buộc phải mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại theo các cam kết
WTO, các biện pháp tự vệ là một hình thức "van an toàn" mà hầu hết các nước
nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn. Với "chiếc van" này, nước
nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất
nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn.
Do đi ngược lại mục tiêu "tự do hóa thương mại" nên mặc dù biện
pháp tự vệ được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng biện pháp này là
một công cụ "phải trả tiền". Điều này có nghĩa là các nước được phép áp dụng
nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưng phải "trả giá" cho những thiệt
hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình
thức cân bằng cam kết thương mại với nước khác). Cụ thể, nước áp dụng biện
pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hóa bị áp dụng
biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định. Nếu nước này không tuân thủ,
WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa.
Trong hệ thống các văn bản của WTO, các nguyên tắc về việc sử dụng
biện pháp tự vệ trong WTO được quy định tại Điều XIX GATT 1994 và Hiệp
định về biện pháp tự vệ (Agreement on Safeguard Measures - Hiệp định SG).
Các quốc gia thành viên khi xây dựng pháp luật nội địa về biện pháp tự vệ có
nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc này của WTO. Các vụ kiện, việc điều tra và
áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được tiến hành theo pháp luật nội địa của
từng nước nhập khẩu trên cơ sở phù hợp với quy định liên quan của WTO.
Theo tổng kết của WTO, từ năm 1995 - 2008, các nước thành viên của
WTO đã tiến hành 164 cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, trong đó năm
2002 là năm cao nhất (34 vụ). Phần lớn các nước áp dụng biện pháp tự vệ là
nước không thuộc khối các nước phát triển OECD. Trong số này, 87 vụ việc
(chiếm khoảng 65%) được thực hiện bởi các nước đang phát triển. Các mặt
hàng bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ từ năm 1995 - 2008 chủ yếu là: hóa
26
chất, kim loại và các sản phẩm từ kim loại, thực phẩm và các sản phẩm nông
nghiệp và các sản phẩm kính và gạch lát.
 Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã
tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện
sau: (i) Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng; (ii)
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó
bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng; và (iii) Có mối quan hệ
nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa
thiệt hại nói trên. Và một điều kiện chung là tình trạng nói trên phải là hệ quả
của việc thực hiện các cam kết trong WTO của các thành viên mà họ không
thể thấy hoặc lường trước được khi đưa ra cam kết.
Song song với các điều kiện chung này, một số nước khi gia nhập
WTO phải đưa ra những cam kết riêng liên quan đến biện pháp tự vệ. Trường
hợp của Việt Nam, không có ràng buộc hay bảo lưu nào lớn về các biện pháp
tự vệ này, do đó việc áp dụng biện pháp tự vệ ở Việt Nam đối với hàng hóa
nước ngoài, nếu có, sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định SG.
 Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ
Khác với trường hợp các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ
cấp, WTO không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng
biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO có đưa ra
một số các nguyên tắc cơ bản mà tất cả các thành viên phải tuân thủ khi áp
dụng biện pháp này.
Cụ thể, các quốc gia thành viên khi áp dụng biện pháp tự vệ phải đảm
bảo tính minh bạch (quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được thông
báo công khai; báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối cuộc
điều tra…); ngoài ra phải đảm bảo quyền tố tụng của các bên (các bên liên
quan phải được đảm bảo cơ hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và
trả lời các chứng cứ, lập luận của đối phương); phải đảm bảo bí mật thông tin
27
(đối với thông tin có bản chất là mật hoặc được các bên trình với tính chất là
thông tin mật không thể được công khai nếu không có sự đồng ý của bên đã
trình thông tin); và các điều kiện về biện pháp tạm thời (phải là biện pháp
tăng thuế, và nếu kết luận cuối cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh
lệch do tăng thuế phải được hoàn trả lại cho bên đã nộp, không được kéo dài
quá 200 ngày…)
Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thường đi theo
trình tự sau đây:
- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa
nước nhập khẩu;
- Khởi xướng điều tra;
- Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố tình hình nhập
khẩu; tình hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại;
- Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ
Một điều cần lưu ý là việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ, mặc dù
có nhiều yếu tố giống một trình tự tố tụng tư pháp (một vụ kiện tại tòa án)
nhưng đây bản chất là một thủ tục hành chính, do một cơ quan hành chính
nước nhập khẩu tiến hành, để xử lý một tranh chấp thương mại giữa các nhà
xuất khẩu nước ngoài (về nguyên tắc là từ tất cả các nước đang xuất khẩu
hàng hóa liên quan vào nước nhập khẩu) và ngành sản xuất nội địa liên quan
của nước nhập khẩu. Việc này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nội
địa nước nhập khẩu và về nguyên tắc không phải là công việc giữa các Chính
phủ (Chính phủ các nước xuất khẩu và Chính phủ nước nhập khẩu). Tuy
nhiên, do vấn đề này đã được ràng buộc bởi các nguyên tắc bắt buộc có liên
quan trong Hiệp định SG của WTO nên các thành viên có thể thông qua WTO
để xử lý những trường hợp nước nhập khẩu tiến hành điều tra mà vi phạm WTO.
 Pháp luật Việt Nam về biện pháp tự vệ
28
Pháp luật Việt Nam về biện pháp tự vệ được ghi nhận cụ thể tại Pháp
lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH ngày 25/5/2012 về tự vệ trong nhập khẩu hàng
hóa nước ngoài vào Việt Nam, Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8/12/2003
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ, Nghị định số 04/2006/NĐ-CP về
việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Nghị
định số 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Các văn bản này quy định cụ thể
các biện pháp tự vệ, điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng các biện pháp đó
trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.
 Các biện pháp tự vệ
Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt
Nam gồm: tăng mức thuế nhập khẩu so với mức thuế nhập khẩu hiện hành, áp
dụng hạn ngạch nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch thuế quan, áp dụng thuế tuyệt
đối, cấp phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu, phụ thu đối với hàng hóa
nhập khẩu và các biện pháp khác.
 Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi
có đủ các điều kiện sau đây:
- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột
biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị
giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất
trong nước;
- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu
đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng
hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước.
29
 Cơ sở tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ
Việc tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ chỉ được thực hiện
trên cơ sở có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại
diện cho ngành sản xuất trong nước hoặc khi Bộ Công thương chủ động tiến
hành điều tra trong trường hợp có bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải
áp dụng các biện pháp tự vệ.
 Áp dụng biện pháp tự vệ
Bộ Công thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
trước khi kết thúc điều tra nếu thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong
nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau. Biện pháp tự vệ tạm thời
chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế
xuất khẩu, nhập khẩu. Thời hạn áp dụng biện pháp này kết thúc khi có quyết
định của Bộ Công thương về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự
vệ nhưng trong mọi trường hợp không được vượt quá 200 ngày kể từ ngày bắt
đầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Việc áp dụng các biện pháp tự vệ được tiến hành trên cơ sở quyết định
của Bộ trưởng Bộ Công thương. Theo quy định của Pháp lệnh tự vệ, các biện
pháp tự vệ có thể không được áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các
nước kém phát triển. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời
gian áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 04 năm. Thời hạn này
có thể được gia hạn một lần không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn
còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước và có các bằng chứng chứng minh rằng ngành sản
xuất hàng hóa tương tự đang thực hiện điều chỉnh nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.
30
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI
TẠI HOA KỲ, LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ NHẬT BẢN
Trong số các thị trường trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam, Liên
minh Châu Âu và Hoa Kỳ là hai thị trường có tần suất sử dụng các công cụ
phòng vệ thương mại lớn nhất, Nhật Bản tuy đến nay vẫn chưa áp dụng biện
pháp phòng vệ nào lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên hàng hóa
Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại gặp phải các rào cản
thương mại cần lưu ý khác, như hàng rào kỹ thuật thương mại áp dụng với
hàng nông-lâm-thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hay các biện pháp kiểm dịch
động thực vật, vệ sinh dịch tễ mà bản chất là các hàng rào trá hình đối với
thương mại quốc tế. Các nghiên cứu về pháp luật phòng vệ thương mại của
các quốc gia này dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về đặc điểm của các
biện pháp này tại từng quốc gia, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phòng tránh và đối phó với những rào cản
đang và sẽ có thể phổ biến hơn trong tương lai này, những rào cản mà theo
nhận định là sẽ gây ra nhiều trở ngại cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
2.1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TẠI HOA KỲ
2.1.1. Tổng quan pháp luật Hoa Kỳ về phòng vệ thƣơng mại
2.1.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ
và đặc điểm của các biện pháp này
Về bản chất, các biện pháp phòng vệ thương mại là các công cụ được
phép của nước nhập khẩu áp dụng nhằm hạn chế sự cạnh tranh về hàng hóa từ
các công ty nước ngoài để bảo vệ lợi ích cho ngành công nghiệp nội địa. Do
đó, pháp luật Hoa Kỳ về phòng vệ thương mại được soạn thảo cũng với mục
đích hỗ trợ ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ để đảm bảo ngành sản xuất
31
trong nước được hưởng lợi từ các biện pháp đó. Đây được xem như một công
cụ hiệu quả của Hoa Kỳ trong sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, xuất
phát từ đặc điểm và tính chất bảo hộ của các biện pháp này.
Nhìn chung, pháp luật Hoa Kỳ có nhiều điểm bất lợi cho doanh nghiệp
xuất khẩu nước ngoài. Pháp luật về chống bán phá giá nói riêng và phòng vệ
thương mại nói chung của Hoa Kỳ có từ những năm đầu thế kỷ XX, cụ thể là
năm 1916, sau đó được định hình rõ ràng trong Luật thuế quan năm 1930 và
từ đó đến nay tiếp tục được bổ sung thêm trở thành một hệ thống hoàn chỉnh
các quy định kỹ thuật phức tạp, tinh vi theo hướng bảo vệ tối đa quyền lợi của
các nhà sản xuất nội địa. Có thể dễ dàng nhận thấy các Hiệp định trong WTO
vẫn thể hiện một phần quan trọng quan điểm của Hoa Kỳ và do đó, hệ thống
pháp luật phòng vệ thương mại "mang tính bảo hộ" của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục
được duy trì đến nay.
Tại Hoa Kỳ, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng nhằm chống
lại hiện tượng hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá thấp
hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba gây thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ. Biện pháp
chống trợ cấp áp dụng nhằm chống lại hiện tượng bán hàng hóa nước ngoài
được trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ gây thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ. Và biện pháp tự vệ
được áp dụng trong trường hợp cần bảo vệ ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ
trước hiện tượng hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến gây thiệt hại nghiêm trọng
cho ngành này.
Ngoài các biện pháp phòng vệ nêu trên, Hoa Kỳ còn quy định nhiều
biện pháp phòng vệ thương mại khác áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài vào Hoa Kỳ (ví dụ Biện pháp về sở hữu trí tuệ quy định tại
Chương 337 - Bộ Luật Tổng hợp USC của Hoa Kỳ; Biện pháp về tiếp cận thị
trường quy định tại Chương 301, Biện pháp hạn chế thương mại vì lý do an
ninh tại Chương 232…). Tuy nhiên, tần suất sử dụng các biện pháp thuộc
32
nhóm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ là thường xuyên và rộng rãi
nhất.
Về tính chất, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa
Kỳ được sử dụng để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá
giá, bán hàng được trợ cấp) của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài khi nhập
khẩu hàng vào Hoa Kỳ. Trường hợp của biện pháp tự vệ thì các hoạt động
cạnh tranh của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan vẫn hoàn toàn
"lành mạnh" tuy nhiên lại gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
nội địa Hoa Kỳ. Do có sự khác biệt cơ bản về tính chất mặc dù các thủ tục và
điều kiện điều tra gần tương tự nhau, hệ quả của nhóm các biện pháp chống
bán phá giá, chống trợ cấp không giống với trường hợp của biện pháp tự vệ.
Cụ thể, trong khi biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp là "biện pháp
trừng phạt" một chiều đối với nhà xuất khẩu có hành vi thương mại không
công bằng (chủ yếu thông qua việc bị áp dụng các mức thuế bổ sung khi nhập
khẩu mặt hàng liên quan vào Hoa Kỳ) mà Hoa Kỳ có thể thực hiện mà không
mất gì thì biện pháp tự vệ lại không phải biện pháp "miễn phí" như vậy: việc
xuất khẩu vào Hoa Kỳ của nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài bị hạn chế
(bằng các biện pháp như cấm nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch, thuế bổ sung…
đối với sản phẩm liên quan) nhưng Hoa Kỳ cũng phải bồi thường cho nước
xuất khẩu (bằng cách giảm thuế cho các mặt hàng khác với trị giá thương mại
tương tự). Ngoài ra, khác biệt về tính chất này cũng tạo ra những khác nhau
trong điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ so với điều kiện áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá, chống trợ cấp (ví dụ thiệt hại phải là nghiêm trọng, việc áp
dụng biện pháp tự vệ phải chịu nhiều hạn chế về thời gian và mức độ…).
Một đặc điểm nổi bật khác trong hệ thống pháp luật về phòng vệ thương
mại của Hoa Kỳ là những quy định đặc biệt phức tạp về thủ tục, đặc biệt là
thời hạn các trình tự thông báo, các bước tiến hành một hoạt động… Đây là
33
những yếu tố được đánh giá là "làm nản lòng" các bị đơn nước ngoài cũng như
tước đoạt của họ khá nhiều quyền lợi thực chất khi lỡ không đáp ứng đúng.
Do đó, pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đã và vẫn sẽ
tiếp tục là một hệ thống nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng
hóa nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng.
2.1.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật
Hoa Kỳ
 Chống bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng nhằm chống
lại hiện tượng hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá thấp
hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba gây thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ.
Về thủ tục, một vụ điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ được tiến
hành theo các giai đoạn sau đây: (i) Đơn kiện được nộp; (ii) Khởi xướng điều
tra; (iii) Điều tra sơ bộ về thiệt hại; (iv) Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá; (v)
Điều tra cuối cùng về bán phá giá; (vi) Điều tra cuối cùng về thiệt hại; (vii)
Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (viii) Rà soát hành chính
hàng năm; (ix) Rà soát hoàng hôn.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, một vụ điều tra chống bán phá giá có thể
được tiến hành trên cơ sở đơn kiện của một bên "liên quan" hoặc theo quyết
định của Bộ Thương mại (Department of Commerce - DOC) mà không cần
đơn kiện của ngành sản xuất nội địa.Những đối tượng có thể nộp đơn yêu cầu
điều tra chống bán phá giá bao gồm: Nhà sản xuất nội địa (sản xuất ra sản
phẩm tương tự với sản phẩm bị kiện); Tổ chức công đoàn; Hiệp hội doanh
nghiệp. Đơn kiện được nộp đồng thời cho cả DOC và Ủy ban Thương mại
Quốc tế Hoa Kỳ (International Trade Commission - ITC). Bên bị kiện trong
vụ kiện chống bán phá giá bao gồm: tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt
34
hàng bị kiện sang Hoa Kỳ; hiệp hội mà phần lớn các thành viên là các nhà sản
xuất, xuất khẩu mặt hàng bị kiện và Chính phủ nước xuất khẩu bị kiện. Trong
vòng 20 ngày (có thể được gia hạn), DOC sẽ tiến hành xem xét các vấn đề
ban đầu của đơn kiện để quyết định có chấp nhận đơn kiện và khởi xướng
điều tra chống bán phá giá hay không. Việc xem xét "tiền tố tụng" của DOC
đối với đơn kiện trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào hai vấn đề cơ bản:
tính đầy đủ của đơn kiện (đây là yếu tố xem xét bắt buộc) và tư cách khởi kiện
của nguyên đơn (chỉ xem xét khi có đơn khiếu nại về vấn đề này của bị đơn).
Điều tra sơ bộ trong vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Hoa
Kỳ bao gồm 02 hoạt động riêng rẽ: điều tra sơ bộ về thiệt hại do ITC tiến
hành và điều tra sơ bộ về bán phá giá do DOC tiến hành. Các kết luận này có ý
nghĩa quan trọng đối với việc tiếp tục hoặc chấm dứt vụ điều tra. Trong thời
hạn 45 ngày kể từ ngày Đơn kiện được nộp, ITC sẽ phải ra kết luận sơ bộ về
thiệt hại mà ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ phải chịu từ việc
nhập khẩu mặt hàng bị kiện. Thời hạn 45 ngày này là cố định, không có gia
hạn. Nếu ITC ra quyết định sơ bộ khẳng định có thiệt hại thì vụ điều tra được
tiếp tục. Ngược lại nếu ITC ra quyết định sơ bộ phủ định việc có thiệt hại thì vụ
điều tra chấm dứt ngay lập tức ở cả DOC và ITC. Thủ tục điều tra sơ bộ về
thiệt hại của ITC tương đối đơn giản. Sau đơn kiện khoảng một tuần, ITC sẽ
thông báo lịch trình cho việc điều tra sơ bộ về thiệt hại trên Công báo Liên
bang.
Trong thời hạn 160 ngày kể từ ngày có đơn kiện, DOC sẽ tiến hành
điều tra sơ bộ để xác định hàng hóa nhập khẩu có bị bán phá giá hay không.
Trường hợp vụ kiện đặc biệt phức tạp hoặc nếu nguyên đơn có yêu cầu thì các
thời hạn này có thể kéo dài đến 210 ngày. Thủ tục điều tra của DOC trong quá
trình này bao gồm: (i) DOC gửi Bảng câu hỏi điều tra chi tiết tới các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan; (ii) Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước
ngoài trả lời Bảng câu hỏi điều tra trong khoảng 30 ngày (45 ngày nếu được
35
gia hạn) sau khi nhận được Bảng câu hỏi điều tra; (iii) Dựa trên Bảng câu hỏi
đã được trả lời, DOC sẽ tiến hành gửi các câu hỏi bổ sung, nếu có; (iv) DOC
có quyền tiến hành thẩm tra thực địa (tại nhà máy của các doanh nghiệp) để
xác minh các thông tin được khai trong bản trả lời Bảng câu hỏi (tuy nhiên
trên thực tế DOC hầu như không thực hiện việc thẩm tra thực địa trong giai
đoạn này mà chủ yếu trong giai đoạn điều tra cuối cùng).
Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng nếu cả ITC và DOC đều kết luận
sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có thiệt hại đáng kể gây ra bởi hiện
tượng nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá này vào Hoa Kỳ.
Thủ tục điều tra cuối cùng về thiệt hại phức tạp và lâu hơn thủ tục điều
tra sơ bộ. Thủ tục điều tra cuối cùng về thiệt hại của ITC bao gồm các hoạt
động: thu thập thông tin về thiệt hại, đánh giá các thông tin thu thập được (báo
cáo trước phiên điều trần, lập luận trước phiên điều trần, phiên điều trần, lập
luận sau phiên điều trần, báo cáo cuối cùng của ITC, bình luận về các số liệu,
ủy viên ITC bỏ phiếu). Thời hạn để ITC hoàn tất việc điều tra cuối cùng về
thiệt hại phụ thuộc vào kết luận sơ bộ của DOC. Theo đó, nếu DOC ra kết
luận sơ bộ phủ định về việc bán phá giá nhưng sau đó lại kết luận cuối cùng
khẳng định có bán phá giá thì thời hạn để ITC ra kết luận cuối cùng về thiệt
hại là 75 ngày kể từ ngày DOC ra kết luận cuối cùng. Nếu DOC ra kết luận sơ
bộ khẳng định có bán phá giá thì thời hạn để ITC ra kết luận cuối cùng về
thiệt hại là thời điểm muộn hơn trong hai thời điểm: (i) 120 ngày kể từ ngày
DOC ra kết luận sơ bộ, và (ii) 45 ngày kể từ ngày DOC ra kết luận cuối cùng.
Nếu các thời hạn để DOC ban hành kết luận sơ bộ và/hoặc cuối cùng được gia
hạn thì thời hạn ITC ra kết luận cuối cùng cũng được gia hạn tương ứng. Như
vậy là khoảng 280-420 ngày kể từ ngày có đơn kiện ITC sẽ ra kết luận cuối
cùng về thiệt hại trong vụ việc.
Sau khi DOC có kết luận cuối cùng khẳng định có hiện tượng hàng
nhập khẩu bán phá giá và ITC có kết luận cuối cùng khẳng định có thiệt hại
36
và mối quan hệ nhân quả thì Bộ trưởng DOC sẽ ra lệnh áp thuế chống bán phá
giá và công bố lệnh này trên Công báo liên bang. DOC cũng đồng thời gửi
thông báo cho Cục Hải quan Hoa Kỳ với các hướng dẫn cụ thể cho cơ quan
này trong thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu là đối tượng của lệnh áp thuế.
Tiền thuế chính thức (cho phép thông quan chính thức) cho các lô hàng này sẽ
chỉ được xác định trong tương lai (căn cứ vào các rà soát hành chính hàng
năm).
Hoa Kỳ áp dụng phương pháp hồi tố trong việc áp dụng biện pháp
chống bán phá giá. Theo đó, các mức thuế được nêu trong Lệnh áp thuế
chống bán phá giá chỉ là tạm thời, được sử dụng làm căn cứ để tính mức ký
quỹ cho các lô hàng nhập khẩu liên quan sau thời điểm có lệnh áp thuế; mức
thuế chính thức sẽ được xác định bởi quá trình rà soát hành chính thực hiện
mỗi năm sau đó. Rà soát hành chính, vì thế, là quá trình tính toán biên độ bán
phá giá thực tế trong năm để xác định mức thuế chính thức của năm đó. Thủ
tục rà soát hành chính gần giống với điều tra ban đầu về phá giá. Rà soát hành
chính chỉ là điều tra về biên độ phá giá, không bao gồm điều tra về thiệt hại
như trong điều tra ban đầu. Kết quả rà soát hành chính sẽ là mức thuế chính
thức cho năm liền trước rà soát. Kết quả này cũng là mức thuế tạm thời áp
dụng cho năm liền sau rà soát này. Các rà soát hành chính cứ tiến hành như
vậy cho đến khi lệnh áp thuế được áp dụng hết 5 năm. Kết thúc giai đoạn này,
DOC và ITC sẽ tiến hành rà soát cuối kỳ (còn gọi là rà soát hoàng hôn) để
xem xét có tiếp tục lệnh áp thuế thêm 5 năm nữa hay chấm dứt thuế. Nếu cả
DOC và ITC sau quá trình rà soát hoàng hôn mà đi đến kết luận rằng việc
chấm dứt biện pháp chống bán phá giá sẽ dẫn tới hiện tượng tiếp diễn hoặc tái
diễn tình trạng phá giá và thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ thì biện
pháp chống bán phá giá sẽ tiếp tục có hiệu lực thêm 5 năm nữa (và sau 5 năm
đó quy trình rà soát hoàng hôn này sẽ lặp lại tương tự). Nếu một trong hai
hoặc cả hai cơ quan (DOC hoặc ITC) kết luận phủ định (rằng việc bán phá giá
và/hoặc thiệt hại sẽ không tiếp tục hoặc tái diễn sau khi chấm dứt biện pháp
37
chống bán phá giá) thì biện pháp này sẽ chính thức chấm dứt (chấm dứt hoàn
toàn vụ việc).
 Chống trợ cấp theo pháp luật Hoa Kỳ
Điều tra chống trợ cấp về cơ bản được thực hiện theo trình tự, thủ tục
tương tự với điều tra chống bán phá giá. Cụ thể, cả hai biện pháp này đều
gồm có các bước sau: (i) Khởi xướng điều tra, (ii) Xác định thiệt hại sơ bộ,
(iii) Trả lời bảng câu hỏi, (iv) Quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại, (v) Xác
minh, (vi) Những lập luận pháp lý sau khi xác minh, (vii) Kết luận cuối cùng
của Bộ Thương mại, (viii) Lệnh áp đặt thuế, (ix) Rà soát của Tòa án, và (x)
Rà soát hành chính. Trong các bước thủ tục này, một vài điểm là cố định,
không thể thay đổi trong khi có một số điểm lại rất linh hoạt. Dưới đây, sẽ
trình bày rõ hơn những khác biệt của thủ tục, trình tự điều tra chống trợ cấp so
với điều tra chống bán phá giá.
Thời hạn trong vụ điều tra trợ cấp cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Thời hạn trong vụ điều tra trợ cấp theo pháp luật Hoa Kỳ
Giai đoạn Thời hạn
Ngày nộp đơn 0
Ngày khởi xướng điều tra 20 ngày
Kết luận sơ bộ về thiệt hại 45 ngày
Kết luận sơ bộ về trợ cấp 85-150 ngày
Kết luận cuối cùng về trợ cấp 160-225 ngày
Kết luận cuối cùng về thiệt hại 205-270 ngày
Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Center).
Khác với điều tra chống bán phá giá, ngay cả khi quyết định khởi
xướng điều tra, việc điều tra sẽ không được tiến hành tự động đối với tất cả
các chương trình trợ cấp bị cáo buộc trong Đơn kiện. Trên thực tế, đối với
từng chương trình trợ cấp bị cáo buộc, DOC sẽ xem xét: (i) có đủ bằng chứng
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf

More Related Content

Similar to Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf

BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...nataliej4
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namnataliej4
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Doan Tran Ngocvu
 
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf (20)

Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT QUỐC TẾ, MỚI NHẤT, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT QUỐC TẾ, MỚI NHẤT, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT QUỐC TẾ, MỚI NHẤT, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT QUỐC TẾ, MỚI NHẤT, 9 ĐIỂM
 
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mạiGiải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
 
Pháp luật về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sang Hoa Kỳ, 9d
Pháp luật về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sang Hoa Kỳ, 9dPháp luật về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sang Hoa Kỳ, 9d
Pháp luật về xúc tiến thương mại của doanh nghiệp sang Hoa Kỳ, 9d
 
Luận văn: Pháp luật về xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mạiĐề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
Đề tài: Pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại
 
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
 
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tếLuận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
 
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tếLuận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn: Vượt qua rào cản thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt NamPháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
 
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAYChính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT C¸C BIÖN PH¸P PHßNG VÖ TH¦¥NG M¹I TR£N THÕ GIíI Vµ C¸C GI¶I PH¸P PH¸P Lý NG¡N NGõA Sù T¸C §éNG §ÕN VIÖC XUÊT KHÈU CñA VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Phƣớc Hiệp HÀ NỘI - 2013
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thu Nguyệt
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI 9 1.1. Khái niệm về phòng vệ thương mại 9 1.2. Một số biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến 10 1.2.1. Biện pháp chống bán phá giá 12 1.2.2. Biện pháp chống trợ cấp 20 1.2.3. Biện pháp tự vệ 24 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TẠI HOA KỲ, LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ NHẬT BẢN 30 2.1. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ 30 2.1.1. Tổng quan pháp luật Hoa Kỳ về phòng vệ thương mại 30 2.1.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ và đặc điểm của các biện pháp này 30 2.1.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật Hoa Kỳ 33 2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ 42 2.1.2.1. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ 42
  • 4. 2.1.2.2. Các cơ quan khác có thẩm quyền liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại 44 2.1.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam 44 2.1.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 50 2.2. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Liên minh châu Âu 55 2.2.1. Tổng quan pháp luật Liên minh Châu Âu về phòng vệ thương mại 55 2.2.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại EU và đặc điểm của các biện pháp này 55 2.2.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật EU 57 2.2.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Liên minh Châu Âu 66 2.2.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Liên minh Châu Âu với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam 68 2.2.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - EU 70 2.3. Các quy định về phòng vệ thương mại tại Nhật Bản 72 2.3.1. Tổng quan pháp luật Nhật Bản về phòng vệ thương mại 72 2.3.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại Nhật Bản và đặc điểm của các biện pháp này 72 2.3.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật Nhật Bản 75 2.3.2. Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Nhật Bản 88 2.3.3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Nhật Bản với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam và các quốc gia khác 89
  • 5. 2.3.4. Bài học từ những tranh chấp thương mại Việt Nam - Nhật Bản 91 2.4. Những lưu ý chung cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản 93 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NGĂN NGỪA SỰ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 96 3.1. Tác động của phòng vệ thương mại tới nền kinh tế Việt Nam 96 3.1.1. Tổng quan về tác động của phòng vệ thương mại và kinh nghiệm ứng phó của Việt Nam 96 3.1.2. Tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới nền kinh tế Việt Nam 99 3.1.2.1. Tác động tới kim ngạch xuất khẩu 99 3.1.2.2. Tác động tới môi trường đầu tư 101 3.1.2.3. Tác động tới hình ảnh và uy tín của Việt Nam 103 3.1.2.4. Các tác động khác 104 3.2. Các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động của phòng vệ thương mại tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam 105 3.2.1. Các giải pháp chung 105 3.2.2. Các giải pháp pháp lý 108 KẾT LUẬN 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADA Anti-dumping Agreement HiệpđịnhvềchốngbánphágiácủaWTO DOC Department of Commerce Bộ Thương mại Hoa Kỳ EU European Union Liên Minh Châu Âu FTA Free Trade Agreements Hiệp định thương mại tự do ITC International Trade Commission Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ METI MinistryofEconomy, TradingandIndustry BộKinhtế,ThươngmạivàCôngnghiệp MOF Ministry of Finance Bộ Tài chính Nhật Bản SCM Agreement on Subsidies and Countervailing Measures Hiệp định về Chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO SG Agreement on Safeguard Measures Hiệp định về biện pháp tự vệ của WTO VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VJEPA Vietnam Japan Economic Partnership Agreement Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Thời hạn trong vụ điều tra trợ cấp theo pháp luật Hoa Kỳ 37 3.1 Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng theo thị trường 100 3.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 102
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài "Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu" [11] là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng mà văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ ra. Trong đó, cũng nêu rõ một trong những rào cản lớn cho thương mại quốc tế là chủ nghĩa bảo hộ, mà các biện pháp phòng vệ thương mại là một trong những công cụ phổ biến đang được các quốc gia sử dụng, như một hình thức bảo hộ hợp pháp. Có thể thấy, để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà các văn kiện của Đảng đã đề ra, một vấn đề quan trọng là phải hiểu một cách thấu đáo về chính sách và Pháp luật về phòng vệ thương mại của những thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam, cụ thể là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng như luật lệ về phòng vệ thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để có những biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được những thiệt hại vô lý do chính sách và pháp luật về phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu gây ra. Pháp luật Việt Nam cũng kịp thời ghi nhận và có các quy định hướng dẫn cách áp dụng các công cụ này để bảo hộ cho hàng hóa và nền sản xuất trong nước trước sự thâm nhập và cạnh tranh ngày một mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài. Cụ thể, pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh chống trợ cấp và pháp lệnh tự vệ cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành, để trang bị cho các doanh nghiệp Việt Nam thêm một phương tiện hợp pháp trong quá trình tự do hóa thương mại quốc tế, tuy nhiên trên thực tế các văn bản này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.
  • 9. 2 Trên thực tế, cùng với việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện phòng vệ thương mại. Dưới hình thức thuế bổ sung, hạn ngạch… các biện pháp phòng vệ thương mại này là những rào cản mang tính bảo hộ đang có nguy cơ gia tăng tại các thị trường xuất khẩu, gây khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng thị phần xuất khẩu. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, những vụ kiện do các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không giảm đi mà ngược lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Những vụ kiện này rõ ràng đã gây ra những tác động lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, yêu cầu đặt ra là Nhà nước, các địa phương, Hiệp hội ngành hàng và nhất là bản thân các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động đối phó, phải nâng cao hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế mới có thể mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam" có tính cấp thiết cao. Qua việc nghiên cứu sâu pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, tác giả sẽ đưa ra được những khuyến nghị mang tính thực tế về việc cần phải chú trọng tới những yếu tố nào và cần phải làm gì để giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tránh được một cách tốt nhất nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Việc nghiên cứu kỹ hệ thống luật lệ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản về phòng vệ thương mại cũng góp phần cung cấp kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống Pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam hiện nay, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng thương mại hàng hóa của Việt Nam ra thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi chuẩn bị cho quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay, tại Việt Nam, liên
  • 10. 3 quan đến đề tài, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và các đề tài chuyên khảo. Cụ thể, các sách do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành, như cuốn "Pháp luật về chống bán phá giá - Những điều cần biết" do VCCI, với sự cộng tác của các Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, xuất bản. Đây là cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu tương đối đầy đủ những quy định hiện hành của WTO, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu về việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá dưới dạng các câu hỏi và đáp ngắn gọn, cụ thể và thiết thực. Ngoài ra, các ấn phẩm khác của VCCI như "Kiện chống bán phá giá", "Trợ cấp và thuế chống trợ cấp", "Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế" hay "Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá - chống trợ cấp tại Hoa Kỳ" cũng là những ấn phẩm bổ ích trong việc đem lại những kiến thức cơ bản cho người đọc trong việc tiếp cận các khái niệm chung, các đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại. Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (Hội đồng TRC) thuộc VCCI cũng đã phát hành nhiều cuốn sách về phòng vệ thương mại, như cuốn "Tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO", "Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá - chống trợ cấp tại Hoa Kỳ", Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá - chống trợ cấp tại Hoa Kỳ"… cùng với các ấn phẩm khác của Cục Quản lý Cạnh tranh, trực thuộc Bộ Công thương như "Các văn bản pháp luật về Biện pháp bảo đảm thương mại công bằng trong thương mại quốc tế của Việt Nam" và "Hỏi đáp về pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam" là những ấn phẩm đã được xuất bản rộng rãi, là tài liệu quen thuộc với các doanh nghiệp, các đối tượng muốn tìm hiểu về pháp luật phòng vệ thương mại nói chung. Bên cạnh đó, không thể không kể đến rất nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về đề tài này. Gần đây nhất có hai luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Trung Kiên, Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, bảo vệ năm 2010 tại Trường Đại học Luật Hà Nội, và Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, bảo vệ năm 2011
  • 11. 4 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng nghiên cứu về đề tài này còn có công trình nghiên cứu cấp thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Anh, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới cùng nhiều luận văn, luận án khác có liên quan hoặc có đề cập, nghiên cứu một khía cạnh của đề tài… Nhìn chung các công trình này đã nghiên cứu một cách khá sâu sắc về pháp luật chống bán phá giá nói riêng cũng như pháp luật phòng vệ thương mại nói chung của Việt Nam và một số nước đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đáng tham khảo. Ở nước ngoài, pháp luật phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đã được phân tích và nghiên cứu trong rất nhiều các công trình. Điển hình trong những công trình nghiên cứu này là các tác phẩm của Clive Stanbrook và Philip Bentley, Dumping and subsidies: the law and procedures governing the imposition of anti-dumping and countervailing duties in the european community (1996), Keith Steele (editor), Anti-dumping under the WTO: a comparative review, (1996), Wolfgang Muller, EC anti-dumping law: a commentary on regulation 384/96, John Ohnesorge, State, Industrial Policies & Antidumping Enforcement in Japan, South Korea and Taiwan, 3 Buffalo Journal of International Law 289 (1996-97), Sebastian Farr, EU anti- dumping law: pursuing and defending investigations (1998), Pierre Didier, WTO trade instruments in EU law: commercial policy instruments: dumping, subsidies, safeguards, public procurement (1999), Brink Lindsey, Antidumping Exposed: The Devilish Details of Unfair Trade Law, Cato Institute (2003), Wenxi Li, Anti-dumping law of the WTO/GATT and the EC: gradual evolution of anti-dumping law in global economic integration (2003), Aradhna Aggarwal, The Anti-Dumping Agreement and Developing Countries: An Introduction, Oxford University Press (2007), Anderson Mori & Tomotsune, Anti-Dumping Laws and Regulations in Japan, A Global Competition Review special report (2008), Yan Luo, Anti-dumping in the WTO, the EU
  • 12. 5 and China: The Rise of Legalization in the Trade Regime and its Consequences, Mitsuo Matsushita, Some international and domestic antidumping issues (2010) và ấn phẩm Hướng dẫn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại tại Cộng đồng Châu Âu - Pháp luật, Thực tiễn và Thủ tục vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ và ấn phẩm Hướng dẫn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại tại Hoa Kỳ - Pháp luật, Thực tiễn và Thủ tục vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) phát hành và chịu trách nhiệm biên phiên dịch sang tiếng Việt bởi Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thường trình bày, phân tích và bình luận rất chi tiết về quy định của WTO cũng như pháp luật của Hoa Kỳ và EU về phòng vệ thương mại, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu mang tính học thuật của nước ngoài về tác động của Pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đối với hàng hóa của Việt Nam để từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp thiết thực nhằm giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả với các vụ kiện phòng vệ thương mại ở các thị trường này. Do đó, Luận văn, với giác độ nghiên cứu này thực sự có tính thời sự và cấp thiết. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam" nhằm đạt các mục đích chủ yếu sau đây: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về các biện pháp phòng vệ thương mại đang được pháp luật thương mại thế giới thừa nhận và cho phép áp dụng, cụ thể như: Khái niệm các biện pháp phòng vệ thương mại; các đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại và các điều kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; vai trò, tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với thương mại hàng hóa và kinh tế quốc tế.
  • 13. 6 - Phân tích, đánh giá khái quát các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU, đồng thời nghiên cứu các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại tại Nhật Bản, một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. - Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu nêu trên và thực tiễn sự tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, đưa ra các kiến nghị về giải pháp pháp lý nhằm góp phần ngăn chặn tác động của các biện pháp này tới tình trạng xuất khẩu của Việt Nam, góp phần giúp giao thương của Việt Nam được thuận lợi và hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành sản xuất mới được quan tâm, chú trọng phát triển, được ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nên đạt được nhiều thành tích, thúc đẩy cải thiện kim ngạch xuất khẩu, phần nào tạo được sức cạnh tranh cao cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Điều này do vậy cũng vấp phải các rào cản từ các quốc gia có hàng hóa cùng loại, cụ thể là các biện pháp phòng vệ thương mại (dưới hình thức hợp pháp hoặc biến hình) được áp dụng ngày càng phổ biến, tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các vụ kiện về chống bán phá giá, chống trợ cấp do các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tiến hành đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của hàng hóa Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực này, cải thiện được kim ngạch xuất khẩu và tăng sức mạnh cạnh tranh lành mạnh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
  • 14. 7 Đây là một vấn đề mang tính vĩ mô, cần phải nghiên cứu chuyên sâu và tập trung. Do vậy, với khuôn khổ và phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tôi không thể giải quyết được một cách trọn vẹn tất cả các vấn đề có liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như các biện pháp thực thi hữu ích để ngăn ngừa sự tác động của tình trạng này. Vì vậy, Đề tài sẽ chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất, các quy định pháp luật của Việt Nam và thế giới (cụ thể là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản) về phòng vệ thương mại, tác động của các biện pháp này tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp về mặt pháp lý để góp phần ngăn ngừa sự tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước ta được trình bày trong các văn kiện, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp cũng sẽ được sử dụng ở mức độ phù hợp để hoàn thành mục tiêu của đề tài. 6. Những kết quả đạt đƣợc của luận văn Luận văn có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn cơ bản như sau: + Luận văn hệ thống hóa, cung cấp những kiến thức cập nhật của pháp luật Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản về phòng vệ thương mại. + Luận văn cung cấp những số liệu, phân tích và rút ra các bài học cho xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. + Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp để doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam phòng tránh và ứng phó một cách có hiệu quả các vụ kiện phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
  • 15. 8 + Phân tích đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và việc thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam từ góc độ kinh nghiệm của Pháp luật về phòng vệ thương mại và thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. + Phân tích và đưa ra những kiến nghị, những giải pháp pháp lý hiệu quả nhằm ngăn ngừa tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới việc xuất khẩu của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng vệ thương mại. Chương 2: Các quy định về phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. Chương 3: Tác động của phòng vệ thương mại tới nền kinh tế Việt Nam và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động tới việc xuất khẩu của Việt Nam.
  • 16. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM CỦA PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại khi hàng rào thuế quan trên thế giới đang chịu sức ép cắt giảm, các nước bắt đầu chú ý nhiều tới các biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Dù tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, tuy nhiên trong lĩnh vực thương mại quốc tế, biện pháp phòng vệ có thể được gói gọn lại là tất cả các biện pháp Chính phủ sử dụng nhằm hạn chế các dòng mậu dịch giữa lãnh thổ nước này với lãnh thổ nước khác. Mặc dù có thể khác nhau về bản chất, các biện pháp này đều được áp dụng nhằm mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trên thị trường nội địa của nước nhập khẩu. Ở thời điểm hiện tại, nói đến các biện pháp phòng vệ có thể được xem là nhắc đến các biện pháp liên chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Phòng vệ thương mại theo đó được hiểu là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế (áp thuế bổ sung, quy định hạn ngạch…) áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia, được nước nhập khẩu áp dụng sau một quá trình điều tra mà kết quả hội đủ ba điều kiện: (i) Có hiện tượng bán phá giá hoặc bán hàng có trợ cấp hoặc nhập khẩu ồ ạt; (ii) ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu chứng minh được thiệt hại; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá, bán hàng trợ cấp hay nhập khẩu ồ ạt tới ngành hàng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Hoạt động này được WTO cho phép các nước nhập khẩu sử dụng để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các nước xuất khẩu. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ, không phải là WTO áp dụng các hình thức này mà là bản thân các nước nhập khẩu, đây là mối quan hệ giữa các nước xuất khẩu với nước nhập khẩu.
  • 17. 10 Các biện pháp phòng vệ thương mại với bản chất được hiểu là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế đối với hàng hóa xuất khẩu, được nước nhập khẩu áp dụng sau một quá trình điều tra mà kết quả: (i) có hiện tượng bán phá giá hoặc bán hàng có trợ cấp hoặc nhập khẩu ồ ạt; (ii) ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu chứng minh được thiệt hại; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá, bán hàng trợ cấp hay nhập khẩu ồ ạt tới ngành hàng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu, do vậy chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được xem như công cụ bảo hộ hợp pháp của các nước nhập khẩu trong việc ngăn ngừa tác động tiêu cực của hàng hóa xuất khẩu cũng như bảo vệ ngành sản xuất của nước nội địa. Đây là các công cụ bảo hộ hợp pháp được thừa nhận và đang ngày càng phát huy vai trò trong thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng có vai trò tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, lành mạnh, thúc đẩy hàng hóa phát triển, tạo điều kiện cho tự do hóa thương mại. Với việc được công nhận và hợp thức hóa trong các Hiệp định của WTO, các biện pháp phòng vệ thương mại đang ngày càng được áp dụng một cách có hiệu quả và là một “van an toàn” cho các quốc gia thành viên sử dụng để tạo ra một sân chơi thương mại bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Các biện pháp phòng vệ thương mại do vậy còn có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích tự do hóa thương mại phát triển và góp phần thúc đẩy xây dựng một nền kinh tế quốc tế phát triển ổn định, lành mạnh hơn. 1.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI PHỔ BIẾN Trong thương mại quốc tế, các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng được hiểu như các công cụ áp dụng nhằm mục đích bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trên thị trường nội địa của nước nhập khẩu trong một giai đoạn nhất định trước sự xâm nhập và cạnh tranh không công bằng của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Các biện pháp này nhìn chung bao gồm các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống trợ cấp.
  • 18. 11 Trong thương mại quốc tế, biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại (trade remedies) và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác. Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Nói cách khác, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung hoặc các biện pháp cam kết loại trừ tác động của việc bán phá giá khi hàng hóa nước ngoài được bán phá giá vào thị trường nội địa của nước nhập khẩu và việc bán phá giá đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu đó. Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. Khi chính phủ của nước xuất khẩu có các chính sách trợ cấp đối với một loại hàng hóa xuất khẩu và chính sách trợ cấp đó đã tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu của nước đó bán hàng hóa vào một nước khác với mức giá thấp khiến ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước của nước khác đó không thể cạnh tranh được, lúc đó cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có thể tiến hành các cuộc điều tra để áp dụng các biện pháp chống trợ cấp (thuế đối kháng) nhằm loại bỏ tác động của các chính sách trợ cấp đó. Được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng lại đi ngược lại mục tiêu "tự do hóa thương mại", biện pháp tự vệ là một công cụ "phải trả tiền". Điều này có nghĩa là các nước được phép áp dụng nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưng phải "trả giá" cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình thức cân bằng cam kết
  • 19. 12 thương mại với nước khác). Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định. Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa. Ở Việt Nam, nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được quy định trong ba pháp lệnh gồm: Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Các văn bản hướng dẫn cũng được ban hành để hướng dẫn chi tiết việc thi hành pháp lệnh, đảm bảo hiệu quả công tác phòng vệ đối với ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. 1.2.1. Biện pháp chống bán phá giá  Quy định của WTO và thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá được đánh giá là một trong những công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước. Cụ thể, Hiệp định chống bán phá giá của WTO (Anti-dumping Agreement - ADA) thừa nhận các biện pháp chống bán phá giá là công cụ hỗ trợ nhà sản xuất trong nước khi có hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá, cần phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục và trình tự chung được quốc tế thừa nhận, phù hợp với các quy định của WTO. Hiệp định của WTO về chống bán phá giá quy định các nguyên tắc thống nhất bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên khi xây dựng pháp luật và áp dụng trong thực tiễn các biện pháp phòng vệ này. Điều 2.1 của ADA quy định: trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của
  • 20. 13 một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. Về cơ bản, khái niệm pháp lý giống với các khái niệm học thuật khi cho rằng bán phá giá là hiện tượng phân biệt giá song căn cứ để xác định không còn là giá bán của hàng hóa trên thị trường xuất khẩu và trên thị trường nhập khẩu mà là giá xuất khẩu (giá bán vào thị trường nhập khẩu) và giá trị thông thường của hàng hóa nhập khẩu. Giá trị thông thường không phải là giá nội địa của hàng hóa bị điều tra mà là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu. Giá thông thường được hiểu là “mức giá chuẩn” mà các DN áp dụng cho các giao dịch mua bán trên thị trường nước xuất khẩu. Để có thể xác định được “mức giá chuẩn” trong mọi tình huống, các nhà làm luật đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn và phương pháp tính toán phức tạp và mềm dẻo. Những thay đổi trong khái niệm pháp lý về bán phá giá đã giải quyết được trường hợp không thể xác định được giá bán trên thị trường nội địa của hàng hóa bị điều tra do chúng được sản xuất chỉ để xuất khẩu hoặc giá bán hàng hóa trên thị trường nội địa không bình thường do thấp hơn chi phí sản xuất hoặc là giá bán độc quyền….. Kết quả so sánh hai chỉ số giá trên chưa phản ánh ưu thế cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa nội địa của nước nhập khẩu mà chỉ cho thấy hiện tượng phân biệt giá của sản phẩm nhập khẩu. Muốn xác định ưu thế cạnh tranh về giá của hàng hóa nhập khẩu, cần tiến hành so sánh giữa giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu và giá bán của hàng hóa cạnh tranh nội địa. Kết quả so sánh có thể là: Thứ nhất, giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu vào thấp hơn giá thông thường trên thị trường xuất khẩu nhưng vẫn cao hơn giá của sản phẩm cạnh tranh nội địa. Trong tình huống này, hiện tượng bán phá giá vẫn tồn tại song hàng hóa nội địa đang có lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa nhập
  • 21. 14 khẩu. Do đó, việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá không thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Thứ hai, giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá bán của sản phẩm cạnh tranh nội địa nên có lợi thế cạnh tranh về giá. Khi đó, các DN nội địa sản xuất sản phẩm cạnh tranh bị đẩy vào tình trạng hoặc phải hạ giá bán để giữ khách hàng hoặc mất thị phần với giá bán hiện tại. Trong tình huống này, có hai giả định được đặt ra: - Giả định hàng hóa nhập khẩu không bán phá giá (giá xuất khẩu không thấp hơn giá thông thường). Giá của hàng hóa nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh do chi phí sản xuất thấp hơn của sản phẩm nội địa. Thị trường nhập khẩu đang được hưởng lợi từ hàng hóa nhập khẩu vì người tiêu dùng có cơ hội mua hàng hóa giá rẻ. - Giả định có hiện tượng bán phá giá (giá xuất khẩu thấp hơn giá thông thường) thì hiện tượng bán phá giá đang tạo lợi thế cạnh tranh một cách không công bằng cho hàng hóa nhập khẩu trước hàng hóa nội địa. Các biện pháp chống bán phá giá cần được áp dụng để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước thiệt hại do bán phá giá gây ra. Như vậy, hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu không đương nhiên đưa đến kết quả là hàng hóa nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm cạnh tranh nội địa. Ngược lại, khi hàng hóa nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm nội địa, không nên vội vàng kết luận có hiện tượng bán phá giá. Vấn đề được đặt ra là cần có cơ chế để phân biệt hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu với việc hàng hóa nhập khẩu được bán với giá rẻ do có lợi thế cạnh tranh lành mạnh; cần phân biệt bán phá giá có khả năng hay không có khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Có thể nói, chống bán phá giá là biện pháp có tần suất được sử dụng nhiều nhất trong nhóm các biện pháp phòng vệ thương mại. Theo thống kê của trang http://www.antidumpingpublishing.com, có thể nhận thấy từ năm
  • 22. 15 1995 tính đến hết năm 2011, đã có 656 cuộc điều tra chống bán phá giá được khởi xướng bởi Ấn Độ, 458 cuộc điều tra được khởi xướng bởi Hoa Kỳ, 437 cuộc được tiến hành bởi EU, 291 cuộc được tiến hành bởi Argentina, 235 cuộc được tiến hành bởi Úc, 191 cuộc được tiến hành bởi Trung Quốc, trong đó Trung Quốc cũng là quốc gia dẫn đầu trong số các quốc gia là đối tượng điều tra chống bán phá giá trong giai đoạn này với 853 vụ, tiếp theo đó là Hàn Quốc với 284 vụ, Hoa Kỳ 234 vụ, Đài Loan 211 vụ, Indonexia 165 vụ, Nhật Bản 165 vụ và EU 87 vụ…Việt Nam không có mặt trong số 20 quốc gia dẫn đầu về bị khởi kiện chống bán phá giá cũng như khởi xướng điều tra chống bán phá giá [40].  Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam còn mới mẻ trong cả nhận thức pháp lý và kinh nghiệm áp dụng. Trước năm 1997, vấn đề chống bán phá giá chưa được pháp luật ghi nhận. Pháp luật về quản lý giá trong thời kỳ này chủ yếu quy định về những biện pháp bình ổn giá như định giá, ban hành khung giá, hiệp thương giá và niêm yết giá. Văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến vấn đề bán phá giá là Luật Thương mại năm 1997, Điều 8 của đạo luật này đã xếp hành vi bán phá giá là một trong số những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Người thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm; và phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác nếu hành vi đó gây ra thiệt hại [63, k 13 đ 257, đ 258]. Tuy nhiên, Luật Thương mại 1997 chỉ gọi tên mà chưa đưa ra được cấu thành pháp lý của hành vi bán phá giá. Mặt khác việc sử dụng các biện pháp chế tài hành chính, hình sự đối với phá giá hàng nhập khẩu thực sự không phù hợp với pháp luật thương mại quốc tế hiện đại. Vì thế, các quy định của Luật Thương mại 1997 về bán phá giá đã không được áp dụng trên thực tế. Vấn đề sử dụng công cụ thuế trong đấu tranh chống phá giá được quy định lần đầu
  • 23. 16 tiên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998, cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 cũng quy định về việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001. Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định : hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau ngoài việc chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu theo Khoản 1 của điều này còn phải chịu thuế bổ sung: Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng đó quá thấp so với giá trị thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về bán phá giá vẫn không thể áp dụng vì chưa có cơ chế điều tra, xử lý phù hợp. Ngày 29 tháng 04 năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Văn bản pháp luật này chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 2004. Có thể khẳng định, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu được coi là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh một cách toàn diện vấn đề này. Ngoài Pháp lệnh chống bán phá giá, trong hệ thống các văn bản pháp luật về vấn đề này còn có Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 1 năm 2006 về việc thành lập và quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Nghị định 06/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 1 năm 2006 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ công thươn; Thông tư số 106/2005/TT-BTC về việc hướng dẫn thu nộp thuế
  • 24. 17 chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, việc triển khai Pháp lệnh chống bán phá giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế cho thấy khi hàng rào thuế quan dần dần được cắt giảm theo lộ trình mở cửa thị trường, luồng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Mặt khác, các tập đoàn lớn với sức mạnh tài chính có thể thực hiện hành vi thương mại không công bằng nhằm thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, công cụ chống bán phá giá khi được tận dụng một cách hợp lý, phù hợp với các quy định của các hiệp định mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập sẽ giúp hạn chế được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể mà luồng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất trong nước. Về nội dung, pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam quy định về các vấn đề sau: - Đặt ra các căn cứ pháp lý để xác định việc hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bán phá giá; xác định thiệt hại đáng kể hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại; - Xây dựng thủ tục điều tra và xử lý vụ việc chống bán phá giá: bao gồm các quy định về quá trình điều tra, áp dụng thuế chống bán phá giá như: thời hạn điều tra, nội dung hồ sơ khiếu nại, việc thu thập, xử lý và sử dụng các thông tin, quyền tố tụng của các bên liên quan, việc áp dụng biện pháp tạm thời, biện pháp chống bán phá giá chính thức, thủ tục rà soát quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá…; - Tổ chức hệ thống cơ quan thực thi pháp luật chống bán phá giá bao gồm cơ quan điều tra và Hội đồng xử lý vụ việc. Trong nội dung này, pháp
  • 25. 18 luật tập trung quy định về việc thành lập, thẩm quyền, chức năng và cơ cấu tổ chức của cơ quan điều tra vụ việc chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc và các quyết định của Bộ trưởng Bộ công thương để xử lý vụ việc.  Các biện pháp chống bán phá giá Pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá ghi nhận các biện pháp chống bán phá giá bao gồm: Áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý.  Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam khi đảm bảo các điều kiện: Hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể, việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu đó là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước.  Cơ sở tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá Cơ sở để cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá là khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước hoặc khi Bộ trưởng Bộ Thương mại yêu cầu điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hóa gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.  Áp dụng biện pháp chống bán phá giá Theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá, biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng sau khi cơ quan chức
  • 26. 19 năng của Chính phủ đã hoàn thành điều tra để áp dụng biết pháp chống bán phá giá theo trình tự, thủ tục quy định. Cụ thể, đối với áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, thì trong trường hợp cần thiết, sau 60 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra, trên cơ sở kết luận sơ bộ, cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công thương (trước đây là Bộ Thương mại) áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời trước khi có kết quả điều tra cuối cùng nhằm ngăn chặn các hậu quả xấu gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng. Trong trường hợp áp dụng biện pháp cam kết, thì sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ Công thương hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Bộ trưởng Bộ Công thương có thể chấp nhận hoặc không, hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở tự nguyện. Các bên có cam kết được chấp nhận phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh chống bán phá giá. Trong trường hợp không đạt được cam kết, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong trường hợp này, thuế suất thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng và chỉ được áp dụng trong thời hạn
  • 27. 20 không quá 05 năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời hạn này có thể được gia hạn khi Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống phá giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh chống bán phá giá. 1.2.2. Biện pháp chống trợ cấp  Quy định của WTO và thực tiễn áp dụng biện pháp chống trợ cấp Trên thực tế, so với các biện pháp phòng vệ thương mại khác như thuế chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, biện pháp thuế chống trợ cấp được áp dụng hạn chế hơn. Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định về Chống trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - SCM) bao gồm các nguyên tắc chung có liên quan đến trợ cấp và biện pháp đối kháng mà tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ cũng được chính thức ban hành, và có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên của WTO. Hiệp định này đưa ra các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt và chi tiết cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp, do vậy các nước rất khó tùy tiện áp dụng thuế chống trợ cấp như trước. Đồng thời, các cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước đối với các mặt hàng nông sản theo quy định của Hiệp định nông nghiệp cũng góp phần hạn chế ý định và khả năng áp dụng thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhạy cảm này. Cùng với những lý do chính trị khác, thuế chống trợ cấp gần như ít được các nước thành viên áp dụng. Sau khi WTO ra đời, từ năm 1995, các nước thành viên WTO, xuất phát từ thực tế là bản thân các nước đều có các chính sách trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, do vậy đã tiến hành không ít các cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Các chương trình trợ cấp không chỉ được các quốc gia đang phát triển áp dụng mà còn tương đối phổ biến ở các quốc gia phát triển.
  • 28. 21 Theo Hiệp định SCM, khi các chương trình trợ cấp của một nước có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hàng hóa xuất khẩu và việc trợ cấp đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu, nước nhập khẩu đó có thể áp dụng các biện pháp đối kháng để chống lại ảnh hưởng bóp méo thương mại của các chương trình trợ cấp. Điều này có nghĩa, biện pháp chống trợ cấp, cùng với biện pháp chống bán phá giá, được WTO công nhận là một trong những công cụ hợp pháp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại ảnh hưởng tiêu cực của các chương trình trợ cấp. Theo thống kê của WTO, từ năm 1995 đến 6/2008, số lượng các vụ việc điều tra trong lĩnh vực chống trợ cấp là 209 vụ. Hoa Kỳ là nước có số vụ việc điều tra lớn nhất với tổng số 85 vụ, tiếp theo là EU 47 vụ, thứ ba là Canada 22 vụ. Một điểm hơi khác biệt trong các vụ kiện chống trợ cấp so với vụ kiện chống bán phá giá của các nước trên thế giới là Ấn Độ giữ vị trí nước bị khởi kiện điều tra trợ cấp nhiều nhất với số lượng 45 vụ, cao hơn hẳn so với nước đứng thứ hai là Trung Quốc (19 vụ), Hàn Quốc (16 vụ), 6/10 nước bị kiện chống trợ cấp là các nước châu Á, là nước đang phát triển và nước công nghiệp mới như Hàn Quốc và Đài Loan do chính sách trợ cấp đóng một vai trò khá quan trọng cho việc phát triển kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp nội địa của những nước nêu trên.  Pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp Ở Việt Nam, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh chống trợ cấp là khá khó khăn do sự nhạy cảm về chính trị và tính chất phức tạp về kỹ thuật của một cuộc điều tra chống trợ cấp. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất trong nước, các khâu chuẩn bị triển khai Pháp lệnh này cũng cần được chú trọng. Biện pháp thuế đối kháng cần được chuẩn bị sẵn sàng để ngành sản xuất hàng hóa chịu ảnh hưởng trong nước có thể lựa chọn
  • 29. 22 và sử dụng như một công cụ thay thế cho công cụ chống bán phá giá một cách phù hợp và trong trường hợp cần thiết. Pháp luật Việt Nam hiện hành về chống trợ cấp được quy định tại Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 22/2004-PLUBTVQH ngày 20/8/2004 về việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh chống trợ cấp, Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh và Thông tư số 106/2005/TT-BTC về việc hướng dẫn thu nộp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.  Các biện pháp chống trợ cấp Các biện pháp chống trợ cấp theo pháp luật Việt Nam bao gồm: áp dụng thuế chống trợ cấp; chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác.  Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau: (i) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh chống trợ cấp, và (ii) hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.  Cơ sở tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp có thể được tiến hành dựa trên cơ sở hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ
  • 30. 23 chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước, hoặc Bộ trưởng Bộ Công thương có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.  Áp dụng biện pháp chống trợ cấp Biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng sau khi cơ quan chức năng của Chính phủ đã hoàn thành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo trình tự, thủ tục quy định trong Pháp lệnh chống trợ cấp và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Cụ thể, sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời trong trường hợp cần thiết, sau 60 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra, trên cơ sở kết luận sơ bộ, cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công thương áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời trước khi có kết quả điều tra cuối cùng nhằm ngăn chặn các hậu quả xấu gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng. Có thể áp dụng biện pháp cam kết, sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ Công thương hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Bộ trưởng Bộ Công thương có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở tự nguyện. Các bên có cam kết được chấp nhận phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp hoặc ra
  • 31. 24 quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh chống trợ cấp. Sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp trong trường hợp không đạt được cam kết, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định về việc áp dụng thuế chống trợ cấp. Theo Pháp lệnh chống trợ cấp, thuế suất thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp được xác định trong kết luận cuối cùng và chỉ được áp dụng trong thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng. Thời hạn này có thể được gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống trợ cấp theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh chống trợ cấp. 1.2.3. Biện pháp tự vệ  Khái niệm biện pháp tự vệ Trong thương mại quốc tế, biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.  Quy định của WTO và thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệ Mỗi nước thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ. Do bản chất của biện pháp tự vệ là được sử dụng để "đối phó" với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên về hình thức, việc áp dụng biện pháp tự vệ bị coi là đi ngược lại chính sách tự do hóa thương mại của WTO. Tuy vậy, đây là biện pháp được hợp pháp hóa trong khuôn khổ WTO với các
  • 32. 25 điều kiện chặt chẽ để tránh lạm dụng. Lý do của việc này là vì trong hoàn cảnh buộc phải mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại theo các cam kết WTO, các biện pháp tự vệ là một hình thức "van an toàn" mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn. Với "chiếc van" này, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn. Do đi ngược lại mục tiêu "tự do hóa thương mại" nên mặc dù biện pháp tự vệ được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng biện pháp này là một công cụ "phải trả tiền". Điều này có nghĩa là các nước được phép áp dụng nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưng phải "trả giá" cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với nước khác). Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định. Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa. Trong hệ thống các văn bản của WTO, các nguyên tắc về việc sử dụng biện pháp tự vệ trong WTO được quy định tại Điều XIX GATT 1994 và Hiệp định về biện pháp tự vệ (Agreement on Safeguard Measures - Hiệp định SG). Các quốc gia thành viên khi xây dựng pháp luật nội địa về biện pháp tự vệ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc này của WTO. Các vụ kiện, việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được tiến hành theo pháp luật nội địa của từng nước nhập khẩu trên cơ sở phù hợp với quy định liên quan của WTO. Theo tổng kết của WTO, từ năm 1995 - 2008, các nước thành viên của WTO đã tiến hành 164 cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, trong đó năm 2002 là năm cao nhất (34 vụ). Phần lớn các nước áp dụng biện pháp tự vệ là nước không thuộc khối các nước phát triển OECD. Trong số này, 87 vụ việc (chiếm khoảng 65%) được thực hiện bởi các nước đang phát triển. Các mặt hàng bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ từ năm 1995 - 2008 chủ yếu là: hóa
  • 33. 26 chất, kim loại và các sản phẩm từ kim loại, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm kính và gạch lát.  Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau: (i) Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng; (ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng; và (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên. Và một điều kiện chung là tình trạng nói trên phải là hệ quả của việc thực hiện các cam kết trong WTO của các thành viên mà họ không thể thấy hoặc lường trước được khi đưa ra cam kết. Song song với các điều kiện chung này, một số nước khi gia nhập WTO phải đưa ra những cam kết riêng liên quan đến biện pháp tự vệ. Trường hợp của Việt Nam, không có ràng buộc hay bảo lưu nào lớn về các biện pháp tự vệ này, do đó việc áp dụng biện pháp tự vệ ở Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài, nếu có, sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định SG.  Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ Khác với trường hợp các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO có đưa ra một số các nguyên tắc cơ bản mà tất cả các thành viên phải tuân thủ khi áp dụng biện pháp này. Cụ thể, các quốc gia thành viên khi áp dụng biện pháp tự vệ phải đảm bảo tính minh bạch (quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được thông báo công khai; báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối cuộc điều tra…); ngoài ra phải đảm bảo quyền tố tụng của các bên (các bên liên quan phải được đảm bảo cơ hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ, lập luận của đối phương); phải đảm bảo bí mật thông tin
  • 34. 27 (đối với thông tin có bản chất là mật hoặc được các bên trình với tính chất là thông tin mật không thể được công khai nếu không có sự đồng ý của bên đã trình thông tin); và các điều kiện về biện pháp tạm thời (phải là biện pháp tăng thuế, và nếu kết luận cuối cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch do tăng thuế phải được hoàn trả lại cho bên đã nộp, không được kéo dài quá 200 ngày…) Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thường đi theo trình tự sau đây: - Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu; - Khởi xướng điều tra; - Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố tình hình nhập khẩu; tình hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại; - Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ Một điều cần lưu ý là việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ, mặc dù có nhiều yếu tố giống một trình tự tố tụng tư pháp (một vụ kiện tại tòa án) nhưng đây bản chất là một thủ tục hành chính, do một cơ quan hành chính nước nhập khẩu tiến hành, để xử lý một tranh chấp thương mại giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài (về nguyên tắc là từ tất cả các nước đang xuất khẩu hàng hóa liên quan vào nước nhập khẩu) và ngành sản xuất nội địa liên quan của nước nhập khẩu. Việc này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nội địa nước nhập khẩu và về nguyên tắc không phải là công việc giữa các Chính phủ (Chính phủ các nước xuất khẩu và Chính phủ nước nhập khẩu). Tuy nhiên, do vấn đề này đã được ràng buộc bởi các nguyên tắc bắt buộc có liên quan trong Hiệp định SG của WTO nên các thành viên có thể thông qua WTO để xử lý những trường hợp nước nhập khẩu tiến hành điều tra mà vi phạm WTO.  Pháp luật Việt Nam về biện pháp tự vệ
  • 35. 28 Pháp luật Việt Nam về biện pháp tự vệ được ghi nhận cụ thể tại Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH ngày 25/5/2012 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ, Nghị định số 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Các văn bản này quy định cụ thể các biện pháp tự vệ, điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.  Các biện pháp tự vệ Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam gồm: tăng mức thuế nhập khẩu so với mức thuế nhập khẩu hiện hành, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch thuế quan, áp dụng thuế tuyệt đối, cấp phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu, phụ thu đối với hàng hóa nhập khẩu và các biện pháp khác.  Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây: - Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; - Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước.
  • 36. 29  Cơ sở tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ Việc tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ chỉ được thực hiện trên cơ sở có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước hoặc khi Bộ Công thương chủ động tiến hành điều tra trong trường hợp có bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp tự vệ.  Áp dụng biện pháp tự vệ Bộ Công thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra nếu thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau. Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Thời hạn áp dụng biện pháp này kết thúc khi có quyết định của Bộ Công thương về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ nhưng trong mọi trường hợp không được vượt quá 200 ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ được tiến hành trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương. Theo quy định của Pháp lệnh tự vệ, các biện pháp tự vệ có thể không được áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước kém phát triển. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 04 năm. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có các bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất hàng hóa tương tự đang thực hiện điều chỉnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.
  • 37. 30 Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TẠI HOA KỲ, LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ NHẬT BẢN Trong số các thị trường trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ là hai thị trường có tần suất sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại lớn nhất, Nhật Bản tuy đến nay vẫn chưa áp dụng biện pháp phòng vệ nào lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại gặp phải các rào cản thương mại cần lưu ý khác, như hàng rào kỹ thuật thương mại áp dụng với hàng nông-lâm-thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hay các biện pháp kiểm dịch động thực vật, vệ sinh dịch tễ mà bản chất là các hàng rào trá hình đối với thương mại quốc tế. Các nghiên cứu về pháp luật phòng vệ thương mại của các quốc gia này dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về đặc điểm của các biện pháp này tại từng quốc gia, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phòng tránh và đối phó với những rào cản đang và sẽ có thể phổ biến hơn trong tương lai này, những rào cản mà theo nhận định là sẽ gây ra nhiều trở ngại cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 2.1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VỆ THƢƠNG MẠI TẠI HOA KỲ 2.1.1. Tổng quan pháp luật Hoa Kỳ về phòng vệ thƣơng mại 2.1.1.1. Giới thiệu các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ và đặc điểm của các biện pháp này Về bản chất, các biện pháp phòng vệ thương mại là các công cụ được phép của nước nhập khẩu áp dụng nhằm hạn chế sự cạnh tranh về hàng hóa từ các công ty nước ngoài để bảo vệ lợi ích cho ngành công nghiệp nội địa. Do đó, pháp luật Hoa Kỳ về phòng vệ thương mại được soạn thảo cũng với mục đích hỗ trợ ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ để đảm bảo ngành sản xuất
  • 38. 31 trong nước được hưởng lợi từ các biện pháp đó. Đây được xem như một công cụ hiệu quả của Hoa Kỳ trong sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, xuất phát từ đặc điểm và tính chất bảo hộ của các biện pháp này. Nhìn chung, pháp luật Hoa Kỳ có nhiều điểm bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài. Pháp luật về chống bán phá giá nói riêng và phòng vệ thương mại nói chung của Hoa Kỳ có từ những năm đầu thế kỷ XX, cụ thể là năm 1916, sau đó được định hình rõ ràng trong Luật thuế quan năm 1930 và từ đó đến nay tiếp tục được bổ sung thêm trở thành một hệ thống hoàn chỉnh các quy định kỹ thuật phức tạp, tinh vi theo hướng bảo vệ tối đa quyền lợi của các nhà sản xuất nội địa. Có thể dễ dàng nhận thấy các Hiệp định trong WTO vẫn thể hiện một phần quan trọng quan điểm của Hoa Kỳ và do đó, hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại "mang tính bảo hộ" của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được duy trì đến nay. Tại Hoa Kỳ, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng nhằm chống lại hiện tượng hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ. Biện pháp chống trợ cấp áp dụng nhằm chống lại hiện tượng bán hàng hóa nước ngoài được trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ. Và biện pháp tự vệ được áp dụng trong trường hợp cần bảo vệ ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ trước hiện tượng hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành này. Ngoài các biện pháp phòng vệ nêu trên, Hoa Kỳ còn quy định nhiều biện pháp phòng vệ thương mại khác áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Hoa Kỳ (ví dụ Biện pháp về sở hữu trí tuệ quy định tại Chương 337 - Bộ Luật Tổng hợp USC của Hoa Kỳ; Biện pháp về tiếp cận thị trường quy định tại Chương 301, Biện pháp hạn chế thương mại vì lý do an ninh tại Chương 232…). Tuy nhiên, tần suất sử dụng các biện pháp thuộc
  • 39. 32 nhóm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ là thường xuyên và rộng rãi nhất. Về tính chất, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ được sử dụng để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng được trợ cấp) của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài khi nhập khẩu hàng vào Hoa Kỳ. Trường hợp của biện pháp tự vệ thì các hoạt động cạnh tranh của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan vẫn hoàn toàn "lành mạnh" tuy nhiên lại gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Do có sự khác biệt cơ bản về tính chất mặc dù các thủ tục và điều kiện điều tra gần tương tự nhau, hệ quả của nhóm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp không giống với trường hợp của biện pháp tự vệ. Cụ thể, trong khi biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp là "biện pháp trừng phạt" một chiều đối với nhà xuất khẩu có hành vi thương mại không công bằng (chủ yếu thông qua việc bị áp dụng các mức thuế bổ sung khi nhập khẩu mặt hàng liên quan vào Hoa Kỳ) mà Hoa Kỳ có thể thực hiện mà không mất gì thì biện pháp tự vệ lại không phải biện pháp "miễn phí" như vậy: việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ của nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài bị hạn chế (bằng các biện pháp như cấm nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch, thuế bổ sung… đối với sản phẩm liên quan) nhưng Hoa Kỳ cũng phải bồi thường cho nước xuất khẩu (bằng cách giảm thuế cho các mặt hàng khác với trị giá thương mại tương tự). Ngoài ra, khác biệt về tính chất này cũng tạo ra những khác nhau trong điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ so với điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (ví dụ thiệt hại phải là nghiêm trọng, việc áp dụng biện pháp tự vệ phải chịu nhiều hạn chế về thời gian và mức độ…). Một đặc điểm nổi bật khác trong hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ là những quy định đặc biệt phức tạp về thủ tục, đặc biệt là thời hạn các trình tự thông báo, các bước tiến hành một hoạt động… Đây là
  • 40. 33 những yếu tố được đánh giá là "làm nản lòng" các bị đơn nước ngoài cũng như tước đoạt của họ khá nhiều quyền lợi thực chất khi lỡ không đáp ứng đúng. Do đó, pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đã và vẫn sẽ tiếp tục là một hệ thống nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng. 2.1.1.2. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo pháp luật Hoa Kỳ  Chống bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng nhằm chống lại hiện tượng hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ. Về thủ tục, một vụ điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ được tiến hành theo các giai đoạn sau đây: (i) Đơn kiện được nộp; (ii) Khởi xướng điều tra; (iii) Điều tra sơ bộ về thiệt hại; (iv) Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá; (v) Điều tra cuối cùng về bán phá giá; (vi) Điều tra cuối cùng về thiệt hại; (vii) Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá; (viii) Rà soát hành chính hàng năm; (ix) Rà soát hoàng hôn. Theo pháp luật Hoa Kỳ, một vụ điều tra chống bán phá giá có thể được tiến hành trên cơ sở đơn kiện của một bên "liên quan" hoặc theo quyết định của Bộ Thương mại (Department of Commerce - DOC) mà không cần đơn kiện của ngành sản xuất nội địa.Những đối tượng có thể nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá bao gồm: Nhà sản xuất nội địa (sản xuất ra sản phẩm tương tự với sản phẩm bị kiện); Tổ chức công đoàn; Hiệp hội doanh nghiệp. Đơn kiện được nộp đồng thời cho cả DOC và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (International Trade Commission - ITC). Bên bị kiện trong vụ kiện chống bán phá giá bao gồm: tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt
  • 41. 34 hàng bị kiện sang Hoa Kỳ; hiệp hội mà phần lớn các thành viên là các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng bị kiện và Chính phủ nước xuất khẩu bị kiện. Trong vòng 20 ngày (có thể được gia hạn), DOC sẽ tiến hành xem xét các vấn đề ban đầu của đơn kiện để quyết định có chấp nhận đơn kiện và khởi xướng điều tra chống bán phá giá hay không. Việc xem xét "tiền tố tụng" của DOC đối với đơn kiện trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào hai vấn đề cơ bản: tính đầy đủ của đơn kiện (đây là yếu tố xem xét bắt buộc) và tư cách khởi kiện của nguyên đơn (chỉ xem xét khi có đơn khiếu nại về vấn đề này của bị đơn). Điều tra sơ bộ trong vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Hoa Kỳ bao gồm 02 hoạt động riêng rẽ: điều tra sơ bộ về thiệt hại do ITC tiến hành và điều tra sơ bộ về bán phá giá do DOC tiến hành. Các kết luận này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp tục hoặc chấm dứt vụ điều tra. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Đơn kiện được nộp, ITC sẽ phải ra kết luận sơ bộ về thiệt hại mà ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ phải chịu từ việc nhập khẩu mặt hàng bị kiện. Thời hạn 45 ngày này là cố định, không có gia hạn. Nếu ITC ra quyết định sơ bộ khẳng định có thiệt hại thì vụ điều tra được tiếp tục. Ngược lại nếu ITC ra quyết định sơ bộ phủ định việc có thiệt hại thì vụ điều tra chấm dứt ngay lập tức ở cả DOC và ITC. Thủ tục điều tra sơ bộ về thiệt hại của ITC tương đối đơn giản. Sau đơn kiện khoảng một tuần, ITC sẽ thông báo lịch trình cho việc điều tra sơ bộ về thiệt hại trên Công báo Liên bang. Trong thời hạn 160 ngày kể từ ngày có đơn kiện, DOC sẽ tiến hành điều tra sơ bộ để xác định hàng hóa nhập khẩu có bị bán phá giá hay không. Trường hợp vụ kiện đặc biệt phức tạp hoặc nếu nguyên đơn có yêu cầu thì các thời hạn này có thể kéo dài đến 210 ngày. Thủ tục điều tra của DOC trong quá trình này bao gồm: (i) DOC gửi Bảng câu hỏi điều tra chi tiết tới các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài liên quan; (ii) Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trả lời Bảng câu hỏi điều tra trong khoảng 30 ngày (45 ngày nếu được
  • 42. 35 gia hạn) sau khi nhận được Bảng câu hỏi điều tra; (iii) Dựa trên Bảng câu hỏi đã được trả lời, DOC sẽ tiến hành gửi các câu hỏi bổ sung, nếu có; (iv) DOC có quyền tiến hành thẩm tra thực địa (tại nhà máy của các doanh nghiệp) để xác minh các thông tin được khai trong bản trả lời Bảng câu hỏi (tuy nhiên trên thực tế DOC hầu như không thực hiện việc thẩm tra thực địa trong giai đoạn này mà chủ yếu trong giai đoạn điều tra cuối cùng). Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng nếu cả ITC và DOC đều kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có thiệt hại đáng kể gây ra bởi hiện tượng nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá này vào Hoa Kỳ. Thủ tục điều tra cuối cùng về thiệt hại phức tạp và lâu hơn thủ tục điều tra sơ bộ. Thủ tục điều tra cuối cùng về thiệt hại của ITC bao gồm các hoạt động: thu thập thông tin về thiệt hại, đánh giá các thông tin thu thập được (báo cáo trước phiên điều trần, lập luận trước phiên điều trần, phiên điều trần, lập luận sau phiên điều trần, báo cáo cuối cùng của ITC, bình luận về các số liệu, ủy viên ITC bỏ phiếu). Thời hạn để ITC hoàn tất việc điều tra cuối cùng về thiệt hại phụ thuộc vào kết luận sơ bộ của DOC. Theo đó, nếu DOC ra kết luận sơ bộ phủ định về việc bán phá giá nhưng sau đó lại kết luận cuối cùng khẳng định có bán phá giá thì thời hạn để ITC ra kết luận cuối cùng về thiệt hại là 75 ngày kể từ ngày DOC ra kết luận cuối cùng. Nếu DOC ra kết luận sơ bộ khẳng định có bán phá giá thì thời hạn để ITC ra kết luận cuối cùng về thiệt hại là thời điểm muộn hơn trong hai thời điểm: (i) 120 ngày kể từ ngày DOC ra kết luận sơ bộ, và (ii) 45 ngày kể từ ngày DOC ra kết luận cuối cùng. Nếu các thời hạn để DOC ban hành kết luận sơ bộ và/hoặc cuối cùng được gia hạn thì thời hạn ITC ra kết luận cuối cùng cũng được gia hạn tương ứng. Như vậy là khoảng 280-420 ngày kể từ ngày có đơn kiện ITC sẽ ra kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vụ việc. Sau khi DOC có kết luận cuối cùng khẳng định có hiện tượng hàng nhập khẩu bán phá giá và ITC có kết luận cuối cùng khẳng định có thiệt hại
  • 43. 36 và mối quan hệ nhân quả thì Bộ trưởng DOC sẽ ra lệnh áp thuế chống bán phá giá và công bố lệnh này trên Công báo liên bang. DOC cũng đồng thời gửi thông báo cho Cục Hải quan Hoa Kỳ với các hướng dẫn cụ thể cho cơ quan này trong thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu là đối tượng của lệnh áp thuế. Tiền thuế chính thức (cho phép thông quan chính thức) cho các lô hàng này sẽ chỉ được xác định trong tương lai (căn cứ vào các rà soát hành chính hàng năm). Hoa Kỳ áp dụng phương pháp hồi tố trong việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo đó, các mức thuế được nêu trong Lệnh áp thuế chống bán phá giá chỉ là tạm thời, được sử dụng làm căn cứ để tính mức ký quỹ cho các lô hàng nhập khẩu liên quan sau thời điểm có lệnh áp thuế; mức thuế chính thức sẽ được xác định bởi quá trình rà soát hành chính thực hiện mỗi năm sau đó. Rà soát hành chính, vì thế, là quá trình tính toán biên độ bán phá giá thực tế trong năm để xác định mức thuế chính thức của năm đó. Thủ tục rà soát hành chính gần giống với điều tra ban đầu về phá giá. Rà soát hành chính chỉ là điều tra về biên độ phá giá, không bao gồm điều tra về thiệt hại như trong điều tra ban đầu. Kết quả rà soát hành chính sẽ là mức thuế chính thức cho năm liền trước rà soát. Kết quả này cũng là mức thuế tạm thời áp dụng cho năm liền sau rà soát này. Các rà soát hành chính cứ tiến hành như vậy cho đến khi lệnh áp thuế được áp dụng hết 5 năm. Kết thúc giai đoạn này, DOC và ITC sẽ tiến hành rà soát cuối kỳ (còn gọi là rà soát hoàng hôn) để xem xét có tiếp tục lệnh áp thuế thêm 5 năm nữa hay chấm dứt thuế. Nếu cả DOC và ITC sau quá trình rà soát hoàng hôn mà đi đến kết luận rằng việc chấm dứt biện pháp chống bán phá giá sẽ dẫn tới hiện tượng tiếp diễn hoặc tái diễn tình trạng phá giá và thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ thì biện pháp chống bán phá giá sẽ tiếp tục có hiệu lực thêm 5 năm nữa (và sau 5 năm đó quy trình rà soát hoàng hôn này sẽ lặp lại tương tự). Nếu một trong hai hoặc cả hai cơ quan (DOC hoặc ITC) kết luận phủ định (rằng việc bán phá giá và/hoặc thiệt hại sẽ không tiếp tục hoặc tái diễn sau khi chấm dứt biện pháp
  • 44. 37 chống bán phá giá) thì biện pháp này sẽ chính thức chấm dứt (chấm dứt hoàn toàn vụ việc).  Chống trợ cấp theo pháp luật Hoa Kỳ Điều tra chống trợ cấp về cơ bản được thực hiện theo trình tự, thủ tục tương tự với điều tra chống bán phá giá. Cụ thể, cả hai biện pháp này đều gồm có các bước sau: (i) Khởi xướng điều tra, (ii) Xác định thiệt hại sơ bộ, (iii) Trả lời bảng câu hỏi, (iv) Quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại, (v) Xác minh, (vi) Những lập luận pháp lý sau khi xác minh, (vii) Kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại, (viii) Lệnh áp đặt thuế, (ix) Rà soát của Tòa án, và (x) Rà soát hành chính. Trong các bước thủ tục này, một vài điểm là cố định, không thể thay đổi trong khi có một số điểm lại rất linh hoạt. Dưới đây, sẽ trình bày rõ hơn những khác biệt của thủ tục, trình tự điều tra chống trợ cấp so với điều tra chống bán phá giá. Thời hạn trong vụ điều tra trợ cấp cụ thể như sau: Bảng 2.1. Thời hạn trong vụ điều tra trợ cấp theo pháp luật Hoa Kỳ Giai đoạn Thời hạn Ngày nộp đơn 0 Ngày khởi xướng điều tra 20 ngày Kết luận sơ bộ về thiệt hại 45 ngày Kết luận sơ bộ về trợ cấp 85-150 ngày Kết luận cuối cùng về trợ cấp 160-225 ngày Kết luận cuối cùng về thiệt hại 205-270 ngày Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Center). Khác với điều tra chống bán phá giá, ngay cả khi quyết định khởi xướng điều tra, việc điều tra sẽ không được tiến hành tự động đối với tất cả các chương trình trợ cấp bị cáo buộc trong Đơn kiện. Trên thực tế, đối với từng chương trình trợ cấp bị cáo buộc, DOC sẽ xem xét: (i) có đủ bằng chứng