SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Download to read offline
1
Chương 1
Tổng quan Thương mại điện tử
Trường Đại học Thương mại
Trần Hoài Nam
Bộ môn: Thương mại điện tử
E-mail: namdhtm@gmail.com
8
 Sự hình thành và phát triển của TMĐT
 Khái niệm và đặc điểm TMĐT
 Phân loại TMĐT
 Lợi ích và hạn chế của TMĐT
 Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT
Các nội dung chính
9
Sự hình thành & phát triển của TMĐT
Các làn sóng văn minh nhân loại
 Alvin Toffler (trong cuốn The Third Wave, 1981) chia 10.000
năm văn minh nhân loại thành 3 làn sóng phát triển chính
 Ông đã dự đoán loài người sẽ tiến đến làn sóng văn minh
thứ ba – làn sóng phát triển Kỷ nguyên Mạng
Kỷ nguyên Mạng
Kỷ nguyên nông nghiệp Kỷ nguyên công nghiệp
2
10
Các làn sóng văn minh
 Văn minh nông nghiệp → Xã hội nông nghiệp
o Lao động xã hội sử dụng sức người là chính
o Trồng trọt trên cánh đồng
o Công cụ lao động thô sơ
 Văn minh công nghiệp → Xã hội công nghiệp
o Máy móc thay thế sức người
o Khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, đáy biển…
o Xa lộ, cao , đường sắt, sân bay, bến cảng, khu công nghiệp
 Kỷ nguyên mạng → Xã hội thông tin
o Tri thức đóng vai trò quan trọng
o Phát triển nguồn nhân lực và các mối quan hệ của con người
trên thế giới thông qua các thiết bị: máy tính, điện thoại di
động, PDA → Các nguồn trí tuệ con người được gắn kết
o Xa lộ thông tin (Internet), các mạng truyền thông, các
phương tiện phần cứng và phần mềm, các máy tính PC,
modem và các máy điện thoại di động…
Kỷ nguyên nông nghiệp
Kỷ nguyên công nghiệp
Kỷ nguyên mạng
11
Doanh nhân trong các nền văn minh
 Xã hội nông nghiệp
o Các thương gia, lái buôn: “Con đường tơ lụa”,
o Công cụ, phương tiện lao động thô sơ
 Xã hội công nghiệp
o Doanh nhân thế hệ thứ nhất tạo CS hạ tầng cho
XH-CN: Các trùm tư bản công nghiệp: Vua thép
(Andrew Carnegie), vua dầu mỏ (J. D. Rockefeller),
trùm ôtô (Henry Ford)
o Các doanh nhân thế hệ thứ hai: sử dụng CSHT:
Các tập đoàn sản xuất - phân phối, công nghiệp giải
trí… (Wal-mart, Mc Donald)
12
Doanh nhân trong kỷ nguyên CNTT
 Xã hội thông tin
o Các doanh nhân thế hệ thứ ba: tạo nên hạ
tầng thông tin cho xã hội: Bill Gates,
Micheal Dell…
o Và những doanh nhân thế hệ thứ tư: ứng
dụng CNTT làm ra bạc tỉ: Jeff Bezos
(Amazon); Jerry Yang, David Filo (Yahoo!)
o Trong khoảng thời gian 20 năm trở lại, các
công ty thành đạt chủ yếu là các công ty
tham gia vào các ngành liên quan đến
Internet
Yang Yuanqing
Chủ tịch của
Lenovo
Đặc điểm chung của các doanh nhân kỷ nguyên CNTT ?
3
13
Sự hình thành và phát triển của TMĐT
Internet đang tác động mạnh đến cuộc sống con người.
Cuộc sống mạng sẽ là một đặc trưng của đời sống tương
lai. Một khi con người đã bắt đầu sử dụng Internet thì sẽ
không có sự quay lại.
(Bill Gates - Chủ tịch kiêm Kiến trúc sư
trưởng phần mềm Tập đoàn Microsoft)
CNTT, Internet tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực kinh doanh
sẽ dẫn đến sự hình thành một phương thức kinh doanh
mới – Thương mại điện tử
14
“Khi xã hội mạng đã dần trở thành hiện
thực, các hoạt động thương mại trên
Internet có thể theo sau. Việc triển khai
các hoạt động thương mại trên Internet là
điểm mấu chốt của việc tạo ra của cải vật
chất trong một xã hội mạng. Hoạt động đó
còn được gọi là thương mại điện tử.”
Sayling Wen, “Future of E-commerce”
Sự hình thành và phát triển của TMĐT
15
Sự hình thành và phát triển của TMĐT
“Trong năm năm tới, tất cả các doanh nghiệp sẽ là các
doanh nghiệp trực tuyến”
Andy Grove, CEO của Intel
“Một năm trên mạng tương đương với bảy năm trên mặt đất”
John Chambers, CEO của Cisco Systems
“Giống như đường sắt, thương mại điện tử đem tới sự tác
động mới, nhanh chóng làm thay đổi nền kinh tế, xã hội và
chính trị”
Peter Drucker, Người đứng đầu cộng đồng Hin-đu
4
Sự hình thành và phát triển của TMĐT
17
Khái niệm thương mại điện tử
Có nhiều tên gọi gần gũi hoặc tương tự nhau về TMĐT
 E-commerce: TM điện tử
 Online trade: TM trực tuyến
 Cyber trade: TM điều khiển học
 Paperless trade: TM không giấy tờ
 Digital commerce: TM số hoá
 Internet commerce: TM internet
Thuật ngữ được dùng phổ biến nhất hiện nay là thương mại điện
tử (electronic commerce hay e-commerce)
18
Khái niệm thương mại điện tử
 Theo GS. R. Kalakota và A. Winston, TMĐT được nhìn
nhận từ nhiều góc độ khác nhau:
Góc độ Mô tả
CNTT
TMĐT là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm/dịch
vụ, các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, các
mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác
Kinh doanh
TMĐT là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ
thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các kênh
thông tin kinh doanh
Dịch vụ
TMĐT là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các
nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng thời nâng cao
chất lượng hàng hoá, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ
cho khách hàng
Trực tuyến
TMĐT cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, bán
hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều
dịch vụ trực tuyến khác
5
“Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch
thương mại thông qua mạng Internet, các mạng
truyền thông và các phương tiện điện tử khác”
19
Khái niệm thương mại điện tử
Khái niệm Thương mại điện tử:
 Thuật ngữ Thương mại được định nghĩa trong Luật mẫu về
TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật TMQT (UNCITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để
bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất
thương mại dù có hay không có hợp đồng”. Các quan hệ mang
tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây:
o Bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng
hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương
mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư
vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa
thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp
tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành
khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
20
Khái niệm thương mại điện tử
 Hai khái niệm thương mại điện tử và kinh doanh điện tử có
sự khác nhau nhất định
o TMĐT bao gồm các trao đổi thương mại giữa khách hàng - các đối
tác - doanh nghiệp.
Thí dụ: giữa nhà cung ứng - nhà sản xuất; giữa khách hàng - đại
diện bán hàng, giữa nhà cung ứng DV vận tải - nhà phân phối…
o KDĐT được hiểu theo góc độ quản trị kinh doanh là việc ứng dụng
công nghệ thông tin và Internet vào các quy trình, hoạt động của
doanh nghiệp
KDĐT bao hàm tất cả các hoạt động TMĐT, ngoài ra, còn liên quan
đến các hoạt động xảy ra bên trong doanh nghiệp, như sản xuất,
nghiên cứu phát triển, quản trị sản phẩm, quản trị nguồn nhân lực và
cơ sở hạ tầng
21
TMĐT và kinh doanh điện tử
6
22
Quản trị
chuỗi cung ứng
(SCM)
Quản trị
mối quan hệ
khách hàng
(CRM)
Quản trị tri thức
(KM)
TMĐT
eCommerce
TMĐT và kinh doanh điện tử
 TMĐT là một phương thức thương mại sử dụng các
phương tiện điện tử để làm thương mại. Nói chính xác
hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông
qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là
không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của
toàn bộ quá trình giao dịch.
 Hoạt động TMĐT được thực hiện trên cơ sở các nguồn
thông tin dưới dạng số hoá của các mạng điện tử. Nó
cho phép hình thành những dạng thức kinh doanh mới
và những cách thức mới để tiến hành hoạt động kinh
doanh.
23
Đặc điểm thương mại điện tử
 TMĐT là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch
thương mại. Các giao dịch này không chỉ tập trung
vào việc mua - bán hàng hoá và dịch vụ để trực tiếp tạo
ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà bao gồm nhiều giao
dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận (ví dụ: hệ thống hỗ trợ việc
chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa
các đối tác kinh doanh...) 24
Đặc điểm thương mại điện tử
 Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không nhất thiết
phải gặp gỡ nhau trực tiếp và không phải biết nhau
trước. Việc sử dụng các PTĐT, các thông tin thương mại
được số hóa cho phép giao dịch Người – Máy – Máy –
Người giữa các bên được tiến hành
7
Các mức độ ứng dụng TMĐT
1
2
3
4
5
26
Phân loại TMĐT theo mức độ số hoá
(ảo hoá)
 Trình độ ứng dụng TMĐTcủa tổ chức được phân loại
qua mức độ ảo hoá (số hoá) ba yếu tố kinh doanh cơ
bản (3Ps):
o Products: sản phẩm (dịch vụ) được kinh doanh
o Process: quá trình giao dịch
o Players: chủ thể, đối tác tham gia giao dịch
27
Phân loại các tổ chức TMĐT
8
28
Phân loại TMĐT theo mức độ số hoá
(ảo hoá)
 Sự kết hợp ba yếu tố này được mô tả trong không gian ba
chiều (3Ds) → hình thành ba loại hình tổ chức tương ứng
với ba mức độ ứng dụng TMĐT khác nhau (3Os):
o Tổ chức kinh doanh truyền thống: 3 yếu tố đều mang tính vật thể.
→ Các tổ chức “gạch vữa” – Brick and mortar organization
o Tổ chức kinh doanh điện tử thuần tuý (TMĐT toàn phần): 3 yếu tố
đều số hoá
→ Các tổ chức ảo – dot com (pure online/virtual organization)
o Tổ chức ứng dụng TMĐT từng phần: 1 hoặc 2 yếu tố ảo hoá
→ Các tổ chức “cú nhắp và vữa hồ” – click and brick organization
Phân loại giao dịch TMĐT
(theo chủ thể tham gia giao dịch)
Doanh nghiệp
(Business)
Người tiêu dùng
(Consumer)
B2B C2B
B2C C2C
Doanh nghiệp
(Business)
Người tiêu dùng
(Consumer)
B2G C2G
Chính phủ
(Government)
Chính phủ
(Government)
G2B
G2C
G2G
Người bán
Người mua
 LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
o Mở rộng thị trường
 Mở rộng thị trường với chi phi thấp,
 Dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và
đối tác trên khắp thế giới
 Mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho
phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được
nhiều sản phẩm hơn.
o Giảm chi phí sản xuất
 Giảm chi phí giấy tờ
 Giảm chi phí chia xẻ thông tin,
 Chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
Lợi ích của TMĐT
9
 LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
o Cải thiện hệ thống phân phối
 Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối
hàng
 Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế
hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành
sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi
phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho
o Vượt giới hạn về thời gian
 Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và
Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện
24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
Lợi ích của thương mại điện tử
 LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
o Sản xuất hàng theo yêu cầu
 Còn được biết đến dưới tên gọi Chiến lược “kéo”, lôi
kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng
đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
 Ví dụ: Dell Computer Corp, Trần Anh
o Mô hình kinh doanh mới
 Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá
trị mới cho khách hàng
 Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay
đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch
B2B là điển hình của những thành công này.
Lợi ích của thương mại điện tử
 LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
o Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường
 Lợi thế về thông tin
 Khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp
o Giảm chi phí thông tin liên lạc
o Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành
chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%)
o Củng cố quan hệ khách hàng:
 Giao tiếp thuận tiện qua mạng
 Quan hệ với trung gian và khách hàng dễ dàng hơn
 Việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt
quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành
tăng hiệu quả sản xuất
và giảm thời gian tung
sản phẩm ra thị trường
Lợi ích của thương mại điện tử
10
o Thông tin cập nhật
 Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập
nhật nhanh chóng và kịp thời
o Chi phí đăng ký kinh doanh
 Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí
đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất
nhiều khó khăn do đặc thù của Internet
o Các lợi ích khác
 Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp
 Cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng
 Đối tác kinh doanh mới
 Đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch
 Tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ
 Tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển
 Tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Lợi ích của đối với tổ chức
 Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện
tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với
các cửa hàng trên khắp thế giới
 Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử
cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được
nhiều nhà cung cấp hơn
 Giá thấp: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn
nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp
thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất
 Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối
với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần
mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua
Internet
Lợi ích của đối với người tiêu dùng
 Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn
 Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và
dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines);
 Thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)
 Đấu giá
 Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có
thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có
thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi
trên thế giới.
Lợi ích của đối với người tiêu dùng
11
 Cộng đồng thương mại điện tử
 Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia
có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả
và nhanh chóng.
 “Đáp ứng mọi nhu cầu”
 Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng
khác nhau từ mọi khách hàng
 Thuế
 Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích
bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng
Lợi ích của đối với người tiêu dùng
 Hoạt động trực tuyến
o Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao
dịch... từ xa → giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
 Nâng cao mức sống
o Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp → áp lực giảm giá → khả năng
mua sắm của khách hàng cao hơn → nâng cao mức sống
 Lợi ích cho các nước nghèo
o Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các
nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có
thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.
 Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn
o Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính
phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn.
Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành
công điển hình
Lợi ích của đối với xã hội
12
Hạn chế của thương mại điện tử
Theo CommerceNet (commerce.net), 10 cản trở lớn nhất:
 An toàn
 Sự tin tưởng và rủi ro
 Thiếu nhân lực về TMĐT
 Văn hóa
 Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng
thực còn hạn chế)
 Nhận thức của các tổ chức về TMĐT
 Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng...)
 Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng
 Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống
 Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT
 Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy
 Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
của người dùng, nhất là trong Thương mại điện tử
 Các công cụ xây dựng phần mềm đang trong giai đoạn phát triển
 Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm
ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống
 Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an
toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư
 Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao
 Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi
hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn
Hạn chế liên quan tới công nghệ
 An ninh, riêng tư: 2 cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT
 Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT
 Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
 Một số chính sách chưa thực sự tạo điều kiện để TMĐT phát triển
 Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT chưa đầy đủ, hoàn
thiện
 Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian
 Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp
xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian
 Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà
vốn và có lãi)
 Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
 Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng
loạt của các công ty dot.com
Hạn chế phi công nghệ
13
 Ảo hoá (Virtualization)
 Toàn cầu hoá (Globalization)
 Phi trung gian (Disintermediation)
 Trung gian mới (New intermediation)
 Hội tụ (Convergence)
Xu hướng của thương mại điện tử
Ảo hóa
 Các sản phẩm, hàng hóa vật lý được bổ sung và
thay thế bằng các sản phẩm, hàng hóa ảo.
 Các cách thức và kinh nghiệm mua sắm vật lý
được thay thế bằng cách thức và kinh nghiệm
mua sắm ảo
 Khách hàng đóng vai trò quan trọng và chủ
động trong việc thiết kế các sản phẩm phù hợp
với mình
Thí dụ: Dell hoặc Land's End
Toàn cầu hóa
 Hoạt động của các doanh nghiệp mở rộng trên
phạm vi toàn cầu; sản phẩm của doanh nghiệp có
thể được thông tin tới khách hàng ở khắp thế
giới.
 Doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ từ
khắp mọi nơi trên thế giới.
14
Phi trung gian
 Các trung gian đóng vai trò quan trọng trong
thương mại truyền thống bị loại bỏ hoặc được
thay thế bằng sự xuất hiện các thị trường điện
tử
Doanh
nghiệp
Khách
hàng
Phi trung gian
Các trung gian mới
 Sự xuất hiện các thị trường điện tử tạo cơ hội hình thành
các trung gian điện tử mới:
 Những người tập hợp thông tin về sản phẩm
 Những điểm mua sắm trọn gói (one-stop shopping)
 Người cung cấp các dịch vụ an toàn
 Những người chia xẻ thông tin
Doanh
nghiệp
Khách
hàng
Trung gian
Trung gian mới
Sự hội tụ
 Tất cả các phương tiện thông tin đều hội tụ
trong một thiết bị giống như máy tính cá nhân
 Sự hội tụ thông tin về sản phẩm và các nhà
cung cấp sản phẩm
Thí dụ: Yahoo!
15
Hạ tầng cơ sở cho TMĐT
Con người: nhận thức, văn hóa, thói quen, tập quán
Xã hội: pháp luật, thuế, bảo hộ QSHTT, đạo đức...
ICT: máy tính, đường truyền, trình độ CNTT, ...
Mua
bán
Đấu
thầu
Sàn
giao
dịch
Quảng
cáo
Giao
kết
hợp
đồng
Thanh
toán
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Các lĩnh vực ứng dụng TMĐT
 Thương mại hàng hoá dịch vụ
 Ngân hàng, tài chính
 Đào tạo trực tuyến
 Xuất bản
 Giải trí trực tuyến
 Dịch vụ việc làm
 Chính phủ điện tử
Thương mại hàng hoá, dịch vụ
TMĐT trong lĩnh vực sản xuất và thương mại giữa các doanh
nghiệp (B2B)
 Các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên, nhiên vật liệu
chính cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từ người sản xuất
tới các đại lý tiêu thụ và người bán buôn thuộc lĩnh vực
hoạt động của mạng EDI.
 Các hàng hoá phục vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành
(MRO - Maintenance, Repaire and Operation) bao gồm
 Các sản phẩm như văn phòng phẩm,
 Phụ tùng thay thế phục vụ sửa chữa,
 Các vật dụng rẻ tiền mau hỏng như vật liệu, phương tiện tẩy rửa v.v.
 Các chi tiết sản phẩm, được đặc trưng bởi các giao dịch mua bán
với dung lượng lớn, giá trị nhỏ, lắp đi lắp lại với cùng một khách
hàng, chi phí đặt hàng lớn đối với cả người mua và người bán, được
thực hiện qua các website B2B
16
Thương mại hàng hoá, dịch vụ
 Thương mại bán lẻ (B2C)
o Lĩnh vực áp dụng rộng rãi TMĐT với nhiều mô hình
kinh doanh đa dạng.
o Các hàng hoá được bán chủ yếu là những hàng hoá
mà độ tin cậy về chất lượng gắn liền với thương hiệu
được tín nhiệm và hàng hoá có chủng loại phong phú,
các sản phẩm số hoá các sản phẩm nghệ thuật…
 Máy tính và các thiết bị điện tử; dụng cụ thể thao; văn phòng
phẩm; sách và băng đĩa nhạc, phim ảnh, đồ chơi trẻ em, các
sản phẩm nghệ thuật
Thương mại hàng hoá, dịch vụ
 Dịch vụ du lịch:
 Dịch vụ du lịch, bán vé máy bay, vé xem phim, biểu diễn nghệ thuật,
dịch vụ nghỉ cuối tuần trọn gói cho gia đình…
 Giúp tìm kiếm đầy đủ bản đồ, thông tin về nơi du lịch.
 Tiết kiệm chi phí của người cung ứng dịch vụ và thời gian của người
tiêu dùng dịch vụ.
 Vận tải:
 Thông qua các website để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá
 Các website vận tải cho phép công ty vận tải thu nhận và tập hợp
đơn đặt hàng tốt hơn, phát huy tối đa công suất phương tiện, hạ giá
thành vận chuyển, đảm bảo đưa hàng kịp thời tới nơi đã định.
 Cho phép khách hàng theo dõi hàng hoá trên đường vận chuyển.
 Thực hiện quá trình thanh toán trực tuyến
 VD: www.ups.com, www.dhl.com, www.fedex.com
Thương mại hàng hoá, dịch vụ
 Thị trường bất động sản
 Thông qua Internet, người môi giới có thể giới thiệu và khách
hàng có thể tiếp cận với thông tin rất phong phú về nhà cửa cần
mua bán (danh sách, vị trí, trạng thái mới cũ, mô tả bằng hình
ảnh, viếng thăm ảo trong không gian ba chiều…), và tiếp cận với
nhau để thảo thuận các điều kiện mua bán.
 Tuy nhiên, các giao dịch qua mạng nhìn chung chưa thay thế
được các hoạt động thực (đặc biệt là các khâu liên quan đến giấy
tờ chuyển giao sở hữu).
 Các dịch vụ đi liền với kinh doanh bất động sản: như giúp các
chủ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, mở rộng văn phòng, trang
bị Internet, điện thoại, cấp điện, sưởi nóng… vỗn dĩ tốn nhiều
thời gian và sức lực.
17
Thương mại hàng hoá, dịch vụ
 Các dịch vụ y tế:
 Internet giúp các bác sỹ, dược sỹ trao đổi ý tưởng, phát minh, kinh
nghiệm…
 Các website tạo cơ hội tư vấn nhanh, chi phí thấp giữa bác sỹ và
bệnh nhân…
 Tồn tại nhiều website về tư vấn dinh dưỡng.
 Các dịch vụ tư vấn pháp luật:
 Nhờ ứng dụng TMĐT, các chuyên gia pháp luật có thể nhanh chóng
tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin về các vụ án, giúp khách hàng
nhanh chóng tìm được người cung ứng dịch vụ tư vấn phù hợp.
 Các dịch vụ này đang phát triển nhanh chóng trên mạng.
 Các dịch vụ khác:
 Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tìm kiếm trực tuyến tổ tiên và thân nhân …
đang có thêm cơ hội phát triển
Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến
 Các ngân hàng hỗn hợp:
o Các ngân hàng truyền thống có bổ sung các dịch vụ trực tuyến, gọi
là ngân hàng hỗn hợp.
o Lợi thế về danh tiếng, truyền thống đã được tạo lập từ trước, sự
tin cậy lớn hơn của khách hàng do có trụ sở vật lý, có nơi giao tiếp
cụ thể, có mạng lưới rộng rãi các máy rút tiền tự động.
o Các ngân hàng loại này chiếm vị trí chủ đạo hiện nay.
 Các ngân hàng Internet thuần tuý (ngân hàng ảo):
o Có lợi thế về tốc độ và chi phí dịch vụ, đem lại cho khách hàng lợi
ích kinh tế lớn hơn, nhưng bất lợi thế về độ tin cậy.
o Một số ngân hàng Internet thuần tuý cố gắng tạo lập sự hiện diện
vật lý với mức độ cần thiết, hoặc hợp tác với các ngân hàng truyền
thống.
 Vay vốn trực tuyến
 Việc hoàn thành các thủ tục vay vốn, so sánh, lựa chọn các phương
án vay trong thương mại truyền thống thường tốn nhiều thời gian.
 Qua mạng, quá trình này thực hiện nhanh hơn với chi phí thấp hơn.
 Hiện nay vay vốn trực tuyến chủ yếu được tiến hành đối với các
khoản vay nhỏ.
 Đầu tư trực tuyến – mua bán chứng khoán
 Là lĩnh vực ứng dụng rộng rãi TMĐT;
 Cho phép nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu kích cỡ lệnh mua, bán các
chứng khoán, giá chào bán, cho phép người mua và người bán trực
tiếp liên hệ, tiến hành giao dịch mua bán nhanh chóng, hiệu quả, bỏ
qua trung gian.
 Quá trình định giá trên mạng cũng minh bạch hơn.
Ngân hàng, tài chính (tiếp)
18
 Dịch vụ tài chính hỗn hợp
 Là xu hướng kết hợp đồng thời nhiều loại hình dịch vụ tài chính
(thanh toán, cho vay vốn, đầu tư, bảo hiểm, kinh doanh bất động
sản, dịch vụ lập kế hoạch tài chính…) tác động đến cả các ngân
hàng truyền thống và các ngân hàng trực tuyến.
 Nhiều website cung ứng dịch vụ tài chính tích hợp, cho phép
người sử dụng biết được thông tin về tình hình tài chính của mình
mà chỉ cần truy cập 1 website duy nhất.
Ngân hàng, tài chính (tiếp)
Đào tạo trên mạng
 Là việc sử dụng Internet và các công nghệ phù hợp để phát
triển, phân phối và mở rộng các nguồn lực đào tạo.
 Đào tạo trên mạng - như một môi trường đào tạo mới, có tiềm
năng rất lớn, tăng cơ hội tiếp cận đối với đông đảo người học,
giảm chi phí đào tạo, hình thành nên các mô hình đào tạo mềm
dẻo, linh hoạt theo không gian và thời gian.
 Cung cấp những công cụ hữu hiệu cho các sinh viên, học viên
sau đại học và trên đại học, sinh viên nước ngoài, các nhà
chuyên môn có thể đạt được các học vị và các bằng cấp khác
nhau.
 Các công ty xây dựng hệ thống đào tạo dựa trên công nghệ
Web để giúp các nhân viên của mình cập nhật kiến thức về sản
phẩm mới, dịch vụ và các quy trình mới.
Xuất bản trên mạng
 Xuất bản điện tử là quá trình tạo lập và phân phối số hoá nội dung
thông tin bao gồm cả chế phẩm in ấn, âm nhạc, video và các phần
mềm.
 Internet đang làm thay đổi cách thức mà nội dung thông tin được tạo
lập, biên tập, phân phối, mua và bán.
o Các tác giả xuất bản trực tiếp tác phẩm
o Các nhà xuất bản có thể trực tiếp bán sách của mình cho người tiêu dùng.
o => Xu hướng cơ cấu lại quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong
ngành xuất bản.
 Internet cũng giúp các nhà nghiên cứu thu thập tư liệu và làm tổng quan
các tài liệu một cách rất nhanh chóng nhờ thư tín điện tử và các trang
Web.
 Tham gia vào xuất bản điện tử có các nhà xuất bản ngoại tuyến truyền
thống (tạo lập thêm kênh xuất bản mới trên mạng như một kênh bổ
sung); và nhiều website xuất bản thuần tuý trên mạng.
19
Giải trí trực tuyến
 Giải trí là lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh trên
Internet.
 Các hình thức giải trí trực tuyến: ca nhạc, phim ảnh,
phát thanh, truyền hình, trò chơi, tổ chức câu lạc bộ các
nghệ sỹ hoặc khán giả yêu thích nghệ thuật…
 Web tác động mạnh tới các kênh giải trí truyền thống.
Diễn ra sự xâm nhập đan xen giữa các loại hình giải trí
(Internet, phim, ca nhạc, vô tuyến truyền hình…), chúng
càng trở nên gắn kết, gần gũi..
20
Dịch vụ việc làm trực tuyến
 Nhiều website dịch vụ việc làm trên mạng, bao gồm từ những
website cung cấp danh mục rất lớn các vị trí làm việc thuộc nhiều
ngành nghề khác nhau
 Lợi ích cho các DN và người lao động
 Dịch vụ việc làm trên mạng góp phần đáng kể cải thiện hoạt động
của thị trường lao động
Chính phủ điện tử
 Chính phủ điện phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ
Internet nói chung và đặc biệt là thương mại điện tử để
đưa thông tin và các dịch vụ công cộng đến cho người
dân, các đối tác kinh doanh và các nhà cung cấp, và
những người làm việc trong ngành công cộng.
 Chính tử cung cấp nhiều lợi ích tiềm năng:
 Nâng cao hiệu quả và tính hữu hiệu các chức năng của chính phủ
 Chính quyền trở nên minh bạch hơn
 Tạo nhiều cơ hội hơn để các công dân phản hồi đến các cơ quan
của chính phủ và tham gia vào các tổ chức và quá trình dân chủ.
 Chính phủ điện tử có thể tạo điều kiện cho những thay đổi cơ bản
trong mối quan hệ giữa các công dân và các cấp chính quyền.
Chính phủ điện tử (tiếp theo)
 Các giao dịch trong chính phủ điện tử có thể chia thành
ba loại chính:
o Chính phủ với công dân (G2C),
o Chính phủ với các doanh nghiệp (G2B)
o Giữa nội bộ các cơ quan chính phủ (G2G).
 Việc ứng dụng TMĐT của Chính phủ là một động lực và
đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển TMĐT và
CPĐT nói riêng, CNTT nói chung.
1
Chương 2
Các mô hình kinh doanh điện tử
Trần Hoài Nam
Bộ môn Thương mại điện tử
E-mail: namdhtm@gmail.com
Giới thiệu về mô hình kinh doanh
Khái niệm mô hình kinh doanh miêu tả một tầm rộng
những mô hình (về mặt hình thức) do các doanh nghiệp
xác định để đại diện các khía cạnh khác nhau của doanh
nghiệp, như là các quá trình hoạt động, các cấu trúc tổ
chức, và những dự báo tài chính…
Thuật ngữ mô hình kinh doanh xuất hiện vào những năm
50 (thế kỷ XX)
Đạt được vị trí phổ biến trong những năm 90 (thế kỷ XX)
Có nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình
kinh doanh:
 Paul Timmers, 1999
 Chesbrough và Rosenbloom, 2000
 Hamel, 2000
 Linder và Cantrell, 2000
 Weill và Vitale, 2001
 Gordijn, 2002
 Afuah và Tucci, 2003
 Osterwalder, 2004
 Fetscherin và Knolmayer, 2005
 Efraim Turban, 2006
Giới thiệu về mô hình kinh doanh
2
Một hệ thống gồm nhiều phần tử và các quan hệ của
chúng; thể hiện lý luận kinh doanh, quan điểm quản trị của
một doanh nghiệp
Mô tả khả năng sản xuất-kinh doanh các loại sản phẩm,
dịch vụ của một doanh nghiệp đối với một hoặc nhiều đối
tượng khách hàng
Mô tả thuật kiến trúc của doanh nghiệp, mạng lưới đối tác
doanh nghiệp sử dụng để tạo lập, tiếp thị và phân phối các
sản phẩm, dịch vụ nói trên
Mô tả các nguồn lực, các mối quan hệ, nhằm phát sinh các
dòng doanh thu có khả năng tạo lợi nhuận trước mắt và lâu
dài của doanh nghiệp.
(Ostenwalder, 2004)
Khái niệm Mô hình kinh doanh
Khái niệm mô hình kinh doanh
Là một phương pháp tiến hành kinh doanh qua đó
doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ
bản để tồn tại và phát triển trên thị trường.
(Efraim Turban, 2006)
Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản
phẩm, dịch vụ và các dòng thông tin, bao gồm việc
mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và vai
trò của nó đối với kinh doanh; đồng thời mô tả các
nguồn doanh thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi
mô hình kinh doanh đó.
(Paul Timmers, 1999)
Sự công nhận và bảo hộ các
mô hình kinh doanh
Mỗi mô hình kinh doanh được coi như một phát minh
sáng chế và được pháp luật bảo hộ ở Mỹ
 Bằng sáng chế “Đặt giá cố định/Đấu giá đặt sẵn” của Priceline
(US No. 5,794,207), được cấp cho một “phương thức và bộ máy
của hệ thống mạng thương mại chạy trên cơ chế bảo mật được
thiết kế để tạo sự phù hợp với những chào mua hàng có điều
kiện”.
 Bằng sáng chế “Quảng cáo DoubleClick” (US No.5,948,061), cấp
cho “một phương pháp truyền gửi, nhắm đích, và đo lường việc
quảng cáo qua mạng”.
 Bằng sáng chế “Mua hàng bằng giỏ hàng điện tử” (US
5,715,314), cấp cho “Hệ thống bán hàng qua mạng”.
3
Một mô hình kinh doanh liên quan tới 4
khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp:
 Cơ sở hạ tầng (Infrastructure - I)
 Chào hàng (Offering - O)
 Khách hàng (Customers - C)
 Tài chính (Finances - F)
Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh bao gồm 9 yếu tố:
 Năng lực nòng cốt
 Mạng lưới đối tác
 Cấu hình giá trị
 Mục tiêu giá trị
 Khách hàng đối tượng
 Mạng lưới phân phối
 Quan hệ khách hàng
 Cấu trúc chi phí
 Mô hình doanh thu
Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh
Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh
Các thành phần Câu hỏi then chốt
Mục tiêu giá trị Tại sao khách hàng mua hàng của doanh nghiệp?
Mô hình doanh thu Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào?
Cơ hội thị trường Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ là gì? Phạm vi
của nó như thế nào?
Môi trường cạnh tranh Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là những ai?
Lợi thế cạnh tranh Những lợi thế riêng có của doanh nghiệp trên thị trường
đó là gì?
Chiến lược thị trường Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp nhằm thu hút khách hàng như thế nào?
Cấu trúc tổ chức Các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh nghiệp cần áp dụng
để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình?
Đội ngũ quản lý Những kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng của đội ngũ
lãnh đạo trong việc điều hành doanh nghiệp?
4
Là cách mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp
đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Để phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp phải trả lời
các câu hỏi sau:
 Vì sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để giao dịch?
 Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những gì mà
các doanh nghiệp khác không thể cung cấp?
Mục tiêu giá trị thương mại điện tử bao gồm:
 sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm
 giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả…
 sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý phân
phối sản phẩm.
Thí dụ: Amazon.com
Mục tiêu giá trị
Là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận và có
mức lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác
Các mô hình doanh thu chủ yếu được áp dụng trong thương mại
điện tử bao gồm:
 Mô hình doanh thu quảng cáo
 Mô hình doanh thu đăng ký
 Mô hình thu phí giao dịch
 Mô hình doanh thu bán hàng
 Mô hình doanh thu liên kết
 Các mô hình doanh thu khác
Mô hình doanh thu
5
Nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh
nghiệp và toàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh
nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó.
Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu
doanh nghiệp có khả năng thu được ở mỗi vị trí thị
trường mà doanh nghiệp có thể giành được.
Cơ hội thị trường
Nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp
khác kinh doanh sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường
Môi trường cạnh tranh bao gồm các nhân tố như:
 có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động,
 phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao,
 thị phần của mỗi đối thủ như thế nào,
 lợi nhuận của các đối thủ
 mức giá của các đối thủ là bao nhiêu.
Môi trường cạnh tranh là một căn cứ quan trọng để đánh
giá tiềm năng của thị trường
Phân tích yếu tố này giúp DN đưa ra quyết định đầu tư
Môi trường cạnh tranh
Là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất
lượng cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản
phẩm có mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh có thể là những điều kiện thuận lợi
liên quan đến nhà cung ứng, người vận chuyển,
nguồn lao động hoặc sự vượt trội về kinh nghiệm, tri
thức hay sự trung thành của người lao động…
Lợi thế cạnh tranh
6
Nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu
cầu khách hàng
Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến
sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng
Chiến lược thị trường
Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có
một hệ thống tổ chức tốt đảm bảo thực thi có hiệu quả
các kế hoạch và chiến lược kinh doanh.
Một kế hoạch phát triển có tổ chức được hiểu là cách
thức bố trí, sắp xếp và thực thi các công việc kinh
doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
Cấu trúc tổ chức
Đội ngũ quản trị chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu
công việc trong doanh nghiệp
Đội ngũ quản trị giỏi có thể đưa ra các quyết định thay
đổi hoặc tái cấu trúc mô hình kinh doanh khi cần thiết
Một đội ngũ quản trị mạnh góp phần tạo sự tin tưởng
chắc chắn đối với các nhà đầu tư bên ngoài và là lợi thế
cạnh tranh của các DN
Đội ngũ quản trị có khả năng và kinh nghiệm là yếu tố
quan trọng, cần thiết đối với các mô hình kinh doanh mới
Đội ngũ quản trị
7
Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong
TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu
dùng (B2C e-commerce)
Thương mại điện tử B2C là loại giao dịch trong đó
khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trực
tuyến là những người tiêu dùng cuối cùng, mua hàng
với mục đích phục vụ tiêu dùng cá nhân.
Đây là loại giao dịch quen thuộc và phổ biến nhất
trong thương mại điện tử.
Mô hình KD Dạng thức Mô tả Mô hình Dthu
Cổng nối Chiều rộng/Tổng quát Đa ra các dịch vụ trọn gói và nội dung như tìm kiếm, tin tức, thư tín
điện tử, chuyện gẫu, âm nhạc, video, … Đối tượng chủ yếu là những
người sử dụng tại nhà.
Quảng cáo
Phí đăng ký
Phí giao dịch
Chiều sâu/ Chuyên biệt
hoá
Đa ra các dịch vụ và sản phẩm cho những thị trường chuyên biệt Quảng cáo
Phí đăng ký, giao dịch
Nhà bán lẻ
điện tử
(e-tailer)
Người bán hàng ảo Phiên bản trực tuyến của cửa hàng bán lẻ, nơi khách hàng có thể
mua sắm hàng hoá ngay tại nhà vào bất cứ thời gian nào
Bán hàng hóa
Cú nhắp và vữa hồ Kênh phân phối trực tuyến cho các DN kinh doanh truyền thống Bán hàng hóa
Bán hàng qua catalog Phiên bản trực tuyến của danh mục thư tín trực tiếp Bán hàng hóa
Phố buôn bán trực tuyến Phiên bản trực tuyến của phố buôn bán Bán hàng hoá/Phí dịch vụ
Các nhà sản xuất trực tiếp các nhà sản xuất bán hàng trực tuyến Bán hàng hóa
Nhà cung
cấp nội
dung
Các nhà cung cấp thông tin, các chương trình giải trí (như báo
chí,...) và các chương trình trực tuyến khác đưa ra cho khách hàng
các tin tức thời sự cập nhật, các vấn đề quan tâm đặc biệt, những
chỉ dẫn hay lời khuyên trong các lĩnh vực và/hoặc bán thông tin
Quảng cáo
Phí đăng ký
Phí liên kết / tham khảo
Trung gian
giao dịch
Các trung gian giao dịch cung cấp những bộ xử lý giao dịch bán
hàng trực tuyến, giống như các nhà môi giới chứng khoán hay các
đại lý du lịch. Bằng việc tạo điều kiện để các hoạt động giao dịch
diễn ra nhanh hơn với chi phí thấp hơn, các trung gian này góp phần
tăng hiệu suất mua bán của khách hàng và của các doanh nghiệp.
Phí giao dịch
Nhà tạo nên
thị trường
Các hình thức đấu giá và
các mô hình giá động
Các doanh nghiệp trên cơ sở Web sử dụng các công nghệ Internet
để tạo nên thị trường, đưa người mua và người bán lại với nhau.
Phí dịch vụ
Nhà cung
cấp dịch vụ
Bán dịch vụ trực tuyến cho khách hàng. Bán dịch vụ
Nhà cung
cấp cộng
đồng
Những site, nơi các cá nhân có mối quan tâm, sở thích riêng biệt, có
thể tới để cung chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về những
vấn đề cùng quan tâm
Quảng cáo
Phí đăng ký
Phí liên kết , tham khảo
Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2C
Cổng thông tin
Đưa ra các dịch vụ trọn gói và các nội dung như tìm
kiếm, tin tức, thư tín điện tử, chuyện gẫu, âm nhạc,
chương trình video, chương trình lịch...
Đối tượng chủ yếu là những người sử dụng tại nhà.
Mô hình doanh thu: Quảng cáo, phí đăng ký, phí giao
dịch, phí liên kết
Cơ hội thị trường: hầu hết người sử dụng đều thông
qua các cổng thông tin để truy cập vào những
website thương mại khác trên khắp thế giới
8
Cổng thông tin
Cổng thông tin chung (còn gọi là cổng thông tin
chiều rộng)
 Yahoo, AOL, MSN...
Cổng thông tin chuyên biệt (hay cổng thông tin
chiều sâu)
 iBoats.com
Nhà bán lẻ điện tử
Phiên bản trực tuyến của cửa hàng bán lẻ, nơi khách
hàng có thể mua sắm hàng hoá ngay tại nhà hoặc công
sở vào bất cứ thời gian nào trong ngày
Kênh phân phối trực tuyến cho các doanh nghiệp kinh
doanh truyền thống
Mô hình doanh thu: Bán hàng hóa, phí dịch vụ
Cơ hội thị trường: mọi người sử dụng trên Internet đều
có thể là khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp
bán lẻ điện tử
Người bán hàng ảo
 Amazon.com
Cú nhắp và vữa hồ
 Walmart.com
Danh mục người bán hàng
 LandsEnd.com
Phố buôn bán trực tuyến
 Fashionmall.com
Các nhà sản xuất trực tiếp
 Dell.com
Nhà bán lẻ điện tử
9
Nhà cung cấp nội dung
Cung cấp thông tin, các chương trình giải trí (như
báo chí, các vấn đề thể thao,...) và các chương trình
trực tuyến, các tin tức thời sự cập nhật, các vấn đề
quan tâm đặc biệt, những chỉ dẫn hay lời khuyên
trong các lĩnh vực và/hoặc bán thông tin
Mô hình doanh thu: Quảng cáo, phí đăng ký, phí liên
kết hoặc tham khảo, phí download
Cơ hội thị trường: chủ yếu vẫn thuộc về các nhà
cung cấp thông tin truyền thống, có kinh nghiệm và
thâm niên hoạt động
Nhà trung gian giao dịch
Các nhà trung gian giao dịch cung cấp những bộ xử lý
giao dịch bán hàng trực tuyến, giống như các nhà môi
giới chứng khoán hay các đại lý du lịch.
Góp phần tăng hiệu suất mua bán của khách hàng và
của các doanh nghiệp.
Mô hình doanh thu: Phí giao dịch
Cơ hội thị trường: Với sự phát triển của Internet, sự gia
tăng của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán,
cơ hội thị trường ngày càng lớn
Yêu cầu: Phải giải quyết các lo ngại của khách hàng
bằng các biện pháp hữu hiệu đảm bảo an toàn và bảo vệ
tính riêng tư của khách
Nhà tạo thị trường
Các doanh nghiệp trên cơ sở Web sử dụng Internet để
tạo nên thị trường, kết nối người mua và người bán
Mô hình doanh thu:Phí dịch vụ
Cơ hội thị trường: Có tiềm năng rất lớn
Yêu cầu:
 Phải có nguồn lực tài chính và chiến lược tiếp thị tốt để thu hút
người mua và người bán đến với thị trường
 Tốc độ xử lý và sự thuận tiện trong xử lý giao dịch
Các hình thức đấu giá và các dạng khác của mô hình giá
động
 eBay.com, Priceline.com...
10
Mô hình Đấu giá & Đấu thầu điện tử
Cho phép người tham gia đấu giá các sản phẩm hoặc các
dịch vụ thông qua mạng internet.
Mô hình này rất được ưa chuộng hiện nay đối với doanh
nghiệp, cá nhân người tiêu dùng và đặc biệt với các cơ quan
công quyền, cho phép người mua và người bán tham gia
trên một cửa hàng ảo, được quyền đưa giá trên một phòng
đấu giá ảo do mình tạo ra.
Có hai phương thức đấu giá trực tuyến: đấu giá theo giá tăng
dần và đấu giá theo hình thức giá giảm dần (đấu thầu
Reverve Auction Model).
Ví dụ:
 www.ebay.com: website đấu giá nổi tiếng.
 www.priceline.com: mô hình đấu giá ngược (đấu thầu).
Nguồn: E-Commerce Efraim Turban
Đấu giá trực tuyến, giá tăng dần
(Ascending Price)
Đấu giá trực tuyến, giá giảm dần
(Reverse Auction Process)
Nguồn: E-Commerce Efraim Turban
11
Nhà cung cấp dịch vụ
Các doanh nghiệp kiếm tiền chủ yếu bằng việc bán
dịch vụ cho khách hàng.
 Các dịch vụ chủ yếu: lưu giữ thông tin trên máy tính, tư vấn, đánh
giá, mua bán tạp phẩm…
Mô hình doanh thu: Bán dịch vụ, phí đăng ký
Cơ hội thị trường: rất lớn vì nhu cầu của người tiêu
dùng đối với các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng
Yêu cầu:
 Cần quảng cáo, xúc tiến nhằm giảm bớt những lo ngại của khách
hàng đối với các dịch vụ trực tuyến, tạo dựng sự tin cậy
 Có biện pháp khuyến khích khách hàng tiếp cận và quyết định
dùng thử các sản phẩm dịch vụ của DN
Nhà cung cấp cộng đồng
Những site, nơi các cá nhân có cùng mối quan tâm,
chung sở thích riêng biệt, có thể tới cùng chia sẻ kinh
nghiệm, trao đổi, thảo luận về những vấn đề quan tâm
Mô hình doanh thu: Quảng cáo, phí đăng ký, phí liên kết
và tham khảo
Cơ hội thị trường: số lượng người sử dụng Internet, các
mối quan tâm của người tiêu dùng ở các cộng đồng trên
mạng cũng ngày càng tăng.
Yêu cầu:
 Phải có chiến lược tiếp thị tốt để có thể thu hút những thành viên
mới tham gia cộng đồng
 Cân đối giữa chi phí cho các nội dung chất lượng cao và thu
nhập của doanh nghiệp.
Các mô hình kinh doanh chủ yếu
trong TMĐT giữa các doanh nghiệp
(B2B e-commerce)
Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp
(business-to-business hay B2B e-commerce)
là loại hình giao dịch quan trọng nhất, chiếm
tỉ trọng lớn nhất trên Internet.
12
Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2B
Mô hình
kinh doanh
Dạng thức Mô tả Mô hình
doanh thu
Thị trường/ Sở giao
dịch (trung tâm B2B)
Chiều sâu/
Chiều rộng
Giúp người mua và người bán gặp gỡ
nhau nhằm giảm chi phí mua sắm trong
một lĩnh vực kinh doanh nhất định
Phí giao dịch
Nhà phân phối
điện tử
Kết nối trực tiếp các doanh nghiệp với các
doanh nghiệp khác nhằm giảm thiểu chu
trình bán hàng và giá thành sản phẩm
Bán hàng
hoá
Nhà cung cấp
dịch vụ B2B
Truyền thống Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các
dịch vụ kinh doanh trực tuyến
Bán dịch vụ
Nhà cung cấp
dịch vụ ứng
dụng (ASP)
Cho các doanh nghiệp thuê các ứng dụng
phần mềm trên cơ sở Internet
Phí dịch vụ
Môi giới giao dịch
B2B (matchmaker)
Giúp các doanh nghiệp tìm được các
hàng hoá và dịch vụ mà họ cần
Phí giao dịch
Trung gian thông tin Môi giới
quảng cáo
Thu thập các thông tin về người tiêu dùng
và sử dụng chúng giúp các nhà quảng
cáo xây dựng các chương trình quảng
cáo phù hợp
Bán thông tin
Định hướng Cung cấp thông tin định hướng KD Phí tham
khảo/liên kết
Thị trường - Sở giao dịch
Là một khoảng không thị trường điện tử số hoá nơi
các nhà cung ứng và các DN TMĐT tiến hành các
hành vi thương mại
Mô hình doanh thu: Phí giao dịch
Cơ hội thị trường:
 Phụ thuộc vào qui mô của lĩnh vực kinh doanh và số lượng
người sử dụng đăng ký tham gia thị trường
 Bị thay thế dần bởi các giao dịch ngang hàng trực tiếp
Nhà phân phối điện tử
Thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm, dịch vụ cho
các tổ chức kinh doanh cá thể trong TMĐT
Bán hàng theo hình thức one-stop shopping
Mô hình doanh thu: Bán hàng hoá
Cơ hội thị trường:
 Phụ thuộc vào uy tín của DN trên thị trường và tính chuyên
nghiệp trong lĩnh vực phân phối.
Thí dụ: Grainger.com, GE Aircraft Engines
13
Nhà cung cấp dịch vụ B2B
Cung cấp các dịch vụ kinh doanh cho các DN như: kế
toán, kiểm toán, dịch vụ tài chính, quản trị nguồn nhân
lực, dịch vụ xuất bản, in ấn...
Cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service
Provider – ASP)
Mô hình doanh thu: Bán dịch vụ
Cơ hội thị trường:
 Nhiều tiềm năng vì đối với người sử dụng, việc chi một khoản
tiền phí để sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ B2B
vẫn kinh tế và khả thi hơn so với việc bỏ tiền đầu tư xây dựng
hệ thống dịch vụ riêng
Nhà cung cấp dịch vụ B2B
Nhà cung cấp dịch vụ truyền thống:
 Employeematters.com
Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP)
 Salesforce.com, Corio.com
Nhà môi giới giao dịch B2B
Giúp các doanh nghiệp tìm được các hàng hoá và
dịch vụ mà họ cần
Mô hình doanh thu: Phí giao dịch
Thí dụ: iShip.com
14
Trung gian thông tin
Tập hợp thông tin về khách hàng, tiếp thị và bán
những thông tin thu thập được cho các doanh nghiệp,
đồng thời bảo vệ tính riêng tư của các thông tin đó
Mô hình doanh thu: Bán thông tin, phí tham khảo hoặc
liên kết
Các dạng thức:
 Môi giới quảng cáo: DoubleClick.net
 Định hướng kinh doanh: AutoByTel.com
Các mô hình kinh doanh đặc trưng
của thương mại điện tử
Loại Mô hình
kinh doanh
Mô tả Mô hình
doanh thu
Mô hình kinh doanh
giữa các người tiêu
dùng (C2C)
Nhà tạo
thị trường
Liên kết người tiêu dùng với
những người tiêu dùng khác để
bán hàng
Phí giao dịch
Mô hình kinh doanh
ngang hàng (P2P)
Nhà cung
cấp nội dung
Công nghệ cho phép khách
hàng chia sẻ các tập tin và các
dịch vụ qua Web
Phí đăng ký,
quảng cáo và
phí giao dịch
Mô hình thương mại
di động
Các dạng
khác
Các ứng dụng kinh doanh mở
rộng sử dụng công nghệ không
dây
Bán hàng hoá
Mô hình kinh doanh giữa
các người tiêu dùng (C2C)
Là cách mà người tiêu dùng có thể sử dụng để bán
các hàng hoá của mình cho người tiêu dùng khác với
sự giúp đỡ của một doanh nghiệp kinh doanh trực
tuyến
Người tiêu dùng trên Internet thường dùng cách này
để thanh lý các hàng hoá dư thừa hoặc các hàng hóa
đã qua sử dụng
Mô hình doanh thu: Phí giao dịch
Thí dụ: eBay.com, Half.com
15
Mô hình kinh doanh ngang hàng
(peer-to-peer – P2P)
Mô hình kinh doanh ngang hàng (P2P) hoạt động với
mục tiêu liên kết những người sử dụng, cho phép họ
chia sẻ các tệp tin và các tài nguyên khác trên máy
tính mà không cần truy cập vào một máy chủ chung
Mục đích hoạt động chủ yếu: chia sẻ các thông tin và
các loại tài nguyên khác
Mô hình doanh thu: Phí đăng ký, quảng cáo và phí
giao dịch
Thí dụ: Napster.com
Mô hình thương mại di động
(M-commerce)
Mô hình kinh doanh cho phép mọi đối tượng thực hiện
các giao dịch mua bán tại mọi thời điểm, đặc biệt là ở
mọi nơi sử dụng các thiết bị trên cơ sở công nghệ mới,
không dây
Điều kiện để phát triển mô hình:
 Hạ tầng công nghệ
 Cước phí sử dụng các thiết bị di động truy cập Internet
Mô hình doanh thu: Bán hàng hoá
Cơ sở hạ tầng Các doanh nghiệp điển hình
Phần cứng: Máy chủ Web IBM, Sun, Compaq, Dell
Phần mềm: Hệ điều hành và phần mềm máy chủ Microsoft, Sun, Apache
Thiết bị mạng: Bộ định tuyến Cisco
Bảo mật: Phần mềm mã hoá CheckPoint, VeriSign
Các phần mềm hệ thống TMĐT (B2B, B2C) IBM, Microsoft, iPlanet, CommerceNet, Ariba
Các giải pháp đa phương tiện Real Networks, Microsoft
Phần mêm quản lý mối quan hệ khách hàng PeopleSoft
Các hệ thống thanh toán PayPal, CyberCash
Nâng cao hiệu suất Akamai, Cache Flow, Inktomi, Digital Island
Cơ sở dữ liệu Oracle, Sybase
Dịch vụ máy chủ Exodus, Equinex, Global Crossing
Những người tạo điều kiện cho
thương mại điện tử
Những người cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết giúp các
DN kinh doanh điện tử thực hiện các HĐKD
1
Chương 3
Các hệ thống thanh toán điện tử
Nội dung
1. Giới thiệu về thanh toán và các vấn đề
đặt ra đối với thanh toán điện tử
2. Các hệ thống thanh toán điện tử cơ bản
– Các loại thẻ
– Thanh toán giá trị nhỏ
– Séc điện tử
– Hối phiếu điện tử
Giới thiệu về thanh toán và các yêu
cầu đối với thanh toán điện tử
1. Thanh toán trong thương mại truyền thống và thương mại
điện tử
– Tiền tệ – phương tiện biểu trưng cho giá trị – đã được
sử dụng rất sớm trong lịch sử nhân loại
– Tiền tệ bao gồm 2 loại cơ bản: Tiền vật thể và tiền biểu
trưng.
– Với sự phát triển của KHKT-CN, phương thức thanh
toán có nhiều thay đổi xuất hiện các dạng thức mới của
tiền tệ: Đó là các loại tiền tệ nhưng ở dạng điện tử (tiền
tệ điện tử).
2
2. Các yêu cầu cơ bản đối với các hệ thống thanh toán
điện tử
– Tính độc lập (không phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm
chuyên dụng)
– Khả năng tương tác và di chuyển
– Khả năng bảo mật
– Tính nặc danh
– Tính đa dạng: áp dụng đối với nhiều mức thanh toán khác nhau
– Dễ sử dụng
– Phí giao dịch
– Các qui tắc
Giới thiệu về thanh toán và các yêu
cầu đối với thanh toán điện tử
Các hệ thống thanh toán trực tuyến
• Các loại thẻ thanh toán trực tuyến
• Thẻ thanh toán: Loại thẻ điện tử có chứa các thông tin có thể sử
dụng cho mục đích thanh toán
• Có 3 loại thẻ thanh toán cơ bản:
 Thẻ tín dụng
 Thẻ trả phí
 Thẻ ghi nợ
• Thẻ tín dụng và thẻ trả phí:
– Cung cấp cho người mua một khoản tín dụng
– Giao dịch thanh toán thực tế xảy ra sau đó qua hoá đơn thanh
toán hàng tháng.
– Số dư thẻ trả phí phải thanh toán toàn bộ hàng tháng; Số dư
thẻ tín dụng có thể chuyển từ tháng truớc sang tháng sau (lãi
suất sẽ cộng dồn)
– Thí dụ: Visa card hoặc American Express
• Thẻ ghi nợ:
– Kết nối với một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng
– Số tiền trong tài khoản được sử dụng để thanh toán ngay cho
các giao dịch
– 2 hình thức giao dịch thẻ ghi nợ:
• Thẻ ghi nợ ngoại tuyến và Thẻ ghi nợ trực tuyến
Các hệ thống thanh toán trực tuyến
3
• Xử lý thẻ tín dụng trực tuyến
– Xin cấp phép
– Xác định thẻ của người thanh toán có hiệu lực hay
không, và số tiền trong tài khoản có đủ để thực
hiện giao dịch không
– Thanh toán
– Chuyển tiền từ tài khoản của người thanh toán vào
tàI khoản của người bán
• Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (payment service provider -
PSP)
– Một bên tin cậy thứ ba, cung cấp dịch vụ kết nối hệ thống
TMĐT của người bán với một ngân hàng thanh toán thích
hợp. PSP sẽ phải đăng ký với các tổ chức thẻ mà họ hỗ
trợ
Thẻ thanh toán trực tuyến
Các đối tác cơ bản tham gia vào quá trình xử lý thanh toán thẻ
• Ngân hàng thanh toán:
– Thực hiện việc mở tài khoản goi là “TàI khoản người bán Internet”
chấp nhận thẻ và thực hiên việc thanh toán
• Tổ chức thẻ tín dụng
– Tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
• Khách hàng
– Các cá nhân sử dụng thể trong thanh toán
• Ngân hàng phát hành
– Tổ chức tài chính cung cấp cho khách hàng thẻ thanh toán
• Người bán:
– Cơ sở chấp nhận thẻ
• Dịch vụ xử lý thanh toán:
– Cung cấp dịch vụ kết nối người bán, người mua, mạng tài chính và
bên cấp phép, thanh toán…
• Bộ xử lý thanh toán:
– Trung tâm dữ liệu xử lý các giao dịch thẻ tín dụng và thanh toán các
khoản tiền cho người bán
Thẻ thanh toán trực tuyến
Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán
– Rủi ro đối với ngân hàng phát hành
• Chủ thẻ sử dụng quá hạn mức cho phép
• Gian lận của chủ thẻ:
– Giao thẻ cho người khác sử dụng ở nước ngoài
– Báo mất nhưng vẫn sử dụng thẻ
• Sử dụng thẻ giả mạo
• Chủ thẻ mất khả năng thanh toán
– Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán:
• Sai sót trong việc cấp phép
• Không cung cấp kịp thời danh sách Bulletin
– Rủi ro cho cơ sở chấp nhận thẻ:
• Thẻ hết hiệu lực mà cơ sở không phát hiện ra
• Chấp nhận thanh toán vượt mức
• Cố tình tách nhỏ thương vụ để khỏi xin cấp phép
• Sửa chữa số tiền trên hoá đơn (cố ý hoặc do ghi nhầm)
– Rủi ro đối với chủ thẻ:
• Mất thẻ và để lộ PIN
4
Gian lận trong thanh toán thẻ
• Gian lận về địa chỉ trong giao dịch
– Biện pháp: Sử dụng hệ thống xác nhận địa
chỉ (Address Verification System - AVS):
• Phát hiện các hành vi gian lận bằng cách so sánh
địa chỉ khách hàng nhập vào trang Web với thông
tin về địa chỉ của chủ thẻ trong cơ sở dữ liệu
khách hàng lưu trữ tại ngân hàng phát hành.
• Gian lận về số thẻ
– Biện pháp: Sử dụng số kiểm tra trên thẻ (card
verification number - CVN)
• Phát hiện các hành vi gian lận số thẻ thông qua
việc so sánh số kiểm tra trên thẻ với số kiểm tra
trong cơ sở dữ liệu lưu tại ngân hàng phát hành
Sử dụng thẻ thanh toán trực tuyến
Thẻ tín dụng ảo
• Hệ thống thanh toán điện tử cho phép
khách hàng sử dụng số thẻ giao dịch đặc
biệt (do ngân hàng phát hành cung cấp) để
tiến hành giao dịch trực tuyến thay cho số
thẻ tín dụng thông thường
• Mua hàng trực tuyến
1. Khách hàng thực hiện việc
khai báo thông tin về thẻ tín
dụng trên trang web của
người bán
2. Sau khi người bán nhận
được thông tin của khách
hàng trên website, người bán
gửi thông tin về giao dịch đến
nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán (Payment processing
transaction - PPS)
3. Nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán gửi thông tin đến trung
tâm xử lý dữ liệu thẻ
4. Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ
gửi thông tin đến ngân hàng
phát hành thẻ
• Mua hàng truyền thống
1. Khách hàng xuất trình thẻ
tín dụng cho nhân viên thu
ngân/ bán hàng
2. Nhân viên thu ngân kiểm
tra các thông tin trên thẻ, cà
thẻ của khách hàng và
truyền các thông tin về giao
dịch trên thiết bị đọc thẻ
POS (Point of Sale)
3. Thiết bị đọc thẻ gửi thông
tin đến trung tâm xử lý dữ
liệu thẻ thông qua kết nối
điện thoại (dial up)
4. Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ
gửi thông tin đến ngân
hàng phát hành thẻ
Quy trình mua hàng sử dụng thẻ
5
Quy trình mua hàng sử dụng thẻ
• Mua hàng trực tuyến (tiếp)
5. Ngân hàng phát hành thẻ
sẽ khước từ hoặc chấp
nhận giao dịch và chuyển
kết quả/mã số giao dịch
hợp pháp ngược trở lại
cho trung tâm xử lý dữ liệu
thẻ
6. Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ
gửi kết quả cấp phép đến
PPS
7. PPS chuyển kết quả cấp
phép cho người bán
8. Người bán chấp nhận
hoặc từ chối giao dịch
• Mua hàng truyền thống (tiếp)
5. Ngân hàng phát hành thẻ
sẽ khước từ hoặc chấp
nhận giao dịch và chuyển
kết quả/mã số giao dịch
hợp pháp ngược trở lại cho
trung tâm xử lý dữ liệu thẻ
6. Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ
gửi kết quả cấp phép đến
thiết bị đọc thẻ POS
7. Thiết bị đọc thẻ cho người
bán biết có được phép thực
hiện giao dịch hay không
8. Người bán thông báo với
chủ thẻ về kết quả giao
dịch
Thẻ thông minh (smart card)
• Thẻ thông minh biểu hiện là một tấm thẻ nhựa, trên đó có
gắn vi mạch điện tử (microchip) hoạt động như một bộ vi
xử lý; trên đó định nghĩa trước các hoạt động, lưu trữ
thông tin; cho phép người sử dụng thêm, bớt hoặc truy cập
các thông tin trên thẻ.
• Dung lượng thông tin lưu giữ gấp hơn 100 lần thẻ tín dụng
bao gồm: số thẻ tín dụng, hồ sơ sức khoẻ cá nhân, bảo
hiểm ytế, thông tin về cá nhân, tổ chức, hồ sơ công tác,
bằng lái xe...
• Tuy nhiên, loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở một số quốc gia
• Các loại thẻ thông minh:
– Thẻ tiếp xúc
– Thẻ phi tiếp xúc
Thẻ thông minh
Epoxy
Bộ vi xử lý
Bộ phận
giao tiếp
Thẻ
(mặt dưới)
Bộ phận giao tiếp Bộ phận giao tiếp
6
• Thiết bị đọc thẻ
– Kích hoạt và đọc các nội dung chứa trong chip
trên thẻ thông minh;
– Thông thường các thông tin này được chuyển tới
một hệ thống để xử lý và lưu trữ.
• Hệ điều hành thẻ
– Một hệ thống gồm các thiết bị và phần mềm nhằm
quản lý các tệp tin điều khiển, bảo mật, quản lý
nhập/xuất thông tin; thực thi các câu lệnh và cung
cấp giao diện chương trình ứng dụng (API) thẻ.
Thẻ thông minh (smart card)
Các ứng dụng thẻ thông minh
• Thanh toán trong mua bán lẻ
– Ví tiền điện tử
• Thanh toán phí cầu đường, quá cảnh
– Sử dụng hệ thống thu phí bằng thẻ thông minh thay
cho các loại vé thông thường trong giao thông.
• Định danh/chứng thực điện tử
– Thẻ lưu trữ giá trị: Thẻ thông minh có khả năng lưu
trữ thông tin cá nhân như ảnh, các đặc điểm sinh trắc
học, chữ kỹ điện tử, khoá riêng… nên có thể sử dụng
trong các tình huống khác nhau để xác định danh tính,
kiểm soát truy cập, và các ứng dụng xác thực khác
Thẻ lưu trữ giá trị
• Thẻ lưu trữ giá trị là loại thẻ lưu trữ giá trị tiền tệ
dùng để mua hàng và thường được nạp thêm
tiền khi cần
• Các loại thẻ lưu trữ giá trị:
– Thẻ mua hàng sử dụng với một mục đích: thẻ mua
hàng tại siêu thị, thẻ điện thoại, thẻ Internet…
– Thẻ mua hàng sử dụng nhiều mục đích: dùng để
mua hàng, rút tiền mặt, thanh toán tiền điện thoại,
điện, nước…
7
Thanh toán điện tử giá trị nhỏ
• Thanh toán trực tuyến giá trị nhỏ, thường < 10$
• Tiền mặt số hoá
– Là một trong các hình thức thanh toán xuất hiện sớm
nhất của TMĐT
– Các tổ chức tiền mặt số hoá tiêu biểu ở giai đoạn này là:
• BitPass (bitpass.com)
• Paystone (paystone.com)
• PayLoadz (payloadz.com)
• Peppercoin (peppercoin.com)
• PayPal
• Thí dụ hệ thống thanh toán của Zalopay,
• Hệ thống thanh toán HTML
Hệ thống thanh toán tiền mặt số hoá của PayPal
Qui trình thanh toán của hệ thống tiền mặt số hoá PayPal
• Được xây dựng trên nguyên tắc của hệ thống thanh toán séc truyền
thống.
– Séc điện tử là một phiên bản có giá trị pháp lý đại diện cho một tấm
séc giấy
• Các thông tin cung cấp trên séc điện tử:
– Số tài khoản của người mua hàng
– 9 ký tự để phõn biệt ngõn hàng ở cuối tấm sộc
– Loại tài khoản ngõn hàng: cỏ nhõn, doanh nghiệp…
– Tên chủ tài khoản
– Số tiền thanh toỏn
• Người bán thường sử dụng trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán séc
điện tử và sử dụng phần mềm thanh toán séc điện tử của trung gian này
• Giao dịch thanh toán được thực hiện thông qua Trung tâm bù trừ tự
động liên ngân hàng (ACH):
– Hệ thống chuyển khoản điện tử cung cấp dịch vụ bù trừ liên ngân
hàng đối với các thanh toán điện tử của các tổ chức tài chính thanh
viên
Hệ thống thanh toán séc điện tử
8
Hệ thống thanh toán séc điện tử
• Lợi ích của việc sử dụng séc điện tử
– Đối với người bán và các tổ chức tài chính
• Tiết kiệm chi phí quản lý với tốc độ xử lý giao dịch
nhanh và không mất thời gian xử lý giấy tờ.
• Cải thiện và tăng hiệu suất của quá trình thanh toán
– Đối với khách hàng
• Tốc độ giao dịch thanh toán
• Cung cấp cho khách hàng bảng kê chi tiết các giao
dịch thanh toán
• Thuận tiện hơn cho quá trình giao dịch của khách
hàng.
Qui trình thanh toán séc điện tử của
Authorize.Net
Tài khoản ngân
hàng của người bán
Người bán
Người mua
Ngân hàng
của người mua
Ngân hàng của
Authorize.net
Trung tâm
thanh toán bù
trừ tự động
2. Séc điện tử
Quy trình thanh toán séc điện tử của Authorize.Net
1. Người bán nhận được tấm séc viết tay hoặc séc điện tử đã được xác
thực từ người mua yêu cầu ngân hàng của người mua thanh toán tiền
mua hàng
2. Người bán truyền các thông tin về giao dịch đến máy chủ thực hiện
thanh toán của Authorize.Net; Authorize.Net kiểm tra giao dịch và đưa
ra quyết định chấp nhận hay từ chối thực hiện giao dịch
3. Nếu chấp nhận giao dịch Authorize.net chuyển thông tin giao dịch đến
ngân hàng của mình
4. Ngân hàng của Authorize.net chuyển thông tin giao dịch đến ngân
hàng của người mua thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động
5. Ngân hàng của người mua thực hiện thanh toán ngân hàng của
Authorize.net thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động
6. Ngân hàng của Authorize.net gửi thông tin đến máy chủ thực hiện
thanh toán của Authorize.Net
7. Máy chủ thực hiện lệnh chuyển tiền vào tài khoản của người bán
9
Các hệ thống hối phiếu điện tử
• Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký
phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu
hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
Hối phiếu điện tử bao gồm:
– Hệ thống xuất trình và thanh toán hối phiếu
(Electronic Bill Presentment and Payment - EBPP) – ứng dụng trong
TMĐT B2C
– Hệ thống xuất trình và thanh toán hoá đơn
– (Electronic Invoice Presentment and Payment - EBPP) – ứng dụng
trong TMĐT B2B
• Ưu điểm của hối phiếu điện tử:
– Tiết kiệm chi phí
– Rút ngắn quá trình xử lý và tiết thời gian thanh toán
– Thuận tiện cho quá trình giao dịch
Xuất trình hối phiếu điện tử
• Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu
cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số
tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất
định trong tương lai cho người thụ hưởng
• Quy trình thanh toán bằng hối phiếu điện tử
Khách hàng
Người lập
hối phiếu
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán
của người lập hối phiếu
Tổ chức tài chính của khách hàng
(1)
(2)
(3)
(4)
Người lập hối phiếuyêu cầu nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán ghi
nợ vào tài khoản của người mua
(5)
Thực hiện thanh toán
ghi nợ vào tài khoản của khách hàng,
ghi có vào tài khoản của người lập hối phiếu
Hệ thống hối phiếu điện tử
10
• Quy trình thanh toán bằng hối phiếu điện tử
1. Khách hàng lên các trang web của nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán hối phiếu hoặc trang web của người lập hối phiếu xem
thông tin
2. Khách hàng lấy các thông tin về hối phiếu khách hàng phải
thanh toán về máy tính của mình
3. Khách hàng kiểm tra các thông tin và thực hiện xác thực việc
thanh toán với người lập hối phiếu
4. Người lập hối phiếu yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thanh toán
của mình ghi nợ vào tài khoản của khách hàng
5. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hối phiếu yêu cầu ngân hàng
của khách hàng ghi nợ vào tài khoản của khách hàng và
chuyển tiền để ngân hàng của người lập hối phiếu ghi có vào
tài khoản của người lập hối phiếu
Hệ thống hối phiếu điện tử
• Hệ thống thanh toán hối phiếu điện tử (EBPP)
• Hệ thống thanh toán hoá đơn điện tử (EIPP)
1
CHƯƠNG 4
An toàn thương mại điện tử
(Electronic Commerce Security)
Trường Đại học Thương mại
TS. Trần Hoài Nam
Bộ môn: Thương mại điện tử
E-mail: namdhtm@gmail.com
Nội dung chính
 Định nghĩa và các vấn đề đặt ra cho an toàn TMĐT
 Các nguy cơ và các hình thức tấn công đe dọa an
toàn thương mại điện tử
 Quản trị an toàn thương mại điện tử
 Một số giải pháp đảm bảo an toàn TMĐT
 Khái niệm an toàn, an toàn TMĐT
 An toàn có nghĩa là được bảo vệ, không bị xâm hại
 An toàn trong thương mại điện tử được hiểu là an toàn
thông tin trao đổi giữa các chủ thể tham gia giao dịch, an
toàn cho các hệ thống (hệ thống máy chủ thương mại và
các thiết bị đầu cuối, đường truyền…) không bị xâm hại
từ bên ngoài hoặc có khả năng chống lại những tai hoạ,
lỗi và sự tấn công từ bên ngoài.
1. Định nghĩa và các vấn đề đặt ra
cho an toàn TMĐT
2
Môi trường an toàn TMĐT
1. Định nghĩa và các vấn đề đặt ra
cho an toàn TMĐT
Từ phía
người sử dụng
Website truy cập là xác thực và hợp pháp
Các trang web và các mẫu khai thông tin không chứa
đựng các đoạn mã nguy hiểm trong
Thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật
Máy chủ, nội dung và các dịch vụ cung cấp trên
website không bị phá vỡ
Hoạt động kinh doanh diễn ra đều đặn, không bị làm
gián đoạn
Từ phía
tổ chức
Thông tin trao đôi giữa người sử dụng và tổ chức,
không bị bên thứ ba “nghe trộm”
Thông tin trao đổi giữa hai bên không bị biến đổi
Từ hai phía
1. Định nghĩa và các vấn đề đặt ra
cho an toàn TMĐT
 Bản chất của an toàn TMĐT là một vấn đề phức tạp. Đối với an
toàn TMĐT, có bảy vấn đề cơ bản cần phải giải quyết, bao gồm: sự
xác thực, quyền cấp phép, kiểm tra (giám sát), tính tin cậy, tính toàn
vẹn, tính sẵn sàng và chống phủ định (từ chối).
• Tính xác thực: Khả năng nhận biết các đối tác tham gia giao dịch
• Cấp phép: Xác định quyền truy cập các tài nguyên của tổ chức
• Kiểm tra (giám sát): Tập hợp thông tin về quá trình truy cập của người
sử dụng
• Tính tin cậy: Ngoài những người có quyền, không ai có thể xem các
thông điệp và truy cập những dữ liệu có giá trị
• Tính toàn vẹn: Dữ liệu/thông tin không bị thay đổi khi lưu trữ hoặc
chuyển phát
• Tính sẵn sàng (ích lợi): Các chức năng của một website thương mại điện
tử được thực hiện đúng như mong đợi
• Không từ chối (chống phủ định): Các bên tham gia giao dịch không phủ
nhận các hành động trực tuyến mà họ đã thực hiện
1. Định nghĩa và các vấn đề đặt ra
cho an toàn TMĐT
3
 Tấn công phi kỹ thuật
 Không dựa vào công nghệ; Chủ yếu dựa vào sự nhẹ dạ, cả
tin, sự kém hiểu biết, sự chủ quan, sơ hở hoặc gây sức ép về
tâm lý để tấn công, gây hại
 Bằng cách lừa gạt người dùng tiết lộ thông tin hoặc thực hiện
các hành động mang tính vô thưởng vô phạt, kẻ tấn công có
thể làm tổn hại đến hệ thống mạng máy tính.
 Tấn công kỹ thuật
 Tận dụng những ưu việt lợi thế của công nghệ, trình độ
chuyên môn để tấn công vào các hệ thống
 Xét trên góc độ công nghệ, có ba bộ phận rất dễ bị tấn công
và tổn thương khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử,
đó là: Hệ thống của khách hàng, Máy chủ của doanh nghiệp
và Hệ thống truyền dẫn thông tin
2. Các nguy cơ và các hình thức tấn
công đe dọa an toàn TMĐT
Các bộ phận giao dịch TMĐT
thường bị tấn công kỹ thuật
 Tấn công phi kỹ thuật:
Sử dụng mánh khóe để lừa gạt người sử dụng tiết lộ thông tin nhạy
cảm hay thực hiện các hành động ảnh hưởng đến vấn đề an toàn
Tấn công các áp lực xã hội: loại tấn công không sử dụng công nghệ
mà sử dụng các áp lực xã hội để lừa người sử dụng thực hiện các
việc có hại đến mạng máy tính hoặc tổn hại quyền lợi cá nhân
Chủ yếu lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, kém hiểu biết hoặc gây
sức ép tâm lý đối với người sử dụng
2. Các nguy cơ và các hình thức tấn
công đe dọa an toàn TMĐT
4
Các biện pháp đối phó với
tấn công phi kỹ thuật
Giáo dục, đào tạo,
nâng cao nhận thức
Hoàn thiện quy định pháp
lý, thủ tục, chính sách
Đề cao cảnh giác,
thường xuyên kiểm tra
phát hiện vấn đề
 Tấn công kỹ thuật
 Sự tấn công sử dụng phần mềm và các hệ thống tri thức hay
kinh nghiệm chuyên môn tấn công vào các hệ thống
=> Cần dùng các biện pháp, các công cụ phần cứng và phần
mềm để đối phó
2. Các nguy cơ và các hình thức tấn
công đe dọa an toàn TMĐT
 Một số dạng tấn công nguy hiểm nhất đối với an toàn của các
website và các giao dịch thương mại điện tử bao gồm:
 Các đoạn mã nguy hiểm (malicious code): Các đoạn mã nguy hiểm
bao gồm nhiều mối đe doạ khác nhau như các loại virus, worm,
những “con ngựa thành Tơ-roa”, “bad applets”.
 Tin tặc (hacker) là người xâm nhập bất hợp pháp vào một website hay
hệ thống công nghệ thông tin mà họ có thể xác định rõ
 Sự khước từ phục vụ (DoS – Denial of Service) Loại tấn công bằng
cách gửi một số lượng lớn truy vấn thông tin tới máy chủ khiến một hệ
thống máy tính hoặc một mạng bị quá tải, dẫn tới không thể cung cấp
dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động không thể (hoặc khó có thể) truy
cập từ bên ngoài
 Kẻ trộm trên mạng: Sử dụng các chương trình nghe trộm, theo dõi và
đánh cắp các thông tin trên mạng
 Gian lận thẻ tín dụng
 Sự tấn công từ bên trong doanh nghiệp: Những mối đe doạ bắt nguồn
từ chính những thành viên làm việc trong doanh nghiệp
2. Các nguy cơ và các hình thức tấn
công đe dọa an toàn TMĐT
5
Giải pháp tổng thể an toàn TMĐT
An toàn trong
truyền thông TMĐT
Áp dụng các biện pháp
đảm bảo an toàn trong
truyền thông TMĐT
Các công nghệ
đảm bảo an toàn mạng
Áp dụng các biện pháp
đảm bảo an toàn mạng
và các hệ thống TMĐT
Quản trị an toàn
thương mại điện tử
Nhận thức vấn đề
Xây dựng kế hoạch
Thực thi kế hoạch
 Các lỗi thường mắc phải trong quản trị an toàn
TMĐT:
 Đánh giá thấp giá trị của tài sản thông tin. Rất ít tổ chức
có được sự hiểu biết rõ ràng về giá trị của tài sản thông
tin mà mình có.
 Xác định các giới hạn an toàn ở phạm vi hẹp. Phần lớn
tổ chức tập trung đến việc đảm bảo an toàn thông tin
các mạng nội bộ của mình, không quan tâm đầy đủ đến
an toàn trong các đối tác thuộc chuỗi cung ứng
 Quản trị an toàn mạng tính chất đối phó. Nhiều tổ chức
thực hành quản trị an toàn theo kiểu đối phó, chứ
không theo cách thức chủ động phòng ngừa, tập trung
vào giải quyết các sự cố an toàn sau khi đã xẩy ra.
3. Quản trị an toàn TMĐT
 Các lỗi thường mắc phải trong quản trị an toàn
TMĐT:
 Áp dụng các quy trình quản trị đã lỗi thời. Nhiều tổ chức
ít khi cập nhật các quy trình đảm bảo an toàn thông tin
cho phù hợp với yêu cầu thay đổi, cũng như không
thường xuyên bồi dưỡng tri thức và kỹ năng an toàn
thông tin của đội ngũ cán bộ nhân viên.
 Thiếu truyền thông về trách nhiệm đảm bảo an toàn
thông tin, coi an toàn thông tin như là một vấn đề
CNTT, không phải là vấn đề tổ chức.
3. Quản trị an toàn TMĐT
6
Đánh giá Lên kế hoạch Thực hiện
Theo dõi/
Kết luận
Đánh giá các rủi ro
bằng các xác định
các tài sản, các điểm dễ bị
tổn thương của hệ thống
và những đe dọa đối với
các điểm này
• Xác định các đe dọa
nào có thể xảy ra, đe
dọa nào là không
• Xác định mức độ của
các biện pháp đối phó
cho phù hợp
• Áp dụng các giải pháp
an ninh phù hợp, đặc
biệt chú ý các điểm đễ
bị tổn thương
• Tiếp cận Lợi ích-Chi phí
trong lựa chọn giải pháp
an ninh
• Theo dõi, đánh giá tính
hiệu quả của các giải
pháp an ninh
• Phát hiện các mối đe
doạ mới
• Cập nhật công nghệ bảo
đảm an ninh hiện đại
• Bổ sung thêm danh mục
các hệ thống cần bảo vệ
4 pha của quá trình quản trị an toàn TMĐT
Một quá trình mang tính hệ thống để xác định các loại
rủi ro có thể xảy ra và xác định các biện pháp cần
thực hiện sẽ giúp ngăn ngừa hay giảm nhẹ các rủi ro
3. Quản trị an toàn TMĐT
 Điều khiển và kiểm soát truy cập
 Các hệ thống xác thực
 Các kỹ thuật mã hoá
 Mã hoá
 Chữ ký điện tử
 Chứng thực điện tử
 Các giao thức an toàn
 SSL, SET, TLS
 Bảo vệ hệ thống mạng của tổ chức
 Bức tường lửa
 Các biện pháp bảo vệ hệ thống khách/chủ
 Các chương trình tìm & phát hiện xâm nhập
 Anti virus
4. Một số giải pháp công nghệ đảm
bảo an toàn trong TMĐT
Phương pháp xác thực
 Xác thực là quá trình kiểm tra xem người dùng có phải
chính là người xưng danh hay không.
 Hệ thống nhận dạng các bên tham gia là hợp pháp để thực
hiện giao dịch, xác định các hành động của họ là được
phép thực hiện và hạn chế những hoạt động của họ, chỉ
cho những giao dịch cần thiết được khởi tạo và hoàn thành
 Việc kiểm tra thông thường dựa trên cơ sở một hay nhiều
dấu hiện phân biệt người này với người khác: Dấu hiệu cá
nhân (mật khẩu, câu hỏi bí mật); Thiết bị chỉ người cần xác
thực có (thẻ bài - token); Đặc điểm sinh trắc học cá nhân…
7
Phương pháp xác thực
 Dấu hiệu riêng của mỗi người:
 Mật khẩu (Password): Cấu tạo từ tổ hợp các số, ký hiệu, chữ cái…
Mật khẩu thường kém an toàn vì người dùng có thói quen để chúng
ở nơi ít bí mật, dễ tìm, hay lựa chọn các giá trị dễ đoán, hay nói cho
người khác biết khi đuợc hỏi…
 Thiết bị lưu trữ dải từ (token)
 Token thụ động (Passive Tokens) thường là các thẻ nhựa có dải từ
(magnetic strips) chứa mã bí mật. Khi sử dụng cần đưa vào đầu
đọc (reader) gắn với máy tính nơi làm việc.
 Token chủ động (Active Tokens): thường là một thiết bị điện tử nhỏ
(như thẻ thông minh, máy tính bỏ túi…), khi sử dụng, người dùng
nhập số PIN, thiết bị sinh ra Password sử dụng một lần để truy
nhập mạng.
 Các đặc điểm sinh trắc học:
 Sinh trắc sinh lý học: Hệ thống nhận dạng để xác nhận một người bằng
cách nhận dạng, so sánh các đặc tính sinh lý học như dấu vân tay,
mống mắt, đặc điểm khuôn mặt, giọng nói… với một cơ sở dữ liệu số
hóa thiết lập từ trước
Ví dụ nhận dạng vân tay: Hình dạng, độ nông sâu, khoảng cách giữa
các đường vân đầu ngón tay một người mang tính đặc thù, được
chuyển đổi thành dạng số và lưu trữ như các mẫu dùng để so sánh
nhận dạng (xác thực). Xác suất 2 người có vân tay giống nhau là 1/1 tỷ.
 Sinh trắc học hành vi: Hệ thống nhận dạng để xác nhận một người
bằng cách quan sát, ghi nhận hành vi của người đó và so sánh với một
cơ sở dữ liệu số hóa thiết lập từ trước
Ví dụ nhận dạng qua cách đánh máy trên bàn phím: mỗi người đánh
máy áp lực, tốc độ, nhịp đi khác nhau
4. Một số giải pháp công nghệ đảm
bảo an toàn trong TMĐT
 Cơ sở hạ tầng khóa công cộng (PKI- Public Key Infrastructure):
Một hệ thống nhằm đảm bảo an toàn giao dịch qua Internet (trước hết
là giao dịch thanh toán) bằng cách sử dụng mã hóa khóa công cộng,
chữ ký điện tử, chứng thực điện tử và các yếu tố kỹ thuật khác.
 Mã hoá là quá trình xáo trộn (mã hóa) một thông điệp sao cho bất cứ ai
đó, ngoài người gửi và người nhận, đều khó và tốn nhiều chi phí để có
thể giải mã được thông điệp
 Mục đích của quá trình mã hóa nhằm đảm bảo:
 Tính toàn vẹn của thông điệp;
 Chống phủ định;
 Tính xác thực;
 Tính bí mật của thông tin.
4. Một số giải pháp công nghệ đảm
bảo an toàn trong TMĐT
8
 Một số khái niệm liên quan đến mã hóa:
 Bản rõ (Plaintext): Thông điệp chưa mã hóa, con người có thể đọc
 Bản mã hoá hay bản mờ (Ciphertext): Bản gốc sau khi đã mã hóa chỉ
máy tính mới có thể đọc được
 Thuật toán mã hóa (Encryption algorithm): Là một biểu thức toán học
dùng để mã hóa bản rõ thành bản mờ, và ngược lại
 Khóa (Key): Mã bí mật dùng để mã hóa và giải mã một thông điệp
 Các hệ thống mã hóa
 Hệ thống mã hóa khóa đối xứng (riêng/bí mật): dùng một khóa cho cả
quá trình mã hóa và giải mã, chỉ người gửi và người nhận được biết
 Hệ thống khóa bất đối xứng (công cộng/công khai): sử dụng nhiều cặp
khóa liên kết từng đôi. Một khóa chung mọi người đến biết, một khóa
riêng cho mỗi người
 Hệ thống mã hóa hàm HASH (mã hóa thuật toán băm)
4. Một số giải pháp công nghệ đảm
bảo an toàn trong TMĐT
Mã hoá khoá bí mật
Gọi là mã hoá đối xứng hay mã hoá khoá riêng
Sử dụng một khoá cho cả quá trình mã hoá (thực hiện bởi
người gửi) và quá trình giải mã (thực hiện bởi người nhận)
Mã hoá khoá công khai
Gọi là mã hoá không đối xứng hay mã hoá khoá chung
Sử dụng hai khoá trong quá trình mã hoá: một khoá dùng
để mã hoá thông điệp và một khoá khác dùng để giải mã.
Mã hóa khóa bí mật và khóa công khai
Mã hoá khoá bí mật
Mã hoá khoá công khai
Mã hóa khóa bí mật và khóa công khai
9
Số khoá Một khoá đơn Một cặp khoá
Loại khoá Khoá bí mật Một khoá bí mật và
một khoá công khai
Quản lý khoá Đơn giản nhưng
khó quản lý
Yêu cầu các chứng
thực điện tử và bên
tin cậy thứ ba
Tốc độ giao dịch Nhanh Chậm
Ứng dụng
Mã hoá hàng loạt
Các đối tác thường
giao dịch
Mã hoá đơn lẻ
Khối lượng nhỏ
Chữ ký điện tử
Mã hóa khóa bí mật và khóa công khai
Kỹ thuật mã hoá bằng thuật toán băm sử dụng
thuật toán HASH để mã hoá thông điệp
 Hàm hash (hàm băm) là hàm một chiều mà nếu đưa một
lượng dữ liệu bất kì qua hàm này sẽ cho ra một chuỗi có độ
dài cố định (160 bit) ở đầu ra
 Ví dụ, từ "Illuminatus" đi qua hàm SHA-1 cho kết quả
E783A3AE2ACDD7DBA5E1FA0269CBC58D.
 Ta chỉ cần đổi "Illuminatus" thành "Illuminati" (chuyển "us" thành "i")
kết quả sẽ trở nên hoàn toàn khác (nhưng vẫn có độ dài cố định là
160 bit) A766F44DDEA5CACC3323CE3E7D73AE82.
Mã hóa hàm HASH (thuật toán băm)
 Tính chất cơ bản của hàm HASH
 Tính một chiều: không thể suy ra dữ liệu ban đầu từ kết quả*
 Tính duy nhất: xác suất để có một vụ va chạm (hash collision), tức là
hai thông điệp khác nhau có cùng một kết quả hash, là cực kì nhỏ.
 Ứng dụng của hàm hash
 Chống và phát hiện xâm nhập: chương trình chống xâm nhập so sánh
giá trị hash của một file với giá trị trước đó để kiểm tra xem file đó có
bị ai đó thay đổi hay không
 Bảo vệ tính toàn vẹn của thông điệp được gửi qua mạng bằng cách
kiểm tra giá trị hash của thông điệp trước và sau khi gửi nhằm phát
hiện những thay đổi cho dù là nhỏ nhất
 Tạo chìa khóa từ mật khẩu
 Tạo chữ kí điện tử.
Mã hóa hàm HASH (thuật toán băm)
10
Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh
hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp
một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký
thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội
dung thông điệp dữ liệu được ký.
(Luật Giao dịch điện tử)
 Chức năng của chữ ký điện tử
 Là điều kiện cần và đủ để quy định tính duy nhất của văn bản điện tử
cụ thể;
 Xác định rõ người chịu trách nhiệm trong việc tạo ra văn bản đó;
 Thể hiện sự tán thành đối với nội dung văn bản và trách nhiệm của
người ký
 Bất kỳ thay đổi nào (về nội dung, hình thức...) của văn bản trong quá
trình lưu chuyển đều làm thay đổi tương quan giữa phần bị thay đổi
với chữ ký
Hạ tầng cơ sở khóa công cộng
(2)
Người gửi ứng
dụng hàm băm
(3)
Người gửi mã hóa sử dụng
khóa riêng của mình
(8)
Người nhận ứng dụng hàm băm
tạo thông điệp rút gọn mới
Thông điệp rút gọn Chữ ký số
Phong bì số
Phong bì số
Chữ ký số
Thông điệp rút gọn
Thông điệp rút gọn mới
(9)
So sánh
(4)
Người gửi mã hóa sử dụng khóa công
cộng của người nhận
(5)
Gửi thư điện tử cho người nhận
(6)
Người nhận giải mã sử dụng
khóa riêng của người nhận
(7)
Người nhận giải mã sử dụng
khóa chung của người gửi
Thông điệp gốc
Thông điệp gốc
và chữ ký số
Thông điệp gốc
(1) (3)
Quy trình tạo và sử dụng Chữ ký điện tử (chữ ký số)
Quy trình tạo và sử dụng Chữ ký điện tử (chữ ký số)
1. Tạo một thông điệp gốc để gửi đi
2. Sử dụng hàm băm (thuật toán máy tính) để chuyển từ thông điệp gốc
thành thông điệp rút gọn.
3. Người gửi sử dụng khóa riêng để mã hóa thông điệp số. Thông điệp
rút gọn sau khi được mã hóa gọi là chữ ký số hay chữ ký điện tử.
Không một ai ngoài người gửi có thể tạo ra chữ ký điện tử vì nó được
tạo ra trên cơ sở khóa riêng
4. Người gửi mã hóa cả thông điệp gốc và chữ ký số sử dụng khóa
công cộng của người nhận. Thông được sau khi được mã hóa gọi là
phong bì số hóa
5. Người gửi gửi phong bì số hóa cho người nhận
Quy trình tạo và sử dụng Chữ ký số
Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf
Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf
Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf
Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf
Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf
Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf

More Related Content

Similar to Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf

thương mại điện tử và thanh toán điện tử
thương mại điện tử và thanh toán điện tửthương mại điện tử và thanh toán điện tử
thương mại điện tử và thanh toán điện tửPhuong Anh Vuong
 
Bai giang tmdt can ban chuong01
Bai giang tmdt can ban   chuong01Bai giang tmdt can ban   chuong01
Bai giang tmdt can ban chuong01chinh0609
 
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTú Cao
 
Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Duy Trung
 
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức Thạc sĩ Vũ Ngọc Hiếu
 
Tong quan ve thuong mai dien tu
Tong quan ve thuong mai dien tuTong quan ve thuong mai dien tu
Tong quan ve thuong mai dien tuCat Van Khoi
 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
5_industry40_nhungnhantotacdongdenchuyendoinghe (1).ppt
5_industry40_nhungnhantotacdongdenchuyendoinghe (1).ppt5_industry40_nhungnhantotacdongdenchuyendoinghe (1).ppt
5_industry40_nhungnhantotacdongdenchuyendoinghe (1).pptkieutrinhdng5
 
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửThương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửShare Tai Lieu
 
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửThương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửShare Tài Liệu Đại Học
 
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóaÁp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóaluanvantrust
 
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Trần Đức Anh
 
Ecomercial
EcomercialEcomercial
EcomercialNick Lee
 
Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số.pdf
Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số.pdfGiải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số.pdf
Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số.pdfHanaTiti
 
E commerce
E commerceE commerce
E commerceDan Pham
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf (20)

Nhóm 4-TMĐTCB.docx
Nhóm 4-TMĐTCB.docxNhóm 4-TMĐTCB.docx
Nhóm 4-TMĐTCB.docx
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
thương mại điện tử và thanh toán điện tử
thương mại điện tử và thanh toán điện tửthương mại điện tử và thanh toán điện tử
thương mại điện tử và thanh toán điện tử
 
Bai giang tmdt can ban chuong01
Bai giang tmdt can ban   chuong01Bai giang tmdt can ban   chuong01
Bai giang tmdt can ban chuong01
 
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
 
Ch1
Ch1Ch1
Ch1
 
Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2
 
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
 
Tong quan ve thuong mai dien tu
Tong quan ve thuong mai dien tuTong quan ve thuong mai dien tu
Tong quan ve thuong mai dien tu
 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
 
5_industry40_nhungnhantotacdongdenchuyendoinghe (1).ppt
5_industry40_nhungnhantotacdongdenchuyendoinghe (1).ppt5_industry40_nhungnhantotacdongdenchuyendoinghe (1).ppt
5_industry40_nhungnhantotacdongdenchuyendoinghe (1).ppt
 
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửThương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
 
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửThương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
 
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóaÁp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
 
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
 
Ecomercial
EcomercialEcomercial
Ecomercial
 
Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số.pdf
Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số.pdfGiải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số.pdf
Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số.pdf
 
E commerce
E commerceE commerce
E commerce
 
Khái quát về TMĐT
Khái quát về TMĐTKhái quát về TMĐT
Khái quát về TMĐT
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
 

Recently uploaded

Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Bài-giảng-Thương Mại Điện Tử-CơBản.pdf

  • 1. 1 Chương 1 Tổng quan Thương mại điện tử Trường Đại học Thương mại Trần Hoài Nam Bộ môn: Thương mại điện tử E-mail: namdhtm@gmail.com 8  Sự hình thành và phát triển của TMĐT  Khái niệm và đặc điểm TMĐT  Phân loại TMĐT  Lợi ích và hạn chế của TMĐT  Các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT Các nội dung chính 9 Sự hình thành & phát triển của TMĐT Các làn sóng văn minh nhân loại  Alvin Toffler (trong cuốn The Third Wave, 1981) chia 10.000 năm văn minh nhân loại thành 3 làn sóng phát triển chính  Ông đã dự đoán loài người sẽ tiến đến làn sóng văn minh thứ ba – làn sóng phát triển Kỷ nguyên Mạng Kỷ nguyên Mạng Kỷ nguyên nông nghiệp Kỷ nguyên công nghiệp
  • 2. 2 10 Các làn sóng văn minh  Văn minh nông nghiệp → Xã hội nông nghiệp o Lao động xã hội sử dụng sức người là chính o Trồng trọt trên cánh đồng o Công cụ lao động thô sơ  Văn minh công nghiệp → Xã hội công nghiệp o Máy móc thay thế sức người o Khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, đáy biển… o Xa lộ, cao , đường sắt, sân bay, bến cảng, khu công nghiệp  Kỷ nguyên mạng → Xã hội thông tin o Tri thức đóng vai trò quan trọng o Phát triển nguồn nhân lực và các mối quan hệ của con người trên thế giới thông qua các thiết bị: máy tính, điện thoại di động, PDA → Các nguồn trí tuệ con người được gắn kết o Xa lộ thông tin (Internet), các mạng truyền thông, các phương tiện phần cứng và phần mềm, các máy tính PC, modem và các máy điện thoại di động… Kỷ nguyên nông nghiệp Kỷ nguyên công nghiệp Kỷ nguyên mạng 11 Doanh nhân trong các nền văn minh  Xã hội nông nghiệp o Các thương gia, lái buôn: “Con đường tơ lụa”, o Công cụ, phương tiện lao động thô sơ  Xã hội công nghiệp o Doanh nhân thế hệ thứ nhất tạo CS hạ tầng cho XH-CN: Các trùm tư bản công nghiệp: Vua thép (Andrew Carnegie), vua dầu mỏ (J. D. Rockefeller), trùm ôtô (Henry Ford) o Các doanh nhân thế hệ thứ hai: sử dụng CSHT: Các tập đoàn sản xuất - phân phối, công nghiệp giải trí… (Wal-mart, Mc Donald) 12 Doanh nhân trong kỷ nguyên CNTT  Xã hội thông tin o Các doanh nhân thế hệ thứ ba: tạo nên hạ tầng thông tin cho xã hội: Bill Gates, Micheal Dell… o Và những doanh nhân thế hệ thứ tư: ứng dụng CNTT làm ra bạc tỉ: Jeff Bezos (Amazon); Jerry Yang, David Filo (Yahoo!) o Trong khoảng thời gian 20 năm trở lại, các công ty thành đạt chủ yếu là các công ty tham gia vào các ngành liên quan đến Internet Yang Yuanqing Chủ tịch của Lenovo Đặc điểm chung của các doanh nhân kỷ nguyên CNTT ?
  • 3. 3 13 Sự hình thành và phát triển của TMĐT Internet đang tác động mạnh đến cuộc sống con người. Cuộc sống mạng sẽ là một đặc trưng của đời sống tương lai. Một khi con người đã bắt đầu sử dụng Internet thì sẽ không có sự quay lại. (Bill Gates - Chủ tịch kiêm Kiến trúc sư trưởng phần mềm Tập đoàn Microsoft) CNTT, Internet tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực kinh doanh sẽ dẫn đến sự hình thành một phương thức kinh doanh mới – Thương mại điện tử 14 “Khi xã hội mạng đã dần trở thành hiện thực, các hoạt động thương mại trên Internet có thể theo sau. Việc triển khai các hoạt động thương mại trên Internet là điểm mấu chốt của việc tạo ra của cải vật chất trong một xã hội mạng. Hoạt động đó còn được gọi là thương mại điện tử.” Sayling Wen, “Future of E-commerce” Sự hình thành và phát triển của TMĐT 15 Sự hình thành và phát triển của TMĐT “Trong năm năm tới, tất cả các doanh nghiệp sẽ là các doanh nghiệp trực tuyến” Andy Grove, CEO của Intel “Một năm trên mạng tương đương với bảy năm trên mặt đất” John Chambers, CEO của Cisco Systems “Giống như đường sắt, thương mại điện tử đem tới sự tác động mới, nhanh chóng làm thay đổi nền kinh tế, xã hội và chính trị” Peter Drucker, Người đứng đầu cộng đồng Hin-đu
  • 4. 4 Sự hình thành và phát triển của TMĐT 17 Khái niệm thương mại điện tử Có nhiều tên gọi gần gũi hoặc tương tự nhau về TMĐT  E-commerce: TM điện tử  Online trade: TM trực tuyến  Cyber trade: TM điều khiển học  Paperless trade: TM không giấy tờ  Digital commerce: TM số hoá  Internet commerce: TM internet Thuật ngữ được dùng phổ biến nhất hiện nay là thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) 18 Khái niệm thương mại điện tử  Theo GS. R. Kalakota và A. Winston, TMĐT được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau: Góc độ Mô tả CNTT TMĐT là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm/dịch vụ, các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, các mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác Kinh doanh TMĐT là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh Dịch vụ TMĐT là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng Trực tuyến TMĐT cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác
  • 5. 5 “Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác” 19 Khái niệm thương mại điện tử Khái niệm Thương mại điện tử:  Thuật ngữ Thương mại được định nghĩa trong Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật TMQT (UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng”. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: o Bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. 20 Khái niệm thương mại điện tử  Hai khái niệm thương mại điện tử và kinh doanh điện tử có sự khác nhau nhất định o TMĐT bao gồm các trao đổi thương mại giữa khách hàng - các đối tác - doanh nghiệp. Thí dụ: giữa nhà cung ứng - nhà sản xuất; giữa khách hàng - đại diện bán hàng, giữa nhà cung ứng DV vận tải - nhà phân phối… o KDĐT được hiểu theo góc độ quản trị kinh doanh là việc ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào các quy trình, hoạt động của doanh nghiệp KDĐT bao hàm tất cả các hoạt động TMĐT, ngoài ra, còn liên quan đến các hoạt động xảy ra bên trong doanh nghiệp, như sản xuất, nghiên cứu phát triển, quản trị sản phẩm, quản trị nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng 21 TMĐT và kinh doanh điện tử
  • 6. 6 22 Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) Quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM) Quản trị tri thức (KM) TMĐT eCommerce TMĐT và kinh doanh điện tử  TMĐT là một phương thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại. Nói chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.  Hoạt động TMĐT được thực hiện trên cơ sở các nguồn thông tin dưới dạng số hoá của các mạng điện tử. Nó cho phép hình thành những dạng thức kinh doanh mới và những cách thức mới để tiến hành hoạt động kinh doanh. 23 Đặc điểm thương mại điện tử  TMĐT là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch thương mại. Các giao dịch này không chỉ tập trung vào việc mua - bán hàng hoá và dịch vụ để trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà bao gồm nhiều giao dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận (ví dụ: hệ thống hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh...) 24 Đặc điểm thương mại điện tử  Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không nhất thiết phải gặp gỡ nhau trực tiếp và không phải biết nhau trước. Việc sử dụng các PTĐT, các thông tin thương mại được số hóa cho phép giao dịch Người – Máy – Máy – Người giữa các bên được tiến hành
  • 7. 7 Các mức độ ứng dụng TMĐT 1 2 3 4 5 26 Phân loại TMĐT theo mức độ số hoá (ảo hoá)  Trình độ ứng dụng TMĐTcủa tổ chức được phân loại qua mức độ ảo hoá (số hoá) ba yếu tố kinh doanh cơ bản (3Ps): o Products: sản phẩm (dịch vụ) được kinh doanh o Process: quá trình giao dịch o Players: chủ thể, đối tác tham gia giao dịch 27 Phân loại các tổ chức TMĐT
  • 8. 8 28 Phân loại TMĐT theo mức độ số hoá (ảo hoá)  Sự kết hợp ba yếu tố này được mô tả trong không gian ba chiều (3Ds) → hình thành ba loại hình tổ chức tương ứng với ba mức độ ứng dụng TMĐT khác nhau (3Os): o Tổ chức kinh doanh truyền thống: 3 yếu tố đều mang tính vật thể. → Các tổ chức “gạch vữa” – Brick and mortar organization o Tổ chức kinh doanh điện tử thuần tuý (TMĐT toàn phần): 3 yếu tố đều số hoá → Các tổ chức ảo – dot com (pure online/virtual organization) o Tổ chức ứng dụng TMĐT từng phần: 1 hoặc 2 yếu tố ảo hoá → Các tổ chức “cú nhắp và vữa hồ” – click and brick organization Phân loại giao dịch TMĐT (theo chủ thể tham gia giao dịch) Doanh nghiệp (Business) Người tiêu dùng (Consumer) B2B C2B B2C C2C Doanh nghiệp (Business) Người tiêu dùng (Consumer) B2G C2G Chính phủ (Government) Chính phủ (Government) G2B G2C G2G Người bán Người mua  LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC o Mở rộng thị trường  Mở rộng thị trường với chi phi thấp,  Dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới  Mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. o Giảm chi phí sản xuất  Giảm chi phí giấy tờ  Giảm chi phí chia xẻ thông tin,  Chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. Lợi ích của TMĐT
  • 9. 9  LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC o Cải thiện hệ thống phân phối  Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng  Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho o Vượt giới hạn về thời gian  Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. Lợi ích của thương mại điện tử  LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC o Sản xuất hàng theo yêu cầu  Còn được biết đến dưới tên gọi Chiến lược “kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.  Ví dụ: Dell Computer Corp, Trần Anh o Mô hình kinh doanh mới  Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng  Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. Lợi ích của thương mại điện tử  LỢI ÍCH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC o Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường  Lợi thế về thông tin  Khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp o Giảm chi phí thông tin liên lạc o Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%) o Củng cố quan hệ khách hàng:  Giao tiếp thuận tiện qua mạng  Quan hệ với trung gian và khách hàng dễ dàng hơn  Việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường Lợi ích của thương mại điện tử
  • 10. 10 o Thông tin cập nhật  Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời o Chi phí đăng ký kinh doanh  Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet o Các lợi ích khác  Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp  Cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng  Đối tác kinh doanh mới  Đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch  Tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ  Tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển  Tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. Lợi ích của đối với tổ chức  Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới  Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn  Giá thấp: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất  Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet Lợi ích của đối với người tiêu dùng  Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn  Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines);  Thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)  Đấu giá  Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. Lợi ích của đối với người tiêu dùng
  • 11. 11  Cộng đồng thương mại điện tử  Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.  “Đáp ứng mọi nhu cầu”  Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng  Thuế  Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng Lợi ích của đối với người tiêu dùng  Hoạt động trực tuyến o Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa → giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn  Nâng cao mức sống o Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp → áp lực giảm giá → khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn → nâng cao mức sống  Lợi ích cho các nước nghèo o Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.  Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn o Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình Lợi ích của đối với xã hội
  • 12. 12 Hạn chế của thương mại điện tử Theo CommerceNet (commerce.net), 10 cản trở lớn nhất:  An toàn  Sự tin tưởng và rủi ro  Thiếu nhân lực về TMĐT  Văn hóa  Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế)  Nhận thức của các tổ chức về TMĐT  Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng...)  Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng  Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống  Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT  Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy  Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong Thương mại điện tử  Các công cụ xây dựng phần mềm đang trong giai đoạn phát triển  Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống  Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư  Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao  Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn Hạn chế liên quan tới công nghệ  An ninh, riêng tư: 2 cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT  Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT  Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ  Một số chính sách chưa thực sự tạo điều kiện để TMĐT phát triển  Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT chưa đầy đủ, hoàn thiện  Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian  Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian  Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi)  Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT  Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com Hạn chế phi công nghệ
  • 13. 13  Ảo hoá (Virtualization)  Toàn cầu hoá (Globalization)  Phi trung gian (Disintermediation)  Trung gian mới (New intermediation)  Hội tụ (Convergence) Xu hướng của thương mại điện tử Ảo hóa  Các sản phẩm, hàng hóa vật lý được bổ sung và thay thế bằng các sản phẩm, hàng hóa ảo.  Các cách thức và kinh nghiệm mua sắm vật lý được thay thế bằng cách thức và kinh nghiệm mua sắm ảo  Khách hàng đóng vai trò quan trọng và chủ động trong việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với mình Thí dụ: Dell hoặc Land's End Toàn cầu hóa  Hoạt động của các doanh nghiệp mở rộng trên phạm vi toàn cầu; sản phẩm của doanh nghiệp có thể được thông tin tới khách hàng ở khắp thế giới.  Doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ từ khắp mọi nơi trên thế giới.
  • 14. 14 Phi trung gian  Các trung gian đóng vai trò quan trọng trong thương mại truyền thống bị loại bỏ hoặc được thay thế bằng sự xuất hiện các thị trường điện tử Doanh nghiệp Khách hàng Phi trung gian Các trung gian mới  Sự xuất hiện các thị trường điện tử tạo cơ hội hình thành các trung gian điện tử mới:  Những người tập hợp thông tin về sản phẩm  Những điểm mua sắm trọn gói (one-stop shopping)  Người cung cấp các dịch vụ an toàn  Những người chia xẻ thông tin Doanh nghiệp Khách hàng Trung gian Trung gian mới Sự hội tụ  Tất cả các phương tiện thông tin đều hội tụ trong một thiết bị giống như máy tính cá nhân  Sự hội tụ thông tin về sản phẩm và các nhà cung cấp sản phẩm Thí dụ: Yahoo!
  • 15. 15 Hạ tầng cơ sở cho TMĐT Con người: nhận thức, văn hóa, thói quen, tập quán Xã hội: pháp luật, thuế, bảo hộ QSHTT, đạo đức... ICT: máy tính, đường truyền, trình độ CNTT, ... Mua bán Đấu thầu Sàn giao dịch Quảng cáo Giao kết hợp đồng Thanh toán THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Các lĩnh vực ứng dụng TMĐT  Thương mại hàng hoá dịch vụ  Ngân hàng, tài chính  Đào tạo trực tuyến  Xuất bản  Giải trí trực tuyến  Dịch vụ việc làm  Chính phủ điện tử Thương mại hàng hoá, dịch vụ TMĐT trong lĩnh vực sản xuất và thương mại giữa các doanh nghiệp (B2B)  Các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên, nhiên vật liệu chính cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từ người sản xuất tới các đại lý tiêu thụ và người bán buôn thuộc lĩnh vực hoạt động của mạng EDI.  Các hàng hoá phục vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO - Maintenance, Repaire and Operation) bao gồm  Các sản phẩm như văn phòng phẩm,  Phụ tùng thay thế phục vụ sửa chữa,  Các vật dụng rẻ tiền mau hỏng như vật liệu, phương tiện tẩy rửa v.v.  Các chi tiết sản phẩm, được đặc trưng bởi các giao dịch mua bán với dung lượng lớn, giá trị nhỏ, lắp đi lắp lại với cùng một khách hàng, chi phí đặt hàng lớn đối với cả người mua và người bán, được thực hiện qua các website B2B
  • 16. 16 Thương mại hàng hoá, dịch vụ  Thương mại bán lẻ (B2C) o Lĩnh vực áp dụng rộng rãi TMĐT với nhiều mô hình kinh doanh đa dạng. o Các hàng hoá được bán chủ yếu là những hàng hoá mà độ tin cậy về chất lượng gắn liền với thương hiệu được tín nhiệm và hàng hoá có chủng loại phong phú, các sản phẩm số hoá các sản phẩm nghệ thuật…  Máy tính và các thiết bị điện tử; dụng cụ thể thao; văn phòng phẩm; sách và băng đĩa nhạc, phim ảnh, đồ chơi trẻ em, các sản phẩm nghệ thuật Thương mại hàng hoá, dịch vụ  Dịch vụ du lịch:  Dịch vụ du lịch, bán vé máy bay, vé xem phim, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ nghỉ cuối tuần trọn gói cho gia đình…  Giúp tìm kiếm đầy đủ bản đồ, thông tin về nơi du lịch.  Tiết kiệm chi phí của người cung ứng dịch vụ và thời gian của người tiêu dùng dịch vụ.  Vận tải:  Thông qua các website để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá  Các website vận tải cho phép công ty vận tải thu nhận và tập hợp đơn đặt hàng tốt hơn, phát huy tối đa công suất phương tiện, hạ giá thành vận chuyển, đảm bảo đưa hàng kịp thời tới nơi đã định.  Cho phép khách hàng theo dõi hàng hoá trên đường vận chuyển.  Thực hiện quá trình thanh toán trực tuyến  VD: www.ups.com, www.dhl.com, www.fedex.com Thương mại hàng hoá, dịch vụ  Thị trường bất động sản  Thông qua Internet, người môi giới có thể giới thiệu và khách hàng có thể tiếp cận với thông tin rất phong phú về nhà cửa cần mua bán (danh sách, vị trí, trạng thái mới cũ, mô tả bằng hình ảnh, viếng thăm ảo trong không gian ba chiều…), và tiếp cận với nhau để thảo thuận các điều kiện mua bán.  Tuy nhiên, các giao dịch qua mạng nhìn chung chưa thay thế được các hoạt động thực (đặc biệt là các khâu liên quan đến giấy tờ chuyển giao sở hữu).  Các dịch vụ đi liền với kinh doanh bất động sản: như giúp các chủ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, mở rộng văn phòng, trang bị Internet, điện thoại, cấp điện, sưởi nóng… vỗn dĩ tốn nhiều thời gian và sức lực.
  • 17. 17 Thương mại hàng hoá, dịch vụ  Các dịch vụ y tế:  Internet giúp các bác sỹ, dược sỹ trao đổi ý tưởng, phát minh, kinh nghiệm…  Các website tạo cơ hội tư vấn nhanh, chi phí thấp giữa bác sỹ và bệnh nhân…  Tồn tại nhiều website về tư vấn dinh dưỡng.  Các dịch vụ tư vấn pháp luật:  Nhờ ứng dụng TMĐT, các chuyên gia pháp luật có thể nhanh chóng tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin về các vụ án, giúp khách hàng nhanh chóng tìm được người cung ứng dịch vụ tư vấn phù hợp.  Các dịch vụ này đang phát triển nhanh chóng trên mạng.  Các dịch vụ khác:  Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tìm kiếm trực tuyến tổ tiên và thân nhân … đang có thêm cơ hội phát triển Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến  Các ngân hàng hỗn hợp: o Các ngân hàng truyền thống có bổ sung các dịch vụ trực tuyến, gọi là ngân hàng hỗn hợp. o Lợi thế về danh tiếng, truyền thống đã được tạo lập từ trước, sự tin cậy lớn hơn của khách hàng do có trụ sở vật lý, có nơi giao tiếp cụ thể, có mạng lưới rộng rãi các máy rút tiền tự động. o Các ngân hàng loại này chiếm vị trí chủ đạo hiện nay.  Các ngân hàng Internet thuần tuý (ngân hàng ảo): o Có lợi thế về tốc độ và chi phí dịch vụ, đem lại cho khách hàng lợi ích kinh tế lớn hơn, nhưng bất lợi thế về độ tin cậy. o Một số ngân hàng Internet thuần tuý cố gắng tạo lập sự hiện diện vật lý với mức độ cần thiết, hoặc hợp tác với các ngân hàng truyền thống.  Vay vốn trực tuyến  Việc hoàn thành các thủ tục vay vốn, so sánh, lựa chọn các phương án vay trong thương mại truyền thống thường tốn nhiều thời gian.  Qua mạng, quá trình này thực hiện nhanh hơn với chi phí thấp hơn.  Hiện nay vay vốn trực tuyến chủ yếu được tiến hành đối với các khoản vay nhỏ.  Đầu tư trực tuyến – mua bán chứng khoán  Là lĩnh vực ứng dụng rộng rãi TMĐT;  Cho phép nhà đầu tư tiếp cận, tìm hiểu kích cỡ lệnh mua, bán các chứng khoán, giá chào bán, cho phép người mua và người bán trực tiếp liên hệ, tiến hành giao dịch mua bán nhanh chóng, hiệu quả, bỏ qua trung gian.  Quá trình định giá trên mạng cũng minh bạch hơn. Ngân hàng, tài chính (tiếp)
  • 18. 18  Dịch vụ tài chính hỗn hợp  Là xu hướng kết hợp đồng thời nhiều loại hình dịch vụ tài chính (thanh toán, cho vay vốn, đầu tư, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lập kế hoạch tài chính…) tác động đến cả các ngân hàng truyền thống và các ngân hàng trực tuyến.  Nhiều website cung ứng dịch vụ tài chính tích hợp, cho phép người sử dụng biết được thông tin về tình hình tài chính của mình mà chỉ cần truy cập 1 website duy nhất. Ngân hàng, tài chính (tiếp) Đào tạo trên mạng  Là việc sử dụng Internet và các công nghệ phù hợp để phát triển, phân phối và mở rộng các nguồn lực đào tạo.  Đào tạo trên mạng - như một môi trường đào tạo mới, có tiềm năng rất lớn, tăng cơ hội tiếp cận đối với đông đảo người học, giảm chi phí đào tạo, hình thành nên các mô hình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt theo không gian và thời gian.  Cung cấp những công cụ hữu hiệu cho các sinh viên, học viên sau đại học và trên đại học, sinh viên nước ngoài, các nhà chuyên môn có thể đạt được các học vị và các bằng cấp khác nhau.  Các công ty xây dựng hệ thống đào tạo dựa trên công nghệ Web để giúp các nhân viên của mình cập nhật kiến thức về sản phẩm mới, dịch vụ và các quy trình mới. Xuất bản trên mạng  Xuất bản điện tử là quá trình tạo lập và phân phối số hoá nội dung thông tin bao gồm cả chế phẩm in ấn, âm nhạc, video và các phần mềm.  Internet đang làm thay đổi cách thức mà nội dung thông tin được tạo lập, biên tập, phân phối, mua và bán. o Các tác giả xuất bản trực tiếp tác phẩm o Các nhà xuất bản có thể trực tiếp bán sách của mình cho người tiêu dùng. o => Xu hướng cơ cấu lại quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong ngành xuất bản.  Internet cũng giúp các nhà nghiên cứu thu thập tư liệu và làm tổng quan các tài liệu một cách rất nhanh chóng nhờ thư tín điện tử và các trang Web.  Tham gia vào xuất bản điện tử có các nhà xuất bản ngoại tuyến truyền thống (tạo lập thêm kênh xuất bản mới trên mạng như một kênh bổ sung); và nhiều website xuất bản thuần tuý trên mạng.
  • 19. 19 Giải trí trực tuyến  Giải trí là lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh trên Internet.  Các hình thức giải trí trực tuyến: ca nhạc, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, trò chơi, tổ chức câu lạc bộ các nghệ sỹ hoặc khán giả yêu thích nghệ thuật…  Web tác động mạnh tới các kênh giải trí truyền thống. Diễn ra sự xâm nhập đan xen giữa các loại hình giải trí (Internet, phim, ca nhạc, vô tuyến truyền hình…), chúng càng trở nên gắn kết, gần gũi..
  • 20. 20 Dịch vụ việc làm trực tuyến  Nhiều website dịch vụ việc làm trên mạng, bao gồm từ những website cung cấp danh mục rất lớn các vị trí làm việc thuộc nhiều ngành nghề khác nhau  Lợi ích cho các DN và người lao động  Dịch vụ việc làm trên mạng góp phần đáng kể cải thiện hoạt động của thị trường lao động Chính phủ điện tử  Chính phủ điện phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ Internet nói chung và đặc biệt là thương mại điện tử để đưa thông tin và các dịch vụ công cộng đến cho người dân, các đối tác kinh doanh và các nhà cung cấp, và những người làm việc trong ngành công cộng.  Chính tử cung cấp nhiều lợi ích tiềm năng:  Nâng cao hiệu quả và tính hữu hiệu các chức năng của chính phủ  Chính quyền trở nên minh bạch hơn  Tạo nhiều cơ hội hơn để các công dân phản hồi đến các cơ quan của chính phủ và tham gia vào các tổ chức và quá trình dân chủ.  Chính phủ điện tử có thể tạo điều kiện cho những thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa các công dân và các cấp chính quyền. Chính phủ điện tử (tiếp theo)  Các giao dịch trong chính phủ điện tử có thể chia thành ba loại chính: o Chính phủ với công dân (G2C), o Chính phủ với các doanh nghiệp (G2B) o Giữa nội bộ các cơ quan chính phủ (G2G).  Việc ứng dụng TMĐT của Chính phủ là một động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển TMĐT và CPĐT nói riêng, CNTT nói chung.
  • 21. 1 Chương 2 Các mô hình kinh doanh điện tử Trần Hoài Nam Bộ môn Thương mại điện tử E-mail: namdhtm@gmail.com Giới thiệu về mô hình kinh doanh Khái niệm mô hình kinh doanh miêu tả một tầm rộng những mô hình (về mặt hình thức) do các doanh nghiệp xác định để đại diện các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, như là các quá trình hoạt động, các cấu trúc tổ chức, và những dự báo tài chính… Thuật ngữ mô hình kinh doanh xuất hiện vào những năm 50 (thế kỷ XX) Đạt được vị trí phổ biến trong những năm 90 (thế kỷ XX) Có nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình kinh doanh:  Paul Timmers, 1999  Chesbrough và Rosenbloom, 2000  Hamel, 2000  Linder và Cantrell, 2000  Weill và Vitale, 2001  Gordijn, 2002  Afuah và Tucci, 2003  Osterwalder, 2004  Fetscherin và Knolmayer, 2005  Efraim Turban, 2006 Giới thiệu về mô hình kinh doanh
  • 22. 2 Một hệ thống gồm nhiều phần tử và các quan hệ của chúng; thể hiện lý luận kinh doanh, quan điểm quản trị của một doanh nghiệp Mô tả khả năng sản xuất-kinh doanh các loại sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp đối với một hoặc nhiều đối tượng khách hàng Mô tả thuật kiến trúc của doanh nghiệp, mạng lưới đối tác doanh nghiệp sử dụng để tạo lập, tiếp thị và phân phối các sản phẩm, dịch vụ nói trên Mô tả các nguồn lực, các mối quan hệ, nhằm phát sinh các dòng doanh thu có khả năng tạo lợi nhuận trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. (Ostenwalder, 2004) Khái niệm Mô hình kinh doanh Khái niệm mô hình kinh doanh Là một phương pháp tiến hành kinh doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển trên thị trường. (Efraim Turban, 2006) Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản phẩm, dịch vụ và các dòng thông tin, bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và vai trò của nó đối với kinh doanh; đồng thời mô tả các nguồn doanh thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi mô hình kinh doanh đó. (Paul Timmers, 1999) Sự công nhận và bảo hộ các mô hình kinh doanh Mỗi mô hình kinh doanh được coi như một phát minh sáng chế và được pháp luật bảo hộ ở Mỹ  Bằng sáng chế “Đặt giá cố định/Đấu giá đặt sẵn” của Priceline (US No. 5,794,207), được cấp cho một “phương thức và bộ máy của hệ thống mạng thương mại chạy trên cơ chế bảo mật được thiết kế để tạo sự phù hợp với những chào mua hàng có điều kiện”.  Bằng sáng chế “Quảng cáo DoubleClick” (US No.5,948,061), cấp cho “một phương pháp truyền gửi, nhắm đích, và đo lường việc quảng cáo qua mạng”.  Bằng sáng chế “Mua hàng bằng giỏ hàng điện tử” (US 5,715,314), cấp cho “Hệ thống bán hàng qua mạng”.
  • 23. 3 Một mô hình kinh doanh liên quan tới 4 khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp:  Cơ sở hạ tầng (Infrastructure - I)  Chào hàng (Offering - O)  Khách hàng (Customers - C)  Tài chính (Finances - F) Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh bao gồm 9 yếu tố:  Năng lực nòng cốt  Mạng lưới đối tác  Cấu hình giá trị  Mục tiêu giá trị  Khách hàng đối tượng  Mạng lưới phân phối  Quan hệ khách hàng  Cấu trúc chi phí  Mô hình doanh thu Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh Các thành phần Câu hỏi then chốt Mục tiêu giá trị Tại sao khách hàng mua hàng của doanh nghiệp? Mô hình doanh thu Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào? Cơ hội thị trường Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ là gì? Phạm vi của nó như thế nào? Môi trường cạnh tranh Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là những ai? Lợi thế cạnh tranh Những lợi thế riêng có của doanh nghiệp trên thị trường đó là gì? Chiến lược thị trường Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng như thế nào? Cấu trúc tổ chức Các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh nghiệp cần áp dụng để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình? Đội ngũ quản lý Những kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng của đội ngũ lãnh đạo trong việc điều hành doanh nghiệp?
  • 24. 4 Là cách mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách hàng Để phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi sau:  Vì sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để giao dịch?  Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những gì mà các doanh nghiệp khác không thể cung cấp? Mục tiêu giá trị thương mại điện tử bao gồm:  sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm  giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả…  sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm. Thí dụ: Amazon.com Mục tiêu giá trị Là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận và có mức lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác Các mô hình doanh thu chủ yếu được áp dụng trong thương mại điện tử bao gồm:  Mô hình doanh thu quảng cáo  Mô hình doanh thu đăng ký  Mô hình thu phí giao dịch  Mô hình doanh thu bán hàng  Mô hình doanh thu liên kết  Các mô hình doanh thu khác Mô hình doanh thu
  • 25. 5 Nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp và toàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó. Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng thu được ở mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được. Cơ hội thị trường Nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường Môi trường cạnh tranh bao gồm các nhân tố như:  có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động,  phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao,  thị phần của mỗi đối thủ như thế nào,  lợi nhuận của các đối thủ  mức giá của các đối thủ là bao nhiêu. Môi trường cạnh tranh là một căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của thị trường Phân tích yếu tố này giúp DN đưa ra quyết định đầu tư Môi trường cạnh tranh Là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh có thể là những điều kiện thuận lợi liên quan đến nhà cung ứng, người vận chuyển, nguồn lao động hoặc sự vượt trội về kinh nghiệm, tri thức hay sự trung thành của người lao động… Lợi thế cạnh tranh
  • 26. 6 Nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Chiến lược thị trường Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có một hệ thống tổ chức tốt đảm bảo thực thi có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Một kế hoạch phát triển có tổ chức được hiểu là cách thức bố trí, sắp xếp và thực thi các công việc kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Cấu trúc tổ chức Đội ngũ quản trị chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu công việc trong doanh nghiệp Đội ngũ quản trị giỏi có thể đưa ra các quyết định thay đổi hoặc tái cấu trúc mô hình kinh doanh khi cần thiết Một đội ngũ quản trị mạnh góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn đối với các nhà đầu tư bên ngoài và là lợi thế cạnh tranh của các DN Đội ngũ quản trị có khả năng và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng, cần thiết đối với các mô hình kinh doanh mới Đội ngũ quản trị
  • 27. 7 Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C e-commerce) Thương mại điện tử B2C là loại giao dịch trong đó khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là những người tiêu dùng cuối cùng, mua hàng với mục đích phục vụ tiêu dùng cá nhân. Đây là loại giao dịch quen thuộc và phổ biến nhất trong thương mại điện tử. Mô hình KD Dạng thức Mô tả Mô hình Dthu Cổng nối Chiều rộng/Tổng quát Đa ra các dịch vụ trọn gói và nội dung như tìm kiếm, tin tức, thư tín điện tử, chuyện gẫu, âm nhạc, video, … Đối tượng chủ yếu là những người sử dụng tại nhà. Quảng cáo Phí đăng ký Phí giao dịch Chiều sâu/ Chuyên biệt hoá Đa ra các dịch vụ và sản phẩm cho những thị trường chuyên biệt Quảng cáo Phí đăng ký, giao dịch Nhà bán lẻ điện tử (e-tailer) Người bán hàng ảo Phiên bản trực tuyến của cửa hàng bán lẻ, nơi khách hàng có thể mua sắm hàng hoá ngay tại nhà vào bất cứ thời gian nào Bán hàng hóa Cú nhắp và vữa hồ Kênh phân phối trực tuyến cho các DN kinh doanh truyền thống Bán hàng hóa Bán hàng qua catalog Phiên bản trực tuyến của danh mục thư tín trực tiếp Bán hàng hóa Phố buôn bán trực tuyến Phiên bản trực tuyến của phố buôn bán Bán hàng hoá/Phí dịch vụ Các nhà sản xuất trực tiếp các nhà sản xuất bán hàng trực tuyến Bán hàng hóa Nhà cung cấp nội dung Các nhà cung cấp thông tin, các chương trình giải trí (như báo chí,...) và các chương trình trực tuyến khác đưa ra cho khách hàng các tin tức thời sự cập nhật, các vấn đề quan tâm đặc biệt, những chỉ dẫn hay lời khuyên trong các lĩnh vực và/hoặc bán thông tin Quảng cáo Phí đăng ký Phí liên kết / tham khảo Trung gian giao dịch Các trung gian giao dịch cung cấp những bộ xử lý giao dịch bán hàng trực tuyến, giống như các nhà môi giới chứng khoán hay các đại lý du lịch. Bằng việc tạo điều kiện để các hoạt động giao dịch diễn ra nhanh hơn với chi phí thấp hơn, các trung gian này góp phần tăng hiệu suất mua bán của khách hàng và của các doanh nghiệp. Phí giao dịch Nhà tạo nên thị trường Các hình thức đấu giá và các mô hình giá động Các doanh nghiệp trên cơ sở Web sử dụng các công nghệ Internet để tạo nên thị trường, đưa người mua và người bán lại với nhau. Phí dịch vụ Nhà cung cấp dịch vụ Bán dịch vụ trực tuyến cho khách hàng. Bán dịch vụ Nhà cung cấp cộng đồng Những site, nơi các cá nhân có mối quan tâm, sở thích riêng biệt, có thể tới để cung chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về những vấn đề cùng quan tâm Quảng cáo Phí đăng ký Phí liên kết , tham khảo Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2C Cổng thông tin Đưa ra các dịch vụ trọn gói và các nội dung như tìm kiếm, tin tức, thư tín điện tử, chuyện gẫu, âm nhạc, chương trình video, chương trình lịch... Đối tượng chủ yếu là những người sử dụng tại nhà. Mô hình doanh thu: Quảng cáo, phí đăng ký, phí giao dịch, phí liên kết Cơ hội thị trường: hầu hết người sử dụng đều thông qua các cổng thông tin để truy cập vào những website thương mại khác trên khắp thế giới
  • 28. 8 Cổng thông tin Cổng thông tin chung (còn gọi là cổng thông tin chiều rộng)  Yahoo, AOL, MSN... Cổng thông tin chuyên biệt (hay cổng thông tin chiều sâu)  iBoats.com Nhà bán lẻ điện tử Phiên bản trực tuyến của cửa hàng bán lẻ, nơi khách hàng có thể mua sắm hàng hoá ngay tại nhà hoặc công sở vào bất cứ thời gian nào trong ngày Kênh phân phối trực tuyến cho các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống Mô hình doanh thu: Bán hàng hóa, phí dịch vụ Cơ hội thị trường: mọi người sử dụng trên Internet đều có thể là khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp bán lẻ điện tử Người bán hàng ảo  Amazon.com Cú nhắp và vữa hồ  Walmart.com Danh mục người bán hàng  LandsEnd.com Phố buôn bán trực tuyến  Fashionmall.com Các nhà sản xuất trực tiếp  Dell.com Nhà bán lẻ điện tử
  • 29. 9 Nhà cung cấp nội dung Cung cấp thông tin, các chương trình giải trí (như báo chí, các vấn đề thể thao,...) và các chương trình trực tuyến, các tin tức thời sự cập nhật, các vấn đề quan tâm đặc biệt, những chỉ dẫn hay lời khuyên trong các lĩnh vực và/hoặc bán thông tin Mô hình doanh thu: Quảng cáo, phí đăng ký, phí liên kết hoặc tham khảo, phí download Cơ hội thị trường: chủ yếu vẫn thuộc về các nhà cung cấp thông tin truyền thống, có kinh nghiệm và thâm niên hoạt động Nhà trung gian giao dịch Các nhà trung gian giao dịch cung cấp những bộ xử lý giao dịch bán hàng trực tuyến, giống như các nhà môi giới chứng khoán hay các đại lý du lịch. Góp phần tăng hiệu suất mua bán của khách hàng và của các doanh nghiệp. Mô hình doanh thu: Phí giao dịch Cơ hội thị trường: Với sự phát triển của Internet, sự gia tăng của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, cơ hội thị trường ngày càng lớn Yêu cầu: Phải giải quyết các lo ngại của khách hàng bằng các biện pháp hữu hiệu đảm bảo an toàn và bảo vệ tính riêng tư của khách Nhà tạo thị trường Các doanh nghiệp trên cơ sở Web sử dụng Internet để tạo nên thị trường, kết nối người mua và người bán Mô hình doanh thu:Phí dịch vụ Cơ hội thị trường: Có tiềm năng rất lớn Yêu cầu:  Phải có nguồn lực tài chính và chiến lược tiếp thị tốt để thu hút người mua và người bán đến với thị trường  Tốc độ xử lý và sự thuận tiện trong xử lý giao dịch Các hình thức đấu giá và các dạng khác của mô hình giá động  eBay.com, Priceline.com...
  • 30. 10 Mô hình Đấu giá & Đấu thầu điện tử Cho phép người tham gia đấu giá các sản phẩm hoặc các dịch vụ thông qua mạng internet. Mô hình này rất được ưa chuộng hiện nay đối với doanh nghiệp, cá nhân người tiêu dùng và đặc biệt với các cơ quan công quyền, cho phép người mua và người bán tham gia trên một cửa hàng ảo, được quyền đưa giá trên một phòng đấu giá ảo do mình tạo ra. Có hai phương thức đấu giá trực tuyến: đấu giá theo giá tăng dần và đấu giá theo hình thức giá giảm dần (đấu thầu Reverve Auction Model). Ví dụ:  www.ebay.com: website đấu giá nổi tiếng.  www.priceline.com: mô hình đấu giá ngược (đấu thầu). Nguồn: E-Commerce Efraim Turban Đấu giá trực tuyến, giá tăng dần (Ascending Price) Đấu giá trực tuyến, giá giảm dần (Reverse Auction Process) Nguồn: E-Commerce Efraim Turban
  • 31. 11 Nhà cung cấp dịch vụ Các doanh nghiệp kiếm tiền chủ yếu bằng việc bán dịch vụ cho khách hàng.  Các dịch vụ chủ yếu: lưu giữ thông tin trên máy tính, tư vấn, đánh giá, mua bán tạp phẩm… Mô hình doanh thu: Bán dịch vụ, phí đăng ký Cơ hội thị trường: rất lớn vì nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng Yêu cầu:  Cần quảng cáo, xúc tiến nhằm giảm bớt những lo ngại của khách hàng đối với các dịch vụ trực tuyến, tạo dựng sự tin cậy  Có biện pháp khuyến khích khách hàng tiếp cận và quyết định dùng thử các sản phẩm dịch vụ của DN Nhà cung cấp cộng đồng Những site, nơi các cá nhân có cùng mối quan tâm, chung sở thích riêng biệt, có thể tới cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về những vấn đề quan tâm Mô hình doanh thu: Quảng cáo, phí đăng ký, phí liên kết và tham khảo Cơ hội thị trường: số lượng người sử dụng Internet, các mối quan tâm của người tiêu dùng ở các cộng đồng trên mạng cũng ngày càng tăng. Yêu cầu:  Phải có chiến lược tiếp thị tốt để có thể thu hút những thành viên mới tham gia cộng đồng  Cân đối giữa chi phí cho các nội dung chất lượng cao và thu nhập của doanh nghiệp. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B e-commerce) Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (business-to-business hay B2B e-commerce) là loại hình giao dịch quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trên Internet.
  • 32. 12 Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2B Mô hình kinh doanh Dạng thức Mô tả Mô hình doanh thu Thị trường/ Sở giao dịch (trung tâm B2B) Chiều sâu/ Chiều rộng Giúp người mua và người bán gặp gỡ nhau nhằm giảm chi phí mua sắm trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định Phí giao dịch Nhà phân phối điện tử Kết nối trực tiếp các doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác nhằm giảm thiểu chu trình bán hàng và giá thành sản phẩm Bán hàng hoá Nhà cung cấp dịch vụ B2B Truyền thống Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các dịch vụ kinh doanh trực tuyến Bán dịch vụ Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) Cho các doanh nghiệp thuê các ứng dụng phần mềm trên cơ sở Internet Phí dịch vụ Môi giới giao dịch B2B (matchmaker) Giúp các doanh nghiệp tìm được các hàng hoá và dịch vụ mà họ cần Phí giao dịch Trung gian thông tin Môi giới quảng cáo Thu thập các thông tin về người tiêu dùng và sử dụng chúng giúp các nhà quảng cáo xây dựng các chương trình quảng cáo phù hợp Bán thông tin Định hướng Cung cấp thông tin định hướng KD Phí tham khảo/liên kết Thị trường - Sở giao dịch Là một khoảng không thị trường điện tử số hoá nơi các nhà cung ứng và các DN TMĐT tiến hành các hành vi thương mại Mô hình doanh thu: Phí giao dịch Cơ hội thị trường:  Phụ thuộc vào qui mô của lĩnh vực kinh doanh và số lượng người sử dụng đăng ký tham gia thị trường  Bị thay thế dần bởi các giao dịch ngang hàng trực tiếp Nhà phân phối điện tử Thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm, dịch vụ cho các tổ chức kinh doanh cá thể trong TMĐT Bán hàng theo hình thức one-stop shopping Mô hình doanh thu: Bán hàng hoá Cơ hội thị trường:  Phụ thuộc vào uy tín của DN trên thị trường và tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực phân phối. Thí dụ: Grainger.com, GE Aircraft Engines
  • 33. 13 Nhà cung cấp dịch vụ B2B Cung cấp các dịch vụ kinh doanh cho các DN như: kế toán, kiểm toán, dịch vụ tài chính, quản trị nguồn nhân lực, dịch vụ xuất bản, in ấn... Cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider – ASP) Mô hình doanh thu: Bán dịch vụ Cơ hội thị trường:  Nhiều tiềm năng vì đối với người sử dụng, việc chi một khoản tiền phí để sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ B2B vẫn kinh tế và khả thi hơn so với việc bỏ tiền đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ riêng Nhà cung cấp dịch vụ B2B Nhà cung cấp dịch vụ truyền thống:  Employeematters.com Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP)  Salesforce.com, Corio.com Nhà môi giới giao dịch B2B Giúp các doanh nghiệp tìm được các hàng hoá và dịch vụ mà họ cần Mô hình doanh thu: Phí giao dịch Thí dụ: iShip.com
  • 34. 14 Trung gian thông tin Tập hợp thông tin về khách hàng, tiếp thị và bán những thông tin thu thập được cho các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ tính riêng tư của các thông tin đó Mô hình doanh thu: Bán thông tin, phí tham khảo hoặc liên kết Các dạng thức:  Môi giới quảng cáo: DoubleClick.net  Định hướng kinh doanh: AutoByTel.com Các mô hình kinh doanh đặc trưng của thương mại điện tử Loại Mô hình kinh doanh Mô tả Mô hình doanh thu Mô hình kinh doanh giữa các người tiêu dùng (C2C) Nhà tạo thị trường Liên kết người tiêu dùng với những người tiêu dùng khác để bán hàng Phí giao dịch Mô hình kinh doanh ngang hàng (P2P) Nhà cung cấp nội dung Công nghệ cho phép khách hàng chia sẻ các tập tin và các dịch vụ qua Web Phí đăng ký, quảng cáo và phí giao dịch Mô hình thương mại di động Các dạng khác Các ứng dụng kinh doanh mở rộng sử dụng công nghệ không dây Bán hàng hoá Mô hình kinh doanh giữa các người tiêu dùng (C2C) Là cách mà người tiêu dùng có thể sử dụng để bán các hàng hoá của mình cho người tiêu dùng khác với sự giúp đỡ của một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến Người tiêu dùng trên Internet thường dùng cách này để thanh lý các hàng hoá dư thừa hoặc các hàng hóa đã qua sử dụng Mô hình doanh thu: Phí giao dịch Thí dụ: eBay.com, Half.com
  • 35. 15 Mô hình kinh doanh ngang hàng (peer-to-peer – P2P) Mô hình kinh doanh ngang hàng (P2P) hoạt động với mục tiêu liên kết những người sử dụng, cho phép họ chia sẻ các tệp tin và các tài nguyên khác trên máy tính mà không cần truy cập vào một máy chủ chung Mục đích hoạt động chủ yếu: chia sẻ các thông tin và các loại tài nguyên khác Mô hình doanh thu: Phí đăng ký, quảng cáo và phí giao dịch Thí dụ: Napster.com Mô hình thương mại di động (M-commerce) Mô hình kinh doanh cho phép mọi đối tượng thực hiện các giao dịch mua bán tại mọi thời điểm, đặc biệt là ở mọi nơi sử dụng các thiết bị trên cơ sở công nghệ mới, không dây Điều kiện để phát triển mô hình:  Hạ tầng công nghệ  Cước phí sử dụng các thiết bị di động truy cập Internet Mô hình doanh thu: Bán hàng hoá Cơ sở hạ tầng Các doanh nghiệp điển hình Phần cứng: Máy chủ Web IBM, Sun, Compaq, Dell Phần mềm: Hệ điều hành và phần mềm máy chủ Microsoft, Sun, Apache Thiết bị mạng: Bộ định tuyến Cisco Bảo mật: Phần mềm mã hoá CheckPoint, VeriSign Các phần mềm hệ thống TMĐT (B2B, B2C) IBM, Microsoft, iPlanet, CommerceNet, Ariba Các giải pháp đa phương tiện Real Networks, Microsoft Phần mêm quản lý mối quan hệ khách hàng PeopleSoft Các hệ thống thanh toán PayPal, CyberCash Nâng cao hiệu suất Akamai, Cache Flow, Inktomi, Digital Island Cơ sở dữ liệu Oracle, Sybase Dịch vụ máy chủ Exodus, Equinex, Global Crossing Những người tạo điều kiện cho thương mại điện tử Những người cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết giúp các DN kinh doanh điện tử thực hiện các HĐKD
  • 36. 1 Chương 3 Các hệ thống thanh toán điện tử Nội dung 1. Giới thiệu về thanh toán và các vấn đề đặt ra đối với thanh toán điện tử 2. Các hệ thống thanh toán điện tử cơ bản – Các loại thẻ – Thanh toán giá trị nhỏ – Séc điện tử – Hối phiếu điện tử Giới thiệu về thanh toán và các yêu cầu đối với thanh toán điện tử 1. Thanh toán trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử – Tiền tệ – phương tiện biểu trưng cho giá trị – đã được sử dụng rất sớm trong lịch sử nhân loại – Tiền tệ bao gồm 2 loại cơ bản: Tiền vật thể và tiền biểu trưng. – Với sự phát triển của KHKT-CN, phương thức thanh toán có nhiều thay đổi xuất hiện các dạng thức mới của tiền tệ: Đó là các loại tiền tệ nhưng ở dạng điện tử (tiền tệ điện tử).
  • 37. 2 2. Các yêu cầu cơ bản đối với các hệ thống thanh toán điện tử – Tính độc lập (không phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm chuyên dụng) – Khả năng tương tác và di chuyển – Khả năng bảo mật – Tính nặc danh – Tính đa dạng: áp dụng đối với nhiều mức thanh toán khác nhau – Dễ sử dụng – Phí giao dịch – Các qui tắc Giới thiệu về thanh toán và các yêu cầu đối với thanh toán điện tử Các hệ thống thanh toán trực tuyến • Các loại thẻ thanh toán trực tuyến • Thẻ thanh toán: Loại thẻ điện tử có chứa các thông tin có thể sử dụng cho mục đích thanh toán • Có 3 loại thẻ thanh toán cơ bản:  Thẻ tín dụng  Thẻ trả phí  Thẻ ghi nợ • Thẻ tín dụng và thẻ trả phí: – Cung cấp cho người mua một khoản tín dụng – Giao dịch thanh toán thực tế xảy ra sau đó qua hoá đơn thanh toán hàng tháng. – Số dư thẻ trả phí phải thanh toán toàn bộ hàng tháng; Số dư thẻ tín dụng có thể chuyển từ tháng truớc sang tháng sau (lãi suất sẽ cộng dồn) – Thí dụ: Visa card hoặc American Express • Thẻ ghi nợ: – Kết nối với một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng – Số tiền trong tài khoản được sử dụng để thanh toán ngay cho các giao dịch – 2 hình thức giao dịch thẻ ghi nợ: • Thẻ ghi nợ ngoại tuyến và Thẻ ghi nợ trực tuyến Các hệ thống thanh toán trực tuyến
  • 38. 3 • Xử lý thẻ tín dụng trực tuyến – Xin cấp phép – Xác định thẻ của người thanh toán có hiệu lực hay không, và số tiền trong tài khoản có đủ để thực hiện giao dịch không – Thanh toán – Chuyển tiền từ tài khoản của người thanh toán vào tàI khoản của người bán • Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (payment service provider - PSP) – Một bên tin cậy thứ ba, cung cấp dịch vụ kết nối hệ thống TMĐT của người bán với một ngân hàng thanh toán thích hợp. PSP sẽ phải đăng ký với các tổ chức thẻ mà họ hỗ trợ Thẻ thanh toán trực tuyến Các đối tác cơ bản tham gia vào quá trình xử lý thanh toán thẻ • Ngân hàng thanh toán: – Thực hiện việc mở tài khoản goi là “TàI khoản người bán Internet” chấp nhận thẻ và thực hiên việc thanh toán • Tổ chức thẻ tín dụng – Tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ • Khách hàng – Các cá nhân sử dụng thể trong thanh toán • Ngân hàng phát hành – Tổ chức tài chính cung cấp cho khách hàng thẻ thanh toán • Người bán: – Cơ sở chấp nhận thẻ • Dịch vụ xử lý thanh toán: – Cung cấp dịch vụ kết nối người bán, người mua, mạng tài chính và bên cấp phép, thanh toán… • Bộ xử lý thanh toán: – Trung tâm dữ liệu xử lý các giao dịch thẻ tín dụng và thanh toán các khoản tiền cho người bán Thẻ thanh toán trực tuyến Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán – Rủi ro đối với ngân hàng phát hành • Chủ thẻ sử dụng quá hạn mức cho phép • Gian lận của chủ thẻ: – Giao thẻ cho người khác sử dụng ở nước ngoài – Báo mất nhưng vẫn sử dụng thẻ • Sử dụng thẻ giả mạo • Chủ thẻ mất khả năng thanh toán – Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán: • Sai sót trong việc cấp phép • Không cung cấp kịp thời danh sách Bulletin – Rủi ro cho cơ sở chấp nhận thẻ: • Thẻ hết hiệu lực mà cơ sở không phát hiện ra • Chấp nhận thanh toán vượt mức • Cố tình tách nhỏ thương vụ để khỏi xin cấp phép • Sửa chữa số tiền trên hoá đơn (cố ý hoặc do ghi nhầm) – Rủi ro đối với chủ thẻ: • Mất thẻ và để lộ PIN
  • 39. 4 Gian lận trong thanh toán thẻ • Gian lận về địa chỉ trong giao dịch – Biện pháp: Sử dụng hệ thống xác nhận địa chỉ (Address Verification System - AVS): • Phát hiện các hành vi gian lận bằng cách so sánh địa chỉ khách hàng nhập vào trang Web với thông tin về địa chỉ của chủ thẻ trong cơ sở dữ liệu khách hàng lưu trữ tại ngân hàng phát hành. • Gian lận về số thẻ – Biện pháp: Sử dụng số kiểm tra trên thẻ (card verification number - CVN) • Phát hiện các hành vi gian lận số thẻ thông qua việc so sánh số kiểm tra trên thẻ với số kiểm tra trong cơ sở dữ liệu lưu tại ngân hàng phát hành Sử dụng thẻ thanh toán trực tuyến Thẻ tín dụng ảo • Hệ thống thanh toán điện tử cho phép khách hàng sử dụng số thẻ giao dịch đặc biệt (do ngân hàng phát hành cung cấp) để tiến hành giao dịch trực tuyến thay cho số thẻ tín dụng thông thường • Mua hàng trực tuyến 1. Khách hàng thực hiện việc khai báo thông tin về thẻ tín dụng trên trang web của người bán 2. Sau khi người bán nhận được thông tin của khách hàng trên website, người bán gửi thông tin về giao dịch đến nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (Payment processing transaction - PPS) 3. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán gửi thông tin đến trung tâm xử lý dữ liệu thẻ 4. Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ gửi thông tin đến ngân hàng phát hành thẻ • Mua hàng truyền thống 1. Khách hàng xuất trình thẻ tín dụng cho nhân viên thu ngân/ bán hàng 2. Nhân viên thu ngân kiểm tra các thông tin trên thẻ, cà thẻ của khách hàng và truyền các thông tin về giao dịch trên thiết bị đọc thẻ POS (Point of Sale) 3. Thiết bị đọc thẻ gửi thông tin đến trung tâm xử lý dữ liệu thẻ thông qua kết nối điện thoại (dial up) 4. Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ gửi thông tin đến ngân hàng phát hành thẻ Quy trình mua hàng sử dụng thẻ
  • 40. 5 Quy trình mua hàng sử dụng thẻ • Mua hàng trực tuyến (tiếp) 5. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả/mã số giao dịch hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm xử lý dữ liệu thẻ 6. Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ gửi kết quả cấp phép đến PPS 7. PPS chuyển kết quả cấp phép cho người bán 8. Người bán chấp nhận hoặc từ chối giao dịch • Mua hàng truyền thống (tiếp) 5. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả/mã số giao dịch hợp pháp ngược trở lại cho trung tâm xử lý dữ liệu thẻ 6. Trung tâm xử lý dữ liệu thẻ gửi kết quả cấp phép đến thiết bị đọc thẻ POS 7. Thiết bị đọc thẻ cho người bán biết có được phép thực hiện giao dịch hay không 8. Người bán thông báo với chủ thẻ về kết quả giao dịch Thẻ thông minh (smart card) • Thẻ thông minh biểu hiện là một tấm thẻ nhựa, trên đó có gắn vi mạch điện tử (microchip) hoạt động như một bộ vi xử lý; trên đó định nghĩa trước các hoạt động, lưu trữ thông tin; cho phép người sử dụng thêm, bớt hoặc truy cập các thông tin trên thẻ. • Dung lượng thông tin lưu giữ gấp hơn 100 lần thẻ tín dụng bao gồm: số thẻ tín dụng, hồ sơ sức khoẻ cá nhân, bảo hiểm ytế, thông tin về cá nhân, tổ chức, hồ sơ công tác, bằng lái xe... • Tuy nhiên, loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở một số quốc gia • Các loại thẻ thông minh: – Thẻ tiếp xúc – Thẻ phi tiếp xúc Thẻ thông minh Epoxy Bộ vi xử lý Bộ phận giao tiếp Thẻ (mặt dưới) Bộ phận giao tiếp Bộ phận giao tiếp
  • 41. 6 • Thiết bị đọc thẻ – Kích hoạt và đọc các nội dung chứa trong chip trên thẻ thông minh; – Thông thường các thông tin này được chuyển tới một hệ thống để xử lý và lưu trữ. • Hệ điều hành thẻ – Một hệ thống gồm các thiết bị và phần mềm nhằm quản lý các tệp tin điều khiển, bảo mật, quản lý nhập/xuất thông tin; thực thi các câu lệnh và cung cấp giao diện chương trình ứng dụng (API) thẻ. Thẻ thông minh (smart card) Các ứng dụng thẻ thông minh • Thanh toán trong mua bán lẻ – Ví tiền điện tử • Thanh toán phí cầu đường, quá cảnh – Sử dụng hệ thống thu phí bằng thẻ thông minh thay cho các loại vé thông thường trong giao thông. • Định danh/chứng thực điện tử – Thẻ lưu trữ giá trị: Thẻ thông minh có khả năng lưu trữ thông tin cá nhân như ảnh, các đặc điểm sinh trắc học, chữ kỹ điện tử, khoá riêng… nên có thể sử dụng trong các tình huống khác nhau để xác định danh tính, kiểm soát truy cập, và các ứng dụng xác thực khác Thẻ lưu trữ giá trị • Thẻ lưu trữ giá trị là loại thẻ lưu trữ giá trị tiền tệ dùng để mua hàng và thường được nạp thêm tiền khi cần • Các loại thẻ lưu trữ giá trị: – Thẻ mua hàng sử dụng với một mục đích: thẻ mua hàng tại siêu thị, thẻ điện thoại, thẻ Internet… – Thẻ mua hàng sử dụng nhiều mục đích: dùng để mua hàng, rút tiền mặt, thanh toán tiền điện thoại, điện, nước…
  • 42. 7 Thanh toán điện tử giá trị nhỏ • Thanh toán trực tuyến giá trị nhỏ, thường < 10$ • Tiền mặt số hoá – Là một trong các hình thức thanh toán xuất hiện sớm nhất của TMĐT – Các tổ chức tiền mặt số hoá tiêu biểu ở giai đoạn này là: • BitPass (bitpass.com) • Paystone (paystone.com) • PayLoadz (payloadz.com) • Peppercoin (peppercoin.com) • PayPal • Thí dụ hệ thống thanh toán của Zalopay, • Hệ thống thanh toán HTML Hệ thống thanh toán tiền mặt số hoá của PayPal Qui trình thanh toán của hệ thống tiền mặt số hoá PayPal • Được xây dựng trên nguyên tắc của hệ thống thanh toán séc truyền thống. – Séc điện tử là một phiên bản có giá trị pháp lý đại diện cho một tấm séc giấy • Các thông tin cung cấp trên séc điện tử: – Số tài khoản của người mua hàng – 9 ký tự để phõn biệt ngõn hàng ở cuối tấm sộc – Loại tài khoản ngõn hàng: cỏ nhõn, doanh nghiệp… – Tên chủ tài khoản – Số tiền thanh toỏn • Người bán thường sử dụng trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán séc điện tử và sử dụng phần mềm thanh toán séc điện tử của trung gian này • Giao dịch thanh toán được thực hiện thông qua Trung tâm bù trừ tự động liên ngân hàng (ACH): – Hệ thống chuyển khoản điện tử cung cấp dịch vụ bù trừ liên ngân hàng đối với các thanh toán điện tử của các tổ chức tài chính thanh viên Hệ thống thanh toán séc điện tử
  • 43. 8 Hệ thống thanh toán séc điện tử • Lợi ích của việc sử dụng séc điện tử – Đối với người bán và các tổ chức tài chính • Tiết kiệm chi phí quản lý với tốc độ xử lý giao dịch nhanh và không mất thời gian xử lý giấy tờ. • Cải thiện và tăng hiệu suất của quá trình thanh toán – Đối với khách hàng • Tốc độ giao dịch thanh toán • Cung cấp cho khách hàng bảng kê chi tiết các giao dịch thanh toán • Thuận tiện hơn cho quá trình giao dịch của khách hàng. Qui trình thanh toán séc điện tử của Authorize.Net Tài khoản ngân hàng của người bán Người bán Người mua Ngân hàng của người mua Ngân hàng của Authorize.net Trung tâm thanh toán bù trừ tự động 2. Séc điện tử Quy trình thanh toán séc điện tử của Authorize.Net 1. Người bán nhận được tấm séc viết tay hoặc séc điện tử đã được xác thực từ người mua yêu cầu ngân hàng của người mua thanh toán tiền mua hàng 2. Người bán truyền các thông tin về giao dịch đến máy chủ thực hiện thanh toán của Authorize.Net; Authorize.Net kiểm tra giao dịch và đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối thực hiện giao dịch 3. Nếu chấp nhận giao dịch Authorize.net chuyển thông tin giao dịch đến ngân hàng của mình 4. Ngân hàng của Authorize.net chuyển thông tin giao dịch đến ngân hàng của người mua thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động 5. Ngân hàng của người mua thực hiện thanh toán ngân hàng của Authorize.net thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động 6. Ngân hàng của Authorize.net gửi thông tin đến máy chủ thực hiện thanh toán của Authorize.Net 7. Máy chủ thực hiện lệnh chuyển tiền vào tài khoản của người bán
  • 44. 9 Các hệ thống hối phiếu điện tử • Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Hối phiếu điện tử bao gồm: – Hệ thống xuất trình và thanh toán hối phiếu (Electronic Bill Presentment and Payment - EBPP) – ứng dụng trong TMĐT B2C – Hệ thống xuất trình và thanh toán hoá đơn – (Electronic Invoice Presentment and Payment - EBPP) – ứng dụng trong TMĐT B2B • Ưu điểm của hối phiếu điện tử: – Tiết kiệm chi phí – Rút ngắn quá trình xử lý và tiết thời gian thanh toán – Thuận tiện cho quá trình giao dịch Xuất trình hối phiếu điện tử • Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng • Quy trình thanh toán bằng hối phiếu điện tử Khách hàng Người lập hối phiếu Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của người lập hối phiếu Tổ chức tài chính của khách hàng (1) (2) (3) (4) Người lập hối phiếuyêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thanh toán ghi nợ vào tài khoản của người mua (5) Thực hiện thanh toán ghi nợ vào tài khoản của khách hàng, ghi có vào tài khoản của người lập hối phiếu Hệ thống hối phiếu điện tử
  • 45. 10 • Quy trình thanh toán bằng hối phiếu điện tử 1. Khách hàng lên các trang web của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hối phiếu hoặc trang web của người lập hối phiếu xem thông tin 2. Khách hàng lấy các thông tin về hối phiếu khách hàng phải thanh toán về máy tính của mình 3. Khách hàng kiểm tra các thông tin và thực hiện xác thực việc thanh toán với người lập hối phiếu 4. Người lập hối phiếu yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của mình ghi nợ vào tài khoản của khách hàng 5. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hối phiếu yêu cầu ngân hàng của khách hàng ghi nợ vào tài khoản của khách hàng và chuyển tiền để ngân hàng của người lập hối phiếu ghi có vào tài khoản của người lập hối phiếu Hệ thống hối phiếu điện tử • Hệ thống thanh toán hối phiếu điện tử (EBPP) • Hệ thống thanh toán hoá đơn điện tử (EIPP)
  • 46. 1 CHƯƠNG 4 An toàn thương mại điện tử (Electronic Commerce Security) Trường Đại học Thương mại TS. Trần Hoài Nam Bộ môn: Thương mại điện tử E-mail: namdhtm@gmail.com Nội dung chính  Định nghĩa và các vấn đề đặt ra cho an toàn TMĐT  Các nguy cơ và các hình thức tấn công đe dọa an toàn thương mại điện tử  Quản trị an toàn thương mại điện tử  Một số giải pháp đảm bảo an toàn TMĐT  Khái niệm an toàn, an toàn TMĐT  An toàn có nghĩa là được bảo vệ, không bị xâm hại  An toàn trong thương mại điện tử được hiểu là an toàn thông tin trao đổi giữa các chủ thể tham gia giao dịch, an toàn cho các hệ thống (hệ thống máy chủ thương mại và các thiết bị đầu cuối, đường truyền…) không bị xâm hại từ bên ngoài hoặc có khả năng chống lại những tai hoạ, lỗi và sự tấn công từ bên ngoài. 1. Định nghĩa và các vấn đề đặt ra cho an toàn TMĐT
  • 47. 2 Môi trường an toàn TMĐT 1. Định nghĩa và các vấn đề đặt ra cho an toàn TMĐT Từ phía người sử dụng Website truy cập là xác thực và hợp pháp Các trang web và các mẫu khai thông tin không chứa đựng các đoạn mã nguy hiểm trong Thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật Máy chủ, nội dung và các dịch vụ cung cấp trên website không bị phá vỡ Hoạt động kinh doanh diễn ra đều đặn, không bị làm gián đoạn Từ phía tổ chức Thông tin trao đôi giữa người sử dụng và tổ chức, không bị bên thứ ba “nghe trộm” Thông tin trao đổi giữa hai bên không bị biến đổi Từ hai phía 1. Định nghĩa và các vấn đề đặt ra cho an toàn TMĐT  Bản chất của an toàn TMĐT là một vấn đề phức tạp. Đối với an toàn TMĐT, có bảy vấn đề cơ bản cần phải giải quyết, bao gồm: sự xác thực, quyền cấp phép, kiểm tra (giám sát), tính tin cậy, tính toàn vẹn, tính sẵn sàng và chống phủ định (từ chối). • Tính xác thực: Khả năng nhận biết các đối tác tham gia giao dịch • Cấp phép: Xác định quyền truy cập các tài nguyên của tổ chức • Kiểm tra (giám sát): Tập hợp thông tin về quá trình truy cập của người sử dụng • Tính tin cậy: Ngoài những người có quyền, không ai có thể xem các thông điệp và truy cập những dữ liệu có giá trị • Tính toàn vẹn: Dữ liệu/thông tin không bị thay đổi khi lưu trữ hoặc chuyển phát • Tính sẵn sàng (ích lợi): Các chức năng của một website thương mại điện tử được thực hiện đúng như mong đợi • Không từ chối (chống phủ định): Các bên tham gia giao dịch không phủ nhận các hành động trực tuyến mà họ đã thực hiện 1. Định nghĩa và các vấn đề đặt ra cho an toàn TMĐT
  • 48. 3  Tấn công phi kỹ thuật  Không dựa vào công nghệ; Chủ yếu dựa vào sự nhẹ dạ, cả tin, sự kém hiểu biết, sự chủ quan, sơ hở hoặc gây sức ép về tâm lý để tấn công, gây hại  Bằng cách lừa gạt người dùng tiết lộ thông tin hoặc thực hiện các hành động mang tính vô thưởng vô phạt, kẻ tấn công có thể làm tổn hại đến hệ thống mạng máy tính.  Tấn công kỹ thuật  Tận dụng những ưu việt lợi thế của công nghệ, trình độ chuyên môn để tấn công vào các hệ thống  Xét trên góc độ công nghệ, có ba bộ phận rất dễ bị tấn công và tổn thương khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, đó là: Hệ thống của khách hàng, Máy chủ của doanh nghiệp và Hệ thống truyền dẫn thông tin 2. Các nguy cơ và các hình thức tấn công đe dọa an toàn TMĐT Các bộ phận giao dịch TMĐT thường bị tấn công kỹ thuật  Tấn công phi kỹ thuật: Sử dụng mánh khóe để lừa gạt người sử dụng tiết lộ thông tin nhạy cảm hay thực hiện các hành động ảnh hưởng đến vấn đề an toàn Tấn công các áp lực xã hội: loại tấn công không sử dụng công nghệ mà sử dụng các áp lực xã hội để lừa người sử dụng thực hiện các việc có hại đến mạng máy tính hoặc tổn hại quyền lợi cá nhân Chủ yếu lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, kém hiểu biết hoặc gây sức ép tâm lý đối với người sử dụng 2. Các nguy cơ và các hình thức tấn công đe dọa an toàn TMĐT
  • 49. 4 Các biện pháp đối phó với tấn công phi kỹ thuật Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức Hoàn thiện quy định pháp lý, thủ tục, chính sách Đề cao cảnh giác, thường xuyên kiểm tra phát hiện vấn đề  Tấn công kỹ thuật  Sự tấn công sử dụng phần mềm và các hệ thống tri thức hay kinh nghiệm chuyên môn tấn công vào các hệ thống => Cần dùng các biện pháp, các công cụ phần cứng và phần mềm để đối phó 2. Các nguy cơ và các hình thức tấn công đe dọa an toàn TMĐT  Một số dạng tấn công nguy hiểm nhất đối với an toàn của các website và các giao dịch thương mại điện tử bao gồm:  Các đoạn mã nguy hiểm (malicious code): Các đoạn mã nguy hiểm bao gồm nhiều mối đe doạ khác nhau như các loại virus, worm, những “con ngựa thành Tơ-roa”, “bad applets”.  Tin tặc (hacker) là người xâm nhập bất hợp pháp vào một website hay hệ thống công nghệ thông tin mà họ có thể xác định rõ  Sự khước từ phục vụ (DoS – Denial of Service) Loại tấn công bằng cách gửi một số lượng lớn truy vấn thông tin tới máy chủ khiến một hệ thống máy tính hoặc một mạng bị quá tải, dẫn tới không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động không thể (hoặc khó có thể) truy cập từ bên ngoài  Kẻ trộm trên mạng: Sử dụng các chương trình nghe trộm, theo dõi và đánh cắp các thông tin trên mạng  Gian lận thẻ tín dụng  Sự tấn công từ bên trong doanh nghiệp: Những mối đe doạ bắt nguồn từ chính những thành viên làm việc trong doanh nghiệp 2. Các nguy cơ và các hình thức tấn công đe dọa an toàn TMĐT
  • 50. 5 Giải pháp tổng thể an toàn TMĐT An toàn trong truyền thông TMĐT Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn trong truyền thông TMĐT Các công nghệ đảm bảo an toàn mạng Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn mạng và các hệ thống TMĐT Quản trị an toàn thương mại điện tử Nhận thức vấn đề Xây dựng kế hoạch Thực thi kế hoạch  Các lỗi thường mắc phải trong quản trị an toàn TMĐT:  Đánh giá thấp giá trị của tài sản thông tin. Rất ít tổ chức có được sự hiểu biết rõ ràng về giá trị của tài sản thông tin mà mình có.  Xác định các giới hạn an toàn ở phạm vi hẹp. Phần lớn tổ chức tập trung đến việc đảm bảo an toàn thông tin các mạng nội bộ của mình, không quan tâm đầy đủ đến an toàn trong các đối tác thuộc chuỗi cung ứng  Quản trị an toàn mạng tính chất đối phó. Nhiều tổ chức thực hành quản trị an toàn theo kiểu đối phó, chứ không theo cách thức chủ động phòng ngừa, tập trung vào giải quyết các sự cố an toàn sau khi đã xẩy ra. 3. Quản trị an toàn TMĐT  Các lỗi thường mắc phải trong quản trị an toàn TMĐT:  Áp dụng các quy trình quản trị đã lỗi thời. Nhiều tổ chức ít khi cập nhật các quy trình đảm bảo an toàn thông tin cho phù hợp với yêu cầu thay đổi, cũng như không thường xuyên bồi dưỡng tri thức và kỹ năng an toàn thông tin của đội ngũ cán bộ nhân viên.  Thiếu truyền thông về trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin, coi an toàn thông tin như là một vấn đề CNTT, không phải là vấn đề tổ chức. 3. Quản trị an toàn TMĐT
  • 51. 6 Đánh giá Lên kế hoạch Thực hiện Theo dõi/ Kết luận Đánh giá các rủi ro bằng các xác định các tài sản, các điểm dễ bị tổn thương của hệ thống và những đe dọa đối với các điểm này • Xác định các đe dọa nào có thể xảy ra, đe dọa nào là không • Xác định mức độ của các biện pháp đối phó cho phù hợp • Áp dụng các giải pháp an ninh phù hợp, đặc biệt chú ý các điểm đễ bị tổn thương • Tiếp cận Lợi ích-Chi phí trong lựa chọn giải pháp an ninh • Theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp an ninh • Phát hiện các mối đe doạ mới • Cập nhật công nghệ bảo đảm an ninh hiện đại • Bổ sung thêm danh mục các hệ thống cần bảo vệ 4 pha của quá trình quản trị an toàn TMĐT Một quá trình mang tính hệ thống để xác định các loại rủi ro có thể xảy ra và xác định các biện pháp cần thực hiện sẽ giúp ngăn ngừa hay giảm nhẹ các rủi ro 3. Quản trị an toàn TMĐT  Điều khiển và kiểm soát truy cập  Các hệ thống xác thực  Các kỹ thuật mã hoá  Mã hoá  Chữ ký điện tử  Chứng thực điện tử  Các giao thức an toàn  SSL, SET, TLS  Bảo vệ hệ thống mạng của tổ chức  Bức tường lửa  Các biện pháp bảo vệ hệ thống khách/chủ  Các chương trình tìm & phát hiện xâm nhập  Anti virus 4. Một số giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn trong TMĐT Phương pháp xác thực  Xác thực là quá trình kiểm tra xem người dùng có phải chính là người xưng danh hay không.  Hệ thống nhận dạng các bên tham gia là hợp pháp để thực hiện giao dịch, xác định các hành động của họ là được phép thực hiện và hạn chế những hoạt động của họ, chỉ cho những giao dịch cần thiết được khởi tạo và hoàn thành  Việc kiểm tra thông thường dựa trên cơ sở một hay nhiều dấu hiện phân biệt người này với người khác: Dấu hiệu cá nhân (mật khẩu, câu hỏi bí mật); Thiết bị chỉ người cần xác thực có (thẻ bài - token); Đặc điểm sinh trắc học cá nhân…
  • 52. 7 Phương pháp xác thực  Dấu hiệu riêng của mỗi người:  Mật khẩu (Password): Cấu tạo từ tổ hợp các số, ký hiệu, chữ cái… Mật khẩu thường kém an toàn vì người dùng có thói quen để chúng ở nơi ít bí mật, dễ tìm, hay lựa chọn các giá trị dễ đoán, hay nói cho người khác biết khi đuợc hỏi…  Thiết bị lưu trữ dải từ (token)  Token thụ động (Passive Tokens) thường là các thẻ nhựa có dải từ (magnetic strips) chứa mã bí mật. Khi sử dụng cần đưa vào đầu đọc (reader) gắn với máy tính nơi làm việc.  Token chủ động (Active Tokens): thường là một thiết bị điện tử nhỏ (như thẻ thông minh, máy tính bỏ túi…), khi sử dụng, người dùng nhập số PIN, thiết bị sinh ra Password sử dụng một lần để truy nhập mạng.  Các đặc điểm sinh trắc học:  Sinh trắc sinh lý học: Hệ thống nhận dạng để xác nhận một người bằng cách nhận dạng, so sánh các đặc tính sinh lý học như dấu vân tay, mống mắt, đặc điểm khuôn mặt, giọng nói… với một cơ sở dữ liệu số hóa thiết lập từ trước Ví dụ nhận dạng vân tay: Hình dạng, độ nông sâu, khoảng cách giữa các đường vân đầu ngón tay một người mang tính đặc thù, được chuyển đổi thành dạng số và lưu trữ như các mẫu dùng để so sánh nhận dạng (xác thực). Xác suất 2 người có vân tay giống nhau là 1/1 tỷ.  Sinh trắc học hành vi: Hệ thống nhận dạng để xác nhận một người bằng cách quan sát, ghi nhận hành vi của người đó và so sánh với một cơ sở dữ liệu số hóa thiết lập từ trước Ví dụ nhận dạng qua cách đánh máy trên bàn phím: mỗi người đánh máy áp lực, tốc độ, nhịp đi khác nhau 4. Một số giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn trong TMĐT  Cơ sở hạ tầng khóa công cộng (PKI- Public Key Infrastructure): Một hệ thống nhằm đảm bảo an toàn giao dịch qua Internet (trước hết là giao dịch thanh toán) bằng cách sử dụng mã hóa khóa công cộng, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử và các yếu tố kỹ thuật khác.  Mã hoá là quá trình xáo trộn (mã hóa) một thông điệp sao cho bất cứ ai đó, ngoài người gửi và người nhận, đều khó và tốn nhiều chi phí để có thể giải mã được thông điệp  Mục đích của quá trình mã hóa nhằm đảm bảo:  Tính toàn vẹn của thông điệp;  Chống phủ định;  Tính xác thực;  Tính bí mật của thông tin. 4. Một số giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn trong TMĐT
  • 53. 8  Một số khái niệm liên quan đến mã hóa:  Bản rõ (Plaintext): Thông điệp chưa mã hóa, con người có thể đọc  Bản mã hoá hay bản mờ (Ciphertext): Bản gốc sau khi đã mã hóa chỉ máy tính mới có thể đọc được  Thuật toán mã hóa (Encryption algorithm): Là một biểu thức toán học dùng để mã hóa bản rõ thành bản mờ, và ngược lại  Khóa (Key): Mã bí mật dùng để mã hóa và giải mã một thông điệp  Các hệ thống mã hóa  Hệ thống mã hóa khóa đối xứng (riêng/bí mật): dùng một khóa cho cả quá trình mã hóa và giải mã, chỉ người gửi và người nhận được biết  Hệ thống khóa bất đối xứng (công cộng/công khai): sử dụng nhiều cặp khóa liên kết từng đôi. Một khóa chung mọi người đến biết, một khóa riêng cho mỗi người  Hệ thống mã hóa hàm HASH (mã hóa thuật toán băm) 4. Một số giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn trong TMĐT Mã hoá khoá bí mật Gọi là mã hoá đối xứng hay mã hoá khoá riêng Sử dụng một khoá cho cả quá trình mã hoá (thực hiện bởi người gửi) và quá trình giải mã (thực hiện bởi người nhận) Mã hoá khoá công khai Gọi là mã hoá không đối xứng hay mã hoá khoá chung Sử dụng hai khoá trong quá trình mã hoá: một khoá dùng để mã hoá thông điệp và một khoá khác dùng để giải mã. Mã hóa khóa bí mật và khóa công khai Mã hoá khoá bí mật Mã hoá khoá công khai Mã hóa khóa bí mật và khóa công khai
  • 54. 9 Số khoá Một khoá đơn Một cặp khoá Loại khoá Khoá bí mật Một khoá bí mật và một khoá công khai Quản lý khoá Đơn giản nhưng khó quản lý Yêu cầu các chứng thực điện tử và bên tin cậy thứ ba Tốc độ giao dịch Nhanh Chậm Ứng dụng Mã hoá hàng loạt Các đối tác thường giao dịch Mã hoá đơn lẻ Khối lượng nhỏ Chữ ký điện tử Mã hóa khóa bí mật và khóa công khai Kỹ thuật mã hoá bằng thuật toán băm sử dụng thuật toán HASH để mã hoá thông điệp  Hàm hash (hàm băm) là hàm một chiều mà nếu đưa một lượng dữ liệu bất kì qua hàm này sẽ cho ra một chuỗi có độ dài cố định (160 bit) ở đầu ra  Ví dụ, từ "Illuminatus" đi qua hàm SHA-1 cho kết quả E783A3AE2ACDD7DBA5E1FA0269CBC58D.  Ta chỉ cần đổi "Illuminatus" thành "Illuminati" (chuyển "us" thành "i") kết quả sẽ trở nên hoàn toàn khác (nhưng vẫn có độ dài cố định là 160 bit) A766F44DDEA5CACC3323CE3E7D73AE82. Mã hóa hàm HASH (thuật toán băm)  Tính chất cơ bản của hàm HASH  Tính một chiều: không thể suy ra dữ liệu ban đầu từ kết quả*  Tính duy nhất: xác suất để có một vụ va chạm (hash collision), tức là hai thông điệp khác nhau có cùng một kết quả hash, là cực kì nhỏ.  Ứng dụng của hàm hash  Chống và phát hiện xâm nhập: chương trình chống xâm nhập so sánh giá trị hash của một file với giá trị trước đó để kiểm tra xem file đó có bị ai đó thay đổi hay không  Bảo vệ tính toàn vẹn của thông điệp được gửi qua mạng bằng cách kiểm tra giá trị hash của thông điệp trước và sau khi gửi nhằm phát hiện những thay đổi cho dù là nhỏ nhất  Tạo chìa khóa từ mật khẩu  Tạo chữ kí điện tử. Mã hóa hàm HASH (thuật toán băm)
  • 55. 10 Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. (Luật Giao dịch điện tử)  Chức năng của chữ ký điện tử  Là điều kiện cần và đủ để quy định tính duy nhất của văn bản điện tử cụ thể;  Xác định rõ người chịu trách nhiệm trong việc tạo ra văn bản đó;  Thể hiện sự tán thành đối với nội dung văn bản và trách nhiệm của người ký  Bất kỳ thay đổi nào (về nội dung, hình thức...) của văn bản trong quá trình lưu chuyển đều làm thay đổi tương quan giữa phần bị thay đổi với chữ ký Hạ tầng cơ sở khóa công cộng (2) Người gửi ứng dụng hàm băm (3) Người gửi mã hóa sử dụng khóa riêng của mình (8) Người nhận ứng dụng hàm băm tạo thông điệp rút gọn mới Thông điệp rút gọn Chữ ký số Phong bì số Phong bì số Chữ ký số Thông điệp rút gọn Thông điệp rút gọn mới (9) So sánh (4) Người gửi mã hóa sử dụng khóa công cộng của người nhận (5) Gửi thư điện tử cho người nhận (6) Người nhận giải mã sử dụng khóa riêng của người nhận (7) Người nhận giải mã sử dụng khóa chung của người gửi Thông điệp gốc Thông điệp gốc và chữ ký số Thông điệp gốc (1) (3) Quy trình tạo và sử dụng Chữ ký điện tử (chữ ký số) Quy trình tạo và sử dụng Chữ ký điện tử (chữ ký số) 1. Tạo một thông điệp gốc để gửi đi 2. Sử dụng hàm băm (thuật toán máy tính) để chuyển từ thông điệp gốc thành thông điệp rút gọn. 3. Người gửi sử dụng khóa riêng để mã hóa thông điệp số. Thông điệp rút gọn sau khi được mã hóa gọi là chữ ký số hay chữ ký điện tử. Không một ai ngoài người gửi có thể tạo ra chữ ký điện tử vì nó được tạo ra trên cơ sở khóa riêng 4. Người gửi mã hóa cả thông điệp gốc và chữ ký số sử dụng khóa công cộng của người nhận. Thông được sau khi được mã hóa gọi là phong bì số hóa 5. Người gửi gửi phong bì số hóa cho người nhận Quy trình tạo và sử dụng Chữ ký số